DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN LƯỢC TOẢN
Soạn giả: Sa-môn Khuy Cơ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

(Bản Luận 1 và 2)

BẢN LUẬN 1

Kính lễ Đại Giác thầy trời người
Phước đức trí tuệ đều viên mãn
Văn nghĩa Vô thượng Chân diệu pháp
Chánh trí thọ học Hiền thánh tăng.
Cúi lạy Vô Thắng Đại Từ Thị
Rộng vì lợi ích chư hữu tình
Rộng trích yếu nghĩa của nhiều kinh
Lược thuyết năm phần Du-già đó.
Quy mạng dòng pháp sức Diệu định
Phát khởi tên Công đức vô trước
Trong biển Vô thắng của bậc Thánh
Dẫn xuất pháp Cam-lồ cùng cực.
Đảnh lễ trí Đăng diệt năng kiến
Thắp lại đuốc pháp chiếu quần manh
Bình đẳng mưa hoa chữ vô cùng
Thắm nhuần cây Như ý Mâu-ni.
Quy y tán thán giáo Tôn ta,
Không tiếc thân mạng mà cầu pháp
Thọ thực đầy đủ lên Tri túc
Lợi ích cho con và các loài.
Luận này thù thắng như hoa sen
Cũng như kho báu, như biển lớn
Hiển nghĩa quảng đại của các Thừa
Khéo giải thích văn không bỏ sót.
Ở trong đại nghĩa Du-già này
Con nay tùy sức hiểu ít phần
Vì khiến chánh pháp thường vô tận
Lợi ích an lạc chư hàm thức.

Luận này, văn nghĩa nhiều và rộng, không thể giải thích hết nguồn lý của nó. Trong đó phần vấn nạn, văn nghĩa trái với đầu mối của tông, phân đoạn đều có giải thích đầy đủ, ngoài ra thì chỉ nói sơ lược. Phần mười bảy Địa, trước đã tự có Thích luận quyển 1, cho nên chỉ nói sơ lược mà không nói rộng. Những đoạn vấn nạn và lý không rốt ráo nay trình bày rõ ràng.

Trước khi giải thích văn luận, lấy sáu môn làm liệu giản:

  1. Trình bày Sở vi
  2. Hiển rõ Sở nhân
  3. Thuyết minh đầu mối của tông
  4. Nêu bày tạng nhiếp
  5. Giải thích đề mục
  6. Giải thích bản văn
  7. Sở vi: Có mười hai giải thích. Tóm lược các phần như: Thí ngôn, pháp tình, khai, không hữu, tính thông, bất tín mê, lược, hiển đẳng, ba bốn, hai bốn quả cảnh hạnh. Ngoài ra trong Thành Duy Thức luận Chưởng Trung Xu Yếu đã ghi rõ, cho nên lược bớt không kể ra.
  8. Sở nhân: Thích luận giải thích: “Sau khi Phật nhập Niết-bàn, các ma sự dấy khởi”. Tức là sau khi Phật diệt độ, trăm năm năm thứ nhất, Đại Thiên tranh cãi về năm việc. Đại Thiên là người danh cao đức lớn, quả chứng, trẻ tuổi, nhà vua quý phục phong cách, Tăng đồ ngưỡng mộ đạo hạnh, đã vậy lại vững chí không giao du với ai nên trở thành chỗ tật đố của thế tục thời đó. Họ hủy báng ngài tạo ba tội Nghịch, tăng thêm năm sự. Bài tụng của Đại Thiên nói:

Không màng lời dẫn dụ
Do dự để người vào
Đạo nhân tiếng mà khởi
Là lời thật Phật dạy.

Đại Thiên giải thích rằng: “Hai sự phiền não lậu và tội lỗi của các

A-la-hán đều không có, bị ma dẫn dụ là do hoặc dùng vật bất tịnh thoa lên y áo, liền giống như Hữu lậu và tội lỗi”. Chư sư nhạo báng rằng:

Đại Thiên kia ngu muội
Cảnh mê hoặc sinh nhiễm
Đêm đêm khởi tư tưởng
Bất tịnh nhiễm dính y
Tìm đạo thì ma nhiễu
Mà trở thành trái nghịch.
Đại Thiên giải thích rằng:
Với các bậc Kiến đế
Lý phiền não và Nghi
Tuy đã đều đoạn tận
Nghi cây trụi là người
Nên sự Nghi vẫn còn.
Chư sư nhạo báng rằng:
Đại Thiên kia ngu muội
Không hiểu được Chân giáo
Cho rằng các bậc Thánh
Cũng còn có Nghi hoặc
Mà trở thành trái nghịch.
Đại Thiên giải thích rằng:
Vô tri lại có hai
Là Nhiễm và Bất nhiễm
Các vị A-la-hán
Các Nhiễm đều đã tận
Nhưng Bất nhiễm vẫn còn.
Chư sư nhạo báng rằng:
Đại Thiên kia ngu muội
Không hiểu được Chân giáo
Nói chư A-la-hán
Có Bất nhiễm, Vô tri
Mà trở thành trái nghịch.
Đại Thiên giải thích rằng:
Cũng như Xá-lợi-tử…
Các bậc có lợi căn
Còn nương vào bạn tốt
Khiến cho họ nhập đạo
Ngoài ra còn khiến cho
Nhập đạo không mê hoặc.
Chư sư nhạo báng rằng:
Đại Thiên kia ngu muội
Không hiểu được kinh giáo
Nói rằng Xá-lợi tử
Và các bậc lợi căn
Khiến cho họ nhập đạo
Họ còn chưa tự biết
Chứng quả A-la-hán
Huống chi là các ông
Mà trở thành trái nghịch!
Đại Thiên giải thích rằng:
Chư vị đã tu tập
Tu tập đã nhiều đời
Khi bắt đầu chứng quả
Nương vào lời Phật dạy
Thuyết các pháp Khổ không
Người nghe liền nhập đạo
Mà chứng đắc Thánh quả.
Nên Phật nói sau này
Có nhiều người chứng quả
Cũng nhiều người chán
Khổ Tự nói chán thanh âm
Thánh đạo liền phát khởi.
Chư sư nhạo báng rằng:
Đại Thiên tạo tội nghịch
Không đoạn các căn lành
E rằng sẽ đoạ lạc
Đêm đêm niệm xưng Khổ.
Đệ tử nghe như vậy
Cho là thầy nhiễm bệnh
Sáng dậy sớm hỏi thăm
Bệnh an nguy thế nào?
Thầy đáp không có bệnh
Đệ tử lại hỏi rằng
Tại sao thầy xưng Khổ?
Thầy bèn trả lời rằng
Khi xưa tuổi còn nhỏ
Nhập đạo đều tùy tâm
Ngày nay tuổi đã già
Đạo sinh khó tùy thuận.
Nếu không xưng nói
Khổ Thâm sâu chán thanh âm
Thì đạo do đâu khởi!
Đã sinh hủy báng này,
Thì trái nghịch ngổn ngang
Cho nên Đức Phật nói
Sau khi Ngài diệt độ
Ma sự khởi rất nhiều.
Cạnh tranh danh và lợi
Xưa và nay vẫn thế
Dựng lập trong hư không
Phàm phu đều làm vậy.
Nói sự có quan hệ
Với dấu tích nghi ngờ
Như thế thì làm sao
Không có ngổn ngang này!
Cho nên chư Tiểu thừa
Nhân đó phân các Bộ
Vàng ròng đoạn thành khúc
Lụa trắng phân từng mảng
Phật ghi nhận cho đó
Sự bắt đầu từ đây.

Luận tuy có Bản nhân, nhưng không có Mạt nhân. Từ khi chánh pháp truyền dần đến phương Đông, năm tháng cách rất xa, tuy nghe đến tên của luận mười bảy Địa, nhưng không biết mười bảy là gì. Địa trì chỉ là một Địa của Bồ-tát, Quyết Định Tạng luận là phần đầu của Quyết Trạch phần, ngoài đất Hán ra chưa nơi nào có. Vào năm Trinh Quán thứ 22, ở tại phía Bắc của viện Hoằng pháp, Đại sư bắt đầu phiên dịch, văn giải thích linh tinh một quyển, đầu năm Vĩnh Huy mới dịch ra tại chùa Từ ân.

3. Đầu mối của tông: Thích luận quyển hạ ghi: “Lại nữa, mười bảy Địa, nhiếp đầy đủ hết tất cả văn nghĩa, bốn phần sau đó đều làm giải thích các văn nghĩa trọng yếu trong mười bảy Địa, cho nên cũng không lìa Du-già Sư Địa, do đó luận này dùng mười bảy Địa để làm tông yếu.

Tông có nghĩa là chỗ làm chủ, chỗ tôn, chỗ sùng, chỗ trọng.

4. Tạng nhiếp: Thích luận quyển hạ ghi: “Tuy cũng thông với thuyết minh Cảnh của các Thừa, nhưng người thuyết luận, hỏi đáp và quyết trạch tánh tướng của các pháp, có ý vì Bồ-tát khiến cho tất cả đều được thiện xảo, tu thành Phật quả, lợi ích vô tận”. Do đó luận này, thuộc Bồ-tát tạng A-tỳ-đạt-ma, muốn khiến cho Bồ-tát chứng đắc Thắng trí. Do đó luận này tuy thuyết minh hai tạng Bồ-tát và Thanh văn, nhưng chỉ có Bồ-tát tạng nhiếp. Tuy cũng có đủ ý nghĩa giới định tue, nhưng đối với ba Tạng nhưng chỉ có tạng A-tỳ-đạt-ma nhiếp. Cứ theo sáu Tạng thì biết rõ.

5. Giải thích đề mục có hai: là giải thích tên gọi và giải thích hỏi đáp.

a) Giải thích tên gọi: Thích luận tổng nêu Thể nói: “Là Cảnh hạnh quả của tất cả Thừa, tất cả các pháp đều gọi là Du-già, vì tất cả đều có nghĩa Phương tiện thiện xảo tương ưng”. Trong đây có ý nói, tất cả pháp Cảnh hạnh quả của ba Thừa đều gọi là Du-già. Cảnh của nó và Hạnh quả, Hạnh của nó và Quả pháp đều có nghĩa Phương tiện thiện xảo tương ưng. Thể của Phương tiện thiện xảo hoặc là nương vào mười Độ, lấy Hậu đắc trí làm tự thể. Hiển hai Thiện xảo bên trong và bên ngoài, chỉ lấy Biệt cảnh tue làm Thể của nó. Hiện tại Thiện xảo này nương vào văn giải thích dưới đây, lấy hai pháp Tác ý và Tue làm tánh, hoặc đối với Tác ý này, lại đối với sự chứng đạt này, cho nên Cảnh hạnh quả đều không trái nhau, chú tâm thông suốt đều không trái nghịch. Nhưng trong Thích luận, ba thứ Cảnh hạnh quả mỗi mỗi đều giải thích riêng. Trong Cảnh thì có tổng và có biệt. Trong tổng thì gọi là tất cả Cảnh, không có tánh điên đảo, không có tánh tương vi, tánh có thể tùy thuận, tánh thú hướng cứu cánh, tương ưng với Lý, Giáo, Hạnh, Quả, cho nên gọi là Du-già. Như bốn Cảnh kế tiếp, phối hợp nhau không trái nghịch với Lý, Giáo, Hạnh, Quả. Các Sở duyên của tâm, gọi đó là Cảnh; Sở chứng của trí, gọi đó là Lý. Lý thì sâu, Cảnh thì cạn. Tâm sở nắm lấy Cảnh, không có tánh điên đảo, tức là Sở chấp không có, chỉ có Hữu vi và Vô vi, không trái nghịch với lý Sở chứng của trí. Ngã pháp của nó đều có, Hữu vi và Vô vi, tánh của Cảnh thì điên đảo, Tình và Giải cũng như vậy. Không phải thật như vậy, vì không thuận chánh lý, Cảnh không có tánh điên đảo, tương ưng với lý, Cảnh không trái với Giáo vì có thể tùy thuận, Hạnh có thể thú hướng quả Cứu cánh, cứ theo đó cũng có thể biết. Hoặc bốn tức là bốn lớp Nhị đế, bốn lớp Nhị đế này, là bốn Cảnh và Giáo lý hạnh quả, vì cùng chung tương ưng. Trong giải thích về Cảnh là sáu đoạn văn của năm Giáo. Tổng nói bài tụng rằng: Quyết trạch phân hai thứ Phạm vương hỏi Lăng-già Đại nghĩa và Quảng nghĩa Năm giáo thành sáu Cảnh.

Trong đây ba tánh đầu là Y tha, Sở chấp và Viên thành thật, phối hợp như thứ tự. Sau Cảnh này đều có đủ bốn tánh không điên đảo, thuận với bốn pháp. Trong hạnh Du-già cũng có tổng và biệt. Trong tổng cũng có bốn thứ, như văn có thể hiểu. Biệt thì có mười bảy thứ, mười ba thứ đầu là Hạnh chung của ba Thừa, bốn thứ sau thì chỉ có đại Du-già. Tổng nói bài tụng rằng:

Phân rõ Đại hải tuệ Hiển hai xứ Văn, Tu Đại nghĩa đức hạnh giới Hai tue hai xứ khác.

Trong quả Du-già cũng có tổng và biệt, văn của tổng thì có thể biết, biệt thì có sáu thứ. Tổng nói bài tụng rằng: Phân biệt Thắng đại nghĩaPhân rõ hiểu ba Thừa Tán Phật và tập nghĩaBảy giáo gọi là Quả.

Đây nói Cảnh hạnh quả gọi là Du-già, như chữ “đẳng” được ghi trong đoạn trước. Thích luận lại nói:

Như vậy thì Thánh giáo, Cũng gọi là Du-già.

Văn này có thể hiểu, Lý nhập trong Cảnh cho nên không nói nữa, nghĩa là nắm lấy quán hạnh của ba Thừa gọi là Du-già, như văn tự hiểu. Nhưng quán cõi trên và cõi dưới, chỗ giải thích xưa nay, hợp chung làm bốn loại:

  1. Chỉ có thủ Hạnh.
  2. Thủ Cảnh hạnh quả.
  3. Cả ba đều thủ Giáo.
  4. Cả ba thứ này.

Nghĩa lý như Thích luận giải thích. Từ trước đến đây là truyền giải: một là Cảnh, hai là Lý, ba là Hạnh và bốn là Quả. Đắc quả đã tròn, lợi sinh cứu vật, thuốc và bệnh tương ưng, trước và sau hợp chung có bốn thứ. Sư có hai nghĩa, Địa có bốn nghĩa, là Cảnh giới, Sở y, Sở hành và Sở nhiếp. Cảnh và Hạnh đó, mỗi mỗi đều chỉ có một giải thích. Hai thứ Y và Nhiếp, mỗi mỗi đều có hai giải thích. Chữ Luận thì có một nghĩa, chữ Duy là pháp trụ, Câu-xá nghĩa là có răn dạy học trò, đều có thể dễ hiểu. Sư có Du-già, là giải thích theo Hữu tài. Sư của Du-già, là giải thích theo Y chủ. Địa của Du-già Sư cũng là giải thích theo Y chủ. Du-già Sư Địa, hai thể không khác nhau. Địa là Sở thuyên, Năng thuyên tức là Luận, là luận của Du-già Sư Địa cũng giải thích theo là Y chủ.

Hợp chung lại thành Du-già Sư Địa luận có ba giải thích.

b) Trong phần hỏi đáp có ba giải thích. Giải thích thứ nhất, trước hết là phân tên gọi Địa, bốn loại sau không phải tên gọi Địa. Hai giải thích sau, có năm thứ đều là tên gọi Địa, vì luận còn sơ lược, chỉ nói tên của mười bảy Địa, đây là giải thích thứ hai. Giải thích thứ ba như văn có thể hiểu. Hoặc chỉ nói Du-già địa, không biết là Địa của ai, cho nên nêu chữ Sư ra. Chỉ nói Sư địa không nói Du-già, lại không biết là Địa của Sư nào, do đây mà tổng nói là Du-già Sư Địa. Chỉ nói Du-già Sư mà không nói Địa, là không muốn chỉ thuyết minh Du-già, giả mượn chữ Sư để nói Địa pháp Sở y của sư kia khiến cho người thuận tu học để thành Sư đó và chứng Địa đó.

6. Giải thích bản văn: a) Giải thích tên gọi riêng. b) Giải thích văn luận.

a) Giải thích tên gọi riêng: Trong luận này tổng có năm phần:

1. Năm mươi quyển đầu gọi là Bản địa phần, lược rộng phân biệt nghĩa ba Thừa căn bản của mười bảy Địa.

2. Ba mươi quyển kế gọi là Nhiếp quyết trạch phần, lược nhiếp yếu nghĩa thâm ẩn trong mười bảy Địa để quyết trạch nó.

3. Hai quyển kế tiếp gọi là Nhiếp thích phần, lược nhiếp giải thích nghi tắc của các kinh trong mười bảy Địa.

4. Hai quyển kế tiếp gọi là Nhiếp dị môn phần, lược nhiếp mười bảy Địa trong kinh, Danh và Nghĩa của các pháp, lược nhiếp và giải thích nó.

5. Mười sáu quyển sau cùng gọi là Nhiếp sự phần, là lược nhiếp mười bảy Địa trong ba Tạng, có nhiều Sự và Nghĩa trọng yếu, lược nhiếp và giải thích nó. Năm phần này như tự giải thích, trước hết thuyết minh mười bảy nghĩa loại Bản cảnh hạnh quả của ba Thừa, gọi là Bản địa phần, trong phần này có mười bảy Địa. Thân tướng của năm Thức đáng lẽ ở đầu, cho nên gọi là thứ nhất, giải thích tên gọi riêng này đến sau sẽ biết.

b) Giải thích văn luận. Luận này chỉ có Chánh tông, không có phần đầu và phần sau. Đoạn văn lớn trong Bản địa phần phân làm hai đoạn:

  1. Vấn đáp nêu bày tên của mười bảy Địa.
  2. Tùy riêng biệt mà giải thích nghĩa của mười bảy Địa.

Nhưng để nêu bày văn ít, gởi năm Thức và Địa thuyết minh nó trước, không nêu tại Địa này, nên nó thuộc về năm Thân thức. Đoạn văn đầu có năm phần:

  1. Hỏi.
  2. Đáp.
  3. Trình bày.
  4. Nêu.
  5. Tổng kết.

Trong Hiển có hai phần, là bài tụng Trường hàng, hoặc nương vào Thích luận mà phân là bốn đoạn văn:

  1. Tổng vấn đáp.
  2. Nêu ra để trình bày lại.
  3. Bày ra tên.
  4. Tổng kết.

Hỏi để khởi ba Nhân, chỉ đáp có mười bảy tên. Giải thích phần trình bày thứ ba, những gì là mười bảy tên, và giải thích văn tụng, giải thích tên gọi riêng của mười bảy Địa, đều như luận giải thích.

Ốt-tha-nam, Hán dịch là Tập thí, Tha-nam là Thí, Ốt nghĩa là Tập. Dùng ít pháp nói tóm lược để tập hợp nhiều pháp, bố thí cho học giả dễ thọ trì, cho nên gọi là Tập thí, chứ định nghĩa Tam-ma-địa câu phi là giải thích nhưng chưa hết lý, Thể của Ý hiển và Đẳng dẫn địa thông với năm Uẩn. Nói riêng Tam-ma-địa mà không nói Câu (đồng thời), là chỉ có một Định tâm sở, không thể hiển chứng đắc Thể thông với năm Uẩn, cho nên nói Câu. Hiển cùng với Đẳng dẫn Địa rộng hẹp đồng nhau, cho nên chỉ lấy Hoành thông với Thể của năm Uẩn đồng nhau. Nghĩa của Sở kiến lập tức là Sở lập thành. Như vậy có đủ, giải thích có hai nghĩa:

1. Chỉ Hạnh gần ở trước, là do nghe các Địa hạnh như vậy, chứng đắc đủ ba Thừa và hai Diệt quả.

2. Tổng chỉ ở xa, là do chỗ nói Cảnh hạnh và các Địa từ trên đến đây, mà chứng đắc ba Thừa và hai Diệt quả, cho nên hai chữ “như vậy” là nói chung cho Hữu dư và Vô dư. Nhưng đây là tổng lấy bốn môn phân biệt:

a) Danh. b) Thể. c) Cảnh hạnh quả, Du-già phối hợp mười bảy Địa. d) Giải thích vấn nạn.

Liệt bày Danh như luận giải thích Danh nêu ra Thể, đều như văn giải thích.

Giải thích năm Thức, từ căn mà lập Danh, có ba nghĩa là: Bất cộng, Thân cận và Đồng thời. Đối Pháp, Duy Thức ghi: “Tuỳ căn mà lập Danh, có đủ năm nghĩa, cho nên thân có ba nghĩa, hình ngại nương vào thân”. Theo Thể tụ nghĩa, Quyết Trạch phần nói: “Sở y của Thức có hình ngại, do đây gọi là Thân. Nếu như thế thì tại sao Nhãn… không gọi là Thân? Riêng một mình thân thì gọi là Thân. Tứ y thân trước, thì Thân làm Sở y, cho nên riêng gọi là Thân. Nếu như thế thì tâm cũng y theo thân mà chuyển, tại sao không gọi là Thân? Tâm trong cõi Hữu sắc thì y theo thân mà chuyển, cõi Vô sắc thì không như thế. Nhãn thì y theo Thân căn mới có, cho nên có thể gọi là Thân. Lại nữa, y theo Thể tụ nghĩa cho nên đều gọi là Thân, như Lục tư thân, Lục thức thân. Hai thân trước là Bất cộng, đây là tên chung.

– Tương ưng có ba nghĩa:

  1. Nghĩa y.
  2. Thời đẳng, Y đẳng, Xứ đẳng và Sự đẳng.
  3. Nghĩa nhiếp thuộc.

– Ý địa có ba nghĩa:

  1. Ý trong sáu Căn.
  2. Ý trong sáu Thức.
  3. Ý thứ bảy Nhiếp.

Phối hợp như thứ tự. Nhưng sáu Thức cũng được gọi là Thân, đây là giải thích thứ hai, cũng như Tâm thọ chỉ gọi là Ý, không cùng với Thân và Danh. Tự thể y tụ Thức có thể gọi là Thân, Sở y không phải Sắc cho nên gọi là Tâm thọ. Giải thích thứ nhất và giải thích sau lược bỏ cho nên không nói. Nói Thân tương ưng, do đây mà không nói hai Địa của tâm thức.

Địa của Hữu tầm có ba nghĩa, có nhà bình luận, Sư thứ hai nói: “Khoảng giữa Tĩnh lự và Tầm đã lìa Dục, như cõi Dục nhập Bất tịnh quán, thì tạm thời chế phục Tham, không phải lìa sáu Hạnh”. Thích luận có chút ít khó hiểu, đến quyển , trong giải thích Địa và Danh sẽ hiển bày rộng. Sư thứ ba giải thích: “Trong chỗ dẫn văn của Sư thứ nhất chỉ nói ba Vô tâm của cõi trên, không nói Vô tâm ngủ say của Địa dưới. Lược giải thô tướng, nghĩa rõ ràng có thể biết, quyển kia chưa tự giải thích, phần Ngũ trùng trong Vô tâm sẽ hiển đầy đủ.

Đẳng dẫn có ba nghĩa:

  1. Đẳng năng dẫn.
  2. Dẫn đối với Đẳng.
  3. Đẳng sở dẫn.

Nếu y theo chánh nghĩa thì hai nghĩa trước chỉ có Hữu tâm, một nghĩa sau thì thông với Vô tâm. Đẳng dẫn và Phi đẳng dẫn, tổng nhiếp tất cả công đức Định vị của Hữu tâm và Vô tâm, cho nên tụng nói Câu (đồng thời), chữ Câu tức là hiển nghĩa tương ưng, ba nghĩa tương ưng như trước đã nói.

Thể của Địa cũng có ba nghĩa. Có nhà bình luận, Địa của Hữu tâm và Vô tâm có năm nghĩa, có giải thích thật nghĩa gọi là Như thích, như vậy tức là hiển Thân và Địa của năm Thức, tùy chỗ thích ứng của nó mà có thông với Hữu lậu vị và Vô lậu vị, lấy năm Uẩn của Hữu lậu và Vô lậu làm tánh, vì Câu hữu y thông với Thức thứ tám và Thức thứ bảy. Văn của luận này lược bỏ không lấy Vô vi, mong năm Thức của nó, vì không nhiếp thuộc, vì thế lực thưa xa. Ý địa thì lấy chung tất cả các pháp Hữu vi và Vô vi làm Thể, vì Thức thứ sáu có thể duyên khắp. Có ba Địa của Tầm, đều chỉ lấy Hữu vi thông với Hữu lậu và Vô lậu, tùy theo chỗ có các pháp của ba Địa trên dưới đó mà làm Thể. Luận thì y theo Địa trên và dưới mà nêu ra Thể của ba Địa, không nói Vô vi là ba Địa. Hoặc tùy chỗ thích ứng mà chỗ chứng của Địa kia cũng thông với ba Vô vi. Tam-ma-tứ-đa địa lấy chung Hữu tâm và Vô tâm của hai Địa cõi trên, công đức năm Uẩn của Hữu lậu và Vô lậu thì lấy làm Thể tánh. Luận ghi: “Tam-ma-địa câu”, Câu tức là nghĩa tương ưng nhiếp thuộc. Thích luận lại ghi: “Như vậy hai Địa tổng nhiếp tất cả chỗ có công đức của Hữu tâm và Vô tâm định vị, không phải Tam-ma-tứ-đa địa, không phải chỉ tại cõi Dục mà cũng thông với hai cõi trên, chỉ có năm Uẩn hữu lậu hữu vi làm tánh. Thích luận tuy nói ngược với trước nhưng dễ hiểu, xem xét văn luận gốc của Địa kia thì bảy Tác ý của Hữu lậu đều là Địa này. Luận nói: “Hoặc Bất thanh tịnh cho nên gọi là Bất định địa”. Chỉ chứng đắc Định của thế gian, chưa vĩnh viễn hại các Tâm và Tâm sở của Tùy miên. Vì cõi trên và cõi Dục đều lấy tất cả pháp Hữu lậu làm tánh. Hai Địa của Hữu tâm và Vô tâm, luận có năm giải thích trái ngược, ngay trong thật nghĩa, Vô tâm địa chỉ có Vô vi vô dư Niết-bàn làm Thể; Hữu tâm Địa thì lấy chung các pháp của Hữu vi và Vô vi làm Thể, không nói Hữu dư Niết-bàn làm Thể của Vô tâm địa. Đây là y theo Nhị thừa, hoặc tại Phật vị, thì Vô tâm địa đó cũng thông với hai Diệt, cũng thông với Hữu vi, Bồ-đề cũng còn tại đó, không có Hữu lậu tâm gọi là Vô tâm. Ngoài ra bốn môn thì căn cứ theo văn mà giải thích nghĩa.

Hai Địa của Văn tư. Hoặc nói Nhị thừa tùy chỗ thích ứng mà lấy năm Uẩn của Hữu lậu và Vô lậu làm Thể. Thích luận giải thích rằng: “Như vậy ba Địa dùng Tâm và Tâm sở của ba Tue phẩm và quả Sở đắc làm tự tánh. Vô vi không phải là quả Sở đắc thân cận của hai tue Nhị thừa, cho nên không phải Thể của Địa, Vô lậu do hai Tue kia huân tập Chủng tử, cho nên làm tánh của Địa. Hoặc y theo Bồ-tát thì hai Sở thành địa cũng thông với Vô vi, kinh Thập Địa ghi: “Từ Địa thứ tám trở lên, các pháp mà tất cả Bồ-tát nghe có thể kham nhận, có thể tư duy, có thể thọ trì”. Thiên Thân giải thích rằng: “Đây là ba Tue như thứ tự phối hợp. Đã đối với Vô lậu tương tục tu Tue, tức là thành Văn tư, trong niệm này của Văn tư thành Vô vi, cho nên làm Thể của Địa. Lý của Tu tue thì thông, cho nên không chờ nói lấy quả Sở thành làm Thể của Địa”. Sư Thái nói: “Địa thứ tám trở đi, Thể chỉ có lấy Tu tue, nghĩa thì nói Văn tư, Văn tư chỉ có Hữu lậu”. Lại nữa, ngoài Tu tue mà nghe gọi là Văn, bên trong tư duy gọi là Tư, tu chứng gọi là Tu, cùng với Văn tư tương tợ như mượn tên của Tu kia, cho nên nói là Văn tư, Văn tư chỉ có Hữu lậu. Sư Cảnh nói: “Từ Địa thứ tám trở lên có tâm Hữu lậu, cho nên thành Văn tư. Nếu không như thế thì tại sao Tịnh độ nghe pháp không khởi hai tâm Vô ký và Bất thiện? Đối với pháp đã từng chứng đắc không khởi Gia hạnh, đối với chưa từng chứng đắc thì Văn tư trước hết cũng có Gia hạnh. Nếu không có Gia hạnh tức là chỗ đã từng chứng đắc”. Linh Tuyển Sư Truyện Tây Phương ghi: “Hợp lại có hai giải thích: một là đồng với nghĩa trước, hai là đồng với nghĩa sau”. Đây là lấy từ Địa thứ tám trở đi, Vô lậu tương tục, Bồ-tát lợi căn. Một là trong Tu tue có thể khởi hai Dụng, thì gọi là hai Tue, lý cũng không có lỗi. Như hai thọ Hỷ và Lạc trong Địa cõi dưới, tuy mỗi mỗi đều khác Thể, nhưng trong Sơ thiền và Nhị thiền thì đồng Thể. Địa thứ tư trở về trước, Thể của hai trí Chân và Tục tuy mỗi mỗi đều khác, nhưng Địa thứ năm trở về sau thì thừa nhận đồng Thể, cho nên hai Tue của Nhị thừa thì khác Thể, Thể của Địa thứ tám trở lên thì đồng. Ngoài ra nói Văn tư chỉ có Hữu lậu, là căn cứ theo Nhị thừa mà nói. Ba Địa của Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát tùy chỗ thích ứng mà mỗi mỗi đều lấy Chủng tử hiện hành của tự thân. Hữu lậu và Vô lậu, Hữu vi và Vô vi tùy thuận với thiện pháp của Tự thừa mà làm Thể, chủng tánh Bất định, pháp Sở tu làm nhân của Thừa sau cũng không có lỗi. Trong giải thích tên Thanh văn, chỉ có Tự thừa, không có tên Ba-la-mật Thanh văn. Trong kinh Pháp Hoa, lấy tiếng nói của Phật, khiến cho tất cả đều nghe, tức là hai.

Địa của Hữu dư y, thuộc về Nhị thừa vô học, các pháp Hữu lậu và Vô lậu làm tánh. Vô dư y địa, Nhị thừa chỉ lấy Chân như làm tánh, ngoài ra là y nơi Vô. Thân Hữu dư của Phật, trước và sau có hai giải thích, Thân Vô dư có ba giải thích. Hiện tại lấy chánh nghĩa thì công đức Hữu vi của thân Phật do Hữu dư y nhiếp, công đức Vô vi thì Vô dư y nhiếp, như luận có trình bày đầy đủ. Ở đây luận về mười bảy Địa, văn của Luận và Thích có, y theo Luận Thích để giải thích, văn hoặc là không hợp, y theo lý và các văn của Duy Thức lấy làm chuẩn, cũng không có lỗi.

Thứ ba Cảnh hạnh quả, Du-già phối hợp mười bảy Địa, chín Địa trước là Cảnh của ba Thừa, sáu Địa kế tiếp là Hạnh của ba Thừa, hai Địa sau là Quả của ba Thừa, vì quán Cảnh khởi Hạnh mới chứng Quả.

Cảnh trong chín Địa phân làm bốn loại:

1 .Hai Địa đầu là Thể của Cảnh, tất cả đều lấy Thức làm Thể, vì không lìa Thức mà khởi, Thức là tối thắng.

2. Ba Địa kế tiếp là Cảnh tướng, là cảnh tướng thô tế trên dưới khác nhau.

3. Hai Địa kế tiếp là Dụng, vì hai thời Định và Loạn tác dụng riêng khác.

4. Hai Địa sau cùng là Vị, là Hữu tâm và Vô tâm hai vị khác nhau.

Hoặc Cảnh trong chín Địa phân làm ba loại, tức là năm Cảnh trước cũng như trên, còn bốn Cảnh sau hợp chung gọi là Dụng, vị thứ của tác dụng từng cặp hai thứ riêng khác, Thể trước nương vào Tướng mới được khởi, vì vị thứ khác nhau. Lại nữa, Loại và Biệt của Thể làm hai, thì Dị tri và Nan tri làm trước và sau; thô và tế làm thành hai, thì Phẩm làm trước và sau; Định và Loạn làm hai, thì Thắng và Liệt làm trước và sau; Hữu tâm và Vô tâm làm hai, thì Hiển và Ẩn làm trước và sau, cho nên tổng làm thành Cảnh thứ tự như vậy.

Hạnh trong sáu Địa, ba Địa đầu thông hạnh của ba Thừa, đều là tu ba Tue hạnh. Tue hạnh trước giữa và sau khởi thì lấy làm trước và sau. Ba Biệt hạnh sau thì căn cơ tùy theo pháp tu mà thành Tự thừa, phương tiện căn bản kém và hơn, nhỏ và lớn làm trước và sau.

Quả trong hai Địa, hoặc nương vào Nhị thừa, nhân vong thì quả mất. Quả lập ra hai môn lấy làm trước và sau. Hoặc đến thân Phật thì Bồ-đề và Niết-bàn phân thành hai thứ khác nhau, lấy làm trước và sau.

Thứ tư giải thích vấn nạn. Năm Thức gọi là Thân tương ưng, Ý thức không gọi là Thân tương ưng, đều không nói Tâm địa và Thức địa, như Thích luận nêu ra giải thích trong Thể.

Câu hỏi thứ nhất: Tại sao năm Thức hợp chung lại để lập Địa?

Đáp: Cùng với Ý không lập chung như phần Thích giải đã nói, nhưng Thích luận ghi: “Năm Thức đồng với Vô phân biệt, Ý địa thì trái lại, lẽ nào Thức thứ tám cũng là Thể của phân biệt”. Do đây càng trái với giải thích bên dưới.

Câu hỏi thứ hai: Tại sao chỉ nói Địa của Hữu tầm và Vô tầm, không nói Địa của Hữu định và Vô định, mà nói Tam-ma-tứ-đa và phi Tam-ma-tứ-đa?

Đáp: Tam-ma-tứ-đa, Hán dịch là Đẳng dẫn, Thể thông với Hữu tâm và Vô tâm, không cần nói Hữu, Thể của nó chỉ là một Tâm sở bất định, không thông với Vô tâm. Tầm đó lấy chữ “hữu” để biểu thị thông với năm Uẩn.

Trong Thích luận, Đẳng trì đối với Đẳng dẫn mà làm bốn câu, là Đệ tam Câu (đồng thời), nói hoặc là Đẳng trì câu, cũng là Đẳng dẫn địa, là các Tĩnh lự và các Tâm, Tâm sở của vị Vô sắc hữu tâm định, trừ Tam-ma-địa ra, vì Thể của Tam-ma-địa chỉ có một Biệt cảnh định tâm sở. Chỉ lấy Tầm tứ suy lường, không suy lường riêng vị thô tế, Thể không phải Tam học, không có lợi ích thù thắng, cho nên lấy chữ “hữu” để hiển phần vị của nó. Thể của Định là Học, có lợi ích thù thắng, chỉ nói Định mà không phải Địa, tức là hiển sai biệt. Không cần nói Hữu để đồng với tâm Từ, vì Thể của tâm cũng không có lợi ích thù thắng, không phải pháp để học, cũng lấy chữ “hữu” để phân rõ sai biệt của nó, nói là Địa của Hữu tâm và Vô tâm.

Câu hỏi thứ ba: Tại sao trong bài tụng không nói Tam-ma-tứ-đa phi, mà nói Tam-ma-địa Câu phi, là có ý gì?

Đáp: Có ý nói Đẳng trì và Đẳng dẫn khác nhau, chỉ là Đẳng dẫn đều thông với công đức của năm Uẩn, sợ người học cho rằng Đẳng trì cũng thông với năm Uẩn cho nên nói Tam-ma-địa câu, để thấy rõ có chữ “câu” mới thông với năm Uẩn. Đẳng trì chỉ là một Định tâm sở, cho nên không đồng với Đẳng dẫn, do đó tên của nó là Tụng, khác với Trường hàng. Lý đó tuy như thế, nhưng nếu nói Đẳng trì câu, thì dài ngắn không đồng với Đẳng dẫn. Đẳng dẫn mới là năm Uẩn của hai cõi trên. Nói Đẳng trì câu, Thể thông các năm Uẩn trong ba cõi, do đây chỉ thích ứng với nghĩa giải thích như trước.

Câu hỏi thứ tư: Tại sao Tâm sở có nhiều mà chỉ lấy Tầm, Tứ, Hữu định và Vô định để thuyết minh phần vị tác dụng khác nhau mà không lấy Tuệ, Phi tuệ, Si, Vô si… để làm tác dụng của phần vị?

Đáp: Theo lý thì như thế, nhưng để lược nêu phần vị sai biệt tăng thắng cho nên không nói các Tâm sở còn lại. Nói Hữu tầm và Địa vị thô tế trên dưới khác nhau, Đẳng dẫn Phi đẳng dẫn và Định loạn trên dưới khác nhau, vì hai thứ này mạnh thêm cho nên thiên về nó mà lập. Do đây Thích luận ghi: “Trong đây còn lược nói mười bảy Địa, không phải nương vào các pháp khác mà không được lập Địa, vì Du-già Sư dùng tất cả pháp làm duyên y.

Câu hỏi thứ năm: Tại sao không nói Địa của tâm Thiện và tâm Bất thiện, chỉ nói Hữu tâm và Vô tâm thôi sao?

Đáp: Vì tổng thì thù thắng, biệt thì yếu kém.

Câu hỏi thứ sáu: Sở hành của ba Thừa, có cái cũng là phước hạnh, tại sao chỉ nói ba Tue làm Địa?

Đáp: Vì Tue đứng đầu nhiếp tất cả, do đây luận gọi là Địa sở thành của Hạnh.

Câu hỏi thứ bảy: Tại sao năm Thừa không nói trời người, mà chỉ nói ba Thừa?

Đáp: Nói những Thừa thù thắng cùng cực, không nói Thừa yếu kém, nói Thừa có tánh, không phải Thừa không có tánh.

Câu hỏi thứ tám: Tại sao có bốn Niết-bàn và Bồ-đề mà chỉ nói có hai Y?

Đáp: Vì thông với ba Thừa cho nên chỉ nói hai Diệt, vì Vô trụ là quả của Đại thừa, tánh nó vốn thành tựu, lại cũng nhiếp hết tất cả, chỉ nói hai Y mà không nói hai Niết-bàn, tức là nhiếp Bồ-đề tổng nói hai Y. Không nói hai Diệt tức là nhiếp hết bốn Niết-bàn. Tự tánh thanh tịnh Niết-bàn của nó vốn đã tự có từ xưa, không phải hôm nay mới chứng đắc, cho nên không nói là quả. Giải thích văn thứ nhất đã xong.

Năm mươi quyển đầu của Du-già, trong mười Địa phần, nửa quyển thứ nhất là năm Thức tâm tương ưng địa. Từ nửa quyển 1, quyển 2 và quyển ba hợp chung làm hai quyển rưỡi là Ý địa, bảy quyển kế đó là ba Địa của Hữu tầm tứ, hai quyển rưỡi kế tiếp là Tam-ma-tứ-đa địa, trang còn lại trong quyển 13 kế đó là phi Tam-ma-tứ-đa địa. Trong quyển 13, một trang kế là hai Địa của Hữu tâm và Vô tâm. Trong quyển 13 tiếp theo và quyển 1, 1 hợp chung thành hai quyển rưỡi là Văn sở thành địa, bốn quyển kế tiếp là Tư sở thành địa, một quyển kế tiếp là Tu sở thành địa. Từ quyển 21 đến nửa 3, hợp chung thành mười ba quyển rưỡi là Thanh văn địa, nửa quyển sau trong quyển 3 là Độc giác địa. Từ quyển 3 đến nửa quyển 0, hợp chung làm mười lăm quyển rưỡi là Bồ-tát địa, hai trang còn lại trong nửa quyển 0 là Vô dư y địa. Mười bảy Địa kia phân làm mười bốn đoạn, hợp chung ba Địa của Hữu tầm làm một Địa, hợp chung hai Địa của Hữu tâm và Vô tâm làm một Địa. Trong Quyết Trạch phần, bảy quyển đầu hợp chung để quyết trạch Thân địa và Ý địa của năm Thức, bốn quyển kế đó hợp chung để quyết trạch ba Địa của Hữu tầm, một quyển rưỡi kế đó quyết trạch Tam-ma-tứ-đa địa. Trong một trang kế của quyển 3 là quyết trạch Tam-ma-tứ-đa địa, hai trang kế tiếp quyết trạch Hữu tâm địa, hai trang rưỡi kế đó quyết trạch Vô tâm địa. Quyển tiếp theo quyết trạch Văn tue địa, hai quyển sau đó quyết trạch Tư tue địa. Trong quyển , ba trang quyết trạch Tu tue địa, từ quyển trở xuống bốn quyển rưỡi hợp chung quyết trạch Thanh văn địa, và trong tên của Độc giác địa thì chỉ quyết trạch Thanh văn địa không quyết trạch Độc giác địa. Từ quyển 2 xuống đến nửa quyển 80, hợp chung tám quyển rưỡi quyết trạch Bồ-tát địa, nửa quyển 80 kế đó hợp chung quyết trạch Vô dư y địa, cho nên mười bảy Địa này phân làm mười hai đoạn, hợp chung Thân địa và Ý địa của năm Thức là một, ba Địa của Hữu tâm làm một, Thanh văn và Độc giác địa làm một, hợp chung Hữu dư y và Vô dư y làm một. Do đây Bản Địa phần và Quyết Trạch phần đối chiếu làm bốn câu:

1. Phần đầu hợp, phần sau ly, là Hữu tâm và Vô tâm địa.

2. Phần đầu ly, phần sau hợp là Thân, Ý địa của năm Thức, gồm có Thanh văn địa, Độc giác địa, Hữu dư y địa và Vô dư y địa.

3. Phần đầu và phần sau đều hợp, là ba Địa của Hữu tầm.

4. Phần đầu và phần sau đều ly, là sáu Địa còn lại, tức là Tam-matứ-đa địa, phi Tam-ma-tứ-đa địa, Sở thành địa của Văn tư tu và Bồ-tát địa.

Người đọc nên biết các luận. Các Địa về quyển số thì tương đối, nằm rải rác khắp trước sau nên ở đây tóm lược. Hoặc trước không có sau thì có, vì giải thích hết cho nên không có. Hoặc trước nêu Danh, sau giải thích Thể. Hoặc trước giải thích tản mác, sau nêu ra sơ lược, không tiện cho nên nêu ra. Hoặc trước ẩn lược, sau hiển rộng, hoặc trước hiển rộng sau ẩn lược, vì thô giải thích đầy đủ, dựa trên ba nguyên tắc này để tìm văn luận. Lại nữa, y theo năm phần, tùy chỗ thích ứng mà giải thích, Danh để quán nghĩa của nó mà giải thích tất cả kinh, các kinh chưa quyết định thì đọc các luận để giải thích thì không có gì mà không thông. Luận này giải thích tất cả nghĩa ba Tạng của năm Thừa. Chính văn của luận này, hoặc nêu tên trống rỗng, không biết thể tánh là gì, hoặc tuy như tên mà giải thích, nhưng không hiểu ngộ tướng trạng của nó, hoặc tuy ngộ tướng trạng của nó, nhưng trên dưới trái nhau, hoặc tuy không trái nhau nhưng nghĩa ý thì khó đạt, như thứ tự của nó, có thể biết bốn lý, nhưng đọc văn đó thì không có gì mà không suốt. Lời tụng ghi: Như danh khởi hiểu nghĩa, Vì pháp thuộc danh đồng, Chia phân nhiều câu dài, Tuỳ thích ứng hợp ly.

Trong Địa của năm Thức, đoạn văn lớn phân làm hai. Phần đầu nêu riêng Thể của Địa, phần sau tổng giải thích nghĩa của pháp. Văn phần đầu có hai đoạn:

  1. Tổng hỏi đáp về Địa.
  2. Hiển riêng.

– Trong hiển riêng có hai phần:

  1. Tổng hiển năm tên gọi.
  2. Hiển năm Thức.

Ngoài ra nghĩa năm môn thì y theo Thành Duy Thức mà lấy chín môn chia ra. Trong văn tụng của Năng biến thứ ba, không có ba thứ Sở y, Sở duyên và Tác nghiệp của Bất cộng này. Hiện tại hiển riêng nghĩa năm môn của Nhãn thức tức là năm. Tự tánh tức là Thể, y theo Nhãn mà phân rõ Sắc. Thành Duy Thức ghi: “Trong đây lại còn nói Bất cộng sở y, khi ở vị chưa Chuyển y thì là chỗ hiểu rõ của Kiến phần”, cũng chưa hết lý. Ở đây muốn nói, tướng của Thức khó hiểu, nêu ra nhân Sở y và quả Sở liễu để hiển bày tự tánh bởi tự tánh cũng được nhân quả này, hoặc y theo Xứ môn thì Thức là quả, y theo quả môn thì tức là nhân, song song đối với Căn và Cảnh thông với nhân và quả.

– Trong giải thích Sở y có ba phần:

  1. Lược hiển ba Sở y.
  2. Nhiếp ba Sở y làm hai.
  3. Nêu lại ba Thể.

Duy Thức nói: “Y của Tăng thượng duyên, Y của Đẳng vô gián duyên và Y của Nhân duyên”, luận đó lấy bốn Duyên gọi là Hiển. Lại nói: “Câu hữu y, Khai đạo y và Chủng tử y”, văn thế phần lớn đều đồng với luận này. Trong Thành Duy Thức quyển lấy gần và xa làm thứ tự, trong luận này thì lấy hiển và ẩn làm thứ tự, trước và sau không đồng. Câu hữu y của luận kia hợp chung có bốn giải thích, thuyết minh Y của năm Thức thì chỉ có ba giải thích. Sư thứ ba trong luận đó đồng với Sư thứ hai.

1. Năm Thức không có Nhãn y, chỉ lấy Ý thức làm Y, Nhãn làm Chủng tử.

2. Năm Thức có hai Y, tức là năm Căn trong Sắc uẩn đồng thời với Ý thức.

3. Năm Thức có bốn Y, lấy đây làm chánh, là năm Căn trong Sắc uẩn cùng với Thức thứ sáu, Thức thứ bảy và Thức thứ tám đồng Cảnh phân biệt nhiễm tịnh, Sở y căn bản thì riêng khác.

Đây là chỉ có đồng Cảnh, lược bỏ Vô dư y. Thức thứ sáu, Thức thứ bảy và Thức thứ tám hơi xa cho nên lược bỏ không nói. Vô gián y của các luận kia hợp chung có ba giải thích:

1. Năm Thức chỉ lấy Thức thứ sáu làm Y.

2. Dụng của năm Thức trong sáu Thức trước, tùy theo Dụng của Thức nào mà lấy nó làm Y.

3. Năm Thức mỗi mỗi đều chỉ lấy Thức tự loại làm Y, dựa vào Thức đó là chính.

Chủng tử y của luận kia tuy có hai thuyết, giải thích về năm Thức trước đều không khác nhau. Trong quyển , phần giải thích Thức y chỉ căn bản nói: “Y chỉ, là sáu Thức trước chuyển lấy Thức căn bản làm Cộng thân y. Cộng là Y hiện hành, Thân tức là Y chủng tử. Hiện tại luận này chỉ nói Y chủng tử của Thức thứ tám, hoặc luận này chỉ nói Y hiện hành của Thức thứ tám, hoặc thông lấy Chấp, Thọ. Có ba đoạn văn, như Duy Thức sớ, văn này có ba giải thích:

1. Chủng tử là Sở chấp, Sở chấp tức là Sở y, vì cùng với Hiện hành làm Y, không lìa Thức thứ tám, cho nên gọi là Dị thục. Lại nữa, Biến dị nhi thục cũng gọi là Dị thục, do A-lại-da thức nhiếp.

2. Do Thức thứ tám mà được tên của hai Chủng tử. Một là Thân nhân duyên, tức là Chủng tử trong Thức. Hai là Tăng thượng duyên, tức là Thức trì chủng, y theo Căn bản năng sinh trên thì cũng gọi là Chủng tử, luận kia thì cho rằng hai duyên khác nhau, nói Hiện hành nhập trong Câu hữu y, vì luận này thì lấy nghĩa của Năng sinh, nói Thức thứ tám hiện hành cũng gọi là Chủng tử, Chủng tử là Sở chấp, Năng y hiện hành là Năng chấp sở y, cũng không trái nghịch nhau.

3. A-lại-da thức cùng với pháp Tạp nhiễm làm hai Duyên. Một là làm Chủng tử. Hai là làm Sở y. Cho nên hiện tại hai pháp Hiện hành và Chủng tử đều làm Câu hữu y của A-lại-da thức kia. Giải thích thứ hai chỉ trong ba Y giải thích lại.

– Nhãn có năm nghĩa:

  1. Sở tạo.
  2. Sở y.
  3. Tịnh sắc.
  4. Vô kiến.
  5.  Hữu đối.

Mỗi mỗi đều có biệt nghĩa và có chỗ lựa riêng. Có ý nói rằng Nhãn thức vô gián. Thức quá khứ có ba giải thích, nghĩa như Duy Thức dẫn ở trước.

Trong Chủng tử thức thì Lạc, Nhiễm và Hý luận… có ba giải thích:

1. Ngôn thuyết và phân biệt đều gọi là Hý luận, lấy Hiện hành làm nhân của Dị thục thức sinh Chủng tử, tức là Danh ngôn huân tập Chủng tử.

2. Dị thục thức sinh Hiện hành gọi là Chủng tử, vì là Chủng tử nương vào nhân huân tập.

3. Lấy chung Hiện hành và Chủng tử.

Trong giải thích Sở duyên phân làm sáu:

1. Nêu Thể sở duyên của Nhãn.

2. Tướng sai biệt.

3. Giải thích Hình hiển và Biểu sắc.

4. Giải thích trừ xanh vàng cũng là trắng, ngoài ra Hình hiển và Biểu sắc đều sai biệt của bốn sắc Căn bản, nương vào bốn sắc Căn bản này mà lập các sai biệt khác, cho nên đều là giả lập.

5. Tổng kết ba loại tuy khác nhau, nhưng đều là cảnh giới của Nhãn…

6. Giải thích tốt xấu hiển riêng trong Thể. Sắc và Danh tuy gọi chung là các Sắc, nhưng là tên gọi khác của Tự xứ.

Hữu đối có ba thứ, đây là Chướng ngại hữu đối. Trong giải thích Biệt tướng thì không đồng nghĩa với các luận khác. Như sớ của Đối Pháp luận quyển 1, gồm cả Câu-xá sao.

Trong giải thích nghĩa của Biểu sắc, thì sinh diệt tương tục, không đồng với Chánh lượng bộ. Động và Nhật xuất luận là nghiệp, vì do biến dị, tức là tâm phát nghiệp diệt từng sát-na. Quả tùy nhân mà biến, không đồng với Chánh lượng bộ, vì trước diệt sau sinh, cho nên nơi trước khi sinh thì không sinh.

Vô gián nghĩa là tương tục, Hữu gián nghĩa là gián đoạn, gần xa có thể hiểu. Hoặc tức là Xứ này biến dị mà sinh, như lễ Phật, vì không lìa xứ.

Trong giải thích Biểu nghiệp, Nghiệp dụng là thứ nương vào sự chuyển động sai biệt. Nghiệp dụng là Tư nghiệp, lấy đây làm y, nghĩa là có hình sắc động chuyển sai biệt, thì gọi là Biểu sắc.

Trong giải thích ba Sắc, Sở hành của Nhãn… nghĩa là chỗ đi dạo qua. Cảnh giới, nghĩa là chỗ ngắm nhìn chấp thủ. Sở duyên là nghĩa chỗ duyên lự liên đới với hành tướng.

Trong giải thích hiển biệt tốt xấu, chỉ nói Hiển là nêu thật sắc, còn giả sắc thì có thể hiểu. Tợ sắc hiển hiện, là Sắc của ba thứ Y tha này tương tợ chỗ chấp thật sắc mà hiển hiện. Đối Pháp luận nói: Tợ sắc liễu biệt hoặc là chỗ nắm lấy của Nhãn và Ý, vì tương tợ chỗ biến sắc của Bản thức, cho nên nói là Tợ sắc.

Trợ bạn có ba đoạn:

  1. Nêu Thể.
  2. Thuyết minh điểm dị đồng của Hành tướng sở duyên.
  3. Chủng tử sai biệt.

Năm Thức tương ưng với vài Tâm sở, văn dưới đây của luận này, nói có năm mươi ba Tâm sở, căn cứ theo Thành Duy Thức luận, lược có hai thuyết: một thuyết nói rằng có ba mươi Tâm sở, trừ ra hai mươi ba Tâm sở, là năm Biệt cảnh, Khinh an trong mười một Thiện, ba pháp trong Phiền não, mười hai Tùy phiền não (mười Tiểu tùy cùng với Tà dục và Thắng giải), hai Bất định. Thuyết thứ hai nói có ba mươi sáu Tâm sở, trừ ra mười bảy Tâm sở là ba Phiền não, mười Tùy hoặc và bốn Bất định, cho nên Nhân vị của thuyết này là Vô lậu vị cùng với hai mươi mốt Tâm sở đồng thời là Biến hành, Biệt cảnh và mười một Thiện. Đồng một Sở duyên không đồng một hành tướng. Duy Thức lại nói: “Hành tướng tuy khác nhau, nhưng lúc đó Sở y đồng với sự Sở duyên, cho nên gọi là Tương ưng. Hai đoạn văn không đồng nhau. Như Duy Thức sớ quyển 3 giải thích có đủ bốn nghĩa gọi là Tương ưng. Như Quyết Trạch phần quyển giải thích.

Mỗi pháp đều từ Chủng tử của mình sinh ra, đây là căn cứ theo Tâm sở thật, không phải Tâm sở giả kia, cũng là Biệt chủng sinh.

Tác nghiệp có sáu thứ, chia làm hai loại, loại thứ nhất có bốn thứ, loại thứ hai có hai thứ. Trong bốn loại thứ nhất:

1. Vị của Cảnh, nhân và quả của tự và tha khác nhau.

2. Tự tướng và Cộng tướng, vì ở ngay trong tự tướng cho nên không phải hai tướng khác.

3. Quá khứ, vị lai và hiện tại, chỉ có nhân không phải quả, vì là hiện tại.

4. Gián đoạn và tương tục. Ở đây có hai thuyết, một là tất cả Vị quyết định như thế, hai là không căn cứ theo tâm Đẳng lưu.

Loại thứ hai có hai:

  1. Tùy theo tha mà khởi, vì tự lực yếu.
  2. Đắc Dị thục, vì sức mạnh dẫn quả thù thắng.

Tuỳ tha khởi có ba thứ:

1. Tự không thể khởi mà tùy ý chuyển. Quyết Trạch phần có giải thích đủ.

2. Tự không thể là thiện hay ác mà do ý dẫn.

3. Tự không thể chuyển, chỉ có thể làm tùy chuyển phát các nghiệp, có thể chứng đắc quả Thọ và Phi thọ. Không đồng với Đại chúng bộ, vì năm Thức chỉ có Vô ký.

Thanh có bốn đoạn văn, Sở duyên thứ ba có sáu phần:

  1. Nêu Thể.
  2. Sai biệt.
  3. Thuyết minh đồng và dị.
  4. Tốt xấu khác nhau.
  5. Danh khác nhau.
  6. Hiển cảnh của Nhĩ thức.

Tiếng hát chèo, tiếng nô đùa, tiếng kêu la là tiếng gào thét trong hạnh vui tán loạn. Nhân đồng thời với Thanh, vì cả hai đủ bốn Đại sinh một âm thanh, y theo chỗ có đó mà gọi là Tạo. Phần đoạn của Hương, Vị và Xúc cũng như Thanh, nên biết. Đến Biệt khoa có thể hiểu.

Trong tên gọi khác của Xúc, như kiên, nhuyễn, động và noãn (cứng mềm động nóng) là địa thuỷ hoả phong, như thứ tự phối hợp. Ngoài ra phần “tất cả nghĩa tổng biệt” như sớ của Đối Pháp luận quyển 1. Hương, Vị và Xúc đã nêu ra sai biệt của nó đã xong.

Nói Sở khứu, là phải tiếp xúc trực tiếp, không đồng với Sắc và Thanh, Sắc thanh không có tiếp xúc trực tiếp. Năm tâm của nó như phần thứ ba dưới đây và Duy Thức quyển giải thích. Chương luận về năm tâm, phần đầu nói về ba tâm, là khi các tâm sinh, phần nhiều là khởi lên ba tâm, còn hai tâm sau thì bất định, sau tâm thứ ba mới có nhiễm và tịnh, sau nhiễm và tịnh thì có năm Thức đẳng lưu. Năm Thức đẳng lưu do tự lực sinh và do ý dẫn cho nên sinh, do đó trải qua thời gian như thế, Nhãn thức và Ý thức hằng tương tục chuyển. Ý địa thứ hai, Thức thứ sáu, Thức thứ bảy và Thức thứ tám đồng y nơi Ý căn. Lược bỏ ba câu Thức và Thân tương ưng cho nên chỉ nói Ý. Lại nữa, phần Thật nghĩa tuy có tám Thức, nhưng phần Tùy cơ thì chỉ có sáu Thức. Thức thứ sáu, thứ bảy và thứ tám, đồng chung Thức thứ sáu nhiếp, ngay trên Sở y mà gọi cho nên chỉ gọi là Ý. Sở y không phải Sắc, hoặc lìa Thân, cũng như Tâm thọ, không nói Thân tương ưng, vì căn cứ như trước cho nên lược bỏ không nói. Lại nữa, Thức thứ sáu, thứ bảy và thứ tám, tuy đều có nghĩa là tâm ý thức. Tâm thì pháp nhiếp, Ý thì xứ nhiếp, Thức thì Uẩn nhiếp, nhưng đồng nghĩa của Ý cho nên chỉ nói là Ý, đều thuộc Tư lương ý căn. Nghĩa của tám tâm thì gượng ép, nghĩa của sáu Thức cũng gượng ép, cho nên không nói Tâm địa và Thức địa. Thân tương ưng đều lược bỏ không nói.

Nghĩa của Địa như trước. Văn nói về Địa phân làm hai đoạn:

  1. Tổng kết văn trước để phát sinh văn sau.
  2. Nương vào hỏi để giải thích.

– Trong giải thích lại có hai phần:

  1. Lấy năm môn để phân biệt Thể của Địa.
  2. Trong quyển 3 lại lấy mười môn để giải thích nghĩa của Địa.

Trong quyển 3, Ốt-tha-nam nói: “Tự tánh và Sở y, Sở duyên, Trợ bạn, nghiệp, do năm thứ này, các tâm chuyển khác nhau”. Sau đó Ốttha-nam nói: “Sắc tụ Tương ưng phẩm, thế gian tướng và duyên, các Thiện sai biệt môn, Xảo tiện sự làm sau”. Sai biệt môn có ba, một là Ba tánh biệt, hai là Tăng xứ biệt, ba là Thích xứ biệt, do đó có mười môn”. Đoạn văn đầu lại có hai phần: một là nêu bày, hai là giải thích riêng.

Tánh sở tùy y chỉ, là chỗ tùy thuận và chỗ y chỉ. Tánh y chỉ, câu thứ nhất trong đây muốn nói Thức thứ tám hiện hành cùng với Hữu lậu chủng làm chỗ y chỉ, cho nên gọi là Sở tuỳ, vì tùy theo thành Hữu lậu. Câu sau muốn nói nó cùng với Chủng tử vô lậu làm chỗ y dựa. Tánh Sở tùy y chỉ tuy đồng nghĩa y chỉ, nhưng không đồng nghĩa Vô lậu, cho nên gọi là y dựa. Lại nữa, câu đầu nói đến Chủng tử hữu lậu tùy theo bản Thức mà thành Hữu lậu vô lậu, Dụng nương vào nghĩa của Thể. Câu sau nói Chủng tử này tuy nương vào bản Thức để sinh công năng thiện và nhiễm nhưng vẫn khác, không phải hoàn toàn là một, cho nên gọi là nương dựa, Dụng mỗi mỗi đều riêng nghĩa. Lại nữa, câu đầu nói Chủng tử nương vào Hiện hành gọi là tánh Sở tùy y chỉ, tánh của Chủng tử làm Năng tuỳ, vì nương vào Hiện thức. Câu sau nói Thức sở tùy y chỉ của Hiện hành này, dựa vào tánh Chủng tử năng y chỉ trước nương dựa lẫn nhau, cả hai đều gọi là tâm, do Chủng tử có đủ nghĩa tích tập cho nên gọi là tâm. Hiện hành là Sở tập khởi của Chủng tử cho nên gọi là tâm.

Ý là Hằng hành ý cùng với thân của Thức thứ sáu là Sở y của Vô gián diệt, trong đây thuyết minh thông với Thức thứ sáu quá khứ gọi là Ý, không phải chỉ có Thức thứ bảy, vì tất cả đều có nghĩa Y chỉ, theo thật tế thì Ý này chỉ nắm lấy Thức thứ bảy, như Thành Duy Thức luận, Nhiếp Đại Thừa luận giải thích ba thứ biệt nghĩa của tâm ý thức. Nhưng Tát-bà-đa lấy danh nghĩa nghiệp của thế gian thi thiết để giải thích ba thứ biệt nghĩa này, không đồng với luận đây. Hai Thức thứ tám và thứ bảy đều lấy mười môn, Thức thứ sáu thì lấy chín môn để giải thích. Như Duy Thức nói rộng.

Sở y kia là Câu hữu y và Đẳng vô gián y, nói Ý là Câu hữu y của nó. Duy Thức quyển sơ lược có bốn thuyết:

1. Thức thứ bảy và thứ tám không có Câu hữu y, Thức thứ sáu thì có Câu y này, tức là Mạt-na.

2. Thức thứ sáu lấy Thức thứ bảy và năm Thức làm Câu hữu y. Thức thứ bảy thì lấy Thức thứ tám làm Y, Thức thứ tám thì không có Y này.

3. Thức thứ sáu và Thức thứ bảy như trước. Thức thứ tám thì lấy Thức thứ bảy và năm Căn làm Y. Chủng tử Thức lấy Thức thứ tám và Năng huân làm Câu hữu y.

4. Thức thứ sáu lấy Thức thứ bảy và Thức thứ tám làm Y. Thức thứ bảy và Thức thứ tám làm y lẫn nhau. Nói rộng như Duy Thức.

Trong đây nói Câu hữu y là Ý, Sư thứ nhất giải thích rằng: “Văn này chỉ nói Thức thứ sáu câu y, Thứ thứ bảy và thứ tám không có”. Sư thứ hai giải thích rằng: “Sở y của Thức thứ sáu là Thức thứ bảy và năm Thức, nội trong Ý xứ và đồng thời Ý xứ. Thức thứ bảy y Thức thứ tám, Thức thứ tám cũng là Ý thức nhiếp cho nên gọi là Ý. Thức thứ tám không có y này”. Sư thứ ba giải thích rằng: “Thức thứ sáu và thứ bảy đồng như trước. Thức thứ tám cũng lấy Thức thứ bảy làm chỗ y. Chủng tử cũng lấy Năng huân và Thức thứ tám làm y, vì đồng thời với Ý xứ cho nên gọi là Y ý”. Đây là nói ba cõi đều là quyết định Y, năm Căn đều là bất định cho nên lược bỏ không nói. Sư thứ tư giải thích rằng: “Sở y của Thức thứ sáu là Thức thứ bảy và thứ tám. Thức thứ bảy và thứ tám lại lẫn nhau làm y, vì đều là Ý xứ, đều gọi là Ý”. Do đây luận nói Câu hữu y là Ý, nếu không như thế thì tại sao lựa riêng ba thứ tâm ý thức? Hữu y và Vô y, mà hiện tại nói chung Câu hữu y là Ý, cho nên Sư thứ tư nói rất đúng lý.

Đẳng vô gián y. Duy Thức có ba thuyết:

  1. Thức thứ sáu lấy sáu Thức trước làm Y.
  2. Thức thứ bảy và thứ tám lấy Tự loại làm Y.

Thức thứ sáu dùng Tự loại ở trước, hoặc Thức thứ bảy và Thức thứ tám làm Khai đạo y. Thức thứ bảy lấy Tự loại cùng với Thức thứ sáu làm Y. Thức thứ tám lấy Tự loại cùng với Thức thứ sáu và Thức thứ bảy làm Khai đạo y. Sư thứ ba nói: “Thức thứ sáu, thứ bảy và Thức thứ tám mỗi mỗi đều lấy Tự loại làm Khai đạo y” là rất đúng lý, ba thuyết giải thích tuy khác nhau, nhưng đều không trái với văn này.

Chủng tử y đã nói như trước. Duy Thức quyển ghi: “Y chỉ, là sáu Thức trước lấy Căn bản thức làm Cộng thân y, cho nên Thức thứ sáu y Thức thứ tám”. Duy Thức quyển giải thích Thức thứ bảy y Thức thứ tám có hai thuyết: một là chỉ y Chủng tử, hai là cũng y Hiện hành. Tâm thứ tám này đã thông với Chủng tử và Hiện hành, Chủng tử và Hiện hành y lẫn nhau, lại lẫn nhau không có lỗi.

Sở duyên kia là tất cả pháp như Sở ứng. Duy Thức quyển 2 ghi: “Thức thứ tám duyên chấp thọ xứ, tức là các Chủng tử, thân Hữu căn và Khí thế gian. Đối Pháp luận nói: “Duyên năm Căn trong Sắc uẩn, bốn Trần trừ Thanh trần”. Quyết Trạch quyển ghi: “Duyên năm Căn trong Sắc uẩn, một phần trong năm ngoại giới”. Kinh Giải Thâm Mật đồng với Duy Thức. Duy Thức giải thích duyên xứ có ba thuyết:

1. Chín Địa của phàm Thánh duyên chung với tất cả năm Trần.

2. Hiện cư và Đương sinh biến thành cõi này.

3. Hoặc đối với tự thân có thể có trì dụng thì liền biến thành kia, tức là biến thành tự giới, tự tha và tự loại.

Đây là nói tất cả Cộng thọ dụng hoặc Biệt thọ dụng, căn cứ theo đây nên biết. Chỗ thấy của người, quỷ và chư Thiên khác nhau. Đối với Tha thân xứ, cũng biến tương tợ Trần, vì thọ dụng Tha, chỉ duyên với Hữu lậu chủng, không phải Vô lậu chủng. Duyên thân Hữu căn, Duy Thức luận có hai thuyết: một là cũng biến tha căn, hai là chỉ có biến tự căn. Từ trước đến đây lại nói Sở biến của nghiệp lực, khí vật bên ngoài, nội vật trong thân và các giới Địa sai biệt. Hoặc thần thông, hoặc định, hoặc uy lực của pháp. Giới địa và tự tha thì không quyết định, không duyên tâm, đều như văn của luận kia. Thức thứ bảy duyên Cảnh, Duy Thức quyển có bốn thuyết:

1. Duyên với Thể của Thức thứ tám, cùng với pháp tương ưng.

2. Chỉ duyên Kiến phần và Tướng phần của Thức thứ tám.

3. Chỉ duyện Thức và Chủng tử của Thức thứ tám.

4. Chỉ duyên Kiến phần của Thức thứ tám, như sớ của luận kia giải thích nghĩa của Duyên kiến.

Thức thứ sáu duyên tất cả, nghĩa đó có thể hiểu. Trong đây nói chung duyên với Cộng cảnh, là tất cả pháp, như trước đã nói khác nhau. Lại nói nếu như thích ứng với Bất cộng cảnh, vì không chung cùng với năm Thức.

Trợ bạn, là Tác ý, cho đến Tầm tứ, văn phân làm sáu đoạn:

  1. Nêu tâm sở.
  2. Thuyết minh đồng dị của Cảnh và Hạnh.
  3. Thuyết minh Thời đồng mà Thể thì khác.
  4. Mỗi mỗi đều là Biệt chủng sinh.
  5. Tương ưng.
  6. Hữu hành tướng.

Đây là nói năm mươi ba pháp Tâm sở, Đối Pháp luận thì nói năm mươi lăm Tâm sở, Bách pháp luận và Hiển Dương luận nói năm mươi mốt trước. Như Đối Pháp luận quyển 1 sớ hội, gồm giải thích nghĩa các môn, nói Biến hành có năm, như Duy Thức quyển 3 và quyển ; Biệt cảnh có năm, như Duy Thức quyển ; Thiện, Phiền não và Tùy phiền não, như Duy Thức quyển ; Bất định có bốn, như Duy Thức quyển , rộng dẫn nghĩa môn giải thích các Tâm sở trên. Hiện tại Thức thứ tám của luận này chỉ có Biến hành năm Câu, Thức thứ bảy thì Duy Thức quyển có năm giải thích:

1. Chỉ có chín Câu (đồng thời), là năm Biến hành và bốn Phiền não.

2. Mười lăm Câu, là chín Câu trên, cùng với năm Tùy phiền não và Biệt cảnh tue.

3. Mười chín Câu, là chín Câu trên cùng với sáu Tùy phiền não gồm Niệm, Định, Tue và thêm Hôn trầm.

4. Có hai mươi bốn Câu, là chín Câu trên cùng với mười Tùy phiền não và thêm năm Biệt cảnh.

5. Có mười tám Câu, là chín Câu trên, cùng với tám Tùy phiền não và Biệt cảnh tue.

Đây là nói về Nhân vị, cả ba thuyết đều được cùng với hai mươi mốt Câu, như nói về năm Thức, đều như luận kia giải thích, còn Ý thức thì đều là tất cả, như lý dễ hiểu. Các nhóm như vậy đều có tương ưng, như Thành Duy Thức quyển ghi: “Mạn, Kiến, Nghi, Phẫn… chín pháp, trừ Hại ra, chỗ trái nghịch Thiện là các pháp như vậy”. Trong Quyết Trạch, dẫn Tạp sự ghi: “Nghiên cứu tìm cầu các Tùy phiền não của đại Dục đều là Trợ bạn, cho nên tương ưng với nhau, không phải tương ưng nhưng nó lại tương ưng tự nhiên như thế. Như Đối Pháp sớ quyển 2 giải thích”. Bài tụng năm mươi mốt Tâm sở ghi: “Năm pháp năm Câu khởi, chín pháp ắt sáu Câu, chín pháp mười bốn Định, hai mươi mốt mười lăm, ba pháp khởi mười sáu, tám pháp mười bảy Câu, là Tâm sở câu sinh, bậc Trí cần phải học”. Nói rộng như Đối Pháp luận sớ quyển 2. Hoặc năm mươi ba Tâm sở, số đó bất định, suy nghĩ có thể hiểu.

Hữu hành tướng, là Hành giải và Tướng trạng, chỉ có làm duyên, không phải không làm duyên. Vô Phân biệt trí thì không có tướng trạng. Như tự bóng ảnh của Thức có hai hành tướng: một là Ảnh tượng tướng phần, nắm lấy cảnh bản chất, vì là tướng của Hạnh giải. Hai là Kiến phần, nắm lấy Thân tướng phần và Hành giải tướng phần. Hoặc nắm lấy nghĩa chung thể tướng của Hạnh và Cảnh gọi là Hành tướng, thông với Vô vi duyên, lý không có lỗi hại.

Trong Hữu vi duyên, căn cứ theo trước có hai thứ, gồm có Tự chứng phần, mỗi mỗi đều mong Sở duyên. Tư cũng cứ theo đó nên hiểu. Hoặc Ảnh tượng gọi là Hành tướng, tức là bản chất làm Sở duyên, Thể thì một, tên thì đồng. Thể của Hành tướng thì khác cho nên tên không đồng. Hoặc Kiến phần gọi là Hành tướng, tức là Thân kiến phần, Thể tuy mỗi mỗi đều khác, nhưng tên thì tương tợ đồng nhất. Giải thích Thể của Kiến phần mỗi mỗi đều khác, tên thì không đồng. Như Sớ giải của Duy Thức quyển 2, quyển 3.

Trong Tác nghiệp, văn có hai đoạn:

  1. Thuyết minh đối với nghiệp của năm Thức.
  2. Thuyết minh Bất cộng nghiệp.

Phần thứ nhất có bảy đoạn:

  1. Cảnh phân biệt.
  2. Tự cộng tướng, Cộng tướng không có Thể, chỉ có giả kiến lập, như sớ của Duy Thức quyển 2 giải thích.
  3. Thế.
  4. Gián đoạn và Tương tục.
  5. Tác chuyển và Tùy chuyển, phát nghiệp làm nhân khởi gọi là Chuyển, làm Sát-na khởi gọi là Tùy chuyển.
  6. Chiêu cảm Dị thục.
  7. Dẫn tự thức của Tha; hoặc có thể là khinh suất, dẫn tầm cầu của Tha; hoặc làm nhiễm tịnh, dẫn Đẳng lưu của Tha.

Thức thứ sáu có chung bảy nghĩa này, Thức thứ bảy và Thức thứ tám thì chỉ có năm môn, trừ phát nghiệp và chiêu cảm Dị thục ra, có năm phần khác.

Trong Bất cộng nghiệp, phần đầu nêu mười năm môn, phần sau giải thích riêng mười bốn đoạn. Tạp tâm có sáu Sự bất cộng, là Ly dục, Thoái, Đoạn thiện căn, Tương tục, Thọ sinh, Mạng căn. Đại thừa không phải chỉ có mười năm, lại có Hối và Ưu, cho nên luận nói chữ “đẳng”.

Tụng ghi:

Phân biệt xét Sở duyên, Say cuồng mộng và tĩnh, Tĩnh phát nghiệp lìa Dục, Thoái, Đoạn, Tục, Tử sinh.

Do hợp chung với tử sinh, một đoạn để thuyết minh nó, cho nên thành mười bốn đoạn. Bảy nghĩa Phân biệt, như dưới đây quyển , Duy Thức quyển , Đối Pháp luận sớ quyển 2 giải thích Hữu tướng phân biệt, hoặc nương vào Đối Pháp luận nhiếp trong ba Phân biệt, tự tánh Tùy niệm có hai thứ, vì năm Thức không có tự tánh, vì Thể của tự tánh là Tầm.

Trong bảy Phân biệt, Nhậm vận phân biệt tức là năm Thức. Hiện

tại luận này, tự tánh Phân biệt tức là Nhậm vận, cho nên nói Hữu tướng, là đối với nghĩa Sở thọ ở trước chỉ nhiếp Tùy niệm, cho nên rộng hẹp không đồng với luận kia. Hoặc luận này cùng với hai môn của Đối Pháp luận đều đồng. Nghĩa Sở thọ ở trước thì nhiếp tự tánh. Tùy niệm phân biệt, Đẳng lưu tâm vị, Hữu tướng phân biệt, duyên với Cảnh sở thọ của Tâm khinh suất vị ở trước, không giải thích như trước. Hoặc nhiếp tự tánh cùng với Nhậm vận trước có khác gì? Vô Tướng phân biệt do Cảnh của quá khứ và hiện tại, chỗ dẫn Dục của vị lai mà được tên Phân biệt. Tùy theo trước dẫn hai Phân biệt của cõi trên. Đối Pháp luận thì chỉ có nương vào pháp. Trong đó nói chung với cõi người. Tên gọi Thiện tức là giải thích ngữ ngôn, tên gọi Bất thiện thì giải thích ngược lại.

Uy nghi, Công xảo xứ, có ba giải thích:

1. Uy nghi là Biểu sắc, đường lối của Thể là bốn Trần, bốn Trần là Sở y của Uy nghi, cho nên nói đường Uy nghi, nhưng chỉ nói Uy nghi mà không nói đường, vì không phải bốn Trần.

2. Uy nghi bốn Trần làm tánh, đường tức là phát tâm uy nghi đó, cùng với uy nghi đó làm Y cho nên nói tâm là đường. Chốn công xảo cũng như thế, chỉ là năm Trần hoặc bốn Trần khác nhau.

3. Uy Nghi phần nhiều đối với đường xá mà thi thiết, Công xảo thì phần nhiều đối với nơi chốn mà thi thiết, cho nên mỗi mỗi đều khác tên, thật ra là tương tợ.

Bảy Phân biệt lấy Tầm tứ, hoặc năm Thức, Thức thứ bảy và Thức thứ tám làm Thể. Phân biệt Nhậm vận là năm Thức, Thức thứ bảy và Thức thứ tám. Thức thứ bảy chỉ có Hữu lậu, Hữu lậu thông với Vô lậu. Như Duy Thức quyển giải thích.

Như lý dẫn nghĩa là không Tăng ích, không phải chân thật có, như bốn điên đảo. Bốn Đảo là Tăng ích, Thể không phải thật có. Như lý trái ngược với đây, cho nên nói không giống như bốn Đảo là tăng. Như phần thứ tám dưới đây.

Pháp trụ trí, là Tát-bà-đa duyên ba cõi, Thể hữu lậu đạt trí nhân quả, hiện tại luận này là Hậu đắc trí vô lậu nhiếp. Đạt trong nhân kia có công Năng trụ của quả pháp, hoặc do nhân kia mà quả pháp được trụ thì gọi là Pháp trụ trí, đây là Như lượng trí. Trí xuất thế gian dưới đây là Như lý trí.

Sở duyên của Thẩm lự, thông với Hữu lậu và Vô lậu, Thắng tue làm tánh, hoặc thông với bốn Đảo và Tà kiến làm tánh. Tuý có bốn duyên, tánh thì yếu, Thể thì hư. Không quen nghĩa là tánh không uống rượu. Còn lại hai duyên có thể hiểu, phần nhiều lấy Hôn trầm, Trạo cử, Phóng dật, Vọng niệm, Tán loạn, Tham sân… làm Thể, hoặc Tâm, Tâm sở đồng thời làm tánh, có nghĩa thông với năm Thức, vì Ý tăng cho nên nói thiên về Ý.

Cuồng có năm duyên. Câu-xá quyển 1 ghi: “Cuồng lấy Vọng niệm làm Thể”. Luận đó nói: “Dựa vào đại chủng không bình đẳng thì tâm liền thất niệm, cho nên lấy vọng niệm làm Thể, Tâm tâm sở đồng thời làm tánh. Lấy Cuồng đối với Loạn làm bốn câu:

  1. Cuồng không phải Loạn, thì Cuồng là tâm bất nhiễm.
  2. Loạn không phải Cuồng thì bất cuồng là tâm nhiễm.
  3. Là Cuồng là Loạn thì cuồng là tam nhiễm.
  4. Không phải Cuồng không phải Loạn thì bất cuồng là tâm bất nhiễm.

Đây là chỉ có trong cõi Dục, trừ Bắc Câu-lô châu, trong năm nẻo đều có. Người xứ Bắc Câu-lô châu không có bức não, chư Thiên thì có bức não, Tiểu thừa Phật giáo thì có, Đại thừa thì không như thế, mười Địa cũng không có.

Mạt-na, Hán dịch là Tử huyệt, cũng gọi là Tử tiết, hoặc cho rằng có sáu mươi bốn Xứ, hoặc một trăm hai mươi Xứ, hoặc duyên bức bách đến chết. Phát cuồng cũng là có việc tang khó sầu ưu mà phát cuồng, không lìa sự kinh hãi thác loạn. Lược bỏ không nói.

Mộng có mười duyên. Như do phẩy quạt, như vui chơi của thế gian, dùng quạt mà quạt nó thì liền ngủ mộng. Duy Thức quyển có bốn thuyết:

  1. Si làm Thể.
  2. Si và Vô si làm Thể.
  3. Tư và Tưởng làm Thể.
  4. Riêng có Thể.

Hoặc làm bảy duyên, trong Duyên của quyển có bốn thuyết, như văn có thể hiểu.

Thức dậy có ba duyên. Không thắng nổi mỏi mệt là khi ngủ trải qua nhiều thời gian, thì liền đoạ vào khốn đốn, khi tự nhiên thức giấc thì gọi là Không thắng nổi mỏi mệt. Nói có việc làm thì phải kỳ hẹn sự việc, đem việc làm phát nguyện kỳ hẹn cầu tỉnh giấc sau, đều lấy Tâm và Tâm sở làm tánh.

Buồn bực có bốn duyên, thông với Hữu tâm và Vô tâm. Hữu tâm vị cũng lấy Tâm, Tâm sở làm tánh. Do buồn bực kia xúc chạm mà dẫn sinh tâm buồn bực. Thể của thức tỉnh cũng như thế.

Phát nghiệp có bốn duyên, ba duyên đầu là ba thứ Tư, là Thẩm lự

tư, gọi là Tiền hành của Phát nghiệp trí; Quyết định tư gọi là Thứ dục sinh; Động phát thắng tư gọi là Xảo dụng khởi. Hoặc y theo Tiểu thừa thì hai duyên trước thông với hai thứ đoạn phiền não là Kiến đoạn và Tu đoạn. Duyên thứ ba thì chỉ có Tu đoạn. Hiện tại luận này nương vào Phát tổng báo nghiệp của Đại thừa, thì hai duyên trước thông với Kiến và Tu, duyên thứ ba thì chỉ là phiền não của Kiến đạo. Hoặc Phát thiện tổng báo thì ba thứ Tư đều là Thiện, thân cận dẫn phiền não cũng là Bất cộng vô minh, chỗ đoạn của Kiến đạo, do đây kinh ghi: “Chư Thánh hữu học, Bất cộng vô minh đã vĩnh viễn đoạn cho nên không tạo nghiệp mới”. Đối Pháp luận cũng nói: “Thắng nghĩa tư, Phát phước nghiệp và Bất động nghiệp. Thế tục ngu thì phát Phi phước nghiệp”. Đều là chỗ đoạn của Kiến đạo. Hoặc phát Biệt báo nghiệp thì Tư thứ ba cũng thông với Phiền não của Tu đạo, như Duy Thức quyển 8 ghi: “Nhân thứ tư này đều thuận với công dụng, khởi từng sát-na, phát gió nghiệp”. Gió này tùy thuận công dụng thứ ba mà khởi Tư đối với nghiệp, đồng thời dẫn phát thân và ngữ nghiệp, cho nên nói rộng Bách luận để phá Thắng luận rằng: “Ngã của ông là một, là Bất động, thì làm sao có thể Phát nghiệp”? Người kia hỏi vặn lại rằng: “Tâm, Tâm sở của ông cũng là một, không phải Động pháp, thì làm sao có thể Phát nghiệp? Thánh Thiên phá rằng: “Dù tâm không động nhưng do Tầm tứ dẫn khởi đối với gió, gió cũng khởi nghiệp”, chính là cùng với đây đồng.

Ly dục có bốn duyên:

  1. Căn của Phàm và Thánh đã thuần thục.
  2. Nghe tùy chỗ thích ứng với pháp.
  3. Lìa chỗ thích ứng với Chướng.
  4. Khởi Chánh tư duy mới có thể lìa Dục, Thể chỉ là Tuệ, thông với Hữu lậu và Vô lậu.

Ly dục Thoái có năm duyên:

  1. Độn căn.
  2. Tân học, là Cảnh của Tư và Dục, tức là Nhân lực và Cảnh lực.
  3. Thọ thuận với pháp Thoái đoạ, tức là gặp đủ duyên của năm Thoái.
  4. Phiền não nặng.
  5. Quen với bạn ác.

Đoạn thiện căn, văn có hai đoạn:

  1. Nói về duyên nhiều hay ít.
  2. Nương theo đoạn sai biệt của Chủng tử và Hiện hành.

Hoặc năm duyên, hoặc sáu duyên:

  1. Lợi căn.
  2. Ý ưa ác.
  3. Gặp bạn ác.
  4. Tà kiến nặng.
  5. Làm ác không kiêng sợ.
  6. Đối với chúng sinh hành từ bi.

Người lợi căn, là tự Tư cấu bên trong, Tà kiến mạnh mẽ, không sợ những điều ác, không sinh từ mẫn liền đoạn thiện căn. Đây gọi là do lực mà thiện căn đoạn, là năm Duyên đoạn. Hoặc gặp bạn ác, thuận với Ác ý lạc mà đoạn thiện căn, đây gọi là do lực mà thiện căn đoạn, là sáu Duyên đoạn, nhưng phải là lợi căn mới đoạn, độn căn thì không được, rộng thì Ác ý lạc đoạn, hẹp thì Ý không đoạn, phải là cõi Dục, không phải hai cõi kia, ba cõi Thiên của cõi dưới, không phải Bắc châu, Nhân không phải Thiên. Đối Pháp luận quyển 1 ghi: “Chỉ có thượng thượng phẩm Tà kiến của cõi Dục có thể đoạn thiện căn, không phải pháp nào khác”. Chỉ có Tà kiến trong Khổ tập của cõi dưới, không phải tại Diệt đạo. Hoặc thông với Tà kiến trong bốn Đế của cõi dưới, thông với Hành tướng, không phải thông với pháp nào khác. Phải không có Tàm quý, đều không có sợ ác, không phải hai tánh còn lại. Phải không từ bi đối với chúng sinh, ưa tổn hại, không phải tế độ, vì nương vào sức nhân này mới đoạn thiện căn. Duyên vào lực thì chắc chắn do gần bạn ác, là người A-điên-để-ca tất cánh và Nhất-xiển-để-ca có chủng tánh. Đối Pháp luận ghi: “Cả hai đều đoạn thiện căn”. Căn có hai thứ là Chủng tử và Hiện hành. Chỉ đoạn Hiện hành, không phải đoạn Chủng tử. Chiết phục thế lực khiến cho không khởi Hiện hành gọi đó là Đoạn, không phải đoạn Chủng tử, chỉ đoạn Sinh đắc, không phải Gia hạnh thiện. Gia hạnh thiện thù thắng, khi phương tiện trước đã không khởi thì chỉ đoạn cõi Dục, mà cũng gồm luôn ba cõi. Đã đoạn căn rễ của cây, thì thân và cành cây phải chết, khiến cho thế lực cách xa, là chín phẩm Đoạn không phải một sát-na, ấy là không có gián đoạn, không giống như Đạo hại.

Nối tiếp thiện căn có bốn duyên:

  1. Tánh lợi căn tư duy có thể nối.
  2. Thấy bằng hữu tu thiện.
  3. Nghe chánh pháp. Hai duyên này là do thấy duyên bên ngoài mới có thể nối thiện căn, hoặc tự tư duy, hoặc gặp duyên lành, thì tâm sắp đoạ kia gọi là tâm chợt hiện.
  4. Do sinh tâm tìm cầu, do dự chỉ có cấu kết, ấn khả đối với tìm cầu thì tâm Quyết định sinh.

Từ trên đến đây ba tâm đều là Vô ký, dẫn sinh tâm thứ tư là tâm Nhiễm tịnh, gọi là nối tiếp Thiện. Hoặc Tự lợi căn thì tư duy chết nhân đó sinh do dự và chứng quyết định. Nối tiếp thiện căn gọi là sức nhân nối tiếp. Hoặc tuy lợi căn, lại gặp bạn tốt, tu các phước nghiệp, nghe chánh pháp, nhân đó sinh do dự, chứng quyết định mà nối tục thiện căn, gọi là sức duyên nối tiếp. Sư của Tát-bà-đa hoặc là nghi tâm, hoặc là chánh kiến, nối tục thiện căn, luận này không đồng với luận kia. Nghi tức là tâm Vô ký tìm cầu. Hoặc đồng với luận kia do dự tức là Nghi. Tâm chứng quyết định tức là thiện căn tương tục, tức là Chánh kiến. Câu-xá quyển 1 ghi: “Trong nhân quả có khi sinh Nghi, điều này hoặc đáng lẽ có, hoặc sinh Chánh kiến, Định có chẳng phải không, nối tục thiện Hiện hành, không phải Chủng tử, vì có từ xưa”. Thiện Hiện hành sinh, ban đầu thì gọi là Tục, thông với Tục của Sinh đắc và Phương tiện thiện. Hoặc tự tư duy, thấy người khác tu phước, phần nhiều là Tục sinh đắc, dẫn sinh Phương tiện thiện. Hoặc nghe chánh pháp, trước hết là nối tục sinh Phương tiện thù thắng dẫn khởi Sinh đắc. Khi không phải nghe chánh pháp thì không có Phương tiện thiện. Hoặc Sinh đắc thiện khởi thì khiến cho Chủng tử của Gia hạnh thiện cũng có thể sinh Hiện hành, gọi đó là nối tiếp, vì Phi thời cũng khởi cho nên khi đoạn nó thì Thắng pháp diệt trước hết, cho nên khi chánh đoạn sinh ra Sinh đắc, do duyên trong và duyên ngoài, do hai duyên này mà Thiện bất định. Do nghe chánh pháp là duyên bên ngoài thù thắng dẫn sinh thiện căn, vì thông với Phương tiện. Hoặc ban đầu nối tục Thiện chỉ khởi Sinh đắc, sau đó khởi Phương tiện, vì khó sinh. Thắng pháp đã đoạn trước, cho nên sau đó mới nối tiếp. Nối tiếp Thiện của cõi Dục không phải hai cõi kia. Nói nhanh chóng không phải nối dần dần, các Phẩm khác đoạn khó hết sạch, chín lần nối nhanh chóng sinh, một chỗ đứt đoạn có thể nối được thì chỗ nối chưa hẳn đứt đoạn. Câu-xá quyển 1 ghi: “Trong thân hiện tại có thể nối tiếp thiện, nếu không thì cũng có thể tương tục, trừ hạng người tạo Ngũ nghịch, vì ngưới đó quyết định sắp sửa chìm xuống Địa ngục”. Sắp sửa chìm, tức là nói người kia sắp chết, hoặc người kia sắp sửa thọ sinh. Khi sắp sửa thọ sinh gọi là Trung hữu vị, thấy tướng quả sau, liền nối tiếp thiện căn, vì Sở y của Địa ngục cùng với thiện căn trái nhau, cho nên tại Trung hữu vị. Kiến có thể tương tục, vì Trung hữu không trái với thiện căn, đã thọ quả báo thì cần phải chờ báo hết mới có thể tương tục thiện. Tương tục thiện căn rồi tức là mạng chung. Luận này thì không phải như vậy. Tại thân Trung hữu đã được nối tiếp thiện thì Chuyển và Bất chuyển của nó đều không ngăn ngại. Giả sử thọ quả kia mà nối tiếp thiện căn thì cũng trái với lý gì, lẽ nào quả Vô ký trái với thiện căn hay sao? Giả sử thiện căn nếu sinh thì cũng là bất định, không từ quả kia mà chìm mất. Luận kia lại nói, do sức đoạn thiện căn, khi Địa ngục sinh thì thế lực của tục và đoạn yếu đi. Do sức đoạn thiện căn, khi Địa ngục chết thì sức tương tục mạnh. Lại nữa, Ý lạc hoại, không phải Gia hạnh hoại mà đoạn thiện căn, là người trong đời hiện tại có thể nối tiếp thiện căn. Nếu Ý lạc không hoại Gia hạnh cũng hoại mà đoạn thiện căn, thì phải sau khi thân hoại mới nối tiếp thiện căn. Kiến hoại hoặc không hoại, nghĩa của nó cũng như thế. Tuy không có văn nói về sáu cõi trời của Bắc Câu-lô châu, nhưng Súc sinh và Ngạ quỷ tương tục thiện căn không sinh, do đó đã là bất định, cho nên không nói, càng nên suy xét.

Thuyết minh trong Tử sinh, đoạn văn phân làm hai đoạn:

  1. Thuyết minh phần tử sinh bên trong.
  2. Thuyết minh khí thành hoại bên ngoài.

– Trong phần đầu có hai đoạn:

  1. Phân rõ.
  2. Tổng kết.

– Trong phân rõ lại có hai phần:

  1. Phân rõ tử sinh.
  2. Trong quyển sau nói: “Lại nữa, các hữu tình tùy theo như vậy trong loài hữu tình, khi tự thể sinh… trở xuống, nói quán sinh tử, dần dần Lậu sẽ hết”, câu nghĩa khó hiểu.

– Đoạn văn đầu lại có hai phần:

  1. Thuyết minh tử.
  2. Thuyết minh sinh.

Trong văn Tử lại có hai đoạn:

  1. Nêu ra sáu trường hợp chết.
  2. Tùy theo sáu trường hợp mà giải thích riêng.

Trong sáu trường hợp thì ba trường hợp đầu là không biết rõ Thức lìa thân chính là chết, ba trường hợp sau là biết rõ tâm thức, sắp sửa chết mà chưa lìa thân, lúc đó giải thích là chết Phi thời. Ba nghĩa đầu lại không khác nhau. Khi chết có nghĩa là đạo lý, hoặc có nghĩa là đúng thời nghiệp và mạng đều hết, hợp với đạo lý mà chết, chính là đúng thời, tức là thọ hết mà chết. Chết Phi thời thì ngược lại với chết thọ tận, tức là phước hết, và không kiêng tránh những trường hợp không bình đẳng, vì chết đột ngột.

Trong giải thích riêng sáu trường hợp chết phân làm hai đoạn:

  1. Thuyết minh ba trường hợp thời và Phi thời.
  2. Thuyết minh sự chết của ba tâm tánh.

Chết khi thọ mạng hết là nghiệp và mạng hết. Chết do phước hết là ăn mặc thiếu. Không kiêng tránh những trường hợp không bình đẳng là chết đột ngột của các duyên khác. Những trường hợp không bình đẳng nghĩa là không điều thuận. Chín Nhân thì có chín Duyên, gọi riêng là mười tám:

  1. Ăn không có độ lượng, là sình bụng mà chết.
  2. Ăn những thứ không nên, là ngộ độc mà chết.
  3. Không tiêu hóa thức ăn lại ăn tiếp nên trúng thực mà chết.
  4. Ăn tươi sống không ói mửa, thức ăn không tiêu nên chết.
  5. Ăn chín mà trì giữ lại, tiêu hóa không thông nên chết.
  6. Không gần thầy thuốc, bệnh chết đột ngột.
  7. Không biết đối với tự mình là tổn hại hay là tăng ích, vào nước vào lửa, bị người hại rơi xuống hầm sâu, là ngu si cho nên chết.
  8. Phi thời làm hạnh bất tịnh, hoặc đói hoặc no đi xa, hoặc khi bệnh mà làm việc ấy cho nên chết.
  9. Làm hạnh bất tịnh quá lượng, vì nhiễm ái quá độ cho nên chết.

Đối Pháp luận nói về ba trường hợp chết: “Một là tuổi thọ hết cho nên chết, như người sinh tại cõi này thọ đầy đủ một trăm năm, nghiệp tuy chưa hết nhưng mạng hết cho nên chết. Hai là phước hết cho nên chết, đam mê Định mà thiếu ăn mặc, do duyên đột ngột mà. Ba là nghiệp hết cho nên chết, vì nghiệp trong ba thời đã hết”. Trong luận này, ba trường hợp đầu không có chết do nghiệp hết, chỉ nương vào duyên hiện tại mà phân rõ, không nương vào duyên quá khứ, không có chết do nghiệp hết. Trong các duyên bên ngoài của nó, lìa chính mình thì gọi là phước hết, hợp với chính mình thì gọi là không bình đẳng. Trong Đối Pháp luận thì nói chung duyên của quá khứ và hiện tại cho nên có nghiệp hết. Lìa chính mình hoặc hợp với chính mình, hai duyên tuy khác nhau, nhưng duyên bên ngoài thì đồng, hợp chung gọi là phước hết. Luận kia giải thích y theo Tăng thượng, chỉ đam mê hương vị của Định, cũng không trái nhau. Câu-xá luận lấy phước và thọ đắp đổi làm thành bốn câu. Căn cứ theo Đối Pháp luận thì lấy ba tương đối làm bốn câu. Trong đây ba pháp tương đối làm bốn trường hợp chết, đều như lý suy nghĩ.

Trong phần luận về sự chết của ba tâm tánh, toàn văn chia làm hai phần: Phần đầu luận về sự chết trong ba tâm tánh, phần sau đoạn từ “làm lành hay không” trở xuống là tổng giải thích về sự chết. Văn phần đầu chia làm hai đoạn: Đoạn trước luận về chết do thiện tâm hay không thiện tâm, đoạn sau luận về trường hợp chết trong tâm Vô ký. Đoạn đầu phân làm hai phần: phần một bàn riêng trường hợp chết trong hai tâm tánh; phần hai tổng luận tướng sai biệt của trường hợp chết trong hai tâm tánh. Chết có ba tâm vị:

1. Ngay khi chết, tức là sát-na cuối cùng. Duy Thức luận nói đó là Thức thứ tám. Đối Pháp luận nói chết thì có tâm cuối cùng, sinh thì có sát-na ban đầu. Sát-na ban đầu của thân Trung hữu chỉ có tánh Vô ký.

2. Kế đó là tâm Nhuận sinh. Chỉ có Thức thứ sáu có Ngã ái tương ưng. Đối Pháp luận nói làm chín thứ tâm mạng chung, chỉ có Hữu phú vô ký.

3. Kế đó là thuyết minh Lợi tâm, tức là ba tánh này là thô tưởng hiện hành và tế tưởng hiện hành. Tâm Vô ký tức là tâm Ngã ái, đây là nói Thức thứ sáu, hoặc gồm luôn Thức thứ tám, tức là tâm cuối cùng, cho nên nói không thể nhớ pháp thiện ác.

– Trong phần tổng Liệu giản, văn phân làm tám đoạn: a. Trong ba tánh, tánh nào khởi trước.

  1. Nhân của sự chết.
  2. Tướng của thiện ác.
  3. Tướng của Nhuận sinh.
  4. Cắt xẻo thân thể.
  5. Căn không có đốn hay tiệm.
  6. Cách gọi khác nhau của sự chết.
  7. Tướng Xả của cõi trên cõi dưới.

1. Ba tánh có ba duyên khởi trước:

  1. Nghiệp đã tạo trước đây mạnh hơn thì khởi trước.
  2. Nghiệp nếu bình đẳng thì tùy lúc ban đầu tự nhớ lại, là nghiệp tạo tác đầu tiên.
  3. Hoặc cường hoặc bình đẳng thì gặp thời người khác dạy cho nhớ lại.

Tuỳ theo nghiệp nào mà khởi hay không khởi các tâm khác. Ba nghiệp trên, tùy chỗ thích ứng, chỗ nhuần của Ngã ái mà thọ quả tương lai. Lìa ba duyên trên mà khởi tâm Vô ký, hoặc lại là Vô tâm vì trước kia là tác nghiệp đầu tiên, thọ quả tương lai. Luận thuyết minh trường hợp chết do tâm tánh thiện hay ác, không nói tánh thứ ba, thọ quả tương lai tức là có Duyên.

2. Nhân của sự chết có hai sức nhân:

1. Chủng tử danh ngôn, chỉ có Vô ký, là nhân duyên của Thức thứ tám.

2. Chủng tử Hữu chi, thông với thiện và bất thiện, là Tăng thượng duyên của Thức thứ tám.

Nói do hai sức nhân của tương lai mà mạng hiện tại hết, hoặc do thế lực của Chủng tử danh ngôn hết, hiện tại không kiêng tránh không bình đẳng cho nên chết, hoặc tuổi thọ hất mà chết. Do thế lực của Chủng tử hữu chi hết, thì nghiệp hiện tại hết cho nên chết, do hai sức nhân và phước hết cho nên chết.

3. Tướng của thiện ác có hai phần:

  1. Thuyết minh tướng trước của thiện ác.
  2. Thuyết minh sai biệt.

Thọ hết nghĩa là quả Sở dẫn của nghiệp trước, tức là nghiệp hết. Khi chết, không phải không kiêng tránh trường hợp không bình đẳng, Định cũng là tướng Hữu trong Hữu, như phần sau của mặt trời, như khi mặt trời sắp lặn và như bóng của những đỉnh núi. Tướng của hạ phẩm ác nghiệp, như bóng của đỉnh núi treo che, trung phẩm như núi che khắp hết, thượng phẩm như chỉ che khuất phần sau mặt trời. Hoặc hạ phẩm như che khuất phần sau mặt trời, trung phẩm như núi che khắp hết, thượng phẩm như bóng của đỉnh núi. Đây là tướng khi mạng sắp hết, do ác nghiệp trước kia mà thấy quả tướng trong tương lai. Trong thuyết minh sai biệt có hai phần: phần một phân rõ thiện, phần hai phân rõ ác. Hai phẩm thượng trung trong ác, như văn tự giải thích. Tạo nghiệp bất thiện hạ phẩm thì phần nhiều không có ác tướng cho nên luận không nói.

4. Tướng Nhuận sinh: Trước thuyết minh Nhuận sinh của phàm, sau thuyết minh Nhuận sinh của Thánh. Quyết Trạch phần nói có bảy thứ Thọ sinh. Phàm phu lấy Hiện hành chủng tử nhuận sinh, do đây Ngã ái tức là Thủ chi, nhuần với chi Năng dẫn và Sở dẫn trước, chuyển gọi là Hữu chi, liền có thể kiến lập quả sau thân Trung hữu và báo của Sinh chi. Luận nói quả thứ nhất và thứ hai là Ngã ái nhuận sinh, Bất hoàn không có. Đối Pháp luận nói bậc Thánh đã lìa Dục, lực đối trị còn mạnh, do sức Tùy miên kia khiến cho sinh tương tục, chỉ có quả thứ nhất và thứ hai, Tu đạo và Trị đạo của cõi dưới chưa đầy đủ, tuy có thể chiết phục, nhưng không tương tục, không bền vững, vẫn lấy Hiện hành nhuận sinh. Quyết Trạch phần tổng nói, bậc Kiến thánh đế là lấy Tùy miên nhuận sinh, thù thắng hơn Dị sinh, tương đối phân rõ thì thật ra 38 thông với Hiện hành, chính là thân của Vô Tưởng hữu tình Dị sinh và Bất hoàn là sinh Tự địa, gồm phàm Thánh tương đối, nhuận sinh hơn kém, chỗ có vấn nạn, đều như Xu Yếu và Quyết Trạch phần. Nói tất cả phiền não đều là Nhuận sinh, gọi là Thủ chi, nghĩa là ban đầu khởi Thủ chi, đây là Thủ chi sau, cũng không trái nhau. Lại nữa, luận kia nói tất cả vị phiền não ngoài thời khác, đây là nói khi mạng sắp hết, cũng không trái nhau.

5. Cắt xẻo đứt: Trừ cõi Thiên Na-lạc-ca ra, vì cõi này hóa sinh và chết nhanh. Lại nữa, cõi Thiên thì chỉ có quả thiện nghiệp, Địa ngục thì hằng cắt đứt thân thể, không cần phải nói.

6. Căn không có đốn hay tiệm, nhưng vì đủ căn và thiếu căn riêng khác.

7. Cách gọi khác nhau: Chứng Thánh thì gọi là Thanh tịnh giải thoát, vì chứng đắc Vô lậu và lìa chướng ngại. Hoặc chỉ có A-la-hán chứng Tịch viên, Bồ-tát cũng vậy. Ngoài ra thì ngược lại đây nên biết.

8. Tướng Xả của cõi trên và dưới, nên biết sau đó Thức chỉ có tâm Xứ xả. Trong bụng mới sinh, bất tịnh mà trở thành tâm, cho nên sau cùng là Xả, phần này đề cập trong quyển đầu.

Trong giải thích văn của Sinh, phần lớn phân làm hai đoạn:

  1. Thuyết minh Sinh nhân và Sinh tướng.
  2. Trong quyển 2, giải thích lại.

– Đoạn văn đầu có hai phần: a. Thuyết minh Sinh nhân. b. Tử sinh đồng thời.

Thuyết minh Sinh tướng, Sinh tướng tức là Sinh chi, cho nên Duy Thức nói: “Bắt đầu từ thân Trung hữu, đến khi trong Bản hữu chưa bị suy biến, đều thuộc về Sinh chi”. Sinh nhân tức là Hữu chi, Hữu chi có hai thứ:

1. Thức v.v… nhân Hý luận là có thể làm nhân duyên, cận sinh Sinh chi.

2. Nghiệp chi chủng tử, tức là Tịnh nhân và Bất tịnh nhân là Tăng thượng duyên chiêu cảm cho Sinh chi dấy khởi.

Nhuận sinh Ái diệt, khởi tâm ngay khi chết, lược bỏ không nói. Hai nhân này chín muồi thì quả thân Trung hữu khởi. Văn của Sinh tướng có hai đoạn: một là thuyết minh thân Trung hữu sinh phương tiện, hai là “người lại tạo ác nghiệp nữa gọi là đồ tể hạ tiện” trở xuống là luận về Đương hữu sinh và Căn bản sinh. Phần đầu là thú hướng phương tiện, phần sau là thú hướng Thể.

– Trong phân rõ thân Trung hữu, có mười bốn môn:

1. Thời tiết của Sinh: a) Thú hướng Diệt vị. b) Thú hướng Tức sinh. Như tướng sinh diệt gọi là hai đầu.

2. Cụ căn, vì hóa sinh. Quyển hai sau trong bốn Sinh, giải thích Hóa sinh.

Hỏi: Đầy đủ sáu Xứ, hoặc không đủ, thân Trung hữu cần gì đủ năm căn?

Đáp: Luận kia giải thích Vô tưởng thiên và mới sinh mạng hết thì gọi là Bất cụ. Tùy thuận với Tiểu thừa, nói thân của sáu Thức, vì không có Ý căn, không phải ngoài Hóa sinh có Bất cụ căn.

Hỏi: Lại nữa, Quỷ và Súc của Kiếp sơ đã cũng là Hóa sinh, cần gì phải có đủ căn?

Đáp: Nhân và Súc trong Kiếp sơ, tất cả đều có đủ căn để hóa sinh, hoặc nói căn của nam nữ, như trong thân Trung hữu, dung chứa được vô hình.

Hỏi: Đã cùng với quả đương lai tương tợ chỗ chiêu cảm của một nghiệp, tại sao cần phải đủ căn?

Đáp: Vì Hóa sinh cùng với Đương sinh không đồng.

3. Tướng trạng, chỗ dẫn thiện ác của nghiệp thức khác nhau.

4. Cực tịnh thiên nhãn môn, tức là đại Bồ-tát và hàng Thanh văn đọc rộng nghe nhiềểuộng tu, là vì Kiến rất vi tế.

5. Không đồng với giai đoạn sắp chết ở trước, khởi Ngã ái bên trong, chỉ khởi cảnh giới Ái duyên cảnh Đương sinh.

6. Đồng với hình Đương sinh, vì một nghiệp chiêu cảm, như thân Trung hữu của chó, tuy chờ thời gian, nhưng chuyển thọ thân chồn, vốn hướng tới sinh chó, hình vẫn tương tợ chó.

7. Như Thiên nhãn thấy sắc bên ngoài chướng ngại, nhưng để thấy được vô biên thì tùy loại nghiệp.

8. Thân vô ngại, qua chỗ sinh kia, tùy theo thân của núi sông đều qua được, một là không có chướng ngại cũng như sức thần thông, chỗ sinh thì có chướng ngại.

9. Không thấy nẻo khác, thấy đồng loại và xứ Đương sinh của Thân, vì thế lực của nghiệp khác nhau, không đồng với các tông khác.

10. Hình nghi của vãng sinh, ác nhãn nhìn thấy Tịnh của cõi dưới, sinh vào ba nẻo ác, tuy thấy chỗ sinh, thấy thanh tịnh thù thắng đó, cho nên ưa mừng muốn sinh. Hoặc thấy tướng dơ uế thì không ưa muốn sinh. Câu-xá luận ghi: “Trên đầu của cõi Thiên có ba Địa ngục nằm ngang, quay đầu trở xuống”. Thuyết đó không đồng với luận này. Hoặc luận này nói Địa ngục mặt nhìn xuống, không phải đầu không đồng quay xuống. Nhưng cùng với hai nẻo khác nhìn xuống tương tợ, cho nên đồng với thuyết đó.

11. Phần hạn khi sinh. Bảy ngày một lần chết thì thọ mạng suy đồi, trải qua cùng cực bảy lần chết thì chắc chắn chứng đắc Sinh xứ, nghiệp thì đã chín, như trụ tuổi thọ cùng cực tám vạn bốn ngàn, ở đây cũng như vậy. Không thể đặt vấn nạn, giả sử khi kiếp diệt, Luân vương nghiệp chín muồi, cũng quyết định bảy ngày chuyển sinh về phương khác. Hoặc nghiệp có thể chuyển nhưng chưa thọ quả, giả sử thân Trung hữu của cõi Sắc cũng chỉ có bảy ngày, cõi Sắc thì bất định, nghĩa này không như vậy. Vì không có văn nói.

12. Có thể chuyển Sinh xứ và Sinh thời. Hai duyên chưa hợp, là cha mẹ chưa hoà hợp. Phi thời của cầm thú, như chó sinh chồn, vì thời và xứ chưa hoà hợp. Như hủy báng giải thoát mà sinh Địa ngục đều có thể chuyển.

13. Giải thích Dị danh, tổng có bốn Hữu, là Sinh hữu, Tử hữu, Bổn hữu và Trung hữu. Sát-na ban đầu gọi là Sinh hữu, sát-na chết cuối cùng gọi là Tử hữu, sau khi sinh và trước khi chết gọi là Bổn hữu, sau khi chết và trước khi sinh gọi là Trung hữu. Một gọi là Trung hữu là ở giữa hai Hữu trước và sau. Trung hữu không phải nẻo. Bổn hữu tuy cũng ở giữa nhưng không gọi là Trung hữu. Hai gọi là Kiện-đạt-phược, Hán dịch là Tầm hương hành, tìm mùi hương ngay chỗ sinh mà đi đến đó. Hoặc chỉ ngửi hương, nhờ hương nuôi sống, như khởi ưa thích thì gọi là Tầm hương, đây là chỉ có tên trong cõi Dục, không phải cõi Sắc. Cõi Sắc kia tuy không tìm hương, nhưng giống với tìm hương, cũng gọi là Tầm hương. Thấy chỗ sinh thì khởi Ái, không nghe chỗ sinh hương thì tự không có Tỷ thức. Ba gọi là Ý hành, thân theo tâm mà đến, nhanh chóng tự tại, hoặc gọi là thú hướng sinh, vì hướng đến Sinh hữu.

14. Hữu hình và vô hình của ba cõi, trừ ra cõi Vô sắc, vì không có hình, trong hai cõi Dục và Sắc, cũng không chắc chắn phải có, người biến thành cọp, chim sẻ hóa thành bồ câu đều không có thân Trung hữu. Kinh Niết-bàn ghi: “Hoặc nói cõi Dục và cõi Sắc có thân Trung hữu, hoặc nói cõi Dục và cõi Sắc không có thân Trung hữu, đều là không hiểu ý của Ta”. Nếu tất cả đều là Hữu thì tại sao trong kinh nói Hữu là không hiểu ý Ta? Cho nên thừa nhận thông với vô. Do dự là Hữu, nhanh chóng là Vô, hãm thân vào Địa ngục. Cõi Sắc sinh khởi nhanh chóng, cho nên thân hình Trung hữu to lớn như Bổn hữu. Thân Trung hữu của cõi Dục thì bằng một nửa của Sinh hữu, vì hình thành dần dần. Đây là cứ theo Tiểu thừa, phần lớn không có văn, ở cõi Vô sắc chết, khi sinh xuống cõi dưới, tùy trong xứ chết trước mà Trung hữu có ngay đó. Có một câu hỏi rằng: Nếu tại cõi Dục đắc Định của cõi Sắc, nghiệp lực cũng còn nhẹ, trở thành nghiệp Hậu báo, tiếp theo chứng đắc Vô sắc định, nghiệp thù thắng làm Sinh báo, sinh vào cõi Vô sắc. Đã thọ Sinh báo rồi, sinh trong cõi Sắc mới thọ Hậu báo, lúc đó hai mươi kiếp của cõi Dục trống rỗng, là đối với Tử xứ của thân trước trong cõi Dục, thân Trung hữu hiện tiền, sinh hướng về cõi Sắc. Điều này cũng khó hiểu? Đáng lẽ nói là đối với chỗ đang sinh hiện ra thì có lỗi gì? Tuy có giải thích này, nhưng lý thật ra không phải vậy. Tử xứ trước hiện ra, lý đó là đúng. Không có Sắc thì không có Xứ, tức là tại nơi nhập định Tử xứ thọ quả, từ Tử xứ mà thân Trung hữu hiện tiền, hoặc là Sinh xứ hiện ra, thì phần lớn xa xôi, Sinh xứ càng xa hơn, thì ai truyền Thức? Do đó mà trước đã nói. Trong Quyết Trạch phần quyển ghi: “Làm sao biết được có thân Trung hữu? Từ khi thân này chưa có hoặc không có Sở y, các Tâm và Tâm sở không có lý nào chuyển đến phương khác”.

Giả sử hỏi rằng: Như âm thanh phát ra tiếng vang, thì chỗ này diệt chỗ kia sinh, đâu cần có thân Trung hữu?

Họ tự giải thích rằng: Không nên như tiếng vang, vì chỉ có hoặc loạn, tiếng vang không phải thật có, Ý biến tương tợ tiếng vang, tiếng vang sinh ngoài âm thanh, vì tâm loạn đảo.

Lại hỏi rằng: Nên như đối với Ảnh chất, đối với Ảnh sinh, đâu cần gì Trung hữu?

Họ tự giải thích rằng: Không nên như Ảnh, vì ảnh kia không diệt, Chất tại ảnh sinh khởi, không giống như sau khi chết rồi nẻo mới sinh, cho nên có thân Trung hữu.

Lại hỏi rằng: Như tâm duyên Cảnh, tâm suy nghĩ thì Cảnh sinh, cần gì phải nhờ Trung hữu?

Họ tự giải thích rằng: Cũng không nên nói như nắm lấy Sở duyên, vì không phải đi đến, tâm không đến Cảnh, suy nghĩ khởi thì Cảnh sinh, sinh và chết thì không phải như vậy. Cần có Xứ sinh đến, tức là giả truyền Thức, cho nên cần có Trung hữu.

“Lại nữa, người tạo ác nghiệp là giết dê…” trở xuống. Trong Sinh tướng, thứ nhất là thuyết minh Đương hữu sinh, vì chính là hướng đến Thể. Văn lại có hai phần:

1. Thuyết minh Sinh tướng của thân Trung hữu hướng năm nẻo.

2. “Lại nữa, từ ba Xứ hiện tiền…” trở xuống, thuyết minh Sinh tướng của Thai sinh.

– Lại phân làm hai phần:

  1. Thuyết minh Sinh tướng hướng Địa ngục.
  2. Hiển Sinh tướng của bốn thú hướng còn lại.

– Phần đầu lại phân làm bốn phần:

  1. Thuyết minh tướng của thú hướng.
  2. Thuyết minh Hóa sinh cụ căn, khắp thọ khổ.
  3. Thuyết minh thú hướng về tâm của nó.
  4. Kết thành đạo lý.

– Đoạn văn đầu có hai phần:

1. Thuyết minh thấy tướng Địa ngục, là đồng loại đã xưa cũ, mừng vui rong duỗi, chỗ sinh cảnh chướng ngại, thì liền tiếp tục sinh.

2. Thuyết minh mạt tâm Trung hữu thấy quả Địa ngục hiện tại.

Tướng các Sắc tán loạn, như Hữu tướng đã nói ở trước trong chỗ thấy sắp chết, trước diệt sau sinh, như quỷ bướu, có loài quỷ phần lớn là có bướu, không thể tự trì giữ, thọ nhiều khổ cùng cực thì đồng tại Địa ngục, cho nên Quyết Trạch phần chỉ nói sinh trong quỷ súc hằng thọ nhiều khổ, đồng ở tại Địa ngục. Tại sao trong đây chỉ nói cõi quỷ? Vì cõi này nghiệp nặng, lại nêu ra sơ lược.

– Trong Sinh tướng của Thai sinh, văn phân làm ba phần:

  1. Thuyết minh ba Xứ hiện tiền.
  2. Thuyết minh ba thứ chướng ngại.
  3. “Hoặc không có ba thứ lỗi lo như vậy” trở xuống kết thành tướng Nhập thai.

Điều hoà thích hợp với thời, không có bệnh được an vui. Nói có hạt mè hạt lúa, thì hạt mè hạt lúa bế tắt đường sinh sản. Nói sản môn có hình xoắn ốc, có cửa rộng lớn, hoặc có hình cong, có uế có trược, hang lổ không thuận thẳng, khó đặt yên đứa con. Chỗ đó dơ uế, tinh huyết hỗn trược, không thể kham chịu làm thành chỗ nương. Không tạo tác thì không tăng trưởng chiêu cảm nghiệp của đứa con, tạo tác là một đứa con tăng trưởng, là nghiệp của nhiều đứa con. Hoặc cảm dòng họ tôn quý, tự mình có cảm dòng họ tôn quý, cha mẹ thì không có, hoặc tự mình thì không có, cha mẹ thì có, kết thành có chín giai đoạn trong tướng Nhập thai:

  1. Kết thành nhập thai.
  2. Đối với cha mẹ khởi điên đảo.
  3. Tướng chỗ thấy phước mỏng phước nhiều.
  4. Nương gá thác sinh của Bản thức.
  5. Tướng trạng nương gá thác sinh.
  6. Các căn nương đây lần lượt sẽ sinh.
  7. Nơi các căn nương gá cũng sẽ lần lượt sinh, được gọi là viên mãn.
  8. Thức thác sinh, nương chấp tăng giảm như nhau.
  9. Nhục tâm (tim) là nơi Thức nương gá vào đây trước nhất nên xả bỏ chỗ này sau cùng.

Trong đoạn “đối với cha mẹ khởi điên đảo” có sáu phần:

  1. Khởi thú hướng.
  2. Khởi điên đảo.
  3. Với cha mẹ sinh tưởng khác.
  4. Ưa thích xa gần không đồng.
  5. Tùy ý thấy một.
  6. Liền thọ sinh, nương dựa trong tướng trạng, đó là chỗ chảy ra tinh huyết tanh hôi hợp thành một đoạn, là tinh huyết của cha mẹ hợp thành một đoạn.

Mạt tâm của Trung hữu khởi ái phiền não, gọi là điên đảo Trung hữu mạt thân, gọi là điên đảo Duyên, tức một đoạn kia là Phi tình tinh huyết cùng với Trung hữu đồng thời diệt, tức là sự đồng thời này do lực của Chủng tử, có căn vi tế và các đại chủng tạo căn đều cùng với căn đồng là hữu tình phận, khi tinh huyết bất tịnh hoà hợp nắm lấy sinh sátna trước, tức là tinh huyết này còn là Phi tình, hiện tại sát-na này, Thức đã nương gá vào, gọi là Kết sinh mà có Hữu tình tâm sở. Sư của Tát-bàđa lấy tinh huyết của cha mẹ là duyên, có riêng đại chủng tạo sắc của Dị thục, tử sinh trong đó. Hiện tại luận này có hai thuyết:

1. Tạo căn vi tế, đại chủng mới sinh, loại đó rất khéo diệu, ngoài ra trợ giúp đại chủng của Căn trần và Tạo sắc, dùng tinh huyết của Phi tình trước làm Thể này, không đồng với Tát-bà-đa kia.

2. Đồng với luận kia.

Phi tình đều diệt, nương vào đây mà làm duyên, thì tinh huyết mới khác lại sinh, là nghĩa Yết-la-lam, như quyển sau sẽ giải thích. Các căn nương vào đây mà lần lượt sinh trong đó. Trong Yết-la-lam này có đại chủng của các căn, nghĩa là lúc ban đầu bốn căn như Nhãn v.v… lúc đó cũng chưa có, đã có tạo ra bốn Đại năng tạo. Căn cứ theo xứ sở đó, trong luận này có nói, ngoài đại chủng tạo thân căn, riêng có bốn Đại tạo căn khác. Tuy không có Sắc sở tạo, nhưng đại chủng đã có, do đây mà thân căn đồng thời sinh với sức của đại chủng, sau đó các căn khác sinh. Quyết Trạch phần nói: “Năng tạo và Sở tạo, quyết định không lìa nhau, gọi là đồng Xứ không lìa nhau, nói lấy Hậu vị, không phải Sơ vị, vì riêng có đại chủng”. Căn cứ theo xứ sở đó thì sau đó căn mới sinh. Chính sự trợ giúp bốn Trần của các căn khác lúc đó cũng chưa có, cũng chỉ có đại chủng, trước hết căn cứ theo xứ sở, sau khi căn khởi thì Tạo sắc mới sinh, căn nương vào đó mà đồng thời sinh, gọi là chứng đắc viên mãn, hoặc ý của luận này nói là bốn Đại tạo thân căn, cũng có thể tạo bốn Căn còn lại, trợ giúp bốn Trần của thân căn, là Năng tạo bốn Đại, cũng là Năng tạo trợ giúp cho Trần của bốn căn còn lại. Hiện tại luận này nói ban đầu có đại chủng của các căn, gồm có các căn trợ giúp đại chủng của căn, tức là nói đại chủng tạo thân, và tạo đại chủng phù trợ thân căn và bốn Trần, là tạo đại chủng của bốn căn còn lại. Không phải lại riêng có, nương nhau mà có, là nghĩa của Tạo. Nếu không như thế thì lẽ nào lại chỉ có đại chủng mà không có Sở tạo? Tất cả bốn đại chủng trong cõi Dục đều không lìa Sắc và Xúc, cho nên nghĩa này khó hiểu.

 

BẢN LUẬN 2

Từ đây trở xuống là thuyết minh trong Sinh tướng. Đoạn thứ hai lập lại Liệu giản, văn phân làm hai phần: phần đầu nói rộng năm nẻo sinh, phần sau nói rộng Thai sinh.

Văn phần đầu lại có mười đoạn:

  1. Chủng tử nhiều hay ít.
  2. Tướng của Danh và Sắc dần dần tăng trưởng.
  3. Sai biệt của ba huân tập sinh quả.
  4. Dị thục thọ đồng thời.
  5. Có tướng tận của Thọ.
  6. Sai biệt của Chủng tử trong ba thời báo.
  7. Có cộng đồng pháp giới Nhiễm và Ly nhiễm.
  8. Chủng tử của ba tánh được tên có khác nhau.
  9. Chủng tử nhiều tên.
  10. Tướng sai biệt của Chuyển xả.

Phần Sinh trong đoạn trước nói: “Ngã ái vô gián đã sinh, Hý luận nhân theo đó huân tập, Tịnh nghiệp và Bất tịnh nghiệp đã thành thục quả mới sinh”. Hiện tại luận này nói rộng Chủng tử, Danh, Sắc tăng trưởng, tức là Thể của Chánh sinh ở trước.

Trong đây nói rộng lại Chủng tử nhiều hay ít. Tất cả Chủng tử đều đầy đủ, như Thành Duy Thức luận quyển 2 nói. Văn giải thích luận này, cứ y theo ba nghĩa kia, là pháp Niết-bàn. Pháp là đạo lý, tức là có đạo lý để nhập Niết-bàn.

Trong một cõi mà thành Chủng tử của ba cõi, nhiếp tại Bản thức, tánh đồng Vô ký, vì Dụng quy về Thể, thấy giống nhau nhưng khác loại, phạm vi trói buộc hoàn toàn khác nhau. Nghiệp quả không đồng, Báo và Phi báo sai biệt, cũng như luận sớ của Duy Thức quyển 2. Trong ba huân tập Chủng tử sinh quả sai biệt, tự thể của Chủng tử thức, ưa thích Hý luận để làm Thắng nhân, là Danh ngôn chủng tử. Đối với sinh Tịnh nghiệp và Bất tịnh nghiệp của tộc họ làm Thắng nhân, là Hữu chi chủng tử. Tự thể chấp Ngã, Mạn… là Chủng tử Ngã chấp, tức là nói rộng ba nhân trước ở trong Thai phần. Có tự tánh Thọ không khổ không vui, là A-lại-da thức tương ưng với Xả thọ, Dị thục chủ gánh vác các Thọ khác, gọi là tự tánh Thọ. Dị thục Sinh, là từ Chân dị thục sinh ra, Thể không phải Dị thục. Nghĩa của Dị thục như Duy Thức sớ quyển 2 nói.

Lại nữa, Thể của Chủng tử từ vô thỉ đến nay, Hộ Pháp và Tịnh Nguyệt nói: “Chủng tử vốn có sẵn, do Chủng tử mới huân tập phát khởi mới sinh, cho nên gọi là mới”. Văn này là chánh văn. Nan-đà nói: “Đây là nói Danh ngôn, Bản thức gần Chủng tử, vô thỉ mới huân tập, không thể tự chứng đắc quả Dị thục, phải do Chủng tử mới huân của Tịnh nghiệp và Bất tịnh nghiệp chiêu cảm tập hợp thì mới có thể sinh được, cho nên gọi là mới”. Hộ Pháp giải thích: “Danh ngôn chủng tử, pháp vốn như vậy, đã thành tựu từ xưa, không có Hữu chi huân tập, không thể chứng đắc quả, mới và cũ hợp chung sử dụng thì quả đó mới có thể sinh. Mong nghiệp chiêu cảm tập hợp cùng với Danh mới của nó không phải Danh ngôn chủng tử, từ vô thỉ thì không có, phải huân tập mới sinh, cho nên gọi là Danh ngôn chủng tử”. Không có tướng Thọ tận, lại là Tâm sở gặp duyên, vì Tâm sở sinh quả. Chủng tử của Hữu chi, gọi là tướng Hữu chi Thọ tận, vì có tướng suy đồi. Nếu quả chưa sinh, thì gọi là quả chưa thọ, nếu quả đã sinh thì gọi là quả đã thọ.

Lại nữa, các Chủng tử chưa cùng với quả hoặc thuận Sinh thọ hoặc thuận Hậu thọ, thì đây là nói Chủng tử chưa sinh quả. Hoặc thuận Sinh thọ, hoặc thuận Hậu thọ. Tuy trải qua nhiều kiếp, nhưng chưa chứng đắc quả. Chủng tử chưa diệt mất, sau đó có thể sinh lại, tùy rong đuổi theo tự thể, tuy các quả khác sinh, phải do tự Chủng tử, như Thể của Dị thục, tuy chờ các nghiệp khác và hiện hành các duyên khác, thì quả đó mới sinh, phải do Danh ngôn chủng tử của tự nó để khởi Cận nhân duyên. Lại nữa, các Chủng tử riêng đối với Thân này thì đáng lẽ thọ Dị thục, duyên so le thì không thọ, đây là nói hiện tại thuận trong Hiện thọ nghiệp, Bất định chủng tử của Báo định thời, duyên so le thì hiện tại chưa được thọ quả, tuy đối với các Sinh khác mới bắt đầu thọ quả, cũng chỉ trụ tại Thuận hiện thọ vị, không gọi là thuận với các Thọ chủng khác, tức là thuận với Hiện báo định thời Bất định nghiệp, hoặc các Chủng tử nghiệp ba thời, thân hiện tại đáng lẽ thuần thục, duyên so le thì không thọ, thuận với Bất định Thọ, cho nên vẫn nương vào vị xưa cũ mà trụ, gọi là ba thời Bất định nghiệp. Do đó mỗi mỗi thân có nghiệp chủng ba thời. Hiển Dương luận ghi: “Nghiệp có ba thứ, là thuận với Hiện thọ, Sinh thọ và Hậu thọ”. Hoặc phân làm bốn thứ, là thêm Bất định thọ. Hoặc khai làm năm thứ, là Ly thời và Báo định trong Bất định thọ cùng với Bất định làm hai nghiệp. Văn này không nói thuận với Hiện thọ, có ý nói nhiều thời không thọ Chủng tử và quả, tuy trải qua nhiều kiếp nhưng Chủng tử không hủ bại, cho nên không nói. Lại nữa, từ Sơ vị mà đặt tên, cũng có nhiều thời thuận với hiện tại Thọ chủng, tuy không chứng đắc quả, cũng không hủ bại, vì chỉ có Biệt báo, ba thời đều thông với Tổng báo, cho nên không nói hiện tại. Thuận với Chủng tử của Sinh thọ, đáng lẽ tiếp theo là Thân thọ, nhưng nói trải qua nhiều kiếp mà chưa thọ quả. Không hủ bại, là như thuận với Sinh thọ nghiệp, đáng lẽ nhiều đời thọ trong cõi người, mới thọ một đời thì liền tạo ác nghiệp, sinh vào nẻo ác. Quả nhân loại chưa thọ, quả nẻo ác hết thì trở lại thọ quả của cõi người, tức là Thuận sinh nghiệp tuy trải qua nhiều kiếp nhưng không hủ bại. Ngoài ra cứ theo đó có thể hiểu.

Sư của Thí Dụ bộ lập ra có tám Nghiệp, ba Thời và Bất định đều có Định và Bất định, là thuận với Hiện thọ thời quyết định và Báo bất định. Báo quyết định và Thời bất định là hai, ngoài ra cứ theo đây có thể biết. Nghiệp thứ tư của nó không nương riêng vào ba Thời, chỉ có tổng phân biệt, luận kia phá Tát-bà-đa rằng: “Hoặc là nghiệp Vô gián quyết định thuận với Sinh thọ không thể chuyển, thì Thiện nghiệp của ba cõi và Phi tưởng tối thắng cũng đáng lẽ không siêu vượt chứng đắc Thánh đạo”. Kia bất khả chuyển thì đây cũng đáng lẽ như thế. Hiện tại trong Đại thừa, nghiệp đồng với nghiệp ngũ Nghịch của vua A-xà-thế kia, đã sám hối rồi thì tuyệt không thọ quả, tức là nghĩa Sinh báo có thể chuyển diệt, lúc đó Báo đều là bất định. Ương-quật-ma-la chuyển nghiệp Địa ngục, thọ trong cõi người. Báo quyết định, Thời bất định, nghĩa cũng đồng như vậy. Cho nên Quyết Trạch phần nói: “Dựa vào người chưa giải thoát mà kiến lập Định nghiệp và không phải đã giải thoát. Các nghiệp trong thân giải thoát đều gọi là Bất định nghiệp”, do đây thuận với Hiện nghiệp, đều là hai nghiệp làm thành, tuy không có chánh văn, nhưng lý chắc chắn cũng như thế.

Một Xứ có nhiễm tức là tất cả Xứ có nhiễm. Trong một cõi có các loại cõi, thì ba cõi nhiễm ô và trói buộc đồng nhau. Lìa nhiễm thì ngược lại điều này.

Hoặc Chủng tử do Phiền não phẩm nhiếp thì gọi là thô trọng, cũng gọi là Tùy miên. Thô trọng có ba nghĩa:

  1. Não hại, chỉ có pháp nhiễm ô.
  2. Vô kham nhẫn, thông với pháp Vô ký.
  3. Tánh Hữu lậu, thông với Hữu lậu thiện.

Hiện tại nói Phiền não gọi là thô trọng có đủ ba nghĩa, gọi là Tùy miên thì Câu-xá luận giải thích: “Nghĩa là Tùy mà tăng thêm Miên, là nghĩa Tùy miên”, là Tham hiện tại. Thành Duy Thức luận ghi: “Tuỳ là rong đuổi theo hữu tình, Miên là ẩn nấp trong Tạng thức, hoặc Tùy là tăng thêm lỗi, cho nên gọi là Tùy miên”. Hoặc mong Bồ-tát chỉ có Chủng tử của hai chướng, cho nên Vô ký không được tên này, các Vô ký phẩm có đủ hai thứ thô trọng, Thể không có kham nhận, vì là Hữu lậu, đây gọi là nhân thô trọng. Không có não hại ban đầu, cho nên các kinh luận khác chỉ nói Chủng tử nhiễm gọi là thô trọng, không phải pháp Vô ký, chỉ có một Thiện pháp. Nói tánh của Hữu lậu, Quyết Trạch phần ghi: “Có tự tánh nghiệp thô trọng”. Đối Pháp luận cũng gọi là Hữu lậu thô trọng, do không có nghĩa thứ nhất và thứ hai. Hiện tại luận này nói pháp chủng của Tín… không gọi là thô trọng, cũng không phải Tùy miên, do đó tự thể của tất cả Sở y tức là thân năm Uẩn của Dị thục. Phiền não bức não, Phiền não chiêu cảm, Phiền não nương dựa, gọi là Sở tùy thô trọng. Khi Chủng tử vô ký khởi thi gọi là Sở sinh thô trọng. Thể là Dị thục, Vô Phú vô ký gọi là tự tánh thô trọng.

Nhiều tên có mười một tên. Giới nghĩa là nhân, nghĩa là trì giữ tự thể. Chủng tánh nghĩa là Loại và Biệt. Tự tánh nghĩa là Thể. Nhân là nghĩa quả kiến lập. Tát-ca-da nghĩa là hư nguỵ có thể phá được. Hý luận nghĩa là bị phân trong nghĩa Phân biệt. A-lại-da nghĩa là Sở ái nhiễm. Thủ nghĩa là Sở thủ. Khổ nghĩa là bức bách. Tát-ca-da kiến và Sở y xứ của Ngã, Mạn nghĩa là Ngã kiến và Ngã mạn nương vào Sinh xứ. Lại nữa, khi Bát Niết-bàn thì đã chứng đắc Chuyển y, đây là nói nhập quả vị Vô dư. Sở y của Chủng tử nhiễm trước đã chuyển xả, gọi là Vô gián đạo. Chủng tử của Thiện vô ký chuyển khiến cho duyên thiếu khuyết, rốt ráo không sinh. Thể của quả đã không có, tùy ý nhập diệt, gọi là chuyển được nội duyên tự tại. Lại nữa, Chủng tử của Thiện vô ký, do duyên của Chủng tử phiền não trở thành Phược, khi chứng đắc Hữu dư Niết-bàn thì chuyển xả tất cả Sở y của Chủng tử nhiễm, Chủng tử của Thiện vô ký đã lìa duyên Phược, được sinh quả Tự tại, càng không có chướng ngại, mỗi mỗi đều khiến cho duyên thiếu khuyết.

Phần thứ ba, phần nói rộng về tướng Thai sinh, phân là tám đoạn:

  1. Thời tiết.
  2. Tư chất.
  3. Phần vị.
  4. Biến dị.
  5. Tướng nam nữ.
  6. Sự bức khổ của mẹ.
  7. Xuất thai.
  8. Tướng tăng trưởng.

Trong tám vị đó, Ngũ Vương kinh nói: “Bảy ngày lần đầu như màng sữa mỏng, bảy ngày lần thứ hai như màng sữa dầy, bảy ngày lần thứ ba như sữa đặc, bảy ngày lần thứ tư như hòn thịt tròn, cho đến bảy ngày lần thứ bảy là Viên mãn vị”. Luận này thì nói tám vị. Đúng lý ra là tám lần bảy ngày mới hết ba tháng, nhiều tướng đã hiển hiện rõ ràng, theo thứ tự như vậy, hoặc đã kết ngưng như màng mỏng bên trong, gọi là Yết-la-lam. Yết-la-lam, Hán dịch là Tạp uế. Bất tịnh của cha mẹ hoà hợp gọi là Tạp, dính nhiễm có thể chê dơ thì gọi là Uế, hai thứ bất tịnh hoà hợp thì gọi là đã kết ngưng, bên trong mỏng bên ngoài dầy, đây là tối sơ có nhiều nhân khổ dấy khởi, sự tổn não đã rộng, cho nên đặt tên là Mũi tên. Át-bộ-đàm, Hán dịch là Bào (da bỏng), cũng như mụt bỏng nổi trên da, trong ngoài như bơ sữa, chưa trở thành thịt, giống như mụt nhọt, cho nên gọi là Bào. Bế-thi, Hán dịch là Ngưng kết, tuy đã thành thịt nhưng vẫn còn mềm, xứ Tây Vực gọi là cục máu chín, cũng gọi là Bế-thi, tướng đó cũng giống nhau. Kiện-nam, Hán dịch là Kiên hậu (dầy cứng), có thể sờ chạm, đã thành cục thịt, nhưng chưa có tướng chi, đến năm lần bảy ngày sau, tướng chi mới hiện, cho nên gọi là Bátla-xa-khư. Bát-la-xa-khư nghĩa là Chi phần, chỗ thổi của gió nghiệp từ trong thổi đánh ra ngoài, trên có một Chi lấy làm tướng đầu, kế đó thổi hai Chi lấy làm tướng đùi, bên dưới thổi hai Chi lấy làm tướng ống quyển, đây là tướng khí ban đầu từ trong ra, sau khi chết thì khí không trở vào, các vị còn lại có thể biết. Đến tám lần bảy ngày sau, chỉ tăng trưởng dần dần, không có vị nào khác, đến ba mươi tám lần bảy ngày mới đầy đủ, tổng cộng là hai trăm sáu mươi sáu ngày ngày, các chi phần đều đủ. Lại trải qua bốn ngày nữa mới sinh ra, chuyển hướng xuống phía dưới, tổng cộng trải qua hai trăm bảy mươi ngày ngày, là trải qua chín tháng, gọi là Cực viên mãn, bao gồm tháng đầu và tháng cuối thì thành mười tháng, thật ra chỉ đầy chín tháng.

Trong Biến dị có hai phần là nêu bốn loại Dị và tùy giải thích riêng. Một là tóc, hai là sắc, ba là da, bốn là tứ chi. Một là do nghiệp lực, hai là do mẹ không kiêng tránh những trường hợp không bình đẳng, do đó hai lực sinh, tùy thuận theo gió làm duyên, khiến cho tóc… bị tổn giảm, sau khi sinh dần dần xúc sinh các Xúc phần. Dưới đây thuyết minh tăng trưởng, xem ý của đoạn văn này, từ căn và vị trở về sau, chưa nêu ra trước khi Sinh gọi là sáu Xứ chi. Sau khi sinh ra, trước khi học nói năng gọi là Xúc chi, đam mê tạo lập gia thất mới gọi là Thọ chi.

“Lại nữa, chư hữu tình tùy các thứ như vậy…” trở xuống, trong phần phân rõ sinh và chết toàn văn thứ hai nói quán thứ tự sinh tử, câu nghĩa của Lậu tận khó hiểu. Trong đó có ba phần:

  1. Quán sinh tử, triển chuyển thứ tự.
  2. Thuyết minh quán sinh tử mới chứng đắc Lậu tận.
  3. Giáo lý này chính là khó hiểu ngộ.

Trong đoạn thứ nhất có hai phần: một là nêu bày, hai là giải thích.

“Đây lại đối với chỗ khác”, đây lại đối với chỗ khác là đối với ông cha con cháu, lần lượt cho nhau, vì làm bốn duyên. Do thân nuôi lớn, sinh tử tương tục, chưa chứng Bồ-đề, chưa đến Phật vị, triển chuyển vô tận. Hoặc nghe chánh pháp, trong tự tư duy, tu chứng Thánh đế, mới chứng đắc Lậu tận. Sinh tử như vậy, mới đoạn luân hồi.

Nói rằng “Ta không có hoặc phần, hoặc ai hoặc sự vật”, phần là loại; ai là thể; sự là vật. Phần đầu thuyết minh Ngã sở không có ba thứ này. Phần sau thuyết minh Ngã thể không có ba thứ này. Cho nên Ngã và Ngã sở cả hai đều không có. Hoặc Phần là Thời phần (thời gian). Trong thời gian ba đời cũng không có Ngã hay sao? Ai là Ngã thể, Sự là Ngã sở. Nói rằng quán trong thân, trong thời gian ba đời, Ngã không có tự thể, cũng không có Ngã sở, cho nên nói Ngã không có hoặc là Phần, Thuỳ và Sự. Quán thời phần của Ngã thân người khác, cũng không có Ngã thể, Ngã sở cũng đều không có, cho nên nói Ngã cũng không phải hoặc phần, hoặc sự việc, hoặc ai, hoặc ta không có. Thuyết minh không có Ngã sở, Ngã không có Anh lạc phần, không có Đồng bộc thuỳ, Quật trạch sự, đây là nói không có Ngã sở. Dưới đây là phá không có Ngã thể. Ngã là tự ngã, đều không phải Tha ngã, hoặc Phân anh lạc, hoặc Thuỳ đồng bộc, hoặc Sự quật trạch, cho nên Ngã thể không có, là nói thân trong sinh và chết tương tục. Như vậy chỗ nói, không có Ngã ngã sở, và chỗ có ngôn giáo, đều là khó gặp được, giả sử tuy gặp được, nhưng hiểu ngộ cũng khó, không nghe được lời dạy này, hằng trầm luân sống chết, nghe rồi chánh tư duy, thì mới chứng đắc Lậu tận, khuyên các bậc trí phải nên thuận tu học.

Trên đã thuyết minh Nội phần sinh tử. Từ đây xuống thuyết minh Ngoại khí thành hoại. Văn phân làm hai đoạn:

  1. Lược hỏi đáp.
  2. “Hoặc có thể cảm hoại nghiệp hiện tiền…” trở xuống, riêng thuyết minh thành và hoại.

Trong riêng thuyết minh thành hoại, thì phần đầu là Hoại, phần sau là thành. Trong hoại có hai phần:

  1. Tổng thuyết minh ba tai hoạ.
  2. “Thế nào là ba tai hoạ…” trở xuống, là riêng thuyết minh Tam tai.

– Văn phần đầu có năm đoạn:

  1. Do nghiệp có thể hoại.
  2. Phân biệt Tai và Hoại.
  3. Đỉnh của Tam tai.
  4. Thời tiết của kiếp.
  5. Thọ lượng của Sơ thiền.

Do nghiệp hoại, nghiệp tức là Tầm và Tứ; Siểm và Cuống là nghiệp của Hỏa tai. Thông với chỗ chiêu cảm Hỷ của hai nghiệp thiện và bất thiện là nghiệp của Thủy tai. Lạc và hai loại hơi thở ra vào làm nghiệp của Phong tai. Cõi Dục thông làm chỗ chiêu cảm của thiện và bất thiện. Thượng giới chỉ có thiện, chỉ có Duyên xứ, đã có ba giải thích. Giải thích cũng có ba, có đặt vấn nạn này, Khí giới bên ngoài hoại, đã do nghiệp chiêu cảm. Bên trong thân tử diệt, cũng đáng lẽ nghiệp chiêu, để giải thích câu hỏi, sự sai biệt trong ngoài, cho nên luận ghi: “Do phần bên ngoài kia, đều sẽ bị tan hoại”. E rằng nghĩa khó hiểu, lại giải thích trình bày thêm, giải thích có hai nghĩa:

1. Sắc bên ngoài tương tục rất khó diệt nhanh chóng, cho nên hoại do nghiệp. Thức nương gá trong thân, thọ mạng còn Thức còn, nghiệp hết thọ mạng vong, mặc tình dễ chối từ. Cho nên bên ngoài do nghiệp hoại, trong thân thì mặc tình tự ý diệt.

2. Nghiệp chiêu cảm Ngoại khí, phần nhiều là quyết định, trụ thời gian một kiếp, cho nên hoại do nghiệp. Tất cả chúng sinh vì cộng nghiệp chiêu cảm, Thời phân đều tương đồng, nội thân không như vậy. Do các thứ nghiệp chủng, thọ mạng không nhất định, mỗi nghiệp cảm đều khác, nghiệp hết thì mạng vong, thì mặc tình mà chết, cho nên không chờ nghiệp. Do bên trong thân này, sát-na diệt dễ dàng, mặc tình tùy ý diệt, tương tục diệt thì khó, chắc chắn do nghiệp hết, Ngoại khí cũng như vậy. Sát-na diệt dễ dàng, không chờ nghiệp chiêu cảm, nhanh chóng diệt thành khó, cho nên do nghiệp cảm, các Đạo lý như vậy, xưa nay đã rõ ràng, bậc Trí không cần nghĩ, trong đây khởi nghi ngờ, hiện tại đã thông rồi, bậc Trí hiểu rõ hơn.

Trong Phân biệt Tai. Sơ thiền của cõi Dục, đồng có Tầm tứ, quân thần Siểm cuống. Bên trong là chỗ bức bách của hỏa, đồng với Hỏa tai. Nhị thiền trở xuống, Hỷ thuỷ (nước mừng) động vọt lên, cho nên đồng Thủy tai. Tam thiền trở xuống, bên trong có Lạc thọ, gió hơi thở ra vào, vì là chỗ dao động, là đồng có Phong tai. Trong Đệ tứ thiền, không có riêng chỗ tổn não của Nội tai, cho nên không có Ngoại tai, điện đường tùy thân, nghĩa Hữu và Vô hiển hiện, không mượn duyên hoại.

Trong “đỉnh của Tai”, lượng bề ngang của Sơ thiền lớn nhỏ cũng như cõi Dục, đã đồng một hỏa tai. Một ngàn Sơ thiền mới bằng lượng của một Nhị thiền, Hỏa tai của Nhị thiền thì không bằng, cho nên nói Nhị thiền làm đỉnh của Hỏa tai. Một ngàn Nhị thiền mới bằng lượng của một Tam thiền. Nhị thiền trở xuống đã đồng Thủy tai, Thủy tai không thể hoại Đệ tam thiền, cho nên nói Tam thiền làm đỉnh của Thủy tai. Một ngàn Tam thiền mới bằng lượng của một Tứ thiền, Tam thiền trở xuống đồng một Phong tai, Phong đã không hoại được Tứ thiền, cho nên nói Tứ thiền làm đỉnh của Phong tai.

Trong “kiếp, thời tiết”, chỉ nói hai mươi Trụ kiếp, có tăng có giảm, có thể nói là hai mươi. Ba kiếp Thành, Hoại và Không, đã không có tăng và giảm, làm chuẩn cho lượng của Trụ kiếp. Trong thọ lượng của Sơ thiền. Phạm Tiền Ích thiên, tức là Đệ nhị Phạm Phụ thiên, ở trước Đại phạm Vương mà khởi làm nhiêu ích.

Kiếp có chín thứ:

1. Số năm, tháng, ngày.

2. A-tăng-kỳ, hai kiếp tăng giảm, tức là Tiểu tam tai kiếp đói khát, bệnh tật, đao binh, gọi là Trung kiếp.

3. Hai mươi kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Phạm chúng thiên.

4. Bốn mươi kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Phạm tiền ích thiên.

5. Sáu mươi kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Đại phạm thiên. Câu-xá không có văn này, chỉ nói Đại phạm thiên thọ một kiếp rưỡi, vì lấy bốn mươi kiếp làm một kiếp.

6. Tám mươi kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Hỏa tai.

7. Bảy Hỏa kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Thủy tai.

8. Bảy Thủy kiếp làm một kiếp, tức là kiếp của Phong tai.

9. Ba đại A-tăng-kỳ kiếp.

Y theo kinh Hoa Nghiêm quyển 2 phẩm A-tăng-kỳ, có một trăm hai mươi số, số thứ một trăm hai mươi gọi là A-tăng-kỳ, số Thủy Hỏa Phong cho đến bất khả số thì gọi là vô số. Theo Cựu Nhiếp luận nói thì có ba mươi ba a-tăng-kỳ kiếp. Kiếp thứ hai làm một Tiểu kiếp, là hai mươi mốt Tiểu kiếp. Kiếp thứ ba làm một Trung kiếp, làm chín kiếp Trung kiếp. Sơ kiếp làm một Đại kiếp, là ba Đại kiếp. Tuy có văn này, nhưng không thể làm bằng cứ, không biết tích chứa cái gì để làm thành vô số? Kinh Anh Lạc ghi: “Thành dài bốn mươi dặm đổ đầy hạt cải, một trăm năm bỏ đi một hạt, bỏ hết hạt cải đó thì gọi là một kiếp”. Có nói thành dài tám mươi dặm, hoặc một trăm dặm, hoặc tám trăm dặm. Hoặc nói bốn mươi dặm, tám mươi dặm, một trăm dặm hoặc tám trăm dặm đá, trời Tịnh cư dùng diệu y nặng ba thù , ba năm phất một cái, hạt cải hết, đá hết thì gọi là một kiếp, căn cơ không đồng, chưa có thể lấy chính xác. Câu-xá quyển 12 dẫn kinh Giải Thoát nói có sáu mươi số, nhưng chỉ có năm mươi hai, còn thừa tám số thì quên mất, lấy số thứ năm mươi hai gọi là a-tăng-kỳ, vẫn lấy tích số mười, không đồng với Hoa Nghiêm, từ số vạn lấy lên, đều là tích gấp bội, như vạn vạn gọi là ức, đến a-tăng-kỳ thì số đó rất nhiều. Đây là nghĩa của Đại thừa, cho nên không thể lấy Câu-xá mà làm chứng, rộng như Biệt chương nói.

Đại phạm thiên của nó, khi Khí thế gian bắt đầu thành tựu thì Đại phạm thiên liền sinh, cho đến cuối cùng khi hoại thì mới tử, cho nên thọ mạng là sáu mươi kiếp, không đồng với các tông khác. Hiện tại giả sử thời lượng của hai kiếp Thủy và Phong là rất ngắn, thì khi thọ lượng một kiếp của Đại phạm quyết định ba phẩm Tu sinh của ba cõi trời bất đồng, kiếp số do đó mà khác nhau.

“Tại sao Hỏa tai có thể hoại thế gian…” trở xuống. Đoạn thứ hai trong Hoại, riêng thuyết minh về Tam tai: một là Hỏa, hai là Thủy, ba là Phong. Trong Hỏa phân làm hai đoạn: một là hỏi, hai là đáp. Trong đáp có ba đoạn:

  1. Thuyết minh hai mươi Trụ kiếp, là dần dần hoại.
  2. Luận nói: “Cuối cùng thì tăng lên, lúc đó Na-lạc-ca…” trở xuống, thuyết minh hai mươi Tiểu kiếp.
  3. “Như vậy thế giới đều bị thiêu cháy…” trở xuống, thuyết minh Không kiếp.

Đoạn văn đầu lại có ba đoạn:

  1. Tổng thuyết minh trong Trụ kiếp một tăng một giảm.
  2. Lại cũng trong đây, “kiếp lại có ba thứ Tiểu tai xuất hiện…” trở xuống, thuyết minh thời lượng của kiếp giảm, Tiểu tai suy tổn rồi lại dần dần tăng.
  3. Như vậy hai mươi kiếp giảm và hai mươi kiếp tăng, kết thành Trụ kiếp.

Trong đoạn thứ hai có hai phần:

  1. Thuyết minh Tam tai suy tổn.
  2. “Lại cũng có thể xả bỏ thọ lượng…” trở xuống, thuyết minh sau đó dần dần tăng.

Văn phần đầu lại có hai đoạn:

  1. Thuyết minh Tiểu tam tai.
  2. Thuyết minh ba thứ suy tổn.

Câu-xá nói Tiểu tam tai, đều khởi khi mười tuổi, vẫn sinh riêng kiếp. Hiện tại là Đại thừa đồng với một kiếp. Khi tuổi mười, hai mươi, ba mươi dấy khởi đói khát, bệnh tật, đao binh, kế tiếp thì không đồng, như Câu-xá luận ghi: “Kiệm có ba sự là Bạch cốt, Vận trù và Tụ tập”. Rộng như luận đó nói. Kiệm tai trải qua bảy năm bảy tháng bảy ngày và bảy đêm, bệnh tật trải qua bảy tháng bảy ngày và bảy đêm, đao binh thì trải qua bảy ngày. Do xan tham của nghiệp Bất thiện hạ phẩm, chiêu cảm thiếu đói mất mùa thời gian dài bảy năm bảy tháng bảy ngày bảy đêm, lương thực vừa hết, vừa khốn khổ mà chết. Do tổn hại của nghiệp Bất thiện trung phẩm, chiêu cảm bệnh tai bảy tháng bảy ngày bảy đêm, bức não thân tâm cho đến chết. Do sát hại của nghiệp Bất thiện thượng phẩm, chiêu cảm đao binh chỉ trải qua bảy ngày, độc tâm đã mãnh liệt, dù cầm cây cỏ cũng trở thành dụng cụ sát hại, mạng dễ dàng chết hết, không cần mượn nhiều. Ban ngày thấy nhau, sự giết hại dễ thành, trong ban đêm tối tăm, sự giết hại ít hơn, lược bỏ không nói ban đêm. Những kinh khác ghi nói: “Do thí cho chúng Tăng một nắm cơm, không sinh trong kiếp đói kém mất mùa. Do thí cho chúng Tăng một viên thuốc ha-lê, không đoạ trong kiếp tật bệnh. Do một ngày đêm giữ giới không, không đoạ trong kiếp đao binh”. Cho nên hiện tại dần dần diệt và khởi ba ác nghiệp. Cây mía biến vị, là nấu nước mía biến thành đường cát, vị của mía biến chất. Lại nữa, có thể xả bỏ ác pháp bất thiện tổn giảm thọ lượng, đây là thuyết minh giảm kiếp tăng dần, vì xả bỏ đao tai các nghiệp sát sinh mà thọ lượng tăng dần, cha thọ mười tuổi, sinh con thọ mười lăm tuổi, như vậy triển chuyển cho đến tám vạn tuổi, không nói bốn ngàn, chỉ nêu ra số lớn.

Như vậy hai mươi giảm hai mươi tăng hợp lại thành bốn mươi tăng giảm thì liền ra khỏi Trụ kiếp, hoặc kết thành Trụ kiếp. Đối Pháp luận ghi: “Một trung kiếp đầu chỉ có giảm, một trung kiếp sau chỉ có tăng”. Ban đầu của Trụ kiếp là bắt đầu từ tám vạn tuổi, giảm dần đến còn mười tuổi, rồi lại tăng dần đến tám vạn, gọi là một Trụ kiếp, như vậy hai mươi kiếp mới là Trụ kiếp mãn. Trụ kiếp thứ hai mươi tăng đến tám vạn, mới lập được tên Mãn kiếp. Từ đây về sau, mạng dần dần tổn thì gọi là Hoại kiếp. Trong Trụ kiếp của nó, nửa kiếp thứ nhất của Sơ kiếp chỉ có giảm, nửa kiếp thứ hai của kiếp sau chỉ có tăng, cho nên nói một trung kiếp thứ nhất chỉ có giảm, một trung kiếp sau chỉ có tăng, tức là hai mươi kiếp đều có tăng và giảm, không đồng với tiểu thừa, kiếp sau chỉ có tăng không có giảm, kiếp thứ nhất chỉ có giảm không có tăng. “Khi tăng đến tối hậu thì lúc đó Na-lạc-ca hữu tình…” trở xuống, là thuyết minh hai mươi Hoại kiếp, trong đó phân làm hai đoạn:

1. Thuyết minh Hữu tình thế gian hoại, chỉ nói đã không có sinh Cực quang tịnh thiên, lại căn cứ theo Cực xứ, không chướng ngại sinh xuống các cõi Thiên dưới khác.

2. “Đang trong lúc này, chỗ cư trú của năm nẻo thế gian…” trở xuống là Khí thế gian hoại.

– Trong Khí thế gian hoại phân ba phần:

  1. Thuyết minh chỗ hoại của mặt trời gốc.
  2. Thuyết minh chỗ hoại của mặt trời mới.
  3. Tổng kết thành.

Kinh Khởi Thế ghi: “Không có trời mưa nhuần, tất cả chỗ có thảo mộc đều khô khan, tức là có gió Ca-lê-ca, thổi tám vạn bốn ngàn sông biển, đều khiến cho tan rải bốn phương, bên dưới khởi Nhật cung thứ hai, đặt lên nửa bụng của Tu-di”. Tiểu thừa nhân đây nói có sáu mặt trời, đầu tiên ở dưới biển, khi hoại mới xuất hiện. Hiện tại là Đại thừa không có thuyết này. Lý nào cần như thế? Hoại nghiệp khi chín muồi, thế giới bắt đầu hoại, do đó mặt trời hoại đầy đủ, cũng được nghiệp chiêu cảm. Hoại nghiệp chưa thành, cần gì mặt trời kia? Do đây Hoại kiếp của mặt trời kia mới sinh, nghĩa này có vài điểm tương đồng với Sự sở thiêu thứ năm trong sáu Sự sở thiêu.

Sự thứ năm tức là Diệu cao, sự thứ sáu là Đại địa, hợp chung một chỗ để thuyết minh sơ lược. Không có nêu tên của sự thứ năm, Thể của nó đã bày, triển chuyển mạnh mẽ cùng cực đến Phạm thế. Cõi Dục cõi Sắc, thô và tế, loại và biệt, không thể Hỏa cõi dưới thiêu đốt khí vật của cõi trên. Lửa nóng tiếp nhau, dần dần hoại thế gian, cho nên nói Triển chuyển. Thật ra Biệt hoả hoại trong Tổng kết thành, lược làm ba sự:

  1. Mặt trời thiêu cháy cỏ cây.
  2. Mặt trời làm khô cạn nước.
  3. Mặt trời làm tan chảy vật thể cứng chắc.

Hai mặt trời hợp thành tám mặt trời gọi nghĩa là mặt trời thứ sáu của nó có thể làm hai tổn, một phần tổn biển cả, một phần tổn núi non, một nửa thành nước một nửa thành vật thể cứng chắc, cho nên số thì thành tám mặt trời, nhưng hợp lại chỉ có bảy mặt trời. Trong Không kiếp của nó, cho đến các bóng ảnh khác cũng bất khả đắc. Điều này tuy không có văn, nhưng cũng đồng với Tiểu thừa. Có câu nói “Sắc của Không giới, không có ảnh bóng”, là vì vô chất, không phải vô huýnh sắc .

Hỏi: Sắc này nghiệp nào chiêu cảm?

Đáp: Cũng là nghiệp cảm của chúng sinh cõi này và cõi kia, không phải thành, không phải hoại, vì là chỗ chiêu cảm của nghiệp. Chúng sinh cõi này chứng đắc Thiên nhãn, có ứng dụng thấy được, hoặc nói Vô ảnh, ảnh tức là Huýnh sắc, Huýnh sắc cũng không có, không đồng với tông kia, không có nghiệp chiêu cảm, vì chiêu cảm vô dụng.

Trong Thủy tai, đối với Tịnh lự thứ hai có Câu sinh thuỷ dấy khởi, không phải khởi riêng mây, nhưng mưa đối với Thủy, thì thời gian trước kia cùng với thân đều có Thủy giới, bên dưới tăng lên, sau đó đều chìm hết, hoặc do nghiệp lực mặc tình mà khởi, gọi là Câu sinh, Phong cũng như vậy. Hỏa thì rừng rực, tư thế bốc lên, cho nên tai nạn khởi lên từ bên dưới. Thủy và Phong dựa vào hư không mà mưa và gió, do đó tai nạn sinh từ trên xuống.

Hỏi: Do đâu bảy Hỏa tai làm một Thủy tai?

Đáp: Thiểu quang thiên trong Đệ nhị thiền tuổi thọ hai kiếp, Vô lượng hoả thiên thọ bốn kiếp, Cực quang tịnh thiên thọ tám kiếp. Nếu sau một Hỏa kiếp liền khởi Thủy tai, thì chư Thiên kia chừng nào mới thọ tám kiếp! Cho nên ở đây hiển sau bảy Thủy tai, lại khởi bảy Hỏa tai mới là một Phong tai. Tổng hiển tám lần bảy Hỏa tai, một lần bảy Thủy tai, mới thành Phong tai. Thiểu tịnh thiên của Đệ tam thiền thọ mười sáu kiếp, Vô lượng tịnh thiên thọ ba mươi hai kiếp, Biến tịnh thiên thọ sáu mươi bốn kiếp. Tám lần bảy Hỏa tai, một lần bảy Thủy tai mới thành một Phong tai. Thủy và Hỏa có chín lần bảy tai thì thành sáu mươi ba tai, sau đó là một Phong tai thì thành sáu mươi bốn tai, cho nên Tam tai, Hoại kiếp mỗi mỗi đều khác nhau. Kinh Bồ-tát Kiến Thật Tam-muội ghi: “Khi Phong tai khởi, chúng sinh đều sinh lên Đệ tứ thiền. Trong Đệ tam thiền khởi Hỏa tai và Phong tai, gọi là Tăng-già-đa, trước hết là thổi cung điện của Biến tịnh thiên, mưa tuôn vỗ vào nhau đều tan hoại tất cả. Kế đó thổi các cung điện từ Quang âm thiên trở xuống, khiến cho va chạm lẫn nhau đều không còn hình tướng. Tiếp theo là thổi các châu lớn nhỏ của núi Tu-di, ba ngàn cõi trên dưới đều tiêu tan diệt mất.

Trong thế gian thành, có hai đoạn:

  1. Tổng thuyết minh do nghiệp lực mà thành.
  2. Thuyết minh riêng thế gian thành.

– Trong thuyết minh riêng thế gian thành, có hai đoạn:

  1. Thuyết minh Thế giới thành.
  2. “An lập thế giới thành như vậy rồi, năm nẻo mới có thể chứng đắc…” trở xuống, thuyết minh trong đó có thể chứng đắc các pháp.

– Đoạn văn đầu lại có ba phần:

  1. Cõi Sắc thành.
  2. Cõi Dục thành.
  3. “Như vậy một trăm câu-chi bốn đại châu…” trở xuống, kết thành ba ngàn đại thiên một cảnh hóa độ của Phật.

Trong phần đầu lại có hai đoạn:

  1. Khí giới thành.
  2. Hữu tình giới thành.

Hỏi: Khí giới ban đầu thành ngoài cõi Sắc là hóa sinh không do vật chất tạo, thì do đâu khi nó hoại lại mượn ngoại duyên?

Đáp: Hóa sinh từ không mà chợt có, thành không mượn duyên. Cung điện đã không tùy thân, khi hoại thì chắc chắn là do vật khác. Lại nữa do nghiệp tăng giảm mà hóa thành, hoại sự khó làm, chắc chắn là do vật bên cạnh. Lại nữa, khí vật và nghiệp, phần nhiều khiến cho trải qua kiếp, thân diệt nhưng khí vật của nó vẫn tồn tại, nếu không mượn lấy duyên bên cạnh thì không do đâu mà hoại được. Thọ tận, là chư Thiên kia phân ra thời hạn mạng chung. Nghiệp tận, là không đủ tuổi thọ của chư Thiên, vì nghiệp lực hết. Phước tận, là đam mê chất vị của Định, khiến cho xả bỏ mạng. Tứ thiền, Tam thiền, Nhị thiền thứ tự như vậy, đều nói là dần dần sinh ra, vì là đỉnh của Tam tai. Nhị thiền và Tam thiền tuy có mới sinh, nhưng không có Tầm tứ, lại không có hy vọng, không có Siểm cuống, không có quân thần, các Sơ định đều có, cho nên có Đại phạm, khởi niệm mong cầu, chư Thiên cõi trên nghiệp tận thì khởi niệm sinh cõi dưới, Đại phạm không biết, cho rằng do đại nguyện của chính mình, liền chấp làm con, con cũng cho là cha, cho nên gọi là thân khác nhau mà tưởng thì chỉ là một.

Trong cõi Dục thành: 1. Trước hết là Tứ không thiên thành. 2. “Từ đây về sau có Đại phong luân…” trở xuống, tạo Thiên khác và Xứ khác.

Trong Xứ khác có hai đoạn:

  1. Tổng thuyết minh sơn địa thành.
  2. “Bốn đại châu…” trở xuống, biệt thuyết minh sơn địa thành.

– Văn đoạn đầu phân làm mười phần:

  1. Tạo Phong luân.
  2. Tạo Kim luân.
  3. Tạo Thủy luân.
  4. Tạo núi Tu-di.
  5. Tạo Thất kim sơn.
  6. Tạo bốn đại châu.
  7. Tạo cung điện của Phi thiên.
  8. Tạo ao Vô nhiệt của Tuyết sơn.
  9. Tạo Na-lạc-ca.
  10. Tạo quỷ bàng sinh.

Phong luân trải ngửa lên, bên dưới bày rộng ra, vách lớn như bồ vựa thóc, lượng rộng bằng ba ngàn thế giới. Tiểu thừa thì vô biên thế giới, dầy mười sáu ức du-thiện-na, Phong luân này cứng chắc, giả sử dùng chày Đại nhạ kim cương mà đánh thì chỉ có nát chày. Kim luân không có tổn hại. Thủy luân của Câu-xá thì sâu mười một ức hai vạn du-thiện-na, sau đó Phong luân khởi, đánh Thủy luân biến thành Kim luân. Kim luân dầy ba ức hai vạn du-thiện-na, còn lại tám ức thì thành Thủy luân. Thủy và Kim đều rộng mười hai ức ba ngàn bốn trăm năm mươi du-thiện-na. Bài tụng trong Câu-xá ghi:

An lập Khí thế gian,
Phong luân đặt thấp nhất,
Lượng nó rộng vô số,
Dầy mười sáu lạc-xoa,
Lớp trên Thủy luân sâu
Mười một ức hai vạn.

Tám lạc-xoa Thủy dưới Ngưng kết thành Kim luân

Lớp Thủy kim luân này rộng mười hai lạc-xoa ba ngàn bốn trăm rưỡi, chu vi gấp ba lần số này.

Hiện tại Đại thừa thì Kim luân ở bên dưới, Thủy luân bên trên, không giống với Câu-xá, lại độ sâu cũng khác. Đến quyển sẽ nói rộng hiển bày. Lạc-xoa là ức.

Thất Kim sơn gồm:

1. Du-kiện-đà-la, Hán dịch là Trì song. Đỉnh núi có hai góc.

2. Tỳ-na-thác-ca, Hán dịch là Chướng ngại, vì có Thần trụ ở giữa chướng ngại thiện pháp. Tương đương Câu-xá quyển nói Tỳ-na-đátca, “đát” và “thác” cũng tương tợ, phát âm thì khác nhau.

3. Át-thấp-phược-yết-noa, Hán dịch là Mã nhĩ, vì tương tợ như tai ngựa, tương đương Câu-xá nói núi thứ năm.

4. Tô-đạt-lê-xá-na. Tô nghĩa là Thiện, Đạt-lê-xá-na nghĩa là Kiến, tức là Thiện Kiến sơn, vì thấy hình dáng của núi đó thì nhiều thiện sinh khởi. Câu-xá kia đồng thứ tự này.

5. Yết-đạt-lạc-ca, Hán dịch là Đảm mộc, vì chư A-tu-la lấy gỗ núi này vác về núi Tu-di, trên núi có vác gỗ, cho nên lấy đó đặt tên, tương đương với tên thứ ba của Câu-xá.

6. Y-sa-đà-la, Hán dịch là Trì Trục, tương đương với tên thứ hai của Câu-xá.

7. Ni-dân-đạt-la, là tên của một loài cá trong biển, ở đây không dịch, đỉnh núi này tương tợ hình con cá đó, cho nên lấy đó đặt tên.

Luận này cùng với Câu-xá thứ tự không đồng, nhưng tông thì khác mà danh thì đồng, cũng dễ hiểu. Luận nói mỗi mỗi núi đều do hình trạng sai biệt mà đặt tên, căn cứ theo phần nhiều thì núi thứ hai từ thần mà lập tên.

Trong tám châu, phía Đông có hai châu là Đề-hà và Tỳ-đề-hà. Phía Nam có hai châu là Giá-mạt-la và Phiệt-la-giá-mạt-la. Phía Tây có hai châu là Xá-đệ và Ốt-đát-la-mạn-đát-lý-noa. Phía Bắc có hai châu là Cự-lạp-bà và Kiều-lạp-bà. Cung điện của Phi thiên, có kinh nói: “Dưới Bắc hải của núi Tu-di, có bốn tầng cung điện lớn của Phi thiên, nhỏ thì tùy chỗ mà trụ”. Như Pháp Hoa sớ.

Tám đại Na-lạc-ca xứ. Các đại Na-lạc-ca, tức là Bát nhiệt. Độc nhất, tức là Cô độc địa ngục. Hàn, là Bát hàn, gần Biên địa. Ngoài cửa của Bát nhiệt có bốn lớp lan can. Trong quyển có giải thích tương đương. Bà-sa quyển 12 giải thích: “Na-lạc nghĩa là Tạo, Ca nghĩa là Ác, người tạo ác thì sinh về xứ đó. Lại nữa, Lạc-ca gọi là Khả lạc, Nại nghĩa là Bất, tức là Bất khả lạc xứ. Lại nữa, Lạc-ca gọi là Hỷ lạc, Nại nghĩa là Hoại, tức là Hoại hỷ lạc. Hoặc Lạc-ca gọi là Quy thú, Nại nghĩa là Vô, tức là Vô quy thú. Hoặc Lạc-ca gọi là Cứu tế, Nại nghĩa là Vô, tức là Vô cứu tế. Hoặc Lạc-ca gọi là Khổ khí, Na-lạc-ca là Kẻ ác, kẻ ác thì sinh về Khổ khí xứ kia.

Quỷ giới, dưới mặt đất năm trăm du-thiện-na, ngang rộng cũng như thế. Chi phái của quỷ khác, tùy theo chỗ ở của nó. Bà-sa luận ghi: “Phía Tây nam của châu này, có năm trăm thành của quỷ, một nửa có phước đức hưởng thọ quả báo như chư Thiên, đoan nghiêm thù thắng. Một nửa còn lại thì hình dung xấu xa, đói khát, hôi hám. Sứ giả của Chuyển luân vương chỉ đến bốn châu, không đến được quỷ giới này, vì không cùng giao thông nhau. Quỷ có phước đức thì có thể được chỗ ở của bàng sinh, vốn ở nơi biển lớn, còn lại thì tùy chỗ mà ở.

“Bốn đại châu là…” trở xuống, thuyết minh riêng thành sơn địa, phân làm ba đoạn:

1. Tạp thành các thú xứ.

2. “Như vậy Khí thế gian đã thành rồi, có chư hữu tình…” trở xuống, thuyết minh thiện pháp dần mất, ác pháp dần sinh.

3. “Lại nữa, đối với bốn tánh của thế gian…” trở xuống, thuyết minh Địa ngục sinh.

Hiện tại thuyết minh Thành thế gian, nhưng thuyết minh hữu tình là tổng thuyết minh Thành mãn, không thuyết minh riêng tự thể dấy 0 khởi, cho nên trước hết thuyết minh Sinh, riêng hiển tự thể dấy khởi. Hiện tại trong thuyết minh Thành, là tổng thuyết minh Thành mãn thì cũng không trái nhau. Đoạn văn đầu có tám phần:

  1. Thuyết minh bốn châu.
  2. Thuyết minh Chúng thuỷ.
  3. Thuyết minh Thần trụ.
  4. Thuyết minh Thiên cư.
  5. Thuyết minh Tuyết sơn.
  6. Thuyết minh Tô-mê-lô.
  7. Thuyết minh lại Thiệm-bộ châu.
  8. Hiển lại chín Trung châu.

Thiệm-bộ, là từ loài cây đặt tên.

Tỳ-đề-ha, Hán dịch là Thắng thân, vì thân tướng thù thắng.

Cù-đà-ni, Hán dịch là Ngưu hoá, vì dùng trâu bò để trao đổi.

Bắc Câu-lô, có hình dáng vuông vắn như chiếc xe, như xe của xứ Tây vức, trên rộng dưới hẹp, giống như hình của châu này, phía Nam hẹp phía Bắc rộng.

Du-thiện-na, Câu-xá tụng ghi:

Cực vi như nước vàng
Thỏ, dê, trâu, khe hở
Chấy, rận, lúa, lóng tay
Về sau tăng bảy lần
Hai mươi bốn khuỷu tay
Bốn khuỷu là một cung
Năm trăm câu-lô-xá
Tám du-thiện-na này
Tính bằng mười sáu dặm.

Câu “châu này sáu ngàn năm trăm” nghĩa là Câu-xá luận ghi: “Ba bên mỗi mỗi đều có hai ngàn, phía Nam có ba rưỡi”. Có chỗ giải thích rằng: “Đây là căn cứ theo chu vi, phía Nam có năm trăm, phía Đông của châu này lượng rộng bảy ngàn”. Luận kia lại nói: “Ba phía như Thiệm-bộ, phái Đông ba trăm rưỡi”. Có chỗ giải thích rằng: “Chu vi của xứ này, phía Đông có một ngàn, phía Tây có sáu ngàn rưỡi”. Luận kia lại nói: “Đường kính là hai ngàn rưỡi, chu vi ở đây gấp ba lần”. Luận kia bảy ngàn rưỡi, nhiều hơn luận này năm trăm. Phía Bắc có tám ngàn, luận kia nói: “Mỗi phía có hai ngàn”. Luận kia và luận này đều đồng, cho nên biết luận này căn cứ theo lượng của chu vi. Cũng có chỗ giải thích rằng: “Luận này căn cứ theo lượng đường kính, lớn hơn luận kia nói, vì do tông khác nhau”.

Nước tám công đức gồm: Ngọt, lạnh, mềm, nhẹ, thanh tịnh, không hôi dơ, khi uống không tổn yết hầu, uống xong không đau ruột.

“Thần trụ ở giữa”, đây là nêu riêng bốn Thần, mỗi vị trụ ở một cấp. Tứ Đại Vương thiên, ở núi Trì song. Câu-xá tụng ghi: “Kiên Thủ và Trì Man, Hằng Kiêu Đại vương chúng, thứ tự ở bốn cấp, cũng ở bảy núi kia”. Câu-xá không có Huyết Thủ thần, tên Tuý Kiêu cũng khác nhau. Tông trái nhau, Kiêu là Túy. Tên gọi thì trái Thể thì không trái, thứ tự cũng không đồng, không phải dễ hiểu.

“Hông của Phi thiên” chính là vực thẳm đá đỏ, tương tợ hông của A-tu-la, cho nên lấy đó đặt tên. Như thành Vương xá rộng lớn lấn hiếp núi, tương tợ như đây.

“Thiện Trụ Long vương” là con vật cưỡi của Đế Thích. Các sự biến hiện, rộng nói như trong kinh.

“Bốn núi Tuyết không có ao Vô nhiệt”, kinh Niết-bàn ghi: “Đỉnh của Hương sơn” Hán dịch là Cận tuyết sơn. Kinh Lâu Thán Khởi Thế ghi: “Đều nói tuyết Bắc hương Nam”. Văn này mới chính xác. Du-già và Niết-bàn mỗi mỗi đều căn cứ theo một cận xứ, cũng không trái nhau. Nêu ra bốn sông lớn, xét trong Tây vức ký, cung Đế Thích ngang rộng mười ngàn. Câu-xá nói: “Chu vi một vạn”. Đây là hoàn toàn lớn, luận kia hoặc là hợp chung với lượng bề ngang, cũng đồng.

Trong “bốn vách núi báu”, Câu-xá luận ghi: “Phía Tây là Phảchi-ca, phía Bắc là vàng”, không đồng với luận này, vì tông khác nhau. “Đường đi của Luân vương”, đều nói là xung quanh châu này. Tướng của Tứ vương thiên, các xứ khác cũng có. Hoặc đi đến các xứ khác, bay trên không mà đi. Chỉ có châu này có đường bằng vàng ròng. Đây chỉ nói Kim luân vương, tại sao bỏ các vương khác? Có thiết-lạp-mạt-lê, tương tợ như loại cây bãi sậy, phương này không có.

Noãn sinh như chim ở phía Đông, dùng cánh kích quạt nước cao hai trăm do-tuần, ấp trứng sinh rồng. Thai sinh ở phía Nam, kích phát bốn trăm do-tuần, lấy Thai và Noãn sinh rồng. Thấp sinh ở phía Tây, kích phát tám trăm do-tuần, lấy cả ba thứ sinh, trừ Hóa sinh. Hóa sinh ở phía Bắc, kích phát một ngàn sáu trăm do-tuần, lấy cả bốn thứ sinh rồng. Tùy thích ứng mà ăn, rộng như trong kinh nói.

Thiện pháp dần mất, ác pháp dần sinh. Trong đó có bốn đoạn:

  1. Tổng thuyết minh hữu tình hóa sinh.
  2. Thuyết minh ẩm thực dần sinh.
  3. Thuyết minh ác sinh bên trong pháp.
  4. Thuyết minh ác sinh đủ bên ngoài.

Cảm khí vật và nghiệp thù thắng, chỉ có sinh lúc ban đầu, những lúc khác thì khí vật không thuần thục, thì nghiệp này cũng không thuần thục. Người của Kiếp sơ thì từ ý hóa sinh, các căn không thiếu, quang minh đoan chánh, bay trên không mà đi, hằng thọ hỷ lạc, mùi vị của đất đã xuất hiện, ngon ngọt lạ thường, lúc đó có người ăn, người khác xem và học theo, mùi vị của đất là vị diệu Tô-đà. Bánh đất là trong đất mọc lên bánh. Chồi non là tướng của bánh đất từng thỏi từng que xuất hiện nhiều, lạ thường và dòn ngọt, không có đường không có mạch nha, không gieo trồng mà tự sinh, thơm mà lại ngon. Sau đó do xan tham dấy khởi, bao che tự thân, bánh đất không hiện nữa. Lúa gạo phải thêm vỏ trấu mới hiện, gom góp tích trữ tại nhà, ăn gạo này thì ánh sáng trong thân diệt mất, thân lại bị nặng nề, không thể bay đi trên không.

“Lập ty khế”, Ty là nha môn, Khế là giới hạn chủ yếu, tức là quan trưởng. Ma-ha-tam-mạt-đa, đây gọi là Đại đẳng ý, đại chúng bằng nhau, ý lạc cùng chung, lập làm địa vị cao quý, bẩm chất thành Ty khế, cũng gọi là Sai-ma-tắc-phược-di, Hán dịch là Điền chủ. Các Sát-đế-lợi, sau khi xưng tộc này, tức là cao tổ của Thích-ca, cho nên Sát-đế-lợi gọi là Vương tộc chủng, Bà-la-môn là Tịnh hạnh chủng. Sau khi xưng Phạm vương, thì Phệ-xá là Toạ thu chủng, tức là ngồi mà thu lợi. Nhung-đạtla là Canh điền chủng.

Ác bên ngoài sinh đủ. Trong đó có hai đoạn là tổng và biệt. Văn biệt có chín đoạn, tinh tú cũng đồng, lấy Phả-chi-ca làm thành, cho nên lược bỏ không nói. Mặt trăng đi xa, là đường Nam bắc, nhưng nhanh chóng hơn mặt trời. Không nhất định, là đi xung quanh núi chậm hơn ngày, cao thấp cùng với núi Trì song, xung quanh núi mà đi, đây là căn cứ theo thông với Thiên, các tinh tú của cõi dưới không phải tinh tú riêng của châu này, như ngày giờ của Bắc đẩu. Một châu chuyển, cũng có khi biểu hiện thiện ác chỗ cùng thấy của một phương, một nước, không phải đối với các xứ khác. Kinh Khởi Thế ghi: “Nhật cung có bảy lớp tường vách, cho đến phương hướng chánh như nhà ở, nhìn từ xa thấy tương tợ tròn, có năm Phong trì hành, thứ nhất gọi là Trì, cho đến thứ năm gọi là Hành, cho đến cao mười sáu do-tuần”. Không đồng với luận này nói. Xem văn của luận kia.

Lại nữa, mặt trời này gần núi thì làm nóng, xa thì làm mát. Chiếu bảy Kim Tu-di, vì gần cho nên nóng, xa thì mát. Lại nữa, mặt trăng này ở trên hơi cao thêm thì thấy mặt trăng bị khuyết. Câu-xá nói: “Gần mặt trời thì tự bóng của nó che, cho nên thấy mặt trăng bị khuyết”. Luận này thì không như vậy, mặt trăng tự nghiêng và phía khác tự phản chiếu cho nên thấy bị khuyết, không phải bị mặt trời chiếu. Nếu mặt trời chiếu thì trong hư không đáng lẽ sáng, nếu tự nó không che chướng thì dần dần thấy ánh sáng, cũng có Thiên thần Bồ-tát, nhưng không phải tay của chư Thiên che chướng mà cho là nhật thực. Cũng có một phương, một xứ nào đó biến hiện quái tướng, nhưng bóng của cá và ba ba hiển hiện mặt trưng. Các kinh khác ghi: “Có bóng của cây Thiệm-bộ, một câulô-xá”. Tức là năm trăm cung, một cung có sáu thước, tức là ba ngàn thước, thành ra năm trăm bộ, khoảng cách có thể nghe tiếng trâu kêu.

Tạo nghiệp Địa ngục, ở cuối của Thành kiếp cũng sinh Địa ngục, tức là nhập vào Trụ kiếp, Địa ngục sinh Tĩnh Tức vương, tức là Diêm Ma vương, ở đây có hai loại:

  1. Đại Bồ-tát hóa thành.
  2. Thật là chỗ nhiếp hữu tình và quỷ thú.

Do trị phạt quỷ và gồm Địa ngục sinh, cho nên sinh Địa ngục, không phải nẻo Địa ngục, cũng như loài người trị phạt súc sinh. Có chỗ nói tức là nẻo kia, ngoài ra tông khác nói trong nước quỷ ngay bên dưới năm trăm do-tuần. Hiện tại luận này nói sinh vào Địa ngục, cho nên biết nẻo Địa ngục lấy pháp trị phạt, gọi là pháp vương. Quan sát ý của văn này, trước sinh Địa ngục rồi sau mới sinh quỷ súc, lý có gì không đúng. Dưới đây sẽ tự giải thích.

Kết thành thế giới ba ngàn đại thiên trong một hóa cảnh của Phật. Câu-chi, là một trong năm mươi hai số của Câu-xá luận. Quyển 12 ghi: “Câu-chi lấy thừa số mười, lạc-xoa tương đương một ức, độ-lạc-xoa tương đương mười ức, câu-chi tương đương một trăm ức, nhưng Ấn Độ có bốn loại ức:

  1. Mười vạn làm một ức.
  2. Một trăm vạn làm một ức.
  3. Một ngàn vạn làm một ức.
  4. Vạn vạn làm một ức.

Hiện tại Du-già và Hiển Dương luận lấy số một trăm vạn làm một ức, mười ức là một câu-chi, cho nên nói một trăm câu-chi làm một Phật độ. Kinh Hoa Nghiêm thì lấy một ngàn vạn làm một ức và gọi là trăm vạn ức. Trí Độ luận lấy mười vạn làm một ức thì gọi là trăm ức. Phẩm Thắng Vương Bồ-tát trong kinh Hoa Nghiêm quyển 2 ghi: “Như vậy an lập thế giới đã thành rồi, trong đó năm nẻo bắt đầu có”.

Trong thuyết minh riêng thế gian thành. Đoạn thứ hai thuyết minh thành rồi có thể được pháp. Văn phân làm hai phần: phần đầu nêu ra

hai mươi bốn môn, phần sau tùy mỗi môn giải thích riêng, chỉ giải thích mười chín môn, không giải thích năm môn:

a. Không giải thích môn thứ nhất gồm mười loại thời gian:

  1. Thời.
  2. Năm.
  3. Tháng.
  4. Nửa tháng.
  5. Ngày.
  6. Đêm.
  7. Sát-na.
  8. Đát-sát-na.
  9. Lạp-phược.
  10. Mục-hô-thích-đa.

Câu-xá luận ghi: “Một trăm hai mươi sát-na làm một đát-sát-na, sáu mươi đát-sát-na làm một lạp-phược, ba mươi lạp-phược làm một mục-hô-thích-đa, ba mươi mục-hô-thích-đa làm một ngày đêm, ba mươi ba ngày đêm làm một tháng, mười hai tháng làm một năm, một năm chia làm ba thời”. Ba thời là lạnh nóng và mưa, mỗi thời đều có bốn tháng, chỉ có tám vị, hợp chung ngày đêm này làm một, lại không có nửa tháng. Luận này cùng với luận kia khác nhau, thời là Kiếp ngoài năm, như trước đã nói. Nửa tháng tức là mười lăm ngày, mười lăm mụchô-thích-đa làm một đêm, mười lăm mục-hô-thích-đa làm một ngày. Thời hoặc là thời của luận kia.

1. Không giải thích môn thứ hai là mười Thọ dục. Vì như kinh nói.

2. Không giải thích môn thứ ba là tám pháp thế gian có được. Được là được lợi, không được là không được lợi, không khen trước mặt gọi là dự, không chửi mắng trước mặt gọi là huỷ. Khen trước mặt gọi là xưng, chửi trước mặt gọi là cơ. Bức não gọi là khổ, thích khoái gọi là lạc.

3. Không giải thích môn thứ tư là ba Phẩm.

4. Không giải thích môn thứ năm là Uy nghi, vì dễ hiểu.

Năm Thú và bốn Sinh. Thành Duy Thức luận ghi: “Đều lấy Dị thục làm Thể, hoặc gồm năm Uẩn. Chỉ có câu “tánh thú vô ký dị thục” gieo quả, gọi là quả Dị thục. Chủng tử danh ngôn gồm các nghiệp kia thuận các nẻo, cho nên Thể không phải nẻo, nếu không phải như vậy thì tạp khởi lẫn nhau. Rộng như luận kia nói.

Trong Hóa sinh hoặc đủ sáu Xứ, hoặc không đủ sáu Xứ. Không đủ là Vô tưởng thiên, vì không có Thức thứ sáu và tất cả Sinh hữu Tử hữu. Hoặc nói: “Quỷ súc của Kiếp sơ chưa hẳn đã đủ các căn mà hóa sinh”. Phần kiến lập, nương giữ, không nói Kim cương luân mà lược bỏ. Hoặc tức là Địa.

Nhà cửa ấy hoặc là do tạo tác, hoặc không do tạo tác, là tường thành của Đế Thích. Nhà cửa của Bắc Câu-lô châu, chuồng trại của heo chó, đều không do tạo ra, vì tùy theo nghiệp mà khởi. Nghĩa của bốn loại thức ăn, như Biệt chương dẫn.

Trong bảy Nhiếp sự, phướcnghiệp và phương tiện tạo tác nghiệp thứ sáu, nghĩa là khi tu phước nghiệp, tức là phương tiện nghiệp ở trước.

Trong mười vật dụng dưỡng thân, thứ bảy là nước hoa son phấn. Đồ là thoa ướp lên thân, hương mạt là phấn thơm dung để thoa rải lên thân. Thứ tám là vật thường dùng. Trừ ra chín thứ, ngoài ra là giường ghế, vật dụng dưỡng thân.

Trong tám việc luôn tùy hành, thì việc thứ bảy và thứ tám do việc thứ sáu khởi cho nên nói là thuộc thứ sáu.

Hai mươi hai loại phát giận, phát giận là do duyên. Phương tiện của tà nghiệp, là phương tiện của tà thân nghiệp, tà ngữ nghiệp.

Đệ tử ở chung và đệ tử ở gần nghĩa là họ ở gần, nương tựa.

Trong bốn thứ Nhập thai, hiểu biết chân chánh khi nhập thai là của Luân vương, tâm sau của thân Trung hữu không khởi tham ái, vì biết sẽ sinh, không biết trụ và xuất vì tâm mê điên đảo. Không biết Trụ thai và Xuất thai, đây là nói Kim luân, không phải ba luân kia, hoặc cả bốn đều như thế, văn không trái nghĩa. Độc giác biết Nhập và Trụ, không khởi tham ái, biết trong Trụ thai, tâm mê Xuất thai. Đây là nói sẽ được sinh Độc giác, không phải đối với vị trước.

Ba thời của Bồ-tát, đều hiểu biết chân chánh, mười Địa đều như thế. Ba vị của Dị sinh đều không thể biết.

Bảy loại khổ mà không nói khổ thứ tám vì Thành kiếp đã có, không phải Trụ kiếp mới có.

Bảy loại Mạn, là y theo năm pháp mà khởi, là Ngã thượng trung hạ và Đức sinh. Như Ngũ Uẩn luận và Quyết Trạch phần đều thông với Kiến đoạn và Tu đoạn.

Thể của Kiêu tức là tham, say sưa phóng dật làm nghĩa. Tâm nhiều phóng túng thấp hèn. Mạn là đề cao, hoặc lăng nhục người khác. Là hai thứ sai biệt, như Duy Thức quyển nói.

Kiến văn giác tri, như Đối Pháp luận quyển 1 sớ và quyển 93 ghi: “Kiến và Tri là Hiện lượng, Văn chỉ là Thánh ngôn lượng, Giác là Tỷ

lượng. Sở thọ, Sở chứng, Sở xúc và Sở đắc, hoặc lấy ba thứ Tỷ thiệt thân và năm Thức đồng thời Ý, gồm Định tâm ý, như thứ tự phối hợp. Đây là giải thích Văn thuộc Nhĩ và Ý, Giáo thì chỉ có Ý duyên, cho nên quyển 93 ghi: “Văn là Thánh ngôn lượng”, cũng không trái nhau. Hoặc Nhĩ, Tỷ, Thân và Thiệt, như phối hợp theo thứ tự bốn thứ Sở thọ, Sở chứng, Sở xúc và Sở đắc. Năm Câu ý thức của nó đều là Tri, đều thông với bốn thứ này. Văn là Thánh ngôn lượng, cho nên Nhĩ ở trong Tri.

Trong môn thứ mười là “có nhiều cách nói”, gồm hai phần là tổng và biệt. Câu-xá luận lại nói: “Thế nào là biệt? Giải thích câu chữ như giải thích tên luận, câu Hý luận như lời phúng tụng, như môn đầu tiên Ốt-tha-nam, gọi là giải thích nghĩa cú. Hoặc Hý luận là Hữu vi pháp cú, Vô vi không có tên gọi. Hoặc Y-ốt, cũng là câu Hý luận, lấy văn nhiếp nghĩa, tên gọi nhiếp nghĩa và câu”.

Chữ Cái là ba mươi ba chữ và mười bốn âm. Mười bốn âm là Á, A, Ý, Y, Ổ, Ô, Ngật Lữ, Ngật Lô, Lữ, Lô, Ê, Ái, U, Áo, Ám, Ác, không lấy hai âm sau cho nên thành mười bốn. Ca-khư có năm, Giá-xa có năm, Tra-đệ có năm, Đa-tha có năm, Bỉ-pha có năm, Dạ, Ra, La, Phược, Xa, Sa, Bà, Ha, Xoa, không lấy Xoa cho nên có ba mươi ba chữ. Lấy mười bốn âm trước, phỏng theo ba mươi ba chữ sau mà sinh ra tất cả, những âm chữ này có thể sinh ra tất cả chữ, tất cả các nghĩa đều nhiếp trong đó, cho nên gọi là chữ Cái, vì đây là nền tảng sinh ra chữ và hàm chứa các nghĩa.

– Trong biệt giải có mười môn:

  1. Pháp sở y.
  2. Được mất tùy sinh.
  3. Bảy âm thanh khởi khác nhau.
  4. Kiến lập Tam học.
  5. Thế sự sai biệt.
  6. Ẩm thực phóng túng.
  7. Thuần tạp sáng tối.
  8. Chúng sự bất đồng.
  9. Yếu kém suy mất.
  10. Đấu tranh đoạn diệt.

Trong môn đầu có mười tám phần. Địa là phần tổng của Sở thuyên, pháp là phàn biệt của Năng thuyên. Tự (chữ) lấy nghĩa làm giáo y, hoặc phỏng theo phần thứ nhất nêu tên chung, cùng với chỗ giải thích của phần thứ hai làm Sở y, cho nên gọi là Địa.

Trong môn thứ hai có mười chín phần. Thính chế, Thính là nghe thuyết giới. Diệu trí kiên cố Thoái chuyển nghĩa là nếu chuyên cần tinh tấn thì diệu trí bền vững. Phóng dật giải đãi thì diệu trí mới Thoái chuyển. Trầm lượng Trợ bạn, Trầm là Hôn trầm, Lượng là Độ lượng, tức là Trạo cử. Trợ bạn là Tâm sở đồng thời. Bốn câu Thị hiện, Giáo đạo, Tán lệ, Khánh uỷ tức xưa gọi là Thị, Giáo, Lợi và Hỷ. Sau sẽ tự giải thích.

Trong môn thứ ba có bảy câu thí dụ, tức là tám Chuyển thanh trừ Hô thanh. Phiếm thanh có ba thứ:

  1. Nam.
  2. Nữ.
  3. Phi nam nữ.

– Mỗi mỗi đều có tám loại:

  1. Thể.
  2. Nghiệp.
  3. Cụ.
  4. Vi.
  5. Tùng.
  6. Thuộc.
  7. Y.
  8. Hô.

Luận này tức là một thanh trong nam thanh. Bảy Chuyển thanh của Thuyên, Mục, Trượng phu, như thứ tự phối hợp với Thể, Nghiệp và Cụ, như Xu Yếu nói. Thứ tám Phiếm thanh Uẩn-bổ-lô-sa lại không có biệt nghĩa. Luận này chỉ nói có bảy.

Môn thứ tư y theo cách thọ giới mà nói. Thi thiết là phô bày chỗ ngồi. Giáo sắc là ngữ ngôn huấn thị. Tiêu tướng là kiết giới. Tĩnh tức là im lặng vô ngôn. Biểu liễu là cùng với Tăng hỏi sự. Quỹ tắc là đáp chỗ biểu sự. An lập là đặt người thọ giới ở chỗ mắt thấy nhưng tai không nghe. Tích tập là đại chúng tụ tập. Quyết định, là hỏi để ngăn trách các việc khó. Phối thuộc là biểu bạch hỏi để ngăn trách, luận những việc được thực thi của Yết-ma. Kinh hãi, là hỏi để ngăn trách và khuyến phát tâm thượng phẩm. Câu ‘’đầu, giữa, cuối” là nói ba Yết-ma. Ý tưởng dòng họ là người thọ giới này họ Bà-la-môn. Lập tông là cầu xin làm chỗ tôn kính. Ngôn thuyết, là giáo hóa người khác. Thành biện, là kiên trì giới luật, cho đến sắp chứng đắc quả A-la-hán. Thọ dụng, là thọ giới xong rồi y theo Tăng thọ dụng hai thứ lợi là tài và pháp. Chưa chứng đắc pháp thì nên tầm cầu, đã chứng đắc pháp thì nên thủ hộ, tự có lỗi thì nên hổ thẹn trở về thanh tịnh. Người khác có lỗi thì nên thương xót khuyên ngăn học hỏi. Đối với các sự cần khổ, đều có thể chịu đựng nhẫn nại. Đối với pháp sinh lỗi, hằng khởi kinh sợ, bỏ ác dẫn thiện, đó gọi là câu giản trạch.

Trong môn thứ bảy tạp và lẫn lộn, tạp vốn để giải thích các kinh luận, ngoài ra đều như tên, khởi lên nghĩa của nó để giải thích, làm thành nghĩa có thể hiểu.