LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
STác giả: Tôn giả Ca Chiên Diên Tử
Giải thích: Năm trăm A La Hán
Hán dịch: Đời Bắc Lương, Sa môn Phù Đà Bạt Ma, Đạo Thái v.v…
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ
QUYỂN 59
Chương 3: KIỀN ĐỘ TRÍ
Phẩm thứ 4: TƯƠNG ƯNG, phần 3
* Có Thể của bốn mươi bốn trí: Thể của trí nhận biết già chết. Thể của trí nhận biết tập của già chết. Thể của trí nhận biết diệt của già chết. Thể của trí nhận biết diệt đạo của già chết. Cho đến nhận biết hành cũng như thế.
Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?
Đáp: Vì đây là kinh Phật. Kinh Phật nói: Đức Phật bảo các Tỳkheo: “Ta nay sẽ nói về thể của bốn mươi bốn trí. Các ông đều nên nhất tâm lắng nghe”. Đức Phật nói kinh này nhưng không phân biệt rộng. Kinh Phật là chỗ dựa căn bản để tạo luận. Vì muốn phân biệt rộng nên tạo ra phần Luận này.
Hỏi: Nếu kinh Phật là chỗ dựa căn bản của Luận này, thì vì sao Đức Thế Tôn giảng nói kinh ấy?
Đáp: Đức Thế Tôn đã dùng môn của đạo phương tiện như thế nên đạt được đạo quả Chánh đẳng Chánh giác vô thượng.
Nay vì muốn dùng môn của đạo phương tiện ấy, nhằm chỉ dạy các đệ tử: Các ông không bỏ môn của đạo phương tiện ấy, thì không lâu sẽ được dứt hết lậu. Ví như Trưởng giả giàu sang đã dùng phương tiện như thế để chứa nhóm của cải, vật dụng. Lại muốn đem phương tiện ấy để dạy bảo đám con cháu: Các con cháu không nên lìa bỏ phương tiện như thế, không bao lâu sẽ được vô lượng của cải vật báu. Sự việc kia cũng như thế.
Thế nào là Thể của bốn mươi bốn trí? Là Thể của trí nhận biết già chết là một. Thể của trí nhận biết tập của già chết là hai. Thể của trí nhận biết diệt của già chết là ba. Thể của trí nhận biết diệt đạo của già chết là bốn. Thể của trí nhận biết nhân già chết có bốn. Cho đến Thể của trí nhận biết hành cũng có bốn. Mười một nhân bốn tức có Thể của bốn mươi bốn trí.
Hỏi: Vì sao không nói Thể của trí nhận biết vô minh?
Đáp: Tức nên nói nhưng không nói, phải biết là nghĩa này nêu giảng chưa trọn vẹn.
Lại nữa, nếu là hữu của chi hữu dùng làm nhân thì nói là Thể của trí. Vô minh tuy là hữu của chi hữu, nhưng không dùng làm nhân.
Lại nữa, có bốn pháp nên lập làm Thể của trí. Vô minh chỉ có nghĩa của ba pháp, thế nên không lập.
Trí nhận biết già chết là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, khổ trí, đẳng trí. Trí nhận biết tập của già chết là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, tập trí, đẳng trí. Trí nhận biết diệt của già chết là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, diệt trí, đẳng trí. Trí nhận biết diệt đạo của già chết là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, đạo trí, đẳng trí.
Như nhận biết già chết có mười sáu trí, cho đến nhận biết hành cũng có mười sáu trí. Nếu phân biệt ở nơi thân, cùng do sát-na thì có vô lượng, vô biên. Trong đây vì dùng chi hữu, dùng đế, dùng đối trị, nên có Thể của bốn mươi bốn trí.
Hỏi: Thể của bốn mươi bốn trí này, có bao nhiêu thứ ở quá khứ, bao nhiêu thứ ở vị lai, bao nhiêu thứ ở hiện tại?
Đáp: Hoặc ở quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc ở hiện tại.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ duyên nơi quá khứ, bao nhiêu thứ duyên nơi vị lai, bao nhiêu thứ duyên nơi hiện tại?
Đáp: Có ba mươi ba thứ duyên nơi ba đời. Mười một thứ duyên nơi pháp không phải đời. Nếu như nơi Kiền Độ Tạp nói thì có ba thứ duyên nơi quá khứ, đó là nhận biết hành, nhận biết hành tập, nhận biết thức tập. Ba thứ duyên nơi vị lai đó là nhận biết già chết, nhận biết tập của già chết, nhận biết sinh. Mười sáu thứ duyên nơi hiện tại: Nhận biết sinh, nhận biết tập của sinh, nhận biết hữu, nhận biết tập của hữu, nhận biết thủ, nhận biết tập của thủ, nhận biết ái, nhận biết tập của ái, nhận biết thọ, nhận biết tập của thọ, nhận biết xúc, nhận biết tập của xúc, nhận biết sáu nhập, nhận biết tập của sáu nhập, nhận biết danh sắc, nhận biết tập của danh sắc, nhận biết thức. Mười một thứ duyên nơi ba đời. Mười một thứ duyên nơi không phải đời.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ là hữu lậu, bao nhiêu thứ là vô lậu?
Đáp: Hoặc đều là hữu lậu. Hoặc đều là vô lậu.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ duyên nơi hữu lậu, bao nhiêu thứ duyên nơi vô lậu?
Đáp: Có hai mươi hai thứ duyên nơi hữu lậu. Hai mươi hai thứ duyên nơi vô lậu.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ là hữu vi, bao nhiêu thứ là vô vi?
Đáp: Đều là hữu vi, không có trí là vô vi.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ duyên nơi hữu vi, bao nhiêu thứ duyên nơi vô vi?
Đáp: Ba mươi ba thứ duyên nơi hữu vi. Mười một thứ duyên nơi vô vi.
Thể của trí này, không thể đạt được chánh quyết định, không đạt được quả, không lìa dục, không dứt hết lậu, là pháp của Thánh nhân vốn đã được, vì để hiện bày diệu dụng, vì quán xét điều mình đã từng làm, vì thọ nhận hiện pháp lạc, vì thọ dụng pháp Thánh, nên khởi trí này hiện ở trước.
* Có Thể của bảy mươi bảy trí:
Hỏi: Vì lý do gì tạo ra phần Luận này?
Đáp: Đây là kinh Phật. Kinh Phật nói: Ta nay sẽ nói về Thể của bảy mươi bảy trí. Đó là Thể của trí nhận biết sinh là duyên của già chết. Là Thể của trí nhận biết không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết. Cho đến nói rộng.
Hỏi: Vì sao Đức Phật giảng nói kinh này?
Đáp: Như trước đã nói.
Hỏi: Thế nào là Thể của bảy mươi bảy trí?
Đáp: Thể của trí nhận biết sinh là duyên của già chết là một. Thể của trí nhận biết không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết là hai.
Thể của trí nhận biết sinh của quá khứ từng là duyên của già chết là ba. Thể của trí nhận biết không phải là không từng duyên nơi sinh của quá khứ mà có già chết là bốn.
Thể của trí nhận biết sinh của vị lai sẽ là duyên của già chết là năm. Thể của trí nhận biết không phải là không sẽ duyên nơi sinh của vị lai mà có già chết là sáu.
Thể của trí nhận biết pháp trụ, pháp này là vô thường, là hữu vi từ nhân duyên sinh, là pháp tận, là pháp diệt, là pháp không dục. Nhận biết pháp như thế là Thể của trí thứ bảy.
Như nhận biết già chết có Thể của bảy trí, cho đến nhận biết hành cũng có Thể của bảy trí. Mười một lần Thể của bảy trí, tức có Thể của bảy mươi bảy trí.
Hỏi: Vì sao trong đây không nói Thể của trí nhận biết duyên của vô minh?
Đáp: Tức nên nói nhưng không nói, nên biết là nghĩa này nêu giảng chưa trọn vẹn.
Lại nữa, nếu là hữu của chi hữu dùng làm nhân thì nói là Thể của trí. Vô minh tuy là hữu của chi hữu, nhưng không dùng làm nhân.
Thể của trí nhận biết sinh là duyên của già chết là Thể của bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, tập trí.
Thể của trí nhận biết không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, vì sao lại tạo ra thuyết này?
Đáp: Luận có hai thứ: (1) Định rõ lời mình nói. (2) Định rõ lời người khác nói.
Định rõ lời mình nói: Như đệ tử Phật, dùng nghĩa của pháp Phật, định rõ lời mình nói. Như đệ tử của ngoại đạo, dùng nghĩa của ngoại đạo cũng định rõ lời mình nói. Như phái Dục-đa-bà-đề dùng nghĩa của Dục-đa-bà-đề định rõ về lời mình nói. Như phái Tỳ-bà Xàbà-đề dùng nghĩa của Tỳ-bà Xà-bà-đề định rõ về lời mình nói.
Định rõ lời người khác nói: Như đệ tử Phật định rõ lời đệ tử của ngoại đạo nói. Đệ tử của ngoại đạo định rõ lời đệ tử của Phật nói. Như phái Dục-đa-bà-đề định rõ lời của phái Tỳ-bà Xà-bà-đề nói. Như phái Tỳ-bà Xà-bà-đề định rõ lời của phái Dục-đa-bà-đề nói.
Hoặc cho: Đây chỉ là luận bàn nên nói như thế, không phải là pháp thật. Vì muốn cho nghĩa này được quyết định, có sự thật như thế, nên tạo ra thuyết này: Không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, trí nhận biết điều ấy là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, tập trí. Chung với trí trước tức có Thể của tám trí.
Thể của trí nhận biết sinh của quá khứ từng là duyên của già chết là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, tập trí. Chung với trí trước tức có Thể của mười hai trí.
Thể của trí nhận biết không phải là không từng duyên nơi sinh của quá khứ mà có già chết là bốn trí, như trước đã nói. Chung với trí trước tức có Thể của mười sáu trí.
Thể của trí nhận biết sinh của vị lai sẽ là duyên của già chết là bốn trí, như trước đã nói. Chung với trí trước tức có Thể của hai mươi trí.
Thể của trí nhận biết không phải là không sẽ duyên nơi sinh của vị lai mà có già chết là bốn trí, như trước đã nói. Chung với trí trước tức có Thể của hai mươi bốn trí.
Trí nhận biết pháp trụ, cho đến nói rộng. Chung với trí trước tức có Thể của hai mươi lăm trí.
Như nhận biết duyên của già chết có Thể của hai mươi lăm trí, cho đến nhận biết duyên của hành có Thể của hai mươi lăm trí. Nếu phân biệt ở nơi thân và sát-na thì có vô lượng vô biên Thể của trí. Ở đây dùng chi hữu, dùng đời, dùng đế, dùng đối trị, nên lập Thể của bảy mươi bảy trí.
Hỏi: Vì sao không nói Thể của trí nhận biết hiện tại?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Sinh là duyên của già chết, không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, là nói Thể của trí nhận biết hiện tại. Quá khứ thì nhận biết quá khứ. Vị lai thì nhận biết vị lai.
Lại có thuyết nói: Nhận biết sinh là duyên của già chết, không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, là nói nhận biết ba đời: Quá khứ tức nhận biết quá khứ. Vị lai tức nhận biết vị lai.
Hỏi: Trí này có bao nhiêu thứ ở quá khứ, bao nhiêu thứ ở vị lai, bao nhiêu thứ ở hiện tại?
Đáp: Hoặc đều ở quá khứ. Hoặc đều ở vị lai. Hoặc đều ở hiện tại.
Hỏi: Có bao nhiêu trí duyên nơi quá khứ, bao nhiêu trí duyên nơi vị lai, bao nhiêu trí duyên nơi hiện tại?
Đáp: Nếu như nói: Sinh là duyên của già chết, không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, là nói Thể của trí nhận biết hiện tại, thì có: Hai mươi hai trí duyên nơi quá khứ. Hai mươi hai trí duyên nơi vị lai. Hai mươi hai trí duyên nơi hiện tại. Mười một trí duyên nơi ba đời.
Nếu tạo ra thuyết này: Sinh là duyên của già chết, không phải là không duyên nơi sinh mà có già chết, là nói về Thể của trí nhận biết ba đời, thì có: Hai mươi hai trí duyên nơi quá khứ. Hai mươi hai trí duyên nơi vị lai. Ba mươi ba trí duyên nơi ba đời.
Hỏi: Có bao nhiêu trí là hữu lậu, bao nhiêu trí là vô lậu?
Đáp: Hoặc đều là hữu lậu. Hoặc đều là vô lậu.
Hỏi: Có bao nhiêu trí duyên nơi hữu lậu, bao nhiêu trí duyên nơi vô lậu?
Đáp: Đều là duyên nơi hữu lậu.
Hỏi: Có bao nhiêu trí là hữu vi, bao nhiêu trí là vô vi?
Đáp: Đều là hữu vi, không có Thể của trí là vô vi.
Hỏi: Có bao nhiêu trí duyên nơi hữu vi, bao nhiêu trí duyên nơi vô vi?
Đáp: Đều duyên nơi hữu vi.
Thể của trí này không thể đạt được chánh quyết định, cho đến nói rộng.
Và trí pháp trụ (trí thứ bảy), cho đến nói rộng. Trí pháp trụ là trí nhận biết nhân. Vì sao? Vì trụ gọi là nhân nơi ba cõi có quả thượng trung hạ, trụ ở trong cõi kia. Nếu nhận biết trí này, gọi là nhận biết trí pháp trụ. Trí này là bốn trí: Pháp trí, tỷ trí, đẳng trí, tập trí.
Lại có thuyết nói: Nếu muốn nhận biết trí pháp trụ, thì đó gọi là nhận biết trí pháp trụ. Trí kia nhận biết là đạo trí.
Hỏi: Nếu vậy thì như ở đây nói làm sao thông? Như nói: Đây là pháp tận, pháp diệt, pháp không dục, pháp vô lậu. Chẳng phải là pháp không dục?
Đáp: Văn ấy nên nói như thế này: Đây là pháp tận, pháp diệt. Không nên nói pháp không dục. Nhưng không nói như thế là có ý gì?
Vì muốn chê trách pháp vô lậu. Như kinh nói: Tô-thi-ma nên biết! Trước có trí pháp trụ, sau có trí Niết-bàn.
Hỏi: Trong đây, thế nào là trí pháp trụ? Thế nào là trí Niết-bàn?
Đáp: Trí nhận biết sinh tử tăng trưởng là trí pháp trụ. Trí nhận biết sinh tử tăng trưởng đã diệt là trí Niết-bàn.
Lại nữa, nhận biết mười hai duyên khởi là trí pháp trụ. Nhận biết mười hai duyên khởi diệt là trí Niết-bàn.
Lại nữa, trí nhận biết khổ, tập là trí pháp trụ. Trí nhận biết diệt, đạo là trí Niết-bàn.
Nếu tạo ra thuyết như thế, thì khéo thông suốt ý: Trước có trí pháp trụ, sau có trí Niết-bàn.
Lại có thuyết cho: Trí khổ, tập, đạo là trí pháp trụ. Trí diệt là trí Niết-bàn.
Hỏi: Nếu như vậy thì nói trước có trí pháp trụ, sau có trí Niếtbàn, làm sao thông?
Đáp: Trí Niết-bàn cũng có ở sau.
Lại nữa, trí trong các biên là trí pháp trụ. Trí trong căn bản là trí Niết-bàn. Vì sao nhận biết? Vì kinh nói: Có rất nhiều Phạm chí dị học tập hợp ở một chỗ, đàm luận như thế này: Sa-môn Cù-đàm khi chưa xuất thế, chúng ta đã được quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, Cư sĩ diện kiến, tôn trọng, cúng dường. Nay Sa-môn Cù-đàm xuất thế, đoạt mất danh tiếng cùng lợi dưỡng của chúng ta. Cũng như mặt trời mọc khiến lửa không còn ánh sáng. Nay chúng ta nên tạo phương tiện gì để trở lại có được tiếng tăm và lợi dưỡng. Cho đến nói rộng.
Lại khởi suy nghĩ này: Sa-môn Cù-đàm lại không có đức gì khác biệt, chỉ khéo nhận biết Kinh, Luận. Còn về dung mạo đoan nghiêm, chúng ta không cần đến hình dáng, chỉ nhận biết Kinh, Luận là có thể trở lại có được tiếng tăm, lợi dưỡng. Cho đến nói rộng.
Lại bàn luận: Nay trong chúng này, ai có thể ở trong pháp của Sa-môn Cù-đàm xuất gia để trộm pháp, khiến chúng ta cùng thọ trì đọc tụng Kinh Luận? Lại nói: Hiện nay Phạm chí Tô-thi-ma là người có chí niệm kiên cố, có khả năng thực hiện việc xuất gia ở trong pháp của Sa-môn Cù-đàm để trộm pháp, khiến chúng ta cùng thọ trì đọc tụng. Tức thì các Phạm chí cùng đi đến chỗ Tô-thi-ma, đem sự việc trên bảo Tô-thi-ma biết. Vì Tô-thi-ma do hai sự việc nên có thể thực hiện được: (1) Ddo quyến thuộc thân ái. (2) Do nhân duyên của căn thiện.
Khi ấy, Tô-thi-ma ra khỏi thành Vương Xá, đi đến Trúc Lâm. Lúc này, hiện có nhiều Tỳ-kheo đang kinh hành qua lại bên cửa Tinh xá. Tô-thi-ma từ xa đã thấy các Tỳ-kheo, liền tiến đến nơi ấy rồi nói: Các Tỳ-kheo! Nên biết là tôi muốn được ở trong pháp của Sa-môn Cù-đàm xuất gia tu học phạm hạnh. Các Tỳ-kheo liền đưa Tô-thi-ma đến chỗ Đức Thế Tôn, bạch Phật: Nay Phạm chí Tô-thi-ma muốn ở trong pháp của Đức Thế Tôn được xuất gia, thọ giới cụ túc, hành pháp Tỳ-kheo. Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: Các ông có thể vì Tô-thi-ma cho xuất gia, truyền trao cho ông ta giới cụ túc. Vâng lời Đức Thế Tôn, các Tỳ-kheo liền cho Tô-thi-ma xuất gia và truyền trao giới cụ túc.
Tô-thi-ma tỏ ra là người có trí tuệ thông sáng, niệm lực bền chắc, trải qua thời gian không lâu đã đọc tụng ba Tạng, nhưng hiểu nghĩa thì rất ít, bèn suy nghĩ: Nếu muốn cho quyến thuộc của ta được lợi dưỡng thì nay là đúng lúc. Đoạn, ông ra khỏi Trúc Lâm, đến thành Vương Xá.
Đức Thế Tôn luôn có mắt soi chiếu khắp nơi chốn, nhằm giữ gìn pháp, không ai có thể trộm được.
Lúc ấy, có năm trăm vị Tỳ-kheo đi đến chỗ của Tô-thi-ma. Có thuyết nói: Các Tỳ-kheo này đều do Phật hóa ra. Hoặc có thuyết nói: Là các Tỳ-kheo thật. Các Tỳ-kheo đến chỗ Tô-thi-ma đều nói như vầy: Này Tô-thi-ma! Nên biết phần sinh tử của chúng tôi đã hết, mọi công việc cần làm đều đã làm xong, phạm hạnh đã lập, không nhận lấy hữu sau nữa.
Tô-thi-ma liền hỏi các Tỳ-kheo: Các ông đã dựa vào thiền thứ nhất để dứt được hết lậu chăng?
Các Tỳ-kheo đáp: Không phải.
Các ông đã dựa vào thiền thứ hai, thứ ba, thứ tư, đã vượt qua giải thoát tịch tĩnh của cõi sắc, vô sắc, để dứt được hết lậu chăng?
Đáp: Không phải.
Bấy giờ, Tô-thi-ma lại nói: Các ông đã không dựa vào thiền định mà nói là được dứt hết lậu thì sao có thể tin được.
Các Tỳ-kheo nói: Chúng tôi là Tuệ giải thoát.
Tô-thi-ma không biết về Tuệ giải thoát. Nếu có người thân thuộc của ta hỏi về nghĩa này, tức ta không biết.
Do sự việc ấy, nên ông ta trở lại chỗ Đức Phật, hướng trước Đức Phật bày tỏ sự việc trên. Đức Phật đáp: Này Tô-thi-ma! Nên biết là trước có trí pháp trụ, sau có trí Niết-bàn.
Tô-thi-ma lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Hiện nay con không biết thế nào là trí pháp trụ, thế nào là trí Niết-bàn?
Đức Phật bảo Tô-thi-ma: Ông biết cùng không biết, song pháp là nên như thế: Trước có trí pháp trụ, sau có trí Niết-bàn. Các Tỳkheo kia, trước đã dựa vào thiền vị chí dứt hết lậu, sau khởi thiền căn bản.
Do sự việc này, nên biết trí trong các biên là trí pháp trụ, trí trong căn bản là trí Niết-bàn.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu tỷ trí chăng?
Đáp: Nếu được. Thế nào là nếu được? Là nếu khổ tỷ trí hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu tỷ trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì pháp trí được hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu tha tâm trí chăng?
Đáp: Nếu được không mất. Thế nào là nếu được không mất? Là đã lìa dục ái, đối với sự lìa dục ái ấy không thoái chuyển.
Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?
Đáp: Nếu được. Thế nào là nếu được? Là nếu khổ pháp trí hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu đẳng trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?
Đáp: Nếu được. Thế nào là được? Là nếu khổ pháp trí hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu khổ trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng? Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì hai trí này đều cùng một lúc đạt được.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí thì cũng thành tựu tập, diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu tập, diệt, đạo trí thì cũng thành tựu pháp trí chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì pháp trí ở trước đã được.
Hỏi: Nếu thành tựu tỷ trí thì cũng thành tựu tha tâm trí chăng?
Đáp: Nếu được không mất. Thế nào là nếu được không mất? Là đã lìa dục ái, thì đối với việc lìa dục ấy không thoái chuyển.
Hỏi: Nếu như thành tựu tha tâm trí thì cũng thành tựu tỷ trí chăng?
Đáp: Nếu được. Thế nào là nếu được? Là nếu khổ tỷ trí hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu tỷ trí thì cũng thành tựu đẳng trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí thì cũng thành tựu tỷ trí chăng?
Đáp: Nếu được. Như trước đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu tỷ trí thì cũng thành tựu khổ trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu khổ trí thì cũng thành tựu tỷ trí chăng?
Đáp: Nếu được. Như trước đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu tỷ trí thì cũng thành tựu tập, diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được. Như trước đã nói.
Hỏi: Nếu như thành tựu tập, diệt, đạo trí thì cũng thành tựu tỷ trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì cũng thành tựu đẳng trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu như thành tựu đẳng trí thì cũng thành tựu tha tâm trí chăng?
Đáp: Nếu được không mất. Như trước đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu tha tâm trí thì cũng thành tựu khổ, tập, diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu khổ, tập, diệt, đạo trí thì cũng thành tựu tha tâm trí chăng?
Đáp: Nếu được không mất. Như trước đã nói.
Hỏi: Nếu thành tựu đẳng trí thì cũng thành tựu khổ, tập, diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu khổ, tập, diệt, đạo trí thì cũng thành tựu đẳng trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu khổ trí thì cũng thành tựu tập, diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu tập, diệt, đạo trí thì cũng thành tựu khổ trí chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì khổ trí ở trước đã được.
Hỏi: Nếu thành tựu tập trí thì cũng thành tựu diệt, đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu diệt, đạo trí thì cũng thành tựu tập trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu diệt trí thì cũng thành tựu đạo trí chăng?
Đáp: Nếu được.
Hỏi: Nếu như thành tựu đạo trí thì cũng thành tựu diệt trí chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai?
Đáp: Là trong khoảnh khắc hai tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc bốn tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc ba tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán. Khi Tín giải thoát chuyển căn tạo Kiến đáo. Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, đã khởi diệt pháp trí.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?
Đáp: Nếu diệt rồi không mất, như trước đã nói. Thời gian nếu không diệt, nếu như diệt rồi mất thì không thành tựu.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở vị lai, không thành tựu ở quá khứ?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định, được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước. Thế nào là hiện ở trước? Là nếu không khởi nhẫn của tỷ trí, đẳng trí. Nếu không phải là không tâm thì mới hiện ở trước.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, hiện tại?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi diệt hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?
Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở hiện tại, quá khứ?
Đáp: Như trước đã nói. Thời gian nếu không diệt. Giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở hiện tại, không thành tựu ở quá khứ?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất, cùng pháp trí khởi hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, và pháp trí khởi hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở vị lai, hiện tại?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí khởi hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy. Vì sao? Vì nếu thành tựu pháp trí ở hiện tại tất thành tựu ở vị lai.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở quá khứ thì cũng thành tựu ở vị lai, hiện tại chăng?
Đáp: Vị lai thì thành tựu, hiện tại nếu hiện ở trước.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở ba đời?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy tập đế được chánh quyết định. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy diệt đế. Trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy đạo đế. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí đã khởi hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí đã khởi diệt hiện ở trước.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở hiện tại, vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ chăng?
Đáp: Nếu diệt rồi không mất thì thành tựu, như trước đã nói. Nếu không diệt, giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở hiện tại, vị lai, không thành tựu ở quá khứ?
Đáp: Là trong khoảnh khắc một tâm lúc thấy khổ đế được chánh quyết định. Lúc được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất và pháp trí khởi hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, vì trước đã khởi diệt, vì được quả, chuyển căn nên mất, và pháp trí khởi hiện ở trước.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở vị lai thì cũng thành tựu ở quá khứ, hiện tại chăng?
Đáp: Hoặc thành tựu pháp trí ở vị lai không phải quá khứ, hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở vị lai và quá khứ không phải hiện tại. Hoặc thành tựu pháp trí ở vị lai và hiện tại không phải quá khứ. Hoặc thành tựu pháp trí ở vị lai và quá khứ, hiện tại.
Thành tựu pháp trí ở vị lai không phải quá khứ, hiện tại: Nghĩa là nếu được pháp trí chưa diệt, nếu như diệt rồi liền mất thì không hiện ở trước. Nếu được pháp trí tức chứng tỏ là có vị lai. Nếu chưa diệt, giả như diệt rồi liền mất, thì chứng tỏ là không có quá khứ. Không hiện ở trước thì chứng tỏ là không có hiện tại.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở vị lai, không thành tựu ở quá khứ, hiện tại?
Đáp: Là trong kiến đạo không được quả Tu-đà-hoàn, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả nên mất, và pháp trí không khởi hiện ở trước. Cho đến Thời giải thoát chuyển căn tạo Bất động, pháp trí chưa khởi diệt, trước đã khởi diệt, vì được quả chuyển căn nên mất, và pháp trí không khởi hiện ở trước.
Thành tựu pháp trí ở vị lai và quá khứ không phải hiện tại: Nghĩa là nếu pháp trí đã khởi diệt, pháp trí không khởi hiện ở trước. Nếu pháp trí đã khởi diệt, tức chứng tỏ là có quá khứ. Pháp trí không khởi hiện ở trước, tức chứng tỏ là không có hiện tại. Nếu thành tựu ở quá khứ tất thành tựu ở vị lai.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai, không thành tựu ở hiện tại?
Đáp: Như trước đã nói, là lúc thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai.
Thành tựu pháp trí ở vị lai và hiện tại không phải quá khứ: Nghĩa là pháp trí khởi hiện ở trước. Nếu chưa diệt, giả như diệt rồi liền mất, pháp trí khởi hiện ở trước, chứng tỏ là có hiện tại. Nếu chưa diệt, giả như diệt rồi liền mất tức chứng tỏ là không có quá khứ. Nếu thành tựu ở hiện tại tất thành tựu ở vị lai.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí ở vị lai, hiện tại, không thành tựu ở quá khứ?
Đáp: Như trước đã nói. Là lúc thành tựu pháp trí ở hiện tại, vị lai.
Thành tựu pháp trí ở vị lai và quá khứ, hiện tại: Nghĩa là nếu do pháp trí khởi diệt không mất, thì pháp trí khởi hiện ở trước. Nếu do pháp trí khởi diệt không mất tức chứng tỏ là có quá khứ. Pháp trí khởi hiện ở trước tức chứng tỏ là có hiện tại. Nếu thành tựu ở quá khứ, hiện tại tất thành tựu ở vị lai.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí nơi ba đời?
Đáp: Như trước đã nói. Là lúc thành tựu pháp trí nơi ba đời.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở quá khứ, hiện tại, thì cũng thành tựu ở vị lai chăng?
Đáp: Đúng vậy.
Hỏi: Nếu thành tựu pháp trí ở hiện tại thì cũng thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai chăng?
Đáp: Vị lai tức thành tựu. Quá khứ, nếu diệt rồi không mất. Nếu chưa diệt, hoặc giả như diệt rồi liền mất thì không thành tựu.
Hỏi: Vào những thời gian nào thì thành tựu pháp trí nơi ba đời?
Đáp: Như trước đã nói. Là lúc thành tựu pháp trí nơi ba đời.
Hỏi: Nếu như thành tựu pháp trí ở quá khứ, vị lai, thì cũng thành tựu ở hiện tại chăng?
Đáp: Nếu hiện ở trước, như trước đã nói.
Như pháp trí đã tạo ra sáu trường hợp, thì tỷ trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí tạo ra sáu trường hợp cũng như thế.
HẾT – QUYỂN 59