DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN LƯỢC TOẢN
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 8

 (Bản Luận 21 đến 30)

BẢN LUẬN 21 THANH VĂN ĐỊA THỨ MƯỜI BA

“Chủng tánh địa thứ nhất của Du-già xứ thứ nhất”, là trong mười bảy Địa, Thanh văn địa đứng thứ mười ba, đây là lựa riêng với trước để phát sinh sau. Du-già xứ thứ nhất… là lựa riêng với Nhị thừa, vì ba Thừa đều có Du-già xứ thứ nhất. Du-già có bốn loại bất đồng, Du-già xứ là loại thứ nhất cho nên nói trước hết. Du-già là Quán hạnh, Chủng tánh là Chủng tử quán hạnh, Chủng tử có thể làm Hiện hành quán hạnh, làm Sở y xứ, cho nên nói Du-già xứ Chủng tánh địa trước hết, vì trong Du-già thứ nhất này có bốn Địa. Tiếp theo văn tụng nói: “Tánh… là một, là tên Chủng tánh địa của thế gian và xuất thế gian. “Tánh đầu tiên…”, trong tánh có bốn loại là Tự tánh, An lập, Chư tướng và Sổ thủ thú. Chủng tánh này có bốn loại bất đồng, cho nên nói “tánh v.v…”.

Luận: “Địa này lược có ba loại, là Chủng tánh, Thú nhập và Xuất ly tưởng địa”, Địa này tổng quát là ba loại. Nói “tưởng”, vì tưởng có thể khởi ngôn thuyết, ngôn thuyết tức là tên, từ Nhân đặt tên cho nên nói Tưởng. Trong đây muốn nói Địa này lược có ba loại:

  1. Gọi là Chủng tánh.
  2. Gọi là Thú nhập.
  3. Gọi là Xuất ly.

Hiện tại thuận theo phương pháp kết Tụng, chữ Tưởng bên dưới, lại cũng Tưởng tức là tên gọi. Từ trên đến đây, đã trình bày xong tên của ba Địa, phần kết dưới đây nói ba Địa của tên gọi này.

Luận: Trong giải thích Chủng tánh ghi: “Có Chủng tử pháp do hiện hữu”, Chủng tử pháp tức là Chủng tử của Niết-bàn chứng được. “Do hiện hữu”, là lựa riêng với nghĩa “đương hữu”. “Hiện” lựa riêng với “đương”, “hữu” lựa riêng với “vô”, nếu như thế thì Thắng quân đương hữu điều này làm sao thông? Giải thích: Do hiện hữu mà chướng của phiền não… có thể đoạn, cũng gọi là Hiện hữu. Đây là nghĩa của ba nhà, tùy thích ứng mà trình bày.

Luận: Tiếp theo ghi: “Liền có kham nhậm thì liền có thế lực”, có người nói, Kham nhậm là Chủng tánh của Tánh; Thế lực là Chủng tánh của Tập khí. Hiện tại nghĩ rằng điều đó không đúng, tại sao vậy? Vì Chủng tánh của Tánh vốn có thì cần gì nói gặp duyên, cho nên nói đều không đúng. Ý của luận này, Kham nhậm là có Tập chủng tánh của Chủng tánh; Thế lực, là Đạo chủng tánh. Năng đắc là đắc Hữu dư, có thể chứng Vô dư Niết-bàn, có thể sinh Hiện hành cho nên gọi là Chủng tử. Tiếng Phạm gọi là Đà-đô, Hán dịch là Giới, là nghĩa của Nhân; tiếng Phạm là Niết-phược-bà-phược, Hán dịch là Tánh, là nghĩa của Thể tánh. Căn cứ theo nghĩa thì mỗi mỗi đều khác nhau, đây là giải thích Chủng tử, thuyết minh nghĩa của ba nhà như trên đã trình bày.

Luận: Trong đáp Chủng tử ở tại Nhất tương tục, nói: “Nếu các pháp Dị tướng đồng thời có mà chuyển thấy Dị tướng kia mỗi mỗi đều riêng khác, chủng chủng tương tục, chủng chủng lưu chuyển, như vậy Chủng tử không phải đối với sáu Xứ mà có Dị tướng…”, ý trong đây nói: “Đoạn thứ nhất giải thích ngược, đoạn thứ hai chánh giải thích”. Từ câu “nếu pháp” trở xuống đến “Chủng chủng lưu chuyển”, đây là giải thích ngược, trong đây có ý nói: “Nếu Chủng tử cùng với Sở y của sáu Xứ riêng khác, thì Tướng có thể là chủng chủng tương tục và chủng chủng lưu chuyển, như mười Sắc xứ và tám Thức xứ”, như vậy Chủng tử không phải đối với Lục xứ mà có riêng Dị tướng, cho nên biết ở tại Nhất tương tục, như trong Nhiếp luận giải thích. Trong đó không giống như Bồ-tát, cho nên không nói sáu Xứ thù thắng, chỉ nói sáu Xứ mà thôi.

Luận: “Đạt-tu Miệt-lệ-xa”, Hán dịch là ưa thích cấu uế. Chánh chí tức là bốn quả, có thể gọi là Chánh hạnh chánh chí.

Luận: Trong giải thích Thắng xứ tịnh tín, nói: “Hạnh trước tăng thượng các Thanh tịnh tín”, cho rằng Tín là Hạnh trước của Kiến đạo nhập tướng.

Luận: Trong giải thích pháp giáo trụ lâu, nói: “Nên biết nói chánh nghĩa Thắng pháp kia làm lý chứng đạo…”, đây là có ý thuyết minh chánh pháp nội trong năm trăm năm, vì có chánh pháp làm chứng.

Luận: Trong giải thích Ý luật nghi, “từ phòng hộ cho đến chỗ có Tham và âu lo”. Âu lo này không phải căn khởi, vì lo đời sống khổ nhọc, cho nên ý đó nói Khổ.

Luận: Trong ăn biết lượng, nói: “Vì Đoạn cho nên Thọ, vì khiến cho Thọ mới sẽ không sinh lại nữa”, vì Đoạn cho nên Thọ tăng lên, Thọ tăng thượng mới không sinh lại nữa. Lại nữa, vì Đoạn cho nên Khổ thọ, Khổ thọ mới không sinh lại nữa.

Luận: “Hoặc qua hoặc lại…” đến quyển sao 2… giải thích rộng.

Trong phần luận ưa thích xa lìa, “Vô đảo tu trị nghiệp ban đầu đã xong”, là tu trị nghiệp sơ phát tâm, tức là xuất gia. Biên tế ngoạ cụ, đồ nằm cực ác gọi là Biên tế ngoạ cụ.

Luận: “Như chỗ sinh các tạp uế trong nước, như trâu quậy, tiếng ốc, chó chạy…”, là nói rằng, Phật pháp như nước, Tỳ-kheo phá giới cũng như trong nước có nhiều tạp uế như trâu quậy… lại cũng như tiếng chó tru giống như thổi vỏ ốc, rõ ràng như có tiếng chó chạy. Phá giới cũng vậy, thí dụ những thứ đó.

Luận: “Nếu sống nơi không nhàn rỗi, hoặc người có phóng dật, thì sinh vào xứ có nạn”, là y theo bản tiếng Phạm nói: “Sống nơi không nhàn rỗi”, là ở nơi đó không nhàn rỗi để nhập đạo, như thế gian nói “không rảnh làm việc này”.

 

BẢN LUẬN 22 (Quyển sao)

Luận: Trong giải thích Xuất thế gian ly dục, nói: “Người tự có thể lìa trói buộc, tự có thể giải thoát, đắc trí Vô lậu… lìa trói buộc của Hữu lậu”, tức là Vô gián đạo khi đoạn phiền não kia mà đắc Vô vi, là khởi Thắng giải tâm sở; “Tự đắc giải thoát”, tức là Giải thoát đạo.

Luận: Trong giải thích Giới luật nghi, hiện tại trong nghĩa này chỉ y theo Bí-sô luật nghi mà nói, là “khéo có thể phòng hộ…”. Tại sao không nói Bí-sô ni…? Vì không thể nhập Thánh đạo, người phần nhiều thành thục pháp Cụ túc giới chỉ Bí-sô mới có, ngoài ra đều không được như vậy, cho nên không nói Bí-sô ni.

Luận: “Đối với chỗ nên làm, đối với như chỗ làm”, là Sự nên làm, lựa riêng với các bạn ác là sự không nên làm; “đối với như chỗ làm”, tức là như chỗ làm của các thiện trượng phu khác như vậy mà làm.

Luận: “Hoặc đối với Như pháp mà tuyên bạch, thêm hạnh trụ từ bi triển chuyển Dữ dục”, đây là khi làm pháp sự, đối với Như lý mà tuyên bạch với đại chúng, nên trụ Từ tâm mà thọ Dục của người kia.

BẢN LUẬN 24 (Quyển sao)

Luận: “Trong bốn phần ban đêm, qua một phần thứ nhất là phần đầu của ban đêm…”, là cõi thế tục kia, ban ngày và ban đêm, mỗi mỗi đều lập bốn phần. Ngày và đêm trong Phật pháp mỗi mỗi đều lập ba thời, lấy ba thời nhiếp bốn phần, từ đầu hôm đến cuối hôm, trải qua một phần thứ nhất, gọi là Sơ thời; từ cuối hôm đến trước đầu hôm, trải qua một phần cuối, gọi là Hậu thời; khoảng giữa hai phần, gọi là Trung thời của đêm. Ngày cũng vậy, trong đây là thuận theo thế tục.

Luận: “Chỗ đi kinh hành”, là đối với rộng và dài, xứng với độ lượng của nó cho đến tương ưng với Thân nghiệp. Người Ấn Độ ăn nhiều bơ sữa, thức ăn đó khó tiêu, làm một Xứ sở, lượng không lớn không nhỏ, hoặc lộ hoặc ẩn, trong đó qua lại suy nghĩ hoặc làm cho tiêu xứ sở của thức ăn, sự tới lui trong đây, là chỗ có Thân nghiệp như pháp.

Luận: “Trong giải thích tư thế ngồi yên, ngồi Kết-già-phu, thân ngay ngắn, chánh nguyện an trụ trong Bối niệm. Kết-già-phu, dung mạo đôn hậu thanh tú, lựa riêng khác với Không toạ không thể Kếtgià-phu. Như dưới đây quyển 30 nói có năm “lại nữa”, giải thích thân sinh khinh an… là thân ngay thẳng; giải thích thân mệt nhọc, là có ý nói chánh niệm do ngay thẳng chánh trực, vì không bị hôn trầm thuỳ miên phiền nhiễu, không bị ngoại cảnh tán động, cho nên chánh nguyện khác với tà nguyện, Tâm không có niệm ác nào khác. An trụ Bối niệm thì tâm đắc Niết-bàn; niệm cầu xuất thế thì trái nghịch sinh tử, cho nên nói Bối niệm. Chỗ tâm trái nghịch sinh tử, là niệm an trụ Vô lậu Niết-bàn, cho nên Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã nói: “Trụ vào Đối diện niệm, thì Đối diện niệm này liền trái nghịch sinh tử niệm mà ưa thích Niếtbàn, như quyển 30 tự sẽ nói rộng.

Có hai “lại nữa” giải thích: một là giải thích như trên, hai thì nói trụ Định mà trái nghịch với Bất định, cho nên tâm Niết-bàn niệm không khác với Niệm thì không khởi tội lỗi, thường lấy Chánh niệm làm Đối diện mà an trụ. Trong giải thích pháp Thuận chướng, là Tịnh diệu tưởng, là thuận Tham cái, Sân khuể này tương thuận với Sân khuể kia, Hắc ám tương thuận với Hôn trầm và Thuỳ miên cái, thân thuộc và quốc độ bất tử; Tầm tư thuận với Trạo cử cái, truy nhớ khi xưa cười vui… thuận với Ác tác, cho đến ba đời thuận với Nghi.

Luận: Đáp câu “khi kinh hành, từ vài chướng pháp mà tu trong tâm đó” nói: “vì có Minh câu tâm và có Quang câu tâm”, là các loại như: thuỷ, hoả, sao, trăng, dược thảo, châu báu là duyên của Minh, Minh tâm này gọi là Minh câu tâm. Một loại mặt trời là duyên của Quang, Quang tâm này gọi là Quang câu tâm, vì mặt trời có thể phát sáng những nơi che khuất mà khiến cho nhìn thấy, ngoài ra mặt trăng… thì không thể như vậy.

Luận: Đáp câu “trong khi ngồi yên thì tu tâm”, nói: “Hoặc là quán xương, hoặc quán nó móc dính nhau, hoặc quán khoảng giữa xương và móc dính.

Luận: Lại nói: “Tướng hiền thiện của Định”, là tướng Định đoạn bốn Cái này, gọi là Hiền thiện định.

Luận: “Trong giải thích Nghi”, nói: “Đối với đời quá khứ là đã từng có, hay là đã từng là không”. Sở vi trong đây, câu nói thứ nhất “Bất như lý tư duy, thì ba đời đều nêu”; nghi Hữu và nhân duyên Hữu của ba đời, thì ba đời đều nêu ra. Chỉ nghi trong Hữu và Vô, là chỉ đối với quá khứ mà nói hiện tại và vị lai, là có ý gì? Nói rằng: “Như luận rộng có nói sơ qua, thì trước và sau đều nêu ra ba đời”. Trong đây chỉ nêu ra quá khứ, giải thích phớt qua hiện tại vị lai, luận lược bỏ cho nên không nói. Lại nữa, hiện tại thì hiện hữu, không thể nghi là Hữu hay Vô, pháp vị lai thì bất định, Hữu hay Vô thì khó suy. Lại nữa, hiện tại nói đắc Chánh kiến, thì quả vị lai sẽ đoạn, cho nên không nên nghi ngờ vị lai Hữu hay Vô, vì quá khứ không đồng với hiện tại và vị lai cho nên nói thiên về nghi Hữu vô, nhưng thật ra thông với ba đời.

Luận: “Ngã đối với quá khứ đã từng có cái gì, tại sao đã từng có? Trong đây có hai tư duy: một là Tư duy quá khứ đã từng có pháp gì, hai là Tư duy pháp của quá khứ từ đâu mà đến. Tức là câu thứ nhất hỏi Thể của pháp, câu thứ hai hỏi Dụng của pháp. Quá khứ đã như vậy, thì hai đời kia cũng căn cứ theo đây.

Luận: “Lại nữa, cũng vì hộ trì các ngoạ cụ cho nên thuận theo uy nghi của thế gian…”, trong đây có ý nói, kinh hành hết phần đầu hôm, phần cuối đêm không khiến cho kinh hành, đầu hôm kinh hành không để cho đi xa, hoặc đến chỗ đi kinh hành ban ngày, sợ có đạo tặc mất ngoạ cụ cho nên dẫn dắt khiến cho kinh hành. Lại nữa, tuy trong ban đêm, nhưng uy nghi cần phải chân chánh, cho nên thuận theo uy nghi của thế tục mà đầu hôm đi kinh hành. Lại nữa, đầu hôm đi kinh hành của thế tục cũng thích hợp với Tăng đi kinh hành đầu hôm, đây là thuận với uy nghi của thế tục cho nên đồng lấy đầu hôm. Kinh hành có hai nhân duyên: một là hộ trì ngoạ cụ, cho nên không đi xa, vì thuận theo thế tục; hai là vì thuận theo thế tục cho nên kinh hành ban ngày.

Luận: Trong giải thích Tư duy khởi tưởng Xảo tiện mà nằm, nói: “Như con nai rừng”, là nai rừng sợ người giết hại, ngủ không an ổn, chỉ khéo ngủ cho qua đêm, con người khi đi nằm cũng nên như vậy.

Luận: “Cuối đêm”, là trong bốn phần, trải qua một phần cuối của đêm gọi là phần sau của đêm. Trong một đêm chỉ có bốn phần, nhưng qua một phần cuối thì liền đến trời sáng, tại sao gọi là đêm? Trong đây nói, qua một phần cuối, là trong bốn phần, thời gian xâm nhập vào một phần cuối gọi là “qua”, không phải một phần cuối đã không có mà gọi là qua. “Qua” có hai loại:

  1. Thời gian mới xâm nhập vào gọi là qua, tức là văn của luận này.
  2. Sự việc đã xong gọi là “qua”, như sáng qua tối.

Trong đây thì “nhập vào” gọi là “qua”. Nếu có thể kham ba thời nhiếp bốn phần thì Hậu phần này tức là Hậu thời. Trong bốn phần của ban đêm, hướng về trước lấy hơn một phần gọi là qua, là một phần hướng về trước mà qua, không phải hướng về sau mà qua, cho nên câu văn “nửa đêm” nói trong ban đêm, phân đêm ra bốn phần, nửa đêm hơn một phần, đây là Trung thời, qua một phần thời gian đầu. Lại nữa, trong Trung thời, thời gian đã nhiếp phần, cũng trở thành hơn một phần, tức là nhiếp nhiều hơn phần thứ hai, phần nhiều hơn của phần thứ ba thì lấy làm thành Trung phần thời.

Luận: Trong giải thích hoặc đi qua hoặc trở lại nhưng an trụ trong chánh tri, có bốn câu nghĩa:

  1. Tự đi qua hoặc trở lại nhưng an trụ trong chánh tri.
  2. Chỗ phải đi qua hoặc trở lại nhưng an trụ trong chánh tri
  3. Đi qua hoặc trở lại nhưng biết thời.
  4. Như thế như thế mà đi qua hoặc trở lại.

Trong đây, nghĩa thứ hai, và thứ tư, có gì khác nhau? Tức là trong giải thích lại dưới đây, nói: “Như Sắc loại của nó, động hay dừng, quỹ tắc, lễ thức, uy nghi, đều phải qua lại Sắc loại này, tức là cùng với loại thứ nhất khác nhau. Loại thứ hai thì chỉ có gia thuộc kia có thể phải qua lại, có năm loại gia thuộc không thể qua lại. Loại sau cùng thứ tư, nếu phải qua lại với gia thuộc, thì tự có quỹ tắc và lễ thức thì có thể qua lại, nếu không có thì không thể qua lại, lấy chỗ này làm khác nhau với loại thứ hai.

Dưới đó là các môn xem nhìn, đều có bốn câu, căn cứ theo Tác pháp này thì câu thứ hai đều đồng, gia thuộc kia là có thể như thế hoặc không thể như thế; câu thứ tư có thể hiển trong có thể như thế mà xuất ly của câu thứ hai.

Luận: “Tăng-khư-chi”, dịch là Thượng y, tức là y mặc bên trên, như bức tường thấp bên ngoài, thì y này cũng vậy, mặc ở bên ngoài cùng, mặc hướng lên trên cùng, gọi là Thượng y.

Luận: “Hoặc sáu mươi điều trở xuống đến chín điều”, trong đây, các Bộ đều không có Thượng y này. Luận này thì hợp chung lên cùng cực là sáu mươi điều, y chín điều thì các Bộ cùng thừa nhận, hoặc nói như vầy: “Sáu mươi điều, hoặc được tối đa là một trăm năm mươi điều”.

Luận: “Mỗi mỗi đều có Trung y, hoặc có Hạ y”.

Thuật rằng: Trung y tức là Ôn-đa-la-tăng-già, trước kia gọi là Uấtđa-la-tăng-già, cũng gọi là Thất điều, nay gọi là Trung y, mặc dưới Đại y và trên Hạ y năm điều thì gọi là Trung y, cũng gọi là Trung ủng, vì có thể ủng hộ cho thân ở bên trong đó; Hạ y tức là năm điều, mặc thấp nhất. Giải thích thêm pháp của ba Y. Lại nữa, Y có Trung và Hạ, cho nên gọi là Trung hạ y. Nếu như thế thì tại sao không có Thượng y? Biết rõ ba Y trong đây mà luận thì Thượng y tức là Tăng-già-chi.

Luận: Trong ăn và nếm, tại sao bánh… thì gọi là ăn, sữa… thì gọi là nếm”? Có thể nhấm nuốt thì gọi là nếm, không thể nhấm nuốt thì gọi là ăn, vì bánh… là thật thực phẩm, có thể nhai nuốt thì gọi là ăn, không thể nhai nuốt thì gọi là nếm; hoặc nói khắp hết ăn và nếm không khác nhau, phải nên theo tình của thế tục mà kiến lập.

Luận: Trong giải thích Thứ đệ, “không nên đến những nơi có gia đình xưa nay phỉ báng mà không thể hồi đầu”, là quyết định không có thân tình, hoặc người thiện căn chưa thuần thục.

Luận: Trong giải thích “như thế nào là chỗ nên đến”, là không bị đoạ trên đỉnh núi. Núi và đỉnh núi, như thế nào gọi là bị đoạ? Chữ “đoạ” trong đây là rơi vào một tình thế, không phải là rơi rớt xuống, không phải khiến cho rớt trên đỉnh núi xuống.

Luận: “Phải theo thí dụ mặt trăng”, là mặt trăng mát mẻ có thể lợi ích con người, vào nhà của thí chủ thì thân có mát mẻ, lợi ích cho thí chủ, cũng gọi là như mặt trăng.

Luận: Trong tự giữ tâm, nói: “Không phải không có Tue xả”, rộng nói cho đến “phải nên nhanh chóng mà không nên trì hoãn”, trong đây có ý nói, mỗi người đến nhà thí chủ thì không cần mong cầu bố thí, không phải không có Tue thí mà liền đến. Không nên không có Tue thí như vậy, là keo kiệt không bố thí, nếu không bố thí thì không đến, không nên làm chuyện như vậy, không phải không thí mà liền không đến, nếu khi đến thì cho đến nhanh chóng không được trì hoãn.

Luận: “Không nên mở nút”, là không nên không cột nút. Sư Pháp nói: “Y Dà-đà có nút, không nên mở mà nên cột nó, cũng phải không xứng, không cao không lệch, y không hở ra.

Luận: “Không như vòi voi”, là không buông rủ góc áo Ca-sa như vòi voi, phải vắt lên cánh tay như vòng hoa của cây Đa-la, cây nở ra hoa, góc y cũng vậy. “Đều không nên như đầu rồng”, là tuy vắt lên cánh tay, nhưng không nên đầu góc y cao như đầu rồng, không phiền phức như tai thỏ, y Ca-sa đặt cong vào trong theo khuỷu tay, tương tợ như hạt đậu tròn.

Luận: “Không nên cắn bứt mà ăn thức ăn”, là không dùng tay cầm chuyền thức ăn.

Luận: Trong giải thích “qua lại và thứ đệ”, bắt đầu từ câu nói: “Nếu như có một y chỉ, thì như vậy làng ấp…” trở xuống, đến “như vậy khất thực rồi trở về bản xứ”, là giải thích hai pháp đi đến và trở về, thì phải tự mình đã biết đi đến và trở về… mỗi mỗi đều có bốn Tác pháp, bây giờ lại Tác đi đến và trở về. Đi đến và trở về… là Thứ đệ pháp, xuống đến môn xem nhìn thì tức là Bất cụ tác, căn cứ theo đi đến và trở về… thì có thể biết, căn cứ theo trong môn xem nhìn thì có ít phần cũng làm, phần còn lại thì nên tìm đọc và phối hợp. “Lại nữa, đối với như vậy”, trở xuống đến “không thể hồi đầu”, là giải thích chỗ không nên đến, tiếp theo đó đến, “hoặc là của thương chủ”, là giải thích nơi chỗ có thể đến; tiếp theo đó đến “nếu có phẫn nộ hoặc cạnh tranh, thì cũng không nên đến”, là giải thích thời nên đến; tiếp theo đó cho đến “kiên chấp đồ ăn ngon ở xa mà thọ dụng”, là giải thích nên như nơi chỗ mà đến.

Từ trên đến đây, giải thích “đi đến và trở về” đã xong. Tiếp theo lại lấy thời gia đã qua hoặc thời gian đang đến… cho đến có thể nhiếp Phạm hạnh, có thể khiến cho các Ác tầm tư hiện hành đến nay, thuyết minh hai pháp nhìn và xem, trong đó có hai phần: một là thuyết minh nên thấy, hai là thuyết minh không nên thấy. Thuyết minh nên thấy, là đối với “thời gian đã qua” trở xuống, đến “không nên xem coi” trở lại, là loại thuyết minh không nên nhìn xem, tiếp theo sau là loại nên nhìn xem.

Lại nữa, “không nên động thân, múa tay, lắc đầu…” trở xuống, đến “đoan nghiêm mà ngồi” trở lại, loà tổng thuyết minh hai pháp co và duỗi, trong đây chỉ phán những điều không nên, không thuyết minh các sự nên làm, căn cứ theo các sự trên mà làm.

Lại nữa, “không nên mở nút, không cao không lệch” trở xuống, đến “hoặc nơi thung lũng, hoặc nơi vực thẳm” trở lại, là thuyết minh hai pháp trì y và trì bát, trước đó có hai phần là thuyết minh trì y và thuyết minh trì bát. “Từ câu “không nên mở nút” trở xuống, đến “mà mặc pháp phục” trở lại, là thuyết minh trì y, tiếp theo sau nữa là thuyết minh trì bát.

Lại nữa, “nên thứ tự thọ dụng ẩm thực” trở xuống, đến “không nên cắn bứt thức ăn mà ăn” trở lại, là thuyết minh bốn pháp ăn uống nhai nếm, trong đó là thuyết minh chung không phải là thuyết minh riêng, tùy theo văn mà tư duy.

Lại nữa, “từ nhà thí chủ trở về trụ xứ, đối với phần ngày và phần đêm” trở xuống, đến “luôn luôn trụ tại chỗ mà luyện tập kinh hành” trở xuống, là thuyết minh hai pháp đi và đứng.

Lại nữa, “đối với chỗ ở, trụ xứ, tự viện hoặc phòng ốc của mình” trở xuống, đến “như pháp mà thức ngủ” trở xuống, đoạn thứ nhất thuyết minh hai pháp ngồi và nằm, trong đó có hai phần:

1. Thuyết minh ngồi. Từ câu “như vậy đối với tự mình” trở xuống, đến “mà ngồi yên” trở lại, là thuyết minh ngồi.

2. Đoạn sau là thuyết minh nằm.

Lại nữa, “đối với phần ban ngày và phần đầu của ban đêm” trở xuống, đến “hoặc vì tu đoạn mà nhàn cư im lặng” trở lại, là lược thuyết minh hai pháp nói và nín, trong đó có hai phần, căn cứ theo văn có thể biết.

“Khi tư duy pháp”, cho đến “tu tập không gián đoạn ân cần tôn trọng tu tập” trở lại, là rộng thuyết minh nói và nín, văn cũng có hai phần, căn cứ theo trên có thể biết.

Kế tiếp, “lại đối với khi nóng cực độ” trở xuống, đến “đều là trừ khiển trở lại”, là giải thích mệt nhọc tu hành.

Luận: “Lại nữa, đối với Thiện phẩm trước khi chưa tiến nhập” trở xuống, đến “như vậy gọi là chánh tri mà trụ” trở lại, là trong đây có ý thuyết minh khi chưa thành thục thì chỉ gọi là chánh tri, khi Thành biện trở đi thì gọi là chánh tri mà trụ, căn cứ theo văn mà suy nghĩ, câu này sư chưa viết.

Lại nữa, “phải biêt trong đây hoặc đi đến…” trở xuống, là thuyết minh hai pháp đi và đứng, nhiếp các môn trước, pháp Năng nhiếp này không phải đi và đứng ở trước, là nói: “những việc đi đứng gọi là đi”, không phải đứng đi gọi là đi; đứng vào nơi chỗ gọi là đứng, không phải trước đó gọi là đứng, cho nên được Nhiếp pháp, không có phương hại.

Luận: “Hoặc khi nằm, hoặc khi nín, hoặc khi đứng, là ý nghiệp”, trong đây thì nằm nên ở tại thân nghiệp, vì khi nằm thì biết rõ tướng trước hết cho nên gọi là ý nghiệp, không phải nằm là ý nghiệp.

Luận: Khi y theo đi đứng thì có bốn nghiệp, Chánh niệm là một, Bất phóng dật là một, đáng nên làm mới làm là một, đối với Hiện sinh và Hậu sinh không có tội là một, vì đắc hoặc chưa đắc Tập tư lương là một, hiện tại như văn mà phối hợp.

BẢN LUẬN 25

Hai mươi loại Tưởng này, như Tạp Tập sao và Đại Trí Độ luận nói.

Luận: “Lại nữa, có thể chứng đắc ba Quả mà không nói Quả thứ tư”, là vì Lậu tận thông tức là trong Quả thứ tư mà thành, hợp chung lại nói, ở đây không luận.

Luận: Ba Thần biến:

  1. Thần lực thần biến, tức là Thân thông.
  2. Ký thuyết, tức là Tha tâm thông, vì biết tâm người khác thọ ký.
  3. Giáo đạo, tức là Lậu tận thông, có thể nói là ba nghiệp, như Tạp Tập sao quyển 1.

Luận: “Giải thích Giáo thọ, Giáo giới” và nhiều chỗ khác nữa, là bốn Giáo thọ nghiệp, trong đây tổng thuyết minh, còn lại là luận riêng. “Bốn Giáo thọ… không trái nhau”, như thuyết minh nghĩa của bốn Giáo thọ… nên xem xét thuyết này.

Luận: “Tuyên thuyết Tương ưng, Trợ bạn, Tùy thuận, Thanh cao…”, Tương ưng là cùng với Lý tương ưng, tức là Trí của Duyên như vậy. Trợ bạn là các pháp Tâm và Tâm sở đồng thời. Tùy thuận tức là Hữu lậu gia hạnh trí vì tùy thuận Chánh trí. Thanh cao là lựa riêng với những lời nói trược loạn. Hữu dụng là đắc Niết-bàn xứng với lời nói không trái nhau. Ưng thuận gọi là Câu… là chỗ có ngữ ngôn.

Luận: “Do kia mà thành thục tám chi như vậy”, tức là từ câu “Lại nữa, ngôn luận này xứng với thời mà phát” trở xuống, hoặc câu đầu ở trước giải thích “nếu có thể trong cử chỉ can gián có tám” là câu hỏi.

Luận: “Phải biết do nhân duyên này” tức là bốn chữ “lại nữa” kế trước.

Luận: Chánh sĩ là bốn Hướng, Chánh chí là bốn Quả. “Tại sao gọi là Văn, Tư chánh pháp”? Là Văn tue, kế dưới đây rộng giải thích Tư tue, sau đây giải thích riêng Khế kinh, đó là Trường hàng, như Đối Pháp luận sao quyển 12 rộng giải thích. “Trong đây mười hai phần giáo bao gồm tàng thu các lý do chưa liễu nghĩa”, sư Pháp nói: “Không phải kinh chưa liễu, mà người nghe chưa liễu”. Đây là chỗ chưa nghe được.

Luận: “Do ba Lượng cho nên như thật quán sát là do Chí giáo lượng”, trước kia gọi là Thánh ngôn, bây giờ gọi là Chí giáo tức là Giáo đã đến cùng cực là Lý chí cực thì không có hỏi nội hay ngoại đều gọi là Chí giáo. Nói “trước kia gọi là Thánh ngôn”, tức là không phải như vậy, vì trong ba mươi hai loại Ngôn thì Thánh ngôn có mười sáu loại, đâu cần phải Phật ngữ gọi là Thánh ngôn. “Lấy tướng đầu tiên gọi là Thánh” tức là Phật Bồ-tát. “Bây giờ nói Chí giáo” tức là không lựa riêng Tướng.

Luận: “Do các pháp kia bản tánh xứng như thế” là vô thỉ đến nay tự tánh xứng như thế, không chờ nhiều duyên mà pháp tánh xứng như thế là đạo lý của Pháp tướng.

Luận: “Hoặc tức như vậy, hoặc khác như vậy, hoặc không phải như vậy”, câu “hoặc tức như vậy”, tức là Hỏa… lấy sự thiêu đốt làm Tướng. Tự tánh của Hỏa “hoặc khác như vậy”, tức Năng thiêu là Dụng của Hỏa. “Hoặc không phải như vậy”, là Dụng nóng rực… đó là tướng của Hỏa mà làm Hỏa. Lại nữa, “hoặc tức như vậy”, là Hỏa lấy ấm nóng làm tánh. “Hoặc khác như vậy”, đó là Dụng rất nóng rực, là tướng khác với Thể của Hỏa mà làm Hỏa. “Hoặc không phải như vậy” là không phải không lấy ấm nóng làm Hỏa.

Luận: “Luận ngõ tắt của dâm nữ”, là dâm nữ có nhiều chỗ ở trong ngõ tắt đường hẻm, là nói sự việc dâm nữ hành dâm.

Luận: Trong giải thích Bố thí, nói: “Giáo dẫn đến lợi ích an lạc, thì đâu có khác gì Bố thí”?

Thuật rằng: Nói Lạc gọi là Giáo, thân làm việc để khuyến khích gọi là Dẫn.

Luận: “Là chỗ hiện hành sự của chư Bồ-tát, không phải trong nghĩa này có ý thừa nhận Bố thí…”, Ý trong đây là thuyết minh Bồ-tát khi dùng hữu tình số và vật thí ở trước, thì phải có Tình của Sở dụng thí, sự Hoan hỷ mới là Thí của Dụng, không phải chúng sinh kia ganh ghét hận thù, Bồ-tát vì muốn được chỗ thừa nhận của tự ý mình mà liền dùng Bố thí. Văn đọc dài xuống.

Luận: Văn ghi: “Mã não và biện thạch tức là một vật”, vì đá mã não có hình tượng hoa văn của móng chim chân thú. Một đoạn văn này đồng.

Luận: “Trong thế nào là tướng Thí, là Vô tham đồng thời hành với Tư…”, đây là thuyết minh Thể của Thí, luận này lấy Vô tham đồng thời với Tư chỗ phát nghiệp thân ngữ ý, cùng với Đối Pháp trái nhau, như phần Sao hội của luận đó nói.

Luận: “Hoặc Tự tương tục, hoặc Tha tương tục”, là hoặc tự bố thí, hoặc khuyến khích người khác bố thí. Thí này rộng đồng với Tạp Tập.

Luận ghi: “vì trang nghiêm Tâm”, là đắc tâm Vô lậu. “Làm Trợ bạn Tâm”, là Từ Tác ý, Vô lậu Tác ý…

Luận: Trong giải thích thành thục Diệu tue, nói: “Câu sinh giác tue và Gia hạnh giác tue”, tức là Sinh đắc thiện, và Phương tiện thiện.

Luận: Trong giải thích hai Đỗ-đa, kinh tương tợ trái nhau. “Khamđỗ-đa” trước kia gọi là Đẩu-lẩu, Đẩu-lẩu là Trần cấu. Lại cũng gọi là tẩy trừ thân tâm, cũng gọi là tu trị tâm. Ba y đã giải thích như trước. “Ba An-đát Bà-tham”, An-đát gọi là Nội, Bà-tham là Y, y này thông với hai y trước, đáng lẽ đều gọi là ba y.

Luận: “Thuý y”, các sợi lông nhỏ dòn bở gọi là Thuý, các thứ lông nhỏ của chim hay thú đều gọi là Thuý, sợ làm ba y vô giá trùng điệp, cho nên lấy lông thuý dòn bở mà làm. Mười hai Đỗ-đa, ăn có bốn loại, y có ba, ngồi có năm, hiện tại là trình bày tên, và trong phần giải thích sau, phân ra mười hai phần, vì mở riêng chỗ thường kỳ ngồi thẳng và như thường ngồi làm hai cách ngồi, đây chỉ là một thường ngồi mà không nằm, như trong kinh Thập Nhị Đỗ Đa nói. Sau đây là trong Trừ chướng và rộng giải thích, tuy khai mở riêng Trừ chướng riêng, nhưng cũng vẫn là một.

Luận: “Giải thích như vậy sáu thứ Khả lạc, Khả ái… trong Nhu hoà”, tức là sáu pháp Hoà kính, ba nghiệp trước là ba Hoà kính, hoà đồng Thọ dụng làm một, đồng với Giới và Kiến mỗi mỗi làm một, cho nên cả thảy là sáu thứ. Trong hoà đồng Thọ dụng, đầu tiên là tổng giải thích. Từ câu “phàm là chỗ muốn ăn” trở xuống, thì giải thích hoà đồng; từ câu “như pháp chỗ thu hoạch được” trở xuống, là thuyết minh Thọ dụng. Lại nữa, trong đây giải thích riêng sáu thứ Tạp trụ, bắt đầu giải thích riêng.

 

BẢN LUẬN 26 DU GIÀ XỨ THỨ HAI

Luận: “Người bảy lần sinh…”, như Đối Pháp luận sao rộng nói.

Luận: “Nhà nhà là trên cõi trời từ nhà đến nhà…”, có hai thuyết:

1. Nan-đà nói: “Là hai cõi trời người, hoặc sinh qua hoặc sinh lại”.

2. Chánh pháp tạng nói: “Hai sinh nhà nhà, là chỉ ở trên cõi Thiên, hai sinh qua lại,một trong khoảng giữa chỉ có thọ Thiên hữu lậu”, cùng với Đối Pháp trái nhau, như trong Hội đó nói.

Luận ghi: Thời giải thoát có năm chữ “hoặc” tức là năm người thứ tự phối hợp.

Luận: “Lại nữa, Tham triền này trụ tại trong thân”, kinh văn tương tục cho đến “làm chỗ chế phục của pháp Khả ái và không thể chế phục pháp Khả ái kia”, trong đây có ý thuyết minh bị Tham triền bị Cảnh trói buộc tâm, không phải tâm có thể chế phục cảnh, như Tham trong Sân mạn dưới đây, căn cứ theo văn này mà giải thích. “Trong giải thích Quảng Môn sau đây, không giải thích Đẳng phần bạc trần hạnh”, trên có thuyết minh đầy đủ câu này, cho nên lại lược bỏ không nói.

Luận ghi: “Hiện tại trong nghĩa này, nên biết chỉ nói Chủng tánh Thanh văn thừa…”, trong luận này thì thuyết minh Thanh văn địa, là chỉ lấy Thanh văn ngay trên chủng tánh loài người.

Luận: “Trong giải thích Hữu phân biệt và Vô phân biệt ảnh tượng …”, như Đối Pháp luận quyển 11 Sao hội, trước đó sư Pháp nói: “Hữu phân biệt và Vô phân biệt đều ở trước Kiến đạo; Sự biên tế thì ở tại Kiến đạo, Sở tác thành biện thì tại Vô học đạo”. Trong luận này thì khác với giải thích trên.

Luận ghi: “Người kia trong lúc đó đối với Sự sở tri như hiện lãnh thọ thắng giải mà chuyển, tuy Sự sở tri kia không phải hiện lãnh thọ hoà hợp…”, trong đây có ý, thuyết minh Đồng phận ảnh tượng, Sự sở tri trong Định đó, nếu như hiện lãnh thọ tương tợ trong Thật định, là Thật cảnh trước khi chưa hiện lãnh thọ. Lại nữa, cũng không phải cùng với vật ngoại cảnh tương tợ, tuy xuất hiện trong Định, nhưng cùng với thật cảnh bên ngoài tương tợ, vì lãnh thọ thắng giải cho nên gọi là Ảnh tượng sự sở tri đồng phận.

Luận: “Lại nữa, cũng gọi là Tam-ma-địa khẩu”, là Cảnh có thể sinh tâm, cũng như miệng bình đổ vật ra.

Luận: Trong giải thích Sở tác thành biện ghi: “Chỗ có Tác ý của các duyên Ảnh tượng đều được viên mãn, cho đến được Chuyển y, cho nên siêu vượt Ảnh tượng…”, trong đây có ý rằng, tức là có Ảnh tượng vô phân biệt đều chưa chứng Chân như, đều có Ảnh tượng nhập Kiến đạo, gọi là Sự biên tế tận như Sở hữu tánh, hiện tại thì đến Sở tác thành biện của Vô học, đắc Chuyển y, chứng Viên mãn vô lậu, siêu vượt Ảnh tượng thì tâm Vô lậu không có Ảnh tượng. Đối Pháp luận ghi: “Ảnh tượng vô phân biệt, là Nội chân chứng trí, và Hậu sở đắc”, đây là từ Nhân mà đặt tên, gọi là Ảnh tượng vô phân biệt, nhưng thật ra hai Trí vì Vô lậu cho nên đều không có Ảnh tượng, có Vô phân biệt, hoặc Định hoặc Tue, văn của Đối Pháp luận tuy đầy đủ nhưng văn nói về Ảnh tượng không đủ, Ấn Độ đã giải thích có ba thuyết, đây là lấy tùy theo ý, tâm Vô lậu có Ảnh tượng đó giải thích đoạn văn này: “Siêu vượt Ảnh tượng”, đây là siêu vượt Ảnh tượng pháp chấp Hữu lậu, không phải tâm Vô lậu không có Ảnh tượng. Lại nữa, nghĩa Vô ảnh tượng lấy đoạn văn này làm chứng, nói rõ văn đó như trong Đối Pháp luận kia. Đoạn văn này làm chứng Nhân là tâm Vô lậu có Ảnh tượng, Quả thì không có tâm không có Ảnh tượng là nghĩa của sư Tuyền.

Luận ghi: “Nhân quả tương thuộc Sự”, tức là các sự Hành nhân, Đắc quả và Sở tác thành biện trong đây.

Luận ghi: “Nếu ưa thích thông đạt”, là đoạn Dục của cõi Dục, cũng là nhập Kiến đạo, và “ưa thích giải thoát…” trở xuống, là Tu đạo.

Luận: “Lại nữa, Bí-sô kia đối với từng thời gian tâm tịch tĩnh hoàn toàn, đối với từng thời gian mặc áo Tăng thượng tue…”, trong đây trước đã giải thích Định cảnh và Ngoại cảnh tương tợ, từ đoạn văn này trở xuống, các đoạn văn sau đó thì giống như đoạn trước, là nói “đối với từng thời gian”.

Luận ghi: “Tất cả thô trọng đều diệt mất, tùy chỗ đắc Xúc mà chứng Sở y thanh tịnh…”, đây là giải thích bốn Thanh tịnh:

  1. Thân thanh tịnh, trong đây gọi là Sở y.
  2. Sở duyên thanh tịnh.
  3. Tâm thanh tịnh.
  4. Trí kiến thanh tịnh.

“Hoặc xương hoặc móc dính, hoặc tu quán kẽ hở trên xương”, lại giải thích: “Xương là xương ở khác chỗ, móc dính là xương ở chỗ liền nhau”. Hoặc nói “xương móc dính” là tổng hợp quán.

Luận ghi: “Hoặc thân hoặc tâm bất bình đẳng thọ mà thọ Sở nhiếp”, Thọ sở nhiếp là đồng thời các thân nghiệp, ngữ nghiệp…

Luận: Giải thích năm loại Tham: một là “đối với Dục của Nội thân và Dục tham của thân”, là đối với Nội thân mới khởi Dục nhẹ của cõi Dục, cho nên gọi là Dục dục; kế đó khởi Tham nặng của cõi Dục, cho nên gọi là Dục tham. Lại nữa, Nội thân là pháp Sở dục của tự mình, cho nên nói đối với Nội thân dục, trên Nội thân dục mà khởi Dục, tức là tâm Năng dục, tâm này gọi là Dục tham, chữ Dục thứ nhất thuộc Sở dục, chữ Dục thứ hai thuộc Năng duyên, chữ Dục thứ ba thuộc tổng kết tên gọi.

Luận ghi: “Hoặc đối với xanh, sình… khởi ý tư duy, đối với Hiển sắc tham khiến cho tâm thanh tịnh; hoặc đối với biến đỏ khởi ý tư duy, đối với Hình sắc tham khiến cho tâm thanh tịnh”.

Thuật rằng: Tham các hiển sắc trắng hồng, để đối trị xanh, sình…; đối với hình sắc khởi Tham dài ngắn vuông tròn, để trừ khử da thịt đối trị. Hoặc Tiểu thừa nói: “Biến ra tướng đỏ”, là tử thi ban đầu xanh, sau thì đỏ; biến thành thân máu đỏ, để trừ tham hình sắc. Đại thừa giải thích rằng: “Đầu tiên thì da thịt… màu đỏ, để trừ khử hình sắc của da thịt, gọi là biến ra đỏ”.

Luận ghi: “Đều nương vào bốn loại Đạm phạ lộ”, Đạm phạ nghĩa là Tịch tĩnh, có hai giải thích:

1. Đặt tử thi vào nơi tịch mịch không có phép tắc con người, cho nên gọi là Đạm phạ; đến nơi xứ sở kia cho nên gọi là Lộ.

2. Niết-bàn tịch tĩnh gọi là Đạm phạ, khởi quán Bất tịnh có thể đắc Niết-bàn cho nên gọi là Lộ.

 

BẢN LUẬN 27

Luận ghi: “Duyên gì khởi Duyên tánh…”, Duyên tánh là bốn Duyên; Duyên khởi là mười hai Nhân duyên.

“Giới sai biệt không luận mười tám Giới”, là sáu Giới này thông với cõi Dục và cõi Sắc, không phải mười tám Giới có Giới này.

Luận: Trong giải thích Ngoại địa giới, nói: “Không phải xa gần, không phải chấp thọ”, là nếu Nội địa giới là chỗ y của xa gần, thì gần tại Bản thức có thể có chấp thọ, hiện tại Ngoại địa giới thì không phải.

Luận: Trong Nội phong, nói: “Có gió Hiếp ngoạ…”, là gió này nằm nghiêng bên hông.

Luận: “Giải thích đoạn gió Đại đao”, là gió như con dao nhỏ chém xuống, có thể gây thương hại cho người. “Có gió Tất-bát-la”, sư Pháp nói:: “Người có gió này thì sắc diện như có chấm đen”. Có người nói: “Tất-bát-la tức là người ăn Tất-bát-la, gió này chua cay đau đớn cũng như Tất-bát”.

Luận: Trong Ngoại phong ghi: “Có gió Tỳ-thấp-bà, có gió Phệlam-bà”, gió Tỳ-thấp-bà, ở đây gọi là gió Công xảo, có thể làm thành vạn vật, xưa thì gọi là gió Tỳ-thủ-yết-ma. Phệ-lam-bà, ở đây gọi là gió xoáy, xưa thì gọi là gió xoáy núi.

Luận: “Đa-la chưởng”, là Ấn Độ có một loại cây, hình trạng giống như cây lau ở xứ này, người ta đem về cắt bỏ lá bốn phía, chỉ lấy chồi của nó, giống như bàn chân con ngỗng, hợp nhiều cây lại xoè to làm quạt, gọi là Đa-la chưởng.

Luận ghi: “Lìa tướng hợp một”, tức là chấp làm Ngã, thật ra các cõi làm thân, chấp Ngã là hợp một,, hiện tại lìa tướng này, tức là kinh Bát-nhã nói: “Như Lai nói tướng hợp một” là thế.

Luận: “A-na-ba-na niệm”, A-na gọi là giữ đến, Ba-na gọi là giữ đi. Giữ đến, là hơi thở vào, giữ đi là hơi thở ra, cũng gọi là hít vào thở ra.

Luận ghi: “Khoảng giữa hơi thở vào ra”, là khoảng giữa hai hơi thở vào và ra, tuy hơi thở chưa vào và ra, nhưng trong khoảng đó cũng có hơi thở vi tế, đổi lại gọi là khoảng giữa hơi thơ.

Luận ghi: “Bắt đầu từ rún, cho đến cửa mặt, hoặc đến mũi”, là hơi thở đó chỉ đến chỗ dưới rún lại không có chỗ trở ra, cho đến từ miệng mà ra và mũi mà ra.

Luận: Trong nhân duyên của hơi thở ghi: “Một là Khiên dẫn nghiệp, tức là nghiệp đời trước, hai là lỗ rún, hoặc là chỗ có các lỗ trên thân phần”, là trong rún có lỗ nhỏ, hoặc trên thân có các lỗ như miệng, mũi…

Luận: Trong Sở y của hơi thở, hoặc y thân, hoặc y nghiệp, hoặc y vào các lỗ, cho nên nói: “Như chỗ thích ứng của nó” là chỗ thích ứng đáng nương vào thì đều nương vào.

Luận: “Nếu chỉ nương vào thân mà hơi thở chuyển…”, trong đây có ý chất vấn rằng, không phải chỉ y vào thân mà hơi thở được chuyển, như khi nhập Vô tưởng định… là thân đang ở tại cõi dưới, mà hơi thở kia không chuyển, cho nên không phải chỉ y vào thân mà hơi thở được chuyển.

Luận: “Nếu chỉ nương vào tâm mà hơi thở được chuyển”, trong đây có ý vấn nạn rằng, không phải chỉ y vào tâm mà hơi thở được chuyển, vì khi nhập Vô sắc định thì hơi thở kia đáng lẽ phải có nghĩa chuyển.

Luận: “Nếu chỉ nương vào thân tâm mà hơi thở được chuyển”, trong đây có ý vấn nạn rằng, cũng nương vào các lỗ, nghiệp… mà hơi thở được chuyển, không phải chỉ nương vào thân tâm, như ở trong bụng mẹ, khi còn ở bốn vị thì không có nghĩa chuyển. Luận nói Bế-thi vị…

Luận ghi: “Hoặc xứ đó chuyển, hoặc cho đến chuyển, hoặc như chỗ chuyển, hoặc đúng thời chuyển…”, đây là kết các nghĩa trên. “Hoặc xứ đó chuyển”, là nêu các hang lỗ nói trên, tức là lỗ nhỏ lỗ to… hơi thở tại các lỗ này mà chuyển. “Hoặc cho đến chuyển”, tức là đoạn văn nói lỗ rún, cho đến rún mà hơi thở vào thân, cho đến rún chuyển. “Hoặc như chỗ chuyển”, là đoạn văn trên nói hơi thở vào ra, lấy một làm một, ngoài ra khi thở thì giống như chỗ thuận nghịch… mà chuyển. “Hoặc đúng thời mà chuyển”, tức là đoạn văn trên nói “hoặc đúng thời mà làm”, là lấy một làm một, cho đến lấy một trăm làm một. Thời tiết dài ngắn tương tục… gọi là đúng thời mà chuyển, tức là thời gian đó đếm hơi thở mà được chuyển. Sau đó thì thành thục cho nên không có văn nói thêm.

“Mười sáu Thắng hạnh cho nên gọi là Tổng duyên, vì duyên các Đế”, trong đây thứ nhất là Tổng duyên niệm. Từ câu “hoặc dài ngắn” trở xuống, mới nêu ra mười sáu Thắng hạnh, đến môn sau mới giải thích mười sáu Thắng hạnh, nương vào bốn Niệm trụ, xưa nay lấy mỗi bốn môn mà phối hợp nó:

  1. Quán hơi thở dài.
  2. Quán hơi thở ngắn.
  3. Quán hơi thở khắp thân.
  4. Quán thở trừ thân hạnh.

Đây là bốn môn Quán thân.

  1. Quán Hỷ vào ra hơi thở.
  2. Quán Lạc ra vào hơi thở.
  3. Quán tâm hạnh ra vào hơi thở.
  4. Quán thở trừ thở của tâm hạnh.

Đây là bốn môn Quán thọ.

  1. Quán tâm vào ra hơi thở.
  2. Quán hơi thở của tâm Hỷ duyệt.
  3. Quán hơi thở chế trì tâm.
  4. Quán hơi thở giải thoát tâm.

Đây là bốn môn Tâm hạnh.

  1. Quán hơi thở vô thường.
  2. Quán hơi thở đoạn.
  3. Quán hơi thở lìa dục.
  4. Quán hơi thở diệt ra vào.

Đây là bốn môn Quán pháp hạnh.

Luận: Trong giải thích Thân có bốn môn, giải thích lại “hơi thở trừ thân hạnh”, Thân hạnh là hơi thở ra vào, khiến cho thở trừ nó, gọi là hơi thở trừ thân hạnh.

Luận: “Lại nữa, ngay như vậy mà Giác liễu, là giác liễu Lạc…”, trong đây là giải thích Tâm hạnh.

“Hoặc có vọng niệm khởi Ngã, Ngã sở và Mạn ngã thì phải có Vô ngã, phải có Vô sắc…”, Kiến đế này gọi là Vọng niệm tạm thời sinh khởi, không phải Kiến trong sáu mươi hai Kiến. “Nếu y theo Kiến trong sáu mươi hai Kiến đó”, thì Ngã phải có, là Thường kiến. Chỗ nào là người Kiến đế khởi Vọng kiến? Không có văn giải thích. Tu đạo khởi Thường kiến, là hiện tại chỗ này hiện khởi Hoặc gì? Lại nữa, đây là tại Phàm vị mà khởi, chưa có Kiến đế cho nên không có hại. “Nếu như thế thì Kiến đế trước khởi mười sáu Thắng hạnh này. “Làm thế nào được khởi Thường kiến”? Có nghĩa là mười sáu Hạnh này phàm phu cũng khởi. Trước đã nói “Kiến đế”, là căn cứ theo người Kiến đế mà làm luận, không phải thông với phàm phu, nhưng thật ra là thông với phàm phu, đây là khởi Thường kiến… tức là làm Thù thắng.

Luận: “Hữu tướng tưởng…”, như Đối Pháp sao giải thích.

Luận: Trong giải thích Khổ khổ, “lấy bảy Khổ làm Khổ khổ”, đây là căn cứ theo thực tế mà làm luận. “Các kinh luận khác chỉ nói năm Khổ trước làm Khổ khổ”, đây là lấy từ Tăng thượng khổ mà nói Khổ khổ, Khổ thứ tám thì thông với ba Khổ có thể hiểu, đây là lấy chung Khổ của ba Thọ và Thủ uẩn.

Khổ thứ hai ngược lại thì giải trừ Sinh khổ, sáu Khổ còn lại cũng là Hoại khổ, vì khi Lão thì Hoại chút ít. Sáu Khổ trước đều là Hoại khổ, trong đây lấy Phiền não và Hoại tâm làm Hoại khổ, cho đến Phi tưởng cũng có, văn của các luận khác chỉ nói Lạc xứ, đến Định thứ ba trở xuống. Lại nữa, luận kia có văn, đến Địa trên thì ngay lúc này mới khởi tâm Phiền não làm Hoại khổ.

 

BẢN LUẬN 28

Luận: Trong giải thích Tăng thượng tue học, nói: “Đối với bốn Thánh đế như thật Tri kiến gọi là Tăng thượng tue học”, đây là chỉ căn cứ theo Vô lậu tue mà nói Tue học, không phải gọi là Hữu học.

Hoặc kế trước, “trong giải thích Định học”, giải thích thứ nhất một Định ngược lại, chỉ phỏng theo bốn Vô lậu tĩnh lự mà nói là Định học. Làm sao biết được? Tiếp theo đoạn văn sau nói: “Nhưng nương vào Tĩnh lự mà có thể trước hết nhập Hiện quán chánh tánh ly sinh của Thánh đế, không phải hoàn toàn xa lìa tất cả Tĩnh lự mà có thể thành các sự này…”, đây là giải thích ngược lại một giải thích ngược ở trước, chỉ nương vào Tứ thiền mà gọi là Định học. Giải thích thứ hai, lại nữa các Vô sắc và chỗ có các Đẳng trì, Đẳng chí khác cũng gọi là Định học, tức là Vô sắc định và chỗ có Đẳng trì Đẳng chí hữu lậu khác của cõi Sắc, đều gọi là Định học. Định học này thì thông với Lậu và Vô lậu, tại sao Tue học chỉ có Vô lậu? Định học thông với Lậu, có nghĩa là Định đó cũng chỉ có Vô lậu, trước nói: “Lại nữa, Vô sắc định”, là lấy Vô lậu định mà nói, và “các chỗ có Đẳng trì Đẳng chí khác cũng gọi là Định học”, đây là Vô lậu định của bốn Tĩnh lự phát dẫn thông, Định học hiện tại chỉ có Vô lậu, Tue học nghĩa đồng nhau, cũng không phương ngại. Định thông với Lậu và Vô lậu, Tue cũng vậy, đây là căn cứ theo lời nói của Vô lậu thắng giả, không đồng Định mà Tác pháp đầy đủ thì không ngăn ngại, căn cứ theo văn sau. Nếu có Giới định cũng chưa chắc có Tue, vì có Tue cũng chưa chắc có Giới định, giải thích trước làm thù thắng vì lấy Vô lậu tue làm Học. Lại nữa, Tue học chỉ có Vô lậu thì có hại gì? Giới định thông với Hữu lậu, rộng hẹp không đồng thì không phương ngại.

Luận: Sau đây nói “trong mười pháp trái nghịch” nói: “Hiện tại ý trong nghĩa này, lấy Năng đoạn tư duy, các pháp Du-già, Tác ý, làm chướng ngại pháp”, tức là giải thích thí dụ trong Quang minh ở trước, tuy có bốn loại, nhưng có ý lấy pháp và nghĩa, khi hai Quang minh có thể đoạn tư duy Du-già thì chướng ngại pháp.

Luận ghi: “Lui mất chỗ đắc cảnh Du-già”, tức là Hữu lậu thiền định…

Luận ghi: “Hồi chuyển đệ tử”, là tùy theo Giáo kia mà gọi là hồi chuyển.

Luận ghi: “Phương tiện có bốn loại là Thi-la, Niệm, Vô phóng dật và Định tue”, như văn có thể hiểu.

Luận: Trong duyên tướng, nói: “Lại cũng là Sở tác của Nhân, Sở tác của Phi nhân…”, tức là loạn tướng của Học và Tri, đây là nghĩa của sư Pháp. Lại nữa, xét văn trên văn dưới đều không đúng, trong Viễn ly dưới đây đều nói do Nhân duyên, cho nên biết Nhân duyên này tức là Nhân duyên sinh Tham… do đó văn dưới đây đều nói do Nhân duyên. “Hoặc Sở tác của Công dụng”, đây là do Nhân mà Gia hạnh này sinh loạn. “Hoặc Tỳ-bát-xá-na” trở xuống, đây là thuyết minh nhân duyên không loạn. “Sau khi quán cực mạnh cực thịnh là tướng Nhân duyên”, tức là tu tập Tư lương, đối với nhân duyên tối hậu mà thành mãn. Trong Định dưới đây, căn cứ theo đó mà biết.

Luận: Trong giải thích Thắng giải nhỏ hẹp, nói: “Và Ý giải Thắng giải của Sở duyên nhỏ hẹp”, là nương vào văn kết dưới đây mà nói Sở duyên nhỏ hẹp, đây là cõi Dục, nếu cõi Sắc thì gọi là rộng lớn, nếu Sở duyên vô lượng thì gọi là cõi Vô sắc.

Luận ghi: “Đối với Sở tác của nó khi thành biện thì chuyển”, là chỗ thành biện Sở y thanh tịnh kia, vì Sở y thanh tịnh, khiến cho Ái lạc thanh tịnh biến mãn, cho nên nói khi thành biện thì chuyển.

Ba mươi bảy pháp Bồ-đề phần, giải thích như Đối Pháp sao.

Trong trình bày tên của bảy Giác chi… đều có chữ “Đẳng”, sư Pháp nói: “Những Giác chi này tức là bảy chi của Như Lai, có thể nhân theo đó mà thành Đẳng giác, cho nên đều có chữ Đẳng”. Nếu như thế thì tám chi Thánh đạo sau đó cũng vậy. Tám Chánh tại Tu đạo, Kiến đạo thì Vô tướng, Tu đạo thì Phân biệt, vì Phân biệt cho nên có tướng, không có tướng thì Bình đẳng mà tỏ biết cho nên nói Đẳng giác. Nghĩa này trên dưới đều không ngăn ngại.

Luận: Trong giải thích bốn Niệm trụ thân, nói: “Ba mươi lăm loại Thân gọi là Thân sắc”, trong đây phỏng theo sắc thân mà gọi là Thân. “Nêu chung thân của Tổ phụ quốc”, tức là thân Quỷ. Vì tổ phụ từ xưa đến nay đều mong chỗ cúng tế của nam nữ, đều có nguyện này, cho đến Thượng tổ, gọi là Tổ phụ quốc, giải thích rộng như Trí Độ luận.

Lại nữa, luận nói: “Trung thân và Biểu thân” xuống văn dưới nói: “Liệt thân và Trung thân”, thì hai Trung thân có gì khác biệt? Nội thân gọi là Trung thân, cùng với Biểu thân tương đối, ở bên trong gọi là Trung thân, là ba Phẩm đối trị.

Luận: Giải thích hai mươi mốt Thọ, tức là như chỗ trình bày. “Hoặc chín loại Thọ”, sư Pháp nói: “Ngay ba Vị đầu thì mỗi mỗi làm ba Vị, cho nên được chín loại, chín loại này nhiếp hết tất cả Thọ, lại càng không có khai riêng môn nào khác. Lại nữa, giải thích chín loại Thọ:

  1. Lạc.
  2. Khổ.
  3. Xả.
  4. Lạc thân… ba Thọ.
  5. Lạc tâm… ba Thọ.
  6. Hữu vị.
  7. Vô vị.
  8. Dựa vào thị hiếu đam mê.
  9. Dựa vào Xuất ly.

Hợp chung thì thành chín loại, khai ra thì thành mười loại.

Luận ghi: “Thế nào là pháp, cho nên trước thuyết minh tâm, ở đây thì luôn luôn thuyết minh pháp, như Tham Tỳ-nại-da”, Tỳ-nại-da nghĩa là Điều phục, tức là Vô tham điều phục Tham, Tham Tỳ-nại-da tức là Vô tham.

Luận ghi: “Như vậy các Thọ hoặc tùy thuận Niết-bàn…”, là các Vô vi tùy thuận Quyết trạch; là các tâm Vô lậu pháp hoặc tùy nơi Giới; là ba cõi Hữu lậu gọi là Ái vị; hoặc hai tánh Hữu lậu pháp của cõi trên là Văn và Tư của cõi Dục, người xuất gia y theo đó mà xuất ly Thọ; hoặc hai tánh pháp của cõi dưới và Thể của năm thứ Tham dục gọi là đam mê.

Luận ghi: “Như vậy sáu tâm phải biết đều là chỗ khởi của Hành thời”, là sáu tâm trước đều là khi hành vi tạo tác dấy khởi gọi là Hành thời, không phải Trụ thời… gọi là Hành thời. Hành thời đã như thế, Trụ thời cũng theo đó mà biết. Như trước đã nói, khi chưa trụ Định mà khởi, thì gọi là Hành thời, khi trụ Định mà khởi thì gọi là Trụ thời.

Luận ghi: “Nương vào Tịnh cái…”, trong đây giải thích Trụ thời có mười bốn tâm, Vô gián đạo chưa đắc Định trụ trong Gia hạnh đạo, gọi là Tịnh cái địa, khởi tám loại tâm nương vào Định Vô gián đạo, đoạn Phiền não kết mà khởi sáu tâm đó.

Hỏi: Tại sao tám loại trước gọi là Tịnh cái?

Đáp: Là Định gia hạnh không phải Vô gián, sáu tâm sau là Tịnh, hoặc một là Tịnh, một là Vô gián đạo, có nghĩa là cũng như tham sân si, để đối trị Cái, thì Vô tham điều phục là Năng trị, tức là sáu loại tâm hợp chung lại mà lấy, ba Sở trị tức là ba Cái. Đây là Hành thời, dưới đây là Trụ thời có tám loại: Hoặc Lược hoặc Tán, Lược tức là tướng dừng trụ, Tán tức là tán loạn; hoặc Hạ hoặc Cử, Hạ tức là Hôn trầm, Cử tức là tướng cử động; hoặc Trạo hoặc Ly trạo, Trạo tức là Trạo cử; hoặc Tịch tĩnh hoặc Bất tịch tĩnh, Ác tác gọi là Bất tịch tĩnh, Thiện tác gọi là Tịch tĩnh. Lại nữa, Nghi là Bất tịch tĩnh, thì Quyết định gọi là Tịch tĩnh. Lại nữa, hợp chung lại lấy Năng trị đạo ở trước gọi là Tịch tĩnh, hợp chung Sở trị ở trước gọi là Bất tịch tĩnh, các Bất tịch tĩnh này mỗi mỗi đều riêng có đối trị, gọi là Tịnh chư cái địa. Cái tức là năm Cái, sau đó mười tám loại, tổng tướng mà nói, không phải riêng có Sở trị, đắc sáu Thời sau thì cần phải đắc các Thời trước, các Cái đã tịnh rồi mới có thể nhập Căn bản định. Nếu như thế thì Sở trị và Năng trị cần phải đồng thời, tại sao Cái làm Gia hạnh đạo, Định thì làm Vô gián đạo? Có nghĩa là, cũng như Năng trị tịch tĩnh đạo… như trước, hoặc như Gia hạnh đạo thì các Cái chỉ nấp phục mà vĩnh viễn đoạn. Lại nữa, Năng trị ở trước khi nấp phục làm Gia hạnh đạo, thì Sở trị diệt cùng với Vô gián đạo đồng thời, làm Sở đoạn của Vô gián đạo thì cần phải Sở trị diệt mất Năng trị mới sinh.

Luận ghi: “Từ Cái được giải thoát rồi, thì chứng nhập Căn bản định”, tâm Bất định trong Vô gián đạo tức là Sở trị, vì tám loại trước riêng có đối trị, cho nên Gia hạnh đạo phân riêng Quán tâm, sau đó Vô gián đạo là Tổng tướng quán, hoặc nói là Vô gián đạo. Lại nữa, chưa cần thuyết minh Phương tiện, vì tám tâm trước của Vô gián đạo, Sở trị đều là Cái, riêng có Sở trị. Sáu loại sau đó, tuy không phải trừ Cái, nhưng tổng đoạn các phiền não như sự phân biệt này, Phương tiện này vô gián và thứ tự, tám loại tâm chỉ nấp phục Hoặc, không phải là Vô gián.

Luận: Trong Kết pháp niệm trụ, nói: “Nếu có thể như vậy như thật biết khắp tự tánh, Nhân duyên và Quá hoạn, Đối trị của các Tạp nhiễm pháp là pháp Niệm trụ”, đây là xét theo văn trên, không có giải thích riêng bốn loại này, chỉ là tự tánh và Quá hoạn Đối trị, không có riêng Nhân duyên. Nếu căn cứ theo trên mà nêu, thì Sở trị Cái… gọi là tự tánh. Kế trước đã nói liễu tri Nhãn xứ có kết, Quá hoạn gọi là Quá hoạn, cho nên Năng trị đạo ở trước gọi là Đối trị. Lại nữa, văn không có giải thích riêng Nhân duyên, hoặc nghĩa thành lập có phương hại, là trong sáu Hành thời và ba Bất thiện căn gọi là Nhân duyên của các Hoặc, là nhân duyên sinh các Hoặc. Lại nữa, ngay trên Chủng tử của tự tánh gọi là Nhân duyên. Lại nữa, nhân xứ nào, duyên xứ nào mà sinh tự tánh gọi là Nhân duyên? Lại nữa, nương vào Nhãn cho đến Tác ý mà sinh, hoặc Nhãn xứ… mà gọi là Nhân duyên.

Luận: Trong phần thứ nhất giải thích Thọ tâm pháp niệm trụ, trong đây có ý nói, nếu duyên Nội thân mà sinh Thọ tâm pháp niệm, thì duyên Thọ tâm pháp này thì gọi đó là Nội thọ tâm pháp quán. Ngoại…cũng như Nội, trong đây duyên Thân, không lựa riêng tổng duyên Năng tạo và Sở tạo, hoặc giải thích thứ tư dưới chỉ có Năng tạo không phải Sở tạo, cho nên khác nhau.

Luận: Trong giải thích Tu thân quán thứ năm, nói: “Nếu duyên Vô thức thân Sắc đối với quá khứ có Thức…”, trong đây có ý nói thấy tử thi đối với đời quá khứ đã từng có Thức thời, tử thi hiện tại này thì gọi là Ngoại, phải có Thức thời thì gọi là Nội, duyên với hiện tại có Thức thân, vị lai không có Thức thân. Nội ngoại cũng vậy, vì hiện tại có Thức, vị lai không có Thức, Tương tợ pháp tánh, Bình đẳng pháp tánh, một tướng không khác, cho đến quá khứ cũng vậy.

Trong giải thích thứ sáu, nói: “Hoặc duyên tự Trung thân”, tức là Tự nội thân gọi là Trung thân, tức là Tự nội trung thân.

Luận: Trong đoạn bốn Đảo, giải thích Thân bất tịnh có ý nói: “Bất tịnh tương ưng với bốn Đạm phạ lộ”, là luận trong giải thích Đảo thứ hai, nói là người thọ Khổ lạc. Y theo Phú dưới đây, trong giải thích ghi: “Đối với tâm Ý thức chấp Ngã, người gặp sự của ta ngu cho nên lập Tâm niệm trụ”, tức là chấp Tâm làm Ngã, cùng với giải thích một trái nhau, như Đối Pháp sao quyển 1, quyển 10 giải thích.

Luận: Trong giải thích nghĩa của Niệm trụ, nói: “Hai pháp Niệm tue là tự tánh”, cùng với Đối Pháp đồng. Tiểu thừa chỉ có Niệm làm tự tánh, hiện tại Đại thừa thì kiêm lấy hai pháp làm tự tánh của Niệm trụ, các Tâm và Tâm sở làm Thể của Trợ bạn, cho nên nói xen tạp lẫn nhau.

 

BẢN LUẬN 29

Luận ghi: “Tại sao gọi là tất cả Thiện pháp? Hoặc là Đối trị kia…”, ở đây câu thứ nhất là Tổng, từ Năng trị trở xuống hai câu là Biệt. “Năng trị nói là Bỉ”, tức là Bỉ trong Biệt, là Cái kết kia. Lại nữa, giải thích bất thiện pháp ở trước, ở đây tức là Đối trị của bất thiện ở trước kia. Hai câu dưới riêng nêu ra Năng trị, câu thứ nhất tức là Tổng.

Luận: Trong giải thích Sách lệ, nói: “Nếu duyên quá khứ không hiện thấy hiện tại, hiện thấy Sự cảnh”, tại sao không nói vị lai? Lại nữa, quá khứ không phải hiện tại, đã sinh và chưa sinh đều không phải là hiện thấy, có thể nói không hiện thấy. Hiện tại có pháp chưa sinh thì không hiện thấy pháp, tại sao hiện tại gọi là hiện thấy? Có nghĩa là quá khứ và hiện tại là chõ có chưa sinh, đều ở tại vị lai, nhưng không nói vị lai. Nêu quá khứ và hiện tại kiêm gồm nghĩa vị lai, nếu duyên hiện tại hiện thấy cảnh mà khởi pháp chưa sinh, thì nắm lấy cảnh gọi là hiện thấy, không phải pháp chưa sinh của hiện tại gọi là hiện thấy.

Luận: “Chỉ do sức Phân biệt sinh, không phải sức của Cảnh giới, là đối với Trụ thời tư duy quá khứ…”, là không hiện hành đối với Cảnh giới, không có Cảnh giới hiện hành thì chỉ duyên quá khứ cho nên gọi là Trụ. “Cũng là sức Phân biệt và sức Cảnh giới”, tức là hiện hành đối với Cảnh giới gọi là Hành. Nếu bất thiện pháp khi sức Cảnh giới sinh, thì chắc chắn có Phân biệt, không có câu giải thích riêng này. “Phân biệt tức là tâm sinh Phân biệt”, là câu giải thích riêng thứ nhất, tức là phỏng theo quá khứ vị lai mà sinh. Câu giải thích riêng thứ hai là Cảnh hiện tại khởi, cùng với câu giải thích riêng thứ nhất ngược nhau, giải thích Sách lệ Tinh tấn thì đồng.

Luận ghi: “Luật nghi đoạn”, Luật nghi là đề phòng tội lỗi, đề phòng ác đã sinh khiến cho không tăng trưởng, như Đối Pháp sao nói: “Biệt giải do mười nhân duyên Giới thiện thanh tịnh”, là quyển 20 trước có mười pháp Thuận học:

  1. Lìa Mẫu ấp.
  2. Lìa Ái trước.
  3. Lìa Giải đãi.
  4. Lìa Ngã kiến.
  5. Lìa Đoạn thực vị.
  6. Lìa Ngôn luận ái.
  7. Lìa mười một lỗi.
  8. Lìa Định vị.
  9. Lìa tán loạn.
  10. Nhẫn Nhục.

Thể của bốn Thần túc là Định, từ Nhân mà đặt tên gọi là Dục… Lại nữa, Định là chân của Thần thông, cho nên gọi là Thần túc. Lại nữa, Định gọi là Thần, bốn thứ này là chân của Thần, Tâm thần túc tức là Tâm vương. Sư Pháp nói: “Lại nữa, hoặc là Định”, như Đối Pháp sao nói.

Luận ghi: “Do như vậy sức Tăng thượng của bốn Tam-ma-địa cho nên đã xa các Triền, lại làm hại vĩnh viễn tất cả tất cả Ác bất thiện pháp mới là chánh tu tập, lúc đó có tám Đoạn hạnh làm Dục vĩnh viễn hại Tùy miên, do đó làm Tam-ma-địa được viên mãn, cho nên sai biệt mà chuyển…”, đây là nêu ra Dục để thuyết minh nguyên nhân của tám Đoạn hạnh, tám Đoạn hạnh này, Cựu dịch là tám nghiệp Tư lương, nêu Dục ra để thuyết minh trong Ý khai ra hai môn là Đoạn tùy miên và Định viên mãn. Để làm chuẩn cho giải thích sau đây hai thứ Năng đoạn tùy miên, cho nên văn sau nói: “Do hai nhân sinh ra đối với Tùy miên đoạn Phân biệt liễu tri”, là do Hiện kiến Hiện tư và do Bất hiện kiến xả, do nhân duyên này có thể đoạn Tùy miên. Làm chuẩn cho quyển này trong giải thích Sách lệ thứ nhất, nói: “Nếu duyên Sự cảnh quá khứ và vị lai, thì gọi là duyên Bất hiện kiến, nếu duyên Sự cảnh hiện tại thì gọi là duyên Hiện kiến cảnh”. Nghĩa này tức là tư duy hiện tại, xả thông Sự cảnh của quá khứ và vị lai, nếu như thế thì tại sao giải thích trong Xả, nói rằng, Hành quá khứ, vị lai và hiện tại ba đời, tùy theo nguyện mà các tánh Ác tâm bình đẳng, lại còn phân Tư ra làm một đời, Xả làm hai đời, thật ra như Đối Pháp quyển 9 nói: “Đối trị là Tư và Xả, cho đến Hôn trầm và Trạo cử đã sinh có thể xa lìa, tức là đoạn chung ba đời. Tư và Trạch hai pháp đã gọi là Đoạn tùy miên, sáu pháp còn lại căn cứ theo đây mà biết Tam-ma-địa viên mãn. Lại nữa, đoạn văn sau nói: “Hiện tại chỗ nói tám loại Đoạn hạnh khi làm vĩnh viễn đoạn chỗ có Tùy miên viên mãn thành biện Tam-ma-địa thì tất cả tổng gọi là Dục Tam-ma-địa. Xét tổng văn này thì hình như tám loại đều có hai công năng. Lại nữa, Nhiếp bốn Du-già, bốn Du-già đều là Đoạn tùy miên. Lại nữa, Tư có thể phát khởi thân và khẩu, sinh Thiện thân nghiệp và Thiện ngữ nghiệp, dứt Ác thân nghiệp và Ác ngữ nghiệp. Thân và ngữ là Sắc, cho nên Tư từ Sắc mà được tên là Hiện kiến tư, Xả chỉ ở tại ý, không phải đồng với Tư, cho nên gọi là Hiện kiến xả, chưa chắc cùng với đoạn văn đầu của quyển đó đồng, tám Đoạn hạnh của nó tức là quyển 28, bốn Du-già có thể đoạn Tùy miên, tức là Dục, Tinh tấn, Tín và Phương tiện. Đối Pháp tuy có bốn loại tướng nhiếp nhưng hoàn toàn không đồng, không thể hội chung lại. “Chính Thứ đệ trong đây cùng với bốn Du-già trong quyển 28 không đồng”, là trong đây có tám Thứ đệ, như văn trước và sau tương sinh. Trong bốn Du-già đó, chính là Tín làm đầu, Đối Pháp cũng đồng, cho nên văn của luận kia lấy Tín làm Nhân của Dục, có nghĩa là chính khi Dục và Tinh tấn không lìa Tín, thì Tín và Niệm ở tại đầu, vì có tin Phật… cho nên mới khởi Dục… hiện tại vì không lìa Tín cho nên nói Tín ở sau. Đây là văn của Đối Pháp luận tự hội chung lại, vì nói bốn Du-già sinh khởi thứ lớp cho nên Tín làm đầu.

Luận: Đắc Thần túc gọi là trong Nhân duyên, nói: “Từ Bỉ có thể đến Thử cho nên gọi là Thần túc”, tức là có thể đi qua có thể trở lại… gọi là Thần túc, là quả Định giới. Dục… làm Nhân có thể đắc Thần túc này cho nên gọi là Thần túc.

Luận: Trong giải thích năm Căn, nói: “Cho đến Tue của nó chỉ có thể phát khởi xuất thế gian pháp để làm Tăng thượng của nó”, trong đây giải thích nghĩa của Căn. Tăng thượng, là Căn. Tín có hai Tăng thượng:

1. Có thể sinh xuất thế gian pháp mà làm Tăng thượng.

2. Thứ đệ có thể sinh pháp sau, vì làm Tăng thượng cho nên gọi là Căn.

Bốn loại trước (Dục, Tinh tấn, Tín và Phương tiện) có đủ hai nghĩa này, cho nên trước Tinh tấn… cũng là khởi pháp. Hiện tại Tue này chỉ có một nghĩa, chỉ có thể khởi xuất thế gian pháp mà làm Tăng thượng, không thể triển chuyển mà sinh nghĩa sau.

Luận ghi: “Phải biết trong đây Định căn và Định lực tức là bốn Tĩnh lự, cho đến chứng quả Bất hoàn…”, trong đây hai quả đầu chỉ đắc Vị chí định, hướng tới trước mà thứ tự đến Bất hoàn, đắc bốn Tĩnh lự, phát sinh thần thông, cho nên ở đây nói thiên về nó (quả Bất hoàn), không nói Quả thứ tư, vì không phải thứ đệ, lại cũng là Ảnh hiển, cũng lược bỏ không nói. Trong bốn Tĩnh lự phát khởi thần thông, nói Như ý túc, không nói các Định khác.

Luận ghi: “Tức là do như vậy các căn, các Lực dần dần tu tập…liền có thể phát khởi Thượng trung hạ phẩm thuận Quyết Trạch phần…”, căn và Lực trong đây như Trung Biên luận, căn ở tại Noãn và Đảnh vị, Lực ở tại hai Vị sau. Luận này thì nói do căn và Lực này phát sinh Quyết Trạch phần”, căn và Lực này là biệt, Quyết Trạch phần là tổng, vì biệt phát sinh tổng cho nên gọi là phát sinh, tức là đồng thời không phải khác thời, vì trước và sau phát sinh cho nên gọi là phát khởi. “Có người muốn đắc Kiến đạo trước Hữu lậu và Vô lậu”, như luận tiếp theo sau đây. Riêng do căn Lực vô gián phát sinh Thánh pháp xuất thế vô lậu cho nên biết Hữu lậu này trở về trước không thể nói là Vô lậu.

Luận ghi: “Nếu như pháp mà cầu y phục ẩm thực…” cho đến “cung cấp vật của thân khi truy cầu”, đây là khi truy cầu Sở cầu. “Hoặc đi qua hoặc trở lại” trở xuống cho đến “hoặc khi trụ”, đây là Sở tác khi ở trụ xứ, cùng với quyển 22 trái nhau, có thể xem xét.

Luận ghi: “Do sức Tăng thượng của bốn Niệm trụ, cho nên đắc chín loại Hành tướng của Vô điên đảo, chỗ nhiếp Chánh niệm có thể nhiếp chín loại Hành tướng tâm trụ gọi đó là Chánh niệm và Chánh định”, trong đây có ý nói, do bốn Niệm trụ làm Nhân, sinh Định tâm đồng thời với chín loại Niệm; chín loại Niệm tức là An trụ niệm… cùng với chín loại Định đồng nhau, đều lấy chín loại, đều là Định làm Trợ bạn; Định cũng có chín loại, lấy Chánh định và Chánh niệm làm Năng nhiếp, Trợ bạn làm Sở nhiếp, trong đây Niệm và Nhiếp trái nhau, như Đối Pháp sao mà hiểu.

Luận: Trong giải thích quả Bất hoàn, nói: “Chỉ đối với cõi Thiên hữu phải nên thọ sinh”, chính là một cõi nhân gian ở tại cõi Thiên, trong cõi người thọ một Hữu, không sinh trở lại thì liền sinh lên cõi Thiên, cũng gọi là Bất hoàn, vì nhân theo thời thì chưa gọi là Bất hoàn.

Luận ghi: “Lại nữa, trong đây Tham sân si mạn…” cho đến “nếu do thế lực sai biệt của Sở duyên cần siêng tu tập Gia hạnh”, trong đây có ý nói, người Tham sân si… những thứ này đều có đối trị, trước hết tại Ngũ đình tâm quán gọi là Định, do thế lực sai biệt của Sở duyên, tùy theo Tham hạnh khởi quán Bất tịnh, siêng cần tu tập tâm mới an trụ, người Đẳng phần hạnh thì tất cả đều có đủ, tùy chỗ khởi Hạnh mà đều được tru hành, như văn của luận dưới đây. Như người Đẳng phần hạnh, đối với Ngũ đình tâm thì tâm người đó an trụ, không phải thanh tịnh cái Hạnh của người đó, có người nói cũng đoạn Hoặc, thì không đúng. Người xưa nói Sổ tức quán thì trừ hai phẩm của Giác quán, hiện tại chỉ trừ Giác, cho nên chỉ nói Tầm tư hạnh, không phải trừ Từ (một trong bốn Bất định).

Hỏi: Tại sao không trừ Từ?

Đáp: Lấy Từ để xem xét duyên, vì Tầm thì tán loạn cho nên nói trừ Tầm.

Luận: Trong đáp Hành tướng của người Đẳng phần hạnh, nói: “Chỗ có hành tướng của người Tham hạnh thì tất cả đều có đủ, nhưng người Đẳng phần hạnh thì không phải cõi trên thù thắng, như Tham hạnh gặp duyên thì liền khởi Tham, gọi là người Tham hạnh”, người Đẳng phần này cũng vậy, tùy chỗ gặp duyên thì liền khởi Tham… gọi là người Tham hạnh, cùng với Tham… tương tợ.

Luận: Trong giải thích Dị thục chướng, nói: “Hoặc sinh xứ”, là tùy theo sinh xứ. “Thánh đạo nương vào đó mà không sinh”, tức là ba nẻo ác. “Đối với Sinh xứ đó mà quả Dị thục sinh”, là Ác dị thục đối với Sinh xứ đó, không phải chỗ y của Thánh đạo.

Luận: Trong giải thích Tối sơ thanh tịnh, nói: “Do mười Giới thiện thanh tịnh, như trước nên biết”, là như quyển 28 ghi: “Do mười pháp thuận với pháp kia, một là Lìa mẫu ap… như đã nói ở trên”, chính là Ngôn đạo Sa-môn, vì lấy Đạo để nói Mạng, gọi là Ngôn đạo.

Luận ghi: “Nếu không có chư Như Lai và chư Bồ-tát làm Bồ-đề” cho đến “chư Thanh văn vĩnh viễn trì ba Tạng thì gọi là Thuyết đạo Samôn”, đây là phỏng theo khi không có Phật Bồ-tát mà chư Thanh văn làm luận, nếu Phật và Bồ-tát có thì chúng Thanh văn này gọi là Thắng đạo, chư Phật Bồ-tát thì gọi là Thuyết đạo Sa-môn. Hiện tại khi không có Phật Bồ-tát thì Thanh văn gọi là Thuyết đạo, khiến cho chánh pháp nhãn không bị đoạn mất giống.

Luận: Trong giải thích Hoại đạo Sa-môn, nói: “Do Sa-môn kia phá hoại chỗ có chánh đạo căn bản tối sơ…”, trong đây có ý nói, là giới luật làm Chánh đạo căn bản, hiện tại phá giới cho nên gọi là Hoại đạo căn.

Luận ghi: “Thế Tôn y theo kia mà nói như vậy” cho đến “đối với ngoại Sa-môn, Bà-la-môn dạy Không vô sở hữu…”, là chân giáo mà có, Thế Tôn nói như vầy: “Có các giáo của ngoại Sa-môn… là tà giáo, cho đến Hoại đạo cũng vô sở hữu, vì phải thọ chân giới mới sinh hoại, kia đã là tà giới, nếu hoại thì không phải Hoại đạo.

Luận: Trong giải thích Bà-la-môn, nói: “Danh tưởng Bà-la-môn, là các thế gian do Tưởng… tưởng giả lập ngôn thuyết gọi là Bà-lamôn”, trong đây có giải thích, như Sát-đế-lợi, cha mẹ, giả lập gọi là Bà-la-môn, Thể là Sát-đế-lợi, Tưởng gọi là Bà-la-môn. “Lại nữa, do Tưởng”, là Danh… “Tưởng”, là các thế gian đều do Tưởng này gọi là Bà-la-môn, dưới đây là Chân thiện Bà-la-môn thứ ba. Bà-la-môn gọi là người Chân tịnh, vì tịnh ý chí của mình, như trước đã giải thích.

Luận: Trong giải thích Phạm hạnh, nói: “Đoạn Phạm hạnh là bậc Thánh đắc quả Bất hoàn…”, trong đây tại sao không thuyết minh hai quả đầu? Lại nữa, Phạm hạnh thứ hai trước, tại sao không luận Ly sắc và Vô sắc dục? Có nghĩa là không nói hai quả đầu, vì lấy toàn phần Dục lìa cõi Dục mà làm luận, đối với tạm thời đoạn Phạm hạnh, thành tạm thời Phạm hạnh, thì chỉ nói cõi Dục. “Lại nữa, tại sao trong Phạm hạnh thứ hai trước, không nói Dục của cõi Sắc”? Đây là Ảnh hiển, căn cứ theo đó mà biết như A-la-hán và quả Bất hoàn, phải biết Thế gian đạo cũng đối chiếu làm luận. “Đáng lẽ phải nói lìa Dục của Hữu sắc và Vô sắc”, đây là nghĩa Ảnh hiển. “Tất cánh”, vì Vô lậu đạo đoạn chủng cho nên gọi là Tất cánh, không phải quả Vô học gọi là Tất cánh.

Luận: Trong giải thích Bí-sô, nói: “Tự xưng…”, ban đầu là thường khất thực… là tự xưng Bí-sô, nói người phá giới chỉ tự xưng Bí-sô, gọi là Tưởng Bí-sô, tức là người chưa thọ giới, chỉ có Danh tưởng Bí-sô mà chưa có giới.

Luận ghi: “Khéo biết Du-già thì liền khéo biết Phương tiện”, vì tri và hành cùng với lý tương ưng, nhân theo Trí hạnh mà có thể cùng với quả chung tương ưng, cho nên tri gọi là Phương tiện, cũng gọi là Tương ưng.

Luận ghi: “Nếu các chỗ Bổ-đặc-già-la tướng chưa thành thục…” cho đến “căn thứ hai tuy thành thục nhưng chưa khéo biết Thiện xảo phương tiện…”. Cả hai câu này có khác gì nhau? Có nghĩa là, câu thứ nhất đều chưa gieo trồng thiện căn, câu thứ hai tuy có trồng phần ít, nhưng chưa có Thiện xảo phương tiện, khác nhau chỗ đó.

Luận ghi: “Do ba nhân duyên trống rỗng không có quả”, là đạo quả Vô lậu, không phải quả thế gian. Làm sao biết được? Đoạn văn dưới nói: “Tuy đắc Định mà không có truyền dạy, tức là chân giáo thọ không tùy theo cho nên không có Vô lậu sinh, do đó trống rỗng không có quả.

 

BẢN LUẬN 30

Trì thứ ba này, một bài tụng thứ nhất, trong đó có hai đại ý: một là trình bày chung ba môn, hai là đối với môn thứ ba mở riêng làm năm đoạn. Hiện tại bốn câu tụng này có hai mươi chữ, tám chữ trên trình bày chung ba môn, mười hai chữ dưới thì riêng khai làm năm đoạn. Đến mừng hỏi là một, Tầm cầu là hai, mới an lập là ba. Ngay trong An lập nói rằng trở lại tại năm môn:

  1. Hộ dưỡng.
  2. Xuất ly.
  3. Cảnh tánh.
  4. Chướng tịnh.
  5. Tu tác ý.

Ngay trong văn Trường hàng bên dưới, thì phân làm ba đoạn:

1. Từ câu “nếu có tự ái” trở xuống cho đến “giải thích bốn Xứ đã xong” trở lại, gọi là Đến mừng hỏi.

2. Từ câu “Chánh niệm như vậy…” trở xuống, thuyết minh Tầm cầu; “khi sắp thỉnh hỏi” trở xuống, thuyết minh thỉnh hỏi pháp dụng.

3. Từ câu “như vậy đã thỉnh rồi thì khéo đạt Du-già” trở xuống, thuyết minh An lập, khi sắp thuyết minh An lập, lại còn thuyết minh sư an lập pháp dụng của đệ tử; “chư Du-già sư” trở xuống, thuyết minh An lập pháp dụng.

Luận ghi: “Như vậy đã hỏi rồi, người kia hoặc nói rằng, kế sau đó lại đối với bốn loại Xứ sở lấy bốn nhân duyên xứng với Chánh tầm cầu, một Nhân duyên thứ nhất tầm cầu bốn Xứ, là đối với người lợi căn; lại khởi ba Nhân duyên sau tầm cầu ba Xứ sở, là đối với người độn căn mà khởi trở lại, làm sao biết được?” trở xuống, phát sinh ba Nhân duyên. “Trong Tầm cầu ba Xứ sở tự sinh khởi”, là nguyên nhân luận nghiệm trong Chủng tánh của ba Thừa; “không nói, nghe pháp ba Thừa mà nước mắt rơi như mưa…” trở xuống, đây là căn cứ theo người Quyết định tánh.

Luận: Trong Nghiệm hạnh, nói: “Hoặc người có Tham hạnh, người đó nghe người khác vì mình mà nói ngôn luận xảo diệu, liền phát khởi tối cực Tịnh tín và Ái nhạo…”, trong đây có ý nói, do Tham hạnh tham lam giàu vui, nghe nói bảy báu của cõi Phật là chỗ kết thành ngôn luận xảo diệu, liền phát tối cực Tịnh tín… không phải Dục cảnh bên ngoài gọi là Tịnh diệu, vì không thể phát tối cực Tịnh tín, lại riêng lấy Dục hạnh… làm Tín thủ, Tình thủ và Dục thủ.

Luận: Trong giải thích Si, nói: “Như nói độn căn làm rõ Hạnh cũng vậy”, tức là người độn căn, vì nói thô pháp, khuyến khích nỗ lực tầm cầu mới có thể hiểu rõ. Người Si hạnh này, nghe các ngôn thuyết về Niết-bàn… biến hoại mà kinh sợ, nói sau khi được tà truyền thọ mà không kinh sợ, cũng như người độn căn, phải cố gắng nỗ lực mới hiểu rõ.

Luận ghi: “Đối với bốn Xứ sở đã lấy bốn Nhân duyên chánh tầm cầu rồi, lại đối với năm Xứ…”, từ đây trở xuống thuyết minh năm môn trong An lập. “Hộ dưỡng định…” tức là chỗ trình bày của bài tụng đầu và tụng giữa. “Thế nào là Hộ dưỡng”, tức là bài tụng thứ nhất; “Thế nào là Viễn ly”, tức là bài tụng thứ hai; “Thế nào là Tâm nhất cảnh tánh”, tức là bài tụng thứ ba.

Luận: Trong đây giải thích Vô tội tương ưng với Thích khoái, nói: “Lại nữa, do niệm kia đối với Cảnh sở duyên không có nhiễm ô, rất an ổn trụ Thục đạo thích khoái tương ưng mà chuyển…”, trong đây có ý nói, vì có thể trừ nhiễm mà đắc Đạo thành biện cực an ổn, tự thể thích khoái ban cho tương ưng, cho nên gọi là Vô tội.

Luận: Trong loại Tâm trụ thứ chín, nói: “Chưa chắc là tâm trong Định, chỉ cần trụ một duyên thì liền là Định”, vì tối sơ thúc liễm tâm… chưa chắc đã đắc Định, cho nên trước đã nói phẩm loại của Xa-ma-tha đó không phải đều là Xa-ma-tha. Như Đối Pháp luận sao mà hiểu.

Luận: Trong giải thích Tịch tĩnh, nói: “Là có các loại Dục, Khuể, Hại…. các Ác tầm tư, Tham dục cái… các Tùy phiền não khiến cho tâm bị nhiễu động”, đây là nêu ra có quá hoạn mới sinh chán. Nói “Tham dục cái… các Tùy phiền não”, như Đối Pháp quyển nói: “Có phiền não thì đều là Tùy phiền não, chính Căn bản hoặc cũng là Tùy phiền não”. Có Tùy phiền não mà không phải Phiền não, là hai mươi loại Đẳng tùy hoặc, chỉ tùy theo pháp khác mà sinh, không phải là Căn bản. Các Tham dục này… có khi tùy theo pháp khác mà khởi cho nên gọi là Tùy phiền não.

Luận: Trong giải thích chín Định cùng với sáu loại Lực tương nhiếp, nói: “Thứ nhất do hai lực nghe và tư duy, niệm niệm nghe, niệm niệm tư duy…”, cho đến “Đẳng biến an trụ”, trong đây nếu tối sơ do hai lực của Văn và Tư, thì chỉ có Nội trụ thứ nhất, Đẳng trụ thứ hai, An trụ thứ ba và Cận trụ thứ tư. Do lực của Ức niệm, tức là hai lực đầu nhiếp hai chủng. Trong văn giải thích lại nói: “Cập tức là đối với Tương tục phương tiện và Trừng tịnh phương tiện này… bình đẳng an trụ khắp”, tức là hầu như gồm lấy An trụ thứ ba. “Trước giải thích An trụ, thuyết minh Tri cũng là hai lực đầu” trở xuống, An trụ thứ ba và Cận trụ thứ tư đồng với Ức niệm lực”, làm thế nào mà thông?

Thuật rằng: Thật ra An trụ thứ ba là hai lực đầu nhiếp.

Trong Ức niệm lực ghi: “An trụ và Cận trụ”, trong đây có ý nói, do Ức niệm lực mà An trụ ở trong Cận trụ, không phải ngay hai pháp An trụ và Cận trụ là Ức niệm lực, tức là chỉ có một loại Cận trụ, đó là Ức niệm lực. Lại giải thích, luận ghi: “Ban đầu do hai lực của Văn và Tư duy, tức là Nội trụ, là ban đầu chỉ có một, Nội trụ kiêm gồm Đẳng trụ, là hai Lực đầu, chính An trụ là Ức niệm lực, như dưới đây nói, điều thuận Tịch tĩnh là hai loại Định. Hiện tại nói An trụ và Cận trụ, cũng thuyết minh Tri nhiếp hai loại. Giải thích “không phải An trụ ở trong Cận trụ”, nếu như vậy thì tại sao nói “Cập tức là đối với Tương tục phương tiện và Trừng tịnh phương tiện này… bình đẳng an trụ khắp”?

Thuật rằng: Chính An trụ thông với ba lực, nếu quán chưa thành thì hai lực đầu nhiếp, nếu quán hạnh đã thành thì Ức niệm lực nhiếp, vì tối sơ thúc liễm tâm khi bên trong trói buộc, tức là Tương tục phương tiện và Trừng tịnh phương tiện, lại không phải đã đắc An trụ, đây là sơ khởi An trụ quán tâm, sau đó Ức niệm lực an trụ, quán thành mới là Ức niệm lực. Lại nữa, “bình đẳng an trụ khắp”, tkl chỉ có Bình đẳng trụ một loại, không phải nắm lấy An trụ, vì bình đẳng khắp đối với các pháp thô động… an mà khắp, không phải nắm lấy An trụ làm hai lực đầu.

Luận ghi: “Ba môn và sáu Sự nhiếp bốn loại Tỳ-bát-xá-na của Tue”, Tue này mỗi mỗi đều thông với ba môn và sáu Sự.

Luận: Trong giải thích Tầm tư lý, giải thích Pháp nhĩ đạo lý, nói: “Thành lập pháp tánh, Nan tư pháp tánh và An trụ pháp tánh…”, vì như Sở tác tánh trở lại thành lập âm thanh vô thường, đây là Thành lập pháp tánh; như nghiệp, dược thảo, chú thuật, là Nan tư pháp tánh; tánh sai biệt của Pháp nhĩ chủng tử ba Thừa gọi là An trụ pháp tánh.

Luận: Tại sao siêng tu Bất tịnh? Đây là Tịnh chướng thứ tư.

Luận ghi: “Mùi hôi và mùi hen”, là vì biến hoại cho nên có mùi hôi gọi là mùi hôi, như phẩn uế…; vừa mới sinh thì liền có mùi hôi gọi là mùi hen, như rau hẹ, tỏi…

Luận ghi: “Là từ cái gáo đựng máu”, đây là đầu và thân làm gáo đựng máu, vì có thể thành thục máu.

Luận: Trong giải thích về Thời, nói: “Tướng của Tịnh sắc này đối với đời hiện tại tuy có Tịnh tướng, nhưng đối với đời vị lai thì không nên Bất tịnh như Bất tịnh sắc hiện tại bên ngoài, là không có chuyện đó”, trong đây có ý nói, thuyết minh Tịnh sắc hiện tại đối với đời vị lai chắc chắn sẽ Bất tịnh, đó chính là đã quán bên ngoài có Cảnh bất tịnh, quán Nội thân ghi: “Hoặc đời vị lai tức là Tịnh thì Nội thân hoặc không phải không Tịnh, như một loại Bất tịnh bên ngoài ngay bây giờ, là không có chuyện đó”. Chắc chắn sẽ Bất tịnh, nhưng không nói sẽ Bất tịnh.

Luận: Trong giải thích Tầm tư lý, nói: “Như vậy gọi là y theo Thắng nghĩa của thế tục và lấy nhân duyên quán chờ đạo lý Tầm tư y theo lý”, đây là giải thích về Nội vô ngã là Thắng nghĩa. Lại nữa, nói: “Cho đến đối với xanh, sình… cho đến xương móc dính”, đây là nghĩa thế tục, như ta nay thân này là chỗ nghiệp phiền não đời trước kéo dẫn… là Nhân, do cha mẹ bất tịnh hoà hợp mà sinh… là Duyên. Bây giờ kết luận tùy theo văn cho tiện, không phải nương vào thứ tự mà kết. Lại nữa, nương vào thứ tự mà kết thì Tư có thể căn cứ theo đó mà biết.

Luận: Trong giải thích Chứng thành đạo lý, nói: “Khởi nghĩ như vầy: Tại sao hôm nay khởi ý tư duy pháp Năng đối trị, có thể đối với Năng trị Cảnh sở duyên giới phiền não đang sinh”, trong đây có ý nói, Cảnh bất tịnh bên ngoài gọi là Năng đối trị, vì trị Dục tham, do duyên Sắc bất tịnh bên ngoài mà Năng trị Cảnh sở duyên giới phiền não đang sinh, là lập Lượng rằng: “Khi duyên Bất tịnh thì chắc chắn có thể trị Dục tham, vì duyên Năng trị, như khi duyên Vô tướng thì có thể khiển trừ Hữu tướng”.