Kinh Tập hợp Việc làm Trước kia của Phật
(Phật Bản Hạnh Tập Kinh)
Hán dịch: Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa
Việt dịch: Phật Tử Bùi Đức Huề dịch năm 2012- 2014
QUYỂN THỨ NĂM MƯƠI
Phần cuối Phẩm Nghi thức nói Pháp
Khi đó các Tì Kheo làm nghĩ nhớ như thế. Như Lai đã cho phép chúng ta. Năm ngày năm ngày tụ tập hội lớn. Cần phải nói ca ngợi công Đức của các Phật. Thậm chí nói ca ngợi các công Đức của sáu Thần thông. Các Tì Kheo đó. Năm ngày năm ngày liền tức thời tụ tập. Cùng nhau nói một âm thanh. Ca ngợi công Đức của Phật. Thậm chí nói ca ngợi việc các công Đức của sáu Thần thông.
Lúc đó các người đều tới nghe Pháp. Khi đó liền luận bàn chê trách. Làm lời nói như thế : Các Thầy của chúng ta. Vì sao nói Pháp cùng nhau sinh ra một âm thanh. Ví như các cháu nhỏ mới bắt đầu học. Hợp nhau kêu lên đọc âm thanh. Không có khác vậy.
Thời các Tì Kheo nghe những người này chê trách nói Đạo Pháp. Đi tới nơi ở của Phật. Báo cáo việc như trên.
Lúc đó Thế Tôn bảo với các Tì Kheo. Làm lời nói như thế : Ngài các Tì Kheo ! Từ nay về sau. Hạn chế Đệ tử không được cùng đồng thanh nói ca ngợi nghĩa của Pháp. Chỉ mời người có tài hùng biện kham chịu nói Pháp.
Khi đó các Tì Kheo hoặc lại mời người có các Căn ngu tối và khiếm khuyết kia. Không đầy đủ Giới mà diễn thuyết Pháp. Thậm chí mọi người lại càng chê trách. Nói đủ loại Đạo Pháp. Tình cảm không vui sướng. Mà miệng kêu lên nói rằng : Nhóm các Thầy đó. Còn làm như thế. Huống chi không phải Thầy. Thời các Tì Kheo nghe việc đó. Đi tới báo cáo đầy đủ với Phật.
Lúc đó Phật bảo các Tì Kheo nói rằng : Ngài các Tì Kheo ! Ta từ hôm nay hạn chế các Đệ tử. Không được mời người nếu các Căn ngu tối và do Giới hạnh thiếu sót không đủ. Mà nói Pháp đó. Từ nay về sau. Nếu mời nói Pháp cần mời người tốt đầy đủ Đức Hạnh. Ở bên trong Chúng đó. Thành công Hạnh cao hơn. Thậm chí Phật lại nói ra hạn chế này nói rằng : Cần phải đơn giản lựa chọn tài hùng biện biết Pháp. Lần lượt hiểu kĩ loại Kinh A Hàm. Mời lên nói Pháp. Thậm chí trong chúng hiểu nhiều Kinh A Hàm.
Phật lại bảo các Tì Kheo đó nói rằng : Không phải chỉ hiểu Kinh A Hàm mới mời nói Pháp. Lại hiểu Kinh Khiết. Và hiểu Kinh Ma Đăng Già. Cần mời người đó vì Chúng nói Pháp. Nếu ở trong Đại chúng. Có các Tì Kheo hiểu Kinh Khiết và hiểu Kinh Tì Ni, hiểu Kinh Ma Đăng Già. Lại ở trong đó cần phải lựa chọn văn chương chữ nghĩa rõ ràng, đầy đủ tài hùng biện. Lại ở trong Chúng hiện nay Tì Kheo hiểu nhiều văn chương chữ nghĩa rõ ràng, đầy đủ tài hùng biện. Ta nay đang cho phép.
Các Tì Kheo đó được từ nơi ngồi bên dưới, lần lượt sai khiến vì Chúng nói Pháp. Nếu người thứ nhất mệt mỏi. Lại mời người thứ hai. Người thứ hai mệt mỏi. Cần mời người thứ ba. Người thứ ba mệt mỏi. Cần mời người thứ tư. Người thứ tư mệt mỏi. Cần mời người thứ năm. Thậm chí rất nhiều người kham chịu nói Pháp. Lần lượt cần mời vì Chúng nói Pháp. Có các Tì Kheo. Hoặc ở nơi đất trống khi nói Pháp. Hoặc nóng hoặc lạnh. Ta cho phép tạo ra phòng lớn. Nói Pháp nơi phòng lớn. Nếu tuy có phòng lớn trống, không có bốn bức tường. Gió thổi bụi cỏ. Làm bẩn các Tì Kheo. Ta nay sẽ cho phép xây dựng bốn bức tường che chắn các cỏ bụi.
Khi các Tì Kheo ở trong phòng lớn nói Pháp. Nếu đất không bằng phẳng. Nên dùng đủ loại hoặc là cây đay hoặc là cỏ. Đất đó bùn nhão khiến cho sạch đẹp. Khi đó các Tì Kheo. Xây dựng phòng lớn nói Pháp nơi bùn đất đã xong. Ở phòng lớn nói Pháp. Đọc luyện tập đi lại. Bị bụi làm bẩn chân. Cho phép Tì Kheo cần phải rửa chân. Lúc đó Tì Kheo thường luôn rửa chân. Do bàn chân đau.
Thậm chí Phật bảo với các Tì Kheo nói rằng : Cần dùng nước hoa tưới lên đất. Diệt bỏ bụi trần. Diệt bỏ bụi trần xong. Đất này lại khô. Lại làm bẩn chân của họ. Thậm chí Phật bảo với các Tì Kheo. Ta sẽ cho phép. Nước hoa phân trâu. Dùng quét lên trên đất phòng lớn. Khi đó khô hết nước. Phân trâu tan hỏng. Trở lại làm bẩn chân.
Phật lại bảo các Tì Kheo. Cần lấy cỏ mềm. Hoặc lại các cây đay. Dùng để phủ lên trên đất. Khi đó mọi người thấy Thầy Pháp đó có thể diễn thuyết Pháp tài hùng biện đầy đủ. Tức thời cầm hương hoa mà tung lên người đó. Thời các Tì Kheo không nhận Pháp đó. Mà sinh chán ghét rời xa. Cớ là sao ? Do vì Phật cắt đứt. Người Xuất gia không được cầm giữ hương bôi hương bột. Và các tóc mượt hương. Thời các nhóm người thấy việc này. Chê trách nói rằng : Các Tì Kheo đó cúng dưỡng như thế. Còn không kham chịu nhận. Huống chi lại tốt hơn. Thời các Tì Kheo vì việc như thế. Đi tới báo cáo đầy đủ với Phật.
Lúc đó Phật bảo với các Tì Kheo nói rằng : Ngài các Tì Kheo ! Nếu như có các người thường, Phật Tử, người Bố thí. Vì tâm vui mừng. Do vì yên lành. Cầm đủ loại hương hoa hương bôi hương bột. Cùng các tua hoa. Tung lên trên người Thầy Pháp. Cần phải nhận lấy. Khi đó dân thường, các Phật Tử, người Bố thí. Bèn đem đủ loại tài sản vật báu. Cùng với các loại Già Sa cúng dưỡng Thầy Pháp. Các Tì Kheo đó sợ hãi hổ thẹn. Không nhận vật đó. Nhóm các người đời chê trách đàm luận. Nhóm Sa Môn đó. Các con họ Thích. Coi thường các vật còn không kham chịu nhận. Huống chi lại tốt hơn. Lúc đó các Tì Kheo nghe việc đó xong. Đi tới báo cáo đầy đủ với Phật.
Khi đó Phật bảo các Tì Kheo nói rằng : Ngài các Tì Kheo ! Nếu có người trần tục đem các tài vật. Cùng với các áo Già Sa dâng lên Bố thí Thầy Pháp. Do vì vui mừng. Ta đồng ý vứt bỏ Bố thí. Nếu có người cần. Nghe họ nhận lấy. Nếu không cần thiết. Ta cho phép biếu trả lại.
Lúc đó các Tì Kheo trong thời gian nói Pháp. Bộ phận lớn cầm lấy đua theo nhiều người đọc âm thầm. Hoặc lại một tháng không thể được tới cùng. Chỉ muốn nghỉ bỏ. Hoảng sợ xấu hổ. Chỉ muốn đọc đến tận cùng. Thân tâm mệt mỏi. Thời các Tì Kheo báo cáo đầy đủ việc như trên.
Khi đó Phật bảo các Tì Kheo nói rằng : Vì Chúng nói Pháp. Cần phải biết thời.
Lúc đó các Tì Kheo khi nói Pháp. Dùng âm vi diệu diễn thuyết nghĩa của Pháp. Thời có Tì Kheo hoảng sợ hổ thẹn. Báo cáo đầy đủ với Thế Tôn.
Khi đó Phật bảo với các Tì Kheo nói rằng : Ta nay cho phép. Dùng âm vi diệu mà diễn thuyết Pháp. Lúc đó Tì Kheo cầm lấy nghĩa vị tóm gọn chính ở trong các Kinh. Mà vì người khác nói. Không dựa theo thứ tự. Khi đó Tì Kheo hoảng sợ hổ thẹn. Lo sợ trái với Kinh luật. Đem báo cáo đầy đủ với Phật.
Lúc đó Phật bảo với các Tì Kheo nói rằng : Ta nay cho phép tùy tiện chọn lấy nghĩa chủ yếu ở trong các Kinh. Yên ổn làm theo câu văn vì người nói Pháp. Chỉ lấy nghĩa chính. Không làm hỏng gốc của Kinh. Khi đó Thầy Pháp lúc nói Pháp. Đại chúng tập hội. Âm thanh này không hiện ra. Không thể làm cho chúng sinh yêu thích vui mừng. Thời các Tì Kheo báo cáo đầy đủ với Thế Tôn.
Phật bảo các Tì Kheo. Ta nay đã cho phép ở trong Đại chúng. Làm ra tòa cao. Cần mời Thầy Pháp lên tòa nói Pháp. Giúp cho chúng sinh đều nghe. Mới lại lúc tụ hội chúng sinh đó. Lại càng nói Pháp lớn. Tiếng của các Thầy do không đến tận cùng. Thời các Tì Kheo lại tới báo cáo với Phật.
Lúc đó Phật bảo với các Tì Kheo. Lại cần phải làm tòa cao lên gấp đôi. Khiến cho người nói Pháp lên trên tòa đó. Khi đó Đại chúng lại tăng nhiều gấp đôi. Do âm thanh không tới tận cùng. Thời các Tì Kheo lại tới báo cáo với Phật. Phật nói rằng : Ta đã đồng ý. Tì Kheo hoặc đứng hoặc đi. Tùy ý nói Pháp. Thời các Tì Kheo tập trung bên trong một phòng lớn. Có hai Tì Kheo diễn thuyết Kinh Pháp. Vì thế cùng trở ngại. Tức thời tạo ra hai phòng lớn. Bên trong hai phòng lớn. Từng người nói Pháp khác nhau. Vì thế cùng trở ngại. Bên trong phòng lớn đó. Dẫn đem theo hai Tì Kheo đi tới phòng lớn đó. Ở nơi phòng lớn đó. Có các Tì Kheo. Thay nhau cùng dẫn dụ tiếp nhận. Đưa tới phòng lớn đó qua lại chồng chéo. Bèn lại não loạn Chúng. Người nếu lui tới cắt đứt việc Pháp. Hoặc có Tì Kheo. Ở trong môn Pháp nghe nói không vui mừng. Thời các Tì Kheo đem báo cáo đầy đủ với Phật.
Phật bảo các Tì Kheo. Từ nay về sau. Không được hai người nói Pháp trong một phòng lớn. Cũng lại không được hai nhà lớn gần nhau sử dụng âm thanh nối tiếp nhau. Vì cùng trở ngại. Cũng lại không được Chúng đó tới đây Chúng đây tới kia. Cũng lại không được tăng môn Pháp ác. Nghe nói không vui. Nếu người ghét ác. Cần như Pháp sửa chữa. Khi đó trong Chúng không có Thầy Pháp.
Các Tì Kheo đó đem báo cáo đầy đủ với Phật. Phật bảo các Tì Kheo. Nếu không có Thầy Pháp. Cần mời người đọc Kinh lên trên tòa đọc ca ngợi. Khi đó trong Chúng không có người đọc Kinh. Mà các Tì Kheo đem báo cáo đầy đủ với Phật.
Phật bảo các Tì Kheo. Ta nay cho phép. Lần lượt đọc ca ngợi. Hoặc tự ở trên tòa. Lần lượt so le đọc ca ngợi. Hoặc tự ở dưới tòa. Lần lượt so le đọc ca ngợi. Thậm chí đọc ca ngợi một bốn câu kệ.
Lúc đó các Thầy Pháp khi đọc nhớ Kinh. Giống như bài ca thế tục mà đọc Pháp đó. Vì thế bị người chê trách vặn hỏi. Nói Pháp như thế. Như người thế tục của ta ca ngâm không khác. Sa Môn cắt tóc đầu. Há ca ngâm như thế mà nói Pháp sao.
Thời các Tì Kheo nghe việc đó xong. Đem báo cáo đầy đủ với Phật. Phật bảo các Tì Kheo. Nếu có Tì Kheo. Dựa vào ca ngâm ở đời mà nói Pháp đó. Mà có năm mất. Thế nào là năm ? Một là tự nhiễm âm thanh ca hát. Hai là người khác nghe sinh nhiễm mà không nhận nghĩa. Ba là dùng âm thanh phát ra lặn mất, liền mất câu văn. Bốn là khi người thế tục nghe chê trách vặn hỏi. Năm là đời Tương lai người nghe việc này xong. Tức thời dựa vào Hạnh thế tục dùng làm phép tắc thông thường. Nếu có Tì Kheo dựa vào thế tục ca ngâm mà nói Pháp. Có năm mất này. Vì thế không được dựa vào ca ngâm của thế tục mà nói Pháp vậy.
Ngài các Tì Kheo ! Nếu như chưa hiểu như Pháp nói trên. Nếu do dừng đi lại. Cần trước tiên thăm hỏi các Hòa Thượng A Xà Lê. Khi có Tì Kheo muốn đi tới thành ấp làng xóm phương khác. Lúc đó các Hòa Thượng A Xà Lê. Bảo với Tì Kheo đó. Như thế Trưởng Lão. Ngài không nên tới. Thời Tì Kheo đó bèn không nghe lời. Mà tới nơi đó. Tới được nửa đường gặp ngay giặc cướp. Tóm lấy Tì Kheo dùng tay và chân. Đánh đạp rất khốn khổ. Chỉ giữ lại mệnh tàn. Cướp lấy áo bát. Sau đó phóng thích. Thời Tì Kheo đó. Đã được trở lại nơi ở của Tăng Già Lam. Bảo với các Tì Kheo. Kể lại việc này. Thời các Tì Kheo. Đem việc này báo cáo với Phật.
Khi đó Thế Tôn nhân do việc trên. Triệu tập chúng Tăng. Mà bảo với họ nói rằng : Ngài các Tì Kheo ! Hòa Thượng A Xà Lê thực không cho phép, Ngài tới làng xóm xa xôi đi lại phải không ? Thời các Tì Kheo báo cáo nói rằng : Như thế thực không cho phép vậy.
Phật lại bảo các Tì Kheo. Các Ngài cần biết việc này không thiện. Hòa Thượng A Xà Lê đã không cho phép. Cớ sao tự chuyên quyền tới làng xóm khác. Các Tì Kheo ! Đây có Nhân duyên. Sở dĩ thế nào ?
Ta nhớ xa xưa. Bên trong Diêm Phù Đề này. Có năm trăm người buôn. Trong số người buôn đó. Có một chủ buôn. Tên là Từ Giả. Là người lãnh đạo cao nhất. Thời các người buôn đều cùng nhau tập hội. Đều cùng bàn luận nói rằng : Chúng ta nay có thể chuẩn bị đầy đủ lương thực dụng cụ. Đi tới nơi biển đó. Do vì cầu tiền vật. Nhất định cần phải thu được đủ loại châu báu trở lại gia đình mình. Gọi là ngọc Như ý trân châu, ngọc kha san hô vàng bạc. Các loại báu vật như thế khiến nhóm chúng ta. Bảy đời tới nay. Trong gia đình giàu có lớn. Dừng giữ tài sản nuôi dưỡng quyến thuộc. Làm cơ nghiệp dôi dư.
Khi đó năm trăm những người buôn kia. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết đi vào biển. Trao đổi vật có ba nghìn vạn. Cầm một nghìn vạn. Định trên đường đi cung cấp dùng mua lương thực. Lại một nghìn vạn. Đưa cho người buôn đó. Dùng mua hàng hóa thiết yếu. Một nghìn vạn thứ ba. Định sửa chữa thuyền bè cùng với thuê người lái thuyền. Chuẩn bị đầy đủ như thế xong. Từng người yên tâm. Nhận tám Giới hạnh ăn chay. Đã nhận tám Giới hạnh ăn chay xong. Đều tới nhà của mình. Từ biệt cha mẹ vợ con quyến thuộc.
Lúc đó Từ Giả bèn tới nơi ở của mẹ. Kể lại tất cả việc đó. Mẹ của anh ta khi đó ở trên lầu cao. Mới gội tóc đầu. Nhận tám Giới hạnh ăn chay. Giữ Pháp yên tĩnh. Thời đó Từ Giả tới ở phía trước mẹ. Làm lời nói như thế : Thiện thay ! Cha mẹ ! Con muốn đi vào biển tìm các vật báu. Tới được nơi đó cầm lấy đủ loại hàng hóa. Mà quay trở lại. Gọi là ngọc Như ý, trân châu pha lê. Thậm chí vàng bạc. Muốn làm cho gia đình của Ta, như vật báu này dừng giữ bảy đời. Tài sản vật dụng vô cùng nhiều đầy đủ. Cúng dưỡng cha mẹ và với vợ con. Lại sử dụng Bố thí. Mưu cầu các công Đức.
Khi đó mẹ của chủ buôn Từ Giả. Bảo với Từ Giả nói rằng : Con nay dùng cái gì đi vào trong biển. Bên trong gia đình con sung túc giàu có lớn. Tài vật đầy đủ. Thường có nhu cầu đều đáp ứng không thiếu. Bảy đời tới nay. Kham chịu được, còn cứu tế làm cúng dưỡng đầy đủ. Kiêm thêm được thực hành Bố thí làm các công Đức. Con yêu quý, con yêu quý ! Bên trong biển lớn có các hoảng sợ. Gọi là ách nạn sóng thủy triều gió ác. Cá Đê Di La Thần biển buộc lấy sợ hãi. Nữ La Sát dọa nạt. Con yêu Từ Giả ! Biển lớn có nhiều các ách nạn như thế. Ta nay già cả, chiều tàn đã tới. Con yêu nếu đi. Cùng gặp gỡ Con việc này thực khó. Ta nay tuy lại mệnh ít có tàn tật. Ngày chết tới gần. Lời nói khẩn thiết ba lần như thế.
Lúc đó Từ Giả lại báo cáo mẹ nói rằng : Thiện thay ! Mẹ kính yêu ! Con nhất định tới biển. Do vì cầu tiền vật. Tới ở nơi đó. Cầm lấy đủ loại vật báu. Nhất định hi vọng quay trở về. Gọi là ngọc Như ý, trân châu. Thậm chí vàng bạc. Đem tới cúng dưỡng cha mẹ Thầy trưởng tộc. Thực hành làm Bố thí. Rộng tu công Đức. Làm lời nói đó xong. Tức thời muốn ra đi.
Khi đó mẹ của chủ buôn Từ Giả. Từ chỗ ngồi mà đứng dậy ôm giữ lấy Từ Giả. Mà bảo với con nói rằng : Con yêu qúy Từ Giả ! Mẹ không cho Con đi tới ở biển lớn mà cầu tài vật đâu. Cớ là sao ? Ta nay ở trong gia đình. Có nhiều tài sản. Không có thiếu thốn. Lúc đó Từ Giả làm nghĩ nhớ như thế. Mẹ ta hôm nay không vui đang tổn hại tới lợi ích của Ta. Mà với hôm nay lại không cho phép Ta. Đi vào biển tìm tiền vật. Ta với hôm nay nhất định làm ra họa thảm bại. Vì Nhân duyên đó liền sinh thù giận. Bèn xô vào mẹ mình nằm ngã ở trên đất. Đánh vào đầu mẹ mình tức thời theo Chúng ra đi. Cùng với các người buôn. Đi tới bờ biển. Đã tới biển. Tế lễ Thần biển. Thuyền bè nghiêm chỉnh. Thuê năm người khác. Cho giá gấp ba lần. Năm người này là. Gọi là giỏi điều khiển thuyền cầm lái, cầm chèo, tháo thấm lậu, có thể chìm có thể nổi. Cùng so lường nơi thích hợp. Bèn ngồi lên thuyền. Đi vào biển lớn. Do vì tìm tiền vật. Những người đó tới được trong biển lớn. Thuyền của họ bị phá hỏng. Năm trăm người buôn đều cùng chìm xuống nước.
Chỉ có chủ buôn Từ Giả được sống. Khi đó Từ Giả với thuyền bị phá đó. Tóm được một miếng ván. Tức thời dựa vào tấm ván đó. Vận động chân tay. Hết tận sức lực. Nhân do thế lực của gió này. Theo sóng biển chìm nổi. Lạc tới một bến nước. Tên bến nước đó là Tì Thi Ba Đề Bà (tiếng Tùy là Hóa Chử).
Lúc đó Từ Giả ở Hóa Chử kia. Ăn các hoa quả cùng với cây thuốc. Nuôi sống ít thời gian. Sau đó Từ Giả đi lại bến nước kia. Tới được phía Nam thấy có một con đường. Bèn theo đường đó đi tới vùng đất nhỏ. Liền tức thời từ xa thấy một thành bằng bạc. Thành đó đáng vui mừng rất đẹp hiếm có. Quan sát không chán. Lầu, khiên gỗ lớn, vọng gác. Hào khô nước vây quanh. Cửa sổ Trời, lan can và các cửa nhỏ bằng vật báu. Đền đài cung điện nơi ở. Đường đi, dầm mái lầu gác. Màn báu che lên. Dùng đủ loại vật báu. Mà trang nghiêm nó. Treo hỗn hợp cờ lọng. Trướng báu dựng thẳng đứng. Bàn hương lư hương. Đốt các hương vi diệu. Xung quanh thành đó có các vườn rừng, giếng ao, suối nước chảy. Đều cùng đầy đủ nơi vui chơi. Ở bên trong thành đó chính giữa trung tâm. Có một cung điện báu. Tên là Hỉ Lạc. Cung điện đó vi diệu, do bảy báu vật tạo thành. Gọi là các vật báu vàng bạc, lưu ly xa cừ mã não, hổ phách trân châu.
Thời đó thành kia có bốn cô gái. Từ trong thành mà đi ra, đoan chính đáng vui mừng. Người thấy không chán. Tốt nhất đẹp nhất. Dùng các chuỗi ngọc mà trang nghiêm thân. Đi tới nơi ở của Từ Giả. Mà báo cáo nói rằng : Thiện tới ! Từ Giả ! Sao có thể mạo hiểm lặn lội đi tới thành này. Thành này không có chủ. Các vật đầy đủ. Không có thiếu thốn. Ở bên trong thành có một cung điện báu. Tên là Hỉ Lạc. Do bảy báu vật tạo thành. Chúng ta bốn người sống ở bên trong cung điện đó. Sáng sớm dậy đêm nằm ngủ. Ý chí thanh khiết. Lời nói sạch thiện. Dung nghi uyển chuyển. Tiếng nói khí chất hòa nhã. Vì thế Ngài nay có thể vào thành này. Lên trên cung điện báu. Cùng nhau vui đùa. Nơi không có đàn ông. Cùng nhau nhận lấy vui Tham muốn. Hòa hợp mà làm. Tùy ý dừng lại. Chúng ta với Ngài giữ tất cả vật. Dựa vào làm cúng dưỡng.
Khi đó Từ Giả bèn vào trong thành kia. Đi tới hướng về cung điện báu nơi không có đàn ông. Cùng với bốn cô gái đó. Dùng năm Tham muốn tùy ý vui đùa. Trải qua số năm. Trải qua số trăm năm. Trải qua số nghìn năm. Thỏa tình nhận vui sướng. Sau thời gian đó. Bốn người phụ nữ bảo với Từ Giả nói rằng : Thiện thay ! Đức Thánh ! Ngài có thể ở đây đừng hướng tới thành khác.
Lúc đó Từ Giả liền lo nghĩ sinh nghi. Vì sao cô gái này ? Mà bảo Ta nói rằng : Đức Thánh ! Nay có thể ở trong thành này. Đừng hướng về thành khác. Ta nay nghĩ có thể trái lại người phụ nữ này. Thăm dò họ nằm ngủ. Dựa vào con đường này. Tới được nơi ở khác. Vội vàng chạy dò xét. Tự đang chứng biết. Cuối cùng có việc gì ? Hoặc thiện hay ác. Đã hiểu biết xong. Cần thực hành như Pháp.
Khi đó Từ Giả dò xét bốn người phụ nữ đó, thời đã nằm ngủ. Yên ổn từ từ mà đứng dậy. Từ cung điện báu đi xuống. Theo cửa Đông ra ngoài. Vòng quanh thành đó. Vòng xung quanh xong. Tới nơi hướng Nam có một con đường. Tức thời lần theo đường đó dần đi mà tiến lên. Bèn lại từ xa thấy có một thành bằng vàng. Đoan chính đáng vui mừng. Thậm chí xung quanh. Có các giếng ao suối nước chảy tràn đầy. Ở trong thành đó có một cung điện báu. Tên là Thường Túy. Vi diệu đáng quan sát. Do bảy vật báu hợp thành. Gọi là các vật báu vàng bạc, thậm chí xa cừ trân châu.
Lúc đó thành kia có tám phụ nữ. Từ trong thành mà đi ra. Đoan chính đáng vui mừng. Tốt nhất đẹp nhất. Dùng các chuỗi ngọc trang nghiêm thân họ. Đi tới nơi ở của chủ buôn Từ Giả. Tới báo cáo nói rằng : Thiện thay ! Từ Giả ! Sao có thể từ xa tới ? Lại bảo Từ Giả. Thành này được tạo dựng đều là vàng mười. Tất cả các vật. Tài sản đầy đủ. Ở giữa thành đó có một cung điện báu. Tên là Thường Túy. Do bảy vật báu tạo thành. Chúng ta tám cô gái sáng sớm dậy tối nằm ngủ.
Thậm chí Từ Giả cũng đi vào thành đó. Lên ở trên cung điện báu cùng với tám cô gái đó. Nơi không có đàn ông. Dùng năm Tham muốn nhận đầy đủ vui sướng. Cùng nhau vui đùa. Trải qua được số năm, số trăm nghìn năm. Tùy ý mà dừng ở. Sau đó cô gái đó bảo với Từ Giả nói rằng : Đức Thánh ! Từ Giả ! Ngài đừng từ nơi này đi tới thành khác.
Khi đó Từ Giả cũng lại nghi sợ. Tìm kiếm tức thời vụng trộm ra đi. Đi chơi quan sát khắp nơi. Mới lại từ xa thấy một thành bằng pha lê. Đoan chính đáng vui mừng. Quan sát không chán. Ở trong thành đó có một cung điện báu. Tên là Ý Lạc. Vi diệu đáng vui mừng. Do bảy vật báu tạo thành. Vàng bạc lưu ly, thậm chí trân châu.
Lúc đó thành kia lại có mười sáu người phụ nữ. Từ trong thành mà đi ra. Dung mạo đoan chính. Quan sát không chán. Các chuỗi ngọc báu trang nghiêm trên thân. Thậm chí lại báo cáo Từ Giả nói rằng : Thiện tới ! Từ Giả ! Sao có thể mạo hiểm tới ? Lại nói với Từ Giả. Thành này toàn bộ do pha lê tạo thành. Các vật đầy đủ. Nơi trung tâm thành này có một cung điện báu. Tên là Ý Lạc. Cũng do bảy vật báu tạo thành. Chúng ta các cô gái mười sáu người. Sáng sớm dậy tối ngủ. Như ở trên mời dừng ở.
Khi đó Từ Giả tức thời đi vào thành kia. Lên trên cung điện báu. Cùng với mười sáu cô gái. Nơi không có đàn ông. Nhận đủ vui tham muốn. Do cùng nhau vui đùa. Trải qua số năm, số trăm nghìn năm. Lúc đó các cô gái lại nói với Từ Giả. Cẩn thận không được đi khắp nơi.
Từ Giả cũng nghi tức thời trái lại họ đi ra. Du lịch dần tiến lên. Mới lại từ xa thấy một thành bằng lưu ly. Đoan chính đáng mừng. Bốn tường thành kiên cố. Thậm chí xung quanh giếng ao, suối chảy hào nước tràn đầy. Khi đó nơi kia có một cung điện báu. Tên là Phạm Đức. Vi diệu đáng vui mừng. Do bảy vật báu tạo thành.
Trong thành lại có ba mươi hai cô gái. Từ trong thành mà đi ra. Đoan nghiêm đáng vui mừng. Quan sát không chán. Đặc biệt xinh đẹp. Dùng các chuỗi ngọc trang nghiêm thân họ. Bảo với Từ Giả nói rằng : Thiện tới ! Người Thánh ! Mạo hiểm có thể từ xa tới. Lại nói với Từ Giả. Thành này đều là do lưu ly tạo thành. Các vật đầy đủ. Hạnh thanh khiết đó của ta không có sai mất. Thường trước tiên nói ra. Sau đó mới làm tâm ý hòa thiện. Lời nói phong lưu. Nay tới hỏi Ngài. Nguyện vào thành này. Lên ở trên cung điện báu. Cùng nhau vui đùa. Đầy đủ năm Tham muốn. Hòa hợp nhận vui sướng. Thường có nhu cầu. Ta sẽ cung phụng.
Khi đó Từ Giả vào trong thành kia. Lên ở trên cung điện báu. Cùng với ba mươi hai cô gái đó. Nơi không có đàn ông. Nhận đầy đủ vui tham muốn. Trải qua số trăm năm, số trăm nghìn năm. Ý vui mà dừng ở. Lúc đó ba mươi hai cô gái kia. Lại báo cáo Từ Giả. Thiện tới ! Đức Thánh ! Ngài nay cẩn thận đừng từ thành này đi ra tới ở thành khác.
Khi đó Từ Giả liền lại sinh nghi hoặc. Tính toán như thế. Các cô gái này. Vì sao nói với Ta ? Làm lời nói như thế : Đức Thánh ! Cẩn thận đừng từ thành này đi ra tới ở thành khác vậy. Ta nay có thể thăm dò. Khi các cô gái đó ngủ, dựa theo đường này. Yên ổn từ từ mà đi. Hoặc thiện hay ác. Tới rồi khắc biết. Đã thấy biết xong. Cần thực hành như thực.
Lúc đó Từ Giả thăm dò các cô gái kia thời đã nằm ngủ. Từ từ chậm rãi rời đi. Xuống dưới cung điện mà đi. Đi ra cửa phía Đông của thành. Đi tuần xung quanh. Đi tới phía Nam thành. Thấy một con đường. Thấy bèn lại dựa vào nó mà đi. Nhanh thấy một thành bằng thép. Bốn phía thành này. Đều cùng có cửa.
Thời trong thành đó không có một người. Hoặc nam hay nữ. Cậu bé cô bé. Đi ra đón Từ Giả. Chỉ nghe tiếng nói đó. Ai đói ai khát. Ai cởi trần. Ai chạy vội. Ai từ xa tới mệt mỏi thiếu thốn. Ta tính cho ai.
Khi đó Từ Giả liền làm nghĩ nhớ đó. Nếu trước tiên đã từng thấy được thành bằng bạc. Ở trong thành này. Có bốn cô gái đón tiếp cùng Ta. Lại tới thành bằng vàng. Thời trong thành đó có tám người nữ.
Đi ra đón tiếp cùng Ta. Lại ở một thời đi tới thành bằng pha lê. Có mười sáu cô gái. Đi ra đón tiếp Ta.
Ta thời gian sau đó gặp thành lưu ly. Ba mươi hai cô gái. Đi ra đón tiếp Ta. Mà nay thành này. Không có một người. Hoặc nam hay nữ. Cậu bé cô bé. Ra đón tiếp Ta. Chỉ có nghe ý đó do các tiếng nói không vui như thế. Nói ai đói ăn. Nói ai khát nước. Ai người cởi trần. Ai vội vàng chạy. Ai từ đường xa tới mệt mỏi thiếu thốn. Ai tính toán cho ta. Như Ta hôm nay. Nếu vào trong thành này. Tức thời biết tiếng nói đó được ai làm vậy.
Khi đó Từ Giả liền đi vào trong thành kia. Đã vào trong thành đó. Bốn cửa bỗng đóng lại. Lúc đó tâm của Từ Giả lo hoảng sợ. Lông trên thân đều dựng đứng. Bỏ chạy khắp nơi. Làm lời nói như thế. Ta nay thất bại vậy. Ta nay hỏng vậy. Mà khi bỏ chạy khắp nơi đó. Thấy có một người. Đầu đội vòng thép. Vòng đó nóng đỏ. Tình trạng như lửa mạnh. Lửa đó cháy mạnh. Rất đáng sợ hãi. Bèn tới nơi ở của người đó hỏi thăm nói rằng : Người hiền ! Ngài là ai vậy. Vòng thép trên đầu của Ngài do ai chuyển cho vậy. Cớ sao cháy mạnh đỏ rực đáng sợ ? Giống như đống lửa.
Thời người bị tội đó trả lời nói rằng : Người hiền ! Ngài nay biết không ? Ta là chủ buôn tên là Cồ Tần Đà.
Khi đó Từ Giả lại hỏi người kia nói rằng : Ngài ở thời trước làm ra Nghiệp tội gì ? Do vì tạo ra Nhân duyên Nghiệp tội đó. Có vòng thép này. Cháy mạnh như thế. Cháy nóng như thế. Xoay chuyển ở trên đầu.
Người đó trả lời nói rằng : Ta ở ngày trước. Do vì thù giận. Đánh đạp đầu mẹ. Do vì Nhân duyên Nghiệp tội như thế. Nhận lấy vòng thép lớn. Cháy mạnh như thế. Cháy đỏ như thế. Xoay chuyển ở trên đầu.
Lúc đó Từ Giả nghe lời nói này xong. Bi thương kêu khóc. Hối hận tự oán trách. Nhớ lại Nghiệp của bản thân. Miệng làm lời nói như thế. Ta nay bị cấm chế. Như con hươu đi vào trong cũi.
Khi đó thành kia có một Dạ Xoa. Nghề nghiệp là bảo vệ thành đó. Tên là Bà Lưu Ca. Ở trong thành đó. Thời Dạ Xoa đó từ bên chủ buôn Cổ Tần Đà kia. Lấy vòng thép lửa cháy mạnh trên đầu người đó. Lấy xong chụp lên trên đầu của Từ Giả. Lúc đó vòng thép trên đầu của Từ Giả. Cháy đỏ rất mạnh. Nhận khổ lớn nhất. Thiêu đốt lớn nhất. Khổ đó khó nhẫn nhịn. Tức thời dùng bài kệ. Hỏi Dạ Xoa nói rằng :
Xung quanh thành này nơi bốn cửa. Thường có ánh lửa dọa nạt người.
Ta nay đã bị như buộc này. Giống như hươu vào sâu trong cũi.
Thiện thay xin hỏi Vua Dạ Xoa. Vòng đó cớ sao cho Ta đội.
Cháy sáng bốc mạnh như đống lửa. Nay sẽ cắt bỏ thân mệnh Ta.
Ta trước ở qua điện Hỉ Lạc. Lại vào thành vàng cung Thường Túy.
Lại qua nơi Ý Lạc pha lê. Cuối cùng qua nơi tên Phạm Đức.
Trước vào thành bạc có bốn nữ. Sau tới thành vàng lại gặp tám.
Thành pha lê có mười sáu cô. Lại tới lưu ly ba mươi hai.
Như thế gặp đó lại gặp đây. Lần lượt gặp chuyển tốt hơn.
Đã được gặp ngay việc như thế. Vì sao nay gặp vòng sợ hãi.
Do Ta tham muốn không biết đủ. Nay gặp như ách nạn khổ này.
Ta trước lại làm ra Nghiệp gì. Gặp vòng thép này xoay trên đầu.
Cháy mạnh sáng đỏ như đống lửa. Nay đang làm đứt thân mệnh Ta.
Nguyện Vua Dạ Xoa thương xót nói. Qua bao nhiêu năm nhận vòng này.
Khi đó Dạ Xoa nghề nghiệp bảo vệ thành. Liền dùng bài kệ bảo với Từ Giả nói rằng :
Thời trước mẹ Ngài giữ Giới sạch. Ngài dùng bàn chân đạp đầu bà.
Vì các Nghiệp Nhân duyên như thế. Nay bị vòng thép xoay trên đầu.
Bốc cháy giống như đống lửa mạnh. Quang sáng cháy đỏ rất đáng sợ.
Xoay chuyển ở trên đầu của Ngài. Làm thân mệnh Ngài đứt lại đứt.
Kỳ hạn đầy tròn sáu vạn năm. Cuối cùng không có năm giảm bớt.
Vòng này thường ở trên đầu Ngài. Sự thực như thế rốt không nghi.
Khi đó Thế Tôn liền đọc bài kệ nói rằng :
Nếu có Tri thức với lợi đó. Nó mới phản lại cho họa đó.
Nó chắc sau nhận như nạn đó. Giống như Từ Giả nhớ thù hận.
Không nên với ác phản lại ác. Không nên với tội càng cho tội.
Nó chắc sau nhận như nạn đó. Giống như Từ Giả nhớ thù hận.
Nếu tâm Từ mạnh tìm chống lại. Ở nơi ân Đức không báo ân.
Nó chắc sau nhận như nạn đó. Giống như Từ Giả nhớ thù hận.
Lực Nghiệp từ xa dắt đem tới. Lực Nghiệp từ gần dắt đem đi.
Lực Nghiệp đem người qua khắp nơi. Tùy Nghiệp làm đó nhận sướng khổ.
Đất sai Rỗng sai trong biển sai. Cũng không trong vách đá giữa núi.
Tất cả không có nơi địa phương. Hay khiến thoát khỏi không nhận Nghiệp.
Phật bảo với các Tì Kheo. Các Ngài Tì Kheo ! Ý đó thế nào ? Thời đó Từ Giả là người nào vậy ? Đừng làm ra thấy khác lạ. Chính là thân của Ta. Ta do vì thời đó muốn vào biển. Nhận tám Giới hạnh ăn chay. Do vì lực Nhân duyên quả báo Nghiệp đó. Được gặp ngay bốn loại thành báu như thế. Tất cả các vật đều cùng đầy đủ không có thiếu thốn. Vì do Nhân duyên tâm ác thù hận đạp đầu của mẹ. Vì thế trải qua đủ sáu vạn năm. Nhận khổ cháy mạnh của vòng thép lớn.
Ngài các Tì Kheo ! Nhân do Nghiệp báo ứng. Nhận lấy báo ứng thực. Chỉ là chúng sinh tạo ra Nghiệp thiện ác. Tùy theo Nhân duyên Nghiệp mà nhận lấy báo ứng đó. Vì thế các Tì Kheo cần phải nhận lấy Nghiệp. Nghiệp thân Thanh tịnh. Nghiệp miệng Thanh tịnh. Nghiệp ý Thanh tịnh.
Các Tì Kheo ! Nếu có Tì Kheo. Thân tự ngu si. Không phân biệt tội Phúc. Các thiện không thiện. Cần phải hỏi thăm các Sư trưởng, Hòa Thượng A Xà Lê. Sau đó mới đi tới thành ấp làng xóm. Nếu Hòa Thượng A Xà Lê mà không cho phép, tự chuyên quyền đi tới. Cần phải như Pháp trị tội người đó, không cung kính không hiếu thuận.
Phần đầu thứ năm mươi ba Phẩm Nơi sinh trước kia của Thi Khí Phật
Khi đó Bồ Tát dừng ở bên cạnh bờ sông Ưu Lâu Tần Lễ. Thực hành Hạnh khổ này. Ngồi nằm tùy thích. Mặc áo bỏ đi. Nhận tùy theo ý định sử dụng. Trong một ngày chỉ ăn một hạt. Gọi là vừng đen.
Hoặc một hạt gạo. Hoặc một hạt đậu nhỏ. Hoặc một hạt đậu xanh. Hoặc một hạt đậu lớn. Hoặc một hạt gạo đỏ. Hoặc một hạt đậu tương.
Đang ở thời gian đó Vua Du Đầu Đàn. Tìm kiếm Bồ Tát. Không biết nơi ở, hỏi thăm người khác nói rằng : Con trai của Ta nay ở tại nơi nào ? Làm sự nghiệp ra sao ? Như thế ngày tháng. Bí mật sai khiến người thăm hỏi nơi ngồi đi của Bồ Tát. Bảo với người được sai đi nói rằng : Khanh nay cần phải dò xét biết nơi dừng ở của con Ta. Làm gì ở nơi nào ? Cần trả lời cho Ta biết. Thời các người được sai đi. Đã vâng theo lệnh đó. Tức thời báo cáo Vua nói rằng : Như lệnh của Vua. Không dám trái ý chỉ. Bèn tức thời chạy đi thăm dò. Lần lượt dần tới nơi sinh sống ở Ưu Lâu Tần Lễ. Thấy Bồ Tát thực hành Hạnh khổ gian nan. Tìm quay về đi tới báo cáo Vua Du Đầu Đàn. Làm lời nói như thế : Thiện thay ! Vua lớn ! Ngày nay Cậu bé ở nơi làng Ưu Lầu Tần Lễ. Thực hành Hạnh khổ gian nan. Dừng sống ở nơi này. Đều cùng tùy thích. Thậm chí ngày ăn một hạt đậu tương.
Thời Vua Du Đầu Đàn nghe việc đó xong. Tâm lo lắng buồn bực ưu sầu không vui. Liền đọc lời nói như thế : Chao ôi con Ta ! Thân thể mềm mại. Con vì việc gì ? Thậm chí như thế. Lần lượt sáu năm. Thời các người được sai đi. Đem tin tức tốt xấu của Bồ Tát đó. Tới nơi ở của Vua lớn. Lần lượt bàn luận.
Đang ở thời gian đó cô gái họ Thích Da Du Đà La. Nghe các người được sai đi bàn luận Cậu bé ở nơi Hạnh khổ. Thực hành Hạnh khổ đó. Nơi ở đi ngồi. Tùy thích dừng yên ổn. Thậm chí ngày ăn một hạt đậu tương. Nghe việc đó xong. Liền tức thời suy nghĩ. Ta ở hiện nay. Yên ổn nhận vui. Thực không phải thiện vậy. Cớ là sao ? Chồng của ta đã ở nơi Hạnh khổ. Ta cũng cần phải thuận theo Pháp của Cậu bé thực hành Hạnh khổ đó. Thời Thích Da Du Đà La làm nghĩ nhớ đó xong. Tức thời tháo bỏ chuỗi ngọc. Vàng bạc lưu ly, trân châu ngọc Như ý. Đủ các loại vật báu hương bôi hương bột. Các loại tua hoa đều cùng vứt bỏ. Mặc áo hoàn toàn trắng. Chỉ giữ lại duy nhất tóc. Nằm đệm thường bẩn. Thức ăn thô chát. Vừa có thể nuôi sống. Hạnh khổ của người đời. Không thể theo kịp.
Khi đó Thế Tôn đã được Bồ Đề. Thời Ưu Đà Di mà báo cáo Phật nói rằng : Hiếm có ! Thế Tôn ! Thích Da Du Đà La đã thấy Thế Tôn ở nơi rừng núi thực hành Hạnh khổ. Thời vì sao dễ hay thuận theo Thế Tôn. Mà thực hành Hạnh khổ. Các người đời khác không thể theo kịp.
Phật bảo Ưu Đà Di nói rằng : Ưu Đà Di ! Cô gái họ Thích Da Du Đà La. Không phải đời nay Ta ở nơi rừng núi thực hành Hạnh khổ lớn. Hay thuận theo Ta thực hành với Hạnh khổ. Đời Quá khứ Ta ở trong ách nạn. Cũng hay thuận theo Ta vào khổ nạn lớn.
Thời Ưu Đà Di báo cáo Phật nói rằng : Thế Tôn ! Việc đó thế nào ? Nguyện vì giảng giải.
Phật bảo với Ưu Đà Di. Ta nhớ lại xa xưa. Thời Quá khứ xa xưa có một nơi Rừng núi vắng yên tĩnh. Nơi này ở bên trong khe sâu rừng núi. Có một Vua hươu thống lĩnh các đàn hươu. Ăn cỏ mà sống. Lần lượt du chơi. Ở vào thời đó. Có một thợ săn. Xếp đặt gỗ căng lưới ra làm bẫy. Quấn lấy Vua hươu đó. Khi đó bầy hươu. Từng con chạy tán loạn. Đang ở lúc đó có một hươu mẹ. Thấy Vua hươu đó bị dây trói buộc. Tức thời không chạy. Khi đó các hươu phần nhiều hiểu lời nói của người. Mà hươu mẹ đó. Liền đọc bài kệ. Bảo với Vua hươu nói rằng :
Vua hươu cần nỗ lực. Nhanh giơ chân và đầu.
Người giăng lưới làm bẫy. Nay do chưa tới đây.
Lúc đó Vua hươu tức thời dùng câu kệ trả lời hươu mẹ nói rằng :
Ta nay tuy dùng sức. Không thể rút bẫy này.
Dùng da làm lưới buộc. Buộc chặt chuyển về gấp.
Các núi rừng vi diệu. Nước suối ngọt cỏ ngon.
Nguyện giúp đời Tương lai. Vĩnh không nhận nạn này.
Mà có đọc bài kệ.
Thời đó hai hươu kia. Sợ hãi lệ cùng chảy.
Vì thợ săn ác tới. Do cầm giữ dao gậy.
Kinh Tập hợp Việc làm Trước kia của Phật, quyển thứ năm mươi.