HỎA HỒNG QUỸ BIỆT LỤC

KINH SỐ 914

Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Phương Đông Bắc, Đại Tự Tại Thiên Vương Minh: 

“Nẵng ma tam mạn đá một đà nam_ Án, y xá nẵng gia, sa-phộc ha” (21 biến)

Phương Đông, Đế Thích Thiên Vương Minh: 

“Nẵng ma tam mạn đá một đà nam_ Án, nhân nại-la dã, sa-phộc ha”

 

Phương Đông Nam, Hỏa Thiên Vương Minh: 

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, a nghiệt-nẵng duệ, sa-phộc ha”

 

Phương Nam, Diêm Ma La Thiên Vương Minh:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, diệm ma duệ, sa-phộc ha”

 

Phương Tây Nam, Niết Lý Để Thiên Vương Minh:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, la yết xoa sa địa bát-đá duệ, saphộc ha”

 

Phương Tây, Thủy Thiên Vương Minh:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, phộc lỗ noa duệ duệ, sa-phộc ha”

Phương Tây Bắc, Phong Thiên Vương Minh:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, phộc dạ phệ, sa-phộc ha”.

 

Phương Bắc, Tỳ Sa Môn Thiên Vương Minh:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, dược xoa mật na dã đà lý, saphộc ha”

 

Phương bên trên, Đại Phạm Thiên Vương Minh: (bên phải Đế Thích)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, bả la nhạ bát đá duệ, sa-phộc ha”

 

Phương bên dưới, Địa Cư Thiên Vương Minh: (bên trái Thủy Thiên)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, bả-la trí mê duệ, sa-phộc ha”

 

Nhật Thiên Tử Minh: (bên trái Đế Thích)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, a nễ-dạ đa dã, sa-phộc ha”

 

Nguyệt Thiên Tử Minh: (bên phải Thủy Thiên)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, chiến nại-la dã, sa-phộc ha”

 

Chư Tinh Thiên Tử Minh: (đồng vị trí của Nguyệt Thiên)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, nặc xoa đa-la đễ phộc-đá duệ, sa-phộc ha”

 

Chư Long Vương Minh: (đồng với Thủy Thiên Minh)

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, mê già xả noa duệ, sa-phộc ha”

 

Bài Minh của tất cả Sứ Giả với các hàng Quỷ Thần: (Ở phương Đông Bắc, bung tán bố thí)

“Tỉ chỉ, tỉ chỉ, tỳ xá chỉ nam, sa-phộc ha _ Ngộ ngộ bộ đa nam, sa-phộc ha”

 

_Phàm trì tụng Bất Động Tôn Chân Ngôn đều nên làm Đàn (Maṇḍala). Đàn Pháp tức là hình dạng lúc sau; đều dùng hoa màu xanh, màu đen; đốt hương Trầm Thủy, hương An Tức; quả trái tùy theo mùa, thức ăn uống, đèn, lửa, nước thơm cúng dường.

Lúc muốn Cúng Dường thời Hành Giả tắm gội, mặc áo mới. Trước tiên tụng Bản Tôn Chân Ngôn, kết Bản Tôn Ấn. Dùng cái muỗng múc nước thơm rưới vảy các vật cúng dường, sau đó cúng dường, gọi là Tịnh Hộ, tức các Ma chẳng thể gây uế ác. Kèm dùng Pháp Hư Không Khố Tâm Cúng Dường, thật chẳng thể nghĩ bàn. Bố trí vật dụng cúng dường xong, liền tụng Tam Muội Gia Chân Ngôn Tịch Trừ, kết Giới

Tỳ Lô Giá Na Tam Muội Gia Chân Ngôn (ngồi xuống, tụng Chân Ngôn, kết Ấn)

“Ná ma tam mạn đá một đà nam_ Án, át tam mê để-lý tam mê tam ma duệ, tát-phộc ha”

 

Bên trên kết Tam Muội Gia Ấn (là chắp hai tay lại)

Ấn vầng trán, vai trái, vai phải, trái tim, cổ họng, đều tụng Chân Ngôn lúc trước một biến.

_Liền kết Bất Động Tôn An, tụng Bất Động Tôn Chân Ngôn bảy biến.

Xoay chuyển theo bên trái làm Tịch Trừ, lại tụng ba biến. Xoay chuyển theo bên phải làm Kết Giới

_Kết Giới xong, liền kết Câu Ấn (hai tay gieo chéo các ngón bên trong lòng bàn tay rồi nắm lại, dựng ngón trỏ phải) thỉnh tất cả Phật, Bồ Tát, Chấp Kim Cương…giáng tập Đạo Trường.

Câu Ấn Chân Ngôn là:

“Ná ma tam mạn đá một đà nam_ A, tát phộc đát-la bát-la để ha đa đát tha nghiệt đảng câu xả, bộ địa chiết lý-dã, ba lý bố lạc ca, tát-phộc ha”.

Bên trên tụng một biến thì móc triệu một lần. Ba lần móc triệu xong, liền quán tất cả chư Phật, Bồ Tát, vô lượng Thánh Chúng …thảy đều giáng tập. Sau đó ngồi lễ bái, sám hối, phát nguyện, tỏ bày điều mong cầu.

_Sau đó kết Tỳ Lô Giá Na Tâm Ấn (đem ngón vô danh, ngón út cài chéo nhau bên ngoài, dựng ngón giữa rồi co lóng trên lại khiến cho đầu ngón cùng trụ nhau. Đều hơi co ngón trỏ đem đầu ngón phụ bên cạnh lóng trên của ngón giữa. Ngón cái cài chéo nhau bên ngoài).

Tụng Ngũ Tự Chân Ngôn như sau:

Tỳ Lô Giá Na giáng phục Tứ Ma, giải thoát lục Thú, mãn túc Nhất Thiết Trí Trí Chân Ngôn là:

“A vị la hồng khiếm”

Bên trên đối trước Tôn Tượng, kết An lúc trước, tụng Chân Ngôn này bảy biến

_Sau đó cầm tràng hạt, tụng một trăm biến, cho đến một ngàn biến, càng nhiều càng tốt

Sau đó kết Bất Động Tôn Ấn (tức là Đao Ấn)

Tụng Bất Động Tôn Chân Ngôn là:

“Ná ma tam mạn đá mạt nhật-la noản, chiến noa, ma ha lỗ sắt noa, tát phá tra dã, hồng, đát-la tra, hành mãng”

 

Bên trên đối trước Tôn Tượng, kết Ấn lúc trước, tụng Chân Ngôn này bảy biến.

Sau đó cầm tràng hạt, tụng một trăm biến, cho đến một ngàn biến, càng nhiều càng tốt Niệm tụng xong, quay lại nên kết Bản Tôn Ấn, lại tụng Chân Ngôn bảy biến.

_Lại ân cần phát nguyện, lễ bái xong. Liền kết Tam Muội Gia Ấn lúc trước, tụng Tam Muội Gia Chân Ngôn ba biến. Lại kết Kiếm Ấn xoay vòng theo bên trái một vòng để giải Giới. Xong quán các Thánh Chúng đều quay về cõi nước của mình. Sau đó ra khỏi Đạo Trường. Đi, đứng, ngồi, nằm thì Tâm luôn niệm Bản Tôn Chân Ngôn chẳng khiến cho gián đoạn.

Bất Động Tôn Thí Thực Chân Ngôn:

“Ná ma tam mạn đá mạt nhật-la noản, đát-la tra, a mẫu già chiến noa, ma ha lộ sắt noa, tát phá tra dã, hồng, đát-la ma dã, đát-la ma dã, đát-la tra, hành mãng”

 

Bên trên mỗi khi ăn, thường trích ra một phần thức ăn cúng dường, tụng Chân

Ngôn này một biến, thời ở tất cả nơi chốn thường được ủng hộ

_Táo Dục Chân Ngôn: (Chân Ngôn tắm gội)

“Án, chủ, tát-phộc ha”

_Lại đem một bụm nước, tụng Chân Ngôn lúc trước bảy biến, gia trì vào một bụm nước, rưới vảy thân, liền sẽ tắm rửa.

_Như lúc trước, bố thí thức ăn cho tám phương. Lấy đậu, quả trái, bánh, cơm, mè, gạo tẻ, hương xoa bôi, cám vụn, các loại hoa…hòa với nước rồi để trong cái bình, cái chậu. Dùng Tâm vui vẻ rải tán bốn phương bố thí cho chư Thiên, Quỷ, Thần: hương xoa bôi, hương bột. Quyến thuộc đều dùng Chân Ngôn ấy bố thí.

Phương Đông Bắc, Tự Tại Thiên Chân Ngôn là:

“Án, y xá na gia, sa-phộc ha”

 

Phương Đông, Đế Thích Thiên Chân Ngôn là:

“Án, nhân đà-la duệ, sa-phộc ha”

 

Phương Đông Nam, Hỏa Thiên Chân Ngôn là:

“Án, a nga na duệ, sa-phộc ha”

 

Phương Đông (?phương Nam) Diễm Ma Vương Chân Ngôn là:

“Án, diễm ma gia, sa-phộc ha”

 

Phương Tây Nam, La Sát Sa Chân Ngôn là:

“Án, la sát sa, a địa bát-đa duệ, sa-phộc ha”

 

Phương Tây, Chư Long Thủy Thần Chân Ngôn là:

“Án, phộc lỗ noa gia, sa-phộc ha”

 

Phương Tây Bắc, Chư Phong Thần Chân Ngôn là:

“Án, phộc gia tỳ, sa-phộc ha”

 

Phương Bắc, Chư Dạ Xoa Chân Ngôn là:

“Án, dược xoa bật địa-gia bát-đa gia, sa-phộc ha”

 

Phương bên trên, Thí Chư Loại Quỷ Thần Chân Ngôn là:

“Án, ngung y, ngung y, mạn sa nễ, bộ đa nam, sa-phộc ha”

 

Phương bên dưới, Chân Ngôn là:

“Án, bỉ chỉ bỉ chỉ, tỳ xá già nam, sa-phộc ha”

 

Như bên trên, làm Pháp bố thí xong, nên rửa tay cho sạch sẽ, xúc miệng rồi quay lại vào bên trong Đàn. Lễ Phật, Bồ Tát như thường niệm tụng

Ngài, Thiên Nữ hộ giúp (Tvaṃ devī sākṣi putāsi)

Nơi chư Phật Đạo Sư (Sarva buddhāna tāyināṃ)

Tu hành Hạnh thù thắng (Caryā naya viśaitta)

Tĩnh Địa Ba La Mật (Bhūmi pāramitā suca)

Như phá chúng Ma Quân (Māra-senyaṃ yathā bhagnaṃ)

Thích Sư Tử cứu thế (Śākya-siṃhena tāyina)

Ta cũng giáng phục Ma (Tatha ahaṃ māra jayaṃ-kṛtva)

Ta vẽ Mạn Trà La (Maṃḍalaṃ leḥ likhāmyahaṃ)

 

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, tất-lý thể vi-duệ, sa-phộc ha”

 

HỎA HỒNG NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_

PHÁP HỘ MA

Chữ Lãm (RAṂ) có thể quán Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Trước tiên Trụ (đồ hình)

 

Liền thỉnh Hỏa Thiên (Agni) rằng:

“Nay Ta phụng thỉnh

Chủ (Pati) của Hỏa Thiên

Tiên (Ṛṣī) ở trong lửa

Trước, hành tôn kính

Giáng xuống Tòa này

Nhận lấy Hộ Ma (Homa)”

 

Thỉnh Hỏa Thiên Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam_ Án, a nghiệt-nẵng duệ, sa-phộc ha”

 

Lại Hỏa Thiên An Chú. Dựa theo Căn Bản An, chỉ sửa co hai ngón giữa như nửa cái vòng sao cho đầu ngón đừng dính nhau. Một Pháp An này kêu thỉnh Hỏa Thiên để cúng dường. Nếu hiến cúng ắt Phát Khiển Hỏa Thiên, liền lui lại, duỗi đầu hai ngón giữa

Ấn Chú là:

Na mô bà già phộc để (1) ổ sắt nị sa dã (2) ế hứ duệ (3) đế nho, ma lý nỉ, suy khởi na duệ, tốt-phộc ha

Một Ấn Chú này thiêu đốt thức ăn cho Hỏa Thiên, thời tụng ba biến. Trưới tiên thỉnh Hỏa Thiên để cúng dường, sau đó thiêu đốt thức ăn cúng dường chư Phật, Bồ Tát, Kim Cương với chư Thần Chú.

[ND: Bản khác có ghi thêm phần này:

“An_ Ế hệ duệ tứ, ma ha bộ đa, nê phộc, lị sử nễ vĩ , nhạ sa đa ma, ngật lị tứ đát phộc, hộ để , mãng ha la ma tắc nê tán nễ tứ, đổ bà phộc, a ngật nẵng duệ, hạ vĩ đã, ca vĩ dã, phộc ha nẵng dã, sa phộc hạ”

Hỏa Thiên Chú là:

Án, a khởi-na duệ, khám tả, hợp tả, phộc ca nẵng dã, sa-phộc ha

Việc xong, có thể Phát Khiển Hỏa Thiên, dùng Hỏa Thiên Chú Ấn lúc trước

Hỏa Khẩu, phương Đông (đồ hình)

Hoặc Bản có đồ hình là:

ÂM NGHĨA CỦA HỎA HỒNG NGHI QUỸ

Đích (chữ rõ ràng, sáng sủa)

Thúy (thức ăn bánh trái ngon ngọt)

Trước hàm chưng tác (loại bánh được chưng hấp )

Bàn (cái mâm)

Điện (đặt bày cúng tế)

Đậu (cái Đậu dùng đựng đồ cúng)

Soạn (thức ăn uống)

Phân (hương hòa)

Ba (hoa cỏ màu trắng)

Nghiêm Bị (chuẩn bị đủ, đại dụng)

Sát (Chữ quý báu đời xưa)

Xan (ăn nuốt, không có công mà ăn)

Khốc (nóng quá, chín)

Liệt (nhiều lá, quả không có nhiều)

Đê (cúi xuống thấp)

Khối (khối đất)

(luôn trôi nổi)

Tinh (phần tốt nhất, phần ứng nghiệm, phần chính đúng)

Mạt (phần nát vụn)

Sao (kiên quyết lấy)

Tản (bánh rán, bánh rế)

Lục đậu (Đậu xanh)

Uân (cháy âm ỉ không có khói bốc lên)

Bột (chứa đầy)

Bạo (tán khởi vỏ bên ngoài)

Tra (phun vọt lên)

Trù (loại giòng chảy chân thật)

Khóa (bài răn, điều răn dạy)

Bỉnh (cầm nắm)

Loại (đoạn dây tơ)

Niết (nắm ép)

Hỏa Đàn có ba loại: Một là An Ổn, hai là Phú Nhiêu, ba là Trừ Oán

Đầu tiên là An ổn, tức ở đất lộ thiên, chọn lấy sửa trị, trong Đàn vẽ Đức Phật ngồi trên tòa hoa sen, bốn mặt của Đàn vẽ Bát Nhã Bồ Tát (Prajña-pāramitabodhisatva), Thanh Văn (Śrāvaka), Phật (Buddha), Từ Mẫn Bồ Tát. Vẽ tướng tốt của Đức Phật, vẽ một Sóc (trăng non, cái trống nhỏ) rồi vẽ A Bát La Nhĩ Đa (Aparājita: Vô Năng Thắng), Tịnh Cư Thiên (Śuddhāvāsa), vua Rồng (Nāga-rāja). Trong Đàn dùng hương hoa cúng dường, ở góc Tây Nam của Đàn làm Hỏa Đàn cao bốn ngón tay. Ở giữa đào một Hỏa Đàn vuông vức một khuỷu tay, lấy đất màu trắng xoa tô chính giữa lò

Đài cao bốn ngón tay, theo lần lượt một ngón tay, ở trong thiêu đốt gỗ cây dâu (tang mộc), hoặc Cấu Mộc, gỗ cây Thị (thị mộc. Gỗ dài một trách thủ (Vitasti: độ dài giữa ngón cái và ngón trỏ), chọn lấy phần to rộng của đầu cành cây… dùng bơ, Mật, Lạc (sữa đặc) xoa bôi hai đầu, một lần Chú thì một lần thiêu đốt. Lấy Đại Mạch, Tiểu Mạch, bơ, mật, lạc, sữa… một lần Chú thì một lần thiêu đốt, đủ 1008 biến. Một ngày ba Thời, một thời riêng 1008 biến… đủ bảy ngày, hoặc nửa tháng, một tháng liền ngưng, vắng lặng

Mặc áo trắng tinh, ở trong Đàn niệm tụng. Liền hướng bên trong Đàn làm Pháp đốt lửa, bắt đầu từ ngày mồng một của tháng, làm Pháp vào lúc hoàng hôn, ngay nơi chốn ấy thì Tịnh Cư Thiên tập hội, được thành Pháp an ổn. Ngồi Kiết Già trên cái chiếu cỏ tranh, hướng mặt về phương Bắc.

Đàn thiêu đốt lửa, một ngày ba thời bôi trát Đàn, hương hoa cúng dường xong, hương tự không có gai nhọn, dùng cúng dường liền được trừ diệt tất cả tai ách, cũng được sống lâu trừ tất cả bệnh, không có biến quái, kèm làm Pháp này

Tiếp theo nói Pháp Phú Nhiêu Hỏa Đàn

Nếu người muốn làm Hỏa Pháp, trước tiên chọn lấy sửa trị, trong Đàn vẽ Đức Phật. Bốn mặt vẽ Quán Âm (Avalikiteśvara), Đại Thế (Mahā-sthāma-prāpta: Đại Thế Chí) với các vị Đại Bồ Tát (Mahā-bodhisatva), Phạm Thiên Vương (Brahma-devarāja), Diệu Cát Tường Thiên (Suśrī-deva), các vị Đại Dược Xoa (Mahā-yakṣa), chư Tiên (Ṛṣīṃ), Đại Uy Đức (Yamāntaka) với Ha Lợi Đế Mẫu (Hāṛtye:Quỷ Tử Mẫu)…

Ở đây cúng dường, Pháp này bắt đầu từ ngày mười lăm. Lúc ngày sắp tắt nắng thời ngồi trên tấm đệm tròn bằng cỏ tranh, giao ống chân ngồi, mặc áo sạch, phát Tâm vui vẻ. Lúc này chư Thiên tập hội, thời người ấy làm Pháp, chư Thiên vui vẻ, liền được thành tựu.

Ở bên ngoài Đàn này, bên phía Nam làm một cái Đàn lớn vuông vức hai khuỷu tay, sắp xếp rộng hai ngón tay, đào đất sâu một khuỷu tay, Đài chính giữa rộng một trách thủ, cao bốn ngón tay, dùngbùn đỏ tô trét Đàn

Ở trong Đàn theo hương của hoa sen (Padma: Liên hoa) cúng dường. Thiêu đốt Cấu mộc, sữa, cháo, bơ, lạc…hoặc mè đen hòa với cơm cũng được. Một ngày ba thời, một thời riêng 1008 biến.

Gỗ ấy dài một Trách Thủ, lấy cành nhánh khoảng một ngón tay, phần thô thì dùng bơ, Mật, sữa, Lạc xoa bôi hai đầu, một lần Chú thì một lần thiêu đốt, đủ 1008 biến hoặc 108 biến, hoặc bảy ngày hoặc nửa tháng, như vậy làm Pháp thời Pháp liền được thành tựu.

Thứ ba, nói Pháp Giáng Oán Hỏa Đàn

Nếu người muốn làm Giáng Oán Hỏa Pháp, dùng ngày mồng tám hoặc ngày mười lăm của kỳ Hắc Nguyệt. Hoặc từ nửa đêm, vào lúc này thời các Quỷ ác, Dược Xoa, La Sát tập hội. Liền làm Đàn tam giác, hướng về phương Nam dùng đất màu đen lau quét Đàn một khuỷu tay, cao ba ngón tay, rộng hai ngón tay. Ở giữa cầm chắc Tam Xoa. Lấy phân lừa, phân Lạc Đà, tro…ba loại vật tô trét Đàn.

Nếu có Oan Gia đem Tâm giận dữ gây phiền não liền làm Pháp này. Mặc áo đỏ hoặc áo xanh, hoặc thay đổi, làm Pháp Đại Ác, lấy máu thấm vào quần áo, ngồi xổm, dùng bàn chân dẫm đạp lên, hướng về phương Tây, cau màu trợn mắt, nghiến răng, thân ngay thẳng, Tâm chính trực phát ra lời nói

Đàn cũng được lấy cám hòa với hạt cải, một ngày ba thời tô trét Đàn. Ở trên Đàn ấy dùng hoa Long Xú, lấy cây có gai nhọn nhóm lửa. Dùng cây Khổ Luyện nghiền nát ra tô trét Đàn cũng được. Lấy cám hòa với hạt cải, hòa với máu của thân mình, một lần Chú một lần thiêu đốt, đủ 1008 biến.

Một ngày ba thời, một thời gia thêm như vậy, thiêu đốt xương, đầu, tóc của người…Vật của nhóm như vậy, phát nguyện giận dữ khiến cho người lúc trước bị bệnh lâu dài, tan mất tiền vật, thân khi chết tuôn ra máu, chi tiết của thân khến cho người chẳng vui nhìn.

Lại nói Pháp Đô Hỏa Đàn, sâu 16 ngón tay, rộng 32 ngón tay. Mặt Đông để bánh xe, mặt Nam để Tam Cổ Xoa, mặt Tây để con Rồng, mặt Bắc để Bạt Chiết La (Vajra: chày Kim Cương), chính giữa để hoa mới, ngoài ra cúng dường dựa theo lúc trước mà làm. Lại nên chọn ngày của Hỏa Tinh mà ra tay

Tiếp theo nói các Ấn Pháp của Hỏa Thiên

Tiếp theo nói các Ấn của Thần lửa (hỏa thần)

Tiếp theo nói thời tiết thành tựu

Nếu tác Pháp trong tháng năm thì quyết định có mưa

Nếu tác Pháp trong tháng ba thì quyết định có mọi loại trở ngại hiện ra

Nếu tác Pháp trong tháng giêng thì quyết định có mọi loại chướng ngại

Nếu tác Pháp trong tháng chín thì quyết định có sấm chớp đột ngột

Tháng của nhóm như vậy đều tu vào ngày mười lăm, ắt có tướng của nhóm này hiện ra, quyết định thành tựu

Nếu tác Pháp an ổn, thì đều dụng ngày 15, ngày mồng bảy, ngày mồng ba, ngày 13 của tháng. Ngày của nhóm như vậy kèm theo ngày của Quỷ Tinh (sao Quỷ) này vậy, lại vào lúc Nhật Nguyệt Thực là tối vi bậc nhất.

Tháng hai, tháng ba, tháng mười, tháng mười một…làm Pháp Phú Nhiêu Tháng tư, tháng năm làm Pháp Giáng Oán

_Hết_

18/12/2011