KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA

Hán dịch: Đời Đường_Trung Thiên Trúc Tam Tạng THÂU BA CA LA (Śubhakara-siṃha: Thiện Vô Uý)
Việt dịch: Thích Quảng Trí

 

QUYỂN THƯỢNG

THỈNH HỎI PHẨM THỨ NHẤT

Bấy giờ, Phẫn Nộ Quân Trà Lợi Bồ Tát (Krodha-Kuṇḍali-bodhisatva) chắp tay cung kính, đảnh lễ bàn chân của Tôn Giả Chấp Kim Cang (Vajra-dhāra) rồi hỏi như vầy:”Xưa kia, tôi từng ở chỗ của Tôn Giả nghe tất cả Pháp Minh Vương Mạn Đà La (Sarva-vidya-rāja-maṇḍala-dharma) cùng với thứ tự. Lại nghe Đức Thần Nghiệm của Minh Vương và các Quyến Thuộc. Nguyện vì các hữu tình đời vị lai cho nên nguyện xin Tôn Giả rộng vì Tôi giải nói. Dùng Pháp nào tức trì tụng Chân Ngôn mau được thành tựu ? Chữ Chân Ngôn ấy tuy có một Thể nhưng Pháp được thành tựu thì số vô lượng.

Dùng Tụng Kệ hỏi:

Tướng Chân Ngôn (Mantra-lakṣana) thế nào?

Với tướng A Xà Lê (Ācārye-lakṣana)?

Điều thành tựu (Siddhi) ra sao?

Kèm nói tướng bạn lữ.

Phương sở nào thù thắng

Chốn nào mau dễ thành?

Tướng Điều Phục ra sao?

Nên làm, chẳng nên làm

Tụng Chân Ngôn thế nào?

Phương tiện với thứ tự

Hoa (Puṣpa) nào được dễ thành?

Dùng hương xoa (Gandha: đồ hương) làm sao?

Cúng dường thực phẩm nào ?

Lại đốt nhóm hương (Dhūpa: Thiêu hương) nào?

Tướng thắp đèn (Āloka) ra sao?

Phiến Để Ca (Śāntika: tức tai) thế nào?

Tướng Tăng Ích (Puṣṭika) ra sao?

Làm sao Hàng Phục (Abhicāruka) oán?

Ở trong ba loại này

Đều thành việc nhóm nào?

Thượng, Trung, Hạ ra sao?

Thứ tự tướng thành tựu (Siddha-lakṣana)

Dùng Pháp nào Thỉnh Triệu (Ākarṣāya)?

Cúng Dường (Pūja) phải thế nào?

Làm Hộ Thân ra sao?

Rộng trì tụng thế nào?

Tướng nào tụng Chân Ngôn?

Làm sao tác Quán Đỉnh (Abhiṣeka)?

Chân Ngôn dùng tướng nào?

Nên thọ trì ra sao?

Làm sao Chữ (Akṣara) được tròn?

Làm sao được Tăng Ích?

Làm Hộ Ma (Homa) thế nào

Cùng với Pháp thứ tự?

Lại dùng nhóm vật nào

Hay khiến mau thành tựu?

Thành tựu các tướng thuốc thế nào?

Làm sao để nhận các tướng thuốc?

Làm sao hay tịnh các Pháp thuốc?

Lượng thuốc nhiều ít ra làm sao?

Các nhóm thuốc ấy với tướng mạo

Nguyện xin Tôn Giả đủ Từ Bi

Mỗi mỗi vì tôi nói rõ ràng.

Làm sao gìn giữ vật thành tựu?

Cùng với phân biệt làm phần số

Làm sao thọ dụng vật thành tựu?

Cúi xin phân biệt nói tướng ấy.

Làm sao mất Vật khiến được lại?

Làm sao bị phá khiến dính lại?

Làm sao biết trước tướng chướng ngại?

Thành tựu Mạn Đà La (Maṇḍala) ra sao?

Làm việc Mạn Đà La thế nào?

Quán Đỉnh Mạn Đà La (Abhiṣeka-maṇḍala) ra sao?

Các câu hỏi như trên

Với điều tuỳ yêu cầu

Vì các chúng sinh nên

Nguyện xin rộng phân biệt”.

 

TƯỚNG CHÂN NGÔN PHẨM THỨ HAI

Bấy giờ, Cát Tường Trang Nghiêm Nhất Thiết Trì Minh Ứng Cúng Dường Thủ Chấp Kim Cang Đại Bi Bồ Tát bảo Kim Cang Đại Tinh Tiến Phẫn Nộ Quân Trà Lợi rằng: “Lành thay! Lành thay! Đại Phẫn Nộ hay ở chỗ của tôi phát ra những câu hỏi như thế. Cần phải một lòng lắng nghe! Pháp vi diệu thắng thượng đó tức là Kinh Tô Tất Địa (Susiddhi-kara-sūtra) này. Có 5 loại trang nghiêm

1_ Đại tinh tiến

2_ Minh Vương

3_ Hay trừ chướng

4_ Hay thành tựu tất cả việc dũng mãnh 5_ Hay thành tựu tất cả Chân Ngôn.

Kinh Tô Tất Địa này, nếu trì Pháp Chân Ngôn khác chẳng được thành tựu thì có thể kèm trì Bản Chân Ngôn của Kinh này, sẽ mau thành tựu. Ở trong ba Bộ thì Kinh này là vua, cũng hay hoàn thành việc của tất cả nhóm, ấy là việc của nhóm Hộ Thân, Kết Giới, Triệu Thỉnh…. Việc của nhóm Cúng Dường, Tương Trợ, Quyết Phạt, Giáo Thọ…Tất cả Chân Ngôn hay được thành tựu

Lại nữa hoặc có Tâm Chân Ngôn mà bên trong có ba chữ Hồng (HŪṂ) cũng hay hoàn thành tất cả việc Pháp đã nói như trên.

Tam Hồng Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đát-nang đát-la dạ dạ.

Nẵng mãng thất chiến noa phạ nhật-la bá ninh duệ, mãng ha dã khất-sa tế nang bát đa duệ.

Úm, tô tất địa-dã, tất địa dã, sa đại dã, tô tất địa yết la, hồng hồng hồng, phán tra phán tra”

Lại nữa, Pháp thành tựu Thượng Trung Hạ như trong Kinh riêng đã nói. Người muốn cầu thành tựu, tu giải Pháp Thượng Trung Hạ của Chân Ngôn. Kinh này thông nhiếp Pháp Mạn Đà La đã được tạo làm của ba Bộ. Chân Ngôn của Phật Bộ (Buddhakulāya) là Phiến Để Ca (Śāntika: Tức tai), Chân Ngôn của Quán Âm (Padma-kulāya: Liên Hoa Bộ) là Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika: Tăng Ích), Chân Ngôn của Kim Cang (Vajra-kulāya: Kim Cang Bộ) là A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: Hàng Phục)

Từ nách đến đỉnh đầu là Thượng Phẩm. Từ rốn đến nách là Trung Phẩm. Từ bàn chân đến rốn là Hạ Phẩm.

Ở trong Chân Ngôn cũng nên phân biệt ba loại Thành Tựu. Ở ba Bộ này đều chia làm ba, cần phải khéo hiểu thấu. Chân Ngôn ở trong ba Bộ thời Minh Vương (Vidyarāja) là Thượng Thành Tựu, Chân Ngôn của nhóm Sứ Giả còn lại như Chế Tra (Ceṭa: Nam Sứ Giả), Chế Trưng (Ceṭī: Nữ Sứ Giả) là Hạ Thành Tựu

Chân Ngôn do các Tôn Giả khác đã nói là ba loại Sự Pháp, một là Pháp Phiến Để Ca (Tức Tai), hai là Pháp Bổ Sắt Trưng Ca (Tăng ích), ba là Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca (Hàng Phục).

Phàm ba việc đó, ở trong ba Bộ mỗi mỗi đều cần phải khéo phân biệt thứ tự.

Trong Phật Bộ, dùng Phật Nhãn (Buddha-locana) hiệu là Phật Mẫu (Buddhamātṛ). Dùng Chân Ngôn này làm Phiến Để Ca (Tức Tai).

Phật Mẫu Chân Ngôn là:

“Nẵng mô bà già phạ cấu sắc nị sa dã. Úm (1) lỗ lỗ sa-phổ lỗ (2) thập-phạ la (3) để sắt-tra (4) tất đà lộ giả ninh (5) tát la-phạ la-tha, sa đà ninh (6) sa-phạ ha”

 

Tụng ba biến.

Trong Liên Hoa Bộ, dùng Quán Âm Mẫu (Avalokiteśvara-mātṛ) hiệu là Bán Noa La Phộc Tất Ninh (Pāṇḍaravāsinī: Bạch Y Quán Âm). Dùng Chân Ngôn này làm Phiến Để Ca (Tức Tai).

Quán Âm Mẫu Chân Ngôn là:

“Na la-xá nẵng ba-phạ la xá nang tệ phạ thất-la phộc, sa-mãng la nãi, nang giả tả, mãng hàm, tát la-phạ tát đát phạ nan, tát la-phạ vi-dã địa chỉ chỉ đát tha ca. Đát điệt tha: Úm, ca tai, vi ca tai, ca tra,vi ca tra, ca trinh, ca tai, bà già phạ để, vi nhạ duệ, sa-phạ ha” (ba biến)

 

Trong Kim Cang Bộ, dùng Chấp Kim Cang Mẫu (Vajra-dhāra-mātṛ) hiệu là Mang Mãng Kê (Māmaki). Dùng Chân Ngôn này làm Phiến Để Ca (Tức Tai).

Kim Cang Mẫu Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đát nẵng, đát-la dạ dã. Nẵng mãng thất-chiến noa phạ nhật-la bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa tế nang bát đa duệ. Úm, câu lan đạt lý, mãn đà mãn đà, hồng, phán tra” (ba biến)

Lại trong Phật Bộ, dùng Chân Ngôn của Minh Vương (Vidya-rāja). Minh Vương hiệu là Tối Thắng Phật Đỉnh (Vijayoṣṇīṣa) dùng Chân Ngôn này làm Bổ Sắt Trưng Ca (Tăng Ích).

Minh Vương Chân Ngôn là:

“Nẵng mãng tam mạn đa một đà nan. Úm, bội-luân, nẵng mãng”

Trong Liên Hoa Bộ, cũng dùng Minh Vương hiệu là Ha Dã Khất Lợi Phộc (Hayagrīva: Mã Đầu Minh Vương), dùng Chân Ngôn này làm Bổ Sắt Trưng Ca (Tăng Ích).

Minh Vương Chân Ngôn là:

“Úm, ám một-lật cấu gia-bà phộc, nẵng mãng, sa ha”

Trong Kim Cang Bộ cũng dùng Minh Vương hiệu là Tô Phộc (Sumbha), dùng Chân Ngôn này làm Bổ Sắt Trưng Ca (Tăng Ích).

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã.

Nẵng mãng thất-chiến noa phạ nhật-la bá ninh duệ, mãng ha dược khất-sa tế nang bát đa duệ

Úm, tố-án bà, ninh tố-án bà, hồng, ngật-lật hận-ninh, ngật-lật hận-ninh, hồng, a nang dã, hồng, bạc già phạm, vĩ nhĩ dạ la nhạ, hồng, phán tra, nẵng mãng”

Lại trong Phật Bộ, dùng Đại Phẫn Nộ (Mahā-krodha) hiệu là A Bát La Thị Đa (Apārajita: Vô Năng Thắng), dùng Chân Ngôn này làm A Tỳ Già Lỗ Ca (Giáng Phục).

Chân Ngôn là:

“Hồng, phán tra, phạ ca, phạ ca, chỉ nang tất, chỉ-ca, hồng, phán tra”

Trong Liên Hoa Bộ dùng Đại Phẫn Nộ, hiệu là Thí Phạ Phạ Ha. Dùng chân ngôn này làm A Tỳ Già Lỗ Ca (Hàng Phục).

Chân Ngôn là:

“Hồng phấn-tra, hi-lị, hồng phấn tra”

Trong Kim Cang Bộ dùng Đại Phẫn Nộ, hiệu là Quân Trà Lợi (Kuṇḍali). Dùng chân ngôn này làm A Tỳ Già Lỗ Ca (Hàng Phục).

Chân Ngôn là:

“Nang mô la đát nẵng đát-la dạ dã. Nẵng mãng thất chiến noa phạ nhật ra bá ninh duệ, mãng ha dược khất-sa tế nang bát đa duệ. Úm, ám một-lật đa quân trà lý khư khư khư khư, khước hề khước hề, để sắt tra để sắt tra, mãn đà mãn đà, hạ nang hạ nang, ngật ra nhã trưng, ngật ra nhược trưng, sa phô tra dã, sa phô tra dã, tát la phạ vĩ cận nang, vi nang dã ca, mãng ha ninh bát để, nhĩ vĩ đán đa, yết ra dã, hồng phán tra” 

 

_Lại nữa, hoặc có Chân Ngôn chẳng nhập vào ba Bộ, tùy theo văn tự của Chân Ngôn ấy mà làm ba loại Pháp Sự của nhóm Phiến Để Ca.

Trong Chân Ngôn ấy nếu có chữ Phiến Để Cô Lỗ (Śāntiṃ kuru: khiến cho cát tường), chữ Súc Mãng (Soma: trừ khử), chữ Bát-la súc mãng (Prasoma: cực tịnh), chữ Ô Ba Súc Mãng (Upa-soma: liền trừ), chữ Sa ha (SVĀHĀ) nên biết tức là Phiến Để Ca Chân Ngôn.

Nếu có chữ Bổ sắt trưng ca (Puṣṭika: tăng ích), chữ Lạc khất-sáp-dân (Lakṣaṇayaṃ:đầy đủ tướng ), chữ na na (Dada:cho, nói ban cho), chữ Ô nhũ (Ūrja: oai đức), chữ Ma La (Bala: sức mạnh), chữ Phạ lật địa (Vardha: tăng thêm), chữ Lộ ba mế đà (Rūpa-veda: sáng suốt), chữ Đản năng (Dhana:tài bảo), chữ Đãn ninh dã (Dhanya:kho báu), chữ Hề lý ninh dã (Hiraṅya: vàng ròng), chữ Nghiệt la mãng

(Grāma: thôn ấp), chữ Nang nghiệt la (Nagara: cái thành, thành phố), chữ La sắt tra (Rāṣṭra: Ôm giữ ? quốc vương, lãnh thổ, lãnh địa), chữ La nhĩ diêm (Rājya: người chủ), chữ na na (Dada: ban cho)…nên biết tức là Bổ Sắt Trưng Ca Chân Ngôn.

Nếu có chữ Hồng (HŪṂ), hạ nang (HANA: dánh, đập), bạn tra (PHAṬ:phá), mãng tha (MATHA:bẻ gẫy, phá vỡ), bạn nhã (BHAṂJA: đánh phá), Ô chá tra dã (tha thiết xót thương), ô tra phì dã (dùng sức đừng buông thả), thú sa dã (ŚOṢAYA:khô sạch), mãng la dã (MARAYA: giết chóc), khước na dã (KHĀDAYA: ăn), chỉ la dã (KILAYA: đóng), xỉ-duệ na dã (đoạn hoại), bà tát mế (cái bát), chữ cú lỗ (KURU)… nên biết tức là A Tỳ Già Lỗ Ca Chân Ngôn.

Lại có câu Chân Ngôn có nghĩa từ thiện thì nên biết liền nhập vào dụng của Phiến Để Ca.

Nếu có câu Chân Ngôn có nghĩa mãnh nộ (mạnh mẽ giận dữ) thì nên biết liền nhập vào dụng của A Tỳ Già Lỗ Ca.

Nếu có Chân Ngôn chẳng hiền lành chẳng mạnh mẽ thì nên biết liền nhập vào dụng của Bổ Sắt Trưng Ca.

Lại nữa, nếu muốn mau thành Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai) thì nên dùng Chân Ngôn của Phật Bộ.

Nếu muốn mau thành Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika: Tăng Ích) thì nên dùng Chân Ngôn của Liên Hoa Bộ.

Nếu muốn mau thành A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: Hàng Phục) thì nên dùng Chân Ngôn của Kim Cang Bộ.

Lại nữa, Kinh này rất sâu xa màu nhiệm, như Trời trong Trời (thiên trung thiên), cũng có Chân Ngôn là Thượng trong Thượng. Nếu y theo Pháp này thì tất cả các việc không có gì chẳng thành tựu.

Kinh này tuy thuộc Kim Cang Hạ Phần, do phụng Giáo Sắc của Phật hứa cho nên thông dụng thành tựu, cũng hay thành tựu Pháp của hai Bộ bên trên. Ví như quốc vương ban sắc lệnh cứ y theo mà thi hành. Pháp này cũng thế, dựa theo nghĩa nên biết.

Nếu có Chân Ngôn: số chữ tuy ít, mở đầu có chữ Úm (OṂ), phía sau có chữ Sa Ha (SVĀHĀ) thì nên biết Chân Ngôn mau hay thành tựu pháp Phiến Để Ca

Hoặc có Chân Ngôn: mở đầu có chữ Hồng (HŪṂ), phía sau có chữ Phán Tra (PHAṬ), hoặc có chữ Dư Phổ (SPHAṬ), đây là tiếng quát mắng. Chân Ngôn có chữ như bên trên thì mau được thành tựu pháp A Tỳ Già Lỗ Ca

Hoặc có Chân Ngôn: mở đầu không có chữ Úm (OṂ), phía sau không có chữ Sa Ha (SVĀHĀ), cũng không có chữ Phán Tra (PHAṬ), với không có nhóm chữ Dư Phổ (SPHAṬ) thì nên biết Chân Ngôn của nhóm này mau hay thành tựu pháp Bổ Sắt Trưng Ca

Nếu lại có người muốn cầu nhiếp phục các Quỷ Mỵ khác với A Tỳ Xá (Āveśa) thì nên dùng Chân Ngôn của nhóm Sứ Giả (Dūta) với Chế Tra Ca (Ceṭaka) đã nói sẽ mau được thành tựu

Nếu lại có Chân Ngôn của Bộ khác nói rằng hay thành tựu các việc thì chỉ hay thành tựu điều mà Bản Bộ đã nói chứ chẳng thông với Bộ khác.

Do có Kinh Điển diễn nói có Chân Ngôn ấy, vì trừ bệnh độc cho nên nói ra, cũng hay trừ các khổ khác, nên liền biết điều ấy thông với tất cả dụng, nên khéo biết Bộ ấy, khéo nhận thức chỗ cần dùng của Chân Ngôn, cũng cần biết công lực của Chân Ngôn ấy. Lại phải khéo hiểu Pháp tu Chân Ngôn, tùy theo chỗ mong cầu, tùy xứng với Chân Ngôn, Ngôn Tướng (tướng lời nói) của Pháp ấy. Tụng Chân Ngôn ấy liền được thành tựu.

 

PHÂN BIỆT TƯỚNG CỦA A XÀ LÊ PHẨM THỨ BA

Lại nữa, nay Ta sẽ nói tướng của A Xà Lê (Ācārya), tất cả Chân Ngôn do vị ấy mà được, cho nên biết Xà Lê rất ư thích hợp với nguồn cội. Tướng của vị ấy thế nào? Ấy là: chi phần viên mãn, Phước Đức trang nghiêm, khéo tu, biết hiểu Pháp Thế Xuất Thế, luôn y theo Pháp trụ, chẳng thực hành Phi Pháp, đủ Đại Từ Bi, thương xót chúng sanh, sanh trưởng trong giòng Quý Tộc, Tánh hòa hợp mềm mại, tùy theo chỗ cư trú đều được an vui, thông minh Trí Tuệ, biện tài vô ngại, hay ôm giữ sự nhẫn nhục, cũng không có Ngã Mạn (Ātma-māna), thường ưa thích Đại Thừa (Mahā-yana) với hiểu nghĩa màu nhiệm, tin tưởng sâu xa Môn bí mật. Giả sử có tội nhỏ, do ôm giữ sự rất kinh sợ, nên nghiệp của thân miệng ý khéo tu sửa điều hòa thích hợp, thường ưa thích chuyển đọc Kinh Điển Đại Thừa.

Lại y theo Giáo Pháp siêng tụng Chân Ngôn chẳng gián đoạn, Tất Địa đã làm thảy đều thành tựu. Lại khéo hiểu cách vẽ Mạn Trà La, thường đủ bốn Nhiếp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), vì cầu việc lớn cho nên chẳng ưa thích Duyên nhỏ, lìa hẳn sự keo kiệt, từng vào Đại Mạn Trà La mà thọ nhận Quán Đảnh. Lại được Tiên Sư khen ngợi là người có Đức: “Người từ nay trở đi, kham nhận Quán Đảnh làm A Xà Lê”. Được ấn khả này mới thích hợp tự tay của mình làm Mạn Trà La, tu y theo thứ tự cũng thích hợp trao truyền Chân Ngôn cho Đệ Tử. Nếu người y theo điều này thì Chân Ngôn đã nhận được mau được thành tựu, chẳng thể hoài nghi. Chẳng ở nơi của Hòa Thượng A Xà Lê mà tự ý tụng Chân Ngôn thì dụng công lao vô ích, cuối cùng chẳng được Quả

_Pháp của Đệ Tử nhìn vị A Xà Lê này giống như Tam Bảo với hàng Bồ Tát…. vì hay ban cho chỗ Quy Y, đối với các việc lành (thiện sự) mà làm bước đầu của Nhân thì đời này an vui, đương lai chứng Quả. Vì y theo A Xà Lê cho nên không lâu thời được việc thù thắng vô thượng, ấy là Bồ Đề (Bodhi). Do nghĩa này cho nên so sánh như Đức Phật. Do làm Đệ tử phải thừa sự (hầu hạ) A Xà Lê, không có lười biếng, siêng năng gìn giữ chẳng thiếu sót thời Minh Vương (Vidya-rāja) với Minh Vương Phi (Vidya-rājñī) đã được trao truyền sẽ được Tất Địa (Siddhi) ắt không có nghi ngờ vậy.

 

PHÂN BIỆT TƯỚNG TRÌ TỤNG CHÂN NGÔN PHẨM THỨ BA

Lại nữa, nay Ta diễn nói trì tụng Chân Ngôn mau được thành tựu, tu hành Pháp Tướng, ba Nghiệp thanh tịnh, Tâm chẳng tán loạn, từng không có gián đoạn, thường tu Trí Tuệ, hay hành một Pháp, thành tựu mọi việc. Lại lìa sự tham lam keo kiệt, ngôn từ đã nói ra không có vướng mắc trở ngại, ở trong Chúng không có sợ hãi, chỗ cần làm mau được làm xong, nên hành nhẫn nhục, lìa các sự nịnh nọt, không có các bệnh nổi mụt, thường hành lời chân thật, khéo hiểu việc Pháp, tuỗi tác trẻ trung thảy đều tròn đủ các căn phần. Đối với chỗ của Tam Bảo thường khởi Tâm tin tưởng, tu tập Kinh Điển vi diệu của Đại Thừa, không ôm giữ Tâm thoái lùi nơi Công Đức của các việc Thiện. Người như đây, mau được thành tựu.

Đối với các Bồ Tát cùng với Chân Ngôn thường khởi cung kính. Đối với các hữu tình, khởi Đại Từ Bi. Người như đây, mau được thành tựu.

Thường ưa thích vắng lặng, chẳng ham muốn mọi sự ồn áo, luôn hành lời nói chân thật, tác Ý hộ giữ sự thanh tịnh. Người như đây, mau được thành tựu.

Nếu nghe oai lực tự tại của Chấp Kim Cang (Vajra-dhāra), nghe xong thì tin tưởng chân thật, Tâm sanh vui vẻ. Người như đây, mau được thành tựu.

Nếu người ít ham muốn cùng với biết đủ, trì tụng Chân Ngôn, niệm việc đã mong cầu, ngày đêm chẳng dứt. Người như đây, mau được thành tựu.

Nếu người mới nghe Pháp Chân Ngôn, tức lông trên thân dựng đứng, Tâm vui mừng hớn hở. Người như đây thành tựu Pháp Khí

Nếu người trong mộng tự thấy Tất Địa như Kinh đã nói, Tâm ưa thích vắng lặng, chẳng ở chung với mọi người. Người như đây, mau được thành tựu.

Nếu người lại có ở chỗ của A xà Lê, kính trọng như Đức Phật. Người như đây, mau được thành tựu.

Nếu người trì tụng Chân Ngôn lâu ngày không có hiệu nghiệm, cũng chẳng vứt bỏ, tăng gấp đôi Nguyện rộng, chuyên tăng thêm tinh tiến, dùng việc thành tựu làm kỳ hạn. Người như đây, mau được thành tựu.

 

PHÂN BIỆT ĐỒNG BẠN PHẨM THỨ NĂM

Lại nữa, sẽ nói tướng của Đồng Bạn (bạn đồng tu):

Người có Phước Đức trang nghiêm, sanh trong nhà tôn quý, thường ưa thích Chánh Pháp, chẳng hành Phi pháp, lại đủ thâm tín xa lìa các sợ hãi, tinh tấn không lui sụt, vâng làm theo lời Tôn Giả, hay nói lời chân thật, các chi phần trong thân căn thảy đều tròn đủ, thân không bệnh tật, không quá cao hay quá lùn, cũng không quá thô mập hay quá gầy ốm. Lại cũng không quá đen hay quá trắng. Nếu người hay lìa các lỗi trên đây thì chính là người đồng bạn Phước Đức.

Hay nhẫn chịu các khổ, khéo hiểu Chân Ngôn với Mạn Trà La, thứ tự cúng dường, các Pháp Tắc khác, thường tu Phạm Hạnh (Brāhma-caryā), nhẫn thuận các việc, nói lời nhẹ nhàng khiến người thích nghe, lìa các Ngã Mạn (Ātma-māna), ghi nhớ kỹ chẳng quên, có Giáo (Śāstra) phụng hành, chẳng nhờ cậy kẻ khác, Đa Văn (Bahū-śrūta), Trí Tuệ (Prajñā), Tâm hiền lành (Maitra-citta: Tâm Từ) chẳng giận dữ, thường niệm Bố Thí (Dāna), khéo hiểu phân biệt Minh Vương Chân Ngôn, thường tu niệm tụng Chân Ngôn đã trì, cùng đồng với Hạnh của Tôn (Bản Tôn) kèm với nhóm Pháp của Minh (Vidya), kết Giới, Hộ Thân. Được bạn như vậy sẽ mau thành tựu.

Ba Nghiệp hòa hợp với điều thiện lành, từng ở chỗ của Thầy, vào Mạn Trà La, quy y Phật Giáo, chẳng tập Tà Pháp, khéo biết Tôn Giả (Ayuṣmat, hay Sthavira: Bậc có Trí Đức hơn người có thể làm Sư Trưởng của người), thứ tự cần tu chẳng chờ lời dạy bảo, tùy theo chỗ mong cầu, biết thời liền đưa đến. Người có đủ như đây là Thắng Đồng Bạn

Thân Ý hiền thiện, Tâm không có lo lắng phiền não, quyết định bền chắc, cuối cùng chẳng thoát Tâm. Đủ Đức như vậy, nói là Thắng Bạn

Lại đối với Hành Giả, Tâm không có buông lìa. Nếu muốn thành tựu các nhóm Thuốc khác để làm Cường Duyên (Duyên kiên quyết) thì chẳng nên buông lìa Thánh Giới tự nhiên. Đủ Đức như vậy, nói là Thắng Bạn

Ở chỗ của Hành Giả không có sự mưu tính tham lam, chưa được Tất Địa, Thành Tựu sau này cuối cùng chẳng buông lìa, dù cho tuổi tác trôi qua lại không có Tất Địa thì cuối cùng chẳng ôm giữ Tâm buông lìa. Giả sử có nỗi khổ lớn với việc khó khác ép bức thân tâm, cũng chẳng buông bỏ. Đủ Đức như vậy, nói là Thắng Bạn

Nếu có mọi loại Đức Hạnh như lúc trước thì mới hay thành tựu việc thù thắng tối thượng. Dầu cho không có Đức lúc trước, chỉ biết rõ Pháp Tắc thành tựu của Chân Ngôn kèm theo khéo hiểu Mạn Trà La, Trí Tuệ cao minh lại thêm Phước Đức, việc trì tụng thù thắng. Bạn như vậy cũng hay thành tựu việc thù thắng tối thượng

Vì muốn thành tựu việc thù thắng tối thượng, cho nên người bạn Phước Đức ấy: mỗi nửa tháng cùng với người trì tụng làm Quán Đảnh cùng với Hộ Ma. Tùy theo thời bày biện hương hoa, thắp đèn, các thứ tự ủng hộ chọn lựa khác. Tùy theo chỗ tạo làm đều nên trợ làm, chẳng phải là trực tiếp trợ tu nhóm việc như lúc trước. Nếu người trì tụng có chỗ thiếu mất thì người bạn Phước Đức ấy y vào Kinh Pháp dùng Lý răn bảo khiến cho không có thiếu sót, cho đến rộng vì mở bày Nhân Duyên. Người đầy đủ việc như vậy là Tối Vi Thắng Bạn (Đồng Bạn rất ư thù thắng)

Hành Giả mỗi ngày khi trì tụng với việc đã hành, có lúc quên mất thì người bạn

Phước Đức ấy tùy theo chỗ nhìn thấy, tương trợ làm khiến cho đầy đủ

Nếu muốn thành tựu Pháp Thuốc (Dược Pháp) thời nên thường dùng bàn tay đè lên thuốc ấy, hoặc lấy cọng cỏ đè lên. Công việc niệm tụng làm Pháp tuy nhiều, cuối cùng chẳng bỏ quên. Khi Hành Giả trì tụng sắp xong thời người bạn ấy cần phải đứng bên cạnh, nhìn Hành Giả kia: niệm Tụng đã mệt, hoặc sợ quên làm, Pháp Phát Khiển Tôn, Pháp để tràng hạt với nhóm Pháp khác. Thấy chỗ quên ấy thì nên trợ làm.

Người bạn ấy thường nên trì tụng cúng dường, các việc đã làm sinh ra Phước Đức thì thảy đều hồi hướng cho người trì Chân Ngôn, mãn nguyện đã mong cầu. Có chỗ đã được chỉ truyền thì chỉ nói chuyện cùng với bạn. Vì đã muốn thành tựu việc tối thắng, cho nên chỉ hứa với một người bạn, triển chuyển khiến nói chẳng được cao thấp không đều

Người bạn ấy ăn uống đồng với Hành Giả. Hành Giả ăn uống như y Pháp Chế. Người đủ việc như vậy mới kham làm Tối Thượng Thắng Sự Đồng Bạn (Đồng bạn của việc thù thắng tối thượng)

Phước Đức của Đồng Bạn thứ ba cũng như thế, mỗi mỗi như lúc trước nói

 

CHỌN LỰA NƠI CHỐN PHẨM THỨ SÁU

_Tiếp lại, diễn nói nơi chốn trì tụng Chân Ngôn thành tựu. Trụ ở chỗ nào mới mau được thành tựu? Nơi Đức Phật đắc Đạo giáng phục bốn quân Ma, nơi như vậy rất ư thắng thượng, mau được thành tựu. Ở bên bờ sông Ni Liên Thiền (Nairañjanā) không có các nạn, cho nên ở địa phương ấy mau được Tất Địa, dầu cho có chúng Ma cũng chẳng thể gây chướng ngại, việc đã mong cầu không có gì chẳng thành tựu, nơi như vậy mau được Tất Địa. Hoặc nơi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp, hoặc ở nơi Đức Phật nhập Niết Bàn (Parinirvāṇa) tại thành Câu Thi Na (Kuśinagara). Bốn chỗ như bên trên rất ư thắng thượng, không có chướng ngại quấy nhiễu, cho nên ba loại Tất Địa quyết định thành tựu.

Hoặc ở Thắng Xứ (nơi thù thắng) mà chư Phật đã nói. Lại có Thắng Xứ mà Bồ Tát đã nói, tám cái Tháp lớn của Đức Phật, hoặc ở núi nổi tiếng có nhiều rừng cây, lại nhiều quả trái, sông suối giao lưu. Nơi như vậy, nói là Thắng Xứ

Hoặc ở Lan Nhã (Araṇya) có nhiều hoa quả, lại có nước chảy, con người yêu thích. Nơi như vậy, nói là Thắng Xứ

Lại nơi Lan Nhã có nhiều hươu nai, không có người đuổi bắt. Lại không có nhóm thú: gấu, cọp, sói. Nơi như vậy, nói là Thắng Xứ.

Hoặc nơi không quá lạnh, hoặc không quá nóng, thích hợp với sự ưa thích của

Tâm người. Nơi như vậy nói là Thắng Xứ

Hoặc ở bên sườn núi, hoặc đảnh núi cao, hoặc đài cao đứng một mình, hoặc ở trong lòng núi, chỗ ấy lại có nước. Nơi như vậy nói là Thắng Xứ

Lại có Thắng Xứ: cỏ xanh mọc khắp mặt đất, nhiều cây, các hoa, bên trong lại có cây gỗ có thể làm Hộ Ma (Homa). Nơi như vậy nói là Thắng Xứ

Hoặc ở trước nơi an trí tháp Xá Lợi, hoặc ở nơi an Xá Lợi trong núi, hoặc bên bốn con sông, hoặc có cỏ thơm Lan Nhã, mọi loại cây rừng nghiêm sức. Nơi không có người, hoặc nơi chẳng dứt làn khói ở rừng lạnh, hoặc bên bờ sông lớn, hoặc bên cạnh cái ao lớn, hoặc ở nơi từng có nhiều bò cư trú, hoặc ở bên dưới gốc cây lớn đứng một mình là chỗ Thần Linh nương dựa, bóng mặt trời chẳng chuyển. Hoặc nơi nhiều thôn xóm có một miếu thờ Thần, hoặc ở bên con đường lớn có hình chữ Thập (ngã tư đường lớn), hoặc bên cạnh ao Rồng. Nơi như vậy nói là Thắng Xứ

_Hoặc đất nước mà Đức Phật đã đi đến, phương như vậy mau được thành tựu Chỉ có cõi nước có bốn hạng người tin sâu Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp. Nơi như vậy mau được thành tựu

Lại có cõi nước, phần lớn có nhiều nhóm người kèm đủ Từ Bi. Nơi như vậy mau được thành tựu

Đã được nơi chốn thượng diệu như vậy, cần phải lọc lựa nhóm vật gạch, đá, uế ác trong đất mà Phẩm Mạn Trà La đã mỗi mỗi rộng nói rõ. Như Pháp Tất Địa khéo nên phân biệt nơi chốn của ba Bộ, Lại nên phân biệt Pháp Phiến Để Ca (Tức Tai), Bổ Sắt Trưng Ca (Tăng Ích), A Tỳ Già Lỗ Ca (Hàng Phục). Ba Pháp như vậy lại nên phân biệt Thượng Trung Hạ thành. Liền ở nơi đó tùy theo nơi thích hợp của Tâm, nên xoa bôi, rưới vảy, lau quét làm các sự nghiệp, mau được thành tựu Pháp Tất Địa.

 

TRÌ GIỚI PHẨM THỨ BẢY

Lại nữa, rộng nói pháp tắc Chế trị Chân Ngôn. Nếu y theo Giới này chẳng lâu sẽ được thành tựu.

Nếu người có Trí trì các Chân Ngôn. Trước tiên, chặt đứt sự giận dữ, cho đến Tà Thần cũng chẳng nên sanh sự cáu giận. Lại đối với loài khác trì Chân Ngôn cũng chẳng ôm giữ sự tức giận. Đối với các Chân Ngôn chẳng nên tự ý, cho đến Công Đức với các Pháp tắc mà phân biệt. Đối với các Chân Ngôn cùng với pháp tắc thì nên sanh sự kính trọng sâu xa. Đối với các người ác thì khéo nên hộ giúp cho nhau. Tại sao thế? Vì hay gây chướng ngại cho việc lớn với ôm giữ điều ấy, cho nên ở chỗ của A xà Lê giả sử thấy lỗi lầm, ba nghiệp do chẳng sinh nơi Tâm kiêu mạn, miệng chẳng bàn nói mọi loại đúng sai, Tâm ý cuối cùng chẳng phân biệt tưởng lỗi lầm. Giả sử có lỗi lầm thời còn chẳng bàn nói huống chi là y theo Pháp ư?!… Giả sử người khác ôm giữ điều ác thì cuối cùng chẳng chất thêm quả báo

_Lại nữa, chẳng được đem Chân Ngôn mà mình đã tự trì cột trói Minh Vương khác với sanh tổn hại kèm với Khổ Trị Phạt, cũng chẳng nên làm Pháp Giáng Oán

Người chưa từng trải qua chỗ của A Xà Lê thọ nhận Chân Ngôn thì chẳng nên cho kẻ ấy thọ trì.

Lại người đối với Tam Bảo chẳng sanh cung kính, với Ngoại Đạo đó tuy ở chỗ của A Xà Lê nhận được Chân Ngôn, sau đó thoái lùi Bản Tâm thì cũng chẳng thể trao, cho đến Thủ Ấn cùng với Chân Ngôn.

Người chưa từng vào Mạn Trà La thì cũng chẳng trao cho.

Chẳng nên nhảy lên ngồi trên tất cả hữu tình. Loài có hai chân cho đến có nhiều chân cũng lại như vậy.

Lại chẳng nên nhảy qua các Địa Ấn, ấy là: chùy, bánh xe, cây gậy, cái chày, cái loa, Bạt Chiết La với sợi dây đã thành đều chẳng nên nhảy lên trên.

Các cỏ thuốc, rễ, cọng, cành, lá cùng với quả trái cũng chẳng nhảy lên trên, cũng chẳng vứt bỏ trong chỗ chẳng sạch

Nếu người ưa thích Pháp thành tựu Chân Ngôn thì cần phải y theo Pháp Chế (Pháp ngăn cấm) chẳng nên hỏi vặn nghĩa chính của Đại Thừa

Nếu nghe hạnh thâm sâu hiếm có chẳng thể nghĩ bàn của Bồ Tát thì nên sanh niềm tin chân thật, Tâm chẳng hoài nghi

Người trì Chân Ngôn chẳng nên cùng với người trì tụng riêng biệt kia cùng nhau thí nghiệm

Nếu Duyên quá nhỏ thì chẳng nên làm Pháp hàng phục.

Người ưa thích thành tựu chẳng nên ca, vịnh, gõ nhịp vui đùa. Lại vì nghiêm thân chẳng nên xoa bôi trang điểm với đeo vòng hoa, cũng chẳng nhảy nhót mà đi, cũng chẳng bơi giỡn trong sông. Lược nói thì các việc đùa giỡn của thân đều chẳng nên làm. Nghiệp của miệng chẳng Thiện đều chẳng nên làm, ấy là; nói lời dối trá, nói lời làm cho Tâm bị ô nhiễm, nói lời ly gián sự hòa hợp, miệng nói lời ác mắng chửi, ở nơi đối đáp thì chẳng nên nói nhiều, trọn chẳng học tập việc nói năng đàm luận không có ích, lại cũng chẳng trụ chung với Ngoại Đạo, với loại Chiên Đà La (Cāṇḍala) hay vặn hỏi đều chẳng nên nói chuyện, cũng chẳng đàm thoại với mọi người chỉ trừ đồng bạn. Ngay lúc niệm tụng thời giả sử là đồng bạn thì cũng chẳng cùng nhau nói chuyện. Ngoài lúc trì tụng, nếu chẳng phải là điều mình cần thì cũng chẳng nói chuyện với bạn, cũng chẳng dùng dầu xoa bôi thân.

Lại chẳng nên ăn ngũ tân, hành, tỏi, La Bặc (củ cải), mè, rượu với tất cả các loại rau rễ khác, bột gạo, bánh đậu, đậu Cận Tất với bánh mè kèm với thức ăn làm thành viên… đều chẳng nên ăn. Tất cả thức ăn mà Tỳ Na Dạ Ca ưa thích với thức ăn cúng dường còn dư như mè, gạo tẻ, cháo đậu với cháo sữa đều chẳng nên ăn.

Tất cả xe cộ cùng với người đánh xe ngựa thảy đều chẳng được ngồi, cỡi. Thức ăn đã bị bước qua, kèm với thức ăn đã bị tiếp chạm dơ bẩn …. đều chẳng nên ăn

Lại tất cả đồ dùng nghiêm thân là: gương, hoa kèm với phấn, thuốc, dù, lọng… nếu chẳng phải là việc nhân duyên thì chẳng nên dùng tay lau chùi tay, dùng chân lau chùi chân. Chẳng đại tiểu tiện ở bên trong với bên cạnh dòng nước. Chẳng nên dùng tay nhận thức ăn để ăn, cũng chẳng dùng thức ăn được đập nện trong vật khí bằng đồng. Trong các lá cây ấy chẳng nên lật nghiêng chứa đầy thức ăn

Chẳng nằm trên sàng giường lớn nhỏ, cũng chẳng nằm chung với người khác. Khi muốn nằm thời an Tâm vắng lặng thanh tịnh mà nằm, tìm nghĩ Trí Tuệ, chẳng che mặt mà nằm, cũng chẳng nằm ngửa, như vua Sư Tử nằm nghiêng hông bên phải. Khi đang nằm thời chẳng mở mắt mà ngủ

Một ngày chẳng nên ăn thêm lần nữa, chẳng nên nhịn ăn, chẳng nên ăn nhiều, chẳng nên thiếu đủ. Đối với thức ăn có sự nghi ngờ thì chẳng nên ăn

Tất cả nơi chơi đùa với nơi có nghiều người tu họp, cho đến người nữ thì đều chẳng nên xem nhìn

Nhóm thân miệng ý đã nhận nhà, phòng tốt với thức ăn uống ngon đều chẳng nên vướng mắc. Đả nhận nhà phòng xấu với thức ăn uống dở đều chẳng nên vứt bỏ

Chẳng nên mặc quần áo màu tím với chẳng mặc áo rách cũ, áo dơ bẩn. Khi niệm tụng thời nên mặc áo trong (nội y: Antarvāsaka)

Cũng chẳng tự cho mình là hèn kém mà nói rằng: “Tôi có nhiều lỗi lầm nên không do đâu mà được thành Tất Địa. Lại vì nghiệp của đời trước nên thân bị các tật bệnh….” trọn chẳng nên lầm lỗi

Niệm tụng Chân Ngôn đã thọ nhận ở bên cạnh A Xà Lê, trọn chẳng vứt bỏ. Ở trong mộng ấy, hoặc ở hư không lại có tiếng bảo rằng: “Ngươi chẳng nên trì Chân Ngôn này”. Luôn nghe như vậy thì cũng chẳng vứt bỏ, lại chẳng tức giận việc ấy. Tại sao thế? Vì đều là Ma vậy, chỉ tu tinh tiến chẳng nên ngưng lùi, Tâm chẳng vì các cảnh của duyên bám níu ác này mà buông thả các căn, luôn thường giữ cho thanh tịnh mà niệm tụng

Nếu cầu Đại Thành Tựu thì Chân Ngôn mà mình đã trì chẳng nên dùng nhiếp phục Võng Lượng, cũng chẳng ủng hộ cho ta người, cũng chẳng cứu nạn với ngăn cấm các thứ độc. Chẳng phải là Chân Ngôn đã trì, các Chân Ngôn khác cũng chẳng nên làm, hết thảy tùy dùng tất cả Chân Ngôn đều chẳng nên luôn luôn mà làm, cũng chẳng cùng với người tranh đua sức hiệu nghiệm.

Nếu muốn cầu Tất Địa thì nên tu ba thời trì tụng, ba thời tẩy tịnh. Khi tẩy tịnh thời chẳng phải chỉ có nước không mà nên hòa với Chân Ngôn Thủy (nước đã dùng

Chân Ngôn gia trì) để tẩy tịnh Thủy Chân Ngôn là:

“Úm, hồng, hạ nẵng, phạ nhật lị, phạ nhật nghi nĩnh hạ”

Khi tắm gội thời nên dùng đất sạch xoa bôi tẩy rửa khắp thân, dùng Chân Ngôn

Thổ (Đất đã dùng Chân Ngôn gia trì) tụng 7 biến Thổ Chân Ngôn là:

Úm, phạ nhật-la, hạ la, hồng

Trong nước, đất có nhiều Tỳ Na Dạ Ca hành chướng, trước tiên nên Phát Khiển, sau đó dùng. Tụng Chân Ngôn này mà khiến đuổi đi

Chân Ngôn khiển chướng ở trong nước, đất là:

Nẵng mô phạ nhật la dã, hồng, hạ nẵng, độ nẵng, mãng tha, vĩ đặc-ma sa du sai la dã, phán tra”

 

Lại trước tiên lấy nước, dùng tay khuấy hòa, tụng Chân Ngôn xong, rồi dùng tắm gội.

Táo Dục (tắm gội) Chân Ngôn là:

Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã. Na mãng thất-chiến noa phạ nhật-la bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa tế nang, bát đa duệ, na mô năng”

Dùng Chân Ngôn Thủy (nước đã dùng Chân Ngôn gia trì) này tùy ý tắm gội. Khi tắm gội thời chẳng nên nói chuyện

Tắm gội chưa xong, khi ấy thường nên Tâm niệm Tâm Chân Ngôn tiếp theo bên dưới

Tâm Chân Ngôn khi tắm gội là:

Úm, a một-đế hồng, phán-tra”

Tắm gội xong rồi, nên dùng hai tay bụm một bụm nước, dùng Tâm Chân Ngôn lúc trước gia trì vào, tụng 7 biến, dùng nước đó rưới lên đảnh đầu, như vậy 3 lần.

Nên kết tóc trên đảnh đầu, lại tụng Chân Ngôn 7 lần rồi làm búi tóc trên đảnh. Nếu là người xuất gia, nên dùng tay phải nắm quyền để ở trên đảnh, số biến như lúc trước đồng với kết búi tóc ở đảnh Đảnh Phát Chân Ngôn là:.

Úm, tô tất địa yết lý, toa ha

Tiếp theo, nên rửa tay, lấy nước súc miệng ba lần, sau đó tự tắm Bản Tôn của mình, dùng Bản Tôn Chân Ngôn tụng 7 biến. Tụng Thấu Khẩu Chân Ngôn (Chân Ngôn súc miệng), khắp 5 nơi trên thân.

Úm, chỉ lý chỉ lý, phạ nhật-la, hồng, phán-tra

Tắm rửa xong rồi, tưởng tắm Bản Tôn. Lại ở nơi đó, nên tụng Chân Ngôn đã trì, tùy tụng nhiều ít, rồi mới có thể đi đến nơi thường niệm tụng, cho đến chỗ chưa đến được nơi cần đến kia, cũng chẳng ôm giữ sự tham lam, giận dữ, tùy thuận các cảnh, thân tâm thanh tịnh, kính tưởng Bản Tôn rồi dần dần đi đến. Giữ vững Cấm Giới, như điều đã ngăn cấm (chế) lúc trước, nên giữ gìn chẳng quên. Đến nơi ấy rồi, liền nên như Pháp làm các sự nghiệp mà niệm tụng. Nên làm Mạn Trà La, thường niệm tụng, nếu mệt mỏi thì cần phải chuyển đọc Kinh Điển Đại Thừa, hoặc làm Chế Đa (Caitya: tháp), các việc thiện lành khác thường chẳng bỏ quên. Nên tu ba thời quy y Tam Bảo, ba lần sám hối các nghiệp tội khác, ba thời phát Tâm Bồ Đề. Nếu người như vậy, sẽ được thành tựu.

Ba thời phát nguyện, nguyện thành việc thù thắng để trừ tội. Cần phải y theo sự dạy bảo (Śāstra: Giáo) làm các nghiệp thiện lành (Kuśala-karma), thường hành Huệ Thí, đủ Đại Từ Bi. Đối với các Pháp Giáp chẳng sanh tâm keo kiệt bủn xỉn. Thường ôm giữ nhẫn nhục, tinh tấn chẳng lui, sâu xa ôm giữ sự Quy Tín, sáu niệm tại tâm. Kinh Điển được nghe thì chân thật suy nghĩ nghĩa ấy, thường nên chuyển đọc Công Đức của Chân Ngôn, cần phải cúng dường Kinh Pháp Chân Ngôn. Y theo khéo vẽ Mạn Trà La màu nhiệm, cần phải vào, phát… đầu tiên khiến Tỳ Khưu có niềm tin chân thật đi vào, tiếp theo thứ tự là Tỳ Khưu Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đi vào, thảy đều bền chắc phát Tâm Bồ Đề, tâm quyết định, thấy chính đúng

Vào Mạn Trà La xong, cần phải trao cho Pháp kết Thủ Ấn với Chân Ngôn kèm với Pháp Tắc. Cũng nên chính thức thuyết, rộng vì họ tuyên nói tất cả Pháp Tắc của Chân Ngôn.

Hoặc ngày 14, hoặc ngày 8 cùng với ngày Nguyệt tận, hoặc ngày 11, hoặc ngày 15… Ngày như vậy, tăng gấp đôi cúng dường cùng với trì tụng, kèm làm Hộ Ma, gia trì Cấm Giới, thường nên nghĩ nhớ tăng gấp đông các việc thì Chân Ngôn mau thành.

Khi làm Hộ Ma thời, thường nên dùng bàn tay cầm Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cang), tụng Chân Ngôn, các Kinh hơn một ngàn biến, hoặc 108 biến. Biện Sự Kim Cang Chân Ngôn là:

Úm, độ nẵng, phạ nhật-la, hạ

Các việc Kim Cang nên dùng cây được lửa Trời thiêu đốt, hoặc cây Khổ Luyện, hoặc lấy cây mục nát còn dư sau khi dùng lửa thiêu đốt xác chết. Hoặc dùng Bạch Đàn, hoặc cây Tử Đàn. Tùy chọn lấy một loại cây, làm Bạt Chiết La (chày Kim Cang), nên làm chày Tam Cổ (chày có 3 chia). Khi Hộ Ma với lúc niệm tụng thời dùng tay trái cầm giữ với khi niệm tụng thời dùng tay trái cầm giữ ắt hay thành các việc, cho nên hiệu là Bạt Chiết La (Vajra)

Nếu người cầm Kim Cang này thì tất cả Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) với loài gây chướng khác thảy đều hoảng sợ, bỏ chạy tứ tán. Dùng Tử Đàn hương xoa bôi chày Kim Cang này, để trước mặt Bổn Tôn mà cúng dường. Kim Cang Bí Mật Vi Tế (Sūkṣma-guhya-vajra) của các sự nghiệp ấy hay thành tựu các nhóm việc khác

Khi làm các việc thời thường nên dùng bàn tay phải đeo giữ Châu Sách (sợi dây được kết thành bởi các hạt châu), dùng hương xoa bôi lên, tụng Chân Ngôn 108 biến hoặc một ngàn biến.

Châu Sách Chân Ngôn là:

Úm, cú lan đạt lý, mãn đà mãn đà, hồng, phán-tra

Minh Vương Đại Ấn này tên là Mang Mãng Kê (Māmakī) hay thành Chân Ngôn của tất cả Minh Vương, cũng hay tăng ích với hay tròn đủ câu chữ của Chân Ngôn, cũng hay thành tựu các Pháp khác, cho đến việc của nhóm Hộ Thân, chẳng phải chỉ là mẹ của các Minh Vương mà cũng là mẹ của Kim Cang

Nếu là Kim Cang Bộ Châu Sách (xâu chuỗi của Kim Cang Bộ), lấy một hạt Ô Lỗ Nại La Xoa (Rudrākṣa: Thiên Mục Châu hoặc hạt Kim Cang) xuyên ở giữa sợi dây, sau đó cột thắt làm gút. Trong Kim Cang Bộ (Vajra-kula) đã như thế thì hai loại còn lại tùy theo có thể biết.

Phật Bộ Châu Sách (Xâu chuỗi của Phật Bộ) nên dùng Phật Mẫu Chân Ngôn

Nếu là Liên Hoa Bộ Châu sách (xâu chuỗi của Liên Hoa Bộ) thì nên dùng Bán

Nõa La Phạ Tư Nên Chân Ngôn (Bạch Xứ Tôn Chân Ngôn)

Kim Cang Bộ Châu Sách thì nên dùng Mang Mãng Kê Chân Ngôn (Chân Ngôn của 3 Bộ Mẫu dựa theo Thuyết lúc trước)

Người đeo giữ Châu sách này thì Tỳ Na Dạ Da chẳng thể gây chướng, thân được thanh tịnh, sẽ mau thành tựu Nguyện đã mong cầu.

Lại khi làm Pháp thời nên dùng cỏ tranh làm cái vòng (cái nhẫn), để trên ngón vô danh của tay phải, nên tụng Đương Bộ Tam Tự Bán Tâm Chân Ngôn một trăm biến hoặc một ngàn biến, hoặc đó an trên ngón tay Phật Bộ Tâm Chân Ngôn là:

Nhĩ nẵng, nhĩ ca

Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn là:

A lộ lực ca

Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn là:

Phạ nhật la, địa lặc ca

Khi cúng dường, lúc trì tụng, khi Hộ Ma… thời nên đeo cái nhẫn cỏ. Do đeo cái nhẫn cỏ này cho nên tội chướng trừ diệt, tay được thanh tịnh, chỗ làm đều thành.

Lại lấy sợi tơ lụa trắng cũng với sợi chỉ gai, sai Đồng Nữ nhuộm làm màu hồng, hoặc làm màu Uất Kim (màu vàng nghệ) hợp làm sợi dây, kết làm sợi dây Chân Ngôn (Chân Ngôn Sách), một lần thắt gút nên tụng 7 biến Chân Ngôn, thắt 7 gút xong để trước mặt Bản Tôn, dùng Chân Ngôn trì vào một ngàn biến.

Khi niệm tụng với lúc Hộ Ma kèm với lúc nằm. Khi nằm vào lúc trời sập tối, nên dùng cột buộc eo lưng. Khi năm trong ban đêm thời chẳng bị mất Tinh, bị dơ uế.

Thường nên làm gia trì Sách Chân Ngôn là:

Úm, hạ la hạ la, mãn đà ninh, thúc cật-la, đà la ni, tất đà la-thế, toa ha

Khi niệm tụng với lúc Hộ Ma thời cần phải mặc áo trên áo dưới (thượng hạ y), trật áo hở vai phải.

Nếu khi nằm nghỉ với lúc rửa sạch, tắm gội thời chẳng phải theo sự ngăn cấm (Chế) này mà mặc áo trên (thượng y), nên tụng Chân Ngôn

Nếu đi tiêu đi tiểu thì nên mang giày gỗ

Nếu ở trước mặt Bổn Tôn với trước mặt Hòa Thượng A Xà Lê kèm với trước mặc các bậc Tôn Túc khác thì chẳng nên mang. Ở chỗ của các Tôn, dùng thân, miệng, ý mà cúng dường.

Nếu người thích Tất Địa mau được thành. Hoặc thấy Chế Đa (tháp) cùng với Tỳ Khưu thì thường nên lễ kính

Nếu gặp hình tượng ở ngoài trời, chỉ nên chắp tay, hoặc tụng Già Đà (Gāthā: Kệ Tụng)

Nếu gặp Tôn Giả (Ayuṣmat hay Sthavira), cũng nên đến lễ

Nếu nghe Pháp màu nhiệm thì sanh tâm kính tin sâu xa. Nếu nghe được tướng chẳng thể nghĩ bàn của Bồ Tát, hoặc nghe các việc đã thành của Chân Ngôn, đều nên vui vẻ, tâm ôm giữ sự hớn hở

Nếu người thích mau thành, thường nên dũng tiến chẳng sanh lười biếng. Như chỗ ngăn cấm lúc trước, thường nên nghĩ nhớ.

Nếu người chẳng như vậy sẽ phạm Giới ngăn cấm, bị tội rất nặng, Tất Địa chẳng thành. Luôn thường nghĩ nhớ đến các căn của thân thể, chẳng nên tham dính các Dục, lại nên thường hành như sự ngăn cấm lúc trước, chẳng thể bỏ quên

Nếu sáng sớm gây tạo các nghiệp ác, đến khoảng chiều tối liền sám hối. Nếu ở trong đêm, buông thả tạo các nghiệp thì đến sáng sớm, thành tâm sám hối. Lại nên thanh tịnh niệm tụng cùng với Hộ Ma cúng dường… như y theo Bổn Giới, cần phải như vậy khiến vượt qua ngày giờ. Nên ở trong Giới của Minh Vương, thường nên tác ý ắt chẳng lâu sẽ trụ trong Tất Địa.

 

CÚNG DƯỜNG HOA PHẨM THỨ TÁM

Lại nữa, phân biệt nói sự nghiệp của 3 Phẩm. Ấy là: 3 Phẩm tức là Pháp Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai), Pháp Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika: Tăng Ích), Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: Hàng Phục)… đây là 3 Phẩm.

Trong 3 Bộ có Chân Ngôn của 3 nhóm. Ấy là: Điều mà bậc Thánh đã nói, chư Thiên đã nói, Địa Cư Thiên đã nói. Đây là 3 Bộ

Điều mà bậc Thánh (Ārya) đã nói tức là điều mà Phật (Buddha), Thanh Văn (Śrāvaka), Duyên Giác (Pratyake-buddha) đã nói. Đây là Thánh Giả Chân Ngôn Điều mà chư Thiên (Devānāṃ) đã nói tức là điều mà chư Thiên ở khoảng giữa từ

Tịnh Cư Thiên (Śuddhāvāsa) cho đến Tam Thập Tam (Trayastriṃśa) đã nói. Đây là Chư Thiên Chân Ngôn

Điều mà Địa Cư Thiên (Bhūmy-avacara-deva) đã nói tức là điều mà các hàng Rồng (Nāga), Dạ Xoa Yakṣa), La Sát (Rākṣasa), A Tu La (Asura), Ca Lâu La

(Garuḍa), Càn Thát Bà (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hộ La (Mahoraga), Bộ Đa (Bhūta), Ti Xá Già (Piśāca), Cưu Bàn Trà (Kuṃbhaṇḍa) đã nói, là Địa Cư Thiên Chân Ngôn

Làm Pháp Phiến Để Ca thì nên dùng Chân Ngôn do Thánh Giả nói. Làm Pháp Bổ Sắt Trưng Ca thì nên dùng Chân Ngôn do chư Thiên nói. Làm Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca thì nên dùng Chân Ngôn do Địa Cư Thiên nói.

Nếu cầu Thượng Thành Tựu thì nên dùng Thánh Giả Chân Ngôn. Nếu cầu Trung Thành Tựu thì nên dùng Chư Thiên Chân Ngôn. Nếu cầu Hạ Thành Tựu thì nên dùng Địa Cư Thiên Chân Ngôn.

Như trong 3 Bộ lúc trước với cầu sự thành tựu của 3 bậc kèm với làm Pháp của 3 loại thì nên dùng mọi loại các hoa sinh ra trên bờ, dưới nước. Cần phải đều y theo Bản Bộ khép phân biệt. Dùng Chân Ngôn gia trì, cần phải phụng hiến.

Khi Phụng Hiến thời phát Nguyện như vầy:

“Hoa này thanh tịnh

Nơi sinh cũng tịnh

Nay con phụng hiến, Nguyện xin nhận lấy Ban cho thành tựu” Hiến Hoa Chân Ngôn là:

Hà hạ la, a hạ la, tát la-phạ, vĩ nễ-dạ, đạt la, bố nhĩ đế, toa ha

Nên dùng Chân Ngôn này trì vào hoa cúng dường, thông cả 3 Bộ

Nếu hoa hiến Phật: lấy hoa màu trắng có mùi thơm mà cúng dường. nếu hiến Quán Âm, nên lấy hoa trắng sinh ra trong nước mà cúng dường. Nếu hiến Kim Cang, nên dùng mọi loại Diệu Hoa mà cúng dường

Nếu hiến Địa Cư Thiên, tùy theo thời: hết thảy mọi loại hoa tùy chọn lấy mà cúng dường

Hoa Mang La Để, hoa Bá Tra La, hoa sen, hoa Chiêm Bặc, hoa Long Nhị (giống như hoa Mẫu Đơn), hoa Phạ Cú Lam, hoa Câu Vật Đầu, hoa của cây Sa La, hoa mạt Lợi, hoa Cử Diệc Ca, hoa Dụ Để Ca, hoa Thế Phá Lý Ca, hoa Cú Lỗ Phạ Kiếm, hoa Ca Đạm Văn, hoa Mạt Độ Bấn Ni Ca, hoa Đát-Lật Nõa, hoa Ngạn Đà Bổ Sáp Ba, hoa Bổn Nang Ngôn, hoa Na Phạ Mang Lý Ca, hoa A Du Kiếm, hoa Mẫu Chú Quấn Nan, hoa Na Mãng Nan, hoa Chú Đa Mạn Chiết Lợi, hoa Vật Lặc Sô Ô Bát La, hoa Ca Tra Lam, hoa Kiến Chiết Na Lam, hoa sa Bấn Ni Kiếm, hoa Ưu Bát La, hoa Đắc Nghiệt Lam, hoa Quấn Đà Nan, hoa Ca La Mạt…. hoa được sinh ra ở rừng, ấp, Lan Nhã với hoa sinh ra trên bờ dưới nước…..Nhóm hoa như bên trên, cần phải khéo biết chỗ dùng của 3 Bộ cùng với 3 Phẩm, 3 bậc… mà cúng hiến

Dùng hoa Mang La Để, hoa Đắc Nghiệt Lam, hoa Quấn Nõa, hoa Mạt Lý Ca, hoa Dụ Để Ca, hoa Na Long Nhứ… nhóm hoa như trên phụng hiến Phật Bộ (Buddha-kula)

Dùng hoa Ưu Bát La, hoa Câu vật Đầu, hoa sen, hoa của cây Sa La, hoa Thế Phá Lý La Xà Để, hoa Bổn Na Ngôn, hoa Đắc Nghiệt Lam… nhóm hoa bên trên này cúng dường trong Quán Âm Bộ (Aval0kteśvara-kula) là hơn hết

Hoa sen xanh, hoa Bát Dựng Cù, hoa, lá, cành, nhánh, còn lại các thứ chẳng nói hết, thảy đều phụng hiến thông trong Kim Cang Bộ (Vajra-kula).

Như trong hoa bên trên. Hoa màu trắng nên làm Pháp Phiến Để Ca, hoa màu vàng làm Pháp Bổ Sắt Trưng Ca, hoa màu tím làm Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca.

Trong hoa như vậy thì hoa có vị ngọt làm Pháp Phiến Để Ca, hoa có vị cay làm Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca, hoa có vị lạt làm Pháp Bổ Sắt Trưng Ca.

Hoặc ở nơi sạch sẽ sanh ra cành, dây leo, hoa, nhánh, mầm mới sanh ra, cỏ tranh hoặc hoa của cỏ nhỏ, hoặc hoa của cây bậc trung, hoặc hoa của cây to lớn… mọi loại các hoa tùy theo loại ứng dụng.

Hoa Xà Để, hoa Tô Mạt Na riêng thông phụng hiến Phật. Hoa sen riêng hiến thông với cúng dường Quán Âm. Hoa sen xanh phụng hiến Kim Cang… đều là thắng thượng.

Trong Phật Bộ: làm Pháp Phiến Để Ca thì dùng hoa Xà Để, hoa Tô Mạt Na. Làm Pháp Bổ Sắt Trưng Ca thì dùng hoa sen. Làm Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca thì dùng hoa sen xanh. Loại của 2 Bộ còn lại dựa theo đây mà làm

Hoa có mùi thơm màu sắc thượng diệu, hoa có mùi thơm màu sắc bậc trung, hoa có mùi thơm màu sắc bậc hạ… tùy theo phần việc mà dùng. Hoặc dùng lấy cành hoa, hoặc dùng đóa hoa đem hiến hàng Phi Thiên (Asura). Dùng nói là thượng thắng

Hoa Yết La Mạt La có hai màu tím, trắng thì nên dùng phụng hiến Phẫn Nộ Tôn Chủ với các Sứ Giả. Nói là thượng thắng.

Hoa Cú Tra Nhạ, hoa Để Lạc Ca, hoa Sa La, hoa Ca Lật Ni Ca La, hoa A Sa Nang Nỗ Lỗ-Mãng, hoa Vĩ Loa, hoa Ca Tra Lam… tùy chọn một loại hoa mà cúng dường, thông khắp 3 Bộ với ba nhóm Trừ Tai thượng trung hạ

Lại có mọi loại các hoa hợp thành làm vòng hoa. Hoặc gom tụ mọi loại hoa cầm để cúng dường, thông khắp 9 loại.

Trong mọi loại hoa thì chẳng dùng hoa hôi thối, hoặc cây có gai sanh ra, hoặc có vị cay đắng. Hoặc trong tên hoa đã rộng bày lúc trước thì hoa không có tên cũng chẳng nên dùng

Hoa Mộc Cận, hoa Kế Đắc Kiếm, hoa A Địa Mục Đắc Ca, hoa Măng Cú Lam, hoa Ninh Bá … cũng chẳng nên dùng

Cúng dường liên tục thường thông với 9 loại. Hoa hồng, hoa Thiểm Nhĩ, hoa Bát La Dựng Cú với cỏ Cốt Lộ kèm với nhóm loại này là hoa lúa gạo, dầu mẻ hòa chung với nhau. Mọi loại hoa như đã nói bên trên dùng cúng dường thì rất ư thắng thượng.

Nếu không có mọi loại các hoa của loại này, chỉ dùng gạo tẻ trắng lựa ra nghiền nát rồi cúng dường cũng thông với 9 loại, chẳng được trợ dùng với hoa ấy.

Như khi làm Pháp, tìm kiếm chẳng được thì tùy theo hoa có được, nên tụng Đương Bộ Hoa Chân Ngôn mà gia trì.

Nếu không có hoa cúng hiến thì nên dùng cành lá của cây Tô La, hoặc lá Mãng Lỗ Văn, lá Than Đôn, lá Đam Mang La, lá Cật-Lật sắt-nõa Mạt Lợi Ca, lá Mang Đô Biến Già, lá Át La-nhạ Ca với nhóm loại Lan Hương … thay thế mà hiến cúng Như không có lá của nhóm này thì nên dùng rễ Phạ Lạc Ca, rễ Cam Tùng Hương, rễ Quyển Bách, rễ Ngưu Tất với quả thơm, rễ thuốc hương khác… cũng thông làm cúng dường, ấy là: Đinh Hương, Đậu Khấu, Nhục Đậu Khấu, Cam, Quít với tất cả quả thơm… thay thế thông làm cúng dường

Nếu không có hoa, lá, rễm quả như bên trên để cúng hiến. Trước kia từng thấy hiến cúng, hoặc từng nghe nói, hoặc từ mình từng hiến hoa. Tùy theo sự hiểu biết, nên khiến tự vận Tâm tưởng mà cúng dường là Cúng dường rất ư thắng thượng (tối vi Thắng Thượng cúng dường)

Tuy có nhóm hoa quả như lúc trước cúng hiến. Nếu hay chí Tâm, chân thành chắp tay, dâng phụng nhóm hoa cúng dường Bản Tôn trên đảnh đầu. Như vậy là Tâm Ý cúng dường tối thượng, lại không có lỗi lầm. Đến khi làm thường nên cúng dường như vậy, chẳng được hoài nghi

 

THUỐC HƯƠNG XOA BÔI PHẨM THỨ CHÍN

Lại nữa, nay Ta nói Pháp thuốc hương xoa bôi. Tùy theo các Chân Ngôn ứng hợp cúng dường, hay thành mọi Phước. Tên hương ấy là nhóm loại: Hương Phụ Tử Cú Tra Nang Tra, Thanh Mộc Hương, Phạ Lạc Ca, Ô Thí La, Xá Lý Phạ, Tiên Hương, Trầm Hương, Uất Kim Hương, Bạch Đàn Hương, Tử Đàn Hương, Phạ La-Nõa Bát La (hoặc Phấn Mang La Bát Đát La) Nõa Kiếm Sa La Lam (nói là Tùng Mộc), Sa Bỉ Lặc Ca, Bát Trì-Mãng Kiếm (nói là Chá Mộc), Đái La Bát-Lật Ni Ca Lợi dã Kiếm (Hoặc nói phiên là Hắc Phất Loát Tử Hắc), Đinh Hương, Bà La Môn Quế Bì Thiên Mộc Hương, Bát Dựng Cồ, Át Nhũ Nan Táo La Bồn Nê Băng Tế La Phạ Lỗ Kiếm, Ca Tất Tham, Lạo Đạt La Cật-La Mẫu Kiếm Phả Lý Ca Ninh Nang Lý Ca, Thủy Phạ Chiêm Tý, Tô Phạ Lật-Nõa Xa Va Lam, Mang Đổ Biến Già Đa Lợi Tam Bạc Sa-Đát-Lật Nõa Mang Tư (là Cam Tùng Hương), Na Mãng Nan, Mãng Lỗ Băng Phạm Mẫu La Kế Thí Đam (nói là Thủy Tô), Mang La Bổn Nang Ngôn, Y La Mạt-Dạ Kiệt-La Nang Khước Một Si La Phạ Lợi Phạ Sáp Bỉ

Ca, Đát Nễ-Diêm (Hồ Tuy), Thiết Đa Bổ Sáp Ba (Hồi Hương), Ha Nghi Sơ Đề Thảo Nõa Ca (nói là Sơ Đề Thảo), Cước Cú Lam (Bạch Đậu Khấu), Nhạ Để Pha La Chư La Kiếm Kiếp Ban Lam Sa-Thao Nãi Diêm Địa-Dạ Mãng Kiếm, Chiến Trà, Đô Lỗ Sắt-Kiếm (Tô Hợp Hương), Bát-La Sa-Đát Bà-Phạ Kế Tát Lam …. Với nước cốt keo, ấy là nhóm: Long Não, Ngôn Đà La Sa, Sa Già La Sa, An Tất Hương, Huân Lục Hương, Thiết Lạc Sí Thế Phạ Sa Ca…. với Hương của loại cây có chất keo khác, cùng thông dụng tùy theo Bản Bộ ấy khéo nên hợp hòa.

Dùng 3 vật của nhóm: rễ, nước cốt (nhựa) thơm, hoa thơm của các thứ cỏ… hòa làm hương xoa bôi (Gandha: đồ hương) cúng dường Phật Bộ

Vỏ của các cây hương với cây Kiên Hương. Ấy là nhóm loại: Chiên Đàn, Trầm Thủy, Thiên Mộc… kèm dùng quả thơm như lúc trước phân biệt, hòa làm hương xoa bôi, dùng trong Liên Hoa Bộ

Nhóm rễ, hoa, quả, lá của các thứ cỏ thơm hòa làm hương xoa bôi, dùng trong Kim Cang Bộ

Hoặc có hương xoa bôi. Đủ các rễ, quả được người đời trước đã hợp thành có mùi thơm thù thắng thì thông với 3 Bộ.

Hoặc chỉ dùng Trầm Thủy hòa với chút Long Não dùng làm hương xoa bôi, cúng dường Phật Bộ.

Chỉ dùng Bạch Đàn hòa với chút Long Não dùng làm hương xoa bôi, dùng trong Liên Hoa Bộ

Chỉ dùng Uất Kim hòa với chút Long Não dùng làm hương xoa bôi, dùng trong Kim Cang Bộ

Dùng Tử Đàn làm hương xoa bôi thì dùng thông cho tất cả nhóm Kim Cang

Nhục Đậu Khấu, Cước Cú La Nhạ Để, Tô Mạt Na… hoặc nhóm Thấp Sa, mật, bơ, Sáp Mê La, Bát Dựng Cồ… thì thông với hương xoa bôi cúng dường tất cả Nữ Sứ Giả Thiên

Cam Tùng, Thấp Sa, mật, Nhục Đậu Khấu dùng làm hương xoa bôi, cúng hiến Minh Vương Phi

Bạch Đàn, Trầm Thủy, Uất Kim dùng làm hương xoa bôi, cúng hiến Minh Vương

Dùng vỏ các cây hương làm hương xoa bôi, cúng hiến các Sứ Giả

Tùy theo hương có được dùng làm hương xoa bôi, cúng hiến Địa Cư Thiên

Chỉ dùng Trầm Thủy làm hương xoa bôi thì thông với 9 loại Pháp của 3 Bộ với Minh Vương Phi, dùng cho tất cả chỗ

Hoặc có riêng làm Pháp Phiến Để Ca thì dùng hương màu trắng, Pháp Bổ Sắt Trưng Ca thì dùng hương màu vàng, Pháp a Tỳ Già Lỗ Ca thì dùng hương màu tím không có mùi thơm.

Nếu muốn thành tựu Thượng Tất Địa thì dùng nước cốt hương lúc trước cùng với quả thơm. Nếu Trung Tất Địa thì hùng Kiên Mộc Hương cùng với hoa thơm. Nếu Hạ Tất Địa thì đem rễ, vỏ, hoa, quả dùng làm hương xoa bôi để cúng dường

Khi hòa hợp hương thời chẳng nên dùng hương của loài hữu tình là nhóm loại: Giáp Hương, Xạ Hương, Tử Sam… cùng với rượu chua hoặc hương đã quá phần, thứ mà người đời chẳng ưa thích… đều chẳng nên dùng cúng dường

Thời có 4 loại hương là: hương xoa bôi, bột hương, viên hương, nước hương… tùy dùng một loại, dùng hết làm hoa. Khi muốn cúng hiến thời nói lời như vầy:

“Hương này Thiên Diệu

Thanh tịnh hộ trì

Nay con phụng hiến

Rũ thương nhận lấy Khiến Nguyện viên mãn” Hương Chân Ngôn là:

A dĩ hạ la, a hạ la, tát la-phạ, vĩ nễ-dạ, đạt la, bố nhĩ đế, toa ha

Trước tiên, tụng Chân Ngôn này rồi sau Chân Ngôn thì tụng Chân Ngôn đã trì, trong sạch giữ gìn như Pháp, phụng hiến Bản Tôn

Nếu tìm các thứ hương mà chẳng được thì tùy chọn lấy hương xoa bôi, dùng

Chân Ngôn lúc trước, trì tụng cúng dường

Lại dùng Bản Bộ Đồ Hương Chân Ngôn trì tụng xong thì phụng hiến Bổn Tôn

 

PHÂN BIỆT HƯƠNG ĐỐT PHẨM THỨ MƯỜI

Lại nữa, nay ta nói Pháp hương đốt thông với 3 Bộ.

Nhóm hương: Trầm Thủy, Bạch Đàn, Uất Kim… tùy theo thứ tự ấy, lấy một loại cúng dường. Hoặc hòa 3 loại hương thông cả 3 Bộ. Hoặc lấy một loại hương tùy thông với Bộ ấy

Liệt kê tên các hương là: Thất-Lợi Phệ Sắt-tra Kiếm Trấp Sa Chiết La Sa, Càn Đà La Tố, An Tất Hương, Sa Lạc Sí, Long Não Hương, Huân Lục Hương, Ngữ Thiêm Địa-Dạ Mục Kiếm, Kì Lý Nhã Mật, Ha Lê Lặc, Sa Đường (đường cát), Hương Phụ Tử, Tô Hợp Hương, Trầm Thủy, Phạ Lạc Kiếm, Bạch Đàn, Tử Đàn, Ngũ Diệp Tùng Mộc, Thiên Mộc, Nang Lý Ca, Bát Lý Bế La Phạ Ô Thí Lam,

Thạch Mật, Cam Tùng Hương với quả trái

Nếu muốn thành tựu Pháp Chân Ngôn thì nên hợp hòa hương.

Hương nước cốt của cây (nhựa cây) Thất Lợi Phệ Sắt Tra Ca thông khắp 3 Bộ và thông với chư Thiên

An Tất Hương thông hiến Dược Xoa

Huân Lục Hương thông với các Thiên Nữ

Sa Chiết La Sa Hương hiến Địa Cư Thiên

Sa Lạc Sí Hương hiến Nữ Sứ Giả

Càn Đà La Sa Hương hiến Nam Sứ Giả

Long Não, Càn Đà La Sa, Sa Chiết La Sa, Huân Lục, An Tất, Tát Lạc Sí, ThấtLợi Phệ Sắt Tra Ca. 7 loại Giao Hương (hương nhựa, hương có chất keo) này hòa xong, đem thiêu đốt thì thông với 9 loại.

Lại 7 loại hương này rất ư thắng thượng. Giao Hương là bậc thượng, Kiên Mộc Hương là bậc trung, nhóm hoa lá rễ là bậc Hạ

Hòa nhóm hương: Tô Hợp, Trầm Thủy, Uất Kim làm hương thứ nhất. Gia thêm Bạch Đàn, lại bỏ thêm đường cát làm hương thứ hai. Lại gia thêm An Tất cùng với Huân Lục làm hương thứ ba. Ba loại Hòa Hương như vậy, tùy dùng một loại thì thông khắp các việc.

Hàng Địa Cư Thiên cùng với vệ hộ thì nên dùng Tát Chiết La Sa, đường cát, Ha Lê Lặc… hòa hợp làm hương, cúng dường nhóm ấy.

Lại có 5 loại hương là: đường cát, Thế Lệ Dực Ca, Tát Chiết La Sa, Ha Lê Lặc, Thạch Mật… hòa hợp làm hương thì thông với dụng của tất cả việc trong 3 Bộ.

Hoặc có một loại hương thông khắp các việc, không có gì tốt hơn, nơi mọi người quý trọng là Thượng Diệu Hòa Hương. Như không có hương này thì tùy theo loại có được, cũng thông với dụng của các việc khác trong 3 Bộ.

Như trước đã nói Pháp Hòa Hợp Hương, khéo nên phân biệt, ứng với chỗ dùng ấy, hợp rễ, hoa, quả mà cúng hiến.

Có 4 loại hương cần phải biết. Ấy là: Tự Tính, Đảo Hoàn Hương, Trần Mạt Hương, Tác Hoàn Hương… cũng nên cần thiết biết nơi ứng dụng. Pháp Phiến Để Ca dùng Đảo Hoàn Hương. A Tỳ Già Lỗ Ca dùng Trần Mạt Hương. Bổ Sắt Trưng Ca dùng Tác Hoàn Hương. Nhiếp thông tất cả dùng Tự Tính

Hợp Đảo Hoàn Hương bỏ thêm đường cát, hòa Tràn Mạt Hương an trong nhựa hương của cây, khiến làm viên hương. Nên dùng mật, bơ, sữa, đường cát cũng thông với thay thế bằng mật. Trên Tự Tính Hương nên rưới chút bơ như cầu hương đã thiêu đốt của Đương Bộ

Nếu chẳng được thì tùy theo hương đã có, trước tiên dùng Đương Bộ Hương Chân Ngôn mà trì tụng, sau đó tụng Chân Ngôn này.

Pháp Hòa Hợp Hương chẳng để hương Giáp Xâ với Tử Sam, cũng chẳng nên dùng nhóm Mạt Nễ Dã mà hòa hương. Cũng chẳng quá phần để khiến bốc mùi hôi xấu (ác khí) với không có mùi thơm. Dùng nhựa thơm của cây ở rừng hoang vắng thì hay xứng với ý nguyện của tất cả mọi người, chư Thiên thường làm thức ăn

“Nay con đem phụng hiến

Xin rũ thương nhận lấy”

A hạ la, hạ la, tát la-phạ, vĩ nễ-dạ, đạt la, bố nhĩ đế, toa ha

Trước tiên, dùng Chân Ngôn này mà trì tụng. Sau đó dùng Chân Ngôn đã trì. Lấy Hương Chân Ngôn ấy dùng như Pháp

 

PHÁP PHÂN BIỆT THẮP ĐÈN PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

Lại nữa, nay nói Pháp thắp đèn. Do y theo Pháp cho nên khiến các Thiên Tiên vui vẻ thành tựu.

Dùng vàng làm cái chén, hoặc dùng bạc làm, hoặc dùng Thục Đồng, hoặc dùng bùn, sành… trong 5 loại này tùy chọn lấy một thứ dùng thì Bản Tôn vui vẻ

Pháp làm tim đèn. Dùng hoa Bạch Điệp (bông vải trắng) làm, hoặc vải bông mới, hoặc tơ của vỏ cây Nậu Cú La làm, hoặc vải sạch mới… mà làm tim đèn. Dùng các loại dầu thơm mà mọi người ưa thích; hoặc dùng các bơ, dầu thơm

Pháp Phiến Để Ca dùng dầu thơm bậc thượng. Pháp Bổ sắt Trưng Ca dùng dầu thơm bậc thứ, Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca dùng dầu thơm bậc hạ

Dầu của các cây hương thì Phiến Để Ca dùng. Dầu Du Ma thì Bổ Sắt Trưng Ca dùng. Dầu hạt cải trắng thì A Tỳ Già Lỗ Ca dùng. Dầu của quả A Đát Sa thì Chân Ngôn Phi dùng với Nữ Tiên khác

Dầu của các quả khác thì Chân Ngôn Chủ dùng. Dầu của quả cây đắng thì các

Thiên Thần dùng, là hàng Ma Ha Ca La (Mahā-kāla: Đại Hắc Thiên)

Dầu cá thì Quỷ dùng

Dầu của các súc sinh thì Dược Xoa dùng

Dầu Bạt La Đắc Kê với dầu hạt mè thì hàng Thiên loại dưới dùng, là nhóm bốn chị em Giá Môn Trà (Cāmuṇḍā)

Ở trong rừng lạnh (Śīta-vana: hàn lâm) thì hàng Khởi Phệ Xỉ La (Khởi Thi Quỷ) dùng mỡ của thịt chó

Trong các loại dầu thì bơ của con bò đen xạm là bậc thượng, thông khắp 3 Bộ. Hoặc bơ của con bò trắng thì Phiến Để Ca dùng. Bơ của con bò vàng thì Bổ sắt Trưng Ca dùng. Bô của con bò đen thì A Tỳ Già Lỗ Ca dùng. Hoặc Bản Bộ phân biệt y theo điều ấy mà dùng.

Dầu được sinh ra trong các thứ thuốc thì Bổ Sắt Trưng Ca dùng. Dầu trích ra từ các loại hương thì Phiến Để Ca dùng. Dầu có mùi hôi thì A Tỳ Già Lỗ Ca dùng

Như trên đã lược nói thứ tự thắp đèn, khéo tự mình quán sát. Giả sử ở đây chẳng nói thì xem xét kỹ rồi dùng

Tuy có dầu của đèn mà chẳng y theo Bản Bộ thì dùng Bản Bộ Chân Ngôn mà cúng dường Chân Ngôn

“Đèn này hay đẩy chướng Hay tịnh, trừ tối tăm

Nay con cầm phụng hiến

Xin rũ thương nhận lấy”

Chân Ngôn là;

“A lộ ca dã, a lộ ca dã, , tát la-phạ, vĩ nễ-dạ, đạt la, bố nhĩ đế, toa ha”

Tụng Chân Ngôn này xong, lại tụng Bản Tôn Chân Ngôn. Tụng Chân Ngôn xong, lại làm Tịnh Pháp trừ các lỗi lầm, như lúc trước đã nói

 

HIẾN THỨC ĂN PHẨM THỨ MƯỜI HAI

Lại nữa, nay Ta nói Pháp hiến thức ăn khiến các Thiên Tiên thảy đều vui vẻ, mau được thành tựu.

Lược nói thức ăn hiến cúng nên dùng quả có củ tròn với củ dài, bánh bơ dầu… Nếu không có bánh bơ dầu thì dùng các vị Canh Hoắc hoặc mọi loại cháo với các thức uống. Như 4 loại thức ăn uống này thông với cúng hiến các Bộ Quả Mạt Nhạ Bố La Ca thông khắp 3 Bộ. Hoặc dùng Thạch Lựu, quả Chú Đam cũng thông 3 Bộ. Dùng theo thứ tự ấy đều thông một Bộ

Vị ngọt thì Phiến Để Ca dùng. Vị chua ngọt thì Bổ sắt Trưng Ca dùng. Vị đắng cay thì A Tỳ Già Lỗ Ca dùng Quả của cây Đa La, quả Gia Tử (quả dừa), quả Vĩ La, quả Nễ Bả với quả có mùi hôi mà mọi người chẳng ưa thích… thì chẳng nên hiến cúng.

Hoặc quả có Thượng Vị (mùi vị ngon ngọt hơn hết), đời có rất nhiều mà lại rất quý. Hiến quả như vậy, được Thượng Thành Tựu

Hoặc các quả có mùi vị dáng đẹp bậc thứ, đời lạ dễ tìm, giá cả không mắc. Như loại quả này sẽ được Trung Thành Tựu.

Hoặc các quả có vị đắng, cay, lạt. Đời có rất nhiều, giá cả rất rẻ. Hiến quả như vậy được Hạ Thành Tựu

Lại muốn gia thêm ý phụng hiến thì nên chọn quả có tên người nữ. Ấy là nhóm quả: Thị, Hạnh, Đào dùng hiến cho Nữ Thiên

Các cây sanh quả không có vị đắng thì hiến cho Chân Ngôn Phi

Quả Thất Lợi Phán La thông với tất cả Phẫn Nộ của 3 Bộ Quả Phạ Nõa thông với thỉnh cầu tất cả Dược Xoa

Quả Bỉ Tham dùng hiến cho Thất Lợi Phu (? Thất Lợi Thiên: Śrī-deva)

Cây Bát Dạ La sanh ra quả, dùng hiến cho Bát Lệ Sử Ca

Các quả lúc trước của loại như vậy, lại có nhiều loại tên gọi khác. Tùy xem xét mùi vị ấy mà dùng hiến cúng.

Hoặc ở cạnh thôn làng, hoặc nơi thanh tịnh trong Lan Nhã (Araṇya) có các củ cỏ mùi vị ngon ngọt, dáng đẹp… chọn lấy phụng hiến thì mau được thành tựu

Củ Vi Ca Na Lợi thông với tất cả dụng. Lại có mùi vị thơm ngon cũng thông với tất cả phụng hiến. Không chỉ có Thiên Thần (Devatā) mà loài người cũng dùng

Củ sanh ra trong núi có mùi vị thơm ngon dùng hiến cho Phật Bộ. Củ Thục Dụ cũng thông với Phật Bộ

Củ Ca Khế Lỗ Kiếm, củ Trưng Na Lợi, củ Phạ Dã Tứ, củ Cử Tri với củ tròn khác từ nước sanh ra… dùng cho Liên Hoa Bộ

Tất cả củ tròn của thuốc, hoa có vị đắng cay với nhiều loại khoai nước (sanh dụ)… dùng cho Kim Cang Bộ

Củ có dáng đẹp, màu trắng, thơm tho có mùi vị rất ngon ngọt. Củ tròn trịa như vậy dùng phụng hiến Phật Bộ.

Củ màu vàng, mùi thơm bậc trung, dáng đẹp bậc trung có vị chẳng quá chua, chẳng quá ngọt. Củ tròn trịa như vậy dùng cho Liên Hoa Bộ

Củ màu đỏ có vị đắng, cay, lạt… mùi hôi chẳng ngọt. Củ tròn trịa như vậy dùng cho Kim Cang Bộ.

Như vậy ba Bộ: nhóm Phiến Để Ca với Thượng Trung Hạ đều đồng thông dụng. Lược nói củ tròn trịa, khéo tùy theo bậc Thượng Trung Hạ của Bộ ấy mà dùng phụng hiến. Như vậy riêng phân chia mau được thành tựu.

Lúc trước nói củ tròn, củ dài sanh trưởng với chỗ dùng. Như nhóm loại có củ tròn trịa thì củ hành, tỏi, hẹ với loại có vị cay, đắng, cực hôi khác thời chẳng nên cúng dường

Món ăn Toa Tất Để, món ăn Ô Lộ Bỉ Ca, món ăn Bố Ba, món ăn Phạ Nõa Ca… với món ăn bằng bột khác. Hoặc làm mọi loại Hồ Ma đoàn (bánh mè tròn)

Lại có mọi loại món ăn được làm bằng đường trắng. Món ăn Hoan Hỷ Đoàn, món ăn Mãng Độ Thất, món ăn Tỳ Nõa Ca, món ăn Tân Ni Nõa Cú Thích Ca, món ăn a Du Ca Phạ Xỉ Dã, món ăn Chỉ Thất La, món bánh, món ăn Quá La Bỉ Sắt Tra Ca, món ăn Xa Cú Ly Dã, món ăn Bát Bát Tra, món ăn Bố Ba, món ăn Mãng Sa Bố Ba, món ăn Vi Nặc Đặc Ca, món ăn Bổ Sa Phạ Đa, món ăn La Phạ Ni Ca, món ăn Nghiệt Bộ Ca La Ca, món ăn Câu Cử Tri, món ăn La Mãng Ca, món ăn Hàng Sa, món ăn Tích Để Ca, món ăn Bát Lật Hương Chỉ Lý Ca, món ăn Thất Lợi Bố La Ca, món ăn Phệ Sắt Trưng Ca, món ăn Sân Nặc Ca, món ăn Tra Na La Ca, món ăn Ngộ Nõa Bổ La Ca, món ăn Chất Đãn La Bố Ba, món ăn khước Nhã La, món ăn Ngộ Nõa Bát Bát Tra Thất Lăng Già Tra, món ăn Kiệt Đa, món ăn Chủng Chủng Nghiệt Tị Xỉ Tấn Nõa Bố Ba, món ăn La Nhã Hành Sa, món ăn Sa Nhã Ca, món ăn Kiệt Lật Đa Bố La Ca, món ăn Kiếp Mô Trưng Ca, món ăn Cú Sa Lý Ca, món ăn Tam Bổ Tra, món ăn Xả Nõa Phạ, món ăn Ha Lý Ninh, món ăn Thích Cú Nang, món ăn Nhĩ Nang, món ăn Chủng Chủng Bát La Ni Bội Lật Sắt Tra Ca, món ăn Địa Bỉ Ca, món ăn Nhã La Ha Tất Để Nễ Diêm, món ăn Yết Yết La Tấn Nõa Ca, món ăn Phạ La Già Đa, món ăn Phạ Để trưng Ca, món ăn Khất-Sáp Để Ca, món ăn Ca Nhã Yết Lý Ni Ca…..

Nhóm món ăn như trên, hoặc dùng đường cát làm; hoặc dùng bơ, dầu; hoặc dùng dầu, hòa làm. Như Bản Bộ ấy lúc trước tùy chọn lấy mà dùng hiến, y theo Pháp phụng hiến mau được thành tựu.

Món ăn làm bằng bột gạo, dùng cho Phật Bộ, Phiến Để Ca với Thượng Thành Tựu

Tất cả món ăn làm bằng miến gạo tẻ, dùng cho Liên Hoa Bộ, Bổ Sắt Trưng Ca với Trung Thành Tựu

Món ăn làm bằng dầu, mè, hạt đậu…dùng cho Kim Cang Bộ, A Tỳ Già Lỗ Ca với Hạ Thành Tựu

Dùng trong tất cả các vị thì đường trắng do trang trại làm ra, thường nên phụng hiến trong Pháp cúng hiến của Phật Bộ.

Món ăn Thất Lợi Phệ Sắt Tra Ca dùng trong Liên Hoa Bộ Món ăn Hoan Hỷ Đoàn dùng trong Kim Cang Bộ.

Món ăn Bố Ba Ca dùng trong việc cầu Dược Xoa.

Món ăn có tên người nữ dùng cho Chân Ngôn Phi. Món ăn có tên người nữ là: món ăn Kiếm Mô Lý, món ăn Bát Bát Trưng

Trong các món ăn rất quý mà lại có vị thơm ngon thì cầu Thượng Thành Tựu mà cúng hiến. Như vị bậc thứ ấy, trong 2 Bộ còn lại thì trong đây chẳng nói đủ, tùy theo chỗ làm mà dùng trong 8 Bộ

Khi hiến thức ăn thời trước tiên bày nhóm khăn, lá …để trang nghiêm. Thoạt tiên để món ăn Toa Tất Để Ca, món ăn Ô Lộ Bỉ Ca, món ăn Bố Ba. Như vậy trước hết làm việc dồng chung cùng của 3 Bộ. Lại như thức ăn uốn cần thiết của Bản Bộ thì tùy theo sức mà phụng hiến

Cơm ơm gạo lúa chín muộn có ít nhựa (cánh mễ), cơm gạo lúa chín trong 60 ngày, cơm được nấu bằng Đại Mạch với sữa, cơm Cánh Mễ chẳng gieo trồng tự sanh, cơm gạo Tễ (túc mễ)… cần phải phụng hiến , y theo Pháp mà phụng hiến

Món canh có đủ hương vị ngon lạ với các món canh thịt đậu…mà phụng hiến.

Cơm Đại Mạch chưng sữa với cơm Cánh Mễ chẳng gieo trồng tự sanh ra…. cầu Thượng Thành Tựu. Cơm gạo lúa chín muộn có ít nhựa với cơm gạo lúa chín trong 60 ngày… cầu Trung Thành Tựu. Cơm gạo Tễ (túc mễ) với nhóm cơm…. cầu Hạ Thành Tựu

Dùng Pháp Phiến Để Ca làm Thượng Thành Tựu. Pháp Bổ Sắt Trưng Ca làm Trung Thành Tựu. Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca làm Hạn Thành Tựu

Cúng hiến cơm, món ăn, củ, quả, cơm cháo… y theo Thượng Trung Hạ mà phụng hiến

Pháp Phiến Để Ca là Phật Bộ, tối thượng. Pháp Bổ Sắt Trưng Ca là Liên Hoa Bộ, bậc trung. Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca là Kim Cang Bộ, bậc hạ

Tất Địa tối thượng cùng với bậc trung, bậc hạ… khéo nên y theo Pháp, tùy theo loại nên biết.

Trong món canh, canh thịt có mùi vị ngon ngọt dùng làm Phiến Để Ca. Mùi vị ngọt lạt dùng cho Bổ Sắt Trưng Ca. Mùi vị cay, đắng, lạt dùng cho A Tỳ Già Lỗ Ca.

Cháo sữa dùng cho Phiến Để Ca. Cháo Thạch Lựu, cháo sữa đặc dùng cho Bổ Sắt Trưng Ca. Cháo Cật Sa La là mè, cánh mễ, hạt đậu… thì dùng cho A Tỳ Già Lỗ Ca

Như trước lược nói. Các món ăn, mùi vị… hoặc tùy theo phương sở, mọi loại có khác nhau, xem xét Thượng Trung Hạ mà phụng hiến.

Hoặc có các mùi vị mà mọi người khen ngợi, hoặc tự mình yêu thích thì nên cầm phụng hiến Phật

Hoặc có thứ tự hiến thức ăn mà Bản Bộ Chân Ngôn đã nói thì nên thích hợp y theo. Nếu khác với điều ấy thì chẳng được thành tựu.

Trong Thức ăn: thứ rõ rệt cùng với mùi đáng ghét thì dùng trong Kim Cang Bộ

Lúc trước nói nhóm Hương xoa bôi cùng với đèn, hương, món ăn… trước tiên y

theo Bản Bộ. Nhóm Phiến Để Ca cũng nên y theo. Xem xét Tính của Chân Ngôn là vui hay giận, tiếp lại quán sát: hay thành việc gì? Lại tìm xem kỹ lưỡng đã mãn Nguyện của nhóm nào?. Đã quán biết xong, nơi hiến thức ăn lúc trước, tùy theo sức mà hiến.

Ở trong Pháp Cúng Hiến: thấy có dùng món ăn Ca Nhĩ Ca thì nên hiến món ăn Toa Tất Để, món ăn Ô Lộ Bỉ Ca, với món ăn được bày biện tùy theo sức là: đường cát, cơm sữa đặc, củ, quả, cháo sữa… Món ăn Ca Nhĩ Ca này thông hiến khắp tất cả, chỉ trừ A Tỳ Già Lỗ Ca.

Ở trong Pháp Cúng Hiến: thấy có dùng món ăn Trưng Chất Đổ Lộ thì nên dùng món Ca Nhĩ Ca, trong đó gia thêm 3, 2 loại tức ăn uống khác bên trên là được.

Ở trong Pháp Cúng Hiến: thấy có dùng món ăn Ô Tà Lỗ thì dùng món ăn Ca Nhĩ Ca lúc trước, gia thêm gấp đôi để vào là được.

Ở trong Pháp Hiến, thấy có dùng ba món màu trắng thì nên dùng sữa, Lạc, cơm bơ là được. Lại thấy có ba món ăn ngọt là bơ, mật, cơm sữa.

Ở trong Pháp Hiến, thấy có món ăn Tát Phạ Bạc Để Ca, món ăn Sa Dã Lý Ca, món ăn Lăng Kì Lý Ca, món ăn Đảm Một Lê Gia, món ăn Để La Bỉ Sắt Tra Kiếm, cơm sữa đặc, củ, quả …. Hoặc ở trong món ăn đã nói lúc trước, tùy lấy một hai vị đặt bày. Lấy hoa lúa đậu, các hoa với lá chứa đầy vật khí lớn, bên trong chứa đầy nước, ở nơi cách xa chỗ trì tụng, rối vứt bỏ đi là được.

Ở trong Pháp Hiến, thấy có món ăn Phiến Để Ca thì nên dùng Toa Tất Để, cháo sữa, hoa lúa đậu, bơ, mật, sữa với cơm Đại Mạch nấu với sữa, Vi Nhạ Bố La thì quyết định hay trừ tai vạ, không nên nghi ngờ.

Ở trong Pháp Hiến, thấy có món ăn Bổ Sắt Trưng Ca thì nên dùng cháo sữa đặc, Hoan Hỷ Đoàn, Ô Lộ Bỉ Ca, đường cát, món ăn của nhóm Thất Lợi Phệ Sắt Tra Ca thì quyết định hay mãn Nguyện, không có nghi ngờ.

Ở trong Pháp Hiến, thấy có món ăn A Tỳ Già Lỗ Ca thì nên dùng cơm Cánh Mễ màu đỏ. Hoặc dùng hạt Cú Nại La Phạ, hoặc nhuộm cơm làm màu đỏ, hoặc bánh Du Ma, Sa Bố Bả Ca,nhóm cháo Đảm Một Lê Dã Cật Sa La thì quyết định hay giáng oán, không có nghi ngờ.

Nếu trì Dược Xoa Chân Ngôn mà không có Pháp hiến thực thì nên y theo Pháp này mà phụng hiến. Dùng cơm cánh mễ màu đỏ, củ, quả, nước mật với mật, đường cát, nhóm bánh bột gạo là được.

Trì nhóm Nữ Thiên Chân Ngôn, nên hiến canh, cơm, hạt đậu, canh thịt, các thứ nước chấm ngọt, Bát La Nõa, vị của lá Bát Lật Sắt Tra Ca Phửu với các quả trái. Tất cả Nữ Thiên nên hiến thức ăn này vậy.

Muốn cầu thành bậc Thượng, dùng Pháp Hiến của Bản Bộ, nên y theo đây mà hiến. Có các thức ăn uống, củ, quả, hương…mà mọi người đều nói: “Mùi vị ngon ngọt, có nhiều lại quý”. Thượng Vị này của Nữ, cầu Thượng Thành Tựu mà phụng hiến.

Như trên, lược nói các Pháp hiến thực, đều tùy theo Pháp thuộc Pháp của việc mong cầu trong Bản Bộ, đều đã lược bày. Hoặc ở phương khác, thức ăn uống có mùi vị khác thì quán sát mùi vị màu sắc ấy, tùy theo loại mà hiến.

Khi muốn hiến thức ăn, trước tiên xoa bôi mặt đất sạch sẽ, dùng nước thơm rưới vảy khắp, rửa sạch các lá cây, lá sen, lá Bát La Thế, lá các cây có sữa (?nhựa, mủ), hoặc vải lụa mới…. rồi bày thức ăn trên chỗ ấy, sau đó bày món ăn, thức nhắm …y theo dùng lá này.

Phiến Để Ca (Śāntika) dùng các lá sanh trong nước với các loại lá cây kỳ lạ đặc biệt, hoặc lá chuối… rồi làm

Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika) dùng lá cây Bạt La Kế, lá cây Át Già, hoặc lá cây đắng, hoặc tùy theo Thời mà có.

A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka) dùng lá cây Thư tức lá chuối mới sanh ra, lá sen

Nơi của Nữ Tiên Chân Ngôn dùng lá cây Bát Lệ ca Sử Kiền

Dùng hàng Địa Cư Thiên thì lấy cỏ mà dùng

Cầu Pháp Thượng, Trung, Hạ khéo nên biết rõ. Trước tiên quét dọn xoa bôi mặt đất, sau đó bày các lá. Nên rửa tay sạch sẽ, súc miệng, uống nước. Tiếp theo, nên để thức ăn, trước hết để món ăn Toa Tất Để Ca, tiếp theo bày củ tròn, củ dài, quả. Lại bày các món cháo. Tiếp bày các món ăn, tiếp theo bày canh thịt, cơm. Tiếp theo bày sữa, lạc (váng sữa đặc)… đều tùy theo Bản Pháp, y theo đây mà bày.

Nếu làm Mạn Đà La với nghĩ định thành tựu các việc, Được các cảnh giới xong thì cần phải tăng thêm gấp đôi, phụng hiến các loại hoa, quả, thức ăn uống trong sạch.

Khi bắt đầu trì tụng thì tùy theo thức đã bày biện, tùy theo mùi vị đã được…y theo Bản Pháp mà phụng hiến.

Nếu hai kỳ Bạch Nguyệt (Śukla-pakṣa: 15 ngày đầu của tháng), Hắc Nguyệt (Kṛṣṇa-pakṣa: 15 ngày cuối của tháng), ngày 8, ngày 14, ngày 15, lúc nhật nguyệt thực, khi động đất thì rộng gia thêm cúng dường.

Khi Hộ Ma (Homa) thời các vật cần thiết, trước tiên đặt bày ở trước mặt Bản

Tôn khi người trì tụng ăn thời trước tiên lấy ra một phần thức ăn, cũng cùng để trước

mặt Bản Tôn, như lúc trước làm Hộ Ma rồi sau đó ăn.

Nên dự tính sẵn, làm thức ăn rồi lấy ra. Trước tiên bày cúng dường, bày biện các món ăn xong, sau đó cần phải ra công niệm tụng. Dâng hiến các hoa, quả với các thức ăn uống, thường nên ghi nhớ, chẳng được bỏ quên, luôn luôn y theo Bản Pháp.

Nếu muốn một thời niệm tụng thì một thời cúng dường các củ, quả, thức ăn. Nếu muốn hai thời niệm tụng thì hai thời cúng dường. Nếu nói ba thời niệm tụng thì ba thời cúng dường. Như vậy y theo Pháp sẽ mau thành tựu

Người trì tụng chẳng hiến thức ăn uống sẽ trái nghịch với Bản Bộ. Người ấy bị vướng vào Ma Chướng, thân không có tinh quang, bị nhiều thứ gió gây thảm hại, đói khát, thường nghĩ tưởng điều ác, chẳng thể thành tựu Bản Tôn Chân Ngôn đều do chẳng hiến trái cây, thức ăn cho Bản Tôn. Cần phải y theo nhóm ngày của hai kỳ Bạch Nguyệt, Hắc Nguyệt lúc trước, rộng bày cúng dường phụng hiến Bản Tôn với các quyến thuộc.

Ở đây chẳng nói, hoặc chẳng thông Bản Bộ. Dầu có thông mà dùng các các mùi vị bậc Hạ để cầu thành bậc Thượng với loại thức ăn hôi xấu đã ngăn cấm, đều không nên dùng. Thường hiến cơm sữa đặc.

Ở trong các Bộ: cầu Thượng Trung Hạ, nhóm Phiến Để Ca.. kèm thông với nhóm Chân Ngôn của chư Thiên thì nên cúng dường như vậy.

Nếu không có thức ăn vốn đã ngăn cấm thì tùy theo chỗ có được, dùng Bản Bộ Chân Ngôn mà trì tụng

“Thuốc này rất thơm lạ

Chỉ để dâng lên Tôn

Nay con cầm phụng hiến

Xin rũ thương nhận lấy”

A hạ la, a hạ la, tát la-phạ, vĩ bỉ-dạ, đạt la, bố nhĩ đế, toa ha

Chân Ngôn này thông khắp 3 Bộ. Sau khi tụng một lần rồi dùng Chân Ngôn đã trì mà trì tụng

 

KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

Pages: 1 2 3