TRUYỆN NÓI VỀ VIỆC MỞ RỘNG VÀ KHEN NGỢI KINH PHÁP HOA

Sa-môn Lam Cốc Tuệ Tường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

CHUYỂN ĐỌC

– Tỳ-kheo chốn Lan nhã ở nước ngoài.
– Cao Tông Minh Hoàng đế ở nước Tề.
– Lương Trung Tông Nguyên Hoàng đế đời Lương.
– Thích Trí Viễn chùa Tố ở Cái châu đời Tống.
– Châu Thứ sử Hạc Ngạn Vũ đời Tùy, Ngụy.
– Ba Châu Thứ sử Tô Trường Thiếp đời Đường.
– Lưu Hoằng Nhân huyện lệnh Gia Hưng ở Tô châu đời Đường.
– Sa-di nước Tân-la đời Đường. Ong lão họ Tân ở Trịnh Châu, đời Đường
– Cáp Xu ở chùa Thạch bích thuộc Tinh châu đời Đường.
– Thích Pháp Mẫn chùa Bạch mã ở Lạc dương đời Đường.
– Lưu Thời ở huyện Vạn Niên thuộc Ung Châu đời Đường.

 

Theo luận Đại Trí Độ: Thuở xưa, ở một nước nọ có vị Tỳ-kheo ở chốn A-lan-nhã thường đọc tụng kinh Đại thừa. Quốc vương nước ấy thường cạo trải tóc thỉnh Ngài đạp lên mà đi qua. Lúc ấy, có một vị Tỳkheo bèn bảo nhà vua: Vị Ma-hoa-lư này tụng kinh không nhiều, tại sao bệ hạ lại cúng dường trọng hậu như thế.

Vua bảo: Một hôm, vào nửa đêm ta muốn gặp vị Tỳ-kheo này, bèn đi đến chỗ Ngài, thấy vị Tỳ-kheo đang ở trong hang tụng kinh Pháp Hoa, lại thấy có một người ánh sáng vàng rực cỡi voi trắng chắp tay đứng cúng dường ta đi tới, quay thân lại liền biến mất, không xuất hiện nữa. Ta bèn hỏi: Đại đức vì sao tôi đến thì người có ánh sáng biến mất?

Tỳ-kheo đáp: Vị này chính là Bồ-tát Biến Cát, tự phát nguyện nếu có người nào tụng kinh Pháp Hoa, ta sẽ cỡi voi trắng đến dạy bảo dẫn dắt. Vì ta tụng kinh Pháp Hoa nên ngài Biến Kiết tự đến. Biến Kiết tức là ngài Phổ Hiền.

– Tề Cao Tông Minh Hoàng đế: Húy Loan, tự Cảnh Tê, tập trung tư tưởng tỉnh giác, đã lâu suy nghĩa ở Kỳ sơn. Rưới một trận mưa thấm nhuần chúng sinh trong ba cõi muôn vật.

Kiến tạo ngàn tượng vàng, viết tất cả kinh, trì sáu tịnh trai, thường tụng kinh Bát-nhã, xây chùa quy y, chiêu vời thiền tăng, thường tụng kinh Pháp Hoa, chịu đựng thời tiết lạnh nóng.

– Lương Trung Tông Nguyên Hoàng đế, húy Dịch, tự Thế Thành. Chứa nhóm việc lành làm niềm vui, gia đình có truyền thống về hạnh chí đức. Phụng thờ nhân tốt đời trước, có lòng tin sâu sắc, xây dựng hai ngôi chùa. Thiên Cư và Thiên Cung cúng dường cho một ngàn vị tăng, ở giảng nói Luận Thành Thật, học A-tỳ-đàm. Học tập bói toán với Diễm Sư, ở vị Trí Thượng tự tay họa tượng thánh và chép một ngàn danh hiệu Phật, tụng chú Dược sư, lại siêng năng cầu đến đảo châu báu, đảnh lễ thọ trì kế châu, chuyển sang đọc kinh Pháp Hoa, lấy làm nhiệm vụ thường ngày.

– Thích Trí Đạt là vị tăng trụ chùa Ích ở châu Tố, đức hạnh Sư rất được truyền tụng, lưu danh ở thế tục. Sư rất giỏi về kinh điển, bấy giờ Sư tụng kinh Pháp Hoa suốt hai mươi ba năm. Vào tháng 06, niên hiệu Nguyên Hy năm thứ ba đời Tống Sư bệnh và thị tịch.

Thân ốm nóng không hết, bèn kéo dài hai ngày, hơi thở vào dần dần trở lại đến sáng ngày thứ ba mới nói được. Sư tự nói: Lúc ta bắt đầu mê mệt thấy có hai người đều mặc khố vải màu vàng, một người đứng ngoài cửa, còn một người đứng ngay trước giường, bảo rằng: Thượng nhân nên đi, hãy bước xuống đất.

Sư đáp: Bần đạo thân thể yếu ớt, không thể bước đi được. Người này lại nói có thể đi kiệu, hãy đưa kiệu đến. Sư liền lên kiệu, ý thức bỗng nhiên không còn thấy mọi người trong nhà, đến khi lên kiệu mắt nhìn bốn phương rất rõ ràng, chỉ thấy cánh đồng hoang vu, đường đi rất gian nan nguy hiểm, chỉ bày con đường lên nhẹ bước theo sau, hại người kia đuổi theo, không được nghỉ ngơi. Đến một lầu son tường cửa rất đẹp. Sư vào đến dưới nhà thì trên nhà có một quý nhân. Chu Trách chuyên ngồi trên giường, dung mạo rất trang nghiêm, nhìn rất oai vệ, có khoảng một trăm binh lính thị vệ đứng hầu hai bên, đều mặc áo đỏ, đứng xếp thẳng hàng rất oai nghiêm.

Quý nhân thấy Sư bèn sửa lại dụng nghi, ngồi ngay thẳng bảo  rằng: Người xuất gia, tại sao để có nhiều tội lỗi như thế?

Đạt đáp: Từ khi biết được đến nay, chẳng nhớ đã gây ra tội gì?

Hỏi: Tụng giới mấy lần rồi?

Đáp: Khi mới thọ giới cụ túc, thật ra thường tụng giới, sau này bèn phế bỏ, hay giảng việc hằng ngày, ngày càng khinh lờn. Cho nên đối với việc tụng giới lúc đó có thiếu sót.

Hỏi: Sa-môn mà không tụng giới, việc này rất phi pháp, nhưng hãy tụng kinh đi.

Đạt liền tụng kinh Pháp Hoa ba lần thì bảo dừng lại, quý nhân đã sai người ghi chép tội.

Đạt rằng: Đáng tống đến chỗ ác, đừng để khổ lắm.

Hai người dẫn Đạt đi mấy mươi dặm, hơi nghe tiếng ầm ầm sang sảng phá tan vọt lên trời, mà đường phía trước càng tối. Lần lượt đến một cửa cao mấy mươi trượng, màu rất đen chắc, che cửa sắt, bức tường cũng giống như thế. Trong tâm Đạt nghĩ trong kinh nói địa ngục đúng là ở đây rồi, bèn kinh hoàng sợ hãi, hối hận lúc ở đời không tu hạnh nghiệp, bây giờ phải vào cửa này. Tiếng yếu dần thì thay đổi hình trạng, lâu lắm nghe được sự im lặng mới biết là âm vang do người này đang kêu gào. Trong cửa càng tối chẳng thấy gì cả, lúc đó có ánh sáng của ngọn lửa chợt tắt chợt đỏ, thấy mấy người cầm đinh ba đâm vào người đó, máu chảy như suối tuôn. Người đó thuở xưa chính là bá mẫu của Đạt, kia đây gặp nhau ý muốn nói chuyện với nhau nhưng có người vội kéo ra chỗ khác, chẳng rảnh nói được. Vào cửa khoảng hai trăm bước thấy có một vật hình dáng như mễ thùy, có thể cao hơn trượng, hai người bắt Đạt quăng lên trên thùy, trong đó có lửa, đốt cháy nát thân thể Đạt, nửa thân đều cháy rã, đau đớn không chịu nổi. Từ trên thụy rớt xuống đất bất tỉnh, lát sau hai người lại dắt Đạt đi, thấy có hơn mười chảo dùng chỉa ba đâm vào thân, hoặc có người vịn chảo bước ra thì hai mắt đột nhiên nổ tung, lưỡi dài ra hơn một thước, thịt nát rã hết mà vẫn chưa chết. Các chảo đều đầy người tội, chỉ còn một cái còn trống, hai người bảo Đạt: Thượng nhân ngay lập tức sẽ bị rơi vào chảo này. Đạt nghe nói, can đảm quỳ xuống đất, bèn van xin: May mắn cho bần đạo một lát lễ Phật, liền dốc lòng cúi đầu nguyện thoát khỏi cảnh khổ này, thành khẩn hối hận dốc lòng, hình trạng địa ngục trong khoảng bữa ăn liền nhìn sang bốn bên, chẳng thấy gì nữa, chỉ thấy cây cối tươi tốt bằng nguyên, phong cảnh xanh mát sáng sủa. Mà hai người vẫn dẫn Đạt đi đến dưới một căn lầu, hình dáng lầu cao mà nhỏ, trên có người quyết đoán đang ung dung ngồi bảo Đạt: Sa-môn chịu quả báo nhẹ, đâu nên vui mừng, Đạt ở dưới lầu, bỗng nhiên chẳng biết gì nữa, tỉnh giấc trở lại thân bình thường.

– Bác Lăng Hạc Sản Võ, vào niên hiệu Khai Hoàng đời Tùy, làm chức Thứ sử ở Hàn châu đời Ngụy, nhân dịp đi bộ đến một ấp vừa vui mừng vừa ngạc nhiên, bảo người tùy tùng: Thuở xưa, ta từng làm vợ một người ở trong ấp này, nay vẫn biết chỗ ở của gia đình đó, bèn cỡi ngựa chạy vào ngõ đi tắt trong làng, quẹo qua đường cong, đến một gia đình. Đầu tiên vào nhà, lên nhà trên, nhìn trên tường phía đông cách đất sáu, bảy thước có chỗ cao lớn, bèn bảo chủ nhân: Ngày xưa, ta đọc kinh Pháp Hoa và giấu cây trâm vàng ngũ hầu trong bức tường này, chỗ cao này là đúng rồi. Một tờ sau cùng cuối kinh Pháp Hoa quyển bảy bị lửa cháy mất văn tự, đến nay mỗi lần ta đọc kinh này, tới cuối quyển bảy đều quên mất không thể nhớ được.

Do đó bảo tùy tùng đục tường phía Đông quả nhiên lấy ra được hòm đựng kinh, khi mở nắp hòm ra ở cuối quyển bảy của kinh Pháp Hoa và cây trâm vàng đúng như lời ông ta đã nói.

Chủ nhân than khóc thưa rằng: Vợ tôi đã mất rồi nhưng lúc còn sống, thường ngày đọc kinh này, cây trâm vàng cũng là vật của vợ tôi. Nàng do sinh sản mà chết, bèn mất đi nguyên nhân, chẳng cho rằng khiến ông mới biết được chỗ ở.

Sản Võ bèn chỉ cội cây trước sân nói: Lúc ta sắp sinh tự cạo tóc trên đầuđể vào trong hốc cây này. Thử bảo người tìm trong cây xem có không? Quả nhiên tìm được búi tóc. Lúc ấy, chủ nhân mừng mừng tủi tủi. Sản Võ lưu lại y vật và ban cho chủ nhân rất trọng hậu rồi ra đi.

– Tô Trường chưa ai biết được nơi cư trú quê quán của ông ta, vào niên hiệu Vũ Đức làm chức sứ giả ở Đô thủy, ra làm Thứ sử ở ấp châu, dẫn theo số người trong cả nhà đi nhậm chức. Qua sông Hỷ lăng, lúc ra giữa dòng sông, sóng gió nổi lên, thuyền bị chìm có hơn sáu mươi người nam nữ, cả thuyền đều bị chết chìm, chỉ có một mình nàng thường ngày tụng kinh Pháp Hoa, nước đã vào trong thuyền, đầu nàng vẫn đội thùng kinh, thệ đều cùng nhau chết chìm. Khi thuyền đã bị đắm mà nàng vẫn không chìm, theo sóng trong chốc lát trôi giạt vào bờ, nàng bèn đội hòm kinh bước lên bờ, khi mở ra xem kinh trong đó vẫn không bị ướt bẩn.

Sau đó nàng được một người ở Dương châu cưới làm vợ, từ đó nàng càng dốc lòng tin hơn nữa.

– Lưu Hoằng Nhân, năm mười tám tuổi nhận học sinh ở Quốc tử cùng mười người đồng học. Ở chổ tướng sư, tìm cầu tướng lành dữ. Thầy bói tướng đều khắc định thời gian giàu sang nghèo hèn và số năm thọ mạng, báo cho Hoằng Nhân. Đến năm năm mươi mốt tuổi và ngày 11 1 tháng 0 năm đó chắc chắn phải chết.

Năm ấy, Hoằng Nhân ở huyện Lịnh ở gia hưng thuộc Tô châu. Trong số đó có chín người đều chịu họa phước không sai, đúng như lời thầy tướng đã nói. Và Hoằng Nhân mười tám năm đã đến sự lành dữ đều chiêm nghiệm, đến nay đúng năm mươi mốt tuổi. Tự nghĩ đã đến lúc phải chết, bèn đến Tô châu nói lời từ biệt với các quan liêu.

Lúc ấy, Hàn Vương Nguyên Gia làm Thứ sử ở Tô châu, hỏi ông lý do, Hoằng trình bày đầu đuôi câu chuyện. Vương dạy nên tu phước. Đến ngày 0 tháng 0 Nhân bị một cơn bệnh rất nặng, Vương thỉnh tăng ni các chùa chuyển dùm Hoằng Nhân một ngàn biến kinh Pháp Hoa và lại tụng cầu cho Hoằng Nhân một trăm biến, lúc đó toàn thân ông mồ hôi toát ra như mưa, bệnh cũng lành hẳn, bình phục lại như thường, tin tưởng biết rằng năng lực phước đức thật không thể nghĩ lường.

– Có một vị tăng già mất họ tên đã hơn tám mươi tuổi ở góc Tây Nam thị trấn Trịnh châu. Ông thường thọ trì kinh Pháp Hoa, chuyên tâm thanh tịnh từ ba mươi năm nay, tụng kinh mỗi đêm, ban đêm nhìn sáng như ban ngày chẳng cần đèn đuốc. Nếu ông buông quyển kinh ra thì sẽ thấy tối như thường, chẳng thấy vật gì cả.

– Nước Tân-la có người tên Kim Quả Nghị, sinh được một người con trai, từ nhỏ cậu đã được xuất gia và ưa đọc kinh Pháp Hoa, đến quyển hai làm lộn cháy mất một chữ. Năm lên mười tám tuổi thình lình bị chết yểu, đầu thai sinh chỗ khác trong nhà Kim Quả Nghị, cũng được xuất gia và cũng thích đọc kinh Pháp Hoa, đến quyển hai mỗi một chữ vừa hỏi đã quên.

Một hôm, nằm mộng thấy có người bảo “Tiểu sư đời trước, sinh trong gia đình Kim Quả Nghị tại một làng kia, cũng được xuất gia, lúc sống ở chỗ đó đọc tụng kinh Pháp Hoa lầm đốt một chữ. Do đó đời nay theo đó mà quên mất, kinh xưa hiện nay vẫn còn, Sư đi đến đó xem thử.

Bấy giờ, Tiểu Sư đi đến làng ấy tìm kiếm, quả nhiên có một gia đình đúng như trong giấc mộng. Nhờ hỏi dùm nhà ở của cha mẹ đời trước, y theo đó muốn biết, bèn tìm hỏi thăm bộ kinh thuở xưa, mới thấy quyển hai thật đúng có cháy một chữ.

Tiểu sư và cha mẹ đời trước mừng mừng tủi tủi, cả hai gia đình bèn kết tình thân, kia đây không hai. Đương lúc lời bàn đến tai Châu huyện. Châu huyện tâu lên triều đình, cả nước truyền nhau bài vịnh đến nay vẫn còn, năm ấy nhằm niên hiệu Trinh Quán.

– Có một lão tăng, không biết họ tên, Sư trụ chùa Thạch Tường ở Tinh châu, lấy việc tu thiền quán làm sự nghiệp.

Cuối niên hiệu Trinh Quán, trên cây cột trong phòng có đôi chim bồ câu. Lão Sư thường cho chúng thức ăn dư, sau đó mặc dù chúng từ từ lớn, lông cánh mọc chưa đủ mà chúng đã học bay, cả hai chú chim đều rơi xuống đất chết. Vị tăng thấy vậy bèn chôn xác chúng và tụng kinh cho nó trong một tuần lễ. Một đêm, vị Sư nằm chiêm bao thấy có hai đứa trẻ đến báo: Chúng con vì đời trước có tạo ít tội nên thọ lầm thân chim bồ câu, đến nghe Sư tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cương Bát-nhã. Nay đã được làm thân người, hiện giờ chúng con đang sống trong một gia đình ở làng nọ, cách chùa hơn mười dặm, đầu thai làm con trai, đã được hơn mười tháng rồi, hiện đang sắp chào đời.

Vị tăng theo điềm báo bèn đi tìm và gặp được gia đình này, có một phụ nữ sinh đôi hai bé trai vừa đủ một tháng tuổi, vị tăng gọi hai đứa trẻ: “bồ câu con”, cả hai đứa bé đồng thanh đáp: dạ, sau tiếng “dạ” ấy, đến lúc chúng hơn một tuổi mới biết nói.

– Thích Pháp Nhãn họ Cao, Cao Khỏa Tằng Tôn làm Tề quốc công nước Tùy, tên tự là Lập Kính, còn gọi là Nguyên Thích.

Khi chưa xuất gia, vào niên hiệu Trinh Quán cùng người anh là Lập Giám học kinh Pháp Hoa, Bất nhã ở chùa Hóa Độ với vị tăng tên Minh Tạng Xứ, dường như khá thông thạo hiểu rõ. Sau đó Kính bỏ phế việc học và thói quen đó.

Vào niên hiệu Long Sóc năm thứ nhất, khi ra trận từ xa trở về, tháng giêng năm thứ ba đến đài để xem kỳ công thắng trận, lúc từ cửa Thuận Nghĩa đi ra có hai người cỡi ngựa đuổi theo quát: “nay bắt ngựa rồi”.

Kính hỏi: Ông là ai?

Đáp: Ta là sứ giả của vua Diêm-la, đuổi theo để bắt ông.

Kính kinh hoàng sợ hãi, bèn cỡi ngựa chạy ra, muốn vào chùa Phổ Quang, sứ giả bảo: Mau vào chặn cửa chùa đừng để cho nó vào được sẽ tẩu thoát. Cho đến khi tới cổng chùa mới thấy một người cỡi ngựa đứng chắn ngang cửa. Kính lại chạy về hướng Tây định vào chùa Khai Thiện, cả hai cùng cỡi ngựa vào cổng, lúc ấy Kính sợ gặp nhau bèn theo đó tẩu thoát, định trở về nhà mình, nhà ở phía Đông chùa Hóa độ. Vì sợ đường xa bèn muốn vào làng có suối nước ngọt, nhưng ngay lúc đó một người đã đứng ở phía trước, còn người kia dùng nắm tay đấm Kinh, quỷ liền té xuống ngựa, sau đó quỷ nói: Người này rất nguy hiểm, mau kéo xuống, lôi đầu tóc, liền bị kéo tóc, như dao cắt thân thể.

Lại có một người mặc áo đỏ cỡi ngựa trắng. Dùng tay đấm vào ngực Kính, ngay tức khắc Kính rơi xuống ngựa ngã lăn ra đất, hồi lâu mới tỉnh lại, như ngồi trong đá sương mù. Người nhà đưa kiệu trở lại, đến chỗ Hiểu Tô bảo: Thấy rõ vua Diêm-la. Vua hỏi: Vì sao ông lấy trộm trái cây của chúng tăng? Vì sao nói lỗi của Tam bảo? Bèn y tội trạng, không dám nói lầm lộn. Vua phán: Tội ăn trộm trái cây phải nuốt bốn trăm năm mươi viên, sắt nóng và chịu bốn năm như vậy mới hết. Còn tội nói lỗi Tam bảo phải kéo lưỡi ra cày, do đó bảo đưa lưỡi và kéo ra. Liền tỉnh lại và trong nháy mắt thấy một người đầu có hai sừng, cây gậy bằng một hoàn sắt trói tay chân Kính lại và ra lệnh phải nuốt tất cả viên sắt nóng. Người đứng bên chẳng thấy viên sắt, chỉ thấy Kính há miệng trợn mắt, toàn thân đỏ chói, hơi nóng xông lên cổ họng, nung nấu khó đến gần, trải qua một ngày, mới tỉnh dậy, nói: Đã được một năm rồi, nuốt hơn một trăm viên sắt, cái khổ đó không thể lường, qua bốn ngày như vậy, nuốt hết viên sắt, ngay tức khắc chính là hai chùa Hội xương và Hóa độ, đầu thành sám hối đến ngày mồng 03 tháng 03 lại sai sứ giả đến bắt đem đến trước vua, vua hỏi:

Ông phỉ báng Tam bảo, tội ấy phải kéo lưỡi ra cày.

Kính lại thấy hai người dùng kiềm kéo lưỡi ra dường như dài cả mấy trăm thước. Rồi thấy hai người, mỗi người cầm một lưỡi cày đột nhiên cày trên lưỡi, chánh án tra xét lại bảo rằng: Ông thường tụng kinh Pháp Hoa, Kim cương Bát-nhã, nhờ đó mà được sống lại. chính thân ông nhìn thấy trên lưỡi mình các chỗ như dao cắt, vì đọc hai bộ kinh cho lưỡi không đứt.

Sau đó, Kính nghĩ muốn nói sợ kinh hoàng than khóc, do đó bèn xuất gia pháp danh Pháp Tạng, tinh tấn cố gắng gấp bội hơn lúc thường, và trụ chùa Bạch Mã ở Đông đô, không biết mất lúc nào.

– Lưu Thời người ở phường Bình khang, huyện Vạn niên, đất Ủng châu. Vào tháng 06 niên hiệu Vĩnh Long năm thứ hai ông bị bệnh hai ngày và chết, kéo dài sáu ngày, hơi ấm chỉ còn trên ngực. Cả nhà đã chọn ngày tẩn liệm, nhưng chưa dám mặc áo liệm, đến sáng ngày thứ bảy bỗng nhiên sống lại nói rằng: Lúc đó ta bị một người dẫn vào ngôi thành lớn, có cung điện lầu quán tráng lệ lạ thường, thấy vua Diêm-la, vua bảo: Người hãy ghi lại đầy đủ các công đức lúc còn sống.

Ta bèn đáp: Lúc còn sống chỉ tụng được hai quyển kinh Pháp Hoa, ngoài ra không có công đức gì cả. Vua bèn ghép vào tội án nghiệp rồi cân nhắc: Hai quyển kinh Pháp Hoa nặng hơn tội án. Diêm-la tra xét tội án phán rằng: Người này lẽ ra được sống tới chín mươi tuổi và bảo quan xử án: “Tại sao ngươi bắt lầm người này tội lỗi quá lớn, nên thả ông ta trở về”.

Nhờ đó mà ông sống lại, trải qua khoảng hai mươi ngày mỏi mệt mới lành hẳn. Sau đó bèn thọ giới, chẳng dám uống rượu ăn thịt nữa, tạo kinh Pháp Hoa chữ vàng hằng cúng dướng đầy đủ.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10