Long Thọ Bồ Tát Vì Vua Thiền Đà Ca Thuyết Pháp Những Bài Kệ Quan Trọng
– Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập bộ toàn.
– Thứ tự Kinh văn số 1672 (1673, 1674).
– Đời Tống, nước Kế Tân, Ngài Tam Tạng Cầu Na Bạt Ma dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
– Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt nhân ngày khai mạc Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 19 tại Göterborg Thụy Điển ngày 27 tháng 7 năm 2007.

Vua Thiền Đà Ca nên rõ biết
Sanh tử khổ não nhiều lắm việc
Tất vì vô minh che chướng ngại
Ta muốn vì kia làm lợi ích
Giống như khắc họa tạo tượng Phật
Rõ biết thấy nghe nên cung kính
Ta nương Như Lai nói chánh pháp
Đại Vương cũng nên tín, thọ sâu
Ngươi tuy trước nghe Đức Phật nói
Nay làm cho nghe, thọ phân biệt
Giống như ao hoa màu thanh tịnh
Sáng trăng chiếu tỏ sáng lấp lánh
Phật nói sáu niệm nên tu tập
Đó là Tam Bảo thí giới thiên
Tu hành thập thiện tịnh tam nghiệp
Lìa rượu, buông lung và tà mệnh
Quán thân mệnh, tài rời nguy hiểm
Nên thí phước điền cứu nghèo nàn
Thí như ngục chắc khó sánh bằng
Tối vi đệ nhất, kẻ gần gũi
Khuyến tu tịnh giới trừ cấu uế
Lại chẳng sợ cầu nguyện các việc
Giống như đất rộng trồng nhiều cây
Giới lại như thế sanh điều lành
Tu nhẫn nhu hòa xả sân nhuế
Phật nói việc nầy rốt trên hết
Như vậy tinh tấn và thiền trí
Đầy sáu hạnh nầy vượt sanh tử
Nếu ở tại nhà hiếu mẹ cha
Đây chính là chỗ thắng phước điền
Hiện đời lưu bố, tên gọi lớn
Vị lai phước báo thành vô lượng
Sát, đạo, dâm, dối, vui cùng rượu
Giường tốt cao rộng và hương thơm
Ca hát xướng lỵ, ăn phi thời
Như vui việc xấu, nên xa lìa
Nếu ít thời gian, tu giới nầy
Tất thọ vui trời vào Niết Bàn
Ngu si tham dục cùng xiểm ngụy
Cuồng loạn điên đảo và giải đãi
Như những ác nầy, chẳng pháp lành
Đại vương nên quán, xa lìa chúng
Đoan chánh tôn trọng cùng ngũ dục
Nên biết nguy khốn như bọt nước
Chưa cùng niềm vui, chẳng pháp chắc
Buông lung, tự mình sanh các khổ
Muốn thành căn lành chứng cam lồ
Nên lìa xa đây như lìa độc
Lại hay siêng năng, xả kiêu mạn
Giống như không mây, trăng thu sáng
Giống như tay chỉ cùng Nan Đà
Giống như cùng với Thánh Ma Hiền
Như Lai nói có ba loại lời
Vào ý chơn thật, hư, vọng, ngôn
Nhập ý như hoa thật, như mật
Hư vọng xấu kia như phẩn dơ
Nên phải tu tập hai lời trước
Xa lìa dứt hết việc hư vọng
Từ sáng vào sáng bốn loại pháp
Vua đang phân biệt cùng suy nghĩ
Hai loại vào sáng chính nên tu
Nếu đều si tối nên sớm bỏ
Quả xoài kia biến thành bốn loại
Con người khó phân cũng như thế
Nên dùng trí tuệ sâu quan sát
Nếu là người lành, nên thân cận
Chỉ thấy ngưởi nữ phải đoan chánh
Nên nghĩ như mê, chị suy tưởng
Phải nghĩ tham dục, tâm chìm ái
Nên rõ phải tu bất tịnh quán
Tâm nầy thao tháo nên ngăn ngừa
Như giữ thân mình và của quý
Nếu tâm cùng khởi, nên sợ hãi
Như sợ đao kiếm của ác thú
Dục ấy chẳng lợi như oán độc
Đây chính là lời Như Lai nói
Sanh tử luân hồi ràng buộc ngục
Nên rõ khuyên tu cầu giải thoát
Lục nhập thao tháo đọa các cảnh
Nên phải giữ gìn chớ buông lung
Nếu mà như thế giữ các căn
Hơn cả tướng hùng đối địch mạnh
Thân nầy bất tịnh chín lỗ chảy
Chẳng có chỗ cùng như biển sông
Chỉ lớp da che như sạch sẽ
Giống như Anh Lạc tự che thân
Các bậc trí giả hay phân biệt
Trí nầy, hư ấy liền xả bỏ
Giống như ghẻ lở gần lửa đốt
Đầu tuy giảm nhẹ, sau tăng khổ
Nghĩ đến tham dục cũng như vậy
Đầu tuy vui đấy, cuối nhiều lo
Thấy thân tướng thật đều bất tịnh
Liền đó quán về không, vô ngã
Nếu hay tu tập quán như thế
Nơi ấy lợi ích khó nghĩ lường
Chỉ có hình tướng cùng nghe nhiều
Nếu chẳng giới, trí như cầm thú
Tuy chỗ xấu hèn ít nghe thấy
Hay tu giới, trí, tên cao cả
Lợi suy tám pháp ít hay khởi
Nếu có, đoạn trừ, thật chẳng lành
Hỡi các Sa Môn, Bà La Môn
Cha mẹ, vợ con cùng quyến thuộc
Lại vì ý kia, giữ lời nầy
Rộng tạo chẳnh lành, chẳng pháp hành
Tạo nên những việc, khởi điều sai
Tương lai khổ lớn thân nầy chịu
Phàm tạo điều xấu, không báo liền
Chẳng như đao kiếm gây thương tật
Lâm chung các tướng thảy hiện ra
Sau vào địa ngục đều thấy khổ
Tín, giới, thí, nghe, huệ, tàm, quý
Như thế bảy pháp gọi Thánh Tài
Chân thật chẳng sánh, Như Lai nói
Qua khỏi thế gian, đều trân quý
Đại Vương nếu gom thắng tài nầy
Chẳng mất quả vị nơi đạo tràng
Rộng lo, uống say, thích cầm sắc
Giải đãi, kiêu mạn cùng bạn ác
Phi thời, khinh xuất, nhiều động loạn
Như lo bảy pháp sẽ xa lìa
Tri túc đệ nhất hơn tất cả
Như đây lời ấy, Thế Tôn nói
Tri túc tuy nghèo; nhưng lại giàu
Có tiền muốn nhiều, gọi là nghèo
Nếu có tiền nhiều, tăng nghiệp khổ
Như rồng nhiều đầu, tạo nhiều độc
Hãy quán mùi thơm như thuốc độc
Dùng nước trí huệ, làm cho sạch
Vì giữ thân nầy nên cần ăn
Chớ tham sắc, vị sâu kiêu mạn
Nơi các dục nhiễm nên sanh chán
Siêng cầu vô thượng đạo Niết Bàn
Điều hòa thân nầy làm an ổn
Sau đó nên siêng tu trai giới
Một đêm phân biệt có năm thời
Ở nơi thời khuya nên ngủ nghỉ
Đầu, giữa, sau đêm quán sanh tử
Hãy nên mong qua, chớ bỏ trống
Tứ vô lượng định, nên tu tập
Tên gọi đây là Phạm Thiên Đạo
Nếu chuyên trói vào tâm Tứ Thiền
Mệnh chung liền sanh cõi trời kia
Đấy là di chuyển, đều vô thường
Khổ không bại hoại, chẳng kiên cố
Vô ngã, vô lạc, chẳng thanh tịnh
Như thế đều gọi: đối trị pháp
Nếu hay quán sâu pháp môn nầy
Vị lai thường ở chỗ tôn quý
Tu hành ngũ giới, đoạn ngũ tà
Đây chính Đại Vương phải nên nhớ
Giống như hạt muối ném vào biển
Chẳng làm cho nước thêm vị mặn
Những ác nhỏ ấy gặp điều lành
Tiêu tan mất hết cũng như thế
Ngũ tà nếu tăng nhiều công đức
Vua nên trừ diệt đừng cho sanh
Lòng tin, ngũ căn là gốc lành
Đây nên tu tập làm tăng trưởng
Tám khổ ấy sanh, hay thiêu đốt
Thường lấy nước huệ, rưới cho tiêu
Muốn cầu Thiên lạc và Niết Bàn
Nên siêng tu tập, chánh tri kiến
Chỉ có người trí, vào đường tà
Vi diệu công đức, quyết chẳng sai
Bốn loại điên đảo, hại điều lành
Cho nên phải quán, đừng cho sanh
Nghĩa sắc, chẳng ngã, ngã chẳng sắc
Trong ngã, không sắc, sắc không ngã
Nơi sắc sanh ra bốn loại tâm
Chính đó cùng ấm đều như thế
Đây chính hai mươi tâm điên đảo
Nếu hay trừ đoạn, ấy tối thượng
Pháp chẳng tự khởi, tối lúc đầu
Chẳng tự tại tạo cùng thời gian
Đều từ vô minh, ái nghiệp khởi
Nếu không nhơn duyên, chẳng đoạn trừ
Đại Vương nên rõ những nhơn nầy
Đèn huệ chiếu phá những tối tăm
Thân kiến, giới thủ và nghi kết
Ba nầy hay chướng đường vô lậu
Vua nếu hủy hoại, làm tiêu diệt
Thánh giải thoát pháp sẽ hiển hiện
Giống như người mù hỏi tướng nước
Trăm ngàn muôn kiếp khó giải rõ
Muốn cầu Niết Bàn lại cũng thế
Chỉ riêng siêng năng, sau mới chứng
Muốn cùng quyến thuộc và tri thức
Để được việc ấy thật khó khăn
Cho nên Đại Vương nên siêng năng
Sau đó mới được chứng tịch tịnh
Thí, giới, đa văn và Thiền định
Đây chính là gần được bốn chơn lý
Người chủ nên tu huệ sáng suốt
Làm cho ba pháp cầu giải thoát
Nếu hay tu được tối thượng thừa
Tức nhiếp các căn, tất cả lành
Đại Vương nên quán, thân niệm xứ
Thế Tôn nói đây: Thanh Tịnh đạo
Nếu không niệm nầy, tăng ác giác
Cho nên phải biết siêng tu tập
Đời người ngắn ngủi, chẳng dài lâu
Như bọt nước kia mau mất đi
Thở ra thở vào lúc ngủ nghỉ
Niệm niệm luôn luôn hay suy giảm
Chẳng bền liền thấy được suy tàn
Da thịt, xấu hôi thật quá xấu
Tái xanh, trương sình, máu đờm chảy
Trùng kiến đục khoét nơi cổ họng
Tóc, lông, móng, răng đều rã rời
Gió thổi, nóng đốt làm khô hết
Nên rõ thân nầy chẳng vững chắc
Vô lượng các khổ hay tích tụ
Cho nên hiền thánh, các bậc trí
Đều quán xem đây, liền thí xả
Tu Di, biển lớn cùng sông biển
Bảy mặt trời chiếu đều khô ráo
Như đây bền chắc sẽ tiêu hủy
Huống là khổ ách nơi thân kia
Vô thường cho đến chẳng cứu hộ
Chẳng thể gần gũi, chẳng thể cầu
Cho nên Đại Vương phải thấy Đế
Xa sanh, lìa khỏi, cầu pháp lành
Thân người khó được, pháp khó nghe
Giống như rùa mù gặp bộng cây
Liền được tự vui nơi thân ấy
Phải nên sanh tâm, nghe chánh pháp
Được thân tốt rồi, tạo việc ác
Giống như bình tốt chứa đồ độc
Sanh vào giữa nước gặp bạn lành
Chuyên niệm, phát tâm khởi chánh nguyện
Trồng sâu công đức các căn lành
Vua làm đầy đủ điều lành nầy
Lại hay gần gũi thấy biết người
Phật nói đây là: Tịnh Phạm hạnh
Cho nên phải vui mà tùy thuận
Chư Phật do đây chứng Niết Bàn
Liền gặp vi diệu pháp thanh tịnh
Nên phải nguyện cầu lìa đường muốn
Sanh tử hiểm nạn, khổ vô lượng
Cùng kiếp nói mãi không cùng tận
Ta nay vì Vua lược phân biệt
Phải nên lắng nghe và suy nghĩ
Tam giới chuyển biến không ngừng nghỉ
Cha mẹ, vợ con là nguyên nhơn
Oán thân, thương ghét chỗ vô thường
Như bánh xe lửa há dừng nghỉ
Vô thỉ, sanh tử từ thế giới
Nước uống, sữa mẹ như biển lớn
Nếu chẳng siêng năng chứng không trí
Tương lai lại uống vô cùng tận
Lưu chuyển năm đường, qua trời người
Nếu chất thân cốt, cao Tu Di
Thương xa, sầu não bao nước mắt
Chẳng có sông nào chứa hết cả
Nếu tính mỗi người là cha mẹ
Nhiều hơn cỏ cây trong thế gian
Như thọ ngũ dục, vui cõi trời
Rốt rồi đọa lại vào chốn khổ
Chư Thiên đời sống thật dài lâu
Thời gian vui ấy khó nói cùng
Ca hát múa xướng, âm thanh hay
Âm buồn hòa với chổ sâu xa
Vui với sắc đẹp, cực đoan nghiêm
Vây quanh gần gũi tướng vui ấy
Trăm vị ăn uống đều đầy đủ
Tùy ý chỗ muốn tự nhiên đến
Ao báu, hương thơm, nước tràn đầy
Chung quanh chứa đầy những hoa đẹp
Chim quý sắc màu đậu ở trên
Tiếng buồn cùng hót, giọng bay xa
Chư Thiên vui vẻ bên trong ngoài
Như thế vui đùa chẳng nói hết
Phước hết, lâm chung, ngũ suy hiện
Lúc ấy ngồi khổ, giống vui trước
Đây chỉ có vui cùng Thiên nữ
Người trí thấy rồi liền sanh chán
Tuy ở chỗ quý, thường hay quán
Lại cũng đọa vào chỗ hôi thối
Tuy đến vườn Nan Đà cõi Trời
Liền gặp vào nơi rừng kiếm ấy
Tuy ở ao Mạn Đà cõi Trời
Rốt đọa vào ngục nước than nóng
Tuy cũng ở ngôi vua chuyển luân
Trở lại lúc nhỏ bị cực khổ
Tuy thọ Phạm Thiên, lìa vui dục
Lại vào vô gián, khổ thiêu đốt
Tuy ở thiên cung đầy ánh sáng
Sau vào địa ngục, tối vô cùng
Đó là Hắc Thằng Hoạt địa ngục
Thiêu đốt, cắt xén cùng vô gián
Đây tám địa ngục thường đốt cháy
Đây chính báo nghiệp ác chúng sanh
Hoặc thọ khổ lớn nơi vạc dầu
Hoặc thân chặt ra từng mảnh vụn
Hoặc cắt tay chân thành từng mảnh
Hoặc lại cắt nhỏ rồi thiêu đốt
Hoặc lấy nước đồng đổ vào miệng
Hoặc lấy hòn sắt lăn quanh mình
Chó sắt cùng đến liền ăn thịt
Chim sắt cùng đến mổ thịt ăn
Các loại trùng độc đều tụ tập
Hoặc nơi cột cháy, thân bám chặt
Lửa lớn đốt cháy toàn ra nước
Tội báo duyên ấy chẳng chạy trốn
Nuớc sôi tự động phun lên cao
Điên đảo tội nhơn bị ném vào
Con người nguy hiểm khó chạy trốn
Giống như hơi thở của cõi Trời
Nếu người nơi đây mạng thật ngắn
Nghe rồi các khổ chẳng sợ hãi
Phải biết tâm nầy thật cứng cỏi
Giống như Kim Cang chẳng hoại được
Nếu thấy hình họa, nghe tiếng kia
Hoặc theo sách kinh tự nhớ nghĩ
Như thế rõ biết, thật khó nhẫn
Huống nữa thân nầy tự trải qua
Vô gián, chẳng cầu đại địa ngục
Trong ấy các khổ khó cùng tận
Nếu lại có người ở một ngày
Ba trăm lần va vào xương cốt
Sanh một niệm khổ ngục A Tỳ
Trăm ngàn vạn phần chẳng sánh một
Thọ khổ lớn nầy qua một kiếp
Tội nghiệp, duyên hết, sau mới miễn
Như thế khổ não từ đâu sanh
Đều do ba nghiệp bất thiện khởi
Đại Vương nay tuy chẳng vui say
Nếu chẳng tu nhơn, rốt đọa lạc
Nơi cảnh súc sanh, khổ vô lượng
Hoặc bị trói buộc cùng đánh đập
Chẳng có tín, giới cùng đa văn
Hằng bị tâm ác với tướng ăn
Hoặc vì minh châu, lông, sừng, răng
Xương, lông, da, thịt gây tổn hại
Vì người lên xe, chẳng tự tại
Hằng thọ bát đá, dao, gậy khổ
Ngạ quỷ đạo tuy khổ như thế
Những việc ham muốn chẳng tùy ý
Đói khát bức bách, khổ, lạnh nóng
Mệt đói khổ sở nhiều vô lượng
Bụng lớn như núi, cổ như kim
Tiểu giải, máu mủ chẳng thể nói
Thân trần, tóc tai đều xấu tệ
Như cây đa la bị thiêu đốt
Miệng ấy hằng đêm lửa thiêu lớn
Các trùng tranh nhau cấu xé ăn
Tiểu giải phẩn uế cùng bất tịnh
Trăm ngàn vạn kiếp chẳng thể được
Lại muốn chỉ cầu một phần nhỏ
Liền bị cướp mất,tìm chỗ mất
Trăng thu sáng tỏ, sợ thiêu đốt
Ngày xuân đói khát, chuyển lạnh khổ
Nếu nơi vườn cây các quả hết
Cho đến sạch hết biến khô queo
Tội nghiệp nương vào, thọ trường viễn
Trải qua một vạn năm ngàn tuổi
Thọ những độc hại, không không thiếu
Tất cả quả của báo ngạ quỷ
Chánh Giác nói nhơn vui, khổ não
Tên gọi Xiểm tham, nghiệp tật đố
Nếu trời phước hết, thiện còn thừa
Đây nhơn sanh người, được làm vua
Sau vì lười biếng phước đều hết
Tất đọa ba ác chẳng nghi ngờ
Hoặc sanh Tu La khởi cống cao
Nhuế tật, tham hại tăng các khổ
Chư thiên tuy có các căn lành
Chỉ vì hiềm tật mất lợi lạc
Cho nên phải rõ tật đố kết
Vì chìm ác pháp, nên xả bỏ
Đại vương ngươi nay thật rõ đủ
Sanh tử quá ác, nhiều việc khổ
Nên phải siêng tu, lành xuất thế
Như khát, nhớ uống, cứu đầu cháy
Nếu thân tinh tấn đoạn các hữu
Ở nơi các thiện, tối vô thượng
Nên siêng trì giới, tập thiền trí
Điều phục tâm nầy cầu Niết Bàn
Niết Bàn vi diệu, tuyệt các tướng
Vô sanh lão tử cùng ai não
Lại không sông núi cùng trời trăng
Cho nên phải rõ, xa chứng biết
Nếu muốn chứng ở Vô Sư Trí
Phải biết chuyên tu Thất Giác Chi
Nếu có lên thuyền vui giác gộ
Sanh tử biển lớn, dễ qua bờ
Phật đã chẳng nói mười bốn pháp
Ngăn sanh tín tâm cùng nghi hoặc
Chỉ nên chánh tâm, siêng tinh tấn
Quyết định tu tập các thiện pháp
Vô minh duyên hành, thức, danh sắc
Lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu
Hữu tức duyên sanh, sanh duyên tử
Nếu hết sanh tử, nhơn duyên diệt
Như thế chánh quán mười hai duyên
Người nầy liền thấy Thánh Sư Tử
Nếu muốn lần lượt thấy Tứ Đế
Nên siêng tu tập Bát Chánh Đạo
Tuy ở cao cả nơi ngũ dục
Lại được Thánh đạo, dứt các kết
Quả nầy chẳng thể cầu ngoài người
Tất tự tâm gặp và chứng đắc
Ta nói các khổ cùng Niết Bàn
Muốn vì lợi ích cho Đại Vương
Chẳng nên sanh nơi tâm sợ hãi
Thường siêng tụng tập, làm việc lành
Tâm vì các pháp làm căn bản
Nếu trước điều phục các việc vui
Ta nói pháp căn bản phân biệt
Vua chẳng nên sanh tâm đầy đủ
Nếu có trí lớn liền diễn đạt
Lại nên chí tâm siêng nghe, thọ
Vua nay gọi là Đại Pháp khí
Nếu rộng nghe pháp tất ích nhiều
Nếu thấy liền tu ba thiện nghiệp
Nên sâu, giúp tâm sanh tùy hỷ
Từ đó làm lành và tùy hỷ
Như thế công đức liền hồi hướng
Vua nên ngưỡng vọng bậc Thánh Hiền
Như Quan Âm đã độ chúng sanh
Vị lai chắc chắn thành chánh giác
Nước chẳng sanh già, ba độc hại
Đại Vương nếu tu việc lành trên
Tức tên gọi đẹp rộng lan truyền
Sau nầy lấy đó giáo hóa người
Làm cho tất cả thành chánh giác
Phiền não sông mê, chúng sanh trôi
Vì sâu giận dữ, thiêu đốt khổ
Muốn diệt như thế các trần lao
Nên tu chơn thật, giải thoát đế
Lìa những thế gian, pháp giả danh
Liền được thanh tịnh, bất động xứ
Nếu có người nữ, tâm muốn hoại
Như đây, nữ ấy liền xa lìa
Làm cho trinh hòa, kính ái chồng
Khiêm cung tinh tấn như kẻ ở
Hằng vì thân cận tưởng như mẹ
Đây nên tôn kính như Thần nhà
Chỗ ta thuyết pháp, đúng như vậy
Vua nên ngày đêm siêng tu hành.

Long Thọ Bồ Tát vì vua Thiền Đà Ca thuyết pháp yếu kệ hết.

Dịch xong ngày 28 tháng 7 năm 2007 tại Thụy Điển