DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN LƯỢC TOẢN
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 15

(Bản Luận 6, 7, 8, 9, 10)

BẢN LUẬN 56

Giải thích ba loại Thành tựu trong Đắc, như Quyết Trạch phần quyển 2 và Tạp Tập luận sao quyển 2 ghi: “Hư không là Đắc và Bất đắc, Phi trạch diệt cũng vậy”, nghĩa của Đắc này như Câu-xá luận cuối quyển nói.

Vô tưởng định trong đây nói: “Trước hết đối với Vô tưởng định này mà khởi, sau đó thì đối với cõi Sắc”, nghĩa là trước hết phải từ cõi Dục mà khởi, sau đó là sau khi sinh lên cõi Vô sắc rồi mới khởi, vì cách cõi Sắc một kiếp, cho nên nói là chỗ nhập Định của cõi Dục, là sau Báo nghiệp. Nếu cõi Sắc không nhập Định thêm nữa, chỉ đối với các Địa khác nhập Định, một đời mà thọ báo thêm nữa thì Định của cõi Dục có thể trở thành Hậu báo. Trong cõi Sắc lại nhập Định thêm nữa, thì biết rõ người này trước kia đối với cõi Dục đã là người thoái chuyển, nếu không thoái chuyển thì tại sao đối với các Định khác của cõi Sắc mà khởi Định! Cho nên biết lấy cõi Sắc… để khởi Định thêm nữa mà Sinh Thọ Báo, và người không thoái chuyển của cõi Dục, người này nhất định phải biết chỉ là Sinh báo.

Hỏi: Nếu như thế thì người thoái chuyển của cõi Dục, thì Định đã đắc trước kia Tư nghiệp ở tại thân, nghiệp này không thọ báo hay sao?

Đáp: Nêu không thọ báo thì phải một ngàn kiếp thọ quả kia, lấy cõi Sắc mà nhập Định này thì Định là Sinh báo, chiêu cảm năm trăm kiếp, từ kiếp mãn trở về trước, nghiệp trong cõi Dục đã thành thục, sau đó phải thọ Thọ quả, thêm năm trăm kiếp nữa, tức là phải một ngàn kiếp mà thọ Thục quả kia. Nếu là Định của cõi Sắc, khi chiêu cảm Sinh báo kia mà sinh thì nghiệp của cõi Dục… đồng thời thọ Biệt báo, là cõi Dục nghiệp này liền thành Sinh báo, bây giờ không thọ Quả này mà nghiệp này đối với Sinh chưa được thành thục, vì bị suy yếu. Nếu như thế thì đáng lẽ gọi là Bất định nghiệp Báo? Điều này không đúng, vì Sinh báo trong Đại thừa lấy Thọ sau đều gọi là Hậu báo, tuy đã từng trải qua trăm ngàn kiếp, nhưng cũng chỉ vừa mới đối với sự thọ báo kia gọi là Hậu báo. Nếu như sau đó muốn sinh thì trong lúc đó phải vừa mới đắc Định, nếu như đã đắc Định thì Định này chiêu cảm Sinh, Sinh đó tức là Sinh báo.

Hỏi: Nghiệp đời trước lúc nào mới thọ báo?

Đáp: Tức là đối với Biệt báo kia mà gọi là Hậu báo. Nếu như thế tức là trước đó đối với cõi Sắc mà sinh, thì thọ báo khi nhập Định thì cũng gọi là Hậu báo hay sao? Sư Pháp nói: “Hoặc người thoái chuyển sau cõi Sắc mà khởi, nhưng trước nghiệp cõi Dục”, lúc đó tức là Định báo không phải Định nhiếp. Lại nữa, nói: “Trước đó đối với Định này mà khởi”, tức là nhập Định. “Sau đó đối với cõi Sắc”, đây là đoạn đọc dài xuống văn dưới là sau đó sinh vào cõi Sắc mà thọ các Báo kia, không phải sau đó đối với cõi Sắc kia mà nhập Định, có hai thuyết. Trong Diệt định, “sau đó đối với cõi Sắc kia”, là nói lại văn trước. Trong Định này, trước đó trong Diệt định, sau đó đối với cõi Sắc”, như Đối Pháp sao quyển 1.

Luận ghi: “Vô tưởng dị thục sau đó đã sinh rồi, thì các hữu tình liền từ Vô tưởng đó mà lặn mất”, trong đây là Tùy thuận lý môn, quả đó của Đại thừa và khi mạng chung, đều là Vô tâm, làm sao biết được? Ngay văn dưới đó nói rằng:

1. “Thời kỳ Vô tâm chỉ có Sắc”, là Vô tưởng thiên sinh ra, cho nên biết chỉ có Sắc mà không có tâm. Có đoạn văn nói: “Mới sinh ra đã có tâm”, đoạn văn này cho là Hậu thời vô tâm, Ấn Độ đều lấy Định nghiệp khi chiêu cảm thì chiêu cảm quả Vô tâm, không chiêu cảm Hữu tâm, Vô tâm đó như Đối Pháp sao này rộng giải thích, sau đó phải đọc dài xuống, đoạn văn này nói: “Nếu sinh cõi Sắc thì các tâm kia lặn mất, trong Xứ và trong Hữu, Danh và Tưởng đã sinh, Hữu trong đó liền từ cõi Sắc kia mà lặn mất, đây là nghĩa của tông Đại thừa, không phải Tiểu thừa.

2. “Giải thích như trước, có thể dẫn phát Vô tướng định và Tư”, là khi Định ngu thì tư duy, có thể chiêu cảm Biệt báo.

Luận ghi: “Khi nương vào chỗ dẫn Dị thục của nghiệp khi trụ thì quyết định phần vị, kiến lập mạng căn, mạng căn này có ba loại”, cho đến “chỗ an lập số kiếp uế trược…”, trong đây đoạn văn thứ nhất nói: “Khi Dị thục trụ thì quyết định…”, là hiển thị mạng căn tương tợ chỉ có Tổng báo. Câu sau nói trong ba loại lại có Quyết định và Bất quyết định, Ái và Bất ái, tức là biết cũng thông với Biệt báo ở trước. Lại nữa, như Hiển Dương ghi: “Dị thục khi trụ thì quyết định…”, tức là cũng kiêm gồm Tổng báo và Biệt báo. Điều này như Đối Pháp sao nói, không chỉ ở trên Thức thứ tám mà kiến lập, nếu không như vậy thì cũng như sư Tuấn nói: “Như chủng tử của pháp nhĩ, tuy là vô thủy Pháp nhĩ, sáu Xứ thù thắng, Ý chỉ lấy Xứ thứ sáu”. Luận này cũng vậy, tuy nói là Lục xứ, nhưng ở tại Xứ thứ sáu, tức là chỉ có Tổng báo giả lập trên Thức thứ tám, như Biệt sao kia trình bày rõ ràng. Chúng đồng phận… cũng đồng luận này, trong mạng căn này, nói rằng: “Định và Bất định”, là có bị trúng yểu và không bị trúng yểu, là Thọ mạng quyết định và Thọ mạng không quyết định. “Ái và Bất ái”, quả của nẻo thiện nẻo ác. “Chỗ an lập số kiếp uế trược…”, là phỏng theo sự phân đồng của Thọ lượng, hoặc là một kiếp…

Trong Chúng đồng phận, nói rằng: “Chúng đồng phận này có ba loại, là Chủng loại đồng phận”, tức là như chủng loại Bà-la-môn… “Tự tánh đồng phận”, là chủng loại tự tánh của các pháp, như lợi căn và trung căn… “Công xảo nghiệp xứ dương mạng đồng phận”, tức là lấy nghiệp công xảo để nuôi mạng, chỉ ở trên số hữu tình, không phải là Phi hữu tình. Tại sao vậy? Vì các nẻo Phi nẻo khác nhau, Chúng đồng phận này chỉ có kiến lập ở nẻo hữu tình.

Sinh, Lão… bốn tướng, như văn của quyển 2, nói rộng thì có bốn loại…

Lập chế trụ trong Trụ, tức là chế ra luật nghi, trải qua nhiều thời mà trụ, gọi là Lập chế trụ…

Luận: Trong giải thích danh thân… nói rằng: “Danh thân này có ba loại, là Giả thiết danh thân…”, đã có thể biết được, tùy theo văn có lập ra Danh… cũng dựa trên Hương, Vị… mà lập, cho nên không phải tâm không phải Sắc, vì Danh… là Phi sắc phi tâm. Nếu như thế thì có thể không phải là Hương… tức là Danh thông với tánh thiện, tánh này chưa chuyển thì đây là chỗ lập của cõi này trở xuống.

Trong thí dụ câu và văn, nói: “Nêu câu ra để giải thích câu là chỗ nhiếp của âm và là chỗ nhiếp của chữ”. Câu có hai loại là tổng nêu và giải thích riêng. Câu và chữ có hai loại là âm gốc và mười bốn âm, tức là các A… Chữ là có bốn mươi bốn chữ, tức là Ca, Khư, Già… hai loại này đều nương vào ngôn thuyết kia mà phân vị Cú thân… cho nên nói là cũng vậy. Lại nữa, chỗ nhiếp của âm, tức là Xiển-đà luận có hai loại âm nam nữ, mỗi mỗi đều có bảy Chuyển thanh làm thành chỗ nhiếp của âm, văn và tự, tức là ngôn (lời nói) âm (tiếng nói) và tự (chữ).

Luận ghi: “Dựa vào phần vị của tất cả Thánh pháp xuất thế chưa sinh khởi mà kiến lập Dị sinh tánh”, như ở cuối Câu-xá luận quyển nói và Đối Pháp sao… Điều này có tranh cãi, như Tiểu thừa chỉ có tánh Hữu phú vô ký, Tu đạo mới đoạn dứt, Đại thừa thì không như vậy, vì không có riêng Phi đắc sinh khởi. Cựu Tạp Tâm ghi: “Tánh của phàm phu tất cả đều là Phi đắc, không có chỗ nhiếp”, vì tánh của phàm phu bị câu thúc, Câu-xá thì riêng lập Phi đắc, tức là Dị sinh tánh, trong Phi đắc thì Phi đắc là rộng, nhiếp hết tất cả Phi đắc. Đắc của Tiểu thừa thì có pháp trước, pháp sau và pháp Câu đắc, Phi đắc thì chỉ có pháp trước, pháp sau và Phi đắc, không có pháp Câu phi đắc, vì pháp ngay thời hiện tại thì chắc chắn phải thành tựu thì gọi là Đắc, tức là có Thành tựu đắc, không có pháp hiện tại thành tựu thì gọi là pháp Câu phi đắc. Nếu đổi lại Phi đắc ngay trong hiện tại thì phải có pháp Câu đắc để thành tựu. Hoặc quá khứ và vị lai có Phi đắc thì Đại thừa này chỉ có pháp Câu đắc, vì dựa vào Hữu để kiến lập đắc. Không có pháp trước, pháp sau, đắc và phi đắc, thì đã chỉ có đối với quá khứ và vị lai mà kiến lập, tức là Phi đắc đều không có, vì không thể ở trên vô pháp mà kiến lập. Nếu có pháp trước đắc và pháp sau đắc thì có thể có Phi đắc, vì đối với quá khứ và vị lai mà kiến lập, cho nên Đại thừa không có Phi đắc để lập riêng Dị sinh tánh, tánh này ở trên phiền não bị Kiến đoạn mà thành lập, vì chưa đắc các Thánh pháp của Kiến đạo… Nếu đắc Kiến đạo thì trên tất cả Thánh đạo không được kiến lập, nếu đắc một phần thì các phần còn lại là chủng loại của tánh này, cho nên Kiến đạo không gọi là Dị sinh tánh thông với ba cõi, nếu lìa các Địa nhiễm kia thì cũng gọi là lìa một phần, nghĩa cũng có thể nói là nương vào Hữu pháp của chủng tử, cũng là tánh Hữu phú vô ký. Chưa đắc Nhất thiết pháp tưởng, thì nghĩa ở tại Kiến đạo của ba Thừa, nếu chưa đắc Tu đạo thì gọi là Dị sinh tánh, tức là Kiến đạo phải gọi là Dị sinh tánh này, cũng có thể nói là ở tại Thế đệ nhất pháp, khi xả Kiến đạo thì đoạn tánh này. Như quyển 2 trước, pháp rộng kiến lập, văn trong đó phần lớn là tinh tế.

Luận: Trong giải thích Định dị, nói: “Tướng định dị”, là thể tướng… trong bốn quả. Trong tương ưng nói: “Phương tiện tương ưng”, là Gia hạnh trí, làm Căn bản sự của tất cả thì gọi là Phương tiện. “Thích đáng với đạo lý”, là trí và lý tương ưng.

Luận: Trong giải thích Thời, Ấn Độ có ba thuyết:

1. Duy thức đạo lý, như duyên quá khứ và vị lai, thì có tâm tương đương với tướng của quá khứ và vị lai. Trong duy tâm này có công năng quá khứ vị lai, khi đang duyên, thì cùng với quá khứ vị lai kia tương tợ, phỏng theo lý Duy thức mà được tên quá khứ vị lai, thật ra chỉ có hiện tại.

2. Pháp tướng đạo lý, là pháp hiện tại đang diệt gọi là quá khứ, chưa diệt thì gọi là vị lai, đang sinh thì gọi là hiện tại, tức là pháp tướng trên pháp hiện tại mà lập ba đời.

3. Thần thông gọi là ba đời, tức là thông, lực và pháp nhĩ của chư Phật… có bao nhiêu tướng hiển hiện, là pháp hiện tại đã từng có công năng, thì gọi là quá khứ, đang khởi có công năng thì gọi là vị lai, tức là trên hiện tại pháp cũng có nghĩa thời công năng đó, mà nói là ba đời.

Trước đã nói Tập hội hòa hợp, là Tăng chúng…; một là nghĩa Hòa hợp, là đồng nương vào một việc sở tác, hai là Viên mãn hòa hợp, là khi đắc Cứu cánh.

Ba loại vi tế, như quyển giải thích, trong đây có nghĩa là thô to, tức là trong Sắc uẩn, một phần Sắc xứ thô to, không phải ba loại vi tế kia, không phải là Sắc uẩn, chỉ là thô đại.

Luận: Trong giải thích nghĩa Hữu lậu, có bốn lỗi:

1. Bất tịch tĩnh, đoạn văn dưới nói là do hiện hành của triền phược tạo tác, tức là như văn trong luận, chính là thể của phiền não hiện hành. Sư Pháp nói: “Do phiền não hiện hành mà não loạn các căn… gọi là Bất tịch tĩnh”.

2. Trong ngoài biến đổi, đoạn văn dưới là các sự phiền não, là chỗ tạo tác của Tùy trục phiền não, tức là sự sở tác của các phiền não, do khởi tham sân… như vậy mà khiến cho trong ngoài đều biến đổi căn trần khác nhau, căn trần gọi là sự.

3. Phát khởi ác hạnh, đoạn văn dưới đó nói là do nhân duyên tạo tác, do phiền não làm nhân mà phát khởi ác hạnh, ác hạnh là sở tác của phiền não.

4. Nhiếp thọ nhân, đoạn văn dưới nói là dẫn phát Hậu hữu, như văn có thể biết.

Luận: Giải thích chỗ tranh cãi Ái vị… như Hiển Dương thuyết minh rộng và Đối Pháp sao quyển 1 giải thích. Sư Pháp nói: “Có tranh cãi thì chỉ là sân, Thể thông với tất cả Hữu lậu ái vị, chỉ duyên với sự đam mê của nội thân, chỉ duyên với ngoại sắc mà khởi”. Căn cứ theo văn này thì tức là ở tại cõi Dục.

Luận: Trong giải thích ba đời, nói: “Đã thọ dụng nhân quả rồi thì gọi là quá khứ, chưa thọ dụng nhân quả thì gọi là vị lai, đã thọ dụng nhân mà chưa thọ dụng quả thì gọi là hiện tại”, vị lai và quá khứ đều phỏng theo nhân quả đồng thời mà nói, và quả đã thọ dụng… mà nói, quả hiện tại thì căn cứ theo nhân quả khác thời của Đẳng lưu mà nói, nói quả quá khứ trong hiện tại thì không đúng, nhân quả đồng thời, hiện tại không có quả, cho nên biết căn cứ theo nghĩa riêng thì cùng với Bản Địa phần trái nhau… hãy xem nó.

Luận: Trong giải thích xa gần, nói: “Nghĩa của xứ sở, qua lại, thời gian, phương hướng, khoảng cách…”, như Tiểu thừa có bốn đạo, là Xứ, Thời, Tánh và Tướng, như trong đây thuyết minh rộng, dẫn chứng thành cõi Dục trong ba cõi trói buộc. Nói rằng ba thời hiện hành, là sinh trong cõi này, chưa đắc đối trị:

1. Tức là năm Uẩn, là ba thời này đều thông với năm Uẩn.

2. Hoặc là đắc, tức là thân ở tại cõi Dục, khi đắc cõi Sắc đã quyết định nhập thì ý thức là cõi Sắc, ngoài ra là cõi Dục trói buộc, cũng chỉ có chút ít.

3. Đã xuất định, tức là nhập định kia rồi xuất định. Các văn còn lại bên dưới nên biết căn cứ theo đây phân làm ba đoạn, nhưng các môn trở lên cùng với Đối Pháp thì đồng, trong đó có bất đồng chút ít, hãy xem và tìm hiểu, sợ phiền không nêu ra đủ, lại sợ có sự sai biệt.

“Khinh an đồng thời với Tam-ma-địa”, là lựa riêng với Tán Tamma-địa, Khinh an này không phải bị trói buộc. Khinh an đồng thời với quyến thuộc, là đồng thời với tâm và tâm pháp. “Quả pháp kia”, tức là Định đạo đồng thời với giới, cho đến Sắc của cảnh giới, như quyển trước giải thích: “Các cảnh giới này đều là sự trói buộc của cõi Sắc… các cảnh giới còn lại đều là cõi Dục trói buộc. Hoặc trở lại trong sai biệt, nói: “Lìa lỗi, lỗi và công đức…”, trong đây có ba loại: một là Lìa lỗi, hai là Đối trị lỗi, ba là Công đức tùy thuận, là khéo học Kiến đoạn… như trong Đối Pháp luận, mỗi mỗi đều nên xem, phải có sự sai biệt.

Luận ghi: “Trong Phá không có Tâm sở, chỉ có tâm thật, đây là phá các sư Kinh bộ, chỉ có một pháp tâm vương, các tâm Thọ, Tưởng và Hành không phải có Thể riêng. Luận này phá rằng: “Lại nói về năm Uẩn không thành, vì không có riêng Thọ Tưởng Hành, cho nên có lỗi trái với kinh. Nếu cho rằng có phần vị trước sau của một tâm có riêng Thọ Tưởng… thì không phải trong một sát-na mà có Thọ Tưởng…”, đây là phá, hoặc có hay không đều là lỗi. “Có sinh”, là do tâm này khác nhau, phải đồng thời được có thật giáo, tại sao sát-na đầu tiên chỉ gọi là Thức, niệm thứ hai gọi là Thọ, niệm thứ ba gọi là Tưởng? Trong một tâm được có Tưởng khác nhau, cho nên biết do pháp Tâm sở đồng thời mà như vậy, đáng lẽ như duyên Cảnh đáng duyên thì niệm thứ nhất… phải gọi là Thọ, vì tâm biết Sở duyên. Nếu như niệm thứ hai tâm không có, là có phân riêng phần vị, hư nhọc công lao đó, kế chấp có riêng phần vị và lượng. Ông nói rằng: “Niệm tâm thứ hai đáng lẽ không gọi là Thọ, vì tác dụng không riêng khác, cũng như niệm tâm thứ nhất”, nếu cho rằng như sáu Thức không phải đồng thời, mà phần vị có riêng sáu Thức, thì luận kia không đồng luận này, vì Sở y… khác nhau, Tâm và pháp tâm sở này đồng thời khởi tại một chỗ, cho nên không đặt ví dụ. Hoặc nói “chuyển biến…” như văn có thể biết. Lại nữa, “nhân duyên vô tâm, nhân duyên không sai biệt…”, là trước đã kế chấp rằng: “Phần vị của tâm lập các tâm của Thọ Tưởng Hành”, là tâm phần vị đó có riêng nhân duyên thì không thể được, như khởi tâm duyên một cảnh đáng ưa, thì niệm thứ nhất liền phải khởi tham, cho đến tất cả thời khi chưa lìa cảnh này thì cũng phải như vậy. Tại sao niệm thứ nhất gọi là Thức, niệm thứ hai gọi là Thọ, niệm thứ ba gọi là Tưởng? Vì nhân duyên sai biệt không có, nếu không có pháp Tâm sở trong một sát-na tâm, thì không có nhân duyên sai biệt để nói, hoặc ông cho rằng, lấy Thức đặt đầu tiên, thì cũng không đúng lý. Ngoại đạo bổ cứu rằng: “Tại sao cho rằng tham cùng với tâm đồng thời, như khi duyên cảnh đáng ưa, thì niệm thứ nhất gọi là Thức, niệm thứ hai gọi là Tham, sau đó thì tham nhiễm, niệm tâm thứ nhất đâu có hại gì? Luận này phá rằng: “Vì nhân duyên sai biệt bất khả đắc, cho nên chỉ duyên một cảnh đáng ưa”. Thí dụ “đèn sáng”, là ánh sáng của đèn và tim đèn, là thí dụ nhiễm tâm của tham… đồng thời tâm pháp tâm sở.

Giải thích sáu cõi, kinh ghi: “Chỉ muốn hiển thị nói Sắc là Sở y tối thắng để chấn động Tâm sở”, là chỗ nương hư không của bốn Đại trong sáu cõi, là chấn động qua lại”. Thức Sở y là Tâm sở, Sở y là Sở y

của Duy Thức. Hoặc nói: “Sáu cõi không có Tâm sở, thì Tâm sở không có khác Thể với sáu cõi”, không nói đối với Tạo sắc, Sắc đối với Vô thể. Ba thứ thí dụ “Sữa, lạc, sinh tô, sư Pháp nói: “Trong kinh có nói ba thí dụ này, nếu lìa ngoài ba thứ này thì không có thí dụ”. Ngoài sáu cõi lẽ nào không có Tâm sở? Sư Bị nói: “Thí dụ này là thí dụ về Yếtla-lam…”. Ba vị trước, sư Thái nói: “Sữa thí dụ cõi Dục và bốn Đại làm Ngã, lạc thí dụ cõi Sắc có Sắc phải sinh, sinh tô thí dụ cõi Vô sắc có Không tưởng sinh, vì chuyển tăng thêm thù thắng cho nên có ba thí dụ. Nhưng lẽ nào ngoài ba thứ này mà cõi Sắc không có tâm… hay sao?

“Trong Giả thật môn, hoặc có mười bảy hoặc có mười hai”, có mười bảy là trừ ra Ý giới, văn dưới nói rằng có sáu môn nhập làm một, cho nên làm sáu Thức, Vô gián diệt làm một Ý giới. Có mười hai, văn dưới nói rằng: “Có một môn làm sáu thứ”, là Ý giới. Khai mở sáu Thức tổng làm Ý giới, là môn thứ nhất thông với đạo lý thế tục của Tiểu thừa, hoặc Đại thừa tự có Thức thứ bảy và Thức thứ tám lấy làm Thể của Ý giới, đều là thật có. Nếu như thế thì Xúc giới đã là giả, tại sao không luận? Luận này lấy năng và sở cho nên không nói. Lại nữa, trừ Xúc giới ra thì Thể này là giả có, văn dưới nói rằng: Một mà làm sáu môn, là giải thích mười hai nguyên nhân.

Trong bốn câu của Nhãn giới, như Đối Pháp quyển 2 có hai giải thích gây tranh cãi:

1. Chủng tử và Hiện hành đều gọi là Giới, cho nên kết hợp lại giải thích. Đoạn văn này sư Thắng Quân lấy làm bằng chứng, là đoạn văn “chủng tử sinh Hiện hành không đồng thời”. Luận này lấy Hiện hành Nhãn làm Giới, vì thù thắng cho nên không có lỗi.

2. Trong thích ứng với ngoại trần, bốn câu được Nhãn, không được Sắc…, là khi Nhãn không biến thành Sắc, thì được Nhãn mà không được Sắc. Không có Nhãn, là chỉ có tướng Sắc của Thức thứ tám, là được Sắc không được Nhãn. Cả hai đồng thời thành thục và cả hai không thành thục…

Đồng phận với Đồng phận kia, chính là lấy năm Căn, có nghĩa là lấy sáu Thức cũng được. Nhưng trong Đại thừa, Thức thứ bảy cùng với Ý thức cũng đáng lẽ phân riêng, như năm Căn trong pháp giới của nó thì Tâm sở phỏng theo mỗi mỗi thật trần của tự nó, thì như thế nào gọi là Đồng phận? Luận này lấy cùng y một Căn, lấy Trần của một Bản thức làm Đồng phận… mà nói.

Hiện tại trong Năng thủ, như Đối Pháp sao quyển , Ý thức chỉ có Bất hợp, Năng thủ trong luận này thì thông với Hợp và Bất hợp, trong đây lấy năm Căn làm môn, cho nên thông với Hợp và Bất hợp, luận kia thì lấy trần cảnh của tự nó làm môn, cho nên chỉ có Bất hợp, cũng không có trái nhau. Pháp giới đáng lẽ nói là một phần hợp với Năng thủ, một phần pháp giới này lược bỏ không luận. Thức thứ bảy và thứ tám của Đại thừa không lấy Hợp hay Bất hợp.

Hỏi: Có bao nhiêu pháp chỉ có cõi Dục trói buộc?

Đáp: Có mười một pháp. Tức là năm Căn, ba Thức và ba Trần. Vì Hương, Vị và Thức chỉ có chấp thọ của cõi Dục, không phải trong Thọ môn, hoặc chân lý của Đại thừa chỉ có Thức thứ tám gọi là Năng chấp thọ. Hoặc Tùy thuận lý môn thì thông với sáu Thức, xem văn thế của đoạn dưới nói: “Vì lìa các Thức kia thì Năng chấp thọ khác bất khả đắc”, tức là Tùy thuận lý môn, Thanh giới của nó không lìa Căn và thường có, cho nên gọi là Chấp thọ, Thanh xứ thì có nhưng không thường cho nên không luận, luận này thì nắm lấy giới của nó. Có người nói: “Thức thứ tám không duyên Thanh”, như các luận khác và Đối Pháp sao…

Phân riêng Bản tánh giới trong Huân tập giới, theo Thắng Quân, Hộ Nguyệt và Hộ Pháp thì phân làm ba nghĩa.

Hỏi: Nhãn thức và Nhĩ thức, trong Nhĩ thức có nhiều duyên sinh, là vì sát-na diệt hay là vì không có tác dụng?

Đáp: Ban đầu không phải tự nhiên sinh, Kiến không phải thứ tự và thường cho nên được thấy các pháp và Phi pháp, tác dụng của các sư Phệ-thế… không phải thật Kiến.

Luận ghi: “Hoặc là có Thức lưu, không phải khuyết hay không khuyết Nhãn căn… mà đồng thời có thể đắc”, là Căn chủng thì bị Thức lưu kia tổn hại không thể sinh hiện hành, Thức chủng thì không bị tổn hại, Thức chủng đó tất cả thời đều lưu chuyển, mà Căn thì khuyết hoặc không khuyết, cho nên biết nếu có Căn chủng thì sinh hiện hành, có Thức chủng thì sinh Thức, tự nó có Thức chủng và Căn chủng, nhưng Căn chủng chưa chắc sinh Căn. Lại nữa, nói rằng: “Lưu là Lưu loại”, là như Thức đồng thời có ba chủng tử thành tựu. Căn nếu khuyết, có chủng tử thành tựu Thức lưu loại của nó, thì Căn khuyết hay không khuyết đều có thể được, cho nên biết có Căn thức sinh, không phải do Thức có mà Căn có. Lại nữa, “Lưu có nghĩa là tương tục”, là Thức có thừa, không có Căn theo tương tục lưu chuyển, có Căn khởi nhưng không có Căn đồng thời lưu chuyển, Căn đó có khuyết và không khuyết, cho nên biết Căn thù thắng chỉ bình đẳng với Kiến, tức là Kiến không phải có nghĩa là riêng có.

Trong Thứ đệ, có ba loại Thứ đệ, nói rằng: “Cảnh giới sở y và Câu năng y, cho nên có loại Thứ đệ. Trong sáu loại sai biệt, “Hỷ lạc”, là chỗ hỷ lạc của Tình, lập đây là Thứ đệ. Lại nữa, Tình có nhiều Hỷ lạc, Nhãn thấy Sắc… cho nên đây là Thứ đệ. “An-thiện-na”, là tên thuốc, thuốc đó là đá có màu xanh đen, thuốc này chưa nhuộm vào Nhãn, nếu nhuộm vào Nhãn thì hợp với màu xanh đen, không thể khiến cho Nhãn là màu trắng.

Cõi Sắc có Tỷ giới và Thiệt giới, nói rằng: “Lại nữa, trong cõi Sắc đối với hai loại giới này chưa lìa Dục”, là Ái bên ngoài đã đoạn cho nên không có Hương và Vị, vì Hương vị không có cho nên hai thứ Tỷ thức và Thiệt thức cũng không có. Nếu có Thức thì chắc chắn duyên Cảnh mà sinh, hai Thức này duyên Ái bên ngoài mà sinh, vì Ái bên trong chưa đoạn cho nên có hai thứ Tỷ giới và Thiệt giới.

Luận ghi: “Đáp: Do các Thức chủng của Tầm tứ đeo đuổi, không có Tầm tứ nhập Định, cho nên khi xuất Định rồi thì sau đó hiện tiền”, trong đây có ý thức đồng thời với Tầm tứ, tâm làm năng dẫn và dẫn sinh năm Thức, không giống như năm Thức của Tiểu thừa, tự nó có năm Thức thì Tầm tứ mới sinh, do Tiểu thừa kia dùng Đối trị đạo, hoặc đã chán lìa rồi mới trừ dục của Tầm tứ, cho nên gọi là tánh lìa dục, cho nên gọi là Vô tầm tứ, vì có chủng tử còn hiện hành, cũng không có lỗi. Trong đây đáng lẽ phải vấn nạn rằng: “Tầm tứ bị Sơ thiền trói buộc, Nhị thiền thì lìa dục, do sinh năm căn mà lìa thoát Nhị thiền. Trong Nhị thiền, do chủng tử của khổ khổ bức bách các quả bất thiện, Nhị thiền không có khổ căn, Tầm tứ phát khởi ba Thức, cho nên các Địa cõi trên có Tầm tứ.

Trong Nhãn thức nương vào một hoặc hai căn, nói rằng: “Làm chỗ nương của hai phần”, là Căn. Phải nói “một hoặc hai” đó là Pháp và Thức. Căn cứ theo đoạn văn dưới đây, thì Thức không phải Sắc cho nên không thể nói. “Do phương và sở cho nên thành hai”, là nói Thể. Nương vào hai nghĩa của Căn, thì Thức tùy theo Căn cũng có hai thứ, như Thức là phương, Thể không phải phương.

Trong hỏi đáp về Nhãn cùng với Thức là nhân quả như thế nào đồng thời có, nói rằng: “Tại sao Nhãn và Thức không phải là Chánh sinh nhân mà chỉ có Kiến lập nhân”, theo Thắng Quân luận sư thì đoạn văn này chứng biết, khi chủng tử hiện hành thì khác thời mà sinh, nếu như không phải Chánh sinh nhân thì Căn không đồng thời sinh Thức, đó là Kiến lập nhân được đồng thời sinh, cho nên biết Chánh sinh nhân thì khác thời mà sinh. Luận này giải thích rằng: “Đoạn văn này căn cứ theo Chánh sinh và Phi chánh sinh. Chánh sinh, là nhân của hạt giống sinh mầm để thuyết minh đồng thời, không nói Chánh sinh tức là khác thời. Trong đây nói rằng Kiến lập nhân là Tăng thượng duyên, không phải là Chánh nhân duyên. Nhân quả của Tăng thượng duyên đâu có hại gì đồng thời sinh, cho nên đoạn văn dưới tuy có Tự chủng tử nhưng không có Sở y này thì Thức không sinh, Chánh sinh nhân của nó tức là Bất định chủng tánh sinh chủng tánh khác thời. Theo Bản Địa phần quyển ở trước thì nếu đồng loại mà khác niệm sinh ra, không phải ngay sát-na này sinh Hiện hành dị loại, do đó là đồng thời sinh. Thắng Quân giải thích điều này có bảy nghĩa, đoạn văn chủng tử và văn Câu hữu tử (đồng có con), như trong bốn tướng có phân rõ, trong đây là khi Chánh sinh nhân quả sinh ra của kinh Bộ, Câu-xá luận trình bày rộng, luận đó đặt vấn nạn như lần bổ cứu.

“Giới sự thiện xảo làm thể lệ cho bài tụng Uẩn thiện xảo”, đây là bài tụng sau cuối trong bài tụng Uẩn thiện xảo. “Nhiếp văn trên”, là Xứ như vậy thì Giới cũng như vậy.

Trong bốn câu từ Nhãn không phải Xứ, câu thứ nhất nói rằng: “Nếu nhãn đã đắc bất xả, nhưng là pháp Vô gián đoạn diệt”, là Nhãn sau cùng của A-la-hán, Vô gián tức là đoạn diệt cho nên không thể sinh Thức, vì Xứ có nghĩa là sinh trưởng môn, nhưng Xứ này thì không thể sinh trưởng.

Xúc và Xứ trong câu tương đối, nói rằng: “Nhưng không phải là pháp Vô gián đoạn diệt”, là lựa riêng với Nhãn sau cùng của A-la-hán, đó là câu thứ tư, là Phi xúc xứ, lại cũng là Phi xứ, pháp Vô gián diệt này đồng với cõi Sắc trói buộc, trong đây không có câu thứ hai, có Xúc xứ và Phi xứ và tám Thắng xứ. Trong mười hai Xứ thì thuộc Ý pháp xứ, chỉ trừ Vô tưởng xứ, mười xứ kia nhiếp trừ ra Hương và Vị. Đại thừa này cũng như phẩm Nhiếp trong Đối Pháp nói, vì Thức thứ tám có Ý xứ.

“Chủ tể” là Ngã. “Không tự có tác dụng”, là Tự tại thiên, hoặc pháp này từ duyên sinh, cho nên không có tự tác dụng, ngoài ra đều có thể hiểu, chỉ có chỗ hiển của pháp là Năng nhuận… có thể hiểu.

Y xứ của Dẫn nhân và Y xứ của Sinh nhân, đều là chỗ đắc quá khứ của Sinh và Lão tử, vì theo phần vị mà nói, cho nên gọi là Xúc, Sinh… Thể dẫn nhân của nó thì hãy xem văn của nó, Sinh nhân thì đồng với Bản Địa quyển 10 và văn của Đối Pháp.

Trong Phá “Vô minh không có”, nói rằng: “Thứ nhất là thuyết minh Vô ngôn vô minh”, tức là vô pháp làm lỗi Vô minh. “Thứ hai là thiện… ba tánh, khác với pháp Hữu thể, không có Vô lậu tue minh thì gọi là Vô minh”, tức là tất cả tâm đều là lỗi nhiễm ô. Lại nữa, trong “Tâm lìa Minh tương tục thì đáng lẽ tất cả thời, Minh không được khởi”, là thiện… ba tánh. “Đều là Vô minh”, tức là chưa đắc Vô lậu minh. Trong Tue tâm tương tục, vì ba tánh đều là Vô minh, cho nên không cùng với Vô lậu minh làm Gia hạnh, thì đáng lẽ tất cả thời không được khởi. “Hoặc nương trên thiện tâm tương tục, có duyên trong thiện mà không có Vô minh”, là Vô lậu minh có Gia hạnh, tức là Minh được khởi. Không thể nói thiện… ba tánh đều là Vô minh.

Luận ghi: “Lại nữa, hoặc sức phiền não của Tham… mà khiến cho trí tương ưng thành tánh ngu si”, đây là ngoại đạo chấp rằng: “Ngu si tức là Kiến, do cùng với lực tương ưng của Kiến mà khiến cho trí thành tánh ngu si”. Nếu như thế tức là do Tham khiến cho Si, không phải do Si đứng đầu làm tăng thượng khiến cho Tham, Sân… tất cả phiền não. Lại nữa, đáng lẽ Chân Như cùng với tue đồng thời của Tham Sân… khác, do tương ưng với Sân… khiến cho thành ngu si, không phải bản tánh Si có thể thành tánh Si. lại nữa, nếu như các Tâm sở… đều đáng lẽ như vậy khiến cho thành tánh Si vì do lực nhiễm của Tham… như ông nói rằng kiến cũng đáng lẽ làm cho ngu si bản tánh, thì như Thể của năm Biến hành tâm sở… không phải si, vì do lực của Tham… mà khiến cho thành ngu si.

Luận ghi: “Phải biết nhập, xuất, tức (hơi thở), phong (gió), gọi là thân hạnh, chấp thân hạnh do phong mà được tương tục, thì cũng như thắt cổ mà chết”, vì nhập xuất tức phong không vận chuyển thông suốt cho nên gọi là chết. Lại nữa, có phong làm đầu mà khiến cho thân nghiệp… vận chuyển, trong đây có hai nghĩa, cũng giải thích hai nghĩa này cùng một giải thích: “Nhập xuất tức phong gọi là thân”, là nêu ra phong làm đầu dẫn đường, dưới đó là giải thích lý do, phải do có phong thì thân nghiệp mới vận chuyển.

“Chư hữu tình tùy sinh vào xứ địa nào… thì phải biết Hữu chi tức là chỗ nhiếp của xứ địa đó…”, Sư Bị nói: “Hữu chi này mong xứ đang sinh mà phán định”, tức là xứ đang sinh trói buộc, xứ này chỉ có một chi là Hữu chi, không phải duyên khởi chi của mười hai chi. Sư Cảnh thì đồng với luận này. “Lấy quả nhiếp nhân”, là sinh vào một Địa này thì Sinh và Lão hiện tiền, có thể chiêu cảm mười nhân này, tiếp theo quả mà cũng Địa này trói buộc. Nếu như thế tức là biết Vô minh của hạ giới, không phát khởi nghiệp của thượng giới, nghiệp và Phiền não sự trong ba nhiếp chi, cùng với Đối Pháp và kinh Duyên Khởi trái nhau, như Đối Pháp sao nói: “Ái thủ gọi là phát khởi”, khởi có nghĩa là sinh, có thể phát sinh Hữu, Ái và Thủ cũng gọi là phát khởi, không phải phát nghiệp phiền não.

Trong Nghiệp vô tri sinh, không phải ở trong Tín, nói: “Lỗ-đạt-la thiên”, Hán dịch là Bạo ác thiên. “Tỳ-sắc-nô thiên”, Hán dịch là Hoặc thiên, vì có thể huyễn hóa các thứ hình chim quạ, nhạn… cả hai cõi này đều là tám thứ Biến hóa thân của Tự tại thiên, nói Tỳ-sắc-nô thiên là Hóa thân của Bà-tẩu thiên. “Thế chủ thiên”, là Phạm thiên.

Luận ghi: “Vô tri sơ lược đối với năm Xứ làm nhân Năng sinh”.

1. Năng sinh nghi, có thể sinh nghi ba đời.

2. Năng sinh ái, có thể sinh nội ái, ngoại ái… ba thứ ái.

3. Năng sinh phi xứ tín, là tu tập ba thứ tà tín nghiệp, quả và câu sinh.

4. Năng sinh kiến, là thông đạt bất chánh trong Tam bảo và bốn Đế, cho nên sinh ra sáu mươi hai Kiến và Tà kiến…

5. Đối với năm nhân và quả chưa đắc, cho rằng đã đắc quả Samôn, trong ba thứ mà sinh Tăng thượng mạn, cho nên là mười bảy thứ Vô tri. Tất cả Vô tri trong sáu Xúc, là khi do đắc quả Sa-môn thì phải đạt sáu Xúc xứ không mới gọi là tận, danh sắc mới được rốt ráo. Hiện tại ngoại đạo kia chưa đạt mà cho rằng đã đạt, đó là Tăng thượng mạn, phát sinh phương tiện Giới thủ.

 

 

BẢN LUẬN 57

Thể của Xứ, Phi xứ và Thiện xảo, là Hậu đắc trí, đắc tướng của nhân quả, thuận với Xứ trí, trái với Phi xứ trí.

Luận: Sở tri, lựa riêng với giải thích thông tất cả pháp.

Luận ghi: “Nương vào Sơ thành biện môn là chỗ không nhiếp các tướng sai biệt khác”, là chỉ có ngoài Sơ thành biện môn. “Là chỗ không nhiếp”, đây là hiển thị khiến cho tất cả thứ sai biệt đều được nhiếp hết, chính là ba môn sau.

Luận ghi: “Không có Xứ, không có Vị, thô phần thủy hỏa đồng thời hội hợp là không có chuyện đó”, Xứ sở, Vị, Thời phần là nói không có Xứ sở không có thời gian. “Thô phần thủy hỏa”, là lựa riêng với nhiệt độ vi tế trong nước, như chất lửa tro là thô hỏa, tức là không cùng với nước ở một chỗ.

Luận ghi: “Không đoạn tất cả Phiền não và Tùy phiền não triền phược của Tham… mà tu bốn Niệm trụ là không có chuyện đó”, là khi Hữu lậu, vì chế phục Tham mới khởi Bất tịnh quán… cũng đã thành tựu Niệm trụ vô lậu tu.

Hai mươi hai Căn, bài tụng trong Câu-xá luận ghi: “Tâm nương Sai biệt này, Trụ này, Tạp nhiễm này, Tư lương này, Tịnh này, Y lượng này lập Căn”, theo tụng này do đó không được tăng hay giảm.

“Trên nghiệp quả thọ dụng tăng thượng mà lập năm Căn”, chính cái lo đó là không phải quả, nhưng đã đắc quả rồi thì cũng ở trong quả vị mà khởi thọ dụng, cho nên nói là: “Quả Thọ dụng”.

Luận ghi: “Hiển thị nghĩa Thọ dụng cảnh… của Nội môn cho nên lập ra sáu Căn, hiển thị nghĩa Thọ dụng của ngoại môn cho nên lập ra hai Căn”, là Nhãn… sáu Căn, không mượn người khác làm duyên, tự thọ dụng Cảnh gọi là Nội môn, hai Căn nhờ người khác để thọ dụng cảnh giới thì gọi là Ngoại môn. “Hiển rõ nghĩa lỗi công đức của hữu tình mà lập ra tám Căn”, là ba Căn Vô lậu tín trong năm Căn. Giải thoát phần là Công đức, năm Căn như Tín v.v… là Phước phần, Hữu lậu là lỗi. Lại nữa, Công đức là tám Căn, Lỗi là chỗ đoạn của tám Căn.

Luận ghi: “Y theo như vậy mà kiến lập sáu Căn, đối với tám câu Thi thiết mà lập sáu Căn”, là Danh tự thứ nhất, là Thể của thân Trung hữu; hai là Chủng tánh, tức là chủng tánh của cha mẹ; ba là thực (ăn) Khổ lạc như vậy; bốn là Trường thọ như vậy; năm là Trụ như vậy; sáu là thọ lượng Biên tế như vậy, sáu loại trên nương vào phẩm tại gia mà thi thiết; bảy là Tín cho đến Tue mà lập năm Căn như Tín v.v… như vậy; tám là bốn Quả mà lập ba thứ Vô lậu sau như vậy, để thi thiết phẩm tại gia và xuất gia này.

Luận ghi: “Tích tập thiện phẩm mà lập một tên”, là mạng căn nương vào mạng mà có, cho nên đắc tu thiện phẩm vì năm Thọ khởi tạp nhiễm, nếu biết chân chánh tri mà hành thì không sinh năm Thọ tạp nhiễm.

“Mười sáu Thật căn”, là toàn phần ba Căn vô lậu sau, bảy Sắc căn, Sắc căn và Ý căn; phần ít ba Căn vô lậu sau, tâm, năm Thọ và năm Căn như Tín v.v…; phần ít ba Căn vô lậu sau, là đối với Tâm sở và mạng căn không tương ưng mà nói. Ba loại Thật căn tối hậu là chín Căn phần. “Ý, Tín, năm Thọ và ba Thọ”, như Đối Pháp quyển 10 nói mười Căn, là Vị tri đương tri căn, luận kia thêm Ưu căn, luận này thì lấy mười lăm tâm Kiến đạo vị tri đương tri, vì trong đây không có Ưu căn, luận kia lấy Giải thoát phần thiện căn trở đi gọi là Sơ căn, cho nên trong mười Căn có thêm Ưu căn.

Luận ghi: “Mạng căn Vô lậu”, sư Pháp nói: “Cho nên biết mạng căn không những là tâm vương thứ tám, đồng thời thông trên năm Tâm sở mà lập”. Luận này giải thích không phải như vậy, trái với văn của Hiển Dương luận. Lại nữa, “Căn bản là phần thừa của phần thế lực, nam căn nữ căn và ba căn Vô lậu đều lấy phần ít Sở y căn của phần thế lựckia làm Thể, tương tợ tâm Bản sắc”, những phần này nương vào mạng căn trên mà giả lập, không phải phần của căn Sở y. Nói rằng: “Không bị lệ thuộc”, không phải là chung trên năm Tâm sở mà lập, như Đối Pháp luận và Đối Pháp sao.

“Hỏi: Có bao nhiêu Thiện? Một phần ít hoặc tám căn, hoặc năm căn và sáu căn”. Hoặc là tám, là năm Căn như Tín v.v… và ba Vô lậu, “Giả thật luận chung là năm”, là chỉ có năm Căn như Tín v.v…, căn cứ theo năm Căn mà nói. “Toàn phần tám căn năm căn và phần ít sáu căn”, là năm Thọ và phần ít Ý, phần ít sáu bất thiện cũng là năm Thọ. “Và Ý, tám Vô ký”, là toàn phần bảy Sắc và mạng căn. “Phần ít năm Thọ”, là bốn Thọ đã trừ Ưu thọ ra và Ý là năm Thọ. “Có bao nhiêu Dị thục? Đáp: Có một, một phần ít mười căn”, là Ưu căn thuần có Dị thục. “Phần ít mười Căn”, là năm Căn như Tín v.v…, bốn Thọ và Ý, vì trừ Vô ký Vô lậu. “Phần ít mười căn không có Dị thục”, là phần ít mười căn trong mười một căn. mười một căn, là bảy Sắc căn, mạng căn và ba cănVô lậu, vì tám Vô ký ở trước, ba Vô lậu ở sau, đây là phỏng theo trong Kiến đạo làm Sơ căn mà nói. “Phần ít mười căn”, là năm Căn như Tín v.v…, bốn Thọ và Ý, vì trừ ra thiện và bất thiện. “Có bao nhiêu Dị thục? Đáp: Có một, phần ít của chín căn”, là toàn phần mạng căn; bảy Sắc căn, Ý và Xả là phần ít trong chín căn; còn lại Trưởng dưỡng, hai tánh của Sắc tâm, Ý và Xả… “Luận này thì lấy chỗ sinh tương tục không đoạn của nghiệp”, là căn. “Ba thọ Hỷ, Lạc, Khổ do gián đoạn cho nên không phải có vài chủng tử, mà tất cả là Dị thục”, sư Pháp nói: “Vì trong Dị thục Thức trì giữ, cho nên tất cả gọi là Dị thục”. Lại nữa, giải thích luận này căn cứ theo “tương tục gọi là Dị thục”, thì tức là tất cả chủng tử đều là tương tục, đều gọi là Dị thục. Đoạn văn này đại khái không giống đoạn văn trước, vì cùng với Địa ngục cõi dưới không có chủng tử nam nữ… vì không phải tương tục, như Thành Duy Thức quyển 2 giải thích. “Trong toàn phần mười hai căn”, là năm Căn như Tín v.v…, ba Vô lậu, Ưu, Hỷ, Lạc và Khổ, vì các pháp này là gián đoạn. “Phần ít chín căn”, bảy Sắc, Ý và Xả là phần ít chín căn. “Các chỗ còn lại như trên”, là mạng căn xưa nay là Dị thục. “Cõi Dục trói buộc toàn phần bốn căn”, là nam, nữ, Ưu và Khổ. “Phần ít trong mười lăm căn”, là năm Căn trong Sắc uẩn, ba Thọ, Ý, mạng căn, năm Căn như Tín v.v…. “Trừ ra Vô lậu”, câu này đồng với văn trước. “Phần ít mười lăm căn của cõi Sắc”, mười lăm căn trước là Vô sắc, vì trừ ra năm Căn trong Sắc uẩn, trừ Hỷ và Lạc. “Toàn phần ba căn trong tám căn không trói buộc phần ít chín căn”, không đồng như chỗ nói ở trước. “Cho nên mười một căn của Vị chí địa”, là Năm Căn như Tín v.v…, ba Vô lậu, thêm Ý, Hỷ và Xả. Nếu như vậy là không lập chi Hỷ hay sao? Vì gần cõi Dục bị tán động cho nên không lập Sơ căn bất định, đã xa cõi Dục rồi mới nói cho nên lập môn thứ nhất. Nói rằng “Vị chí vị”, là Ly sinh hỷ lạc thấm nhuần thân đó, đến lúc chu biến khắp thân trở xuống thì làm môn thứ hai, môn thứ nhất chỉ thấm nhuần Ý của nó, môn thứ hai làm cho khoái thích Thân… Môn thứ hai là thù thắng, môn thứ nhất thì yếu kém, tại sao nói môn thứ nhất là Lạc? Là để hiển rõ cũng có Lạc, đây là lập ra để hiển Hỷ, lấy ẩn và hiển nêu ra song song. “Chỉ lấy để hiển thị”, là lấy lý mà luận thì Địa này cũng có Lạc, vì khoái thích các căn cho nên gọi là Lạc, vì không có xứ sở cho nên không tùy theo Địa, năm căn ẩn cho nên không nói, nói cũng không có hại, Địa và pháp được nương thì thông với Hữu lậu và Vô lậu. Trong mười tám căn đầu trừ nam, nữ, Ưu và Khổ ra, trước đã nói là trói buộc pháp, chỉ có Hữu lậu cho nên thượng giới và hạ giới không đồng, cũng không có lỗi. Ba Thọ và bốn Thọ thì như thứ tự của nó trừ Hỷ và Lạc ra. Không xứ thì trừ năm Căn trong Sắc uẩn ra cho nên có mười một căn, Phi tưởng vì đoạn Hoặc đạo cho nên có tám căn, hoặc Du quán thông với mười một căn, nhưng lấy mười một căn của Không xứ làm chứng thì đồng với Đối Pháp, vì thù thắng hơn Giải thoát phần thiện căn, đều gọi là Vị tri Đương tri căn, cho nên mười một căn này cùng với trước trái nhau, đây là căn cứ theo phương tiện xa, văn trước thì căn cứ theo mười lăm tâm của Kiến đạo, căn này có một văn thì nói chỉ có Vô lậu, có đoạn thì nói thông với Hữu lậu và Vô lậu, có đoạn thì nói là do cõi Sắc trói buộc và cõi Sắc không trói buộc, lại cũng có đoạn nói chỉ có không trói buộc, có đoạn nói chín căn làm tánh, có đoạn nói mười căn làm tánh, có đoạn nói Giải thoát phần thiện căn thông với Phi tưởng, tức là đoạn văn mười một Căn tánh của Không xứ ở trước, đến các đoạn văn khác sẽ hiểu. Phi tưởng hữu lậu, đây là phỏng theo chủng loại Hữu lậu, là phỏng theo Đoạn hoặc đạo chủng không có cho nên gọi là Hữu lậu, hoặc phỏng theo Tương tục thông với hai chủng loại; hoặc nói Chủng loại ngay tại Địa đang hiện hành không có Chủng loại vô lậu đoạn hoặc. Lại nữa, do giải thoát phiền não cho nên gọi là Vô lậu, là Hậu đắc trí. Hoặc nói rằng: “Địa kia như trong thân La-hán có các căn lìa Lậu gọi là Vô lậu, không phải đoạn Lậu gọi là Vô lậu”. Văn dưới đó nói: “Phi tưởng có Vô lậu, không thể nói rằng do giải thoát phiền não, cho nên Hữu lậu căn thành sáu căn, trong thân Vô lậu gọi là Vô lậu”. Văn dưới trái nhau, cõi Dục phỏng theo nhiều người đang ở trong pháp.

Tất cả Na-lạc-ca có tám căn, chủng tử hiện hành đều thành tựu, trừ ra hai loại trong ba loại. Một loại trong ba loại là ba Căn vô lậu, một loại này phỏng theo hiện hành không thành chủng tử, hoặc thành và không thành mà nói; thứ hai là ba Thọ, trong đây rất sai lầm, xem Duy Thức quyển . Có hai tranh cãi về tám căn hiện hành đều thành chủng tử, là năm Căn như Nhãn v.v…, Ý, Mạng và Khổ, tám Căn này thuần tương tục, không đồng với Tiểu thừa, vì có mạng căn và Khổ căn cho nên đủ năm Căn, nam căn và nữ căn thì bất định, hoặc có hoặc không, hoặc chủng tử cũng bất định, như văn nói thì không có chủng tử của Căn vô lậu, vì cũng bị tổn, không đang hiện hành, cho nên không thành chủng tử, thuần nhiếp trong Hữu. Năm Căn như Tín v.v… cũng vậy, như Tà kiến thì làm tổn và khắc phục thiện chủng, cũng gọi là không thành chủng, đây là phỏng theo văn trong ba loại thành tựu, không đang hiện hành thì không thành chủng tử, quyết định ở trong Hữu. Thứ hai của nó là ba loại Hiện hành không thành chủng tử quyết định, là Hỷ, Lạc và Xả, đây là phỏng theo sáu Thức mà luận Tác pháp.

Hỏi: Tại sao Xả cùng với Thức thứ tám đồng thời mà không nói thuần Hiện hành thành tựu, và Ưu thì nói rằng Khổ thuần có trong đó?

Đáp: Xả thọ bị Khổ chiếm đoạt, như văn của quyển 1, cho nên chỉ nói Khổ. Lại nữa, phỏng theo Tác pháp của sáu Thức cho nên không có, Thức thứ tám đồng thời với Xả, Xả trong Thức thứ sáu là thiện nghiệp, vì chiêu cảm gián đoạn cho nên không Thủ. “Không nắm lấy Ưu căn”, đây là Ưu căn của Đại thừa ở tại Cực khổ xứ, như Cực hỷ thì gọi là Lạc, Ưu này gọi là Khổ, Cực khổ kia chỉ có Khổ, không nói là không có Ưu, vì tạm mượn để khởi Ưu cho nên không nói. Nếu như thế tại sao không ở trong Căn thứ hai và thứ ba Hiện hành không thành chủng? Trong thành chủng, vì cùng với Khổ ở một chỗ cho nên được tên khác là Khổ, do đó không nói. Chỉ có năm Căn như Tín v.v… và hai căn nam nữ, Hiện hành đều bất định, các Ưu căn khác, nghĩa cũng như vậy, cứ theo đó mà biết. Quyển 2 có giải thích: “Tám Căn là Hiện hành chủng đồng thời thành”, là lấy Xả mà trừ bỏ Khổ, đây là phỏng theo Thức thứ tám sau khi Tác pháp, thì Hiện hành không thành chủng.

Hỏi: Nắm lấy Khổ trong một mực Thành chủng, tại sao trước không nói là Khổ?

Đáp: Vì có dứt hết.

Hỏi: Tại sao ba Căn sau không nói là Ưu?

Đáp: Vì lẫn nhau có và không, như có như không.

Hỏi: Như có Lạc thì có Hỷ lạc, không lẫn nhau có hoặc không, tại sao Ưu khổ lại như thế?

Đáp: Vì cũng là Cực khổ, Ưu lưu nhập vào Ý cho nên gọi là Khổ, không nói là Ưu khổ, mà nói rằng khi Ưu thì trừ Khổ. Giải thích là thù thắng. Trong đây, Thắng Quân và Hộ Nguyệt vốn có hai chỗ tranh cãi, Hộ Nguyệt lấy để làm chứng.

Luận ghi: “Hỏi: Khuyết căn thì thành mấy Căn? Đáp: Trừ năm Căn ra còn có các Căn khác”, là trừ ra nam, nữ và ba Căn vô lậu, không được khuyết các căn Nhãn, Nhĩ… vì không phải quyết định Khổ, khuyết nam căn và nữ căn thì quyết định khuyết ba Căn sau.

Hỏi: Điều đó thì cùng với năm nhân của Bán trạch nào có khác gì?

Đáp: Trước căn cứ theo Sinh thì Vô hình, Bán-trạch-ca thì căn cứ theo Hữu hình, vì đã trừ Khổ cho nên khác nhau. Trong đây lại không văn, cho nên, cho nên biết khuyết nam căn và nữ căn thì không được nhập Thánh. “Lại nữa, nếu căn cứ theo như Tiểu thừa thì không phương ngại”, là Tiểu thừa kia cho rằng: “Nhập Thánh đến bốn Thiện căn rồi mới khuyết thiếu, chưa phương ngại nhập Thánh”, trước khuyết thiếu thì có thể như thế, nhưng luận này thì căn cứ theo trước không thiếu khuyết, thì sau đó Thánh mới không sai lầm, nam nữ lẫn nhau không có hai hình, thì không có Đoạn thiện của ba Căn vô lậu, trừ bỏ tám Dị sinh ở sau thì thành mười chín Căn. Được nhập Kiến đạo từ ban đầu trở đi, thì gọi là Vị tri căn, như trước mà hiểu. Tất cả Học và Vô học đều gọi là Kiến đế, là đầy đủ tất cả Hữu học trừ Cụ tri căn; hai mươi mốt Vô học trừ hai Căn vô lậu đầu cùng với Ưu; mười chín Sơ hướng trừ hai Căn vô lậu ở sau; hai mươi Sơ quả trừ Căn vô lậu thứ ba; hai mươi Bất hoàn trừ Ưu và hai Căn vô lậu thứ nhất thứ ba; mười chín La-hán thì cũng như Vô học; cõi Sắc trừ nam, nữ, Ưu và Khổ căn; cõi Vô sắc thì trừ thêm năm Căn như Nhãn v.v…; Sơ căn của Sắc vô lậu thì phân biệt như trước; y theo thành Kiến đạo thì chỉ ở tại Vô sắc của năm Địa, tức là không có thân, sau mới nói. Vô sắc tức là năm Căn như Tín v.v… trong Hữu đắc xả mà khởi hay sao? Phương tiện xả thù thắng bị yếu thì không có sinh tử được xả. Nói rằng: “Hai mươi mốt Căn là do nghĩa của cảnh giới mà được tên, có nghĩa cũng không phải một”, là mạng. Như giáo lý tương đối, giáo hay hiển thị lý thì lý gọi là nghĩa, Căn đối với Cảnh thì Cảnh gọi là Nghĩa, bảy Sắc riêng mình nó không thể đối với nghĩa mà chuyển, cùng với Phi sắc làm Trợ bạn mới có thể nắm lấy Cảnh, còn lại mười bốn Căn thì Sắc và Phi sắc làm Trợ bạn. Nghĩa của Thọ căn, là văn thuận với pháp của năm Thọ, tức là cùng với với nghĩa sáu Căn của Ý. Nghĩa của Vị tri đương tri căn, Thiện pháp dục trở đi tức là nghĩa của năm Căn, đây là căn cứ theo Thật thể, thông với ba cõi trói buộc và không trói buộc, văn dưới và văn trên hoặc nói rằng: “Chỉ có Vô lậu, hoặc chỉ có cõi trói buộc và không trói buộc”, đây là căn cứ theo Vô lậu, chỉ lấy mười lăm tâm của Kiến đạo, hoặc là gồm lấy Quyết Trạch phần thiện căn, cho nên thông với cõi Sắc trói buộc và không trói buộc, như luận này thì cũng thông với ba cõi trói buộc và không trói buộc, cũng không có trái nhau. Đối với văn của luận này: “Lại càng không Hiện hành trở lại, vì Hữu sắc làm nghĩa”, là bảy Sắc, còn lại thì trừ mạng căn.

Hỏi: Mười bốn Căn lấy Sắc và Phi sắc làm nghĩa, thì Khổ căn thông nhau như thế nào?

Đáp: “Kiến phần của Khổ căn lấy Sắc làm nghĩa, Tự chứng phần lấy Sắc làm nghĩa. Lại nữa, nói chung là Kiến phần của Khổ căn không có, cho nên hai mươi hai Căn đều không phải là Hữu kiến, Kiến là Sắc trần. Nhãn căn, một phần là Hữu sắc, vì Hữu kiến và Sắc trần làm nghĩa, cùng với một phần Phi hữu sắc và Nhãn đồng thời. Duyên cùng với Nhãn không đồng thời mà nắm lấy Sắc, đây là nói Hữu kiến, là chính Phạm bản. Nói Khả kiến, theo không phải Phạm bản nói rằng: “Cũng có thể gọi là Hữu hiện sắc”, tướng Trần thô hiển gọi là Hữu hiện, mười bảy Giới thì không phải như thế. Hiện, tức là có thể hiển thị nơi đây hay nơi kia, như có thể hiện hình ảnh, như ảnh tượng trong gương trong nước, điều này chỉ có Sắc gọi là Hữu hiện. Hữu kiến hiện trong Phạm Bản có hai giải thích, nhưng vì chữ Hiện theo thế tục vốn không có bộ Ngọc, cho nên luận này đổi thành chữ Kiến, không có một phần Sắc thì Danh hữu đối làm nghĩa, Thể không phải Hữu đối, hoặc cùng với Đối đồng thời duyên. “Hữu lậu và Vô lậu của Khổ căn lấy Hữu lậu làm Cảnh”, là Thể hữu lậu, tại thân Vô học thì gọi là Vô lậu, vì không phải Lậu cho nên gọi Thể vô lậu là pháp do giới trói buộc, văn trên và văn dưới không trái nhau. Lại nữa, Khổ căn của Vô lậu, là dẫn đường cho Vô lậu cho nên gọi là Vô lậu. Ưu căn thì không phải như vậy, lấy tám Hữu vi làm nghĩa. Bảy Sắc và Khổ, văn trên và văn dưới trong đây nói: “Trong nghĩa đều không có mạng căn”.

Luận: Khổ căn và Hữu sắc, bảy Căn ở tại Quá khứ và Phi quá khứ làm nghĩa”, sư Pháp nói: “Tám Căn này ở tại vị lai và quá khứ, đều là ngay trong đời hiện tại, tuy có Nghĩa và Cảnh, nhưng nói rằng không có”. Lại như tám Căn hiện tại duyên Cảnh, thì tám Căn này đang ở hiện tại nhưng Cảnh thì đã vào quá khứ, tám Căn này niệm thứ hai tiếp theo Cảnh sau đó, khi cũng nhập vào quá khứ thì gọi là Quá khứ, Phi quá khứ làm nghĩa. Nhưng hiện tại đồng duyên, thì đồng nhập vào quá khứ, quá khứ cũng duyên quá khứ. Luận này giải thích là cũng như Vô sắc căn, ngay trong hiện tại mà duyên chung ba đời, ngay tại nghĩa của đời quá khứ và đời vị lai mà nói thì mỗi mỗi đều duyên Cảnh của ba đời. Tám Khổ căn… trong hiện tại thì chỉ duyên hiện tại, cho nên chỉ giả thiết. Khi lưu chuyển vào quá khứ, thì thế lực suy yếu, cho nên ngay tại vị lai… không nói là duyên đời hiện tại.

Hỏi: Như trước đã giải thích, tại sao Căn và Cảnh đồng tại hiện tại mà được duyên, Căn trụ Cảnh hiện tại thì trước đã nhập vào quá khứ?

Thuật rằng: “Sắc trần hiện tại trước đã nhập vào quá khứ, Nhãn vị lai thì nhập vào hiện tại, Nhãn căn hiện tại thì đã nhập vào quá khứ rồi, không thể duyên quá khứ. Lại nữa, hiện tại không có Căn của Thức cùng với Sắc đồng thời nhập vào quá khứ thì không thể duyên Cảnh của quá khứ.

Luận ghi: “Lại nữa, một phần này ở tại vị lai lấy quá khứ và hiện tại làm nghĩa”. Vô sắc căn trước ở tại vị lai duyên ba đời hay sao? Căn của tám Sắc ở tại vị lai, không phải vị lai làm nghĩa, cũng lấy Căn và Cảnh đồng ở tại đời vị lai mà được, nhưng khi Cảnh nhập hiện tại và quá khứ, thì Căn ở tại vị lai, là nói Căn này đang nhập vào Cảnh của quá khứ và hiện tại, cho nên nói rằng vị lai không duyên vị lai, đây là giải thích sau, cứ theo chỗ đồng với giải thích trước, thì có bốn Dục trói buộc, lấy Dục trói buộc làm nghĩa, tức là Khổ ưu, nam nữ. Ưu khổ chỉ lấy cõi Dục làm nghĩa, đây là căn cứ theo đa phần mà luận. “Lại nữa, vì tướng phần của Ảnh tượng từ Kiến phần, từ Kiến phần là cõi Dục, còn lại thì nói rằng duyên chung ba cõi không trói buộc”, đây là căn cứ theo Bản chất mà luận, không trái nhau. “Lại nữa, căn cứ theo Duyên của năm Căn môn:

1. Chỉ duyên cõi Dục.

2. Cõi Dục trói buộc và cõi Sắc trói buộc, thì cõi Dục trói buộc làm nghĩa, là Tỷ và Thiệt tuy cõi Dục và cõi Sắc không có Thức duyên, nhưng chỉ lấy Dục trói buộc làm nghĩa.

3. Nghĩa của cõi Dục trói buộc và cõi Sắc trói buộc cũng vậy, Nhãn, Nhĩ, Thân có hai thứ trói buộc là cõi Dục cõi Sắc trói buộc và không trói buộc, lấy ba cõi trói buộc và không trói buộc làm nghĩa”, là Hỷ lạc thông với cõi Dục trói buộc, cõi Sắc trói buộc và Vô lậu, cho nên bảy thứ năm Căn như Tín v.v…, Ý, Xả và ba cõi trói buộc, không trói buộc cũng vậy.

Một loại Vị tri đương tri căn là cõi Sắc trói buộc và không trói buộc làm nghĩa, thông với ba cõi trói buộc và không trói buộc, là Quyết Trạch phần và Vô lậu trí là Thể của Căn này, đã như trước mà hiểu, hai Căn dưới cũng có thể biết, Giả thật của năm Căn như Tín v.v… và ba Vô lậu hợp chung mà luận. Tám Thiện lấy ba tánh làm nghĩa, năm Thọ trừ Ưu ra (bốn Thọ) và lấy thêm Ý làm năm Căn, thông với ba tánh, lấy ba tánh làm nghĩa. Một Ưu căn và Thiện bất thiện lấy ba tánh làm nghĩa. Tỷ, Thiệt, Thân, Nam, Nữ là năm thứ Vô ký, chỉ lấy Vô ký làm nghĩa. Nhãn, Nhĩ là hai thứ Vô ký, lấy ba tánh làm nghĩa. Đây là căn cứ theo Biểu nghiệp giả. Năm Căn như Tín v.v… cùng với Hỷ, Lạc, Xả và Ý là chín thứ, thông với Tam học, lấy Tam học làm nghĩa, bảy Sắc cùng với Phi học và Phi vô học trở lại lấy Tam học này làm nghĩa. Khổ căn thông với Tam học. “Phi học Phi vô học làm nghĩa”, là Thể của Khổ, là Hữu lậu, hoặc ở trong thân của Học và Vô học mà khởi. Nói rằng thông với Cảnh của ba chủng tử, chỉ có Phi học và Phi vô học lấy Thật làm Không, vì Vô lậu quán dẫn khởi cho nên nói là thông. Ưu không phải Không quán dẫn sinh cho nên không làm thông lệ cho Khổ ưu và Phiền não đồng thời đa phần. Một Ưu theo Đối Pháp thì hai thứ Căn vô lậu đầu làm Thể, vì lấy mười Căn. Nói rằng Học và Phi học Phi vô học lấy ba tánh làm nghĩa, như văn trước nói chín Căn của Vị tri dục tri căn, là đắc chín Căn vô lậu mà nói, đây là thông với Thiện pháp dục trở đi, cho nên nói là thông với Học, Vô lậu thứ nhất và thứ hai là Học, lấy ba chủng tử làm nghĩa. Cụ tri căn là Vô học, lấy ba chủng tử làm nghĩa. Đáp có mười bốn Căn, “Một phần Kiến sở đoạn, và một phần Tu sở đoạn”, là bảy Sắc, Mạng, năm Thọ và Ý, là phân riêng với Bất thiện. “Và nghiệp quả này”, là Đoạn kiến, còn lại là Tu đoạn có mười hai thứ, “Một phần là Tu sở đoạn và một phần là Phi đoạn”, là trong mười bốn Căn trước có sáu căn. “Còn lại sáu Căn là trong sáu Căn trước”, là năm Thọ và Ý. “Còn lại sáu Căn là năm Căn như Tín v.v… và và Vị tri dục tri căn, vì thông với Lậu và Vô lậu.

Hỏi: Tại sao hai căn Ưu và Khổ nói là Bất đoạn?

Đáp: Thể của Khổ căn là Đoạn pháp, ở tại thân của Vô học mà khởi, cũng như trước đã nói. Ưu căn thuận theo Ly dục mà nói, thì làm Thể của hai Căn vô lậu thứ nhất và thứ hai, Thể của Căn vô lậu không đoạn, cho nên tùy theo đó mà nói là Bất đoạn. Tuy thân của Vô học không có, nhưng vì Thể là Thiện pháp cho nên chỉ đoạn duyên trói buộc, không phải đoạn Thể, tâm ưa thích Niết-bàn cũng gọi là Bất đoạn. Từ quả thứ ba trở đi, thì Phi trạch diệt không khởi, cho nên nói Tu đoạn và Bất đoạn. “Lại nữa, giải thích sáu Căn ở trước”, là trong năm Thọ trừ Ưu ra (bốn Thọ) cùng với Ý và mạng căn. Mạng căn thì ở tại Thân của Vô học, vì giống như Khổ căn, hoặc Vô lậu với Như Lai. Nếu như thế thì năm Căn của thân Vô học, làm sao thông với hai loại Phi đoạn còn lại? Tức là hai loại Căn vô lậu sau làm Thể. Nếu không như thế thì Ưu căn có mười thứ cũng đồng với Dĩ tri căn lấy thêm của Đối Pháp luận, văn này là chứng Thiện pháp của ba đường ác, không phải Kiến đạo đoạn, sáu Căn sau chỉ có Tu đoạn và Bất đoạn. Như Biệt sao nói: “Các Căn Vô sắc có ba loại Kiến đoạn, Tu đoạn và Phi đoạn”, thì tại sao duyên của Khổ căn không đoạn? Một là từ đa phần mà nói, trong Vô sắc Căn cũng trừ Khổ căn ra, Khổ căn chỉ có Kiến và Tu làm nghĩa, luận này cũng từ đa phần mà nói. Lại nữa, giải thích theo Khổ căn, thì Tự chứng phần thứ nhất là Kiến đoạn, gọi là Duyên không đoạn, trước căn cứ theo Kiến phần, thì gọi là duyên cõi Dục… cũng không có trái nhau. Có bao nhiêu Căn là chỗ hiển của Tạp nhiễm xả? Trừ các Thiện căn ra thì nói rằng Tạp nhiễm tức là chỗ xả thanh tịnh, là Năng xả. Lại nữa, giải thích Xả là Xả căn, trừ Thiện tánh căn ra, các Căn còn lại có thể sinh Tạp nhiễm, Xả căn tức là trừ ra tám Thiện căn, một phần năm Thọ thiện… ở trước chỉ là một phần Thiện, tức là chỗ hiển của Thanh tịnh xả, đây là đại khái làm nghĩa của Sở duyên, có thể sinh Tạp nhiễm xả… Sáu Căn là nghĩa điên đảo, là năm Thọ và Ý là điên đảo, tại sao không nói là một phần? Lại nữa, nói sáu Căn, là Nhãn… sáu Căn, đây là căn cứ theo Cảnh khởi điên đảo khắp hết. Điên đảo Tự tánh, là sáu Căn. Phần ít, là năm Thọ và Ý. Phần ít trong đây, do đó mà biết Nhãn… sáu Căn làm nghĩa của điên đảo, Thắng tín… tám thứ có thể đối trị. Trong lỗi của Dục, hoặc có tám thứ là tám thứ Tín… là hợp chung giả thật mà luận; hoặc có năm thứ là chỉ có Thật tín… năm thứ. Một là Ý căn, lại cũng có năm thứ là năm Thọ, như tu trị Đoàn thực tưởng, Khổ căn cũng có nghĩa Năng trị. Hoặc một là Tue, có thể chánh đối trị, dưới dó có bốn đức, là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đức thứ ba là Khiên dẫn, là Đắc thứ nhất, đã đắc rồi thì tu trị, tu trị rồi thì dùng, dùng rồi thì xả bỏ “có dụng này”, tự tại chuyển biến, đó là Ngã. Vị tri dục tri căn chứng quả thứ hai thứ ba, nương vào Xứ…”, đây là căn cứ theo sự siêu vượt nhân loại mà nói.

Luận ghi: “Câu đầu nói về Cộng tướng”, là một câu “thân này có Sắc”. Câu thứ hai là Tự tướng, là chỗ tạo thành của thô trược, lựa riêng với Sắc của cõi Sắc. Nói rằng: “Tự tướng nương vào Nhân, Sinh nhân và Tăng trưởng nhân”, là chỗ tạo thành của bốn Địa là một, cho đến chỗ trưởng dưỡng là ba. Chỗ tạo tác che lấp của Hàn, chỗ tạo tác tắm gội của Nhiệt, Lao nhọc là Án-ma. “Hai loại đầu nói là Vị, là cắt đứt phá hoại hai Sinh thời, có Sinh thời cho nên có Tử thời, dó có hai Vị, là pháp Tán diệt, tức là có hai thứ do pháp khác mà tan diệt và tự nhiên tan diệt. “Lại nữa, Tán là một và Diệt là một, do tám chỗ mà nam bị nữ trói buộc”, một là vũ múa, hai là ca hát, ba là cười, bốn là liếc nhìn, đây là khi vui đùa nhan sắc xinh đẹp. Một là diệu xúc, hai là phụng thờ, ba là thành lễ, bốn là (không có văn), đây là khi thọ dụng, bình đẳng và chánh trực mà thọ. “Thọ sở nhiếp”, sư Pháp nói: “Tự tướng là tự tướng của Hỷ lạc, Cộng tướng là Năng lãnh thọ”. Tướng Y chỉ, là Thọ này có thể nhiếp lợi ích, vì nương vào Tướng, Y chỉ tức là Thân. Luận này giải thích Tự tướng, là chỉ có Hỷ thọ ở tại Ý, Cộng tướng là Lạc thọ, vì thông chung tại sáu Thức. Tướng Y chỉ là Năng nhiếp ích này, vì là Thân của Y chỉ. Tự tướng và Cộng tướng, tức là nêu ra Thể của Thọ bình đẳng chánh trực. Y chỉ, là hiển thị chỗ nhiếp của Thọ.

Luận ghi: “Đây là hiển thị Tín của nó đối với Văn tư tu có Thắng giải kiên cố”, là thuộc Căn trước sinh kiến lập, là Tịnh tín có thể cùng với Văn làm Căn, sinh ra Tư của nó mà kiến lập Tu tue. “Lại nữa, Kiên cố này tùy theo Tín giải phương tiện mà hiển thị”, là Trí sinh ra các loại Chủ, Tịnh, Tối thắng… Người tương đương (với Trí), là Sa-môn trước, là Trí, vì bậc Trí là Sa-môn. Sinh là Bà-la-môn, trong bốn tánh thì Sinh là thù thắng. Chủ là Thiên ma, là Chủ của cõi Dục. Tịnh là Phạm, tức là Phạm vương. Tối thắng là câu tổng quát, thông với các câu trên, là “kiên cố tùy theo Tín phương tiện mà hiển thị các Thiện thù thắng, vì pháp Trí sinh ra, cho nên không thể động nó. Đây là đắc Tín giải Vô lậu, cho nên gọi là Bất hoại.

Giải thích thứ hai, là do Tín thắng giải của thế gian cùng với Thiện xuất thế gian làm Căn bản, tức là Thiện tín Vô lậu, Thắng giải thanh tịnh kiến lập kiên cố. Giải thích trước và giải thích sau đều thông với Vô lậu, nhưng kiến lập thì có khác chút ít, như “Căn trước sinh kiến lập” thì thuộc về Văn tư tu, giải thích sau là Căn sinh kiến lập, là thuộc Tín hữu lậu sinh Tín vô lậu… Lại nữa, giải thích Tịnh tín sâu chắc là Văn tue tương ưng với Tín căn mà sinh, là Tư tue tương ưng với Tín mà kiến lập, là Tu tue tương ưng với Tín, tức là lấy Văn tư tu của các câu trên, phải biết câu thứ nhất là câu nêu tổng quát, hai câu sau là câu giải thích, từ “sâu chắc” trở lên là câu thứ nhất tổng nêu, từ câu “Căn sinh kiến lập làm tất cả thế gian” trở xuống, hợp chung làm một hai đoạn văn này. Trong câu thứ hai của hai câu sau giải thích, Tín kiên cố là Tịnh tín kiên cố, làm Thiện căn bản của xuất thế, là Căn sinh Thiện pháp tịnh thắng giải của xuất thế, là kiến lập ở trên, phải biết năm Tinh tấn như văn trong bài tụng mà phối hợp, xem Đối Pháp quyển 1.

Luận ghi: “Các chỗ nhiếp của Thiện pháp, Căn, Tín… khác”, là ba thứ Vô lậu sau, vì Giả không lìa Thật cho nên không nói riêng, nhưng từ trên đến đây chỉ thuyết minh đã xong mười sáu Căn, gồm không có ba căn Khổ, Lạc và Xả, nhưng trong thứ tự thì ba Căn sau chưa nói, hiện tại là riêng chỉ ra bảy Sắc, Thân, Niệm Trụ, năm Thọ và Ý căn, chín pháp sau thì như luận mà biết. “Thắng khổ đế nương vào chín Căn”, là bảy Sắc, Mạng và Xả. “Tập có năm thứ”, là quả của năm Thọ, vì là gốc của tạp nhiễm. Tất cả nhiễm của Diệt đế”, là Đoạn. “Đắc tịnh”, là chứng đắc tám Đạo, có thể biết. Lại nữa, giải thích Thủ căn và Xả căn của Khổ đế, như trong Tập đế bỏ Xả lấy Ý, hoặc trong Khổ đế không lấy Xả thọ. “Lấy Ý căn”, tức là Tập đế lấy Xả căn. Nói rằng: “Thiện tư có chín Căn”, là năm Căn như Tín v.v…, ba Vô lậu và Ý căn, vì từ Ái nhiễm môn mà nói. “Thiện mà nói là mười”, là trong chín Căn thêm Xả căn, vì từ Thiện mà nói. “Mười sáu Căn”, là trừ ra chỗ tư duy Nam, Nữ, Ưu, Khổ, Mạng và Ý của Ác tư. “Sáu Căn”, là năm Thọ và Ý, vì lấy phần Nhiễm, hoặc năm Thọ trừ Xả ra mà nói. Lại nữa, đồng với lấy sáu Căn, ngược với từ Thiện trở lại cho nên chỗ tạo tác của Ác tác có mười ba Căn, trừ tám Thiện sau và mạng căn. Lại nữa, giải thích Thiện tư có chín Căn, là lấy năm Căn như Tín v.v…, Hỷ, Lạc, Xả và Ý, là chín căn, trừ ra Khổ và Ưu. Khổ thì tại năm Căn, không phải tại Tư, Ưu thì không phải thích khoái cho nên không lấy. Nói có mười căn, là thêm Ưu, vì Ưu khởi các ngôn từ hay khéo. Thiện tác có mười sáu, là năm Căn như Nhãn v.v…, mạng căn và thêm mười căn trước, là mười sáu căn, làm Thân nghiệp tổng nương vào nam căn và nữ căn, không phải Thiện căn Vô lậu, nhưng không phải Thật cho nên không thông với phàm tình. “Hoặc Ác tư”, là ba căn chỉ nương vào Ưu căn, Khổ căn và Xả căn, thuộc Ác tánh. Ác thuyết là thêm Hỷ căn và nhiễm phần của Sắc, tức là bốn căn, Ác tác thì thêm năm Căn như Nhãn v.v… và mạng căn nữa là mười căn, hoặc gồm lấy nam căn và nữ căn là mười hai căn. Nói rằng: “Tối thắng hoặc Nghiệp y xứ có chín Căn”, tức là bảy Sắc căn, Khổ và Ưu, nương vào năm Thọ mà khởi Phiền não nghiệp. “Tám căn đoạn lãnh thọ của phiền não nghiệp”, trừ ra hai căn là Khổ và Ưu. “Lãnh thọ kiết tường và bại hoại có mười một căn”, là bảy Sắc căn, Ưu căn và Khổ căn. “Và Ý mạng có thể dẫn khởi”, là tám căn sau, tức là tám Khổ. “Năm loại khởi kiết tường”, là quán người mà xả, là loại thứ ba, bốn loại còn lại có thể biết. “Mười loại Nhẫn nhục”, ba loại đầu duyên ba đời; hai loại kế là Ái ngã và Oan gia; vì nhiêu ích tăng trưởng tri thức của Ngã, làm tổn năm loại kiết tường trên, cho nên gọi chung là loại thứ sáu. Tất cả oán hại nhẫn oan gia, oan gia muốn khởi phương tiện để hại, cũng nhẫn nhịn phương tiện kia, là Oán hại nhẫn. “Lại nữa, giải thích Tất cả oán hại nhẫn”, là chỉ gặp oán hại thì liền nhẫn nhịn. “Tất cả nhân Nhẫn”, là oán khởi nhân muốn hại thì liền nhẫn nhịn. Thọ giáo nhẫn là thứ tám, là được người khác dạy bảo nhẫn nhịn, cho nên tự mình suy nghĩ chọn lựa mà có thể nhẫn nhịn; thứ chín là Sinh tu nhẫn; Tự tánh oán hại nhẫn là thứ mười. Hoặc có người nghe lời người khác đến hại mạng mà nhẫn, gọi là Thọ giáo oán hại nhẫn; hoặc người khác khéo suy nghĩ chọn lựa đến hại ta, gọi là Trạch lực nhẫn. Tự tánh là bản tánh hay làm hại. “Lại nữa, tất cả nhân oán hại nhẫn”, là lấy oán hại làm nhân, cũng có các Dục trong các sự Nhẫn, đều có thể nhẫn nhịn thọ giáo. Trở xuống còn ba Nhẫn như thứ tự của nó, Văn tư tu tương ưng với ba Nhẫn đó.

Luận ghi: “Xả tướng và Xả cụ trong đây gọi là Xả”, sư Pháp nói: “Tướng là Thể”, tức là Vô tham tương ưng. “Tư cụ” như trên đã trình bày. Lại nữa, Tướng thể của Xả tướng, tức là Tối thắng xả thứ năm, vì xả thân của mình. Cụ, là bốn thứ vật dụng nuôi dưỡng.

“Vô điên đảo trái với nhờ cậy”, là dối trá lấy vật của người khác, cho là mình có thì gọi là Điên, luận này thì không có điều này.

Trong Bất phóng dật, “tu tập các Thiện pháp để phòng hộ tâm bất thiện…”, là tu Thiện pháp cũng có Nhân tướng và Quả tướng, phòng hộ bất thiện cũng vậy, cho nên nói đều là tướng kia, đều là Tướng nhân quả .

Năm Lực, phối hợp riêng cũng được, phối hợp chung cũng được.

“Trước hết Phiền não đắc tám thứ”, là bảy Sắc, Mạng và Ý chuyên nhất, Danh sắc làm duyên; Sáu Xứ thì Phiền não đắc thứ sáu, Xúc làm duyên; thì tám Thiện như năm Thọ và Tín… lấy Tinh tấn làm duyên; bảy Sắc và Mạng phải đề phòng, Ý chuyên nhất phải điều hòa tĩnh dưỡng, năm Thọ phải ngưng lặng, thì tám Thiện như Tín… tánh được điều thuận.

“Bi trói buộc Bồ-tát”, là trói buộc khiến cho không lìa sinh tử như ngựa bị cột.

Hỏi: Nương vào Vị chí định, khi đắc quả thứ ba thì khởi Hỷ căn của Sơ tĩnh lự phải không?

Đáp: Có một loại có thể nhập, có một loại không thể nhập, là Lợi căn có nhiều Thiện trợ dưỡng thân thì có thể hiện khởi, loại này có hai thứ: là lợi căn và nhiều Thiện căn trợ dưỡng. Như độn căn, tuy có nhiều Thiện trợ dưỡng, nhưng căn cơ chậm lụt không thể nhập, như lợi căn, không có nhiều Thiện trợ dưỡng thì không thể nhập, phải lợi căn có Thiện trợ dưỡng mới có thể khởi được Hỷ. Nếu như không thể nhập, thì khi đắc quả rồi mới riêng dẫn khởi Hỷ căn, sư Pháp nói: “Tại sao không nói Lạc”, vì Lạc tức là Hỷ thọ, có nghĩa là không có riêng Thể cho nên không nói. Như Đệ tam thiền, mới có Lạc thọ chân thật, cứ theo nghĩa này mà nói Lạc cũng được, trước đã dẫn chứng có Hỷ thọ, cũng có nói Lạc, nghĩa năm Căn vui thích tức là Lạc, nhưng vì không có phương tiện riêng để nhập Định tại năm Căn, cho nên bỏ mà không nói có, cũng không có hại gì!

Luận ghi: “Tám Căn nhập Sơ tĩnh lự, có ba căn một phần có thể nhập và một phần không thể nhập”, tám căn là năm Căn như Tín v.v…, Hỷ, Xả và Ý căn, vốn có phương tiện hợp chung lại nói. Nói “không thể nhập”, là Dị sinh không thể có Lạc căn, vì Thể suy yếu cho nên không nói. Đệ tam thiền có tám căn, đồng lấy Hỷ và Lạc, riêng Đệ tứ thiền trở lên thì trừ Lạc ra, có bảy căn còn lại, ba căn sau có thể biết.

Luận ghi: “Hoặc một căn hoặc tám căn đắc Sơ quả”, một căn là

Vị tri dục tri căn, đây là ở trong Hướng mà đắc Quả. Tám căn là năm Căn như Tín v.v…, Xả, Ý và Vị tri dục tri căn là tám căn, là tổng và biệt hợp chung mà nói, Lạc căn thì ở tại Đệ tam thiền cho nên không lấy. “Hoặc hai căn hoặc chín căn chứng đắc quả Nhất lai”, là Vị tri dục tri căn và Dĩ tri căn là hai căn, chín căn là tám căn nói trên thêm Dĩ tri căn. Người tu theo thứ tự thì nương vào Dĩ tri căn mà siêu vượt cõi người, khởi Vị tri dục tri căn, vì hợp với Tác pháp. “Hoặc hai, hoặc chín Hỷ căn không phải kiên trụ”, là Hỷ căn của Vị chí định. “Nếu không phải hoặc chín hoặc mười căn của quả Bất hoàn, hoặc mười một hoặc hai căn”, là tổng và biệt hợp chung có mười một căn. “Mười một căn”, là năm Căn như Tín v.v…, Hỷ, Lạc, Xả, Ý, gồm Vị tri đương tri và Dĩ tri căn, các căn này đều thông vượt thứ tự mà luận, cho nên có mười một căn. “Hai căn”, là Vị tri đương tri căn, Dĩ tri căn và hai Giả căn, vượt thứ tự riêng, hợp chung mà luận cho nên có hai căn đắc quả thứ tư. “Hoặc một căn, hoặc mười căn”, một căn là Giả căn, đây là căn cứ theo Vô gián đạo, Hướng cũng tức là Dĩ tri căn; mười Căn tức là năm Căn như Tín v.v…, Hỷ, Lạc, Xả, Ý và gồm một Giả căn, Đại thừa cũng được nói rằng vượt thứ tự, là Thể của quả thứ tư có hai căn, đều do mười căn mà đắc, hoặc Câu-xá luận nói thông với Giải thoát đạo thì căn đó cũng tức là thêm một Giả căn này.

Luận ghi: “Nương vào Nhất tánh xả làm Y xả và Chủng chủng xả”, tức là cùng với Định tâm câu xả mà xả Tán tâm xả, duyên Xả của Vô tưởng giới làm Sở y mà xả Nhất tánh xả. Lại nữa, giải thích Xả của cõi Vô sắc chỉ duyên pháp trần gọi là Nhất tánh xả, cảnh của cõi Sắc có nhiều gọi là Chủng chủng xả, duyên Vô tâm xả gọi là Sở y xả, duyên với Hữu tâm gọi là Nhất tánh xả, hiện tại là duyên Không tâm xả mà xả duyên Hữu tâm xả.

Luyện căn của người có năm Chủng tánh, như Đối Pháp sao quyển 13 ghi: “Hỏi: Hoặc hàng Dự lưu khi tu Luyện căn, đã đắc Luyện căn rồi thì cũng chứng quả Nhất lai? Đáp: Chứng…”, là khi của Sơ quả chuyển căn thì khởi ý cầu Lợi căn và đắc quả thứ hai, khi đoạn sáu phẩm Hoặc thì quả trở lại chuyển căn, hai chướng của căn và quả là chỗ đoạn của Vô gián đạo. Đây là phỏng theo Đắc và Thời, tâm đồng với Đoạn mà nói, nếu có Thời kỳ tâm khác, thì cũng khác thời mà đắc quả… không đắc quả Bất hoàn.

Luận ghi: “Hai nhân mà có một Đối trị thì khó đắc”, tức là cõi Dục khi lìa Dục, là một trong ba điều khó, Phi tưởng lại làm một khó nữa. “Nghĩa Sở đắc rộng lớn”, tức là quả công đức của thiền định rộng lớn, cũng là hiển có nhiều quả Vô vi, không nói Nhất lai đắc Bất hoàn, vì không đồng quả Dự lưu, tuy đắc chỉ có Thời kỳ tâm khác, thì không có nghĩa là đồng thời đắc, không trái với sự lìa Dục, vì cũng căn cứ theo Thời kỳ tâm. Như thế, Nhất lai chuyển căn thì Vô gián đạo liền đoạn, có nghĩa là chưa đắc quả.

Hỏi: Luyện căn đạo tức là Đoạn đạo?

Đáp: Sư Pháp nói: “Như Luyện căn của Tiểu thừa Hữu học căn cứ theo Kiến đạo làm một phẩm, Luyện căn của Vô học thì chỉ có Tu đạo, làm chín phẩm. Nếu như thế thì trong đây như lấy người Nhất lai làm sáu phẩm Đoạn đạo thì làm sao có Luyện căn? Làm sáu phẩm thì liền thành, cho nên biết cũng không đắc một phẩm nào để làm sáu phẩm, cũng không được làm Luyện căn của chín phẩm. Đắc Nhất lai, tuy có sáu phẩm, nhưng hiện tại Đại thừa hoặc một phẩm Chân Như mà được khởi Luyện căn, hoặc sáu phẩm Chân Như mà khởi Nhất lai đạo, đều là Luyện căn của Thời kỳ tâm.

Luận ghi: “Đối với Thắng giải hạnh Địa mà lập Căn thứ nhất…”, điều này cũng có hai thuyết:

1. Nói rằng đây là Đại thừa, không như Tiểu thừa gọi Địa tiền là Thắng giải hạnh địa, mà gọi là Vị tri dục tri, nhập Kiến đạo, Vô gián đạo cho đến Kim cương định gọi là Dĩ tri căn, vì đã biết đầy đủ nghĩa Chân Như, chưa biết đầy đủ Chân Như gọi là Vị tri dục tri, không giống như Tiểu thừa lấy chỗ chưa biết mà biết trùng lên, gọi là Vị tri đương tri. Hiện tại văn của luận này làm chính, từ nhập Kiến đạo trở đi đều gọi là Dĩ tri căn, đến Như Lai địa thì sáng tỏ đầy đủ cho nên gọi là Cụ tri, Vô gián đạo và Kim cương dụ định vì chưa sáng tỏ đầy đủ cho nên không gọi là Cụ tri.

2. Nói rằng thật ra là Sơ căn, vì Kiến đạo và Vô gián đạo từ khi chưa xuất quán đến nay chính là mười lăm tâm trước, hiện tại là từ nhiều thời để hiển thị chỗ dễ hiểu mà nói, cho nên nói Thắng giải hạnh địa cũng không có gì trái nghịch, các nghĩa này đều là Chánh pháp tạng giải thích.

Trong ba viên mãn, đều là ở trong Học mà luận, trong câu hỏi thì phỏng theo Học mà đặt câu hỏi, cho nên ba viên mãn này đều có riêng Thể tánh, như Căn đầy đủ hai quả đầu, thì cũng được Định mãn, phải đoạn hết Hoặc chủng từ Đệ tam thiền trở xuống, cho nên khi đắc Diệt định thì mới đắc Quả mãn, tức là chỉ đoạn chín phẩm Dục, một phẩm của Địa cõi trên chưa đoạn tức là đắc Vô học, cũng có ba Thể riêng là Căn mãn, Định mãn và Quả mãn. “Tức là tất cả”, là Quả mãn trong đây, không thể làm thông lệ mà nói. Định thông với tâm và Vô tâm, Vô tâm đã đắc rồi thì mới đắc Định mãn. Quả mãn thì thông với Hữu học và Vô học, Vô học đã đắc rồi thì mới thành Quả mãn, vì trong Định thì Vô tâm định là quan trọng, Quả chướng thì Bất hoàn chướng là quan trọng.

Luận ghi: “Do bốn duyên mà các Căn gọi là không điều phục”, 1. Lên đến khiến cho không buông lung, nếu đáng phải buông lung, thì xuống đến khiến cho không hiện khởi. 2. Sức đoạn Đối trị trở xuống, đến làm cho Tánh không nhiễm mắc. 3. Làm cho tánh phiền não không hiện hành trở lại. . Bốn duyên này đều thấy giải thích điều phục Căn trở xuống, bốn Căn thì giải thích ngược lại là không điều phục.

“Mười bốn Căn nhiếp ba tụ hữu tình”, là trừ Tín… tám căn ra, vì thuần Thiện. “Phần ít ngoại xứ”, là phù căn của năm Trần và pháp Xứ tâm sở… cho nên nói là phần ít. “Năm Căn nhiếp thọ”, là năm Thọ, ba Thọ trở lại nhiếp lẫn nhau. Trong không nhiếp Giác phẩm, “hoặc bốn hoặc sáu”, là hợp chung Nghiệp và Mạng làm một mà nói, cho nên bốn căn khai làm sáu căn, vì văn này căn cứ theo Chánh tư duy, tuy phát ngữ ngôn Gia hạnh không đồng với Tiểu thừa là Tầm, luận này thì lấy Tue sở y mà phỏng theo Thể, là chỗ nhiếp của Tue căn. Trong năm Căn như Tín v.v… và ba Vô lậu nhiếp nhau, thì Vô lậu là ba căn rộng, năm Căn như Tín v.v… là năm căn hẹp.

Biến tri, là Trí. Vô vi là từ nhân mà đặt tên, làm đề mục cho Biến tri; trong đây hoặc hai căn là Dự lưu vượt thứ tự lấy quả thứ tư; hoặc ba căn là người Bất hoàn vượt thứ tự, sau đó lìa Dục của cõi Sắc và cõi Vô sắc, hoặc bốn căn là Dự lưu theo thứ tự mà lấy, sau đó lìa Dục của ba cõi, đây là Kiến đạo trong Đại thừa chỉ có một phẩm cho nên như vậy; hoặc năm căn là Dự lưu và bốn Đế làm bốn quả, hiện tại Đại thừa cũng không được phân ra Giới, Địa khác thời, chỉ có một Đế làm một sát-na, vì siêu vượt thứ tự bốn quả mà lấy quả A-la-hán; “Năm căn hoặc sáu căn”, tức là Kiến đạo Nhị thừa có chung ba tâm, Kiến đạo có ba tâm; “sáu căn hoặc bảy căn”, là ba thứ Kiến đạo, bốn Đế và Tu đạo này; “bảy căn hoặc chín căn”, cũng như văn Tùy thuận lý môn; “hoặc mười căn”, như chướng của Thập địa, trong đây không có một căn và tám căn, là do hai duyên mới được kiến lập. Biến tri, là Kiến đạo có sáu căn, thông đạt với Đế lý, Tu đạo có ba căn vĩnh viễn vượt qua các cõi. “Do Tướng đồng phận, Giới không đồng phận và Giới đồng phận mà lập hai loại Biến tri”, là Khổ tập một vật, Tướng đồng phận không phải cõi Sắc, không đồng phận là cõi Dục, Khổ biến tri và Tập biến tri là Khổ tập một vật, cõi Sắc và cõi Vô sắc hợp chung mà lập, là lập Tướng đồng phận và Giới đồng phận, cho nên lập Khổ tập biến tri của cõi Sắc và cõi Vô sắc. Đạo đế và Diệt đế khác nhau, vì cõi Dục không phải cõi Sắc và cõi Vô sắc, cho nên hai Biến tri của Diệt và Đạo lập trên cõi Dục; Kiến đạo khác nhau vì Địa của cõi Sắc và cõi Vô sắc đồng phận với Diệt đế, cho nên lập hai Biến tri của Diệt và Đạo trên cõi Sắc và cõi Vô sắc. Hợp chung với trước thì có sáu Biến tri, Kiến đạo trở xuống có ba Tu đạo.

Luận ghi: “Các tướng tùy hảo là Thiệt căn và là chỗ nương của bốn Căn”, là đắc tướng Thượng vị, đó là tướng hảo của Thiệt căn, còn lại chỉ có chỗ nương của bốn căn, là lông trên thân óng mượt, mỗi lỗ mỗi sợi; tướng Thiên bức luân, là chỗ nương của Thân căn; tướng Mã vương tàng, là chỗ nương của Nam căn; tướng mắt xanh biếc, là chỗ nương của Nhãn căn; tướng lưỡi rộng dài che khắp mặt, là chỗ nương của Thiệt căn. Mười Lực lấy Tue căn và Cụ tri căn làm Thể, trong đây căn cứ theo Vô úy thì năm Căn đều được làm Thể, đây là căn cứ theo điểm mạnh và thù thắng mà luận, như nói: “Như Lai có mười trí lực cho nên Tue là mạnh”, riêng nêu bốn Vô úy và năm Căn không có mạnh yếu, đều lấy làm Thể. “Ba loại Niệm trụ”, là lấy ba Thiện căn: một là Vô tham, là đối với người khâm phục và ngưỡng mộ mà sinh. Hai là Vô sân, là đối với người hủy báng mà sinh. Ba là Vô si, hoặc thông, hoặc hạn chế, chỉ ở trong chỗ nương mà sinh.

Luận ghi: “Đại bi không phải chỗ nhiếp của Căn, mà là chỗ nhiếp của Vô sân, Vô si”, cho nên biết Vô si riêng có Thể tánh. “Sáu Căn chứng vĩnh viễn đoạn tập khí”, là năm Căn như Tín v.v… và Cụ tri căn.

Luận ghi: “Dị thục phẩm Thô trọng, là chỗ chưa đoạn được của A-la-hán”, có thuyết giải thích rằng: “Các chủng tử gọi là Dị thục, phẩm này tánh cứng như đá, do đó chưa đoạn được, cho nên có dơ cao chân vượt qua hầm hố…” Lại nữa, có thuyết khác giải thích rằng: “Do phiền não làm duyên và lực, do đó dẫn đắc tướng Dị thục Vô ký sinh khởi, phiền não tuy đoạn diệt, nhưng lực tập khí của phiền não khiến cho Thể của Dị thục do đó mà có tính đảm đương theo đuổi, gọi là Dị thục phẩm Thô trọng. Lại nữa, chủng tử pháp chấp, trong bốn loại Vô ký, thuộc Dị thục phẩm nhiếp. Phẩm là phẩm loại, là chủng loại của Dị thục”. Đây là giải thích của Phật Địa luận. Hiện tại do có Khổ Thô trọng này mà gọi là Dị thục phẩm Thô trọng, Như Lai thì đã đoạn vĩnh viễn.

Luận ghi: “Xúc có thể nhiếp Thọ, là hoặc Hỷ, hoặc Lạc, hoặc một phần Xả”, đây là giải thích Xúc lấy sáu Thức làm Thể, sáu Thức này cùng với Xúc có thể nhiếp toàn phần hai Thọ là Hỷ và Lạc, và một phần Xả thọ. “Nhiếp ích”, có nghĩa là tăng trưởng, Ưu khổ là nghịch tổn không phải nhiếp ích, Xả thì thông với thiện quả và ác quả, đây là lấy thiện quả mà xả cho nên nói một phần, hoặc Xả thông với sự vui thích, vị lai và hiện tại lấy Hỷ lạc chưa sinh, cho nên nói một phần. Có người nói: “Do đây mà biết, lấy Xúc tâm sở làm Thể của Xúc thực”, điều này không thành giải thích, vì trái nghịch với Đối Pháp. Lại nữa, Tùy thuận lý môn này, Nhiếp luận nói: “Xúc thực thuộc sáu Thức, Ý thực và Tư thực hy vọng Hỷ căn, là nhiếp ích Thiện Thức”, Ý này đều là Thọ, cũng thông với ba Thọ là Hỷ, Lạc, Xả, nhưng vì tướng Hỷ thì thô cho nên nói thiên về Hỷ, hoặc chỉ nêu ra đa phần của cõi Dục mà nói, nhưng cõi trên cũng có chung Lạc thọ, Xả thọ ở cõi dưới tuy có nhưng ít cho nên không luận, đây là nói Dục cùng với ba Thọ đồng thời, Xúc thực và Tư thực gọi là Nhiếp ích, không muốn lấy hai tâm sở Thọ và Xúc, do Thức thứ tám của loại Nhiếp ích ở trước cho nên Xúc tâm sở duyên hiện tại, Thức, Ý và Tư thì duyên vị lai, sau Thức là sự minh lợi trưởng dưỡng, vì sau Thức là sự minh lợi trưởng dưỡng cho nên gọi là Thức thực, cũng là lấy chung sự trưởng dưỡng trong sáu Thức mà luận. Do Đoạn thực… ba loại Thực đầu nuôi dưỡng trì giữ Thức, khiến cho Ý căn chuyển biến sáng thịnh sinh trước thêm nhiều. Do hai thứ trưởng dưỡng cho nên Thùy miên… không phải Thực, trưởng dưỡng thứ nhất có thể khiến cho riêng có bốn Đại của các Căn tăng thịnh, mỗi mỗi đều khác nghĩa. Trưởng dưỡng thứ hai khiến cho không tổn hại. Trưởng dương Thùy miên… thì có loại thứ hai, không có loại thứ nhất; Tứ thực thì có loại thứ nhất, không có loại thứ hai, cho nên gọi là Thực.

Hỏi: Nếu như vậy thì Thiên nhãn lẽ nào không phải là chỗ trưởng dưỡng của Định?

Đáp: Tuy là từ chỗ phát khởi của Định, nhưng chính là chỗ sinh của Xúc thực và Tư thực trong Định, khiến cho trưởng dưỡng bốn Đại của các Căn tăng trưởng, Định chỉ khiến cho không tổn hại, không thể làm cho tăng ích.

Luận ghi: “Do ba môn cho nên hai loại tạp nhiễm tăng trưởng…”, ba môn là ba Thực đầu, Phiền não nghiệp có hai nhiễm ô, vì nương vào Thức thực, cho nên nuôi lớn đối với Thức, ngoài ra thì đều có hiện tiền.

Luận ghi: “Vì đa phần cho nên dễ giác tri”, là đa phần Tứ thực này. Nếu như thế thì nghiệp sinh lẽ nào không phải là đa phần? Tức là nói rằng dễ giác tri, lựa riêng với như giác. Nghiệp đời trước và phàm phu lìa chướng tuy dễ biết, đối với các Niệm trụ thì dễ nhập, cho nên nói bốn câu này: Đoạn thực nhập Thân, Xúc thực nhập Thọ, Thức thực nhập Ý, Tư thực nhập pháp. Tứ thực hằng ngày dễ trưởng dưỡng, cho nên ngoài ra đều không phải. Các Địa ngục trong đây có các Phong (gió) vi tế gọi là Đoạn thực. Tầm tứ địa trong Bản địa phần thì nói không có, là các luận đó căn cứ theo Địa ngục nặng, lại cũng khó biết cho nên không nói, đây mới là chính.

Luận ghi: “Tại sao có một Y là các Căn đồng phận kia”, là Căn đồng phận kia chỉ nương vào bốn Đại: một là Căn đồng phận hữu sắc, tức là nương bốn Đại và Thức tự phần. Hai là Căn. Ba là Ý nương Sắc mà trụ, một gọi là Y sắc, hai gọi là Y ý, ba gọi là Y chỗ trụ của tâm. Ba Căn và Tâm sở y lẫn nhau cũng vậy, cõi Vô sắc không có Sắc cho nên chỉ có hai Y, cho đến Thức thứ tám cũng vậy. Trong đây căn cứ theo “sự tăng thượng đồng thời”, tức là nói Căn. Tụng nói rằng: “Nghĩa nương Xứ chứng đắc, nhiếp Thực do các câu”. Trong đây có sáu Y xứ, từ tụng trước nói rằng: “Vài Căn do cảnh giới, hai y xứ Danh, Nghĩa”; “vài Căn trước do Phiền não chiêu cảm” trở xuống đến “các Căn của bốn Duyên gọi là không diều phục” trở lại, là thuyết minh về chứng đắc, “có mười bốn loại nhiếp Tam tụ hữu tình” trở xuống đến “chín Biến tri” trở lại, là thuyết minh về Nhiếp, như kinh đã nói. “Tứ thực” trở xuống, đến “Địa ngục có gió vi tế, vì khó biết cho nên không nói”, là thuyết minh Thực thứ năm, từ đây trở xuống là thuyết minh các câu.

Luận ghi: “Nhiếp trì đầy đủ tất cả nghĩa, nhiếp trì đầy đủ tất cả Hành nghĩa, gọi là Uẩn”, giải thích nói rằng: “Vì muốn thuyết minh niệm niệm nhiếp nghĩa cho nên có lời nói lập lại”. Lại nữa, giải thích câu nói thứ nhất là Thể, câu nói thứ hai là Năng thuyên, do Thể như vậy cho nên lập Danh như vậy, văn từ đây trở xuống, căn cứ theo đó mà biết.

Trong Uẩn… “có sáu nhân kiến lập”, thứ tự phối hợp với ba Thiện xảo. “Lấy giả làm Thân”, tức là mười hai Xứ, là chỗ nương của Giả.

Trong khiển trừ sáu Tà chấp, nói rằng: “Y chỉ tà chấp”, là kế chấp Y chỉ làm chỗ dừng, là nói Uẩn phá. Nhân là giới, Phá cũng có thể biết. “Ba Năng trì y chỉ tà chấp Ngã”, là Sắc năng trì của ngoại đạo. Y chỉ, là Ngã; hiện tại phá là mười hai Xứ, vì Thức năng trì là Sinh trưởng môn, ngoài ra đều có thể hiểu.

“Quán mười Lợi thù thắng của Thiện xảo”, có hai loại giải thích về mười Lợi thù thắng. Loại giải thích thứ nhất:

  1. Đến “Tưởng hợp nhất”, là phá Ngã thường thứ nhất.
  2. Đến “thì liền không điều gì mà không hủy báng”, là phá Tà kiến hủy báng không.
  3. Đến “đã tin rồi thì khiến cho tăng trưởng”, là đoạn nghi sinh Tín.
  4. Đến “Thánh giáo trụ lâu”, là chánh pháp không mất duyên.
  5. “Ngộ duyên khởi lý” đến “không phải tác giả, không có Thật tánh”, là phá Ngã, Tác giả…
  6. “Tuệ căn quảng đại cho đến Duyên sinh sai biệt”.
  7. “Cho đến Duyên sinh sai biệt, đang khéo trụ niệm”.
  8. “Cho đến Nhất cảnh tánh”.
  9. “Cho đến khiến cho Thánh tue căn đang được sinh khởi”.
  10. Đến “tùy chứng Lậu tận”.

Loại giải thích thứ hai:

  1. Trừ Tưởng hợp nhất… của Ngã chấp.
  2. Có pháp trụ, cho nên liền không thể hủy báng.
  3. Tự mình không có nghi hoặc.
  4. Khéo đáp câu hỏi của người khác.
  5. Khiến cho người khác tin tưởng.
  6. Khiến cho giáo pháp trụ lâu, trở xuống bốn câu còn lại có bốn chữ “lại nữa”, tức là mười giải thích Lợi thù thắng.

 

 

BẢN LUẬN 58

Trong đây nói Diệm Ma vương, tức là trong Bản Địa phần nói Tĩnh Tức vương, là tịnh dứt các điều quấy. Căn cứ theo ý của văn này thì sứ giả của Diệm Ma là cai ngục, đồng tử… đều là do nghiệp lực tự sinh ra, không phải do hữu tình hóa sinh, vì trong Sứ nói Giả (người làm sứ giả), xứng với số hữu tình.

Luận ghi: “Từ trong nước có muối, một phần chúng sinh ở đất liền khó có được”, là trừ Luân vương ra đời làm chủ cất chứa châu báu, nếu dùng tay đặt vào biển lớn, thì tất cả châu báu đều tùy theo xuất hiện, tức là cũng có người được châu báu, luận này bỏ qua không luận.

Luận: Trong “các Kiến thú”, như năm Thú là nơi chỗ trở về của hữu tình, sáu mươi hai Kiến là chỗ trở về của các Kiến, cho nên nói các Kiến thú.

Luận ghi: “Không có diệu hạnh ác hạnh gọi là hủy báng Dụng…”, cùng với Đối Pháp quyển 1… trái nhau, hãy xem văn đó.

Luận: Trong “Giới thủ”, là chỗ thọ trì tùy thuận chấp lấy Kiến thủ quyến thuộc và Kiến thủ tùy pháp…”, đây là dựa vào Kiến thủ mà thọ trì giới cấm, giới cấm tùy theo Kiến thủ kia mà sinh Kiến thủ quyến thuộc, Kiến thủ tùy theo pháp. Đây là chấp lấy giới cấm mà sinh.

“Sân có bốn loại”, là tổn hại kiến giải của mình và người, tổn hại hữu tình của mình và người, làm thành hai mươi hai loại, như văn có thể hiểu.

“Trong Mạn, đối với Hậu hữu xứ mà khởi Mạn”, là chấp Ngã đang, không đang có…”, văn dưới nói rằng: “Hoặc là Động”, là nói đang có, “Bất động”, là đang không có. “Hý luận tạo tác”, là giải thích “quảng thuyết (rộng nói)” trên, cho đến “Ngã đang Phi tưởng…”, là ý trong đây, hiện tại xem quyển 8 sau cũng có văn này. “Riêng có ba loại Mạn”, là là chỗ yếu kém mà bằng với chỗ thù thắng, loại này nhiếp bốn Mạn, như quyển trước nói: “Đối với Dục và Mạn nhiếp hai loại”, là Ngã mạn và Tăng thượng mạn. Hai Hậu hữu xứ khởi Mạn chỉ có một là Tà mạn. “Ngã đang Phi tưởng…”, đây là chỗ của bảy sự.

Luận: “Hoặc là Loạn mạn, hoặc là Bất Loạn mạn” trở xuống, có hai giải thích trái ngược, cứ phối hợp với bảy Mạn, phải hợp trong chư Thiên.

“Nghi có năm tướng sai biệt”, là nghi không có đời khác, nghi không có Tác dụng, nghi không có nhân quả, nghi không có Đế, nghi không có Thật, là năm tướng.

Luận ghi: “Mười Phiền não đều cùng với tất cả phiền não của Tự tha lần lượt duyên nhau…”, văn này làm chứng cho Kiến thủ và Giới cấm thủ, không chỉ duyên các sự của Kiến, Giới phát sinh, cùng với Kiến, Giới nương vào pháp mà các tham… đều duyên, vì lấy làm Cảnh cho nên không có hại.

“Không phải Hoặc của Địa cõi trên có thể duyên tất cả phiền não của Địa cõi dưới”, đây là tùy thuận theo lý. Như văn của quyển 9 dưới ghi: “Địa trên duyên Địa dưới mà khởi Mạn”, như Hiển Dương ghi: “Cõi Vô sắc duyên ba cõi mà trói buộc và không trói buộc”, đều là Mạn duyên một phần sự mà chuyển, thì làm sao duyên cõi dưới? Căn cứ theo các luận này thì cũng có khởi, nhưng không đồng với Tà kiến.

Luận ghi: “Vì Câuíinh Tát-ca-da kiến chỉ có niệm của tánh Vô ký hiện hành”, như quyển 9 dưới ghi: “Thế gian không chế phục Kiến này, trong Tu thì chế phục, hoặc Ái hoặc Khuể, vì Kiêu mạn lân cận, Kiến này tương ưng với Vô minh, không luận là Ngã kiến hay Biên kiến, Kiến này đồng thời với Mạn và Ái”. Văn của luận này nói: “Có nói Kiêu mạn lân cận, trừ Mạn cùng với Tham khuể lân cận ra”. Cũng như quyển 9 dưới nói, nhưng một Kiến này chỉ có tánh Vô ký, thì làm sao thành chín phẩm? Cõi Dục do phẩm nào nhiếp? Sư Pháp nói: “Đây là ba phẩm sau, nếu Thế gian đạo khi chế phục chín phẩm, thì chỉ chế phục sáu phẩm trước, vì ba phẩm sau không thể chế phục, nhưng sáu phẩm trước cũng có chín phẩm, cho nên nói rằng Thế gian đạo cũng chế phục chín phẩm.

Hỏi: Sáu phẩm trước như thế nào phân thành chín phẩm? Một phẩm phân làm chín, tức là có hơn năm mươi bốn phẩm, nếu một phẩm làm ba thì có hơn mười tám phẩm. Lại nữa, Na-hàm không đoạn Ngã kiến… của cõi Dục, tức là đoạn chưa hết chín phẩm của cõi Dục, vì ba phẩm sau chưa đoạn, cho nên Na-hàm này chưa đoạn, chỉ chế phục Hoặc mà đắc quả Dự lưu, không đoạn năm phẩm Hoặc trở xuống, vì không có chướng quả?

Đáp: Không phải, cũng là Na-hàm tùy lìa Dục địa đoạn thì chỉ có Câu ngã kiến thứ bảy còn tồn tại, Na-hàm tuy đoạn chín phẩm, tức là Dị sinh chỉ chế phục sáu phẩm của cõi Dục. Luận này giải thích rằng: “Đây cũng là chín phẩm, tùy cùng với phiền não nào cùng khởi tăng thượng thì nói, hoặc chỉ có phẩm loại thứ chín, thì Dị sinh chế phục chín phẩm cũng hết. Nhưng trong phẩm thứ chín, có các loại khác chưa tận, tức là Ngã kiến, do đó Thế gian đạo không phải như vậy, vì trong phẩm thứ chín thì vi tế.

Luận ghi: “Trừ bỏ Sở tác trước có thể tiến đến nẻo ác, mà tùy thuận thọ nghiệp sau”, từ trên đến đây có ba nhân, thuyết minh Tác nghiệp hiện tại có thể tiến đến nẻo ác, trừ bỏ nghiệp trước thuận theo nghiệp sau mà thọ nghiệp, thọ quả nẻo ác, không phải Sinh nhân này mà thọ, cho nên trừ bỏ nó. “Đối với bốn Kiến trong cõi Dục cùng với Mạn, Hỷ, Ưu, Xả tương ưng”, điều này cũng như Đối Pháp quyển đồng với quyển sau, nên hiểu sâu giải thích đó, nguyên nhân rất tinh tấn.

Luận ghi: “Mười Phiền não là chỗ đoạn của Kiến thì gọi là Vô sự, các chỗ khác thì duyên Hữu sự và Vô sự”, điều này cũng như Đối Pháp quyển nói, văn trái nhau.

Luận ghi: “Nếu có tùy thuận như vậy thì phiền não đồng thời hiện hành với phẩm loại của Phiền não…”, Tùy thuận, là câu nói tổng quát tổng, hoặc là Tầm tứ, Thùy miên… Thể không phải phiền não, vì thuận cho nên gọi là Phiền não, hoặc nói rằng Tâm sở trong Biệt cảnh cùng với phiền não đồng thời hiện hành, vì Tùy phiền não do bốn tướng đồng thời hiện hành. Gọi là phẩm loại của Tùy phiền não, tức là Phẫn, Hận… như văn dưới nói là Phẩm loại… “Sai biệt kiến lập”, như luận này quyển trước đã nói.

“Hoặc trong Tạp sự, Thế Tôn nói các Tùy phiền não…”, tức là luận này nói pháp Uẩn đầy đủ, và quyển 89 dưới rộng giải thích nghĩa, Đại chúng bộ và ngoài ba tạng ra, còn riêng lập Tạp tạng Đại thừa, Tátbà-đa bộ không có riêng Tạp tạng, vì trong Tỳ-nại-da có Tạp phẩm, luận đó rộng thuyết minh.

“Tùy hoặc nương vào mười hai Xứ mà chuyển các Phiền não…”, đây là phỏng theo Tổng tụ mà khởi, như quyển trước, trong Biệt xứ khởi phiền não tương ưng không trái nhau, như quyển trước đã nói.

Luận ghi: “Cuống siểm là phẩm loại của Tà kiến đẳng lưu”, quyển trước nói rằng: “Đó là Si đẳng lưu”, vì Tà kiến là Si tăng thượng, đây là phỏng theo Biệt hành mà nói Tà kiến, nhưng Tà kiến kia thì luận chung cho nên là Si phần. Lại nữa, lấy Thể của Tà kiến kia mà nói cho nên là Si phần, đây là phỏng theo khi hành tướng khởi thì tăng thêm, nói “Tà kiến đẳng lưu”, điều phải xem kỹ các luận.

Hỏi: Trước đã nói rằng Tue tự tánh trong Bất tương ưng, thì Tà kiến đồng thời như thế nào phát khởi ngôn ngữ Tầm tứ mà cùng với Kiến đồng thời?

Đáp: Lúc này nương vào Tư tầm tứ, không phải nương vào Tue, cho nên không có vấn nạn chỗ hại.

Luận ghi: “Nếu các Cụ phược Bổ-đặc-già-la sinh tại cõi Dục thì thành thục Phiền não Tùy miên của ba cõi, nếu sinh tại cõi Sắc thì chỗ có Dị sinh thì thành thục cõi Dục, bị Xa-ma-tha tổn hại chế phục Phiền não, Tùy miên”, điều này trái với Đắc thành thục ở trước, như Đối Pháp thì đồng, văn này như trước mà hiểu.

Luận ghi: “Chỉ đối với hiện tại do chủng loại Phiền não Tùy miên này mà nói là trói buộc”, sư Pháp nói: “Trung Biên luận cho rằng, vì huân và phát chủng loại hiện tại cho nên gọi là trói buộc. Hỏi: Luận nói rằng, chủng loại như vậy, phải biết các Phiền não khác cũng vậy”? Sư Pháp nói: “Hoặc như một loại, như thế thì các Phiền não khác cũng vậy”. Sư Thái nói: “Hoặc như trói buộc hiện tại không phải quá khứ và vị lai, ngoài ra còn kết buộc Tùy miên… nghĩa môn của các Phiền não khác cũng vậy”, chỉ phỏng theo hiện tại mà nhập vào Phi quá khứ vị lai trong đây.

Hỏi: Luận nói, mê khổ của cõi Dục có mười Tùy miên, Tập diệt đạo có tám Tùy miên trừ ra Thân kiến và Biên kiến”.

Hỏi: Luận này cũng như Đối Pháp… có mười Tùy miên, tại sao lại trái nhau?

Đáp: Hoặc Như thật lý môn thì có hai môn: một là Phiền não mê Đế môn, hai là Đế hạnh đối trị môn. Nếu là mê Đế môn thì cũng Đối Pháp luận, mỗi mỗi Đế đều có mười Tùy miên; nếu là Đế hạnh đối trị môn, tức là ba Đế của luận này, mỗi mỗi đều có tám Tùy miên, chỉ có Khổ, có Không hạnh và Vô ngã hạnh làm Năng đối trị, thiết lập Thân kiến và Biên kiến, Biên kiến thì tùy theo Thân kiến mà khởi, cho nên nói Không hạnh… đoạn nó. Lại nữa, vì có Không hạnh và Vô ngã hạnh làm Năng trị, cho nên có Thân kiến làm Sở trị; vì có Vô thường hạnh, cho nên có Biên kiến làm Sở trị, các Đế khác thì không có, cho nên lược bỏ không luận, đây là phỏng theo biệt duyên, phỏng theo tướng Kiến đạo, từ Kiến đạo trở về trước mà nói. Hoặc Như thật, là các Phiền não đều là Không hạnh Vô ngã hạnh đoạn dứt, là tùy theo chỗ khởi mê mà nói. Nói rằng Kiến sở đoạn, thật ra không phải duyên riêng Đế lý để đoạn Hoặc.

Hỏi: Như các Đế của Tạp tập đều có Thân kiến và Biên kiến, thì như thế nào là tướng loại?

Đáp: Hoặc của Đế này Đế kia cõi dưới làm Ngã, thì gọi là Thân kiến và Biên kiến cõi dưới của Đế này. Giới thủ… cũng vậy.

Hỏi: Nếu như thế thì tổng duyên Hoặc của bốn Đế cõi dưới làm Ngã, thì trong bốn thứ này Đế nào đoạn?

Đáp: Không có bốn Đế này thì không thể tổng duyên, vì từ biệt duyên mà khởi.

Hỏi: Nếu như thế thì Thân kiến và Biên kiến của Khổ tập cõi dưới, không thể duyên khắp năm môn?

Đáp: Lấy lý này để thuyết minh duyên năm môn, là có lực tăng thắng thì nghĩa mê Khổ tăng thêm, chỉ thấy chỗ đoạn Khổ, từ Đế thứ ba trở xuống thì lực của Thân kiến và Biên kiến yếu kém, không thể duyên khắp năm môn, chỉ có người mê riêng cho nên thấy chỗ đoạn Khổ này.

Hỏi: Thân kiến và Biên kiến của Tập đế cõi dưới, tại sao không như vậy?

Đáp: Lực của Thân kiến Biên kiến mỏng yếu, nếu riêng mê Tập thì tức là chỉ có duyên tên của Tập đế, cho nên gọi là Kiến tập đế đoạn, không đồng với hai mươi hai câu của Khổ. Ngã kiến đã mê Khổ mà sinh, là thuyết minh chỉ có Kiến đoạn. Tu đạo thì không có.

Luận ghi: “Bác không có cha mẹ… là một phần mê Khổ…”, là quả do mê mà khác nhau, cho nên thấy Khổ tập đoạn dứt cũng khác nhau.

Luận ghi: “Lại nữa, có các Kiến vọng chấp Tự Tại thế chủ, Thích Phạm và các tổng loại khác là thường là hằng, không có biến đổi, Tà kiến như vậy cũng là mê Khổ đế”, đây là kế chấp Phạm vương làm Thường, không sinh sau Ngã kiến, cho nên là Tà kiến.

Hỏi: Phần đầu luận này nói chính là Biến thường luận và Nhất phần thường luận, thì Biên kiến tức là chấp Phạm vương làm thường, tại sao trong đây lại nói là Tà kiến?

Đáp: Có hai thuyết, nếu khởi Ngã kiến chấp Phạm vương làm Ngã, sau đó chấp làm thường, Thường kiến này sinh sau Ngã cho nên thuộc Biên kiến nhiếp, cũng như đoạn văn trước nói: “Trong đây phỏng theo sau Ngã kiến mà sinh”, đây là Phi thường kiến cho nên thuộc Tà kiến nhiếp, cũng không trái nhau.

Hỏi: Phàm phu chế phục Tu mà không chế phục Kiến, thì Kiến này thế nào, là Ngã kiến của cõi Sắc sinh khởi tại cõi dưới hay sao? Nếu Ngã kiến… của cõi Dục thì như thế nào duyên Sắc mà sinh?

Đáp: Ngã kiến này là cõi Dục trói buộc, vì duyên Danh làm Cảnh, được duyên Danh kia mà sinh, Danh là danh tự, do nghe Danh kia mà duyên. Lại nữa, Danh là bốn Uẩn, tức là tướng của tâm này, lìa tâm thì không có riêng Thể, cho nên nói duyên Danh.

Hỏi: Nếu như thế thì cùng với Dục và Kiến có gì khác?

Đáp: Đến phần Duyên cảnh ở sau thì sẽ biết. Rộng giải thích Sai biệt có hai thuyết:

1. Biến Thường luận này nói đều là Tà kiến, không phải sinh sau Ngã kiến, cho nên văn trước nói là Biên kiến.

2. Kinh Phạm Võng, Đối Pháp luận… nói “Biên kiến nhiếp”, là tương tợ Thường kiến, Thể là Tà kiến, nói Biên kiến thì chắc chắn sinh sau Ngã kiến, cho nên đoạn văn kế trước trong đây nói rằng: “Tức là Dụng, như vậy Ngã kiến làm chỗ y chỉ, đối với năm Uẩn mà thấy Ngã có Đoạn và Thường, hai Đoạn kiến và Thường kiến chỉ khởi sau

Ngã, Biến Thường luận này không duyên làm Ngã, cho nên không phải Biên kiến, cũng không có Tát-ca-da kiến của Địa này, không đồng với kinh bộ duyên Hoại mà sinh, không đồng với Tát-bà-đa duyên Hữu mà khởi.

Trong đây lấy tánh Y tha chấp làm chỗ y chỉ, vì có Biến kế sở chấp. Trong Giới thủ nói: “Tùy thuận Kiến này, tức là Kiến thủ căn và Kiến thủ cảnh, Kiến này tùy theo pháp, tức là đồng thời có tâm, pháp… Lại nữa, trước làm Kiến thủ nhân, sau làm Kiến thủ quả. Trong Nghi nói: “Luận này và các luận khác”, là ngoại đạo này và các hữu tình khác đối với Khổ do dự, đều là mê Khổ. Trong Sân, chỉ có nói duyên Kiến, cho nên biết Sân của Kiến đạo Đại thừa chỉ duyên Kiến mà khởi; Duyên hữu tình sự, là Sân của Tu đạo. Lại nữa, Sân này lại được duyên Kiến mà sinh, trong Phi sự thì không có.

Hỏi: Tại sao Tập đế và Đạo đế trở xuống là Biên kiến và Vô biên kiến…?

Luận ghi: “Lại nữa, có người chấp bướng chỗ có Tà kiến của các tà giải thoát là mê Diệt tà kiến”, điều này Tiểu thừa nói là mê Khổ tà kiến, diệt Tà kiến của cõi dưới thì phải duyên Vô lậu, hiện tại văn của luận này cũng nói duyên riêng các Hữu lậu pháp khác, là diệt Tà kiến trong Đạo đế, không phải Đạo mà kế chấp Đạo cũng vậy, vì mê trong Đạo đế mới kế chấp có riêng Đạo đế, gọi là Đạo đế đoạn. Căn cứ theo đây thì chính là ngược lại với mê mà riêng có chấp, nếu tổng duyên bốn Đế thì Kiến làm Kiến thủ. Sư Thái nói: “Đây là thông với bốn Đế trở xuống, đoạn Giới thủ cũng vậy”, nếu như thế thì Ngã kiến đáng lẽ cũng vậy, hai Đế hữu dư đều có Biến nhân và Biến quả, vì duyên khắp năm môn mà khởi. Đây là giải thích tổng duyên bốn Đế, Kiến làm Kiến thủ, tức là Khổ đế trở xuống Kiến thủ, các Đế khác đều có thể duyên riêng, như trước đã nói.

Hỏi: Nếu như thế thì như Tà kiến này, riêng kế chấp có tà giải thoát, cũng là mê Hữu lậu Khổ, thì làm sao mà Kiến diệt đoạn?

Đáp: Mê Diệt, chấp riêng có Diệt, cho đến Đạo cũng vậy, nghĩa là tăng lên cho nên chỉ có Kiến diệt đoạn. Khổ đế trước trở xuống, không có nói riêng về Kiến này.

Luận ghi: “Chỉ trừ Sân khuể ra, nói rằng đối với Diệt đế mà khởi tâm Bố úy, cho đến khởi tâm Khuể não, Sân khuể như vậy là mê đối với Diệt đạo”, giải thích nói rằng căn cứ theo văn này thì Sân tức là Vô lậu duyên, khiến cho duyên gần Diệt đế mà khởi, do đó cùng với Tiểu thừa không đồng, đến duyên Danh… ở dưới, sẽ tự giải thích rộng.

Hỏi: Lại nữa, không nói duyên mê, đã là Dục và Kiến sinh Sân, thì Sân này là Đế nào nhiếp?

Đáp: Văn dưới nói: “Ngoài ra như trước mà nói”, tức là căn cứ theo Sân trước cũng duyên Kiến mà khởi, hoặc căn cứ theo Tham… vì trước đã làm chuẩn, như trước phải xem xét, đó là Sân khuể của cõi Dục. Ba cõi có ba loại, là Tham, Mạn và Vô minh, đó gọi là Tu đạo tue, tức là Tu đạo, như cõi Dục thì chỉ có bốn loại, hợp chung ba cõi thì có mười loại, trừ ra Thân kiến và Biên kiến.

Hỏi: Những gì là bốn loại?

Đáp: Điều này thuận với Tiểu thừa cho nên không có văn. Trong Tu đạo, không có riêng Đối trị hạnh, như Kiến đạo có riêng Không hạnh và Vô ngã hạnh, cho nên nói bốn loại đó. Như trước trong mê Đế có loại đã nói, căn cứ theo giải thích Phiền não của Tu đạo.

Luận ghi: “Chỉ có thời gian dài tùy ý kiên cố, hình này là Phiền não của Kiến đạo, cho nên câu nói này ở trong Tu đạo, đối với Cảnh mà có Phiền não dấy khởi”.

Luận ghi: “Kiến sở đoạn và Tu sở đoạn, phải biết lược có năm loại, cho đến trong đây duyên Sự cảnh… của Khổ tập”, Khổ tập Hữu lậu là chỗ sinh Hoặc của Phiền não mà duyên nó, tương tợ với Phiền não tâm của Bản chất, cho nên gọi là Sơ phiền não, Sở biến cảnh này thì gọi là Tà phân biệt. Sự cảnh tức là tất cả Phiền não cõi dưới của Khổ đế và Tập đế, trừ duyên cõi khác thì tất cả đều như vậy. Diệt đế và Đạo đế cõi dưới có mười Phiền não, trừ một pháp Nghi ra, gồm Giới thủ cõi dưới thì tự nói riêng, cho nên không nói “trừ ra”, còn lại tám loại Phiền não là duyên Cảnh của Kiến, một pháp Nghi chỉ duyên Đế mà sinh, không duyên Kiến mà khởi. Tà kiến và Vô minh có duyên Vô lậu, cũng có duyên Hữu lậu. Văn trước nói: “Năm loại Niết-bàn luận về Kiến, là mê Tà kiến của Diệt đế; riêng kế chấp có Đạo, là mê Tà kiến của Đạo đế, tức là Hữu lậu duyên, không phải Vô lậu duyên. Tà kiến và Vô minh vì duyên Kiến mà sinh, một pháp Nghi thì không có duyên Kiến mà sinh, đây là chỉ tổng nói duyên Kiến làm Cảnh. Giới cấm thủ phần nhiều là duyên giới cấm mà sinh, là duyên Cảnh của giới cấm, chỉ có Kiến thủ này là không duyên Kiến mà sinh. Giới thủ không duyên Giới mà sinh, cho nên biết văn này lấy đa phần mà luận, do đó biết văn trước nói: “Mười loại Phiền não lần lượt duyên nhau, Vô lậu duyên của nó và Bất đồng phận giới của Khổ tập cõi dưới thì duyên Danh và Cảnh, chỉ nghe Danh đó mà khởi Phiền não. Nếu thấy Thể của Danh cảnh kia thì không thể khởi Hoặc, vì Danh cảnh kia không phải là Hoặc cảnh, cùng với Danh cảnh không kia tương tợ, không giống như Khổ tập duyên Hoặc… gọi là duyên Danh cảnh.

Hỏi: Như hai cõi dưới có Danh có thể duyên được, trong cõi Vô sắc thì như thế nào?

Đáp: Hai cõi dưới duyên Danh, sau đó sinh ra cõi Vô sắc, vì phương tiện trước duyên Danh, chỗ khởi Vô lậu duyên… của duyên kia cũng gọi là duyên Danh, vì lực tập quen. Nếu như thế thì chưa phải chánh duyên Danh mà khởi. Lại nữa, Danh là tên của bốn Uẩn, hoặc chỉ có Tướng phần là đã có bốn Uẩn, duyên bốn Uẩn này mà khởi Hoặc, không phải Tợ bản chất, cho nên nói là duyên Danh.

Luận: Không phải Phiền não này duyên, vì Vô lậu… có Sở duyên, cho nên làm Cảnh, đây là một giải thích. Giải thích thứ hai là trong Kiến duyên Cảnh chỉ là Kiến đạo, đối với Tu đạo đều là duyên Kiến mà sinh một môn diệt trừ Nghi, đây là một môn duyên Danh tổng phân biệt Kiến hoặc, các môn khác thì phân biệt riêng, trong đây nói rằng: “Kiến đoạn các Hoặc, là để lựa riêng với Tu đoạn hay sao! Nếu như thế thì Hữu lậu duyên của Diệt đế và Đạo đế cõi dưới thuộc Xứ nào và môn nào nhiếp? Cũng là Kiến môn nhiếp, nhưng là Tổng môn. Hoặc như trước đã nói, thì tại sao nói Kiến đoạn…? Đây là lựa riêng với Tham của Tu đạo. Nếu đều nói là Tham… thì e rằng lạm tràn qua Tham… của Tu đạo, ở trước thì Khổ đế và Tập đế đã là chỗ duyên tên của Đế mà ra, ở đây là Hữu lậu của Diệt đế và Đạo đế duyên Hoặc, chỉ nói là Kiến đoạn thì biết là lựa riêng với Tu đoạn, mà là Tham… của Diệt đế và Đạo đế cõi dưới.

Luận ghi: “Lúc đó Thánh trí tuy duyên Khổ, nhưng đối với Khổ sự thì không khởi phân biệt…”, đây là thuyết minh chung Tiền Phương tiện Kiến đạo của ba Thừa, Phương tiện trước của Đại thừa thì hoặc là khởi An lập đế mà quán, hoặc khởi Phi an lập đế mà quán, không đồng với Tiểu thừa, như quyển trước đã nói.

Luận ghi: “Nương vào sức Tăng thượng kiến lập lần đầu, mà nói Pháp trí phẩm có bốn loại tâm chủng, Loại trí phẩm cũng có bốn tâm chủng, tùy theo thời gian lúc đó trở về trướ) có tám loại tâm chuyển, tức là Nhĩ sở thời tổng gọi là chỗ nhập của một Vô gián, là chỗ tâm hiển thuần Xa-ma-tha, như vậy tổng nói có chín loại tâm Kiến đạo cứu cánh”, đây là thuyết minh tướng Kiến đạo, lược có ba thuyết:

1. Pháp Trí Phẩm… Phẩm là phẩm loại, Phẩm Loại gồm nhiếp Nhẫn, tức là bốn pháp Nhẫn pháp trí, một phẩm loại hợp chung gọi là bốn tâm, Loại trí cũng vậy, đây là Trí phẩm có tám tâm, có thể có công năng đoạn Hoặc, đây là nói thời tiết nhân duyên nhập Như trí phẩm, tám thứ Định phẩm có thể tịch tĩnh và trụ tâm, tổng gọi là tâm của một Xa-ma-tha, nói chín tâm Trí phẩm trước là tám tâm và một tâm Định phẩm sau, vì Định phẩm không có công năng đoạn Hoặc, không làm Trí, chỉ tổng gọi là một tâm. Tuy khi Trí thì có Định, khi Định thì có Trí, nhưng công năng khác nhau. Khi Trí thì ẩn Định, khi Định thì ẩn Trí, không luận.

Hỏi: Bốn pháp Nhẫn pháp trí ban đầu làm bốn tâm, Loại trí cũng vậy, đáng lẽ tùy theo Tiểu thừa mà giải thích?

Đáp: Vì đoạn các Hoặc của cõi trên cõi dưới khác nhau. Lại nữa, giải thích theo riêng Đại thừa, như Đối Pháp thì thứ nhất là Vô gián, thứ hai là Vô gián biệt, cho nên nói rằng mỗi mỗi làm một loại.

2. Luận này nói là phẩm, là nghĩa phẩm loại.

Luận ghi: “Pháp trí phẩm”, là không lấy pháp Trí của nó, mà có ý lấy pháp Nhẫn, tức là Phẩm của pháp Trí. Pháp nhẫn này làm bốn tâm, Loại nhẫn làm bốn tâm, cho nên tám tâm có thể đoạn Hoặc, là Vô gián đạo cho nên được tên là Trí; bốn Pháp trí và bốn Loại trí hợp chung làm một tâm, gọi là thuần Xa-ma-tha đạo, vì không thể đoạn Hoặc, không phải Vô gián đạo, cho nên tổng gọi là chín tâm.

3. Tức là Pháp nhẫn trí làm bốn tâm, Loại nhẫn trí làm bốn tâm, gọi là tám tâm, vì Kiến đạo vận chuyển song song, cho nên cả tám tâm này đồng thời có Định phẩm, cũng tám tâm này chỉ lấy công năng là khiến cho tâm trụ tịch tĩnh, không đồng với Trí có thể đoạn Hoặc, cho nên nói tổng đắc Nhất tâm gọi là Trí, là tám tâm cho nên hợp chung có chín tâm.

Giải thích trước và sau khác nhau, hợp chung ba mươi hai tâm tổng làm một, cho nên tổng nói là chín tâm. Luận này giải thích chỉ có mười sáu tâm, vì Định tue khác nhau cho nên gọi là Cửu cửu tâm Hữu. Trong ba thuyết này, giải thích thứ ba là thù thắng:

1. Giải thích ba mươi hai tâm, luận nói: “Tức là Nhĩ sở thời (thời gian lúc đó trở về trước), cho nên biết Định tue đồng thời chỉ có mười sáu tâm”, làm sao được nói là ba mươi hai tâm!

2. Luận nói: “Vì Pháp trí phẩm nghiệp, cho nên được nói lấy Nhẫn làm bốn tâm.

3. Giải thích thứ ba là thù thắng, Định tue của Chân kiến đạo, hoặc trước sau hoặc đồng thời. Ba thuyết này đồng như trên, hoặc Vô gián Giải thoát khác nhau, hoặc đoạn Tue tư khác nhau, hoặc cùng nghĩa. Như trên đã trình bày các nhà luận về Kiến đã xong.

Luận ghi: “Thứ nhất Quán sở đoạn, thứ hai Chỉ sở đoạn…”, các câu này thuận với kinh bộ. “Trong Sắc thanh tịnh và tâm tâm pháp vì có chủng tử. Trong Sắc thứ nhất có các chủng tử”, đây là Quán sở đoạn. “Trong tâm tâm pháp thứ hai, có chủng tử”, đây là Chỉ sở đoạn, trong Sắc tâm này nhiếp chủng tử, như quyển 1 nói.

Hỏi: Trong đây tại sao chủng tử trong Sắc là Quán đoạn không phải Chỉ, chủng tử trong tâm là Chỉ đoạn không phải Quán?

Đáp: Trong Sắc thanh tịnh, tướng từng phần của tâm Phiền não sai biệt khó biết, vì vi tế cho nên nói là Quán đoạn. Chủng tử trong tâm, tức là ngay Kiến phần của tâm, một loại dễ biết cho nên nói Chỉ đoạn, nhưng thật ra cả hai đều là Quán đoạn, Chỉ đều tùy theo mà đoạn, chỉ lấy Tùy phiền não dễ biết và khó biết, mà mỗi mỗi đều nói đoạn riêng khác. Lại nữa, giải thích Sắc có nhiều sai biệt, quán nhiều Sắc không mới có thể đoạn Hoặc, phỏng theo Dụng tăng, cho nên nói Sắc là Quán đoạn. người tu Định thì duyên nhiều đối với tâm, khiến cho tâm trụ Cảnh, cho nên Định đó gọi là Nhất tâm, vì Định phỏng theo Dụng tăng, có thể quán tâm tâm Pháp không cho nên nói Quán đoạn các Hoặc trong tâm, nhưng thật ra là đồng thời, đều gọi là Năng đoạn. Hoặc nói rằng: “Chỗ nhiếp của Quán phẩm, các Trí đoạn Tùy miên đeo đuổi theo mà sinh…”, đây là phá nghĩa của các sư kinh bộ, vì các sư kia không có A-lê-da Thức, cho nên tâm pháp nhiếp chủng tử khi khởi Trí của Quán phẩm thì chủng tử Phiền não của nó cũng còn đeo đuổi theo Quán mà sinh, mới có thể quán có thể đoạn nó. nếu không đeo đuổi theo Quán, thì chủng tử đeo đuổi theo tâm Hữu lậu tại quá khứ. quá khứ không có Thể, chủng tử đeo đuổi theo sinh ra cái gì! Cho nên nói đuổi theo Quán tại hiện tại, cho nên đây là phá nghĩa đó mà nói. Nếu đuổi theo mà sinh, thì đáng lẽ không được gọi là Thể tánh của Đối trị, vì giải thích tướng của Hoặc trái nhau, tánh và tướng của Năng trị Sở trị khác nhau, phải lập Lượng rằng: “Quán phẩm của Kiến đạo… đáng lẽ không phải là Thể của Đối trị là Tông, vì chủng tử Phiền não đeo theo mà sinh là

Nhân, như tâm và tâm pháp Hữu lậu là Dụ”. Do nghĩa đó trái với đạo lý

của Lượng cho nên Bạc-già-phạm nói: “Tùy Tín hạnh… lấy nghĩa này làm thí dụ”, tức là từ Câu thoát (đồng thời giải thoát), vì trước đã nói Tâm sở, Tùy tín pháp này là loại thứ sáu, độn căn và lợi căn khác nhau, mỗi mỗi đều tùy theo hạnh vị của Tín pháp… chỉ là Kiến cho nên gọi là loại thứ sáu. Trong đây loại thứ sáu không có tướng, Đối Pháp quyển 9 không đồng, như Đối Pháp sao kia rộng giải thích.

Luận: Trong giải thích sáu loại Vô tướng trụ, như Kiến đạo của Đối Pháp luận có mười sáu tâm, đều là người Tùy tín pháp hạnh, đến quả vị thì gọi là Tín giải… tức là tâm thứ mười sáu là Tín giải.

Hỏi: Cũng ở trong Kiến đạo, tại sao tâm này nói là Vô tướng, nói là nhập Kiến đạo thì trừ Tín giải, lẽ nào trừ Kiến đạo của tâm thứ mười sáu, vì Vô tướng trụ của Đối Pháp, đều ở trong mười sáu tâm?

Đáp: Có ba thuyết:

1. Tùy thuận lý môn, là mười lăm tâm Kiến đạo của Tiểu thừa, Tín giải… này thì ở tại Tu đạo, luận này trừ bỏ.

2. Như mười sáu tâm của Đối Pháp, đều là Vô tướng trụ, nhưng mười lăm tâm trước là nghĩa tăng thêm của Vô gián đạo đoạn hết các Hoặc. Trong đây lại nói nắm lấy, không nói nắm lấy tâm thứ mười sáu, vì đó là Giải thoát đạo, cho nên trừ bỏ Tín giải…

3. Luận kia phỏng theo pháp mà luận, lấy mười sáu tâm đều là Vô tướng, gọi là loại thứ sáu. Luận này phỏng theo người mà luận, hoặc lấy Tín giải… tức là không có sáu Chủng, cho nên luận này trừ bỏ nó, chỉ lấy mười lăm tâm. Lại nữa, Tín giải… không phải là Định vị, ngoài ra trong quả đều có, luận này nắm lấy quyết định Vô tướng, cho nên trừ bỏ Tín giải…

Luận ghi: “Hoặc các loài Dị sinh lìa Dục của cõi Dục, Dục của cõi Sắc, chỉ do Tu đạo…”, vì Hoặc của Tu đạo chướng Định sự mặc tình sinh khởi, chỉ chế phục Tu hoặc, Phiền não của Kiến đạo phân riêng mà sinh, vì chướng đối với lý cho nên không bị chế phục, đắc Định chế phục trong Tu đạo, chỉ cùng với Tham sân tùy thuận Kiêu mạn, thì Tu đạo này có thể chế phục nó; cùng với Kiến… tùy thuận Kiêu mạn thì Tu đạo này không thể chế phục, như quyển 9 nói: “Ngã kiến… không chế phục”, có văn lựa riêng với Câu mạn (Mạn đồng thời).

Hỏi: Nếu như thế thì Tham khuể cũng vậy?

Đáp: Dục và Kiến đồng thời thì không thể chế phục, tâm Kiêu mạn này phần nhiều tùy theo Ngã mà sinh.

Luận: “Lựa riêng thiên về hoặc là Định, hoặc là Khởi, hoặc là Sinh…”, là Hoặc của Kiến đạo đối với ba nghĩa này cũng có khi phát khởi. Hoặc là Định, là cùng với Định tâm lẫn nhau nhập xuất, tức là nhiễm ô Định, đây là Phân biệt Phiền não, cũng như ngoại đạo kế chấp quá khứ có tám vạn kiếp… thời kỳ tâm nhập Định quán nó, từ Định tâm mà nhập, tâm kế chấp này là Tà kiến… đây là Phân biệt hoặc, thuyết minh cùng với Định tâm nhập xuất, hoặc là giả danh. Hoặc nói là Khởi, là Tán tâm khởi riêng biệt. Sinh, là sinh Tán tâm kia.

Luận ghi: “Lược có hai loại Thô trọng: một là Lậu Thô trọng, hai là Hữu lậu Thô trọng…”, như Bản Địa phần quyển 3 ở trước nói: “Thiện pháp không gọi là Thô trọng, cũng không phải Tùy miên”, tại sao trong đây lại nói Hữu lậu Thô trọng? Và hai mươi bốn loại Thô trọng của Đối Pháp, như nghiệp Thô trọng…?

Đáp: Trong Đại Nghĩa nói: “Tánh Thô trọng, tức là chủng tử Phiền não…”, trong luận này nói Lậu Thô trọng, là hai tâm không điều hòa nhu nhuyễn cho nên gọi là Thô trọng, tức là tất cả Hữu lậu thiện pháp… Trong luận này nói Hữu lậu Thô trọng, là Thô trọng thứ ba ở trước phỏng theo tánh Thô trọng.

Luận ghi: “Thiện pháp…”, không phải trong luận này phỏng theo điều nhu và Thô trọng, Hữu lậu thiện pháp cũng vậy, không trái nhau hay sao? Luận nói: “Thiện pháp này nếu có Phiền não, thì các pháp thiện Vô ký… trong thân là Lậu, vì xen tạp không điều nhu cho nên gọi là Tập khí, A-la-hán thì còn các Thiện này tồn tại, tuy đã được mỏng nhẹ, nhưng pháp thể vẫn còn, là các Lậu chưa đoạn hết thì gọi là Tập khí, Khí phần Thô trọng này còn trong thân, cùng trong thiện pháp xen tạp hòa hợp không đồng nhất cũng không phải khác nhau, như chất độc ở trong thân có phần khí không phải một không phải khác, khi Tùy miên bị đoạn, thì Khí phần này được mỏng nhẹ, khi Viên cảnh trí của Phật sinh khởi, thì nói là vĩnh viễn đoạn Tập khí.

Luận nói: Có hai chấp: một là Căn cảnh chấp, là Ngã và Ngã sở; hai là Hữu tình chấp, là Ngã mạn… tức là chấp trước, lại không có Thể riêng, là hạnh giải của Ngã và Ngã sở. Từ đây trở lên mỗi mỗi “lại nữa” đều có câu giải thích riêng chấp trước, tìm nó có thể hiểu.

Cái còn ví như con rùa, có nghĩa là che đậy, vì tương tợ hiển hiện, trừ bỏ một cái đuôi, vì không có ứng dụng; hoặc Quy cái có năm ứng dụng, gọi là năm chi tương tợ. Phẫn, tương tợ La mẹ, vì La mẹ tánh hung ác, nhiều tiếng cắn nhai cỏ, Phẫn cũng vậy. Xan tham và Tật đố tương tợ máu ngưng chảy, vì tương tợ hư nhạt vô vị, lợi ích cũng vậy. Vô minh tương tợ ham thích phóng đãng, một là tương tợ con cáo, vì tánh Vô tri, lại cũng tương tợ chuột sói, khi rắn muốn nghe tiếng của nó, vì đuôi nó nhiều lông che chướng, rắn không thể nghe tiếng của nó. Vô minh cũng vậy, che chướng Văn trí. Lại nữa, nước Ấn Độ nói rằng: “Người có lông tai, lỗ tai có nhiều lông, che chướng âm thanh, không nghe tiếng nói của người khác”.

 

 

BẢN LUẬN 59

Luận: Tham… có mười Phiền não, tất cả có thể phát nghiệp, nếu các Phiền não mãnh lợi hiện hành thì mới phát sinh nẻo ác nghiệp, không phải hành giả mất niệm. Lại nữa, Phân biệt khởi và Năng khởi, nghiệp này không phải mặc tình tùy ý mà khởi”, đây là khởi pháp khắp Kiến đạo và Tu đạo, Kiến đạo của cõi Dục chỉ có bất thiện, đều có thể phát nghiệp. Trong Tu đạo, như Đối Pháp quyển ghi: “Mặc tình tùy ý có thể phát khởi Năng ác hạnh”, là bất thiện, tức là Ngã kiến… cũng có Bất năng ác hạnh, cho nên Kiến đạo gọi là Phân biệt phiền não, như Đối Pháp quyển ghi: “Chỉ có ác hạnh này có thể phát ba nghiệp nẻo ác, không phải Tu đạo”, nhưng điều này thì Câu-xá lấy Dẫn quả và Mãn quả làm luận, trong Tu đạo đó có hại gì mà cũng có phát sinh nẻo ác Biệt báo nghiệp, cho nên biết luận này căn cứ theo Dẫn quả, không căn cứ theo Mãn quả, không giống như Đối Pháp quyển và Bản Địa Sao quyển 1 đã giải thích.

Luận ghi: “Như nói thể tánh Thô trọng gọi là Tùy miên…”, đây là phỏng theo tánh Thô trọng mà nói, Thô trọng này cũng gọi là Tùy miên, là tánh phiền não. Nói rằng Thể gọi là Tùy miên, không phải phỏng theo Bất an ẩn gọi là Thô trọng, mà Thô trọng kia không phải gọi là Tùy miên, như quyển trước giải thích.

Trong mười tám loại Thô trọng, nói rằng: “Tự tánh Dị thục… ba loại Thô trọng”, Hộ Nguyệt nói: “Từ vô thủy vốn có chủng tử, gọi là Tự tánh Thô trọng”. Thắng Quân nói: “Đây là chủng tử mới huân thành thục, Thể tánh không đồng với tăng thượng thì gọi là Thô trọng, gọi là Thô trọng của tự tánh Dị thục… nhưng nghiệp chướng…”, đây là căn cứ theo Chướng thô trọng mà luận, là do Hữu lực và Vô lực chuyển biến, Bản Địa phần không có riêng gọi là Lực vô lực, đồng thời làm cho Phiền não thượng phẩm sung thịnh thì gọi là Hữu lực, nếu không như thế thì gọi là Vô lực.

Luận ghi: “Phải biết một phần Bất thiện phiền não của cõi Dục có Dị thục”, là Kiến đoạn và Tu đoạn bất thiện phiền não của phàm phu. Hoặc nhập Thánh, hoặc bất thiện trong thân bậc Thánh, thì Phi trạch diệt không có quả Dị thục, cũng là Vô ký phiền não cõi Dục không chiêu cảm quả báo. Khoảng giữa không có hai phần, văn dưới có giải thích điều này.

“Người mê Hạnh chuyển, như Bản Địa phần có bảy loại đã trình bày riêng nghĩa, những gì là bảy loại? Như Bản Địa quyển 8, có tên nhưng không có giải thích, ba thứ Thân kiến, Biên kiến và Tà kiến, đối với Cảnh sở tri mà khởi Tà hạnh”, đây chỉ là Phiền não của Kiến đạo, không phải Tu đạo, vì Thân kiến và Biên kiến không do mê Đế mà sinh. Luận này nói: “Đối với bốn Thánh đế mê Hạnh mà chuyển, là chỉ duyên bốn Đế mà sinh các tham sân… khác”, là duyên Kiến này mà sinh Đế, đọc qua có thể hiểu. Bốn môn trên riêng nêu ra Phiền não, không đồng với duyên của Vô lậu hữu vi khiến cho bình đẳng dẫn khởi, đã nói xong.

Môn thứ năm và môn thứ sáu giải thích riêng Phiền não của bốn Đế cõi dưới, Khổ và Tập tức là Phiền não tăng trưởng trong duyên tương ưng, cho nên gọi là Nhân duyên, Diệt và Đạo đoạn Phiền não cho nên gọi là Bố úy, một môn thứ bảy chỉ có Tu sở đoạn, Tu này mặc tình tùy ý sinh khởi, không mê Đế mà khởi, cho nên biết sáu môn trước là Kiến sở đoạn.

Hữu sự môn và Vô sự môn, văn trên dưới và Đối Pháp quyển quyển đại khái trái nhau, như Đối Pháp sao kia và Biệt sao nói.

Trong Phiền não cùng với Thọ tương ưng, như Đối Pháp quyển và quyển trước nói, hãy xem văn tùy thuận theo thô tướng mà nói… có thể hiểu, văn dưới tự có thô tế này, văn có hòa hợp và trái nghịch.

Tương tục thành thục, là chủng tử Giải thoát phần thân.

Tướng phược và Thô trọng phược, là sáu Trần gọi là chúng sinh, đối với chấp trước này gọi là Phược, duyên tướng mà khởi Đắc gọi là tướng Phược. Thô trọng phược là chủng tử của Phiền não. Đây là nói ba tâm Kiến đạo cứu Cánh, như quyển trước mà hiểu.

“Lạc xa lìa thân ngữ thô trọng”, là tánh mệt nhọc của thân người tọa Thiền.

Luận ghi: “Lại nữa, phải đoạn Khổ ưu”, cho đến các Xả, Định chướng và Phẩm chướng”, là các chướng Bất động vô vi… trong Tu đạo, căn cứ theo sự tương xứng mà phối hợp, bốn loại đầu là chướng chung của ba Thừa, từ Kiến đạo về trước là Phàm phu chướng, Kiến đạo về sau là Thánh nhân chướng, cũng thông với Định chướng của Nhị thừa, nhưng chỉ ở tại Thanh văn, Sở tri chướng thì chỉ có Bồ-tát. Tánh của Định chướng này là loại Dị thục, thuộc loại Sở tri chướng nhiếp, như Phật địa, Nhị thừa trong thì trước có năm loại, một loại giải thích căn cứ theo Định chướng của Thanh văn mà nói, Độc giác còn lại có thể biết, vì Độc giác đắc thần thông thù thắng, Định chướng chỉ có Độc giác kia đoạn được, nếu không như thế thì chỉ thông với Nhị thừa.

“Lại nữa, Nhãn đã thấy Sắc rồi không mừng không sầu…”, đây là sáu pháp Hằng trụ. “Lại nữa, tánh Thiểu dục” trở xuống, đây là tám sự giác ngộ của Đại nhân.

Luận ghi: “Mười bốn Cảnh duyên của người khác, là cõi Sắc đối với Dục mà hiện hành phiền não, cõi Vô sắc đối với Sắc mà hiện hành phiền não”, cho đến “đối với các Địa cõi dưới kia các hữu tình chỗ do thường hằng Lạc tịnh đầy đủ công đức thù thắng mà tự cho là thù thắng”, tức là trong Đại thừa, Địa cõi trên được duyên Địa cõi dưới mà khởi phiền não.

Hỏi: Đây là Hoặc gì?

Đáp: Có người giải thích đây là Kiến và Mạn, như trong các luận khác cũng có, chỉ nói rằng ta đây là hơn hết, người kia không bằng… Giả sử khởi Ngã mạn, thì không phải tất cả phiền não đều khởi. Lại nữa, cũng có giải thích rằng đây là tất cả phiền não tham… đều như thế, Thường là hằng, là Thường kiến thanh tịnh thù thắng, là Kiến thủ… chỉ có duyên đó, không tương tợ Bản chất, Duyên gọi là Cảnh, như quyển 1 ở trước và Đối Pháp quyển , ngoài ra các luận khác nói rằng: “Cõi trên không duyên cõi dưới”, đây là tùy thuận theo lý văn.

Hỏi: Tham và Mạn của Địa cõi dưới không được duyên cõi trên, thì Mạn của cõi trên làm sao duyên cõi dưới?

Đáp: Địa của cõi dưới yếu kém, cho nên không đối với cõi trên kia mà khởi Mạn, cõi trên thì thù thắng cho nên có thể khởi Mạn, tức là văn Đối Pháp quyển 2 nói: “Cõi Vô sắc không duyên Địa cõi dưới…”, như luận kia mà hiểu.

Luận ghi: “Hỏi: Pháp là tất cả phiền não toàn cõi đều kết sinh hay là không toàn cõi? Đáp: Phải nói là toàn, không phải không toàn”, đây là hỏi Nhuận sinh không phải Phát nghiệp. Phát nghiệp có mười Phiền não, Tu đạo vô ký, Phiền não tham… của cõi trên thì không phát nghiệp, cho nên luận này căn cứ theo Nhuận sinh Ngã ái làm Chánh nhuận, ngoài ra làm Trợ nhuận, như dưới đây sẽ tự nêu ra, để phá Tiểu thừa vì chỉ có Tham nhuận sinh. Đối Pháp thì căn cứ theo Chánh nhuận, cho nên chỉ nói Ngã ái, không trái nhau.

Luận ghi: “Kết sinh tương tục lược có bảy loại, một là Triền và Tùy miên là Dị sinh, hai là chỉ có Tùy miên là thấy Thánh tích”, đây là căn cứ theo Tùy miên phàm phu đều dùng Hiện hành Chủng tử, Đối Pháp chín loại gồm chung, vì quyết định khởi, nói là khởi tham sân, cũng không phải không có chủng tử, là Giới địa của người Kiến đạo quả sinh ra, hoặc đồng Địa mà sinh thì cũng lấy hiện hành Nhuận sinh. “Như Sơ thiền sinh Sơ thiên rồi, tiếp theo sinh Nhị thiền”, tức là cũng hiện hành Nhuận sinh. “Vì đạo lực yếu kém, tuy khác Địa mà sinh, nhưng vì tám chủng tử Nhuận sinh, trừ quả thứ ba ra không lấy, chỉ có chủng tử nhuận sinh”, như Bản Địa phần quyển 1 và Đối Pháp quyển , trong đây nói: “Bồ-tát dùng trí lực để thọ sinh”, là đồng với Đối Pháp dùng nguyện lực mà thọ sinh, quả này tuy Hữu lậu, nhưng cũng là Hữu lậu thiện nghiệp chiêu cảm mà tùy theo chỗ sinh.

Luận: Trong giải thích Nghiệp đạo, nói: “Phải biết nghiệp này cũng có năm tướng kiến lập sai biệt”, tức là văn dưới nói Nghiệp đạo căn bản, ba loại thân ngữ ý nghiệp và bốn loại Phương tiện, sau đó khởi năm loại, đây là đồng như Bản Địa phần quyển 8 ở trước rộng giải thích. Tham sân của nó, Tiểu thừa không có Gia hạnh, chỉ là Căn bản, Đại thừa cũng có Gia hạnh, phải có thân ngữ nghiệp mới sinh thành Căn bản, như Biệt sao nói có Phương tiện… cùng với Đối Pháp quyển không đồng, hãy xem nó.

Luận: Trong ba loại Sát sinh, một loại trước là nghiệp và Tư tăng thượng, loại thứ hai là Tà nghiệp sinh Tư, loại thứ ba hoặc là Bồ-tát vì lợi ích mà sát sinh…

Luận: Trong Sát sinh, nói: “Tử thi và nửa tử thi”, tức là chú thuật cho chết khiến tử thi, và nửa tử thi đứng dậy giết người… làm các việc phi thời… trong tà hạnh, cùng với văn trước, Bản Địa phần quyển 8 và Đối Pháp không đồng có thể biết. “Lỗ-đạt-la Tỳ-sắc-nô”, như Biệt sao giải thích.

 

BẢN LUẬN 60

Luận ghi: “Hoặc có người, hoặc có tướng người”, giải thích là các vị Yết-la-lam, tức là tùy trên bào thai, gọi là trọng tội sát sinh, điều này Đại thừa cũng là phạm tội Ba-la-di, các bộ Tiểu thừa trừ Tát-bà-đa ra, các bộ còn lại thì đều không thành tội Ba-la-di, vì chưa có tướng người. Lại nữa, giải thích “tướng người”, là Phi nhân biến thành người. Có ý muốn giết người mà giết người, đây là trọng tội Tăng-kỳ. Tăng-già là Chúng, nhưng ở đây nói là Tăng-kỳ, tức gọi là Chúng vật, do phát âm mà thành như vậy.

“Năm quả của nghiệp đạo”, như Bản Địa phần quyển 9, Đối Pháp sao… hãy xem nó. “Vật dụng cúng tế”, là những thứ thờ cúng, hoặc là các thứ khác của vật dụng cúng tế… là Tue chi hoặc là pháp cần phải có, tức là lấy làm các sự điều độ…

Luận ghi: “Hoặc tăng thêm các nghiệp kia, lấy thê thiếp của người kia khiến cho người khác sỉ nhục, nếu người kia nghe lời xúi giục hành Dục tà hạnh, thì liền xúc chạm chỗ sinh Sân khuể, tương tợ tội Dục tà hạnh”, tức gọi là Tà hạnh, không gọi là thân làm, vì cuối cùng cũng phát sinh Vô tác.

Hỏi: Mười nghiệp đạo lấy Tư làm Thể, thì Tư tức là nghiệp, tại sao gọi là Đạo?

Sư Bị nói: “Thiện và bất thiện có thể đắc quả Khả ái và quả Bất khả ái, cho nên nghiệp đó tức là Đạo. Thân và ngữ như văn dưới giải thích, ý đều là Tham khuể, gọi là Ý nghiệp cũng vậy, là Đạo dấy khởi nghiệp, mà không phải là nghiệp, không đồng với luận này. Như Thành Nghiệp luận giải thích, thì đồng với quyển 8 Bản Địa ở trước, không nhọc nói ra. Tham sân và Tà kiến là Đạo của Tư, là chỗ đi qua của Tư cho nên gọi là Đạo.

Luận ghi: “Bất cho không nhận, tham muốn tài sản xứ sở mà khởi”, là buông lung trộm cắp, hữu tình khác cũng gọi là tài sản. Cảnh của Ỷ ngữ tuy đối với hữu tình, lấy chỗ gần mà luận là Ý duyên Danh mà khởi, tư duy Danh cú… mà sinh. Tuy cũng duyên Cú ở tại Danh, nhưng tổng gọi là Danh. “Các hành xứ của Tà kiến dấy khởi”, có thuyết giải thích là: “Chỉ duyên Khổ đế và Tập đế”, vì là năm môn của Biến hành, môn nào tăng thượng thì gọi là Hành xứ, không lấy Diệt đế và Đạo đế, thật ra cũng chính là Diệt đạo, cho nên Đối Pháp nói: “Có nghĩa là thật có”, tức đều là bốn Đế. Có thuyết lại giải thích chỉ ở tại ba Đế, trừ Diệt đế ra, vì từ đa phần, hoặc có thể bốn Đế đều có thể gọi là các Hành, vì

là Tướng phần của tâm biến hiện, đồng với Đối Pháp luận.

Luận ghi: “Hoặc lấy sự phát khởi triền phược của Tham dục Sân khuể mãnh lợi gọi là Nhân duyên nặng”, là phải do tham… trong nghiệp đạo của đời trước phát nghiệp mới là Nhân duyên nặng, nếu không phải mãnh lợi thì không phải chỗ nhiếp của nghiệp, bất thiện căn phát Tư thì nhẹ.

Luận ghi: “Phải biết chỉ là Tư này chuyển biến, do chỗ chuyển biến của uy lực kia…”, tức là nghiệp phát sinh nghiệp, chủng tử của Gia hạnh tư, làm cho khổ của người khác sinh khởi, loại chuyển biến này trong từng sát-na xen tạp sinh khởi Ác giới luật không có biểu hiện, do uy lực đó mà Pháp nhĩ phát khởi, cũng như Vô tâm mà thọ giới. Văn này làm chứng, nghiệp Sát của người khác cũng đồng như vậy, do biểu hiện và không do biểu hiện mà phát, như Biệt sao nói, phải biết Bà-la-môn Sa-lợi-dược-ca, ở đây gọi là tộc thôn Bà-la-môn.

Luận ghi: “Lại có bốn nghiệp…”, là thuyết minh Đại thừa chỉ nói bốn nghiệp.

Luận ghi: “Chỗ có bất thiện quyết định thọ nghiệp của các A-lahán, hoặc đời trước khởi, hoặc chỉ đời này, Dị sinh vị trước kia khởi khổ nhẹ ít bị bức bách, cho nên gọi là Quả báo đã thành thục”, cho đến kiến lập Quyết định nghiệp”. Đời trước và đời này, địa vị phàm phu tạo tác các Bất thiện nghiệp, đây là Quyết định nghiệp, khi đắc A-la-hán thì lãnh thọ chút ít khổ, gọi là Quả báo, đã thành thục và đã đắc Chuyển y hữu dư Niết-bàn, tất cả Quyết định nghiệp bất thiện thọ quả Dị thục đều không thọ, chỉ thọ chút ít để đáp trả quả này, là phần thế lực thô trọng bất thiện của đời trước, khiến cho thọ quả báo phát khởi, không phải Bất thiện nghiệp hiện tại.

Hỏi: Đây là quyết định, tại sao A-la-hán chuyển thọ nhẹ ít?

Đáp: Phật nương vào thân phàm phu chưa giải thoát mà kiến lập Định nghiệp, không phải nương vào thân của người đắc giải thoát mà kiến lập Định nghiệp, vì người này có thể chuyển thọ báo nhẹ. Chuyển y, là chủng tử nhập Vô dư Niết-bàn không có, tất cả đều không thọ, y theo khi chưa nhập Vô dư Niết-bàn mà kiến lập Định nghiệp, khi nhập Vô dư Niết-bàn thì gọi là Giải thoát tương tục. A-la-hán nhập Hữu dư Niết-bàn, cũng gọi là chưa giải thoát, cho nên thọ nhẹ nghiệp. Lại nữa, giải thích đã đắc Hữu dư Niết-bàn rồi, bây giờ đã có phần thế lực, hiện tại thọ chút ít khổ nhẹ, vì chủng tử quả báo đó đã vĩnh viễn đoạn dứt, trong vị lai tất cả đều không thọ, ý này cũng như luận này. Lại nữa, giải thích Thắng nghiệp chỉ riêng tại phàm phu, hoặc cương vị có giác, khổ nhẹ bức bách, thì gọi là đã thành thục, từ quả mà đặt tên, cho nên nói rằng A-la-hán đã đối với thân này mà đắc Vô học. Nếu không như thế thì thân sau là Hữu học, trở lại thọ chút ít khổ nhẹ, nếu đắc Kim cương đạo, thì sau đó tất cả đều không thọ quả báo, vì chủng tử không có trong thân A-la-hán. “Có rắn nghe tiếng…”, đây là quả báo, cùng với quả Đẳng lưu, không phải quả Dị thục này. Đắc quả thứ ba trở đi thì quả báo dứt hết, xứ sở viên mãn, nói là đắc Chuyển y, như Biệt sao nói.

Luận ghi: “Phật là người làm đầu trong hàng đại Bí-sô tăng”, nói Phật làm đầu là lựa riêng với ngoại đạo, đệ tử của ngoại đạo cũng gọi là Bí-sô, tự nói rằng “Ta là Đại tự tại thiên, đứng đầu Bí-sô”, ở đây nói Phật làm đầu là lựa riêng với ngoại đạo kia.

Luận ghi: “Bồ-tát đã chứng nhập Thanh tịnh ý lạc địa, thì tất cả Bất thiện nghiệp đều rốt ráo đoạn trừ, đây là lực của Bất vong niệm lìa trói buộc, không có phiền não”, tức là Bồ-tát có phiền não, đáng lẽ khiến cho phát nghiệp, chỉ vì Bất vong niệm mà không có nghiệp Tu đạo, chủng tử của Bất thiện nghiệp, Tu đạo chưa đoạn hết, vì Bất vong niệm cho nên không khởi, gọi là vĩnh viễn đoạn, không phải chủng tử không khác nhau, khi đến Kim cương tâm thì tất cả đều vĩnh viễn đoạn dứt.

Luận ghi: “Tư là nghiệp, không phải nghiệp đạo Sát sinh… bảy Đạo, cũng là nghiệp cũng là Đạo, Tà kiến… ba Đạo thì không phải là nghiệp”, trước nói là Biểu nghiệp, Thể của nó tức là Tư, Tư trong đây thế nào không phải Đạo? Đi qua gọi là Đạo thì Tư tức là Phi đạo, vì có thể đắc quả; gọi là Quả đạo thì Tư cũng là Quả đạo. Ý nghiệp cũng vậy, như quyển 3, Thành Nghiệp luận và Bản Địa quyển 8 ở trước nói.

Luận: Trong giải thích mười một Sinh, Sinh thứ bảy và thứ chín có khác gì? Giải thích rằng: “Bảy Sinh trước là phỏng theo Tự thể của Sinh, chín Sinh sau phỏng theo Xứ mà nói. Lại nữa, Giải thích bảy Sinh là lìa nhiễm cho nên gọi là Thanh tịnh, Dị sinh thì gọi là Bất thanh tịnh. Sinh thứ nhất đối với Bồ-tát… mà đặt câu, Sinh thứ chín thì Thể lìa nhiễm cho nên gọi là Thanh tịnh, vì Xứ này chưa đắc Kiến đế cho nên gọi là Bất thanh tịnh xứ sinh, vì đối với chỗ nhàn hạ mà đặt câu. “Năm là không phải điên cuồng mà cắt đứt thân thể”, là ở Ấn Độ khi muốn thiêu thân người chết, thì thuê người cắt đứt các phần thân rồi mới thiêu, vì để thiêu cho dễ. Văn dưới nói: “Bổ-yết-sa”, tức là người làm thuê này.

Luận ghi: “Vô minh đối với năm Xứ sở có thể làm chướng ngại”, là Kiến đạo, Tu đạo, Vô học, và có Hữu lậu đạo, thuộc Thế gian sự.

Luận ghi: “Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão tử, là thọ dụng Khổ theo thứ tự” Ái, Thủ và

Hữu là Khổ nhân, Sinh… là Khổ quả, có thể sinh đắc quả, tên cũng như Bản Địa quyển 10 trước nói là: “Năm chi thai tạng khổ”, là Khổ nhân, cho nên nói là Ái.