PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
(Mahātantra-rāja-māyākalpa. Hoặc Hevajra ākinī-jāla sa vara-tantra)
Hán dịch: Đời Tống_ Tây Thiên Tam Tạng Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Phổ Minh Từ Giác Truyền Phạm Đại Sư PHÁP HỘ (Dharmarak a) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ BA
KIM CƯƠNG TẠNG BỒ TÁT HIỆN CHỨNG NGHI QUỸ VƯƠNG
PHẨM THỨ MƯỜI MỘT
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Cau mày nhin ngó gọi là Phẫn Nộ Nhãn (Mắt giận dữ), hai mắt hướng về bên trái nhìn ngó gọi là Tín Ái Nhãn (mắt tin yêu), hướng về bên phải nhìn ngó hoặc hai mắt ngửa lên nhìn ngó đều là Câu Triệu Nhãn (mắt câu triệu), hai mắt nhìn ngang hoặc nhìn trên trên cái mũi, quán hơi thở ra hoặc ngưng thở đều là dụng của Tín Ái, quán hơi thở vào tức là dụng của Câu Triệu
Nói ngày của Quỷ Tú, quán cây cối có chất nhựa như sữa (nhũ mộc thụ) gọi là dụng của Tín Ái. Dùng chày Kim Cương, chận đứng sự lay động của cây cỏ đều là dụng của Tức Tai Câu Triệu. Ở sáu tháng phân chia tu tập tương ứng thành tựu không có ngăn ngại, dùng Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn của Phật cho nên được thành tựu xong, khiến các chúng sinh vào Tri Kiến của Phật, chẳng nên giáng phục làm việc não hại.
Lại Tam Muội này chẳng nên phân biệt mà bị tội lỗi lớn, các việc đã làm cho đến nói năng…rốt ráo lợi ích. Nếu đối với chúng sinh có chút phần tổn hại thì Pháp Ấn như vậy chẳng thể thành tựu.
Người uống thuốc Tam Muội, trụ ca vịnh, múa giỡn, Tam Ma Hứ Đa (Samahīta: Đẳng Dẫn) là chỗ đối trị, thức ăn uống của ta người như năm Cam Lộ (Pañca-am ta). Lại nói Tướng đấy ở trong bảy ngày nên biết thành tựu Ly Hỷ vượt qua lỗi lầm. Hoặc có ngôn âm thù diệu, con mắt dài trong sạch, thân tuôn ra mùi thơm màu nhiệm, bóng ảnh dài bảy bước chân (tất bộ), ngưới có thân cao lớn đi đến. Thấy Tướng đấy xong, liền biết Thánh Hiền. Người tu Du Già tiếp chạm chút phần ấy trong khoảng sát na làm Trì Minh Tiên (Vidya-dhāra- ī)
_Nay Ta ở trong 12 Nghi Quỹ rộng lớn, lược nói Cô La Bồ Tát đối với các chúng sinh mau chóng thành tựu Pháp Tín Ái. Từ chữ Hột Lý (猭:Hrī ) quán tưởng Bản Tôn màu hồng có bốn cánh tay, bàn tay cầm cung tên, cầm hoa Ưu Bát La
(Utpala) với móc câu hoa sen (Liên Hoa Câu). Như vậy ở trong ba cõi mà làm Tín Ái Đối với Sát Đế Lợi (K atriya) tụng Chân Ngôn mười vạn biến. Tể Quan tụng một trăm biến. Đối với chúng sinh trong Thế Gian tụng một vạn biến. Chư Thiên (Devānā ) tụng hai mươi vạn biến. A Tu La (Asura) bảy mươi vạn biến. Dược Xoa (Yak a), Bàng Sinh (Tiryagyoni:Súc sinh) tụng một Câu Chi (Ko i:100triệu)
Như điều đã nói ấy, trụ tướng thanh tịnh, thân Kim Cương bền chắc của chư Phật Thế Tôn hay nhiếp thọ khắp.
Khi làm Mạn Noa La (Ma ala:Đàn Trường) với Hộ Ma (Homa), vào lúc sáng sớm thừa sự tượng Phật
Làm Gia Trì (Adhi hāna) xong, quán tưởng chư Phật tràn đầy khắp hư không, tùy thuộc Bản Tôn vào bên trong Tâm. Đối với Hạnh Chân Ngôn (Mantra-caryā) cần
phải khéo hiểu, mọi loại cúng dường đều từ chữ Hồng (猲:Hū ) sinh ra Mỗi mỗi Chân Ngôn ấy là:
_“Án, phộc nhật-la bổ sắt-bế, a hồng, tát-phộc ha”
_“Án, phộc nhật-la độ bế, a hồng, tát-phộc ha”
_“Án, phộc nhật-la nỉ bế, a hồng, tát-phộc ha”
_“Án, phộc nhật-la ngạn đề, a hồng, tát-phộc ha”
_“Án, phộc nhật-la nãi vĩ-nễ, a hồng, tát-phộc ha”
Nghi Quỹ hiến nước A Già (Argha) thứ tự như lúc trước đã nói.
_Nay Ta lại nói Pháp thành tựu Hộ Ma.
Tức Tai (Śāntika): lò hình tròn màu trắng, rộng một khuỷu tay rưỡi, sâu bằng một nửa.
Tăng Ích (Pu ika): lò hình vuông màu vàng, rộng hai khuỷu tay, sâu một khuỷu tay
Giáng Phục (Abhicāruka): lò hình tam giác màu đen, rộng mười ngón tay, sâu năm ngón tay
Tín Ái (Vaśikara a:Kính Ái) màu hồng, Câu Triệu (Ākar a i) đồng với Tín Ái
Phẫn Nộ (Krodha) đồng với Giáng Phục
Tức Tai dùng mè (chi ma). Tăng Ích dùng váng sữa đặc (lạc). Giáng Phục dùng cây Yết Nặc Ca. Phẫn Nộ dùng cây có gai góc (cức mộc). Tín Ái dùng hoa Ưu Bát La hồng
_Hỏa Thiên Hoan Hỷ Chân Ngôn (Agni-sa to a-mantra) là:
“Án, a hủy-na duệ, ma ha đế nhạ, tát lý-phộc ca ma, bát-la sa đà các, ca lỗ noadã, cật-lý đa, tát đỏa la-tha, át tất-minh tán nễ hứ đô bà phộc, a hủy-na-dã phộc hát na, đát-tông, nễ vĩ sách sất, bộ đa tỉ, hứ phộc nhật-la cô đà, bố nhĩ để, na na la đát-na đà lý đà để-lý, a mẫu cô, khiếm, mạn noa lãng, lật khế đa bà lý-đàm, tạt phộc bát-la lý-đàm, tạt, sa đề đam hủy đồ, hạ mê bộ cát, a hủy nhĩ xa tất, dã tha, ca lê, tát lý-phộc tất đề, cô lỗ, tát-phộc di”
Hiến Át Già Thủy Chân Ngôn (Argha-mantra) là:
“Án, nhược, hồng, tông, hộc, kham, lam”
Tịnh Thủy Chân Ngôn (Pāya-mantra) là:
“Án, lê lê, hồng, khác”
Hiến Thực Chân Ngôn (Naivedya-mantra) là:
“Án, tham tham”
SÍ THỊNH NOA CÁT NI SỞ THUYẾT THÀNH TỰU
PHẨM THỨ MƯỜI HAI
_Lại nữa Kim Cương Tạng nói: “Thế Tôn! Đối với các biển Pháp, làm thế nào để cầu thành tựu? Lược nói sắc tướng của Bản Tôn như vậy?”
Đức Phật nói: “Vì đối với Vô Ngã Minh Phi, hoặc Cát Tường Hứ Lỗ Ca (Śrīheruka) một khoảng sát na biết sự an trụ của vị ấy cùng với Nghi Quỹ thanh tịnh rộng lớn, hoặc Thời hoặc Xứ, bắt đầu tu tập…cho nên lược nói
Lại nữa, người trì Chân Ngôn một lòng thành tựu Tam Ma Hứ Đa (Đẳng Dẫn). Do đã trụ nghỉ, hoặc ban đêm phát Tâm cần dũng, dùng tướng Thắng Tuệ, nên quán tưởng tượng Cát Tường Hứ Lỗ Ca, gột rửa bụi dơ, mặc áo mới sạch, dùng hương Chiên Đàn (Candana) xoa bôi tay chân, nhai nhấm Đậu Khấu Xỉ Mộc với quả có mùi thơm màu nhiệm, không ăn chẳng đúng thời…như Đức Thế Tôn tưởng cầu xuất ly, gần gũi bậc Trí. Người thực hành quán tưởng, ở khoảng sát na chợt dấy lên tướng khác lạ đối với Minh (Vidya) đã trì, Tâm khó điều phục. Khi ấy Hành Giả chẳng nên ngưng nghỉ, quyết định tinh cần, thúc dục cầu thành tựu”
_Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Ta nói Tâm Thiền Định hay hoại chất độc phiền não, người cầu thành tựu trù lượng thật khéo. Ở một tháng, Tâm ôm chứa Thánh Tượng, lìa các Duyên bám níu, hoặc trong một ngày liên tục quán tưởng, tùy theo chỗ đã làm ấy được quả lợi to lớn, hết thảy luân chuyển hai lợi của Ta Người, chẳng phải là phương tiện khác mau có thể tu tập, nơi Minh đã trì thường hiện ra trước mặt người cầu thành tựu. Như vậy phiền não, sự mê say, lo buồn, bệnh khổ, ba độc (tham, sân, si) mạnh mẽ…Nói khoảng sát na, như thật tương ứng thì chẳng bị rơi vào năm chỗ Vô Gián (Avīci: Địa Ngục A Tỳ có 5 nghĩa Vô Gián là Thú Quả Vô Gián, Thọ Khổ Vô Gián, Thời Vô Gián, Mệnh Vô Gián, Thân Hình Vô Gián)
Giả sử có thân xấu xí, hèn mọn, vằn vện, chẳng đầy đủ….Người tạo nghiệp ác nghĩ cầu thành tựu thời nên tu mười điều tốt lành (thập thiện), tôn trọng, yêu thích, hộ giữ kín Căn Môn. Người đấy quyết định lìa Sân, Mạn mà được thành tựu Tam Ma Hứ Đa (Đẳng Dẫn)
Giả sử Thời Phần này, đối với Hạnh bí mật cho đến Pháp Ấn chưa được thành tựu thì tự nhiên được điều đấy. Bậc Trì Minh Trí (Vidya-dhāra-jñāna-satva) hoặc Du Nghĩ Ni (Yoginī) đi đến vì mình nói nhiếp thọ Ấn (tên là….), cầm chày Kim Cương lợi ích chúng sinh, hoặc được Đồng Tử có đầy đủ tướng trang nghiêm rộng lớn. Dùng hương Tất La La (Silhaka) hòa hợp với Long Não, dùng Tâm Bồ Đề gia trì tán rải, cần phải một lòng quán tưởng Thánh Tượng ấy. Vị kia hoặc vì mình nói Pháp của nhóm Thập Thiện, biết thật rõ ràng. Được sự thành tựu ấy không có nghi hoặc nữa. Hoặc Na Lý (Nārī:người nữ) thù thắng với quyến thuộc của mình, cũng nên quán tưởng. Hoặc Trời, hoặc Người, A Tu La, Khẩn Na La, Dạ Xoa Nữ…Kẻ kia cũng tự lĩnh giải Hạnh mà mình đã hành, nên sinh tin kính, đừng khởi sự suy nghĩ nghiêng lệch (tà tư), sắc tướng sân nộ”
_Lại nữa, Kim Cương Tạng nói: “Thế Tôn đối với Lý Vô Ngã đã nói đầy đủ. Lại thế nào là hai loại thành tựu của Ấn với nơi đã được Ấn (sở ấn xứ)?”
Đức Phật nói: “Như Lai Đại Bi tuỳ theo chỗ ứng hiện đủ tướng Minh Phi, trụ Liên Hoa Tộc (Padma-kulāya), buông tướng Huyễn Hoá mà hay chiếu soi hiểu biết (chiếu giải) hai loại sinh diệt của Thắng Tuệ, Phương Tiện. Hai bờ mé đấy chẳng phải sinh, chẳng phải diệt tức là Tính chân thật. Lại Diệt này, mỗi mỗi chỗ không có Tính nên Diệt không có tận hết, thứ tự sinh diệt của Du Già (Yoga) như vậy.
Lại người tu Quán theo Hý Luận sinh, như chỗ làm trong mộng, như Huyễn Giác, thật không có Hý Luận. Trong đấy đã nói như Mạn Noa La hiện các sắc tướng, hoà hợp sinh ra Quán Đỉnh, Đại Ấn với Diệu Lạc. Như vậy biết rõ chỉ có Uy Lực lớn. Màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu xanh lục, màu đen, màu trắng, nhóm Hạnh, Phi Hạnh; Nhân Tướng của hai loại Thắng Huệ, Phương Tiện…Nói Kim Cương Tát Đoả có
Tính Diệu Lạc ở Mạn Noa La, ngoài ra không có tác dụng”
_Thời Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Đại Diệu Lạc đấy từ chỗ tương ứng sinh ra thứ tự. Nếu chẳng phải là có Tính thì chỗ dùng như thế nào?”
Đức Phật nói: “Thích thay! Đại Sĩ dùng niềm tin trừ nghi. Ta nói chỗ Diệu Lạc của Thân Thế Gian: Năng Quán (Chủ thể quán sát), Sở Quán (đối tượng bị quán sát) như hoa có mùi thơm. Tính của hoa nếu không có mùi thơm chẳng thể được. Diệu Lạc của thân tướng cũng lại như vậy. Đối với Tính, không có Tính (vô tính) như Tri Giác của Phật. Si ám, không có biết với sự hèn yếu (khiếp nhược) khác đều hay phá hoại. Kim Cương (Vajra) ấy dụ cho Hạnh Cực Diệu Lạc của Tam Ma Địa, chỉ có một Thể Tướng là Tạng thật của Phật.
Ta đã nói Pháp, Văn Tự, Công Đức, tin thận, Thế Xuất Thế Gian là sự Điều Ngự. Nhóm Ly Hỷ, Câu Sinh Hỷ tức là Tự Tính của Ta như dùng đèn sáng phá các hắc ám. 32 tướng, 80 chủng tử đều là chỗ an trụ của Lạc Luân. Tướng ấy nếu không có, là nghĩa chẳng phải có (phi hữu). Đối với các Thánh Thiên chẳng nên vứt bỏ, thế nên hiểu Tính Sắc của Phi Hữu cũng không có Tính, các Tướng, chẳng phải Tướng đều Thắng Diệu Lạc
Lại sắc tướng ta người của các Thế Gian đều cùng sinh (câu sinh), Tâm Tướng thanh tịnh tức gọi là hoàn diệt. Nếu đối với Bản Tôn tương ứng sinh ra: Uy Nghi, Sắc Tướng với nơi an trụ. Như khoảng búng ngón tay mà chấp dính thì ví như chút ít thuốc độc hay hại nhiều mạng. Biết chất độc ấy xong, quay lại hay hoại chất độc
Lại đối với phân biệt mà cực lực phân biệt, dùng cái có trong sạch (thanh tịnh hữu) phá cái có phiền não (phiền não hữu) thời như người bệnh Phong (bệnh thần kinh) ăn đậu Ma Sa phát bệnh Thần Kinh mạnh hơn, gọi là thuốc điên đảo (điên đảo dược).
Đối với Tướng, quyết định thường tìm kiếm rồi để phân biệt tất cả Pháp Tính (Dharmatā) ví như có người bị chút ít nước rơi vào lỗ tai, vẫn còn dùng nước lấy ra.
Lại các chúng sinh bị lửa Tham thiêu đốt chịu sự ràng buộc của các nghiệp ác. Ta dùng phương tiện vì họ nói lửa Tham để khiến cho giải thoát. Như nếu có người bị lửa thiêu đốt nung nóng (thiêu lạc), vẫn còn dùng lửa nung nướng. Tức dùng cái Tham ấy khiến chặt đứt sự cột trói của Tham mà chẳng thể biết là quán tưởng điên đảo. Người đấy gọi là Ngoại Đạo trong Phật Pháp
_Lại Liên Hoa Bộ tương ứng phân biệt năm Đại Chủng này. Tính tiếp chạm bền cứng mà sinh chấp dính, đối trị Pháp Si, đấy tức là Địa Giới Tỳ Lô Giá Na là chỗ dung nhận của Tâm Bồ Đề. Nghiệp dụng của sắc thân, đấy tức là Thuỷ Giới A Súc Như Lai. Thuỷ (nước) Địa (đất) cùng dao động, tiếp chạm sức nóng sinh ra Hoả (lửa). Đối trị lửa cháy mạnh của Tham (tham sí), đấy tức là Hoả Giới Vô Lượng Thọ Như Lai. Suy nghĩ Bộ khác có tướng chuyển động, đối trị sự ganh ghét (tật đố), đấy tức là Phong Giới Bất Không Thành Tựu Như Lai. Đối với Diệu Lạc này mà sinh yêu thích, tức tướng hư không đối trị việc nói hai lưỡi (lưỡng thiệt), đấy tức là Không
Giới Bảo Sinh Như Lai
Năm Đại Chủng này ở khoảng sát na, Tâm hay biết rõ, ngang bằng đồng với một vị. Thế nên ở trong Thắng Hỷ phân biệt năm loại lửa của nhóm Tham, cùng với Đại Diệu Lạc đồng một Bản Tính, có mười căng già sa số Như Lai Chúng đồng là một Bộ, ở trong một Bộ đấy lại có trăm vạn vô số đại câu chi Bộ. Trong Thắng Hỷ đấy được Bộ (Kulāya) như vậy
NÓI PHƯƠNG TIỆN PHẨM THỨ MƯỜI BA
_Lại nữa, tuyên nói tất cả Kim Cương Nghi Quỹ Du Nghĩ Ni Phương Tiện Quán Đỉnh Giới. Ấy là nhóm phân biệt sát na ẩm thực Hỷ. Chư Phật Như Lai an trụ chữ Tông (圳:Va ) chính đẳng một tướng được Quán Đỉnh Thành Tựu”
_Lại nữa, Kim Cương Tát Đoả bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chữ Tông như vậy vì sao nói là Noa Cát Ni Giới? Nguyện xin Như Lai là bậc thầy Điều Ngự vì con nói như thứ tự ấy”
Đức Phật nói: Trong đấy chữ Tông (圳:Va ) là Thể Tính duy nhất tối thượng trang nghiêm, là A Lại Gia (Ālaya), kho tàng báu của chư Phật. Ở nhóm Sơ Hỷ phân biệt sát na trụ Trí Diệu Lạc là Trang Nghiêm, Quả Báo, Tác Quán, Ly Tướng.
Người tu Du Già đối với Sát Na Chính Hạnh nên biết như vậy.
Trang Nghiêm: tức trong Sơ Hỷ phương tiện vì người mọi loại Lý Sự
Quả Báo: tức Thắng Hỷ biết sự tiếp chạm của Diệu Lạc
Tác Quán: tức Ly Hỷ, chỗ thọ dụng của cái Ta, vì người nói tìm kiếm
Ly Tướng: tức Câu Sinh Hỷ xa lìa ba loại Tham, không có Tham với trung gian ấy
_Lại nữa Quán Đỉnh A Xà Lê dùng bốn loại Bí Mật quán tưởng thứ tự, phát Tâm thanh tịnh, vui vẻ nhìn ngó, biết đủ Phước Tuệ, diệt trừ phiền não. Đối với các chúng sinh có Nhân Duyên thuần thục, vì họ nói bốn loại Táo Dục Quán Đỉnh. Dùng hai tay cầm chuông, chày Kim Cương
Người Quán Đỉnh ấy: mặt mắt vui vẻ, sắc tướng trang nghiêm, dùng ngón cái ngón vô danh thiết bày mọi loại cúng dường xong, vì họ nói nhiếp thọ Đại Ấn. Biết Đệ Tự ấy là Đại Chủng Tộc, xa lìa giận dữ (sân khuể) với gom chứa Ngã Mạn
Điều Ngự dạy bảo cầm chày Kim Cương, tuỳ theo Bản Tôn ấy nói Quán Đỉnh, tác dụng, Khế Ấn tương ứng. Nhìn thấy Sư Tôn của mình, cung kính cúng dường như Phật Thế Tôn đủ Đại Tịch Tĩnh. Đối với Kim Cương Du Già Xuất Sinh Thành Tựu Ấn Pháp này chẳng nên phân biệt. Lại nên như Ta dùng Uy Lực lớn ở bùn Sinh Tử nhổ bứt sự chìm đắm làm Đại Quy Cứu
Bấy giờ Đệ Tử cầm chày Kim Cương, đem hết thức ăn rộng lớn ngon ngọt ở đời, hương đốt, hương xoa bôi, phướng, phan, chuông báu với vòng hoa màu nhiệm…là nhóm cúng dường. Đối với mọi loại Thắng Hỷ Diệu Lạc, sát na xa lìa cho đến bờ mé tối hậu của Bồ Đề, cầm chày Kim Cương lợi các Hàm Thức.
Lại vì Đệ Tử nói Trí Đại Bi an trụ tất cả. Thân, chẳng phải thân (Phi Thân) đấy không có hai tướng. Quán nhóm thực vật, động vật đều là tướng huyễn hoá. Luân Đàn Phương Tiện rốt ráo không có nghi ngờ. Các người đồng học như quyến thuộc của mình”
_Thời Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào gọi là Chư Phật Thân Tối Thượng Luân Đàn? Như thứ tự ấy, vì con trừ nghi ngờ”
Đức Phật nói: “Mạn Noa La ấy là Tâm Bồ Đề bền chắc làm Đại Thí Hội, như cảnh giới thanh tịnh của Hư Không Luân. Nên biết đấy gọi là nghĩa của Kim Cương Du Già Liên Hoa Bộ”
_Thời Kim Cương Tạng lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Trì giữ nhóm Giới nào? Trụ Tam Muội nào?”
Đức Phật nói: “Một là chẳng nên giết hại chúng sinh, nên cùng một Tâm như bảo vệ cái có của chính mình. Hai là không có lấy thứ chẳng cho, thứ mà người khác thường ưa thích. Ba là không có ham muốn Hạnh Tà, biết Bản Tính trống rỗng. Bốn là không có nói lời hư vọng, Thế Xuất Thế Gian phát Nguyện tối thượng”
_Thời các Bậc Du Già ở trước Đức Phật Thế Tôn, nói lời như vầy:
“Sao gọi là Căn, Cảnh?
Mười hai Xứ thế nào?
Nhóm nào tên Uẩn, Giới?
Sao lại là Tự Tính?”
_Phật nói: Căn (Indriya) có sáu
Là căn: mắt, tai, mũi
Với nhóm thân, lưỡi, ý
Căn trong ngoài (nội ngoại căn) theo Si
Dùng Kim Cương giải thoát
_Lại Cảnh (Vi aya) có sáu Trần
Là Sắc, Thanh, Hương, Vị
Cùng với cảnh giới Xúc
Kèm Tự Tính Pháp Giới
Đấy gọi là sáu cảnh
_Tức hai Căn, Cảnh trước
Dịch là Mười hai Xứ
_Năm Uẩn là nhóm Sắc (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
Với Tính Hạnh Đại Bi
Như vậy Căn, Cảnh, Thức
Gọi là mười tám Giới
_Thế nên bậc Du Già
Nơi đây hay hiểu thấu
Tự Tính ấy chẳng sinh
Chân thật không quên mất
Tất cả hiểu biết hết
Giống như trăng trong nước
Lại như tay miết tên (mũi tên)
Làm sao sinh tướng lửa
Lửa chẳng từ tên ra
Cũng chẳng từ tay người
Các Tướng so lường hết
Cùng thời không chỗ được
_Lại Lửa đã sinh này
Chẳng giả cũng chẳng thật
Thế nên trong các Pháp
Nên tác Ý như vậy”
PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG
ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
_QUYỂN THỨ BA (Hết)_