TRUYỆN NÓI VỀ VIỆC MỞ RỘNG VÀ KHEN NGỢI KINH PHÁP HOA

Sa-môn Lam Cốc Tuệ Tường soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

GIẢI THÍCH

– Thích Cát Tạng chùa Nhật Nghiêm ở Kinh Đô đời Đường.
– Thích Quán Đảnh chùa U Thê ở núi Ngưu Đầu đời Đường.
– Thích Pháp Dung chùa U Thê ở núi Ngưu Đầu đời Đường.
– Thích Trí Diễm chùa núi Vũ Khâu đời Đường.
– Thích Trí Bạt chùa Già-xà ở Tương Dương đời Đường.
– Thích Tuệ Viễn chùa Ngộ Chân ở núi Lam Điền đời Đường.
– Thích Trí Thông ở núi Ngưu đầu đời Đường.
– Tả Bộc Xạ Tống quốc công Tiêu Vũ đời Đường.
– Thích Tuệ Mân núi Hải Ngu đời Đường (Đàm Huyền Phụ).
– Thích Duyên Quang, nước Tân-la đời Đường.
– Thích Đàm Bích chùa Lưu Thủy ở Tô Châu đời Đường.
– Thích Trí Nghiễm chùa Giới Nghiệp ở Đồng Châu đời Đường.Còn có ba mươi ba vị, chép ở phía sau, cũng có soạn sớ.

– Thích Cát Tạng:

Sư vốn họ An, người nước An-tức, dòng họ lánh nạn dời về Nam Hải, do đó dựng nhà giữa Giao – Quảng. Sau đó, dời về Kim lăng rồi sinh ra Sư. Lúc Sư còn nhỏ, được cha dẫn đến tham kiến ngài Chân Đế xin Sư đặt tên, do đó đặt tên là Cát Tạng. Sau đó, cha dắt đến chỗ Pháp sư Đạo Lãng ở chùa vua nghe giảng. Ngài nghe tới đâu hiểu rõ tới đó, thông ngộ như trời phú. Năm lên bảy tuổi, Sư đến chùa ngài Đạo Lãng xuất gia, nắm bắt hết những then chốt, ngày càng sâu sắc, hễ học hỏi được những gì đều thông đạt yếu chỉ, luận nạn nêu ra thì không ai sánh bằng, ngôn từ sắc sảo đầy sức thuyết phục. Năm lên mười chín tuổi, ở trong chúng giảng nói lại, biện từ trôi chảy, ý tứ sâu sắc, đối đáp thỏa đáng, quả thật tuyệt vời. Tiếng tăm Sư vang khắp vùng Dương ấp, sau khi thọ giới cụ túc tiếng tăm càng cao hơn. Cuối niên hiệu Khai Hoàng, Dương đế lập bốn đạo hoàng ở Tấn Phiên, do quốc ty cung cấp. Vì ngài Cát Tạng là bậc biện giải thông suốt, nên được mời vào Tuệ Nhật, thờ phụng đầy đủ, ưu ái khác thường. Vua lại xây chùa Nhật Nghiêm ở Kinh đô, đặc biệt thỉnh Sư về đó ở. Sư được dân chúng ở Kinh đô kính chuộng nên khéo giảng lại Pháp Hoa, chính vì sự thuận lợi đó nên Sư có dịp mở mang. Vào niên hiệu Đại Nghiệp năm đầu Sư viết hai ngàn bộ Pháp Hoa. Vận nhà Tùy hết, Sư đúc hai mươi lăm pho trượng, bỏ căn phòng đã xây dựng, đến ở một am tranh nhỏ bé. Sớm tối Sư siêng năng, cố gắng sám hối, rồi lại đúc một tượng Phổ Hiền đặt riêng trong thất để hằng ngày ngồi thiền trước tượng, quán kỹ thật tướng, cứ thế nhiều năm không hề thay đổi, cho đến lúc mất. Tuổi tác Sư lúc này suy yếu dần, lại thêm bệnh hoạn, vua sắc ban thuốc hay, sai sứ đến thăm viếng luôn và tỏ vẻ rất ân cần. Nhưng vì Đại pháp, Sư cũng quá lao nhọc. Một hôm, sư tắm gội sạch sẽ mặc y phục mới, đốt hương, rồi bảo họ niệm danh hiệu Phật. Sư ngồi quán tưởng, như lộ nét vui, sắp đến giờ trai đường thì lặng lẽ ra đi, thọ bảy mươi lăm tuổi, nhằm tháng 0 niên hiệu Vũ Đức năm thứ sáu. Theo di chiếu thì để lộ hình thể mà sắc càng tươi tắn, vua hạ chiếu cho người phúng viếng, và đem về Nam sơn an trí khám thờ bằng. Tất cả những lần Sư giảng Pháp Hoa gồm ba trăm lần, cũng sáng tác huyền sớ đến bây giờ vẫn thịnh hành ở đời. Cho đến lúc sắp mất Sư có soạn một bài luận “Không sợ chết”, rồi ném bút mà thị tịch.

– Thích Quán Đảnh:

Tự là Pháp Vân, họ Ngô, người ở xứ Nghĩa hưng thuộc Thường châu. Tổ tiên Sư lánh nạn về Đông Âu, từ đó không trở lại nữa, nay là Chương an ở Lâm hải. Cha mất sớm, mẹ một mình nuôi con, khi Sư mới sinh được ba tháng, bà mẹ muốn đặt tên con, suy nghĩ về về đủ loại nhưng không biết đặt tên gì. Ban đêm bà niệm danh hiệu Phật pháp tăng, Sư cũng niệm theo, tiếng tăm rõ ràng mọi người ai cũng kinh ngạc. Do đó bà đến thưa với Pháp sư Tuệ Cực chùa Nhiếp Tĩnh. Pháp Sư nghe vậy rất vui và khen rằng: Đứa trẻ này là người phi phàm, bèn đặt tên là phi phàm. Năm lên bảy tuổi lại đến làm đệ tử ngài Tuệ Cực, văn từ ngày càng tiến bộ, các nhà huyền Nho đều nể phục. Sư là người thanh tao, phong nhã, tài giỏi, khéo léo nên nổi tiếng ở đương thời. Năm lên hai mươi tuổi thọ giới cụ túc, phước đức viên mãn. Sư càng suy nghĩ về chỗ ở cho mình, nên từ lúc thầy qua đời, Sư lên Thiên Thai học pháp thiền định, vì có chỗ chưa thấu nên theo ngài Tri Giả về Đông, ở Thai

Nhạc. Vào những năm cuối đời ra khỏi tinh xá, xứng tâm khai giảng Pháp Hoa, phá vỡ giỏ lưới, đuổi theo dấu mây, cùng nhau suốt vó, gom giỏ thành nhóm. Có Pháp sư Cát Tạng nhập thất ở Hưng Hoàng, Sư rất vui mừng, kết bạn với nhau rồi một mình về Triết Đông, nghe tin tinh xá xứng tâm, đạo rất hưng thịnh, nhưng ý chưa quyết. Sư tìm nghĩa ký đọc xem chỗ sâu cạn, mới thấu rõ thân tâm, say sưa nghiên cứu. Do đó phế bỏ hội giảng, giải tán thinh chúng, đến ở Thiên Thai, bẩm thọ Pháp Hoa, phát nguyện mở mang. Đến năm bảy mươi tuổi, ngài Trí Giả hiện bệnh, sớm hôm hầu hạ, hết lòng lo lắng, cho đến khi thầy diệt độ, Sư đích thân kế thừa di chỉ, và lãnh thọ các sách vỡ và tín vật của thầy để lại. Than khóc quỳ dâng lại cho Tấn Vương, Tấn Vương cúi đầu đảnh lễ nhận các di vật. Niên hiệu Nhân Thọ năm thứ hai vua ban lệnh rằng: Thiền sư là bậc cao túc của Đại sư giao phó pháp môn, nay lại sai sứ đến thỉnh cầu, mong nhờ ân huệ, và sớ kinh Pháp Hoa. Sư theo sứ về kinh, chờ đợi lai nghi, viết không hết lời. Sư ôm bát quảy tích cất bước vào cung. Hoằng Dương ba mùa hạ, càng khiến vua yêu kính, mỗi lần gặp điều sâu mầu đều đến trình bày thưa hỏi. Sư đối đáp thích hợp với các nghi vấn, xuyên suốt hết sách vở. Sau đó, sai người thân tín tiễn Sư về chùa.

Có lần, người trong thôn Pháp long cách núi hơn ba mươi dặm, bị bệnh không cứu khỏi, điều trị đủ cách vẫn không bớt, con ông vội chạy vào núi cầu cứu, Sư chuyển tụng Pháp Hoa, đốt hương chiên đàn, người bệnh tuy ở xa nhưng vẫn ngữi thấy mùi hương lúa, liền được bình phục. Lại, lãnh địa Lạc An Nam gọi là An châu, xứ ấy cây xanh suối biếc, mạch nước ẩn ngầm, đường đi khó thông, Sư thích du ngoạn cảnh ấy và ngoảnh lại phát thệ rằng: Nếu khiến cho vùng đất này bằng phẳng, thì sau này ta sẽ trở lại giảng kinh, chưa được mấy tuần thì cát trắng trơn khắp, bằng như gương ngọc. Sư nhờ sự lĩnh thông mà hiển hiện. không trái nguyện xưa nên vẫn giảng Pháp Hoa, để đền đáp linh ý. Từ khi Sư thọ nghiệp ở Thiên Thai, lại bẩm đạo ở Hoành Nhạc, chiêm nghiệm ba đời, tông quy chẳng hai, hoặc quán hoặc giảng cũng thường nương theo ý chỉ Pháp Hoa, cho đến nói về pháp môn đốn chỉ quán, bốn niệm, v.v… cũng rất nhiều lần. Vả lại, biện tài của Trí Giả tuôn trào như mây mưa, hoặc giống như lưới trời chợt tuôn anh lạc, nghe bất cứ pháp nào cũng lãnh hội được, và duy nhất một mình Quán Đảnh ghi riêng về ý chỉ của ngài Trí Giả, rồi tự soạn nghĩa ký và các đề mục của tạp văn, tất cả đều khắc vào bia đá. Vào ngày mồng 0 tháng 0 niên hiệu Trinh Quán năm thứ sáu, Sư mất trong tăng phòng chùa Quốc Thanh, thọ bảy mươi hai tuổi. Ban đầu thị hiện ít bệnh nhẹ, không kể dược liệu mà trong thất có mùi thơm lạ. Lúc sắp qua đời, Sư bảo đệ tử rằng: Kinh Di-lặc nói: Lúc Phật sắp diệt độ, khói hương như mây, ông hãy đốt nhiều hương, ta sắp độ đây. Do đó mà nêu rõ lời di giới, lời lẽ sâu sắc, ý tứ thân mật, lúc này môn nhân pháp hữu chiêm ngưỡng rơi lệ. Bỗng nhiên Sư ngồi lên chắp tay như có vẻ cung kính xưng ba lần danh hiệu Nam mô A-diđà Phật, rồi nghiêng mình nằm xuống, sắc mặt tươi tỉnh, lẳng lặng thác hóa. Toàn thân mềm mại, đỉnh đầu còn ấm cả ngày. Có một người bạn đồng học là Trí Hy là bậc chí sĩ thanh cao, ngài mất niên hiệu Trinh Quán năm đầu. Trước lúc qua đời, Sư nói: Ta sinh lên cõi trời Đâu-suất, thấy Tiên sư Trí Giả xếp vào hàng tòa báu, tòa nào cũng có người, chỉ còn một tòa trống bảo rằng sáu năm sau, Pháp sư Quán Đảnh lên đây nói pháp đốt hương, nghiệm lại nghĩa đó tức là ngài Di-lặc đến rước. Tính năm tháng, luận thời gian, xét thấy lời ngài Trí Hy không sai lầm. Vào ngày 09 tháng ấy nhập tháp Sư tại chùa Chí Tướng ở Nam sơn.

– Thích Pháp Dung:

Ngài thuộc họ Vĩ, người Tân Đình ở Diên lăng thuộc Chu Dương. Thuở nhỏ đã thông minh không chịu khổ nhọc, tánh tình thẳng thắng. Tham khảo nhiều kinh sử. Năm hai mươi tuổi xuất gia lìa tục, ẩn cư trong núi rừng, quảy hành trang lên đường tìm thấy, ngàn dặm không ngại, sau đó nương Pháp sư Đại Minh ở chùa Phong lạc núi đệ sơn, nghe giảng Tam luận và các bộ kinh như Hoa Nghiêm Đại phẩm, Đại Tập, Duy-ma, Pháp Hoa, v.v… Nương theo vị thầy này học tập nhiều năm thấu đạt chỗ sâu xa của kinh điển, mặc dầu ở trong chúng đã lâu nhưng chưa ai biết nhiều khi ngài Đại Minh thị tịch, ngài tiếp tục tham học với Pháp sư Thúy ở Cổ quan. Bấy giờ, dưới pháp tòa của Pháp sư Tăng Nhận, pháp lữ đông như cây rừng, ai cũng tranh nhau biện vấn, lời lẽ sắc bén như tên đao, nhưng riêng Pháp Dung che giấu sở trường của mình, thầm tưởng ở trong lòng, đến lúc rảnh rỗi thư giãn, Sư mới trình lên những nghi vấn của mình. Lời lẽ sắc bén, nghĩa lý sâu xa, dều là những điều mà người chưa từng nghe, ngạc nhiên và thán phục, rất mực kính trọng. Rồi thầm nói với người khác rằng: Vị sư này, về sau chắc chắn sẽ thực hành tám không trong Phật pháp. Nhưng theo quy luật vô thường không 6 được sự cho phép của thời gian. Sau này có Pháp sư Khoáng chùa Vĩnh An niên hiệu Vĩnh Gia, pháp sư Mẫn chùa Nhất âm ở cối kê. Pháp sư Mân chùa Định lâm ở chung sơn và Nghĩa Hải đương thời. Ngài Pháp Dung đi khắp các pháp tòa, vui vẻ tự được. Sau đó, trở về chùa U thê núi Ngưu đầu ở Chu Dương cất một ngôi thất riêng, để tinh tu nghiệp cũ. Bạn học xa gần cùng nhau quy về nương tựa. Sư ở trước hang động giảng một bộ kinh Pháp Hoa, bấy giờ vào tháng thạnh đông, tuyết đóng đầy cây cối nhưng chỗ Sư giảng bỗng nở ba đóa hoa sen vàng óng, chúng hội kinh ngạckhen là việc chưa từng có. khi văn kinh vừa giảng xong thì hoa cũng biến mất. Lại có một con nai, thường đến nghe pháp đúng giờ, khi pháp ngưng giảng thì cũng không thấy đến nữa. Những môn nhân phát tâm đều lấy Pháp Hoa làm việc chánh, sau đó không biết Sư mất ở đâu.

– Thích Trí Diễm:

Sư họ Chu, người ở Ngô quận, ông nội Sư tên là Hiến, làm chức Lương viên ngoại tán kỵ thị lang. Cha Sư tên Mân, là phụng trần triều thỉnh. Mẹ Sư họ Trương, lúc mới mang thai Sư nằm mộng thấy lên ngôi tháp cao, ngôi trên bánh xe pháp. Khi sinh ra Sư có nhiều điềm khác thường hơn các trẻ khác, năm lên tám thì xuất gia, thờ Pháp sư Cừ ở chùa Thông Huyền làm thầy. Sau đó, tham cứu các kinh, vượt hơn các bậc tiền bối. Niên hiệu Chí Đức năm thứ ba đời Trần, Kiến Nhân Vương Tề, trăm sự trăm tòa tranh nhau biện vấn, lúc ấy Sư mới hai mươi hai tuổi, có tư chất của bậc anh tài trẻ tuổi, mà mang dáng dấp thần dị của người hoằng thông. Cơ biện ngang dọc mọi người ai cũng kính phục. Lúc đó, Tùy Dương Đế ở Phiên cũng rất kính trọng, khi nhà Đại Đường tóm thâu thiên hạ thì Sư bèn trở về chùa núi Vũ Khâu, ngoài việc giảng dạy tu niệm còn thực hành sám Pháp Hoa, Phổ Hiền, v.v… và tụng Pháp Hoa hơn ba ngàn biến, cảm ứng thầm phù hợp, điềm lành chẳng phải một, lư trầm chưa đốt mà tự bốc khói thơm, tịch quán vừa hết, lại châm nước đầy. Vào tháng 10 niên hiệu Trinh Quán năm thứ tám Sư mất tại chùa trên núi, thọ bảy mươi tuổi. Sư giảng Pháp Hoa hơn ba mươi lần.

– Thích Trí Bạt:

Ngài họ Trương, người ở Tương Dương, thuở nhỏ đã có sẵn tư chất thanh ngộ, kính mến Phật pháp, sáu tuổi xuất gia, ban đầu làm đệ tử của sư Nhuận. Vị này vốn có tề khí nên bèn dắt Sư gởi cho Pháp sư Triết, Pháp sư Triết cũng là bậc cao tăng ở Tương châu, có ghi đủ trong biệt truyện. Lúc mới tụng Pháp Hoa mỗi ngày thuộc năm trang, các lý nhiệm mầu trong kinh, Sư cũng hiểu được quy độ, chỉ có đại ý của chư Phật xuất thế trải qua khoảng thời gian thì mỗi vị một cách không hoằng không thông, Sư đảm nhiệm chức y trì khai ngộ người mê. Nhân lúc Pháp sư Cát Tạng bậc thượng đức ở Đế kinh, là bậc khuôn phép tiêu biểu cho bốn biển, là người thầy sáng của Ba thừa, Sư bèn tìm đến vâng chỉ, thành tâm dốc lòng, hai bên đầu đuôi bảo phải thuật lại. Lời cổ vũ của những vị tài giỏi, nên nói một cách rành rọt, trôi chảy. Ngài Cát Tạng đích thân lên tòa, những lời Trí Bạt hỏi như Nhất thừa là mây, bèn phân làm ba, cũng gọi Nhứt thừa là mưa, chia làm ba giọt mưa, chúng không dám đáp. Cát Tạng nói: Câu hỏi này của Bạt, ý nghĩa rất sâu. Sư giao phó đại pháp cho ông, rồi bảo ông phải giữ gìn. Sau đó, Trí Bạt chống tích về Tương Dương ở chùa Già-xà, luôn ở Thường tế giảng kinh Pháp Hoa, nêu riêng Ngũ Thiên. Vào ngày 1 tháng 09 niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười bốn, Sư ở nhà Trương Công Anh là Thanh Tín Sĩ túc tập thụ nghĩa, khai tựa Pháp Hoa xong, bèn nói nay ta từ biệt các Đại đức, Đàn-việt ở trong xóm này. Lúc đó, mọi người không đoán được lời Sư nói. Thế là Sư thúc thủ thân tâm, mọi người tưởng người nhập định, bèn đến xem thử thì Sư đã tịch rồi. Tăng tục chung cảnh thương tiếc bi ai. Nhưng diện mạo của Sư như còn sống, lại ngồi sừng sững. Tương Vương đích thân đến phúng viếng lễ bái, đốt hương cúng dường, tặng hơn một trăm món đồ, phần mộ cấp cho trên năm ngàn người tế lễ. Sư thọ sáu mươi tám tuổi.

– Thích Tuệ Viễn:

Ngài họ Đỗ, người ở Kinh Triệu. Thuở nhỏ đã không thích chơi đùa, lại kính mến Phật pháp. Mới mười tuổi đã đến chỗ Pháp sư Cát Tạng xuất gia. Khi thọ giới cụ túc, học rộng hiểu nhiều, giảng kinh Pháp Hoa, tự tay viết chương sớ, đến lúc về già, từ giã cảnh đời vào ở Lam cốc, sống trong cảnh thanh nhàn, vui đạo hơn mười năm. Vào niên hiệu Trinh Quán năm thứ mười chín Sư đang nhập hạ ở chùa, lúc đó gặp mùa hạn hán Sư bèn giảng Pháp Hoa để cầu mưa, xa gần nghe vậy mây mù kéo đến, thường thấy hai ông lão đúng giờ đến ngồi, chẳng phải người quen cũ, ngài Tuệ Viễn im lặng ghi, trầm tư kết vấn, lúc chưa khỏi phát đã giảng đến phẩm Dược Thảo Dụ, trời đổ mưa lớn thấm ướt khắp nơi. Từ đó hai ông lão ba ngày rồi không đến nữa. Sau đó, cả hai chống gậy đến, ngài Tuệ Viễn ngạc nhiên hỏi, họ bèn rụt rè đáp: Đệ tử là rồng, nhờ ơn Pháp sư giảng phẩm Thí Dụ để mở cửa phương tiện cho nên đáp đền ân đức đó bằng cách làm mưa. Nhưng lúc chưa cảm ứng, con lại tư tiện sái nước, vì vậy bị Long vương đánh bằng roi. Ngài Tuệ Viễn đắp 0 ba y để hộ niệm thêm thì lúc ấy gió thoảng nhẹ khắp thân Sư, nhưng Sư vốn có tánh khiêm tốn, cho nên tuy gặp sa-di cũng xuống ngựa để hỏi thăm, người kia đáp: Tợ như áo nhuộm, tiên thánh cùng tòa, thầy trò kính nhau nay thành chánh học, phận làm học trò đâu dám không tôn. Ngài Tuệ Viễn thường tụng Pháp Hoa, luôn hiện điều kính cảm. Có khi không châm dầu đốt đèn cả mấy ngày mà vẫn sáng trưng. Sau đó, Sư nhuốm bệnh mấy ngày rồi mất, thọ năm mươi mốt tuổi, lúc đó vào tháng 07 niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi mốt.

Thích Trí Thông:

Ngài họ Trần, ở Tứ châu, xuất gia năm tám tuổi, làm đệ tử Pháp sư Chánh Đạo. Sau đó, tụng và giảng kinh Pháp Hoa ở núi Ngưu đầu, khéo giữ giới luật, hành trì giới luật rất tinh chuyên, hàng phục già trẻ, trai gái tấu chương đều phải nhờ Sư. Xa gần nễ sợ, chùa viện khi hoàn thành chỉ có Sư ở đầu tiên, cả chúng nễ sợ. Sư không chứa của riêng, thường có đôi ngỗng đúng giờ đến nghe giảng.

Sư giảng hơn trăm lượt, hai lần phát ra ánh sáng. Đến ngày 30 tháng 10 niên hiệu Trinh Quán năm thứ hai mươi ba, Sư bảo chúng: Ta xây chùa này (sơn tự) đã sử dụng một muôn quan tiền, tiếc rằng chưa chu tất, nay lại vĩnh biệt, nói xong thì mất, thọ bảy mươi bảy tuổi. Bấy giờ, toàn tăng phòng, điện đường đều rung chuyển, cây cối hoa cỏ chợt biến thành mầu trắng, trải qua một bữa ăn thì mới trở lại trạng thái cũ.

Tử Bộc Xạ tống Quốc Công Tiêu Vũ.

Tự là Thời Phụ, người ở Lam lăng, ông nội là Cao tổ Lương Vũ Đế, cha là Minh Đế. Ông rất kính tin kinh điển, dẹp bỏ ngoại điển. Lúc ở trong yến tiệc cũng thường bảo người khác đem thức ăn chay cho ông. Lại tặng cho Vương Bao một bộ kinh Đại phẩm viết tay, một bộ cà-sa sơn nạp. Tuy ông tuy đảm nhiệm chức vụ tham quốc nhưng không hề bỏ bê việc tụng niệm, viết mười quyển Pháp Hoa nghĩa ký. Lúc đó, ở trong phủ Đệ giảng cho con cháu nghe, ngày chú thích xong, mộng thấy tháp Phật Đa bảo chói lòa giữa hư không. Do đó gọi những người thợ khéo léo làm ngôi tháp mầu này. Vào tháng 06 niên hiệu Trinh Quán năm hai mươi hai ông mất ở cung Ngọc Hoa. Trước lúc qua đời, ông có di chúc rằng: y phục và đạo cụ của ta đều biếu hết cho chùa Tân Lương. Yết-ma như vật của chúng tăng, chiếc sơn nạp của vua ban và thọ bi nạp của Cao Tổ, cùng với thiết như ý, khúc kỷ, phất trần, lò hương, chậu rửa, bình khạc bằng ngọc, mã não châu, mũ quan, khí phục, đều nhập vào của thường trụ, cùng dường mãi mãi.

– Thích Tuệ Mân:

Ngài là người Hà Đông, bản tánh ngay thẳng, phẩm hạnh hơn người. Xuất gia năm chín tuổi, tinh tấn tu hành, tụng kinh Pháp Hoa, ngày tháng trôi qua chẳng bao lâu sau Sư đi tham học khắp các vị danh sư, truy cứu đủ lý mầu.

Năm lên mười bảy, nhận thỉnh về quê, ở chùa Quang Hưng, giảng kinh Pháp Hoa, thính chúng đông nghẹt, hiện rõ nhiều điềm lành, phút chốc hương thơm đặc biệt kết tụ trên hư không. Sau khi Sư thọ cụ túc, càng thêm tinh tấn, mười bảy năm không ra khỏi chùa, từ trước đến nay thường sống đạm bạc, mặc vải thô sơ, ăn rau cải để sống. Em của Sư là Khánh đã dứt bặt sự chế nhạo. Sư nói: “Được như vậy mới khiến cho bầy thú không loạn, đám chim không nhiễu”. Vào đầu đời Đường, Sư lại vượt biển đển ẩn cư ở Ngu sơn hơn hai mươi năm. Môn nhân từ các nơi xa xôi đến thọ giáo thường có trên trăm người. Sư cho rằng đất này phải trồng cây, bèn khích lệ mọi người trồng mấy mươi muôn gốc để đem lại công đức chung cho Tam bảo mai sau. Vào thuở trung niên Sư ở miền Nam, trong một ngôi am tranh riêng, lúc đó có hai chú thỏ và một con hổ đến ở bên cạnh, chúng quanh quẩn trong ngoài nhưng không làm tổn hại nhau, đến nỗi cầm thú thần kỳ thỉnh Sư trao giới. Thuật lại những sự tích của Sư quả thật không thể nói hết. Vũ Dương Công Lý Thế Gia là Đô đốc ở Tô châu và Thứ sử Giang Vương lần lượt thỉnh nhiều lần, Sư cố từ chối không nhận. Vào ngày 11 tháng 0 niên hiệu Trinh Quán năm cuối, Sư mất tại chỗ ở ẩn, thọ bảy mươi bảy tuổi, ba ngày trước lúc qua đời, mùi thơm lạ bay khắp chùa. Cả chúng ngạc nhiên hỏi: Sư đáp, hôm sau ta sẽ đi, sống chết là lẽ thường của con người, gởi thân nơi trần thế hoàn toàn như đi trên mây. Đừng bao giờ khóc lóc, mỗi người hãy nhớ đến vô thường, mau cầu diệt độ, tang lễ xong thì chôn cất theo nghi lễ thông thường của luật. Bia ký trang trí thì đừng bao giờ làm, hãy y theo lời dặn này thì ta đây chẳng cần nói gì nữa. Điều này cho thấy đến lúc qua đời Sư vẫn định tĩnh vô cùng, có thể gọi là một con người kiên trinh.

– Thích Đàm Bảo:

Không biết Sư ở đâu, từ lúc cạo tóc hủy hình thì giới luật không thiếu khuyết, thường giảng kinh Quán Thế Âm, dắt dẫn đạo tục và âm thanh Sư rất thanh thoát, đặc biệt hơn người. Khi lên cao tụng kinh âm 2 hưởng vang xa đến ba mươi dặm.

– Thích Duyên Quang:

Sư là người nước Tân-la, tổ tiên Sư thuộc con cháu của Tam Hàn. Theo Lương viên chức đồ nói: “Nước Tân-la, Ngụy dịch là Tư Lô, Tống dịch là Tân-la, vốn là nước của Đông Di Thần Hàn”. Ngài sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, đời trước đã gieo trồng tín tâm trong sáng nên sớm gặp duyên lành. Xuất gia mặc pháp phục từ thuở còn thơ, siêng năng tu tập, hiểu biết hơn người, nhớ rõ từng mục kinh, ngộ được sự vận hành của tâm, nhưng vì sinh ra ở biên địa, Phật pháp chưa được lưu thông. Bấy giờ, vào giữa niên hiệu Nhân Thọ đời Tùy, Sư lên đường đến nước Ngô gặp Trí Giả hoằng dương kinh điển, Sư hầu cận sớm hôm, nên hạnh giải đều thấu đạt. Trong mấy năm chuyên tinh bỗng nhiên đại ngộ. Trí Giả bảo Sư đăng đàn giảng kinh Pháp Hoa, những vị tài giỏi đều thần phục. Sau đó, Sư ở riêng trong viện Thiên Thai, càng tiến tu thêm diệu quán, chợt thấy mấy vị bảo rằng Thiên-đế thỉnh giảng, Sư im lặng bằng lòng. Thế là bỗng nhiên dứt thở, trải qua mấy ngày nhan sắc vẫn như thường, vẫn quay về bổn thức, chẳng bao lâu công việc hoàn thành họ đưa Sư về nước cùng với mấy mươi người đi trên chiếc thuyền lớn, đến giữa biển bỗng nhiên thuyền không chạy, thấy một người cưỡi ngựa lướt sóng đến, đứng trước thuyền nói: Thần biển thỉnh sư tạm vào cung giảng pháp.

Sư nói: Thân bần đạo nguyện làm lợi ích cho muôn sinh, thuyền và bạn đồng hành chẳng biết làm thế nào.

Người ấy nói: Những người đồng hành và thuyền mong Sư chớ lo.

Thế là cả chúng xuống thuyền. Đi được mấy bước, chỉ thấy một con đường cái bằng phẳng, hoa thơm nở bên đường. Thần biển dắt theo trăm người hầu đến đón Sư vào cung, châu ngọc sáng loáng, chói lòa cả mắt. Sư nhân đó giảng cho họ nghe một biến kinh Pháp Hoa, họ cúng dường Sư châu báu, rồi tiễn Sư lên thuyền.

Khi Sư trở về chốn cũ thường giảng nói kinh này mở rộng cửa pháp, quả thật công phu. Lại vì từ nhỏ Sư đã tụng trì mỗi ngày hơn một biến cho đến khi mãn báo thân, vẫn không bỏ bên việc này. Vào năm sắp tám mươi tuổi Sư mất tại chùa Sư đang ở. Thân xác tuy đã hết nhưng cuống lưỡi Sư vẫn còn. Cả nước biết tin này đều khen là việc chưa từng có. Sư có hai người em gái cũng là Phật tử thuần thành, thâu xá-lợi và lưỡi đem về thờ. Cô thường nghe lưỡi kia tự tụng Pháp Hoa, một cô không biết nơi nào giảng pháp Hoa, nhân đó hỏi thì lưỡi Sư đều giảng cho nghe.

Có vị tăng Liên Nghĩa người Tân-la, năm đó vừa đúng tám mươi tuổi, mặc áo thô sơ, ngày ăn một bữa, khổ hạnh hơn người, cùng ở chung với tôi kể lại chuyện này, nên tôi chép ra đây.

– Thích Huyền Bích:

Chẳng rõ Sư họ gì, là người huyện Ngô ở Tô châu. Thuở nhỏ, Sư xuất gia ở chùa Lưu thủy, ham học hỏi, không biết mệt mỏi, thường đến những hang động để tĩnh tâm quán sát, không bận tâm đến việc đời, thú dữ rắn độc, yêu tinh ác tặc, thường gặp vô số nhưng chúng chưa bao giờ ngỗ ngược mà lại sống rất có tình. Sư thường ngồi trên một chiếc giường đóng bốn tấc, không hề có mảy bụi nhưng Sư chẳng bao giờ nằm. Thường giảng Trung, Bách, nhập nhị môn, nhiếp Đại thừa và các kinh như Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Pháp Hoa, v.v… Người hơn hai mươi châu đều đến nghe pháp. Có lần Sư giảng kinh Pháp Hoa chợt thấy một con chim sẻ, bay từ bên ngoài vào xuống ao dưới chánh điện, ngụm nước rưới đất ba lần từ tòa của thánh tăng đến bên điện Phật, rồi đứng im ở đó mãi đến lúc giảng xong mới bay đi. Cứ như vậy suốt một năm, sau đó mới đến ở luôn. Mỗi khi Sư thượng đường thì nó vỗ cánh dẫn đường, khi Sư xuống tòa thì nó nghiêng mình đi theo. Có lúc Pháp sư bảo múa thì nó liền lượn cánh kéo chân xoay mình quay đầu, chợt bay chợt liệng lúc đến lúc lui, biến đổi tuyệt diệu, khó thể nói hết. Hai năm như vậy quanh quẩn không bay đi đâu, kẻ sĩ văn chương ở mấy châu đều là người tài giỏi mà cũng cùng nhau ca ngợi nó. Sau đó, Thứ sử Giang Vương muốn đến chùa. Trường sử Tư Mã bảo người đến báo cho Pháp sư. Pháp sư nói: Được. Rồi vẫn ngồi thiền như thường lệ, khi Vương đến cổng chùa, Trưởng Sử tự báo, Sư nói biết rồi vẫn ngồi yên như thường, Vương trách sao Sư không đến đón rước rồi quay ngựa ra về. Đến canh một đêm hôm đó, Vương gọi toàn thể tăng chúng vì nước hành đạo, chư tăng đều nhóm họp chỗ Vương, Vương nổi giận lộ ra nét mặt, sai Trường Sử đi ngàn dặm gọi Pháp sư, Pháp sư bảo: Vua vì nước mà truyền kinh, tâm phải hết sức tôn trọng, nếu tâm chưa thanh tịnh mà đến đón tăng. Đại phu khinh mạn không kính Tam bảo, truyền kinh như vậy cũng chỉ phí sức mà thôi, vua ra lệnh trong phủ đem tất cả rượu thịt, năm thứ rau cay đổ bỏ hết, rưới nước thơm lau chùi. Bần đạo lại phải tắm gội sạch sẽ rồi mới chuyển kinh được. Ông hãy đi đi, hôm sau hãy đến. Vương rất giận, bèn sai người đến gọi Pháp sư, Sư vẫn ngồi như cũ, không hề tỏ vẻ sợ hãi, đến ngày hôm sau mới đến chỗ Vương ở. Vương hỏi chư tăng: Huyền Bích là người nào? họ đều nói: Ngài là bậc cao tăng hành thiền. Vương hiểu chút ít rồi sai người mời vào, ông đặt một tòa cao sai ba bốn cô gái đẹp hầu cận ở bên, ngài Huyền Bích nói năng qua loa rồi lễ Phật lên tòa ngồi kiết già, thu thần nhập định suốt bảy ngày, áo trên thân dính đầy bụi nhưng Sư không hề dao động. Vua bèn phát tâm lành rất mạnh, ông hỏi chúng tăng: Phải làm sao để Sư xuất định. Tăng nói: Cúng dường âm nhạc. Vương bèn sai người hầu tấu suốt nửa ngày, Sư mới xả định, ông và phu nhân thỉnh Sư để sám hối, thọ giới. Đem tất cả chồn chó, chim chóc phỏng sanh, Sư khuyên Vương tụng Tâm kinh Bát-nhã. Vương y theo lời khuyên ngày nào cũng tụng, sau đó xả bỏ hết mọi thứ trang sức để đền đáp ân đức của thầy, Sư không nhận vật nào cả mà bảo Vương bố thí. Từ ngày đó trở đi ngày trai nào ông cũng đến chùa, thưa hỏi các yếu chỉ sâu mầu tiếng tăm của công việc hoằng hóa vang khắp xa gần, việc này xảy ra vào giữa niên hiệu Trinh Quán, sau đó chẳng biết Sư mất ở đâu.

– Thích Trí Nghiễm:

Sư họ Nghiêm, người Đồng châu. Thuở nhỏ đã có sẵn tính hiếu học, thanh tao, chân chất hơn người khác, hành động cứng rắn, ngay thật đúng theo phép tắc. Khi lên mười hai, mười ba tuổi tình cờ gặp vị tăng người Ấn-độ, thế là Sư được xuất gia và được thầy dạy dỗ, nuôi dưỡng. Sư ở chùa Giới Nghiệp huyện Triều ấp. Thế rồi sau đó đi khắp nơi tìm thầy học Huyền giáo. Nhiếp luận, Duy thức, Bát-nhã, Duy ma và Pháp Hoa v.v… đều thông suốt đến ý chỉ sâu xa, tột cùng ý nghĩa của nó. Lại thêm vào đó là học văn chương thế tục rất giỏi Lão Trang, lão luyện huyền tình, xuất phát từ trí óc. Chưa đầy mấy năm đã lên làm Pháp tướng. Ngoài những lúc giảng nói Sư lại chuyên tâm vào diệu quán, thường ngồi không nằm, cứ làm như vậy, trong phòng chỉ có một chiếc giường, không có vật gì khác, quả thật đáng gọi là Pháp sư thanh thoát, ngôn hành tuyệt đỉnh. Niên hiệu Hiển Khánh năm thứ ba, tăng ni Phật tử huyện Tiên chưởng ở Thái Châu thỉnh Sư về trụ chùa Linh Tiên, giảng kinh Pháp Hoa. Sư ở chùa Tăng, Hoàn Hương ở trong phòng. Đầu hôm lấy kinh Pháp Hoa lật ra để trên bàn, vừa muốn tìm đọc. Bấy giờ, Hoàn Hương cùng ba người thị giả đều ở chỗ mình. Sư đốt nhang chưa xong chợt thấy trong chữ Phật trên bìa kinh hiện ra ba viên xá-lợi năm màu sáng rực, lan tỏa khắp quyển kinh, lăn tới lăn lui không ngừng. Hoàn Hương đi khắp chùa bảo cho chúng tăng biết để họ đến lễ bái,

mọi người ai cũng muốn thâu lấy xá lợi, xá lợi hút vào trong chữ Phật, tăng chúng lễ bái buồn khóc, đốt nhang phát nguyện thì lại thấy chân dung, xá-lợi vẫn từ chữ Phật tuôn ra, biến hiện không ngừng. Trong khoảnh khắc thì theo nhau ẩn mất vào trong chứ Phật. Kinh Pháp Hoa mà Sư giảng hơn mấy mươi biến, cảm kinh hiện điềm lành khó có thể nói hết. Đó chính là diệu hạnh cao tột, siêu tuyệt hơn bình thường. Có lần Sư và chúng tăng đi đến bờ ao, chư tăng khoát nước rửa ráy. Sư dừng lại nói: Nếu vật của người khác, không cho thì không được lấy, nước ao của người khác đâu được lấy trộm. Lại có lần ngay bữa thọ thực trong mùa hạ, có con ruồi bay vào bình bát, Sư từ từ dùng ngón tay đưa nó vào vách tường. Có người hỏi lý do, Sư đáp: Học đạo phải thực hành vô úy thí. Từ đó, Sư thường tới lui giảng đạo, đi khắp mấy châu, Sư thường lặng lẽ ôm bát quảy y ra đi. Tuy có hương hoa cờ phướn lọng báu trống nhạc đờn ca, xe ngự dậy đất trời, người người đón rước khắp thành quách biên ải, nhưng Sư vẫn thản nhiên không đoái hoài. Sư vẫn thường xem nhẹ nơi mình ở, bao nhiêu ân huệ lợi dường Sư cũng chẳng màng. Vậy mà Sư ở nơi nào cũng thực hành pháp bố thí, nhận đủ ba y cho đến cuối đời vẫn không thay đổi. Vật gì không bẩn thì không bỏ, chỉ còn chút ít thôi. Ý này chính là vật quá tệ thì sẽ vứt bỏ, hạnh nghiệp vững chắc như xưa. Mấy ngày trước lúc qua đời, Sư đi tuần hành khắp nơi, các pháp hữu quan biết từ giã từng người, rồi một hôm, Sư rưới nước quét sân chùa, ngồi thẳng nhập định, tất cả môn đồ, Sư đều bảo họ niệm Phật. Rồi ngay trong định mà thị tịch, bấy giờ, Sư hơn sáu mươi tuổi, đạo tục thương tiếc than khóc bi ai. Ngày cử hành tang lễ họ mặc đồ trắng đi theo sau các vị đệ tử để lễ bái, có hơn muôn người. Lúc đó, bỗng nhiên có mùi thơm lạ xông lên khắp viện suốt hơn bảy ngày, cho đến khi nhập tháp, Sư mới biết Ngài mất đã mấy năm mà lưỡi vẫn không hoại, râu tóc dài thêm hai tấc, nhan sắc như cũ, các bậc trí thức cho là người đắc đạo.

+ Trúc Pháp Thâm ở núi Diệm đông ngưỡng đời Tấn.

+ Trúc Pháp Sùng ở núi Diệm cát hiện đời Tấn.

+ Trúc Pháp Khoáng ở núi Trầm thanh đời Tấn.

+ Thích Tuệ Viễn chùa Đông lâm ở khuông sơn đời Tấn.

+ Thích Tuệ Trí chùa Long khai ở đất Thục đời Tấn.

+ Thích Đạo Dung ở quận Bành thành đời Tấn.

+ Thích Đàm Ảnh ở Trường an đời Tấn (sớ có bốn quyển).

+ Thích Đàm Đế ở núi Hổ khâu đời Tống, Ngô.

+ Thích Tuệ Lượng chùa Hà viên ở kinh đô đời Tống.

+ Thích Tăng Cảnh chùa Định Lâm hạ đời Tống.

+ Thích Đàm Cơ chùa Gia tường ở cối kê đời Tống.

+ Thích Đạo Từ ở Dự châu đời Tống.

+ Thích Đạo Đăng ở Tế châu đời Tề Ngụy.

+ Thích Hoằng Sung chùa Tương cung ở Kinh đô đời Tề.

+ Thích Tăng Tuệ chùa Trúc lâm ở kinh châu đời Tề, Thích Pháp Long ở Lư sơn đời Tề.

+ Thích Bảo Lượng chùa Linh Muội ở Kinh đô đời Lương.

+ Thích Pháp Thông chùa Định Lâm thượng đời Lương.

+ Thích Trí Tạng chùa Khai Thiện ở Chung sơn đời Lương.

+ Thích Pháp Dũng chùa Đại Thiền Chúng ở dương đô đời Trần.

+ Thích Bảo Quỳnh chùa Bành thành ở Dương đô đời Trần.

+ Thích Bảo Hào chùa Quang Hưng ở Đồng châu đời Chu.

+ Thích Đạo Trang trụ đạo tràng Tuệ Nhật ở đông đô đời Tùy (Có sớ 3 quyển).

+ Thích Tuệ Bật chùa An Quốc ở Thường châu đời Tùy.

+ Thích Trí Tụ ở núi Hổ khâu, quận Ngô đời Tùy.

+ Thích Trí Châu ở đạo tràng Nhân Hiếu thuộc Đan Dương đời Tùy.

+ Thích Trí Thác chùa Đại Lâm ở Lư sơn thuộc Cửu Giang đời Tùy.

+ Thích Hoằng Tôn chùa Đại Hưng Thiện ở Kinh đô đời Tùy.

+ Thích Linh Tạng chùa Đại Hưng Thiện ở Kinh đô đời Tùy (còn giảng Quán Âm một ngày hai lần).

+ Thích Tuệ Hải chùa An Lạc ở Giang đô đời Tùy.

+ Thích Tuệ Tịnh chùa Kỷ Quốc ở Kinh đô đời Đường (có sớ 10 quyển).

+ Thích Tăng Phụng chùa Định Thủy ở Kinh đô đời Đường.

+ Thích Tuệ Quân chùa Thông huyền ở Kinh đô đời Đường.

Như trên đều là những vị không chuyên nghiệp nên chỉ nêu ra đề mục. Đồng thời ở trong các bộ khác cũng có nói, nên biết rằng cácvị cao tăng này tiếng thơm không bao giờ mất.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10