KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG
VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ

(Ārya-mañjuśrī-mūla-kalpa)

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chiếu dịch
Sưu tập Phạn Chú và Việt dịch HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ MƯỜI

ÂM DƯƠNG THIỆN ÁC TRƯNG ỨNG PHẨM THỨ MƯỜI TÁM

_Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật bảo hết thảy tất cả bậc trụ ở mười phương, tất cả Đại Lực tối thượng, các Tú Diệu Thiên trong tất cả Thế Giới rằng: “Thánh Giả! Ông hãy nghe cho kỹ! Nay Ta diễn nói nghĩa của tất cả Chân Ngôn Pháp. Có các người cầu thành tựu kèm nương theo sức Tú Diệu của các ông, sẽ được thành tựu. Này các Tú Diệu Thiên! Nay Giáo Sắc với các Nghi Quỹ của Diệu Cát Tường Đại Nghi Quỹ Vương này. Các Ông nên trụ, cũng nên y theo thực hành”

Khi ấy, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật vì lợi ích tất cả chúng sinh, nói Tú Diệu ấy vận hành hợp với thiện ác. Trì Tụng Hành Nhân kia đối với nghĩa của Chân Ngôn với Nhất Thiết Trí, cầu thành tựu, hoặc được việc thành tựu với chẳng thành tựu

_Này Tinh Tú Thiên! Nếu Dương Cung (Meṣa) kia có Khuê Tú (Revati), Lâu Tú (Aśvini), Vị Tú (Bharaṇi), ba (Nakṣatra) này trực, lại hợp với Hỏa Tinh

(Aṅgāraka) trực nhật thì người trì tụng kia đối với việc của ba Phẩm Thượng Trung Hạ , tất cả chỗ mong cầu đều chẳng thành tựu. Tại sao thế? Vì duyên với chỗ chướng ngại của Ác Tinh ấy

Nếu lại Mão Tú (Kṛtikā), Tất Tú (Rohiṇi), Chủy Tú (Mṛgaśirā), Sâm Tú (Ārdrā), Tỉnh Tú (Punarvasū), Quỷ Tú (Puṣya), Liễu Tú (Āśleṣā), Tinh Tú (Maghā), Trương Tú (Pūrva-phalguni), Dực Tú (Uttara-phalguni), Chẩn Tú (Hastā), Giác Tú (Citrā), Kháng Tú (Svāti), Đê Tú (Viśākha), Phòng Tú (Anūrādhā), Tâm Tú (Jeṣṭhā), Vĩ Tú (Mūla), Cơ Tú (Pūrva-Āṣādhā), Đẩu Tú (Uttara-Āṣādhā), Ngưu Tú (Abhijit), Nữ Tú (Śravaṇā). Mọi Tú như trên thảy đều tốt thiện, đối với người trì tụng thì có lợi ích

Nếu Nguy Tú (Śatabhiṣak), Thất Tú (Pūrva-Bhādrapadā), Bích Tú (Uttara-

Bhādrapadā) ba Tú này trực nhật, nếu làm việc ác sẽ được thành tựu

Lại nữa, Khuê Tú (Revati) trực nhật, nếu người sinh vào lúc này, có đủ Phước Đức lớn, có đại dũng mãnh với nhiều hiểu biết

Lại nữa, Hư Tú (Dhaniṣṭhā) trực nhật, thì Phước Đức, Chính Hạnh đều được thành tựu

Ngoài ra có Tinh Tú tối thượng ở thời Mạt Pháp (Saddharma-vipralopa) chẳng gây tai vạ, làm Phước. Ấy là Đế Sái-Dã Ô Ba Ba Nại Tinh (Tiṣya-upapada), Ca Nễ Sắt-Tra Tinh (Kaniṣṭha), Nễ Sắt-Tra Tinh (Niṣṭha), A Lộ Ca Tinh (Āloka), Bộ Nga Nại Tinh (Bhogada), Du Bà Nại Tinh (Śubhada), A Nễ Lỗ Đà Tinh (Aniruddha), Dạ  Du Tinh (Yaśa), Đế Nhạ La Tra Tinh (Tejarat), La Nhạ Tinh (Rāja) với Lộ Ca Tinh (Loka). Chúng Tinh như vậy, số nhiều đến 64 ngàn. Nhóm Tinh (ngôi sao) này ở thời Mạt Pháp thì chúng không có sức mạnh

_Nay Đại Nghi Quỹ Vương mà Ta đã nói, đang có sức mạnh lớn, lợi ích cho chúng sinh. Song, Thế Gian kia, lúc Kiếp Sơ (Kalpāgra) thành thời tất cả chúng sinh ở trong hư không, đi đứng tự tại. Rồi ở thời ấy không có già không có chết. Lai thời ấy không có (Nakṣatra), không có mặt trời (Āditya), mặt trăng (Candra) cũng không có thời tiết, cũng không có Âm Dương, cũng không có hàng Trời, Người, A Tu La…. Lại, thời ấy tuy có chúng sinh nhưng chưa có Tộc Tính. Con người đều thanh tịnh, không có thiện không có ác, cũng không có cái để ăn, cũng không có người ăn, cũng không có trì Trai, cũng không có Chú Pháp. Phần lớn chúng sinh ấy chỉ có Tưởng của Thế Gian, do nghiệp quá khứ dẫn dắt Nhân (hetu) nên rơi xuống đất chẳng thể bay trên hư không. Lúc đó liền có cái để ăn, liền có tham lam keo kiệt, thân đã nặng trược nên Đại Lực liền bị mất. Khi ấy liền có mặt trời, mặt trăng, tinh tú… rồi phân chia ngày đêm, liền có thời tiết cùng với Âm Dương. Liền nói trên Trời, Nhân Gian hơn kém có khác… cho nên có Trời, Người, A Tu La. Ta ở thời ấy, thân là Bồ Tát nhìn thấy chúng sinh kia có việc như vậy xong, Tâm thương xót cho nên hiện thân khác. Ấy là: hiện làm thân Tiên Nhân, hoặc hiện thân Phạm Vương, thân Đại Tự Tại Thiên, thân Na La Diên, thân Ca Lâu La cho đến mọi loại thân của hàng Dạ Xoa, La Sát, Tỳ Xá Tả…Ở trong mỗi một đời vì tất cả chúng sinh luôn thường giải nói nghĩa của Bồ Đề Hạnh

Lại nữa, khi Ta ở quá khứ làm Bồ Tát thời tất cả chúng sinh trong Thế Gian: ngu si, hắc ám, không có Trí, không có Tuệ. Ta vì nhóm này nói tất cả công xảo kỹ nghệ của Thế Gian, Âm Dương, toán số, Điển Tịch Vi Đà (Veda), Chính Pháp, Tà Pháp, Giới Luật, Bản Hạnh cho đến nhóm Thanh Minh Luận..Tuy Ta ở đời quá khứ như vậy, vì Thế Gian nói như việc này, nhưng Ta cũng không có sở đắc, sở tri mà chỉ vì Bồ Đề (Bodhi) với nhóm giải thoát (Mokṣa). Như vậy tuy đi trong luân hồi nhưng luân hồi ấy chẳng thể cột trói

Ở đấy, khoảng rất lâu, vui cầu Niết Bàn vắng lặng, câu chân chính không có dính mặc không có diệt, thường y nơi Pháp tu Nhân Hạnh ấy, rồi dược Trí tự sinh, thành nghiệp giái thoát, được Phật Bồ Đề.

Lại nữa, quá khứ vì cầu Bồ Đề giống như đói khát ở xứ Ngoại đạo, cầu thoát Luân hồi mà chẳng thể được. Đối với Đạo Bồ Đề lại khó hơn gấp bội phần. Do Ta ưa thích thực hành Nghiệp thiện nên được Trí tự sinh, lại được Niết Bàn, y theo đây tu hành mà thường nói các Luận, mỗi mỗi dẫn dụ chúng sinh được thành tựu giải thoát. Kẻ kia chẳng biết Pháp và Người nên bị sợi dây dài Nghiệp Duyên của Luân Hồi cột trói. Do Nghiệp Lực này chẳng thể giải thoát Nhân Quả thiện ác, nên Ta nói một Pháp Âm Dương, Tinh Tú phân chia nơi thiện ác với nói bốn nhóm hộ thế là đất, nước, lửa, gió với chỗ mà bốn Đại này hòa hợp tạo làm, phát sinh mọi loại Tập Nhân (nhân gom chứa) của chúng sinh rồi vì lúc ấy tu Chân Ngôn Hạnh khiến được thành tựu

Người trì tụng kia chuyên tâm hộ trì, tu thiện phá ác, ở các Thế Gian là tối tôn tối thượng, ở thời Mạt Pháp được Chân Ngôn thành tựu. Lại khiến cho hàng Đế Thích với Tự Tại Thiên hiện ra. Vào lúc như vậy, Đức Phật cũng hiện tướng Đại Trí Diệu Cát Tường Đồng Tử của ông đi trong Thế Gian thương xót tất cả chúng sinh, để khiến cho chúng sinh ở trong mỗi mỗi Thời được Pháp thành tựu.

_Này Diệu Cát Tường! Có Pháp của Âm Dương Tú Diệu, 28 Tú, 12 Cung Phần, mỗi mỗi đều phân biệt. Nhóm Tú Diệu ấy cùng với Cung tương hợp, tùy theo các hữu tình mỗi mỗi đều sinh ở vị trí của Cung Phần, nhóm Tú Diệu kia hoặc đi hoặc trụ, hoặc nghịch hoặc thuận… sinh quả thiện ác.

_Nếu có chúng sinh sinh ở Dương Cung (Meṣa) hợp với Lâu Tú (Aśvini), Vị Tú (Bharaṇi). Các Tú của nhóm này có sức mạnh, rất thích hợp với việc mua bán, tài bảo phong phú

Nếu khi sinh ra, hoặc gặp mặt lời lặn thì người ấy bị việc ác, phần lớn trải qua nạn nguy hiểm, thọ nhận thân gầy xấu, ưa thích Ỷ Ngữ (Saṃbhinna-pralāpa: tất cả ngôn từ bất chính hàm chứa ý dâm dật)

Nếu khi sinh ra, thấy mặt trời làm màu hồng, với Đại Địa trong khoảng sát na chớp mắt có màu hồng thì người ấy có Trọng Đức (người có Đức lớn)

Nếu lại, sinh ra vào lúc Tú Diệu không có ai nhìn thấy thì mọi loại chúng sinh ấy từ nơi Tạp Sinh do Tạp Hạnh sinh ra, cũng được từ Tạp Khoái Lạc mà giàu có thịnh vượng

Lại giờ (thời) với nơi sinh (sinh xứ) như vậy, nói 30 loại quả báo thiện ác. Nếu Hỏa Tinh (Aṅgāraka) trực nhật là nơi sinh xấu, nhưng người ấy có cái bụng to, dung mạo sáng sủa, mắt dài, ái ngữ lại đủ Tâm Lực

Nếu Mộc Tinh (Vṛhaspati) trực nhật, sinh vào giờ Mão với được mặt trời, mặt trăng, tinh tú ở vào phần của ngày đêm, hợp với Bản Vị ấy tức là nơi sinh của Hiền Thánh.

Nếu lại, khi sinh ra mà Tú Diệu đảo ngược thì Quả cảm ứng việc chẳng thật, phần lớn là Tà Ác

Nếu lại khi sinh ra mà được Chính Thuận ấy, ắt cảm được quả Thiện, ở đất sinh ra ấy mà được an trụ. Nếu lại thân tướng màu trắng là bậc Thượng Nhân

_Nếu có chúng sinh sinh ở Ngưu Cung (Vṛṣa) hợp với Mão Tú (Kṛtikā), Tất Tú (Rohiṇi). Đây là Thượng Cung nơi được Cát Tinh (sao tốt) chiếu đến, khoảng phút chốc mà chúng sinh ấy sinh ra, được phú quá, cát tường, đầy đủ nhẫn nhục, sống lâu có nhiều con, tài bảo dư thừa, lại được làm Quân Chủ. Người sinh ở đây làm Pháp thành tựu, trong khoảng phút chốc biết rõ thiện ác.

Nếu gặp Sâm Tú (Ārdrā) thì có Pháp hiểu biết là nơi mà người thế gian ưa nhìn (ái kiến)

Nếu gặp Mão Tú (Kṛtikā) thì làm Chủ ở trong ba biển

Nếu khi sinh ra mà Tú Diệu rõ ràng thì được làm Chủ của một nước nhỏ

Nếu khi sinh ra mà Tú Diệu đầy đủ, lớp lớp soi chiếu thì được làm Chủ của Đại

Địa, hoặc năm năm hoặc mười năm ở địa vị lớn ấy

_Nếu sinh ở Âm Dương Cung (Mithuna) hợp với sao Bà Lý Nga Phộc () trực nhật, lại sinh ra cùng với Chủy Tú (Mṛgaśirā), Sâm Tú (Ārdrā), Tỉnh Tú (Punarvasū) hợp nhật thì người này si ngu, chẳng phân rõ thiện ác, ưa thích người nữ, lại nhiều Tà Nhiễm, thọ thân màu đen hoặc màu tía, nhưng chẳng keo kiệt, ưa đại xả tiền của

Nếu Thổ Tinh (Śanaiścara) trực nhật mà sinh ở trong Cung này thì ở trong ngày ấy, hoặc trong ban đêm, tùy theo Thời Phần ấy cho đến phút chốc được gặp thẳng thì đại phú tự tại, có Tâm Lực lớn, ngoài ra việc thiện ác thì cân nhắc mà nói

_Nếu ở Giải Cung (Karkatāka) hợp với Quỷ Tú (Puṣya), Liễu Tú (Āśleṣā) mà sinh ra thì người sinh vào giờ này có sự tôn trọng, là nơi sinh bậc nhất. Nếu được sinh vào lúc nửa đêm là người Tối Thượng. Người này thọ thân màu vàng hoặc màu tía, thanh tịnh, cát tường, thù diệu… có sự khác lạ kèm có Đại Trí. Nếu y theo Pháp làm nhân (hetu) thì được thành tựu tất cả nghĩa, cho đến đại tài, đại vị đều đạt được chẳng khó

_Nếu ở Sư Tử Cung (Siṃha) hợp với Tinh Tú (Maghā), Trương Tú (Pūrvaphalguni) với được Thái Dương (Sūrya) trực nhật mà sinh ra thì người này có đại dũng mãnh, lại ham ăn thịt, cũng lại ở chỗ hiểm nạn trong núi sâu được làm vua chốn ấy cũng được tự tại. Nếu đủ việc như trên với ở chốn ấy làm vua thì đây quyết định là sinh ra vào lúc mặt trời mọc

_Nếu sinh ở Song Nữ Cung (Mithuna) hợp với Dực Tú (Uttara-phalguni) với Chẩn Tú (Hastā) thì người này có dũng mãnh, tâm ưa thích trộm cắp, thường tán loạn, ưa hành Tà Nhiễm, cũng được làm vua, hoặc được làm Quân Chủ. Nếu y theo Cung này sinh ra, hoặc được Một Tinh (Vṛhaspati) hợp, với được Mộc (Vṛhaspati) làm Bản Mệnh thì đây là tối thượng, thường được hộ trì, gặp chuyện xấu đều thành việc tốt

_Nếu ở Xứng Cung (Tulā) hợp với Giác Tú (Citrā), Kháng Tú (Svāti), Đê Tú (Viśākha) sinh ra thì người này chuyên chú vào Nhân Nghĩa ngắn. Cung này chẳng Thiện, nếu được Nguyệt (Candra) chiếu với được Kim (Śukra), Thổ (Śanaiścara) đồng với phần của Tú này sinh ra, lại sinh vào phần đầu tiên của đêm thì hoặc được làm vua, hoặc có phú quý. Nếu giờ sinh của người này chẳng xác định được hoặc chẳng quý thì là tính Tam Ái, cũng nhiều sân nộ. Nếu đối với Cấm Chú, ưa nơi uống rượu đánh bạc thì cũng được Đại Nhân yêu thích, xem trọng

_Nếu người sinh ở Hiết Cung (Vṛścika) hợp với Phòng Tú (Anūrādhā), Tâm Tú (Jeṣṭhā), Vĩ Tú (Mūla) sinh ra, lại được Hỏa Tinh (Aṅgāraka) làm Bản Mệnh thì người này chủ về Tâm Từ (Maitra-citta), học Nghiệp thành tựu, lại nhiều dũng mãnh, chẳng sợ nguy nan, hay nhẫn nại được sự lao khổ. Nếu được sinh vào lúc giữa ngày (giờ Ngọ) thì hoặc được làm vua, ở chiến trận lớn quyết định được thắng.

Nếu Hỏa Tinh (Aṅgāraka) như hình đồng tử, một khoảng sát na chiếu đến Cung này thì đất ấy thời ấy vẫn còn có Nhân Chủ nhưng chỉ khác con cái, cần phải hộ trì, ắt đủ Đại Trí, thông minh, ghi nhớ nhiều, hiếu thuận, có sức mạnh lại ưa thích bạn bè, thọ mệnh dài lâu. Nếu Hỏa Tinh đảo ngược thì việc liền sai khác.

_Nếu người sinh ở Nhân Mã Cung (Dhanu) hợp với Cơ Tú (Pūrva-Āṣādhā), Đẩu Tú (Uttara-Āṣādhā) sinh ra với được Mộc (Vṛhaspati) làm Bản Mệnh. Nếu người sinh ra sau giờ Ngọ với ban đêm thì hoặc cầu địa vị của vua ắt phá dòng tộc của mình, sau đó được thành. Ngay lúc Trung Niên thì được phú quý, tuy được phú quý thì cũng nên ở tại nơi nhỏ bé (tiểu xứ) ví như ngươi bước qua tuổi Trung Niên như mặt trời đi qua giờ Ngọ, mà ở địa vị lớn, tiền của nhiều thì chút ít cũng khó được. Nếu là Tú Diệu đảo ngược mà thấy người sinh ra thì việc cũng có mọi loại sai khác

_Nếu sinh ở Ma Kiệt Cung (Makara) hợp với Ngưu Tú (Abhijit), Nữ Tú (Śravaṇā) với được Thổ (Śanaiścara) làm Bản Mệnh hoặc được sinh ra lúc đầu đêm, giữa đêm hoặc sáng sớm, lại riêng có Tinh Diệu đại cát đồng chiếu đến thì sẽ được địa vị của vua. Lại nơi người này sinh ra, chẳng chọn lựa tất cả dòng tộc sang hèn, bẩm tính nhu hòa. Pháp chủ về con mắt đỏ, thọ thân màu tía hoặc màu đen, có dũng mãnh, chẳng sợ hãi. Hoặc được địa vị của vua hợp với đất nước có nhiều nước thì làm Chủ nơi ấy, lại sống lâu, hay nhẫn được sự lao khổ. Nếu hoặc Tinh Diệu đảo ngược thì hết thảy việc ắt có sai lầm.

_Nếu người sinh ở Bảo Bình Cung (Kumbha) hợp với Hư Tú (Dhaniṣṭhā), Nguy Tú (Śatabhiṣak) sinh ra, lại được Thổ (Śanaiścara) làm Bản Mệnh. Nếu người này được sinh vào ban đêm với lúc sáng sớm, lại được Nguyệt (Candra) hoặc Kim Tinh (Śukra) chiếu đến thì người này được nhiệp ác thanh tịnh, có Đại Trí Tuệ, phú quý tự tại, thọ dụng khoái lạc. Nếu Tinh Diệu như vậy đảo ngược, chiếu đến thì người này bị nghèo túng, bệnh tật, khổ não

_Nếu người sinh ở Song Ngư Cung (Mīna) hợp với Thất Tú (PūrvaBhādrapadā), Tất Tú (Rohiṇi), Khuê Tú (Revati) sinh ra, lại được Kim (Śukra) làm Bản Mệnh, lại sinh lúc nửa đêm với giữa ngày (giờ Ngọ), hoặc quá giữa ngày một chút thì sinh ra với được Kim Tinh (Śukra) với sao Diệu tốt khác đồng chiếu đến thì Pháp hợp với phạm Hạnh (Brahma-caryā) thanh tịnh, có Đại Trí Tuệ, đủ Tối Thượng Thiện, biết Pháp cát tường. Người sinh vào giờ này, thân màu trắng vàng, dung mạo thù diệu, bẩm tính nhân hiếu, quyến thuộc thuận hòa. Phàm việc đã làm thì tinh tiến bền chắc, sống lâu, có Phước lớn, tất cả vừa ý, hợp làm chủ của đất nước nhỏ ở phương Đông, đất ấy ít lạnh, với đất phần lớn là thấp, phần lớn ở trong nước là do Cung Phần chủ về việc này. Nếu được Thổ (Śanaiścara), Mộc (Vṛhaspati) chiếu đến thì đây là tối thượng, được làm Chủ của đất nước lớn. Nếu người như vậy, thì diều này liền quyết định biết giờ sinh của người ấy, trong Cung phần lớn có mọi loại Tinh Tú cát tường tối thượng.

_Lại nữa, tiếp theo nói về năm, tháng, ngày, giờ, lượng của Thọ Mệnh. Bắt đầu từ ngày 01 đến ngày 15 là Bạch Nguyệt (Śukla-pakṣa), ngày 16 đến ngày 30 là Hắc Nguyệt (Kṛṣṇa-pakṣa), hai cái nửa tháng thành một tháng, 12 tháng làm một năm. Ở một năm này chia làm 6 phần hoặc chia làm ba Thời. Thời Mạt Pháp (Saddharmavipralopa) thì Thọ mệnh chính của con người là 100 tuổi. Đốii với số của thọ lượng này cũng có ngắn hoặc dài, Trung Thiên chẳng định

Lại nữa, Nhân Gian phần lớn có Phi Nhân (Amanuṣya) xâm hại Thọ Mệnh, hành các việc ác làm cho sợ hãi. Lại hàng Thiên Nhân, A Tu La kia nếu hành chẳng thiện thì cùng nhau chiến đấu. Lúc này thời nhân gian hiện các tướng ác, ấy là động đất chẳng đúng thời, đột nhiên làm gió, mưa đá, sấm chớp khác thường, nơi nơi đều dấy lên lửa Trời, mây đen… là sao Kế Đô (Ketu) ấy làm Nhật Nguyệt Thực. Nếu có mọi loại các tướng ác như vậy hiện ra ở nước nào thì quyết định chúng sinh chiêu cảm có mọi lớp bệnh tật, đói khát, chết yểu, quốc vương bị chết, tất cả người dân đều rất lo sợ, các người xuất gia cũng rất sợ hãi.

_Lại nữa, phân biệt nói các loại động đất. Nếu lại Lâu Tú (Aśvini), Tỉnh Tú (Punarvasū),Tinh Tú (Maghā). Ngày của nhóm Tú này với đất của Cung Phần, nơi chốn (phương sở) bị động đất thì bên trong nước ấy: nơi nơi đều dấy lên trộm cướp, người ác làm việc xâm hại, quốc vương ở phương Nam ắt có tai vạ lớn

Lại nữa, Vị Tú (Bharaṇi), Ngang (Kṛtikā), Tất Tú (Rohiṇi), Sâm Tú (Ārdrā). Ngày của nhóm Tú này với Cung Phần ấy có động đất thì người dân rất sợ với biên giới kia có tất cả người ác tranh nhau làm trộm cướp. Các quốc vương ở bốn cảnh bên ngoài đất nước trợ nhau xâm hại để làm Oan Gia, bệnh tật lưu hành, người chết chẳng thể đếm được. Lại chủ về quốc vương ở phương Tây bị chết.

Lại nữa, Tuy Tú (Mṛgaśirā), Quỷ Tú (Puṣya), Liễu Tú (Āśleṣā), Trương Tú (Pūrva-phalguni) với Dực Tú (Uttara-phalguni). Ngày của nhóm Tú này với Cung Phần ấy nếu có động đất thì bên trong đất nước có loạn lớn, người dân chẳng yên, nhân vào sự đói khát ấy mà xâm đoạt lẫn nhau, trở lại bị cột trói, chịu khổ não lớn

Lại nữa, Chẩn Tú (Hastā), Giác Tú (Citrā), Kháng Tú (Svāti), Đê Tú (Viśākha), Phòng Tú (Anūrādhā), Tâm Tú (Jeṣṭhā). Ngày của nhóm Tú này với phần của Tú ấy có động đất thì giáp vòng khắp núi Tuyết (Himālaya) có người ác, với tất cả Tiểu Vương ở bên trong, biên địa của nước Nễ Ba La (Nepal) quyết định trợ nhau xâm đoạt, giết chóc

Lại nữa, Vĩ Tú (Mūlā), Cơ Tú (Pūrva-Āṣādhā). Ngày của nhóm Tú này với Cung Phần ấy có động đất thì phương Đông: nước Mãn Thành (), nước Ô Tra (), nước Ca Ma Lỗ (Kāma-rūpiṇa), nước Tông Nga La (Vaṅgala). Các nhóm quốc vương như vậy bị chết, chẳng nghi ngờ. Lại Chủ của nước Kiểu Noa (Ganḍā) xâm phạm nước khác, tự mình đến với bệnh ấy hoặc lại bị chết. Lại người trụ ở bờ biển với bờ sông Hằng, tất cả người dân bị trôi nổi với tất cả bệnh dịch

Nếu Đẩu Tú (Uttara-Āṣādhā), Ngưu Tú (Abhijit), Nữ Tú (Śravaṇā), Nguy Tú (Śatabhiṣak), Thất Tú (Pūrva-Bhādrapadā), Bích Tú (Uttara-Bhādrapadā), Khuê Tú (Revati). Ngày của nhóm Tú này với đất của Cung Phần. Nếu lúc giữa ngày (giờ ngọ) có động đất thì hết thảy mọi ngọn núi thuộc vùng đất tương ứng với các ngôi sao ấy, tất cả bị sạt lở. Người trụ ở bốn cảnh giáp vòng Bắc Ấn Độ, Tây Ấn Độ, Nam Ấn Độ… trợ nhau xâm đoạt, có tai vạ lớn dấy lên, nơi nơi đói khát đi đến phá đất nước

Nếu sáng sớm có động thì tai vạ bên trong đất nước được ngưng dứt, người dân an vui. Nếu Thượng Thời (Thượng Tuần của tháng ba) có động đất ác thì các bậc Thượng Nhân bên trong bên ngoài của nước Ma Kiệt Đà (Magadha) đều chịu khổ, quốc vương có nạn

Nếu qua sau giờ Ngọ, hoặc xế chiều mà có động thì bên trong đất nước, tất cả người xuất gia có bệnh tật dấy lên, hoặc việc khổ não của bệnh sốt rét, hoặc nổi ung nhọt. Sau bảy ngày đêm thì tai lệ (tai hại tự nhiên) liền lui.

Nếu khi mặt trời đi quá thời (?sập tối) mà động đất thì bậc thượng nhân tu hành thuộc bốn Tính chịu sự khổ não. Hoặc vua, hoặc Trọng Thần, người biếp Pháp có tai vạ. Lại hoặc Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Tỳ Xá, Thủ Đà cho đến người có công xảo tối thượng đối với Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha) khéo hay phân biệt, hiểu rõ với tu hành, cho đến bậc nghe nhiều nhớ nhiều… đều bị bệnh khổ

Nếu sau lúc xế chiều, khi mặt trời lặn có động đất thì tạp loại súc sinh bị bệnh dịch chết

Nếu khi đầu đêm có động đất với lúc trước và lúc sau của đầu đêm ấy có động kèm hiện điềm chẳng lành như có gió mưa lớn với tuôn mưa đá lớn… ắt có binh của nước khác xâm nhiễu, bức đoạt địa vị lớn

Nếu phần thứ hai của ban đêm có động đất thì binh nước khác vào nước sẽ tự bị đau bụng với các bệnh của Dương Độc, Âm độc, các bệnh dịch… dẫn đến bị chết. Người dân trong nước bỏ chạy sang nước khác.

Nếu khoảng giữa phần thứ hai của đêm có động đất với có gió lớn, thì lầu gác, đài tạ bên trong cung vua thảy đều nghiêng hoại, với cây cối ấy cũng đều bị vặn gẫy, cho đến thành, tường, tự xá, điện đường cũng với trú xứ của loài bàng sinh trong núi thảy đều bị phá hoại

Nếu lúc nửa đêm có động đất thì quốc chủ ở phương Đông có con bị nạn lớn kèm với

Nếu sau hơn nửa đêm có động đất thì tai nạn của Đại Địa được ngưng dứt, tất cả an vui

Nếu phần sau nửa đêm có động đất thì vua của Trung Quốc bị bệnh đến chết, sau đó có việc ác, khổ não trợ nhau xâm hại

Nếu khi phần thứ ba của đêm có động đất. Phàm đây là người hèn kém được khoái lạc. Chỉ có loài muỗi, ruồi, bươm bướm… tất cả đều chết, chỉ được Thời Thục  (tới thời thì được mùa)

Nếu sáng sớm có động đất thì trong nước có tai vạ về lửa lớn

Nếu tất cả Châu, khi mặt trời mọc mà có động đất thì tất cả xứ ở Trung Quốc dấy lên giặc cướp trợ nhau xâm đoạt, cho đến 7 ngày sau ở Trung Quốc có vị vua bị chết. Nếu qua 7 ngày thì chẳng quyết định.

Nếu khi động đất hoặc kèm ánh sáng điện của sấp chớp có màu trắng thì cũng rất chẳng lành

Nếu không có động đất, luôn thường có sét đánh, ánh chớp màu trắng là điềm tốt lành

Nếu khi động đất, có ánh chớp màu đỏ, có lửa với khói đen thì nhà vua đang băng hà

Nếu khi động đất, có sét đánh, điện chớp màu vàng với màu đỏ vàng pha lẫn thì có tai nạn lớn

Người trì tụng ấy nếu ở trong nước tu hành mà nghe âm mỹ diệu thì có Ma nạn. Nếu nghe tiếng trống, điều tốt đẹp tức là thiện. Nếu nghe tiếng ác, tức là ác, nơi đất ấy có việc cực ác, tương lai quyết định có việc lúa đậu mắc, bị đói khổ

Nếu người trì tụng đi trong nhân gian, gặp điềm lành với Tú Diệu thì nên dùng Pháp thành tựu để làm lợi ích.

Nếu người làm Pháp, nên cầu Tú Diệu cát thiện trực nhật thì mới có thể làm Pháp

Tinh Tú cát thiện là: Lâu Tú (Aśvinī), Vị Tú (Bharaṇī), Quỷ Tú (Puṣya), Thất Tú (Pūrva-bhādrapadā), Bích Tú (Uttara-bhādrapadā), Khuê Tú (Revati), Phòng Tú (Anurādhā). Tú Diệu như trên trực nhật là cát thiện tối thượng. Nếu được ngày này, tu Pháp thành tựu có nghĩa thành tựu. Hoặc kết Đàn cũng được. Trong Tú Diệu này, ngôi sao màu trắng trực nhất là tốt lành tối thượng.

Nếu ngày 15 với ngày cuối cùng của tháng, hoặc đi qua xứ khác thì chỗ làm chẳng thành, cũng chẳng được làm. Tất cả Chân Ngôn, Mạn Noa La Nghi Quỹ đều chẳng được thành tựu. Ngày này đối với Chân Ngôn ắt có Ma nạn.

Nếu ngày mồng một, ngày mồng ba, ngày mồng năm, ngày 13, ngày 17 của tháng, kết Đàn thì tốt. Nếu làm Hộ Ma cầu Pháp thành tựu, nếu được ngày tốt, sao tốt thì sẽ được thành tựu

Nếu được Mộc Tinh (Vṛhaspati), Kim Tinh (Śukra), Nguyệt Tinh (Soma), Thủy Tinh (Budha) là tốt. Hợp với nhóm sao tốt này nên làm tất cả việc. Thường thì ngày mồng bốn chiếu đến Thế Gian, hết thảy Đại Địa thì nơi làm Pháp thành tựu, chướng nạn chẳng thành, giải thoát các ác, chuyển ác thành thiện.

_Nay nói lượng của Thời Phần. Từ một cái búng ngón tay cho đến 100 cái búng ngón tay là một Sơ Phần Thời. bốn Sơ Phần Thời làm một Trung Phần Thời, bốn Trung Phần Thời làm một Di Phần Thời, bốn Di Phần Thời làm một ngày, gấp đôi điều này là một Trú Dạ Phần (một ngày đêm)

Nay Ta lại nói lượng của Thời Phần. Nhập Diệt Huyễn tức rà rất ứ nhanh chóng, dùng mười Nhập tức là một Diệt Phần, mười Diệt làm một Sát Na Phần, mười Sát Na làm một Tu Du Phần, một trăm Tu Du làm một Trú Dạ Phần (một ngày đêm). Người biết Pháp cần phải hiểu rõ lượng của Thời Phần này. Lại dùng một ngày chia làm ba Thời

Nếu người tác niệm tụng, Hộ Ma cầu thành tựu thì hết thảy ngồi, nằm, tắm rửa với thức ăn uống ấy, Thời Phần như vậy cần phải biết rõ.

_Lại một ban ngày một ban đêm gọi là một ngày, 15 ngày là nửa tháng (bán nguyệt), hai cái nửa tháng là một tháng. Âm Dương nên biết rõ, như vậy 6 tháng là La Hầu Chướng Thời, 12 tháng là một năm, 12 năm là một Đại Niên. Như vậy tất cả Tinh Diệu với A Tu La ở trong Đại Niên này, hoặc thuận hoặc nghịch, làm các thiện ác.

Lại phần Bạch Nguyệt, ngày 15 khi trăng đầy thời La Hầu A Tu La Vương (Rāhu-asura-rāja) hiện Toàn Thực Nhật Nguyệt, trong Đại Địa có hội đao binh lớn, cần phải hiểu rõ việc như vậy

Nếu hiện tướng Đại Ác như vậy thì có vô số chướng nạn, đến Mạt Pháp sau này, người của Thế Gian chẳng tu việc Phước thì khiến cho mặt trời mặt trăng hoàn toàn bị Chướng Thực (ngăn che ăn mòn)

Nếu ở phần của Vĩ Tú (Mūla) hoặc bờ mé của mặt trời lặn, hoặc bờ mé của mặt trăng lặn, hoặc lúc chính giữa của mặt trời mặt trăng. Thời như vậy bị ăn mòn tức là chỗ mà ảnh của La Hầu A Tu La Vương đã ngăn che thì vị vua của phương Đông nhất định bị chết, ắt có Chủ ở biên địa của phương Đông đi đến xâm hại

Nếu Lâu Tú (Aśvinī), Tất Tú (Rohiṇī), Vị Tú (Bharaṇī). Phần của nhóm Tinh Tú này có Nhật Nguyệt Thực thì Chủ của nước Ô Xá với tất cả người, sinh mọi loại bệnh ấy là bệnh Âm, bệnh Dương, bệnh Phong với phát mọi bệnh

Nếu Tinh Tú (Maghā), Trương Tú (Pūrva-phalgunī), Dực Tú (Uttara-phalgunī), Chẩn Tú (Hasta), Kháng Tú (Svātī), Đê Tú (Viśākhā). Phần của nhóm Tú này nếu có

Nhật Nguyệt Thực, cũng quyết định là La Hầu (Rāhu) gây ngăn che thì chủ của nước La Noa ở phương Đông với vua của các nước Tông Nga Tra (Vaṅgala) với Ma Kiệt Đà (Magadha) bị bệnh về mắt, vương tử có tại vạ lớn, lại có Oan Gia có tâm ác đi đến gây việc rất ư đáng sợ

Nếu Sâm Tú (Ārdrā), Tuy Tú (Mṛgaśiras), Tỉnh Tú (Punarvasu), Quỷ Tú (Puṣya), Liễu Tú (Āśleṣā). Phần của Tinh Tú như vậy, nếu thấy Nhật Nguyệt Thực thì vua của nước Ma Kiệt Đà bị xâm hại với Trung Thần cho đến người dân hợp có bệnh khổ, việc đáng sợ.

Nếu phần của Phòng Tú (Anurādhā), Tâm Tú (Jeṣṭha), nếu thấy Thực (bị ăn mòn) thì tất cả người dân hợp có bệnh dịch, tất cả Thượng Nhân có mọi loại khổ não với việc cấm trói xâm hại

Nếu Cơ Tú (Pūrva-Āṣādhā)), Đẩu Tú (Uttara-Āṣādhā), Nữ Tú (Śravaṇā). Phần như vậy có Nhật Thực với mặt trăng có vừng sáng đỏ thì phần đất đó quyết định có đói khổ

Nếu Đẩu Tú (Uttara-Āṣādhā), Ngưu Tú (Abhijit), Thất Tú (Pūrva-bhādrapadā), Nguy Tú (Śatabhiṣak). Phần như vậy nếu có Thực (bị ăn mòn) là La Hầu ngăn che ăn mòn thì tất cả người dân bị vua chúa áp bức với trộm cắp gây sợ hãi; bên trong cõi nước, nơi nơi bị đói khát, người dân lo khổ

Nếu phần của Khuê Tú (Revati), Bích Tú (Uttara-bhādrapadā) nếu có Thực (bị ăn mòn), nếu lúc trước có Nguyệt Thực, lúc sau có Nhật Thực thì ở trong nửa tháng, vua của nước Ma Kiệt Đà bị tổn thất

_Nay, tại đây đã nói nơi Đại Địa chấn động kèm với nơi mà La Hầu đã hiện điềm triệu cát tường (trinh tường), phần của Tinh Tú, Nhật Nguyệt Thực… ở bên trong mỗi một cõi nước ấy sinh khởi điềm triệu ứng làm tai nạn lớn, hiển thiện ác ấy. Nếu nơi động đất có khói dấy lên vơi mưa Đại Âm. Nếu có điều như vậy thì trong năm ngày, nước Bộ Phộc có tai nạn lớn, bên phía Bắc của sông Hằng, tất cả người dân bị bệnh dịch chết mất. Cho đến Nhân Vương (Nārendra) cũng có bị chết, cho đến núi Tuyết, bốn Châu, bên trong núi sâu thì quân chủ với hàng đại thần của cõi nước ấy có mọi loại lo khổ, bị chết… cho đến vương tử, phi hậu cũng chủ về việc bị chết

Nếu phần của Tinh Tú có động đất, xứ ấy có khói hiện không có mưa mà qua năm ngày không có quang tạnh, hoặc nhiều ngày mà con người chẳng nhìn thấy nhau với chẳng thấy nơi có người cư ngụ… loài người ấy cùng nhau rất kinh sợ thì nước ấy với nhà vua đều nói có băng tang (vua bị chết)

Nếu khi động đất, hoặc có sét đánh gây kinh sợ tất cả, hoặc có chỗ nói hai, ba việc ác lớn. Trong ban đêm hoặc hiện màu hồng trắng, nếu ở thời Bạch Nguyệt hiện con quạ màu trắng, hoặc thấy loài chim bay quái dị với thời tiết chẳng tốt hiện chim bay quái dị thì ngay tại chỗ ấy có sự kinh sợ lớn

Lại có loài chim bay, bàng sinh có hai chân, bốn chân, không chân, nhiều chân… khiến con người rất sợ thì ắt có họa lớn. Chúng như vậy, phần lớn có vô số sự quái dị, khi đã hiện ra thời dấy lên các tai nạn

Hết thảy việc cảm ứng với thiện ác, điềm triệu cát tường như vậy… không có gì chẳng phải nhân vào nghiệp (karma) mà chúng sinh đã làm đã tu trong thời quá khứ.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG

VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ

_QUYỂN THỨ MƯỜI BỐN (Hết)_