KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT SỚ DIỆU TÔNG SAO

QUYỂN 05

Sa-môn Tri Lễ Tứ Minh đời Tống giảng
.

Về quán thân Phật, gồm có phân khoa. Chân pháp thân, trước quán tượng báu thì giống thân Phật, nay đối giống ấy nên gọi là chân. Nhưng, sắc tướng này là Thật báo thân ứng với chủ Đồng cư, cũng gọi là Tôn đặc, cũng gọi là Thắng ứng. Gọi riêng là pháp thân là vì muốn thành cho người tu về Viên diệu quán. Vì Báo ứng thuộc tu, còn pháp thân thuộc tánh. Nếu Tiệm giáo mà nói thì riêng. Khởi hai tu Báo ứng, trang nghiêm pháp thân một tánh. Nếu Đốn giáo mà nói thì hai tu Báo ứng hoàn toàn là Tánh cụ. Pháp thân một tánh nêu thể khởi tu cho nên được toàn tánh thành tu, mà toàn tu ở tánh. Ba thân dung diệu chỉ một tức ba.

Hỏi: Đã nói chỉ một tức ba nhưng gọi là ứng tự nhiếp hai thân, vì sao sớ lại gọi là pháp thân?

Đáp: Nếu nói Báo ứng thì sợ lạm chỉ tu về Biệt giáo. Nay lấy Báo ứng gọi là pháp thân, tức là hiển bày ba thân đều chẳng phải tu mà được. Cho nên nay tôi sinh thân, ứng thân, báo thân, pháp thân đối với Tạng, Thông, Biệt, Viên thì người tu phải biết Viên tông đại thể, không phải chỉ Báo ứng mà gọi là pháp thân, cũng chính là nghiệp cảm gọi là lý độc, ba quán mười thừa danh tánh đức hạnh, có đức tánh Từ bi, cứu khổ ban vui. Nay Thắng ứng gọi là pháp thân là hiển bày Diệu tông, ý chỉ ấy không cạn. Cần phải bỏ trệ tưởng thì mới thấy chỉ quy.

Tùy giải thích, là nói kết luận trên, chánh nói quán thân Phật, đã chỉ Báo ứng gọi là pháp thân tức là nói lên Di-đà có ba thân đầy đủ. Đã là Diệu cảnh nhưng là pháp thân. Người tu tâm quán tức Không, Giả, Trung. Không, Giả thì hai tu, mà Trung quán là một tánh, tu tánh minh diệu, ba quán viên dung. Đã là năng quán nhưng chỉ là Bát-nhã. Cảnh quán khế nhau nên thấy thân Tôn đặc, tuy đủ ba thân nhưng gọi là giải thoát. Ở đây dùng ba chiếu ba cho nên phát hiện ra ba. Hợp ba với ba nhưng chỉ là một, ba chẳng nhất định là ba mà đồng ở một niệm. Một niệm vô niệm thì ba ba rõ ràng. Như thế mới gọi là tu tâm Diệu quán. Quán này khiến cho bốn độ đều tịnh. Nếu chẳng như thế thì chẳng phải là Đốn giáo nói Diệu quán. Nên dùng quán này mà quán thân Di-đà. Tý Khoa chia kinh làm ba, trước đây nêu chung lược bày. Chánh quán thân tướng Phật là từ ngài A-nan v.v… trở đi là quán sắc thân. Từ thân Phật v.v… trở đi là quán thân lượng. Sớ giải thích phân lược nêu văn kinh, mắt như v.v… trở đi là so sánh phân lượng là so mắt với thân, kế nữa định kinh mà bác lời dịch, lại quán thân quang. Nhưng quán sắc, lượng và tướng tốt, ánh sáng thì phải dùng tâm ấy thành Phật, tâm ấy là Phật ở trước mà thực hành pháp quán. Vì tâm thành Phật cho nên năng quán và sở quán, phá lập rõ ràng. Phá thì ba hoặc ba trí đều thênh thang, lập thì ba đế ba quán đều thành. Không phải phá lập này thì không phải nghĩa tịnh tâm thành Phật. Vì tâm là Phật cho nên năng sở đêu quên, chẳng phá chẳng lập. Làm và là một niệm, ngăn chiếu đồng thời. Đây là tức quán mà không quán, dùng hạnh vô tác mà tu định niệm Phật. Pháp này chính là yếu thuật để quán Phật. Nay nếu chẳng dùng thì tuyên bày làm gì? Thuật này không làm thì thắng tướng không phát. Quán ánh sáng tức từ thân các trở đi là ánh sáng lỗ chân lông. Phật ấy trở đi là quán viên quang. Trong viên quang trở đi là nói hóa Phật trong viên quang. Mỗi mỗi trở đi là hóa Phật và thị giả. Quán tướng tốt là từ Vô lượng trở đi là chánh bày thân tướng tốt, tướng chung tướng riêng, vẻ đẹp chung vẻ đẹp riêng, ánh sáng chung ánh sáng riêng. Ba thứ này chung riêng đều gọi là tám mươi bốn ngàn tức là bày đức sáng nên thành số này. Phật ở địa vị phàm phu có tám mươi bốn ngàn trần lao, ở trần lao đều thấy thật tướng. Lý trí đã hợp cho nên có khả năng thị hiện tướng tốt ánh sáng. Cho nên mỗi tiết đều nói tám mươi bốn ngàn. Người tu đời nay quán biết tâm tức là, hay ở trần lao đều là tướng Phật. Mỗi tướng trở đi là ánh sáng nhiếp chúng sinh. Chúng sinh và Phật đồng thể. Tuy rộng độ chúng sinh nhiều nhưng nhiếp đủ không mất. Chỗ quán tâm Phật lại giải thích ý nhiếp của văn này. Nói đến quán thành thi thấy được là từ ánh sáng ấy v.v… trở đi, là thấy một Phật, thấy đây trở đi là thấy Chư Phật. Trong quán thấy Phật, Phật thể viên dung, một tức tất cả đồng là thân Tôn đặc, cho nên quán một Phật mà thấy được Chư Phật thực hành quán này gọi là quán tất cả thân Phật. Vì quán thân Phật nên cũng thấy tâm Phật. Tâm Phật là đại Từ bi, dùng lòng từ Vô duyên mà nhiếp các chúng sinh.

Chánh quán tâm Phật. Sớ nói mắt thấy v.v… trở đi là nhờ tâm mà

thấy tâm sớ giải thích về Như lai do tâm đại Bi mà khởi Thắng ứng thân, cho nên khiến người tu quán thân thì thấy tâm. Do thấy thân v.v… trở đi là hai, ước người tu quán tưởng sáng, nên thấy được tâm Phật. Sở dĩ sáng là do quán thân Phật. Cho nên hai ý đều do sắc mà thấy tâm, vì tâm vô hình nên do sắc hiểu thị. Vì người viên chỗ quán sắc tâm chẳng hai. Đã thấy sắc mầu nhiệm há lại cách ngăn tâm đại Bi. Cho nên kinh Thắng man nói: Như lai sắc vô tận, trí tuệ cũng như thế. Đã ba thứ từ thể là ba đế, nay ba quán sáng nên ba từ hiển. Vì dùng quả pháp mà quán hạnh nên ở mỗi vị đều thấy sắc tâm của Phật. Tâm Phật v.v… trở đi, là chánh bày tâm thể. Nếu không có vô duyên thì đại Bi không lớn, dùng vô duyên v.v… trở đi là dẫn văn mà giải thích rộng, tức là nhắc lại Kinh dẫn luận để làm sáng ý văn.

Hỏi: Văn kinh chỉ nói dùng lòng từ vô duyên mà nhiếp các chúng sinh. Vì sao sớ lại gồm nói chúng sinh duyên và pháp duyên đều nói là vô tâm.

Đáp: Khởi ba từ là do ba quán trí chiếu ba đế. Chiếu chân liền khởi Từ của pháp duyên, chiếu tục liền khởi Từ của chúng sinh duyên, chiếu trung liền khởi Từ của vô duyên. Đế Từ này cạn thì chẳng có sâu, sâu thì sẽ có cạn, cho nên chiếu chân tục, chưa ắt chiếu trung. Nếu chiếu được trung thì sẽ đủ cả chân tục. Cho nên thứ lớp sinh pháp chẳng tức vô duyên. Nay vô duyên Từ hợp đủ sinh pháp, cũng chính là sâu cho nên nay sinh pháp đều nói vô tâm. Cho nên kinh Niết-bàn chép: Từ nếu có không, chẳng phải có chẳng phải không, Từ như thế thì các Thanh văn, Bích-chi-phật chẳng thể nghĩ bàn dẫn đến được. Phải biết ba Từ này thể nó vốn là một, chẳng phải ba chẳng phải một mà ba mà một. Như thế mới gọi là tâm Từ của Phật. Đây tự chia làm ba:

1. Chúng Sinh duyên từ, ba thứ không sai khác, nay đều hiện tiền. Tâm và chúng sinh năng sở đã mất, không có tâm tưởng mình duyên với chúng sinh khác, mà tất cả chúng sinh đồng thể với ta. Mười giới nhân quả chẳng lìa một tâm, mà một tâm này là thể của Từ. Cho nên mười giới khổ tập bốn thứ đạo diệt hay ở một thời mặc tình ban cứu. Cho nên nói không có tâm phan duyên tự nhiên hiện lợi ích. Như văn phẩm Phạm hạnh trong kinh Niết-bàn quyển hạ nói. Nhưng trong kinh ấy Như lai nói tám việc: Một là hàng phục voi say; hai là hàng phục lực sĩ; ba là hóa độ Lư chí; bốn là độ người nữ; năm là thoa vết thương; sáu là vuốt ve Điều-đạt; bảy là cứu đám giặc; tám là trị bệnh cho cô gái họ Thích, mỗi pháp đều kết rằng Căn Lực Từ Thiện mà thấy việc như thế. Nay văn nói ta thật chẳng đến tức là dẫn văn thứ năm thoa vết thương.

Văn hiện một chỗ, ý các duyên. Nói cắt vết thương thì kinh nói ở thành Ba-la-nại có Ưu-bà-di tên là Ma-ha Tư-na-đạt-ma chín mươi mùa hạ cúi thỉnh chúng Tăng cúng thí thuốc men. Có một Tỳ-kheo thân bị bệnh, thuốc uống phải có thịt, nếu không uống thì chẳng sống được. Cô gái này tự lấy dao cắt thịt ở đùi mình nấu canh trị bệnh cho Tỳ-kheo. Uống xong thì bệnh lành. Cô gái bị vết thương đau đớn phát tiếng niệm Phật. Ta ở tại Xá-vệ nghe rõ tiếng ấy. Do đó cô gái khởi tâm Từ kia liền thấy ta đem thuốc đến thoa vào vết thương, thì liền lại như xưa. Này người thiện nam! Lúc ấy ta thật không đến thành Ba-la-nại đem thuốc thoa vết thương cô ấy. Phải biết ấy đều là căn lực từ thiện mà khiến người nữ ấy thấy như thế. Nay nói ta thật không đến chính là dẫn duyên này, không nói người nữ mà nói chúng sinh, là gồm thâu chúng sinh mười giới. Không nên vì văn mà hại ý. Tức là tục đế Từ. Kinh Niết-bàn nói Từ duyên đến tất cả chúng sinh như duyên với cha mẹ vợ con thân thuộc. Vì nghĩa đó nên gọi là chúng sinh duyên. Vì duyên với mười giới đồng ở một tâm, cho nên không phải thứ lớp sinh duyên Từ.

2. Pháp duyên từ, mười giới duyên khởi là ba đế pháp chẳng lìa một tâm, chỉ Phật là rốt ráo. Cảnh tướng đã vắng thì năng quán cũng quên cho nên được gọi là Vô tâm pháp quán. Mà rốt ráo không trí chiếu ba đế này, chẳng thọ một trần. Trí này tự nhiên chiếu phá ba đế hoặc trước của chúng sinh. Hoặc vì chúng sinh mà nói không tuệ này, đều khiển được lìa khổ có tướng, mà chứng vui chân thật. Đây tức là chân đế Từ bi bất tử nghĩ, gọi là Pháp duyên. Cho nên kinh Niết-bàn chép: “Chẳng thấy cha mẹ vợ con thân thuộc, thấy tất cả Pháp đều từ duyên sinh. Đó gọi là Pháp duyên. Nói chẳng thấy là cần phải quên mười giới là duyên Phật pháp.”

3. Vô duyên Từ, vì Phật tánh trung thành rốt ráo trí thì có Lý khác nào làm chỗ tâm duyên, cho nên nói vô tâm quán lý thì cảnh trí đã mất, không có lại quên, vô trụ vô y, dứt hết nghĩa bàn. Đây gọi là an trụ trong Đệ nhất nghĩa tâm đã vô duyên từ, bèn biến khắp vào tánh chúng sinh gọi là nội huân. Hoặc vì hiện thân nói nghĩa Đệ nhất gọi là ngoại huân, dùng đây mà nhiếp sinh gọi là lòng từ vô duyên. Niệm Phật trở đi, tức nhắc lại kinh trước để đối với từ đầu, tức là văn trước chánh nói quán thân Phật và ánh sáng nhiếp chúng sinh. Tuy có thể không khác với vô duyên Từ, nhưng nếu y cứ nghĩa mà nói thì môn lại chẳng đồng. Cho nên Từ này nhiếp thủ chúng sinh niệm Phật không bỏ, mà giúp lìa khổ hoàn toàn, mãi được an vui. Đây là từ cảm ứng sinh Phật có tương quan, thuận ở tục đế gọi là sinh duyên Từ. Nên nêu các mẹ nghĩ nhớ con không mất mà dụ cho tướng Từ này. Nay nói v.v… trở đi, là chính dùng vô duyên mà hội giải thích ý kinh. Đã cùng sinh duyên mà môn có khác, thì phải biện tướng Từ chẳng đồng hai thứ trước. Cho nên sinh pháp từ y cứ thứ lớp mà luận, thì hai thứ Nhị thừa và Bồ-tát nghiêng lệch có tu chứng phần. Còn vô duyên này chỉ có cực. Nay cực nói theo cho nên nói Chư Phật gia bị. Chẳng trụ hữu vô chính là biện tướng bất đồng với sinh pháp. Sinh duyên diệu hữu, Pháp duyên thì diệu không, nay là Diệu trung, nên nói Vô duyên. Trung nên vô duyên. Không y ba đời thì Từ bi này không phải bốn tướng. Biết duyên chẳng thật, là hiểu rõ sự khổ vui tức là tánh đức. Vì chúng sinh v.v… là từ này gia bị thì khiến chúng sinh phát trí tức cảnh mới gọi là được thật tướng trí tuệ. Được trí này mới lìa hoàn toàn khổ mà được vui mãi. Cho nên cùng môn từ trước khác ích. Nếu đối Pháp duyên thì cũng dùng thật tuệ, cho nên tất cả không, tự thể nên ba Từ lợi ích chúng sanh chẳng khác. Sớ chẳng nói là vì lược qua.

Thực hành quán này bỏ thân đời khác sinh trước Chư Phật được Vô sinh nhẫn. Cho nên người trí phải nên cột tâm quán chắc Phật Vô Lượng Thọ. Quán Phật Vô Lượng Thọ, thì từ một tướng tốt mà vào. Chỉ quán sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày cho thật rõ ràng. Thấy lông trắng giữa hai đầu chân mày có tám mươi bốn ngàn tướng tốt tự nhiên đương hiện. Thấy Phật Vô Lượng Thọ tức thấy vô lượng Chư Phật mười phương. Được thấy vô lượng Chư Phật, nên Chư Phật hiện tiền thọ ký. Ấy là quán khắp tất cả tướng sắc thân, gọi là quán thứ chín. Thực hành quán này gọi là Chánh quán, nếu thực hành quán khác gọi là Tà quán.

Nêu lợi mà khuyên tu. Tý Khoa chia phần chính nêu ích mà khuyên, được sinh Cực lạc thì thấy tất cả Chư Phật mười phương, cho nên nói sinh trước Chư Phật. Pháp tâm quán thành thì đã vào tương tợ. Cho nên đến đó liền chứng vô sinh, là Biệt Viên Địa Trụ.

Sớ giải thích từ bỏ thân v.v… trở đi là nhắc lại giải thích, như người trở đi là dụ người tập nghề khéo như tu quán, từ nhỏ đến lớn là dụ quán có vị trứ? Việc làm bèn giỏi là dụ sinh nước ấy thì đích thân thấy được chân pháp. Nhưng lại xếp dụ vào tâm ấy thành Phật. Người nên lấy nghĩa là Phật và thành Phật mà một niệm viên chiếu thì mới hợp với kinh nay do quán thấy Phật. Vì tùy v.v… trở đi là kết bày. Cho nên trở đi là dẫn kinh, kế nữa là ước bày pháp quán. Tướng có tám muôn đều tưởng khó thành. Cho nên v.v… chỉ khiến quán sợi lông trắng ở giữa mày như năm núi Tu-di. Quán này nếu thành thì tám muôn tướng đều hiện. Đây là yếu môn vậy. Sớ giải thích, từ một v.v… trở đi là Điệp kinh, về chánh bày, như quán trở đi là dẫn văn khác mà bày hai thứ lượng lông trắng. Đây là nói hai tướng hơn kém của Thích-ca để so với Di-đà. Kinh nói tướng kém, luận nói tướng hơn… tức là sớ trước nói dài một trượng năm thước. Sợi Lông trắng có tám cạnh chu vi năm tấc. Cho nên văn trở đi, là dựa kinh này mà nói phàm tâm khó kịp. Tức là thứ bảy Tạp quán. Chính có thể trở đi là chánh bày sơ tâm từ chỗ dễ hiện mà quán. Đây là Đại sư riêng nêu sơ tâm yếu thuật nhập môn quán tướng Phật phải từ các phương tiện như mặt trời lặn, nước, băng rồi kế vào đến đất, cây, tòa, tượng khiến quán tâm lanh lợi. Quán đã thâm sâu thì người tu từ đây mới có thể lấy kích cỡ sợi lông trắng mà quán khiến tám muôn tướng tự nhiên mà hiện. Cho nên biết khiến quán yếu phải ở sợi lông trắng, chính là vì các quán trước chưa tu và hoặc tuy tu quán nhưng không thành. Cho nên ở thân Phật mà riêng chỉ cho kẻ sơ tâm tướng để quán tam-muội môn. Người tu nên biết cảnh đã mượn thì có hơn có kém. Nếu luôn quán chiếu thì cần phải sớm chiếu tức Không, Giả, Trung, vì tướng hơn kém đều do tâm làm, đều do tâm là. Khắc bày quán thành gọi đó mà quán nếu được v.v… trở đi là chánh bày. Nhân dùng làm là quán kém nên quán lông trắng, quán dẫn dẫn càng sâu mà được thành chân tợ tam-muội niệm Phật, bèn gọi đó là tướng hơn mà quán trí độ trở đi là dẫn chứng, dẫn Phật Thích-ca thắng thân nói Pháp để tăng thêm vị chân tợ tam-muội niệm Phật, cùng loại với tám muôn tướng tốt của A-di-đà, người chân tợ mới có thể quán thấy. Kiến vô trở đi, là ở quán mà kết? Lại làm đây v.v… trở đi là nói quán Tà chánh.

Nhưng quán Phật đây nghĩa đủ ở trong giải thích đề kinh. Văn sớ quán tóm lược mà người học lại nhiều nghi. Nếu chẳng giải thích thì chẳng biết nẻo tu. Cho nên lại đặt câu hỏi mà đáp để làm sáng tỏ cảnh quán.

Hỏi: Kinh này quán Phật chỉ luận tám muôn bốn ngàn tướng tốt, như Kinh Hoa Nghiêm nói số tướng tốt có mười hoa tạng thế giới vi trần. Chỗ nói của hai kinh hơn kém cách nhau với trời với vực. Kinh ấy là nói tướng Tôn đặc còn kinh này thì nói thân sinh An Dưỡng, ấy là tướng phàm phu Tiểu thừa thường thấy. Vì sao trong sao lại nói là tướng Tôn đặc?

Đáp: Có nhà nói tướng trượng sáu là Tôn đặc, bất định y cứ tướng nhiều ít mà phân. Nay ở chân trung cảm ứng mà luận, như Thông giáo nói nghĩa hợp thân. Người thấy không thì chỉ thấy trượng sáu, người thấy chẳng không thì thấy tướng Tôn đặc sinh thân vốn bị cơ Tạng thông, còn thân Tôn đặc thì ứng với chúng Biệt viên. Nay kinh nói tướng chỉ ở Viên đốn. Giải thích quán năng quán là Diệu ba quán, giải Thích cảnh sở quán là Diệu ba thân. Sớ giải văn nay nói pháp quán thân Phật, y cứ vị là ở Thất tín của Viên giáo, chính nhờ pháp tánh vô biên sắc tượng tôn đặc mà quán tâm khiến tăng trưởng tam-muội niệm Phât, thì căn cứ vào nghĩa nào mà nói là sinh thân, dùng quán Viên đốn mà hiển thân Tạng thông thì chưa thể được.

Hỏi: Lấy tòa hoa vương đủ tướng tàng trần mà làm ba mươi hai tướng Tôn đặc, còn thân Tỳ-kheo già mà làm sinh thân, thì văn ấy đã rõ ràng, sao chẳng dùng tướng tốt mà chia?

Đáp: Y cứ tướng mà giải thích thân Phật của bốn giáo, thì đây chính là nói theo tăng thắng, chưa phải là gốc phân tướng quyền thật mà khởi. Gốc ấy chính là hai lý hư không hai quán, sự nghiệp hai thức, ở đây mà chia thì sinh thân và Tôn đặc rõ như chỉ tay trong lòng bàn tay. Cho nên Kim Quang sớ chép thân Phật trượng sáu trụ ở chân đế, Tôn đặc trượng sáu họp với thân Phật cả hai cùng trụ ở chân trung, Tôn đặc thân Phật cả hai cùng trụ ở tục trung, pháp thân Phật thì trụ ở trung đạo. Đây là y lý hai nên có hai Phật. Chúng sinh hai thức mà có hai quán nhân nên chiêu cảm hai Phật. Nói hai thức, là luận Khởi Tín chép: Phật dụng có hai thứ: Một là y theo phân biệt sự thức. Tâm phàm phu Nhị thừa thấy thì gọi là Ứng thân, vì chẳng biết là chuyển thức hiện ra cho nên thấy từ ngoài đến, dùng sắc mà chia thì chẳng thể biết hết; hai là y vào nghiệp thức nghĩa là các Bồ-tát từ sơ phát ý cho đến Bồ-tát ở địa rốt ráo tâm ấy mà thấy thì gọi là Báo thân. Thân có vô lượng sắc, sắc có vô lượng tướng, tướng có vô lượng vẻ đẹp. Quả được trụ quả cũng giống vô lượng. Các thứ trang nghiêm tùy chỗ hiện bày tức cũng vô biên chẳng thể cùng tận. Lìa tướng giới hạn mà tùy chỗ ứng thường hay trụ trì chẳng hủy chẳng mất. Công đức như thế đều do chành vi ác vô lậu Ba-la-mật huân tập và các huân bất tư nghĩ mà thành tựu. Đầy đủ vô lượng tướng vui, nên nói là báo. Đây chính là Phật dụng y hai thức mà bày. Ứng là sinh thân, báo là Tôn đặc. Ý luân cốt ở thấy sắc từ ngoài đến dùng sắc mà giới hạn cùng biết chuyển thức hiện lìa tướng giới hạn mà chia ra hai thân. Nhưng cần phải hiểu rõ quyền lý chỉ không, chẳng đủ tâm sắc cho nên khiến thân Phật tề nghiệp tề duyên. Đã sinh thì mất hẳn nên gọi là sinh thân. Lại gọi ứng gọi hóa thể là vô thường. Thật lý chẳng không tánh đủ năm ấm tùy cơ mà sinh diệt, tánh ấm thường như thế. Gọi pháp, gọi báo cũng gọi là Tôn đặc, thể là thường trụ. Nên biết y sự thức thì chỉ thấy Ứng thân, không thể thấy Báo thân, vì thô cạn chẳng sâu. Nếu y theo nghiệp thức thì chẳng chỉ thấy báo mà cũng thấy cả Ứng. Vì biết toàn thể khởi hai dụng, cho nên tùy hiện lớn nhỏ các thứ vô biên, không phải Tôn đặc đều đáp thật nhân đều có thể gọi là Báo. Cho nên Diệu Kinh Văn Cú nói: “Đồng cư phương tiện tự thể ba cõi đều là chỗ quả báo Diệu sắc Diệu tâm.” Cho nên biết Bồ-tát nghiệp thức thấy Phật thì tất cả giới hạn đều không giới hạn, há sánh với Phật của Tạng thông ư? Mới biết Sư Trí Giả và Sư Mã Minh tinh thiết chân phân sinh thân Tôn đặc nghĩa ấy đã mất hết.

Hỏi: Y cứ tướng nhiều ít mà chia ra hai thân, nghĩa ấy đã rõ, sao cần lý quán và thức phân?

Đáp: Hoa tạng trần tướng và tám muôn tướng tuy là Tôn đặc, ba mươi hai trướng chẳng hạn cục ở sinh thân, vì sao? Vì người viên biết toàn pháp giới làm ba mươi hai cho đến tám muôn Hoa Tạng trần tướng tốt. Cho nên tướng ba phẩm đều có thể gọi là biển, mỗi tướng đều đã vô biên đáy cho nên đều có thể gọi là Tôn đặc. Cho nên chỉ quán và phụ hành dùng ba mươi hai tướng của Pháp Hoa mà quán tám muôn tướng của Vô Lượng Thọ. Hoa Nghiêm mười Hoa Tạng tướng đồng là Biệt viên đạo phẩm của tu phát hiện tướng pháp thân, đối bác bỏ tướng của Tạng thông không phải đặc biệt. Vì nghiệm ba kinh chỗ luận về tướng tốt nhiều như số giọt nước biển thì đều là Tôn đặc. Nhưng có thông, cục ba mươi hai tướng thì chung. Đại thừa thì thấy vô biên, còn Tiểu thừa thì thấy có giới hạn. Như Tạng Trần tám muôn thì chỉ là Đại mà không phải Tiểu. Nếu vậy thì chẳng ở lý quán đẳng phân thì nghĩa này toàn mất. Cho nên Kim Quang Minh Long Tôn khen Phật. Văn kinh chỉ nêu ba mươi hai tướng và Viên quang chỉ chiếu một tầm. Sớ bèn phán rằng chính là khen Tôn đặc. Cho nên chẳng nhất định lấy tướng số nhiều mới là Tôn đặc, chỉ cần ở chẳng không diệu quán mà thấy thôi.

Hỏi: Người ta thấy ở Liệt ứng nói Viên Phật tướng chỉ có thể tức là pháp thân và tự thọ dung mà không tức là Tôn đặc. Vì thân Tôn đặc hiện khởi mới có, chẳng hiện thì không, há thấy chẳng không mà chẳng đợi Phật hiện, liền tự có thể thấy tướng Tôn đặc ư?

Đáp: Đã đem Tôn đặc mà đối với sinh thân, phân thân chẳng phải thân thường vô thường đẳng. Nay nói Liệt ứng chỉ tức là pháp thân và tự thọ dụng mà chẳng tức là Tôn đặc, thì thành thọ lượng là thuộc Tôn đặc, thân tướng tự thuộc thân sinh. Như thế mà phân bày thì tiến thối đều lỗi. Nên biết người tu không có một thấy chẳng phải là oai lực của Đức Như lai. Như lai soi căn cơ trước nay chưa sai sót. Có người cần hiện thì liền hiện. Như kinh Phạm Võng, kinh Hoa Nghiêm và kinh này là tướng nhiều thân lớn. Chẳng cần hiện thì dùng sức mà gia bị, khiến ở thân kém chẳng lấy giới hạn. Thấy ba mươi hai tướng tức vô biên vì biết trượng sáu là pháp giới. Ứng thì không thấy được đảnh, mắt chẳng rốt một tiếng. Thôn tiếng trượng sáu đã nhân hai Thánh cùng chẳng đến hờ. Sau người viên há chẳng tức kém mà thấy vô biên. Không hẳn mỗi mỗi đợi hiện mới thấy. Nếu chẳng thế thì dùng viên mà giải vi, dùng nghiệp mà biết vi. Nếu chỉ tức pháp thân và tự thọ dụng mà chẳng tức Tôn đặc, thì ở đây nói toàn trái với nghĩa Đốn túc. Vì sao, Như Thích Tiêm giải thích sắc vô biên cho nên Bát-nhã vô biên nói rằng:

Năm ấm là lý nên tức ấm là thật tướng Bát-nhã, cho nên đều là vô biên. Vì lý mà khiến pháp vô biên thân tự thọ dụng đã chứng lý cực há chẳng tức kém mà vô biên ư? Người tu nên biết nay Diệu quán lá pháp quán thân Phật mà thấy tám muôn tướng. Chẳng đồng với Kim Quang chỉ ở thân liệt mà thấy không có giới hạn. Nay là Phật ấy toàn thân pháp giới. Ứng viên tợ quán hiện thân đặc biệt không phải thân thường tướng thường ở cõi ấy. Nếu thân thường ấy tức là ba mươi hai trong Bát chu. Nay chính là đặc hiện tám mươi bốn ngàn tướng tốt ánh sáng. Văn kinh tự nói thân lượng vô biên, tâm sắc phàm phu không thể hiểu nổi. Cùng loại với Tịnh danh như núi Tu-di hiện ra biển lớn, nơi để các báu của tòa Sư tử. Ở kinh Dược Sư thì nguy nga đường bệ như vầng trăng trước các sao. Sắc tượng trong Đại Luận là thân vô biên Tôn đặc. Các kinh luận này nói về Tôn đặc cùng chỗ hiện nay không chút sai khác sắc tượng vô biên ấy đã gọi là Tôn đặc, thì đây gọi là thân lương vô biên, sao gọi là sinh thân?

Hỏi: Cái gọi là Long Tôn khen tướng Tôn đặc không phải hiện khởi, là nghĩa chẳng phải thế. Vì sớ kia giải thích thân Tôn đặc đã nói nguy nga đường bệ. Nếu không hiện, sao gọi là đường bệ?

Đáp: Hoa Tạng trần tướng, kinh Hoa Nghiêm có nêu chín mươi bảy tên, cùng lời khen của Long Tôn chẳng có tương ưng, lại không có thuyết thân tướng cao lớn vì nghiệm ra không phải là tướng đặc hiện. Chỉ do trong lời của Long Tôn là diệu chỉ liệt bao gồm thắng rất khó nghĩ bàn. Đại sư thấy chỗ đắc ý này nên sớ là nguy nga đường bệ. Chỗ đắc ý tức là khen chung rằng, Phật thanh tịnh mầu nhiệm vắng lặng. Thanh tịnh chính là bốn đức trung tịnh, sẽ chẳng liên quan với thường lạc ngã. Vắng lặng chẳng lẽ không phải là nghĩa Niết-bàn. Đã gọi là mầu nhiệm, tức là Đại diệt độ bí mật tạng. Lấy chung mà gồm riêng cho nên ba mươi hai tướng khắp nghiêm ba thân sinh thân thì do trăm phước tạo thành nhìn mãi chẳng chán. Thân Tôn đặc thì sắc không giới hạn, liệt tức đường bệ. Thân pháp tánh thì sắc tánh tức trí, pháp môn làm tướng. Sớ nói ba thứ này chẳng ngang chẳng dọc, nếu ngang dọc một khác thì chẳng thanh tịnh, không phải mầu nhiệm vắng lặng. Há chẳng phải người viên hiểu rõ ba thân là Bí mật tạng. Bí tạng chính là tổng thể pháp giới, một nhiếp tất cả, Sự sự thân nhau, ứng dụng vô biên chẳng lìa chút mảy may. Tướng tốt chí liệt lượng bằng hư không. Cho nên trong kinh Pháp, Long nữ khen pháp thân Phật mầu nhiệm thanh tịnh đủ ba mươi hai tướng hiển là liệt ứng, vì pháp thân đầy đủ nên tướng Tôn đặc. Cho nên ngài Kinh Khê xếp đồng với Hoa Nghiêm, mỗi tướng tốt cùng bằng hư không. Lại văn cú nói: Mỗi mỗi tướng đều là pháp giới hải. Lại Diệu Huyền nói: Thân trong áo dơ thật là trưởng giả. Thích Tiêm chép: Tức là trưởng giả Anh Lạc. Trưởng giả Anh Lạc há chẳng Tôn đặc, đâu đợi hiện ra? Lại Diệu Lạc nói: Nếu ba tướng ẩn trước từ thắng mà nói thì chẳng gọi là Thái Hư mà gọi là viên Phật. Kinh Pháp Hoa trước đã ba Phật lìa sáng là cách thiên tiểu. Lại đến kinh này thì từ liệt biện thắng tức ba mà một. Nếu vậy thì Pháp Hoa tức là pháp thân mà không đủ Tôn đặc. Chính lấy Thái hư mà làm viên Phật. Lại chẳng đủ Tôn đặc làm sao được gọi là Từ kém mà nói hơn tức ba mà một.

Hỏi: Pháp Hoa văn cú nói Địa sư nói Đa Bảo là pháp thân. Nêu lời Nam Nhạc phá rằng pháp thân ắt chẳng đến chẳng đi, báo thân thì nguy nga đường bệ, ứng thân thì hiện khắp tất cả. Nên tức đây mà nói là ba Phật, là chưa hết thể của nó, chỉ là biểu hiện mà thôi. Đa Bảo là biểu thị cho Phật pháp thân, Thích Tôn là biểu thị cho Phật báo thân. Phân thân là biểu thị cho Ứng Phật. Ký giải thích: Không đến là chẳng hợp Đông Lai (đến Đông Độ), không đi là chẳng hiện ra, nguy nga vòi vọi chẳng phải ở trong tháp. Ứng thân chẳng ứng chỉ đây còn chẳng phải ứng thân há đủ ba thân. Đã nói nguy nga không ở trong tháp, là tin biết báo Phật phải hiện ra thân lớn. Nếu yếu kém mà gọi là báo thì trong tháp có ngại gì, sao được phá nó?

Đáp: Lời phá này Địa sư chẳng biết biểu thị. Đem thẳng Xá-lợi mà làm pháp thân, cho nên ký phá rằng còn chẳng phải Ứng thân há đủ ba thân, cũng không phải kẻ này nói hết lý. Như kinh Khê cứ luận phải biết tượng tánh khắp hư không, ba thân rõ ràng, bốn đức không giảm. Tượng bùn gỗ còn đủ ba thân há Xá-lợi toàn thân đều chẳng đủ ư? Tuy dẫn văn cặn kẽ muốn cho không phải báo. Nhưng chẳng thể nào khiến căn cơ Pháp Hoa chẳng phải nghiệp thức mà thấy Phật.

Hỏi: Thỉnh Quán Âm sớ chép: “Vô Lượng có nghĩa là nếu sinh thân vô lượng là vô lượng của có lượng, pháp thân vô lượng là vô lượng của vô lượng.” Đại Luận nói thân pháp tánh sắc tượng vô biên còn thân Tôn đặc cũng như hư không. Đã nói thân pháp tánh, đây không diệt mới gọi là Tôn đặc. Nay quán thứ chín là quán thân Phật, quán thứ mười quán thân Quán Thế Âm. Quán Âm đã là Bồ-tát Bổ xứ, là nghiệm Phật có diệt, há chẳng phải là sinh thân là vô lượng của hữu lựong, sao lấy thân này làm thân Tôn đặc?

Đáp: Bổ xứ của Tạng Thông thì nói Phật có lượng, còn Bổ xứ của Biệt viên thì nói Phật vô lượng. Vì mười phương ba đời tất cả Như lai lại không thấy kia đâu trái nhau. Cho nên đồng một pháp thân một trí tuệ. Bồ-tát quên cơ, Như lai ứng dứt nên gọi là bổ vào chỗ Phật. Thật ra khác với tạng thông Phật trước chắc chắn diệt, Phật sau chắc chắn sinh mà làm Bổ xứ. Cho nên kinh Kim Quang Minh nói bốn Phật vào thất. Sớ bèn giải thích rằng nếu thấy bốn Phật đồng thân Tôn đặc thì một thân một trí tuệ tức là thường thân, vì đệ tử chúng là một. Nếu thấy bốn Phật, thân Phật chẳng đồng, tức là Ứng Hóa vì đệ tử chúng nhiều cho nên biết chỉ ở đồng và chẳng đồng, thường và chẳng thường mà chia ra hai thân. Tạng Thông ba thừa nên đệ tử nhiều, Biệt viên thuần Bồ-tát nên đệ tử một, há luận tướng tốt nhiều ít bằng nhau ư? Đã đồng một thân, lại gọi thường thân há dọc phân đương hiện mà ngang luận kia đây. Cho nên biết Quán Âm Bổ xứ vào chỗ pháp thân càng bày Tôn đặc vô lượng của vô lượng. Lại thân Phật của Hoa Nghiêm rõ ràng tám tướng đã là Tôn đặc. Ở đây luận Bổ xứ cùng đó nào khác mà nói là sinh thân. Cho nên biết Phật nay toàn là thân pháp giới. Cho nên diệt tức chẳng phải diệt. Quán Âm Bổ xứ sinh tức chẳng phải sinh, chẳng sinh chẳng diệt là nghĩa của thường thân mà tướng Tôn đặc hiển bày.

Hỏi: Nay chỗ quán Phật cao sáu mươi ức na-do-tha do-tuần, tuy nói là cao lớn nhưng chỉ là thân thường thấy ở Tịnh độ, sao biết như thế?

Như trong kinh Pháp Hoa nói nước Tịnh Quang Trang Nghiêm có Bồ-tát Diệu Âm muốn đến Ta-bà. Phật ấy khuyên rằng:

Thân ông cao bốn vạn hai ngàn do-tuần, thân Ta cao sáu trăm tám mươi vạn do-tuần, ông ở nước ấy đối với Phật Bồ-tát chớ nên xem thường. Cho nên biết Tịnh độ thân thường cao lớn, sao lấy thân thường mà làm Tôn đặc?

Đáp: Ở trong Đồng cư thì cõi Tịnh Quang Trang Nghiêm chỉ là nói đốn, như cõi chúng Hương trong kinh Tịnh Danh, vì ở đấy chỉ thuần là Bồ-tát, do đó chỉ thấy hiện thân cao lớn. Phật biết Diệu Âm là chúng sở tương chẳng biết Ta-bà là diệu bày quyền, đối Phật liền vội khởi cơ nhất định Tiểu, cho nên mượn cách Diệu Âm chưa thấu suốt, mà ý khiến được hiển Thắng tức liệt là quyền rất bí diệu. Đã khuyên chớ nên xem thường tức là khiến khởi tâm xem là Tôn đặc. Nếu bảo không phải thế thì sao được hiện khắp tam-muội. Như cõi An dưỡng tiệm đốn đều nói, Thanh văn Bồ-tát cùng là Tăng, cho nên khiến Phật bày hai tướng sinh thân và pháp thân. Ba mươi hai tướng chung ở sinh pháp, Đại Tiểu cùng thấy. Nếu tám muôn tướng cục ở pháp thân thì Đại thừa Hiền thánh mới được thấy. Cho nên các kinh phần nhiều nói đến sinh thân của A-di-đà là thường tướng. Nay lược nêu ra, kinh Tiểu Di-đà nói: “Cõi ấy hoa sen lớn như bánh xe.” Kinh Đại Di-đà chép: “Ao tắm của A-di-đà rộng bốn vạn tám ngàn dặm.” Lấy y mà nghiệm chánh thì thân chưa lớn lắm. Kinh Bát Chu nói Phật A-di-đà ba mươi hai tướng. Trong kinh này nói là nhỏ là theo thói quen. Sinh nước ấy liền được thấy Phật nghe pháp, liền chứng tiểu quả. Lại có thân trượng sáu, tám thước, đây há đều chẳng phải thường thân thường tướng ư? Như nay chỗ quán tám muôn tướng tốt thì Viên biệt chân tợ mới được thấy, cho nên thượng phẩm hạ sinh, sớ phán đã lên vị Tập chủng tánh. Sinh lên ấy bảy ngày thấy các tướng Tâm Phật chẳng rõ ràng, phải hai mươi mốt ngày sau mới thấy rõ và nghe tiếng chúng đều nói Diệu pháp. Chỉ thượng phẩm thượng sinh ở vị Đạo chủng tánh, sinh nước ấy liền thấy các tướng đầy đủ, ánh sáng rừng báu đều nói Diệu pháp, liền ngộ vô sinh. Hiền Bồ-tát vì y nghiệp thức nên biết tâm hiện Phật, chính ở Tôn đặc mà luận sáng tối. Nếu quen thói nhỏ và các phàm phu mà y nghiệp thức thì chẳng ở Tôn đặc mà luận sáng tối. Bởi các thứ này tuy nhờ lúc sắp qua đời hồi hướng mà được sinh, Phật thuận theo bổn tập cho nên lại dùng Tiểu thừa khiến chứng quả. Đã nói pháp vô thường khổ không thì phải dùng tướng tốt sinh thân mà ứng hiện, thân ao tắm ba mươi hai tướng chánh đối với cơ này. Cho nên kinh Bát Chu nói ở trong Chúng Bồ-tát nói kinh. Lại nói ở trong Tăng Tỳ-kheo mà nói kinh. Tin ba mươi hai tướng chung cho cả người Đại Tiểu thừa thường thấy. Cho nên kinh ấy pháp quán, đầu tiên chẳng mượn mặt trời và băng, mà liền quán tướng Phật. Bởi đây là cảnh của phàm tâm có thể tưởng ra được. Nếu tám muôn tướng thì Như lai ấy hiện thân đặc biệt, càng tăng thêm vị sâu tam-muội niệm Phật, sức của tâm phàm phu chẳng nghĩ đến được. Cho nên kinh này trước khiến quán mặt trời. Sớ giải thích là đều ở hạ phẩm hạ sinh, vì mượn tưởng băng mà tưởng đất. Thuộc ba phẩm sau phải là người danh tự. Kế được tam-muội mới thấy đất thật ở đấy. Hợp vào quán hạnh hai phẩm đầu. Kế quán cây báu và ao lầu, cho đến quán chung thành thì là phẩm ba, phẩm bốn. Quán báu tòa xong sẽ là phẩm năm. Từ tòa lên đến tràng cao như trăm ngàn muôn ức núi Tu-di. So biết thể của tòa lượng ấy khó nghĩ không phải là phẩm thứ năm ba quán công thành, vì thiền của phàm tiểu khó thể thấy kịp quán này tuy thành, nhưng kinh văn chưa cho quán thân Phật. Bèn khiến trước tưởng một tượng báu lớn xứng tòa mà ngồi và hai Bồ-tát đều tưởng ngồi tòa. Huống lại dùng làm là không hai Diệu quán mà quán, khiến tâm lanh lợi rồi mới khiến quán Phật. Người học nên biết mặt trời quán đến nay chỗ tu ba quán cùng ở sự thiền. Vì đều tu tưởng thành thì tướng hiện khởi. Sự Thiền đã tốt thì tư hoặc ba cõi đã đều bị hàng phục. Diệu quán quán tượng thì kiến hoặc liền phá mà lên vị Thất tín. Được vị này rồi mới quán chân pháp thân của Phật. Tám muôn tướng hiển mới gọi là tam-muội niệm Phật, liền cảm được Chư Phật hiện tiền thọ ký, sinh lên đó liền chứng vô sinh pháp nhẫn. Văn kinh như đây mà nói tướng viên thám quán hiển ra, bảo là đặc biệt. Thật không phải sinh thân là tướng thường thấy của phàm phu Tiểu thừa.

Hỏi: Trong tựa giải thích đề có nói Phật Vô Lượng Thọ là thắng cảnh được quán há chẳng phải nhờ y chánh sắc tâm mà tu ba quán mà hiển lý ba đế. Nay tám muôn tướng đã là chánh báo tức là sinh thân. Mượn đây tu quán, quán thành thì lý hiển. Bền thấy tướng tạng hải trần số mới gọi là Tôn đặc, chẳng lẽ sinh thân phần đoạn lại là Tôn đặc ư?

Đáp: Trước là chánh giải thích đề, lấy ba thân diệu mà giải cảnh được quán. Nay đến văn kinh lấy tám muôn tướng làm cảnh được quán, tin tám muôn tướng cùng với ba thân diệu chẳng hai chẳng khác. Hai chỗ đều dùng cảnh bất tư nghĩ mà làm sở quán. Cho nên tám muôn tướng quán mà khiến hiển. Hiển gọi quán thành không khác sở hiển. Lại người tu niệm Phật, ai chẳng mượn chánh báo Phật mà tu quán, chỉ cảnh tùy giải mà gọi sinh gọi pháp. Kẻ tiểu cơ chẳng hiểu thân Phật được quán là pháp giới dụng, bảo là chính tập sinh cho nên gọi là sinh thân kẻ đại cơ hiểu được Phật được quán là pháp giới dụng, nên đã có bổn, sinh liền đồng pháp. Cho nên được gọi là pháp thân. Cho nên thấy tướng Phật hoặc nhiều hoặc ít đều gọi là pháp thân. Nay kinh nói bày thân pháp giới Phật vào trong tâm tưởng. Cho nên sớ nêu rằng:

Pháp quán thân Phật đây tức ba mà một pháp thân. Huống chi nay chẳng phải sơ tâm quán cảnh, mà chính là cảnh sở quán của viên thất tín. Huống ở tòa tượng viên quán đã thành, liền nhờ Tạng thông sinh thân mà tu quán. Lại quán sinh thân hiển Tạng trần tướng, đây chính là người thông bị tiếp Biệt viên, hoàn toàn không phải Đốn giáo thỉ chung viên quán. Chỉ như ba mươi hai tướng của Bát chu tức biết tâm hiện cho nên các tướng đều ở trong đó. Y cứ vào thắng cảnh sở quán mà nói sinh thân rất chẳng thể được. Người học nên biết tám muôn tướng hiển thì tức ba đế hiển do lấy tướng pháp thân sở cụ này cùng vốn không tương ưng với ba hoặc. Cho nên mỗi tướng đều tương tức Chân tục trung, tức một mà ba, tức ba mà một chẳng thể nghĩ bàn gọi là Diệu sắc chân thiện. Nay tam-muội hiển tướng vốn diệu, cho nên quán Quán Âm nói đó là sắc thân chân thật.

Hỏi: Thân Tôn đặc đã là Báo tha thọ dụng thì phải vào Biệt viên địa trụ mới thấy. Nay tám muôn mà vị tương tợ thấy được thì nghiệm là chẳng phải Tôn đặc, phải là sinh thân.

Đáp: Y cứ vào nghĩa nào Biệt viên tợ vị chỉ thấy sinh thân. Nên biết thì thân Tôn đặc, Địa trụ trở lên đến phần chứng mới luận thấy. Trước Địa trụ là tương tợ cũng luận thấy, đây mới chính là Như lai dùng thân Phật Báo mà ứng hiện hai cõi.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6