KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ HỘ MA NGHI QUỸ
KINH SỐ 908
Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
[vc_separator color=”sky” style=”shadow” border_width=”60″ el_width=”60″]
Nay Ta nói Hộ Ma (Homa)
Do đây mau thành tựu
Do Nghi Hộ Ma Nghiệp
Tưng ứng chẳng gián đoạn
Như vậy tất cả việc
Tùy Minh (Vidya) cần phải làm
Tùy loại làm Hộ Ma
Vô Thượng, thành tựu nghiệp
Hộ Ma, nói nhiều loại
Lược nói có năm loại
Rộng nói Đại Du Già
Nơi Giáo Bí Mật nói Nay Ta liền lược nói
Du hý của Trì Minh (Vidya-dhāra)
Do Nghi Quỹ Hộ Ma
Thành tựu nơi Tộc Đàn (Kula-Maṇḍala)
Năm loại việc Hộ Ma
Mỗi mỗi có nhiều loại
Tức Tai (Śāntika)với Tăng Ích (Puṣṭika)
Thứ ba là Giáng Phục (Abhicāruka)
Câu Triệu (Ākarṣaṇi) là thứ tư
Thứ năm là Kính Ái (Vaśikaraṇa)
Năm Hộ Ma như vậy
Kính Ái là tối thắng
Nay Ta nói Quân Trà (Kuṇḍa)
Y Du Già tương ứng
Tức Tai, lò tròn trịa
Cần phải làm như vậy
Tăng Ích nên vuông vức
Tam Giác làm Giáng Phục
Quân Trà hình Kim Cương
Câu Triệu là tối thắng
Trường làm hình hoa sen
Kính Ái là tương ứng
Đã nói năm chủng loại
Quân Trà, Nghiệp vô thượng
Tức Tai làm đầu đêm
Tăng ích lúc sáng sớm
Vào giữa ngày (buổi trưa) nên làm
Pháp Giáng Phục mãnh lợi
Câu Triệu: tất cả thời
Cuối đêm làm Kính Ái
Như vậy năm Du Già
Tác nghiệp mà Đẳng Dẫn (Samāhita)
Mặt hướng Bắc: Tức Tai
Tăng Ích hướng phương Đông
Mặt hướng Nam: Giáng Phục
Mặt hướng Tây mà trụ
Ngửa nhìn khắp các phương
Đấy là Nghi Câu Triệu
Nếu tương ứng Kính Ái
Nên trụ mặt hướng Tây
Tức Tai kết Phật Ấn
Tăng Ích, Bảo Tiêu Xí
Kim Cương Nộ: Giáng Phục
Kim Cương Câu: Câu Triệu
Đại Triệu mà tương ứng
Kính Ái: Liên Hoa Bộ
Như vậy năm Du Già
Nên làm việc Hộ Ma
Tức Tai: đốt Cam Mộc (cây có vị ngọt)
Tăng Ích dùng Quả Mộc (cây có quả trái)
Khổ Mộc (cây có vị đắng) nghiệp Giáng Phục
Thứ Mộc (cây có gai) làm Câu Triệu
Hoa Mộc (cây có hoa) nói Kính Ái
Như vậy năm loại cây
Tu Du Gìa nên dùng
Lò Tức Tai làm luân (bánh xe)
Tăng Ích: chày Tam Cổ
Giáng Phục: chày Nhất Cổ
Câu Triệu nên làm Câu (móc câu)
Kính Ái làm hoa sen
Lò Tức Tai nên làm
Ngang, rộng, cao nửa khuỷu (nửa khuỷu tay)
Tăng Ích làm hai khuỷu
Độ cao làm nửa khuỷu
Giáng Phục, tướng Quân Trà
Tam Giác đều một khuỷu
Độ cao chỉ nửa khuỷu
Câu Triệu dài một khuỷu
Ngang, cao đều giảm nửa
Kính Ái cũng một khuỷu
Ngang, cao như Câu Triệu
Năm loại Quân Trà Đàn
Nên vẽ làm ba lớp
Trung Viện: chày Yết Ma
Bốn góc vẽ cánh sen
Viện thứ hai: bốn Khế
Là bốn Ba La Mật
Bốn góc: Nội Cúng Dường
Viện thứ ba nên vẽ
Trời tám phương, quyến thuộc
Bốn góc: Ngoại Cúng Dường
Bốn Nhiếp ở bốn cửa
Giữa an Biến Chiếu Tôn (Vairocana)
Đây Tức Tai Quân Trà
Bốn tướng Quân Trà khác
Ba Viện đều như vậy
Tăng Ích, ở Trung Viện
Nên vẽ báu Yết Ma
Bốn góc sẽ cánh sen
Viện thứ hai nên vẽ
Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava), quyến thuộc
Viện thứ ba với cửa
Cũng như trước đã nói
Giáng Phục, ở Trung Viện
Chày Yết Ma Độc Cổ
Bốn góc vẽ cánh sen
Viện thứ hai nên vẽ
Giáng Tam Thế (Trailokya-vijaya), quyến thuộc
Bốn loại tướng phẫn nộ
Viện thứ ba với cửa
Cũng như trước đã nói
Đều là tướng phẫn nộ
Câu Triệu, ở Trung Viện
Nên vẽ Kim Cương Câu (móc câu Kim Cương)
Bốn góc vẽ hoa sen
Viện thứ hai nên vẽ
Bất Động Phật (Akṣobhya), quyến thuộc
Viện thứ ba: bốn góc
Tám phương với bốn cửa
Như Quân Trà đầu tiên
Kính Ái, ở Trung Viện
Vẽ Liên Hoa Yết Ma
Bốn góc: chày Tam Cổ
Viện thứ hai nên vẽ
Vô Lượng Thọ (Amitāyuḥ), quyến thuộc
Nên vẽ bốn loại Tôn
Viện thứ ba: bốn góc
Tám phương với bốn cửa
Chỗ nói cũng như trước
Đây là năm Hộ Ma
Kinh Du Già đã nói
Người tu hành nên biết
Bốn Khế với bốn Nhiếp
Tám Cúng Dường Nội Ngoại
Bày vị trí tại Đàn
Nay A Xà Lê (Ācārye) nói
Người Hành ngồi phương Nam
Kim Cương nên tại Nam
Bảo Bộ tại phương Tây
Pháp Khế ngay mặt Bắc
Yết Ma tại phương Đông
Hy Hý: góc Tây Nam
Man ứng góc Tây Bắc
Ca Khế ở Đông Bắc
Vũ Ấn tại Đông Nam
Thiêu Hương như Hy Hý
Hoa Cúng theo phương Man
Đăng nên như Ca Vịnh
Đồ Hương như Vũ vị (vị trí của Vũ)
Câu ngay sau Kim Cương
Sách cùng Bảo Bộ đối
Tỏa nên tùy Pháp Khế
Linh biết như Yết Ma
Tùy người Hành chuyển phải
Các Đàn nên như vậy
Tuần hoàn mà an lập
Tức Tai, Viện thứ hai
Bốn Ba La Mật Khế
Kim Cương: chày Tam Cổ
Bảo Khế như hình báu
Pháp như chày Độc Cổ
Trên đội sen hé nở
Yết Ma: chày Yết Ma
Hy Hý: chày Tam Cổ
Man như hình mão báu
Ca nên vẽ Không Hầu (Vīṇa: cây đàn Không Hầu)
Vũ: Độc Cổ Yết Ma
Câu là Kim Cương Câu (móc câu Kim Cương)
Sách như thế Bàn Sách
Một đầu nửa Độc Cổ
Mà ở ngay chính giữa (trung tâm)
Tỏa như gồm hai vòng (2 cái vòng)
Chính giữa như liên hoàn (vòng nối liền nhau)
Linh làm chuông Kim Cương
Đăng làm tướng đuốc nến
Đồ Hương làm Hương Khí (vật đựng hương thơm)
Thiêu Hương làm lò hương
Tán Hoa làm mâm hoa
Tăng Ích, Viện thứ hai
Bảo Sinh Tôn, quyến thuộc
Tướng Quang như mặt trời
Tiếu:Tam Cổ nằm ngang
Chính giữa an răng cưa
Tràng như dựng phướng báu
Giáng Phục: bốn Phẫn Nộ
Tát Đỏa: chày Tam Cổ
Vương như gồm hai Câu (2 móc câu)
Thiện Tai gồm hai tay
Dùng làm tướng búng tay
Ái như dựng cung tên
Câu Triệu, Viện thứ hai
Cũng như Đàn Giáng Phục
Mà không có thêm bớt
Kính Ái, Viện thứ hai
Vô Lượng Thọ, quyến thuộc
Pháp như Pháp Ba La
Lợi làm hình cây kiếm
Ngữ nên vẽ tướng lưỡi
Nhân làm hình Nhật Luân (mặt trời)
Giữa Độc Cổ Yết Ma
Diên Mệnh như Tăng Ích
Ngoài lò vẽ giáp trụ
Như hình người mặc giáp
Khiến rũ hai tay áo
Tay áo: Tam Độc Cổ
Dưới như phủ che trùm
Trên làm hình ba ngọn (3 ngọn núi)
Như chày Tam Độc Cổ
Tám Cúng Dường Nội Ngoại
Cùng với nhóm bốn Hộ
Các lò đều như một
Mỗi một Khế đã vẽ
Đều ngồi trên hoa sen
Có hào quang lửa rực
Đều tùy tòa người hành
Rồi khởi ở phương Đông
Đế Thích (Indra) chày Độc Cổ
Cột lụa, Phi hai bên
Hỏa Thiên (Agni) vẽ Quân Trì
Rực lửa trên hoa sen
Diệm Ma (Yama) Lưỡng Cổ Xoa
Trong đó để đầu người
Lụa, Phi như Đế Thích
La Sát Chủ (Rākṣasādhipati) vẽ Đao
Tòa , lửa như Hỏa Thiên
Thủy Thiên (Varuṇa) vẽ sợi dây
Hai đầu giống đầu Cổ
Phong Thiên (Vāyu) làm cờ phan
Ngồi ở trong hoa sen
Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa) làm Bổng (cây gậy)
Cột lụa cũng như trên
Xá Na (Īśāna) Bán Tam Cổ
Tòa sen rực ánh lửa
Bậc Trí nên khéo biết
Xét kỹ , không sai lầm
_Lò ấy có đường viền cao hai ngón tay, rộng bốn ngón tay, bên trong đường viền là bản địa của miệng lò rộng hai ngón tay, khế ấn ở giữa cao hai ngón tay. Thân sát bên lò, mở Thọ Hạng(?quai lò) rộng bốn ngón tay, dài hai ngón tay. Tiếp bề ngang dài mười ngón tay , chiều dọc rộng bốn ngón tay
Tiếp làm hình cánh hoa sen, khiến cho lớn nhỏ tương xứng, từ Thọ Hạng đến ngọn lá đều dài mười ngón tay, cao thấp ngang bằng với đường viền. Năm loại lò đều giống nhau
_Pháp Trị Địa ấy như Đại Mạn Trà La, đào đất gia trì dùng cuốc xẻng…Ấn là: Hai tay tác Kim Cương Phộc, Thiền Trí (2 ngón cái) , Tiến Lực (2 ngón trỏ) đều cùng nhau kèm dựng. Chân Ngôn 21 biến Chân Ngôn là:
“Án, nễ khư na, phộc tô đề, sa-phộc hạ”
_Gia trì nhóm bùn với Cồ Ma Di (Gaumayī:phân bò) , hương xoa bôi… Ấn là: Chắp hai tay lại, co lóng thứ hai của Tiến Lực (2 ngón trỏ) Giới Phương (2 ngón vô danh), kèm dựng Thiền Trí (2 ngón cái), đưa Tiến Lực (2 ngón trỏ) khiến như hình cái miệng. Chân Ngôn 21 biến
“Án, a mật-lý đô nạp-bà phộc dã, hồng, phát tra, tát-phộc hạ”
_Gia trì phấn năm màu. Ấn với Chân Ngôn đều như Kinh Du Già đã nói
_Gia trì nhóm bơ, Mật, Lạc, Sữa với cây, ngũ cốc, hương, hoa…đều dùng Kim Cương Yết Ma Bồ Tát Chân Ngôn gia trì bảy biến. Ấn là: Hai tay đều đem Thiền Trí (2 ngón cái) vịn móng Đàn Tuệ (2 ngón út), tách ba ngón còn lại đều dựng thẳng như hình chày Kim Cương, liền cùng cài chéo nhau, bên phải đè bên trái.
“Án, phộc nhật-la yết ma, kiểm”
_Vật được thiêu đốt làm Hộ Ma đều để bên phải. Bơ ở trên đài cánh sen; Mật, Lạc, sửa, cháo sữa, cơm….để sát bên phải lò. Bên trái để hai vật khí chứa đầy nước thơm (Vật khí làm bằng Đồng, sứ trắng, Thương Khư… kèm với hương thông dụng là Bạch Đàn, Uất Kim, Long Não…). Hai vật khí thì một cái dùng vẩy sạch (sái tịnh) lửa với vật cúng đường, một cái dùng cho Thánh Chúng, Hỏa Thiên súc miệng.
Sái Tịnh Ấn: Thiền (ngón cái phải) vịn Đàn (ngón út phải), dương mở dựng ba ngón còn lại như hình chày Tam Cổ. Dùng Sái Tịnh Chân Ngôn là:
“Án, a mật-lý đế, hồng, phát tra”
_Thấu Khẩu Ấn (Ấn súc miệng): Tay phải nắm Kim Cương Quyền, duỗi Tiến Độ (ngón trỏ) khấy nước, gia trì bảy biến xong, liền co chụm bốn ngón còn lại múc nước, duỗi cánh tay , chắp lại hướng thân xoay vòng theo bên phải rưới vảy lửa.
Chân Ngôn là:
“Án, phộc la na, phộc nhật-la đàm”
_Tức Tai: Bản Tôn Hỏa Thiên với lò, quần áo, thức ăn, hương hoa… đều dùng màu trắngngồi theo thế Cát Tường cùng tương ứng với Tâm Từ (giao 2 bàn chân, dựng đầu gối , bên phải đè bên trái)
Tăng Ích: đều dùng màu vàng, ngồi theo thế Toàn Già
Giáng Phục: đều dùng màu đen, ngồi theo thế Tôn Cứ (ngồi chồm hổm)
Cau Triệu đều dùng màu đỏ, ngồi theo thế Bán Già
Kính Ái có màu đồng với Câu Triệu, ngồi theo thế Hiền Tọa (nhón chân, vật, buông thòng cẳng chân) Nghinh Thỉnh
Từ Tam Muội Gia đến Nghinh Thỉnh đều y theo Bản Pháp. Hoặc tùy theo năm loại Hộ Ma, tùy theoBộ, Bộ Chủ, năm tướng Thành Thân.
Nghinh Thỉnh xong, tụng Tán Thán (khen ngợi), dùng bốn Nhiếp an lập Thánh Chúng, vây quanh lò
Sau đó hiến Át Già đều kết Bản Yết Ma Ấn an lập, bày Bản Tam Muội Gia, tụng Hộ Ma Chân Ngôn 108 biến.Sau đó lấy một bông hoa, dùng Hỏa Thiên Chân Ngôn gia trì ba biến hoặc bảy biến, ném vào trong lửa.
_Sau đó kết Hỏa Thiên Ấn. Đem tay trái nắm cổ tay phải, duỗi lòng bàn tay phải hướng ra ngòi, co Thiền Độ (ngón cái phải) nằm ngang ngay trong lòng bàn tay, Tiến Độ (ngón trỏ phải) như móc câu, chiêu vời dùng Nghinh Thỉnh. Hiến xong đem Thiền (ngón cái phải) vịn Tiến Độ (ngón trỏ phải) tức thành Phát Khiển.
Chân Ngôn là:
“Án, ế hứ ế hứ , ma ha bộ đa nê phộc, lý-sử, nễ-vĩ nhạ tát đá, ma nghiệt-lý hứ đát-phộc hổ đế, ma ha la ma, tất-chỉ san nễ hứ đô bà phộc_ A nga-na duệ, ha vi-dã, ca vi-dã, phộc ha , na gia, sa-phộc hạ”
_Nghinh xong, dùng nước thớm rưới vảy ba lần, xúc miệng ba lần. Sau đó dùng Bản Chân Ngôn, dùng cái muỗng lớn múc đầy bơ đổ vào lửa ba lần, tưởng đưa vào trong miệng của Hỏa Thiên đến ở hoa sen nơi trái tim.
Chân Ngôn là: (gia trì hoa cũng dùng điều này)
“Án, a nga-na duệ, sa-phộc ha”
Liền dùng Chân Ngôn này, lấy muỗng nhỏ đưa tặng (rưới ném vào lửa) Mật, Lạc, Sữa ba lần với cây gỗ cho đến nhóm hương hoa… tưởng Hỏa Thiên có bốn cánh tay, tay phải tác Thí Vô Úy, tay thứ hai cầm viên ngọc, tay trái cầm cây gậy Tiên (Tiên Trượng), tay thứ hai cầm Quân Trì. Tưởng từ trái tim, khắp trong thân, tuôn ra vô lượng mây hương xoa bôi, mây hoa, mây hương đốt, đèn sáng, mọi loại cúng dường… cúng dường tất cả Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn với tất cả Thế Thiên. Ở Hỏa Thiên Chân Ngôn, trên Sa Phộc Ha (SVĀHĀ) xưng việc mong cầu rồi đưa tặng (rưới ném vào lửa)
Như thế dùng muỗng lớn, múc đầy đưa tặng cúng dường ba lần, gia trì vào một bông hoa để ở tòa ngồi thuộc Bản Phương, thỉnh rời khỏi lò quay về chỗ ngồi. Sau đó ba lần Tịnh lửa, dùng Tứ Tự Minh nghinh thỉnh Phật Bồ Tát đều ngồi ở Bản Tòa. Ba lần hiến xúc miệng, dùng muỗng lớn ba lần múc đầy bơ dâng hiến, sau đó lại dùng muỗng ba lần múc vừa vặn Mật, Lạc, sữa, cháo sữa, cơm với cây gỗ, ngũ cốc, hoa, hương…. đều đưa tặng ba lần, tưởng đưa vào trong miệng của Bản Tôn cho đến trái tim.
_Nếu làm Pháp Tức Tai. Trong ngũ cốc nên gia thêm mè gấp mười lần, gỗ dùng 108 cái hoặc 54 hoặc 21.
Chân Ngôn là:
“Án, tát phộc bá ba, na ha na, phộc nhật-la gia, sa-phộc hạ”
Hoặc có Giáo nói: dùng Bản Bộ Mẫu Chân Ngôn làm Tức Tai. Hoặc Bản Tôn Chân Ngôn, hoặc Tỳ Lô Giá Na Chân Ngôn đều trên chữ Sa Phộc Ha (SVĀHĀ) gia thêm lời nói là: “Vì ta, người: nguyện trừ tất cả tai nạn”. Tâm chuyên chú nơi Thánh Chúng ở trong lò, tưởng Thánh Chúng đều từ bên ngoài trái tim , khắp lỗ chân lông trên thân, tuôn ra mây biển cúng dường đến vô biên Thế Giới cúng dường tất cả Phật với trừ tất cả khổ não của ba nẻo ác.
Hộ Ma xong, dùng ba muỗng lớn chứa đầy bơ, hiến dâng Thánh Chúng. nhóm ngũ cốc, hương hoa còn dư thì gom vào trong một vật khí để hiến Thế Thiên ở mười phương. Lò còn lại đều giống như vậy
_Nếu làm Tăng Ích, như trước Nghinh Hỏa Thiên, liền hiến Thánh Chúng ba muỗng lớn, cây gỗ với nhóm hương hoa đều như trước, thiêu đốt gạo tẻ.
Hoặc muốn Diên Mệnh (sống lâu) thì thiêu đốt cỏ Khuất Lâu. Lò Diên Mệnh ấy như lò Tăng Ích lúc trước, bên ngoài làm hình giáp trụ, ngoài ra nhóm hương hoa đều như trước, chỉ có gạo tẻ, cỏ Khuất Lâu gia thêm vật còn lại gấp đôi.
Tăng Ích Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la bổ sắt-tra duệ, sa-phộc hạ”
_Diên Mệnh Khế : Hai tay đều tác Kim Cương Quyền, duỗi Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng móc nhau rồi để trên đỉnh đầu), tưởng thân là Giáng Tam Thế (Trailokyavijaya). Ở trên Ấn tưởng Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana-Buddha), từ trong thân tuôn ra Cam Lộ của cõi Trời rưới rót lên thân của Hành Nhân.
Diên Mệnh Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la dụ sái, sa-phộc hạ”
Ở trên Sa Phộc Ha (SVĀHĀ) gia thêm lời nói: “Vì Ta, Người: nguyện tăng ích”. Hoặc lời nói Diên Mệnh, hoặc ước nguyện của Tâm đương thời. An lời nói như vậy xong, Tâm chuyên chú nơi Thánh Chúng trong lò, tưởng từ bên ngoài trái tim của Thánh Chúng, khắp trong lỗ chân lông trên thân tuôn ra biển mây cúng dường đến vô biên Thế Giới cúng dường tất cả chư Phật, với ánh sáng chiếu chạm tất cả hữu tình, bốn loài sinh trong sáu nẻo đều được vinh thịnh, giàu có với kéo dài thọ mệnh. Liền dùng ánh sáng này, tưởng trong nhà của mình tuôn mưa bảy báu với vật dụng cần thiết. Lại tưởng Cam Lộ của cõi Trời rưới rót lên thân của mình vòng khắp lỗ chân lông.
_Nếu làm Pháp Giáng Phục, như trước Nghinh Hỏa Thiên, hoặc dùng Mạn
Tinh, hoặc dầu của nhóm hạt cải, hoặc bơ của con trâu, hoặc dùng Lỗ Địa La (Rudhira: máu). Trước tiên hiến Thánh Chúng ba muỗng lớn xong dùng hoa không có mùi thơm hoặc hoa có mùi hôi thối, An Tất Hương, muối, thuốc độc… Hoặc dùng bột sắt, hoặc làm hình ấy, chặt thành từng đoạn rồi ném vào lửa (Hạt cải, sáp ong, muối, thuốc độc… làm).
Lúc đưa tặng Hỏa Thiên thời liền tưởng từ bên ngoài trái tim của Hỏa Thiên, khắp trong thân tuôn ra Khí Trượng ném trên thân ấy, tưởng Hỏa Thiên với Bản Tôn đều tác hình phẫn nộ. Chân Ngôn là:
“Hồng, phộc nhật-la tát đát-phộc gia, phát tra”
Ở trên chữ Phát (PHA) gia thêm danh hiệu của kẻ ấy. Hoặc dùng Bản Tôn
Pháp, hoặc dùng Bất Động Tôn Chân Ngôn, hoặc Giáng Tam Thế Chân Ngôn, hoặc Văn Thù Sư Lợi Lục Túc Tôn Chân Ngôn. Tưởng trong thân phẫn nộ tuôn ra khí trượng cúng dường tất cả Tôn phẫn nộ tận khắp hư không, tức khí trượng này rơi trên kẻ ấy với gia thêm
_Nếu làm Pháp Câu Triệu. Nghinh Thỉnh Hỏa Thiên với vật cây gỗ, hoa…cần dùng đều như Tăng Ích. Chỉ có hoa thì dùng cây có gai, hoa màu đỏ, hoặc dùng vật cần thiêu đốt trong Bản Tôn Pháp.
Chân Ngôn là:
“Hồng, phộc nhật-la yết lý-sái gia, nhược”
Ở trên Nhược (JAḤ) gia thêm tên người ấy. Liền tưởng từ bên ngoài trái tim của Bản Tôn, khắp thân tuôn ra vô lượng móc câu Kim Cương cúng dường tất cả Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh tận khắp hư không. Liền tưởng móc câu ấy câu triệu hữu tình trong ba nẻo ác, an trí vào cõi hiền thiện của Người, Trời. Liền đem mọi móc câu này nhập vào trái tim của kẻ ấy rồi triệu đến.
_Nếu làm Pháp Kính Ái. Nghinh Thỉnh với vật cần dùng đều đồng với bên trên, chỉ có hoa thì dùng hoa màu đỏ. Hoặc dùng vật cần dùng trong Bản Tôn Pháp Chân Ngôn là:
“Hồng, phộc nhật-la vật xả dã, nhược”
Ở trên Nhược (JAḤ) gia thêm danh hiệu của kẻ ấy. Liền tưởng trong thân của Bản Tôn tuôn ra mũi tên hoa tràn khắp vô lượng Thế Giới cúng dường tất cả Phật, Hiền Thánh với bắn vào tâm chán lìa (Yểm Ly Tâm) của Thanh Văn Duyên Giác với tâm trợ nhau ganh ghét của bốn loài sinh trong sáu nẻo. Liền dùng mọi mũi tên này bắn vào năm nơi của người ấy (Ấy là: vầng trán, hai vú, trái tim với phần bên dưới)
_Phàm các Lò. Nếu không có bơ thì dùng sữa cũng được. Nếu từ xa gia trì người, hoặc viết tên hoặc lấy áo của người lúc trước, tâm tiêu biểu mà gia trì, cúng đường Thánh Chúng xong, dùng muỗng lớn múc đầy ba lần hiến dâng Thánh Chúng kèm ba lần rưới vảy, ba lần xúc miệng. Liền lấy muỗng nhỏ dùng Diệt Tam Ác Thú Chân Ngôn (Chân Ngôn diệt ba nẻo ác) vì tất cả hữu tình, Hộ Ma bảy lần hoặc 14 lần, hoặc 21 lần.
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la ba ni, vĩ tát-phỗ tra gia_ Tát phộc bả gia, mãn đà na nễ, bát-la mưu cật-sái gia_ Tát phộc bả gia nga đế tỳ-dược, tát phộc tát đát-vãn_ Tát phộc đát tha nga đa,phộc nhật-la, tam ma gia, hồng, đát-la tra”
_Tâm liền Phụng Tống (đưa tiễn) Thánh Chúng quay về cỗ ngồi của mình (Bản Tọa). Liền dùng Tứ Tự Minh dẫn Thế Thiên ở mười phương vào trong lò, y như trước rưới vảy, xúc miệng ba lần. Liền đem nhóm hương, hoa, ngũ cốc, bơ, mật còn dư thừa ném vào lửa, đều tụng Bản Chân Ngôn một biến hoặc ba biến, đều ở trên Tát Phộc Ha (SVĀHĀ) gia thêm việc mong cầu.
Liền kết Thánh Chúng Yết Ma với Tam Muội Gia Khế, tụng Tán Thán, phát Nguyện. Kết Giáng Tam Thế xoay theo bên trái để giải Giới. Liền phụng tống như Pháp niệm tụng rồi ra khỏi Đạo Trường.
Ở tám phương bên ngoài Đạo Trường, trải bày cỏ tranh hoặc cánh sen hoặc các loại cỏ xanh khác. Hoặc xoa tôn Đàn tròn chia làm tám vị trí. Ở hai bên phải trái của Đế Thích an trí vị trí của Phạm THiên, Địa Thiên cùng với tám phương thành mười vị trí
Nếu bên ngoài Đạo Trường không có nơi để an bày vị trí. Tức ở nơi nhàn tĩnh trước mặt Đạo Trường, chia làm phương giới, ở trong an bày tám phương. Ở trung ương bày hai vị trí an bày Phạm Thiên, Địa Thiên. Dùng bố thí cho chư Thiên ở mười phương ăn nên dùng cháo tạp, ấy là: gạo tẻ, Du Ma, đậu xanh hòa chung rồi nấu chín nhừ khiến rất trong sạch, thơm tho, xinh đẹp… chứa đầy trong một vật khí. Trước mỗi tòa để một cái lá sạch, tuần tự xoay vòng để trên lá. Trước tiên dùng cái bình sạch chứa đầy nước thơm, liền rót chút nước thơm ở trên lá để hiến dâng.
Tiếp dùng hai ngón: giữa, vô danh của tay phải, búng gảy chút hương xoa bôi để hiến dâng, tiếp hiến dâng một bông hoa để ở tòa ngồi
Tiếp hiến hương đốt, để lò đốt hương ở trước tòa ngồi, hiến các Tòa ngồi đồng với một lò này.
Tiếp lấy một muỗng cháo để trên lá rồi hiến dâng
Tiếp dùng nến sáp nhỏ hoặc nến làm bằng giấy để hiến dâng, liền cắm trên cháo. từ nước thơm đến cháo đều dùng Bản Chân Ngôn gia trì ba biến, mỗi vị trí từ nước đến cháo hiến dâng xong. Như thế hướng theo thứ tự ấy, nến ấy … tác ý hiến dâng các mùi vị của vị trí khắp xong thời lại đến chẳng để bị diệt
_Tu Trợ Bạn hoặc sai khiến thì số người đều cầm một vật làm việc cúng. Nếu mỗi một người tự lấy, tức ngắn ngủi ắt chẳng xong việc, mỗi vị ở trên Tát Phộc Ha (SVĀHĀ) gia thêm lời cầu nguyện
_Đông Phương Đế Thích Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Ấn nại-la gia, sa-phộc hạ”
_Đông Nam Phương Phương Hỏa Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ A nga na duệ, sa-phộc hạ”
_Nam Phương Diệm Ma Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Diệm ma gia, sa-phộc hạ”
_Tây Nam Phương La Sát Chủ Thiên Chân Ngôn là:
Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Nãi lý để duệ, sa-phộc hạ
_Tây Phương Thủy Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Phộc lỗ nõa dã, sa-phộc hạ”
_Tây Bắc Phương Phong Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Phộc gia vệ, sa-phộc hạ”
_Bắc Phương Tỳ Sa Môn Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Phộc thất-la phộc nõa gia, sa-phộc hạ”
_Đông Bắc Phương Y Xá Na Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Y xá na gia, sa-phộc ha”
_Thượng Phương Phạm Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Một-la hám-ma ninh, sa-phộc hạ”
_Hạ Phương Địa Thiên Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Tất-lý thể vi duệ, sa-phộc hạ”
_Thất Diệu Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Nghiệt-la hề thấp-phộc lý gia, bát-la bả đa nhi-du để, ma gia, sa-phộc hạ”
_Nhị Thập Bát Tú Chân Ngôn là:
“Nam mạc tam mạn đa một đà nam_ Nặc khất-sái đát-la, niết na khư duệ, sa-phộc hạ”
(Như vậy từ phương Đông đến đây, Quy Mệnh đều giống nhau)
Ở trong tám phương, thêm hai vị trí , đem Thiên bên trên bên dưới đối nhau. Diệu (Grahā) ở phương Đông, Tú (Nakṣatra) ở phương Tây, các Hiến đều đồng. Nếu tu cúng tế riêng thì dùng một loại cũng được.
Nếu trong Đàn Hộ Ma đều y theo Bản Phương, tâm tiêu biểu khiến trụ, cũng chẳng bày vị trí.
_Tiếp nói Pháp Tam Ba Đa Hộ Ma. An vật đã thành tựu ở trước vật chứa bơ. Hoặc vật to lớn liền để ở bên phải hoặc bên trái. Tự thân của Hành Nhân, vật chứa bơ với vật và lò, Thánh Chúng. Như vậy làm năm Tập, tuần hoàn theo thứ tự an lập.
Lấy muỗng nhỏ múc đầy bơ gia ở trên vật đã thành, tụng Chân Ngôn đến chử Tát Phộc (SVĀ) liền nâng cao muỗng rưới vào lửa, cùng với bên dưới câu tiếng Ha (hà) liền kéo dài tiếng Ha khiến muỗng lui về đến bên trên vật thì tiếng Ha (HĀ) mới dứt, mỗi lần riêng như vậy
Nếu gia trì Người, liền để muỗng trên đầu, hoặc dùng Bản Tôn Chân Ngôn, không có chữ Tát Phộc Ha (SVĀHĀ), ngay lúc gia trì thì tụng, còn lại như trên đã nói
Tiếp nói Tiêu Tướng Nghi Quỹ (Nghi Quỹ của tướng muỗng)
Nay Ta sẽ nói tiếp
Tướng Chú Tiêu (muỗng dùng rưới rót), Tả Tiêu (muỗng dùng nghiêng dốc)
Nơi đây trụ thành tựu
Việc trì tụng mau chóng
Chú Tiêu (muỗng dùng rưới rót) dài một khuỷu
Pháp Mộc (cây gỗ làm Pháp) khiến kín chắc
Không thủng lỗ, nên làm
Miệng nên diệu đoan nghiêm
Ngang khoảng bốn ngón tay
Sâu xuống một ngón tay
Hình như chữ Cát Tường
Chày Tam Cổ ở giữa
Nên khiến rất đoan nghiêm
Cán đủ cho người nắm
Gần miệng với cuối cán
Nên làm Liên Hoa Văn (vẽ hoa văn là hoa sen)
Tả Tiêu (muỗng dùng nghiêng dốc) dài với tròn
Cùng chạm khắc hoa văn
Đều như tướng Chú Tiêu
Cây cũng như trước nói
Hoặc dùng Khư Đà La
Miệng dùng Thiền Thượng Tiết (lóng trên của ngón cái)
Xoay vòng làm hạn lượng
Ngàng khoảng hơn một thốn
Sâu xuống khoảng một nửa
Ở giữa làm hoa sen
Hoặc là chày Kim Cương
Nay Ta đã lược nói
Tướng hai muỗng Chú, Tả
Là Đại Tiên đã nói
Cầu Tất Địa nên làm Người trì tụng tu hành.
KIM CƯƠNG ĐỈNH DU GIÀ HỘ MA NGHI QUỸ
_MỘT QUYỂN (Hết)_
24/02/2009