KINH NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

KINH SỐ 952

Hán dịch: Đại Đường_Thiên Trúc Tam Tạng BỒ ĐỀ LƯU CHÍ phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

QUYỂN THỨ NHẤT

TỰA PHẨM THỨ NHẤT

Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Bạc Già Phạm (Thế Tôn) ở nước Ma Kiệt Đề, bắt đầu thành Chánh Giác tại trướng Đại Bảo Tràng trong Kim Cang Đạo Tràng dưới cây Bồ Đề. Cái trướng báu ở đất ấy đều là Thần Thông, Công Đức Đại Phước của Như Lai tạo thành, thuần dùng vô lượng châu báu thượng diệu, kỳ lạ tự nhiên hiển đầy mọi loại trang nghiêm, mọi hình sắc xen lẫn phát ra ánh sáng lớn. Bánh xe báu đặc biệt kỳ lạ thanh tịnh tròn đầy, dùng vô lượng màu sắc xen lẫn nhau để trang sức, giáp vòng vây quanh mà hiển hiện lọng báu, phướng, phan tỏa ánh sáng rực rỡ, hương màu nhiệm, vòng hoa, lưới võng bảy báu che kín bên trên. Vật báu lớn vô tận, tự tại hiển hiện. Các cây báu, hoa, lá tỏa ánh sáng tươi đẹp. Do Thần Lực của Đức Phật cho nên khiến đất ở Đạo Tràng này rộng rãi đẹp đẽ nghiêm tịnh, ánh sáng chiếu khắp. Hết thảy báu màu nhiệm kỳ lạ đặc biệt gom chứa vô lượng căn lành, nghiêm sức Đạo Tràng.

Cây Bồ Đề ấy cao lớn kỳ lạ, Lưu Ly làm thân, báu màu nhiệm làm cành nhánh, rũ bày lá báu giống như đám mây dầy đặc. Hoa báu đủ màu trợ nhau xen kẽ, Đại Bảo Ma Ni dùng làm quả trái. Ánh sáng ấy chiếu khắp hết thảy cõi Phật, mọi loại hiện hóa bày làm Phật sự. Hiện khắp Nhất Tự Phật Đảnh Chuyển Luân Vương Chú của Đại Thừa, Giáo của Bồ Tát Đạo. Do Thần Lực của Đức Phật cho nên diễn ra mọi loại Phạm Âm, âm thanh màu nhiệm tán dương vô lượng Công Đức của Như Lai, cùng với vô số Đại Bồ Tát đều đến dự. Các vị ấy tên là: Kim Cang Tràng Bồ Tát Ma Ha Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát… vô lượng các Đại Bồ Tát đều là bậc Thượng Thủ cùng với hết thảy Đại Chúng Hội ở dưới cây Bồ Đề màu nhiệm, dùng Thần Lực của Phật tụ hội ngồi trong chu vi năm trăm Du Thiện Na mà chẳng chướng ngại lẫn nhau. Đức Như Lai ở trong ấy, bảo Di Lặc Bồ Tát với các Bồ Tát rằng: “Này ông, Thiện Nam Tử! Cái cây này tức là cái cây mà Phật Bồ Đề đã trang nghiêm. Khi Ta bắt đầu ngồi dưới cái cây này thời liền phá bốn Ma, được chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Phật Trí. Các ông cũng nên ngồi ở đất này, khiến cho các ông sẽ được Phật Trí vô thượng”.

Bảo lời này xong, yên lặng chẳng động.

Khi ấy, Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát dùng Đức oai thần của Phật, nương vào sức vốn đã Nguyện xưa kia, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, chỉnh sửa quần áo, quỳ thẳng lưng, chắp tay, cung kính, chiêm ngưỡng, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nay con xin thưa hỏi về Pháp Như Lai Chánh Giác Chuyển Luân Đảnh Chú. Dùng phương tiện nào khiến chỉ bỏ chút ít công sức liền được thành hướng? Pháp Đại Minh Chú của hết thảy Như Lai. Pháp Gia Hạnh, Đàn Ấn, mọi loại việc…. Pháp Nhất Tự Chuyển Luân Vương, Pháp vào Đại Tam Ma Địa Đàn Xứ, Pháp thành tựu, Pháp niệm tụng, Pháp xoay vần kết Ấn, Pháp bí mật, Pháp tô vẽ tượng, Pháp trừ nghiệp chướng, Pháp giàu có tiền của, Pháp Hàng Ma Oán, Pháp chân thật của hết thảy Như Lai Chủng Tộc với Pháp Vô Ngại Tối Thắng Minh thuộc Thế Gian, Xuất Thế Gian với Pháp hết thảy hữu tình, hữu tình giới, Bồ Tát thành tựu Hạnh, Pháp Đà La Ni… khiến cho hết thảy hữu tình trong cõi Thiệm Bộ Châu này được an vui lớn.

Các hữu tình này dùng sức bí mật của Chuyển Luân Vương Như Lai, hết thảy sẽ được làm Đại Phật Sự. Do hết thảy hữu tình trong cõi Thiệm Bộ Châu này được an vui lớn, liền hay thành tựu Pháp Đảnh Vương này.

Tùy được thành tựu Chú Pháp của hết thảy Thiên Thần, chủng tộc của Thiên Thần. Chú Pháp của hết thảy Rồng, chủng tộc của Rồng. Chú Pháp của hết thảy Dược Xoa, hết thảy chủng tộc của Dược Xoa. Chú Pháp của hết thảy La Sát, hết thảy chủng tộc của La Sát. Chú Pháp của hết thảy Càn Thát Bà với chủng tộc. Chú Pháp của hết thảy A Tố Lạc với chủng tộc. Chú Pháp của hết thảy Ca Lâu La hết thảy chủng tộc của Ca Lâu La. Chú Pháp của Khẩn Na La với chủng tộc. Chú Pháp của Ma Hô Lạc Già với chủng tộc… cho đến Pháp Thế Gian Xuất Thế Gian, hết thảy đều thành tựu không có chỗ chướng ngại, vì các hữu tình làm Đại Trú Xứ, trừ các cấu chướng thành Chú Pháp của con (Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát) với thành Pháp Đàn, Ấn, Chú của Quán Âm, các Đại Bồ Tát, bậc Đại Oai Đức, với vô lượng Pháp Đàn, Ấn, Chú khó thành mà hết thảy Như Lai đã nói. Thế nên cúi xin Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng

Giác rũ lòng thương, dạy bảo chỉ lối cho hữu tình, vì con mà nói”

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: “Lành thay! Lành thay! Các ông hay hỏi Ta Nhất Tự Vương Đảnh Đại Chuyển Luân Vương này thành nhóm Đàn Pháp bí mật mà hết thảy Như Lai đã nói, khiến cho người trì Chú an trụ, siêng năng tu hành.

Thế nên, Mật Tích Thủ! Các ông hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Nay Ta tuyên nói điều mà hết thảy Như Lai xưa kia sớm nói, hết thảy Như Lai đời vị lai cũng sẽ nói”

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai liền dùng Phật Nhãn quán sát vòng hết tất cả hữu tình trong hết thảy Thế Giới, tất cả hữu tình trong hết thảy Thế Giới ở đời vị lai, mội một nhóm Phước, Nguyện, Lực…ṇơi đã gieo trồng căn lành xưa kia, rồi bảo các Bồ Tát rằng: “Này Thiện Nam Tử! Các ông nghĩ nhớ Nhất Tự Chuyển Luân Vương Chú, hết thảy Tối Thắng Tam Ma Địa Tốt Bất Tư Nghị Thần Thông Lực Xứ mà hết thảy Như Lai đã nói. Pháp này hay ở hết thảy Thế Giới làm Đại Phật Sự”.

Khi ấy, các Bồ Tát Ma Ha Tát kia nương theo sự dạy bảo của Đức Phật đều dùng Tâm nhớ đến Nhất Tự Chuyển Luân Vương Tam Ma Địa Xứ. Chỉ trừ Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Bồ Tát. Tại sao thế? Vì Đức Phật gia bị vậy.

 

NHẬP TAM MA ĐỊA GIA TRÌ HIỂN ĐỨC PHẨM THỨ HAI

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nhập vào Phật Thần Biến Đại Tam Ma Địa. Khi nhập vào Tam Ma Địa thời nghĩ nhớ vòng khắp hết thảy cõi hữu tình. Liền dùng căn lành đã tu hành gom chứa vô lượng sáu Ba La Mật trong vô lượng cu tri căng già sa đẳng kiếp, từ 32 tướng Đại Trượng Phu phóng ánh sáng lớn. Trên mỗi một tướng đều hiện Pháp Ấn, mỗi mỗi đều có ánh sáng của chủng tộc vây quanh. Ở phần cao nhất trên đảnh đầu phóng hiện ra vô lượng trăm ngàn ánh sáng, ấng sáng ấy có đủ màu sắc chiếu khắp mười phương, hữu tình trong đó gặp ánh sáng này đều cùng cảnh ngộ. Ánh sáng ấy quay trở lại, nhiễu quang Đức Phật ba vòng, rồi đểu trở lại tướng như cũ.

Khi Đức Thích Ca Như Lai phóng ánh sáng này xong, từ Tam Ma Địa an lành từ từ đứng dậy, quán các cõi Phật như vua Sư Tử với quán Hội Chúng, rồi bảo Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Pháp Nhất Tự Đảnh Luân Vương Chú, bốn Ô Sắt Nị Sa Chú Vương, Phật Nhãn Hào Tướng Chú Vương. Nhóm Chú Vương này là bàn tay, bàn chân của Như Lai, là cái môi của Như Lai, là cái miệng của Như Lai, là vua chuyển bánh xe Pháp làm lợi ích lớn cho hết thảy hữu tình.

Nếu hết thảy hàng Bồ Tát với các người, hàng người trong Thế Giới này, hay y theo Pháp đọc tụng, thọ trì Nhất Tự Luân Vương Đảnh Minh này thì hết thảy tất cả chư Thiên, người đời, mọi loại Quỷ Thần đều không thể hại, làm các phá hoại. Do đây sẽ được hết thảy an vui, thọ nhận vô lượng Phước, hành Đại Từ Bi, trụ Địa chẳng thoái lùi, không có các nạn: buồn bực, bệnh tật, lửa, nước, đao, vua chúa… không có các nhóm độc hại.

Nhất Tự Xuất Sanh Tam Ma Địa Luân Vương Chú này của Ta. Nếu có Bồ Tát mới học Đại Thừa với các hành người, tin tưởng, hướng về, tụng trì, viết chéo, đeo mang. Liền được vô lượng Đại Oai Đức Thiên ủng hộ, các Trời Rồng ác chẳng dám gây chướng não, thường được an ổn.

Nếu người viết chép, nên khiến tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, như Pháp giữa Trai Giới, ngồi ở bên cạnh Đàn, cầm vỏ cây hoa dùng Hùng Hoàng viết Chú, bố thí cho Bí Sô, Bí Sô Ni cột buộc góc áo Cà Sa rồi đeo giữ.

Nếu quốc vương, vương tộc, đại thần, liêu tá (quan lại), các tộc tính nam, tộc tính nữ đeo mang thì đều đội trên đầu hoặc cột buộc trên cổ hoặc trên cổ tay, cánh tay… liền được an ổn, trừ các tai não, thường được chư Thiên xem xét, kính trọng, khen ngợi đều khiến cho chẳng bị đọa vào các ẻo ác.

Này Kim Cang Mật Tích Thủ! Đại Chú Vương này cũng hay diệt các Tai Tinh (sao xấu gây tai họa), biến quái… là an vui lớn, cũng hay nhiết phục hết thảy tám Bộ Trời Rồng, Quỷ Thần… cũng hay thành tựu các Chú của Đương Bộ”.

_Lại bảo Kim Cang Mật Tích Thủ: “Chú của Bạch Tản Cái Phật Đảnh Vương, Siêu Đảnh Vương, Thắng Đảnh Vương, Quang Tụ Đảnh Vương của hết thảy Như Lai này đồng ngang bằng, trụ ở trong Tam Ma Địa (Samādhi) của hết thảy Như Lai, Thần Lực đều ngang bằng, rộng lớn vô lượng. Do chẳng thể theo kịp Nhất Tự Minh Đảnh Luân Vương Tối Thượng Tam Ma Địa Chú. Vì sao là tối thượng không có ngang bằng? Vì Như Lai Nhãn Chú, Hào Tướng Chú, nhóm Chú: Nha, Thủ, Bát, Cà Sa, Chuyển Pháp Luân của Như Lai Từ Bi Nan Thắng … cùng nói Chú này mới được vô thượng.

Lại từ tiếng rống của Đại Bi Đại Từ Đại Trượng Phu mà hết thảy các Đại Bồ Tát chẳng thể tồi hoại, hết thảy chư Phật tùy vui gia bị, làm ánh sáng Đại Trí phá các hắc ám, bền nhiễm Tịnh Tuệ hay làm tướng Phước oai đức cát tường, tối thắng trong Thế Gian, không dơ bẩn, thanh tịnh, dõng mãnh, bền chắc, hiện bốn Vô Úy, làm Thiện Tuệ thâm sâu, Trí tối thắng rộng lớn vô lượng, hay làm oai đức ánh sáng lớn mười Lực Kim Cang không có gián đoạn (Vô Gián Kim Cang thập lực) phá các ám chướng, nhập vào các Phật Trí, hay thành hết thảy Trí Tuệ, Công Đức vạn hạnh của các Đại Bồ Tát, hay làm hết thảy nơi chốn của Đại Oai Đức dõng mãnh vắng lặng cao lớn không có chướng ngại, hay đối với hết thảy hữu tình có nghiệp ác làm nơi chốn Đại Từ, hay hiện nơi chốn Thần Lực Tam Ma Địa của hết thảy Như Lai.

Liền nói Nhất Tự Minh Đảnh Luân Vương Chú là:

“Na mưu sa mạn đa bột đà nam. Úm, bộ-lộ-hộ-hồng”

Khi Đức Như Lai nói Nhất Tự Đảnh Minh Chú này thời căng già sa đẳng ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, một thời chấn động theo sáu cách, như ở Thiệm Bộ Châu có gió mạnh thổi các rừng rậm, cây cỏ…trong đó, hết thảy các Sơn Vương cũng đều chấn động, hết thảy tận nguồn biển đều sôi sục phun trào lên. Do Thần Lực của Đức Phật nên hết thảy cung Ma dấy khởi lửa lớn khắp, các Ma trong đó vị lửa áp bức thảy đều hoảng sợ, xưng Phật, quy y… hết thảy khổ tại Địa Ngục đều được ngưng dứt.

Khi Đức Thế Tôn hiện làm đại oai đức của Nhất Tự Minh Đảnh Luân Vương thời đột nhiên biến thân trạng như Đại Luân Vương, hiện đủ bảy quyến thuộc báu viên mãn, trong mỗi một báu đều phóng đại quang luân (bánh xe ánh sáng to lớn) chiếu vô biên hết thảy báu Pháp, một thời hiện ra phóng đủ loại ánh sáng báu. Đại Luân Vương này ngồi trên tòa báu, thân hách dịch phóng mọi loại ánh sáng chiếu hết thảy giống như đống vàng ròng.

Trong Hội: hữu tình, quyến thuộc của hữu tình không có một ai có thể dòm ngó, chiêm ngưỡng. Hết thảy các Đại Bồ Tát trong Hội này như nhóm Di Lặc cũng không có ai có thể dòm ngó, chiêm ngưỡng. Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát do oai thần của Phật đột nhiên mê loạn té xuống đất.

Lúc đó các vị Đại Oai Đức Thiên là: Đại Tự Tại Tại Thiên, Na La Diên Thiên, Đế Thích Thiên, Câu Phế La Thiên, Bà Lỗ Na Thiên, Diệm Ma Pháp Vương cho đến hết thảy các Thiên Thần, hết thảy Quỷ Thần có oai đức lớn…cầm nắm bánh xe, cây kích, cái chày, sợi dây, cây côn (bổng), cây gậy với các khí trượng trong tay quyến thuộc thảy đều rớt té

Khi ấy, Đại Luân Vương hiện ánh sáng Đại Bi khiến cho các Bồ Tát nhớ nghĩ Bồ Đề Thần Thông Tam Ma Địa. Lúc đó, hết thảy các Đại Long Thần, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà, tám Bộ… một thời ru rẩy sợ hãi, lông trên thân dựng đứng, không thể quán nhìn tư mạo, oai quang của Đại Luân Vương. Thời chỉ Đẳng Tâm (Tâm bình đẳng đối với hết thảy kẻ oán, người thân” quy Phật Thế Tôn: “Nam mô Phật Đà, nam mô Phật Đà” (NAMO BUDDHA, NAMO BUDDHA)

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn làm cho Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát với các Đại Chúng được thức tỉnh, cho nên trong khoảng phút chốc, ẩn thân oai đức này, quay trở lại tướng Như Lai, nói Nhất Thiết Phật Nhãn Đại Minh Chú Mẫu này bảo kẻ rất đáng sợ khó điều phục, ấy là muốn thành tựu hết thảy việc, địa vị của Nhất Thiết Minh Đảnh Chuyển Luân Vương Chú thuộc Thế Gian (Laukika), Xuất Thế Gian (Lokottara) diệt các tranh luận. Chú này tức là Mẫu Chú của hết thảy chủng tộc của Phật. Lại là mẹ sanh ra nuôi dưỡng của hết thảy các Đại Bồ Tát, lại là Chú của năm loại mắt của chư Phật.

Liền nói Chú là:

“Na ma tát phạ đá nga đế biều, la ha tệ, tam miểu tam bột thê tệ. Úm, lỗ lỗ, tắc phổ lỗ, nhập phạ la, để sắt tha, tất đà, lô giả nỉ, tát phạ lạt tha, sa đà nễ, sa ha”

 

Nói Nhất Thiết Phật Nhãn Chú này xong thời Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát đã tỉnh lại xong, từ mặt đất đứng dậy. Các bậc có oai đức ấy, hết thảy Thiên Chúng đều được Bổn Tâm ưa thích, an vui đều cầm khí trượng vốn có của mình, chuyên Tâm quy Phật, chiêm ngưỡng khen rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Thật hiếm có! Bạch Đấng Thiện Thệ! Thật hiếm có!”

Thời hai vị Đại Sĩ chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Hôm nay vì sao Đức Như Lai đặc biệt hóa nhóm ánh sáng lớn của tướng Chuyển Luân Vương, rất là kỳ lạ, hiếm có, vốn chưa từng thấy?”

Đức Như Lai bảo rằng: “Này Đại Thiện Nam Tử! Đây là tướng Đảnh Luân Vương nắm giữ Môn Tam Ma Địa Hình Tướng Thần Biến của chư Phật. Ví như các ông tụ tập hiện việc chẳng thể nghĩ bàn của mọi loại oai đức, các tượng Thần Biến trong Đại Đàn. Như Lai cũng thế, như vậy chấn hiện Đại Chuyển Luân Vương có thân sắc, tư mạo, oai đức đặc biệt lạ kỳ ,

Đảnh Luân Vương này là thân an trụ tối thắng Tam Ma Địa của hết thảy Như Lai. Hết thảy tất cả các Đại Bồ Tát không thể vượt qua được, hết thảy Chú Vương cũng không có ai hơn được. Nếu ở tại phương xứ có người tụng Chú này thì trong năm Du Thiện Na, hết thảy Chú Vương thuộc Thế Gian, Xuất Thế Gian đều không có thành trụ.

Nếu ông đồng ở phương xứ này đã nói Đại Chú gia trì thì nói chung cũng không có thành trụ. Nếu có người niệm Đảnh Vương Chú này, liền được tất cả Đại Chú thuộc Thế Gian, Xuất Thế Gian đều hoàn thành được hết.

Toàn bộ hết thảy Pháp Chú mà ông đã nói, tụng trì không có hiệu nghiệm, liền dùng Chú này để thường trợ tụng, liền được thành tựu trong năm Du Thiện Na, hết thảy Bồ Tát, Kim Cang, Chú Thần, tám Bộ Trời Rồng đều chẳng trụ vào hiện tướng thành tựu.

Lại oai đức Thần Lực của hết thảy Tối Đại Vương Chú khác cũng chẳng thể che khuất được Đại Luân Vương Chú này. Tại sao thế? Vì Chú này có oai thần tối tôn kỳ lạ đặc biệt không có bạn ngang bằng (vô đẳng lữ), các Bồ Tát mười Địa cũng sợ oai đức thần lực của Chú này, huống chi là chư Thiên.

Nếu mỗi khi tụng Chuyển Luân Vương Chú này thì trước tiên nên tụng Phật Nhãn Chú bảy biến, đủ số rồi mới an tụng Đảnh Luân Vương Chú này. Thời Số xong rồi, lại tụng Phật Nhãn Chú bảy biến, liền được an ổn không có các nhiễu não”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại ở trên Tòa, hiện hết thảy Phật gia bị cho thân của Bạch Tản Cái Đảnh Chú Vương. Vào lúc đó, ngay trên đảnh đầu, khắp bờ mé hư không của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới hợp hiện một cái lọng, cũng chẳng tiếp chạm gây lo lắng cho hữu tình ở trong hư không (không cư hữu tình)

Khi ấy, hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Kim Cang Thủ chắp tay bạch rằng: “Thế Tôn! Thần Biến như vậy là Nhân Duyên gì mà đột nhiên biến biện ngàn hình trạng to lớn như dù lọng trụ trên đảnh đầu của Phật, chẳng thấy bờ mé, không có gì chẳng hiểu biết được?”

Đức Thế Tôn bảo rằng: “Đây là vô lượng Như Lai cùng nhau nói Bạch Tản Cái Đảnh Vương. Lại là vô biên Sắc Bảo (vật báu có hình sắc), vô biên âm thanh của hết thảy Như Lai. Chuông lắc tay báu, lưới võng của hết thảy Như Lai hiển hiện vòng khắp trang nghiêm dù lọng ánh sáng của chư Phật Thế Tôn chẳng thể nghĩ bàn. Nhất Thiết Như Lai Bạch Tản Cái Vương, Ta vì Tản Cái hiện dù lọng này khiến cho các hữu tình mau được thành tựu. Nên biết, ở đây hiện Nhất Thiết Chư Phật Bạch Tản Cái Đảnh Vương này thì hết thảy Bồ Tát, bậc Đại Oai Đức cùng nhau suy nghĩ đo lường cùng tận, cũng chẳng thể biết. Giả sử các Phật Tử trải qua trăm ngàn cu chi Kiếp xem xét suy nghĩ mé trước, mé giữa… cũng chẳng thấy chẳng biết.

Lúc đó, Đức Tích Ca Mâu Ni Như Lai ngửa xem Bạch Tản Cái Vương trên đảnh đầu, chấn Thần Lực của Phật nắm giữ ánh sáng thân tướng của Bạch Tản Cái Chú Vương.

Liền nói Chú là

“Na ma sa mạn đá bột đà nam. Úm, đát tha nghiệt đô sắt nật sa, a na phạ lô chỉ đá, mỗ thuật đà na. Úm, hồng, ma ma ma ma, hổ-hồng, nễ”

 

Khi Đức Phật nói Chú này thời ba ngàn Đại Thiên chấn động theo sáu cách. Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát: “Bảch Tản Cái Đảnh Vương này hay thành hay nhiếp hết thảy nhóm Chú. Sực của Chú Vương này chẳng trống rỗng, không có chướng ngại, dõng mãnh không có ngăn ngại, không có hàng nào ngang bằng được”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì lợi cho hữu tình, lại hiện Đại Quang Tụ Chú. Hết thảy Thần Lực, oai đức của Chú Này đồng nhất với câu Kim Cương có sức oai thần của Nhất Tự Đảnh Vương Luân Vương.

Liền nói Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Úm, đát tha nghiệt đô sắt nật sa, a na phạ lộ chỉ đá, mỗ thuật đà na, đế thù la thủy, hổ-hồng, nhập phạ la, nhập phạ la, đà cả đà cả, nại la, nhĩ nại la, sân na sân na, tần na tần na, hổ hổ hồng, phán tra, phán tra, sa ha”

 

Nói Chú này xong, ở đảnh đầu của Đức Như Lai phóng ánh sáng lớn tràn đầy ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Ánh sáng biến đất ấy rộng lớn khắp thành hiện hoa sen báu lớn, Đức Như Lai ngồi bên trong, ánh sáng báu đủ màu lớp lớp sáng rực hợp đầy cõi Đại Thiên giáp vòng bờ mé hư không, hết thảy hoa báu làm cái dù lọng, dùng mọi loại chuông lắc tay báu, mọi loại trang nghiêm giáp vòng Đại Thiên để làm tường vách, thuần báu vô giá để nghiêm sức, nền thềm bực cũng trang nghiêm mọi báu.

Ở trong Hội này, hết thảy các Đại Bồ Tát nhìn thấy Thần Biến này đều mừng rỡ vui vẻ được đại an lạc. Hết thảy Chú Pháp Thế Gian Xuất Thế Gian đã thành tựu thảy đều đoạn hoại. Tại sao thế? Do sức của Đại Quang Tụ đồng với Đảnh Luân Vương, cho nên Tâm đã nhớ niệm Quang Tụ Chú này chặt phá Chú khác, tức đều chặt phá… chỉ trừ Nhất Tự Luân Chú Vương, Bạch Tản Cái Chú, Siêu Đảnh Chú Vương, Phật Nhãn Mẫu Chú, Phật Ngũ Tự Tâm Chú… còn lại hết thảy các Pháp Thế Gian Xuất Thế Gian đều hay chặt cắt, đánh đập điều phục, thu nhiếp, hô gọi…Ở lúc trước, nếu có người trì Chú được đại chứng nghiệm, tạm đọc tạm tụng Quang Tụ Chú liền được mau chóng tồi phục hết thảy Quỷ Thần.

Này Kim Cang Một Tích Chủ! Quang Tụ Vương Chú này đừng tụng ở nơi bất tịnh hôi dơ uế ác, chỗ tắm giặt, nơi đi tiêu tiểu… không được tụng ở nơi không có tháp Xá Lợi của Phật… Đừng đối trước mặt hết thảy Chú, Chú Tượng, các hữu tình của Đàn Hội, tạm vọng tụng Quang Tụ Vương Chú này. Tại sao thế? Vì Quang Tụ Vương Chú này đồng với sức của Nhất Tự Luân Vương, cho nên chỉ ở nơi có tháp Xá Lợi của Phật, nơi thanh tịnh vắng vẻ, nơi ở đảnh núi cao, nơi hang động của danh sơn, nơi thù thắng bên bờ biển, bãi cù lao xa xăm trong biển. Tại sao thế? Vì Quang Tụ Vương Chú này có oai đức mạnh lớn, hay hủy hoại khiến cho oai đức của sức Chú của ta với người khác đều không có thành hướng

Nếu Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân ưa thích trì tụng Quang Tụ Vương Chú này thời trước tiên tụng Nhất Tự Luân Vương Chú với Phật Nhãn Chú đều bảy biến xong rồi mới tụng Chú này tức được oai đức lớn, bốn Đại (đất, nước, gió, lửa) an ổn, thân thể da dẻ sáng bóng, thông ngộ Biện Trí

Này ông, Mật Tích Thủ! Quang Vương Chú này, nếu thành tựu tức ngang với thành tựu Tam Ma Địa của Nhất Tự Luân Vương Chú, cũng hay thành tựu hết thảy việc, hay làm ánh sáng chiếu soi hết thảy. Chú này từ Nhất Thiết Lực Tam Ma Địa của hết thảy Như Lai phun chảy hiện ra. Chú này không có nơi gia trì lực của hết thảy Như Lai, vì hiện vô lượng oai đức của hết thảy các Đại Bồ Tát”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì an vui cho hết thảy hữu tình, cho nên lại nói Cao Đảnh Vương Chú là:

“Na ma sa mạn đá bột đà nam. Úm, nhập phạ la, nhập phạ la, niệp tệ đặc già đố sắt nị sa, độ na độ na, hổ hổ hồng”

 

Nói Chú Thần này như bên trên. Nếu người nam, người nữ hiền thiện ưa thích thành tựu Nhất Tự Luân Vương Chú, nên khiến cho trong ngoài nghiêm sức tinh khiết. Lấy vỏ cây hoa hoặc trên lụa, giấy… dùng Hùng Hoàng viết Cao Đảnh Vương Chú này, đeo ở vai, cánh tay kèm trì Chú này, tức mau thành tựu.

Nếu quốc vương, vương tộc, đại thần, liêu tá (Quan lại), nam nữ có niềm tin trong sạch, hết thảy mọi người tin tưởng Chú này… cũng khiến viết chép đội trên đảnh, đẹo ở khuỷu tay, cánh cánh tay… ắt được mọi người kính mến, mà chẳng gây xâm não, tai cấu, tiêu diệt… sẽ được biện tài, viên mãn Phước Tướng.

Nếu có quân tướng với các binh chúng tin kính Chú này, cũng khiến viết chép treo cột ở cây cờ, với đội trên đầu, đeo trên cánh tay… khi đi đến trận của quân khác thì chúng đều tự thần phục, chẳng bị tàn hại. Tại sao thế? Vì sức của chư Như Lai gia trì vậy.

Chú này có oai lực đồng với sức của Nhất Tự Luân Vương, là nhóm sức gia trì của các Như Lai Tam Ma Địa

_Khi ấy, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại hiển bày oai đức thần thông chẳng thể nghĩ bàn, khiến diệt mọi loại khổ ở hết thảy Địa Ngục, nẻo ác… nhập vào nơi Tam Ma Địa oai đức thần thông của hết thảy Như Lai.

Liền nói Nhất Thiết Như Lai Thắng Đảnh Vương Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Úm, nhập phạ la thệ dữu sắt nật sa, nhập phạ la, nhập phạ la, bạn đà bạn đà, ná ma ná ma, nột lỗ ma, nột lỗ mãng, nột lỗ mãng, hác củ, khả na, hổ-hồng”

 

Khi nói Chú này thời oai đức của Chú này khiến cho mọi loại đói khổ mọi hữu tình ác ở các Địa Ngục đều ngưng dứt hết, một thời được thức ăn ngon ngọt, món ăn ngon đẹp.

Này Mật Tích! Thắng Đảnh Vương Chú này là thần thông biến hóa của căng già sa đẳng chư Phật. Ở phương xứ nào, có người tạm quán sát, đọc lên thì hết thảy các Ma liền chẳng vào bên trong được, huống chi là người thọ trì.

Mật Tích! Có người tinh cần thọ trì Thắng Đảnh Vương thì người này không có gì chẳng được thần thông. Chú này cũng đồng với Nhất Tự Luân Vương Chú, hay khởi thần thông, đi vào Địa Ngục độ thoát hết thảy khổ nặng nề của hữu tình.

Này Mật Tích! Chú này có công đức vô lượng vô biên. Nay Ta lược nói chút ít vậy”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát rằng: ‘Năm Đảnh Vương Chú này từ Lực Tam Ma Địa của hết thảy Như Lai tuôn ra. Nay Ta lược nói chút phần.

Này Mật Tích! Nếu có Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân ở chỗ của vô lượng Đức Phật, đem quần áo, giường nằm, tòa ngối, thuốc thang, thức ăn uống, tài bảo, hết thảy nhóm vật thượng diệu.. ngày ngày ba thời cầm dùng cúng dường trải qua trăm ngàn Kiếp thời trăm phần, ngàn phần Công Đức đã được chẳng bằng một phần Công Đức của người ở 21 ngày, y theo Pháp trì năm Đảnh Luân Vương này, huống chi là đọc tụng, thọ trì nhóm Chú Vương này, được thành tựu, quyết định Địa của Bất Thoái Bồ Tát. Hết thảy chư Thiên, bậc Đại Oai Đức nhìn thấy người thành tựu năm Đảnh Vương này mà chẳng rời khỏi tòa ngồi, đứng lên nghênh tiếp… kẻ trái nghịch thì cái đầu bị phá vỡ làm bảy phần, hết thảy oai quang của chư Thiên đều bị che lấp chẳng thể hiện. Oai quang của người này vượt hơn chư Thiên gấp trăm ngàn vạn lần.

Nếu người có Đại Phước, thuần Thiện Đức ưa thích thành Phật, tức nên như Pháp viết chép, tụng trì Kinh này. Thường đem hương xoa bôi, hương bột, hương đốt, hoa, quả, thức ăn uống để cúng dường

Nếu thấy có người tin tưởng Thần Thông, Oai Đức, hết thảy Pháp thâm sâu của Đức Phật, thực hành Bồ Tát Hạnh, liền nên vì người đó nói, đừng có keo kiệt… liền thành tựu. Ở trăm ngàn kiếp chẳng bị rơi vào Địa Ngục, được Túc Mạng Trí, cho đến A Nậu Đại Bồ Đề. Hết thảy chẳng thể gây nhiễu hại, Giáo Mạng đã diễn nói thì người đều kính nhận. Nếu khi hết mạng thời như nhập vào Tĩnh Lự (Dhyāna: thiền định).

Này Mật Tích! Nếu người có Phước Đức, đoan chánh, không có các khuyết lậu, dung mạo viên mãn, thường chẳng lười biếng, chỉ ưa thích tu học Đạo Giáo của Đại Thừa, viên mãn Đại Nguyện của Bồ Tát, vượt qua mọi cảnh Ma, hướng đến Bồ Tát Địa, thời người như vậy khiến được Kinh này, thành tựu Chú này.

Mật Tích! Nếu thấy người này thì nên kính làm bạn lành (thiện hữu), nên đem mọi loại phương tiện vì họ nói Công Đức của Pháp Môn này, dạy truyền Nghi Pháp thời người này liền được thành tựu Đại Ngũ Đảnh Vương Chú này.

Mật Tích! Chú Vương Kinh này ở vô lượng cõi Phật, khó được thấy nghe. Nếu được nghe thì đều là Thần Lực gia bị của Như Lai. Nếu được Kinh này tức là Chủng Tộc của Như Lai. Tại sao thế? Vì Như Lai Chú Tam Ma Địa Vương này thật khó nghĩ bàn, nên biết Chú Tôn này là tối thượng tối thắng trong hết thảy Chú. Các hữu tình này cần phải quyết định sanh Tâm tối thượng, thành năm Đảnh Luân Vương Chú này.

Nếu có hữu tình được gặp Kinh này thì thanh tịnh như Pháp, hoặc viết hoặc tụng Chú này, Kinh này. Nên biết người này tức liền sẽ được năm Đảnh Chú Tam Ma Địa Vương, chặt cắt giặc oán kết (kết tặc), tâm giận dữ, tâm oán hận, tâm ganh tỵ, tâm hại… tức được chư Thiên cung kính cúng dường, đi theo giúp đỡ”.

 

NHẤT TỰ ĐẢNH VƯƠNG HỌA TƯỢNG PHÁP PHẨM THỨ BA

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai vì lợi cho hết thảy hữu tình, dùng Phật Nhãn quán nhìn Đại Chúng trong Hội rồi bảo Kim Cang Mật Tích Thủ: “Tượng của Đại Minh Vương Chú Đảnh Luân Vương được hết thảy Phật nói, trong hết thảy tượng vẽ thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian là cao hơn hết, Tượng này có hình tốt vắng lặng, Anh Lạc, quần áo… hay xoay vần hết thảy hữu tình có tội dơ bẩn đến bờ Niết Bàn, Tam Ma Địa tối thắng. Tượng này là chỗ Thần Thông biến hóa của Đức Phật. Nếu có người định vẽ tượng Luân Vương thì trước kia đã từng vào Đảnh Luân Quán Đảnh Vô Thắng Đàn, tay được trao cho đầy đủ câu Chú, Ấn Pháp, Pháp Thức, vào Tối Thắng Đảnh Vương Đẳng Đàn đã thành tựu. Ấy là được A Xà Lê ngợi khen ấn khả, cầu chứng nơi Đại Niết Bàn xuất Thế. Hành Nhân như vậy mới nên vẽ tượng.

Chánh mạng, chánh hạnh đối với Thiện Đồng Nữ của nhà Bà La Môn có tịnh hạnh, hoặc sai khiến Đồng nữ Thiện Tín chân chánh có cha mẹ thuộc đại tánh chủng tộc, dạy bảo thanh tịnh hộ giúp se bện tơ, dệt tấm vải kín mịn, đừng dùng dao cắt đoạn, rộng khoảng bốn khuỷu tay, dài sáu khuỷu tay, không có dính chạm dơ uế, cũng không dùng sợi tơ dơ xấu… rồi lấy tấm vải này vẽ tượng. Hoặc rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay, nếu không đủ sức dệt làm tấm vải như vậy thì cũng có thể tìm cầu vải tốt đẹp sạch sẽ. Khi mua không được trả giá.

Cầm được vật xong, dùng nước thơm sạch như Pháp ngâm giặt rồi mới được tô vẽ màu sắc. Dùng cái chén sạch mới đựng màu sắc điều hòa, đừng dùng nước keo nấu bẳng da thú, dùng hương làm keo đều hòa màu sắc để vẽ. Hoặc lấy Quy Tắc của Giáo Pháp trong Như Lai Chủng Tộc để vẽ Tượng cũng được.

Người vẽ tượng này nên dùng tháng Thần Thông của hết thảy Phật, vẽ màu trang sức. Ấy là tháng giêng, tháng năm, tháng chín, dùng nhóm tháng này. Vào ngày thứ nhất hoặc ngày 15 của tháng thì bắt đầu ra công mô phỏng vẽ.

Nơi vẽ tượng ấy, ở điện đường của Phật, hoặc sườn núi thanh tịnh, hang của Tiên Nhân….Nhìn ngắm tướng vuông tròn một trăm Bộ không có dơ bẩn hôi thối, nước lại không có loài trùng, trong sạch tinh khiết. Ngay ở đất để vẽ, ngày ngày như Pháp dùng nước thơm xoa tô rưới vảy.

Chọn người vẽ có tướng, đầy đủ các căn, tánh lại chân chánh, đủ năm căn của Tín (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ). Nếu khi vẽ màu thời thọ tám Trai Giới, một lần đi ra thì một lần tắm gội, mặc áo sạch mới, cắt đứt các đàm luận.

Trước tiên, ngay chính giữa vẽ cây Bồ Đề, mọi loại báu trang nghiêm cành lá hoa quả như cây Như Ý xen lẫn đều khác nhau: cành nhánh bảy báu, lá hoa bảy báu, trân châu làm nhụy, Xích Châu làm tua râu, mọi báu Lưu Ly dùng làm các quả. Hoặc có cành sanh ra mọi loại mầm quả, hoặc có cành sanh ra mọi loại mây báu, hoặc có cành sanh ra Cam Lộ như cơn mưa, hoặc có cành treo áo mọi báu của cõi Trời, hoặc có cành treo chuông lắc tay báu, chuông, khánh…hoặc có cành sanh ra San Hô, Hổ Phách, Xích Châu, Mã Não… khoảng giữa hai cái cành vẽ điện sáng như mây. Trên hoa, cành lá lại vẽ nhóm chim: Bạch Hạc, chim công, Ca Lăng Tần Già, Anh Vũ, Xá Lợi, Cộng Mạng với các con chim đẹp. Cái ao ấy vẽ bảy báu đầy khắp trang nghiêm.

Bên dưới cái cây ở đất như vậy vẽ hình Như Lai, ngồi Kiết Già trên tòa Sư Tử, bày tướng Thuyết Pháp, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp… thân phóng hào quang tròn có lửa sáng lớn.

Ở hai bên trái phải của Phật Đảnh có Luân Vương vây quanh mà ngồi

Thứ nhất, bên dưới tòa, ở bên phải, vẽ Đảnh Luân Vương với thân tướng màu vàng ròng, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, ngồi trên hoa sen trắng, thân có hào quang tròn.

Tiếp theo bên dưới tòa của Đức Phật, ở bên trái vẽ Bạch Tản Cái Đảnh Vương như thân hình Bồ Tát với trang phục, tướng trạng có oai đức lớn quán nhìn Đảnh Luân Vương… thân tướng màu vàng ròng, thân có hào quang tròn, tay cầm hoa sen, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, phía sau Bạch Tản Cái Đảnh Vương, vẽ Siêu Thắng Đảnh Vương cũng như thân hình Bồ Tát với trang phục, tướng trạng đủ oai đức lớn quán nhìn Đảnh Luân Vương…tay cầm quả Nhĩ Nhạ Bố La ca, ngồi trên hoa sen trắng

Tiếp theo, bên phải Đảnh Luân Vương vẽ Quang Tụ Đảnh Vương với thân tướng màu vàng ròng, thân có hào quang tròn, làm mọi loại màu sắc, cầm viên ngọc Như Ý, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, bên trái Đảnh Luân Vương vẽ Chủ Binh Thần, tay phải che úp trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, tay trái giương lòng bàn tay, ngồi trên hoa sen trắng.

Tiếp theo, ở phía sau Quang Tụ Đảnh Vương vẽ Thắng Đảnh Vương thân tướng màu vàng ròng, ngồi KIết Già quán nhìn Đảnh Luân Vương, tay trái cầm viên ngọc Như Ý, tay phải ngửa trên đầu gối phải ban cho sự không sợ hãi, thân có hào quang tròn, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, ở cạnh bên phải Đức Phật vẽ Phổ Hiền Bồ Tát ngồi Kiết Già, tay cầm cây phất trắng

Tiếp theo, ở cạnh bên trái Đức Phật vẽ Di Lặc Bồ Tát ngồi Kiết Già, tay cầm cây phất trắng

Tiếp theo bên dưới tòa của Đức Phật, ngay phía trước, ở bên phải vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát, bên trái vẽ Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát đều khom mình ngửa nhìn, ngồi Kiết Già trên hoa sen báu.

Tiếp theo, ở phía sau Phổ Hiền Bồ Tát vẽ Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử Bồ

Tát, tiếp đến vẽ Vô Cấu Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Tịch Tĩnh Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Vô Tận Ý Tuệ Bồ Tát, tiếp đến vẽ Hư Không Tạng Bồ Tát, tiếp đến vẽ Hư Không Vô Cấu Tạng Bồ Tát, tiếp đến vẽ Đại Tuệ Bồ Tát. Nhóm Bồ Tát như vậy có thân tướng vàng ròng, chắp tay cung kính khom mình, ngồi Kiết Già trên hoa sen báu, đều dùng mọi loại mão bảy báu, các trang phục báu, Anh Lạc, vòng, xuyến của cõi Trời để trang nghiêm.

Tiếp theo, ở phía sau Di Lặc Bồ Tát vẽ Phật Nhãn Tôn Giả Bồ Tát với hình dạng đan nghiêm, rất có Từ Bi, thân tướng màu vàng ròng, mắt quán nhìn Hội Chúng, dùng trang phục của cõi Trời trang nghiêm khắp thân, tay phải cầm viên ngọc Như Ý, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi Kiết Già trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, vẽ Phật Hào Tướng Bồ Tát đồng với hình dạng của Phật Mẫu, thân tướng màu vàng ròng, tay phải cầm hoa sen, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi trên tòa hoa sen, mắt quán nhìn Luân Vương.

Tiếp theo, bên dưới tòa của Phật Nhãn Bồ Tát vẽ Tốn Na Lợi Đại Minh Chú Vương giống như Phật Mẫu, thân tướng màu trắng, tay phải cầm hoa sen, để lòng bàn tay trái ngang ngực, dùng các quần áo trang nghiêm khắp thân, ngồi trên tảng đá báu, mắt quán nhìn Đức Phật.

Tiếp theo, phía sau Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát vẽ Quân Noa Lợi Đồng Tử Kim Cang. Tiếp theo vẽ Kim Cang Tướng Đồng Tử, Thiện Tý Đồng Tử, Mộ Vặn Đà Như Ca Đồng Tử. Nhóm Đồng Tử này có dung mạo vui vẻ, đều dùng bảy báu, Anh Lạc, quần áo, vật dụng trang nghiêm.

Tiếp theo, phía sau Quán Thế Âm Bồ Tát vẽ Mã Đầu Quán Thế Âm Đại Minh Chú Vương, mặt mắt giận dữ, thân tướng màu đỏ, dùng rắn làm Anh Lạc, cổ tay đeo xuyến báu, cánh tay đeo vòng báu, đội mão hoa sen, mắt quán nhìn Luân Vương, eo khoác quần áo, ngồi trên hoa sen báu.

Tiếp theo, vẽ Liên Hoa Tốn Na Lợi Bồ Tát, tay phải cầm sợi dây, tay trái rũ xuống thân, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, vẽ Bát Lạt Noa Xả Phạ Lợi Chú Thần, thân có bốn tay, một tay cầm sợi dây, một tay cầm cây búa, một tay Thí Vô Úy, một tay cầm quả báu, ngồi trên hoa sen.

Tiếp theo, phía sau Đảnh Luân Vương vẽ Nan Thắng Phấn Nộ Vương có bốn mặt bốn cánh tay, thân tướng màu trắng, bày tướng bụng phệ, thấp lùn như Chu Nho (người chưa thành niên), nơi eo vẽ da cọp, dùng rắn làm vòng đeo tai, Đức Xoa Ca Long Vương làm dây lưng, Bà Tu Cát Long Vương dùng làm vòng đeo ở bắp tay, các loài ác độc xen nhau trang nghiêm khắp thân, tóc búi lên làm mão, khắp thân rực lửa, đứng trên hoa sen báu. Bên phải: tay thứ nhất cầm chày Kim cang, tay thứ hai đem ngón giữa, ngón vô danh, ngón út nắm lại làm quyền, lấy ngón cái đè lên trên, duỗi thẳng ngón trỏ, co khuỷu tay hướng lên trên. Bên trái: tay thứ nhất cầm Tam Kích Xoa (cây giáo có ba chia), tay thứ hai cầm cây búa. Khuôn mặt lớn chính giữa trợn mắt há há miệng, trong miệng tuôn ra các tia sáng, mắt quán nhìn Đức Phật. Mặt bên phải quán nhìn Đảnh Luân Vương. Mặt bên trái quán nhìn người trì Chú. Mặt trên đảnh đầu nhìn Hội Chúng của Như Lai.

Tiếp theo, bên dưới Phấn Nộ Vương vẽ Địa Thiên Thần, thân tướng màu trắng, tay cầm cái hộp báu, quỳ thẳng lưng mà ngồi trên đất báu.

Tiếp theo, bên phải Địa Thiên Thần vẽ Hi Liên Thiền Hà Thần, thân màu trắng xanh, chắp tay cung kính, trên đầu vẽ bảy cái đầu Xà Long.

Tiếp theo, phía sau Hi Liên Thiền Hà Thần vẽ Thất Đầu Ca Lý Đại Long Vương, Mẫu Chỉ Lân Đà Thất Đầu Long Vương đều quỳ, lòng bàn nâng hoa sen báu, viên ngọc báu, nhiêm ngưỡng Đức Như Lai. Hai vị Rồng này đã từng cúng dường vô lượng vô số hết thảy chư Phật.

Lại, bên trái Địa Thiên Thần vẽ A Nan Đà Cửu Đầu Long Vương, Vô Nhiệt Não Ngũ Đầu Long Vương, Sa Già La Thất Đầu Long Vương đều quỳ, lòng bàn tay nâng hoa sen, bày báu, chiêm ngưỡng Đức Như Lai.

Tiếp theo, bên phải Đại Tuệ Bồ Tát vẽ Bán Noa La Bà Tứ Nễ Quán Âm Mẫu. Bồ Tát này có thân tướng màu trắng, khoác áo báu màu nhiệm, vòng xuyến bảy báu, đầu đội mão, Anh Lạc, vật dụng trang nghiêm thân. Tay phải cầm vật báu, tay trái ngửa trên đầu gối trái ban cho sự không sợ hãi, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, phía sau Phật Hào Tướng Bồ Tát vẽ Ma Mạc Kế Kim Cang Mẫu, thân tướng màu trắng xanh, cũng có bảy báu, Anh Lạc, quần áo, vật dụng trang nghiêm. Tay phải cầm rương Kinh Bát Nhã, tay trái cầm vật báu ban cho sự không sợ hãi. Thề của thân, đầu, mặt mỗi mỗi như Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát, ngồi trên hoa sen báu. Vị Bồ Tát này tức là mẹ của hết thảy chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang.

Tiếp theo, phía sau Kim Cang Mẫu vẽ Ương Thí Nữ Kim Cang, tiếp theo vẽ Kim Cang Quyền Nữ Kim Cang, tiếp theo vẽ Kim Cang Bạc Nữ Kim Cang. Nhóm Kim Cang này đều dùng vật dụng trang phục màu trắng trang nghiêm của Thế Gian, thân ngồi trên tòa hoa sen, là quyến thuộc theo hầu Kim Cang Mẫu. Nhóm Kim Cang này có đủ sức mạnh to lớn của Đại Oai Đức Minh Chú, hay vệ hộ.

Tiếp theo, bên dưới Quán Âm Mẫu vẽ Đa La Nữ Bồ Tát, thân màu trắng vàng, tay phải cầm hoa Ưu Bát La xanh, tay trái ban cho sự không sợ hãi, cũng dùng mọi loại quần áo, Anh Lạc, vật dụng trang nghiêm… ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo, phía sau vẽ Tỳ Cu Chi Nữ Bồ Tát, thân tướng màu trắng, có ba con mắt, bốn cánh tay. Một tay cầm cây gậy Như Ý, một tay cầm cái bình Quân Trì, một tay cầm tràng hạt, một tay cầm hoa sen.

Lại ở trên bức tranh, hai góc bên trái bên phải đều vẽ chư Thiên, mỗi một vị Trời đều tấu nhạc của cõi Trời.

Tiếp theo, ở bên trên Đức Phật vẽ tám Tịnh Cư Thiên Chúng rải mọi loại hoa để cúng dường Đức Phật.

Mặt bên phương Đông của bức tranh, vẽ Đề Đầu Lại Tra Thiên Vương. Mặt phía Nam vẽ Diệm Ma Vương. Mặt phía Tây vẽ Thủy Thiên. Mặt phía bắc vẽ Câu Phế La Thiên Vương. Bốn vị Thiên vương này gọi là Hộ Thế Thiên Vương.

Mặt góc Đông Bắc vẽ Hệ Xá Na Thiên Thần với Bộ Đa Quỷ

Mặt góc Đông Nam vẽ Hỏa Thiên Thần với Khổ Hạnh Tiên

Mặt góc Tây Nam vẽ La Sát Vương với Bộc Tùng (thuộc hạ, tôi tớ hầu cận) Mặt góc Tây Bắc vẽ Phong Thiên Thần với Bộc Tùng.

Ngay bên trên cây Bồ Đề vẽ Đại Phạm Thiên với Phạm Chúng Thiên.

Tiếp theo, bên dưới Nan Thắng Phấn Nộ Thần vẽ người trì Chú, quỳ thẳng lưng chiêm ngưỡng, tay bưng lư hương, quán nhìn Đảnh Luân Vương.

Bên dưới hội của Phật Tòa vẽ giòng sông Hi Liên Thiền

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Thủ: “Tượng này tức là Pháp Đại Họa Tượng của Đại Đảnh Luân Vương là điều mà hết thảy Phật cùng nhau tuyên nói.

Nếu có người Trí gặp thấy Tượng này, liền tin tưởng, quán lễ, đốt hương cúng dường thì đời này sẽ nhận được Phước Lạc lớn. Tội nặng đã làm trong cu chi kiếp, liền được diệt hết.

Nếu có người trì các Phật Đảnh Chú, Phật Chủng Tộc Chú, Chư Đại Bồ Tát Chủng Tộc Chú, Kim Cang Chủng Tộc Chú với Chú khác. Hoặc đã thành, hoặc chưa thành nghiệm thì đối trước Tượng này làm Bổn Chú Pháp sẽ mau được Pháp đã mong cầu thành tựu tối thượng của Bổn Chú.

 

NGŨ ĐẢNH VƯƠNG TAM MA ĐỊA THẦN BIẾN GIA TRÌ HÓA TƯỢNG PHẨM THỨ TƯ

Bấy giờ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: “Ông hãy nghe cho kỹ! Pháp Biến Tượng Họa của Bạch Tản Cái Đảnh Vương là điều mà hằng hà cu chi Phật vì các hữu tình ngày sau mà nói

Nếu người vẽ tượng hộ giữ Pháp se dệt, vẽ tượng… dựa theo lúc trước, vuông tròn ba khuỷu tay.

Chính giữa vẽ cây Bồ Đề. Ngay bên dưới cây vẽ Đức Phật Thích Ca Mau Ni đủ tướng Đại Nhân, thân màu trắng vàng, bày tướng Thuyết Pháp, ngồi trên tòa Sư Tử.

Bên phải Đức Phật vẽ Kim Cang Mật Tích Thủ, thân màu đỏ tía, tay phải cầm chày Kim Cang, tay trái cầm Bạch Hồng Thoát Sắc (phẩm vật có màu hồng trắng phai nhạt dần), chắp tay cung kính.

Tiếp theo, ngay trước mặt Đức Phật vẽ bạch Tản Cái Đảnh Vương, thân trạng màu vàng ròng, đầy đủ mọi tướng, tay cầm hoa sen.

Bên trên cây Bồ Đề, ở hai bên trái phải đều vẽ Củ Luật Bà Thiên, tay cầm sợi dây báu.

Bên trên, trong hư không vẽ tám Tịnh Cư Thiên đều dùng lòng bàn tay rải hoa, nương cỡi đám mây mọi báu.

Ở bên phải tòa của Đức Phật vẽ người trì Chú, quỳ sát đất chiêm ngưỡng, tay bưng lư hương

Bên trên, bên dưới, bốn mặt đều vẽ hoa tràn khắp.

Này Mật Tích Thủ! Đây gọi là Bạch Tản Cái Đảnh Vương Biến Tượng Họa Pháp

_Lại bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: “Ta sẽ lại nói Quang Tụ Đảnh Vương Biến Tượng Họa Pháp. Pháp vẽ như bên trên kết hộ, hoặc vuông tròn ba khuỷu tay, một khuỷu tay.

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già, phóng mọi loại lửa ánh sáng báu, bày tướng Thuyết Pháp, ngồi trong hoa se trên tòa Sư Tử báu.

Bên trên cái cây, hai bên trái phải vẽ Củ Luật Bà Thiên, tay cầm sợi dây báu

Lại ở bên trên, trong hư không vẽ tám Tịnh Cư Thiên đều dùng lòng bàn tay rải hoa, nương cỡi đám mây mọi báu.

Bên dưới tòa, ở bên phải vẽ người trì Chú, quỳ thẳng lưng, chiêm ngưỡng Đức

Phật, tay bưng lư hương

Phía sau Đức Phật vẽ ngọn núi với mọi loại trang nghiêm

Ngay bên dưới tòa của Đức Phật vẽ nước biển lớn, trong nước phần lớn vẽ hoa sen, cá, thú…

Này Mật Tích Thủ! Đây gọi là Quang Tụ Đảnh Vương Tượng, là chư Phật nói để dẫn lối cho hữu tình thành tực các Pháp, khiến cho thoát nạn.

_Tiếp theo nói Siêu Đảnh Vương Tượng. Nếu người vẽ tượng đã sửa trị được Pháp se dệt như bên trên. Hoặc vuông tròn ba khuỷu tay. Một khuỷu tay.

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật thuyết Pháp như bên trên, duỗi ngửa bàn tay phải trên đầu gối phải ban cho sự không sợ hãi, tay trái ngửa nằm ngang để ngay bên dưới rốn, đảnh phóng mọi ánh sáng.

Bên trên cái cây, hai bên trái phải vẽ Củ Luật Bà Thiên như lúc trước.

Tám Tịnh Cư Thiên cũng như bên trên

Vẽ người trì Chú cũng như bên trên

Đây gọi là Siêu Đảnh Vương Tượng là hết thảy Phật vì thương xót hữu tình mà nói.

_Tiếp theo nói Thắng Đảnh Vương Tượng. Nếu vẽ đều như bên trên

Bên dưới cây Bồ Đề vẽ Đức Phật thuyết Pháp, tay phải giương lòng bàn tay, tay trái tùy ý vẽ, cũng có tòa Sư Tử, đảnh phóng mọi ánh sáng.

Bên trên cây, ở hai bên trái phải cũng giống như vậy

Tám Tịnh Cư Thiên cũng giống như vậy

Người trì Chú cũng giống như vậy

Đây gọi là Thắng Đảnh Vương Tượng, là hết thảy Phật vì lợi cho hữu tình mà nói.

_Lại nữa, Mật Tích Chủ! Ông nên biết hết! Chư Phật, Bồ Tát có vô lượng sắc thân, biến hóa dẫn lối cho hữu tình. Hữu tình vì muốn thành tựu nhóm Chú này thì nên thường chính đúng phát Tâm Từ Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả, Tâm Bố Thí, Tâm Nhẫn, Tâm Trì Giới, Tâm Tinh Tấn, Tâm Tĩnh Lự, Tâm Bát Nhã Ba La Mật, Tâm Vô Thượng Bồ Đề … lợi ích cho hữu tình. Tùy theo phương tìm được vải vóc, giấy, bảng gỗ… một khuỷu tay, nửa khuỷu tay… đều có thể vẽ mà cúng dường, tức được Tối Thượng Thành Tựu Ngũ Đảnh Luân Vương Tam Ma Địa, hay khiến cho Hành Giả mau được chẳng thoái lùi.

KINH NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_


QUYỂN THỨ HAI

HÀNH TƯỚNG TAM MUỘI GIA CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ NĂM

Bấy giờ Kim Cang Mật Tích Thủ chắp tay, cung kính bạch rằng: “Thế Tôn Như Lai Vô Thượng Ứng Chánh Đẳng Giác! Nguyện xin rũ thương vì người tu hành, lược nói Hành Pháp thành tựu, Lý Thú thâm sâu, oai đức rộng lớn của Đảnh Vương

Lại bạch rằng: “Thế Tốn Hết thảy Chú khác đều y theo điều đã tụng trì trong

Chú này, làm sao được thành?”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: “Lành thay! Lành thay Mật Tích Thủ! Ông hay khéo nêu lên câu hỏi này để thưa hỏi Ta. Ông nên nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ rồi tịnh Tâm trì niệm. Nay Ta vì ông nói Hành Pháp, Lý Thú, nghĩa của câu Kim Cang của hết thảy chư Phật… được sanh ra từ Lý Pháp trong câu Kệ tối thắng của vô lượng Phật, để được lợi ích thành tựu Chú”

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn quán sát khắp Đại Chúng, dùng tiếng Đại Phạm khen ngợi Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) rằng: “Thích Ca Đại Sư Tử Vô lượng Môn Bồ Đề

Lý Thú, Hạnh tự tại

Sẽ làm Tối Thượng Sứ

Thấy khổ ép hữu tình

Ưa trì hành Pháp này

Trời, Người cùng kính ngưỡng

Sẽ thành Vô Thượng Tôn

_Tu tập Tối Pháp (Pháp cùng tột) này

Đại Diệu Đà La Ni

Tin tưởng, ưa cúng dường

Tâm tương ứng Bồ Đề

Trụ Tháp, nhà thất sạch

Bên sông với bên suối

Độc Thụ (cây đứng một mình), trong hang núi

Nơi rừng núi nhiều hoa

Một mình, Tâm bền chắc

Sửa thân, miệng thanh tịnh

Nơi này: ăn, đi, ở

Y Pháp thường Cấm Giới

Một lòng nhớ trì Chú

Biết Bí Tam Ma Địa (Tam Ma Địa bí mật)

Xuất Sanh với Thành Tựu

Chứng Pháp thành tựu xong

Viên mãn điều ưa thích

Chẳng lâu được Bồ Đề

Nên dùng hai loại Ý

Trì Giới kèm bạn lành

Thành tựu đây chẳng khó

Tâm chẳng động, cực chắc

Pháp Phật Đảnh, Bồ Đề

Đây tức thân được chứng

_Nếu không có Đồng Bạn

Siêng tu vì hữu tình

Tướng đông nhiều khó nghĩ

Tức thân này được chứng

_Pháp thành Tâm ấn tháp

Tụng Chú, tu Đại Pháp

Mỗi mỗi hiểu rõ ràng

Tức thân này được chứng

_Cứng chắc rất tinh tấn

Tâm rộng lớn vô lượng

Làm Pháp là tối thượng

Tức thân này được chứng

_Tướng thân chi đầy đủ

Ngay thẳng, đủ Thiện Phước

Hay nhẫn khổ, đói, khát

Người này được thành tựu

_Người căn lành như vậy

Nếu đang được Kinh này

Với được Pháp Môn này

Kẻ ấy cũng chẳng lâu

Tối thắng chứng thành tựu”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Sau khi Ta diệt độ, có hữu tình ngu si, tội ác với có kẻ trụ lâu dài nơi Tràng Tướng (tên gọi khác của Cà Sa) của Ta như Bí Sô, Bí Sô Ni, Ổ Ba Tắc Ca, Ô Ba Tư Ca thường ưa thích chạy theo ngu si, Tà Kiến các đàm luận ác. Tham đắm mùi vị ngon đẹp, lười biếng thiếu Đức. Chẳng tin nhận oai Đức, tĩnh lự (thiền định), mười sức Vô Úy của Như Lai, Thuyết của Đại Thừa. Không có sức thuận tu Luật của Bồ Tát, thực hành Pháp Giáo phương tiện. Tâm chê bai, chế diễu chỉ trích, chẳng kính chẳng tin Môn Tam Ma Địa, Thần Thông, oai đức của chư Phật Bồ Tát. Khi nhóm ấy trì làm chẳng được thành tựu, tức tăng thêm chê bai Ta với chê bai Bồ Tát, rồi xướng lên rằng: “Pháp này chẳng phải là Đức Phật nói, mà là Ma nói, vọng nói Bồ Tát với thực hành Đại Ngã, nhóm thiện nam tử, thiện nữ nhân siêng năng trì Chú này…”. Do chê bai, chế diễu, não loạn làm các chướng ngại cho nên nhân vào tội lỗi gây hại này sẽ bị vô lượng tội nặng Vô Gián.

Thế nên Mật Tích! Có nhóm thiện nam tử, thiện nữ nhân nguyện muốn phát thực hành Bồ Tát Hạnh, tín hướng bền chắc, một lòng Chánh Nguyện, thường ưa thích viết chép Kinh Điển Đại Thừa, đọc tụng, cúng dường, vì người khác giải thích, y theo Kinh Bảo Vũ thực hành, học tập mỗi một Pháp Môn của Bồ Tát, lại gia thêm thực hành Pháp Hành tức được thành tựu”.

Lại bảo Mật Tích: “Đâu là chỗ thành tựu của Chú? Từ thân siêng năng chân thành bố thí, trì Giới, nhẫn nhục, tinh tiến, Định, Huệ thanh tịnh. Một lòng tu tập tức mau thành tựu”

Lúc đó, Kim Cang Mật Tích Thủ lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Làm sao thực hành Môn bí mật, quán tưởng, hộ tịnh của Đảnh Luân Vương này? Xin Đức Thế Tôn rũ lòng thương. Nguyện vì con giải thích Do đầy đủ Pháp của Pháp này, cho nên mau được Pháp Thành Tựu Chứng của Đảnh Vương”

Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: “Ông hãy nghe cho kỹ! Ta vì lợi ích cho kẻ Đức mỏng, Phước kém, ít tinh tấn… nói hết thảy Môn bí mật. Khi tu trì Pháp thì mỗi ngày ba thời theo Pháp tẩy tịnh, tắm rửa sạch sẽ, chẳng tham các Dục, niệm Tâm không có loạn, duy nhất tưởng Phật, Tâm Từ duyên khắp mười phương hữu tình. Đem đất sạch hòa chung với bột phân bò khô rồi Chú vào, rửa tay, tẩy tịnh, tắm rửa sạch sẽ, thân mặc áo tắm, kết Ấn hộ thân.

Hộ Thân Chú là:

“Úm, ma ma, hổ-hồng, nễ” 

Lại nên tụng Chú này bảy biến hộ thân.

Nếu sám Tội Chướng, cầu hướng đến Thần Thông thì nên dùng đất màu trắng không có loài trùng, không đỏ không đen không hôi thối không dơ bẩn.

Nếu cầu giàu có. Dùng đất màu trắng vàng. Đất ấy không có loài trùng, cũng không hôi thối dơ bẩn.

Nếu làm Pháp Hàng Phục thì dùng đất màu đỏ đen

Nếu muốn người khác tôn trọng thì dùng đất chẳng trắng chẳng đen.

Nếu muốn người khác yêu kính, khen ngợi thì dùng đất màu đỏ xanh. Nhóm Pháp như đây, người Trí khéo biết.

_Chú lấy đất (Thủ Độ Chú) là:

“Úm, na la, hổ-hồng”

Chú vào đất bảy biến, đào lấy đất, làm hết thảy Pháp

_Nếu gặp nước sông suối Linh Thánh thanh khiết, có mọi loài chim, ở trên bốn bờ có cây nhiều hoa quả, phước thắng cát tường thì bước vào trong tắm gội.

Gia Trì Tẩy Dục Chú là:

“Úm, nhập phạ la, hổ-hồng” 

Lại tụng Chú này bảy biến, hộ thân, rưới rót trên đảnh đầu, tắm gội.

Nước này tuy là nước Thánh, nếu có nạn sợ hãi với nhiều đàn bà, con nít, súc vật, thú… dẫm đạp dơ bẩn. Tức chẳng thể dùng để tắm.

_Gia Trì Chú là:

“Úm, bả-la nhập-la la, hổ-hồng”

Nếu khi tắm thời Chú vào đất bảy biến, để dất nơi chỗ sạch, không có dơ uế không có khạc nhổ.

_Tiếp đến, Bị Giáp Chú (Chú mặc áo giáp) là:

“Úm, nhập-phạ la đế xà, hổ-hồng”

Nếu đang tắm thời dùng tay phải: ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út mau nắm lại thành quyền để bên dưới trái tim, dựng thẳng ngón cái đè ở trên trái tim, tụng Chú chú vào ngón tay của Quyền, tưởng thành Bị Giáp (mặc áo giáp).

_Bị Thúc Giáp Trụ Chú (Chú khoác cột áo giáo) là:

“Úm, nhập-phạ la, bá la cật la ma ma, hổ-hồng”

Chú này lại chú ngón tay quyền ở trên trái tim, chỉ thân thể bảy lần, rồi từ từ đi vào nước khiến cho nước đến eo lưng.

_Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú là:

“Úm, trác lỗ lỗ, bạn đà, sa ha”

Chú này vào trong nước lửa tụng bảy biến, tức sẽ cấm chỉ Tỳ Na Dạ Ca. Loài Rồng, Ba Ba trong nước chẳng dám gây tai hại với hay thành hộ hết thảy sự nghiệp.

Lại một lần nữa Chú vào đất bảy lần, chia làm ba phần, ba loại để lau chùi tẩy rửa. Trước tiên lấy một phần chà xát lau chùi tẩy rửa từ bàn chân cho đến đầu gối. Tiếp theo, lấy một phần chà xát lau chùi tẩy rửa từ đầu gối cho đến rốn. Tiếp theo, lấy một phần chà xát tẩy rửa từ rốn cho đến vai, cánh tay, mặt, bàn tay, lưng…

Tắm xong mặc áo, lại dùng Chú này chú vào nước bảy biến, ba lần rưới vảy trên đầu, yên lặng không nói năng. Lại tụng Chú này làm Pháp hộ thân

Tiếp theo, tụng Nan Thắng Phấn Nộ Vương Chú, tiếp theo tụng Phật Hào Tướng Bồ Tát Chú, tiếp theo tụng Phật Nhãn Bồ Tát Chú, tiếp theo tụng Tồi Toái Đảnh Vương Chú. Nhóm Chú như vậy trì hộ hết thảy rất ư thắng thượng.

Nếu làm Pháp trong Phật Chủng Tộc Chú thì Phật Nhãn Chú là hơn hết. Làm Pháp trong năm Đảnh Luân Chú này thì Phật Nhãn Chú cũng là cao hơn hết Nếu kết Đàn, Địa Giới với mười phương Giới, tự hộ, hộ bạn thì nên dùng Tồi Toái Đảnh Vương Chú với Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú

_Tịnh Thân Khẩu Chú là:

“Na mạc tát phạ bột đà, bồ địa tát đả nam. Úm, tuất điện nại la, du đà na dã, sa ha”

 

Phật Tộc Chú này, khi vào Đàn thời mặc áo sạch xong, Chú vào nước ba biến, xúc miệng, rưới rót trên đầu, tai, vai, trái tim… chỉnh sửa dáng vẻ, nhìn thẳng, phát Tâm Đại Bi, chỉnh sửa bước đi, từ từ đi thẳng vào bên trong Đàn.

Như vậy, người Trí luôn mặc áo bông vải sạch mới, tu Chú Pháp này, thường dùng Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú chú vào hết thảy vật. Ở trước tượng Luân Vương trì cúng hiến xong, ngồi trên cỏ tranh, một lòng tưởng tượng chư Phật Bồ Tát, tụng Chú, kết Ấn, khải triệu, phát nguyện, quán sát kỹ lưỡng nơi Tượng, thân chẳng lay động, mắt chẳng liếc nhìn, kết Liên Hoa Ấn, Khải Phật Tọa Ấn… như vậy tác trì. Tại sao thế? Vì được tòa của Phật, tòa của Bồ Tát.

_Tiếp theo, Chú cầm tràng hạt (Bả Sổ Châu Ấn) là:

“Úm, át bộ đê, nhĩ nhạ duệ, tất địa, tất đà hát lật-đệ, sa ha”

Phật Tộc Chú này dùng tràng hạt bằng hạt Bồ Đề, mỗi khi lần một hạt đều Chú ba biến, mau được thành hướng Chánh Đẳng Bồ Đề Tam Đẳng Chứng Pháp (Pháp Chứng của ba nhóm thuộc Chánh Đẳng Bồ Đề).

Hết thảy Pháp Đà La Ni ấy cũng như nhóm Pháp của ba thành tựu này.

Cầu phú quý giàu có, dùng hạt châu bằng vàng, bạc

Cầu sẽ thành tựu hết thảy việc thù thắng thì dùng hạt châu bằng Pha Lê.

_Dây xỏ hạt châu thì nhờ Đồng Nữ se bện, đều tụng Bổn Chú chú vào hạt châu mà xỏ cột thành chuỗi.

Chú chú vào tràng hạt (Chú Sổ Châu Chú) là:

“Na mô bà già phạ để, tất thê sa, sa đà dã, sa đà dã, tất đà thê, sa ha”

 

Tụng, dùng Chú này chú vào hạt châu, xỏ xâu xong, bụm lấy tràng hạt, chắp tay, Chú bày biến. Đây gọi là Pháp Thọ Trì Châu

_Thường ngồi trên cỏ tranh, một lòng yên lặng, mặc áo Sô Ma (vải gai), trì tụng Khóa xong, làm Pháp an ổn. Nếu Thời Số xong, lại chú vào cây Đặc Thất Lợi, hoặc cây mật La, hoặc cây Bạch Chiên Đàn, hoặc cây Phong Hương… làm Pháp phú nhiêu (giàu có) đều được Thượng Thành Tựu

Nếu nhóm cây cỏ gai, cây Khư Đà La, cây Ca La Nhĩ La dài 12 ngón tay, cắt vót nhọn đầu, làm Pháp Điều Phục cũng được Thượng Thành Tựu

Không có nhóm cây trên, chỉ được lá thì lấy lá không có loài trùng, cũng được thành tựu.

Nên đem phân bò hòa với các nước thơm, mỗi ngày xoa bôi, rưới vảy chỗ ngồi, nằm với chỗ Quán Đảnh. Nước cần dùng thời đều lọc cho trong sạch, quần áo trong ngoài thường luôn giặt sạch.

Như đây, làm Pháp. Nếu chẳng thành tựu, liền gia thêm Nhất Thiết Đảnh Luân Vương Tâm Chú mỗi mỗi biến đồng tụng. Lại chẳng thành tựu thì lại gia thêm Phật Nhãn Chú , cả ba đồng tụng, Tâm đừng buông lung bối rối. Phật NHãn Chú này là điều mà chư Phật quá khứ đã từng cùng chung nói.

_Nay Ta lại nói, vì người sẽ thành tựu Sám ngũ nghịch (sám hối 5 tội nghịch), trì Nhất Tự Đảnh Luân Vương Chú này được đại chứng thành, huống chi là người có Tánh trong sạch, đầy đủ Tín Căn trì chẳng thành tựu. Nếu người trì Chú này không có tượng năm Đảnh Luân Vương này để ngồi đối diện trì niệm, thì như Đức Phật nói Tượng, hãy tưởng tượng ở ngay trước mắt, một lòng chiêm ngưỡng, chắp tay lễ xong, ngồi Kiết Già ngay ngắn.

Định Tưởng Tâm Chú là:

“Na mô la đát na đát la dạ gia. A giả la, nhĩ lộc, sa ha”

Tụng bảy biến, kết tưởng trên Đại Ấn, có vô lượng các báu. Dưới ngọn núi lớn tưởng có nước trong của biển lớn. Trên núi tưởng có hoa sen bảy báu có vô lượng trăm ngàn cánh to lớn, đài hoa tròn rộng lớn, cọng rất to lớn, Trên lá, đài hoa sen… tưởng có trướng báu, hình trăng đầy, hình bán nguyệt, ngọc báu, chuông, khánh, trân châu, màn lưới, giáp vòng để nghiêm sức. Bên trong có Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, thân đủ ba mươi hai tướng Đại Nhân, tám mươi vẻ đẹp, ngồi Kiết Già trên tòa sư tử, mắt quán nhìn tượng Đảnh Vương, như trên nói Tượng, tưởng đều có.

Trên Điện tưởng có dù lọng bảy báu, dùng mọi lưới báu vây quanh trang nghiêm. Như vậy tưởng quán dài rộng trăm xích (100/3 m) tưởng thành trăm Xích, dài rộng một dặm tưởng thành một dặm, dài một do tuần tưởng một do tuần, triển chuyển cho đến Trời Sắc Cứu Cánh

Quán hành Tướng này, Tâm đừng do dự đuổi theo các cảnh, hoặc quán Tâm loạn

_Quán Tưởng Đại Hải Chú là:

“Úm, nhĩ ma lộ na địa, hổ hồng”

Tụng bảy biến, quán tưởng biển lớn sáng sạch trong suốt, không có sóng động, hiển hiện rõ ràng

_Ngay trong tâm biển, quán tưởng ngọn núi báu.

Chú là:

“Úm, a già la, hổ hồng”

Tụng bảy biến xong, quán tưởng núi báu tròn rộng đẹp đẽ, đầy đủ mọi báu hiển hiện chiếu sáng

_Tiếp đến, Bảo Sơn Liên Hoa Chú là:

“Úm, hổ, ca ma la, sa ha”

OṂ_ HUT (phụng hiến) KAMALA (hoa sen đỏ) SVĀHĀ

Tụng bảy biến, quán tưởng hoa sen bảy báu có vô lượng trăm ngàn lá to lớn:

tua, nhụy, đài, cọng… đều hiển hiện ánh sáng.

_Quán Tưởng Bảo Điện Chú là:

“Na mạc tát phạ đát tha nga đá nam. Úm, tát phạ thổ nghiệt đê, tát phả la, y ma-hồng, già nga na kiếm, sa ha”

 

Tụng bảy biến, quán tưởng cái điện báu với mọi loại trang nghiêm, hiển hiện ánh sáng.

_Tiếp theo, tụng Bổn Sở Trì Chú (Chú vốn đã trì) khải thỉnh Phật Hội. Trong điện mọi báu, cầm mây hương, hoa thơm, thức ăn thơm, nước thơm cúng hiến Phật Hội. Liền phát Nguyện rằng: “Nguyện xin chúng Thánh đều dùng Thần Lực trụ nhận cúng dường”.

Đợi giáp vòng xong, tiếp đến tụng Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú 108 biến, kết trì Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, phương trên, phương dưới.

Xong, tiếp đến quán trong Đại Giới của Đàn, tưởng biển nước thơm tắm Thích Ca Mâu Ni Chân Báo Thân Phật. Lại nên một lúc tưởng tắm tất cả thân Phật với Chủng Tộc của Phật, Chú Thần của Bồ Tát kèm với Chú Thần.

Tưởng tắm xong hết. Lại tưởng mọi loại Chiên Đàn, hương xoa bôi… một lúc xoa bôi trang sức hết thảy thân Phật với Chủng Tộc của Phật, Bồ Tát, Chú Thần…

Lại tưởng mọi loại lụa là kỳ diệu, dây vàng, Ca Sa, mão đội đầu, Anh Lạc với các quần áo…một lúc khoác đeo trên thân của hết thảy Phật với chủng tộc của Phật, Bồ Tát, Chú Thần…. Tưởng thưa thỉnh ngồi trong Hội.

Tiếp theo, tưởng cầm hiến các thức ăn uống, một lúc cúng dường hết thảy chư Phật với chủng tộc của Phật, Bồ Tát, Thần xong. Hành Giả dùng căn lành này, tâm miệng tỏ bảy chân thành sám hối mọi tội, hồi hướng Bồ Đề, thỉnh Phật chuyển bánh xe Đại Pháp.

Nhân Giả (người có đức hạnh) liền quán sát kỹ lưỡng đầu lỗ mũi, tưởng tâm không có nghi ngờ, tay phải bấm lần hạt châu, tay phải để ngang ngực, kết Sổ Châu Ấn mỗi mỗi thuận theo tụng Chú

Đầy đủ số khóa xong, để tràng hạt (sổ châu) ở nơi phù hợp tinh khiết, Ấn Chú hộ trì, lại đốt hương lần nữa, tưởng các hoa hương như Pháp cúng hiến. Liền tụng Bổn Chú giải Đàn Phương Giới, chắp tay đảnh lễ, y theo phương phát khiển.

Như Vậy tưởng Pháp 30 Tuần Nhật (300 ngày, một tuần nhật là 10 ngày), yên lặng chặt đứt các Luận, mỗi ngày ba thời, sẽ được thấy Chứng Địa, Tam Ma Địa Môn

 

NGHI PHÁP BÍ MẬT CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ SÁU

Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Thành Tựu Pháp Hạnh của Đảnh Vương Chú này là điều mà chư Phật cùng nhau nói, để được lợi ích thành tựu Đảnh Vương.

Này Mật Tích! Hết thảy Như Lai quá khứ hiện tại nói câu kệ, giáo hạnh không có sai biệt, thảy đều ở nơi thù thắng trống vắng yên lặng mát mẻ. Nay Ta lược bày nói.

Nơi có bậc Thánh cư ngụ ở Đại Danh Sơn, hoặc hang của Tiên Thần, hoặc nhà trống mới, nơi rừng suối… các chỗ như đây, một lòng Thiện Tịnh tu hành Pháp này. Hết sức trong sạch cắt trừ các Pháp bất thiện; đối với Pháp Thiện Tịnh phải sanh Ý thâm nhập. Pháp của hai câu này lan truyền, hay sanh nghiệp Thiện, Bất Thiện. Thế nên nếu ăn uống, các vị cay, ngọt, chua, lạt…. đừng ham muốn: tham ăn thích uống quá độ. Nếu vì tham, liền chẳng thể trì tụng, cúng dường, đốt lửa, chẳng sanh Tâm định. Chính vì thế cho nên người trì Chú cắt lìa Tham Ái, luôn ở đầu đêm tùy theo sức chuyển đọc Kinh Đại Thừa Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Kinh Bảo Vân với Kinh Đại Thừa khác. Đến khoảng giữa đêm, trải cỏ tranh sạch, giáp vòng bốn phương kết Giới, kết Ấn Chú, ấn hộ trì thân như vua Sư Tử, đầu hướng về phương Nam, mặt hướng về phương Đông, nghiêng hông phải, tay lót làm gối, chồng chân lên nhau mà nằm. Đây là Pháp nằm khi thiêu đốt Hỏa Thực trong lúc niệm tụng Bố Sắt Trí Ca (Puṣṭika: Tăng Ích).

Nếu khi thiêu đốt Hỏa Thực trong lúc niệm tụng Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai) thì đầu hướng về phương Đông Nam, mặt hướng về phương Đông Bắc, nghiêng hông phải, tay lót làm gối, chồng chân lên nhau mà nằm.

Nếu khi thiêu đốt Hỏa Thực trong lúc niệm tụng A Tỳ Chá Lỗ Ca (Abhicāruka: Hàng Phục) thì đầu hướng về phương Tây, mặt hướng về phương Nam, nghiêng hông phải, tay lót làm gối, chồng chân lên nhau mà nằm.

Nếu khi ngủ, mộng thấy leo lên cây Bồ Đề, cây Chiên Đàn Hương, cây Nhĩ La, cây Uất Đầu Mạt La… thì gọi là tướng chứng Trung Phẩm mau thành tựu.

Nếu mộng thấy cỡi Bạch Hạc, chim công, Kim Sí Điểu… thì gọi là tướng chứng Thượng Phẩm mau thành tựu.

Nếu mộng thấy leo lên lầu gác, cây phướng; dẫm đạp trên vòng hoa. Hoặc thấy tay cầm cây đàn Không Hầu đi vào chỗ của chúng Tăng, leo lên cái tháp, ngồi trên con thuyền… thì gọi là tướng chứng Hạ Phẩm mau thành tựu.

Nếu có mộng thấy người Chiên Trà La, heo, chó, lạc đà, người chết… nếu tiếp chạm hoặc đứng gần. Đây là Chướng, nên chẳng thể thành

Nhóm tướng như vậy, người Trí nên biết.

_Nếu Tỳ Na Dạ Ca gây các chướng não. Lấy gạo tẻ hòa với dầu mè đen, ngày ngày ba thời, một lần Chú một lần thiêu đốt, đều 1008 biến, đủ 21 ngày liền được mộng thấy Bổn Thần hiện thân dạy bảo, nói rằng: “Ngươi nên đến chỗ …., lấy bơ, mật hòa với nhau, ngày đêm ba thời, mỗi thời một lần Chú một lần thiêu đốt, đều 1008 biến, trong ba ngày đêm tức được mộng thấy hết thảy Chân Pháp của Tỳ Na Dạ Ca. Người nên ăn hết thảy Chân Đạo thì ngươi sẽ làm xong công việc (thành biện)”

Nếu dạy bảo, hiểu biết xong thì gia thêm niệm Thần Chú. Nguyện nên vì ta hiện tướng Đại Trượng Phu, đừng vì Ta hiện tướng trạng Thiên Nữ làm loạn tâm cảnh của Ta, vọng sanh nhóm Tâm tham dính, ngu si. Lại trì Hộ Thân che giúp cho ngủ yên.

Nếu khi trì tụng, đừng nhớ mọi loại Pháp đùa giỡn, ham muốn tạp nhạp, chảy rỉ… cũng đừng muốn tính mọi việc ở vị lai với các Pháp khác làm tán động, loạn tâm của ta… chỉ một lòng cột buộc tưởng vào của mỗi một câu trong Chú văn.

Nếu Tâm ham muốn sanh ra thì quán thân bị hư nát

Nếu Tâm giận dữ sanh ra thì quán trụ Tâm Từ

Nếu Tâm ngu si sanh ra thì quán mười hai Duyên

Nếu Tâm luôn luôn duyên theo điên đảo sanh trụ, tức Tâm quán tưởng Chú Thần ngay trên đảnh đầu, dùng hoa hương như lúc trước cúng dường, ngồi Kiết Già như Pháp niệm tụng

Nếu chỉ một chút chẳng y theo Pháp này, hoặc liền bị chướng ngại, Tỳ Na Dạ Ca phá hoại, ăn nuốt.

Nếu có người chưa từng vào Luân Vương Đại Chủng Tộc Đàn Tràng này, chưa được A Xà Lê trao truyền Pháp mà tự trì Pháp này, tức liền thường bị Tỳ Na Dạ Ca như bóng theo thân gây chướng ngại. Hiến thức ăn, hiến hương, hiến hoa, cơm, nước thơm, đốt lửa, tiếng của Chú… chẳng thể đến hiến cho Bổn Chú Thần được.

Đảnh Luân Vương này, nếu người thành tựu tức thường chẳng bị Mỗ Lại Đà Trá Ca, Tỳ Na Dạ Ca Vương gây sanh chướng nạn, huống chi là hết thảy Tỳ Na Dạ Ca khác có thể gây chướng nạn sao!?…

Thế nên người Trí thành tựu Chú Pháp, nên dùng Nan Thắng Đoạt Nộ Vương Chú hoặc dùng Luân Vương Bộc Tùng Chú, vào lúc trì tụng thời thiêu đốt Hỏa Thực cùng hộ giúp cho thân ấy.

Nếu chẳng y theo Pháp, mỗi mỗi hộ thân tức khó thành tựu, thường bị các Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát ác,loài Ác Cấu Tiên, Trà Chỉ Ni Quỷ, Tất Xá Già Quỷ, Ngạ Quỷ… đi theo nơi nơi, rình tìm gây chướng não, phá hoại cho hao sút.

Trong Chú Pháp này, đừng dùng hoa Mạn Đà La, hoa Nhĩ La, hoa Át Ca… hiến cúng dường, với trong Chư Phật Đảnh Cúng Dường Pháp cũng đừng cúng dường.

Nên dùng hoa Nhạ Để, hoa Đầu Bát La, hoa Câu Vật Đầu, hoa Dụ Để với mọi loại Uất Bột Danh Hoa. Cầm nhóm hoa này thường dùng cúng dường năm Đảnh Luân Vương.

_Nếu có người trì Chú: một lần, hai lần, ba lần kèm tu Pháp này mà chẳng chứng Tất Địa thì nên siêng năng thành khẩn gấp đôi tinh chuyên tu tập, cho đến bảy lần. Trên bãi cát ở sông, biển… ngày ngày ba thời, ấn cát làm tháp Phật, tùy theo sức ấn tu kèm chuyển các Kinh Điển khác của Đại Thừa. Ấn tháp này đủ 30 vạn cái, liền diệt được mười nghiệp chướng nặng của đời trước. Tùy theo sức cúng dường mỗi một cái tháp này. Dùng hương bột xoa bôi, các hao hương màu nhiệm ở trước mặt Đức Phật hiến cúng, cúng dường. Ngồi ở trước mỗi một cái tháp, tụng Chú 108 biến.

Người Trí như vậy tu trì Pháp tinh túy. Nếu chẳng thành tựu tức bị chướng nặng nề của đời trước. Lại gia thêm ngày ngày ấn cái tháp cao một khuỷu tay từ một ngàn cái tháp trở lên. Như tội nặng năm Nghịch cũng được tiêu diệt, huống chi là Túc Chướng (chướng của đời trước) khác.

Như đây, y theo Pháp siêng săng tu trì, chỉ tụng trì Chú cũng được tiêu diệt tội huống chi là ấn tháp.

_Lại có Pháp. Đi đến trụ bên cạnh sông lớn, sông nhỏ. Cầm hoa sen, một lần Chú một lần ném vào trong nước sông sớn, sông nhỏ… đủ 10 vạn cái liền được thành hướng, huống chi la gia thêm gấp đôi mà chẳng thành tựu sao?!… Nếu chẳng ở nơi như vậy mà làm Pháp tức chẳng thành biện được.

Như Chú Pháp này. Người ít Phước, bạc Phước khiến gia thêm ấn tháp liền được thành tựu. Người gieo trồng Phước Đức chỉ y theo Pháp tụng trì, cúng dường liền được thành tựu.

Như vậy người thành, siêng năng tụng trì Chú làm căn bản. Thế nên người bền chắc, tinh tấn, thanh tịnh cầu Bồ Đề đều quyết định thành tựu.

_Chưa từng thấy Chú nơi Kinh mà tự thành. Thiết yếu phải tinh tấn, vì Bồ Đề, Sư Tăng, cha mẹ với chúng sanh khổ…cố công tu tập, chắp tay đảnh lễ, y theo Pháp tụng Chú trừ hết chướng cấu mới được thành tựu, làm Công Đức lớn. Hữu tình ở kiếp sơ: chân chất ngay thẳng, thuần thiện, Phước Đức cao thắng nên tùy làm tùy thành, chẳng như ngày nay Ta, Thích Ca Mâu Ni Như Lai ra đời trong thời ác trược…khi được giải thoát với khi hàng Đệ Tử chứng giải thoát thời liên tục siêng năng chặt đứt lưới Tâm sai biệt nghi ngờ, đầy đủ tinh tấn, trong sạch tu việc Phước, liền được thành chứng.

Nếu Phước Đức lớn lao, y theo Pháp tu trì mau được thành tựu. Nếu Phước Đức ít ỏi, y theo Pháp tu trì thì lâu lắm mới thành tựu.

Chú tối thượng này, nếu chứng thành tựu liền được cao thắng không có hàng nào ngang bằng được. Ví như báu Lưu Ly, báu ánh sáng của hoa sen trong sạch, Công Lực, giá thật đắt gấp bội lên cũng chẳng theo kịp, không có nói rõ được, huống chi là nói đủ. Cho nên sức của Đảnh Luân Vương Chú này chẳng thể nghĩ bàn, dõng mãnh thù đặc.

_Hành Giả nên thường ôm bình bát đi xin thức ăn. Nếu được bánh, cơm lại trong sạch đào xới lựa chọn, chia ra làm ba phần. Một phần phụng hiến Đức Phật, Thần, chư Thiên. Nếu thức ăn hiến xong, cầm lấy đem cho hết thảy hữu tình trên bờ dưới nước. Một phần bố thí cho người từ bên ngoài đi đến xin ăn, nếu không có người xin thì đem cho cầm thú. Một phần giữ lấy, y theo Pháp tự ăn.

Nếu có làm Pháp cầu an ổn thì hướng mặt về phương Bắc, ngồi ăn.

Nếu có làm Pháp cầu giàu có thì hướng mặt về phương Đông, ngồi ăn.

Nếu có làm Pháp cầu điều phục thì hướng mặt về phương Nam, ngồi ăn.

Hành Giả thường khởi Tâm Từ, nghĩ đến các hữu tình đang chịu mọi sự đau khổ, thề sẽ độ thoát.

_Nếu Đại Bí Sô, hoặc Ô Ba Tác Ca (Nam cư sĩ), người trì Phạm Hạnh… Nếu Tâm Từ Bi, một mình hành trì Pháp, tức không có chướng ngại. Thế nên người Trí ưa muốn an ổn, giàu có…sẽ mau thành chứng.

Nên thường dùng Tâm Định cung kính, chắp tay lễ Phật, Tháp kèm trì, rưới vảy mặt đất. Lấy phân bò hòa với đất màu vàng rồi xoa tô đất của Đàn. Tụng dùng Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú, hoặc tụng Tồi Toái Đảnh Vương Chú chú vào hạt cải trắng kèm với tro bảy biến, rồi rải bày bảy phương, kết làm Phương Giới. Lấy bốn cây cọc, dùng dây chỉ cột buộc rồi Chú vào 7 biến, đóng ở bốn góc, kết Phương Địa Giới, an bày vị trí ngồi, mọi loại cúng hiến, hộ thân, kết Ấn, thỉnh triệu, cúng dường, tụng Chú, đốt lửa… tự thân nghiệm thành.

Trước tiên, bắt đầu cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, tiếp theo nên cúng dường Minh Đảnh Vương, tiếp theo nên theo thứ tự cúng dường mỗi một Đảnh Vương, tiếp theo nên cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát với Chủng Tộc của Ngài, tiếp theo nên cúng dường Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát với Chủng Tộc của Ngài, tiếp theo nên cúng dường Dữ Nguyện Đảnh Vương với Chủng Tộc của Ngài. Như vậy cúng dường, mỗi mỗi theo thứ tự đều cầm hương hoa, trước tiên tưởng cúng dường sau, tiếp theo nên cúng hiến Thiên Thần của Thế Gian.

Như cúng hiến này gọi là Pháp tắc cúng dường của ba Chủng Tộc. Người ngu si đần độn không thể hiểu biết, dùng mọi thứ chê bai nói: “Hết thảy người trì Chú nói các Chú Pháp, tận cùng là Mạn Ngữ (lời nói phù phiếm trống rỗng)”. Nếu người Trí gặp người ngu si như vậy thì nên tự mính quán sát chư Phật nói lời chân thật cũng chẳng đặt bày sự hư dối. Chỉ tinh ròng chuyên chí tu Pháp cúng dường, Pháp Phiến Để Ca, Pháp Bố Sắt Trí ca, Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca.

Nếu Pháp Bố Sắt Trí Ca (Tăng Ích): Khi niệm tụng, lúc thiêu đốt Hỏa Thực thời hướng mặt về phương Đông, một lòng, ngồi Kiết Già. Sau mỗi Chú gia thêm câu Sa Ha (SVĀHĀ)

Nếu Pháp Phiến Để Ca (Tức Tai): Khi làm niệm tụng, lúc thiêu đốt Hỏa Thực thời hướng mặt về phương Bắc, định Tâm, ngồi Kiết Già, cũng sau mỗi Chú gia thêm câu Sa Ha (SVĀHĀ)

Nếu Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca (Hàng Phục): Khi niệm tụng, làm Pháp, thiêu đốt Hỏa Thực thời hướng mặt về phương Nam, sân nộ, bàn chân trái đạp trên cạnh bàn chân phải, ngồi xổm cũng sau mỗi Chú gia thêm câu Hổ Hồng (HŪṂ).

Nếu muốn thường làm Pháp Phiến Để Ca, lấy mè đen hòa với hạt cải trắng, làm Pháp Hỏa Thực

Nếu muốn thường làm Pháp Bố Sắt Trí Ca, cũng lấy mè đen hòa với hạt cải trắng, gạo tẻ làm Pháp Hỏa Thực

Nếu muốn nhổ bỏ gai góc trong Phật Pháp, làm Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca, lấy thuốc độc hòa với rễ Tân Lang Già Lý, làm Pháp Hỏa Thực

Làm Pháp Bố Sắt Trí Ca: dùng cây Nhĩ La, cây A Thâu Ca, cây A Sai Na, cây Bồ Đề, cây Tát Nhạ Ca thường làm củi đốt lửa

Pháp Phiến Để Ca: dùng cây Ni Cù Đà, cây Tân Đầu Mạt La, cây A Thuyết Tha, cỏ Thiên Môn Đông… thường làm củi đốt lửa

Pháp A Tỳ Chá Lỗ Ca: dùng cây Khư Tha La, cây Vô Lâu, cây Khổ Luyện, cây

Ca La Nhĩ La… thường làm củi đốt lửa

Điều phục tâm ác của kẻ khác khiến cho hiền thiện thì gọi là A Tỳ Chá Lỗ Ca

Trừ hết tai chướng, tất cả an định thì gọi là Phiến Để Ca

Nguyện được viên mãn sự mong cầu như Ý thì gọi là Bố Sắt Trí ca

Nhóm Pháp như vậy ở hết thảy nơi chốn, người trì Chú khéo suy nghĩ, y theo Pháp tu tập sẽ được tối thượng trong Giáo này. Nếu muốn tịch trừ hết thảy tai chướng trong Giáo Pháp này thì nên làm như vậy. Trừ Pháp này ra đều chẳng nên làm.

Người đã thực hành này, nên có tâm Từ, hết thảy Phạm Hạnh thanh tịnh, đừng như Ngoại Đạo để tóc dài móng nhọn, tức được thanh khiết. Nếu tóc dài thì sanh chấy rận, tùy đó sanh tội chướng, phải gội rửa mất nhiều công mà niệm tụng số ít. Nếu móng tay chân dài nhọn thì lưu giữ sự cáu bẩn dơ uế, cầm hương đốt hương liền bị dính dơ, tùy theo đây sanh tội chướng.

Khi Nhật Nguyệt Thực thời làm Thượng Thành Tựu. Ở tất cả Thời Xứ cũng giữ gìn đừng Quán Luận, đừng chê bai Hòa Thượng A Xà Lê: lỗi với chẳng phải là lỗi

Nếu khi cúng dường Chú Sư, đột nhiên thấy Chú Thần thọ nhận sự khoái lạc của cõi Trời thì cũng đừng yêu nguyện đồng với điều này.

Khi thấy có cõi nước không có chủ, loạn lạc thời đừng trụ trong nước đó tu Pháp niệm tụng

Lại đừng trụ ở đất có Long Thần hộ giữ, đất có Dược Xoa La Sát thường tụ tập, đất ở rừng Thi Đà, đất không có Phật Pháp, đất có cọp sói ở, đất có nhiều muỗi mòng, địa phương không có mưa, đất có nhiều gió lộng, đất có nhiều giặc cướp, đất có người giết mỗ, đất buôn bán rượu, đất buôn bán Kinh Tượng, đất mua bán vật dụng hung ác, đất có Dâm Nữ ở với đất có mọi nạn… đều đừng trụ trong đó làm Pháp niệm tụng, tác cầu các Pháp đều chẳng thành tựu.

Trong Pháp niệm tụng thì Pháp đốt lửa là hơn hết, Thiên Thần hoan hỉ ví như người ăn uống no đủ thì vui vẻ thích thú, cho nên Đức Phật nói “Trong hết thảy Pháp Niệm Tụng Phẩm thì Pháp này là hơn hết. Cũng chẳng luận là quốc vương, hèn kém như Dược Xoa Tướng Nữ”. Như Đức Phật đã nói niệm tụng, đốt lửa, hết thảy việc Pháp… thì công nhiều thành nhiều, công ít thành ít.

Cũng đừng cho kẻ khác: rượu, thịt, thuốc độc, vật dụng: đao, kiếm, cung tên, búa, giáo… cũng đừng khen ngợi giết hại, thích giết hại, phương tiện giết hại, mưu tính giết hại…cũng chẳng xem nói việc xấu tốt của người khác, cũng chẳng dạy cho kẻ khác Pháp mê đảo si, với Pháp làm hết thảy hữu tình hoảng sợ không yên ổn… đều chẳng nên làm.

Gặp nơi có Bộ Đa Quỷ bất tịnh, nơi có Thi Quỷ, nơi có Dược Xoa La Sát… thường một lần ra vào thì tưởng làm thanh tịnh.

_Ở nơi niệm tụng, ngồi Kiết Già, tưởng các Diệu Pháp thành sông nước thơm, thân lặn chìm trong đó, tắm rửa. Kết Dục Chú Ấn ấn vào thân, tưởng là thân của Phật, Bồ Tát… Liền dùng hương xoa bôi, xoa bôi trang sức khắp thân, nhất chí niệm tụng chẳng nên lay động.

Nhìn khắp, nghe kỹ: ho hắng, khạc nhổ. Nếu có lìa khỏi chỗ ngồi (phá tọa), lay động, ho hắng… liền xoay vần kết Dục Ấn ấn vào thân một lần nữa. Trì xong, lấy nước sạch rửa tay súc miệng rồi lại tụng niệm, cũng được quyết định thành tựu Thượng Pháp, Trung Pháp, Hạ Pháp.

 

PHÁP THÀNH TỰU CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ BẢY

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại vì dạy bảo lợi ích cho các hữu tình, cho nên nói Đại Thành Tựu Đảnh Vương Pháp, hữu tình trí nhỏ tham Pháp của Thế Gian, tâm chẳng tinh chuyên. Người Trí y theo Pháp tu tập quyết định sẽ thành hướng.

Mỗi ngày, khi Triệu Thỉnh chư Thần, Không Thần, Tinh Thần, Thần tùy theo chỗ trụ của Thế Gian… một lòng niệm tụng, tùy hô gọi đến trụ. Thường nên kết Ấn hộ thân, tụng Chú, làm Pháp. Nếu chẳng hộ thân, kết Giới tức bị Quỷ đoạt tinh khí con người cướp đoạt sức của Chú, sáu phần thâu mất năm phần, hoặc thâu đoạt hết cả. Hoặc bị Quỷ Trà Chỉ Ni cướp đoại sức của Chú. Nếu sợ bị thâu đoạt liền tụng Nhất Thiết Đảnh Vương Chú, Nan Thắng Vương Chú quyết định khiến giữ toàn vẹn Chú vốn đã trì”.

Lúc đó, Đức Thế Tôn lại quán hết thảy người trì Chú ở đời vị lai: kẻ Đức mỏng, Phước kém ưa thích ham vui đùa, Đồng Bạn chẳng tốt lành, đam mê nữ sắc, nơi Giới bị thiếu sót chảy rỉ…nên vì kẻ ấy nói Giáo Pháp, tức Tâm suy nghĩ, Tánh giữ bền chặt sáu niệm, cột buộc tu Chú Pháp, phát Tâm Bồ Đề tức được thành tựu.

Này Mật Tích! Lìa Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), bên ngoài liền không có thành biện được. Tại sao thế? Do Tâm Bồ Đề có oai lực lớn hay giữ cho người trì Chú toàn vẹn, mau được thành tựu.

Người trì Chú chẳng ăn nhóm vật có màu đen, xanh. Cũng chẳng ngồi nằm ở giường của Đức Phật, giường của Pháp, giường của Tăng, giường của Hòa Thượng A Xà Lê, cha mẹ…

Khi ăn, cũng chẳng ăn nhồm nhoàm như Nghi Pháp của Tỳ Nại Gia (Vinaya: Luật) cho đến chẳng được vừa ăn vừa nói, trao thức ăn cho nhau. Chẳng được lấy ngón tay xỉa răng. Người Trí nên biết, ngồi Kiết Già ngay ngắn, như Pháp yên lặng ăn

Nếu khi niệm tụng, hoặc lúc làm Pháp, hoặc lúc thỉnh triệu tu pháp thời, nên dứt hết thảy lời nói tốt không tốt, như Pháp tụng niệm. Cũng đừng cùng kẻ khác nằm ngồi chung một cái giường, trao đổi quần áo giầy dép cho nhau. Vật khí đựng thức ăn, thuần dùng cái bát nhỏ bằng đồng trắng, đỏ để ăn.

Nếu đã ăn xong, liền lấy nước rửa sạch. Lại dùng tro đất lau khô bên trong bên ngoài. Thường chẳng được làm các thứ đùa bỡn giễu cợt, hý luận. Nêu vui thích vi phạm thì tùy theo tội cùng sanh

Luôn chọn: năm, tháng, ngày, giờ của Tinh Tú… y theo Pháp dựng làm ba loại Pháp

Tháng Thần Thông của Phật, tu là bậc nhất, thành tựu Tất Địa rộng lớn của Đảnh Vương. Hai kỳ Bạch Nguyệt, Hắc Nguyệt, vào ngày 8, ngày 14 ăn ba loại thức ăn màu trắng, như dùng hương hoa, thức ăn sạch mới cầm hiến cúng dường, như Pháp niệm tụng gấp đôi thì mau thành chứng.

_Lại có Biến Tượng. Khiến dạy Đồng Nữ dùng nước nóng thơm tắm gội, thọ nhận tám Trai Giới, cầm tơ se dệt vải đúng theo độ lượng, đừng dùng dao chặt cắt. Vào giờ tốt thời bắt đầu ra công mô phỏng vẽ, hoặc dùng tấm ván. Người vẽ tượng, thời thời tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch mới, thọ nhận tám Trai Giới.

Ngay chính giữa, vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già trên tòa Sư Tử, đủ mọi tướng tốt, đảnh phóng ánh sáng, bày tướng Thuyết Pháp, thân có hào quang tròn.

Tiếp theo, bên phải Đức Phật vẽ Quán Thế Âm Bồ Tát ngồi Kiết Già, thân màu trắng vàng, đầu đội mão báu, trong mão có vị Hóa Phật, mặt mắt giận dữ, một tay cầm cây phất trắng, một tay cầm tràng hạt (sổ châu). Lại ở my gian (tam tinh) vẽ một con mắt dựng đứng, dùng quần áo của cõi Trời, mọi loại trang nghiêm, ngồi trên tòa hoa sen.

Tiếp theo bên trái Đức Phật vẽ Kim Cang Mật Tích Chủ Bồ Tát, ngồi Kiết Già, thân tướng màu xang, đầu đội mão báu, mặt mắt giận dữ, một tay cầm chày Kim Cang, một tay cầm cây phất trắng, ngồi trên hoa sen báu.

Tiếp theo, phía sau Tòa vẽ Tối Thắng Minh Vương Kim Cang, vẽ Đại Độ Để Sứ Giả, vẽ Khả Úy Kim Cang, vẽ Hoàng Nhãn Kim Cang, vẽ Đại Tiếu Kim Cang, vẽ Đại Quyền Kim Cang đều có đại lực, tối thắng điều phục, đều cầm khí trượng, ngồi trên tòa hoa sen, nên dùng mọi loại quần áo, Anh Lạc, đều trang sức màu nhiệm trang nghiêm

Tiếp theo, phía sau Quán Thế Âm Bồ Tát vẽ Mã Đầu Quán Thế Âm Vương, vẽ Ý Lạc Viên Mãn Vương, vẽ Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát Mẫu, vẽ Đa La Bồ Tát, vẽ Tỳ Cu Ni Bồ Tát, vẽ Phệ Lộ Giả Na Bồ Tát… Nhóm Bồ Tát này đều cầm khí trượng của bổn sở, ngồi trên tòa hoa sen. Nên dùng mọi quần áo màu nhiệm, Anh Lạc đều trang nghiêm màu nhiệm.

Tiếp theo, bên dưới tòa của Đức Phật, phía bên trái vẽ Nan Thắng Đại Phấn Nộ Thần, vẽ Đại Tự Thần

Tiếp theo, bên dưới tòa của Đức Phật, phía bên phải vẽ Phật Nhãn Thần, vẽ Tướng Hảo Thần.

Bốn vị Thần này đều có thân màu vàng ròng, ngồi trên tòa hoa sen.

Biến Tượng này gọi là Như Lai Thân Tối Thắng Luân Vương Đại Thành Tựu Tượng, hết thảy thông dụng đều vẽ thành chứng”.

_Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử: “Xưa kia, khi ông chưa chứng Địa thời tụng dùng Chú này cúng dường tượng này. Tượng phóng ánh sáng lớn chiếu ba cõi này, chúng sanh Thượng Trung ý sanh ưa thích vui vẻ.

Mạn Thù Thất Lợi! Ông được ánh sáng chiếu soi, vượt lên chứng Tam Địa được năm Thần Thông. Thế nên nói Tượng Bất Khả Tư Nghị Đại Tam Ma Địa là thân của Như Lai. Ta dùng dức Tam Ma Địa này rộng khắp ba cõi, vì các hữu tình, lợi ích thành tựu Thần Thông biến hóa. Thân của Đảnh Luân Vương này như báu Như Ý”.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử: “Ông khéo hay dùng Đại Bi Giáp Trụ, phương tiện khéo léo an trụ hữu tình, hiển bày cứu giúp hữu tình vô lượng biến hóa. Hiện ra thân Phật, thân Bồ Tát, thân Duyên Giác, thân Thanh Văn… nhiếp lấy chúng sanh, nói các Thắng Pháp giác ngộ hữu tình”

Khi ấy, Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử chắp tay, cung kính bạch rằng: “Thế Tôn!

Đức Phật có bao nhiêu tên gọi, hiện Đảnh Luân Đại Tam Ma Địa lưu tuyền ở Thế Giới này?”

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử: “Tên gọi của Đảnh Luân Vương. Ấy là: Ấn Nại La (Indra) gọi là hàng Đế Thích, cho đến trong loài hữu tình tại sáu nẻo của ba cõi, dựng lập tên gọi sai biệt tùy theo loại làm chủ, đều vì điều phục cho nên tùy theo loại dựng lập Pháp Danh sai biệt vô lượng, đều vì thành thục chúng sanh cho nên Thế Gian không có một Pháp, một tên gọi, một Tướng chẳng phải là nơi Biến Lập của Như Lai.

Này Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử! Có một loại người, biết Ta chẳng sanh chẳng diệt, Chân Như, thật tế, thật Pháp, Pháp Giới Niết Bàn, Thật Trí, không có hai, không có tướng, ý sanh, Nhu Đồng, người làm, người thọ nhận, người biết, người thấy… làm sự hiểu biết như vậy.

Này Đồng Tử! Chúng sanh trong Thế Giới Sa Ha này xưng gọi Ta là Đại Ly Dục Như Lai Phật Thiên Nhân Sư

Này Đồng Tử! Ta thường ở Thế Gian này, thành thục chúng sanh, bày tên gọi như vậy, mới có năm a tăng kỳ trăm ngàn số tên gọi. Hết thảy Thanh Văn, chúng sanh ngu si tuy xưng tên gọi của Ta cũng chẳng biết tên gọi khác như vậy của Ta.

Này Đồng Tử! Ta làm như vậy thành thục hết thảy hữu tình, cũng ở trong các Kinh nói tên gọi khác này.

Này Đồng Tử! Như vậy lại có một loại hữu tình biết Ta ở trong căng già sa đẳng Thế Giới có vô lượng tên gọi, xưng khác nhau. Như Lai nói Pháp Như Như, chúng sanh nói là đi, đến (khứ lai). Như Lai cũng chẳng có đi, đến (khứ lai), phân biệt hiện ra sắc tướng

Này Đồng Tử! Do chẳng đi, lại, không có tạo làm phân biệt, tức hay hiện ra vô lượng Phật Sự, Đà La Ni Môn”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Mạn Thù Thất Lợi Đồng Tử: ‘Nếu có người tu trì Đảnh Vương Pháp này, nên đợi đến giờ tốt. Vào ngày 5, ngày 8, ngày 13, ngày 14, ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt… lúc có Tinh Tú tốt thì tắm rửa sạch sẽ, mặc áo sạch mới.

Nếu là người thế tục (tục nhân) thọ nhận tám Trai Giới, y theo Pháp Quỹ trụ, tu tạo thanh tịnh, xoa bôi, kết Đàn Tràng, bảy hiến hương hoa, thiết đốt Hỏa Thực. Nên cúng dường Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Kim Cang Mật Tích Thủ Bồ Tát, Ma Ha Bà La Thần với các Bồ Tát, hết thảy Thanh Văn, Bích Chi Phật, chư Thiên… Như cúng dường này liền được hết thảy Đại Oai Đức Thiên, Đại Oai Chú Thần, Đại Minh Chú Thần vui vẻ quán nhìn.

Nhóm chư Thiên tuy lại ngày ngày như Pháp cúng dường, nhưng đối với Phật Bộ chẳng nên lễ bái. Tại sao thế? Vì sức của năm Đảnh Vương Chú chẳng thể nghĩ bàn. Thế nên người trì Chú cũng chẳng được đến nhà có tang lễ, nhà có người mới sanh, nhà của người bất tịnh, nhà của Chiên Đà La… đi đến thăm viếng, ở qua đêm, nhận cúng dường của kẻ khác… cũng chẳng đem thức ăn dư thừa hôi hám, thức ăn để qua đêm… cúng dường với tự mình ăn.

Người trì Chú, mỗi ngày ba thời tự thề quy y Phật, Pháp, Đại Bồ Tát Tăng. Phát Tâm Bồ Đề, tịnh trị ba nghiệp. Niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiên… thường vào lúc sáng sớm thọ nhận tám Trai Giới, chẳng giết chóc, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, dùng son phấn xoa bôi thân, ngồi nằm trên giường to lớn, chẳng ăn quá giờ Ngọ. Dùng Trí Chân Như, Tâm không có tạo làm cái Ta (vô tác ngã), thành kính tu tập, liền được thành biện”.

_Khi ấy, Đức Thích Ca mâu Ni Thế Tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ: “Lại có Chuyển Luân Vương Tượng đối với tượng của hết thảy Chú thuộc Thế Gian Xuất Thế Gian là tối thượng, không có gì ngang bằng. Dựa theo ngày, tháng lúc trước, người vẽ đoan chánh nghiêm túc, giữ đủ thập thiện (mười điều tốt lành), dùng vải trắng mịn vuông khoảng ba khuỷu tay, hoặc hai khuỷu tay.

Ngay chính giữa, vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đầy đủ mọi tướng, thân màu vàng ròng, bày tướng Thuyết Pháp, hào quang bao quanh thân, ngồi tại hoa sen trắng trên tòa Sư Tử, trên đảnh phóng ánh sáng

Ở sau lưng Đức Phật, vẽ ngọn núi bảy báu

Ở bên dưới tòa của Đức Phật, vẽ cái ao hoa sen

Ở bê phải Đức Phật, vẽ dáng mạo của người trì Chú, quỳ thẳng lưng, chiêm ngưỡng Đức Phật, tay bưng lư hương.

Này Mật Tích! Đảnh Luân Vương Tượng này, hết thảy Phật nói, bảo cho người đang trì Chú được lợi ích lớn

Lược nói Tượng này. Nếu có người nhìn thấy, tùy vui cúng dường thời tùy diệt mọi tội, được Công Đức lớn, được các Trời Rồng vui vẻ nhìn ngắm, sẽ quyết định thành tựu sức của hết thảy Dõng Mãnh Đảnh Vương; được mọi loại ca tán, cúng dường Công Đức của vô số Phật.

Vô lượng vô số hết thảy chư Phật thường đều khen ngợi Diệu Biến Tượng này.

Nếu có người tin mến, ngày đêm tinh tấn cung kính, cúng dường liền được một lúc tiêu diệt được tội chướng, nghiệp của thân thanh tịnh, thành tựu biển TRí công đức của Đảnh Vương, vượt qua hết thảy tối thắng thù đặc, dược các người Trời cúng dường, cúng kính, khen ngợi vô lượng, sẽ chứng phật Địa, liền không có chuyển lùi.

Người thành Chú này, trợn mắt, giận quát thì hết thảy tám Bộ Trời Rồng, Quỷ

Thần đều hoảng sợ, bỏ chảy tứ tán. Thiên Đế Thích ấy thấy người này đi đến thì chia Tòa ngồi chung. Các Đại Thiên ấy cũng đều chia tòa ngồi. Chư Thiên trong ba cõi thấy người này đi đến mà kiêu ngạo chẳng đứng dậy nghênh đón, đưa tiễn thành kính.. liền đều bị vỡ nát cái đầu như cành Lan Hương

Nếu Ta ở một ức cu chi Đại KIếp khen nói Chú này cũng chẳng thể hết được.

Người thành Chú này thì người đó gọi là chứng Tất Địa tối thượng, sẽ được sống lâu làm vua trong cõi Tam Thập Tam Thiên, mạng thường an ổn, chẳng bị chết vì tai vạ, sống thọ như thân Trời. Hết thân Trời xong, biến thân như Phật, chứng năm Thần Thông, nương theo cõi Trời này, dùng vô lượng Thiên trước sau vây quanh, đi đến các cõi Phật, biến hóa các thứ dạy đạo cho chúng sanh. Tùy theo cõi Phật: hiện thân Đế Thích hoặc hiện thân Kim Cang, hoặc hiện thân Đại Phạm Thiên, hoặc hiện thân Y Thủ La Thiên, hoặc thân Đồng Nam, Đồng Nữ… vào trong nẻo địa ngục, Quỷ, súc sanh… tùy hiện các thân cứu thoát chúng sanh. Hoặc ở nơi núi rừng, thành ấp, thôn xóm làm các phòng, nhà, mọi loại quần áo, thức ăn cấp cho… thường làm chỗ nương dựa, độ thoát chúng sanh, đủ năm Thần Thông, thực hành Bồ Tát Hạnh, làm bậc tôn quý trong loài người.

 

KINH NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ HAI (Hết)_


 

QUYỂN THỨ BA

MẬT ẤN CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ TÁM

Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Hội Chúng này rằng: “Thiện Nam Tử các ông cần phải thọ trì vô lượng vô số sức đại dõng mãnh của Tam Ma Địa Xuất Hiện của hết thảy Như Lai, Thân an trụ Chú của hết thảy Như Lai, vô lượng vô biên Pháp chưa từng có của Chủng Tộc chân thật của hết thảy Như Lai, vô lượng oai đức sinh ra lưu bày Đại Ấn với Chú… Trong đây hay sanh hết thảy Bồ Đề, hay phá cu chi tất cả Ma Quân, hay nhiếp hết thảy các Đại Bồ Tát, bậc Đại Hùng Lực, hay khiến cho hết thảy hữu tình đáng sợ sanh Tâm Đại Từ.

Này các Thiện Nam Tử! Nay Ta lược nói Nhất Thiết Biện Sự Nghiệp Đại Ấn

Khi ấy Kim Cang Mật Tích Chủ chắp tay cung kính bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nguyện xin rũ thương nói Oai Đức Đại Ấn với Chú mà hết thảy Như Lai đã lưu bày, để làm lợi ích cho hết thảy hữu tình, dùng chút ít công mà gom chứa, liền thành chứng”.

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích rằng: “Ông hãy nghe cho kỹ! Hãy yên lặng nghĩ nhớ! Nay Ta vì ông phân biệt giải thích.

Tức trước tiên, xoay vần kết Nhất Thiết Như Lai Tâm Tinh Tấn Ấn. Hai tay:

đem tám ngón, bên phải đè bên trái, cài chéo trong lòng bàn tay, liền nắm lại thành quyền, duỗi hai ngón cái ngang bằng, đè trên lóng giữa của ngón trỏ phải, đừng khiến cho đầu ngón co lại.

Ấn Chú là:

“Na mạc tát phạ bột đà, bồ địa tát đỏa nam. A, nhĩ la, hổ-hồng, yêm”

Nếu đem hai ngón cái đưa lên xuống qua lại hết thảy, tức gọi là Khải Triệu Như Lai Chủng Tộc Ấn.

Ấn Chú là:

“Úm, nhĩ lữ chức”

Hai Ấn Chú này gọi là Như Lai Tối Tinh Tiến Tâm, sức hay độ thoát hết thảy địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… cũng hay trợ giúp thành Công Tích Nghiệp Sự của hết thảy Như Lai. Nhiếp các Bồ Tát, Đế Thích, Phạm Vương, Y Thủ La Thiên, Diêm Ma Vương, Thủy Thiên, Tỳ Sa Môn Thiên cho đến hàng Đại Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát của mười Địa (Daśa-bhūmi)

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CHỦNG TỘC ẤN CHÚ_ CHI HAI

Dựa theo Tâm Ấn lúc trước, chỉ sửa ngón cái trái, co vào trong lòng bàn tay, nắm đầu ngón trỏ phải, ngón cái phải y theo lúc trước, định thân.

Ấn Chú là:

“Úm, a lô lực”

Nếu đem đầu ngón cái phải, đưa lên xuống qua lại, tức gọi là Thỉnh Triệu Quán Âm Chủng Tộc Ấn

KIM CANG CHỦNG TỘC ẤN CHÚ_CHI BA

Dựa theo theo Tâm Ấn lúc trước, nên sửa ngón cái trái, như lúc trước duỗi đè lên, co ngón cái phải vào trong lòng bàn tay nắm đầu ngón trỏ trái, ngón cái trái y theo lúc trước, định thân.

Ấn Chú là:

“Úm, bạt chiết la, điệt lực”

Nếu đem đầu ngón cái trái, đưa lên xuống qua lại, tức gọi là Thỉnh Triệu Kim Cang Chủng Tộc Ấn

LUÂN VƯƠNG ẤN CHÚ_CHI BỐN

Trước tiên, nên chắp tay, đem hai ngón cái, hai ngón vô danh, hai ngón út, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau trong lòng bàn tay. Duỗi dựng thẳng hai ngón giữa đều co lóng thứ nhất khiến đầu ngón trụ nhau. Kèm song song hai ngón cái ngang bằng nhau trong lòng bàn tay. Lại đem hai ngón trỏ co bằng nhau, đè trên lưng móng của hai ngón cái sao cho đầu ngón cùng dựa nhau.

Đảnh Luân Vương Căn Bản Đại Ấn này, là điều mà căn già sa đẳng hết thảy Như Lai quá khứ đã cùng nhau nói giữ, hết thảy Như Lai đời vị lai sẽ cùng nhau nói giữ, hết thảy Như Lai đời hiện tại nay cùng nhau nói giữ. Vì muốn nhiếp các hữu tình cho nên khiến cùng nhau nói giữ. Người Trí ở nơi cư ngụ, truyền thụ kết Ấn này thì hết thảy kẻ ganh ghét, kẻ gây chướng ngại ác, Tỳ Na Dạ Ca đều chẳng dám gần gũi.

Này Mật Tích! Đảnh Luân Vương Căn Bản Ấn này. Hết thảy chư Phật trụ trong trăm ngàn cu chi căng già sa kiếp, khen ngợi nói Thần Lực, Công Đức của Ấn này cũng chẳng thể hết được. Lại dùng mọi loại ngôn từ, ví dụ nói Đại Ấn này cũng chẳng thể hết được.

Nếu người Trí kết trì Ấn này, tụng Đảnh Luân Vương Chú, tức thường chẳng bị cu chi trăm ngàn Ma, giòng họ Ma… gây não loạn. Người này qua trăm ngàn cu chi đại kiếp về sau,chẳng bị rơi vào đường ác. Vì sao thế? Vì người này đã được Phước gom chứa Công Đức, Ta ở trong trăm ngàn cu chi đại kiếp, nói cũng chẳng hết được.

Đại Đảnh Luân Vương Chú này. Nếu có người dùng một Tâm tịnh thường tụng trì thì Niệm Lực, Tuệ Lực, Trí Lực đã được, ở trong trăm ngàn cu chi kiếp nơi sanh ra, thường chẳng bị lùi mất.

Này Kim Cang Mật Tích Chủ! Tại sao vậy? Vì Đại Ấn như vậy có oai đức lớn, có vô lượng sức mạnh.

Ấn Chú là:

“Na mô bà già phạ để, a bả la để khả đố sắt nê sa dã. Úm, đát tha già đô sắt nê sa, a na phạ lộ chỉ đa, mỗ thúc đà, chước cật-la, mạt la để, hổ-hồng, nhập phạ la nhập phạ la, đà cả đà cả, độ na độ na, nhĩ độ na nhĩ độ na, đát-la sai dã, ma la dã, hiệt sa na dã, khả na khả na, bạn nhạ bạn nhạ, ám ám, ác ác, các các, bổ-lộng xí nê, bổ-lộng xí nê, quân noa lý ninh, a bá la nhĩ đá, tắc đát-la, đà lý nị, hổ-hồng” NAMO BHAGAVATE APRATIHATOṢṆĪṢĀYA_ OṂ

 

CAO ĐẢNH VƯƠNG ẤN CHÚ_CHI NĂM

Trước tiên, hai tay: đem hai ngón vô danh, hai ngón út, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau trong lòng bàn tay. Tiếp theo, dựng thẳng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón. Cùng kèm song song hai ngón cái duỗi đè trên lóng giữa của hai ngón vô danh. Lại đem hai ngón trỏ để trên lóng giữa bên cạnh của hai ngón giữa, co đầu chạm nhau.

Ấn Chú là:

“Úm, nhập phạ la, niệp nhĩ, niệp biều già đổ, ổ-sắt nê sa, độ na độ na, hổ hồng”

 

BẠCH TẢN CÁI ĐẢNH VƯƠNG ẤN CHÚ_CHI SÁU

Dựa theo Cao Đảnh Vương Ấn lúc trước, chỉ sửa hai ngón giữa, hơi co lóng thứ nhất sao cho đầu ngón ngang bằng dựa nhau, tiếp theo mở hai ngón trỏ, đầu ngón cách nhau nửa thốn (1/6 dm) Ấn Chú là:

“Úm, ma ma ma hỗ-hồng, nịch”

 

QUANG TỤ ĐẢNH ẤN CHÚ_CHI BẢY

(Một tên gọi là Kim Luân Ấn Chú)

Dựa theo Cao Đảnh Vương lúc trước, chỉ sửa hai ngón trỏ, tách mở dựng thẳng duỗi đầu ngón cách đầu ngón giữa hoảng một thốn hai phân (6/15 dm) Ấn Chú là:

“Úm, đát tha già đô sắt nê sa na phạ lộ chỉ đá, mỗ phất đà, đế nhụ la thủy, hổ-hồng,nhập phạ la, nhập phạ la, đà cả đà cả, nại la nhĩ nại la, sấn na, tần na, hổ-hồng phán, sa-phạ ha”

 

Lại thêm một Ấn. Dựa theo Đảnh Luân Vương Ấn, chỉ sửa hai ngón vô danh đều duỗi dựng thẳng, co hai ngón cái đè bên cạnh móng hai ngón út. Kèm co hai ngón giữa, hai ngón trọ cùng trụ đầu nhau như nửa mặt trăng (bán nguyệt)

Một Pháp Ấn này cũng gọi là Đảnh Luân Vương Đàn Luân, kết làm Pháp Ấn thứ tám vậy.

THẮNG ĐẢNH VƯƠNG ẤN CHÚ_CHI CHÍN

Dựa theo Bạch Tản Cái Đảnh Ấn lúc trước, chỉ sửa hai ngón trỏ ở dưới lóng thứ nhất của ngón giữa, co bằng đầu ngón dựa nhau.

Lại, Ấn dựa theo Quang Tụ Đảnh Ấn, sửa hai ngón trỏ để ở vạch bên cạnh trên lung lónh bên trên của hai ngón giữa.

Ấn Chú là:

“Úm, nhạ dụ sắt nê sa, nhập phạ la nhập phạ la, bạn đà bạn đà, na ma na ma, đốt-lỗ-hồng, đốt-lỗ-hồng đốt-lỗ hồng hoắc, khả nẵng, hổ-hồng”

 

Dựa theo Đảnh Luân Vương Ấn lúc trước, đồng nhau tức là CHUYỂN PHÁP LUÂN_CHI MƯỜI

Lại dùng hai tay: đem hai ngón út, co đầu ngón ngang bằng dựa đầu nhau. Tiếp theo đem hai ngón vô danh đều co vào trong lòng bàn tay, hai ngón giữa đều hơi co dựng thẳng sao cho đầu ngón trụ nhau, để hai ngón trỏ ngay trên cạnh lóng giữa của ngón giữa, hai ngón cái đều đè trên hai ngón vô danh, mở hai lòng bàn tay, cổ tay cách nhau bốn thốn (2/5 dm).

Một Pháp Ấn này hay chuyển bánh xe Pháp của 12 Hành Tướng, diệt các cấu chướng.

NHƯ LAI BẠC (mưa đá) TỒI (phá vỡ) PHIỀN NÃO ẤN- CHI MƯỜI MỘT

Dựa theo Đảnh Luân Vương Ấn,chỉ sửa hai ngón trỏ bật sau lưng hai ngón giữa, cùng trụ đầu ngón. Một Ấn này cũng gọi là Tọa Ấn cũng gọi là Đảnh Luân Vương Đàn Ấn.

Lại bảo Mật Tích Chủ: “Năm Đại Ấn này gọi là Nhất Thiết Như Lai Đảnh Luân Vương Chú Chủng Tộc Vương Ấn Đại Ấn. Tên thứ nhất là Cao Đảnh Vương Ấn, tên thứ hai là Bạch Tản Cái Đảnh Vương Ấn, tên thứ ba là Quang Tụ Đảnh Vương Ấn, tên thứ tư là Chuyển Pháp Luân, tên thứ năm là Bạc Tồi Phiền Não Ấn. Nhóm Ấn này được gọi là Đại Đảnh Vương Ấn.

NHƯ LAI TÂM ẤN CHÚ_CHI MƯỜI HAI

Dựa theo Như Lai Tâm Ấn thứ nhất, chỉ sửa hai ngón cái đều co vào lòng bàn tay. Một Pháp Ấn này gọi là Như Lai Tâm Đại Tinh Tấn Ấn.

Người trì Chú nếu thường xoay vần kết Ấn này, tụng Đảnh Luân Vương Chú, một lần Chú thì một lần ấn trên trái tim, đủ bảy biến, tức hay tồi diệt hết thảy tội nặng căn bản của quá khứ. Thường dùng Ấn này làm tất cả Pháp thành tựu xứ, gia bị thân của mình với hộ thân của Chú Thần, hay khiến cho vị Thần hiện ra.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, ngu na lễ, vĩ la, sa ha”

Một Pháp Chú này có công lực đồng với Ấn Chú thứ nhất lúc trước. Ở nơi làm

Pháp, trợ nhau dùng cũng được. Chú này có sức đại oai mãnh

ẤN CHÚ SAI KHIẾN CỦA HẾT THẢY ĐẢNH VƯƠNG_CHI MƯỜI BA

Chắp tay, co tám ngón cùng dựa đầu nhau, trước tiên chắp tay để ngang trái tim, bên trong lòng bàn tay trống rỗng, nên đem tám ngón đều co đầu ngón ngang bằng cùng dựa nhau, đầu của tám ngón đều cách nhau khoảng ba phân (1/10 cm), hai ngón cái đó cách nhau ba phân (1/10 cm) dựng thẳng ngang bằng đầu ngón.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, trác-lỗ lỗ, bạn đà, sa ha”

Một Pháp Chú Ấn này cũng hay thành biện hết thảy sự nghiệp, tự hộ giúp mình, hộ giúp người khác. Kết tu các Pháp không có chướng não

NHƯ LAI TÍCH TRƯỢNG ẤN CHÚ_CHI MƯỜI BỐN

Trước tiên, tay phải: đặt ngón cái nằm ngang co vào lòng bàn tay, đem ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út nắm lại thành quyền, co khuỷu tay ngay phía trước duỗi ngang bằng. Tay trái nắm góc áo cà sa, lòi đầu ra bốn thốn (2/5 dm), cũng co khuỷu tay để phía trước duỗi ngang bằng.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, độ na, ti đà la noa, hổ-hồng”

Một Pháp Chú này. Nếu gặp hết thảy các hữu tình ác, liền kết Ấn này dùng ủng hộ thân.

NHƯ LAI BÁT ẤN CHÚ_CHI MƯỜI LĂM

Trước tiên, ngửa lòng bàn tay phải để ngang trái tim, đem tay trái úp hợp trên lòng bàn tay phải, đầu ngón út trái cùng đầu ngón cái phải cùng trụ nhau, đầu ngón cái phải cùng đầu ngón út trái cùng trụ nhau.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, lộ ca bá la, địa sắt-sỉ đa, đà la dã, đà la dã, ma ha na bà phạ, bột đà bá đát-la, sa ha”

Pháp Ấn Chú này có đủ đại tinh tấn, thường được Thần Lực của hết thảy Như Lai gia hộ. Nên kết Ấn này và tụng Chú này, kết thúc mỗi một biến, xưng nhớ hữu tình ở Địa Ngục, Quỷ đói… mãn 108 biến tức hết thảy Quỷ đói ở Địa Ngục được ăn uống no đủ. Nếu đi ở nơi đồng trống hoang vắng,cũng kết Ấn này kèm tụng Chú này, liền được hết thảy Quỷ Thần trong đồng trống hoang vắng không dám gây nhiễu loạn.

NHƯ LAI TƯỚNG HẢO ẤN CHÚ_CHI MƯỜI SÁU

Trước tiên, hai tay: đem hai ngón giữa, hai ngón vô danh, hai ngón út… bên phải đè bên trái, cài chéo nhau nhau trong lòng bàn tay, đều nắm lòng bàn tay. Duỗi thẳng hai ngón trỏ cùng trụ cạnh ngón, hai ngón cái đó đều nắm trên cạnh ngón trỏ. Đem Ấn đảo rũ xuống, ngửa lòng bàn tay để ở trên trán, đầu hai ngón trỏ để ngay giữa hai chân mày (tam tinh).

Ấn Chú là:

“Na mạc tát phạ đát tha gia để biều, a la hạt tệ, tam miệu tam bột thê tệ, hề hề, bạn đà bạn đà, để sắt sá, để sắt sá, đà la dã, đà la dã, nễ luận đà, nễ luận đà, thúc noa ma nê, sa ha”

 

Pháp Chú Ấn này gọi là Đại Trượng Phu Tướng Hảo. Nếu có người thường hay xoay vần kết Ấn này, tức mau thành tựu hết thảy Tất Địa (Siddhi), đủ oai đức lớn

Nếu đem Ấn ấn đảnh đầu tức gọi là Như Lai Đảnh Ấn. Nếu đem Ấn ấn lỗ mũi thì gọi là Như Lai Tỵ Ấn.

Đảnh Tỵ Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, ải lý nê, hổ-hồng, phán, sa ha”

Như Lai Đảnh Tỵ Ấn này thường kết Hộ Thân, sẽ hướng đến trăm ngàn cu chi

Đại Kiếp, chẳng bị các tật bệnh ở đảnh đầu, lỗ mũi

NHƯ LAI NHÃN ẤN CHÚ-CHI MƯỜI BẢY

Trước tiên, chắp hai tay lại, đem hai ngón cái co vào lòng bàn tay, tiếp theo đem hai ngón trỏ đều co lóng thứ nhất, đem đầu ngón đè trên lóng giữa bên cạnh hai ngón giữa, hai đầu hai ngón trỏ cách nhau một thốn (1/3 dm)

Như Lai Nhãn Ấn này ở Đảnh Luân Vương Đàn, thanh tịnh xoay vần kết thì hay làm lợi ích lớn, diệt các tội nặng, thành tấn Tất Địa của Đảnh Vương Chú Giả

Nếu trải qua trăm ngàn cu chi kiếp tu các Công Đức, dùng oai lực của Ấn này hay nhiếp hết các nhóm Công Đức đã gom chứa.

Ấn Chú là:

“Na mạc tát phạ đát tha già để biều, a la hạt tệ, tam miệu tam bột thê tệ. Úm, lỗ lỗ, tắc phổ lỗ, nhập phạ la, để sắt sá, tất đà lộ giả nê, tát phạ lạt tha, sa đà ninh, sa-phạ ha”

 

Này Kim Cang Mật Tích Chủ! Như Lai Nhãn Đại Minh Vương Chú này là điều mà mười cu chi Phật cùng nhau tuyên nói. Xưa kia khi Ta vì Bồ Đề thời ở trước mặt mười cu chi Phật nhận được Chú này. Nếu người trì Chú dùng một Tinh Tâm, tụng trì Chú này liền được hết tất cả Bồ Tát, Chú Thần đều hiện ra trước mặt, cũng đều thành tựu Chú Pháp của hết thảy Kim Cang Chủng Tộc. Thế nên Mật Tích! Người trì năm Đảnh Vương Chú, nên trước tiên mỗi lần tụng Chú này 7 biến hoặc 21 biến.

Đại Minh Vương Chú này. Nay Như Lai vì hết thảy hữu tình được an vui lớn, cho nên nói. Người trì Chú, nếu gặp người có tánh bạo ác thì Chú vào bàn tay xoa mặt, ngầm tụng Chú này rồi cùng nhau luận nói nghĩa thì được kẻ kia vui vẻ, cũng hay tồi phục hết thảy hàng Si Mỵ, Vọng Lượng, Quỷ Thần ác.

Này Mật Tích Chủ! Nếu người trì Đảnh Luân Vương Chú, một lần đã cầu Pháp, hai lần đã cầu Pháp mà chẳng thành chứng. Tức nên gia thêm Đại Minh Chú Vương này, cùng nhau đồng tụng mãn hai mươi vạn biến thì quyết định thành tựu Tất Địa tối thượng của Đảnh Luân Vương Chú

Nếu chưa trải qua một, hai lần làm Pháp mà tụng cả hai, tức thân của người trì Chú sẽ bị tai ương.

NHƯ LAI MY GIAN (tam tinh) ẤN CHÚ-CHI MƯỜI TÁM

Dựa theo Như Lai Nhãn Ấn, chỉ sửa hai ngón trỏ đều để ở lóng trên lưng của ngón giữa sao cho đầu ngón cách lóng của ngón giữa một phân (1/3 cm).

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Hột-lý, hổ-hồng”

Như Lai My Gian Hào Tướng Ấn Chú này tức là điều mà hết thảy Như Lai quá khứ đã tuyên nói, nay Ta cũng nói. Khi xoay vần Ấn này thời Đại Tự Tại Thiên, Cu Ma La Đại Sĩ, Hứ Dã Thiên… đều chẳng dám quấy nhiễu huống chi là các Si Mỵ, Quỷ Thần nhỏ làm sao có thể quấy nhiễu được.

NHƯ LAI KHẨU (cái miệng) ẤN CHÚ-CHI MƯỜI CHÍN

Dựa theo Như Lai Tâm Ấn, chỉ sửa hai ngón cái, kèm nhau duỗi móng ngón, co lóng đầu khiến cách cạnh ngón trỏ khoảng ba hạt lúa. Đem Ấn để ở Diện Môn (Mukha: chỉ 3 chỗ là cái miệng, khuôn mặt, phần bên dưới cái mũi bên trên cái miệng), lóng đầu của lưng hai ngón cái ấy để ở ngay cái môi.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Chỉ lý, chỉ lý, hổ-hồng”

Một Ấn Chú này có cây đuốc lửa lớn, hay mau chóng giúp đỡ hoàn thành hết thảy sự nghiệp. Người trì Chú nếu thường xoay vần kết Ấn này để trước miệng mà tụng Khẩu Chú này hai, ba, bảy biến. Lại tụng Đảnh Luân Vương Chú. Do sức của Ấn Chú mà Người, Trời trong ba cõi thấy nghe luận nói, thảy đều kính yêu. Bởi thế, người này nên thường dùng Pháp Ngữ hòa nhã, chân thật, dịu dàng. Người này sẽ ở trong trăm ngàn cu chi kiếp chẳng bị bệnh về miệng. Đại Tự Tại Thiên, Tỳ Sắt Nỗ Thiên với các hàng Trời, Rồng, tám bộ Quỷ Thần nghe người này nói, thảy đều kính phục, huống chi là các Si Mỵ, Quỷ Thần nhỏ khác.

NAN THẮNG PHẤN NỘ VƯƠNG ẤN CHÚ_CHI HAI MƯƠI

Nên quỳ gối phải sát đất, chân trái co đầu gối dẫm đạp đất, làm như thế muốn đứng dậy chồm về phía trước, ngửa mặt trợn mắt, ngó nghiêng về bên trái. Tay phải: nên đem cánh tay, bàn tay, ngón tay theo bên phải hướng về phía sau, nghiêng cánh tay duỗi nghiêng, gấp rút gồng cánh tay như thế muốn hướng xuống đất, bung năm ngón cố gắng tách mở, lòng bàn tay tựa như che, tựa như nghiêng. Tiếp theo đem cánh tay trái theo bên trái hướng về phía sau, gấp rút nâng cánh tay lên, cố gắng co cánh tay, bàn tay hướng lên trên, tự bung năm ngón duỗi thẳng, cố gắng tách mở, hướng lòng bàn tay về phía trước.

Khi kết Ấn này thời phát ra tiếng giận dữ lớn, xưng hai chữ Hổ-Hồng (HŪṂ) 21 tiếng, tùy theo nơi có chướng tội thảy đều phá diệt. Ma Vương với quân tướng Ma trong Dục Giới (Kāma-dhātu) thảy đều bị đập nát

Xưa kia, khi Ta mới đến sông Di Liên Thiền (Nairañjanā) tắm gội thân xong, hướng đến bên dưới cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa), ngồi ở tòa Kim Cang (Vajrāsana). Lúc đó có vô lượng trăm ngàn cu chi chúng Ma đều cầm giữ mọi loại tướng giận dữ uế ác đến quấy nhiễu Ta. Thời Nan Thắng Phấn Nộ đột nhiên ở trước mặt Ta, từ dưới đất nhảy vọt lên, với dạng tướng người nữ, giận dữ kết Ấn này đập nát các chúng Ma, một thời mọi loại tướng đáng sợ bị diệt tan, không thể gây phiền não được. Ngay trong đêm này lúc sắp rạng sáng thì Ta liền chứng thông Vô Thượng Chánh Trí, quán thấy Thế Gian hết thảy Sa Môn, Bà La Môn không có ai chứng được Trí này.

Tồi Ma Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, hổ lỗ, hổ lỗ, chiến noa lý, ma đăng nghê, sa ha”

 

Này Kim Cang Mật Tích! Nan Thắng Phấn Nộ Vương Chú này là điều mà Ta đã nói. Nếu người trì Chú gặp nơi có Quỷ Thần đại ác đáng sợ, mà muốn Hộ Thân, kết Giới, ủng hộ, tạo tu Pháp thì nên siêng năng tinh tấn trì kết Ấn này, tụng Chú này, hướng tu Pháp này, tức không có chướng não, mau chóng thành tựu

NHƯ LAI SÓC (cây giáo) ẤN CHÚ-CHI HAI MƯƠI MỐT

Ngay thẳng thân, ngồi Kiết Già, tay trái: đem cánh tay, bàn tay ngửa lòng bàn tay, co ngang duỗi để dưới rốn, bốn ngón tay ấy tưởng dính nhau duỗi thẳng, hơi co ngón cái duỗi thẳng đầu ngón nắm cạnh gốc ngón trỏ. Tiếp theo, tay phải: đem ngón cái và ngón trỏ cùng vịn đầu nhau, tưởng ngón giữa, ngón vô danh, ngón út dính nhau kèm duỗi chút ít tựa như co lại. Ngón cái, ngón trỏ cùng với ngón út của cùng trụ đầu ngón.

Một Pháp Ấn này, người Trí thường xoay vần trì kết, thời ở đời này, nơi sẽ thọ sanh, vĩnh viễn không lui sụt sức Tín Tấn Tuệ, Như Lai Hạnh Lực, được chư Như Lai gia thêm hộ niệm.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, nhĩ nhạ duệ, ma ha thước để, một đà lý, hổ-hồng phán tra, nhĩ nhạ dĩ nễ, phán tra, mang già lê phán tra, sa ha”

 

Một Pháp Chú này, mỗi ngày ba thời tụng 21 biến, thì ở ba cõi mau được không có chướng ngại, thắng thành tựu.

NHƯ LAI TỀ (cái rốn) ẤN CHÚ-CHI HAI MƯƠI HAI

Dựa theo Như Lai Sóc Ấn, chỉ sửa ngón cái, ngón trỏ của tay phải sao cho đầu ngón cách lìa đầu ngón út của tay trái khoảng một hạt lúa.

Một Pháp Ấn này cũng gọi là Chư Phật Đại Lực Hùng Ấn. Nếu người Trí thường hay nhớ trì, xoay vần kết Ấn này kèm tụng Chú này, liền được tiêu trừ bệnh sốt rét, một ngày, hai ngày phát bệnh một lần.., bệnh bại liệt, bệnh đau bụng, buốt đầu với các nhóm bệnh. Lại được hết thảy tai chướng tự nhiên diệt hết, sẽ được sống lâu, Phước mạng an ổn giàu có sung sướng.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, chỉ trí, chỉ trí, sa ha”

Một Pháp Chú này hay hiện thần thông biến hóa chẳng thể nghĩ bàn của mọi thứ loại hình sắc của Như Lai, dụ dẫn hữu tình.

NHƯ LAI GIÁP (áo giáp) ẤN CHÚ-CHI HAI MƯƠI BA

Nên dùng tay phải: đặt ngón cái nằm ngang, co trong lòng bàn tay. Đem ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út gấp rút nắm ngón cái, làm thành quyền.

Một Pháp Ấn này gọi là Chư Nhất Nhiết Đảnh Vương Tâm Ấn. Nếu người Trí thường dùng Ấn ấn vào đảnh đầu, cổ, bắp vai trái phải với ấn trên trái tim, tức được oai lực lớn.

Người trì Chú siêng năng tinh tấn tu trì nơi Pháp. Nếu không có Ấn này tức không có trang sức, như người trần truồng, như đất nước không có vua, như nhà không người, như ăn không có muối, như ao khô cạn, như đất không có cây, rừng hoa quả; như Ngoại Đạo Bà La Môn thờ lửa không có Pháp có thể nương dựa, như vua ngồi xe không có người điều khiển. Người Trí như vậy, tuy lại siêng năng tinh tấn, nếu không có Giáp Ấn tức bị Ma quấy nhiễu, không có chỗ thành hiệu (hiệu nghiệm).

Ấn Chú Là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, bộ, nhập-phạ la, hổ-hồng”

Một Pháp Chú này gọi là Như Lai Kim Cang Cú Tam Ma Địa thường dùng Hộ Thận. Như vua mặc áo giáo còn thêm khí trượng tức chẳng sợ hãi binh chúng của giặc ác. Như người Trí này cũng lại như vậy, mỗi ngày ba thời, lượng sức lượng Pháp… như Pháp siêng năng tu Giáp Ấn này tức mau thành tựu, không có chỗ sợ hãi.

NHƯ LAI PHÁT KẾ (búi tóc) ẤN_ CHI HAI MƯƠI BỐN

Dựa theo Giáp Ấn lúc trước, chỉ sửa duỗi ngón giữa dựng thẳng. Đem Ấn an trên đảnh đầu khiến dựng thẳng đứng.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. A khuất-hô”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Phát Tam Ma Địa Môn có sức hay làm thành hết thảy sự nghiệp.

NHƯ LAI NHĨ (lỗ tai) ẤN CHÚ_ CHI HAI MƯƠI LĂM

Dựa theo Giáp Ấn lúc trước, chỉ sửa duỗi ngón trỏ dựng thẳng. Đem Ấn để thẳng đứng an ở lỗ tai, cùng ngang bằng với vành tai.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Hổ-ca”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Nhĩ Tam Ma Địa Môn. Thường kết Ấn chú vào lỗ tai thì mau được tồi diệt hết thảy bệnh vễ lỗ tai, chứng Thiên Nhĩ Thông

NHƯ LAI NHA (răng nanh) ẤN CHÚ_ CHI HAI MƯƠI SÁU

Trước tiên, dùng tay trái: đem ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út nắm gấp lại thành quyền, không cho lòi móng ra. Lại đem ngón cái duỗi thẳng đè lên trên bên cạnh ngón trỏ. Vạch thứ nhất trên mặt ngón cái ấy cùng ngang bằng với lưng bên ngoài ngón trỏ. Đem Ấn để bên cạnh cằm có răng nanh bên trái. Bên phải cũng như vậy.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, đát tha già đa, năng sắt nhứ-lễ, hồhồng phán, sa ha”

 

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Nha Tam Ma Địa Môn, có oai lực lớn.Tụng Chú này, kết Ấn ấn vào răng nanh thời ở đời sau được răng với răng nanh của Đức Phật.

NHƯ LAI THỌ KÝ ẤN CHÚ_CHI HAI MƯƠI BẢY

Đem cánh tay phải để ngang ngực, duỗi cánh tay ngang bằng. Ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út nắm lại thành quyền. Dựng co ngón cái sao cho đầu ngón cách cạnh ngón trỏ khoảng hai phân (1/15 dm)

Một Pháp Ấn này là điều mà hết thảy Như Lai quá khứ, hết thảy Như Lai vị lai, hết thảy Như Lai hiện tại đều dùng Ấn này để Thọ Ký riêng. Thế nên người Trí thường kết Ấn này ban cho các hữu tình thọ nhận Bồ Đề Ký.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, hổ-hồng, đặc phạm”

Một Ấn Chú này hay thành hết thảy sự nghiệp của Như Lai. Do sức của Ấn Chú cho nên đời đời thường được Niệm Lực, Tấn Lực, Lực của Giới Định, Phước Thắng Uẩn Lực chẳng bị hết thảy các Quỷ Thần ác gây nhiễu não.

NHƯ LAI BÁC (bắp tay) ẤN CHÚ_ CHI HAI MƯƠI TÁM

Dựa theo Giáp Ấn lúc trước, chỉ sửa cánh tay, duỗi thẳng hướng lên trên. Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Bạn nhạ, a tứ, phán, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Bác Tam Ma Địa Môn có đủ đại thần lực, dõng mãnh thù đặc, thành mọi Pháp.

NHƯ LAI NÃI (cái vú) ẤN CHÚ_ CHI HAI MƯƠI CHÍN

Dựa theo Giáp Ấn lúc trước, chỉ sửa co cánh tay, dùng quyền ấn trên mặt, ấn ngay trên trái tim. Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Xuy già ca lệ phác”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Nãi Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI TRÀNG (cây phướng) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI

Trước tiên, dùng tay phải: đem ngón cái tay nằm ngang đè trên móng ngón giữa, ngón vô danh, ngón út, duỗi thẳng ngón trỏ thẳng, tách dựng đè thẳng trên cánh tay.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Cát nhứ”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Tràng Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI NGỌA CỤ (giường nằm) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI MỐT

Dựa theo Tràng Ấn lúc trước, lật nghiêng tay Ấn, để ngón trỏ dưới ngực, chỉ.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. A cốt-lục”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Ngọa Cụ Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI THỪA (cái xe) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI HAI

Dựa theo Tràng Ấn lúc trước, sửa co cánh tay, bàn tay để trước trái tim, nghiêng cánh tay duỗi ngang bằng.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Hổ-hồng, ca, phù-phạm, úm”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Thừa Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI ĐẦU (cái đầu) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI BA

Dựa theo Tràng Ấn lúc trước, chỉ sửa đem tay Ấn vịn trên đảnh đầu.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, mộ thúc đà ninh, sa ha”

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ MŪRDHANE SVĀHĀ

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Đầu Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI LẶC (xương sườn) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI BỐN

Dùng tay phải: co đầu ngón vô danh, ngón út trụ trên mặt ngón cái; duỗi thẳng ngón trỏ, ngón giữa kèm dính nhau, duỗi thẳng Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, hổ-hồng, khiết”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Lặc Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI KIẾN (nhìn thấy) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI LĂM

Dùng tay phải: co đầu ngón giữa cùng dựa đầu ngón cái. Kèm dựng ngón trỏ, ngón vô danh, ngón út, cùng kèm nhau dựng thẳng lên trên Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, bả-la tất địa, ca lý, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Kiến Chư Pháp Tánh Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI QUANG DIỆM (lửa sáng) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI SÁU

Dựa theo Kiến Ấn lúc trước, chỉ sửa ngón trỏ, ngón vô danh, ngón út hướng về lòng bàn tay bung mở, hơi co như mặt trăng mới mọc.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, nhập phạ lý nê, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Quang Hiển Chư Pháp.

NHƯ LAI QUANG CHIẾU ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI BẢY

Dùng tay phải: duỗi dựng ngón cái nắm cạnh ngón trỏ, dựng thẳng ngón trỏ. Duỗi ngón giữa, ngón út đều hướng về lòng bàn tay, co như mặt trăng mới mọc. Lại hướng ngón vô danh về lòng bàn tay, co như hình móc câu.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, hồ-hồng, ma ma, phán, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Quang Chiếu Chư Tam Ma Địa Môn. Viên mãn hiện.

NHƯ LAI THẦN (cái môi) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI TÁM

Dựa theo Quang Chiếu Ấn lúc trước, chỉ sửa ngón giữa hơi duỗi cứng, cách khoảng một hạt lúa Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. A a, phạ phạ, hám”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Thần Tam Ma Địa Môn. Người trì sẽ diệt được các tội.

NHƯ LAI THIỆT (cái lưỡi) ẤN CHÚ_ CHI BA MƯƠI CHÍN

Dùng tay phải: đem ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út cùng nắm nhau để ngang trái tim, ngửa lòng bàn tay duỗi ngang bằng, đặt ngón cái nằm ngang trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Úm, na la nễ, phạm nhạ, hổ-hồng phán, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Thiệt Tam Ma Địa Môn. Người trì sẽ được viên mãn Phước của tướng cái lưỡi của Như Lai.

NHƯ LAI TAM MA ĐỊA ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI

Dùng tay trái: năm ngón cùng kèm nhau để dưới rốn cách mặt đất khoảng hai hạt lúa, nghiêng ngang, ngửa lòng bàn tay duỗi bằng nhau. Tiếp theo dùng tay phải: bốn ngón cùng kèm nhau cũng nghiêng ngang, ngửa lòng bàn tay duỗi bằng nhau, đem lưng bàn tay để lên lòng bàn tay trái. Co ngón cái phải nằm ngang trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Úm, a để xả gia, vĩ cật-la mê, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Tề Tam Ma Địa.

 

NHƯ LAI KIM CANG QUANG DIỆM ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI MỐT

Dựa theo Tam Ma Địa lúc trước, chỉ sửa để trên trái tim.

Ấn Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Hổ-hồng, nhập phạ la, bạt nhật la, khẩn trất lịch trất lịch”

Này Mật Tích Chủ! Kim Cang Quang Diệm Ấn Chú này cũng gọi là Quá Khứ Vị Lai Hiện Tại Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Quang Diệm Tâm Tam Ma Địa Đại Minh Chú Vương. Hết thảy hàng Chứng Địa Đại Bồ Tát với các Trời, Rồng, tám Bộ Quỷ Thần, bậc có Đại Oai Đức đều không thể trái vượt, huống chi là Si Mỵ, Quỷ Thần thấp kém khác.

NHƯ LAI TIỂU PHÚC (cái bụng nhỏ) ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI HAI

Dùng tay phải để dưới rốn một Thốn (1/3 dm), duỗi nằm ngang ngửa lòng bàn tay, năm ngón tay cùng kèm nhau. Tiếp theo duỗi tay trái, năm ngón tay cùng kèm nhau, đem lưng bàn tay đè trên lòng bàn tay phải. Hai bàn tay ấy dựa bên cái bụng.

Ấn Chú là:

(Quy mạng đồng với bên trên)

“Úm, đát nhứ, đát nhứ, tắc tắc phổ nhứ, phổ nhứ, mật nại la bả ninh, bả la mạt na ninh, sân na ninh, tần na ninh, hổ-hồng, phán, sa ha”

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ_ DUṢṬA DUṢṬA, SPHOṬA SPHOṬA, VIDARA-PĀṆI PRAMARDANA, CCHINDANA BHINDANA, HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ

Một Ấn Chú này có công năng dựa theo lúc trước.

NHƯ LAI TÍCH (xương sống) ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI BA

Dùng tay phải: đem ngón cái đè nhóm móng của ngón trỏ, ngón vô danh, ngón út không để lòi móng ra, tiếp theo để ngón giữa nằm ngang đè trên ngón cái.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“Ải ca lý na, ca lý, kiền đà, chất đốt lô na la, ma nê nại la, sa ha”

Một Ấn Chú này có công năng dựa theo lúc trước.

NHƯ LAI BỄ (bắp đùi) ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI BỐN

Dựa theo Tích Ấn lúc trước, lại sửa đè đầu móng ngón giữa, duỗi ló đầu ngón trỏ đè trên móng ngón cái.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“Úm, đô tha giả, sa ha”

Một Pháp Ấn này có công năng dựa theo lúc trước.

NHƯ LAI ĐẠI TỪ ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI LĂM

Dựa theo Tích Ấn lúc trước. Lại sửa: đè đầu móng ngón trỏ, lòi đầu ngón vô danh, đè trên móng ngón cái.

Ta vì hết thảy hữu tình cấu trọng nói Đại Từ Ấn khiến sanh Tâm Từ. Xưa kia, Ta ngồi dưới cây Bồ Đề dùng Tâm Đại Từ trì kết Ấn này thì được các quân Ma tự bỏ chạy. Người kết Ấn này nên dùng hết thảy Phật Lực, Pháp Lực, A La Hán Lực, Từ Niệm Tâm Lực trì kết Ấn này, liền được hết thảy tội dơ cực nặng mau đều tiêu diệt.

Chú là:

(Quy mạng y theo bên trên)

“Đát địa tha, quân luật nghê ninh, áng củ lý, ma lý giả, bát-lạt noa xả phạ lý, lạc khất sái, lạc khất sái, ma-hồng, câu ma lý, thất-lý gia, ma lý nễ, sa ha”

 

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Đại Từ Lực Chú. Nếu có người trì Chú thường khởi Tâm Từ trì Chú này, tức sẽ chẳng bị hết thảy Tỳ Na Dạ Ca, cọp, sói, oán tặc, đấu tranh, tai nạn, hoạnh can (?), nhiễu não. Do sức của Ấn Chú mau chứng Từ Tâm Tam Ma Địa.

NHƯ LAI VÔ CẤU ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI SÁU

Dựa theo Từ Ấn lúc trước, lại sửa đầu ngón vô danh đè ở dưới ngón cái, tiếp theo đem đầu ngón út đè trên móng ngón cái.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Hổ-hồng (3) một lạt đạt-nê, hổ lỗ, hổhồng, phán, sa ha”

Một Ấn Chú này. Người Trí tụng chú, làm thức ăn uống, lại ăn uống vào thì hay diệt mọi tội. Lại thường chẳng bị Tỳ Na Dạ Ca trong thức ăn gây não hại

NHƯ LAI CAM LỒ ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI BẢY

Lại dùng tay phải: đặt ngón cái nằm ngang đè nhóm móng của ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, ấn nghê ninh, bộ đá ninh, sa ha”

Một Ấn Chú này hay khiến cho người trì chứng Cam Lồ Pháp Đại Giải Thoát Môn

NHƯ LAI ĐẠI SƯ TỬ HỐNG ẤN CHÚ_ CHI BỐN MƯƠI TÁM

Trước tiên, chắp tay để ngang trái tim, đem hai ngón cái đều co vào trong lòng bàn tay. Lại đều đem hai ngón trỏ, hai ngón giữa, hai ngón vô danh, hai ngón út co nắm ngón cái làm quyền sao cho lưng móng cùng dính với nhau, tám đầu ngón tay ấy không chạm dính lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, kiếp bỉ la, nhiệt trí la, hổ, phán, sa ha”

 

Một Ấn Chú này gọi là Đại Sư Tử Hống thành tựu Kim Cang Đảnh Luân Vương Giáo, hay rộng bày các việc vượt qua ý nghĩ chưa từng có chẳng thể nghĩ bàn.

NHƯ LAI TƯỚNG TỰ (Chữ của tướng Như Lai) ẤN CHÚ_CHI BỐN MƯƠI CHÍN

Lại dùng hai tay đều duỗi tám ngón mở tách ra, bên phải đè bên trái, cài chéo nhau cùng đè lóng giữa, tám đầu ngón tay duỗi dựng thẳng không chạm khoảng rẽ. Hai ngón cái ấy cũng đều tách nghiêng duỗi dựng sao cho đầu ngón tay cách nhau nửa thốn (1/6 dm). Đem Ấn để ngang ngực dựa khoảng ba thốn (1 dm).

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Thị”

NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ JI

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Đại Trượng Phu Tướng Tam Ma Địa Môn.

NHƯ LAI LẠC CẬT SẮT NHĨ CÁT TƯỜNG ẤN_ CHI NĂM MƯƠI

Dùng hai tay: hợp dính cổ tay, mười ngón tay ấy đều tách mở, dựng thẳng, hơi duỗi co sao cho đầu ngón đều cách nhau khoảng một thốn rưỡi (1/2 dm) như hoa sen nở.

Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm, tố một-la ca-nhĩ, la cật sáp nhĩ, sa ha”

 

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Cát Tường Ấn Tam Ma Địa hay khiến cho người trì được Đại Tài Bảo, mọi người kính khen.

NHƯ LAI BÁT NHÃ BA LA MẬT ẤN CHÚ_ CHI NĂM MƯƠI MỐT

Đem hai tay chắp lại sao cho bên trong lòng bàn tay trống rỗng, như đóa hoa sen chưa nở.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“Úm, thú lỗ để, tắc mật-lật để, nhĩ nhạ duệ, sa ha”

 

Này Kim Cang Mật Tích Chủ! Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Bát Nhã Ba La Mật Ấn Tam Ma Địa Môn. Hết thảy Như Lai, các Đại Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn trong ba đời đều từ Bát Nhã Ba La Mật Ấn Chú Tam Ma Địa Môn này sanh ra, thành chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề Địa. Nên biết Ấn Chú này có oai đức lớn, gọi là mẹ của hết thảy Như Lai, các Đại Bồ Tát, tất cả Kim Cang, Độc Giác, Thanh Văn trong ba đời”

NHƯ LAI ĐẠI BI ẤN CHÚ_ CHI NĂM MƯƠI HAI

Dựa theo Bát Nhã Ấn lúc trước, chỉ sửa co hai ngón cái vào trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạnh như bên trên)

“Úm, đát lăng nghê ninh, hổ-hồng, phán, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Đại Bi Ấn Tam Ma Địa Môn.

NHƯ LAI TẤT (đầu gối) ẤN CHÚ_ CHI NĂM MƯƠI BA

Chắp hai tay lại, đều đem ngón út, bên phải đè bên trái, co vào trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“Úm, na bạo cát-ninh, bả la nễ bả đa dã, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Tất Ấn Tam Ma Địa Môn

NHƯ LAI CƯỚC (bàn chân) KHÕA (mắt cá chân) ẤN CHÚ_ CHI NĂM MƯƠI BỐN

Chắp hai tay lại, đều đem ngón vô danh, bên phải đè bên trái, co vào trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“A đa lệ, đa lệ, ốt đa lệ, bạt tá la, mộ khất-sử nê, sa ha”

Một Ấn Chú này gọi là Như Lai Cước Khõa Tam Ma Địa Môn

 

NHƯ LAI CƯỚC (bàn chân) ẤN CHÚ_ CHI NĂM MƯƠI LĂM

Chắp hai tay lại, đều đem ngón giữa, bên phải đè bên trái, co vào trong lòng bàn tay.

Ấn Chú là:

(Quy mạng như bên trên)

“Úm, bạt tá la, thương củ la, bộ sử đê, na la, nhập-phạ la, hổ-hồng, sa ha”

_Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Kim Cang Mật Tích rằng: “Nhóm Ấn Chú này được sanh ra từ tướng Đại Trượng Phu trang nghiêm thân phần chi tiết của hết thảy Như Lai.

Này ông, Thiện Nam Tử! Như Lai lại có vô lượng cu chi trăm ngàn Ấn, mỗi một Ấn này đều có vô lượng nhóm Ấn Bộc Tòng (tôi tớ). Đời sau này, hữu tình có ít Phước thành Chú Vương này. Nay Ta chỉ vì đời sau này, khi người thành Chú này thì được lợi ích lớn, nên lược nói Chú này.

Này Mật Tích! Ông nên tán tụng, y theo Pháp thọ trì như Ấn Chú này, vì hết thảy hữu tình đời đương lai mà phân biệt, giải nói sức gom chứa công của Đảnh Vương Ấn Chú. Nếu có thiên nam tử, thiện nữ nhân ham thích thành Đại Đảnh Vương này, nên thường thanh khiết luôn tụng Chú này, luôn kết Ấn này thì người này liền được vô lượng trăm ngàn Công Đức đáng khen ngợi, tiêu diệt hết thảy hắc ám cấu chướng, được chư Như Lai, Đại Bồ Tát… hoan hỉ thương nhớ. Ở nơi sanh ra được Túc Mạng Trí, Thân Tâm Tướng Trí đều được viên mãn, không có bệnh chết yểu, hay làm ánh sáng lớn ban cho hữu tình, hay ở nơi cõi ác (ác giới) độ thoát hữu tình, được Đại Biện Trí, đủ đại tinh tấn, oai đức quang minh, quyến thuộc đầy đủ, hiểu rõ hết thảy thiện xảo của Thế Gian, cũng hay trị cứu bệnh si mê phiền nhiễu của hết thảy hữu tình, thường được mười phương hết thảy Như Lai gia bị hộ niệm, hộ Thân của Bồ Tát.

Nếu có người, ngày ngày thường trì nhóm Ấn Chú này, tự xưng tên của mình, tức sẽ chẳng bị hết thảy Tỳ Na Dạ Ca bức bách quấy nhiễu, hết thảy tội chướng tự nhiên diệt hết. Ở trong đời này thân thành Đại Đảnh Luân Vương này, tức đời đương lai, mau được chứng Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề Tam Ma Địa.

Này Kim Cang Mật Tích Nhóm Ấn Chú này đều là Ấn Chú chân thật của hết thảy Như Lai Chủng Tộc. Nay Ta, Thích Ca Mâu Ni Như Lai vì muốn khiến cho thành tựu Đảnh Luân Vương mà nói Ấn Chú này.

 

KINH NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ BA (Hết)_


QUYỂN THỨ TƯ

TU CHỨNG TẤT ĐỊA CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ CHÍN

Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn vào lúc đó vì hết thảy hữu tình đời đương lai, lại quán Đại Chúng rồi bảo Kim Cang Mật Tích Thủ rằng: ‘Ở đời đương lại, phần lớn có hữu tình ngu dốt, tinh tấn hèn kém, Tâm ham sự dơ bẩn vẩn đục, Hạnh thấp kém, cái thấy thấp kém, chẳng thể thành tựu Đại Pháp vô thượng.

Nếu hữu tình có niềm tin trong sạch, thuần ngay thẳng, yêu thích Chú Pháp, phát Tâm Bồ Đề, Hạnh thường nhay thẳng chính đúng, đủ tinh tấn.

Này Mật Tích! Ta vì người này lược nói vô lượng Công Đức, oai lực của Đảnh Luân Vương này là nơi mà các Như Lai, hàng Đại Bồ Tát đã khen ngợi chỉ dẫn, cũng là nơi đã sanh ra Tam Ma Địa Môn của vô lượng Phật, hay khiến vượt qua hết thảy cõi Ma (ma giới), là sắc thân của Đại Như Lai, tồi phá hết thảy Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát ác, các Pháp ác… Tâm lại cung kính. Hết thảy Chú Pháp của chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, chư Thiên đều nhiếp trong đây.

Ta ỏ vô lượng trăm ngàn cu chi kiếp khen nói Chú này cũng chẳng thể hết được. Đảnh Vương Chú này, hết thảy Như Lai đời quá khứ vì hữu tình kia đã dạy bảo, nói bày. Ta cũng từng ở chỗ của vô lượng trăm ngàn Phật quá khứ, gần gũi, nghe nhận được Đảnh Vương Pháp này, cho nên nay được làm bậc tôn quý trong Chúng, bởi thế nay sẽ nói Chú Pháp này.

Này Kim Cang Mật Tích! Nếu có người tinh trì, nhớ niệm Đảnh Vương Chú này, liền trừ vô lượng tám nạn đáng sợ, phá các quân Ma, diệt các tội nặng.

Lúc trước đã nói Tượng. Tùy vẽ một Tượng, dùng bùn Bạch Đàn Hương xoa tô Đàn Tràng, ngày ngày ba thời y theo Pháp tắm gội, mặc áo sạch mới, ba thời cúng dường, ba thời tụng Chú, xoay vần kết nhóm Ấn, tụng Đảnh Vương Chú mãn 200 vạn, sau đó ba tháng, vào ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt hái lấy hoa Nhạ Để Diên, nên vẽ trên Tượng, cột buộc làm dù lọng.

Ngay trước mặt Tượng, trang nghiêm làm cái Đàn ba khuỷu tay, mài Bạch Đàn Hương làm bùn xoa tô mặt Đàn, lại đem mọi loại hương xoa bôi, hương bột, hương đốt, đèn bơ, nước thơm, thức ăn uống, hoa… xếp bày trên Đàn, như Pháp hiến cúng.

Vào ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt, tụng Đảnh Vương Chú, Phật Nhãn Chú, ba thời đều tụng 1008 biến, cho đến ngày 15 nhiễu quanh bốn mặt của Đàn, thắp thêm 1008 chén đèn bơ, kết Kim Cang Tòa, tụng Chú đều đều, đến sau đêm, chợt ở trong hư không nghe tiếng sấm động, tượng hiện ba tướng: một là lọng hoa lay động, hai là trên tượng phóng ánh sáng lớn, ba là tượng tự cử động. Nhìn thấy tướng này xong thì điều mà Tâm đã ước nguyện đều được viên mãn.

Nếu y theo Pháp, tinh cần tụng đủ một cu chi số thì gọi là Thừa Sự Cúng Dường Phật ở bậc dưới.

Nếu thường y theo Pháp, tinh cần tụng đủ hai cu chi thì gọi là Thừa Sự Cúng Dường Phật ở bậc giữa.

Đủ ba cu chi số thì gọi là Thừa Sự Cúng Dường Phật ở bậc trên, chứng trụ Đại Tự Tại Bồ Tát Địa, làm Pháp không có ngăn ngại, sức hay điều phục hết thảy tám Bộ Trời, Rồng, Quỷ Thần.

Nếu ưa thích điều phục Trời, Rồng, Thần… tụng bốn biến, liền đều kính phục, tùy theo ý của người trì Chú.

Nếu muốn chứng Đại Bồ Tát Địa. Nên đến trên bãi cát ở biển, hoặc trên bãi cát bên sông lớn sông nhỏ… tụng Chú ấn tháp, tháp cao một khuỷu tay, một lần Chú một lần ấn Tháp. Tùy ở trước mỗi một cái tháp, để hoa, hương, nước, hương đốt… tụng Chú đủ một cu chi. Ở cái tháp cuối cùng, phóng ánh sáng lớn nhập vào thân của người trì Chú.

Vào lúc này thời ba ngàn Đại Thiên: hết thảy Thích Phạm Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, Lạc Biến Hóa Thiên, Quảng Quả Thiên, Tịnh Cư Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên với các hàng Trời kèm Chủng Tộc Thiên đều trụ ở hư không, tuôn mưa mọi hương hoa, mọi loại ca tán… với các Rồng, Thần, Dược Xoa, La Sát, hết thảy Quỷ Thần cũng đều tụ hội rải hoa cúng dường rồi khen ngợi. Hết thảy hữu tình trong Địa Ngục Hàn Băng đều được ấm áp dễ chịu. Hết thảy hữu tình trong Địa Ngục Mãnh Hỏa đều được mát mẻ dễ chịu.

Lúc đó, người trì Chú được oai đức lớn, thân chứng Thần Thông, làm Thiên Trung Thiên, thân tướng màu vàng ròng như người trưởng thành, chứng Đại Trí Tuệ, tự tại ở trong hư không, cùng các hàng Trời trước sau vây quanh bay trên hư không tự tại. Đồng Bạn ấy thấy người làm Pháp đều được đi theo hầu làm Thiên Tiên Vương, dùng vô lượng trăm ngàn Chú Tiên trước sau vây quanh, đi đến các cõi Phật tùy theo Tâm đều đến, Hoặc ở cung của Thiên Đế Thích, chia tòa cùng ngồi chung. Thân mạo, oai quang, tinh tấn, Trí Tuệ… hết thảy Trời Người không có ai đủ được, với chứng phương tiện khéo léo của Bồ Tát, Trí Tuệ thâm sâu điều phục hữu tình. Lại tăng thêm thọ mạng vô lượng số kiếp, thấy các Như Lai hiện ra thành Đạo.

Khi ấy, Đức Như Lai lại nói Già Tha (Gāthā: Kệ tụng):

“Kia chẳng thể bàn, Trời Người kính

Chặt các Luân: tham, dơ, Tà Kiến

Thân với Trí Tuệ, đại tinh tấn

Sẽ được Thần Thông lợi hữu tình

Thành tựu Luân Vương, chứng Phật Địa

Sống lâu, Thiên Trung Pháp Thắng Tôn (bậc Pháp Thắng Tôn trong hàng Trời)”

Kim Cang Mật Tích! Pháp thành tựu này, xưa kia khi Đức Bảo Kế Phật còn là phàm phu thời tu trì Đảnh Luân Vương này

Pháp thành tựu này có Kim Cang Trang Phật, Quang Minh Tự Tại Vương Phật, vô lượng Phật như vậy, mỗi mỗi tu trì

Pháp thành tựu này lại có Quán Thế Âm Bồ Tát, Bất Động Xứ Bồ Tát, Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, vô lượng Đại Bồ Tát như vậy khi còn là phàm phu thời tu trì Pháp này, đắc được Bồ Đề.

Này Mật Tích! Như Nhân Địa xưa kia của ông, gặp lúc Pháp của Đức Kim Cang Tràng Như Lai sắp diệt, vì thương xót hữu tình nên hay làm điều khó làm, tu thành Phật Nhãn Đại Minh Chú. Nếu người ở đời đương sai cũng lại như ông, kiên có tinh tiến, phát Tâm Bồ Đề, thương xót hữu tình tu Đảnh Vương này, liền được thành tựu.

_Lại riêng tu Pháp. Nên thường đối trước tượng Quán Đảnh Luân Vương, tụng đủ một trăm vạn biến, rồi vào ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt, gia thêm tắm gội sạch sẽ, mặc áo sách mới, một ngày một đêm không ăn không nói, lấy hạt cải trắng (bạch giới tử) hòa với nước, Chú vào 1008 biến, ở trước Tượng rưới vẩy vòng khắp tám phương, kết làm Đàn Giới. Đem các thức ăn uống, nước thơm, hoa, hương bày trí cúng dường. Trên Đàn,, bốn góc treo các phan, lọngḷấy Hùng Hoàng tốt để trên một lá sen đặt chính giữa Đàn, ngồi hướng mặt về phương Đông, Chú vào Hùng Hoàng này khiến hiện ra ba tướng.

Nếu được tướng ấm áp, tức hay điều phục hết thẩy hữu tình.

Nếu được tướng khói, tức chứng An Đát Đà Na Đại Tiên

Nếu được tướng ánh sáng thì cầm lấy xoa bôi thân, sẽ chứng như thân người trưởng thành, tướng màu vàng ròng, dùng các Chú Tiên trước sau vây quanh, sống lâu một kiếp, làm Chuyển Đại Luân Vương trong Chú Tiên.

Pháp thành tựu Ngưu Hoàng cũng như vậy.

_Lại có Pháp. Chờ đến tháng Thần Thông của Phật, vào ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt, khi mặt trời mọc thì một lần tắm gội, mặc áo sạch mới, ba thời cúng dường, ba thời sám hối, một thời liền tụng Đảnh Vương 1008 biến. Như vậy làm Pháp đến ngày 15, lại gia thêm tinh khiết, một ngày một đêm không ăn không nói, lấy áo Tăng Già Lê sạch mới, hoặc dùng Tích Trượng, dùng chén bát… Chú vào 1008 biến để bên trong Đàn, Lại đem mọi loại thức ăn uống, hoa, hương an bày cúng dường, giáp vòng nên kết Giới, ủng hộ nơi thân. Ngồi hướng mặt về phương Đông, tụng Chú đều đều, Chú vào áo Tăng Già Lê khiến hiện ra đám lửa. Người trì Chú thấy xong, liền khoác trên thân, liền chứng Chú Tiên, bay đến cõi Phật, hay hiện mọi thân, sống lâu một kiếp

_Lại có Pháp. Vào tháng Thần Thông của Phật, đi đến bãi cát bên bờ sông, ấn mười vạn cái tháp cao một khuỷu tay, đến ngày 14 như Pháp hộ thân. Lại ở trước tượng, rộng bày cúng dường, ngồi trên cái chiếu cỏ tranh, tay phải cầm một cây kiếm sạch mới, tụng Đảnh Vương Chú, cho đến khi trong hư không phát ra mọi lời khen ngợi, trên tượng Đảnh Vương ấy phóng ánh sáng lớn chiếu thân của người trì Chú, ở trong không trung ấy, vô lượng nhạc Trời không đánh tự kêu. Thời A Tu La Nữ với các Chú Tiên, Chủng Tộc của Chú Tiên cũng đều tập hội, khen ngợi vô lượng. Lúc đó, người trì Chú liền chứng Thân Thông, làm Chú Tiên Vương, mặc quần áo của cõi Trời bay đi tự tại, dạo chơi nước Phật, sống lâu một Đại Kiếp.

_Lại có Pháp. Trên đảnh cao nhất của núi, nghiêm sức Đàn Giới, đặt Tượng, hướng mặt về phương Đông kết Ấn hộ Thân. Lấy các thứ thuốc, mọi loại quả trái tinh kiết làm thức ăn Trai. Đừng ăn uống, tụng Đảnh Vương Chú 21 biến, rối nên lấy sắt ở rừng Thi Đà làm bánh xe đầy đủ tướng căm. Người thợ làm bánh xe ấy có sáu căn đoan chánh, dạy đúc xong rồi, đem một người bạn tốt (thiện bạn) đến hang A Tu La, ở cửa hang, treo tượng kết Đàn. Dùng hạt cải trắng, lá cây Vô Lâu, dầu hạt cải đen (hắc giới tử) như Pháp hoa chung với nhau, ngồi trên cái chiếu cỏ tranh, tay phải cầm bánh xe, một lần Chú một lần thiêu đốt, đủ mười vạn lần, tức phá then khóa cửa Tu La. Hai mươi vạn biến tức cung điện Tu La rực lửa lớn. Ba mươi vạn viến tức Tu La Đồng Nữ tự hiện ra cung kích bạch rằng: “Đại Sĩ muốn làm việc gì? Nguyện vào cung điện, Đồng Bạn cũng đều được vào, tùy ý sai khiến”. Khi người trì Chú đi vào thì đừng dẫn bạn theo, tại sao thế? vị sợ bị tổn hại.

Nếu khi vào thời tay trái cầm bánh xe, tụng Chú đi thẳng vào trong cung, làm Tu La Tôn, hết thảy tài bảo trong cung điện Tu La đều thuộc người trì Chú, hết thảy Tu La Đại Tiên, Tu La Đồng Nữ trong hang đều làm tôi tớ.

Nếu ở Thế Gian: dạo chơi, đi, trụ thì thân cũng được chứng hiện thân, sống lâu một Đại Kiếp.

 

PHỔ THÔNG THÀNH TỰU PHÁP HỘ MA CỦA NĂM ĐẢNH VƯƠNG PHẨM THỨ MƯỜI

Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ngay lúc đó nhập vào Nhất Thiết Mật Pháp Quang Trung Phật Bất Tư Nghị Giới Thần Biến Tam Ma Địa Vương. Căng Già Sa hết thảy chư Phật ấy đều ở lúc đấy cũng nhập vào Nhất Thiết Mật Pháp Quang Trung Phật Bất Tư Nghị Giới Thần Biến Tam Ma Địa Vương.

Khi ấy, Kim Cang Mật Tích từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính nhiễu quanh Đức Phật bảy vòng rồi lui lại đứng một bên, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, mắt chẳng nhìn nơi khác.

Lúc đó, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai cùng với căng già sa hết thảy Như Lai từ Tam Ma Địa an lành đứng dậy, bảo Kim Cang Mật Tích Vương: “Ông hãy nghe cho kỹ! Hết thảy Phật nói năm Đảnh Luân Vương khác Chú đồng Pháp, hay hiện bày Diệu Đại Bất Tư Nghị Bất Quảng Lược Pháp. Nếu có thành chứng, như chư Phật nói.

Này Mật Tích! Nhất Thiết Đảnh Vương Thông Dụng Chú Phẩm, nay Ta trước tiên nói Nhất Thiết Đảnh Vương Tối Thắng Tam Ma Địa Đồng Thỉnh Hoán Thân Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia, ế hứ duệ hứ, bộ già bạn, đạt ma la nhạ, bát la để sai, ma ma (xưng tên gọi …) hát lật cát kiệm, kiện đà, bổ sáp ba, độ bả, mạt lẫm lân giả, mạn già, tị la khất-sử, na bả la để ca đa, mạt la bá la, cật-la ma dã sa ha”

 

Các Pháp này, cầm hoa màu trắng, Chú vào ba biến, thỉnh triệu hết thảy Chủng Tộc của chư Phật, Đảnh Vương, Bồ Tát tập hội trong Đàn rồi ngồi xuống.

Nhất Thiết Cúng Dường Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia, ải ma-hồng, kiện đàm, bổ sáp bảhồng, độ bả-hồng, phạ liêm, nễ bả-hồng giả, bả na bả la để xa, giá la, giá la, tát bà bộ địa sắt sỉ để, đạt ma la xà, ba la để khả đá gia, sa ha”

 

Một Pháp Chú này. Nếu khi cúng dường thời dùng hương xoa bôi, hoa, nước, hương đốt với các thức ăn uống… đều Chú vào ba biến.

Thỉnh Hỏa Thiên Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia, ế hứ duệ hứ, đế nhụ ma lý nỉ, a khất na duệ sa ha”

 

Một Pháp này. Khi thiêu đốt Hỏa Thực thời tụng ba biến. Trước tiên thỉnh Hỏa Thiên thiêu đốt thức ăn cúng dường. Sau đó mới thiêu đốt thức ăn cúng dường chư Phật, Bồ Tát với các Ủng Hộ Đại Sĩ

Phát Khiển Hỏa Thiên Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia (Câu bên dưới đồng với bên trên)”

 

Một Pháp này, hết thảy hiến Hỏa Thực đã đều hoàn tất xong, tụng 21 biến phát khiển Hỏa Thiên.

Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia. Úm, trụ lỗ-hồng, bạn đà, sa ha”

Một Pháp này, tự hộ giúp mình, hộ giúp người khác, dựng lập hết thảy Pháp thảy đều thanh tịnh.

Đại Tồi Toái Đảnh Vương Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ô sắt nị sa gia. Úm, vi chỉ la noa, độ nẵng, độ nẵng (5) đỗ”

 

Một Pháp này. Nếu bị Tỳ Na Dạ Ca quấy nhiễu gây chướng ngại thì thường dùng Chú này quán đảnh, hộ thân, kết Giới, kết Đàn, hết thảy thông dụng.

Nếu làm Đảnh Vương Đại Pháp Đàn. Khi nhà của sạch sẽ thời nên dùng Chú này chú vào Hỏa Thực, tro, hạt cải trắng… 108 biến, đem hoà chung với nhau rồi cầm rải tán bốn mặt bên trong bên ngoài của nhà cửa. Hoặc dùng Nhất Thiết Đảnh Vương Tâm Chú chú vào nước, tro… rồi chú rải tán khắp. Hoặc dùng Thân Chú Tâm Chú đã tụng trì, chú vào cũng được. Lại tụng Tồi Toái Đảnh Vương Chú chú vào bốn cây cọc bằng gỗ Khư Đà La 108 biến rồi đóng ở bốn phương, kết làm Đàn Giới.

Tồi Ác Quỷ Thần Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia, tát phạ mễ khất na, bật đồ-phạm sai ca gia, đốt lộ nhứ gia, sa ha”

 

Một Pháp này hay đập nát hết thảy chúng Quỷ Thần với Chú vào Đồng Bạn che chở kết hộ thân, đứng thẳng ở bốn phương bố thí làm Đại Pháp

Đại Nan Thắng Đảnh Vương Chú là:

“Na ma bà già phạ để, ổ sắt nị sa gia, tát phạ đát la, a bả la nhĩ đả gia, úm, xả ma dã, xả ma dã, phiến để nan để, đạt ma la xà, ma sử để, ma ha bật-địa, tát bà lạt tha, sa đà ninh, sa ha”

 

Một Pháp Chú này. Dùng một cái bình sạch mới đựng đầy nước thơm, Chú vào 108 biến rồi quán đảnh, tắm gội thân… thì hay trừ bỏ hết thảy tội cấu, tai ách, Tỳ Na Dạ Ca…. Ngày đêm ủng hộ hay trừ hết mộng ác”.

_Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn bảo Mật Tích rằng: “Năm Đảnh Vương này lại có chút ít Pháp, chỉ nhớ tụng trì, kết Như Lai Đảnh Ấn ấn ở trên đảnh đầu, Chú Ấn ba lần liền thành ủng hộ. Hoặc dùng tro của Hỏa Thực, hoặc dùng hạt cải trắng… Chú vào bảy biến rồi đội trên búi tóc, đeo trên thân cũng thành ủng hộ

Nếu có tai ách, Vọng Lượng, bệnh tật…. khiến lấy sợi dây chỉ trắng, một lần Chú thì thắt một gút rồi đeo giữ trên thân, cổ liền được trừ diệt.

Nếu thích ở rừng Thi Đà làm các Pháp thì kết Ấn, tụng Chú 108 biến liền che giúp cho thân, thực hiện được Pháp đã làm.

Nếu Pháp Phiến Để ca (Śāntika: Tức Tai) Chú vào bơ thiêu đốt, liền được Pháp thành.

Nếu lấy Phục Tàng (kho tàng được chôn dấu) dùng bơ đã luyện tinh sạch, một lần Chú một lần thiêu đốt, 1008 biến thì lấy không có chướng ngại. Hoặc dùng hạt cải trắng, một lần Chú một lần thiêu đốt, 1008 biến cũng được không có chướng ngại.

Lại có Pháp. Vào lúc Nguyệt Thực, xoa tô Đàn, đốt hương. Lấy đồ bằng bạc đựng đầy sữa để ở chính giữa Đàn, chuyên tâm Chú vào sữa, đặc biệt đừng quán nhìn mặt trăng, đến khi mặt trăng sắp trở lại như cũ, liền cầm lấy, uống vào thì hay trừ hết thảy ách nạn trong thân.

Lại có Pháp. Trụ ở các đảnh núi, thường ăn cơm gạo tẻ, uống sữa, ngồi hướng mặt về phương Đông, tụng Chú mãn ba lạc xoa (30 vạn), rồi ở ba ngày ba đêm không ăn không nói, lấy cây Bồ Đề chặt khoảng một khuỷu tay nhúm lửa. Liền đem mè, bơ, lạc, Mật… lượng bằng nhau trộn lại. Trong ba ngày ba đêm, một lần Chú một lần thiêu đốt, không dược gián đoạn. Mãn ba ngày đêm khi trời sắp sáng, tức được Phú Quý tài bảo tự nhiên.

Lại có Pháp. Lấy bạch giới tử trộn với dầu, một ngày ba thời, một lần Chú một lần thiêu đốt, 1008 biến, mãn bảy ngày liền được người khác tự kính phục.

Nếu thiêu đốt hoa màu trắng thì hàng phục Bà La Môn

Nếu thiêu đốt hoa màu vàng thì hàng phục Sát Lợi

Nếu thiêu đốt hoa màu đen thì hàng phục người Điền Xá

Nếu muốn sai khiến hàng phục (khiển phục) người ác Tà Kiến thì vỏ trấu của lúa gạo, lá cây Khổ Luyện, thuốc độc … lượng bằng nhau, hòa với nhau. Một lần Chú một lần thiêu đốt, liền được khiển phục.

Nếu phạt người ác. Dùng hạt cải đen (hắc giới tử), một lần Chú một lần thiêu đốt, liền được tồi phục.

Nếu muốn khiển phục Quỷ gây bệnh. Kết Ấn, tụng Chú, sau mỗi Chú tụng thêm chữ Phán (PHAṬ)

Nếu người bị vướng trùng độc, thuốc độc…làm cho mê man, lo lắng, đau đớn thì người trì Chú sau mỗi biến lại tụng thêm hai chữ Nhạ Ninh bảy biến, lại gia thêm ba chữ Mạc Ma Ma bảy biến, lại gia thêm chữ Tỉ bảy biến, lại gia thêm hai chữ Nhứ Mục bảy biến… đều tụng ngầm sẽ nhiếp cấm nhiếp các độc.

Nếu muốn giàu có, dùng các cây có nhựa trắng, chặt một khuỷu tay rồi nhúm lửa, Lấy các quả trái, bơ, mật hòa chung với nhau, một lần Chú một lần thiêu đốt, liền như ước nguyện.

Lại có Pháp. Lấy mè trắng hòa với bơ, mật. Một lần Chú một lần thiêu đốt, cũng được như Nguyện.

Lại có Pháp. Lấy có Cổ Lâu chặt một thốn (1/3 dm) hòa với bơ, một lần Chú một lần thiêu đốt, mãn một lạc xoa, liền chuyển Chánh Nghiệp, mạng được tăng thêm tuổi thọ.

Lại có Pháp. Dùng bơ, một lần Chú một lần thiêu đốt thì được oai đức lớn

Lại có Pháp. Lấy bơ, sữa hòa chung với nhau. Một lần Chú một lần thiêu đốt thì được đại an ổn.

Lại có Pháp. Lấy bơ, lạc hòa chung với nhau. Một lần Chú một lần thiêu đốt thì được đại tài thực.

Như vậy Hỏa Thực, mỗi ngày ba thời, riêng một thời làm 1008 biến, đều mãn bảy ngày, liền được thành tựu.

_Này Mật Tích! Lại có Đảnh Vương Đại Pháp Dược Thành Tựu. Ở chỗ có Xá Lợi, hoặc trên đảnh núi, đốt hương cúng dường, ngồi hướng mặt về phương Đông, kết Ấn, tụng Chú, mãn ba lạc xoa rồi mới rang hoa gạo (đạo cốc hoa) hòa với bơ, lạc, mật. Ngồi ở trước Tượng, mỗi ngày ba thời, dùng ba ngón tay bốc, một lần Chú một lần thiêu đốt 1008 biến, mãn một lạc xoa. Lại đến rừng tùng, bách trên ngọn núi lớn, ba ngày ba đêm không ăn không nói, ngồi hướng mặt về phương Đông, cột góc áo Cà Sa, tụng Đảnh Luân Vương Chú chú, mãn một lạc xoa xong cột góc áo cà sa. Nếu là người đời (tục nhân) thì Chú vào tóc rồi cột lại, sẽ được An Đát Đà Na, dạo chơi trong Thế Gian không bị người nhìn thấy.

Lại có Pháp. Trụ trên các đỉnh núi, thường ăn Đại Mạch, cháo sữa, thường ngồi Kiết Già hướng mặt về mặt trời, tụng Chú mãn một lạc xoa thì cũng được chứng An Đát Đà Na

Lại có Pháp. Dùng tay trái nắm quyền, Chú mãn một lạc xoa thì chứng Pháp như bên trên.

Lại có Pháp. Nếu lúc Nguyệt Thực, xoa tô Tùy Tâm Đàn, dùng vật khí bằng đồng đỏ đựng đầy bơ của con bò màu vàng đỏ, rồi để bên trong Đàn, dùng cây đũa bằng đồng đỏ khuấy bơ đều đều, Chú vào bơ chẳng dứt, khiến hiện ra ba tướng: một là tướng bọt nổi lên, người trì Chú uống vào thì được Đại Văn Trì. Hai là tướng khói, người trì Chú uống vào thì được Đại An Đát Đà Na. Ba là tướng hiện ra ánh sáng, người trì Chú uống vào thì được chứng Thần Thông Pháp thành tựu Hùng Hoàng cũng như vậy.

Lại có Pháp. Nơi có Xá Lợi, nơi trên đảnh núi cao, nơi A Lan Nhã, nơi sơn cốc sâu, nơi bên sông, suối … tạo làm Pháp bánh xe, Pháp cây kiếm, Pháp cái chày, Pháp cây gậy, Pháp da hươu đen… thảy đều trước tiên Chú vào 1008 biến, rồi mới y theo Pháp tụng Chú. Như vậy thành ba loại Tất Địa Pháp Tam Muội Gia.

_Này Kim Cang Mật Tích Chủ! Ông hãy nghe cho kỹ! Pháp đồng thành tựu của năm Đảnh Vương là điều mà chư Phật nói, dùng chút công sức liền được thành tựu. Nếu khi làm Pháp mà nghe thấy tiếng loài trùng Cật Lý Ca La Sai, chim Ca Ca, chim đẹp…ṭhì vào Đàn làm Pháp liền được thành tựu, mỗi lần tụng Chú thường liên tục quy mạng khắp, mỗi một lần tụng trì hồi thí cho hữu tình thời thù thắng tối thượng, chứng phước của quả lớn.

Nếu có người ngu si, hữu tình ít phước… trong ba ngàn ngày tụng trì Pháp này, vô lượng gian khổ mới được thành tựu. Thế nên Pháp này, nếu người tu trì, tinh tín, một lòng trong sạch trì một Hạnh, tắm gội sạch sẽ, chẳng làm Pháp tạp, chỉ trì Pháp này, nên vì Phật Quả cứu giúp chúng sanh liền được quả Đại Phước, tối thượng chứng Địa, thường mộng thấy chư Thiên, bậc Đại Oai Đức liền được thành tựu.

Này Mật Tích! Pháp này như vậy, nếu có người hay y theo phương pháp dạy bảo, phát Tâm Bồ Đề, đọc tụng thọ trì, lắng nghe, suy nghĩ, tu hành liền được Thắng Phước thành tựu tất cả. Tại sao thế? Vì Pháp này đối với ba Trí của nhóm Văn Trí chứng thành. Thế nân Pháp này, Ta đã rộng lược vì hữu tình đương lai, nói Pháp này”.

_Lại bảo Mật Tích: “Ở đời đương lai phần lớn có hữu tình tinh tấn yếu kém, tu học thấp hèn, ngã mạn, tà mạn, sân, si, đủ sự trói buộc, tham lam, ganh ghét, xu nịnh, tà mạng. Bên ngoài: dáng vẻ, quần áo, bước đi chậm rãi, hiện bày tướng hiền nhưng chẳng giữ Pháp Luật, không có tự thẹn xấu hổ, Ma Quỷ quấy nhiễu tâm, chỉ nói Đoạn Kiến, trống rỗng (Không), không có chỗ có (vô sở hữu)… Như hữu tình này: ý suy nghĩ, nghiệp suy nghĩ… đêm ngày như vậy, tuy nhiều công khổ, thọ trì các Chú, vĩnh viễn không chứng hiệu. Nay Ta vì các hữu tình có nghiệp Ma nghiệp này, phá nghiệp đen (hắc nghiệp) cho nên nói ra Nan Thắng Phấn Nộ Vương Chú của chư Phật xưa kia, để khiến lợi ích cho hữu tình đây được Tối Chứng. Nếu có người hay tinh tâm, mỗi ngày ba thời thọ trì đọc tụng, tức phá diệt hết thảy chướng nạn, Ma Mỵ, chướng nghiệp”.

Lúc đó, Kim Cang Mật Tích hớn hở vui vẻ, lễ hai bàn chân của Đức Phật, cúi mình, đứng trước mặt, bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Cứu Thế Đại Giác Tôn! Nơi người Trí cung kính

Nay con vui nguyện nghe

Nan Thắng Phấn Tấn Vương

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói Chú là:

“Na mẫu la đát-na đát-la dạ dã

Na ma tát bà bột đà, mạo địa bà đổ-vị mật-dã

Đát địa-dã tha: tức na tức na tức na, phạ lệ đát tha nghiệt đa, tác ha tá đê, tát bà bột đà, nễ vĩ sử đê, a mạo già, a ba-la để ha đế, a ba la tức đế, vi la tề, vi nghiệt đa, bà gia-di, vi ma lê, nễ nại-la sa-la phì bà phạ để-duệ, vị lễ na dĩ đê, nộ la địa nghiệt mê, tát để-duệ, nễ la cố lê, ma la, phạ la, vi na xả ni, xa chỉ-da mẫu nêduệ, sa-đê giả, tát phạ lê na, vị lợi-duệ noa, lạc ca-xoa, lạc ca-xoa, ma-hồng (xưng tên gọi…) tát ba ly miệt lan phạ đá, tát phạ ca lăng la toản tổ, lô na già để-duệ, sa nễ vĩ nột-duật, đồ tỉ-dựng hạ, nhĩ-dã già-la, tát ly tất-lý bả nê, phạ tát đỏa bà, na già, dược ca xoa, la ca xoa, sa nhĩ để-lễ, tất xá già, bộ đa, na bà sa-ma la, bố đa na, ca tra bố đa na, cá khô lật-đô tỉ-đa la ca mạt đa la cật-lý để-dã, ca lật ma noa, mãn để-la dữu già tổ lật-noa dữu gia đa chỉ để-dữu, ô tổ hạ la, tát bà bà gia, nỗ sư giả-kiến ba địa-la, vô ba tát ngu bả gia tế tỳ-diệu, na mẫu tốt-đô, bà già phạt đểdã, ô đà la, mịch hạp-kinh, nghĩ ly nghĩ ly, la đát-na, cổ la sa ma thất-lý đê, nhĩ lý nhĩ lý, a ca xá đà đổ, đà giả lễ, xí lý xí lý, tát bà đát tha nghiệt đa, lợi-gia thất-la phạt ca lăng già la bộ đê ni vi vật nễ-dạ, lợi-gia mạt la ha ma, đát tha nghiệt đa, đát tha nghiệt đế, vi thấp-phạ, tấn để-dã ma la, bả la ca-la mê na mạo phạ nghiệt phạt để-gia, bả la tức đế, lạc ca xoa, lạc ca xoa, ma ma, tát bà nột sư đổ ba nại-la, bào ba gia bệ-duệ, tây bỉ-dã, sa ha”.

Khi Đức Như Lai nói Chú này thời Đại Thiên Giới, Đại Địa, cung điện của các Ma… một lúc đều chấn động mạnh theo sáu cách.

Lúc đó, Đức Như Lai bảo Kim Cang Mật Tích: “Chú này là điều mà Ta đã nói, khen ngợi Công Đức mười Lực của bảy Đức Phật, vì khiến lợi ích cho các hữu tình, thọ trì thành tựu Đảnh Luân Vương Chú với các Chú, khiến trong sạch như Pháp viết chép, đeo mang trên cổ, cánh tay, đảnh, tức mau thành chứng, Chú Thần đến trước mặt, vây quanh hộ niệm.

Nếu có đi đến nơi Tịnh, Bất Tịnh nên trước tiên tụng Nan Thắng Vương Tâm Chú này ba biến, tức thường chẳng bị hết thảy Thiên Ma, Ma Nhân…gây chướng não. Nếu hết thảy các Quỷ Thần ác chẳng phục, trái nghịch với Nan Thắng Vương Tâm Chú, tức không được vào thành của Tỳ Sa Môn, phản ngược hết thảy Kim Cang chủng tộc, cũng cùng phản ngược với chủng tộc của mình.

Này Mật Tích! Minh Vương Tâm Chú này có oai đức lớn, hay thành hộ vệ hết thảy sự nghiệp, chư Phật Bồ Tát thảy đều tùy hỷ”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Mật Tích: “Ta vì hết thảy Bí Sô, Bí Sô Ni, Tín Nam, Tín Nữ… đã trì thành tựu Đảnh Vương Ấn Chú chẳng thể nghĩ bàn này, nói hành Môn Tam Muội Gia nên đều y theo chỗ thanh tịnh trì Giới, phát Tâm Bồ Đề, thỉnh A Xà Lê, vào nhận Pháp Đàn, như Chú Pháp thực hành, đầy đủ căn lành, y theo Thiện Tri Thức nghĩ tính Chánh Niệm, phương tiện khéo léo, quán biết Pháp Giới như Tánh của hư không, vào Bát Nhã Ba La Mật Đa thâm sâu, không có hai Tâm khác nhau, chẳng nói dối, thường chẳng hung bạo, giận dữ, lừa dối, Ngã Mạn, giỡn cợt, chê bai hữu tình, y theo giữ gìn cảnh giới, Pháp Hành của chư Phật Bồ Tát ba đời, khéo phân biệt rõ, tùy vui tu học, chẳng tiếc thân mạng, xa lìa nhân gian, trụ A Lan Nhã, mỗi ngày ba thời phát Tâm Bồ Đề, quy Phật Pháp Tăng, tụng Bồ Tát Giới, như chỗ nghe học, suy nghĩ nghĩa của Pháp, tu bốn Nhiếp Pháp, lau chùi tháp Phật, xoa tô Đàn cúng dường, phát tâm tinh tiến, tâm miệng hợp một, nên thường khiêm hạ cung kính Hòa Thượng A Xà Lê, đồng học, thương xót hữu tình, thấu đạt mật nghĩa, luôn ưa thích tinh tấn tế độ hữu tình, trụ nợi Phật đã trụ… Như vậy tương ứng, liền được thành tựu”.

_Lại bảo Mật Tích: “Nếu có người chứng thành Đảnh Luân Vương thì đời đương lai, thân tướng màu vàng ròng, ánh sáng vượt hơn trăm ngàn mặt trời, che lấp mọi tướng đều chẳng hiện ra được. Người chứng thành Đảnh Vương Chú Pháp, chúng sanh nhìn thấy đều rất vui vẻ, như cái cây Như Ý, viên mãn điều ưa thích.

Lại nữa, Mật Tích! Nếu có Bồ Tát chứng Đảnh Pháp này, Tâm ưa thích biến hóa các thức ăn ngon đẹp của cõi Trời, tuôn mưa ban cho hết thảy hữu tình ở Địa Ngục liền được đầy đủ. Người tu Pháp này thì Bồ Tát mười Địa cũng chẳng thể gây chướng ngại.

Này Mật Tích! Nhất Tự Vương này ở trong các Chú là cao hơn hết. Nếu người thành tựu thì thảy đều viên mãn vạn hạnh của Bồ Tát. Hết thảy tất cả tội dơ bẩn, mười tội nặng, báo ứng của Địa Ngục thảy đều tiêu diệt. Được các Thần Thông, trong một sát na liền dạo đến khắp cõi nước ở mười phương với cõi Trời A Ca Ni Tra (Sắc Cứu Cánh Thiên), thực hành Bồ Tát Hạnh được hết thảy Phật, hết thảy Bồ Tát, Độc Giác, Thanh Văn, chư Thiên vui vẻ khen ngợi. Nếu muốn dạo đến vô biến Thế Giới chỉ lối hóa độ chúng sinh thì tùy theo ngôn âm ở cõi ấy nói các Pháp màu nhiệm cũng đều viên mãn, cho đến dạo đến vô lượng vô số mọi loại Thế Giới, tùy theo Thế Giới ấy hiện mọi loại Thân đều được sắc tướng, ngôn từ xảo diệu. Lúc đó, Đức Như Lai lại nói Kệ rằng:

“Người thành tựu Luân Vương bí mật

Tướng tốt vượt hơn Na La Thiên

Trong các Minh Tiên, đại oai đức

Đều cầm cây kiếm, như sen xanh

Đánh nhau, bay nhảy như mây chuyển

Oai quang mạnh mẽ che Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng)

Nếu có thọ trì Đảnh Luân Pháp

Kẻ khó điều phục, đều điều phục”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích Chủ: “Ta lại vì hết thảy người trì Chú sau này, lược nói nơi thành tựu của ba loại Tất Địa là Thượng Trung Hạ. Ba Địa như vậy lại đều có ba loại, hoặc có nơi trong sạch, chẳng trong sạch (tịnh, bất tịnh xứ)

Người Trí khéo biết. Bậc Thượng là ba thắng xứ trên Trời. Bậc Trung là bờ sông lớn, bờ biển, trong núi. Bậc Hạ là suối ao lớn, nơi có hoa sen, nơi có rừng cây nhiều hoa quả, nơi rừng Thi Đà. Nơi chốn như vậy, hết thảy Pháp đều đồng.

Nói nơi chẳng trong sạch (bất tịnh): một là nơi có quốc vương ác, hai là nơi có nhiều nạn giặc cướp, ba là nơi có đồng bạn ác, đói khát…. đều chẳng nên ở chung

Tu trì làm Pháp. Lại có ba thời chẳng thể làm Pháp, ấy là: lúc cực nóng, lúc mưa lũ, ba là lúc cực lạnh.

Lại có ba thời tu trì, khéo phân biệt biết. Từ lúc canh năm cho đến giờ Thìn của ngày, từ giờ Ngọ đến giờ Mùi, từ giờ Dậu đến giờ Hợi. Trong thời như vậy làm Pháp niệm tụng đều được viên mãn.

Này Mật Tích! Lại có ba Mật Pháp, khéo phân biệt biết. Nếu chẳng hiểu biết thì Pháp đã niệm tụng tức chẳng thành nghiệm. Ở trong ba Pháp Hồng Ma (?Hộ Ma) thì Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca (Hàng Phục) chẳng nên làm. Tại sao thế? Ví như bình thuốc độc, chẳng nên chứa đựng sữa, nếu chứa đựng sữa thì sữa đều tùy theo chất độc. Thế nên khéo biết, còn lại thì nên làm.

Dùng cỏ Cốt Lộ, bơ, cây Uất Đầu Ma La, hoặc cây Phong Hương, hoặc cây Bách, Uất Kim Hương… ngày ngày ba thời đốt lửa cúng dường, làm Bổ Sắt Chi Ca (Tăng Ích) thành mọi loại các Pháp.

Lại dùng mè đen, mật, bơ, hạt cải trắng, cây Ba La Xa… đốt lửa cúng dường, cũng được thành tựu ba loại Pháp”.

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn lại bảo Kim Cang Mật Tích rằng: “Trong Pháp Vương này lại có Thành Ấn hay thành Đảnh Luân Chân Ngôn Vương, Phật Nhãn Chân Ngôn… vô lượng oai đức, vô lượng loại việc, vì lợi cho chúng sanh lại nói Chân Ngôn Pháp, trong một Ấn sanh nơi vô lượng.

Lại riêng nhóm Ấn thông dụng, đều hay thành tựu vô lượng việc.

Đảnh Vương Căn Bản Ấn:

Dùng hai tay: đem hai ngón trỏ, hai ngón vô danh, hai ngón út, bên phải đè bên trái, cùng cài chéo nhau vào trong lòng bàn tay rồi nắm quyền. Kèm song song hai ngón cái ấy, co đầu ngón vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa cùng hợp đầu ngón

Một Pháp Ấn này làm xong, ở trên đảnh đầu phá hết thảy Phật Đảnh. Từ tâm tâm thông với các Phật Đảnh thành tựuy Pháp dụng. Nếu hết thảy Trời, Rồng, Dược Xoa, La Sát, A Tố Lạc, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hô La Già, Tỳ Na Dạ Ca ác nhìn thấy xoay vần Ấn này thảy đều sợ hãi bỏ chạy.

Nhất Thiết Luân Vương Tâm Ấn Chú là:

“Na mạc tam mạn đa bột đà nam. Úm-hồng, trác lỗ-hồng, bạn đà, sa ha”

Một Ấn Chú này đủ oai đức lớn. Nếu tụng, xoay vần Ấn thì được an vui lớn, trừ hết mọi khổ, người trong nước được an ninh, cũng hay thành biện hết thảy việc.

Đảnh Vương Thỉnh Hoán Ấn_chi hai

Dựa theo Căn Bản Ấn lúc trước, chỉ đem đầu hai ngón giữa hơi hơi đưa lên đưa xuống, đưa qua, đưa lại.

Một Pháp Ấn này khải triệu hết thảy Phật, hàng Bồ Tát với các Chú Thần.

Một Ấn Chú này, dùng như bên trên nói thì cũng thông với nơi dùng cúng dường, rải hoa, đốt hương.

Thỉnh Hoán Hỏa Thiên Ấn_chi ba

Dựa theo Căn Bản Ấn lúc trước. Chỉ sửa, co hai ngón giữa như thế nửa cái vòng, đầu ngón đừng để dính nhau.

Một Pháp Ấn này, thỉnh gọi Hỏa Vương để cúng dường. Nếu hiến cúng đều Phát Tống (đưa tiễn) Hỏa Thiên, tức lại duỗī thẳng đầu ngón giữa, cúng dường Ấn

Chú xong, như bên trên đã nói

Đảnh Vương Tồi Toái Ấn_chi bốn

Dựa theo Căn Bản Ấn lúc trước. Chỉ sửa co đầu ngón giữa phải trụ ở vạch lóng thứ nhất trên ngón giữa trái, duỗi thẳng đứng ngón giữa trái.

Kết Ấn này hộ thân, đem Ấn ấn năm nơi, kết Giới chuyển theo bên phải, Giải Giới chuyển theo bên trái, Địa Giới trụ mặt đất, Thượng Giới trụ bên trên.

Một Pháp Ấn này cũng gọi là Tịnh Địa Ấn, có sức hay thành tựu hết thảy các việc, kết Giới, hộ thân, Tịnh Trị Địa, khi dùng Quán Đảnh thời dùng. Một Ấn Chú này như bên trên nói.

Đảnh Vương Đốt Lỗ Nhứ Ca Ấn_chi năm

Dựa theo Căn Bản Ấn lúc trước. Chỉ sửa co đầu ngón giữa trái trụ ở vạch lóng thứ nhất trên ngón giữa phải, duỗi thẳng đứng ngón giữa phải ấy.

Một Pháp Ấn này gọi là Đảnh Vương Tâm Ấn có sức hay điều phục Tỳ Na Dạ Ca gây chướng ngại, các Quả Thần ác. Thường xoay vần Ấn này sẽ đập tan các chướng nạn. Khi Quán đảnh, tắm gội thời dùng sẽ không có các chướng não. Một Ấn Pháp này cũng như Chú bên trên.

Nan Thắng Phấn Nộ Vương Ấn_chi sáu

Dựa theo Căn Bản Ấn. Chỉ sửa, co hai ngón giữa, bên phải đè bên trái, đều đè gấp khoảng giữa ở lưng của ngón tay bên trái bên phải.

Một Ấn Chú này cũng như bên trên nói.

_Này Mật Tích! Đây gọi là lược nói một Ấn sanh ra Ấn sai khác, tùy theo mọi Pháp mà dùng. Nếu rộng Chú lưu bày như vậy, Giáo Hạnh tức có vô lượng, không có vay mượn rộng nói. Tại sao thế? Vì Ta ở Bộ khác đã rộng phân biệt năm Đảnh Luân Vương Thành Tựu Chú cộng với Pháp của Phật Nhãn Chú. Dùng Pháp Môn này cho nên được giải thoát.

Nếu dùng cây Phong Hương, chặt bằng nhau dùng nhóm lửa. Lấy mè đen hòa với bơ, sữa… ngày ngày ba thời thiêu đốt cúng dường, tức được Chú Thần vui vẻ hộ thủ, ban cho ba Tất Địa.

Tất Địa (Siddhi) là điều mà hết thảy Phật, Phật Tử nói, vì lợi chúng sanh tùy theo sức tinh tấn, an vui Thế Gian. Người biết Chú này chặt đứt các lưới nghi ngờ, siêng năng pháp hướng tu hành.

Thế nên, Mật Tích! Ông nên nghe cho kỹ! Nếu muốn hết thảy thành tựu Chú Pháp thì nên khởi Chánh Kiến, Từ Bi hết thảy, dốc công ấn Tháp tức mau thành tựu, chứng Địa chẳng khó. Đời này viên mãn Tư Lương Phước Thiện, ngay nơi sanh ra thường thọ nhận Phước Lạc.

Này Mật Tích! Chú Vương này là nơi mà vô lượng vô số hết thảy Như Lai quá khứ đều được Đảnh Vương Pháp Môn Tâm Địa, Ta cũng chứng thành Đảnh Vương Pháp Tâm này”

_Khi ấy, Đức Thế Tôn lại dùng Phật Nhãn quán sát vô lượng vô biên hết thảy cõi Phật rồi bảo Kim Cang Mật Tích Chủ rằng: “Ta ở các ba Bộ khác đã nói Luật Pháp với thành tựu Pháp Ấn Chú… đều có thể lấy dùng, do sức của Chú ấy hay trừ chướng não

Hết thảy thức ăn: hôi thối, dơ bẩn, dư thừa, để qua đêm…đều chẳng nên ăn. Nếu ăn vào thì chẳng chứng nghiệm Tất Địa

Nhóm Pháp như vậy, lược nói chút ít. Nếu Ta trụ một kiếp rộng diễn nói cũng chẳng thể hết được.

Nếu người được Đảnh Luân Pháp Môn này, thọ trì, cúng dường thì từ đời này cho đến Bồ Đề, rốt ráo chẳng chuyển lùi. Nên biết người này sớm đã ở xưa kia gom chứa tư lương Bồ Đề, căn lành. Do nhân duyên này, nay khiến được Đảnh Luân Vương Pháp viên mãn đầy đủ

_Bấy giờ, khi Đức Như Lai nói Kinh này thời Kim Cang Mật Tích Chủ, các Đại Bồ Tát, Bí Sô, Bí Sô Ni, chư Thiên, Rồng, Dược Xoa, La Sát, Càn Thát Bà cho đến hết thảy hữu tình của Thế Gian… nghe Đức Phật nói Kinh, đều rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

 

KINH NĂM PHẬT ĐẢNH TAM MUỘI ĐÀ LA NI

_QUYỂN THỨ TƯ (Hết)_

Án theo Khai Nguyên Lục nói rằng: Nhất Tự Phật Đảnh Luân Vương Kinh năm quyển, cũng nói là Năm Phật Đảnh hoặc sáu quyển, tức Bản có bốn quyển này cùng với năm quyển Đảnh Luân Vương Kinh kia, chỉ là một Kinh nhưng chia quyển có sai khác.

Lại án theo Mục Lục với Âm Nghĩa Đan Bổn Kinh đều nói: Năm quyển, không có bốn quyển, tức có lẽ bốn quyển Kinh này bị cắt bỏ, nhưng tìm văn tướng ấy chẳng phải là chỉ rộng, hẹp không đồng, cần hổ trợ cho nhau, không thể lấy bỏ được. Nay y theo Hương Bổn, lưu giữ cả hai.

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm 4 quyển vào ngày 02/11/2013