DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN LƯỢC TOẢN
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

(Bản luận 33, 34)

BẢN LUẬN 33

Bài tụng thứ nhất, thuật rõ Nhất trì có bảy môn. Bài tụng thứ hai là Nhất hành, thuyết minh bảy Tác ý trong môn thứ nhất. Thứ nhất thuyết minh bảy môn gồm:

  1. Tác ý
  2. Ly dục
  3. Biện luận rộng các Định
  4. Hai Định
  5. Năm Thông
  6. Sinh sai biệt
  7. Các tướng

Sau đây sẽ giải thích riêng. Trong phần Trì thứ tư này lấy bảy Tác ý này làm Thể.

Trong bài tụng thứ hai, nói: “Quán sát nơi các Đế”, là Tác ý thứ nhất và thứ hai. “Như thật mà thông đạt”, là Viễn ly tác ý, vì có thể đoạn Hoặc. “Phân biệt rộng đối với Tu”, là những Tác ý còn lại. “Cứu cánh đặt sau cùng”, là quả Tác ý thứ bảy. Quyển 31 trước, trong hai Đẳng, thuyết minh Chướng tịnh thứ tư, hiện tại giải thích Tu tác ý thứ năm, tức là đoạn văn lớn trong quyển 30.

Luận: Trong giải thích Ly dục thứ hai, nói: “Hỏi: Trong đây có mấy loại Bổ-đặc-già-la”, tức là đối với Hiện pháp cho đến phát khởi Gia hạnh không phải Xuất thế đạo. Có bốn hạng người, hạng người thứ tư là tất cả Bồ-tát lạc trong đời tương lai chứng đại Bồ-đề, không phải đối với Hiện pháp. Đây là có ý thuyết minh Phật quả tương lai của Bồtát không phải là pháp hiện tại, thế gian Đạo tuy có thể Hiện pháp phát khởi Gia hạnh, nhưng ở trong sinh tử mà thành thục chúng sinh, vì đối với Gia hạnh của Thế gian đạo, người này nếu chiêu cảm thì sẽ tiến đến Phật quả tương lai, tức là Xuất thế đạo phát Gia hạnh, đây là phỏng theo nghĩa trước.

Luận: Trong giải thích bảy Tác ý, Liễu tướng tác ý là có thể hiểu rõ tướng thô của cõi Dục và tướng tịnh của các cõi trên. Trong Tiểu thừa giải thích sáu Hạnh đều cần phải tạo tác, hiện tại Đại thừa thì chỉ có một hạnh thì liền đắc, không cần có đủ sáu Hạnh, Tu tác ý là một loại trong sáu Hạnh.

Luận: Trong giải thích Cộng tướng trong Tướng thứ ba, nói: “Tất cả Dục là Sinh khổ… cho đến cầu bất đắc khổ, không nó Hành khổ thứ tám”, trong đây căn cứ theo Cộng tri của thế gian mà nói, căn cứ theo Thế tục cộng tri khổ mà nói, không phỏng theo Thắng nghĩa khổ mà nói, nếu căn cứ theo Thắng nghĩa khổ, thì tất cả Dục và chư Sự đều tuy là có nhưng khó biết cho nên không nói.

Luận: Trong giải thích Thô phẩm của Tầm tư, nói: Giống như xương móc dính với nhau, như thịt đông máu, như lửa của đuốc cỏ, như lửa một cục tro, nghĩa là trong đây nói như xương móc xích với nhau thật đáng ghét, như thịt đông máu là không thật đáng chán, như lửa đuốc cỏ là tắt trong giây lát, như một chút lửa có thể thiêu cháy cả núi sông, một chút ít dục cũng hay đốt cháy hết thiện căn. Lại nói như tro một phần có lửa, một phần không có lửa là đáng nhàm chán, nghĩa này không đúng, vì hai Tác ý trước không nói đoạn Hoặc, Tác ý viễn ly thứ ba có thể đoạn Phiền não.

Luận: Trong giải thích Viễn ly, nói: “Tối sơ đoạn đạo mà sinh”.

Hỏi: Khi hai đầu cân thấp ngang thì bằng nhau, tại sao đắc Liễu tướng cõi Sắc tâm, mà còn có Hoặc của cõi Dục chưa trừ?

Thuật rằng: Từ Liễu tướng trở về trước, Văn và Tư của cõi Dục tuy khởi chán Dục, nhưng chưa có thể tùy thuận đoạn Hoặc của cõi dưới, Liễu tướng giải thoát đó có thể thuận Viễn ly đoạn Dục của cõi dưới. Liễu tướng thắng giải tuy không thể đoạn Hoặc, nhưng Hoặc không sinh, như người Sơ quả, tuy chưa lìa Dục mà tu, nhưng đã đắc Vị chí định. Ở đây, Liễu tướng cũng vậy, chưa lìa Hoặc hạ phẩm… mà đắc Liễu tướng, khi Liễu tướng khởi thì tùy hoặc không sinh, cũng như khi thiện tâm sinh thì ác tâm không khởi, không phải do đoạn mà không khởi, vì Viễn ly tác ý đoạn cho nên không khởi, vì hai Tác ý đầu cũng còn chưa đoạn, trong hai vị đầu hoặc là gián tiếp khởi Dục ác.

Luận: Trong giải thích hai Tác ý sau, Gia hạnh cứu cánh tác ý, nói: “Do nhân duyên đó từ cõi Dục trói buộc mà tất cả Phiền não tâm được lìa trói buộc, đây là do phương tiện tạm thời phục đoạn, không phải rốt ráo vĩnh viễn hại Chủng tử…” cho đến “đó gọi là Gia hạnh cứu cánh tác ý”, trong đây giải thích sáu Hạnh chế phục Hoặc, vì không đắc Vô gián đạo cõi trên cho nên nói “tạm thời phục đoạn”. Phục đoạn này hoặc chế phục tâm trên, hoặc chế phục Chủng tử, cả hai đều cần phải chế phục, làm sao biết được? Trong giải thích hai Tác ý đầu, nói Tác ý thứ hai không bị Văn và Tư xen tạp, Hoặc tuy không sinh vì chưa chế phục tâm trên cho nên chưa gọi là Vô gián đạo, đến Tác ý thứ ba chế phục Chủng tử trên mà sinh hiện hành công năng của quả, mới gọi là Vô gián đạo, đây là Hữu lậu hạnh làm nên. Nếu Vô lậu hạnh thì phải đoạn Chủng tử mới gọi là Vô gián đạo. Tuy tâm trên không sinh nhưng vẫn làm Phương tiện đạo. Hiện tại luận này cũng vậy, chế phục tâm trên làm Phương tiện đạo, chế phục Chủng tử làm Vô gián đạo.

“Tác ý thứ bảy từ vô gián này, do nhân duyên đó mà chứng nhập Sơ tĩnh lự Định căn bản, tức là Sơ tĩnh lự Định căn bản Câu hành tác ý này gọi là Gia hạnh cứu cánh quả tác ý”, ý của luận trong đây là Giải thoát đạo thứ chín ở vào Căn bản tĩnh lự, trước chín Vô gián đạo và tám Giải thoát đạo đều ở trong Cận phần định. Trong đây có hai giải thích:

1. Giải thích ban đầu từ Sơ tĩnh lự, cho đến Đệ tam thiền, có chín Vô gián và chín Giải thoát hoặc trong Cận phần định. Giải thoát thứ chín hoặc ở trong Căn bản định. Hoặc Tứ thiền trở lên là Giải thoát đạo thứ chín, Định trong Căn bản định. Tám Giải thoát và chín Vô gián trước ở trong Cận phần, tại sao vậy? Vì Tam tĩnh lự trở xuống, Căn bản có Hỷ lạc, trong Cận phần địa có Xả. Trong Căn bản địa hoặc Du quán, hoặc đoạn Hoặc, đều không có Xả thọ, vì pháp mờ tối cho nên quyết định không có Hỷ lạc và Minh lợi. Có trong Cận phần của nó, hoặc đoạn Hoặc hoặc Du quán đều có Xả, thì thuyết minh chỉ có Du quán được làm Hỷ lạc, Hỷ lạc không phải khi đoạn Hoặc thì làm ba Tĩnh lự trở xuống. Có hai loại người lợi và độn khởi Vô gián đạo và Giải thoát đạo. Nếu người lợi căn, thì Vô gián đạo thứ chín ở trong Cận phần, tương ưng với Xả, Giải thoát đạo thứ chín ở vào Căn bản định, cùng với Hỷ lạc tương ưng. Nếu người độn căn, thì Vô gián đạo thứ chín ở vào Cận phần tương ưng với Xả, vì tâm độn cho nên không thể nhanh chóng nhập Căn bản định cùng với Hỷ lạc tương ưng. Giải thoát đạo thứ chín của người độn căn thì ở vào Cận phần định, tương ưng với Xả.

2. Hiện tại văn của luận này thì nói: “Tác ý thứ bảy nhập Căn bản định”, tức là phỏng theo người lợi căn, có thể nhanh chóng nhập Căn bản cùng với Lạc… tương ưng. Tác ý thứ bảy này lấy Tam tĩnh lự, nếu ở vào Cận phần thì làm Giải thoát đạo, tức là cùng với Xả thọ tương ưng, nếu có Căn bản định thì làm Giải thoát đạo, cùng với Lạc… tương ưng. Tĩnh lự thứ tư trở lên, tám Giải thoát đạo và chín Vô gián đạo đều ở trong Cận phần định. Nếu trong Giải thoát đạo thứ chín thì chắc chắn ở trong Căn bản định, không phải ở vào Cận phần, đây là Thắng nghĩa. Lại nữa, giải thích nếu không phân biệt như vậy thì chín Vô gián đạo và tám Giải thoát đạo trước ở trong Cận phần, Giải thoát đạo thứ chín ở trong Căn bản định, bắt đầu từ Sơ tĩnh lự, cho đến Phi tưởng cũng vậy.

Nghĩa trước lấy gì làm chứng? Nếu tổng giải thích trở lại Bất phân biệt thì sáu Tác ý trước là Cận phần, Tác ý thứ bảy là Căn bản, chỉ nói Vô gián đạo xứ và Giải thoát đạo xứ làm chứng. Chưa thấy văn nói cho phân biệt là khéo diệu, nghĩa sau thì lấy văn này làm chứng, các nhà kết hợp văn này, như giải thích người lợi căn và độn căn ở trước, đến sau trong Không xứ sẽ giải thích rộng.

Luận: Trong phần thứ ba giải thích ngược lại Tác ý, nói: “Lại nữa, Liễu tướng tác ý đối với chỗ nên đoạn”, cho đến “Thắng giải tác ý là Đoạn hay là Đắc đều là Chánh phát gia hạnh”, quyển 28 nói: “Hai Tác ý trước đều là Gia hạnh đạo”, luận này thì chỉ lấy giải thoát làm Chánh gia hạnh, căn cứ theo Thắng thượng xứ, Lân cận vô gián đạo xứ, và không vì Gián đoạn xứ của Văn tư mà nói, chỉ nói Thắng giải làm Chánh gia hạnh, quyển 28 trước căn cứ theo thật mà luận thì Liễu đáng lẽ cũng là Gia hạnh.

Lại nữa, giải thích Chánh phát gia hạnh này, chưa chắc lựa riêng với Liễu tướng Phi gia hạnh đạo, vì Lân cận phần của Thắng giải là thù thắng. Nói Định là Chánh phát gia hạnh, lại nói Thắng giải làm Chánh gia hạnh đạo, không ngăn trách Liễu tướng, căn cứ theo thì không trái nhau, như Đối Pháp sao mà hiểu.

Luận ghi: “Quán sát tác ý có thể đối với chỗ được lìa Tăng thượng mạn mà an trụ tại tâm đó”, tại sao đoạn thượng phẩm mà nói không lìa Tăng thượng mạn? Lại nữa, không đối với phẩm Đoạn thứ ba, sau đó nói lìa Tăng thượng mà đối với trung phẩm Đoạn nói lìa Tăng thượng mạn, có nghĩa là sáu phẩm Hoặc thô ở trước dễ biết, ba phẩm Hoặc sau vi tế khó biết, đoạn thượng phẩm Hoặc và trung phẩm Hoặc ở trước xong rồi, không biết hạ phẩm Hoặc còn cho nên khởi Tăng thượng mạn, nói chín phẩm đều đã dứt tận là chứng đắc Căn bản định. Hiện tại lìa Mạn này, đối với đoạn trung phẩm Hoặc, sau đó mới nói lìa Tăng thượng mạn, không phải sau thượng phẩm mới nói lìa.

Luận ghi: “Lại nữa, Liễu tướng tác ý, hoặc Thắng giải tác ý tổng gọi là Tùy thuận tác ý chán hoại Đối trị câu hành. Hiện tại trong đây có ý nói cùng với bốn mươi Tác ý tương nhiếp và bốn Đối trị tương nhiếp, bốn mươi Tác ý như quyển 11 trước giải thích. Tùy thuận tác ý là Tác ý thứ hai mươi lăm trong bốn mươi Tác ý, Tùy thuận tác ý chán hoại Sở duyên, thuận đoạn Phiền não, vì hai Tác ý trước là Tùy thuận. Lại nữa, nếu Viễn ly tác ý và Gia hạnh cứu cánh tác ý gọi là Đối trị tác ý đoạn Đối trị câu hành. Đối trị tác ý làm Tác ý thứ hai mươi sáu. Đối trị tác ý, là do Tác ý này chánh xả các Hoặc, làm hai Vô gián đạo này cho nên thuộc Đối trị tác ý. “Lại nữa, Nhiếp lạc tác ý gọi là Đối trị tác ý và Thuận thanh tịnh tác ý”, Thuận thanh tịnh tác ý là thứ hai mươi bảy. Thuận thanh tịnh tác ý là tu sáu Tùy niệm, tức là niệm Phật… Nếu Nhiếp lạc tác ý đoạn trung phẩm Hoặc, gọi là Đối trị tác ý để thuyết minh duyên Biệt lạc của sáu Niệm tu, quán Niết-bàn thanh tịnh, Phật… cũng gọi là Biệt duyên của Thanh tịnh, những loại này không thuyết minh cùng một chỗ với Viễn ly… Lại nữa, các Viễn ly… ở trước, không nhiếp Thuận thanh tịnh tác ý, vì hai Tác ý này đồng nhiếp.

Hỏi: Tại sao trong đây không nhiếp bốn Đối trị?

Đáp: Vì có nghĩa là Ảnh hiển. Đây là nói đoạn Hoặc, căn cứ theo Viễn ly… nên biết đó là Đối trị.

Hỏi: Nếu như thế tại sao không nói là Câu hành?

Đáp: Vì có nghĩa Đối trị là Tue, Tác ý là Ý.

Văn trước nhiếp Đối trị, Ý và Tue đồng hành cho nên gọi là Câu hành. Hiện tại trong luận này chỉ thuyết minh Tác ý, không thuyết minh Đối trị, vì không có Tue cho nên không nói Câu hành. “Lại nữa, nếu Quán sát tác ý gọi là Thuận quán sát tác ý”, là đang làm Tác ý thứ hai mươi tám. “Thuận quán sát tác ý”, là quán sát các Phiền não đã đoạn và chưa đoạn, hoặc quán chỗ chứng đạo lý của các pháp trước hết, sự mong ngóng phía trước này, cũng là mong Viễn phần trì đối trị… hiện tại lược bỏ không nói. Mong Viễn ly trước là Tấn đạo kia cho nên gọi là Viễn phần đối trị. hiện tại luận này lấy sau Nhiếp lạc để thuyết minh, không nói Đối trị nhiếp nhau, vì trước đã không tương nhiếp, như Đối Pháp sao rộng giải thích.

Luận ghi: “Có thể chính là bốn loại Tác ý khác phải nên biết nhiếp nhập trong sáu Tác ý là Tùy thuận tác ý”, có nghĩa là bốn Tác ý ngoài bảy Tác ý cho nên nói là “Tác ý khác”, bốn Tác ý đó đều là bốn Tác ý trong bốn mươi Tác ý, bây giờ nhiếp vào sáu thứ trong sáu Tác ý, cho nên nói nhiếp vào sáu Tác ý.

Hỏi: Tại sao trong đây không thuyết minh Tác ý thứ bảy tương nhiếp…?

Đáp: Tác ý thứ bảy là quả, bốn Tác ý này và sáu Tác ý trước đều là nhân, nhân thì có thể nhiếp nhau, vì không phải quả cho nên không nhiếp Tác ý thứ bảy. Trong đây lấy bảy nhiếp bốn mươi, nhưng chỉ nhiếp có bốn Tác ý. Trong văn của cuối quyển 11 thì lấy bốn mươi nhiếp bảy, tức là trong bảy Tác ý có bốn mươi Tác ý nhiếp hết nghĩa. Hiện tại luận này lấy bảy nhiếp bốn mươi, không phải lấy bốn mươi nhiếp bảy, cho nên không hết và không nhiếp. Có sự bất đồng, hãy xem xét.

Luận: Trong giải thích Sơ tĩnh lự là Thô, nói: “Thô ý ngôn tánh, gọi đó là Tầm”, có hai giải thích:

1. Danh ngôn tự nói tên của pháp, thì Thể là Thô ý; tâm có thể tư duy các pháp, tương tợ với Danh ngôn, cho nên nói là Ý ngôn tánh. Lại nữa, Ngôn thuyết danh là Ngôn danh, Tư duy danh thì Ý gọi là Tầm, đó là Tư duy danh, cho nên gọi là Ý ngôn. Tầm tứ của Tiểu thừa cùng với Căn bản tương ưng.

2. Có người cho rằng: “Hiện tại Đại thừa thì không phải vậy, Tầm tứ chỉ ở tại Phương tiện”, là không đúng. Ngoài ra các kinh luận khác lại cho rằng: “Trong Định không có Tầm tứ, không có Tầm tứ phát ngữ ngôn là không phải không có Tầm tứ vi tế, lại cũng lựa riêng với Vô sắc ở trước. Năm chi là Căn bản Tĩnh lự lập chi.

Luận: Trong giải thích Xứ của Tầm tứ nhiếp, “Ngoại xứ nhiếp”, là Pháp xứ.

Luận ghi: “Nếu Trụ tăng thượng”, là Địa cõi dưới trụ nơi Khổ tăng thượng.

Luận: Trong kinh giải thích đắc Ly sinh hỷ lạc, “nói Ly, là đã đắc Gia hạnh cứu cánh tác ý; nói Sinh, là chỗ sinh Vô gián do Ly này làm nhân, do Ly này làm duyên; nói Hỷ lạc, là đã đắc nghĩa chỗ mong cầu”, đây là căn cứ theo lợi căn, Giải thoát đạo thứ chín, là người nhập Căn bản tĩnh lự, cho nên nói là Sinh hỷ lạc. Nếu là người độn căn, thì Giải thoát đạo thứ chín đã ở vào Cận phần định rồi sau đó mới có thể nhập Căn bản địa mà sinh Hỷ lạc.

Luận ghi: “Cho đến bảy ngày bảy đêm có thể chánh an trụ”, là thuyết minh nhập Định có thể đến bảy ngày bảy đêm mà an trụ. “Tại sao không nói nhiều thời, mà chỉ nói bảy ngày…”? Vì Đoạn thực trong cõi Dục kia trải qua bảy ngày, nếu hơn bảy ngày khi xuất Định rồi thì thân liền hoại, cho nên không được trải qua nhiều thời. Lại nữa, phỏng theo thời gian như thế mà bây giờ mới nhập Diệt định, thì không mất nhiều năm tháng, nếu quá bảy ngày mà xuất Định rồi thì thân đó liền hoại, nếu nội trong bảy ngày mà xuất Định, thì thân đó không hoại, hiện tại luận này phỏng theo thời không hoại mà luận, cho nên chỉ nói bảy ngày.

Hỏi: Quá bảy ngày mà đã nhập Diệt định, nếu như thế thì khi xuất Định đáng lẽ phải chết?

Đáp: Nghĩa này không đúng. Vì nhiều thời nhập Định thì Định lực trì giữ, cho nên không chết, bây giờ cũng xuất Định, tức là nhập Hữu tâm định, cho nên cũng không chết.

Hỏi: Cũng xuất Diệt định, thì Diệt định không trì giữ thân, như vậy hoại hay là không hoại?

Đáp: Hoại.

Luận: Trong giải thích Tĩnh lự thứ hai, nói: “Chỗ nói Định là đã đắc Gia hạnh cứu cánh tác ý”, Tĩnh lự này cùng với Sơ tĩnh lự khác nhau, Tĩnh lự gọi là Ly sinh, Tĩnh lự này gọi là Định sinh; Tĩnh lự kia đắc Sơ ly cõi Dục trói buộc gọi là Ly sinh, Tĩnh lự này theo chỗ đắc Định của Tĩnh lự trước cho nên gọi là Định sinh.

Luận: Trong giải thích Tĩnh lự thứ ba, nói: “Tĩnh lự thứ ba trở xuống không có Lạc và Vô gián xả như vậy”, là Tĩnh lự thứ ba trở xuống có Thể của Lạc là Hỷ, thích khoái thân tâm là Lạc. Hiện tại trong Tĩnh lự thứ ba, chỉ thích khoái tâm cũng gọi là Lạc, vì Lạc cùng cực, cho nên nói cõi dưới không có Lạc đó. Trong Nội hạnh của Địa dưới tuy có Xả, nhưng không hiển riêng tên, Lại nữa, vì Hữu gián, không phải Vô gián xả cho nên nói không có; không phải Hữu gián xả, cũng không có tên là Vô xả.

Luận: Trong giải thích Tĩnh lự thứ tư, nói: “Lại nữa, trong đây đối trị chủng loại và thế lực tương tợ cho nên lược bỏ không tuyên thuyết Lạc đoạn đối trị, chỉ nói Đối trị sở tác lạc đoạn”, trong đây Xả niệm chánh tri gọi là Năng đối trị, Lạc của Đệ tam thiền gọi là Sở đối trị, trong kinh chỉ nói: “Lạc sở đoạn, không nói Năng đoạn xả niệm chánh tri”, là lấy Đệ tam thiền để thuyết minh Năng đối trị pháp của Xả niệm… cùng với Đối trị pháp của Tứ thiền này tương tợ, cho nên nói Chủng loại đều là Năng đoạn Hoặc, hai Xứ tương tợ cho nên thế lực tương tợ, lược bỏ không nói. Điều này trong giải thích kinh không thuyết minh lý do Năng trị của Đệ tứ thiền.

Luận ghi: “Do ngay tại Lạc này luôn luôn tu tập cho nên liền có thể buông bỏ Tĩnh lự thứ ba, khiến cho không ra khỏi Tĩnh lự thứ ba, Thắng lạc trong Địa của Tĩnh lự thứ ba gọi là do Lạc đoạn”, trong đây là Tĩnh lự thứ ba trói buộc Lạc, trói buộc hành giả, khiến cho không ra khỏi Tĩnh lự thứ ba, không thể đắc Định thứ tư kia, hiện tại luôn luôn tu tập Xả niệm… mà có thể buông bỏ Định lạc này.

Luận ghi: “Do nhân duyên đó, hoặc Sở đoạn trước, hoặc Sở đoạn hiện tại tổng tập hợp nói Lạc đoạn, Khổ đoạn thì trước hết Ưu và Hỷ đều mất”, Lạc đoạn gọi là hiện tại Đoạn, các Thọ căn khác gọi là Sở đoạn trước kia. Cho nên trong “che lấp và đối trị trong hạ phẩm trung phẩm” ghi: “Cho đến khi nhập Sơ tĩnh lự thì Ưu thọ mới mất”. Trong đây như quyển 11 trước ghi: “Tại sao Khổ căn trong Sơ tĩnh lự nói là chưa đoạn? Vì phẩm thô trọng kia chưa đoạn”. Nếu thân tại cõi dưới thì có thể như thế, thì duyên gì sinh tại Sơ tĩnh lự? Là Khổ căn chưa đoạn mà không hiện hành, do Trợ bạn của nó tương đối với chỗ nhiếp của Ưu căn, vì các Khổ kia đã đoạn, chỉ có các Khổ kia chưa đoạn. Nếu trong Sơ thiền Khổ căn đã đoạn, đó là hành giả nhập Sơ thiền và Nhị thiền, thì Sở tác vị sai biệt của Thọ đáng lẽ không có, do Sơ và Nhị thiền cả hai đều có Hỷ và Lạc, cho nên đáng lẽ không có sai biệt, chỉ vì thô trọng mà chưa đoạn. Nói có sai biệt, nhưng trong kinh nói do xuất ly các Thọ và Định có sai biệt.

Hỏi: Chỉ vì Tầm tứ có đoạn và không đoạn, lẽ nào không được sai biệt, tại sao cần phải đoạn Khổ căn mới nói sai biệt?

Đáp: Có nghĩa là Tầm tứ mong Hỷ lạc, không phải chướng nhau, không nên vì đoạn Tầm tứ mới nói sai biệt, chính vì Hỷ của Sơ thiền có Khổ căn, chưa nói lợi thù thắng vì Hỷ của Đệ nhị thiền đã đoạn Khổ, Hỷ đó là Tịnh thắng. Nếu vì có hoặc không có Tầm tứ mà nói sai biệt, thì các pháp hữu vô có vô lượng bất đồng, thì Thiền đó có sai biệt gì! Bây giờ chất vấn ngược lại: Lạc thọ và Hỷ thọ đáng lẽ không có sai biệt, vì Khổ căn đồng với Hỷ lạc… thì Thọ đó chướng nhau; nếu không lấy đoạn Khổ căn làm sai biệt của Sơ thiền và Nhị thiền, thì Hỷ lạc thọ… của Sơ thiền và Nhị thiền đáng lẽ không có sai biệt, vì trước Sơ thiền đã đoạn Khổ. Đây là đoạn thô trọng, Chủng tử của nó không nói đoạn, La-hán do đó mà có.

Luận: Trong giải thích Không vô biên xứ, nói: “Chỗ có Sai biệt tưởng chuyển trong chủng chủng Tụ kia, là các dụng cụ ẩm, thực, bình, y, thuỳ trang nghiêm, cho đến sơn lâm… Tưởng do đó tất cả đều không có Tác ý chuyển…”, đây là căn cứ theo thân tại cõi Dục, khi nương vào Hư không xứ mà khiển trừ Sắc tưởng, thì đối với Sắc cảnh của cõi Dục cũng khiển trừ, cho nên nói vườn nhà… không phải bản thân sinh cõi Sắc. Vì muốn nhập hư không mà có tưởng này.

Luận ghi: “Phải biết trong đây là nương vào Cận phần định và Vị chí định mà nhập Căn bản định cõi trên chỉ có duyên hư không, nếu đắc Căn bản thì duyên hư không cũng đắc chỗ có các Uẩn của Tự địa”.

Thuật rằng: Đệ tứ thiền trở lên, Giải thoát đạo thứ chín và Tác ý thứ bảy của nó chỉ ở trong Căn bản định, ban đầu đắc Giải thoát đạo, trong khoảng thời gian một sát-na này chỉ duyên với Tự địa của các Uẩn, sát-na tâm thứ hai thì được duyên với Uẩn của Địa trên và Địa dưới, đây là phỏng theo sát-na tối sơ Giải thoát đạo mà nói, thì cũng duyên với các Uẩn của Tự địa, nếu chín Vô gián đạo trước trong Cận phần định, vì chỉ duyên Địa dưới mà sinh nhàm chán, cho nên cũng duyên tất cả các Uẩn của Địa dưới. Tám Giải thoát đạo trước cũng duyên với các uẩn của địa trên đại dưới nay đứng về Vô gián đạo mà nói cũng duyên với các Uẩn của Địa dưới. Chỉ không ngăn trách Cận phần định và Căn bản định, chỉ duyên các Uẩn của Địa trên, Địa dưới và Tự địa, là đối với Cận phần định và tám Giải thoát đạo, không luận bàn chín Vô gián đạo. Nói rằng duyên các Uẩn của cõi dưới, là đối với Căn bản định nói một sát-na đầu tiên, ẩn lập sát-na thứ hai để bỏ. Nói rằng cũng duyên Uẩn của Tự địa, trong văn luận không nói “chỉ duyên Tự địa uẩn…” mà nói “cũng duyên”, đây là Vô gián đạo và Giải thoát đạo. Như trước giải thích trong Sơ thiền, nếu cùng với Hiển Dương và Đối Pháp quyển 2 trái nhau, như luận đó có sư Thái giải thích.

Luận: Trong giải thích Hữu đảnh có ba đoạn:

1. Chánh thuyết minh Dục thú và Định cõi trên, chán Vô sở hữu xứ mà bỏ Tưởng. Tức là bắt đầu từ câu “lại nữa” cho đến “liền có thể buông bỏ Vô sở hữu xứ tưởng” trở lại, là giải thích thứ hai tên của Phi tưởng Phi phi tưởng, ngay trong đó có hai phần: một là giải thích Phi hữu tưởng, hai là giải thích Phi vô tưởng. Bắt đầu từ câu “do nhân duyên đó trước khi nhập Vô sở hữu xứ định” trở xuống, đến câu “hoặc là Hữu sở hữu tưởng, hoặc là Vô sở hữu tưởng” trở lại, là thuyết minh Phi hữu tưởng; “Thức xứ” trở xuống, là Hữu sở hữu tưởng; Vô sở hữu xứ là Vô sở hữu tưởng, do đó nói Phi hữu tưởng, tức là Phi hữu sở hữu tưởng và Vô sở hữu tưởng. Hiện tại trong Hữu đảnh, không phải có hai Tưởng trên, trong Phi hữu tưởng có hai Phi hữu tưởng.

2. Trong Phi vô tưởng này cũng không phải có hai Vô tưởng, cho nên ngay trong đoạn lớn thứ hai, phần thứ hai thì thuyết minh Phi vô tưởng. Vô tưởng có hai loại: một là Vô tưởng định, hai là Diệt tận định. Hai Định tâm này đều là Diệt tận. Hữu đảnh này thì không phải như vậy, cho nên nói là Phi vô tưởng, tức là không phải hai Vô tưởng định, vì trong Hữu đảnh đó có Tưởng vi tế.

3. Thuyết minh Thời của Hữu đảnh, vượt qua Vô sở hữu xứ… của cõi dưới và Cận phần định của Tự địa, rồi mới nhập Căn bản, tức là từ câu “đối với Xứ này khi khởi Thắng giải” trở xuống.

Luận: Trong giải thích hai Vô tâm định, nói “như vậy Hữu học đã lìa Vô sở hữu Tham…”, đây là căn cứ theo đoạn Hoặc được chứng, như Đối Pháp quyển 9 Sao hội. Tịch tĩnh trụ… như Sao hội kia giải thích. Văn của các luận khác thì nói: “Chỉ có cõi Dục mới bắt đầu khởi Diệt định”, đây là phỏng theo duyên giáo, nếu khi mới học thì chắc chắn phải nương vào cõi Dục, sau khi mới khởi cõi Sắc thì cũng đắc Định này. Như người Quả thứ ba, trước kia khi chưa đắc Định này, khi sinh cõi Sắc rồi mới đắc Định này, tức là đắc chỗ mới khởi Định, nhưng do trước kia đối với cõi Dục ban đầu đã duyên nghe giáo này, sau đó đối với cõi Sắc mới sinh.

Luận: Trong giải thích Ngũ thông, Tử sinh trí thông là Thiên nhãn tương ưng Tue đó, vì duyên hiện tại và các sự sau khi chết, cũng gọi là Tử sinh thông, dùng Nhãn thức mà quán.

Luận ghi: “Đố-la-miên”, là con tằm và cái kén gọi là Đố-lamiên.

Luận: Trong giải thích mười hai Tưởng, năm Tưởng trước là tu Thần cảnh thông pháp, bốn Tưởng còn lại là thứ tự tu mỗi mỗi Thông pháp. Trong năm pháp tu Thần cảnh thông pháp, pháp thứ tư là Thân tâm phủ tu, tức là thân và tâm đều có thể biến hoá, nếu Biến tức là thân nghiệp, nếu Hóa tức là tâm biến hoá.

Luận: Trong phần thứ năm giải thích Thắng giải tưởng, nói: “Viễn tác cận giải”, là thúc dài thành ngắn; “Cận tác viễn giải” là kéo ngắn khiến cho dài; “Thô tế tương giải”, là biến hóa hình chất; “Địa thuỷ tương tác”, là biến hóa bốn Đại. Trong đây chỉ nói hai thứ biến hóa Sắc thanh, không luận đến các Trần khác, như Phật Địa luận rộng giải thích.

Luận ghi: Đối với Phạm Thế và một phần Tạo sắc của bốn đại chủng tự tại hồi chuyển nghĩa là một phần Tạo sắc là hai loại Sắc thanh, cho nên gọi là một phần, vì không hồi chuyển Xúc và năm căn… chỉ có ngoại cảnh cho nên nói “một phần”. Lại nữa, tùy theo chỗ biến của Định, chỉ có hai thứ ngược nhau, một phần không thể chuyển biến tất cả Phạm Thế cho nên nói “một phần”.

Luận: Trong giải thích tu pháp Thiên nhĩ thông, nói: “Hoặc là Quảng trường xứ”, một là nơi chợ búa mua bán, một là nơi trẻ con vui đùa, gọi là Quảng trường xứ. Lại nữa, vì xứ rộng dài và lớn, cho nên chúng cũng vô lượng, có ý lấy chúng nhiều. “Sơ thiền thiên gọi là Phạm”, Phạm nghĩa là Tịnh, vì mới lìa cõi Dục cho nên được tên Tịnh. “Đệ nhị thiền gọi là Quang”, vì mới lìa Tầm tứ cho nên được tên Quang. “Đệ tam thiền được tên Tịnh”, vì đắc Thắng lạc cho nên Thắng lạc gọi là Tịnh. “Đệ tứ thiền phàm Thánh ở chung ba cõi Trời”, thứ nhất được tên Vô vân, ngoài ra tùy theo phước tăng thêm mà được tên, có năm tên là Na-hàm thiên.

Luận: Trong giải thích cõi Vô sắc, nói: “Trong Tùy hạnh thiên chúng đồng phận”, là trong cõi Sắc không có thọ Biệt báo xứ. Tùy hạnh ba phẩm tức là thọ Báo xứ này, cho nên nói Tùy hạnh thiên.

Luận ghi: “Nhưng trụ Sở tác có sai biệt của nó”, là trụ nghiệp Sở tác của ba phẩm có sai biệt.

 

BẢN LUẬN 34

Luận ghi: “Giải thích Đế mỗi mỗi đã có bốn Hạnh, như vậy gọi là Liễu tướng tác ý”, trong đây lấy bảy Tác ý, lập ra Hữu học Vô học đến nay. Liễu tướng thắng giải ở trước Kiến đạo, tức là Liễu tướng ở tại Ngũ đình tâm, là Niệm xứ của tổng tướng và biệt tướng, văn dưới thì Thắng giải ở tại bốn Thiện căn, từ Viễn ly trở đi thì ở tại Kiến đạo trở lên, Viễn ly thì ở tại mười sáu tâm của Kiến đạo trở lại. Quán sát thì tại Tu đạo và Kim cương trở về trước, chỗ có quán sát hoặc là đã đoạn hoặc là chưa đoạn, chỗ có tu tập là Quán sát tác ý. Từ Kim cương trở lại, cho đến đoạn các Hoặc tám phẩm của Phi tưởng, đều gọi là Nhiếp lạc, tức là những chỗ có Vô gián đạo trong Tu đạo đều như vậy. Gia hạnh cứu cánh ở tại Kim cương tâm, Quả của Cứu cánh ở tại Vô học, hiện tại vì muốn thuyết minh Kiến đạo trước cho nên nói “như vậy gọi là Liễu tướng tác ý”. Điều này như trong giải thích các Vị dưới đây, thứ tự mà luận và tự mình giải thích, xem xét nó thì liền biết.

Luận ghi: “Trải qua bảy ngày rộng nói”, tức là kiếp kinh, lấy đó để nói các sự trong bảy ngày, gọi là kinh Thất Nhật.

Luận: Trong giải thích Nhân duyên có tám loại Biến dị, “thứ bảy là chỗ dao động và khô ráo của Phong”, là gió lớn thổi quạt làm cho áo ướt, đất ướt, cày cấy, gặt hái, lùm rừng… khô ráo. “Phơi cho cây khô”, là có áo ướt, đất ướt, cày cấy gặt hái… bị gió lớn thổi quét làm cho khô cây. “Phơi”, như thế gian nói: “Đây là làm cho khô ráo mà phơi nó”.

Luận: Trong giải thích mười lăm loại Sở tác biến dị, thứ tám là Hàn nhiệt biến dị, nói: “khô ráo” là nóng, nhưng khi nói năng thì nói là khô, như thế gian nói: “Khô là do ướt biến hoá.

Luận ghi: “Là do Xúc đối thuận với Lạc thọ mà Xúc, khi lãnh thọ Lạc xúc duyên Lạc sở sinh, thì tự nó có thể phân biệt rõ Phần vị của Lạc thọ”, hiện tại đưa ra Lạc và Xúc, chưa nêu ra Khổ… cho nên nói “là do Xúc đối thuận với Lạc thọ mà Xúc”, tức là lược các thọ như Khổ… “Khi lãnh thọ Lạc xúc duyên Lạc sở sinh”, Lạc xúc mà duyên tức là Cảnh, chính là Lạc thọ năng sinh, ý này muốn nói lãnh thọ thuận với Lạc mà tiếp xúc Cảnh. “Lạc sở sinh”, là có thể tự nó biết rõ, tức là Phần vị của Lạc thọ.

Luận: Trong giải thích ngọn mười sáu loại Biến dị tánh, nói: “Sáu loại trước là Sở nhiếp thọ sự, mười loại sau là Thân tư cụ sự. Sáu loại là Sở nhiếp thọ sự:

  1. Địa sự.
  2. Viên sự.
  3. Sơn sự.
  4. Thủy sự.
  5. Tác nghiệp sự.
  6. Khố tàng sự.

– Mười loại là Thân tư cụ sự:

  1. Ẩm sự.
  2. Thực sự.
  3. Thừa sự.
  4. Y sự.
  5. Nghiêm cụ sự.
  6. Vũ ca nhạc sự.
  7. Hương man sự.
  8. Tư cụ sự.
  9. Minh ám sự.
  10. Nam nữ sự.

Nếu dựa vào chỗ trình bày tên ở trước, thì Ẩm thực mỗi mỗi là một sự, trong giải thích này thì Ẩm thực hợp làm một, cho nên hợp làm một loại.

Luận ghi: Từ câu “tức là do như vậy Hiện kiến tăng thượng tác ý lực, cho nên đã quán sát Biến dị vô thường tánh rồi”, đoạn văn này kết các ý trước, cho đến “phải chánh suy tỷ độ lượng” trở lại, là thuyết minh các Sắc… các sự Đại diệt hoại dễ biết, sát-na sinh diệt thì khó biết, vì rất vi tế. Bây giờ đem Dục ra để phân tích, trước hết là luận mở đầu: Tại sao từ câu “suy tỷ độ lượng” trở xuống, cho đến câu “do đó các Hành nhất định phải có sát-na sinh diệt” trở lại, là thuyết minh do có Tiểu vi tế sinh diệt mà có Đại biến dị sinh diệt? Không phải thấy Tiểu sinh diệt… mà biết có nghĩa Đại sinh diệt… “Từ các chúng duyên kia hoà hợp mà có” trở xuống, đến “đã sinh rồi thì không chờ nhân duyên diệt hoại, tự nhiên diệt hoại” trở lại, là thuyết minh giải thích chế phục vấn nạn, nói: “Diệt có nhân duyên”, là chế phục vấn nạn ghi: “Không biết sinh diệt đều đã có nhân duyên phải không”? Hiện tại nói chung rằng: “Pháp này do nhiều nhân duyên hoà hợp cho nên có sinh, sinh tức là có nhân duyên, không chờ nhân duyên mà tự diệt hoại, tức là Diệt pháp không có nhân duyên”.

Luận: Từ câu “như vậy chỗ có nhân duyên biến dị có thể khiến cho các Hành” trở xuống, đến “không phải tất cả thứ đó hoàn toàn không sinh khởi” trở lại, là thuyết minh giải thích chế phục vấn nạn.

Chế phục vấn nạn ghi: “Như mặt trời nướng các lá xanh khiến cho vàng, các lá xanh này lẽ nào không do mặt trời làm cho màu xanh không hiện! Tức là mặt trời làm Hoại duyên của màu xanh”. Luận này giải thích rằng: “Mặt trời có thể biến xanh thành vàng, như vậy tại sao ông nói mặt trời làm Nhân duyên biến dị”? Mặt trời này tức là nhân duyên sinh màu vàng sau, không phải là nhân duyên hoại màu xanh trước. Tại sao vậy? Vì người đời do thấy màu xanh diệt trước rồi, mới hiện thấy màu vàng sinh sau, màu vàng này cùng với màu xanh không giống nhau, có thể được màu vàng này sinh là có, cho nên biết mặt trời cùng với sự sinh màu vàng làm Duyên, không phải màu xanh diệt làm Duyên. Nếu mặt trời nướng lá xanh đã hoại rồi mà màu vàng sau đó không sinh, thì có thể mặt trời cùng với màu xanh diệt mất và làm Duyên diệt, có Duyên sinh thì màu vàng sau đó liền có Duyên”. Thuyết minh mặt trời cùng với màu vàng sinh sau làm duyên, không phải màu xanh hoại làm duyên, không phải tất cả những duyên đó khiến cho bất khả đắc. Nếu màu xanh đã diệt rồi mà tất cả pháp sau đó hoàn toàn bất khả đắc, thì tức là mặt trời cùng với màu xanh hoại làm duyên, đều liền trái ngược lại giải thích.

Luận ghi: “Hoặc có các Hành đã diệt hoại rồi”, cho đến câu “ngoài ra các Ảnh khác hoàn toàn cũng bất khả đắc” trở lại, đây là người ngoài vấn nạn, nếu diệt này đã có các pháp khác sinh, thì có thể giải thích như trước, nếu pháp này đã diệt rồi mà không có pháp khác sinh, thì sẽ như thế thế nào? Như đun nước, cuối cùng không có nước; khi hoả thiêu thế gian, cuối cùng không có lục địa bị tận; hoả đun thuỷ, thuỷ bị hoả đun, tức là hoả cùng với thuỷ bị đun tận làm duyên… cho nên biết Diệt pháp phải có nhân duyên.

Luận ghi: Từ câu “các pháp kia sau đó dần dần triển chuyển”, cho đến “khởi các sự như vậy” trở lại, là luận chủ giải thích, luận này thì giải thích rằng: “Điều này đồng với hoả đun thuỷ ở trước, chỉ cùng với các sinh pháp sau làm duyên, cuối cùng khi không có thuỷ thì không do hoả mà hiện tại không có thuỷ, hiện tại không có thuỷ thì thế lực tự nó không có, khiến cho hoả đối với sinh pháp sau không có duyên, cho nên Diệt pháp này cũng không có duyên”.

Bây giờ trợ vấn nạn rằng: “Mặt trời cùng với màu vàng kia sinh làm duyên, cũng cùng với màu xanh trước diệt làm duyên, lẽ nào không được?

Đáp: Không đúng, nếu một nhân duyên có thể sinh diệt, thì sinh diệt trái nhau, do đó duyên trái nhau thì làm sao là một! Lại nữa, nếu Diệt pháp có nhân duyên, thì nhân duyên có thể có pháp, chỗ có đó tức là Diệt, Diệt là nhân duyên có nhân duyên, tức là Năng sinh, thì đó là sinh sinh của nhân duyên, đâu có quan hệ gì với sinh diệt! Cho nên biết Diệt pháp tùy ý mà diệt.

Luận: Trong vấn nạn Tự tại làm Nhân, nói: “Nếu chỉ có Dụng tự tại kia làm Duyên, thì đó là các Hành cùng với Tự tại kia đều đáng lẽ là Bản hữu, thì có chốc lát nào để sinh”? Vấn nạn này có ý nói, Tự tại kia là Bản hữu, cũng có khi tự tại, tức là có các Hành, các Hành đã cùng với Tự tại đồng thời, cho nên biết các Hành cũng là Bản hữu. Nếu là Bản hữu, tức là thường trụ, thì không nên gọi là Hành, vì Hành trong nghĩa đó không phải là Bản hữu.

Người kia đã thấy vấn nạn đó rồi liền lập luận rằng: “Tự tại tự nó là Bản hữu, các Hành ở sau mới sinh”, do đó kế tiếp luận rằng: “Nếu nói trước có Tự tại…”.

Luận chủ thấy sự chuyển tông này, liền đuổi theo vấn nạn rằng: “Nếu Hành tự tại sau đó mới sinh, thì đó là các Hành, không phải chỉ có Tự tại sinh”, vì trở lại Dụng biệt duyên, cho nên luận tiếp: “Là riêng các Hành, không phải chỉ có Tự tại làm duyên sinh khởi…”. Nếu Dụng tự tại làm duyên, thì Tự tại có khi có các Hành, tức là đều phải là Bản hữu, nếu sau đó các Hành mới sinh, thì đó là do sự cầu nguyện, sau đó các Hành mới phát; nếu các Hành dùng Dục cầu nguyện làm Nhân, thì tại sao chỉ có Tự tại làm Nhân! Cho nên tiếp theo luận rằng: “Nếu nói Tự tại tùy theo công dụng Sở dục của nó để kỳ nguyện… là đã phóng túng lấy Dục làm Nhân”. Trở lại luận cần phải trình bày chỗ phá, cho nên tiếp theo luận rằng: “Nếu như thế thì Dục này là Hữu nhân hay sao…”? Giả sử Dục là Hữu nhân, tức là Dụng tự tại làm Nhân, vì Tự tại là Bản hữu, thì Dục cũng đáng lẽ là Bản hữu, khi có Tự tại thì liền có Dục, như phá các Hành ở trước, cho nên tiếp theo luận rằng: “Nếu nói có Nhân như, tức là Dụng tự tại… nếu Dụng tự tại của Dục làm Nhân, sau khi đã phá rồi trở lại có Nhân khác, không phải Dụng tự tại làm Nhân”. Nếu như thế thì Dục riêng có Nhân, như các Hành ở trước dùng Dục công dụng cầu nguyện làm Nhân, hiện tại nói lại dùng Dục công dụng cầu nguyện làm Nhân, là lìa ngoài Tự tại riêng có pháp khác làm Nhân, đó là các Hành riêng có Nhân sinh ra, thì đâu cần vọng chấp không có Dụng tự tại! Cho nên tiếp theo luận rằng: “Nếu nói Dục này lại có Nhân khác…”.

Luận ghi: “Như vậy tóm lược do ba loại sức Tăng thượng tác ý”, cho đến “sức Tỷ độ tác ý”, như quyển trước ban đầu dẫn kinh nói tánh Vô thường khiến cho sinh Tịnh tín, tức là Tịnh tín Tác ý sức tăng thượng trong đây. Như trước nói tám loại Nhân duyên, mười lăm loại và mười sáu loại Biến dị… đều là Hiện kiến, tức là hiện Tác thứ hai ý sức tăng thượng trong đây. Như kế trước Tỷ độ diệt đều là sát-na sinh diệt trong Nhân duyên… có thể là Tỷ độ tác ý sức Tăng thượng trong đây, đều là ba loại Tác ý trong đây.

Luận ghi: “Đối với chỗ trình bày ở trước, có thể tùy thuận tu Vô thường năm hạnh rồi, phân tích Biến dị và Diệt hoại hai hạnh, tại sao lại do Biệt ly hạnh mà quán tánh Vô thường”? Quyển thứ nhất nói: “Do mười loại Hạnh mà ngộ nhập Khổ đế, dưới Khổ trong bốn Hạnh, trong năm loại Hạnh trước, ngộ nhập Vô thường”. Trong năm Hạnh này, Hạnh thứ nhất là Biến dị hạnh, tức là chỗ thuyết minh tám Nhân duyên ở trước, là mười lăm loại và mười sáu loại Biến dị… Hạnh thứ hai là Diệt hoại Hạnh, tức là chỗ thuyết minh Tỷ độ ở trước, có sát-na sinh diệt… là Diệt hạnh. Đã phân tích hai Hạnh, hiện tại Hạnh thứ ba tại sao lại do Biệt ly hạnh mà quán tánh Vô thường?

Luận: Trong giải thích Nội biệt ly hạnh, nói: Từ câu “Trước kia làm chủ người khác, không phải nô lệ không phải người bị sai sử, có thể tự thọ dụng…” cho đến “các pháp kia sau khi Thoái thất Chủ tánh, không phải Nô tánh và Sứ tánh mà chuyển đắc Tha nô và Sở sứ tánh…”, đây là có ý nói, như một người trước kia khi làm chủ thì không phải làm nô, không phải làm sứ, sau khi bị chuyển mất tánh chủ, không phải nô tánh sứ tánh, mà chuyển đắc Tha nô tánh và Sở sứ tánh, tự tại mà làm, như đổi lại làm quan nhân…

Luận: Trong giải thích Pháp tánh hạnh mà quán tánh Vô thường, nói: “Tức là chỗ có Biến dị và Vô thường…”, trong đây có ý nói, như Lạc thọ hiện tại, đang khi thọ Lạc, chưa Biến dị vô thường, vì trước Biến dị… có ba Hạnh vô thường, cho nên quán Lạc thọ này đang hiện tại tuy chưa có Pháp tánh vô thường, nhưng đối với đời tương lai thì chắc chắn phải coi đây là ba loại Vô thường, như vậy thông đạt, như vậy Lạc thọ đối với đời đương lai nhất định là Vô thường, đời hiện tại tuy chưa có Pháp tánh Vô thường, nhưng tương lai sẽ vô thường.

Luận ghi: “Hợp hội vô thường”, tức là lấy ba loại Vô thường trước mà quán pháp hiện tại, cùng với ba loại Vô thường này hoà hợp, gọi là Hợp hội vô thường, tức là Thọ lạc trước, đối với đời hiện tại lưu nhập vào ba loại Vô thường.

Luận ghi: “Như vậy gọi là chứng thành đạo lý và Tu tăng thượng, cho nên đối với Vô thường tánh đã đắc quyết định…”, chứng thành đạo lý có ba loại:

1. Thánh ngôn lượng chứng thành. Tức là quyển thứ nhất nói: “Trình bày mười Hạnh, sau đó mười y theo như vậy chứng thành đạo lý, có thể chánh quán sát”. Trong đây còn y theo lý Chí giáo lượng, như Thế Tôn nói: “Cho đến đã lược giải nội ngoại hai Vô thường rồi”, đến “như vậy lại còn nương vào lý Chí giáo lượng mà tu quán hạnh, là sức Tác ý tăng thượng tịnh tín …” trở lại, là Chí giáo lượng. Trong Chí giáo lượng thuyết minh hai sự nội ngoại, có mười sáu loại, mười lăm loại và tám loại nhân duyên… là Hiện lượng thứ hai.

2. Tức là chỉ giải thích mười sáu loại mà thôi, văn dưới ghi: “Tức là do sức Tác ý tăng thượng hiện kiến mà đã quán sát tánh Biến dị vô thường, các Hạnh kia…” trở xuống, thuyết minh Tỷ lượng chứng thành.

3. “Ba loại này là Chứng thành đạo lý trong đây, và Tu tăng thượng”, tức là giải thích đạo lý của Chí giáo lượng… Tiếp theo văn dưới nói: “Là sức Tác ý tăng thượng tịnh tín, hoặc do sức Tác ý tăng thượng hiện kiến, hoặc do sức Tác ý tỷ độ như vậy…”, câu “và Tu tăng thượng” trong đây, là luận kia giải thích Chí giáo lượng… sau đây mỗi mỗi đều riêng quán các Lượng này, Tác ý tức là Tu tăng thượng.

Luận ghi: “Từ đây liên tục tiến vào Khổ hạnh, khởi tư duy như vầy: Các Hành đều là Vô thường…”, cho đến “như vậy còn do Bất khả ái hạnh tiến nhập Khổ hạnh…”, căn cứ theo văn dưới nói: “Đối với người có thể tùy thuận Khổ thọ các Hành và trong Khổ thọ do Bất khả ái hạnh mà tiến vào Khổ khổ, tức là lấy Hạnh này tiến vào Khổ khổ trong ba Khổ. Trong Bất khả ái này nhiếp bảy Khổ trước, bảy Khổ đều là Khổ khổ. Nếu căn cứ theo Đối Pháp và các văn của luận khác, thì trong bảy Khổ, năm Khổ trước là Khổ khổ, hai Khổ kế đó là Hoại khổ, cùng với văn của luận này trái nhau”. Lại giải thích rằng: “Bảy Khổ trước đều là Bất khả ái hạnh, trong bảy Bất khả ái, năm Khổ trước là Khổ khổ, hiện tại lấy Bất khả ái hạnh, Kết phược hạnh và Bất an ẩn hạnh, ba hạnh này cùng với Khổ dựa theo nhau mà nhiếp. Tức là dựa theo nhau mà nhiếp, trong Bất khả ái tuy có Hoại khổ, nhưng đều là Khổ khổ môn nhiếp, vì ít từ nhiều, cho nên hai Khổ kia đều là Khổ khổ, lại cũng vì đây là thuận sinh Khổ thọ… Tuy bảy Khổ đều là Khổ khổ, tại sao vậy? Vì thuyết minh thứ hai kế tiếp là trong Kết phược hạnh, do Kết phược hạnh tiến vào Hoại khổ, tức là đối với Tham ái… làm Kết phược xứ, sinh Tham ái… chiêu cảm sinh lão bệnh tử… thuần đại Khổ uẩn, tức là bảy Khổ thuận sinh Lạc thọ là Hoại khổ, cho nên biết thuận sinh Khổ thọ là Khổ khổ, lấy sự thuận sinh Phi khổ lạc thọ mà sinh Xả thọ là Hành khổ, kết xuống cõi dưới để tiến vào ba Khổ”. Văn của luận trước sau không đồng, vì đây là lấy tánh tướng tâm tùy theo nghĩa thuận tiện mà giải thích. Lại nữa, Nhiếp nghĩa môn khác nhau, luận đó phải phỏng theo ba Khổ nhiếp tám Khổ, cho nên biết năm Khổ trước đều là Khổ khổ, luận này thì lấy ba Hạnh nhiếp tám Khổ, Bất khả ái hạnh là nhiếp bảy Khổ trước. Hiện tại lấy ba Khổ nhiếp ba Hạnh, cho nên thuộc Khổ khổ, Bất khả ái hạnh là Khổ khổ, không lấy Khổ khổ nhiếp Bất khả ái hạnh, chỗ nhiếp bảy Khổ là Khổ khổ, cho nên không trái nhau. Nhiếp Nghĩa môn khác nhau, dưới đó thuyết minh Không, Vô ngã hai hạnh thì đâu có khác gì! Không là Không đối với Thể, Vô ngã là Vô đối với Dụng, tức là chấp có Thể gọi là Hữu, lấy Không để khiển trừ nó, chấp có Dụng gọi là Ngã, lấy Vô ngã để khiển trừ nó.

Luận: Trong giải thích Tập đế, có ba câu “lại nữa”:

1. Trong câu “lại nữa” thứ nhất, giải thích do tập khởi Duyên, nói: “Biết rõ Ái có thể dẫn Khổ cho nên nói tên là Nhân”. Lại như hiện tại gặp một cảnh Thuận thọ lạc, trong đó khởi Ái, phải biết là do huân tập Ái… mà thành Chủng tử, sự thành chủng này lại khiến cho tương lai sinh Chủng tử trong đó tăng trưởng, Ái vọng này và sinh Chủng tử này có thể dẫn sinh cho nên gọi là Nhân, đã dẫn Khổ rồi lại có thể chiêu cảm Tập, khiến cho Khổ đó sinh cho nên gọi là Tập, tức là Ái trước có thể thấm nhuận Hành chi… mà thành Hữu. Tập có thể sinh quả tương lai, Ái này có thể tập hợp các nghĩa khác cho nên gọi là Tập, đã dẫn sinh Khổ rồi lại khiến cho Khổ kia khởi, cho nên gọi là Khởi, tức là Ái đã huân tập Khổ chủng rồi có thể khiến cho Khổ chủng sinh sinh các Khổ hiện hành, Ái có thể khiến cho các Sinh chủng khởi hiện hành, cho nên gọi là Khởi. Lại nữa, đối với tương lai các Chủng tử khổ có thể nhiếp thọ, do đó mà thứ tự chiêu cảm dẫn các Khổ và Tập, cho nên gọi là Duyên, tức là Ái đã đối với Khổ chủng tương lai có thể nhiếp thọ và huân tập tăng trưởng, có thể khiến cho vị lai sinh các Khổ, thứ tự sinh khởi, các Khổ và Tập sinh, gọi là Duyên. Đây là câu “lại nữa” thứ nhất, có chút ít đồng với Đối Pháp quyển , hãy xem nó. Lại nữa, phỏng theo nghĩa Nhân của nó tổng biệt bất đồng, các Ái có thể Ái vị lai gọi là dẫn Khổ, là tổng; còn lại ba loại Ái là biệt. Đã dẫn Khổ rồi, do Ái có thể khiến cho Quả năm đường ba cõi hiện tiền, quả vị lai tập hợp, gọi là Tập; đã dẫn Tập năm đường rồi, Ái có thể tùy theo khiến cho một nhân nẻo sinh hiện tiền, gọi là Sinh; đã một nhân nẻo… sinh hiện tiền rồi, Ái có thể khiến cho trong nhân thân này sinh các Vị, thứ tự sinh hiện tiền gọi là nDuyên, ba loại này thứ tự sinh riêng, xét quyển thì đồng luận này.

2. Trong câu “lại nữa” thứ hai có nói, ngay nơi Ái chi mong Thủ chi làm Nhân; Ái chi mong Hữu chi làm Tập, vì hay tập hợp các nghiệp, ngay Ái chi khiến cho Sinh chi hiện tiền gọi là Khởi, ngay Ái chi có thể xa dẫn Lão tử chi hiện tiền gọi là Duyên.

3. Trong câu “lại nữa” thứ ba có ý giải thích rằng, biết rõ các Hoặc chủng phụ thuộc và Sở y bản thức, biết Ái, Tùy miên… là Hậu hữu sinh nhân của đời đương lai, gọi là Nhân, tức là biết nghĩa của Chủng tử ái có thể sinh quả đương lai gọi là Tri. Nhân theo một loại Chủng tử này, sau đó có ba loại hiện hành gọi là Ái, Ái lại chiêu cảm Hậu hữu tập cho nên gọi là Tập; Hậu hữu ái này làm Duyên lại có thể phát khởi đối với cảnh hiện tại, khởi Hỷ, Tham, Câu hành ái gọi là Khởi, tức là lấy Câu hành ái này làm Duyên, đối với Cảnh vị lai khởi các Hỷ lạc thọ kia gọi là Duyên, trong đây trong bốn loại Ái, không nói hiện tại Ái ái nhiễm tự thân. Lại nữa, bốn Ái này, Ái thứ nhất riêng gọi là Ái, Ái này là Tổng ái, tướng trạng khó biết, hiện tại lấy tên Chủng tử mà nói, thật ra thông với hiện hành, văn của luận tuy nói là Tổng phiền não, Ý nắm lấy đối với Ái, vì Ái này có thể dẫn sinh quả vị lai. Còn lại là ba Ái mà nói, đây là Hậu hữu ái, lại có thể phát khởi Ái, Hỷ, Tham và Câu hành ái. Hỷ, Tham, Câu hành ái, là duyên hiện cảnh mà khởi, đều do ba Ái này duyên tự thể Ái của vị lai, vì thân là vị lai chưa có cho nên đối với cảnh hiện tại cũng có thể sinh Ái, cho nên gọi là Câu hành ái, do Hậu hữu ái làm Nhân. Lại nữa, vì hiện tại cùng với diệu cảnh tương ưng khởi Ái, cho nên đối với diệu cảnh vị lai cũng khởi các thứ Hỷ ái kia, các thứ Hỷ ái kia cũng do Câu hành ái làm Duyên.

Luận: Trong giải thích bốn Hạnh của Diệt đế, Tập đế không còn thừa gọi là Diệt, Khổ đế không còn thừa gọi là Tịnh, ngay hai loại đầu là Tối thắng vô thượng bậc nhất gọi là Diệu, ngay hai loại trước là Thường trụ xuất ly gọi là Ly.

Luận: Trong giải thích bốn Hạnh của Đạo đế, đối với Sở tri diệt cảnh có thể khởi làm Đạo lộ thông với nghĩa tìm cầu, gọi là Đạo lộ, vì Đạo lộ có thể thông với pháp sở tìm cầu, Sở tìm cầu đã thông với hư vọng và chân thật, chỗ thông với tìm cầu này là Chân thật không phải hư vọng gọi là Như, vì lựa riêng với hư vọng, không chỉ đối với Diệt đế chân thật tìm cầu, mà cũng đối với bốn Đế môn có thể biết như thật, đều có thể tùy chuyển gọi là Hành, vì trải qua bốn Đế. Hành trải qua bốn Đế thì Dục làm sao có thể ra khỏi sinh tử? Nghĩa xưa nay có thể tiến đến Niết-bàn cho nên gọi là Xuất, vì xuất khỏi các trần lao.

Luận ghi: “Kia đã như vậy, đối tự bên trong đó đã hiện thấy các Uẩn nương vào các Đế lý vô đảo Tầm tư chánh quán sát rồi…” cho đến “đều có thể đoạn Cứu cánh xuất ly…”, trong đây có ý nói, lấy bốn lý Đế quán sát cõi này, chỗ thấy các Uẩn đã có vô thường… rồi, đối với tha phương không đồng phân giới thì không hiện thấy các Uẩn, thì có thể lấy lý mà tỷ độ quán sát, là tất cả Hữu vi hữu lậu của tha phương giới, khắp các nơi trong ba cõi, đối với tất cả các Uẩn chủng, đối với tất cả thời của ba đời đều có Tập như vậy, có thể sinh quả pháp. Khổ khó biết hợp chung với pháp Khổ đế sinh lão… đều tùy lý vô thường của Khổ như vậy. Tập đế của các pháp nghiệp phiền não… đều do Tập sinh duyên tánh. Nếu những Hành này có Diệt pháp, thì Tịch diệt an lạc là Diệt đế. Tất cả Đạo kia thì có thể đoạn các Hoặc, rốt ráo xuất ly sinh tử, là Đạo đế, là ý của đoạn văn này. Người quán hạnh do đây mới hiện thấy giống tha phương giới, không hiện thấy Uẩn…

Luận ghi: “Tức là Pháp trí năng sinh là Chủng tử y xứ của Loại trí”, trong đây có ý nói, do Ngũ đình tâm và tổng biệt Niệm xứ làm Hạnh của bốn Đế này, tức là Chủng tử y xứ của Hậu vô lậu Loại trí. Một là Hữu lậu làm duyên có thể dẫn Vô lậu, cho nên gọi là Chủng tử y xứ, tức là nghĩa mới huân tập. Hai là khi quán sát Ngũ đình tâm cũng có thể tăng thêm Vô thuỷ vô lậu chủng, Chủng tử này ở vào Ngũ đình vị, cũng gọi là Liễu tướng tác ý vị nhiếp, có thể phân tích Thể sinh Sơ kiến đạo Pháp loại trí, gọi là Chủng tử y xứ của Pháp loại trí chủng.

Luận: Trong giải thích Thắng tác ý, nói: “Như vậy Tác ý chỉ duyên Đế cảnh xưa nay ở tại Định”, là nương vào Tác ý này mà muốn đoạn Ngã mạn xứ, văn dưới ghi: “Thô phẩm Ngã mạn chuyển gián đoạn và không gián đoạn”, là Thắng giải tác ý này, do bị Ngã mạn chuyển gián đoạn và không gián đoạn, tại sao nói xưa nay ở trong Định, lẽ nào không trái nhau? Có nghĩa là, trước thuyết minh Liễu tướng tác ý, khi một thiện tâm duyên một cảnh, thì do làm Văn tư xen tạp đồng duyên, hiện tại khi Thắng giải khởi, thì xưa nay là Thiện, khi duyên một cảnh không bị Văn tư xen tạp thì xưa nay ở trước Định. Vì lựa riêng với Liễu tướng kia cho nên nói “xưa nay”. Căn cứ theo câu “đa thời tại thiện tâm nhất quán, không phải không có xuất Quán khởi Ngã mạn, và Thoái sinh các Hoặc khác…” trở xuống, là muốn thuyết minh chế phục Ngã mạn, luận về thật đắc Ngã mạn, cho nên nói Hữu và Vô gián chuyển, vì hiện tại lấy Thắng giải lựa riêng với Liễu tướng. Căn cứ theo thời gian dài tại Quán, không giống như Liễu tướng bị Văn tư gián đoạn, mà không được trường thời nhập quán, cho nên nói “xưa nay”, cũng không 3 trái nhau.

Luận: Trong giải thích không có Biên tế, nói: “Là sinh tử lưu chuyển như vậy, các pháp vô biên…”, một đoạn này có ý thuyết minh bốn Đế vô biên, văn nói Tư thì căn cứ theo đó mà biết.

Luận ghi: “Kia đã biết rõ Ngã mạn như vậy là chướng ngại, liền có thể nhanh chóng dùng Tue thông đạt buông bỏ, mặc tình tùy chuyển Tác ý chế phục tất cả Cảnh sở tri bên ngoài, để tiến vào Tác ý…”, đây là Tùy chuyển tác ý, tức là Ngã mạn ở trước, vì là Nội ngã tùy theo pháp có thể nhập, gọi là Tùy nhập tác ý, Thú nhập tác ý, tức là đối với sinh tử từng lưu chuyển đã lâu rồi, và đang lưu chuyển sau đó cho đến Vô tướng Chân như, Vô tướng đó duyên ngoại cảnh mà sinh gọi là Thú nhập tác ý. Hành giả kia tùy theo Tác ý này mà chuyên tinh vô gián mà quán sát các Đế, tâm quán sát này đã đến lúc diệt mất, thì sau đó lại sinh vô gián, Quán sát phương tiện thì còn, tâm quán sát trước thì mất, sau đó tâm quán sát sinh khởi, lấy tâm sau duyên tâm trước, tinh chuyên không thay đổi, vì nghĩa cho nên Thô phẩm ngã mạn không được sinh, là ý văn trong đây.

Luận ghi: “Như vậy siêng tu Du-già hạnh, là quán tâm tương tục triển chuyển riêng khác luôn luôn đổi mới mà sinh, hoặc tăng hoặc giảm…”, nói Hạnh, là khi khởi quán hạnh, niệm niệm tăng thắng gọi là “hoặc tăng”, nếu không tăng thắng thì gọi là “hoặc giảm”, tạm thời có phát sinh khinh suất, trước sau đã có tăng giảm và biến dị, biết rõ Vô thường, tức là quán tâm này đã nhập Thủ uẩn, biết rõ là Khổ, không có như thật kế chấp chân thật là pháp, chỉ là Khổ pháp gọi là Không tánh. Quán tâm là Khổ, là thật có chỗ chấp pháp là Khổ, quán lìa pháp thứ hai cho nên không có thật, Vọng chấp thứ hai thật pháp đều gọi là Không, không có Tự tại dụng gọi là Vô ngã hạnh, là ý trong đây, tức là duyên Đạo đế làm Vô thường… vì phỏng theo Tợ quán tâm là Đạo đế, hoặc căn cứ theo Thật quán tâm là Khổ đế, vì Hữu lậu. Đây là phỏng theo nghĩa Thuận xuất thế. Lại nữa, trong vị này vì có nghĩa Vô lậu cho nên gọi là Đạo đế. Nếu đối với nghĩa này cũng duyên Đạo đế làm Vô thường… thì đây là đối với thật nghĩa cho nên là Khổ đế. Như Đối Pháp sao quyển 9 mà hiểu, Tân Huân Pháp Nhĩ quyển 2, có giải thích văn này.

Luận: Trong giải thích Thế đệ nhất pháp, nói: “tâm đó tợ diệt, là không phải thật diệt”, là Vô phân biệt Trí tịch tĩnh vi tế, gọi đó là Diệt, đây là thử tương tợ bỉ, không phải thật Bỉ trí cho nên gọi là tợ diệt. Lại nữa, Vô phân biệt trí diệt thì quán Phân biệt tâm gọi là Diệt, đây là thử tợ bỉ, gọi là Tợ diệt. Lại nữa, Diệt định gọi là Diệt, vì khiến cho tâm vi tế, vì tương tợ Diệt định kia cho nên gọi là tợ diệt, Tợ vô sở duyên mà không phải Vô duyên, Vô phân biệt trí không có Ảnh tượng sở duyên, Vô tướng trạng này tương tợ đối với Vô phân biệt trí kia mà có Ảnh tượng, cho nên nói Tợ vô sở duyên. Lại nữa, vì trí này có cảnh hiện tiền, cho nên không phải Vô sở duyên, vì tâm vi tế tương tợ Vô duyên, mà không phải Vô duyên. Lại nữa, Vô phân biệt trí lìa Hữu phân biệt, xa lìa các Tướng, xa lìa các Hoặc, đây là thử tợ bỉ, cho nên nói tuy tợ viễn ly nhưng không phải thật viễn ly.

Luận: Trong giải thích Kiến đạo, nói: “Từ Vô gián này đối với chỗ quán các lý Thánh đế ở trước mà khởi Tác ý bên trong, Tác ý vô gián tùy theo chỗ Thánh đế thứ tự ở trước, hoặc là Hiện kiến, hoặc không phải Hiện kiến trong các Thánh đế, như thứ tự của nó mà có Vô phân biệt Quyết định trí, Hiện kiến trí sinh khởi”, từ Thế đệ nhất pháp vô gián ở trước, từ chỗ quán các lý Thánh đế của Thế đệ nhất pháp ở trước, đây là tại Chân kiến đạo môn mà khởi Tác y bên trong, Chân kiến đạo Tác ý vô gián này, ở trước tướng Kiến đạo, thì tùy theo chỗ quán các Thánh đế của Thế đệ nhất pháp thời ở trước, hoặc hai Hiện kiến này ở chỗ tha phương thì không đồng phân giới… cho nên không hiện thấy. Trong các Thánh đế, như thứ tự của Khổ Tập… có quyết định của Vô lậu và Vô phân biệt, không do pháp khác dẫn Tự tại nghi trí hiện tiền, vì Hiện lượng chứng trí sinh không phải như trước Kiến đạo, tức là Hữu phân biệt nghi, có thể suy tỷ độ lượng mà sinh, là ý trong văn này. Lại nữa, “từ Thế đệ nhất pháp vô gián gọi là từ Vô gián này”, ý này muốn giải thích Chân kiến đạo khó biết, vượt qua nói tướng Kiến đạo, lại giải thích chỗ từ Vô gián xứ, tức là Thế đệ nhất pháp, chỗ này lại trở thành chỗ quán trước, là chỗ quán các lý Thánh đế ở khởi Tác ý bên trong, tức là Thế đệ nhất pháp thời, đây là Tác ý vô gián, tùy theo chỗ quán Thánh đế thứ tự ở trước. Trong tướng Kiến đạo, hoặc Hiện kiến hoặc không Hiện kiến, mà Quyết định trí và Hiện kiến trí sinh, cũng là ý trong đây.

Luận ghi: “Đây là vĩnh viễn đoạn, nếu trước đã lìa Tham của cõi

Dục, thì người đó trong lúc này đã nhập Đại địa hiện quán, đã đắc quả Bất hoàn, người đó cùng với tướng của người Ly dục nói ở trước phải biết là không khác…”, cho đến “không sinh trở lại thế gian này”, trong đây căn cứ theo Dụng của Thế gian đạo mà chế phục lìa Dục của cõi Dục, hiện tại khi nhập Kiến đạo, trở thành quả Bất hoàn, tức là siêu vượt người Bất hoàn. Hiện tại lại căn cứ theo Bất hoàn của cõi Dục mà không luận, cho đến người trước kia lìa Vô sở hữu xứ, điều này rộng tranh cãi với Đối Pháp sao quyển 13 mà hiểu. Quyển trước chưa nói thế gian lìa Dục là tướng, là uy nghi tịch tĩnh, ngôn thuyết đôn tú, không có thô tháo… đây là thử cùng với bỉ tương tợ, cho nên nói “phải biết là không khác…”. Lại nữa, tuy tương tợ nhưng ít có sai biệt, là người Bất hoàn không sinh lại cõi Dục, tức là ở nơi đó mà nhập Niết-bàn, người thế gian Ly dục thì không như vậy, cho nên có sai biệt.

Luận ghi: “Do Trí năng tri cùng với Cảnh sở tri hoà hợp không trái nhau hiện tiền quán sát cho nên gọi là Hiện quán…”, cho đến “Bàla-môn… phải biết cũng vậy”, là khi nhập Kiến đạo chứng Chân như thì Cảnh như vô tướng, Trí đó cũng vô tướng, cả hai Vô tướng hoà hợp, Năng duyên Sở duyên và Vô tướng trái nhau, hiện tiền quán sát cho nên gọi là Hiện quán, giải thích Hiện quán gọi là Nghĩa, như một Sát-đế-lợi cùng với Sát-đế-lợi hoà hợp một chỗ không có chống trái cạnh tranh, vì Chủng tánh đồng nhau mà làm một loại, cũng gọi là Hiện quán. Bà-lamôn… phải biết cũng vậy, Kiến đạo, Vô tướng, Năng duyên, Sở duyên hợp chung, vì Vô tướng không trái nhau cho nên gọi là Hiện quán.

Luận ghi: “Điều này cũng là đạt được rất nhiều tướng trạng, là chứng như vậy Đế hiện quán cho nên đạt được bốn Trí”, cho đến “cõi dưới thành tựu đầy đủ rất nhiều tướng trạng” trở lại, là thuyết minh Kiến đạo, có mười hai loại tướng trạng. “Là chứng như vậy Đế hiện quán”, hai câu này thông với mười hai Xứ bên dưới. “Đạt được bốn Trí”, là đối với tất cả hoặc Hành hoặc Trụ trong các Tác ý… cho đến Như huyễn sự trí. Đây là thứ nhất thuyết minh khi nhập Kiến đạo thì đắc bốn Trí. Bốn Trí là:

1. Duy pháp trí, là khi tại phàm phu, vọng chấp Thật ngã, khiến cho nhập Kiến đạo khiển trừ Thật ngã, chỉ có đối với pháp cho nên gọi là Duy pháp trí.

2. Khi còn phàm phu vọng chấp Đoạn thường, bây giờ nhập Kiến đạo lìa chấp Đoạn thường, tức là đắc Phi thật Phi thường trí. Đây là căn cứ theo Phân biệt Đoạn kiến, không luận Tu đạo kiến.

3. Khi còn phàm phu vọng khởi Tà kiến, Kiến thủ, Giới thủ, bây giờ nhập Kiến đạo, vì khéo suy tâm, quán thấy các pháp.

4. Trí này do Như huyễn sự, không có như chỗ kế chấp của ba Kiến kia, tức là tướng trạng thứ nhất.

Luận ghi: “Nếu Hành cảnh giới do mất chánh niệm” trở xuống đến “nhanh chóng khiển trừ” trở lại, là thuyết minh thứ hai khi mất chánh niệm cũng nhanh chóng có thể lìa.

Luận ghi: “Lại nữa, có thể rốt ráo không đoạ nẻo ác”, đây là thuyết minh thứ ba không sinh nẻo ác, nẻo ác cũng đắc Đối trị đạo…

Luận ghi: “Cuối cùng không tư duy trái vượt sở học”, cho đến “Bàng sinh cũng không hại mạng”, đây là thuyết minh thứ tư không phạm giới, siêu vượt tội lỗi của mười Ác.

Luận ghi: “Cuối cùng không Thoái chuyển buông bỏ sở học”, đây là thuyết minh thứ năm đắc Quyết định trí, cho nên trong sở học chắc chắn không Thoái chuyển buông bỏ sở học.

Luận ghi: “Không trở lại tạo năm nghiệp Vô gián”, đây là thuyết minh thứ sáu không tạo Ác nghiệp.

Luận ghi: “Định biết Khổ lạc không phải Sở tác của tự mình”, cho đến “Vô nhân mà sinh, ngộ các pháp từ Duyên sinh, trong khiển trừ Nhân tự tạo tác vọng kế chấp…”, đây là thuyết minh thứ bảy.

Luận ghi: “Cuối cùng không có tâm thỉnh ngoại đạo làm thầy, cũng không đối với ngoại đạo kia khởi Phước điền tưởng”, đây là thuyết minh thứ tám đối với chỗ Tam bảo khởi Quyết định tín, không tin tà sư.

Luận ghi: “Đối với Sa-môn khác và Bà-la-môn…”, cho đến “trong các pháp đắc Vô sở uý” trở lại, đây là thuyết minh thứ chín không đối với Sa-môn, Bà-la-môn… tin chỗ nói của những người đó, không xem nhìn cái miệng của họ. Nếu có nhan sắc, đối với họ xuất gia thọ học, điều này cũng không đúng. Chỉ lấy Pháp trí, thấy Pháp loại trí đắc pháp, đối với lời dạy của đại sư, sinh Quyết định tín, đắc Vô sở uý trong các pháp, điều này trong Nhẫn thứ chín giải thích rộng, Đối Pháp quyển 9 cũng có giải thích.

Luận ghi: “Cuối cùng không vọng chấp điềm kiết tường của thế gian cho là thanh tịnh”, đây là thuyết minh thứ mười không vọng chấp, chỉ biết có Phật là Thanh tịnh. “Điềm kiết tường của thế gian”, là người đời vọng chấp tướng điềm lành này, như khi muốn hành thì thấy tịnh thuỷ hương hoa, thì thời tu hành đó có tướng điềm lành! Lại nữa, vọng chấp kiết tường, là tùy theo thấy các pháp điềm lành này mà gọi là Kiết tường, ở đây thì không như vậy.

Luận ghi: “Cuối cùng không thọ Hữu sinh thứ tám”, đây là thuyết minh thứ mười một chỉ có bảy đời…

Luận ghi: “Thành tựu đầy đủ bốn loại Chứng tịnh”, đây là thuyết minh thứ mười hai chứng đắc bốn Bất hoại tịnh. Đây là mười hai loại đắc tướng của tướng Kiến đạo.

Trong giải thích Quả thứ hai cùng với Quả thứ nhất có chút ít sai biệt, nói: “Hoặc Hành cảnh giới…”, cho đến “nhanh chóng khiển trừ, cùng với người Sơ quả và Quả thứ hai khác nhau. Lại nữa, chỉ có một lần sinh trở lại thế gian này”, đây là cùng với người Sơ quả pháp thứ mười một khác nhau. Hợp chung Sơ quả và Quả thứ hai có hai tướng sai biệt.

Luận: Trong giải thích Tu, có một loại pháp do Tu mà đắc, tức là Đắc tu; do tu mà tập, tức là Tập tu. Hai pháp này như Đối Pháp sao quyển 9 giải thích.

Luận ghi: “Nếu trước đã đắc Vị chí khiến cho hiện tiền, chỉ do tu tập chủng loại pháp kia, phải khiến cho hiện tiền, khiến cho chuyển thanh tịnh sạch mới sinh khởi, gọi là Tu mà tịnh”, đây tức là Pháp trí thời. Loại trí Chủng tử của nó cũng thành tựu, gọi là “trước đã đắc”. Do đắc tu tập Trí chủng tử thời của pháp kia, tức là Tư chủng loại trí chủng pháp đến Loại trí thời, Chủng tử này có thể sinh Loại trí, khiến cho chuyển thanh tịnh tươi sạch sinh khởi, gọi là Tu mà tịnh, tức là Pháp trí thời, tu Chủng tử của Loại trí khiến cho thanh tịnh, trở lại sinh Loại trí. Lại nữa, như trước Kiến đạo, huân tập tăng trưởng Vô lậu chủng, nhập Kiến đạo mà sinh Pháp trí… cũng là Chủng tử thành tựu, là do Tu, gọi là đắc Hiện hành thành thục, gọi là do Tu mà tập; Tự tại thành thục gọi là do Tu mà tịnh, là ba thứ Thành tựu. Nếu đã sinh Hoặc mà có thể đoạn, gọi là do Tu mà khiển trừ; các Hoặc chưa sinh mà có thể khiến cho không sinh, biết rõ như Bệnh… gọi là do Tu mà tri.

Luận: Trong giải thích Vô gián đạo có thể đoạn, “không nói Gia hạnh đạo”, là Đối Pháp thuyết minh Kim cương dụ định. “Gồm lấy Gia hạnh đạo”, là không phải chân thật nghĩa. Nếu đoạn Chủng tử thì chỉ có Vô gián đạo, nếu chế phục Chủng tử, thì Gia hạnh đạo cũng có nghĩa này. Luận kia phỏng theo nghĩa chế phục Chủng tử, Kim cương dụ định cũng lấy Gia hạnh đạo. Luận này căn cứ theo đoạn Chủng tử mà vấn nạn, chỉ có Vô gián đạo.

Luận ghi: “Thắng tấn đạo Tu là do đây, cho nên từ đó về sau…” đây là căn cứ theo “chưa khởi về sau” trở xuống, “Phiền não đối trị Gia hạnh” trở lại, các chỗ có Tiệm quán tu tập mà phát tâm… là Đối trị đạo và Thắng tấn đạo trở về trước. “Lại nữa, đắc Sơ quả” trở lại, là tiến đến cầu Sơ quả và Quả thứ hai. “Chưa tiến nhập Cứu cánh vị” trở lại, là chỗ phát tâm các Hành… là Thắng tấn đạo ở trước.

Hỏi: Khởi phẩm sau như Hạnh, tại sao không phải là Thắng tấn đạo ở trước?

Đáp: Có nghĩa là Biệt tác pháp hiện tại, Hậu Gia hạnh thù thắng hơn Hậu phẩm cho nên tùy theo nghĩa này mà không lấy, thật ra cũng chính là nghĩa đó. “Lại nữa, đã đoạn phẩm thứ tám Hoặc của Phi tưởng” trở lại, là chưa đoạn phẩm thứ chín, thành Cứu cánh vị chỗ các Đạo, là Sơ phẩm của cõi Dục, làm Thắng tấn đạo của Đối trị đạo. Lại nữa, là đoạn cõi Dục hoặc, là Thắng tấn đạo của người ở Quả thứ ba. Nếu đến Phi tưởng vô gián đạo thứ chín thì cũng là Thắng tấn đạo. Hoặc Giải thoát đạo thứ chín lại không gọi là Thắng tấn đạo, vì đắc Quả giải thoát là Giải thoát tăng thắng gọi là Giải thoát đạo. Hiện tại trong đây đều được nghĩa không phải Cụ tác pháp, nếu là Cụ tác pháp thì như Đối Pháp luận sao quyển 9 mà hiểu.

Luận: Trong giải thích Thánh trụ, nói: “Không, Vô nguyện, Vô tướng, Diệt định”, trong các luận chỉ có ba giải thoát môn là Thánh trụ, luận này thì lấy Diệt định, vì Vô tướng, tức là Đa trụ cũng ở trước Hữu trụ, các luận khác phỏng theo ba giải thoát mà tác pháp, luận này thì thông với thật mà làm luận không trái nhau. Lại nữa, tụ hội các điều Chánh mà làm Thánh, có thể chứng chánh pháp của Thánh gọi là Thánh trụ, tức là chỉ có ba giải thoát môn. Nếu trong Thánh nhân mà thành tựu gọi là Thánh trụ, thì Diệt định cũng vậy, còn lại Tứ thánh… không lìa Đạo đế. Hữu tâm hội chánh (hiểu rõ chân chánh) có nghĩa là Thánh, luận này là Diệt định vô tâm không có nghĩa Hội chánh, là chỗ các luận khác không có, luận này căn cứ theo thành thục mà có. Trong Thiên trụ, các luận chỉ có bốn Tĩnh lự, “hiện tại luận này thông với Vô sắc”, là lấy nghĩa Định tue bình đẳng. “Riêng nêu tên của chư Thiên”, là chỉ nói Tứ thiền, tức là các luận, như Đối Pháp quyển 11 nói. “Hoặc Hữu có nghĩa Vô lậu, thì trở lại Hữu cũng gọi là Thiên”, Vô sắc cũng vậy, trong đây thông với Vô sắc không trái nhau. “Lại nữa, phỏng theo Hữu quang tịnh gọi là Thiên, thì Vô sắc cũng có Định quang tịnh, cho nên gọi là Thiên, tức cũng là Thiên trụ. Như văn này thật ra là tác pháp, văn kia thì phỏng theo một nghĩa.

Luận ghi: “Lại nữa, trong lúc đó là Chí cực cứu cánh…”, từ đây trở xuống có ba mươi hai pháp, là Thắng đức của La-hán:

1. Chí cực cứu cánh, là Thắng đức thứ nhất.

2. Đến xứ quả Vô học gọi là Cực cứu cánh tất cánh vô cấu, là Thắng đức thứ hai.

3. Là chỗ ba cõi Hoặc tận của La-hán, rốt ráo chứng đắc biên tế của Phạm hạnh, là Thắng đức thứ ba.

4. Là siêu vượt Phạm hạnh của Hữu học hạnh, do chưa đến cùng cực, Vô học này thì đến biên tế, lìa các xiềng xích, lao ngục sinh tử trói buộc chúng sinh, vì như lao ngục mà Vô học lìa nó, là Thắng đức thứ tư.

5. Đã ra khỏi hầm sâu, là Thắng đức thứ năm.

6. Đã lìa bốn Bộc lưu rồi vượt qua hào sâu, là Thắng đức thứ sáu.

7. Đã lìa bốn Ách rồi có thể tồi phục Y-sư-ca kia đó là Chân thánh, là Thắng đức thứ bảy.

8. Ấn Độ có núi tên là Y-sư-ca, núi này cao mà lại chót vót, ví như Hữu đảnh phiền não cũng cao mà tối cực, bậc Vô học lìa Hữu đảnh hoặc này, như tồi phá Y-sư-ca, tồi diệt ngọn cờ treo cao, là Thắng đức thứ tám.

9. Nói tồi Ngã mạn rồi đoạn năm chi, là Thắng đức thứ chín.

10. Đã đoạn năm Phần kết trên rồi, gồm năm Phần kết dưới làm thành thục sáu chi, là Thắng đức thứ mười.

11. Thành thục sáu Niệm, cũng hoặc là sáu chi chỗ hành quỹ tắc… xưa nay thủ hộ bốn chỗ Y chỉ, là Thắng đức mười một.

12. Thủ hộ tứ y, là Y pháp bất y nhân, lại cũng thường khất thực, quét nhà xí, mặc áo… bốn chỗ y chỉ, lại cũng thủ hộ bốn Niệm trụ… gọi là Tứ y chỉ tối cực viễn ly, là Thắng đức mười hai.

13. Hữu học đã lìa các nẻo ác… Vô học này thù thắng hơn Hữu học kia, cho nên gọi là Tối cực viễn ly, lại hoặc lìa Tà hạnh, hoặc lìa Sát sinh… thù thắng hơn Hữu học chỉ một Đế thật, là Thắng đức mười ba.

14. Hiểu rõ không có Hư cuống, lại lìa Vọng ngữ, gọi là Đế thật, buông bỏ tâm hy vọng, là Thắng đức mười bốn.

15. Đến Chí cực vị cho nên càng không có tâm mong cầu, không có Bất dữ thủ, cho nên gọi là Bất hy tâm, không có Tư duy ô trược, là Thắng đức mười lăm.

16. Chỉ có Thiện tư duy và Vô ký, không có Bất thiện nhiễm ô trược tư duy, cũng không có Tà hạnh hành trược tư duy, cũng không có Sát sinh trược tư duy, bốn pháp trên đây là bốn pháp đầu trong mười Ác nghiệp đạo, cũng là sự lo lắng của Thân hạnh đã dứt mất, là Thắng đức mười sáu.

17. Ở vào Hữu học vị, thân bị cứng nhám, Vô học vị này thì thân thường được khinh an, sự lo lắng của thân hạnh đã dứt, tức là lo vui, tâm khéo giải thoát và Tue khéo giải thoát, là Thắng đức mười bảy.

18. Đắc Câu giải thoát hoặc chỉ có Tue giải thoát, độc nhất không có bạn bè, nói là Tối thắng cho nên gọi là Độc nhất, không phải cùng với Hữu học… làm bạn, gọi là không có bạn bè, là Thắng đức mười tám.

19. Chánh hạnh đã lập, là Thắng đức mười chín.

20. Là nhập Niết-bàn hạnh rồi mới lập, gọi là đã thân cận Vô thượng trượng phu, là Thắng đức hai mươi.

21. Hiểu rõ cùng với Phật đồng chứng Nhân không, thân cận với Phật, Phật là Vô thượng trượng phu, thành thục đầy đủ sáu Hằng trụ pháp cho đến Ý Chánh niệm chánh tri, là Thắng đức hai mươi mốt.

22. Hiểu rõ thường trụ sáu Hằng trụ pháp, sáu Hằng trụ pháp lấy ba pháp Xả, Niệm và Chánh tri làm Thể, người kia trong lúc đó lãnh thọ Tham dục… cho đến Ngu si đoạn dứt vĩnh viễn không sót, là Thắng đức thứ hai mươi hai.

23. Lìa ba bất thiện căn, tham sân si kia vĩnh viễn dứt tận, cho nên không tạo các thói quen ác, gần với các thiện, là Thắng đức thứ hai mươi ba.

24. Hiểu rõ đoạn ác tu thiện thì tâm đó chỉ có như Hư không và Tịnh thuỷ, là Thắng đức thứ hai mươi bốn.

25. Tâm đó như hư không thì không nhiễm, như Tịnh thuỷ thì không trược. Lại nữa, như hư không thì vô ngại, như Tịnh thuỷ thì minh tịnh, như Thủy không có bụi trần, như diệu hương chiên-đàn, rộng vì tất cả các Thiên đế Thiên vương mà cung kính cúng dường, là Thắng đức thứ hai mươi lăm.

26. Hiểu rõ như trong cung của Thiên đế có cây diệu hương chiênđàn, Thiên đế Thiên vương thường sinh cung kính. Lại nữa, thân của La-hán, hoặc như một cây Hương chiên-đàn, nói là Vô hoặc tự tại, thường vì Thiên đế mà cung kính trụ Hữu dư y Niết-bàn giới, là Thắng đức thứ hai mươi sáu.

27. Hiểu rõ đắc Hữu dư Niết-bàn thì vượt qua biển sinh tử, cho đến cũng gọi là gánh vác thân Hữu lậu tối hậu, là Thắng đức thứ hai mươi bảy.

28. Hiểu rõ thân này đắc Niết-bàn, chỉ gánh vác một thân, là chỗ dẫn các Uẩn của nghiệp phiền não đời trước, cho đến vĩnh viễn diệt Niết-bàn, là Thắng đức thứ hai mươi tám.

29. Hiểu rõ đắc Vô dư Niết-bàn, phải biết trong đó có các tướng như vậy, cho đến năm loại Dụng không thể tích trữ để thọ dụng các vật dục, là Thắng đức thứ hai mươi chín.

30. Hiểu rõ không tập quen gần năm loại Xứ sở, như vậy không thể vọng chấp Khổ lạc… cho đến Vô nhân mà sinh, là Thắng đức thứ ba mươi.

31. Hiểu rõ các pháp từ duyên mà sinh, không sinh vọng chấp. Lại nữa, cũng không thể kinh sợ tất cả các sự không đáng ghi nhớ, là Thắng đức thứ ba mươi mốt.

32. Đã hiểu rõ Phật pháp, nếu có người khác hỏi thì không chỗ nào chẳng biết, trong mười bốn các sự không đáng ghi nhớ không sinh kinh sợ. “Lại nữa, cũng không thể đối với mây giăng sấm chớp…” trở xuống, là Thắng đức thứ ba mươi hai. Vì hiểu rõ Vô ngã cho nên không kinh sợ. Đây là ba mươi ha loại công đức của La-hán.

Luận ghi: “Cũng như tất cả Danh cú văn thân, là chỗ chế tạo Văn chương, Chú thuật, Dị luận căn bản”, Văn chương Dị luận chắc chắn phải nương vào Danh cú… mới được thành, Thanh văn hạnh này phải nương vào giáo pháp tương ưng này, giáo pháp làm Căn bản cho Thanh văn kia, như Danh cú…

ĐỘC GIÁC ĐỊA THỨ MƯỜI BỐN

Độc giác địa, chủng tánh có ba loại người, hoặc một người có đủ ba chủng. Trong một người có đủ ba chủng, là tùy theo tánh tăng thêm mà nói, cho nên có ba chủng; hoặc một người phỏng theo ba nghĩa, cho nên nói có ba chủng. Trong Đạo có ba chủng:

1. Đạo thứ nhất, khi mới phát tâm, gặp Phật tu rồi một trăm kiếp, thành quả Lân giác. Luận này thì riêng nói trải qua một trăm kiếp rồi gặp Phật ra đời. Lại giải thích rằng: “Trong một trăm kiếp tuy có tu hành, nhưng chưa tu thiện xảo của Uẩn… đã trải qua một trăm kiếp rồi, gặp Phật nơi đời mới tu thiện xảo của Uẩn, tại thân sau mới thành đạo Lân giác.

2. Đạo thứ hai, trước gặp Phật thuyết pháp, tu không đầy một trăm kiếp, hoặc chín mươi kiếp, cho đến một kiếp tu tập rồi, đối với Noãn vị… tu tập thiện xảo của Uẩn… đối với thân này không thể chứng Sơ quả, hoặc từng nhà bảy lần sinh, một lần vãng lai một nhà… đối với thân sau đắc quả Độc giác…

3. Đạo thứ ba, gặp Phật tu tập rồi, đối với thân này đắc Sơ quả, hoặc bảy lần sinh từng nhà, quả của một nhà một lần vãng lai… lại tu thiện xảo của Uẩn… đối với đời đương lai, chứng quả Độc giác vô học.

Tập có ba chủng: một là Chủng thứ nhất cũng như văn. Hai là Chủng thứ hai tức là Dụng. Vì Đạo trước có hai chủng, cho nên Tập cũng có hai chủng.