KINH THÁNH TRÌ THẾ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Tây thiên dịch kinh Tam tạng triều tán Đại phu Thi Hồng Lô Thiếu Khanh – Truyền Pháp Đại Sư THI HỘ phụng chiếu dịch.
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Bấy giờ, Trì Thế Bồ Tát bạch với Đức Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu lại có người thọ trì, đọc tụng Đà la ni này thì phải thọ trì như thế nào? Nguyện xin Đức Phật diễn nói.”

Khi đó, Đức Thế Tôn bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người ở mỗi đầu tháng, vào ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt, một mình đi vào dòng sông của biển cả và ngâm mình trong làn nước sao cho nước ngập đến vú, xong quay mặt về phương Đông, hướng về mặt trời, chắp tay mà đứng. Bắt đầu từ lúc mặt trời ló dạng, cho đến lúc mặt trời lặn, tụng trì chú này. Từ nước đi ra, xong nhịn ăn bảy ngày, ngày đêm tụng trì và đừng nói chuyện với người khác. Sau đó, liền vẽ bản hình của Trì Thế. Muốn điểm tô sắc vẻ thì dùng tâm trân trọng đem nước hương Bạch Chiên Đàn xoa lên lụa rồi để trải qua một túc (một đêm hay một thời hạn) biểu thị cho tâm cúng dường, khiến người Thầy, người thọ vẽ phải thọ Tế giới, tắm gội mặc quần áo mới, khởi tâm trân trọng y theo Pháp điểm tô sắc vẻ trang nghiêm. Bức tượng cao 10 khuỷu tay, ngang rộng 3 khuỷu tay, sắc vẻ màu xanh lục đậm, ngồi trên hoa sen, trang nghiêm vô lượng, sắc vẻ tươi tắn tinh khiết, ánh hào quang sáng như mặt trời, tay phải cầm trái cây, tay trái làm thế an ủy, dung mạo ôn hòa vui vẻ, ngồi ở phía trước Long cung (cung điện của Rồng) tay nâng hộp báu Trân châu, Bình báu, San hô, mã não, vàng bạc, lưu ly đủ mọi loại báu. Tĩnh tâm cúng dường, phía bên trên an bày Chư Thiên với mây báu, mưa báu, lưới báu. ĐẠI CÁT TƯỜNG THIÊN, tay nâng hoa sen an ủy bên phải. CÁT TƯỜNG BẢO CHƯỞNG đứng hầu bên trái, hình sắc nghiêm mãn với lưu ly nghiêm thân, tay nâng hoa sen làm tướng an ủy. Tượng TRÌ THẾ được đặt ở nơi có XÁ LỢI (Xá Lợi Xứ) đem nước hương Át Già mọi thứ thức ăn nhỏ nhiệm, hoa an, Tô, dầu, đèn sáng cúng dường. Lại đem diệu hoa, Tô, dầu, hương, đèn, thức ăn uống, mọi loại cúng dường TẦN NA với DẠ CA để hi vọng không có Ma sự (việc chướng ngại, chướng nạn)

Cúng dường xong lại dùng Chiên Đàn, Trầm Thủy với các diệu hương, Tô hương, dầu, đèn, vô lương cúng dường rồi đối mặt quán tưởng trước tượng Bồ Tát, chí tâm chuyên chú, ngồi ngay thẳng trì tụng. Bắt đầu từ giờ Dần (5h-7h sáng) đi vào trong Đằn hoặc 7 ngày hoặc 14 ngày cho đến một ngày, đến lúc mặt trời mọc thì cầu nguyện tất ứng thảy đều thành tựu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người vào nửa đêm ngăm mình trong nước tụng trì chú này mãn 80 biến thì ngay trong tháng sẽ được mãn ước nguyện”.

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu có người vào lúc nửa đêm y theo Pháp tụng TRÌ THẾ Bồ Tát, y theo Pháp Khiết Tĩnh thì ở trong 6 tháng ắt được ước nguyện”.

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người cất dấu tài vật. Sau đó phát Tâm y theo pháp tụng thì ắt trì ắt có dược tài vật”.

Đức phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người muốn cầu địa vị vẻ vang (vinh vị), ban ngày ngâm mình trong nước tụng trì chú này, đến nửa đêm lại dùng hạt mè mà làm Hộ Ma (Homa): Lấy 1 hạt, niệm 1 biến rồi 1 lần thiêu đốt cho đến 800 biến ắt được Đại hỷ, phú quý mãn túc”.

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có ngươi đem hạt cải trắng hòa chung với bơ một lần niệm lấy một hạt rồi một lần thiêu đốt. Dựa theo lúc trước tác Pháp cũng làm Pháp Hộ Ma thì Nhà Vua được mừng vui, đất nước không có tai họa.”

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người đem sữa, diệu hương hòa chung với bơ rồi làm Pháp Hộ Ma. Dựa theo lúc trước tắc Pháp thường hay chận đứng tất cả tai nạn của Đại Thần”

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người nửa đêm chí tâm tụng trì danh hiệu Bồ Tát y theo Pháp hộ tĩnh thì trong 7 ngày được Đại tài hỷ thành tựu cụ túc”.

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người vào mồng một của kỳ Bạch Nguyệt bắt đầu tác Pháp, thọ trì Tế giới, ở chỗ chứa Xá Lợi đặt tượng Bồ Tát y theo Pháp cúng dường, ghi nhớ tụng trì danh hiệu của Bồ Tát, chí Tâm cầu nguyện thì Bồ Tát ắt hiện hình biến hóa (hóa hình) ở trước mặt an ủi, được bất thoái chuyển, khởi Bồ Tát hạnh”.

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người ăn uống tinh khiết (Tố thực) thực hành Phạm Hạnh, cắt đứt việc ăn thịt uống rượu, ngày đêm hằng tụng sẽ được đại phú quý”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói nghi quỹ này gọi là CĂN BẢN CHÚ. Liền ở trong chúng hội mà nói chú là:

1) Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã. ÁN

2) Phộc tô đà ly, tát phộc hạ

3) Án, lạc khất xoa nhĩ bộ đa la nễ

4) Phộc tất ninh duệ, tát phộc hạ

NAMO RATNA-TRAYĀYA

OṂ_ VASUDHĀRE SVĀHĀ

OṂ_ LAKṢMI BHŪTALANI-VĀSINĪYE SVĀHĀ

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chú này xong lại bảo Trì Thế rằng: “Có bao nhiêu Ấn Pháp biểu thị cho Tâm Pháp cũng gọi là ngoại biểu (biểu thị bên ngoài). Lúc tác Ấn này, đem, hai bàn tay chắp lại giữa rỗng. Lại đem ngón trỏ co ngay phần chính giữa, dựng ngón vô danh. Ngón út như tính toán mà tự nhau cài. Hình trạng ngón giữa lượng thẳng như cây kim. Ấn hình này cùng trí ở 8 phương ấy mỗi mỗi cách nhau. Đây là Ấn Nghi Quỹ của Trì Thế, y theo Pháp kết Ấn, tụng trì Minh Chú này thì tất cả sự cầu nguyện đều được thành tựu, lợi ích rộng rãi cho hữu tình”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói chú là:

“Án-thất-ly duệ, Thất-ly ca ly, Đằng nẵng ca ly, Đa nễ dã ca ly, Tát phộc hạ”

OṂ_ ŚRĪYE ŚRĪ-KARE DHANA-KĀRE DHĀNYA-KARE SVĀHĀ

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chú này xong lại bảo Trì Thế rằng: “TAM MUỘI ấn này trước tiên nên chắp hai tay lại, đem ngón cái co vào trong lòng bàn tay. Đây gọi là ấn TAM MUỘI Trì Thế”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Chú là:

“Án- Tam ma duệ Tảo di-duệ Tam ma dã ca ly, ma hạ tam ma duệ, tát-phộc hạ.”

OṂ_ SAMAYE SAUMYE SAMAYA-KARE MAHĀ-SAMAYE SVĀHĀ

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo TRÌ THẾ rằng: “Ấn Tam Muội Thân Chú này là như vậy.

Lại nữa, Trì Thế! Nên đem ngón trỏ co ở lóng thứ ba của ngón giữa, dựng ngón cái. Ấn này gọi là ẤN CĂN BẢN của Trì Thế Bồ Tát. Lúc triệu thỉnh Thánh Hiền với lúc đưa tiễn Thánh Hiền thì đều tác Ấn này”.

Đức Phật bảo Trì Thế: “Nên đem ngón trỏ hướng ra bên ngoài duỗi ngang. Đây gọi là HOA ẤN.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Chú là:

“Án – phộc tô địa tát phộc hạ”

OṂ VASUNI SVĀHĀ

Đức Phật bảo: “Trì Thế! Hoa Ấn, chú này hãy thọ trì như vậy.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn lại bảo: “Trì Thế! Nếu lại có người nên đem ngón giữa mà đều duỗi ngang. Đây gọi là Hương Ấn”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Chú là:

“Án- phộc tô đà ly tát phộc ha”

OṂ_ VASUDHĀRE SVĀHĀ

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Chú này xong liền bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người đem ngón vô danh hướng ra ngoài mà duỗi. Đây gọi là ĐỒ HƯƠNG ẤN”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Chú là:

“Án– phộc tô ma để thất ly duệ tát phộc hạ”

OṂ_ VASU-MATI ŚRĪYE SVĀHĀ

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói chú này xong lại bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người cần đem và ngón cái cùng vịn nhau, duỗi ba ngón còn lại như Tam Cổ Kim Cương. Đây gọi là ĐĂNG ẤN.

Lúc ấy, Đức Thế Tôn nói Chú là:

“ Án- phộc tô Đà la ni tát phộc hạ”

OṂ_ VASU-DHĀRAṆĪ SVĀHĀ

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói chú xong liền bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người cần đem hai bàn tay như thế bụm nước, dùng ngón cái giao kết vượt qua phía ngoài của ngón trỏ. Đây gọi là THỰC ẤN.”

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Chú là:

“Án – đà la ni đà la ni tát phộc hạ”

OṂ_ DHĀRAṆĪ DHĀRAṆĪ SVĀHĀ

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chú này xong, lại bảo Trì Thế rằng: “Các thứ cúng dường còn lại đồng với Ấn Căn Bản, Chú vào để gia trì. Nếu thường dùng Pháp Thí thời dùng Ấn Chú thường mà gia trì.

Nếu lại có người vẽ sắc vẻ của tượng Trì Thế Bồ Tát thì nên dùng lụa mới mịn tốt không có lỗi tì vết, y theo trửu lượng của Phật, dài khoảng hai tấc. Tượng bên trên vẽ tượng Phật, bên phải là tượng Quan Âm Thánh Tự Tại, bên trái vẽ tượng Kim Cương Thủ. Từ khoảng giữa của tượng Phật là tượng Trì Thế, với hình màu vàng ròng. Tay phải của Bồ Tát làm tướng Thí Nguyện, trang nghiêm bằng mọi thứ trân châu, lưu ly cho đến mã não đều dùng để nghiêm sức.

Ở phía dưới về bên phải vẽ người tụng trì, tay phải đỉnh lễ, tay trái cầm cái mão. Ở trong tháng Bạch nguyệt, tô vẽ Bồ Tát ở đây tụng trì 10 vạn biến và tùy sức mà cúng dường”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người muốn trồng tỉa ruộng thì người tụng trì tắm gội, mặc quần áo mới thọ trì Tế Giới. Đem tượng Bồ Tát đặt ở trong ruộng. Lại dùng hương bột, hoa man, lưu ly, thức ăn uống tế diệu trân trọng cúng dường, niệm tên Bồ Tát đến 800 biến. Lại ở trước tượng gia trì nước thơm, tụng 800 biến xong rót vào Hiền Bình đặt ở trước tượng, khiến người trồng tỉa ruộng với con bò, tay trồng thẳng hàng mà đứng. Dùng nước của Hiền Bình rưới vẩy và người tụng trì hiễu quanh đất ruộng này với người cày và con bò đi 7 vòng xong có thể hạ hạt giống”.

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Trì Thế rằng: “Nếu lại có người muốn gặt hái ruộng, ở 4 góc đất đặt thêm khiến cho ngang bằng, ăn uống như Pháp. Người tụng trì này tắm rửa, mặc quần áo sạch, thọ trì Tế giới. Lại đem Tôn tượng đặt ở trong ruộng. Lại dùng hoa, hương, đèn, đuốc, thức ăn uống, mọi loại cúng dường, tụng chú gia trì mãn 800 biến. Lại gia trì rồi, đem Tôn tượng Bồ Tát ở mặt Đông, dùng hương, bột, tô, dầu, hoa man, thức ăn uống, tĩnh tâm trong kho đốt mọi diệu hơng và đem mọi hoa, nước thơm Át Già, dùng lọng, phướng, Phan với các thứ cúng dường. Lại đem tượng Bồ Tát đặt ở trong kho … Lại dùng sữa bò rưới vảy bên trong kho, tụng trì chân ngôn, trừ bỏ các vật rồi mới nhập tài cốc vào thì sẽ tốt lành không có tai họa.

Lại nữa Trì Thế! Nơi kho tàng này đặt bày thức ăn với hương hoa cúng dường, thọ trì đọc tụng Đà la ni này sẽ lìa các tai nạn.

Lại nữa Trì Thế! Nếu lại có người dùng tơ lụa ngũ sắc viết chéo kinh Trì Thế Đà la ni. Lại dùng hương xông ướp, đọc tụng rồi đội lên đầu thì phước tăng vô lượng, chận trừ được tai nạn.

Đức Phật bảo Trì Thế! Nếu có người thọ trì. Trước tiên nên tĩnh tâm tụng 800 biến. Một ngày 3 thời tụng Đà la ni này thì ước nguyện sẽ ứng Bồ Tát gia hữu (sẽ gia trì giúp đỡ).

Lại nữa trì Thế! Nếu lại có người cầu các ước nguyện. Ở ngay mình đứng dừng, hướng về góc Đông Bắc khởi hình tượng Thánh Trì Thế Bồ Tát dùng tơ lựa ngũ sắc y theo tô vẽ cho đến lúc xong việc. Tố tĩnh an trí, rồi chí tâm cúng dường nước thơm Át Già, hương xoa, hương đốt, Chiên Đàn Trầm thủy, đủ mọi loại hương. Lại dùng 5 loại báu, 5 loại thuốc với 5 loại lúc bỏ vào bình Át Già rồi đặt tơ lụa lên trên, đừng mở cái bình này, y theo Pháp tụng trì Đà La Ni này thì tất cả ước nguyện thảy đều mãn túc, tài vật tăng trưởng, được phước vô lượng”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo: “Trì Thế! Nếu có chúng sinh muốn làm kho lương thì tùy theo lượng lớn nhỏ. Như lúc muốn lấy thì nên dùng bơ, thức ăn cúng dường Tôn tượng y theo Pháp tụng trì Đà La Ni này 120 biến mãn túc số này, sau đó mới lấy ra sẽ ngưng trừ mọi nạn”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo trì Thế rằng: “Nếu lại có người cầm giữ tiền đi xa, cốt nhục ưu phiền thì nên dùng Bạch Toa (cỏ gấu, củ của nó là vị thuốc Hương Phụ tử, cỏ cây chà xát lấy chất lỏng), Ngưu Hoàng, Uất Kim, Long Não, Đàn Hương, Xạ Hương làm thành nước Át Già, vạch chia nơi thuyền lớn, tĩnh Tâm tụng trì Đà La Ni này thì người cầm tài vật đi xa ấy sẽ mau chóng theo lối bằng phẳng tốt lành quay về, đồng thời tiền của cũng tăng được nhiều hơn” Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói chú là:

“ Đát nễ dã tha, tức lệ tức lệ A nga tha A nga tha bả nga phộc đế”

TADYATHĀ: ŚRĪ ŚRĪ ĀGACCHA ĀGACCHA BHAGAVATE

Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Chú này xong lại bảo: “ Trì Thế! Đà La Ni này nếu hay thọ trì sẽ hay mãn tất cả ước nguyện của hữu tình, ví như Thủy Đại tràn khắp mặt đất. Lại như ánh sáng mặt trời hay phá các ÁM, giống như ánh sáng mặt trăng đem sự trong mát cho vạn vật.”

Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Chú là:

1) Đát nễ dã tha đà nẵng nô

2) Phộc lỗ noa

3) Thất ninh phộc

4) Ấn nại la

5) Thất ninh phộc

6) Tô đế nhạ sa

7) Ma nỗ

8) Nỗ ma hô

9) Tức đá dã đổ

10) Thiết đá đảm

11) Tát na bát la dã tham

12) Dã tha ca lăng

13) Tất điện đổ

14) Mãn đát la phả na

15) Nễ hạ

TADYATHĀ: DHANADO VARUṆA-SADAŚVA- INDRA-SADAŚVASUTEJASA MANO’NUGĀMINĪ CINTAYANTI SATATAṂ SANA PRAYĀTAṂ YĀTHĀKĀMAṂ SIDDHYANTU MANTRA-PADĀNI CA

1 )Đát nễ dã tha

2) Khư tra khư tra

3) Khế chí khế chí

4) Cụ trác cụ trác

5) Tô lỗ tô lỗ

6) Mẫu lô mẫu lô

7) Môn tả môn tả

8) Nẵng ma ly

9) Nẵng ma ly

10) Nê tứ nê tứ

11) Nại ba dã

12) Nại ba dã

13) Bát đát la

14) Để sắt xá đế

15) Tứ la nê dã

16) Tô phộc la noa

17) Bát la nại ba dã

18) Sa phộc hạ

19) Phộc tô địa

20)Sa phộc hạ

21) A nậu Đáp hán nẵng dã

22) Sa phộc hạ

23) Phộc hộ địa

24) Sa phộc hạ

25) Phộc tô đà

26) Địa đá duệ

27) Sa phộc hạ

28) Ngu kiểu

29)Sa phộc hạ

30)Tô la tị

31)Sa phộc hạ

32) Ấn nại la dã

33)Sa phộc hạ

34) Phộc lỗ noa dã

35) Sa phộc hạ

36) Phệ thất la ma noa dã

37) Sa phộc hạ

38) Ninh thế tỷ dụ

39) Vĩ ninh thế tỳ dược

30) Sa phộc hạ

TADYATHĀ: KHAṬA KHAṬA, KHIṬI KHIṬI, KHUṬU KHUṬU, TURU TURU, MURU MURU, MUṂCA MUṂCA, TARJANI TARJANI, DEHI DEHI, DĀPAYA DĀPAYA, PATRA-ADHIṢṬITA HIRAṆYA-SUVARṆA,

PRADĀPAYA SVĀHĀ VASUDI SVĀHĀ

ANNAPĀNĀYA SVĀHĀ

VAHURI SVĀHĀ

VASUNIPĀTĀYA SVĀHĀ

GAUḤ SVĀHĀ

SURABHE SVĀHĀ

INDRĀYA SVĀHĀ

VARUṆĀYA SVĀHĀ

VAIŚRAVAṆĀYA SVĀHĀ DIGBHYO VIDIGBHYAḤ SVĀHĀ

(Bản Phạn ghi nhận câu Chú trên là:

tadyathā| suṭa suṭa khaṭa khaṭa khiṭi khiṭi khuṭu khuṭu maru maru muṁca muṁca maruñca maruñca tarppiṇi tarppiṇi tarjani tarjani dehi dehi dāpaya dāpaya uttiṣṭa uttiṣṭa hiraṇyasuvarṇaṁ pradāpaya svāhā| annapānāya svāhā| vasunipātāya svāhā| gauḥ svāhā surabhe svāhā| vasu svāhā| vasupataye svāhā| indrāya svāhā| yamāya svāhā| varuṇāya svāhā| vaiśravaṇāya svāhā| digbhyo vidigbhyaḥ svāhā|

– Ổ đáp ba nại diễn đổ nhĩ, kiếm khất xoa năng ha, A vĩ la ha năng, noa mô nại diễn đổ. Án, đát tô, tứ mê ninh tứ, nại nại, ba dã, sa phộc hạ.

UTPĀDA-YANTU ME, KAṂKṢANĀṂ AVIRAHAṂ ANUMODA-YANTU OṂ DHĀTU EHYAHI DADA DĀPAYA SVĀHĀ

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Chú này xong, bảo Trì Thế rằng: “Chú này có tên là: Trì Thế Bồ Tát Tâm Đà La Ni. Nếu có người tĩnh Tâm thọ trì Đà La Ni này, ghi nhớ chẳng quên thì hay diệt được tội nặng, được phước vô lượng, xả ly ba ác, viên mãn phú quý. Nơi các ước nguyện không có gì không đầy đủ cho đến cứu cánh thành quả vô thượng”.

Lúc ấy Trì Thế Bồ Tát với các Thánh chúng nghe điều Đức Phật nói đều vui vẻ vô lượng cúi đầu lễ dưới chân Đức Phật và tin nhận phụng hành.

 

THÁNH TRÌ THẾ ĐÀ LA NI KINH

_HẾT_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 17/05/2013

VASUDHĀRA DHĀRAṆĪ

(TRÌ THẾ ĐÀ LA NI)

Phục hồi và chú thích Phạn Văn: HUYỀN THANH

 

NAMO VAJRA-DHĀRA SĀGARA-NIRGHOṢĀYA TATHĀGATĀYA (Quy mệnh Kim Cương Trì Hải Âm Như Lai)  TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)

OṂ (Cảnh giác)

SURŪPE (Diệu sắc) BHADRA-VATI (Cụ Hiền) MAṂGALA-VATI (Cụ khánh:đầy dủ sự mừng vui tốt đẹp)

ACALE (bất động) ACAPALE (không có sự thay đổi)

UDGHĀTANI (bắt đầu, quyến rũ, ám chỉ)

UDBHEDANI (hành động bẻ gãy, dẫn tới phía trước)

SASYA-VATI (Cụ ngũ cốc: đầy đủ ngũ cốc) DHĀDYA-VATI (Cụ tài: đầy đủ tiền của) DHĀNA-VATI (Cụ tài sản: đầy đủ tài sản)

ŚRĪ-MATI (Cát Tường Tuệ) PRABHA-VATI ( Cụ quang: đầy đủ ánh sáng)

AMALE (Vô cấu: không dơ bẩn) VIMALE (Ly cấu: lìa sự bợn bẩn) RURU (Nội trần và ngoại trần: bụi bên trong và bụi bên ngoài) SURUBHE VIMALE (Ly cấu) ANATASTHE (Không có gì không nhìn) VEDA TASTHE (Nhìn theo kiến thức thông tuệ)

VIŚVA KEŚI (Sự phát sáng xảo diệu)

ANUTTARA ANAKULE (Vô thượng an tĩnh) MAKULE (Phát triển)

DHIDHI ME (Tôi suy nghĩ hiểu biết)

DHUDHU ME (Tôi lay động rung chuyển)

TĀTURI (Chinh phục chiến thắng)

TĀRA TĀRA (Cứu độ, cứu giúp)

VAJRA VAJRĪ (Kim cương, có tính như Kim Cương)

AVARTTANI (Không chuyển) SVABHĀVAM ANUSMARA (Ghi nhớ Tự Tính)

BHUṄKE (Hưởng thụ) OKE (Nơi trú ngụ che chở) TAKE TAKE (Ôm mang chịu đựng) VARṢAṆI (Cơn mưa) NIṢPĀDANI (Tạo ra, làm thành)

BHAGAVAṂ VAJRA-DHĀRA SĀGARA-NIRGHOṢAṂ

TATHĀGATĀYAM ANUSMARA (Ghi nhớ Đức Thế Tôn Kim Cương Trì Hải Âm Như Lai)

SARVA TATHĀGATA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của tất cả Như Lai)

DHARMA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của Pháp)

SAṂGHA-SATYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự chân thật của Tăng Già)

TATA TATA (Trước là, cốt nhất, thoạt tiên)

PŪRA PŪRA (Đầy đủ, đầy đủ)

PŪRAYA PŪRAYA ( Hãy làm cho đầy)

PŪRṆA PŪRṆA (Làm cho đầy đủ)

SARVATHĀ SARVA SATVĀNĀṂCA (Tất cả chúng sinh ở khắp nơi)

BHARA BHARA BHARAṆI (Hỗ trợ, giúp đỡ, làm bậc trợ giúp)

SUMAṂGALA (Thiện cát khánh : khéo làm cho tốt đẹp)

ŚĀNTA-MATI (Tịch Tĩnh Tuệ )

ŚIVA-MATI (Kính Ái Tuệ)

MAṂGALA-MATI (Cát Khánh Tuệ)

PRABHĀ-MATI (Quang Tuệ)

MAHĀ-MATI (Đại Tuệ)

BHADRA-MATI (Hiền Tuệ)

ĀGACCHA ĀGACCHA (Đừng đi, đừng đi)

SAMAYAM ANUSMARA (Hãy ghi nhớ lời thề của mình) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

A DHĀRAM ANUSMARA (Ghi nhớ gìn giữ sự vô sinh bất diệt) SVĀHĀ

(Thành tựu viên mãn)

PRABHĀVAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự Có thắng thượng) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

DṚḌHAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự kiên cố bền chắc) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

TEJAM ANUSMARA (Ghi nhớ Uy Đức) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

JAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự Tôn Thắng) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

VIJAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ sự tối thắng) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

HṚDAYAM ANUSMARA (Ghi nhớ trong tâm) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

SARVA-SATVAM ANUSMARA (Ghi nhớ tất cả Hũu Tình) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

OṂ (Quy mệnh) SU-VASUDHĀRE (Thiện Trì Thế) SVĀHĀ (Thành tựu viên mãn)

Hiệu chỉnh xong vào ngày 17/05/2013