KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ
THANH CẢNH ĐẠI BI VƯƠNG QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Nước Nam Thiên Trúc, Tam Tạng Pháp sư KIM CƯƠNG TRÍ phụng chiếu dịch (NHẤT HẠNH cầm bút ghi)
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Cúi lạy A Súc Tôn (Akṣobhya), Dũng Mãnh (Vajra-satva) Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhava), Hư Không Bảo (Ākāśa-maṇi) Quán Âm Như Lai (Avalokiteśvara), Đạt Ma Pháp (Dharma-dharma) Bất Không Thành Tựu (Amoghasiddhi), Nghiệp Kim Cương (Karma-vajra) Tám Cúng Nội Ngoại, mười sáu TÔN Bốn cửa Thị Hộ, bậc tương ứng.

Ta y theo Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già diễn nói về Pháp yếu tu hành Liên Hoa Đạt Ma (Padma-pharma) của Quán Tự Tại Vương Như Lai.

Muốn làm Lầu, Điện, Man Trà La, Chùa, Tháp của Bản Tôn. Trước tiên tụng Đà La Ni được vô lượng Phước. Nếu chẳng tụng Đà La Ni này mà tùy tiện bước vào:

Chùa, Xá, Điện, Tháp, ắt Công Đức đã có lúc trước thảy đều bị mài diệt hết cả.

Đà La Ni là:

“Nẵng mô tam mãn đà phộc nhật la nam. Án, phộc nhật la nghi bả hồng, sa phộc hạ.”

NAMO SAMANTA-VAJRAṆAṂ – OṂ VAJRA-AGNA HŪṂ – SVĀHĀ.

 

_ Tiếp, kết Kim Cương Khai Môn Ấn. Liền đem 2 tay kết Kim Cương Phộc

 

Tụng 3 biến “Hồng Hồng Hồng” (HŪṂ HŪṂ HŪṂ) giống như tiếng sấm cảnh giác tất cả Như Lai, Đại Liên Hoa Tộc, Kim Cương Tộc. Tự tưởng mình ngang bằng với các Đẳng ấy, trong ngoài vượt vô ngại, một niệm ý chí. Tiếp, mở cửa mỗi mỗi gia trì không ngại. Tụng Minh này tiếng “Hồng Hồng” (HŪṂ HŪṂ) như tiếng sấm, tưởng quán cùng nương nơi miệng mà truyền thụ.

_ Phàm muốn tu tập Du Già, nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi). Trước tiên nên vào Quán Đỉnh Tam Muội Gia Mạn Trà La (abhiṣeka-samaya-maṇḍala), phát Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi), xả bỏ thân mệnh tiền tài làm lợi ích cho tất cả, dũng mãnh tinh tiến, tùy niệm tương ứng với “Từ, Bi, Hỷ, Xả” không có gián đoạn. Người như vậy mới nên tu tập.

Pháp về Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường), vẽ tượng ấy … rộng như nơi khác đã nói.

_ Phàm vào Tịnh xá, lúc muốn tu niệm, trước tiên cúi năm vóc sát đất đỉnh lễ Bản Tôn Quán Tự Tại Vương Như Lai. Tiếp, lễ Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc rồi đến Vô Động (phương Đông), Bảo Sinh (phương Nam), Biến Chiếu Như Lai (Tỳ Lô Giá Na Như Lai – phương Trung Ương) thảy đều y theo Pháp chí thành kính lễ. Quỳ hai gối, chắp tay hoa sen, sám hối ba nghiệp, hồi đáp tất cả. Tụng Chân ngôn này là: Con từ vô thủy kiếp

Đắm trong biển sinh tử

Nay dùng Tâm thanh tịnh

Bày tỏ xin hối lỗi

Như Chư Phật đã sám

Nay con cũng như vậy

Nguyện con và chúng sinh

Tất cả đều thanh tĩnh.

_ Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, tát phộc bà phộc truật đà tát phộc đạt ma tát phộc bà phộc truật độ Hám”

OṂ_ SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHAṂ.

_ Tiếp, nên tùy hỷ mọi Phước Trí đã gom chứa được từ Chư Phật, Bồ Tát thuộc

Hiện tại, Quá Khứ, Vị lai Các căn lành gom chứa

Từ Chư Phật, Bồ Tát

Với chúng sinh ba đời

Chắp tay tùy hỷ hết

_ Tiếp, nên quỳ gối phải sát đất. Chắp hai tay lại giữa trống rỗng đặt ở trên đỉnh đầu.

Tưởng lễ dưới chân của Chư Phật Như Lai và Bồ Tát. Tụng Mật Ngôn là:

“Án, bát ná ma, vi” 

OṂ_ PADMA VIḤ

Xong phần Trì Địa Ấn.

Như Kim Cương Vương Ấn.

Lễ Chư Phật xong, y theo Tọa Ấn mà ngồi suy tư nhập định, quán vô lượng Như Lai (Tathāgata) ngang bằng khắp Pháp Giới, tự thân Hành Giả đều ở ngay trong Hội ấy.

Sau đó kết mật Tam Muội Gia Ấn. Đặt 6 đầu ngón tay dính nhau, hơi co Tiến Lực (2 ngón trỏ) đè vằn cạnh trên của Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), Thiền Trí (2 ngón cái) đè vằn dưới của Tiến Lực (2 ngón trỏ) rồi đặt ấn trên đỉnh đầu.

Mật Ngôn là:

“Án, đát tha nghiệt đổ nạp bàn phộc dã, sa phộc hạ”

OṂ_ TATHĀGATA UDBHAVĀYA SVĀHĀ

 

_ Tiếp, nói về Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Đà La Ni Ấn.

Hai tay kết Liên Hoa Hợp Chưởng. Thiền Trí (2 ngón cái) Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng dính nhau, các đầu ngón còn lại cách nhau một thốn (1/3dm) rồi đặt ấn trên lỗ tai bên phải.

Chân Ngôn là:

“Án, bát đầu mâu nạp bàn phộc dã, sa phộc hạ”

OṂ_ PADMA UDBHAVĀYA – SVĀHĀ

_ Tiếp, kết Nhất Thiết Kim Cương Tam Muội Gia Đà La Ni Ấn.

Đàn Trí (ngón út trái, ngón cái phải) và Thiền Tuệ (ngón cái trái, ngón út phải) lật ngược che nhau và cùng móc nhau. (ND: ngửa bàn tay phải, úp bàn tay trái rồi đặt lưng bàn tay phải đè trên lưng bàn tay trái). Bắt đầu kết ở ngay trái tim. Diệu ngôn đặt ở trên lỗ tai trái. Nói Mật ngôn ba lần xong thì bung ấn trên Luân Đỉnh (bên trái đỉnh đầu).

Mật Ngôn là:

“Án, ma nhập lỗ nạp bàn phộc dã, sa phộc hạ”

OṂ_ VAJRA UDBHAVĀYA – SVĀHĀ.

 

_ Tiếp, kết Nhất Thiết Kim Cương Hộ Thân Đà La Ni Ấn.

Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng cài chéo nhau bên trong. Dựng 2 độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây Phướng, co Tiến Lực (2 ngón trỏ) cách lưng của Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) 3 phân như hình móc câu.

 

Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật la nghĩ nễ, bát la niệm phát đá già, sa phộc hạ” 

OṂ_ VAJRA-AGNI PRADĪPTĀYA SVĀHĀ

_ Kim Cương Hỏa Diễm Địa Giới Đà La Ni Ấn.

Đặt độ Nhẫn (ngón giữa trái) vào khoảng giữa của độ Lực (ngón trỏ phải) và độ Nguyện (ngón giữa phải). Đặt độ Giới (ngón vô danh trái) vào khoảng giữa của độ Tuệ (ngón út phải) và độ Phương (ngón vô danh phải). Đưa độ Nguyện (ngón giữa phải) từ trên lưng vào khoảng giữa độ Tiến (ngón trỏ trái) và độ Nhẫn (ngón giữa trái). Đặt phương Tiện (ngón vô danh phải) vào khoảng giữa độ Đàn (ngón út trái) và độ Giới (ngón vô danh trái). Đàn Tuệ (2 ngón út) Tiến Lực (2 ngón trỏ) Thiền Trí (2 ngón cái) chống xuống đất như đóng xỏ. Đọc Chân ngôn ba biến, tưởng như cái chày Độc Cổ Kim Cương bốc lửa thấu suốt bờ mé Kim Cương (Kim Cương tế).

Mật Ngôn là:

Án, chỉ lị chỉ lị, phộc nhật la, ma nhật lộ luật, mãn đà mãn đà, hồng phát tra” 

OṂ_ KILI KILI VAJRA VAJRI BHŪR BANDHA BANDHA HŪṂ PHAṬ

_ Kim Cương Hỏa Thành Phi Diễm Điện Gian Viện Giới Chân Ngôn Ấn

Dựa vào Địa ấn lúc trước. Buông mở Thiền Trí (2 ngón cái) chuyển bên phải 8 phương, đọc Chân ngôn 3 biến, xa gần tùy ý.

Mật Ngôn là:

“Án, tát la tát la, ma nhật la, bát la ca la, hồng phát tra” 

OṂ_ SARA SARA VAJRA-PRAKARA HŪṂ PHAṬ

_ Nhất Thiết Kim Cương Hỏa Diễm Võng Giới Chân Ngôn Ấn.

Cũng dựa theo Địa ấn lúc trước. Buông mở dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái) che trên đỉnh đầu, đưa qua đưa lại 3 lần, tụng Chân ngôn 3 biến. Tưởng trên cái lưới rực lửa của Kim Cương đến ở đỉnh đầu.

Mật Ngôn là:

“Án, vĩ tát phổ la nại, lạc khất sái, bạc nhật la bán nhạ la, hồng phát tra” 

OṂ – VISPHURAD RAKṢA VAJRA-PAṂJALA HŪṂ PHAṬ

 

_Tiếp, kết Kim Cương Diễm Hỏa Giới Ấn.

Liền đem Định Tuệ (2 tay) cùng dính cạnh bàn tay. Dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái) cách nhau 3 thốn, xong theo bên phải trên đỉnh đầu. Tưởng bên ngoài tường lửa ấy rựa lửa bên trên đến ở đỉnh đầu.

Mật Ngôn là:

“Án, A tam mang nghi nễ, sa phộc hạ”

OṂ_ ASAMĀṂGNI SVĀHĀ

Trước kết giới này thì Ma La (Māra: Ma chướng) của 6 Dục với tất cả Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) sợ hãi bỏ chạy, không có nơi để trốn nấp.

_ Tiếp, kết Quán Âm Bảo Xa Ấn.

Liền ngửa 2 bàn tay cùng cài nhau, chuyển đem Thiền Trí (2 ngón cái), hướng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào bên trong bật 3 lần, tụng Chân Ngôn.

 

Tưởng niệm Bản Tôn tùy nguyện đến đi vào bên trong. Niệm xong thì bọt nổi huyễn hóa trong mật Tâm dừng đứng chẳng hiện. Mật Ngôn là:

“Án, đô lô đô lô, hồng” 

OṂ_ TURU TURU HŪṂ

_ Tiếp, kết Đại Liên Hoa Ấn.

Liền đem 2 tay cùng cài chéo nhau sao cho Tiến Lực (2 ngón trỏ) Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng dính đầu ngón. Thiền (ngón cái trái) Nguyện (ngón giữa phải) Trí (ngón cái phải) Nhẫn (ngón giữa trái) đều dính nhau. Hoa sen trắng 8 cánh nở 1 khuỷu tay được đặt trên cái xe, tụng Mật ngôn 3 lần. Minh là:

“Án, đô lô đô lô, hồng”

OṂ_ TURU TURU HŪṂ

_Tiếp, kết Bát Đại Liên Hoa Ấn.

Đặt 2 cổ tay dính nhau, Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) cùng hợp đầu ngón rồi ngửa cứng. Tưởng như 6 độ (6 ngón tay còn lại) của hoa sen cùng lìa nhau, hơi co 8 cánh sen.

Mật Ngôn là:

“Án, kiếm mang la, sa phộc hạ”

OṂ_ KAMALA SVĀHĀ

 

_ Tiếp, nói về Du Già. Kết Bí Tam Muội Gia Ấn.

Buộc kiên cố. Đem Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) cùng hợp nhau dựng cứng.

Đây là cảnh giác, tụng Mật Ngôn là:

“Án, bạt chiết la, bát ná ma, tam ma gia, tát đát phộc”

OṂ_ VAJRA-PADMA-SAMAYA STVAṂ

 

_ Tiếp, kết Nhất Thiết Chư Phật Như Lai An Lạc Hoan Hỷ Duyệt Ý Tam Muội Gia Ấn.

10 ngón tay buộc bền chắc. Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp nhau. Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) cùng hợp dựng.

Chân Ngôn là:

“Án, tam ma gia, hô, tô la đà, tát đát noan”

OṂ_ SAMAYA HOḤ SURATA STVAṂ

 

_ Tiếp, kết Khai Tâm Ấn.

Nhập vào chữ của Trí Kim Cương, quán trên 2 cái vú: bên phải là chữ ĐÁT LA (氛_ TRA) bên trái là chữ TRA (誆 _ Ṭ) như cánh cửa của cung thất. Ba nghiệp Kim Cương Thù Thắng đồng thời phát kéo trái tim mở 2 chữ.

Mật Ngôn là:

“Án, bạt nhật la, mãn đà, đát tra la”

OṂ_ VAJRA-BANDHA TRAṬ

Từ vô thủy đã huân tập chủng tử tạo nên mọi trần lao. Nay dùng Triệu Tội Ấn gom chứa lại mà đập nát.

10 ngón tay buộc bền chắc. Dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây kim. Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu. Câu tưởng triệu các tội, tưởng hình dạng của mọi tội ấy như hình luân tóc dựng. Ngược Ấn Sắc ở trái tim, va chạm xong tụng Mật Ngôn.

Vì 3 nghiệp tương ưng cho nên hay triệu các vết tích của Tội. Tụng Triệu Tập này xong mới làm Pháp Tồi Phá (đập nát).

Mật Ngôn là:

“Án, tát bà bá ba ca li sái noa, vĩ thâu đà ná, tam ma gia, bạt nhật la, hồng nhạ”

OṂ_ SARVA PĀPA AKARṢAṆA VIŚODHANA SAMAYA – VAJRA HŪṂ JAḤ

Triệu vào trong lòng bàn tay xong mới làm Pháp Tồi Phá. Ấn trước cùng cài chéo các ngón tay bên trong, xưng Hàm (HŪṂ) cột trói các tội. Cùng duỗi thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) có chữ Đát Lạt Tra (TRAṬ) tưởng làm cái chày Kim Cương cùng vỗ như đập nát núi.

Câu cáu tức (Phẫn cú) và hình giận dữ (nộ hình) hay tĩnh các nẻo ác. Tụng xong, đem Nhẫn Nguyện vỗ 21 lần tùy theo nghi tắc.

“Án, bạt nhập la bá ni, vĩ sa bố tra dã. Tát bạt bá gia mãn đà ná nĩ, bát la mẫu ngật sái dã, tát bà bá dã nghiệt để tỳ dược. Tát bà tát đát mạn, tát bà đát tha nghiệt đá, bạt nhật la, tam ma gia, hồng, đát la tra”

 

OṂ_ VAJRA-PĀṆI VISPHOṬAYA – SARVA PĀYA BANDHANĀNI PRAMOKṢĀYA – SARVA PĀPAYA GATEBHYAḤ – SARVA SATVA MĀṂ – SARVA TATHĀGATA-VAJRA-SAMAYA HŪṂ TRAṬ

Từ Bi trùm các tội

Triệu vào các trần cấu

Tưởng vỗ đập các Ma

Tất cả đều bị trừ

Thanh tĩnh như trăng tròn

Nên quán sen tám cánh

Tưởng bên trong trái tim

Hai khuỷu tay dính nhau

Ngửa cứng như sen báu

Mười ngón tay lìa nhau

Hơi co tám cánh sen.

Mật Ngôn là:

“Án, kiếm mang la, sa phộc hạ”

OṂ_ KAMALA SVĀHĀ

Dùng môn Tương ứng này

Phương tiện của Phật trước

Ba nghiệp chứa các tội

Vô lượng Chướng rất nặng

Làm tồi diệt này xong

Như lửa đốt cỏ khô

Hữu tình thường ngu mê

Chẳng biết Lý Thú này

Vì Như Lai Đại Bi

Mở môn Mật Diệu này

Tiếp, nên vào kết Ấn

Trong chữ Trí Như Lai

Hai tay buộc bền chắc

Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào trong

Đem hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Dính nhau như cái vòng

Quán sen tám cánh trước

Trên đó đặt chữ BÀ (A)

Vì ba điểm nghiêm sức

Chữ Diệu mới là ÁC (AḤ)

Màu trắng như kha tuyết

Phóng tỏa ngàn ánh sáng

Tưởng dùng độ Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Niệm chữ an trong tim

Ba nghiệp cùng vận dụng Tụng Mật Ngôn này:

“Án, bạt chiết la phệ xả, ÁC”

OṂ_ VAJRA AVIŚA AḤ

Đã tưởng vào trong tim

Tự tưởng như quang diệu

Đây tức Pháp Giới Thể

Hành Giả nên quán đấy

Chẳng lâu ngộ tịch tĩnh

Pháp vốn chẳng hề sinh

Chư Như Lai ba đời

Thân, Khẩu, Ý Kim Cương

Đều dùng phương tiện khéo

Giữ tại Kim Cương quyền

Dùng đây đóng cửa tâm

Chữ Trí được bền chắc

Liền co độ Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Trụ ở lưng Thiền Trí (2 ngón cái)

Đem Ấn chạm ngực xong

Liền tụng Diệu Ngôn này

“Án,–bạt nhật la mẫu sắt trí, hàm”

OṂ_ VAJRA-MUṢṬI VAṂ

_ Tiếp, kết tịch Trừ Kết Giới Ấn

Liền đem 2 tay đặt ngay trái tim khiến Giới Phương (2 ngón vô danh) cùng cài chéo nhau bên ngoài, bên phải đè bên trái. Dựng 2 độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây Phướng. Tiếp, đem Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc Giới Phương (2 ngón vô danh). Thiền Trí (2 ngón cái) Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng vịn nhau.

Chân Ngôn là:

“Án, A mật lật đổ ná bà phộc, hồng phát tra” 

OṂ_ AMṚTA-UDBHAVA HŪṂ PHAṬ

Người tác Pháp này sẽ được Đức Đại Bi Quán Âm hóa thành Mã Đầu Minh Vương gia bị cho mau chóng thành Phật. Đã làm Kết Giới này, chuyển bên trái 3 vòng để Tịch Trừ điều chẳng lành, chuyển bên phải 3 vòng thì tùy ý xa gần dùng làm Kết Giới.

Tiếp, kết Gia Trì xong

Bố Tự (an bày chữ) tưởng chân dung

Đặt Quán Ấm nơi Ấn

Chữ Hiệt-Lỵ (猭 _ HRĪḤ) rõ ràng

Chữ này đều ứng hiện

Rộng ở trong vành trăng

Tỏa ánh hào quang trắng

Quay lại thu nhỏ dần

Chắp hai tay ngay tim

Mười ngón cùng cài trong

Rút Thiền (ngón cái trái) dựng thẳng vịn

Ấn kết trái đỉnh đầu

Hai mắt trước tiên theo

Hai bắp tay, tim, rốn Trong gối đến trái buông Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, A lỗ lực, sa phộc hạ” 

OṂ_ AROLIK SVĀHĀ

_ Tiếp, Kết Khế dùng an bày ngay trên thân của mình. Liền tự tưởng thân giống như Đức Đại Bi Quán Âm có 32 tướng và 80 vẻ loại tùy hình tốt đẹp của Đức Như Lai, tỏa ánh hào quang màu vàng tía viên mãn chung quanh thân. Sẽ được sự gia bị của Như Lai. Tưởng như vậy xong, đem tay Khế chạm trên đỉnh đầu an bày chữ ÁN (OṂ), chạm vầng trán an bày chữ A (A), chạm mắt an bày chữ LỖ (RO) trên hai con mặt phải trái, y theo thứ tự cho đến hai bàn chân đều dùng chạm và an bày. Tưởng ÁN (OṂ) an trên đỉnh

Màu trắng như mặt trăng

Tỏa vô lượng ánh sáng

Trừ diệt tất cả Chương

Liền đồng Phật, Bồ Tát

Xoa trên đỉnh người ấy

Tưởng A an trên trán

Có màu sắc vàng chóe

Chiếu soi các u ám

An LỖ RO) trên hai mắt

Màu như lưu ly Cam

Hay hiển các sắc tướng

Dần đủ Trí

Tưởng LỰC (LIK) an hai vai

Màu như lụa trắng sáng

Giống như Tâm thanh tĩnh

Mau đạt Đạo Bồ Đề (Bodhi-mārga)

SA PHỘC (SVĀ) an tim, rốn

Hình trạng làm màu đỏ

Thường hay tưởng chữ đó

Mau được Chuyển Pháp Luân

Chữ HA ( HĀ) hai bàn chân

Màu như mặt trăng tròn

Hành giả tác tưởng ấy

Mau đạt được VIÊN TỊCH

_ Như vậy Bố Tự tưởng nhớ màu

Liền thành Pháp Môn Đại Bi Thắng

Cũng là tướng chân thật Bản Tôn

Hay diệt các Tội được Cát Tường

Giống như Kim Cương kiên cố tụ

Đấy là Pháp Đại Bi Thắng Thượng

Nếu thường như vậy mà tu hành

Nên biết người đó mau thành tựu (Tất Địa:siddhi)

Tụng ba biến Tịnh châu (làm tràng hạt thanh tịnh)

Xong dùng tâm của mình tưởng trong miệng Đức Quán Thế Âm Đại Bi Thiên Thủ tuôn ra văn tự của Diệu ngôn Đại Bi tỏa ra ánh sáng 5 màu nhập vào trong miệng của Hành giả đi đến vành trăng của trái tim rồi an bày xong theo bên phải. Liền tụng Chân ngôn của Bản Tôn 1 biến. Dùng ngón vô danh của tay phải lần mỗi một hạt châu. Khi quá vòng thì quay trở lại lần như trước, chẳng gấp chẳng chậm, chẳng được cao giọng, nên rõ ràng từng chữ và khiến cho con mắt nhìn thấy đủ số chữ niệm tụng đã được an bày trên thân của mình với Bản Tôn. Ở trong 1 niệm nên quán thấy 1 lúc chẳng được thiếu sót khiến tâm tán loạn. Nếu quán niệm đã mệt mỏi thì tùy theo sức mà niệm tụng. Hoặc 100, 200, 300 cho đến 500, 1000 biến … thường lấy một số làm hạn định. Nếu có duyên sự cũng chẳng được giảm bớt số. Đến 108 lần xong thì buông tràng hạt xuống. Đây gọi là Thanh Niệm Tụng (niệm tụng ra tiếng).

Nếu cầu giải thoát xa lìa sinh tử thì tác Tam Ma Địa Du Già Quán Hạnh. Pháp này không có hạn định biến số niệm trì. Tức trái tim của mình giống như vànhtrăng tròn đầy cực sáng trong sạch, trong ngoài rõ ràng. Đem chữ ÁN  đặt ở chính giữa vành trăng rồi an bày ÁN A LỖ LỰC CA SA PHỘC HA (_ OṂ AROLIK SVĀHĀ) từ phía trước mặt xoay theo bên phải thứ tự vòng khắp Luân Duyên. Chân thật quán mỗi một chữ rõ ràng cùng tương ứng với Tâm chẳng được khác biệt.

_ Nói về nghĩa của Pháp Tam Ma Địa Quán Niệm Bố Tự.

ÁN TỰ MÔN (狣): Có nghĩa là “Lưu chú chẳng sinh diệt” lại ở tất cả Pháp làm nghĩa tối thắng. A Tự Môn là A Già Lợi Gia, dùng Kim Cương Ấn như Pháp niệm tụng vì đệ tử làm quán đỉnh xong mới trao truyền cho, dùng Tâm Đà La Ni khiến kết Bí Ấn.

Tác Kim Cương Phộc, dựng đứng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) và co lóng trên lại.

Bên trên Ấn nâng hoa rồi rải tán mà cúng dường. Liền nên nói là: “Tâm Pháp Môn này là yếu lĩnh bí mật của tất cả Như Lai. Hãy cẩn thận đừng coi thường mà nói cho người khác. Nếu phạm sẽ phá Tam Muội Gia (Samaya) của ngươi. Nay Ta vì ngươi mà nói về Nghĩa của nó. Bây giờ ngươi hãy khéo lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ.

Chữ A có nghĩa là Vô Sinh, cũng có nghĩa là Trí Tịch Tĩnh của tất cả Như

Lai.”

LỖ TỰ MÔN: Là nghĩa Vô Hành ở tất cả Pháp, cũng là nghĩa Vô Khởi Trú trong tất cả Như Lai Pháp.

LỰC TỰ MÔN: có nghĩa là Vô Đẳng Giác của tất cả Như Lai. Cũng có nghĩa là Vô Trụ (không đứng), Vô Khứ (không đi) Vô Thủ (không nắm giữ) Vô Xả (không buông bỏ).

SA PHỘC TỰ MÔN: Có nghĩa là Vô Đẳng, Vô Ngôn thuyết của tất cả Như

Lai.

HA TỰ MÔN: có nghĩa là “Vô nhân tịch tĩnh, vô trụ Niết Bàn” của tất cả Như Lai.

Đã nói về nghĩa của chữ. Tuy lập văn tự đều là nghĩa không có văn tự. Đã không có văn tự nên phải chân thật quán tướng của mỗi một nghĩa, vòng khắp mà lại bắt đầu không có hạn kỳ, không có hạn số và chẳng được cắt đứt. Chẳng được cắt đứt là nghĩa Tối Thắng của “Lưu chú chẳng sinh chẳng diệt”. Do nghĩa chẳng sinh chẳng diệt nên không có Hành. Do nghĩa không có Hành nên không có Tướng. Do nghĩa không có Tướng nên không có Khởi trú. Do nghĩa không có Khởi trú nên không có Đẳng Giác. Do nghĩa không có Đẳng Giác nên không có Thủ xả. Do nghĩa không có Thủ xả nên Bình đẳng vô ngôn thuyết. Do nghĩa Bình đẳng vô ngôn thuyết nên Vô nhân Tịch tĩnh Vô Trụ Niết Bàn. Do nghĩa Tịch tĩnh Vô Trụ Niết Bàn nên chẳng sinh chẳng diệt, tối thắng không có cắt đứt, vòng khắp mà lại bắt đầu. Đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng Thứ Đệ Đại Thừa Thành Tựu Pháp.

_Tiếp, kết Tam Ma Địa Ấn.

Ngửa 2 bàn tay cùng cài chéo nhau sao cho Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng chung lưng. Dựng Thiền Trí (2 ngón cái) vịn đầu ngón Tiến Lực (2 ngón trỏ) rồi đặt bên trên bàn chân.

Hành Giả tiếp nên tu A Sa Phả Na Già Tam Muội. Ngồi ngay thẳng, chỉnh thân thể ngay ngắn, không cho lay động. Lưỡi trụ ở trên nóc họng, ngưng hơi thở ra vào khiến cho hơi thở thật nhẹ nhàng, chân thật quán “Các Pháp đều do TÂM, tất cả phiền não với Tùy phiền não, Uẩn, Giới, Nhập … đều như quáng nắng, như thành Càn Thát Bà, như vòng lửa chuyển xoay, như tiếng vang dội trong hang động rỗng không”. Quán như vậy xong chảng thấy thân tâm, trụ nơi sự vắng lặng không có Tướng và Bình đẳng dùng làm Trí cứu cánh chân thật.

Bấy giờ liền quán trong hư không có vô số Chư Phật giống như hạt mè tràn khắp đại địa. Chư Phật đều duỗi cánh tay màu vàng ròng, búng ngón tay cảnh giác rồi bảo rằng: “Này Thiện Nam Tử! Nơi chứng của ngươi chỉ là một đạo thanh tịnh chứ ngươi chưa chứng được TRÍ TÁT BÀ NHÃ của KIM CƯƠNG DỤ TAM MUỘI GIA đâu! Ngươi đừng cho là đủ. Khi xưa, PHỔ HIỀN dùng sự MÃN TÚC mới Thành Tối Chính Giác.”

Hành Giả nghe lời cảnh giác xong. Ở trong Định (Samādhi) lễ dưới chân của tất cả Đức Phật “Nguyện xin Đức Như Lai chỉ nơi hành xứ của con.”

_ Chư Phật đồng âm nói:

“Ngươi nên quán TÂM mình”

_ Vừa nghe lời đấy xong

Như giáo quán Tự Tâm

Trụ lâu quán sát kỹ

Chẳng thấy tướng Tâm mình

Lại tưởng lễ chân Phật Tự nói:

Tối Thắng Tôn!

Con chẳng thấy TÂM mình

Đây, tướng nào của TÂM? ! …”

_ Chư Phật thương bảo rằng:

“Tướng TÂM đo khó lường

Truyền cho TÂM CHÂN NGÔN

Như LÝ quán kỹ TÂM

“Án, tam ma địa, bát ná mê, hiệt lị”

OṂ – SAMĀDHI PADME HRĪḤ

Từng hơi thở ra vào, mỗi mỗi phải rõ ràng quán vô lượng chư Phật trong hư không cùng một lúc búng tay cảnh giác Hành Giả rồi bảo rằng: “Nay ngươi thành Vô Thượng Giác như thế nào? Sao chẳng biết Pháp yếu của Chân tướng Chư Phật?”

Bấy giờ Hành Giả được cảnh giác xong liền bạch với Chư Phật rằng: “Thế nào gọi là chân thật? Nguyện xin Như Lai vì con mà giải nói.

Lúc đó, Chư Phật bảo Hành giả rằng: “Lành thay! Lành thay! Ngươi có thể hỏi như vậy! Ngươi nên tưởng trong trái tim có chứa chữ ÁC (ĀḤ) trong suốt rõ ràng nơi TÂM. Mật Ngôn là:

“Án, chất đà bát la để vị năng, ca lộ nhĩ”

OṂ – CITTA PRATIVEDHAṂ KARA-UMI

Nên tụng thầm một biến, liền tưởng vành trăng như ở trong đám sương mù mỏng nhẹ. Vì muốn vành trăng ấy được trong sáng cho nên:

Niệm tụng liền thấy TÂM Viên mãn như trăng tròn Lại tác suy tư là:

TÂM này là vật gì?

Phiền não gom chủng tử

Thiện ác đều do TÂM

TÂM là A LẠi GIA (Ālaya-vijñāna)

Trong sạch dùng làm NHÂN

Vì huân tập Sáu Độ

Tâm ấy là ĐẠI TÂM

Tạng thức vốn chẳng nhiễm

Trong sạch không cấu uế

Lâu dài gom phước trí

Ví như trăng tròn tịnh

Không THỂ cũng không SỰ

Liền nói chẳng phải Trăng

Do đầy đủ Phước Trí

Tự tâm như trăng tròn”

Tâm hớn hở vui vẻ Lại bạch:

Các Thế Tôn! Con đã thấy TÂM mình

Thanh tịnh như trăng tròn

Lìa các phiền não cấu

Các Ngã chấp, Sở chấp …”

_ Chư Phật đều bảo rằng?:

Tâm ngươi vốn như vậy

Vì khách trần lấp che

TÂM BỒ ĐỀ là TỊNH

Ngươi quán vành trăng tịnh

Được chứng TÂM BỒ ĐỀ

Truyền TÂM CHÂN NGÔN này

Mật tụng mà quán sát

“Án, mạo đề chất đa mẫu đát bá ná, gia nhĩ”

OṂ – BODHICITTAM UTPĀDA YĀMI

Tụng Chân Ngôn này, chân thành quán vành trăng TÂM khiến cho thật thanh tĩnh như thái hư rộng lớn không có vết ngăn che. Lại ở trong vành trăng trưởng có một hoa sen.

Hay khiến vành trăng TÂM

Tròn đầy hiển sáng tỏ

 

_ Chư Phật lại bảo rằng:

Bồ Đề là kiên cố

Khéo trụ lao kiên cố (cực bền chắc)

Lại truyền TÂM CHÂN NGÔN

“Án, để sắt tra, phạt chiết la, bát ná ma” 

OṂ_ TIṢṬA VAJRA-PADMA

 

Tưởng hoa sen ấy và vành trăng lớn dần dần khắp cả Pháp giới ngang bằng với hư không. Người ở vành trăng tịnh quán Ngũ Trí Kim Cương khiến vòng khắp Pháp

Giới chỉ có một Đại Kim Cương, nên biết là

TỰ THÂN tức là Kim Cương Giới

“Án, tát phả la, phạt chiết la, bát ná ma”

OṂ – SPHARA VAJRA-PADMA

Bên trong hoa sen ấy tỏa ra vô lượng hào quang chiếu soi vô lượng vô biên Thế Giới Cực Lạc. Mỗi thế giới Cực Lạc có báu diệu trang nghiêm đều có Đức Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-tathāgata) với các Thánh Chúng vây quanh trước sau …

Quán như vậy xong, dần dần thu nhỏ hoa sen ấy dùng chứng sự thanh tịnh của Tâm, tự thấy “Thân là Phật”.

Mọi tướng đều tròn đầy

Liền chứng Tát Bà Nhã (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí)

Trọng Định lễ khắp Phật

Nguyện gia trì kiên cố

_ Tất cả Chư Phật nghe

Lời Kim Cương Giới (Vajra-dhātu) xong

Vào hết trong Kim Cương

Liền nói Kim Cương Tâm Chân Ngôn là:

“Án, tăng hạ la, bát nạp ma”

OṂ_ SAṂHARA PADMA Như vậy, Chư Phật Như Lai ở tất cả Thế Giới đều tùy theo hoa sen mà thu nhỏ lại ngang bằng với bản thân. Liền biến sắc thân thành Đức Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha) với thân màu pha lê hồng tỏa ra ánh hào quang lớn.

Chư Phật đại danh xưng

Vừa nói Minh đó xong

Đẳng Giác Kim Cương Giới

Liền nói Trí chân thật

_ Thời các Như Lai ấy

Gia trì kiên cố xong

Chuyển từ Kim Cương ra

Trụ khắp ở hư không

Hành giả tác niệm là:

“Đã chứng KIM CƯƠNG ĐỊNH

Liền đủ TÁT BÀ NHÃ (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí)

Ta thành CHÍNH ĐẲNG GIÁC”

_Vì khiến chứng Bát Địa (Aṣṭa-bhūmi) cho nên kết Kim Cương Tam Muội Gia Ấn (Vajra-samaya-mudra) dùng làm Tòa Kim Cương Liên Hoa (Vajra-padmāsana).

Tự thân Hành Giả là Như Lai

Lại sợ tán loạn mà thất thoát (lui mất)

_Tiếp tác Gia Trì Bí Mật Ấn

Nhẫn Nguyện sáu độ (2 giữa, 2 vô danh, 2 út) cài bên ngoài

Hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ như sen

Kèm đứng Thiền Trí (2 ngón cái) tưởng như Phướng.

 

Ấn tim với trán, họng và đỉnh

Đều tụng một biến xong gia trì

Tùy Sở Chân Ngôn Diệu Thỉnh Ấn Mỗi mỗi tưởng thành chữ HỘT LỊ (猭_ HRĪḤ) Mật Ngôn là:

“Án, phạt nhật la đạt ma, hột lị” 

OṂ – VAJRA-DHARMA – HRĪḤ

Liền tưởng các Như Lai trên không

Cầm Hư Không Bảo rưới đỉnh ta

Định Tuệ (2 tay) hòa hợp Kim Cương Phộc

Tiến Lực (2 ngón trỏ) Thiền Trí (2 ngón cái) như hình báu.

Đem ấn trên trán gia trì xong Trên đầu đội mão Ngũ Phật Trí Mật Ngôn là:

“Án, bát ná ma la đát ná, A tỳ tru giả, tát phộc hàm, hột lị, đát lạc”

OṂ- PADMA-RATNA ABHIṢIṂCA SVĀMAṂ HRĪḤ TRĀḤ

_ Tiếp, kết Hoa Man Ấn

Đem hai tay lúc trước để ngang trái tim. Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào trong Bản Nguyện (lòng bàn tay). Sáu độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa, 2 ngón vô danh, 2 ngón út) đều nắm quyền. Từ vầng trán chia hai tay buộc quanh đến sau đỉnh (ót) kết Liên Hoa Quyền như thế cột vòng hoa, từ từ hạ xuống rồi buông ra giống như thế rũ dây đai.

Mật Ngôn là:

“Án, bát ná ma la đát ná, ma lệ, hàm”

OṂ- PADMA-RATNA-MĀLE HŪṂ

_ Tiếp, kết Nhất Thiết Từ Giáp Ấn

Hai tay kết Kim Cương Quyền đặt ngang trái tim. Đặt cạnh Tiến Lực (2 ngón trỏ) giao nhau. Trên mặt ngón Tiến (ngón trỏ trái) tưởng chữ ÁN (輆- OṂ), mặt ngón Lực (ngón trỏ phải) tưởng chữ TRUNG (趐- ṬUṂ) tỏa ra ánh sáng màu lục. Ánh sáng chẳng gián đoạn như rút dây tơ của ngó sen. Đặt ấn ngang trái tim xong, giữ Định quyền (quyền trái), dùng Trí quyền (quyền phải) buộc vòng hoa sau vầng trán xong liền hướng về trước rũ duỗi ngón Tiến (ngón trỏ trái). Hai độ ÁN CHÂM (輆趐 – OṂ ṬUṂ) cùng nhau xoay vòng quanh tỏa ánh sáng màu lục liên tục chẳng dứt như mặc áo giáp. Từ tim, lưng, rốn, eo lại đến đầu gối, ngực, lưng, họng, cổ, phía sau vầng trán. Mỗi mỗi xoay chuyển Tiến Lực (2 ngón trỏ) 3 lần rồi buông tán.

Lại ở trước dùng bàn tay rũ tán (các ngón) như rũ áo trời. Liền hay hộ khắp các chúng sinh. Tất cả Thiên Ma chẳng có thể hoại. Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, A bà gia, bát ná ma, ca phộc chế, mãn đà, la ngật sái hàm, hồng hám”

OṂ_ ABHAYA-PADMA-KAVACE BANDHA RAKṢA MĀṂ HŪṂ HAṂ

Hành Giả tiếp nên dùng Thành Sở Tác Trí Tam Ma Địa. Tưởng ở trước thân của mình quán vô Tận Hải Sơn Đại Liên Hoa Vương có Kim Cương làm thân cây tràn khắp Pháp Giới. Trên hoa, tưởng trong lầu gác bảy báu có vành trăng tròn tịnh bên trên tòa Sư Tử. Chính giữa hiện ra hoa sen trắng diệu. Quán SA TỰ MÔN (屹) tỏa ánh hào quang lớn khiến chiếu khắp Pháp giới làm Đại Bi của Quán Âm. Lại ở trước mặt, quán Thế Giới Cực Lạc có đất bằng lưu ly và biển Sữa công đức. Ở trong biển đó quán chữ HIỆT-LỊ (猭) biến làm hoa sen hé nở vi diệu. Liền biến hoa sen đó thành Quán Tự Tại Vương Như Lai với sắc tướng trang nghiêm như sắc thân lúc trước. Quán sắc thân Như Lai như vành trăng, đầu đội mão Ngũ Như Lai, khoác áo trời buông rũ, đeo chuỗi ngọc nghiêm thân tỏa ánh hào quang chiếu khắp vô lượng vô số chúng Đại Bồ tát đang vây quanh trước sau dùng làm quyến thuộc. Hành giả vì muốn khiến cho tất cả Như Lai cùng tập hội nên dùng tiếp Kim Cương Vương Bồ Tát Tam Ma Địa để triệu tập chư Thánh.

_ Tiếp, kết Liên Hoa Câu Triệu Ấn

Hai tay Định Tuệ nắm Kim Cương quyền, Tiến độ (ngón trỏ trái) như móc câu, co riêng 3 lần

Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, bát ná ma cú xá, hồng nhạ” 

OṂ – PADMA AṂKUŚA HŪṂ JAḤ

Tụng Mật ngôn này 3 biến, Tiến độ (ngón trỏ trái) 3 lần triệu, thì chân thân của Bồ Tát sẽ tương ứng mà đến.

_ Tiếp, kết Kim Cương Sách Đại Ấn dẫn vào ở Trí Thể của Tôn thân (thân Bản Tôn)

Sáu độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa, 2 ngón vô danh, 2 ngón út) cùng cài chéo nhau bên ngoài. Hai độ Thiền (ngón cái trái) Tiến (ngón trỏ trái) cùng dính nhau.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma, A mẫu giá bán xả, hồng”

OṂ- PADMA-AMOGHA-PĀŚA HŪṂ

Tưởng thân Bồ Tát đi đến vào tượng vẽ.

_ Tiếp, kết Kim Cương Câu Tỏa Ấn hay khiến cho Bản Tôn đều trụ bền chắc.

Thiền (ngón cái trái) Tiến (ngón trỏ trái) Lực (ngón trỏ phải) Trí (ngón cái phải) cùng móc kết. Đây gọi là Kim Cương Năng Chỉ Ấn.

Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, bát ná ma tắc phổ tra, hồng”

OṂ_ PADMA-SPHOṬA HŪṂ

Tác Pháp này xong thì Bản Tôn Thánh Giả gia trì không tan.

_ Tiếp, kết Kim Cương Diệu Khánh Ấn, hay khiến cho Chư Thánh đều vui vẻ.

Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào Kim Cương Phộc, co đều Tiến Lực (2 ngón trỏ) vịn nhau như cái vòng. Đây là Kim Cương Hoan Hỷ Ấn.

 

Tụng Mật Ngôn là:

“Án, bát ná ma phệ xả, hồng”

OṂ – PADMA-AVIŚA HŪṂ

Tác Pháp này thì tất cả Chư Phật Bồ Tát và Bản Tôn Thánh giả đều vui vẻ.

_ Tiếp, kết Át Già Thủy Đà La Ni Ấn.

Đem Uất Kim Hương, Long Não Hương, Bạch Đàn Hương, nước, hòa chung chứa đầy trong bình Át Già (Ārgha) rồi dâng lên cúng dường.

_ Tiếp, tác Át Già Khế

Liền đem 2 tay vào ngang trái tim. Sáu độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa, 2 ngón vô danh, 2 ngón út) ngửa duỗi thẳng. Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) vịn móng Thiền Trí (2 ngón cái).

 

Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, đế lệ bột đà, sa phộc hạ”

OṂ- TERALE BUDDHA SVĀHĀ

Tác cúng dường này dùng nước Cam Lộ Kim Cương của tất cả Như Lai rưới lên đỉnh đầu của tất cả chúng sinh nhằm diệt trừ vô lượng nghiệp chướng của hữu tình. Người uống nước này hay trừ các tai hoạn. Do kết Át Già cúng dường và dâng mọi nước thơm Át Già tưởng tắm thân Vô Cấu của Chư Thánh sẽ được Quán Đỉnh Pháp Vân Địa

_ Tiếp, kết Nhất Thiết Như Lai Bách Tự Đà La Ni Ấn.

10 ngón tay buộc bền chắc, kèm cứng Thiền Trí (2 ngón cái).

Mật Ngôn là:

“Án, bát ná ma tát đát phộc, tam ma gia ma nộ bán la gia – Bát ná ma tát đát phộc đát vĩ nô ba để sắt xá – Niết lị trạc trà hộ minh bá phộc – A nỗ lộ ngật đổ mính bát phộc – Tô báo sái dụ, mính bá phộc – Tát đĩnh mính bát la gia xa Tát bà yết tô ma giả mính – Chất đá thất lị dược – Cú lô Hồng, Ha Ha Ha Ha Hô Bạc Già Phạm – Tát bà đá tha yết đá, bát na ma, mãng danh muộn già – Bát ná mê bá phộc – ma hạ tam ma gia tát tỏa

– ÁC”

OṂ – PADMA-SATVA SAMAYAM – ANUPALĀYA PADMA-SATVA

TVENOPATIṢṬA DṚḌHO MEBHAVA_ SUPOṢYO MEBHAVA_ ANURAKTO

MEBHAVA _ SUPOṢYO MEBHAVA_ SARVA SIDDHI ME PRACCHA – SARVA KARMASU _CA ME CITTA ŚRĪYAḤ KURU HŪṂ – HA HA HA HA HOḤ – BHAGHAVAṂ – SARVA TATHĀGATA-PADMA MĀ ME MUṂCA – PADMĪ BHAVA_ MAHĀ-SAMAYA SATVA ĀḤ .

OṂ_ PADMA-SATVA SAMAYAM_ ANUPĀLAYA PADMA-SATVA TVENA UPATIṢṬA DṚḌHO MEBHAVA _SUTOṢYO MEBHAVA SUPOṢYO MEBHAVA _ ANURKTO MEBHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU_ CA ME CITTAṂ ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ _ HA HA HA HA HOḤ_ BHAGAVAṂ_ SARVA TATHĀGATA-PADMA_ MĀ ME MUṂCA _ PADMĪ BHAVA_ MAHĀ-SAMAYA-SATVA_ ĀḤ )

Do dùng Ma Ha Diễn Bách Tự Chân Ngôn gia trì, cho nên đã phạm 5 tội Vô Gián, phỉ báng tất cả Chư Phật với Kinh Phương Quảng (Vaipulya), người tu Chân Ngôn đều trừ được. Dùng Bản Tôn trụ bền chắc ngay thân của mình ắt được tất cả Tất Địa (Siddhi) đã mong cầu ở đời hiện tại là Trí Thắng Tất Địa, Kim Cương Tỏa Tất Địa, cho đến Như Lai Tối Thắng Tất Địa.

_ Tiếp, kết Kim Cương Hỷ Hý Ấn để thành tựu nội quyến thuộc của Như Lai.

Hai tay Định Tuệ hòa hợp Kim Cương. Dựng 2 độ Thiền Trí (2 ngón cái) ở trái tim. Tất cả Hỷ Hý Tiệm Luân đài buông Luân Khế thích ý ở trên đỉnh đầu.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma la tế, hô”

OṂ- PADMA RATI HOḤ

Tác Pháp này như đem tất cả Trí Tuệ của Như Lai cúng dường Chư Phật dùng làm du hý. Do đem hỷ hý cúng dường cho nên chẳng bao lâu sẽ chứng Kim Cương Định.

_ Tiếp, kết Kim Cương Hoa Man Ấn quán đám mây tràng hoa màu nhiệm tràn đầy khắp Pháp giới.

Chẳng sửa Ấn lúc trước, dâng lên trước mặt tưởng vòng hoa báu dùng nghiêm phòng.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma ma lệ, đát la Tra”

OṂ_ PADMA-MĀLE TRAṬ

Tác Pháp này như đem vòng hoa Bồ đề mà cúng dường. Do dùng vòng hoa Kim Cương cúng dường sẽ được trao truyền Vương vị của Pháp Quán Đỉnh.

_ Tiếp, kết Kim Cương Ca Vịnh Ấn tán dương Phước Trí của Như Lai. Chân thành quán tướng tốt, vận âm trong trẻo, dùng khế Như Như Tính Lý, khởi Ấn Ca Vịnh của Kim Cương này dùng âm thanh màu nhiệm ca ngợi Phật Trí.

Ấn như trước, đem từ rốn đến miệng rồi buông ra nhằm diễn âm nhạc màu nhiệm làm vui cho Thánh Tôn.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma nghĩ đế, nghĩ”

OṂ_ PADMA-GĪTE GĪḤ

Tác Pháp này như đem tất cả Mật ngôn Ca Vịnh của Như Lai mà cúng dường, chẳng bao lâu sẽ được Như Lai Biện.

_ Tiếp, kết Kim Cương Vũ Diệu Ấn quán đám mây diệu cổ (cái trống màu nhiệm) cúng dường khắp.

Hai tay Định Tuệ đều xoay múa từ hông sườn bên phải, hông sườn bên trái rồi đến trái tim . Mỗi mỗi Tiến Lực (2 ngón trỏ) xoay vòng 3 lần, Chân ngôn Tiệm Luân (xoay vòng dần dần đọc Chân Ngôn) lên trên đỉnh rồi buông Ấn.

Tụng Mật Ngôn này là:

“Án, bát ná ma, nễ lị đế, ngật lị tra”

OṂ_ PADMA-NṚTYE KṚṬ

Tác Pháp này như đem tất cả Biện tài của Như Lai mà cúng dường. Do dùng điệu múa màu nhiệm cúng dường cho nên sẽ được Ý Sinh Thân của Như Lai.

 

_ Tiếp, kết Phần Hương Ngoại Cúng Dường xông ướp khắp Hải Hội của Phật.

Hoà hợp Kim Cương, đưa xuống dưới buông chưởng, tưởng đám mây hương màu nhiệm tràn khắp Pháp giới.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma độ bế, Ác”

OṂ_ PADMA-DHUPE ĀḤ

Tác Pháp này như đốt tất cả hương màu nhiệm của Như Lai mà làm cúng dường hay khiến cho tất cả hữu tình được quả Thanh tĩnh. Do dùng hương đốt cúng dường nên liền được Trí Vô ngại màu nhiệm.

_ Tiếp, kết Kim Cương Tán Hoa Ấn để trang nghiêm thế giới.

Kết Ấn đưa lên trên buông tán như giỡn hoa. Đám mây hoa bay phơi phới thơm phức tràn khắp Pháp Giới.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma bổ sắt bế”

OṂ_ PADMA-PUṢPE (OṂ )

Tác Pháp này như đem tất cả hoa màu nhiệm của Thế gian mà cúng dường, hay khiến cho hữu tình mau được thành tựu 32 tướng CỤ TÚC của Như Lai. Do kết hoa Kim Cương cúng dường nên mau chóng chứng 48 tướng Như Lai.

_Tiếp, kết Kim Cương Đăng Minh Ấn chiếu rọi khắp phật Hội, hợp ánh sáng hiển hiện.

Sáu độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa, 2 ngón vô danh, 2 ngón út) cùng cài chéo nhau bên ngoài. Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) dính nhau như hình báu. Đem Thiền Trí (2 ngón cái) lúc trước đặt gần sát Kim Cương Phộc. Ánh sáng đèn Ma Ni chiếu rọi khắp Pháp Giới.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bát ná ma nễ bế, nễ”

OṂ_ PADMA-DĪPE DĪḤ

Tác Pháp này như đem tất cả đèn Trí (Trí đăng) của Như Lai mà cúng dường hay khiến cho hữu tình mau được thành tựu Trí Tuệ của Như Lai. Do dùng đèn Kim Cương cúng dường sẽ mau đầy đủ 5 loại mắt của Như Lai.

 

_ Tiếp, kết Kim Cương Đồ Hương dùng cúng dường các Phật Hội.

Buông tán Kim Cương Phộc như xoa hương. Hơi thơm (hương khí) tràn khắp 10 phương giới.

Chân Ngôn là:

“Án, bát ná ma hiến đề, ngược”

OṂ_ PADMA-GANDHE GAḤ

Tác Pháp này như đem tất cả hương Thi La Trí (Śīla-jñāna) của Như Lai mà làm cúng dường hay khiến cho hữu tình mau được Giới Thân thanh tĩnh. Do kết Kim Cương Hương Ấn được đủ 5 phần Pháp Thân. Như vậy rộng làm Phật sự.

_ Tiếp, nên chân thành quán tác niệm tụng. Trước tiên nên 1 duyên quán Bản Tôn, 4 Minh dẫn vào nơi Tự Thể (Thể của mình) Trí NhânTôn không có hai (vô nhị), uy nghi sắc tướng đều như nhau. Chúng Hội quyến thuộc đều vây quanh, trụ ở Viên Tịch Đại Kính Trí.

Hai tay Định Tuệ kết Kim Cương Phộc. Dựng hai độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây Phướng.

Liền tụng Quán Ấn Căn Bản Minh, thân ở vành trăng đồng với Tát Đỏa (Satva). Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, lộ kế thấp phộc la la nhạ, hiệt lị”

OṂ – LOKEŚVARA-RĀJA HRĪḤ

_ Tiếp, nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La KIến Tha Đà La  Ni là:

1)Ná mộ la đát ná đát la dạ dã (NAMO RATNA-TRAYĀYA)

2)Ná mô A lị gia (NAMAḤ ĀRYA)

3)Phộc lộ chỉ đế thấp phộc la dã (AVALOKITEŚVARĀYA)

4)Mạo đề tát đát phộc dã (BODHI-SATTVĀYA) 5)Ma hạ tát đát phộc dã (MAHĀ-SATTVĀYA)

6)Ma hạ ca lỗ ni ca dã (MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA)

7)Tát bà mãn đà na (SARVA BANDHANA)

8)Thế ná ná ca la dã (CCHEDANA KĀRĀYA)

9)Tát ma bá phộc (SARVA BHAVA)

10)Tam mãn nộ lộ lộc sa noa (SAMUDRAṂ SUKṢAṆA)

11)Ca la dã (KĀRĀYA)

12)Tát phộc di dạ (SARVA VYA)

13)Đề (DHI)

14)Bát la xả ma ná ca la dã. Tát vi đề dụ bả nại la phộc (PRAŚAMANA

KĀRĀYA _ SARVA TITYU BHANDRAVA)

15)Vĩ ná xá ná ca la dã (VINAŚANA KĀRĀYA)

16)Tát ma bá duệ số giả, đát la noa ca la đát tả (SARVA BHAYEṢYO

TĀRĀṆA KĀRĀ_ TASMAI)

17)Ná ma tắc ngật lị đá phộc (NAMASKṚTVA)

18)Ế hàm A lị gia (IMAṂ ĀRYA)

19)Phộc lộ chỉ đế (AVALOKITA)

20)Thấp phộc la (IŚVARA)

21)Đát la nễ la kiến tha na ma (LAṂTABHA _ NĪLAKAṆṬHA NĀMA)

22)Hiệt lị đà gia ma mạt đá dĩ sử dạ nhĩ (HṚDAYA MABRATA

ICCHYAMI)

23)Tát ma lị dã sa đà nẫm thú bá (SARVĀRTHA SĀDHANAṂ ŚUDDHAṂ)

24)A chất diễm tát ma bộ đá nẫm (AJIYAṂ SARVA-BHŪTANAṂ)

25)Bá phộc mạt lị nga (BHAVA MĀRGA)

26)Vĩ thú đà, Kiếm (VIŚUDDHAKAṂ)

27)Đát nễ dã tha (TADYATHĀ)

28)ÁN (OṂ)

29) A lộ kế (ĀLOKE)

30) A lộ ca ma để (ĀLOKA MATI)

31)Ca loan đế (KRAṂTE)[?VIKRAṂTE]

32)Tứ tứ ha lệ (HE HE HĀRE)

33)Ma ha bồ đề tát đỏa (MAHĀ-BODHI-SATTVA)

34)Hê mạo đề tát đá phộc (HE BODHI-SATTVA)

35)Hê ma ha mạo đề tát đá phộc (HE MAHĀ-BODHI-SATTVA)

36)Hê bát lị gia (HE VĪRYA)

37)Mạo đề tát đá phộc (BODHI-SATTVA)

38)Hê ca lỗ nê ca (HE KĀRUṆIKA)

39)Sa ma la Khất lị ná diên ( SMARA HṚDAYAṂ)

40)Tứ tứ ha lệ (HE HE HĀRE)

41)A lô gia phộc lộ chỉ đế (ĀRYA-AVALOKITA)

42)Thấp phộc la ma tố nê phộc la một đát la (IŚVARA MAHEŚVARA MAITRA)

43)Chất đa (CITTA)

44)Ma ha lỗ ni ca (MAHĀ-KĀRUṆIKA)

45)Cú lỗ cú lỗ yết hàm (KURU KURU KARMAṂ)

46)Sa đà dã, Sa đà dã (SĀDHAYA SĀDHAYA)

47)Vĩ niệm (VIDYA)

48)Nê tứ nê tứ mê phộc lam (ṆIHE ṆIHE ME VARAṂ)

49)Ca hàm nga ma (KĀMAṂ GAMA)

50)Vĩ dưỡng nga ma (VIYAṂ GAMA)

51)Vĩ dưỡng nga ma (VIYAṂ GAMA)

52)Vĩ nga ma (VIGAMA)

53)Tát bà dụ nghệ thấp phộc la (SARVA YOGEŚVARA)

54)Độ lỗ độ lỗ vĩ gia để (DHURU DHURU VIYANTI)

55)Ma ha vĩ gia để (MAHĀ-VIYANTI)

56)Đà la (DHĀRA)

57)Đà lê nại lê Thấp phộc la – Giả la vĩ ma la mẫu lật đế (DHĀRE

INDREŚVARA_ CALA VIMALA AMṚTE)

58)A lị dã phộc lộ chỉ đế (ĀRYA-AVALOKITA)

59)Thấp phộc la nhĩ ná (IŚVARA JINA)

60)Ngật lị sắt noa ( KṚṢṆA )

61)Nhạ tra ma cú tra phộc lam ma (JAṬA MAKUṬA VARAṂMA)

62)Bát lam ma (PRARAṂMA)

63)Ma ha tất đà (MAHĀ-SIDDHA)

64)Vĩ nễ gia (VIDYA)

65)Mạt la mạt la ma ha mạt la (MALA MALA MAHĀ-AMALA)

66)Giả la giả la ma ha giả la (CALA CALA MAHĀ-ACALA)

67)Ngật lị sắt noa phộc lị noa (KṚṢṆA-VṚṆA)

68)Ngật lị sắt noa bác xoa nễ già đát na (KṚṢṆA-PAKṢA DĪRGHATANA)

69)Hê ha ná ma (HE PADMA)

70)Hạ sa đá (HASTA)

71)Giả la giả la (CARYA CARYA)

72)Nễ xá giả lệ Thấp phộc la (NĪŚA-CARYEŚVARA)

73)Ngật lị sắt noa tát bà (KṚṢṆA-SARPA)

74)Ngật lị đán dã nghĩ nễ cát nùng ba ni đán (KṚTVA AGNI JYOPAVITRAṂ)

75)Ê hế duệ ma ha phộc la ha mục khư (EHYEHI MAHĀ-VARĀHA- MUKHA)

76)Đế lị bố la ná ha ni Thấp phộc la ( TRIPŪRA DAHANEŚVARA)

77)Na la dã noa (NĀRĀYAṆA)

78)Lỗ ba phộc la (RŪPA VARA)

79)Vi nga đa lô hê (VIGATA LOKE)

80)Nễ la kiến tha (NĪLAKAṆṬHA)

81)Hê ma ha ha la ha la ( HE MAHĀ-HĀRA HĀRA)

82)Vĩ sái (VIṢA)

83)Nễ thệ đá lỗ ca tả (NIRJITA LOKAṢYA)

84)La nga vĩ sái vĩ na xá ná (RĀGA-VIṢA VINĀŚANA)

85)Nễ vĩ sái (DVAIṢA-VIṢA) 86)Vĩ na xá ná (VINĀŚANA)

87)Mô hạ vĩ sái vĩ ná xá na (MOHA-VIṢA VINĀŚANA)

88)Hộ lỗ hộ lỗ (HURU HURU)

89)Ma la ha lỗ (MAHĀ-HURU)

90)Ha lệ ma ha bả ná ma na bá (HĀRE MAHĀ-PADMA-NĀTHA)

91)Sa la sa la (SARA SARA)

92)Đồ lị đồ lị (SIRI SIRI)

93)Tố lỗ tố lỗ (SURU SURU)

94)Một hưởng một hưởng, mạo đà dã mạo đà dã (MURU MURU_

BUDDHĀYA BUDDHĀYA)

95)Mạo đà dã đế (BODDHAYATE)

96)Nễ la kiến tha (NĪLAKAṆṬHA)

97)Ê hế duệ hế (EHYEHI)

98)Phộc (VA)

99)Ma hạ tất tha đá (MAHĀ-STHITA) [?EHYEHI VAMA STHITA]

100)Hạ mục kha (HA-MUKHA) [?SIṂHA-MUKHA]

101)Hạ sa hạ sa (HASA HASA)

102)Muộn giả muộn giả (MUṂCA MUṂCA)

103)Ma ha tra tra ha tăng (MAHĀ-ṬĀṬA HASAṂ)

104)Ế hế duệ hế (EHYEHI)

105)Bộ (PAṂ)

106)Ma ha tất đà dụ nghệ thấp phộc la (MAHĀ-SIDDHA YOGEŚVARA)

107)Bá noa bá noa phộc chế (SAṆA SAṆA VACE)

108)Sa đà sa đà dạ vĩ niệm (SĀDHA SĀDHAYA-VIDYA)

109)Sa ma la, sa ma la (SMARA SMARA)

110)Đam bà nga vãn đạm (TĀṂ_ BHAGAVAṂ ŚAṂ)

111)Lô chỉ đá (LOKITA)

112)Vĩ lộ cát đam (VILOKITAṂ)

113)Đá tha nghiệt đam (TATHĀGATAṂ)

114)Ná na tứ mê (DADĀ HĪME)

115)Nại xả ná (DARŚANA)

116)Ca ma tả (KĀMAṢYA)

117)Nại lị xá nẫm (DARŚANAṂ)

118)Bát la ha la (PRAKARA)

119)Ná gia ma nẫm sa phộc ha (DĀYA MANA_ SVĀHĀ)

120)Tất đà gia sa phộc ha (SIDDHĀYA_ SVĀHĀ)

121)Ma ha tất đà sa phộc ha (MAHĀ-SIDDHĀYA_ SVĀHĀ)

122)Tất đà dụ nghệ thấp phộc la gia, sa phộc ha (SIDDHA

YOGEŚVARĀYA_SVĀHĀ)

123)Nễ la kiến tha gia, sa phộc ha (NĪLAKAṆṬHĀYA_ SVĀHĀ)

124)Phộc ha phộc la hạ mục khư gia, sa phộc ha (VAHA [?MAHĀ]

VARĀHA-MUKHĀYA_ SVĀHĀ)

125)Ma ha ma ha ná la tăng hạ mục khư gia, sa phộc ha (MAHĀ MAHĀ- DHĀRA SIṂHA-MUKHĀYA_ SVĀHĀ)

126)Tất đà vĩ nễ đã đà la gia, sa phộc ha (SIDDHA VIDYA-DHĀRĀYA_ SVĀHĀ)

127)Bát ná ma hạ tát đá gia, sa phộc hạ, ngật lị sắt noa. Tát bà ngật lị đán dã.

Nghĩ nễ dụ bả vĩ đá dã, sa phộc ha (PADMA-HASTĀYA SVĀHĀ_ KṚṢṆA- SARPA KṚTVAYA AGNI JYOPAVITRĀYA SVĀHĀ)

128)Ma ha la cú tra đà la dã, sa phộc ha (MAHĀ- LAKUTA [?MUKTA]

DHĀRĀYA_ SVĀHĀ)

129)Giả yết la dụ đà gia, sá phộc ha (CAKRA YUDHĀYA_ SVĀHĀ)

130)Thương khư nhiếp đà nễ, bộ đà ná gia, sá phộc ha (ŚAṄKHA ŚABDANI BUDDHA-NĀYA_ SVĀHĀ)

131)Ma ma (Thọ trì) tắc kiến đà nê sa tất thể đán (MAMA…. SKANDA VIṢA

STHITA)

132)Ngật lị sắt noa nhẫn ná gia sa phộc ha (KṚṢṆA-JINĀYA_ SVĀHĀ)

133)Di già la chiết ma nễ (VYĀGHRA-CAMANI)

134)Phộc (VA)[?VASANĀYA]

135)Tát ma tất đệ (SARVA SIDDHE)

136)Thấp phộc la gia, sa phộc ha (IŚVARĀYA_ SVĀHĀ)

137)Ná mộ bà nga phộc đế (NAMO BHAGAVATE)

138)A lị gia phộc la chỉ đế thấp phộc la gia (ĀRYA- AVALOKITEŚVARĀYA)

139)Mạo địa tát đá phộc gia ( BODHI-SATTVĀYA)

140)Ma ha tát đá phộc gia (MAHĀ-SATTVĀYA)

141)Ma ha ca gia (MAHĀ-KĀYA) [?MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA]

142)Tất diện đô minh (SIDDHYANTU ME)

143)Đát la bá na gia, Sa phộc ha (MANTRA-PADĀYA_ SVĀHĀ)

Hai tay Định Tuệ dâng Châu man (Tràng hạt). Gia trì 7 biến xong, nâng lên trên đỉnh đầu. Lại để ngang trái tim, trú bền chắc ở Đẳng Dẫn (Samādhi) rồi niệm tụng. Hơi động đầu lưỡi, hợp mối răng. Thân thuận ngược, quán tướng tốt. Bốn thời siêng tu chẳng gián đoạn, lấy ngàn trăm làm giới hạn. Lại vượt qua tất cả Thần Thông và Phước Trí. Đời hiện tại ngang bằng với Biến Chiếu Tôn (Vairocana-nātha).

Hành giả niệm tụng phần hạn xong rồi, nâng tràng hạt trên đỉnh đầu phát khởi Đại Nguyện. Sau đó kết Tam Ma Địa Ấn nhập vào Pháp Giới Thể Tính Tam Muội. Nên tập bố Tự (an bày chữ), chuyển Đà La Ni.

Các Pháp vốn chẳng sinh

Tự Tính lìa ngôn thuyết

Thanh tịnh không cấu nhiễm

Nhân Nghiệp bằng hư không

Chuyển lại suy tư kỹ

Chữ chữ ngộ chân thật

Trước sau tuy sai biệt

Sở chứng đều gom Một

Chẳng bỏ Tam Muội này

Vô Trụ Vô Duyên Bi

Nguyện khắp các hữu tình

Như TA không có khác

Hành Giả từ Tam Muội xuất ra liền kết Căn Bản Ấn, tụng Bản Minh 7 biến.

Lai dùng sự cúng dường lớn. Đức Phật dùng âm từ màu nhiệm xưng dương khen ngợi, hiến nước Át Già.

Dùng Giáng Tam Thế Ấn chuyển bên phải để giải giới.

Ấn liền kết Kim Cương Giải Thoát Ấn phụng tống Chư Thánh

Y theo sám hối lúc trước, khải bạch Thánh giả, phát tâm nguyện xong.

_ Tiếp, liền Khiển Ấn

Đem Căn Bản Ấn lúc trước từ rốn đến mặt mới buông tán. Chắp tay ở trên đỉnh đầu, tưởng Quán Tự Tại Vương Như Lai quay trở lại Bản Cung. Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, bạt nhật la, bát ná ma, dục”

OṂ – VAJRA-PADMA MUḤ

Phát khiển Bản Tôn xong, tùy ý phát nguyện, lại dùng Giáp Ấn hộ thân, dùng Mã Đầu Minh Vương Giới Ấn lúc trước chuyển bên trái để giải giới rồi tùy ý kinh hành đi đến nơi trong sạch dùng hương hoa nghiêm trì. Đọc tụng kinh Đại Bát Nhã, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn, kinh Lăng Già … đi, đứng, ngồi, nằm, thường niệm Bản Tôn đừng để gián đoạn.

Nếu có chúng sinh gặp kinh giáo này. Ngày đêm 4 thời tinh tiến tu tập thì đời này chứng được Hoan Hỷ Địa, sau 16 đời thành Chính Giác.

Hướng theo điều đã dịch, lược nơi câu cú mà tùy thuộc nói Đà La Ni như vậy. Mỗi một chữ chứa đủ 8 vạn Tạng Tu Đa La, vô lượng trăm ngàn Tuyền Đà La Ni. Mỗi một môn đều nói chân tướng của Chân Như thâm sâu.

Đây là dùng sự lưu truyền hiếm có của nhiều đời mà diễn thích. Lại dùng điều chẳng giải Chân Ngôn mà dùng được Gia Bị nên gọi chung là Chú. BẤT (不) cũng là PHI (非) nên nói Đà La Ni hoặc Chân Ngôn, hay nói là Minh Vương, có thật nhiều

Hiệu. Nói thẳng là Chú tức là Chú Trớ có sự khác biệt thế nào? Đây tức là sự ngộ nhận (sai lầm) của phiên dịch. Lại xưng là điều trao truyền mà hy vọng là không có tội ư?!….

THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUẢNG ĐẠI VIÊN MÃN DIỆU THÂN ĐẠI BI BẢO TRÀNG ĐÀ LA NI

1)Ná mô la đát nẵng đát la dạ gia ( NAMO RATNA-TRAYĀYA)

2)Ná mô A di đá bà dã ( NAMO AMITĀBHĀYA)

3)Đá tha nga đá gia (TATHĀGATĀYA)

4)La ha đế tam miệu tam bột đà dã (ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA)

5)Ná ma A lợi gia phộc lộ chỉ đế thấp phộc la dã, mạo đề tát đát phộc dã, ma

ha tát đát phộc dã, ma ha ca lô ni ca dã (NAMAḤ ĀRYA- AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATTVĀYA _ MAHĀ-SATTVĀYA_ MAHĀ- KĀRUṆIKĀYA)

6)Na mô ma ha tát tha ma dã bát la bát đá dã, mạo đề tát đát phộc dã  (NAMAḤ MAHĀ-STHĀMA-PRĀPTĀYA BODHI-SATTVĀYA)

7)Ma ha tát đát phộc dã, ma ha ca lỗ ni ca dã (MAHĀ-SATTVĀYA_ MAHĀ- KĀRUṆIKĀYA)

8)Na mô bà nga phộc đế (NAMO BHAGAVATE)

9)Vĩ bổ la vĩ ma na tô bát la để sắt sỉ đá tăng khế dã (VIPULA VIMANA SUPRATIṢṬA SUṂGHYA)

10)Tổ lị dã xả đá sa ha Sa la để lị ca (SŪRYA ŚATA-SAHASRA ATREKA)

11)Bát la bá phộc bá tất đá mậu lật đá duệ (PRABHĀVA-BHAṢITA AMṚTYE)

12)Ma ha ma ni ma củ tra (MAHĀ-MAṆI-MAKUṬA)

13)Quân noa la đà lị ni bà nga phộc đế (KUṆḌALIṆI BHAGAVATE)

14)Bát ná ma bả noa duệ (PADMA-PĀṆĀYE)

15)Tát phộc tát đá phộc (SARVA SATTVA) 16)Bả lị mê giả na dã (PARIMOCANAYA) 17)Đá nễ dã tha, Án (TADYATHĀ: OṂ)

18)Bộ lị bộ phộc (BHŪRU BHŪVAḤ)

19)Ma ha ca la noa (MAHĀ-KĀRUṆA)

20)Tát đá ma để nhĩ la bà tra la (ATMA STIMIRA PAṬARA)

21)Ma nhật la (VAJRA)

22)Vĩ na xả ná ca la dã la nga ná mạt sa ma ha mô hạ nhạ la xả ma ca

(VINĀŚANA KĀRĀYA_ RĀGA DVAIṢA MAHĀ-MOHA-JĀLA ŚAMAKA) 23)Xả sa ca (ŚASAKA)

24)Lộ ngật sai ca tát ma bả dã nậu khư nạp nga để (RAKṢAKA SARVA PĀYA DUḤKHA DURGATI)

25)Bát la bát la xả ma na ca la dã. Tát phộc đá tha nga đá sa ma phộc đà na

ca la (PRA PRAŚAMANA KĀRĀYA_ SARVA TATHĀGATA-SAMA BANDHA KĀRA)

26)Tát phộc xá bả lị bỗ la ca (SARVA ŚAPARIPURAKA)

27)Tát phộc tát đá phộc sa ma xá phộc sa ca la (SARVA SATTVA-SAMA ŚVASA KARA)

28)Y hê duệ hê (EHYEHI)

29)Ma ha mạo địa tát đá phộc (MAHĀ-BODHI-SATTVA)

30)Ma la ná bả na ma lộ ca bộ đà (VARADA PADMA-LOKA-BHŪTA)

31)Ma ha ca lộ ni ca (MAHĀ-KĀRUṆIKA)

32)Nhược tra ma (JAṬA MAKUṬA)

33)Lăng ngật lị đá (ALUṂKṚTA)

34)Thủy la đồ (ŚIRṢAI)

35)Ma ni ca na ca la nhạ đá ma nhật la (MAṆI KANAKA RĀJATA VAJRA)

36)Vĩ sân nan gia lăng ngật lị đá (VIBHINDHĀYA ALUṂKṚTA)

37)Xả lị la dã (ŚARIRĀYA)

38)A nhĩ đá bà thị ca na ma ha ma la lăng ngật lị đá (AMITĀBHA-JINAKA MAHĀ-MĀLA ALUṂKṚTA)

39)Bát la ná la na lị (PRANĀRA NĀRI)

40)Ma ha nhạ na xả đá sa ha sa la (MAHĀ-JANA ŚATA-SAHASRA)

41)Tỳ la sử đá ca dã (AVILA ṢITA-KĀYA)

42)Ma ha mạo đề tát phộc vĩ đà ma vĩ đà xả dã vĩ na xả dã (MAHĀ- BODHI-

SATTVA VIDHAMA VIDHAŚAYA VIDHAŚAYA)

43)Ma ha diễn đá la ngật lệ xả (MAHĀ-YANTRA KLEŚA)

44)Ca phộc tra phộc ma đà tăng sa la khư la ca bát la ma tha na

(KAVAṬĀBHA VARDHA SAṂSĀRA CARAKA PRAMARTHANA)

45)Bổ lỗ sa bát ná ma bổ lỗ sa na nga (PURUṢA-PADMA PURUṢA-NĀGA)

46)Bổ lỗ sa nga la (PURUṢA-SĀGARA)

47)Mạt la vi nhạ dã (MĀLA VIJAYA)

48)Vi la nhạ tố nan đá (VIRAJA SUTAṂTA)

49)Đá lị vật lị đá (PṚ VṚṆA)

50)Ná ma sa ma sa ma (DAMA SAMA SAMA)

51)Độ lỗ độ lỗ bát la xá sa dã, bát la xá sa dã (DHURU DHURU PRAŚASĀYA PRAŚASĀYA)

52)Kỳ lị kỳ lị, vĩ lị vĩ lị (GIRI GIRI VIRI VIRI)

53)Chỉ lị chỉ lị, mẫu lỗ mẫu lỗ (CILI CILI MURU MURU)

54)Tất mẫu dữu (SAMUYU)

55)Môn giả môn giả bà nga phộc na lị gia (MUṂCA MUṂCA_ BHAGAVAN ĀRYA)

56)Phộc lộ chỉ đế xả phộc la (AVALOKITEŚVARA)

57)Lạc khất sai ma ma (Thọ trì) tát phộc tát đá phộc nan giả (RAKṢA MAMA….. SARVA SATTVĀNĀṂCA)

58)Tát phộc bà duệ tỳ dã (SARVA BHAYEBHYAḤ)

59)Độ na độ na (DHUNA DHUNA)

60)Vĩ độ na vĩ độ na (VIDHUNA VIDHUNA)

61)Độ lỗ độ lỗ nga dã (DHURU DHURU GAYA)

62)Nga đà dã nga đà dã (GADAYA GADAYA)

63)Ha la hạ la (HĀRA HĀRA)

64)Bát la hạ sa Bát la hạ sa (PRAHASA PRAHASA)

65)Vĩ đà ngật lệ xả phộc sa na (VIDHA KLEŚA VĀSANA)

66)Ma ma (Thọ trì) hạ la hạ la (MAMA…. HĀRA HĀRA)

67)Tăng hạ la độ lỗ trí độ lỗ trí (SAṂHĀRA DHURUṬI DHURUṬI)

68)Ma ha man noa la chỉ la noa (MAHĀ-MAṆḌALA KĪRAṆA)

69)Xả đá bát la tế ca phộc bà sa ( ŚATA PRASEKA AVABHĀṢA)

70)Vĩ vĩ sa xả ma ca (VIVISA [?VIMANA] ŚAMAKA)

71)Ma ha mạo đề tát đá phộc (MAHĀ-BODHI-SATTVA)

72)Phộc la đà Sa phộc ha (VARADA SVĀHĀ)

_ Thời KHOAN DIÊN thứ hai, mùa thu tháng 7, ngày lúa chín. Xem xét Kinh này xong và truyền chép chẳng thiếu. Hy vọng Bậc Hiền đời sau xét định.

Lại nhờ hai Vị Thầy thỉnh về.

KIM CƯƠNG THỪA – VÔ ĐẲNG