Ý NGHĨA TÔN TƯỢNG
LƯỠNG LONG NAM HẢI BẠCH Y QUÁN THẾ ÂM
Biên soạn: HUYỀN THANH

 

Hình tượng được thờ cúng, thông thường đều hàm chứa ý nguyện của người lễ lạy, tôn thờ

1_Theo Tâm lý chung của người dân Việt Nam thì:

a.) Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) có hạnh nguyện Đại Bi (Mahā-kāruṇa) luôn quán sát lắng nghe âm thanh cầu cứu của chúng sinh liền hóa hiện vô số Hóa Thân đến cứu khổ.

b.) Rồng (Nāga) là một trong tám Bộ Chúng, là một trong 28 Bộ Chúng quyến thuộc của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Do Long Vương có đủ sức uy thần rộng lớn, lại từng ở trước Đức Phật phát khởi thệ nguyện rất sâu, muốn hộ trì Phật Pháp và người tu hành của Phật Giáo. Cho nên, nếu như hay cúng dường Long Vương, khiến cho họ nhớ đến phát khởi Bản Thệ của chính mình và sinh khởi tâm vui mừng lớn, thì hay hộ trì đất nước, tiêu trừ việc chẳng lành, tai nạn cùng tăng trưởng Tài Bảo, sống lâu, khiến cho Cam Lộ nhuận khắp, ngũ cốc chín đầy, đất nước an ổn, nhân dân an vui.

Long Vương cũng thuộc một trong những Tài Thần, cũng tức là hết thảy tất cả Tài Thần. Đặc biệt là đất, nước đều thuộc Long Vương chủ quản, nếu như Long

Vương vui mừng, thì sẽ ban cho người cầu nguyện hết thảy tất cả tiền của giàu có, Phước Đức, Công Đức….

Cúng dường Long Vương có rất nhiều công đức lợi ích như:

Chẳng dễ có tai hại tự nhiên như động đất, hồng thủy, hạn hán….

Thường ban cho trái đất sự tươi nhuận, khiến cho ngũ cốc, rau quả được mùa.

Được Phước Đức, sống lâu, tăng trưởng tiền của giàu có.

Cầu có con thì dễ nhận được con nối dõi.

Tất cả khấn cầu đều mãn nguyện.

Vì vậy, người dân thường phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm kèm với hàng Long Thần nhằm cầu xin ban vui cứu khổ, giúp cho con người có được cuộc sống ấm no hạnh phúc

2_ Theo tư tưởng Mẫu Hệ tín ngưỡng Rồng tiềm ẩn trong Tâm Thức của dân tộc Việt Nam thì hình tượng Nam Hải Bạch y Quán Thế Âm có hai con Rồng chầu hai bên tượng trưng cho ý nghĩa: Bà mẹ hiền dẫn dắt con cháu xuống phương Nam hình thành đất mẹ và kêu gọi con cháu Tiên Rồng trên bờ dưới biển cùng chung sức xây dựng nước Việt hiền hòa, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ ở phương Nam.

3_Theo Pháp tu của Phật Giáo Đại Thừa:

Trong quá trình hoằng dương Chính Pháp giải thoát của Đức Phật. Tùy theo căn tính của chúng sinh trong mỗi vùng miền nên các bậc Đạo Sư đã uyển chuyển dùng phương tiện bên ngoài đánh thức sự tự giác bên trong của mỗi một chúng sinh

Chúng ta nên biết rằng: Tha Lực chính là Duyên bên ngoài, tác động vào Tâm Thức khiến cho tiềm năng của mỗi một cá nhân (Tự Lực) được phát triển chính đúng nếu bản thân người ấy tự mình đón nhận và tự mình chỉnh sửa Tâm Thức cho trong sạch, chứ Tha Lực không thể nào làm thay để khiến cho cá nhân giác ngộ được. Do vậy, Phật Giáo không phải là nơi để nhìn thấy rồi tin hoặc ép buộc để tin, hoặc cầu xin để được tin, mà đấy chính là nơi giúp cho chúng ta tự mình tìm đến để nghe nhìn, suy nghĩ, quyết định thực hành và tự mình hình thành một niềm tin chắc thật (chân tín) không thay đổi.

4_Quán Thế Âm Bồ Tát vốn là vị Bồ Tát ở địa vị Đẳng Giác, nên tướng mạo tự nhiên của Ngài phải là tướng Đại Trượng Phu dũng mãnh. Thế nhưng, do Quán Thế Âm Bồ Tát dùng sự Từ Bi ứng hóa, có sự yêu thương nhu hòa nên có thể nói đấy là tính chất đặc biệt của người mẹ. Lại nữa, do Quán Thế Âm Bồ Tát dùng Phổ Môn Thị Hiện có thể tùy loại hiện thân để hóa độ chúng sinh, ắt tự nhiên cũng có thể thị hiện hình tướng người nữ.

_Trong hệ thống Mật Giáo thì: Hình ảnh người Phụ Nữ biểu thị cho Tam Muội Chính Định có công năng là sinh ra mọi Công Đức vốn có xưa nay trong bản Tâm của tất cả chúng sinh đồng thời nuôi lớn các Công Đức này, nên ghi nhận Tâm Đại Bi Thanh Tịnh là Mẹ của chư Phật Bồ Tát.

Lại ghi nhận rằng: Trong thân của chúng sinh vốn có Lý thanh tịnh của Tâm Bồ Đề, tuy tại sáu nẻo, lưu chuyển trong bùn Sinh Tử nhưng chẳng nhiễm chẳng dơ như hoa sen sinh ra trong bùn mà chẳng nhiễm chẳng dơ. Cho nên gọi là Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya), nhận lấy công việc Đại Bi (Mahā-kāruṇa). Do Tam Muội Đại Bi (Mahā-kāruṇa-samādhi) của Như Lai hay làm cho vạn thiện tươi tốt nên dùng làm ví dụ mà gọi tên là Liên Hoa Bộ. Vì Bộ này đại biểu cho dụng của Diệu Quán Sát Trí (Pratyavekṣana-jñāna) là sự quán tưởng của Trí xem xét mọi tướng chung, tướng riêng

của các Pháp mà không hề bị ngăn ngại cho nên được xưng là Pháp Bộ (Dharma- kulāya)

a.) “Đại Nhật Kinh Sớ”, quyển 10 nói rằng: “Bạch (màu trắng) tức là Tâm của Bồ Đề, Trụ cũng là Tâm Bồ Đề, tức là Bạch Trụ Xứ vậy. Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) này sinh ra từ cảnh giới Phật, thường trụ này hay sinh ra Chư Phật. Đó là Quán Âm Mẫu, tức là Liên Hoa Bộ Chủ vậy”.

Do Tôn này trụ ở Tâm Bồ Đề trắng tịnh nên xưng là Đại Bạch Y Quán Âm, Bạch Xứ Tôn Bồ Tát, Bạch xứ Quán Âm, Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Tôn này biểu thị cho BỘ MẪU của Liên Hoa Bộ (Padma Kulāya) hay sinh ra các Tôn thuộc Liên Hoa Bộ.

Như vậy, Tôn chỉ của Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát là nhắc nhở cho mọi chúng sinh tự nhận biết trong Bản Tâm của mình vốn có sẵn Phước Trí Thanh Tịnh. Ngài dùng phương tiện Đại Bi gia trì cứu độ cho chúng sinh tránh khỏi mọi khổ nạn và khiến cho họ mau chóng tự mình giác ngộ để tự mình vượt thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

b.) Rồng (Nāga): Theo Phật Giáo thì Rồng (Nāga) là một trong tám Bộ Chúng, một trong 28 Bộ Chúng Quyến Thuộc của Bồ Tát Quán Thế Âm. Vị đứng đầu trong loài Rồng thì xưng là Long Vương (Nāga-rāja), hoặc Long Thần (Nāga-devatā), Long Chủ (Nāga-pati, hoặc Nāgādhipati), Long Đế (Nāgendra)

Thông thường nói Rồng là loài Quỷ có hình con rắn, sống ở trong nước (hoặc nói Rồng thuộc loài súc sinh), có đủ Thần Lực kêu mưa gọi gió, cũng là loài hộ trì Phật Pháp và người tu hành của Phật Giáo.

_ Phẩm Tựa trong Kinh Pháp Hoa, quyển 1 nêu ra tám vị Đại Long Vương thủ hộ Phật Pháp là:

1. Nan Đà Long Vương (Nanda), dịch ý là Hoan Hỷ Long Vương, chính là vị đứng đầu (Thượng Thủ) của Hộ Pháp Long Thần.

2. Ô Ba Nan Đà Long Vương (Upananda), dịch ý là Hiền Hỷ Long Vương, lại xưng là Ưu Ba Nan Đà Long Vương, cùng với Nan Đà Long Vương là anh em.

3. Bà Già La Long Vương (Sāgara), dịch ý là Hải Long Vương, lại xưng là Sa Kiệt La Long Vương, là Bản Tôn của Pháp cầu mưa từ xưa đến nay cũng là một trong 28 Bộ Chúng của Quán Âm.

4. Hòa Tu Cát Long Vương (Vāṣuki), dịch ý là Bảo Hữu Long Vương, Bảo Xưng Long Vương, Đa Đầu Long Vương, Cửu Đầu Long Vương, lại xưng là Bà Tu Thụ Long Vương, Phiệt Tô Chỉ Long Vương. Hay quấn quanh núi Diệu Cao (Sumeru: núi Tu Di)và dùng con Rồng nhỏ làm thức ăn.

5. Đức Xoa Già Long Vương (Takṣaka), dịch ý là Đa Thiệt Long Vương, Lưỡng Thiệt Long Vương, Thị Độc Long Vương, Hiện Độc Long Vương, hay làm tổn hại Long Vương. Dùng sự nhìn giận dữ tức có thể khiến cho Người, súc vật lập tức chết đi.

6. A Na Bà Đạt Đa Long Vương (Anavatapta), dịch ý là Vô Nhiệt Não Long Vương, lại xưng là A Nậu Đạt Long Vương, trú ở ao A Nậu Đạt trên đỉnh núi Tuyết.

7. Ma Na Tư Long Vương (Manasvin), dịch ý là Đại Ý Long Vương, Cao Ý Long Vương, Từ Tâm Long Vương, Đại Lực Long Vương, Đại Thân Long Vương, lại xưng là Ma Na Tô Bà Đế Long Vương.

8. Ưu Bà La Long Vương (Utpalaka), dịch ý là Thanh Liên Long Vương. Bởi vì ở ao Hoa Sen xanh mà được tên này.

_ Hệ thống Mật Giáo ghi nhận: loài Rồng thuộc hàng Thủy Thiên (Varuṇa-deva), chủ của sông nước, là hàng Thần thủ hộ ở phương Tây. Tôn tượng được phụng thờ là thân người, trên đầu có 7 đầu Rồng. Thủy Thiên Phi hiện thân người, trên đầu có 9 đầu Rồng. Quyến thuộc của Thủy Thiên hiện thân người, trên đầu có 8 đầu Rồng

_ Đại Tập Kinh 56, ghi nhận 5 loại Long Vương là:

1_ Thiện Trụ Long Vương (Susaṃṣṭhita-nāga-rājā) là chủ của tất cả loài Tượng Long (Loài Rồng có hình như con voi)

2_ Nan đà Bạt Đan Đà Long Vương (Nandopananda-nāga-rājā): Hai anh em Long Vương này là chủ của tất cả loài Xà Long (Loài Rồng có hình như con rắn)

3_ A Nậu Đạt Long Vương (Anavatapta-nāga-rājā) là chủ của tất cả loài Mã Long (Loài Rồng có hình như con ngựa)

4_ Bà Lâu Na Long Vương (Varuṇa-nāga-rājā) là chủ của tất cả loài Ngư Long (Loài Rồng có hình như con cá)

5_ Ma Na Tô Bà Đế Long Vương (Manasvī-nāga-rājā) là chủ của tất cả loài Hà Mô Long (Loài Rồng có hình như con ễnh ương)

5 vị Đại Long Vương quy y sức uy Thần của Phật, thực hành Pháp Đại Thừa, tinh tiến tu hành, thống lãnh quyến thuộc…đối với chúng sinh, chẳng gây mọi loại nhiễu hại

_ Phẩm Thụ Quyết trong Kinh Hải Long Vương, quyển 2 nói rằng: Hải Long Vương có con trai tên là Uy Thủ được Đức Phật thọ ký: ngày sau sẽ thành Phật, hiệu là Tuệ Kiến Như Lai Chí Chân Chính Đẳng Giác.

_ Phẩm Nữ Bảo Cẩm Thụ Quyết trong Kinh Hải Long Vương, quyển 3 nói Hải Long Vương có con gái tên là Bảo Cẩm được Đức Phật thọ ký: ngày sau sẽ thành Phật, hiệu là Phổ Thế Như Lai Chí Chân Chính Đẳng Giác.

_ Phẩm Đề Bà Đạt Đa trong Kinh Pháp Hoa, quyển 4 có ghi nhận vị Long Nữ (Nāga-kanyā) tám tuổi thành Phật

_Như thế, trong ý nghĩa sâu xa thì Rồng (Nāga) biểu thị cho sự quy y sức uy Thần của Phật, thực hành mười Pháp lành (thập Thiện Pháp), tinh tiến tu hành Pháp Đại Thừa (Mahā-yāna), luôn luôn hộ giúp chúng sinh, chẳng gây mọi loại nhiễu hại… cho đến khi tự mình thành Phật

Như Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo ghi chép rằng:

“Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Phật ngự tại cung Rồng Sa Kiệt La (Sāgara- nāgarāja-pūra) cùng với tám ngàn chúng Đại Tỳ Kheo, ba vạn hai ngàn vị Bồ Tát Ma Ha Tát đến dự.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Long Vương (Nāgarāja:vua Rồng) rằng: “Tất cả chúng sinh có Tâm Tưởng khác nhau cho nên gây tạo Nghiệp cũng khác nhau. Do đó cho nên có các nẻo luân chuyển.

Này Long Vương! Ông thấy hình sắc chủng loại trong Hội này với biển lớn đều khác nhau chăng?! Như vậy tất cả không có cái gì chẳng phải do Tâm tạo ra điều tốt lành (Kuśala:Thiện), điều chẳng tốt lành (Akuśala:bất thiện) là chỗ đến của nghiệp thân, nghiệp miệng, nghiệp Ý…Nhưng Tâm không có hình sắc, chẳng thể nhìn thấy lấy được, mà chỉ là sự hư vọng do các Pháp tụ tập dấy lên, rốt ráo không có chủ, không có cái Ta, cái của Ta. Tuy đều tùy theo Nghiệp đã hiện ra sự chẳng giống nhau, nhưng thật ra ở bên trong không có người tạo làm. Cho nên tất cả Pháp (Dharma) đều chẳng thể nghĩ bàn được Tự Tính như Huyễn. Bậc Trí biết xong, nên tu mười điều tốt lành (Thập Thiện), để cho nhóm Uẩn (Skandha), Xứ (Āyatana), Giới (Dhātu) đã được sinh ra đó thảy đều đoan chính, người nhìn thấy không có chán ghét.

Long Vương! Ông quán thân Phật được sinh ra từ trăm ngàn ức Phước Đức, các tướng trang nghiêm, ánh sáng rực rỡ bao trùm các Đại Chúng. Giả sử vô lượng ức vị Tự Tại Phạm Vương cũng chẳng thể hiển hiện che trùm được.Nếu có người chiêm ngưỡng thân của Như Lai thì không có ai chẳng lóa mắt.

Ông lại quán hình sắc màu nhiệm nghiêm tịnh của các vị Đại Bồ Tát thì tất cả đều do tu tập Phước Đức của nghiệp tốt lành mà sinh ra.

Lại các vị có Uy Thế lớn của các hàng tám Bộ Trời Rồng cũng nhân vào Phước

Đức của nghiệp tốt lành mà sinh ra.

Nay trong biển lớn, hết thảy chúng sinh có hình sắc thô kệch thấp hèn, hoặc lớn hoặc nhỏ đều do mọi loại nhớ tưởng (niệm tưởng) trong Tâm của mình tạo ra các nghiệp chẳng lành của thân miệng ý, chính vì thế cho nên tùy theo Nghiệp đều tự nhận chịu sự báo ứng.

Nay ông nên tu học như vậy, cũng khiến cho chúng sinh thấu đạt Nhân (Hetu) Quả (Phāla), tu tập nghiệp tốt lành. Ông nên đối với việc này, có cái nhìn chính đúng (chính kiến) chẳng lay động, đừng để rơi vào trong cái nhìn Đoạn Thường. Đối với các ruộng Phước nên vui vẻ kính dưỡng, Chính vì thế cho nên các ông cũng được người, Trời cung kính cúng dường.

Này Long Vương! Nên biết Bồ Tát có một Pháp hay chặt đứt tất cả nỗi khổ của các đường ác. Thế nào là một? Ấy là ở ngày đêm thường nhớ suy nghĩ, quán sát Pháp tốt lành, khiến cho các Pháp tốt lành niệm niệm tăng trưởng, chẳng cho phép chút phần chẳng tốt lành nào xen tạp vào. Đấy tức hay khiến cho chặt đứt hẳn các điều ác, viên mãn Pháp tốt lành, thường được gần gũi chư Phật, Bồ Tát với các chúng Thánh khác.

Nói Pháp tốt lành (Kuśala-dharma:Thiện Pháp) là thân của người, Trời, Thanh Văn Bồ Đề, Độc Giác Bồ Đề, Vô Thượng Bồ Đề đều y theo Pháp này dùng làm căn bản để được thành tựu, cho nên gọi là Pháp tốt lành

Pháp này tức là đường lối của mười Nghiệp tốt lành (Daśa-kuśala-karmāṇi: Thập Thiện Nghiệp). Nhóm nào là mười? Ấy là hay lìa hẳn sự sát sinh (Pāṇāṭipātā- paṭivirati), trộm cắp (Adattādānā-dvirati), Tà Hạnh (Kāma-mithyācārā-dvirati), nói dối (Mṛṣāvādāvirati), nói hai lưỡi (Paisunyātvirati), miệng nói điều ác (Pāruṣyātprativirati), nói thêu dệt phù phiếm (Saṃbhinnapralāpāt-prativirati), tham dục (Abhidhyāyāḥ-prativirati), giận dữ (Vyāpādāt-prativirati), Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi- prativirati)”.

Qua sự khảo sát trên, khi chúng ta thờ phụng Tôn Tượng Lưỡng Long Nam Hải Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát thì cần phải thực tâm, dốc sức lánh xa các Pháp ác, tu tập các Pháp Lành, tự tịnh Tâm Ý của mình cho đến khi chứng đạt được trạng thái giải thoát chân nhật.

1_Chúng ta cần phải dứt trừ các việc xấu ác, thực hiện các việc tốt lành. Trong đây việc xấu ác là những hành động dẫn đến sự gây hại cho chính mình hoặc gây tai hại cho người khác, còn việc tốt lành là những hành động đem lại kết quả tốt đẹp cho chính mình và người khác.

Việc xấu ác tuy có nhiều, nhưng thật ra vẫn không ra ngoài các hành động xấu ác của thân, miệng, ý. Trong đó:

Thân có ba việc xấu ác là: sát sinh (Pāṇāṭipāta), trộm cắp (Adattādāna), Tà Dâm (Kāma-mithyācāra) Miệng có bốn việc xấu ác là: nói dối (Mṛṣāvāda), nói hai lưỡi, nói ly gián (Paisunya), nói điều ác (Pāruṣyāt), nói thêu dệt phù phiếm (Saṃbhinnapralāpāt) Ý có ba việc xấu ác là: tham dục (Abhidhyāyāḥ), giận dữ (Vyāpādāt), Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi).

Nếu chúng ta tự mình chế ngự và xa lìa được mười hành động xấu ác bên trên, ấy là Thân không sát sinh, không trộm cắp, không Tà dâm. Miệng không nói dối, không nói hai lưỡi ly gián, không nói điều ác, không nói lời thêu dệt. Ý không có tham dục, không có gận dữ, không có Tà Kiến. Tức là chúng ta đã thực hiện các việc tốt lành và sẽ tự chiêu cảm được các quả tốt lành.

Trong thực tế, chúng ta không có ai sống đơn độc một mình mà không có quan hệ gì với con người và vạn vật chung quanh. Thế nên ngoài việc thực hiện mười điều tốt lành bên trên chúng ta cần phải biết kính trọng, báo đáp ân nghĩa, thương yêu giúp đỡ con người và vạn vật chung quanh mình qua sự bố thí lợi sinh tức biết cách gieo trồng ruộng Phước như “Phật Quang Đại Tự Điển” “Bách Khoa Toàn Thư” ghi nhận là:

Phước Điền (Puṇya-kṣetra: ruộng Phước): Ruộng nghĩa là sinh trưởng, đối với người đáng cúng dường mà cúng dường ắt hay nhận được Phước Báo, giống như người nông phu gieo trồng khoảng ruộng, có thu lợi vào mùa Thu, cho nên gọi là ruộng Phước

_ Huyền Ký Lục ghi rằng: “Vì sinh ra Phước cho Ta, nên gọi là ruộng Phước”

_ Vô Lượng Thọ Kinh Tịnh Ảnh Sớ nói rằng: “Sinh ra điều Phước Thiện ở đời giống như ruộng sinh ra vật, cho nên gọi là ruộng Phước”

Phước Điền (Puṇya-kṣetra: ruộng Phước) là mảnh ruộng hay sinh ra Phước Đức. Tức gieo rải hạt giống Bố Thí, Cúng Dường…ắt hay kết được quả trái Phước Đức, cho nên dùng đất ruộng làm ví dụ. Như khi Bố Thí thời người tiếp nhận sự Bố Thí được gọi là Ruộng Phước

_ Đại Trí Độ Luận, quyển 4 nói rằng: “Phật, Bích Chi Phật, A La Hán đều là ruộng Phước do vị ấy đã dứt hết phiền não không còn dư sót”

_Trung A Hàm, quyển 30, Kinh Phước Điền nói rằng: “Trong đời: người có học, người không Học hay giữ gìn thân miệng ý ngay thẳng chính đúng cũng trùng lấp như thế. Đấy là ruộng tốt, bố thí cho người ấy ắt được Phước lớn”

_ Kinh Chư Đức Phước Điền nói rằng: “Trong chúng Tăng, người có năm Đức gọi là ruộng Phước, dâng cúng sẽ được Phước, tiến đến có thể thành Phật. Thế nào là năm?

1_ Phát Tâm lìa Tục, ôm giữ Đạo

2_ Hủy bỏ sự ưa thích hình hài, mặc quần áo Pháp

3_ Cắt đứt hẳn sự thương yêu thân thuộc, không có ý ưa thích 4_ Vứt bỏ thân mệnh, tuân theo điều Thiện lành

5_ Chí cầu Đại Thừa, muốn cứu độ người Do năm Đức này nên gọi là Ruộng Phước.

_Thành Thật Luận, quyển 1 (phẩm Phước Điền) nói rằng: “27 vị Hiền Thánh là ruộng Phước do vị ấy chặt đứt hết các phiền não của nhóm tham lam, tức giận. Tâm của vị ấy trống rỗng chẳng khởi nghiệp ác phiền não, được Pháp chẳng làm, Thiền Định đã được đều thanh tịnh, lìa hẳn các phiền não, vứt bỏ sự lo âu ưa thích, lại hay đoạn trừ năm loại cột buộc của Tâm, thành tựu tám loại Công Đức, dùng bảy Định khéo hộ giữ Tâm, lại diệt hết bảy loại chảy rỉ (Lậu tức phiền não), đầy đủ bảy Pháp trong sạch của nhóm Giới, thành tựu tám Công Đức của nhóm ít ham muốn, biết đủ (thiểu dục tri túc), lại hay vượt qua bờ bên kia (Niết Bàn) với siêng năng cầu Độ (Ba La Mật), cho nên gọi là ruộng Phước

_Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, quyển Hạ có nói: “Đủ mười Pháp Hạnh ắt xưng là ruộng Phước chân thật”.

Như trên đã thuật, ruộng Phước rộng rãi thông cả người của ba Thừa, Học, Vô Học có điều trong ấy dùng Phật làm ruộng Phước tối thắng.

_Ngay trong các loại ruộng Phước thì Đức Phật, Đệ Tử của Phật, người tu hành đều là bậc nhận được sự tôn kính, nên xưng là Kính Điền (ruộng tôn kính)

Cha mẹ với sư trưởng đều là bậc nhận được sự báo ân, nên xưng là Ân Điền (ruộng ân nghĩa)

Người nghèo túng, người bị bệnh… nhận được sự thương xót, nên xưng là Bi

Điền (ruộng của lòng trắc ẩn, thương xót ) Nhóm này gọi chung là ba ruộng Phước.

_Căn cứ vào điều mà các Kinh Điển: Tạp A Hàm Kinh, Duy Ma Kinh…có sự phân chia sai khác như: hai loại ruộng Phước, ba loại ruộng Phước, bốn loại ruộng Phước, tám loại ruộng Phước. …Nay lược thuật như bên dưới:

1_Hai loại ruộng Phước:

_Đại Trí Độ Luận, quyển 12 nói rằng: “Có hai loại Lân Mẫn Phước Điền, Cung Kính Phước Điền. Loại trước hay sinh Tâm thương xót, loại sau hay sinh Tâm cung kính”

_Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ấn, quyển 3 nêu lên hai loại ruộng Phước của chúng Tăng và cha mẹ là: Chúng Tăng là ruộng Phước rời khỏi ba cõi, cha mẹ là ruộng Phước tối thắng bên trong ba cõi.

Đồng Kinh, quyển 5 lại nêu lên hai loại ruộng Phước Hữu Tác, Vô Tác. Hữu Tác (có tạo làm) là muốn được phước báo nên tu Phước Nghiệp, tức cha mẹ với sư trưởng. Vô Tác (không có tạo làm) là không có ham muốn cầu phước báo, chỉ khởi cung kính mà tu, tức chư Phật, Pháp, Tăng với Bồ Tát.

_Kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nêu lên hai loại Bi Điền, Kính Điền. Ba báu Phật, Pháp, Tăng là Kính Điền. Người nghèo túng, cô độc, già nua cho đến con kiến…là Bi Điền

2_Ba loại ruộng Phước:

_Kinh Ưu Bà Tắc Giới, quyển 3 (phẩm Cúng Dường Tam Bảo) nói ba loại ruộng Phước: Báo Ân, Công Đức, Bần cùng. Cha mẹ, sư trưởng, hòa thượng là Báo Ân Phước Điền. Được Pháp ấm áp (Noãn Pháp) cho đến được người đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác) là Công Đức PhướcĐiền. Tất cả người nghèo khổ khốn ách là Bần Cùng Phước Điền

_A Tỳ Đàm Cam Lộ Vị Luận, quyển Thượng (phẩm Bố Thí Trì Giới) nói có ba loại ruộng Phước: Đại Đức, Bần Khổ, Đại Đức Bần Khổ. Đại Đức chỉ Đức Phật, Bồ Tát, A La Hán cho đến Tu Đà Hoàn. Bần Khổ chỉ súc sinh, già, bệnh, đui mù, điếc, ngọng, câm…Đại Đức Bần Khổ chỉ bậc Đại Đức có sự nghèo khổ, già, bệnh

3_Bốn loại ruộng Phước:

Kinh Chính Pháp Niệm Xứ, quyển 61 nêu ra bốn loại ruộng Phước: Mẹ, Cha, Như Lai, Pháp Sư nói Pháp

4_Năm loại ruộng Phước:

Hoa Nghiêm Kinh Tham Huyền Ký, quyển 8 công nhận Ruộng Phước tổng cộng có năm loại là: Ân Điền, Kính Điền, Đức Điền, Bi Điền, Khổ Điền. Như Lai, cái tháp, Bồ Tát, Tri Thức và cha mẹ là Ân Điền cũng là Kính Điền. Thánh Tăng, Nhị Thừa là Đức Điền cũng là Kính Điền. Ngoài ra người xin ăn với người nghèo là Bi Điền cũng là Khổ Điền

5_Tám loại ruộng Phước:

Kinh Phạm Võng, quyển Hạ nêu ra Thuyết của 8 loại ruộng Phước: “Trong 8 loại ruộng Phước: Chư Phật, Thánh Nhân, mỗi một Sư Tăng, cha mẹ, người bệnh…

Lại nói rằng: “Trong 8 loại ruộng Phước thì Khán Bệnh Phước Điền là ruộng Phước bậc nhất”

Đến giai đoạn này, nếu Tâm Thức của chúng ta còn dính mắc vào các quả báo tốt xấu thì chúng ta vẫn phải chịu sự luân hồi sinh tử trong cõi Người, Trời.

_Xem xét sự giải thuyết của tám Ruộng Phước đều có thuyết khác khau.

Trí Ỷ (Bồ Tát Giới Nghĩa Sớ, quyển Hạ) nói là: Phật, Thánh Nhân, Hòa Thượng, A Xà Lê, Tăng, cha, mẹ, người bệnh là tám loại

Nhóm Nghĩa Tịnh, Thát Hiền, Thắng Trang cũng nói đồng với điều này

Trí Chu (Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bản Sớ, quyển 4) nói ba báu Phật Pháp Tăng, cha mẹ, sư tăng, Đệ Tử, nhóm chẳng đủ các Căn, chịu trăm loại khổ… là tám loại

Pháp Tạng (Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bản Sớ, quyển 5) có nêu ra ba thuyết

_ Thuyết của ruộng Phước tuy có nhiều loại, song dùng “Phật với Thánh Đệ Tử làm ruộng Phước” làm Bản Thuyết (thuyết căn bản) ấy, cho nên A La Hán có tên gọi là Ứng Cúng. Sau này thuyết Bần Cùng Điền dấy lên thì mới xưng nhóm Phật là Kính Điền, nghèo túng là Bi Điền.

Trung Quốc đối với hai ruộng Phước: Bi, Kính hướng đến hưng thịnh sự Cúng Dường, Huệ Thí (ban cho). Nhật Bản noi theo nên nhiều nơi đặt bày có: Bi Điền Viện, Kính Điền Viện. Ngoài ra có chỗ nói cái áo hay sinh Phước Đức, nhân đây gọi Cà Sa cái áo ruộng Phước (Phước Điền Y)”

Nếu chúng ta tự mình thực hiện đầy đủ mười việc lành kèm với việc bố thí lợi sinh, tức là chúng ta đã thực hiện được cuộc sống trong sạch, hòa hợp với vạn vật chung quanh.

2_Nếu Tâm Thức của chúng ta vẫn còn dính mắc vào các quả báo tốt xấu thì chúng ta vẫn phải chịu sự sinh tử luân hồi trong các cõi Người, Trời không thoát ra khỏi được. Vì thế, chúng ta cần phải thực hiện các công việc tịnh hóa Tâm Ý của chính mình bằng cách buông bỏ Tâm Ý chấp dính vào các việc tốt lành đã làm và luôn luôn thực hiện các việc tốt lành này một cách tự nhiên tùy theo khả năng.

Pháp hỗ trợ tốt nhất cho việc này là thực hành bốn Tâm Vô Lượng (Catvāri- apramāṇāṇi): Từ, Bi Hỷ, Xả

_ Giai đoạn tự giác (Xả, Hỷ, Bi, Từ):

a.) Xả (Upekṣa): Hành Giả cần phải biết buông bỏ những điều bất thiện và luôn luôn thực hành điều thiện nhằm lập công bồi đức. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm bớt thế lực chi phối của tâm Tham và tâm Nghi đồng thời phát khởi tâm buông bỏ vòng sinh tử khổ đau

b.) Hỷ (Mudita): Hành Giả cần phải biết vui với sự thành công của người khác nhằm diệt trừ tâm đố kỵ, nuôi dưỡng tâm bình đẳng và phát tâm xấu hổ để tiến tu. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối của Tâm Sân và Tâm Mạn (kiêu ngạo, khinh thường người khác)

c.) Bi (Kāruṇa): Hành Giả biết khởi lòng thương xót khi gặp những nỗi khổ đau của người khác. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối các tâm Ac Kiến

d.) Từ (Maitri): Hành Giả biết khởi tâm mong muốn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người khác.Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự giảm bớt thế lực chi phối của tâm Si

Do thường xuyên tu tập các Pháp trên, Hành Giả tự biết rằng muôn cứu giúp người khác thì tự bản thân phải có đủ khả năng. Nhờ vậy Hành Giả luôn tinh tiến tu tập tịnh hóa thân tâm của mình cho đến khi thực sự mong muốn thành Phật để hóa độ chúng hữu tình (Đây mới đúng là Chân thật phát Tâm Bồ Đề)

_ Giai đoạn Giác Tha (Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả):

a.) Đại Từ (Mahā-maitri) : Hành Giả trải rộng tâm mong muốn đem lại sự an vui cho tất cả chúng hữu tình (dứt trừ Tham)

b.) Đại Bi (Mahā-kāruṇa): Hành Giả trải rộng tâm muốn cứu giúp tất cả chúng Hữu Tình thoát khỏi mọi sự khổ đau (dứt trừ Sân)

c.) Đại Hỷ (Mahā-mudita): Hành Giả trải rộng tâm vui vẻ tán thán tất cả chúng Hữu Tình biết thực hiện Chính Pháp Giải Thoát (dứt trừ Mạn và Ác Kiến)

d.) Đại Xả (Mahā-upekṣa): Hành giả trải rộng Tâm như hư không không dính mắc vào bất cứ hình thức nào (dứt trừ Nghi và Si)

Các Pháp này được thực hiện theo Thiền Quán và thi hành qua các hành động cụ thể cho đến khi Hành Giả thực sự chứng đắc được trạng thái an lạc tịch tĩnh (thực chứng Vô Ngã)

Đây cũng chính là công việc cần thiết mà chúng ta phải tự mình làm. Như chư Phật và các bậc Thánh Đệ Tử của Ngài, sau khi chứng ngộ xong đều nói rằng: “Những việc cần làm, Ta đã làm xong”

3_ Khi đã chứng đắc được trạng thái an lạc tịch tĩnh tức là chúng ta đã đạt được sự hiểu biết sáng suốt không mê lầm giống như các bậc Thánh Giải Thoát và dứt trừ hẳn sự sinh tử luân hồi trong sáu nẻo.

27/02/2014