KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT SỚ DIỆU TÔNG SAO

QUYỂN 03

Sa-môn Tri Lễ Tứ Minh đời Tống giảng.

Văn trước giải thích năng thuyết, sở thuyết; năng quán, sở quán đều gọi là năng thuyên. Nay nói tên thể của Sở thuyên là muốn cho người học nhờ Nôm mà được Cá, từng tên mà hiển thể, hiển thể biết là không có thể khác. Nay chính là Diệu Ý Biện Thể. Lại nên biết, giải thích tên là chung cho ba pháp. Ba chương là riêng ba pháp. Thể nên giải thích chung, riêng hai lần thì nghĩa đều đủ ba thứ Giáo Hạnh Lý. Phật năng thuyết đã đủ ba Thân, quán cảnh sở thuyết cũng đều đủ cả ba cho nên nói giải thích tên chung ở ba pháp, thể chương riêng ở Pháp thân, Tông dụng riêng ở hai thứ kia. Giáo tướng một chương phân biệt chung và riêng. Nay nói về thể tuy ở một pháp, mà một tâm đều đủ ba nghĩa ba thứ, nên nói Thể lễ, Thể để,Thể đạt. Tuy luận về ba nghĩa nhưng chỉ là Pháp thân trong ba, chưa nói hai thứ kia đều ba. Cho nên Niết-bàn Huyền chép: Nêu chung Bí tạng nên có tên của nó. Pháp thân nhiếp tất cả pháp chẳng dọc chẳng ngang, vì là thể của nó. Bát-nhã nhiếp tất cả pháp như mặt có ba mắt là Tông của nó. Giải thoát nhiếp tất cả pháp như ba điểm chữ Y, là dụng của nó. Như đây mà giảng, tức là giáo của nó. Chẳng phải thể của kinh nghĩa thành mà các nghĩa khác cũng hiển. Nay nêu ý ấy không giả đều trung, cho nên ba thứ thuộc thể. Giả Trung đều không nên ba thứ thuộc về tông. Trung không đều giả nên ba thứ thuộc về dụng. Dụng là giải thoát riêng dụ ba điểm. Điểm là văn tự nên Tông phải Bát-nhã dụ riêng ba mắt, mắt có khả năng chiếu sáng, cho nên Pháp thân ba thứ riêng mất dọc ngang vì bày lìa niệm. Cho nên giải thích tên chung ở chín pháp, nói thể riêng ở ba thứ trong Pháp thân. Nhưng chín chẳng nhiều mà ba chẳng ít, mới là nghĩa Viên giáo chung riêng. Ở đây có ba:

1. Điệp khởi lược bày. Tên bên là khách, thể chánh là chủ (tên là khách, thể là chủ). Tên là giả gọi, thể là thật chất, tất cả dưới tên đều có chất.

2. Thích luận v.v… trở đi, là chánh giải thích chủ theo hai văn định thể, các pháp ngay đó chẳng sinh chẳng diệt, chẳng phải có chẳng phải không, không năng không sở, lìa tướng nối năng lìa tướng danh dự, lìa tướng tâm duyên, lìa các tướng này gọi là thật tướng là tướng vô tướng. Người nào không đủ, pháp nào chẳng thế. Nếu luận chứng biết thì chỉ có Chư Phật. Cho nên kinh Pháp Hoa chép: “Chỉ Phật và Phật mới có thể rốt ráo hết thật tướng các pháp.” Kẻ sơ tâm thì dùng Phật trí mà chiếu cảnh, cho nên tin hiểu được thật tướng các pháp, cũng hiểu được thật tánh, thật thể các pháp và thật lực, thật tác, thật nhân, thật duyên, thật quả thật báo, thật bổn mạt cứu cánh… Mười pháp đó thật, tức là Phật chỉ thật, thật y, thật chánh. Một sắc một hương đều là Trung đạo. Tất cả các pháp đều là Phật pháp. Tất cả đều là thật, ngoài thật ra không còn có thứ nào khác, đâu được nói các thứ khác đều là việc ma. Nên biết lời nói này là dùng lý bỏ tình. Nếu lìa tâm duyên năng sở các tướng mà gọi là thật tướng thì tướng như thế là có tướng, tức là việc Ma. Cho nên Biệt giáo trở xuống đến sáu Đạo Pháp, đều có tâm năng sở duyên các tướng, ma có thể nói pháp đều gọi là Ma sự. Cho nên biết tất cả đều là ma, tất cả đều là Phật, dùng tình mà phân biệt thì tất cả đều tà. Lìa tình mà phân biệt thì tất cả đều chánh. Nay bỏ tình lấy chánh mà làm thể của kinh. Nên biết thật tướng toàn thể chiếu sáng gọi là chân tâm cũng gọi là Bản giác. Vì giác thể khắp nơi nên các pháp đều là thật. Nếu chỉ cái cốt yếu thì chẳng lìa niệm hiện tiền phân biệt. Niệm tức là Bản giác, Giác tức là thể kinh, không có thể kinh khác để nói. Giác này là tâm quán Y chánh, năng sở đều dứt đối đãi. Tông của Diệu quán từ đây mà lập. Nếu không phải thể làm sao cần được thể mới lập Tông kinh. Ấn thật tướng là ấn tức phù ấn vừa là tín, vừa là nghĩa ấn định. Bèn lấy Sở thuyên tức là điều nói ra để định lớn nhỏ cho đến tà chánh. Lý phù hợp với ý chỉ Phật mới có thể tin theo. Tiểu thừa có ba ấn, vô thường, vô ngã, hai ấn này là ấn ở sinh tử, một ấn Trạch điệt là ấn ở Niết-bàn. Tiểu thừa Niết-bàn khác với sinh tử, cho nên đều ấn tức là điều nói ra phù hợp với đây thì có thể tin nhận là kinh Tiểu thừa, không phải là tà ma ngoại đạo nói ra. Đại thừa một ấn tức là thật tướng, hai thứ sinh tử, ba Đức Niết-bàn, thế nó là một, rốt ráo chân thật. Nghĩa phù hợp với ở đây nên có thể tin nhận là kinh Đại thừa, không phải Tiểu thừa cũng không phải ngoại đạo. Nay dựa vào kinh này viên thật là đại. Nếu theo luận kia ba Tạng đối diễn hai giáo thông, biệt cũng gọi là một Ấn. Nay chẳng lấy hai, chỉ tướng viên thật gọi là một ấn. Thì người năng thuyết về Y chánh sở quán, bốn thứ tịnh uế, năm tội nghịch… Tánh nó chẳng hai. Dùng một ấn này làm chánh thể của kinh. Vô lượng v.v.. trở đi, là bốn chương Sở quy. Vô lượng công đức là dụng quy của Kinh. Lực dụng của kinh cũng gọi là công đức. Lực có công năng diệt ác, Dụng có đức sinh thiện, diệt tất cả ác, sinh tất cả thiện. Cho nên công đức có vô lượng tên, như công đức này cùng trang nghiêm thực thể cũng như vua chúa trị loạn nuôi dạy dân. Vì các công đức trang nghiêm của Thánh cung, các thứ hạnh tức là tông của kinh. Từ lý mà khởi hạnh toàn lý thành tu, như nước thành sóng, sóng lại trở về nước. Tông sẽ gặp thể, nên nói quy thú. Chung thì muôn hạnh, riêng thì mười sáu quán, nên gọi chành vi ác. Nơi năng vấn đáp tức là tên kinh, tên năng thuyên là ở nói năng nói nghĩa sâu kín. Lại phải hỏi đáp các thứ giải thích để đặt tên kinh mà bày thật nghĩa.

Hỏi: Đề mục là tên đâu có hỏi đáp?

Đáp: Tên là thể năng thuyên, một bộ ngôn cú đều là tên năng thuyên. Như kinh Pháp Hoa nói: Bổn tích mười diệu lấy làm tên, chỉ Đề là chung, cho nên ở Đề mà giải thích tên, bốn nghĩa trước đều khắp trước sau. Cho nên một tên kinh mà hỏi đáp giải thích. Từ sau hướng trước, bày pháp năng quy, chẳng riêng nói giáo mà gồm ở trong tên. Tự gọi tên, dạy người làm giáo, mình người tuy khác nhưng đều là năng thuyên. Cho nên biết bốn chương đồng về một thể. Từ thí trở đi, là y cứ hai dụ hiển tôn quý. Thể ở bốn chương, giống như sao Bắc đẩu các sao đều chầu. Lại giống như biển Đông muôn sông cùng chung về vì bốn chương ấy chẳng tạm lìa thể. Tất cả các pháp không lý nào chẳng thành. Thể kinh đã thế đâu được chẳng biện, cho nên dùng ấn mà kết.

3. Sách nhà v.v… trở đi, là đủ nói thể đức. Thể đối với giải thích Tên chỉ ở một đức, gọi là pháp thân. Bởi trong giải thích tên nêu chung ba pháp. Độn căn tuy hiểu mà kẻ độn chưa sáng. Vì sao? Vì là Văn nêu chung mang cả tông dụng thể lẫn trong ấy, tình tưởng chẳng quên, bản tánh khó bày, cho nên ở chung sau mà nêu riêng Linh nguyên, khác hẳn với bốn ma, các pháp đều thật. Ở Viên y ấy ở trên một điểm mà dứt nghĩ dứt bàn, chẳng phải dụng chẳng phải Tông, mà tánh nói dung, một chẳng nhất định một, như một điểm chữ y điểm chẳng ở riêng. Cho nên ở Pháp thân mà chẳng phải Pháp thân. Pháp thân hội đủ Bát-nhã giải thoát cho nên hiển thể riêng mà nói ba nghĩa. Tuy bày ba đức mà ý ở Pháp thân. Vì không giả đều trung. Cho nên nói ba, gọi là thể đức, trong ba trước y cứ nghĩa lễ mà nói Pháp thân. Sách đã lấy thể mà giải thích Lễ. Cho nên nay dùng lễ mà giải thích Thể. Lễ riêng có tôn ty ý kính vua cha. Trước nói việc ma đã bỏ thiên tà. Nay ở bề tôi chỉ bỏ Tông dụng. Cho nên Thể của vua cha tức là Pháp thân. Thể chẳng tu chứng, lý dứt nói nghĩ. Muốn nêu tâm gọi là quý cực. Đây là Bản giác, chẳng tịch cũng chẳng chiếu cũng gọi là Pháp tánh, chẳng sâu chẳng rộng. Đệ Nhất Nghĩa Đế gọi là Đức Bản Tánh Pháp Thân. Tìm năng thuyên để biết thể này. Thể hiển nên làm khiến người tu quán lấy thể đức này. Thể Y chánh kia mỗi pháp đếu quy cực mà thành Diệu tông.

Lại nữa v.v… trở đi, là y cứ nghĩa đáy mà nói đức Bát-nhã. Vì không tức trung, cho nên đức Bát-nhã là lấy chỗ các pháp cũng gọi là Bản nguyên, nguồn phủ thật tế. Nếu được thể trung thì không gì bằng. Luận Trí Độ chép: Tức Thật tướng Bát-nhã. Phật vì quán chiếu Bátnhã ở trong các pháp mà chứng trí thể này cho nên nói là cùng chung. Nhưng Pháp tánh sâu xa không bờ không chỗ. Nói cùng chỗ, bởi Phật lấy trí không đáy xứng tánh mà chứng. Nghĩa nói cùng chỗ, thì người bảy phương tiện vì trí có chỗ cho nên chẳng đến được chỗ nguồn các pháp. Như người Viên giáo theo danh tự tức, vì tâm tín hiểu cùng Trí độ, năm phẩm quán hạnh cùng chỗ. Thập tín, Tương tợ cũng vậy. Bốn mươi mốt vị phần chứng cùng chỗ. Chỉ có Phật và Phật rốt ráo. Dùng nghĩa này mà nói thể của kinh. Pháp tánh sâu xa Đệ Nhất Nghĩa không gọi là đức Bát-nhã. Tìm tên để biết thể, thể hiển nên làm, khiến người tu quán lấy đức thể này mà cùng Y chánh kia mỗi pháp đều đạt đến chỗ chứng của Diệu tông.

Lại nữa v.v… trở đi, là nghĩa đạt nói đến đức giải thoát, vì giả tức trung nên đức giải thoát là thể tất cả pháp tự tại, lại đủ tất cả danh nghĩa chân thật. Nếu biết thể này thì đối tất cả các pháp thông suốt tự tại lại đối với tất cả dị danh thế gian và xuất thế gian trong một mà hiểu nhiều, trong nhiều mà hiểu một. Luận nói Bát-nhã cũng là thật tướng Bátnhã, Bát-nhã và giải thoát khác tên mà một nghĩa cho nên nêu chung. Trước nói nghĩa này để quán chiếu Bát-nhã, cùng thật tướng này nay nói nghĩa đạt. Dùng văn tự Bát-nhã mà nói các tên thật tướng Bát-nhã. Người bảy phương tiện vì mê thể này nên đối với các tên khác thì bít lấp chướng ngại. Người thực hành Viên giáo thì Danh tự thể đạt, Quán hạnh thể đạt, Tương tợ thể đạt, Phần chân thể đạt. Luận nay nói Phật rốt ráo thể đạt. Đạt nghĩa mà nói thể thì bày ra nghĩa pháp tánh Vô Lượng Như lai tạng, gọi là đức chân thánh giải thoát, khiến người tu quán do thể đức này mà đạt được Y chánh kia mỗi pháp không bị chôn vùi mà thành Diệu tông.

Lại, Tông là Tông yếu. Cốt yếu của kinh này ở tại tu tâm Diệu quán mà cảm được Tịnh độ. Tâm quán tức là một tâm ba quán. Trong giải thích danh thì tướng nó đã rõ. Tướng cảm độ văn này luận nói đủ. Nay Diệu tông của kinh là ở nhân quả này. Lại chia làm hai: Một là nêu; hai là có người trở đi, là tùy giải thích. Lược nêu tông thể, vì tướng tông thể một và khác. Người thường lầm lạc cho nên cần phải nêu lược. Văn nêu phân biệt tông thể là nhắc lại lược bác. Tông là nhân quả, đây thuộc sự, thể là một tánh đây là thuộc lý. Tuy chẳng bỏ nhau nhưng nghĩa phải phân chấp nhất định là một thì nghĩa thật trái. Cho nên nói chẳng dùng. Vì sao trở đi là y cứ vào nghĩa mà rộng phá, tức là y cứ nghĩa mà phá. Tông là Tông thú, thú quả thú lý. Thú quả là nhân, còn Thú lý cần phải tu quán. Quán có sáng tối, lý có chứng không, đều thành nhân quả. Cho nên nói tông đã là hai thì thể vốn là lý. Quán tuy thú lý, mà lý không phải sáng tối. Nhân quả y lý mà lý chẳng phải nhân quả. Như sóng nương nước, sóng có ngàn sai khác mà nước chỉ là một. Cho nên nói thể tức chẳng hai. Chẳng nói các Pháp đồng một lý tánh thì chẳng gọi là kinh Thể Đại thừa. Cho nên nói là hai tức chẳng phải thể. Chẳng luận về tu chứng hai pháp nhân quả thì chẳng phải Tông thú của Phật đã chứng. Như cột kèo trở đi là Lập dụ mà phá, nhà trống và cột kèo tuy không lìa nhau, nếu gọi là một thì không hư thật. Tông thể trở đi, là nêu lỗi mà kết. Sự là phân biệt tông thể khác nhau. Nhắc lại để phá. Tuy phá là một chẳng chấp khác, nếu thật có khác thì hai vật cô điệu. Tông khác với thể thì chẳng phải toàn tánh mà khởi hành tu, nếu quán hạnh có làm cũng thuộc tám đảo. Đã chẳng phù hợp với lý thì tin chẳng phải Viên tông. Cho nên nói tà đảo không ấn. Còn thể chẳng khác tông thì tý chẳng phải sự. Sự ở ngoài lý thì thể ấy chẳng khắp. Thể pháp tánh đã khác nhân quả, thì tất cả Pháp đều thành có riêng. Nêu tông thể trở đi, là nêu lỗi mà kết. Nay nói trở đi, là nêu. Nay y cứ vào kinh Phổ Hiền quán mà nghiệm Tông thể bất định. Cho nên kinh ấy nói: “Nhân Đại thừa là thật tướng các pháp.” Thật tướng nhân quả chẳng khác mà khác, chẳng phải đảo mà có ấn, đây là Diệu tông. Nhân quả thật tướng chẳng phải một mà một, chẳng phải sự ngoài lý. Đây là Diệu thể, chẳng lẽ đồng khác lập nhất định một nhất định khác. Người khác chẳng nghe đây ở nói riêng làm sao. Giảng Văn sớ này hợp biết Tông thể. Chỉ tưởng sự cảnh mà ba quán chẳng làm chính là đồng với nhà kia tà đảo không ấn. Thật đáng thương thay!

Từ thể mà nói tông là y kinh mà chỉ thẳng vào pháp Đại thừa, tâm đủ dễ biết, sắc đủ khó hiểu. Cho nên chỉ quán nói nhân chung dễ biết, quả cách khó biết. Cho nên quán tự quán tha đều tu tâm quán. Nay quán Tịnh độ phải cầu ở tâm. Vì tâm năng đủ, vì tâm năng tạo, nên tâm cấu độ, tâm Tịnh độ tịnh. Đây cũng nêu chung chưa là đích luận, mà đích là ở một tâm đến tu ba quán. Quán này quán Y chánh an dưỡng rốt ráo thanh tịnh gọi là tâm quán tịnh. Quán này khiến cho bốn cõi Phật tịnh như thế mới là tông của kinh này.

Từ bốn thứ trở đi, là y cứ cõi mà nói rộng là nêu bốn độ. Đều có trở đi là Tịnh uế, tùy văn mà giải thích nghĩa, Giáo quán đều chìm, dùng nghĩa giải văn, giải hạnh có thể phát. Trước giải thích chữ quán trong văn, nói bày một tâm ba quán. Lại văn nêu ba quán làm Tông. Đến kết Tông nói rằng: Tu tâm Diệu quán chiêu cảm được Tịnh độ, khiến tiêu văn này, bốn Tịnh độ uế cần y theo đây mà quán làm nhân bốn tịnh. Nếu theo các văn, đều ở các độ mà luận về Độ nhân, làm sao có thể thông suốt văn trước sau, chẳng lẽ khiến người nghe chứng Vô sinh nhẫn. Trước năm trược nhẹ là Đồng cư tịnh, thì tịnh này rất thông, phải biết ý riêng. Như Giới thiện là phàm vị của bốn giáo, đều có thể khiến năm trược nhẹ mỏng Đồng cư tịnh, mà Viên quán trược nhẹ cảm đồng cư tịnh, Y chánh rất tịnh. Như kinh này nói quán đất trở đi thì mỗi tướng trạng so với các kinh khác về tu các hạnh thiện cảm cõi An dưỡng tướng ấy rất khác. Nói thể chiết khéo vụng tướng Hữu dư tịnh uế. Chúng nhân ở độ này tịnh tướng cũng rộng, chiết quán nên cảm uế có thể ở ba tạng. Thể quán cảm tịnh, chẳng chuyên người thông, giảng môn ba giáo, đối ba tạng mà chiết đều nói theo thể pháp. Thông chỉ không thể, biệt thì thể thế lớp, viên thì thể thế lớp, ba người sinh về đó đều cảm tướng tịnh, mà người viên thì tịnh nhất. Như Quán Âm Sớ chép: “Biệt hướng viên tu Viên giáo thất tín trở đi thì thấy Y chánh ấy cũng ở Thật báo. Trụ hạnh và thông thấy tướng đều kém. Nay Diệu thể kinh này cần khác ba người, cho Đồng cư, Hữu dư chỗ nói tướng của tịnh thì văn chung mà ý riêng. Cần lấy văn đôn quán trước sau, lấy lời Diệu tông mà giải chung văn này khiến cho quy thú. Nói thứ lớp đốn nhập Thật báo tịnh uế, là nếu luận về thật chứng thì cõo này chỉ có Viên thành ở, người Biệt sơ Địa chứng cùng viên đồng gọi là Thật cảm báo có gì cao thấp. Nay đối giáo đạo mười Địa chẳng dung, đến cảm độ cũng khác với người viên, cho nên y cứ Đốn tiệm mà có chia ra tịnh uế. Nếu ở người Biệt đồng viên chứng thật mà luận về Tịch quang, thì chỉ y cứ chân nhân đối với Viên cực quả mà phân tịnh uế. Nay luận Giáo đạo mà nói cực quả, chỉ dứt vô minh mười hai phẩm thì Tịch quang cũng còn uế. Viên biết cần đoạn bốn mươi hai phẩm mới gọi tịnh tròn đầy. Nhưng phải biết rõ người viên hay dùng lý Thường tịch quang Thượng phẩm mà thực hành quán thể. Nay nói tròn đầy là có ý thành người tu tâm diệu quán.

Ta-bà v.v… trở đi, là giải thích tướng, chỉ giải thích tên cõi mà chỉ bày sơ lược tịnh uế. Nếu đích luận nhân năng cảm bốn độ thì chỉ có một viên quán như vừa nói . Văn giải thích Đồng cư. Đồng cư là y cứ người, Tịnh uế là y cứ cõi, nghĩa là người phàm người Thánh đồng ở cõi uế. Tịnh độ cũng có Phàm Thánh đồng ở, hai chỗ Phàm Thánh, Phàm tức là thật còn Thánh thì không cả quyền thật mới là chứng thật, ở từ nơi khác đến là quyền. Kế ở Nê-hoàn, Nê-hoàn là Niết-bàn là tiếng Phạm mới cũ mà thôi. Sinh An dưỡng là phiền não được điều phục mà gần với Niết-bàn nên gọi là kế. Đều là nhóm Chánh định, là xếp vào ba nhóm. Nếu như bạc địa phàm phu ở cõi này thì thuộc nhóm Tà định. Phát tâm tu hành mà chưa không lui sụt là thuộc nhóm Bất định. Còn được không lui sụt thì thuộc nhóm Chánh định. Nếu sinh An dưỡng mà không luận cao thấp, thì người năm tội nghịch khi qua đời mười niệm được vãng sinh, thì cũng được không lui sụt. Cho nên nói đều thuộc nhóm Chánh định. Khởi Tín Luận nói sơ tâm sinh lên đó thì trụ ở Chánh định. Kinh Tiểu Di-đà nói: Sinh lên đó rồi đều được A-bệ-bạt-trí. Trong Đồng cư tịnh thì Cực lạc phải ở cõi Thượng phẩm. Nếu theo mười sáu pháp quán môn mà tu viên diệu thì dẫu còn thông hoặc mà sinh về nước ấy thì thường thấy Thắng tướng, như ở cõi này thấy ở các hội Đại thừa Hoa Nghiêm.

Giải thích về Hữu dư là y cứ Tu đoạn mà giải thích tên. Chín thứ người tu cùng sinh nước ấy. Tạng hai, Thông ba, Biệt trụ, Hạnh hai. Đã tu không giả đều là đạo phương diện. Biệt hướng viên tín, chỗ tu tuy thật nhưng còn ở Trợ đạo. Xếp thuộc về phương tiện, không sinh phần đoạn. Bởi trừ bốn trụ thì y cứ đây mà tu đoạn được gọi là phương tiện. Đoạn thông trừ biệt nên gọi là Hữu dư. Từ Thích Luận trở đi, là y theo vào kinh luận mà giải thích tướng. Tiểu thừa tuy nói đồng vào pháp tánh mà chấp thể pháp tánh giống như hư không. Tử quả nếu quên thì hẳn nhiên chẳng có thân cõi. Đại thừa Pháp tánh thể đủ sắc tâm. Tử quả nếu quên thì thân cõi rộng lớn. Thích Luận dùng Đại thừa đối phá Tiểu thừa nói ngoài cõi không cõi. Nói riêng ra ngoài cõi nếu có Tịnh độ thì pháp tánh Tiểu thừa không có sắc tâm. Cho nên nói riêng chịu thân Pháp tánh. Lại dẫn Pháp Hoa gặp các Phật khác, tức có Cõi Phật khác. Đây là ước sau khi Phật diệt độ mà không gặp bốn y, không sinh tin thật, Tự bảo là diệt mất hẳn, mà sinh Hữu dư, được Phật khai quyền, liền được quyết liễu.

Ở trong đó trở đi, là nói lợi độn tịnh uế. Lợi độn cõi ấy chỉ nói theo Đại thừa. Nếu ở cõi này đã tu Trung quán khi sinh về cõi ấy là lợi căn thì Phật liền nói pháp cho nghe không theo thứ lớp. Nếu ở cõi này mà chưa tu Trung quán thì khi sinh nước ấy là kẻ độn căn thì Phật sẽ nói Pháp thứ lớp. Lợi căn ở trên nên nói là chỉ trên. Vậy chỉ dưới thì so sánh theo đây mà biết. Chỗ thấy của lợi căn đồng với thật báo nên gọi là tịnh. Chỗ thấy của Độn căn tướng kém hơn trên nên gọi là uế. Nay lấy lợi độn mà nghiệm thể ở trước thì chỉ viên mới gọi là thể. Còn Biệt hướng quán trung thì vừa đồng Viên thể.

Giải thích về Thật báo tức là y cứ nhân quả mà giải thích tên. Làm đạo chân thật, là người viên từ người sơ biệt thập hướng thì hay ở các pháp mà xứng thật quán trung. Lý trung nay đã mở hiền cảm được Diệu báo mà sắc tâm chẳng hai, thuần là Pháp thân Bồ-tát ở đấy. Còn phân biệt với viên tợ, huống chi là bảy phương tiện. Bỏ phân biệt nói rộng phải khéo phân biệt; Nhân vương v.v… trở đi, là y theo Kinh Luận mà giải thích tướng. Nhân vương mượn biệt mà gọi Viên vị, ba hiền mười thánh là mượn biệt mà gọi. Trụ ở quả báo, tức gọi Viên vị. Vì Tam hiền đã cùng Thập thánh đồng trụ ở quả báo, nghiệm là Thật báo, chẳng chứng Trung đạo, sao trụ Thật báo, cho nên biết gọi biệt mà nghĩa lại thuộc về viên. Nay lấy quả Báo là chứng cõi Thật báo.

Hỏi: Trước nói Thật báo chẳng có Nhị thừa, nay sao bỗng nói Cadiếp đứng dậy múa?

Đáp: Nên biết bốn độ có ngang có dọc. Vẫn biết ngang dọc chỉ ở một cõi Đồng cư, chỉ ở thú ấy tức là Thật báo. Nếu phá vô minh mà chuyển thân vào thì đây là Pháp thân đồng thể dụng với Phật, gọi là báo Thật diệu, thì sáu căn người thanh tịnh cũng chẳng thể dự vào huống chi là Nhị thừa. Đây là Thật báo theo chỗ (dọc) luận. Nếu chưa phá vô minh tức là thân thấy, đây chính là Chư Phật và các Đại Bồ-tát có thể nhìn thấy mà che chở cho khiến thấy Thật báo độ. Bởi có cơ duyên tuy chưa phá hoặc nhưng đã tu Trung quán. Như các Tọa Tịch tạp loại trong hội Hoa Nghiêm cảm thấy Thân độ khó nghĩ bàn. Nay dẫn Luận văn bèn trong Phương đẳng làm chỗ y cứ. Cho nên bày cõi Thật báo có năm tuần thăng diệu, mà khiến ngài Ca-diếp bỗng quên Thiểu dục mà đứng dậy nhảy múa, là muốn khiến Thanh văn Đại pháp rất diệu mà sinh tâm mến mộ bỏ đi Tiểu đạo. Đây điều là một chỗ ngang mà luận tướng Thật báo độ. Cho nên tám bộ Đại thừa, Cơ thạc thì đều thấy. Nay lấy dụ kém mà làm sáng Thắng độ. Như quỷ thú sống ở cảnh giới người, có người chết rồi đọa vào thú ấy thì cùng với loại ấy mà không phải cùng chung với người khác. Có thân thì từ người có thể thấy thú ấy, mà không ngại người khác thấy tướng mình. Đọa là dụ cho thụ nhập Thật báo độ, Thấy là dụ cho ngang luận Thật báo độ. Thật báo đã thế thì phương tiện, Tịch quang ngang luận cùng một chỗ cũng giống như thế. Ở cõi Đồng cư thì luận ngang dọc ba cõi, ở nơi Phương tiện thì luận ngang thụ hai độ, ở nơi Thật báo thì luận về một cõi ngang dọc. Đến nơi Tịch quang thì không ngang không dọc, ngay chỗ ấy cũng không.

Hỏi: Luận chép: “Ca-diếp đối trước năm dục thắng diệu của Bồtát rất yêu thích chẳng thể không nhảy múa. Đến thời Pháp Hoa thì Ca-diếp kể xưa nghe Pháp Du hí thần thông của Bồ-tát mà không sinh tâm niệm ưa thích. Cả hai việc đều là Pháp của Bồ-tát vì sao lại ưa ghét trái nhau như thế?”

Đáp: Nên biết hai tâm ấy đều là hoặc riêng. Yêu thích ở diệu dục tức là Đồng thể tư, còn ghét ở cõi sinh tức là giới ngoại trần sa. Như kẻ chẳng ra gì thì chỉ thích giàu sang mà biếng học. Theo Tịnh Danh bác bỏ Thân Tử rằng nếu Kiết tập chưa hết thì hoa dính thân. Vì sợ sinh tử nên năm dục được dịp. Đã sợ sinh tử bèn chỉ trích trần sa là vì kiến tập. Lại dẫn kinh Hoa Nghiêm nói vô lượng mây hương đều là nói cảnh đồng cư trước đây ngang bày tướng Thật báo, trong đấy trở đi, là nói Tiệm đốn tịnh uế.

Giải thích về Tịch quang là khắc thể mà đặt tên ba thứ trước ở sự, cho nên theo chỗ người ở mà tu dứt nhân quả mà đặt tên cõi. Cõi này thuộc Lý nên từ bản thể của ba đức mà đặt tên.

Hỏi: Phần chứng Tịch quang, ba chứng chưa hết sao được một bề ở lý mà đặt tên?

Đáp: Chướng chưa hết biên, tự thuộc Thật báo. Nay ở chỗ nhân quả phần vong thì gọi là trung hạ cõi Thường tịch quang . Từ Chư Phật trở đi, là ước năng cư mà bày tướng. Kinh Kim Quang Minh nói: Như lai dạo chơi ở vô lượng sâu xa Pháp tánh. Chỗ đi của Chư Phật hơn chỗ đi thanh tịnh của Bồ-tát. Vô lượng tức là tịch, sâu xa tức là quang, Pháp tánh tức là thường. Lại Phổ Hiền Quán chép: “Thích-ca Mâu-ni hiệu là Tỳ-lô-giá-na, chỗ ở của Phật này gọi là Thường tịch quang. Thường Ba-la-mật sở nhiếp mà thành, Ngã Ba-la-mật an lập, Lạc Ba-la-mật lìa tướng thân tâm, Tịnh Ba-la-mật diệt mất tướng có. Cho nên biết độ này từ chỗ lập bốn đức rốt ráo. Dùng bốn bỉ ngạn mà hiển rõ ba đức. Thường ngã tức là Pháp thân, lạc tức là giải thoát, tịnh tức là Bát-nhã. Ba đức cùng đầy đủ mỗi pháp đều luận ba. Cho nên Pháp thân … đều đủ bốn đức. Tuy nói ba, bốn nhưng thật chẳng phải mười hai. Người học biết rõ như thế mới gọi là chẳng dọc chẳng ngang bí mật Tạng. Ba phần đắc trở đi, là nói phần mãn tịnh uế. Phần đắc gọi uế là nói theo chứng, tên thường Tịch quang thì từ cực lý mà lập ra. Cho nên trở đi, là y theo nghĩa mà kết bày, giải thích chữ quán của đề kinh, viên nói ba quán. Đến nay nói Tông, trước nói vì tâm quán tịnh nên Cõi Phật tịnh làm Tông chí của khế kinh nói bốn cõi tịnh uế. Nay bèn kết rằng: Cho nên lấy tu tâm Diệu quán mà cảm Tịnh độ là Tông của kinh. Nếu không dùng ba quán viên diệu mà chiêu cảm bốn Tịnh độ thì nêu văn kết toàn là vô dụng. Giải thích ba quán của đề là cho người nào, là dùng chỗ nào. Nếu bảo muốn cảm hai thứ Tịnh độ Thật báo và Tịch quang thì cần phải viên ba quán. Nếu Hữu dư tịnh chỉ tu thể không hoặc Đồng cư tịnh chỉ dùng sự mà làm chẳng cần ba quán. Nghĩa này chẳng đúng. Thể pháp thiên không các thứ sự làm, tuy cả hai thứ nhân Tịnh độ nhưng chẳng phải là nêu Tông chí của kinh này. Bởi kinh này vốn là Vy-đề-hy chán Đồng cư uế mà cầu Đồng cư tịnh, cho nên nói Diệu quán mà quán Y chánh kia. Sao vội nói cảm đồng cư tịnh không cần ba quán. Nếu Ba quán thành thì thô cấu trước rụng, không phải Hữu dư tịnh thì sinh chỗ nào, lẽ nào Hữu dư tịnh không phải Diệu quán ư? Nên biết chính vì sinh Đồng cư tịnh nên nói ba quán. Bởi do quán Diệu có công năng phá ba hoặc mà không riêng cảm Tịnh độ Đồng cư. Tùy theo hoặc đoạn can sâu mà tự nhiên cảm được Hữu dư ba cõi kia. Như bệnh cần thuốc vốn để thân an mà cầu được thuốc tiên thì khi uống vào không chỉ thân an mà còn được nhẹ nhàng thư thái. Thân an là dụ cho sinh Đồng cư độ, còn nhẹ nhàng bay được là dụ cảm được ba cõi trên. Chỉ là một thứ thuốc mà hiệu lực rất cao quý. Như một Diệu quán mà thanh tịnh ở bốn độ. Luận Khởi Tín chép: “Kẻ sơ tâm tu hành Đại thừa Chánh tín, sợ ở cõi này không thường gặp Phật tín tâm sẽ lui thất, bèn dạy cầu sinh thế giới Cực lạc khiến thấy được Pháp thân chân như của Phật ấy, rốt ráo được sinh mà trụ vào Chánh định.” Nếu không phải viên ba quán, làm sao thấy được Pháp thân. Đâu thể nói nhân Cực lạc chỉ có sự thiện.

Luận về dụng. Tông là pháp tự lợi tu cho mình, dụng là pháp thí cho người. Tự lợi đến lý nên nói Diệu quán, hóa tha nhiếp cơ mà họp chung các thiện. Người khác đã Diệu quán, cũng phải dạy tu, tự làm giúp đạo há lại bỏ các thiện, cho nên Tông dụng pháp thì phải bằng nhau, chỉ có tự hành tự lợi lợi tha là khác mà thôi. Văn có nêu tên lượt bày, có cố gắng mới có hữu dụng nên nói Lực dụng. Lực dụng là sinh Thiện diệt ác. Người tu phải biết ba thứ Thể, Thông, Dụng, nói riêng ba Pháp thân là chỗ hiểu ra tánh. Tông là Bát-nhã là chỗ hiển ra trí.

Dụng là giải thoát, là chỗ khởi ra lực hai thứ tuy tu thành mà nên biết là vốn đủ, còn một thứ tuy là tánh song toàn khởi thành tu. Cho nên chẳng phải dọc ngang mà không thể nghĩ bàn; hai đức ở tánh chỉ cho hoặc nghiệp, tức là tu đủ hai tánh thiện ác. Nay thể trái với tu đã toàn tánh đủ, ngay đấy mà dung diệu là đức hóa tha. Cho nên lấy hai thứ này làm Tông dụng cho kinh; dụng khắp tất cả, chẳng phải không có Dụng ác. Vì thuận tánh mà dùng, rất có công năng diệt ác. Diệt ác trở đi, là y cứ nghĩa mà giải thích rộng. Y cứ thiện ác nói đủ, đã bày lực dụng ắt thành công đức. Cho nên một dụng mà có bốn tên, riêng luận diệt ác nên bày công lực. Riêng luận sinh thiện mà có đức dụng. Đây là một lượt. Nếu hai lượt mà nói thì lực dụng công đức đều có thể diệt ác, lực dụng công đức đều có thể sinh thiện. Nên biết diệt ác rốt đến A-tỳ, sinh thiện lý phải đến Diệu giác, mới là lực dụng công đức của Viên kinh.

Ba khổ trở đi, là ở diệt ác mà giải thích riêng, tức là không ác nào chẳng dứt. Nói diệt ác là phải diệt nhân ác thì mới trừ được quả ác. Nếu quả báo tu nhân hai thứ mà người tu không trừ ba độc là gốc các khổ thì dẫu có lìa khỏi khổ, cũng không thể dứt hẳn. Nay nói người tu quán Tịnh độ, thì khiến các nhân quả ác điều diệt. Hoặc dẫu chưa dứt, sinh lên cõi ấy chẳng khởi sẽ dứt chẳng lâu. Cho nên dứt hẳn nhân ác quả ác. Tóm lại lực dụng của kinh này diệt nhân năm trụ trừ hai quả tử. Cho nên trở đi, là từ nặng mà nêu riêng. Ác nặng không gì hơn ngũ nghịch. Ngũ nghịch là nghiệp từ thượng phẩm phiền não mà khởi, với lấy khổ vô gián. Năng lực lớn của kinh này có thể diệt ba chướng cực nặng này liền sinh Tịnh độ. Nếu ba chướng này phải không phải là tánh của ba đức thì làm sao có thể chuyển vô gián thành Cực lạc. Từ rất độn căn lại luận mười biện mà sinh phẩm thấp nhất. Nếu từ lợi căn thì đều sinh vào tám phẩm trên. Vì thể của ngũ nghịch là Tịch quang cho nên có thể ở đây mà tịnh cả bốn cõi Phật.

Năm lời nói về Giáo tướng. Giáo là lời của bậc Thánh dạy người dưới. Tướng là tướng trạng. Xem mà phân biệt bốn nghĩa trên đều là ngôn giáo, gọi là nói Danh giáo, là giáo nói về thể, về tông, về dụng. Dùng tướng phân biệt thì khiến người đọc hiểu rõ, nên y cứ năm thời, hai Tạng tiệm đốn mà bày tướng. Văn nói Giáo được nói là y cứ năm Thời mà phán. Nói về Giáo bộ, về Đại Tiểu thừa thì kinh này thuộc Đại thừa. Trong kinh cũng có nói vua Tần-bà chứng Tiểu quả nhưng không phải giáo này trùm cơ. Nay chánh vì Vy-đề-hy mà giảng nói quán Tịnh độ, còn không phải chung riêng huống chi là Tiểu thừa. Trong năm thời thì kinh này thuộc thời thứ ba Phương đẳng. Từ Phó cơ trở đi, là nói rộng lược. Lại nói về tướng văn mà chưa luận về định tán. Y theo hai tạng mà phán, y cứ Nhân phán Pháp, đây thuộc Bồ-tát. Các kinh A-hàm v.v… tuy nói ba thừa nhưng theo nhiều theo chánh thì thuộc tạng Thanh văn. Các bộ Đại thừa tuy có Nhị thừa nhưng không phải Chánh ý của bộ. Cho nên xếp vào Tạng Bồ-tát. Ba là y cứ tiệm đốn mà xếp. Nếu y theo Hóa nghi mà luận tiệm đốn thì kinh Hoa Nghiêm thuộc đốn, ba thời đều tiệm. Kinh này ở thời Phương đẳng không phải hóa nghi đốn. Nay kinh này là đốn, là chính vì hóa pháp lấy viên làm đốn. Cho nên ở Vi-đề từ thân được nhẫn nên phán giáo là đốn. Lại đối với Vô sinh nhẫn là biệt ở Sơ địa, Viên ở Sơ trụ. Phàm phu biệt giáo trải vô số kiếp mới đến vị này. Chỉ có Viên giáo thì liền có thể sinh về. Nếu đem kết ích mà phán giáo Thiên Viên thì rất sáng tỏ. Vì thế văn nay ở đương cơ chứng vị của mà định thì là Đốn không phải tiệm. Từ Đề trở đi là nói phân biệt người nói kinh, hoặc bốn người nói mà Như lai ấn chứng thì cũng được gọi là kinh. Kinh này trước sau đều từ miệng nói ra nên gọi Phật nói.

Trong lợi tựa, văn có hai Chứng tín và Phát khởi. Chánh thuyết cũng có hai là Tịnh nghiệp và Diệu quán. Phần Lưu thông cũng có hai là cung vua và núi Thứu.

Văn chia v.v… trở đi, là tùy kinh mà nói nghĩa. Trước lấy nghĩa trong kinh mà giải thích đề, chung ý chung tuy nêu nhưng văn riêng khó bày, cho nên phải dùng câu cú mà định văn kinh, khiến nghĩa sáng tỏ, chung riêng tuy khác nghĩa chẳng hai đường mới biết huyền nghĩa giải thích đề kinh này, lại biết câu cú chẳng nêu nghĩa khác, tức là chung riêng khoa phán. Chung khoa ra ba phần, phán Riêng có sáu chương.

Sơ chứng trở đi, là tùy khoa mà giải thích. Về phần tựa, thì có tựa Chứng tín, tức là Tựa chung. Đại Luận chép: “Khi Phật sắp nhập Niếtbàn thì A-nan hỏi Phật tất cả ở đầu kinh nên để lời gì? Phật bảo A-nan nên để “Như thế tôi nghe, một thuở nọ Đức Phật ngự tại đâu, cùng đại chúng nào. Không phải chỉ riêng pháp Ta như thế, mà kinh của Chư Phật ba đời xưa cũng như thế. Cho nên biết sáu nghĩa tức là Tựa chung, vì các kinh đều giống nhau.” Cũng gọi là tựa trước của kinh, dặn dò khiến an tâm. Cũng gọi là tựa sau kinh, do người kiết tập đặt để. Nay nói Chứng tín là khiến người nghe không nghi. Cho nên Luận thứ tư hỏi rằng: “Sao không nói thẳng Bát-nhã mà nói trụ ở thành Vương xá?

Đáp rằng: Nói Thời, Phương, người khiến người tin. Nói sáu cú là chỉ dùng thuyên nghĩa rốt ráo làm cú. Như Phật chỉ một chữ cũng gọi là cú. Có nghĩa là chỉ nêu sáu cú. Như thế là nêu Tin. Thích Luận quyển hai hỏi: “Vì sao các kinh Chư Phật trước đều để như thế?”

Đáp: Biển lớn Phật pháp chỉ có lòng Tin thì vào được, Trí mới độ được. Nghĩa của như thế tức là Tin. Như người có tin mới vào Phật pháp, không tin thì không vào. Người không tin thì nói việc ấy không đúng. Tin thì nói việc ấy như thế. Tôi nghe là khác ngoại đạo, đích thân nhận được ở Phật nên nói tôi nghe. Không đồng với ngoại đạo là không được bạch Phật. Một thuở nọ (một thời), để dứt tranh cãi là nói lúc căn cơ chín muồi nhận được đạo nên không tranh cãi. Thích Luận chép: “Không phải chẳng có một thuở nọ. Phật tự nói một người ra đời thì nhiều người được vui. Đó là ai, là Phật Thế tôn.”

Như thế tôi nghe, một thuở nọ Phật ngự tại thành Vương xá trong núi Kỳ-xà-quật, cùng chúng đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi vị. Có ba muôn hai ngàn Bồ-tát. Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi là Thượng thủ.

Như thế v.v… trở đi, là giải thích nghĩa theo văn, tức là nêu Tin. Tin gọi là vui nhận lý đáng lời nói thiện nên mới nhận mới vui. Lý đáng không đổi khác nên gọi là như. Lời nói thiện thì không quấy nên gọi là thị phải, bốn giáo nói lý đều gọi như thế mà có cạn sâu. Nếu ở ba tạng chỉ đối thế tục mà luận không đổi khác và không sai quấy. Chung tuy tức lý nhưng chỉ ở hai đế. Biệt giáo biết trung trước phải phá hai thứ. Chỉ Viên sơ tâm thì hiểu các pháp mỗi pháp đều trung thật, ngay đó đều Như. Xứng đây mà nói, không quấy nói là Thị (thế, phải). Cho nên viên nhìn ba giáo đều chẳng như thị (như thế). Chỗ tin của kinh này tuy chưa chia mở mà căn cơ bao trùm không theo thiên tiểu. Cho nên chỉ ở Viên mà nói Như thị (như thế) là quyết định đáng tin. Câu này như thế, năm câu sau ý đều ở Viên. Cho nên tựa chung, văn chung, nghĩa cũng chung mà ý riêng. Giải thích văn chung nên nói như thế.

Tôi nghe v.v… trở đi, nói khác ngoại đạo tức là chánh giải thích, là nói có mặt tôi ở bên Phật. Tuy giải thích tôi nghe nhưng ý nói nhiều người nghe văn kế Tôi (ngã). Từ Ngã trở đi là phân biệt, là lập lời hỏi. Chữ Tôi (ngã) có nghĩa là tự tại và chủ tể. Kẻ phàm phu Tiểu thừa ở trong người Pháp mà chấp trước Ngã. Nay truyền Viên quán, họp thuận hai không sao được nói Ngã (tôi). Lại tùy tục trở đi, là đáp lời vấn nạn, là thông thẳng rốt ráo hư không, tuy Ngã chẳng được mà không này tức là tục, các Ngã rõ ràng. Nay lại y cứ ba mà phân biệt tướng Ngã. Ngang chấp chủ tể gọi là Kiến ngã, Câu sinh chủ tể gọi là Mạn ngã, tùy đời truyền khắp gọi là Danh tự ngã. Tôn giả A-nan khi kết tập còn phá. Ngã Đồng thể Kiến mạo, chẳng lẽ có hai thứ Ngã giới nội ư? Vì truyền hóa nên thuận Diệu tục mà đặt tên tự Ngã. Như người v.v… trở đi, là nêu thí dụ. Biết lý vô ngã như dùng tiền vàng. Tùy tục lập Ngã như đổ tiền đồng và rau cỏ.

Nói dứt tranh cãi là nêu luận giải thích, tức giải thích một, trước y theo Chân mà phá, kế tùy tục mà lập. Xem văn thấy rõ. Thích Luận rộng phá một. Luận nói: Nếu một là một với vật, một khác với vật, thì cả hai đều có lỗi.

Hỏi: Một có lỗi gì?

Đáp: Nếu một bình là nghĩa một thì ở đâu có một nơi ấy đều là bình thì không y vào các vật.

Hỏi: Lỗi trong một đã thế thì lỗi trong hai là sao?

Đáp: Nếu một khác với bình thì bình chẳng phải một. Nếu bình khác với một thì một chẳng phải bình. Nếu bình hợp với một thì bình gọi là một. Nay một hợp với bình, sao không gọi một là bình. Cho nên không được nói bình khác một. Văn ấy rất rộng, bởi bình rõ rằng có thể thấy nên dùng bình mà dụ cho thời. Một là số thời là thể. Nếu ở số Thể mà chấp nhất định là một khác thì các hoặc lăng xăng. Lìa được chấp thì đối với Pháp sẽ giải thoát. Nay mượn một văn số thể này mà nêu việc lìa chấp trước quán, khiến đối các Pháp đều bỏ chấp nhất định liền biết sáu sự và các văn, đều phải lìa kiến một. Về giải thích Thời. Cõi này nói thiệu, chỉ nói thẳng là thời. Thiên trúc có hai âm nếu gọi Ca-la là Thời thật (thời ngắn), nếu gọi Tam-ma-da tức là thời giả (thời dài). Cũng như cõi này tâm có hai thứ là nói trí thì là tâm hiểu, nói thức thì là tâm mê, cho nên phải y trí mà không y thức. Người ngoài chấp thời xem là thật, nên đối với họ mà gọi Tam-ma-da, là nói thời giả. Còn nếu đệ tử Phật y thời mà ăn để hộ minh tướng thì nói Ca-la, nói thời là thật, nói Ca-la thời ngắn, Tam-ma-da thời dài là nếu y cứ vào luận văn thì thời ngắn thời dài đều gọi là Tam-ma-da cả. Nghĩa là phương, thời, lìa, hợp, một, khác, dài, ngắn, các danh tự đều xuất phát từ tâm chấp trước của người làm, cho nên dài ngắn đều giả mà không thật. Nay dùng dài ngắn để phân đối hai tên, là sợ Đại sư y vào kiến lập môn khéo hiểu ý luận. Y theo thời Phật chế ra thì thời sinh tử ngắn, còn thời của ngoại đạo chấp thì thời sinh tử dài. Đã về với Luận văn thì có ý này. Nay chẳng trở đi, là nói ý nay. Nói bất luận là nay không phải giới nội hộ minh tướng cho nên bất luận thời thật. Lại không phải phá ngoại đạo chấp thời làm thật cho nên bất luận thời giả. Dài ngắn như trước, chỉ là chúng sinh căn cơ thuần thục nên Đức Phật đã ứng nói kinh, cơ ứng họp một thời, cũng là Đế trí hợp với một thời, cho nên nói là một thời. Văn chỉ từ ứng cho nên nói kinh, chẳng lẽ không cơ cảm mà Phật không nói Pháp. Vì thế Phật nói xong thì Vy-đề-hy ngộ hết. Nhưng văn nghĩa một thời vốn chung sâu cạn, nay ý Biệt ở Viên mà cơ cảm Phật, cho nên khiến phàm phu đốn nhập nhanh chóng nhập vào Pháp nhẫn.

Từ Phật trở đi, lắm Hóa chủ tức một là y cứ tên khác mà giải thích. Đại Luận quyển bốn, dùng bốn nghĩa để giải thích Bà-già-bà: Một là năng phá phiền não; hai là có công đức; ba là khéo phân biệt, có công năng phân biệt tướng chung tướng riêng của các Pháp; bốn là tiếng tăm tốt, không ai được tiếng tốt như Phật. Nay văn lược bỏ hai nghĩa. Mới dịch là Bà-già-phạm, đủ cả sáu nghĩa: Một là tự tại; hai là lừng lẫy; ba là đoan nghiêm; bốn là danh xưng; năm là tốt lành; sáu là Tôn quý. Vì phần nhiều đều ngầm hiểu mà không dịch. Xưa gọi là Bà-già-bà là sai. Từ Phật là trở đi, là y cứ ba giác mà giải thích. Phật trở đi là nêu chung. Đã hay v.v… trở đi, là nêu riêng ba giác. Đối mê mà nói tự, đối tự mà nói tha, đối nhân mà nói mãn. Một Bình Đẳng giác đối ba thứ chẳng đồng mà nói là ba giác. Nhất thiết trở đi, là y cứ với Siêu nhân mà giải thích vì Nhất thiết trí khác với tà si của ngoại đạo, vô Duyên từ khác với Tiểu thừa tự độ. Ba trí bình đẳng nên khác với Bồ-tát thiên lệch. Rốt ráo giác nên khác với các Nhân vị, hay khác mà chẳng khác. Đối với chỗ khác mà bốn thứ phân biệt. Nhưng giải thích nghĩa Phật thì sáu thứ đều nói. Văn ấy rõ ràng nên nay chỉ nói lược.

Tự tại v.v… trở đi, là luận chỗ ở là hội ở chỗ đồng ở, tại tạm trụ lâu, trải qua một lúc nên không hết lý, còn tại lâu trụ tạm thì có ngại gì. Huống là núi Linh thứu, Ứng thân Như lai thường ở đấy há được nói là tạm; trụ trở đi, là ước luận mà giải thích trụ. Kinh này nói tại, kinh Đại phẩm nói trụ, ý nghĩa chẳng khác cho nên dẫn đó mà luận trụ giải thích tại. Chia làm hai: Một là nêu bày. Bốn oai nghi là đi đứng ngồi nằm đây là thân nghi đều trụ ở Linh Thứu mà hay giữ Pháp, thì có bốn sai khác tức là Thiên Phạm Thánh Phật; hai, Thiên trụ trở đi là giải thích, văn bốn trụ này đều dùng nghĩa trụ của luận mà giải thích. Nên biết trong bốn thứ đều có nhân quả mà cốt yếu là ở nhân. Cái gọi Như lai là để nhiếp hóa mọi loài nên hiện bày thí giới và tâm mười thiện. Đây tức là Phật muốn các tầng trời cõi Dục trụ pháp ở thành Vương xá. Vì vật mà bày ra bốn tâm Vô lượng, bày ra ba thứ tam-muội, tức là Phạm pháp, Thánh pháp trụ ở thành Vương xá… Đây đều là Như lai tùy theo ý người khác mà trụ. Nếu tùy theo ý mình thì dùng Lăng Nghiêm đến Bất cộng mà trụ ở thành Vương xá. Cho nên Phổ Hiền Quán chép: “Thíchca Mâu-ni gọi là Tỳ-lô-giá-na, chỗ trụ của Phật này gọi là Thường tịch quang Thích-ca Giá-na đã là khác tên mà thành Vương xá và Tịch quang rốt ráo chẳng hay, nên nói chỗ trụ của Phật này là Thường tịch quang. Nay chỗ trụ là cảnh giới nào. Lại nên biết rõ. Nếu lấy Người pháp mà phân năng sở, thì Thí giới cho đến Thủ Lăng Nghiêm… Đều là pháp sở trụ, Phật là năng trụ. Nếu dùng thành Vương xá làm chỗ sở trụ thì Nhân và Pháp trên đều gọi là năng trụ. Lại y theo văn kinh chỉ nói Phật trụ. Luận chỉ theo Thủ Lăng Nghiêm giải thích mà nói ba thứ trước. Ngài Kinh Khê có hai giải thích: Một là từ chung đến riêng từ rộng đến hẹp; hai là dùng hơn nhiếp kém. Phật trụ ở thành Vương xá thì nhiếp Dục sắc cho đến ba thừa. Phật trụ đã thăng thì không Pháp nào chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ ác mà vì dẫn dắt chúng sanh, nên lại theo thiện mà nói. Mà ở trong thiện thì có thiện thế gian, lược chỉ Định tán, gồm thâu tất cả thiện, nên nói là Đại phạm. Ở trong xuất thế thì lược chỉ Tiểu Đại mà nhiếp tất cả Pháp, cho nên nói Thánh Phật. Người khác chẳng rõ tâm pháp năng trụ chỉ nói thân trụ ở thành Vương xá thì tức là đè nén Cực thánh đồng trụ với Phàm phu. Huống chi Phàm thánh đều có pháp năng trụ. Lại như Tỳ-kheo tu Giới, Định, Tuệ, cho đến Thiên phạm và Thánh dục ở trong nhà lửa. Nếu người phá giới thì là Địa ngục trụ ở nhà cửa. Với người năng tu một Tâm ba quán thì chỗ trụ tức là Không, Giả, Trung, há chẳng phải Lăng Nghiêm là pháp năng trụ. Sơ tâm còn thế vì sao quả Phật chỉ luận về thân trụ. Vương xá v.v… trở đi, là giải thích chỗ, tức là giải thích thành và núi, Thành là dịch tiếng Phạm, cũng gọi Makiệt-đề. Hán dịch là Bất hại, là nói Pháp ở nước ấy không có giết người. Nếu có người phạm tội chết thì đưa vào rừng lạnh. Thích Luận v.v… trở đi, là giải thích về y cứ các vua trị hóa mà giải thích. Lại trước trở đi là y cứ dời chỗ tránh cháy nhà mà giải thích. Xưa v.v… trở đi, là y cứ sợ tội được chỗ mà giải thích. Kỳ-xà trở đi, là giải thích núi có nghĩa là dịch tên; các Thánh trở đi, là giải thích, tức một là ước Thánh Linh, nương tựa mà giải thích. Lại gọi v.v… trở đi là y cứ hình núi giống chim Thứu mà giải thích. Núi trở đi, là y cứ chim Thứu đậu mà giải thích. Nhưng pháp trở đi, là nêu chung pháp ứng, chẳng nói báo vì báo có công năng minh pháp, lại hay thùy ứng. Đã nói pháp ứng thì báo ở trong ấy, ba thân dung diệu. Nói lại tam phân, thể thường tức nhau.

Cùng đại chúng v.v… trở đi, là nêu chúng đồng nghe nghĩa là nêu khoa nói thức. Từ Thanh văn v.v… trở đi, là y Thức mà giải thích, tức là chúng Thanh văn, có hai: Một là phân khoa nêu lược; hai là cùng trở đi là giải thích theo văn nghĩa là nêu vị để giải thích dữ, dữ là cùng. Dùng bảy thứ mà giải thích một, bảy thứ thành một mới là nghĩa cùng. Nếu xếp theo thời thì thuộc về bơ sống. Lại nói theo gốc thì bảy thứ ở ba Tạng. Tức là đồng thời cảm Phật, đồng chỗ vườn nai, đồng giới biệt giải thoát, đồng nhất Thiết trí tâm, đồng chánh kiến vô lậu, đồng ba mươi bảy đạo, đồng thoát hữu dư, xưa đồng bảy thứ thì nay đồng ngày cùng nghe. Nhưng quán môn này Phật dẫn A-nan và Mục-liên vào hậu cung của Vy-đề-hy mà giảng nói, đại chúng vẫn chưa nghe. Đến khi trở về Linh sơn thì A-nan thuật lại đầy đủ mới là đồng nghe. Nghĩa đại trở đi là giải thích đại. Hán dịch Đại thì tiếng Phạm gọi là Ma-ha, hợp thành ba nghĩa là Đại, Đa, Thắng, cho nên phải y cứ ba nghĩa gốc mà giải thích. Đại nhân nhiều người nương về vì có đức lượng lớn. Kiều-trầnnhư là thầy của Phạm vương, Ca-diếp là thầy của Đế thích thông suốt kinh sách trong ngoài, hiểu biết nhiều, hơn cả tri kiến của chín mươi lăm nhóm ngoại đạo, đều không nghi ngờ về giải thoát, là bậc cao tột của Tiểu thừa. Tuy nêu một Đại nhưng nghĩa đủ ba. Giải thích Tỳ-kheo. Nhân ba quả ba, mỗi pháp đều đối nhau. Từ Thích Luận trở đi, là tùy cốt yếu mà giải thích ba thứ. Nếu nhân ba Thành thì quả ba tự khắc. Lại muốn đi là bắt chước tu nhân cho nên giải thích nhân ba. Trong ba đó có nghĩa là Khất sĩ. Nay nêu lời Thân Tử đáp Tịnh Mục nói nghĩa Khất sĩ. Phải lìa các thực về thượng hạ phương duy mà thường xin ăn thanh tịnh để nuôi sống thì gọi là Khất sĩ. Đến quả thì thành đức Ứng Cúng; hai là Bố ma (làm ma sợ), ma chủ về sinh tử, kẻ xuất gia lìa nhiễm về với Vô Sinh. Cho nên Ma vương nghe thì kinh sợ. Nhiều người nhiễm dục phá giới thì ma rất vui mừng. Siêng tu ba học quả chứng vô sinh; ba là Phá ác, là hai sử Kiến tư cùng với chín mươi tám gọi là ác, là tặc. Tu Quán suy cùng gọi là Phá ác. Chứng trí dứt hết gọi là Sát tặc. Tượng v.v… trở đi, là giải thích chúng nghĩa là giải thích tên chung; một có trở đi, là giải thích tướng riêng. Nay đây trở đi, là nói lấy bỏ. Yết-ma chung phàm nên lấy người biết hổ thẹn. Nay hai Tăng này thì Tăng biết hổ thẹn là chân thật. Luận nói trong đó hai thứ Tăng có thể cùng một tăm lẻ một Yết-ma. Đồng nghe Chứng Tín còn bỏ bậc Hữu học, nên ba thứ trước là mất phần hai, một ngàn hai trăm năm mươi v.v… trở đi, là nêu số, tức là nêu người họp số là hợp một ngàn. Xá-lợi trở đi là hợp hai trăm năm mươi. Ca-diếp trở đi, là tùy theo đó. Chúng Bồ-tát khoa ra bốn văn. Thiên trúc trở đi, là giải thích hai nghĩa, giải thích vị. Văn Thù trở đi, là giải thích tên.

Tựa Phát khởi, tức là đối luận chẳng đồng, là nêu chỗ sai khác. Phát ra ánh sáng thì như kinh Pháp Hoa, phát ra ánh sáng giữa hai đầu chân mày chiếu ánh sáng phương Đông một muôn tám ngàn cõi. Động đất thì như Đại phẩm, Thế tôn dùng sức thần thông cả cõi nước Đại thiên rung chuyển sáu cách. Mỉm cười như kinh Báo Ấn, khi ấy Như lai rạng rỡ mỉm cười. Nhập Thiền như kinh Kim Quang Minh. Lúc đó Như lai dạo chơi ở Vô Lượng Pháp Tánh Sâu xa, tự gọi vị hiệu như trong kinh Phạm Võng, nói nay ta là Lô-xá-na mới ngồi đài sen. Khuyên người khiến hỏi như trong kinh Niết-bàn, bảo khắp chúng sinh rằng Đại Giác Thế tôn sắp nhập Niết-bàn, nếu có chỗ nghi nào, nay đều nên hỏi là lần hỏi sau cùng. Nhưng các kinh phát khởi việc hoặc nay lại đều nêu một mối để nói tướng phát khởi. Kinh nay trở đi, là chánh hiển kinh này, là giải thích nghi, trong đó trở đi là khoa chung, chung lược giải thích. Hỏi trở đi là giải thích, hỏi đáp giải thích nghi.

Hỏi: Tần-bà Vi-đề đều thỉnh đệ tử. Đến Tần-bà vì sao chỉ sai Mục-liên và Lâu-na, còn đến Vi-đề, vì sao đích thân Như lai lại đến.

Đáp: Tần-bà là quốc phụ chỉ nguyện nghe giới pháp, nên sai người đến trao cho. Còn Vi-đề là quốc mẫu, cơ căn ở Diệu quán nên Phật phải đích thân đến. Cha và mẹ đều từ Xà vương mà được. Tần-bà trở đi, là dự phiên danh tự.

Đoạn đầu v.v… trở đi là theo khoa mà giải kinh. Trước chính là nói giết cha, gồm có phân khoa. Khi ấy trong thành lớn Vương xá có thái tử tên A-xà-thế, nghe theo lời xúi dạy của bạn xấu là Điều-đạt mà bắt vua cha Tần-bà-ta-la nhốt vào ngục tối có bảy lớp thành bao quanh cấm các quan không ai được đến gần.

Khi ấy v.v… trở đi, là tùy giải thích, tức là bị con giam nhốt, đó là tùy giải thích văn kinh, là việc học các thầy, nghĩa là giải thích thời, xứ nêu người kinh nói khi ấy tức là lúc Phật ở núi Kỳ-xà-quật không cách xa thành Vương xá. Trước dịch A-xà-thế là Vị Sinh Oán nay mới dịch nghĩa là ngày ở trong thai đã có tướng oán hại, Thầy bói đã dự đoán trước vì thế lấy đó mà đặt tên. Theo lời xúi trởi đi, là theo bạn xấu gây ra tội nghịch, gồm giải thích tên và giòng họ bạn xấu. Vi-lợi trở đi, là giải thích mưu thuật của bạn xấu. A-nan là em ruột biết Thông pháp, tự chưa được thông, không biết tâm kẻ ấy trao cho. Tâm nghĩ trở đi, là dạy người đồng mưu, làm voi ngựa báu, dùng việc Luân vương mà gạt Xà-thế bày ôm ấp là muốn thương yêu mình. Nói với thái tử trở đi, là nói bạn xấu xúi bảo, chánh bảo gây ra tội nghịch là ta giết Mâu-ni để thành Phật mới, còn ông thì giết Tần-bà để làm vua mới. Vua mới và Phật mới cùng dạy thế gian không sướng hay sao? Thuận theo v.v.. trở đi, là nói thái tử tạo nghịch. Xà-thế nghe lời bèn sát nghịch. Điều-đạt trở đi, là nói bạn xấu gây ra tội nghịch. Điều Đạt tạo ba nghịch thành tựu, lại xúi A-xà-thế giết cha thành tựu và ra tay hại mẹ. Tự làm và dạy người tạo năm tội nghịch, nên đang sống mà bị đoạ vào địa ngục. Tần-bà trở đi, là cha con có nhân ở đời trước vị nhân bị giết sinh niệm ác mà đời sau làm con, ở trong thai đã có oán giết cha. Như thế trở đi, là kết chung về quyền hóa. Điều Đạt, Xà-thế, Tần-bà, Vi-đề đều là đại quyền hiện nghịch hiện thuận mà lợi ích chúng sinh. Quốc Thái phu nhân tên Vy-đề-hy, cung kính đức vua, bèn tắm gội sạch sẽ lấy tô mật hòa trộn bột mì (rang chín) mà thoa lên thân, trong các chuỗi ngọc (anh lạc) thì chứa đầy nước nho rồi lén dâng lên vua. Bấy giờ Đại vương ăn mật uống nước trái cây, rồi xin nước súc miệng.

Phu nhân dâng thức ăn. Súc miệng xong rồi, chắp tay cung kính hướng về núi Kỳ-xà-quật từ xa đảnh lễ Thế tôn mà bạch rằng:

Đại Mục-kiền-liên là bạn thân của tôi nguyện khởi tâm từ bi trao tôi tám giới.

Khi đó Mục-kiền-liên, như chim Ưng bay trên không nhanh chóng đến chỗ vua, hàng ngày như thế trao cho vua tám giới. Thế tôn cũng sai Tôn giả Phú-lâu-na nói Pháp cho vua nghe.

Bậc Thánh nói Pháp cho nghe trước là giải thích Mục-liên trao giới, sau là giải thích đến nhanh. Vì đời trước thờ Bích-chi-phật mà nay được thần thông đến nhanh chỗ vua. Trao tám giới v.v… trở đi, là giải thích giới tướng, một là khai áo thơm và giường cao rộng thành tám giới. Trai (ăn giữa ngày) là ngoài tám giới kế họp áo thơm và giường cao thành bảy giới, còn không ăn quá ngọ là giới thứ tám, thì trai là ở trong tám giới. Pháp không thêm bớt, số có khai họp đều gọi là tám giới trai. Phú-lâu-na trở đi, là giải thích Lâu-na nói pháp. Trong thời gian như thế trải qua hai mươi mốt ngày, vua ăn mật mì lại được nghe pháp mà nhan sắc vui đẹp. Tần-bà v.v… trở đi, là được Pháp thực kéo dài tuổi thọ.

Kế hại mẹ trở đi là nói muốn hại mẹ bao gồm phân khoa. Bấy giờ, A-xà-thế hỏi quan giữ cửa rằng nay vua cha còn sống chăng. Lúc đó quan giữ cửa tâu rằng:

Thưa Đại vương, phu nhân Quốc Thái thân thoa mật mì, chuỗi anh lạc chứa đầy nước trái cây ép đem dâng lên vua. Sa-môn Mục-liên và Phú-lâu-na từ trên hư không xuống nói pháp cho vua nghe, không thể ngăn cấm được. Khi vua A-xà-thế nghe lời ấy rồi thì rất giận mẹ bảo rằng:

Mẹ ta là giặc làm bạn với giặc. Sa-môn là người xấu huyễn hoặc chú thuật khiến vua ác này nhiều ngày không chết. Liền cầm dao bén muốn giết mẹ. Xà Thế v.v… trở đi, là tùy giải thích, là bị con giam nhốt và vua hỏi còn sống chăng. Người giữ cửa trở đi, là đem sự thật mà đáp, vua nghe rồi nổi giận. Phải giết v.v… trở đi, là giải thích đề phòng vấn nạn.

Lúc đó có một đại thần tên là Nguyệt Quang thông minh trí tuệ cùng với Kỳ-bà đến đảnh lễ vua tâu rằng:

Thưa Đại vương! Thần nghe kinh luận Tỳ-đà nói: “Từ kiếp xưa đến nay có các vua ác tham ngôi vị mà giết hại cha có đến một muôn tám ngàn người mà chưa hề có một ai vô đạo giết mẹ. Nay vua làm việc sát nghịch này làm nhơ giồng Sát-lợi, thần không chịu được là kẻ Chiên-đà-la. Chúng thần không thể ở đây nữa. Lúc đó có hai Đại Thần nói lời ấy xong liền lấy tay hống kiếm lui ra mà đi. Bấy giờ vua A-xàthế rất đổi kinh hoàng bảo Kỳ-bà rằng:

Các người không vì ta nữa ư?

Kỳ-bà tâu: Cẩn thận chớ giết mẹ. Vua nghe lời ấy rồi rất ăn năn cầu cứu, liền quăng kiếm mà bỏ việc giết mẹ.

Kiếp xưa v.v… trở đi, là hai đại thần can ngăn tức là giải thích lời khuyên. Lấy tay v.v… trở đi là giải thích tướng khuyên. Kinh hoàng trở đi là nói nghe theo lời khuyên, bèn ra lệnh quan nội giám giam mẹ vào cung sâu không cho ra ngoài rồi ra lệnh giam nhốt. Vy-đề-hy trở đi, là do bị giam nhốt mà thỉnh Phật, bao gồm phân khoa. Lúc đó Vy-đề-hy bị giam rồi, sầu lo tiều tụy. Bỗng hướng về núi Kỳ-xà-quật mà đảnh lễ Phật và bạch rằng:

Bạch Như lai Thế tôn, thuở xưa thường sai A-nan đến thăm hỏi an ủi con. Con này sầu lo, Thế tôn oai trọng con không sao thấy được. Cúi xin Phật sai Mục-liên và Tôn giả A-nan đến cho con được gặp. Nói xong thì buồn thương khóc lóc ở xa hướng về Phật mà đảnh lễ. Vy-đềhy trở đi, là tùy giải thích, bao gồm thỉnh người, một vị là môn sư, một vị là hầu Phật. Trước nay thường khuyên răn dạy bảo cho nên chỉ thỉnh hai vị. Đã ở trong cung sâu nên thỉnh hai người mà không dám thỉnh riêng một người. Muốn truyền ý mình thỉnh Phật giảng nói nhân sinh Tịnh độ là ý thỉnh người.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6