PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ

(Mahātantra-rāja-māyākalpa. Hoặc Hevajra ākinī-jāla sa vara-tantra)

Hán dịch: Đời Tống_ Tây Thiên Tam Tạng Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Phổ Minh Từ Giác Truyền Phạm Đại Sư PHÁP HỘ (Dharmarak a) phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NHẤT

TỰA CỦA KIM CƯƠNG BỘ
PHẨM THỨ NHẤT

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagava :Thế Tôn) trụ tại Nhất Thiết Như Lai Thân Ngữ Tâm Kim Cương Dụ Thí Bà Nghê Số (Sarvatathāgata-kāya-vāk-citta-vajra-yogibhage o) Bí Mật Trung Bí Mật Xuất Sinh Diệu Tam Ma Địa.

Thời Đức Thế Tôn ấy từ Tam Ma Địa (Samādhi) đó phát ra lời khen ngợi là: “Lành thay! Lành thay Kim Cương Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (Vajra-garbhabodhisatva-mahāsatva)! Lạ thay Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), Đại Tát Tỏa (Mahā-satva), Tam Muội Gia Tát Đỏa (Samaya-satva) đều từ Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhicitta) của Đại Bi Không Trí Kim Cương (Mahā-kāru a-hevajra) đã mở bày!”

Khi ấy Kim Cương Tạng Bồ Tát nghe lời đó xong, liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào là Kim Cương Tát Đỏa? Thế nào là Đại Tát Đỏa? Thế nào là Tam Muội Gia Tát Đỏa? Nguyện xin Đức Thế Tôn vì con giải nói”
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: “Kim Cương (Vajra) là chẳng thể phá hoại. Tát Đỏa là Một Tính của ba Hữu (Tribhavasya-ikabhā:Tam hữu tự tính). Thắng Tuệ tương ứng, đấy gọi là Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva)

Nói rằng: “Ở Đại Trí Thắng Vị (Mahā-jñāna-rasa:mùi vị của Đại Trí) sung mãn”, đấy gọi là Đại Tát Đỏa (Mahā-satva)

Nói rằng: “Thường Hành Tam Muội (Nitya -samaya)”, đấy gọi là Tam Muội Gia Tát Đỏa (Samaya-satva)”

_Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Không Trí Kim Cương (Hevajra) đối với tên gọi như thế thì Nhiếp Thọ (Sa graha) như thế nào? Thế nào gọi là Không Trí (He)? Nhóm nào gọi là Kim Cương (Vajra)?”
Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: “Nói Không Trí tức là Đại Bi Không Trí. Thể của Kim Cương tức là Thắng Tuệ. Dùng phương tiện của Thắng Tuệ thành tựu Nghi Quỹ, đối với sự thấy nghe có Đại Lực, hay hoàn thành mọi loại là: Giáng phục, cấm chận, hoặc đẩy lùi quân khác với Du Nghĩ Ni (Yoginī). Như Lý chính đúng ấy sinh trụ Nhân Duyên, dùng Thức Trí thành công như điều ấy hiện ra chư Phật, Thánh Hiền. Đấy là Không Trí mới bắt đầu sinh ra Hành Tướng. Lại nữa đối với Tính Đại Bi, như vậy giải thoát, tức ở sự cột buộc của Tính trói buộc hay hiểu thấu khắp, thảy đều giải thoát. Tại sao thế? Vì Tính của Thắng Tuệ (Thắng Tuệ tính) ấy với Tính của chỗ biết (sở tri tính) ắt chẳng phải là Tính, cho nên Tính của Không Trí cũng chẳng phải là Tính, dùng Trí vốn đang như thế (bản nhiên Trí) dứt các lưới nghi ngờ, soi hiểu các Pháp xưa nay (bản nhiên) chẳng khởi”.

_Thời Kim Cương Tạng Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Không Trí như vậy làm sao mà có tướng của huyết mạch (Deha)?”

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: “Tướng của huyết mạch ấy có 32 loại, đấy gọi là Tâm của 32 Bồ Đề.

Lại Lậu Pháp (Āsrava-dharma: Pháp chảy rỉ, tức phiền não) này ở chốn Đại Lạc tổng cộng có ba loại là: La La Noa (Lalanā), Lạt Sa Ma (Rasanā), A Phộc Để (Avadh ti).
La La Noa (Lalanā) tức là Tự Tính của Thắng Tuệ
Lạt Sa Noa (Rasanā) là phương tiện khéo léo
A Phộc Để (Avadh ti) là Trung Thuyết (thuyết ở giữa) lìa năng Thủ (Grāhaka), Sở Thủ (Grāhya).

Lại ba loại này tức là trụ giữ mặt trăng Trí thanh tịnh chẳng động (bất động thanh tịnh Trí nguyệt) 32 loại Huyết Mạch ấy là:

1_ Chẳng thể phá hoại (Abhedyā)
2_ Tướng của hình sắc vi diệu (Sūk ma-rūpa)
3_ Trời (Devya)
4_ Bờ mé bên trái (Ātamātra)
5_ Ngắn (Vāmana)
6_Cô Ma Nhạ (K majā)
7_ Tính (Bhavakī)
8_ Thí Ca (Sekā)
9_ Lỗi lầm (Do ā)
10_ A Vĩ Trá (Avi ha)
11_ Bản Mẫu (Mātarā)
12_ Thiết Lý Phộc Lê (Savarī)
13_ Trong mát (thanh lương)
14_ Lửa rực rỡ (Ū mā: diệm sí)
15_ La La Noa (Lalanā)
16_ Lạt Sa Noa (Rasanā)
17_ A Phộc Để (Avadh ti)
18_ Lượng (Pramānikā)
19_ Màu xanh (? Màu đen: K a-var a)
20_Bình đẳng (Samānya)
21_ Nhân (Hetu)
22_Tương ứng (Viyoga)
23_ Mừng vui (Preman:hỷ)
24_Thành tựu (Siddha)
25_Ấm áp (Pāvakī:noãn)
26_Tô Mạt Tha (Sumanā)
27_Chuyển (V tta)
28_ Ham muốn (Kāminī-geha:dục)
29_Phẫn nộ (Ca ikā)
30_Ca Đa Diễn Ni (Māradārikā)
31_Đồng Tử (Kumāra)
32_ Bố thí chân thật (Dāyikā: Thí Thiết)

Đấy gọi là tướng của 32 Huyết Mạch (Deha)”

_Lại nữa, Kim Cương Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Điều này do nhân duyên nào mà có Tướng như vậy?”.

Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: “Ấy là muốn thành thục ba Hữu (3 cõi), xa lìa tất cả Năng Thủ Sở Thủ, dùng các phương tiện phân biệt Tính, Tướng. Vì người trì Giới phân biệt giải nói Trí Tuệ, phương tiện, ba Thân, ba Nghiệp của chư Phật Hiền Thánh với Y (E) tông (Vam) ma (Ma) dã (Yā)

Nói Y (E) là Phật Nhãn Mẫu Bồ Tát (Locanā-devī)
Tông (Vam) là Ma Ma Chỉ Bồ Tát (Māmakī)
Ma (Ma) là bạch Y Bồ Tát (Pa arā-devī)
Dã (Yā) là Đa La Bồ Tát (Tāranī)

Lại nữa, Pháp Thân Luân (Dharma-kāya-cakra) có đủ tướng tám cây căm. Báo Thân Luân (Sa bhoga-kāya-cakra) có đủ 16 cây căm. Hóa Thân Luân (Nirmā akāya-cakra) có đủ tướng hoa sen 64 cánh. Đại Dược Luân (Mahā-bhai ajya-cakra) có đủ 32 cây căm. Người nhìn thấy Luân (Cakra:bánh xe) này như vậy thứ tự có bốn sát na. Nói là trang nghiêm Quả Báo, tác Quán lìa Tướng

Y theo bốn Thánh Đế (Catvāri-ārya-satya) là: Khổ (Du kha), Tập (Samudāya), Diệt (Nirodha), Đạo (Mārga)

Y theo bốn chân thật là: Thân chân thật, Trí chân thật, Trì Minh chân thật, Thánh Hiền chân thật.

Có bốn hoan hỷ là: Hỷ Thắng, Hỷ Ly, Hỷ Câu Sinh, Hỷ Đẳng

Y theo bốn loại Luật là: Thượng Tọa Bộ (Sthavira), Đại Chúng Bộ (Mahāsa ghika), Chính Lượng Bộ (Sammatīya, hay Sammitīya), Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivada) Ngày, tháng, thời, phần, ngày, đêm tăng giảm là: ở tám Thời có 16 phần, 32 điểm, 64 khắc

Như vậy tất cả bốn loại Tán Noa Lê Minh Phi (Ca arī-vidya-rājñī) tối sơ, từ vành rốn (Tề Luân) ấy phát ra lửa Đại Trí thiêu đốt vứt bỏ năm Uẩn (Pañca-skandha). Dùng Phật Nhãn Mẫu (Locanā-devī) thiêu tàn các Lậu (Āsrava: sự chảy rỉ) trừ Nhân Duyên hư vọng.

NOA CÁT NI SÍ THỊNH UY NGHI CHÂN NGÔN
_PHẨM THỨ HAI_

_Thí Nhất Thiết Địa Thượng Ẩm Thực Chân Ngôn là:

“Án (1) A (2) Hồng (3) phát trá, sa ha (4)”

Đức Phật nói: “Án A (O Ā) là Môn tạo làm tất cả Pháp sinh ra”

_Chủng tử của năm Đức Như Lai là
1_ Môn (Vu )
2_ Áng (Ā )
3_ Nhĩ-lăng (Jrī )
4_Kham (Kha )
5_Hồng (Hū )

_Không Trí Kim Cương Tâm Chân Ngôn là:
“Án (1) nỉ phộc tất tổ (2) phộc nhạ-la hồng (3) hồng (4) hồng (5) phát tra, sa ha (6)”

Đức Phật nói: “Đầu của tất cả câu Chân Ngôn nên an chữ Án (O ), tiếp theo đến chữ Hồng Phát Tra (Hū pha ) , cuối cùng dùng chữ Sa Ha (svāhā)”

A Súc Như Lai Chân Ngôn là:
“Án (1) át (2) cát (3) tạt (4) trá (5) đa (6) ba (7) dã thiết, sa ha (8)”

Đức Phật nói chữ chủng tử của tất cả Du Nghĩ Ni (Yoginī)
“Át (1) A (2) nhất (3) ế (4) ốt (5) ô (6) lý (7) lê (8) lỗ (9) lô (10) Y (11) ái (12) ổ (13) áo (14) ám (15) ác (16)”

_Nhị Tý Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án (1) đát-lại lộ ca (2) sất ba các (3) hồng (4) hồng (5) hồng (6) phát tra, sa ha (7)”

_Tứ Tý Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án (1) nhập-phộc la (2) nhập-phộc la tỳ-dụ (3) hồng (4) hồng (5) hồng (6) phát tra, sa ha (7)”

_Lục Tý Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án (1) cát chi cát chi (2) phộc nhạ-la hồng (3) hồng (4) hồng (5) phát tra, sa ha (6)”

Gia Trì Chân Ngôn là:
“Án (1) A (2) Hồng (3)’

Tịnh Địa Chân Ngôn là:
“Án (1) lạc xoa, lạc xoa (2) lạc xoa hồng (3) hồng (4) hồng (5) phát tra, sa ha (6)”

Cấm Chỉ Chân Ngôn là:
“Án (1) hồng (2) sa hạ (3)”

Phát Khiển Chân Ngôn là:
“Án (1) Kham (2) sa hạ (3)”

Phẫn Nộ Chân Ngôn là:
“Án (1) Hột-lăng (2) sa hạ (3)”

Giáng Phục Chân Ngôn là:
“Án (1) hồng (2) sa hạ (3)”

Câu Triệu Chân Ngôn là:
“Án (1) Khô (2) sa hạ (3)”

Lại Giáng Phục Chân Ngôn là:
“Án (1) Môn (2) sa hạ (3)”

Tín Ái Chân Ngôn là:
“Án (1) cô lỗ lê (2) hột-lý (3) sa hạ (4)”

_Đức Phật nói: “Nếu khi Trời hạn hán, người muốn cầu mưa. Trước tiên dựng lập Mạn Đà La, dùng đường viền của Hàn Lâm (Śītavana:khu rừng chứa thây người chết ở phương Bắc của Thành Vương Xá tại nước Ma Già Đà) tính toán Giới Đạo. Ở chính giữa Đàn dùng phấn năm màu trong Hàn Lâm (Śītavana): xương làm phấn trắng, than làm phấn đen, gạch nung làm phấn đỏ, Hùng Hoàng làm phấn vàng, lá Tưu La làm phấn viền [dùng đá ở mỏ Đồng (thạch lục) thay thế]. Phấn vẽ Không Trí Kim Cương Đại Minh Vương (Hevajra-mahā-vidya-rāja) tám mặt, bốn chân, mười sáu cánh tay, mặt đều có ba con mắt, làm tướng phẫn nộ, đạp lên A Nan Đà Long Vương (Ananta-nāga-rāja)

Lại dùng bùn thơm làm tượng A Nan Đà Long Vương. Chữ chủng tử của vị Long Vương ấy với Phi (vợ Long Vương) đều dùng Phác (Phu ) Ác (A ). Dùng năm Cam Lộ tắm gội, rải hoa màu đen. Tiếp theo dùng nước cốt của Long Hoa xoa bôi (hoặc dùng nước cốt của Bạch Hao thay thế), lại đem tượng để trên đỉnh đầu của Si Trà Long Vương

Vào ngày 14 của kỳ Hắc Nguyệt (K a-pak a) lấy sữa của con bò đen chứa đầy trong vật khí, khiến Đồng Nữ da đen hợp làm sợi dây màu xanh, ở góc Tây Bắc của Đàn làm một cái ao nhỏ, đem A Nan Đà Long Vương để trong cái ao ấy

Sau đó A Xà Lê (Ācārye) y theo Pháp dùng âm thanh nghiêm lệ không có gián đoạn tụng Thỉnh Vũ (cầu mưa) Chân Ngôn này là:

“Án (1) khổ lỗ khổ lỗ (2) khát nhiếp khát nhiếp (3) mạt sa mạt sa (4) khát trá khát trá (5) khô trá dã khô trá dã (6) a nan đa (7) súc bà cát la dã (8) na nga đề bát đa duệ (9) hứ hứ, lỗ lỗ cám (10) tát bát-đa bá đa la nga đam (11) na nga na ca lý-sa dã (12) mạt lý-sa dã (13) nga lý-nhạ dã (14) phốc (15) phốc (16) phốc (17) phốc (18) phốc (19) phốc (20) phốc (21) phốc (22) hồng (23) hồng (24) hồng (25) sa hạ (26)” (?O _ Guru ghuru, ghaha ghaha, masa masa, gha a gha a, gho āya gho āya, ananta-k otakarāja nāgādhipataye, he he, ruka ruka, sapta-pātāla-gatā , nāgan-ākar aya var āya garjāya, bho bho bho bho bho bho bho bho, hū hū , svāhā)

Tụng Chân Ngôn này. Nếu khi chẳng mưa, liền nên cầu đảo tụng Chú này tuôn xuống cơn mưa lớn. Lại nếu chẳng mưa sẽ khiến cho cái đầu của vị Long Vương ấy bị phá vỡ thành bảy phần như ngọn cây Lan Hương

_Nếu muốn ngưng mưa, lấy cái áo của Hàn Lâm để ở bên dưới Tòa, tụng Chân Ngôn này tức hay ngưng mưa.

Chỉ Vũ (ngưng mưa) Chân Ngôn là:

“Án (1) a lý-dã (2) thiết ma xá na, tất-lý dạ dã (3) hồng (4) hồng (5) hồng (6) phát tra (7)”

_ Lại nữa, Pháp thành tựu là giáng phục quân nơi khác, mau khiến cho phá hoại. Nên dùng Họa Thạch (đầu viên đá có vạch vẽ) làm bột, bỏ vào Cam Lộ, dùng cỏ Đoạn Thiết hòa hợp làm thành viên tròn, gia trì tụng Chân Ngôn này là:

“Án (1) phộc nhạ-la cát lý-đa lý (2) hứ phộc nhạ-la dã (3) hồng (4) hồng (5) hồng (6) phát tra (7)”

Nên trước tiên tụng Chân Ngôn này mười vạn biến, hoặc một trăm vạn biến. Được thành tựu xong, liền dùng viên thuốc lúc trước, vẽ đỉnh của cái bình (bình khí đỉnh) đều khiến cho giáp vòng không bị chặt đứt, liền được mau chóng phá hoại quân ở nơi khác.

_Nếu muốn thành tựu Pháp Để La Cám (Trilaka), nên dùng hạt Mạt La Ma (Brahma-bīja), hoa Mạn Độ Ca màu trắng với cỏ Đoạn Thiết, thuốc A Súc Tỳ (Ak obha). Vào lúc Nhật Thực, hòa hợp làm hình cây búa, đạp dưới hai bàn chân, tụng Chân Ngôn này là:

“Án (1) phộc nhạ-la cô trá la (2) bá trá dã, bá trá dã (3) trá trá (4) hồng (5) hồng (6) hồng (7) phát trá, sa hạ (8)”

Tụng Chân Ngôn này một trăm vạn biến, liền được thành tựu tất cả Thánh Hiền. Bên trên chẳng dám trái vượt huống chi là phá hoại cõi Diệm Ma La

_Lại nữa, Pháp thành tựu. Nếu muốn làm các bệnh sốt rét, ở trên lá cây A Lý Ca (Araka), dùng tuốc Tức Đa Ca Độc Lạt (Citraka), viết tên gọi của Thiết Đốt Lỗ (Śatrū:Oan Gia) ấy, vứt ném gạo vào trong hầm lửa, tụng Chân Ngôn này là:

“Án (1) hứ phộc nhạ-la (2) nhập-phộc la, nhập-phộc la (3) thiết đốt-lung (4) bộtlung (5) hồng (6) hồng (7) hồng (8) phát tra, sa hạ”

Tụng Chân Ngôn này một A Dữu Đa (Ayuta: một triệu), liền được thành tựu

_Nếu muốn thành tựu Pháp mở Ma Niêm (Madya: chỗ xoa dính), ở lỗ rốn của mình làm Quán Tưởng này, hoặc ở trên bụng quán tưởng thành tựu, sau đó mới thấy chỗ xoa dính (ma niêm) tự mở

_Nếu muốn làm Pháp tin yêu. Vào ngày mồng tám của tháng, đến dưới cây Vô Ưu (Aśoka), mặc áo đỏ, ăn quả Vị Nại Na (Madana), dùng nước cốt của Can Ma Tức Ca Lạc (Kāmācikā) xoa bôi ở trên trán, tụng Chân Ngôn này là:
“Án (1) a mục kế nhĩ (2) hột-lý phộc thí (3) bà tông đổ (4) sa hạ (5)”

Tụng Chân Ngôn này một A Dữu Đa (Ayuta: một triệu) không để cho gián đoạn, liền được thành tựu

_Nếu muốn ngăn chận (chế chỉ) mặt trời, mặt trăng nên dùng cơm của A Xà Lê làm dạng mặt trời mặt trăng, để trong nước Kim Cương, tụng Chân Ngôn này là:

“Án (1) phộc nhạ-la lý-cát (2) ma tả la (3) ma tả la (4) để sắt-tra (5) để sắt-tra (6) hứ phộc nhạ-la (7) dã hồng (8) hồng (9) hồng (10) phát tra (11) sa hạ (12)”

Tụng Chân Ngôn này bảy trăm vạn biến, liền chận đứng được mặt trời mặt trăng, ở ngày đêm ấy không có phân biệt.

_Lại Pháp Kim Cương Dụ Sa Đa Thành Tựu. Sau ban ngày, khiến một Đồng Nữ có đủ tướng đem hương hoa cúng dường, niệm Chân Ngôn này 108 biến, sau đó dùng dầu tắm gội, lấy nước cốt của cây Đa La (Śāla) xoa bôi trên ngón cái của Đồng Nữ với dùng Chân Ngôn này gia trì. Tức thời nên hỏi việc của ba đời thì Đồng Nữ ấy tùy theo chỗ hỏi mà nói.

Tụng Chân Ngôn:

“Án (1) na nga-la, na nga-la”

_Lại Pháp thành tựu

“Vi lô dã, vi lô dã”

Khi tụng Chân Ngôn này thời loài voi liền bỏ chạy

“Mạn ma, mạn ma”

Khi tụng Chân Ngôn này thời loài cọp liền bỏ chạy

“Để lê dã, để lê dã”

Khi tụng Chân Ngôn này thời loài gấu liền bỏ chạy

“Y lê, nhĩ lê, phốc phốc”
Khi tụng Chân Ngôn này thời loài rắn liền bỏ chạy

_Đức Phật bảo Kim Cương Tạng Bồ Tát: “Như Ta xưa kia từng dùng Pháp đấy điều phục, che giữ ắt khiến cho con voi say bỏ chạy. Ngao Lý Minh Phi (Gaurīvidya-rājñī), Thiết Phộc Lý Minh Phi (Savarī-vidya-rājñī), Kim Cương Noa Cát Ni (Vajra- āki ī) này tức là nghĩa Vô Ngã (Anātman). Câu triệu, phát khiển hàng Địa Hành , Không Hành đều tương ứng

NHẤT THIẾT NHƯ LAI THÂN NGỮ TÂM THÁNH HIỀN
_PHẨM THỨ BA_

_Thoạt đầu quán nơi Từ (Maitra)
Tiếp liền quán nơi Bi (Kāru a)
Thứ ba nên quán Hỷ (Muditā)
Các nơi chốn, học Xả (Upak ā)

_Một: Tính Không (Śūnyatā), Bồ Đề (Bodhi)
Hai: gom tập chủng tử (Bīja)
Ba: thành biện hình tượng (Pratima)
Bốn: Nên quán nghĩa chữ (Āk ara)

_Hiện tiền quán chữ La (先: Ra)
Thành Nhật Luân (vành mặt trời) rực sáng
Ở trong mặt trời ấy
Chữ Hồng (猲:Hū ), nghiệp Kim Cương

_Lại nữa, quán hình chày
Tường, lưới đều vòng quanh
Trước quán Một Lý Đa (Am taka)
Thành Bậc Pháp Giới Trí (Dharma-dhātu-jñānaka)

_Hành Nhân ngồi trên ấy
Tự Thể tức Không Trí
Tim mình, tưởng chữ La Ra)
Thành mặt trời (nhật luân) rực sáng
Ở trong quán chữ Hồng (Hū )
Tự Tính phương tiện Tuệ
Đại Phẫn Nộ (Mahā-krodha) màu xanh Kim Cương Hồng Ca La (Hū -kāra) Dùng Nội Tâm chân thật
Giống như chày Kim Cương

_Lại nữa, quán chữ Hồng (Hū )
Sinh ra tướng phẫn nộ
Là Đại Bi Kim Cương (Mahā-kāru a-vajra)
Giống như màu sen xanh
Đại Bi Kim Cương này
Như màu mặt trời sáng
Thấy đấy như hư không
Nên Tín Giải (Adhimukti: y theo niềm tin mà được Thắng Giải) như vậy

_Cầm các vật trang nghiêm
Cúng dường tám Minh Phi (Vidya-rājñī)
Ngao Lý (Gaurī), Lộc Lang Tha (M galāsca)
Tưu Lý (Caurī) xoa nhiếp vật (vật khí)
Vĩ Đa Lê (Vettalī) dâng nước
Khát Tam Ma Lý (Ghasmarī) thuốc
Bốc Cát Tây (Pukkasī) hiến chày
Thiết Phộc Lý (Savarī) sáu vị (mùi vị)
Tán Noa Lý (Ca alī) âm nhạc
Nỗ Nhĩ Lý (Raudrī) ca múa
Diệu Lạc, Đại Lạc ấy
Tùy Nhật Nguyệt, ngày đêm
Trụ trong Chủng Tử đấy
_Nói hữu tình như vậy
Tự Tính thắng hoan hỷ
Chuyển hiện Đại Thần Thông
Rộng che Hư Không Đàn
Nhỏ dần trong một Tâm
Đều thành tướng phẫn nộ
Màu xanh trong nhật luân (vành mặt trời)
Mắt: Mạn Độ Ca hồng
Tóc ràng búi màu vàng
Dùng năm Ấn trang nghiêm
Luân (bánh xe), hoàn (vòng đeo tay) với Anh Lạc
Vòng xuyến, đai màu vàng
Biểu (biểu thị) năm Phật thanh tịnh
Nói đây tên Ấn Khế
_Thấy tướng phẫn nộ ấy Hình Đồng nữ mười sáu
Tay trái cầm Kim Cương (Vajra:chày Kim Cương)
Với Cát Ba La (Kapāla:đầu lâu) ấy
Khiết Xuân Nga (Kha va ga:cây trượng của Thần Śīva) cũng vậy
Tay phải: chày màu xanh
Ưng đến trong Hàn Lâm (Khu rừng để xác chết)
Thành tựu Bản Sở Tôn
Miệng tụng Hồng Ca La (Hū -kāra)
Tám Minh Phi ( a a-yoginī) vây quanh
Tùy phương tiện ấy nói
Tự thân tức Hàn Lâm
Bốn tay là bốn Ma
Khiến giáng phục thanh tịnh
Nên tụng nơi chữ Hồng (Hū )
Sắc tướng như trước nói
_Bên trái: tay thứ nhất
Tay cầm Cát Ba La (Kapāla:đầu lâu)
Dùng Trời (Deva), A Tu La (Asura)
Đầy Cam Lộ (Am ta) sung mãn
_Bên phải: tay thứ nhất
Tay cầm chày Kim Cương
_Tay thứ hai bên trái
Tay thứ hai bên phải
Bát Nhã Mật Đa Giáo
Hoặc là hình tượng Phật

_Tiếp ba mặt, sáu tay
Tay trái cầm Cam Lộ
Tay phải: hoặc Nhật, Nguyệt
Màu xanh tối sơ ấy
Tướng tay như trước nói
Đều không có tướng đấy

_Thanh Tịnh Ba La Mật
Bên trái: tay thứ nhất
Tay cầm Tam Kích Xoa
Bên Phải: tay thứ nhất
Tay cầm chày Kim Cương
Tay trái thứ hai: chuông
Tay phải thứ hai: Đao
Hai cánh tay còn lại
Kim Cương Tinh Già La
Dùng hai loại hòa hợp
Tượng Phật, Bát Nhã Giáo
_Hoặc lại tay trái phải
Đao với Cát Ba La
Ưng ở chỗ trống vắng (không tịch xứ)
Thành biện việc ba cõi

HIỀN THÁNH QUÁN ĐỈNH BỘ
_PHẨM THỨ TƯ_

Trước tiên, ở trái tim của mình với Chủng Tử của chữ…sinh ra lửa sáng rực rỡ màu đen, tay trái cầm móc câu, tay phải Kỳ Khắc (Kỳ Khắc Ấn: Ấn thống trị) như Đức Phật trụ trong ba cõi, câu triệu tám Đại Minh Phi ( a a-Māt :tám Mẫu), tùy theo điều ấy cúng dường Bản Tôn.

Trước hết dùng chữ Án (O ) được tất cả Như Lai quán đỉnh, liền dùng Đức Phật ấy thành tướng Không Trí Minh Vương (Heruka), cầm năm Cam Lộ thành biện HIền Bình của năm Như Lai, làm năm loại Quán Đỉnh (Abhi eka). Ngay lúc quán đỉnh thời rải mọi hoa thơm đẹp với Uất Kim Hương, đánh trống ca vịnh, cúng dường Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya), Phật Nhãn Mẫu (Locana)…để hay thành tựu ba cõi của Không Trí, gia trì bốn uy nghi, như Thánh Hiền ấy nên biết như vậy.

ĐẠI CHÂN THẬT
_PHẨM THỨ NĂM_

_Tự Tính tất cả Pháp
Nơi đây thảy đều không
Nói Phi Sắc (chẳng phải là hình sắc), phi thanh (chẳng phải là âm thanh)
Tức không nghe, không thấy
Chẳng phải Hương (mùi ngửi), Vị (vị nếm), Xúc (sự tiếp chạm)
Cũng không nhóm Năng Xúc (hay tiếp chạm)

_Người khéo hiểu Du Già
Phi Tâm (chẳng phải là Tâm), chẳng chỗ duyên (phi sở duyên)
Nơi chị em các Mẫu (Māt )
Cũng nên thường cúng dường
Nỗ Nhĩ Minh Phi (Raudrī) ấy
Như Na Chi (Na ī) Nhiễm Sư (Karma:sự nghiệp)
Tán Noa Lý Minh Phi (Ca alī) Giống người nữ Tịnh Hạnh
Trong phương tiện Thắng Tuệ
Y Nghi Quỹ cúng dường
Như ấy chẳng phân biệt
Nên gần gũi hầu hạ

_Nếu người chẳng bí mật (phi bí mật giả)
Sẽ bị khổ như vầy
Đọa trong giặc Mê Noa (Vyā a)
Trong lửa mạnh trên đất

_Ấn Chú năm Bộ này
Nói là nhân (Hetu) Giải Thoát
Rồi lại nói Ấn này
Tên Kim Cương Bí Mật
Là Kim Cương (Vajra), Liên Hoa (Padma)
Sự Nghiệp (Karma), Như Lai (Tathāgata), Bảo (Ratna)
Nói năm Bộ như vậy
Là Đại Bi tối thượng

_Kim Cương (Vajra): Nỗ Di Ấn ( ombī-mudra)
Liên Hoa (Padma): Vũ (N tye:múa) cũng thế
Sư Nghiệp (Karma) là Nhiễm Sư
Như Lai (Tathāgata): nữ thanh tịnh
Bảo Bộ (Ratna-kulāya) Tán Noa Lý (Ca alī)
Năm Ấn này quyết định

_Như Lai Bộ (Tathāgata-kulāya) cũng thế
Lược chung (tổng lược) mà phân biệt
Đi tức Như Lai đi
Đến tức ngồi Cát Tường (cát tường tọa)
Dùng Thắng Tuệ tương ứng
Là Như Lai đã nói

_Mở nói làm sáu loại
Lược chung chỉ năm Bộ
Sau lại có ba việc
Là nghiệp thân, miệng, ý

_Lại nói năm Bộ này
Tức Tự Tính năm Uẩn (Pañca-skandha)
Như vậy sinh ra Thân
Đấy nói là năm Bộ
Không chỗ quán tượng Thánh
Cũng không người hay quán
Không Chân Ngôn trụ xứ
Thành năm loại Tự Tính
Đại Tỳ Lô Giá Na (Mahā-vairocana)
Với A Súc Như Lai (Ak obhya-tathāgata)
Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha)
Bảo Sinh (Ratna-sa bhava), Vô Lượng Thọ (Amitāyus)

_Phạm Vương (Brahmā), Vĩ Sắt Noa (Vi u)
Cùng với Đại Tự Tại (Śiva)
Tất cả hàng quyến thuộc
Nên chân thật mở bày
Phạm Vương: thành Chính Giác
Vĩ Sắt Nỗ: tin yêu
Đại Tự Tại: cát tường
Tất cả thường an trụ
Chân, Thường, Lạc rộng lớn
Khai ngộ khiến yêu thích
Như vậy trong thân mình
Sinh ra các Hiền Thánh

Người đó có Phước Trí
Giống như Bạc Già Phạm (Bhagava :Thế Tôn)
Nhóm Tự Tại, sí thịnh…
Đầy đủ sáu loại Đức (Tự Tại, Sí Thịnh, Đoan Nghiêm, Danh Xưng, Cát Tường,
Tôn Quý)
Lại như Phật Thế Tôn
Phá các Ma phiền não
Cũng như Đại Trí Mẫu
Sinh ra hết thảy Tính
Các chị em Thắng Tuệ
Hay phân biệt hiển hiện
Lại như Nhiễm Sư Nữ
Làm ca, vịnh, múa, giỡn
Niệm ấy (người ấy) như Nhiễm Sư
Gần gũi các chúng sinh
Nói ấy (người ấy) như người nữ
Sinh ra các Công Đức
Ca, vịnh như Thắng Tuệ
Xoay chuyển thành Đại Bi
_Nói Nỗ Nhĩ Minh Phi (Raudrī)
Nên chẳng nhận các Xúc (sự tiếp chạm)
Nơi các Thánh Hiền ấy
Nói nhiều loại xưng tán
_Nên vẽ Mạn Noa La
Hành Tướng như trước nói
Như cột buộc ngón tay
Hoặc kéo rút mở Ấn
Nơi ấy (Ấn ấy) tịnh suy tư
Tùy ứng thành Quán Hạnh
Được Diệu Lạc như vậy
Nơi mình thường thọ dụng
Sạch hết cửa Sinh Tử
Nói tên An Lạc Định

PHẬT NÓI KINH ĐẠI BI KHÔNG TRÍ KIM CƯƠNG
ĐẠI GIÁO VƯƠNG NGHI QUỸ
_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Trang: 1 2 3 4