KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT SỚ DIỆU TÔNG SAO
QUYỂN 02
Sa-môn Tri Lễ Tứ Minh đời Tống giảng
.
Quán hạnh tức. Pháp quán này khác với thường ngồi thẳng quán tâm tánh, cho nên nhờ Phật khác mà làm chỗ duyên. Nhưng là Đại thừa biết tâm thành Phật, Phật tức là tâm, quán ấy chưa thành bị trần quấy động. Trước tự viên nghe quán diệu cảnh Phật, đến biết thứ vị siêng năng thực hành năm hối. Nếu chưa phát phẩm thì những người tu này đều thuộc danh tự, vị ấy rất dài lâu. Nay nói đối trần tức thành quán Phật, trong ấy niệm niệm tâm thường hay biết gọi là quán hạnh Phật.
Về y cứ một Phật, tức nêu trước tập tức tâm quán tướng. Đây là danh tự vị tiến lên, chẳng riêng hiểu tên mà còn hay tu quán chỉ chưa vào phẩm, không phải vị quán hạnh. Quán tướng Phật, như trong kinh này tám muôn tướng tốt, không phải tưởng kém yếu mà duyên đến được. Cho nên kẻ sơ tâm trước phải quán mặt trời lặn, dần dần quán đất cây, cho đến tòa, tượng. Quán đã sâu chắc rồi mới quán thắng thân (thân cao quý). Nay theo Bát Chu thì kẻ sơ tâm trước quán tướng ngàn xe, thứ lớp tưởng ngược lên đến nhục kế, ba mươi hai thứ là tướng hạ phẩm. Lại từ chân mà khởi, có thể làm buộc hệ tâm đầu tiên mà không cần phải dùng mặt trời lặn làm duyên. Hoặc tướng hoặc vẻ đẹp đều y theo thân chỉ có sắc vàng. Cho nên nói như tượng đúc vàng ròng. Sắc tướng này tuy từ tâm tưởng như ở trước mắt cho nên cùng mắt làm đối. Nói diệu sắc tức là sắc chẳng thể nghĩ bàn. Vì sao? Do người tu đã thấu hiểu, nên biết sắc chỉ tâm, biết tâm chỉ sắc, năm căn đối nhau, huống là duy tâm sắc tưởng ở ngoài tâm. Sắc này chẳng phải sắc, chẳng phải sắc chẳng phải không sắc, mà hay song chiếu sắc không phải sắc. Đã lìa hình tưởng nên gọi là Diệu sắc. Không phải do ba quán chẳng thấy Diệu sắc, không phải do Diệu sắc chẳng thành ba quán. Cảnh quán giúp nhau, trần niệm không ngăn cách, mới có thể được vào vị quán hạnh; từ “Mở mắt trở đi” là nói quán thành xứng tánh cùng khắp, diệu tâm làm tướng, diệu tướng phát tâm, tâm tâm chẳng nghĩ, thành quán vào phẩm trần duyên chẳng động, Phật thường hiện tiền. Nhắm mắt thấy rõ ràng, mờ mắt chẳng mất. Ngoài sáng thấy Phật trong tối cũng không mất. Tánh không ngăn cách, Phật đâu tạm thiếu. Mỗi tướng hải trang nghiêm Pháp thân. Tướng là tướng lớn, hảo là tướng nhỏ, quán lớn phát nhỏ gọi là lưu xuất (phát ra). Kiếp nước tuy lớn chỉ đến Nhị thiền. Tướng Phật khắp cùng gọi là pháp giới. Lại dùng phần dụ mà hiển cùng khắp quán hạnh mắt Phật gọi là Chu mâu (mắt khắp). Mắt này mà quán chỗ nào cũng thấy Phật.
Hỏi: Kim Quang Minh Huyền Nghĩa nói quán ở ba Đạo hiển bày ánh sáng vàng. Tợ vị còn nói nhắm mắt thì thấy mở mắt thì mất. Nay quán ba thân, vị ở quán hạnh làm sao nhắm mở đều được thấy?
Đáp: Đó là nói lý tánh đức ánh sáng vàng. Lý này lý ở Sơ trụ hiển nhiên mà thấy, cho nên ở tợ vị cũng nói về được mất. Nay đeo sự định, nhờ ứng sắc ấy quán ở ba thân, vì ứng tướng ấy phàm tâm có thể thấy. Cho nên lý ba thân tuy chưa hiển bày mà chẳng ngại ứng sắc trước hợp với định, cho nên khiến nhắm mở mắt đều thấy thân Phật. Như dùng ba quán mà quán mặt trời lặn kia, tuy quán chưa thành mà nhắm mở mắt đều thấy mặt trời. Cho nên tuy sự lý một niệm đồng tu, mà lý khó sự dễ. Sự dễ cho nên trước hiện, lý khó nên phát sau. Vì thế tam-muội Ban Chu dùng ba mươi hai tướng làm sự cảnh, tức lấy không giả trung làm lý quán. Cảnh quán tuy đồng thời mà tu cảnh sẽ trước thành. Nhờ cảnh tiến quán, nhờ quán hiển cảnh. Lại tiến lại hiển mà từ phàm nhập vào thánh. Cho nên biết không trụ đối. Tợ như mở nhắm được mắt. Đây ứng với sắc mà được thành quán hạnh vì nhắm mở đều thấy. Chẳng biết sự lý khó dễ cạn sâu tướng này trái văn đâu thể giải thích.
Từ “Niệm” v.v… trở đi, là các Phật bằng nhau tức là y cứ một Phật bằng Chư Phật. Vì thành quán nên không thể chẳng phan duyên, nên lấy một Phật Di-đà làm cảnh. Tuy quán một Phật, nhưng nào khác mười phương, tuy chiếu hiện nay đâu khác quá vị, bày tất cả chẳng lìa A-di-đà. Bởi Di-đà là một của vô lượng, cho nên một có thể bằng vô lượng; từ “Một thân” trở đi, là nói Chư Phật đồng ba pháp nghĩa là Phật đồng với tất cả Phật kia, vì Phật Phật đồng được ba pháp. Thân là Pháp thân, trí tuệ là Bát-nhã, mười Lực, bốn vô sở úy là giải thoát, cùng là ba thân ba Niết-bàn bằng nhau. Thân trí nói một, là hiển ở Chư Phật pháp báo chẳng khác, ứng dụng cũng đồng, cho nên lực vô úy kết là cũng thế, đồng một thân trí . Bồ-tát trong nhân phần phá vô minh đồng Diệu giác chỗ chứng ba pháp. Vô minh phá hết thì đồng đẳng với ba pháp của Chư Phật; ba pháp Chư Phật đã chẳng hai, cho nên Di-đà ba pháp chẳng ít, tất cả Chư Phật ba pháp chẳng nhiều, cho nên nói là đồng đẳng; từ “Niệm sắc” trở đi, là niệm ba thân để kết bày. Sắc là ứng thân có cả hơn kém và Tha thọ dụng. Pháp môn là Báo thân, vì các pháp môn nhóm họp làm thân, tức nhập vào tám mươi bốn ngàn Đà-la-ni làm tóc, Đệ nhất nghĩa đế làm búi tóc, chủng trí làm đầu, Từ bi làm mắt, vô lậu làm mũi, bốn biện tài làm miệng, mười pháp Bất cộng làm răng, ba trí là tay, Như lai tạng làm bụng, ba thứ tam-muội làm lưng, định tuệ làm chân. Các pháp môn này từ sở chứng gọi là Pháp thân. Nay từ năng chứng gọi là Báo thân Tự thọ dụng. Thật tướng là Pháp thân, đều đủ tất cả pháp môn và các sắc tướng ở năng chứng và thùy ứng. Nay là sở chứng và vì năng thùy chỉ gọi thật tướng. Trước trong văn luận pháp quán chỉ nói tướng tốt cùng khắp, văn này y cứ ba pháp luân bằng nhau. Đến nay kết bày nói là niệm ba thân. Nên biết pháp môn và thật tướng chẳng lìa sắc thân, nêu một tức ba, toàn ba là một. Pháp nhĩ tức nhau không dọc không ngang. Cho nên kinh này thứ chín quán Phật kinh nêu tướng, sớ nói chân pháp. Không biết viên quán tên này chẳng mất. Nếu quán sắc thân chẳng dính một thứ sau, liền cùng tiểu ngoại làm sao dự Diệu Tông. Đâu biết văn này là kết trước. Quán sắc tướng cùng khắp đã đủ ba thân.
Thường vận trở đi, là nói tức Phật. Người ở vị Quán hạnh, tất cả thời xứ, niệm Phật ba quán thường được hiện tiền, nên nói không lúc nào chẳng niệm. Nói niệm niệm đều giác là nêu nghĩa tức Phật tuy là thỉ giác tức đồng Bản giác. Không phải toàn Bản giác quán chẳng gọi Trung, cũng được nghĩa Thỉ bản họp nhất. Tuy không phải rốt ráo và chân tợ hợp mà cũng được là quán hạnh hợp. Nếu luận chứ tức rộng hợp nhã huấn. Ngài Kinh Khê nói: Y Huấn thành hai vật hợp nhau. Ở lý cũng sơ, nay dùng thể cầu thể ấy chẳng một mới gọi là tức. Nhưng Thỉ giác ấy hợp với Bản giác. Tuy gọi là hợp không phải hai vật hợp lại mà chính là Kinh Khê nó thể chẳng hai nghĩa. Vì Thỉ bản giác thể là một. Cho nên biết sáu tức được gọi sáu hợp. Lý tức bèn đem giác của nghịch tu hợp với Bản giác. Năm thứ đều thuận giác hợp với Bản giác. Sáu hợp chẳng hai. Ngài Kinh Khê có lúc cũng dùng tên hợp mà nói thể chẳng hai, cho nên bất nhị môn lại nói do duyên liễu cùng tánh hợp một, mới có thể xứng tánh lập bày ra muôn mối. Duyên liễu là thỉ, tánh hà chẳng phải bản. Tánh tu thể một, lại gọi là hợp.
Về tương tợ tức, nay đã giải thích Phật giống Bản giác. Vì vị này là công của thỉ giác còn phục vô minh, hoàn toàn chưa phá hết, không phải là chân Bản giác. Chỉ được gọi là tương tợ tức Phật. Nếu vị bốn phần phá vô minh, cho nên được phần, phần là chân bản giác gọi là phần chân Phật, quả vị tốt nhất. Vô minh đã hết, bản giác toàn bàu, cho nên được gọi rốt ráo là Phật, tức rốt ráo bản giác, cũng là rốt ráo thỉ giác, cũng là rốt ráo thỉ bản hợp một, cũng là rốt ráo thỉ bản đều quên. Lệ theo trước năm tức đều có năm nghĩa.
Hỏi: Năm thứ như Danh tự v.v… lấy thỉ đối bản, luận hợp và quên bốn nghĩa vừa đủ, chỉ lý tức đầu đã toàn ở mê, há có thỉ giác và hai nghĩa.
Đáp: Lý tuy toàn mê mà đủ ba nhân và năm Phật tánh. Duyên liễu hai tánh chẳng lẽ vốn có tu nhân thỉ giác, quả kịp quả quả hai thứ Phật tánh há không phải trong lý rốt ráo Thỉ giác. Lý nếu chẳng đủ các thỉ giác này thì Năm thứ danh tự… cần phải riêng tu. Vì sao lại được nói là toàn tu tại tánh, chỉ có tức danh mà không có tức nghĩa chẳng phải là sơn giáo. Uổng lập viên vị. Nay sẽ ở bốn nghĩa trong vị tương tợ, văn nêu giải thích, trước hết nói về ba thân tức Phật. Vì quán hạnh trước thường dùng ba quán niệm ba thân Phật quán giác tuy thành nhưng tợ giác chưa phát, lại gia công mãi không thôi thì Bản giác nay ba thân tương tợ mà phát, cùng Thỉ giác ba quán tương tợ tương ưng. Ưng là nghĩa hợp, hợp mà chẳng quên không phải là Diệu quán.
Hỏi: Đối với một bản giác y cứ yếu nghĩa nào mà hiển bày ba thân giúp cho người thấy được?
Đáp: Bản giác các pháp tức Không, Giả, Trung. Biết các pháp giả tức thân tướng tốt; biết các pháp không tức thân pháp môn; biết các pháp trung tức thân thật tướng. Như thế mà luận thì nghĩa ấy rõ ràng như thế. Lại ở một giác y cứ Tịch chiếu thì chiếu mà thường tịch là tự tại thần thông tức là thân tướng tốt. Tịch mà thường chiếu là trí tuệ thanh tịnh tức là thân pháp môn. Chẳng phải tịch chẳng phải chiếu mà tịch mà chiếu, tức là thân thật tướng. Hai và ba này đều không phải dọc ngang thật chẳng thể nghĩ bàn. Chính là Tịch giác chiếu giác, song gió (cùng ngăn) chiếu giác mà toàn bản thành thỉ, tức là nghĩa tương ưng và đều mất (quên). Ba thân vị này là nghĩa tức Phật hiển bày. Cho nên trong văn không riêng nói giác bày ở tức Phật.
Từ “Tương tợ” v.v… trở đi, là y cứ bốn dụ mà nói tương tợ. Người tu bản giác tịch chiếu và cùng tương tợ mà phát thành ba thứ giác của vị tương tợ. Giác này dường như chân, như tham và dưa mà so với vàng và bầu hai vật này dụ cho thỉ giống bản, như sắp đến lửa thì biết có hơi nóng, muốn ra biển trước thấy mặt nước băng. Hai việc này dụ cho tương tợ gần với phần chân. Hai thứ trước là y cứ pháp mà luận giống hai thứ sau là y cứ vị mà luận về tợ.
Tánh nước trở đi, là khuyên chứng, tức y cứ sự mà khuyên. Bản giác mát mẻ như nước lạnh. Tợ giác là uống thì biết tiêu hết sự nóng nảy. Người danh tự nước nóng khát, phải tu công ba quán đào đất vô minh mới được nước chân tợ mát mẻ uổng nghe quán này mà chẳng thực hành công phu quán. Lại không có dụng cụ lấy nước, chịu khát mà chết ở chỗ nóng bức.
Lược nêu v.v… trở đi, là dẫn văn làm chứng. Tương tợ tương ưng với tướng công đức, như phương pháp nói sáu căn thanh tịnh. Văn tuy hơi rộng nhưng tướng ấy rõ ràng, người ta dễ biết nên được gọi là yếu. Sáu căn đồng có năm thứ tợ phát, đó là Nhục nhãn, Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn; Nhục nhĩ, Thiên nhĩ, Tuệ pháp, Phật nhĩ… Cho đến ý căn cũng có năm tướng, năm sáu này tức ba tương ưng. Nhục thiên pháp sáu thứ tức là thân tướng tốt tương ưng lẫn nhau. Tuệ sáu Phật sáu tức là pháp môn thật tướng tương tợ tương ưng, vì năm nhãn… là chẳng thứ lớp tương tợ phát có thể lấy đối với viên ba thân. Người tu có thể ở ba quán mà quán Phật, sáu căn ba đức chẳng lâu cũng tương ưng.
Năm phần chứng tức, tức tâm quán Phật, nhờ cảnh hiển bày tánh. Tuy được tương tợ nhưng còn thuộc duyên tu. Nay thì thân chứng thuộc ở chân tu mà phần phá vô minh. Luận Khởi tín nói là Tùy phần giác, là Tịch chiếu song dung, Bản giác chân Phật hiển bày từng phần. Từ sở hiển mà nói thì gọi là phần chân. Từ năng hiển mà nói thì gọi là phần chứng. Bốn vị đều được tên này. Tự nói sơ trụ trong một đời giáo viên vị mà hiển, thì chỉ có luận khởi tín và kinh Hoa Nghiêm, kinh nói ba thân, sơ trụ sớm được. Luận nói tám tướng sơ trụ năng thùy. Nếu vị này chẳng luận phá hoặc vô minh thì làm sao được như thế mà trên minh dưới ứng. Cho nên biết mười hướng mới phục vô minh. Sơ trụ chỉ có thể dứt kiến hoặc. Các kinh luận này là nói giáo tiện thứ, không thể cùng với hiện nay khởi tín đốn tu đốn chứng Bồ-tát đồng một thứ. Cho nên nay lập trong giáo đạo mà luận thứ lớp và chẳng thứ lớp phân ở Biệt viên. Nay ở kinh ấy mà nói phần chứng Phật. Văn này là y cứ phát tâm mà nói tức Phật, y cứ ba pháp mà nói phát ở tên sơ trụ nêu tức Phật tướng, vị gọi là phát tâm, tức là phát tâm bản giác. Thường tịch thường chiếu, tịch chiếu song dung là bản viên giác tức một mà ba, chẳng phát mà phát cho nên thành ba phát. Đều nói tất cả là pháp giới không ngoài nhiếp pháp chẳng sót. Chư Phật chúng sinh sắc tâm y chánh một giác thể, toàn thể là duyên, toàn thể là liễu, toàn thể là chánh. Vì duyên nhân mà phát nêu liễu chánh cũng phát vì liễu nhân mà phát nên duyên chánh cũng phát. Chánh nhân đều phát nên duyên liễu cũng phát. Bởi ba pháp viên dung phát thì đều phát. Duyên phát gọi là công đức vì có công năng giúp thành. Liễu phát gọi là trí tuệ vì có khả năng quán chiếu. Chánh phát gọi là cảnh giới, vì là chân tánh, là chỗ hiển bày.
Hỏi: Ba đức đã là một tánh bản giác do chứng mà hiển phát. Nay nói một là cảnh giới sở hiển, hai là gọi năng hiển công đức trí tuệ. Nếu là năng hiển thì hai thứ là tu, đâu được gọi là chứng ba đức Bản giác?
Đáp: Lý ấy như thế mới bất tư nghị. Vì sao, vì ba thứ tuy là tánh cụ, duyên liễu là tu, hai tuy là tu như không phải nay mới có. Nếu hai thứ không phải tu, thì ba pháp sẽ ngang, nếu hai thứ không phải tánh, thì ba pháp sẽ dọc. Cho nên Thích Thiêm nói ba điểm chẳng dọc ngang. Tuy một điểm ở trên chẳng đồng điểm dọc của nước. Ba đức cũng thế, tuy Pháp thân vốn có, nhưng chẳng đồng với Biệt giáo bị hoặc ngăn che. Tuy hai điểm ở dưới mà chẳng đồng với lửa cháy ngang. Tuy hai đức tu thành như chẳng đồng với người Biệt Lý Thể đầy đủ mà chẳng thâu nhau vội nêu ý ấy. Pháp Biệt giáo thân bị hoặc che lấp, là do chẳng biết tánh Bản giác, nhiễm đủ đức ác, cho nên nhiễm ác chẳng phải hai đức. Cho nên hoặc chung hoặc riêng, nghiệp thức, sự thức phiền não hết nghiệp, ba thừa sáu đường, Biến dịch phần đoạn tất cả thứ này đều là hai pháp tất cả trong mê, không phải hai Phật tánh, bèn nhất định thành hoặc năng phú. Cho nên chỉ có Pháp thân Bản giác tùy theo duyên nhiễm mà làm pháp tất cả trong mê trên, vì thế gọi là hoặc sở phú. Nên biết sự che lấp không đồng với bùn đất che lấp trên đá chai. Chỉ là che lấp lý trung của Phật tánh như người thuần thiện, tất cả việc ác vốn không tự làm, mà bị người ác bức ép khiến gây ra các điều ác. Cho nên nói người thiện bị ác che lấp. Nên lại phải dùng giác tánh tùy nhiễm mà duyên riêng với chân đế và tục đế. Thứ lớp tu riêng Không Giả duyên liễu hoặc Trung Biên Duyên Liễu các thứ hai nhân hoặc trước duyên sau liễu, hoặc trước liễu sau duyên thứ lớp lật phá tất cả pháp mê, hiển bày tánh Pháp thân Bản giác. Cho nên lý che thành nghĩa dọc. Người viên giáo không như thế, vì biết bản giác có tánh nhiễm ác, thể nhiễm ác tu tức hai Phật tánh, cho nên hoặc chung riêng, thức sự nghiệp… Tất cả mê pháp, liền là Duyên Liễu Phật tánh, đâu có Phật tánh lại che lấp Phật tánh. Như quân tử bất khí thiện ác đều làm, hoặc đồng người ác làm các việc ác, thì liền bày kỹ năng đâu có che lấp gì.
Cho nên tức hai mê xem là Liễu Duyên hiển phát ở chánh. Duyên ở hai đức, thể mê mà được, nghĩa như sở phát. Nguyên là tu đức lại sẽ năng hiển. Tuy tánh phần tu nhưng đều là vốn đủ nên nghĩa dọc không thành. Nói người biệt, lý đầy đủ mà chẳng gồm thâu, cũng là chẳng biết tánh Bản giác nhiễm đủ đức ác, chẳng hay toàn tánh khởi nhiễm ác mà tu. Bèn thành lý thể ngang đủ ba pháp. Nói chẳng gồm thâu, là dùng ba pháp ấy chắc chắn đều ở tánh, đều là sở phát. Cũng như ba người đều gọi là vua thì làm sao có thể nhiếp nhau. Cho nên chẳng biết ba pháp trong tánh hai thứ là tu, hai bèn thành ngang. Người viên giáo chẳng thể. Vốn biết bản giác tánh có nhiễm ác, cho nên khiến tất cả nhiễm ác trong mê đương xứ tức là Duyên Liễu Phật tánh. Lấy hai tu này mà hiển bày một tánh, như một chúa hai tôi, chúa nhiếp tôi mà tôi thuộc về chúa. Ba đức gồm thâu cũng giống như thế. Nay ở vị sơ trụ sở mà phát ba pháp đều là tánh cụ (tánh vốn sẳn có) phát trì đều phát. Cho nên nói chẳng trước chẳng sau. Vì ba pháp này hai là năng hiển, một là sở hiển, tánh tu rõ ràng. Cho nên nói cũng chẳng một lúc. Vì chẳng một lúc nên chẳng phải ngang, vì chẳng trước sau nên chẳng phải dọc, chẳng ngang chẳng dọc mà bất tư nghì nên gọi là sơ trụ phát tâm. Từ ba trí v.v… trở đi, là y cứ ba thân mà nói Phật, trước dùng hai tu chánh trợ mà đối tánh nói tướng viên phát. Nay y cứ báo trí chứng pháp mà khởi ứng. Báo ứng hai tu đối pháp một tánh mà luận Phật phần chứng. Từ trí chứng pháp, từ pháp khởi ứng, thì chẳng phải một lúc mà ba thân sớm được, cho nên chẳng phải trước sau. Chẳng dọc chẳng ngang lại thấy ở đây. Từ thỉ viên tu một tâm ba quán, nay viên ba trí trong một tâm mà được, tức dùng trí này mà chứng được Pháp thân. Trí tánh tức sắc. Ba tức một thể dụng gọi là Diệu sắc thân. Thân này trống vắng, như gương vô tình, hình đối ảnh sinh, núi lông chẳng gián cách nên gọi ứng tất cả. Ba thân ba đức thể lìa dọc ngang. Nay mới phát sáng gọi là mở kho Bí mật, vào lý Bát-nhã gọi là trụ. Trụ và vô trụ này trụ vào kho Bí mật.
“Vì khắp” trở đi, là y cứ Bi vật mà nói Phật dụng, tức nêu bày ba luân, sắc tượng tức thân luân, một âm tức miệng luân, đều vui tức ý luân. Thân gọi là thần thông luân, miệng gọi là Chánh giáo luân, ý gọi là ký tâm luân, là trí Diệu quan sát. Luân nghĩa là chuyển, cũng là có khả năng nghiền nát. Tâm mình chứng pháp chuyển vào tâm khác, hay nghiền nát tất cả nghiệp hoặc đó. Ba nghiệp này có tướng mười giới đều là sơ trụ phần được Phật dụng; lại “Ưng” v.v… trở đi, là nêu riêng mười giới, trên nói năng dụng ba nghiệp các thứ chẳng ngoài mười giới, nay phân biệt, trước nói Phật ba thứ huống ngoài chín giới. Phật ứng với ba cõi lại nói Đồng cư. Hóa có thỉ chung cần bày tám tướng. Đại cơ chỗ thấy tám tướng khó lường, nếu ứng Tiểu thừa thì tám tướng đều kém. Đại bày hiện ẩn như sóng của nước, toàn thân pháp giới tám thứ đều thắng diệu. Tiểu thừa sinh diệt thể là vô thường. Như lửa đốt củi đều trở về tro dứt. Cho nên hai thứ tám tướng chẳng phân mà phân, hơn kém rõ ràng. Những thứ này đều là quả nhân pháp tắc gọi là oai nghi Phật. Sơ trụ hay làm nên gọi là đủ. Oai nghi thuộc về thân, âm thinh thuộc về miệng, phương tiện là ý, ứng với Cõi Phật mà được độ, tức là hiện tướng ba luân này. Tướng Phật rất cao còn hay bày tích, vì Phật huống chín hiện không khó. Đã hiện chín giới thì đều đủ ba nghiệp nhưng không phải chỉ hiện ở mười cõi mà thôi, mà ở mỗi thân lại hiện mười cõi, lớp lớp vô tận, vì được hiện khắp các thân tam-muội. Sơ trụ trở đi là so sánh hậu vị (vị sau). Sơ trụ mới phá một phẩm vô minh, phần chứng ba thân thùy hình. Mười giới tướng ấy còn như thế huống chi là hai, ba trụ, huống là trụ thứ mười (Thập trụ). Hạnh hướng ở Đăng địa, chí ở Đẳng giác, phá hoặc càng sâu, đức dụng càng rộng, đâu dùng tâm miệng mà nghĩ bàn được? Bởi vị Thỉ giác Bản giác đều quên mất nên có thể dụng cao rộng như thế.
Cứu cánh tức nghĩa là tất cả các pháp đều là Phật vì mê nên không biết. Cho nên viên thật giáo chẳng thuận mê tình, nêu thẳng tất cả đều là Phật pháp, là tướng thường thế gian chúng sinh là Phật. Chẳng thọ giáo, là chỉ có lý ấy hoàn toàn chẳng biết thế. Nếu nghe giáo này thì gọi là biết thế. Nếu vào năm phẩm là ở quán biết thế, vào Thập Tín là tượng tơ biết thế. Nay lên cực quả là rốt ráo chứng biết tất cả các pháp đều là Phật pháp. Nếu dựa vào vị mà nói thẳng. Đẳng giác rồi gọi là Mãn Túc phương tiện địa, Bồ-tát là cứu cánh địa, thỉ giác đạo cùng bản giác lý tột, bản thỉ đã mất thì không lấy gì để gọi tên nên gượng gọi là Diệu giác. Đại phẩm Bát-nhã có bốn mươi hai chữ, chữ chữ thường có đủ công đức các chữ. Ngài Nam Nhạc dùng để đối bốnhai vị trong giáo viên đốn. Sơ trụ là chữ (trước ở chữ A) A trong bốn chữ đối đến Đẳng giác, cuối cùng là chữ Trà, là vị Diệu giác. Tuy mỗi vị đều hay khắp đủ công đức các vị, nhưng là phần đủ (phần cụ). Nay ở vị tột này là cứu cánh cụ (rốt ráo đầy đủ không biết nẻo dùng nghĩa hay chữ. Chữ là tên các vị các pháp…), công đức các vị. Cho nên dẫu kinh pháp nói chỉ có Phật Thích-ca ta cùng tất cả Phật mới dễ hiểu hết quyền của các pháp, thật của thật tướng, thấu suốt tận đáy vô minh đến bờ mé các pháp gọi là trí biên tế, là bất tư nghì quyền trí. Nay đã rốt ráo nên gọi là mãn. Đối với các thứ pháp chứng Bản viên giác, là bất tư nghì thật trí… Giác này tròn đầy nhất gọi là Viên đốn. Lại dùng hiệu thứ bảy là Vô thượng sĩ để hiển trí đoạn tột độ có hoặc có thể đoạn gọi là Hữu thượng sĩ, là vị Đẳng giác. Không có hoặc để dứt gọi là Vô thượng sĩ tức là Diệu giác. Đoạn đức rốt ráo gọi là Đại Niết-bàn. Lại có hơn thì gọi là Hữu thượng sĩ, cũng là Đẳng giác. Lại không hơn thì gọi là Vô Thượng Sĩ tức là Diệu giác. Trí đức rốt ráo gọi là Đại Bồ-đề. Nếu y theo dụ mà khen ngợi, dùng dụ mặt trăng đáng yêu trong Đại kinh kia, mặt trăng ngày rằm để đối với bốn mươi hai quả vị viên nhân đều là trí quang thêm sáng, hoặc tối giảm hết. Từ mồng một đến mồng ba là đối với trụ – hạnh – hướng ba vị. Từ mồng bốn đến ngày mười ba là đối với vị thập địa, ngày mười bốn là đối với vị Đẳng giác, ngày rằm là đối với vị Diệu giác. Đây là họp ba vị trước mà mở mười địa sau. Như trời ba mươi ba đồng uống cam lồ, đối bốn mươi hai vị đều chứng thường lý. Mở ba vị trước đối với ba trời hợp mười địa sau đối với một trời, Đẳng giác đối với một trời, vị Diệu giác rốt đối với trời Đế-thích. Như bốn mươi hai chữ, chữ mỗi cùng đủ bốn một chữ kia đối với viên chứng bốn hai vị, mỗi vị đều gồm thâu, thì trước sau đều mở. Nếu khai thị ngộ nhập tri kiến Phật đối với viên chân, do bốn hai vị thì trước sau đều họp. Nay ngày rằm trăng sáng tròn đầy tức là Trí đức viên, tối tắm đều hết tức là Đoạn đức tột. Cho nên Đại sư nói: tăng giảm này mỗi ngày đều có. Trí đoạn này mỗi vị đều có. Cho nên lại chẳng dùng ánh sáng xế tà sau ngày rằm, lại dùng các sao mà đối các người nhân. Trăng là dụ cho quả Phật. Nói cao quý nhất đều là khen Phật rốt ráo (cứu cánh Phật).
Lại từ Phật có v.v… trở đi, là lệ các hiệu mà nói khó nói. Quả viên cực tất cả danh tự (tên) thì mỗi danh tự chẳng dối rốt ráo thành tựu. Bởi những cái nó dời đều chân cực, đem so với chân nhân thì còn đối lập, vọng vẫn chưa hết. Cho nên bảy lần phương tiện tất cả phàm phu đều là hư danh không một thật nghĩa. Cho nên Đại kinh nói: “Thế đế chỉ có danh mà không có thật nghĩa.” Đệ Nhất Nghĩa Đế có danh mà có thật nghĩa. Phật là rốt ráo đệ nhất nghĩa. Lại nên biết chẳng phải có một pháp riêng gọi là rốt ráo Đệ Nhất Nghĩa Đế. Tỳ-lô-giá-na có mặt khắp tất cả mọi nơi. Tất cả các pháp đều là Phật pháp. Thế thì thế gian và xuất thế gian, hai tử, năm trụ cho đến Tỳ-lệ-đa, các loài máy động, năm vô gián… Hoặc nhân hoặc quả đều là viên cực Đệ Nhất Nghĩa Đế. Cho nên các danh này đều thật chẳng dối, đều là tên khác của cứu cánh Phật. Cho nên gọi là Phật có Vô lượng đức, nên có Vô lượng tên hiệu. Nay chỉ nêu một tên, cho nên các kinh Đại thừa nói hiệu Phật hoặc tăng hoặc giảm đều là bốn tất đàn đến cơ vật. Nay trong mười danh hiệu chung nêu chữ Phật thứ chín. Kinh Tịnh Danh chép: Chánh Biến Tri Như lai và Phật, ba cú nghĩa này, chúng sinh cả đại thiên đều như A-nan học rộng bậc nhất sống hết cũng chẳng nói hết được. Tùy chỗ ưa thích nêu ra ba tên, lấy ít so nhiều, công đức vô tận.
Giải thích chữ nói, có hai: Một là giải thích Duyệt là vui thích, Hoài là lòng ôm ấp. Nếu ở kinh này tức là Như lai tu lâu chứng lâu tammuội niệm Phật chứa ở trong lòng, nay đem ra nói bày nên vui sướng chỗ ôm ấp xưa; hai, Tức trở đi, là nêu tướng nay nói chánh ở niệm Phật. Văn sau nêu rõ nay chẳng nói trước. Vì chung đường nói tướng. Văn có hai: Một là tướng pháp nói ra có mười hai bộ kinh đều nói tướng nói, nghĩa hoặc nói bằng văn xuôi, hoặc nói bằng văn vần, hoặc nói việc chưa từng có hoặc không hỏi mà tự nói, có tám muôn pháp thì nêu bày đủ các pháp môn họp lại khoảng bốn ngàn chỉ nêu số lớn. Nhưng nêu biết có hơn tám muôn, mà ước tứ đế nêu ra tám muôn. Nếu nói tám muôn pháp tạng tức là Khổ đế, tám muôn trần lao tức là Tập đế, tám muôn đối trị môn, tám muôn tam-muội môn, tám muôn Đà-la-ni đều là Đạo đế, tám muôn Ba la mật tức là Diệt đế. Nay tuy nêu một nghĩa lại gồm ba. Lấy tên Pháp tạng là nghĩa chứa nhóm xếp vào Khổ đế. Lại do nghĩa chứa nhóm gồn được ba đế. Bởi bốn tên nói chẳng lìa ấm. Như luận Câu-xá chép: Như lai nói pháp uẩn, số có tám ngàn, thể ấy lời hoặc tên, là thuộc về sắc hành uẩn. Cho nên mười hai, tám muôn đều chung nêu tiểu, hoặc nói Tiểu thừa chỉ có chín bộ. Đại thừa thì mười hai bộ. Hoặc nói tiểu có mười hai, đại chỉ có chín. Hoặc nói đại tiểu có mười hai. Sáu độ, bốn đẳng tuy ở Đại thừa nhưng cũng chung ba tạng sư độ Bồ-tát. Nhưng tên ấy số bốn giáo cũng đồng. Nên ở sở thuyền và chân trung hai lý mà định quyền thật. Lại luận về bốn thứ năng thú (có thể đến) quán lạnh dùng để phân biệt Thiên viên. Khiến bến thật hóa thành, vòng thẳng chẳng lạm quá; lại trở đi, là nói năng thuyết khéo léo, đối với một pháp một môn mà nói bốn Tất-đàn. Trên đã nêu tám muôn các pháp đã chung bốn giáo, tức là sinh diệt tám muôn, vô sinh tám muôn, vô lượng tám muôn, vô tác tám muôn. Như sinh diệt tám muôn thì thú nêu một pháp, cần mở bốn môn. Bốn môn giả nhân đồng đều không thể được. Nếu thật pháp ấy bốn nghĩa chẳng đồng y cứ hữu môn mà nói, niệm niệm vô thường, như đèn cháy sáng. Y cứ không môn mà nói ba giả phù như cung như mây sương. “Cùng cũng”, (vừa hữu vừa không chẳng hữu chẳng không) môn thuyết, hai tướng thong dong. “Cùng chẳng phải” (vừa hữu vừa không chẳng hữu chẳng không) môn thuyết, hai tướng đều bỏ. Một môn trong bốn, vì cơ sinh thục, bốn tất đều bị. Vì kẻ chưa gieo trồng làm thế giới mà nói, khiến họ ưa thích, khen dùng làm theo. Vì kẻ đã trồng dùng trung hai tất, gốc lành chưa phát, làm vì người nói, khiến khởi nghiệp xưa tín – giới – tấn – niệm. Kẻ ác chưa phá thì nói Đối trị khiến cho ba cõic mau chóng tiêu tan. Vì kẻ đã thục, nói Đệ Nhất Nghĩa, khiến được khế chân. Đổi phàm thành Thánh, Phật trí soi cơ, nói thì Trung. Biết kẻ chẳng vào lý, khiến được ba ích. Biết kẻ chẳng phá ác khiến hai ích. Không thiện nào để phát, làm thế giới mà nói (thì nói thế giới) chỉ sinh vui mừng. Nếu toàn không lợi ích thì Phật chẳng nói.
Nếu v.v… trở đi, là nêu các pháp các môn bày bốn tất. Trên nói môn bị cơ bốn tất, ba môn kia bao trùm căn cơ cũng thế. Một trong tám muôn, bốn môn bốn tất, bị cơ đã thế, ngoài ra các pháp, bốn môn bốn tất, bao trùm căn cơ cũng thế. Một giáo tám muôn môn đều đã thế, ba giáo cũng thế. Tám muôn pháp tạng lệ với trần lao và Đối tự môn, tammuội tổng trì, Ba la mật… Mỗi tám muôn, từng pháp bốn giáo, giáo giáo bốn môn, môn môn bốn tất, thì mười hai bộ ấy sáu độ, bốn đẳng, y theo đây dễ hiểu. Do đó nói lược, tướng Phật nghiệp.
Kế là giải thích chữ Quán, tức là điều được nói. Ở trên có mười hai bộ tám muôn các pháp há không phải là điều được nói. Nhưng là phiếm nêu mà hiển bày người nói. Vô Lượng Thọ và chữ Quán này đích thị là nghĩa được nói của kinh này giải thích quán, trước là giải thích lại nêu cả hai. Nêu chữ quán dùng quan (xem) để giải thích. Dùng pháp quán mà quán cảnh đẹp . Nếu không có pháp quán thì lấy gì quán. Nắm sở thuyên mà lập đề mục này (lấy điều được nói mà đặt tên kinh). Kinh nói mười sáu chỉ năng quán (người năng quán). Nay giải thích tện đề chỉ nói về ba quán. Văn kinh là riêng, đề là tên chung. Chung chung ở riêng, riêng riêng ở chung. Nếu cũng lập đề thì gồm văn chẳng hết thì chẳng thể lập thiên chương. Nay lập ba quán mà giải thích chữ quán, chính là mười sáu quán thể của văn kinh. Nếu cả mười sáu đều nêu tướng ba quán thì văn rất nhiều, cho nên giải thích đề chung mà chỉ rõ khiến người tu do pháp quán này mà vào mười sáu môn, thì mỗi cảnh đều ba, từng tâm tuyệt diệu, bốn y bị vật, lời dón gọn mà ý khắp. Nhưng nêu thứ lớp đến một tâm hai, ba quán. Đây là dùng thứ lớp mà nói lên không thứ lớp, chẳng chịu quán riêng thì không lấy gì để thấy viên. Như trong chỉ quán đều dùng có nghĩ bàn mà hiển bày chỗ không thể nghĩ bàn.
Từ giả v.v… trở đi, là dựa vào giáo mà hai giải thích thứ lớp ba quán, tức nêu tên chỉ kinh chỗ nêu các tên trong giải thích mà tự thấy.
Nay giải thích trở đi, là giải thích tướng mà kết quả. Y pháp nêu trước mà giải thích tướng ba quán. Thứ nhất quán Không mà có hai tên. Giả là đẳng là kiến tư lấy cảnh, không mà gọi có, hư giả phàm tục. Biết như gọi là đế. Lý hai không là xem xét pháp thật. Biết thật gọi là đế. Không rốt thật hư không biết chân thật. Nên phải chiếu giả mới được vào không. Cho nên gọi là từ giả vào không; lại giả là đẳng, là khi mê thế tục gọi hư là thật, cả hai đều chẳng phải đế (chắc thật). Nếu ngộ (biết) tục là hư thì biết chân là thật thì cả hai đều đế. Cho nên lại được gọi là hai đế quán. Quán đẳng này là tu quán gọi là nhân, chứng trí gọi là quả. Thích luận nói ba trí vì dễ hiểu mà phân thuộc ba người, cho nên dùng Thanh văn để đối Nhất thiết trí. Tức không quán quả sẽ ở vị Thập trụ của Biệt giáo. Thứ hai là giả quán cũng có hai tên. Trước bác trụ không là rơi vào Nhị thừa, nếu tu giả quán thì có thể thành Phật pháp, hay lợi ích chúng sinh. Quán không muốn làm phương tiện trong cõi người, cho nên ở không trí chứng mà chẳng trụ. Ba cõi đắm hoặc cần phải thênh thang cho thành không. Các pháp nhân duyên cần tột đến gốc ngọn, kiến tư trùng số như cát như bụi. Dùng tâm đại Bi mà quán khắp học khắp gọi là biết bệnh. Các pháp các môn phá tánh phá tướng mỗi mỗi đối trị đều biết rõ đó gọi là biết thuốc. Tùy hoặc cạn sâu biết căn cơ chúng sinh thuần thục, thần thông hai động, trí biện tuyên dương, bốn Tất-đàn đều hợp, đều giúp cho được lợi ích. Trao thuốc như thế mới chịu uống lành bệnh. Đều do chứng không, hay nhập vào giả này cho nên quán này gọi là từ không vào giả, mà nói đẳng, tức là trước trừ kiến ái, phá giả dụng không. Nay khiến trừ trần sa phá không dụng giả. Ở không ở giả đều một phá dụng. Trước sau đối nhau đến nay đều đẳng, cho nên lại gọi là bình đẳng quán. Quán này v.v… nếu y Thích luận lấy Bồ-tát đem người Bồ-tát mà đối đạo chủng trí thì giả quán quả vị ở mười hạnh.
Từ Không trở đi, là Trung quán thứ ba. Trước cùng nêu tức một là quán không sinh tử, là người Biệt sơ tâm tin nay hay biết vốn là thường trụ trung đạo Phật tánh. Từ giáo đạo nên gọi là chỉ trung, chỉ thiện. Chỉ tịnh không có nhiễm ác. Tuy không nhiễm ác mà tánh ấy linh tri, cưỡng giác bỗng sinh cảnh giới này hiện. Phân biệt cảnh tướng, chấp trước ngã nhân mà biết chẳng mê muội. Tà tư tà kiến, hiện tiền nhiễm ác, đã không phải tánh cụ, đều là tùy duyên biến tạo mà có. Vì là biến tạo nên không phải tánh bản nhiên. Cho nên kiến tư chẳng tức Trung đạo. Vì định cần phá, tức nghĩa chẳng thành. Cho nên chẳng được nói chỉ ái, chỉ kiến, chỉ sắc, chỉ hương nếu muốn tu trung mà năng sở chẳng dứt. Cho nên tu không làm chánh tu, Trung quán làm phụ. Vì sao? Vì tâm đã trước hữu, nên biệt không duyên phá ái kiến này. Không của sở quán là pháp Nhị thừa, đã không phải tánh cụ, bèn là Biệt tu. Không chẳng phải rốt ráo cho nên không quán chỉ không sinh tử. hai là quán không Niết-bàn, là có sinh tử tuy đã phá trừ. Tâm lại dính mắc không, cần biệt duyên với giả (duyên riêng với giả). Phá dính mắt không này là giả đã kiến lập là pháp Bồ-tát không phải tánh cụ nên cũng là Biệt tu. Hay thênh thang không mắt dính gọi là không Niết-bàn. Đẳng này là mê đắm không sinh tử, kiến tư hoặc quên. Kế không Niết-bàn trần sa hoặc hết – hai hoặc đã hết, tâm không dính thiên (lệch) cho nên được làm phương tiện song giá. Trước quán đẳng, là lại nhân thứ lớp dung ở hai quán, quán hai đế ấy, cho nên được làm phương tiện song chiếu. Phương tiện lập xong, viên quán có thể tu. Ở trong mười hướng lấy sở hiển Trung đạo Phật tánh mà làm năng quán quán Trung đạo. Đế quán. Đế quán chẳng hai, hoặc trí như một, ba quán viên dung là hạnh vô tác. Nên được tự nhiên vào Tát-bát-nhã. Quả của quán này gọi là Nhất thiết chủng trí, vị ở Sơ địa.
Một tâm ba quán, đây bèn xứng tánh mà quán, dứt đối đãi mà chiểu, bởi tất cả pháp tánh là pháp thân Bát-nhã giải thoát. Như ba điểm chữ y. Ba không phải đứng một mình, mỗi điểm đều tròn đủ. Nếu một tức là ba, bèn dùng ba đức mà làm ba đế. Bát-nhã là chân, giải thoát là tục, pháp thân là trung. Đức đã chẳng ngang chẳng dọc, đế bèn dứt suy nghĩ dứt bàn luận. Đây là sở đế của Phật. Nay dùng đế này mà làm Sở quán. Đế đã tức một mà ba, quán há trước sau mà chiếu. Cho nên y Diệu đế để lập quán môn, tức ở một tâm mà tu ba quán. Quán này pháp quán, năng sở đều dứt, huống Phật Vô Lượng Thọ vốn tu quán này mà thành tựu ba thân. Pháp báo đều mất, chân ứng dung tức. Nếu chẳng phải diệu quán làm sao hiển được Diệu thân. Hóa chủ như thế, đồ chúng cũng thế. Chánh báo đã diệu, y báo há thô. Cho nên mười sáu cảnh đều phải Diệu quán. Theo Trí luận mà giải thích, trước hết giải thích tướng, tức là y theo pháp mà giải thích. Ba trí tức trước đã thứ lớp mà nói Nhất thiết trí, Đạo chủng trí, Nhất thiết chủng trí. Nay giải thích riêng nên phần làm ba người ở tịnh viên mà luận. Ba trí thật ở trong một tâm mà được. Ba trí là quả, ba quán là nhân. Quả ở một tâm, nhân há trước sau nhân quả chẳng hai mới gọi là viên tu. Cho nên sau khi nêu Trí liền nói ba quán. Chỉ một quán mà ba quán là nêu một quán thì đủ cả ba quán. Nêu một không quán thì giả trung cũng không; ba quán đều có thể quét sạch các dính mắc nên nêu một giả quán thì trung cũng không giả. Cả ba quán đều có nghĩa lập pháp, nên nêu một Trung quán thì không giả cũng trung. Cả ba quán ngay đây đều dắt đối đãi. Nếu biết ba quán chỉ ở một tâm thì mỗi quán mặc tình (tự nhiên) đủ ba. Quán ở một đế mà cả ba đế, đế quán khác tên nhưng thể chẳng khác. Toàn đế phát quán, quán lại chiếu đế, đã không có tự thể riêng thì dùng nghĩa gì mà lập đế lập quán. Nếu muốn phân biệt có ba nhân mà nói thì tánh ba là đế, tu ba là quán, tánh liễu là chân, tánh duyên là tục chính là Trung đế, không phải liễu nhân không phải Đại chân đế. Tục trung cũng thế. Ba đế này thể tánh không khác với ba quán, ngoan không là chân khác thể với quán. Tục trung cũng thế. Ba quán giúp nhau, bởi tánh ba thứ vốn dung nhau, toàn tánh thành tu là nghĩa này.
Từ “Loại như” trở đi, là dẫn loại mà giải thích. Dùng pháp hữu vi mà loại tánh vô vi. Tâm một sát na mới sinh liền mất, hai khoảng danh trụ đều ba tướng mà ở một tâm. Ba tánh vô thường còn ở niệm gấp. Ba quán xứng tánh vô tác, vô sinh, đủ ở một tâm nghĩa ấy nào hẹp.
Từ “Quán này” v.v… trở đi, là kết quả. Không nói trí quả, pháp quán không về. Cho nên nêu quán thành, hoặc diệt thì lý hiển, rỗng rang diệu chứng ba thứ trí tuệ thật ở một tâm. Thành đủ luận ba trí. Hoặc từ hơn mà nói thì chỉ gọi là Nhất thiết chủng trí. Vắng lặng… là luận tự giải thích. Nhất thiết chủng trí là cùng dứt hai bên và tướng vô minh, cùng chiếu ba đế các thứ hạnh loại, mới từ sơ tâm viên tu ba quán. Diệu quán trung đạo niệm niệm đều quên, mà tức hai bên niệm niệm đều chiếu một tâm ba pháp quán ấy như thế. Nay người phần chân, bổn trí hiển phát toàn do trước làm công phu mất chiếu. Hai là dẫn Trung luận làm chứng. Luận chép: Pháp nhân duyên sinh ra, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi nghĩa trung đạo. Luận nói chung ba thứ. Nay pháp quán sở đối há có chẳng từ nhân duyên sinh? Nay tu viên quán, thì trước phải hiểu nhân duyên năng sinh và pháp sở sinh đều là bất tư nghì, mới ở cảnh này mà quán chẳng phải trung. Lại cần phải hiểu Diệu đế, Diệu quán đều là năng quán, nhân duyên sinh ra Các cảnh ấm v.v…, quán một Đế thì đều đủ. Chớ theo văn lược, cần tìm hiểu nghĩa của quán. Lại chẳng thể nói trước hiểu sở quán bất tư nghì, liền chẳng nói ấm và vô minh. Vì sao? Vì vốn nói nhân duyên và pháp sở sinh là bất tư nghì nếu không phải vô minh, sao gọi là nhân duyên, nếu chẳng phải ấm v.v… thì sau gọi là sở sinh (được sinh ra). Có người thấy giải thích tâm pháp diệu thì nói tâm pháp là ở nhân, y cứ mê mà nói. Phật pháp là ở quả, y cứ ngộ mà nói. Bèn vấn nạn rằng tâm pháp gọi Diệu sao được là mê. Bởi người này chẳng biết lý do, giải mê là diệu, mới gọi là người viên. Như luận Khổ Tập gọi là vô tác và mười hai nhân duyên gọi là bất tư nghì, há chẳng được nói là vô minh bất tư nghì? Người tuy giải diệu, pháp thể là mê mà chẳng biết lý tức một mực ở mê, Diệu giác một mực thuộc giải. Bốn vị trung gian (ở khoảng giữa) mê giải đều cùng. Danh tự tức người (người danh tự) nếu chẳng quán mê chỗ nào dụng quán. Ở vị Đẳng giác nếu chẳng phá ma sao lập Diệu giác. Lấy trí thượng thượng mà dứthoặc hạ hạ, hoặc không phải là mê ư? Người nhiều họp loại ấy thật nhiều (rườm). Thích luận ba trí đã giải thích như trước.
Đây quán trở đi, là y cứ diệu mà kết bày, một câu đầu là khen chung mầu nhiệm, hai câu kế là y cứ ba-một mà khen mầu nhiệm. Một chẳng nhất định là một, một tức là ba, ba chẳng nhất định ba, ba tức là một. Thích luận vì chẳng quyết định giải chẳng thể nghĩ bàn. Ba câu sau là đối mười sáu mà khen diệu. Trên nói một-ba dung tức là chung một diệu quán, tức một quán này mà vào khắp các môn, giáo lý một quán là tất cả quán. Tuy vào các môn nhưng chỉ một Diệu quán nên gọi tất cả quán là một quán. Nếu quán nhất định là một thì không vào nhiều môn, nếu quán nhất định là nhiều thì không thể là một, thật ra chẳng thể lấy một mà nghĩ bàn. Cho nên nói chẳng phải một chẳng phải tất cả, hai câu cuối là kết bày. Tuy không phải một nhiều mà có công năng nhiếp tất cả. Nên cả mười sáu đều là Diệu quán.
Giải thích về Vô Lượng Thọ, chính là nêu cảnh sở quán của ba quán. Trước nói ba quán, lại dùng ba đức và ba nhân mà làm Đế cảnh. Bởi nêu sở quán dung tức dùng để hiển bày năng quán tuyệt diệu. Nên biết ba đức trong tánh thể là ba thân Chư Phật tức là ba đức ba thân làm một tâm ba quán của ta. Nếu chẳng có tự thể thì ngoài quán có Phật, cảnh chẳng tức tâm sao gọi là quán viên tông dứt đối đãi. Cũng là ba thân Di-đà dùng làm Pháp thân, ba quán của ta xem là Bát-nhã. Quán thành thấy Phật tức là giải thoát. Nêu một đủ ba, như chữ y mới, quán Phật đã thế, thì quán các y chánh lý chẳng khác đường. Ý này chẳng rõ thì chẳng phải quán Phật này. Giải thích này có thể nêu tên từ tiếng Phạm, Vô Lượng Thọ là tiếng Hán, Thiên trúc tiếng phạm gọi là A-diđà. Từ Phật vốn trở đi, là từ chân ra tục, có hai: Một là y cứ vốn không ba mà nêu Vô Lượng Thọ, chính là vô lượng là lượng, thì ở trong Đề đã nói thọ lượng thọ lượng y vào thân bèn thành ba nghĩa mà nói về có không. Nói Phật là cứu cánh giác. Lý trí đã tột, thỉ bản hai quên, không tướng không tên chẳng thể nói bày, sao được lập thân và thọ lượng; hai, là thuận theo trở đi, là tùy thế gian đều lập là nêu ba thân đều ba. Dựa vào cứu cánh giác Đệ Nhất Nghĩa thì chẳng thể nói thân và thọ lượng.
Vì độ sinh nên thuận theo thế gian mà đặt tên lập tướng. Cho nên nói ba thân và ba thọ lượng. Ấy thì chân Phật không ba mà tùy thế gian nên có. Nhưng phải hiểu ý có không. Nói Phật vốn không thân không thọ lượng là chỉ không có tướng ba thứ tùy tình mà đều lá thân tánh cụ mầu nhiệm. Cho nên chân Phật rốt ráo tất cả tịnh uế pháp môn, nếu một bề không thì đâu khác Tiểu thừa, nói là chân lý. Cho nên chân không thì tục có, chân có thì tục không đều là tất đàn, không thể chấp thiên lệch. Nay ý văn, bởi lập ba thân mà giải thích Vô Lượng Thọ, sợ chấp nhất định là có cho nên trước Phật vốn không ba, tùy thế mà nói có. Được ý này rồi thì phân biệt ba thân ba lượng đều không trệ ngại.
Pháp thân trở đi, là giải thích ba thân ba nghĩa, có hai: Một là y cứ nghĩa mà phân biệt; hai là theo lý dung tức. Vì có văn sau nói hết lý dung tức nên nay lại y cứ tu hai tánh một, một đường phân biệt. Một lại có ba: một là Pháp thân, giải thích về pháp là sư quỷ, là bỏ chung thu riêng, chung thì chúng sinh và Phật đều có quĩ pháp tánh. Nhưng chín giới tuy quỷ mà trái, như người theo thầy mà không thuận giáo của thầy. Chỉ có Chư Phật sơ tâm quỹ pháp mà tu, nay mới rốt ráo ngầm họp pháp tánh. Cho nên Đại kinh nói Chư Phật làm thầy gọi là Pháp. Vì pháp là thường nên Chư Phật cũng thường. Vì thuận theo pháp tánh, nên gọi pháp là sự. Thật ra không phải khác với năng thể cho nên tức sở sư pháp mà làm thân. Tuy gọi là thân nhưng đã ra ngoài năm ấm, cho nên không phải sắc chất, cũng không phải tâm trí. Sắc là ấm đầu, tâm trí là bốn ấm kia. Đã không phải ấm, cũng không phải giới, nhập, cho nên không phải ba khoa nhậm trì nhiếp thuộc. Đây thì đã chọn bỏ phần đoạn, biến dịch, vì thuộc về sinh tử ấm nên cũng có thể là sắc chất giản ứng, tâm trí giản báo ba khoa giản nhân. Đã không phải đây thì lấy trạng danh nào mà làm vật cơ, nên gượng chỉ pháp tánh gọi là Pháp thân. Từ Pháp tánh trở đi, thọ là thọ của liên trì, thân nương theo mạng căn. Nay pháp tánh thọ. Không phải thức, tức noãn báo được mạng căn, (Thức, hơi thở ấm của báo mà được mạng căn), cũng không phải ba thọ của ba sự liên trì vì vật hiển đức, bèn chỉ pháp tánh không phải tám tướng thay đổi, không phải chín đời đổi thay, cưỡng gọi là thọ. Từ Thọ này trở đi lượng là phần lượng của thọ, hợp luận dài ngắn và lâu gấp. Nay thọ của pháp tánh thật không có tướng phần lượng này. Đây thì phân biệt chung, nếu phân biệt riêng thì dài là báo Phật, ngắn là chúng sinh, năng kéo dài, năng rút ngắn là ứng thân, không phải các lượng này là vì thành quán, nên cưỡng chỉ pháp thọ đồng với lượng của hư không. Đây từ tức trở đi, là nêu chung pháp tánh ba nghĩa không phải là thân ấm nhọm họp, không phải là thọ báo được, không phải là lượng dài ngắn chẳng thể nghĩ bàn, gượng pháp tánh mà nói thân, nói thọ nói lượng.
Báo thân là xứng pháp có báo có dẫn kinh. Báo tức là đáp lại tu hành là nhân, cảm được Diệu báo mà đáp lại nhân ấy. Pháp Hoa nói là chứng trí đức. Kinh nói ánh sáng trí tuệ chiếu vô lượng tu nghiệp lâu mà được kinh Đại Bát-nhã nói là chứng đoạn đức. Hai quả đức này đáp lại với nhân tu, nên gọi là báo.
Lại, “Như như” trở đi, là giải thích tướng khi cảm báo thì tướng ấy giống cái gì, cho nên lấy một pháp hai dụ mà hiển bày. Như tên gọi chẳng khác mà quán có khác nhau chẳng gọi là như Cảnh. Ngoài trí có cảnh không gọi là Như trí. Đều là hai như là cảnh như như trí, trí như như cảnh. Cảnh trí này nên được ưng minh. Trí tuệ tên chung nên dùng quả giác Bồ-đề mà phân biệt, tức là trí Vô thượng Bồ-đề tương ưng tương minh với cảnh pháp tánh, trước nêu gồm cái mà dụ tương ưng, tuy bờ mé tương đương nhưng trọn còn hai tướng, cho nên lại nêu dụ sữa hòa với nước, khiến biết thỉ bản đồng là tánh giác nhưng thể của nó không còn chính đồng với nước và sữa hòa nhau, thì hiển bày ngoài cảnh không có trí, ngoài trí không có cảnh. Như nước và sữa có thể thấy rõ.
Từ “Pháp thân” v.v… trở đi, là ở báo mà lập ba thứ, tức là thân, thọ, lượng. Trong ba mỗi pháp đều nói Pháp thân. Vì Báo trí minh nhau, lìa pháp không có báo. Một, Thân mà nói chẳng phải thân, là chẳng phải thật có thân giới hạn phạm vi. Lại chẳng phải thân thì chẳng phải có, chẳng phải chẳng thân thì chẳng phải không. Pháp thân trung đạo là thể của bản giác. Thỉ giác minh đây, năng minh cũng quên. Vì thành quán nên cưỡng gọi là Báo trí; hai, là Pháp thọ v.v… trở đi, là nói thọ, nói chẳng phải thọ là chẳng ứng đồng với thọ của liên trì. Chẳng phải thọ là chẳng phải một, Báo trí chẳng phải liên trì thọ. Cùng không phải hai bên. Pháp thể trong minh là ý gượng gọi cùng với thân trước; ba, Pháp lượng trở đi, là nói lượng, chẳng phải ứng có lượng, chẳng phải báo không lượng và chẳng phải hai bên, nghĩa đồng với thân thọ.
Về Ứng thân, tức nói ứng vật là thân, như hang dội tiếng vang, lớn nhỏ tùy tiếng, như gương hiện hình, đẹp xấu tùy chất, ứng cảm với muôn vật mà hiện thân hơn kém.
Từ “Ứng đồng” trở đi, là thọ. Thân đã đồng vật, thọ há sai cơ – ba,là ứng đồng trở đi, là lượng tùy nghi dài ngắn, bày lượng và không lượng.
Trí cùng v.v… trở đi, là nói nương hai có ứng, tức là pháp. Trí tức Báo thân, thể tức Pháp thân, hai thứ này thầm họp nhau, ứng dụng vô phương. Như nước trở đi, là dụ. Vàng ròng là chất cao cấp cần phải hòa với nước bạc mà thoa vào vật, thiếu một duyên này thì vàng không dùng thoa được; công đức trở đi là họp. Công đức của Báo trí khế hội với Pháp thân, tùy chỗ có cơ ứng ra không đâu chẳng đến. Hay làm trở đi, là ứng khắp ba cõi, là cùng với Báo ứng. Có lượng trở đi, là riêng nêu ứng thân, tức nghĩa đầu là trên đã nói báo, chỉ luận minh pháp, tức tự thọ dụng. Nay nói thùy ứng thì đối với sinh thân mà ứng vô thường, bày một Tích dụng. Thân tức sinh thân có tướng giới hạn, nên gọi là thân. Không phải thân là báo không có tướng giới hạn, nên nói là không phải thân. Tiểu Bát-nhã nói Phật nói không phải thân, gọi là Đại thân. Đại thân là thân tha thọ dụng. Không có giới hạn thì thọ ấy là thường cho nên là không (vô) lượng. Có thân giới hạn thì thọ ấy không (vô) thường, nếu là có lượng. Hai ứng dụng này y hai lý trong chân mà trụ, cơ y sự nghiệp hai thức mà thấy. Trụ lý rộng như Kim Quang sớ nói: Hai thức rõ ở Khởi Tín luận, ý luận cần ở sự thức mà thấy thì lấy sắc giới hạn, cho nên gọi là ứng Phật. Nghiệp thức mà thấy thì lìa sắc giới hạn, cho nên gọi là Báo thân. Nghĩa này đến các giải thích sau về quán Phật thì xem sao mà biện, người tu nên biết. Thường thân vô lượng ứng chung ba cõi, còn vô thường có lượng chỉ ứng với Đồng cư. Vì sao? Vì Phật Báo Cơ phần chứng luận thân thân tha thọ dụng. Người cõi phương tiện chỉ bẩm Biệt viên, chỗ thấy tướng Phật tuy có chút ít hơn kém nhưng không phải sinh thân, mà đều là Báo Phật. Nếu ở cõi Đồng cư, đủ bốn giáo cơ. Người bẩm Biệt thì hay ở tại Báo Phật. Kinh Hoa Nghiêm chép: “Pháp đến hết đời vị lai và các kinh Đại thừa tức ở ứng tướng thì thấy là thân pháp tánh tôn đặc.” Cho nên biết thường thân thì ứng khắp cả ba cõi, còn thân vô thường thì chỉ ứng ở cõi công đức, đậu cơ Tạng thông mà sinh thiện phàm phu. Nghĩa kế có là nói hai nghĩa có lượng. Trên đã nói ngoài Tự thọ dụng thì thùy thân ba cõi đều gọi là ứng. Tha thọ dụng ấy tuy ở đối cơ gọi là ứng mà là Thật nhân cảm được. Lại gọi là báo không phải dụng đậu cơ khác nhau. Nếu luận tùy duyên theo vật khác nhau về dai ngắn của Thân thọ lượng thì cần ở Đồng Cư vô thường dụng mà nói. Cho nên nay nêu riêng tướng ứng Thân. Chỉ ở có lượng mà mở ra hai lượng, y vào sự thức tự không kiến, cho nên chỉ thuộc vô thường. Nếu nghiệp thức thì chẳng không kiến, tức vô thường này toàn thể là thường, thì hai dụng thường và vô thường tức nhau, hai chim cùng bay. Nếu hai độ trên cơ thì phải chuyển cũng là vô thường vì không phải tám tướng, nên nói là thường. Nói bảy trăm… là tam-muội Thủ Lăng Nghiêm kinh chép: “Kiên Thủ Bồ-tát hỏi Phật thọ bao lâu. Phật khiến đến Phương Đông qua ba mươi hai ngàn cõi Phật, ở nước Trang Nghiêm hỏi Phật Chiếu Minh Trang Nghiêm tự Tại Vương.”
Phật ấy đáp rằng: “Như tuổi thọ của đức Thích-ca, ta cũng như thế, ông muốn biết, ta thọ bảy trăm a-tăng-kỳ kiếp.” Kiên Thủ trở về bạch Phật. A-nan nói Phật ấy chính là tên khác của Phật Thích-ca, tuy căn cơ thù Thắng thấy dài mà bảy trăm cũng đếm được, cũng là lượng của hữu lượng Như A-di-đà trời, người đều không tính đếm được cho nên là không lượng của hữu lượng, Ứng Phật trở đi, là Kết thúc ứng Phật đều thế. Phật Phật đã đều ba thân viên chứng ứng thân giúp vật, vật thọ dài ngắn há chẳng thuận theo đều bày hai lượng. Cho nên Di-đà hiện dài cũng có thể hiện ngắn. Thích-ca hiện ngắn cũng có thể hiện dài. Cho nên Đại luận quyển ba mươi sáu chép: Phải biết Phật Thích-ca lại có cõi nước thanh tịnh như nước Phật A-di-đà. Phật A-di-đà cũng có nước không thanh tịnh như cõi nước của Thích-ca Văn. Lại quyển 38 chép: vì ở cõi Diêm-phù ác này nên Thích-ca tuổi thọ phải ngắn, còn các cõi tốt khác tuổi thọ Phật phải dài. Cho nên Niết-bàn quyển hai muơi hai nói: “Ở Tây phương cách đây ba mươi hai hà sa có cõi nước Vô Thắng, có các trang nghiêm như thế giới An Lạc. Ta ở cõi đó ra đời, đây đều là tùy căn cơ chúng sanh .”
Căn cứ vào ký dung tức trên biện ba thân. Pháp là vốn có, Báo là y cứ tu thành, Ứng là nói hiện đến. Cách nói ấy có vẻ hơi mơ hồ. Phải biết Báo ứng hai thứ tu, tánh đức vốn đủ. Tuy là tánh đức nhưng tu tướng rõ ràng. Toàn tánh khởi tu, toàn tu ở tánh, nghĩ nói chẳng cùng. Chẳng thể đẳng là như trên dọc luận hiển chẳng phải đều một. Nếu nói tánh đủ ba thân thì Thọ lượng là hiển chẳng phải khác. Nếu giải thích đều khác, tức là trái với cái gọi là pháp thể viên thường. Tức một mà ba cho nên chẳng phải ngang, tức ba mà một cho nên chẳng phải dọc. Chẳng phải dọc chẳng phải ngang, chẳng thể nghĩ bàn. Như đây mà giải rõ tức là Văn năng thuyên mầu nhiệm.