DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN LƯỢC TOẢN
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

(Bản Luận 4,5 )

BẢN LUẬN 54

Luận: Trong giải thích Thức an trụ nói: “Cõi Dục chỉ phỏng theo ngoại Trần”, vì Tập khí cho nên đối với Cảnh có nhiều tham. Lại nữa, tuy nội thân cũng khởi Ái An trụ, nhưng lấy Thai, Noãn v.v… mà sinh, không phải Tăng thượng An trụ, đây là căn cứ theo Tăng thượng, luận về cõi Sắc chỉ nói nội thân, vì Hóa sinh không có Tập khí. Cõi Vô sắc chỉ luận về Danh sở sinh của An trụ nghiệp, không luận về Sắc sở biến của Định, đó là ý của văn này. Nói rằng “chấp”, là duyên chấp không phải là chấp thọ, vì Danh không phải là chỗ bị chấp thọ. Trong Tạp nhiễm, một là Nhiễm thức thọ dụng cảnh giới, hai là do Nhiễm thức của sinh v.v… luận này giải thích rằng: “Nhiễm thức thứ nhất là Phiền não, Nhiễm thức thứ hai là Sinh nhiễm. Lại nữa, Nhiễm thức thứ hai là Tạp nhiễm, vì Tạp nhiễm cho nên tạo thành Nhiễm trong kiếp sống vị lai.

Luận: Trong giải thích bốn Thức trụ, nói: “Kiến lập ý”, là vì phá ngoại đạo, nhưng nguyên nhân tại sao? Vì chư ngoại đạo kế chấp bốn Uẩn là Ngã trụ trong đó. Luận này ghi: “Thức trụ trong đó không phải Ngã trụ”. Tự tánh, tức là Uẩn làm Thể.

Hỏi: Tại sao không lấy Thức uẩn làm Thể?

Đáp: Vì như văn dưới đây nói không có riêng một Uẩn duyên Thức mà có thể khởi tham trước, như Sắc, Thọ v.v… cho nên không nói Thức mới làm Thức trụ, không bằng bốn Uẩn còn lại, vì đều là tăng thượng, nếu duyên thì được riêng khởi tham v.v… Lại nữa, Phật nói: “Bản tánh của tâm tánh thanh tịnh, không giống như tham v.v… che lấp tánh, không phải thanh tịnh cho nên không phải Thức trụ” trở xuống, đây là giải thích thứ nhất Đới số thích trong Lục thích, hoặc từ số ngay trên nghĩa mà đặt danh v.v…

Hỏi: Thức này trụ là Nội hữu tình, đáng lẽ cũng thông với Vô tình?

Đáp: Cũng thông với Vô tình, tại sao vậy? Như trong Tiểu luận lấy năm nghĩa làm Thức trụ, là nương vào Hành duyên tương ưng Phần, là nghĩa lập Thức trụ. Luận này thì không như vậy, Sở duyên trụ của Thức gọi là Thức trụ, như luận kế dưới. Lại nữa, Tiểu luận ghi: “Hoặc nói không phải đông nhiều, cho nên làm Thức trụ thì không như vậy, vì Hành duyên tương ưng Phần có nghĩa là lập Thức trụ, nghĩa này xứng với chữ “bóc lột”, đáng lẽ nói rằng “chỉ có chúng sinh, cho nên không phải như vậy”, là trong năm Thức, chưa chắc đều cần phải đủ năm Thức. Trong năm nghĩa, đủ một nghĩa thì liền được. Luận này thì đoạn văn lớn nhỏ đều khác nhau, không thể làm chứng, như phẩm Thế gian trong Câu-xá luận, trong Hữu tình thế gian thuyết minh bốn Thức trụ, các sư phần nhiều lấy chỉ có số của chúng sinh mà lập thì không đúng, người nào nói như vậy thì lẽ nào thuyết minh trong đây là chỉ có hữu tình hay sao! Cho nên biết phỏng theo Sở duyên mà lập Thức trụ, thông với Hữu tình và Phi tình.

Hỏi: Vô lậu thức uẩn có thể lập Thức trụ hay không?

Đáp: Không phải, như Vô lậu thức trong văn dưới đó, không phải lấy Năng ích thức mà khởi tham sân, đó là Thức trụ. Luận này thì lấy Vô lậu phá vỡ sinh tử, chỗ an lập của Thức không làm Thức trụ, vì thông trong ba cõi, như văn dưới nói, vì có thể khởi tham.

Luận ghi: “Như kinh ghi: Có bốn Y thủ lấy làm Sở duyên khiến cho Thức an trụ v.v…”, như Hiển Dương quyển 18 ghi: “Tùy theo Sắc mà trụ”, là chấp thọ Sở y. “Duyên Sắc mà trụ”, là nắm lấy cảnh giới. “Nương vào Sắc mà trụ”, là do thô trọng. Tức là tương đương với Y thủ này, nói rằng Trụ có bốn thứ, nói rằng Sắc đến Hành có bốn thứ, là Cảnh của Thức trong Thức quả. Y thủ là nương vào Thủ của duyên khởi này, Thể của Thủ tức là Phiền não, cho nên văn dưới giải thích Thức trụ và Nhân duyên trụ: “Thể tức là Sắc v.v… bốn Uẩn, Nhân duyên tức là chỗ khởi tham v.v… Hoặc Phiền não sự, hoặc thuộc các Phiền não sự của Phiền não kia, là các Hoặc hiện hành thuộc Phiền não kia, là các Chủng tử kia nói là Nhân duyên”, tức là Thức trụ nhân duyên của Sắc v.v… Nhân duyên là nguyên nhân, tại sao trụ Sắc v.v… trong bốn Uẩn? Do Y thủ này làm nguyên nhân, cho nên gọi là Nhân duyên. Các sư nói: “Dùng bốn Y thủ làm chỗ dựa của Sở duyên, cho nên đối với Sắc khiến cho Thức an trụ”, cho đến rộng nói. Luận này ghi: “Có bốn thứ là Thức quả, nương vào đó mà khởi Thủ”, dùng Thủ này làm chỗ dựa cho Sở duyên, cho nên đối với Sắc v.v… khiến cho Thức an trụ. Trong Sở duyên hàm chứa có hai nghĩa, một hoặc làm chỗ dựa cho Sở duyên, nghĩa này thông với nội và ngoại, hai hoặc là làm Sở duyên duyên, nghĩa cũng thông nội ngoại. Văn nghĩa không phải là Duyên nhờ dựa, mà là ý nghĩa của giải thích thứ nhất ở trước. Nếu làm giải thích này, thì có ý chỉ thuyết minh Thức trụ, đều giải thích Nhân duyên đã xong. Từ trên đến đây, đoạn văn thứ nhất, thuyết minh Trụ và Nhân duyên.

Luận ghi: “Cho đến Ngã chết rồi, không nói Thức này sinh đến Đông phương, cho đến bốn hướng, cho đến chính giữa”, văn dưới đó giải thích là Tịch chỉ, Vô sở trụ, Bất sinh, Vô sở vi, Tri túc, An trụ v.v… là chữ “cho đến” trong đây. Sư Pháp, sư Thái nói: “Để phá câu nói của ngoại đạo”, là chư ngoại đạo chấp rằng: “Sau khi Ngã chết rồi sinh đến Đông phương, Tây phương v.v…”, luận này phản đối điều đó, như văn dưới luận rằng: “Là biên tế của hai thứ Thức trụ và Nhân duyên”, là Thức cõi Hữu sắc có vị lai, có quá khứ; Thức cõi Vô sắc thì không có vị lai, không có quá khứ, cho nên không nói sinh đến bốn hướng, do đó biết là hai thứ biên tế, vì Thức trụ không lìa ba cõi. Nói ý nghĩa của Trụ đến cùng tận cho nên gọi là Biên tế. Đây là đoạn văn thứ hai, thuyết minh hai loại Biên tế đã xong.

Luận ghi: “Nhưng tôi chỉ nói trong Hiện pháp, phải lìa Dục ảnh, Tịch diệt, Tịch tĩnh, Thanh lương, Thanh tịnh”, đây là đoạn thứ ba, thuyết minh hai thứ Thức trụ và Nhân duyên. Giải thích nghĩa Tịch chỉ, nói: “Chính đệ tử đó phần nhiều tu tập trong Hiện pháp có thể đoạn bốn thứ trói buộc thân”, bốn thứ trói buộc thân chỉ ở tại Ý địa, vì là chỗ sinh của Phân biệt, khi đến Kiến đạo thì đoạn bốn thứ trói buộc này. Dục, chính là mong cầu thân vị lai v.v… Ảnh, tức là Thọ, là Thức dựng lên hình ảnh. Nói Thọ này v.v… thì phải Tịch diệt không khởi Tham v.v… như văn dưới nói: “Hữu lậu và năm Uẩn không tương ưng, Tịch tĩnh là Hữu học vô lậu, Thanh lương là Vô học vô lậu, Thanh tịnh là Vô dư y giới”. Từ trên đến đây là tổng văn kinh, từ đât trở xuống thì thứ tự giải thích, luận chủ tự phân phán đoạn văn trước làm ba “như kế tiếp”, văn luận thì có thể biết.

Luận ghi: “Trong đây, hoặc các Phiền não sự, hoặc thuộc Phiền não kia, gọi là Y thủ”, trong đây trước hết giải thích Nhân duyên, sau đó là giải thích Trụ, tức là nêu ra Thể của Y thủ; Sự là hiện hành; Thuộc, là Chủng tử, đều là Thể của Thủ. Hoặc như Tạp Tập luận thì chỉ lấy Dục tham làm Thể của Thủ. “Cho nên tăng thượng”, là trong đây phỏng theo thật nghĩa, thông với tất cả Phiền não. Lại nữa, Y, nên biết là bốn cảnh hoặc có Phiền não hoặc không có Phiền não, trong đây cũng gọi là Sở duyên, Tánh sở duyên, Hữu sở duyên, Chủng tử hiện hành, đều gọi là Chủng tử của Sở duyên, chính là làm chỗ cho pháp khác duyên, vì Hiện hành có thể có Sở duyên cho nên gọi là Sở duyên. Tánh sở duyên chính là Chủng tử. Hữu sở duyên, tức là hiện hành các Phiền não v.v… gọi là Sự sở chấp, tham làm Căn bản khởi các Phiền não gọi là Sự sở chấp. Sư Thái nói: “Do tham v.v… khiến cho Thức tiến đến bốn cảnh của Sở duyên, bốn cảnh gọi là Sở chấp, vì khiến cho thế lực của nghiệp lấy tham làm duyên của Phiền não, vì khiến cho Thức trụ bốn cảnh”. Văn dưới đối với chỗ nhiếp tham triền của Sắc ái và Hành ái, có thể vĩnh viễn đoạn, vì lìa. Do bốn thứ thân trói buộc của tham dục v.v… làm duyên phát nghiệp, gọi là duyên Sự sở duyên, Thể của nghiệp chính là Quả sở duyên, vì Thể của Sở duyên làm duyên của Quả, bốn thứ trói buộc này làm duyên của nghiệp, vì có thể phát nơi nghiệp, gọi là duyên Sự sở duyên. Bốn thân bị trói buộc như Đối Pháp nói: “Lấy tham làm Thể”. Chữ “thủ” của văn này, trong đó là nắm lấy bốn thứ, tức là Cảnh của tham. Luận kia căn cứ theo Năng duyên, luận này căn cứ theo Sở duyên, chỉ có Phân biệt sinh là không thông với Tu đạo. Sân v.v… là bất thiện, không thông với các cõi trên, Năng duyên tham thì thông với ba cõi, như trước đã nói là chỗ đeo đuổi của hai thứ Tùy miên kia, là tham và bốn Chủng tử trói buộc. Từ trên đến đây, đã nêu ra khắp các Nhân duyên, nhưng chưa giải thích thứ tự thì làm sao biết được? Văn dưới đây không trở lại nói Nhân duyên như trước cho nên biết. “Hoặc các Dị sinh” trở xuống, là giải thích Trụ, kế dưới đó là giải thích Nhân duyên, dưới đó vì nêu khắp Nhân duyên ở trước, nhưng chưa giải thích nghĩa thứ tự của Thức trụ và Nhân duyên.

Luận ghi: “Thức cõi Hữu sắc có vị lai, có quá khứ, Thức cõi Vô sắc thì có tử, có sinh”, Hữu sắc thì có thân, Vô sắc thì không có thân, ở tại xứ này sinh thì ở tại xứ này tử, là thuyết minh bốn Uẩn thức trụ của hai cõi dưới, cõi Vô sắc trên đó chỉ có ba Uẩn trụ. Lại nữa, Hữu sắc thì có sinh, là có thân Trung hữu, Vô sắc thì không có thân Trung hữu, cho nên có tử thì có sinh. Nếu như thế thì tại sao nói hai Trụ này cho đến thọ mạng dứt tận? Giải thích trước là thù thắng. Lại nữa, hai trụ này cho đến thọ mạng tận, là thuyết minh đối với hai Trụ của Hữu sắc và Vô sắc, cho đến khi mạng chung mà Thức trụ, đây là biên tế của Trụ. Lại nữa, hai Trụ này sinh trưởng càng tăng và ý nghĩa rộng lớn, tức là giải thích Nhân duyên của Trụ mà được rộng lớn, tức là biên tế của Nhân duyên. Nghĩa Biên tế như trước đã giải thích.

Luận: Trong giải thích Tịch chỉ phương tiện, nói: “Lại nữa, đối trị chỗ nhiếp Tịnh thức gọi là Vô sở trụ, do nhân duyên đó cho nên gọi là Bất sinh trưởng”, vì Thức vô lậu, Thức trụ tịch chỉ vĩnh viễn đoạn tham v.v… gọi là Bất sinh trưởng, là ý trong đây.

Luận: Lại nữa, “tất cả Thọ thức dựng lập Ảnh tượng”, là Thức hữu cho nên Thọ hữu. Nói Thọ là Ảnh tượng, tại sao chỉ nói Thọ? Vì lấy Thọ làm gốc mà khởi cảnh giới ái.

Luận: “Đối với Vô lậu thức, Vô dư căn nương vào đó mà diệt, gọi là Thanh tịnh”, đây là phỏng theo đắc Vô dư Niết-bàn, tại Kim cương tâm thì Thức đó nói là Thanh tịnh, hoặc khi nhập vào một pháp của thân về sau thì không thể nói là Thanh tịnh. Lại nữa, vì Vô thức cho nên gọi là Thanh tịnh, vì Phi hữu cho nên gọi là Thanh tịnh.

Luận ghi: “Cõi Dục có bốn tâm”, chính trong năm Thức chỉ có ba tâm, không có Hữu phú vô ký tâm, vì không thể đắc tướng mạo. Nếu ở tại cõi trên thì trong năm Thức có Vô ký này, Hữu phú vô ký này chỉ ở tại Ý địa, Kiến đạo thì chỉ có bất thiện, Tu đạo của nó thì phát khởi ác hạnh, là bất thiện, hoặc chỗ nhuận sinh khác là Vô ký, thì các pháp còn lại có thể biết. Trong mười hai Tâm ghi: “Vô phú vô ký có bốn loại”, như các luận khác thì có năm loại.

Hỏi: Tại sao không luận Tự tánh vô ký?

Đáp: Chính Tự tánh vô ký đó là các Sắc pháp của Trưởng dưỡng, Đẳng lưu v.v… trong đây thuyết minh nguyên nhân không đến của tâm.

Hỏi: Nếu như thế thì tâm của Pháp chấp chính do Vô ký nào nhiếp?

Đáp: Như Phật địa luận nói, là Dị thục sinh Chủng tử hiện hành, cho nên Dị thục vô ký nhiếp. Đường Uy nghi, chốn Công xảo v.v… có thể biết. Cõi Dục tuy có biến hóa tâm nhưng không thông với quả, vì không có Gia hạnh, vì thông với Quả tâm thì Gia hạnh sinh khởi, vì khi nhập Định thì không phải Gia hạnh của cõi Dục, cho nên thông với Quả tâm, không phải cõi Dục trói buộc, chỉ có sự biến hóa của Thiên, Long, Dược-xoa v.v… chỉ là Sinh đắc, là có thể biến hóa hình người v.v… các thứ chủng loại biến hóa, không phải Dị thục sinh.

Hỏi: Nếu như thế thì bốn loại Tĩnh lự v.v… đối với sự biến hóa của cõi Dục, hóa làm người v.v… các thứ sự, thì các Sắc bị biến này là thuộc cõi nào nhiếp?

Đáp: Tùy theo tâm Kiến phần thì đó là cõi Sắc trói buộc.

Hỏi: Nếu như thế thì Thô nhãn của Địa cõi dưới làm sao có thể thấy Sắc vi tế của các Địa cõi trên?

Đáp: Do Sắc của các Địa cõi trên làm duyên, vốn đối với cõi trên mà riêng biến hóa làm chủng loại Sắc của cõi Dục, khiến cho mắt của người cõi Dục trở xuống thấy được. Chủng loại sắc của cõi Dục này mà cõi Sắc thấy biến hóa thì vẫn là cõi Sắc trói buộc, lại là pháp vi tế.

Hỏi: Làm sao khiến cho thấy được?

Đáp: Vì là chủng loại thô trọng, cho nên khiến cho thấy được. Cõi Vô sắc không có thân, cũng không có uy nghi.

Luận ghi: “Như cõi Sắc không có Công xảo, thì không nói là Uy nghi biến hóa”, điều này lược bỏ không luận. “Cõi trên cũng không có”, trong đây luận cũng như Hiển Dương quyển 18 ghi: “Vượt trừ Uy nghi biến hóa ra, cho nên biết điều này lược bỏ. Có người cho rằng: “Lấy văn này làm chứng thì biết cõi Vô sắc có tâm Uy nghi biến hóa, như Định tâm của Vô sắc, đối với tất cả Sắc mà đắc đại Tự tại cũng có tâm biến hóa”. Có Bồ-tát nương vào Định mà khởi đi đứng, như Bồ-tát Địa thứ tám trở đi v.v… có hại gì mà cũng có tâm Uy nghi? Các Uy nghi đều là Thiện vô lậu. Nếu như thế tức là Học tâm v.v… nhiếp, vì tương tợ biến hóa cho nên gọi là Biến hóa tâm, như thông với quả mà Biến hóa tâm vô ký, hoặc phát khởi Dị thục Uy nghi vô ký, thì Địa kia không có, tức là thông với ba Thừa và phàm phu mà nói, không phỏng theo chẳng thể nghĩ bàn mà nói, cho nên nói là “cũng vậy”.

Luận: Lại nữa, trong Phân biệt sơ dị tướng tâm môn nói: “Có ba phẩm: một là phẩm Vị thú định, là người chưa cầu Định trong cõi Dục. Hai là tuy đã phát hướng đến phẩm Vị đắc định, tức là người có tâm Định nhưng chưa đắc. Ba là người đã đắc Định. Người này lại có hai hạng: một là Bất thanh tịnh, hai là Cực thanh tịnh. Hạng thứ nhất là đắc vị lai Thiền, chưa đắc Căn bản; hạng thứ hai là đắc Căn bản”, như văn dưới đây, suy nghĩ thì có thể biết. trong phẩm thứ hai, đối với sự bất an tĩnh kia, thì tâm liền trạo cử, căn cứ theo trong tám Triền và năm Cái thì cũng có Ác tác, vì khi tu Chỉ thì bị Hôn trầm và Thùy miên chướng ngại, khi tu Quán thì cũng đồng như vậy, trong đây lược bỏ không luận Bất tịch tĩnh. Nếu lấy ngay Trầm và Trạo làm Thể thì trùng lên hành vi nào? Vì chướng ngại Xả, Tịch tĩnh là Xả, nếu không như thế thì càng nắm lấy Tật đố và Xan lận làm Thể tánh. Trong Triền và Cái cũng nói như vậy, cuối quyển thứ ba, trong sáu Thiện xảo rộng phân tích. Từ trên đến đây, phân biệt nghĩa của năm Uẩn đã xong.

Phần thứ hai này thuyết minh nguyên nhân năm Uẩn thứ tự như vậy, như Tiểu luận, Tỳ-bà-sa, Câu-xá, có nhiều chữ “lại nữa”, vì dài dòng nên không nêu ra. Trong đây tuy có năm loại nghĩa, trước là Sắc, sau là Thức, cho nên có Thứ đệ, chỉ có ba nghĩa sau là Đối trị thứ hai trong Thứ đệ, là trong trừ bốn Đảo thì tâm thứ ba làm Ngã đảo, ngoài ra các chỗ khác thì pháp làm Ngã đảo, như Đối Pháp sao quyển 10 và Bồtát địa ký, đây là căn cứ theo đa phần mà phân riêng chỗ kế chấp làm Ngã, hoặc kế chấp pháp làm Ngã. Căn cứ theo Câu sinh tất cả thời mà kế chấp làm Ngã, đây là hai thứ Câu đắc, nhưng chấp pháp làm Ngã thì đồng với Tiểu thừa v.v… Hai Thứ đệ trước giải thích sự phương hại của Tương vi thứ đệ, tại sao trong mười hai Nhân duyên, thì Sắc duyên Hữu thức? Trong bốn điên đảo thì Sắc trước, kế đó là Thọ, kế đó là Thức, sau cùng là pháp, cho nên giải thích có phương hại, như văn nói.

Luận: Trong giải thích sáu Thiện xảo nhiếp nhau, nói: “Phần ít sáu Hữu chi của Sắc uẩn”, là Hành, Danh sắc, Lục xứ, Hữu, Sinh, Lão tử, Xứ, Phi xứ, đều là Thức tất cả cho nên chỉ có phần ít, các đoạn văn dưới đó căn cứ theo giải thích này mà biết. Sắc căn thì toàn phần, Thọ uẩn thì một phần, Hữu chi thì toàn phần, là ba phần ít của Thọ chi, là Danh sắc, Sinh và Lão tử, đều là tánh của năm Uẩn. Văn dưới căn cứ theo đây, toàn phần năm Thọ căn, phần ít ba Vô lậu căn, ba phần ít của Tưởng uẩn và Danh sắc vì bị tue che lấp cho nên không phải căn, như khi nhớ lại sự việc, thì cho rằng tue nhớ, vì tướng bị che lấp, cho nên không phải căn. Lại nữa, nghĩa Phi căn tăng thượng, Thế gian tạp nhiễm tăng thượng, Sinh tử tạp nhiễm tăng thượng, như kinh nói, phải nên suy nghĩ. Hành uẩn có bốn chi, toàn phần Hữu chi, là Vô minh, Xúc, Ái và Thủ, đều là chỗ nhiếp của Hành uẩn; có năm chi phần ít, là Hành, Danh sắc, Hữu, Sinh, Lão chi; Thức uẩn một chi toàn phần, là Thức chi; có bốn chi phần ít, là Danh sắc, Lục xứ, Sinh và Lão tử. Không nói Hữu, vì căn cứ theo nghiệp Hữu cho nên chỉ là toàn phần ý căn, ba Vô lậu căn phần ít.

Luận: Trong giải thích mười loại Nhiếp, “Tướng nhiếp, là chỗ nhiếp của Tự tướng và Cộng tướng”, biến hiện là Tự tướng của Sắc v.v… nghĩa tích tụ là Cộng tướng của Uẩn. Trong “Bất tương ly nhiếp”, sư Pháp nói: “Là Cực vi tụ tập không lìa nhau, mà có chỗ nhiếp giới như vậy v.v…”. Luận này giải thích căn cứ như Đối Pháp: “Tất cả đều là Hữu sắc, ngay nơi tâm cũng là bất tương ly, tất cả đều là Sắc và Tâm sở, cũng gọi là tâm v.v…”. Trong “Phương nhiếp nương vào đây mà sinh”, là Thức nương vào Sắc mà sinh v.v… “Nhiếp toàn phần”, là chỗ nhiếp của năm Uẩn, là các Uẩn hữu lậu vô lậu, và ba tánh của Uẩn, đều có đủ năm Uẩn. Nhiếp luận ghi: “Nương vào sáu Xứ mà Sắc uẩn chuyển:

  1. Kiến lập xứ, là Địa kim luân v.v…
  2. Phú tàng xứ, là vách nhà.
  3. Tư cụ xứ, là y phục, giường v.v…
  4. Căn xứ, là Căn thanh tịnh.
  5. Căn trụ xứ, là Phù trần căn.
  6. Sở hành xứ của Hữu uy đức định, là Sắc của thần thông định.

“Không nói các Sắc vô biểu v.v… và Định sắc của Định tự tại”, vì Biệt hoặc nhiếp không hết Vô biểu, trong bảy Xứ và bốn Uẩn mà chuyển. Lạc dục thứ nhất cùng với Hy vọng có gì khác? Lạc dục thứ nhất là đối với Cảnh đã đắc, Hy vọng thứ hai là đối với Cảnh chưa đắc, tức là duyên vị lai và quá khứ mà sinh. “Tùy ứng với cảnh giới”, tức là hiện tiền mặc tình tùy ý cảnh giới. “Tầm tứ”, là tuy các vị cõi trên cũng có Tầm tứ, nhưng công năng mỗi mỗi đều khác. Tầm tứ này chỉ nhân theo cảnh giới đã đắc hoặc chưa đắc mà khởi, Tầm tứ không sinh cũng tức là Dục. “Hy vọng hòa hợp”, là mong hòa hợp. “Cõi Dục này xuất gia”, cõi Dục này nhiếp trong Tầm tứ của cảnh giới này.

Luận: Trong bài tụng phân biệt Danh nghĩa của Sắc uẩn có mười hai môn, như văn có thể biết.

Luận ghi: “Nếu căn cứ theo Bất tương ly nhiếp có đầy đủ bảy vật là ngay Nhãn thức này v.v…”, là như một Nhãn căn, tất cả bảy Cực vi đồng xứ, đồng thời, không chướng ngại nhau, như cực vi của một Nhãn căn, như quả nho to, vi tế trong đây đều có thể dung chứa, ngoài ra các cực vi khác cũng như vậy mà triển chuyển, cho đến rộng nói.

Hỏi: Trong một Tụ có bảy vật kia, nếu thật tế mà nói, thì đã không có riêng Thể của cực vi, thì tại sao được có bảy vật?

Đáp: Tức là như quả nho, màu sắc là sắc thanh tịnh, làm ứng của Nhãn cho nên gọi là Nhãn, cho đến làm ứng dụng của Xúc cho nên gọi là Xúc, đều riêng phân tích đến cực vi, nói là trong một tụ có bảy Cực vi, không phải thật cực vi mà có bảy vật, đây là Đồng xứ bất tương ly thứ hai. Như một xâu chuỗi châu báu cùng phát ra ánh sáng, mỗi mỗi ánh sáng không chướng ngại nhau, Bất tương ly này cũng vậy, như đá mài làm bột, gọi là Hòa hợp bất tương ly, tức là Bất tương ly thứ nhất. Như Bản Địa phần quyển 3 giải thích, như các nhóm hạt đậu tụ lại, gọi là Tương ly bất tương ly, là Sắc thứ ba. Như các luận khác thì có văn giải thích riêng. “Không nói sáu Sắc v.v… của Pháp xứ là vật có nghĩa đồng nhất”, phải biết đây là căn cứ theo ngoại đạo.

Luận: Trong giải thích Xúc, có mười chín loại, như Đối Pháp có hai mươi hai loại, không có ba Xúc là chậm, nhanh và yếu kém, loại nào không có thì lược bỏ. Lại nữa, Xúc v.v… trong đây, riêng xem giảng về nó, như Đối Pháp sao không lập sinh làm Xúc, nguyên nhân cũng như Bệnh, Lão trong bốn Tướng hợp chung làm một, tại sao luận này lại phân làm hai? Luận này ngay Xúc không phải bốn Tướng, không làm lệ cho năm Sinh, Xúc này tương ưng với sáu Bất đoạn, cùng với văn của Đối Pháp khác nhau, hãy xem giải thích nó. Tử xúc, là từ quả mà đặt tên, tức là trên thân có tử huyệt Mạt-ma, khi gần thì khiến cho thân chết liền, Xúc này từ quả mà đặt tên. Lão xúc cũng vậy, Xúc này có thể sinh ra Lão v.v… gọi là Lão xúc, như Bản Địa phần nói.

Luận ghi: “Như vậy sáu vị mở làm tám vị, hoặc sáu vị bình đẳng”, là hai vị đầu là Tịnh và Bất tịnh làm hai vị, Kiên và Bất kiên làm hai vị, cho nên là tám vị.

Luận ghi: “Tất cả Sắc cho đến Xúc và hai Thức trong Sở thức, nói rằng hoặc tiệm hoặc đốn”, là tùy theo một Thức trong năm Thức khởi, Ý cùng đồng duyên thì gọi là Tiệm, hoặc năm Thức cùng sinh, Ý cũng đồng duyên thì gọi là Đốn.

Luận ghi: “Lại nữa, trong cõi Sắc không có hiện hành Hương và Vị, nhưng có cõi kia v.v… cho đến do hai cõi này không có cho nên cả hai Tỷ và Hương cũng không có”, là nói trong cõi Sắc tuy không có Hương, Vị và duyên Thức này, nhưng có hai căn này.

Hỏi: Căn này dùng để làm gì?

Đáp: Như Câu-xá luận nói: “Để trang nghiêm thân”.

Hỏi: Nếu để trang nghiêm thân, thì Phù căn trần cũng đủ, cần gì đối với căn?

Đáp: Để phát âm thanh tiếng nói, thì phải nhờ vào Phù căn trần, nếu có Năng y nhãn căn thì Sở y trần thân nương vào đó mà phát, nếu không như thế thì không được, cho nên cần phải có căn, cho đến nếu không có nam căn thì cũng không có Y xứ. Hai căn không có, thì Y xứ cũng không có, khó suy nghĩ thì căn cứ theo đó mà lật ngược lại. Số luận ghi: “Như vậy tất cả Sắc uẩn trong Sắc sở nhiếp, có chín loại là Thật vật hữu”, trong chỗ nhiếp của Xúc, bốn đại chủng là Thật vật hữu. “Phải biết các chỗ khác chỉ là Giả hữu”, nếu chín loại là Thật, thì trong văn sau đây, như trong Sắc xứ, thì dài v.v… là Giả hữu, xanh vàng là Thật hữu; trong Thanh thì thọ đại chủng và không thọ đại chủng là thật, ngoài ra thanh đáng ưa v.v… là giả; trong Hương thì hương đáng ưa là giả, ngoài ra duyên theo pháp mà sinh Hòa hợp hương v.v… là thật; trong Vị thì đắng chua v.v… sáu vị là thật, ngoài ra vị đáng ưa v.v… là giả; trong mỗi mỗi Trần đều có Giả hữu và Thật hữu.

Hỏi: Tại sao luận này lại nói có chín loại là Thật hữu, Xúc phân ra làm hai?

Đáp: Vì trong Xúc xứ, Năng tạo và Sở tạo khác nhau, Sắc sở tạo đều là Giả hữu, lại cũng có nhiều cho nên thuyết minh thiên về nó. Thật ra, trong chín loại không có Sắc năng tạo, lại cũng đều là Sở tạo. Trong Sở tạo tuy có giả, nhưng có ít không phải nhiều, cho nên không luận. Hiển Dương quyển 18 ghi: “Hình ảnh biểu hiện bên ngoài là giả, tiếng vang thiện là giả”. Như Đối Pháp luận quyển 1 ghi: “Lại nữa, giả trong các Xứ riêng sinh Ý thức, như Sinh lão v.v…”, luận này thì không phải vậy, cho nên không làm lệ cho luận kia. Tại sao trên Sắc mà lập sinh v.v…? Vì là không tương ưng, cho đến Danh nương vào Thanh cũng vậy, Xúc nương trên bốn Đại mà lập, mà nói là để khai mở vào, Danh v.v… có thể nắm lấy mà gọi là Bất tương ưng, Xúc thì phải nương vào Thân mà nắm lấy, lìa ngoài bốn Đại thì không nắm lấy được, còn lại chín Xứ lìa ngoài pháp bốn Đại thì riêng có thể nắm lấy. Nếu khi xúc chạm với Sắc sở tạo, thì chỉ được đại chủng mà không có tạo riêng, được riêng hình sắc thì chỉ ở trên sự hiển hiện mà kiến lập. Thuyết minh chung với Pháp xứ trong Sắc của Thật môn, như Đối Pháp có chỗ sinh năm loại Định tự tại, có hai loại Sắc, là Hữu uy đức định và Giả tướng. Phi uy đức định, trong đây chỉ nói Uy đức định, tức là Pháp xứ trong năm Sắc, có bốn Sắc toàn phần, còn một phần là giả và một phần là thật. Tại sao pháp như vậy, không phải là thật dụng của Định? Như lý nên suy nghĩ. Thế nào là Uy đức mà nói là thật? Như văn sau đây, là Vô lậu cho nên gọi là Tận uy đức, Thánh là pháp cho nên gọi là Uy đức, chính là Sắc của Định này, được như thật mà khởi sự, như thật mà khởi Sắc, chính nó không phải là Uy đức định. Sắc thì chỉ khiến cho người khác thấy, không phải thật khởi sự, không giống như làm thật.

Hỏi: Vô lậu sắc định, bậc Kiến đế mới đắc, Định này thì có thể đắc chút ít, Định của Hữu lậu tại sao được có thật sự như vậy?

Đáp: Thánh nhân là chủng loại Vô lậu cho nên đắc, như văn sau đây, vì sức Tăng thượng cho nên đắc. Lại nữa, căn cứ theo văn sau, “vì sức Tăng thượng của Vô phân biệt trí cho nên Hậu đắc trí khởi Sắc này”, Hữu lậu định thì không đắc, trong đây căn cứ theo Thật thể, là vì Vô lậu tương tợ Hữu lậu, cho nên nói Vô lậu hữu lậu.

Hỏi: Nhưng ba Thừa trong Vô lậu đều đắc Vô lậu, vậy thì người nào đắc nó?

Đáp: Hữu uy đức định trong Đại thừa, có hai xứ Sơ địa và Địa thứ tám đều có tên Vô lậu đó. Nương vào Địa nào? Đại Nghĩa ghi: “Địa này thông với Hữu lậu, Hữu lậu thì không phải thật, không có bất cứ thọ dụng nào, nếu không phải giả tưởng quán thì bất cứ dụng nào cũng là thật có”. Trong đây nói “quả kia cảnh kia”, Đại Nghĩa ghi: “Quả tức là do Định lực, khiến cho Bản thức riêng biến hiện Sắc trần”, tức là cũng như nhập Tịnh độ, vì sức của Hậu đắc trí khiến cho Bản thức riêng biến làm trần cảnh, đây là Định quả thật có. Nói Quả của tâm, là Sở duyên của Định, cho nên Định sắc này mong Định cũng là Quả, cũng là cảnh giới, nhưng là một vật.

Hỏi: Nhưng Định là Sắc sở biến của một niệm, là Thật vật hữu, đồng thời với Sở biến của Tâm vương và Tâm sở, cũng là Thật vật hữu?

Luận ghi: “Và Định kia tương ưng với Cảnh sắc của Thức v.v… là Thật vật hữu”, đây là giải thích chung với nghi ngờ vấn nạn, Pháp xứ trong đây chỉ lập ba loại, cho nên Luật nghi sắc đều là giả, vì nương vào Tư v.v… mà kiến lập.

Luận ghi: “Lại nữa, Sắc sở hành của Định nếu nương vào đây mà trói buộc Định, tức là do đây mà trói buộc Sở tạo bốn đại chủng”, đây là căn cứ theo chỉ tại cõi Sắc, vì Định tue bình đẳng thì quyết định là Minh lợi, cho nên luận ghi: “Nương vào Định này, tức là Định này trói buộc bốn Đại tạo, hoặc cõi Vô sắc cũng có, như đoạn văn cuối của quyển 3 ở trước. Tại sao Định này không nói là cõi Vô sắc? Vì cõi Vô sắc kia không có nương vào thân, lược bỏ không luận, cho nên văn sau đây nói, chỉ do duyên chủng loại Ảnh tượng kia mà Tam-ma-địa phát khởi, trong Định cũng biến hiện làm ảnh tượng Đại chủng tạo sắc gọi là Tạo, nhưng không phải nương vào bản chất đại chủng kia mà sinh gọi là Tạo, hãy kỹ lưỡng mà tìm hiểu. Văn sau đó ghi: “Trước làm đại chủng, sau làm Tạo sắc”, tức là cũng có đại chủng, đó là nghĩa này, nhưng không phải vốn sẵn có Xúc xứ đại chủng cho nên nói không có, là Pháp xứ này nhiếp, vì đại chủng từ Năng dẫn thắng định mà nói. Văn sau ghi: “Không nương vào đại chủng, nhưng Định tự biến làm đại chủng, vì Quả của Định tâm, tùy chỗ trói buộc của Định mà nói Định này trói buộc Đại chủng tạo”, tức là luận này ghi: “Cõi Vô sắc trói buộc Định dẫn sinh Vô lậu định mà khởi Sắc này”, tức là đại chủng Sở tạo của Vô sắc. Vô sắc vốn không có đại chủng, thì cái gì tạo? Đây là Vô lậu không phải Hữu lậu, là Vô lậu tương tợ Thể của Hữu lậu. Lại nữa, giải thích chỉ tại cõi Sắc, vốn sẵn có trói buộc Định. Cõi Vô sắc, như quyển ghi: “Hoặc duyên Sắc của cõi này làm cảnh, tức là đại chủng của cõi này tạo ra”, vì Hữu sắc đó thì chỉ có ở cõi Sắc. Lại nữa, văn dưới đó ghi: “Cũng như biến hóa”, vì là chỗ không có của cõi Vô sắc. Nếu giải thích như trước thì nương vào Định trói buộc mà nói là tạo ra, vì căn cứ theo chỗ hệ thuộc, tuy là Định của cõi Vô sắc, duyên Sắc của cõi Hữu sắc, khi làm bản chất thì cũng biến thành đại chủng, cũng như biến hóa, vì căn cứ theo thật dụng thì dụng đồng như biến hóa, nương vào Định năng dẫn mà nói Vô lậu, đại chủng của cõi Sắc và cõi Vô sắc thật ra không phải thuộc cõi trói buộc, mà là Pháp xứ nhiếp, thì cùng với tâm biến hóa, thần thông và Sắc có khác gì! Hữu lậu và Vô lậu khác nhau, duyên và không duyên của Thức thứ tám khác nhau, duyên này phân biệt Hữu lậu và Vô lậu khác nhau v.v… nhưng Uy đức định cũng thật biến làm năm căn, chỉ biến tương tợ mà không phải thật, căn này chỉ là Thể của Phù căn trần, không phải Thể của Căn thanh tịnh. Lại nữa, Sắc này giả gọi là Sắc, hoặc phỏng theo công năng của bản chất, tức là như quyển ghi: “Tùy duyên vào cõi kia mà đại chủng của cõi kia tạo ra”. Nếu căn cứ theo chỗ sinh gần, tức là đại chủng Sở biến trong Định tạo ra; nếu căn cứ theo theo nguyên nhân từ nơi sinh, thì chính là Định lực, không phải do đại chủng, các chủng như vậy đều nương vào nghĩa sai biệt. Lại nữa, cũng thông với cõi Vô sắc, vì có Sắc của Uy đức định này, trong luận này ghi: “Tùy Định trói buộc diệu giới, tuy không có bốn Đại của Xúc, nhưng trong Định cũng được biến thành bốn Đại. Bốn Đại tùy theo Định, cho nên tùy Định trói buộc. Căn cứ theo theo có chỗ nương mà luận, thì không nói cõi Vô sắc. Hoặc các đoạn văn dưới thuyết minh chung Uy đức định và Phi uy đức định, đoạn văn trước thì “Định làm Năng tạo”, đây là căn cứ theo sát-na trước và sau nương gần nhau mà gọi là Tạo, không phải cùng một sát-na, như khi cõi Sắc sinh thì gọi là Sắc tạo, nhưng Định thù thắng của cõi dưới, trước hết làm đại chủng, giả nương vào Thắng định, tự thuyết minh là Định đạo cộng giới, thì chỗ nào là đại chủng tạo? Hữu lậu và Vô lậu gián đoạn mặc tình tùy ý, Định thì có thể khởi Sắc này, không phải sức cố gắng của tư duy, vì Định có thể dẫn sinh Sắc này. Hoặc Bồ-tát là Vô lậu, hoặc Nhị thừa là Hữu lậu, đều có thể biến hóa, khiến cho người khác nhau thọ dụng, gọi là Uy đức định, các Giả tưởng quán khác thì không như vậy, không phải là Uy đức định cho nên không gọi là thật sắc, như kế dưới đây rộng giải thích: “Sắc của cõi Sắc thanh tịnh, không phải cảnh của Nhãn ở cõi dưới”, đây là căn cứ theo người có Báo sắc mặc tình tùy ý, như Phạm vương nghe pháp bên cạnh Phật, cũng biến hóa có thô và tế, khiến cho người trong cõi Dục thấy được, cũng có nghĩa thô.

Luận: Giải thích Tánh vi tế có ba loại: một là Cực vi Sắc, như Đối Pháp nói, tức là khiến cho rất vi tế và rất xa, làm Câu sắc môn của Định này, luận đó căn cứ theo Sở ngại và Năng ngại khác nhau cho nên phân làm hai loại, cùng với luận này khác nhau, Sắc sở khởi biến kế của nó lấy Thức thứ sáu mà kế chấp duyên cho nên đáng lẽ phải có, các Tâm và Tâm sở đều có Sắc sở khởi biến kế . Trong đây chỉ nói Sắc, là căn cứ theo Sắc thấy rõ, có thể nắm bắt được mà nói, không giống như pháp Vô sắc. Nếu như thế thì trong Thanh tại sao có Thanh sở khởi biến kế? Điều này là sư Pháp hỏi, như Đối Pháp sao giải thích. Hai là Chủng loại sắc, tức là Chủng loại thô sắc, là nếu trong xứ này có thì cùng trong nơi không có xứ cũng có, vì làm Chủng loại. Năm tướng của Cực vi như trong Bản Địa quyển 3 nói, hãy xem nó.

Luận ghi: “Cực vi có mười lăm loại, là Nhãn.. năm loại, Sắc v.v… năm loại, Địa v.v… bốn loại và Thật sắc của Pháp xứ có một loại”, Xứ trong đây là nghiêng về Thật sắc mà nói.

Hỏi: Nếu như thế trong Sắc v.v… cũng có giả, thì đáng lẽ đồng với Pháp xứ? Lại nữa, Sở tạo của Xúc thì toàn phần giả, tại sao không nói?

Đáp: Vì có thể thọ dụng cho nên ngoài Pháp xứ ra đều là giả, vì không thể thọ dụng. Trong Sắc v.v… tuy giả, nhưng các Thức kia v.v… duyên riêng, trong Pháp xứ chỉ có Thức thứ sáu duyên mà thôi, cho nên không làm ví dụ, lại cũng nương vào Câu sinh cho nên không làm ví dụ. Lại nữa, “Xúc xứ cùng với đại chủng đồng thời”, là cũng không lựa riêng với Pháp xứ của nó, không giống như các Sắc này cho nên không luận. “Hỏi: Do Duyên cho nên các pháp Hữu đối cùng ở đồng xứ, không lìa bỏ nhau, nhưng tại sao không gọi là Vô đối tánh? Đáp: Vì tùy thuận mà chuyển, cho nên do duyên kia triển chuyển tương thuận mà sinh, không chướng ngại nhau”, là do các Hương v.v… rất tương thuận với nhau, không chướng ngại nhau, là lý do không có phân ra như vậy. “Kiến lập Cực vi”, như Bản Địa quyển 3 nói: “Không phải Cực vi trở lại có các phân biệt vi tế khác mà được v.v…”.

Luận ghi: “Cực vi chỉ có ba loại là Nhãn cảnh, Phi nhục nhãn và Phi thiên nhãn”, vì hai Nhãn này nương vào sáng tối mà sinh. Tue v.v… ba Nhãn lấy gì làm Thể? Sư Pháp nói: “Tue nhãn duyên Không, Pháp nhãn duyên Hữu, đều là Hậu đắc trí, Phật nhãn thì phải có Thể riêng, vì Vô phân biệt làm Phật nhãn. Nhục nhãn thì không như vậy, do quả mới đặt tên.

Hỏi: Nếu Trí này duyên Chân như, thì làm sao duyên Cực vi? Đã như thế thì Tue nhãn làm sao duyên Cực vi?

Đáp: Vì duyên Cực vi và Không, cho nên cũng được duyên Cực vi, trí này cũng đã duyên Cực vi như thế, thì Vô phân biệt trí cũng được duyên Cực vi, vì Vô phân biệt trí làm Thể của Phật nhãn. Sư Pháp nói: “Lại nữa, Phật nhãn tức là Pháp nhãn, là Nhãn duyên Hữu”, cũng là nghĩa không đúng, tuy cần phải có riêng Tue nhãn, nhưng duyên lý tức là trí Chánh thể, Pháp nhãn thì duyên Không và Hữu, tức là Hậu đắc trí, Phật nhãn thì tổng nhiếp hai trí trên, để làm Phật nhãn. Lấy gì để biết được? Như Đối Pháp ghi: “Chân như chỉ là Cảnh tue nhãn của bậc Thánh, cho nên biết Tue nhãn mới được duyên Chân như.

Hỏi: Nếu như thế thì kinh nói đắc Pháp nhãn thanh tịnh, thì Pháp nhãn đáng lẽ duyên lý?

Đáp: Tuy nói là tịnh thì liền duyên Chân như, vì là tên chung của các pháp, nếu đắc Pháp nhãn vô lậu thì không phải Pháp nhãn trong năm Nhãn.

Hỏi: Nếu như thế thì tại sao cuối quyển này ghi: “Thánh tue nhãn thấy tất cả Sắc hoặc xa hoặc gần v.v…”?

Đáp: Tức là tên gọi khác của Pháp nhãn, lấy Tue làm Thể cho nên gọi là Tue nhãn, nhưng không phải Tue nhãn trong năm Nhãn, tại nhân thì gọi là Tue nhãn và Pháp nhãn, tại quả thì tổng gọi là Phật nhãn, phỏng theo dụng để tách rời ra thì có ba Nhãn, Phật cũng có đầy đủ. Điều này cũng như Đại Trí Độ luận giải thích, luận này làm rõ nghĩa cũng như giọt nước, nhưng không đến Cực vi, lại cũng nói: “Và thí dụ giọt nước, đến Tiểu vi sắc rất nhỏ thì không phải như vậy”, giọt nước này lẽ nào là Tế vi sắc! Hãy xem giải thích trước.

Luận ghi: “Lại do năm Tương ưng mà biết, gọi là Bất như lý tư nghì cực vi”. Thứ nhất là Bà-sa, cho rằng nhiều Cực vi tuy không trụ riêng lẻ, nhưng trong các Tụ sắc thì có tự thể đó, chính là phá Nhất thiết hữu bộ, kiêm phá Phệ-thế-sử-ca. Thứ hai Hữu sinh hữu diệt, chính là Nhất thiết hữu bộ. Phệ-thế-sử-ca cho rằng Cực vi cha mẹ là Thường, ngoài ra đều là Vô thường, luận này kiêm phá hai thuyết đó. Thứ ba chính là Phệ-thế-sử-ca, phái này cho rằng, cha mẹ Cực vi từ Kiếp sơ, tan ra và trụ lại khắp nơi, sau đó khi thành kiếp, thì cha mẹ hòa hợp mà sinh Cực vi tử, gọi là hòa hợp. Thứ tư chính là Nhất thiết hữu bộ, cho rằng tích tụ Cực vi mà thành Tụ sắc. Lại nữa, nói: “Nghĩa của Chánh lượng bộ, Bộ này không có lân hư , vì có tích tập. Thứ năm là Phệ-thếsử-ca, lấy Cực vi cha mẹ sinh tử chủng, Chủng là Sắc thô trọng, vì Cực vi không có Thể, vì không có Thể cho nên tức là không có sinh diệt, vì không có sinh diệt cho nên không hợp không tan, không thể nói Tụ sắc từ Cực vi sinh ra v.v… do lý này mà biết, như năm chỗ kế chấp trên đều 0 không đúng lý.

Trong giải thích năm Thắng lợi, thứ nhất là phá Thường được thắng lợi mà chứng Vô thường, thứ hai là đã biết Vô thường mà không chấp Ngã và Ngã sở, thứ ba là đã Vô ngã cho nên Ngã mạn đồng thời cũng có thể đoạn diệt, thứ tư là vì đoạn Ngã kiến rồi thì đối với các cảnh kia không khởi các Hoặc, chế phục nó khiến cho không hiện khởi, thứ năm là vì chế phục các Hoặc, cho nên đối với các cảnh không nắm lấy tướng, mà có thể trừ Pháp chấp. Năm Thắng lợi này, được có nơi người khác, thì suy nghĩ tương tợ như vậy có thể hiểu. Sư Pháp nói: “Thứ nhất là Không môn, thứ hai là ba Vô nguyện môn, thứ ba là một Vô tướng môn.

Hỏi: Tại sao môn thứ hai là phá Ngã mà nói là Vô nguyện?

Đáp: Luận này lại giải thích rằng: “Môn thứ nhất và thứ hai là Nhị không, Không hạnh nhiếp Không, vì Hạnh vô ngã. Hai Vô nguyện thứ hai thì nương vào Đạo không nhiếp, bốn hạnh căn cứ theo Đế mà phối hợp thì có thể hiểu.

Luận: Trong giải thích Nương vào sinh, nói: “Hoặc có người nói, đối với Xứ sở này v.v…”, là chỗ kế chấp của Nhất thiết hữu bộ, như các tướng Thủy đại, Hỏa đại và Phong đại trong một hòn đá là không thể có, nhưng Cực vi thì chắc chắn có, luận kia lấy sau đó mới được có, cho nên luận này đáng lẽ hỏi vặn rằng: Địa đại kia đây có thể được tụ tập, nhưng cùng với ba Địa còn lại thì không thể được, làm Thể là loại thứ nhất đó cho nên có thể được, vì không đồng cho nên có thể được, nếu Thể là một loại thì ba Đại kia không thể được, là phi lý! Lượng rằng: “Trong một hòn đá, Thủy hỏa phong còn lại, đáng lẽ có thể được, vì Thể đồng có, như Địa đại”. Nếu không đồng, vì làm Thể lượng cho nên không đồng, là căn cứ theo Tăng thượng dụng cho nên không đồng, hoặc là Hình lượng cho nên không đồng, mà Địa đại thì có thể được, hình lượng nhỏ của ba Địa còn lại thì không thể được, nhưng thật ra là có, phần ít của ba Địa kia đáng lẽ có thể được, vì có hình lượng phân riêng. Ít phần đã không thể được, cho nên biết trong đây không có ba Đại. Lượng rằng: “Tông của ông, có ít phần đại của Hỏa v.v… cũng đáng lẽ không có, vì bất khả đắc, như sừng thỏ”. Hoặc căn cứ theo Dụng, cho nên Địa đại có tướng dụng có thể được, ba Đại có ít dụng cho nên không thể được, vì Dụng nương vào Thể, Thể đã không có mà có Dụng, thì chấp này là phi lý. Lượng rằng: “Trong hòn đá, không có uy thế của thủy v.v… vì không có Thể, như sừng thỏ. Ông nói thế lực tác dụng của ba Đại trong hòn đá, ít phần là có, thì các Đại không đồng như Hỏa cũng đáng lẽ không có, vì không có Thể, như lông rùa”.

Như văn dưới đây có chỗ hỏi: “Từ nóng sinh lạnh tức là có thí dụ, cõi mà có bốn Đại, điều này trong Đại thừa thế nào là Đế”?

Đáp: Đại thừa không phải như vậy, vì tất cả cõi đều ở tại Bản thức, sau đó nếu pháp kia sinh thì đều nương vào Chủng tử của Bản thức. Đến văn dưới thì hiểu rõ thêm. Văn dưới ghi: “Tuy không có tự tánh, nhưng có cõi của nó”, đây là căn cứ theo nghĩa của các sư kinh bộ, không phải Đại thừa, nhưng như trong hòn đá, tuy không có tướng của ba Đại, nhưng trong Bản thức thì có Chủng tử của nó, gặp duyên thì sinh ba Đại, cũng là trên Đại thừa mà giải thích.

Luận ghi: “Lại nữa, chư Thiên hoặc là Dục hiện tiền hoặc là Dục không hiện tiền, và dụng cụ nuôi sống của Bắc phương v.v… phần nhiều có thế lực dẫn sinh”.

Hỏi: Các thứ này đều là Báo mà được, nói là nghiệp sinh, tại sao nói rằng do Dục hiện tiền dấy khởi?

Đáp: Trong Sinh này tổng thọ Dục ở một chỗ, tức là được Báo. Nếu nói quả của nó, thì quả nào không từ nghiệp sinh ra. Đây là căn cứ theo phần nhiều hiện tiền tướng mà nói, cho nên nói từ Dục sinh.

Luận ghi: “Kế đó các Tụ sắc sinh, như các thứ vật do đá mài thành bột v.v… cho đến tùy theo sức Tăng thượng của Sinh nhân kia, cho nên như vậy mà sinh là có dụng”, là tùy sức Tăng thượng sinh nhân của Chủng tử kia, cho nên như vậy mà sinh, là có sự nắm lấy Dụng của căn, là lý do như vậy. Lại nữa, tùy theo sức Tăng thượng sinh nhân của bốn Đại, cho nên dụng của Tạo sắc xen tạp, như vậy mà sinh làm căn, có Nhãn căn v.v… khi nắm lấy thì các Trần đều có, chỗ có trong Tụ này là Dụng, cho nên biết Dụng của các Sắc xen tạp mà sinh. Đây là thuyết minh Hòa tạp bất tương ly, như Bản Địa quyển 3 giải thích.

Luận ghi: “Các thuyết về Chủng sinh, tại sao nói Đại chủng tạo đối với Sắc”? Đáp: Do đại chủng kia biến dị mà Sắc biến dị, là chỗ kiến lập và nhậm trì của đại chủng kia. Theo ba nghĩa này, như năm nghĩa dưới đây, Sinh, Y, Lập, Trì, Dưỡng mà phối hợp. Biến dị trong đây, hàm chứa có ba loại là Sinh nhân, Y nhân và Dưỡng nhân, tức là trước hết đại chủng sinh khởi làm Sinh nhân, sau đó tùy theo nghiệp của nó thì đó là Y nhân, Định lực thù thắng là Dưỡng nhân, một phần của Y nhân thì có thể biết, ngoài ra Kiến lập là Kiến lập nhân, Nhậm trì là Nhậm trì nhân. Bản Địa quyển 3 lại có thuyết minh về năm Nhân và nói Đại chủng tạo, cho nên bao gồm cả bốn giải thích này.

Luận ghi: “Sĩ phu dụng, là do chỗ đụng chạm của Địa đại”, có thể hiểu được. “Khí vật sai biệt”, là do Khí vật vốn đã sẵn có sai biệt, khiến cho các Sắc khác biến dị mà sinh, như nước mưa đến biển thì biến thành vị mặn, hoặc đến Địa ngục thì liền thành lửa dữ, hoặc đến đất liền thì sinh trưởng cỏ cây, hoặc rơi vào miệng con trai thì thành châu ngọc, đều là khí vật sai biệt, cho nên Tạo sắc biến dị mà sinh. “Ruộng sai biệt”, là đất ruộng phì nhiêu hoặc là cằn cỗi v.v… khiến cho lúa mạ v.v… phát triển không đồng. Lại nữa, do đất khác nhau mà chất vị cây trái mỗi mỗi đều khác.

Luận ghi: “Thắng định lực, là vì Định lực thù thắng cho nên trước hết khởi đại chủng rồi sau đó Tạo sắc biến dị mà sinh v.v…”, trong đây sư Thái nói: “Trên đã nói nếu nương vào Định trói buộc này, tức là Định này trói buộc bốn Đại tạo, nếu phỏng theo Đại tạo của căn mà luận thì chỉ có cõi Sắc trói buộc, hoặc trong Đắc định cũng biến thành đại chủng, như văn trong đoạn này, nhập Vô sắc định thì khởi Định quả sắc, chỗ khởi Sắc này là chỗ biến của Vô sắc định, tùy theo Kiến phần mà cõi Vô sắc trói buộc, Sắc sở tạo này thì tùy theo Định mà trói buộc, cũng là cõi Vô sắc trói buộc. Văn trước thì thông với hai cõi trên, hiện tại niệm ban đầu trong Định này, trước hết là khởi đại chủng, nhưng chỉ làm thành cứng, ướt, nóng, động mà không thành Tạo sắc, sau đó trong khoảng sát-na mới thành Tạo sắc. Làm sao biết được? Ngay trong quyển này ở đoạn văn cuối ghi: “Định quả sắc thù thắng không nương vào đại chủng, chỉ nương vào Định, nhưng nương vào chủng loại, Ảnh tượng, Tam-ma-địa, cũng được gọi là đại chủng Sở tạo, là ý văn trong đây. Nếu phỏng theo đồng niệm, thì cũng như nghĩa Đại chủng tạo của các căn ở cõi dưới, ban đầu thì có đại chủng, tức là có tên Tạo sắc, nhưng chưa nương vào đại chủng, hoặc Sắc sở tạo này cũng nương vào Tam-ma-địa, thì chủng loại đại chủng của niệm trước cũng được gọi là bốn Đại sở tạo, nếu không phải Sắc của Định v.v… thì Đại cùng với Tạo sắc chắc chắn đồng thời tạo, nhưng chính là đại chủng của Định này khác thời mà tạo, cho nên văn của luận này ghi: “Trước hết khởi đại chủng”, là niệm trước biến thành đại chủng, niệm sau mới biến làm Tạo sắc, nếu không như vậy thì đồng thời mà tạo. Nương vào Tam-mađịa kia mà sinh gọi là Tạo, là nghĩa của Đại chủng tạo. Lại nữa, trong giải thích này căn cứ theo Định quả thật sắc, cho nên trong Định cũng biến làm đại chủng. Nếu phỏng theo văn dưới “không biến thành đại chủng”, là căn cứ theo Giả định sắc, vì cần phải nương vào Thật đại chủng tạo cho nên nắm lấy Sắc của Tam-ma-địa, chủng loại và Ảnh tượng mà đại chủng tạo. Đã nói chủng loại, Ảnh tượng và Tam-ma-địa, ở đây giải thích cũng như văn trước. Trong đây thì căn cứ theo Thật định sắc, đều biến thành Đại chủng tạo, theo văn dưới thì cần phải nương vào Bản chất mới ở trong Định biến thành đại chủng, vì đại chủng trong Định thì ẩn cho nên không luận. Không nói nương vào Đại chủng tạo, vì từ Bản chất mà duyên cũng được gọi là Đại chủng tạo. Luận này thì căn cứ theo Tư, quyển trước ghi: “Tất cả Sắc đều được tự tại, tức là biến thành đại chủng”, lấy văn này làm chứng. “Như Gia hạnh tâm dẫn phát đại chủng v.v…”, theo như văn này thì đại chủng tạo sắc trong Định. “Nếu Gia hạnh không dẫn phát, thì đại chủng chỉ dẫn phát Tạo sắc”, đoạn văn cuối thì nói không phải đại chủng tạo, mà nói nương vào Ảnh tượng và Tam-ma-địa mà phát, cho nên chỉ gọi là Tạo. quyển ghi: “Tùy theo đắc cõi kia và Đại chủng tạo kia”.

Luận: Trong giải thích “làm sao biết được có Thử không xứng với Hưởng v.v…”, đây là luận chủ nói: “Nếu cõi Hữu sắc không có sự truyền Thức của thân Trung hữu, thì làm sao được sinh nơi cõi Hữu sắckia!

Ngoại đạo vấn nạn: Như tiếng vang trong hang, lẽ nào có vật truyền đi để mà truyền tiếng vang, như bóng trăng v.v… lẽ nào lại mượn sự truyền đến để lưu lại bóng của nó trong nước, như duyên ở nơi xa, lẽ nào lại mượn sự truyền đến, như ba sự này không mượn vật truyền đi, thì làm sao được thọ sinh mà nhờ vào Trung hữu?

Luận này đáp ngoại đạo kia rằng: Không ứng như tiếng vang, chỉ có Hoặc tâm tán loạn. Thứ tự phối hợp với ba sự trên, Đại thừa thì như vang như bóng, khi tai nghe thì chỉ nghe âm thanh sẵn có, chỉ có Ý thức hoặc loạn, tương tợ như ảnh tượng trong gương. Đây là ngay trên tông kia mà luận này nói là không diệt mất.

Luận ghi: “Phải biết đại chủng trước hết là căn cứ theo xứ sở, sau đó thì các Tạo sắc khác nương vào xứ sở này mà chuyển”, đây là căn cứ theo Năng y và Sở y môn, khi nghiệp sinh chiêu cảm quả báo thì khởi đại chủng làm Sở y, đồng thời là có Tạo sắc, Tạo sắc là Năng y, cho nên nói: “Các Tạo sắc khác nương vào xứ sở này mà chuyển”, không phải là khác thời. Như quyển 1 luận, khi bắt đầu thọ sinh, thì các căn đại chủng của Nhãn v.v… thì trước hết căn cứ theo xứ sở Tạo sắc, nương vào đó mà sinh. Lại nữa, như quyển 2, phải do Chủng tử của đại chủng, đã tạo đại chủng rồi sau đó là tạo Chủng tử của Sắc thì mới có thể sinh sắc, cùng với văn của luận này đồng. Trong Thanh trần rộng đặt câu vấn nạn, như trong Đối Pháp nói, lại cũng như Bản Địa quyển 3 giải thích, căn cứ theo đoạn văn này thì Thanh trần đồng với ánh sáng của đèn, lìa đại chủng của vật chất mà tạo.

Luận: Trong giải thích Phong, nói: “Các sự vận hành luân chuyển gọi là hằng tương tục”, như mặt trời mặt trăng luân chuyển trong bốn thiên hạ đều do Phong. Lại nữa, Phong luân là hằng tương tục. Lại nữa, tay quay cối đá đều là hằng tương tục này nhiếp. Lại nữa, trì giữ vật khiến cho không tan biến, gọi là Hằng nhiếp thọ, như Bản Địa quyển 3

cùng với luận này khác nhau.

Luận: Trong giải thích Sắc của Không giới, nói: “Phải biết sắc này cũng nương vào Tụ sắc”, Câu-xá luận cuối quyển 1 gọi là Lân A-già sắc, chữ A-già nghĩa là rất chướng ngại, Sắc này tương cận với Không giới kia, tức là trong đây nương vào Xứ của các Thanh, Sắc v.v… mà có Sắc của Không giới. Trong đây giải thích từ câu “sáng và tối tương tục” trở xuống, cũng như Bản Địa quyển 3 giải thích, nhưng sư Pháp căn cứ theo Không giới này, tức là sắc sáng và sắc tối. Nếu như thế thì tại sao lìa ngoài quang minh ra mà lập riêng? Vì chất và phương của quang minh cho nên phân riêng tướng mà lập quang minh. “Không này đối với Xứ của các vật khác mà thọ dụng”, vì riêng biệt cho nên có năm thứ Không giới.

Luận: Trong giải thích “dài v.v… là Giả sắc, nói: “Lại nữa, như chiếc xe v.v… cái biết đó có thể hoại”, như khi nắm lấy vành bánh xe thì mất chiếc xe kia, vì chờ nhau, các pháp này cũng vậy, trong đây có hai sự tranh cãi, như Đối Pháp sao nói.

Luận ghi: “Như nhiếp riêng Pháp xứ sở nhiếp thì Thắng định quả sắc chỉ có Hiển sắc mà không có Hương, Vị v.v…”, Ấn Độ có hai thuyết:

1. Định quả sắc thật ra không có Hương vị v.v… vì không có Dụng. Trong cõi Sắc v.v… không có nhân của Chủng tử. Quyển 3 trước nói, tuy do Thắng định lực, nhưng đối với tất cả pháp đều được tự tại v.v… đây là căn cứ theo Sắc, Thanh v.v… mà nói.

2. Giải thích Định lực thật ra cũng có thể hiển hiện. Quyển 3 trước ghi: “Do Thắng định lực đối với tất cả Sắc, đều đắc tự tại”. Lại nữa, kinh Hoa Nghiêm nói: “Tỷ căn của Bồ-tát, đắc cung điện hương của cõi Vô sắc”, chỗ này tuy nói không có Hương vị, nhưng Sở biến thì chỉ là Hương vị của Pháp xứ, các chúng sinh không thể nương vào đó mà biến hóa thọ dụng, như Sắc thanh v.v… là Sắc thanh, là Xứ của Sắc thanh cho nên nói không có, vì không có Dụng. Luận này lấy giải thích thứ nhất không có hại, vì Định quả sắc này ở tại cõi Sắc không có Chủng tử của Hương vị và ứng dụng, nên không có Hương vị v.v…”.

Hỏi: Nếu như thế tức là cõi Vô sắc không có Chủng tử của đại chủng, thì đáng lẽ không biến thành đại chủng v.v…?

Đáp: cõi Vô sắc không có nghiệp Sắc, nhưng có đại chủng Sắc vô lậu cho nên có Sắc, cõi Sắc đã không có quả báo Hương vị, cũng không có Chủng tử vô lậu của Hương vị. “Đại chủng của Vô sắc không có báo”, tức là có Chủng tử vô lậu.

Hỏi: Cõi Sắc tuy không có quả báo Hương vị, thì được có Vô lậu chủng tử đâu có hại gì?

Đáp: đại chủng của Vô sắc có ứng dụng, tuy không có quả báo đại chủng, tức là có Vô lậu đại chủng; Hương vị của cõi Sắc tuy không có báo, vì không có ứng dụng, cho nên không có Vô lậu, đem hai nhân của Vô chủng và Vô dụng ra giải thích. Điều này vi tế tìm hiểu nó, như trong Tịnh độ, lẽ nào không có Hương vị của Thắng định quả sắc! Luận này lấy ngay tâm cảnh biến hóa tương tợ và trong Nhân thật dụng của các Xứ bên ngoài cho nên không có, nhưng luận bàn thì thật ra cũng có.

Luận ghi: “Trong Phong không có Hương vị v.v…”.

Hỏi: Cũng đáng lẽ không có Xúc, vì Xúc trần này vốn nương vào Phong đại v.v… không làm lệ cho Hương, Sắc, Thanh v.v… tức là không quyết định?

Đáp: Sắc của nó vi tế nương vào cõi Dục, căn cứ theo văn này thì Sắc và Xúc chắc chắn là đồng thời, Hương vị không quyết định, không đồng với Tiểu luận, tất cả Sắc của cõi Dục phải không lìa Hương vị, nhưng vì đã có Sắc đã lìa. Lại nữa, lìa ngoài chỗ phát quang minh của các Luân ra thì các đại chủng chỗ khác và Hương vị v.v… đều không thể được, điều này cùng với Trì nhân trong năm Nhân trái nhau, luận kia nói đồng với Lượng không hoại, luận này thì như Đối Pháp sao quyển 1 nói, nhưng sư Thái nói có hai thuyết của Ấn Độ:

1. Giải thích rằng: “Có lìa chất Tạo sắc, như ánh sáng của mặt trời, xa từ Đại chủng tạo của mặt trời, không phải đồng xứ mà có đại chủng”, lấy văn này làm chứng. Trì nhân trong năm Nhân, đây là căn cứ theo Chất của đại chủng mà nói.

2. Giải thích rằng: Cũng có Đại chủng tạo, như ánh sáng và đại chủng của nó cũng có tạo riêng. Ánh sáng v.v… của nó, như thế từ Hỏa đại trong mặt trời làm duyên để dẫn sinh, cho nên vi tế bất khả đắc”, trong đây nói là không có, như trong ánh sáng lẽ nào không có Nhiệt xúc! Nhiệt xúc nói là giả, tức là lấy Hỏa đại làm Thể, lẽ nào có Nhiệt xúc lìa Hỏa mà sinh! Cho nên biết là cũng có. Hoặc trước hết giải thích Nhiệt xúc trong mặt trời, lại là Nhiệt hỏa trong mặt trời phân ra, không phải Sắc hỏa đại tạo ra ánh sáng, Thanh cũng căn cứ theo đây mà hiểu.

Hỏi: Tại sao không có Hương vị nhẹ?

Đáp: Vì trong ánh sáng không có Hương vị, Sắc và Nhiệt xúc thì nặng, trong ánh sáng cũng có.

Hỏi: Nếu Xúc do nặng mà có, thì Hỏa đại trong ánh sáng đáng lẽ phải có, nhưng tại sao nói là không có?

Đáp: Luận này nói không có tạo ánh sáng, không phải nói không có Nhiệt hỏa trong mặt trời.

Hỏi: Nếu như thế thì cũng có thể nói vì Hương nhẹ cho nên không có! Cùng với ánh sáng đồng tụ tập, cũng có cách xa riêng biệt, Nhiệt từ chỗ mặt trời phân ra Hương hay sao?

Đáp: Vì nhẹ, như văn trước giải thích. Vì có Nhiệt xúc, không có ba Đại còn lại. Nói không có, không phải Hỏa đại cũng không có.

Luận ghi: “Lại nữa, Pháp xứ sở nhiếp và Thắng định quả sắc, phải biết Sắc này chỉ nương vào Thắng định, không nương vào đại chủng. Hoặc trong văn này cùng với văn trên trái nhau, đã giải thích như trước. Có người cho rằng trong đây chỉ làm Tạo sắc, quán không có thời kỳ và quán đại chủng, trong Định không biến thành đại chủng, từ Định và Ảnh tượng bản chất trước mà nói, thì cũng đồng được gọi là Đại chủng tạo. Trước căn cứ theo phân tích thời kỳ tâm biến hóa đại chủng mà luận, Tạo sắc trong Định cũng biến làm đại chủng, luận này thì không phải như vậy, cho nên có khác nhau. Thời kỳ tâm không làm đại chủng, thì đại chủng không có trong quán, thời kỳ tâm không làm Tạo thì không có Tạo sắc trong quán, như vậy chỉ có đại chủng hay sao! Cho nên biết nắm lấy chỗ giải thích trước là thù thắng.

Luận ghi: “Nhưng từ Ảnh tượng và Định sinh gọi là Tạo, không phải dựa vào sinh kia gọi là Tạo”. Lại cũng nói: “Căn cứ theo tất cả chỗ của xanh vàng v.v… mà quán”.

Luận ghi: “Sắc của Pháp xứ sở nhiếp là Vô kiến vô đối”, cũng không đủ như Pháp xứ trong Tiểu thừa, chỉ có Vô biểu sắc là được như vậy. Đây là trong Đại thừa, trước đã nói: “Pháp xứ có thật sắc, cũng được người khác thọ dụng”, tại sao là Vô kiến vô đối? Vì từ Sắc sở biến của Định tâm, rất là vi tế, không căn cứ theo Xứ sở, vì không phải chỗ tạo của nghiệp, cho nên không phải Hữu đối, chính cõi Sắc v.v… căn cứ vào Xứ sở cho nên không lấy làm thí dụ.

Hỏi: Trong đây nếu Sắc làm Tha thọ dụng, tức là Nhãn thức thấy thì đáng lẽ là Sắc xứ nhiếp, tại sao nói Pháp xứ nhiếp?

Đáp: Từ khi mới sinh, vì là Định tâm phát khởi cho nên Pháp xứ nhiếp.

Hỏi: Sắc đó làm Tha thọ dụng, tuy là Nhãn thức thấy, nhưng nó không mong Sắc này, gọi là Pháp xứ nhiếp hay sao?

Luận ghi: “Thứ nhất Đẳng lưu lại có bốn loại”, trong đây hai loại đầu không lìa hai loại Dị thục và Trưởng dưỡng trước, tức là một vật chính là Bản tánh đẳng lưu của nó. Căn cứ theo văn dưới, trừ căn Sắc ra thì còn lại ba loại Đẳng lưu, thuyết minh Phù căn trần cũng có Bản tánh, các Lưu biến đổi lẫn nhau có thể biết, tức là chỉ có năm Trần bên ngoài có đủ trong năm Căn. Báo và Trưởng dưỡng đều có thể biến hoại, cũng được làm Đẳng lưu thứ hai, Đẳng lưu thông rộng với Dị thục v.v… Niệm trước diệt niệm sau sinh, gọi là Đẳng lưu, lưu chuyển vào Nội căn của nó v.v… được tên là Dị thục và Trưởng dưỡng, ngoài ra gọi là Cảnh, vì chỉ có hai loại Bản tánh đẳng lưu và Biến dịch đẳng lưu. Biến dịch lưu là nghĩa làm chuẩn, thông với ba loại Bản tánh, Báo và Trưởng dưỡng. Khi niệm thứ nhất sinh thì gọi là Dị thục lưu, từ niệm thứ hai trở đi thì gọi là Tương tục Dị thục lưu, Tương tục Dị thục lưu này thông với Giả dị thục và Thật dị thục. Thật dị thục, là từ niệm đầu tiên của A-lại-da thức trở đi, cho đến khi mạng chung, Thể đều là Dị thục, cũng được gọi là Dị thục sinh, vì từ sát-na Dị thục sinh trước, tức là lấy văn này mà hiểu. Dị thục đầu tiên thì thù thắng, từ niệm thứ nhất mà đặt tên, không giống như văn của Đối Pháp v.v… ghi: “A-lại-da là Thật dị thục, ngoài ra đều từ Dị thục sinh cho nên giả gọi là Dị thục. Thức thứ tám này cũng được gọi là Dị thục sinh, nhưng ở trong Giả dị thục. Căn cứ theo văn này thì cũng được gọi là Dị thục, vì niệm đầu tiên của nghiệp sinh Dị thục giả gọi là Dị thục. Niệm thứ hai cũng được gọi là Sinh, ngoài ra thì như Bản Địa quyển 3, trong giải thích Trưởng dưỡng lưu, nói rằng Xứ rộng trùm khắp sắc, vì Xứ đó có tính lưu truyền cho nên gọi là Xứ rộng khắp; Tướng tăng thịnh tức là Thể tăng trưởng to lớn.

Luận ghi: “Ngoài Trưởng dưỡng lưu ra, phải biết cũng do Thực”, tức là Thực ở trước làm Sở y của Trưởng dưỡng kia, tức là Thùy miên và Phạm hạnh. Tu Thắng tác ý, tức là Định.

Luận ghi: “Lại nữa, các Sắc căn phải biết do hai Đẳng lưu mà được lưu chuyển”, đây là đối với Bản tánh đẳng lưu, lưu chuyển vào nội căn của nó. Tại sao không phải là Biến dịch đẳng lưu, khi lưu chuyển xúc chạm mà có biến hoại? Trong đây không nói, nhưng cũng được luận bàn.

Hỏi: Dị thục tại sao không phải là Trưởng dưỡng lưu?

Đáp: Do có trưởng dưỡng tương tục, có thể nhiếp thọ và có thể trì giữ Dị thục đẳng lưu lưu chuyển, cho nên hiện có tăng trưởng v.v… lấy Trưởng dưỡng lưu nuôi dưỡng Dị thục lưu, cho nên riêng có Trưởng dưỡng lưu, Trưởng dưỡng lưu không phải là Dị thục. Câu-xá luận ghi: “Như cái thành bên ngoài để phòng vệ cho cái thành bên trong, nếu không phải Sắc sở nhiếp của căn thì phải biết có đủ ba loại Lưu”, là Dị thục lưu, Trưởng dưỡng lưu và Đẳng lưu. Lưu tức là Biến dịch đẳng lưu, cũng có Bản tánh đẳng lưu. Trong đây tổng nói, đáng lẽ nói: “Phù căn trần bên trong có đủ Dị thục và Trưởng dưỡng, các Trần bên ngoài thì chỉ đủ Bản tánh lưu, không có Dị thục và Trưởng dưỡng, vì không phải ngoài thân cho nên hợp chung như vậy mà nói. Trong đây tổng nói: “Các Tâm, Tâm sở có Đẳng lưu cùng với Dị thục sinh lưu chuyển, và tướng thứ hai tăng thịnh Trưởng dưỡng lưu. Sắc trong văn trước là Xứ rộng khắp, vì Trưởng dưỡng không phải là tâm.

Luận ghi: “Lại nữa, các Thanh giới cũng có Dị thục không phải Thanh”, sư Thái nói: “Vì Chủng tử của Thanh hằng tương tục, cho nên Thanh giới là Dị thục, Hiện hành thì có gián đoạn diệt, cho nên không gọi là Dị thục”. Sư Cảnh nói: “Có bảy xứ phát Thanh, bảy xứ đó gọi là Thanh giới, là Dị thục”. Luận này thì không phải như vậy, bảy xứ là bảy Dị thục, vì trong hai mươi hai Căn, Chủng tử của các căn đều là Dị thục. Thanh trong đây cũng căn cứ theo đó mà biết, như quyển trước giải thích giới là nhân, tức là bốn Đại tạo Thanh, bốn Đại này là chỗ sinh của Dị thục. Thanh không phải Dị thục tức là phải có vật thứ ba để truyền thanh, vì Thanh từ Báo mà sinh.

Luận: Trong giải thích năm nhân của Đại chủng tạo, Nhân thứ tư ghi: “Trì giữ lượng của bản chất kia khiến cho không tổn giảm”, điều này cùng với chỗ nói ánh sáng mặt trời ở trước không trái nhau, như Đối Pháp sao và Bản Địa đầu quyển 3 nói giải thích.

Luận ghi: “Do ba loại Tư riêng biệt cho nên Sắc và Thanh thành thiện và ác: một là Gia hạnh tư, hai là Quyết định tư, ba là Đẳng khởi tư v.v…”, đây là trong Đại thừa, Sắc và Thanh chỉ có Vô ký. Đây là là phỏng theo chỗ nào mà có khi được gọi là Biểu nghiệp và thành thiện ác của Biểu nghiệp? Một là Gia hạnh tư, là ở xa mà muốn khởi sự này để tư duy; hai là Quyết định tư, là phải khởi sự này để tư duy; ba là Đẳng khởi tư, tức là nhân đồng thời khởi, sát-na lân cận khởi tâm khiến cho tùy theo đó mà thành thiện ác. Phải nương vào Đẳng khởi tư, vì là Thượng phẩm tư, tùy theo tánh này mà không nương vào Gia hạnh tư và Quyết định tư, vì chỉ nương vào Thượng phẩm tư, hai loại trước là hạ phẩm và trung phẩm. Lại nữa, hai phẩm trước thông với Kiến đạo tư. Kiến đạo tư là rất xa, Gia hạnh mới có thể phát nghiệp, không phải nhân v.v… có thể phát khởi nghiệp, rộng như Câu-xá luận giải thích.

Luận: Đẳng nghiệp tư thứ mười ba ghi: “Đây là Thượng phẩm tư thứ ba, là Tu đạo, trong sát-na khác Đẳng khởi tư cũng có, y theo Tư này như khi nhập Vô tâm định thì được thọ giới, trong đây do ba loại Tư mà phát, Sắc và Thanh trở thành biểu thị thiện và ác, đây là căn cứ theo Biểu thiện ác, không phải Thể là thiện ác, ngoài ra Hương vị v.v… không phải thiện ác này, không phải do ba loại Tư phát khởi, cho nên không thành tánh thiện ác, là ý trong văn này. Ý trong đây chỉ đáp lý do của Sắc thanh thiện ác, không đáp lý do Vô sắc của của Hương vị v.v… Thành nghiệp luận có giải thích rộng, tức là Gia hạnh nghiệp của Sắc, Thanh dẫn thành thiện v.v… không phải nghiệp kia là thiện, vì nghiệp tác dụng.

Luận ghi: “Hỏi: Nương vào Tụ sắc mà có vận động v.v…”, vì Chánh lượng bộ riêng có hành động, Tát-bà-đa thì lìa ngoài Tụ sắc mà có nghiệp tánh là động. Trong câu hỏi này, lấy trong Đại thừa khi dơ chân di chuyển gọi là động. Một câu hỏi đáp này tổng nói, từ câu hỏi thứ hai trở xuống là giải thích riêng, trở lên là tổng nghĩa bốn thứ Sinh, Bất sinh và Diệt, Bất diệt đều có lỗi. Hoặc nói: “Sinh mà có động, thì siêu vượt tướng sát-na thì hành động có lỗi”, là từ đây đến kia gọi là động, do Tụ sắc đã sinh rồi mới có động, động có nhiều khi vượt sát-na, là nghĩa sát-na diệt, tông kia tuy động, Sắc cũng không phải sát-na diệt, nhưng trái với duyên Chân như và trái với lý sinh, như ánh lửa của ngọn đèn, nếu không sinh có động, như sừng thỏ v.v… thì xứng với Bất động. Hoặc nói: “Diệt đáng lẽ cùng với các Tụ sắc khác bình đẳng, vì động diệt cho nên được động”, như Tụ sắc có diệt thì đáng lẽ tức là động. Luận này thí dụ “Động đáng lẽ cùng với Tụ sắc khác bình đẳng”, hiện tại lập Lượng rằng: “Chỗ nói động của ông đáng lẽ thật không có động, vì có diệt, như tham v.v… khác”. Lại nữa, nên nói: Do Sắc cho nên diệt, mới có động, như ánh lửa của ngọn đèn có diệt thì đáng lẽ cũng phải có diệt”, cho nên nói “các Tụ sắc khác bình đẳng”. Hoặc nói: “Không diệt thì liền vượt hành tướng”, vì các pháp hạnh phải từng sát-na diệt, hiện tại đã diệt thì liền diệt mất hành tướng. Lại nữa, đối với các xứ khác mà sinh khởi nhân duyên, rõ ràng có thể đắc, tại sao lại nói là không diệt?

Luận ghi: “Lại nữa, tất cả Sắc uẩn phải nói đều là tánh của sát-na diệt”, dưới đây lại có giải thích: Thứ nhất nêu ra chánh nghĩa, nói rằng mặc tình tùy ý diệt và biến dị, là chỗ kế chấp của các sư Chánh lượng bộ v.v… Thứ hai là chấp chánh không phải tà, là Nhân duyên của sinh diệt, như Tát-bà-đa bộ chấp hỏa là duyên tiêu diệt củi, cũng làm duyên sinh củi. Trong luận này phá hai điều đó. Lại nữa, không nên cho rằng Năng sinh nhân tức là Diệt nhân, vì sinh diệt khác nhau, nhân không thể đồng nhau. Hữu lượng trong đây, hoặc chuyển sang nói: “Sinh diệt trái nhau, Sinh nhân không phải là Diệt nhân, trụ diệt không nghịch nhau, Trụ nhân tức là Diệt nhân”. Luận này phá rằng: “Lại nữa, nếu pháp dừng trụ, thì có thể chờ Diệt duyên mới diệt mà không mặc tình tùy ý diệt, trụ đã không có nhân thì làm sao chờ Diệt duyên! Vì mặc tình tùy ý diệt cho nên biết các hành không chờ duyên mà diệt, trụ này không có nhân mà có lượng. Từ trên đến đây tổng phản đối đã xong, ngoại đạo bổ cứu nói: “Hiện tại thấy hỏa làm Diệt duyên của củi, thì thế nào mà diệt không có duyên? Đoạn văn của luận này ghi: “Nếu cho rằng hỏa là nhân diệt hoại, thì không xứng với chánh đạo, vì nếu hỏa không diệt, thì Hữu pháp có thể làm Diệt nhân, hỏa đã cùng với củi đồng thời sinh đồng thời diệt, thì hỏa v.v… như thế nào làm Diệt duyên của củi”? Chế phục vấn nạn ghi: “Nếu như thế thì hỏa v.v… đối với củi có tác dụng gì! Lại nữa, đồng thời Sinh diệt thì làm nhân đâu có hại gì”! Luận này ghi: “Hỏa chỉ có thể làm cho củi kia biến dị, đến Sinh duyên của các pháp sau mới xong đối với tác dụng của củi, không phải là Diệt duyên mà là tác dụng của củi, như mặt trời bị mây che trong Hiển Dương luận, Câu-xá phần lớn đều đồng. Người ngoại đạo này đã thấy sự trình bày này, không cho hỏa là Diệt duyên nữa, nhưng nói: “Diệt tướng làm Diệt nhân của các pháp”. Luận này bác bỏ rằng: “Lại nữa, nói rằng hoại diệt là nhân của hoại diệt, nếu Diệt tướng làm Diệt nhân, thì cũng như hỏa v.v… cùng với củi đồng thời diệt, không được làm duyên. Diệt tướng này đáng lẽ cũng như thế, sinh diệt không đồng, nếu Thể kia sinh thì liền có Diệt tướng, liền thành lỗi tương tục đoạn hoại, vì Thể của các pháp không có Diệt tướng, khi các pháp sinh liền có diệt thì đáng lẽ không sinh, vì không sinh cho nên không có đoạn hoại. Lại nữa, Diệt tướng tức ngay tự tánh là pháp diệt hoại, nhưng có thể làm nhân để diệt các pháp thì không đúng”. Hoặc bổ cứu rằng: “Pháp diệt chỉ là không có, tự tánh của Diệt tướng thì riêng có”. Lìa ngoài các pháp kia mà riêng có diệt là bất khả đắc, cho nên không đúng lý. Hoặc có bổ cứu khác rằng: “Riêng có tiểu tướng của diệt”. Tiểu diệt tướng đó lìa ngoài các pháp của Đại diệt tướng kia mà lại có tự tánh của Tiểu diệt hoại là bất khả đắc, cho nên không đúng lý. Lại nữa, giải thích vì các pháp mặc tình tùy ý tự diệt, không có Diệt tướng riêng, mà nói: “Ngoài pháp ra riêng có Diệt tướng”, thì rốt ráo là bất khả đắc, cho nên không đúng lý. Giải thích trước là thù thắng, người ngoài tuy đã thấy Diệt tướng, tự tánh là diệt hoại, không thể làm Diệt duyên. Lại nói: “Diệt tướng, tự tánh và diệt hoại, không thể riêng làm Diệt nhân, vì hỏa v.v… làm Trợ bạn mới có thể diệt”, đây là luận chủ đối với Tâm, Tâm sở, trong mặc tình tùy ý diệt, lại không có vật làm trợ duyên cho nên diệt, thì như thế nào mà nói rằng hỏa trong Sắc v.v… làm Diệt duyên! Ngoại đạo bổ cứu rằng: “Khi Tâm, Tâm sở sinh và Sắc sinh, mỗi mỗi đều có riêng công năng, thì tại sao lấy Tâm, Tâm sở để thí dụ cho Sắc pháp của nó, vì Tâm, Tâm sở cũng không chờ Trợ bạn mà có thể diệt”? Luận chủ nói: “Công năng sai biệt bất khả đắc, chỉ có lời nói rỗng tuếch mà không có Pháp thể, không đúng đạo lý”. Từ trên đến đây đều xứng với Hữu lượng, hoặc cho rằng: “Hai loại ở tại một xứ sở mà có công năng diệt, thì đáng lẽ một loại đồng thời ở tại hai xứ đều có công năng diệt, nếu không có công năng diệt thì có lỗi”. Ý này từ trên đến đây lấy Diệt tướng làm Chánh diệt nhân, lấy hỏa làm Trợ bạn, đoạn văn này ghi: “Hoặc cho rằng hai loại Diệt tướng và hỏa ở tại nơi chỗ của một pháp, tổng quát mà nói, là có công năng diệt cho nên tức là xứng với hai loại, đều đối với hai phần có công năng diệt, hoặc không có công năng và hỏa làm Trợ bạn thì Diệt duyên là có, thì làm sao có thể và không thể làm Chánh diệt nhân! Không có công năng tướng cũng như vậy, có công năng Chánh diệt, không có công năng Trợ diệt, vì cả hai công năng này đều mong pháp, đều là Diệt duyên, lấy hỏa thí dụ cho Diệt tướng thì đáng lẽ thành Chánh diệt nhân, lấy Diệt tướng thí dụ cho hỏa thì đáng lẽ thành Chánh trợ diệt duyên, vì đều là Diệt duyên của pháp, cả hai loại đều không thành, cho nên biết không được lấy hỏa v.v… làm Trợ diệt tướng hoặc làm Chánh diệt. Lại nữa, như Biệt sao của sư Thái, không thể phiền giải thích. Dưới đây các văn tuy có bốn đoạn, từ trên đến đây đều là nghĩa nương thừa lẫn nhau, lại phân ra làm bốn đoạn.

Luận ghi: Lại nữa, tất cả pháp phải nói đều là sát-na cho đến hiện tại có thể đắc”, Đại thừa lập các pháp, nếu sinh gặp duy sinh thì không có nghĩa là Năng trụ, do đó khi vừa mới sinh Tầm thì liền diệt hoại, như ánh sáng của đền và tâm tâm pháp v.v… hiện tại có thể đắc, như Chánh lượng bộ v.v… lập nội Sắc thân và mạng căn: “Khi bắt đầu thọ sinh thì gọi là sinh, sau khi tử thì gọi là diệt, khoảng giữa sinh diệt đó thì hằng trụ, không trải qua sát-na sinh diệt. Hoặc thế giới v.v… Kiếp sơ gọi là sinh, Kiếp hoại gọi là diệt, trong đó Trụ kiếp cũng không trải qua sinh diệt”. Đại thừa hiện tại muốn phá lý này, nói: “Khi vừa mới sinh thì liền diệt, nhưng Chánh lượng kia v.v… cũng thừa nhận ánh sáng của ngọn đèn, điện chớp v.v… và pháp Tâm, Tâm sở đều là sát-na sinh diệt”, luận này nêu ra các sự cùng chung thừa nhận để làm chứng, nói rằng hiện tại có thể đắc, phải lập Lượng rằng: “Nhãn v.v… các Sắc vừa mới sinh thì liền diệt, vì là Hữu vi, như tâm tâm pháp và ánh sáng ngọn đèn v.v…”.

Luận ghi: “Lại nữa, không nên cho là nhân của Năng sinh, tức Diệt nhân chính là tướng khác biệt của nó”, như Tát-bà-đa bộ lập Sinh diệt đều có Nhân của nó, nhưng vì Sinh nhân cũng là Diệt nhân. Hiện tại Đại thừa và kinh bộ v.v… chỉ có sinh là Hữu nhân, diệt là Vô nhân, do đó đã sinh rồi thì trở lại Vô nhân. Tầm tức là diệt hoại, nhưng Tátbà-đa bộ lấy Tỷ lượng đó mà lập đạo lý, thành lập Diệt cũng là Hữu nhân. Lập Tỷ lượng rằng: “Diệt chắc chắn phải có nhân, vì là Hữu vi, cũng như sinh tướng”. Lại nữa, phá Đại thừa và các sư kinh bộ, nói: “Diệt nếu là Vô nhân thì đáng lẽ không phải Hữu vi, vì là Vô nhân, cũng như hư không”, đây là ngăn trách Tỷ lượng. Hiện tại Đại thừa v.v… phá rằng: “Ông lập diệt nếu là Hữu nhân thì sau đó đáng lẽ liền diệt, vì là Hữu nhân, cũng như sinh tướng”. Lại nữa, lập Lượng để thành lập: “Diệt không do nhân, vì sau đó thì không diệt, cũng như hư không”, là Tỷ lượng gốc, cũng liền trở lại phá rằng: “Cái diệt có nhân của ông đáng lẽ không phải là diệt, vì là Hữu nhân, đồng là Hữu vi cho nên là Hữu nhân, cũng như Sinh tướng, nếu như thế thì ông lấy Hữu vi cho nên Hữu nhân thì cùng với tự tướng của Hữu pháp trái nhau. Lại nữa, ông lập hai tướng sinh diệt cùng chung một nhân, tôi bây giờ vấn nạn ông: Hiện tại thì đáng lẽ hai tướng sinh diệt không đồng một nhân chính là tướng khác biệt của nó, như Khổ và Lạc v.v… hoặc thiện và ác, hoặc Sắc và tâm v.v…”, đây là một Tỷ lượng, chính đáng làm Tỷ lượng gốc của đoạn văn này, nhưng Tỷ lượng này có lỗi Bất định. Thế nào là Đại thừa cũng thừa nhận một Tưởng tâm sở cũng với Tâm vương làm nhân, cũng được Sắc sở biến của tự nó làm nhân? Tiểu thừa cũng thừa nhận tức là Tưởng tâm sở này không ngăn che Sắc sinh khởi, cũng không ngăn che tâm sinh khởi, tức là một nhân có thể sinh tâm và Sắc. Nếu như thế thì như Sắc tâm chính là tướng khác biệt của nó đồng một Nhân, hay là như thiện ác, tướng khác biệt của nó không đồng một nhân? Đều phải nói: “Đây là căn cứ theo Nhân duyên mà nói, như Chủng tử của một Sắc trong A-lại-da có thể sinh Sắc hiện hành, cũng có thể sinh Chủng tử của tự loại, mà được nói Sắc cùng với Chủng tử chính là tướng của nó cũng khác biệt, nhưng một Chủng tử này có thể sinh Sắc pháp và Phi sắc pháp, đều là Nhân duyên. Phỏng theo đây thì cũng có lỗi Bất định, cũng có thể trở lại lấy Tỷ lượng để phá hai tướng sinh diệt chính là có một nhân, phải lập Lượng rằng: “Cái diệt trong Hữu nhân của ông đáng lẽ không phải là diệt, vì không khác biệt mà sinh, cũng như sự sinh của nó”. Phải thay đổi Lượng mà phá.

Luận ghi: “Lại nữa, pháp đã sinh rồi, thì các nhân dừng trụ không thể được”, đây là phá sư Chánh lượng bộ, lập Sắc của Nhãn căn v.v… một thời kỳ dừng trụ không trải qua sinh diệt, phải lập Lượng rằng: “Các Sắc của Nhãn v.v… lìa ngoài sát-na mà dừng trụ thì không có riêng Trụ nhân, là Tông; vì là Hữu vi, vì có Sắc diệt, là Nhân; cũng như đèn, điện, Tâm, Tâm sở, là Dụ. Đây là Tỷ lượng gốc, cũng có thể trở lại lấy Tỷ lượng để phá rằng: “Các Sắc của Nhãn v.v… đáng lẽ không phải trụ lâu, các chỗ trụ lâu khác là chỗ không nhiếp, như đèn, điện v.v… nếu là trụ lâu thì quyết định các chỗ trụ lâu khác là chỗ nhiếp, cũng như hư không”. Lại nữa, Lượng rằng: “Các Sắc của Thiên nhãn v.v… không có trụ lâu, là Nhân; trong Nhãn v.v… đèn v.v… tùy một pháp mà nhiếp, cũng như đèn v.v…. Nếu trụ lâu, thì quyết định không phải trong Nhãn v.v… đèn v.v… tùy theo một chỗ nhiếp, như hư không v.v… là Dị dụ”.

Luận ghi: “Do đó phải biết v.v…” trở xuống là tổng kết có thể biết.

Luận ghi: “Hoặc là hỏa v.v… bình đẳng”, là bổ cứu của Tát-bàđa bộ, diệt cũng có nhân, như do hỏa v.v… cho nên củi v.v… mới diệt, đây là Diệt nhân của hỏa, làm bổ cứu này cũng không đúng đạo lý, nói: “Do kia cùng với kia v.v…”, là nói hỏa này cùng với củi kia đã đồng thời sinh diệt thì không thể cùng với diệt làm nhân, như hỏa cùng với củi đồng thời sinh, tức là hỏa không phải Sinh nhân, vì đã cùng với củi đồng thời diệt thì làm sao được cùng với diệt làm nhân. Hoặc nói: “Hỏa cùng với diệt làm nhân”, thì hỏa và củi đã đồng thời sinh, khi sinh thì liền phải diệt.

Luận ghi: “Vì hiện tại có thể được”, là hiện thấy củi làm chỗ nương của hỏa, hỏa không thể diệt thì làm sao đem hỏa làm Diệt nhân của củi! Biến dị sinh duyên nói là có tác dụng, là chỉ có hỏa này làm Biến dị sinh nhân của củi.

Hỏi: nếu hỏa không phải là Diệt nhân, tức là củi làm chỗ y của hỏa này, hay cũng gọi là củi, hay là từ gốc mà đặt tên là củi? Nếu hiện tại gọi là củi, nếu củi chưa bị biến dị thì có thể được gọi là củi, đã làm Sở biến của hỏa rồi, thì tức là dị, đáng lẽ không gọi là củi, thì làm sao được nói rằng hỏa cùng với củi đồng thời sinh đồng thời diệt? Nếu từ gốc mà gọi là củi, thì đây tức là củi bị thiêu cháy, thật ra không phải là củi, tại sao lại nói hỏa cùng với củi kia có thể làm Biến dị sinh duyên? Nếu nói hỏa của sát-na đầu tiên này, thì chỉ cùng với Niệm sau v.v… làm Biến dị duyên, không cùng với niệm ban đầu làm chỗ nương của hỏa, mà làm Biến dị duyên, nếu như thế thì hỏa của niệm ban đầu đáng lẽ không thiêu cháy củi, tro nóng của niệm sau thường đáng lẽ sinh hỏa, vì chỗ nương không phải là củi?

Đáp: Trong đây là người ngoại đạo nói, phỏng theo chỗ biết chung của người đời, là hỏa có thể thiêu cháy củi, làm nhân của diệt. Hiện tại luận chủ ngược lại lấy chỗ hỏa cùng biết để giải thích, như người thế gian đều biết, các nơi đều lấy hỏa để đốt cháy củi kia, luận chủ nói: “Lấy hỏa để thiêu củi, thì chỉ có thể cùng với củi kia làm nhân biến dị”. Thế nào là người thế gian cùng biết? Là củi có cho nên hỏa có, đó là cùng với củi đồng thời sinh; củi không có cho nên hỏa không có, thì được biết cùng với củi đồng thời diệt. Lại nữa, người đời cùng biết, là củi do hỏa cho nên có biến thành tro nóng. Luận chủ chỉ phỏng theo đạo lý của thế tục để thông với bổ cứu này, nếu phỏng theo thật lý của Đại thừa, thì hỏa v.v… các pháp mới sinh là liền diệt, không có hỏa có thể thiêu các vật kia, chỉ do hỏa bên ngoài làm duyên dẫn khởi tướng biến dị trong chỗ thiêu đốt của tự tâm, hỏa của niệm ban đầu sau khi mới sinh thì liền biến dị để làm tướng bị thiêu cháy, không nên nói hỏa của niệm ban đầu làm duyên, cùng với niệm sau biến dị làm Sinh duyên.

Luận ghi: “Lại nữa, các pháp hoại diệt cho đến lỗi”, đây là phá nghĩa của Tát-bà-đa bộ, Bộ kia lập Diệt tướng trong bốn Tướng là Diệt nhân của Sắc v.v… nhưng Bộ kia lại lập vị lai Sắc, khi sinh thì tuy sinh tướng dụng, nhưng vẫn đến Diệt tướng thì Thể tùy diệt. Hiện tại luận chủ phỏng theo khi sinh mà được có diệt, đại chủng có thể lấy diệt làm Diệt nhân của Sắc, cho nên nói là sinh, đều không đúng đạo lý, phải lập Lượng rằng: “Diệt tướng của vị lai đáng lẽ phải có nhân, vì ông thừa nhận đã có Thể, cũng như Sinh tướng”.

Hỏi: Như Vô vi của ông cũng đã có Thể, thì có những dụng gì? Dụng này đã có nhân của Thể, là giống như Vô vi, đã có Thể cho nên không có Dụng, là giống như Sinh tướng, hay là đã có Thể tức là có Dụng?

Giải thích rằng: “Tát-bà-đa lập tên ba đời, tự nhiên không nhiếp Vô vi”. Thế nào là đời vị lai đã có, đời hiện tại đang có, đời quá khứ sẽ có? Chỉ nói đã có nhân của Thể, là lựa riêng với Phi vô vi, không thể đem Vô vi làm thành lỗi Bất định, cũng không thể đem pháp hiện tại làm thành lỗi Bất định. Lại phải lập Lượng rằng: “Vị lai sinh của ông tương đương với vô dụng, vì vị lai nhiếp, cũng như Diệt tướng”. Tỷ lượng này cùng với nhân của Tỷ lượng trước dùng qua lại lẫn nhau đều được.

Luận ghi: “Là chỗ dựa của luận, hoặc do Tướng v.v…”, trong đây từ chữ Danh trở xuống, thứ tự giải thích rộng cho đến cuối quyển, là như Bản Địa quyển 3. Trong đây Sắc căn không hoại là do hai nhân, do suy tổn v.v… như Bản Địa quyển 3, trái ngược lại Căn bất hoại, trong đây có chướng, không phải xem xa Bản Địa quyển 3, nhưng luận kia có bốn Chướng, có bốn loại cùng với Nhĩ căn v.v… không đồng chút ít. “Lại nữa, đối với một loài mắt tuy có ám tối che chướng Sắc nhưng gọi là hiện tiền v.v…”, là con dơi, chim cú v.v… trong nhãn căn bị che chướng, như trong Phả-chi-ca cũng thấy vật v.v… vì sáng tỏ. “Hoặc Thánh tue nhãn đối với tất cả chủng sắc đều ở phía trước”, Tue nhãn trong đây không phải là Tue nhãn trong năm Nhãn, mà đây là Pháp nhãn trong năm Nhãn đó, bậc Thánh lấy Tue làm đứng đầu của Đạo, cho nên gọi là Thánh tue nhãn.

Sáu loại Tánh của Sở hành, trong Bản Địa phần quyển 3 chỉ trình bày tên nhưng chưa giải thích, luận này thì nói đoạn văn trước là: “Y xứ, Tướng, Phương, Thời, Minh liễu, Bất minh liễu”, lấy Thật sắc gọi là Minh liễu, lấy Bất thật sắc gọi là Bất minh liễu. Thật sắc toàn phần v.v… là Minh liễu của xanh vàng v.v… Bất thật sắc là giả dài, ngắn

v.v… Bất minh liễu trong Tác ý đang khởi, Bản Địa quyển 3 nói do bốn nhân, là Dục lực, Niệm lực v.v… nương vào cõi Dục lhân mà phát khởi đại chủng của cõi Sắc, Sắc này làm duyên và Bất duyên v.v… của Thức thứ tám, như Quyết Trạch sao quyển 1 giải thích, trong đây nghĩa của Hộ Nguyệt thuận với Hộ Pháp, tuy giải thích Kiến phần, nhưng vì nương vào cõi trói buộc tướng mà phân ra cõi Sắc. Căn cứ theo Chủng tử thời thì cũng được, đâu có hại gì!

 

BẢN LUẬN 55

Luận ghi: “Như vậy nói là do Nhất tịnh tâm v.v…”, cho đến “phải biết trong đây nương vào chuyển chỗ nhiếp Tương tục tâm, do đạo của thế tục gọi là Phát nhất tâm”, trong đây căn cứ vào chỗ duyên sự cảnh, tùy theo lượng sát-na nhiều ít mà gọi là Nhất tâm, không phải chỉ có một sát-na tâm mà gọi là Nhất tâm, hoặc chính là nhiều tâm v.v…

Luận: Trong giải thích “Hữu phân biệt tâm và Vô phân biệt tâm đồng duyên hiện tại là không đúng”, nói: “Do ba nhân v.v…”, như Tập lượng lý môn luận rằng: “Năm Thức chỉ có Hiện lượng, đồng thời Ý thức cũng vậy, hiện tại năm Thức trong đây tuy là Minh liễu hiện lượng nhưng không gọi là Hữu phân biệt, vì không cùng với Tầm tứ v.v… tương ưng. Thức thứ sáu cùng với năm Thức đồng duyên Hiện lượng, nhưng gọi là Phân biệt, vì cùng với Tầm tứ tương ưng, nếu đồng duyên hiện tại thì có thể được Minh liễu, nếu Ý thức sau năm Thức kia thì Bất minh liễu, vì duyên quá khứ, như duyên các sự từ trăm ngàn kiếp thì Bất Minh liễu, như trong quyển 1, phá Nhân thứ nhất của luận này, đã nói là Cực minh liễu, cho nên biết duyên hiện tại mà được có Minh liễu”, không phải năm Thức có duyên quá khứ mà trở lại được Minh liễu. Nhân thứ hai cùng với năm Thức đồng thời, đã duyên với năm Cảnh mà khởi ý, cho nên biết cũng duyên hiện tại. Nhân thứ ba có hai Y để nuôi dưỡng, là Nhãn thức có bốn Y căn, Ý thức có năm Y căn. Nhân thứ tư cùng với Nhãn đồng nhau. Nhân thứ năm là Gia tự (thêm căn của tự mình), đây là chỗ y của Ý thức, là hai chỗ y Tự căn và Nhãn căn nuôi dưỡng mới có thể duyên hiện tại. Nếu chỉ có nương vào một Tự y thì duyên Cảnh không rõ ràng, đây là căn cứ theo Tán loạn không phải Định cảnh, nhân theo Y nhãn này làm môn, nắm lấy Cảnh gọi là nuôi dưỡng, không phải đồng với Y căn của Nhãn thức mà gọi là nuôi dưỡng. Lại nữa, nếu như Thức thiện ác của Nhãn v.v… dấy khởi thì chắc chắn do Ý dẫn mới được, do Ý trợ giúp Nhãn thức mà được có thiện ác, mới biết Ý và Nhãn đồng duyên.

Luận: Trong giải thích tâm là Tương ưng cho nên nhiễm, nói: “Khi tâm sinh thì tự tánh thanh tịnh”, đây là căn cứ theo Phi tự tánh nhiễm mà gọi là Thanh tịnh, vì không phải Vô lậu. Nghĩa Thanh tịnh đồng như trong kinh Thắng Man giải thích.

Luận: Trong giải thích ba loại Nhiễm não, nói: “Nhiễm não thứ nhất và thứ hai chỉ có cõi Dục trói buộc, Nhiễm não thứ ba thì trói buộc chung trong ba cõi. Nhiễm não thứ nhất là Bất thiện nghiệp và Nhiễm não thứ hai là Ưu khổ, chỉ có cõi dưới mới có, nếu căn cứ theo quả thì chỉ có Khổ và Ưu, các Phiền não thì thuộc Nhiễm não thứ ba, thông với Xuất ly và Hỷ lạc trong nghiệp của ba cõi, đây là xuất gia, hoặc là pháp xuất gia, tức là Gia hạnh của Kiến đạo.

Luận: Trong giải thích Biến hành và Biệt cảnh thì các Thức và các môn phân riêng, như Cổ sao và Đối Pháp sao v.v… luận này thì lựa riêng năm Biến hành v.v… như Bản Địa phần giải thích.

Luận ghi: “Tại sao nghiệp là chỗ y của Thọ, Tưởng, Tư làm nghiệp, các luận khác như Đối Pháp v.v… chỗ y của Thọ, tại sao không nói Tưởng, Tư v.v… luận này và các luận kia khác nhau hay không”? Đây là căn cứ theo chỗ thông nhau mà luận, đều nương vào Xúc, tiếp theo Xúc là Tác ý sau đó mới sinh. Nếu căn cứ theo tướng tùy chuyển, tuy chỉ có Thọ, nhưng luận này căn cứ theo tướng tùy chuyển này mà không đặt thí dụ hay sao? Nhiếp Câu-xá luận quyển 1 giải thích: “Nguyên nhân Thọ do chỗ sinh của nghiệp Ái làm nghiệp”, là cảnh giới Ái v.v… đều từ sau Thọ mà sinh.

Luận ghi: “Biệt cảnh có năm loại, do bốn Sự cảnh mà sinh”, là Sở ái v.v… Sở ái là là chỗ y của Dục, Quyết định là chỗ y của Thắng giải, Quán tập là Cảnh của Niệm, Quán sát làm hai chỗ y, như luận nói.

Luận ghi: “Chỗ nhiếp của các Danh cùng với tâm tương ưng, các Uẩn pháp khác phải nói là khinh suất hay sao v.v…”, đây là ý trung gian.

Hỏi: Là cho rằng các Tâm sở không tương ưng với các Uẩn khác hay sao, pháp này khi tâm khinh suất thì khởi hay là khi tâm quyết định thì khởi?

Đáp: Tùy theo tâm mà liền khởi.

Hỏi: Nhưng trong đây tại sao chỉ nói ba Tâm sở trước mà không nói Tâm sở thứ tư và thứ năm?

Đáp: Một là lược bỏ tiêu chuẩn cũng ở trong câu hỏi. Lại nữa, tâm tánh trước quyết định chỉ có Vô ký; Biến hành và Biệt cảnh thì không quyết định vì có loại thông với ba tánh, hoặc có được đồng thời khởi các Thiện phiền não khác v.v… Nếu khởi thiện tâm hoặc ác tâm thì phải cùng với pháp này đồng thời, đây là nghĩa Quyết định, còn Biến hành của nó v.v… không phải chỉ có một tánh Quyết định, trong đây chỉ hỏi Biến hành này cho nên chỉ hỏi ba Tâm sở trước, không hỏi hai Tâm sở sau. Trong đây sư Pháp lấy các môn, hoặc cương vị thứ tự dấy khởi là Tâm sở nào, hoặc Loạn sinh hay không Loạn sinh, hoặc thông với ba tánh v.v… hoặc lân cận thứ tự lâu xa, nghĩa như vậy cũng như quyển 1 sao. Tư tâm sở cũng có thể biết được.

Luận: Trong giải thích Tâm, Tâm sở sai biệt, mỗi mỗi đều nói: “Hỏi: Tại sao gọi là Tương ưng? Đáp: Do mỗi mỗi Sự v.v… Xứ v.v…”, Sự là Thể, vì Thể đều là một, không có Thọ thứ hai v.v… Xứ là đồng với một Cảnh xứ mà chuyển. “Lại nữa, nương vào duyên Xứ v.v… Thời v.v…”, là đồng một sát-na. “Sở tác v.v…”, là đồng một nghiệp Sở tác của Nhất cảnh hạnh, cho nên biết duyên màu xanh thì chỉ là màu xanh. “Lại nữa, Sở tác của thiện ác và Vô ký, hỏi: Tại sao gọi là có Sở y? Đáp: Là do một chủng loại nương gá vào nhiều Sở y sai biệt mà chuyển v.v…”, là Tâm sở đồng bậc với một chủng loại Thức nương gá vào Sở y, như Nhãn thức nương vào Nhãn căn, Tâm sở đồng thời cũng vậy, các Tâm sở còn lại căn cứ theo đây mà biết.

Ngoại đạo cũng đã hỏi vặn giải thích đó, vấn nạn rằng: Các pháp Hữu vi, pháp nào không có Sở y, tại sao tâm pháp v.v… riêng mình nó được tên?

Luận giải thích rằng: Tuy pháp Hữu vi không có Sở y, nhưng không phải chỗ nói nghĩa của Y trong đây, vì luận kia tự phân ra làm nhân, đều không phải là Hằng y. Lại nữa, tương ưng chung với Hữu pháp, không phải là Hằng y, chỉ có Hằng làm Sở y, vì làm Y lượng trong đây, Nhãn căn v.v… là sở hữu của Thức v.v… gọi là Hữu y, không phải các pháp khác. Hoặc nói Sở y, tức là sáu loại Thức nương vào nhiều căn Sở y, Thức năng y được tên là Hữu sở y, cho nên nói là Hằng y. Giải thích này là thù thắng.

Luận ghi: “Tại sao Bất khổ bất lạc mong Vô minh kia mà nói là tương đối lẫn nhau v.v…”, một là do cùng với các Thọ làm Trợ bạn, là Xả thọ; tất cả Phiền não làm Trợ bạn, là Vô minh thọ; đối với Thọ làm Trợ bạn, là Phiền não đối với Phiền não. Vì làm Trợ bạn cho nên tương đối lẫn nhau. Lại nữa, Thọ cùng với Vô minh đều có thể làm Thọ, vì Phiền não làm Trợ bạn. Hai là tương đối mà nói, là lấy văn này làm chứng. Đệ tứ thiền trong Xả thọ, chiếu sáng chi Chánh tri nhưng không lập làm chi.

Luận ghi: “Tại sao kiến lập bốn Vô sắc uẩn là tương đồng với tánh Thiện và tánh Vô ký”, là tất cả pháp đều thông với ba tánh, không có sai biệt, có cái chung và có cái không chung, trong bài tụng có chín môn, như văn có thể biết.

Luận ghi: “Thiện pháp có sáu Y xứ, là Quyết định v.v…” trở xuống, là giải thích môn thứ ba trong tụng, trong Tương ưng tự phân rõ. Lại nữa, trong bộ luận thứ nhất quyển 3, thì Thiện, Vô ký v.v… này không phải là tất cả hay sao? Lại nữa, trong cuối quyển 0 nói, đối với mười cảnh mà sinh”, xem văn đó cùng với văn này thì không đồng, đến sau sẽ tự biết. Nếu ở tại Bất định địa khi khởi thiện tâm, thì chắc chắn cùng với mười Tâm sở cùng khởi, nếu ở tại Định địa thì chắc chắn cùng với mười một Tâm sở đồng khởi. Nói rằng Khinh an chỉ khởi ở tại Định địa, thì lẽ nào không cùng với luận này trái nhau? Có nghĩa là căn cứ theo thật tất cả thời, ở tại Bất định địa mà khởi thiện tâm thì chắc chắn có mười Tâm sở, hoặc ở tại Định địa thì cùng với mười một Tâm sở là chính, các luận này v.v… căn cứ theo Tăng thượng thời mà được tên, không phải pháp nào khác, điều này không trái nhau.

Luận ghi: “Lại nữa, các thiện pháp lại do Gia hạnh lực v.v…”, là thân hiện tại khởi Gia hạnh. “Do tự tánh v.v…”, là thân đời trước có nhiều tập quán luyện tập thiện pháp này mà thiện căn tăng trưởng thù thắng không do Gia hạnh; Tập quán gọi là Tự tánh lực. “Điền sĩ lực”, là ở trong ruộng công đức mà phát khởi, như cúng dường Phật v.v… “Hoặc do Thanh tịnh lực”, là tất cả thiện tâm của hai cõi trên lìa Thể dục nhiễm. Thanh tịnh lìa dục, là Thể thanh tịnh, cho nên thiện của nó cũng thanh tịnh. Lại nữa, chỗ Hữu lậu và Vô lậu thiện tâm của Hữu học và Vô học đều gọi là Thanh tịnh lực.

Luận ghi: “Sáu thứ Tu sở thành còn lại”, là Thí, Giới và Tu. Tu là bốn Vô lượng tâm, hiện tại luận này chỉ lấy Thắng tue, là bốn Vô lượng tu còn lại kia. Vô lậu định tue gọi là Giản trạch, Sự sở thành nhiếp hữu tình là Đại bi.

Luận ghi: “Hoặc có một loại Thiện, hoặc có mười loại Thiện v.v…”, thứ nhất là một loại Thiện tổng quát do vô lượng nghĩa, trừ bất thiện ra, tất cả đều gọi là Thiện, thứ hai là Sinh đắc thiện v.v… thứ ba là tự tánh tương ưng v.v… mà khởi, cho đến đủ mười loại, đây là Thiện nghiệp đạo v.v… Có năm loại Thập thiện tăng số môn, như Bản Địa quyển 3. “Hoặc có đối trị tạp nhiễm”, là Vô gián đạo. “Hoặc có Tạp nhiễm tĩnh tức”, là Giải thoát đạo. “Hoặc trước là Vô lậu đạo, sau là Hữu lậu đạo, hoặc có tương tục thanh tịnh”, là Luật nghi giới và Thiện sinh, cả căn cứ theo đây mà biết. Hoặc Thân sở y của Vô học thanh tịnh.

Luận ghi: “Có thể dứt tận sinh để làm thượng thủ trong chỗ nhiều khổ”, đây là nói thiện này có thể dứt tận sinh, làm thượng thủ của các khổ. Lại nữa, Thượng thủ khổ, là Sinh khổ làm thượng thủ trong tám Khổ, vì thiện có thể dứt hết Sinh khổ, cho nên gọi là Tận sinh thượng thủ khổ. Lại nữa, lấy Sinh khổ là thượng thủ đầu tiên thì tất cả tám Khổ đều dứt hết.

Luận ghi: “Trong các Thiện đối trị có mười lăm loại, là Sở dục thú triền phược đối trị”, là tất cả của phẩm tham. Phi sở dục thú là tất cả phẩm sân. Lại nữa, như đoạn văn dưới, thì “thứ nhất là trời người đáng vui thích không phải Sở dục”, là ba nẻo ác và Phiền não là hai loại Hiện hành, Tùy miên tức là hai loại Chủng tử, Tán loạn thì Định tâm đối trị, can ngăn dạy bảo là Năng trị, vì can ngăn khiến cho không tạo ác, khiến cho ác suy yếu, gọi là Liệt, Chế phục, Đối trị v.v… bốn thứ trên gọi là Tổn hiện hành.

Luận ghi: “Phiền não có sáu Y xứ”, như sáu Phiền não dưới đây, thứ tự mà phối hợp, như các văn của luận khác, thì không phải theo thứ tự này, tìm đọc văn thì có thể biết.

Luận: Trong giải thích Phiền não tương ưng, nói: “Vô minh cùng với tất cả tương ưng, với Nghi thì không có”, như Đối Pháp quyển , thì Sân không cùng với Tham, Mạn và Kiến tương ưng, không nói Sân không cùng với Si tương ưng. Lại nữa, giải thích Sân, nói: “Như Sân và Nghi cũng vậy”, cho nên biết văn của luận kia thì Sân cùng với Nghi tương ưng. “Không phải tất cả” trong đây, là căn cứ theo phần nhiều, luận kia thì căn cứ theo nghi lâu, đã chưa sinh Sân thì cùng với Si tương ưng. Luận này thì căn cứ theo thời gian ban đầu, luận kia thì căn cứ theo thời gian sau cùng; luận này căn cứ theo thô tướng, cho nên không tương ưng; luận kia căn cứ theo tế tướng, cho nên được tương ưng; luận kia căn cứ theo Chân thật lý môn, trong đây Tham và Sân tương phản cho nên không tương ưng, Tham cùng với các pháp còn lại tương ưng, luận kia cũng đồng điều đó; luận này thì Sân cùng với Mạn và Kiến tương ưng, Đối Pháp luận thì không thừa nhận, cho rằng Sân không cùng với Mạn và Kiến tương ưng, luận này căn cứ theo Chân thật lý môn, luận kia thì căn cứ theo Tùy thuận lý môn. Lại nữa, luận kia căn cứ theo tướng giận ghét mà nói, luận kia ghi: “Nếu đối với sự này mà khởi giận ghét, thì không đối với đời này tự đề cao và có thể suy cầu”, không được tương ưng, nhưng luận này căn cứ theo hành tướng của Tế Thật lý, nếu là Mạn thì lúc đó vì suy cầu cho nên không tương ưng, nhưng luận này căn cứ theo hành tướng của Tế Thật lý, nếu là Mạn thì lúc đó suy cầu, lúc đó dung chứa giận ghét, cho nên được tương ưng, nhưng luận này căn cứ theo lý Đại thừa mà nói thì không trái nhau. Lại nữa, giải thích văn này ngay tại Tham kia mà nói, “như tham sân cũng vậy”, là Sân không cùng với Mạn và Kiến tương ưng. Nói “cũng vậy”, là không phải cũng chính cái Tham đó cùng với Mạn và Kiến tương ưng, nhưng cũng là Sân không cùng với Tham tương ưng. Luận này ghi: “Nhiễm ái giận ghét cũng vậy”, là không cho rằng Sân cũng là Tham, được cùng với Mạn tương ưng, như Tham thì không cùng với Sân tương ưng, cũng là Sân không cùng với Tham tương ưng, như luận kia thì đồng, tức là Sân không cùng với Mạn và Kiến tương ưng, nhưng giải thích trước là thù thắng, các văn luận khác thì đồng với luận này. Nhưng trong đây, tánh của Tham và Sân tương phản nhau, nghịch và thuận không tương ưng, nghịch thuận mà trái nhau ưa thích tội lỗi thì Sân đồng dấy khởi, ưa thích thông với mừng vui, không đồng với Sân tham. Như dưới đây quyển 8 ghi: “Năm Kiến không tương ưng lẫn nhau, vì tự tánh không tương ưng, vì Tham, Khuể, Mạn và Nghi lại càng không trái nhau, không tương ưng lẫn nhau”, đều nêu ra lý do, tức là văn trong ba chỗ này không đồng với luận kia. Căn cứ theo hành tướng thô thì Tùy chuyển lý môn cũng không trái nhau.

Luận ghi: “Là chỗ Phiền não của An túc xứ”, là năm mười lăm tuổi trở đi thì căn đã thuần thục, tánh nhiều thượng phẩm. Không phải xứ Gia hạnh phiền não, là không thể khởi Phiền não xứ, là không thể khởi Gia hạnh xứ, mà khởi Phiền não, tức là đối với Tam bảo, khắp nơi đều khởi các phiền não, tánh nhiều thượng phẩm.

Luận: Trong giải thích Tham, nói: “Là đối với tự mình thọ dụng cảnh giới quá khứ”, là cảnh giới thượng diệu của quá khứ, nghĩa Phú tâm thù thắng cho nên gọi là Cái, nghĩa của Tham cái và Phú tương đồng. Có ái và không có ái, tức là hai thứ Kiến tham của Thường và Đoạn.

Luận ghi: “Sự của Sân có mười loại v.v…”, cho đến “nương vào sáu sự trước mà lập chín Não sự”, là lấy ba loại trước là ba đời trải qua, trong mỗi mỗi đời đều có ba loại bản thân mình, oán thù và thân thích, ba đời hợp lại thì có chín Não hại. “Duyên tất cả Sân kia, đều gọi là hữu tình, ngoài ra thì gọi là cảnh giới Sân, hoặc Bất nhẫn làm đầu, thì cũng là Hữu tình sân, hoặc Túc tập sân, hoặc Kiến sân”, là sáu loại trước đáng lẽ không phải là sự hại tổng quát, vì chỉ duyên hữu tình mà khởi, cho nên gọi là duyên tất cả Sân kia, đều gọi là Hữu tình sân, dưới đó bốn loại chính khi khởi Sân thì trên cảnh giới mà khởi, vì chỉ duyên hữu tình mà khởi Sân, tức là sáu loại trước nhiếp hết, cho nên ngoài ra đều là cảnh giới Sân. Trong bốn loại dưới, trừ Tật đố ra, hoặc trước hết là hữu tình không nhẫn nhịn mà đối với cảnh giới khởi Sân, thì gọi là hữu tình Sân, do đời trước không nhẫn nhịn cho nên cũng gọi là Túc tập sân, và gọi là Kiến sân. Nguyên nhân không luận Tật đố của nó, là vì duyên cảnh giới mà sinh, là nhân duyên chủ yếu của đời trước, hoặc do nghe các sự cảnh của lợi dưỡng, cho đến chủng tộc v.v… mà sinh Sân, không phải luận trong đây. Lại nữa, sáu loại và chín loại Não hại trước tổng gọi là hữu tình, trừ các loại này ra, duyên sơn hà đại địa mà nổi Sân thì gọi là cảnh giới Sân thứ bảy, duyên sự Tật đố thứ tám mà sinh Sân thì gọi là nghe lợi dưỡng v.v… cũng có hữu tình Sân nhiếp, trong đây do tập quen cảnh mà thấy cũng gọi là Kiến sân. Nếu không như thế thì Túc tập sân loại thứ chín thông với chín loại khác. Mười loại này có ba vị, bảy loại là hữu tình Sân, một loại là cảnh giới Sân, một loại là Kiến sân, còn Túc tập sân thì thông với cả ba loại.

Luận: Trong giải thích Vô minh, nói: “Nương vào bảy sự mà khởi bảy thứ Vô tri”, hoặc là có mười chín loại. “Bảy sự của nó trong môn thứ nhất khởi ba Vô tri”, là ba đời Vô tri; “sự thứ hai cũng có ba loại”, là sáu Xứ trong Ngã, Xứ ngoài Ngã và đồng thời khởi, đều cho là Ngã. “Đối với sự thứ ba cũng có ba loại”, là đối với nghiệp, một là Báo, hai là Câu và ba là Chủng tử vô tri. Do mê nghiệp mà khởi tạo tác là Vô tri, do mê Báo mà khởi Thọ là Vô tri, do Câu cho nên khởi Vô nhân vô tri và Ác nhân vô tri. Luận này cùng với Bản Địa quyển 9 khác nhau. “Sự thứ tư có ba loại”, là Tam bảo. “Sự thứ năm có bốn loại”, là bốn Đế. “Sự thứ sáu có hai loại”, là mê nhân Tạp nhiễm, cho nên Tác giả, Thọ giả, Sĩ phu v.v… bị ngu mê, các Hành là Thọ giả v.v… thì Tưởng thanh tịnh mà khởi Dục và Giải hạnh. “Sự thứ bảy có một loại”, là sáu Xúc xứ. Như thật thông đạt Tăng thượng mạn, như văn thì có mười chín loại, phân riêng mười chín loại cũng như trong văn, là có bảy cảnh giới Vô tri v.v… Xem Bản Địa quyển 9 có đủ bảy Vô tri, mười chín Vô tri thì nhiếp lẫn nhau v.v…

Luận ghi: “Kiến nương vào hai sự: một là Tăng ích sự có bốn loại, trừ Tà kiến v.v… Hai là theo thứ tự mà phối hợp”, là Thân kiến, Biên kiến và Kiến thủ. “Thứ ba gọi là Tăng thượng sinh phương tiện tăng ích”, là kế chấp cõi trên sinh, Kiến thủ là Phương tiện kia, cho là Vô tưởng định v.v… là Niết-bàn; Giới thủ là Phương tiện kia, trong Đại thừa cho là giới cấm thân ác và ngữ ác. Như kế chấp Trư giới, Kê giới v.v… gọi là Giới. Không phải Thắng kiến cho là Thắng kiến, vì duyên Kiến mà sinh cho nên gọi là Kiến thủ, không đồng với luận của Tiểu thừa. “Tổn giảm sự có bốn loại”, trong hủy báng nhân nói: “Là người không có bố thí v.v… cho đến không có diệu hạnh ác hạnh v.v…”, như Đối Pháp. Trong luận này có năm loại, là bố thí, ái lạc, cúng tế, diệu hạnh, ác hạnh. Trong hủy báng quả, đồng với trong hủy báng tác dụng, Đối Pháp luận ghi: “Cho rằng không có thế gian này, không có thế gian kia, không có mẹ không có cha, không có hữu tình hóa sinh, gọi là hủy báng tác dụng”. Trong đây có ba đoạn văn kết:

  1. Hủy báng qua lại trong đời khác có tác dụng, tức là thế gian này và thế gian kia.
  2. Hủy báng gìn giữ chủng tử tác dụng, tức là cha mẹ.
  3. Hủy báng tương tục tác dụng, tức là hữu tình hóa sinh trong đây.

Luận này trong giải thích Sĩ phu dụng có bốn loại, nói: “Một là qua lại, hai là gìn giữ thai v.v…”, văn luận này khai cha mẹ làm hai loại, luận kia thì làm một loại. Nương vào hai Kiến mà sinh sáu mươi hai Kiến, như Đối Pháp, Trường A-hàm, Phạm Võng v.v… nói như Bản Địa quyển 8.

Luận ghi: “Phiền não sai biệt có mười lăm loại”, như trong Thiện ở trước có mười lăm loại, thứ tự mà phối hợp, đều là nương vào một nghĩa tăng thượng mà đặt tên, không phải khắc chế Thể, như Nội môn gọi là Yếm hoạn, Kiến đạo gọi là Trì, Tu đạo gọi là Viễn phần đạo v.v…

Luận ghi: “Trong tương ưng của Tùy phiền não”, như Biệt sao nói: “Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Vong niệm, Tán loạn và Ác tue, sáu loại này cùng với tất cả tâm nhiễm ô tương ưng”. Đối Pháp quyển ghi: “Hôn trầm, Trạo cử, Bất tín, Giải đãi và Phóng dật, năm loại này trong tất cả nhiễm ô phẩm hằng cùng chung tương ưng”. Như văn luận này cuối quyển 8 ghi: “Y theo văn dưới đây, lại thêm như Hôn trầm, Trạo cử, Tà dục Tà thắng giải là mười loại, cùng với tất cả Nhiễm tâm đồng thời khởi”. Tại sao ba thứ này trái nhau? Có một thuyết giải thích rằng: “Quyển , cùng với Đối Pháp quyển , quyển , và mười loại trong văn dưới đây không đồng”, văn của luận này căn cứ theo năm Căn như Tín v.v… và trong Thiện lật ngược lại mà ra, thì nói tương ưng, cho nên năm loại Bất tín v.v… và Phóng dật nữa là sáu loại, nói là đồng thời Nhiễm phẩm, hai pháp Trầm và Trạo của nó tuy hằng thông với Định tue có chướng, sinh ra thô tướng trái với pháp, Hôn trầm thì thấp, Trạo cử thì cao, không phải ở trong Thiện lật ngược lại. Văn của luận này có sáu loại, ba loại đồng với Đối Pháp, ba loại thì không đồng, không có Trầm, Trạo kia thì trong văn đó có mười loại. Tà dục, Tà thắng giải, căn cứ trong một phần Biệt cảnh trở lại, cho nên Xứ này không luận. Xứ này chỉ có mười hai Tùy hoặc, vì không có Dục và Giải.

Hỏi: Nếu như thế thì tại sao nói ba pháp Vọng niệm, Tán loạn và Ác tue cùng với các tâm khác đồng thời với Biệt cảnh này?

Đáp: Ba pháp này thông với Phần của Biệt cảnh, cũng đáng lẽ là Si, vì Thoái bổn phần (lui bổn phận), văn dưới ghi: “Vong niệm, Tán loạn và Ác tue, là Si phần”, cho nên cũng nói tương ưng.

Hỏi: Nếu như thế thì văn dưới, Phú, Cuống, Siểm, Miên và Ác tác là Si phần, tại sao không nói tương ưng?

Đáp: Vì phân biệt cảnh mà sinh, cho nên ba loại này phải duyên riêng cảnh nhiễm ô mà sinh, cho nên không nói đồng thời khởi. Dục và Giải cũng vậy, có hai phần đồng thời, nhưng trong đây không luận, cho nên hoàn toàn không có Dục và Giải, là trong đây chỉ có sáu loại, Đối Pháp có năm loại, Bất tín v.v… ba loại, đồng với giải thích của luận này. Nhưng hai pháp Trầm và Trạo, tướng thô và tế trái nhau, luận này không nói. Đối Pháp phỏng theo Định và Tue đồng thời khởi, vì chỗ bị chướng đồng thời, vi tế của nó có thể chướng ngại, cũng là Thể được đồng thời sinh, cho nên nói Trầm và Trạo đó. Nhưng ba pháp Vong niệm, Tán loạn và Ác tue kia, thì luận kia là Phần của Biệt cảnh, cho nên luận kia không nói, luận kia cũng không có Tà dục, Tà thắng giải, chỉ lập hai mươi Tùy hoặc, cho nên không có hai pháp Dục và Giải. “Chỉ có hai mươi Tùy hoặc”, như trước đã giải thích.

1. Trên đây một là giải thích rằng: Nếu Nhiễm tâm đồng thời, cũng như văn sau là lấy mười pháp làm Định, vì do nghĩa trước cho nên các luận hoặc là có sáu loại, hoặc có năm loại. Lại nữa, giải thích văn dưới, tuy nói cùng với mười pháp đồng thời, nhưng chưa chắc đồng thời tất cả. Như thế nào là Dục duyên Hy vọng đối với vị lai? Dục duyên với tập quán quá khứ. Như thế nào là hai pháp có thể được cùng sinh khởi? Tướng của Trầm thì chìm xuống, tướng của Trạo thì cử cao lên, hai pháp trái nhau. Như thế nào là cùng sinh khởi? Bốn pháp Dục, Giải, Trầm và Trạo đã không được cùng sinh khởi, căn cứ theo luận này ghi: “Chỉ có sáu pháp là thù thắng, vì cần phải cùng sinh”. Tạp Tập luận cũng vậy, chưa chắc cùng sinh. Chỗ chướng Định và Tue đồng thời, thì Trầm và Trạo nói là đồng thời khởi; chỗ lật ngược lại Thiện nhiễm, đã cùng là Bất tín v.v… ba pháp, nói đồng thời chỗ chướng là chỗ lật ngược lại với hiện tại đồng thời, cho nên nói có năm pháp, nhưng thật ra chưa chắc là cùng sinh, sáu đoạn văn này là quyết định. “Còn lại mười lăm loại”, mỗi mỗi đều căn cứ theo nghĩa riêng, giải thích này là thù thắng. “Thùy miên và Ác tác cũng là Thiện bất thiện v.v… ba tánh tương ưng”, đây là thông với ba tánh. “Là Si phần”, thì trong Triền đã nói. “Chỉ có ba tánh là nói Si phần, ngoài ra thì không tương ưng”, như Phẫn, Hận ở trước.

Hỏi: Duyên với Cộng trụ sự mà sinh khởi, không tương ưng hay sao?

Đáp: Sự cảnh tuy đồng, nhưng quá khứ và hiện tại khởi riêng, cho đến ngoài tất cả như chỗ thích ứng, các loại này như quyển 8 nói.

2. Hai là Xứ khởi Tùy não v.v… văn này phần lớn khác nhau, hãy xem nó.

Luận: Trong giải thích Giả và Thật của Tùy hoặc, nói: “Bốn pháp Vô tàm, Vô quý, Bất tín và Giải đãi là thật có”, như Đối Pháp thì Phẫn v.v… đều là giả có, tại sao trái nhau? Một là giải thích rằng: Luận kia căn cứ theo tổng mà nói, nói rằng Phẫn v.v… đều là giả, luận này căn cứ theo thật mà luận, cho nên bốn pháp là thật. Lại nữa, Giả hữu có nhiều đầu mối, hoặc không có Thể gọi là giả, như Phẫn v.v… hoặc có Thể nhưng riêng từ Chủng tử sinh, tướng chủ yếu là nương vào pháp của Tham, Sân v.v… mà khởi gọi là giả, như Vô tàm v.v… trong luận này, luận kia căn cứ theo tướng nương vào mà khởi, cho nên ở tại Giả môn, luận căn cứ theo riêng có nghĩa Chủng tử, chỗ này đáng lẽ có vấn nạn, là hai thứ Vô tàm, Vô quý, tất cả bất thiện tâm đều có, chút ít có thể như vậy.

Hỏi: Bất tín v.v… cũng lật ngược trong thiện mà ra, như thế nào mà Bất tín, Giải đãi v.v… là thật? Lẽ nào lật ngược trong thiện mà ra thì thật có hay sao? Trong Biệt cảnh v.v… mà ra thì tại sao không thật?

Đáp: Như luận này, các pháp Biệt cảnh v.v… của nó thông với ba tánh, trong đây tuy có các Tùy phiền não như nhiễm ô, bất thiện v.v… nhưng vẫn là tánh bất thiện trong Biệt cảnh v.v… Tín trong Thiện này; Tà tín trong Tùy phiền não, là Tinh tấn trong Thiện và Giải đãi. Tùy hoặc là một phần của pháp nào đó, cho nên biết lật ngược trong Thiện mà ra đều là thật có.

Hỏi: Nếu như thế thì Phóng dật thông như thế nào?

Đáp: Phóng dật trong Căn bản thiện thì cũng là Giả, huống chi là Phóng dật trong bất thiện.

Luận ghi: “Tầm tứ hai loại Phát ngữ ngôn tâm tâm gia hạnh phần”, hai loại có thể phát ngữ ngôn, là Tư tâm sở. Đây là một phần của Tư, gọi là Phát ngữ ngôn tâm gia hạnh phần hay sao? Đối Pháp gọi là Suy độ vị và Bất suy độ vị, trong luận này cũng như Đối Pháp, đáng lẽ là trong Phần của Tham v.v… đáng lẽ có trái nhau, hãy xem nó. Ấn Độ lại có lập ra “thật có” khác, trong đây sư Pháp không nói, như Đối Pháp và Cổ Sao, hãy tìm nó, như Biệt sao.

Luận: Trong giải thích các Vô ký, nói: “Là chỗ dẫn sinh của nghiệp”, là Dị thục vô ký đã sinh rồi, hoặc đi đứng là Uy nghi, hoặc Dưỡng 9 mạng là Công xảo, y theo chỗ nuôi sống mạng này mà nói mạng gọi là Dưỡng mạng. “Tam-ma-địa sai biệt”, là Biến hóa tâm có Dị thục sinh khởi, Hóa tâm thông với ba tánh, không phải trong Tam-ma-địa này nhiếp, chỉ là môn thứ nhất, trong Dị thục vô ký nhiếp, thật tế mà luận thì cả bốn thứ đều thông với ba tánh. Nếu là Dị thục sinh thì căn cứ theo Tổng báo mà luận, nói: “Dị thục sinh, dưới Uẩn có ba loại”, vì có tướng lựa riêng với Dị. Nói rằng: “Như Trung dung v.v… nói là lựa riêng với nó (Dị thục sinh)

Luận: Trong Vô ký, nói: “Là Uy nghi và Công xảo, hoặc trong một thời mà triển chuyển tương ưng”, như trong Giả thật dưới đó ghi: “Vô ký tâm trên tâm Dị thục sinh, giả lập là có”, đây là ba loại Vô ký, không nói cùng với Dị thục tâm tương ưng hay sao? Trong đây có nghĩa là, hoặc một tâm của Uy nghi và Công xảo phát khởi hai cảnh, hoặc tâm của Dị thục thiết lập ba loại Vô ký, thì không phải như vậy, vì không lìa nhau.

Luận: Trong Giả thật nói: “Như Biệt sao, đối với chỗ nhiếp các Uẩn của Dị thục”, là Tâm, Tâm sở pháp v.v… đồng thời, như Thức thứ tám đồng thời với các Tâm sở v.v… “Và trong tâm Gia hạnh sai biệt mà thi thiết”, là Dị thục tâm mặc tình tùy ý sinh pháp, không phải Gia hạnh riêng biệt, hoặc tâm của ba loại Vô ký gia hạnh phát khởi, cho nên nói là Gia hạnh tâm, vì trên tâm Dị thục sinh mà giả thiết lập, cho nên là giả có.

Hỏi: Nếu như thế tức là Vô ký tâm, không phải riêng có Thể; có tâm Dị thục sinh là mặc tình tùy ý, thì đây cũng là Vô ký, cũng là Gia hạnh, tại sao trên giả mà thiết lập?

Đáp: Vì là một loại Chủng tử danh ngôn, cho nên ba thứ Giả còn lại lìa Dị thục, ngoài Chủng tử danh ngôn còn lại ba thứ tâm Vô ký thì không riêng Chủng tử mà sinh. Uy nghi v.v… bốn Trần, trên năm Trần của Dị thục mà thi thiết, cho nên nói là Giả.

Hỏi: Lại nữa, trong thân nghiệp có Hương v.v… không phải là Thể của thân nghiệp, tại sao trong Uy nghi v.v… có bốn Trần, cho đến đều là Thể của thân nghiệp kia?

Đáp: Nếu thân nghiệp gọi là Hữu biểu, thì chỉ có Sắc mới có thể như vậy, Hương v.v… thì không có biểu thị, Sắc thì không phải tướng Minh lợi, Hương v.v… thì ám muội cho nên không phải, trong Uy nghi giới đó, đều là tâm dẫn sinh, không giống như thân nghiệp đồng thời có Hương v.v… không phải tâm dẫn sinh, không đặt làm thí dụ, là giải thích Đại Nghĩa nói: “Bồ-tát và Như Lai mỗi mỗi là một, đều có Lợi đó là Thiện, ba người còn lại mỗi mỗi là hai, tức là ba người mỗi mỗi có hai thì là sáu loại. Bồ-tát và Phật mỗi mỗi lực đều là một cho nên có tám loại. Trong Biến hóa sai biệt ghi: “Dị sinh Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát và Như Lai sai biệt, vì đùa vui, vì lợi tha mà thân ngữ biến hóa sai biệt, cho nên có tám loại”, tức là hợp chung Thanh văn và Độc giác làm một, vì biến hóa nghiệp v.v… mà khởi, không phải người nào khác, bốn người này cũng khai làm hai loại, là hợp chung Bồ-tát và Phật làm một, vì Nhân quả tuy khác hành tướng, nhưng trong bốn người này, đều có hai loại, cho nên thành ra tám loại. Những gì là hai? Như luận, vì đùa vui, cho nên biến hóa. Tuy có Thiện và Vô ký không đồng, nhưng đều là biến hóa, cho nên thành tám loại. Bốn người này đều có Biến hóa thân ngữ, cho nên phân làm tám loại.

Hỏi: Nếu lấy giải thích trước thì như thế nào Dị sinh là Thiện sự biến hóa mà hóa tâm thiện?

Đáp: Nếu lấy giải thích sau, thì luận nói rằng có ý vì đùa vui, vì lợi tha, muốn lựa riêng với Thiện và Vô ký thì phân riêng làm tám loại, cho nên không được lấy giải thích sau cho là thù thắng. Như trước đã giải thích Dị sinh là Thiện hóa tâm, đâu có nạn hại gì, cho nên lấy giải thích trước, thuận với văn của luận đó làm thù thắng.

Hỏi: Nếu như thế thì Như Lai như thế nào mà có Vô ký tâm?

Đáp: Cho nên biết giải thích thân ngữ sau là thù thắng, vì vui đùa, vì lợi tha, không nên phân riêng Bất thiện và Vô ký, chỉ nên nói là do Lợi tha v.v… cho nên đều có Thân Ngữ, Thân và Ngữ làm hai loại. Lại nữa, có tám loại, là Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát mỗi mỗi có hai loại, là Vô ký và Thiện, Như Lai thì chỉ có Thiện, Dị sinh thì chỉ có Vô ký, cho nên có sáu loại. Lại nữa, Dị thục sinh xưa nay là Vô ký, cứ mặc tình tùy ý mà thù đáp nhân quả. “Hai người có ba loại có thể được”, là Uy nghi và Công xảo thông với ba tánh. “Một người có hai loại”, là Biến hóa tâm thông với hai tánh.

Luận: Giải thích trong Khổ đế có bốn hạnh quán, nói: “Là Dục đối trị bốn Đảo”, là một Hạnh đối trị thứ nhất. “Một hạnh thứ nhất”, là Khổ trừ bỏ Lạc. “Vô thường đối trị có hai loại”, là chấp thân tịnh và tâm thường. “Hai hạnh đối trị sau”, là Không và Vô ngã đối trị chấp Ngã. Lại nữa, Vô thường, một Hạnh thứ nhất đối trị tâm Thường, Khổ trị Thân lạc tịnh và Thọ lạc đảo, ngoài ra thì đồng như trên. Luận này cùng với quyển trước trong thứ tự của bốn Đảo khác nhau, tại sao Khổ hạnh đối trị hai Đảo? Vì Kiến thủ và Giới thủ, ngoại đạo chấp là Tịnh nhân thù thắng, trên đó mà khởi tham, quyển 8 trước thì hai Đảo này đồng thời với tham, vì trừ hai Đảo này, đó là nguyên nhân khiến cho một Khổ hạnh trừ Lạc tịnh, tức là Kiến thủ và Giới thủ. “Vì đối trị bốn Cảnh mà tập hợp bốn Hạnh”, đây là Tổng đối trị, không phải Biệt đối trị, dưới Đạo đế và Diệt đế, cứ như vậy mà biết.

Luận ghi: “Như Thanh văn địa đã nói mười loại Hành tướng v.v… của Hoại v.v…”, là như Thanh văn địa. “Chưa nói mười Hành tướng”, không phải trong đây phân tích. “Pháp Vô sở đắc”, là chỉ có căn, chỉ có cảnh giới là Sắc uẩn này, chỉ có chỗ sinh Thọ kia lãnh thọ Uẩn, chỉ có chỗ sinh tâm Thức uẩn kia, chỉ có kế chấp Ngã và Ngã tướng, và Tưởng uẩn của Ngôn thuyết hý luận trong câu thứ bảy. Khi Tưởng khởi Vọng kế chấp Ngã, thì rất có thể vọng chấp hình tượng. “Chỉ có kế chấp Ngã và Ngã kiến”, đây là Hành uẩn.

Luận ghi: “Không phải chỉ có biến hoại rồi mới lìa Ưu, tuy gặp lại biến hoại kia nhưng không bị hại”, là Lạc thọ không phải chỉ có khi biến hoại rồi gọi là Khổ, tức là Lạc thọ biến hoại, và chỗ sinh Ưu là Hoại khổ, cho nên quả thứ ba trở đi là lìa Ưu. Tuy gặp lại sự biến hoại kia nhưng không bị tổn hại, vì không có Ưu, cho nên biết Hoại khổ thông với hai loại: một là Lạc thọ tự tánh, hai là Lạc thọ khi biến hoại. Đó là ý trong đây.

Luận: Trong giải thích bảy Khổ nhiếp ba Khổ, đoạn văn thứ nhất đồng với luận khác. “Lại nữa” thứ hai ghi: “Bảy Khổ đầu thuộc Khổ nhiếp, Thế Tôn cùng biết, chỗ trị các Khổ kia là chỗ khởi tham v.v… đối với Cảnh tịnh diệu, vì là Hoại khổ. Dẫn tuy là nhập vào Biến hoại tâm, tức là đối với Cảnh khởi tham, tham kia tham đây chỉ có một, khi biến hoại thì gọi là Khổ. Lại nữa, nói là do Tham cái, là lãnh thọ chỗ sinh các Ưu khổ của tâm kia, Ưu khổ tức là Hoại khổ. Như Thanh văn địa ở trước cũng có hai giải thích, là không trái nhau.

Luận ghi: “Hỏi: trong đây Hạnh nào nhiếp Khổ nào”, tức là lấy tám Khổ làm Hạnh mà nhiếp bốn Khổ, như văn thứ tự mà phối hợp. “Lấy Khổ gọi là Hạnh”, vì đều là sinh diệt, không phải là tên chung, như vậy tức là lấy ba Khổ nhiếp bốn Khổ. Căn cứ theo đây mà biết bốn Hạnh của Tập đế, phải biết là sinh. “Quả này sai biệt”, đây là đời hiện tại, không phải một đời khác. Lại nữa, tư duy văn ẩn sâu kín mà riêng sinh ra chút ít khó khăn.

Luận ghi: “Lại nữa, mười sáu Hạnh này có bao nhiêu Không hạnh v.v…”, trong đây bao gồm Hiển Dương và Đối Pháp, có năm đoạn văn không đồng: một là Không Nhiếp, hai là Vô nguyện, nhiếp sáu Vô tướng, nhiếp bốn Đạo, bốn Hạnh, tổng không nhiếp đoạn văn này. Một là Không Nhiếp, hai là Vô nguyện, nhiếp sáu Vô tướng, nhiếp tám Hạnh diệt và Đạo, nhiếp ba Không, như Hiển Dương, ngoài ra đều đồng với luận này, như Đối Pháp sao. Bốn loại còn lại có trong văn sau, lấy mười Trí nhiếp ba Không, lây Không nhiếp tám Trí, trừ Thế tục và Tha tâm thuộc Vô nguyện nhiếp, sáu Trí thuộc Vô tướng nhiếp, năm Trí không thì phỏng theo Đoạn hoặc, quán Không, Vô ngã thì thông với bốn Đế, năm Vô nguyện v.v… thì phỏng theo Tướng, Kiến đạo thuộc mười sáu Hành tướng nhiếp có thể biết, đến Hành xứ thì hiểu. Quyển 9 nói: “Lại nữa, giải thích căn cứ theo Giải thoát môn trong năm pháp, nói là Sắc v.v…”, như Đối Pháp, tức là nói nghĩa của mười sáu Hạnh đều là ba Giải thoát môn, có sáu đoạn văn không đồng.

Luận ghi: “Hỏi: Chủ yếu phải do Vô thường tưởng mới có thể trụ Vô ngã tưởng, tại sao trong đây trước hết nói Không hạnh v.v…”, đây là hỏi trước Kiến đạo.

Hỏi: Trước là Vô thường cho nên Khổ, vì Khổ cho nên Vô ngã, vì Vô ngã cho nên Không, tại sao luận này nói trước hết là Không, Vô thường?

Đáp: Nếu như từ Kiến đạo trở về trước, thì giống như chỗ nói, là Vô thường làm đầu, nếu nhập Chân quán thì Vô thường không khắp, tất cả Chân quán không khởi, chỉ khởi Không v.v… sau đó nhập tướng Kiến đạo, từ Không trước thứ tự cho đến đối với Vô thường quán, Kiến đạo về trước thì Vô thường làm đầu, khi nhập Kiến đạo rồi thì Không hạnh làm đầu, không trái nhau, như đạo lý tiêu chuẩn của các luận khác.

Luận ghi: “Bốn Đế nói thứ tự”, là do Khổ đế này cho nên Khổ. “Cùng tột này làm đầu”, là do bức bách cho nên Khổ, Khổ đế làm đầu. Như Tập đế cho nên Khổ, vì có nhân cho nên có quả. Do chứng Diệt cho nên Lạc, như Diệt thì rất Lạc cho nên Đạo, ngoài ra đều có thể biết.

Luận ghi: “Đạo đế có thể là thành ba nghĩa”, tức là ba nghĩa: Tri khổ, Đoạn tập và Chứng diệt.

Luận ghi: “Hỏi: Như vậy bốn Đế làm Thế tục đế hay làm Thắng nghĩa đế? Đáp: Làm Thắng nghĩa đế”, ý của câu đáp này chính là Diệt đế và Đạo đế, mới là Thắng nghĩa. Khổ đế và Tập đế thì do tướng Khổ kia mà ba Thọ đều là Hành khổ, vì Nhất vị khổ cho nên là Thắng nghĩa đế. Nếu sai biệt mà nói thì Khổ thọ là Khổ đế, còn lại là Tập đế v.v… không phải tự tánh sai biệt, cho nên gọi là Thế tục đế, là ý đáp trong đây. Thế tục đế như quyển có bốn loại:

1. Thế tục Thế tục đế, là như nói giường, ngồi, quân lính, rừng, bình v.v… gọi là Thế sự.

2. Đạo lý thế tục, là đạo lý thế tục của Uẩn, Giới, Xứ v.v…

3. Chứng đắc thế tục, là bốn quả Sa-môn.

4. Thắng nghĩa thế tục, là nói người Vô ngã, Chân như v.v…

Hiện tại trong luận này phỏng theo đạo lý thế tục, là Thế tục đế, vì tự tánh sai biệt, lấy đây làm chuẩn mà biết. Thắng nghĩa đạo đế của Ấn Độ cũng có bốn nghĩa:

1. Thế tục thắng nghĩa, là tất cả làm tướng của Hành khổ.

2. Đạo lý thắng nghĩa đế, là đạo lý của Uẩn v.v… không phải Chân như.

3. Chứng đắc Thắng nghĩa, là bốn quả Sa-môn.

4. Thắng nghĩa thắng nghĩa, là nhập Nhất vị Chân như của Chân quán.

Trong đây là phỏng theo Thế tục thắng nghĩa, như trước đã nói, dưới đây cũng có văn.

Luận ghi: “Hỏi: Đế hiện quán có mấy loại v.v…”, cho đến “Cộng hữu pháp kia v.v… gọi đó là Hiện quán v.v…”, sư Pháp nói: “Trong các Đế quyết định Trí tue, là Tư hiện quán, và nhân kia”, là Hữu lậu kiến đạo trở về trước là Tín. “Tương ưng kia”, là Vô lậu tín. “Cộng hữu kia”, là Giới hiện quán.

Hỏi: Nếu làm giải thích này, thì giải thích Hiện quán chưa tận. Lại nữa, văn trong đây: “Và nhân kia”, tức là nhân đối với Đế quyết định, lẽ nào là Nhân vô lậu hay sao? Nếu như thế Cộng hữu kia, thì kia đó là ai?

Luận này riêng giải thích rằng: “Trí tue quyết định tức là ba loại Trí đế, Biên cứu cánh và Hiện quán, vì đều duyên Đế mà sinh. “Và nhân kia”, tức là Tư hiện quán, vì là nhân của Trí đế. Hoặc theo Thắng Quân thì nhân này là chánh nhân của Khổ pháp nhẫn v.v… Hộ Pháp thì đồng giải thích trong các hội, căn cứ theo đó mà biết. “Tương ưng kia”, là Vô lậu tín quán, đều là Tâm và Tâm sở pháp, vì nương vào Đẳng đẳng cho nên gọi là Tự tương ưng. Căn cứ theo Vô lậu thắng thì bỏ riêng Hữu lậu tín ra không luận. “Cộng hữu pháp”, là Giới hiện quán, quán này chỉ gọi là Cộng hữu nhân kia.

Hỏi: Nếu như thế thì tại sao trước đã nói Trí đế v.v…?

Trong đây là hỏi Đế hiện quán có bao nhiêu, đây là chánh đáp: Hiện quán do duyên Đế là Trí đế và Biên cứu cánh, ngoài ra không phải là chánh Hiện quán, hoặc là nhân của Tư hiện quán cho nên gọi là Hiện quán, Tín từ Tương ưng mà được tên là Hiện quán, Giới là Cộng hữu cho nên gọi là Hiện quán, không phải chánh Hiện quán. Luận này vừa thứ tự và không thứ tự mà đáp, ban đầu nêu ra Thể của Hiện quán, như văn trong các luận khác, trước thuyết minh “Tư, Tín v.v…”, là Vị và Địa phân đồng cho nên Tư và Tín bất đồng. Trong đây sáu Hiện quán, như văn dưới sẽ tự phân tích rộng, cùng với mười Hiện quán của Đối Pháp luận quyển 13 nhiếp nhau, cho nên văn dưới luận rằng: “Là chỗ ba loại Tịnh tín của Tam bảo, vì đối với thật nghĩa đã quyết định, và do Văn làm thành Quyết định trí tue, hoặc theo thật tế thì Tín này thông với Lậu và Vô lậu, trong đây căn cứ theo Vô lậu thù thắng mà nói. Làm sao biết được? Vì trong Hữu lậu nói là Văn tue, trước Tư tue thì mới bắt đầu duyên giáo, vì phải trước Văn tue cho nên trong đây bỏ qua Hữu lậu mà luận về Văn tue.

Hỏi: Nếu như thế thì Văn tue tại sao không lập riêng?

Đáp: Nếu căn cứ theo ban đầu mới duyên Đế thật thì Tín đứng đầu trong Đạo, tức là ứng dụng của Tín tăng trưởng; sự chọn lựa pháp là thù thắng, tức là Tư thù thắng. Căn cứ theo Tín và Tư, thì Văn tue nhiếp trong Tín, Tu tue thì thông với Hữu lậu và Vô lậu. Thù thắng là Trí đế v.v… nhiếp. Hữu lậu như như thế nào mà nói cũng như Văn tue? Vì Dụng không phải tăng trưởng, cho nên cũng ở trong Tín nhiếp. Đoạn văn này chưa thấy? Văn tue nhiếp trong Tín, đoạn văn này làm chứng, tức là lấy hai pháp Văn và Tư làm Thể, nhưng nghĩa của Tín mới tăng trưởng, là nghe nói và tin lời nói. Trong đây Trí đế v.v… chỉ phỏng theo Kiến đạo, mới được luận, nhưng văn dưới cũng có Thắng đạo v.v… cho đến Vô học vị, tổng gọi là Cứu cánh quán.

Luận: Giải thích ba tâm và Kiến đạo, như Đối Pháp sao quyển 9 giải thích An lập và Phi an lập, ba vị của Pháp trí và Loại trí không đồng, như Đối Pháp sao, nhưng sư Pháp nói: “Khiển trừ Hữu tình giả là hạnh trong Phương tiện đạo”. Pháp duyên tâm mà sinh, là tâm của Vô gián đạo sinh khởi. Từ nhân mà luận, là do Vô gián đạo, không riêng khởi giả quán hữu tình v.v… Luận sư Hải Tue chùa Na-lan-đà giải thích: “Ba tâm này không phải chỉ có tại Kiến đạo của Bồ-tát, mà cũng là Nhị thừa”. Tại sao vậy? Vì ban đầu quán riêng trên pháp Vô ngã, khởi Vô ngã hạnh quán, gọi là khiển trừ Hữu tình giả, kế đó khởi Không hạnh để khiển trừ Thuộc ngã pháp giả. Trừ Sở chấp của Ngã gọi là khiển trừ Pháp giả thứ hai, Pháp giả thứ ba và Thuộc ngã pháp, trùng quán Ngã và Ngã sở. “Hạ phẩm Không” là khiển trừ khắp hai loại Giả, nhưng luận này nắm lấy chỉ có Đại thừa là thù thắng. Lại nữa, do thế lực của tâm này, cho nên đối với Khổ v.v… Trí v.v… hoặc là do lực của Vô phân biệt trí mà Hậu đắc trí An lập đế sinh khởi. “Có thể được vĩnh viễn diệt tất cả Phiền não”, tức là là mong quả Vô học mà luận, nếu không như thế thì luận này chỉ căn cứ theo tất cả diệt tận của Kiến đạo, không phải là Vô học. “Sở y sự”, là thân của năm Uẩn. Kiến đạo hoặc là chỗ chiêu cảm”, hoặc đây là câu nói của Kim cương tâm.

Luận ghi: “Duyên vào Trí của đời trước đã từng là chỗ chỗ quán sát hai Địa trên dưới và hai cảnh Tăng thượng an lập đế”, câu này có hai thuyết:

1. Duyên vào Kiến đạo trước đã từng là chỗ quán sát, dưới cõi Dục, trên cõi Sắc và cõi Vô sắc.

2. Địa Phiền não, tức là Khổ quả đế, và hai cảnh Tăng thượng an lập đế, tức là Diệt đế và Đạo đế làm hai thứ Tăng thượng.

Lại nữa, vì duyên Kiến đạo trước cho nên gọi là đã từng là chỗ quán sát, vì buông thả các hành vi của Chân kiến đạo, cho nên duyên hai Địa trên dưới, và tất cả tăng thượng trong hai Địa, để an lập Cảnh của bốn Đế. Do điều này cho nên biết thuận theo thù thắng mà phát khởi nghĩa. Người kia nói: “Vì hai tâm trước duyên vào hai chấp Ngã và Pháp của cõi dưới, tâm thứ ba duyên hai chấp Ngã và Pháp của hai cõi trên, cho nên gọi là khiển trừ khắp, đây là tướng Kiến đạo, vì buông thả nó cho nên như vậy. Lại nữa, sư này giải thích: “Cũng Đối Pháp sao, khi duyên nhân chấp để đoạn hạ phẩm, thì cũng đoạn Pháp chấp của hạ phẩm, đoạn Pháp chấp trung phẩm thì cũng đoạn Nhân chấp của trung phẩm, trong đây là sơ lược bóng dáng của nó, cho nên lấy Nhân chấp làm hạ phẩm, lấy Pháp chấp làm trung phẩm, đều được tiến đến tâm mà luận, chỉ hoặc nói là Nhất. Lại nữa, đều như Nhân và Pháp mong nhau làm thượng phẩm và hạ phẩm, không phải lấy mỗi mỗi tự nó mà làm thượng phẩm và hạ phẩm, làm sao biết được điều này? Vì đồng một loại mà sinh, cho nên mong nhau mà thành thượng và hạ.

Luận ghi: “Không có Thuần thế gian đạo vĩnh viễn hại Tùy miên, vì Thế gian đạo đã từng tập quen v.v…”, đây là lý do Hậu đắc trí không đoạn, vì duyên sự cho nên gọi là Thuần thế gian đạo, không phỏng theo nghĩa Vô lậu gọi là thế gian. “Là đã từng tập quen”, là Vô phân biệt trí sau khi đã đắc cho nên gọi là đã từng tập quen. Lại nữa, duyên Sự sắc tướng này, Vô phân biệt trí đã từng tập quen, tuy là Hữu lậu, nhưng chủng loại thì đồng, cho nên tướng của tâm Hữu lậu là chỗ dẫn của Chấp tướng, do đó mà khiến cho Hậu đắc trí cũng có tướng, cho đến rộng nói. Lại nữa, giải thích Thuần thế gian đạo, là Hữu lậu trí, thì không thể đoạn Phiền não. Nếu như thế thì tại sao? Trong đây lại có ý gì? Trong đây chỉ lựa riêng lý do Hậu đắc trí không đoạn Hoặc, không phải là Hữu lậu. Tận trí và Vô sinh trí, Hữu phân biệt và Vô phân biệt, là phân biệt khởi Ngã sinh đã dứt tận v.v…