KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI
Hán dịch: Nước Kế Tân_ Tam Tạng Sa Môn BÁT NHÃ (Prajña: Trí Tuệ) cùng với MÂU NI THẤT LỢI (Muni-śrī:Tịch Mặc) dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NĂM

NHẬP VÀO SỰ NGHIỆP SÂU XA CHẲNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA NHƯ LAI PHẨM THỨ NĂM_CHI MỘT

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử rằng: “Thiện Nam Tử! Thế nào là biết sự nghiệp hiện chứng của Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác?

Này Thiện Nam Tử! Như Lai có 32 loại sự nghiệp của Chính Giác. Nhóm nào gọi là 32 loại?

Thiện Nam Tử! như Lai đối với Xứ (Đối với mỗi một việc, Lý không có trái ngược nhau), Phi Xứ (Đối với mỗi một việc, Lý có trái ngược nhau) như thật mà biết Thiện Nam Tử! Thế nào là Xứ? Thế nào là Phi Xứ?

Nói Phi Xứ là các chúng sinh không có phương tiện, nghiệp của thân miệng ý tạo làm nghiệp chẳng lành (Akuśala-dharma-karma: bất thiện nghiệp), nếu được như Ý, yêu thích tùy theo Tâm, thỏa mãn Quả mong cầu thì không có điều này

Đã nói Xứ. Nếu các chúng sinh có đủ phương tiện, nghiệp của thân miệng ý tạo làm các hạnh tốt lành (Kuśala-caryā: thiện hạnh), đắc được như Ý, yêu thích tùy theo Tâm, thỏa mãn Quả mong cầu thì có điều này

Lại nữa, Thiện Nam Tử! Nói Phi Xứ. Nếu các chúng sinh không có phương tiện, Tâm ôm ấp sự keo kiệt mà được đại phú quý, phá Tịnh Giới mà được thân của Trời Người, thường có giận dữ mà được Báo đoan chính, Thâm Tâm lười biếng mà được Trí Tuệ, Người tán loạn mà hay được giải thoát, chúng sinh có Tuệ ác mà hay chặt đứt Tập Khí (Vāsanā), các phiền não (Kleśa) thì không có điều này.

Nếu các chúng sinh có đủ phương tiện, tu hành Bố Thí được đại phú quý, hộ trì Tịnh Giới được sinh làm Người Trời, thường tu Nhẫn Nhục (Kṣānti) được Báo đoan chính, siêng hành tinh tiến (Vīrya) được Trí Tuệ, Tâm chẳng tán loạn được Chính Giải Thoát, khéo tu Trí Tuệ hay chặt đứt Tập Khí, các phiền não thì có điều này.

Lại nữa, gây tạo năm tội Nghịch mà được Tâm an vui thì không có điều này. Trong sạch trì Cấm Giới được Tâm an vui thì có điều này.

Lại nữa, nếu có chúng sinh chấp dính vào Hữu Kiến (Astiva-niśrita:chấp dính vào thiên kiến của sự có được, còn gọi là Thường Kiến) mà được Thuận Nhẫn thì không có điều này. Yêu thích tu trống rỗng (Śūnya:Không) được Tùy Thuận Nhẫn thì có điều này

Lại nữa, nếu các chúng sinh phần lớn trụ ở Tâm hối cải (hối tâm) mà được Tâm an vui thì không có điều này. Nếu Tâm không có sự hối cải, được Tâm an vui thì có điều này

Lại nữa, nếu khiến cho người nữ được Chuyển Luân Vương (Cakra-varti-rāja) làm vua của bốn Thiên Hạ; hoặc được làm Đế Thích (Indra), Đại Phạm Thiên Vương (Mahā-brahma-deva-rāja), thành Phật (Buddha) hiện ra thì không có điều này. Nếu buông bỏ thân người nữ được thân người nam, làm Chuyển Luân Vương làm vua của bốn Thiên Hạ; hoặc làm Đế Thích, Đại Phạm Thiên Vương với thành Phật thì có điều này

Lại nữa, nếu Chuyển Luân Vương dùng Phi Pháp (Trái ngược với Luật Pháp, chẳng hợp với khuôn phép) để sửa trị quốc gia, giáo hóa người dân (trị hóa) thì không có điều này. Nếu Chuyển Luân Vương dùng Chính Pháp để sửa trị quốc gia, giáo hóa người dân (trị hóa) thì có điều này

Lại nữa, nếu các Đế Vương (Rājendra) tham lam hèn hạ (tham ổi) kiêu căng xa xỉ (kiêu xa) mà hay sắp đặt được việc chính đáng của quốc gia (quốc chính) thì không có điều này. Nếu các Đế Vương không có tham lam, giản dị, hay sắp đặt được việc chính đáng của quốc gia (quốc chính) thì có điều này.

Nếu các Nhân Vương (Nārendra:vua của con người) chấp vào Đoạn Kiến (Uccheda-dṛṣti), Thường Kiến (Nitya-dṛṣṭi hay Śāsvata-dṛṣṭi) mà khiến cho sắp đặt được việc chính đáng của đất nước (quốc chính) thì không có điều này. Nếu các Nhân Vương sáng suốt, tin vào Nhân Quả mới sắp đặt được việc chính đáng của đất nước (quốc chính) thì có điều này.

Nếu các Nhân Vương, Tâm chẳng quân bình mà hay sửa trị được việc chính đáng của đất nước (quốc chính) thì không có điều này. Nếu các Nhân Vương vô tư bình đẳng, hay sửa trị được việc chính đáng của đất nước (quốc chính) thì có điều này.

Lại nữa, Bắc Câu Lô Châu (Uttara-kuru) sau khi buông xả Báo Thân bị đọa vào ba đường ác (Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh) thì không có điều này. Nếu nói Bắc Châu sau khi chết được sinh vào cõi Trời thì có điều này.

Lại nữa, nếu thực hành sự giết hại mà được sống sâu, cho đến Tà Kiến (Mithyādṛṣṭi) thọ nhận thực hành Tà Pháp (Mithyā-dharma) mà được Thánh Đạo (Āryamārga) thì không có điều này. Nếu chẳng sát sinh được Thọ Mệnh lâu dài, cho đến Chính Kiến (Samyag-dṛṣṭi) thọ nhận thực hành Chính Pháp (Sad-dharma) được Thánh Đạo thì có điều này.

Lại nữa, A La Hán Hướng (Arhat-pratipannaka) chẳng xác định được Quả thì không có điều này. Nếu La Hán Hướng xác định được Quả thì có điều này

Lại nữa, người Tu Đà Hoàn (Srotāpanna) thọ nhận đời thứ tám thì không có điều này. Nếu Tu Đà Hoàn không có đời thứ tám thì có điều này

Lại nữa, Tư Đà Hàm (Sukṛtāgami) thọ nhận đời thứ ba thì không có điều này. Nếu Tư Đà Hàm không có đời thứ ba, một lần sinh làm người Trời, hay dứt hết bờ mé cuối cùng của khổ đau (khổ tế) thì có điều này

Lại nữa, nếu A Na Hàm (Anāgami) sinh trở lại vào cõi Dục (Kāma-dhātu) thì không có điều này. Nếu A Na Hàm chẳng sinh vào cõi Dục, hay dứt hết bờ mé cuối cùng của khổ đau (khổ tế), được Niết Bàn thì có điều này.

Lại nữa, nếu A La Hán (Arhat) thọ nhận thân sinh tử thì không có điều này. Nếu A La Hán chẳng thọ nhận sinh tử, nhập vào Niết Bàn thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: “Trừ Phật Đại Sư ra, còn có Thánh Nhân vượt hơn hẳn Đức Phật” thì không có điều này. Nếu nói: “Chỉ có Đức Phật là bậc Thầy của Trời Người, không có ai hơn được” thì có điều này

Lại nữa, nếu có người nói: “Được Vô Sinh Nhẫn (Anutpattika-kṣānti) mà có chuyển lùi” thì không có điều này. Nếu được Vô Sinh (Anutpāda) chẳng chuyển lùi thì có điều này

Lại nữa, có người nói: “Ngồi Bồ Đề Trường (Bodhi-maṇḍa) chẳng thành Chính Giác (Samyksaṃbodhi)” thì không có điều này. Nếu ngồi Bồ Đề Trường quyết định thành Chính Giác thì có điều này

Lại nữa, nếu có người nói: “Chư Phật do có Tập Khí phiền não” thì không có điều này. Nếu nói: “Chư Phật không có Tập Khí phiền não” thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: “Trí của tất cả Như Lai có chướng ngại” thì không có điều này. Nếu nói: “Trí của Như Lai không có chướng ngại” thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: “Tướng Đỉnh Kế (Uṣṇīṣa) của Như Lai có thể nhìn thấy” thì không có điều này. Nếu nói: “Không thể nhìn thấy Đỉnh Kế của Như Lai” thì có điều này

Lại nữa, nếu có người nói: “Đức Phật chẳng gia thêm Uy Năng (uy phong và bản lãnh) lại biết được nơi mà Tâm của Như Lai đã sinh ra” thì không có điều này. Nếu nói: “Đức Phật gia thêm Uy Năng mới biết nơi mà Tâm của Như Lai đã trụ” thì có điều này

Lại nữa, nếu có người nói: ‘Như Lai cũng có chẳng trụ Tam Muội (Samādhi), Tam Ma Hứ Đa (Samāhita: Đẳng Dẫn)” thì không có điều này. Nếu nói: “Như Lai thường trụ tại Tam Muội, Đẳng Dẫn, Công Đức” thì có điều này

Lại nữa, nếu có người nói: “Lời nói của tất cả Như Lai có sự hư vọng với có lỗi lầm” thì không có điều này. Nếu nói: “Lời nói của Như Lai không có hư vọng cũng không có lỗi lầm” thì có điều này.

Lại nữa, nếu có người nói: Như Lai tạo làm Nghiệp có sự sai lầm” thì không có điều này. Nếu nói: “Nghiệp mà Như Lai đã làm không có sai lầm” thì có điều này.

Này Thiện Nam Tử! Dùng thuyết của nhóm như vậy đối với Như Lai biết Xứ, Phi Xứ có vô lượng Môn chẳng phải là chỗ mà lời nói theo kịp, như ở Thật Đế (đồng nghĩa với Chân Đế) không có biến dị (Biến hóa, chẳng đồng, hiện tượng quái dị). Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ nhất của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muôn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Đại Địa có thể dời

Hư Không có thể động

Như Lai trọn chẳng nói

Phi Xứ dùng làm Xứ

_Hư Không ứng làm Thân

Đồng năm màu Sĩ Phu

Như Lai trọn chẳng nói

Phi Xứ dùng làm Xứ

_Tất cả Xứ sai biệt

Thượng Trung Hạ chẳng đồng

Như Lai đã tuyên nói

Quyết định không sai khác

_Tất cả Phi Xứ khác

Thượng Trung Hạ chẳng đồng

Như Lai đã tuyên nói

Quyết định là Phi Xứ

_Hoặc Xứ, hoặc Phi Xứ

Như Lai biết như thật

Tùy chúng sinh ưa muốn

Đầy đủ mà tuyên nói

_Sa Môn, Bà La Môn

Chảnh biết Xứ, Phi Xứ

Hư vọng giữ các cảnh

Trí của Phật biết hết (vô bất tri: không có gì chẳng biết)

_Chúng sinh: mọi loại Chấp

Phi Xứ cầu giải thoát

Được đủ nơi đời trọng

Vì nói Xứ chân thật

_Kia chấp Phi Pháp Khí (chẳng phải là Pháp Khí)

Nên Phật bỏ chúng sinh

Khi thuần giải thoát

Lại vị họ tuyên nói

-Đây là Phật Đệ Nhất

Tối Thắng Sự Nghiệp Môn (Môn sự nghiệp tối thắng thứ nhất của Đức Phật)

Xa lìa các Quá Phi (lỗi lầm chẳng đúng với sự thật)

Thoát khổ của chúng sinh _Pháp Xứ, Phi Xứ này

Vô lượng không bờ mé

Khó khuất phục, phá hết (vô bất tồi: không có gì chẳng phá vỡ, bẻ gẫy được) Đây tên sức Đại Tiên

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Như Lai ở đời quá khứ, hiện tại, vị lai nơi tạo làm hạnh nghiệp, Thệ Nguyện (Praṇidhāna) chẳng đồng, mọi loại xứ sở, mọi loại nhân duyên, mọi loại sự tướng, mọi loại dị thục (Vipāka: quả báo), vô lượng sai biệt đều biết như thật. Vì sao mà biết?

Thiện Nam Tử! Trong đây Hạnh Nghiệp, Thệ Nguyện ở quá khứ, dùng căn lành (Kuśala-mūla: Thiện Căn) làm Nhân (hetu) xa lìa Bất Thiện (Akuśala), đời vị lai được quả. Nếu Hạnh Nghiệp, Thệ Nguyện ở quá khứ dùng Căn chẳng lành (Akuśalamūla:bất thiện căn) để làm Nhân, xa lìa căn lành, đời sau được quả… Mọi loại như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có Hạnh Nguyện, đời vị lai giảm dần. Hoặc có Hạnh Nguyện, đời vị lai tăng dần. Hoặc có Hạnh Nguyện, đời hiện tại giảm dần, đời vị lai tăng dần. Hoặc có Hạnh Nguyện, đời hiện tại tăng dần, đời vị lai giảm dần. Hoặc có Hạnh Nguyện, đời hiện tại, vị lai đều giảm thiểu dần. Hoặc có Hạnh Nguyện, đời hiện tại, vị lai tăng trưởng dần… Mọi loại như vậy đều biết như thật.

Lại nữa, hoặc có Hạnh Nguyện, đời hiện tại là Nhân nhỏ hẹp, đời sau lại rộng lớn. Hoặc hiện tại rộng lớn, đời vị lai nhỏ bé. Hoặc khởi đầu nhỏ nhiệm dần dần tăng hơn. Hoặc đầu tiên rộng lớn, sau lại nhỏ nhiệm dần… Mọi loại như vậy đều biết như thật

Lại nữa, hoặc có Hạnh Nguyện sẽ được Thanh Văn. Hoặc có Hạnh Nguyện sẽ được Duyên Giác. Hoặc có Hạnh Nguyện sẽ thành Nhân (hetu) của Phật… đều biết như thật.

_Lại nữa, hoặc có Hạnh Nguyện: Nhân (Hetu) khổ, Quả (Phala) vui. Hoặc có Hạnh Nguyện. Nhân vui, Quả khổ. Hoặc có Hạnh Nguyện: Nhân Quả đều khổ. Hoặc có Hạnh Nguyện: Nhân Quả đều vui… đều biết như thật.

Này Thiện Nam Tử! Như vậy quá khứ hiện tại vị lai: mọi loại Hạnh Nghiệp, Dị

Thục (Vipāka: quả báo) đã chiêu cảm, Nhân Quả tương thuận giống như bóng ảnh (ảnh) với âm thanh vang dội lại (hưởng). Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Biết như vậy xong tùy theo chỗ tương ứng mà nói Pháp. Đây là Sự nghiệp Chính Giác thứ hai của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Trí khéo (Thiện Xảo Trí) của Như Lai

Biết nghiệp quả chúng sinh

Ba đời đều không sót

Mắt Trí (Trí Nhãn) đều không dính (vô trước)

_Nhân lành được quả vui

Dị Thục (quả báo) ở người, Trời

Ác chiêu cảm Nhân khổ

Như Lai đều thấy biết

_Nghiệp lành, nghiệp chẳng lành

Mỗi mỗi Quả sẽ thành

Thiện Thệ (Sugata) đều hay biết

Như Ma Ni (Maṇi: viên ngọc báu) trong tay

_Có Nghiệp rất nhỏ nhiệm

Sẽ thành Nhân rộng lớn

Trước lớn, sau nhỏ bé

Như Lai đều thấy biết

_Có Nghiệp: Hạnh Thanh Văn

Có Nghiệp: Nhân (Hetu) Duyên Giác

Có Nghiệp thành Như Lai

Thiện Thệ đều thấy biết

_Hoặc Nhân vui, Quả khổ

Nhân khổ, Quả rất vui

Nhân Quả đều đồng khổ

Nhân Quả đều an vui

_Nghiệp cùng với Pháp Tính

Nhân Quả chẳng trái ngược

Như Lai biết như thật

Tính Tướng đều cùng tột

_Tất cả Chúng Sinh Giới

Nghiệp ba đời luân hồi

Mỗi mỗi không có khác

Như Lai đều thấu tỏ”

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! vô số ưa thích ham muốn (lạc dục), mọi loại sai biệt của tất cả chúng sinh. Đức Như Lai mỗi mỗi biết như thật.

Đức Phật biết như thế nào? Hoặc có chúng sinh trụ Hạnh Tham Dục (Lobha, Rāga, Abhidhyā, hoặc đồng với Tṛṣṇā:khát ái), ưa thích nơi phẫn nộ oán hận (Dveṣa: sân khuể). Hoặc có chúng sinh an trụ phẫn nộ oán hận, ưa thích nơi Dâm Dục. Hoặc có chúng sinh an trụ Ngu Si (Moha), ưa thích nơi Dâm Dục cùng với giận dữ oán hận. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Hoặc có chúng sinh an trụ Thiện Pháp (Kuśala-dharma) ưa thích ham muốn điều chẳng lành (Akuśala: bất thiện) đều biết như thật.

Hoặc có chúng sinh đã tạo làm nhỏ bé mà ưa thích ham muốn rộng lớn. Hoặc có chúng sinh đã tạo làm rộng lớn mà ưa thích ham muốn nhỏ bé. Hoặc có chúng sinh, lúc đầu ở trong Nhân (hetu) ưa thích ham muốn nhỏ bé, đến ở trong Quả (Phala) lại ưa thích ham muốn rộng lớn. Hoặc có trong Nhân, ưa thích ham muốn rộng lớn, đến ở trong Quả lại ưa thích ham muốn nhỏ bé…. Mọi loại như vậy đều biết như thật

Hoặc có chúng sinh ưa thích nhóm Tà Kiến, trong Nhân chẳng quyết định, sẽ thành quyết định. Hoặc có ưa thích ham muốn trong điều chính đúng, chẳng quyết định sẽ thành quyết quyết định. Hoặc có ưa thích ham muốn trong Nhân chính đúng (chính nhân) quyết định sẽ được giải thoát…. Mỗi mỗi sai biệt ấy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua cõi Dục (Kāma-dhātu). Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua cõi Sắc (Rūpa-dhātu). Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ vượt qua ba cõi (Trayo-dhātavaḥ). Mỗi mỗi điều như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn ngày ngày giảm chút ít, sau này sẽ dần dần được tăng rộng lớn hơn. Hoặc có ưa thích ham muốn rộng lớn tối thắng, sau này dần dần giảm chút ít, được Bất Khả Ý (Do đối với các Dục chẳng thể ưa thích)…. Mọi loại như vậy đều biết như thật

Lại có ưa thích ham muốn mọi loại đời được mọi loại hình sắc, thọ dụng vật dụng sinh sống. Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Hoặc có ưa thích ham muốn ở trong cõi người, trên Trời. Hoặc có ưa thích ham muốn sẽ được giải thoát.

Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Biết như vậy xong, tùy theo chỗ tương ứng mà nói Pháp. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ ba của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Chúng sinh: mọi ham muốn

Ý thích vô số lượng

Như Lai Nhất Thiết Trí

Như thật đều hay biết

_Mỗi mỗi chúng sinh ấy

Trụ tham thích (tham lạc), giận oán (sân khuể)

Trụ sân (giận dữ) ưa ngu si (si minh) Mỗi mỗi biết như thật

_Trụ si (moha) ưa dục tham (Lobha)

Trụ Thiện (Kuśala) ưa Bất Thiện (Akuśala)

Tâm ấy, mọi loại biến

Thiện Thệ (Sugata) đều hay biết.

_Chúng sinh: Nhân (hetu) thấp kém

Tâm luôn ưa rộng lớn

Trụ rộng, ưa rộng lớn

Trụ cầu Thắng (hơn) liệt (kém) trung (khoảng giữa không hơn không kém)

_Lại nữa, có chúng sinh

Nhân liệt (kém), Quả siêu thắng

Nhân thắng, Quả trung (khoảng giữa không hơn không kém) liệt (kém)

Như Lai biết như thật.

_Trụ trong chẳng định

Lúc sau sẽ quyết định

Trụ Chính thoát ba cõi

Như Lai biết như thật.

_Hoặc thích mọi loại đời

Sắc tướng với vật dụng

Ở cõi người, trên Trời

Giải thoát, muốn tương ứng

_Các chúng sinh ba đời

Ưa muốn, Phật đều biết

Tùy theo Tâm, nói Pháp

Đây Môn nghiệp thứ ba”.

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai đối với vô số Thế Giới, mọi loại cõi khác nhau đều biết như thật. Đức Phật biết như thế nào? Ấy là biết Thế Giới này, chúng sinh trong đấy tu các Công Đức. Chúng sinh trong cõi này tạo làm các nghiệp ác. Chúng sinh trong cõi này tu nghiệp giải thoát. Chúng sinh trong cõi này sẽ được ra khỏi Thế Gian (Lokottara: xuất thế). Mọi loại như thế đều biết như thật.

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Như Lai biết Nhãn Giới (Cakṣu-dhātu), Sắc Giới (rūpa-dhātu), Nhãn Thức Giới (Cakṣu-vjjñāna-dhātu). Làm thế nào mà biết? Có ba Nhân là: biết Nội Không (Adhyātma-śūnyatā: sáu căn bên trong đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có Pháp bên trong. Hoặc bên trong trống rỗng), Ngoại Không (Bahirdhā-śūnyatā: sáu cảnh bên ngoài đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có Pháp bên ngoài. Hoặc bên ngoài trống rỗng), Nội Ngoại Không (Adhyātma-bahirdhā-śūnyatā: sáu căn bên trong, sáu cảnh bên ngoài đều không có cái ta, không có cái của ta, cũng không có Pháp bên trong bên ngoài. Hoặc bên trong bên ngoài đều trống rỗng), cho đến biết Ý Giới (Mano-dhātu), Pháp Giới (Dharma-dhātu), Ý Thức Giới Mano-vijñāna-dhātu), Nội Không (Bên trong trống rỗng), Ngoại Không (bên ngoài trống rỗng), Nội Ngoại Không (bên trong bên ngoài đều trống rỗng).

Lại nữa, biết nơi Địa Giới (Pṛthivi-dhātu), Thủy Giới (Ab-dhātu), Hỏa Giới

(Tejo-dhātu), Phong Giới (Vāyu-dhātu) đều như Hư Không

Lại nữa, biết Cõi Dục (Kāma-dhātu), cõi Sắc (Rūpa-dhātu), cõi Vô Sắc (Arūpadhātu) từ nơi vọng tưởng phân biệt đã dấy lên

Lại nữa, biết Hành Tướng của Hữu Vi Giới hiện tiền có cùng tận cho nên biết Vô Vi Giới không có Hành Tướng. Biết tướng Khách Trần (Akasmāt-kleśa:nghĩa của phiền não) của Phiền Não Giới, thấu tỏ dòng chảy của phiền não thì có thể chặt đứt hết, đạt được tướng ánh sáng của Bản Tính. Biết vọng niệm Vô Minh của các Hạnh Giới làm Tướng ấy cho nên biết Tướng Trí Tuệ của Niết Bàn Giới là tướng của Chính Niệm

Này Thiện Nam Tử! Như vậy, như vậy! Thế Giới an lập. Thoạt đầu Thế Giới ở hiện tại chuyển diệt, đến ở đời khác sinh khởi Nhân Duyên y trụ làm Nghiệp. Sự sai biệt như vậy, Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Biết xong, tùy theo chỗ tương ứng mà nói Pháp. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ tư của Như Lai

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng: “_Phật nơi Giới, khéo léo

Với Thời trụ, chuyển, giảm

Chút Thiện (Kuśala) thành Quả lớn

Nhân Sư Tử (Nṛ-siṃha: Hiệu của Đức Phật) hay rõ

_Giới: có Phước, không Phước

Phước mở cửa giải thoát

Giới Giải Thoát chẳng đồng

Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) thấy rõ

_Như Lai biết Nhãn Giới

Sắc Thức Giới đều Không (Śūnya: trống rỗng)

Nhĩ Giới, Tỵ, Thiệt, Thân

Ý Pháp Không (Śūnya: trống rỗng) cũng thế

_Giới: đất, nước, lửa, gió

Rõ như thật đều Không (Śūnya: trống rỗng)

Tâm vọng niệm ba cõi

Nhân Sư Tử hay rõ

_Tướng: phiền não (Kleśa), Không Trần

Các Pháp Tính (Dharmatā) đều không (vô: không có)

Hành, chẳng hành như Không (hư không)

Ấy ba tướng Niết Bàn

_Thế Giới Bất Thiện (Akuśala) khởi

Thành xong, hoại diệt đồng

Cõi này với phương khác

Vô Niệm (không có niệm hư vọng) đều thấy biết

_Mười phương không bờ mé

cõi (Dhātu: Giới), Phật hay biết

Trí Phật thắng (thù thắng) không bờ (vô nhai)

Chúng sinh chẳng thể lường.

_ Đây là Thanh Tịnh Chủ

Đệ Tứ Điều Sinh Môn (Môn điều hòa đời sống thứ tư của bậc Thanh Tịnh Chủ)

Tu đây chẳng lùi lại

Quyết chứng quả Bồ Đề”

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai đối với các chúng sinh: các căn hơn kém, tinh tiến, lười biếng, hoặc lanh lợi (lợi), hoặc chậm chạp (độn) đều biết như thật. Làm thế nào để hay biết? Thiện Nam Tử! Chúng sinh Độn Căn, ngu ám thấp kém, Trung Căn, Thắng Căn đều biết như thật

Lại nữa, tùy theo Căn như vậy phân biệt sinh Tham (Lobha, hay Rāga). Tùy theo Căn như vậy phân biệt sinh giận dữ (Dveṣa: sân). Tùy theo Căn như vậy phân biệt sinh Si Mê (Moha: si) với nương theo cảnh bên ngoài sinh Tham Sân Si… Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, tùy theo Căn phân biệt sinh Tham Sân Si triển chuyển tăng rộng. Hoặc lại tùy theo Căn mà nơi phân biệt đã sinh chút ít Tham Sân Si, lại chẳng tăng trưởng… Đức Như Lai đều biết

Lại nữa, Căn này là Nhân của căn lành (Kuśala-mūla:thiện căn). Căn này tức là Nhân của căn chẳng lành (Akuśala-mūla: bất thiện căn). Căn này tức là Nhân của con đường giải thoát (Vimukti-mārga:giải thoát đạo). Căn này là Nhân ra khỏi con đường sinh tử… Mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Phật như thật biết sáu Căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Mệnh Căn của nam nữ, căn khổ, căn vui, căn: lo lắng, vui mừng, buông bỏ, căn tin tưởng (tín căn), căn: Niệm, Định, Tuệ… Căn chưa biết sẽ biết, Căn đã biết, Căn biết đầy đủ…. Mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, nhân vào Nhãn Căn (con mắt) Tâm trụ ở Nhĩ Căn (lỗ tai) chẳng trụ ở nhóm lỗ mũi, cái lưỡi, thân. Nhân vào Nhĩ Căn (lỗ tai) Tâm trụ ở Tỵ Căn (lỗ mũi) chẳng trụ ở Căn khác. Nhân vào Tỵ Căn (lỗ mũi) Tâm trụ ở Thiệt Căn (cái lưỡi). Nhân vào Thiệt Căn (cái lưỡi) Tâm trụ ở Thân Căn (thân xác). Nhân vào Thân Căn (thân xác) Tâm trụ ở NHãn Căn (con mắt)…. Mọi loại Căn như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Lại nữa, nếu có chúng sinh có Căn Bố Thí hiện trì Tịnh Giới. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā: Bố Thí Ba La Mật)

Nếu có chúng sinh có Căn Tịnh Giới hiện thực hành Bố Thí. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Thi Ba La Mật (Śīla-pāramitā: Trì Giới Ba La Mật).

Hoặc có chúng sinh có Căn Nhẫn Nhục hiện thực hành Tinh Tiến. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Nhẫn Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā: Nhẫn Nhục Ba La Mật).

Hoặc có chúng sinh có Căn Tinh Tiến hiện thực hành Nhẫn Nhục. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Cần Ba La Mật (Vīrya-pāramitā: Tinh Tiến Ba La Mật).

Hoặc có chúng sinh có Căn Thiền Định hiện tu Trí Tuệ. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Thiền Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā: Thiền Định Ba La Mật).

Hoặc có chúng sinh có Căn Trí Tuệ hiện trụ Thiền Định. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thế nên vì họ nói Thậm Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu (Gaṃbhīra-prajñā-pāramitā: Thậm Thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa) khiến cho kẻ ấy tu tập tất cả Pháp Bồ Đề Phần (Bodhyaṅga) rộng lớn.

Lại nữa, biết chúng sinh có Căn Thanh Văn hiện tu Hạnh Duyên Giác đã thực hành. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nhận (kham nhận) Thanh Văn, thế nên vì họ nói Pháp Thanh Văn Thừa (Śrāvaka-yāna)

Nếu có chúng sinh có Căn Duyên Giác tu Hạnh Thanh Văn (Śrāvaka-caryā). Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nghe (kham văn) Duyên Giác, thế nên vì họ nói Pháp của Duyên Giác (Pratyeka-buddha).

Hoặc có chúng sinh có Căn Đại Thừa tu Hạnh Nhị Thừa. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, thích hợp nghe (kham văn) Đại Pháp (Mahā-dharma) nên vì họ nói Đại Thừa (Mahā-yāna).

Lại có chúng sinh có Căn thấp kém (hạ liệt căn) hiện tu Đại Thừa. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, nên vì họ nói Pháp khiến cho buông bỏ sự thấp kém, tu tập Đại Thừa.

Lại có chúng sinh chẳng thể nhận làm Pháp Khí. Đức Như Lai biết kẻ ấy từ vô thủy đến nay, các Căn triển chuyển có nhiều sai biệt, lâu dài chưa thích hợp nhận được, nên tạm vứt bỏ gốc rễ chờ đợi (đãi căn), khi thuần thục thời thích hợp nhận làm Pháp Khí, phát Tâm ân trọng, Đức Như Lai sẽ vì họ ân cần nói Pháp

Này Thiện Nam Tử! Đức Như Lai như vậy biết các chúng sinh. Hoặc Căn đã thuần thục, hoặc Căn chưa thuần thục, muốn ra khỏi ba cõi hoặc chẳng muốn ra khỏi… Mọi loại như vậy, Đức Như lai đều biết.

Làm thế nào để biết? Biết căn bản ấy tu tập như thế nào, Tính như thế nào, Tướng như thế nào, Nhân như thế nào, Duyên như thế nào, suy nghĩ như thế nào, Quả như thế nào, Báo như thế nào, Ý rốt ráo (cứu Ý) như thế nào… Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ năm của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Phật biết Căn, Trí đến bờ kia

Tùy thuận chúng sinh, mọi loại khác

Phẩm Thượng Trung Hạ đều biết rõ

Thắng Nghiệp chiêu vời Quả giải thoát

_Rõ bờ phiền não (phiền não tế) chỉ hư giả

Sâu, mỏng, nhẹ, nặng thảy đều biết

Khéo biết các Hoặc (mê mờ, nghi ngờ), Môn đối trị

Ác (Pāpa, hay Akuśala) vời sinh tử, Thiện (Kuśala) giải thoát

_Biết: mắt đến Ý, mệnh nam nữ

Căn: khổ, vui, lo, mừng, buông xả

Tín (Śraddha), Tấn (Vīrya), Niệm (Smṛti), Định (Samādhi), Tuệ (Prajña) nên biết

Đều rõ Căn: đã biết, biết đủ

_Biết Nhân con mắt (Cakṣu) chỉ trụ tai (Śrotra: lỗ tai)

Cho đến Nhân Thân (Kāya) trụ trong Mắt

Căn Thí (bố thí) trì Giới nên nói Đàn (Dāna-pāramitā)

Căn Giới hành Thí (bố thí) nên nói Giới (Śīla-pāramitā)

Căn Nhẫn tu Cần nên nói Nhẫn (Kṣānti-pāramitā)

Căn Tiến tu Nhẫn nên nói Cần (Vīrya-pāramitā)

Căn Định tu Tuệ nói các Thiền (Dhyāna-pāramitā)

Căn Tuệ trụ Định nói Bát Nhã (Prajña-pāramitā)

_Căn Thanh Văn tu Hạnh Duyên Giác

Đã biết Căn nên nói Thanh Văn (Śrāvaka)

Căn Duyên Giác trụ Hạnh Thanh Văn

Biết Căn, vì họ nói Duyên Giác (Pratyeka-buddha)

_Thấp kém xa lìa Pháp thượng thừa

Đại Bi nên nói các Môn Độ (Pāramitā: Ba La Mật Đa)

Căn thuần, chưa thuần Phật đều biết

Khí này nói buông Phi Khí

_Các Căn, Hành Tướng, Tính tu tập

Tùy Nhân Duyên ấy với suy nghĩ

Quả Báo, Cứu Ý (Ý rốt ráo), biết như vậy

Phật Đệ Ngũ Chân Thật Nghiệp (Nghiệp chân thật thứ năm của Phật)”

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai đối với khắp lối nẻo hướng đến (Thú Hướng) đều biết như thật. Làm thế nào để biết? Biếy Giới chúng sinh Chính Định, biết Giới chúng sinh Bất Định, biết Giới chúng sinh Tà Định

Vì sao mà biết chúng sinh Chính Định? Ấy là chúng sinh này có sức của Nhân (Hetu) to lớn, đời trước gieo trồng nhiều Phước, thông minh, căn lanh lợi, Trí Tuệ khai mở. Đức Như Lai như thật biết điều tốt lành xưa kia (tích thiện) xong, nên hoặc vì họ nói Pháp, hoặc chẳng nói Pháp, xứng với Pháp Khí ấy đều khiến cho giải thoát.

Vì sao mà biết chúng sinh Bất Định? Ấy là chúng sinh kia có sức Duyên lớn, Căn Tướng thành thục. Nếu tùy theo Tâm ấy được nghe Chính Pháp liền được giải thoát. Nếu chẳng nghe Pháp thì chẳng được giải thoát. Đức Như Lai vì chúng sinh Bất Định này nói Pháp Nhân Duyên hòa hợp, các chúng sinh kia tùy nghe Pháp, Tâm được thanh tịnh đều chứng Đạo Quả. Đức Như Lai vì chúng sinh Bất Định này mà hiện ra ở đời.

Làm thế nào biết chúng sinh ở Tà Định? Ấy là chúng sinh này ngu si che trùm Tâm, chẳng phải là Pháp Khí, lại không có phương tiện có thể dùng hóa dụ ví như người mù đối với ánh sáng mặt trời. Nếu vì họ nói Pháp với chẳng nói Pháp thì đều không có lợi ích, không có phần giải thoát. Đức Như Lai biết kẻ ấy chẳng phải là Pháp Khí, liền vứt bỏ. Vì chúng sinh ấy, thế nên Bồ Tát mặc áo giáp Đại Bi.

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai khéo biết khắp lối nẻo hướng đến của ba Độc (tham, sân, si) của chúng sinh, biết Hạnh Tham Dục có ba loại. Thế nào là ba? Ấy là hoặc có Tham Dục (Rāga) từ cảnh màu nhiệm (diệu cảnh) sinh ra, hoặc có Tham Dục từ tưởng yêu thích (ái tưởng) sinh ra, hoặc có Tham Dục từ thói quen của đời trước (túc tập) sinh ra.

Biết Hạnh giận dữ cũng có ba loại. Thế nào là ba? Ấy là hoặc có Sân Độc (Dveṣa) từ oán hận mà sinh ra, hoặc có Sân Độc từ cảnh trái ngược mà sinh ra, hoặc có Sân Độc từ Tùy Miên (Anuśaya: tên gọi khác của phiền não) của quá khứ đã sinh ra

Biết Hạnh ngu si cũng có ba loại. Thế nào là ba? Ấy là hoặc có Ngu Si (Moha) từ Vô Minh (Avidya) sinh ra, hoặc có Ngu Si từ Thân Kiến (Satkaya-dṛṣti) sinh ra,

hoặc có Ngu Si từ Tâm hoài nghi (Vicikitsa-citta) sinh ra Mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

_Lại nữa, Đức Như Lai biết Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā, hay Tapas) ấy mau chóng thông đạt thì biết là Căn lanh lợi (lợi). Lại biết Khổ Hạnh chậm chạm thông đạt thì biết là Căn ngu độn (độn). Biết Hạnh An Lạc mau chóng thông đạt thì biết là Căn lanh lợi (lợi). Lại biết Hạnh An Lạc chậm chạm thông đạt thì biết là Căn ngu độn (độn).

Lại biết có Hạnh (Caryā) chậm chạm thông đạt thì xa lìa Chính Niệm. Lại biết có hạnh mau chóng thông đạt thì hay giữ gìn bền chắc

Lại nữa, khéo biết có Hạnh mau chóng (tốc tật hạnh) chậm chạp thông đạt thì nên Sổ Tức Quán (Ānāpāna-smṛti: niệm hơi thở ra vào). Có Hạnh mau chóng (tốc tật hạnh) mau chóng thông đạt thì Tâm chẳng dính mắc

Lại nữa, khéo biết Hạnh chọn lựa Pháp (Dharma-pravicaya: Trạch Pháp). Ấy là hoặc có Hạnh Tuệ nhiều Định ít, hoặc lại có Hạnh Định nhiều Tuệ ít, hoặc có Định Tuệ đều chẳng đầy đủ, hoặc có Định Tuệ cả hai đều viên mãn. Đức Như Lai đều biết.

_Hoặc lại có Hạnh Tâm lực đầy đủ, Thân Lực chẳng đủ. Hoặc lại có Hạnh Thân Lực đầy đủ, Tâm Lực chẳng đủ. Hoặc lại có Hạnh cả hai (Thân Lực, Tâm Lực) đều chẳng đủ. Hoặc lại có Hạnh cả hai (Thân Lực, Tâm Lực) đều đầy đủ. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật.

Hoặc lại có Hạnh khiến cho Nghiệp của Thân trong sạch, miệng, ý chẳng trong sạch. Hoặc lại có Hạnh khiến cho miệng, ý trong sạch, nghiệp của Thân chẳng trong sạch. Hoặc khiến cho ba Nghiệp đều được thanh tịnh, hoặc khiến cho ba Nghiệp đều chẵng thanh tịnh.

Các Hạnh như vậy, hoặc là Nhân sinh tử trong ba cõi, hoặc là Nhân giải thoát… Đức Như Lai đều dùng cón mắt Trí không có ngăn ngại, tùy chuyển tất cả. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ sáu của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Tất cả Xứ, Hạnh Phật biết hết

Chúng sinh Chính Định: sức Nhân (Hetu) lớn

Chúng sinh Bất Định: tướng Căn thuần

Tà Định: Phi Khí, Không (Śūnya: trống rỗng), có Bi

_Chúng sinh Hạnh Tham (rāga): ba loại nhân

Giận Oán (Dveṣa), Ngu Si (Moha) cũng ba loại

Mọi loại Giới phiền não vô biên

Khắp Hạnh: nhân khởi, Phật đều biết

_Khổ Hạnh mau được nhân

Lợi Căn Độn Căn chậm chạp chẳng thể đạt

Lạc Hạnh mau chóng do Căn lợi

Độn Căn yếu kém, Phật đều biết

_Có Hạnh chậm chạp, dần lắng trong

Lại có chậm chạm, mau thanh tịnh

Có Hạnh mau chóng được nhỏ kém

Vượt qua mau chóng: Nhân không dính (vô trước nhân)

_Có Hạnh Trí tăng, Trạch Pháp sinh

Có Hạnh Định tăng thành Pháp Khí

Có Hạnh đều ít, Phi Pháp Khí

Định Tuệ hòa hợp, Thắng Đạo sinh

_Có Hạnh Tâm Lực đủ, Thân không

Thân Lực đủ, Tâm chẳng đủ

Đại Uy Đức nên Thân Tâm đủ

Tất cả người thấy thảy đều biết

_Có Hạnh chẳng thể tịnh Ngữ, Tâm

Hoặc có hay khiến Thân, Ngữ tịnh

Hoặc có chẳng thể Tâm tịnh mãi (vĩnh tịnh)

Có Hạnh chỉ hay thanh tịnh Tâm

_Hoặc có chẳng thể tịnh Ngữ Ngôn

Có Hạnh hay khiến Tâm, Ngữ tịnh

Hoặc có chẳng thể Thân tịnh mãi

Có Hạnh ba nghiệp tịnh, không vết (tỳ vết)

_Có Hạnh dựng lập Nhân sinh tử

Có Hạnh làm Nhân vời giải thoát

Khắp Hạnh như vậy, Phật đều rõ

Đây Nghiệp thứ sáu: Môn giải thoát

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai đối với tất cả Tĩnh Lự (Dhyāna: Thiền Định), Giải Thoát (Vimukti), Đẳng Trì (samādhi), Đẳng Chí (Samāpatti) lại diệt Phiền Não (Kleśa) tăng trưởng Nhân Duyên (Hetu-pratyaya) đều biết như thật. Đức Phật biết như thế nào? Ấy là biết chúng sinh sinh khởi phiền não, do Nhân (Hetu) nào sinh? Do Duyên (Pratyaya) nào diệt?. Trong đây, phiền não sinh Nhân Duyên chẳng suy nghĩ chính đúng (bất chính tư duy) dùng làm Nhân ấy, Vô Minh

(Avidya) làm Duyên. Vô Minh làm Nhân, Hành (Saṃskāra) làm Duyên. Hành Làm Nhân, Thức (Vijñāna) làm Duyên. Thức làm Nhân, Danh Sắc (Nāma-rūpa) làm Duyên. Danh Sắc làm Nhân, sáu Xứ (Ṣaḍāyatana) làm Duyên. Sáu Xứ làm Nhân, Xúc (Sparśa) làm Duyên. Xúc làm Nhân, Thọ (Vedanā) làm Duyên. Thọ làm Nhân, Ái (Tṛṣṇā) làm Duyên. Ái làm Nhân, Thủ (Upādāna) làm Duyên. Thủ làm Nhân, Hữu (Bhāva) làm Duyên. Hữu làm Nhân, Sinh (Jāti) làm Duyên. Sinh làm Nhân, Lão Tử (Jarā-maraṇa) làm Duyên. Phiền Não (Kleśa) làm Nhân, Nghiệp (Karma) làm Duyên. Kiến (Dṛṣṭi) làm Nhân, Tham (Rāga) làm Duyên. Tùy Miên Phiền Não (Anuśayakleśa:chỉ hạt giống Vô Minh phiền não ẩn tàng ở trong Thức thứ tám) làm Nhân, Hiện Hành Phiền Não (Abhisaṃskara-kleśa: chỉ sáu Căn đối với sáu trần cảnh, hiện khởi phiền não của nhóm tham sân si) làm Duyên. Đây là Phiền Não sinh khởi Nhân Duyên.

Chúng sinh làm sao diệt được các phiền não với hết thảy Nhân Duyên? Có lại loại Nhân, có hai loại Duyên. Thế nào là hai? Một là từ người khác, lắng nghe tùy thuận theo tiếng của Pháp. Hai là Nội Tâm khởi lên Chính Niệm.

Lại nữa có hai loại Nhân, hai loại Duyên hay khiến cho chúng sinh thanh tịnh giải thoát là Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ) Tâm duyên theo một cảnh, Tỳ Bát Xá

Na (Vipaśyana: Thiền Quán) hay khéo léo

Lại nữa có hai loại Nhân, hai loại Duyên là Bất Lai Trí Tri Lai Trí

Lại nữa có hai loại Nhân Duyên là quán sát nhỏ nhiệm lý không có sinh (vô sinh) cho nên gần sát với giải thoát

Lại nữa có hai loại Nhân Duyên là: Đầy đủ Hạnh (Caryā) cho nên Trí Tuệ giải thoát hiện ngay trước mặt.

Lại nữa có hai loại Nhân Duyên là Tận TríVô Sinh Trí

Lại nữa có hai loại Nhân Duyên là: Tùy thuận giác ngộ Chân Đế cho nên tùy thuận được Trí Chân Đế.

Đây là chúng sinh trừ diệt phiền não, thanh tịnh nhân duyên. Đức Như Lai đều biết

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Nhân Duyên của phiền não có vô số lượng, Nhân Duyên của giải thoát cũng không có lượng. Hoặc có Phiền Não hay cùng với Giải Thoát dùng làm Nhân Duyên, do quán Thật Thể. Hoặc có Giải Thoát cùng với Phiền Não dùng làm Nhân Duyên , do sinh chấp sinh. Hạnh rộng lớn không có chướng ngại như vậy, Đức Như Lai đều biết.

Này Thiện Nam Tử! Đức Như Lai thảy đều đầy đủ Thiền Định (Dhyāna), Trí

Tuệ (Prajña). Ấy là lìa Dục Ác với Pháp chẳng lành, có Tầm (Vitarka), có Tứ (Vicāra), Ly Sinh, Hỷ Lạc nhập vào Sơ Tĩnh Lự (Prathama-dhyāna: Sơ Thiền). Sơ Tĩnh Lự khởi diệt nhóm Tầm, Tứ tùy thuận thứ tự nhập vào tám giải thoát (Aṣṭauvimokṣāḥ), Tam Ma Bát Để (Samāpatti), ngược theo thứ tự nhập vào trụ các Tam Ma Địa (samādhi). Hoặc lại vượt qua khoảng cách, chiều ngang, chiều dọc không có ngăn ngại, trụ ở Đẳng Chí (Samāpatti) hiển bày Tam Muội (Samādhi). Đức Như Lai biết rõ Tam Ma Bát Để cùng với Môn Tam Muội không có chút sai biệt.

Tam Muội (Samādhi), Tam Ma Bát Để (Samāpatti) của Như Lai chẳng từ Nhân Duyên. Nhập vào một Tam Muội thì tất cả Tam Muội thảy đều hiện trước mặt, một Tam Muội dấy lên thì hay liền nhập vào tất cả Tam Muội. Đức Như Lai trọn chẳng tác niệm như vầy: “Nay Ta hay nhập vào Tam Muội như vậy” mà thường trụ Tam Muội không có Tâm chẳng Định (bất định tâm)

Tất cả không có thể đo lường biết được hết thảy Tam Muội của Như Lai. Tam Muội của Duyên Giác vượt qua Thanh Văn, Tam Muội của Bồ Tát vượt qua Duyên Giác, Tam Muội của Như Lai vượt qua Bồ Tát và Tam Muội của Đức Phật thì không gì có thể vượt qua được. Trí Tuệ của Như Lai ở tất cả nơi chốn không có chướng ngại, chuyển thì không có gì có thể hơn được, tùy thuận giáo hóa tất cả Thanh Văn sinh Thanh Văn Định; Duyên Giác, Bồ Tát cũng lại như vậy.

Mọi loại như vậy, Đức Như Lai biết xong, tùy theo chỗ tương ứng để mà nói Pháp. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ bảy của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Trí chân thật của Phật Pháp Vương

Biết Nhân nhiễm, tịnh của chúng sinh

Nhân Duyên như vậy sinh Phiền Não

Nhân Duyện như vậy được giải thoát

_Nghĩ lệch (tà tư) làm Nhân (Hetu), Vô Minh Duyên (Pratyaya)

Vô Minh làm Nhân, Hành làm Duyên

Thức với nhóm Danh Sắc, sáu Nhập

Hữu Chi (một trong 12 nhân duyên) Nhân Duyên đều như vậy

_Phiền não làm Nhân, Nghiệp làm Duyên

Các Kiến làm Nhân, Tham làm duyên

Tùy Miên Kiết Hoặc dùng làm

Nhân Hiện Hành Phiền Não dùng làm Duyên.

_Hai Nhân Duyên (khiến) chúng sinh giải thoát

Nghe tiếng của Pháp khởi tùy thuận

Nội Tâm Chính Niệm quán Pháp Không (Śūnya: trống rỗng)

Giải thoát biển được siêu thăng

_Chỉ (Śamatha), Quán (Vipaśyana) trợ nương nhau

Không chút đi, lại mà có được

Quán kỹ không sinh cũng không diệt

Gần gũi giải thoát được trong mát (thanh lương).

_Trụ ba Hạnh, nuôi lớn ba Minh

Tu tập giải thoát chẳng phóng dật

Tận Vô Sinh Trí được Thật Đế

Do Nhân Duyên này, Tâm thanh tịnh

_Phật vào Môn Chính Định Tam Muội

Ra vào Diệt Định (Nirodha-samāpatti: Diệt Thọ Tưởng Định), niệm đầy đủ

Pháp Vương Thiền Định không gì bằng (vô đẳng đẳng: không có hàng nào ngang bằng được)

Vào tám giải thoát, nhiều Đẳng Trì (Samāhita)

_Ngược thuận thứ tự vượt khoảng cách

Một Định hiển bày vô biên Định

Tâm không trăm Ải (nơi hiểm trở) không phân biệt

Tuy thường trụ Định, không Tâm Định

_Thanh Văn Duyên Giác Tam Ma Đề

Bồ Tát trăm ngàn mọi loại Định

Phật Tam Ma Địa vượt các Định

Trí nghiệp khéo léo này (thiện xảo nghiệp Trí) khó lường”

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Đức Như Lai dùng Túc Trụ Trí (Pūrva-

nivāsānusmṛti-jñāna) biết vô số việc ở đời trước trong quá khứ của thân của mình với các chúng sinh, ấy là: một đời, hai đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời, vạn đời, ức trăm ngàn đời, Kiếp thành (Vivarta-kalpa), Kiếp Hoại (Saṇvarta-kalpa), Kiếp Thành Hoại (Vivarta-saṇvarta-kalpa, vô số Kiếp Thành, vô số Kiếp Hoại, vô số Kiếp Thành Hoại… Ta với chúng sinh có tên gọi (danh tự) như vậy, Chủng Tính như vậy, ăn uống như vậy, hình tướng như vậy, sắc loại như vậy, khổ vui như vậy, xứ sở như vậy, Thọ Mệnh như vậy, sinh tử như vậy, ở nơi (tên là…) mất đi rồi sinh ở nơi (tên là…), vô số mọi loại việc của đời trước thảy đều nghĩ nhớ được.

Lại biết mỗi mỗi chúng sinh ấy, quá khứ dùng Nhân (Hetu) như vậy sinh vào Thế Giới này. Đức Như Lai biết xong, tùy theo chỗ tương ứng ấy mà nói Pháp. Lại biết như thật, Tâm Hạnh quá khứ của chúng sinh, niệm lúc trước như vậy theo thứ tự Nhân diệt nối tiếp nhau dẫn khởi niệm lúc sau như vậy, hoặc lại Duyên bị thiếu nên niệm lúc sau chẳng sinh được. Mọi loại như vậy, Đức Như Lai đều biết

Như một chúng sinh: Tâm như vậy diệt, Tâm như vậy sinh, luân chuyển chẳng đứt đoạn, vô lượng vô biên hằng hà sa kiếp nói chẳng thể hết. Như một chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, niệm niệm sinh diệt, Tâm Tâm nối tiếp nhau, nói chẳng thể hết. Đức Như Lai mỗi mỗi đều biết như thật. Giả sử tận hết kiếp ở bờ mé vị lai nói việc đời trước mà Đức Như Lai đã biết thì chẳng thể cùng tận, cho nên nói Túc Trụ Trí Tuệ của Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, khó biết bờ mé, nói chẳng thể hết.

_Bấy giờ, Đức Như Lai phát ra tiếng Đại Bi (Mahā-kāruṇa-śabda) giống như Ngưu Vương (Ṛṣabha) bảo khắp chúng sinh: “Các ngươi cần phải niệm niệm suy nghĩ, đời quá khứ: xa, gần từng gieo trồng căn lành, hoặc ở chỗ của Đức Phật từng gieo trồng căn lành, hoặc ở chỗ của Nhị Thừa gieo trồng các căn lành…”.

Các chúng sinh ấy do Uy Lực của Đức Phật đều nhớ đến điều tốt lành xưa kia. Đức Như Lai biết xong, tùy ứng nói Pháp. Các chúng sinh ấy được nghe Pháp xong, như căn lành xưa kia đều ở nơi Thừa (Yāna) của mình được chẳng chuyển lùi. Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ tám của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Phật, Thế Gian Đăng (một tên gọi của Phật) nhớ Kiếp xưa

Vô biên ức số na do tha

Thấu tỏ chính mình với chúng sinh

Như xem quả A Ma Lặc (Amla-phala) trong tay

_Như vậy họ tên, sắc phân biệt

Thọ Mệnh, trú xứ, sinh tử khác

Do nhân duyên đó sinh chốn này

Khéo biết Thời nên vì nói Pháp

_Lại biết vô biên Kiếp quá khứ

Chúng sinh: Tâm (Citta), Tâm Sở (Caitasika) chẳng đồng

Vô lượng chùng loại đều sinh Tâm

Đại Trí Như Lai đều biết rõ

_Quá khứ: Tâm tuôn chảy chẳng dứt

Mỗi một chúng sinh, Phật đều biết

Số Kiếp (Kalpa) ngang bằng các sông Hằng

Vô biên Hành ấy, nói không hết

_Tận mé vị lai, hết thảy Kiếp

Chẳng thể nói Nhân trước (Nhân của đời trước) của Phật

Trí Tuệ vô đẳng, không bờ mé

Giống như biển lớn không bờ mé

_Phật trụ Lợi Trí, sức Thắng Thông

Nhớ Nhân trắng sạch, xưa đã tu

Với chúng sinh kia gieo căn lành

Quá khứ hoặc từng cúng dường Phật

_Sức Uy Thần Phật khiến nghĩ nhớ

Như Nhân Pháp trắng (Thiện Pháp trong sạch) trước đã làm

Nhớ dùng Giáo này trụ ba Thừa

Thanh tịnh giải thoát, không thoái lùi

_Thiện Thệ (Sugata) vô lượng Nhân (Hetu) quá khứ

Tất cả chúng sinh khó đo lường

Dủng nghiệp thứ tám này làm Nhân

Vô số chúng sinh đều điều phục”.

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Thiên Nhãn (Devya-cakṣu) của Như Lai hơn hẳn con mắt của loài người, nhìn thấy các chúng sinh: sinh ở chỗ này, chết ở chỗ kia. Ấy là: thấp kém, tối thắng, hình sắc thiện, hình sắc ác, hoặc tốt, hoặc xấu… mọi loại như vậy tùy theo Nghiệp thọ sinh. Hoặc có chúng sinh Thân đủ hạnh ác, hoặc có chúng sinh miệng đủ hạnh ác, hoặc có chúng sinh Ý đủ hạnh ác, hoặc chê bai Hiền Thánh với nhóm Tà Kiến…Do Nhân Duyên của Nghiệp cho nên buông bỏ thân này xong thì bị đọa vào Địa Ngục.

Lại có chúng sinh Thân đủ hạnh thiện, hoặc có chúng sinh miệng đủ hạnh thiện, hoặc có chúng sinh Ý đủ hạnh thiện, chẳng chê bai Hiền Thánh với nhóm Chính Kiến…Do Nhân Duyên của Nghiệp cho nên buông bỏ thân này xong thì sinh ở trên Trời.

Thiên Nhãn của Như Lai thảy đều thấy biết. Như vậy mười phương cùng tận Pháp Giới, tột cùng cõi Hư Không vô lượng vô biên, vượt qua số lượng hết thảy Thế Giới… Ở khoảng giữa ấy, hoặc có Thế Giới bị Kiếp Hỏa (Kalpāgni: tai vạ do lửa dấy lấy trong thời Hoại Kiếp) thiêu đốt nên trống rỗng, không còn nơi nào có được (vô sở hữu)

Hoặc có Thế Giới: mọi loại chúng sinh sinh ở chỗ này, chết ở chỗ kia. Hoặc các Bồ Tát du hành các cõi nước, hoặc các Như Lai hướng đến Đạo Thụ (cây Bồ Đề) chứng Đại Bồ Đề, chuyển bánh xe Pháp, tương ứng dứt hết dấu vết tăm tối, bày vào Niết Bàn… Mỗi mỗi Thanh Văn đều hiện được giải thoát nhập vào Niết Bàn, mỗi mỗi Duyên Giác kia hiện mọi loại Thông (Abhijña: Thần Thông) hay khiến cho kẻ gặp được tăng trưởng Công Đức. Mọi loại như vậy, Đức Phật đều thấy rõ như đối trước mắt.

Lại thấy Thế Giới có các chúng sinh không có thân tướng, chẳng phải là chỗ mà Thiên Nhãn của Ngoại Ngũ Thông (năm loại Thần Thông của Ngoại Đạo), cũng chẳng phải là nơi mà con mắt của Nhị Thừa với Bồ Tát nhìn thấy được, chỉ có Thiên Nhãn của Như Lai mới thấy rõ

Hoặc có đất ấy lớn như bánh xe, các chúng sinh không có thân tướng ấy tràn đầy bên trong, nhiều như hết thảy người Trời trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới… Đức Phật đều thấy rõ, dùng Thiên Nhãn thanh tịnh quán sát nhỏ nhiệm hết thảy chúng sinh trong tất cả Thế Giới, kẻ có thể điều phục được thì khiến cho mỗi một kẻ đều thấy thân Phật hiện ngay trước mặt, mỗi một chúng sinh ấy cũng chẳng biết nhau.

Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ chín của Như Lai.

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Thiên Nhãn trong sáng của Như Lai

Uy Đức soi thấy vô biên Kiếp

Mười phương mọi cõi nước khó nghĩ

Chúng sinh thọ sinh Sắc Tướng nào

_Hoặc có đã hiện, đang sinh khác

Sắc (Rūpa), không Sắc (Arūpa), mọi loại khác

Hoặc nẻo người Trời, hoặc ba đường (Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh)

Phẩm Thượng Trung Hạ sinh chẳng một.

_Chết rồi, sẽ sinh mọi loại khác

Tất cả người thấy không dư sót

Trầm luân ở nẻo gây tội ác

Tu Phước vượt lên, ở người Trời

_Hoặc có tu hành Hạnh Bồ Tát (Bodhisatva-caryā)

Ra vào, gieo trồng căn Bồ Đề

Hoặc ngồi Đạo Thụ (cây Bồ Đề) phá chúng Ma (Māra)

Giác ngộ Đạo Bồ Đề tối thắng.

Chuyển Diệu Pháp Luân (Saddharma-cakra: bánh xe Pháp màu nhiệm) đều tự tại

Người Trời giải thoát, khó nghĩ lường

Làm Phật Sự xong, bày Niết Bàn

Thiên Nhãn Như Lai đều thấy rõ

_Hoặc nghe từ Thầy, được Chính Niệm

Dẫm đạp Tịch Diệt được trong mát (thanh lương)

Hoặc vượt biển có (hữu hải) chẳng do Thầy

Giải Thoát an vui, Như Lai thấy

_Hoặc có vô số chúng Thanh Văn

Hoặc lại tu hành Duyên Giác Thừa (Pratyeka-buddha-yāna)

Giới chúng sinh ấy không bờ mé

Thiên Nhãn của Phật đều thấy rõ.

_Hoặc có chúng sinh không sắc tướng

Lớn như bánh xe có nhiều Chúng

Hơn người Trời trong Tam Thiên Giới (ba ngàn Đại Thiên Thế Giới)

Nhỏ nhiệm như vậy, Như Lai thấy.

_Phật thấy tất cả chúng sinh giới

Lưu chuyển năm đường không bờ mé

Nhất Thiết Trí rõ suốt chúng sinh

Dùng Đại Từ Bi nên điều phục

_Hoặc kẻ có Lợi Căn đáng độ

Đều thấy Như Lai hiện trước mặt

Nói Pháp thù thắng, hợp Tâm ấy

Đây Phật Đệ Cửu Thiên Nhãn Nghiệp (Nghiệp Thiên Nhãn thứ chín của Đức Phật)

_Lại nữa, Thiện Nam Tử! Như Lai đã dứt hết các Lậu (Asrava), không còn phiền não trở lại nữa, Tâm khéo giải thoát, Tuệ khéo giải thoát, Tự Giác hiện trước mặt viên mãn đầy đủ, tác tiếng rống Sư Tử phát ra lời như vầy: “Ta đã dứt hết sự sinh khởi (Jāti), đã dựng lập Phạm Hạnh (Brhama-caryā), chỗ cần làm đã làm xong, chẳng còn thọ nhận thân sau nữa”.

Đức Như Lai biết phiền não cùng tận này trọn không có cấu nhiễm, thanh tịnh sáng sủa, tất cả Tập Khí (Vāsanā) không có gì chẳng diệt hết. Thanh Văn (Śrāvaka) chặt đứt Hoặc (trạng huống mê loạn của Nội Tâm) có cái hết, có lượng Tập Khí chẳng trừ được. Duyên Giác (Pratyeka-buddha) dứt hết Hoặc cũng còn có phần lượng, xa lìa Đại Bi, thiếu Vô Ngại Biện (biện tài không có trở ngại). Chỉ có Như Lai (Tathāgata) một sát na Tâm bình đẳng tương ứng tất cả phiền não, các tướng phiền não, căn bản phiền não, tập khí phiền não dứt hẳn hết không có dư sót, Đại Bi khéo nhiếp, Biện Tài (tranh biện lanh lợi) không có sợ hãi thảy đều viên mãn, tất cả Thế Gian không có ai có thể vượt qua được.

Tại sao thế? Chư Phật Như Lai diệt hết tất cả Tập Khí của các Nghiệp, Tập Khí của phiền não, các Tập Khí sai lầm của Uy Nghi… ví như Bản Tính của Hư Không trong sạch, không có khói bụi, không có chỗ nương dựa. Đức Như Lai cũng thế, được Trí cùng tột của phiền não…các Nghiệp phiền não, tất cả Tập Khí không có chỗ nương trụ, mà Tâm của Như Lai dùng tướng không có trụ, Trí của nơi dứt hết phiền não, an trụ vi diệu trong bình đẳng. Vì chặt đứt tất cả phiền não, năm Uẩn Hữu Lậu (Sāsrava) của chúng sinh mà nói Diệu Pháp (saddharma). Nói lời như vầy: “Thương thay! Chúng sinh ở trong chỗ Vô Sự (không có sự biến đổi, không có tạo làm) lại ngang ngạnh sinh phiền não. Các ngươi cần phải suy nghĩ, chọn lựa, quán sát như thật

Lại vì chúng sinh, dùng mọi loại khéo léo, mọi loại thí dụ, nói Tính của Phiền Não không không có chỗ có được. Các chúng sinh kia quán như thật xong, chẳng thất chút Pháp nào mà có thể nắm giữ, mọi loại nhậm vận của phiền não được diệt hết, nhập vào Niết Bàn.

Đây là sự nghiệp Chính Giác thứ mười của Như Lai

Khi ấy, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“_Thập Lực Thế Tôn sức viên mãn

Thành tựu Môn thâm sâu rộng lớn

Tương ứng Trí dứt Phiền Não Chướng

Được Thắng Bồ Đề rất vắng lặng

_Thanh Văn chặt Hoặc (trạng huống mê loạn của Nội Tâm) được Tận Trí (Trí cùng tột)

Có lượng Tập Khí do chưa trừ

Duyên Giác chặt Hoặc được Bồ Đề (Bodhi)

Đại Bi, Biện Tài đều chẳng đủ

Phật là Thế Chủ Nhân Trung Thắng

Hoặc, Tập đều diệt, Đức đều tròn

Tận mé phiền não, tăng Đại Bi

Biện Tài vô lượng, đều thành tựu

_Phật trụ Trí tột cùng phiền não

Biết chúng sinh, hoặc vọng (xằng bậy) chẳng chân (chân thật)

Thương các hữu tình hành Tà Đạo

Chẳng hành Chính Pháp của Như Lai

Đại Bi mạnh bén vì Chúng nói

Môn Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã

Các ngươi suy nghĩ Bản Tính Không (Śūnya: trống rống)

Thường được Tối Thắng Diệu Tịch Tĩnh

_Chúng sinh chẳng được, luôn chọn nẻo (lối nẻo luân hồi)

Người làm (tác giả) cùng với Ma Nạp Bà (Mānava: Thắng Ngã)

Vì các chúng sinh vướng Tà Kiến

Đại Giác (Đức Phật) hưng Bi (Kāruṇa) nói giải thoát (Vimukti)

Ở tất cả Thời không mệt chán

Chưa từng một Niệm bỏ chúng sinh

Thường trụ tam Muội (Samādhi) không dao động

Vì lợi chúng sinh, nói Diệu Pháp

_Nhóm tướng như vậy, sự nghiệp Phật

Mười Lực trụ ở trong Lực Địa

Chuyển Vô Đẳng Đẳng Tối Thắng Luân (bánh xe tối thắng không có hàng nào ngang bằng được)

Hay phá Oán Địch khó nghiêng động”

 

KINH THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ NĂM (Hết)_

********

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10