KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Hán dịch: Bát Thích Mật Đế
Việt dịch: Hòa Thượng Thiền Sư Thích Từ Quang
QUYỂN 10
1. HÀNH-ẤM MA
Đức Phật dạy:
– A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, tưởng-ấm tiêu-tan, vọng-niệm đoạn-trừ, thức-ngũ như một giấc minh-tinh, cũng như hư-không, chẳng có tướng thô-phù và bóng tiền-trần.
Quán-sát núi-sông đâVbằng ở thế-gian như tấm gương trong-suốt, không còn dính-mắc chi cả, thọ-ấm soi tỏ, dấu vết dĩ-vãng diệt-tận, các tập-khí trần-cấu cũ đều dứt-tuyệt, chỉ còn một điểm
tinh-chơn về căn-nguyên sanh-diệt khiến 12 chủng-loại chúng-sanh, từ chủng-loại thông mạng cho tới chủng loại chưa thôngmạng đều do một căn-nguyên, ví như con nai thấy biết chất trong- trẻo, tưởng là chỗ căn-trần cứu-cánh nhưng đó chỉ là cảnh-giới của ấm hành.
Nguyên-tánh rõ thấu chất trong-trẻo, ví như các làn sóng biến-mất, nước trở nên yên-lặng, tinh-khiết, đó là dứt sạch ấm hành thì dĩ-nhiên thoát-ly chúng-sanh trược, xem-xét thấy rõ vọng-tưởng điên-đảo là cội gốc sanh-tử.
2. A-Nan! Ông phải biết: Như vậy đắc Chánh-Biến-Tri trong pháp Tam-ma-đề, vững-chắc chánh-tâm thì mười chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu xét rốt-ráo căn-bổn viên-minh của chúng-sanh, nhờ căn-bổn ấy mà được tỏ-rạng phong-quang, đến khi hôn-muội trầm-nịch là tại vọng-tưởng nhiễu-động, cũng ở trong căn-bổn ấy. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào hai thứ luận chấp vô-nhân như sau:
a) Vì sao Thiện-nam-tử thấy căn bổn vô-nhân?
Vì Thiện-nam-tử nương theo nhãn-căn, 8 trăm công-đức, trong 8 vạn kiếp, thấy biết có chúng-sanh trôi-lăn ở biển nghiệp, sanh rồi tử, tử rồi sanh, luân-hồi suốt 8 vạn kiếp mịt-mù. Thiện-nam-tử chỉ thấy biết thập phương chúng-sanh ở thế-gian luân-hồi từ 8 vạn kiếp trở lại, vô-nhân mà có. Do chỗ luận mê-chấp đó mà Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề.
b) Vì sao Thiện-nam-tử thấy căn-bổn vô-nhân ?
Vì Thiện-nam-tử thấy biết căn-bổn Thiên-Nhân vốn thọ, thú- vật vốn ngang, người sanh người, chim sanh chim, quạ thì đen, cò thì trắng, quạ đen không nhuộm mà đen, cò trắng không phải rửa
mà trắng, từ 8 vạn kiếp đến nay không có thay đổi và từ đây về sau chắc cũng tự-nhiên như vậy.
Căn-bổn không có nhân thấy Bồ-Đề thì làm sao thành tựu quả Bồ-Đề? Như vậy căn-bổn của các vật-tượng ở thế-gian hiện nay đều vô-nhân. Do chỗ luận mê-chấp đó mà Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại đạo, lầm tánh Bồ-Đề.
Hai thứ luận chấp vô-nhân như vậy gọi là Đệ-nhứt ngoại-đạo lập vô-nhân luận.
3. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rối-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở trong căn-bổn viên- minh ấy. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ
luận chấp thường như sau:
a) Cứu-xét rốt-ráo tâm và cảnh, hai thứ đều vô-nhân, do sức-tu-tập thây biết trong vòng 2 vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sống chết tuần-hoàn không mất, nên chấp là thường.
b) Cứu-xét rốt-ráo tứ-đại (địa thủy hỏa phong), bổn-tánh thường-trụ, do sức tu-tập thấy biết trong vòng bốn vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sông chết tuần hoàn, không mất, nên chấp là thường.
c) Cứu-xét rốt-ráo lục-căn cho tđi lục-thức, ý-thức lãnh-hội và Mạt-na thức truyền-tống, bổn-tánh thường-trụ, do sức tu-tập thấy biết trong vòng 8 vạn kiếp, thập phương chúng-sanh sống-chết tuần hoàn không mất, nên chấp là thường.
d) Cứu-xét rốt-ráo tưởng-ấm sanh-diệt, vốn không có lưu-chuyển, đã dứt sạch thì tự-nhiên thành bất-sanh bất-diệt, nên chấp là thường.
Vì bốn thứ luận chấp thường đó, nên Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp thường như vậy gọi là Đệ-nhị ngoại-ãạo lập viên-thường luận.
4. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở tự-tha. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ luận điên-đảo, chấp một phần thường, một phần vô-thường như sau:
a) Quán Tâm Chơn-Như diệu-minh bao trùm thập phương pháp-giới, rộng lớn bao-la, yên-lặng cứu-cánh, tất cả chúng-sanh đều duy tâm mà có sanh có tử, nên thể-tánh của Tâm Chơn-Như diệu-minh là thường, còn thể-tánh của vạn-vật sanh-tử là vô-thường.
b) Không quán Tâm Chơn-Như mà quán Hằng-sa quốc-độ ở khắp mười phương, chỗ kiếp bất hoại, chấp là thường, còn chỗ kiếp hoại, chấp là vô-thường.
c) Quán Tâm tinh-tế mật-nhiệm, ví như vi-trần lưu chuyển ở khắp mười phương, thể-tánh không biến-đổi, khiến thân hoạn có sanh có diệt, thể-tánh không biến-đổi, chấp là thường, còn vạn- vật duy Tâm mà có sanh-tử, chấp là vô-thường.
d) Thấy biết hành-ấm vẫn lưu-chuyển thì chấp là thường, còn sắc-ấm, thọ-ấm và tưởng-ấm dứt sạch thì chấp là vô-thường.
Vì bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử mất Chánh-Biến-Tri, lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ tam ngoại-đạo lập nhứt phần thường, nhứt phần vô -thường luận.
5. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng- sanh, thấy biết thường có sự nhiểu-động ở trong phận-vị. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bôn thứ luận chấp hữu-biên và vô-biên như sau:
a) Cứu-xét tâm vốn sanh, lưu-dụng không dứt, về quá-khứ gọi là hữu-biên, còn Tâm ở hiện-tại tiếp-nốì nhau gọi là vô-biên.
b) Cứu-xét trong vòng 8 vạn kiếp, thây biết chúng-sanh gọi là hữu-biên, còn ngoài 8 vạn kiếp mịt-mù, không thấy biết gọi là vô-biên.
c) Cứu-xét thế-giới vạn-vật đều do Tâm tạo, gọi là hữu-biên, còn thể-tánh của Tâm biến-tri bao-trùm khắp pháp-giới, gọi là vô-biên.
d) Quan-sát rốt-ráo ấm hành, chủ-tâm suy-xét, thấy biết thế-giới vạn-vật đều có phân nửa sanh gọi là hữu-biên, phân nửa diệt gọi là vô-biên.
Do bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ-tứ ngoạí-đạo lập hữu-bỉên cập vô-biên luận.
6. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rốì.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở tri-kiến. Do chỗ cứu- xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào bốn thứ luận điên-đảo, chấp bất-tử rối-loạn luống-dối như sau:
a) Quán nguồn-gốc biến-hóa của các pháp, thấy biết có lưu-chuyển gọi là vô-thường, có tương-tục gọi là thường-trụ, có thấy kiến-xứ gọi là sanh, không thấy kiến-xứ gọi là diệt, tương-tục không dứt gọi là tăng, tương-tục bị gián-đoạn gọi là giảm, chỗ sanh-hóa gọi là có, chỗ diệt-vong gọi là không, cứu-xét dụng tâm thấy riêng-biệt. Như thế có người cầu đạo, xin học yếu-nghĩa thì hành-giả đáp: “Tôi cũng sanh cũng diệt, cũng có cũng không, cũng tăng cũng giảm”, lời nói mơ-hồ rối-loạn luống-dối, chẳng có một mảy quyết-định chắc-chắn, làm cho người cầu đạo không
hiểu rõ và quên-mất cả chương-cú.
b) Quán Tam không và chấp cái không của Tam vốn chẳng có chỗ chứng. Có người hỏi thì hành-giả chỉ đáp bằng chữ “không”, đó là lời nói mơ-hồ.
c) Quán Tam châu-biến, chỗ nào cũng có, và chấp cái có của Tầm vốn có chỗ chứng. Có người hỏi thì hành-giả chỉ đáp bằng chữ “có”, đó là lời nói mơ-hồ.
d) Thấy cũng có cũng không, cảnh-vật phân-ly, Tâm thì rối-loạn. Có người hỏi thì hành-giả đáp: “có tức không, không tức có”, đó là lời nói mơ hồ.
Do bốn thứ luận chấp đó, nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Bốn thứ luận chấp như vậy gọi là Đệ-ngũ ngoại-đạo lập tứ chủng điên-đảo, bất-tửkiểu-loạn, biến-kếhư-luận.
7. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng ma không có phương tiện phá-rốì.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng- sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở trong cảnh lưu-chuyển vô-tận. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc vào chỗ chết có hình-tướng, sanh tâm điên-đảo, tự giữ thân cũ, nói sắc vốn là ta; hoặc thấy cái ta bao-trùm quốc-độ, nói cái ta có sắc; hoặc tie n- duyên theo trở lại, nói sắc thuộc ve ta; hoặc cái ta nương theo ấm-hành tiếp-nối nhau, nói cái ta tại sắc; cứu xét như thế mà cho rằng chết ro i có hình-tướng, tua n-hoàn 16 hình-tướng, chấp tánh phiền-não, chấp tánh Bo -Đe , hai tánh đe u dứt, không có cảm-xúc lẫn nhau.
Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, làm tánh Bồ-Đề Luận chấp như vậy gọi là Đệ-lục ngoại-đạo lập ngũ- ấm trung, tử hậu hữu tướng, tâm ãiên-đảo luận.
8. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thây biết thường có sự nhiễu-động đoạn trừ trước sắc-ấm, thọ-ấm và tưởng-ấm. Do chỗ cứu-xét đó mà Thiện-nam-tử lạc
vào chỗ chết rồi không có hình-tướng, sanh tâm điên-đảo.
Thấy biết sắc-ấm dứt sạch thì thân không có ràng-buộc, như tướng đã mất, tâm không dính mắc. Thây biết thọ-ấm dứt sạch thì không có chi tiếp-nối, thể-tánh của ấm cũng tiêu-tan. Không có thọ-ấm thì không có tưởng-ấm. Ví-dụ như loài thảo-mộc, thể-tánh hiện-tiền không có hình-tướng thì làm thế nào chết rồi được hình- tướng? Nhân chỗ thấy biết đó mà cứu-xét, sau khi chết không có hình-tướng không có 8 sắc thái tuần-hoàn, sanh-tâm vọng chấp, Niết-Bàn và nhân-quả đều không, chỉ có danh-từ cứu-cánh đoạn- diệt.
Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh BỒ-ĐỒ. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-thất ngoại-đạo lập ngũ-ấm trung, tử hậu vô-tướng, tăm đỉên-đảo luận.
9. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rốì.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động ở hành-ấm, hai thứ thọ- ấm và tưởng-ấm đã dứt, hai tự-thể “có không” tương-khắc, hành- giả lạc vào vị-trí “chết rồi mất hết”, sanh tâm luận điên-đảo.
Các thứ sắc-ấm, thọ-ấm và tưởng-ấm thấy có, chẳng phải có, thay-đổi trôi-lăn, thấy không, chẳng phải không, như vậy tuần- hoàn rốt-ráo giới-ấm, vào chỗ không-tướng, tùy đắc nhứt duyên vọng chấp, hiện nay có tướng, về sau thì không, thể-tánh của hành-ấm biến-chuyển, Tâm Phật thông-ngộ, “có không” đều dứt, hư- thiệt lầm-lỗi, do đó cứu-xét thấy biết chết rồi mất hết, hậu lai mịt-mù không thể nói được.
Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-bát ngoại-đạo lậpngũ- ấm trung, tử hậu cu phi, tâm điên-đảo luận.
10. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động, mê-chấp sau khi chết không sanh tánh suy-nghĩ, hành-giả lạc vào 7 thứ luận đoạn-diệt. Thân-diệt, dục-diệt, xúc-diệt, ấm-diệt, khổ-diệt, lạc-diệt, xã các diệt, tuần-hoàn rốt-ráo ở 7 cảnh-giới như Tứ-châu, Lục-dục, Sơ- thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền, Tứ-thiền, Tứ-không, hiện-tiền tiêu- diệt, diệt rồi không còn hồi-phục, vì thế sanh tâm luận chấp chết rồi đoạn-diệt.
Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-cửu ngoại-đạo lập ngũ-ấm trung, tử hậu đoạn-diệt, tâm điên-đảo luận.
11. A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh định, giữ vững chánh-tâm thì các chướng-ma không có phương-tiện phá-rối.
Lúc bấy giờ Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo căn-bổn của chúng-sanh, thấy biết thường có sự nhiễu-động, mê-chấp sau khi chết không sanh tánh suy-nghĩ, hành-giả lạc vào 5 thứ luận mê-châp 5 cảnh Niết-Bàn ở 5 chỗ như: chấp dục-giới thiên làm chánh-nhân chuyển-y Niết-Bàn, thấy biết tinh-minh sanh ra ái-mộ, chấp Sơ- thiền-thiên sanh tánh vô-ưu, chấp Nhị-thiền-thiên được tâm địa vô-khổ, chấpTam-thiền-thiên an-vui tốt-đẹp, chấp Tứ-thiền-thiên trừ tuyệt hai thứ thế gian vui-khổ, không thọ luân-hồi sanh-tử, đó là mê-chấp ở 5 cảnh Trời hữu-lậu phát ra kiến-giải vô-vi tức là 5 chỗ nương-dựa an-ổn thắng-tịnh, tuần-hoàn cứu-cánh.
Do luận chấp đó nên Thiện-nam-tử lạc vào ngoại-đạo, lầm tánh Bồ-Đề. Luận chấp như vậy gọi là Đệ-thập ngoạỉ-đạo lập ngũ-ấm trung, ngũ-hiện Niết-Bàn, tâm điên-đảo luận.
12. A-Nan! Mười thứThiền-định cuồng-giải như vậy đều do công-dụng của Hành-ấm mà chuyển-động phát-hiện.
Vì hành-giả ngoan-cố mê-muội, không biết suy-xét sáng-suốt, gặp cảnh hiện-tiền, lấy mê làm ngộ, tự giả xưng là chứng Thánh, thành-thử phạm tội đại-vọng-ngữ, ưng-đọa Vô-gián địa-ngục.
Thế nên ông và Đại-chúng phải nhứt-tâm y-giáo phụng-hành như vầy: Sau khi Như-Lai nhập-diệt, ở trong đời mạt-pháp, dĩ tận-lực truyền-bá cho chúng-sanh nghĩa-lý nhiệm-mầu giải-thoát, không nên sơ-suất, để các chướng-ma, từ nội-ma tới ngoại-ma, có thủ đoạn ác-nghiệt sâu-xa phá-rối. Quí vị phải cứu-giúp nhau tiêu-trừ tà-kiến ma-giáo, dạy-dỗ nhau cho thân-tâm sáng-suốt chơn-lý của Đạo Bồ-Đề Vô-Thượng, tránh khỏi các nạn mê-lầm nghi-hoặc, không nên vì được công-quả chút-ít đã cho là đủ. Tóm-tắt lại, quí vị có bổn-phận phải làm tiêu-chuẩn thanh-tịnh cho Đại-Giác-vương.
13. THỨC-ẤM MA.
Đức Phật dạy:
– A-Nan! Thiện-nam-tử tu pháp chánh-định, hành-ấm đoạn-trừ, thế-gian tánh nhiễu động, đồng-phận sanh ra rồi thoạt-nhiên tiêu mất, căn-duyên trầm xuống, buộc Trung-ấm thân(l) đền-trả nghiệp-báo, nhân cảm quả ứng đều hết.
Ở Niết-Bàn sáng tỏ như lúc rạng-đông gà gáy, xem qua đông-phương đã có tinh-sắc, sáu căn thường thanh-tịnh, không còn theo trần-tướng, nội-tâm và ngoại-cảnh quang-minh, vào vô-sở nhập, hiểu-rõ căn-do thọ-mạng của 12 loại chúng-sanh ở mười phương, chấp cội-gốc của vạn-vật bất cảm-triệu ở khắp thế-gian đã được đồng cảnh, tinh-sắc không trầm, đó là xứ-sở của ấm thức.
Như vạn-vật đã được đồng cảnh, tiêu hết sáu-căn, khai hiệp thành-tựu, thấy nghe thông-cảm, hằng thanh-tịnh thập phương thế-giới và thân-tâm như ngọc lưu-ly trong ngoài đều sáng-tỏ, đó là ấm thức dứt sạch thì dĩ-nhiên thoát-ly mạng trược, hình không luống không, quan-sát thấy rõ vọng-tưởng điên-đảo là cội-gốc sanh-tử.
14. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, thức-ấm trở về cội-gốc, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu-nhiệm trong-sáng chưa-tròn, năng-khiếu tự-thân khai-mở, sáu căn ly- hiệp, cùng các loài ở khắp mười phương thông-cảm, hiểu-biết thông-đồng, vào căn-bổn châu-viên như nương về chỗ Chơn-Thường, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp nhân sở-nhân, kết bạn với ngoại-đạo Ca-tỳ ca-la chủ-trương minh-đế, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ nhứt lập tâm sở-đắc, quả thành sở qui, xa-lánh Viên- Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh ra chủng-tộc ngoại-đạo.
15. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, lấy tự thể làm nơi nương về, 12 loại chúng-sanh khắp hư-không thế-giới đều ở tự-thân hằng lưu-xuất, phát-sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp năng phi-năng, kết bạn với Ma- vương Ma-hê thủ-la biến-hiện vô-số thân, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ hai lập tâm làm thành quả năng-sự, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc Đại-Mạn Thiên chấp ngã biến-mãn.
16. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, như có sở-qui, thức-ấm hiện ra, sanh lòng nghi thân-tâm cho tới thập phương hư-không cũng do thức-ấm mà có, chấp thức-ấm lưu-chuyển làm thân Chơn-Thường, không còn hữu-không trong cảnh sanh-diệt, vội tưởng là thường-trụ, mê lý bất-sanh, lầm lý sanh diệt, trụ cảnh mê-trầm, khởi hiện thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị trí chấp thường phi-thường, kết bạn với Tự-Tại Thiên, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép-tắc thứ ba lập nhãn theo tâm, thành quả vọng-xét, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc toàn điên-đảo.
17. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tự hiểu-thấu viên mãn, ý-thức thảo-mộc ở mười phương như nhân-loại, thảo-mộc làm người, người làm thảo-mộc, thập phương đồng-tình đồng-tánh, hiểu-biết giông nhau, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị trí vô-tri, kết bạn với ngoại-đạo Ba-Trà Tản-Ni chấp biết tất cả, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri-kiến, gọi là phép tắc thứ tư lập tâm hiểu-biết, thành quả mê-trầm, xa-lánhViên-Thông, cách-biệtNiết-Bàn, sanh làm chủng-tộc hiểu-biết điên-đảo.
18. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tánh viên-dung của sáu căn sử-dụng tùy thuận biến-hóa, tất cả đều cầu quang-minh thanh-tịnh, lại muôn ái kiến phổ-biến, nên xem-xét sáu trần thành-tựu, và dùng sáu trần lập bổn-nhân, cho là thường-trụ. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp sanh vô-sanh, kết bạn với dòng dõi Ca-Diếp-Ba chuyên tâm thờ phụng lửa, nước, cầu siêu thoát sanh-tử, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ năm chấp trước thờ phụng, bỏ tâm theo tướng, lập vọng làm nhân, nương vọng thành quả, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc điên-đảo.
19. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, thấy biết thức-ấm viên-minh, chấp thức ấm như hư-không, vạn- vật đều lấy hư-không vĩnh-diệt làm chỗ nương về, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp qui vô-qui, kết bạn với Thuấn-Nhã-Đa ở Thiên-giới vô tưởng, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ sáu toàn tâm hư-vô, thành quả không vọng,, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc đoạn-diệt.
20. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tham cầu thân tứ-đại thường-trụ đồng với Tầm Chơn-Như viên- mãn, cố làm cho thân tứ-đại trường sanh bất-tử, phát ra thắng- giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp tham phi tham, kết bạn với A-Tư-Đà, cầu căn-mạng sống lâu vĩnh-viễn, muội tánh Bồ- Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ bảy chấp trước căn-mạng, lập nhân cố-vọng, trả quả lâu-dài, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc mê-vọng.
21. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, cứu-xét căn-mạng và trần cảnh dung-thông, lo sợ căn-trần tiêu- mất, nên tham-cầu căn-trần bền-chắc, ngồi tòa sen biến-hóa thất-trân bảo-vật để buông thả tâm-thần vui-thích, sanh ra thắng-giải.
Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí chấp chơn vô-chơn, kết bạn với dòng dõi Tra-Chi Ca-La, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ tám phát nhân tà-tưởng, lập trần-quả thạnh, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng- tộc Thiên-ma Ba-Tuần.
22. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-âm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, căn-mạng tỏ-rạng, phân-biệt khéo vụng, so-sánh chơn-giả, nhân- quả vay-trả do sự cảm-ứng, sanh lòng phản đạo thanh-tịnh, chỉ thấy cảnh khổ đoạn-trừ tập-nghiệp, hành đạo ở cảnh diệt mà không chịu cầu tiến, phát hiện thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí định-tánh Thinh-Văn, kết bạn với chư Tỳ-khưu vô-văn, tăng- thượng-mạn, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ chín toàn tâm tinh-chuyên cảm-ứng, lập thú-tịch quả, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc nghi chấp ràng-buộc.
23. A-Nan! Thiện-nam-tử cứu-xét rốt-ráo, hành-ấm dứt sạch, đã hết sanh-diệt, ở chỗ tịch-diệt mầu nhiệm trong-sáng chưa tròn, tánh viên-dung thanh-tịnh, hiểu-biết khôn-khéo, cứu-xét sâu-xa, biến-tạo cảnh viên-tịch mà không chịu cầu tiến, phát sanh thắng-giải. Như vậy hành-giả lạc vào vị-trí định-tánh Bích-Chi, chỉ nương theo các duyên bất-hồi-tâm riêng-biệt của mình, kết bạn với Độc-Giác, muội tánh Bồ-Đề của Phật, quên mất tri kiến, gọi là phép tắc thứ mười thông-hiểu tâm hiệp, thành quả sáng-tỏ, xa-lánh Viên-Thông, cách-biệt Niết-Bàn, sanh làm chủng-tộc viên-minh giác-tánh nhưng không có biến-hóa.
24. A-Nan! Mười thứ thiền-định như vậy, thực-hành nửa đường hay bị điên-cuồng, nhân làm theo sự mê-hoặc biến hiện, ở bên trong, vị-trí chưa đủ mà cho là đủ, tâm-huệ chưa tròn mà cho là tròn, đó là tại công-dụng của thức-ấm mà chuyển-động phát sanh.
Vì hành giả ngoan-cố mê-muội, không biết suy-xét sáng-suốt nên gặp cảnh hiện-tiền, mỗi thứ mỗi cố-chấp, mỗi thứ mỗi tham- cầu, triếu-mến, quyến-luyến, cho tới có khi trước luyện mê-tâm, sau tự thôi dứt, hầu lập vị-trí cứu-cánh nương về chỗ an-ổn, như thế lại tự xưng đã viên-mãn Diệu-quả Bồ-Đề Vô-Thượng, thành- thử phạm tội đại-vọng ngữ của hạng ngoại-đạo ma-giáo, chiêu- cảm tử-nghiệp ưng-đọa Vô-gián địa-ngục. Hành đạo như vậy, dầu có ở vị-trí Thinh-văn hoặc Duyên-Giác cũng khó tinh-tấn.
Thế nên ông và tất cả Đại-chúng phải nhứt-tâm y-giáo phụng-hành như vầy: Sau khi Như-Lai nhập-diệt, ở trong đời mạt-pháp, dĩ tận-lực truyền bá cho chúng-sanh nghĩa lý nhiệm-mầu giải- thoát, không nên sơ-suất, để xem những chướng-ma nổi-dậy dùng thủ-đoạn ác-nghiệp sâu-xa nhiễu-hại. Quí vị phải cứu-giúp nhau dứt tuyệt tà-kiến ác-duyên, hộ-trì nhau cho thân-tâm tránh khỏi đường mê-vọng, thành-tựu phước-đức, nhập Phật tri-kiến (2).
25. PHẬT HlỂN-MINH PHÁP-MÔN BỒ ĐỀ VÔ-THƯỢNG.
Đức Phật dạy:
– A-Nan và Đại-chúng! Pháp-môn thâm-diệu vi-mật như vậy, ở các đời quá-khứ, trong Hằng-sa kiếp, có vô-lượng chư Phật nương theo Pháp-môn thâm-diệu vi mật đó mà tâm-địa khai-ngộ, viên- chứng Đạo-quả Bồ-Đề Vô-Thượng.
Khi thức-ấm dứt sạch, khéo sử-dụng lục-căn ngay ở bên trong để vào địa-vị Bồ-Tát, đắc Kim-Cang Can-Huệ, tâm tinh-tấn viên-minh, mặc nhiên nội-tâm trở nên trong-sạch sáng-tỏ như ngọc lưu-ly, trùm chúa Bảo-nguyệt.
Tu-hành được như vậy mới vượt qua các địa-vị Bồ-Tát Thập-Tín, Thập-Trụ, Thập-Hạnh, Thập Hồi-Hướng, Tứ Gia-Hạnh, tiến lên Kim-Cang Thập-Đia, cho tới Đẳng-giác viên-minh, về cảnh- trí vồ-sở-đắc, vào Tánh-hải Như-Lai Diệu-Trang-Nghiêm, viên-mãn Bồ-Đề.
Đó là vô-lượng chư Phật ở các đời quá-khứ trước Ta, sáng-suốt tu pháp thiền-định chánh-giác, khéo sử-dụng Tâm viên-minh, biết phân-tách tỉ-mỉ tất cả vi-tế ma-sự ma-cảnh.
26. A-Nan và Đại-chúng! Khi ma-sự ma-cảnh phát hiện, quí vị phải nghiên-cứu kỹ-càng, hiểu-thấu tường-tận để lọc-sạch tất cả cặn-bã ô-trược ra khỏi tâm, mặc-nhiên các thứ tà-kiến trừ-tuyệt, các loại ấm-ma tiêu-vong, cho tới Ma-vương Ba-Tuần cũng biến mất, Đại-lực quỉ-thần kinh-sợ tránh xa, vọng-lượng ly-mỵ đều không dám lại gần, như thế tâm vượt qua tất cả hôn-trầm ám- muội, không còn chướng ngại hoặc sơ-suất trên đường chánh-tu Bồ-Đề Vô-Thượng, tiến vào cảnh trí Đại-Niết-Bàn.
A-Nan! Như ở trong thời kỳ mạt-pháp có những hạng người thiếu túc-duyên, không thiền-định được, không giảng-kinh thuyết-pháp được, mà muốn tu-pháp Tam-muội, lại sợ bị đồng-hóa với ngoại-đạo ma-giáo thì những hạng người ấy phải học-hiểu tinh-vi, cần nhứt tâm chí-thành thọ-trì: “Phật-đảnh quang-tụ đà-ra-ni “MA-HA TÁT-ĐÁC-ĐA BÁC-ĐÁC-RA”.
Nếu hằng ngày chưa tụng-niệm được Tầm-chú đó thì biên chép treo ở trên thiền-đường và đeo theo trong thân, làm như vậy để tất cả chướng-ma không dám hành-động nhiễu-hại.
A-Nan và Đại-chúng! Quí vị có bổn-phận chí-tâm tôn-trọng thập-phương chư Phật đã tiến-tu cứu-cánh và truyền dạy pháp-môn thâm-diệu vi-mật cho hậu thế.
28. Khi ấy ngài A-Nan đứng dậy, vâng lời Đức Phật dạy-bảo, giữ đúng lễ nghi, cung-kính đảnh lễ và bạch Phật:
Bạch Đức Thế-Tôn! Như Đức Thế-Tôn vừa dạy, năm ấm: sắc-ấm, thọ-ấm, tưởng-ấm, hành-ấm và thức-ấm đều hư-vọng, gốc ở tâm vọng-tưởng mà có.
Bạch Đức Thế-Tôn! Trong lúc bình-thường, chúng tôi chưa được Đức Thế-Tôn chỉ bảo tinh-tường. Xin hỏi: Năm ấm đó tiêu- trừ một lượt hay là tiêu-trừ tuần-tự theo thứ lớp? Ngũ-ấm có chỗ nào làm giới hạn không?
Ngưỡng nhờ Đức Thế-Tôn dũ lòng đại-từ đại-bi dạy-dỗ cho tất cả Đại-chúng được tâm-mục hiểu-biết sáng-suốt và nhứt-thiết chúng-sanh ở cắc đời mạt-pháp về sau cũng được như vậy.
28. Đức Phật dạy:
– A-Nan! Tâm Bổn-giác Chơn-Nhưhoàn-toàn thanh-tịnh, sáng-suốt nhiệm-mầu, không có trôi-lăn ở biển-khổ sanh-tử. Tất cả pháp-trần ô-trược cho tới hư-không đều do vọng-tưởng phát sanh,
Tam Bổn-giác Chơn-Như tùy duyên vọng-khởi thế-gian, ví như ông Diển-Nhã-Đa rối-loạn đến nỗi nhận bóng trong gương làm cái đầu của mình, đó là tại vọng-tưởng. Đã gọi là vọng-tưởng thì dĩ-nhiên không có cội-gốc, trong vọng lập ra nhân-duyên, lại không biết nhân-duyên mà gọi là tự-nhiên, cho tới hư-không tánh cũng là huyễn-hóa. Thế nên nhân-duyên và tự-nhiên đều do vọng- tưởng của chúng-sanh, chớ không thiệt-thể.
A-Nan! Biết cứu-xét chỗ vọng-tưởng thế-gian, cho là vọng nhân-duyên, còn vọng không có cội-gốc mà cũng cho là vọng nhân-duyên, thành-thử phi-lý. Suy theo nghĩa trên, thì tự-nhiên không khó cứu-xét.
Nay Ta cùng quí vị phát-minh chỗ bổn-nhân của năm ấm là vọng-tưởng.
29. A-Nan! Như thân ông do tưởng của cha mẹ sanh ra. Nếu tâm ông không tưởng, không có nhân-duyên vọng thì không thể đi đến chỗ tưởng của cha mẹ truyền căn-mạng cho ông được.
Như Ta đã dạy: Tâm tưởng vật chua thì miệng sanh nước miếng, tâm tưởng leo núi cao thì chân sanh mỏi-mệt. Vật chua chưa thấy, núi cao chưa gặp, thì thân ông chưa phải đồng loại với hư-vọng. Tại sao nước miếng do chỗ tưởng vật chua mà có? Tại sao sự mỏi-mệt ở chân do chỗ tưởng leo núi cao mà sanh? Nguyên-nhân chỉ là vọng-tưởng. Vậy phải biết thân tứ-đại giả-hiệp là vọng-tưởng kiên-cố thứ nhứt.
A-Nan! Tâm tưởng vật chua thì miệng chảy nước miếng, tâm tưởng leo núi cao thì chân sanh mỏi-mệt, đó là do nhân thọ sanh, xúc-động đến thân tứ-đại, khi thuận thì thọ lợi-ích, khi nghịch thì thọ tổn-hại, hai thứ thọ ấy rõ-ràng như vậy là vọng-tưởng hư minh thứ hai.
A-Nan! Do Tâm tưởng sai-khiến thân, thân không phải đồng loại với tưởng, lẽ nào lại bị tưởng sai-khiến? Chỉ vì bị các thứ tưởng năng khởi sắc-tướng, tâm sanh ra thì thân phải dùng lấy, tâm và thân cảm ứng nhau, khi thức có tâm tưởng, khi ngủ có chiêm-bao, tâm tưởng hay giao-động vọng-tình, gọi là vọng-tưởng dung-thông thứ ba.
A-Nan! sắc-thân biến-hóa không ngừng, như móng tay ra dài, tóc mọc, hơi thở tiêu-hao, hình-dung tiều-tụy, ngày đêm ngấm-ngầm thay đổi, khó hiểu-biết được.
Nếu không phải là ông thì tại sao sắc-thân thay đổi? Nếu quyết-định là ông thì tại sao ông không hiểu-biết? Suy theo lý ấy thì ông rõ: các tư-tưởng của ông đều không ngừng, gọi là vọng-tưởng u-ẩn thứ tư.
A-Nan! Chỗ chơn-thiệt tinh-minh rộng-lớn, bất-động thường-trụ của ông bị ràng-buộc bởi sự thấy nghe hiểu-biết. Nếu sử dụng chỗ chơn-thiệt ấy thì không có dung-nạp vọng-tập. Ví như cách mấy năm về trước, ông có thấy-biết một hình-vật, đã qua thời-gian lâu, ông không còn một mảy gì chú-ý tới sự quên-nhớ hình- vật ấy, nay bỗng-nhiên ông lại gặp hình-vật ây trước mắt, ông vẫn thấy-biết rõ-ràng y-nguyên như cũ. Tại sao? Vì chỗ chơn-thiệt tinh-minh rộng lớn bất-động thường-trụ.
Thân ông khởi vọng chỉ tại các niệm của ông huân-tập tiếp-nối nhau luôn, vô phương trù-tính. Chỗ chơn-thiệt nếu phi chơn-thiệt thì cũng như nước chảy mau, vọng-tưởng là nước đứng, nhưng thực-sự nước chảy mau không thấy rõ, chớ chẳng phải nước đứng.
Nếu không có gốc tưởng thì làm sao có vọng-tập? Như không có sáu căn hiệp-khai phát sanh thì vọng-tưởng không khi nào tiêu-diệt được.
Hiện-tại sáu căn của ông thấy nghe hiểu-biết đã có vọng-tập ở bên trong thì rõ-ràng là vọng tưởng hư-vô, danh gọi vọng-tưởng thứ năm thuần-tinh vi-tế điên-đảo.
Hiển-nhiên năm ấm thọ-lãnh của chúng-sanh chuyển ra năm thứ vọng-tưởng điên-đảo.
A-Nan! Nay ông muốn biết giới-hạn của năm ấm chăng? Giới- hạn của sắc là tướng với không, giới-hạn của thọ là xúc với ly, giới-hạn của tưởng là nhớ với quên, giới-hạn của hành là sanh với diệt, giới hạn của thức là trạm với hiệp-trạm. Gốc của năm ấm phát hiện trùng-trùng điệp-điệp, sanh thì do thức-ấm, diệt thì do sắc-ấm, lý ưng phải tỏ-ngộ, để nương chổ tỏ-ngộ mà dứt sạch. Nếu không dứt sạch được một lượt thì tuần-tự theo thứ lớp mà tiêu-trừ, như Ta đã dạy mở các gút trong cái khăn của Trời Kiếp-Ba-La, chắc ông còn nhớ và hiểu rõ, hà-tất hỏi lại làm chi nữa?
A-Nan! Ông phải thâu-triệt căn-nguyên của vọng-tưởng để tâm được khai-thông sáng-suốt, dạy-dỗ những người chơn-thiệt thuần-túy tu-hành trong thời kỳ mạt-pháp, khiến cho được hiểu- biết các tướng ngũ-ấm hư-vọng mà nhàm-chán dứt sạch, không còn quyến-luyến tam-giới phàm-phu, tôn-trọng Đại-Niết-Bàn của Phật làm chỗ sở-y cứu-cánh cho công-đức.
30. TỤNG-NIỆM KINH-CHÚ THU-LĂNG-NGHIÊM ĐƯỢC PHƯỚC-ĐỨC VÔ-LƯỢNG (3)
Đức Phật dạy:
– A-Nan! Nếu có người dâng các vật thất-bảo biến-mãn thập-phương hư-không, cúng-dường vô-lượng chư Phật để nương nhờ sự cúng-dường, tâm đắc khai-ngộ ý ông hiểu thế nào? Người dùng nhân-duyên cúng-dường chư Phật như vậy có được phước-đức nhiều chăng?
Ngài A-Nan bạch Phật:
– Bạch Đức Thế-Tôn! Hư-không vô-tận, các vật trân-châu quí-báu vô-biên, xưa có một nhà bần-hàn chỉ dùng bảy đồng tiền, thành-tâm cúng-dường chư Phật, còn được phước-đức làm Chuyển- Luân-Vương, huống chi nếu có người cúng-dường chư Phật bằng các vật thất-bảo đầy khắp thập-phương hư-không, thì dĩ nhiên phước-đức đó rộng-lớn mênh-mông không có giới-hạn được.
Đức Phật dạy:
– A-Nan! Các bậc Như-Lai thuyết toàn chơn-thiệt-ngữ. Nếu có người nào phạm tứ trọng-tội và thập-ác, bị đọa vào A-tỳ địa-ngục ở một phương, cho tới bị đọa vào Vô-gián địa-ngục ở khắp thập-phương, thọ-hình qua các địa-ngục, thoạt-nhiên người ấy sanh ra một lý-tưởng sám-hối tu-trì và khai-thị pháp-môn Bồ-Đề Vô-Thượng này cho chúng-sanh chưa hiểu-biết trong thời kỳ mạt- pháp ở vị-lai thì các tội-chướng của người ấy ứng theo lý tưởng mà tiêu tan, tâm của người ấy trở nên sáng-suốt, biến-chuyển cảnh ngục-hình ra cảnh An-lạc, ngộ pháp siêu-việt, phước-đức nhiều hơn người dùng thất-bảo cúng-dường chư Phật gấp trăm ngàn phần, nhiều đến nỗi không thể lấy số-lượng kể được.
A-Nan! Nếu người nào nhứt tâm chí-thành, hằng ngày năng tụng-kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, năng niệm chú Thủ-Lăng-Nghiêm, thọ-trì liên-tục, không sơ-suất, không gián-đoạn, tất nhiên phước- đức tăng-trưởng vô-lượng, như Như-Lai quảng-thuyết, cho tới cùng tột kiếp-số cũng vô-tận, lại hoàn toàn vâng-lời Ta dạy mà nhứt tâm chí-thành hành đạo, đồng thời tuyên-dương Diệu-Pháp này cho chúng-sanh tu-hành chơn-chánh, thì thành tựu công-đức vô-lậu, giải-trừ hết các vọng-nghiệp phiền-não chướng-ma, tiến lên cảnh-trí Bồ-Đề Vô-Thượng.
PHẨN LƯU-THÔNG
Đức Phật nói kinh Thủ-Lăng-Nghiêm xong, chư Bồ-Tát ở các quốc-độ khác trong mười phương, các bậc Nhị-thừa Vô-học Hữu- học, chưThánh, chưThiên, chưTiên, các vị Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, Ưu-bà-tắc, ưu-bà di, cho tới Thế-Nhân, A-tu-la, đại-lực Thần-Quỉ và các vị sơ-phát-tâm tu-hành, tất cả đã hội-hiệp nghe giảng kinhThủ-Lăng-Nghiêm, đều hết lòng vui-mừng đảnh lễ Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni rồi xin phép đi ra.
Chú Thích Quyển Mười
1. Trung-ấm thân. Tiếng Phạn gọi là Bổ-đặc ca-la. Hán-tự dịch là Nghiệp thức, sắc-thủ thú, Trung-hữu thân, Trung-uẩn thân, Trung-ấm thân.
– Nghiệp-thức là đệ-bát thức chất-chứa các nghiệp thiện-ác.
– Sắc-thủ thú có nghĩa là lựa chỗ thích-hợp để đầu-thai.
– Trung-hữu thân là thân có hột giống sanh-tử quả-báo để luân-hồi.
– Trung-uẩn thân là thân chất-chứa các chủng-tử trần-lao phiền-não để chuyển kiếp.
– Trung-ấm thân là thân bị vọng-nghiệp ám-che Tâm Chơn-Như, nên hôn-trầm luân hồi trong sáu cõi phàm-phu: Thiên Nhân A-tu-la, súc-sanh ngạ-quỉ địa-ngục.
Trung-âm thân này thế-thường gọi là Linh-hồn, có thể-tánh buông thân này bắt thân khác, buông Tiền-âm thân, thành Trung-âm thân, rồi bắt qua Hậu-ấm thân.
Ví-dụ như người đời có thân tứ-đại đang sống gọi là Tiền-ấm thân. Đến khi mạng-chung, người đời bỏ Tiền-âm thân, liền có Trung-ấm thân.
Trung-ấm thân có năng-lực tự di-chuyển được khắp thế-giới để tìm chỗ đầu-thai, vì định-nghiệp sở-hữu. Trung-ấm thân thấy khắp nơi đều tối-mịt, chỉ còn chỗ cha mẹ nào có nhân-duyên hiện ra ánh-sáng, thì Trung-âm thân đến đó thọ sanh, tự-nhiên Trung-âm thân không còn nữa, vì chuyển qua làm Hậu-ấm thân để đầu-thai ở đời sau.
Thọ-mạng của Trung-ấm thân chỉ có 49 ngày mà thôi.
Nếu trong 7 ngày đầu, cha mẹ nào có nhân-duyên giao-hiệp được thì Trung-ấm thân đến đó thọ-sanh, chuyển làm Hậu-ấm thân, khỏi chờ-đợi.
Nếu trong 7 ngày đầu, cha mẹ nào có nhân-duyên không giao-hiệp thì Trung-ấm thân phải chờ-đợi.
Đến 7 ngày kế, nếu gặp trường-hợp như trên thì Trung-ấm thân cũng phải chờ-đợi. Nếu liên-tiếp trong 7 tuần đều gặp trường-hợp ấy thì đến giờ cuối-cùng Trung-âm thân phải dựa chỗ khác mà tạm đầu-thai, vì số-mạng bị hạn-định trong vòng 49 ngày.
Ngoại-trừ hai hạng chúng-sanh khỏi bị định-luật thành Trung-ấm thân sông trong 49 ngày ấy như sau:
a) Hạng trường-trai tuyệt-dục, chơn-thiệt sáng-suốt tu-hành giải- thoát, đức độ siêu-nhiên, phước-huệ viên-mãn, thì khi lâm-chung phút- chốc như khảy móng tay, tùy đức độ và tâm-nguyện, về cõi Trời Vô-sắc hoặc vãng sanh Phật-quôc.
b) Hạng hung-tàn hiểm-độc, phạm tội ngũ-nghịch thập-ác, tạo tác nghiệp dự nặng-nề, phải bị sa-đọa thì khi lâm-chung, trong sát-na, trầm xuống A-tỳ hoặc Vô-gián địa-ngục.
Nguyên Trung-ấm thân chỉ sống tối đa là 49 ngày, nên nhà Phật có phong-tục cúng cầu-siêu cho vong-giả, từ 1 thất đến 7 thất. Lễ cúng 7 thất ấy nhằm mục đích cầu Tam-Bảo lực giải-trừ các vọng-nghiệp, đồng thời thức tỉnh Linh-hồn nghe kinh tỏ tâm, chuyển mê khai-ngộ, sáng-suốt tu-hành, hầu được tiến-hóa chơn-thiện-mỹ trong việc chuyển kiếp, thoát khỏi ba đường dữ: súc-sanh ngạ-quỉ địa-ngục, tùy đức-độ hoặc ở nhân-gian, hoặc về Thiên-giới, hoặc siêu-thăng Phật quốc.
Thế nên, kể từ ngày tử đến ngày thứ 49, những người quyến-thuộc của vong-giả, vì hiếu-nghĩa, không nên phô-trương sắc-tướng hoặc bày vẽ mê-tín dị-đoan, nên giữ TRAI-TÂM, lánh dữ làm lành, hằng ngày thanh-tịnh tụng-niệm, cúng-dường Tam-Bảo, ấn-tống kinh-sách, bố-thí phóng-sanh, đem các công-đức thực-hiện được, hồi-hướng cho Linh-hồn sớm giải-trừ vọng-nghiệp, tiêu-diêu an-lạc.
2. Phật tri-kiến. -Phật tri-kiến tức là Bổn-giác Chơn-Như viên-minh diệu tịnh, tự-tại vô-ngại thường-trụ thông-suốt tất cả pháp-giới.
Nhập Phật tri-kiến tức là viên-chứng quả-vị Vô-Thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Đức Thích-Ca có nói: Chư Phật Thế-Tôn duy dĩ nhứt đại-sự nhân-duyên cố, xuất hiện ư thế. Chư Phật Thế-Tôn chỉ vì một đại-sự nhân-duyên mà ứng-hiện ra đời.
Đại-sự nhân-duyên đó là chi?
Đại-sự nhân-duyên đó là KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI-KIẾN.
Chư Phật Thế-Tôn khai-bày, chỉ-thị cho chúng-sanh tỏ-ngộ và chứng-nhập Phật tri-kiến. Chúng-sanh được KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT TRI-KlẾN thì bổn-nguyện của chư Phật Thế-Tôn mới viên-mãn.
Điều ấy chứng-tỏ Tâm từ-bi của chư Phật Thế-Tôn rộng-lớn bao-la vô-cùng vô-tận.
3. Tụng-niệm kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm được phước-đức vô-lượng.
Đức Phật đã dạy: Người có lý-tưởng sám-hối tu trì và khai-hiển kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm, chỉ có lý-tưởng mà còn được phước-đức vĩ-đại, huống chi là người tụng-niệm hà không tăng-trưởng phước-đức hơn hay sao?
Vả-chăng Đức Thích-Ca tuyên-thuyết kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm nhằm mục-đích khai-thị Tâm Chơn-Như viên-giác víên-minh, thường
trụ châu-biến pháp-giới để cho chúng-sanh tỏ-ngộ, trong nhứt kiếp dứt sạch mê-vọng, trở về cội-gốc thanh-tịnh trang-nghiêm, thành-tựu Phật- quả thì dĩ-nhiên phước-đức tụng-niệm kinh-chú Thủ-Lăng-Nghiêm vô-lượng vô-biên, không thể nghĩ-bàn được.
Thực sự thấy buồn vì bộ Kinh quý giá như thế này mà khi ấn tống để lỗi văn bản quá nhiều, làm mất đi tính trang nghiêm của Kinh !
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !