KINH XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI

(Ananta-mukha nirhāra-dhāraṇī sūtra)

Hán dịch: Núi Chung Nam, chùa Chí Tướng_Thượng Tọa Tướng Quân Sư TRÍ NGHIÊM phiên dịch lần nữa
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ ở Tinh Xá Đại Lâm tại Tỳ Xá Ly (Vaiśāli) cùng với Chúng Đại Tỷ Khưu gồm 42 ức trăm ngàn người đến dự, Bồ Tát Ma Ha Tát gồm 10 ức người

Bấy giờ, Đức Thế Tôn tự nghĩ Mạng Hành (nghiệp báo hiện tại), sau ba tháng nữa sẽ Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa: nhập vào Niết Bàn), liền bảo Trưởng Lão Đại Mục Kiện Liên (Mahā-maudgalyāyana): “Ông nên báo khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này, hết thảy Sa Môn (Śramaṇa), người cầu ba Thừa đều đến tụ hội tại tinh xá Đại Lâm này”

Lúc đó. Mục Liên kính nhận sự dạy bảo của Đức Phật, dùng sức Thần Thông, khoảng một niệm đến đỉnh núi Tu Di, phát âm thanh lớn, khiến cho hết thảy chúng sinh trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này thảy đều nghe biết, rồi nói Tụng là:

“Tất cả các Thế Giới

Khắp Phật Tử nên nghe

Nay Phật tuôn mưa Pháp

Ai thích đều nên đến”

Khi ấy, Mục Liên nói Tụng này xong, có 42 ức trăm ngàn Tỳ Khưu đi đến tịnh xá.

_Thời Trưởng Lão Xá Lợi Phất (Śāriputra) tác lời niệm này: “Nay Ta cũng sẽ dùng sức Thần Thông khiến cho hết thảy Sa Môn trong các thôn xóm đều tụ hội đến chỗ này”.

Tác niệm này xong, liền hiện Thần Thông thời có 30 ức trăm ngàn Sa Môn đến tụ hội tại tinh xá, cúi lạy bàn chân của Đức Phật rồi lui ra, ngồi một bên.

_Bấy giờ, Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát, Ly Nhất Thiết

Ưu Bồ Tát, Ly Chư Cảnh Giới Bồ Tát, Phong Biện Vô Tận Bồ Tát, Khí Chư Cái Bồ

Tát, Bất Không Kiến Bồ Tát, Cứu Ác Thú Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Hương

Tượng Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát… “Này Thiện Nam Tử! Ông đến hằng hà sa đẳng các Thế

Giới của Phật ở mười phương, trong đó: hết thảy Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ, Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, Bồ Tát được Vô Sinh Pháp Nhẫn… báo khắp khiến cho tụ hội tại tinh xá Đại Lâm”

Thời các Bồ Tát nương theo Thánh Chỉ của Đức Phật, đều tùy theo nơi đi đến các Thế Giới kia. Có 80 ức trăm ngàn Bồ Tát Nhất Sinh Bổ Xứ, ức trăm ngàn Bồ Tát Bất Thoái Chuyển, 30 ức trăm ngàn Bồ Tát Vô Sinh Pháp Nhẫn, 60 ức Bồ Tát Tịnh Ý Giải Thoát… Nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy đều đi đến tập hội.

Lại có Bồ Tát mới phát Tâm với các hàng Bồ Tát ứng Pháp Khí chẳng thể tính đếm, đều cùng với Thừa đồng loại, nương theo Uy Thần của Phật, đều từ cõi nước của mình, nương theo hư không đi đến, làm lễ Đức Phật rồi lui ra, trụ một bên.

_Bấy giờ, Xá Lợi Phất thấy các Bồ Tát với phẩm loại sai biệt, Thế Giới chẳng đồng đều, nhưng cùng nhau nương theo hư không đến tụ họp thì Tâm sinh niệm nghi ngờ là dùng Thần Lực, Công Đức của Như Lai để đi đến ư? Lại vì duyên nào mà đi đến nơi này? Nay sẽ hỏi Đức Phật để khiến cho các chúng Bồ Tát trong Hội này, nghe điều Đức Phật đã nói, ắt đều trừ nghi hoặc, được như hằng sa Biện không có ngăn ngại, nơi các Như Lai nghe Pháp, thọ trì không có nghi ngờ, không có quên mất, cho đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Lại khiến cho mau được bốn loại Pháp Môn thanh tịnh không có cùng tận. Nhóm nào là bốn? Ấy là: Chúng Sinh thanh tịnh, Pháp Môn thanh tịnh, Biện Thuyết thanh tịnh, Khen Phật Thổ thanh tịnh.

Lại được bốn loại Pháp diệu hảo. Nhóm nào là bốn? Ấy là: Thân Tướng diệu hảo, Khẩu Tướng diệu hảo, Ý Tướng diệu hảo, Phương Tiện diệu hảo.

Lại được ngộ nhập bốn Đà La Ni Môn. Nhóm nào là bốn? Ấy là: Thọ Trì Vô Tận

Đà La Ni Môn, Thông Đạt Thâm Pháp Đà La Ni Môn, Thiện Nhập Chúng Sinh Chư Căn Phương Tiện Đà La Ni Môn, Phổ Năng Phân Biệt Thiện Ác Nghiệp Báo Đà La Ni Môn”

_Khi ấy, Xá Lợi Phất đem sự nghi ngờ này, như điều đã niệm, như điều đã nghĩ ấy, bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào là Động Niệm Giác Quán của Bồ Tát? Thế nào là Trí Tuệ thanh tịnh, vô lượng quyết định chọn lựa của Bồ Tát? Nguyện xin Đức Như Lai vì con tuyên nói”

Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay Xá Lợi Phất! Nay ông vì muốn lợi ích an vui cho vô lượng chúng sinh, thương xót Người, Trời khiến cho thọ nhận khoái lạc. Nay hỏi Như Lai nghĩ như vậy.

Này Xá Lợi Phất! Ông vì muốn khiến cho Bồ Tát sơ học ngộ hiểu Pháp sâu xa, mau được vô lượng Biện Tài, phương tiện; mau thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Ông hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Nay Ta vì ông phân biệt giải nói”

_Xá Lợi Phất nói: “Thưa vâng! Bạch Đức Thế Tôn! Con nhận sự dạy bảo mà lắng nghe”

Bấy giờ, Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Nếu các Bồ Tát cầu A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, cần phải phát Tâm rộng lớn, không có chỗ nhiễm dính, không có lấy, không có bỏ, thọ trì tụng niệm Đà La Ni này”

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Đà La Ni là:

“Tả đà thể đàm (1) a noa ma noa (2) a khê ma khê (3) sa mạn đa mục khê (4) sa đê la mê (5) tảo mê (6) dục cật-đê (7) nê lỗ cật-đê (8) nê lỗ cật-đa, bát tỳ (9) ế lợi mê lợi, hề lê (10) khả lập-tì (11) khả lập-báng nê (12) khả lập-bả tê (13) sa lợi sa lợi la hòa đê (14) hề la hề lê (15) hề lễ lê (16) hề la hề lễ lê (17) chiến đề (18) già hòa đê (19) giả lê già la noa (20) già la già la noa (21) a giả lợi (22) án đê (23) án đa đê (24) khả la noa (25) a la noa (26) a tán đê (27) niết man nê (28) niết mạt đá nê (29) niết mục cậtđê (30) niết điện đê (31) niết đà lê (32) niết ha lê (33) niết ha la phục ma lê (34) niết hà la thiêu đà nê (35) thiêu bạt nê (36) thi la thiêu đà nê (37) bát cát-đê mạt nê (38) bát cát-đê nê bạt nê (39) bà hòa phục bà hòa nê (40) a tăng nghê (41) na mê (42) sai mê (43) vi bô la bát tỳ (44) tang cát tỉ noa (45) điệt lê (46) điệt điệt lê (47) ma ha điệt điệt lê (48) nê bát nê (49) bà hòa phục bà hòa nê (50) bà hòa nê (51) ma ha bà hòa nê

(52) cật tra nê (53) ma ha cật tra nê (54) da xa hòa đê (55) giả lê (56) a giả lê (57) ma giả lê (58) sa ma giả lê (59) điệt trà tán nê (60) tốc tư-thể đê (61) a tăng già tỳ ha lê (62) a tăng già nê ha lê (63) sa mạn đa mục khê (64) niết ha lê (65) niết ha la dục cậtđê (66) niết ha la phục ma lê (67) niết ha la thiêu đà nê (68) điệt trà tán nê (69) tốc tưthể đê (70) tảo mê tống ma hòa đê (71) tư-đãng mê (72) tư-thang ma hòa đê (73) tưtham bà hòa đê (74) chất trà tư-thảng mê (75) tư-thang ma bát ti đê (76) ma ha bát tỳ (77) sa mạn đa bát tỳ (78) tỳ ma la bát tỳ (79) tỳ ma la la thấp mê (80) sa mạn đa mục khê (81) tát bà đát-la nữ yết đê (82) kha na xả đà bát-la đê bà nê (83) đà la ni nê đà nê (84) đà la ni mục kháng nô tán nê (85) tát bà bột đà bà sắt đê (86) tát bà bột đà điệt sắt-sỉ đê (87) nê đà na ngao đê-lê (88) toa ha (89)”

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Nếu Bồ Tát muốn tu Đà La Ni này thì chẳng nên phân biệt Hữu Vi Vô Vi, cũng chẳng chọn lấy, cũng chẳng dính mắc, chăng tăng thêm, chẳng giảm bớt, chẳng thành chẳng hoại, chẳng hợp chẳng tan, chẳng sinh chẳng diệt. Cũng chẳng nhớ các Pháp ở quá khứ vị lai hiện tại, cũng chẳng gom chứa nhiếp lấy các Pháp, chỉ nên suy nghĩ chư Phật: chẳng phải hình sắc, chẳng phải không có hình sắc, chẳng phải tướng, chẳng phải không có tướng. Bồ Tát chẳng nên đồng với Nhị Thừa chọn lấy Sắc Thân (Rūpa-kāya) của Phật. Tại sao thế? Thanh Văn, Duyên Giác chọn lấy Sắc Thân của Phật có tướng trang nghiêm, ánh sáng chiếu diệu, do cha mẹ sinh ra nuôi nấng, ăn uống, nuôi lớn máu thịt, gân xương, bốn Đại hợp thành, không có thường, hay biến đổi hư hoại, khổ não, chẳng trong sạch là Sắc Thân của Phật.

Bồ Tát chẳng như thế. Tại vì sao? Thân của Như Lai không có tướng sinh ra, khắp vì chúng sinh, đối với tất cả Pháp dùng chẳng phải là sáng tỏ (Phi Minh Chiếu) gom tập Tư Lương của Trí (Jñāna), hiển hiện Pháp Thân (Dharma-kāya), tướng của hư không, tướng không có sinh. Pháp Thân của Như Lai dùng tướng không có sinh để làm Sắc Uẩn (Rūpa-skandha). Lại dùng nghĩa thâm sâu của tướng không có sinh là tất cả Pháp Thể. Song, các Bồ Tát chẳng ứng với Phi Sắc (chẳng phải hình sắc) chọn lấy tướng của Như Lai. Nếu dùng Phi Sắc chọn lấy tướng của Như Lai liền đồng với Thanh Văn nói là Phật nhập vào Niết Bàn vắng lặng, Sắc Thân đoạn diệt không có sinh trở lại nữa. Bồ Tát chẳng như thế? Tại vì sao? Vì Thân của Như Lai không có tướng cùng tận, vì khắp chúng sinh, đối với các Pháp dùng chẳng phải là sáng tỏ hiển hiện Sắc Thân. Dùng Pháp tạo làm Tướng, gom tập Tư Lương của Phước (Puṇya), dùng tướng không có cùng tận của Sắc Thân Như Lai. Đây là Sắc Uẩn không có cùng tận, thế nên các Pháp cũng không có tướng cùng tận.

Nếu lại Chúng Sinh Giới độ thoát chưa hết thì Như Lai thường hiện Sắc Thân không có cùng tận. Hoặc hiện thân Phật, hoặc thân Bồ Tát, thân Duyên Giác, thân Thanh Văn, thân Phạm Thiên, thân Đế Thích, thân Đại Tự Tại, thân Na La Diên. Hoặc lại hiện thân: quốc vương, đại thần, trưởng giả, thương chủ, lươung y… Hoặc hiện thân: Sa Môn, Bà La Môn, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Hoặc hiện thân: Trượng Phu, phụ nữ, đồng nam, đồng nữ cho đến thân chim thú… đều vì độ thoát các chúng sinh cho nên phương hiện hiện bày

_Lại nữa, Bồ Tát chẳng nên đồng với Thanh Văn, Duyên Giác chấp lấy 32 tướng của Như Lai, nói là sắc thân của Phật từ cha mẹ sinh ra, thịt xương hòa hợp. Bồ Tát chẳng như thế. Tại vì sao? Thân của Như Lai như tướng hư không, không có tướng sinh, cho nên cũng chẳng phải là sáng tỏ vì khắp chúng sinh gom tập tư lương của Trí, ở tất cả Pháp hiển hiện Pháp Thân. Pháp Thân Phật này không có tướng đã nhập vào (sở nhập tướng), không có tướng cùng tận cho nên hiện bày 32 tướng, dùng nghĩa thâm sâu của tướng không có sinh, là tất cả các Pháp Thể. Song, các Bồ Tát chẳng nên đồng với Thanh Văn, Duyên Giác, chọn lấy chẳng phải là tướng (phi tướng) của Phật, nói là Đức Phật nhập vào Niết Bàn vắng lặng, các tướng đều diệt, không có sinh trở lại nữa. Bồ Tát chẳng như thế. Tại vì sao? Thân của Như Lai không có tướng cùng tận, cho nên vì khắp chúng sinh, đối với tất cả Pháp dùng chẳng phải là sáng tỏ hiển hiện sắc thân, dùng Pháp làm Tướng, gom tập tư lương của Phước, dùng tướng không có cùng tận của Sắc Thân Như Lai cho nên 32 tướng dùng tướng không có cùng tận, tất cả các Pháp cũng không có tướng cùng tận

Nếu Chúng Sinh Giới độ thoát chưa hết thì Như Lai thường dùng các tướng trang nghiêm thân, tỏa ánh sáng hiền hiện, Ở trong Tướng ấy, lại hiện vô lượng các tướng kỳ lạ đặc biệt, Tướng ấy như thế nào? Ấy là chư Phật với cõi nước ở mười phương, ở trong Tướng ấy thảy đều ảnh hiện. Nếu có chúng sinh thấy nghe điều này, tin hiểu khai ngộ, nuôi lớn Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta). Đo đó, Bồ Tát chẳng nên dùng chẳng phải là tướng (phi tướng) chọn lấy Như Lai.

_Lại nữa, Bồ Tát chẳng nên đồng với Thanh Văn, Duyên Giác chấp lấy 80 hạt giống của Như Lai, cho đến tướng diệt như trên đã nói. Nếu Chúng Sinh Giới độ thoát chưa hết thì Như Lai dùng các vẻ đẹp (tùy hảo) nghiêm thân, tỏa ánh sáng chiếu diệu. Ở trong vẻ đẹp ấy lại hiện các tướng kỳ lạ đặc biệt không có cùng tận. Tướng ấy như thế nào? Ấy là: Ta (Đức Phật) mới phát Tâm, thân làm quốc vương tên là Quang Minh được gặp thẳng Đức Nhiên Đăng Như Lai (Dīpaṃkāra tathāgata) thọ ký riêng cho Ta, cho đến a tăng kỳ kiếp thứ ba, ở trong khoảng giữa, hết thảy Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā) mỗi mỗi đều hiện ở trong vẻ đẹp (tùy hảo), nếu có chúng sinh thấy nghe điều này, tin hiểu khai ngộ, nuôi lớn Tâm Bồ Đề. Bồ Tát do điều này, chẳng nên chấp lấy tướng diệt của vẻ đẹp, cũng chẳng nghĩ đến gia tộc, quyến thuộc với Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến, chẳng ải chẳng đến cũng không có chỗ đắc được, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thanh tịnh nghiệp thân khấu ý, cũng chẳng phải là quá khứ vị lai hiện tại, chẳng phải tự mình làm, chẳng phải vì người khác

Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát này đầu tiên từ quán sát Sắc Thân với Uẩn Giới Xứ của Như Lai. Như vậy thành tựu, tức là nơi mà chư Phật đã nghĩ nhớ đến, nhập vào Pháp Môn này.

Bấy giờ, Bồ Tát dùng Pháp Môn này tịnh Tính Bồ Đề, hay biết Pháp Thân Bồ Đề Chân Tịnh Vô Thượng của Như Lai, là Thể của Pháp Thân Như Lai, chẳng phải là cảnh giới mà các phàm phu đã hành, cũng chẳng phải là nơi mà Nhị Thừa, Bồ Tát mới học hay biết. Tại sao thế? Vì nhóm này dính mắc vào Sắc Thân, Thể Tướng với Uẩn Xứ Giới cho đến tướng tốt mà tu hành. Nên biết quá khứ, Bồ Tát mới học dùng Pháp Môn này tịnh Tính Bồ Đề, đều vì thương nhớ các chúng sinh, cho nên tu tập Sắc Thân, Uẩn, Giới, Xứ…. Nên biết Bồ Đề do Pháp Môn như vậy thành lập. Tại sao thế? Vì dùng Sắc Thân này thuận theo Pháp Thế Gian, chúng sinh nhân vào đây cúng dường Tam Bảo, tu tập sáu Ba La Mật của Bồ Tát, thực hành việc bốn Nhiếp. Lúc đó, Bồ Tát dùng Pháp Môn này quay lại làm các Pháp bên trong bên ngoài của Thế Gian, hoặc Uẩn Giới Xứ, hoặc 32 tướng, 80 vẻ đẹp cho đến hoặc làm cha mẹ, quyến thuộc, Giới Định Tuệ Uẩn, Giải Thoát Giải Thoát Tri Kiến Uẩn.

Phàm các cỏ thuốc, hoa quả, Cam Lộ, trăm loại lúa đậu, lúa mạ… lợi cho chúng sinh cho nên phương tiện an lập. Nếu Bồ Tát từ câu đầu tiên (sơ cú) ngộ hiểu Bồ Đề, Pháp Thân thanh tịnh. Lại từ câu sau (hậu cú) an lập Sắc Thân. Nên biết tức là nơi mà người Nhất Thiết Trí đã ấn khả. Tại sao thế? Vì chúng sinh Phàm Ngu kết tập nghiệp của Thế Gian, tham dính cái của ta (Mama-kāra: ngã sở), chẳng rõ Chân Đế (Paramārtha), thế nên chẳng xứng với Tâm Nhất Thiết Trí. Nhị Thừa tuy có Thắng Nghĩa Đế Trí dùng cái thấy chẳng chính đúng (phi Chính Kiến) diệt mầm giống sinh tử cho nên cũng chẳng xứng với Tâm Nhất Thiết Trí

Chư Phật Như Lai biết đầy đủ hai Đế: Thắng Nghĩa (Paramārtha), Thế Tục (Saṃvṛti-satya), Trí Tuệ không có cùng tận, đầy đủ Hạnh Nguyện, được Đại Bồ Đề. Lại nhập vào Tam Muội của tất cả căn lành, thế nên xứng với Tâm Nhất Thiết Trí. Tại sao thế? Vì chúng sinh Phàm Ngu, Thanh Văn, Duyên Giác với các Bồ Tát đã được Phước thù thắng đều từ nơi mà Công Đức của chư Phật đã đến. Nếu Như Lai thành Đẳng Chính Giác thì không có gì chẳng phải là sức của Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni. Nên biết Kinh này là gốc của nơi mà tất cả căn lành đã sinh ra, là kho tàng gom chứa tất cả Pháp Môn, Chủng Tính không có dơ bẩn, siêu độ quân Ma.

Này Xá Lợi Phất1 Nếu các Bồ Tát nghe Kinh Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni này thì đối với Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi) đều chẳng chuyển lùi. Tại sao thế? Vì Kinh này hiển đủ chỗ hành của chư Phật, khen ngợi Công Đức ấy, hay phá hoại nghiệp sinh tử của tất cả chúng sinh, hành Pháp Thức không có nhiễm Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Tụng là:

“Các ngươi đừng ưa dính

Tất cả các Pháp rỗng (Śūnya: không)

Nơi chư Phật Bồ Đề

Cũng đừng khởi phân biệt

Nơi Bồ Đề Niết Bàn

Tâm chẳng sinh nghi ngờ

Nếu hay tu Hạnh (Caryā) này

Mau được Đà La Ni

_Nghe Tu Đa La (Sūtra: Khế Kinh) này

Tập Trí: Rỗng (Śūnya: không), không Tướng (Nirnimitta: vô tướng)

Không sinh cũng không diệt

Sẽ mau chứng Bồ Đề

_Bồ Tát trì Kinh này

Hiểu sâu vô lượng Pháp

Được sinh trong nước Phật

Gần gũi Tối Thắng Tôn

_Nếu được Đà La Ni

Quyết định nghĩa thú sâu

Chẳng sinh Tâm: lui, sợ

Thọ trì Pháp không tận

Tất cả Phật mười phương

Nói Pháp đều nghe hết

Nghe xong, đều thọ trì

Đội trên đỉnh phụng hành

_Nếu thọ trì Kinh này

Nơi văn tự, câu tên

Với Diệu Nghĩa đã nói

Trọn không có nghi, quên

Như ánh sáng Nhật Nguyệt

Chiếu soi tràn khắp nơi

Biết rõ Pháp Môn này

Thông đạt vô lượng nghĩa

_Tụng trì Kinh này nên

Liền tự hay mở biết

Tất cả Pháp tối thắng

Đà La Ni, Diệu Môn

_Giả sử trong một kiếp

Tất cả các chúng sinh

Hết thảy nghi ngờ sâu

Đều hỏi người trì Kinh

Thời Bồ Tát trì Kinh

Đều vì họ mở diễn

Đều trừ bỏ lưới nghi

Trí Bồ Tát không tận

_Yêu thích Kinh này nên

Hay mau gần Bồ Đề

Chân Phật Tử như vậy

Hộ trì Tạng bí mật

Trì Đà La Ni này

Chúng sinh đều kính nhớ

Chư Phật cùng khen ngợi

Danh tiếng vang mười phương

_Do trì Kinh này nên

Khi sắp sửa dứt mạng

Thấy tám mươi ức Phật

Duồi bàn tay tiếp dẫn

Đều nói lời như vầy

“Ngươi sinh vào nước Ta”

_Do tụng trì Kinh này

Thấy, nhận như Phước này

Hoặc trăm ngàn ức kiếp

Gây tội đáng phải chịu

Tụng Đà La Ni này

Một tháng đều thanh tịnh

_Bồ Tát trong ức kiếp

Siêng tập các Công Đức

Một tháng tụng Kinh này

Được Phước hơn điều kia

_Khéo niệm Tuệ tinh tiến

Tam Muội Đà La Ni

Kinh thường hiện trước mặt

Cho đến Như Lai Địa (Tathāgata-bhūmi)

_Chúng sinh trong ba cõi

Một lúc đều là Ma (Māra)

Tụng trì Kinh này nên

Đều không có chướng ngại

_Trong Kinh này giải thích

Tất cả các Pháp Môn

Mà nói Nhất Thiết Trí

Nhân đây thành Chính Giác

_Ta (Đức Phật) nhân nghe Kinh này Nhiên Đăng (Dīpaṃkāra) thọ ký Ta

Nói: “Ngươi sẽ thành Phật

Giải thoát các chúng sinh”

Khi ấy thấy chư Phật

Số như cát sông Hằng

Nghe chư Phật nói Pháp

Thảy đều hay hiểu rõ

_Nếu muốn được thọ trì

Pháp chư Phật đã nói

Siêng tu học Kinh này

Mau thành sức như vậy

Cõi trang nghiêm thù thắng

Đại Hội, các chúng Thánh

Tướng ánh sáng, Diệu Tộc

Đều từ Kinh này được

_Nếu người trải bảy ngày

Suy nghĩ kỹ Kinh này

Tám mươi ức chư Phật

Vì mình nói Pháp này

Cẩn thận đừng nghĩ lệch (tà tư)

Chẳng nên nghĩ, đừng nghĩ

Dùng Trí nghĩ chính đúng

Mau được Kinh Điển này

Siêng tu Pháp Môn này

Đừng sợ Bồ Đề xa

Như người đến bãi báu

Tùy ý nhặt mọi báu

_Nếu trì Đà La Ni

Đừng nói không Thiện Báo (quả báo tốt lành)

Đủ niềm vui Người, Trời

Gần Phật Vị (địa vị của Phật) chẳng khó

_Nếu nguyện mau thành Phật

Nên trì Kinh Điển này

Rốt ráo quyết sẽ được

Vô Thượng Đại Bồ Đề”

_Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Nếu Bồ Tát thành tựu bốn Pháp thì quyết định sẽ được Đà La Ni này. Nhóm nào là bốn? 1_Chẳng ưa thích Ái Dục

2_Chẳng sinh ganh ghét đố kỵ

3_Đối với các chúng sinh hay buông bỏ tất cả, không có bựu bội tức giận

4_Ngày đêm vui sướng, rất ưa thích cầu Pháp

Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát thành tựu bốn Pháp như vậy thời được Đà La Ni này” Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:

“Ái dục rất sâu dầy

Hay làm nhân Địa Ngục

Ma Vương, đường chướng này

Cần phải mau xa lìa

Lười biếng gây các tội

Nghiệp ác đọa Nê Lê (Niraya hay Niraka: Địa Ngục)

Triển chuyển ngay trong ấy

Nhiều kiếp không ngưng nghỉ

Chẳng nên sinh ganh ghét

Chặt lợi với danh tiếng

Mắt Từ (Maitri-citta) nhìn nghèo túng

Được địa vị như vậy

Tất cả hưng tranh tụng

Tâm tham ái, keo kiệt

Nếu hay đoạn trừ hết

Sẽ được như Pháp này

Ngày đêm siêng cầu Pháp

Nơi chúng sinh, không giận

Lại chuyên thích Kinh này

Mau hay được Kinh này”

_Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn Pháp thì được Đà La NI này.

Nhóm nào là bốn?

1_Trụ Hạnh A Lan Nhã thanh tịnh

2_Ngộ nhập Pháp Nhẫn thâm sâu

3_Chẳng ưa thích danh tiếng, lợi dưỡng

4_Hay buông bỏ vật đã yêu thích, cho đến thân mạng Bồ Tát thành tựu bốn Pháp như vậy thời được Đà La Ni này” Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:

“Thường tập A Lan Nhã (Araṇya)

Nơi chư Phật khen ngợi

Siêng hành Pháp Nhẫn sâu

Như cứu đầu bị cháy

Ngộ nhập nghĩa Pháp sâu

Không chỉ trích người khác

Chẳng nên luyến dính nhà

Nơi danh tiếng, lợi dưỡng

Đừng đối với tài bảo

Mà sinh Tâm tham ái

Ưa ít Dục, biết đủ

Như chim không tích trữ

_Đã có được thân người

Thường nên tu Hạnh lành

Xuất gia, vứt gốc khổ

Lành thay! Được Phật Pháp

Nhóm kiêu mạn, phiền não

Đều khiến được thanh tịnh

Cần phải siêng cung kính

Tôn trọng Phật Pháp Tăng

_Tham lợi, mất niệm Trí

Cũng mất Hạnh Tín Thí

Các nhóm người như vậy

Cách Bồ Đề rất xa

Vì thế nên vứt bỏ

Danh tiếng với lợi dưỡng

Tu trì Giới thanh tịnh

Chính Kiến, Hạnh Từ Bi”

_Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn Pháp thời được Đà La Ni này.

Nhóm nào là bốn? Ấy là nhập vào nghĩa của tám chữ. Thế nào là tám chữ?

1_Chữ Bả (PA) là Đệ Nhất Nghĩa, tất cả các Pháp vô ngã nhập vào nghĩa

2_ Chữ La (LA) nhập vào Pháp Thân không có sinh của Như Lai. Dùng Phi Minh Chiếu gom tập tướng không có chỗ nhập vào của tư lương Trí, dùng tướng không có sinh để làm Sắc Thân, dùng tướng không có cùng tận để làm Sắc Uẩn… nhập vào nghĩa

3_Chữ Ma (BA) Pháp Trí Tuệ, ngu si làm đồng loại… nhập vào nghĩa

4_Chữ Khả (KA) phân biệt nghiệp báo cũng không có nghiệp báo nhập vào nghĩa

5_Chữ Xà (JA) ngộ sinh già bệnh chết chẳng sin h chẳng diệt… nhập vào nghĩa

6_Chữ Đà (DHA) Ngộ Pháp Thể của Đà La Ni: trống rỗng (Śūnya: Không), không có tướng, không có nguyện, vắng lặng như Niết Bàn mở hiểu… nhập vào nghĩa

7_Chữ Xa (ŚA): Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ) trụ tướng Tịch Định (Samādhi: cảnh của Thiền Định, ấy là nơi các Pháp chẳng khởi vọng tưởng vọng niệm), Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: Thiền Quán) thấy chính đúng tướng của các Pháp. Như thế nào mà được trụ ở Tịch Định (Samādhi)? Thích hợp nên siêng năng ngày đêm không có gián đoạn, quán hình tượng của Phật chẳng nên chọn lấy tướng, nên niệm Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana) dùng Tuệ thấy chính đúng.

Nếu Hành Giả thấy Phật mà hiện tướng làm Phật chân thật (chân phật) thì nên tác niệm này: “Đức Phật đã được nhìn thấy này từ phương nào đi đến? Từ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới… đi đến ư?”

Nếu nhận Đức Phật này là do con người tạo ra thì nên tác niệm này: “Đức Phật này là bùn gỗ này tạo ra ư? Lại là thứ do vàng, đồng tạo ra…”

Như vậy Quán xong thời biết Đức Phật được nhìn thấy chỉ do Ta ở trong tinh xá quán hình tượng của Phật, ngày đêm nghĩ nhớ. Thế nên, Đức Phật này thường hiện trước mắt. Do đó, nên biết Ta thường thấy nghe tất cả các Pháp. Nhận là giả, thật đều từ Tâm của mình nghĩ nhớ mà dấy lên. Tức là Định ôn tập chẳng trụ thứ nhất của Bồ Tát vậy

Nếu Bồ Tát ở trong phần ban đầu (sơ phần), nơi đã tác Quán, Tâm hơi được sáng tỏ xong, nên liền nhiếp niệm khởi nơi Gia Hành (Prayoga: gia công nỗ lực mà hành) cho đến hay biết hết thảy các Pháp của tất cả Thế Gian thảy đều chẳng lìa Tâm của mình mà dấy lên. Đây là Định Dức Tướng chẳng trụ thứ hai của Bồ Tát.

Bồ Tát lại nên quán sát như vầy: “Nay Thể của niệm này là ai vậy?” Nên biết chỉ là Tâm Y Tha Khởi (Para-tantra svabhāva: tất cả sự vật đều do nhân duyên hòa hợp, Tâm Thức biến hiện mà có) , nơi mà Biến Kế Sở Chấp (Parikalpita svabhāva: Phàm Phu do tính hư vọng, chấp Y Tha Khởi mà sinh ra chấp trước cho là thật có Ta, thật có Pháp) đã nương dựa. Nên biết Tâm này không có một, hết thảy như đầu sợi lông. Đây là Định Nhẫn chẳng trụ thứ ba của Bồ Tát.

Từ Đây lại dấy lên Định tự tại. Khởi Định này xong, tức là Định Thế Đế Vô Thượng Pháp chẳng trụ thứ tư của Bồ Tát vậy.

Trong Pháp Thế Đế (Saṃvṛti-satya: Đạo lý của thế tục) thì Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) là không có gì cao hơn. Đây tức là Tâm của Y Tha Khởi Tính (Para-tantra svabhāva) vòng khắp nhập vào Viên Thành Thật Tính (Pariniṣpanna svabhāva: chỉ Chân Như có đủ ba loại Tính Chất: viên mãn, thành tựu, chân thật). Viên Thành Thật Tính này là Tính tịnh Chân Như (Bhūta-tathatā), mà Chân Như này là nghĩa Tâm chân thật. Tại sao thế? Do Thắng Nghĩa Đế (Paramārtha hay Kulanātha: nghĩa lý chân thật chẳng hư vọng) có hai tướng. Thế nào là hai tướng? Ấy là: Do tướng không có sinh, cho nên Pháp Thân của Như Lai có Thể thanh tịnh nối tiếp nhau. Lại do tướng không có cùng tận cho nên hiện bày Sắc Thân của Như Lai có Thể tướng tốt nối tiếp nhau. Bồ Tát này biết rõ Thể thanh tịnh của Pháp Nhân Như Lai xong, lại biết rõ Thể hiển hiện tướng tốt của Sắc Thân xong thời Bồ Tát liền biết Pháp Giới Giải Thoát Pháp Môn, thấy điều chưa từng thấy, Tâm sinh vui vẻ. Đây tức là Bồ Tát được địa vị Hoan Hỷ thứ nhất.

Vì sao Chân Như là Thắng Nghĩa Đế? Vì Viên Thành Thật Tính này cũng thông với Nghĩa Đế (Paramārtha: Chân Đế). Tham Dục (Rāga), giận dữ (Dveṣa), si mê (Moha) ở trong Thắng Nghĩa (Paramārtha) xưa nay vốn rỗng lặng (không tịch), không có chỗ đoạn trừ. Pháp Thân thanh tịnh ở trong Thắng Nghĩa (Paramārtha) xưa nay vốn thường tại, không có chỗ tăng ích. Do dùng Chính Kiến, Tâm không có chỗ được, gom tập tư lương của Trí, ngưng dứt các Pháp ác, thế nên Pháp Thân (Dharma-kāya) của chư Phật hiển hiện. Do dùng Chính Kiến làm các Pháp Thiện cho nên Sắc Thân (Rūpa-kāya) của chư Phật hiển hiện

Vì sao Y Tha Khởi Tính cũng là Thắng Nghĩa Đế? Do Tính tự không có Tính gom tập dấy lên của Nhân (Hetu) cho nên lìa sự chấp có. Nhưng tồn tại sự vật, cho nên lìa sự chấp không có

Lại nữa, thế nào là Biến Kế Sở Chấp (Parikalpita svabhāva)? Vì năm Uẩn, mười hai Xứ, mười tám Giới của Tự Tính cũng là trụ ở Thắng Nghĩa Đế Môn, nên biết nơi đã thấy chủng loại của nhóm Uẩn chỉ là Phàm Phu đời trước gom tập Nhân Duyên, nghĩ nhớ Duyên đeo bám mà thật chẳng phải là có (phi hữu). Thế nên Bồ Tát hiểu Uẩn, Giới, Xứ hiện bày Pháp Thân trong tất cả Pháp. Bồ Tát đã hiểu Uẩn Giới Xứ ấy chỉ là nơi mà Phàm Phu đã nhìn thấy ngay trong Tâm của mình, rồi liền dùng điều này nhiếp các chúng sinh tu Bồ Tát Hạnh (Bodhisatva-caryā). Thế nên Bố Tát thấy Uẩn (Skandha) Giới (Dhātu) Xứ (Āyatana), tất cả Tư Lương (Sambhāra) của Thể Tướng hiển hiện tướng tốt của Sắc Thân.

Thế nào là quán hình tượng Phật cũng trụ Thắng Nghĩa Đế Môn? Nên tác niệm này: “Nay Ta đã thấy hình tượng của Đức Phật, chẳng phải là hết thảy Tướng chủng loại của Phật. Đây chỉ là Ta hiện tại quán sát nhân duyên của Tượng, cho nên thấy hình tượng Phật được vào trong Định, loại biết tất cả các Pháp cũng lại như vậy. Do nghĩa này cho nên thấy hình tượng của Phật chẳng ứng với nói chung không có. Nên biết chữ Xa (Śa) cùng với tất cả Pháp, mỗi mỗi không có sai biệt, đều đồng Pháp Môn… nhập vào nghĩa.

8_Chữ Xoa (KṢA): Các Pháp đều trống rỗng (Śūnya: Không) chẳng sinh chẳng diệt. Tại sao thế? Vì ngộ hiểu các Pháp xưa nay vốn rỗng lặng (không tịch), Niết Bàn của Tự Tính… nhập vào nghĩa.

Nghĩa của tám chữ này như vậy thọ trì, tùy theo phương nào, hết thảy Kinh Quyển này cần phải tôn trọng, cung kính, cúng dường. Mỗi một nửa tháng đọc tụng, diễn nói.

Nếu thấy người tụng tập Kinh Điển này thì khen ngợi, khuyên nhủ tinh tiến.

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có Bồ Tát tu bốn Pháp này thời được Đà La Ni này.

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là :

“Tám chữ thường nghĩ nhớ

Viết chép Kinh Điển này

Mỗi một nửa tháng nói

Siêng cảm hóa chúng sinh

Do đây gần Phật vị (địa vị của Phật)

Trí Tuệ rất rộng khắp

Ở cõi nước mười phương

Gần gũi thấy Như Lai

Liền ở chỗ chư Phật

Học Pháp, Phật đã hành

Bền chắc hộ trì Giáo

Các ác đều đoạn trừ”

_Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát tu học Đà Na Ni như vậy, sẽ được Pháp Lợi của bốn loại căn lành. Nhóm nào là bốn?

1_Chư Phật ở mười phương nhiếp hộ người này

2_Rốt ráo không có các Ma gây nhiễu loạn

3_Các nghiệp chướng ác mau được thanh tịnh

4_Mau được Biện tài vi diệu không có đứt đoạn

Này Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát thọ trì Đà La Ni như vậy sẽ được Pháp Lợi này Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:

“Thọ trì Kinh này nên

Mười phương Phật hộ niệm

Tất cả các quân Ma

Khong thể gây nhiễu não

Tội nặng, các nghiệp chướng

Mau hết, không có sót

Nơi Đà La Ni này

Sẽ mau hay mở hiểu

Nghe khen trì Kinh này

Đọc tụng với viết chép

Như Thuyết mà tu hành

Mau chứng quả Bồ Đề”

_Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Thời xa xưa cách nay vô lượng a tăng kỳ kiếp. Lúc đó có Đức Phật, hiệu là Bảo Thắng Uy Tú Kiếp Vương Như lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn hiện ra ở đời.

Này Xá Lợi Phật! Khi Đức Bảo Thắng Uy Tú Kiếp Vương Như Lai vào Niết Bàn thời có vị Chuyển Luân Thánh Vương tên là Tinh Trì đầy đủ bảy báu, là vua của bốn Thiên Hạ. Vị vua ấy có người con tên là Bất Tư Nghị Công Đức Tối Thắng. Lúc đó, vị vương tử này mới 16 tuổi, ở chỗ của Đức Bảo Thắng Kiếp Vương Phật, bắt đầu được nghe Đà La Ni này rồi siêng năng tu tập. Sau đó, ở trong bảy vạn năm buông bỏ thân mạng, tiền của cùng với ngôi vua. Lại ở trong bảy vạn năm một mình ở nơi nhàn tĩnh, ngồi KIết Già, hông chẳng chạm đất. Ở chỗ của 99 ức trăm ngà na do tha các Như Lai nghe nói Kinh này thảy đều thọ trì. Khi ấy, vị vương tử liền xuất gia, trải qua chín ngàn năm đem Vô Biên Môn Đà La Ni này rộng vì chúng sinh mở diễn nghĩa ấy. Rồi vị vương tử Tỳ Khưu ở trong đời sau giáo hóa 80 ức na do tha trăm ngàn chúng sinh thảy đều an trụ Đạo A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), hoặc có chứng nơi Địa Bất Thoái Chuyển.

Thời trong Chú ấy có một vị Trưởng Giả tên là Nguyệt Tràng nghe nói Vô Biên Môn Đà La Ni này xong. Do sức Công Đức của căn lành tùy vui cho nên được gặp chín ức chư Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường, được Pháp Đà La Ni tối thượng này, nơi các ngôn luận rất ư thù thắng, lại được Biện Tài bậc nhất không có đứt đoạn. Ở trong ba kiếp cúng dường chư Phật, trải qua ba kiếp xong thời được thành Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, hiệu là Nhiên Đăng (Dīpaṃkāra)

Này Xá Lợi Phất! Vương Tử Tỳ Khưu Bất Tư Nghị Công Đức Tới Thắng lúc đó, nay là Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha) vậy

Này Xá Lợi Phất! Ta cùng với các nhóm Bồ Tát đời Hiền Kiếp (Bhadra-kalpa), khi hành Bồ Tát Đạo (Bodhisatva-mārga) thảy đều được nghe Đà La Ni này, thâm tâm tùy vui. Do nhân duyên của căn lành tùy vui này, vượt qua 40 trăm ngàn kiếp sinh tử lưu chuyển trong Thế Gian, lại ở chỗ của chín ức các Như Lai cúng dường, cung kính. Sau đó được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Này Xá Lợi Phất! Nếu người muốn mau được Đại Bồ Đề, nên thích ứng thọ trì Đà La Ni này. Nếu lại chẳng thể thọ trì thì chỉ cần sinh tùy vui. Tại sao thế? Do căn lành này quyết định sẽ được Địa Bất Thoái Chuyển, cho đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Huống chi là thọ trì, đọc tụng, viết chép, rộng vì người khác phân biệt diễn nói thời Phước đã được ấy chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, tất cả chúng sinh không ai có thể đo lường được”

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:

“Nếu có nghe Kinh này

Viết chép, sinh tùy vui

Đọc tụng với thọ trì

Rộng vì người khác nói

Công Đước đạt được ấy

Chúng sinh chẳng thể lường

Ở trong vô lượng kiếp

Được Phước không cùng tận

_Nơi Bồ Tát sinh ra

Thường được thấy chư Phật

Được Tin chẳng nghĩ bàn

Khéo hiểu nghĩa Kinh sâu

Nơi Kinh có nghi ngờ

Liền hay tự khai ngộ

Từ đây mau chóng thành

Quả Bồ Đề vô thượng

Tổng Trì, Thần Thông Định

Nhóm này đều không tận

Thấu đạt Pháp Nhẫn sâu

Thường gần các Như Lai

_Ta nhớ đời quá khứ

Nghe nói Kinh như vậy

Cung phụng hằng sa Phật

Được thành Đạo vô thượng

_Trưởng Giả Nguyệt Tràng kia

Thành Phật, hiệu Nhiên Đăng

Tỳ Khưu Công Đức Thắng

Thành Vô Lượng Thọ Phật

_Ta, vô lượng Bồ Tát

Ở trong đời Hiền Kiếp

Đều được nghe Kinh này

Thân Tâm cùng tùy vui

Do Công Đức tùy vui

Tiêu diệt các bụi dơ

Diệt tội chướng không sót

Mau thành Vô Thượng Gia

_Nếu thích gần Bồ Đề

Giáng Ma, trang nghiêm Tướng

Siêng tu Tổng Trì này

Nơi muốn chẳng khó được

Nếu cho mọi châu báu

Tràn đầy hằng sa cõi

Bồ Tát trì Kinh này

Phước ấy hơn Phước trước” _Đức Phật bảo xá Lợi Phất: “Nếu Bồ Tát chuyên tâm niệm Đà La Ni này thời có tám vị Dạ Xoa thường sẽ ủng hộ. Nhóm nào là tám? Vị thứ nhất tên là Thú Lợi, vị thứ hai tên là Điệt Trà, vị thứ ba tên là Bát Bộ Đê, vị thứ tư tên là Na La Diên Bạt, vị thứ năm tên là Già Lợi Đát, vị thứ sáu tên là Đột Đạt Sản, vị thứ bảy tên là Câu Mạt, vị thứ tám tên là

Tô Bác Hô. Tám vị Dược Xoa này trụ tại nút Tuyết, hộ niệm người này, hỗ trợ Đạo Nghiệp, giúp cho trừ suy hoạn, lợi ích cho tinh khí của người ấy. Người trì Kinh này cần phải tắm gội, mặc quần áo sạch, Kinh Hành tụng tập Đà La Ni này. Đối với các chúng sinh dùng Tâm bình đẳng, quán sát nghĩa của Kinh, như Pháp cúng dường.

_Lại có tám vị Đại Bồ Tát tại cõi Trời Dục Giới (Kāma-dhātu) cũng thường ủng hộ người trì Kinh này. Nhóm nào là tám? Vị thứ nhất tên là Lỗ Già, vị thứ hai tên là Tỳ Lao Chiến, vị thứ ba tên là Bát Nương Bát Tỳ, vị thứ tư tên là Tốt Da Yết Tỳ, vị thứ năm tên là Tát Đê, vị thứ sáu tên là A Tỳ Bát Da Bát Bản, vị thứ bảy tên là Nặc Xoa Đát La Xà, vị thứ tám tên là Già Lợi Đát Ma. Tám Bồ Tát này cũng sẽ hộ vệ, hỗ trợ Đạo Nghiệp khiến được Pháp này. Người trì Đà La Ni này cần phải tôn trọng, tin nhận phụng hành, thương yêu lo lắng chúng sinh, buông bỏ lỗi lầm, điều ác ấy. Tuy nhận chút ơn, nhưng Tâm thường nghĩ đền sự báo đáp. Đối với Pháp thâm sâu, chuyên cầu mở hiểu, dùng phương tiện khéo luôn làm lợi cho chúng sinh, đối với người đến xin thì ban cho không có tiếc”.

_Khi Đức Như Lai nói Pháp thời có 32 hằng ha sa đẳng Bồ Tát được Đà La Ni này, nơi Vô Thượng Bồ Đề đều chẳng chuyển lùi. Lại có 60 tần bạt la Bồ Tát được Vô Sinh Nhẫn. Lại có 32000 Trời, Người đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)

Lúc đó, ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này chấn động theo sáu cách, chư Thiên tuôn mưa hoa, trăm ngàn nhạc khí chẳng đánh tự kêu vang. Thời Trưởng Lão Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Kinh này có tên gọi gì? Phụng trì như thế nào?”

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: “Kinh này có tên là Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni, cũng có tên là Năng Đạt Bồ Đề Đà La Ni, cũng có tên là Nhất Thiết Trí Giáng Phục Chúng Ma Đà La Ni. Nên thọ trì như vậy”

Bấy giờ, Đức Phật nói Kinh này xong thời Trưởng Lão xá Lợi Phất cùng với các Bồ Tát đến từ cõi nước khác, tám Bộ Trời Rồng, người, Phi Nhân… nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui vẻ phụng hành.

 

KINH XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI

_Hết_

07/07/2015