HOA NGHIÊM NGUYÊN NHÂN LUẬN
KHÁNH-ANH SA MÔN, CHÙA PHƯỚC-HẬU, LÀNG BÌNH-NINH,
TÒNG BÌNH-LỄ, TRÀ-ÔN CẦN-THƠ NAM-VIỆT, DỊCH RA CHỮ VIỆT.
NGÀY RẰM THÁNG 5, NĂM 1952 NHÂM-THÌN, PHẬT LỊCH 2515

LUẬN CHỦ TÔNG-MẬT SA MÔN, CHÙA QUÊ PHONG,

XUẤT THÂN ĐỜI ĐƯỜNG, BÊN TÀU.

HOA-NGHIÊM NGUYÊN-NHÂN LUẬN TỰ

LỜI TỰA

LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN CÓ LOÀI NGƯỜI CỦA

 KINH HOA-NGHIÊM

VẠN-LINH XUẨN-XUẨN, GIAI HỮU KỲ CĂN.

MUÔN-LINH NHÚC-NHÚC, CHÚNG ĐỀU CÓ GỐC.

VẠN VẬT VÂN VÂN, CÁC QUI KỲ CĂN.

MUÔN VẬT NHÔ-NHÔ, CẢ ĐỀU VỀ CĂN.

VỊ HỮU VÔ CĂN BỔN NHI HỮU CHI DIỆP GIẢ DÃ. HUỐNG TAM-TÀI TRUNG CHI TỐI LINH, NHI VÔ BỔN-NGUYÊN HỒ? THẢ TRI NHÂN GIẢ TRÍ, TỰ TRI GIẢ MINH.

CHƯA HỀ CÓ VẬT GÌ KHÔNG  CĂN BỔN MÀ CÓ NHÁNH NGỌN BAO GIỜ. PHƯƠNG CHI, HỌ ĐÃ BẢO RẰNG GIỮA TAM-TÀI, LOÀI NGƯỜI KHÔN-THIÊNG HƠN CẢ MÀ HÁ LẠI KHÔNG CÓ NGUỒN-GỐC Ư ?

THẢ TRI NHÂN GIẢ TRÍ, TỰ TRI GIẢ MINH.

VẢ LẠI, TA BIẾT NGƯỜI LÀ KHÔN, TA BIẾT TA LÀ SÁNG.

NGÃ KIM  BẨM ĐẮC NHÂN-THÂN, NHI BẤT TỰ TRI SỞ TÒNG  LAI, HẠC NĂNG TRI THA THẾ SỞ THÚ HỒ ?

ĐỜI NAY TA CHỊU ĐƯỢC CÁI THÂN NGƯỜI ĐÂY, ĐÃ CHẲNG TỰ BIẾT TỪ ĐÂU ĐẾN, LẠI LÀM GÌ BIẾT ĐƯỢC CHỔ SẼ ĐẾN ĐỜI SAU ?

HẠC NĂNG TRI THIÊN HẠ CỔ KIM NHÂN SỰ HỒ ?

VÀ LÀM GÌ BIẾT ĐẶNG VIỆC NGƯỜI TỪ XƯA NAY GIỮA THIÊN HẠ ?

CỐ SỔ THẬP NIÊN TRUNG, HỌC VÔ THƯỜNG SƯ, BÁC KHẢO NỘI NGOẠI, DĨ NGUYÊN TỰ THÂN, NGUYÊN CHI BẤT DĨ, QỦA ĐẮC KỲ BỔN.

NÊN TRONG MẤY CHỤC NĂM, HỌC VỚI NHIỀU THẦY, XÉT RỘNG CẢ KINH SÁCH : TRONG ĐẠO, NGOÀI ĐỜI, ĐỂ XÉT THÂN MÌNH, XÉT MÃI CHẲNG THÔI, HẲN TÌM ĐẶNG GỐC.

NHỨT KHÍ, PHẨU VI ÂM DƯƠNG CHI NHỊ, NHỊ SANH THIÊN ĐỊA NHÂN TAM, TAM SANH VẠN VẬT, VẠN VẬT DỮ NHÂN, GIAI KHÍ VI BỔN.

SONG, NHỮNG NGƯỜI HỌC ĐẠO NHO ĐẠO TIÊN. VỚI GẦN, HỌ CHỈ BIẾT TỪ ÔNG ĐẾN CHA, CHUYỀN VÓC NỐI NHAU CHỊU ĐẶNG THÂN ĐÂY. VỚI XA, HỌ CHỈ BIẾT TỪ KHÍ HỔN ĐỘN PHÂN LÀM ÂM DƯƠNG LÀ 2, HAI ẤY SANH RA TRỜI, ĐẤT, NGƯỜI LÀ 3, BA ẤY SANH RA VẠN VẬT; MUÔN VẬT CÙNG NGƯỜI , ĐỀU LẤY KHÍ LÀM GỐC.

TẬP PHẬT-PHÁP GIẢ, ĐÃN VÂN CẬN TẮC TIỀN SANH TẠO NGHIỆP, TÙY NGHIỆP THỤ BÁO, ĐẮC THỬ NHÂN THÂN; VIỄN TẮC NGHIỆP HỰU TÒNG HOẶC, TRIỂN CHUYỂN NÃI CHÍ A-LẠI-DA-THỨC, VI THÂN CĂN BỔN.

NHƯNG KẺ HỌC PHÁP PHẬT, PHÁI THÌ CHỈ NÓI : VỚI GẦN LÀ TỪ CÁI “NGHIỆP” ĐÃ TẠO ĐỜI TRƯỚC, RỒI TÙY THEO NGHIỆP ĐẾN CHỊU QỦA BÁO, MÀ ĐẶNG CÁI THÂN NGƯỜI  ĐÂY; PHÁI THÌ NÓI : VỚI XA LÀ NGHIỆP LẠI DO “MÊ LẦM”, KẾ ĐẾN CHO LÀ “A-LẠI-DA-THỨC” LÀM CĂN BỔN CHO THÂN NẦY.

GIAI VỊ DĨ, CÙNG KỲ LÝ, NHI THẬT VỊ DÃ.

CÁC HỌC GIẢ TRÊN, ĐỀU BẢO ĐÃ TỘT LẼ NHÂN-SINH RỒI, CHỨ THẬT RA THÌ CHƯA PHẢI LÀ CÁI LÝ-ẤY ĐÃ CÙNG ĐÂU !

NHIÊN KHỔNG, LÃO, THÍCH-CA GIAI THỊ CHÍ THÁNH, TÙY THỜI ỨNG VẬT, THUYẾT GIÁO THÙ ĐỒ, NỘI NGOẠI TƯƠNG TƯ CỘNG LỢI QUẦN THỨ.

SONG, CÁC ĐỨC : KHỔNG-TỬLÃO-TỬTHÍCH-CA ĐỀU LÀ BẬC CHÍ-THÁNH, TÙY THỜI THUYẾT GIÁO DẠY NGƯỜI, LẬP PHÁP KHÁC ĐƯỜNG, TRONG NGOÀI GIÚP NHAU, CÙNG LỢI QUẦN SANH.

NHỊ GIÁO DUY QUYỀN, PHẬT KIÊM QUYỀN THẬT.

HAI GIÁO KIA CHỈ LÀ PHÁP QUYỀN, PHẬT-GIÁO GỒM CẢ  QUYỀN VÀ THẬT.

NHIÊN, ĐƯƠNG KIM HỌC-SĨ, CÁC CHẤP NHỨT TÔNG, TỰU SỰ PHẬT GIẢ, NHƯNG MÊ THẬT NGHĨA. CỐ Ư THIÊN ĐỊA NHÂN VẬT, BẤT NĂNG NGUYÊN CHI CHÍ NGUYÊN !

SONG, NGƯỜI HỌC THỜI NAY HỌC TÔNG NÀO THÌ CHẤP TÔNG-PHÁI ẤY, CHO ĐẾN NGƯỜI HỌC-PHẬT, VẪN KHÔNG HIỂU ĐẶNG NGHĨA CHÂN THẬT, NÊN VỚI TRỜI ĐẤT NGƯỜI VẬT, CHẲNG XÉT THẤU TẬN NGUỒN GỐC ĐƯỢC  !

DƯ KIM HUỜN Y NỘI NGOẠI GIÁO-LÝ, SUY CÙNG VẠN PHÁP.

TA NAY TRỞ LẠI NƯƠNG CẢ GIÁO-LÝ NỘI  VÀ NGOẠI, ĐỂ XÉT TỘT MUÔN PHÁP.

SƠ TÒNG THIỂN CHÍ THÂM, Ư TẬP QUYỀN-GIÁO GIẢ, XÍCH TRỆ LINH THÔNG, NHI CỰC KỲ BỔN; HẬU Y LIỂU-GIÁO, HIỂN THỊ TRIỂN CHUYỂN SANH KHỞI CHI NGHĨA, HỘI THIÊN LINH VIÊN, NHI CHÍ Ư MẠT.

TRƯỚC TỪ CẠN ĐẾN SÂU, VỚI KẺ HỌC QUYỀN-GIÁO, QUỞ TRÁCH CHỔ NGĂN TRỆ KIẾN ĐƯỢC THÔNG SUỐT, ĐỂ TỘT ĐẾN GỐC; SAU NƯƠNG GIÁO LIỂU-NGHĨA, CHỈ RÕ LẼ LẦN LƯỢT SANH KHỞI, GOM LỆCH CHO TRÒN, ĐỂ ĐẾN VỚI NGỌN.

VĂN  HỮU TỨ THIÊN, DANH NGUYÊN NHÂN LUẬN.

VĂN CÓ 4 THIÊN, DANH-ĐỀ LÀ “NGUYÊN NHÂN LUẬN”.

***

THIÊN THỨ NHỨT

HA XÍCH MÊ CHẤP

QUỞ TRÁCH KẺ HỌC NHO, TIÊN MÀ CHẤP MÊ

NHO ĐẠO NHỊ GIÁO, THUYẾT NHÂN SÚC ĐẲNG LOẠI, GIAI THỊ HƯ VÔ ĐẠI ĐẠO SANH THÀNH DƯỠNG DỤC.

HAI NHÀ ĐẠO-NHO ĐẠO-TIÊN, ĐỀU NÓI CÁC LOÀI : NGƯỜI, SÚC…ĐỀU DO NƠI CÁI ĐẠO-LỚN HƯ-VÔ ĐẺ NÊN NUÔI NẤNG.

VỊ ĐẠO PHÁP TỰ NHIÊN, SANH Ư NGƯƠN-KHÍ, NGƯƠN-KHÍ SANH THIÊN ĐỊA, THIÊN ĐỊA SANH VẠN VẬT.

HỌ BẢO RẰNG : “ĐẠO Y NƠI LẼ TỰ-NHIÊN, RỒI SANH RA NGƯƠN-KHÍ; NGƯƠN-KHÍ ĐẺ RA TRỜI ĐẤT; TRỜI ĐẤT NỞ RA MUÔN VẬT.

CỐ TRÍ NGU QÚY TIỆN,  BẦN PHÚ KHỔ LẠC, GIAI BẨM Ư THIÊN, DO Ư THỜI MẠNG.

NÊN KẺ KHÔN NGƯỜI DẠI, KẺ SANG NGƯỜI HÈN, KẺ KHỔ NGƯỜI VUI, ĐỀU BẨM THỌ NƠI TRỜI, DO NƠI THỜI VẬN VỚI MẠNG SỐ.

CỐ TỬ HẬU KHƯỚC QUY THIÊN ĐỊA, PHỤC KỲ HƯ-VÔ.

NÊN SAU KHI CHẾT, TRỞ VỀ TRỜI ĐẤT, HUỜN LẠI NƠI HƯ-VÔ.

NHIÊN, NGOẠI GIÁO TÔNG CHỈ,   ĐÃN TẠI HỒ Y THÂN LẬP HẠNH, BẤT TẠI CỨU CÁNH THÂN CHI NGUYÊN DO.

SONG, TÔNG-CHỈ CỦA NGOẠI-GIÁO,  CHÍNH Ở NƠI  NƯƠNG THÂN LẬP HẠNH, KHÔNG Ở NGUYÊN-DO XÉT TỘT THÂN.

SỞ THUYẾT VẠN VẬT BẤT LUẬN TƯỢNG NGOẠI.

CÓ NÓI ĐẾN VẠN VẬT, CŨNG CHẲNG BÀN ĐẾN NGOÀI TƯỢNG TRỜI…

TUY CHỈ  ĐẠI-ĐẠO VI BỔN, NHI BẤT BỊ MINH THUẬN NGHỊCH KHỞI DIỆT NHIỄM TỊNH NHÂN DUYÊN.

MẶC DÙ CHỈ ĐẠI-ĐẠO LÀM GỐC MÀ HỌ CHẲNG ĐỦ LẼ ĐỂ NÓI RÕ NHỮNG NHÂN DUYÊN: THUẬN NGHỊCH, SINH DIỆT VÀ NHIỄM TỊNH GÌ.

CỐ TẬP GIẢ BẤT TRI THỊ QUYỀN, CHẤP CHI VI LIỂU.

NẾU KẺ-HỌC CHẢ BIẾT LÀ PHÁP QUYỀN, LẠI CHẤP CHO LÀ LIỂU NGỘ.

KIM LƯỢC CỬ NHI CẬT CHI.

GIỜ ĐÂY, SƠ LƯỢC TRÍCH RA, ĐỂ GẠN HỎI ĐÓ.

SỞ NGÔN VẠN VẬT GIAI TÒNG ĐẠI-ĐẠO HI SANH GIẢ, ĐẠI ĐẠO TỨC THỊ SANH TỬ HIỀN NGU CHI BỔN, KIẾT HUNG HỌA PHÚC CHI CƠ.

CHỖ MÀ HỌ NÓI “ VẠN VẬT ĐỀU DO NƠI : ĐẠI-ĐẠO ĐẺ SANH RA” ĐÓ, THÌ ĐẠI-ĐẠO CHÍNH LÀ GỐC CỦA SANH TỬ, HIỀN NGU VÀ LÀ CÁI NỀN CỦA KIẾT HUNG, HỌA PHÚC.

CƠ BỔN KÝ KỲ THƯỜNG TỒN, TẮC HỌA LOẠN HUNG NGU BẤT KHẢ TRỪ DÃ; PHƯỚC KHÁNH HIỀN THIỆN BẤT KHẢ ÍCH DÃ.

“NỀN GỐC” ĐÃ LÀ THƯỜNG CÒN, THÌ VỚI ĐIỀU HỌA, CƠN LOẠN, ĐỨA HUNG, KẺ NGU, CHẲNG THỂ TRỪ ĐƯỢC ! VIỆC PHƯỚC, SỰ MAY, BẬC HIỀN, NGƯỜI LÀNH, CŨNG CHẢ ÍCH GÌ !

HÀ  DỤNG LÃO, TRANG CHI GIÁO DA ?

THẾ THÌ, VỚI GIÁO-LÝ CỦA HỌ LÃO, HỌ TRANG, CÓ DÙNG CHI Ư ?

HỰU, ĐẠO DỤC HỔ LANG, THAI KIỆT, TRỤ, YỂU NHAN, NHIỄM, HỌA DI, TỀ, HÀ DANH TÔN  HỒ ?

LẠI NỮA, ĐẠO SANH DỤC RA CỌP, SÓI, ĐẠO CHỬA-ĐẺ RA VUA KIỆT, VUA TRỤ, ĐẠO LÀM CHO THẦY NHAN, THẦY NHIỄM ĐỀU CHẾT YỂU, ĐẠO KIẾN CHO ÔNG DI, ÔNG TỀ ĐỀU BỊ HỌA, THẾ THÌ ĐẠO NÓ CÓ TÔN QÚY GÌ ?

HỰU NGÔN VẠN VẬT GIAI THỊ TỰ NHIÊN SANH HÓA, PHI NHÂN DUYÊN GIẢ.

HỌ LẠI NÓI : MUÔN VẬT ĐỀU TỰ-NHIÊN HÓA SANH, CHỨ KHÔNG CÓ NHÂN DUYÊN ẤY.

TẮC  NHỨT THIẾT VÔ NHÂN DUYÊN XỨ, TẤT ƯNG SANH HÓA, VỊ THẠCH ƯNG SANH THẢO, THẢO ƯNG SANH NHÂN, NHÂN SANH SÚC ĐẲNG.

THẾ THÌ TẤT CẢ CHỖ KHÔNG NHÂN DUYÊN, ĐỀU NÊN SANH HÓA, NGHĨA LÀ :  ĐÁ NÊN SANH CỎ, CỎ NÊN ĐẺ NGƯỜI, NGƯỜI NÊN ĐẺ SÚC-VẬT, CÁC THỨ.

HỰU, ƯNG SANH VÔ TIỀN HẬU, KHỞI VÔ TẢO VÃN  : THẦN TIÊN BẤT TẠ ĐAN DƯỢC, THÁI BÌNH BẤT TẠ HIỀN LƯƠNG, NHÂN NGHĨA BẤT TẠ GIÁO TẬP.

LẠI NỮA, LẼ RA ĐẺ LUÔN  KHÔNG LUẬN TRƯỚC SAU, SANH MÃI CHẲNG PHÂN CHIỀU SỚM; VỚI QUẢ THẦN TIÊN CHẢ CẦN NHỜ THUỐC LINH-ĐAN; VỚI ĐỜI THÁI BÌNH NÀO PHẢI CẬY BẬC HIỀN LƯƠNG, NHÂN NGHĨA  CŨNG CHẲNG CẦN CHỈ DẠY.

LÃO TRANG CHÂU KHỔNG HÀ DỤNG  LẬP GIÁO VI QUỸ TẮC HỒ ?

CÁC NGÀI : LÃO-TỬ, TRANG-TỬ, CHÂU-CÔNG, KHỔNG-TỬ DÙNG ĐIỀU GÌ ĐỂ LẬP-GIÁO  LÀM MẪU-MỰC ĐÓ Ư ?

HỰU NGÔN GIAI TÙNG NGƯƠN-KHÍ  NHI SANH THÀNH GIẢ.

LẠI BẢO RẰNG : “ĐỀU TỪ NƠI NGƯƠN-KHÍ  ĐỂ SANH THÀNH RA ĐÓ.”

TẮC HỐT SANH CHI THẦN, VỊ TẰNG TẬP LỰ, KHỞI ĐẮC ANH-HÀI TIỆN NĂNG ÁI Ố KIÊU TỨ DIÊN ?

THẾ THÌ CÁI TINH-THẦN BỔNG NHIÊN MỚI SANH, CHƯA HỀ TẬP QUEN LO NGHĨ GÌ HẾT, NHƯ ĐỨA BÉ VỪA LỌT LÒNG, HÁ LIỀN ĐÃ BIẾT : THƯƠNG, GHÉT, MONG MUỐN, SUY TƯ VẬY SAO ?

NHƯỢC NGÔN HỐT HỮU, TỰ NHIÊN TIỆN NĂNG TÙY NIỆM ÁI Ố ĐẲNG GIẢ, TẮC NGŨ ĐỨC, LỤC NGHỆ, TẤT NĂNG TÙY NIỆM NHI GIẢI, HÀ ĐÃI NHÂN DUYÊN HỌC TẬP NHI THÀNH ?

NẾU VIỆN LẼ RẰNG : “BỞI BỔNG DƯNG MÀ CÓ, NÊN RỒI TỰ NHIÊN BÈN HAY TÙY NIỆM MÀ CÓ ÁI Ố HỈ NỘ” ĐÓ; NẾU THẾ THÌ 5 ĐỨC, 6 NGHỀ CŨNG TỰ NHIÊN BÈN TÙY NIỆM MÀ HIỂU BIẾT LUÔN ĐI, CHỚ SAO LẠI CÒN ĐỢI CÓ NHÂN-DUYÊN HỌC-TẬP  RỒI MỚI THÀNH ?

HỰU NHƯỢC SANH THỊ BẨM KHÍ NHI HỐT HỮU, TỬ THỊ KHÍ TÁN NHI HỐT VÔ, TẮC THÙY VI QUỶ THẦN  HỒ ?

LẠI NỮA, VỚI SANH LÀ BỞI NGƯƠN-KHÍ HIỆP LẠI NÊN BỔNG DƯNG MÀ CÓ, VỚI TỬ LÀ BỞI NGƯƠN-KHÍ TÁN RA NÊN BỔNG DƯNG MÀ KHÔNG; THẾ THÌ CÁI GÌ CÒN ĐỂ LÀM QUỶ THẦN ?

THẢ THẾ HỮU GIÁM ĐẠT TIỀN SANH, TRUY ỨC VÃNG SỰ; TẮC TRI SANH TIỀN TƯƠNG TỤC, PHI BẨM KHÍ NHI HỐT HỮU.

VẢ LẠI, GIỮA ĐỜI CÓ KẺ TỰ XEM THẤY KIẾP TRƯỚC, NGƯỜI THÌ TỰ NHỚ LẠI VIỆC ĐỜI XƯA; THÌ BIẾT RẰNG ĐỜI TRƯỚC TIẾP TỤC NHAU, CHỚ CHẲNG PHẢI LÀ BẨM THỤ NGƯƠN-KHÍ  BỔNG DƯNG CÓ THÂN-THỂ.

HỰU QUỶ-THẦN LINH TRI BẤT ĐOẠN, TẮC TRI TỬ HẬU PHI KHÍ TÁN NHI HỐT VÔ.

LẠI XÉT : QUỶ-THẦN CÓ LINH-THIÊNG TỎ BIẾT CHẲNG DỨT; THẾ THÌ BIẾT RẰNG SAU KHI CHẾT RỒI, KHÔNG PHẢI KHÍ TÁN BỔNG NHIÊN KHÔNG HẲN.

CỐ TẾ TỰ CẦU ĐẢO, ĐIỂN TỊCH HỮU VĂN.

NÊN CÚNG THỜ CẦU KHẤN, SÁCH VỞ CÓ BÀI.

HUỐNG TỬ NHI TÔ GIẢ, THUYẾT U ĐỒ SỰ; HOẶC TỬ HẬU CẢM ĐỘNG THÊ TỬ, THÙ BÁO ÂN OÁN KIM CỔ GIAI HỮU DA ?

HUỐNG NỮA, CÓ KẺ CHẾT ĐI RỒI SỐNG TRỞ LẠI, THUẬT CHUYỆN CHỐN ÂM-PHỦ; NGƯỜI THÌ CHẾT RỒI HỒN NHẬP VỢ CON, ĐỂ ĐỀN ƠN TRẢ THÙ. NHỮNG VIỆC NHƯ TRÊN, XƯA NAY ĐỀU CÓ.

NGOẠI NẠN VIẾT, NHƯỢC NHÂN TỬ VI QUỶ, TẮC CỔ LẠI CHI QUỶ, ĐIỀN TẮC HẠNG LỘ, HỢP HỮU KIẾN GIẢ, NHƯ HÀ BẤT NHĨ ?

KẺ NGOẠI VẤN NẠN : NẾU NGƯỜI CHẾT RỒI LÀM QUỶ, THẾ THÌ NHỮNG QUỶ TỪ XƯA TỚI NAY, NÓ Ở LẤP CHẬT HẾT CẢ ĐƯỜNG HẺM TRONG XÓM, ĐẾN LỘ LỚN NGOÀI ĐỒNG, LẼ RA CÓ KẺ THẤY, CỚ SAO KHÔNG THẤY NHƯ VẬY  ?

ĐÁP VIẾT, NHÂN TỬ LỤC ĐẠO, BẤT TẤT GIAI VI QUỶ, QUỶ PHỤC VI NHÂN ĐẲNG, KHỞI CỔ LAI TÍCH QUỶ THƯỜNG DA ?

TRẢ LỜI RẰNG : “NGƯỜI TA SAU KHI CHẾT, TÙY MỖI HẠNH-NGHIỆP, PHẢI LUÂN HỒI TRONG LỤC-ĐẠO, HÀ TẤT ĐỀU CHỈ LÀM QUỶ; MÀ LOÀI QUỶ CŨNG TRỞ LẠI LÀM NGƯỜI HOẶC LÀM SÚC… CHỚ LẼ NÀO XƯA NAY CHỈ TỒN TẠI CÓ MỘT LOÀI QUỶ MÃI Ư ?”

THẢ THIÊN ĐỊA CHI KHÍ, BỔN VÔ TRI DÃ, NHÂN BẨM VÔ TRI CHI KHÍ, AN ĐẮC HỐT KHỞI NHI HỮU TRI HỒ ?

VẢ LẠI, KHÍ CỦA TRỜI ĐẤT CŨNG NHƯ KHÔNG KHÍ TRONG VŨ-TRỤ, CÁI KHÍ ẤY VỐN LÀ VẬT VÔ TRI VÔ GIÁC, NGƯỜI BẨM LẤY KHÍ VÔ TRI ẤY, SAO ĐẶNG BỔNG DƯNG NỔI LÊN TRI GIÁC Ư ?

THẢO MỘC DIỆC GIAI BẨM KHÍ, HÀ BẤT TRI HỒ ?

CỎ CÂY CŨNG ĐỀU BẨM KHÍ ẤY, SAO NÓ CHẲNG CÓ TRI GIÁC Ư ?

HỰU NGÔN, BẦN PHÚ QUÝ TIỆN, HIỀN NGU THIỆN ÁC, CÁC HUNG HỌA PHƯỚC, GIAI DO THIÊN MẠNG GIẢ.

HỌ LẠI NÓI : “NGHÈO, GIÀU, SANG, HÈN, HIỀN, NGU, THIỆN, ÁC, VIỆC LÀNH, DỮ, ĐIỀU HỌA, PHÚC ĐỀU DO Ở MẠNG TRỜI ẤY CẢ”.

TẮC THIÊN CHI PHÚ MẠNG, HỀ HỮU BẦN ĐA, PHÚ THIỂU, TIỆN ĐA, QUÝ THIỂU, NÃI CHÍ HỌA ĐA, PHƯỚC THIỂU ? CẨU ĐA THIỂU CHI PHÂN TẠI THIÊN, THIÊN HÀ BẤT BÌNH HỒ ?

THẾ THÌ, ĐỒNG LÀ CÁI MẠNG CỦA TRỜI CHO, MÀ SAO LẠI CÓ NHIỀU KẺ NGHÈO, ÍT KẺ GIÀU, ĐỨA HÈN PHẦN NHIỀU, NGƯỜI SANG PHẦN ÍT, NHẪN ĐẾN HỌA THÌ NHIỀU, PHÚC THÌ ÍT ? NẾU MÀ CÁI PHẦN NHIỀU ÍT ĐÓ LẠI LÀ TẠI TRỜI CHO, THÌ TRỜI SAO LẠI MÀ BẤT BÌNH THẾ Ư ?

HUỐNG HỮU VÔ HẠNH NHI QUÝ, THỦ HẠNH NHI TIỆN, VÔ ĐỨC NHI PHÚ, HỮU ĐỨC NHI BẦN, NGHỊCH CÁC NGHĨA-HUNG, NHÂN YỂU BẠO THỌ, NÃI CHÍ HỮU ĐẠO GIẢ TÁNG, VÔ ĐẠO GIẢ HƯNG.

PHƯƠNG CHI, KẺ KHÔNG HẠNH TỐT ĐƯỢC SANG, NGƯỜI GIỮ HẠNH KIỂM LẠI BỊ HÈN, KẺ ÁC-ĐỨC ĐƯỢC GIÀU, NGƯỜI HIỀN-ĐỨC BỊ NGHÈO, KẺ LÀM NGHỊCH ĐƯỢC LÀNH, NGƯỜI LÀM NGHĨA BỊ  DỮ,  KẺ LÀM BẤT-THIỆN ĐƯỢC SỐNG LÂU, NGƯỜI LÀM THIỆN BỊ CHẾT YỂU, NHẪN ĐẾN NGƯỜI CÓ ĐẠO-ĐỨC THÌ BỊ SUY TÀN, BỌN VÔ ĐẠO LẠI ĐƯỢC HƯNG THẠNH !

KÝ GIAI DO THIÊN, THIÊN NÃI HƯNG BẤT ĐẠO, NHI TÁNG HỮU ĐẠO, HÀ HỮU PHƯỚC THIỆN ÍCH KHIÊM CHI THƯỞNG, HỌA DÂM HẠI DINH CHI PHẠT DIÊN ?

ĐÃ MỖI SỰ GÌ CŨNG ĐỀU DO TRỜI, MÀ TRỜI  LẠI LÀM HƯNG VƯỢNG CHO KẺ VÔ ĐẠO; THẾ THÌ ĐÂU CÓ CÁI ĐIỀU THƯỞNG RẰNG : “PHÚC CHO KẺ LÀM THIỆN, KHIÊM TỐN THÌ ĐƯỢC NGƯỜI GIÚP ĐỠ”. LẠI ĐÂU CÓ ĐIỀU PHẠT RẰNG : “LÀM TỘI LỖI THÌ MANG HỌA, GÂY NHIỀU ĐIỀU ÁC THÌ BỊ HẠI”.

HỰU, KÝ HỌA LOẠN PHẢN NGHỊCH, GIAI DO THIÊN-MẠNG, TẮC THÁNH-NHÂN THIẾT GIÁO, TRÁCH NHÂN BẤT TRÁCH THIÊN, TỘI VẬT BẤT TỘI MẠNG, THỊ BẤT ĐÁNG DÃ.

LẠI NỮA, ĐÃ LÀ CÁC ĐIỀU : HỌA, LOẠN, PHẢN, NGHỊCH, ĐỀU DO THIÊN-MẠNG, THẾ THÌ ĐỨC THÁNH-NHÂN LẬP GIÁO PHÁP RA ĐÓ LÀ CHẲNG CHÁNH ĐÁNG GÌ CẢ ! VÌ CHỈ TRÁCH NGƯỜI, CHẲNG TRÁCH TRỜI, QUY TỘI CHO VẠN VẬT CHỚ KHÔNG QUY TỘI CHO MẠNG ! ?

NHIÊN TẮC, THI THỨ LOẠN-CHÁNH, THƯ TÁN VƯƠNG-ĐẠO, LỄ XƯNG AN THƯỢNG, NHẠC HIỆU DI PHONG, KHỞI THỊ PHỤNG THƯỢNG THIÊN CHI Ý, THUẬN TẠO-HÓA CHI TÂM HỒ ?

VẬY THÌ, KINH-THI CHÊ CHÁNH-TRỊ RỐI RẮM, KINH THƯ KHEN ĐẠO CỦA ĐẾ-VƯƠNG, KINH-LỄ LÀM VUI LÒNG KẺ TRÊN, KINH-NHẠC THAY ĐỔI PHONG TỤC, ĐÂU PHẢI LÀ VÂNG THEO Ý CỦA THƯỢNG-THIÊN, THUẬN VỚI TÂM CỦA TẠO-HÓA Ư ?

THỊ TRI CHUYÊN THỬ GIÁO GIẢ, VỊ NĂNG NGUYÊN NHÂN !

THẾ BIẾT RẰNG : “CHỈ HỌC ĐẠO NHO, ĐẠO LÃO CŨNG CHƯA CÓ THỂ  XÉT THẤU NGUỒN GỐC NGUYÊN NHÂN CỦA LOÀI NGƯỜI ĐẶNG !”

***

THIÊN THỨ HAI

HA XÍCH THIÊN THIỂN

QUỞ TRÁCH KẺ HỌC PHẬT MÀ CHẤP MÊ LỆCH-CẠN

PHẬT-GIÁO TỰ THIỂN CHÍ THÂM, LƯỢC HỮU NGŨ ĐẲNG : NHỨT NHÂN THIÊN GIÁO, NHỊ TIỂU THỪA GIÁO, TAM ĐẠI THỪA “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO, ĐẠI THỪA “PHÁ-TƯỚNG” GIÁO,

(THƯỢNG TỨ TẠI THỬ THIÊN TRUNG)

NGŨ NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH GIÁO,

(TẠI ĐỆ TAM THIÊN TRUNG)

ĐỐI VỚI GIÁO LÝ TỪ CẠN ĐẾN SÂU CỦA PHẬT-GIÁO, SƠ LƯỢC CÓ 5 THỪA:

1) NHÂN-THIÊN GIÁO

2) TIỂU-THỪA GIÁO

3) ĐẠI THỪA “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO

4) ĐẠI THỪA “PHÁ-TƯỚNG” GIÁO

(4 GIÁO TRÊN Ở TRONG “THIÊN THỨ HAI” NẦY)

5) NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH GIÁO

(Ở TRONG “THIÊN THỨ BA” )

 NHÂN-THIÊN GIÁO

GIÁO-PHÁP DẠY ĐẠO LÀM “NGƯỜI”, LÀM “TRỜI”

PHẬT VỊ SƠ-TÂM-NHÂN, THẢ THUYẾT TAM THẾ NGHIỆP-BÁO, THIỆN-ÁC NHƠN QUẢ.

VÌ NHỮNG NGƯỜI MỚI-PHÁP-TÂM, PHẬT CHỈ NÓI CÁC PHƯƠNG-PHÁP : “NGHIỆP-BÁO 3 ĐỜI VÀ THIỆN-ÁC NHƠN-QUẢ”.

VỊ TẠO THƯỢNG PHẨM THẬP ÁC, TỬ ĐỌA ĐỊA-NGỤC, TRUNG PHẨM NGẠ-QUỶ, HẠ PHẨM SÚC-SANH.

NGHĨA LÀ LÀM 10 ĐIỀU ÁC : BẰNG BẬC “THƯỢNG” CHẾT ĐỌA ĐỊA-NGỤC; BẰNG BẬC “TRUNG” CHẾT ĐỌA NGẠ-QUỶ; BẰNG BẬC “HẠ” CHẾT ĐỌA SÚC-SANH.

CỐ PHẬT THẢ LOẠI THẾ NGŨ THƯỜNG CHI GIÁO.

CHO NÊN, ĐỨC PHẬT LẠI THUẬN THEO GIÁO-PHÁP TRÊN  THẾ GIAN, CŨNG NHƯ “NGŨ-THƯỜNG” CHẲNG HẠN, ĐỂ CHÚNG-SINH TRONG CÕI TA-BÀ DỄ THÂM NHẬP LỜI PHẬT DẠY.

LINH TRÌ NGŨ-GIỚI,

KHIẾN GIỮ 5 ĐIỀU RĂN,

ĐẮC MIỄN TAM-ĐỒ, SANH NHÂN ĐẠO TRUNG.

ĐẶNG KHỎI 3 ĐƯỜNG-DỮ, ĐƯỢC SANH LÀM NGƯỜI.

TU THƯỢNG PHẨM THẬP THIỆN, CẬP THÍ GIỚI ĐẲNG, SANH LỤC DỤC THIÊN; TU TỨ THIỀN BÁT ĐỊNH, SANH SẮC GIỚI VÔ SẮC GIỚI THIÊN.

TU PHÁP “THẬP THIỆN” BẰNG BẬC THƯỢNG VÀ BỐ-THÍ TRÌ-GIỚI…ĐƯỢC SANH Ở 6 CÕI TRỜI DỤC; TU 4 THIỀN 8 ĐỊNH ĐƯỢC SANH Ở CÁC CÕI TRỜI SẮC, VÔ-SẮC.

CỐ DANH NHÂN-THIÊN GIÁO DÃ.

NÊN GỌI LÀ “NHÂN-THIÊN GIÁO” VẬY.

CỨ THỬ GIÁO TRUNG, NGHIỆP VI THÂN BỔN.

CĂN CỨ NGAY NƠI GIÁO-PHÁP ĐỂ DẠY NGƯỜI-TRỜI ĐÂY, THÌ THẤY “CÁI-NGHIỆP” NÓ LÀM GỐC CHO THÂN NGƯỜI, THÂN TRỜI.

KIM CẬT CHI VIẾT, KÝ DO TẠO NGHIỆP THỌ NGŨ ĐẠO THÂN, VỊ THẨM THÙY NHÂN TẠO NGHIỆP, THÙY NHÂN THỌ BÁO ?

NAY GẠN HỎI RẰNG : “ĐÃ DO TẠO NGHIỆP, RỒI CHỊU CÁI THÂN Ở 5 NGẢ ; CHƯA BIẾT NGƯỜI  NÀO TẠO NGHIỆP, AI CHỊU QUẢ BÁO ?”

NHƯỢC THỬ NHÃN NHĨ THỦ TÚC NĂNG TẠO NGHIỆP GIẢ, SƠ TỬ CHI NHÂN, NHÃN NHĨ THỦ TÚC UYỂN NHIÊN, HÀ BẤT KIẾN VĂN TẠO TÁC ?

NẾU MẮT, TAI, TAY, CHÂN ẤY LÀ THỨ HAY TẠO ĐƯỢC NGHIỆP; THÌ NGƯỜI MỚI CHẾT, MẮT TAI TAY CHÂN VẪN CÒN SỜ SỜ ĐÓ,  SAO MẮT CHẲNG THẤY, TAI CHẲNG NGHE, TAY CHÂN CHẲNG TẠO TÁC GÌ CẢ ?

NHƯỢC NGÔN TÂM TÁC, HÀ GIẢ THỊ TÂM ?

NẾU BẢO RẰNG DO “TÂM” TẠO NGHIỆP, THÌ “TÂM” LÀ CÁI RA SAO ?

NHƯỢC NGÔN NHỤC-TÂM, NHỤC-TÂM HỮU CHẤT, HỆ Ư THÂN NỘI, NHƯ HÀ TỐC NHẬP NHÃN NHĨ, BIỆN NGOẠI THỊ PHI, THI PHI BẤT TRI, NHÂN HÀ THỦ XẢ ?

NẾU NÓI “TÂM” LÀ TRÁI-TIM, THÌ TRÁI-TIM LÀ MỘT VẬT-THỂ CÓ HÌNH DẠNG, Ở TRONG “THÂN” THUỘC VỀ SẮC-PHÁP, THÌ  BẰNG CÁCH NÀO LẠI VÀO MẮT TAI MAU CHÓNG ĐỂ HIỂU RÀNH  SỰ VIỆC PHẢI, TRÁI BÊN NGOÀI ? SỰ PHẢI TRÁI THIỆN ÁC CHẲNG HIỂU, THÌ DO ĐÂU LẠI BIẾT ĐIỀU THIỆN NÊN LÀM, ĐIỀU ÁC NÊN BỎ ?

THẢ TÂM DỮ NHÃN NHĨ THỦ TÚC CÂU VI CHẤT NGẠI, KHỞI ĐẮC NỘI NGOẠI TƯƠNG THÔNG, VẬN ĐỘNG ỨNG TIẾP, ĐỒNG TẠO NGHIỆP DUYÊN ?

VẢ LẠI, QUẢ “TIM” VỚI MẮT, TAI, TAY, CHÂN ĐỀU LÀ VẬT-THỂ CỨNG CHẮC, NGĂN NGẠI VỚI NHAU, THÌ KHÔNG THỂ SUỐT THÔNG TRONG NGOÀI, ĐỂ CÙNG NHAU VẬN-ĐỘNG TẠO NGHIỆP Ư ?

NHƯỢC NGÔN, ĐÃN THỊ HỶ NỘ ÁI Ố, PHÁT ĐỘNG THÂN KHẨU, LINH TẠO NGHIỆP GIẢ, HỶ NỘ ĐẲNG TÌNH, SẠ KHỞI SẠ DIỆT, TỰ VÔ KỲ THỂ, TƯƠNG HÀ VI CHỦ, NHI TÁC NGHIỆP DA ?

NẾU NÓI : “CÁC ĐIỀU MỪNG, GIẬN, YÊU, GHÉT NÓ PHÁT KHỞI NƠI THÂN VÀ MIỆNG, RỒI KHIẾN CHO THÂN-MIỆNG TẠO-NGHIỆP ĐÓ; THẾ THÌ CÁC THỨ TÌNH CẢM  VUI, BUỒN, THƯƠNG, GHÉT ẤY, LÚC CÓ KHI KHÔNG, NÊN CHẲNG CÓ THẬT THỂ GÌ CẢ, THÌ LẤY CHI LÀM CHỦ, ĐỂ TẠO TÁC RA NGHIỆP ĐƯỢC Ư ?

THIẾT NGÔN, BẤT ƯNG NHƯ THỬ BIỆT BIỆT SUY TẦM, ĐÔ THỊ NGÃ THÂN TÂM NĂNG TẠO NGHIỆP GIẢ. THỬ THÂN DĨ TỬ, THÌ THỌ KHỔ LẠC CHI BÁO ?

LẠI NÓI RẰNG : “ CHẲNG NÊN RIÊNG BIỆT GIỮA THÂN VÀ TÂM SUY TÌM NHƯ THẾ, MÀ LÀ THÂN HIỆP VỚI TÂM NÊN TẠO NGHIỆP ĐƯỢC” ĐÓ, VẬY XIN HỎI KHI THÂN ẤY ĐÃ CHẾT RỒI, THÌ AI CHỊU NGHIỆP BÁO KHỔ  HAY VUI ?

NHƯỢC NGÔN TỬ HẬU CÁNH HỮU THÂN GIẢ, KHỞI HỮU KIM NHỰT THÂN TÂM TẠO TỘI TU PHƯỚC, LINH THA HẬU THẾ THÂN TÂM THỌ KHỔ THỌ LẠC ?

NẾU BẢO RẰNG : “ SAU KHI CHẾT RỒI, LẠI CÒN CÁI THÂN KHÁC NỮA; CÓ LẼ NÀO THÂN-TÂM Ở ĐỜI NẦY TẠO TỘI HAY TU PHƯỚC, LẠI KHIẾN CHO CÁI THÂN-TÂM KHÁC Ở ĐỜI SAU PHẢI CHỊU KHỔ HAY VUI ?

CỨ THỬ, TẮC TU PHƯỚC GIẢ KHUẤT THẬM, TẠO NGHIỆP GIẢ HẠNH THÂM, NHƯ HÀ “THẦN-LÝ” NHƯ THỬ VÔ ĐẠO ?

CỨ THEO LẼ TRÊN ĐÓ, THÌ NGƯỜI TU PHƯỚC BỊ OAN ỨC LẮM ! KẺ TẠO ÁC NGHIỆP LẠI ĐƯỢC HƯỞNG PHƯỚC LÀNH !   VẬY THÌ “LẼ CHÍ CÔNG” SAO CÒN LÀM CHUYỆN OAN ỨC, LỘN XỘN VÔ-ĐẠO NHƯ THẾ Ư ?

CỐ TRI ĐÃN TẬP THỬ GIÁO GIẢ, TUY TÍN NGHIỆP DUYÊN, BẤT ĐẠT THÂN BỔN.

NÊN BIẾT RẰNG NGƯỜI CHỈ HỌC “ĐẠO LÀM NGƯỜI, LÀM TRỜI” ĐÂY,  TUY TÍN NGHIỆP-BÁO 3 ĐỜI, NHÂN DUYÊN THIỆN-ÁC NHƠN-QUẢ, CHỨ CHƯA BIẾT ĐƯỢC NGUỒN GỐC CỦA CÁI THÂN NẦY.

TIỂU-THỪA GIÁO

GIÁO-PHÁP DẠY ĐẠO LÀM “THANH-VĂN”, “DUYÊN-GIÁC”

THUYẾT HÌNH HÀI CHI SẮC, TƯ LỰ CHI TÂM, TÒNG VÔ THỈ LAI, NHÂN DUYÊN LỰC CỐ, NIỆM NIỆM SANH DIỆT, TƯƠNG TỤC VÔ CÙNG. NHƯ THỦY QUYÊN QUYÊN, NHƯ ĐĂNG DIỆM DIỆM.

NÓI RẰNG : “ CÁI SẮC-THÂN BẰNG HÌNH-HÀI, CÁI TÂM-THỂ BẰNG SUY-NGHĨ PHÂN-BIỆT, TỪ VÔ-THỈ ĐẾN NAY ĐỀU CÓ, LÀ DO NHÂN DUYÊN SANH, BỞI VÌ MỖI NIỆM SANH DIỆT, NỐI NHAU KHÔNG CÙNG. TỶ NHƯ NƯỚC CHẢY LIÊN TỤC  TẠO THÀNH “DÒNG NƯỚC”, ĐÈN CHÁY LIÊN TỤC TẠO THÀNH “NGỌN LỬA”.

THÂN TÂM GIẢ HIỆP, TỰ NHỨT TỰ THƯỜNG.

THÂN VÀ TÂM GIẢ HỢP LẠI CHẲNG RỜI NHAU , NÊN NÓI RẰNG : “HÌNH NHƯ LÀ MỘT”. THÂN VÀ TÂM GIẢ HỢP LẠI NIỆM NIỆM SANH DIỆT TƯƠNG TỤC NHAU MÃI, NÊN GỌI LÀ : “DƯỜNG NHƯ LÀ THƯỜNG”.

PHÀM PHU BẤT GIÁC, CHẤP CHI VI NGÃ, BỬU THỬ NGÃ CỐ, TỨC KHỞI THAM, SÂN, SI ĐẲNG TAM ĐỘC.

KẺ KHÔNG TỈNH BIẾT, LẠI CHẤP THÂN-TÂM NẦY LÀ CỦA “TA”,  TÔN TRỌNG QUÝ BÁU,  LIỀN SANH RA “ PHIỀN –NÃO ” THAM, SÂN, SI  3 ĐỘC, LÀM CHƯỚNG NGẠI CHO “PHÁP-THÂN HUỆ-MẠNG” CỦA TA.

TAM ĐỘC KÍCH Ý, PHÁT ĐỘNG THÂN KHẨU, TẠO NHỨT  THIẾT NGHIỆP.

BA ĐỘC THAM, SÂN, SI LÀM NHÂN CHO Ý-NGHĨ, RỒI THÂN MIỆNG LÀM THEO, TẠO TÁC NÊN TẤT CẢ NGHIỆP.

NGHIỆP THÀNH NAN ĐÀO, CỐ THỤ NGŨ ĐẠO KHỔ LẠC ĐẲNG THÂN, TAM GIỚI THẮNG LIỆT ĐẲNG XỨ.

NGHIỆP ĐÃ THÀNH, KHÓ TRỐN QUẢ-BÁO, NÊN CHỊU KHỔ VUI TRONG 5 ĐƯỜNG :  “ TRỜI, NGƯỜI, SÚC SINH, NGẠ QUỶ, ĐỊA NGỤC.” TUY NGHIỆP “CHUNG” Ở CÙNG MỘT CÕI TRONG TAM GIỚI, MÀ TÙY THEO NGHIỆP “RIÊNG” CÓ HƠN HAY KÉM KHÁC NHAU.

NGŨ ĐẠO  :   “TRỜI, NGƯỜI, SÚC SINH, NGẠ QUỶ, ĐỊA NGỤC.”

Trong đây không kể “A TU LA” và “TIÊN”, vì hai đạo này nhiếp vào các nẻo kia. Như A-tu-la thì có thiên A-tu-la, nhơn A-tu-la, quỉ A- tu-la, súc A–tu-la. Tiên thì có thiên tiên, quỉ tiên cho đến súc tiên, chẳng hạn như hồ tiên cho đến long tiên …

Ư SỞ THỌ THÂN, HUỜN CHẤP VI NGÃ, HOÀN KHỞI THAM  SÂN SI, TẠO NGHIỆP THỤ BÁO.

VỚI CÁI THÂN ĐÃ CHỊU QUẢ-BÁO, LẠI CHẤP LÀ “TA”, NÊN TRỞ LẠI KHỞI NIỆM THAM SÂN SI , RỒI TẠO NGHIỆP THỤ BÁO NỮA !

THÂN TẮC SANH LÃO BỊNH TỬ, TỬ NHI PHỤC SANH; GIỚI TẮC THÀNH TRỤ HOẠI KHÔNG, KHÔNG NHI PHỤC THÀNH.

SẮC-THÂN THÌ CÓ : “SANH, GIÀ, BỊNH, CHẾT”, CHẾT RỒI LẠI SANH CỨ NỐI NHAU LIÊN TỤC KHÔNG DỨT; THẾ-GIỚI THÌ CÓ : “THÀNH, TRỤ, HOẠI,  KHÔNG”, KHÔNG RỒI TRỞ LẠI THÀNH CŨNG TƯƠNG TỤC KHÔNG DỪNG NHƯ SẮC-THÂN VẬY.

KIẾP KIẾP SANH SANH, LUÂN HỒI BẤT TUYỆT, VÔ THỈ VÔ CHUNG, NHƯ CẤP TỈNH LUÂN.

KIẾP NẦY KIẾP KHÁC, ĐỜI NỌ ĐỜI KIA, LUÂN HỒI XOAY VẦN CHẲNG DỨT; KHÔNG CÓ KHỞI ĐẦU CŨNG KHÔNG CÓ KẾT THÚC, CŨNG NHƯ BÁNH XE TRÒN QUAY LÊN QUAY XUỐNG MÚC NƯỚC GIẾNG HẰNG NGÀY VẬY .

ĐÔ DO BẤT LIỂU THỬ THÂN, BỔN BẤT THỊ NGÃ; BẤT THỊ NGÃ GIẢ, VỊ THỬ THÂN BỔN NHÂN SẮC-TÂM HÒA HỢP VI TƯỚNG.

ĐỀU BỞI CHẲNG RÕ THÂN NẦY VỐN CHẲNG PHẢI “TA”; CHẲNG PHẢI TA ẤY, NGHĨA LÀ THÂN-NẦY GỐC BỞI “SẮC-PHÁP” VÀ “TÂM-PHÁP” HIỆP LẠI NHAU ĐỂ LÀM CÁI TƯỚNG-GIẢ.

KIM SUY TẦM PHÂN TÍCH, SẮC HỮU ĐỊA THỦY HỎA PHONG CHI TỨ ĐẠI, TÂM HỮU THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC CHI TỨ UẨN; NHƯỢC GIAI THỊ NGÃ, TẮC THÀNH BÁT NGÃ.

BÂY GIỜ ĐÂY , XÉT TÌM PHÂN TÍCH RA, THÌ “SẮC-UẨN” THUỘC VỀ THÂN DO 4 CHẤT ĐẠI LÀ: “ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA” CÙNG KHẮP HIỆP LẠI THÀNH THÂN ; CÒN “TÂM-UẨN” THÌ CÓ 4 TÁNH- NĂNG LÀ : “THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC” CÙNG KHẮP THUỘC VỀ TÂM; NẾU ĐỀU LÀ TA, THÌ THÀNH 8 CÁI “TA”.

“ĐẤT” LÀ CHẤT-ĐẶT LÀ TA ?

“NƯỚC” LÀ  CHẤT-LỎNG LÀ TA ?

“GIÓ” LÀ  CHẤT-HƠI LÀ TA ?

“LỬA” LÀ  CHẤT-ẤM LÀ TA ?

“THỌ”  LÀ HAY CHỊU-ĐỰNG SỰ TỐT HAY XẤU LÀ TA ?

“TƯỞNG” LÀ TƯỞNG-TƯỢNG , NHỚ-NGHĨ  LÀ TA ?

“HÀNH” LÀ MỖI NIỆM DỜI-ĐỔI KHÔNG DỨT LÀ TA ?

“THỨC” LÀ NHẬN BIẾT PHÂN-BIỆT LÀ TA ?

NẾU THẬT LÀ “TA”, THÌ NGƯỜI TU HÀNH SẼ THÀNH 8 VỊ PHẬT ?

HUỐNG ĐỊA ĐẠI TRUNG, PHỤC HỮU CHÚNG ĐA, VỊ TAM BÁCH LỤC THẬP ĐOẠN CỐT, NHỨT NHỨT CÁC BIỆT BÌ MAO CÂN NHỤC CAN TÂM, TỲ THẬN, CÁC BẤT TƯƠNG THỊ.

HUỐNG NỮA ĐẤT  Ở TRONG THÂN, CÒN CÓ RẤT NHIỀU : NHƯ 3 TRĂM 60 KHÚC XƯƠNG MỖI MỖI ĐỀU KHÁC ;  DA, LÔNG, GÂN, THỊT, GAN, TIM, “TỲ” LÀ LÁ-LÁCH,THẬN, MỖI VẬT CŨNG KHÁC, CHẲNG PHẢI CÙNG NHAU.

CHƯ TÂM-SỞ  ĐẲNG DIỆC CÁC BẤT ĐỒNG, KIẾN BẤT THỊ VĂN, HỶ BẤT THỊ NỘ, TRIỂN CHUYỂN NÃI CHÍ BÁT VẠN TRẦN LAO.

TẤT CẢ CÁC TÂM-SỞ, ĐỀU CHẲNG ĐỒNG : THẤY CHẲNG PHẢI NGHE, MỪNG CHẲNG PHẢI GIẬN, LẦN LƯỢT CHO ĐẾN 84 NGÀN TRẦN-LAO PHIỀN-NÃ0 CŨNG NHƯ VẬY.

KÝ HỮU THỬ CHÚNG ĐA CHI VẬT, BẤT TRI ĐỊNH THỦ HÀ GIẢ VI NGÃ ?

ĐÃ CÓ RẤT NHIỀU MÓN NHƯ VẬY, CHẲNG BIẾT PHẢI LẤY CÁI NÀO LÀM “TA” ?

NHƯỢC GIAI THỊ NGÃ, NGÃ TỨC BÁCH THIÊN, NHỨT THÂN CHI TRUNG ĐA CHỦ PHÂN LOẠI !

NẾU MỖI THỨ ĐỀU LÀ “TA”, TỨC NHIÊN NHIỀU ĐẾN HÀNG TRĂM, HÀNG NGÀN CÁI  “TA” LẬN, THÌ TRONG 1 CÁI THÂN LẠI CÓ NHIỀU “CHỦ-THỂ” LÀM “TA”, THÀNH RA RỐI LOẠN KHÔNG BIẾT CÁI “NGÔ NÀO MỚI THẬT SỰ LÀ “TA” ĐÂY ? !

LY THỬ CHI NGOẠI, PHỤC VÔ BIỆT PHÁP.

LÌA RA NGOÀI 5 UẨN, THÌ KHÔNG CÒN CÓ PHÁP GÌ NỮA.

PHIÊN PHÚC SUY NGÃ, GIAI BẤT KHẢ ĐẮC, TIỆN NGỘ THỬ THÂN ĐÃN THỊ CHÚNG DUYÊN, TỰ HÒA HỢP TƯỚNG, NGUYÊN VÔ NGÃ NHÂN, VI THÙY THAM SÂN, VI THÙY SÁT ĐẠO, THÍ, GIỚI (TRI KHỔ ĐẾ DÃ); TOẠI BẤT TRỆ TÂM Ư TAM GIỚI HỮU LẬU THIỆN ÁC (ĐOẠN TẬP ĐẾ DÃ); ĐÃN TU VÔ NGÃ QUÁN TRÍ (ĐẠO-ĐẾ), DĨ ĐOẠN THAM ĐẲNG, CHỈ TỨC CHƯ NGHIỆP, CHỨNG ĐẮC NGÃ KHÔNG CHÂN NHƯ (DIỆT-ĐẾ).

SUY ĐI NGHĨ LẠI ĐỂ TÌM XÉT CÁI “TA” ĐỀU CHẲNG THỂ ĐƯỢC, LIỀN HIỂU CÁI THÂN ĐÂY CHỈ DO CÁC DUYÊN, NHƯ CÁI TƯỚNG 5 UẨN HÒA-HỢP, BỔN-NGUYÊN KHÔNG CÓ  “TA”,  KHÔNG CÓ “NGƯỜI”, THÌ AI THAM-SÂN ?, AI SÁT-ĐẠO ? AI BỐ-THÍ TRÌ-GIỚI CHO ĐẾN AI BIẾT KHỔ-ĐẾ ?; SUY CHO CÙNG TẬN THÌ “KHỔ-ĐẾ”  LÀ DO “TẬP-ĐẾ” LÀM NGUYÊN-NHÂN TẠO TÁC HOẶC “THIỆN” HAY “ÁC”  VỐN CŨNG KHÔNG CÓ THẬT-THỂ;  THÀNH THỬ “TÂM” KHÔNG CÒN  ƯA THÍCH  Ở NƠI  3 CÕI THIỆN ÁC HỮU-LẬU; CHỈ  MUỐN  TU CÁI TRÍ “ĐẠO-ĐẾ”  QUÁN XÉT CÁI “TA” VÔ-NGÃ, ĐỂ DỨT CÁC ĐIỀU : THAM, SÂN, SI, THÔI HẲN CÁC SỰ TẠO NGHIỆP, CHỨNG ĐẶNG “DIỆT-ĐẾ” LÝ CHÂN NHƯ KHÔNG NGÃ.

NÃI CHÍ ĐẮC A-LA-HÁN QỦA, KHÔI THÂN DIỆT TRÍ, PHƯƠNG ĐOẠN CHƯ KHỔ.

CHO ĐẾN ĐẮC QỦA A-LA-HÁN, CÁI THÂN VÀ TRÍ ĐỀU DIỆT, VÀO CẢNH GIỚI VÔ-VI, ĐỂ HƯỞNG QỦA VUI TỊCH-DIỆT NIẾT-BÀN, MỚI ĐOẠN HẾT CÁC KHỔ TRONG 3 CÕI THIỆN ÁC HỮU-LẬU.

CỨ THỬ TÔNG TRUNG, DĨ SẮC TÂM NHỊ PHÁP, CẬP THAM SÂN SI VI CĂN-THÂN KHÍ-GIỚI CHI BỔN DÃ.

NGƯỜI TU THEO PHÁP TỨ-ĐẾ : BIẾT KHỔ-ĐẾ THÌ PHẢI DỨT TẬP-ĐẾ, ƯA MẾN QỦA VUI “TỊCH-DIỆT NIẾT-BÀN” CỦA DIỆT-ĐẾ THÌ PHẢI HÀNH ĐẠO-ĐẾ, ĐỀU LẤY 2 PHÁP SẮC-TÂM VÀ THAM-SÂN-SI ĐỂ LÀM GỐC CHO CẢ TRONG CĂN-THÂN LẪN NGOÀI KHÍ-GIỚI.

QUÁ-KHỨ VỊ-LAI, CÁNH VÔ BIỆT PHÁP VI BỔN.

VỚI ĐỜI QUÁ-KHỨ ĐÃ QUA, ĐỜI VỊ-LAI CHƯA ĐẾN, CŨNG KHÔNG CÓ PHÁP GÌ KHÁC NGOÀI  2 PHÁP  SẮC-TÂM VÀ THAM-SÂN-SI ĐỂ LÀM CĂN BỔN.

KIM  CẬT CHI VIẾT, PHÙ KINH SANH LỤY THẾ, VI THÂN BỔN GIẢ, TỰ THỂ TU VÔ GIÁN ĐOẠN.

NAY GẠN HỎI RẰNG : “XÉT VỀ CÁI MÀ LÀM CĂN-BẢN CHO THÂN-TÂM TỪ ĐỜI NẦY TRẢI QUA NHIỀU KIẾP KHÁC, TẤT NHIÊN TỰ-THỂ CỦA NÓ CẦN PHẢI KHÔNG HỀ GIÁN-ĐOẠN MỚI ĐƯỢC CHỚ !”.

KIM NGŨ THỨC KHUYẾT DUYÊN BẤT KHỞI (CĂN CẢNH ĐẲNG VI DUYÊN), Ý-THỨC HỮU THỜI BẤT HÀNH. (MUỘN TUYỆT, THỤY MIÊN, DIỆT TẬN ĐỊNH, VÔ TƯỞNG ĐỊNH, VÔ TƯỞNG THIÊN)

NAY THIẾU “CĂN” VÀ “CẢNH” LÀM DUYÊN THÌ 5 THỨC TRƯỚC “MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI ,THÂN” CHẲNG KHỞI “CÁI BIẾT” LIÊN-TỤC  ĐƯỢC; CÓ KHI BẤT-TỈNH, NGỦ-MÊ, , NHẬP DIỆT-TẬN ĐỊNH,  NHẬP VÔ-TƯỞNG ĐỊNH,  LÀM TRỜI VÔ-TƯỞNG, “Ý-THỨC” BỊ GIÁN-ĐOẠN CHẲNG HIỆN HÀNH ĐƯỢC.

VÔ SẮC GIỚI THIÊN, VÔ THỬ TỨ ĐẠI, NHƯ HÀ TRÌ ĐẮC THỬ THÂN, THẾ THẾ BẤT TUYỆT ?

CÁC VỊ TRỜI Ở CÕI VÔ-SẮC, CHẲNG CÓ CÁI THÂN BẰNG TỨ-ĐẠI “ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA”, THÌ PHẢI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ  DUY TRÌ ĐẶNG CÁI THÂN CHO MỖI ĐỜI CHẲNG DỨT ĐOẠN HẲN Ư ?

THỊ TRI CHUYÊN THỬ GIÁO GIẢ, DIỆC VỊ NGUYÊN NHÂN.

THẾ BIẾT RẰNG :  CHỈ HỌC TIỂU-THỪA GIÁO “THANH-VĂN”, “DUYÊN-GIÁC” CŨNG  CHƯA XÉT  TẬN  NGUỒN-GỐC NGUYÊN-NHÂN CÓ  ĐƯỢC CÁI THÂN CỦA LOÀI NGƯỜI !

ĐẠI THỪA “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO

TU ĐỦ HAI PHẦN “TỰ LỢI, LỢI THA”, CHỨNG ĐẶNG HAI LẼ “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, NÊN NÓI LÀ ĐẠI THỪA, LẠI NÓI RỘNG ĐỦ CÁC PHÁP-TƯỚNG, NÊN KÊU LÀ  “PHÁP-TƯỚNG” GIÁO.

THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU TÌNH, VÔ THỈ DĨ LAI, PHÁP NHĨ HỮU BÁT CHỦNG THỨC.

NÓI RẰNG : “TẤT CẢ CHÚNG-HỮU-TÌNH, TỪ XƯA TỚI NAY, 8 CHỦNG THỨC VẪN CÓ NHƯ VẬY”.

Ư TRUNG, ĐỆ BÁT A-LẠI-DA THỨC, THỊ KỲ CĂN BỔN, ĐỐN BIẾN CĂN-THÂN, KHÍ-GIỚI, CHỦNG-TỬ, CHUYỂN SANH THẤT THỨC, GIAI NĂNG BIẾN HIỆN TỰ PHẦN SỞ DUYÊN, ĐÔ VÔ THẬT PHÁP.

TRONG  8 THỨC, THỨC A-LẠI-DA THỨ 8 LÀM CĂN BỔN, ĐỂ BIẾN HIỆN RA CĂN-THÂN, KHÍ-GIỚI VÀ CHỦNG-TỬ; LẠI CÒN CHUYỂN SANH RA 7 THỨC  TRƯỚC KIA  “MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI ,THÂN, Ý VÀ MẠT-NA ”; ĐỀU CÓ KHẢ NĂNG BIẾN HIỆN RA “TỰ-CHỨNG PHẦN” LÀ THỂ CỦA 8 THỨC, ĐỂ LÀM CẢNH SỞ-DUYÊN CHO “KIẾN PHẦN” LÀ PHẦN NHẬN BIẾT VÀ “TƯỚNG PHẦN” LÀ CẢNH BỊ NHẬN BIẾT. CHO NÊN, NGOÀI THỨC-THỂ RA, TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CÓ PHÁP GÌ THẬT CÓ NỮA.

NHƯ HÀ BIẾN DA ? VỊ NGÃ PHÁP PHÂN BIỆT, HUÂN TẬP LỰC CỐ, CHƯ THỨC SANH THỜI, BIẾN TỰA NGÃ PHÁP, ĐỆ LỤC THẤT THỨC VÔ MINH PHÚ CỐ, DUYÊN THỬ CHẤP VI THẬT NGÃ THẬT PHÁP. NHƯ HOẠN MỘNG GIẢ, HOẠN MỘNG LỰC CỐ. TÂM TỰA CHỦNG CHỦNG NGOẠI CẢNH TƯỚNG HIỆN. MỘNG THỜI CHẤP VI THẬT HỮU NGOẠI VẬT, NGỘ LAI PHƯƠNG TRI DUY MỘNG SỞ BIẾN.

HOẠN (TRỌNG BỊNH TÂM HÔN KIẾN DỊ SẮC NHÂN VẬT)

HOẠN LÀ BỊ BỊNH NẶNG, TÂM HÔN MÊ, MẮT THẤY CẢNH SẮC NGƯỜI VẬT LẠ LÙNG.

MỘNG (MỘNG TƯỞNG SỞ KIẾN)

MỘNG LÀ CHIÊM-BAO, NẰM NGỦ MƠ THẤY CẢNH NẦY, NGƯỜI NỌ.

THỨC BIẾN NHƯ THẾ NÀO ? – NÓI RẰNG : VÌ CHẤP NGÃ VÀ PHÁP, NÊN MỖI ĐỀU PHÂN BIỆT, THÀNH RA SỨC HUÂN-TẬP; KHI MÀ CÁC THỨC SANH, THÌ BIẾN HIỆN RA IN TUỒNG NHƯ CÓ NGÃ CÓ PHÁP, THẾ MÀ Ý-THỨC VÀ MẠT-NA-THỨC THỨ 6, 7 BỊ VÔ-MINH CHE TỐI, NHÂN ĐÓ MỚI CHẤP LÀM THẬT NGÃ VÀ PHÁP. TỶ NHƯ KẺ HOẠN, NGƯỜI MỘNG ĐÓ, LÀ VÌ BỞI SỨC BỊNH VÀ MƠ, NÊN TÂM NÓ THẤY HÌNH NHƯ CÓ MỖI MỖI CẢNH-TƯỚNG BÊN NGOÀI HIỆN RA, KHI NẰM NGỦ MƠ CHẤP LÀ THẬT CÓ VẬT BÊN NGOÀI, LÚC TỈNH THỨC MỚI BIẾT CHỈ LÀ CẢNH CHIÊM-BAO BIẾN HIỆN RA.

NGÃ THÂN DIỆC NHĨ, DUY THỨC SỞ BIẾN, MÊ CỐ CHẤP HỮU NGÃ CẬP NHƯ CẢNH, DO THỬ KHỞI HOẶC TẠO NGHIỆP SANH TỬ VÔ CÙNG !

CÁI THÂN CỦA CHÚNG-TA CŨNG NHƯ VẬY, NÓ LÀ CÁI CẢNH “SỞ-BIẾN” CỦA DUY THỨC, THẾ MÀ BỊ MÊ NÊN CHẤP LÀM CÓ “TA” LÀ  CHỦ-THỂ NƠI “THÂN” CÙNG CÁC SỰ VẬT NƠI “CẢNH”, LÀ DO KHỞI MÊ-LẦM TẠO TÁC NGHIỆP CHƯỚNG, THÀNH THỬ BỊ LUÂN-HỒI TRONG SANH TỬ ĐẾN VÔ CÙNG VÔ TẬN !

NGỘ GIẢI THỬ LÝ, PHƯƠNG TRI NGÃ THÂN, DUY-THỨC SỞ BIẾN, THỨC VI THÂN BỔN. (BẤT LIỂU CHI NGHĨA NHƯ HẬU SỞ PHÁ)

NGƯỜI HỌC PHẬT TỎ HIỂU LÝ ẤY, MỚI BIẾT “THÂN-TA” LÀ SỞ-BIẾN CỦA DUY-THỨCTHÌ NGUỒN-GỐC CÓ THÂN  LÀ DO “THỨC-BIẾN”. (VỚI NGHĨA CHƯA HIỂU, SAU NẦY SẼ LẦN LƯỢT PHÁ TRỪ)

ĐẠI-THỪA PHÁ-TƯỚNG GIÁO

Phật Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông. Không tông đề ra thuyết Chân Như Duyên Khởi; Hữu tông đề ra thuyết A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không và Hữu chẳng khác, Chân Như tức A-lại-da.

Ðây ý nói câu niệm Phật là huyễn hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới. Vậy câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên khởi, dung nhiếp cả Hữu lẫn Không.

Bởi thế nên Niệm Phật là chánh nhân của Tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối cùng là cõi Thường Tịch Quang. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự Toàn Giác, gồm giác ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.

Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.

CHO NÊN, DÙ CHO QÚY-VỊ TU THEO PHÁP MÔN NÀO CŨNG ĐỀU ĐƯỢC VIÊN-THÔNG VÔ-NGẠI. TẠI SAO VẬY ? VÌ LÀ TỪ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI, GỒM CHÂN-NHƯ CÙNG A-LẠI-DA DUYÊN KHỞI, DUNG NHIẾP CẢ HỮU LẪN KHÔNG. 

SỰ- SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI

CỦA HOA NGHIÊM TÔNG
Lại nữa, muốn hiểu thấu phần nào cảnh-giới Giáo, Lý, Hạnh, Quả đều dung thông vô-ngại, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng :

1. Lý vô-ngại pháp-giới

2. Sự vô-ngại pháp-giới

3. Lý sự vô-ngại pháp-giới

4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới

‘Lý’ tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là ‘Lý vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được lý vô-ngại này chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.

Tất cả pháp ‘Sự’ đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự thể. Toàn-thể ‘Sự’ là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn sự cũng vô-ngại, nên gọi là ‘Sự vô-ngại pháp-giới’. 

Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).

Lý là thể-tánh của ‘Sự’ (tất cả pháp), ‘Sự’ là hiện-tượng của ‘Lý-tánh’. Vậy thời lý-tánh tức là lý-tánh của sự, còn sự lại là sự-tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả sự là toàn Lý-tánh, nên gọi là ‘Lý-sự vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí và sai-biệt-trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là ‘Sự-sự vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được Sự-sự pháp-giới này là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu nhứt-thiết chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Ðấng Vô-Thượng-Giác (Phật Thế-Tôn ).

(Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh– HT Thích Trí Tịnh giảng giải )

CHO NÊN, DẦU TU PHÁP MÔN NÀO, DẦU LÀM VIỆC THIỆN NHỎ NHƯ VI-TRẦN, CŨNG QUY VỀ NHỨT TÂM, TỨC LÀ NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ. ĐÂY LÀ “SỰ-SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI” CỦA HOA NGHIÊM TÔNG

LỤC TƯỚNG là tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại.

Theo sự thấy của phàm phu, trên “Sự tướng” mà nói, sự và tướng mỗi mỗi cách biệt chẳng đủ lục tướng.

Nếu theo sự thấy của bậc Thánh mà nói, thể tánh các pháp, mỗi một sự, một tướng đều đủ lục tướng viên dung. Vì lục tướng viên dung nên các pháp tức là nhất chân pháp giới vô tận duyên khởi, cũng gọi là Nhất chân pháp giới vô tận của “pháp giới”. Lý viên dung này của vạn pháp do lục tướng mà được chứng tỏ. Lý này căn cứ theo lời văn nguyện thứ tư trong Sơ Địa Thập Đại Nguyện của bổn kinh, và là một đại pháp môn của Tông Hoa Nghiêm do Chí Tướng đại sư kiến lập (Nhị Tổ Tông Hoa Nghiêm).

  1. Tổng tướng là nhất hàm đa đức như thân người có nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, do các căn mà thành một thể.
  2. Biệt tướng là nhiều đức dụng mỗi mỗi khác biệt chẳng phải một, như thân thể tuy là một mà nhãn, nhĩ v.v…các căn mỗi mỗi chẳng đồng.

Hai tướng tổng, biệt này là một thân với các căn tương đối của hai nghĩa bình đẳng và sai biệt (nhân quả Ngũ Chu).

  1. Đồng tướng là nhiều đức dụng chẳng trái nhau, mỗi mỗi sai biệt đều thành một nghĩa của Tổng tướng, cũng như nhãn, nhĩ v.v…các căn mỗi mỗi đều thành nghĩa thân thể mà chẳng phải vật khác.
  2. Dị tướng là nhiều nghĩa tương đối, mỗi loại khác nhau, cũng như tướng mạo của nhãn, nhĩ v.v…các căn đều khác nhau.

Hai tướng đồng dị này là các căn tương đối lẫn nhau mà sáng tỏ được hai nghĩa bình đẳng và sai biệt.

  1. Thành tướng là nhiều nghĩa đang duyên khởi mà thành một thể, cũng như các căn duyên khởi mà thành một thân.
  2. Hoại tướng là nhiều nghĩa, mỗi mỗi trụ nơi tự tướng mà chẳng thay đổi, cũng như các căn trụ nơi tự tướng mà mỗi mỗi đều hiện ra sự dụng riêng biệt của mình.

Hai tướng thành hoại này y theo hai tướng đồng dị mà sáng tỏ cái quả của hai tướng tổng biệt và hai nghĩa bình đẳng, sai biệt.

Lục tướng này y theo Thể, Tướng, Dụng, phân làm hai nghĩa bình đẳng  và sai biệt. Biểu đồ như sau:

THỂ  của tất cả pháp đều tương đồng, đều là BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, không thể dùng ngôn ngữ lời nói SUY NGHĨ luận bàn mà biết được, chỉ khi chứng được VIÊN THÔNG thì tự nhận biết , thì tự thành tựu tất cả pháp. Còn TƯỚNG  và DỤNG của các pháp thì khác nhau.

Cho nên, mỗi môn đều có tông chỉ riêng. Các bậc hoằng-dương tùy theo chỗ lập-pháp của mình, bao nhiêu phương tiện thuyết-giáo đều đi về những tông-chỉ ấy.

Như bên Thiền lấy: “Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông-chỉ.

Tịnh Độ môn lấy: “Một đời vãng sanh, được Bất Thối chuyển” làm tông.

Bên Hoa Nghiêm lấy: “Lìa thế gian nhập pháp giới” làm tông.

Thiên Thai giáo lấy: “Mở, bày, ngộ vào tri kiến Phật” làm tông.

 

Bên Tam Luận lấy: “Lìa hai bên, vào Trung Ðạo” làm tông.

Pháp Tướng môn lấy: “Nhiếp muôn pháp về Chân Duy Thức” làm tông.

Mật giáo lấy: “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông.

Và Luật môn lấy: “Nhiếp thân ngữ ý vào Thi La Tánh” làm tông.

NIỆM PHẬT THẬP YẾU

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM

PHÁ TIỀN ĐẠI TIỂU THỪA PHÁP-TƯỚNG CHI CHẤP, MẬT HIỂN HẬU CHÂN TÁNH KHÔNG-TỊCH CHI LÝ.

PHÁ CÁI CHẤP CỬA “TIỂU-THỪA GIÁO, ĐẠI-THỪA PHÁP-TƯỚNG GIÁO” TRƯỚC, ĐỂ  NGẦM HIỂN RÕ LÝ-TÁNH “CHÂN-KHÔNG DIỆU-HỮU” VỀ SAU.

TƯƠNG DỤC PHÁ CHI, TIÊN CẬT CHI VIẾT, SỞ BIẾN CHI CẢNH KÝ VỌNG, NĂNG BIẾN CHI THỨC KHỞI CHÂN ?

SẮP MUỐN PHÁ ĐI, TRƯỚC GẠN HỎI RẰNG : CÁI CẢNH “SỞ-BIẾN” ĐÃ LÀ “VỌNG” RỒI, THÌ CÁI THỨC “NĂNG-BIẾN” HÁ LẠI “CHÂN” Ư ?

NHƯỢC  NGÔN NHỨT HỮU NHỨT VÔ GIẢ, TẮC MỘNG TƯỞNG DỮ SỞ KIẾN VẬT ƯNG DỊ.

NẾU NÓI MỘT ĐÀNG “CÓ”, MỘT ĐÀNG “KHÔNG” NHƯ LỜI DỤ TRÊN ĐÓ, THÌ CÁI “TƯỞNG” TRONG “MỘNG”, PHẢI KHÁC NHAU VỚI “VẬT” THẤY.

DỊ TẮC MỘNG BẤT THỊ VẬT, VẬT BẤT THỊ MỘNG, NGỘ LAI MỘNG DIỆT, KỲ VẬT ƯNG TẠI.

ĐÃ KHÁC NHAU , THÌ “GIẤC-MỘNG” CHẲNG PHẢI LÀ “VẬT-THẤY”, VẬT-THẤY KHÔNG PHẢI LÀ GIẤC-MỘNG, NÊN LẼ RA “THỨC-DẬY” GIẤC-MỘNG DIỆT, THÌ “VẬT-THẤY” VẪN CÒN MỚI PHẢI CHỚ.

HỰU VẬT  NHƯỢC PHI MỘNG, ƯNG THỊ CHÂN VẬT.

LẠI, NẾU “VẬT-THẤY” CHẲNG PHẢI LÀ MỘNG, THÌ PHẢI LÀ “VẬT-THẬT”.

MỘNG NHƯỢC PHI VẬT, DĨ HÀ VI TƯỚNG ?

GIẤC-MỘNG NẾU MÀ CHẲNG PHẢI LÀ “VẬT-THẤY”, THÌ LẤY GÌ LÀM TƯỚNG ?

CỐ TRI MỘNG THỜI, TẮC MỘNG TƯỞNG MỘNG VẬT, TỰA NĂNG KIẾN SỞ KIẾN CHI THÙ, CỨ LÝ TẮC ĐỒNG NHỨT HƯ VỌNG, ĐÔ VÔ SỞ HỮU, CHƯ THỨC DIỆC NHĨ.

NÊN BIẾT RẰNG : TRONG LÚC CHIÊM-BAO, THÌ CÁI “MỘNG-TƯỞNG”, CÁI “MỘNG-VẬT” TỢ HỒ CÓ KHÁC VỚI “ KHẢ-NĂNG” NHẬN THẤY VÀ “CẢNH” BỊ THẤY, CHỨ Y CỨ THEO LÝ THÌ CŨNG ĐỒNG LÀ MỘT “HƯ-VỌNG” MÀ THÔI, VÌ ĐỀU KHÔNG CÓ CHỖ CÓ, CÁC “THỨC” CŨNG VẬY.

DĨ GIAI GIẢ THÁC CHÚNG DUYÊN, VÔ TỰ TÁNH CỐ.

VÌ BỞI ĐỀU MƯỢN GÁ CÁC “DUYÊN” ĐỂ CÓ SANH KHỞI RA, TỨC NHIÊN CHẲNG CÓ “TỰ-TÁNH” THẬT.

CỐ “TRUNG-QUÁN LUẬN” VÂN, VỊ TẰNG HỮU NHỨT PHÁP, BẤT TÙNG NHÂN DUYÊN SANH, THỊ CỐ NHỨT THIẾT PHÁP, VÔ BẤT THỊ KHÔNG GIẢ. HỰU VÂN, NHÂN DUYÊN SỞ SANH PHÁP, NGÃ THUYẾT TỨC THỊ “KHÔNG”.

“KHỞI-TÍN LUẬN” VÂN, NHỨT THIẾT CHƯ PHÁP, DUY Y VỌNG NIỆM NHI HỮU SAI BIỆT, NHƯỢC LY TÂM NIỆM, TỨC VÔ NHỨT THỂ CẢNH GIỚI CHI TƯỚNG.

KINH VÂN, PHÀM SỞ HỮU TƯỚNG, GIAI THỊ HƯ VỌNG, LY NHỨT THIẾT TƯỚNG, TỨC DANH CHƯ PHẬT. (NHƯ THỬ ĐẲNG VĂN BIẾN ĐẠI THỪA GIÁO)

NÊN “TRUNG-QUÁN LUẬN” NÓI : CHƯA BAO GIỜ CÓ MỘT PHÁP GÌ CHẲNG DO NƠI NHÂN-DUYÊN ĐỂ PHÁT SANH, THẾ NÊN TẤT CẢ PHÁP KHÔNG PHÁP NÀO CHẲNG PHẢI LÀ “KHÔNG”LẠI NÓI : NHỮNG PHÁP MÀ DO NƠI NHÂN-DUYÊN ĐỂ SANH RA ĐÓ, TA NÓI NÓ TỨC LÀ “KHÔNG”.

“KHỞI-TÍN LUẬN” NÓI : “ TẤT CẢ CÁC PHÁP, CHỈ NƯƠNG NƠI VỌNG NIỆM MÀ CÓ SAI BIỆT, NẾU LÌA TÂM-NIỆM TỨC  LÀ KHÔNG CÓ TẤT CẢ HÌNH-TƯỚNG CẢNH GIỚI”.

NÊN “KINH KIM-CANG” NÓI RẰNG : “PHÀM HỄ  CÓ TƯỚNG ĐỀU LÀ HƯ-VỌNG CẢ; NẾU NHẬN THẤY CÁC TƯỚNG ĐỀU LÀ KHÔNG PHẢI TƯỚNG CHÍNH LÀ THẤY NHƯ-LAI”. (NHỮNG PHÁP NHƯ VẬY,  CÓ KHẮP TRONG CÁC KINH GIÁO ĐẠI-THỪA)

THỊ TRI TÂM CẢNH GIAI KHÔNG, PHƯƠNG THỊ ĐẠI THỪA THẬT LÝ.

THẾ NÊN BIẾT : “TÂM” VÀ “CẢNH” ĐỀU KHÔNG, MỚI LÀ LÝ THẬT CỦA ĐẠI-THỪA.

NHƯỢC ƯỚC THỬ NGUYÊN THÂN, THÂN NGUYÊN THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ BỔN.

ĐẠI LƯỢC NẾU THEO TÔNG NẦY ĐỂ XÉT-THẤU NGUYÊN NHÂN, THÌ “THÂN” VỐN LÀ “KHÔNG”, VẬY CÁI “KHÔNG” TỨC LÀ NGUỒN-GỐC CÓ LOÀI NGƯỜI.

KIM PHỤC CẬT THỬ GIÁO VIẾT, NHƯỢC TÂM CẢNH GIAI VÔ, TRI VÔ GIẢ THÌ ?

ĐỐI VỚI TÔNG-GIÁO ĐÂY, BÂY GIỜ LẠI GẠN HỎI RẰNG : NẾU “TÂM” VÀ “CẢNH” ĐỀU KHÔNG, THÌ “BIẾT-KHÔNG” ẤY LÀ AI ?

HỰU, NHƯỢC ĐÔ VÔ THẬT PHÁP, Y HÀ HIỆN CHƯ HƯ VỌNG ?

LẠI, NẾU TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CÓ “THIỆT-PHÁP”, THÌ NƯƠNG VÀO ĐÂU ĐỂ HIỆN RA CÁC ĐIỀU GIẢ DỐI ?

THẢ HIỆN KIẾN THẾ-GIAN HƯ VỌNG CHI VẬT, VỊ HỮU BẤT Y THẬT PHÁP NHI NĂNG KHỞI GIẢ, NHƯ  VÔ THẤP-TÁNH BẤT BIẾN CHI THỦY, HÀ HỮU HƯ VỌNG GIẢ-TƯỚNG CHI BA; NHƯỢC VÔ TỊNH TƯỚNG BẤT BIẾN CHI CẢNH, HÀ HỮU CHỦNG CHỦNG HƯ GIẢ CHI ẢNH.

VẢ LẠI, HIỆN TIỀN ĐÂY, NGƯỜI TA ĐỀU THẤY BIẾT RẰNG : TRONG CÕI ĐỜI, NHỮNG VẬT GIẢ-DỐI, CHƯA CÓ MỘT VẬT NÀO CHẲNG NƯƠNG NƠI “THIỆT-PHÁP”, MÀ TỰ-NÓ  CÓ THỂ SANH KHỞI RA ĐƯỢC. CŨNG NHƯ NẾU KHÔNG CÓ “TÁNH-ƯỚT” CHẲNG BIẾN ĐỔI, THÌ LÀM GÌ CÓ “SỐNG” LÀ TƯỚNG-GIẢ DỐI HIỆN RA; LẠI NỮA, NẾU KHÔNG CÓ CẢNH  “TƯỚNG SÁNG-SẠCH” CHẲNG BIẾN ĐỔI CỦA “GƯƠNG”, THÌ LÀM GÌ CÓ “ẢNH HƯ-VỌNG” MỖI MỖI HIỆN RA.

HỰU, TIỀN THUYẾT MỘNG-TƯỞNG, MỘNG-CẢNH THÀNH NHƯ SỞ NGÔN. NHIÊN THỬ HƯ VỌNG CHI MỘNG, TẤT Y THỤY MIÊN CHI NHÂN; KIM KÝ TÂM CẢNH GIAI KHÔNG, VỊ-THẨM Y HÀ VỌNG HIỆN ?

LẠI, TRƯỚC KIA NÓI MỘNG-TƯỞNG, MỘNG-CẢNH LÀ LỜI THÀNH THẬT. TUY NHIÊN, CÁI GIẤC-MỘNG HƯ-VỌNG ẤY, TẤT NƯƠNG NƠI “NGƯỜI” NGỦ MÊ; NAY ĐÂY TÂM VÀ CẢNH ĐỀU KHÔNG “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, THÌ BIẾT NƯƠNG VÀO ĐÂU HIỆN RA CÓ HƯ-VỌNG ?

CỐ TRI THỬ GIÁO ĐÃN PHÁ CHẤP TÌNH, DIỆC VỊ MINH HIỂN CHÂN-LINH CHI TÁNH.

NÊN BIẾT GIÁO NẦY, MỚI CHỈ PHÁ CÁI TÌNH-CHẤP “NHÂN KHÔNG, PHÁP KHÔNG”, NHƯ CŨNG CHƯA THẬT HIỂN MINH ĐƯỢC “CHÂN-TÁNH” RÕ RÀNG.

CỐ “PHÁP-CỔ KINH” VÂN, NHỨT THIẾT “KHÔNG” KINH, THỊ HỮU-DƯ THUYẾT. “ĐẠI-PHẨM KINH” VÂN, KHÔNG THỊ ĐẠI-THỪA CHI SƠ MÔN.

HỮU-DƯ GIẢ NGHĨA VỊ LIỂU DÃ.

NÊN KINH “PHÁP-CỔ” NÓI : TẤT CẢ KINH CỦA “KHÔNG-TÔNG”, ĐỀU LÀ CÁI THUYẾT “HỮU-DƯ”. KINH “ĐẠI-PHẨM BÁT-NHÔ NÓI : “PHÁP-KHÔNG” LÀ CỬA BAN-SƠ CỦA “ĐẠI-THỪA”.

HỮU-DƯ LÀ NGHĨA CHƯA ĐƯỢC RÕ RÀNG.

THƯỢNG CHI TỨ GIÁO, TRIỂN CHUYỂN TƯƠNG VỌNG, TIỀN THIỂN, HẬU THÂM, NHƯỢC THẢ TẬP CHI, TỰ TRI VỊ LIỂU, DANH CHI VI THIỂN; NHƯỢC CHẤP VI LIỂU, TỨC DANH VI THIÊN, CỐ TỰU TẬP-NHÂN, VÂN THIÊN THIỂN DÃ.

BỐN GIÁO-PHÁP TRÊN, LẦN LƯỢT SO SÁNH, THÌ GIÁO-LÝ  TRƯỚC “CẠN”, GIÁO-LÝ  SAU “SÂU”; NẾU ĐÃ TU TẬP, PHẢI TỰ BIẾT LÀ CHƯA LIỂU-NGHĨA, NÊN GỌI LÀ CẠN; LẠI CHẤP CHO LÀ ĐÃ LIỂU-NGHĨA, TỨC LÀ CHƯA ĐƯỢC VIÊN “TRÒN”, VẪN  CÒN LÀ THIÊN “LỆCH”. THÀNH THỬ NGƯỜI HỌC, BỊ KHIỂN TRÁCH  LÀ “LỆCH-CẠN”.

***

THIÊN THỨ BA

TRỰC-HIỂN CHÂN-NGUYÊN

(NÓI RÕ NGAY CÁI CHÂN-NGUYÊN LÀ GỐC CỦA THÂN-NGƯỜI)

NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH-GIÁO

GIÁO-PHÁP DẠY “NHỨT-THỪA” CỦA KINH HOA-NGHIÊM, LẤY “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC” LÀM NGUỒN-GỐC CHÂN-THẬT CÓ ĐƯỢC THÂN-NGƯỜI

Nhược nhân dục liễu tri,

Tam thế nhất thiết Phật,

Ưng quán pháp giới tánh,

Nhất thiết duy tâm tạo.

 

Dịch nghĩa:

Nếu người muốn biết rõ,

Tất cả Phật tam thế,

Phải quán tánh pháp giới,

Tất cả do tâm tạo.

Tất cả cảnh giới Thánh, phàm, thế gian và xuất thế gian, chỉ một bài kệ này đã bao gồm chẳng thiếu sót. Hai chữ “Pháp giới” gồm có tứ Thánh lục phàm, hợp thành mười pháp giới.

Mười pháp giới này vốn chẳng có tự thể, chẳng có tự tánh, chẳng có tự chủng, cũng chẳng có tự căn (gốc), đều do một tâm tạo ra.

Nói đến chữ TÂM cũng như hư không, vốn là thanh tịnh, vốn là thấu triệt, chẳng có hình dáng, chẳng có phương sở, bất diệt, bất sanh, bất động, bất biến. Vậy tại sao lại nói là duy tâm tạo? Nguyên cái tâm này dù nói bất biến mà cũng là tùy duyên, vì tùy duyên nên năng tạo; nói tùy duyên là vì một niệm thình lình sanh khởi, hoặc tiếp xúc với ngoại cảnh, trong và ngoài cảm ứng với nhau, gọi là nhân duyên, có nhân duyên mới thành pháp giới. Nay dùng thí dụ để tỏ rõ:

Tâm như nước, pháp giới như làn sóng. Bản thể của nước vốn yên tịnh, chẳng phương sơ, chẳng lay động, khi gặp gió thổi thì muôn ngàn làn sóng tùy sự tiếp xúc mà nổi lên. Vậy thì nước có thể tạo ra làn sóng, làn sóng do nước mà có; cũng như Tâm có thể tạo ra pháp giới, pháp giới do tâm mà có vậy.

Do đó, nhất thừa linh động, vạn đức trang nghiêm là pháp giới của chư Phật; viên tu lục độ, tổng nhiếp vạn hạnh, là pháp giới của Bồ Tát; chấp vào nhân duyên, chứng lý Thiên Không, là pháp giới của Duyên Giác; tứ đế công thành, chứng tiểu Niết Bàn, là pháp giới của Thanh Văn; ham tu giới thiện, làm nhân hữu lậu, là pháp giới của cõi Trời; ái nhiễm chẳng ngừng, cũng làm thiện duyên, là pháp giới của cõi Người; chấp tâm hiếu thắng, nổi sân đấu tranh, là pháp giới của Tu La; ái kiến làm gốc, bỏn xẻn làm nghiệp, là pháp giới của Ngạ Quỷ; Tham dục chẳng ngừng, luôn luôn si tưởng là pháp giới của súc sinh; tạo mười ác nghiệp, lục căn thọ báo, là pháp giới của Điạ Ngục.

Nói tóm lại, vô biên thế giới y theo tâm này mà biến tạo, mặt trăng, mặt trời y theo tâm này mà vận hành, sự mê của tất cả chúng sanh là mê tâm này, sự ngộ của Thánh hiền tam thừa là ngộ tâm này, sự dẫn dắt của Đại Tạng giáo điển là dẫn dắt tâm này, sự khai thị của Lịch đại Tổ sư là khai thị tâm này; tam quán là quán tâm này; đơn truyền là truyền tâm này; nhiều kiếp tu tập là tu tâm này; chứng ngộ từng bậc là chứng tâm này. Do tâm này tùy duyên biến tạo, nên mới có mười pháp giới, nếu được nhất tâm chẳng sanh, liễu ngộ liễu chứng, thì mười pháp giới cũng theo sự liễu mà hết.

Thế nên thập ác đã dứt, lục căn thọ báo chẳng sanh, thì tâm địa ngục được liễu; tham dục đã dứt, si tưởng chẳng sanh, thì tâm súc sinh được liễu; ái kiến đã dứt, bỏn xẻn chẳng sanh, thì tâm Ngạ Quỉ được liễu; hiếu thắng đã dứt, sân đấu chẳng sanh, thì tâm Tu La được liễu; ái nhiễm đã dứt, chánh niệm hiện tiền, thì tâm cõi Người được liễu; bỏ nhân hữu lậu, tu nghiệp vô lậu thì tâm cõi Trời được liễu; chẳng chấp tứ đế, chẳng giữ chân không, thì tâm Thanh Văn được liễu; chẳng chấp nhân duyên, hồi tâm hướng đại (thừa), thì tâm Duyên Giác được liễu; lục độ công thành, đốn siêu địa vị, thì tâm Bồ Tát được liễu; Bồ Đề viên mãn, quy vô sở đắc thì tâm chư Phật được liễu.

Thế thì làm sao cho tâm được liễu?

Ngài Diệu Thọ nói:

 Từ tán tâm đến đa tâm,

 Từ đa tâm đến thiểu tâm,

Từ thiểu tâm đến nhất tâm,

Từ nhất tâm đến vô tâm,

Từ vô tâm đến liễu tâm,

 

Chỉ cần tham câu thoại đầu, thì mỗi mỗi tâm đều được liễu.

Đức Phật nói: “Lành thay! A-Nan, các ông nên biết tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay chịu sanh tử tương tục do vì không nhận ra “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ”, thể tánh vốn trong sạch sáng suốt, mà nhận lầm các vọng tưởng. Các vọng tưởng này vốn chẳng chân thật, thế nên bị luân chuyển.”

Nay ông muốn thấu rõ quả vị vô thượng bồ-đề và phát minh chân tánh, ông phải dùng trực tâm đáp ngay lời Như Lai hỏi. Mười phương Như Lai ra khỏi sinh tử, đều nhờ trực tâm. Do tâm và lời nói đều ngay thẳng như thế, đến khoảng thời gian trước, sau, và thời kỳ trung gian tuyệt nhiên không có lời nói quanh-co.

A-Nan, nay tôi hỏi ông: “Ngay khi ông vừa mới phát tâm là do ông thích 32 tướng tốt của Như Lai, Vậy ông lấy gì để thấy và ông ưa thích cái gì? A-Nan thưa: “Bạch Thế Tôn! Sự yêu thích như thế là do TÂM và MẮT của con. Do mắt thấy tướng thù thắng của Như Lai nên tâm ưa thích và phát tâm nguyện xả bỏ sinh tử.”

Đức Phật bảo A-Nan: “Như ông nói, thật chỗ yêu thích là do tâm và mắt. Nếu ông không biết tâm và mắt ở đâu thì không thể nào hàng phục được trần lao.”

Ví như quốc vương, khi có giặc đến xâm chiến nước mình, muốn phát binh đi trừ dẹp, thì cần phải biết giặc ở nơi đâu.

Lỗi lầm là ở tâm và mắt khiến ông bị lưu chuyển. Nay tôi hỏi ông, riêng TÂM và mắt nay ở chỗ nào?

(KINH LĂNG NGHIÊM)

Mỗi câu tràng hạt (THỦ NHÃN) Phật là tâm

Phật rõ là tâm, uổng chạy tìm!

Bể Phật dung hòa tâm với cảnh

Trời tâm bình đẳng Phật cùng sanh

 

Bỏ tâm theo Phật còn mơ mộng

Chấp Phật là tâm chẳng trọn lành.

Tâm, Phật nguyên lai đều giả huyễn

Phật, tâm đồng diệt đến viên thành.

 

(NIỆM PHẬT THẬP YẾU (Sự Trì, Lý Trì) – HT. THÍCH THIỀN-TÂM) 

Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Ba Mươi Mốt

Khẩu nhược huyền hà biện tài hùng
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.

Tát Bà Tát Bà [24]

Án– phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.

BÀI SỐ 14

Ẩn tu xét thấy chốn TĂNG-GIÀ

Ganh-hại thị-phi lắm bất hoà !

Danh vị, chùa chiền tranh đệ tử

Ưu Đàm, Lan Huệ héo mầm hoa.

 

NHƯ Ý:  TĂNG-GIÀ nói cho đủ là Tăng-già-lam, HOA-dịch là  Tịnh-chúng-viên,  chỗ ở của hàng XUẤT-GIA, như trên vừa nói ngoài đời đã thế, trong đạo cũng do CHẤP ngã nặng, nên nghiệp THAM, SÂN, SI, tật đố lẫy lừng, trong CÁC tông giáo đều có cảnh chia rẻ, ranh ghét, tranh đua, cho đến giết hại lẫn nhau, khiến cho HOA Ưu-Đàm, Lan-Huệ phải kéo, MẦM đạo phải khô.

TĂNG-GIÀ, dịch là hòa hợp CHÚNG. Theo Luật của PHẬT, thì  phải có  từ 4 vị TỶ-KHƯU trở  lên, đồng ở một chỗ,  LÝ và SỰ đều  hòa hợp với nhau.

Về LÝ Hòa-hợp là đồng CHỨNG đến cảnh giới A-LA-HÁN, hay cảnh giới THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH của chư PHẬT.

Về  SỰ hòa hợp là có LỤC-HÒA : THÂN, KHẨU, Ý, KIẾN, GIỚI, LỢI

1)    THÂN hòa đồng trụ

(Là ở chung hòa hợp)

2)    KHẨU hòa vô tranh

(Là không tranh cải nhau)

 

3)    Ý hòa đồng duyệt

(Là ý nghĩ phải vui vẽ hòa hợp nhau)

4)    KIẾN hòa đồng giải

( Là kiến giải để cùng nhau nhận ra PHẬT TRI KIẾN của chính mình, 

hay là THẬT TƯỚNG của vạn pháp)

5)    GIỚI hòa đồng tu

(Là cùng nhau giữ giới luật mà mình đã THỌ)

6)    LỢI hòa đồng quân

( Là được thọ nhận TỨ-SỰ về  ĂN, MẶC, Ở, BỊNH phải đồng nhau)

Tu SỰ chẳng chấp TƯỚNG

Thì tức SẮC là KHÔNG

Tu  không bỏ Sự

Ðó tức KHÔNG là SẮC

Lý chính thật Chân-Không

Sự là phần Diệu-Hữu

Chân-Không tức Diệu-Hữu

Diệu-Hữu tức Chân-Không

Nếu chưa đạt lẽ nầy

Thà tu hành chấp CÓ

Ðừng cầu cao bác tướng

Mà lạc vào NGOAN-KHÔNG

Ðây chính hầm khổ đọa

Kẻ thông minh đời nay

Ða số mắc lỗi nầy

Xưa có sư Tông-Thắng

Tài huệ biện cao siêu

Vì ỷ giỏi kiêu căng

Nên bị nhục chiết phục

Hỗ thẹn muốn tự tận

Thọ thần hiện thân khuyên

“ Sư nay đã trăm tuổi 

Tám mươi năm lầm lạc

May nhờ gặp Thánh nhân

Huân tu mà học đạo

Tuy có chút công đức

Mà lòng hay bỉ ngã

Ỷ thông minh biện bác

Lấn người không khiêm hạ

Lời cao hạnh chưa cao

Nên phải bị quả báo

 Từ đây nên tự kiểm

Ít lâu thành trí lạ

Các THÁNH đều tồn tâm

NHƯ LAI cũng như vậy ”

Lại có kẻ đua tướng

Tranh Thượng Tọa ,Ni Sư

Mượn thuyết pháp, tụng kinh

Ðể mưu cầu lợi dưỡng

Dành đệ tử, chùa chiền

Lập bè đảng, quyến thuộc

Thấy có ai hơn mình

Liền thị phi tật đố

Hại Thầy Bạn, phản Ðạo

Lừa dối hàng tín tâm

Lời nói thật rất cao

Việc làm thật rất thấp

Lý Sự đều sai trái

Hạng ấy hiện rất nhiều

Tạo biển khổ thêm sâu

Khiến đau lòng tri-thức

LÝ, SỰ đại lược thế

 

PHÁP-YẾU-TU-HÀNH

H.T Thích-Thiền-Tâm

 

Khoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu 
TRƯỚC KHÔNG bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.

(Chứng Ðạo Ca)

( Nói tất cả PHÁP đều không, không có NHÂN cũng không có QỦA,

Buông lung phóng đãng, mang tai họa.

CHẤP NGOAN KHÔNG, BÁT NHÂN QỦA đây là hầm khổ đọa,

Cũng như một người tránh nạn chết chìm, lại bị chết vì lửa.)

DIỆU HIỆP

 

Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:

“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở NƠI tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu TRẦN trong thân là tâm mình.

 Do đó nên bảo: “Phật ở NƠI đây, cõi Cực Lạc cũng ở TRONG ấy, không cần tìm cầu ĐÂU xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về VỌNG tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?

Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng.

Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không.

Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ.

Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm?

Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt.

Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.

Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”.

Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia.

Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm?

Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm?

Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó.

Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng.

Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết.

Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!

Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc.

Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm.

Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng.

Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.

Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề.

Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi.

Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ TÍN phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ.

Về chữ NGUYỆN, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả.

Về chữ HẠNH, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương.

Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát?

Nay tôi thiết tha đảnh lễ, KÍNH khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”

Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.

Một câu A Di Ðà
Tánh thể vốn tự không
Các sao chầu Bắc Ðẩu
Muôn nước chảy về Ðông.

(Nhứt cú Di Ðà
Tánh bản tự không
Tinh giai củng Bắc
Thủy tận triều Ðông.)

LƯỢC GIẢI:

Một tín nữ đến thuật lại với bút giả: “Có vị sư-cô bảo con bỏ hết ĐỪNG nên niệm Phật nữa, hãy để lòng yên lặng cho tâm KHÔNG, cảnh không, mới mau ngộ đạo!”.

Bút giả nói: “Các pháp đều như huyễn, câu niệm Phật cũng như huyễn, tự THỂ của nó đã là không rồi, cần gì phải bỏ?

Nếu muốn chứng được tâm không, cảnh không, mà còn ngại câu niệm Phật, còn bác bỏ sự tướng, thì đó chính là THIÊN Không hay NGOAN Không (cái không thiên lệch, trống rỗng, cứng chắc) của ngoại đạo, chớ chẳng phải ý nghĩa Chân Không của Phật pháp.

Ý nghĩa chân không chân chánh của đạo Phật ở ngay nơi tất cả cái có thuộc mọi sự tướng, mà không CHẤP thấy là có (Chân không bất không, diệu hữu phi hữu). Chẳng phải riêng sư cô ấy lạc lầm, trong hiện tại có rất nhiều vị tu học Phật pháp đã sa vào hầm hố đó. Thật là điều không may và đáng thương cảm!” Nay nhân tiện xin tạm mượn sự việc trên để giải thích về ý nghĩa “tự không” của câu niệm Phật.

Theo quan niệm địa dư xưa, người Trung Hoa cho rằng vùng đất của loài người ở là một châu lớn, chỗ họ cư trú thuộc Trung Quốc. Phía Ðông của châu ấy là biển cả, muôn dòng nước ở lục địa đều chảy ra đó. Người Việt Nam hấp thụ văn hóa Trung Hoa, cũng đồng với quan điểm ấy.

Bởi thế cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới có câu: “Hồng nhật Ðông thăng tri đại hải. Bạch vân Tây vọng thị thần châu”. Và theo thiên văn học xưa, người Trung Hoa bảo rằng các vì sao đều chầu hướng về ngôi Bắc Ðẩu. Ðể dẫn giải cho Phật pháp, Triệt Ngộ đại sư cũng phương tiện mượn quan niệm thế gian ấy mà làm thí dụ.

Bởi tất cả pháp đều từ nơi biển Chân Không LƯU xuất và đều tan về Chân Không. Bên tông Tịnh Ðộ gọi thể Chân Không đó là Tự Tánh Di Ðà. Bài kệ trên đại ý:

Câu niệm Phật tánh vốn TỰ KHÔNG, khi hành giả từ khởi điểm này tu tiến chứng thể tánh ấy một cách viên mãn, sẽ thức ngộ muôn pháp từ nơi đó mà LƯU xuất, lại cũng QUI nhập về nơi đó.

Như sao Bắc Ðẩu làm chủ muôn sao, muôn sao chầu về Bắc Ðẩu, biển Ðông dâng nước vào các sông ngòi, nước sông ngòi đều đổ về biển Ðông vậy.

THUYẾT NHỨT THIẾT HỮU TÌNH, GIAI HỮU BỔN-GIÁC CHÂN-TÂM.

GIÁO NẦY NÓI : TẤT CẢ CHÚNG-SANH ĐỀU CÓ “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”.

VÔ THỈ DĨ LAI, THƯỜNG TRỤ THANH TỊNH, CHIÊU CHIÊU BẤT MUỘI, LIỂU LIỂU THƯỜNG TRI.

TỪ XƯA TỚI NAY,  THƯỜNG CÒN TRONG SẠCH, SÁNG SUỐT CHẲNG TỐI, RÕ RÀNG THƯỜNG BIẾT.

DIỆC DANH PHẬT-TÁNH, DIỆC DANH NHƯ-LAI-TẠNG.

CŨNG  TÊN “PHẬT-TÁNH”, CŨNG TÊN “NHƯ-LAI-TẠNG”.

TÙNG VÔ THỈ TẾ, VỌNG TƯƠNG Ế CHI, BẤT TỰ GIÁC TRI, ĐÃN NHẬN PHÀM-CHẤT CỐ, ĐAM TRƯỚC KẾT NGHIỆP, THỌ SANH TỬ KHỔ.

TỪ KIẾP XƯA TỚI NAY, BỊ  CÁC VỌNG-TƯỞNG LẪN NHAU CHE LẤP, NÊN CHẲNG TỰ XÉT BIẾT, CHỈ NHẬN LẦM XÁC-PHÀM , ĐAM MÊ KẾT NGHIỆP, CHỊU KHỔ SANH TỬ !

ĐẠI-GIÁC MẪN CHI, THUYẾT NHỨT THIẾT GIAI KHÔNG, HỰU KHAI THỊ LINH-GIÁC CHÂN-TÂM THANH TỊNH, TOÀN ĐỒNG CHƯ PHẬT.

ĐẤNG ĐẠI-GIÁC LÀ PHẬT, NGÀI THƯƠNG XÓT  NÓI RẰNG : “ TẤT CẢ PHÁP  ĐỀU KHÔNG”. LẠI CHỈ RA CÁI CHÂN-TÂM SÁNG SUỐT THANH TỊNH, CÙNG VỚI “CHƯ PHẬT” NHƯ NHAU KHÔNG KHÁC.

“BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng :

Quán-tự-tại Bồ-tát “QUÁN THẤY”…

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;

( không có ngũ-uẩn)

vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;

( không có 12 nhập)

vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới;

(không có 18 giới)

vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;

(không có 12 nhân duyên)

vô khổ, tập, diệt, đạo;

(không có 4 đế)

vô trí diệc vô đắc.

(không có TRÍ của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có ĐẮC qủa Phật)

Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

(Ba đời  “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)

Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú… như lại phải nhờ thần-chú  “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”,  để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng),  mà thành tựu  “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.

Tóm lại,  “QUÁN-TỰ-TẠI BỒ-TÁT” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA

“NIỆM PHẬT”  y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA” 

Pháp Hoa Cương Yếu

HT Thích Trí Tịnh

26.- ÐÀ-LA-NI PHẨM

Dầu trước đả hiển diệu-hạnh, y diệu-hạnh, sẽ thành diệu-quả, ngặt vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập-khí tiềm phục nhiều đời nếu không nhờ sức da-trì, để da hộ chỉ quán, chống vững định-huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiển biểu tượng của ba môn da trì. 3 môn da trì là:

1.- Thần lực da-trì

2.- Pháp lực da-trì

3.- Hiện thân diện ngôn thuyết da-trì

Thần-lực da-trì chính là phẩm này:

Bởi vì thức-tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu rất kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến, vào còn không đến được thời thế nào dứt trừ được, dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập-khí, vì tổng-trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta”.

Kinh Lăng-Già nói: “Nếu không dùng thần-lực kiến-lập đó thời đọa vào vọng-tưởng ác-tri-kiến ngoại đạo ...”

Cho nên từ đệ Thất-địa trở lại mà không da-trì thời lạc ngoại đạo; đệ Bát-địa không da-trì thời trụ nhị-thừa: đệ Cửu-địa đến Ðẳng-giác không da-trì thời không thể nhập Diệu-giác. Cho nên cần phải da-trì vậy.

CỐ HOA-NGHIÊM KINH VÂN, PHẬT TỬ ! VÔ NHỨT CHÚNG-SANH, NHI BẤT CỤ HỮU NHƯ-LAI TRÍ HUỆ, ĐÃN DĨ VỌNG TƯỞNG CHẤP TRƯỚC NHI BẤT CHỨNG ĐẮC.

TRONG “KINH HOA-NGHIÊM”, ĐỨC PHẬT BẢO CÁC VỊ BỒ-TÁT RẰNG : “PHẬT-TỬ !  TẤT CẢ CHÚNG-SANH ĐỀU CÓ ĐỦ “TRÍ-HUỆ” CỦA NHƯ-LAI, CHỈ VÌ “VỌNG-TƯỞNG CHẤP-TRƯỚC”, NÊN CHẲNG THỂ CHỨNG ĐƯỢC “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”.

NHƯỢC LY VỌNG TƯỞNG, NHỨT THIẾT TRÍ, TỰ NHIÊN TRÍ, VÔ NGẠI TRÍ TỨC ĐẮC HIỆN TIỀN.

NẾU LÌA “VỌNG-TƯỞNG” RỒI, THÌ “NHỨT-THIẾT” TRÍ, “TỰ-NHIÊN” TRÍ, “VÔ-NGẠI” TRÍ, LIỀN  ĐƯỢC “HIỆN-TIỀN”.

TIỆN CỬ NHỨT TRẦN HÀM ĐẠI THIÊN KINH QUYỂN CHI DỤ. TRẦN DỤ CHÚNG-SANH, KINH DỤ PHẬT-TRÍ.

NHÂN TIỆN ĐƯA RA LỜI DỤ : “ MỘT HẠT BỤI CỰC VI BAO HÀM CUỐN KINH BẰNG CÕI ĐẠI-THIÊN THẾ-GIỚI”. “BỤI” DỤ CHO CHÚNG-SANH; “KINH” DỤ CHO PHẬT-TRÍ.

 

Một câu A Di Ðà
Là một Ðại Tạng Kinh
Dọc, ngang giao chói sáng
Tuyệt đối, thể u linh.

(Nhứt cú Di Ðà
Nhứt Ðại Tạng Kinh
Tung hoành giao thái
Tuyệt đãi u linh.)

LƯỢC GIẢI

Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:

Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.

Bài kệ này có ý nghĩa: Chẻ hạt bụi cực vi để lấy ra tạng kinh rộng nhiều bằng cõi Ðại Thiên thế giới. Tạng kinh ấy đã từ điểm bụi cực vi nơi Không Tâm diễn ra, thì tìm hiểu nghĩa lý làm chi cho mệt tâm hình? Tốt hơn là nên trở về chân tâm, bởi tâm này đã sẵn đầy đủ vô lượng vô biên diệu nghĩa, lúc nào cũng lồ lộ hiện bày. Kìa chim oanh bay chuyền trên cành cây kêu hót, đang nói lên ý nghĩa chân thường vắng lặng ấy!

Câu niệm Phật cũng thế, nó bao hàm vô lượng vô biên nghĩa lý nghiệm mầu, đâu phải chỉ một Ðại Tạng Kinh? Gọi một Ðại Tạng Kinh chỉ là lời nói ước lược mà thôi.

Khi niệm Phật dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!

HỰU VÂN, NHĨ THỜI NHƯ-LAI, PHỔ QUÁN PHÁP-GIỚI NHỨT THIẾT CHÚNG-SANH, NHI TÁC THỊ NGÔN, KỲ TAI KỲ TAI ! THỬ CHƯ CHÚNG-SANH VÂN HÀ CỤ HỮU NHƯ-LAI TRÍ-HUỆ MÊ HOẶC BẤT KIẾN ?

NGÃ ĐƯƠNG GIÁO DĨ THÁNH-ĐẠO, LINH KỲ VĨNH LY VỌNG TƯỞNG, TƯ Ư THÂN TRUNG ĐẮC KIẾN NHƯ-LAI, QUẢNG ĐẠI TRÍ-HUỆ, DỮ PHẬT VÔ VỊ.

KINH HOA-NGHIÊM LẠI NÓI : BẤY GIỜ ĐỨC NHƯ-LAI, XEM KHẮP PHÁP-GIỚI TẤT CẢ CHÚNG-SANH, MÀ THỐT LỜI RẰNG “LẠ THAY ! LẠ THAY ! CÁC CHÚNG-SANH ĐÂY, ĐÃ SẴN ĐỦ CÓ “TRÍ-HUỆ-PHẬT”, MÀ TẠI SAO BỊ “MÊ-LẦM” CHẲNG TỰ THẤY ĐƯỢC ?

TA SẼ DẠY “THÁNH-ĐẠO”CHO CHÚNG, KIẾN LÌA HẲN “VỌNG-TƯỞNG” , ĐỂ TỰ THẤY NGAY TRONG CÁI “THÂN” NẦY, CÓ SẴN TRÍ-HUỆ RỘNG LỚN LÀ “PHẬT-TÁNH”, CÙNG PHẬT KHÔNG KHÁC.

BÌNH VIẾT, NGÃ ĐẲNG ĐA KIẾP VỊ NGỘ CHÂN-TÔNG, BẤT GIẢI PHẢN TỰ NGUYÊN THÂN.

LỜI BÀN : CHÚNG TA ĐÃ TRẢI QUA NHIỀU KIẾP, CHƯA GẶP ĐƯỢC CHÂN-TÔNG, NÊN CHẲNG BIẾT TRỞ LẠI TỰ XÉT THẤU NGUỒN-GỐC CỦA THÂN NẦY.

ĐÃN CHẤP HƯ-VỌNG CHI TƯỚNG, CAM NHẬN PHÀM HẠ, HOẶC SÚC, HOẶC NHÂN.

CHỈ CHẤP CÁI “THÂN” TƯỚNG GIẢ-DỐI, CAM PHẬN LÀM PHÀM-PHU THẤP-HÈN, HOẶC LÀM SÚC-SANH, HOẶC LÀM CON NGƯỜI.

KIM ƯỚC CHÍ-GIÁO NGUYÊN CHI, PHƯƠNG GIÁC BỔN LAI THỊ PHẬT.

NAY SO SÁNH CÁC GIÁO-LÝ ĐẾN NƠI ĐẾN CHỐN, ĐỂ XÉT CHO THẤU NGUỒN-GỐC, THÌ MỚI BIẾT XƯA NAY TA “VỐN” LÀ PHẬT.

CỐ TU HẠNH Y PHẬT HẠNH, TÂM KHẾ PHẬT TÂM, PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN, ĐOẠN TRỪ PHÀM TẬP.

NÊN CẦN PHẢI : “HẠNH” THÌ NƯƠNG NƠI HẠNH CỦA PHẬT, “TÂM” THÌ HỢP VỚI TÂM CỦA PHẬT, TRỞ VỀ NGUỒN-GỐC, DỨT BỎ THÓI QUEN CỦA  “PHÀM-PHU THẤP-HÈN”.

TỔN CHI HỰU TỔN, DĨ CHÍ VÔ VI.

BỚT “THÓI QUEN”, LẠI BỚT  “TẬP-KHÍ”  CỦA PHÀM-PHU THẤP-HÈN, BỚT MÃI CHO ĐẾN “KHÔNG-LÀM”, LIỀN ĐƯỢC  “TÁNH CHÂN-NHƯ” HIỆN TIỀN.

TỰ NHIÊN ỨNG DỤNG HẰNG SA, DANH CHI VIẾT PHẬT.

“CHÂN-TÁNH”  LÚC “MÊ-LẦM”, THÌ THÀNH RA HẰNG-SA “TRẦN-LAO”, ĐẾN LÚC “GIÁC-NGỘ”  RỒI, TỰ NHIÊN CÓ ĐƯỢC  HẰNG-SA “DIỆU-DỤNG”, GỌI TÊN LÀ “PHẬT”.

ĐƯƠNG TRI MÊ NGỘ, ĐỒNG NHỨT CHÂN-TÂM.

PHẢI BIẾT : LÚC MÊ, LÚC NGỘ, CÓ CÙNG 1 CHÂN-TÂM.

ĐẠI TAI DIỆU MÔN, NGUYÊN-NHÂN CHÍ THỬ.

RỘNG LỚN THAY, PHÁP MÔN “VI-DIỆU VIÊN-ĐỐN”, XÉT CÙNG TỘT  NGUYÊN-NHÂN NGUỒN-GỐC CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ “CHÂN-TÂM”.

ĐẠI-BI SÁM PHÁP

Đệ-tử… cùng pháp-giới chúng-sanh, hiện-tiền một tâm, vẫn đủ ngàn pháp, đều có sức thần, cùng với trí sáng, trên sánh chư Phật, dưới đồng muôn loài. Bởi niệm vô-minh, che ánh sáng kia, nên đối cảnh hôn mê, khởi lòng chấp nhiễm, trong pháp bình- đẳng, sanh trưởng ngã nhơn. Lại do ái-kiến làm gốc, thân miệng làm duyên, trong nẻo luân-hồi, gây nên đủ tội: thập-ác, ngũ-nghịch, báng pháp, báng người, phá giới phạm trai, hủy hoại chùa tháp, trộm của tăng-kỳ, bức người tịnh-hạnh, xâm tổn thường-trụ, đồ vật thức ăn, dù ngàn Phật ra đời, khó bề sám hối. Những tội như thế, không lường không ngằn, khi bỏ báo thân, phải đọa tam-đồ, chịu vô-lượng khổ.

Lại trong đời này, do túc, hiện nghiệp, hoặc bị các nghiệp:  lửa phiền thiêu đốt, tật bịnh vây quanh, duyên ngoài lôi cuốn,  tà ma quấy nhiễu, làm ngăn đạo pháp, khó nỗi tiến tu.

May gặp thần-chú Viên-Mãn Đại-Bi có thể mau trừ, những tội như thế, cho nên nay con, hết lòng tụng-trì, con nguyện nương về, Quán-Âm Bồ Tát, cùng Phật 10 phương , phát lòng Bồ-Đề, tu hạnh chân-ngôn, cùng với chúng-sanh, tỏ bày các tội, cầu xin sám-hối, nguyện đều tiêu trừ.

Nguyện đấng Đại-bi, Quán-âm Bồ-tát, ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho chúng con, duyên chướng trong ngoài, thảy đều dứt sạch, mình, người, hạnh nguyện, cùng được viên thành, mở tánh bản-tri, dẹp trừ ma-ngoại, ba nghiệp siêng cần, tu nhân Tịnh-độ.

Nguyện cho chúng con, khi bỏ thân này, không vào đường khác, quyết được sanh về, thế giới Cực-Lạc của Phật Di-Đà, rồi được thừa sự, Đại-bi Quán âm, đủ các tổng-trì, rộng độ quần phẩm, đồng thoát khổ-luân, đều thành Phật-đạo.

NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI TẦM THANH CỨU-KHỔ CỨU-NẠN LINH CẢM ỨNG QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.

Pages: 1 2