HỎA HỒNG CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ

KINH SỐ 913

Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Phàm muốn tu hành Pháp Đà La Ni (Dhāraṇī). Trước tiên nên nghiêm sức Đạo Trường (Maṇḍala), bên trong bên ngoài trong sạch tinh khiết, quần áo mới sạch, lìa các nơi ồn ào náo nhiệt với các Hý Luận, y theo Pháp Tắc Niệm Tụng, bốn Thời chẳng khuyết. Nếu khuyết một Thời với trái ngược Pháp Tắc, liền từ chỗ trái ngược, khuyết thiếu, sau đó bắt đầu ra công tác Pháp. Do trước kia dù muốn mãn công, tuy chỉ thiếu một Thời thì Thời bị khuyết thiếu ấy cũng dồn lại khiến cho chẳng thành. Điều cốt yếu là nên sau trước không có phạm, rồi mới luận Biến Số.

Biến Số ấy dựa theo Bản Tôn của Đương Bộ, tự có thứ tự. Biến Số xong rồi, tự có cảnh giới. Hoặc sợ lúc Niệm Tụng, trái ngược với Tam Muội Gia (Samaya), Tâm chẳng chuyên, hư vọng có duyên dấy lên, bởi thế chẳng thể tương ứng, cho nên cảnh trong sạch chẳng hiện ra trước mặt.

Người chuyên tu hành, mỗi tháng tùy theo Bộ (Kulàya) đều nên tùy theo sức cúng dường. Do khuyết thiếu cúng dường cho nên cũng chẳng thể tương ứng được. [Tùy theo Bộ là: Như Lai Bộ (Tathāgata-kulāya) vào ngày 15, Bồ Tát Bộ (Bodhisatva-kulāya) vào ngày 14, Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya) vào ngày 08, Chư Thiên Bộ (Devānāṃ-kulāya) vào ngày 05, Dược Xoa Bộ (Yakṣa-kulāya) vào ngày 04 vậy]

Pháp Cúng Dường (Pūja) đều dùng vào lúc mặt trời vừa mới ló dạng, bày biện Đàn Thực: Thức ăn, bánh giòn ngon ngọt, mỡ, dầu, thức ăn vụn ngậm được. Chưng nấu làm cháo sữa, cơm trộn sữa đặc gia thêm bơ, Mật…..Mọi loại món ăn thịnh soạn tùy theo sức cúng dường, đều để mọi thứ đậu tiến cúng trong cái mâm riêng.

Lúc làm thức ăn với đem vào Đạo Trường, đều dụng Quân Trà Lợi Tâm Minh với Ấn (Mudra) ấn vào các vật cúng.

Minh (Vidya) là:

“Án, a hồng, mật-lật đa, hồng, phát tra”

Mỗi một việc, đều chú vào ba lần hoặc bảy lần, dùng để miễn trừ sự trộm cắp của các hàng Phi Hành La Sát. Nếu chẳng tác Ý thời phần lớn có sự tiếp chạm dơ bẩn khiến các hàng Sứ Giả (Ceṭaka) chẳng sinh lòng tùy vui, liền chướng ngại việc thành tựu.

Phàm kết Giới hộ Thân ắt nên mau chóng, chẳng được chậm chạm, nghi ngờ, do dự… vì sợ bị hàng Kiền Tật Dạ Xoa đi đến quấy nhiễu. Bởi thế lúc kết Hộ với Cúng Dường thời rất cần nghiêm bị, việc nên mau chóng.

Phàm lúc Cúng Dường thời trước tiên nên tắm gội thanh khiết, ở bên ngoài Đạo Trường dùng nước thơm rưới vảy thân, sau dó xưng chữ Hồng (HŪṂ) ba tiếng.

Tức tay phải nắm Kim Cương Quyền, quán tưởng chúng Thánh tràn đầy khắp Đạo Trường, như bóng ảnh lớp lớp chẳng gây trở ngại cho nhau. Liền lễ ba bái (tụng Ngoại Nghi chín lần)

Tiếp tụng Đại Luân Kim Cương Chân Ngôn (21 lần, là Pháp Sám Hối)

[ND phụ thêm: NAMAḤ STRIYA-DHVIKĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ

OṂ _ VIRAJI VIRAJI, MAHĀ-CAKRA VAJRI, SATA SATA, SARATE

SARATE, TRAYI TRAYI, VIDHAMANI SAṂBHAMJANI TRAMATI, SIDDHA AGRI TRĀṂ SVĀHĀ]

Kim Cương Hợp Chưởng, quỳ hai gối sát đất.

_ Tiếp tưởng chữ Lam (RAṂ) thiêu đốt hết Thế Giới, khiến như tro bụi

_ Tiếp tưởng chữ Hàm (HAṂ) giống như gió màu đen thổi đánh khiến cho trong sạch, rỗng không, chẳng còn bụi bặm dấy lên nữa

_ Tiếp tưởng Tông Tự Môn (VAṂ), tưởng đồng với nước sữa trong suốt như cái gương sáng

_ Lại ở bên trên ấy, tưởng Tô Tự Môn (SU) thành núi Diệu Cao (Sumeru: Núi Tu Di), biển sữa dưới ngọn núi chảy tràn đầy Pháp Giới (Dharma-dhātu). Trên núi không có lồi lõm cao thấp, rừng cây ăn trái rậm rạp xinh đẹp, vườn rừng cảnh sắng trong sáng xinh đẹp (thủy mộc thanh hoa) lặng trong chiếu sáng tỏ

_ Tiếp theo, cầm lò hương, vận tưởng: “Ở trên núi Diệu Cao có cái điện rộng làm bằng trăm thứ vật báu, cột trụ báu, vô biên Bảo Sát (Ratna-kṣetra: thửa đất báu dùng tôn xưng đất Phật) treo Phan. Trên cây phướng báu (Ratna-ketu) có bánh xe nửa vành trăng (bán nguyệt luân), trên bánh xe có viên ngọc Ma Ni thượng diệu xếp bày theo hàng lối, lưới Căng Yết La (Kiṃkara) giăng quấn chằng chịt trong ấy”

(Nói Đế Thích Cương đều là ngọc báu, mỗi một viên ngọc phản chiếu lên nhau tỏa ánh sáng trong suốt)

_ Lại quán chữ A thành Tốt Đổ Ba (Stūpa: cái tháp nhiều tầng). Lại tưởng

Linh Tháp thành Đại Nhật Tôn (Vairocana-nātha) ngồi Kiết Già trên hoa sen báu tại Chúng trung (là ở giữa Chính Điện). Bốn mặt xếp bày ức ức hoa sen, trong mỗi một hoa đều có Thánh Giả ngồi, là mười phương Phật đi đến chứng minh. Bồ Tát, Kim Cương theo hầu phía trước phía sau. Các Chúng Nhị Thừa nhiều vô lượng vô biên,

Trời Rồng đầy dẫy chẳng thể có hạn cùng cực. Bên trên ấy, tại hư không tấu Nhã Nhạc, Diệu Am trong trẻo ưa thích, rộng làm việc Phật, là chư Thiên của cõi Tịnh Cư (Śuddhāvāsa) tấu mỗi mỗi âm nhạc màu nhiệm. Các chúng bên phải bên trái, Hiền Bình, Át Già (Argha: nước thơm Át Già, đồ gốm Thương Khư), mây hương, hoa báu rối rít tuôn xuống dưới. Cơm thơm tho, món ăn quý báu để đầy trên cái mâm báu. Quả thơm, nước tương đặc biệt, mùi vị ngon ngọt nồng ấm. Ao báu làm ra kéo dài trong ánh sáng rực rỡ. Mọi màu sắc của Ngọc, đuốc, ánh sáng mặt trời chiếu rọi chéo nhau.

Như vậy vận tưởng xong. Kế tiếp, y theo Pháp Niệm Tụng đến Bản Tôn Chân

Ngôn, lược tụng nhiều ít (108 biến, hoặc 21 biến)

_ Tiếp theo dùng Chân Ngôn của nhóm Hư Không Minh Phi với Quảng Đại gia trì vào thức ăn uống. Đây tức gọi là Pháp Cúng Dường [ND phụ thêm:

_ Quảng Đại Cúng Dường Chân Ngôn:

OṂ_ AMOGHA PŪJA MAṆI PADMA VAJRE TATHĀGATA VILOKITE SAMANTA PRASARA HŪṂ]

Cúng dường xong, y theo Pháp Niệm Tụng Phát Khiển (108 biến)

_ Pháp Hỏa Hồng ấy, mỗi mỗi y theo Pháp hộ trì lúc trước với Pháp tắc niệm tụng

Vả lại, Hỏa Pháp ấy lược có bốn loại

1_ Pháp Phiến Để Ca (Śāntika:Tức Tai): Ứng với mặt Bắc. Lô Pháp (lò) làm hình tròn, các vật cúng thảy đều màu trắng [Đại khái Phổ Hiền (Samanta-bhadra) là Chủ, song Đương Bộ tự có Đối Pháp (Abhidharma) vậy]. Đây là ngưng dứt tai vạ (tức tai) diệt tội… quần áo với tượng vẽ…thảy đều màu trắng.

2_ Pháp Bổ Sắt Trưng Ca (Puṣṭika:Tăng Ích): Ứng với mặt Đông. Lô Pháp (lò) làm hình vuông, các vật cúng thảy đều màu vàng [Đại khái Quán Âm (Avalokiteśvara) làm Chủ)]. Đây là thành tựu mãn Nguyện với các Thắng Sự

3_ Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka:Giáng phục): Ứng với mặt Nam. Lô Pháp (lò) làm hình tam giác, các vật cúng thảy đều màu đỏ [Đại khái Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) làm Chủ)].

4_ Pháp Bấn Tất Ca La (Vaśikaraṇa: Kính Ái): Ứng với mặt Tây. Lô Pháp (lò) hình bát giác như cánh hoa sen, các vật cúng thảy đều màu hồng tía (tử đàn). Đây là Pháp vì muốn thấy Đại Nhân, cầu kính yêu

Bốn lò lúc trước đều vuông vức một khuỷu tay (Tiểu xích, một xích tám thốn) sâu một nửa làm đáy lò, dùng bùn tô trét. Làm cái chày Độc Cổ dài tám ngon tay. Lò tròn với lò bát giác ấy, liền làm Yết Ma Bạt Chiết La (Karma-vajra: chày Kim Cương chữ thập), mép lò đều làm ba lớp, từ bên trong cao, hướng ra bên ngoài thấp dần. Mỗi lớp đều rộng bốn ngón tay (đều rộng 12 ngón tay), trên đường viền của mép, vẽ làm bông hoa. Như chẳng thể vẽ, liền quán tưởng làm.

_ Gỗ nhóm lửa ấy với vật của nhóm hương hoa kèm để bên phải. Mỗi ngày ba thời (lúc mặt trời mọc, giờ Hợi, lúc sau đêm), mỗi thời riêng 108 biến. Gỗ nhóm lửa dùng Cốc Mộc với Dạ Hợp Mộc, Tang Mộc (gỗ dâu), gỗ cây Bách, gỗ cây Tùng…

Gỗ ấy, mỗi gọt vót lớn như ngón giữa, dài 12 ngón tay, không để cho có lóng đốt, cành ngay thẳng. Chọn cây nhỏ màu vàng (trung sắc), chẳng dùng cây khô già với cây có côn trùng.

Khi hái lấy thời đều nên nhìn có tướng tốt mới hái. Nếu nhìn thấy người con bất hiếu với người chẳng đầy đủ căn, người đàn bà, cầm thú ác…. đều chẳng nên hái, liền tìm kiếm riêng biệt.

Mỗi thời dùng 108 cái, ở bên phải lò làm kèm theo lớp lan can

_ Pháp của hương xoa bôi (Gandha: đồ hương): Dùng một khối Bạch Đàn Hương nửa cân trở đi. Ở trên đá dùng nước sạch mài, kèm chút phần Trầm Hương thay đổi mài. Lại dùng chút phần Uất Kim Hương, dùng Trầm Hương nghiền mài khiến cho nhỏ mịn. Lại dùng Long Não cũng chút phần (như không có Long Não, Uất Kim Đan thì dùng Đàn Hương cũng được vậy)

_ Pháp At Già (Argha): Dùng nước lắng trong, lấy chút ít hương xoa bôi, điểm trong nước sạch. Hoa sạch cực tốt để trong nước này cũng tinh khiết, nên để đầy trong cái bát gốm sứ nhỏ mới. Lại dùng một bình nước thơm để ở trước chỗ ngồi đối diện với lò (Hỏa Cúng Dường, tay trái cầm cái chày đè lên)

_ Pháp Hoàn Hương (viên hương tròn đều): Hai lạng Trầm Hương, tám lạng Thiển Hương, ba lạng Tô Hợp Hương, một lạng Phụ Tử, hai lạng An Tất Hương, hai lạng Huân Lục Hương, một lạng Thanh Mộc Hương, hai lạng đường cát, hai lạng Bạch Đàn Hương

Một phân Long Não Hương, một phn Uất Kim Hương, một phân Xạ  Hương…đđem ba vật trên đồng nghiền thành bột tại một chỗ

Hai lạng Giáp Hương (dùng nước đun nấu, rửa, ngâm hòa, rang khiến cho khô, đâm giã riêng)

Bên trên hòa hợp xong, luyện ngâm được rồi, cuối cùng đưa vào ba vị của nhóm

Long Não (như đất làng quê khó được thì tùy được phân biệt)

_ Pháp Mạt Hương (hương bột): Hai lạng Cam Tùng, hai lạng Linh Lăng, hai lạng Khung Cùng, một lạng Đinh Hương, hai lạng Trạch Lan, một lạng Trầm Hương, ba lạng Hảo Thiển (đem phần bên trên cùng đâm giã).

Hai lạng Tô Hợp; Long Não, Uất Kim, Xạ Hương (đều một nửa, phân biệt quấn trong cúi túi chứa đầy các mảnh vụn nhỏ), hạt cải trắng chứa đầy riêng.

Pháp ba vị : Bơ, Mật, Lạc (mỗi thời đều xét lại ba bốn lần, tức giảm một nửa, đem hòa chung chứa đầy trong cái chậu bằng đồng)

_ Pháp Ngũ Cốc (năm loại lúa đậu): hoa lúa gạo (chất lỏng của gạo đun nấu với nhuộm các màu: tím, đỏ, vàng…gọi là hoa lúa gạo (đạo cốc hoa) chứa đầy trong một vật khí), mè, đậu xanh, đậu nhỏ, tiểu mạch, gạo tẻ (đem phần bên trên hòa chung, để riêng trong một vật khí), thường hợp với vị của Hương Pháp.

Nếu không có Long Não thì hợp một lạng hạt Bạch Đậu Khấu cũng được (Như không có Đinh Hương cũng được). Cúng dường Hỏa Thực, Lô Thực với táo khô (Kiền Tảo), hạt dẻ (Lật Hoàng), đường cát (Sa Đường), Thạch Mật…tùy theo sức thực hiện đầy đủ.

_ Bắt đầu cúng dường, triệu thỉnh, kết Giới, hộ thân…mỗi mỗi như lúc trước trình by.

Khi Kết Giới thời gia thêm nhóm Địa Quyết, Kim Cương Tường, Kim Cương Vng, Kim Cương Hỏa Diệm, Vô Động Đao Ấn

Khi Triệu Thỉnh thời mỗi mỗi đều triệu thỉnh Hộ Pháp Thiên Vương ở tám phương, đều tụng bảy biến, đồng dng Kim Cương Triệu Thỉnh Ấn. Trước tiên cúng dường Hỏa Thiên

Nói rõ nhóm : ba Vị, ba muỗng, năm loại lúa đậu, Hoàn Hương, An Tất Hương… Sau đó vận Tâm cúng dường khắp chúng Thánh của năm Bộ, tụng Quảng Đại Chân Ngôn với Hư Không Minh Phi Chân Ngôn

_ Tiếp theo tụng Bản Tôn Chân Ngôn thiêu đốt. Hai đầu của cây gỗ nhóm lửa (hỏa mộc) tẩm ba vị, tụng một biến liền ném vào trong lò. Vẫn phải nên định Chí an lành, chẳng được vội vã vậy

_ Tiếp theo, ném hết cây gỗ nhóm lửa xong, liền thiêu đốt năm loại lúa đậu (ngũ cốc). Mỗi khi đến Sa-phộc ha (SVĀHĀ) thì trước đó gia thêm Pháp đã cầu khẩn [Tôi (họ tên) … Phiến Để Ca, sa-phộc ha vậy].

Số xong, dùng nước thơm rưới vảy khắp các vật với lửa…. Khi rưới vảy nước thời tụng Quân Trà Lợi Tâm Trung Tâm Minh

_ Bắt đầu nhóm lửa. Chân Ngôn là:

“Án, bộ phù nhạ-phộc la” (21 biến)

Dùng cây quạt để quạt lửa, chẳng được dùng miệng thổi. Lửa ấy ở nơi trong sạch bên trong chùa, chẳng được lấy lửa ô uế xông ướp đun nấu, nướng của hàng Tục Gia để nhóm lửa. Liền chọn riêng đá đánh lửa (bật quẹt), vẫn phải chẳng được dùng miệng thổi.

Dùng hai lò hương. Quân Trà (Kunda: lò lửa) bên phải, thiêu đốt Hoàn Hương với Trầm Hương. Quân Trà (lò lửa) bên trái thiêu đốt An Tất Hương hoặc Huân Lục, hoặc Bạch Giao Hương.

Số vật cúng dường thì tùy theo thời Phong Ước. Phong (dồi dào) tức chẳng thể thiêu đốt nhiều, Ước (hạn chế) tức chẳng thể để bị thiếu.

Như chẳng thể bày biện cúng dường thì chỉ ở sau đêm với lúc sáng sớm, vận Tâm rộng hiến, tụng nhiều Quảng Đại với Hư Không Minh Phi cũng được.

Ném gỗ thiêu đốt lửa thì nên nhìn tướng của lửa. Pháp màu sắc của lửa nên là màu trắng, màu vàng, màu đỏ. Nếu màu đen với mầu xanh đều là xấu ác

Lại nghe tiếng của lửa là: Tiếng âm nhạc thích ý là tốt lành. Nếu tiếng của nhóm heo, chó, lừa, con la, chim, chim kiêu…là chẳng tốt lành

Lại phát ra lửa nóng dẫn dắt tuôn chảy thuận lợi là tốt lành.Nếu cháy âm ỉ, đầy khói, xông thẳng đến người là chẳng tốt lành. Hoặc nổ nứt, phun vọt lên, tán loạn cũng chẳng phải là tốt lành.

Pháp của tướng tốt lành chẳng khiến cho con người nóng bức. Than ấy vẫn phải ngay thẳng hài hòa. Nên dùng nước thơm tẩy rửa khắp, đều dài 12 ngón tay trở đi.

_ Chân Ngôn của tám hàng Trời (Bát Thiên Chân Ngôn) với Chân Ngôn của Hoa Thiên đều dùng Biệt Lục (bản ghi chép riêng). Nếu màu sắc của tốt lành, liền có thể thiêu đốt quả trái tràn đầy cúng dường. Nếu màu sắc của lửa chẳng tốt lành, liền chẳng nên thiêu đốt.

Đốt lửa cúng dường có bảy ngày làm hạn kỳ, như việc chẳng được thì 21 ngày cũng được.

_ Pháp Hỏa Cúng Dường này, do nương nhờ Niệm Tụng khiến cho mau thành tựu.

Nhóm của A Tỳ Già Lỗ Ca (Giáng phục) ấy cũng chẳng nên làm, vì cầu thành tựu trở ngại cho Duyên lớn, cho nên hoặc nơi Quán Tưởng với khoảng mộng mỵ thì cảnh giới đã gặp như Kinh rộng nói rõ. Đây chẳng thuật đủ.

_ Hỏa Pháp lại chẳng mau thành, liền nên gia thêm Bộ Mẫu Chân Ngôn tụng song song. Lại trải qua 21 ngày nữa, gia thêm Bộ Mẫu Chân Ngôn mà chẳng thỏa mãn Bản Chí, liền ấn Tháp, mỗi ngày một ngàn cái. Lại trải qua 21 ngày ắt quả sẽ đến vậy.

Tháp ấy, ấn dài một khuỷu tay, cũng nên tự mình trù lượng sức của mình nhiều ít. Nghiệp Hạnh tinh vi tuy có khóa số nhưng nắm giúp thô sơ cũng chẳng phải là tương ứng. Sự tu ba nghiệp điều hòa thuận thích (điều nhu)

Sự Pháp thuần thục, tự mình nên quán sát cùng với tương ứng, tự mình cảm được Thánh Giả, giống như gương sáng tự hiện hình tượng trong gương.

 

HỎA HỒNG CÚNG DƯỜNG NGHI QUỸ

_Hết_

19/12/2011