LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 168
Chương 7: ĐỊNH UẨN
Phẩm 3: BÀN VỀ GỒM THÂU, phần 3
* Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất v.v… cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?
Đáp: Vì nhằm ngăn chận ý tưởng bác bỏ cho là không có tánh thành tựu và không thành tựu, cùng làm sáng tỏ tánh thành tựu và không thành tựu là thật có, nên tạo ra phần Luận này.
Hỏi: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất thì Hành giả kia đối với bốn tĩnh lự v.v… có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?
Đáp: Nếu thành tựu tĩnh lự thứ nhất thì Hành giả kia đối với bốn tĩnh lự hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Một: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế chưa dứt hết. Đây tức là phàm phu và bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế. Nếu sinh nơi cõi dục, đối với tĩnh lự thứ nhất chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Phạm thế, đối với tĩnh lự thứ nhất có do lìa nhiễm đắc, có do sinh đắc nên thành tựu. Ái nơi xứ Phạm thế chưa dứt hết, nên không thành tựu ba tĩnh lự trên.
Hai: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu và bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh. Nếu sinh nơi cõi dục, đối với tĩnh lự thứ nhất, thứ hai chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Phạm thế, đối với tĩnh lự thứ nhất có do lìa nhiễm đắc, có do sinh đắc nên thành tựu, đối với tĩnh lự thứ hai chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, đối với tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu, không phải là hữu lậu, do vượt địa là đã bỏ, đối với tĩnh lự thứ hai chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Ái nơi xứ Cực quang tịnh kia chưa dứt hết, nên không thành tựu hai tĩnh lự trên.
Ba: Nghĩa là ái nơi xứ Cực quang tịnh hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu và bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và bậc Thánh sinh nơi trời Cực quang tịnh, Biến tịnh. Nếu sinh nơi cõi dục, đối với ba tĩnh lự dưới chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Phạm thế, đối với tĩnh lự thứ nhất có do lìa nhiễm đắc, có do sinh đắc nên thành tựu, đối với tĩnh lự thứ hai, thứ ba chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi Cực quang tịnh, đối với tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu, đối với tĩnh lự thứ hai, thứ ba chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, đối với tĩnh lự thứ nhất, thứ hai chỉ thành tựu vô lậu, đối với tĩnh lự thứ ba chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Ái nơi xứ Biến tịnh kia chưa hết, nên không thành tựu tĩnh lự thứ tư.
Bốn: Nghĩa là ái nơi xứ Biến tịnh hết. Đây tức là phàm phu và bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và bậc Thánh sinh nơi Cực quang tịnh cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Nếu sinh nơi cõi dục, đối với bốn tĩnh lự đều chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi Phạm thế, đối với tĩnh lự thứ nhất có do lìa nhiễm đắc, có do sinh đắc nên thành tựu, đối với ba tĩnh lự trên chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi Cực quang tịnh, đối với tĩnh lự thứ nhất chỉ thành tựu vô lậu, đối với ba tĩnh lự trên chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi Biến tịnh, đối với tĩnh lự thứ nhất, thứ hai chỉ thành tựu vô lậu, đối với tĩnh lự thứ ba, thứ tư chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi xứ Quảng quả, đối với ba tĩnh lự dưới chỉ thành tựu vô lậu, đối với tĩnh lự thứ tư chỉ do lìa nhiễm đắc nên thành tựu. Nếu sinh nơi cõi vô sắc, đối với bốn tĩnh lự chỉ thành tựu vô lậu.
Đối với bốn vô lượng hoặc không, hoặc thành tựu ba, bốn.
Không: Nghĩa là sinh nơi cõi vô sắc. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi bốn địa đó, thành tựu tĩnh lự thứ nhất vô lậu, không phải là bốn vô lượng, do vượt cõi là xả bỏ.
Ba: Nghĩa là sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi hai địa đó, thành tựu tĩnh lự thứ nhất vô lậu và ba vô lượng, trừ hỷ, do vượt địa là xả bỏ.
Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh. Đây tức là phàm phu và bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh. Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế thì thành tựu tĩnh lự thứ nhất hữu lậu, vô lậu và bốn vô lượng. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh thì thành tựu tĩnh lự thứ nhất vô lậu và bốn vô lượng.
Đối với bốn vô sắc hoặc không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái sắc chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh, ái dục hết, ái sắc chưa hết, nên thành tựu tĩnh lự thứ nhất, không phải là vô sắc.
Một: Nghĩa là ái sắc hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Không vô biên xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và một vô sắc. Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh thứ nhất và vô sắc đầu. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Không vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, hữu lậu, vô lậu nơi vô sắc đầu. Do chưa hết ái của địa trên, nên không thành tựu ba vô sắc trên.
Hai: Nghĩa là ái của Không vô biên xứ hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Thức vô biên xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và hai vô sắc. Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế thì thành tựu hữu lậu, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và hai vô sắc đầu. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Không vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, hữu lậu vô lậu nơi hai vô sắc đầu. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và vô sắc đầu, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi vô sắc thứ hai. Do ái của địa trên chưa hết, nên không thành tựu hai vô sắc trên.
Ba: Nghĩa là ái của Thức vô biên xứ hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Vô sở hữu xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và ba vô sắc. Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba vô sắc đầu. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Không vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc đầu. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và vô sắc đầu, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi vô sắc thứ hai, thứ ba. Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và hai vô sắc đầu, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi vô sắc thứ ba. Do ái của địa trên chưa hết, nên không thành tựu một vô sắc trên.
Bốn: Nghĩa là ái của Vô sở hữu xứ hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và bốn vô sắc. Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế thì thành tựu hữu lậu, vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba vô sắc, thành tựu hữu lậu nơi một vô sắc. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Không vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc, thành tựu hữu lậu nơi một vô sắc. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất thứ nhất và một vô sắc, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi hai vô sắc, thành tựu hữu lậu nơi một vô sắc. Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và hai vô sắc, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi một vô sắc, thành tựu hữu lậu nơi một vô sắc. Nếu sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba vô sắc, thành tựu hữu lậu nơi một vô sắc.
Đối với tám giải thoát hoặc không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám.
Không: Nghĩa là sinh nơi xứ Biến tịnh, ở đó ái chưa dứt hết. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi xứ Biến tịnh thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất nhưng không thành tựu giải thoát. Giải thoát thứ nhất, thứ hai do vượt địa là xả bỏ. Sáu giải thoát sau do chưa lìa nhiễm của xứ Biến tịnh tức chưa được, nên nói là không.
Một: Nghĩa là sinh nơi xứ Biến tịnh là ái dứt hết, ái của địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Quảng quả là ái chưa hết. Nếu sinh nơi Không vô biên xứ, tức ở đó ái chưa hết. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi các địa đó, thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và một giải thoát.
Trong đây, nếu sinh nơi xứ Biến tịnh là ái dứt hết, ái của địa trên chưa hết, thì thành tựu tịnh giải thoát, không phải là thứ khác. Hai thứ trước do vượt địa là xả bỏ, năm thứ sau thì chưa được.
Nếu sinh nơi xứ Quảng quả là ái chưa hết thì cũng thành tựu tịnh giải thoát, không phải là thứ khác, như trước đã giải thích.
Nếu sinh nơi Không vô biên xứ là ái chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi Không vô biên xứ, giải thoát, không phải là thứ khác.
Ba thứ do vượt địa là xả bỏ, bốn thứ sau thì chưa được.
Hai: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, ái nơi Quảng quả hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi Không vô biên xứ thì ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ thì ái chưa hết. Đây tức là phàm phu, Thánh giả sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và bậc Thánh sinh nơi Cực quang tịnh cho đến Thức vô biên xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và hai giải thoát.
Trong đây, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, ái chưa hết thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và hai giải thoát đầu, không phải là thứ khác, vì chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, ái của Quảng quả hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ ba, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ tư, không phải là thứ khác, vì hai thứ đầu đã bỏ, bốn thứ sau chưa được.
Nếu sinh nơi Không vô biên xứ là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ tư, thứ năm, không phải là thứ khác, do ba thứ đầu đã bỏ, ba thứ sau chưa được.
Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ là ái chưa hết thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và vô lậu nơi giải thoát thứ tư, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ năm, không phải là thứ khác, như trước đã giải thích.
Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Không vô biên xứ là ái dứt hết, ái của địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, ái của Thức vô biên xứ hết, ái của địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ là ái chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, và Thánh giả sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Vô sở hữu xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và ba giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba giải thoát trước, không phải là thứ khác vì chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như trước đã nói.
Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Không vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ ba, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ tư, thứ năm, không phải là thứ khác, do hai thứ trước đã bỏ, ba thứ sau chưa được.
Nếu sinh nơi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu, không phải là thứ khác, do ba thứ trước đã bỏ, hai thứ sau chưa được. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ tư, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ năm, thứ sáu, không phải thứ khác, như trước đã nói.
Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ, là ái chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất cùng giải thoát thứ tư, thứ năm, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ sáu, không phải là thứ khác, như đã nói ở trước.
Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Quảng quả, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, ái nơi Vô sở hữu xứ hết. Nếu sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ không được định diệt tận. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và bốn giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Quảng quả, là ái dứt hết, ái của địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba giải thoát trước, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ tư, không phải thứ khác do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Quảng quả, là ái dứt hết, ái của địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ ba, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu, không phải thứkhác, do hai thứ trước đã bỏ, hai thứ sau chưa được.
Nếu sinh nơi Không vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu, cùng với giải thoát thứ bảy, không phải thứ khác, do ba thứ trước đã bỏ, một thứ sau chưa được. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ tư, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ năm, thứ sáu và giải thoát thứ bảy, không phải thứ khác, như đã nói ở trước. Nếu sinh nơi Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ tư, thứ năm, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ sáu cùng giải thoát bảy, không phải thứ khác, như đã nói ở trước.
Nếu sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba vô sắc giải thoát cùng giải thoát bảy, không phải thứ khác, do ba thứ trước đã bỏ, một thứ sau chưa được, hoặc đã bỏ.
Năm: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Không vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, không được định diệt tận. Nếu sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, được định diệt tận. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và năm giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Không vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất cùng ba giải thoát trước, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi giải thoát thứ tư, thứ năm, không phải thứ khác vì chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Không vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, không được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ ba, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu và cùng giải thoát thứ bảy, không phải thứ khác, do hai thứ trước đã bỏ, một thứ sau chưa được.
Nếu sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ba vô sắc giải thoát đầu và hai giải thoát sau, không phải thứ khác vì đã bỏ.
Sáu: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, được định diệt tận. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và sáu giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba giải thoát trước, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu, không phải thứ khác do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Thức vô biên xứ, là ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, Quảng quả, được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và giải thoát thứ ba, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu cùng hai giải thoát sau, không phải thứ khác do đã bỏ.
Bảy: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, không được định diệt tận. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và bảy giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, không được định diệt tận, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và ba giải thoát trước, thành tựu hữu lậu vô lậu nơi ba vô sắc giải thoát đầu cùng giải thoát thứ bảy, không phải là thứ tám do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Vô sở hữu xứ, là ái dứt hết, không được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, xứ Cực quang tịnh, được định diệt tận. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, xứ Cực quang tịnh, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và tám giải thoát.
Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, được định diệt tận, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và tất cả tám giải thoát. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, được định diệt tận, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và tất cả tám giải thoát.
Đối với tám thắng xứ hoặc không, hoặc thành tựu bốn, tám.
Không: Nghĩa là sinh nơi xứ Biến tịnh, ái chưa hết, hoặc sinh nơi cõi vô sắc. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi xứ Biến tịnh và cõi vô sắc, cùng thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, không phải là tám thắng xứ. Do sinh nơi xứ Biến tịnh, tức ái chưa hết, bốn thứ trước đã bỏ, bốn thứ sau chưa được. Sinh nơi cõi vô sắc là đều bỏ hết.
Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh là ái dứt hết, hoặc sinh nơi xứ Quảng quả. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và bốn thắng xứ. Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, xứ Biến tịnh, ái chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và bốn thắng xứ trước, không phải thứ khác do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, xứ Biến tịnh, ái chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh là ái dứt hết và sinh nơi xứ Quảng quả, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và bốn thắng xứ sau, không phải thứ khác do đã bỏ.
Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái dứt hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và tám thắng xứ. Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, là ái dứt hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và tám thắng xứ. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, là ái dứt hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và tám thắng xứ.
Đối với mười biến xứ hoặc không, hoặc thành tựu một, hai, tám, chín, mười.
Không: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái nơi xứ Biến tịnh chưa hết. Hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, hai vô sắc sau, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất, không phải là mười biến xứ. Trong đây: Nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, ái chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, không phải là mười biến xứ do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái nơi xứ Biến tịnh chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, không phải là mười biến xứ do chưa được. Nếu sinh nơi hai vô sắc sau, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, không phải là mười biến xứ do đã bỏ.
Một: Nghĩa là sinh nơi Không vô biên xứ, ái chưa hết. Hoặc sinh nơi Thức vô biên xứ. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi hai địa đó, đều thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và một biến xứ. Trong đây, nếu sinh nơi Không vô biên xứ, ái chưa hết, thì thành tựu một Không vô biên xứ biến xứ, không phải thứ khác, tám thứ trước do đã bỏ, một thứ sau chưa được. Nếu sinh nơi Thức vô biên xứ thì thành tựu một Thức vô biên xứ biến xứ, không phải thứ khác do đã bỏ.
Hai: Nghĩa là sinh nơi Không vô biên xứ, ái dứt hết. Đây tức là bậc Thánh sinh nơi cõi đó, thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và hai biến xứ sau, không phải thứ khác do đã bỏ.
Tám: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái nơi xứ Biến tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Quảng quả, ái chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và tám biến xứ trước. Trong đây, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và tám biến xứ trước, không phải thứ khác do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái của xứ Biến tịnh dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết và sinh nơi xứ Quảng quả, ái chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Chín: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, ái sắc hết, ái của địa trên chưa hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và chín biến xứ trước. Trong đây, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, ái sắc hết, ái của địa trên chưa hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và chín biến xứ trước, không phải biến xứ thứ mười do chưa được. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, ái sắc hết, ái của địa trên chưa hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, ngoài ra như đã nói ở trước.
Mười: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, Không vô biên xứ, ái dứt hết. Đây tức là phàm phu, bậc Thánh sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế và bậc Thánh sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, đều thành tựu tĩnh lự thứ nhất và mười biến xứ. Trong đây, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Không vô biên xứ, ái dứt hết, thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và mười biến xứ. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, Quảng quả, Không vô biên xứ, ái dứt hết, thì thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất và mười biến xứ.
Đối với tám trí hoặc thành tựu hai, bốn, năm, sáu, bảy, tám.
Hai: Nghĩa là phàm phu và vị khổ pháp nhẫn. Trong đây, phàm phu và hàng trước lìa nhiễm dục, dựa nơi định vị chí, nơi vị khổ pháp nhẫn thành tựu hữu lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nếu dựa nơi năm địa trên, ở vị khổ pháp nhẫn thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, tất cả đều thành tựu hai trí là tha tâm trí, thế tục trí.
Bốn: Nghĩa là ở vị khổ pháp trí, khổ loại nhẫn, vị này nếu dựa nơi định vị chí thì thành tựu hữu lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nếu dựa nơi năm địa trên thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, đều thành tựu bốn trí là tha tâm trí, thế tục trí, khổ trí và pháp trí.
Năm: Nghĩa là ở vị khổ loại trí, tập pháp nhẫn, từ hai vị này thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, như trước đã phân biệt, đều thành tựu năm trí, tức bốn trí trước thêm loại trí.
Sáu: Nghĩa là ở vị tập pháp trí cho đến diệt pháp nhẫn, từ các vị này thành tựu tĩnh lự thứ nhất, như đã nói ở trước, đều thành tựu sáu trí, tức năm trí trước thêm tập trí.
Bảy: Nghĩa là ở vị diệt pháp trí cho đến đạo pháp nhẫn, từ các vị này thành tựu tĩnh lự thứ nhất, như đã nói ở trước, đều thành tựu bảy trí, tức sáu trí trước thêm diệt trí.
Tám: Nghĩa là từ vị đạo pháp trí trở lên. Trong đó, ở vị đạo pháp trí, đạo loại nhẫn đã thành tựu tĩnh lự thứ nhất, như đã nói ở trước. Ở vị đạo loại trí tất thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nơi các vị trên đạo loại trí, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, thì nhất định đều thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh nơi các địa từ Cực quang tịnh trở lên chỉ thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Tất cả các vị đó đều thành tựu tám trí, tức bảy trí trước thêm đạo trí.
Đối với ba Tam-ma-địa hoặc không, hoặc thành tựu hai, ba.
Không: Nghĩa là các phàm phu thành tựu hữu lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, không phải là Tam-ma-địa do chưa được.
Hai: Nghĩa là bậc Thánh chưa sinh diệt pháp nhẫn, các vị trước đó nếu dựa nơi định vị chí chỉ thành tựu hữu lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nếu dựa vào năm địa trên thì thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất, đều thành tựu hai Tam-ma-địa là không và vô nguyện.
Ba: Nghĩa là đã sinh diệt pháp nhẫn. Trong đó, từ diệt pháp nhẫn cho đến đạo loại nhẫn trí đã thành tựu tĩnh lự thứ nhất, như nói ở trước. Nơi vị đạo loại trí tất thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Trong các vị từ đạo loại trí trở lên, nếu sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, thì nhất định đều thành tựu hữu lậu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Nếu sinh nơi các địa từ Cực quang tịnh trở lên chỉ thành tựu vô lậu nơi tĩnh lự thứ nhất. Tất cả các vị ấy đều thành tựu ba Tam-ma-địa.
Như thành tựu tĩnh lự thứ nhất, cho đến thành tựu tĩnh lự thứ tư, tùy theo chỗ thích ứng cũng như vậy. Nghĩa là như đem tĩnh lự thứ nhất đối nơi bốn tĩnh lự cho đến ba Tam-ma-địa, biện luận về thành tựu, cho đến đem tĩnh lự thứ tư đối nơi bốn tĩnh lự cho đến ba Tam-ma-địa, biện luận về thành tựu, theo chỗ thích ứng cũng như vậy. Hoặc phàm phu, hoặc bậc Thánh, hoặc do lìa nhiễm đắc, hoặc do sinh đắc, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậu, hoặc không, hoặc một phần hoặc trọn đủ v.v… đều nên nói rộng.
***
* Bảy Bổ-đặc-già-la: Nghĩa là Tùy tín hành, Tùy pháp hành, Tín thắng giải, Kiến chí, Thân chứng, Tuệ giải thoát, Câu giải thoát.
Hỏi: Tùy tín hành đối với vị tương ưng v.v… nơi bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?
Đáp: Tùy tín hành đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi sắc hết, vị kia khi lìa nhiễm đều đã đoạn.
Một: Nghĩa là ái nơi xứ Biến tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết, chỉ thành tựu vị nơi địa một tĩnh lự trên.
Hai: Nghĩa là ái nơi xứ Cực quang tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết, chỉ thành tựu vị nơi địa hai tĩnh lự trên.
Ba: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế hết, ái nơi địa trên chưa hết, chỉ thành tựu vị nơi địa ba tĩnh lự trên.
Bốn: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế chưa hết, thành tựu đủ vị nơi địa bốn tĩnh lự. Do chưa hết nhiễm nơi địa dưới tất thành tựu vị của địa trên. Nhiễm của địa trên đã hết, tất không thành tựu vị của địa dưới.
Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi dục chưa hết, đối với tịnh nơi tĩnh lự đều chưa được.
Một: Nghĩa là ái cõi dục hết, ái của địa trên chưa hết, là thành tựu tịnh nơi một địa dưới.
Hai: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế hết, ái của địa trên chưa hết, chỉ thành tựu tịnh nơi hai địa dưới.
Ba: Nghĩa là ái của xứ Cực quang tịnh hết, ái của địa trên chưa hết, chỉ thành tựu tịnh nơi ba địa dưới.
Bốn: Nghĩa là ái nơi xứ Biến tịnh hết, là thành tựu đủ tịnh nơi bốn địa. Do nhiễm nơi địa dưới chưa hết tất không thành tựu tịnh của địa trên. Nhiễm của địa trên đã hết, nhưng thân còn ở dưới, tất thành tựu tịnh nơi địa dưới. Do hàng Tùy tín hành tất ở cõi dục, nên nói như vậy.
Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là dựa nơi định vị chí nhập chánh tánh ly sinh. Trong đó, hoặc chưa lìa nhiễm dục, hoặc đã lìa nhiễm dục, nhưng không thể tu nên đều không thành tựu.
Một: Nghĩa là dựa nơi tĩnh lự thứ nhất hay tĩnh lự trung gian nhập chánh tánh ly sinh, là thành tựu vô lậu nơi một địa dưới, không phải là thứ khác, do hoặc chưa được hoặc không thể tu.
Hai: Nghĩa là dựa nơi tĩnh lự thứ hai nhập chánh tánh ly sinh, là thành tựu vô lậu nơi hai địa dưới, không phải là thứ khác, như trước đã nói.
Ba: Nghĩa là dựa nơi tĩnh lự thứ ba nhập chánh tánh ly sinh, là thành tựu vô lậu nơi ba địa dưới, không phải là thứ khác, như trước đã nói.
Bốn: Nghĩa là dựa nơi tĩnh lự thứ tư, nhập chánh tánh ly sinh, là thành tựu đủ vô lậu nơi bốn địa, do đều đã được hoặc có thể tu tập. Kiến đạo dựa vào địa dưới tất không tu địa trên, là do mới đắc đạo. Vô lậu dựa vào địa trên tất tu địa dưới, vì tự tại không hệ thuộc.
Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Một: Nghĩa là ái nơi Vô sở hữu xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết, là thành tựu vị nơi một địa trên, do tất chưa lìa nhiễm của xứ Hữu đảnh.
Hai: Nghĩa là ái nơi Thức vô biên xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết, là thành tựu vị nơi hai địa trên.
Ba: Nghĩa là ái nơi Không vô biên xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết, là thành tựu vị nơi ba địa trên.
Bốn: Nghĩa là ái nơi Không vô biên xứ chưa hết, là thành tựu đủ vị nơi bốn địa. Lý do như trước đã nói.
Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi sắc chưa hết, đối với tịnh nơi bốn vô sắc đều chưa được.
Một: Nghĩa là ái cõi sắc hết, ái của địa trên chưa hết, là thành tựu tịnh nơi một địa dưới.
Hai: Nghĩa là ái nơi Không vô biên xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết, là thành tựu tịnh nơi hai địa dưới.
Ba: Nghĩa là ái nơi Thức vô biên xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết, là thành tựu tịnh nơi ba địa dưới.
Bốn: Nghĩa là ái nơi Vô sở hữu xứ hết, là thành tựu đủ tịnh nơi bốn địa. Lý do như đã nói ở trước.
Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều không thành tựu, vì nơi các địa kia không có kiến đạo.
Như Tùy tín hành, Tùy pháp hành cũng như vậy. Do hai thứ Bổđặc-già-la này, hoặc đạo, hoặc địa, hoặc định, hoặc lìa nhiễm, hoặc chỗ dựa đều không khác, chỉ căn khác.
Hỏi: Tín thắng giải đối với vị tương ưng v.v… nơi bốn tĩnh lự, bốn vô sắc, có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?
Đáp: Tín thắng giải đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi sắc hết.
Một: Nghĩa là ái nơi xứ Biến tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Hai: Nghĩa là ái nơi xứ Cực quang tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Ba: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Bốn: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế chưa hết. Lý do và sự thành tựu đều như trước đã nói.
Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi dục chưa hết. Nếu sinh nơi cõi vô sắc, chưa hết ái dục, là đều chưa được. Hoặc sinh nơi cõi vô sắc đều đã bỏ.
Một: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, ái dục hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Phạm thế, ái chưa hết. Hoặc sinh nơi xứ Cực quang tịnh, ái chưa hết. Hoặc sinh nơi xứ Biến tịnh, ái chưa hết. Hoặc sinh nơi xứ Quảng quả.
Hai: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, ái nơi xứ Phạm thế hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Cực quang tịnh, ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Nếu sinh nơi xứ Biến tịnh, ái dứt hết.
Ba: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Cực quang tịnh, ái dứt hết, ái nơi địa trên chưa hết. Hoặc sinh nơi xứ Cực quang tịnh, Biến tịnh, ái dứt hết.
Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, xứ Phạm thế, Biến tịnh, ái dứt hết.
Trong đây, Tín thắng giải bao hàm nghĩa có sinh tất cả địa. Pháp thiện hữu lậu sinh nơi địa trên tất bỏ địa dưới cho nên được, nêu như trước đã nói.
Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn.
Không: Nghĩa là ái cõi dục chưa hết.
Một: Nghĩa là ái cõi dục hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Hai: Nghĩa là ái nơi xứ Phạm thế hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Ba: Nghĩa là ái nơi xứ Cực quang tịnh hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Bốn: Nghĩa là ái nơi xứ Biến tịnh hết.
Trong đây, dựa vào thứ lớp lìa nhiễm đắc quả để nói, hoặc dựa theo chỗ được tĩnh lự vượt hơn, tức nương vào đó nhập chánh tánh ly sinh để nói. Nếu không như vậy thì văn này không nên nói như thế. Do có khi ái nơi xứ Phạm thế hết nhưng không thành tựu hai. Ái nơi xứ Cực quang tịnh hết nhưng không thành tựu ba. Ái nơi xứ Biến tịnh hết nhưng không thành tựu bốn. Vì sao như vậy? Đó là có lìa nhiễm nơi xứ Phạm thế cho đến xứ Biến tịnh, dựa vào tĩnh lự thứ nhất cho đến tĩnh lự thứ ba nhập chánh tánh ly sinh, cho đến khi được đạo loại trí thì không thành tựu vô lậu nơi hai cho đến bốn tĩnh lự. Hoặc ở đây đã nói khi được đạo loại trí tuy không thành tựu hai cho đến bốn, nhưng từ đấy về sau không lâu nhất định thành, nên ở khi ấy cũng nói là thành tựu. Nghĩa là đạo loại trí về sau không lâu tất khởi đạo thắng quả khi đó tức tu tập.
Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng. Ở đây, giải thích rộng như trong phần tĩnh lự, nên biết.
Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng. Ở đây, giải thích rộng như trong phần tĩnh lự, nên biết.
Đối với vô lậu nơi ba vô sắc hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba.
Không: Nghĩa là ái cõi sắc chưa hết.
Một: Nghĩa là ái cõi sắc hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Hai: Nghĩa là ái nơi Không vô biên xứ hết, ái nơi địa trên chưa hết.
Ba: Nghĩa là ái nơi Thức vô biên xứ hết.
Trong đây, cũng dựa vào thứ lớp lìa nhiễm đắc quả để nói. Nếu không như vậy thì văn này không nên nói như thế. Do có khi ái cõi sắc hết nhưng không thành tựu một. Ái nơi Không vô biên xứ hết nhưng không thành tựu hai. Ái nơi Thức vô biên xứ hết nhưng không thành tựu ba. Vì sao như vậy? Là do có lìa nhiễm từ cõi sắc cho đến Thức vô biên xứ nhập chánh tánh ly sinh, cho đến khi được đạo loại trí thì không thành tựu vô lậu nơi vô sắc. Hoặc không lâu tất khởi đạo thắng quả, tức thành tựu nên khi ấy cũng gọi là thành tựu.
Như Tín thắng giải, Kiến chí cũng như vậy. Vì hai thứ Bổ-đặcgià-la này, hoặc đạo, hoặc địa, hoặc định, hoặc lìa nhiễm, hoặc chỗ dựa đều không khác, chỉ căn khác.
Thân chứng đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu.
Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng.
Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.
Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc thì thành tựu một, không thành tựu ba.
Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu bốn. Một: Nghĩa là sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc.
Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu.
Tuệ giải thoát đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu.
Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng.
Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.
Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc đều không thành tựu.
Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng.
Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu.
Câu giải thoát đối với vị tương ưng nơi bốn tĩnh lự đều không thành tựu.
Đối với tịnh nơi bốn tĩnh lự hoặc là không, hoặc thành tựu một, hai, ba, bốn, cho đến nói rộng.
Đối với vô lậu nơi bốn tĩnh lự đều thành tựu.
Đối với vị tương ưng nơi bốn vô sắc đều không thành tựu.
Đối với tịnh nơi bốn vô sắc hoặc thành tựu một, hoặc thành tựu bốn. Một: Nghĩa là sinh nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Bốn: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc.
Đối với vô lậu nơi ba vô sắc đều thành tựu. Trong đây, giải thích rộng như trước, nên biết.
HẾT – Q UYỂN 168