DU GIÀ TẬP YẾU DIỄM KHẤU THÍ THỰC NGHI
Hán dịch: Không rõ tên người dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
Phàm muốn cúng khắp để cứu giúp rộng khắp cả thì nên đắn đo, khẩn khoản, chí thành nghiêm sức Đạo Trường, tuỳ sức chuẩn bị hương hoa, cúng dường thức ăn uống, nước sạch… Y theo vị trí ngồi xong, liền quy y Thượng Sư, Tam Bảo, phát Tâm Bồ Đề nói rằng:
Quy y Thượng Sư
Quy y Phật
Quy y Pháp
Quy y Tăng
Nay con phát Tâm chẳng vì tự cầu Phước Báo của Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến quyền thừa các vị Bồ Tát. Chỉ y theo Tối Thượng Thừa, phát Tâm Bồ Đề. Nguyện cùng chúng sinh trong Pháp Giới một thời đồng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttāra-samyaksaṃbuddhi_ Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác)”
[Bạch ba lần xong. Đem ngón vô danh của tay phải thấm lấy nước thơm rồi xoa vào hai lòng bàn tay, tỏ rõ sự kính ngưỡng. Không có Đàn thì lược làm cho rõ ràng để có thể thấy. Hoặc thêm Chân Ngôn trong Kinh Bất Không Quyến Sách. Lúc dùng nước sạch xoa bôi lòng bàn tay thời niệm Tịnh Thủ Chân Ngôn là]
“Án, á mục khát, tạt lại di, ma nghinh, tô lỗ, tô lỗ, toa ha”
*) OṂ_ AMOGHA SARA MĪ MAHO (?sāra mī mahī: Tinh Lực cải biến không gian, quốc gia…)_ SURU SURU SVĀHĀ
(OṂ AḤ HŪṂ)
(Niệm thầm Đại Luân Minh Vương Chú bảy biến. Ấn Chú ấy, Cam Lộ Quân Trà Lợi Bồ Tát Niệm Tụng Nghi ghi là:”Hai tay cùng cài chéo các ngón bên trong, dựng thẳng hai ngón trỏ cùng dính đầu ngón, hai ngón giữa cột buộc lóng đầu tiên của hai ngón trỏ sao cho đầu ngón trụ nhau ở phía trước, kèm duỗi thẳng hai ngón cái. Kết Ấn ngang trái tim, tụng Chú là)
“Nại ma tư-đắc-lý dã (1) thoát di cát nam (2) tát lý-oát đát tháp cát đạt nam (3) Án (4) vi la tích (5) vi la tích (6) ma ha tạc cát-la (7) oát tư-lý, oát tư-lý (8) tát đát tát đát (9) tát la đế (10) tát la đế (11) đắc-la di (12) đắc-la di (13) vi đà ma ni (14) tam phàn tạt nạp nỉ (15) đắc-la ma nỉ đích (16) tịch tháp cật-lý đắc-lan nhan tịch đề thoát-di toa ha (17)”
*) NAMAḤ STRIYA-DHPIKĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ
AṂ_ VIRAJI VIRAJI, MAHĀ-CAKRĀ, VAJRI VAJRI, SATA SATA,
SARATE SARATE, TRAYI TRAYI, VIDHAMANI SAṂBHAṂJANANI
TRAMANITE SIDDHĀGRITTRAṂṄAṂ SIDDHODHPI SVĀHĀ
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là:
NAMAḤ STRIYA-DHVIKĀNAṂ SARVA-TATHĀGATĀNĀṂ
AṂ_ VIRAJI VIRAJI, MAHĀ-CAKRA VAJRI, SATA SATA, SARATE SARATE, TRAYI TRAYI, VIDHAMANI SAṂBHAṂJANI TRAMATI SIDDHA
AGRI TRĀṂ SVĀHĀ)
(Tạp Chú Kinh ghi rằng: Tụng Đà La Ni này ba biến, tức sẽ vào tất cả Mạn Noa La, chỗ làm đều thành.
A Súc Như Lai niệm tụng Pháp ghi rằng: An Ấn ở trái tim, tụng bảy biến. Do tụng Chân Ngôn này như lại vào Đàn Luân.Mất niệm phá Tam Muội. Bồ Tát cùng với Thanh Văn, hai Luật Nghi của thân miệng, bốn tội nặng, năm tội Vô Gián… tội chướng của nhóm như vậy thảy đều được thanh tịnh.
Điều này bù vào trong văn, nên y theo Thầy thọ nhận ắt có thể vậy)
_Chúng Đẳng phát Tâm rộng lớn
(Liền nên sửa trị thân tâm cho trong sạch, chân thành, khẩn khoản, chịu khó cầu cúng, quy y Tam Bảo.
“Nam mô Phật
Nam mô Pháp
Nam mô Tăng
Nay con phát Tâm rộng lớn chẳng vì tự cầu Phước Báo của Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến quyền thừa các vị Bồ Tát. Chỉ y theo Tối Thượng Thừa, phát Tâm Bồ Đề. Nguyện cùng chúng sinh trong Pháp Giới một thời đồng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttāra-samyaksaṃbuddhi: Vô Thượng
Chính Đẳng Chính Giác)” Liền triệu thỉnh Tam Bảo rằng)
_Nhất tâm phụng thỉnh chư Phật, Pháp, Tăng, Kim Cương Mật Tích Vệ Pháp Thần Vương, tám Bộ Trời Rồng, Bà La Môn Tiên, tất cả Thánh Chúng trong các cõi nước nhiều như bụi nhỏ tràn khắp Pháp Giới ở mười phương.
Nguyện xin chẳng trái Bản Thệ, thương xót Hữu Tình, giáng lâm Đạo Trường. (Chúng Đẳng hoà hương hoa thỉnh)
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Ấn Hiện Đàn Nghi:
(Căn cứ vào Kiến Đàn Nghi ghi rằng: Nếu không có Đàn, Phật thì nên kết Tài Phát Ý Chuyển Luân Bồ Tát Ấn.
Ấn Hiện Đàn Nghi. Thiên Thủ Nhãn Tu Hành Nghi ghi rằng: Hai tay đều tác Kim Cương Quyền, Tiến Lực (2 ngón trỏ) Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, tụng
Chân Ngôn là)
“Án, oát tư-la tạt giới-la hồng (1) tạt (2) hồng (3) bang (4) hộc (5)”
*) OṂ_ VAJRA-CAKRA HŪṂ _ JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ
(Đem Ấn này để trước thân, liền biến cõi hư không thành Đại Mạn Noa La. Nay nên tuỳ theo Tông, tưởng năm Bộ Chủ Bạn …tràn khắp cõi hư không đột nhiên hiện rõ. Điều này ở ngay trong văn. Xây dựng Đàn thỉnh Thánh xong, cử tụng 35 vị Phật, Bát Nhã Tâm Kinh, bảy Chi Gia Hạnh…. Thủ Toạ bưng lò, quỳ gối bạch Phật)
Nam Mô quy y tất cả chư Phật cùng tận cõi hư không ở mười phương
Nam Mô quy y tất cả Tôn Pháp cùng tận cõi hư không ở mười phương
Nam Mô quy y tất cả Hiền Thánh Tăng cùng tận cõi hư không ở mười phương Nam Mô Như-Lai, Ứng-Cúng, Chính-Biến-Tri, Minh-Hạnh-Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Kim cương bất hoại Phật
Nam Mô Bảo Quang Phật
Nam Mô Long Tôn Vương Phật
Nam Mô Tinh Tiến Quân Phật
Nam Mô Tinh Tiến Hỷ Phật
Nam Mô Bảo Hỏa Phật
Nam Mô Bảo Nguyệt Quang Phật
Nam Mô Hiện Vô Ngu Phật
Nam Mô Bảo Nguyệt Phật
Nam Mô Vô Cấu Phật
Nam Mô Ly Cấu Phật
Nam Mô Dũng-Thí Phật
Nam Mô Thanh Tịnh Phật
Nam Mô Thanh Tịnh Thí Phật
Nam Mô Sa Lưu Na Phật
Nam Mô Thủy Thiên Phật
Nam Mô Kiên Đức Phật
Nam Mô Chiên Đàn Công Đức Phật
Nam Mô Vô Lượng Cúc Quang Phật
Nam Mô Quang Đức Phật
Nam Mô Vô Ưu Đức Phật
Nam Mô Na La Diên Phật
Nam Mô Công Đức Hoa Phật
Nam Mô Liên Hoa Quang Du Hý Thần Thông Phật
Nam Mô Tài Công Đức Phật
Nam Mô Đức Niệm Phật
Nam Mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật Nam Mô Hồng Viêm Đế Tràng Vương Phật
Nam Mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật
Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
Nam Mô Thiện Du Bộ Phật
Nam Mô Châu Táp Trang Nghiêm Công Đức Phật
Nam Mô Bảo Hoa Du Bộ Phật
Nam Mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thọ Vương Phật
Nam Mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật
_ Chư Phật Thế Tôn trong tất cả Thế Giới của nhóm như vậy, thường trụ ở đời. Xin các đấng Thế Tôn đấy hãy thương nhớ con.
.) Nếu đời này của con, hoặc đời trước của con, từ vô thủy sinh tử cho đến nay…đã gây tạo mọi tội, hoặc tự mình làm, hoặc dạy người làm, thấy làm tùy vui.
.) Hoặc tháp, hoặc Tăng, hoặc vật dụng của bốn phương Tăng… Hoặc tự mình làm, hoặc dạy người làm, nhìn thấy chiếm lấy tùy vui.
.) Năm tội Vô Gián, hoặc tự mình làm, hoặc dạy người làm, thấy làm tùy vui.
.) Mười đường lối chẳng lành, hoặc tự mình làm, hoặc dạy người làm, thấy làm tùy vui.
.) Tội chướng đã làm, hoặc có che dấu, hoặc chẳng che dấu…đáng bị đọa vào Địa Ngục, Quỷ đói, súc sinh, các nẻo ác khác, biên địa thấp hèn với Miệt Lệ Xa (Mleccha: biên địa, loại hạ tiện)
Tội chướng đã gây tạo tại nơi chốn như vậy, nay đều xin sám hối
Nay xin chư Phật Thế Tôn hãy chứng biết cho con, hãy nghĩ nhớ đến con.
_Con lại ở trước mặt chư Phật Thế Tôn, nói lời như vầy:
“Hoặc đời này của con, hoặc đời khác của con đã từng thực hành Bố Thí, hoặc giữ gìn Tịnh Giới, cho đến ban bố cho chúng sinh một phần thức ăn. Hoặc tu Tịnh Hạnh có được căn lành, thành tựu chúng sinh có được căn lành, tu hành Bồ Đề có được căn lành với Trí vô thượng có được căn lành…Tất cả hợp tập, tính toán rõ rệt, thảy đều xin hồi hướng A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarāsamyaksaṃbuddhi: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).
Như chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đã làm sự hồi hướng, thời con cũng xin hồi hướng như vậy.
“Mọi tội đều sám hối
Chư Phật tùy vui hết
Với Công Đức chư Phật
Nguyện thành Vô Thượng Trí
Hết thảy Phật ba đời
Nơi chúng sinh tối thắng
Vô lượng biển Công Đức
Nay con quy mệnh lễ”
“Hết thảy trong Thế Giới mười phương
Tất cả Nhân Sư Tử (Đức Phật) ba đời
Con dùng thân miệng ý trong sạch
Tất cả lễ khắp không dư sót
Sức uy thần Hạnh Nguyện Phổ Hiền
Hiện khắp trước mặt các Như Lai
Một Thân lại hiện vô số Thân
Mỗi mỗi lễ khắp vô số Phật
_ Vô số Phật trong một hạt bụi
Đều ở trong chúng hội Bồ Tát
Bụi Pháp Giới không tận, cũng thế
Tin sâu chư Phật đều tràn đầy
Đều dùng tất cả biển âm thanh
Tuôn khắp Diệu Ngôn Từ không tận
Tận tất cả Kiếp ở vị lai
Khen biển Công Đức sâu của Phật
_Đem các vòng hoa đẹp tối thắng
Kỹ nhạc, hương xoa với dù lọng
Vật trang nghiêm tối thắng như vậy
Con đem cúng dường các Như Lai
Quần áo tối thắng, hương tối thắng
Hương bột, hương đốt với đèn, đuốc
Tất cả đều như núi Diệu Cao (núi Tu Di)
Con đều cúng dường các Như Lai
_ Con dùng Tâm thắng giải rộng lớn
Tin sâu tất cả Phật ba đời
Đều dùng sức Hạnh Nguyện Phổ Hiền
Cúng dường khắp cả các Như Lai
_Xưa con đã gây nhiều nghiệp ác
Đều do vô thủy: Tham, Sân Si
Từ thân miệng ý phát sinh ra
Tất cả, nay con đều Sám Hối
_Mười phương: tất cả các chúng sinh
Nhị Thừa, Hữu Học với Vô Học
Tất cả Như Lai và Bồ Tát
Hết thảy Công Đức đều tùy vui
_Mười phương: Hết thảy Thế Gian Đăng (Đức Phật)
Đấng vừa mới thành tựu Bồ Đề
Nay con, tất cả đều khuyến thỉnh
Chuyển nơi Diệu Pháp Luân vô thượng
_Chư Phật nếu muốn bày Niết Bàn
Con đều chí thành xin khuyến thỉnh
Nguyện xin trụ lâu vô số Kiếp
Lợi lạc tất cả các chúng sinh
_Hết thảy Phước: Lễ tán, cúng dường
Thỉnh Phật trụ đời chuyển Pháp Luân
Tùy Hỷ, Sám Hối các căn lành
Hồi hướng chúng sinh với Phật Đạo
_Nguyện đem Công Đức thù thắng này
Hồi hướng Vô Thượng Chân Pháp Giới
Tính, Tướng, Phật Pháp với Tăng Già
Hai Đế dung thông Ấn Tam Muội
Vô lượng biển Công Đức như vậy
Nay con thảy đều hồi hướng hết
Hết thảy chúng sinh:thân,miệng, ý
Kiến Hoặc (sự chướng ngại của kiến thức), chê bai, nhóm Ngã Pháp
Tất cả các Nghiệp Chướng như vậy
Thảy đều tiêu diệt hết, không sót
Niệm niệm, Trí vòng khắp Pháp Giới
Rộng độ chúng sinh đều chẳng lui
Cho đến hư không, Thế Giới hết
Chúng sinh với nghiệp phiền não, hết
Bốn Pháp như vậy rộng vô biên
Nay nguyện hồi hướng cũng như vậy
_Khải cáo: Mười phương tất cả chư Phật, Bát Nhã Bồ Tát, hàng Kim Cương Thiên với các Nghiệp Đạo, vô lượng Thánh Hiền
Nay con (họ tên…) dùng Đại Từ Bi nương theo Thần Lực của Đức Phật, triệu thỉnh mười phương tận cõi hư không, ba đường, Địa Ngục, tất cả Ngạ Quỷ đói khát nhiều kiếp lâu xa trong các nẻo ác, Diêm La, các Ty, Thiên Tào, Địa Phủ, Nghiệp Đạo, Minh Quan, Bà La Môn Tiên, người chết lâu xa, Minh Linh (tên của cái cây trong Thần Thoại, dùng 500 năm làm mùa xuân, 500 năm làm mùa Thu) tại nơi hoang vắng, Chư Thiên trong hư không với các quyến thuộc, Quỷ Thần khác loại.
Nguyện xin chư Phật, Bát Nhã Bồ Tát, hàng Kim Cương Thiên, vô lượng Thánh Hiền với các Nghiệp Đạo.
Nguyện ban Uy Quang thương xót tăng thêm hộ niệm.
Nguyện khắp mười phương, tận cõi hư không, Thiên Tào, Địa Phủ, Nghiệp Đạo, Minh Quan, vô lượng Ngạ Quỷ, cha mẹ nhiều đời, người chết lâu xa, Bà La Môn Tiên, tất cả Oan Kết cậy nơi Tài Mệnh, mọi Chủng Loại Tộc, Quỷ Thần khác loài đều cùng với quyến thuộc… nương theo sức của Đức Như Lai, ở trong lúc này, quyết định giáng lâm, được thọ nhận Pháp Vị thượng diệu của Như Lai, Cam Lộ thanh tịnh, ăn uống đầy đủ, thấm nhuần ruộng Thân, Phước Đức Trí Tuệ, phát Tâm Bồ Đề, lìa hẳn Tà Hạnh, quy kính Tam Bảo, hành Tâm Đại Từ, lợi ích hữu tình, cầu Đạo vô thượng, chẳng nhận các quả khổ ác trong Luân Hồi, thường sinh vào nhà hiền thiện, lìa các sự sợ hãi, thân thường thanh tịnh, chứng Đạo vô thượng
(Như vậy bạch ba lần)
_Vận Tâm cúng dường:
(Trong Quyển Hạ của Tô Tất Địa Yết La Cúng Dường có nói: Vận Tâm cúng dường, tưởng lấy các thứ hoa không có chủ trên bờ dưới nước, tràn đầy mười phương, tận cõi hư không, cùng với mây hương xoa bôi màu nhiệm của Người, Trời… các đám mây: hương đốt, đèn sáng, phướng phan, dù lọng, mọi loại trống, nhạc, ca múa, kỹ xướng, châu báu, lưới võng, treo các chuông báu, vòng hoa, phất trần màu trắng, khánh đạc vi diệu, lưới Căng Yết Ni, cây báu Như Ý, quần áo. Các thức ăn thơm ngon thượng diệu, mọi loại lầu gác, cột trụ báu trang nghiêm của cõi Trời. Các thứ mão đội đầu, chuỗi Anh Lạc nghiêm thân của cõi Trời. Hảnh Giả vận Tâm tưởng nhóm mây như vậy tràn đầy hư không, dùng Tâm chí thành cúng dường tối vi thượng diệu. Y theo Pháp tụng Chân Ngôn với tác Thủ Ấn thì điều đã tưởng cúng dường như trên thảy đều thành tựu. Chân Ngôn là)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Na ma tát lý-oát đáp tháp cát đích tỳ-nha, nguyệt thuyết, mục khế tỳnha_Án, tát lý-oát tháp kham ô thắc-cát đích tư-phát la nạp, hề mạn, cát cát nại kham, toa ha”
*)NAMAḤ SARVA-TATHĀGATEBHYAḤ VIŚVA-MUKHEBHYAḤ
OṂ_ SARVATHĀ KHAṂ UDGATE SPHARAṆA HEMAṂ (?hīmaṃ)
GAGANAKAṂ SVĀHĀ
(Tụng 7 biến, Tướng của tay Ấn ấy là: Hai tay cài chéo nhau rồi chắp lại, bên phải đè bên trái, để ở trên đỉnh đầu. Phàm làm cúng dường, nên đủ Pháp này với phụng Du Già đều y theo Chân Ngôn, Thủ Ấn, trì tụng thành tựu cùng với vận Tâm, chắp tay để ở đỉnh đầu mới thành Pháp cúng dường viên mãn. Vận Tâm xong…)
_Tam Bảo Thí Thực:
[Dâng phụng Tam Bảo Thí Thực, Trước tiên kết Tam Tiêm Ấn, đem Thiền
(ngón cái phải đè đầu Thí Độ (ngón út phải), duỗi bày Giới (ngón vô danh phải), Nhẫn (ngón giữa phải), Tiến (ngón trỏ phải). Tụng Chân Ngôn]
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, oát tư-la, duệ ngật-triệt, hồng”
OṂ_ VAJRA YEKṢA (? Rakṣa) HŪṂ
(Niệm Chân Ngôn này 21 biến, tưởng ba đầu ngón tay phát ra ánh lửa lớn, bàn tay lay động tựa như quạt khắp các Ma xong. Tụng Biến Không Chú) 輆 渢矛向 圩盍 屹楠 叻猣 渢矛向 圩砰廙
“Án (1) toa phát oát thuật tháp (2) tát lý-oát tháp lý-ma (3) toa phát oát thuật đồ khiếm (4)”
OṂ_ SVĀBHAVA (?svabhāva) ŚUDDHA SARVA-DHARMA SVĀBHAVA (?svabhāva) ŚUDHOHAṂ
(Tụng Chú này 3 biến, tưởng vật khí chứa thức ăn đều trống rỗng, ở chỗ trống rỗng này tưởng vật khí báu lớn tràn đầy thành Cam Lộ. Tụng) 輆 珆 嫟
“Án, á hồng”
*) OṂ AḤ HŪṂ
(Liền kết Phụng Thực Ấn, Ngửa hai lòng bàn tay hướng về phía trước cùng dính cạnh bàn tay, hai đầu ngón vô danh cùng dính nhau, hơi co hai ngón trỏ dính bên cạnh ngón giữa, hai ngón cái nắm cạnh ngón trỏ, ngón út tựa như tướng bụm nước. Tụng Phụng Thực Chú)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, á cát lỗ mục khán, tát lý-oát tháp lý-ma nam, ách điệp-gia nô-thắc ban nạp nô thắc_ Án, á hồng phát tra, toa ha”
OṂ_ Ā GARU MUKHAṂ SARVA-DHARMANĀṂ PANTADHAṂNA_
OṂ AḤ HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ
(Theo người dịch thì câu Chú này là: OṂ_ A-KARO MUKHAṂ SARVADHARMĀNĀṂ ĀDY-ANUT-PANNATVĀT_ OṂ AḤ HŪṂ PHAṬ SVĀHĀ)
(Tưởng phụng cúng khắp chư Phật, chúng Thánh đều thọ dụng, sinh Tâm vui vẻ. Cấu việc tác Nguyện đều mong được hứa cho. Hoặc rộng nghênh đón chư Thánh vào Đàn, khom thân cung tán xong, sau đó thí Thực. Liền dùng hương, hoa, đèn, hương xoa bồi, mọi loại cúng dường xong niệm thầm Phụng Thực Kệ)
“Nay con phụng hiến thức Cam Lộ
Lượng bằng Tu Di, không gì hơn
Sắc hương, vị ngon đầy hư không
Thượng Sư, Tam Bảo thương nhiếp nhận
_Tiếp cúng hàng Hộ Thần Hiển Mật
Sau đến hữu tình trong Pháp Giới
Nhận dùng no đủ sinh vui thích
Che trừ Ma Ngại, giúp an ninh
_Giờ này, Thí Chủ với quyến thuộc
Tiêu Tai, gom Phước, thọ lâu dài
Cầu xin như ý, đều thành tựu
Trong tất cả thời, nguyện cát tường”
*)Chúng Đẳng niệm Tam Bảo Tán
“Thế Tôn Đại Từ Diệu Trang Nghiêm
Hiểu rỏ viên mãn Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)
Hay ban Phước Tuệ như biển lớn
Can xin tán lễ các Như Lai
_Tự Tính, Bản Thể lìa các Dục
Hay y Hạnh này, thoát nẻo ác
Dùng làm Lý huyền diệu thâm sâu
Con xin tán lễ các Diệu Pháp
_Trong Đạo Giải Thoát, Thắng Giải Thoát
Giữ Hạnh Tịnh Giới kham cung kính
Ruộng Phước thắng diệu sinh Thắng Xứ
Con xin tán lễ Đại Chúng ấy”
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo nhập vào Quán Âm Định:
(Liền nhập vào Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Ma Địa. Nhắm mắt lắng Tâm, quán tưởng thân của mình viên mãn trắng tinh giống như mặt trăng trong sạch. Ngay trên mặt trăng trong sạch tại trái tim, tưởng chữ (HRĪḤ) phóng ánh sáng lớn. Chữ ấy biến thành hoa sen tám cánh, ở trên đài hoa có Quán Tự Tại Bồ Tát với tướng tốt rõ ràng, tay trái cầm hoa sen, tay phải làm thế bóc cánh hoa (khai phu diệp). Bồ Tát đó tác suy nghĩ này: “Trong thân của tất cả hữu tình đều có đủ hoa Giác Ngộ này, Pháp Giới thanh tịnh chẳng nhiễm phiền não”. Ở trên tám cánh hoa sen đều có Đức Như Lai ngồi Kiết Già nhập vào Định, hướng mặt về Quán Tự Tại Bồ Tát với cổ có hào quang tròn, thân như ánh sáng màu vàng ròng chiếu sáng. Tưởng hoa sen tám cánh này lớn dần dần ngang bằng với hư không. Liền tác suy nghĩ này: “Dùng Giác Hoa này chiếu chạm Hải Hội của Như Lai, nguyện thành cúng dường lớn”. Nếu Tâm chẳng thay đổi Định này, ắt đối với vô biên hữu tình khởi lòng thương xót sâu xa. Dùng Giác Hoa này nương theo sự chiếu chạm, ắt được giải thoát các khổ não, ngang đồng với tướng tốt của Quán Tự Tại Bồ Tát.
Liền tưởng hoa sen thu nhỏ dần dần, ngang bằng thân của mình, liền kết Quán Tự Tại Bồ Tát Ấn gia trì 4 chỗ là: trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu… mỗi nơi đã ấn đều thành chữ Hột Lý (Hrīḥ). Ấn ấy, đem hai tay cài chéo các ngón tay bên ngoài, hai ngón trỏ cùng trụ nhau như cánh hoa sen, kèm dựng thẳng hai ngón cái. Liền tụng Quán Tự Tại Bồ Tát Chân Ngôn là)
“_Tiếp vào Quán Âm Tam Ma Địa
Lắng Tâm nhắm mắt, quán trong Tim
Trên trăng tròn trịa sáng trắng tinh
Chủng Tử (猭) tỏa sáng thành hoa sen
Trong hoa có Đức Quán Tự Tại
Đầy đủ tướng tốt không gì sánh
Tay trái cầm hoa sen màu nhiệm
Tay phải làm thế bóc cánh hoa
Bồ Tát suy nghĩ: Thân hữu tình
Đều có đủ hoa sen Giác Ngộ
Pháp Giới thanh tịnh, không nhiễm mê (hoặc nhiễm)
Tám cánh đều có các Như Lai
Như Lai ngồi Kiết Già nhập Định
Đều hướng mặt về Quán Tự Tại
Cổ có hào quang, thân màu vàng
Ánh sáng chiếu soi rất rực rỡ
_Tiếp tưởng hoa ấy lớn dần dần
Lượng ấy vòng khắp cõi hư không
Nghĩ Giác Hoa này chiếu Pháp Giới
Như Lai Hải Hội, cúng rộng lớn
Nếu Tâm chẳng dời đổi Định Này
Thương xót tất cả các chúng sinh
Giác Hoa chiếu chạm, thoát khổ não
Liền đồng Quán Tự Tại Bồ Tát
_Hoa sen nhỏ dần, bằng thân mình
Lại kết Tự Tại Quán Âm Ấn
Gia trì bốn chỗ, tụng Mật Ngôn
Tự thân ngang đồng Quán Tự Tại”
“Án, oát tư-la, tháp la-ma, hột-lý”
OṂ_ VAJRA-DHARMA HRĪḤ
(Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn gia trì: trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu cho nên tức thân của mình ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát, Khi chính thức vào Định thời niệm khen ngợi)
_Tiếp theo, kết Phá Địa Ngục Ấn (Hai tay tác Kim Cương Quyền, Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, dựng thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng hợp cạnh ngón tay, Tâm tưởng mở Địa Ngục, tụng ba lần kéo mở ba lần. Chân Ngôn là)
AḤ HŪṂ)
“Na ma a sắt-trá sắt-trá, nhiếp đế nam, tam miểu tam bột tháp, câu chi nam. Án, toát lạt nạp phộc bà tế, đề lý đề lý, hồng”
NAMAḤ AṢṬA-SṬAŚĪTĪNĀṂ SAMYAKSAṂBUDDHĀ-KOṬINĀṂ_ OṂ_
JÑALANAVABHĀSA DHIRI DHIRI HŪṂ
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là
NAMO AṢṬA-ŚITINĀṂ-SAMYAKSAṂBUDDHA-KOṬĪNĀṂ_ OṂ
JÑĀNĀVABHĀSA DHIRI DHIRI HŪṂ)
(Phá Địa Ngục Ấn Chú này được trích ra từ Kinh A Tỳ Địa Ngục Trí Cự Đà La Ni, lại dựa theo Diệt Ác Thú Vương Bản Tục nói: Từ Ấn tuôn ra ánh sáng lửa, miệng tụng Thần Chú, miệng tuôn ra vô lượng ánh sáng lửa. Trên vành trăng tại trái tim, chữ 猭 (HRĪḤ) màu hồng phóng ánh sáng lửa màu đỏ, Ba ánh sáng này đồng chiếu nhóm Địa Ngục A Tỳ, tụng ba lần, kéo mở ba lần thì then cài cửa tự mở, hết thảy tội nhân đều được ra ngoài. Đây đề cử điều khó phá, nói thiên lệch là Địa Ngục. Nếu dựa theo Lý của văn bên dưới thì ứng với ánh sáng chiếu thông cả năm nẻo còn lại. Vì Ý khiến cho chuyên chú nên đề cử điều này)
(Do sức Uy Thần của Ấn Chú này, cho nên hết thảy các nẻo, cửa Địa Ngục tùy theo Ấn Chú này đột nhiên tự mở ra) _Một lòng phụng thỉnh:
Độ hết chúng sinh, mới chứng Bồ Đề
Địa Ngục chưa rỗng, thề chẳng thành Phật
Đại Thánh Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nguyện xin chẳng trái ngược Bản Thệ thương xót hữu tình, cho nên đêm này giờ này đi đến Pháp Hội
(Đại Chúng hòa hương hoa thỉnh)
_Một lòng phụng thỉnh:
Mười loại Cô Hồn ở sáu đường trong Pháp Giới, Chúng Bệ Lệ Đa (Preta) do Diện Nhiên (Jvala-mukha) thống lãnh, vô số chủng loại nương vào cỏ dựa vào cây, Si Mỵ, Võng Lượng, Trệ Phách Cô Hồn, các Chúng Trưởng Bối trong gia tộc, quyến thuộc của mình với của người khác đã chết.
Nguyện xin nương theo sức Tam Bảo, nhờ vào lời bí mật, cho nên đêm này giờ này đi đến Pháp Hội
(Như vậy thỉnh ba lần)
_Tiếp theo kết Triệu Thỉnh Ngạ Quỷ Ấn
(Tay trái làm tướng Vô Úy, tay phải hướng về phía trước dựng đứng 4 ngón tay, hơi cong ngón trỏ câu triệu, Chân Ngôn là) 輆 元巧元一 珫鉒扛 渢扣
“Án, tức nạp tức cát, di hê-duệ hiết, tóa ha”
OṂ_ JINA-JIKA (?Jina-jik) EHYEHI SVĀHĀ
(OṂ AḤ HŪṂ)
(Nay Ấn Chú này trích trong Diệm Sí Ngạ Quỷ Mẫu Bản Tục. Tự thân tưởng Quán Tự Tại Bồ Tát, trên vành trăng tại trái tim tưởng chữ 猭 (HRĪḤ) màu hồng tuôn ra ánh sáng chiếu tội nhân kia, miệng tụng Thần Chú, tùy theo ánh sáng đi đến trước mặt Hành Giả, Đại Chúng khen: “Thật khéo an ủi!”)
_Đã Triệu Thỉnh xong, khắp cả đều vân tập, dùng Tâm thương xót khen ngợi an ủi khiến cho vui vẻ mà khao khát nơi Pháp
“Các Phật Tử khéo đến
Từng kết Thắng Duyên nên
Nay gặp Gia Hội (hội tốt đẹp) này
Đừng để sinh lo sợ
Một lòng khao khát Pháp
Chẳng ra khỏi Thời này
Giới Phẩm thấm ướt thân
Mau khiến lìa nẻo khổ”
(Đã đến Đạo Trường, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng, cúi thân bày lễ, đến Hồi Hướng xong, quay trở lại lễ chúng Thánh rồi lui ra ngồi một bên. Từ cửa Đông của Đàn đến ở cửa Nam là nơi chúng Địa Ngục cư ngụ. Lại từ cửa Nam đến góc Tây Nam là nơi chúng Ngạ Quỷ cư ngụ. Từ góc Tây Nam đến ở cửa Tây là nơi nẻo Súc Sinh cư ngụ. Từ cửa Tây khởi đến góc Tây Bắc là cung, nhà của nẻo Người. Từ góc Tây Bắc đến cửa ở phương Bắc là nơi Tu La cư ngụ. Từ cửa ở phương Bắc đến cửa Đông là vị trí Thiên Chúng cư ngụ. Hoặc không có Đàn Thất thì từ trên đến dưới, hơn kém cư ngụ cũng được. Vòng lớp, chỗ ngồi, màu sắc, Ấn như Khai Hợp Lục nói)
_Tiếp theo kết Triệu Tội Ấn
(Hai tay tác Kim Cương Phộc, duỗi Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây kim, cong Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu. Triệu Tội Chân Ngôn là)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, tát lý-oát ba bát (1) yết-lý sa-noa (2) nguyệt thú đà nạp (3) oát tư-la tát đỏa (4) tát ma da (5) hồng (6) tạt (7)”
OṂ_ SARVA-PĀPA-KṚṢNA VIŚODHANA, VAJRA-SATVA-SAMAYA HŪṂ JAḤ
(Ấn Chú trên đây trích trong Kinh Câu Tội. Tự thân thành Quán Tự Tại Bồ Tát, trên vành trăng tại trái tim tưởng chữ 猭 (HRĪḤ) màu trắng tuôn ra ánh sáng lửa câu móc, miệng tụng Tâm Mật Ngôn câu nhiếp nghiệp trong ba nẻo ác của tất cả hữu hình kèm với nghiệp trong ba nẻo ác của thân mình, màu đen như mây mù. Triệu tập mọi tội vào lòng bàn tay biến thành các hình Quỷ.
Lại Kim Cương Đỉnh Du Già Niệm Tụng Pháp nói rằng: “Ở đầu ngón Tiến Lực (2 ngón trỏ) tưởng có chữ 猭 (HRĪḤ) dùng móc kéo hết thảy tội chướng trong thân của mình với người khác. Tụng Mật Ngữ xong, tưởng tội ấy có hình như loài Quỷ màu đen, tóc dựng đứng. Liền đem các ngón của 2 bàn tay để ngang bằng nhau, tưởng móc vào bên trong lòng bàn tay. Dùng hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) câu móc, tưởng tội ấy khiến vào trong lòng bàn tay)
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Tồi Tội Ấn:
(Tám ngón tay cài chéo nhau bên trong, dưng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như lúc trước. Tồi Tội Chân Ngôn là)
“Án, oát tư-la ba ni nguyệt tư-phổ trá da (1) tát lý-oát a ba da, ban tháp noa ni (2) bất-la mục kháp da (3) tát lý-oát a ba da, cát đế tỳ-dược (4) tát lý-oát tát đoả nam (5) tát lý-oát đáp tháp cát đạt (6) oát tư-la tam ma da (7) hồng (8) đát-la trá (9)”
OṂ_ VAJRA-PĀṆI VISPHAṬYA SARVA-APĀYA BANTANANI
(?Bandhanani) PRAMOKṢAYA SARVA-APĀYA GATIBHYAḤ, SARVA SATVANĀṂ, SARVA TATHĀGATĀ-VAJRA-SAMAYA HŪṂ TRAṬ
(Nay Ấn Chú này trích trong Kinh Câu Tội. Thân tưởng Quán Âm Quán Âm hoặc dựa theo Kinh Câu Tội tưởng thân mình thành Tứ Diện Bát Tý Thanh Sắc Quán Âm (Quán Âm màu xanh có 4 mặt 8 cánh tay), mặt chính màu xanh, mặt bên phải màu màu vàng, mặt bên trái màu xanh lục, mặt phía sau màu hồng, hai tay kết Tồi Tội Ấn, thân tuôn ra ánh sáng lửa, ngồi trên vành mặt trời hoa sen (Liên Hoa Nhật Luân), chân đạp Ô Ma (Uma: vợ của Đại Tự Tại Thiên) đáng sợ.
Tưởng như vậy xong, trên vành trăng tại trái tim tưởng chữ 猭 (HRĪḤ) màu xanh phát ra ánh sáng chiếu nghiệp tội tương ứng lúc trước, đem Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vỗ ba lần tồi phá hình mọi tội lúc trước, miệng tụng Trạng Mật Ngôn, ắt phá nát tướng của tội khiến diệt hết không có dư sót.
Lại Kim Cương Đỉnh Du Già Niệm Tụng Pháp nói rằng: Ở đầu ngón Nguyện (ngón giữa trái) tưởng một chữ Đáp La (氛:TRA), đầu ngón Nhẫn (ngón giữa phải) tưởng một chữ Tra (誆:Ṭ), lại tưởng ở trên chữ sinh đám lửa mạnh kèm gắp lấy tội ấy, tụng Tồi Tội Chú. Tụng Mật Ngữ xong, dùng sức bẽ gẫy như Pháp búng ngón tay: bên trái, bên trên, bên phải, bên dưới.
Hoặc dựa theo Kim Cương Đỉnh Kinh, thân tác Giáng Tam Thế Ấn, quán chày Độc Cổ, phát tiếng mạnh dữ niệm Chân Ngôn, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vỗ ba lần. Quy ước trong Văn nói rằng: Nghiệp Báo có hai thứ, trong Nghiệp lại có Chủng Tự hiện thành thành tựu, trong Hiện Hành có Định, Bất Định. Nay trong Ấn này diệt Bất Định Nghiệp vậy)
_Tiếp theo kết Định Nghiệp Ấn
(Hai tay tác Kim Cương Hợp Chưởng, co lóng thứ hai của Tiến Lực (2 ngón trỏ), đem Thiền Trí (2 ngón cái) đè hai ngón. Định Nghiệp Chân Ngôn là)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, oát tư-la cát lý-ma (1) nguyệt thúc tháp da (2) tát lý-oát a ngõa la noa nễ (3) bồ tháp tát để-duệ nạp (4) tam ma da hồng (5)”
OṂ_ VAJRA-KARMA VIŚUDDHĀYA SARVA-AVARAṆANI BUDDHĀ-
SATYENA SAMAYA HŪṂ
(Ấn trên đây trích trong Bất Động Bản Tục, có 12 loại chư Phật chẳng thông Sám Hối Định Nghiệp Ấn .v.v…Tay kết Định Nghiệp Ấn, tưởng thân mình là Quán Tự Tại Bồ Tát, trên vành trăng tại trái tim tưởng một chữ (HRĪḤ) màu xanh phát ra ánh sáng, miệng tụng Tâm Mật Ngôn chiếu các nhóm Quỷ lúc trước, hết thảy chư Phật chẳng thông với Nghiệp Sám Hối kèm với nghiệp trong ba nẻo ác của thân mình, chuyển nặng thành nhẹ, nặng tức là Định Nghiệp. Trong đây chuyển diệt thô, nặng, nhỏ nhiệm, nhẹ cho nên dùng hai Ấn bên trên đều hiện hành xong thì Diệt Tội Ấn trừ hạt giống nhẹ nhỏ (khinh vi chủng tử)
_Tiếp theo kết Sám Hối Diệt Tội Ấn:
(Hai tay tác Kim Cương Phộc, co lóng thứ hai của Tiến Lực (2 ngón trỏ), đem
Thiền Trí (2 ngón cái) đè 2 ngón)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, tát lý-oát ba bát (1) nguyệt tư-phổ tra (2) đát hạ nạp (3) oát tư-la da (4) toa ha”
OṂ_ SARVA-PĀPA VISPHAṬ TAHANA VAJRAYA SVĀHĀ
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là:
OṂ – SARVA-PĀPA VISPHOṬA DAHANA VAJRĀYA SVĀHĀ)
(Đây trích trong Diệt Ác Thú Vương Bản Tục nói rằng: Trên vành trăng tại trái tim của mình, tưởng chữ (HRĪḤ) màu trắng phát ra ánh sáng chiếp khắp tất cả hữu tình trong Pháp Giới kèm với nghiệp nhẹ lúc trước thảy đều tiêu diệt. Trong đây chính đúng diệt nghiệp của hạt giống nhẹ nhỏ (khinh vi). Thượng Lai Triệu Thỉnh đến đây thông diệt tội chướng, hướng xuống bên dưới là dùng Cam Lộ mở cổ họng, cùng trừ Báo Chướng gia trì xong nói là)
_Các hàng Phật Tử đã sám hối xong
“Trăm kiếp gom chứa tội
Một niệm trừ khử hết
Như lửa đốt cỏ khô
Diệt hết không dư sót”
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Diệu Sắc Thân Như Lai Thí Cam Lộ Ấn:
(Hoặc nói là Thí Thanh Lương Ấn, Tức tay trái chuyển cổ tay hướng về phía trước, Lực (ngón trỏ trái) Trí (ngón cái trái) bật nhau thành tiếng. Thí Cam Lộ Chân Ngôn là)
“Na ma tô lỗ ba da (1) đáp tháp cát đạt da (2) đát điệp tha (3) Án (4) tô lỗ tô lỗ (5) bát-la tô lỗ (6) bát-la tô lỗ (7) toa ha”
NAMAḤ SURUPAYA (?Surūpaya) -THATHĀGATĀYA_ TADYATHĀ: OṂ
SURU SURU, PRASURU PRASURU SVĀHĀ
(Khi tụng Chân Ngôn thời tưởng trên Nhẫn Độ (ngón giữa phải) có một chữ Noan (嶍:VAṂ) tuôn ra nước Pháp Bát Nhã Cam Lộ, búng rảy trong hư không thì tất cả
Ngạ Quỷ, Quỷ Thần khác loại… khắp cả được mát mẻ, lửa mạnh liền diệt, ruộng Thân thấm ướt, lìa tưởng đói khát. Đây trích trong Nguyệt Mật Minh Điểm Bản Tục kèm với Tu Lỗ Ba Bản Tục: Tưởng thân mình là Quán Tự Tại Bồ Tát, trên vành trăng tại trái tim tưởng chữ 猭 (HRĪḤ) màu trắng phát ra ánh sáng chiếu các nhóm Quỷ Thần lúc trước, và trên Nhẫn Độ (ngón giữa phải) có một vành trăng, bên trên tưởng chữ Noan (嶍:VAṂ) tuôn ra nước Bát Nhã Trí Cam Lộ, búng Lực Trí (ngón trỏ trái và ngón cái trái), rưới vảy vào không trung thời như cơn mưa phùn rơi xuống thấm trên thân Quỷ Thần, lửa mạnh liền diệt, khắp cả được mát mẻ, lìa tưởng đói khát, nghiệp báo chướng của Tâm)
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Khai Yết Hầu Ấn:
“Án, na mô phát cát ngõa đế (1) nguyệt bổ lạt cát đắc-la da (2) đáp tháp cát đạt da (3)”
OṂ NAMO BHAGAVATE VIPULA-GATRĀYA TATHĀGATĀYA
(Quảng Bác Thân Như Lai Khai Yết Hầu Ấn này y theo Tức Đát Lý Pháp Sư nói: Sư là Gia Hạnh Vị Bồ Tát biết. Tưởng thân mình là Quán Tự Tại Bồ Tát, trên vành trăng tại trái tim tưởng một chữ (HRĪḤ) màu trắng phát ra ánh sáng chiếu nhóm Quỷ Thần lúc trước. Tay kết Thí Thanh Lương Ấn, miệng tụng Tâm Mật Ngôn kèm theo Nhẫn (ngón giữa phải) Thiền (ngón cái phải) bóc mở hoa sen trên tay trái thời tưởng cổ họng của nhóm Quỷ Thần tự mở ra thông đạt không có ngăn ngại, liền được phát ra tiếng, tiếp nhận được danh hiệu.
Tùy theo Văn ghi chép là: Trên Thiền Độ (ngón cái phải) tưởng một vành trăng, trên vành trăng có chữ A màu trắng tuôn ra nước Pháp Bát Nhã Cam Lộ, khi dùng Nhẫn (ngón giữa phải) Thiền (ngón cái phải) búng tay thời hoa sen tách nứt ra, Cam Lộ tràn đầy bên trong, tưởng vách ngăn trong cổ họng của các Quỷ Thần được khai thông, thấm nhuận trong mát không có chỗ chướng ngại)
_Này các Phật Tử! Nay Tôi vì các vị, tác Ấn Chú xong thì cổ họng tự mở, thông đạt không có ngăn ngại, lìa các chướng nạn.
Này các hàng Phật Tử! Nay Tôi vì các vị xưng tán danh hiệu cát tường của Như Lai, hay khiến cho các ngươi lìa hẳn nỗi khổ trong ba đường, tám nạn…thường làm
Phật Tử chân tịnh của Như Lai” Nam mô Bảo Thắng Như Lai
(Tiếp theo, cùng với Quỷ Thần đồng xưng Thánh Hiệu. Nếu có Đại Chúng thì tất cả đồng xưng. Hai tay tác Kim Cương Chưởng, đem sáu ngón tay cài chéo nhau bên trong, Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ đầu ngón, dựng lập Thiền Trí (2 ngón cái) bên cạnh)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Na mô la đát na đát-nột đát la da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO RATNA-TRAYA TATHĀGATĀYA
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là:
NAMO RATNA-DHARĀYA TATHĀGATAYA)
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Bảo Thắng Như Lai (Ratna-dharāyatathāgata) thì hay khiến cho lửa nghiệp trần lao của các vị thảy đều tiêu diệt
(OṂ AḤ HŪṂ)
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai
(tay phải dựng thẳng trước ngực, ngón Nhẫn Thiền (ngón giữa phải và ngón cái phải) cùng vịn nhau, lập úp lòng bàn tay chỉ ngón tay xuống bên dưới, lòng bàn tay trái hướng lên trên rung lắc)
“Na mô vi cát đát đắc-la nạp da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO VIGATA-TRAṆAYA TATHĀGATĀYA
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là:
NAMO ABHAYAṂ-KARĀYA TATHĀGATAYA)
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Ly Bố Úy Như Lai thì hay khiến cho các vị thường được an vui, lìa hẳn sự kinh sợ, được khoái lạc thanh tịnh
(OṂ AḤ HŪṂ)
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
(Tay trái cong lại như nắm quyền, Lực (ngón trỏ trái) Trí (ngón cái trái) đối vai búng. Tay phải nắm Kim Cương Quyền, Tiến (ngón trỏ phải) Thiền (ngón trỏ trái) đối ngực búng)
“Na mô phát cát ngõa đế (1) nguyệt bổ lạt cát đắc-la da, đáp tháp cát đạt da (2)”
NAMO BHAGAVATE VIPULA-GATRAYA (? Vipula-gatrāya) TATHĀGATĀYA
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Quảng Bác Thân Như Lai thì hay khiến cho lửa nghiệp tại cổ họng nhỏ như cây kim của loài Ngạ Quỷ các vị được ngừng thiêu đốt, thông đạt trong mát, thức ăn uống đã thọ nhận được mùi vị Cam Lộ
(OṂ AḤ HŪṂ)
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai
[Tay trái dựng thẳng trước ngực, ngón trỏ ngón cái cùng vịn nhau. Tay phải cong lại giương duỗi, lòng bàn tay đều ngửa xuống bên dưới (?hướng lên trên)] 巧伕 鉏冰扒伏 凹卡丫出伏
“Na mô tô lỗ bát da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO SURUPĀYA (?Surūpaya) TATHĀGATĀYA
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Diệu Sắc Thân Như Lai thì hay khiến cho các vị chẳng thọ nhận thân xấu xí, đầy đủ các căn, tròn đầy tướng tốt, thù thắng đoan nghiêm, bậc nhất tối thượng trong hàng Trời, Người
(OṂ AḤ HŪṂ)
Nam mô Đa Bảo Như Lai
(Hai tay chắp lại trống rỗng bên trong, để trước ngực, như dạng hoa sen)
“Na mô ba hổ la đát-nạp da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO BAKORATNAYA (?Bahu-ratnāya) TATHĀGATĀYA
(Bản khác ghi nhận câu Chú này là:
NAMO PRABHŪTA-RATNĀYA TATHĀGATĀYA)
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Đa Bảo Như Lai thì hay khiến cho các vị đầy đủ tài bảo, chỗ cần dùng đều xứng ý, thọ dụng không cùng tận
(OṂ AḤ HŪṂ)
Nam mô A Di Đà Phật
(Tay phải đè tay trái, Thiền Trí (2 ngón cái cùng trụ nhau)
“Na mô a di đát bà da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO AMITĀBĀYA (?Amitābhāya) TATHĀGATĀYA
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của A Di Đà Như Lai thì hay khiến cho các vị sinh vể Tịnh Tổ Cực Lạc ở phương Tây, hoa sen hóa sinh, nhập vào Địa Bất Thoái
Nam mô Thế Gian Quảng Đại Uy Đức Tự Tại Quang Minh Như Lai
(OṂ AḤ HŪṂ)
(Tay phải cong lại ngửa quyền, Nhẫn (ngón giữa phải), Thiền (ngón cái phải) cùng búng ngón tay. Ngửa tay trái lên trên duỗi năm ngón tay, tụng Mật Chú)
“Na mô lô ca ủy tư-đế linh-nại đệ tức thuyết la bất-la phát da, đáp tháp cát đạt da”
NAMO LOKA-VĪSTĪRNA-SAŚARĪ-PRAVAYA TATHĀGATĀYA
Các hàng Phật Tử! Nếu nghe danh hiệu của Thế Gian Quảng Đại Uy Đức Tự Tại Quang Minh Như Lai thì hay khiến cho các vị đắc được năm loại Công Đức:
Một là: ở Thế Gian là tối thượng bậc nhất
Hai là: được thân Bồ Tát đoan nghiêm thù thắng
Ba là: Uy Đức rộng lớn vượt qua tất cả Ngoại Đạo, Thiên Ma như mặt trời chiếu thế gian hiện ra ở biển lớn, Công Đức cao tột
Bốn là: được Đại Tự Tại, nơi hướng đến được như ý, tựa như chim bay trong hư không mà không có trở ngại
Năm là: được ánh sáng Trí Tuệ bền chắc to lớn, thân tâm sáng suốt như viên ngọc Lưu Ly
_Các hàng Phật Tử! Bảy Đức Như Lai này dùng sức Thệ Nguyện tế độ chúng sinh lìa hẳn phiền não, thoát ba đường khổ, an ổn thường vui. Một lần xưng Danh Hiệu ấy thì một ngàn đời lìa khổ, chứng Đạo vô thượng.
(Xưng tán bảy Đức Phật, do hai lợi ích: một là luôn hay trừ diệt các Nghiệp Báo
Chướng, hai là trang nghiêm nhóm ấy khiến thành Pháp Khí)
_Tiếp theo, cùng với các ngươi quy y Tam Bảo
(Liền chắp hai tay lại, giữa trống rỗng, Ý tưởng trước mặt Đức Phật làm lể, thọ nhận Giới…)
_Quy y Phật, đấng vẹn toàn Phước Trí (Lưỡng Túc Tôn)
Quy Y Pháp, bậc thoát lìa Tham Dục (Ly Dục Tôn)
Quy y Tăng, bậc tôn quý trong Chúng (Chúng Trung Tôn)
Các hàng Phật Tử! Quy y Phật xong, quy y Pháp xong, quy y Tăng xong
_Quy y Tam Bảo nên
Như Pháp hộ trì vững
Tự lìa đường Tà Kiến
Thế nên chí Tâm lễ
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Tam Bảo Ấn:
(Tay trái nắm quyền, dựng thẳng Lực Độ (ngón trỏ trái ngang ngực. Tay phải nắm
Lực Độ (ngón trỏ trái), Tâm tưởng tụng Chân Ngôn)
“Án, bà kham”
OṂ BHUḤ KHAṂ
_Tiếp theo cùng với các vị phát Tâm Bồ Đề. Các vị hãy nghe cho kỹ!
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Phát Bồ Đề Tâm Ấn:
(Hai tay tác Kim Cương Chưởng, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như hoa sen. Đem Ấn ở trên trái tim, nên khởi ba Tâm, bốn Nguyện, Hoặc tự phát Tâm Bồ Đề. Văn
Phát Nguyện là) Nam mô Phật
Nam mô Pháp
Nam mô Tăng
Nay con phát Tâm, chẳng vì mong cầu Phước báo của hàng người, Trời…Thanh Văn, Duyên Giác cho đến các vị Bồ Tát thuộc Quyền Thừa mà chỉ y theo Tối Thượng Thừa, phát Tâm Bồ Đề.
Nguyện cùng với chúng sinh trong Pháp Giới, một thời đồng được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác).
“Nay đã phát Giác Tâm (Tâm giác ngộ)
Lìa hẳn các Tính, Tướng
Uẩn, Xứ với nhóm Giới
Năng Thủ, Sở Thủ Chấp
Các Pháp đều vô ngã
Bình đẳng như hư không
Tính trống trỗng (Không Tính) tròn lặng (viên tịch)
Như chư Phật, Bồ Tát
Phát Tâm Đại Bồ Đề
Con cũng phát như vậy
Thế nên chí Tâm lễ”
(Nói Kệ lúc trước ba lần, tụng Phát Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là)
“Án, bổ đề tiết đáp (1) một đát-ba (2) đạt dã nhĩ (3)”
OṂ_ BODHI-CITTĀM UTPADA YAMI (?yāmi)
(Tâm tưởng vành trăng sáng trắng tinh không có vết dơ, phóng áng sáng chiếu các Quỷ Thần, miệng tụng Chân Ngôn, tưởng Quỷ Thần lúc trước được Bồ Đề Giới, hoặc tưởng chữ A (狣) nhập vào thân tâm cũng được, nói rằng)
Nay cùng với các vị phát Tâm Bồ Đề xong.
Các hàng Phật Tử! Nên biết Tâm Bồ Đề từ Đại Bi dấy lên, thành Nhân chính của Phật, gốc rễ của Trí Tuệ. Hay phá vô minh, phiền não, nghiệp ác mà chẳng bị nhiễm hoại
_Tiếp theo cùng với các vị thọ nhận Tam Muội Gia Giới
(Đã thành Đại Khí thì có thể thọ nhận Bảo Giới Tam Muội Gia (Tam Muội Gia của Giới quý báu). Dựa theo Đại Lạc Kim Cương Tam Muội Kinh nói rằng: Tam Muội (Samaya) gọi là Bản Thệ, cũng gọi là Thời, cũng gọi là Kỳ Khế (Thệ ước), cũng gọi là Mạn Trà La (Maṇḍala) là tên gọi khác vậy, cho nên có bốn loại: một là Đại (Mahā), hai là Tam Muội Gia (Samaya), ba là Pháp (Dharma), bốn là Yết Ma (Karma). Bốn loại này của Mạn Trà La (Maṇḍala) nhiếp chung tất cả Mạn Trà La.
Lại Tam Muội Gia (Samaya) cũng có bốn Trí Ấn tức Đại Trí Ấn (Mahā-jñānamudra), Tam Muội Gia Trí Ấn (Samaya-jñāna-mudra), Pháp Trí Ấn (Dharma-jñānamudra), Yết Ma Trí Ấn (Karma-jñāna-mudra)
Lại Thần Biến Nghĩa Thích nói là: Tam Muội Gia là nghĩa bình đẳng, là nghĩa Bản Thệ , là nghĩa trừ chướng, là nghĩa cảnh giác
Nói bình đẳng là: khi Đức Như Lai hiện chứng Tam Muội này thời mọi loại thân miệng ý của tất cả chúng sinh thảy đều cùng với Như Lai ngang bằng nhau. Thiền Định, Trí Tuệ với Thân thật tướng cũng rốt ráo ngang bằng nhau. Khi mới phát Tâm với lúc viên mãn Địa Ba La Mật thì cũng rốt ráo ngang bằng nhau. Thế nên phát ra lời thành thật bảo chúng sinh rằng: “Như lời Ta đã nói, quyết định chẳng hư dối” cũng khiến cho chúng sinh khi phát ra lời thành thật này cũng được ba Mật gia trì trang nghiêm vô tận, cùng với Như Lai ngang bằng nhau. Do Nhân Duyên đấy cho nên hay làm sự nghiệp Kim Cương mà có tên gọi là Tam Muội Gia vậy
Nói Bản Thệ là: khi Đức Như Lai hiện chứng Tam Muội này thời nhìn thấy nghĩa “Tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật” cho nên liền dựng lập Thệ Nguyện lớn:
“Nay Ta chủ yếu từ Phổ Môn (Samanta-mukha: cánh cửa phổ cập đến tất cả, cánh cửa Từ Bi…) dùng vô lượng phương tiện khiến cho tất cả chúng sinh đều đến Vô Thượng Bồ Đề, cho dù cõi chúng sinh (chúng sinh giới) chưa tận hết thì sau này sự nghiệp của Ta cuối cùng cũng chẳng ngưng nghỉ. Nếu có chúng sinh tùy theo Bản Thệ của Ta, phát lời chân thật này thời cũng khiến cho sự nghiệp mà người ấy đã làm thảy đều thành Tính Kim Cương” cho nên gọi là Tam Muội Gia vậy
Nói trừ chướng là: Đức Như Lai thấy tất cả chúng sinh đều có Pháp Giới của Như Lai, chỉ do một niệm Vô Minh cho nên thường ở ngay trước mặt mà chẳng hay biết. Thế nên phát lời thành thật là: “Nay Ta chủ yếu sẽ lập bày mọi loại phương tiện, vì khắp tất cả chúng sinh quyết trừ bỏ màng che con mắt. Như Thệ Nguyện của Ta ắt sẽ thành tựu, khiến cho các chúng sinh tùy theo phương tiện của Ta”. Khi nói lời chân thật này thời cho đến nơi một chúng sinh được con mắt không dơ bẩn (vô cấu nhãn), chướng ngại đều dứt hết, cho nên gọi là Tam Muội Gia vậy.
Nói cảnh giác nghĩa là: Đức Như Lai biết tất cả chúng sinh đều ở tại giấc ngủ Vô Minh cho nên đối với Công Đức như vậy, chẳng tự hiểu biết. Thế nên dùng lời thành thật cảm động khiến cho được tỉnh ngộ. Cũng do sự cảnh giác này mà ngày nay các hàng Bồ Tát phát khởi hang Thiền Định, học Sư Tử Tần Thân Tam Muội. Như nói thẳng với Hành Nhân, thuyết Tam Muội Gia này “Ta ngang bằng với chư Phật”, cũng sẽ nhớ nghĩ giữ gìn Bản Thệ chẳng được trái vượt, giống như Quốc Vương tự chế ra Pháp xong, liền tự kính thuận thực hành, cho nên gọi là Tam Muội Gia vậy.
Đủ nghĩa vi diệu thâm sâu rộng lớn của nhóm như vậy, cho nên gọi là Tam Muội Gia)
_Tiếp theo kết Tam Muộ Gia Ấn:
(Hai tay tác Kim Cương Phộc, duỗi Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây kim. Tụng Chân Ngôn là)
(OṂ AḤ HŪṂ)
“Án, tam ma da, tát đỏa tông”
OṂ_ SAMAYA SATAVAṂ (? stvaṃ)
(Căn cứ vào Ý của Bản Văn thì không có Quán Tưởng riêng, chỉ như Ấn Chú tự thành thọ nhận Giới.
Như Kim Cương Đỉnh Kinh nói: Nếu tụng Chú này một biến thì như vào Đàn Luân chứng Tam Ma Đề (Samādhi), tất cả Pháp thiện lành thảy đều đầy đủ, ba nhóm Tịnh Giới đồng thời viên mãn, thân đồng với Phổ Hiền (Samanta-bhadra) ngồi tại vành trăng lớn. Tất cả chư Phật nới lại Bản Thễ xa xưa, quán sát hộ niệm. Giả sử có người từng thọ nhận Phật Giới khởi Tâm ác phá hủy, chẳng thanh tịnh trở lại, nếu tụng Chú này 7 biến thì tội dơ phá Giới ắt được thanh tịnh
Hoặc dựa theo Thần Biến Kinh với trong Nghĩa Thích thì: Do lìa Niệm quán Trí mới xứng với Ý Mật.
Tức Thần Biến Kinh nói rằng: “Nếu Tộc Tính Tử trụ Giới đó, sẽ đem thân miệng ý hợp làm một”
Nghĩa Thích có 3 sự giải thích: một là cùng Duyên cùng thành nghĩa của Giới này. Ấy là dùng nơi gom tập của nhóm phương tiện mà thành. Hai là nghĩa bình đẳng, Đức Phật đem ba nghiệp hợp làm một, tức là trụ Pháp Môn bình đẳng, thế nên gọi là Tam Thế Vô Chướng Ngại Trí Giới vậy, khiến cho Trì Minh này tóm tắt Giới như phương tiện ba nghiệp của Hành Nhân thảy đều thuận chính đúng ba nơi bình đẳng, nên biết tức đầy đủ Luật Nghi của tất cả chư Phật vậy. Ba là xé rách lưới của các Tướng, là khi trụ Bản Tính Giới của Pháp Giới Thật Tướng Bình Đẳng thì vô lượng ba nghiệp đều đồng một tướng, các lưới của tướng thấy (kiến tướng) thảy đều trừ diệt. Thế nên được gọi là Trụ Vô Hý Luận Kim Cương Giới vậy. Hoặc người còn thiếu sự Tín Giải (Adhimukti: y theo niềm tin mà được sự hiểu biết thù thắng) cao thâm, nghĩ thêm tưởng niệm như Văn của Tùy Văn Ký nói rằng: Nếu khi trao cho Giới thời trong Ấn tưởng có chữ Tông (VAṂ) phóng ánh sáng lớn chiếu khắp cả nơi thỉnh tất cả hữu tình. Các hữu tình ấy nhận được ánh sáng chiếu với chư Phật ba đời thì Giới Ba La Mật (Śīla-pāramitā) một thời được viên mãn, tưởng Pháp thiện lành của Pháp Giới (Dharma-dhātu) là ánh sáng, tuôn chảy ánh sáng rưới rót đỉnh đầu, tích chứa trong thân ấy thì thân liền đồng với Phổ Hiền, nối tiếp chức vị của chư Phật, làm con của Phật)
Nay cùng với các vị thọ nhận Tam Ma Gia Giới xong. Từ nay trở đi hay khiến cho các vị nhập vào địa vị của Như Lai, là Chân Phật Tử theo Pháp hóa sinh, được Pháp Phần của Phật
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Vô Lượng Uy Đức Tự Tại Quang Minh Như Lai Ấn:
(Tay trái tưởng cầm vật khí. Tùy Văn Ký nói rằng: Tưởng chữ có chứng cứ làm, như bên trong chữ rất thành thật cần suy nghĩ. Tay phải búng Nhẫn (ngón giữa phải) Thiền (ngón cái phải), tưởng ở trong lòng bàn tay trái có chữ Tông (VAṂ) tuôn ra mọi loại Cam Lộ Pháp Thực Ấn không cùng tận. Nói Thí Thực Chân Ngôn là)
“Án, tát lý-oát đáp tháp cát đạt (1) a ngõa lô yết đế tông (2) bà la bà la (3) tam bà la, tam bà la (4) hồng (5)”
OṂ_ SARVA TATHĀGATĀ AVALOKITE _VAṂ BHARA BHARA, SABHARA SABHARA (?sambhāra sambhāra) HŪṂ
(Bản khác ghi câu Chú này là:
NAMAḤ SARVA-TATHĀGA AVALOKITE_ OṂ BHARA BHARA, SAMBHĀRA SAMBHĀRA HŪṂ)
Này các Phật Tử! Nay vì các vị làm Ấn Chú xong, biến một thức ăn này thành vô lượng thức ăn lớn như núi Tu Di, lượng đồng với Pháp Giới, cuối cùng không có thể hết.
_Lại kết Ấn lúc trước, tụng Nhũ Hải Chân Ngôn:
“Na ma tát man đáp bột tháp nam_ Tông”
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VAṂ
Này các Phật Tử! Nay vì các vị làm Ấn Chú xong. Do Uy Lực gia trì của Ấn này, tưởng ở trong Ấn tuôn ra Cam Lộ (Amṛta) thành biển sữa, chảy rót Pháp Giới cứu giúp khắp các vị, tất cả hữu tình sung túc no đủ
(Trong Chú Ấn lúc trước tuôn chảy nhiều vật thực, tăng thứ này thành rộng lớn. Nhũ Hải Chú này chỉ tuôn chảy Cam Lộ thông cứu giúp sáu đường. Nên biết rõ ý của hai Chú này thông cả rộng, lược. Rộng (quảng) ắt dùng cả hai, tức là Văn này. Lược chỉ dùng phần lúc trước cho nên có Lược Nghi.
Ý của Tùy Văn Ký là: Chú lúc trước 7 biến tăng thành rộng lớn, câu của Ký là Cam Lộ. Chú lúc sau 21 biến thì thuôn chảy Cam Lộ của Trí, cùng với Ký chẳng phải là hai Lý, cũng có thể thông.
Sau đây có thể vào Chướng Thí Quỷ Thí Thực, hoặc gọi là Nhất Đạn Chỉ Thí Thực, Trước tiên, tẩy rửa súc miệng, đồ đựng thức ăn trong Giáp (?lồng sắt) với mỗi một đồ đựng thức ăn trong vật khí bố thí (thí khí), hoặc chưa dùng qua… kèm theo bên trong vật khí chứa đầy nước sạch xong, giương bàn tay phải)
_Tụng Chướng Thí Quỷ Chân Ngôn:
“Án, ách hồng, tạt lạt, di đam, tát lý-oát bất-lý đích-tỳ, toa ha”
OṂ AḤ HŪṂ_ CARA METAṂ PRETEBHYAḤ SVĀHĀ
(Chú một biến hoặc 7 biến thì nhóm Chướng Thí Quỷ no đủ, vui vẽ trở lại. Búng ngón tay một lần xuống bên dưới, lúc đó Hành Giả liền dùng tay phải cầm vật khí Cam Lộ, hướng mặt về phương Đông, đứng viết ở trước mặt Đàn, hoặc trên đất sạch, hoặc ở trên đá, hoặc cái bồn sành mới sạch cũng gọi là Vu Lan Bồn, Sinh Đài cũng được. Hoặc viết lên suối, ao, sông, biển, trong giòng nước chảy dài …Chẳng được viết ở dưới cây Thạch Lựu, Đào… vì Quỷ Thần kinh sợ, chẳng ăn được.
Như chúng Thánh, Minh Vương (Vidya-rāja), chư Thiên trong Đàn. Hoặc cúng thí thức ăn uống thì để trên Sinh Đài là Bản Pháp vậy.
Nếu cúng dường chư Phật, chúng Thánh thì ở trên canh năm, sáng sớm lúc mặt trời mọc là Thời cúng dường
Nếu Pháp của Quỷ Thần thì do con người quyết định Thời, giờ Tý cúng được. Bản Nhân quyết định Thời theo Pháp của A Xà Lê (Ācārye)
Nếu ở thời Trai (giờ Ngọ) đến hết một ngày, chỉ gia trì vào nhóm thức ăn uống, nước… bố thí cho chim thú bay trên không, loài thủy tộc…. thì chẳng cần chọn lựa thời tiết, chỉ làm bố thí.
Nếu làm Pháp Thí Thực cho Ngạ Quỷ thì nên ở giờ Hợi. Nếu ở thời Trai (?giờ ngọ)cho Ngạ Quỷ ăn thì uổng phí công lao, cuối cùng không có hiệu nghiệm. Vì chẳng đúng thời tiết, vọng sinh hư dối, Quỷ Thần chẳng ăn được. (Nếu Hành Giả) chẳng theo Thầy thọ nhận (Pháp, mà tự làm) thì tự chiêu vời tai ương, thành tội trộm Pháp)
_Các hàng Phật Tử! Tuy lại mới dùng loại tụ vật để phân chia đều nhau. Nhưng nơi bố thí của tôi, tất cả không có ngăn ngại, không cao không thấp, bình đẳng khắp cả, chẳng chọn Oán Thân. Ngày nay (các vị) đừng có đem Quý khinh Tiện, dùng mạnh lấn yếu, gây khó khăn cho kẻ cô thân, người trẻ tuổi khiến cho họ chẳng ăn được, khiến cho chẳng quân bình, vượt qua bờ mé hiền từ của Phật, cần phải yêu thương giúp đỡ nhau giống như cha mẹ chỉ tưởng nhớ một đứa con
_Này các Phật Tử! Các vị đều có cha mẹ, anh em trai, chị em gái, vợ con, quyến thuộc, bạn lành, thân thích. Hoặc có việc Duyên đến chẳng được thì Phật Tử các vị Từ Bi yêu nhớ, mỗi mỗi vị đều đem cầm thức ăn uống, tiền tài, các vật…thứ tự đem bố thí cho sung túc, no đủ, không có thiếu thốn, khiến phát Ý Đạo, lìa hẳn ba đường, vượt qua bốn dòng chảy (kiến lưu, dục lưu, hữu lưu, vô minh lưu), nên buông bỏ thân này mau vượt lên Đạo Quả. Lại vì các vị đem thức ăn trong sạch này chia làm ba phần: một là bố thí cho Thủy Tộc khiến được Nhân Không, hai là bố thí cho loài có lông khiến được Pháp Tịch, ba la bố thí cho Bẩm Thức Đào Hình (chúng sinh ở trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi chết và trước khi tái sinh, gọi là thân Trung Ấm) đều khiến cho sung túc, được Vô Sinh Nhẫn.
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Phổ Cúng Dường Ấn:
(Co hai ngón giữa, trên hai đầu ngón tưởng có chữ Án (OṂ) màu trắng tuôn ra mọi loại bảy báu, lầu gác, cung điện, phướng phan, lọng báu, hương hoa, thức ăn uống, vô lượng bảy báu, Nội Tài với Ngoại Tài của chính mình… bố thí vô lượng đến chư
Phật, Thánh Hiền và các hàng hữu tình. Tụng Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là)
“Án (1) cát cát nạm, tam bà oát, oát tư-la giải (2)”
OṂ_ GAGANA SABHAVA (?saṃbhava) VAJRA HOḤ
(Tưởng từ Ấn tuôn ra các vật cúng, cúng khắp cả Tam Bảo với chúng sinh trong sáu đường, biết rõ Ý cúng khắp cả từ bên trên đi đến việc Pháp này được tròn trịa, cho nên đã sinh việc cúng thí giang duỗi, bình đẳng khắp cả của Phật. Cúng xong, tác Nguyện Ý tại Phụng Tống. Văn theo bên dưới làm trên ảnh hưởng tất nhiên vậy.
Hoặc gọi là Phổ Thông Cúng Dường)
Các hàng Phật Tử! Từ trước đến nay, thức ăn uống đã thọ nhận đều là thứ do con người mua bán sinh mệnh, rượu, thịt khô, tiền tài, máu thịt hôi tanh, rau cỏ cay nồng, hôi thối dơ bẩn… Tuy lại thọ nhận được thức ăn uống như vậy, ví như thuốc độc gây tổn hoại nơi thân, chỉ tăng thêm gốc khổ, trầm luân trong biển khổ, không có lúc giải thoát.
Tôi (họ tên…) y theo sự chỉ dạy (giáo) của Đức Như Lai tinh thành buông bỏ hết, đặt bày Đại Pháp Hội Vô Già rộng lớn (Pañca-vārṣika-maha)
Ngày nay, các vị gặp được Thắng Sự Giới Phẩm này thấm ngấm nơi thân, (ắt hẳn các vị) ở đời quá khứ rộng phụng sự chư Phật, gần gũi bạn lành, cúng dường Tam Bảo. Do Nhân Duyên này gặp Thiện Tri Thức, phát Tâm Bồ Đề, thề nguyện thành Phật chẳng cầu Quả khác. Trước tiên được Đạo, lần lượt độ thoát lẫn nhau
Lại nguyện các vị ngày đêm luôn thường ủng hộ cho tôi, mãn ước nguyện của tôi. Đem mọi Công Đức được sinh ra do Thí Thực này, hồi thí cho hữu tình trong Pháp Giới, cùng với các hữu tình đồng đem hết Phước này đều hồi thí đến Vô Thượng Bồ Đề, Nhất Thiết Trí Trí… đừng chiêu vời Quả khác, nguyện mau thành Phật.
(OṂ AḤ HŪṂ)
_Tiếp theo kết Phụng Tống Ấn:
(Hai tay tác Kim Cương Quyền, hai ngón Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng móc nhau, tùy tụng mà kéo mở. Kim Cương Giải Thoát Chân Nhân là)
“Án, oát tư-la, mục”
OṂ_ VAJRA MUḤ
(Một ý tưởng Phật với các hàng đều quay về vị trí của mình (bản vị), chúng sinh trong sáu đường vui thích siêu thăng, làm người Thượng Lương, hồi thí đều khắp, như thường có thể biết vậy)
PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG THẦN CHÚ
Án, phổ- lùng, toa ha.
OṂ BHRŪṂ SVĀHĀ
Án, nại mô phát cát oát đế, tát lý oát đích-lai lô kết bất-la điệp nguyệt nhiếp sắt-trá da, bột tháp da đế nại ma
OṂ NAMO BHAGAVATE SARVA TRAILOKYA PRATIVIŚIṢṬAYA BUDDHĀYATE NAMAḤ
Đáp đa tháp: Án, phổ lùng, phổ lùng, phổ lùng
TADYATHĀ: OṂ BHRŪṂ BHRŪṂ BHRŪṂ
Thục tháp da, thục tháp da, nguyệt thục tháp da, nguyệt thục tháp da
ŚODHAYA ŚODHAYA_ VIŚODHAYA VIŚODHAYA
Ách tát ma, tát man đạt oát phát tát, tư-phát la nạp điệp, cát cát nại toa phát oát, nguyệt thuyết đề, ách phiết thiên tán đa
ASAMA SAMANTA-VABHĀSA SPHARAṆĀ GATE GAHANA SVABHĀVA VIŚUDDHE ABHIṢICATOMAṂ
Tát lý-oát, đát tháp cát đạt, toa cát đạt, oát la oát tạt nạp mỹ-lý đạt, phiết thích cai, ma ha mạt đích-la, man đích-la ba đại
SARVA-TATHĀGATĀ SUGATA VARA VAHANA MṚTA BHIṢAIKAI VANTRA VANTRA-PADAI
A ha la, a ha la, ma ma, do tản tháp la niếp, thục tháp da, thục tháp da, nguyệt thục tháp da, nguyệt thục tháp da, cát cát nại, toa phát oát, nguyệt thuyết đề
ĀHARA ĀHARA_ SAMĀYU SANDHĀRAṆI, ŚODHAYA ŚODHAYA, VIŚODHAYA VIŚODHAYA, GAGANA SABHAVA VIŚODDHE
Ô sắt-ni nhiếp, nguyệt tạt da, bát lý thuyết đề, tát ha tư-la la thích-mê, tản tổ điệp địch
UṢṆĪṢA-VIJAYA PARIŚODDHE SAHASRA-RAŚMI SAṂSUDITE
Tát lý-oát, đát tháp cát đạt, oát lô kết niếp, sa sí-ba la mê đạt, bát liệt bổ la niếp
SARVA TATHĀGARĀ VARŪKANA SAṬ-PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI
Tát lý-oát, đát tháp cát đạt ma để, đáp xá phổ mê, bất-la điệp sắt-trá địch
SARVA-TATHĀGATĀ MATE TACA BHŪMI PRATIṢṬITE
Tát lý-oát, đát tháp cát đạt, hách-la đáp nha, thiết sắt-trá nạp, thiết sắt-trá địch
SARVA-TATHĀGATĀ HRIṆAYA DHIṢṬANĀDHIṢṬATA
Ma đích lý, ma đích-lý, ma ha ma đích-lý
MATRE MATRE MAHA-MATRE
Oát tư-lý, oát tư lý, ma ha oát tư-lý
VAJRE VAJRE MAHĀ-VAJRE
Oát tư-la cát da, tam ha đái nại, bát liệt thuyết đề
VAJRA-KĀYA SAṂHĀTANA PARIŚUDDHE
Tát lý-oát, cát lý-ma, oát la nại, nguyệt thuyết đề, bất la điệp ni, oát lý-đát da, ma ma, do-lý nguyệt thuyết đề
SARVA-KARMA VARANA VIŚUDDHE PATINIVARTTAYA MAMA YṚ VIŚUDDHE
Tát lý-oát, đát tháp cát đạt, tát ma nha, thiết sắt-trá nạp, thiết sắt-trá địch
SARVA-TATHĀGATĀ-SAMAYA DHIṢṬANADHIṢṬITE
Án, ma ni, ma ni, ma ha ma ni
OṂ_ MAṆI MAṆI MAHĀ-MAṆI
Nguyệt ma ni, nguyệt ma ni, ma ha nguyệt ma ni
VIMAṆI VIMAṆI MAHĀ-VIMAṆI
Ma điệp, ma điệp, ma ha ma điệp
MATI MATI MAHĀ-MATI
Ma ma điệp, toa ma điệp
MAMATI SAMATI
Đát tháp đạt, phổ đát cô trạch, bát liệt thuyết đề, nguyệt tư-bồ trá, bột thiết thuyết đề
TATHĀTĀ-BHŪTA-KODHI PARIŚUDDHE VISPHAṬA BUDDHI ŚUDDHE
Hề hề, tạt da, tạt da, nguyệt tạt da, nguyệt tạt da
HE HE, JAYA JAYA, VIJAYA VIJAYA
Tư ma-la, tư ma-la
SMARA SMARA
Tư-phát la, tư-phát la, tư-phát la da, tư-phát la da
ŚVARA ŚVARA, ŚVARAYA ŚVARAYA
Tát lý-oát bột tháp, thiết sắt-trá nạp, thiết sắt-trá đa, thú địch, thuyết đề thuyết đề
SARVA-BUŚVĀDHIṢṬANADHIṢṬITA ŚUTE ŚUDDHĀ ŚUDDHĀ
Bột đề bột đề, oát tư-lý, oát tư-lý, ma ha oát tư-lý, toa oát tư-lý, oát tư-la cát lý-tỳ
BUDDHE BUDDHE, VAJRE VAJRE MAHĀ-VAJRE, SAVAJRE VAJREGARVI
tạt da cát lý-tỳ, nguyệt tạt da cát lý-tỳ
JAYA-GARVI VIJAYA-GARVI
Oát tư-la, tá lạt cát lý-tỳ, oát tốt-lỗ thắc-phắc vi, oát tư-la tham phát vi, oát tư-lý, oát tức-lý niếp, oát tư-lam phát oát đa
VAJRA-SALA-GARVI, VAJROTBAVĪ, VAJRA-SAṂBAVI, VAJRĪ VAJRAṆI VAJRĀṂMBHĀVATU
Ma ma, niếp lý lam, tát lý-oát tát đỏa nam tạt, cát da, bát liệt thuyết thiết, phát oát đa, tát đỏa, di
MAMĀ VARIRAṂ SARVA-SATVĀNĀṂCA KĀYA PARIŚATIPAVATASATVĀ ME
Tát lý-oát đạt, tát lý-oát cát đa, bát lý thuyết đề thật-triết
SARVATA SARVA-GATI PARIŚUDDHE-ŚCA
Tát lý-oát đáp tha cát đạt thật-triết, hàm, tát ma loát tát, nhan đa
SARVA-TATHĀGATĀ-CCHA SAMASVA SAGANTA
Bột thiết bột thiết, tiết thiết tiết thiết, phổ tháp da phổ tháp da, nguyệt phổ tháp da nguyệt phổ tháp da, mô tạt da mô tạt da, nguyệt mô tạt da nguyệt mô tạt da
BUDDHE BUDDHE, SIDDHE ŚIDDHE, BODHAYA DODHAYA,
VIBODHAYA VIBODHAYA, BUDDHYAYA BUDDHYĀYA, VIBUDDHYAYA VIBUDDHYĀYA
Thục tháp da thục tháp da, nguyệt thục tháp da nguyệt thục tháp da
ŚUDDHAYA ŚUDDHAYA, VIŚUDDHAYA VIŚUDDHAYA
Tát man đạt, mô tạt da mô tạt da, tát man đát la, thích-mê, bát liệt thuyết đề
SARVATA BUDDHYAYA BUDDHYĀYA, SARVATA RŚMI PARIŚUDDHE
Tát lý-oát đát tháp cát đạt, hách-la đáp nha, thiết sắt-trá nạp, thiết sắt-trá địch
SARVA-TATHĀGATĀ HRIDAYĀDHIṢṬANADHIṢṬTATE
Ma đặc-lý, ma đặc-lý, ma ha ma đặc-lý, ma ha ma đặc-la man đích-la ba đế, toa ha
MANTRE MANTRE, MAHĀ-MANTRE MAHĀ-MANTRE, VANTREPADAI SVĀHĀ
(Theo người dịch thì bài Chú này là:
OṂ BHRŪṂ SVĀHĀ
OṂ NAMO BHAGAVATE SARVA TRAILOKYA PRATIVIŚIṢTĀYA
BUDDHĀYATE NAMAḤ
TADYATHĀ: OṂ_ BHRŪṂ BHRŪṂ BHRŪṂ
VIŚODHAYA VIŚODHAYA
ASAMA SAMANTA AVABHĀSA
SPHARAṆA GATI GAHANA
SVABHĀVA VIŚUDDHE
ABHIṢIṂCA TUMĀṂ
SARVA TATHĀGATA SUGATA VARA VACANA AMṚTA
ABHIṢAIKAI MAHĀ-MUDRA-MANTRA-PADAI
ĀHARA ĀHARA
ĀYUḤ SANDHĀRAṆĪ
ŚODHAYA ŚODHAYA
VIŚODHAYA VIŚODHAYA
GAGANA SVABHĀVA VIŚUDDHE
UṢṆAṢA VIJAYA PARIŚUDDHE
SAHASRA RAŚMI SAṂSUDĪTE
SARVA TATHĀGAT- AVALOKINI SAṬ-PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI
SARVA TATHĀGATA MATI DAŚA-BHŪMI PRATIṢṬITE
SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE
MUDRĪ MUDRĪ MAHĀ-MUDRĪ
VAJRE VAJRE MAHĀ-VAJRE
VAJRA-KĀYA SAṂHĀTANA PARIŚUDDHE
SARVA KARMA ĀVARAṆA VIŚUDDHE
PRATINI VARTTĀYA MAMA ĀYUḤ VIŚUDDHE
SARVA TATHĀGATA-SAMAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE
OṂ_ MAṆI MAṆI MAHĀ-MAṆI
VIMAṆI VIMAṆI MAHĀ-VIMAṆI
MATI MATI MAHĀ-MATI
MAMATI SAMATI
TATHĀTĀ BHŪTA KOṬI PARIŚUDDHE
VISPHUṬA BUDDHI ŚUDDHE
HE HE
JAYA JAYA
VIJAYA VIJAYA
SMARA SMARA
AVARA SVARA SVARĀYA SVARĀYA
SARVA BUDDHA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE ŚUDDHE
ŚUDDHĀ ŚUDDHĀ
BUDDHE BUDDHE
VAJRE VAJRE MAHĀ-VAJRE
SUVAJRA VAJRA-GARBHE
JAYA-GARBHE
VIJAYA-GARBHE
VAJRA JVALA GARBHE
VAJRODBHAVE
VAJRA SAṂBHAVE
VAJRĪ VAJRIṆI
VAJRĀṂ BHAVATU MAMA ŚARIRAṂ SARVA SATVĀNĀṂCA
KĀYA PARIŚUDDHE RBHAVATU SATVĀ ME
SARVATA SARVA-GATI PARIŚUDDHE
SARVA TATHĀGATA-ŚCA ME SAMA ŚVASA YAṂTU
BUDDHE BUDDHE
SIDDHE SIDDHE
BODHAYA BODHAYA
VIBODHAYA VIBODHAYA
BUDDHYA BUDDHYA
VIBUDDHYA VIBUDDHYA
ŚUDDHĀYA ŚUDDHĀYA
VIŚUDDHĀYA VIŚUDDHĀYA
SARVATA BUDDHYA BUDDHYA
SARVATA RAŚMI PARIŚUDDHE
SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE
MANTRA MANTRA MAHĀ-MANTRA
MAHĀ-MUDRA-MANTRA-PADAI SVĀHĀ
*)LỤC THÚ KỆ (Bài kệ sáu nẻo)
“_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình chịu khổ nơi Địa Ngục
Núi đao, rừng kiếm đều biến hóa thành cây Như Ý
Hòn lửa, viên sắt biến thành báu hoa sen tốt lành
Thoát khỏi Địa Ngục mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình chịu khổ nơi đường Ngạ Quỷ Lửa khói trong miệng thiêu đốt thân.
Nguyện được trong mát như Cam Lộ bên trong tay của Quán Âm
Tự nhiên no đủ cát tường lâu dài
Thoát khỏi nẻo Ngạ Quỷ mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình chịu khổ nơi nẻo Súc Sinh
Đều xa lìa được nỗi khổ do bị giết hại, thiêu nấu, chất độc của bụi gai…
Xa lìa hẳn sự ngồi cỡi, ngu si
Mau được Đại Trí Tuệ cát tường
Thoát khỏi nẻo Súc Sinh mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình chịu khổ ở nhân gian
Sinh ra mong giống như Bồ Tát, sinh từ bên hông phải của Ma Gia (Māhā-māyā:
mẹ của Đức Phật Thích Ca)
Nguyện đủ sáu căn, lìa xa tám nạn, tu Phước Tuệ cát tường
Thoát khỏi nẻo nhân gian mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình chịu khổ nơi nẻo Tu La
Ngã Mạn, điên cuồng, vụng về, mộc mạc
Mau chóng khiến cho Nhu Thiện
Tâm ác, ganh tỵ, giận dữ, chiến đấu
Tự hay điều phục được cát tường
Thoát khỏi nẻo Tu La mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Hữu tình hưởng niềm vui nơi cõi Trời
Ham thích khuyên siêng năng, mau phát Tâm Bồ Đề rộng lớn
Dứt hết lo khổ trong cõi Trời
Tự nhiên sinh vui thích cát tường
Thoát khỏi cõi Trời mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Mười phương: Độc Giác, bậc Thanh Văn
Buông bỏ Tiểu Thừa, hành bốn Đế , mười hai Nhân Duyên
Hướng tiến đến Đại Thừa
Tu bốn Nhiếp, sáu Độ, vạn ứng cát tường
Thoát khỏi bậc Nhị Thừa mà hay thành Chính Giác
_Nương theo Lợi thiện lành này
Bồ Tát Sơ Địa, bậc Dũng Thức
Trăm Phước trang nghiêm tất cả Hạnh Nguyện đều viên mãn
Vượt ngay lên mười Địa
Chúng nhập Nhất Sinh Bổ Xứ Vị cát tường
Ba Thừa mau chứng rốt ráo thành Chính Giác
*) Kệ Phát Nguyện Hồi Hướng:
_Trong đời hiện tại, khi chứa chứng Bồ Đề
Nguyện trong ngoài không có chướng nạn, duyên ác
Luôn thường gặp được Thiện Tri Thức tối diệu
Việc lành, Hạnh Nguyện đã tu, mau thành tựu
Tam Bảo tối thượng
_Khi mệnh chung thời Thức Tính không có mê hoặc
Nguyện sinh Tây Phương Tịnh Thổ, ở trước mặt Như Lai
Y vào mặt trời Tuệ phát ánh sáng
Nghe, nghĩ, tu chặt đứt phiền não (hoặc), chứng chân thật
Thương xót chúng hữu tình
Tam Bảo tối thượng
_Nếu hoặc tùy theo Nghiệp
Ở trước Phật Hội trong Tịnh Thổ
Nếu không có căn lành
Chẳng sinh trong Thánh Hội
Tù theo Nghiệp luân hồi
Đời đời, nơi sinh ra
Luôn tu căn lành, huân tập không gián đoạn
Tam Bảo Tối thượng
_Nguyện sinh ở nước trung tâm
Siêng năng tu nơi Chính Pháp
Không bệnh, sống lâu, thọ dụng đều đầy đủ
Tướng tốt thù thắng, biện tài, Trí Tuệ
Đủ bảy Công Đức, được thân Trượng Phu
Tam Bảo tối thượng
_Trẻ thơ xuất gia, nguyện gặp thầy Hiền Thánh
Liền được ba loại tu học thủ hộ
Trong tất cả thời giữ Chính Niệm cùng Chính Định
Nương theo Thượng Sư vi diệu, nguyện vui vẻ
Tam Bảo tối thượng
_Bảy loại Thắng Tài, Thiện Tri Thức thù thắng
Như mặt trời với ánh sáng, sát na không lìa bỏ
Cũng không có Ngã Mạn, nghi ngờ, luôn biết đủ
Nguyện xa lìa Duyên ác giống như Cổ Độc (thuốc độc gây chết người)
Tam Bảo tối thượng
_Công Đức, Bản Nguyện, nơi Tam Bảo tối thượng
Nguyện hay luôn thường quy y mà cúng dường
Thường đừng ứng khởi ba loại độc: tham dục, giận dữ, ngu si
Tam Bảo tối thượng
_Quán thấy nhóm Pháp: cảnh giới, hình sắc của sáu Trần
Giống như bóng nắng huyễn hóa mà hiểu rõ Tự Tính của năm Dục Không có nhiễm dính vào cảnh, xứ
Nguyện con luôn chẳng quên mất Tâm Bồ Đề
Tam Bảo tối thượng
_Tất cả Pháp vi diệu thâm sâu của Đại Thừa
Như cứu cái đầu bị cháy, tinh tiến thường tu học
Chứng được Bồ Đề rốt ráo không gì sánh được
Thời dùng bốn Nhiếp Pháp hay cứu giúp sáu nẻo
Tam Bảo tối thượng
_Đại Bi Quán Thế Âm hay cứu đời năm Trược
Hoằng Nguyện Địa Tạng Vương ở trong thời Mạt Kiếp
Hết thảy tất cả Hiền Thánh, Thần Hộ Pháp
Chứng minh, hộ niệm, đèn sáng che trùm sáng rực
Tam Bảo tối thượng
_Các Hộ Thần, hộ quốc, hộ Pháp, hộ tháp miếu
Uy Đức sáng rực, che giữ vòng quanh Đại Kết Giới
Ma oán,Ngoại Đạo, loài độc đều bị tồi hoại
Rồng, Quỷ, tinh tú, loài độc đều hoảng sợ
Tam Bảo tối thượng
_Nguyện mau được tiêu trừ: ba Tai, năm Trược
Một niệm đều tiêu diệt được bảy Nạn, tám Bố
Trăm lúa đậu dồi dào, vạn vật xum xuê thịnh vượng
Bảy báu sung túc, năm vị đều đầy đủ
Tam Bảo tối thượng
_Bốn việc cúng dường, thọ dụng không thiếu thốn
Tu tám ruộng Phước cát tường được an vui
Khắp đất nước phát đạt việc Phật chuyển Pháp Luân
Tăng trưởng Phước Tuệ của hữu tình đều viên mãn
Tam Bảo tối thượng
_Sức căn lành duyên khởi Pháp Tính của chúng con
Sức nhiếp thọ của Thượng Sư, Bản Tôn, Không Hành (Ḍākiṇī)
Sức uy thần của Mật Chú, Chân Đế (Pramārtha) của Tam Bảo
Khi đã phát Nguyện thời Hạnh Nguyện mau thành tựu
Tam Bảo tối thượng
_Năng lực hồi thí, người hồi thí, việc tốt lành hồi thí
Tất cả tất cả các Công Đức đã đạt được
Giống như huyễn hóa, huyễn hóa tựa như cảnh trong mộng
Ba Luân (Cảnh đã biết, Trí hay biết, người hay biết): Thể rỗng không, Thể rỗng không đều trong sáng yên tịnh
Tam Bảo tối thượng
_Kệ Cát Tường:
“Nguyện ngày an lành, đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả Thời thường an lành
Nguyện xin Thượng Sư thương nhiếp thọ
Nguyện xin Tam Bảo thương nhiếp thọ
Nguyện các Hộ Pháp thường ủng hộ”
Nam mô Tây Phương Vô Lượng Thọ Như Lai, các Đại Bồ Tát Chúng Thánh trong Hải Hội.
Nguyện xin mọi tội của kẻ còn người mất đều được tiêu trừ, đồng sinh Tịnh Độ.
(Đến đây, tùy ý Hồi Thí xong. Tiếp theo niệm Kim Cương Tát Đỏa Bách Tự Chú)
Kim Cương Tát Đỏa Bách Tự Chú:
“Án (1) oát tư-la tát đoả, tô tát ma da, ma nạp ba lạt da (2) oát tư-la tát đoả, đế nô bát đế sắt-tráp (3) đắc-lý sừ, di phát ngõa (4) tô độ thúc, di phát ngõa (5) a nô la ngật-đô, di phát ngõa (6) tô bố thúc, di phát ngõa (7) tát lý-ngõa ta đề, di, bất-la da sát (8) tát lý oát cát lý-ma tô, tạt di (9) mục đạt thích-lý dương, quách lỗ (10) hồng (11) ha ha ha ha hộc (12) phát cát loan, tát lý-ngõa đáp tháp cát đạt, oát tư-la, ma, di, môn tạt (13) oát tư-lý phát ngõa (14) ma ha tát ma da tát đoả, a (15) Bhūḥ”
OṂ_ VAJRA-SATVA SU-SAMAYAN ANUPĀLAYA, VAJRA-SATVA TTENĀPA-TIṢṬA (?Tvenopatiṣṭa) DṚḌHO ME BHAVA, SUTUṢYE (?sutoṣyo)
ME BHAVA, ANURAKTO ME BHAVA, SUPAṢYE (?Supoṣyo) ME BHAVA,
SARVA-SIDDHIṂ ME PRAYACCHA, SARVA KARMASU CA ME, CITTA GRIYAḤ (?Śrīyaḥ) KURU HŪṂ, HA HA HA HA HOḤ, BHAGAVAṂ
SARVA-TATHĀGATA-VAJRA MĀ ME MUCA (?muṃca), VAJRĪ BHAVA,
MAHĀ-SAMAYA-SATVĀ A BHUḤ
(Bản khác ghi nhận bài Chú này là:
OṂ_ VAJRASATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA_VAJRASATVA TVENA UPATIṢṬA DṚḌHO_ME BHAVA SUTOṢYO_ME BHAVA SUPOṢYO_ME BHAVA ANURAKTO_ME BHAVA SARVA SIDDHIṂ_ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTAṂ ŚRĪYAṂ KURU HŪṂ _ HA HA HA HA HOḤ_ BHAGAVAṂ SARVA TATHĀGATA-VAJRA _ MĀ ME
MUṂCA_VAJRĪ BHAVA_MAHĀ-SAMAYA-SATVA_AḤ HŪṂ PHAṬ )
Chú này cầu nguyện, bù vào chỗ thiếu sót, Công Đức vô lượng, rải rác tại các
Kinh. Lại trong Danh Cú tùy theo Tông phái mà hồi chuyển, người tụng nên biết vậy)
DU GIÀ TẬP YẾU DIỆM KHẨU THÍ THỰC KHOA NGHI
_Hết_
VĂN MƯỜI LOẠI CÔ HỒN
_Nam mô mười phương ba đời tận cõi hư không, báu Phật Pháp Tăng thường trụ, Thượng Sư, Bản Tôn (khi đến thì nhập vào tên gọi của Đức Phật), Mãnh Mẫu Minh Vương, Thiện Thần Hộ Pháp Thế Xuất Thế Gian… Từ Bi rộng lớn, Thệ Nguyện rộng sâu, uy lực khó lường, biết hết thấy hết. Nguyện tác chứng minh, thương xót hộ niệm.
Diêm La Thiên Tử trong Địa Phủ Ngục của Pháp Giới, mười tám Ngục Đế, ba mươi Đại Vương, ba mươi ba Vương, ba mươi sáu Vương, mười tám Ngục Chủ, Quỷ Tốt thân người đầu trâu, La Sát mặt ngựa, Chủ Mệnh Chủ Nhiếp Vô Độc Quỷ Vương, chín địa vị, hai mươi bốn Ty Trợ Vương, Tiểu Thần Chưởng Bộ, Thủ Lãnh cầm cây gậy, Chủ Tịnh, Chủ Thủy, Chủ Thiết, Chủ Thổ, Chủ Hỏa, Thiện Ác đồng Tử, tất cả Công Tào Ngục Lại cỡi ngựa cầm cái vạc ba chân, tất cả La Xoa (?cái lưới với cây chỉa ba)
Lại bậc quán sát tra sét trên mặt đất là: Đế Thích, bốn vị Thiên Vương, Thái Tử, các Tướng, tám Vương trong sáu ngày Trai, ba mươi hai Nhẫn Thần, Đại Vương của bốn Nhẫn (Tứ nhẫn đại vương, Đại Thần của 5 đường (Ngũ Đạo Đại Thần) Lại cùng với mười loại Cô Hồn:
.)Pháp Giới thứ nhất: “Tất cả chúng Cô Hồn: Quan viên, tướng sĩ, binh lính dốc sức gửi mạng chiến đấu trong quân trận, vì nước quên thân, giữ gìn biên cương, bảo vệ bờ cõi.
.)Pháp Giới thứ hai: Tất cả chúng Cô Hồn: nợ tiền thiếu mạng, tình thức móc cột sinh sản gửi mạng, oan gia, trái chủ, sảy thai
.)Pháp Giới thứ ba: Tất cả chúng Cô Hồn: khinh chê chế diễu Tam Bảo, bất hiếu với cha mẹ, mười ác, năm nghịch, Tà Kiến
.)Pháp Giới thứ tư: Tất cả chúng Cô Hồn: chết đuối trong sông nước, tìm kiếm vật quý báu, buôn bán vượt biển lớn bị sóng gió cuốn chìm
.)Pháp Giới thứ năm: Tất cả chúng Cô Hồn: ở biên địa, Tà Kiến, gửi mạng nơi man rợ
.)Pháp Giới thứ sáu: Tất cả chúng Cô Hồn: giao du phóng túng, lìa bỏ quê hương, làm khách chết phương khác, không có chỗ nương náu, không có nơi cậy nhờ
.)Pháp Giới thứ bảy: Tất cả chúng Cô Hồn chết đội ngột vì: rơi xuống sông, rớt xuống giếng, đao đâm chém, dây thắt cột, lửa thiêu đốt, té từ vách núi, tường đổ, nhà sụp, cây gẫy đè nát.
.)Pháp Giới thứ tám: Tất cả chúng Cô Hồn: phạm Pháp gửi mạng trong ngục tù, chẳng tuân theo phép vua, cướp bóc, trộm cắp, vô ý bị hàm oan, bị tử hình phân thây
.)Pháp Giới thứ chín: Tất cả chúng Cô Hồn: nô tỳ, đầy tớ, lao lực nhọc nhằn, gửi mạng nơi hèn kém.
.)Pháp Giới thứ mười: Tất cả chúng Cô Hồn: mù, điếc, câm, ngọng què chân, khèo tay, bệnh tật triền miên, ung thư tàn hại, góa vợ, góa chồng, tuổi trẻ mồ côi, già nua không có con cái, không có nơi trông cậy.
Lại có Pháp Giới do Diện Nhiên Quỷ Vương thống lãnh: Tiết Lệ (Preta), Bộ Đa (Bhūta), trăm ức hà sa Quỷ đói chẳng phải là chỗ thấy nghe của ta, có tên gọi, không có tên gọi, trần sa chủng tộc nhân gian… nương ở cỏ cây, bám vào thành hào, Hồn Thức hàm oan, phẩm vật, tinh linh… tự tàn tự tận, mất thân trong chiến trận, không có chỗ nương náu, không có nơi cậy nhờ, phơi bày xương cốt, hồn thiếu sự cúng tế bị đói khát, Si Mỵ, Võng Lượng, phần hồn ở cõi âm (u hồn), hồn phách lang thang không có chỗ nương về (trệ phách), nhóm chúng linh ứng
Lại có Đại Lực Quỷ, Yêu Mỵ Quỷ, Não Nhân Quỷ, Nội Chướng Quỷ, Ngoại
Chướng Quỷ, Vô Ngại Quỷ
Lại có chín loại, mười loại, ba mươi sáu loại chúng Quỷ
Nguyện xin sức của ba báu Phật Pháp Tăng, sức duyên khởi của Pháp Giới, sức của Đại Bi Quán Âm, sức của Thâm Nguyện Địa Tạng, sức Công Đức mà con nay đã quán, sức gia trì của Chú Ấn bí mật, sức xưng danh hiệu của bảy Đức Như Lai, sức căn lành của Pháp Hội tụng Kinh.
Nay đều triệu thỉnh chủng loại Cô Hồn , Quỷ đói, tất cả quyến thuộc trong Pháp Giới, nhiều như mây đến tụ tập, biến thức ăn uống này ở trong hư không tràng đầy Pháp Giới.
Tất cả núi, cánh đồng, đại địa phun ra ao nước trong mát. Hết thảy ao xanh biếc, sông lớn, sông nhỏ biến thành biển sữa rộng lớn. Mười hai loại sinh thức ăn Pháp (Pháp Thực) no đủ. Hai mươi lăm cõi đầy đủ niềm vui tròn đầy của cải. Ba nghiệp trong sáng, sáu Căn thanh tịnh, Thân Tâm an ổn nhẹ nhàng, trong mát vui thích, Phước Trí thêm sáng, mãn nguyện mong cầu, quy y Tam Bảo, phát Tâm Bồ Đề, tu Bồ Tát
Hạnh, được thành Phật Đạo
(Chúng đẳng cùng hòa, tùy theo nguyện đã thành)
Bởi vì: cửa trong chốn u minh (âm quan), đường đi mờ mịt, biển khổ sóng sâu. Nếu chẳng phải là công của Mật Chú thì làm sao dâng cúng cho Hồn Phách bị trầm luân. Do đặc biệt dựng lập Pháp Diên (Tập Hội dẫn đến, chỉ dạy, nói Pháp), kính cẩn tập hội chúng Tăng đọc tụng diễn bày Chân Ngôn bí mật, gia trì vào thức ăn Pháp thượng diệu. Như lợi thù thắng này bố thí cho khắp cả không có bờ mé
*)Lại nguyện:
Nước nóng trong vạc sôi sùng sục
Biến thành ao sen có tám Đức
Than trong lò nóng bức
Thành lọng hương sáu Thù
Rừng kiếm dầy đằng dặc
Làm ba Hội Long Hoa
Núi đao cao chót vót
Làm Thứu Lãnh (núi Linh Thứu) năm Trời
Nước đồng, cột trụ đồng
Hóa phướng Pháp Cam Lộ
Cối xay sắt, hòn sắt
Làm tòa báu Ma Ni
Ngục tốt đầu trâu giữ gìn ba Thiện, rồi chứng ba Thân
Trái Chủ, Oan Gia cởi mười ràng buộc, rồi lìa mười Ác
Cha mẹ nhiều đời theo đây được siêu Phàm nhập Thánh
Tất cả chúng sinh theo đây mà được an vui
Tu tập với bạn Đạo
Tùy vui với Đàn Na (Dānapati: người bố thí)
Ngộ Di Đà (Amitābha: Vô Lượng Quang) của Bản Tính
Rõ Tịnh Thổ do Tâm
Đồng khắp cả Pháp Giới
Tràn hết mọi hữu tình
Cùng Duyên lành sửa trị
Cùng nhau thành Phật Đạo
*)Bài Tán Ba Quy Y:
_Chí Tâm tín lễ Phật Đà Gia (BUDDHĀYA), đấng vẹn toàn Phước Trí (Lưỡng
Túc Tôn) Đấng tròn ba Giác Tuệ, đầy đủ muôn vạn Đức (Ách hồng: AḤ HŪṂ)
Cha lành vĩ đại của Phàm Thánh
Từ Chân Giới chuyển ứng Thể Chất
Thương xót biến hóa
Dọc khắp tận ba đời
Ngang tràn đầy mười phương
Nổi sấm Pháp, gióng trống Pháp
Rộng diễn Giáo Quyền Thật (Ách Hồng: AḤ HŪṂ)
Mở lớn đường phương tiện
Nếu quy y
Hay tiêu diệt khổ Địa Ngục
_Chí Tâm tín lễ Đạt Ma Gia (DHARMĀYA), đấng thoát lìa tham dục (Ly Dục Tôn)
Thu Tạng báu, cuốn rương ngọc, kết tập nơi Tây Vực (Ách Hồng: AḤ HŪṂ)
Phiên dịch truyền Đông Độ
Tổ Sư mở rộng Hiền Triết
Phân rõ thành Chương, Sớ
Ba Thừa chia Đốn, Tiệm
Năm Giáo định Tông Thú (Tôn chỉ của Tông)
Quỷ Thần kính ngưỡng
Trời, Rồng hộ giúp
Ngón tay chỉ trăng dẫn lối mê (Ách Hồng: AḤ HŪṂ)
Cam Lộ chân thật trừ nóng bức
Nếu quy y
Hay tiêu diệt khổ Ngạ Quỷ
_Chí Tâm tín lễ Tăng Già Gia (SAṂGHĀYA), đấng Tôn Quý trong Chúng
(Chúng Trung Tôn)
Thầy có năm Đức, bạn giữ sáu hòa
Dùng lợi sinh làm sự nghiệp (Ách Hồng: AḤ HŪṂ)
Hoằng Pháp là việc nhà
Lìa chốn ồn ào, ngồi yên nơi vắng lặng
Khoác áo lông (thuế y) che thân
Hái rau ăn đầy bụng
Bát giáng phục Rồng
Gậy giải trừ cọp
Đèn Pháp thường chiếu khắp (Ách Hồng: AḤ HŪṂ)
Ấn Tổ truyền trao nhau
Nếu quy y
Hay tiêu diệt khổ Bàng Sinh
13/08/2014