TRUYỆN NÓI VỀ VIỆC MỞ RỘNG VÀ KHEN NGỢI KINH PHÁP HOA

Sa-môn Lam Cốc Tuệ Tường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

TRÌ TỤNG (Phần 1)

– Văn Hoàng đế thời Tây Ngụy.
– Sa-môn ở núi người nước ngoài.
– Thích Bảo Trang đạo tràng Mạt lăng đời Tấn.
– Thích Pháp Tướng ở Sơn cư đời Đông Tấn.
– Thích Tăng Sinh chùa Tam Hiền đời Tấn.
– Thích Pháp Tông ở Pháp Hoa đài đời Tống.
– Thích Phổ Minh ở Cao Dật đời Tống.
– Thích Tuệ Quả ở chùa Ngõa quan đời Tống.
– Thích Đạo Thọ ở chùa Kỳ Hoàn đời Tống.
– Thích Tăng Dực ở chùa Pháp Hoa đời Tống.
– Thích Tuệ Tấn ở chùa Cao Tọa đời Tề.
– Thích Hoằng Minh ở chùa Bá Lâm đời Tề.
– Thích Tuệ Dự ở chùa Linh Căn đời Tề.
– Thích Siêu Biện ở chùa Định Lâm thượng đời Tề.
– Thích Pháp Tuệ ở chùa núi Thiên trụ đời Tề.
– Bà họ Phí, vợ của La dữ đời Tề.
– Sa-di ở chùa Quận Đông đời Tề.
– Thích Tịnh Kiến ở núi Sùng đời Hậu Ngụy.
– Thích Bạt Trừng đời Hậu Ngụy.
– Ngự sử Trung Thừa Lục Tái đời Hậu Ngụy.
– Thích Tuệ Quán ở chùa Nam Giản đời Lương.
– Thái thú Vương Yêm ở Tân an đời Lương.
– Thích Tăng Thiên ở Cối kê đời Lương.
– Thích Thông Tử ở chùa Tề Ninh đời Lương.
– Thích Tuệ Độ ở Dư Hàng đời Lương.
– Thích Tăng Hoan ở chùa Trị Thành đời Lương.
– Thích Tăng Định ở chùa Thiền Chúng đời Lương.
– Thích Trí Đăng ở núi Khuông đời Lương.
– Sa-môn Chánh Tắc Du Phương đời Lương.
– Tiên sinh Dữu Tiên Thương Hành đời Lương.
– Thích Bảo Quyết ở núi Khuông đời Lương (lại có thêm vị tăng ở chùa Ngũ Hiệp, có thêm vị tăng ở Ưng châu).
– Thích Chí Trạm ở chùa Hàm Thảo đời Lương.
– Bằng Pháp, Tuệ đời Lương gặp vị tăng ở cõi âm.

* Văn Hoàng đế đời Tây Ngụy húy là Bảo ngự bốn phương mà giúp chư Tử, ở ngôi cao để hộ Chánh đạo, mặc áo châu ở thứ phẩm, chỉ bày giếng trong ở cao nguyên, xây dựng Già-lam, chuyên trì tịnh giới, vào nhà Như Lai, một mình ở đến già, thường tụng kinh Pháp Hoa, để làm tịnh nghiệp lâu dài.

* Xưa có chùa núi Ngoại Quốc, có vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, thường đi kinh hành ngoài chùa. Gặp cô gái Lasát, dáng vẻ rất đẹp, đến khuấy nhiễu Tỳ-kheo này, vị Tỳ-kheo bị mê hoặc, bèn tư thông với con quỷ. Tư thông xong, tinh thần hoảng hốt, không hay biết, con quỷ cõng vị Tỳ-kheo muốn bay về chỗ ở của mình để ăn thịt Tỳ-kheo. Vào đầu hôm, nó bay qua một Tăng-già-lam, vị Tỳkheo ở trên con quỷ, nghe trong Già lam có tiếng tụng kinh Pháp Hoa, do đó hơi tỉnh ngộ, nhớ lại các tập khí của mình, bèn tụng thầm, quỷ cảm thấy nặng dần, sắp sa xuống đất, nó cố bay lên nhưng không thể thắng được, quỷ bỏ vị Tỳ-kheo ra đi. Vị Tỳ-kheo nhỏ tuổi khi thức dậy, nghe có tiếng chuông, liền theo tiếng chuông đến chùa, gõ cửa xin vào trình bày đủ các việc trên. Tính ra, Sư đi xa làng đã hơn hai ngàn dặm. Chư tăng nói người này phạm tội trọng, không được ở chung. Có một vị Thượng tọa nói: Bị thần quỷ làm mê hoặc, chẳng phải tự tâm, đã được thoát khỏi, hiểu rõ được oai lực của kinh, có thể được ở lại chùa, liền cho vị Tỳ-kheo sám hối, về sau, Sư gặp lại người trong làng cũ nên xin về lại Chùa Ngoại Quốc

* Thích Bảo Trang: Còn gọi là Pháp Trang, họ Thân, người ở Hoài nam. Trong niên hiệu Thái Nguyên đời Tấn, năm ấy mới mười tuổi theo Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn, làm đệ tử, từ nhỏ lấy việc siêng năng khổ nhọc làm mục tiêu. Đầu niên hiệu Nguyên Gia, Sư ở chùa Đạo tràng Châu Lăng, hạnh nghiệp tinh chuyên, thường tụng kinh Pháp Hoa. Mỗi khi tụng y phục thường sạch sẽ ngồi tòa riêng, đốt hương chắp tay, quán tưởng về Linh Sơn, sau đó từ từ phát ra âm thanh nhẹ nhàng, cho đến hết câu văn. Bữa nọ tụng nửa chừng ở trong phòng, Pháp Trang nghe trước cửa như có tiếng binh trượng, quả thật là Thiên thần đến nghe. Đầu niên hiệu Đại Minh đời Tống, Sư qua đời tại chùa, thọ bảy mươi sáu tuổi.

* Thích Pháp Tướng: Không biết họ Sư, tự nói là người Hà nam. Khoảng niên hiệu nghĩa Hy đời Đông Tấn, bỗng ngộ vô thường, vượt thế tục ở ẩn trong hang núi. Đi ở vô định, rỗng không cõi u nhàn, bất ngờ hiểu rõ được chấp trước, tụng kinh Pháp Hoa ngày đêm không mỏi mệt. Sư đi qua miếu Thái sơn, chiều tối ngủ ở miếu gần nhà dân. Ban đêm dậy tụng kinh, bỗng nghe tiếng gõ cửa, bấy giờ Sư ra xem, thấy có một người mặc áo đen đội mão Quang Võ, thấy ngài rất cung kính nói rằng: Đây là Phủ Quân Thái Sơn, nghe sư tụng kinh, nên đến nghe, đệ tư ở trong miếu, nằm trong một cái hòm bằng đá, có nhiều tài vật, đem cúng dường Sư, Sư nên mở lấy. Nắp đá ấy nặng hơn ngàn cân, không người nào nhích nổi, Sư thử mở, bỗng nhiên mở ra, thế là lấy được một trăm tấm lụa, hơn trăm quan tiền, đem bố thí cho người nghèo. Sau đến Giang nam, ở chùa Việt Thành bỗng nhiên thối chí, buông lung vô độ. Bấy giờ, tướng quân Tư Mã Điềm trấn nhậm phía Bắc, tánh ác vô đạo, mời Sư uống rượu có độc, vừa uống khoảng ba chung thần sắc bất biến, điềm tĩnh không rối loạn, ông Điềm rất lấy làm lạ, hổ thẹn hối hận, sau càng thêm cúng dường.

* Thích Tăng Sinh: Họ Viên, người ở Thục quận, xuất gia lúc nhỏ, do tu khổ hạnh nên được mọi người khen ngợi, Tống Phong Thành Đô mời Sư trụ trì chùa Tam Hiền, tụng kinh Pháp Hoa tu tập thiền định, thường ở trong núi tụng kinh, có khi hổ đến quỳ ở trước, nghe tụng xong đi ngay. Sau đó, mỗi khi Sư tụng, liền thấy có bốn người theo hầu hai bên. Tuổi tuy già yếu, nhưng Sư luôn tinh tấn. Sau Sư bị bệnh nhẹ, liền bảo người hầu “ta sắp đi, sau khi ta chết nên làm lễ thiêu thân, các đệ tử y theo lời di chúc của Sư”.

* Thích Pháp Tông: Người Lâm hải, không biết họ. Lúc nhỏ Sư thích săn bắn, thường làm gươm giáo, bắn trúng nai mang thai, nai mẹ ngậm tên mà vẫn liếm con, Pháp Tông bèn tỉnh ngộ, biết các loài đều tham sống, thương con là có tình thức giống nhau, bèn bẻ cung chặt tên, xuất gia tu đạo, thường phân ra giúp đỡ, khất thực ngày ăn một bữa, siêng năng khổ nhọc tu tập ngày sáu thời, để sám hối tội đời trước, tụng kinh Pháp Hoa, Duy-ma thường lên đài tụng ngâm, âm vang xa bốn phương. Các bậc sĩ thứ đến bẩm thọ quy giới hơn ba ngàn người, bèn khai thác chỗ ở để làm tinh xá. Do đó đặt tên là đài Pháp Hoa, sau không biết được Sư mất ở đâu.

* Thích Phổ Minh: Họ Trương, người ở Lâm Vị, xuất gia lúc nhỏ, bẩm tánh điềm đạm, mắt nhìn không quá một bước. Ăn uống đạm bạc mặc áo vải, lấy sám tụng làm sự nghiệp, ba y và giường dây không hề rời thân, nếu muốn nghỉ ngơi, trong khi ngồi lợi dụng ngủ, tụng hai kinh Pháp Hoa và Duy-ma-cật. Đến lúc tụng có y khác, tòa khác, chưa từng lẫn lộn y phục dơ. Mỗi khi tụng đến phẩm Khuyến Phát, liền thấy Đức Phổ Hiền cỡi voi đứng trước mặt. Khi tụng kinh Duy-ma-cật cũng nghe âm nhạc giữa hư không, lại có thần chú hay, những người được cứu chữa đều lành. Có Vương Đạo Chân người trong làng, vợ bệnh mời ngài Phổ Minh vào cửa, người vợ liền chết giấc, bỗng thấy một vật giống như con chồn, dài hơn mấy thước từ hang chó đi ra, do đây mà lành bệnh, ngài Phổ Minh thường đi bên miếu nước, thấy cúng tự bảo rằng: Thần thấy họ đều bỏ chạy, sau bị bệnh, ngồi ngay đốt hương, bất giác qua đời, lúc đó vào khoảng niên hiệu Hiếu Kiến đời Tống, thọ tám mươi lăm tuổi.

* Thích Tuệ Quả: Người Dự châu, còn nhỏ ăn uống đạm bạc, cực khổ nuôi thân. Đầu đời Tống Sư đến Kinh đô, trụ chùa Ngõa cung. Tụng kinh Pháp Hoa, Thập địa, Sư ở trước nhà xí, thấy một con quỷ rất cung kính, ngài Tuệ Quả nói rằng: Xưa vì chúng tăng mà Duy-ma, còn nhỏ làm không đúng pháp, đọa làm quỷ ăn phân trong nhà xí, Pháp sư đức hạnh cao minh, lại thành ý, xin tìm phương tịên cứu giúp. Quỷ lại nói rằng: Xưa có ba ngàn đồng tiền, chôn dưới gốc cây bông, xin lấy làm phước. Ngài Tuệ Quả bảo chúng tăng đào lên quả thật có ba ngàn đồng tiền, lấy in cho ông một bộ Pháp Hoa và lập trung hội. Sau nằm mộng thấy quỷ này nói rằng, đã được đổi đời tốt hơn ngày trước. Ngài Tuệ Quả qua đời vào niên hiệu Đại Thủy năm thứ sáu đời Tống, thọ bảy mươi sáu tuổi.

* Thích Đạo Thọ: Không rõ người xứ nào, bẩm tánh Sư hào nhã điềm tĩnh, được khen là hiếu kính, thọ năm giới không hề phạm. Vào niên hiệu Nguyên Gia, Sư để tang cha, do đó bị bệnh, bản thân không có đau khổ nào bằng, chỉ còn bộ xương gầy yếu, trải qua năm tháng, chữa trị nhiều cách không lành, nguyện lành bệnh xuất gia. Sau khi lập nguyện, dần dần được bình phục, đúng như nguyện xuất gia ở chùa Kỳ hoàn, tinh tấn vượt bậc, tụng kinh Pháp Hoa cả ba ngàn biến, thường thấy điềm lành, ánh sáng. Đêm mùng bảy, tháng chín niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười sáu, Sư thấy lọng báu giữa hư không, rũ che trên Sư, sau không biết Sư mất ở đâu.

* Thích Tăng Dực: Người ở xứ Dư hàng thuộc Ngô hưng, còn nhỏ đã tín tâm ngộ đạo, sớm có tiết tháo vượt trần. Mới xuất gia, ở Lô Sơn, theo ngài Tuệ Viễn tu học, siêng năng tu khổ hạnh, thấy người đồng môn sư thường tụng một bộ Pháp Hoa. Vào niên hiệu Nghĩa Hy năm thứ mười ba đời Tấn, Sư cùng các bạn đồng chí đến Cối Kê, thường đi thăm núi sông, đến nước Tần nhìn về Tây bắc, thấy năm ngọn núi liền nhau, có hình dạng núi Kỳ-xà-quật, bèn kết cỏ thành am, đặt tên là tinh xá Pháp Hoa. Ăn uống đạm bạc, hơn ba mươi năm. Qua đời vào niên hiệu Nguyên Gia năm thứ hai mười bảy đời Tống, thọ bảy mươi tuổi.

* Thích Tuệ Tấn: Họ Diêu, người ở xứ Ngô Hưng, còn nhỏ đã hùng mạnh, bản tánh thích dao du hiệp sĩ. Năm mười ba tuổi bỗng nhiên tâm ngộ tự khai mở, Sư bèn xuất gia tại chùa Cao tòa ở Kinh đô, ăn uống đạm bạc, phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa, dụng tâm siêng năng khổ nhọc. Một hôm, cầm quyển kinh liền phát bệnh, Sư bèn phát nguyện, nguyện viết một trăm bộ Pháp Hoa, để sám hối nghiệp chướng đời trước, Sư chứa góp được một ngàn sáu trăm tiền, lúc bấy giờ có giặc cướp đến, hỏi ngài Tuệ Tấn: Có tài vật gì không? Sư đáp: Chỉ có tiền in kinh ở chỗ Phật, bọn giặc nghe Sư nói thẹn thùng mà đi, thế là Sư nhóm họp tín thí, đem tiền in chép thành kinh, đủ một trăm bộ. Sau khi thành kinh rồi, bệnh cũng bớt dần, nhân đó tụng một bộ kinh Pháp Hoa, ý nguyện đã mãn, Sư càng dốc sức bền chắc, thường khác với các phước nghiệp, nguyện sinh về cõi An Dưỡng (bỗng chốc giữa hư không có tiếng rằng “nguyện ông đã đầy đủ, quyết được sinh về Tây phương”).

Đến niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ ba đời Tề, Sư không bệnh mà qua đời, thọ tám mươi lăm tuổi.

Chùa Long Hoa ở Kinh đô, lại có Thích Tăng Niệm, Sư thường tụng kinh Pháp Hoa, ở ẩn trong thế tục ăn uống đạm bạc.

* Thích Hoằng Minh: Họ Doanh, người ở Sơn âm thuộc Cối kê. Xuất gia lúc nhỏ, cố gắng giữ tiết tháo, trụ chùa Vân môn ở Sơn lâm, tụng kinh Pháp Hoa, tu tập thiền định, tinh tấn lễ sám, sáu thời không nghỉ. Thường mỗi sáng thì bình nước tự đầy, chứng thật là các vị đồng tử cõi trời cung cấp cho Sư.

Ngài Hoằng Minh thường ngồi thiền ở Vân môn, hổ vào trong nhà, ngài Hoằng Minh nép phục ở trước giường, thấy ngài Hoằng Minh đoan nhiên bất động, nó nằm giây lâu rồi mới đi. Lại có một lúc, thấy một đứa trẻ, đến nghe Hoằng Minh tụng kinh, Sư hỏi “ngươi ở đâu”.

Đứa trẻ thưa: Lúc xưa làm Sa-di ở chùa này, ăn trộm thức ăn, nay đọa vào nhà xí, nghe đạo nghiệp của Thượng nhân, nên đến nghe tụng, xin lập phương tiện để trách khỏi lụy. Sư liền nói pháp khuyến hóa, hiểu biết lãnh ngộ. Sau Sư nhập định tại núi Thạch Lạo ở Vĩnh hưng. Lại có Sơn tinh đến khuấy nhiễu Sư, Sư bắt được, dùng dây trói, quỷ lạy tạ cầu tha tội, nói không dám đến nữa, Sư bèn thả, bèn đi mất tích.

Trong niên hiệu Nguyên Gia có Quận thú Bình Xương là Mạnh Khải, quý trọng khí tiết của Sư, muốn Sư ra Tân an, ở tinh xá Đạo Thọ. Sau đến Giang tề thuộc Tế dương, ở ấp Vĩnh Hưng lập chùa Chiêu huyền, lại mời Sư đến ở. Cuối đời Đại Minh, có Đào Lý Đỗng Thị lại lập chùa ở thôn Bá lâm để Sư ở, muốn Sư ở lại, dạy bảo thiền giới, môn đồ sắp thành hàng.

Và niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ tư đời Tề. Sư qua đời tại chùa Bà lâm, tuổi thọ tám mươi tư.

* Thích Tuệ Dư: Người ở Huỳnh Long, đến Dương châu, trụ chùa Linh Căn, lúc nhỏ rất ham học, tham học khắp các thầy, giỏi về bàn luận, mỗi khi nghe bình luận nhân vật, liền bịt tai không nghe. Hoặc có khi dùng lời lạ hỏi ngăn, tiêu chuẩn y bát, ngày dùng một bữa nuôi thân, siêng năng tiết độ, lấy cứu khổ làm trước. Tụng kinh Pháp Hoa, lại tu tập thiền định, Sư tinh chuyên ngũ môn (Tổng chương Phật thể môn, khai trì huệ môn, hiển bất tư nghì môn, chư pháp chánh tánh môn, liễu vô dị tự tánh vô ngại giải thoát môn). Thấy có ba người đến gõ cửa đều y mão sạch sẽ, tay cầm lọng hoa. Tuệ Dự hỏi: “tìm ai”. Đáp rằng: Pháp sư sẽ chết, nên đến đón rước. Tuệ Dự nói: Còn chút việc chưa xong, có thể kéo dài thêm một năm được không? Ba người nói: “được?”. Sang năm tròn một năm Sư qua đời, năm ấy là niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ bảy đời Tề, Sư thọ năm mươi bảy tuổi.

* Thích Siêu Biện: Họ Trương, người Đôn Hoàng, còn nhỏ mà thần thái tỉnh ngộ tự phát, tiết tháo thâm trầm. Sư thường tụng kinh Pháp Hoa, Kim Cương Bát-nhã. Sau trở lại Kinh đô, trụ chùa Định lâm thượng ở nơi vắng vẻ dày công tu dưỡng trọn đời. Ngài ở chùa tụng kinh Pháp Hoa, quy định ngày một biến, tâm nghe miệng họa theo. Ngoài ra, Sư còn lạy ngàn Đức Phật, tính hơn một trăm năm mươi muôn lạy. Chân không ra khỏi cửa, hơn ba mươi năm. Vào niên hiệu Vĩnh Minh năm thứ mười đời Tề, Sư qua đời trụ chùa núi, thọ bảy mươi ba tuổi, mai táng ở phía Nam chùa. Sa-môn Tăng Hựu, làm bia mộ thờ Sư, Lưu Tiệp ở Đông quản soạn văn.

* Thích Pháp Tuệ: Sư họ Hạ Hầu mà có chí tinh tấn, hành luật rất nghiêm. Cuối Tống Đại Minh, Sư đến phía đông Vũ Huyệt. Ẩn cư trụ chùa núi Thiên Trụ, một ngày tụng một bộ Pháp Hoa, Sư ăn uống đạm bạc, mặc y phục vải thô. Chí Sư khinh xuất người ngoài, ở trên gác không xuống, hơn ba mươi năm, Vương Hầu dừng xe lễ bái ở phòng rồi trở về. Chỉ có ông Ngung ở Nam Chu, do tin hiểu rất sâu, đặc biệt khế hợp với sư. Bấy giờ, có người mến mộ đều trông mong lễ bái. Hoặc nhân ông Ngung để ý, lúc bấy giờ có một người thấy vào niên hiệu Khiến Võ năm thứ hai đời Tề, Sư qua đời tại chùa núi, thọ tám mươi lăm tuổi.

* Thanh tín nữ: Họ Phí, người ở Ninh thục, thanh tín nữ Phí Duyệt Thứ Sử Ninh Châu đời Tống, tín nữ là vợ La Dữ. Còn nhỏ mà lòng kính tin, tụng kinh Pháp Hoa mấy năm, rất siêng năng không mỏi mệt. Sau bỗng bị bệnh, gắng sức đau đớn, cả môn đồ hoảng sợ, dặn dò mọi người. Họ Phí tâm nghĩ. Ta siêng năng khổ nhọc dụng kinh, phải có sự phù hộ, để không như thế, đưa đến cái chết, rồi nằm ngủ, ăn xong, như ngủ như mộng, thấy Phật trong của sổ trao tay, dùng tay xoa tim người, bịnh liền thuyên giảm, nam nữ tôi tớ trong nhà, đều thấy ánh sáng vàng, cũng ngửi thấy mùi thơm lạ. La Dữ theo em, từ Vương Diễm ngoại tộc từng là phu nhân của Phi Âm Tổ Thượng thư Trung binh lang. Sau đó bớt bệnh trước giường, cũng đủ nghe thấy, phát khởi đại tâm tin ngộ, chí thành đến trọn đời, thường đem điềm lành này khuyến hóa con cháu.

* Sư Thích: Mất tên họ Sư, Sư trụ chùa Đông quận đời Tần. Có một Sa-di, tụng kinh Pháp Hoa rất lanh lợi. Chỉ đến phẩm Dược Thảo 102 dụ, bỏ sót hai chữ ái Đãi, như vậy đến cả ngàn lần. Sư quở trách rằng: Ông tụng một bộ kinh, thuộc làu như thế, há không để ý nhớ hai chữ ấy sao? Những tối đó Sư nằm mộng thấy một vị tăng, bảo rằng: “Ông không nên trách vị Sa-di này, Sa-di đó đời trước ở chùa bên thôn phía đông, làm Ưu-bà-di, vốn tụng được một bộ kinh Pháp Hoa, nhưng khi tụng kinh Pháp Hoa ấy, đương lúc đến phẩm Dược Thảo Dụ, có con cá trắng ăn mất hai chữ “ái đãi”, lúc đó kinh không có hai chữ này, vì việc ấy đến đời nay mới được thọ thân, mà tập khí chưa thành. Sư tên Mỗ ấy, kinh cũng thấy còn, có lẽ người không tin, nên đến xem xét. Sư sáng hôm sau đến thôn ấy, hỏi thăm nhà này, nói xong hỏi người chủ rằng: “có chỗ cúng dường chăng?” Người chủ đáp rằng: “có”. Sư hỏi: “nơi đó có kinh sách không?”. Người chủ đáp: “có một bộ kinh Pháp Hoa”. Sư lấy xem, thì phẩm Dược Thảo dụ quả thật thiếu hai chữ. Sư lại hỏi: “người con lớn không có vợ, ở đời trì kinh Pháp Hoa, tính năm Sư chết đến nay đã được mười bảy năm. Quả thật năm giờ tháng thai giống với Sa-di đây. Từ đó về sau lần lần biến đổi theo năm tháng, mới được thuần thục, nhưng không biết nơi Sư qua đời.

* Sư Thích Tịnh Kiến: Không biết Sư người ở xứ nào, Sư xuất gia lúc nhỏ. Phần nhiều là ở Sùng cao và núi Long môn. Sư tụng kinh Pháp Hoa đến mười ba ngàn biến, trong tâm chuyên tu diệu quán, thâm nhập pháp thiền, đã tụng trì lâu ngày, sức khỏe mỏi mệt. Hơn hai mươi năm sau, bỗng nghe phía Bắc của chỗ ở, có các trẻ nhỏ, nói chuyện ồn ào làm Sư bực bội. Sư cảm thấy phiền muộn, cũng không biết các đứa trẻ từ đâu đến. Bấy giờ, có một ông già tóc bạc, mặc áo trắng, thường đến thăm hỏi rằng: “bốn đại của Thiền sư thế nào?”. Sư đáp: “dần dần cảm thấy mỏi mệt, lại không biết ở chỗ nào, có rất nhiều đứa trẻ, hàng ngày làm bực bội, lại không thể chịu được”. Ông già nói, Sư đến ngồi chỗ bọn nó cười giỡn, đợi chúng cởi áo xuống nước tắm gội, thì Sư ẵm một đứa trẻ lại chỗ áo. Nếu nó đến lấy, thì cẩn thận đừng cho. Nếu nó mắng Sư, Sư dè dặt chờ đáp lại. Đệ tử tự đến nói chuyện, Sư thấy chúng liền đi theo, Lão Tông nói chuyện, đến đợi chúng. Các trẻ nhỏ, quả nhiên chúng cởi áo xuống ao tắm gội, Sư bèn ẵm được một đứa trẻ lại phòng để y phục, đứa trẻ tìm rồi xin y phục lại. Sư nhớ lời Lão Tông dặn, nhứt quyết không cho lấy lại y phục, đứa trẻ liền nói lời ác, hủy báng Thiền sư, nói đến Tổ tông, sư cũng không đáp lại. Lão Tông tóc bạc tìm đến bảo đứa trẻ rằng: Ngươi hãy vào trong bụng Sư, đứa trẻ mới đầu không chịu nghe theo, Lão Tông ép đuổi mấy lần, mới chịu vào trong bụng Sư, nó ẩn trong bụng. Lão Tông hỏi Sư: “Bốn đại của Sư như thế nào?” Sư nói: Khí lực tốt hơn trước. Lão Tông sắp đi, nói: “từ nay về sau, thể lực ông khỏe mạnh hơn, thiền tụng gấp mấy lần”. Có người hiểu biết nói đương lúc đó là Bồ-tát Phổ Hiền, thần núi sai các loại có thuốc, biến thành trẻ nhỏ, sai nó ở trong bụng Sư, trừ hết tật bệnh, Sư thanh tịnh, tức Sư dạy trao pháp thiền cho Thiền sư Mạc. Sau không biết nơi Sư qua đời.

* Thích Bạt Trừng: Sư xuất gia lúc nhỏ, tinh thần ám độn, mà ăn chay trường đạm bạc. Năm hai mươi lăm tuổi, Sư phát tâm thọ giới cụ túc, tụng kinh Pháp Hoa, nguyện sinh về Tây phương, ngày tụng một hàng hoặc nửa bài kệ, hoặc đều không tụng được. Năm tám mươi tuổi sư mới thông suốt. Sau nhân lúc ngủ nghỉ, nằm mộng thấy một người võ quan mặc áo châu, tay cầm sớ thỉnh, khai thị cho Bạt Trừng rằng: “Thiên Chủ Đế-thích, sai đến kính thỉnh”. Sư Bạt Trừng đáp: “Bần đạo nguyện sinh về Tây phương, vả lại trời Đao-lợi, tuy là nơi cao quý, nhưng không xứng với sở nguyện của bần đạo. Người mặc áo châu liền đi ngay, khi thức dậy, Sư gọi các đệ tử, kể hết việc mộng ấy.

Ngày mai lại nằm mộng thấy ngôi tháp bảy tầng, sư Bạt Trừng ở trên tầng thứ năm, nhìn về Tây phương, thấy dây báu làm thềm đường, không có bờ mé, có hai thần Kim Cương cầm chày đứng ở hai bên. Có mấy đồng tử áo xanh, cầm phất màu trắng, quét dọn thềm đường này. Sư hỏi Đồng tử: “đây là chỗ nào?”. Đồng Tử đáp: “đây là dây báu thềm đường của Tây phương, đến đón rước Pháp sư Bạt Trừng. Pháp sư thức dậy, kể lại việc này, bảo các đệ tử rằng: Các ngươi đổi lấy ba y sáu vật của ta, cúng một bữa trai tăng. Các đệ tử y theo lời mua sắm, trước khi trai tăng hỏi đại chúng: “có thấy ngàn Đức Phật đến hay chăng?” Đại chúng bảo “không thấy”, Sư lại hỏi “có nghe mùi thơm rất lạ chăng? Đại chúng nói: “nghe”. Thọ trai xong, tắm gội cạo tóc, ngồi ngay chánh niệm rồi vãng sanh.

Vào thời Hậu Ngụy, Thái tử đảm nhiệm chức vụ Trung Thứ tử ngự sử Trung Thừa, người họ Ngô, là Trưởng sử Vương Nghĩa Chân Hạnh quán Đại đô đốc Hàm Dương Tống Võ. Sau ẩn luôn cả hiển hách, do đó tức là Sĩ Ngụy, ông có tài điêu khắc và khéo nói đùa, mà tánh ưa thích vắng lặng yên tịnh, thường lấy Phật pháp làm ý chỉ, thường tụng các kinh, khen ngợi chân lý nhiệm mầu. Ông chuyên tinh đến cuối đời, chữ kinh phát ra ánh sáng, tụng kinh Pháp Hoa, đồng cảm được xá lợi.

* Thích Tuệ Quán: Không biết Sư người ở xứ nào, lưu lạc cư trú ở Huyền Tân, nghe Pháp sư Tiên ở chùa Nam Giản giảng, Sư rất tâm đắc. Sau bỗng bị bệnh nặng, đến khi bớt bệnh tự cố gắng tụng kinh Pháp Hoa, dốc lòng sám hối, tinh thành đã thấu suốt, khoát nhiên tiêu thực, do đó lấy kinh Pháp Hoa làm sự nghiệp. Vua Vương Võ mời Sư vào điện Thọ Quang, không được giảng bên ngoài, do đó biết làm ra nghĩa, ý nghĩa lời nói cung thương, lời lẽ bao gồm dồi dào. Thế tử Tiêu Khuyến Ngô Bình, đến Phiên Châu Linh Nam mời sư đến đó, giảng rộng kinh Pháp Hoa, người đạo kẻ tục đến quy y, hằng ngày hiện nhiều điềm lành, sau không biết Sư qua đời ở đâu.

* Vương Yêm: Tự Công Viễn, người ở Lâm Tố thuộc Lang Da, Tổ Phổ là Thượng thư Tả Nghiệp Tạ, cha họ Lâm, làm chức Tư đồ Tư Trưởng Sử. Trưởng Công Chủ đã sinh ra ông, ông làm quan đến chức Huỳnh môn Lang Tân An Thái thú, ông chuyên tâm với Phật đạo, sớm chiều không biếng nhác, trì tụng kinh Pháp Hoa nhiều năm. Đệ Cố thứ tám của ông, cũng ăn chay, tụng kinh Pháp Hoa. Vương yêm chết, báo mộng cho ông Đệ Cố rằng: “Ta được sinh về Tây phương, cõi nước Vô Lượng Thọ, thai sinh ở trong hoa sen cánh bằng sắt, hết năm trăm năm mới được ra khỏi thai thấy Phật. Vì tụng kinh Pháp Hoa siêng năng nên được sinh về Tây phương. Nhưng do ngu si đa nghi, nên chịu thai sinh này, thế rồi từ biệt. Báo ứng trên ông nên biết, tụng kinh chớ biếng nhác.

* Thích Tăng Thiên: Người ở Cối kê, lúc nhỏ học rộng, phần nhiều được thông suốt, thường ngày giảng nói, trước tác các kinh sớ, nghĩa lý rất tinh sâu. Tụng kinh Pháp Hoa hơn năm mươi năm. Vào ngày 2 tháng 09 niên hiệu Thiên Bảo năm thứ tư vua Lương Minh, gần sáng Sư nằm mộng thấy Bồ-tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng, từ phương Đông đến, tay cầm vật trắng chỉ trên đảnh Sư, lúc đó Sư biết là ngài Phổ Hiền, trong tâm rất vui, chỉ có miệng xưng Nam-mô Phổ Hiền Bồ-tát, Sư chưa kịp thi lễ, liền thức giấc. Sau không biết Sư qua đời ở đâu.

* Thích Thông Tử: Không biết Sư người ở đâu, xuất gia lúc nhỏ, trụ chùa Tề Ninh. Vốn thân thiết với Pháp sư Nhẫn ở chùa Kiến Sơ, nghe nghĩa linh diệu rất có ý tứ, Sư tụng một bộ kinh Pháp Hoa, không chấp hạnh nhỏ. Ở Kinh đô bị bệnh dịch, Sư bị bệnh và qua đời. Sư Nhẫn đến thăm, bảo rằng: “nơi thọ sinh xin ông báo cho biết”. Sư Thông Tử nói: “Từ trước đến nay thường than thở việc này, nay nhân thiện ác, quyết phải báo cho ông”. Được hai năm sau, không rõ được báo ứng. Đến niên hiệu Triều Chánh năm thứ ba, sư Nhẫn đến nhà nọ, thì người nhà đều vào núi hết. Sư Nhẫn ở nhà giữ phòng, trong lúc sư Nhẫn dựa bàn, trong đó lờ mờ thấy ông Thông đến, nói rằng: Lúc sắp qua đời có để lại bài văn, đã lâu rồi muốn báo cho ông, nhưng sự duyên không khai mở được, nên nay mới biết rõ, nay tối làm quan nhỏ ở Thái sơn, cũng không khổ lắm. Sư Nhẫn nói: Lúc bình thường ông tụng kinh nghe giảng, là người có đức hạnh, tại sao mắc quả báo này. Thông Tử đáp: do tôi làm biếng nên mắc quả báo này, nếu không như vậy, thì đâu có mắc quả báo như ngày nay, nói xong rồi đi. Sư Nhẫn do đó càng cố gắng tinh tấn, nhiều hơn ngày thường.

* Thích Tuệ Độ: Sư người ở Ngô Hưng, theo học với luật sư Biện ở chùa Phụng Thành, có Sư giỏi về luật, tinh thông nghĩa lớn ăn chay trường đạm bạc. Sư thường tụng kinh Pháp Hoa, Kim Cương Bát-nhã. Bỗng nhiên bệnh nặng qua đời, năm ngày sau sống lại, Sư tự nói là thấy vua Diêm-la mặc trang phục áo mũ quan, như vua ngày nay, cũng có thị vệ như vậy. Lúc đầu dáng mạo ôn hòa nhã nhặn, cũng phán việc người tội, lại rất tức giận, râu mặt chuyển động khác thường, hỏi xét, có những nghiệp gì? Tôi đáp: Tụng kinh Pháp Hoa. Vua nhún vai rồi búng ngón tay, hỏi tiếp: Tụng thêm kinh gì? Tôi đáp: Tụng Kim Cương Bátnhã. Vua càng thêm sợ hãi cung kính, mời tôi ra giường vàng, và cho ngồi. Vua thỉnh tôi tụng xong một biến nói: Công đức này không thể nghĩ bàn, Pháp sư chưa hết tuổi thọ, cũng nhờ thần lực của kinh thọ trì, còn kéo dài thêm hai niên kỷ. Sau quả nhiên được hai mươi bốn năm. Sư mất vào niên hiệu Nguyên Gia vua Văn Đế đời Trần, thọ hơn bảy mươi tuổi.

* Thích Tăng Hoan: Không rõ Sư họ gì, Sư xuất gia tại chùa Trị Thành ở Kim lăng. Sư bị bệnh, kém sức khỏe, cho đến dốc lòng sám hối ở dưới tháp, thỉnh cầu tha thiết, tụng kinh Pháp Hoa không ngừng. Thời gian lúc nhỏ sức khỏe đầy đủ. Trước tháp của chùa có hai sư tử bằng đá, thân hình rất lớn nặng, sư Tăng Hoan bỗng nhiên dùng hai cánh tay, mỗi cánh tay xuyên dưới bụng sư tử, đỡ lên vai rồi đi, đi khoảng mười dặm, mà không biết mỏi mệt. Lương Cao Tổ nghe việc đó mà kinh hãi. Vua bèn ra lệnh cho Sư hoàn tục, sai đi chinh phạt phía Bắc mà qua đời.

* Thích Tăng Định: Không biết Sư người ở đâu, Sư tu tại chùa thiền Chúng ở Giang dương, mỗi ngày tụng một bộ kinh Pháp Hoa, tiếng và âm vận rất hay, Sư không cẩn thận đối với tiết tháo, lưu lạc buông lung theo trần tục, nhưng Sư thường cảm được các đồng tử cõi trời, cung cấp hầu hạ, có khi nằm say sưa, pháp y lìa thân, rồi tự nhiên xếp gấp lại, được đem để ngay ngắn, thay y phục dơ, chưa rảnh giặt giũ, thì mặc lại. Lâu ngày có mùi hương tinh khiết, hoặc bình nước tự đầy, hoặc đất thường được quét sạch. Sư say sưa miệng hay khạc nhổ, khi tỉnh rượu thấy đồng tử cõi trời đứng trước mặt, khắp thân Sư dính chất khạc nhổ, tự Sư hạ mình xét lại, noi theo giới luật tu hành, sau không biết Sư qua đời ở đâu.

* Thích Trí Đăng: Không biết người ở xứ nào, còn nhỏ đã có tâm đạo đức. Sư ở đạo tràng Đại lâm núi Khuông, tụng kinh Pháp Hoa, trong ba năm sớm tối không dừng, về sau quán tưởng, bỗng thấy giữa hư không có điện bạc, ở ngay trên đầu Sư. Như vậy trải qua ba năm, điện bạc càng gần, đến trên đảnh Sư, như vậy trải qua thời gian lâu, thì thấy điện bạc bèn biến thành điện vàng, lần lần gần sát, rồi vào trong phòng, mở mắt nhắm mắt thường ở trước giường. Qua hồi lâu sư thử niệm khinh thân vào trong điện, lại thấy mình ngồi ở điện, rất vui thích thoải mái, rồi khởi ý muốn đứng dậy đi ra, liền trở lại giường của mình. Trải qua thử nghiệm như vậy mấy mươi lần, càng dốc lòng tin. Sư đã tu hành nhiều năm, các nơi xa gần khen ngợi truyền nhau, mọi người đến cầu thọ quy giới, người khâm phục ngày càng đông. Nhưng Sư chỉ ưa thích nơi vắng vẻ, nhàm chán không khí ồn ào, Sư cầu thỉnh khắp nơi, nhưng không ai có thể hướng dẫn được. Sau nhân lúc vua Phổ An, từ Ung Châu trở về Dương Tô, nhiều ngày những người dốc lòng tin cầu thỉnh quan tước cùng nhau hướng về đạo. Vua nói: Nếu Pháp sư không nén lòng xét lại, đệ tử sẽ đứng mãi, suốt ngày cũng không ăn ngủ. Vua tha thiết cầu thình, người đạo kẻ tục ấp Quách đều hết lòng khẩn thiết muốn Sư ở lại. Thế là Sư thuận theo tâm chúng sinh. Từ đó về sau những người trong ấp Quách tin theo, cùng vua đến gặp Sư, vua lập tức trình đúng cách lễ của một người đệ tử. Kế đó những người đạo tục trong ấp Quách, cần bàn thọ giới. Sư nói: Ban ngày nói chuyện ồn ào, phần nhiều tâm bị tán loạn, hãy để ban đêm, do đó mọi người hết lòng mong đợi, đến tối nhóm ở trong chùa. Sư đi ra ngồi trước sân tối, không cho thắp đèn, đại chúng đã nhóm họp, chắp tay nhất tâm. Sư liền nói giỏi tướng cho đến thọ giới quy y chánh pháp, thì từ giọng nói phát ra ánh sáng, soi khắp đại chúng. Đại chúng thấy ánh sáng, vui buồn lẫn lộn, tranh nhau lễ bái, âm thanh ồn náo không thể thọ giới được. Sư im lặng không nói, ánh sáng không phát ra nữa. Bản thân muốn thọ giới Bồ-tát, không kỳ hạn lễ ánh sáng. Nay thấy ánh sáng này tranh nhau lễ, mà phế bỏ thọ giới hay sao? Trong giới bổn nói: ánh sáng của giới từ miệng phát ra, đây là chứng minh cho giới tướng, chẳng phải là thật thể của giới. Sư bắt đầu muốn trao giới lại, thì đại chúng lại đứng dậy lễ bái ồn ào lộn xộn, lại nói giới tiếp không được. Sư ngăn lại, dạy phải yên lặng lắng nghe. Nhưng càng ồn ào hơn, qua đêm suốt sáng, người trong thành thị truyền nhau rồi đến xem nên không thọ giới được. Ngày mai Sư liền trở về núi, lại thấy điện vàng, do đó bèn đến các bạn đồng hành, nói lại những việc Sư đã thấy. Sư lên điện rồi không trở ra nữa, mấy ngày sau thì qua đời.

* Thích Chánh Tắc: Không rõ Sư thuộc xứ nào, vì đời trước có gieo trồng nhân tốt, nên sớm có lòng tin ngộ. Sau khi đi tu, Sư thường tụng kinh Pháp Hoa, Sư thường cùng với Pháp sư Tố chùa Trị Thành đồng ở một mùa hạ. Pháp sư Tố lúc đương giảng kinh Pháp Hoa, ban đêm phải xem kinh mà đèn bị tắt, muốn ra ngoài lấy lửa, nghe Sư Chánh Tắc tụng kinh Pháp Hoa, âm vận rất lớn, Sư Tố hỏi có ý hiềm nghi, Sư muốn qua nói với Sư Chánh Tắc, Sư mở cửa vén rèm định đi ra, bèn thấy người và ngựa đứng đầy chùa, họ mặc giáp cầm giáo, hoặc ngồi hoặc đứng, đến phòng Chánh Tắc xem. Pháp sư Tố bèn không dám ra lại, phải trở về chỗ cũ. Trong chốc lát tiếng tụng kinh ngừng, Pháp sư Tố lại vén rèm nhìn vẫn thấy vẫn người và ngựa, đứng giữa hư không, nên suy ra mà biết đây là thiên thần đến nghe. Hôm sau Pháp sư Tố đến hỏi. Sư Chánh Tắc nói: Đêm qua tôi tụng kinh, bất giác âm thanh lớn, chỉ làm cho vui thích. Pháp sư Tố về sau thường khen ngợi người tán tụng, người nghe càng thêm dốc lòng tin.

* Dữu sằn: Tự là Ngạn Bảo, người ở Tản đà, Tổ tiên ông là đại phu nhà Chu. Sau đời sau Tổ Hãm, là Tán Kỵ Thường Thị Toại Xương Huyện Hầu đời Tấn. Tổ Toản Chi, tự Đạo Lập, là An Tây tham Quân. Thúc Phụ tự Đạo Mậu là Thừa tướng tham Quân. Dữu Sằn lúc nhỏ siêng học võ nghệ, lớn lên tinh thông thuần thục. Ông giỏi về kinh sử bói toán, cơ bản của sách tính toán tài tình, họa vẽ khéo léo, chẳng có điều gì không thông suốt, rất ưa thích suối đá, trí nhớ thứ lớp không quên, nhà ông có mười mẫu ruộng, núi ao cả phân nửa, đệ tử ở các thành, phần nhiều là Thái ấp, đã thường thi đậu, đều là do đây, không lo lắng sản nghiệp, y thực thô sơ đạm bạm. Ông thường gặp lửa, dừng lại đưa ra mấy sọt sách, lại ngồi trên ao, vì có người đem lửa đến hỏi: Ông đáp: “chỉ sợ đốn cây trúc”. Ông từ ruộng lầy trở về nhà, chở năm trăm hộc gạo, có người gởi chở ba mươi hộc, đã đến Hàng châu. Người ấy nói: Ông có ba mươi hộc, tôi có một trăm năm mươi học. Ông Sằn im lặng hồi lâu, đều không noi một lời, theo chỗ để gạo đó mà lấy, ông cũng không nói. Có người nghi là người ở gần khéo về trộm. Ông Sằn bèn y cứ theo đó mà hạch tội, mọi việc đều được khâm phục. Ông thương xót, dùng sách viết gán nợ hai mươi muôn tiền, cho học trò giả làm kẻ trộm, những người thân thích đến xin đền bù thế, người bị tội kia được thả, rất cảm ơn ông. Ông nói: Ta thương người trong thiên hạ vô tội, vốn không mong ông báo đáp cảm ơn. Bình thường hằng ngày chẳng có nơi nào không đi dạo như Liễu Uẩn Hà đông, Vương tú Lang da, Tiêu dinh Tào Lang lăng, và Tương khâm thượng muốn kết giao với họ. Ông Sằn không để ý, thở dài với gió mây, ông nghiên cứu then chốt có không, từ đó cho mình tự đầy đủ, đi qua nước Lương, nước Phổ hết mười năm. Vua phía Đông sông Tương ở nước Phiên, thọ ký cho Tham Quân cái thất. Trong nhà lập đạo tràng, đi lễ sám chung quanh, ngày đêm sáu thời không nghỉ, tụng kinh Pháp Hoa, ngày đêm một quyển. Hơn ba mươi năm sau, trong khoảng mấy đêm có vị đạo nhân, tự xưng là Nguyện Công dung mạo phi phàm, nghe tụng kinh khen ngợi, gọi ông Sằn là Thượng Hành tiên sinh, vị đạo nhân trao hương cho ông Sằn rồi đi. Vào ngày 11 tháng 03 niên hiệu Đại Thông năm thứ tư đời Trung Nguyên, trong lúc nằm bỗng nhiên ông nói: Nguyện Công lại đến, ngay lúc đó ông cũng không đau buồn, nhan sắc không thay đổi, nói xong ông qua đời, thọ bảy mươi tám tuổi. Sửa vườn nhà thành chùa, gọi là Thượng Hành. Họ thường cho rằng: Trong thế kỷ Đế Vương nhờ xem xét lại, soạn lại lịch sử đế vương hai mươi quyển, kế là Quách Phác Chu dịch Tân Lâm hai mươi quyển, Giang Lăng ký một quyển.

* Thích Bảo Quyết:

Sư là đệ tử của Trương Hiếu Tú. Sư xuất gia tại chùa Khuông Sơn. Sư tụng kinh Pháp Hoa, rất thông suốt, mà không thể thâu nhiếp được thân miệng. Vua Thiêu Lăng nước Lương chê Sư, đến tối vua sai hai người âm thầm đến giết Sư. Đương lúc sư nằm ngủ trên giường, bỗng nằm mộng thấy có bốn người đến trước giường, lay tay Sư nói: “Vua Thiệu Lăng sai người đến giết Sư, ông làm sao ngủ yên được, do đó Sư kinh hoảng thức giấc, liền đứng dậy đến phía sau mở cửa, biết trước nhà có tiếng người, tâm Sư càng hoảng sợ, ra đến sau phòng, thì có ao nước, vì chưa từng lội xuống, nên không lường được sâu cạn. Trong lúc hoảng hốt, Sư bỗng thấy một chiếc thuyền có hai người chống sào đợi, Sư bèn xuống thuyền, đến bờ kia rồi, liền thấy vua Thiệu Lăng sai hai người đến đã ở bên ao, nhưng ngại vì dòng nước không qua được, Sư từ đó về sau hết lòng đọc tụng, Sư khéo phân tích khế hợp, mọi người noi theo, người đương thời gọi Sư là Lô Sơn Sát Khế.

* Thích Chí Trạm:

Sư ở sơn trang thuộc Tề châu, là đệ tử của cháu Lãng Công. Sư lập hạnh thuần hậu, xét việc ít nói, dùng lòng nhân cứu giúp làm chánh. Sư thường dạo chơi với các cầm thú, các loài thú cũng không làm loạn. Sư trụ chùa Hàm Thảo trong hang sâu núi Nhân đầu. Chùa xây dựng vào thời Cầu-na-bạt-ma đời Tống. Sư đọc tụng Pháp Hoa làm sự nghiệp. Đến ngày sắp qua đời, Sa-môn Bảo Chí tâu vua Lương Võ rằng: Có người ở huyện Sơn Trang phía Bắc, nay ở chùa Hàm Thảo, là bậc thánh tăng chứng quả Tu-đà-hoàn, nay nhập Niết-bàn, người đạo kẻ tục ở Dương đô, nghe Bảo Chí nói việc ấy, mọi người đều từ xa lễ bái Sư nên về việc qua đời của Sư, yên lặng không có não loạn, Sư an nhiên tắt hơi, hai tây mỗi tay duỗi một ngón. Có vị tăng ở Tây Thiên-trúc, giải thích rằng: Nếu ngài chứng quả thứ hai thì duỗi hai ngón tay, thì suy ra ngài Chí Trạm chứng Sơ quả, an táng Sư ở núi Nhân Đầu, xây tháp thờ Sư bằng đá vôi bùn đất, chim thú không dám làm dơ uế lăng. Nay lăng tháp vẫn còn.

Lại có vị tăng ở chùa Ngũ hầu ở Phạm Dương, mất tên Sư. Sư thường tụng kinh Pháp Hoa, lúc Sư mới mất, tẩn liệm tạm thời, sau an táng nơi khác, hài cốt Sư khô ráo, cuống lưỡi không vữa nát.

Ở Ủng châu, có vị tăng cũng tụng kinh Pháp Hoa, Sư ở ẩn trong núi Bạch lộc, Sư cảm hóa một đồng tử thường đến hầu hạ, đến lúc chết an táng thi hài Sư dưới vách núi, hài cốt Sư đều khô mục, nhưng cuống lưỡi còn nguyên.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ tư đời Lương. Vua Trương Đông, hiệu là Thừa Thánh, sai tăng Biện Vương Đại Úy, chinh phạt Hầu Cảnh, kế là ở Nam Lăng, Tăng Biện sai Bằng Pháp Tuệ đến Giang Bắc đốc quân giúp đỡ, thì Pháp Tuệ chết. Năm ngày sau, Pháp Tuệ sống lại, nói rằng: Tôi đến chỗ vua Diêm-la, thấy dưới bệ có một vị tăng, vua trước hỏi vị tăng rằng: Lúc còn sống ông làm nghề gì? Vị tăng đáp: Tôi tụng kinh Pháp Hoa, vua sai người lấy tòa cao, tòa ấy rất đẹp, vị tăng đó lên tòa, tụng được bốn tờ kinh, vua đứng dậy đến trước tòa, đảnh lễ ba lạy, vua sai người đưa vị tăng lên.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10