TRUYỆN NÓI VỀ VIỆC MỞ RỘNG VÀ KHEN NGỢI KINH PHÁP HOA

Sa-môn Lam Cốc Tuệ Tường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

TRÌ TỤNG (Phần 2)

– Vị tăng ở Đông lâm chùa Linh nham thời Bắc Tề.
– Dạo núi đào đất ở Tinh Châu Thời Bắc Tề được cuống lưỡi.
– Thích Đạo Thọ ở đảnh núi Thọ môn đời Bắc Tề.
– Thích Linh phẩm đời Bắc Tề (phụ Lão của Sư).
– Thích Pháp Ái ở Tăng đô thuộc Giao châu đời Trần.
– Thích Pháp Tuệ ở chùa Khúc Thủy thuộc Thọ xuân đời Trần (phụ thêm Hoa Thủ Ni, và Đông xà-lê).
– Chương thị, vợ Quang Lộc Đại phu Trần Lăng đời Tùy.
– Thích Tăng Sinh chùa Linh Nham ở Tề châu đời Tùy.
– Cư sĩ Phạm Hạnh Vương ở Lang Da đời Tùy.
– Thích Tuệ Hướng ở huyện Giang đô đời Tùy. (phụ Ni Pháp Nhuận).
– Thích Bảo Thông ở Cao mang đời Tùy.
– Thích Tăng Anh chùa Vĩnh tề ở Giang Dương đời Tùy.
– Thanh tín sĩ Lục Thuần đời Tùy.
– Thích Pháp Lăng ở chùa Tịnh đạo đời Tùy.
– Thích Tuệ Bân ở đạo tràng Thiên tư đời Tùy.
– Thích Tuệ Giai ở chùa Trường lạc đời Tùy.
– Thích Trí Việt ở núi Thiên Thai đời Tùy.
– Thần Dị tăng Thích Tăng Lãng Ngạc Châu đời Tùy.
– Thích Huyền Tú chùa Tùy hóa ở Huỳnh châu đời Tùy.
– Thích Tuệ Trĩ ở Thỉ Dự đời Tùy.
– Thích Trí Nghiệp chùa Trường lạc ở Dương châu đời Tùy.
– Cao Thủ Tiết ở Tinh châu đời Tùy.

– Vào thời vua Cao Tề có vị tăng, mất tên Sư. Sư ở Đông lâm chùa Linh nham, tụng kinh Pháp Hoa, thường ngày rất tinh tấn chí thành tha thiết, trong tâm lúc nào cũng biểu lộ sự trong sạch thanh tịnh. Đốt hương lễ Phật, để cầu chứng nghiệm. Lúc đầu có con rắn lớn và các loài chim trĩ, hươu nai, đều đến đứng nghe, chúng nghe tụng xong rồi đi, lúc ấy thần núi đem thức ăn đến cúng dường. Sau bỗng thấy ánh sáng, từ núi phía đông chiếu xuống, có Đại Bồ-tát cỡi voi trắng sáu ngà, đại chúng vây quanh, thẳng đến trước vị Đại Bồ-tát, chúng tăng hướng về ánh sáng lễ bái, thân tâm rất vui mừng. Nghĩa nghi thiếu văn, Sư bèn giải thích cho họ hiểu, còn các chúng chỉ nghe mùi hương lạ, hồi lâu mới tan.

– Vào thời vua Văn Thành Tế đời Tề, ở phía đông Tinh châu thấy bên núi có người đào đất, thấy được một chỗ đất, màu của đất vàng nhạt cùng với núi bên cạnh có điềm lạ, tìm thấy một vật giống như hai môi người, không ai hiểu được việc ấy. Có Sa-môn Đại Thống Pháp tâu lên vua rằng: Đây là người trì kinh Pháp Hoa, nên được quả báo sáu căn không hư hoại, tụng đã ngàn lần, nên suy niệm việc ấy. Bèn bảo Nhân Cao Trân của nhà Lặc Trung Thư rằng: “ông là người có lòng tin với Phật pháp, tự đến xem xét, chắc có linh nghiệm lạ, bèn dời đổi chỗ làm nơi thanh tịnh, thiết trai cúng dường. Ông Trân vâng bèn đến chỗ ấy, nhóm họp các Sa-môn trì Pháp Hoa, đốt nhang thiết trai cúng dường. Các vị Sa-môn đi nhiễu quanh mà chú nguyện rằng: Niện đại Bồ-tát Niết-bàn đã xa, tượng pháp lưu hành, người phụng trì không lầm, thỉnh Bồ-tát hiện tại cảm ứng. Các vị vừa mới nói ra tiếng, thì môi lưỡi của các vị này, đồng thời cổ động, tuy không có tiếng vang, mà giống như đọc tụng, mọi người đồng thấy, khắp mình nổi ốc. Ông Trân nghe thấy hiện tượng trên bèn ra lệnh dời đổi kho thạch hàm, làm tháp và phòng thất v.v…

* Thích Đạo Thọ: Sư người ở Thạch nhàn thuộc Thọ xuân, ăn chay trường đạm bạc, Sư tụng kinh Pháp Hoa mỗi ngày một bộ, thiền định thông suốt. Khắp nơi xa gần đều nể phục cung kính, Sư trụ chùa Sơn đảnh ở Thọ môn. Bấy giờ, ở xóm làng, có nhà cúng dường, Sư đến nhà đó xin y thực, mục đích là chuyển nguy ách của họ, là đem các vật ấy đi luôn, thì tại chướng dời chuyển, nếu để lại các vật ấy, thì tai họa không dứt được.

Có người họ Trịnh, thỉnh Sư Đạo Thọ thọ trai. Khi tụng kinh vừa xong, ngồi thẳng suy nghĩ, Sư bỗng nói: “suy ra biết tướng ông không tốt, tôi thấy một quan tài, phá chỗ ấy mà vào, rồi từ chỗ đó mà sinh. Thế là cả nhà lần lượt đến hỏi, đều nói là sai. Có người vợ mới rất nhỏ nói: “có phải là ông chăng?” Sư Đạo Thọ nói “Ngươi nên khéo dụng tâm, lúc nhỏ người này vì sinh mà chết. Lại đồng thời, các ni ở chùa Trịnh, cùng học kinh, Sư Đạo Thọ đến xem, đến Sa-di, Sư nhìn nghiêm nghị bảo rằng: Ông phải sám hối. Hơn hai năm đứa trẻ bị bệnh nặng muốn xin con đường sống, nhưng quả nhiên như lời nói của Sư, dự ký suy nghiệm nhiều việc, năm hơn chín mươi tuổi thì qua đời, tức là trong niên hiệu Thiên Bảo.

* Thích Linh Phẩm: Không rõ người xứ nào, Sư hiểu biết thông suốt, minh mẫn, thường tụng kinh Pháp Hoa. Lúc đầu, Sư tụng kinh xong, lại bị bệnh nặng, có Sư kể lại rằng: “Ông Phẩm nghe thọ trì Pháp Hoa, được sáu căn thanh tịnh, vì sao ông Phẩm tụng kinh mà mắt bệnh này”. Sư ấy nói rằng: “khi ông tụng kinh, hoặc không rửa tay, hoặc lật che, thoạt để chân phía sau, thoạt đầu để trên đầu giường”. Sư nói với Linh Phẩm. Đây là thiên thần hộ pháp quở phạt ông, ông không quan tâm đến kinh nên không có đức cảm hóa, ông nên sám hối. Sư Linh Phẩm làm cái hòm bằng gỗ trắng, Sư đựng kinh đội trên đầu, đi kinh hành trong chánh điện, trừ khi đại tiểu tiện và ăn uống, tự nhẫn đầu bị chảy máu, tự trách lỗi mình. Thực hành như vậy suốt ba năm, đến canh năm gần sáng, có người gõ cửa điện Phật, kêu sư Linh Phẩm mở cửa, sư Phẩm ban đầu không chịu và nói: Đây là người tội, làm sao có sự rảnh rỗi mà mở cửa cho ông, người kia gọi Linh Phẩm không thôi. Sư Linh Phẩm bèn mở cửa cho người kia, thì thấy một ông lão râu tóc trắng xóa, tay cầm một tích trượng, liền đánh sư Phẩm liên tục và nói: Từ nay trở đi ông còn dám khinh lờn kinh Pháp Hoa nữa không? Đang lúc sư Phẩm bị đánh thì vết thương trên thân lành đi, và bốn đại bình phục. Sáng hôm sau thấy trước điện Phật, có dấu chân voi, mới biết ông lão này là Bồtát Phổ Hiền, đến trừ tội cho Sư. Từ đó về sau Sư sám hối sửa đổi, siêng năng tụng tập. Sau không biết nơi Sư qua đời.

Lại tiếp theo đó có Lão Củ Sư, cũng lấy kinh Pháp Hoa làm sự nghiệp tu hành, khi trì tụng Củ Sư, cảm thấy trong miệng có vị ngọt la, ở đời chẳng có được, cho nên Sư tụng kinh Pháp Hoa không ngừng nghỉ.

* Thích Pháp Ái: Sư ở xứ Trường sa, xuất gia từ nhỏ, Sư không thể ăn chay đạm bạc khổ hạnh, tụng kinh Pháp Hoa rất thông suốt và nghe Tam luận.

Vào đời Tùy, ở Giao chỉ thuộc Tấn chinh gặp lúc người Giao chỉ phản loạn, Sư Pháp Ái trốn đi. Bỗng nhiên bị năm tên giặc bắt được, để Sư ngồi một chỗ, chúng nói rằng: Đợi ta ăn xong, giết tên đạo nhân này. Pháp Ái bèn thấy bên đường có một cây giáo, Sư ôm đem ra ngoài, đi thẳng về phía Bắc, gặp một cây đại thọ, đứng núp bên cây. Bọn giặc ăn xong đứng dậy, từ xa thấy giống như ngài Pháp Ái, rồi tiến đến chỗ Sư, khi đến gần thì không thấy, chúng tự bảo nhau rằng: Người đi đến từ xa thấy giống như đạo nhân, sao đến không thấy, đúng là ông ta đi rồi.

Pháp Ái một lòng cầm giáo không dám cử động, bọn giặc quay đầu lại nhìn từ xa, dường như có người nhìn chăm chú, bỗng nói rằng: Đạo nhân đã đi rồi, bọn giặc cùng nhau đuổi theo. Sư đi về hướng Bắc, đến một rừng gai, liền nhảy vào rừng gai trốn, bèn gặp hai con hổ ôm nhau ngủ, hổ thấy Sư đến, đều ngẫng đầu nhìn, Sư càng hoảng sợ, miệng nói: “hai vị Đàn-việt, bần đạo bị giặc đuổi, vội nhảy vào chỗ của Đàn-việt, xin kịp thời đến cứu giúp”. Hai con hổ lập tức ra ngoài rống lên kinh động, bọn giặc liền chạy lùi. Sư lại đi về hướng Bắc, hổ đi theo, đến bên một con sông thấy người, đem vài miếng thức ăn uống trao cho Sư, Sư nhận rồi ăn, thức ăn ấy chính là gạo rang cao, mùi vị rất ngon, Sư liền qua sông Châu, thì hổ bỏ đi, Sư ở lại Thượng châu, lại gặp hai người, cũng đồng ở trọ, thiết đãi món ngon tuyệt vời, đến sáng mới từ biệt, người khách lại dặn rằng: “chỉ nên đi về hướng bắc, bản thân mới được thoát, Sư bèn đi về hướng bắc hơn ba mươi dặm, gặp lại bạn cũ, cũng đang chạy giặc, gặp nhau vui mừng, mới được thoát khỏi. Từ đó về sau, người đạo kẻ tục đều nói về sự tích Ngài, không biết Sư qua đời ở đâu.

* Thích Pháp Tuệ: Không biết họ Sư, Sư xuất gia trụ chùa Khúc Thủy ở Thọ xuân, chay trường đạm bạc, Sư không nhận của bố thí, không tham không sân, tâm hạnh giọng tốt, y phục bằng vải thô, không ở phòng nhà chỉ có giường dây, Sư ở dưới hành lang, mỗi ngày tụng một bộ kinh Pháp Hoa. Lúc tụng, miệng Sư có ánh sáng, người đến xem đều thấy chiếu ở mái hiên. Sư qua đời năm bảy mươi tuổi, tức vào thời Trần Tuyên.

* Tỳ-kheo-ni Hoa Thủ: Lại có Tỳ-kheo-ni Hoa Thủ ở huyện Cao du, cô tụng kinh Pháp Hoa, vừa xong quyển một, thì trên ngón tay phải, liền mọc một bông hoa, hình dáng giống như rau củ ấu, cô tụng năm quyển như vậy, thì trên năm móng tay, mọc ra năm bông hoa. Kế tụng quyển thứ sáu, thứ bảy thì trong bàn tay mọc hai hoa, hình dáng lớn như trước, người ở đó nhân việc ấy gọi là ni Hoa Thủ, ni Hoa Thủ cũng không thể khổ hạnh được. Võ Đế đời Trần, triệu kiến xem việc ấy, sau không biết cô qua đời ở đâu.

Lại ở chùa Trường can có vị Đông Xà-lê, tụng kinh Pháp Hoa, rất có tiết hạnh. Khi Sư tụng bình thường có điều lạ, như bình nước mùa hạ thì lạnh mùa đông thì ấm, là thường hầu Sư như vậy.

* Thanh tín nữ: Họ Chương, vợ của Trần Lang Phu Thạch Quang Lục đời Tùy. Tín nữ tụng kinh Pháp Hoa, thường sám hối cho bốn đại đã suy kém, không thể tụng lâu. Bỗng nhiên tín nữ nằm mộng thấy vị tăng, cầm một bát thuốc màu vàng, đến trước cô trao cho và bảo uống, trải qua thời gian ngắn, vì đau bụng nên cảm thấy lo sợ, bụng đau quá, liền sai Kiêu Lăng đến, Cô bảo rằng: Người đời nói, nếu nằm mộng thấy đạo nhân, phần nhiều là quỷ. Nay nằm mộng thấy uống thuốc của đạo nhân, tức là uống thuốc quỷ, chắc chắn sẽ chết, nói xong bảo Lăng tránh đi. Trong chốc lát tín nữ đi kiết lỵ, thuận là sắc huân, giống như nằm mộng đã thấy. Khi đi kiết xong, thì các bệnh đều lành, từ đó về sau thân thể khỏe mạnh, thường hay đọc tụng, ngày đêm một quyển, không còn cực khổ nữa.

* Thích Tăng Sinh: Không biết Sư họ gì, là người ở Vệ châu. Đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ sáu Sư đến Tề Châu, người xứ ấy nhà không có chỗ ở nhất định, chỉ có đất Già-lam, bất luận là tăng hay tục, vẫn ở trong đó, khất thực tụng kinh, thời hạn đủ một biến, sau đó mới dời đi nơi khác. Năm ấy, Sư đến đạo tràng núi Bảo linh nham, ở trong Lan-nhã, Sư chỉ trì tụng kinh. Đêm ấy, Thần núi dẫn mấy mươi người đến nghe. Sư hỏi: Thần Đàn-việt ở đâu? Thần đáp: “đệ tử là thần núi phía bắc, thần ở đây đã hơn ba trăm năm rồi, nay nghe Pháp sư tụng kinh nên đến nghe kinh”, cúi phục nghe Sư tụng kinh, hồi lâu mới đi, từ đó về sau thường lệ như vậy. Về sau, Sư đến Tương châu, dựng lập tạng kinh, một tháng mười ngày mới xong.

Ý Sư muốn đốt đèn trong mắt để cúng dường mà Sư không thể tự móc mắt được, Sư bèn mua một con dao dài năm, sáu tấc và một quan tiền, Sư vào núi tìm thợ săn. Thợ săn nói: Không cần tiền của Sư, chỉ cho đệ tử con dao ấy, người thợ săn liền móc mắt Sư, thân thể Sư máu ứ xanh, rồi sau đó mới tỉnh lại, Sư tỉnh lại nói với thợ săn rằng: Hãy đem lửa đến đốt mắt này. Thợ săn đem lửa đến đốt mắt. Sau đó Sư trở về chùa Pháp tạng ở Tương châu, đốt đèn cúng dường, tụng kinh không nghỉ, nếu mọi người ai muốn thỉnh xá-lợi của Sư, tạm thời phải thúc liêm thân tâm, đợi xuống năm, ba hoặc thời gian bảy ngày nhiếp niệm, liền chứa đủ mấy trăm, đạo tục xa gần, rất kính mến Sư, Sư qua đời vào niên hiệu Khai Hoàng năm thứ bảy.

* Thanh Tín Sĩ họ Vương: Ông là người có phạm hạnh, người ở xứ Lâm nghi thuộc Lang gia. Ông bị mù hai mắt từ nhỏ, người mẹ rất từ bi, ông tụng kinh Pháp Hoa đến mười ba năm, tụng rất thông suốt, ngày đêm tụng tập, rất đỗi chuyên tâm, tụng được một muôn bảy ngàn lần, mắt tuy không thấy, mà đi lại, không cần người dẫn đường, ông tự biết hầm hố, có thể dệt chiếu đan giỏ, may áo, viết sớ, còn hơn người có mắt. Mọi người nghi ông có biệt tài, ông trì trai ăn uống đạm bạc, trọn đời không cưới vợ, ông qua đời vào niên hiệu Khai Hoàng năm thứ sáu, thọ bảy mươi tuổi. Tử thi ông bỏ ngoài đồng cỏ, loài chim thú không dám đến gần. Thịt đã tiêu hết, chỉ còn lại xương trắng, lưỡi vuông ra khỏi miệng, dài hơn một thước, màu sắc như hoa sen. Em ông là Tuệ Nghĩa lấy hòm gạch đựng xương cốt ông, lâu ngày mà vẫn không nát rã.

* Thích Tuệ Hướng: Sư họ Lưu, người ở xứ Bành Thành. Sư rất có đạo đức, hiểu biết mọi mặt, suy xét sự việc, chỉ tụng kinh Pháp Hoa. Sư đến huyện Giang đô ở nhờ đình làng cũ. Đến năm một trăm lẻ hai tuổi, Sư không có bệnh tật mà bỗng nhiên bảo rằng: Bần đạo sẽ đi, rồi Sư từ biệt cùng Đàn-việt, sau đó ngồi thẳng mà qua đời. Người ở trong thôn đưa Sư vào rừng, chưa dám mai táng, bảy ngày sau tử thi tự nhiên nằm ngửa, ban đầu duỗi thẳng, sau co lại rồi chắp tay, vẫn không hư rã, càng lâu chỉ khô ráo mà thôi. Người trong thôn chôn cất Sư bên hang núi, người tiều phu bấy giờ nghe tiếng tụng kinh, chẳng biết Sư ở chỗ nào. Có Nguyên Khác Tư Mã Triệu phủ Tổng quản Dương Châu, nhân đi qua mộ, thấy một cộng hoa sen mọc từ đất lên, ông lấy làm lạ hỏi thăm, người trong thôn nói: Là mộ của Sư Tuệ Hướng, vị Tăng này lúc còn sống, chuyên tụng kinh Pháp Hoa nên có được điều ấy, Tư Mã bèn cho đào lên thì thấy đúng như vậy, chỉ còn xương trắng, trong miệng lưỡi Sư vẫn còn như cũ, đỏ hồng mềm mại, không bị biến hoại, từ cuống lưỡi này mọc lên hoa sen. Do đó ông tâu lên vua, nêu bày sự linh nghiệm của Sư. Sau đó, xây tháp bảy tầng thờ Sư, hiên nay tháp vẫn còn.

* Tỳ-kheo-ni Pháp Nhuận: Cô họ Trần, người ở Đơn Dương, trụ chùa Tam-muội, tụng kinh Pháp Hoa, rất có đạo hạnh. Sau khi cô chết, tử thi được bỏ trong rừng, bố thí cho trùng thú. Qua một trăm ngày chim thú mới ăn hết, chỉ còn lưỡi và tim, vẫn còn y nguyên, lưỡi cô cũng màu đỏ, còn tim hơi có màu đen, con em cả nhà lên chôn cất xây tháp thờ.

* Thích Bảo Thông: Không biết họ, người ở nước Vu. Sư không hiểu biết gì, chỉ tụng kinh Pháp Hoa đến quyển bảy, tụng mấy biến chú bỗng thấy quỷ vật. Có vợ nhà họ Triệu ở thôn Dương Kiều, vì thần của thôn này làm ma, Bảo Thông phải đến nhà thần, vị thần bèn đứng dậy đón rước mời ngồi. Sư Thông bảo thần rằng: Người ở gần thôn nên làm lợi ích, tại sao làm vợ người khác? Thần đáp rằng: Chẳng phải lỗi của đệ tử, đây là do các người dưới, vì trị bệnh liền sai sứ nhỏ, kêu ma thần đến trước đình, phạt một trăm giọt máu, vợ họ Triệu nhờ đó được khỏi bệnh. Sư Bảo Thông nói: Thần ở thôn Bạch lộ kia có quan hệ với đây không? Thần đáp: Cũng có quan hệ.

Bảo Thông nói: Thôn ấy có vợ nhà họ Hác, bị thần ở thôn kia bắt làm ma, có thể sai khiến được chăng? Thần nói: Được. Liền kêu thần ở thôn Bạch lộ, cũng phạt một trăm giọt máu, vợ nhà họ Hác sẽ lành. Sau đó vợ họ Triệu bệnh cũ tái phát, ngâm nga nói rằng: Người chủ bảo Thông, Thông đến đây liền thấy ở trước và thần bị phạt, ở bên người bệnh. Bảo Thông nói: Trước nói rồi đi luôn, nay vì sao đến đây, nay ta sẽ tụng chú. Thần bèn cúi đầu cầu xin được trở về, không nhọc Sư tụng chú, vị thần bèn đi xa, nhờ đó vợ họ Triệu lành bệnh hẳn.

* Thích Tăng Anh: Không rõ họ, Sư ở xứ Quán, xuất gia từ nhỏ, trụ chùa Vĩnh tề ở Giang Dương. Sư tụng kinh Pháp Hoa cho đến tuổi già, tụ tập không ngừng. Sư ở gần phòng một Pháp sư, Pháp sư đó thường chê Sư tụng kinh lớn tiếng, Pháp sư ấy tạm ngừng công việc đến xem Tăng Anh tụng kinh, nhờ Khiên Sư đến can ngăn, nhưng mở của từ xa nhìn thấy trước phòng Tăng Anh có mấy ngàn người, thân mặc áo giáp đồng sắt, cầm cung mang gậy, cung tay quỳ gối, lắng nghe tụng kinh. Khiên Sư liền trở về phòng, sáng hôm sau đến chỗ Pháp sư, kể lại việc đêm qua đã thấy, cùng đến sám hối tội chê bai, Tăng Anh nói nếu hễ thường đến nghe thì thường nghe trước sau, giống như có tiếng giáp, trượng. Sư mất tại chùa, vào khoảng niên hiệu Khai Hoàng.

* Thanh Tín Sĩ Lục Thuần:

Người nước Ngô, mỗi ngày tụng một bộ kinh Pháp Hoa. Lục Thuần ăn chay trường đơn sơ đạm bạc. Vào tháng năm niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ hai, ông bị bệnh rất nặng. Hơn mười ngày sau ông nằm ngửa nhìn khắp phòng không chợp mắt. Bấy giờ có vị tri thức tên Duệ Sư, vì đến thăm bệnh, ông Duệ hỏi: Sư thấy gì? Lục Thuần trả lời: Đức Phật thọ ký cho Lục Thuần sẽ sinh lên cõi trời Diêm-ma, nay tôi thấy điện đường ở cung trời ấy, cây rừng cổng thành, đồ chúng các vị trời đến xem trỗi nhạc không mỏi mệt, bốn ngày sau thì qua đời.

* Thích Pháp Lãng: Sư họ Trương, người ở Võ thành thuộc Hà bắc. Sư xuất gia từ nhỏ, chuyên tu trau dồi đức hạnh, trụ chùa Tịnh đạo ở Nam sơn quận Bành Thành. Lúc còn làm Sa-di Sư tụng kinh Pháp Hoa, từ nhỏ đến già tụng tập không biếng nhác. Đến năm năm mươi ba tuổi, Sư qua đời vào niên hiệu Khai Hoàng năm mười ba, được bảy ngày Sư thấy vua Diêm-la, trước vua có sáu vị đạo nhân. Đầu tiên vua hỏi một vị tăng: Tu được nghiệp gì?

Vị đầu tiên đáp: Tụng kinh Duy ma. Vua nói: Đứng về phía nam.

Vua hỏi vị thứ hai: Ông tu đức hạnh gì? Vị thứ hai đáp: Tụng kinh Niết-bàn mười quyển. Vua nói: Cũng đứng về phía nam.

Vua hỏi vị tăng thứ ba: Ông tu đức nghiệp gì? Vị thứ ba đáp: Tôi tụng kinh Kim Quang Minh. Vua nói: Cũng đứng về phía nam.

Vua hỏi vị tăng thứ tư: Ông tu hạnh nghiệp gì? Vị thứ tư trả lời: Giảng kinh Niết-bàn, vua nói: Đứng về phía Tây.

Vua lại hỏi vị thứ năm: Ông tu hạnh nghiệp gì? Vị thứ năm trả lời: Giảng luận Thập địa. Vua cau mày nói: Đứng qua phía Bắc.

Vua lại hỏi vị tăng thứ sáu là Pháp Lãng: Ông tu hạnh nghiệp gì? Pháp Lãng đáp: Tụng kinh Pháp Hoa. Vua nói: Đứng qua phía Đông. Hỏi sáu vị tăng xong, vua sai người đứng ở phía Bắc đến đường địa ngục, người đứng ở phía Tây đến đường súc sinh, sai ba vị tăng đứng phía Nam đến đường người. Vua bảo ba vị đến ba đường ấy: Đi không được trở về. Kế bảo Pháp Lãng đến đường trời, cho thấy chỗ sinh của mình, và có thể cho về nhà, ban cho tuổi thọ tám mươi lăm tuổi. Pháp Lãng từ cõi trời trở về bỗng nhiên sống lại, thấy trên vai trái mình lờ mờ có chữ đỏ, thành chữ “bát thập ngũ tuế”. (Tám mươi lăm tuổi)

* Thích Huệ Bân:

Sư họ Hồ, xuất gia tại đạo tràng Thiền Cư ở Dự Chương. Sau Sư thờ Trí Khải tông Thiên thai làm thầy. Sư xin xuất gia, ăn chay trường đạm bạc, chuyên ròng khổ hạnh, Sư ở ẩn trên núi Vu, bặt dứt mọi người, tụng kinh Pháp Hoa, khi vừa tụng kinh xong Sư liền đốt ngón tay thứ tư bàn tay trái để cúng dường. Cứ như thế thời hạn mỗi ngày ba lần, từ đây đến nhiều năm thường có hương thơm lạ xông lên ngào ngạt trong phòng nhà. Lại nghe tiếng búng ngón tay cảm động đến những người ở gần. Vào tháng 0 niên hiệu Đại Nghiệp năm thứ tám Sư qua đời, thọ bốn mươi bốn tuổi. Trước khi chưa mất, Sư thấy vị thần hiện thân cao mấy trượng, vị thần làm lễ Sư, khen ngợi công đức trì kinh, đó nói:

“Pháp sư sẽ đi,
Xin nguyện được theo hầu”.

Kế đó, ở chùa có vị tăng tên Trí Hải, người có thật hạnh, nằm mộng thấy Pháp sư nói:

“Nay sinh lên cõi trời
Đâu-suất Tiếp nhận không theo.
Lại giờ đây từ biệt
Khuyên ông hết lòng trì tụng.
Giúp họ hành đạo”.

Khi Sư qua đời, thân hình cao lớn, còn hơn lúc sống, các những y phục cũ chỉ bằng một phần ba thân, mọi người lấy làm lạ, không rõ lý do. Sư để lại lời di chúc, bố thí thân cho chúng sinh. Có vị tăng Khải đồng học tán thành ý chí của Sư, thâu lấy hài cốt xây phần mộ ở Tỉnh Nham Sở Hồng Thi Đà.

* Thích Tuệ Giai: Sư họ Lưu, người ở Hải Lăng. Sư xuất gia năm chín tuổi, làm đệ tử Pháp sư Doanh chùa Trường lạc ở quận Giang Đô. Đến năm mười bảy tuổi, mới tụng kinh Pháp Hoa, mười tám tuổi Sư lại thay đổi chỉ tụng quyển thứ tư đến phẩm Hiện Bửu Tháp, từ phẩm Hiện Bửu Tháp về sau chưa tụng. Đến năm hai mươi hai tuổi Sư bị bệnh, lúc đó rất nặng, chỉ còn nhất tâm niệm Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cho đến những việc tụng kinh, xin cứu nguy ách. Sư nằm mộng bỗng thấy có một người, đến tìm Tuệ Giai và Trí Đạt ở cùng chùa, dẫn đi qua núi hiểm, giẫm đạp cỏ cây, giây lát đến một nơi, như ngày nay là Phủ Tự hàng tường nhà phòng ốc hành lang còn rõ ràng, vệ binh sắp hàng đông đúc, cầm nắm binh khí. Sư vào cửa, từ xa trông thấy một người đội mão ô sa, mặc áo trắng, râu mặt rất đẹp, ngồi trên sảnh nói: Ta là vua Diêm-la, bên cạnh Diêm-la không có người hầu, đây là tìm bắt người, người đưa văn thư mở ra trước bàn vua, vua liền phán hai người như Tuệ Giai, v.v… làm thị vệ. Sư Tuệ Giai nói: Xin tụng kinh Pháp Hoa, còn nửa quyển chưa tụng xong, và công đức chưa đủ, cho nên không mãn nguyện. Vua lại phán thả Tuệ Giai, từ xa trông thấy chữ “thả” rõ ràng, vua liền kêu người tìm đến chỗ Tuệ Giai cởi áo, lại kêu được một người nữa đầu có sừng, tướng trạng giống như quỷ tốt, tay cầm roi dài, đánh người này, Tuệ Giai kinh sợ kêu Quán Thế Âm, Di-lặc. Trong chốc lát bèn thấy một vị tăng tay Ấn-độ cầm nhành dương, lại có thêm một người thế tục, như tượng Duy-ma-cật ngày nay, tay cầm nước đồng sa-la, vị tăng này cầm nhành dương phất vào Tuệ Giai, lấy nước đưa cho Tuệ Giai súc miệng, và hỏi: Ông bị bệnh mấy ngày rồi. Tuệ Giai đáp: Năm ngày rồi. Vị tăng nói: sáu ngày sẽ lành. Đến sáng hôm sau thì trong mũi Tuệ Giai chảy máu, liền tỉnh lại. Khi Tuệ Giai lành bệnh, biết tụng kinh dừng nghỉ bị thiếu sót nên nhiễm bệnh, đầu cuối là bảy ngày, nhưng mạng sống lại qua được, Tuệ Giai bình phục như cũ. Từ đó về sau Sư bỏ hết thân mạng của cải, đúc các tượng Di-đà, Quán Âm, Thế chí. Lại in các kinh như Pháp Hoa Tư Ích. hơn hai mươi bộ. Đến niên hiệu Đại Nghiệp năm mười hai Sư bốn mươi ba tuổi, sau không biết Sư qua đời ở đâu.

* Thích Trí Việt: Sư họ Trịnh, Sư xuất gia từ nhỏ, sớm lìa trần tục. Sau đến Kim lăng, lại gặp Trí giả. Ở đầu thành phía bắc, Trí giả trao cho Sư pháp Thiền, Sư hiểu sâu năm môn thông suốt sáu diệu, tụng kinh Pháp Hoa có hơn muôn lần. Bình nước của Sư thường tự đầy, là nhờ năng lực tụng kinh như vậy. Đồ chúng theo học tuy đông, mà rất yên ổn. Sư đến tinh xá núi Hải lộ, nổi tiếng là có sự linh nghiệm lạ, Trí giả thường làm cho ảnh hưởng dấu vết về sau. Một chúng ở núi Thiên Thai, đây đâu lệ thuộc. Vào ngày 23 tháng 11 niên hiệu đại nghiệp năm mười hai, Sư bị bệnh suốt mười ngày, nằm nghiêng bên phải mà qua đời, thọ bảy mươi bốn tuổi, ngày lâm chung núi lở động đất, mọi người trong nước đều thấy nghe.

* Thích Tăng Lãng: Sư còn tên khác là Pháp Lãng, họ Hứa, người ở Nam Dương, hơn hai mươi tuổi muốn xuất gia, chuẩn bị xuất gia thì vợ ngăn không cho, phần nhiều là ở Ngạch châu, hình dáng khác thế tục, Sư có tướng kỳ lạ, ăn uống đồng với thế tục, bị người đương thời coi thường, Sư nuôi một con khỉ, một con chó, thân hình vĩ đại, lông đều màu vàng đỏ, chúng không quen với người khác, chỉ gần gũi sư, ngày đêm theo Sư, không hề xa rời. Đến giờ ăn, Sư lấy bát gỗ cho nó ăn, Pháp Lãng ăn rồi, thức ăn còn dư cho chúng ăn, ăn cùng chén của Sư, ăn xong khỉ lấy chén đội đầu, cỡi lên lưng chó, đi trước Pháp Lãng. Nếu có người cướp đoạt thì chúng cắn, sư Pháp Lãng mặc tình cho chó dạo chơi, đại khái là nó chơi không có chừng hạn.

Cuối đời Trần, đầu đời Tùy, Sư đến ngoài Giang lĩnh. Y phục Sư thô xấu, oai nghi vượt hơn thứ lớp, Sư chống gậy đi bộ, để hộ dưỡng sinh mạng. Bấy giờ, Sư tụng đọc các kinh, nhưng chuyên về Pháp Hoa làm chí nghiệp, giọng tụng của Sư nhạt nhẽo. Sư bèn giữ lòng trong sạch phát nguyện tụng Pháp Hoa, mỗi khi ngồi tụng là bảy quyển. Như vậy không bao lâu, thì âm vận của Sư hài hòa thỏa thích, hoặc như đàn thổi sáo, hoặc giống như gió sấm, tha hồi trầm bổng, câu văn rõ ràng, mà môi mép chẳng động, chỉ chuyển động trong cổ họng, người ở gần bên đến xem, thấy nghe đều lấy làm lạ, tiếng tụng lấy số bảy làm kỳ hạn, cho đến bảy mươi, bảy trăm, bảy ngàn, bảy muôn. Nhưng cánh tay, bàn chân và móng tay, co rút ở bụng, giống như rùa ẩn giấu thân mình. Bấy giờ, có những người đồng với Sư chứa góp thịt, hoặc đến tiệc rượu, mọi người tiếp đãi ăn uống, mà Sư nhâm nhi thịt heo, thật không ngờ được, nên ở đời nói rằng:

“Pháp Hoa Lãng, đồng thời cố rút năm chỗ, thịt heo đầy miệng bụng. Có khi lại đi ngượng dòng sông, khoanh tay trên thuyền, khỉ chó ở bên, đều không vào bờ, chỉ cột mái chèo, tùy ý ở đi. Tuy coi thường trái phép sóng gió, mà trong nháy mắt dừng lại, lại đến nơi ở.

Cuối niên hiệu Đại Nghiệp, vẫn chưa ra khỏi trần tục, mà miệng Sư chỉ nói giặc, sáng chiều không ngừng. Các quan sợ Sư mê hoặc mọi người, nên bèn bắt nhốt rồi giết. Ở Pháp lâm thuộc Tương dương, Sư thong thả giao du, dạo di rất xa, nhân việc ấy mà kể lại.

* Thích Huyền Trí: Không rõ họ và quê quán, Sư xuất gia từ nhỏ, trụ chùa Tùy hóa ở Huỳnh châu, tánh tình chân thật, ôn hòa khiêm cung, lấy việc tụng kinh Pháp Hoa làm chí nghiệp, Sư thường cảm được những điều mầu nhiệm kỳ lạ, nhưng Sư không cho là kỳ lạ. Bấy giờ, vào giữa mùa hè oi bức, các bạn Sư muốn mát mẻ, bèn mời Sư đến, vì muốn chuyện trò vui vẻ nên mọi người đến trước cửa phòng, nhưng thấy vũ vệ nghiêm túc, người ngựa vĩ đại, sợ hãi rồi bảo mọi người cùng đến xem, vẫn như lúc đầu chẳng khác. Lại đến cửa sau, đồ chúng càng đông, nhìn lên hư không đông đúc không có chỗ hở, phần đông là cỡi voi ngựa, giống như các loài quỷ thần, mới biết Sư cảm hóa được người bạn trở lại chỗ cũ. Sáng hôm sau, họ hổ thẹn từ biệt, các bạn bè bèn hết nghi ngờ.

Sư Huyền Trí chuyên tu nghiệp, cuối đời Tùy qua đời tại chùa.

* Thích Tuệ Trĩ:

Không rõ họ, Sư là người ở xứ Thỉ Hưng, xuất gia từ nhỏ, siêng năng tụng tập, tụng kinh Pháp Hoa hơn ba ngàn biến. Vào năm hai mươi ba tuổi, Sư đang nghe luật, bỗng bị bệnh. Suốt mấy tuần Sư nằm mộng thấy có người dẫn đến một Viện, màu đỏ nhạt giống như nhà quan, Sư vào cửa liền thấy quý nhân, thân hình cao tám chín thước, thân mặc áo bào màu xanh sẫm ánh đỏ, đội mão ô-sa và nói rằng: Đấy là vua Diêmla. Vua hỏi: Sư làm hạnh nghiệp gì? Sư đáp: Từ nhỏ đến giờ tụng kinh Pháp Hoa. Vua Diêm-la nói: Hãy tụng đi. Sư liền lên một tòa cao xoay mặt về hướng Tây, tụng kinh Pháp Hoa đến quyển hai, đến giữa phẩm Thí Dụ nói: Thí như Trưởng giả có một ngôi nhà lớn ở trong đó. Vua liền đứng dậy nói: “Pháp sư về đi”, vua Diêm-la sai hai người tiễn Sư, là một người họ Trần, một người không nhớ họ, tiễn ra đến bên đường, dẫn Sư vào một rừng gai, chặt thân Sư làm hai khúc, mỗi người nắm một khúc xuống sông rửa, rồi quăng qua bờ bên kia, do đó Sư liền thức giấc, bệnh cũng giảm nhẹ, mấy ngày sau thì bình phục, có thể đọc tụng. Lại vào năm Sư năm mươi lăm tuổi, thân lại bị bệnh, nằm mộng thấy đứng trên tháp của chùa Quả Tâm. Ở Thỉ Hưng có người xô Sư xuống và nói: Cho ông sống hơn tám mươi tuổi mới qua đời, do đó Sư lành bệnh. Đến niên hiệu đại nghiệp năm mười ba Sư tám mươi hai tuổi, sau đó không biết nơi Sư qua đời.

* Thích Trí Nghiệp:

Sư họ Dương, xuất gia từ nhỏ, trụ chùa Trường lạc ở Dương châu, chuyên tinh giới nghiệp, tụng kinh Pháp Hoa, câu văn thông suốt, giống như rót nước vào bình. Cuối đời Tùy, Vũ Văn Hóa đến ở Dương châu làm phản, giết vua Dương Đế ở cung Vi. Bấy giờ, thiên hạ bị tan rã, trăm họ đói khát, người ở trong cảnh sóng gió tán loạn, một thăng gạo một muôn tiền. Bấy giờ ở Biệt viện, trong một thất nhỏ, chuyên tụng không ngừng, bị chết đói trong phòng, không người chôn cất. Ngôi nhà này bị sụp, hài cốt Sư bị chôn dưới đống đổ nát.

Đến đầu niên hiệu Nghĩa Ninh, sau khi bình định thiên hạ, chỗ đất ấy bỗng mọc lên một cọng hoa sen, hoa nở màu sáng tươi đẹp khác thường. Mọi người lấy làm lạ, chẳng biết lý do. Bấy giờ, ở chùa có vị tăng kỳ đức chứng ngộ nói rằng: Đất này đã có một vị tăng, chuyên tụng kinh Pháp Hoa, lúc ấy đất nước ở vào thời ly loạn nên chết trong ngôi nhà này, không có người chôn cất, hài cốt vùi lấp ở đây, ắt là điềm linh ứng của vị tăng, bèn cho tìm đào gốc hoa, quả nhiên đào được hài cốt, hoa sen xanh, ấy chính là từ trong xương sọ dưới cuống lưỡi vữa nát, cuốn lưỡi như còn sống, đều không hư rã, mọi người trong chùa bèn đem cuốn lưỡi và hoa lên giảng đường, đánh chuông nhóm chúng để tụng Pháp Hoa. Cuống lưỡi ấy nghe kinh, cũng có thể cử động. Người đạo kẻ tục nghe việc ấy đến xem rất đông đúc, chẳng ai không thán phục, và phát tâm cao siêu.

Người ở Tinh châu đời Tùy, tên là Cao Thủ Tiết, gia đình một đời tin thờ, mà Thủ Tiết rất tinh nghiêm. Đến lúc Thủ Tiết mười sáu, mười bảy tuổi đi đến Đại đô, đi đường gặp vị Sa-môn, Sư khoảng sáu mươi tuổi, tự xưng là Hải Vân, sư Hải Vân nói chuyện với Thủ Tiết, do đó Sư Hải Vân nói: Con tụng kinh được không? Thủ Tiết thưa: Tâm con rất chí thành. sư Hải Vân dẫn Thủ Tiết đến núi Ngũ đài, đến một chỗ, thấy ba ngôi nhà tranh, vừa chưa được một người, Thủ Tiết ở trong đó, sư Hải Vân dạy tụng kinh Pháp Hoa rồi đi khất thực, cho Thủ Tiết y thực. Tiết thường thấy vị tăng Ấn-độ đến, nói cười với Sư Hải Vân, rồi đi về phía sau. Sư Hải Vân liền hỏi Thủ Tiết rằng: Ông có biết hướng đi của vị tăng Ấn-độ hay không? Thủ Tiết thưa: Không biết. Sư Hải Vân giống như nói đùa rằng: Đó là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Thủ Tiết tuy nhiều lần được nói cho nghe việc này, nhưng chưa ngộ được ý chỉ ấy. Sau, bỗng nhiên Sư sai Thủ Tiết xuống núi, vào thôn lấy đồ, nhưng Sư dạy rằng: Người nữ là cội gốc của các điều ác, phá hoại đạo Bồ-đề, phá thành Niết-bàn, ông vào trong nhân gian, phải rất cẩn thận, Thủ Tiết cung kính vâng dạ, nghe theo lời dạy xuống núi. Giữa đường gặp một cô gái nữ, khoảng mười bốn – mười lăm tuổi, mặc y phục đẹp, dung mạo thanh nhã diễm lệ, cỡi một con ngựa trắng, đi thẳng đến trước Thủ Tiết, cuối đầu nói với Thủ Tiết rằng: Thân bị bệnh gấp cần phải xuống ngựa, mà ngựa ưa nhảy nhót, tôi ngăn nó không được, xin ông dìu giúp đỡ, để cứu mạng hèn mọn này. Thủ Tiết bèn nhớ lời Sư dạy, rốt cuộc ông không quay đầu nhìn lại. Cô gái cũng đi theo mấy dặm, nói lời hết sức tha thiết. Thủ Tiết vẫn giữ chí như ban đầu, bỗng nhiên cô gái biến mất. Thủ Tiết trở về chỗ cũ, trình bày lại việc ấy. Sư nói rằng: Ông thật là trượng phu, mặc dù như vậy, nhưng đây là Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Thủ Tiết cũng chưa tỉnh ngộ được. Sư cũng nói đùa như vậy. Rồi ông ở đây tụng kinh, suốt trong ba năm, một bộ Pháp Hoa rất được tinh thuần.

Sau đó, ông nghe ở Trường An độ người, tâm mong được cạo tóc, phương tiện sám tối, thưa Sư muốn đi. Sư nói: Ông tụng được kinh Pháp Hoa, có hạt giống Đại thừa nay đã thành tựu, ông muốn đi thì phải theo thầy tốt, một phen từ biệt này, khó gặp lại nhau, ông đến kinh đô nên ở đạo tràng Thiền định, y chỉ Thiền sư Ngọa Luân. Thủ Tiết đến kinh đô xin xuất gia, mà không được toại nguyện, bèn đến chỗ Sư Ngọa Luân. Sư Luân hỏi: Ông từ đâu đến? Thủ Tiết thưa: Từ Ngũ Đài đến, Hòathượng bảo con làm đệ tử Sư. Sư Luận nói: Hòa-thượng tên gì? Thủ Tiết thưa: Tên Hải Vân. Sư Luận kinh ngạc nói: Núi Ngũ Đài là chỗ ở của ngài Văn-thù, Tỳ-kheo Hải Vân tức đồng tử Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm, là Đại thiện tri thức thứ ba, tại sao ông bỏ chánh nhân này, ngàn kiếp muôn kiếp, không thể nào được gặp lại lần nữa, sao sai lầm như vậy. Thủ Tiết mới biết xưa nay, tiếc là không nát thân, ngu tình quyến luyến, cũng mong gặp lại. Thủ Tiết bèn từ biệt Sư Ngọa Luân trở về, bôn ba ngày đêm, về đến chỗ cũ, thì không còn thấy như xưa nữa.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10