KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG KINH
_QUYỂN THỨ MƯỜI_
Hán dịch: Đại Đường Tam Tạng Sa Môn NGHĨA TỊNH phụng chế dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
BUÔNG XẢ THÂN MẠNG _PHẨM THỨ HAI MƯƠI SÁU_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn đã vì Đại Chúng nói nhân duyên xưa kia của mười ngàn vị Thiên Tử này. Lại bảo Thần cây Bồ Đề (Bồ Đề Thụ Thần) với các Đại Chúng: “Ta ở quá khứ thực hành Bồ Tát Đạo (Bodhisatva-mārga) chẳng phải là chỉ cho nước với thức ăn cứu mạng của đám cá kia, cho đến cũng buông xả thân đáng yêu. Nhân duyên như vậy, có thể cùng nhau quán sát”
Khi ấy, Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, bậc tối tôn tối thắng trên Trời dưới Trời, phóng trăm ngàn ánh sáng chiếu mười phương giới, đủ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā), viên mãn Công Đức… đem các Bật Sô (Bhikṣu: Tỳ Kheo) với Đại Chúng đến thôn xóm Bát Già La (Pañcāla), vào trong một khu rừng, đất ở đấy ngay ngắn bằng phẳng, không có các gai góc, hoa đẹp thơm, cỏ mềm mại mọc đầy khắp chỗ ấy.
Đức Phật bảo Cụ Thọ A Nan Đà (Ānanda): “Ông có thể vì Ta trải bày chỗ ngồi ở dưới cái cây này”.
Thời A Nan Đà nhận lời dạy bảo, trải bày xong, rồi thưa bạch rằng: “Thế Tôn! Tòa ngồi ấy đã được trải bày xong, chỉ có bậc Thánh mới biết đúng thời”
Lúc đó, Đức Thế Tôn liền ngồi Kiết Già ở trên tòa, ngay thẳng thân chính niệm, bảo các Bật Sô: “Các ông có thích muốn thấy Xá Lợi (Śarīra) gốc của Bồ
Tát tu Khổ Hạnh (Duḥskara) xưa kia không?” Các Bật Sô nói: “Chúng con thích nhìn thấy”
Đức Thế Tôn liền dùng bàn tay do trăm Phước trang nghiêm tướng tốt, đè lên đất ấy. Lúc đó, đại địa chấn động theo sáu cách, tức liền tách mở ra, thời Chế Để (Caitye: cái tháp) bảy báu đột nhiên trồi lên với mọi lưới võng báu trang nghiêm trên tháp ấy. Đại chúng thấy xong, sinh Tâm hiếm có.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn liền từ chỗ ngồi đứng dậy, làm lễ, nhiễu quanh theo bên phải rồi quay về tòa ngồi của mình, bảo A Nan Đà: “Ông có thể mở cánh cửa của Chế Để này”
Thời A Nan Đà liền mở cánh cửa ấy, thấy cái hộp bảy báu được trang sức bằng châu báu kỳ lạ, rồi bạch rằng: “Thế Tôn! có cái hộp bảy báu được trang sức bằng mọi vật báu”
Đức Phật nói: “Ông có thể mở cái hộp”
Thời A Nan Đà vâng theo lời dạy, mở ra thì thấy có Xá Lợi (Śarīra) trắng như Kha Tuyết (Hima: tuyết), hoa Câu Vật Đầu (Kumuda), liền bạch Phật rằng: “Hộp có Xá Lợi, màu sắc kỳ diệu khác thường”
Đức Phật bảo A Nan Đà: “Ông có thể đem xương cốt của Đại Sĩ này đến đây”
Thời A Nan Đà liền lấy xương cốt ấy dâng trao cho Đức Thế Tôn. Đức
Thế Tôn nhận xong, bảo các Bật Sô: “Các ông nên quán sát Xá lợi di thân của
Bồ Tát tu Khổ Hạnh” Rồi nói Tụng là:
“Bồ Tát: Thắng Đức tương ứng Tuệ
Dũng mãnh, siêng năng tròn sáu Độ (Ṣaṭ-pāramitā: 6 Ba La Mật)
Thường tu chẳng ngưng, vì Bồ Đề (Bodhi)
Chẳng bỏ, bền chắc, Tâm không mệt”
Bật Sô các ông đều nên lễ kính Bản Thân của Bồ Tát. Xá Lợi này tức là nơi mà hơi thơm của vô lượng hương Giới Định Tuệ đã xông ướp, là ruộng
Phước (Puṇya-kṣetra) tối thượng rất khó gặp gỡ”
Thời các Bật Sô với các Đại Chúng thảy đều chí Tâm, chắp tay cung kính, đỉnh lễ Xá Lợi, khen chưa từng có!
Lúc đó, A Nan Đà tiến lên phía trước, lễ bàn chân của Đức Phật, rồi bạch
Phật rằng: “Như Lai Đại Sư vượt qua tất cả, là nơi mà các hữu tình đã cung kính.
Do nhân duyên gì mà lễ thân cốt này?”
Đức Phật bảo A Nan Đà: “Ta nhân vào xương cốt này, mau chóng được Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbodhi). Vì báo đáp ân xưa nên nay Ta đến lễ”
Lại bảo A Nan Đà: “Nay Ta vì ông với các Đại Chúng đoạn trừ nghi ngờ, nói nhân duyên xưa kia của Xá Lợi này. Các ông hãy khéo suy nghị, nên một lòng lắng nghe”
A Nan Đà nói: “Chúng con vui thích nghe. Nguyện xin mở bày”
_“Này A Nan Đà! Ở đời quá khứ có một vị quốc vương tên là Đại Xa (Mahā-ratha) rất giàu có, nhiều tiền của, kho tàng tràn đầy, quân lính uy vũ dũng mãnh, mọi nơi đều khâm phục, thường dùng Chính Pháp ban bố cảm hóa trăm họ (kiềm lê), người dân đông đúc, không có oán địch. Đại Phu Nhân của đất nước (hoàng hậu) sinh ra ba người con, dung mạo đoan chính, người ưa thích nhìn. Vị Thái Tử tên là Ma Ha Ba La (Mahā-praṇāda), người con thứ tên là Ma Ha Đề Bà (Mahā-deva), người con nhỏ nhất tên là Ma Ha Tát Đỏa (Mahāsatva)
Khi ấy, vị Đại Vương vì muốn đi du ngoạn, thưởng thức cảnh núi rừng. Ba vị Vương Tử (Rāja-kumāra) ấy cũng đều đi theo, vì tìm hoa quả nên tách rời khỏi cha, đi loanh quanh đến rừng tre lớn rồi nghỉ ngơi trong đó. Vị vương tử thứ nhất nói như vầy: “Hôm nay, Tâm của Ta rất kinh sợ, ở trong khu rừng này chẳng biết có loài thú mạnh nào gây tổn hại cho ta”
Vị Vương Tử thứ hai lại nói lời này: “Ta đối với thân của mình, trước đây đã không có luyến tiếc, chỉ sợ nơi mình yêu thích lại có khổ biệt ly” Vị vương tử thứ ba thưa với hai người anh rằng:
“Đây là nơi Thần Tiên cư trú
Em không sợ hãi, lo biệt ly
Khắp cả thân tâm sinh vui vẻ
Sẽ được các Công Đức thù thắng”
Thời các vị Vương Tử đều nói việc mà bản tâm mình đã nghĩ. Tiếp theo, lại đi về phía trước, thấy một con cọp (Vyāghrī: con cọp cái) sinh ra bảy đứa con, mới trải qua bảy ngày, các con vây quanh, bị đói khát ép bức, thân hình gầy ốm, chẳng lâu sẽ chết.
Vị Vương Tử thứ nhất nói như vầy: “Thương thay! Con cọp này mới sinh được bảy ngày, bảy đức con vây quanh, không có dịp tìm thức ăn, bị đót khát ép bức, ắt phải ăn cọp con”
Vương Tử Tát Đỏa (satva) hỏi rằng: “Bình thường, con cọp này đã ăn vật gì?”
Vị Vương Tử thứ nhất đáp rằng:
“Cọp (Vyāghra), beo (Tarakṣa), sói (Vṛkṣa), sư tử (Siṃha)
Chỉ ăn máu thịt nóng
Không ăn uống thứ khác
Cứu được gầy yếu này”
Vị Vương Tử thứ hai nghe lời này xong, thì nói như vầy: “Con cọp này gầy ốm, bị đói khát ép bức, sống không được bao lâu, Chúng ta làm sao tìm thức ăn uống khó được như vậy? Ai lại vì điều này mà tự buông xả thân mạng để cứu nỗi khổ bị đói ấy?!…”
Vị Vương Tử thứ nhất nói: “Tất cả điều khó buông xả thì không có gì khó hơn là buông xả thân của mình”
Vương Tử Tát Đỏa (satva): “Nay chúng ta đối với thân của chính mình, đều sinh luyến ái, lại không có Trí Tuệ, chẳng thể hưng khởi việc lợi ích cho người khác. Nhưng lại có bậc Thượng Sĩ ôm giữ Tâm Đại Bi, thường vì lợi người, quên thân cứu vật”.
Lại tác niệm này: “Nay thân này của ta ở trăm ngàn đời từng bị vứt bỏ vì hư hoại thối nát, không có chỗ lợi ích. Tại sao ngày nay lại chẳng thể buông xả để cứu giúp nỗi khổ bị đói, như nhổ bỏ nước rãi?!…”
Khi các Vương Tử bàn bạc việc này xong, đều khởi Tâm Từ (Maitracitta), buồn bã thương xót cùng nhau quán sát con cọp gầy ốm chẳng nháy mắt, bồi hồi lúc lâu rồi cùng nhau bỏ đi.
Lúc đó Vương Tử Tát Đỏa liền tác niệm này: “Nay chính là lúc ta nên buông xả thân mạng. Tại sao thế?
“Xưa nay ta gìn giữ thân này
Đầy mủ hôi tanh chẳng đáng yêu
Cung cấp đầy đủ áo, thức ăn
Voi, ngựa, xe cộ, tiền, vật quý
Do Pháp biến hoại, Thể vô thường
Mong cầu khó đủ, khó gìn giữ
Tuy thường cấp dưỡng, ôm oán hại
Cuối cùng bỏ ta, chẳng biết ơn”
Lại nữa, thân này chẳng bền chắc, đối với ta không có ích, rất đáng sợ như giặc cướp, chẳng sạch sẽ như phân dơ. Ta ở ngày nay nên khiến thân này tu nghiệp rộng lớn, làm thuyền bè lớn ở biển sinh tử, vứt bỏ Luân Hồi khiến được Xuất Ly (Naiṣkramya: vượt thoát nỗi khổ của luân hồi sinh tử, thành biện Phật Đạo)”
Lại tác niệm này: “Nếu buông xả thân này tức buông xả vô lượng bệnh ác ung thư, trăm ngàn sự sợ hãi. Thân này chỉ có đại tiện tiểu tiện, chẳng bền chắc như bọt nước, nơi tụ tập của các loài trùng… mạch máu, gân xương cùng liên kết với nhau gìn giữ, rất đáng chán ghét. Thế nên, nay ta cần phải vứt bỏ để cầu Vô Thượng Cứu Cánh Niết Bàn, lìa hẳn sự lo lắng về Vô Thường, khổ não. Ngưng dứt sinh tử, chặt đứt các Trần Luỵ (nghiệp ác phiền não). Dùng sức Định Tuệ, viên mãn huân tu (tịnh tâm tu hành), trăm Phước trang nghiêm thành Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā), Pháp Thân (Dharma-kāya) vi diệu là nơi mà chư Phật đã khen ngợi. Đã chứng đắc xong, ban cho chúng sinh vô lượng niềm vui của Pháp”
Lúc đó, Vương Tử dấy lên đại dũng mãnh, phát Thệ Nguyện rộng, dùng niệm Đại Bi tăng ích Tâm ấy. Lại lo nghĩ hai người anh vì tình cảm ôm giữ sự sợ hãi, cùng nhau gây cản trở, nên chẳng đạt được sự mong cầu. Tức liền bạch rằng: “Hai anh đi trước đi, em sẽ theo sau”
Bấy giờ Vương Tử Ma Ha Tát Đỏa quay trở lại trong rừng, đến chỗ của con cọp ấy, cởi bỏ quần áo treo trên cây tre, rồi nói lời này:
“Ta vì chúng sinh trong Pháp Giới
Chí cầu nơi Vô Thượng Bồ Đề
Khởi Tâm Đại Bi chẳng nghiêng động
Buông xả thân Phàm Phu yêu thích
Bồ Đề (Bodhi) không nạn, không nhiệt não
Nơi các bậc Trí đã yêu thích
Chúng sinh trong biển khổ ba cõi
Nay ta cứu giúp khiến an vui”
Lúc đó, Vương Tử nói lời này xong, liền đem thân nằm ở trước mặt con cọp. Do uy thế Từ Bi của Bồ Tát này, con cọp không thể làm gì được. Bồ Tát thấy vậy, liền lên núi cao lao thân xuống đất, thời các vị Thần Tiên nâng đỡ Vương Tử nên không có thương tổn.
Lại tác niệm này: “Nay con cọp gầy yếu chẳng thể ăn nuốt Ta”. Liền dứng dậy tìm con dao, lại chẳng thể tìm được. Liền lấy cây tre cứng đâm vào cổ cho chảy máu rồi đến sát bên cạnh con cọp. Khi ấy, đại địa chấn động theo sáu cách, như gió xoáy vào nước vọt lên chìm xuống chẳng yên, mặt trời không có ánh sáng như bị La Hầu (Rāhu) ngăn che, các phương mờ tối không có ánh sáng. Trời tuôn mưa hoa đẹp thơm, với bột hương màu nhiệm quấn quít nhau rơi xuống tràn khắp trong rừng.
Bấy giờ, hư không có các Thiên Chúng thấy việc này xong, sinh Tâm tùy vui, khen chưa từng có! Đều cùng nhau khen rằng: “Lành thay Đại Sĩ!”. Liền nói Tụng là:
“Đại Sĩ cứu giúp, vận Tâm Bi (Kāruṇa-citta)
Đều nhìn chúng sinh như con một
Dũng mãnh, vui vẻ, không tiếc lẫn
Xả thân cứu khổ, Phước khó nghĩ
Quyết đến nơi Chân Thường thắng diệu
Lìa hẳn ràng buộc của sinh tử Chẳng lâu sẽ được quả Bồ Đề Vắng lặng, an vui chứng Vô Sinh (Anutpāda)”
Lúc đó, con cọp đói đã thấy máu từ cái cổ của Bồ Tát tuôn chảy xuống, tức liền liếm máu, ăn hết thịt chỉ còn lưu lại xương cốt.
_Khi ấy, vị Vương Tử thứ nhất thấy động đất xong, bảo người em rằng:
“Đất đai, sông, núi đều chấn động
Các phương mờ tối không mặt trời
Mưa hoa rơi xuống khắp không trung
Quyết là em ta bỏ thân tướng”
_Vị Vương Tử thứ hai nghe anh nói xong, liền nói Già Tha (Gāthā: kệ tụng) rằng:
“Em nghe Tát Đỏa (Satva) nói Từ Bi
Thấy cop đói kia, thân gầy yếu
Đói khổ ràng buộc, sợ ăn con
Nay em nghi em ấy bỏ thân”
Thời hai vị Vương Tử sinh buồn khổ lớn, khóc lóc buồn than, liền cùng nhau quay lại chỗ của con cọp, thấy quần áo của em trên cành tre, hài cốt với tóc vương vãi ở chỗ ấy. máu chảy thành bùn thấm dơ đất ấy. Thấy xong, choáng váng chẳng thể giữ mình được, gieo thân trên đống xương, lâu sau mới tỉnh lại.
Liền đứng dậy giơ tay, buồn thương kêu gào khóc lớn. Cùng nhau than rằng:
“Em ta dáng đoan nghiêm
Cha mẹ yêu thương nhất
Vì sao cùng ra ngoài
Bỏ thân mà chẳng về
Nếu khi cha mẹ hỏi
Chúng ta đáp thế nào
Chẳng thà cùng mất mạng
Há lại giữ thân mình?!…”
Thời hai vị Vương Tử buồn khóc, áo não từ từ bỏ đi. Lúc đó, Tiểu Vương Tử là tướng theo hầu cần, cùng nhau nói là: “Vương Tử ở chỗ nào? Nên cùng nhau tìm kiếm”
_Bấy giờ, Quốc Đại Phu Nhân ngủ trên lầu cao, liền ở trong mộng thấy tướng chẳng lành: hai vú bị cắt, răng bị rụng xuống, được ba con chim bồ câu thì một con bị chim ưng bắt đi, hai con bị kinh sợ. Khi động đất thời Phu Nhân liền tỉnh giấc, Tâm rất buồn rầu phiền não, nói lời như vầy:
“Vì sao lúc này đại địa động
Sông ngòi, cây rừng đều chấn động
Mặt trời không sáng như bị che
Máy mắt, vú rung khác lúc thường
Như tên bắn tim, lo khổ ép
Khắp thân run rẩy, chẳng an ổn
Trong mộng, ta thấy điềm chẳng lành
Ắt có việc tai biến khác thường”
Đột nhiên hai vú của Phu Nhân tuôn ra sữa, nghĩ điều này ắt có biệc biến quái. Thời có Thị Nữ nghe người bên ngoài nói tìm kiếm Vương Tử nay vẫn chưa được, nên Tâm rất kinh sợ, liền vào trong cung bạch với Phu Nhân rằng: “Đại Gia biết không, bên ngoài nghe mọi người tản ra đi tìm Vương Tử ở khắp nơi, vẫn chưa tìm được”
Khi Phu Nhân nghe lời này xong, rất lo lắng, mặt tràn đầy nước mắt, đến chỗ của Đại Vương, bạch rằng: “Đại Vương! Thiếp nghe người bên ngoài nói lời như vầy: “Đứa con nhỏ mà ta yêu quý bị lạc mất rồi!…”
Đức vua nghe xong, kinh hoàng, buồn bã nghẹn ngào nói: “Khổ thay! Ngày nay lạc mất đứa con yêu quý (Priya-suta: ái tử) của ta”
Tức liền lau nước mắt, an ủi Phu Nhân rồi bảo rằng: “Này Hiền Thủ!
Khanh đừng lo lắng, nay ta cùng nhau ra ngoài tìm kiếm đứa con yêu quý”
Đức vua, Đại Thần cùng với mọi người liền cùng nhau ra khỏi thành, mỗi mỗi đều phân tán tìm kiếm các nơi. Khoảng chưa lâu thì có một vị Đại Thần đến trước mặt, bạch với vua rằng: “Nghe nói Vương Tử vẫn còn. Nguyện xin đừng lo buồn, nay chưa tìm thấy vị Vương Tử nhỏ nhất thôi”
Đức vua nghe lời này thì buồn than, nói rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Lạc mất đức con yêu quý của ta!…”
“Lúc mới có con thời vui vẻ ít
Sau khi mất con thời lo khổ nhiều
Nếu khiến con ta còn thọ mạng
Dầu thân ta mất, chẳng hề khổ”
_Phu Nhân nghe xong, lo lắng ưu phiền như bị tên bắn trúng, rồi than thở rằng:
“Ba con của ta với người hầu
Đều đến trong rừng, cùng du ngoạn
Con yêu nhỏ nhất chẳng quay về
Quyết có việc trái ngang tai ách”
_Tiếp đó, vị Đại Thần thứ hai đi đến chỗ của Đức Vua. Nhà vua hỏi vị Đại Thần rằng: “Đứa con yêu quý của Ta ở đâu?”
Vị Đại Thần thứ hai áo não khóc lóc, cổ họng với lưỡi khô khốc, miệng chẳng thể nói, nên không có từ ngữ thưa đáp. Phu Nhân hỏi rằng:
“Mau báo đứa nhỏ nay ở đâu
Thân ta nóng bức thiêu đốt khắp
Choáng váng, mê man mất Bản Tâm
Đừng khiến ngực ta, nay rách vỡ”
_Thời vị Đại Thần thứ hai liền đem việc Vương Tử buông xả thân thưa trình đầy đủ cho đức vua biết. Đức vua với Phu Nhân nghe việc ấy xong, chẳng kềm được sự buồn thương uất nghẹn, hướng về nơi đức con buông xả thân, chạy vội tới phía trước, đến chỗ rừng tre, đến đất mà Bồ Tát ấy đã buông xả thân, thấy hài cốt vương vãi, cùng thời ngã xuống đất, choáng váng sắp chết, giống như gió mạnh thổi lật ngược cái cây lớn, Tâm mê đánh mất chính mình, đều không có hay biết.
Lúc đó, các vị Đại Thần đem nước rải khắp lên Đức Vua với phu nhân, rất lâu mới tỉnh lại, giơ tay khóc lóc, than thở rằng:
“Ôi! Hại con yêu (ái tử), tướng đoan nghiêm
Do đâu chết khổ đến ép trước
Nếu ta được chết trước con yêu
Há thấy việc khổ lớn như đây”
Bấy giờ, Phu Nhân đang hôn mê, hơi tỉnh lại, đầu tóc rối tung, hai tay đấm vào ngực, lăn lộn trên mặt đất như con cá ở trên đất bằng, ngư con bò bị lạc mất con, buồn khóc nói rằng:
“Ai mổ cắt con ta?
Còn xương rải trên đất
Ta mất con yêu quý Lo buồn chẳng chịu nổi _Khổ thay! Ai giết con?
Gây việc ưu não này
Tâm ta phi Kim Cương (chẳng phải là Kim Cương)
Làm sao chẳng bị vỡ
Trong mộng ta đã thấy
Hai vú đều bị cắt
Răng đều bị rụng xuống
Nay gặp đau khổ lớn
Mộng thấy ba bồ câu
Một bị chim ưng bắt
Nay mất con yêu quý
Tướng ác chẳng hư dối”
_Khi ấy, Đại Vương, Phu Nhân với hai vị Vương Tử, buồn thương kêu khóc, bỏ chuỗi Anh Lạc…rồi cùng với dân chúng thu lấy Xá Lợi di thân của Bồ Tát, đặt trong Tốt Đổ Ba (Stūpa: cái tháp nhiều tầng) để cúng dường.
[ND: Phật Giáo Nepal ghi nhận cái tháp báu thờ Xá Lợi của Bồ Tát được xưng gọi là OṂ NAMO BUDDHA. Túc Sinh Truyện thuật lại tích truyện trên, ghi nhận thêm là cái tháp báu ấy có tên là NAMURA (tiếng gọi tắt của câu NAMO BUDDHA có nghĩa là quy mệnh Đức Phật). Tháp Namo Buddha nằm trên một ngọn đồi ở Panauti thuộc lãnh thổ của Nepal. Từ đây, có thể ngắm phong cảnh núi non hùng vĩ của dãy Himalaya].
_Này A Nan Đà! Các ông nên biết đây tức là Xá Lợi của vị Bồ Tát ấy”
_Lại bảo A Nan Đà: “Ở thời xưa kia, Ta tuy đủ phiền não, tham, sân, si… hay ở trong Địa Ngục, Quỷ đói, Bàng Sinh, năm nẻo tùy theo duyên cứu giúp khiến cho (chúng sinh) được thoát lìa huống chi là lúc này, phiền não đều tận hết, không có tập khí dư sót nữa, hiệu là Thiên Nhân Sư (Śāsta-devamanuṣyāṇāṃ), đủ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) mà chẳng thể vì tất cả chúng sinh trải qua nhiều kiếp ở trong Địa Ngục với nơi khác… thay họ nhận chịu mọi khổ, khiến cho họ ra khỏi sinh tử, phiền não, luân hồi sao?!… “
Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này lần nữa nên nói Tụng là:
“Ta nhớ đời quá khứ
Vô lượng vô số kiếp
Có lúc làm quốc vương
Hoặc lại làm con vua
Thường thực hành Đại Thí
Buông xả thân yêu quý
Nguyện ra khỏi sinh tử
Đến nơi Diệu Bồ Đề
_Xưa kia có nước lớn
Quốc Chủ tên Đại xa (Mahā-ratha)
Vương Tử tên Dũng Mãnh (Mahā-satva)
Thường bố thí, không tiếc
Vương Tử có hai anh
Hiệu Đại Cừ (Mahā-praṇāda), Đại Thiên (Mahā-deva)
Ba người ra ngoài chơi
Dần đi đến núi rừng
Thấy con cọp bị đói
Liền sinh Tâm như vầy
Cọp bị lửa đói đốt
Lại không có gì ăn
Đại Sĩ thấy điều này
Sợ nó sẽ ăn con
Buông xả thân không tiếc
Cứu giúp cho khỏi chết
_Đất đai với các núi
Một thời đều chấn động
Sông, biển đều phun trào
Sóng dữ, nước chảy ngược
Trời đất mất ánh sáng
Mờ tối không nhìn thấy
Cầm thú ở rừng hoang
Bay, chạy mất chỗ ở
_Hai anh sợ chẳng về
Lo lắng sinh buồn khổ
Liền cùng với Thị Tòng (người theo hầu)
Tìm kiếm khắp rừng, đầm
Anh em cùng bàn bạc
Lại đến chốn núi sâu
Nhìn quanh không đâu có
Thấy cọp ở rừng vắng
Cọp mẹ với bảy con
Miệng đều có vấy máu
Còn xương tàn với tóc
Vương vãi trên mặt đất
Lại thấy có máu chảy
Rải rác ở rừng cây
Hai anh nhìn thấy xong
Tâm sinh rất sợ hãi
Choáng váng ngã xuống đất
Hôn mê chẳng biết gì
Thân lấm đầy bụi đất
Sáu tình (mừng, giận, buồn, vui, yêu, ghét) đều mất niệm
_Người theo hầu Vương Tử
Khóc lóc, Tâm lo sợ
Rưới nước khiến tỉnh lại
Giơ tay, kêu gào khóc
_Lúc Bồ Tát xả thân
Mẹ hiền ở trong cung
Với năm trăm Cung Nữ
Cùng thọ hưởng Diệu Lạc
Hai vú của Phu Nhân
Đột nhiên tự chảy sữa
Khắp thân như kim chích Đau khổ chẳng thể yên
Chợt sinh tưởng mất con
Khổ như tim trúng tên (mũi tên)
Liền bạch Đại Vương biết
Bày việc khổ não này
Khóc thương chẳng chịu nổi Buồn thảm tâu với vua:
“Đại Vương! Nay nên biết
Thiếp sinh khổ não lớn
Hai vú chợt tuôn sữa
Ngăn cấm chẳng theo Tâm
Như kim chích khắp thân
Phiền não muốn vỡ ngực
Thiếp mộng thấy điềm ác
Ắt sẽ mất con yêu (Priya-suta: ái tử)
Nguyện vua cứu mạng thiếp
Biết con còn hay mất
Mộng thấy ba bồ câu
Con nhỏ là con yêu (ái tử)
Chợi bị chim ưng bắt
Buồn thương khó nói đủ
Thiếp chìm trong biển lo
Chẳng lâu chắc sẽ chết
Sợ mạng con chẳng còn
Nguyện mau chóng tìm kiếm
Lại nghe người ngoài nói
Chưa tìm được con nhỏ
Nay ý thiếp chẳng yên
Nguyên vua thương xót thiếp”
_Phu Nhân tâu vua xong
Thân té ngã xuống đất
Đau thương, Tâm mê man
Hôn mê chẳng còn biết
_Cung nữ thấy Phu Nhân
Hôn mê nằm trên đất
Đều cất tiếng khóc lớn
Lo sợ mất chỗ dựa
_Vua nghe nói như vậy Lo lắng không chịu nổi
Liền sai các Quần Thần
Tìm kiếm con yêu quý
Cùng nhau ra ngoài thành Truy tìm khắp mọi nơi Khóc than hỏi mọi người:
“Vương Tử nay ở đâu
Nay còn sống hay chết
Ai biết nơi đã đi
Làm sao khiến ta thấy
Cởi bỏ Tâm thương lo?!…”
_Mọi người truyền cho nhau
Đều nói Vương Tử chết
Người nghe đều thương tiếc
Buồn than khổ khó lường
_Bấy giờ, vua Đại Xa
Khóc thương, liền đứng dậy
Đến chỗ của Phu Nhân
Rưới nước lên thân ấy
Phu Nhân nhờ nước rưới Lậu sau mới tỉnh dậy Thương khóc hỏi Đức Vua:
“Nay con thiếp còn chăng?!…”
_Vua bảo Phu Nhân rằng:
“Ta đã sai mọi người
Tìm Vương Tử khắp nơi
Vẫn chưa có tin tức”
_Vua lại bảo Phu Nhân:
“Nàng đừng sinh phiền não
Nên tự an ủi mình
Cùng nhau đi truy tìm”
_Vua cùng với Phu Nhân
Lên xe hướng trước tiến
Tiếng khóc vang thê thảm
Tâm lo như lửa đốt
_Trăm ngàn vạn dân chúng
Theo vua ra khỏi thành
Đều muốn tìm Vương Tử
Tiếng kêu khóc chẳng dứt
_Vua tìm con yêu quý
Mắt nhìn khắp bốn phương
Thấy có một người đến
Tóc rối, thân vấy máu
Khắp thể đầy bụi đất
Khóc thương đi ngược đến
Vua thấy tướng ác này
Sinh ưu phiền gấp bội
_Vua liền giơ hai tay
Thương khóc chẳng kềm nỗi
Có Đại Thần thứ nhất
Vội vã đến gặp vua Trình tấu Đại Vương rằng:
“Nguyện xin đừng buồn thương
Con yêu quý của vua
Tuy nay chưa tìm được
Chẳng lâu sẽ đi đến
Cởi mối lo của vua”
_Vua lại tiến tới trước
Thấy Đại Thần kế tiếp Đi đến chỗ của vua Chảy nước mắt tâu rằng:
“Hai Vương Tử hiện tại
Bị lửa lo ép bức
Vị Vương Tử thứ ba
Đã bị Vô Thường nuốt
Gặp cọp đói mới sinh
Sắp muốn ăn thịt con
Vương Tử Tát Đỏa ấy
Thấy thế khởi Tâm Bi
Nguyện cầu Đạo Vô Thượng
Sẽ độ tất cả chúng
Cột Tưởng Diệu Bồ đề
Rộng lớn sâu như biển
Liền lên đỉnh núi cao
Lao thân trước cọp đói
Cọp yếu chẳng thể ăn
Dùng tre cắt cổ mình
Mới ăn thân Vương Tử
Chỉ còn sót hài cốt”
_Thời vua với Phu Nhân
Nghe xong đều hôn mê
Tâm chìm vào biển lo
Lửa phiền não thiêu đốt
_Đại Thần dùng nước hương (Chiên Đàn Thủy)
Rưới vua với Phu Nhân
Tỉnh lại đều thương khóc
Giơ tay đấm ức ngực
_Đại Thần thứ ba đến Tâu trình vua như vầy:
“Thần thấy hai Vương Tử
Hôn mê ở trong rừng
Thần dùng nước lạnh rưới
Mới tạm hồi tỉnh lại
Ngó nhìn khắp bốn phương
Như lửa mạnh vòng khắp
Tạm dậy, lại ngã xuống
Thương khóc chẳng kềm nổi
Giơ tay thương xót nói
Khen Em thật hiếm có!”
_Vua nghe nói như vậy
Lửa lo lắng tăng thêm
Phu Nhân gào khóc lớn
Cao giọng nói lời này:
“Con nhỏ của ta thương yêu nhất
Đã bị La Sát Vô Thường nuốt
Nay chỉ còn lại hai đứa con
Lại bị lửa lo lắng thiêu đốt
Nay ta mau chóng đến chân núi
An ủi khiến chúng giữ gìn mạng”
_Tức liền lên xe ngóng lối trước
Một lòng đến chỗ con xả thân
Trên đường gặp hai con đang khóc
Đấm ngực, áo não mất dung nghi
Cha Mẹ thấy xong, ôm thương lo
Đều đến núi rừng, nơi xả thân
_Đã đến đất Bồ Tát xả thân
Cùng nhau thương khóc, sinh khổ lớn
Cởi bỏ Anh Lạc, Tâm thương xót
Thu lấy xương tàn của Bồ Tát
Cùng với nhân dân đồng cúng dường
Cùng dựng Tốt Đổ Ba bảy báu”
_Lại bảo a Nan Đà:
“Vị Tát Đỏa thời xưa
Tức là Ta, Mâu Ni (Śākya-muṇi)
Đừng sinh nơi niệm khác
Vua là cha, Tịnh Phạn (Śuddhodana)
Hậu là mẹ, Ma Gia (Mahā-māya)
Thái Tử là Từ Thị (Maitreya)
Thứ: Mạn Thù Thất Lợi (Maṃjuśrī)
Cọp là Đại Thế Chủ (Mahā-prajāpatī)
Năm con: năm Bật Sô
Một là Đại Mục Liên (Mahā-maudgalyāyana)
Một là Xá Lợi Phất (Śāriputra)
_Ta vì các ông nói
Duyện lợi tha xưa kia
Hạnh Bồ Tát như vậy
Nhân thành Phật, nên học
_Khi Bồ Tát xả thân
Phát Hoằng Thệ như vậy
Nguyện xương tàn thân ta
Đời sau lợi chúng sinh
_Đây là nơi xả thân
Tốt Đổ Ba bảy báu
Trải qua vô lượng thời
Mới chìm sâu trong đất
Do sức Bản Nguyện xưa
Tùy duyên dấy tế độ
Vì lời cho người, trời
Từ dưới đất vọt lên”
Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói nhân duyên của tích xưa này thời vô lượng a tăng xí gia Người, Trời, Đại Chúng đều rất thương cảm, hoan hỷ khen là chưa từng có! Đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.
Lại bảo vị Thần cây: “Ta vì báo ân cho nên đến lễ kính”
Đức Phật thu nhiếp Thần Lực thì Tốt Đổ Ba (cái tháp) ấy quay trở lại ẩn trong lòng đất.
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh
MƯỜI PHƯƠNG BỒ TÁT KHEN NGỢI _PHẨM THỨ HAI MƯƠI BẢY_
Bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai nói Kinh này thời, ở mười phương Thế Giới có vô lượng trăm ngàn vạn ức các Chúng Bồ Tát đều từ cõi nước của mình đến núi Thứu Phong (Gṛdhra-kuṭa), chỗ của Đức Thế Tôn, cúi năm vóc sát đất lễ Đức Thế Tôn xong, một lòng chắp tay, khác miệng đồng âm, khen ngợi rằng:
“Thân Phật màu vàng ròng vi diệu
Ánh sáng chiếu khắp như núi vàng
Thanh tịnh mềm mại như hoa sen
Vô lượng màu tuyệt đẹp nghiêm sức
Ba mươi hai tướng trang nghiêm khắp
Tám mươi vẻ đẹp đều tròn đủ
Ánh sáng chói lọi không gì bằng
Lìa dơ giống như trăng tròn sạch
_Tiếng trong trẻo thật là vi diệu
Như sư tử rống, tiếng sấm nổ
Tám loại vi diệu ứng Quần Cơ (vạn vật)
Hơn hẳn nhóm Ca Lăng Tần Già (Kalaviṅka)
_Diệu tướng trăm Phước, nghiêm dung mạo
Ánh sáng thanh tịnh, không vết bẩn
Trí Tuệ lặng trong như biển lớn
Công Đức rộng lớn như hư không
_Hào quang tràn khắp mười phương giới
Tùy duyên cứu khắp các hữu tình
Phiền não, Ái nhiễm đều trừ hết
Luôn thắp đuốc Pháp chẳng hề tắt
_Thương xót, lợi ích các chúng sinh
Hiện tại, vị lai hay ban vui
Thường vì họ nói Đệ Nhất Nghĩa (Paramārtha)
Khiến chứng Niết Bàn, chân tịch tĩnh
_Phật nói Pháp Cam Lộ thù thắng
Cho nghĩa vi diệu của Cam Lộ
Dẫn vào thành Niết Bàn Cam Lộ
Hưởng niềm vui Cam Lộ, Vô Vi
_Thường ở trong biển lớn sinh tử
Giải thoát khổ cho các chúng sinh
Khiến họ hay trụ đường an ổn
Luôn cho vui như ý khó bàn
_Biển Đức Như Lai rất sâu rộng
Chẳng phải nơi thí dụ hay biết
Ở Chúng thường khởi Tâm Đại Bi
Phương tiện siêng năng, luôn chẳng nghỉ
_Biển Trí Như Lai không bờ mé
Tất cả người, Trời cùng đo lường
Giả sử trong trăm ngàn vạn kiếp
Chẳng thể biết được chút ít phần
_Nay con lược khen Công Đức Phật
Ở trong biển Đức chỉ một giọt
Đem nhóm Phước này cho quần sinh
Đều nguyện mau chứng quả Bồ Đề”
Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát rằng: “Lành thay! Lành thay! Các ông khéo hay khen Công Đức của Phật như vậy, lợi ích cho hữu tình, rộng hưng vượng Phật Sự, hay diệt các tội, sinh vô lượng Phước”
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh
DIỆU TRÀNG BỒ TÁT KHEN NGỢI _PHẨM THỨ HAI MƯƠI TÁM_
Bấy giờ, Diệu Tràng Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật, rồi nói Tán rằng:
“_Mâu Ni viên mãn tướng trăm Phước Vô lượng công Đức trang nghiêm thân
Thanh tịnh rộng lớn, người thích nhìn
Giống như ngàn mặt trời chiếu sáng
Màu lửa vô biên sáng rực rỡ
Như nhóm Diệu Bảo, tướng đoan nghiêm
Như mặt trời mọc chiếu hư không
Hồng, trắng rõ ràng xen vàng rực
Như ánh sáng núi vàng chiếu khắp
Đều hay vòng khắp trăm ngàn cõi
Diệt vô lượng khổ của chúng sinh
Ban cho vô biên vui thắng diệu
Các tướng đầy đủ, đều nghiêm tịnh
Chúng sinh thích nhìn không biết chán
Đầu tóc mềm mại màu xanh biếc
Giống như ong đen (hắc phong) gom diệu hoa
_Đại Hỷ, Đại Xả, Tịnh trang nghiêm
Đại Từ, Đại Bi đều đầy đủ
Mọi tướng tốt đẹp làm nghiêm sức
Nơi thành của Pháp Bồ Đề Phần (Bodhyaṅga)
_Như Lai hay cho Chúng phước lợi
Khiến họ thường được an vui lớn
Mọi loại Diệu Đức cùng trang nghiêm
Ánh sáng chiếu khắp ngàn vạn cõi
_Hào quang Như Lai rất tròn đầy
Như mặt trời hồng khắp hư không
Phật như Tu Di (Sumeru) đủ Công Đức
Hiện bày hay vòng khắp mười phương
_Kim Khẩu Như Lai diệu đoan nghiêm
Răng trắng khít đều như Kha Tuyết
Diện mạo Như Lai không ai bằng
Tam tinh: Hào Tướng (Ūrṇa: sợi lông trắng) xoay bên phải
Ánh sáng trắng tươi như Pha Lê
Giống như trăng tròn ở hư không”
Đức Phật bảo Diệu Tràng Bồ Tát: “Ông hay khen ngợi Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật như vậy, lợi ích cho tất cả, khiến người chưa biết tùy thuận tu học”
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh
THẦN CÂY BỒ ĐỀ KHEN NGỢI _PHẨM THỨ HAI MƯƠI CHÍN_
Bấy giờ, Thần cây Bồ Đề cũng dùng Già Tha (Kệ Tụng) khen Đức Thế Tôn là:
“Kính lễ Tuệ thanh tịnh của Phật (Tathāgata: Như Lai)
Kính lễ Tuệ thường cầu Chính Pháp
Kính lễ Tuệ hay lìa Phi Pháp
Kính lễ Tuệ luôn không phân biệt
Hiếm có Hạnh vô biên của Phật (Bhagavaṃ: Thế Tôn)
Hiếm có hoa Ưu Đàm (Udumbara) khó thấy
Hiếm có như biển trấn Sơn Vương
Hiếm có Thiện Thệ Quang (ánh sáng của đấng Thiện Thệ) vô lượng
Hiếm có Từ Nguyện lớn của Phật (Damya-sārathi: Điều Ngự)
Hiếm có Thích Chủng (Śākya-kula: dòng tộc Thích Ca) sáng hơn Nhật (Sūrya: mặt trời)
Hay nói báu trong Kinh như vậy
Thương xót, lợi ích các quần sinh
Mâu Ni (Muṇi) vắng lặng, các Căn định
Hay vào thành Niết Bàn vắng lặng
Hay trụ Môn Tịch Tĩnh Đẳng Trì
Biết cảnh giới thâm sâu vắng lặng
Lưỡng Túc Trung Tôn (Dvipadottama) trụ Không Tịch (Śūnyatā: Tính trống rỗng)
Thân Thanh Văn Đệ Tử cũng Không (Śūnya: trống rỗng)
Thể Tính (Prakṛtya) tất cả Pháp đều Không
Tất cả chúng sinh đều Không Tịch (trạng thái vắng lặng của sự xa lìa các
Pháp Tướng)
_Con thường nghĩ nhớ đến chư Phật
Con thường thích thấy các Thế Tôn
Con thường phát khởi Tâm ân trọng
Thường được gặp mặt trời Như Lai
_Con thường đỉnh lễ Đức Thế Tôn
Nguyện thường chẳng buông Tâm khát ngưỡng
Buồn khóc tuôn lệ không gián đoạn
Thường được phụng sự chẳng biết chán
_Nguyện xin Thế Tôn khởi Tâm Bi
Khiến con thường thấy vẻ mặt hiền (Saumya-rūpaṃ:hình sắc cực tốt lành)
Phật với chúng Thanh Văn thanh tịnh
Nguyện thường cứu giúp khắp người, Trời
_Thân Phật vốn tịnh như hư không
Như lửa huyễn hóa, trăng trong nước
Nguyện nói Pháp Niết Bàn Cam Lộ
Hay sinh tất cả nhóm Công Đức
_Mọi cảnh giới Tịnh của Thế Tôn
Từ Bi, Chính Hạnh khó nghĩ bàn
Thanh Văn, Độc Giác chẳng lường nổi
Đại Tiên, Bồ Tát chẳng thể đo
_Nguyện xin Như Lai thương xót con
Thường khiến nhìn thấy Thân Đại Bi
Ba nghiệp không mệt, phụng Từ Tôn
Mau rời sinh tử, về Chân Tế (địa vị chân thật)”
Khi ấy, Đức Thế Tôn nghe Tán này xong, dùng Phạm Âm (Brahmasvara) bảo vị Thần cây rằng: “Lành thay! Lành thay Thiện Nữ Thiên! Ngươi hay đối với Pháp Thân thanh tịnh, chân thật không hư dối của Ta, lợi mình lợi người tuyên dướng tướng màu nhiệm. Do Công Đức này khiến cho ngươi mau chứng Bồ Đế tối thượng, điều mà tất cả hữu tình đã đồng tu tập. Nếu người được nghe, đều nhập vào Pháp Môn Cam Lộ Vô Sinh”
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh
ĐẠI BIỆN TÀI THIÊN NỮ KHEN NGỢI _PHẨM THỨ BA MƯƠI_
Bấy giờ, Đại Biện Tài Thiên Nữ (Sarasvatī-devī) liền từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay cung kính, dùng ngôn từ ngay thẳng, khen Đức Thế Tôn rằng:
“Nam mô Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác
Thân màu vàng ròng
Họng (cổ họng) như vỏ ốc (loa bối)
Mặt như trăng đầy
Mắt như sen xanh
Môi miệng đỏ đẹp
Như màu Pha Lê
Mũi cao ngay thẳng Như cắt thoi vàng
Răng trắng khít đều
Như hoa Câu Vật Đầu (Kumuda)
Thân sáng chiếu khắp
Như ngàn mặt trời
Màu ánh sáng chiếu
Như vàng Thiệm Bộ
Điều đã nói ra
Không có sai lầm
Bày ba Môn Giải Thoát
Mở ba đường Bồ Đề
Tâm thường thanh tịnh
Ý thích cũng thế
Nơi Phật đã trụ
Với cảnh đã hành
Cũng thường thanh tịnh
Lìa chẳng uy nghi
Độ chúng sinh khổ
Khiến về bờ kia (bờ giải thoát)
Thân tướng viên mãn
Như cây Câu Đà
Huân tu sáu Độ (6 Ba La Mật)
Ba nghiệp không mất
Hết thảy tuyên thuyết
Thường vì chúng sinh
Nói chẳng hư dối
Ở trong Thích Chủng (Śākya-kula)
Làm Sư Tử lớn
Dũng mãnh bền chắc
Đủ tám Giải Thoát
_Nay con tùy sức
Khen ngợi Như Lai
Chút phần Công Đức
Giống như con muỗi
Uống nước biển lớn
Nguyện đem Phước này
Rộng với hữu tình
Lìa hẳn sinh tử Thành Vô Thượng Đạo” Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo Đại Biện Tài Thiên rằng: “Lành thay! Lành thay! Ngươi tu tập đã lâu, đủ Đại Biện Tài. Nay lại đối với Ta rộng bày khen ngợi, khiến cho ngươi mau chứng Pháp Môn vô thượng, tướng tốt tròn sáng, kợi khắp tất cả”
Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh
PHÓ CHÚC _PHẨM THỨ BA MƯƠI MỐT_
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo khắp vô lượng Bồ Tát với cá người, Trời, tất cả Đại Chúng: “Các ngươi nên biết, Ta ở vô lượng vô số kiếp siêng tu Khổ Hạnh, được Pháp thâm sâu, Nhân chính đúng của Bồ Đề… đã vì ngươi nói. Các ngươi, ai hay phát Tâm dũng mãnh cung kính thủ hộ, sau khi Ta vào Niết Bàn, đối với Pháp Môn này rông tuyên lưu bày, hay khiến cho Chính Pháp trụ lâu ở Thế Gian”
Khi ấy, trong Chúng có sáu mươi câu chi các Đại Bồ Tát, sáu mươi câu chi chư Thiên Đại Chúng… khác miệng đồng âm nói lời như vầy: “Thế Tôn! Chúng con đều có Tâm mừng vui, đối với Nhân chính đúng của Bồ Đề, Pháp vi diệu thâm sâu mà Đức Phật Thế Tôn ở vô lượng Đại Kiếp siêng tu Khổ Hạnh đạt được… đều cung kính hộ trì chẳng tiếc thân mạng. Sau khi Đức Phật vào Niết Bàn, đối với Pháp Môn này sẽ rộng tuyên lưu bày, sẽ khiến cho Chính Pháp trụ lâu dài ở Thế Giaṅ
_Lúc đó, các Đại Bồ Tát liền ở trước mặt Đức Phật, nói Già Tha (Kệ Tụng) là:
“_Thế Tôn nói chân thật
An trụ ở Pháp thật
Do chân thật ấy nên
Hộ trì nơi Kinh này
_Đại Bi làm giáp trụ
An trụ ở Đại Từ
Do sức Từ Bi ấy
Hộ trì nơi Kinh này
_Phước tư lương (Puṇya-sambhāra) viên mãn
Sinh khởi Trí tư lương (Jñāna-sambhāra)
Do đủ tư lương (Saṃbhāra) nên
Hộ trì nơi Kinh này
_Giáng phục tất cả ma (Mārā)
Phá diệt các Tà Luận
Đoạn trừ Ác Kiến nên
Hộ trì nơi Kinh này
_Hộ Thế và Thích, Phạm
Cho đến A Tô La
Hàng Rồng, Thần, Dược Xoa
Hộ trì nơi Kinh này
_Trên đất với hư không
Trụ lâu ở nơi này
Phụng trì Phật Giáo nên
Hộ trì nơi Kinh này
_Bốn Phạm Trú tương ứng
Bốn Thánh Đế nghiêm sức
Giáng phục bốn Ma nên
Hộ trì nơi Kinh này
_Hư không thành chất ngại
Chất ngại thành hư không
Nơi chư Phật hộ trì
Không có thể nghiêng động”
_Bấy giờ, bốn Đại Thiên Vương nghe Đức Phật nói hộ trì Diệu Pháp này, đều sinh Tâm tùy vui ủng hộ Chính Pháp, một lúc đồng thanh nói Già Tha (Kệ Tụng) rằng:
“Con đối với Kinh này
Với nam nữ quyến thuộc
Đều một lòng ủng hộ
Khiến được rộng lưu thông
Nếu có người trì Kinh
Hay làm Nhân Bồ Đề
Con thường ở bốn phương
Ủng hộ mà thừa sự”
_Khi ấy, Thiên Đế Thích chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Chư Phật chứng Pháp này
Vì muốn báo ân nên
Nhiêu ích chúng Bồ Tát
Ra đời diễn Kinh này
Con đối với chư Phật
Báo ân thường cúng dường
Hộ trì Kinh như vậy
Cùng với người trì Kinh”
_Lúc đó, Đổ Sử Đa Thiên Tử chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Phật nói Kinh như vậy
Nếu có người hay trì
Sẽ trụ Bồ Đề Vị
Sinh lên Đổ Sử Thiên
Thế Tôn! Con vui thích
Buông quả báo cõi Trời
Trụ ở Thiệm Bộ Châu
Tuyên dương Kinh Điển này’
_Bấy giờ, Sách Ha Thế Giới Chủ Phạm Thiên Vương chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Các Tĩnh Lự (Dhyāna: Thiền Định) vô lượng
Các Thừa (Yāna) với Giải Thoát (Vimukti)
Đều từ Kinh này ra
Thế nên diễn Kinh này
Hoặc nơi nói Kinh này
Cũng thường làm ủng hộ”
_Khi ấy, con của Ma Vương tên là Thương Chủ chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Nếu có người thọ trì
Nghĩa chính tương ứng Kinh
Chẳng tùy chỗ Ma hành
Tĩnh trừ nghiệp Ma ác
Con đối với Kinh này
Cũng sẽ siêng thủ hộ
Phát ý đại tinh tiến
Tùy nơi, rộng lưu thông”
_Lúc đó, Ma Vương chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Nếu có trì Kinh này
Hay giáng phục phiền não
Loại chúng sinh như vậy
Ủng hộ khiến an vui
Nếu có nói Kinh này
Các Ma chẳng thuận tiện
Do Uy Thần của Phật
Con ủng hộ người ấy”
_Bấy giờ, Diệu Cát Tường Thiên Tử ở trước mặt Đức Phật, nói Già Tha là:
“Chư Phật, Diệu Bồ Đề
Ở trong Kinh này nói
Nếu người trì Kinh này
Là cúng dường Như Lai
Con sẽ trì Kinh này
Vì câu chi Thiên nói
Người cung kính lắng nghe
Khuyên đến chốn Bồ Đề”
_Khi ấy, Từ Thị Bồ Tát chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Nếu thấy trụ Bồ Đề
Cùng làm bạn chẳng thỉnh
Cho đến bỏ thân mạng
Hộ giữ Kinh Vương này
Con nghe Pháp như vậy
Sẽ về Đổ Sử Thiên
Do Thế Tôn gia hộ
Rộng vì người, Trời nói”
_Lúc đó, Thượng Tọa Đại Ca Diếp Ba (Mahā-kāśyapa) chắp tay cung kính, nói Già Tha là:
“Phật ở Thanh Văn Thừa
Nói con ít Trí Tuệ
Nay con tùy sức mình
Hộ trì Kinh như vậy
Nếu có trì Kinh này
Con nhiếp nhận người ấy
Truyền sức Từ Biện (biện luận hay khéo) ấy
Thường tùy khen lành thay”
_Bấy giờ, Cụ Thọ A Nan Đà (Ānanda) chắp tay hướng về Đức Phật, nói Già Tha là:
“Thân con theo Phật nghe
Vô lượng mọi Kinh Điển
Chưa từng nghe như vậy
Vua trong Pháp thâm diệu
Nay con nghe Kinh này
Đích thân nhận trước Phật
Các người thích Bồ Đề
Vì họ rộng tuyên thông”
Khi ấy, Đức Thế Tôn thấy các Bồ Tát, Người, Trời, Đại Chúng mỗi mỗi đều phát Tâm đối với Kinh Điển này lưu thông, ủng hộ, khuyên tiến Bồ Tát, rộng lợi chúng sinh, nên khen rằng: “Các ngươi hay đối với Kinh Vương vi diệu như vậy, chân thành lưu bày, cho đến sau khi Ta Bát Niết Bàn (vào Niết Bàn) chẳng khiến cho tan diệt, tức là Nhân chính đúng của Vô Thượng Bồ Đề, Công Đức đạt được ở hằng hà sa kiếp, nói chẳng thể hết.
Nếu có Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca với kẻ trai lành, người nữ thiện khác… cúng dường, cung kính, viết chép, lưu thông, vì người giải nói thì Công Đức đạt được cũng lại như vậy. Thế nên, các ngươi nên siêng năng tu tập”
_Bấy giờ, vô lượng vô biên hằng sa Đại Chúng nghe Đức Phật nói xong, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.
KIM QUANG MINH TỐI THẮNG VƯƠNG KINH
_QUYỂN THỨ MƯỜI (Hết)_
MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH PHÁP, TƯỢNG PHẬT
1_ Những nghiệp chướng lỗi lầm từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ
2_ Thường được các vị Thiện Thần ủng hộ. Tránh được tất cả tai ương, hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa. trộm cướp, đao binh, ngục tù.
3_ Vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán thù oan trái của đời trước cũng như đời này.
4_ Các vị Hộ Pháp, Thiện Thần thường gia hộ nên những loài Dạ Xoa, Quỷ ác, rắn độc, cọp, beo tránh xa không dám hãm hại.
5_ Tâm được an vui, ban ngày không gặp việc nguy hiểm, ban đêm không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khoẻ, an lành, việc làm thuận lợi được kết quả tốt.
6_ Chí thành hộ Pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên quần áo đầy đủ, gia đình hoà thuận, phước lộc đời đời.
7_ Lời nói, việc làm đều được Người, Trời hoan hỷ. Đi đến đâu cũng được mọi người kính mến khen ngợi.
8_ Ngu mê chuyển thành Trí Tuệ, bệnh lành, mạnh khoẻ, nghèo túng chuyển thành thịnh đạt. Nhàm chán thân nữ, đời sau sẽ được thân nam.
9_ Vĩnh viễn xa lìa đường ác, sinh vào cõi Trời, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
10_ Hay vì tất cả chúng sinh gieo trồng căn lành. Lấy tâm mong cầu của chúng sinh làm ruộng Phước cho mình. Nhờ công đức ấy nên đạt được vô lượng quả Phước thù thắng. Sinh ra nơi nào cũng được thấy Phật, nghe Pháp, Phước Tuệ rộng lớn, chứng đạt sáu Thông, sớm thành Phật Quả.
Ấn Quang Tổ Sư dạy rằng: “Ấn tống Kinh Pháp, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên nhân dịp có lễ chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát được hiểm nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, cầu tiêu trừ nghiệp chướng… Hãy dũng mãnh phát Tâm Bồ Đề, ấn tống Kinh Pháp để trồng cội Phước Đức cho chính mình và thân bằng quyến thuộc…”