TÂN TẬP DỤC TƯỢNG NGHI QUỸ

Hán văn: TUỆ LÂM thuật
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Ở Tây quốc, Tăng Chúng trong năm nước Ấn Độ, trụ trì khéo làm, tăng thêm phần nghiêm lệ. Hoặc ở Già Lam, chùa, miếu, Lan Nhã, vườn tăng… mỗi ngày tắm tượng, đốt hương, hái mọi hoa thơm đẹp, rải bày cúng dường, lễ bái, khen Phật, chân thành cung kính nhiễu vòng quanh. Ngày ngày như vậy siêng năng, trọn đời làm điều ấy không có bỏ.

Mỗi ngày, sáng sớm, nếu chẳng tu Cúng Dường này thì thề chẳng tự ăn. Các nước cộng đồng gần xa, không có nơi nào chẳng làm. Dường như Tăng Chúng đó tu trì, thường kính phụng

Tượng ấy, chỉ trừ làm bằng đất, gỗ, tranh lụa… thì chẳng thể tắm gội. Nếu là vàng, bạc, vật báu, ngọc, đồng, chì pha thiếc, đá… Tượng của nhóm như vậy ắt có thể thường tắm gội. Phàm phỏng theo, sáng sớm dùng nước thơm tắm gội tượng.

Hiện nay, buổi tối đều giã nhỏ hương tẩm riêng, nửa đêm ngâm mảnh lụa bao Kinh trong nước, chỉ có các hương đó đều có thể dùng tắm tượng. Nước thơm có một vị đều để riêng trong một cái bình, cũng chẳng đem nhiều hương hòa tạp để chung một chỗ. Có thể dùng cái bình chẳng bị ảnh hưởng bởi sự tiếp chạm là: vàng, bạc, các báu, sắt, đồng, chì pha thiếc… trắng sạch, bình sứ không bị phá hư. Bình đó đều nên chà rửa khiến sạch bóng, bên trên đề danh hiệu của nước thơm, theo thứ tự lần lượt dùng. Nếu nghèo túng không thể có, thì có thể lấy cái bình bằng đá, ngói, gỗ mới sạch chưa từng dùng qua để bổ sung cho việc ấy. Lại chẳng được dùng tạp nhạp tức thành chạm uế. Bình được dùng, chứa đầy nước thơm tắm tượng

Người hành Pháp này, đối với sự tiếp chạm sạch sẽ đều đi giữ uy nghi, rất cần tác ý tinh tế. Các vật khí cúng dường đều dựa theo đây mà biết.

Lúc rưới tắm thời vảy quét đường điện. Ở nơi rộng sạch, dùng phân bò sạch xoa tô một cái Đàn lớn, đường kính có thể đến một trượng. Để một cái Đài lớn ở trong Đàn, bên trên an một vật khí lớn. Chính giữa bày một cái đài (đài tử), bên trên an Tôn Tượng, bên cạnh để một cái bàn bôi một lớp dầu mỏng, bên trên theo thứ tự xếp bày các bình nước thơm. Vật cúng dường của năm loại Pháp: vật của nhóm: trăm sợi dây, chỉ dài, lụa mềm mới sạch, gạch mộc (kích)… bày la liệt bên trên.

Chúng đã tập hội xong, cùng thỉng vị A Xà Lê biết rõ Pháp. Hoặc đề cử bậc Thượng Tọa tối tôn trong Chúng, vì Chúng xưng tụng tắm tượng trong Kinh. Khải bạch phát Nguyện, Kệ màu nhiệm của Đại Thừa . Mỗi mỗi câu, mọi người đều khắp tùy tụng Kệ là:

Nay con rưới gội (quán mộc) các Như Lai

Tịnh Trí, Công Đức, nhóm trang nghiêm

Nguyện loài Quần Sinh năm trược ấy

Mau chứng Như Lai Tịnh Pháp Thân

Hương Giới, Định, Tuệ, Giải Tri Kiến

Khắp cõi mười phương thường thơm phức

Nguyện khói hương ấy cũng như vậy

Vô lượng vô biên làm Phật Sự

Cũng nguyện ngưng vòng khổ ba đường (tam đồ khổ luân)

Khiến trừ nóng bức được trong mát

Đều phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề

Cũng rời sông yêu (ái hà) lên bờ kia.

Lại khiến một người dùng tay cầm lò hương, cung kính quỳ gối, dùng Phạm Âm tụng Tam Quy Tán. Mỗi câu, mọi người làm lễ một bái.

Tán là:

“Nẵng mô mẫu đà dã, ngu la phệ (1_lễ)

Nẵng mô đạt ma dã, đa dĩ ninh (2_ lễ)

Na mạc tăng già dã, ma hạ đế (3_ lễ)

Để-lý tỳ-dụ bỉ sa đa đan, na mạc (4_lễ)”

 

Namo buddhāya kuṇami

Namo dharmāya tayāni

Namo saṃghāya mahati

Tirabhūvi satvadaṃ _ namaḥ

Lại khiến hai người thổi loa, hai người tụng tán. Mọi loại Nhã Nhạc, ty trúc, đàn ca…đều tấu cùng một lúc.

A Xà Lê đích thân nâng bình nước rưới gội tượng Phật, lấy một đều của sợi dây dài ấy cột buộc cái bình và rũ dài xuống dưới, người trong Chúng nâng sợi dây, chắp tay đang trái tim, chuyên chú kiền thành, xưng niệm chư Phật.

Nếu có người chẳng được nâng sợi dây ấy thì có thể cầm lấy vạt áo dài trên thân của người phía trước. Ý như mỗi mỗi đều cong thân, tự tắm tượng Phật. Cho đến bình nước thơm theo thứ tự nghiêng đổ hết một lần, liền nên thay đổi. Tắm xong tượng Phật, thay phiên an

Người chưa tắm khắp Tượng, lại thay phiên đều thêm nước thơm của bản loại, như trước rưới gội. Người thổi loa, tụng tán với dùng âm nhạc cũng thẳng đến tắm khắp hết thảy Tôn Tượng thì mới tạm dừng nghỉ

Đã rưới rửa xong, liền dùng lụa sạch lau chùi cho khô rồi an ở trên bàn, y theo vị trí bày thành hàng. Liền lấy hương xoa bôi người người, đều đem đầu ngón vô danh thấm lấy, nâng lên chỉ ngay trái tim.

A Xà Lê xưng tụng Chân Ngôn Hiến Hương hoa bôi, mỗi mỗi câu, mọi người đồng thanh tụng cho đến câu cuối, một thời hướng về tượng Phật, từ xa búng gảy phụng hiến, lễ một bái.

Chân Ngôn Hiến hương xoa bôi là:

“Án, tát phộc đát đà nga đa (1) hiến đà, bố nhạ (2) mê già, sa mẫu nại-la (3) sa-phả la noa (4) tam ma duệ, hồng”

Oṃ _ Sarva tathāgata gandha-pūja megha samudra spharaṇa samaye hūṃ

Lại lấy mâm hoa, Hành Giả cùng với mọi người đều nâng một bông hoa như trước đều tụng Chân Ngôn Hiến hoa , hướng về tượng Phật, từ xa rải tán.

Chân Ngôn phụng hoa là:

“Án, tát phộc đát đà nga đa (1) bổ sáp-bả, bố nhạ (2) mê già, tam mẫu nại-la (3) sa-phả la noa (4) tam ma duệ, hồng”

Oṃ _ Sarva tathāgata puṣpa-pūja megha samudra spharaṇa samaye hūṃ

Tiếp A Xà Lê cầm lò hương, khiến người phụ hai bên cùng với mọi người trợ cầm áo trên thân (thân y) đều tụng Chân Ngôn đốt hương , phổ tâm phụng hiến.

Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát đà nga đa (1) độ ba, bố nhạ (2) mê già, tam mẫu nại-la (3) saphả la noa (4) tam ma duệ, hồng”

Oṃ _ Sarva tathāgata dhūpa-pūja megha samudra spharaṇa samaye hūṃ

A Xà Lê lại nâng mâm bánh ngọt dòn, như trước xưng tụng Chân Ngôn hiến thức ăn, thành tâm phụng hiến.

Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát đà nga đa (1) mạt lý, bố nhạ (2) mê già, tam mẫu nại-la (3) sa-phả la noa (4) tam ma duệ, hồng”

Oṃ _ Sarva tathāgata valiḥ-pūja megha samudra spharaṇa samaye hūṃ

Tiếp nâng đài đuốc, tụng Chân Ngôn dâng đèn, một biến.

Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát đà nga đa (1) nễ bỉ-dã, bố nhạ (2) mê già, tam mẫu nại-la (3) sa-phả la noa (4) tam ma duệ, hồng”

Oṃ _ Sarva tathāgata dīpya-pūja megha samudra spharaṇa samaye hūṃ

Lại khiến tụng tán, người người tay cầm lò hương , cao giọng tụng Dục Tượng Diệu Tán

Tán là (Văn ấy rất rộng nên chẳng thể ghi chép đủ) kèm tụng năm Tán (Văn nhiều nên chẳng ghi chép) mỗi mỗi đều quỳ gối, một Kệ một lễ.

Rưới tắm cúng dường đã đủ khắp. A Xà Lê lấy nước thơm tắm Phật ấy, nhỏ trên đỉnh đầu của mình với rưới vảy trên đầu từng người trong Đại Chúng. Đây là Tẩy dục chúng Thánh vạn đức trang nghiêm cát tường phước thủy

Vảy thấm trên thân kèm uống ít nhiều, hay khiến cho tiêu mỏng phiền não trong thân, dần đần thành tựu Vô Thượng Bồ Đề.

Đại Chúng một thời kiền thành làm lễ.

Xong liền thổi loa kèm tụng Tán của nhóm Hạnh Nguyện Cát Tường, âm thanh ty trúc dẫn mọi Tiên Hành, tùy theo ngày chuyển vòng Tôn Ty theo bên trái.Tiếp xoay hành đạo ba vòng bảy vòng, tùy ý thích hợp đều tụng Diệu Kệ khen Phật trong Kinh Đại Thừa.

Pháp Sự xong đều lễ bái tạ từ Phật, người nâng một Tôn đưa về chỗ cũ. Đây tức là pháp thông thường tắm Phật của phương Tây (Ấn Độ) Sau đó Chúng Tăng lên nhà trên (đường) mới thọ nhận thức ăn ấy.

Than ôi ! Buồn thay ! Phương này vắng hẳn, không có người biết. Vả tượng Phật, trong đời (chung thân) chẳng từng tắm một lần, khói xông bụi bám, quạ chuột vấy bẩn. Cả nước đều thế, không có thể hiểu biết rõ (hiểu ngộ) Giả sử có người muốn tắm, bắt chước học lại kẻ ngu tình, riêng làm một Tôn Dung lõa thể, để đứng bên trong một vật khí chứa nước, dùng cái muỗng nhõ tẩy rửa, tu tâm Mạn hiến lộng, ý không kính trọng, ắt trở ngược chiêu vời tội sao nhãng khinh rẻ (khinh hốt). Buồn thay ! Chẳng biết kính ruộng phước to lớn vậy.

Bậc Cao Giám, Quân Tử, Hiền Minh, Triết Nhân sợ tội cầu Phước đặc biệt lưu ý tới Pháp này. Tuy chẳng thể mỗi ngày tắm Tượng thì cũng có thể mỗi tháng làm một lần ắt đạt được Phước Lợi thù thắng như Kim Khẩu của Đức Như Lai đã nói trong Kinh tắm tượng.

_ Hết_

02/03/2010