PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
(Mahātantra-rāja-māyākalpa. Hoặc Hevajra ākinī-jāla sa vara-tantra)
Hán dịch: Đời Tống_ Tây Thiên Tam Tạng Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Phổ Minh Từ Giác Truyền Phạm Đại Sư PHÁP HỘ (Dharmarak a) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ HAI
HÀNH PHẨM THỨ SÁU
Bấy giờ Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát rằng: “Nay Ta lại nói Hạnh Đáo Bỉ Ngạn tối thượng. Đối với Tiên Hành (Pháp thực hành đầu tiên) này đã hoàn thành rốt ráo, do đấy thành tựu Kim Cương Không Trí. Người tu Quán ấy nên tu hành như vầy: Trên đỉnh đầu tưởng có bánh xe báu, tai đeo vòng khoen báu, tay đeo xuyến báu, eo đeo đai báu, chân cột buộc chuông báu với vòng đeo cánh tay màu nhiệm, cổ trang nghiêm bằng vòng hoa báu, áo xiêm bằng da cọp, năm Cam Lộ
Lại người tu Quán đối với Không Trí làm tương ứng. Năm sắc tướng này bình đẳng hòa hợp cũng không có phân biệt, dùng vô lượng Tướng tức là một sắc tướng, thế nên phân biệt rốt ráo chẳng thể được.
Ở dưới một cái cây, hoặc ở gò mả, cho đến ban đêm ở trong căn nhà trống vắng…thanh tịnh an trụ rồi tác Quán Tưởng, đối với Trí Tuệ của Phật, tùy có Ngộ Nhập. Thắng Hạnh như vậy mới có thể làm nói
Lại nếu ưa thích cầu thành tựu Hạnh (Caryā) như vậy, nên dùng trang nghiêm rộng lớn, đến gặp A Xà Lê (Ācārye) rất bi mẫn, cầu Pháp Quán Đỉnh (Abhi eka), đối với Hạnh như vậy tùy theo ấy nhiếp thọ. A Xà Lê ấy làm việc Khai Ngộ, nơi Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) quán tưởng Bản Tôn để làm Bộ Chủ. Giả sử lại ở trong Biệt Bộ (Bộ riêng biệt) sinh ra Bồ Đề Chủng Trí cũng khiến an trụ Hữu Vi (Sa sk ta), tùy theo ấy nhiếp thọ. Ấy là nhóm sự nghiệp (Karma): ca (Gīta), múa (N tye) của Kim Cương (Vajra) khiến sinh vui vẻ. Khiến sinh vui vẻ xong, nơi Kim Cương Hy Hý (Vajra-lāsye), nhân đấy giải thoát. Do nhảy múa (Vũ) cho nên dẫn Kim Cương Bộ mà hay tùy chứng Tam Ma Hứ Đa (Samāhita:Đẳng Dẫn)
_Luân (Cakra:bánh xe) biểu thị cho A Súc Như Lai (Ak obhya-tathāgata)
Hoàn (cái vòng) là Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus-tathāgata)
Vòng hoa trên cổ là Bảo Sinh Như Lai (Ratna-sa bhava-tathāgata)
Xuyến báu đeo tay là Đại Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Mahā-vairocana-tathāgata)
Đai báu ở eo lưng là Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha-siddhitathāgata)
Nơi sắc tướng ấy mà sinh niệm trụ
_ Cây gậy Kim Cương Khát Xuân Nga (Vajra-kha va ga) biểu thị cho tướng
Thắng Tuệ
Cái trống Khuê Lâu (?cái trống Damaru) tức là phương tiện khéo
Du Già Hạnh là nghiệp giận dữ thanh tịnh
Trụ Kim Cương Ca Vịnh là Chân Ngôn thanh tịnh
_Lại nữa, chẳng nên vì cầu lợi dưỡng mà làm sự nghiệp của Kim Cương Ca Vịnh, thế nên bậc Du Già nên hành như vậy. Tức ăn uống, thuốc men tùy theo sự ưa thích thi hành mà thường chân thật hộ trì, chẳng bị sự già chết gây bức não.
_Lại bậc Du Già (Yogī) làm mão tóc búi, dùng nghi quỹ của chữ Hồng (Hū ) trì năm Phật Cát Bát La (Buddha-kapāla: Đầu lâu biểu thị cho Đức Phật). Hoặc khoảng năm ngón tay, làm vật khí Cát Ba La (Kapāla:Đầu lâu) xong, dùng hai dây đai báu cột buộc trong mão tóc, tức là Tự Tính phương tiện của Thắng Tuệ.
_Lại bậc Du Già dùng tro xoa bôi sợi dây tóc làm cái áo quấn quanh nách, dùng tiếng trống Khuê Lâu (Damaru) để làm niệm tụng, quán tưởng cây gậy Kim Cương Khát Xuân Nga (Vajra-kha va ga) để làm Thắng Tuệ, nơi Kim Cương Cát Ba La (Vajra-kapāla:Đầu Lâu Kim Cương) quán tưởng niệm tụng, biết Tham Sân Si rất đáng sợ, đối với việc hý luận thảy đều xa lìa.
Giả sử lại ngủ mê thì mau chóng nên siêng năng thúc dục, đối với Hạnh đã hành đừng ôm nghi hoặc, buông xả thân đấy để tu Quán bình đẳng. Đối với Phước (Pu ya), chẳng phải Phước (A-pu ya Phi Phước) như thật tìm thật kỹ, thế nên chẳng phải cho (Phi Thí) cũng chẳng phải nhận (Phi Thọ)
_Lại các thức ăn uống, như chỗ đã được ấy mà tự thọ dùng. Đối với ngon, chẳng ngon không có chấp thủ bền chặt, cũng không có phân biệt là thức này nên ăn, thức kia chẳng ăn. Như vậy theo dõi xem xét kỹ lưỡng
_Lại ở chỗ của A Xà Lê đồng hạnh chẳng khởi phân biệt là nơi có thể đến, nơi chẳng thể đến. Vì Đệ Tử hữu học nói Chính Trí khiến cho được thành tựu. Đối với Sư Tôn của mình thường hành lễ kính, không khiến cho nhân đấy lui mất thành tựu, rơi vào Ngục Vô Gián với việc xấu hổ cũng lại như vậy
Hết thảy Tự Tính đều là Hạnh tương ứng của Đại Bi. Việc của nhóm Hộ Ma đừng thực hành sằng bậy. Chân Ngôn, Tĩnh Lự (Dhyāna: Thiền Định) thường tu các Môn Tam Muội xuất ly mà cầu giải thoát. Đối với Hạnh đã làm ắt khéo tương ứng mà được hiện tiền, quyết định đồng với Thắng Thiên Thước Ca La Chủ ấy như vua sư tử ở mỗi mỗi nơi chốn ấy chẳng sinh sợ hãi
Giả sử đối với thức ăn mà sinh yêu thích thì người tu Du Già chẳng nên mê loạn mà thường phát Tâm bi mẫn, nhân đấy lợi lạc cho các chúng sinh
NÓI MẬT ẤN PHẨM THỨ BẢY
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Nay Ta sẽ nói Phẩm Bí Mật Ấn vì người tu Du Già cung kính thưa hỏi, được sinh Thắng Giải (Adhimok a: Tín giải là hiểu thấu sự thù thắng) không còn nghi hoặc. Ấy là biểu hiện một ngón tay làm Ấn, hai ngón tay làm Ấn hoặc đem ngón cái trái vịn ngón vô danh trái làm Ấn, vịn ngón út ngón cái làm Ấn, vịn ngón giữa làm Ấn…biểu hiện Phương Sở làm Ấn, biểu hiện ngón vô danh làm Ấn, biểu hiện cần cổ làm Ấn, biểu hiện áo đã mặc làm Ấn, biểu hiện Tam Kích Xoa làm Ấn, biểu hiện ức ngực làm Ấn, biểu hiện chân tóc làm Ấn, biểu hiện đất làm Ấn, biểu hiện bánh xe làm Ấn, biểu hiện cau mày làm Ấn, biểu hiện chỗ học giải thoát làm Ấn, biểu hiện vầng trán làm Ấn, biệu thị phía sau cổ làm Ấn, biệu hiện Tâm đầy đủ làm Ấn, biểu hiện Kim Cương Hy Hý làm Ấn.
Ta nói người tu Du Già khi đối trị thời ấn vào chổ đã ấn mà hay khéo hiểu Đại Bi Không Trí
Biểu hiện bàn tay dâng hiến vòng hoa tức nghĩa là Duyên Thỉnh với trụ Tam Muội Gia Giới. Đối với chỗ gom chứa khác chẳng nên xa lìa mà thường y chỉ
(Āśraya: một trong 18 loại tác ý, tức nương giữ mà ngưng trụ) cảnh giới tối thượng Chính vì thế cho nên người tu Du Già, tất cả chỗ làm nên biết Mật Ấn”
_Lại nữa, Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Ở nơi chốn nào mà cầu thành thành tựu?”
Đức Phật nói: “Đang có 12 chỗ xa lìa việc Ma, là nơi được tôn trọng, ngoài ra chẳng nói. Nhóm nào là mười hai?
1_ Nước Nhạ Lam Đà Lãm (Jāla dhara), nước Ca Ma Lỗ (Kāmarūpa) hoặc núi
Cô La (Kutala), vườn rừng thanh tịnh
2_Nước Ma La Tông (Molava hay Maurva), hoặc cái thành Tín Độ (Sindhu)
3_ Nước Mông Mâu Ni (), nước Câu Ma La Bát Trá (Kamārapātaka) với cái thành Thiên Hậu (Devī-ko ā)
4_ Cái thành Cô La (Kutala), cái thành A Lý Mẫu (), dòng sông Ngu Na Lý () với dòng sông Hứ Mạt ()
5_Nước Ha Lê (Hari), nước Lam Bà (Lampāka), nước Thiều (), cái thành Kim Sắc (Suvar a-rūpa) hoặc trong Hàm Hải (Lavana-sāgara: biển Lavana)
6_Nước Ca Lăng Nga (Kali ga), nước Châu Tử (), nước Di Khư La
(Mīkhara), nước Căng Yết Na (Kokaśa)
7, 8_ Bản Phạn bị thiếu
9_ Thôn xóm Quảng Đại ở thành Bề La Phộc (Pīlava)
10_ Cái thành Thiện Hạnh (Caritra), thành Kiêu Tát La (Kosala), thành Mẫn
Đà (Vindhya), thành Câu Ma La Bố Lý (Komārapura)
11_ Nơi chốn mà Chúng ưa thích, hoặc bên biển lớn
12_Vườn rừng đầy hoa quả, ao đàm trong sạch”
_Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Nay Ta rộng vì lợi ích cho các chúng sinh. Vì người tu Du Già đối với Kim Cương Không Trí Nghi Quỹ, Nhật, Nguyệt, Thời Phần…Nay Ta sẽ nói.
Chọn Hắc Nguyệt Phần (K a-pak a:15 ngày cuối tháng) vào ngày 8 hoặc ngày 14 dựng lập Mạn Noa La. Dùng các phan, phướng, vật báu trang nghiêm, kỹ xảo…Ở trong 7 ngày bố thí thức ăn uống ngon, khởi Tâm Đại Bi cung kính cúng dường. Giả sử người xấu ác đi đến cũng sinh thương xót gấp bội, đừng đối với kẻ ấy sinh tưởng hèn kém khiến cho Ma được dịp thuận tiện mà chẳng thể thành tựu. Thế nên ở đây thường siêng năng Bi Niệm (nhớ lòng Từ Bi) thì hết thảy chỗ đã làm rốt ráo thành tựu. Nên biết như vậy. Ngày đêm dùng Tuệ quyết định chọn lựa không có việc khác, không có ăn chẳng đúng thời, chẳng khởi suy nghĩ nghiêng lệch (tà tư). Đối với sự thiện ác của người khác, đừng ưa thích tuyên truyền. Quán sát thân người khác như hộ giúp bạn. Người tu Du Già nên khéo sắp xếp rõ ràng (trù lượng) cho đến thân phần, thức ăn uống chẳng tạp loạn, sinh ra lời nói chân thật. Hết thảy Chân Ngôn, Ấn Khế đều trụ ở nghĩa Cát Tường Hứ Lỗ Ca (Śrī-heruka) Cát Tường (Śrī) là Trí chẳng hai (Bất Nhị Trí).
Hứ (He) là nhân gốc rễ (bản nhân) của Tính trống rỗng (Śūnyatā:Không Tính)
Lỗ (Ru) là lìa nhiễm, trang nghiêm thù thắng
Ca (Ka) là không có chỗ trụ
Như vậy người tu Du Già, giả sử có hủy Giới nhưng chúng sinh ấy cũng thường tín kính. Do có Trí cho nên đối với Kim Cương Cát Ba La (Vajra-kapāla:Đầu Lâu Kim Cương) ắt được tương ứng.
ĐẠI TƯƠNG ỨNG LUÂN PHẨM THỨ TÁM
_Tiếp đến Tương Ứng Luân (Yoginī-cakra)
Nay Ta sẽ rộng nói
Đầu tiên trong Không Giới (hư không) Làm quán tưởng như vầy: “Thứ tự trong Luân Đàn
Sinh ra các chúng Thánh
Ở góc chung quanh Luân
Quán tưởng Đại Phong Luân
Thủy Luân như thứ tự
Hỏa Đại cũng như thế
Sinh ra Chính Pháp Luân
Trong mát, không bệnh não
Tám cánh, đủ đài nhụy
Như tướng Tam Giác Đàn
Rỗng lặng trong một Tâm
Bày vị trí Hiền Thánh
Như vành trăng trong sạch
Trong đấy an Chủng Trí
Sau dùng mặt trời che
Gom hai loại Đại Lạc (Mahā-sukha)
Dùng hai loại tương ứng
Ngau Lý (Gaurī) khéo xưng tán
Nguyệt (mặt trăng) Đại Viên Trí Chiếu (ādarśa-jñāna: Đại Viên Cảnh Trí)
Với Bình Đẳng Tính (Samatā-jñāna: Bình Đẳng Tính Trí) khác
Hoặc tiêu xí Bản Tôn
Với Chủng Tử, Pháp Vị (vị trí của Pháp)
Nói danh Diệu Quán Sát (Pratyavek a ā-jñāna:Diệu Quán Sát Trí)
Chỉ trong các tác dụng
Tên Thành Sở Tác Trí (K tyānu hāna-jñāna)
Với Thanh Tịnh Pháp Tính (Dharma-dhātu-svabhāva-jñāna)
Thứ tự năm Trí (Pañca jñānāni) ấy
Quán tưởng, như vậy nói
_Lại người tu Du Già
Nơi Nhật, Nguyệt, Thời Phần
Với Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva)
Cột niệm đều bình đẳng
Văn tự sinh ra Thân
Trụ nghĩa Hồng phát tra (Hū pha )
Ảnh tượng Tát Đỏa ấy
Nhóm chân thật sinh ra
Tác Ý mà quán tưởng
Như Tiêu Xí Luân trước
Dùng Ma Ni Diệu Quang (ánh sáng màu nhiệm của ngọc Ma Ni)
Tuệ, phương tiện, Tự Tính
Tất cả mau thành tựu”
_Bấy giờ Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát rằng: “Nhật, Nguyệt, Thời Phần ấy là dùng Thắng Tuệ để có thể chọn lựa. Đầu tiên là Ngao Lý Minh Phi (Gaurī- yoginī) phân biệt sắc tướng mà đều có sai khác. Ở năm vị trí chính giữa, an năm vị Minh Phi (Pañca-yoginī) tức Tự Tính của năm Uẩn (Pañca-skandha). Người tu Du Già nên quán như vầy: Đầu tiên, phương Đế Thích (phương Đông) an Kim Cương Minh Phi (Vajrā-yoginī). Tiếp đến phương Diễm Ma (phương Nam) an Tối Sơ Ngao Lý Minh Phi (Adhi-gaurī–yoginī). Ở phương Thủy Thiên (phương Tây) an Phộc Lý Minh Phi (Vāli-yoginī). Phương Cô Vĩ La (phương Bắc) an Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi (Vajra- āki ī–yoginī). Phương chính giữa an Vô Ngã Minh Phi (Nairātmyā-yoginī)
Tiếp ở Ngoại Viện an tám vị Minh Phi là Ngao Lý Minh Phi (Gaurī-yoginī), Tưu Lý Minh Phi (Caurī-yoginī), Vĩ Đa Lý Minh Phi (Vetalī-yoginī), Khát Tam Ma Lý Minh Phi (Ghasmarī-yoginī), Thập Cát Tây Minh Phi (Puka ī-yoginī),
Thiết Phộc Lý Minh Phi (Śavarī-yoginī), Tán Noa Lý Minh Phi (Ca alī-yoginī), Nỗ Nhĩ Ni Minh Phi ( omvinī-yoginī). Ở phương trên phương dưới an Không Hành Minh Phi (Khacarī-yogi ī) với Địa Cư Minh Phi (Bhūcarī-yogi ī).
Bậc trụ Đại Bi Không Trí Luân đều ở ba cõi, theo mình tự quán tưởng làm nơi biến hiện. Các Minh Phi này đều dùng màu đen, tướng đại phẫn nộ, dùng năm Ấn lúc trước làm chỗ trang nghiêm, đều có một mặt. mặt có ba mắt, hai tay trái phải cầm cây đao báu với vật khí Cát Ba La (đầu lâu). Năm Ấn lúc trước là bánh xe, vòng đeo tay, vòng xuyến báu, vòng hoa báu, dây đai báu…Dùng năm Phật thanh tịnh cho nên năm
Ấn thanh tịnh
Các Minh Phi này đã nói như trên.
_Vô Ngã Minh Phi: tay phải cầm cây đao báu, tay trái cầm vật khí Cát Ba La với cây trượng Kim Cương Khát Thung Nga (Vajra-kha va ga), áo da cọp, đức trên hoa sen, bàn chân như thế múa, ánh sáng Trí rực rỡ như đám lửa lớn, búi tóc màu vàng làm tướng phẫn nộ.
Cầm cây đao báu là chặt đứt tất cả nhóm Mạn (Māna:Tâm tự thị khinh miệt người khác), Quá Mạn (Ati-māna: Tâm cống cao tự đại)
Vật khí Cát Ba La là phá bốn Ma khiến cho khéo thành tựu
Cây trượng Kim Cương Khát Thung Nga tức là Tính Không Trí với các phương tiện
_Đối với Nghi Quỹ này, người quán tưởng Luân Pháp Thành Tựu, đầu tiên quán tưởng màu đen, thứ hai là mà đen, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu xanh lục, thứ năm là màu xanh, thứ sáu là màu trắng. .. rồi ở sáu phần quán tưởng tương ứng cũng lại chán lìa.
_Nói: “Sinh ra thứ tự chẳng phải là sinh ra thứ tự”, đối với Y Chỉ của hai loại bình đẳng là Kim Cương Bộ tùy theo sự sinh diệt ấy đã nói Pháp, cho nên chư Phật Thế Tôn nói là quán tưởng: Không Giới, Liên Hoa, Chủng Trí…Tam Ma Bát Đề (Samāpatti: Đẳng Chí, Chính Thọ, Chính Định Hiện Tiền) với Diệu Lạc Luân. Thứ tự như vậy là tự lãnh nạp từ Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) quán tưởng như vậy sinh ra Hiền Thánh, hai loại Luân ấy thảy đều sinh khởi (câu sinh)
Thắng Tuệ đã nói là nghĩa sinh ra, phương tiện đã nói là dụng của sĩ phu. Sau đó đối với hai loại Thắng Nghĩa, Thế Tục… phân biệt hai loại Luân ấy nói Thắng Tuệ Luân như Diệu Lạc. Trong đấy, nơi vô lượng nghĩa phân biệt có bốn, bốn loại đó tức Câu Sinh Phần sinh ra thứ tự.
1_ Hỷ (vui mừng): là đối với Tiên Hành lúc trước có chút phần Diệu Lạc tiến cầu
2_ Thắng Hỷ: đối với tương ứng này dần dần khiến tăng hơn, nói Diệu Lạc
3_ Ly Hỷ: đối với Diệu Lạc này, chán lìa các Căn liền trừ tham nhiễm, không có chúng sinh có thể gây hảo cảm hứng thú (ái hỷ)
4_Câu Sinh Hỷ: tất cả quán tưởng bình đẳng chân thật
_Lại Diệu Lạc này có đủ các phương tiện, chỉ bên trong Thắng Hỷ xa lìa như thật, ngoài ra chẳng nói lại, ở trong Phi Hữu không thể đắc được. Đối với người khác hiểu rõ hết thảy Phước của Thân, tôn trọng khen ngợi, phương tiện tiếp cận các người có Đức mỏng. Kẻ ấy ít ngủ say, hoặc ăn hoặc uống là cảnh nghĩ nhớ với tất cả điều còn lại như chỗ đã nhìn thấy, đối với Thượng Trung Hạ chân thật quán tưởng một Vị bình đẳng, đừng nên đối với phẩm Hạ Liệt mà lược nghĩa của câu, đối với phẩm Tối Thượng nên làm quán tưởng, đối với phẩm Trung lìa hai loại này. Như vật sáu Căn hết thảy cự động dừng nghỉ đều tận hết không có dư sót cộng với chỗ cần làm, ngang bằng một Vị. Diệu Lạc Luân ấy ngang bằng đồng với mở bày quán tưởng chân thật.
Điều đã nói như vậy sinh ra ba cõi (tam hữu) với các Thế Gian như tất cả Quán Chiếu mà Ta đã thấy. Thế nên đối với Tam Ma Hứ Đa (Samāhita: Đẳng dẫn, Thắng Định) quyết định tu tập, nơi thành tựu này không có nghi hoặc nữa
Giả sử đối với Đại Ấn quyết định tiến cầu, quán tưởng các chỗ tác ý của Thế Gian đều chẳng phải là quán tưởng (phi quán tưởng), quán các Pháp Trí cũng chẳng phải là quán tưởng. Động vật, thực vật, cành, lá, củ, cỏ ở các nơi với thân của Ta, thân của người, tất cả sắc tướng là Đại Diệu Lạc đều chẳng phải là Hữu Tính. Nơi mà mình đã đạt được thành tựu quán tưởng, Nghiệp dụng đã sinh ra như Vương Giả Tôn, tùy mình lấy, bỏ tất cả không có ngăn ngại. Tham lam (tham), giận dữ (sân), ganh tỵ (tật đố) với Ngã Mạn, các nơi yêu thích cho đến trong mười sáu phần, chẳng theo kịp một phần.
Dùng Tự Tính phương tiện của Trí Tuệ sinh ra các Pháp với ba đời ấy giống như hư không. Đức Như Lai đã nói Diệu Lạc Luân ấy, ở một sát na mà được giáng phục. Đối với cảnh giới của mình ắt hay vứt bỏ. Các Trí liễu ngộ với đường Ngữ Ngôn, thứ tự gia trì chỉ dùng hướng tới Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-Jñāna), hiểu thấu ta người. Đất, nước, lửa, gió với hư không còn lại, ở khoảng sát na đều đồng một tướng, lìa các phân biệt, chẳng bị sự xâm đoạt quấy nhiễu của Ta Người, thành tựu các nhóm Nghiệp Dụng của Trì Minh (Vidya-dhāra)
Giả sử lại ở trong sinh tử nhưng thường thanh tịnh ví như dòng sông cũng như đèn đuốc ở trong ngày đêm chân thật chẳng đứt đoạn. Kẻ không có Trí kia đối với Nghi Quỹ đó hư vọng đặt bày mệt nhọc, đời này đời khác không có thể thành tựu
THANH TỊNH PHẨM THỨ CHÍN
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng: “Nay Ta sẽ nói phẩm Thanh Tịnh
Do nói Thanh Tịnh đấy
Tất cả không nghi hoặc
Mỗi địa vị Thánh Hiền
Sau sẽ phân biệt nói
_Năm Uẩn, năm Đại Chủng
Sáu Căn, với sáu Xứ
Vô Tri phiền não ám
Tự Tính đều thanh tịnh
_Nói thân mình nhận lãnh
Với người khác đã làm
Nói Diệu Lạc tương ứng
Nhóm cảnh giới, thanh tịnh
Nên Phật khéo léo nói
Tất cả Tính thanh tịnh
_Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Vì sao đều thanh tịnh?”
Đức Phật nói: “Đối với cảnh của nhóm Sắc, quán tưởng xa lìa Năng Thủ (Grāhaka:Chủ Thể hay nhận biết đối tượng), Sở Thủ (Grāhya: Đối tượng bị nhận biết). Ấy là: con mắt chọn lấy hình sắc, lỗ tai chọn lấy âm thanh, cái mũi chọn lấy mùi ngửi, cái lưỡi chọn lấy vị nếm, thân xác chọn lấy sự tiếp chạm, Ý chọn lấy niềm vui tốt đẹp (diệu lạc). Nên biết nhóm đấy không có thân cận khác. Đấy tức là thanh tịnh.
Nói Kim Cương Minh Phi tức là Sắc Uẩn thanh tịnh, Ngao Lý Minh Phi tức là Thọ Uẩn thanh tịnh, Phộc Lý Minh Phi tức là Tưởng Uẩn thanh tịnh, Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi tức là Hành Uẩn thanh tịnh, Vô Ngã Minh Phi tức là Thức Uẩn thanh tịnh.
_Lớp thứ hai bên ngoài, bậc thành tựu thanh tịnh ở bốn phương, phương trên, phương dưới. Ấy là: Ngao Lý Minh Phi ở phương Đế Thích (phương Đông) tức là Sắc Cảnh thanh tịnh, Tưu Lý Minh Phi ở phương Diệm Ma (phương Nam) tức là Thanh Cảnh (cảnh của âm thanh) thanh tịnh, Vĩ Đa Lê Minh Phi ở phương Thủy Thiên (phương Tây) tức là Hương Cảnh thanh tịnh, Khát Tam Ma Lý Minh Phi ở phương Cô Vĩ La (phương Bắc) tức là Vị Cảnh thanh tịnh, Địa Hành Minh Phi ở phương bên dưới tức là Xúc Cảnh thanh tịnh, Không Hành Minh Phi ở phương bên trên tức là Pháp Cảnh thanh tịnh. Lại hai loại Minh Phi Địa Hành, Không Hành theo Tự Tính của Luân Hồi, Niết Bàn mà sinh ra.
_Lớp thứ hai bên ngoài, bậc thành tựu thanh tịnh ở bốn góc. Ấy là: Thập Cát Tây Minh Phi ở phương Y Xá Na (phương Đông Bắc) tức là Đại Địa thanh tịnh, Thiết Phộc Lý Minh Phi ở phương Hỏa Thiên (phương Đông Nam) tức là Thủy Đại Thanh Tịnh, Tán Noa Lý Minh Phi ở phương Nãi Lý Để (phương Tây Bắc) tức là Hỏa Đại thanh tịnh, Nỗ Di Ni Minh Phi ở phương Phong Thiên (phương Tây Nam) tức là Phong Đại thanh tịnh. 16 cánh tay (Nhất Thập Lục Tý Giả) tức là 16 Không thanh tịnh, 4 cánh tay tức là bốn Ma thanh tịnh, 8 mặt tức là tám Giải Thoát thanh tịnh, 3 mắt tức là ba Kim Cương thanh tịnh
Nói Đấng Kim Cương Không Trí tức là Sân thanh tịnh, Phộc Lý Minh Phi tức là Tham thanh tịnh, Kim Cương Noa Cát Ni Minh Phi tức là Tật Đố (ganh ghét) thanh tịnh, Ngao Lý Minh Phi tức là Lưỡng Thiệt (nói hai lưỡi) thanh tịnh, Kim Cương Minh Phi tức là Si thanh tịnh
Nhóm Uẩn như vậy thanh tịnh sinh ra thứ tự. Kẻ kia đối với Pháp, vứt bỏ chân thật thì không thể thành tựu, liền bị nhóm Uẩn ràng buộc . Nếu đối với Si Ám của Thế Gian mà chân thật biết rõ, tức ở sự cột trói đấy mà được giải thoát. Chính vì thế cho nên chẳng phải là Sắc (phi sắc), chẳng phải là âm thanh (phi thanh), chẳng phải là mùi ngửi (phi hương), chẳng phải là vị nếm (phi vị), chẳng phải là tiếp chạm (phi xúc), chẳng phải là Pháp (phi Pháp). Vì Tâm thanh tịnh cho nên tức là tất cả thanh tịnh.
QUÁN ĐỈNH PHẨM THỨ MƯỜI
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng rằng: “Lại nữa, nay Ta sẽ nói Đệ Tử Quán Đỉnh Mạn Noa La Pháp như thứ tự. Người tu Du Già trước tiên tìm đất thanh tịnh hoặc vườn rừng thù diệu, nơi mà Bồ Tát Thánh Hiền đắc Đạo. Dùng Nghi Quỹ của chữ Hồng (Hū ) cảnh giác xong, sau đó ở trong điện các dùng bột năm báu hoặc bột phấn gạo…tô vẽ Đại Mạn Noa La. Đàn ấy làm khoảng ba khuỷu tay ba ngón tay, hoặc tăng lên khoảng bốn ngón tay. Minh Giả (người Trì Minh) vảo xong, ở năm Bộ sinh ra, cho đến Đồng Tử cũng nên gần gũi trong Luân Đàn đó. Trước tiên khiến Đệ Tử dùng lụa trắng che mặt với vì Đệ Tử nói tướng hiếm có khó được gần gũi này.
Như vậy cảnh giới tác dụng bình đẳng, ta người lãnh nạp đều hay vứt bỏ, đối với Tính có, không xa lìa nhóm bụi nhiễm như hư không. Dùng phương tiện của Trí Tuệ, nhóm nhiễm, không có nhiễm; sức duyên của chúng sinh, văn tự tối thượng, các chỗ đã an trụ…tất cả quán chiếu
Lại chỗ đã dựng lập thuộc Hữu Tính, Vô Tính của Thế Gian với hết thảy Ta, Người, chúng sinh khác, hình sắc (sắc giả), tuổi thọ (thọ giả), sinh mệnh (mệnh giả), sĩ phu Bổ Đặc Già La (Pu gala:cá nhân). Như vậy Tự Tính của các cõi (chư hữu) đều là tướng huyễn hóa”
_Thời người nghe trong Hội (Hội Thính Giả) ở trước mặt Kim Cương Tạng với tất cả Như Lai vui vẻ hớn hở xướng lên lời này: “Tôi ở ba loại như vậy: Hỷ (niềm vui), Tối Thượng Hỷ (niềm vui tối thượng), Ly Hỷ (niềm vui xa lìa) thì sắc tướng của Thế Gian đều không có chỗ đắc được, với Câu Sinh Hỷ lại không có nghi hoặc nữa”.
Lúc đó, Kim Cượng Tạng khen rằng: “Lành thay! Lành thay! Trong đấy: chẳng phải là Tham (phi tham), chẳng phải là xa lìa (phi ly) với khoảng ở giữa ấy đều chẳng thể đắc được. Như vậy ba loại thuyết Câu Sinh Hỷ, Viễn Ly có tên gọi là Chính Giác”
Đức Phật nói: “ Kim Cương Tạng nên biết ba loại xa lìa của nhóm Hỷ ấy như hiện mây nổi giống thành huyễn hóa. Đối với Câu Sinh Hỷ như tỉnh giấc mộng, phá tất cả Tướng, được không có phân biệt, đều hay thành tựu Ấn Khế của Du Già. Dùng Tứ Phương Mạn Trà La của Ta phóng ánh sáng rực rỡ mà điều ngự lầu gác ở bốn cửa, dải mũ ngọc (châu anh), nửa dải mũ (bán anh) đủ màu sắc phản ánh lẫn nhau, vô lượng xen kẽ trang nghiêm tám cây cột. Dùng dây giăng Kim Cương (Kim Cương tuyến) bình đẳng tương ứng; mọi loại hương khí, hương đốt, hương xoa bôi với đèn sáng màu nhiệm, tám cái Hiền Bình lớn trang nghiêm thù diệu. Ở trong cái bình ấy cắm lá Ba La (Palla), cành cây Cát Tường nhập vào bột năm báu, lụa thượng diệu che cột cổ bình. Tùy theo Bản Tôn của mình làm chín cái Hiền Bình thù diệu tương ứng như nhiêm sức lúc trước. Dây giăng (tuyền) với sợi dây Trí (Trí Tuyến) nên khéo theo lượng. Ở chỗ của Luân Đàn đã tụng một Lạc Xoa với A Dữu Đa số Chân Ngôn đã tụng như trước đã nói.
Lại bậc Du Già trước tiên lực chọn đất sạch sẽ, bố thí các thức ăn uống, làm hộ thân xong. Như chỗ đã nhìn thấy ấy, quán tưởng nơi chốn. Ở trong Đàn của mình bày Pháp Quán Đỉnh, cúng dường cầu thỉnh đều như trên nói. Khéo léo an bày hai lới bên trong (nội) bên ngoài (ngoại). Ngao Lý Minh Phi như thứ tự chia vẽ. Trước tiên ở phương Đông tô vẽ cây đao báu. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới cũng lại như vậy”
_Thời Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) tắm gội thanh tịnh, thân xoa bôi diệu hương, vòng hoa, châu báu rất trang nghiêm thù thắng, dũng mãnh quyết định dẫn lìa Trà Bộ ( apa). Lại tụng chữ Hứ Hứ (Hī hī) tịch trừ sự hãi xong, cùng với Nhị Tý Không Trí Kim Cương cương ứng. Sau đó lại nói Tướng Trí thanh tịnh bình đẳng chân thật, chẳng hoại Giáo khác, liền trừ luân chuyển. Đối với Vô Sở Quán, Vô Năng Quán không có nhận lấy (vô thủ), không có chẳng nhận lấy (vô bất thủ), lìa hai tướng.
Lại bậc Du Già, hết thảy thức ăn uống không có dơ, sạch nữa. Chẳng sinh ngu si chán ghét, không có ba độc (tham, sân, si), nói hai lưỡi, ganh ghét, Mạn, Quá Mạn…Hoặc oán hoặc thân, không không có chỗ lay động thì ý nào ở bên trong đượcsinh ra tướng cái Ta (ngã tướng). Tự Tính thanh tịnh vốn như thế vậy. Thân, các sắc tướng của nhóm Kim Cương Noa Cát Ni ấy cùng với Diệu Lạc đấy, đều không có chỗ lay động”
_Kim Cương Tạng bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào là năm Đại Chủng?”
Đức Phật nói: “Là chỗ dung nhận của Tâm Bồ Đề. Pháp tiếp chạm bền cứng tức là Đại Địa, Tính ẩm ướt thấm dính ấy tức là Thủy Đại, Tính nóng ấm ấy tức là Hỏa Đại, Tính chuyển động ấy tức là Phong Đại, Tính nói Diệu lạc tức là Không Đại. Năm Đại Chủng này hay bị cột buộc. Nếu đối với Diệu Lạc phát Câu Sinh Hỷ nói là Tự Tính, tất cả chỗ làm tức là Trì Giới. Dùng phương tiện Đại Bi làm chỗ tương ứng. Giả sử chẳng Hộ Ma, tô bày Luân Đàn là do đối với sắc tướng, tâm tâm bình đẳng”
PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
_QUYỂN THỨ HAI (Hết)_