TRUYỆN NÓI VỀ VIỆC MỞ RỘNG VÀ KHEN NGỢI KINH PHÁP HOA

Sa-môn Lam Cốc Tuệ Tường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

PHIÊN DỊCH

Dịch kinh Chân Ngụy, gồm mười bốn vị, chân mười, ngụy bốn.

Dịch luận hai vị.

+ Ngoại Quốc thích Chánh Vô Úy đời Ngụy (kinh Pháp Hoa Tammuội sáu quyển, cũng là một bổn thêm chữ Chánh).
+ Thích Trúc Pháp Hộ ở Đôn Hoàng, đời Tấn (kinh Thánh Pháp Hoa, mười quyển, cũng giải thích riêng phẩm Phổ Môn trong kinh Quán Thế Âm).
+ Thích Ha Chi ở Tây Vực đời Đông Tấn (kinh phẩm Phổ Môn).
+ Thích Chi Đạo Căn đời Đông Tấn (Kinh Phương Đẳng Pháp Hoa, năm quyển).
+ Thích Đồng Thọ ở Thiên Trúc đời Ngụy Tần (kinh Diệu Pháp Liên Hoa một bộ bảy quyển).
+ Thích Trí Nghiêm ở Cảnh Châu đời Tống (kinh Pháp Hoa Tammuội một quyển).
+ Em của Hà Tây vương kinh Thanh ở Bắc Lương đời Tống (kinh Quán Thế Âm).
+ Thích Pháp Hiến chùa Thượng Lâm đời Tề (Đề-Bà-Đạt-Đa phẩm kinh Diệu Pháp Liên Hoa).
+ Thích Đức Chí ở Tây Vực đời Tùy, kệ trùng tụng trong Phổ Môn phẩm, Diệu Pháp Liên Hoa kinh.
+ Thích Pháp Mật ở Tây Vực đời Đường (Dược Thảo Dụ Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa kinh, thêm năm tờ các Chú đều khác).
+ Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương đời Tề (Sao Diệu Pháp Liên Hoa kinh, Sao Pháp Hoa Dược vương kinh).
+ Con gái của Đại học Bác sĩ Giang Bật đời Lương (một quyển kinh Pháp Hoa).

Hai kinh dưới đây chẳng phải chánh kinh.

+ Hai bản cũ mất tên người dịch (Pháp Hoa Quang Thụy Bồ-Tát Hiện Thọ Kinh).
+ Phí Trường Phòng đời Tùy Chú thích Ngụy Kinh (Diệu Pháp Liên Hoa Độ Lượng Thiên Địa kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Biến Dị Kinh).

Hai kinh trên đây nghi là ngụy.

+ Sa-Môn Đạo Hy người Tây Vực đời Hậu Ngụy (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh luận, hai quyển).
+ Sa-Môn Bảo Ý người Trung Thiên Trúc đời Hậu Ngụy (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh luận, một quyển).
– Pháp Hoa Tam-muội, sáu quyển (một quyển thêm chữ Chánh).

Sa-môn ngoại quốc Chi Cương Lương Tiếp, đời Ngụy dịch là chính vô úy. Vào tháng 0 niên hiệu Cam Lộ năm đầu, Khanh Công Thế Ngụy Cao Quý, Sư ở Giao châu dịch, Sa-môn Đạo Hinh ghi chép, không có biệt quảng truyện, kinh mục như vậy.

– Kinh Chánh Pháp Hoa, mười quyển.

– Sa-môn Trúc Đàm-ma-la-sát, Hán dịch là Pháp Hộ, tổ tiên của Sư là người Nguyệt Thị, Sư vốn họ Chi, nhà ở quận Đôn Hoàng. Năm lên tám xuất gia, thờ Sa-môn nước ngoài hiệu Trúc Cao Tọa làm thầy, một ngày tụng cả muôn lời kinh, đọc đến đâu nhớ đến đó, thiên tánh thuần hòa, bản chất chăm chỉ, siêng năng hiếu học, muôn dặm tìm thầy, thế rồi tham khảo sáu kinh, thông thạo bảy tịch. Mặc dù sự đời có lắm chuyện khen chê nhưng Sư không hề để ý. Lúc ấy là vào thời Tấn Vũ, chùa chiền tượng đài tuy hưng thạnh ở Kinh Ấp nhưng giáo nghĩa sau này của Phương đẳng thì lại mờ nhạt. Ngài Pháp Hộ buồn bã phát giận, chí vốn muốn mở mang đạo cả, bèn theo thầy đến Tây Vực, đi qua các nước, ngôn ngữ khác nhau, ba mươi sáu loại sách nào cũng vậy, Sư đều học hết, thông suốt ngữ nghĩa trong sách cổ, âm nghĩa chữ viết loại nào cũng biết. Sư mang rất nhiều kinh Phạm trở về Trung Hạ, từ Đôn hoàng đến Trường an, dọc đường truyền dịch, viết thành văn đời Tấn, Sư dịch các bản như hiền kiếp chánh Pháp Hoa, v.v… một trăm sáu mươi lăm bộ, dốc lòng làm việc, chỉ lấy việc hoằng pháp làm sự nghiệp, trọn đời phiên dịch, không hề tỏ vẻ mệt mỏi. Kinh pháp sở dĩ được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc là nhờ công lao của Sư. Vào ngày 10 tháng 08 niên hiệu Đại Khang năm thứ bảy, đời Tây Tấn, tay Sư cầm bổn Phạm, miệng đọc hai mươi bảy phẩm kinh trước, các Ưu-bà-tắc Nhiếp Thừa Viễn, Trương Sĩ Minh Trương Trọng Cải, cùng nhau ghi chép, đến ngày mồng 2 tháng 9 mới xong.

Sa-môn Trúc Lực người Thiên-trúc, Cư sĩ Bạch Nguyên Tín nước Quy-tư cùng nhau tham khảo hiệu đính. Vào ngay mồng 06 tháng 02 niên hiệu Nguyên Gia năm đầu thì sửa lại.

Lại, vào niên hiệu Nguyên Khang năm đầu, Tôn Bá Hổ, Ngu Thế Nhã ở Trường an viết đến ngày 13 tháng 0 mới xong. Sau đó, ngài Pháp Hộ lập chùa ở ngoài Thanh môn Trường an, chuyên tinh hành đạo, lúc bấy giờ đức hóa khắp nơi, tiếng tăm vang xa tận bốn phương.

Tăng đồ cả mấy nghìn người, đều tôn sùng Sư. Lúc đó, Sư khoảng bảy mươi tám tuổi, cùng với môn đồ tị nạn xuống miền đông, đến Thằng Trì, bị bệnh rồi mất.

Kinh Phổ Môn Phẩm, kinh Quan Thế Âm, hai kinh này cũng do Sa-môn Pháp Hộ trích riêng.

Kinh Phổ Môn Phẩm Sa-môn Kỳ-đà-mật người Tây Vực thời Đông Tấn, đời Tấn cho là Ha-chi-dịch, cùng với Pháp Phộ dịch, ý này phần lớn giống nhau.

Kinh Phương Đẳng Pháp Hoa, năm quyển

Sa-môn Chi Đạo Căn dịch vào niên hiệu Hàm Khang năm đầu vua Thành Đế đời Đông Tấn.

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, một bộ bảy quyển của Sa-môn Cưuma-La-thập, Hán dịch là Đồng Thọ, Sư là người Thiên-trúc. Gia thế thuộc quốc tướng, ông nội ngài La-thập là Đạt-đa, là bậc đại thần của quốc gia, cha là Cưu-ma-la-viêm có khí tiết, tránh địa vị khanh tướng để xuất gia, đi về phía đông đến Thông Lãnh. Vua nước Quy-tư nghe ông bỏ vinh hoa để xuất gia nên rất mực cung kính và yêu mến, đích thân ra khỏi thành đón rước, thỉnh về làm Quốc sư. Em gái vua lúc đó vừa hai mươi tuổi, thông minh tài giỏi. Trong cơ thể cô có nốt ruồi son, theo phép là sinh ra quý tử thông minh. Các nước tranh nhau đính hôn nhưng cô không bằng lòng, cho đến khi gặp Cưu-ma-la-viêm thì cô muốn thành thân với ông. Vua bèn ép gả cho ông, chẳng bao lâu thì mang thai ngài La-thập. Khi Sư ở trong thai, người mẹ sáng suốt lanh lợi gấp bội, nghe chùa Tước-lê có rất nhiều bậc đại đức, lại có những vị tăng đắc đạo, bà liền cùng với các nữ trong vương tộc và những vị ni đức hạnh hằng ngày thiết trai cúng dường, thưa hỏi nghe pháp. Mẹ Sư bỗng nhiên thông thạo tiếng Thiên-tTrúc, những lời vặn hỏi bà đều hiểu một cách thấu suốt, mọi người ai cũng khen ngợi, có vị La hán Đạt-ma-cùsa nói: Bào thai này nhất định là trí tử, nói rằng Xá-lợi-phất khi ở thai mẹ cũng vậy. Sau khi sinh ra La-thập, lại quên đi những lời nói trước, chẳng bao lâu mẹ Sư muốn xuất gia, chuyên tâm tu đạo chứng được Sơ quả. Khi Sư lên bảy tuổi cũng xuất gia theo mẹ, theo thầy học kinh, một ngày tụng cả ngàn bài kệ, bài kệ ấy có ba mươi hai chữ, tổng cộng ba muôn hai ngàn câu. Tụng qua A-tỳ-đàm thì thầy liền chỉ bày nghĩa ấy, Sư thông suốt ngay. Bấy giờ, theo thầy đi khắp các nước, tìm học tất cả kinh giáo, vừa nghe thì lãnh thọ ngay, thấu suốt mọi góc cạnh, đồng thời nghiên cứu các kinh sách ngoại đạo. Sau đó mẹ Sư bảo rằng: Nghĩa lý sâu mầu trong Phương đẳng phải mở rộng kinh chân, truyền về phương Đông chỉ nhờ công sức của con. Thế là Sư đành từ biệt mẹ. Lúc đó vào tháng giêng niên hiệu Kiến Nguyên năm thứ ba mươi vua Phù Kiên, Thái sư tâu rằng: Có một ngôi sao ở ngoài biên thùy, chắc chắn nơi đó có vị Đại đức tài ba sắp đến Trung quốc, Phù Kiên nói: Trẫm nghe ở Tây Vực có ngài Cưu-ma-la-thập, bèn sai sứ đến cầu nhưng khi Sứ chưa tới nơi thì vua đã băng, cho đến tháng 09 niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ ba vua Diêu Hưng Hậu đời Tần thỉnh ngài gặp Diêu Hưng, vua đãi ngài bằng lễ của Quốc sư rất kính trọng và kính mến, dùng những lời khiêm cung để tiếp chuyện với Sư, thế là Sư ở đấy đến trọn đời, khám phá những điều bí ẩn đến tột cùng, vì sự nghiệp hoằng pháp Sư không bao giờ cảm thấy mệt mỏi. Từ đó đại pháp bao trùm cả phương Đông. Ban đầu là Hán Minh Đế, lần lượt đến Ngụy Tấn, kinh luận nhiều dần, xuất phát từ Thiên trúc phần nhiều văn tự nghĩa cách. Vua Diêu Hưng thuở nhỏ ít tôn sùng Tam Bảo, quyết chí giảng tập, khi ngài Cưu-ma-la-thập đến ở đây, ông thỉnh Sư vào ở lầu Tây Minh và vườn Tiêu dao dịch các bộ kinh. Ngài La-thập vốn thông thạo nhiều âm tụng, có thể chuyển sang tiếng Hán, âm dịch lưu loát, xem hết những bản cũ, nghĩa rất lộn xộn, điều này là do các vị tiền bối làm mất ý chí, không dính dáng tới bổn Phạm, Diêu Hưng mời Sa-môn Tăng Khế, Tăng Diên, Pháp Khâm, Đạo Lưu, Đạo Hằng, Tăng Duệ, Tăng Triệu, v.v… hơn tám trăm vị, tham vấn ý kiến ngài La-thập. Vào mùa hạ niên hiệu Hoằng Thỉ năm thứ hai ở đại tự Trường an, lại nhóm họp hơn hai ngàn vị Sa-môn nghĩa học ở bốn phương, dịch ra kinh này. Lại nữa, du nghi luận của Pháp sư Huệ Duệ nói: Chánh bản Pháp Hoa ở nước Vu-điền, phát huy rộng lớn, vụt lóe lên hư không mà được truyền đến đây. Tư Lệ hiệu úy tả tướng quân an thành Hầu Diêu Sùng, nghi vận huyền môn, muốn làm gương cho đời. Chuyên chú kinh bày để sao chép lại lưu hành đến nay. Lại 6 nữa, Tỳ-kheo Bôi Độ chẳng biết người xứ nào ở Bành Thành nghe ngài La-thập ở Trường Am, bèn than rằng: Ta và vị này xa cách đã ba trăm năm, biền biệt chẳng hẹn ngày gặp lại, chỉ mong gặp nhau ở kiếp sau thôi. Lúc ngài La-thập chưa tịch, cảm thấy bốn đại không khỏe, Sư tụng ba biến thần chú, và bảo các vị đệ tử nước ngoài tụng theo, để tự cứu, lúc đó lại cảm thấy mệt mỏi, Sư từ biệt chúng tăng và nói: Nhờ pháp mà chúng ta gặp nhau, quả là chưa hết lòng, đành hẹn gặp kiếp sau, những lời nói trong cơn xúc động, Sư cho rằng mình mông muội, lầm lẫn trong truyền dịch, nếu những tác phẩm mình dịch không sai lầm thì xin cho sau khi hỏa táng lưỡi sẽ không hoại. Lúc đó vào ngày 20 tháng 0 niên hiệu Hoằng Thỉ năm mười một đời Ngụy Tần. Sư tịch ở Trường An, năm ấy nhằm niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ năm đời Tấn. Ở vườn Tiêu dao y theo phép tắc nước ngoài mà hỏa táng, khi củi tắt hình tan nhưng lưỡi Ngài vẫn còn nguyên.

* Kinh Pháp Hoa Tam-muội, một quyển của Sa-môn Trí Nghiêm, Sư là người châu Tây Lương, xuất gia năm hai mươi tuổi, lại nổi tiếng là người tinh tấn siêng năng, tu hành giản dị, ăn mặc thô sơ. Thường muốn tìm hiểu các bậc danh sư, tham vấn các nghĩa sâu trong kinh điển, nên sư bèn sang Tây Vực, đến nước Kế-tân, vào tinh xá Ma-thiên-đà-la bẩm thọ thiền pháp với Tỳ-kheo Phật-đà-tiên, tu tập ba năm công phu vượt cả mười năm, Phật-đà-tiên thấy pháp thiền của mình có người nối nên rất yêu kính người đệ tử này.

Tăng tục ở nước kia nghe vậy rất vui mừng và khen rằng: “Đất Tần có Sa-môn cầu đạo”, từ đó mới không xem thường dân Tần nữa, mà kính tiếp người phương xa này. Lúc ấy, có Tỳ-kheo Phật-đà-bạt-đà cũng là một Thiền sư nổi tiếng ở nước kia. Ngài Trí Nghiêm liền thỉnh Thiền sư về Trung quốc, vì muốn truyền pháp ở Trung thổ, Bạt-đà vui mừng vì lòng chí thành ấy nên chấp nhận lời thỉnh cầu, cả hai bèn cùng đi về Đông, rồi băng qua những đường đèo hiểm trở, đến Quan trung. Sư thường theo Bạt-đà trụ chùa lớn Trường An, một thời gian không lâu sau, Bạt-đà ngang ngược bị tăng chúng nhà Tần tẫn xuất. Tri Nghiêm cũng phân tán, về nương ở tinh xá Sơn Đông, ngồi thiền tụng kinh, siêng năng tu học. Cào niên hiệu Nghĩa Hy năm ba mươi đời Tống Vũ Đế chinh Tây sát phạt Trường An, thắng trận quay về Sơn đông, lúc bấy giờ Thỉ Hưng Công Vương Khôi, hộ giá đi khắp vùng Sơn Xuyên đến tinh xá ngài Trí Nghiêm ở. Thấy ngài ở chung với ba vị tăng, người nào cũng đang ngồi trên tòa tọa thiền miên mật, vương khôi đến một lát lâu cũng không hay, ông bèn búng ngón tay, ba người mở mắt, lát sau thì nhắm lại, không nói năng gì tới ông, trong tâm ông cảm thấy lạ lùng, bèn hỏi thăm các vị Trưởng lão, họ đều nói ba vị tăng này ẩn cư thiền định là những vị Pháp sư thanh thoát. Ông quay về tâu với Tống Vũ đến thỉnh về kinh đô, nhưng các Ngài chẳng chịu đi. Ông cố thỉnh nhiều lần nên các ngài chấp thuận, hai vị kia đi theo ngài Trí Nghiêm. Vương Khôi là người đạo hạnh sâu sắc nên được phụng sự ba ngài rất nồng hậu, ân cần. Về đến Kinh đô ở chùa Thỉ Hưng, Trí Nghiêm là người thích thanh vắng, xa lánh mọi sự trần, Vương Khôi ra ngoài vùng ngoại ô phía Đông lập một ngôi tinh xá tức là chùa Chỉ Viên.

Trí nghiêm trước trở về Tây Vực, các kinh luận mà Sư đem theo chưa dịch kịp, đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ tư, bèn cùng Sa-môn Bảo Đàm dịch ra các kinh trước. Trí Nghiêm là người sống giản dị thanh bần, nhận được vật gì thì cúng dường bố thí vật ấy. Thuở nhỏ đã đi khắp nơi, không mang theo vật gì, tánh vốn khiêm tốn không thích khoa trương, cho nên mặc dù nhiều hạnh tốt mà ở đời không được lưu truyền hết. Thuở Sư chưa xuất gia đã thọ năm giới mà lại khuyết phạm, sau này xuất gia thọ giới cụ túc, thường nghi mình không đắc giới, mỗi khi nghĩ đến đều lo sợ, nhiều năm thiền quán mà không thể liễu ngộ. Bèn lên thuyền vượt biển đến Thiên-trúc, tham vấn các bậc lão túc thông đạt, gặp được Tỳ-kheo La hán, trình bày hết sự nghi ngờ trước, La hán không giải trừ được mà bảo Sư nhập định lên cõi trời Đâu-suất thưa hỏi ngài Di-lặc. Ngài Di-lặc bảo là đắc giới. Trí Nghiêm vô cùng vui mừng, thế rồi quay về bằng đường bộ, đến nước Kế-tân không bệnh mà mất. Lúc ấy, Sư bảy mươi tám tuổi, theo phép của nước kia, chỗ thiêu thân của phàm thánh khác nhau. Ngài Trí Nghiêm tuy giới hạnh cao minh mà công hạnh chưa rõ nên dời thi thể Sư về phần mộ của Phàm tăng, nhưng không nhấc lên nổi bèn đổi về phía phần mộ của thánh tăng thì nhẹ như gió. Đệ tử của ngài là Trí Vũ, Trí Viễn cũng từ phương Tây đến trình bày rõ về điềm lành này. Rồi cả hai trở về nước ngoài. Từ đó suy ra ngài Trí Nghiêm quả thật là người đắc đạo.

Kinh Quán Thế Âm.

Vào thời Tấn Hiếu đế, Bắc Lương Hà Tây vương Thư Cừ Mông Tốn có người em họ là An Dương Hầu Kinh Thanh, khi vận nhà Lương hết, bị Nguyên Ngụy tiêu diệt, Kinh Thanh vội chạy về Nam lánh nạn ở Kiến Khang, quyết chí ở lại đây suốt đời, không giao thiệp với đời, thường đi khắp chốn chùa tháp, làm một Cư sĩ thong dong, không vợ con, nhàm chán danh lợi, ung dung với các bạn pháp, giảng nói chánh pháp, vì thế đạo tục đều cung kính ông dịch ra bộ kinh này.

– Phẩm Đề-bà-đạt-đa trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Sa-môn Pháp Hiến họ Từ, là người ở Diên Thủy thuộc Tây hải. Trước theo người cậu đến Lương châu mới xuất ra. Đến niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười sáu mới xuống Kinh đô, ở chùa Định lâm thượng, chuyên tâm học kinh luật, chí nghiệp mạnh mẽ, giỏi giang mọi việc. Chúng tăng bàn tính với nhau về việc sửa sang chùa viện, trước kia Sư nghe Mãnh Công từ phương Tây về kể rõ mọi điều kinh lạ, Sư muốn quên thân để được tham bái các thánh tích đó, nên vào niên hiệu Nguyên Huy năm thứ ba đời Tống, Sư lên đường đến Kim lăng, tây du Ba Thục lên đường đến Hà Nam. Đường sá ngoằn ngoèo, khi đến Vuđiền thì muốn qua Thông Lãnh, đường núi gập ghềnh hiểm trở bèn trở lại Vu-điền để quay về. Nhận được phẩm kinh này quay về, trên đường đi có nhiều việc hiểm trở đều ghi đủ trong ấy. Vào giữa niên hiệu Vĩnh Minh đời Tề Vũ Đế Sư gặp Tam tạng Pháp sư Đạt-ma-ma-đề người nước ngoài (đời Tề dịch vị này là Pháp Ý), trụ chùa Ngõa quan ở Lương châu dịch ra phẩm này. Pháp Hiến lúc bấy giờ làm Tăng chủ, vào cuối niên hiệu Kiến Vũ thì Sư thị tịch, thọ bảy mươi lăm tuổi.

– Kệ tụng lại trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Sa-môn Xà-na-quật-đa: Đời Tùy dịch là Đức chí, Sư là người nước Bắc Hiền Đậu-kiền-đà-la, đời Tùy dịch là nước Hương Hành. Quật-đa có năm anh em mà Sư là con út trong gia đình, nhờ đã trồng cội đức từ nhiều kiếp, nên sớm phát đạo tâm. Từ thuở thơ ấu đã phát nguyện xuất gia. Cha mẹ hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của con mình nên không trái ý. Trong nước có ngôi chùa tên là Đại lâm, Sư bèn đến đó nương ở để mang được độ thoát. Quật-đa sau khi xuất gia hiếu kính chuyên thành, thọ học nhiều năm, chỉ quy thông quán. Năm hai mươii bảy tuổi theo thầy hoằng pháp. Vào niên hiệu Vũ Thành năm đầu, Chu Minh Đế đến Trường an trụ chùa Thảo Đường, thầy trò du hóa khi tâm nguyện đã thỏa bèn lên đàn thọ giới cụ túc. Gặp lúc Triêu vương tự là Văn Hiểm trấn thủ đất Thục lại thỉnh Sư cùng đi. Sư ở đó ba năm, làm chức Tăng chủ ở Ích Châu. Ở chùa Long Uyên, dịch ra các bài hệ trước, Sa-môn Viên Minh ghi chép, vào thời suy hoại, tượng giáo không mở mang, năm chúng bỗng chốc giống như kẻ tục, Vũ Đế lễ Sư, hạ lệnh đưa về cung ban thưởng nhiều tước lộc, bắt Sư mặc y phục nhà Nho, Sư khăng khăng giữ vững lập trường, thà chết không sợ, vua cảm mến hạnh cao khiết của Sư, thương xót mà thả về, trên đường ra khỏi Lộ châu về hướng Bắc đến Đột-quyết. Sư đấy một thời gian đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ năm, có khoảng trên ba mươi vị ở chùa Đại hưng Thiện, như Sa-môn Đàm Diên cũng đang phiên dịch, nhưng âm nghĩa không thông, nghe tin ngài Quật-đa ở miền Bắc bèn dâng sớ xin vua hạ chỉ thỉnh ngài về, vua chuẩn tấu, sai người đến thỉnh Quật-đa. Đường về Tây đã bặt nên Sư đành lưu lại mười năm, hiểu thấu sự đời muốn gặp lại Tam bảo, bỗng nghe tin từ xa đến thỉnh, Sư vui mừng và nguyện tiếp đơn. Thế là theo sứ về nước, bấy giờ, vua Văn Đế đang tuần hành ở Lạc Dương. Sư đến đó yết kiến, Thiên tử rất vui mừng ban thưởng và thăm hỏi nhiều việc. Khi chưa về đến Kinh đô, theo lệnh phiên dịch, Sư cùng các Sa-môn Tăng Hưu, Pháp Sán dịch ra các bộ kinh, Tùy Đằng Vương theo thọ giới pháp, kính thờ làm thầy. Vì nhiễm sự trần nên trôi giạt về phía Đông. Lại ở Âu mân, đại thanh tải lộ, thân tâm đều cứu giúp, làm lợi ích rất nhiều, đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười theo luật vô thường mà ra đi, lúc đó Sư khoảng bảy mươi tám tuổi.

– Phẩm Dược Thảo Dụ Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thêm năm trang các bài chú.

Sa-môn Đạt-ma-cấp-đa, đời Tùy dịch là Pháp Mật là người nước Nam Hiền Đậu-la-la, thuộc chủng tộc Sát-đế-lợi. Họ Tệ-tà-ca-la, Hán dịch là Hổ Thị, gia đình có năm anh em, Sư là trưởng tử, cha mẹ lưu luyến không cho phép xuất gia, nhưng Sư rất mến một pháp môn, rất muốn ly tục. Năm hai mươi ba tuổi Sư đến miền trung Hiền Đậu mới được xuất gia. Sau khi Cấp-đa thọ giới cụ túc được ba năm bèn tìm thầy học đạo, những gì Sư học được như nhòm khe cửa, thế rồi Sư đi khắp các nước Đại Tiểu thừa, đến các chùa tăng học hỏi nên kiến thức gấp bội. Sau đó nghe tin ở đại quốc Chi-na, Tam bảo hưng thịnh nên cũng quyết tâm đi với bạn đến đây, khi đã đến Y Ngô ở lại đó một năm thì gặp nạn bèn lánh về Tây Nam, đường đi toàn sỏi đá, sa mạc, nước cỏ khan hiếm. Hai người bạn nhìn nhau nghĩ không thể bỏ mạng ở đây, cho nên tạm để các kinh luận đang mang theo, qua bên đường leo lên núi tìm nước, mong được thoát chết. Tìm đã không gặp lại thêm mệt mỏi, Sư chuyên tâm tụng chú Quán Âm. Đêm đó, mưa rơi xuống, thân tâm sảng khoái ngài bèn tìm đường cũ trở về, nhưng nhìn khắp bốn bề vẫn mờ mịt, vì đã lạc đường, tiến lùi đều khó bèn đi đại về phía trước. Đi đến Trảo châu mới biết là con đường rẽ của Bắc lộ, Cấp-đa từ xa đã kính mến Trung Hoa, nên lặn lội nhiều năm mới gặp được bạn đồng hành. Có người ở lại, có người mất tích, ngoảnh lại chỉ còn một thân đi đến xứ này. Lắng lòng suy gẫm, buồn vui lẫn lộn, nhờ ơn thánh chỉ mới vào kinh thành, ở trong ngôi chùa tiếng tăm được cúng dường nồng hậu. Lúc đó, vào tháng 10 niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười, Sư đến đây ở chưa bao lâu mà tiếng Hoa đã hơi thông. Lại vâng sắc chỉ được mời phiên dịch. Sư ở chùa Hưng Thiện cầm bổn gốc dịch qua dịch lại, sáng tỏ và rất xác thật những chỗ rườm rà. Các bộ phận Đại Tiểu thừa mà Sư đã tụng đều tinh thông chỗ then chốt, và giải thích, mở mang rộng rãi những ý chỉ sâu mầu. Những vị cựu học ở xứ này nhờ đó mà dần dần thoát khỏi mối nghi, Dương Đế định dời độ về phương Nonage, càng tỏ vẻ kính trọng và tiếp đãi nồng hậu, đối với Phật pháp càng được sự tôn kính. Vua hạ chiếu xây một quán dịch kinh trong vườn Thượng lâm ở Nam tân thuộc Lạc thủy, chiêu vời những vị tài giỏi để chuyên truyền bá Phật pháp. Vua liền hạ lệnh trưng thỉnh Cấp-đa và các học sĩ chuẩn bị phiên dịch, Sa-môn Bản tông dịch thêm phẩm trước, đến Vũ Đức năm thứ hai, Sư mất ở Lạc nội.

– Sao Diệu Pháp Liên Hoa kinh.

– Sao Pháp Hoa Dược Vương kinh.

Nam Tề Tư Đồ Cảnh Lăng Vương văn tuyên công tiêu tử lương, tôn sùng đạo Phật thấu đạt giáo nghĩa, chú thích kinh luận, sao lược từ, lý, đóng đường tà, mở nẻo chánh, khai rộng Nhất thừa và phát huy bảy chúng, đời gọi là Bút Hải. Lúc ấy, hiệu là Trí Sơn hoặc thông mông độc tôn, được tôn xưng là Thiên Vương, hoặc truyền bá kinh chú, truyền phép mầu của Thần độ, đức của Sư khó tả hết, phải tìm hiểu mới biết.

Sao Lược Tiền Kinh để sắp đặt thứ lớp kinh Pháp Hoa (một quyển).

Con gái của Tiến sĩ Lương Thái Học tên Giang Mật, thuở nhỏ xuất gia, hiệu là Tăng Pháp. Năm lên tám, chín có lúc nhắm mắt tĩnh tọa, đọc tụng bộ kinh trên, tăng tục xứ Dương châu đều gọi là Thần thọ, Phí Trường Phòng nói: Nghiệm trong kinh luận thì lẽ này là hiển nhiên, người này do túc duyên cảm nên chẳng liên quan đến việc thần trao. Lại y cứ theo ngoại điển, phu tử có nói sinh ra đã biết là thứ. Điều này nói về đời này khi sinh ra đã mê muộn chuyện quá khứ. Nếu không như vậy thì làm sao nói rõ được thánh hiền trong ngoài, sâu cạn ở quá khứ, hiện tại. Cho nên Cao Tăng truyện nói: Thích Đàm Đế họ Khang, tổ tiên Sư là người Khang Cư. Vào thời Hán Linh Đế dời về ở Trung quốc, vào cuối thời Hiến Đế loạn lạc, lại dời về ở Ngô Hưng. Cha ngài là Điêu, từng làm biệt giá ở Ký châu, mẹ Sư họ Hoàng, ban ngày nằm ngủ mộng thấy một vị tăng đến gọi bà là mẹ, gởi cho một cây phất trần và một tấm thiếc chắn sách. Bà Hoàng tỉnh giấc thấy hai vật vẫn còn nguyên, điều bí mật kinh lạ. Do đó mang thai và sinh ra Sư, khi Sư lên năm tuổi, mẹ lấy hai vật báu đó đưa cho Sư, Sư nói: Vật này vua Tần ban cho con.

Mẹ hỏi: Con để đâu?

Đáp: Không nhớ.

Đến năm mười tuổi thì xuất gia, sở học không do thầy dạy, bản tánh tự phát ngộ. Sau đó theo cha đến phiền Đặng, bỗng gặp đạo nhân Tăng Hoạch ở Quan Trung, ngài liền gọi: Lược ơi!.

Tăng Hoạch nói: Chú nhỏ sao dám gọi tên bậc lão túc này.

Ngài Đàm Đế nói: Lúc nãy bất giác kêu như vậy là vì xưa kia ông là Sa-di đệ tử của tôi, thuở xưa ngài hái rau cho chúng tăng bị heo rừng cắn làm tổn thương, nay nhớ lại bỗng nhiên tôi gọi lớn. Tăng Hoạch đã từng làm đệ tử Pháp sư Hoằng Giác và hái rau cho chúng tăng bị heo rừng cắn làm tổn thương, nhưng Tăng Hoạch chẳng nhớ mảy may nào. Thế là ông tìm đến hỏi cha Đàm Đế, cha Sư kể rõ đầu đuôi sự việc đồng thời đưa phất trần và hai thỏi sắt. Tăng Hoạch nhận ra ngay việc này rồi khóc than: Pháp sư Hoằng Giác là Tiên sư của Lược, thầy đã từng giảng kinh Pháp Hoa cho vua Diêu Trành, bần đạo là người phụ giảng, vua Diêu Trành tặng cho thầy hai vật này, nay lại gặp nó ở đây, tính lại lúc thầy xả báo thân cũng chính là ngày gởi vật này, rồi nhớ lại lúc hái rau, ông càng buồn bã. Sau đó Đàm Đế đi học trong ngoài xem qua liền nhớ rõ. Đến lúc về già, Sư về ở chùa trên núi Hổ khâu nước Ngô, giảng lễ, dịch, Xuân Thu mỗi sách bảy lần; Pháp Hoa, Đại phẩm, Duy-ma mỗi thứ mười lăm lần, lại có tài văn chương, nên gom lại sáu quyển, vẫn còn lưu hành ở đời. Sư tịch năm sáu mươi tuổi, vào niên hiệu Nguyên Gia năm cuối đời Tống, Phí Trường Phòng nói:

Tăng Hoạch là đệ tử của Pháp sư Hoằng Giác, thầy trò đều lỗi lạc, tiếng tăm vang cả hai đời, Tần vật của ngài chỉ có ba y, cũng đâu ngại hạn chỉ có vật chắn sách và phất trần, gửi lại kỷ vật xưa, cho đến khi thần thức thác sinh thì hai vật này lại được theo nhau đến, vật vượt ngoài sự chất ngại của thần thức, chất ngại của thân vẫn còn theo mãi, huống chi pháp năng biết ở trong tâm mà không nhớ nghĩ. Cho nên gương chiếu thì càng sáng, dao chặt thì càng bén, nước mắt chứa thành biển, bụi trần nhóm thành núi, đời đời huân tập thì càng thêm sâu, kiếp kiếp học hỏi thì càng rộng lớn.

Gần nhất là ánh trăng mới mọc, cuối cùng là trăng rằm, bỏ thân người rồi lại được thân người, tức là lần lượt sinh ra chuyện ấy. Nhớ chứ không hề quên quả là thần thông. Nhắm mắt tĩnh tọa, tự xét mình người nữ yếu đuối mà đọc tụng liên tục, há chẳng phải thân trước đã huân tập mà lại bảo là thần trao, sao lại ngu xuẩn, mê mờ đạo trí tuệ như vậy.

– Pháp Hoa Quang Thụy Bồ-Tát Hiện Thọ kinh.

Xuất xứ từ Cổ lục và Cựu lục, mất tên người dịch.

– Diệu Pháp Liên Hoa Độ Lượng Thiên Địa kinh.

– Diệu Pháp Liên Hoa Thiên Địa Biến Dị kinh.

Hai kinh này theo Tam Bảo lục chú của Phí Trường Phòng là ngụy.

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh luận, hai quyển.

Sa-môn Bồ-đề-lưu-chi người Tây Vực, đời Ngụy dịch là Đạo Hy, là người bắc Thiên Trúc, thông thạo Ba tạng, khéo nhập tổng trì, chí đặt vào việc hoằng pháp, mở rộng sự thấy nghe cho chúng sinh. Sư bèn băng đèo vượt thác đến Thông lãnh vào đầu niên hiệu Vĩnh Bình đời Ngụy, Sư đến Đông Hạ, Hoàng đế Tuyên Vũ hạ lệnh cho người thỉnh Sư vào cung, tiếp đãi ân cần, cho Sư ở chùa lớn Vĩnh Ninh, cung cấp bốn thứ cần dùng, hơn bảy trăm Phạn tăng. Vua sắc lệnh ngài Lưu-chi làm chủ trì trong hội phiên dịch, dịch bộ luận trước, Sa-môn Đàm Lâm biên soạn. Trong phòng của ngài Lưu-chi kinh luận bổn Phạm có thể cả vạn cuốn, những bản Sư mới dịch bản thảo biên soạn đầy cả một phòng mà tuệ giải của Sư cũng tương đương với Lặc-na, thần ngộ thông minh, thạo tiếng địa phương, giỏi cả chú thuật, chẳng ai thua ai. Có lần Sư ngồi bên miệng giếng, tắm gội thân thể, trong giếng hết nước, đệ tử chưa đến không có người múc nước, Sư liền bỏ nhành liễu, tạm rảy vào trong giếng, lẳng lặng trì chú, mới được mấy biến thì dòng nước vọt lên, đến nỗi tràn cả giếng. Sư liền dùng bát múc tắm, vị tăng bên cạnh thấy rõ việc đó, chẳng đoán được phép thần của Sư. Chi nói: Đấy chính là pháp thuật, người nước ngoài ai cũng làm, còn người xứ này không học, đây chính là ý Thánh.

– Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luận, một quyển, của ngài Tăng Lặc-na-ma-đề người Trung Thiên-trúc, đời Ngụy dịch là Bảo ý. Văn chương dồi dào, lý sự đều thông, tụng cả ức bài kệ, mỗi bài kệ có ba mươi hai chữ, rất thông thạo thiền pháp, ý muốn đi khắp nơi giáo hóa. Vào niên hiệu Chánh Thỉ năm thứ năm, ban đầu Sư đến Lạc-ba cùng Bồ-đềlưu-chi ở nội điện Lạc Dương phiên dịch. Sau đó, mỗi vị đều theo thầy học, không cùng tham học, vua y theo sự hưng thạnh của việc hoằng pháp, lược trình bày chỗ khúc mắc, bèn hạ lệnh mỗi nơi mời dịch, dịch xong thì cùng tham khảo hiệu đính, trong đó chỗ nào ẩn khuất tối nghĩa hoặc có những điểm khác nhau thì cùng nhau sửa. Lặc-na dịch xong, Thị trung Từ Quang biên chép, sau đó Sư được vua thỉnh giảng kinh Hoa Nghiêm. Lúc ở trên pháp tòa bỗng nhiên thác hóa, các vị tăng phụ giảng cũng mất theo một lúc, cả nước Ngụy hay tin không ai là không khen ngợi.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10