LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Tác giả: Năm trăm vị Đại A La Hán
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 160
Chương 7: ĐỊNH UẨN
Phẩm 1: BÀN VỀ ĐẮC, phần 4
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc của cõi vô sắc thì chúng cùng hợp với tâm của cõi vô sắc chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc của cõi vô sắc thì chúng hoặc cùng hợp với tâm của cõi vô sắc, hoặc cùng hợp với tâm của cõi dục, hoặc cùng hợp với tâm của cõi sắc, hoặc cùng hợp với tâm không hệ thuộc.
Thế nào là cùng hợp với tâm của cõi vô sắc? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc của cõi vô sắc. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là cùng hợp với tâm của cõi dục? Là như tâm của cõi dục hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp cõi vô sắc được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc của cõi vô sắc cùng hợp với tâm của cõi dục.
Thế nào là cùng hợp với tâm của cõi sắc? Là như tâm của cõi sắc hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp cõi vô sắc được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc của cõi vô sắc cùng hợp với tâm của cõi sắc.
Thế nào là cùng hợp với tâm không hệ thuộc? Là như tâm không hệ thuộc thắng tấn, pháp cõi vô sắc được khởi. Nghĩa là khi dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của tĩnh lự thứ tư, có được chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát, thì tâm kia cùng với đạo của cõi vô sắc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm của Không vô biên xứ cho đến Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi có các đạo gia hạnh, chín đạo giải thoát, chín đạo vô gián, thì tâm kia cùng với đạo của cõi vô sắc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Đây là nói chung, trong ấy nếu dựa vào định vị chí cho đến tĩnh lự thứ tư, lìa nhiễm của ba vô sắc dưới là trừ đạo gia hạnh, dựa vào ba vô sắc dưới, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vô lậu làm gia hạnh, khi có các đạo gia hạnh ấy, tâm kia cùng với đạo của cõi vô sắc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Dựa vào tất cả địa, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, khi đạo giải thoát sau cùng, tận trí khởi, thì tâm kia cùng với những thiện của cõi vô sắc đã có được vào lúc ấy có các đắc cùng khởi.
A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, nếu dựa ba vô sắc, vô lậu làm gia hạnh, khi có đạo gia hạnh ấy, thì tâm kia cùng với đạo của cõi vô sắc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Dựa vào tất cả địa, khi có đạo giải thoát sau cùng, tâm kia cùng với những thiện của cõi vô sắc có được vào lúc đó có các đắc cùng khởi.
Khi khởi giải thoát vô lậu, dựa nơi định vô sắc, khi vô ngại giải vô lậu tăng trưởng, khi khởi niệm trụ vô lậu vô sắc, tâm kia cùng với đạo của cõi vô sắc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm của cõi vô sắc thì các pháp ấy là vô sắc của cõi vô sắc chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm của cõi vô sắc thì chúng hoặc là vô sắc của cõi vô sắc, hoặc là vô sắc của cõi dục, hoặc là vô sắc của cõi sắc, hoặc là vô sắc không hệ thuộc.
Thế nào là vô sắc của cõi vô sắc? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc của cõi vô sắc. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc của cõi dục? Là như trụ nơi tâm của cõi vô sắc, các căn của cõi dục được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc của cõi dục cùng hợp với tâm của cõi vô sắc.
Thế nào là vô sắc của cõi sắc? Là như trụ nơi tâm của cõi vô sắc, các căn của cõi sắc được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc của cõi sắc cùng hợp với tâm của cõi vô sắc.
Thế nào là vô sắc không hệ thuộc? Là như tâm của cõi vô sắc hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp không hệ thuộc được khởi.
Tâm của cõi vô sắc thoái chuyển, pháp không hệ thuộc được khởi: Nghĩa là A-la-hán khi khởi triền nơi cõi vô sắc thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Bất hoàn và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Tâm của cõi vô sắc thắng tấn, pháp không hệ thuộc được khởi: Nghĩa là các bậc Thánh dùng đạo thế tục lìa nhiễm của tĩnh lự thứ tư, nếu cận phần của Không vô biên xứ làm gia hạnh, khi được các đạo gia hạnh ấy, chín đạo vô gián, chín đạo giải thoát và các bậc Thánh dùng đạo thế tục lìa nhiễm của ba vô sắc dưới. Nếu thế tục làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát cùng dựa vào định vô sắc, lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu thế tục làm gia hạnh, khi được đạo gia hạnh đó, tâm kia cùng với pháp không hệ thuộc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, dựa nơi định vô sắc, nếu thế tục làm gia hạnh, khi có các đạo gia hạnh ấy, nếu khi bậc Thánh khởi giải thoát hữu lậu vô sắc hai biến xứ, thì dựa nơi định vô sắc. Khi vô ngại giải hữu lậu tăng trưởng, dựa nơi định vô sắc, khởi niệm trụ thế tục, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Khi khởi nhập định diệt, tâm tưởng vi tế, tâm kia cùng với pháp không hệ thuộc đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Khi tâm của cõi vô sắc sinh, pháp không hệ thuộc đắc cũng khởi. Như ở địa trên của cõi vô sắc mất, khi sinh nơi địa dưới, tâm kia cùng với các nhiễm nơi địa kế dưới đã sinh do kiến đạo tu đạo đoạn, có trạch diệt đắc cùng khởi ở đây vì sao không nói?
Đáp: Đáng lẽ nói nhưng không nói, nên biết là nghĩa ấy nêu bày chưa trọn vẹn. Nên nói như vầy: Trạch diệt đạt được lúc ấy tuy không hệ thuộc, nhưng đắc là thuộc cõi vô sắc, không phải là không hệ thuộc, cho nên không nói.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc học thì chúng cùng hợp với tâm học chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc học thì chúng hoặc cùng hợp với tâm học, hoặc cùng hợp với tâm phi học phi vô học.
Thế nào là cùng hợp với tâm học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc học.
Tâm kia tương ưng với vô sắc học: Nghĩa là tâm sở pháp học.
Tâm kia cùng có vô sắc học: Nghĩa là pháp kia là sinh lão trụ vô thường.
Trong đây cũng có đồng loại được khởi, do lược bớt nên không nói.
Thế nào là cùng hợp với tâm phi học phi vô học? Là như tâm phi học phi vô học hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp học được khởi.
Tâm phi học phi vô học thoái chuyển pháp học được khởi: Nghĩa là A-la-hán khởi triền nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho đến khởi triền nơi tám phẩm sau của tĩnh lự thứ nhất, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Bất hoàn và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm thượng thượng của tĩnh lự thứ nhất, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia cũng cùng với học đắc như trước cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia chỉ cùng với quả Bất hoàn có các đắc cùng khởi.
Nếu người Bất hoàn khởi triền nơi hai phẩm hạ hạ và hạ trung của cõi dục, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Nhất lai và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm hạ thượng, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia cũng cùng với các học đắc như trước cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia chỉ cùng với quả Nhất lai có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi năm phẩm trung hạ cho đến thượng trung, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Dự lưu và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm thượng thượng, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia cùng với học đắc như trước cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia chỉ cùng với quả Dự lưu có các đắc cùng khởi.
Nếu người Nhất lai đối với triền nơi sáu phẩm trước tùy khởi, thoái chuyển như thế nào thì tâm kia theo chỗ ứng hợp cũng cùng với học đắc như trước cùng khởi.
Tâm phi học phi vô học thắng tấn pháp học được khởi: Nghĩa là các bậc hữu học dùng đạo thế tục, lìa nhiễm từ cõi dục cho đến Vô sở hữu xứ. Nếu thế tục làm gia hạnh, khi tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát lìa nhiễm nơi Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu thế tục làm gia hạnh, khi có đạo gia hạnh đó, thì tâm kia cùng với pháp học đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Bậc tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, nếu thế tục làm gia hạnh, khi có đạo gia hạnh đó, tức các bậc hữu học ấy dẫn phát các thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát và tha tâm trí thông thế tục. Khi được đạo giải thoát, thì bậc hữu học tạp tu tĩnh lự. Khi tâm ở trung gian thì bậc hữu học khởi bốn vô lượng. Khi đạt giải thoát thế tục, tám thắng xứ, mười biến xứ, thì bậc hữu học khởi nhập định diệt. Lúc tâm tưởng vi tế, bậc hữu học tu quán bất tịnh, trì tức niệm. Khi được niệm trụ thế tục, thì tâm kia cùng với pháp pháp đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm học thì các pháp ấy là vô sắc học chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm học thì các pháp ấy hoặc là vô sắc học, hoặc là vô sắc phi học phi vô học.
Thế nào là vô sắc học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc học. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc phi học phi vô học? Là như tâm học thắng tấn, pháp phi học phi vô học được khởi. Và trụ nơi tâm học, các căn phi học phi vô học được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường.
Tâm học thắng tấn pháp phi học phi vô học được khởi: Nghĩa là khi ba loại trí trụ nơi kiến đạo, tâm kia cùng với ba trí khổ, tập, diệt hiện quán biên đã tu phẩm thế tục trí có các đắc cùng khởi.
Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm cõi dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát cùng lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vô lậu làm gia hạnh, khi được đạo gia hạnh ấy, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Lìa nhiễm từ cõi dục cho đến tĩnh lự thứ ba, khi được đạo giải thoát thứ chín, thì tâm kia cũng cùng với phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Bậc Câu thắng giải luyện căn tạo kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi đạt đạo gia hạnh ấy. Có thuyết nói: Khi cùng đạo giải thoát, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai và nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi các bậc hữu học khởi tha tâm trí thông vô lậu, thì bậc hữu học tạp tu tĩnh lự. Khi tâm ở vào đầu cuối thì bậc hữu học khởi niệm trụ vô lậu, tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai và nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi các bậc hữu học khởi giải thoát vô lậu, trừ tâm thông quả cùng với như trước nói có các đắc cùng khởi.
Trụ nơi tâm học cho đến pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường: Nghĩa là các bậc hữu học sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khi trụ nơi định vô lậu của cõi sắc, vô sắc, đại chủng của các căn được nuôi lớn tăng ích, tâm kia cùng với bốn tướng đã được ấy cùng khởi.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc vô học thì chúng cùng hợp với tâm vô học chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc vô học thì chúng hoặc cùng hợp với tâm vô học, hoặc cùng hợp với tâm phi học phi vô học.
Thế nào là cùng hợp với tâm vô học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc vô học. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là cùng hợp với tâm phi học phi vô học? Là như tâm phi học phi vô học hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp vô học được khởi.
Tâm phi học phi vô học thoái chuyển pháp vô học được khởi: Nghĩa là A-la-hán khi thoái chuyển căn thắng trụ nơi căn kém, thì tâm phi học phi vô học kia cùng với pháp vô học của phẩm căn kém có các đắc cùng khởi.
Có thuyết nói: Chỉ có phiền não hiện tiền nên thoái chuyển. Họ nói: Ở đây chỉ nên nói thắng tấn, không nên nói thoái chuyển. nên nói như vầy: Trụ nơi tâm vô phú vô ký cũng thoái chuyển, nên trong đây cũng nói thoái chuyển. Nghĩa là trụ nơi tâm vô phú vô ký, thoái chuyển căn gắng đạt, trụ nơi căn tư pháp, cho đến thoái căn tư pháp trụ nơi căn thoái pháp.
Tâm phi học phi vô học thắng tấn pháp vô học được khởi: Nghĩa là A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, nếu thế tục làm gia hạnh, khi đạt đạo gia hạnh đó, thì tâm kia cùng với pháp vô học đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
A-la-hán dẫn phát các thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát và tha tâm trí thông thế tục, khi được đạo giải thoát, thì A-la-hán tâm tạp tu tĩnh lự. Lúc tâm ở trung gian, thì A-la-hán khởi bốn vô lượng. Khi đạt giải thoát thế tục, tám thắng xứ, mười biến xứ, thì khởi vô ngại giải. Khi vô ngại giải thế tục tăng trưởng, thì khởi nguyện trí vô tránh, định biên vực, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Và khi tăng trưởng, thì A-la-hán khởi quán bất tịnh, trì tức niệm, niệm trụ thế tục và nhập định diệt tận. Khi tâm tưởng vi tế, thì tâm kia cùng với pháp vô học đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm vô học thì các pháp ấy là vô sắc vô học chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm vô học thì các pháp ấy hoặc là vô sắc vô học, hoặc là vô sắc phi học phi vô học.
Thế nào là vô sắc vô học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc vô học. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc phi học phi vô học? Là như tâm vô học thắng tấn thì pháp phi học phi vô học được khởi. Và trụ nơi tâm vô học, các căn phi học phi vô học được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường.
Tâm vô học thắng tấn pháp phi học phi vô học được khởi: Nghĩa là định kim cang dụ diệt, khi tận trí khởi, lúc ấy tâm kia cùng với thiện thế tục đã có được, hoặc cũng cùng nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi đạt đạo gia hạnh ấy, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai, hoặc cũng cùng nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi được đạo giải thoát sau cùng, thì tâm kia cùng với những thiện thế tục đã được vào lúc ấy và nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi A-la-hán khởi tha tâm trí thông vô lậu, thì A-la-hán tạp tu tĩnh lự. Lúc tâm ở trước sau, thì A-la-hán dựa vào định của cõi sắc khởi niệm trụ vô lậu, và khi vô ngại giải vô lậu tăng trưởng, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai và nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
A-la-hán khởi giải thoát vô lậu và dựa nơi định vô sắc khởi niệm trụ vô lậu và khi vô ngại giải vô lậu tăng trưởng, trừ nơi tâm thông quả, thì tâm kia cùng với như trước còn lại có các đắc cùng khởi.
Và trụ nơi tâm vô học, cho đến pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường: Nghĩa là A-la-hán sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khi trụ nơi định vô lậu sắc, vô sắc, các căn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, thì tâm kia cùng với bốn tướng đã đắc cùng khởi.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc phi học phi vô học thì chúng cùng hợp với tâm phi học phi vô học chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc phi học phi vô học thì chúng hoặc cùng hợp với tâm phi học phi vô học, hoặc cùng hợp với tâm học, hoặc cùng hợp với tâm vô học.
Thế nào là cùng hợp với tâm phi học phi vô học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc phi học phi vô học. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là cùng hợp với tâm học? Là như tâm học thắng tấn, pháp phi học phi vô học được khởi. Và trụ nơi tâm học, các căn phi học phi vô học được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như đã giải thích ở trước về phần khởi vô sắc phi học phi vô học cùng hợp với tâm học.
Thế nào là cùng hợp với tâm vô học? Là như tâm vô học thắng tấn, pháp phi học phi vô học được khởi. Và trụ nơi tâm vô học, các căn phi học phi vô học được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như đã giải thích về phần khởi vô sắc phi học phi vô học cùng hợp với tâm vô học.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm phi học phi vô học thì các pháp ấy là vô sắc phi học phi vô học chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm phi học phi vô học thì chúng hoặc là vô sắc phi học phi vô học, hoặc là vô sắc học, hoặc là vô sắc vô học.
Thế nào là vô sắc phi học phi vô học? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc phi học phi vô học. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc học? Là như tâm phi học phi vô học hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp học được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc học cùng hợp với tâm phi học phi vô học.
Thế nào là vô sắc vô học? Là như tâm phi học phi vô học hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp vô học được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc vô học cùng hợp với tâm phi học phi vô học.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc do kiến đạo đoạn thì các pháp ấy cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc do kiến đạo đoạn thì các pháp ấy hoặc cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn, hoặc cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn.
Thế nào là cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc do kiến đạo đoạn.
Tâm kia tương ưng với vô sắc do kiến đạo đoạn: Nghĩa là tâm sở pháp do kiến đạo đoạn.
Tâm kia cùng có vô sắc do kiến đạo đoạn: Nghĩa là pháp kia là sinh lão trụ vô thường.
Trong đây cũng có đồng loại được khởi nhưng do tóm lược nên không nói.
Thế nào là cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn? Là như tâm do tu đạo đoạn hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp do kiến đạo đoạn được khởi.
Tâm do tu đạo đoạn thoái chuyển pháp do kiến đạo đoạn được khởi: Nghĩa là các phàm phu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, hoặc khởi triền nơi Vô sở hữu xứ do tu đạo đoạn, khi thoái chuyển, hoặc cho đến khởi triền ở cõi dục do tu đạo đoạn, khi thoái chuyển, thì tâm kia cùng với pháp của một địa do kiến đạo đoạn, hoặc cho đến cùng với pháp của tám địa do kiến đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Cho đến đã lìa nhiễm của cõi dục, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, khởi triền nơi cõi dục do tu đạo đoạn, khi thoái chuyển, thì tâm kia cùng với pháp của một địa do kiến đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Tâm do tu đạo đoạn sinh pháp do kiến đạo đoạn được khởi: Nghĩa là từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất, hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, vì tâm của Vô sở hữu xứ do tu đạo đoạn có kiết sinh, hoặc cho đến sinh nơi cõi dục, vì tâm của cõi dục do tu đạo đoạn khi có kiết sinh, thì tâm kia hoặc cùng với pháp của một địa do kiến đạo đoạn, hoặc cho đến pháp của tám địa do kiến đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Cho đến từ nơi tĩnh lự thứ nhất mất, sinh nơi cõi dục, vì tâm của cõi dục do tu đạo đoạn khi có kiết sinh, thì tâm kia cùng với pháp của một địa do kiến đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn thì các pháp ấy là vô sắc do kiến đạo đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn thì các pháp ấy hoặc là vô sắc do kiến đạo đoạn, hoặc là vô sắc do tu đạo đoạn.
Thế nào là vô sắc do kiến đạo đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc do kiến đạo đoạn. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc do tu đạo đoạn? Là như tâm do kiến đạo đoạn hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp do tu đạo đoạn được khởi. Và trụ nơi tâm do kiến đạo đoạn, các căn do tu đạo đoạn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường.
Tâm do kiến đạo đoạn thoái chuyển, pháp do tu đạo đoạn được khởi: Nghĩa là các phàm phu đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, khởi triền nơi Vô sở hữu xứ do kiến đạo đoạn khi thoái chuyển, hoặc cho đến khởi triền nơi cõi dục do kiến đạo đoạn, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với pháp của một địa do tu đạo đoạn, hoặc cho đến pháp của tám địa do tu đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Cho đến đã lìa nhiễm của cõi dục, chưa lìa nhiễm của tĩnh lự thứ nhất, khởi triền nơi cõi dục do kiến đạo đoạn, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với pháp của một địa do tu đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Tâm do kiến đạo đoạn sinh, pháp do tu đạo đoạn được khởi: Nghĩa là từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ mất, hoặc sinh nơi Vô sở hữu xứ, vì tâm của Vô sở hữu xứ do kiến đạo đoạn có kiết sinh, hoặc cho đến sinh nơi cõi dục, vì tâm của cõi dục do kiến đạo đoạn khi có kiết sinh, thì tâm kia hoặc cùng với pháp của một địa do tu đạo đoạn, hoặc cho đến pháp của tám địa do tu đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Cho đến ở tĩnh lự thứ nhất mất, sinh nơi cõi dục, vì tâm của cõi dục do kiến đạo đoạn khi có kiết sinh, thì tâm kia cùng với pháp của một địa do tu đạo đoạn có các đắc cùng khởi.
Và trụ nơi tâm do kiến đạo đoạn, cho đến pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khi phiền não do kiến đạo đoạn hiện tiền, đại chủng của các căn được nuôi lớn tăng ích, thì tâm kia cùng với bốn tướng có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc do tu đạo đoạn thì các pháp ấy cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc do tu đạo đoạn thì các pháp ấy hoặc cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn, hoặc cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn, hoặc cùng hợp với tâm không đoạn.
Thế nào là cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc do tu đạo đoạn. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn? Là như tâm do kiến đạo đoạn hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp do tu đạo đoạn được khởi. Và trụ nơi tâm do kiến đạo đoạn, các căn do tu đạo đoạn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc do tu đạo đoạn cùng hợp với tâm do kiến đạo đoạn.
Thế nào là cùng hợp với tâm không đoạn? Là như tâm không đoạn thắng tấn, thì pháp do tu đạo đoạn được khởi. Và trụ nơi tâm không đoạn, các căn do tu đạo đoạn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường.
Tâm không đoạn thắng tấn, pháp do tu đạo đoạn được khởi: Nghĩa là khi ba loại trí trụ nơi kiến đạo, thì tâm kia cùng với ba trí khổ tập diệt hiện quán biên đã tu phẩm thế tục trí có các đắc cùng khởi.
Dùng đạo vô lậu lìa nhiễm từ cõi dục cho đến Vô sở hữu xứ, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi đạt tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu vô lậu làm gia hạnh, khi đạt đạo gia hạnh ấy, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Lìa nhiễm từ cõi dục cho đến tĩnh lự thứ ba, khi đạt đạo giải thoát thứ chín, thì tâm kia cũng cùng với phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi định kim cang dụ diệt, tận trí khởi, thì tâm kia cùng với thiện thế tục có được vào lúc ấy, hoặc cũng cùng với phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Bậc Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi đạt đạo gia hạnh kia, có thuyết nói: Và khi đạt đạo giải thoát, tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai, hoặc cũng cùng với phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, nếu vô lậu làm gia hạnh, khi có đạo gia hạnh ấy, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai, hoặc cũng cùng với phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi. Khi được đạo giải thoát sau cùng, tâm kia cùng với thiện thế tục có được vào lúc ấy và nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khi khởi tha tâm trí thông vô lậu là tạp tu tĩnh lự. Lúc tâm ở trước sau, thì dựa nơi định của cõi sắc khởi niệm trụ vô lậu và khi vô ngại giải vô lậu tăng trưởng, thì tâm kia cùng với đạo thế tục đã tu vị lai và ở nơi phẩm tâm thông quả có các đắc cùng khởi.
Khởi giải thoát vô lậu và dựa nơi định vô sắc khởi niệm trụ vô lậu, cùng khi vô ngại giải vô lậu tăng trưởng, trừ phẩm tâm thông quả, thì tâm kia cùng với những thứ như trước còn lại có các đắc cùng khởi.
Và trụ nơi tâm không đoạn, cho đến pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường: Nghĩa là sinh nơi cõi dục, cõi sắc, khi trụ nơi định vô lậu của cõi sắc vô sắc, các căn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, thì tâm kia cùng với bốn tướng đã đắc cùng khởi.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn thì các pháp ấy là vô sắc do tu đạo đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn thì các pháp ấy hoặc là vô sắc do tu đạo đoạn, hoặc là vô sắc do kiến đạo đoạn, hoặc là vô sắc không đoạn.
Thế nào là vô sắc do tu đạo đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc do tu đạo đoạn. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc do kiến đạo đoạn? Là như tâm do tu đạo đoạn hoặc thoái chuyển, hoặc sinh, thì pháp do kiến đạo đoạn được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc do kiến đạo đoạn cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn.
Thế nào là vô sắc không đoạn? Là như tâm do tu đạo đoạn hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, thì pháp không đoạn được khởi.
Tâm do tu đạo đoạn thoái chuyển pháp không đoạn được khởi: Nghĩa là A-la-hán khi thoái chuyển căn thắng trụ nơi căn kém, thì tâm kia do tu đạo đoạn cùng với pháp không đoạn của phẩm căn kém có các đắc cùng khởi. Bậc hữu học thoái chuyển chủng tánh thắng trụ nơi chủng tánh kém cũng như vậy.
A-la-hán khởi triền sau nơi tám phẩm, từ Phi tưởng phi phi tưởng xứ cho đến tĩnh lự thứ nhất, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Bất hoàn và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm thượng thượng của tĩnh lự thứ nhất, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh thì tâm kia cũng cùng với không đoạn như trước đắc cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh thì tâm kia chỉ cùng với quả Bất hoàn có các đắc cùng khởi.
Các người Bất hoàn khởi triền nơi hai phẩm hạ hạ và hạ trung, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Nhất lai và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm hạ thượng, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia cũng cùng với không đoạn như trước đắc cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia chỉ cùng với quả Nhất lai có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi năm phẩm trung hạ cho đến thượng trung, khi thoái chuyển thì tâm kia cùng với quả Dự lưu và đạo thắng quả có các đắc cùng khởi.
Nếu khởi triền nơi phẩm thượng thượng, khi thoái chuyển cũng có thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia cũng cùng với không đoạn như trước đắc cùng khởi. Có khi không thể giúp đỡ cho gia hạnh, thì tâm kia chỉ cùng với quả Dự lưu có các đắc cùng khởi.
Tâm do tu đạo đoạn thắng tấn pháp không đoạn được khởi: Nghĩa là các bậc Thánh dùng đạo thế tục lìa nhiễm của cõi dục, cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nếu thế tục làm gia hạnh, khi được tất cả đạo gia hạnh, vô gián, giải thoát và lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Nếu thế tục làm gia hạnh, khi được đạo gia hạnh ấy, tâm kia cùng với pháp không đoạn đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Bậc Tín thắng giải luyện căn tạo kiến chí và A-la-hán thời giải thoát luyện căn tạo bất động, nếu thế tục làm gia hạnh, khi được đạo gia hạnh ấy, tâm kia cùng với pháp không đoạn đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Nếu bậc Thánh dẫn phát các thông, các đạo gia hạnh, năm đạo vô gián, hai đạo giải thoát và tha tâm trí thông thế tục, khi đạt đạo giải thoát thì tạp tu tĩnh lự. Lúc tâm ở trung gian thì bậc Thánh khởi bốn vô lượng. Khi đạt thế tục giải thoát, tám thắng xứ, mười biên xứ thì khởi vô ngại giải. Và khi vô ngại giải thế tục tăng trưởng thì khởi nguyện trí vô tránh, định biên vực, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng. Cùng khi tăng trưởng, bậc Thánh khởi quán bất tịnh, trì tức niệm. Khi đạt niệm trụ thế tục thì khởi nhập định diệt. Lúc tâm tưởng vi tế thì tâm kia cùng với pháp không đoạn đã tu vị lai có các đắc cùng khởi.
Hỏi: Các pháp khởi vô sắc không đoạn thì chúng cùng hợp với tâm không đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi vô sắc không đoạn thì chúng hoặc cùng hợp với tâm không đoạn, hoặc cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn.
Thế nào là cùng hợp với tâm không đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc không đoạn. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn? Là như tâm do tu đạo đoạn, hoặc thoái chuyển, hoặc thắng tấn, pháp không đoạn được khởi. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc không đoạn cùng hợp với tâm do tu đạo đoạn.
Hỏi: Nếu như pháp khởi cùng hợp với tâm không đoạn thì các pháp ấy là vô sắc không đoạn chăng?
Đáp: Các pháp khởi cùng hợp với tâm không đoạn thì các pháp ấy hoặc là vô sắc không đoạn, hoặc là vô sắc do tu đạo đoạn.
Thế nào là vô sắc không đoạn? Là các pháp tương ưng với tâm kia, tâm kia cùng có vô sắc không đoạn. Nghĩa như trước đã giải thích.
Thế nào là vô sắc do tu đạo đoạn? Là như tâm không đoạn thắng tấn pháp do tu đạo đoạn được khởi. Và trụ nơi tâm không đoạn, các căn do tu đạo đoạn được nuôi lớn, đại chủng tăng ích, pháp kia là đắc sinh lão trụ vô thường. Điều này như trước đã giải thích về phần khởi vô sắc do tu đạo đoạn cùng hợp với tâm không đoạn.
***
* Tất cả tĩnh lự thứ nhất đều có năm chi chăng? Cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao tạo ra phần Luận này?
Đáp: Có thuyết nói: Là để ngăn chặn thuyết của kẻ khác. Như Luận giả Phân Biệt nói: Chỉ chấp nhận tĩnh lự thứ nhất được kiến lập chi, không phải là thứ khác. Vì sao? Vì dựa vào Khế kinh. Như Khế kinh nói: Ô-ba-sách-ca Tỳ-xá-khư đến chỗ của Bí-sô-ni Đạtma-trần-na hỏi: Thưa Thánh giả! Tĩnh lự thứ nhất có bao nhiêu chi? Đáp: Này Cư sĩ! Có năm chi, đó là tầm, tứ, hỷ, lạc, tâm một tánh cảnh. Vị Cư sĩ này đã không hỏi về chi của tĩnh lự trên. Bí-sô-ni kia lại không nói, nên biết các tĩnh lự trên không kiến lập chi. Nhằm ngăn chặn ý tưởng ấy, làm sáng tỏ các tĩnh lự trên cũng kiến lập chi, vì vậy tạo ra phần Luận này.
Hỏi: Nếu các tĩnh lự trên cũng kiến lập chi vì sao Tỳ-xá-khư không hỏi, Bí-sô-ni không nói?
Đáp: Có thuyết cho: Vị ấy nghi nên hỏi, không nghi thì không hỏi. Theo chỗ hỏi nên đáp, không hỏi thì không đáp. Do đấy không nên nêu vấn nạn về lý do ấy.
Có thuyết nêu: Tỳ-xá-khư muốn thử Bí-sô-ni kia xem có thể nhận biết việc ấy chăng. Do đã trả lời thông suốt về chi của tĩnh lự thứ nhất, nên Tỳ-xá-khư liền nghĩ: “Tôn giả này đối với tĩnh lự thứ nhất đã có thể nêu bày rõ, vậy đối với các tĩnh lự khác tất cũng có thể biết. Do đó nên không hỏi, vì thế Bí-sô-ni kia cũng không đáp.
Có thuyết cho: Tỳ-xá-khư là người lợi căn, nghe nói về tĩnh lự thứ nhất tức nhận biết ba tĩnh lự còn lại, nên không hỏi nữa. Bí-sô-ni cũng nhận biết vị này đã thấu suốt nên không nói thêm.
Có thuyết nói: Tỳ-xá-khư là người độn căn, gắng sức tác ý cùng cực mới có thể hỏi về tĩnh lự thứ nhất, không có sức để hỏi thêm thứ khác, nên không hỏi nữa. Bí-sô-ni cũng nhận biết vị này chỉ có thể thọ nhận tới mức ấy, nên không nói thêm.
Có Sư khác cho: Vì khiến cho kẻ nghi có được quyết định, nên tạo ra phần Luận này. Nghĩa là Kinh kia chỉ nói tĩnh lự thứ nhất có năm chi, không nói về địa trên. Lại chỉ nói chi, không nói nhiễm và không nhiễm. Nay muốn hiển bày địa trên cũng có chi, chỉ là không nhiễm ô, khiến các kẻ nghi sinh quyết định, nên tạo ra phần Luận này.
Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ nhất đều có năm chi chăng?
Đáp: Không nhiễm ô thì có năm chi. Nhiễm ô thì không có đủ năm chi.
Hỏi: Những gì là không có?
Đáp: Là không có ly sinh hỷ lạc.
Hỏi: Vì sao hỷ nhiễm ô đối với tĩnh lự nhiễm không nói là chi?
Đáp: Có thuyết nói: Văn này chỉ nên nói không có lạc, vì lạc của khinh an trong nhiễm là không có. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ nhất không nhiễm thì có đủ năm chi. Tĩnh lự thứ nhất nhiễm chỉ có bốn chi.
Có thuyết cho: Văn này tức chỉ nói không có lạc, do lạc ấy từ ly sinh nên tương ưng với hỷ, gọi là ly sinh hỷ lạc, thế nên văn này không nói là không có hỷ.
Có thuyết nêu: Trong tĩnh lự nhiễm tuy cũng có hỷ, nhưng không có tướng của chi, nên không lập làm chi. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ nhất không nhiễm thì có đủ năm chi. Tĩnh lự thứ nhất nhiễm chỉ có ba chi.
Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ hai đều có bốn chi chăng?
Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn chi. Nhiễm ô thì không có đủ bốn chi.
Hỏi: Những gì là không có?
Đáp: Không có nội đẳng tịnh.
Hỏi: Nội đẳng tịnh là tín. Tín chung cho cả nhiễm ô, không nhiễm ô. Vì sao đối với tĩnh lự nhiễm không nói là chi?
Đáp: Có thuyết nêu: Văn này nên nói không có lạc, do lạc của khinh an trong nhiễm là không có. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ hai không nhiễm thì có đủ bốn chi. Tĩnh lự thứ hai nhiễm chỉ có ba chi.
Có thuyết cho: Tín nhiễm gọi là không tín. Đối với nhiễm này, vì có tướng không chi nên không lập làm chi. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ hai không nhiễm thì có đủ bốn chi. Tĩnh lự thứ hai nhiễm chỉ có hai chi.
Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ ba đều có năm chi chăng?
Đáp: Không nhiễm ô thì có năm chi. Nhiễm ô thì không có đủ năm chi.
Hỏi: Những gì là không có?
Đáp: Không có chánh niệm chánh tri.
Hỏi: Niệm, tuệ đều chung nơi nhiễm ô, vì sao không lập chi trong tĩnh lự nhiễm?
Đáp: Có thuyết nói: Văn này nên nói là không có xả, vì trong pháp đại thiện địa, nhiễm là không có. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ ba không nhiễm thì có đủ năm chi. Tĩnh lự thứ ba nhiễm chỉ có bốn chi.
Có thuyết cho: Niệm nhiễm gọi là mất niệm. Tuệ nhiễm gọi là không chánh tri. Đây nói về nhiễm, vì có tướng không chi nên không lập làm chi. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ ba không nhiễm thì có đủ năm chi. Tĩnh lự thứ ba nhiễm chỉ có ba chi.
Hỏi: Tất cả tĩnh lự thứ tư đều có bốn chi chăng?
Đáp: Không nhiễm ô thì có bốn chi. Nhiễm ô thì không có đủ bốn chi.
Hỏi: Những gì là không có?
Đáp: Không có xả niệm thanh tịnh.
Hỏi: Niệm chung cho cả nhiễm ô, vì sao trong tĩnh lự nhiễm không phải là chi?
Đáp: Có thuyết cho: Ở đây văn chỉ nên nói là không có xả, do trong pháp đại thiện địa, nhiễm là không có. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ tư không nhiễm thì có đủ bốn chi. Tĩnh lự thứ tư nhiễm chỉ có ba chi.
Có thuyết nêu: Niệm nhiễm gọi là mất niệm, không gọi là niệm thanh tịnh. Ở đây, nhiễm vì có tướng không chi nên không lập làm chi. Nếu nói như vậy tức tĩnh lự thứ tư không nhiễm thì có đủ bốn chi. Tĩnh lự thứ tư nhiễm chỉ có hai chi.
Trong đây:
Có thuyết nói như vầy: Các tĩnh lự nhiễm đều không lập làm chi, nhưng chỉ nói không có hỷ lạc v.v… là tùy theo nghĩa sáng rõ mà nói. Nghĩa là tĩnh lự thứ nhất có ly sinh hỷ lạc, nói có ly sinh. Tĩnh lự thứ hai có nội đẳng tịnh, nói có tịnh. Tĩnh lự thứ ba có chánh niệm chánh tri, nói có chánh. Tĩnh lự thứ tư có xả niệm thanh tịnh, nói có thanh tịnh. Ở đây đều đối với nhiễm rõ ràng là trái nhau nên nói riêng là không, vì sự thật trong nhiễm tất cả chi đều không có.
Có thuyết cho: Tùy theo chỗ hơn hết để nói. Nghĩa là tĩnh lự thứ nhất do ra khỏi khổ trầm trọng của cõi dục nên chi lợi ích là hơn hết. Ba tĩnh lự trên đối với sự lìa nhiễm thắng diệu chi đối trị là hơn hết. Thế nên đối với tĩnh lự nhiễm, tùy vào chỗ hơn để nói là không.
Nhưng ngoài ra chi đối với tĩnh lự nhiễm cũng không kiến lập.
HẾT – QUYỂN 160