KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG
VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ

(Ārya-mañjuśrī-mūla-kalpa)

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Hồng Lô Thiếu Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) THIÊN TỨC TAI phụng chiếu dịch
Sưu tập Phạn Chú và Việt dịch HUYỀN THANH

QUYỂN THỨ HAI MƯƠI

QUẢ BÁO SINH VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC PHẨM THỨ HAI MƯƠI BẢY

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Diệu Cát Tường! Hết thảy tất cả Chân Ngôn, Nghi Quỹ rộng lớn, tất cả Minh bí mật. Nếu có người tu hành thì sinh vô lượng Công Đức, được tất cả quả báo. Nay Ta vì người tu hành xưng lượng Nghĩa mau chóng thành tựu. Nếu có người nhiều đời đã từng tu hành Nghi Quỹ này thì Pháp dễ thành tựu, mà thành tựu này là Tối Vi Thượng.

Này Đồng Tử! Nếu có chúng sinh hay y theo thứ tự tu tập Pháp của Minh bí mật này, là tu hành tối th ượng, là bậc Đại Trí. Nếu chẳng y theo Pháp thì không do đâu mà được thành. Nếu y theo Pháp tu hành tương ứng hòa hợp thì được câu tối thượng

Nếu người y theo Pháp tu hành tụng Chân Ngôn thì chẳng được khiến cho miệng phát ra tiếng. Nếu miệng có tiếng tụng thì chẳng phải là tụng, nên yên lặng trì tụng sẽ được thành tựu

Trì Tụng Hành Nhân kia cầu Pháp thành tựu, cần phải ăn ba thức ăn màu trắng với các quả, thuốc. Nếu ăn như vậy thì quyết định được thành tựu Pháp tối thượng.

Lại nếu một lòng Quán Tưởng quyết định thì sẽ được an tĩnh, không có buồn bực

Nếu ăn chẳng y theo Pháp với chẳng chuyên chú thì Chân Ngôn đã mong cầu chẳng được thành tựu, cho đến hết thảy Chân Ngôn của Phạm Vương với Đế Thích kia chẳng thể thành tựu, huống chi là hết thảy Chân Ngôn của chư Phật Bồ Tát

Lại kẻ tham lam, Ngã Mạn với tính lười biếng, luôn ưa thích Thế Pháp, chẳng thể lìa Dục. Người như vậy không có phần thành tựu cho đến Pháp Chân Ngôn của hàng Thiên nhân, A Tu La. Nếu chẳng y theo Nghi Tắc với chẳng chuyên chú thì cũng chẳng được làm Pháp của nhóm Giáng Phục. Nếu làm thì trở ngược bị mê hoặc cùng với ngu si. Hoặc người làm Pháp có tướng như vậy thì tương lai sẽ chiêu cảm quả của nẻo ác

Nếu hoặc có thấy người thuộc nhóm như vậy thì nên dùng Chân Ngôn của Phật Bộ làm Pháp Giáng Phục, rồi ban cho cứu hộ. Được giải thoát xong, người kia lại chuyên chú theo thứ tự, trì tụng trở lại thì cũng được thành tựu. Do sức Uy Đức của Chân Ngôn ấy, cho nên lại được Đại Thiện Tịch Tĩnh, lại được thành tựu Bất Không và làm người giáng phục cứu hộ. Ta nói người này là bạn tốt (Kalyāna-mitra: thiện hữu) của chúng sinh, mau hay thành tựu đạo vắng lặng bình đẳng của ba Thừa

Lại có người chuyên chú, thân tâm y theo Pháp niệm tụng mà khó thành tựu thì người này đời trước có nghiệp Luân Hồi, cần phải lớp lớp Sám Hối, cầu tội tiêu diệt ắt được giải thoát. Qua đấy, về sau ở trong Chân Ngôn sẽ được thành tựu, được thấy quả báo, chỗ làm chẳng hư dối.

Nếu có Nhân (Hetu) tức có Quả (Phala). Nếu không có Nhân thì quyết định là không có Quả. Nhân Quả hòa hợp có sinh có diệt. Nhân vào Pháp của Nghi Tắc mà sinh cõi vắng lặng (tịch tĩnh giới). Do người kia chuyên tâm gần gũi bạn tốt, thực hành Phật Pháp, làm Đại Phật Sự mà sinh Tính Đại Thiện

Trì Tụng Hành Nhân kia nếu ở đời Mạt Pháp, khi Tâm người điên đảo thì ở trong Pháp này được thành tựu, ở đời đương lai cũng được thành tựu, cho đến Đại Thiện Tịch Tĩnh rốt ráo. Vì Thế Gian, tuyên nói câu vắng lặng, không có tạo, không có làm (Vô tạo vô tác tịch tĩnh), nghĩa thanh tịnh của chư Phật Như Lai, Thuyết chẳng thể nói của tất cả chư Phật… Rồi ở trong ấy, nói câu thành tựu bí mật. Câu bí mật ấy là nơi mà Vô Tính (Asvabhāva), Tự Tính (Svabhāva) của Phật Như Lai đã sinh ra. Dùng sức của Đại Pháp vì Thế Gian, sẽ khiến cho chúng sinh quyết định thành tựu

Nếu lại chúng sinh ở thời Mạt Pháp, tu Chân Ngôn Hạnh, cầu Phật Bồ Đề. Đối với Chân Như (Bhūta-tathatā), Không Tướng (Tướng trạng của hư không, Thể Tính của Chân Không) chẳng thể thành tựu thì cần phải mau chóng ở trong mỗi mỗi Thời, chẳng được gián đoạn, y theo Nghi Tắc làm Pháp, tu hành, nương vào Công của Chân Ngôn ắt quyết định thành tựu

Trong Giáo Pháp này có các Hành Nhân, khi Đức Phật còn ở đời, tu Chân Ngôn Hạnh thì mau được thành tựu Tối Thượng. Sau khi Đức Phật diệt độ, ở thời Tượng Pháp (Saddharma-pratirūpaka), tu Chân Ngôn Hạnh thì được thành tựu Trung Phẩm. Ở thời Mạt Pháp (Saddharma-vipralopa) thì được thành tựu Hạ Phẩm. Ở trong các Thời (Kāla) khéo hay tu tập Pháp Hành của Chân Ngôn, ắt quyết định đắc được ba loại Đại Quả

Nếu khi Đức Phật còn ở đời, thời đối với Như Lai Tộc (Tathāhata-kula) luôn được thành tựu. Sau khi Đức Phật diệt độ thì chỉ có Liên Hoa Tộc (Padma-kula) mới được thành tựu. Ở thời Mạt Pháp thì chỉ có Kim Cương Tộc (Vajra-kula) rất được thành tựu. Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva), Diệu Cát Tường Bồ Tát (Mañjuśrī-bodhisatva), Đa La Bồ Tát (Tārā-bodhisatva), Bộ Lý Câu Chi Bồ Tát (Bhṛkuṭi-bodhisatva), Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi-bodhisatva). Nhóm Bồ Tát như vậy dùng Nguyện Lực khiến các chúng sinh ở trong Chân Ngôn được quyết định thành tựu.

Nếu tất cả Thời, có các Hành Nhân ở trong Chân Ngôn, thâm tâm yêu thích, quyết định tu tập. Nếu vì cầu các Thành Hiền với giáng phục tất cả Dạ Xoa, La Sát thì dùng Tâm Thượng Phẩm, quyết định thành tựu.

Nếu có Hành Nhân ở thời Mạt Pháp, y theo Tiêu Xí (Cihna) nói. Hết thảy các Tiên Nhân (Ṛṣi), A Tu La (Asura), Dạ Xoa (Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), Ca Lâu La (Garuḍa), Tỳ Xá Tả (Piśāca) của Thế Gian, cho đến chúng Bộ Đa (Bhūta) với (Nakṣatra) Diệu (Graha) kia, loài người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya), loài trụ ở Dục Giới (Kāma-dhātu)… đối với con người, Thế Gian làm điều chẳng nhiêu ích… mà làm Điều Phục thì quyết định thành tựu

Hết thảy bậc có Phước Đức lớn, Phạm Vương (Brahma), Đế Thích (Śakra) với Lỗ Nại La (Rudra), cho đến Y Xá Na Thiên (Iśāna), Na La Diên Thiên (Nārayaṇa). Như vậy hàng Trời có Đại Phước, Đại Lực đối với các Hành Nhân thì tất cả chỗ làm thảy đều tùy theo nguyện. Cho đến tất cả Bộ Đa (Bhūta) cực ác ở trong các người gây não loạn, dùng sức của Chân Ngôn mà điều phục thì đều được tùy theo Nguyện

Nếu ở thời Mạt Pháp, trong nơi rất đáng sợ mà đối với Chân Ngôn không có Tâm Thượng Phẩm thì chẳng thể đối với Pháp siêng năng tu tập, chẳng được quả báo, ở trong đời khác cũng chẳng thành tựu.

Này Diệu Cát Tường! Nay Ta thọ ký cho ông. Ông ở đời rất đáng sợ trong lúc Mạt Pháp, có thể ở Thời đó cứu độ, hóa đạo chúng sinh có căn lành, người đối với Phật Pháp Tăng có quy tín, cúng dường… cho đến đối với người tu Chân Ngôn Hạnh kia mà làm ủng hộ.

 

 

NÓI NGHI TẮC CỦA ẤN PHẨM THỨ HAI MƯƠI TÁM

Bấy giờ, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật lại quán sát Chúng trên Trời Tịnh Quang rồi bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Diệu Cát Tường! Hãy nghe cho kỹ! Chân Ngôn bí mật tối thượng với Ấn Pháp ấy của ông chẳng được vì chúng sinh không có niềm tin với kẻ không có tin trọng Phật Giáo, cho đến kẻ chưa vào Mạn Noa La Tam Muội, kẻ chặt đứt Tam Bảo Tộc, kẻ chẳng gần gũi bạn lànhm kẻ không có Phước không có Đức, kẻ gần gũi với người ác, kẻ gần gũi với bạn có tội, kẻ xa lìa Phật Pháp, tất cả kẻ hư vọng, kẻ đối với Nghi Quỹ này chẳng y theo sự dạy bảo của A Xà

Lê, kẻ chẳng thọ nhận Quán Đỉnh (Abhiṣeka), kẻ chẳng thấy Đồng Tử Tối Thượng Bí Mật Mạn Noa La Tam Muội của ông , kẻ chẳng y theo Như Lai Tộc… Nhóm người như vậy thì chẳng được vì họ nói.

Tại sao thế? Vì Chân Ngôn mà người như vậy đã trì, tất cả Bộ Đa mà chẳng tin nhận với chẳng y theo thực hành. Vì dùng Tâm chẳng tin Phật Pháp, xa lìa Đạo Bồ Đề (Bodhi-mārga), cho nên hết thảy Ấn Pháp, Nghi Quỹ chẳng được truyền giao cho nhóm người như vậy. Lại chẳng được đối với nhóm người này mà hiển hiện.

Hoặc có người rất ngu mê, tham ái sâu dầy thì cũng chẳng được truyền giao. Nếu vọng truyền giao thì người kia đối với Pháp chẳng được thành tựu. Người trì tụng kia vì thế mà Tâm bị điên đảo. Người kia nếu được, hoặc tự ý tạo làm, liền ở nơi thân của mình mau bị phá hoại

Nếu là người có Tâm tin tưởng điều hiền thiện, người đối với Chân Như Tam Muội mà đắc được, người quy trọng Tam Bảo thường cúng dường, người ở trong Phật Pháp thực hành Nghi Quỹ, hoặc có phát Tâm Bồ Đề, biết trang nghiêm Tâm Bồ Đề, luôn hành Bồ Tát Đạo (Bodhi-mārga). Nhóm người như vậy thì có thể tuyên nói Ấn Pháp, Nghi Tắc cho họ.

Lại có người thực hành nơi Chân Ngôn Nghi Quỹ Pháp, cầu Tam Muội theo thứ tự, vì muốn cầu thành Đạo Đại Bồ Đề. Lại có người phát Tâm thuộc nhóm Bồ Tát, Bích Chi Phật, Thanh Văn… thì được vì họ tuyên nói Ấn Pháp bí mật.

Nếu người dùng Tâm tin tưởng, xa lìa sự keo kiệt ganh ghét, y theo Phật Pháp thực hành Hạnh không có ngại thì nên tuyên nói Ấn Pháp bí mật cho họ.

_Này Diệu Cát Tường! Ta nói định lượng của Chân Ngôn Ấn Pháp, chính đúng đủ 108, chẳng thêm chẳng bớt, cho đến chư Phật quá khứ cũng đồng với lượng này.

Diệu Cát Tường Đại Nghi Quỹ Pháp của ông bình đẳng không có khác, thì hết thảy Chân Ngôn Tạng của tất cả Phật đã nói, cũng như thế

Này Diệu Cát Tường! Phàm có chỗ làm lợi ích thành tựu, nên tu Chân Ngôn với Ấn, mỗi mỗi hòa hợp, như hai bánh của cái xe chẳng được thiếu một, nếu thiếu một cái thì không thể vận chuyển. Tất cả Chân Ngôn không có Ấn cũng lại như vậy. Nếu Chân Ngôn với Ấn tương ứng hòa hợp thì việc mau thành tựu, chuyển ba cõi kia. Tất cả hàng Thiên Nhân, A Tu La chẳng thể gây việc khó khăn, huống chi là cầu làm việc của

Nhân Gian. Nếu y theo Pháp tu hành thì quyết định được Quả

Ấn có Chân Ngôn, hai loại tương ứng, cầu Nghi Tắc thanh tịnh, chế phục Bộ Đa

Nếu người y theo Chân Ngôn với Ấn của Phật Tử bậc nhất, tu hành thì đối với ba loại việc như trong lòng bàn tay, người tụng được Đại Địa phú quý, tất cả tùy theo ý

Hết thảy Chân Ngôn (Mantra) định Ấn (Mudra) với Ấn định Chân Ngôn, Chân Ngôn chẳng được thiếu Ấn, Ấn cũng chẳng được thiếu Chân Ngôn, Ấn với Chân Ngôn nên hòa hợp đủ. Phàm việc đã làm ắt được Quả Chứng. Chân Ngôn, Ấn ấy trợ nhau nương tựa lẫn nhau, như Nhân (Hetu) thành Quả (Phala), như Quả đáp trả Nhân. Trì Tụng Hành Nhân nếu y theo Pháp dụng làm thì không có Pháp nào chẳng thành.

Nếu y theo Nghi Tắc, dùng tất cả chỗ ấn của Ấn (Ấn sở ấn), Chân Ngôn đã xác định, làm việc Thỉnh Triệu thì không có gì chẳng thành. Cho đến Thế Giới tối thượng với hết thảy chúng sinh trong Luân Hồi, dùng Thỉnh Triệu cũng không có gì chẳng thành.

Nếu hoặc đối với việc Thỉnh Triệu này có điều chẳng thành thì nên y theo Nghi Tắc thỉnh các Bồ Tát có Đại Lực với Bồ Tát Thập Địa vì mình làm ủng hổ, khiến cho tất cả hàng Bộ Đa, loài gây chướng nạn chẳng thể được thấy, chẳng thể được gần… sẽ khiến cho Hành Nhân được Pháp thành tựu.

Nếu đủ Chân Ngôn, Pháp Ấn của tất cả Phật này thì ở trong việc đi, đứng đều được ủng hộ.

Lại trong tất cả Chân Ngôn có Ấn, trong tất cả Ấn cũng có Chân Ngôn, Ấn và Chân Ngôn trợ nhau sinh ra. Nếu người tu hành y theo Pháp niệm tụng với làm Hộ Ma thì tất cả Thánh Đạo (Ārya-mārga) trong đây sinh ra

Nếu Hành Nhân ấy siêng năng tu tập, chẳng lười chẳng biếng nhác, lại chẳng thoái lùi, được tất cả Chân Ngôn Bất Không, thành tựu chỗ Đức Phật đã nói, nói chẳng hư vọng. Nếu người y theo Nghi Quỹ luôn tu hành thì có lợi ích lớn

Này Diệu Cát Tường Đồng Tử! Nghi Quỹ Vương Chân Ngôn Ấn Pháp này, Ta đều lớp lớp tuyên nói, hết thảy Quả Báo lợi ích rộng lớn cũng lớp lớp tuyên nói. Như vậy tuyên nói Pháp quyết định của Chân Ngôn Ấn rộng lớn bí mật tối thượng”.

_Thời Diệu Cát Tường ấy dùng tướng Đồng Tử hiện dung mạo vui vẻ, hỏi Đức Thế Tôn rằng: “Tối Thượng Mâu Ni! Do Nhân gì mà Bồ Tát biến hóa nơi sinh ra, được đại tinh tiến, địa vị của mười Địa (Daśa-bhūmi)? Điều mà chư Phật quá khứ đã tuyên nói, nay Thích Sư Tử vì sao cũng nói? Nay con có sự nghi ngờ, nguyện xin mở bày”

Bấy giờ, Đức Như Lai Tối Thượng Mâu Ni dùng Phạm Âm vi diệu của Ca Lăng Tần Già (Kalaviṅka) nói nơi Bồ Tát được mười Địa, lại nói nhóm việc lợi ích của Chân Ngôn

“Này Diệu Cát Tường! Trước kia, Ta ở ở nhiều Kiếp trong quá khứ, khi làm Bồ Tát thời có Đức Phật hiệu là Khai Hoa Vương Như Lai (Saṃkusmita-tathāgata), Ta ở chỗ của Đức Phật ấy được Đại Nghi Quỹ Vương bí mật này, liền vì chúng sinh làm lợi ích ấy, dùng Tâm thương xót phái Đại Nguyện ấy, nguyện sinh ở trong Như Lai Phật Pháp tối thượng, ở thời Mạt Pháp dùng Giáo Pháp này chuyển bánh xe Pháp ấy. Ta đã như vậy, trải qua vô lượng Thời vì chúng sinh được địa vị mười Địa. Ở Thời kế tiếp sau này, Ta truyền Nghi Quỹ Vương này cho ông. Sau khi Ta nhập diệt thì Thế Gian trống rỗng, Nam Diêm Phù Đề (Jambu-dvīpa) xa lìa Tạng của Phật Pháp như vậy. Ông ở Thời đó, trong kỳ Mạt Pháp dạy bảo chúng sinh kia làm Nghi Quỹ này. Ông dùng Nghi Quỹ Vương rộng lớn này vì chúng sinh, phát khởi Đại Hạnh

Nếu ở thời đáng sợ trong kỳ Mạt Pháp. Hoặc có chúng sinh không có Tâm của đường lối chính đúng (chính đạo) với có Nhân Vương (Nārendra) chẳng thực hành Chính Pháp, luôn dùng Tâm ác não hại chúng sinh. Lại có tất cả người ác, Phi Nhân đối với Đại Giáo này muốn làm phá hoại, ngông cuồng tăng thêm hủy báng… nên vì kẻ chẳng nhiêu ích của nhóm này, nói tất cả Chân Ngôn bí mật của Pháp Tạng điều phục này

Này Đồng Tử! Ông ở quá khứ vì lợi ích cho nên phát Bồ Tát Hạnh, cầu nơi Nghi Quỹ, cho đến sau khi Đức Phật ấy vào Niết Bàn, dùng Di Giáo (Giáo Pháp lưu lại cho đời sau) của Phật để làm Phật Sự, ở trong đời đời làm hình Đồng Tử, tùy theo Hành Xứ của Ta dùng tướng Chân Ngôn giáo hóa chúng sinh.

Này Đồng Tử! Đây là Nguyện Lực mà ông đã làm trong quá khứ. Nay ông lại làm Đồng Tử, được Ta vì ông nói

Này Đồng Tử! Lại nữa, ông ở cõi nước Phật khác, khi không có Phật ở đời, vì chúng sinh dùng tướng Chân Ngôn, vì tất cả kẻ ngu sinh dạy bảo đường lối, khai hóa khiến cho biết Phật Pháp, cầu Đạo giải thoát, sẽ lại ban cho tất cả phú quý

Này Đồng Tử! Sau khi Ta diệt độ, ở thời Mạt Pháp vì tất cả chúng sinh trong Thế Gian, hiện hình Đồng Tử tối thượng của ông, cho đến bờ sông Bạt Đề (Ajiravati), nơi Ta vào Niết Bàn. Các xứ như vậy tùy theo Tâm Đại Nguyện mà làm Phật Sự.

 

KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG

VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ HAI MƯƠI (Hết)_

Dịch xong một Bộ gồm 20 quyển vào ngày 15/09/2013