DU GIÀ LUẬN KÝ
Thích Đôn Luân gom góp Biên Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

(Phần Đầu)

BẢN LUẬN QUYỂN 59

Trên đây, trong giải thích phiền não tạp nhiễm có ba, hai môn ban đầu đã giải thích xong.

Dưới đây là thứ ba, giải thích nghĩa của chín môn, trong đó, trước là giải thích riêng chín môn, sau là dùng bài tụng để gom nhiếp của chúng. Trong phần trước, đầu tiên là giải thích chín môn sau, là kết luận các cú môn, còn lại mà ở đây không nói.

Trong phần trước, ban đầu, nói về môn phát nghiệp. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu theo Tiểu thừa, thì tu hoặc phát nghiệp”. Trong phần ấy nói: phiền não của môn ngoài có công năng phát nghiệp v.v… ”. Nếu theo Du-già, Đối Pháp v.v…, đều nói là do khổ phẩm hạ, vô minh bất cộng phát nghiệp, như Đối Pháp nói: “Vì thế tục ngu, nên gây ra nghiệp bất thiện, vì dựa vào ngu thắng nghĩa, nên tạo phước nghiệp bất động. Văn này là nói mê khổ vô minh phát nghiệp. Vì sao? Vì bất thiện chiêu cảm khổ thọ, tức là khổ khổ. Nói khổ khổ này, gọi là khổ đế. Nếu thế tục hiểu rõ, thì gọi là khổ của thế tục. Vì ngu cái khổ của thế tục này, nên tạo nghiệp bất thiện. Nghiệp thiện chiêu cảm báo lạc, Xả thọ trong người, trời, là thể của hành Khổ. Dựa vào hành khổ này để lập khổ đế. Chỉ có bậc Thánh biết rõ, gọi là khổ Thắng nghĩa. Vì không hiểu rõ lạc, xả v.v… là nổi khổ thắng nghĩa, nên tạo phước, nghiệp bất động. Kinh Duyên Khởi nói: “Vô minh bất cộng phát các nghiệp, tức chung cho bốn đế. Vô minh bất cộng đều có thể phát nghiệp, do học kiến tích, đã từng không đối với “hữu” sau, khởi triền ràng buộc mong muốn, phát sinh “hữu” sau.”

Hỏi: “Như tu hoặc phát nghiệp, nghiệp là do Tu dứt trừ, kiến hoặc phát nghiệp, nghiệp có bị kiến đạo dứt trừ chăng?”

Đáp: “ Như quả báo của đường ác còn nói là do kiến dứt trừ, huống chi là nghiệp chung kiến đoạn trừ, cũng đâu có lỗi. Nay, văn này nói “Tất cả mười thứ căn bản đều phát nghiệp, nghĩa là hoặc y theo mười “hoặc” của khổ phẩm hạ, cũng có thể y cứ chung vào mười căn bản “hoặc” của kiến, tu. Do kiến, tu tất cả đều phát, nên nói là tất cả năng phát. Dù nói kiến tu đều phát, nhưng vẫn chưa biết được phiền não của tướng nào phát nghiệp bất thiện, sẽ đến đường ác, nên kế là nói rằng: “Nghiệp năng phát mạnh mẽ, nhạy bén, chứ chẳng phải các thứ quên mất mà hiện hành”. Tức nói phẩm thượng mạnh mẽ, nhạy bén, phát nghiệp của đường ác. Phiền não phẩm hạ, trung của thất niệm, phát nghiệp, không đến đường ác, chỉ thọ quả báo riêng của người, trời. Lại phân biệt khởi, phần nhiều là phát nghiệp nghiệp đường ác của phẩm thượng. Nhậm vận mà phát, phần nhiều là người, trời phẩm trung, hạ cảm thọ.”

Pháp sư Thái nói: “ Nhiếp Luận bản cựu dịch chép: “Nếu không có vô minh của khổ phẩm hạ, thì các hành sẽ không sinh. Nếu không có tu đạo, thì các hành của vô minh sẽ không thành thục”. Nay, nói rằng: tất cả năng phát nếu vì hội thông, giải thích rằng, nếu kiến hoặc chưa dứt trừ, thì tu hoặc cũng phát nghiệp; dứt kiến hoặc xong, tu hoặc sẽ không được phát vì không có giúp đỡ”. Do nghĩa này, nên Nhiếp luận chủ nói: “Nếu không có khổ phẩm hạ thì vô minh sẽ do kiến hoặc v.v…, vì tu hoặc cũng phát nghiệp. Luận chủ này nói: “Tất cả phát nghiệp”, lại giải thích: “Phiền não kiến đạo, có thể phát Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp Nhiếp luận y cứ nghĩa này nói rằng, Tu hoặc chỉ được phát nghiệp viên mãn, như Dự lưu v.v… thêm nắm tay v.v… ”. Luận chủ này y theo nghĩa này.”

“Nếu vậy, vì sao Luận Phật Tánh nói: “Do Tư Duy, nên các nghiệp được sinh; do kiến hoặc, nên các hành được thành thục. Về sau lại tư duy?”

Luận sư Bị nói: “Theo lý Đại thừa, phần nhiều kiến hoặc phát nghiệp; tu hoặc nhuận sinh nghiệp, đồng với giải thích của Ngài Bạtma”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đây là chung cho tác pháp của kiến, tu đạo. kiến đạo cõi Dục kia chỉ có bất thiện, nên đều là chủ thể phát nghiệp. Trong tu đạo, như Đối Pháp quyển tư chép: “Nhậm vận phát ra hành vi ác, nghĩa là bất thiện, tức là ngã kiến v.v… có khi không thể, cho nên kiến đạo gọi là phiền não phân biệt”. Như Đối Pháp quyển tư nói: “Chỉ có Kiến đạo này phát ra ba nghiệp đường ác, chứ chẳng phải tu đạo. Nhưng ở đây y cứ hoàn toàn dẫn đến quả mãn để luận, thì trong tu đạo kia đâu ngại cũng có phát ác để đi đến nghiệp báo riêng, nên biết rằng, nay y theo quả dẫn, không y theo quả mãn.”

Giải thích môn tướng, trong đó: ban đầu, chính là nói về tướng, sau, là kết ý của thuyết trước dẫn sanh ra sau.

Ở phần trước, trước là hỏi đáp, chia ra, ba tướng, sau giải thích theo thứ lớp.

Đầu tiên là giải thích tự tướng, vì đều trụ tánh mình. Kế là giải thích công tướng, tức không vắng lặng, gọi là cộng tướng của các phiền não. Vì đối lập với pháp thanh tịnh ở trước, nên nói: “không vắng lặng, gọi là Tự tánh”.

Giải thích về sự khác nhau giữa các tướng. Trước hỏi hai môn, sau giải thích hai môn. Tướng khác nhau của môn chỉ như Bản địa. Trong chuyển khác nhau, trước, chia ra, bảy môn, sau, giải thích bảy môn, chia làm bốn đoạn:

Trước Giải thích tướng tùy miên chuyển. Trước nói về tướng tùy miên. Sau nhân luận sinh luận; nương biện luận mà nói rộng.

Trong phần trước Mười tám, đều thành tám cặp:

  1. Cặp cảnh tự tha.
  2. Cặp hao hụt, không hao hụt.
  3. Cặp tăng, không tăng.
  4. Cặp đủ, không đủ.
  5. Cặp hại, không hại.
  6. Cặp tăng bình đẳng, kém.
  7. Cặp giác, không giác.
  8. Cặp sinh khổ nhiều, ít.

Theo đuổi cảnh của mình, nghĩa là sinh địa mình, Tùy miên ràng buộc địa mình. Theo đuổi cảnh khác, như sinh địa trên, tùy miên địa dưới theo đuổi. Lại sanh địa dưới, địa trên, tùy miên theo đuổi. Bị tổn hại: như nương Sơ thiền, hàng phục tùy miên cõi Dục.

Bị hao hụt, nghĩa là đã lìa dục, hoặc chưa lìa dục, tùy miên địa mình của Sơ thiền.

Tùy tăng: nghĩa là sinh địa mình, tùy miên của địa mình vì thường huân tập nên tăng.

Không tùy tăng, nghĩa là sinh địa mình, tùy miên của cõi khác không thường huân tập, nên không tăng.

Phần không đủ, nghĩa là theo lý Đại thừa, lúc được đạo Vô gián, thì không có hạt giống “hoặc”. Nên không có bậc Thánh, nghĩa là trói buộc đủ, không đồng với luận Tiểu thừa.

Giác ngộ tùy miên, nghĩa là quả của triền và triền đều chuyển:

Triền là quả của chủ thể huân tập với triền, chủ thể huân tập, đều gọi là giác ngộ.

Không giác ngộ, nghĩa là không cùng sinh với triền hiện hành.

Nhiều khổ v.v…, nghĩa là cõi Dục có đủ ba khổ; cõi Sắc hai khổ, cõi Vô Sắc chỉ một. Bát địa trở lên, gọi là Bồ-tát tự tại.

Kế là, nói về sự thô nặng. Ban đầu, là hỏi, đáp, nói về sự thô nặng của phẩm phiền não, so với năm uẩn hiện hành, phải nói là khác, vì Lahán kia đã dứt trừ sự thô nặng mà các hành vẫn khởi.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong đây y theo tánh thô nặng, nói là sự thô nặng này cũng gọi là Tùy miên, vì là tánh phiền não, nên nói thể gọi là Tùy miên, chứ chẳng phải dựa vào sự không yên ổn mà gọi là thô nặng.”

Kế là hỏi, đáp, nhằm nói về mười tám thứ thô nặng. Sáu thô nặng trước: Phương Tây, có ba thuyết:

1- Bồ-tát Hộ Pháp nói: “Ba thứ trước, y theo hạt giống pháp nhĩ (bản hữu), ba thứ sau, là y theo hạt giống; mới huân tập.

2- Bồ-tát Hộ Nguyệt cho rằng: Ba thô nặng trước, y theo hạt giống, ba thứ sau y theo hiện hành.’

3- Ngài Thắng Quân nói: “Ba thứ trước từ vô thỉ đến nay, huân tập thành, ba thứ sau, hạt giống hiện hành.”

Pháp sư Cảnh nói: “Ba thứ đầu, là nêu nghiệp báo thô nặng của tất cả phiền não, ba thứ kế là, chỉ nói về tính thô nặng của ba chướng.

– Về sự thô nặng của biến hành, sự thô nặng của nhà năm biến hành, tức nói hai mươi thứ thô nặng trong Hiển Dương quyển chín, thêm chướng sở tri thô nặng, chướng định thô nặng. Mười tám thứ thô nặng này như Bản địa ở trước đã nói.”

– Thứ hai, là bốn chuyển kế, nghĩa là chỉ chỗ nói trước, sau, nhắc lại chung chuyển thứ hai, thứ ba. Dưới đây trong môn thứ bảy, thứ tám, như thứ lớp phân biệt, nên chỉ nhắc lại thuyết sau, nên nói đối với chỗ cũa mình kia, phải nói rộng.

Chuyển biến khác nhau của phẩm thứ tư. Phải biết rằng, như uẩn khéo nói.

– Thứ ba, là giải thích về sự chuyển biến của nhân quả. Pháp sư Cảnh nói: “ghiệp phiền não sinh, đều lấy phiền não làm nhân, nghĩa là từ hạt giống phiền não sinh hiện hành phiền não, là sanh nhân khởi. Từ phiền não hiện khởi sinh phiền não hiện khởi là nhân dẫn phát. Từ phiền não hiện khởi sinh nghiệp hiện khởi. Nếu là tánh của Nhân, thì cũng là nhân dẫn phát. Từ hạt giống phiền não bất thiện sinh ra báo là nhân dẫn dắt, cũng có từ hạt giống nghiệp sinh hiện khởi là nhân sinh khởi. Từ hạt giống nghiệp thiện, bất thiện, sinh báo là nhân dẫn dắt, từ nghiệp bất thiện hiện hành sinh phiền não của tánh nhân, cũng là nhân dẫn phát.

Nói “Quả cũng như thế, tùy thích hợp phải biết” nghĩa là từ hạt giống danh ngôn của năm chi sinh ra quả sinh, già chết ở vị lai, chính là từ Dị thục sinh Dị thục, là nhân sinh khởi. Từ Dị thục sinh phiền não và sinh ra nghiệp, là nhân nhiếp thọ, vì ba pháp duyên sinh xa.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Một phần phiền não bất thiện cõi Dục có quả Dị thục v.v…, nghĩa là phiền não bất thiện của kiến, tu phàm phu, nếu chứng quả Thánh, hoặc bất thiện trong thân bậc Thánh, tức là phi trạch diệt không có quả Dị thục. Lại, phiền não vô ký, người cõi Dục không vượt qua quả.”

– Thứ tư, là giải thích về chuyển mê hành, như bảy thứ của Bản Địa phần đã tỏ bày, nghĩa là như quyển tám nói: “Có danh không có hạnh giải”. Pháp sư Cảnh nói: “Ba thư Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, đối cảnh, chấp ngã, chấp đoạn, và bác bỏ là “không”, mà có hạnh giải riêng, là không đúng chánh lý, gọi là hiểu tà. Loại vô minh là tánh hoặc tối tăm, không có hành giải riêng, gọi là hạnh không hiểu rõ. Lúc nghi thì khởi “có” “không”, lúc hiểu thì gọi là liễu, khi khởi tà giải, thì gọi là “bất liễu”. Kiến thủ chấp các kiến là hơn. Chấp giới thủ thuận theo tất cả giới cấm của các kiến. Tham chấp mắc kiến của mình, giận, ngờ vực kiến của người khác, nên các kiến đó đều gọi là chấp tà giải liễu.

Tà giải liễu: Tức các kiến về Khổ, Tập tức là tất cả. Nếu là nhân sinh khởi thì “duyên” Y, xứ của dòng họ. Nay mê nhân này, khởi tất cả phiền não, nên nói là mê hành xứ, đối tượng mà nhân duyên kia nương tựa. Diệt, Đạo là pháp trái với “hoặc”. Hoặc sợ hãi ở trong đó, cũng là mê nhân này khởi, nên nói là “mê sự sợ hãi kia sinh hành”.

Nay, giải thích nghi: Nghi đế vì “có”, là “liễu” hay vì “không” là “bất liễu’?”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ba thứ Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến đối với cảnh, khởi tà hạnh. Kiến này chỉ là phiền não của kiến đạo, chứ chẳng phải Tu đạo, vì thân kiến, biên kiến không mê đế mà sinh. Luận này nói rằng: “Vì mê chuyển hành đối với bốn Thánh đế. Chỉ “duyên” bốn đế sinh. Tham còn lại v.v… “duyên” kiến này mà sinh. Bốn môn trước nêu riêng phiền não, bất luận vô lậu, hữu vi “duyên” sử v.v…

– Môn thứ năm, thứ sáu giải thích riêng về phiền não phẩm hạ của bốn đế. Khổ, Tập tức duyên của phiền não vì thêm trong tương ưng, nên gọi là nhân duyên. Diệt, Đạo dứt trừ phiền não, nên gọi là sợ hãi. Môn thứ bảy chỉ tu dứt trừ. Đây là nhậm vận sinh, không mê đế khởi, nên biết sáu môn trước là do kiến dứt trừ.

Dưới đây là kết ý của thuyết trước dẫn sinh môn sau. Pháp sư Cảnh nói: “Như ở trước nói: “Mê bốn đế, mê đối trị khác nhau của tu dứt trừ chướng, nghĩa là chỉ dựa vào giáo hóa thích hợp với căn cơ, sao cho chúng sinh dễ hiểu. Đây là kết luận thuyết trước.

Nay, sẽ nói chung v.v…, nghĩa là chỉ cho môn thứ sáu ở dưới, sẽ phân biệt kỹ càng trong tám lượt hỏi, đáp về dứt trừ chướng phiền não.

Nay, giải thích như trước đã nói là chỉ bày rõ về tướng thô. Nay, sẽ phân biệt lớn, nhỏ về môn có sự, không có sự v.v…, chứ chẳng phải chỉ trực tiếp trong môn thứ sáu.

Giải thích về môn sự. Sự này có ba loại:

1- Năm kiến và mạn, gọi là không có sự, nghĩa là đối tượng duyên của thân kiến, thể của ngã “không”, nên gọi là “không có sự”. Bốn kiến khác và mạn vì nương tựa thân kiến mà sinh khởi, nên gọi là “không có sự”

2- Tham và sân “duyên” một ít tịnh, bất tịnh mà khởi, gọi là “có sự”.

3- Vô minh, nghi: hoặc kiến v.v… đều được gọi là “không có sự”, với tham v.v… đều gọi là “có sự”. Về lý, thì tham v.v… cũng có cả “không có sự”; nên Đối Pháp chép: “Ngã, Kiến, Mạn, Ái, gọi là cảnh “không có sự”. Nay y theo nhiều ít, nên nói ba loại.” Pháp sư Cảnh nói: “Trong bảy mạn, trừ mạn, ty mạn, năm mạn còn lại “duyên” cảnh không có sự (vô sự), vì không hợp với thật, hai mạn còn lại “duyên” cảnh có sự (hữu sự). Nhưng vì theo phần nhiều, nên nói mạn là vô sự.

Pháp sư Phương nói: lại y theo ngã mạn nên nói là cảnh vô sự, y theo thật, cũng chung với hữu sự.

Văn nói: “Thật ra không có ngã, mà vì phân biệt chuyển”: Lời nói này giải thích chung thuyết trên. Kiến và mạn là nghĩa vô sự. Y theo sự thật, ngã mạn cũng là pháp “duyên” cảnh hữu sự. Nhưng, nay nói riêng mạn, gọi là “vô sự”, tham gọi là “hữu sự”, là vì ảnh lược làm rõ lẫn nhau. Hai cảnh như thủ v.v… dù có tự thể, nhưng vì ngã kiến là căn bản mà khởi. Lại, vì tăng ích hạnh giải, nên gọi là “vô sự”, chỉ nói “có sự”, “không có sự”, lời văn không đồng. Như luận Đối Pháp chép: “Kiến mạn là “vô sự” còn lại là “hữu sự”. Một chỗ trong Tạp Tập chép: “Kiến, mạn, ái là “vô sự”; văn một chỗ khác nói: kiến và tương ưng là vô sự. Kiến là tát-ca-da kiến, biên chấp kiến. Luận này quyển năm mươi tám chép: Kiến sở đoạn là vô sự, còn lại vừa hữu sự vừa vô sự. Quyển năm mươi chín chép. Kiến mạn là vô sự, tham lam giận dữ là

“hữu sự”; nghi và vô minh cả hai.”

“Các đoạn văn trên đây làm sao hội ý để giải thích?”

Ngài Tam Tạng nói: “Theo luận lý, văn luận hội ý giải thích, nghĩa là luận kia chép, như kinh nói: “Kiến dứt trừ “hoặc” là đối tượng duyên của “vô sự”. Tu dứt trừ “hoặc” là đối tượng duyên (sở duyên) của “hữu sự”.

Để giải thích về văn kinh này, có ba thuyết:

1/ “Tát-ca-da kiến, gọi là không có sự, vì không có thật ngã. Kiến dứt trừ “hoặc” còn lại vì lấy ngã kiến đó làm căn bản, nên cũng gọi là “vô sự”. Nếu là tu dứt trừ “hoặc”, thì vì chẳng phải dùng “ngã kiến làm căn bản, nên nói là “hữu sự”.

2/ “Tăng ích trong bốn kiến là không có”: Tổn giảm trong một kiến có. Tuy nhiên, theo luận chánh lý kia, vì không có sự việc tăng, giảm, nên nói”kiến hoặc” gọi là “vô sự”. Tu dứt trừ “hoặc” vì chẳng phải là chấp tăng, giảm, nên nói là “hữu sự”.

3/ “Vì không có sự thô hiển trong bốn đế lý, nên mê, “hoặc” kia gọi là vô sự, hoặc do tu dứt “duyên” sự thô hiển, nên nói là”hữu sự”. Vả lại, quyển năm mươi tám trong Tông Đại thừa rằng: “ Kiến dứt trừ”hoặc” gọi là”vô sự”, nghĩa là nói theo căn bản. Nếu tu dứt trừ “hoặc”, theo tông của Tát Bà Da cho rằng, vì không có kiến tánh, nên chỉ nói là có thật; do ngã cũng có kiến, vì thế nói cũng “ vô sự”, nên nói chung cả hai. Văn khác y cứ theo văn luận này để giải thích lý kia.

Giải thích môn căn tương ưng. Pháp sư Cảnh nói: “ Nếu nhậm vận sinh? thì đều đối với ba thọ có thể được, nghĩa là nhậm vận, chỉ có ý địa được ba căn tương ưng vơí ưu, hỷ, xả. Chung cho tất cả thân thức, nói là tương ưng với tất cả căn, nghĩa là tham, giận, vô minh tương ưng với thọ. Không nhậm vận sinh đến “ngã” nay sẽ nói: Đây là nêu chung, thừa nhận nói là nghĩa căn tương ưng của phân biệt khởi “hoặc”. Dưới đây, sẽ giải thích riêng về tương ưng.

Nói, Tham cùng lúc tương ưng với hỷ, lạc. Pháp sư Thái nói: “ Văn này y cứ chung tham của sáu thức, đều nói là cùng lúc tương ưng với ưu, hỷ”.

Hỏi: “Nhậm vận (tự ý) khởi sân, tương ưng với xả, vì sao trong phân biệt khởi, không nói tương ưng với xả?”

Pháp sư Thái nói: “ Về lý, thật ra lược qua không nói. Lạc, chỉ hành uẩn, nghĩa là trong báo của người, trời, lạc đều có hành uẩn, khổ đều có hành uẩn, nghĩa là tức xả của ba đường ác xả ở cả năm cõi.

Dứt kiến trái với thường, nghĩa là đối với lạc đều có hành uẩn, chấp “ngã” đoạn diệt, tương ưng với ưu. Đối với khổ đều cùng với uẩn chấp “ngã” đoạn diệt, tương ưng với hỷ, lạc. Vì hai thủ chấp lấy kiến kia. Tùy theo sự thích ứng như sự tương ưng kia; Nghĩa là kiến thủ, như kiến đã chấp lấy tương ưng với các căn. Giới thủ, như giới đã chấp lấy, thuận theo kiến, tương ưng với căn nào, giới thủ cũng thế. Về lý, thật cũng tương ưng với xả căn, vì lược qua nên không nói. Trong mạn, về lý, sự thấp kém cũng có ba thứ, vì lược qua, nên không nói, bởi dễ hiểu.

Nghi đối với có lợi dưỡng v.v… trong sự quyết định, người khác nói rằng: “Vì lợi dưỡng này chẳng thật có”, nên cũng do dự sinh ưu. Đối với lợi dưỡng cho đến đường ác, người khác nói: là “không”, vì do dự, cho nên Hỷ.

Hỏi: “Trên đây, tham v.v… với nỗi khổ lo lắng, đều vừa mừng, vừa lo chưa thấy chánh văn.

Về nghĩa, có ba giải thích: “

1- “Đem căn từ “hoặc” khổ lo tùy tham, nên thuộc về tánh vui vẽ.”

2- Đem “hoặc” từ căn, vì tham dựa vào khổ lo, nên thuộc về tánh buồn bã”.

3- “Tùy nói về thể tánh, trong một Sát-na có nhiều tác dụng. Cho nên, nỗi khổ ưu tư nẩy sinh, do “duyên” cảnh ngộ ngang trái, thuộc về tánh buồn phiền, còn tham vì, “duyên” cảnh thuận, nên gọi là tánh vui vẻ. Pháp tương ưng khác dẫn phát sự, chỉ bày tỏ văn không lại biểu hiện. Nghĩa là tùy phiền não khác tương ưng với năm căn. Văn lại không nói, là vì cũng có các pháp phiền não này tương ưng với thức. Đoạn văn tương ưng với Biệt cảnh, không biểu hiện nữa.

Ở trước đây, nói về tướng thô. Nay, y theo lớn nhỏ v.v… nghĩa là hỏi: “Theo văn luận ở trước đã nói: “Bốn kiến cõi Dục và tương ưng với mạn, hỷ, xả. Tham tương ưng với lạc, hỷ, xả. Sự giận dữ tương ưng với khổ, ưu, xả. Tà kiến tương ưng với hỷ, ưu, xả. Nghi tương ưng với ưu, xả. Vô minh tương ưng với tất cả năm căn”. Không đồng với văn này ư?”, nên vì họ giải thích.

Trước, nói về nghĩa tương ưng của căn. Y theo được lý thô để dẫn phát hành ban đầu; nay phân biệt Tế, dẫn phát công hạnh từ lâu. Thứ năm, là giải thích các môn như bất thiện v.v…, trong đó, trước giải thích, sau dùng tụng để gồm thâu.

Trong phần trước, đầu tiên, y cứ chung ba cõi, để nói về hai tánh và có Dị thục v.v…. Sau là hỏi, đáp để nói nhiều, ít.

1. Ở trong đó, lược nêu mười cặp. Tánh một, nhiều đối với ít. Do phiền não cõi Dục chung cho bất thiện ẩn mất. Lại có keo kiệt, ganh tỵ v.v… gọi là tánh nhiều. Cõi trên chỉ vô ký, không có keo kiệt, ganh tỵ v.v…, nên gọi là tánh ít. Lại phiền não cõi Dục duyên sáu trần, nên gọi là tánh nhiều. Phiền não cõi trên “duyên” bốn trần và “duyên” một trần, nên gọi là tánh ít. Môn khác y theo tánh nhiều, ít mà nói, nghĩa ấy rất dễ hiểu.”

Nói “chẳng phải một thứ tướng, sinh tánh quyết định” nghĩa là do cõi Dục, hoặc có vui, buồn v.v… chẳng phải một thứ tướng, đối tượng duyên, chấp quyết định công hạnh của cõi trên.

Lại, giải thích: “Phiền não cõi Dục chẳng phải đối tượng mà định hàng phục, nên chẳng phải tướng quyết định. Phiền não cõi trên do Định hàng phục, nên một tướng quyết định”. Dưới đây trong phần dùng bài tụng gồm thâu, bỏ cái chung, lấy cái riêng, chỉ mười cặp của bài tụng.

Giải thích môn dứt trừ phiền não, trước là tám câu hỏi:

2. Hỏi: “Gom nhóm căn lành nào để chứng nhập Địa nào có thể dứt trừ phiền não?”

3. Hỏi: “Ngang địa vị nào, gọi là địa vị đã dứt trừ “hoặc”?

4. Hỏi: “Trong tương ưng ràng buộc và duyên ràng buộc, theo thuyết nào gọi là dứt trừ?”

5. Hỏi: “Dứt trừ tức khắc, và lần lượt như thế nào?. Hỏi: “Thứ lớp Dứt trừ chướng ra sao?

6. Hỏi: “Số đầu của đối tượng đoạn là gì?

7. Hỏi: “Dứt trừ “hoặc” rồi thì có hành tướng gì?”

8. Hỏi: “Dứt trừ “hoặc” rồi thì có thắng lợi nào?”

Trong phần đáp có bảy: Lấy đáp chung hai câu hỏi đầu, còn đáp riêng sáu câu hỏi còn lại.

Nói trong đáp chung hai câu hỏi đầu, có sáu lần “lại nữa”: Ban đầu nói: “Tư lương của pháp lành v.v…, là giải thoát phần. Đã được chứng nhập v.v… là quyết trạch phần. Hai pháp này là đạo hàng phục: Kiến đạo, và Tu đạo. Hai đạo đoạn này là chủ thể dứt trừ phiền não”. Đây là đáp câu hỏi đầu. Phải nói đả dứt trừ tất cả. Phiền não là đã dứt trừ phần vị bốn Du-già, nghĩa là Dục, Niệm, Tinh tấn, phương tiện như trước đã nói.

Nối tiếp thành tựu vẫn là đạo tư lương, được thuận theo giáo v.v…, là đạo phương tiện của bốn thiện căn. Đạo đối trị v.v… là hai đạo Kiến, tu”. Đây là đáp câu hỏi đầu.

“Tu đạo đối trị đã đạt đến rốt ráo v.v… ”, là đáp câu hỏi thứ hai.

“Lần lại nữa” thứ tư, biết rõ sự phiền não, nghĩa là cảnh mê của sở tri, cho nên,bất tịnh v.v….

Biết rõ tự tánh phiền não, nghĩa là biết tánh của các phiền não là giả dối.

Biết tai họa, lỗi lầm, nghĩa là biết nhân phiền não sinh ra tai hại lỗi lầm.

Sinh rồi không chấp chặt, nghĩa là nhân biết được những thứ này, dù là khởi “hoặc”, cũng không thường chấp chặt nhiều là đạo Gia hạnh.

“Nhiếp thọ đối trị” trở xuống, là chánh chứng đạo đoạn.

Ràng buộc nhau, nghĩa là danh tướng của sáu trần. Chúng sinh chấp mắc sáu trần này, gọi là ràng buộc. Duyên tướng khởi phược, gọi là phược tướng, phược thô nặng, nghĩa là hạt giống phiền não, hai thứ ràng buộc này đã được giải thoát. Phải nói đã dứt trừ, vẫn dẫn chứng.

“Lần lại nữa” thứ sáu kia, nghĩa là vì biết rõ đối tượng mà phiền não “duyên” nên xả mà chẳng quán.

Đối tượng duyên của hỷ, lạc, nghĩa là ưa quán chân như, chủ thể dứt trừ là chỗ dựa của phiền. Đã diệt, vì đã được “chuyển y”

Nói “Đã dứt trừ”: Hạt giống là đối tượng nương tựa. Vì đối tượng nương tựa đã diệt, nên gọi là được “chuyển y”

Trên đây, là đáp hai câu hỏi đầu xong. Kế là trong phần đáp câu hỏi thứ ba, nói “Vì từ đối tượng duyên của pháp tương ưng, nên có thể dứt trừ v.v… ”, là nói về tương ưng và “duyên” cả hai trong chuyển, đều có thể dứt trừ. Theo luận Tiểu thừa, thì chỉ dứt trừ “duyên” ràng buộc, không trói buộc cảnh trước, gọi là dứt “hoặc”. Phiền não và tâm, là tánh giúp đỡ trong ba đời theo nhau, không thể lìa nhau, nên không đứt tương ưng. Nay, pháp quá khứ, vị lai trong Đại thừa là “không”, sự trói buộc hiện tại là “có”. Do Thánh đạo sinh, tâm pháp tương ưng với phiền não không khởi, gọi là dứt trừ tương ưng.

Dứt trừ xong, không còn duyên cảnh nữa: gọi là duyên ràng buộc dứt trừ.

Lại, xưa kia đã từng khởi hai ràng buộc, huân tập thành hạt giống, gọi là hai phược. Nay khi dứt trừ hạt giống, gọi là đoạn hai phược.

Trong phần đáp câu hỏi thứ tư rằng: “Kiến hoặc dứt trừ ngay, do trí hiện quán đế ba tâm dứt trừ ngay mê khổ đế v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Đối với chân kiến đạo, nói về song quán “hai không”, đã làm rạng rỡ chân, dứt ngay hai chướng.

Y cứ dứt trừ hai chướng. Về nghĩa thì nói có ba tâm. Dùng trí hiện quán đế, phá hoại “duyên” lý chân như của bốn đế.

Nói tương ưng với tác ý hoại “duyên”. Luận sư Trắc nói: “Dùng văn để chứng, minh rằng chẳng phải hai thuyết:

1/ Chứng, nói ba tâm là kiến đạo tương ưng, nghĩa là chẳng phải lý thuyết, vì nói là chủ thể dứt trừ.

2/ Chứng, nói ba tâm kiến đạo của Bồ-tát, dứt trừ “hoặc”. Kiến đạo của Nhị thừa, thực hành mười sáu tâm, chẳng phải là nghĩa đúng. Lại, cứ theo luận Thành Thật, thì Địa, Văn, Tư quán khổ, vô thường, dứt trừ giả danh. Hoặc trong bốn hiện nhẫn, quán khổ, vô thường, dứt trừ pháp “hoặc” của pháp Thật, dứt cả hai “hoặc” của phẩm Tế giả, thật. Nay, văn luận này lại thuận với nghĩa đó. Trong ba tâm đạo, sơ tâm dứt trừ “duyên” “hoặc” giả danh trong thân người và thân mình. Tâm thứ hai cắt đứt “duyên” “hoặc” của pháp thật trong thân mình, thân người. Nhưng Đối Pháp nói: “Tự nối tiếp nhau, là duyên cảnh của thân người khác rồi biến ra hình bóng là tướng của tâm mình nên gọi là Duyên tự. Tâm thứ ba tức là đạo giải thoát. Theo nghĩa Luận Duy thức, thuận với giải thích trước. “Tu dứt lần lượt v.v… ”, Luận sư Trắc nói: “Bồ-tát trong mười địa trước không dứt trừ phiền não, hạt giống chướng tu đạo, nên biết được đại ý văn này nói là hai đạo Kiến, Tu dứt trừ “hoặc’ của Nhị thừa.”

Nay, giải thích mười địa Bồ-tát dù không có dứt trừ hạt giống, nhưng lần lượt dứt thô, nặng và đạo có thường tu, nên biết văn này y cứ chung ba thừa mà nói như thế.”

Đáp câu hỏi thứ năm, nhằm nói về thứ lớp dứt trừ chướng. Pháp sư Cảnh nói: “Đầu tiên, dứt trừ chướng của tại gia phàm phu, đã được xuất gia. Kế là, người muốn tu Định, phải lìa chướng của Định kia, tức quyến thuộc Tầm, Từ v.v…. Thứ đến lìa chướng của chướng gần, vì chưa được sáu thứ tác ý trong Vị định chí, nên trong chốc lát sẽ dứt trừ được tính thô năng v.v… của thân, chướng tác ý.”

Trên đây đã lìa chướng phương tiện của Thánh đạo. Kế là nói về nhân thứ lớp dứt trừ chướng của bậc Thánh. Trước dứt kiến hoặc, kế là, dứt tu hoặc. Kiến tu hoặc đã dứt hết, tức trừ chướng tánh của nhà định Vô lậu. Tiếp theo là dứt trừ chướng sự, tức thuộc tánh không điều phục, như thuận của năm thọ, chướng ngại định vượt hơn. Che lấp định này là một phần chướng Sở tri. Vì thế, nên ở dưới, Luận chép: “Tám giải thoát, trừ chướng Sở tri, đã trừ chướng định. Người cấu Đại thừa, kế là nên dứt phẩm tất cả các chướng của chướng Sở tri.”

Đã nói “Lại có một Bổ-đặc-già-la v.v… ”. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói ưa xa lìa tánh thô nặng của thân, ngữ. Nghĩa là người ngồi thiền, thân bị mỏi mệt. Kế lại nên dứt, hoặc ưu, cho đến các xả, phẩm chướng định, nghĩa là chướng vô vi v.v… không lay động trong tu đạo, như thích hợp, so sánh phối hợp”.

Bốn thứ đầu là chướng ngại chung của ba thừa. Kiến đạo trở xuống, che lấp phàm phu. Kiến đạo trở lên, trở ngại của bậc Thánh, cũng chung cho cả nhị thừa. Che lấp định chỉ ở Thanh Văn; chướng Sở tri chỉ Bồ-tát. Tánh che lấp định này là loại Dị thục, thuộc loại chướng Sở tri.”

Có cách giải thích: “Trong đây chỉ nói Nhị thừa dứt trừ “hoặc” theo thứ lớp.

Theo thứ lớp, Luận Trí độ thì: “Hàng Nhị thừa căn cơ nhạy bén, cũng dứt trừ pháp chấp, nên nói rằng có một”. Cách giải thích này chưa tường tận, đáp câu hỏi thứ sáu, để nói trong số đầu của dứt trừ “hoặc”, đại khái chia làm hai để dứt trừ, nghĩa là triền và tùy miên. Triền có chín:

  1. Năm dứt trừ chậm lụt.
  2. Năm dứt trừ nhạy bén.
  3. Trừ năm dứt trừ.
  4. Trừ ba cõi.
  5. Trừ tán loạn, tức trừ phiền não do ngủ nghỉ sanh khởi.
  6. Tỏ ngộ dứt trừ, tức trừ thời gian tỏ ngộ, khởi “hoặc” nhạy bén, mạnh mẽ.
  7. Dứt trừ Yếu kém, tưc tâm yếu kém khởi “hoặc” phẩm hạ, nay dứt trừ “hoặc” này, gọi là dứt trừ yếu kém đoạn.
  8. Hàng phục dứt trừ, tức sáu hạnh hàng phục “hoặc”.
  9. Ly hệ đoạn,tức dứt trừ ngủ nghỉ, là đáp câu hỏi thứ bảy để nói “hoặc” đã dứt trừ, nghĩa là tướng. Lại, “Mắt thấy các sắc không mừng, không lo v.v… ”: đây là sáu pháp hằng trụ.

Lại “Tánh ít muốn v.v… ” trở xuống, đây là tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân:

  1. Ít muốn.
  2. Biết đủ.
  3. Xa lìa.
  4. Tinh tấn mạnh mẽ.
  5. Không quên niệm.
  6. Thiền định.
  7. Trí tuệ.
  8. Không có nói suông.

Đồng với kinh Di Giáo. Đáp câu hỏi thứ tám, để nói về sự thắng lợi của dứt trừ “hoặc”: “Nói là tùy chứng đắc siêu việt ưu, nghĩa là dứt trừ tu hoặc cõi Dục, vượt qua khổ: dứt trừ tu hoặc của Sơ định, dứt trừ tu định của hoặc thứ hai vượt qua hỷ. Dứt trừ tu hoặc thứ ba, vượt qua lạc. Dứt trừ tu hoặc thứ tư, vượt qua tưởng, mượn mắt để nhận biết sắc. Lại, vượt qua sự mượn tưởng có đối với nhãn, nhĩ, thân thức kia. Lại, vượt qua thiền thứ tư, “duyên” khắp tưởng mười xứ của địa mình và vượt qua tưởng “duyên” mười hai xứ cõi dưới.

Do dứt trừ kiến hoặc, vượt nổi khổ đường ác và vượt qua thân người nữ.

Có nghiệp. Nghiệp của Châu phía Bắc, trời Vô Tưởng. Lại, vượt ngoài tám khổ như khổ sinh v.v….

Nói, lại chứng yên ổn và thanh lương, nghĩa là chứng Niết-bàn của pháp Diệt kia. Lại được hiện pháp lạc trụ bậc nhất v.v…, nghĩa là chứng niềm vui Bồ-đề của đạo đế kia. Lại, được thắng lợi của định, chung cho phàm và Thánh. Ba quả trước vượt khỏi khổ đường ác. Vô học vượt qua tám khổ.

Yên ổn nghĩa là diệt hữu dư, ở trong đó vì dứt trừ kiến hoặc, nên gọi là yên ổn. Vì dứt trừ tu hoặc, nên gọi là yên ổn bậc nhất.

Thanh lương nghĩa là diệt của vô dư. Vì dứt bảy khổ, nên gọi là Thanh lương. Vì dứt khổ uẩn nên gọi là Thanh lương bậc nhất. Lại, vì được hiện pháp lạc trụ bậc nhất, nên đối với bốn oai nghi không còn lui mất pháp đa chứng. Lợi mình rốt ráo viên mãn, không có vọng cầu.

Ở trên, đã nói về thắng lợi của Thanh văn.

“Hoặc lại.” Trở xuống, là nói về thắng lợi của Bồ-tát.

Trên đây, là bảy đoạn đáp lại tám câu hỏi kia, để nói về câu hỏi thứ sáu đã xong.

Giải thích môn “duyên” Cảnh, lược có mười lăm, gồm có bảy đối:

1. Một phần đủ đối lập với một phần, tức “duyên” khắp, hoặc gọi là phần đủ; “duyên” không khắp, hoặc gọi là một phần.

2. Hữu sự đối với vô sự.

3. Duyên bên trong đối lập với duyên bên ngoài: Bên trong duyên sáu xứ, chung cho địa định, bất định. Hoặc “duyên” năm dục mầu nhiệm bên ngoài.

4. Hiện thấy đối lập với không hiện thấy.

5. Loại mình đối lập với loại người như tham “duyên” tham, gọi là “duyên” loại mình (tự loại). Như tham “duyên” giận và “duyên” năm uẩn, gọi là “duyên” loại người khác, như thế v.v….

6. “Duyên” “có” đối với “duyên” “không”, nghĩa là ái, hữu sau, đều gọi là duyên hữu. Không có ái đều gọi là duyên không.

7. Cảnh của mình, cảnh người khác và “không có đối”, nghĩa là cõi Dục đối với phiền não dục hạnh v.v…, gọi là cảnh mình. Cõi Sắc là cảnh, “duyên” trên phiền não dục hạnh. Cõi vô Sắc là cảnh, “duyên” trên phiền não sắc hành. Hàng là xếp thành hàng như đứng sắp hàng ngoài chợ. Lại, còn địa dưới là cảnh, “duyên” trên hoặc dưới.

“Vì sao?” trở xuống, là tướng mạo của “duyên”. Pháp sư Cảnh nói: “Văn này tức nói là mạn của Địa trên “duyên” xuống địa dưới. Hoặc tà kiến phẩm hạ, bác không có tướng “duyên “ phẩm hạ khác.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Tức Địa trên trong Đại thừa được “duyên” Địa dưới, khởi phiền não”. Hỏi: “đây là “hoặc” gì?’

Đáp: “Có chỗ giải thích: “Đây là kiến, mạn, như ở chỗ khác:” Lại có giải thích khác, chỉ nói là ta hơn người này không bằng người kia v.v… nếu khởi ngã mạn chẳng phải tất cả phiền não đều khởi.”

Lại, giải thích: “Do vậy, tất cả phiền não như tham v.v… đều như thế, vì thường hằng là thường kiến; tịnh vượt hơn là kiến thủ v.v… cho nên, dù “hữu” là “ duyên” nhưng không giống với bản chất, “duyên” với danh làm cảnh.

Chỗ khác nói là “cõi trên không “duyên” cõi dưới”: Đây là văn thuận theo lý.

Hỏi: “Tham, mạn của cõi dưới không được “duyên”cõi trên. Vậy,mạn của cõi trên làm sao “duyên” cõi dưới?”

Đáp: “ Vì Địa dưới yếu kém nên không khởi ngã mạn, vì Địa trên là hơn nên có thể khởi.

Nói” không có cảnh”, nghĩa là “duyên” phân biệt rồi chấp diệt, đạo v.v… Diệt đạo và chân như, chẳng phải là tưởng lấy, vì tâm cảnh chung. “Duyên” diệt, Đạo và chân như chung, đều gọi là “không có cảnh” chỉ “duyên” “danh” mà khởi.

Giải thích môn hiện hành. Trước là nêu chung, sau là giải thích riêng.

Trong phần giải thích, trước là giải thích hai mươi người. Kế là, giải thích hiện hành của hai mươi phiền não của ba thứ này theo thứ lớp hệ thuộc vào nhau, đó là:

1. Người tại gia vì “duyên” chấp mắc niềm vui, chạy theo hiện hành của triền tham dục.

2. Người xuất gia vì siêng năng “duyên” phiền não, nên khôngtùy theo hiện hành của triền dục.

3. Trụ ác nói pháp, nghĩa là không dựa vào pháp Phật siêng nănghành khổ hạnh; không dựa vào người tại gia chấp mắc năm dục lạc. Vì duyên không khổ không vui nên có phiền não không hiểu biết gì hiện hành.

4. Người trụ thiện nói pháp. Vì “duyên” năm dục, nên các phiền não có sự hiểu biết hiện hành.

5. Người riêng tăng thêm phiền não; Vì “duyên”. Tầm, từ, nên “hoặc thô hiện hành.

6. Đẳng phần hành nhân: Do các “duyên” như xúc khổ, xúc lạc, v.v… nên phiền não đẳng phần hiện hành.

7. Bạc trần hành nhân: Vì “duyên” Tùy miên, nên phiền não nhỏ nhiệm hiện hành.

8. Người lìa dục của thế gian vì “duyên” tập khí kiếp trước, nên phiền não của môn trong ở cõi trên hiện hành.

9. Người chưa lìa dục, vì gần gũi (tiếp cận) với bạn ác, duyên ác, thành ra phiền não môn ngoài của cõi Dục hiện hành (biểu hiện).

10. Người thấy dấu vết của bậc Thánh nghe pháp bất chính, vì tâm sinh ngờ vực, nên khởi, phiền não hiện hành.

11. Người chưa thấy dấu vết của bậc Thánh, vì “duyên” tác ý không chính đáng, nên phiền não mạng mẽ, nhạy bén hiện hành.

12. Người chấp mắc. Vì “duyên” bất tín, nên phân biệt mà khởi phiền não hiện hành.

13. Người không chấp mắc, vì “duyên” lười biếng nên phiền não nhậm vận mà khởi, hiện hành.

14. Người quán sát, vì “duyên” thất niệm, nên phiền não của Tầm, tư hiện hành.

15. Người ngủ nhiều vì “duyên” tán loạn, nên phiền não không tự tại hiện hành. Lúc ngủ, lúc thức, hoặc yếu kém, gọi là không tự tại.

16. Người giác ngộ, vì “duyên” tuệ ác, nên phiền não tự tại mạnh mẽ hiện hành.

17. Người trẻ tuổi, vì “duyên” buông thả nên phần vị “phi sở y” phiền não hiện hành. Trẻ con mới lên mười lăm, mười sáu tuổi, vì khởi “hoặc” chưa thành, nên gọi là “phi sở y”

18. Người căn hành thành thục,vì “duyên” phiền não, nên phiền não của phần vị sở y hiện hành, tức hai mươi trở lên vì “duyên” phiền não mạnh mẽ, nhạy bén, theo đuổi, tìm kiếm, nên gọi là “phần vị sở y”

19. Người của pháp bát Niết-bàn, vì chưa lìa dục, nên phiền não có thể chữa trị hiện hành.

20. Người của không nhập Niết-bàn, vì “duyên” tánh phàm phu, nên phiền não không thể chữa trị hiện hành.

Trong giải thích kiết sinh, trước nói về tất cả kiết phiền não của đương địa sinh. Sau, nói về kiết sinh nối nhau, hoặc bảy, hoặc chín.

Trong phần trước, bổ khuyết rằng: “Thông thường nói đến Kiết sinh, tự có hai thời:

  1. Thời Nhuần Trung Hữu.
  2. Thời Nhuần sinh hữu.

– Trong nhuần có sinh, tức ở trước tử trong phần vị sáng suốt rõ ràng. Người chưa lìa dục, trước là khởi tất cả phiền não của đương địa, đều giúp cho nhuận sinh. Tiệp theo, chỉ khởi ái, là chính thức nhuận sinh, nên kinh nói: “chỉ có ái khiến cho các “hữu” nối tiếp nhau”. Đoạn văn dưới đây và Đối Pháp đều nói: “Với chín thứ tâm mạng chung, ái nhuận sinh tự thể của tâm. Nếu trong phần vị sắp chết chưa lìa dục, biểu hiện ái tự thể, thì tức là bốn ái. Ái ban đầu được gọi là “ái tự thể”. Vì khi sắp chết, phần nhiều lúc khởi ái này khắp tự thể, thấm nhuận nghiệp của cõi khác, lôi kéo trung hữu khởi. Nếu là người đã lìa dục thì sẽ sinh lên Địa trên, khởi ái của địa trên, tức là ái của “hữu” sau trong bốn ái. Tìm kiếm “hữu” sau, cũng là “ái tự thể”.

– Nhuận “sinh hữu” tức ở trong đó có mạt tâm khởi ái. Lúc bấy giờ, nếu đoạn văn trước nói khới ái, nghĩa là sắp thọ dụng, nếu là người nam, thì khởi ái đối với mẹ, tức hành ái Hỷ, tham trong bốn ái. Nhuận ái này đồng khởi sinh hữu của nghiệp đã thành thục, khiến cho nối tiếp với tánh “hữu” trong các cõi, lại không nhất định. Nhưng bỏ trước, khởi sau, khởi Trung hữu sau, cuối cùng quyết định hướng đến sinh hữu kia. Nếu tánh “hữu” kia khi chưa đến tâm cuối cùng Trung hữu trở xuống, đã khởi đủ tát cả phiền não của đương địa, thì đều giúp cho nhuận sinh.

Nói “người chưa lìa dục, đối với chỗ tự sinh, mới được thọ sinh: “Đây là y theo triền hiện tại nhuận sinh. Các phẩm phiền não đã có tùy thô nặng ràng buộc thân mình, cũng có thể làm nhân sinh ra thân Dị thục kia: Đây là y theo chung tử nhuận sinh”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Phải nói là hoàn toàn, chẳng phải không hoàn toàn; Đây là y theo nhuận sinh đã chẳng phải phát nghiệp. Dù phát nghiệp mười phiền não, tu đạo vô ký, phiền não tham v.v… của cõi trên. Tức không phát nghiệp, nên nay, y theo nhuận sinh. Ngã ái là chính thức nhuận, pháp khác là giúp nhuận. Như dưới đây tự nêu ra để phá tiểu thừa, vì chỉ tham nhuận sinh. Vì Đối Pháp y theo chính nhuận sinh, nên chỉ nói “ngã ái”, không trái nhau”

Kế là, nói về kiết sinh, lược có bảy thứ. Pháp sư Cảnh nói rằng: “Theo trường hợp của Đại thừa, tâm cuối của Trung Hữu nhuận sinh, khởi ái thấm nhuần sinh hữu. Sinh hữu không có nhiễm. Đầu tiên, khi nhập thai, vẫn được Trung Hữu. Nói tâm cuối của Trung hữu khởi ái, nhuận sinh. Thời gian sau, trụ thai và khi xuất thai, Trung hữu đã diệt. Dù rằng, lại khởi ái kiết sinh, nhưng nếu ở phần vị trụ, xuất thai, thì sinh hữu đã khởi, chẳng phải lúc kiết sinh, thế sao luận lại nói là phần vị nhập, trụ, xuất đều nói là do kiết sinh nối tiếp nhau?”

Giải thích: “Đoạn văn này nói chung là phần vị nhập, trụ, xuất do kiết sinh nối tiếp nhau, có trái ngược, không trái ngược. Nếu khởi ái, có thể sinh thì chỉ có tâm Trung hữu. Trung hữu phần nhiều đứng lại ở thời gian nhập, trụ. Ở trong nhập trụ, bám lấy di thể của cha, mẹ. Lúc sinh ra sinh hữu, thì Trung hữu sẽ diệt ngay, nên ở nhập trụ, kiết sinh, nối tiếp nhau, không vào thời gian khác.

Nay, nói” phàm phu điên đảo khi nhập, trụ, xuất thai” nghĩa là nói chung Trung hữu; sinh hữu; và bản hữu, đều khởi điên đảo. Nếu là Trung hữu kia, thì đối với cha, mẹ, khởi điên đảo nhóm hợp. Nếu sinh hữu, bản hữu, là người phước đức mỏng, thì sẽ nhìn thấy hiện tượng bão táp, mưa sa, cảnh nhà tranh, hang lá, là nơi thân tựa vào đó mà sống. Nếu là người có nhiều phước đức, thì sẽ thấy cung điện, vườn rừng lầu quán, gọi là điên đảo. Cho nên, điên đải lúc còn trong thai, nghĩa là nói chung, Trung hữu, sinh hữu và bản hữu.

Bổ khuyết rằng: “Cả hai chỉ tùy miên, sinh, nối tiếp nhau, nói là người thấy dấu vết bậc Thánh: “Đối Pháp thì nói: “Hai quả đầu, triền và tùy miên nhuận sinh. Nếu là quả Bất Hoàn, thì chỉ Tùy Miên nhuận sinh, vì sao trái nhau?”

Ngài Tam Tạng đáp: “Tùy miên nhuận sinh của bậc Thánh thì nhất định, như trong đây nói: “Tất cả các học thấy dấu vết của bậc Thanh, đều nói là tùy miên nhuận sinh, triền khởi không nhất định, hoặc có, hoặc không. Vì Đối Pháp y theo khởi, nên nói hai quả, hai thứ triền và tùy miên đều thấm nhuần”. Luận sư Bị nói: “ Người người quả Bất Hoàn, khi chết ở cõi Dục, sinh lên cõi Sắc, chỉ do Tùy miên kiết sinh nối tiếp nhau. Do đạo lý dục đã dựa vào trong thân không khởi phiền não. Nếu từ Sơ định chết, lúc sinh địa khác kia, cũng do kiết hiện hành sinh nối tiếp nhau, chẳng phải đạo ly dục vì đã dựa vào thân.”

Luận sư Trắc nói: “Phàm phu đủ cả hai; bậc Thánh chỉ có hạt giống kiết sinh, nối tiếp nhau.”

Với giải thích này nên hỏi: “Hai quả đầu đã chưa lìa dục, lẽ ra phải do hiện hành huận sinh, vì sao trong đây nói chỉ có hạt giống nhuận ư?

Đáp: “Nên nói thế này: “Hai quả đầu dù khởi hiện hành mà trí đã hàng phục. Vì thế dụng chậm lụt, nên tướng từ hạt giống danh. Về lý thật chung cho cả hiện hành.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong đây nói Bồ-tát do trí lực thọ sinh. Quả này dù hữu lậu vẫn chiêu cảm nghiệp thiện hữu lậu. Nhưng vì tùy chỗ sinh, nên nói hoặc bảy hoặc chín”.

Luận sư Trắc nói: “Hai thứ thọ sinh không có nghĩa ở sau, vì không lìa bảy thứ trước, nên hợp lại thì có bảy. Trí nghiệp đã chia riêng, tức có chín.

Nay, giải thích: “Dẫn phát không có nghĩa lợi, tức là thứ sáu. Năng dẫn nghĩa lợi tức là thứ bày, nên nói rằng: “Trước nói bảy thứ, lại nói hai thứ sau, cho nên “hoặc chín” giải thích chín môn đã xong.

Dưới đây kết môn câu khác, chỗ nầy không biểu hiện. Lấy hẹp để hỏi rộng, đáp thuận với câu hỏi trước, về nghĩa ấy rất dễ hiểu.

Trên đây, đã giải thích về nghĩa của chín môn tạp nhiễm xong. Dưới đây sẽ cùng tụng để gồm thâu. Câu đầu có bốn môn, hai câu kế mỗi câu đều có bài tụng gồm hai môn; một môn của câu sau. Văn luận trên, dưới hoặc trước có nêu chung, kế là tùy từng môn giải thích cuối cùng là kết. Hoặc có khi nêu chung, kế giải thích mà không có văn kết. Hoặc có văn trước giải thích, sau kết, không có văn trước nêu chung. Hoặc phần nhiều mơn, lập giải thích, không có văn nêu chung hoặc phần nhiều nêu môn lập giải, không có nêu kết chung. Đây là vì thể hiện các thứ pháp môn giải nghĩa nên tạo ra pháp này.

Trên đây, đã quyết trạch phiền não tạp nhiễm xong, dưới đây là thứ hai, trong quyết trạch tạp nhiễm gồm có:

  1. Kết trước, sinh sau.
  2. Chánh quyết trạch, ở trong đó, trước dùng chín môn tùy nghĩa phân biệt. Sau nêu một bài tụng để tổng kết.

Trong phần trước, ban đầu, giải thích rõ chín môn. Sau, kết môn khác không thể hiện.

Y theo môn tự tướng đã giải thích ban đầu, trước nêu chung phương tiện trước sau căn bản làm tướng của nghiệp đạo.

Nói: “Cũng do kiến lập sự khác nhau v.v… của năm tướng” v.v… Pháp sư Cảnh nói: “ Tức là dưới đây nói về năm duyên thành sát v.v… gọi là năm tướng ‘.

Kế là, phân biệt căn bản, nên nói là như trước đã nói nghiệp đạo bất thiện, gọi là ba nghiệp bất thiện thuộc về nghiệp đạo căn bản”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Năm tướng nghĩa là ba nghiệp thân, ngữ, ý của nghiệp đạo căn bản, và bốn phương tiện, về sau, khởi năm. Các pháp này như Bản địa quyển tám ở trước đã giải thích rộng. Tham, sân v.v… kia, Tiểu thừa không có gia hạnh, đều là căn bản. Nay, Đại thừa cũng có gia hạnh”.

Kế là, nói về nghiệp đạo căn bản, do năm duyên mà thành. Trước là nêu năm duyên:

1. Tâm nhiễm ô: Đây là phân biệt Bồ-tát với tâm bi mà hành sát.

2. Khởi dục lạc, nghĩa là dù có tâm nhiễm, nếu không có dục lạc, thì cũng không thành nghiệp đạo.

3. Tức đối với chỗ này, nói về cảnh giết hại, v.v… cảnh khác nhau không thành.

4. Hiện hành của nghiệp kia vận động thân, tay, dù đủ ba trước, nhưng nếu không vận thân, tay, thì nghiệp đạo sẽ không thành.

5. Được rốt ráo, bốn nghiệp trước chỉ là phương tiện. Nếu không nghiệp thứ năm thì nghiệp đạo sẽ không thành, vì đối với việc sát không rốt ráo.

Dưới đây, trong giải thích riêng, Pháp sư Cảnh nói: “nói “Nếu có tâm nhiễm, không khởi dục lạc mà được rốt ráo thì chẳng phải viên mãn”, Nghĩa là đã không có dục lạc, làm sao rốt ráo trở thành nghiệp căn bản?”

Giải thích: “Như khi người giết, vận động tay, chân giết lầm côn trùng, dù hành động giết hại, nhưng chẳng phải vốn ý ưa thích, nên không thành nghiệp đạo.”

Nói: “Nếu có tâm nhiễm, khởi dục lạc, mà tâm trái ngược, nếu đối với hiện hành của nghiệp kia, ở chỗ khác mà được rốt ráo v.v…, nghĩa là duyên khác nhau. Nếu việc giết hại không thành nghiệp đạo. Nói “nếu có tâm nhiễm khởi dục lạc, tức nghiệp xứ ở đây không hiện hành, mà được rốt ráo v.v… ”, nghĩa là người này khởi tâm muốn giết người kia, người kia nghe nói cảm thấy sợ hãi, hoặc tự tử, dù nghiệp không hiện hành mà vẫn được rốt ráo, nên thành nghiệp đạo.”

Pháp sư Thái nói: “Như sai người đi sát sinh, tự nghiệp không hiện hành, mà vẫn được rốt ráo, vì chỉ có “vô tác”, nên chẳng phải viên mãn.” Pháp sư Trắc nói: Y theo chẳng viên mãn, có chỗ giải thích cũng là nghiệp đạo mà chẳng phải viên mãn. Có chỗ giải thích vì chẳng phải viên mãn nên chẳng phải nghiệp đạo.

Dưới đây là thứ hai, nói rộng, trong đó, ban đầu là nêu chung năm tướng làm môn. Sau, đem mười nghiệp đạo trải qua năm môn để giải thích. Trước là nói, năm tướng chỉ thêm tưởng kia, bốn tướng còn lại tức đồng với thuyết trước. vì tổng hợp với phương tiện rốt ráo kia làm một, nên sự chung cho tình, phi tình, nghĩa là sát sinh, tà hạnh,nói dối, nói lời chia rẽ, đối với chỗ hữu tình khởi. Trộm cắp, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt và ba hành động của ý, chung cả xứ tình, phi tình, khởi. Tưởng có bốn thứ:

1. Đối với người kia chẳng phải tưởng kia, nghĩa là đối với người to lớn kia, khởi tưởng bình đẳng với nhân vương. Ba thứ còn lại, y cứ mà biết. Dục lạc, hoặc tưởng lạc trái ngược, không trái ngược, đã tạo ra dục, tức nhân hai tưởng trong bốn tưởng trước, khởi dục lạc điên đảo. Nhân hai tưởng sau không có dục lạc, sinh phiền não tức là bảy Độc.”

Hỏi: Nếu khi tham giận nổi lên, tất nhiên chung với vô minh nhưng sao trong đây lại nói hoặc tham hoặc giận v.v… ư?”

Giải thích: “Vì đối với si riêng kia, nên nói hoặc tham v.v…. Dù đều có với si, mà vì tham tăng, nên nói hoặc tham v.v….”

Hỏi: Tham, sân, không đều cùng có, sao lại nói hoặc tham, sân, si?”

Giải thích: “Dù tham, sân không cùng khởi, nhưng vì chúng che lấp trước, sau nên nói “hoặc hai”.

Dưới đây, sẽ trải qua năm duyên để kiến lập mười thứ nghiệp đạo, tức thành mười đoạn. Trong sát sinh nói: “Nếu giết hại không có gián đoạn, thì tức là người kia chết ngay. Khi đã chết, người ấy ở Tử hữu, vẫn còn có khí, làm sao huân tập thành nghiệp đạo căn bản được?

Ngài Tam Tạng giải thích: “Tiểu thừa nói: “Chủ yếu chết rồi mới thành nghiệp căn bản; Đại thừa không có văn này. Y theo nghĩa này, thây chết rồi, có thể làm cho hạt giống nghiệp phương tiện chuyển thành nghiệp đạo căn bản.”

Luận sư Trắc nói: “Văn luận này nói, nếu giết hại chúng sinh không có gián đoạn thì chúng sinh kia liền chết, chính vì phương tiện này v.v…, như đạo vô ngại: “Ngay ở hiện tại cùng đến tướng Diệt, dù chẳng phải cùng lúc nhưng do dứt mà tác dụng thành”. Sát-na cũng thế.

Dù đã chết mà nghiệp đạo được thành, phải ngay lúc ấy mới chấn động nhau, nên có nghiệp biểu căn bản được thành tựu”.

Nói “Nếu ở thời gian sau, người kia mới xả mạng v.v… như dao chém vào người, ngay khi đó chưa chết, phải qua một ngày sau mới chết. Đã không có nghiệp đạo căn bản hiện hành thì làm sao huân tập thành hạt giống nghiệp căn bản?”

Giải thích: “Do người kia bị giết mà chết, với thế lực tăng thượng tiêm nhiễm vào kẻ sát nhân này, là phương tiện huân tập hạt giống, khiến phương tiện đó tăng thượng thành nghiệp căn bản.

Trong trộm cắp, như sai bảo người vạch ra phương tiện cho hành vi ăn trộm, thì đến lúc nào mới huân tập để thành nghiệp đạo căn bản?”

Giải thích: “Người trước đi trộm vật, lìa khỏi chỗ cũ. Do thế lực tăng thượng khiến hạt giống phương tiện trước của họ chuyển thành nghiệp đạo căn bản tăng thượng.

Ý nói lìa khỏi chỗ cũ, nghĩa là theo luật sư Như Thủ nói về chỗ lìa. Chỗ có mười trường hợp:

1. Văn viết thành, như ra tay viết sớ, như khéo vẽ đất thành chữ, lúc một đầu thì nhẹ, khi hết cả hai đầu thì nặng.

2. Ngôn giáo lập chỗ lìa. Luật sư Thiện Kiến nói: ‘Nếu tâm ăn trộm xướng lên, thì nhất định là đất của ta. Chủ đất sinh hoài nghi, tâm quyết định có lỗi nặng. Nếu hướng đến tăng, đều đồng với lỗi nặng. Nếu tranh luện chung về ruộng lan thì phán quyết trái lý với lý trái được phán quyết, cho đến dùng lời lẽ cắt đứt nhiều đầu mối, nhằm nói nói là trộm hạ, xướng to cũng như thế”.

3. Đời tướng nêu: Luật sư Thiện Kiến nói: “Khi nêu một muc tiêu là ruộng lan, nêu hai thì phạm tội trọng, dù chỉ xê dịch bằng một sợi tóc, vẫn là trái phạm trọng tội.

Đất sâu không có giá trị, nên giường dây cũng như thế”.

4. Lấy thẻ tre. Tùy theo thẻ tre để phân biệt về chỗ lìa.” Như luật Tứ phần nói

5. Sắc khác để nói về lìa chỗ”. Như luật Thập Tụng nói: “Đệm cỏ, đêm dệt bằng lông thú, cây, cành, lá, hoa, đều gọi là chung là sắc khác chuyển răng để nói về lìa chỗ, như luật Thập Tụng nói.

6. CâyXứ, cỏ Bồ làm dơì đổi con cờ v.v…

7. Chỗ lìa, là nói không lìa, như giết. Trộm bò, ngựa của người khác. Tâm của người chủ chưa dứt, tâm mình chưa nghĩa là được.

8. Không lìa chỗ, là nói lìa chỗ, như luật Thiện Kiến nói: “Trộm ở chỗ hoang vắng quyết định không có ngờ vực, hễ động thì thành tội trọng.

9. Không lìa chỗ, là nói lìa chỗ v.v… Trộm vật ở ruộng, nhà, chuyển sang sang liên hệ thôn xóm, đốt, chôn giấu hoại sắc v.v…

10. Nói rộng về chỗ lìa, trừ chín trường hợp kể trên, không được gồm thâu, tức là thổi vật trộm chim trong hư không, xoay tài vật cắt đứt dòng nước (chận dòng nước). Chảy rót, chôn nhiều di hài, nhiều nhà cửa, am viện v.v… rất nhiều không thể nói hết.

Sự trong tà hạnh dục, có bảy thứ:

  1. Điều người nữ không nên làm, như ba thứ gìn giữ v.v… như trước đã nói
  2. Gìn giữ điều nên làm, mà chẳng phải chi.
  3. Phi xứ (chẳng phải chỗ).
  4. Phi thời (chẳng phải lúc).
  5. Lượng đều như ở sau sẽ nói.
  6. Giới.
  7. Không giới.

Tưởng có bốn thứ, nay, lấy câu thứ ba, y theo tạng. Luận nói, có hai giải thích:

1. “Hành dục với vợ người nghĩ là vợ người. Dù cảnh có trái, mà vì đồng với vợ người, nên thành nghiệp đạo. Như đối với người phụ nữ họ Trương nghĩ là vợ của vua v.v… ”

2. “Không thành tựu nghiệp đạo,vì cảnh, tưởng lầm. Nay, theo luận này cũng có hai giải thích:

Luận sư Trắc nói: “Vì e rằng giải thích trước, về nghĩa không được đúng, hai cách giải thích về hai người giao hội, y cứ Nhiếp Luận, có hai cách giải thích:

  1. “Vừa bắt đầu giao hội thì liền thành nghiệp đạo.
  2. “ Với tư thế ưa thích, sầu não xong, mới thành nghiệp đạo

Luật tông theo giải thích trước”

Nói dối rốt ráo, nghĩa là thời gian, chúng và đối với luận giả, nhận hiểu. Theo nghĩa của Tiểu thừa là như có một người muốn lừa dối người khác, nên nói rằng: “Thấy con chó sói ở ngoài thành”. Người đối diện nếu nghe hai chữ hiểu ngay, khi nghe đến chữ thứ hai, chính là thành nghiệp đạo. Nếu nghe ba chữ, người ấy mới nhận hiểu, nghĩa là đến chữ thứ ba, thì mới thành nghiệp đạo. Nghe đủ bốn, mới nhận hiểu là thành nghiệp đạo.”

Hỏi: “Nếu khi đang nghe mà thành nghiệp đạo, biết rõ nghĩa chưa giải thích, thì làm sao nghiệp đạo sinh ư?”

Đáp: “Có hai giải thích:

1) “Có thể nẩy sinh ý quyết định nhận hiểu, nên gọi là lãnh giải, là từ quả được tên”. 2) “Nhận hiểu có hai:

a. Vì lấy giải thích dụng, nên gọi là nhận hiểu, chỉ ở ý thức

b. vì giải thích rõ ràng âm thanh, nên gọi là nhận hiểu. Nghĩa là Nhĩ thức cũng gọi là nhận hiểu, an thuận với chánh lý, nên giải thích trước là vượt hơn.

Nay, theo Đại thừa, đã có ý thức đồg thời “duyên” tiếng và công dụng giải thích rõ, nhĩ thức vì chỉ lấy tiếng, nên không có trở ngại”.

Lại, giải thích: “Ý thức đồng “duyên” không lấy danh v.v…, là y cứ theo Tiểu thừa kia, lại còn lập ra hai giải thích nữa.”

Hỏi: “Đối với người nước ngoài, sau hành vi lừa dối, mới nhận hiểu, nếu được huân tập thành nghiệp đạo căn bản?”

Giải thích: “Do sức tăng thượng nhân hiểu của người kia, nên phương tiện tiêm nhiễm người kia đã hun đúc (huân tập), để cho thành nghiệp đạo nói dối tăng thượng.

Nói lời chia rẽ. Về sự hoặc hòa hợp, không hòa hợp, nghĩa là chỗ đã hòa hợp và nơi sẽ hòa hợp.

Lời nói thô ác. Phương tiện rốt ráo nghĩa là quở mắng người kia, không nói lời người kia nhận hiểu. Vì sao?

Giải thích: “Lời nói thô tục chỉ muốn thỏa lòng, chưa hẳn là người đối diện hiểu.

Lời nói thêu dệt rốt ráo, nghĩa là vừa nói ra, vì sao không buộc người trước nhận hiểu? Như nói lời thêu dệt, diễu cợt người trước v.v…?”

Giải thích: “Nói lời thêu dệt có hai:

1/ Lời thêu dệt tương ưng, tức ba ngữ trước phi nghĩa, chẳng phải lúc, gọi là “ỷ ngữ”. Thời gian rốt ráo của phương tiện, như ba ngữ trước.

2/ Lời thêu dệt độc đầu (Độc đầu ỷ ngữ). Hoặc vì người khác, nói tà luận của ngoại đạo, hoặc vì diễu cợt người trước mà bịa ra ca, vịnh, cũng tức làm cho người khác hiểu, mới thành rốt ráo, hoặc ở chỗ riêng, vắng vẻ, tự có ca hát, ngâm vịnh, khóc kể, buồn than, hể vừa nói ra liền thành nghiệp đạo.”

Hỏi: “Tức ba ngữ trước gọi là lời nói thêu dệt, hay là tức ba ngữ vô biểu, gọi là lời nói thêu dệt? Hay là có riêng ư?”

Đáp: “Theo thuyết của Tiểu thừa, hoặc nói không có vô biểu riêng, hoặc cho rằng, có vô biểu riêng.”

Luận sư Quang nói: “Thuyết sau là hơn.”

Về tham, sân, tà kiến, theo cách hành văn rất dễ hiểu.

Dưới đây là thứ ba, nói sơ lược, trong đó, trước giải thích ba thứ sát sinh. Sau giải thích năm tướng của ba nghiệp đạo của ý thức.

Trong phần trước gồm có:

1. Có tội tăng trưởng, vì đủ ba duyên, ba căn sanh khởi. Hai công năng sinh, khổ của người khác.

Ba Hoan hỷ giết, hy vọng đầy đủ, phiền não đã khởi, muốn sinh khổ người khác, nên có tội. Vì tạo ra niềm hoan hỷ cho mình, nên khiến có tội tăng trưởng.

2. Có tội không tăng trưởng, chỉ có hai duyên: gây tội rồi mà biết ăn năn, không có hy vọng đầy đủ.

3. Không có tội, nghĩa là hoặc giết lầm; hoặc vì từ bi mà giết, vì chẳng phải do phiền não khởi, nên không có tội. Vốn tâm sát không có hy vọng tràn đầy. Vì đời trước đoạn mạng, nên sinh khổ của người khác. Một “duyên” nếu người kia giết, về sau, lại thọ khổ, chỉ vì không có tội cố sát, nên nói không có tội.”

Kế là, giải thích ba nghiệp đạo của ý. Dục có năm tưởng, tùy thiếu bất cứ một thứ nào thì chẳng phải tướng tham dục viên mãn: tức theo văn này, nếu không đủ năm tướng, thì chẳng phải nghiệp đạo tham.

Tâm thêm ác, nghĩa là đối với tướng năng tổn hại, tùy pháp phân biệt: Đối với khả năng gây tổn hại ta, hoặc thân, hoặc ngữ, tùy phân biệt như thế, mà nổi sân. Ba là vượt qua tâm lưu hành, nghĩa là như lý phân biệt là tâm thường lưu. Không như lý phân biệt, vượt qua dòng thường mà đi, gọi là vượt qua tâm lưu hành.

4. Trong giải thích phương tiện. Thế văn dù rằng gồm nói cả về căn bản, nhưng đại ý nói về phương tiện, lại nói về mười nghiệp đạo ác. Trong phương tiện sát rằng: “Bán-thi. Pháp sư Thái nói: “Có người định giết kẻ khác, dùng chú làm cho thân thây chết dài ra, vì sai khiến giết kẻ thù, nên gọi là Thi. Dùng chú thuật làm cho thây chết không có đầu, không có nói năng, rồi sai khiến giết người khác, nên gọi là Bán-Thi.”

Luận sư Trắc nói: “Có người muốn giết người khác, dùng chú để chú vào quỷ, khiến quỷ giết kẻ khác. Hoặc định khiến sai thây chết giết chúng sinh, nên gọi là Thi. Hoặc dùng tay chân v.v… của thi để giết hữu tình, nên gọi là bán-thi.”

Có Luận sư nói rằng: “Xét bộ luật Tát-bà-đa mới dịch rằng: “Chú thi khiến đeo chiếc vòng, một tay cầm kiếm, đến giết người kia, gọi là bán thi. Nếu đeo hai vòng, hai tay cầm kiếm mà đến giết người thì gọi là Thi.”

Lại xét luật ấy rằng: “Phi thời v.v… trong dục tà hạnh không đồng với Bản địa quyển tám của văn trước, và luận Đối Pháp v.v… có thể biết.”

Nói: “Nếu tự hành dục, hoặc mai mối cho người khác v.v… ” nghĩa là Tát Bà Da nói: “Phải do tự thân mới thành dục hạnh.” Luận Thành Thật nói “Tự làm, khiến người khác làm, đều thành tà hạnh.’

Nay, theo luận này đồng với Thành Thật giải thích: “Trong lời nói thô ác có mười bảy câu, gồm tám cặp:

  1. Đối diện, không đối diện.
  2. Đại chúng đối lập với chỗ tối tăm.
  3. Sự thật vượt qua đối với không thật.
  4. Sách biểu hiện đối nhau.
  5. Tự nói đối với người khác nói (thuyết của mình đối lập với thuyết của người).
  6. Điệu cử đối lập với không tranh cãi.
  7. Họ mình đối với tạo nghiệp.
  8. Tự phát đối với tha phát.

Bảy sự nhiếp thọ trong tham dục, mười sự nuôi nấng thân, như quyển hai nói “Pháp sư Cảnh nói: “Thế giới của Lỗ-Đạt-La. Nghĩa là chỗ ở của trời Đại Tự Tại. Thế giới Tỳ-sắc-nô, là chỗ của trời Tỳ-nữu. Đã là ngoại đạo chấp, thì không được dựa vào hai mươi tám tầng trời để mong cầu nơi chốn kia.”

Luận sư Trắc nói: “Lỗ-Đạt-La, gọi là bạo ác sĩ hóa, Tỳ sắt-nô, dịch là huyễn hoặc, đều là chư thiên từ tầng trời Tha Hóa trở xuống. Trong tà kiến ở trước, nói về sự khác nhau; sau nói về phế lập.

BẢN LUẬN QUYỂN 60

Trong chín môn nghiệp, là giải thích môn Khinh, trọng, trong đó, trước là nói về sát sinh nhẹ, nặng. Sau nói về chín nghiệp đạo nhẹ, nặng khác.

Trong phần trước. 1/ Nêu chung nêu năm thứ nhân duyên. 2/ Giải thích riêng.

Trong giải thích. 1/ Y theo ý lạc để nói về nặng, nhẹ. Sau nói về bốn thứ khác, trong đó, nói riêng về nặng, sau nói chung về nhẹ. Sự giống như cảnh.

Hoặc có người giết hại, hoặc tướng người. Pháp sư Thái, Pháp sư Cơ đồng nói: “ phần vị Yết thích-Lam rơi vào thai, cũng gọi là sát sinh nặng. Với phần vị ầy, theo Đại thừa cũng phạm Ba-la-di. Các bộ Tiểu thừa khác, trừ Tát-bà-da, đều cho rằng, không thành Ba-la-di, vì chưa có tướng người.”

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Tướng người nghĩa là phi nhân biến thành người, với ý muốn giết người, cố sát ở đây, gọi là nặng.”

Kế là, nói về sự nhẹ nặng của chín nghiệp đạo còn lại, chia làm hai:

1. Nêu chung, sẽ nói chín nghiệp do sự nhẹ nặng. Bốn thứ nặng nhẹ khác, chỉ cho đồng với sát, nên không nói lại.

2. Giải thích riêng theo thứ lớp, trong đó, trước nói riêng về nặng, sau dịch chung để chỉ rõ khinh kia.

Nói Tăng-kỳ, nghĩa là Tăng-già, dịch là Chúng. Nay, nói Tăng kỳ tức gọi là chúng vật, tiếng chuyển như thế, như nói Đạt-ma, gọi là pháp, nếu nói Đạt-di, thì dịch là có pháp.

Môn giải thích tăng giảm.

1. Nói về bốn trường hợp tăng, giảm của sát sinh, trong đó, hai trường hợp tăng trưởng phi tác, vừa tác, vừa tăng trưởng, gọi là Tăng, hai trường hợp: Tác không tăng trưởng, không tác không tăng trưởng, được gọi là “giảm”.

Kế là so với bốn trường hợp tăng, giảm của chín nghiệp còn lại, trong ba nghiệp đạo của ý không có trường hợp của phi tác tăng trưởng thứ hai, tham. Sân, tà kiến đối với lúc “duyên” tăng trưởng, tức là tác, tức là ở vào thời gian tác không tăng trưởng của trường hợp một kia không có không tư duy mà là, vì tham, sân v.v… tương ưng với Tư, phải có tư duy mới có làm, cũng không có người khác gây ép ngặt, mới khởi tham, sân, tà kiến, đế pháp.

Môn giải thích Du-già. Nhân quả tương ưng là nghĩa Du-già. Mỗi nghiệp đạo đều dẫn sinh ba quả, trong đó:

2. Nói về ba quả của sát sinh khác nhau.

3. Y theo chín nghiệp, chỉ nói về quả tăng thượng, hai quả còn lại, so sánh đồng với sát sinh.”

Hỏi: Ba quả này là quả của một nghiệp hay quả của nghiệp riêng?”

Giải thích: “Nếu Tát Bà Da dùng nghiệp phương tiện để giúp cho nghiệp căn bản, chiêu cảm quả Dị thục, thì chính là nghiệp căn bản chiêu cảm quả đẳng lưu, về sau khởi nghiệp giúp cho nghiệp căn bản được quả tăng thượng. Dù giúp nhau có quả, nhưng vẫn đồng với nghiệp căn bản. Vì được ba quả này, nên là quả của một nghiệp. Nếu theo cách giải thích của Kinh Bộ thì: “Do khi vận dụng phương tiện, chính là lúc làm khổ hữu tình, nên phải trở vào địa ngục để nhận lấy quả khổ thọ, bởi nghiệp căn bản chính thức đoạn mạng người khác, mắc quả mạng chết yểu trong người. Do về sau khởi nghiệp, vì làm hư hoại sự tươi sáng của người, nên được quả tăng thượng. Sở dĩ ba nghiệp đều được một quả, chỉ vì nghiệp trước, sau đều xuất phát từ nghiệp căn bản, nên nói rằng: “Một nghiệp được ba thứ.”

Nay, theo Đại thừa, trong hạt giống có một nghiệp đạo đều có tác dụng của ba hạt giống nẩy sinh riêng một quả, một nghiệp đạo có thể sinh ba quả.

Dưới đây sẽ biên minh về chín nghiệp, có thể dẫn Đối Pháp quyển tám để giải thích dẫn quả sinh, tức là từ ba căn bất thiện dẫn nghiệp đạo khởi, gọi là dẫn quả sinh, trong đó, trước hỏi, sau đáp. Trong phần đáp, có tám đoạn kết hợp với ba ngữ:

Hoặc có chấp dối rằng, vứt cha mẹ v.v… vào trong lửa. Ở phương Tây có một nước đặt ra pháp chế chung: “Hoặc cha, mẹ, bà con, đến khi tuổi già sắp chết, đem bỏ vào hầm lửa, hoặc bỏ ở chỗ hoang vắng”. Những loại như thế la do Si khởi.

Về chi cúng tế: Cach thức cúng tế, dụng cụ để đốt, cúng tế, phải có điều độ, chừng mực v.v…. Hoặc vì oán ghét người kia, nên bắt buộc thê, thiếp của họ phải tự hủy nhục v.v…, tức gọi là giống như hành dục, không gọi là thân là rốt ráo, vì cũng phát “vô tác”. Hoặc làm bò, hoặc làm dụng cụ cúng tế: Ngoại đạo chấp rằng: “Vào thời kỳ kiếp sơ, chúng sinh ăn một cách tự nhiên. Đến thời kỳ kiếp giảm, vị đất giảm, chúng sinh đói khát, các vị trời thương xót, mới hóa thành thân trâu bò để cày bừa với chúng sinh. Chúng sinh được sống sót, ơn trời đã nặng, vì nói dối không có tội.” Nay người phương Tây cho phân, nước tiểu của bò là sạch, vì là trời. Nói dối như cho nên do si sinh mê hoặc vì cúng tế trời, tìm kiếm mọi dụng cụ để cúng tế, nên nói dối không có tội, cũng từ si sinh.”

Thứ chín, là nói về Quyết Trạch, trong văn có tám:

I- Nói về rốt ráo.

Nghiệp đạo giận dữ, sân là rốt ráo. Và nghiệp tham, tham là rốt ráo: Nếu theo Tát-Bà-Da, một Sát-na tham có hai thứ:

1/ Căn; 2/ Nghiệp.

Vì căn sinh ra nghiệp, nên do căn tham, nghiệp tham rốt ráo. Nếu theo Thành Thật, thì tư duy tham trước chẳng phải nghiệp, tư duy tham sau, chung cho căn, nghiệp. Do tư duy tham ở trước, tư duy tham ở sau, khiến cho rốt ráo. Nay, dựa vào Đại thừa; Pháp sư Cảnh thuật lại hai cách giải thích:

1. “Tức nghĩa trong một niệm, nói là đạo căn. Chủ thể sinh là căn. Hòa hợp với tư duy, gọi là căn đạo rốt ráo. Về nghĩa đồng với Tát-Bà-Đa.”

2. “Dùng phương tiện sau rốt ráo, đối với trước, khiến nghĩa rốt ráo, giống với Thành Thật”.

Cách giải thích của Luận sư Trắc đồng với thuyết đầu. Luận sư Bị đồng với thuyết sau.

II- Nói về chỗ đã khởi.

Pháp sư Cảnh nói: “sáu nghiệp như sát sinh v.v… đều khởi xứ hữu tình, nghĩa là theo chỗ mạnh mà nói. Thật ra lời nói thô, giận dữ chung cho cả xứ phi tình khởi.”

“Nói lời thêu dệt, gọi là xứ thân khởi” nghĩa là lấy chung danh, tự, pháp của tình, phi tình, mà nói ra lời thêu dệt. Ỷ ngữ độc đầu (lời nói thêu dệt độc đầu) này dựa vào danh, thân, mà phát ra. Nếu ba ngữ trước tương ưng với ỷ ngữ, thì cũng dựa vào xứ tình, phi tình khởi.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Không chẳng mà lấy, tham muốn chỗ tiền bạc, của cải khởi, nghĩa là mặc tình trộm hữu tình khác, cũng gọi là tiền bạc, của cải.

Chỗ các hành tà kiến khởi: Là một giải thích: “Rằng, chỉ “duyên” Khổ, Tập đế, nghĩa là vì thực hành chung năm môn, nên tăng thượng, được gọi là xứ các hành, không lấy Diệt, Đạo.”

Lại, giải thích: “Chỉ ở ba đế, trử Diệt đế, vì theo phần nhiều. Hoặc có thể bốn đế, đều gọi là các hành, vì các phần của tâm biến hiện.

III- Nói về viên mãn: Trước, là nêu chung, gạn hỏi, nêu, sau, là giải thích riêng.

Trong giải thích riêng gồm có:

1. Giải thích lỗi của tự tánh, trong đó, y theo Tư để nói về thể của bảy nghiệp đạo trước; ba nghiệp đạo sau, được nêu đồng thời với Tư gọi là nghiệp đạo là bất thiện, gọi là lỗi của tự tánh.

2. Giải thich về lỗi của nhân duyên, tức thể của nghiệp đạo thuộc quả trước. Do tham v.v… tăng thượng mà sinh, gọi là lỗi của nhân duyên.

Dưới đây, là giải thích về lỗi của tiêm nhiễm, trong đó, ban đầu lập Tông. Kế là, gạn, giải thích nguyên nhân.

Trong phần giải thích, có hai: 1) Y theo tội của Xúc (va chạm) 2) Nói về nghĩa chuyển biến.

Trong phần trước có hai: “1- pháp. 2- Dụ.

Trong pháp, đại ý nói: “Như sát đời trước, khi đối với rốt ráo, dù người ấy không có ý nghĩ để cho người khác mắc tội, nhưng do đã giết, nên sẽ phải thọ khổ, nhờ oai lực của nghiệp sát khiến cho quả của Tư giết hại của người kia trở thành nghiệp đạo căn bản tăng thượng, cho nên gọi là tiêm nhiễm.

Trong dụ, như có hỏa châu, đợi ánh sáng mặt trời chiếu vào, liền phát ra lửa, nên gọi là nhật châu (viên ngọc mặt trời)”.

Dưới đây, sẽ nói về nghia chuyển biến: Trước là pháp, sau là dụ.

Trong pháp ý nói: “Như sai một sứ giả, người nước ngoài giết, lúc giết rốt ráo, hai người ở kia và đây dù không biết nhau, nhưng do oai lực thọ khổ rốt ráo của xứ sở kia mà chết đã giúp cho người này có thể khiến Tư trở thành nghiệp đạo tăng thượng rất nặng, lại không tăng thể của pháp riêng, nghĩa này rất tốt, phần nhiều được tránh khỏi trở ngại khó khăn.

Từ xưa đến nay, Hán tăng thường châm chước, nên có thuyết nói: “cần phải được báo, mới biết do huân tập trở thành hạt giống, gọi là đắc tội v.v… đều không hợp lý.

Trong thí dụ đã nói: “như bốn đại chủng, do sức uy thế của quả quá khứ đã giúp cho bốn đại chủng:Cứng, ướt, ẩm ướt v.v… lại không thêm sự cứng, ướt v.v… nào riêng; như thế, lìa ngoài Tư, không có sát, v.v… riêng, tức phát chủnh tử Tư của nghiệp gia hạnh làm khổ của người khác sinh. Hạt giống chuyển biến này Sát-na Sát-na mới sinh “vô biểu” của giới ác. Do uy lực của giới ác đó, phát khởi như thế, gọi là đồ nhiễm”.

Sa-lê-Dược-Ca, Pháp sư Cảnh nói: “ Xứ này không có danh từ nào để phiên dịch, nên vẫn giữ nguyên âm Phạm”.

Pháp sư Thái, Pháp sư Khuy Cơ đồng nói: “ Danh từ này dịch là Tộc thôn”. Luận sư Trắc nói: “ Tiếng phạm Lê Ca, Hán dịch là Tộc tánh (tánh họ). Như thế, đồ nhiễm không ở Tiểu thừa, Đại thừa mới có:

IV. Nói về định, bất định: Nói: “Như trước đây đã nói “tác” và nghiệp tăng trưởng, nghĩa là trong bốn trường hợp của môn thứ sáu, chỉ trường hợp tác đều cùng có kia cũng tăng trưởng là định nghiệp kia; ba trường hợp còn lại là nghiệp bất định, nên nay, riêng nhắc lại trường hợp đều cùng có kia.

Nếu trước đã nói về cái gọi là nghiệp quyết định thọ v.v…, là nhắc lại môn thứ năm trước:

  1. Do cố ý.
  2. Do phương tiện.
  3. Do không có đối trị.
  4. Do tà chấp.) Do việc ấy.

Trái với năm nhân duyên này, gọi là bất định thọ

“Lại có bốn nghiệp v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “ Bốn nghiệp này tương đương với tám nghiệp của Thí dụ sư không đồng với năm nghiệp v.v… của Tát-bà-đa. Nghiệp quyết định thọ có hai.

1. Báo quyết định, y theo phần bất định.

Nghiệp như thế được tạo khi ở phàm, hoặc ở thân phàm; hoặc thân Vô học của bậc Thánh, tùy ở thân nào, hễ “duyên” hợp thì thọ.

2. Phần vị lúc thọ quyết định báo thì không quyết định. Lúc ở phàm, tạo nghiệp; hoặc khi ở hai định thì trải qua. Đôi khi thân hữu học chứng quả Thánh, mới thọ. Nếu được sau vô học chuyển y, thì rốt ráo, không thọ. Nay, nói nghiệp thọ quyết định bất thiện của A-la-hán đều nhẹ, bị khổ ép ngặt, gọi là báo thục: tức là nghiệp bất định của phần vị báo quyết định. Do đó, La-hán vẫn còn thọ “khổ thọ” của báo riêng”.

Nói “Nếu đã chuyển y v.v… thì tức là báo không quyết định, nghiệp của phần vị quyết định, La-hán không thọ”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Nói về Đại thừa chỉ nói bốn nghiệp. Trong đây gồm nhiều thuyết:

1. “Nói là địa vị phàm phu ở đời trước, đời này đều gây ra nghiệp bất thiện. Đây là vì nghiệp quyết định, nên khi chứng đắc La-hán, thọ một ít khổ nhẹ, nên gọi là “quả báo đã thục”. Vì đã được chuyển y Niếtbàn hữu dư, nên tất cả thọ nghiệp quyết định bất thiện.

Quả Dị thục đều không thọ, chỉ thọ một ít, báo đáp, nhẹ, dễ dàng. Đây là phần thô nặng của thế bất thiện ở trước, khiến thọ báo khởi, chứ chẳng phải nghiệp bất thiện hiện tại”.

Hỏi: “Đây là nghiệp quyết định, vì sao La-hán chuyển thọ nghiệp nhẹ ư?”

Đáp: “Vì đạo Phật đã được vào thân phàm phu chưa giải thoát để kiến lập định nghiệp, chứ chẳng phải ở thân người được giải thoát mà kiến lập nghiệp quyết định. Vì thế, có thể chuyển thọ nghiệp nhẹ”.

2. “Chuyển y, nghĩa là nhập Niết-bàn vô dư, vì hạt giống là không, nên tất cả đều không thọ nghiệp. Dựa vào người chưa nhập Niết-bàn vô dư để kiến lập định nghiệp. Nhập Niết-bàn vô dư, gọi là giải thoát sự nối tiếp nhau. Tuy nhiên, A-la-hán nhập Niết-bàn hữu dư, cũng gọi là chưa giải thoát, nên thọ nghiệp nhẹ”.

3. Lại, giải thích: “Khi được Niết-bàn hữu dư rồi, vì có phần thế lực, nên ở hiện tại chỉ cảm thọ nổi khổ ít, nhẹ, vì dứt trừ hẳn hạt giống của quả báo kia, nên tất cả đều không thọ nghiệp ở vị lai. Y này là như thế”

4. Lại, giải thích; “Nghiệp vượt hơn vẫn còn ở phàm phu. Hoặc địa vị hữu học, vì bị khổ ít, nhẹ ép ngặt, nên gọi là “đã thành thục”, vì từ quả đặt tên, nên nói như thế. La-hán đã được vô học ngay thân này, nên nếu sau khi được đạo “Kim cương” thì tất cả sẽ không thọ, vì hạt giống của quả báo là không. Chính vì thế, nên trong thân A-la-hán, có rắn mổ v.v…. Đây là quả báo với quả đẳng lưu, chứ chẳng phải quả Dị thục hôm nay. Được quả thứ ba trở lên, vì nghiệp đã hết, vì xứ viên mãn, nên được chuyển y”.

V. Nói về một lúc lôi kéo. Phải nói là do hai nghiệp: Như có người nói: Ăn trộm lôi kéo bắt lấy một con gà. Do lôi kéo trộm lấy là lo nghĩ trộm thứ nhất, tức vào thời gian khởi lo nghĩ đến giết thứ hai. Nếu lúc khởi lo nghĩ lôi kéo ăn trộm. Bấy giờ không khởi lo nghĩ nắm bắt. Hoặc lúc khởi nghĩ bắt người kia giết, lúc giờ không lôi kéo họ vì sự chuyển biến nhanh chóng, sinh tăng thượng mạn, chẳng phải một lúc, nghĩa là một lúc, thật ra có hai thời gian lo nghĩ khác nhau. Phải nói là hai nghiệp đạo khác nhau”.

VI. Nói về nghiệp báo của ba thời gian; Trong đó, trước nói về ba duyên thành tựu thọ hiện pháp. Sau, nói về nghiệp lực có nhiều ít.

Trong phần trước, trước thiện, sau ác.

Phần trước, Pháp sư Cảnh nói: “ Ruộng rộng lớn, nghĩa là Từ, vô tránh, diệt định kiến đạo và Vô học. Ngoài năm nhân này lại thêm “Và đạo Phật là Đại Bí-sô Tăng đứng đầu (Thủ lảnh của Bí-sô tăng). Đây là nêu Đức Phật, là bậc Thượng thủ, lấy chúng của Phật kia.

Bốn nhân trước y theo mỗi nhân đều làm nhân riêng. Chúng Phật thứ năm, lấy chúng làm nhân. Tuy nhiên, chúng ngoại đạo có đến chín mươi lăm thứ, mỗi thứ đều nói: “Thầy ta là thanh tịnh bậc nhất trong chúng. Nay, nêu Đức Phật lấy chúng, vì phân biệt với người khác.

Tư duy rộng lớn. Nghĩa là đối với năm hạng trước, dùng tâm thanh tịnh để thực hành bố thí.

Thanh tịnh nối tiếp nhau. Nghĩa là ba nghiệp ở đời trước thanh tịnh, không che lấp sự bố thí cho người. Ngày nay, thực hành bố thí, không có che lấp thí.

Ba nhân đầy đủ, quả kia nhất định hiện thọ, tức nghiệp hiện thọ này cũng cảm sinh hai quả báo sau”.

Luận sư Trắc nói: “ Đủ ba nhân trước, tức thành tựu nghiệp báo của ba thời gian”.

Dưới đây, là nói trái với thuyết minh trước, là hiện nghiệp bất thiện, tức ở trước do hành bất thiện nên Tư, che lấp thực hành thí, thành tựu bất thiện, là nghiệp hiện báo.

Kế là, nói về sức nghiệp có nhiều, ít. Trước pháp, sau dụ.

Trong pháp, có nghiệp chỉ được hiện; có nghiệp được hiện sinh. Có nghiệp được hiện sinh và báo của ba thời gian sau. Có nghiệp chỉ chiêu cảm báo sau. Văn lược qua không nói.

Kế là, nêu ba dụ so sánh rất dễ hiểu. Nhưng nói ở đây không đồng với luận Tiểu thừa, nghĩa là theo Tát-bà-đa thì nghiệp chỉ thọ một chúng đồng phần, nên người gây ra năm tội nghịch ở trong một kiếp chỉ thọ quả Vô gián, trong đó, nghiệp nặng chiêu cảm ở báo chung nghiệp khác được báo riêng. Chánh lượng bộ giải thích: “Gây ra đủ năm tội nghịch, theo thứ lớp trong năm kiếp, mỗi kiếp đều thọ một kiếp. Theo luậnThành Thật, đủ năm Vô gián, sẽ chiêu cảm chung năm kiếp. Dị thục chẳng phải khác nhau, chiêu cảm lẽ, dù chiêu cảm năm kiếp, nhưng vì từ lúc đầu được tên, nên gọi là sinh báo. Nay, theo Đại thừa, Nghiệp trong một Sát-na có đủ ba công năng. Nếu khởi hiện báo, thì gọi là nghiệp hiện thọ. Nếu cảm sinh báo, thì gọi là nghiệp sinh thọ. Thọ ngjiệp sau cũng thế, dù cảm ba thời gian, nhưng từ phần dị thục ban đầu, phán quyết ba nghiệp không rối loạn”.

VII. Nói về cảm quả nhiều ít, và dứt trừ nghiệp đường ác.

Dự lưu đã dứt trừ. Nghĩa là y cứ sự thật, cũng dứt trừ, chiêu cảm nghiệp đường lành; như châu phía Bắc v.v….Nay vì y theo dứt trừ nghiệp hoàn toàn, nên lược qua không nói.

Hỏi: “Nếu các phàm phu sai bảo kẻ khác làm việc giết hại, thì khi chưa giết, người sai bảo đối với lúc đang giết về sau đã giết có thành nghiệp đạo hay không?”

Đáp: “Theo luật tạng để luận, thì không thành nghiệp đạo. Nay, theo Đại thừa, dù chứng quả Thánh, nhưng vì có hạt giống nghiệp, nên được nghiệp đạo. Hoặc có thể vì đã chứng quả Thánh, nên dù đã sát sinh xong, vẫn không thành nghiệp đạo.

Ngài tam Tạng phán quyết: “Cách giải thích sau là hơn”.

Nói: “Nếu đã chứng nhập Bồ-tát địa thanh tịnh ý lạc, thì tất cả nghiệp đều dứt trừ. Nếu do tu dứt trừ nghiệp ác phẩm trung thượng thì khi ở kiến đạo, sẽ hàng phục hẳn không khởi. Thất Địa trở xuống, Tu hoặc phẩm hạ tương ưng với nghiệp Tư. Vì lợi người, nên phải biết mới khởi.”

Lại, giải thích: “Thất Địa trở về trước, vì nghiệp không trói buộc, nên các Bồ-tát ấy đến đường ác, nhằm đem lại lợi ích cho hữu tình. Luận chủ vì y cứ riêng nghiệp trói buộc, nên nói: “đều dứt trừ”.

VIII- Nói về tướng của nghiệp đạo. Tư là nghiệp, chứ chẳng phải nghiệp đạo v.v…. Luận sư Bị nói: “Ở trước nói: “Ba nghiệp giả thuyết trên Tư. Nhưng chính Tư, có thể cũng là nghiệp đạo. Vì sao nghiệp trong đây chẳng phải nghiệp đạo ư?

Giải thích: “Ở trước y theo lý chân thật, nghĩa là thiện bất, có thể được đạo quả đáng yêu, không đáng yêu, nên nghiệp kia tức đạo. Nay vì y theo môn thế tục, nên nói chẳng phải đạo nghiệp.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Dấu chân đi xa gọi là đạo, Tư chẳng phải đạo. Quả hay được, nên gọi là quả. Đạo, Tư cũng là đạo quả, nên ở trước nói là ý ở biểu nghiệp, tức thể là Tư.

Tư ở đây, như thế nào là chẳng phải đạo? Dưới đây là kết không biểu hiện.”

Trên đây, quyết định lựa chọn chín môn nghiệp đã xong. Dưới đây, dùng bài tụng để kết:

  1. Tướng tự tánh.
  2. Rộng.
  3. Lược.
  4. Phương tiện.
  5. Nhẹ, nặng.
  6. Tăng, giảm.
  7. Du-già.
  8. Dẫn quả sinh.
  9. Quyết trạch.

I. Dưới đây là giải thích sinh tạp nhiễm, trong đó, trước là kết trước, sinh sau. Sau, là chánh quyết trạch chia làm bốn:

  1. Nói mười một thứ sinh.
  2. Nêu kinh, giải thích.
  3. Y theo mười hai duyên khởi, nói về sinh tạp nhiễm.
  4. Nêu lại kinh, giải thích.

Văn đoạn đầu nói: “Mười một sinh, Pháp sư Cảnh nói:

  1. Hoàn toàn vui, là ba thiền dưới.
  2. Hoàn toàn khổ: Là Địa ngục.
  3. Khổ vui lẩn lộn: Sáu tầng trời, cõi người, quỷ, súc sinh.
  4. Không khổ, không vui: thiền thứ tư trở lên.
  5. Phàm phu cõi Dục.
  6. Bát Địa trở lên.
  7. Phàm phu cõi trên. Đã lìa dục nhiễm, gọi là thể thanh tịnh. Là phàm phu, gọi là không thanh tịnh.
  8. Sinh ở cõi Dục, gọi là không thanh tịnh. Sinh ở chỗ nhàn rỗi, thì gọi là thanh tịnh.
  9. Sinh ở chỗ thanh tịnh, không thanh tịnh. Thứ bảy, là y theo thể, thứ chín này y theo xứ, để nói, vì sinh này khác nhau.
  10. &11. Rất dễ hiểu.”

Pháp sư Thái nói: “Cõi Dục có một phần chư thiên và ba địa của cõi Sắc, Vô Sắc, gọi là hoàn toàn lạc sinh. Một phần trời cõi Dục và người, quỷ, súc sinh, thọ đủ báo khổ, vui, gọi là sinh lẫn lộn.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Bảy thứ trước y cứ tự thể sinh; chín thứ sau, y theo xứ để nói, đồng với Pháp sư Cảnh.”

Lại, giải thích: “Sinh thứ bảy, vì lìa nhiễm, nên gọi là thanh tịnh; vì phàm phu nên gọi là không thanh tịnh. Y theo sinh, vì đối với Niếtbàn v.v… làm trường hợp. Thứ chín, vì thể lìa nhiễm, nên gọi là thanh tịnh. Vì chỗ này không được kiến đế, nên gọi là không thanh tịnh. Y theo sinh, đối với chỗ có rảnh rang làm trường hợp.” II. Nêu trong nêu kinh có bốn:

A- Nói nhiếp thọ khổ, tập. Tăng Yết-tra-tư thường thọ giọt máu. Cũng tương đương vói Nhiếp Luận nói: “Các ông càng thêm tham ái suốt đêm dài, thường cảm nhận giọt máu.”

“Nếu vậy, nói ngay tham ái tự được, cần gì phải nói Yết-tra-tư?”

Giải thích rằng: “Yết-tra-tư là tiếng phạm. Ở Trung Quốc không có danh từ tương đương để dịch, nên giữ nguyên tiếng phạm.

Tham ái là danh trong đây. Tiếng Phạm tự khác. Nay, nói Yết-tratư là tham ái, nghĩa là y theo thể đồng tướng, tức gọi là tướng khác, làm rõ tham ái, là “danh” trong đây. Tiếng phạm cũng là Yết-tra-tư.

Có tiếng Phạm riêng, Trung văn chỉ bày rõ. Nhiếp thọ Tập đế, nghĩa là tham ái.

1. Nói năm thứ chẳng phải điên, mà dường như điên.

Cắt xẻ chi tiết: Các nước phương Tây, muốn đốt thây chết, cần phải thúc dục người cắt rọc chi tiết của thây chết để dễ đốt. Dưới đây nói Bổ-Yết-Ta, tức là người này.

2. Nói về lưu chuyển. Có mười hai bài tụng. Trong đó, đâu tiên có bảy bài tụng nói về quả lưu chuyển. Kế đến có ba bài tụng rưỡi, nói về tai hại lỗi lầm của lưu chuyển, để than thở “hoặc” kia. Sau, có hai câu tổng kết, khuyên hiểu biết.

3. Nói trong kiếp đấu tranh, có bốn lỗi, tám số không giúp (không cùng).

III. Y theo mười hai duyên khởi để nói về sinh tạp nhiễm, trong đó có ba:

  1. Y cứ năm tướng để nói về mười hai chi.
  2. Thông qua thuyết khác của kinh.
  3. Nói về duyên khởi có bốn thứ lớp.

Đầu tiên nêu năm tướng, để phân biệt vô minh, mười một chi còn lại đều giống nên không giải thích, trong môn giải thích tướng, có tám thứ tướng, đều nêu ra quả để làm rõ.

Tướng chung của tự tánh, như trước đã nói: Lấy thuyết nói mười chín Vô trí như Vô trí v.v… của mé trước, có chín thứ khác nhau :

  1. Hạt giống.
  2. Hiện hành.
  3. Tương ưng.
  4. Bất cộng.
  5. Che lấp tâm tánh, tức bốn chướng che lấp tâm thiện bất cộng tương ưng ở trước.
  6. Phát nghiệp, tức vô minh bất cộng.
  7. Không nhiễm tức vô minh pháp chấp.
  8. Lìa xấu hổ, tức hạt giống v.v… ở trước, lìa xấu hổ, phát khởi hành vi ác.
  9. Cứng chắc, nghĩa là hữu tình vô tánh.Y cứ trong giải thích nghiệp có ba:
  10. Y theo mười một nghĩa để nói nghiệp vô minh.

2/ Kế là y cứ mười hạng người, nhằm nói về nghiệp vô minh.

3/ Sau, nói về vô minh gây chướng ngại ở năm chỗ.

Mười một phần đầu, tức là năm cặp:

1. Không hiện thấy đối với hiện thấy. Quá khứ, vị lai, gọi là không hiện thấy; hiện tại, gọi là hiện thấy.

2. Hơn đối với kém, nghĩa là cõi Dục, Sắc, Vô Sắc.

3. Lợi ích, đối với không lợi ích, nghĩa là không có tội, đối với có tội.

4. Chân đối với tà. Tam bảo gọi là chân; trời chấp Tự tại v.v…, gọi là Tà.

5. Nhân đối với quả. Nghĩa là khổ, Tập là nhân quả sinh, tử; diệt, đạo là nhân quả Niết-bàn.”

Có chỗ giải thích: “Đây là mười nghĩa, là cảnh sở duyên của mười si ở dưới, nói thiếu kém, nghĩa là cảnh, gọi là “không hiện thấy, cho đến hiện thấy thứ mưòi: Cảnh, gọi là nghĩa nhân, quả.”

Kế là y theo mười người để nói về nghiệp vô minh, theo văn sẽ hiểu.

Dưới đây, là nói về vô minh gây chướng ngại, đối với năm xứ để làm nghiệp. Dù năm xứ khác nhau, nhưng lược chia làm hai: ba thứ trước, che lấp bậc Thánh; hai thứ sau che lấp phàm phù:

1. Chủ thể chướng ngại chân thật trí hỷ, nghĩa là che lấp kiến đạo ban đầu. Vì người Nhị thừa khi chứng quả Thánh đầu tiên, dù có hơn kém, nhưng đều sinh hoan hỷ.

2. Làm chướng ngại phiền não diệt được: Đây là chướng đoạn đức.

3. Che lấp Thánh đạo thành tựu viên mãn, nghĩa là chướng ngại tu đạo, vô học đạo.

4, 5 . Che lấp thắng lợi của thế gian.

Y theo bốn nghĩa đầu trong pháp vô minh, để biên minh. Sau, y theo ba cõi để nói.

Trong phần trước:

1. Rơi vào vô minh, hướng đến vô dư, có ba, nghĩa là hạt giống vô minh.

2. Có hai nghĩa trước: Đường vô minh và đối tượng khuấy nhiễu, nghĩa là hiện tại khởi vô minh. Không phát thân, ngữ mà cảm thấy xấu hổ.

3. Chủ thể phát nghiệp, trên hai thứ trước, như bị vô minh làm nhơ.

4. Phát nghiệp, lại không xấu hổ, tức gọi là đối tượng nịnh hót. Do ba thứ trước rơi vào đường vô minh, không gọi là người si; do một thứ sau, gọi là người si. Nhân trong nhân quả, như Bản địa phần đã nói, nghĩa là không tư duy đúng. Quả, là tất cả chỉ Hữu sau, nghĩa là mười chi như Hành v.v… đều là quả vô minh. Lại, không thể hiểu rõ về chân như và các đế, nghĩa là đối với chôn như và đế an lập, không thể hiểu rõ. Giải thích đúng vô minh là thể của nhân kia.

Dưới đây, là nói về sinh quả:

“ Hoặc lại do dự: Do vô minh không hiểu rõ, sinh nghi hay chính do sinh này ư?”

“Quyết định v.v… nghĩa là kế là, từ vô minh sinh kiến, mạn v.v… tương ưng là tướng của quả. Tự khinh miệt, là căn.

B. Trong giải thích thuyết khác của kinh. Trước nêu kinh làm vấn nạn. Kinh có ba chi sau, trong phần giải thích gồm có:

1. Y theo nhân “câu hữu”, nhân y, bao gồm nhân. Dẫn phát để giải thích.

2. Y theo nhân giúp đỡ, để giải thích thông qua.

3. Nói về thứ lớp của các nhân kia có bốn:

1- Thứ lớp của nhân dẫn dắt: Thể của vô minh, hành là tánh của nghiệp “hoặc”, có công năng chiêu cảm, dẫn dắt.

2- Thứ lớp của nhân sinh khởi: Thức sinh danh sắc, danh sắc sinh sáu xứ. Y cứ trực tiếp hiện khởi, sinh nhau trước sau,

3- Thứ lớp của cảnh giới thọ dụng: sáu xứ sinh xúc; xúc sinh thọ cảnh giới hiện dụng.

4- Thứ lớp thọ dụng khổ, nghĩa là năm chi như ái v.v…. Ba khổ trước là nhân; hai khổ sau là quả.

Nói chung về thứ lớp thọ dụng khổ, như Bản địa Thứ mười nói:

“Nổi khổ của năm chi thaiTạng”

BẢN LUẬN QUYỂN 61

Trên đây, quyết trạch sinh tạp nhiễm. Trong văn có bốn đoạn, ba đoạn trước đã nói xong, dưới đây là thứ tư. Nêu lại kinh Phật để giải thích, trong đó có bốn:

  1. Giải thích kinh Xuất Ái Vương.
  2. Giải thích kinh Bát Khổ.
  3. Giải thích kinh Tam Sĩ.
  4. Giải thích văn kinh về mười hữu tình v.v…

Y cứ trong kinh đầu, trước nêu lời vua hỏi; sau, là Phật giải thích cho vua hiểu.

Trong phần hỏi, trước nêu ý vua hỏi. Kế là chính hỏi.

Xuất Ái vương: tức xưa gọi là Vua Ưu Điền. Âm gốc chính nói là Ốt-Đà-Diễn-Na, Hán dịch là “xuất”. Phiệt-sai. Hán dịch là Ái. HạtLại-Xà Hán dịch là vương Ưu Điền là nhầm.

Trong phần Phật đáp, được chia ra sáu chương. Kế là, dựa vào chương giải thích. Sau, kết khuyên tu học.

Trong giải thích lỗi, trước nêu mười môn, sau, giải thích theo thứ lớp.

Nói: “Không giống con. Nghĩa là người sinh thấp hèn không giống với vua. Nếu là con thật của vua, thì phải giống vua, vì hình dáng đều giống với cha, mọi người đều yêu mến, không có lời nhiếc mắng, hảm hại, gọi là giống con. Công đức của nhà vua trái với mười lỗi trước.

Trong suy vi hao hụt, trước, chia ra năm môn, giải thích theo trìng tự. Sau, kết bày lỗi kia. Phương tiện, trái với sự suy tổn ở trước.

Trong pháp đáng yêu, đáng yêu là chung. Đáng ưa, đáng vui, vừa ý nghĩa là như thứ lớp phối hợp vị lai, quá khứ, hiện tại, cũng có thể danh khác, nghĩa đồng.

Trong giải thích hay dẫn đến pháp đáng yêu, có ba:

1. Nêu lên năm danh, theo thứ lớp giải thích về pháp, phô bày lợi ích của pháp đó. Giải thích về Thứ năm siêng tu pháp hạnh rằng: “đầy đủ tịnh tín, giới văn, xả tuệ, đây là nêu số lượng. Văn sau, sẽ theo thứ lớp giải thích năm pháp này.

2. Trong giải thích kinh Bát khổ, trước, là dẫn kinh, nêu chung, sau theo thứ lớp, giải thích riêng:

“Thế nào là các khổ luôn theo đuổi cho nên khổ?” Nghĩa là vì đọa vào Na-lạc-ca và hoàn toàn khổ. Trong đường Ngạ quỷ, cho đến “bị các khổ theo đuổi, nên khổ, nghĩa là trong đây, lẽ ra nói một phần Bàng sinh thọ khổ cũng đúng.

Trên đây thường có văn này, nhưng vì trong đây y theo phần nhiều thọ khổ, nghĩa là vì Bàng sinh thọ khổ ít hơn so với quỷ.

Nói “Thế nào là sự thô nặng theo đuổi, nên khổ?” nghĩa là các hành của ba cõi bị theo đuổi v.v… bởi tính thô nặng của phẩm phiền não. Môn này y cứ hành khổ mà nói tướng của khổ sinh. Ở chỗ khác nói bảy thứ trước là khổ khổ, vì y theo môn khác để nói, nên không có ngăn ngại.

Khổ, sinh, già, bệnh, chết này, xét Bản Địa quyển mười ở trước và kinh Duyên Khởi có giải thích rộng. Khổ của năm thủ uẩn cũng do năm tướng, nghĩa là vì đồ đựng sinh khổ, cho nên bình đẳng. Pháp sư Cảnh nói: “Tạo nên đối tượng duyên, hay sinh mọi nổi khổ. Tạo ra đối tượng nương tựa, chủ thể sinh ra các khổ, gọi là đồ đựng sinh ra khổ.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Vì nương tựa vào đồ đựng này nên khổ sinh, sinh ra. Vì là đồ đựng của khổ sinh này nên nói là đồ sinh ra khổ. Dựa vào đồ đựng sinh ra sáu khổ khác: Khổ già v.v… gọi chung là đồ sinh khổ, dựa vào đồ đựng này mà sinh khổ, nên nói là đồ y sinh khổ. Hoặc đây là đồ sinh khổ, sáu khổ còn lại nương vào đồ sanh khổ. Sáu khổ khác, dựa vào đồ sinh khổ mà có khổ này, tức sinh khổ là đồ đựng. Nói chung là đồ đựng sinh khổ. Hoặc 1/ Khổ sinh. 2/ Sinh đồ đựng tất cả khổ. Kết hợp lại, gọi là dựa vào đồ đựng sinh khổ.”

3. Trong giải thích kinh Tam Sĩ, có hai mươi bốn thứ. Ba hợp thành mười một lượt:

  1. Y theo hành để nói ba phẩm, có hai lần “lại nữa”.
  2. Coi trọng sự sinh.
  3. Sự.
  4. Viên mãn.
  5. Quan.
  6. Bốn ngữ.
  7. Thọ dục.
  8. Ăn.
  9. Y theo bố thí để biên minh, chia làm ba:
  10. Y theo vật.
  11. Y theo ruộng có hai lần “lại nữa”.

c- Y theo tâm.

10/ Y theo giới để biên minh, có bảy lần “lại nữa”.

Nói “Có người chỉ có thể thành tựu thọ chi cụ túc, không có ba chi v.v… còn lại.” Pháp sư Cảnh nói: “Nghĩa là sau khi thọ giới xong, không thực hành bốn y v.v…, gọi là không có chi thọ tùy pháp các học xứ, không giữ giới, chê bai, khiêm nhường, gọi là không có chi tùy gìn giữ tâm người khác. Trong không giữ theo giới của các học xứ, gọi là không tùy hộ, như chi các học xứ ở trước đã thọ. Đây là ba thứ trước là thọ giới, câu thứ tư là giới tùy theo.

Nay, xét địa Thanh văn Trên đây, để nói về sáu chi Thi la, đến quyển năm mươi ba, nói về bốn chi giới Bí-sô, đồng với luận này, tức gồm sáu giới trước làm bốn.”

11/ Y theo tu để nói. Có bốn” lần Lại nữa”. Nói là chỉ được sức cố gắng vận chiyển tư duy v.v… ”: đây là y theo phương tiện định, để nói hai thứ tư duy (như đã giải thích trong tác ý).

4. Văn kinh Tạp giải có tám Lần “lại nữa”. Mười chúng hữu tình đối với mười pháp: yêu, thích, mừng, vui. Theo thứ lớp phối hợp rất dễ hiểu, về nghĩa thì rõ ràng dễ hiểu.”

Trong ba phát nghiệp, Pháp sư Khuy Cơ nói:

“ 1. Tương ưng phát Sát-na đẳng khởi.

2. Thân sinh phát đẳng khởi của nhân gần.

3. Tăng thượng phát, nghĩa là đẳng khởi của nhân xa. Lại, dẫn phiền não khác mà phát nghiệp. Hoặc ở trước đã gồm thu hết tăng thượng thứ tư, lại phần nhiều khởi phiền não mà phát.

Nay, xét luận đã nêu ba thứ, nên cách giải thích trước là hơn, cũng có thể vô minh cùng khởi với nghiệp, gọi là tương ưng. Vô minh của niệm trước dẫn phát nghiệp sau, nên gọi là thân sinh, Lại-dẫn sự giúp đỡ khác, hoặc vì vô minh phát, nên gọi là tăng thượng.

 

(Phần Cuối)

BẢN LUẬN QUYỂN 62

Trên đây, trong Nhiếp Quyết Trạch phần có mười hai đoạn, hai đoạn đầu đã nói xong.

Dưới đây là thứ ba, có văn của một quyển rưỡi. Quyết Trạch Tamma-hý-đa-địa, trong đó, đầu tiên, là kết trước, sinh sau. Kế là Chính Quyết trạch. Sau pháp khác dưới đây lại biểu hiện.

Y cứ văn trong Chánh Quyết Trạch, được chia làm năm: I. Dùng mười một môn Tạp Quyết Trạch. II. Dẫn bốn kinh để giải thích.

  1. Dùng sáu môn để Quyết trạch lại.
  2. Dùng chín môn để giải thích.
  3. Dùng sáu môn lại Tạp quyết trạch.

Trong phần đầu, trước nói về chướng Tam-ma-hý-đa. Trong đó có ba:

  1. Nêu Tùy phiền não có mười tám.
  2. Giải thích riêng từng Tùy phiền não.
  3. Nói về đối tượng nương tựa của Tùy phiền não.

Pháp sư Cảnh nói: “Y cứ trong mười tám phiền não này, hoặc y cứ trên “hoặc” căn bản để giả lập nghĩa tuỳ hoặc có riêng thể đều cùng thọ phần khí tham mà sinh, như ở trước đã nói.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Gọi là tùy phiền não trong đây, nghĩa là tùy phiền não nơi tâm, gọi là tùy phiền não cũng theo phiền não mà sinh, nên gọi là tùy phiền não. Trong đây có hai giải thích. Hoặc tâm sở nhiễm ô, tùy theo phiền não của người khác mà sinh, như phẩm Tùy miên của Câu-xá nói: “Tâm sở hành uẩn đều y theo đây. Trong tùy miên này y theo trước, như trong sự lý, tất cả đều đúng. Nhưng y theo phần vượt hơn, nghĩa là luận này chỉ nói hai mươi hai v.v…. Trong đây, tất cả ngoài hai mươi hai không ngoài thể của hai mươi hai, vì gồm thâu tướng, tìm tòi rất dễ hiểu.

Y cứ trong giải thích riêng, có mười bảy đoạn, vì hợp với vô tàm quí.

Nói “Do sức tăng thượng của Siễm, Cuống. Pháp sư Cảnh, Pháp sư Cơ đồng nói: “Kiểu không có tự thể riêng, chỉ đối với sức tăng thượng của sự sua nịnh (Siễm), lừa dối (Cuống) mà đặt ra kiểu (giả bộ). Trong lừa dối, lược không có lời này. Thu hướng hành trước, nghĩa là hành động trước thọ lợi dưỡng do người khác thỉnh v.v… bấy giờ ở trước mà đi.

Xả ách xa lìa là thế nào? Nghĩa là đối với tọa cụ, giường nắm v.v… của bờ mé xa lìa. Pháp sư Cảnh nói: “Chỗ A-lan-nhã là xa lìa bờ mé kia. Vì tọa cụ, giường nằm là phẩm hạ, nên gọi là bờ mé. Nếu trụ ở chỗ này, sẽ xa lìa điều ác, xa lìa đối tượng mà người ta quen thuộc gần gũi. Dù ở trong rừng vắng, giống như ngôi nhà vắng vẻ, sao lại trụ trong xa lìa này? Như con trâu bị chiếc ách, không được hung hăng. Thời nay, xa lìa, ruồng bỏ, vì sinh dục lạc, nên bỏ ách xa lìa.”

Pháp sư Thái nói: “Nếu là ách thiện, tức tọa cụ, giường nằm hơn hết. Chỗ cùng cực, gọi là bờ mé. Người xấu ác gần tĩnh thất, nói là có chỗ có thể làm việc dâm, giống như nhà định. Nếu lìa được đồ nằm bờ mé và tĩnh thất của người ác, tức là ách thiện. Bỏ này gọi là lìa bỏ ách thiện.”

Pháp sư Khuy Cơ nói hai giải thích:

1. Giải thích trước, đồng với giải thích của Pháp sư Cảnh.

2. Giải thích sau, đồng với Pháp sư Thái. Dưới đây, là nói trong y xứ có hai:

a. Mười một tùy hoặc trước trái với bốn xứ, mà khởi.

b. Nói về bảy tùy hoặc sau, dựa vào tùy hoặc trước để kiến lập.

Nói: “Trước hết là bốn Tùy phiền não, đó là Siểm, Cuống, Kiểu, Trá. Dựa vào trái phạm giới, mà không có hổ, thẹn, nghĩa là người phạm giới mà không biết hổ thẹn.

Dựa vào tâm và tuệ phát khởi bất tín, cho đến tuệ ác, là nói trái với định, tuệ, khởi năm thứ như bất tín v.v…. Văn này là chung.

Phân biệt riêng dưới đây, như văn, rất dễ hiểu.

Dưới đây, là nói, y theo trước, khởi sau, cách hành văn có thể thấy.

Tiếp theo đây là thứ hai, nói về ba hạng người, nương tựa ba chỗ để dẫn phát tùy phiền não.

1. Nương vào chánh pháp mà xuất gia, vì buông lung nên khởi Tùy phiền não.

2. Người tại gia do ham vui dục lạc, nên khởi tùy phiền não.3) Ngoại đạo dựa vào tà hạnh, dẫn sinh ra tùy phiền não có ba:

a) Theo đuổi xa lìa, nghĩa là trụ hành khổ hạnh, xa lìa điên đảo, khởi Tùy phiền não, ở đây lại có ba:

  1. Trụ nhiễm ô.
  2. Trụ khổ não.
  3. Không có đối trị.

b) Đeo đuổi chỗ ồn ào náo nhiệt, nghĩa là đều chấp riêng kiến khác, trái với ngôn luận. Lập ngã thường; hoặc lập mười sáu luận ngã đoạn.

c) Theo đuổi học xứ, ở đây có ba:

  1. Phá giới.
  2. Cậy định sinh ngã mạn.
  3. Ít có lắng nghe, không hay quán sát.

Nói về tu mười biến xứ có năm thắng lợi. Pháp sư Cảnh nói:

1/ Do tu quán tám thứ sắc: Đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, có thể rộng, có thể lược đều được tự tại, tức là có thể hóa hiện từ không bỗng nhiên có. Hoặc lại biến hiện trao đổi vật, hình chất.

2/ Do giả tu “không”: Trước, quán sắc pháp là trống không, sau, quán bốn uẩn của không xứ; vô biên của năm không. Quán không xứ thành tựu xong. Về sau có thể qua lại xuyên qua núi đá, không ngăn ngại.

3/ Do thường quán thức rộng, lược tự tại. Nếu vì tâm tế, nên có thể dẫn phát vô tránh v.v….

4/ Tức do biến xứ của thức này thành tựu viên mãn tức có thể thành tựu vô sở hữu xứ và giải thoát của Phi tưởng.

5/ Tức do được Phi tưởng giải thoát, có thể nhập Diệt tận giải thoát kia.

Lại, do Thức vô biên xứ, nên vô biên vô lượng công hạnh biến mãn hành chuyển.

Do quán vô biên cùng khắp xong, quán mười biến thành tựu. Cho nên, trở lên, không còn lập biến xứ quán nữa.

Nói biến xứ, là các giải thoát có thể thanh tịnh đạo, nghĩa là giải thoát có hai:

1. Tạo nhập quán giải thoát trong trí Như lượng, nghĩa là trong có sắc, ngoài quán sắc v.v….

2. Tạo quán giải thích trong Trí như lý, quán chân như bình đẳng của cảnh sở quán của bảy thứ giải thoát trước. Nếu nương tựa trong trí như lượng để thực hiện quán giải thoát thì trước, tu biến xứ, kế là tu Thắng xứ; sau tu giải thoát.

Nay, dựa vào nghĩa này, nên nói Thắng xứ, Biến xứ là các giải thoát có thể thanh tịnh đạo, không đồng với Thành Thật cho rằng, biến xứ chỉ có nhân; giải thoát chỉ có quả; Thắng xứ có cả nhân, quả.”

Nói “Lại, các giải thoát đến tâm được giải thoát”, nghĩa là nếu chia ba chướng, mỗi chướng đều riêng chướng tám giải thoát này là thuộc về chướng định. Nghĩa là chướng ngại thiền định, không được tự tại, tức là tâm loại Dị thục sinh của vô tri trong sự. Nếu gồm thu ba làm hai thì chỉ lập chướng phiền não và sở tri, đây là chướng định, chỉ thuộc về chướng sở tri, vì chẳng phải nhiễm ô, nên theo văn này tức nói là Thanh văn, Độc giác v.v… đối với chướng sở tri tâm được giải thoát.”

Hỏi: “Nếu vậy thì vì sao nói rằng, chướng sở tri chỉ có Bồ-tát dứt trừ?”

Giải thích: “Nhị thừa dứt trừ một phần, không được gọi là đoạn, vì Bồ-tát dứt trừ rốt ráo, nên được gọi là đoạn.”

Luận sư Bị nói: “Năm sự nghĩa là do tám biến xứ trước, nên có thể dẫn phát ba sự: 1- Sự hóa; 2- Sự biến; 3- Thần thông của các bậc Thánh. Đây là có thần thông. Vì không Nhất thiết trí, nen dẫn phát sanh thần thông của các bậc Thánh qua lại vô ngại. Bốn là Thức ở tất cả mọi nơi nên dẫn phát các công đức thù thắng như vô tránh v.v… là thứ năm, vì văn dưới đây là giải thích về công năng nhất thiết xứ của thức thứ năm.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu y theo thế văn này mà nói, thì tám biến xứ trước nói là thần thông của các bậc Thánh trong dẫn phát, tức phân biệt làm một, nghĩa là trong không dẫn phát, nói là thần thông của các bậc Thánh qua lại không có trở ngại. Nói thần thông các bậc Thánh lẽ ra có tự thể riêng là một?”

Nay, giải thích: “Tám biến xứ ở trước dẫn phát một sự, sự hóa, sự biến chỉ là một vật vốn không, vốn có là khác nhau. Không ở tất cả mọi nơi dẫn phát thần thông qua lại không ngăn ngại, là thứ hai. Vì có ba trong thức xứ dẫn phát, nên là năm. Nghĩa là các công đức như vô ngại giải v.v… là một. Thành xong giải thoát của vô sở hữu, giải thoát của phi tưởng, giải thoát của diệt tận là hai; vô biên vô lượng, hạnh biến mãn chuyển là ba.”

Hỏi: “Vì sao giải thoát của diệt tận có riêng chữ “hữu”; kết hợp với Vô sở hữu v.v… là một?”

Đáp: “Vì thế văn như đây, nên chỉ thức xứ có ba: Thượng, trung, hạ đều nói là do Thức Vô biên xứ này.”

Nói trong giải thoát của Diệt tận này tức không, chỉ nói do nhân thành tựu viên mãn nhân của Vô sở hữu v.v…, nên biết hợp làm một, vì là loại giải thoát.

Đại nghĩa nói: “Thức xứ có ba:

  1. Dẫn phát trí vô tránh v.v….
  2. Giải thoát của địa phi tưởng, vô sở hữu.
  3. Giải thoát của diệt tận.

Nói Vô biên, vô lượng hạnh biến mãn chuyển: Đây là tổng kết thức xứ trước thành xong, nên được các công đức trở xuống đều là nghĩa đại. Các công đức này, như Luận Hiển Dương quyển hai mươi bốn nói”.

Hỏi: “Vì sao thành tựu tám biến xứ trước, nên dẫn phát sự hóa, sự biến ư?”

“Đáp: Vì biến xứ trước được tự tại đối với cảnh sắc, nên có thể dẫn phát sự hóa, sự biến. Xứ này có trở ngại, vì thần thông chưa được không xứ định, chỉ dựa vào thiền thứ tư mà được, há không được sự hóa ư? y theo thắng dụng ngữ, các phàm phu không được tám biến xứ trước”.

Hỏi: “Vì sao không được biến xứ để dẫn phát thần thông qua lại không ngăn ngại?”

Đáp: “Vì không Vô Sắc, nên có thể dẫn phát qua lại không ngăn ngại, nên Đối Pháp quyển mười ba nói: “Vì được định Vô Sắc, hàng phục, dứt trừ tưởng sắc, không có công năng trừ sắc. Nếu được qua, lại không có ngăn ngại, chưa được Không xứ cũng được, nhưng chướng chưa hết.

Nay, y theo tận xứ Ngữ của chướng định, chủ yếu là được không xứ mới dứt trừ được chướng này”.

Hỏi: “Vì sao phải tu tập Thức biến xứ mới có thể dẫn phát các công đức của nguyện trí vô Tránh v.v… ?”

Đáp: “Các công đức cao quý đều dựa vào tâm thức. Vì công đức đều là pháp tâm sở, nên do thức xứ được tự tại, tức như Thức là Cảnh. Sau khi được tự tại, dựa vào tĩnh lự thứ tư dẫn phát trí vô tránh v.v… này. Chính thần thông qua lại không có ngăn ngại ở trước cũng nương tựa bốn Thiền, chủ yếu là dựa vào không xứ, dứt trừ trở ngại chướng sắc (bỏ đi chướng ngại sắc) chứng nhập bốn tĩnh lự qua lại không có ngăn ngại. Dù có người không được không biến xứ v.v… mà vẩn được qua lại vô ngại vì chẳng phải là ngữ trôi hơn thêm mà là vì chướng ngại sắc định chưa hết, nên có xứ có ngại. Nay, y theo trôi hơn, nghĩa là tất cả xứ không có ngăn ngại. Lại vô lượng hạnh biến mãn chuyển, nghĩa là vận hành Thức xứ này vì thực hành vô lượng, vô biên quán, nên vô lượng biên vận hành xứ cứu cánh này, lại không lập biến xứ”.

Thắng xứ, biến xứ là các giải thoát có thể thanh tịnh đạo, nghĩa là dùng giải thoát làm quả, lấy thắng xứ làm phương tiện trước. Vì thế, nên ở Đối Pháp quyển mười ba nói: “Vì nương tựa giải thoát, nên tạo ra tu; vì thắng xứ nên khởi gia hạnh, vì biến xứ nên thành tựu viên mãn; vì thành tựu viên mãn, tức là đối với giải thoát rốt ráo, không đồng với Tát-bà-đa cho rằng, giải thoát chỉ nhân mới tu, trước là phải dựa vào một phần giải thoát để lấy đoạn chướng. Biến xứ chỉ có quả, vì tu sau cuối. Thắng xứ có cả nhân, quả. Ở sau giải thoát, vì biến xứ tu trước, tức như văn của Đối Pháp”. Trong đây, lấy giải thoát làm quả; Thắng xứ, Biến xứ làm nhân, không đồng với Thành Thật cho rằng: “ Biến xứ làm nhân, giải thoát làm quả; Thắng xứ làm cả nhân, cả quả. Nếu tu sau xong, vì theo thứ lớp như thế, nên đồng với luận này”.

Lại, Đối Pháp nói: “Đạo giải thoát rốt ráo, Tát-bà-đa y theo thời gian đầu, nghĩa là khi mới tu tập, dùng giải thoát làm đầu. Đối Pháp nói: “ Vì dựa vào giải thoát, nên tạo ra tu. Vì nương tựa giải thoát nên dứt trừ chướng. Luận Thành Thật thì y cứ thời điểm sau, nghĩa là khi rốt ráo, cần phải thành tựu thắng xứ, biến xứ, thì giải thoát mới được viên mãn, vì giải thoát là quả. Ở đây nói thắng xứ, biến xứ là giải thoát có công năng thanh tịnh đạo. Luận Đối Pháp cũng nói: “Nếu biến xứ thành tựu viên mãn giải thoát thì tức là rốt ráo. Trong đây, y theo lúc rốt ráo; nói là trong đây đã hòa hội với đạo lý đại đương như thế. Xét văn cũng cùng tận lời nói. Lại, các giải thoát do giải thoát của chướng sở tri đã được tỏ bày v.v… : Đây là Dị thục sinh thọ theo biên dịch, không biến dịch, tức là pháp vô ký Trắng trong vì che lấp sở tri là loại của chướng sở tri. Lại, thông qua nhiễm ái, vì chỉ che lấp sở tri, nên được gọi là chướng sở tri. Người Nhị Thừa dứt chướng này. Gọi là dứt trừ chướng sở tri.

Nói về Đẳng chí của vị ái, trong đó trước nói về ba tướng của vị định. Sau, nói về pháp của địa trên dưới khởi cuộc hạn chung.

Trong phần trước, Pháp sư Cảnh rằng: “Nói “Hoặc chứng đắc đẳng chí, xuất định rồi, chấp cho là thanh tịnh v.v… nghĩa là ái quá khứ này hoặc chưa chứng đắc, đây là vì hoàn toàn chưa được, nên sinh ái ở vị lai, hoặc đã chứng đắc vị ái cũa vị lai, nghĩa là người đã được định, sinh ái đối với người chưa khởi, cũng “duyên” đến cuối cùng sinh ái ở vị lai”.

Nói “Vị ái hiện hành” nghĩa là ái hiện tại này sẽ được giải thích qua hỏi đáp dưới đây. Ý hỏi chính là ở chỗ đối trị chướng không đồng thời. Thế nào là đối với định hiện tại mà sinh vị ái hiện tại?”

Đáp: “Ý nói chung là định ba đời của vị ái chứ chẳng phải nói hiện ái là ái định hiện tại, nên nói rằng vị ái, nghĩa là sinh khắp tham, chấp mắc ở trong đây”.

Pháp sư Khuy Cơ nói:

1/ Được định, xuất rồi, mới ái, Đẳng Chí quá khứ.

2/ Hoặc chưa chứng đắc ái của vị lai, định vị lai của vị ái. Hoặc đã được cân phần, căn bản vị lai của vị ái. Hoặc đã được vị ái phẩm hạ, phẩm thượng, nghĩa là do sức tăng thượng của vị ái, theo đuổi, mong cầu định v.v…, ở vị lai mà sinh ra vị ái.

3/ Đã được cận phần và căn bản v.v…, tùy theo một với tâm định nhập xuất với nhau, giống như tâm định không dừng lại ở phần vị tán loạn mà khởi lên vị ái.

Dưới đây, sẽ nói trong pháp của địa trên dưới, khởi có chung, có cuộc hạn. Pháp sư Cảnh nói: “Nói là sinh ở địa trên, dưới, các pháp không hiện ở trước, nghĩa là trừ địa trên qua đời, khi sắp sinh xuống địa dưới, khởi ái của địa dưới. Lại, sinh lên địa trên, khởi bốn ý thức: Thấy, nghe, xúc v.v… của địa dưới, người chưa lìa dục, đối với ái của địa trên, hoặc nhiễm, không nhiễm. Người nhiễm là tham; người không nhiễm là vì ở cõi Dục đã có ái này, nên không “duyên” ái của địa trên, đồng với Tiểu thừa nói. Nhưng về ái nhẹ, nhỏ nhiệm, nên cũng được “duyên” cõi trên”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu nói người sinh địa dưới khởi ái ở địa trên, chưa được lìa dục, không có tâm quyết định, thì phải nói ái này là ái trói buộc cõi Dục, nghĩa là người thứ nhất trong ba tướng vị ái ở trước chưa được định ái vị, tức tham cho cõi Dục. “Duyên” cõi trên sinh tham làm duyên của cõi khác. Hoặc không đồng với Tiểu thừa “duyên” cầu định cõi trên, đều gọi là dục của pháp lành, vì nhiễm, không nhiễm trong tâm người kia, như tướng trạng của văn. Tức đồng với quyển năm mươi chín ở trước đã nói “Địa trên “duyên” Địa dưới v.v…, được “duyên” lẫn nhau”. Ở đây cũng nói rằng: “Lúc ta sẽ định, với vị ái như thế, tức là “duyên” địa trên, gọi là tướng phần của tâm mình.”

Nói về ba thứ pháp đoạn. Do trong tông chỉ của Đại thừa không có các sự là đoạn diệt ban đầu. Nghĩa là pháp của sự sắc v.v… chỉ dứt trừ duyên ràng buộc, gọi là đoạn diệt. Nếu sinh địa trên, bỏ các hành của địa dưới, nhập Niết-bàn vô dư thì sẽ xả tất cả hành, xả bỏ đoạn diệt.

Nói về ba thối lui. Chưa được mà thối lui, nghĩa là pháp chưa được, vì không thể khởi được, nên gọi là thối. Đã được thối lui: tức pháp đã được, thối lui rồi, khởi phiền não.

Tập hạnh thối: “Pháp hiện đã được không khởi, gọi là thối.”

Hỏi: “Hai thối lui sau, có khác nhau không?”

Giải thích: “Bậc Thánh đã dứt trừ hạt giống “hoặc”, thối rồi khởi hiện ở trước, mất các công đức không được đồng thời sinh, gọi là “tập hành thối”, vì không khởi phiền não, do không đồng với “Đã được thối”.”

Nói về bốn đạo của định cận phần. Trước là nói về cảnh của bốn đạo. Sau nói thuộc về bảy Tác ý.

Trong phần trước, Pháp sư Cảnh nói: “Lại dựa vào các định Cận phần của thế gian cho đến, quán vắng lặng của địa trên”, nghĩa là các định cận phần của thế gian; đạo phương tiện, hoặc đạo Vô gián tùy hàng phục bất cứ một phẩm nào cũng được gọi là Vô gián. Hoặc đạo giải thoát, hoặc là hàng phục, hoặc được chứng đắc.

Các đức như Thần thông v.v… trong định mà tu tập: hành giả kia đối với cảnh sở duyên, quán lỗi lầm của địa dưới, quán sự vắng lặng của địa trên. Sáu hạnh đạo này lúc hàng phục tu hoặc, cũng có bốn đạo.

Nói “Nếu đạo Thắng Tấn cho đến, hoặc duyên vô lậu ”, nghĩa là “duyên” chung địa trên, dưới trung đạo thắng tấn, với hai tâm ưa, thích, nhàm chán chung, gọi là đối tượng duyên đầy khắp. Nếu bậc Thánh khởi sáu hạnh của thế tục, thì trong đạo thắng tấn khởi cả vô lậu. Văn này chứng minh thôí”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Dựa vào cận phận của bốn thiền. Ba đạo: phương tiện, Vô gián, giải thoát, quán sáu địa dưới là lỗi lầm; quán các địa trên là vắng lặng, chỉ đạo thắng tấn thứ tư. Hoặc tạo ra đối tượng duyên đầy khắp của tất cả pháp vô ngã là hữu lậu, hoặc tạo ra hiện quán đế vô lậu “duyên”ở địa trên: đây là dạo quán vô lậu. Nếu muốn quán dứt “hoặc” thì tùy theo vô lậu của bất cứ địa nào, cũng đều được” Dưới đây là nói thuộc về bảy tác ý:

Tác ý thứ ba dứt trừ ba phẩm trên, tác ý thứ sáu, dứt ba phẩm dưới, đều là đạo Vô gián, bao gồm tác ý lạc, dứt ba phẩm giữa, cũng là dứt Vô gián, nên chung cả bốn đạo. Tác ý thứ bảy vì ở địa căn bản, nên lược qua không nói.

Nói về cảnh tĩnh lự không thể suy nghĩ bàn luận, vì tu tập lâu, việc làm thành tựu, pháp nhĩ khó tư duy.

Nói về chướng ngại lẫn nhau của ba thứ tu định. Pháp sư Cảnh chỉ nói rằng: “có hai thứ tu tĩnh lự, đó là hạng được giống với định, đồng đối với một sự biến nước, lửa khác nhau; hạng nhất tâm nối tiếp nhau, mọi việc đều đã thành tựu. Một tâm, “duyên” khác, tức là có chướng ngại”.

Pháp sư Thái nói: “Có ba thứ tu định. Đối với một việc, đều muốn phát ra sự chuyển biến. Thần thông thắng giải của hai người này đều được tự tại: Muốn tạo ra lửa và muốn tạo ra nước. Hai thần thông này chẳng chướng ngại nhau, mà đều thành tựu thần thông này là vì không có người nào riêng vượt hơn, nên không lấn át nhau. Nếu có người riêng vượt hơn, thì sẽ lấn át với nhau, tức là một thành tựu, một không thành tựu. Vì không vượt hơn riêng, nên không lấn át nhau. Người đầu tiên đều không thành tựu, vì tạo nên thối lui không thôi.

Hai người kia, về sau không có gián đoạn: 1/ Người đối với sự này, thần thông không có trở ngại, như điều mà họ muốn, đều có thể chuyển biến. Thần thông thứ hai, tức là bị chướng ngại. Vì sao trong thời gian đầu, cả hai người đều không thành; thời gian sau, một thành tựu, một không thành tựu. Trong đây, lý do thế nào, nên biết. Dưới đây sẽ giải thích:

Do thế lực thần thông cũa hai người đều bình đẳng, nhưng vì việc họ làm không giống nhau, nên thần thông của nước, lửa trên sự của một địa này chướng ngại lẫn nhau, đều không được thành tựu, vì oai đức giống nhau, nên không thể lấn át nhau.

Hai người kia, về sau không gián đoạn, bấy giờ có một người cảm nghĩ rằng: “sắp được định vô ngã rồi, thì có thối mất chăng?” Vì khởi lên tâm niệm khác này, nên thàn thông của người ấy không được thành. Người được định thứ hai, tức đối với sở duyên này, sự biến như như, với tâm chuyên chú không tán loạn, nên đối tượng đã phát đều không ngăn ngại. Nếu oai đức của hai thần thông không bình đẳng thì tùy thuộc ở oai đức vượt hơn sẽ thành xong. Và lấn át, người oai đức kém sẽ không được thành. Nếu oai đức của hai thần thông giống nhau, thì người tác ý trước sẽ được thành tựu, người tác ý sau, không thành tựu. Nếu hai thần thông giống nhau, đồng thời đối tượng biến hiện trong một việc đều khác nhau, thì hai thông đó sẽ chướng ngại lẫn nhau, đều không thành tựu”.

Nói về bốn thứ tu tĩnh lự:

1. Dựa vào định Vị Chí để tu sáu tác ý. Nếu tu sáu tác ý của định căn bản để được thắng giải liễu tướng thì chỉ đạo gia hạnh là hữu lậu. Xa lìa tác ý, gia hạnh rốt ráo, chỉ có đạo Vô gián là vô lậu của gia hạnh kia, thuộc về tác ý lạc có cả bốn đạo, có cả hữu lậu, vô lậu. Tác ý quán sát chỉ là hữu lậu.

2. Do được ái tĩnh lự cõi trên v.v…, nên gọi là chỉ khởi ái trên

3. Dựa vào căn bản tĩnh lự thế gian, có thể dẫn hiện lạc, phát sanh thần thông v.v….

4. Dựa vào các thiện căn như Noãn v.v… tu được Kiến đạo.

Nói “thuộc về quyết trạnh thọ ba giải thoát v.v…: Quyết trạch phần là hữu lậu; môn giải thoát như không v.v… là Kiến đạo vô lậu. Do quyết trạch phần, nên được có không v.v…, nên nói đã nhiếp thọ. Dù có “không” v.v… trong Quyết trạch phần, cũng không gọi là môn giải thoát. Vì sao biết? Vì, như Hiển Dương quyển hai chép: “Nói môn Giải thoát chỉ là tu vô lậu, nên biết được rằng, nêu quyết trạch phần, là chủ thể dẫn phát, chấp vô lậu dã nhiếp thọ, tức dựa vào “duyên” vô lậu kia nên tu quyết trạch phần.”

Y, nghĩa là chỉ mong cầu nương tựa, tức là vì cầu vô lậu, dùng đối tượng mong cầu làm nương tựa, cho đến thứ nhất, vì được cận phần, nên tu v.v…. Lại “không” v.v… trong quyết trạch phần v.v… thực hành hạnh giải thoát xuất thế gian, nên nói là định xuất thế gian thứ tư. Từ hạnh giải quả đặt tên, nên nói môn Giải Thoát. Đầu tiên trong môn này là nghĩa đại, sau là giải thích rộng.”

Phân biệt hai định. Pháp sư Cảnh nói: “Nói định vô tưởng hữu lậu, Diệt định vô lậu, là do phiền não không tương ưng, tức sinh trưởng các lậu trong tương ưng, nay đã không tương ưng với phiền não, tức chẳng phải sinh ra lậu, gọi là vô lậu. Dưới đây sẽ giải thích lần lượt:

Do diệt định này chẳng phải pháp tương ưng và vì chẳng phải đối tượng duyên (sở duyên), cho nên không tương ưng với các lậu. Sinh lậu, gọi là lậu.

Nói “chẳng phải do các phiền não sinh ra nên là xuất thế gian”, nghĩa là ở trước nói không thể sinh ra lậu, nay, nói từ lậu sinh, nên chẳng phải hữu lậu, vì giản lượt không giải thích.

Nói “Vì chẳng phải trú xứ của lậu, nên gọi là vô lậu, vì tất cả phàm phu không thể thực hành, chỉ trử Bồ-tát đã nhập Viễn địa”. Theo văn dưới đây nói: “Lục địa nhâp Diệt định; Bồ-tát thất Địa, mỗi niện nhập định Diệt tận. Về mặt lý, Sơ địa trở lên, đều được Diệt định, vì được tướng định. Tướng của sơ, nhị, tam địa đều đồng với thế gian. Bốn địa dự lưu, năm địa nhất lai, nên năm địa trước chưa được diệt định, lục địa sẽ Bất hoàn, Thất Địa sẽ A-la-hán, vì cho nên luận nói riêng được định diệt tận.”

Nói “ Bồ-tát có thể khởi pháp v.v… xuất thế, cho đến vì giống với Niết-bàn”, nghĩa là thông thường nói về nghĩa Học, Vô học tự có ba thứ.

1. Y theo thân mà nói, như nói trong thân của người Học đã thành khổ ưu cũng gọi là Học. Đã thành căn khổ trong thân Vô học, nói là Vô Học.

2. Theo hữu Lậu, Vô lậu để nói. Nếu người học kia đã thành tựu năm uẩn vô lậu, thì gọi là chung là Học, Vô học cũng thế.

3. Theo vô lậu: Nếu có tu học tác ý hạnh giải, mới gọi là Học, khi học đầy đủ, gọi là Vô học.

Nay định diệt tận, vì không có tu học tác ý hạnh giải, nên không gọi là Học, do chẳng phải Vô học.

Nếu dựa vào môn thứ hai, nói Thể là vô lậu, thì người Bất hoàn sẽ được gọi là Học; A-la-hán được gọi là vô học.”

Pháp sư Thái nói: “Bát Địa trở lên gọi là nhập Viễn địa. Bồ-tát Viễn địa có khả năng nhập định này. Nếu là Bồ-tát giác ngộ dần thì Địa tiền cũng nhập. Nếu là Bồ-tát giác ngộ ngay, thì Địa tiền là phàm phu, nên không nhập. Bồ-tát Sơ địa trở lên dù khởi pháp vô lậu xuất thế để cho được thể hiện ở trước, nhưng do năng lực hóa sinh của phương tiện khéo léo, nên không bỏ phiền não do tu đạo, mà để lại “hoặc” vì giúp đỡ nghiệp thọ sinh.”

Luận sư Trắc nói lại lời Ngài Tam Tạng rằng: “Bồ-tát Tam Địa được nhập Diệt định.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Lại, Đại nghĩa thừa nói; ‘Viễn địa, tức là người người nhập Thập giải tâm, cũng được diệt định. Vì Diệt định này giống với vô lậu, nên thể là hữu lậu. Nay nói chẳng phải phàm phu và hữu lậu, là chẳng phải tất cả phàm phu và phàm nhĩ hữu lậu. Hoặc là phàm phu nhập vị, nghĩ là Niết-bàn, mới được, hoặc là hữu lậu, nếu Bồ tát hàng phục được chướng định thì cũng được vô lậu. Nhị thừa, hoàn toàn vô lậu, vì không thể hàng phục chướng định.”

Trên đây, đoạn thứ nhất trong năm đoạn, dùng mười một môn Tạp quyết trạch Tam-ma-hý-đa đã xong, dưới đây là thứ hai, sẽ dẫn bốn kinh để giải thích:

– Giải thích về kinh Tùy Thân Niệm Trụ, trong đó, trước là nêu kinh được giải thích. Kế là, chính giải thích văn kinh.

Y cứ văn trong phần chính giải thích kinh, được chia làm hai:

1/ Nêu bốn phiền não bị đối trị (đối tượng trị).

2/ Nói chủ thể trị (năng trị).

Trong chủ thể trị, trước giải thích, sau kết.

Trong giải thích, tức giải thích năm câu, đầu tiên nói về thanh tịnh của địa bất tịnh, trong đó có hai lượt:

1/ Giải thích “Vì đối tượng chướng mới phạm giới, tu tác ý chánh tri, vì biết phạm là lỗi. Vì dứt ba lỗi của tán loạn thứ hai, tu ba tác ý. Đối trị “duyên’ quá khứ, không biết vô thưòng, khiến biết vô thường, tu thuận với tác ý sở duyên, đối trị cảnh năm dục hiện tại không nhận biết là khổ, tức vì Tầm, Tư nên sinh ra thấy nghe ác, điệu cử lưu tán, vì khiến hiểu rõ tướng của chúng, nên tu ý đối trị Tầm, tư kia, đối trị hai thứ trước là tập quán tán loạn trong thời gian dài khó dứt trừ, tu tác ý, rèn luyện tâm sở y kia.

Vì trừ thứ ba, bảo thủ, chấp mắc nội thân, khởi chấp chứa nhóm.

Vì trừ thứ tư, bảo thủ chấp mắc cảnh ngoài là thanh tịnh, tu tác ý bất tịnh.”

2/ Giải thích: Lại, tác ý ban đầu, có công năng dứt trừ vọng niệm, nghĩa là tác ý chánh tri, đối trị “duyên’ tùy niệm tán loạn trong quá khứ. Tác ý thứ hai, có thể dứt trừ sự bảo thủ chấp mắc hai thứ tham lam chấp mắc của thân trong cảnh ngoài, nghĩa là gọi là thuận với tác ý sở duyên kia, đối trị với thứ ba, thứ tư trong tùy phiền não, tác ý thứ ba dứt trừ ác kiến v.v… tất cả tán loạn, nghĩa là phân biệt rõ tướng đó. Có thể đối trị tác ý Tầm, Tư đó, có thể đối trị với tác ý lưu tán của trạo cử. Tác ý thứ tư là, dứt trừ tập quán ở trước đã giữ gìn tán loạn. Nghĩa là đối tượng trị của tác ý rèn luyện điều phục đã nương tựa kia, rất dễ hiểu. Tác ý thứ năm, có thể dứt trừ tưởng hữu tình ở thân tịnh, nghĩa là nên tu tác ý phân tích chứa nhóm. Tác ý thứ sáu có thể dứt trừ bốn tham, nghĩa là tác ý bất tịnh.

Tác ý thứ năm. Có thể dứt trừ sắc, xúc chạm, hình dáng và sự thừa kế. Bốn tham theo giải thích của tiểu thừa là tác quán màu xanh, bầm tím.

1. Có thể đối trị tham sắc, tham màu hồng, trắng v.v…. Quán bộ xương, trừ bỏ tham xúc chạm, tức quán đốt xương chia lìa, trử bỏ tham về hình dáng, diện mạo. Thực hành quán thây chết, dứt trừ tham thừa sự.

2. Trong lượt thứ hai này, không luận phạm giới, dùng tác ý chánh tri ban đầu dứt trừ tùy niệm tán loạn của cảnh quá khứ thứ hai kia.

Dùng tùy thuận tác ý sở duyên kia để đối trị với gìn giữ chấp mắc tham nội thân, ngoại cảnh về sau. Biết rõ nội thân, ngoại cảnh là pháp vô thường, không nên bảo vệ chấp mắc. Đây là đối trị thân ở cõi Dục sinh ra chấp mắc.

3. Tác ý phân biệt rõ tướng tham chấp mắc kia, trở lại bỏ đi điệu cử lưu tán thấy nghe xấu ác ở trước.

4. Tác ý rèn luyện, điều phục, trước lại bỏ đi thế lực gìn giữ có tán loạn đã quán tập ở trước.

5. Nên tu tác ý phân tích chứa nhóm, dứt riêng tưởng hữu tình ở thân tịnh. Đây là đối trị thân ở cõi Sắc sinh chấp mắc.

6. Tác ý bất tịnh, có thể dứt trừ bốn tham quá khứ, vị lai, tham oai nghi, thờ kính, v.v….

Nói về thanh tịnh của địa định. Lại, có hai lượt:

1. “Tu tập tác ý như thế, vì nương tựa đến Thắng định căn bản”, nghĩa là nói tác ý đã thành tựu.

Lại, “Có thể chứng đắc Hữu hỷ, Ly hỷ, thanh tịnh, An lạc” nghĩa là được ba định của Địa dưới.

Lại, giải thích: “Sơ định, nhị định, gọi là Hữu hỷ; đệ tam định gọi là Ly hỷ an lạc. Bốn định trở lên, chẳng đến Phi tưởng, gọi là thanh Tịnh.”

Lại, giải thích: “Bốn định trở lên, chẳng đến Phi tưởng, gọi là an lạc thanh tịnh.”

Lại, giải thích: đ ịnh thứ ba trở lên, gọi là chung Ly hỷ.”

2. “Lại, vì nương tựa tâm chánh định như thế, cho nên đến tánh vô thường v.v… của các hành: được Thiên Nhãn thông, nhìn thấy các chúng sinh chết ở chỗ này, sinh ở chỗ kia. Biết rõ các hành lưu chuyển trong hai đời, nghĩa là mười chi quá khứ, lại chiêu cảm sinh và già chết ở vị lai, gọi là hành vô thường.

Nói về nhiếp thanh tịnh. Rằng”Dựa vào ba xứ v.v…

  1. Nương tựa tâm tăng thượng.
  2. Nương tựa tuệ tăng thượng.
  3. Nương tựa Tuệ tăng thượng, đầu tiên tu Địa nghiệp.

Nương tựa vào xứ Tuệ học của tâm tăng thượng, vì dứt trừ kiết khác. Tu niệm, trụ v.v…. Dựa vào Bồ-đề phần pháp, nên gọi là nhiếp thanh tịnh.

Nói về thanh tịnh không chung, do ba nhân duyên không chung với ngoại đạo tức là theo thứ lớp chữ “cố” của ba xứ địa dưới.

Trong phần nói về thanh tịnh của quả không chung, văn có ba tiết, nghĩa là vì nương tựa ba duyên không chung ở trước, nên bốn quả, kể cả chín quả đều thanh tịnh.

Bốn quả thanh tịnh:

1. Ở thôn xóm, do pháp thế gian sinh ra mà không bị phiền não làm nhiễm.

2. Ở chốn Luyện-nhã mà sinh phiền não là không nhiễm.

3. Hợp chung hai thứ trước lại làm thứ ba.

4. Đối với hai xứ, nơi không thể kham nhẫn, phiền não khổ chìm đắm v.v… không làm nhiễm, là quả thứ tư.

Nói hai xứ khổ: “Trong thôn xóm, nhà cửa rách nát, mưa dột v.v…. Nếu ở trong khoảng không, thì bị muỗi mòng rút rỉa, máu chảy đầm đìa v.v…. Nếu do tư lương viên mãn, nên khó nhẫn, mà nhẫn, được phiền não không làm nhiễm.”

Trong năm quả thanh tịnh. Pháp sư Cảnh nói: “Tức chỉ cho bốn không, nói chung là vắng lặng giải thoát thứ năm”. Pháp sư Khuy Cơ nói: “rằng, bốn thiền vắng lặng, giải thoát, được định Vô Sắc nhập Diệt định. Diệt định là giải thoát, vắng lặng.

Chín quả, tức ba quả đầu trong bốn quả Sa-môn và sáu thần thông, không lấy quả thứ tư, vì tức là Lậu tận thông.”

Dưới đây là kết pháp đã nói trên, có năm thanh tịnh, như thứ lớp phối hợp. Ban đầu nói về sáu tác ý là tâm của cõi Dục, gọi là thanh tịnh của địa bất định. Bốn thanh tịnh còn lại, rất dễ hiểu.

Dưới đây, là tùy theo tên thân niệm trong giải thích kinh. Lại, vì tùy theo thân chuyển, nghĩa là khởi tùy theo đuổi cảnh giới của thân mà chuyển. Vì đối tượng nhiếp thọ kia, nên thân niệm trụ là Tuệ, vì đồng thời nghĩ đến nhiếp thọ của sự giúp đỡ, mới được tác dụng, nên còn gọi là niệm. Cho nên, thân kia được gọi là Thân niệm trụ.”

Giải thích Kinh Ma-ha Câu-sắc-sĩ-la, trong đó, trước là nêu kinh đã được giải thích:

Ma-ha Câu-sắc-sĩ-la, tức xưa gọi là “Ma-ha Câu-hy-la Ma-ha Hán dịch là Đại. Câu-sắc-sĩ, Hán dịch là Đỗ-la, đây nói là “trì”, tức là Đại đổ trì. Đại-Dỗ nghĩa là Đại Tạng, tức Phạm Chí Trường Trảo cậu của ngài Xá-lợi-phất.

Kế là, chính giải thích văn kinh, trong đó, trước nêu hai thứ tên giải thoát:

1/ Tuệ giải thoát, văn dưới đây sẽ lấy chung tuệ học. Tuệ vô học, hữu lậu, vô lậu đều gọi là Tuệ giải thoát. Về mặt lý, nên lấy số Thắng giải tương ưng với tuệ vô học kia làm Tổng thể giải thoát. Trong văn, nêu trực tiếp Tuệ vô học kia làm Tuệ giải thoát.

2/ Tâm giải thoát, chính là lấy Diệt định làm tâm giải thoát. Nhưng trong văn dưới đây, gồm lấy thời gian xuất định diệt tận, tâm lậu, vô lậu, tâm học, vô học làm tâm giải thoát tương ưng với các tâm kia làm thể của tâm giải thoát. Đại ý là như thế. Tướng trạng của văn rất phức tạp, khó rất dễ hiểu rõ.”

Trong đây trở xuống, là giải thích riêng về nghĩa ấy, trong đó có bốn:

  1. Nói về quả giải thoát.
  2. Nói về tâm giải thoát trụ.
  3. Nói về sự khác nhau của quả.
  4. Nói về sự khác nhau của trụ.

Trong phần đầu, trước nói riêng về tướng mạo của quả giải thoát hữu lậu, vô lậu. Sau là nói về tướng quả chánh kiến.

Trong phần trước, trước là nói về giải thoát của tâm tuệ hữu lậu. Kế là nói về giải thoát của tuệ vô lậu.

Từ câu: “Trong đây, dựa vào tuệ giải thoát v.v… ” trở xuống, cho đến câu: “Tức vì sức tăng thượng của Tuệ giải thoát, nên Trên đây”, là nói về tâm giải thoát của tuệ hữu lậu.”

Từ câu: “Công hạnh của tuệ xuất thế gian” trở xuống, là nói về tâm giải thoát của Tuệ vô lậu.

Trong phần đầu nói về hữu lậu, trong đây, dựa vào tuệ giải thoát trở xuống, lại dựa vào tâm giải thoát trở lên, là nói về tuệ.

Lại, “Dựa vào tâm giải thoát” trở xuống, nói về tâm.

Nói trong tuệ, đầu tiên, là nói về cảnh của tuệ.

“Thể tánh của tuệ kia” trở xuống, là nói về thể của tuệ.

Ban đầu nói: trong đây, dựa vào Tuệ giải thoát, nói là công hạnh đã làm của tuệ thế gian, là nhắc lại kinh. Phải biết rằng, tức là kiến lập hành vi ác, hành vi thiện, đều là nhân duyên kia.” Pháp sư Cảnh nói: “Với chánh kiến của thế gian, rất dễ hiểu rõ thể của đường thiện, ác và nhân duyên của thiện, ác đó, gọi là kiến lập.”

Pháp sư Thái nói: “Hai hành động thiện ác và nhân duyên khởi hành động là đối tượng hành động của thế gian.”Kế là, nói rằng “Thể tánh của tuệ kia”, là nhắc lại kinh.

“Phải biết rằng v.v… cho đến “Như thật chánh tri”, nghĩa là phát ra thể năng biết, có khả năng rõ về thể tánh khác nhau của nhân duyên thiện, ác, như thật chánh tri, là thể của tuệ giải thoát.

Y cứ trong nói tâm giải thoát, lại có hai:

1/ Nói tâm tịnh của đối tượng nhiễm.

2/ Nói về quả của tâm giải thoát.

Ban đầu nói: Lại dựa vào tâm giải thoát, nghĩa là đối tượng nương tựa của tâm nhiễm, tịnh, là nhắc lại kinh.

“Phải biết rằng cho đến có thể lấy sự phân biệt rõ”. Pháp sư Cảnh nói: “Tâm vương kia là chỗ nương tựa của nhiễm, tịnh, nghĩa là đối với sắc v.v…. Có thể lấy phân biệt rõ, là thể của tâm kia.”

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Đây là nói về đối tượng nhiễm tâm tịnh, tức là tâm”năng” “sở” của cảnh giới như sắc v.v….”

Kế là: nói “Quả giải thoát v.v… của tâm tuệ thế gian kia”. Pháp sư Cảnh nói: “Do tuệ thế gian biết rõ tâm vương là “nhiễm, tịnh, y”, dứt trừ pháp nhiễm, về sau, khởi tâm vương không cùng có với nhiễm, được gọi là tâm giải thoát. Thể của tâm giải thoát nhờ tuệ mà thành, cho nên là quả của tuệ, vì vậy nói: “Quả của tâm giải thoát, tuệ thế gian kia”.

Dưới đây, là giải thích về tâm giải thoát. Giải thoát ở đâu?

Phải biết tức là loại nhiễm hạ xen lẫn nhau tương ưng với Tâm vương kia, vì tạp nhiẫm phát ra. Nghĩa là tâm tịnh xuất phát từ trong loại tương ưng tạp nhiễm phẩm hạ, gọi là tâm giải thoát, tức do năng lực tuệ, mà tâm được ra khỏi tạp nhiễm. Như quyển sáu mươi bốn chép: “chướng Phiền não nghĩa là do chướng kia, nên nói là tuệ giải thoát, tâm được giải thoát.”

Chướng định, nghĩa là do chướng kia, nên nói là tâm của các Đức Như Lai được giải thoát, tức chướng định ở trước là chướng sở tri. Đức Như lai vì lìa chướng sở tri này, nên tâm được giải thoát, cho nên nói: “Tức do năng lực tăng thượng của tuệ giải thoát.”

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Cho đến tức vì năng lực tăng thượng của tuệ giải thoát, nên làm sáng tỏ quả của tâm giải thoát, nghĩa là do năng lực của tuệ trong đời trước, nên tâm giải thoát kia ở trong tương ưng ràng buộc và “duyên” ràng buộc ra khỏi. Nói là tương ưng nghĩa là tương ưng với ràng buộc (phược). Xen lẫn nhau nghĩa là duyên phược. Lại tương ưng, nghĩa là đều cùng lúc khởi “hoặc” xen lẫn nhau, nghĩa là trước, sau sinh lẫn lộn. Đây là quả giải thoát của tâm thế gian, chỉ có tương ưng với không nhiễm và sinh gián cách, chứ chẳng phải lìa “duyên” ràng buộc v.v…, nếu lìa tức là quả giải thoát của tâm vô lậu.”

Nay, giải thích: “Cho đến “Vì ra khỏi loại tạp nhiễm phẩm hạ: là nói quả của tâm giải thoát, không đồng với văn mà hai Luận sư ở trước đã phán quyết. Nhưng vì chưa thấy bản kinh giải thích, nên không biết được giải thích nào là thích đáng?”

Dưới đây, trong phần nói về tâm giải thoát của tuệ vô lậu, lại có hai:

1/ Cảnh. 2/ Tướng quả.

Ban đầu nói: “Đối tượng thực hành (công hạnh) của tuệ xuất thế gian” đây là nhắc lại văn kinh.

“Phải biết tức là v.v… đến “Tất cả cảnh giới”. Pháp sư Cảnh nói: “Do tuệ thế gian kể cả tâm giải thoát, nên có thể dẫn khởi tuệ xuất thế gian, hiểu rõ tất cả cảnh. Pháp sư Thái nói: “Do năng lực tăng thượng giải thoát của tuệ thế gian ở trước và được công hạnh đã làm của tuệ vô lậu xuất thế, tức là năng lực tăng thượng của hai giải thoát tâm, và tuệ ở trước, nên biết rõ tất cả cảnh đều không.”

Kế là, nói rằng: “Quả v.v… của tâm giải thoát, của tuệ xuất thế tức là tuệ xuất thế dứt trừ hết hạt giống nhiễm, có thể khiến tâm kia cứu cách lìa nhiễm, nên tâm giải thoát. Lại vì quả của tuệ xuất thế, nên nói: “Phải biết vì ra khỏi tất cả chủng loại tạp nhiễm này,”

Dưới đây, kế là, Thứ hai, nói về tướng quả của chánh kiến, trong đó có hai:

1. Nói về tuệ thế gian, xuất thế gian, tóm lược thành một, gọi là chánh kiến.

2. “Lại, xuất thế gian v.v… v.v… ” trở xuống, là nói về tướng quả của chánh kiến xuất thế, trong đó, Pháp sư Cảnh nói: “Phải biết tức là vì trước, sau là thường, vì là không, nghĩa là nói hai “không” kia để làm rạng rở chân như, tức là quả do chánh kiến đã hiểu rõ, tức là phàm gọi là trước, thánh gọi sau nhưng thể của nó vẫn thường, không thay đổi, không đồng với đạo học. Vì phải đối với phiền não khác mới sinh. Nếu phiền não khác không có thì sẽ diệt ngay, không khởi. Vì đối đãi với đối tượng trị, hoặc có sinh, có diệt, nên gọi là có đối. Câu này là lập Tông.”

Dưới đây giải thích có hai: trước và sau thuận nhau.

Nói: “Nếu pháp bị đối trị, nếu có sinh rồi không có diệt”, nghĩa là vì pháp học đạo, nên nói “nếu pháp” Do có đối tượng trị, nếu đạo vô lậu học nối tiếp nhau không diệt thì nói là “đã đối trị”. Nếu không có diệt, đã có sinh thì hoặc là gieo trồng dứt ác gọi là “đã đối trị”. Nếu đạo học vì tùy theo lậu, diệt rồi vì đạo vô học khởi, nên nói là “có sinh”.

“Pháp kia gọi là có “bị đối trị”, nghĩa là kết đạo đế kia, gọi là có đối.

Dưới đây, thuận với kết chân như là pháp không có đối.

Dù lại giải thích: hoặc “có” vô sinh khác với bất sinh, mà vì thể của chân như kia thường là có, nên gọi là không có đối.

“Lại, tức quả này, cho đến “được thanh tịnh”, là nhắc lại kinh.

“Phải biết rằng v.v… cho đến “và khiến cho các căn vì thuận với thanh tịnh, nghĩa là khi tâm nhiễm đã diệt, tâm tịnh khởi, đối với cảnh sẽ không nhiễm, khiến các căn thuận với thanh tịnh.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đây là nói vì là quả của chánh kiến, nên nói là thường. “Nếu pháp bị đối trị v.v… ” trở xuống, là phân biệt với hữu vi chẳng phải thường.”

Một giải thích khác: “Nếu pháp, thì tất cả gọi là chung là pháp. Nếu đối tượng trụ (sở trị) có sinh rồi, không có diệt, nghĩa là “hoặc” bị trị, nếu “có” thì đạo Vô gián sinh rồi, đều cùng và “hoặc” sẽ không diệt. Nếu đối tượng trị không có diệt, đã có sinh, nghĩa là “hoặc” bị trị nếu “không”, thì đạo Vô gián với “hoặc” đều diệt, đã có đạo giải thoát sinh. Đối tượng trị, chủ thể trị này vì có diệt, có sinh, nên phải biết rằng, vì có cái đối lập, nên chẳng phải thường.”

Lại, giải thích “Nếu pháp” nghĩa là pháp đạo đế. Nếu đối tượng trị “có”, nghĩa là trước tâm kim cương, cho đến Kiến đạo trở xuống, vì “hoặc” còn có, nên gọi là “sở trị” “có”. Tâm Kim cương trở xuống, đạo v.v… gọi là sinh rồi, không có diệt, vì thường khởi, nên hiện có thể khởi. Sau tâm Kim cương, tất cả “hoặc” là không, gọi là đối tượng trị là “không” đạo đã chứng đắc ở trước diệt rồi, về sau, đạo quả viên mãn sinh, nên nói diệt rồi có sinh. Đạo đế này. Vì có sinh, diệt, nên gọi là chẳng phải thường. Vô vi chẳng phải như thế, cho nên thường. Ở đây chỉ phân biệt với Đạo đế. Nếu không thực hành bình đẳng, giải thoát của tâm Kim cương trở xuống, thì “hoặc” của Đại thừa sẽ được không cùng có, làm sao đối tượng trị có sinh rồi, không có diệt, “hoặc” của đạo đều có. Giải thích sau đây, luật sư Đại nghĩa đồng với Pháp sư Cảnh.

Nói về trụ rằng: “Lại, tâm giải thoát trụ, nghĩa là rất hệ thuộc nhau mà trụ, nghĩa là người có tâm giải thoát, do thọ, noãn, thức xoay vần gìn giữ nhau, nên được an trụ.

Trong phần nói về quả khác nhau. Cảnh Luận sư Bổ Khuyết rằng: “Sự khác nhau của hai thứ quả giải thoát của thế gian và xuất thế gian này”, là nhắc lại kinh.

“Phải biết rằng v.v… cho đến “hữu” sau bất sinh”: Nếu là giải thoát xuất thế, thì hoàn toàn sẽ không có “hữu” sau. Nếu thể giải thoát của thế gian là hữu lậu; nếu người học còn có si, ái, thì “hữu” sau sẽ bất sinh. Vô học không có si, ái, “hữu” sau sẽ bất sinh.

“Lại, lẫn lộn nhau kia tương ưng nên bình đẳng, nghĩa là tâm nhiễm kia lẫn lộn tương ưng với các phiền não mà không giải thoát”, nghĩa là. Nếu khi tâm nhiễm dứt trừ, tâm tịnh sinh, thì có thể nương tựa tâm sở, cũng được thanh tịnh. Vì thế, nên tâm tịnh kia không bị hiện duyên tiêm nhiễm, lảnh thọ cảnh trước,”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói trong các thọ và trong nhân duyên: xúc là nhân duyên của thọ. “Duyên” khởi ái, thủ v.v…, nên thân “hữu” sau sinh.

Nói: “Lại, vì phiền não lẫn lộn nhau mà tương ưng nên bình đẳng: Đây là giải thích quả của chánh kiến không có nghĩa riêng.

Trong phần nói về sự khác nhau của Trụ. Bổ Khuyết rằng: “Tức hai giải thoát trụ khác nhau, phải biết rằng, tức là sáu vắng lặng v.v…, nghĩa là ban đầu, lìa hôn trầm, trạo cử là một vắng lặng. Nói do thức thanh tịnh ẩn một bình đẳng: ẩn một là chìm đắm trong định hay không chìm đắm, ẩn một bình đẳng.

Nói: “chẳng phải do sở y bình đẳng kia”, nghĩa là do dựa vào điệu cử kia, gọi là y bình đẳng.

1. Nói về nhập định không do gia hạnh, gọi là nhập vắng lặng.

2. Nói về xuất định không do gia hạnh, gọi là xuất vắng lặng.

3. Ở Diệt định, ba hành không hiện hành, gọi là vắng lặng.

4. Đối với xa lìa, tâm xuất vắng lặng v.v… :

5. Diệt định gọi là xa lìa, tâm xuất thường vắng lặng.

6. Tâm xuất gần gũi, vì vắng lặng nên bình đẳng, nghĩa là từ Diệt định xuất, nhập ba tâm kia xong. Ba tâm kia gọi là gần gũi gần gũi với Diệt định:

a- Định vượt hơn của cõi Sắc.

b- Định vượt hơn của cõi Vô Sắc.

c- Là định vô lậu xuất thế. Tâm từ diệt định xuất nhập định cõi Sắc. Đây là y theo lần lượt đầu tiên nhập vào định Vô Sắc, sau, nhập tâm định cõi Sắc, cũng có thể đây là y theo chư Phật, Bồ-tát từ diệt định xuất, liền nhập trong định cõi Sắc. Nếu khi xuất định, nhập định Vô Sắc, thì gần nhập Phi tưởng. Kế là, nhập Vô Sở hữu xứ, xa nhập Thức xứ; hoặc nhập không xứ. Nếu xuất Diệt định, thì nhập tâm vô lậu. Ở ba “không” dưới, tùy nhập một xứ. Từ diệt định xuất, trước khởi định Vô Sắc, kế là khởi định cõi Sắc. Hoặc xuất diệt định, nhập định vô lậu.

Ba tâm như thế, do xuất diệt định mới khởi, gọi là gần gũi, ra khởi tâm vắng lặng.

Nói:”Lại, các định này chẳng phải chỉ khi diệt Dịnh xuất rồi mới được, mà trước đó cũng đã được.

“Nay, khởi hiện ở trước”, đây là vì y theo hạt giống loại đã từng được, nên nói trước được. Cũng có chưa hề đầy đủ, khi tâm xuất định, mới khởi, nên nói rằng: “trước cũng đã được”.

Nói “Trong đây cho đến một định sau vì không do thứ lớp định nên bình đẳng”, nghĩa là từ diệt định xuất, định tịnh hữu lậu trước nhậo Vô Sắc, sau nhập cõi Sắc. Nói về thứ lớp Vô lậu, chỉ nhập vô sở hữu xứ, hoặc Thức xứ, Không xứ. Vì hiện hành vô lậu, nên nói sau không do thứ lớp định, nhập vào định vô lậu này. Nhưng do lúc không đạt cõi vô tướng chân như, nên khởi định này”.

Nói” Lại định có tướng v.v… cho đến” phải biết xuất định, nghĩa là lại, định có tướng của trí Hậu đắc, do tác ý phân biệt có tướng nên nhập, trụ, xuất định. Nếu vô tưởng định của trí Vô phân biệt, thì sẽ do tác ý vô tưởng nhập, trụ. Phải biết rằng, trong tâm phân biệt có tướng xuất. Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Vì sáu vắng lặng, tức là dưới đây xa lìa ba thời tâm xuất, gần giũ ba thời tâm vắng lặng. Do thức thanh tịnh ẩn một bình đẳng, nên chẳng phải do sở y kia bình đẳng, nên bình đẳng, ở đây trong giải thích diệt định là thắng dụng, nghĩa là Diệt định chỉ có vô lậu thanh tịnh thức ẩn một bình đẳng, chẳng phải do định hữu tâm của phương tiện trước. Vì thân bình đẳng, chỗ nương tựa cho diệt định, nên gọi là Diệt định.

Ba hạnh không hiện hành: nếu xuất định, thì trước là khởi hành động của tâm; kế là, khởi hành động của thân; sau, là khởi hành động của ngữ. Định hôm nay không có ba hành này, không đồng với có thanh hành trong định hữu tâm”.

Kinh Giải thích về pháp nhân duyên, trong đó, đầu tiên, là nêu kinh giải thích. Kế là trong chính giải thích, trước là nhắc lại chung văn kinh.

Bổ Khuyết rằng: “Nói là Bí-sô khéo léo trong ba tạng: hoặc cận sự nam vì muốn dựa vào sự biết rõ ràng nên thưa hỏi, nghĩa là dựa vào tám tướng để hỏi”.

Pháp sư Thái nói: “ Luận Đối Pháp nói: “ Tỳ-ni, nghĩa là không liên quan đến hai pháp còn lại. Kế là, Luận chủ giải thích, trước nêu bày tám tướng. Sau, theo thứ lớp, giải thích riêng,

1) Nói về hiểu rõ sự, tức hiểu rõ năm uẩn.

2) Hiểu rõ sở trị, sở trị có hai.

a- Do các tại gia vì nhiễm, nên về sau có diệt, không sinh vui.

b- Do các ngoại đạo vì kiến nhiễm, nên dù vui, nhưng không chứng.

3) Hiểu rõ quả, tức là hai tạp nhiễm ái, kiến dứt trừ.

4) Hiểu rõ tự tánh.

Nói “Vì đối trị ba thứ tạp nhiễm, nên kiến lập ba uẩn”: Tức ba học giới, định tuệ gọi là ba uẩn, nghĩa là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là giới uẩn đối trị với hành vi ác. Chánh niệm, chánh định, kết hợp gọi là định uẩn, đối trị các dục. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, hợp gọi là tuệ uẩn, đối trị các kiến.

5) Hiểu rõ sự khác nhau cũa quả, nghĩa là các, “hoặc” đoạn diệt thuộc về vô vi.

Trước y theo tăng thượng để nói về hiểu rõ quả. Nay, y theo lìa trói buộc để nói về quả khác nhau.

Lại, giải thích “Trước y theo tự tánh; sau y theo sai khác.

6) Hiểu rõ sở y, sở y này lại có bốn thứ. Pháp sư Cảnh, Bổ Khuyết rằng: “1/ Do hạt giống, tức hạt giống định, tức là nhân duyên. 2/ Do tướng tức thể của định. 3/ Do sở duyên, nghĩa là cảnh giới của định. 4/ Do thành xong v.v…, tức duyên Thứ Đệ và duyên thế lực, giúp sức cho hai duyên trước mới có thành xong.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nhân duyên thành xong, tức được nhân duyên của định. Ba pháp khác đồng với Pháp sư Cảnh cũng nói định là nhân duyên thành xong các công đức.” Luận sư Trắc nói: “ – Nhân duyên.

– Thể tướng của tĩnh lự.

– Khởi duyên của định.

– Thành xong công đức vượt hơn như Vô tránh v.v….

7) hiểu rõ công đức, công đức này lại có năm thứ:

1. Nói là vì sự diệt, tức là thể của định, lấy công năng hạt giống của tâm nhàm chán bất tương ưng làm thể của sự diệt.

2. Vì sự vắng lặng giống như hình bóng. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tức biết định là giả có, chẳng phải thật có tự thể, chỉ là vì giống với hình bóng. Lại, giải thích: “Định này muốn nhập duyên Niết-bàn là pháp vắng lặng chân thật. Định giống với Niết-bàn, hình bóng của sự vắng lặng. Đây là Diệt Định, dù rằng, vì hữu vi này dường như Niếtbàn, nên gọi là hình bóng.”

Có chỗ giải thích rằng: “Cũng có thể vì giống với tâm ảnh, nên gọi là giống như hình bóng.

3, 4- Nhân duyên nhập xuất. Nghĩa là vì có người sợ thân mạng mình gặp tai nạn, nên nhập Diệt định, bởi sức định kia không có gia hại. Hoặc vì sự ăn uống, đại tiểu tiện lợi, các bệnh nặng v.v…, nên xuất định.

5. Công đức khi xuất định, nghĩa là công đức khi xuất định khởi, tức thân tâm yên ổn, vừa ý, lìa các thô nặng. Nếu thí cho người, thì sẽ được quả báo.

8) Hiểu rõ chứng đắc. Bổ Khuyết rằng: “Bốn đế gọi là chứng đắc, trước đây, luận đã nói, chính là bảy thứ pháp thiện trong luận Bà Sa.

Thêm nhiều lớp quán tập: Nghiệp là Thọ nghiệp, vì thêm một thứ này nên thành tám.

Quán sát tự tánh nghĩa là quán khổ, là thể của thọ.

Quán hiện pháp chuyển nhân duyên, nghĩa là chuyển thành Tập đế của thọ Tập.

Quán hiện pháp chuyển nhân duyên của Diệt, đây là quán thọ Diệt.

Nhân duyên chuyển ở đương lai, nghĩa là quán nghiệp là thọ nghiệp của vị lai, chuyển nhân duyên với nghiệp đều có thể sinh Thọ, gọi là chuyển nhân duyên.

Quán hai nhân duyên chuyển diệt kia, nghĩa là đạo đế có công năng diệt hai thứ quán trước.

Chuyển nhân duyên của nhân duyên: Quán thọ ái vị, lại làm nhân duyên cho chuyển nghiệp, nên gọi là chuyển nhân duyên của nhân duyên. Quán hoàn nhân duyên nhân duyên: Hoàn là diệt đế. Ở trước nói là đạo đế chuyển Diệt và nghiệp làn nhân cho Diệt. Nay, quán lại thọ cho là lỗi lầm, có công năng diệt vị ái, giúp đạo, làm rạng rỡ Diệt, gọi là quán sát nhân duyên, nhân duyên và quán sát Hoàn, nghĩa là quán lại Diệt đế.

“Lạc câu hành v.v… ” trở xuống, cũng nêu kinh để giải thích:

Đối trị của “Lạc câu hành”, là nhắc lại kinh, nghĩa là đối với tĩnh lự căn bản hơn hết, nghĩa là giải thích: “Dựa vào Tĩnh lự thứ ba để khởi đối trị, gọi là “Lạc câu hành”. Địa dưới dựa vào định Vị Chí để tu khởi quán, đối trị với tác dụng không đồng đều của định, tuệ, vì làm rõ, gọi là đạo khổ. Nghĩa là Tĩnh lự thứ tư đã khởi đối trị, gọi là Phi khổ lạc.

Nói “Vì muốn chỉ bày cho đến “đều khổ”, nghĩa là vì muốn cho việc thọ vị ái và nhân duyên của nghiệp được đoạn diệt, nên Đức Phật nói các thọ đều là khổ.

Nói “Do ba thọ kia vì y theo nghĩa thứ nhất đều là khổ, đều là “hành khổ”. Hành khổ là lý của ba thọ đó.

“Nếu y cứ gọi là nghĩa bậc nhất nói tương đối là nhắc lại kinh. Nghĩa là ví có ở đây, nên đặt ra ở nơi kia, gọi là tương đối v.v… Đối đãi với khổ, nói là vui, đối với sự lo lắng, nói là mừng; đặt ra năm thọ. Tuy nhiên do hành khổ, nên tất cả đều khổ. Cho nên nói rằng “Các thọ trong đây đều lần lượt đối nhau”.

Do thuộc về tất cả khổ kia, nên lại do có nổi khổ của nghĩa thứ nhất này đặt ra vô trí, nghĩa là hành khổ chỉ Thánh mới biết, phàm phu không hiểu, gọi là vô trí. Do có hành khổ này, nên lập bày đối trị Tuệ xuất thế kia. Vì cho nên Câu-xá nói: “Ví như sợi lông my nằm trong lòng bàn tay thì con người không hay biết. Nếu lông my này rơi vào trong mắt, thì hoặc gây tổn hại và không yên ổn. Phàm phu như bàn tay không giác biết sợi lông my hành khổ. Bậc Thánh như con mắt, do đây sinh nhàm chán, sợ hãi. Do có hành khổ này, nên thiết lập ra quả Niết-bàn vắng lặng kia. Do có khổ, tập, đạo đế, lập bày quả Niết-bàn vắng lặng diệt kia.

“Cho nên, các pháp kia kia nói là tương đối với các pháp kia”, Nhưng do tương đối, lập ra có các thọ, y theo nghĩa thứ nhất, đều là hành khổ. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Quán tám tướng, tức như Bản địa cuối quyển tám, cũng như cuối quyển năm mươi ba đã nói: “Trong đây nói tương đối, tức đối với khổ thọ, nói lạc thọ, chứ chẳng phải lạc thọ chẳng phải khổ. Ở đây có ba thứ đối nhau, như quyển năm mươi sáu nói. Đối nhau để xem xét.”

9) Kinh Giải thích về Miên. Pháp sư Khuy Cơ nói: “nói vì miên mà nhập định nên gọi là Miên kinh.

Có chỗ giải thích: “Nói bỏ Miên, được định, gọi là Miên Kinh.” Năm tướng đối trị:

  1. Tướng xa lìa bóng tối.
  2. Đạt đến đạo lý gia hạnh.
  3. Dứt các kiến.
  4. Công dụng của các kiến.
  5. Công dụng “sở y” của các kiến.

Thứ nhất, tướng lìa bóng tối, tu ánh sáng.

Thứ hai, phát sinh chánh gia hạnh. Nói “Đối với năng tùy thuận, nêu pháp hoan hỷ, nghĩa là tướng bóng tối thuận với hôn trầm; hoan hỷ thuận với điệu cử, cho nên, đối với pháp hoan hỷ, phát khởi gia hạnh.

Thứ ba, là gây tổn hại các kiến, không khởi kiến thủ v.v….

Thứ tư, là công dụng của kiến, nghĩa là sinh ra hành vi ác, hay sinh ra sáu mươi hai kiến v.v…. Nay, đối trị các kiến đó.

Thứ năm, là gây tổn hại hạt giống của các kiến, gọi là tổn “sở y”.

Năm thứ pháp nhậm trì nhất định. Pháp sư Khuy Cơ nói:

  1. Xa lìa là xứ xa lìa của định.
  2. Xứ xa lìa, nghĩa là nơi tu định và thuận với ngôn giáo của định.
  3. Thuận với tâm vô nhiễm. Dụng cụ, tiền của, tức tọa cụ, giường nằm bờ mé (phẩm hạ).
  4. Từ người có trí phẩm hạ.
  5. Đối với các đời phẩm hạ.

Lại giải thích: “Nơi chốn xa lìa của các xa lìa là bậc nhất. Thuận với tâm không có nhiễm trở xuống là thứ hai. Từ có trí trở xuống là thứ ba. Đối với các đẳng trì trở xuống là thứ tư.

Trong pháp thứ năm ở trước, được chia làm hai: hạnh vô lậu là thứ năm.

Nay, lại giải thích: “Xa lìa, 1/ Xứ sở, 2/ Thuận với ngôn thuyết của định, 3/ Thuận với tâm không có nhiễm tiền của, sinh các dụng cụ, 4/ Từ “người có trí trở xuống, cho đến “Tác ý như lý” la thứ năm.”

Dưới đây là dùng sáu môn quyết trạch lại Tam-ma-hý-đa Địa.

Ban đầu nói có ba nhân duyên xa lìa Tầm, Từ:

  1. Xa lìa sự của đối tượng Tầm, Từ.
  2. Nhàm lìa tai họa tự tánh của Tầm, Từ.
  3. Do ở trước khởi nhàm chán. Nay, vì đang xa lìa nên gọi là tự tánh xa lìa.

Do ba nhân duyên lìa căn Tầm, Từ:

  1. Thương căn lìa ngay.
  2. Trung căn lìa dần.
  3. Hạ căn, nhận thấy sâu sắc tai họa lỗi lầm của các Tầm, Từ.

“Nói về sáu thuận với cõi xuất ly”. Pháp sư Cảnh nói: “Nói là ba người có ba duyên nhất định, tức gọi là sáu. Nếu ba người, hoặc ba định thì đều thuận với Niết-bàn, thể của cõi xuất ly:

1. Người tu tâm tăng thượng, nghĩa là đối với bốn hữu tình, có chúng sinh duyên định, tức là phàm phu của pháp nội.

2. Người siêng tu tập hướng đến rốt ráo, có pháp “duyên” định. Địa vị ở tu đạo, có cả Vô học.

3. Người siêng tu tập, hiện quán đế, có pháp “duyên” định, địa vị ở Kiến đạo trở xuống, cầu tác ý hiện quán đế. Vì muốn cho hữu tình đồng với ta, đồng thấy pháp an lập, phi an lập đế, gọi là pháp “duyên” định.’

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ba người, mỗi người đều tu một hành tướng. Nhân, pháp hợp nói, nên có sáu. Về nghĩa đồng với giải thích ở trước.”

Lại giải thích: “Ba người thực hành sáu hạnh. Sáu hạnh là xuất ly, nghĩa là người ban đầu tu bốn hạnh; hai người còn lại, mỗi người tu một hạnh, nghĩa là đối với hành động thù oán thì tu từ, đối với hành vi xấu ác thì khởi bi; đối với hạnh thanh tịnh, thì khởi hỷ; đối với hạnh ơn, thì khởi xả, đều gọi là chúng sinh “duyên” định, đây tức là bốn, hợp chung thành một, vì chúng sinh duyên định, là đồng.

Người thứ hai, dùng pháp “duyên”định, là người thiện căn giải thoát phần.

Người thứ ba, tu quán đế là người thiện căn quyết trạch phần, dùng pháp để thuận với cõi Niết-bàn, nên có sáu. Dù nêu ba người, nhưng do ba hạnh pháp, nên “duyên” cảnh có sáu. Vì phân biệt nên có sáu pháp thuận.

Nói về tánh đại và xa lìa.

a-Nói tánh Đại của sở duyên, nghĩa là vì “duyên” chân như.

b- Tánh đại của tinh tấn, nghĩa là trong nhiều kiếp, vì thường cố gắng sách lệ.

c- Đại Tánh phương tiện, nghĩa là vì Bát-nhã, đâi bi không trụ nghiêng lệch.

BẢN LUẬN QUYỂN 63

Trên đây, Trùng Quyết trạch thứ ba có sáu môn, đã giải thích ba môn trong quyển trước rồi.

Dưới đây là thứ tư, pháp trái của tướng định có năm, như văn.

Thứ năm, có ba xa lìa như văn.

Thứ sáu, trong phần nói về chướng của định, ban đầu, nói về năm thứ. Sau nói về tám thứ.

Trong phần trước, trước là nêu chướng “năng” “sở”; sau, là giải thích riêng.

Văn đầu, là dùng năm thất như niệm (quên) v.v… làm chủ thể chướng (năng chướng). Có năm tướng gìn giữ như dày, nặng v.v… kia, do năm thứ như niệm v.v… kia. Như thứ lớp đó, chướng ngại đối với tướng gìn giữ của năm thứ v.v… này, mà trụ, gọi là lỗi của năm thứ dày, nặng.

Y cứ trong phần giải thích riêng, trước là nêu, giải thích năm lỗi, đối chiếu với định để phối hợp.

Trong phần trước nói bất tịnh có ba tướng v.v… Pháp sư Cảnh nói: “Tướng phân nhơ, nghĩa là quán khi còn trong thai, chỗ ở bất tịnh, nghĩa là nằm dưới sinh tạng, trên thục tạng. Tướng đẳng lưu kia, nghĩa là di thể của cha, mẹ là hạt giống bất tịnh, từ hạt giống mà sinh ra tướng đẳng lưu kia.

Tướng khác nhau của “năng y” (chủ thể nương tựa) “sở y” (đối tượng nương tựa): chính là ba mươi sáu vật nương gá lẫn nhau với tự thể bất tịnh.”

Pháp sư Thái nói: “Nhân sắc là tư chất (chỗ nương nhờ) phân nhơ nhớp, nên trông thấy đẳng lưu nhơ bẩn v.v…. Quán thân mình bất tịnh là chủ thể nương tựa (năng y), quán núi sông đất đai bất tịnh là đối tượng nương tựa (sở y)”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Thứ nhất, tức thể là phân nhơ nhớp. Thứ hai là phân nhơ nhớp, v.v.. tuôn chảy Thứ tư chỉ có bốn đại và sở y, năng y của tạo sắc.

Trong giải thích về thân kiến có sáu lần “lại nữa”:

I- Do thân bị nhuộm nổi buồn, vui, giả sử muốn trút bỏ buồn vui tiêm nhiễm, tức là trái với thân kiến mà trụ, như Quảng Luận nói: “Các loại phàm phu gặp bốn thứ được v.v… trong tám pháp thế gian thì rất vui; gặp phải bốn thứ như mất v.v… thì thành rất buồn như thứ lớp đó, sinh ái, sinh giận.

Nói: “Luôn thường chấp mắc pháp thế gian đã nương tựa các thủ vô thường v.v… ”, nghĩa là dựa vào pháp vô thường uẩn, giới, xứ để lập thân kiến, lấy các pháp vô thường, chỗ dựa của pháp đời kia, khi nhìn thấy đổi thay, hư hoại thì bị nỗi lo buồn v.v… ép ngặt, khổ não.

Dưới đây, là nói về tám thứ nhân duyên ruồng bỏ đệ tử cận trụ. Luận sư Trắc nói: “Ở trước y cứ Bậc Thánh, để nói về không kham nhẫn, ở đây, y theo phàm phu để phân tích không kham nhẫn. Nay, giải thích là không đúng. Văn phán quyết như ban đầu:

Nói tám thứ: Pháp sư Thái phán quyết:

  1. Đối với đệ tử, có tâm oán ghét.
  2. Chỉ tự thân thọ sự cung kính, lợi dưỡng.
  3. Vì chính bản thân mình không đúng pháp, nên để cho đệ tử phá giới, làm điều xấu ác.
  4. Đối với các đệ tử có thọ giới tăng thượng, khi dạy bảo đệ tử không chịu siêng năng khổ nhọc.
  5. Đối với giới Tăng thượng, dạy trao chiết phục không kham.
  6. Đối với định.
  7. Đối với Tuệ.
  8. Đối với việc mở mang chúng, có nhiễu loạn phiền não, không thể chịu đựng.”

Pháp sư Khuy Cơ phán quyết: “Oán ghét đệ tử, muốn tự mình thọ, 1/ Cung kính. 2/ Lợi dưỡng. 3/ Hủy giới, cần ruồng bỏ. 4/ Sư có nhiêu ích thì cần, sư tổn giảm thì không cần. / Giới. 6/ Định. / Tuệ. 8/ Đối với đệ tử, việc của đại chúng, sự tăng, không thể kham nhẫn. Dù đại chúng thiện, nhưng vì là đệ tử, nên không kham nhẫn. 9/ Lại, giải thích đồng vớ Pháp sư Thái.

Từ đây trở xuống Thứ tư, lại dùng chín môn để giải thích. Trước, nêu một tụng, nêu chín môn kia. Sau, là giải thích theo thứ lớp.

Ý đáp trong giải thích về môn số ban đầu, là lập bốn tĩnh lự để vượt qua khổ, vui:

Sơ Thiền vượt qua ưu, Nhị thiền lìa khổ; Tam thiền lìa hỷ; Tứ thiền lìa lạc. Nếu không đến bốn thì lìa khổ, vui không hết. Nếu qua bốn thì vô dụng. Vì là nghĩa này, chỉ lập ở bốn không thêm, không bớt.

II- trong phần nói về bị đối trị, sơ định trị năm:

1. Dục Tham, nghĩa là tham năm dục, chung cả ba cõi. Vì muốn lược qua, nên nói là dục tham.

Ba ưu khổ: Hỏi: “Sơ thiền trừ ưu khổ, vì sao hai định lại nói là trừ khổ? Vì sơ định dứt trừ tự tánh khổ và hai phược (ràng buộc), nhưng vì khổ kia thô, nặng, tánh không kham nhận, nên đến nhị định mới dứt trừ. Nếu theo Tỳ-đàm, thì ba thức của Sơ thiền là sở y của khổ, nên y theo dứt trừ sở y mà nói là Nhị thiền dứt khổ.

2. Nói hớn hở: Ở đây có hai giải thích:

3. Tức là Hỷ tăng thượng, trước là thể, sau là dụng tăng thượng.

4. Tác ý tương ưng với Hỷ, vì chi giao động đến Hỷ, nên gọi là hớn hở.

5. Tánh thấp kém của định. Pháp sư Thái nói: “Thể của định thứ hai vì tuệ không khéo léo, bị sự thô nặng theo đuổi, nên tánh thấp kém chướng định thứ ba”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Tánh thấp kém của định, bị Hỷ này theo đuổi, nên tuệ không khéo léo. Thiền thứ hai vì trước có, nay không, nên nói trừ tánh thấp kém của định. Trong sơ thiền Nhị Thiền có Hỷ này, nên không thể nói là trừ thấp kém. Nhưng từng phần cũng được dứt trừ tánh thấp kém”.

Luận sư Trắc nói: “ Do văn này mà biết được chướng của định có cả thiện.

6. Định thứ tư đối trị hơi thở ra vào v.v… Nghĩa là định thứ tư kia, với thân nhỏ nhiệm hợp với lỗ chân lông, nên hơi thở vào ra dứt trừ.

7. Đối với niềm vui, phát ngộ. Pháp sư Cảnh nói: 1) Giải thích: Tức niềm vui, chấp cảnh phát động, nên gọi là “ Phát ngộ”. 2) Giải thích: “Tác ý tương ưng với tác ý sách phát niềm vui, nên nói như thế”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ tức” tác ý “duyên” lạc. Vì niềm vui tột độ, nên tác y “duyên” lạc, gọi là “phát ngộ”. Tức Tạp Tâm nói: “phát ngộ đối với “duyên”. Hiển Dương nói: “Tác ý đối với lạc”.

III- nói về phần chi. Sắp giải thích văn, trước lập ba môn để phân biệt:

  1. Nêu danh, và thể.
  2. Giải thích danh.
  3. Phế lập.

Trong môn nêu danh ở đầu, chi Thiền nhiều, ít, nói xứ không đồng. Nếu luận rộng thì Luận sư khác nói: “Bốn thiền, Bốn không, căn bản, cận phần đều lập chi riêng, tổng cộng có sáu mươi tám: Tĩnh lự căn bản có mười tám chi Sơ, Nhị đều năm; hai tĩnh lự sau đồng có bốn. Bốn định cận phần cũng có mưòi tám, về số lượng, thì đồng với căn bản, chỉ định cận phận y cứ xả thọ kia để kiến lập phần chi, gọi là đồng với định thứ tư, nên tích số chung có sáu mươi tám.

Nếu trong Đối Pháp của thân tử giải thích bốn tĩnh lự: “Hoặc định

căn bản, hoặc cận phần định, mỗi định đều có mười tám. Định Trung gian có bốn:

1) Quán. 2) Hỷ. 3) Lạc. 4) Nhất Tâm.

Bốn định Vô Sắc không lập phần chi. Hai bộ Thượng tọa, Chánh lượng đều lập mười một chi.

Sơ định có năm, tên gọi đồng với luận này. Nhị định có ba, trừ Tầm, Từ Tam định có hai: 1) Lạc. 2) Định. Tứ định có một, tức là chi nhất tâm, nên có mười một.

Kinh Đại Tập nói mười bảy chi. Kinh Bản Nghiệp nói: “có ba mươi tám chi: Bốn thiền có mười tám, đồng với giải thích của luận này.

Trong bốn Vô Sắc đều có năm chi:

1) Tưởng. 2) Đạm. 3) niệm. 4) Chỉ quán. 5) Nhất tâm.

Căn xả trong đây gọi là đạm. Tuệ gọi là chỉ, quán. Dựa vào “chỉ” phát tuệ. Y cứ chung tự thể và định sở y, tạo ra tên chi, nên có ba mươi tám chi. Luận Tát-bà-đa nói chỉ có mười tám. Sơ, nhị đồng có năm, hai tĩnh lự sau đều có bốn, hợp theo số của luận này đồng với Tát-bà-đa; Danh đã mười tám, thể có mấy thứ? Nếu theo Tát-bà-đa, thì mười một, nghĩa là Sơ thiền có năm chi, danh năm, thể cũng năm. Nhị thiền thêm nội tịnh. Tịnh là tín thành sáu. Ba thiền thêm bốn. Niệm, xả, chánh trí và lạc, cộng với trước thành mười.

Trong định thứ tư thêm bất khổ, bất lạc, đây là mười một. Nếu khắc tánh luận thì chỉ có chín pháp, vì Hỷ, lạc, xả đồng là thọ, nên tầm, từ là hai pháp ngoài địa làm thể. Sơ, định nhị định có hỷ. Tam định có lạc; bất khổ, bất lạc trong đệ tứ định, đều là chung cho số thọ của địa làm thể. Lạc của Sơ, định nhị định, tức dùng số khinh an của địa thiện làm thể. Nội đẳng tịnh là số tín trong địa thiện làm thể, nhưng Tạp Tâm nói dùng niệm, chánh trí, xả làm thể, là nghĩa không đúng của Tát-bàđa.

Xả trong tam định tứ định cũng cũng là số xả của địa thiện làm thể. Niệm, định và chánh trí cũng chung cho ba số trong địa làm thể.

Trong chín định này, bốn là chung cho địa, nghĩa là niệm, định, tuệ và thọ. Ba là địa thiện: khinh an, xả, tín, hai là ngoài địa, cái gọi là Tầm, từ.

Nay, theo Đại thừa, danh có mười tám; thể có mười thứ: sơ định, danh có năm, thể chỉ có bốn, Hỷ, lạc có một. Trong định thứ hai thêm nội đẳng tịnh là năm.

Trong định thứ ba thêm bốn: Niệm, Xả, chánh trí, lạc. Trong định thứ tư thêm bất khổ, bất lạc.

Với mười pháp như thế, theo khắc tánh, chỉ có bảy, vì Hỷ, lạc, xả đồng là thọ. Nội đẳng tịnh kia không có pháp riêng, tức là Niệm, Chánh trí, xả dùng làm thể. Chỉ Đối Pháp nói nội đẳng tịnh làm tín, là môn tùy chuyển lý, thể tức là tầm, Từ của sơ định là hai. Hỷ, lạc, xả trong bốn định đều là Thọ, đủ với khác trước là ba. Nhất tâm của bốn địa, tổng là thể của định, cộng với trước thành bốn.

Trong định thứ ba thêm chánh trí, đây là thứ năm, trong địa thứ ba, thứ tư thêm niệm và xả, cộng với trước là bảy.

Bảy thứ nầy từ địa vị nào mà có? Hai pháp Tầm, từ là trong bất định mà có. Thọ là trong biến hành mà có. Ba thứ: Niệm, định chánh, trí trong Biệt cảnh mà có. Xả từ trong địa vị thiện mà đến”

Hỏi: “Định Sơ Nhị, Hỷ, lạc đồng thể, sao lại chia làm hai?

Giải thích: “Hai thứ Hỷ, lạc này là nói nghĩa của một thể, nếu khiến ý thức ở bên cạnh tâm vui vẽ vừa ý, gọi là Hỷ. Nếu để cho Lại-da và thân sắc bên cạnh vừa ý vui vẽ, gọi là lạc. Đây là theo văn của Đối Pháp. Nếu dựa vào lời nói thẳng của Du-già: khiến Lại-da sở y vừa ý, vui vẽ. Gọi là lạc. Lại-da dù biết là Xả thọ. Nhưng ở chốn khổ địa ngục v.v… cũng khiến Lại-da sở y không thường yên ổn, vừa ý. Nếu ở chỗ vui của người, trời, thì sẽ làm cho Lại-da vui vẻ, vừa ý, yên ổn.

Trong định Sơ, Nhị dù nói Hỷ, lạc, chỉ tánh Hỷ thọ do nói môn công đức và phiền não, tương ưng với thọ, chỉ nói định Sơ, Nhị tương ưng với căn, không nói tương ưng với lạc.

Kế là giải thích danh từ chi Tĩnh lự:

Vì tâm vắng lặng việc lo nghĩ, nên gọi là tĩnh lự, chi là nghĩa phần, nghĩa thuận theo nhau, cũng là nghĩa nhân, gọi là chi tĩnh lự. Tátbà-đa nói: “Định là chi Tinh lự, pháp khác là chi Tĩnh lự bao gồm chẳng phải tĩnh lự.”

Về nghĩa như thật: như bốn chi (cánh) quân,vì mỗi chi đều đối trị, nên ba thứ xả, niệm, chánh trí, đều dựa vào địa vị định, vị tịnh các chướng. Danh khác rất dễ hiểu.

I. Dưới đây sẽ nói về phế lập. Đại khái có bảy lớp: ban đầu, y theo bách pháp để nói vể phế và lập:

Vì sao Sắc pháp và Bất tương ưng pháp không lập chi thiền?”

Đáp: “Vì nghĩa thuận theo là nghĩa chi thiền. Vì không thuận theo nên không lập là chi. Lại tương ưng duyên cảnh, có nghĩa thế dụng, tức là lập chi thiền. Với pháp bất tương ưng vì không như thế, nên không lập chi.”

Hỏi: “Nếu tương ưng “duyên” cảnh, có thế dụng kia, nên lập chi thiền, thì vì saoTâm vương không lập chi thiền?”

Đáp: “Vì không thuận theo, nên Đức Phật không lập là chi.”

Hỏi: “Vì nghĩa gì mà không thuận theo?”

Đáp: Vì cùng muốn đối trị chướng, nên lập ra chi thiền. Trong chướng, đối tượng trị chỉ là tâm sở. Chi thiền, là chủ thể trị không lập tâm vương. Lại nữa chi thiền là pháp xuất thế. Tâm vương chung làm chỗ nương tựa cho hữu lậu, vì không thuận với pháp xuất thế, nên không kiến lập chi.”

Hỏi: “Trong các tâm sở, biến hành có năm, Biệt cảnh có năm; trong thiện có mười một, trong bất định có hai, cái gọi là Tầm, Từ. Với hai mươi ba số như thế, y cứ bên nghĩa thiện, đều thuận với pháp xuất thế, vì sao chỉ lập có bảy pháp làm chi ư?”

Đáp: “Thuận theo là nghĩa chi, vì là không thuận theo chi, nên không lập chi Thiền.”

Hỏi: “Vì sao vô vi không lập chi Thiền?”

Đáp: “Chi là hành hữu vi, vì vô vi chẳng phải hành, nên không lập chi.”

II. Y cứ trực tiếp bảy pháp để phế lập.

Hỏi: “Trong bảy pháp, thêm số định kia, chung cho địa Tứ thiền đều được kiến lập nhất tâm, cho nên không có trở ngại. “Thọ” chung cho cả bốn địa, được lập Hỷ, Lạc, bất khổ, bất lạc, cũng không có ngăn ngại. Tầm, Từ chỉ đến sơ định, Địa trên không lập, cũng không có trở ngại, như ba thứ niệm, xả, tuệ, các địa đều có, vì sao sơ định không được lập là chi?”

Đáp: “Ba niệm, xả, tuệ của sơ định đã do tầm từ kia gây phiền nhiễu, vì không được sáng tỏ, nên không lập là chi. Cho nên Luận dưới đây nói: “Do môn Tầm, Từ đã dẫn phát, dù có mà không nói. Tĩnh lự thứ hai dù lìa tầm từ, vẫn còn có Hỷ kia bị triền tùy phiền não ràng buộc. Cho nên lập chung ba niệm, xả, tuệ làm nội đẳng tịnh. Vì ba thứ định đã lìa Tầm, Từ và hỷ, nên đều lập niệm, xả và chánh trí.”

Hỏi: “Vì sao ba định đều lập Trí làm chi, còn bốn định lại không lập?”

Đáp: “Tự địa của ba định có niềm vui hơn hết ở trong sinh tử. Vì e lui mất, nên kiến lập chánh trí để ngăn ngừa, gìn giữ; còn bốn định chỉ có Địa người khác lưu nạn, không có nạn của địa mình. Vì cho nên không lập chánh trí làm chi. Lại, chánh trí như minh; xả thọ như vô minh. Vì minh, vô minh trái nhau, nên không lập là chi.”

III. Y theo bốn định lập chi nhiều, ít để nói về phế lập. Như Bà-Sa quyển tám mươi nói:

Hỏi: “Vì sao sơ và định thứ ba đều lập năm chi? Định thứ hai, thứ tư đều lập bốn chi ư?”

Đáp: “Vì các điều ác của cõi Dục không dễ gì dứt trừ, khó phá, khó có thể vượt qua, nên sơ định lập năm chi làm đối trị vững chắc, mạnh mẽ. Lớp địa cực hỷ của định thứ hai vì khó phá, khó có thể vượt qua, nên định thứ ba kiến lập năm chi làm đối trị mạnh mẽ. Vì sơ địa và định thứ ba đều không có pháp khó dứt trừ v.v… như thế, nên Nhị Định và Tứ định chỉ lập bốn chi.

Lại nữa, vì đối trị tham cảnh năm dục tăng thượng của cõi Dục và vì trị ái của năm bộ Trùng địa của định thứ hai, nên Sơ định Tam định đều có năm chi. Lại nữa, vì muốn thuận theo vượt qua pháp định. Nghĩa ấy thế nào? Như từ sơ định vượt lên nhập định thứ ba. Từ định thứ năm nhập định thứ năm. Từ thiền thứ hai siêu viêt nhập thứ tư. Từ thiền thứ tư nhập thứ tư. Thê nên, sơ thiền, tam thiền lập năm chi, trong hai, bốn thiền lập bốn chi.

Hỏi: “Nếu vậy, như từ Tam thiền vượt lên nhập Không xứ, Không xứ lẽ ra cũng có lập năm chi. Từ thiền thứ tư vượt lên nhập thức xứ, Thức xứ đáng lẽ cũng có lập bốn chi?”

Đáp: “Vì Sơ thiền vượt lên khó, nên từ năm thiền nhập năm, từ bốn thiền nhập bốn. Sau khi hoàn thành thì dễ, không có phát cũng nhập, như lúc chế tạo vàng, cần phải dùng nhiều phương tiện mới hoàn thành được, như tự nghĩ rằng: “Ta đã chế tạo vàng hoàn tất, từ đây về sau, nếu biến hóa ra cả núi vàng, cũng không cần nhiều công sức”. Việc nhập các thiền ở đây cũng giống như thế.”

IV. Y theo tam định để phế lập. Ngài Tam tạng nói: “Trừ vị định, trong hai định còn lại đều kiến lập đủ chi. Nếu trong định tịnh hữu lậu, hai thứ Tầm, Từ đều cùng có với tu tuệ, tùy theo lý công đức nào được có Tầm, Từ ở phương tiện trước. Nếu đến định căn bản, thì sẽ không có Tầm, Từ. Nếu ở trong tám chánh đạo hữu lậu thì sẽ lập thể của Tầm làm chánh tư duy.

Theo trong Tám chánh chi vô lậu, nếu hậu trí có chung thì đối với Tầm, thường lập chánh tư duy, vì khởi ngôn thuyết, nên trí vô phân biệt đồng thời với Tám chánh. Y theo nghĩa thể của một tuệ, nói là hai. Vì lìa tà kiến, nên gọi là chánh kiến. Vì lìa tư duy nên gọi là chánh tư duy. Làm sao biết được trí Hậu đắc khởi ngôn thuyết tương ưng với Tầm? Kinh Thập Địa chép: “Người giác ngộ tịnh nào ở trong định nhiễm?”Câu-xá Quyển hai mươi tám chép:

1. Định nhiễm không có ly sinh hỷ lạc, vì chẳng phải do lìa phiền não mà được sinh.

2. Trong nhiễm không có Nội đẳng tịnh, vì người kia đã bị phiền não làm vẩn đục.

3. Không có trí chánh niệm trong nhiễm, người kia vì bị niềm vui vượt hơn làm mê mờ, tán loạn.

4. Trong nhiễm không có Xả niệm tịnh, vì người kia bị phiền não làm nhiễm ô. Việc này cũng có thể đúng.

5. Các biên Vô Sắc phế lập. Hỏi: “Vì sao các biên Vô Sắc không lập chi?”

Đáp: “Thiền thuộc về chi là đạo lạc của chi thiền đó. Vì các biên Vô Sắc là đạo khổ, nên không lập là chi. Luận Tiểu thừa nói: “Vì chi thiền khó được, nên phải biết là nói khổ.”

Lại giải thích: “Vì chỉ dựa vào định căn bản, tuệ đồng đều, nên luận Đối Pháp nói: “Trong các Vô Sắc không lập chi, vì tánh một vị của Xa-ma-tha này.”

6. Đối trị lợi ích. Hai định, tuệ kia dựa vào ba thứ để phá bỏ kiến lập.

Hỏi: Vì sao Tầm, Từ của Sơ Thiền bị đối trị? Hỷ, lạc được lợi ích? Ba thiền tức lập tịnh niệm, hành xả làm đối trị, không khổ, không vui làm lợi ích v.v…, đồng là địa thiền. Vì sao đối trị, lợi ích nhiều ít không đồng ư?”

Đáp: “Sơ thiền đối trị cả cõi Dục, vì cõi Dục chẳng phải pháp tối đa, nên cần hai pháp Tầm, từ làm đối trị. Vì mới lìa tán loạn, nên lập hai thứ Hỷ, lạc làm lợi ích. Vì lỗi của Sơ thiền ít, nên trong Nhị thiền lập một pháp nội đẳng tịnh làm đối trị. Vì mới lìa phiền não của địa định, nên lập hai thứ hỷ, lạc làm lợi ích. Trong thiền thứ ba vì có các thứ lưu nạn của địa mình, nên lập ba đối trị. Vì ngăn ngừa Hỷ của địa dưới, nên lập Niệm, hành, xả, vì đề phòng niềm vui của địa mình, nên lập chánh trí. Vì niềm vui hơn hết này trong sinh tử, nên lập một chi lạc làm lợi ích. Du-già có thuyết nói: “Niệm, Xả, Chánh trí chỉ ngăn ngừa hỷ của địc dưới. Trong thiền thứ tư chỉ có để lại nạn của địa người khác, nghĩa là vì niềm vui của thiền thứ ba, nên lập niệm xả làm đối trị.

Đã lìa pháp đổi thay khổ, vui rốt ráo, cho nên, chỉ lập không khổ, không vui để làm lợi lạc.

7. Đối với phẩm đạo của chi thiền, để nói về sự thông bít, phế lập. Như thể, tướng của hai pháp này lưu truyền nhập cho đồng khác, cho nên, đối với trong luận, trước quyết định bốn trường hợp rộng, hẹp của hai pháp. Sau y theo bốn trường hợp đó để nói về phế lập.

Danh của chi thiền có mười tám, thể có mười, nghĩa là Tầm, từ, hỷ, Lạc, nhất tâm, nội đẳng tịnh, niệm xả, chánh tri, bất khổ, bất lạc.

Phẩm Đạo, về Danh có ba mươi bảy, thể chỉ có mười là: Tín, tấn, niệm, định, tuệ, hỷ, an, xả, tư, giới. Trong đó hoặc có chi thiền chẳng phải chi đạo, có ba pháp của chi thiền đó, nghĩa là từ với lạc và không khổ vui. Hoặc có chi đạo chẳng phải chi thiền, có bốn pháp, nghĩa là Tín, tinh tấn, khinh an và giới. Vừa là chi thiền, vừa là chi đạo, có sáu pháp nghĩa là Tầm, hỷ, nhất tâm, niệm, xả và chánh tri. “Câu phi” trừ thuyết trên. Đã biết bốn trường hợp là chẳng đúng. Dưới đây sẽ nói về phế lập.”

Hỏi: Từ, vui và không khổ, không vui, vì sao chỉ lập được chi thiền, không lập chi đạo ư?”

Giải thích: “Cháh kiến là thể của chi đạo. Thuận theo đạo ấy tức lập chi đạo. Ba thứ như từ v.v… kia vì không thuận theo đạo, nên không lập chi đạo.

“Có gì không thuận?’

Giải thích: “Từ bị thế của Tầm che giấu. Lạc bị khinh an che giấu; không khổ, không vui bị hành khổ che giấu, nên được lập chi thiền, không lập chi đạo.”

Hỏi: “Vì sao bốn pháp Tín, Tấn, Khinh an, và v.v… Giới không lập chi thiền?”

Đáp: “Chi thiền y theo pháp đã nhập. Vì Tín là pháp mới nhập môn phương tiện đầu tiên, nên tín ở phẩm đạo, không lập chi thiền. Chi thiền thuận với trụ, tinh tấn vì phát huy sức cố gắng, nên không thuận với trụ, thành thử ở phẩm đạo, không ở chi thiền. Lại, chi thiền là đạo của niềm vui, còn tinh tấn là sức cố gắng, cần cù, khổ nhọc mà chẳng phải niềm vui, nên ở phẩm đạo, không thuận với chi thiền. Khinh an ở phẩm Đạo, do lìa ác, nên thân, tâm thôi dứt, thành thử ra khinh an.

Thiền có thọ. Lạc che giấu khinh an kia, nên không lập khinh an.”

Hỏi: Vì sao giới ở phẩm đạo mà không lập chi thiền?”

Giải thích: “Vì tương ưng “duyên” cảnh có nghĩa thế dụng, nên lập chi thiền, chỉ vì giới là bánh xe đạo trong tám chánh đạo làm xác xuất nên lệp chi đạo.”

Kế là dưới đây là tùy văn giải thích:

Nói: “Nội đẳng tịnh, niệm, chánh tri, xả làm tự tánh:” Nghĩa là niệm, chánh tri và xả ở Nhị Định không “duyên” cảnh ngoài. Lìa chìm, nổi trong môn nội, ba pháp bình đẳng, khiến tâm thanh tịnh, gọi là nội đẳng tịnh.”

V. Tĩnh lự, xả niệm, đều nói là thanh tịnh: Do lìa Tầm, Từ, bốn Thọ và phiền não trên tám hơi thở ra vào, nên gọi là thanh tịnh.

Nói Tĩnh lự thứ hai, do tự tánh kia có thể có tác nghiệp, nghĩa là có xả niệm, chánh tri trong định thứ hai, đối trừ Tầm, Từ, thật sự có tác nghiệp. Nhưng do tâmphần khởi của đương địa bị Tùy phiền não nhiễu loạn, nên lập chung danh từ Nội đẳng tịnh.

Vì tĩnh lự thứ ba đã xa lìa, nên làm sáng tỏ tự tánh kia, nghĩa là định thứ ba lìa hỷ tương ưng tùy phiền não, làm rạng rỡ ba thứ niệm, tuệ, xả kia, có tự tánh của chúng.

Thứ tư, là nói về kiếnlập. Trước là hỏi, ý hỏi là: “Đối với bốn tĩnh lự, kiến lập bốn chi, năm chi như thế là có ý gì?”

Ý nói trong mỗi định, vì muốn kiến lập lợi ích của pháp đối trị. Hai tĩnh lự kia dựa vào ba thứ, vì nghĩa của ba thứ, cho nên lập bốn chi, năm chi. Trong văn này, có sáu lần “lại nữa”:

1/ Lần “Lại nữa” thứ nhất rằng: “Trụ sở y v.v… (đối tượng nương tựa): Tức là đối trị lợi ích, yên vui mà luận Thập Địa đã nói.

Trụ, nghĩa là dùng định trụ một cảnh, nên gọi là Trụ. Do chi đối trị có thể dứt trừ chướng định, để cho định sinh khởi, làm chỗ nương tựa cho định, nên gọi là lợi ích, chỗ nương tựa của trụ: Là chi lợi ích. Bên trong có Hỷ, Lạc nhập định viên mãn, gọi là nhiêu ích.

Tự tánh là thể của định kia, tức là hai hỷ, lạc kia nương tựa tammuội.

2/ Lần “Lại nữa”, thứ hai: “Đối tượng duyên của tư duy, nghĩa là quán chướng bị đối trị mà sinh tưởng nhàm, lìa là chi đối trị.

Đối tượng duyên của thọ dụng: Hỷ, Lạc đối với duyên mà có thọ dụng, là chi lợi ích. Đối với duyên không phân tán, là chi nhất tâm.

3/ Lần “Lại nữa” thứ ba, rằng: “Đối tượng nương tựa của nhiêu ích, nghĩa là do đối trị chướng làm đối tượng nương tựa nên lợi ích cho định.

Đối tượng nương tựa của tâm tăng thượng, nghĩa là Hỷ, lạc v.v… làm chỗ dựa cho định tăng thượng.

Chỗ nương tựa của Tuệ tăng thượng: Định là sở y của tuệ, đây tức là trước làm chỗ nương tựa cho sau.

4/ Lần “Lại nữa” thứ tư, vì trị có ba tạp nhiễm, nên trụ bị đối trị:

a- Nhiễm ô trụ, nghĩa là chi đối trị đã trừ. b- Khổ não trụ: Chi lợi ích đã trừ. c- Ngu si trụ, nghĩa là do định phát tuệ, dứt trừ ngu si kia.

5/ Lần “Lại nữa” thứ năm, y cứ thí dụ để nói.

Chân chính cầu của: Thí dụ chi đối trị, thọ dụng chính đáng, thí dụ chi lợi ích. Đối với tự tại kia, thì dụ chi nhất tâm.

6/ Lần “Lại nữa” thứ sáu, vì trị tự khổ hạnh, để kiến lập chi Tĩnh lự, nghĩa là phiền não khổ hạnh, có thể làm cho Thánh đạo bị thiếu, kém, gọi là phiền não này là đối trị thiếu kém. Tầm, Từ có thể chữa trị phiền não này, nên gọi là đối trị thiếu kém.

Hỷ, Lạc là đối trị bức não của thân, tâm. Mốt tánh cảnh của tâm là đối trị sự trôi chảy tản mát của ngoại cảnh.”

VI. Trong giải thích xa lìa, trước là hỏi:

“Vì sao trong kinh nói Sơ thiền kia đã lìa dục rồi, còn nói là xa lìa pháp ác bất thiện ?”

Trong phần đáp, có năm lần “Lại nữa”;

1. “Lại nữa” Lìa tự tướng của năm Dục, gọi là lìa dục. Lìa hành động ác, gọi là lìa bất thiện.

2. Dứt trừ dục phiền não, là dứt trừ nhiễm của nghiệp trước để phân biệt có hai.

3. Dứt trừ dục sự thọ dụng của tại gia kia và dứt trừ ba Tầm, Từ ác của xuất gia, để chia làm hai.

4. Dứt trừ Tầm, từ cõi Dục, dưới Tầm, Từ tư để phân biệt làm hai.

5. Trong “Lại nữa” thứ năm, Pháp sư Cảnh nói: “Cũng đồng với ngoại đạo nói là lìa thối lui kia xong, vận dụng chú nguyện, nguyền rủa v.v…, gọi là lìa ác bất thiện.”

Pháp sư Thái nói: “Trước là ngoại đạo có thể lìa dục được tướng năm thần thông và vì bày tỏ hành động thối lui kia rồi, chú nguyện, nguyền rủa v.v…, gọi là lìa pháp ác bất thiện.

VII. Giải thích về môn khổ kia, trước là hỏi:

“Về mặt đạo lý, khổ ưu chỉ ở Sơ thiền cõi Dục đã dứt trừ, làm sao biết được Sơ thiền có khổ, Nhị thiền mới dứt trừ?”

Dưới đây, trong văn đáp: Pháp sư Cảnh nói: “Dù khổ thọ không còn có nổi khổ thô nặng, thô nặng tức là tánh không điều hòa nhu thuận, tánh không yên ổn của khổ căn, Nhị thiền mới dứt trừ. Như mục nhọt sưng lên chín muồi, dù nặn hết máu mủ, nhưng trong thân người kia vẫn còn có tánh không yên ổn, điều hòa, nhu thuận, gọi là thô nặng. Kế là vấn nạn ngược lại:

Nếu khổ căn ở Sơ thiền đã dứt trừ, thì tương ưng với Nhị thiền sẽ không khác nhau? “Cho nên, trở xuống” là kết. Pháp sư Thái nói: “Vì

hỷ trong sơ định chưa mãn, nên hạt giống của khổ căn vẫn còn. Các hạt giống trong định khác với tánh không điều hòa nhu thuận, gọi là thô nặng của phẩm kia, là khổ căn đã dẫn phát tánh thô nặng chưa diệt, nên Sơ Thiền không nói là khổ căn đã dứt trừ. Khi nhập định thứ hai, vì hỷ đầy đủ, nên tất cả hạt giống của Hỷ căn đều vừa ý, vui vẻ. Vì khổ căn đã không có dẫn sinh tánh không điều hòa nhu thuận, nên nói “hai định diệt khổ căn”. Nếu y theo hạt giống của khổ căn, thì cho đến vô học cũng không dứt được tính thô nặng của gốc khổ kia. Cũng như bỏ tấm sắt vào lửa, sẽ trở thành màu đỏ, đồng thời màu đen biến mất. Nỗi khổ thô nặng kia cũng thế. Lúc nhập hai định, diệt Hỷ thành tựu thêm. Khi xuất hai định, nhập Sơ định, lại sinh thành tựu, Hỷ diệt. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Người chưa lìa tánh thô nặng, tức là tùy theo đối tượng nương tựa, không có tánh chịu đựng, chỉ vì ở Sơ thiền, ba thức vẫn còn có Hỷ chưa mãn, tính thô nặng chưa hết, vì ba thức, gốc khổ theo nhau, nên Hỷ chính là trái với gốc khổ. Dứt trừ ở đây có nghĩa là dứt trừ tánh nương tựa của tánh thô nặng trên gốc khổ v.v…, chứ chẳng phải cho rằng dứt trừ hạt giống gốc khổ và tương ưng với thức trước đã dứt. Nếu là hạt giống bất thiện, thì có thể nói là Sơ thiền đã dứt trừ, vì đều cùng có với thức. Nếu là thiện, vô ký thì La-hán vẫn còn khởi. Nếu là hữu lậu thì Nhị thiền hàng phục khổ thô nặng, vỉ hỷ hữu lậu. Nếu là vô lậu thì Nhị thiền dứt trừ khổ thô nặng, vì Hỷ vô lậu, chứ chẳng phải bực bất thối v.v… có nhập Sơ thiền, thô nặng này mà sinh.”

VIII. Giải thích môn tán động. Pháp sư Cảnh nói: “Đại ý văn luận này nói là Tầm, từ thì ở trong địa căn bản, nên luận đặt câu hỏi rằng: “Nếu Tầm, Từ đều ở trong sơ tĩnh lự v.v… thì đều có thể nhiếp ích Tam-ma-địa vượt hơn. Lại, có thể nhiếp thọ tĩnh lự của địa mình, đều khiến cho được thanh tịnh, vì sao Đức Thế Tôn lại nói là động? Nhưng theo tương truyền của phương Tây, thì chỉ ở trong địa phương tiện mới có Tầm, Từ.

IX. Giải thích chi trên: đại ý hỏi: “vì sao bốn chi của Nhị thiền vượt hơn năm chi của Sơ thiền? cho đến bốn chi của thiền thứ tư lại vượt hơn năm chi của thiền thứ ba ư?

Đáp: “Có ba lý do:

1- Đối tượng trị (sở trị), chủ thể trị (năng trị). Tầm, Từ của Sơ thiền là “năng trị”; dục ác là “sở trị”. Nội đẳng tịnh trong định thứ hai là chủ thể trị; Tầm, Từ là đối tượng trị. Trong định thứ ba, dùng Xả, Niệm chánh tri làm “năng trị”; Hỷ là “sở trị” v.v…, nên biết sự vượt hơn nói trên.

Tầm, Từ của Sơ thiền là đối trị, đối với đệ Nhị thiền là đối tượng trị, cho đến niềm vui của ba thiền là lợi ích, đối với thiền thứ tư là sở trị. Do đó nên biết thiền trên thì hơn, thiền dưới thì kém.

Sự thắng lợi của chứng đắc: Về lợi ích của các địa cũng trên hơn, dưới kém. Về sở chứng đắc là nói về thể của nhất tâm cũng địa dưới kém, địa trên hơn.

Nói tùy thích ứng thuộc về năm chi. Nghĩa là vì nêu đa số kiêm thiểu số, nên chỉ nói năm chi.

X. Trong giải thích môn sai khác, nói là thể của định thứ hai viên mãn hơn sơ định. Định thứ ba thì y cứ váo chỉ lợi ích viên mãn hơn định thứ hai. Định thứ tư thì y theo lìa nhiễm được thanh tịnh, nên vượt hơn định thứ ba.

Trên đây, trong chánh quyết trạch tam Ma Hê Đa Địa có năm đoạn lớn. Bốn đoạn trước đã nói xong.

Dưới đây là thứ năm, dùng sáu môn để quyết trạch, lẫn lộn trở lại, ban đầu, nói về bốn thứ tu định. Trước nêu số, bày danh. Sau, y theo người để kiến lập, trong đó:

1. Nói dựa vào bốn người để lập bốn tu định. Sau, theo vấn nạn để nói lại. Pháp sư Cảnh nói: “Bốn tu định này, các luận đều nói. Nhưng nói về đối tượng tu chẳng phải không có đôi chút khác nhau. Nay, trong văn này lại nêu bốn hạng người tu hành với bốn pháp khác nhau. Ngoài ra, văn khác không có, chỉ Du-già có.

Nỗi khổ ban đầu là thần thông nhanh chóng đã kiến đế, nghĩa là người căn cơ nhạy bén lại không mong cầu căn vượt hơn, chỉ chưa được hiện lạc căn bản, dựa vào thiền vị lai được Sơ Nhị rốt ráo, chỉ cầu hiện lạc của thiền căn bản mà tu tập định. Nếu người căn chậm lụt tham cầu của căn vượt hơn, do không có cầu niềm vui hiện pháp căn bản kia, cho nên không nói.

2. Phàm phu chưa được dấu vết công hạnh, đã được duyên vô lượng hữu tình, người đã lìa dục, người này dù rằng có thể mong cầu niềm vui hiện pháp, mà vẫn ưa cầu nơi sinh trong vị lai; nên tu thiên nhãn thấy được việc ở vị lai, vì thế, nên nói riêng.

3. Người ưa thần thông chậm chạp, đã được hành tích, đã kiến đế,

La-hán căn chậm lụt, mọi công việc đã mãn, chỉ vì mong cầu chuyển căn, nên tu tuệ phân biệt thứ ba, tức là chứng văn, tư tu thế gian.

4. Người ưa thần thông nhanh chóng, đã được thành tích công hạnh, đã kiến đế. Người Na-hàm căn nhạy bén, đã được bốn căn bản, lại không có công việc làm, chỉ mong cầu quả La-hán dứt sinh lậu.

Dưới đây, tùy theo vấn nạn, mà nói lại: trong bốn người, người trước và sau, dễ hiểu; hai người giữa, luận gia đưa ra một vài vấn nạn, cần nói lại:

Trong đây, “cho đến trí kiến thanh tịnh”, đây là người phàm phu đã hàng phục “tu hoặc” cõi Dục, được niềm vui hiện pháp, của căn bản thiền; tu bốn vô lượng; tu sinh tử trí thông, quán sát khắp vị lai.

Nói “Nếu đã chứng được thần thông của trí sinh tử” thì đây gọi là trí kiến.

Nói “Nếu người ưa thần thông chậm chạp, thì chuyển thành tích, cho đến sẽ khởi chánh trí, Pháp sư Cảnh nói: “Đây là nói về La-hán muốn cầu chuyển căn, tu định của tuệ phân biệt, bấy giờ, thọ, tưởng, của Tầm, từ khởi lên ái kiến ái kiến là gốc, phát nghiệp chiêu cảm sự sinh, tức quán khổ, tập. Muốn cầu ra khỏi, tức quán ở Diệt. Như thế, thường thường, khởi văn, Tư, tu, tu phân biệt tuệ, chuyển được căn cơ nhạy bén, thường quán bốn đế, tu phân biệt tuệ, trụ đương chánh niệm là đạo Vô gián, sẽ khởi chánh tri là giải thoát. Vô học chuyển căn, có chín vô ngại, chín giải thoát, mới chuyển thành lợi. Đây là vì y theo Tiểu thừa nên lập ra thuyết này.”

Pháp sư Thái nói: “Do căn nhuyến, nên đối với cõi Dục, khởi pháp thiện căn: Dục, thọ, tưởng, Tầm, tư, văn, tuệ v.v… gọi là tuệ phân biệt của căn nhạy bén.:

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Vì căn cơ chậm lụt này đối với thọ, tưởng. Tầm tư, pháp thiện của cõi Dục, trụ chánh. Niệm, chánh tri, tuệ phân biệt, tức mong cầu ở căn cơ nhạy bén mà e rằng pháp thối lui. Thọ nghĩa là nghĩa lãnh nạp của số thọ, thêm tưởng lạc của pháp thọ dục, nói là cảnh giới của các pháp lấy tượng.

Tầm, tư, nghĩa là thọ, tưởng đều có tầm, tư. Trong tầm, tư này khởi tưởng chánh niệm, biến thành thất niệm, sẽ khởi chánh tri sinh phân biệt tuệ.

Nói tĩnh lự lìa dục có sáu. Như Đối Pháp quyển sáu, noí có mười thứ, khai hợp không đồng.

Vì sao gọi là Tam-ma-địa, cho đến tâm nhậm trì? “

Pháp sư Thái nói: “ Tiếng phạm là Tam-ma-địa, Hán dịch là Đẳng trì, việc đã được thể hiện, ở bản thức trước, sau giống nhau, gọi là đồng phần, làm cảnh gốc sở tri, sở duyên của tâm định. Tướng phần của tâm định có tất cả cảnh của hình bóng khởi. Lúc “duyên” cảnh này, lìa chìm, nổi, trụ trì bình đẳng, tâm trụ một cảnh, gọi là đẳng trì”.

Pháp sư Cảnh nói: “Định” “duyên” hình bóng của tướng phần, giống hệt bản chất kia, gọi là đồng phần”.

Nói về duyên thối có mười.

Mã thắng, tức luận Câu-xá bản cựu dịch chép: “Hắc, Xỉ tỳ-kheo, tên A-thâu, thật ra, nên nói là A-Thấp-Phược, Hán dịch là Mã-Phạt-Đa, Hán dịch là thắng, Tỳ kheo biện luận nghĩa với Phạm vương. Vì được cung kính nên lui sụt, như Đề-bà-đạt-đa, Thiên Thọ, căn cơ nhạy bén, vì sao thối lui ư?

Pháp sư Thái nói: “Kiến hạnh chưa hẳn nhạy bén; ái hạnh chưa hẳn chậm lụt. Cho nên không thể lấy hạnh kiến, ái để phê phán lợi

(nhạy bén) độn (chậm lụt)” Vì sao biết được lý này? “

Theo Quảng luận rằng: “Nếu người căn cơ nhạy bén, dựa vào không tam-muội, sẽ được nhập kiến đạo. Nếu người căn chậm lụt, thì dựa vào tam-muội vô-nguyện, sẽ nhập kiến đạo, mà luận Phát Tuệ chép: “Người ái hạnh nhập vào kiến đạo, hoặc có thành tựu “không Tam-muội” quá khứ. Người kiến hạnh nhập trong kiến đạo, hoặc có thành tựu Tam-muội vô nguyện trong quá khứ. Do đây, người sắp chứng ái hạnh, kiến hạnh có sáu hạng. Luận sư Trắc Quang nói rằng: “Do y theo bậc Thánh, nói là không lay động, không thối lui. Nếu y theo phàm phu, thì dù là người căn cơ nhạy bén mà có thối lui. Cho nên, Thiên thọ dù là căn cơ nhạy bén, nhưng có thối lui. Cho nên, dù Thiên Thọ với tánh không lay động mà vẫn có thối lui định. Hoặc có người tuổi thọ hết, đến thối lui sinh cõi dưới, như sinh Phạm thiên, có nghiệp không lay động, dẫn dắt đến bản thức, gọi là hạt giống, công năng trong hai mươi kiếp, tăng trưởng, giả gọi là mạng căn. Trong hai chục kiếp mãn, gọi là tuổi thọ hết. Thế có công năng dẫn nghiệp cũng hết, gọi là Nghiệp tận. Lại, có nghiệp cảm y phục, cung điện v.v… kia, gọi là phước. Hai mươi kiếp mãn, thì gọi là là phước hết. Do ba thứ hết, thối lui sinh cõi Dục.

Nói về tấn, thối, nhanh, chậm, tức có bốn người:

Người đầu tiên, dùng phẩm hạ phiền não, phần nhiều nghĩ đến nỗi gian khổ, bèn lui sụt định. Vì pháp thiện phẩm hạ, nên thường nghĩ đến nỗi gian nan, cay đắng mới nhập định. Hai người giữa rất dễ hiểu.

Người thứ tư, như Quảng Luận nói: “Thiên Thọ lui sụt nhanh chóng, nhập nhanh chóng.

Nói về định xen lẫn, không xen lẫn. Pháp sư Cảnh rằng: “Nói: “Đã lìa dục v.v… đến “mà chuyển”, nghĩa là tâm tán và tâm định xen lẫn mà chuyển. Hoặc ở vào một thời gian không xen lẫn. Hoặc gặp tiếng “duyên” từ định mà khởi. Niệm đầu, nhĩ thức ở định, nghe tiếng, bấy giờ, ý thứcvẫn chưa xuất định.

Nói “tương ưng với định cho đến có thể lấy tiếng này”, nghĩa là ở định nghe tiếng, tự là nhĩ thức, ý thức ở định, nếu “duyên” cảnh định, sẽ không lấy tiếng này.

Nếu không như thế, trở xuống, vấn nạn ngược lại người ngoài: “Nếu nói là ở định nghe tiếng thì nhĩ thức sẽ không thể nghe tiếng, nên nói: “Nếu không như thế”.

Nói: “Đối với âm thanh này, vì không lãnh thọ, thành ra không nên xuất định”, nghĩa là ở định, nếu nhĩ thức không lãnh thọ tiếng, thì không nên do tiếng mà xuất định, trụ. Do nghe tiếng nên xuất định, chẳng phải nhĩ thức kia khi lấy tiếng thì xuất định, nên nói là “chẳng phải khi lấy tiếng, tức là xuất định. Lãnh thọ tiếng rồi, nếu có hy vọng thì thời gian sau mới xuất, nghĩa là ở trong định nhĩ thức lãnh thọ tiếng xong, nếu có tìm kiếm mong cầu thì đây là tiếng nào có hy vọng này mới gọi là xuất định? Nếu người kia đang ở trong định, dù có nghe âm thanh bên ngoài, nhưng ý không xuất định, như Phật, Bồ-tát, thì đây là nhĩ thức một niệm nghe tiếng liền diệt, chỉ có như thế (suất nhĩ), không tìm kiếm, mong cầu và quyết định.”

Hỏi: “Ý thức nối tiếp nhau, dù nghe tiếng mà không xuất định. Hoặc giả tiếng bên ngoài kia nối tiếp nhau vang đến, ở định, nhĩ thức nối tiếp sanh ư”

Vì có sự ngăn ngại này, nênnói thẳng “Pháp nhĩ”, tâm “suất nhĩ” (như thế) của năm thức, một niệm thì diệt.

Nếu tiếng bên ngoài nối tiếp nhau mà đến, nhĩ thức không được nối tiếp nhau mà sinh, thử hỏi khi ở định nghe tiếng, ý thức xuất định, tìm cầu tiếng kia, tất nhiên là vô ký, thì từ đâu xuất định ? Cõi Dục chỉ thừa nhận tâm, phương tiện thiện và tâm sinh đắc thiện làm tâm xuất định?”

Đáp: “Ngài Tam Tạng nói: “Trong tông chỉ Đại thừa chấp nhận có nghĩa này, không thể đem luận Tiểu thừa để làm vấn nạn trở ngại.”

Pháp sư Thái nói: “Có người đã được chín vô ngại, chín đạo giải thoát lìa dục. Từ định khởi xong, trụ trong định của đạo Thắng Tấn. Hoặc trong nhất thời, định kia tác ý với tâm tán mà chuyển, hoặc trong nhất thời chỉ định nối tiếp nhau với tâm tán, tức là ở trong định vì gặp tiếng duyên, nên liền xuất định. Đây là nêu chung tông Đại thừa không nói tức là lúc xuất định, ở trong định, tương ưng với định, ý thức đồng thời nhĩ thức khác liền sinh. Riêng một nhĩ thức “duyên” tiếng bên ngoài, chứ chẳng phải tức là ý thức tương ưng với định kia, hay lấy tiếng này.

Do văn này chứng tỏý thức không hẳn cùng với năm thức đồng chấp năm trần. Bộ khác của Tiểu thừa nói: “Nhĩ thức trong định không sinh. Do tiếng dẫn đường, tức là khi xuất định, nhĩ thức mới nghe tiếng”.

Nay phá rằng: “

“Nếu không ở trong định, mà nhĩ thức nghe tiếng”

“Nếu vậy, thì đối với âm thanh, vì không lãnh thọ, lẽ ra không nên vì bị tiếng ép ngặt nên xuất định.”

Bộ khác lại nói: “Vì ý thức nhĩ, thức không đều cùng có, nên khi nhĩ thức nghe tiếng, thì ý thức đã xuất định. Vì thế, nên nay phá rằng:

“Chẳng phải khi chấp tiếng tức là xuất định, mà là nhĩ thức đã lãnh thọ tiếng ngay trong định.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói chung, phàm phu và Bậc Thánh, sau khi được chín đạo Vô gián, giải thoát rồi, sẽ tru trong đạo Thắng Tấn. Hoặc một đôi khi tâm đạo Thắng Tấn kia khởi xen lẫn với tâm tán. Tâm tán này hoặc tâm tán này bị cõi Sắc trói buộc, thuộc về văn tuệ, tư tuệ v.v… không như thế thì là văn tuệ, tư tuệ của cõi Dục. Hoặc trong nhất thời, dùng tâm thuần định trụ nơi đạo Thắng Tấn, chẳng phải là đạo Vô gián giải thoát trụ trong đạo Thắng Tấn. Nếu gặp phải “duyên” tiếng cực mạnh bên ngoài, từ định khởi nhĩ thức để “duyên” tiếng ấy, đều cùng lúc chuyển với thức thứ sáu của tâm định. Đây là chỉ nhĩ thức “duyên”, không có thức thứ sáu đồng “duyên” một cảnh với nhĩ thức, cho nên luận rằng: “chẳng phải ý thức tương ưng với định kia, có thể chấp tiếng này. Với nghĩa này, ý nói rằng, trong định nghe tiếng, từ định khởi nhĩ thức “duyên”, đều cùng chuyển với ý thức, nhưng vì ý không đồng “duyên” một cảnh với nhĩ thức, nên nói chẳng phải ý thức tương ưng với định có thể chấp tiếng này.”

Hỏi: “Như kinh giải Thâm Mật chép: “Nếu nhãn thức v.v… khi theo một thức khởi, tất nhiên đều chuyển với ý thức”, sao nhĩ thức khởi riêng ý thức không đồng “duyên”?

Giải thích: “Vì kinh ấy y theo năm thức trong tâm tán, một khi khởi, thì thường cùng với ngữ, tất nhiên có ý thức.”

Hỏi: “Nếu vậy, Đối Pháp chép quyển bảy : “Sao nói ở trong định, năm thức không có?”, nên giải thích rằng: “Luận ấy y theo lời nói khẳng định không có năm thức. Lại, nếu y theo năm thức ở trong định của cảnh Nhậm vận thì sẽ không khởi, nếu vì cảnh mới tăng thượng hiện ở trước, thì như văn luận này nói là có nhĩ thức trong định. Theo nghĩa Đại thừa thì chỉ có một cách giải thích này.”

Lại nói: “Trong định hoàn toàn không có năm thức là sai.’

Hỏi: “Như tâm tán y theo tâm định, cũng có năm thức đồng “duyên” với ý thức chăng?”

Đáp: “Không! Vì chấp cảnh sáng suốt rõ ràng, tất nhiên là hiện lượng. Nếu có “duyên” riêng, thì sẽ trái với Luận Tập Lượng v.v… ” Cho rằng: năm thức đồng thời với ý thức (ngũ câu ý thức), là lỗi của hiện lượng, vì thưc của phần vị tâm tán không bền chắc. Năm thức không khởi thì thôi. Nếu khởi, thì phải đồng khởi, vì không đồng với nghe cảnh mạnh mẽ ở trong định, nên nhĩ thức có thể “duyên” ý thức trụ vững chắc một cảnh cho nên không đồng duyên.”

Luận sư Bị v.v… nói hai giải thích của người phương Tây, như sau:

1. “Bấy giờ nhĩ thức không đồng “duyên” với ý thức, vì ý thức không di chuyển cảnh của định ở trước, thành ra chỉ do nhĩ thức nghe tiếng, rồi dẫn phát niệm kế của ý thức khi xuất định.”

2. “Bấy giờ, ý thức chính đang “duyên” cảnh định, cũng “duyên” cả tiếng.”

Nay, cho rằng, năm thức cũng đồng “duyên” một cảnh với ý thức, chứ chẳng phải Tam-Ma-Hý-Đa Địa.”

Trong Quyết trạch phần có mười hai đoạn lớn, đây là đoạn thứ tư, trong đó, đầu tiên là kết trước, sinh sau, kế là, chánh quyết trạch. Sau, là pháp khác không còn hiện.

Y cứ trong phần Chánh Quyết trạch, trước là nói về mười hai thứ gọi là Địa bất định. Sau nói về mười hai thứ tu là chủ thể đối trị, dứt trừ.

Trong phần đầu, Pháp sư Cảnh nói: “Sáu thể trước là bất định, sáu thể sau, tùy theo nghĩa để nói bất định. Hoặc vì chưa viên mãn, nên gọi là địa bất định, nghĩa là chưa chứng được tác ý của phương tiện rốt ráo. Đã được năm tác ý trước trong định Vị Chí, chưa được thứ sáu, gọi là bất định. Hoặc vì tạp nhiễm, nên gọi là địa Bất định cho đến vị ái của nhiều đời (phần nhiều sinh vị ái), nghĩa là phần thối trong bốn phần định của địa căn bản. Vì, định tịnh xuất nhập với ái, nên gọi là địa Bất định. Hoặc vì định không thanh tịnh, nên không gọi là địa định, nghĩa là chưa dứt hẳn Tùy miên phiền não. Phàm phu hàng phục kiết, được định, do không thanh tịnh, nên gọi là địa bất định”. Pháp sư Thái nói: “Nói hoặc thiếu khinh an, gọi là địa bất định, nói là tâm, tâm pháp của cõi Dục: Khinh an chỉ tương ưng với tâm định. Tâm tán thiện cõi Dục không có khinh an, chỉ có mười điều thiện cùng chuyển Tâm tán của cõi Sắc, Vô Sắc cũng như thế?”

Nay Giải thích: “Vì các tâm pháp ở cõi Dục, nên không thể nói là so sánh với cõi trên cũng thế.”

Dưới đây, sẽ thuết minh về mười hai thứ tu để làm chủ thể trị, (năng trị). Như thứ lớp, đối trị mười hai sở trị trước, địa hữu tâm là thứ năm trong đoạn lớn. Trước là kết trên sinh dưới. Kế là, chánh quyết trạch. Sau, pháp khác không còn hiện hành.

Theo trong Chánh Quyết Trạch, trước chia ra năm môn; sau, dựa vào môn để giải thích, trong đó chia làm hai:

1. Nói về đạo lý thế tục, chỉ cho như ý địa, nghĩa là chưa lập Lạida trở xuống, chỉ năm sáu thức, gọi là y thế tục. Lập đủ tám thức, gọi là y thắng nghĩa. Hoặc y theo môn thế tục, lập ra tám thức, gọi là có thể tánh. Dựa vào một thể tám thức của môn thắng nghĩa, vì không lìa nhau.

2. Nói về lý thắng nghĩa, trong đó, trước nhắc lại chương, thừa nhận thuyết. Sau, là gạn hỏi, giải thích riêng.

Trong giải thích riêng, y theo lý thắng nghĩa, nhằm nói về ba môn. Ban đầu, nói về sở y (Đối tượng nương tựa) “năng y” (chủ thể nương tựa), trước, nêu pháp dụ để nói. Sau, là tổng kết.

Trong phần trước, Pháp sư Thái nói: “Theo thứ lớp bảy thức, như Mạt-Na Ý thứ nhất, là đối tượng nương tựa cho ý thức thứ sáu. Dựa vào ý thức khởi, gọi là ý thức, thức là thứ bảy, đều làm chuyển thức, nghĩa là vì “duyên” cảnh khởi, diệt, lậu, phược không nhất định.”

Nay, giải thích: ‘Cũng có thể ở đây y theo Mạt-na, gọi là ý thức. Thí dụ nước, sóng, nghĩa là như Lăng-già và luận v.v… của Bồ-tát Mã Minh.

Về thí dụ: Gương soi, chình bóng, như Thâm Mật v.v….

Tuy nhiên, với hai thí dụ này, như quyển năm mươi mốt nói: “Vì Thắng nghĩa đế, nên tám thức có một thể (như sóng không lìa nước. Cũng vì Tục đế, nên tám thức đều riêng. Vì tác dụng của sóng khác với nước). Như nghĩa của Nhiếp Luận sư, dùng văn này làm chứng.” Kế là, nói về môn “câu hữu” (cùng có), trong đó:

  1. Nói về tâm, ý, thức.
  2. Nói về tướng Câu hữu.
  3. Giải thích về Kiết đã khởi trở lại.

Đầu tiên nói: “Các thức trong đây đều gọi là tâm, ý, thức: Đây là y theo môn chung. Vì tám thức đều có nghĩa tập khởi, nên được gọi là tâm tư duy, so lường, gọi là ý liễu biệt, gọi là thức (không giải thích tên riêng: Tâm, ý, thức).

Nói: “Không thể biết cảnh khí thế gian của một loại”. Pháp sư Thái nói: “Có hai nghĩa:

1. Nói Theo thật lý thì mỗi niệm đều khởi, diệt theo bản thức, mà một loại nới tiếp nhau tương tợ, nhưng không đồng với báo trong, khởi diệt rất dễ hiểu.

2. Bản thức của mọi người: Đã thể hiện đều khác nhau, giống như các ngọn đèn tỏa ra ánh sáng đều khác mà đồng ở một chỗ, một loại khác nhau khó biết, không đồng với bản thức của báo trong hiện ở trước khac biệt rất dễ biết.

Mạt-na, gọi là ý chấp ngã, ngã sở v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Mạtna chỉ chấp ở ngã, không có hạnh giải riêng, chấp đối với ngã sở nhưng khi chấp ngã, cho rằng cái ngã này là nghĩa ngã của nhà ngã, gọi là ngã sở của ngã, cũng có thể Mạt-na chấp chung tâm vương, tâm sở của Alại-da dùng làm ngã. Chấp ngã bên cạnh của Tâm vương, nói là chấp ngã, chấp nghĩa bên pháp cạnh tâm sở, gọi là “ngã sở”.

Luận Duy Thức nêu bốn giải thích. Giải thích thứ tư, nghĩa thích đáng của Ngài Hộ Pháp: “Nói là ngã, ngã sở không có đối tượng chấp riêng. Y cứ trong phần nói về tướng “câu hữu”. 1/ Nói về thức đều chuyển biến. 2/ Hỏi, đáp để nói về danh nghĩa Mạt-na. Sau giải thích về Thọ đều chuyển tướng.

Ban đầu nói: “Ba thứ như thế đến “Tám thức đều chuyển”: đây chính là nói đều cùng chuyển nhiều ít.

Lại: “Một ý thức cho đến “không thể nghĩ bàn”, nghĩa là y cứ riêng ý thức, để nói về tướng mạo chấp cảnh. Luận sư Trắc nói: “không thể nói nhất định rằng, năm thức cùng khởi với đối tượng duyên của ý thức, tất nhiênlà sáu cảnh. Cho nên, ở trước nói: “Nhĩ thức trong định “duyên” tiếng, ý thức không “duyên” tiếng”. Nay y theo Duy thức, đây là nói phi lý. Kế là nói về danh nghĩa của mạt-na.

Hỏi: Nếu Mạt-na kia cho đến “kiến lập thế nào?” ý hỏi: “ Ý giải thích ở trước rằng: “Bốn “hoặc” tương ưng với tư duy so lường tướng của ngã “là ý đó”. Nghĩa là Mạt-na xuất thế đã không có bốn “hoặc”. Vì không có phân biệt lại không có tư duy so lường đối với ngã, sao gọi là ý?”

Đáp: “Vì gọi là giả đặt ra, chẳng phải là “nghĩa như ” Pháp sư Cảnh nói: “Ý đáp rằng Các pháp được đặt tên, chỉ giả lập bày, chưa hẳn “như danh”, tức có nghĩa ấy. Do nghĩa này, nên Mạt-na xuất thế dù chẳng phải tư lương (tư duy so lường) mà vẫn được gọi là ý. Lại, Mạt-na nhiễm có tư lương nhiễm. Mạt-na thanh tịnh có tư lương thanh tịnh.”

Pháp sư Thái nói: “Do chủ thể sinh ý thức, giả đặt ra gọi là ý, không hẳn là “nghĩa như có tư lương gọi là ý. Lại, đối trị ý kia, vì chánh tư duy so lường, xa lìa điên đảo, cho nên bình đẳng”. Pháp sư Cảnh nói: “Ở đây lại giải thích lại Mạt-na xuất thế vì lìa điên đảo, vì chánh tư duy so lường cũng được gọi là ý.”

Nói: “Tức Mạt-na này gìn giữ ý thức, khiến phân biệt chuyển, cho nên nói là đối tượng nương tựa của ý thức. Đây là giải thích riêng ý nghĩa của Mạt-na ý nhiễm.”

Pháp sư Thái nói: “Lúc đối trị khởi, đối trị Mạt-na kia, xa lìa sự điên đảo của ngã kiến v.v…, nên chánh tư duy so lường tương ưng với hai mươi mốt pháp làm tánh. Dù chẳng phải tư duy so lường ngã, vẫn có thể tư duy so lường vô ngã, nên cũng được gọi là ý, gìn giữ ý thức không có nhiễm khiến cho phân biệt chuyển.

Nếu đối trị nhân không, thì khởi xa lìa điên đảo phi lý. Khi Trí “nhân không” chưa khởi, vì Mạt-na chấp nhân thường nối nhau, nên biết được rằng, đối trị “pháp không” của Sơ địa khi chưa khởi, thì Mạtna chấp pháp thường tiếp nối nhau. Do chứng lý này, mà xa lìa bốn “hoặc” “chấp người ” trong quán vô lậu, vô ngã. Tuy nhiên bốn” tương ưng với “pháp chấp”, tư duy, so lường pháp, ngã, vì không có nhiễm nhân ngã, nên cũng gọi là không có nhiễm, nhưng vẫn có pháp chấp bị nhiễm là có nhiễm. Đối với nhị thừa, thì chẳng phải nhiễm ô vô minh, nhưng với Bồ-tát là nhiễm vô minh, vì với “hoặc” vô minh đều có. (Câu sinh vô minh hoặc), nên “nhân không” vô lậu tạo nên nhân vô ngã giải là vô lậu. Dù chưa chứng pháp không, nhưng vì không phân biệt, xét nghĩ các pháp có tánh nhất định, nên chẳng phải “pháp chấp”. Dưới đây, là nói về tướng cùng chuyển của Thọ:

Nói: “Lại, các chuyển thức cho đến “đều cùng có mà chuyển”; hoặc có sáu chuyển thức đều cùng sinh ra lạc thọ (dùng ba thọ để giải thích nghĩa): Địa Hỷ thọ cũng gọi là Lạc.

Nói: “Ba thọ khác do tư duy dẫn phát, chứ chẳng phải “câu sinh”, nghĩa là ba thọ của sáu thức phần nhiều đợi tác ý dẫn phát, chẳng phải nhậm vận sinh.

Dưới đây, là nói về kiến lập nhiễm, tịnh. Pháp sư Cảnh nói: “Trong luận này, nói rộng về Mạt-na có rất nhiều nghĩa, ở chỗ khác, phân biệt không bằng ở đây.”

Luận Hiển Dương chép văn ở chỗ này là chung một bài tụng. Ở chỗ khác phân biệt:

1. Nói cùng với bốn phiền não nhậm vận thường hiện hành, nghĩa là không tương ưng với thức khác, nên gọi là bất cộng. Như mười tám pháp bất cộng, vì không chung với Nhị thừa, nên gọi là bất cộng. Lại, vì thường hiện hành không đồng với thức khác để khởi vô minh, nên gọi là bất cộng.

2. Nói về bốn “hoặc” của Mạt-na và ba tánh, sáu thức đều khởi mà không trái nhau.

3. Chỉ ẩn một vô ký (hữu phú vô ký).

4. Chỉ nhậm vận khởi.

Nói “Phải biết rằng, các phân biệt khác đã khởi, là tùy theo năng lực của các duyên khác nhau mà chuyển, nghĩa là năm thức do Tập khởi đã lâu, nên không dùng công, gọi là nhậm vận. Trái lại, nếu do ý thức vận dụng phương tiện dẫn sinh thì gọi là không nhậm vận. Ý thức có cả hai. Nếu đối với Mạt-na thì gọi là phân biệt, vì năm thức kia, căn, cảnh riêng, phải do tác ý mới sinh khởi, còn Mạt-na chỉ từ hạt giống của nó, không đợi căn, cảnh, tác ý khác nhau.

5. Nói về đạo đối trị của thế gian, không thể gây tổn hại, hàng phục “hoặc”, vì người đã lìa dục mà vẫn còn hiện hành.

6. Nói Mạt-na tùy theo xứ tự sinh, tức là hệ thuộc Địa này. Người đã lìa dục, mà phiền não của địa này vẫn hiện hành không dứt.

Dưới đây, là giải thích về lý do vì sao? Vì Mạt-na chỉ chung hạt giống dẫn phát, nên nhậm vận thường sinh.

Nói: “Chẳng phải bị đối trị cho đến “Vì chuyển biến khác nhau”. Nghĩa là nói về thức Mạt-na không đồng đối tượng trị với squ thức, vì phải đợi căn, cảnh thì duyên lực, tác ý, mới sinh, cũng không đồng với Thánh đạo, chủ thể kia, vì phải chờ sức kiến giải thì cảnh chân như mới khởi.

Do lý này, nên đạo đối trị của thế gian hoặc khởi, không khởi công dụng, “hoặc” này vẫn thường hiện hành.

7. Nói về lúc Thánh đạo khởi, trái nhau, không khởi: Hễ Thánh đạo hữu học khởi, thì “hoặc” này không khởi. Đến khi xuất Thánh đạo rồi, “hoặc” này khởi trở lại. Luận Đối Pháp cũng nói: “Ba chỗ Mạt-na không hiện hành:

  1. Khởi Thánh đạo.
  2. Nhập diệt định.
  3. Ở vô học.

Hỏi: “Trong văn chỉ nói lìa dục của Phi tưởng, dứt ngay trong một lúc, chẳng phải như “hoặc” khác dứt dần, sao lại phán quyết khẳng định rằng, với phẩm “hoặc” thứ chín của Phi tưởng dứt trừ ngay trong nhất thời?”

Giải thích: “Văn kia giả thiết với phẩm “hoặc” thứ nhất của Phi tưởng được dứt ngay trong một lúc, không đến phẩm thứ chín, nghĩa là tám phẩm “hoặc” còn lại, tức sẽ không có lỗi căn nhiễm ô sinh. Người này đã dứt phẩm đầu của Phi tưởng rồi, tức là xuất Thánh đạo. Bấy giờ, Mạt-na tức không hiện hành?

“Vì sao chỉ nói Vô học không hiện hành ? Trong khi Mạt-na lẽ ra có bốn chỗ không hiện hành?

Trên nói, nếu Mạt-na có phần vị tâm, nếu không có thức thường hiện hành thì y theo Mạt-na chấp pháp để biện luận.

Vì khéo thông suốt, nghĩa là giải thích lý do không hiện hành: Vì Thánh đạo có cả chân như vô ngã, cho nên, Mạt-na, chấp ngã không khởi, vì chưa dứt hẳn hoặc, nghĩa là giải thích nghĩa khởi trở lại. Do chưa dứt trừ hạt giống khi Thánh đạo xuất hiện, “hoặc” này khởi trở lại. Vô học không hiện hành, vì đã dứt trừ hạt giống.

8. Nói về chỗ dứt trừ. “hoặc” này nhỏ nhiệm, đạo đối trị của Kim cương dứt trừ ngay trong một lúc. Pháp sư Thái nói: “Nói vô minh bất cộng, ngài Hộ Nguyệt giải thích rằng: “Vì sáu thức “duyên” cảnh ngoài sáng suốt, rõ ràng; nên kiến ái v.v… sáng suốt, rõ ràng, mạnh mẽ. Sức vô minh yếu ớt, tùy kiến, ái khởi, tương ưng vô minh, cảnh không sáng suốt rõ ràng của duyên trong Mạt-na, sức vô minh mạnh, kiến, ái, mạn yếu. Tác dụng của sức vô minh vượt hơn ba “hoặc” còn lại, gọi là bất cộng. Nói theo thật lý, thì kiến, ái, mạn, v.v.. lẽ ra là nên gọi là tương ưng, chỉ vì Tiểu thừa lập hai vô minh bất cộng, tương ưng trong hai vô minh, nên nói là bất cộng trong vô minh, không nói tên tương ưng trong kiến, ái, mạn.”

Luận sư Giới Hiền giải thích: “Vô minh Mạt-na với tâm của ba tánh; sáu thức thì không như thế; vì không chung với sáu thức, nên gọi là Bất cộng.”

Trong Thích Luận, dẫn mười tám pháp bất cộng để giải thích. Vì không chung với Nhị thừa, nên gọi là vô minh không chung với sáu thức, cũng không chung với vô minh của Mạt-na, nên được gọi là Bất cộng.

Mười tám pháp Bất cộng không chung với Nhị thừa, nhưng về đức thì đều hiện hành với đồng loại. Vô minh của Mạt-na cũng thế. Không chung với vô minh của sáu thức, gọi là Bất cộng. Nhưng kiến, ái, sử v.v… của tự loại, đều cùng hiện hành, không đồng với giải thích của Tiểu thừa: không hiện hành chung với sử, gọi là bất cộng.

Theo Thích Luận dẫn mười tám pháp Bất cộng để giải thích, thì chỉ có thể gọi là vô minh bất cộng, không nên được gọi là Độc hành vô minh. Kiến, ái, mạn v.v… của Mạt-na cũng không chung với sáu thức; lẽ ra gọi là bất cộng, cũng không trái. Trong Tiểu thừa đặt hai tên bất cộng, tương ưng. Nay, nói không chung trong vô minh, không nói trong kiến, ái.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu tất cả hạt giống này của bậc Vô học đều không hiện hành v.v…, nghĩa là về nhân chấp, pháp chấp trong đây, có hai giải thích:

Ngài Hộ Nguyệt nói: “Mạt-na chỉ có nhân chấp, quán vô lậu của nhị thừa chỉ có thức thứ tám; thức thứ bảy hoàn toàn không có.”

Luận sư Giới Hiền nói: “Pháp chấp cũng có, đây là y theo pháp bị che chướng, tức chỉ vì nhân chấp, nên nói không hiện hành, chứ chẳng phải pháp chấp cũng diệt. Như Luận Phật Địa nói: “Vì một loại này không có thô, tế, nên dứt trừ ngay trong một lúc, vì không che lấp đạo đối trị của Hữu học, cho nên, tâm Kim cương dứt trừ địa vô tâm là đoạn thứ sáu. Đầu tiên là, kết trước, sinh sau. Kế là Chánh Quyết Trạch; sau kết không hiện hành.

Theo Chánh Quyết Trạch, nói về nhân của không sinh tâm có bảy thứ. Sau nói trái với bảy nhân này, tâm được sinh.

Trong phần trước, trước là hỏi, đáp, nêu lên, sau là theo thứ lớp giải thích.

Hỏi: “Trong “duyên” thiếu, ý căn sao gọi là hoại?”

Đáp: “Như người bị bệnh, ý căn yếu kém, không thể sinh thức. Trong giải thích do vì chưa được, nên tâm không sinh, đầu tiên lấy cõi Dục đối với sơ định để nói; kế là, Thất Địa sau đối nhau để nói. Sau, sinh tử, Niết-bàn đối nhau, để nói.

Về nghĩa của hai “lại nữa” ở trước chung cho luận Tiểu thừa. Một lần “lại nữa” sau, cuộc hạn ở Đại thừa. Văn còn lại rất dễ hiểu.