DU GIÀ LUẬN KÝ
Thích Đôn Luân gom góp Biên Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

(Phần Đầu)

BẢN LUẬN QUYỂN 36

Từ đây trở xuống, là thứ ba, giải thích về thuộc nhân, thuộc quả, lợi ích, thời tiết, tức là mình, người tu ba nhân: Nhân, Thời gian, lợi ích, gọi là Thuộc nhân. Ba nhân có được quả: quả, thời gian, lợi ích, gọi là Thuộc quả, tức trong nhân quả đều có công hạnh lợi mình, ích người, trong đó, trước là gạn hỏi, phát khởi, mở bày ra ba môn; kế là, dựa vào môn để giải thích; sau, kết.

Trong phần dựa vào môn để giải thích, đầu tiên, là nói về ba thứ nhân, quả; sau, là phân tích sự hơn, kém.

Trong phần trước có hai:

  1. Nói riêng về nhân quả Dị-thục.
  2. Nói chung về nhân quả của phước, trí.

Trong phần trước có ba:

  1. Chính nói về tám thứ thể Dị-thục.
  2. Nói tám thứ chiêu cảm nhân Dị-thục.
  3. Nói dựa vào trên tám thứ thể Dị-thục đó, lại khởi lên tám thứ công-hạnh lợi mình, lợi người, gọi là quả Dị-thục.

Hai môn sau tức là thể của hạnh lợi mình, lợi người.

Môn đầu chỉ là tám thứ thể báo của Bồ-tát, chứ chẳng phải hạnh hai lợi. Cũng có thể môn đầu là thể báo, cũng là hai lợi. Bồ-tát được tám thứ thể báo thù thắng kia, tức là lợi mình. Quán người khác, sinh niềm tin, tức là lợi người. Trong đây với thân người, trời, Bồ-tát đã được tám thứ báo thể thọ lượng đầy đủ v.v… là quả Dị thục kia, đã tu mười nghiệp đạo thiện là nhân Dị thục. Hai nhân quả này là hữu lậu. Dựa vào thân sống lâu ở trước, khởi rộng các công hạnh của thể giới có cả hữu lậu, vô lậu. Y cứ môn đầu, Luận sư Trắc nói về thể Di thục rằng: “Thọ lượng lấy mạng của hai mươi bốn Bất tương ưng làm thể, chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, không đồng với luận Thành Thật lấy sắc, tâm làm thể, là vì giả không có tánh, nên không đồng với Tỳ-đàm.

Hình sắc. Nghĩa là lấy sắc có đối có thể nhìn thấy xếp vào năm căn trong có đối không thể thấy làm Thể. Vì cho nên kinh Thiện Giới nói: “Thọ thân hoàn toàn đủ. Dòng họ, nghĩa là trở lại lấy chủng tộc trong Bất tương ưng làm thể.

Tự tại nghĩa là lại lấy năm uẩn làm Thể.

Lời đáng Tín: Nghĩa là dùng âm thanh làm Thể, nếu theo Thể văn này là Dị thục, vì sao? Vì ở đây nói về tám thứ Dị thục, đã nói rằng, lời đáng tín đầy đủ, cho nên biết được âm thanh là Dị thục.

Lại, kinh Thiện Giới nói: “Ngôn ngữ hay ho, biết là dị thục.”

Hỏi: “Văn trên dưới của Du-già đều nói rằng tiếng chẳng phải Dị thục, làm sao hiểu?”

Giải thích: vì y cứ ở lý tùy chuyển nên nói chẳng phải Dị thục.

Thế lớn, nghĩa là dùng năm căn làm thể.

Tánh người, nghĩa là cũng lấy phần ít thân căn làm tánh.

Lực lớn, nghĩa là đồng với phái Tát-bà-đa (không thấy văn), nghĩa là Tát-bà-đa lấy xúc nhập làm thể, nên Bà-Sa nói: “Bốn Đại như Địa v.v… gọi là Lực. Trong đây, nếu y cứ dựa vào chính thức phân biệt, thì tự tại là y báo, còn bảy thứ còn lại là chánh báo”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Thể của Dị thục này, xét về tín, ngôn ngữ dưới đây với thế lớn đầy đủ, không hẳn đều là quả vô ký, chỉ đối với thời gian quả có tăng thượng, hoặc quả đẳng lưu, gọi là Di thục. Nếu ở Địa tiền, thì chỉ cảm nghiệp hữu lậu. Nếu ở thượng Địa, thì dùng cả vô lậu làm nghiệp thấm nhuần. Lại, nếu quả vô ký của Dị thục chỉ là hữu lậu thì thuộc về trước Địa, cũng ở chung thượng Địa. Nếu quả Đẳng lưu tăng thượng, như thế lớn của Tín, ngôn ngữ, đồng ở trên Địa có cả hữu lậu, vô lậu, vì ở trí Hậu đắc khởi, nên đồng là thể dị thục như thế!”

Văn nói: “Sống lâu, trụ mãi. Luận sư Trắc nói: “Theo các kinh luận, có đủ ba trường hợp: Sống lâu, trụ mãi và bờ mé thọ lượng.

Cõi Diêm-phù Đề, năm mươi tuổi trở lên, gọi là sống lâu; tám mươi tuổi trở lên, gọi cửa trụ; một trăm tuổi trở lên, gọi là bờ mé thọ lượng.

Nay, theo văm này, gồm chung làm hai, vì trụ lâu kia thuộc về Bờ mé.

Lời đáng Tin đầy đủ: Pháp sư Cảnh nói: Hỏi: “Tiếng không nối tiếp nhau làm sao được nhập tám thứ Thể của quả dị thục?”

Giải thích: “Tiếng dù không nối tiếp, nhưng tiếng đó đã nương tựa bốn đại thường liên tục. Vì dựa vào Đại Dị thục thường nối tiếp mà 28 sinh, cho nên tiếng kia là Dị thục sinh. Vì theo nhau, nên cũng gọi là Dị thục.

Đủ phần trượng phu, thành tựu nam căn, gọi là tánh người. Đầy đủ: nghĩa là có chí cương quyết, tiếng nói hùng hồn, trong sáng, gọi là phần trượng phu va thành tựu nam căn, gọi là chung là tánh người đầy đủ.

Thứ hai là nói về tám thứ cảm nhân Dị thục: Đầu tiên, chính nói về tám nhân. Nói về tám nhân, mỗi nhân đại khái do ba duyên mà được tăng trưởng, có thể cảm Dị thục rộng lớn, khiến cho sanh khởi.

Trong phần trước, Pháp sư Khuy Cơ giải thích tám thứ nhân này: “Nếu ở Địa tiền thì chỉ nghiệp thiện hữu lậu. Nếu ở Địa thượng, thì có cả, cả lậu, vô lậu. Nếu cảm quả hữu lậu thì nhân này gọi là hữu lậu. Nếu cảm quả vô lậu, thì nhân này gọi là vô lậu.

Nói “Tuệ thí; ánh sáng, y vật tươi, sạch, gọi là nhân của hình sắc. Nghĩa là: Nói hình sinh, chẳng phải hình của hiển hình. Nếu là hình của hiển hình, thì sẽ có ánh sáng. Nhân của hiển sắc cảm nghĩa quả của hình sắc, cho nên, biết hình chỉ là hình của thân, vì chung cho hiển sắc làm nhân, lại vì đồng một nhóm quả, tức lấy hiển sắc làm nhân cảm hình sắc, đâu có trái, nên hình hoặc là hình của hiển hình.

Nhiếp giữ các thứ công đức ở đương lai, ở trong tự thân cho đến gọi là nhân đầy đủ thế lớn. Do cúng dường Tam bảo, Tôn trưởng v.v… phát thệ nguyện rộng, nguyện đến đời đương lai, sẽ nhiếp giữ các thứ công đức, được gầy dựng nên ở trong thân mình. Do sự cúng dường phát nguyện v.v… này làm nhân, đương lai sẽ cảm thế lớn đầy đủ, là ý ở đây.

Do hai nhân duyên thí cho người khác tánh, nghĩa là người phụ nữ khác ưa thích thân hình mình. Trượng phu đem chuyển căn, mất hoại nam căn. Bồ-tát khuyên người nữ kia hãy nhàm lìa thân gái, nhiếp hộ chuyển căn, khiến cho không chuyển căn. Lại. Vì nói pháp, khiến người nữ và trượng phu kia nhờ Bồ-tát khuyên, nên không ưa thân nữ, sẽ được thân nam.

Chuyển căn, nghĩa là nhân Bồ-tát khuyên, nên được không chuyển căn, gọi là tánh thí cho người khác.

Phần thứ hai trong văn, Cảnh Công giải thích:

  1. Tâm thanh tịnh tức Tín.
  2. Gia hạnh thanh tịnh, nghĩa là nhân tín khởi hạnh.
  3. Ruộng thanh tịnh, nghĩa là do Tín, Hạnh xứng đáng thọ cúng dường, gọi là ruộng thanh tịnh.”

Pháp sư Khuy cơ nói: “Nghĩa là Vô gián thường gửi gắm việc đã làm, khi phát gia hạnh này, thì được tùy theo Địa v.v… gồm thâu quả đã mong cầu của gia hạnh ở trước. Gia hạnh v.v… này, nếu nhân quả đều

kham làm phước, thì gọi ruộng thanh tịnh.” Thứ ba, là nói trong quả Dị thục:

1/ Chính nói về tám quả.

2/ “Bồ-tát an trụ trong quả Dị thục” trở xuống, là nói các Bồ-tát cần phải đủ hai sự, mới lợi ích chúng sinh, gọi là Xí thạnh, là thuận theo.

Trong phần trước, Pháp sư Khuy Cơ v.v… giải thích: “Quả Dị thục, không phải quả đã cảm bởi nghiệp trước, gọi là quả Dị thục, tức Thể của Dị thục là nghiệp đã chiêu cảm, gọi là quả Dị thục, khởi các hành thân, ngữ v.v…, là quả của thể Dị thục, tức Thể của Dị thục là nhân đã phát ra thân, ngữ là quả. Quả này ở Địa tiền, Địa thượng, đều được có cả hữu lậu, vô lậu. Y theo nghĩa nên biết, nếu các hình sắc của Bồ-tát đầy đủ, cho đến hễ nói ra điều gì, đều ở đây và lời đáng tin đầy đủ thứ năm trong tám Dị thục ở trước có gì khác nhau?”

Pháp sư Cảnh giải thích: “Nay, do hình, sắc đầy đủ trong thứ hai, nên phát ra lời nói. Cho nên phát ngôn tác dụng khác của nhà hình sắc đầy đủ”. Pháp sư Cơ nói: “Nếu quả này dựa vào Dị thục kia mà sinh, thì chỉ nương tựa Dị thục kia mà sinh, tức là quả, cần gì phải có sở thuộc? Bởi vì hình sắc đoan chánh, nên mọi người đều tin dùng. Lại, về việc cân xứng v.v… trong niềm tin ở trước không có sai trái, nên việc đã bàn luận, cân xứng đều Tín nhận. Nay, nhờ hình sắc đẹp đẽ, nên pháp đã nói, mọi người đều tin tưởng, thọ lãnh, cho nên không đồng, chứ chẳng phải tức một lời nói mà hai chỗ nói về niềm tin.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Lại, trong giải thích tự tại đầy đủ nói: “Có thể dùng bố thí nhiếp hóa lời nói của các chúng sinh v.v… ”

Hỏi: “Vì sao, của cải lớn, bạn bè lớn, hệ thuộc lớn của Dị thục, đều tự tại đầy đủ mà. Nay, trong quả chỉ nói của cải lớn là quả?”

Đáp: “Vì lẽ ở trước thật sự tác pháp, có bạn bè lớn v.v…, nay, dùng sự bốn nhiếp để phối hợp với thế lớn của đức tin, lời nói đầy đủ, cho nên chỉ bố thí, không có bạn bè lớn v.v…, vì cho nên không trái nhau. Cũng có phát ra lời nói trong quả của thế lớn, đều được tin dùng, chỉ vì nhân riêng, nên nói đều tin dùng.

Tùy theo nhân riêng. Những gì là hai sự trong văn thứ hai? Một là tự có năng lực, nghĩa là đầy đủ tài, pháp, thân, tâm dũng cảm mạnh mẽ, giúp cho. Hữu tình ở yên, nghĩa là khéo biết căn cơ của chúng sinh, an lập không trái ngược.

Bồ-tát kia đối với việc của mình, thuận theo mà làm, tức đem lại lợi ích cho người. Nếu có Bồ-tát tự có năng lực không giỏi ở yên để giáo hóa hữu tình v.v… Pháp sư Cảnh nói: “Dù tự có sức mà không khéo giúp cho chúng sinh, ở yên thì công hạnh lợi mình, lợi người đều không thuận theo.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Y theo quyển trước nói chỉ tự lợi là chướng của Bồ-tát; thuần lợi người là sự nghiệp của Bồ-tát.”

Nay, ở đây cũng thế! Nếu tự có năng lực hay chưa có năng lực hóa độ hữu tình, thì trong sự nghiệp của mình, không gọi là thuận theo, đối với người khác, không gọi là Xí thạnh (thịnh vượng). Nếu tự mình không có khả năng khéo giúp cho hữu tình hóa độ được ở yên, thì vì hay giáo hóa người khác, nên Bồ-tát này thuận theo mà làm. Vì tự mình không có trí tuệ, không có năng lực, nên đối với người, không gọi là Xí thạnh v.v… Do có trí tuệ năng thành thục chúng sinh kia, nên gọi là hết sức rực rỡ hoặc các Bồ-tát tự không có năng lực, cho đến không gọi là có khả năng làm việc lợi ích cho người. Bồ-tát sơ học dù ít có phương tiện an lập hữu tình, cũng thuận với việc của mình, nhưng vì thiếu của, pháp, nên thân, tâm không có sức mạnh. Do nhân duyên này, nên không gọi là sự nghiệp lợi người hưng thạnh.

Đối với đạo Ba thừa, nhanh chóng được thành thục. Nghĩa là phương tiện nhanh chóng của Kiến đạo ba thừa khiến cho thành thục.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, kết hợp nói về nhân quả của phước, trí, trong đó trước.

  1. Y cứ sáu độ, nêu ra thể của phước, trí.
  2. Giải thích về nhân của phước, trí.
  3. Giải thích về quả của phước, trí.

Ba thứ thí, giới, nhẫn trong phần trước, là phước, chứ chẳng phải trí; Bát-Nhã thứ sáu, chỉ là trí chẳng phải phước. Tinh tấn Tĩnh lự vừa là phước, vừa là trí. Kinh, luận chỗ khác cũng nói. Năm độ như tiền của, vì tiền của là phước; Bát-nhã như đường đi, nên là trí. Lại, dùng môn phước để giải nghĩa, thì sáu độ đều là phước, nên Nhiếp Luận nói: “Tất cả là đạo phước, đức lớn, mười độ đều gồm thâu”. Luận nói: “Sáu thứ trước là trí vô phân biệt; bốn thứ sau, là trí Hậu đắc”. Lại, ba thứ trước là phước; ba thứ sau là trí.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như thật, năm thứ trước là phước; thứ sáu là trí, là nay chỗ này vì y cứ Luận Biến Sách, cho nên có cả hai phần. Lại, ba thứ trước là phước, về lý là định; ba thứ sau là tuệ, nghĩa là dùng Tinh tấn, Tĩnh lự, Sách tuệ, nên tùy tuệ gồm thâu. Vì ẩn sách phước, nên không nói phước chung. Về nghĩa Biến sách như văn rất dễ hiểu”. Lại nói: “Dựa vào Tĩnh lự để tu Từ, là phước.”

Không nói Thí v.v…, nghĩa là vì thí cho ở tâm tán, nên không nói.

Như thế, phước Trí đại khái có sáu thứ, mỗi thứ phân biệt, nên biết vô lượng. Pháp sư Cảnh nói: “Nay, y cứ sáu độ, nói lược về phước, trí có sáu thứ. Mỗi phước, trí, nếu phân biệt rộng, nên biết là vô lượng.”

Pháp sư Trắc nói: “Phước ba, trí ba, kết hợp gọi là sáu. Phước ba, nghĩa là ba độ đầu là một; thiền sinh là hai, Tinh tấn sinh là ba.

Trí ba, nghĩa là thứ sáu là một; Thiền, Tấn, mỗi thứ đều một, nên có sáu. Nếu theo giới kinh, thì sáu là sáu độ, nên kinh ấy nói: “Những gì là sáu? Nghĩa là sáu Ba la mật. Nói rộng thì vô lượng, nghĩa là hoặc nói mười hai, cái gọi là sáu độ, mỗi độ đều có cả phước, trí”, nên Giới Kinh nói: “Nhân phước của Bồ-tát có sáu; nhân trí cũng có sáu. Có chỗ nói ba mươi sáu, nghĩa là sáu độ phước, đức có ba, sáu, mười, tám, cũng sáu nhân phước; sáu quả phước. Trí tuệ cũng thế, nên có ba mươi sáu, cho nên Giới Kinh nói: “Nhân phước Bồ-tát cũng nhân, cũng quả. Nhân phước của Bồ-tát vừa là phước, vừa là trí. Nhân trí của Bồ-tát vừa là trí, vừa là phước. Hoặc nói tám muôn bốn ngàn, hoặc nói vượt hơn số cát sông Hằng v.v… nên nói là vô lượng.

Phần thứ hai trong giải thích về nhân của phước, trí. Pháp sư Cảnh nói: “Nhân phước, trí nghĩa là dục tinh tấn, đối với phước trí ở trước chưa được, thì làm sao cho được; đã được, thì làm sao cho trụ; đã trụ, sao cho dài, gồm có ba thứ:

1/ Đối với phước, trí, năng được, năng trụ, tăng trưởng dục. Nghĩa là ba thời gian ưa muốn và với tinh tấn, là nhân đầu, nghĩa là đối với niềm vui chưa được, thì năng được.

2/ Đối với đã được, hay trụ ở dục, lạc.

3/ Đối với đã trụ dục thì khiến tăng trưởng ưa muốn phước, trí.

Hai thứ đối với phước, trí, giỏi hay thuận theo không có duyên chống trái, nghĩa là lìa ba thứ duyên chống trái:

  1. Lìa cảnh giới điên đảo của dục.
  2. Lìa bạn xấu ác nói trái ngược phước, trí.
  3. Lìa phước trí năng được; năng trụ và năng tăng trưởng, siêng tu tập chướng. Lìa ba chướng này, gọi là khéo tùy thuận duyên không có chống trái.

Đối với phước trí, trước đã quán tập, nghĩa là nhân của phước, trí

này. Pháp sư Cơ nói: “Nhân của phước trí này cũng có cả hữu lậu, vô lậu. Địa tiền, Địa thượng chính là nhân của chủ thể sinh ra phước trí.

Trong giải thích về quả của phước trí. Pháp sư Cảnh nói: “Nói quả phước, nghĩa là trôi lăn trong thời gian dài, không có tổn não. Lại, tùy theo nghĩa đã muốn hóa độ người khác, quả trí cũng có hai:

1/ Nương theo thọ phước thuộc về trí là chánh, chứ chẳng phải tà.

2/ Có khả năng khởi tạo vô lượng khéo léo, cho đến rốt ráo vô thượng Bồ-đề.

Tên gọi phước, trí, phải biết bốn thứ phẩm loại khác nhau, lại có vô lượng. Luận sư Trắc nói: “Bốn thứ, nghĩa là như trên đã nói, vô lượng, nghĩa là nói về phần giới hạn của quả, hoặc dựa vào phước, trí, mỗi thứ đều sinh bốn vô lượng, tức có tám quả”, có chỗ nói: “Bốn tâm vô lượng cũng là quả phước trí của Bồ-tát”

Lại, vô lượng đều có ba duyên, ba nhân bốn là mười hai. Lại, Dị thục có tám; nhân quả cũng có tám, ba nhân tám là hai mươi bốn, đều nói là phước sinh, đều là quả phước, đều tùy theo pháp mà luận. Pháp đã thực hành rộng, đều là quả của phước, trí. Nói có vô lượng. Pháp sư Cảnh nói: “Quả của phước, trí kia, là nương tựa phước, trí đã khởi, là quả của phước, trí lìa vật, lợi sinh v.v… Ở đây hoặc nhân, hoặc quả v.v… đều chỉ là việc lành có cả hữu lậu, vô lậu.

Từ đây trở xuống, là nói về hơn, kém của Dị thục kia. Nên biết, trong đây cho đến “từ trí mà khởi”. Pháp sư Cảnh nói: “1- Y cứ Địa tiền, tám thứ thể thuần thục, nhân Dị thục, quả Dị thục trong địa vị hữu lậu, đều từ phước hữu lậu của Địa tiền sinh. Nếu sinh tám thứ thể Dị thục là nhân báo sinh; nếu sinh tám thứ nhân Dị thục, quả Dị thục là nhân tự phần sinh. Phước này là do trí dẫn đường mới khởi, lại từ trí sinh. Ba thứ này tự ở phần đạo của Địa tiền, thuộc về gốc lành. Nếu ở Địa thượng mà khởi ba thứ trong Dị thục là hữu lậu, nhưng, do phước của thí, giới v.v… vô lậu giúp đỡ, làm cho nhân Dị thục, quả Dị thục của Dị thục kia, mỗi niệm càng vượt hơn thêm, gọi là từ phước sinh. Lại, do trí dẫn đường mới khởi. Cho nên, hai thứ cho đến trí là vô thượng v.v… Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hai thứ, nghĩa là phước, trí. Phân biệt Dị thục, vì chẳng phải là nhân chính để chứng Bồ-đề.”

Giải thích: “phước là hơn hết, trí là vô thượng. Nghĩa là vì trôi hơn trong phước, nên gọi là hơn hết; vì so với trí, nên có trí trên, là vô thượng.”

Trong giải thích về hiện pháp, trong pháp sau, trước là hỏi; kế là, giải thích; sau là kết.

Trong phần giải thích có ba: A. Hiện pháp lợi mình:

1/ Chứa của đúng pháp, biết so lường thọ dụng.

2/ Hiện thọ Dị-thục đáng yêu của nghiệp trước.

3/ Vì hiện pháp lạc-trụ của tự thân.

4/ Nhân Phật nói mà được, nói; lại, các Như lai, cho đến gọi là hiện pháp lợi mình. Pháp sư Cảnh nói người phàm phu dùng đạo thế gian chế phục “hoặc” mà được Niết-bàn của phần kia. Bậc Thánh Ba thừa dùng đạo Xuất thế để dứt “hoặc” được Niết-bàn, đều nhờ pháp mà đức Như lai nói mới được, cho nên nói: “Niết-bàn hiện pháp của Như lai”.

Nay, nói về hiện pháp lợi mình. Y cứ ở phàm-phu kia và người Ba thừa, nhân đức Như lai nói, hiện được Niết-bàn, đều là lợi mình. Cũng nói rằng, y cứ ở trí vô phân biệt của đức Như lai, gọi là xuất thế gian và Hậu trí duyên Niết-bàn, gọi là thế gian, trí được “duyên” trí Niết-bàn, như thế gọi là hiện pháp lợi mình. Nếu lấy Hậu-trí “duyên” chúng sinh v.v… tức là hiện pháp lợi người. Vì ở đây chỉ lấy duyên thế-trí Niết-bàn kia.

Pháp sư Khuy Cơ nói ý trong đây nói, Như lai chứng pháp thế gian, xuất thế gian của Niết-bàn, Bồ-tát đều thành thục pháp đó. Vì lấy trí làm đầu, nên gọi là lợi mình. Nếu lấy bi làm hàng đầu, như trước đã nói các công hạnh lợi mình gọi là lợi người”.

Hỏi: “Vì sao ở quyển trước nói lợi mình là chướng, nay, nói lợi mình là hiện pháp của Bồ-tát?”

Đáp: Nay, lợi mình ở đây thật sự gồm lợi người, lấy trí làm đầu; đặt Bi ở đầu, vì có nghĩa riêng, nên nghĩa nói lá lợi mình, chứ chẳng phải trong một pháp chỉ có lợi mình. Nếu chướng ở trước, nghĩa là vì chỉ có lợi mình, không có lợi người trong một pháp, nên không đồng với chướng kia.

“Như các Bồ-tát” trở xuống, là nói về hiện pháp lợi người.

Nói chung về lợi mình, lợi người của pháp sau, cũng có bốn trường hợp:

1/ Bồ-tát sinh ở cõi Dục, được của báu ở đời khác và thân mình.

2/ Sẽ sinh Vô-Sắc Tĩnh-lự.

3/ Chính thức sinh ở Vô-sắc Tĩnh lự mà về sau, sẽ sinh cõi Dục, được thân, của cải.

4/ Đối với hiện pháp, và ưu khổ đều tu-tập nhân lành, đó gọi là Bồ-tát tu tập lợi mình, lợi người của pháp sau. Nếu với Hỷ, Lạc đều cùng tu tập nhân lành, thì tức là cũng gọi là hiện pháp lợi mình”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ý trong đây nói, chết ở cõi Dục, sinh lại cõi Dục; hoặc sinh cõi sắc. Ở cõi sắc, chết rồi, sinh lại cõi Dục, mà được của báu tự thể. Lại, hiện ưu khổ, đều tu nhân lành, ở đời tương lai sẽ được quả lành, nên lợi mình, lợi người của đời khác.

Kế là, có hai trường hợp nói về hiện pháp của các Bồ-tát, lợi mình lợi người của pháp sau:

1/ Đối với hiện pháp, và Hỷ, Lạc đều tu tập nhân lành của thể tài ở đương lai.

2/ Hiện được tĩnh lự Vô Sắc, chẳng phải thối phần định. Nếu được thối lui phần Tĩnh lự, vì ưa bất định sau Vô Sắc, nên nói chẳng phải phần thối.

Nay giải thích: “Vì phần thối thuận với phiền não, nên không gọi là lợi”.

Hỏi: “Tĩnh lự có thể như thế. Vô Sắc đã không có xứ, làm sao đầy đủ của báu ư?”

Ngài Tam-tạng cho rằng chẳng phải chỉ có của báu, mà còn có y phục v.v… (rộng như kinh nói).

Trong giải thích về rốt ráo, không rốt ráo, trước, giải thích sơ lượt; sau là nói lại.

Nhân, quả thanh tịnh của phàm phu thế gian, nghĩa là nhân quả của người, trời. Nếu các phiền não, tất cả dứt hẳn, cho đến gọi là rốt ráo lợi mình, lợi người. Pháp sư Khuy Cơ nói: Như trong thân Vô học, duyên tăng thượng của năng lực tám chi đạo vô lậu, sinh ra pháp thiện hữu lậu, gọi là rốt ráo. Chỉ vì sinh này nên đến quả cùng cực.

Giải thích xong, dưới đây, là kết khuyến tu học:

Nói: “Có tất cả đã học, sẽ học lợi mình, lợi người trong quá khứ, vị lai, cũng chỉ có mười hạnh như thế”. Từ trước đến đây, y cứ mười hạnh hiện tại, Bồ-tát tu. Từ đây, lại so sánh với tất cả Bồ-tát đã học trong quá khứ, tất cả Bồ-tát sẽ học ở vị lai, cũng đều có mười hạnh như thế.

PHẨM CHÂN THẬT NGHĨA

Dựa theo văn nói, như ba tánh: Biến kế sở chấp, pháp nhĩ tự thể không có; hai đế: Y tha, và viên-thành nói là “có”.

Nay, “có” thì nói “có”, “không”, thì nói “không” xứng hợp với chân thật. Cũng có thể chân thật, tức là hai Đế. Vì lý của hai Đế không điên đảo, nên gọi là chân thật. Hoặc Đế lý thắng nghĩa vì không đổi khác, nên gọi là nghĩa chân thật, cảnh này tức là hai Đế lý là nghĩa chân thật của cảnh giới trí.

Trong phẩm này nói rộng vế cảnh trí chân thật của hai Đế, gọi là phẩm chân thật nghĩa.

Vì sao sau phẩm tự lợi tha lợi, nói về phẩm Chân thật nghĩa? Vì phẩm trước nhân chủng tánh nên có thể phát tâm, do phát tâm, nên mới có thể khởi hạnh. Hạnh thành tựu, chuyển chứng lý, nên nói sau phẩm tự tha lợi. Hoặc hạnh, pháp đối nhau để giải thích. Phẩm trước y cứ ở hạnh để nói pháp. Hạnh không khởi riêng, mà phải dựa vào lý, nên sau lợi người, lợi mình, nói về nghĩa chân thật. Theo thứ lớp phẩm của các kinh, phần lớn văn đồng với đây. Như kinh Niết-bàn, đầu tiên nói về từ bi, sáu các việc như sát v.v… là nói về Bốn đế, tánh Như lai v.v… Nói theo lý thì so với các kinh như thế, chẳng phải một. Cho nên, sáu phẩm trước, nói về nghĩa chân thật, nhưng Quyết Trạch nói: Lại nữa, nếu muốn biết rõ nghĩa chân thật thì trước, phải biết lược có năm việc”, lại nói: “Nếu muốn biết rõ nghĩa chân thật thì đối với ba tự tánh còn phải tu năm pháp quán, ba tánh ở đây có thể xem xét.

Trong văn đầu tiên nói:

1/ Dựa vào như tánh sẳn có.

2/ Dựa vào tánh cùng tận đã có.

Dựa vào tánh như sẳn có: chỗ văn không đồng, như trước đã giải thích.

Trong đây phân biệt về thể có bảy môn:

1. Dựa vào hai Đế phát ra Thể, tất cả như tánh lấy Thắng nghĩa làm tánh, tánh tận sở hữu lấy tục đế làm Thể.

2.Y cứ bốn chân thật nêu ra Thể, tất cả như tánh về sau, lấy hai chân thật làm Thể. Tánh tận sở hữu về trước lấy hai chân thật làm Thể.

3. Lấy ba tánh làm Thể. Tất cả như tánh lấy Viên thành thật làm Thể. Tánh tận sở hữu sau, lấy tánh y tha khởi làm thể. Biến kế sở chấp không có tự thể, chẳng thuộc về hai.

4. Dựa vào năm pháp để phân biệt: Tánh trước lấy chân như làm Thể; tánh sau, lấy bốn pháp làm thể.

5. Y cứ ở tự tánh sai khác để nói, hoặc lý, hoặc sự, tất cả các pháp đều có tự tánh, gọi là tánh như sở hữu, tất cả lý sự đều có các thứ môn nghĩa sai khác, gọi là tánh tận sở hữu.

6. Y cứ cảnh của hai trí để phân biệt. Như tánh sở hữu, tức trí vô phân biệt, trí “duyên” lý, như các đạo lý xứng với thật tánh mà quán. Tánh tận sở hữu, tức trí hậu đắc “duyên” trí sự như cảnh, tánh tận cảnh giới mà có thể quán. Ở đây dùng trí lý sự khác nhau để giải thích, phân biệt.

7. Y cứ ở hậu trí thế gian, xuất thế gian để phân biệt, nghĩa là quán bốn đế; mười sáu đế; ba không môn v.v… Trí quán gọi là tánh như sở hữu.

Quán tâm dù trí Hậu đắc vẫn sau xuất thế, được duyên tướng kiến đạo có tánh chân như, nên gọi là tánh như sở hữu. Nếu trí Hậu đắc “duyên” môn sự sai khác có thường, vô thường, hữu lậu, vô lậu v.v… không tác động trí thế gian chân như giải của đạo lý tướng, kiến, gọi là tánh tận sỡ hữu.

Y theo đây, tức trí Hậu đắc được chia làm hai trí, đó là thế gian và trí Hậu đắc sau khi xuất thế chứng được.

Luận sư Trắc nói: “Vì sao nói hai trí này?

Giải thích: “Vì bỏ đi hai thứ ngu, nghĩa là ngu nghĩa chân thật và ngu thế tục. Lại, vì biểu thị rõ hai trí: Hai trí Thắng nghĩa, thế tục, hoặc có thể muốn làm sáng tỏ hai môn lợi mình, lợi người.

Y cứ môn Hai Đế để giải thích văn, nghĩa là tánh chân thật của các pháp, tức là hai “không” đã thể hiện rõ chân như. Chân như tức là bản tánh của các pháp, nên nói rằng: “Như tánh sở hữu”, là tánh chân thật của các pháp.

Trong bốn chân thật nói ở sau, được chia làm hai. Hai chướng sau, Tịnh trí đã thực hành chân thật.

Nói tất cả tánh các pháp của tánh tận sở hữu, tức là pháp của sự thế đế nhân duyên sanh, trong bốn thứ sau, được chia thành hai thứ trước, tức đạo lý thế gian cực thành chân thật.

Y cứ ở phần thứ hai, nói rộng về tướng văn của bốn thứ chân thật, gồm có ba:

1/ Nêu bốn danh.

2/ Nói rộng về bốn tướng.

3/ Cuối phâm kết bốn chân thật, thành ba phẩm kia. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu bốn chân thật này nêu ra thể tánh thì hai chân thật trước, tức sử dụng tâm, cảnh của thế gian làm tự thể của mình; hai chân thật sau, tức dùng lý, trí xuất thế làm Thể, cho nên, Luận Quyết Trạch quyển bảy mươi ba dưới đây sẽ nói: “Hai chân thật trước dùng tướng, danh của năm pháp, để phân biệt làm thể. Hai chân thật sau, dùng chánh trí như như làm thể. Lại hai thứ trước của bốn thứ này từ nghĩa mà được tên. Hai chân thật sau, nhờ trí năng chứng mà được tên.”

Luận sư Trắc nói: “Hai thứ trước từ trí “năng duyên” mà đặt tên; hai thứ sau, lấy cảnh trí để đặt tên”.

Pháp sư Khuy Cơ nói:

1/ Đầu tiên nói thế gian, thế tục đều thừa nhận chung là “có”. Theo lý thế tục, pháp này “có”. Vì trừ pháp bị chấp, nên gọi là chân thật cực thành của thế gian, do thừa nhận chung, nên gọi là chân thật, tức chỉ có pháp hữu vi, hữu lậu. Nếu pháp vô vi, vô lậu thì là đạo lý đã thành xuất thế gian.

2/ Người có trí, cho đến tùy theo quán sát hành giả nương tựa vào nghĩa đã thành của đạo lý chí giáo lượng v.v… hiện, tỷ, thì có cả pháp hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi.

3/ Dựa vào văn luận, có cả trí gia hạnh v.v… của Nhị thừa; ba thừa đã được ba trí, cảnh của ba trí là Niết-bàn vô vi, pháp Bốn đế v.v…, chướng phiền não sở hành của tịnh trí là Thể chân thật. Chỉ trí gia hạnh trong hữu lậu. Hai trí vô lậu và Niết-bàn vô vi là Thể chân thật.

4/ Tức trí Hậu đắc vô phân biệt, hai trí dứt chướng sở tri mà được nhờ dứt mà được chân như vô vi, là Thể của chân thật này, tức nói về vô lậu, vô vi. Lại, hai chân thật sau, chỉ lấy việc nhờ hai chướng đoạn mà được vô vi, không lấy trí, nghĩa là tức chỉ vô vi chứ chẳng thật có cả hữu vi.

Theo phần nói rộng, văn chia làm hai:

  1. Chính giải thích về bốn thứ chân thật.
  2. Theo nghĩa, mà phân biệt.

Trong phần trước, giải thích bốn, tức là bốn đoạn: Đầu tiên nói về chân thật cực thành của thế gian. Xưa gọi là chân thật mà thế gian đã biết, nghĩa là tất cả thế gian đối với việc kia, thuận theo Giả lập tập quán của thế tục, ngộ nhập tuệ giác đã thấy tánh v.v… đồng.”

Pháp sư Cảnh nói: “Chư Phật, Bồ-tát đối với việc thế tục, trừ trí căn bản, nhân duyên khởi, diệt, chẳng phải là cảnh giới của các phàm phu, Nhị thừa. Nay, chỉ thuận theo tánh có của thế gian, Giả lập việc quán tập của thế tục, mà đồng nhận thấy chung, nên nói rằng, thế gian cực thành chân thật.”

Hỏi: “Nếu Chư Phật, Bồ-tát đồng với tưởng thế gian tự phân biệt đối tượng thành lập chung, ngộ nhập tuệ giác, đã thấy tánh đồng, gọi là thế gian cực thành chân thật. Nếu tất cả thế gian “duyên” bốn đại và năm trần, nếu “duyên” bình, y, khổ, vui thọ v.v… thì đều chấp thật. Chư Phật, Bồ-tát “duyên” bốn đại v.v… nếu đồng chấp thật thì thành điên đảo, chẳng phải chân thật. Nếu thế gian chấp thật, chu Phật, Bồ-tát không chấp thật: sở lập đã khác, thì chẳng phải cực thành, thì sao lại gọi là nghĩa chân thật cục thành của thế gian ư?”

Giải thích: “Không y cứ chấp đồng, gọi là cực thành, y cứ đối tượng chấp, “duyên” cảnh giả gọi là danh, tự, vì không trái với cái có kia, nên nói là cực thành. Như người thế gian nói tánh cứng của đất, cho đến nói tánh lay động của gió, ta cũng đồng nói. Như nói sắc v.v… có thể thấy, nghe, ta cũng đồng nói. Như nói áo, cơm, xe cộ; cho đến ruộng, vườn, trang trại rộng; là khổ vui v.v… tiếp nhận cái mà đời đã thọ dụng, ta cũng nói thế.

Các việc như thế, không trái với cái “có” mà chúng sinh đồng nói, gọi là cực thành, mà Phật. Bồ-tát đã biết rõ, mới nói pháp tánh huyễn hóa, chứ chẳng phải quyết định “có”. Cho nên kinh nói: “Nói rằng thế gian có, ta cũng nói “có”; thế gian nói “không”, ta cũng nói là “không”. Vì trái với chúng sinh, nên tranh cãi với ta. Cho nên hai chân thật trước trong bốn chân thật, đối với biên cảnh sở tri của Phật, Bồ-tát, tức thuộc về ba pháp phân biệt danh tướng trong năm pháp.

Nếu lấy chấp ngang của thế gian thì đã dựa vào bản chất, và tướng của ảnh tượng, cũng thuộc về ba pháp.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ý này nói rằng, tất cả người thế gian tùy chúng sinh trong mọi việc mà khởi ngôn thuyết, ý giải thích việc đã chứng, mọi người đều thừa nhận chung thành, là vì thể chân thật này, nghĩa là đất, chỉ là đất v.v…. Đây chỉ là đây, cho đến quấy thì chẳng là phải. Nghĩa là đất này chỉ là đất; nước chỉ là nước, không là lửa gió v.v….

Khởi Kiến giải quyết định, vì thế gian thừa nhận chung, nên từ vô thỉ truyền đến nay, chứ chẳng phải đến bây giờ bỗng nhiên lo nghĩ. Những thứ này là thể chân thật.

Trong sự chân thật thứ hai, Luận sư Cảnh nói: “Nói là các người trí có nghĩa đạo lý, các người thông minh v.v…, đây là nêu người có thể lập đạo lý cực thành, phải là người có trí, mới có khả năng tùy theo sự ưa thích dựa vào ba lượng để thành lập đạo lý, người lập luận và người vấn nạn.

Người trụ địa Tầm, Từ, đây là phân biệt với tĩnh lự thư hai trở lên, các trời không thể lập lý để phá địch, vì lìa Tầm, từ. Tầm, Từ là giả, hoặc Tư hoặc tuệ làm thể. Nếu y cứ ở dụng giả, thì chỉ ở địa dưới. Nếu y cứ ở Tư tuệ, thì sẽ ở chung cả chín địa.

Ở vị phàm phu, nghĩa là phàm phu cậy vào ngã, muốn nói cho đúng v.v… nên lập lý để dẹp bỏ địch, bậc Thánh ngộ tâm lý ưa vắng lặng, không thích việc này.

Nói: “Nương tựa hiện lượng, tỷ lượng cho đến việc sở tri v.v…”, nghĩa là muốn lập đạo ly thì phải dựa theo ba lượng, khéo tư duy lựa chọn, mới thành lập được. Pháp sư Thái nói: “Nói là những người trí có nghĩa đạo lý, nghĩa là có các người trí đã lập chung nghĩa có đạo lý, như âm thanh có nghĩa của đạo lý vô thường.

Các người thông minh, nghĩa là đạt lý. Các tuệ thông tỏ, nghĩa là biết sự người hay Tầm, từ, trước đạt lý biết sự đều có cả Tầm, Từ, nghĩa là trước Tầm, sau Từ.

Trụ địa Tầm, Từ, nghĩa là phân biệt khác với định chỉ, địa vị Tầm, từ, vì định căn bản trở lên, không có Tầm, từ.

Đủ tự biện tài, nghĩa là chỉ tin theo lời người khác nói để thành lập đạo lý Tự không có biện tài, hay kiến lập nghĩa, cũng chẳng phải cực thành.

Ở vị phàm phu, nghĩa là phân biệt về sau, phiền não đã khởi chướng, trí tránh đã vận hành chân thật.

Tùy quán sát hành giả, nghĩa là tự có phàm phu không thể tư duy, so lường, quán sát cũng không thể thành lập đạo lý.

Nương theo hiện, tỷ v.v…, nghĩa là dù chủ thể quán sát, cũng không thể nương tựa, phải nương tựa ba lượng cực thành, lựa chọn đạo lý được thành.

Trí quyết định đã vận hành sự sở tri v.v…, nghĩa là dù dựa vào ba lượng, nếu người chưa quyết định, cũng không thể nương tựa, cho nên nói trí quyết định đã vận hành, sự sở tri của lý này do ba lượng, nói là thành lập đạo lý. Tự mình đã kiến lập, vì người khác nói, nên gọi là “đã lập bày”, là gọi là đạo lý đã thành chân thật.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói người hay Tầm, Từ, nghĩa là người hay xem xét, người trụ địa Tầm, Từ” trở xuống, là như ở cõi Dục, có người một lúc không khởi Tầm, từ. Nếu có người khởi Tầm, Từ này, thì gọi là người hay Tầm, Từ, nếu dùng cõi Dục đối với cõi sắc thì gọi là người trụ Tầm, Từ.”

Lại nói: “Người hay Tầm, từ v.v…, là nói về người chính khi khởi Tầm, Từ. Trụ địa Tầm, Từ, là nói người thành tữu Tầm, từ.

Ở vị phàm phu, nghĩa là vì bậc Thánh trụ vô lậu, nên không ưa tán loạn, phần nhiều luận nghĩa v.v…. Phàm phu vì có tán loạn, nên đa số ưa luận nghĩa, do đó chỉ y cứ ở người trụ phàm phu. Lại, dù bậc Thánh có kiến đế, có phần ít lượng v.v… của Thánh ngôn tỷ, hiện, mà có người vẩn chứng đắc. Phàm phu hoàn toàn chưa chứng đắc, phần nhiều vì sinh tỷ trí, nên trong đạo lý cực thành, nói về đạo lý tỷ lượng của phàm phu cực thành đối với pháp.

Trong chân thật thứ ba, Pháp sư Cảnh nói: “Nói là tất cả Thanh văn, Độc Giác”, nghĩa là nói về người chứng chân thật. Nếu người vô lậu thì chân hiện quán vô lậu. Nếu là người trí thì dẫn phát vô lậu, nghĩa là trước hiện quán, gần với đạo phương tiện, có đạo tướng kiến (tướng kiến đạo). Nếu người sau vô lậu, được trí thế gian, thì sau hiện quán được, cũng gọi là Tướng, Kiến đạo.

Nói cảnh giới sở hành là sở hành chân thật: Nghĩa là tướng Kiến đạo trước, sau vận hành cảnh bốn đế. Nếu vô tướng kién đạo, thì thực hành “nhân không”, làm rạng rỡ chân như, tức lý như bình đẳng của Bốn đế.

Do duyên Bốn đế này làm cảnh, đến trụ không có chướng ngại, nghĩa là người Nhị thừa do chướng phiền não đã hết, lại không thọ sinh, nên trụ không có chướng ngại, tức là Nhiếp Luân nói: “người Nhị thừa vì chỉ dứt trừ chướng phiền não, nên được thân giải thoát, vì chưa dứt trừ chướng trí, nên không thể được pháp thân Như lai. Pháp thân tức là “pháp không” đã hiển bày chân như.

Dưới đây lại giải thích rằng: “Tức đối với nghĩa của bốn Bốn đế như thế, rất khéo tư duy, lựa chọn, nghĩa là quán tứ Thánh Đế trong Trí gia hạnh, gọi là đạo Tướng kiến.

Nói chứng nhập hiện quán, nghĩa là kiến đạo vô tướng, nhập hiện quán xong, trí như thật sinh, nghĩa là trí vô phân biệt sinh, cũng có thể nhập hiện quán xong, Trí như thật sinh, nghĩa là Hậu trí xuất quán, tướng kiến đạo sinh. Tỳ-đàm chỉ nói về tướng kiến đạo luận Thành Thật chỉ nói Kiến đạo Vô tướng.

Đại thừa nói đủ cả hai thứ, lại vô tướng, kiến đạo trong Đại thừa, tức thể hiện hai “không” mà làm rạng rỡ chân như, không đồng với Thành Thật chỉ biểu hiện ở “không”, nên luận ấy nói: “Có ba tâm kia, là tâm giả danh, tâm thật pháp tâm “không”. “Tâm” không là rốt ráo.

Nói hiện quán đế này, Thanh văn, Độc giác có thể quán, chỉ có các uẩn là có thể được, là tướng kiến đạo, ngoài các uẩn, thì “ngã” không thật có, nghĩa là kiến đạo vô tướng này cũng có thể cả hai thứ này đều là tướng kiến đạo, do quán riêng khổ đế là vô ngã.

Nói: “Thường tập các hành duyên sinh, sinh, diệt tương ưng với tuệ, nghĩa là quán tập đế này tu tập uẩn khác Bổ-đặc-già-là, vì chấp không có tánh. Đây là y cứ ở hai đế diệt, Đạo để quán, do Đại thừa nói diệt đạo đế trở xuống, làđều có Tát-ca-gia kiến (thân kiến). Ngoài mười sáu hạnh, lấy riêng hạnh vô ngã hữu lậu để quán diệt, đạo, cho là vô ngã. Không như thế, thì lại y cứ ở tập Đế, khổ Đế, nhằm triệt tiêu hai trường hợp này, phát sinh hiện quán Thánh đế như thế, đó là tương kiến đạo.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nói trí vô lậu năng dẫn phát, chẳng phải là trí gia hạnh hữu lậu, thế nào là trí tịnh phiền não chướng này đã hiện hành chân thật, mà không “duyên” Niết-bàn vô vi ư?”

Nghĩa là: “Luận nói: “không chính đáng là Trí “duyên” Niết-bàn, vì trí vô lậu năng dẫn phát này “duyên” Niết-bàn, cũng nói là gia hạnh này gồm thâu trong đây”. Văn luận nói: “Thường tập uẩn Dị thục, Bổđặc-già-la vì chấp không có tánh, tức thường tập lìa uẩn không có ngã kiến”.

Luận sư Trắc nói: “Nếu trí vô lậu là trí vô học kiến, tu. Nếu trí vô lậu hay dẫn phát là trí bảy phương tiện. Nếu trí Hậu đắc vô lậu, thì do quán vô lậu mà dẫn phát trí Hậu đắc, nghĩa là kiến đạo của ba tâm; như kiến đạo v.v… của mười sáu tâm. Nếu theo Đối Pháp thì có ba lớp kiến đạo:

  1. Kiến đạo vô tướng.
  2. Kiến đạo ba tâm.
  3. Mười sáu Kiến đạo.

Y cứ Kiến đạo vô tướng trong đây, nếu theo Nhị thừa, thì đây là quán “nhân không” chân như. Nếu y cứ Bồ-tát thì song quán hai không chân như nhân và pháp. Về thuyết kiến đạo của ba tâm nói không đồng.

1/ “Y cứ ở nghĩa quán vô tướng, tất nhiên, phải đủ chân kiến; mười sáu tâm sau là tướng Kiến đạo.” Nếu theo thuyết này, thì trong ba, Kiến đạo của Nhị thừa chỉ có hai tâm, không có trí giả duyên của pháp thứ hai. Một tâm trước là đạo vô gián; một tâm sau là đạo Giải Thoát.

Bồ-tát có đủ ba tâm:

Một tâm đầu là đạo vô ngại của Nhân không.

Tâm thứ hai là đạo Vô ngại của Pháp không.

Tâm thứ ba, là đạo Giải thoát của hai “không”: Nhân và Pháp.

1/ “Hai chấp nhân, pháp do kiến đạo đoạn, đều có, hai phẩm: Thô, tế. Một tâm đầu, dứt trừ phẩm thô của “chấp nhân”; một tâm thứ hai, dứt trừ phẩm thô của “pháp chấp”, một tâm thứ ba, đoạn phẩm tế của hai chấp Nhân và pháp.”

2/ “Là trí hậu đắc, y cứ thuyết của nghĩa giữa nói:

  1. “Ba tâm là kiến đạo của Bồ-tát; mười sáu tâm là kiến đạo của Nhị thừa”.
  2. Rằng: “Nhị thừa, Bồ-tát đều có ba tâm và mười sáu tâm.

Dù có hai giải thích, nhưng thuyết sau là hơn. Vì sao biết? Vì Dugià nói: “Do ba tâm này sinh mười sáu tâm”. Cho nên biết được một người có đủ ba tâm và mười sáu tâm quán.

Y cứ theo mười sáu tâm, hai chỗ pháp trí, loại trí không đồng: Nếu theo luận Đối Pháp, thì quán lý chân như Bốn đế của ba cõi, gọi là Pháp trí, tức quán trí ở trước gọi là loại.” Nếu dựa theo Du-già thì:

1/ “Đồng với Tát-bà-đa v.v…, “duyên” Bốn đế cõi Dục, gọi là pháp nhẫn; pháp trí. “Duyên” Bốn đế cõi trên, gọi là loại nhẫn; loại trí.”

2/ Có chỗ nói: “Có thể đồng với Đối pháp. Xét rằng: “Vì sao hai luận không đồng nhau?”

Ngài Tam Tạng giải thích: “Người vào đạo có hai hạng:

1. Hoặc có người dựa vào Đối Pháp mà nói mười sáu tâm nhập kiến đạo.

2. Hoặc có người nương theo mười sáu tâm của Du-già nhập kiến đạo, nương vào sự thật để luận, thì có đủ hai thứ. Luận Du-già và Đối Pháp, mỗi luận đều y cứ một bên, cho nên không trái nhau”.

Lại giải thích: Y cứ chung các Tâm, Tâm sở, nhằm phân tích kiến, tướng, có, không gồm có bảy giải thích:

1/ Tất cả tâm, tâm sở đều có tướng, kiến”.

2/ đều không có, như An-Tuệ v.v… ”

3/ Trí vô phân biệt, cả hai phần đều không. Tâm và Tâm-sở còn lại đều có.

4/ Hai Trí đều cùng không có Kiến, Tướng, Trí còn lại đều đủ cả hai. Hậu-trí kia, như nói có nghĩa. Đều không, vì lìa hai thủ.

5/ Trí vô phân biệt thì Kiến có, Tướng không. Hậu-trí, thì cả hai phần đều có, tức là chánh-tông của ngài Hộ-Pháp; và là chánh nghĩa của luận Phật-Địa quyển ba.

6/ Hai phần của Chánh thể đều không; Hậu đắc có kiến, không có tướng.

7/ Chính hai trí sau đều có kiến, không có tướng, trí còn lại đều có đủ. Nhưng, chánh-nghĩa của Bồ-tát Hộ-Pháp, chỉ có trí Vô phân biệt, Kiến có, Tướng không; Tâm, Tâm-sở còn lại, cả hai phần đều có. Chính vì thế, nên Du-già quyển bảy mươi ba chép: “Nói là vô tướng, vì tướng lấy, không lấy, mà quán “sở duyên” nói rằng, kèm theo tướng kia khởi, gọi là “Sở duyên” nói rằng, tướng kèm theo là nói có hai nghĩa:

1/ Vì kèm tướng của ảnh-tượng, nên gọi là kèm theo tướng.

2/ “Vì cắp kèm tướng của thể, nên gọi là kèm theo tướng. Trí Vô phân biệt dù không có kèm theo tướng-phần của ảnh-tượng, nhưng tức cắp kèm chân-như khởi. Vì sao? Vì kiến-phần “năng duyên” (chủ thể duyên) không lìa chân-như, vì là nội chứng”.

Y cứ có một tam là kiến-đạo, và nói ba tâm là trong Chân kiếntạo.

Ngài Tam-tạng nói chung hai mươi lăm tâm để giải thích, nghĩa là dứt ngay có mười một tâm; dứt dần, có mười bốn tâm.

Dù có các thuyết, nhưng Tông đúng của Bồ-tát Hộ-Pháp thì dứt ngay có một phẩm. Sư thứ hai nói: “Chẳng thật có hai tâm-sở, vì sự của chánh-tông lúc rốt ráo, vì tướng chung v.v…, nên nói chung là một tâm, vì hai tâm chẳng phải một, gọi là nhiều sát-na. Hoặc có thể ba tâm, vì thêm đạo thắng-tấn, nên không trái nhau”.

Nay, giải thích: Dùng hai mươi lăm tâm để giải thích, cũng chưa hết lý. Trong dứt một phẩm, kết hợp với thuyết của ba Luận sư nói có dứt dần, y theo thuyết trước, nên suy nghĩ.

Gồm có hai mươi tám giải thích như thế, tuy nhiên, Tông của Bồtát Hộ-Pháp có ba Tâm kiến đạo là trí Hậu đắc, chứ chẳng phải chính dứt chướng.

Luận nói: Năng quán của Thinh-Văn, Độc-giác chỉ có các uẩn là có, nghĩa là Thinh-Văn, Độc-giác thấy “được Nhân không chân-như” trong các uẩn”.

Bồ-tát Vô-Tánh có hai giải thích khác nhau:

1/ “Nhị thừa chỉ quán sáu thức, không quán Lại-da. Cho nên, các uẩn không gồm thâu Lại-da.

2/ Nói Nhị-thừa không quán Lại-da, mà y cứ ở tướng riêng để “duyên”. Nếu y cứ vào tướng chung như Vô-thường v.v… mà quán thì được “duyên” Lại-da. Nếu theo cách giải thích sau, thì sẽ gồm chung Lại-da.

Trong chân-thật thứ tư, Pháp sư Cảnh nói: Nói là đối với sở tri, vì trí năng ngại, nên gọi là chướng Sở-tri”. Đây là giải thích về danh của chướng Sở-tri. Nghĩa là không có biết trong sự và với Pháp-chấp hiện hành và hạt giống đều có thế lực, hay khiến thân, tâm không được yên ổn, hay gây trở ngại cho Trí không thấu triệt sở tri, gọi là chướng Sởtri.

Nói từ “chướng Sở-tri, cho đến sở hành chân thật, nghĩa là dứt chướng Sở-tri, được hai trí kia. Cảnh-giới hai Trí, gọi là chướng Sở-tri mà tịnh-trí đã vận hành chân-thật”.

Hỏi: Thể của pháp-chấp có khác gì với không có Trí trong sự hay chăng?”

Có hai giải thích:

1/ Giải thích do thể của Pháp-chấp, nên không thể ở việc trước tức gọi là không biết đối với sự.

2/ Giải thích Pháp-chấp tự nó là Dị-thục sinh, làm rõ thể dụng của Pháp-chấp. Không biết đối với việc là y cứ rộng ở tâm khác, như không hiểu rõ oai nghi, công xảo. Hoặc lại không biết đại địa dày, mỏng, lượngnúi cao, thấp, biển cả sâu, cạn, đều là sự không biết, chưa hẳn chấp cứng có pháp chấp kia”.

Lại, nếu pháp-chấp đối với Nhị-thừa là tánh Vô-ký, như lúc phiền não tham, sân v.v… khởi, tham, tự tham-ái, tức có ái pháp không hiểu rõ pháp trước như Sân v.v… cũng thế. Dù đồng thời khởi, nhưng có tánh bất thiện, vô ký khác nhau”.

“Nếu vậy, thì khi tâm thiện khởi, kèm theo Pháp chấp. Tâm thiện tự thực hành thí, giới, với thể tánh là thiện. Pháp-chấp, chấp có ba việc tự nó là vô ký thì nào có trở ngại gì?”

Giải thích: “Như khi chấp nhân, chấp ngã, thì sẽ tương ứng với vô-minh. Nếu có tâm thiện, có Pháp-chấp, thì chấp ngã, pháp kia sẽ tương ưng với vô minh. Nếu tương ưng với vô minh, thì không được là thiện”.

Hỏi: Như lúc khởi tham, thì kèm theo không biết gì. Tham tương ưng với vô-minh, tự nó sinh bất thiện; không có biết tương ưng với vôminh, tự nó là vô-ký. Phát tâm thiện, thực hành thí cho, tức kèm theo Pháp-chấp, Pháp-chấp và vô-minh, đều tự là Vô-ký?”

Đáp: Không thừa nhận tham kèm theo không biết gì, tức có hai thứ: Vô-minh và tham, không biết gì, mỗi thứ đều tự nó tương ưng. Nếu tâm thiện thực hành thí có Pháp-chấp, thì lẽ ra cũng có hai: Vô minh và Tâm thiện, pháp chấp đều tự tương ưng. Nếu cho Tâm thiện tương ưng với vô minh, thì lẽ ra cũng không thừa nhận Tâm thiện tương ưng với pháp chấp”.

Hỏi: “Nếu tâm thiện không có pháp chấp thì làm sao thực hành thí cho, thấy có cho, nhận và chấp mắc ba luân với tài vật ư?”

Giải thích: “Thực hành thí cho, tự là tâm thiện chấp mắc ba việc lại có riêng Dị-thục sinh chấp có ba sự.

Do nhanh chóng, nên nói là ở một tâm, đây là thế nào? Cho đến cảnh giới đã vận hành, nghĩa là ở đây phát ra thể của cảnh Sở-tri. Chư Phật Bồ-tát vì quán pháp vô ngã làm phương-tiện, nên được trí Vô phân biệt ; trí Hậu đắc, lìa chướng sở tri, gọi là thiện-tịnh. Đối với tất cả pháp, lìa tự tánh ngôn thuyết, tức là Y-tha và Viên thành thật. Tánh của hai tánh này lìa danh ngôn.

Giả nói tự-tánh, tức là Biến Kế sở chấp, tùy theo giả thuyết kia, tính toán chấp có, giả gọi là Tánh. Nếu trí vô phân biệt lúc chứng chân như, hoặc lìa tánh ngôn thuyết, hoặc giả nói là tánh, đồng một cảnh chân như tâm.

Nói lập lại bình đẳng, tức là cảnh giới do trí vô phân biệt vận hành.

Nói: “Cảnh giới như thế, cho đến bờ mé của sở tri”, nghĩa là lý chân như này đối với khổ, không v.v… là tối đệ nhất, vì không có gì trên, nên gọi là vô thượng. Nếu thấy lý này chứng rốt ráo, thì gọi là bờ mé sở tri. Ngoài đây ra, tất cả người trí chính đáng siêng tư duy lựa chọn, lại không có bỏ chỗ, đều thối lui trở lại, không thể vượt qua.”

Luận sư Thái Trắc đồng thuật lại: “Đối với tất cả pháp, cho đến bình đẳng, bình đẳng.

Phương tây có hai giải thích:

1/ Giải thích rằng: “Tánh chân thật lìa tự tánh ngôn thuyết; phân biệt pháp được lấy của tánh tình, là ngôn thuyết đã nói là tánh chân thật của tự tánh; đã lìa.

Giả nói là tự tánh, nghĩa là tánh y tha là giả nói pháp tự tánh.

Bình đẳng, bình đẳng. Nghĩa là Bồ-tát chứng năng thủ không. Lúc chứng hai tánh đều không có chủ thể lấy (năng thủ) đối tượng lấy (sở thủ), cho nên, nói là bình đẳng, bình đẳng.

2/ Thích Luận của Nan-Đà chép: “Y tha chân thật, đều lìa tánh phân biệt, nên đều là tự tánh ly ngôn.

Đối với tánh phân biệt giả nói, mà nói có “năng thủ”, “sở thủ trong tự tánh. Khi Bồ-tát nhập pháp vô ngã, “năng thủ”, “sở thủ” trong tự tánh đều phân phát đi hết, nên nói là bình đẳng, bình đẳng. Cảnh giới đã hiện hành của trí vô phân biệt tức là y tha chân thật, đều là chân như.

Tánh Y tha trong bảy chân như cũng gọi là chân như.

Pháp sư Bị nói: “Tức vì y cứ ở thắng nghĩa đế chân như, nên lìa tự tánh ngôn thuyết. Vì thế tục đế, nên giả nói tự tánh. Hải cảnh này bình đẳng không có sai khác, tức là hai thứ cảnh giới đã hiện hành của trí vô phân biệt.” Ngài Tam Tạng cũng đồng với giải thích này.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, tùy theo nghĩa,mà phân biệt, trong đó có năm.

  1. Nói về lý thể chân thật đã chứng là không hai.
  2. Nói về tu thắng giải “không” thành phương tiện lớn.
  3. Nói nhập pháp vô ngã trí, hành tướng hai trí của pháp ly ngôn.
  4. Nói về chế ngự không có hý luận, về lý, có thể tu chính hạnh.
  5. Nói rộng về tự tánh ly ngôn.

Đầu tiên nói rằng: “Lại an lập tướng nghĩa chân thật này, phải biết tức là, không hai mà làm rõ đã nói hai, cho đến “gọi là chẳng thật có v.v… Luận sư Cảnh nói: “Đầu tiên nếu chung bốn thứ chân thật, tức là y tha; viên thành không có hai đối tượng được hiển bày cũng giải thích không hai.

Nói “có” trong đây, tức là cái mà thế gian chấp trong thời gian dài. Đây là chấp Biến kế sở chấp, cho là “có”, là chê bai tăng ích.

Nói “Chẳng thật có”, cho đến “Đều là không”, nghĩa là do Biến kế sở chấp các sắc không có sự, không có tướng, cho đến Niết-bàn, nương tựa vào pháp thật có y tha, viên thành thật kia, mà khởi biến kế chấp.

Nói hai tánh sở y, tất cả đều không là sự chê bai tổn giảm.

Nói: “Giả lập ngôn thuyết, dựa vào y tha, viên thành thật kia mà chuyển biến, nên đều không thật có gọi là “phi hữu”, nghĩa là giả lập ngôn thuyết, phải dựa vào pháp thật, mới bắt đầu khởi, mà chê bai chỗ nương tựa đều là không gọi là “phi hữu”, tức chê bai tổn giảm. Trước đã nói là có, nay nói “Chẳng thật có”. Hai thứ “có” và “chẳng thật có” đều xa lìa; nghĩa là nói về bốn nghĩa chân thật trong phẩm này. Về cái “có” đã nói ở trước và “chẳng thật có”, cả hai đều xa lìa.

Nói: “Sự của tánh chân thật thuộc về pháp tướng, gọi là không hai”, là nêu ra thể của pháp chân thật không hai.

Thuộc về pháp tướng, nghĩa là nêu ra y tha kia là pháp không hai.

Sự của tánh chân thật phát ra Viên thành kia là pháp không hai.

Do không hai, nên gọi là Trung đạo, xa lìa hai bên, cũng gọi là vô thượng, nghĩa là do nghĩa không có hai thứ, nên tức là xa lìa hai bên tăng, giảm, được gọi là Trung đạo, cũng gọi là Vô thượng.

Nói: “Trí của các Bồ-tát đối với đạo chân thật này đã được sáng tỏ, nghĩa là trí của các Bồ-tát vẫn còn kèm theo chướng. Đối với chân thật này, học dần, tu chứng.”

Pháp sư Thái nói: “Ý của Tông chỉ trong đây nói về chân thật của y tha, đều là tướng của nghĩa chân thật, là cái do không hai hiển bày.

Nói là hai: đều là hai đã tập trung tánh phân biệt. Như Tỳ-đàm gọi hữu vi, vô vi là “có”. Như Luận Thành Thật hoặc lập tánh “không”, vô ngã, ngả sở, gọi là “không”. Hai pháp “có” “không” nầy đều là tánh phân biệt này. “Có” và “chẳng thật có” trong tánh phân biệt này, khi Bồ-tát nhập pháp quán vô ngã, đều xa lìa.

Sự của tánh chân thật, Y tha thuộc về pháp tướng, là gọi là không hai, hai “có”, “không” của tánh phân biệt ở trước.

Hai bèn nghĩa là “có” “không” trong tánh phân biệt.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ý trong đây nói rằng, tất cả cảnh vốn tự là“không”. Nay người chấp, giả dối an lập, sẽ có giả nói tự tánh là “có”, tức từ vô thỉ đến nay, thế gian đa chấp, khởi căn bản của phân biệt hý luận, nghĩa là vì dựa vào cảnh, khởi danh, ngôn phân biệt, cho đến chấp có Niết-bàn.

Những việc như thế là chấp có khắp. Chấp như thế v.v…, vì hý luận, nên nói là “có”.

Nói chẳng thật có, nghĩa là như Biến kế, giả nói tự tánh các sắc v.v… là không có sự, không có tướng. Đã dựa vào ngôn thuyết, nói là pháp giả, nghĩa là không có sự, không có tướng này đã nương tựa danh ngôn, tất cả đều là không, chỗ nương đều là không nên các chấp có sắc v.v… này đều không thật có gọi là “phi hữu”. Như thế nếu chấp “có”, “chẳng thật có”, đều là Biến kế sở chấp. Bậc Thánh dứt trừ chúng, gọi là Trung đạo.”

Luận sư Trắc v.v… giải thích: “Phải biết, tức là cái do không hai hiển bày, nghĩa là dùng quán “có”, “không” làm tướng chân thật. Chân thật này tức là Thắng nghĩa đế, cũng gọi là “không hai”; cũng gọi là chẳng phải tịnh; chẳng phải bất tịnh. Cho nên, bài kệ ở phẩm Chân Thật, của Luận Trang Nghiêm quyển thứ hai chép: “Chẳng thật có, cũng chẳng phải không; chẳng phải như, cũng chẳng phải khác; chẳng phải sinh cũng chẳng phải diệt; chẳng phải tăng cũng chẳng phải giảm; chẳng phải tịnh chẳng phải bất tịnh. Năm thứ này không có hai tướng, là gọi là đệ nhất nghĩa. Hành giả nên biết.

Thể rằng: “chẳng thật có”, nghĩa là vì phân biệt hai tướng Y tha là không.

Chẳng phải không nghĩa là vì tướng chân thật là có.

Chẳng phải như, nghĩa là phân biệt hai tướng Y tha không có một thật Thể.

Chẳng phải khác, nghĩa là hai thứ Như kia vì không có tự thể khác.

Chẳng phải sinh, chẳng phải diệt: vì vô vi.

Chẳng phải thêm, chẳng phải bớt, nghĩa là hai phần tịnh, nhiểm lúc khởi, lúc diệt, vì pháp giới chính là trụ như thế.

Chẳng phải tịnh: là tự tánh không ô nhiểm, chẳng cần phải tịnh.

Chẳng phải bất tịnh, nghĩa là vì khách trần không khởi.

Ngài Tam tạng giải thích: “Luận này nói: “Đã nói hai, nghĩa là nêu ra thể “có”, “không”. “Có” tức tánh Y tha khởi ; “không” tức Biến kế sở chấp. Vì thể của chân như lìa “có”, “không”, nên nói là “không hai” v.v….

Phần thứ hai, nói trong tu Thắng giải “không”, thành phương tiện lớn. Pháp sư Cơ giải thích: “Tu tuệ không là phương tiện Bồ-đề, là không không đối với Biến kế sở chấp. Không như ở trước nói “không” chẳng thật “có”.

Phần thứ nhất, lại tức tuệ này là các Bồ-tát đồng ba chữ một hạnh, nói chung tuệ tu “không”, là phương tiện Bồ-đề. Vì sao? Vì kế là dưới đây, trong đó có bốn:

1/ “Các Bồ-tát v.v… ” trở xuống, làcho đến thành thục pháp Phật và hai hạnh của các hữu tình, nói do có “tuệ không”, nên không chấp mắc sinh, tử.

2/ Lại rất dễ hiểu rõ như thật sinh tử, cho đến tâm sâu nhàm lìa bốn chữ của một hạnh sau, nói phần nhiều thọ sinh tử giáo hóa chúng sinh trong sinh tử, không dùng các hành vô thường v.v… nhàm trái sinh, tử, cầu nhập Niết-bàn, tức không chấp mắc Niết-bàn.

3/ Nếu các Bồ-tát không thể biết rõ sinh, tử như thật cho đến không thể thành tựu pháp Phật và bốn hạnh của hữu tình, nói nếu người không có trí, phần nhiều nhập sinh, tử, không thể thành tựu pháp Phật, hữu tình. Nếu người có tuệ không vào sinh, tử, khéo thành tựu pháp Phật, hữu tình, thì không nhập sinh, tử, phân biệt khác với phàm phu, không đồng với phàm phu, khởi các “hoặc” như tham v.v…, mà vào sinh, tử. Bồ-tát không vào tức do trí, thường ở trong Niết-bàn.

4/ Nếu các Bồ-tát ở trong sinh tử, dùng hành vô thường v.v… với tâm rất nhàm lìa, cho đến bốn chữ hạnh của chánh đẳng Bồ-đề, nói Bồtát không như Nhị thừa nhàm trái sinh, tử, nhanh chóng nhập Niết-bàn, do không có Bi. Bồ-tát có Bi, giáo hóa chúng sinh, không nhập Niếtbàn, thường ở sinh, tử, tức phân biệt với Nhị thừa.

Từ trước đến đây. 1/ Phiên dịch, giải thích, trở xuống, là thứ hai, phiên dịch, giải thích. Lại, các Bồ-tát nhờ có Thắng giải “không” như thế, nên cho đến chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không có phương tiện lớn đến đây:

  1. Chính giải thích.
  2. Che lấp tịnh, giải thích trái với nghĩa trước.

Đầu tiên trong chính giải thích có ba:

1; 2-: Hợp giải thích; 3; -: đều giải thích riêng.

1; 2-: Hợp giải thích: “Luận nói: “Lại, các Bồ-tát do tập Thắng giải “không” như thế, nên tức đối với Niết-bàn, không quá sợ hãi sâu, cũng không ưa muốn nhiều về Niết-bàn, đây là thứ nhất, do có “tuệ không”, nên, nếu ở sinh, tử không sợ Niết-bàn.

Thứ hai, dù biết rõ sinh tử, nhưng có thể nhập Niết-bàn, cũng không ưa muốn Niết-bàn lắm, vì có Bi, tức thứ nhất, thứ hai kết hợp giải thích, làm sao biết được ? Y cứ trong giải thích trái lại mà được biết.

Thứ ba, nếu các Bồ-tát rất sợ Niết-bàn, cho đến xa lìa tất cả thanh tịnh, giải thoát, nghĩa là do có phiền não, nên khéo ở trong sinh, tử, sợ Niết-bàn, không sinh mong cầu, tức là không thể phát thắng giải thanh tịnh của cõi Niết-bàn. Do không có trí, nên không thể dứt sinh, tử, tức phần nhiều ở trong sinh tử.

Thứ tư, nếu các Bồ-tát đối với Niết-bàn kia, phần nhiều trụ nguyện,ưa thích, cho đến không thể thành tựu pháp Phật và các hữu tình, là do không có Bi, với tâm ưa muốn sâu sắc được nhanh chóng chứng Niết-bàn kia, nên không thể thành thục Phật pháp và các hữu tình. Nếu Bồ-tát có bi, thì sẽ không ưa vào Niết-bàn, ở trong sinh, tử để giáo hóa chúng sinh, nên không mê đắm Niết-bàn.

Từ trên đến đây, chính là giải thích về có thắng lợi của “tuệ không”. Nếu kết hợp cách giải thích một, hai, làm thành ba đoạn văn hoặc nghĩa, thì thành bốn đoạn. Trong đây trước, tổng hợp thành ba đoạn, nghĩa dưới chia làm bốn đoạn, nên nói: “Cách giải thích thứ ba, thứ tư đồng.

Từ “Phải biết rằng trong đây” trở xuống, là biết nghĩa tịnh, trong đây có bốn:

1/ Vì chẳng có “tuệ không”, nên không biết rõ sinh, tử, như thật tức tạp nhiễm, trôi lăn sinh, tử. Ở đây, giải thích ngược lại: trong hợp giải thích:

1/ Đối với Niết-bàn không sợ hãi.

2/ Nếu do hạnh vô thường, nhàm chán sinh, tử, thì sẽ nhanh chóng nhập Niết-bàn, tức giải thích ngược lại. Thứ hai trong kết hợp giải thích, cũng không ưa muốn Niết-bàn lắm.

3/ Nếu vì không có trí, nên tâm rất sợ hãi đối với Niết-bàn kia, tức về khả năng chứng tư lương Niết-bàn không thể viên mãn nên thường ở trong sinh, tử, là giải thích ngược lại.

Từ trước đến đây, thứ ba, là xa lìa tất cả thắng giải thanh tịnh.

4/ Nếu vì không có bi, nên đối với Niết-bàn kia, phần nhiều trụ nguyện, ưa thích, tưc nhanh chóng nhập Bác Niết-bàn, là giải thích ngược lại.

Trên đến đây là thứ tư, không thể thành tựu Phật pháp, hữu tình.

Nay, Vì kết giải thích ngược lại, nên luận nói: “Các Bồ-tát này không có phương tiện lớn đối với chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồđề.

Thứ ba ở dưới, là giải thích lại bốn nghĩa, dùng lý y theo văn, rất dễ hiểu.

Hoặc phần thứ nhất, chính nói về bốn nghĩa. Đây là lập Tông chung. Phải biết rằng trong đây là giải thích ngược lại. Dưới đây sẽ giải thích lại nghĩa trước.

Trong phần giải thích lại có hai:

  1. Giải thích trái lại bốn nghĩa.
  2. Chính giải thích bốn nghĩa.

Pháp sư Cảnh nói: “Nói sơ lược về chứng tuệ chân thật, có thể được Bồ-đề là phương tiện lớn.

2- Phân biệt rộng có hai lượt giải thích lại về bốn phương tiện.

Y theo lượt trước, trước là nói có hai phương tiện ở trong sinh, tử kia. Sao là nói có đủ hai phương tiện đối với Niết-bàn.

Trong phần trước, giải thích thuận; phần sau giải thích ngược lại, sau, giữa cũng thế.

Ngài Thế Thân lấy ý trong đây. Trong Nhiếp Luận nói: “Dụng thấu suốt sinh, tử khổ, mà có thể thường nhập, là hai phương tiện. Biết vui Niết-bàn, mà không sớm mong cầu là hai phương tiện”

Pháp sư Thái nói: “Lại, các Bồ-tát do tập thắng giải không như thế, cho nên tức đối với Niết-bàn, không sợ hãi lắm, cũng không mong muốn Niết-bàn lắm. Nghĩa là như tánh phân biệt, tính có thật Niết-bàn, đoạn thân, trí, nên phàm phu có ngã, tức bèn sơ hãi.

Nay, Bồ-tát nhập pháp vô ngã, đã chấp thân, trí, Niết-bàn, vốn không thật có. Lại, Bồ-tát đã chứng Niết-bàn, không dứt thân, trí, vì có hai tánh Y tha, chân thật, nên không sinh sợ hãi. Nhận biết được khổ mà hữu tình đã nhận lấy trong sinh, tử, xưa nay tự không. Đối với sinh, tử đã không nhàm chán lắm, nên cũng không ưa muốn nhiều về Niết-bàn.

Phần thứ ba, nói do nhập pháp vô ngã, chứng hành tướng hai trí của pháp ly ngôn. Trước là nói sơ lược, kế là, giải thích rộng; sau là kết.

Pháp sư Cảnh nói: “Nói do thâm nhập trí pháp vô ngã, cho đến một ít phẩm loại, có thể khởi phân biệt”, nghĩa là thông suốt tự tánh ly ngôn của Y tha và Viên thành thật, ngoài pháp ly ngôn của hai thứ này, lại không có pháp tiểu và một ít phẩm loại có thể khởi phân biệt, tức chứng tỏ ngoài hai tánh, Biến kế chấp rốt ráo là không. Chỉ lấy sự kia cho đến, chỉ hiện hành về nghĩa. Đây là nói về hành tướng của hai Trí: Hậu Trí chỉ lấy sự của Y tha khởi, không nghĩ rằng: “Đây là chỉ sự”. Vô phân biệt chỉ lấy chân như, không nghĩ rằng: “Chỉ là chân như”, đều hiện hành ở cảnh, vì lìa phân biệt.”

Luận sư Trắc nói: “Phương Tây có ba giải thích không đồng:

1/ Giải thích: “chỉ lấy sự kia, nghĩa là “duyên” Trí Y-tha; chỉ lấy chân-như “duyên” Trí chân-như. Đây là nêu cả hai trí”.

Nói: “Không nghĩ việc này là như”, là giải thích về hành tướng hai trí, nghĩa là “duyên” Tục trí, không nghĩ rằng: “Đây là chỉ sự”, “duyên” Trí chân-như, không nghĩ rằng: “Ở đây chỉ có chân-như”.

Nhưng hành ở nghĩa. Nghĩa là song kết hai trí, là vì hiện-lượng, nên không khởi tâm-biệt, chỉ “duyên” thể kia.

2/ Giải thích: Chỉ lấy sự kia, nghĩa là tự chứng phần, không nghĩ rằng: “ Đây là chỉ phần sự”, là chỉ chân như, nghĩa là Kiến-phần, không nghĩ rằng: “chỉ sự, chỉ như, chỉ hiện hạnh ở nghĩa”, nghĩa là song kết Tự chứng phần, hiện hành ở nghĩa Chân-như.

3/ Giải thích: Chỉ lấy sự kia, nghĩa là Tục-trí trong địa vị gia hạnh của Địa tiền.

Chỉ lấy Chân-như, nghĩa là như địa-vị gia hạnh “duyên” chânnhư, không nghĩ rằng trở xuống. Là trí vô phân biệt của Sơ địa trở lên,.

Pháp sư Thái nói: “Đối với tự tánh phân-biệt, thấu rõ chẳng có chút pháp nào để dấy khởi phân biệt. Đối với nghĩa, rõ thấu không ít phẩm-loại có thể khởi phân biệt”.

Kế là, nói rộng về hành-tướng hai trí: Trước, nói về hành-tướng của Chánh-trí; kế là, nói về hành-tướng của Hậu-trí; sau kết thắng lợi của hai trí của Bồ-tát đều dựa vào trí Vô-ngã của pháp phương tiện mà được thành-tựu.

Đầu tiên, nói: Bồ-tát như thế, cho đến được Xả tối thắng. Luận sư Cảnh nói: Chân như ở khắp tất cả các pháp. Lúc trí căn-bản vận hành chân-như, đối với tất cả pháp, bình đẳng, bình đẳng, đối với tất cả phápXứ, nơi đã có chân-như bình đẳng, giác biết được Xả tối thắng. Ở đây, lại nói trí Vô phân biệt chỉ tương-ưng với Xả, mà nói Cực Hỷ-địa, nghĩa là y cứ ở tâm Hỷ của Hậu-trí khi Địa kia xuất quán”.

Pháp sư Thái nói: Y-tha, chân thật đều gọi là Thắng-nghĩa, đều là Chân-như trong bảy thứ Như.

Lại giải thích: “Y-tha là Tục-đế”.

Dưới đây là nói riêng về chứng thắng nghĩa đế của tánh chânthật.

Đối với tất cả pháp, không có “Năng thủ”, “Sở thủ”, nên nói lại về bình đẳng. Dùng tuệ chân-như như thật quán-sát, tất cả chỗ có định, tuệ bình đẳng, tâm là định; kiến là tuệ.

Chứng Như định tuệ, lìa chìm, nổi cùng cực, nên gọi là Xả tốithắng.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Bồ-tát được Kiến bình-đẳng, được Tâm bình-đẳng, có thể được Xả bình-đẳng tối thắng”.

Lại, có thuyết nói: Xả này khi nhập Kiến-đạo, đầu tiên được Xả, nghĩa là y cứ tức Xả thọ” là Không đúng! Kế là, là hành tướng của công-năng của Hậu-trí.

Pháp sư Cảnh nói: Xả này có sáu trường hợp:

1/ Nương vào xả này, đối với các minh xứ; và các thiện xảo, có thể hoàn thành một cách nhanh chóng.

2/ Được sức niệm lớn, không nhờ thiện-xảo, cống cáo, keo kiệt.

3/ Đối với sự trôi lăn trong sinh, tử thì khổ lớn, mà đối với Bồ-đề, có công năng làm cho Tăng trưởng.

4/ Được tôn quý. Kiêu căng, ngạo mạn sẽ giảm dần.

5/ Được thắng-trí, Xả tâm vấn nạn người khác.

6/ Công năng tăng dần, càng trở nên tự hoàn thiện.

Pháp sư Thái nói: Nói Như như chứng đắc trí tuệ thù thắng, cho đến Tâm sâu sắc buông bỏ, nghĩa là phàm phu được cặp chút trí-tuệ, là đã nạn vấn, vặn hỏi, tranh cãi với người khác. Bồ-tát thì không như thế. Được trí tuệ thù thắng gấp bội hơn người mà tâm vẫn bỏ hết mọi vấn nạn, vặn hỏi, tranh cãi, cho đến phạm cấm hiện hành. “Cho nên, tất cả v.v…” trở xuống, là thứ ba, kết Phật ba đời đều dựa vào trí của pháp Vô-ngã mà được Bồ-đề.

Thứ tư, là nói về chế ngự không có hý-luận, về lý, có thể chính tu hành, trước, là nói chung; kế là, giải thích riệng lẽ; sau, là kết.

Trong phần riêng, tức là sáu Độ. Năm Độ trước, rất dễ hiểu. Trong Bát-nhã thứ sáu, đầu tiên, là nói về trí vô phân biệt. Nghĩa là thành-tựu Chân-trí, được tự nhập Niết-bàn ở đương lai.

Kế là, nói về Hậu-trí có bốn:

1/ Kính người có công đức.

2/ Xót thương kẻ có lỗi lầm.

3/ Từ với người có oán.

4/ Trả ơn. Nếu có sức, tài năng, của cải, vật dụng v.v… đền đáp thêm. Nếu không có năng lực, của cải vật-dụng, người kia đến cầu xin, liền vì họ, biểu lộ hành động không trái với ý người kia, sao cho họ biết được mình thật sự không có năng lực v.v….

Thứ năm, trong nói rộng về Tự tánh ly ngôn, được chia làm bốn:

1/ Văn chính nói về tự tánh ly ngôn.

2/ Dẫn thuyết để chứng thành.

3/ Nói về ý khởi ngôn thuyết của Chư Phật.

4/ Nói về không hiểu rõ pháp lìa ngôn thuyết, khởi Tám phân biệt.

Trong phần trước, đầu tiên, là hỏi; kế là, đáp; sau là kết.

Nói: Do đạo lý nào nên biết tự tánh ly ngôn của các pháp? Nghĩa là phàm phu biết pháp, phài nhờ ở lời nói khởi. Tìm kiếm ở lời nói được lấy nghĩa là có thể được.

Trên đây, Luận-chủ nói: Đối với tự-tánh ly ngôn của tất cả pháp. Pháp đã ly ngôn, thì không có hình tượng, tướng mạo, y cứ vào đâu để biết có tự-tánh ly ngôn?” Đáp: “Trong đây có hai:

1/ Lập chánh-tông.

2/ “Nếu đối với các pháp v.v… ” trở xuống, là đả phá tá chấp”.

Trong phần trước, Pháp sư Cảnh nói: Trong đoạn văn này ý đáp: “Chư Phật, Bồ-tát có trí ly ngôn, biết các pháp ly ngôn. Các phàm phu khác chỉ có trí theo ngôn thuyết, không thể biết được ly ngôn nói pháp. Nay, vì theo ngôn thuyết, người trí dùng nghĩa để so sánh, suy lường, biết có các pháp ly ngôn kia. Như hôm nay, phàm-phu nêu Tâm

“Duyên” cảnh, khởi nói, khởi chấp, đều mê hai Đế. Như vì thế-đế, khởi lên lời nói, theo lời nói chấp có tự thể của Thế-đế. Như vì chân-đế khởi lên ngôn thuyết, rồi theo ngôn thuyết chấp có thể của chân-đế. Tùy lời mà, tình chấp, thế-đế, dù không có cái mê chân-đế ly ngôn như vì chân đế khởi ngôn thuyết, tùy lời mà chấp có thể của chân đế, tùy lời mà tình chấp, chân đế tuy không có mê chân đế ly ngôn, nếu không có đối tượng mê hai đế ly ngôn, tức vô tình, có, chấp lấy hai đế biến Kế sở chấp.

Nay, nêu pháp Biến Kế sở chấp là không, chứng tỏ có cái mê hai đế ly ngôn, nói là tất cả pháp giả lập tự tướng, cho đến chẳng thật có tư tánh, nghĩa là ở đây y cứ theo lời nói, chấp pháp tánh chẳng phải thật có, chỉ có lời nói. Cũng chẳng phải lìa chỗ kia, đến đây, là nói cảnh giới, nghĩa là người ngoài bào chữa rằng: “Trong lời nói “năng thuyên”, dù không có pháp tánh “Sở thuyên”, đâu trở ngại lời nói. Trở xuống là, có riêng “sở thuyên” là sở hành của lời nói. Cho nên lại phá rằng củng chẳng phải lìa ngôn thuyết mà có tự tánh riêng, là sở hành của lời nói. (Về nghĩa này, đến trong đoạn văn sau, các luận gia đã tự phá)

Người ngoài lại nói: “Lời nói vốn giảng nói pháp tánh, mà pháp tánh chẳng thật có, nói tánh, lẽ ra là không”. Vì thế nay lại nói các pháp như thế, chẳng thật có tự tánh. Như lời đã nói, cũng chẳng phải tất cả đều không có sở hữu (cái có), tùy theo lời nói mà chấp pháp dù chẳng thật có, không thể tức đế, là ngôn thuyết đều là không”.

Người ngoài lại nói: “Tùy theo lời nói, giải thích pháp còn tự chẳng thật có”, lìa lời nói, lẽ ra pháp chẳng thật có. Cho nên luận lại nói: “Chẳng thật có như thế, cũng chẳng phải tất cả đều vô sở hữu. Tùy theo tánh của lời nói, chẳng thật có như thế, cũng chẳng phải tất cả tự tánh ly ngôn đều không có chi cả, thì làm sao mà có, đã chẳng phải đều là “không”, thì làm sao mà “có”? Nói là lìa tăng ích cho đến như thế mà có, nếu lìa cảnh giới của hai chấp tăng, giảm, cho nên nói là “có”. Nghĩa là biến kế sở chấp thật sự là “không”, tăng ích là “có”. Y tha viên thành thật sự “có”, tổn giảm nói là “không”. Do hai thứ vọng chấp tăng, giảm này, nên không thể chứng hội pháp hữu ly ngôn. Nếu lìa thêm bớt mới chung biết có. Dưới đây là phát ra hai trí vì lìa tăng, giảm, nên biết được hai tánh là “có”, cho nên nói “Tức là tự tánh thắng nghĩa của các pháp “. Phải biết rằng, chỉ là cảnh giới, mà trí vô phân biệt đã vận hành. Đối với pháp điên đảo của Biến kế sở chấp là “không”, cho nên hai tánh còn lại đều gọi là thắng nghĩa. Tánh Viên Thành Thật là đối tượng sở hành của Trí vô phân biệt. Nhân duyên của Y tha là đối tượng hoạt động của Hậu Trí Vô phân biệt. Cho nên, nói chung tự tánh Thắng nghĩa chỉ là cảnh giới sở hành của Trí vô phân biệt.

Pháp sư Thái nói: “Như Tát-bà-đa v.v… cho rằng: “Mắt nhìn thấy màu xanh, vàng v.v…, gọi là đối tượng mắt thấy, nói là sắc xanh vàng v.v… cho đến ý thức “duyên” Niết-bàn. Là tùy theo đối tượng Duyên của ý thức mà nói là có tánh quyết định Niết-bàn tan diệt, cho nên, tất cả pháp có thể nói năng, nói là phần giới hạn sở duyên của tâm thức mình.

Nay, Đại thừa thì không như thế. Như khi nhãn thức “duyên” sắc, nhãn thức là chứng lượng biết cảnh, gọi là hạnh giải của nhãn thức, là chứng sắc của tánh y tha, không thể nói năng, đồng thời, ý thức phân biệt, đã chứng phần giới hạn sắc, cũng không thể nói là tướng mạo của sắc kia, nên chứng lượng sở tri, gọi là pháp. “Chủ thể chứng”, “đối tượng chứng” đều không thể nói năng. Từ sau nhãn thức khởi ý thức mới phân biệt được ngôn thuyết: “Mắt ta nhìn thấy sắc, nói là đối tượng mắt thấy màu xanh, vàng v.v… ”, cho đến sau diệt trí vô lậu, khởi Hậu trí nói rằng: “Ta từ Niết-bàn, nói là Niết-bàn”. Cho nên dùng lời nói để nói các pháp là sắc, cho đến là Niết-bàn, đều không gọi là chứng lượng sở tri. Nhưng là giả nói tự tướng của sắc, cho đến nói tự tướng Niết-bàn.

Ở trên hỏi: “Sự này là do đạo lý nào?”

Nên biết tự tánh ly ngôn của các pháp, ở dưới đáp. Nghĩa là tất cả pháp giả lập tự tướng, hoặc nói là sắc; hoặc nói là thọ, cho đến Niếtbàn, phải biết rằng, tất cả chỉ giả kiến lập, tự tướng các pháp, cho đến chứng lượng sở tri, không thể nói năng, chẳng thật có tự tánh, cho đến là nói cảnh giới, cũng là thuyết của Tát-bà-đa v.v…, tức tất cả là có tự tánh. Vệ-Thế sư nói sáu cú nghĩa, do “hữu cú nghĩa” thứ tư, nên khiến tất cả pháp đều thành “có”. Cái “có” này với tự tánh mà các pháp đều “có”, nên ngoài thể của pháp, lập riêng tự tánh có, như tự tánh mà Tiểu thừa và ngoại đạo đã lập, đều là sở hành của ngôn thuyết, là cảnh giới của ngôn thuyết, tức chẳng phải vì người kia chấp, nên nói chẳng có tự tánh, chẳng phải tức pháp có tự tánh của Tát-bà-đa là sở hành của lời nói cảnh giới. Của lời nói cũng chẳng phải lìa pháp kia có tánh riêng tự v.v…, nghĩa là chẳng phải Vệ Thế sư cho rằng lìa thể của pháp kia, có tự tánh riêng: Chẳng phải Sư Vệ-thế lìa pháp thể kia có tự tánh riêng, là sở hành của lời nói, cảnh giới của lời nói”.

Nói là lìa tăng ích, thật sự không có vọng chấp v.v…, nghĩa là giải thích thứ nhất rất đồng với giải thích của Luận sư Cảnh.

Thứ hai là lại giải thích: lìa tăng ích, thật sự không có chấp, tức là tánh chân thật. Lìa tổn giảm, thật sự có chấp, tức tánh Y tha.

Như thế mà có, nghĩa là Y tha, chân thật nói là có.

Pháp sư Bị thuật lại ý đáp “Rằng, đối với tánh Y tha, lìa tánh Biến kế thật sự có chấp luống dối, lìa Y tha mà nương tựa Chân như, thật sự không có vọng chấp.

Như thế, lìa “có”, lìa “không”, chẳng thật có mà có, tức là thể tướng rốt ráo của các pháp.

Dùng pháp Tánh viên thành thật để giải thích hai không làm hiện rõ Chân như.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Luận hỏi: “Do đạo lý nào mà biết được tánh ly ngôn?”

Trong phần đáp nói là tất cả pháp giả lập tự tướng, cho đến “cũng chẳng phải tất cả đều không có sở hữu”.

Phá chấp trong đây có hai:

1/ “Cho đến là sở hành của lời nói, là cảnh giới của lời nói”: là nhắc lại hai lối chấp của ngoại đạo.

2/ “Các pháp như thế chẳng có tự tánh v.v… ” trở xuống, lại phá hai lối chấp của ngoại đạo, nhằm thành lập tông mình.

Hai chấp: “Tất cả pháp giả lập tự tướng, cho đến “Chỉ giả kiến lập, chẳng có tự tướng”.

Chẳng phải ngoại đạo chấp rằng; “Như danh “Năng thuyên” và cảnh “sở thuyên” đều là giả lập, vì danh không cân xứng với cảnh. Như danh đã bị chấp, gọi là thật được cảnh “sơ thuyên”. Cảnh này chỉ giả kiến lập, chẳng thật có tự tánh. Thể của lời nói là không. Đã chấp danh sở thuyên không hợp với cảnh, cảnh bị chấp là chẳng thật có. Người ngoài thay đổi chấp, cho nên thứ hai, luận nói “Cũng chẳng phải lìa ngôn thuyết kia, mà có tự tánh riêng, là sở hành của lời nói, là cảnh giới của, lời nói, danh “năng thuyên’, “sở thuyên” đã không tương xứng, thì trong “năng thuyên” Danh có thể của sắc v.v… kia hòa hợp. Đây là lời nói xứng hợp, là cảnh giới sở hành của lời nói. Cho nên, Luận chủ bác bỏ. Cũng chẳng phải lìa thể “sở thuyên”, mà lời nói kia có một tự tánh hoà hợp riêng là sở hành của lời nói. Nghĩa là nếu giả đặt tên v.v…, tức cái “có” trên sắc v.v… của “sở thuyên” là nghĩa của cảnh giới sở hành của lời nói, gọi là Biến kế sở chấp, chấp “sở thuyên” hợp với lời nói là cảnh giới của lời nói. Sắc v.v… hoà hợp với danh, tức hoà hợp trong danh, là “sở hành” của lời nói, là cảnh giới của lời nói, là không đúng. Vì sở chấp chẳng phải thật sự tánh luống dối chẳng phải không có. Người ngoài nếu chấp sở thuyên (đối tượng thuyết giảng) đã là không thì đối tượng ngôn thuyết ở trước đã có tự tánh v.v… cũng chẳng thật có, cho nên trong luận thứ hai, Luận chủ nói: “Các pháp như thế chẳng có tự tánh. Như lời đã nói cũng chẳng phải tất cả đều là không, tức “sở thuyên’ như biến kế sở chấp được lời nói, nói ra chẳng thật có tự tánh: cũng chẳng phải tất cả đều không có gì. Nói có cảnh luống dối của Y tha chẳng phải là “không”. Đây là phá danh thuyên sở thuyên thứ nhất, gọi là chấp ngoại cảnh.

“Chẳng thật có “như thế”, cũng chẳng phải tất cả đều không có sở hữu, nghĩa là người ngoài đã chấp ngôn hòa hợp với danh, hợp với pháp đã gọi là, không ly ngôn này và lời nói “chẳng phải” ở trước, đây là “chẳng thật có”.

Nay, chỉ nói lối chấp như thế hòa hợp với “chẳng thật có” ấy, cũng có Y tha, vì chấp luống dối vẫn còn: “Cũng chẳng phải tất cả đều không có sở hữu”.

Lại, giải thích: “Đầu tiên, cho đến “chỉ giả kiến lập, chẳng thật có tự tánh” là nói vế phá chấp của ngoại đạo.

“Như danh v.v… ” trở xuống, là pháp “sở thuyên” thích hợp có thể tự gọi là nên biết rằng, tất cả pháp như sắc v.v… này chỉ giả kiến lập, chứ không thật có tự tánh, nên nói như Thể của đối tượng chấp là “không”. Người ngoài đã thấy “sở thuyên” là “không”, vì lời nói không thích hợp, bèn đổi sang lối chấp (tùy chuyển) khác rằng: “Danh như thế, pháp đã gọi là không thích hợp với sắc, danh, lẽ ra lìa sắc đã gọi là, có tự tánh riêng, là sở hành của lời nói, cảnh giới của lời nói.

Nay, vì ngài Luận chủ bác bỏ nên nói cũng chẳng lìa pháp kia có tự tánh riêng là cảnh giới sở hành của lời nói, nghĩa là dù làm phải, quấy nhưng chẳng phải chấp có, vì thể của tánh Y tha kia là “chẳng phải không có”.

Luận rằng: “Các pháp như thế, chẳng thật có tự tánh, như lời nói cũng chẳng phải tất cả đều không, như lối chấp trước, như lời nói chẳng phải là pháp có tự tánh.

Như pháp đã chấp là chẳng thật có. Như pháp y tha đã lập ra danh ngôn. Pháp này cũng chẳng phải tất cả đều không có gì.

Không thể không có y tha v.v… chẳng thật có tự tánh, nghĩa là biến kế sở chấp, như lời nói đã nói cũng chẳng phải tất cả đều không có gì, nghĩa là y tha, v.v… chẳng phải chỉ có y tha là pháp ly ngôn mà có. Pháp chẳng thật có bị chấp kia còn có vọng tình, nên cũng chẳng phải tất cả đều không có gì. Cho nên, luận thứ hai nói: “ Như thế, “chẳng thật có” cũng chẳng phải tất cả đều không có gì.

Trên đến đây đã nói đối tượng chấp là(sở chấp) “chẳng thật có”, y tha, viên thành là “có”, nên luận hỏi: “ Thế nào là có”.

Y cứ ttrong phần đáp, nên nói: “ Nếu biết ly ngôn thì y tha v.v… là đúng”. Nay, dùng trí “năng chiếu”cho đến, nói rằng: “chỉ là cảnh giới sở hành của trí vô phân biệt, hậu đắc kia cũng được “duyên” theo pháp chân, không vọng. Nay vì lấy duyên thích đáng, nên chỉ y cứ trí vô phân biệt”.

Luận sư Trắc nói: “Nói là tất cả pháp giả lập tự tánh, cho đến chẳng thật có tự tánh, đây là dựa vào tánh y tha khởi, để dứt bỏ biến kế sở chấp.

“Cũng chẳng phải là lìa pháp kia, có tự tánh riêng là nói cảnh giới”: Ở đây ý phá rằng: “ chẳng phải lìa tánh Y tha từ duyên mà sinh kia, chấp thật biến kế sở chấp có riêng. Như nói “tự tánh là sở hành của lời nói, là cảnh giới của lời nói.”

“Các pháp như thế v.v… trở xuống, là nói trên y tha khởi, Viên Thành Thật là có, trong đó có hai:

1/ Trên y tha khởi, biến kế không làm rõ thắng nghĩa là”có”.

2/ “Như thế, chẳng thật có v.v… trở xuống, là hỏi đáp, để phân biệt lý do có Viên thành thật.

Nói: “Các pháp như thế, chẳng thật có tự tánh, lời đã nói như thế, cũng chẳng phải tất cả đều không có gì, “nghĩa là trên y tha khởi, không có biến kế sở chấp thật, như tự tánh của lời nói. Cũng chẳng phải tánh Y tha đã làm rạng rở chân như, đều không có tự tánh.

“Như thế, chẳng thật có v.v… ” trở xuống, là thứ hai, giải thích về lý do trên y tha khởi, có tánh viên thành thật, trong đo có hai:

1/ Nhắc lại trước làm câu hỏi. “chẳng thật có như thế, là nhắc lại biến kế sở chấp. “Cũng chẳng phải đều không có, nghĩa là nhắc lại tánh viên Thành thật.

2/ “Nói lìa tăng ích v.v… ” trở xuống, là giải thích, nghĩa là lìa tăng ích, thật sự không có vọng chấp, cho đến tự tánh Thắng nghĩa; ý giải thích rằng: “Lìa biến kế sở chấp trên tánh y tha, thật có vọng chấp, lìa tánh y tha khởi mà dựa vào chân như, thật sự không có chấp luống dối.

Như thế, lìa “có”, lìa “không” mà có, tức là tánh viên thành thật rốt ráo của các pháp, nghĩa là vô ngã của hai nhân, pháp này đã làm rõ chân như. Phải biết rằng, chỉ là cảnh giới sở hành (cảnh giới hiện hành) của trí vô phân biệt: Kết luận là bày tỏ tự tánh ly ngôn.

Trên đây, là lập chánh tông. Từ đây trở xuống, là thứ hai, phá tà chấp. Pháp sư Khuy Cơ nói: Từ đây trở xuống, là lại phá chấp của ngoại đạo. Trong đó có hai:

1. Phá chấp Tiểu thừa có biến kế, tùy ngôn nói pháp.

2. “Có hai hạng người v.v… ” trở xuống, là phá ác thủ, không có Đại thừa mới học, chê bai, không có tất cả pháp lìa ngôn thuyết.

Trong phần trước có hai:

1. Có ba lần lại nữa, là dùng lý để phá rộng.

2. “Do nhân duyên này v.v… ” trở xuống, là kết phá loại chung.

Lần “lại nữa” đầu trong phần trước, là chính phá, lập tông; hai lần “lại nữa” sau, là phá nghĩa bào chữa của người ngoài.

Lại, ba lần “Lại nữa” này, tức nói về ba lỗi lầm:

  1. Theo danh, phần nhiều Thể mất.
  2. Danh trước không có Thể mất.
  3. Danh sinh trước, giác mất.

Trong lần “lại nữa” đầu, Luận sư Cảnh nói: “Nếu lời nói đối với các pháp, các sự, tùy khởi ngôn thuyết, tức đối với các pháp, các sự kia sẽ có tự tánh, thì đây là nhắc lại để lập. Người Tiểu thừa đặt tên, có công năng chiêu vời pháp, nên theo lời nói mãi có tự thể của pháp.

Một pháp, một sự như thế, lẽ ra có rất nhiều tự tánh, nghĩa là nếu tùy theo thuyết nói có pháp, có tánh của pháp, thì như một pháp thế gian có rất nhiều tên gọi, thể của pháp tùy lời nói lẽ ra nhiều. Như một mắt có rất nhiều tên gọi; hoặc gọi là mắt; hoặc gọilà chủ thể thấy (năng kiến). Như thế, một mắt tùy ở lời nói kia mà có nhiều tên gọi, lẽ ra có nhiều thể.

Bồ-tát Thế Thân lấy ý trong đây để nói trong Nhiếp Luận: Nếu Danh biểu quyết định, thì danh nhiều, thể nhiều.

“Vì sao cho đến v.v… mà vì thuyên biểu: Đây là giải thích thể của pháp tùy theo danh có nhiều lỗi. Lời nói cũng chẳng phải số nhiều, giả thuyết thuyên biểu quyết, định có thể được, cho đến chẳng phải giả thuyết khác, nghĩa là vấn nạn ở trước của Luận chủ: “Nếu tùy khởi lời nói thì có tự tánh, tức là một pháp có nhiều tên gọi kia, tùy theo nói có nhiều tên gọi, sẽ ra có nhiều Thể?”, e rằng, người ngoài bị Ta vấn nạn như trên đây, liền y theo lời nói tùy pháp kia nhiều tên gọi, tức có nhiều thể, nên ở đây ngăn rằng: “Cũng chẳng phải có rất nhiều giả thuyết về thuyên biểu quyết định, tức có nhiều thể để được. Nghĩa là tùy theo một, nhiều giả thuyết về mắt lúc có tự thể riêng của mắt, chẳng phải căn khác gọi là thấy, gọi là mắt, cho đến tùy theo tên gọi liền có thể của mắt v.v…. Vì lời nói phải, cho nên có tất cả giả thuyết hoặc đủ, không đủ, cho đến có tự tánh kia, nghĩa là ba tông ở trước của Ông, hễ khởi ngôn thuyết, liền có tự tánh. Nhưng một pháp kia tùy theo nhiều ngôn thuyết, không có nhiều tự tánh. Phân biệt tất cả giả thuyết đều có tự tánh. Một pháp có nhiều tên, gọi là đủ, một pháp chỉ có một tên, gọi là không đủ”.

Hỏi: “Trong Đại thừa, mỗi sát na đều có hai phần: tướng và kiến, tức đối với mắt của một bản chất (bản chất mắt) có rất nhiều tên gọi. Tùy theo mỗi tên, ý thức phân biệt, có thể có mắt của tướng phần, tùy từng tên mà khởi, là tức Thể của pháp tùy theo số nhiều cũng không có lỗi. Sao lại vấn nạn rằng: “Nếu tùy ngôn thuyết có tánh của pháp thì gọi là nhiều thể, nhiều cho là lỗi ư?”

Giải thích: “Tiểu thừa lập tất cả pháp đều có thể nói năng. Cho nên các pháp tùy theo danh giải thích, gọi là có Thể, y cứ vào bản chất của ngôn thuyết kia. Nay vấn nạn về bản chất tùy theo danh có nhiều lỗi, không luận về tướng phần. Trong Tông Tiểu thừa nói tướng phần là có giải, hạnh thuộc về chủ thể duyên, cho nên không được y cứ ở tướng phần của tâm, tùy danh nói là nhiều, vì trong Đại thừa nói về nghĩa Duy thức, có lập tướng Kiến. Tiểu thừa kia, lúc tâm “duyên’ cảnh, tất cả hành tướng chẳng phải năng duyên, mà là ảnh tượng của cảnh giới bản chất kia. Cho nên trong đây, nói về lập, phá, chỉ luận về bản chất. Ông nói là bản chất tùy theo danh mà có, tức có lỗi danh nhiều, thể cũng nhiều.”

Pháp sư Thái nói: ‘Nếu lời nói đối với các pháp, các sự có tự tánh, như luận Nhập Chánh Lý nói: “Âm thanh là pháp có, tiếng là vô thường, không, vô ngã v.v… là pháp. Sự, nghĩa là sự của pháp có như nhãn thức, đã nói tánh Y tha Trụ Sắc, pháp lìa ngôn thuyết không thể nói năng. Từ sau nhãn thức khởi, ý thức phân biệt, hoặc tạo nên sự nói về sắc, hiểu rõ màu xanh, vàng, đỏ, trắng v.v…. Tùy theo khởi ngôn thuyết hiểu biết về các màu xang, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn; v.v… thích ứng với ngôn thuyết, các thứ tướng hiện, như có âm thanh mà có tiếng vang nhân ngôn thuyết, nên các pháp, các sự trên tánh Y tha kia có tự tánh. Cho nên nói danh đã được ý thức tư duy. Các pháp, các sự tùy theo ngôn thuyết, tức sự kia, pháp kia có tự tánh, đây là nhắc lại chấp.

Trong phần phá dưới đây, đâu tiên nói về danh lỗi có nhiều. Thứ hai, là nói nhiều danh chỉ tùy theo mộ.

“Nói là v.v… ” trở xuống, chính là nêu ra chấp trái nhau kia.

Tổng kết bác bỏ rằng: “hoặc đủ” là kết, trước thành lập rất nhiều giả thuyết mà giải thích. Nếu “không đủ”, là kết thứ hai, chỉ một quyết định trong số nhiều.

Từ đây trở xuống, làxét bản Phạm là quyết định, không thể dựa theo văn của Cựu Địa, để tạo nên giải thích khác.

Luận sư Khuy Cơ nói: “Pháp kia, nghia là giáo pháp v.v… “Năng thuyên”. Sự kia: là nghĩa thể được giải thích.

Có tự thể, nghĩa là chỉ chung tự thể của pháp. Có phần: nghĩa là giải thích riêng phần sai khác của pháp.

Trong lần “lại nữa” thứ hai, Pháp sư Cảnh giải thích: “Người ngoài giải thích bào chữa rằng: “Trước đây, tôi đã nói các pháp như sắc v.v… tùy theo Giả danh, chỉ có một thể, không được theo danh nói có nhiều thể; nhưng tùy theo danh, ngôn, nhất định có tự thể của pháp, nên nêu lên cách bào chữa: “Lại như trước đây đã nói các pháp như sắc v.v… ; nếu tùy theo giả nói có tự tánh, nghĩa là các pháp ba đời của tông tiểu thừa, mỗi pháp đều có danh tự của ba đời, dùng để giảng nói, kêu gọi là; tức là thể của pháp có trước, về sau, dùng danh để giải thích nói. Do Sư Tiểu-thừa ở trước lập tông rằng: “Các pháp như sắc v.v… tùy theo giả nói có”, nên nhân lời nói này nhắc lại để phá.

Lại, hai “Lại nữa” sau, tiến lùi để phá. Trước là phá tùy theo thuyết tức có thể của pháp. Sau, là phá có sắc v.v… ở trước, sau dùng danh để giải thích. Nay, là lượt phá đầu tiên, tức từ cách bào chữa của ngoại đạo để phá.

Theo đạo-lý thiên hạ, chủ yếu trước có sự, sau đặt tên. Trước đây, ông đã nói các pháp như sắc v.v… tùy theo lời nói mới có, là tức các pháp phải đối đãi với lời nói mới có. Vậy thì lúc chưa nói năng, lẽ ra không có tự tánh. Lúc chưa nói năng không có tự tánh, há không trái với lời ông nói: “Các pháp vị lai trước đã có tự thể, sau từ duyên sinh”.

Hỏi: Trước khi chưa nói năng, nếu không có tự thể, lại có lỗi gì? Kế dưới đây vấn nạn rằng: “Nếu không có việc tự tánh, chế lập giả thuyết giải thích thì lẽ ra không hợp với đạo lý. Nếu chưa đặt tên thì chưa có tự thể của pháp. Chưa có tự thể của pháp mà đặt tên là không hợp với đạo lý.

Nói giả thuyết giải thích đã không có chỗ đến, là không hợp lý, nghĩa là nếu chưa có danh thì chưa có tự thể của pháp, nên không thể đặt tên. Đã không có danh, mà thể của thế-pháp lại tùy theo giả nói là có là không thích hợp với đạo lý”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Ông đã nói “theo danh tức gọi là có chỗ gọi, trước khi chưa thành lập giả nói danh, ở trước, sự “sở thuyết” kia lẽ ra không có tự tánh, vì theo danh, mới có sự, tức danh chưa khởi, sự kia đã không có. Chưa khởi danh, trước đó, sự kia đã không có, mà hiện giải thích danh “Năng thuyên” là không hợp lý. Danh của giả nói đã không có cái có, mà có sự, pháp “được giải thích” tùy theo danh “Năng thuyên” có tự tánh, là không hợp lý, xoay vần đả phá”.

Trong lần “Lại nữa” thứ ba, Pháp sư Cảnh nói: Phân biệt có các Sư Tiểu Thừa của phái Tát-Bà-Đa v.v… lại bào chữa nghĩa. Nói rằng: “Tôi đã nói tùy theo các ngôn thuyết có tánh của pháp, nghĩa là trước có Thể của sắc, vì tùy theo ngôn thuyết rõ ràng, nên nói là lời nói có, chứ chẳng phải nói về thể của pháp.” Cho nên nay, nhắc lại để phá:

“Lại, nếu các sắc đến gồm thâu lấy sắc”: đây là nhắc lại chấp, là tức lìa sắc đến mà thật không khởi, nghĩa là ở trước chưa lập sắc, danh đã có trước Thể của sắc, là tức lìa chữ Sắc, thì đối với sắc kia, lẽ ra khởi giác biết sắc. Nếu khi chưa lâp sắc, thì cần gì phải đặt tên để làm rõ cho sắc. Nếu chưa lập sắc mà danh chưa sinh giác biết sắc, thì sẽ biết rõ danh ở trước có thể của sắc, nên nói: “Mà thật không khởi”.

Pháp sư Thái nói: “Như trẻ sơ sinh chưa hiểu các sắc, như cây cột màu xanh, vàng, dài, ngắn v.v…, nên ngay bấy giờ, nó thấy cây cột, không khởi giác biết cây cột màu xanh, vàng, dài, ngắn v.v…. Mãi về sau, do dựa vào giả danh xanh, vàng, dài, ngắn v.v…, nên nó mới khởi lên giác biết này. Nếu chưa đặt tên về trước, khi nhìn thấy cây cột, đối với sự sắc như cây cột v.v… của sắc pháp cột xanh, vàng v.v…, lẽ ra khởi giác biết về màu xanh, vàng, dài, ngắn v.v…, nhưng thật ra không khởi, nên biết được rằng, nhãn thức thấy tánh y tha của cây cột không thể nói là ngoài pháp đã có lập xanh, vàng, dài, ngắn v.v… có thể nói là tự tánh của phân biệt tánh có thể tùy theo ngôn thuyết mà khởi.”

Dưới đây là kết phá loại chung. Pháp sư Cảnh nói: “Hỏi: “Như khi nghe nói phân biệt sắc, kiến phần của ý thức tức có danh sắc ảnh tượng của tướng phần khởi, sao lại nói là pháp tùy theo ngôn thuyết không có tự tánh. Lại nữa, ý thức “duyên” danh, phân biệt sắc ảnh tượng, sắc ảnh tượng tức là y tha, về sau lại nói Y tha là tánh của pháp ly ngôn?”

Giải thích: “Sắc ảnh tượng tướng phần của ý thức, thật ra là pháp như huyễn hóa của Y tha. Kiến phần của ý thức lúc “duyên” danh, phân biệt tướng phần này, không tạo nên sự hiểu biết về pháp nhân duyên hư huyễn, mà là dựa vào các thứ trên sắc y tha của tướng phần này, để rồi câu kết, nên chấp có tánh nhất định. Chấp có tánh nhất định là trái ngược với tự tánh mà hữu tình đã lập là Biến kế sở chấp. Tùy theo pháp ngôn thuyết rốt ráo không có. Tướng phần dựa vào tính trái ngược mà lập, chẳng phải tùy theo ngôn thuyết, cho nên, không được nói là tướng phần y tha. Các thứ cấu kết vẽ vời đều không thích hợp với y tha tướng phần kia. Cho nên, y tha trở lại là tự tánh của các pháp ly ngôn.” Trên đây, đã phá chấp tăng ích của Tiểu thừa xong.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, phá bỏ “ác thủ không” của người mới học Đại thừa, nghĩa là chấp tổn giảm: chê bai không có tự tánh của pháp ly ngôn, trong đó có hai:

1. Chia ra hai hạng người đều bị hư hoại, mất mát trong pháp Phật.

2. Giải thích riêng tướng hư hoại, mất mát của hai hạng người.

Tỳ-nại-da ở văn đầu, nghĩa là Luật tạng kia. Hai tạng còn lại, được gọi là chung là pháp, cũng có thể pháp chung cho cả ba tạng. Hay có nghĩa điều phục, lìa lỗi trong ba tạng, gọi là Tỳ-nại-da.

1. Đối với các pháp như sắc v.v…, cho đến, khởi chấp tổn giảm, lại là lối chấp mà trước đây đã nói có biến kế sở chấp. Vì đối nhau nên nói là đến.

Pháp sư Thái nói: “Đối với các pháp như sắc v.v… chấp có tự tánh; đối với các sự sắc v.v…, chấp có tự tướng.”

2. Đối với giả nói tướng, xứ, cho đến khởi chấp tổn, giảm, nghĩa là lối chấp này chính là nghĩa phá bỏ trong đây.”

Luận sư Bị nói: “Giả nói là xứ về tánh y tha khởi và giả nói đối tượng nương tựa của y tha là tánh Viên Thành Thật có thể không có sở hữu, nên gọi là chấp tổn giảm”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “tánh y tha, gọi là tướng giả nói. Vì giả nói có các tướng như sắc v.v… nên tánh viên thành thật được gọi là xứ tướng, tức biết giả nói y tha, để dứt trừ xứ sở chấp có chân như, cho nên đã chia ra hai chương xong”.

Từ đây trở xuống, là giải thích riêng về sự thật không có sự, khởi chấp tăng ích, chỉ đồng với cách phá ở trước.

“Đối với các pháp như sắc v.v… thật có, chỉ sự v.v… “ trở xuống, là giải thích về hạng người thứ hai. Văn có hai:

  1. Chính là phá chấp.
  2. Dẩn nói để chứng thành.

Trong phần trước lại có hai:

  1. Nhắc lại chấp, sơ lược về “phi”
  2. “Thừa nhận nói là sinh” trở xuống, là chính phá.

Trong phần phá gồm có hai:

1. Pháp dụ hợp, y cứ vào lý phá xa.

2. “Như có một loại v.v… ” trở xuống, là y cứ ở người, chỉ hành động. Nghĩa là nếu đối với các pháp như sắc v.v… thật có, chỉ có sự, khởi chấp tổn giảm v.v…

Pháp sư Cảnh nói: “Thông thường là biến kế sở chấp, với tâm tình trái ngược, cấu tạo nên pháp giả dối, tất nhiên mê chân thật, nương gá chân là có, hoặc không có, bác bỏ đối tượng mê chân thật, chủ thể mê Giả dối, cũng không được hai thứ “có”, “không”, đều không hợp lý”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Nói các pháp như sắc v.v… thật có, chỉ có sự, khởi chấp tổn giảm, đây là bác bỏ không có y tha. Pháp sư Cảnh nói: “Ý thí dụ là dựa vào thật để lập giả, thật không có, giả không có, kết hợp nói”: Như thế, cần phải có các pháp như sắc v.v…, cho đến đã dựa vào nơi chốn giả lẽ ra cũng không có “sở biểu” của sắc thật, mới có, “năng biểu” của giả thuyết, chứ chẳng phải không có thật “sở biểu” mà có cái giả của “năng biểu”.

Đã y cứ “năng biểu” để phá xong.

Kế là, y cứ vào năng y, sở y: Nếu chỉ có giả, không có sự thật, đã không có xứ sở, giả lập cũng không có, đây tức gọi làm hư hoại các pháp: Pháp sư Cơ nói: “ Nếu chỉ có giả, không có sự thật, đã không có dựa vào xứ sở, thì Giả lập lẽ ra cũng không có v.v…. nghĩa là nếu chỉ nói có giả y tha của giả thuyết v.v… mà không có viên thành, thì viên thành sẽ là chỗ dựa của giả thuyết y tha. Đã không có chỗ nương tựa, thì chỗ nào được có giả thuyết y tha? Lại, giả thuyết, nghĩa là đã khởi chấp là có, mà y tha, viên thành thật sự là không. Lúc khởi biến kế, tất nhiên dựa vào hai tánh, mà không có hai tánh đối tượng nương tựa, mà lại có biến kế chủ thể nương tựa, tức gọi là phá hoại các pháp.

Luận sư Trắc nói: “ phải có như thế, , cho đến giả thuyết sở biểu, ý giải thích ở đây là: phải có các pháp như sắc v.v… từ nhân duyên sinh. tánh Y tha, thật chỉ tự tướng của sự, mới có thể được có các pháp như sắc v.v… giả lập ra ngôn thuyết, chứ chẳng phải không có tự tướng của y tha khởi thật có chỉ sự mà được có công tướng. Giả lập ngôn thuyét”.

Thứ hai, là y cứ ở người, chỉ hành động, rằng: “Như có một loại, cho đến khởi phân biệt v.v… Giả dối không đúng như lý. Pháp sư Cảnh nói: “ Đây là vì phá”ác thủ không “ trong người Đại thừa sơ học, nên nói là một loại. Khi mới hành đạo, đức thật vì người Thanh văn nói giáo pháp Bốn đế để cho họ được bốn quả. Được bốn quả xong, chuyển đổi chấp các khổ thật là khổ v.v… có tánh quyết định, trong số đó người có tánh bất định, có khả năng hồi nhập Đại thừa. Đức Phật vì những hạng người này nói Đại Bát-nhã có có mười muôn bài tụng, để phá bỏ Biến kế sở chấp. Từ đầu đến cuối, đều chỉ nói “pháp không”. Các người Học nghe nói như thế, nên nói: “đồng nói.”, khó hiểu tương ưng với Đại thừa, tương ưng với “không tánh”, trong hội Bát-nhã, chưa cần nên nghe nói y tha, viên thành thật là có. Vì thế, nên kinh Bát-nhã chưa nói về việc này, nên nói: “Chưa hiểu rõ kinh điển với nghĩa thú thật sâu sắc của mật ý. Lại, không thể biết được ý kinh Bát-nhã chỉ nói Biến kế sở chấp là giả dối, hai tánh còn lại là có. Vì dựa vào kinh, chấp chung tất cả đều “không”, nên nói rằng: “không thể như thật đã hiểu nghĩa đã nói, khởi phân biệt (giả dối) không đúng lý.”

Luận sư Trắc nói: “Theo văn giải thích của Luận Quyết Trạch có ba pháp luân:

1. Pháp Luân Bốn đế, như Bốn A-hàm v.v….

2. Đại thừa vô tướng, nghĩa là kinh Đại phẩm Bát-nhã v.v…, chỉ nói vô tướng của Biến kế sở chấp.

3. Liễu nghĩa, tức là Giải Thâm Mật v.v… nói đủ ba tánh.

Dựa vào các văn này, phương Tây có hai giải thích. Bồ-tát Thanh Biện nói: “Các Bộ Bát-nhã gọi là Liễu Nghĩa, nói tất cả pháp không có đối tượng chứng đắc (vô sở đắc). Kinh Giải Thâm Mật gọi là Bất Liễu, vì còn an lập ba tánh, không nói đều là không. Bồ-tát Hộ Pháp nói: “Y cứ ở sự thật không có cạn, sâu, chỉ nói đủ ba tánh, gọi là liễu nghĩa, nếu không đủ thì gọi là bất liễu.”

Nói: “Ngoại đạo kia đối với nơi chốn được nương tựa giả dối, cho đến “Đây là chân thật”. Pháp sư Cảnh nói: “Hể là giả dối, thì phải, dựa vào sự thật. Nếu sự thật không có thì giả cũng không lập. Sao ông nói tất cả chỉ giả gọi là chân thật?”

Luận sư Trắc nói: “Luận chủ chuyển sang phá rằng: “Ông đã bác những y tha, nên chủ thể nương tựa biến kế sở chấp cũng không có. Đã không có Biến kế thì đâu có được Viên thành thật, là vì chân thật. Đây là hai tánh tổn giảm.

“Do đạo lý này.” Trở xuống Pháp sư Cảnh nói: “Ông vốn chê bai sự thật. Sự thật đã không có, thì giả cũng không có, gọi là chê bai cái giả, cho nên nói rằng, hai thứ đều chê bai là lỗi của tình thuộc về cái danh kia cùng cực là không, nghĩa là chấp không đã trở thành thực hành đồng với ngoại đạo.”

“Luận Đại Từ nói: “Khiến cho rủ bỏ, tự hủy hoại chấp không, không mong quả đương lai, không gieo trồng nhân hiện tại, gọi là tự hủy hoại, cũng phá hoại người khác, đồng với chấp không kia.”

Từ đây trở xuống, là thứ hai, dẫn thuyết chứng thành, trong đó có hai:

  1. Dẫn kinh giải thích.
  2. Phân biệt lại người ác, người thiện “chấp không”.

Trong lần trước, “cho đến cũng như loại người ác chấp không” về sau, là dẫn kinh.

Luận sư Trắc nói: “Ở đây nêu văn kinhVô Tận Ý. Kinh kia tạo ra thuyết này.”

Hỏi: “Nếu vậy, thỉ vì sao kinh Phật Tạng nói không có lỗi nhẹ, có lỗi nặng?”

Giải thích: “Vì việc làm đều khác, nên không trái nhau. Kinh Phật Tạng là hiển bày lý, còn “vô tướng” thì thuận với lý, cho nên lỗi nhẹ. “Có tướng” là trái với lý, cho nên lỗi nặng. Kinh Vô Tận Ý vì nói về hạnh. Tu có thuận với hạnh, cho nên lỗi nhẹ, chấp “không” trái với hạnh, cho nên lổi nặng.

“Vì sao?” trở xuống, là giải thích ý kinh.

Luận sư Trắc nói: “Chấp ngã” chỉ có lỗi mê cảnh, mà không có sáu lỗi. Sáu lỗi đó là:

1. Không chê bai cảnh giới sở tri, là nói không có lổi về tà nhân.

2. Không do nhân này đọa vào các đường ác, là nói không có lỗi của quả ác.

Chấp ngã có hai thứ: đó là phân biệt và Câu sinh. Chấp ngã phân biệt là bất thiện, cho nên chiêu cảm điều ác. Nay, trong văn này, lại y cứ ở Câu sinh, nhằm tạo nên phân biệt này:

1. Giải thích: “Chỉ do “tha lực”, chiêu cảm đường ác, không do chấp này khiến rơi vào báo của đường ác.” 3- Cầu pháp người khác, là tu nhân.

2. Mong giải thoát khổ, nghĩa là cầu quả giải thoát.

Nói: “không lừa dối”. Nghĩa là nên tu nhân ở trước, không vì lừa dối, không gây ra trở ngại. Nghĩa là nhắc lại nêu rõ khi chứng quả không gây ra trở ngại.

1. Đối với Pháp, đối với Đế, cũng có khả năng kiến lập. Nghĩa là đối với giáo pháp và Đế sở thuyên, đều có khả năng kiến lập.

2. Đối với các học xứ, không sinh trể nải, thong thả, nghĩa là chứng tỏ đối với các học xứ, không sinh lười biếng.

Thứ hai, phân biệt lại hai hạng người “chấp không”. Trước là giải thích về người ác thủ không, Do người kia nên không, cũng không được người tín nhận, nghĩa là đối với nghĩa chân thật, do Biến kế sở chấp, nên gọi là không, mà không tín, nhận. Đối với đây mà là không, cũng không tín nhận. Pháp sư Thái nói: “Ở trên tánh Y tha này mà có tánh viên thành thật, cũng không tín, thọ”. Lại giải thích: “Đối với y tha này, khởi không có tánh Biến kế sở chấp trên tánh viên thành thật, mà gọi là không.”

Luận sư Trắc nói: “Ở trên tánh Y tha này, vì không có Biến kế cho nên không.”

Vì sao do người kia nên không, sự thật kia là không Pháp sư Cảnh nói: Do Biến kế sở chấp giả dối nên không, thật ra kia là không. Đối vói pháp tánh ly ngôn này, y tha khởi v.v… không có lừa dối, nói là không, thật ra đây là “có”. Do đạo lý này có thể nói là “không”. Nếu nói là tự tánh ly ngôn cũng đều là không: nghĩa là chấp trái ngược, tất nhiên có nương gá, nương gá ở chỗ nào mà được khởi ư? nên nói rằng: “xứ nào”?. Nếu có nương gá, thì có “chủ thể nương tựa”, “đối tượng nương tựa” (năng y, sở y). Hai thứ này làm sao là không?, nên nói: làm “sao là”? Nếu nói hai “năng y”, “sở y” đều cùng không, thì “năng y” luống dối, có thể nói là “không” “sở y” chân thật vì sao gọi là “không”? Cũng không nên nói do “sở y” này, nên “năng y” luống dối; Vì “năng y” là không, nên “sở y” này cũng nói là không, các chấp như thế, gọi là người ác thủ không.’

Pháp sư Thái nói: “Nếu nói ba tánh đều không có gì cả, thì cái gì là chỗ của y tha viên thành? Và thế nào là tánh Biến kế sở chấp, nên nói là không?” Lại, giải thích: “Chỗ của tánh Y tha là gì? Tánh viên thành thật là do đâu?

Vì tánh Biến kế sở chấp, cho nên không.”

Luận sư Trắc nói: “Chỗ nào? Nghĩa là trách không có y tha. Những gì? là trách không có Biến kế. Vì sao? là trách lý do không?

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ông không nên nói do Biến kế sở chấp, vì Biến kế sở chấp này đối với y tha, viên thành trong đây tức nói là không.”

Pháp sư Cảnh nói: “Lại nữa, dùng hỏi đáp để nói về hai tánh là “có”.

Hỏi: “Như ba vị Luận sư ở đời sau nói: “Tất cả pháp y tha, viên thành đồng với Biến kế sở chấp, đều là tự tánh của pháp điên đảo, luống dối, đều là không, có lỗi gì mà nói là ác thủ không ư?”

Giải thích: “Tính trái ngược của Biến kế sở chấp, chấp có tánh chẳng có nhân, quả, cũng như sừng thỏ, tánh nó là không. Y tha dựa vào “duyên”, khởi tức là nhân, quả, nhiễm, tịnh. Do nhân duyên nhiễm nên ở lâu trong luân hồi; do nhân, quả thanh tịnh, nên khởi lên bờ bên kia, thành tựu hai thân ứng hóa Tánh Viên Thành Thật tức là lý chân như. Nếu mê lý này thì sẽ chất chứa rộng nhiều kiếp. Do tỏ ngộ rốt ráo lý chân như này, nên ra khỏi ràng buộc thành pháp thân Phật. Nếu hai tánh đồng với Biến kế chấp không thì lẽ ra đồng với tánh Biến kế chẳng phải nhân, quả. Nếu y tha chẳng phải nhân quả nhiễm, thì tức là chúng sinh từ xưa đến nay, lẽ ra không có trôi lăn. Nếu chẳng phải nhân, quả thanh tịnh, thì đã không có Thánh đạo Ba thừa siêu phàm. Nếu ông chấp có nhân, quả nhiễm, tịnh, phàm, thánh v.v… khác nhau, thì sao ông lại chấp đồng với Biến kế sở chấp rốt ráo “không”, chấp tánh nó là không ư? nếu ông lại chấp rằng, từ xưa đến nay, không có sự trôi lăn, cũng không có Thánh đạo xuất phàm, tức là thế gian cũng không có sự chê bai và kính tin mà sao kinh nói: “ Không có Tam Bảo, Bốn đế, gọi là chê bai? Lại, nếu ông chấp không có nhân, quả, tất cả đều là không ấy, thì sao lại có con người, súc vật, sự khác nhau giữa sang, hèn v.v… không đồng? Đã có những sự việc này mà thế gian đều nhận biết, thì đủ nghiệm biết rằng, y tha nhân, quả chẳng phải “không có”.

Lại, nếu y the đồng với Biến kế kia là pháp luống dối rốt ráo không: các Bồ tát, v.v… kết duyên với Hậu trí, làm sao chỉ y tha nhân quả, tự lợi lợi tha, dứt bặt không duyên tánh Biến kế sở chấp. Nếu đều là không thì lẽ ra đều duyên, hoặc đều không duyên, đã có duyên và không duyên khác nhau như cũng đồng với biến kế rốt ráo không thì tức là lý “không” rất rốt ráo, làm sao chứng trí, chính khi chứng nhập, không có kiến giải “không”. Lý “sở chứng” “không”, “trí” “năng chứng” không tạo nên giải không, thì giải sẽ trái với lý, sao gọi là chứng? Nếu nói trí này chứng lý “không” lại tạo nên trí cảnh của giải không tương xứng, gọi là chứng. Đã tạo nên “giải không” thì có phân biệt, sao được gọi là trí vô phân biệt chứng lý vô phân biệt bình đẳng, bình đẳng, trí này sinh ư? Cho nên, chân như chẳng thể nói là không. Do đó, kinh Thiện giới và Địa Trì bản Cựu dịch đều nói: “Hữu vi gọi là hữu vi, tức là y tha, viên thành có Ngã và ngã sở, gọi là chẳng thật có, tức là biến kế sở chấp là không, chẳng thật có.

Như môn nghĩa này, dù xưa kia đã có người không thể giải thích. Hôm nay do ngài Tam Tạng chẻ vót, đào xới,(phân tích) mới phát ra. Các luận Du-già v.v… đều nói là “hai không” đã làm sáng tỏ chân Như. Do ở gia hạnh tìm kiếm “hai không” trí căn bản sinh, chứng rõ ràng chân Như, nên chân như chẳng phải không. Lại, Nhiếp luận bản dịch xưa nói: “bỏ đi ba tánh, nhập ba vô tánh” nên biết được hai tánh cũng là không. Điều này cũng không thể? Vì biến kế sở chấp chỉ trái ngược, vốn không có pháp, vì nghĩa bỏ tình trái ngược, nên nói là “khiển”. Y tha,viên thành chẳng phải do tình lập, thì sao gọi là khiển”?

Hỏi: “Nếu chính chứng không khiển, thì làm sao ở quán không thấy y tha?”

Giải thích: “Tức y tha có lý chân như, lại có pháp, sự sai khác của nhân, quả, chính khi nhập chứng, chỉ thấy y tha “như” không quán sự y tha “bất như” chứng Trí không “duyên” Pháp sự, tức nói lời khiển, do hai pháp lý, sự thường đều hiện hành, làm sao biết được? Tức như hai trí song quán hai đế. Trí vô phân biệt chính chứng Chân Như đồng thời với Hậu trí, tức “duyên” tánh Y tha của cảnh tục. Nếu chính nhập chứng, tthì bỏ y tha đồng thời với hậu trí, lẽ ra không có cảnh tục. Nếu đồng thời Hậu trí dù “duyên” y tha, nhưng đối với trí vô phân biệt vẫn được gọi là khiển. Nếu nói hậu trí không “duyên” biến kế sở chấp, thì có thể thừa nhận Chân quán bỏ đi biến kế, đồng thời Hậu trí thường “duyên” y tha, sao lại chấp đồng với biến kế đều dứt trừ.

Hỏi: “ Nếu chấp y tha, viên thành quyết định là có, mà không dứt trừ khiển, thì quyết định chấp y tha, viên thành lại thành bệnh. Bệnh là sao? Vì chân quán không khiển.”

Giải thích: “Chỉ là cấu tạo vẽ vời chấp có hai tánh, Điều này đã lại nhập vào môn trừ bỏ biến kế.

Nay ta dựa vào trong môn tướng của giáo pháp, để nói lên lúc chứng tự tánh ly ngôn của ngoại cảnh không dứt trừ.

Với nghĩa như thế không nhân Tam Tạng thì không thể được đồng. Nay nói rõ cách phá này chưa hẳn có như thế. Vì sao? Vì nghĩa u huyền của ba luận đều lấy không y cứ làm tông chỉ, há chấp nhận tụ phán quyết rằng, y tha, viên thành đồng với chấp biến kế, kia hoàn toàn là không có vì tông chỉ của ba luận gây ra trở ngại? Nhưng Hiểu Công nói: “ba luận vì rửa sạch chấp mắc về “có”, nên mượn ngôn “phá” nhằm phá khắp, tùy theo tánh của ngôn thuyết. Du-già vì dứt trừ cái chấp của ác thủ không, nên mượn lập môn rộng có pháp ly ngôn. Giả lập không tăng tùy theo tánh của ngôn thuyết; đã phá không hao tổn pháp ly ngôn. Do lý này, nên không trái nhau. Lời nói này có thể tồn tại.

Kế là, nói về thiện thủ không. Pháp sư Cảnh nói: “Vì sao lại gọi cho đến chánh quán là không? Nghĩa là do Chân pháp sở y này như luống dối biến kế kia là “không”, nên chánh quán là “không”. Lại “Do ở đây cho đến Như thật “biết” lời nói đây. Kia đối lẫn nhau đều gọi là kia đây, đem chân đối với vọng, nói chân là đây, nói vọng là kia. Nay nêu đối với chân tức nói vọng là ở đây, nói chân là ở nới khác. Lại, do đối vói pháp luống dối này là không, cho nên, pháp chân thật khác tức được là “có”, nên nói: “Lại do đối với cái thật khác này là “có”. Nói là đối với tất cả sự tướng như sắc v.v… như đã nói ở trước, nghĩa là danh “năng thuyên” như sắc v.v….

Đã nói tánh của pháp giả thuyết như sắc v.v… đều không gì, tùy theo ngôn thuyết vẻ vời dựng lên cái “không” của sắc v.v….

“Cho nên v.v… trở xuống, kết nói “không”.

Đối tất cả với tưởng như sắc v.v… mầy, nghĩa là đối với danh, như sắc v.v… này, giả nói sự. Cái gì là “khác”? Tức tìm kiếm đối tượng nương tựa của giả thuyết là “khác”; chân ở ngoài giả, gọi là “khác”. Hai thứ như thế đều như thật biết là thật, là giả, không chấp tăng giảm. Không lấy, chỉ có giả, không bỏ, chỉ có thật. Nói như thật biết rõ về tự tánh ly ngôn của chân như. Nghĩa là căn ứ ở phần vượt hơn, chỉ riêng chân như là đạo lý của tánh ly ngôn, Y tha cũng là tự tánh ly ngôn.”

Pháp sư Thái nói: “Nói là do đối với đây phân biệt, tánh phân biệt kia không có gì, tức do phân biệt, nên chánh quán là “không”. Lại do đối với tánh phân biệt này nên cái khác dựa vào chân thật, tức do Y tha khác, nên như thật biết có.

Như thế, gọi là ngộ giải tánh “không” như thật không trái.

Trong đây, dù chứng y tha, chân thật là “có”, nhưng ý muốn nói về phân biệt “tánh không” y cứ ở “hữu” để nói về “không”, chỉ nói là ngộ nhập tánh “không”, không nói ngộ nhập tánh “có”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa là do đối với tánh Y tha, vì biến kế sở chấp ở nới này nơi khác là không, tức là do đối tượng kia là không, nên chánh quán là “không”, vì khi thấy Y tha, thì biết không có đối tượng chấp. Lại, do tướng y tha ở đây, nên Viên thành thật khác là “có”, tức do viên thành thật vì khác, nên như thật biết “có”. Nói rằng, đối vơi sự tưởng của tất cả sắc v.v… như trước đã nói, đều không có. Về sau giải thích lại đối tượng chấp là không, nên cho đến nói chấp là không. Giải thích lại, dựa vào y tha mà chấp không. Đối lại sự tướng của tất cả sắc v.v… này, hỏi lại nghĩa khác của ngôn thuyết trong thật có của giải thích ở trước, nghĩa là tức y tha như sắc v.v… giả nói là viên thành, đối tượng nương tựa là còn lại của y tha.

Rằng, cái thật có trong đây chỉ có sự, trong chỉ có sự cũng có chỉ có giả, đây là quán y tha. Quán y tha chỉ sự là giả có, chứ chẳng phải chân thật có. Vì văn luận này mới nói về nghĩa “có” của viên thành thật.”

Luận sư Trắc nói: “Lại, do đối với sự thật khác là có, nghĩa là đối với tánh Y tha này trở xuống, làcó đạo lý nhân duyên sở sinh, gọi là pháp khác. Do pháp khác này, nên như thật biết có.

Nói là đối với sự tưởng như sắc v.v… đã nói ở trước, nghĩa la sắc tướng của tánh Y tha, gọi là sắc, sự là thể, vì sắc, danh là do thể.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Giới hạn của phần sự đã nói pháp tánh giả thuyết sắc v.v… đều không có, nghĩa là sắc v.v… của Biến kế sở chấp không có thật tánh.’

Cựu luận chép: “Giới hạn của phần giả danh, nói hai thứ như thế đều như thật biết là biết “không” và biết “có”.

Thứ hai, trong phần dẫn thuyết chứng thành, văn chia làm ba:

  1. Nêu chung.
  2. Dẫn kinh, giải thích.
  3. Giải thích xong, tổng kết.

Đầu tiên nói: “Giáo: âm gốc là A-lê-da, Hán dịch là Thánh; Acấp-ma da, Hán dịch là Giáo: A-cấp-bát-đa, Hán dịch là Chí Ngôn, Chí giáo, nghĩa là vì giáo hợp với nghĩa, nên ở đây không nói là A-lê-da, vì không nên nói là Thánh giáo.

Trong dẫn kinh giải thích có ba:

1/ Dân kinh Chuyển Hữu. Cựu Luận rằng: “Kinh Thủ Hữu” Ngài Tam Tạng nói: “dịch lầm. Vì chuyển nghĩa là diệt; hữu, nghĩa là ba hữu. Vì diệt ba hữu, nên gọi là chuyển hữu.”

Pháp sư Thái nói: “Kinh Chuyển Hữu kia nói đủ có bốn hữu như, Trung hữu v.v… vì trôi lăn không nhất định, nên gọi là chuyển hữu.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hưu là có chấp (chấp có), tức chấp danh mục, mà giải thích về thể của có kia hợp nhau. Trừ chấp có này gọi là kinh Chuyển hữu.

Trong bài Tụng Pháp sư Cảnh nói: “Nửa bài tụng trên, nói về Biến kế sở chấp tùy theo tánh của ngôn thuyết đều không có sở hữu.

Nửa bài tụng dưới, nói về Y tha và Viên thành thật không có tùy theo tự tánh của ngôn thuyết kia, là tự tánh ly ngôn, ngụ ý là dùng nửa bài tụng sau để nói.”

Luận sư Trắc nói: “Nửa bài tụng trên nói về y tha giả gọi là “năng thuyên”, “sở thuyên”.

Câu thứ ba, nói trong y tha không có Biến kế sở chấp.

Câu thứ tư, nói có Tánh viên thành thật.

Trong phần Luận chủ giải thích nói: “đối với pháp tưởng như sắc v.v… cho đến nói là Niết-bàn”.

Pháp sư Thái nói: “Văn này giải thích hai câu trên, đối với pháp sở duyên của các tưởng như sắc v.v… kiến đặt tên, sắc v.v… phân biệt tánh pháp, tức lấy sắc v.v… như thế để phân biệt pháp tánh gọi là thuyên biểu, nói là pháp “sở duyên” của có tưởng như sắc v.v… Hoặc nói là sắc, cho đến nói là Niết-bàn.”

Lại giải thích: “Tưởng, Danh này, nghĩa là ở trên pháp đã gọi là danh, như sắc v.v…, kiến lập pháp giả gọi là sắc v.v…, tức lấy các pháp như sắc v.v… như thế giả gọi là thuyên biểu, nói là pháp đã gọi như sắc v.v….”

Pháp sư Trắc nói: “Cựu Luận chép: “Lấy các danh như sắc v.v…gọi là “không nói các pháp lưu thông, ngôn giác, nói sắc cho đến Niếtbàn. Vì căn ciứ ở văn này nên biết ở nưa tụng trên là giáo của tánh Y tha. Đối với các pháp tưởng như sắc v.v… đều không có gì. Pháp sư Cảnh nói: “Tự tánh của sắc v.v… trong danh pháp “năng thuyên của tất cả sắc này đều không có gì. Nghĩa dưới của các các danh, như sắc v.v… cũng không có sắc v.v… được giải thích khác”, mà tánh của nghĩa ly ngôn trong chỗ mà pháp của danh, sắc v.v… của Biến kế sở chấp, chân thật là có.”

Pháp sư Thái nói: “Đây là giải thích hai câu dưới. Giả danh của tất cả sắc v.v… này được gọi là tánh phân biệt. Tát-bà-đa cho rằng: “Tức tư tánh của sắc v.v… đều không có gì. Như phái Tăng Khư lập ba đức: Ưu, Hỷ, Ám kàm tự tánh các pháp. Như Vệ-thế Sư lập Hữu cú nghĩa thứ tư và hoà hợp cú nghĩa thứ sáu, là tự tánh như sắc v.v… mà chẳng phải sắc v.v…. Vì muốn nói không có lối chấp của hai ngoại đạo này, nên nói: Cũng không có tự tánh của sắc v.v…, mà đối với giả danh như sắc v.v… trong tánh phân biệt kia mà gọi là tánh phân biệt, dựa vào tánh chân thật là “có”. Phải biết tức là tự tánh Thắng nghĩa đế”.

Luận sư Trắc nói: “Nghĩa là trên pháp tưởng như sắc v.v… của tánh Y tha này không có tự tánh của sắc v.v… của Biến kế sở chấp kia.

1. “Pháp sư Viễn nói: “Vì đối với cái có kia, nên nói là pháp khác, vì chẳng phải nhất định là không, nên nói “cũng không có pháp tánh của, sắc v.v… khác.” Thuyết này không đúng.

2. Nếu theo Cựu luận nói: “các Pháp như sắc v.v… cũng không có tự tánh khác”. Cho nên, tạo ra giải thích như thế. Nay dựa vào Tân Luận nói: “Cũng không có pháp tánh của sắc v.v… khác”, cho nên biết khác, nghĩa là chẳng phải không có nhà sắc.”

Nay, giải thích cách giải thích này: Văn ở trước nói: “Cũng chẳng phải lìa ngôn thuyết kia có tự tánh riêng là sở hành (Đối tượng hoạt động) của lời nói, là cảnh giới của lời nói.” Ở đây có hai giải thích:

1. Pháp sắc kia lìa y tha có tự tánh riêng.

2. phá khắp, chuyển chấp: “các pháp như sắc v.v… của tông tôi, dù rằng Giả kiến lập, nhưng lìa sắc, còn có pháp tánh riêng của sắc v.v… tức là cú Nghĩa Đại Hữu thứ tư trong sáu cú.” Cho nên, phá khắp rằng: “cũng không có pháp tánh của sắc v.v… mà tánh viên thành thật trong y tha khởi, chân thật là “có”.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: trên pháp sắc mà biến kế đã tưởng tượng, không có như tự tánh như sắc v.v… của biến kế sở chấp, chẳng những không có tự tánh bị chấp sắc v.v… ở trên pháp sắc mà cũng không có tánh của các sắc pháp hương, vị v.v…

Phẩm nghĩa của kinh thứ hai: Pháp sư Cảnh nói: “Như kinh Vô Lượng Nghĩa v.v….” Pháp sư Cơ nói: “Tức phẩm nghĩa của kinh A-tỳđạt-ma.”

Pháp sư Trắc nói: “Tức là phẩm Danh trong kinh Chuyển Hữu.”

Bốn trường hợp trong tụng: ý lấy; không chấp mắc; không lấy; không yêu chứng tự tánh ly ngôn. Luận sư Trắc nói: “Đầu tiên, ba trường hợp trên, nêu cảnh, y cứ ở con người đối với pháp không chấp mắc, chứng tỏ thành vô tánh. Một trường hợp sau, gần thành thắng lợi.”

Văn xuôi chép: “Nghĩa là sự tưởng như sắc v.v… của thế gian, cho đến Đấng Mâu-ni không chấp mắc. Pháp sư Thái nói: “Các tánh phân biệt thế tục của thế gian, Đấng Mâu-ni Thế tôn đều không chấp mắc. Đã không chấp mắc, thì đâu thể chấp lấy, phân biệt pháp tánh? Do không có chấp mắc, nên được thấy, nghe, không sinh yêu thích. Nghĩa là đối với sự của tánh phân biệt đã gọi là giả danh sắc v.v… của thế gian, các thứ giả thuyết như sắc v.v…, tánh phân biệt đã nêu, được gọi là các thế tục. Như giả thuyết kia, không nhân sự tưởng ở đây mà có tự tánh phân biệt chấp kia. Thế tục như thế, Đấng Mâu-ni Thế tôn không chấp mắc”. Đây là giải thích hai trường hợp trên.

Luận sư Trắc nói: “Nói là sự tưởng như sắc v.v… của thế gian, nghĩa là nêu “sở thuyên” của danh; tưởng sự, nghĩa là danh. Thứ giả thuyết như sắc v.v… sở hữu, là danh “năng thuyên”.

Các thế tục, nghĩa la kết cả hai: danh và sự. Như giả thuyết kia v.v…, nghĩa là tự tánh của Biến kế sở chấp như danh trên y tha lìa chấp tăng, giảm kia, nên đấng Mâu-ni không chấp mắc.”

Pháp sư Thái nói: “Từ câu: “Vì sao v.v… cho đến câu: “Cặp với sự, không chấp mắc tăng ích, tổn giảm: là giải thích trường hợp thứ ba.

Chấp hạt giống của hai biên, gọi là chấp tăng ích, tổn giảm. Hai

biên hiện khởi, gọi là điên đảo hiện tiền. Do Đấng Mâu-ni không có “kiến’ hạt giống hai bên, nên không có kiến điên đảo hiện hành. Do đạo lý này, Đấng Mâu-ni được gọi là bất chấp. Người không chấp mắc như thế, đâu lại hay lấy tánh phân biệt ư? do không có “kiến” hạt giống của hai bên, nên đối với sự chân thật của Y tha không chấp hai bên.

“Đối với cảnh sở tri v.v… cho đến “Nên gọi là không yêu”, là giải thích trường hợp thứ tư.

Đấng Mâu-ni đối với cảnh sở tri chân thật của Y tha, có khả năng quan sát chính đáng, nên gọi là “Kiến”, cho đến người có ba vô học, gọi là chung là Mâu-ni. Đấng Mâu-ni lắng nghe từ người khác mà biết được cảnh giới ngôn thuyết chân thật của Y tha, nên gọi là nghe. Vì không chấp mắc đối với cảnh thấy, nghe nên ngay từ ban đầu, tham, ái không sinh, cũng không có sinh rồi tăng trưởng, chỉ chứng từ cảnh sở duyên Y tha chân thật, nên rốt ráo đoạn diệt chấp mắc tham ái, và trụ cũng thường trụ xả trên.

Trong phần thứ ba, văn được chia làm hai:

  1. Dẫn kinh nói.
  2. Giải thích ý kinh.

– Trong phần trước có ba:

  1. Nói lược.
  2. Giải thích lại.
  3. Nói về lợi của quán.

Đầu tiên, nói rằng: “Tán-Tha-Ca-Đa-Diễn-Na. Pháp sư Thái nói: “Cựu luận nói “Tiên Thích-Ca-Chiên-Diên”, là dịch âm sai. Theo bản

Phạm nói là Tán-Tha-Ca-Đa-Diễn-Na. Tán-Tha là “danh”; Ca-ĐaDiên là tánh (họ). Như nói Na-Đề-Ca-Diếp v.v….”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tán-Tha-Đa-Diễn-Na tử, tức chữ CaChiên-Diên. Ca-Đa-Diên Ni, gọi là chủng tánh tức một họ trong mười tám họ Bà-la-môn. Như họ Lý trong bốn họ.

Tán Tha, tức một chủng tánh riêng trong các chủng. Như có nhiều thứ trong một họ Lý, như Triệu, Quận, Lũng Tây khác nhau.”

Luận sư Trắc nói: Ca Chiên-Diên là người Đại-thừa, chẳng phải Thinh-Văn thừa Đức Thế tôn đã vì ngài nói như thế này: “Không dựa vào bốn Đại; Bốn “không”, cũng không nương tựa hai đời khác này, cũng không dựa vào vầng nhật nguyệt để lấy tướng ánh sáng. Cũng không nương vào thấy, nghe, hay, biết; cũng không dựa vào phươngtiện nhằm mong cầu chính đáng có việc làm. Không dựa theo ý-thức, dù tầm, từ quán-sát, nhưng vẫn không nương theo tất cả tánh phân biệt mà tu Tĩnh lự. Trong đây, ý nói: Chỉ dựa vào y-tha chân thật mà tu Tĩnh lự”.

Biện-biệt lại: Hoặc ở nơi Địa, trừ bỏ tưởng v.v… của Địa. Pháp sư Cảnh nói: Tức là quán lý chân-như của Địa v.v…, không quán mỗi sự riêng của Địa v.v….

Luận sư Trắc nói: đối với y tha của giả nói đĩa v.v…, có thể chính trừ bỏ lỗi lầm của hai bên tăng, giảm, gọi là trừ khiển.

Thứ ba, là nói Nhân-Đà-la trong quán thắng lợi. Nhân-Đà-La, Trung-Văn dịch là Đế, tức Đế-Thích. Rằng Y-Xá-Na; Hán dịch nói là

Tự-tại, tức trời Đại Tự-tại.

Định Bổ túc rằng: Là tên khác của trời Đại Tự-Tại thứ sáu.

Thế Chủ, nghĩa là Phạm-vương Sơ thiền. Pháp sư Cơ nói: Nhân Vương Thế Chủ. Nay, cứ theo Cựu luận, thì gọi đúng là Phạm-Vương, chứ chẳng phải Nhân-Vương. Cựu luận nói: “Thích-thiên, Đại Phạm, thiên Tiểu Phạm thiên đều đến lễ kính”.

Trong bài tụng nói: Không biết, nghĩa là lìa tướng, tu thuyền, ra khỏi cảnh trời, chẳng phải trời kia sánh bằng cho nên nói thế.

Dưới đây, Luận-chủ sẽ giải thích ý kinh, không giải thích bài tụng này, là giải thích kế là trước đây đã dẫn văn xuôi dứt bỏ tưởng v.v… của Địa. Các ý này nói: “việc đã lấy tưởng của tất cả Địa, từ tưởng của Địa này, lấy tên của Địa v.v…, đặt bày giả lập, gọi là tưởng Địa v.v…, Danh từ tưởng khởi, danh cũng giúp cho Tưởng, gọi là Tầm, gọi là Tưởng. Ở trong sự đã nói sắc v.v… kia, tất nhiên có tăng, giảm. Nếu đối với sự kia, khởi chấp có tánh, thì gọi là tưởng Tăng-ích khởi tổn giảm, chỉ chấp Thắng-nghĩa của sự, gọi là tướng tổn giảm. Người kia đối với tưởng này, dứt bỏ, đoạn, Xả”.

Thứ ba, là nói về ý khởi ngôn thuyết, ở trên, nói các pháp đều lìa Ngôn thuyết, vì sao chư Phật đối với pháp ly ngôn mà khởi ngôn thuyết? Nếu nói xứng với pháp thì pháp chẳng phải ly ngôn, rằng, nếu trái với pháp mà nói, thì không có lợi ích?” Đáp: “Có bốn:

1/ Không thể nói cho người khác nghe.

2/ Không nói, nên người khác không nghe.

3/ Không nghe, nên người khác không biết.

4/ Vì khiến người khác biết, vì có thể nghe, nên chư Phật mới nói năng. Đại ý: “Dù pháp không có lời nói, muốn cho Người khác biết được pháp không có lời nói, phải dùng phương-tiện giả gọi là tướng để nói. Nếu không khởi nói thì người khác sẽ không nghe, biết pháp ly ngôn. Chư Phật, Bồ-tát vì lợi ích cho người, nên giả gọi là tưởng trong không có danh để nói. Đây là mượn lời nói nhằm làm rõ không có lời nói, như trong Luận Quyết-Trạch dưới đây nói:

Hỏi: “Nếu nói là các pháp không thể nói năng, thì lời này há không xứng đáng để nói pháp ư? Nếu lời nói kia tương xứng thì các pháp đều có thể nói. Nếu không tương xứng thì làm sao có thể nói các pháp không có lời nói?”

Đáp: Tông mà ta đã lập cũng nhằm mục đích ngăn ngừa, bác bỏ điều đó, nên không có lỗi này. Ta lập tông để nói các Pháp, lời nói không thể nói năng cũng là cái ta lập, vì cũng bị ngăn ngừa trừ bỏ, nên không có lỗi này.

Từ đây trở xuống, là thứ tư nói về các người ngu vì không hiểu rõ ly ngôn thuyết pháp, nên khởi lên tám phân biệt, trong đó có bốn:

1/ Nói không hiểu rõ, khởi tám phân biệt.

2/ Vì nhận biết rõ lỗi lầm của sự phân biệt, nên tu bốn Tầm, Từ, bốn trí Như thật.

3/ “Người ngu đối với bốn như thật biết này”. Trở xuống, là nói về người ngu vì tăm tối nên khởi phân biệt trôi lăn không dứt.

4/ “Bồ-tát dựa vào bốn trí Như thật này”. Trở xuống là nói Bồ-tát nương theo trí, vì phân biệt rõ ràng, nên có thể chứng Đại quả.

Trong phần đầu có ba:

1/ Nói ví không hiểu rõ các pháp ly ngôn, nên khởi tám phân biệt mà sinh ba việc, có thể khởi hai thế gian.

2/ Giải thích về tám thứ phân biệt.

3/ Trong phân biệt về ba phân biệt trước trong tám với duyên sở y xoay vần sinh nhau.

Trong phần trước có ba:

  1. Nêu chung.
  2. Giải thích riêng.
  3. Nói về gốc, ngọn của sự đã sinh, gồm thâu khắp hết pháp.

Văn đầu chỉ nói về không hiểu rõ Chân như, khởi tám phân biệt.

Lược qua không nói do không hiểu rõ pháp ly ngôn của y tha, nên khởi lên tám thứ phân biệt; trong ba việc đã sinh, thứ nhất, là sự duyên. Sở y (đối tượng nương tựa) là hữu tình thế gian. Sở duyên (đối tượng duyên) khí thế gian. Hai sự sau, đều là hữu tình.

Phần thứ hai, trong giải thích riêng, văn chia làm ba:

  1. Nêu lên phân biệt về danh.
  2. Nói năng sinh ba việc.
  3. Kết thành ba việc lược thuật ba môn, nói tám phân biệt.

Trước là nêu danh và thể. Nêu danh: như văn. Nêu thể: Luận sư Cảnh thuật lại lời ngài Tam Tạng: “ Đều lấy dục, khởi pháp chấp nhân chấp căn bản. Nhân chấp, tâm của tiền phương tiện tham, sân si, lấy tuệ làm tánh. Tánh chẳng phải tạp nhiễm, tức tuệ không xảo tiện, không ẩn mất vô ký, (vô ký vô ký) trong Dị thục sinh. Xuất phát từ tâm phân biệt này mà sinh ra hai chấp nhân, pháp căn bản. Và tham, sân, si, tức là tạp nhiễm. Làm sao biết ? Kế đoạn văn dưới đây nói: “Nghĩa là do tà phân biệt như thế, nên khởi các tạp. Nhiễm, vì các tạp nhiễm, nên trôi lăn trong sinh tử!”

Đoạn văn này nói tám thứ phân biệt. Chỉ vì phương tiện không tạp nhiễm, nên pháp chấp căn bản đối với Nhị thừa kia dù chẳng phải tạp nhiễm, nhưng đối với Bồ-tát thì chính là tạp nhiễm. Cho nên, tám phân biệt sinh ra căn bản, đều gọi là Tạp nhiễm. Ba dục phân biệt ở trước lúc khởi ba pháp. Chấp căn bản, “duyên” tự nương thân và tướng phần sở duyên khí thế giới, huân tập thành hạt giống khí thí giới của tự thân, sau khi sinh tạp nhiễm kia, là tự thân và khí thế giới. Tự thân, gọi là “y” khí thế giới ngoại, gọi là “duyên” y duyên đã sinh, tức sinh ba thứ pháp chấp căn bản.

Hai phân biêt kế làvì trực tiếp làm phương tiện, có thể khởi chấp ngã; ngã sở chấp, và ngã mạn, bất luận huân tập hạt giống sinh ngã kiến v.v… sau.

Ba phân biệt sau, chung làm phương tiện dẩn dắt căn bản tham, sân, si, v.v… cũng không luận huân tập hạt giống, mới sinh tham v.v…. Cũng có thể nói rằng ba phân biệt đầu tức là pháp chấp căn bản. Do “duyên” tự thân và khí thế giới; kiến phần tự huân tập hạt giống của kiến phần, sau tướng phần huân tập hạt giống, tự thân và khí thế giới dùng làm y duyên. Y duyên đã sinh, lại sinh đồng thời với thể của ba thứ phân biệt pháp chấp. Cho nên, đoạn văn dưới đây nói; “Phân biệt quá khứ làm nhân có thể sinh phân biệt y duyên, hiện tại Y Duyên đã được sinh xong, lại có thể làm nhân sinh đời hiện tại. Do y, duyên kia mà khởi phân biệt.

Hai phân biệt kế là nhân, ngã, ngã sở căn bản huân tập thành tự chủng, lại sau khi sinh, khởi chấp ngã, ngã sở và bốn chấp khác cùng với ngã mạn dùng làm căn bản. Ngã, ngã sở này lúc “duyên” trần, lẽ ra cũng huân tập hạt giống sinh y, duyên sau. Văn nói lược về sinh quả tự phần, không nói chấp ngã, ngã sở, sinh ra sự y duyên.

Ba phân biệt sau, tức là thể của tham, sân, si căn bản, khởi liền huân tập thành loại chủng tử. Sau lúc sinh, khởi tham, sân, si. Khi thâm, sân, si, v.v… duyên với y duyên thì lẽ ra cũng huân tập hạt giống sau khi sanh, khởi lên tất cả y duyên. Lại, lược qua không nói”.

Luận sư Bị nói: “đều lấy pháp chấp và phương tiện trước làm ba phân biệt đầu, tức là sự tình toán so lường trong ba thứ phân biệt, do chủ thể “duyên” sinh ra mười hai căn trần, nên phương tiện căn bản đều lấy tư tuệ làm tánh.

Phương tiện “nhân chấp” của hai phân biệt kế là, lấy sự tính toán so lường làm tánh.

Ba phân biệt sau đều lấy chung hai chấp, phương tiện của hai lấy tính toán so lường làm tánh.

Pháp sư Thái nói: “Ba phân biệt đầu lấy pháp chấp làm thể, hai phân buệt kế là chỉ khởi kiến, mạn, vì phương tiện trước, nên từ sau, phân biệt ngã, ngã sở có ngã, ngã sở mới gọi là ngã kiến (chấp ngã). Do ngã kiến, mới khởi ngã mạn. Từ hai phân biệt sinh ra kiến, mạn xong, ngã kiến là gốc sinh ra bốn kiến còn lại. Ngã mạn là gốc sinh ra bảy mạn v.v….

Ba phân biệt sau là phương tiện của ba độc.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ba phân biệt trước là phương tiện của pháp chấp; bốn năm là phương tiện của chấp nhân ; ba phân biệt sau là phương tiện của ba độc. Lại, ba phân biệt trước, chung cho phương tiện của hai chấp; bốn năm phân biệt, chỉ là phương tiện chấp nhân. Tám phân biệt này đều không nhận lấy pháp chấp, lúc chấp nhân, v.v… chính khởi, do chấp pháp không cảm báo, nêu nói rằng, chủ thể sinh ra ba việc, nên biết lấy phương tiện của pháp chấp v.v….

“Nếu vậy, ngã kiến chung cho tánh bất thiện, vì sao không lấy?” Nếu ngã kiến vô ký thì không lấy, pháp bất thiện khác thì lấy. Ba phân biệt sau không lấy căn bản, vì phân biệt với phương tiện khác với chủ thể sinh của phương tiện và đối tượng sinh của căn bản. Y nói rằng “ba phân biệt sau là phương tiện sinh ra ba độc căn bản; nên cũng lấy phương tiện. Nếu với bảy phân biệt gồm thâu nhau, thì như văn, tự suy nghĩ.”

Thứ hai, là giải thích về lý do được tên gọi, có chung và riêng:

Tên chung phân biệt: bản Phạm dịch âm là Tỳ-Yết-Tràng-Ba, Hán dịch nói là y thức phân biệt, nói đủ là tư duy. Âm gốc là tăng yết tràng-ba, Hán dịch nói là tư duy, không đúng.

Phân biệt danh, âm gốc là Tam-miệu tăng-yết-tràng ba, Hán dịch là chánh tư duy, là tên gọi trong tám chánh đạo”.

Cựu Luận nói: “Tám vọng tưởng không đúng với âm Phạm, nên vẫn giữ lấy danh từ phân biệt”. Tám là danh số, tức từ số, y theo nghĩa mà đặt tên”.

Nói tên riêng, dù tên có tám, nhưng được tên chỉ có ba:

1- Tự tánh sai khác, ái, phi ái đều trái nhau. Năm phân biệt này từ cảnh mà được tên. Vì tự tánh. Vì sự sai khác trên cảnh của phân biệt tự tánh, nên gọi là phân biệt sai khác. Lại, cảnh sở duyên có ba thứ:

a. Thuận với cảnh, hợp với tâm, nên gọi là đáng yêu.

b. Nghịch cảnh trái với tâm, gọi là phi ái.

c. Cảnh trung bình trái với cả hai, gọi là là đều trái nhau.

2. Chấp chung phân biệt từ cảnh và chấp làm tên. Chung là chung nhiều pháp; chấp là chủ thể quá tên.

3. Phân biệt ngã, ngã sở từ hạnh, giải mà được tên. Thể của cảnh chẳng phải ngã, ngã sở, mà tạo nên hiểu biết của ngã, ngã sở.

Thứ ba, đối với năm trụ địa, để nói về gồm thâu nhau. Năm trụ địa là:

  1. Kiến, nhất xứ trụ địa.
  2. Dục ái Trụ địa.
  3. Sắc ái Trụ địa.
  4. Vô Sắc ái Trụ địa.
  5. Vô minh Trụ địa.

Ba phân biệt trước thuộc về vô minh Trụ địa. Hai thứ phân biệt ngã, ngã sở có hai thứ: Nếu phân biệt khởi thì thuộc về kiến nhất xứ Trụ địa này. Nếu câu sinh ngã kiến thì khắp cả ba cõi là Trụ địa, vì tu đạo đoạn.

Phân biệt phi ái trong ba phân biệt sau, chỉ thuộc về dục ái. Hai phân biệt khác có cả ba ái Trụ địa.

Môn này lại y cứ hai chấp v.v… làm nghĩa thể sư của tám phân biệt, mà nói về thuộc nhau, chứ chẳng phải y cứ ở dùng phương tiện Tuệ, không ẩn mất Vô ký để làm nghĩa của tánh sư.

Văn nói: “Ba phân biệt này sinh ra v.v… duyên sự sở y của ba phân biệt Hí luận”. Pháp sư Cảnh nói: “Phân biệt hí luận là tâm “năng duyên”; “y duyên” tức là “sở duyên” của tâm. Nói các tưởng như sắc v.v…, nghĩa là “năng thuyên” danh, sự; làm y, duyên là sự “sở thuyên”, thuộc về ngôn thuyết, nói lại danh của “năng thuyên”. Danh, tưởng, Ngôn thuyết đã được bày rõ là nói lại sự nghiệp sở thuyên. Danh nghĩa này là phân biệt hí luận của đối tượng phân biệt, tức đối với sự này, phân biệt tính toán so lường, chẳng phải phẩm loại sai khác của một số 336 nhiều, là nêu ra năng phân biệt.”

Pháp sư Thái nói: “Tâm của Biến kế sở chấp, gọi là phân biệt hí luận có đối tượng nương tựa (sở y), đối tượng duyên (sở duyên).

Phương Tây nêu ra ba cách giải thích:

1/ Rằng: “Sở y của phân biệt là sáu căn; biến kế sở chấp phân biệt là bảy thức và thức thứ sáu. Ý thức thứ sáu năm thức đồng thời ở cả khởi dù không trực tiếp dựa vào năm căn, nhưng vì không rời năm thức, nên cũng nói năm căn là sở y. Từ năm thức đồng thời với phân biệt ý thức, về sau, lại sinh ý thức tính toán, suy lường năm trần, nên cũng nói là ý thức xoay vần nương tựa năm căn, vì thế, ý thức chung, nói sáu căn là sở y.

Sở duyên là sáu trần, rất dễ hiểu.

2/ Giải thích: “Sở y là thân năm uẩn của mình, sở duyên là thân người khác và khí thế giới.”

3/ Giải thích: “Sở y là nghĩa, sở duyên là danh.

Luận Tam Vô Tánh của xứ này, trước có cách giải này: “bốn uẩn còn lại như Sắc uẩn v.v… cho đến tưởng Niết-bàn, nghĩa là các danh, sự, như sắc v.v… là danh đã gọi là, lấy danh nghĩa làm phân biệt, “duyên” danh, khởi chấp tính toán, so lường, khởi ngôn thuyết. Vì lấy danh, tưởng, ngôn thuyết làm nhân, nên khởi phân biệt. Phân biệt thuộc về danh, tưởng, ngôn thuyết đã rõ ràng, là phân biệt hí luận.

Sở dĩ chỉ nói ba phân biệt này làm sinh sở duyên, sở y, là vì phân biệt này là sự tính toán, so lường của pháp chấp. Tất cả chủng loại khi được huân tập thành hạt giống, thế giới chúng sinh vá khí thế giới, từ hạt giống của ba phân biệt này để sinh ra sở y, sở duyên của muôn vật.

Năm phân biệt sau, là da, thịt phiền não dựa vào ba pháp chấp này mà khởi, nên không thể trựa tiếp đến nhiều phẩm của sở y, sở “duyên”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “nói sở nhiếp (đối tượng gồm thâu) nghĩa là thuộc về hữu vi, cũng gồm được thâu chung pháp vô lậu.”

Nay, lại giải thích: “Ở trước nói vô lậu, nghĩa là không do ba phân biệt sinh ra, mà đối tượng sinh thuộc về thứ khác, đó gọi là quyến thuộc.

Sở hiển, nghĩa là các pháp căn, trần v.v… đây gọi là sở hiển (đối tượng rõ ràng)”.

Luận sư Trắc nói: “Hỏi: “Các căn như nhãn v.v… đều từ tướng phần huân tập mà sinh. Phân biệt là kiến, vì sao trong đây nói ba phân biệt là chủ thể sinh (năng sinh) ư?”

Giải thích rằng: “Y cứ vào sự thật để luận, thì hạt giống của tướng phần có thể sinh ra cảnh của các căn như nhãn v.v…. Nay, sở dĩ nói ba phân biệt là chủ thể sinh, vì tướng phần huân tập, cần phải nhờ kiến phần, mới có thể huân tập. Vì y cứ công dụng vượt hơn này, nên nói là chủ thể sinh.”

Phần thứ hai, ba sự được sinh sau, như văn.

Phần thứ ba, trong giải thích riêng tám thứ phân biệt, tức là bảy câu. Riêng mỗi câu đều có: Chia ra giải thích; kết”.

Luận sư Cảnh nói: “Nói về thể của phân biệt, có hai giải thích như trước. Nếu theo nghĩa sau để giải thích, thì giải thích về phân biệt tựtánh rằng: “Nói là đối với tất cả sự tưởng như sắc v.v… sắc v.v… gọi là thể, phân biệt các tự tánh của sắc v.v… nghĩa là dựa vào các danh, như sắc v.v… mà phân biệt danh, “Trở xuống, là tự tánh của sắc v.v… ”.

Nói tất cả Tầm, Tư: Nghĩa là nêu ra thể của phân biệt, đồng với thuyết của luận này nói là hai định trở lên không có Tầm, Từ, làm sao Địa thượng có thể của tự tánh phân biệt v.v… ?”

Giải thích: “Tầm, Từ là giả, hoặc Tư hoặc Tuệ làm tự-tánh của chúng. Nếu y cứ ở dụng thì chỉ ở Địa dưới. Nếu theo thật thể thì thông qua Địa thượng, cho nên, tám thứ phân-biệt thông suốt khắp các Địa. Lại Tầm, từ Địa rằng: “Tầm từ phân-biệt, nếu đối với vô phân-biệt trí của Vô-lậu xuất thế, thì tâm, pháp của ba cõi đều là phân biệt”.

Nói theo văn này thì, Tầm, Tư phân biệt, có chung, riêng. Riêng, gọi là Tầm, Từ chỉ ở Địa dưới; chung, gọi là Tầm, Từ, Địa thượng cũng có”.

Giải thích về sự khác nhau: có sắc này: nếu phân biệt chấp sắc của Biến Kế sở chấp là có, tức là tăng. Nếu sự phân-biệt đó dựa vào sắc khác mà có, thì chẳng phải tăng ích. Nghĩa là không có sắc ở đây cũng có hai nghĩa: nếu phân-biệt nói sắc của Biến-kế không có, thì tức là chánh; nếu phân biệt nói sắc y-tha là không thì tức là tà. Với môn có đối, không có đối v.v…, phân biệt so sánh mà biết. Nói là có thấy này, nghĩa là sắc trần có thể có đối với cái thấy; trần khác và căn không thể sinh ra cái thấy của mắt, nên gọi là không có thấy, không đồng với Luận Thành. Thật nói là môn có thể có thức thấy”.

Pháp sư Thái nói: Như nói chấp sắc uẩn có thể, là phân biệt Tựtánh. Y cứ ở các môn để phân biệt, gọi là phân biệt sai khác. Nói có thấy, nghĩa là Tạp-Tâm v.v… gọi là có thể thấy, không thể thấy. Theo dịch đúng của bản Phạm, gọi là “có thấy”, “không có thấy”. Luận Hiển Dương nói về phân biệt thứ ba nói là Tầm, Từ. Luận này chỉ nói rằng tất cả Tầm, Tư trong phân biệt tự-tánh này. Phải biết rằng, tám phân biệt y cứ ở thuyết cuộc hạn, lấy chung một số Tầm, Tư làm thể. Lại cứ theo nêu ra thể chung, phải biết rằng, Tâm, tâm-pháp của ba cõi là thể. Phân-biệt tự tánh trong ba phân biệt chỉ đến Sơ-thiền, vì Nhị thiền trở lên, có thể hiện rõ phần Tuệ.

Phân biệt chấp chung. Pháp sư Thái nói: Như do có quân Xa, Bộ, Voi, Ngựa, mói hình thành đoàn quân; do nhiều cây mới thành khu rừng; do bốn trần hình thành thức uống, ăn v.v… đều là pháp chung. Do chấp bốn trần có tánh nhất định, cũng chấp bốn trần đã thành thức uống ăn v.v… giả, pháp cócố định. Vì “duyên” pháp chung này khởi chấp, nên gọi là phân biệt chấp chung.

Nếu chấp năm uẩn có thật thể, do duyên năm uẩn hữu tình này thành nhân ngã giả và hữu tình v.v… gọi là phân biệt chấp chung, cho đến La hán có phân biệt này là phương tiện phiền não của tâm”.

Pháp sư Cảnh nói: “Phân biệt chấp chung ngã này, và đặt ra giả tưởng hữu tình v.v… giả dẫn sinh phân biệt nào có khác gì với phân biệt ngã, ngã sở ở dưới ?”

Giải thích: “Nay nói ngã và hữu tình v.v…, không y cứ ở chấp có thần ngã và hữu tình v.v…. Nay nêu lên giả thuyết về thế gian truyền đi khắp ngã, hữu tình có mạng, dục thủ, năm uẩn v.v…, chấp chung mà có, nên chấp này chẳng phải chấp nhân, ngã.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Chấp chung y cứ ở hai chấp, phân biệt ngã, ngã sở chỉ nhân có riêng.

Ngã, ngã sở phân biệt chỉ người là có riêng. Ngã, ngã sở phân biệt v.v… Pháp sư Cảnh nói: “Nói rằng, nếu các sự hữu lậu, hữu thủ: là nêu ra sở duyên của chấp ngã, tức là phát năm thủ hữu lậu, tập chấp ngã, ngã sở trong thời gian dài ở thủ uẩn này, chứa nhóm qua nhiều thời gian chấp ngã như thế.

Nói: “Tà chấp kia do tập quán đời trước, nên tự thấy xứ sự làm duyên mà sinh ra phân biệt luống dối, nghĩa là do tập quán kiếp trước, tự nhận thấy xứ sở nơi thủ uẩn kia là cảnh, nên thường khởi ngã chấp.

Ba phân biệt sau “duyên” tịnh, sinh ái, bất tịnh, sanh khuể, “duyên” cả cảnh tịnh, bất tịnh và trung dung kia đều là cảnh đều lìa, sinh ra si v.v…. văn rất dễ hiểu”.

Pháp sư Thái nói: “Phân biệt ngã, ngã sở chỉ phàm phu sinh “duyên” uẩn hữu lậu của mình, người khác, mà khởi, nên ở trên các uẩn hữu lậu, do tập lâu từ vô thỉ, nên bèn khởi phân biệt ngã, ngã sở, chưa quyết định chấp là ngã, ngã sở, mà từ sau phân biệt này mới khởi quyết định chấp ngã kiến, mới sinh ngã mạn. Lại, do tâm phân biệt suy nghĩ, so lường, nhận thấy có cảnh trái, thuận, trung dung, từ sau tâm phân biệt này, khởi tham sân, si.”

Luận sư Trắc nói: “Nói hữu lậu, có chấp: nên theo nghĩa của Tátbà-đa giải thích về lậu thì vì từ lậu sinh, nên pháp kia có công năng anh ra hữu lậu, vì xứ sở lậu, nên gọi là hữu lậu.”

Nay, Đại thừa có sáu nghĩa để giải thích về lậu: Lậu nghĩa là vì tự tánh lậu, cho đến vì loại nặng. Nói rộng ra như luận Đối Pháp nói, tức hữu lậu này có thể có bốn thủ, gọi là Hữu thủ.

Thứ ba, là nói về ba phân biệt trước trong tám với sở y, duyên trong xoay vần sinh nhau. Pháp sư Cảnh nói: “Ở thân quá khứ, khởi lên ba phân biệt Huân tập thành hạt giống của tự thân sở y và huân tập hạt giống sở duyên khí thế giới, chủ thể sinh ra y, của duyên sở hữu của đời nay. Vì không biết rõ về hiện duyên, nên lúc khởi phân biệt hạt giống y duyên sau sinh ra sự sở y duyên ở đương lai kia, y, duyên ở vị lai lúc sẽ sinh sau, nhất định làm y, duyên sinh ra phân biệt ở đương lai.”

Pháp sư Thái nói: “Trong đây dù dơn cứ chung phân biệt, nhưng vì phân biệt của ba pháp trước là gốc, nên chỉ y cứ ở ba phân biệt trước và sự danh nghĩa sở y sinh lẫn nhau. Năm cảnh phân biệt sau lại không có tự thể riêng. Lại, vì không có danh nghĩa chung, nên không nói riêng.”

Tư đây trở xuống, là thứ hai, vì nhận biết rõ lỗi lầm của tám thứ phân biệt, nên tu bốn Tầm, bốn trí Như thật, trong đó có hai:

  1. Vấn, đáp, nêu chung.
  2. Nêu riêng.

Hỏi: “Do giải, hoặc đối với nhau, về lý, lẽ ra đồng với nhân duyên, vì sao mê duyên chân thật giải, tâm bèn duyên phân biệt?”

Giải thích: “chung với nghĩa thật, trước không biết chân cũng không đạt vọng. Nay, vì muốn nhận thức được lý vọng, cũng biết chân tâm, nên ở đây đều nêu một bên.”

Y cứ trong giải thích riêng, trước, nói về tâm tư; sau nói về như thật.

Luận sư Cảnh giải thích: “tâm tư, như thật, nếu y cứ nói chung, trên Địa tiền đều thực hiện quán này. Địa tiền rất dễ hiểu, còn Địa thượng thế nào? Địa tiền đã mãn, siêu nhập địa sau, như trong văn trên, cũng có thuyết này: trong xả loạn ký có ghi nhận trong đạo gia hạnh được thực hành quán này. Chỗ rõ ràng trong văn Nhiếp Luận nói là chỉ ở giai vị bốn thiện căn của Thâp hồi hướng, tu quán như đây, tầm, tư tức ở thiện căn Noãn, Đảnh. Bốn trí như thật ở nhẫn thứ nhất. Tầm, tư, như thật dùng trí làm thể. Tầm, là tìm kiếm; tư, là lo nghĩ, đo lường. Tìm kiếm lo nghĩ so lường danh, nghĩa, chân, vọng, chưa có thể quyết định rõ, gọi là động tác tầm, tư. Nếu trí quyết định, gọi là trí như thật. Tầm, tư như thật đều là danh nghĩa. Bốn là danh số, là tức từ số, y cứ nghĩa đặt tên, gọi là bốn tầm, tư; bốn như thật.

Nếu giải thích riêng về được danh. Danh tầm, tư, tức là cảnh; tầm, tư tức là nghĩa tìm lòi, mong cầu, từ nghĩa cảnh mà được tên. Sự tầm, tư cũng được gọi tên như thế.

Tự tánh là thể, lại làm khách lẫn nhau, gọi là giả lập. Giả lập Tầm, từ đều là danh nghĩa, tức từ nghĩa của thể đặt tên.

Nói: Tự tánh giả lập Tầm, Tư; sai khác giả lập Tầm, Tư. Nghĩa là quán danh, nghĩa v.v… đều có sai khác: Khổ, vô thường, lậu, vô lậu v.v…. Sai khác là nghĩa, giả lập Tầm, Tư đều là từ Nghĩa đặt tên. Bốn Như thật được gọi tên, là y theo đó rất dễ hiểu”.

Pháp sư Thái thuật: “Âm gốc, là Tỳ-Hằng-Ca, Hán dịch là Tầm, Tư. Già-la, Hán dịch là Tứ. Bồ-đề là Giác; Tỳ-Bát-Xá-Na là Quán”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Trí như thật của Tầm, Tư kia chung cho hai trí, nghĩa là như Đối-Pháp, Nhiếp Luận nói: “Phàm-phu vọng chấp danh thuộc về nghĩa; Nghĩa thuộc về danh. Nếu có danh kia, thì sẽ có nghĩa kia, nên chấp chấp mắc như thế là Biến Kế sở chấp.

Bồ-tát quán danh, chỉ giả đặt ra, dựa vào danh để tìm kiếm Nghĩa, tất nhiên, không thể được. Cho nên, quán danh, chỉ thấy danh. Sự tức là Thể, cũng gọi là nghĩa. Bồ-tát quán thấy, tánh viên thành thật Y-tha ly-ngôn. Dù cho giả đặt tên, nhưng vốn không tương xứng, nên chỉ thấy sự, không thấy danh”.

Pháp sư Thái nói: Đối với danh chỉ thấy danh, phương Tây có hai giải thích:

1. “Đối với danh, chỉ thấy tánh phân-biệt, không thể có tự thể.

2. Giải thích: “Đối với danh, chỉ thấy tên tánh Y-tha, không thấy tên tánh Phân-biệt. Đối với sự, chỉ thấy sự”.

Hai giải thích cũng thế. Luận sư Trắc nói quán Tầm, Từ này chỉ thấy y-tha giống như danh, chỉ nói phân biệt khác với người ngoài thấy danh ngôn là thật, cho nên nói: “Chỉ thấy danh”. Vì thế, nên luận Nhiếp Đại thừa nói Danh trong đây, nghĩa là sắc, thọ v.v…, cũng thuộc về câu gọi là danh nhân, gọi là quả. Tầm, Tư danh này chỉ là tánh của Ý, ngôn, chỉ dường như chứ chẳng phải thật. Không lìa danh của Ý, Ngôn, gọi là Tầm, Tư.

Trong phần nói về sự Tầm, Tư, Nhiếp-Luận nói: Như đối tượng giải thích danh thân v.v…. Y cứ ở uẩn, giới, xứ v.v… để tìm kiếm, tánh này chỉ là giả chẳng phải thật, chẳng thật có các loài sai-khác. Nay, vì y cứ ở lý tương-ưng, bất tương ưng của “Năng thuyên” (Chủ thể giảng nói), “Sở thuyên” (đối tượng giảng nói), nên nói là tìm kiếm.

Theo đoạn văn này, danh và nghĩa chỉ giả lập. Tư-duy sự chuyển biến của tướng ngoại giống nhau này, thật ra chỉ ở nội tại.

Nói: “Đối với tự tánh giả lập, chỉ thấy tự tánh giả lập. Luận sư Cảnh nói: Kết hợp quán hai thứ danh, nghĩa, hai thứ lớp tánh đều không tương xứng, lại làm khách lẫn nhau, gọi là giả lập. Vì sao? Vì giả thiết danh ngôn chẳng phải hành xử của chúng trong nghĩa ấy, nên gọi là đối với Nghĩa là khách. Tánh dứt ngôn, tức chẳng phải loại danh, đối với danh là khách, làm khách lẫn nhau kia, đều gọi là giả-lập”.

Lại, phần thứ ba này cũng gọi là song quán Chân, Tục, gọi là thắng, Nghĩa, là thế tục. Vì sao? Vì danh chỉ tự Thế-Tục của biến Kế sở chấp, nên gọi là thuộc thế đế. Tự tánh của Y-tha, Viên thành ly ngôn, là pháp thắng-nghĩa. Nay, kết hợp quán sát, tức là quán cả hai Đế Chân, Tục”.

Luận sư Trắc nói: Như Nhiếp Luận nói tự tánh của hai thứ danh nghĩa Tầm, Tư chỉ giả lập tướng, nghĩa là tự tánh danh nghĩa của sắc, thọ v.v… thật không có gì, chỉ giả lập tự tánh”.

Giải thích: “Như giả lập Bổ-đặc-già-la, đối với giả lập sai khác, chỉ thấy sai khác giả lập v.v… ”.

Luận sư Cảnh nói: Hợp quán danh, nghĩa, mỗi thứ đều có khá nhiều khác nhau về hữu lậu, vô lậu v.v… nên nói là giả lập sai khác đồng với ở trước, lại làm khách lẫn nhau, gọi là giả lập. Ly tướng quán là hai quán trước. Hợp tướng quán, là hai quán sau”.

Luận sư Trắc nói: Như Nhiếp Luận nói: “Hai thứ sai khác của danh nghĩa Tầm, Từ cũng là tướng giả lập”.

Hỏi: “Vì sao hai quán trước chỉ nói rằng, tự tánh sai khác của danh, sự, đều không gọi là giả lập?”

Hỏi: “Vì sao hai quán trước chỉ nói rằng, tự tánh sai khác của danh, sự đều không gọi là giả lập?”

Giải thích: “Hai quán đầu quán danh nghĩa sai khác, vì quán lìa tướng, nên không gọi là giả lập; còn tự tánh sai khác vì quán hợp tướng, nên danh nghĩa đối nhau, cả hai đều là khách, do đó, hai quán sau đều nói là giả lập”.

Nay, theo Luận Nhiếp Đại Thừa, cả bốn thứ như thế đều là giả lập, nên luận ấy nói: “hoặc danh, hoặc nghĩa, tự tánh sai khác đều là 32 giả lập”.

Hỏi: “Ngài Tam Tạng nói: “Lại, nếu theo Nhiếp luận nói, thì có hai thứ, nghĩa là bốm thứ quán mà văn đã dẫn như trước; hoặc thực hiện sáu thứ quán, nên luận kia nói: “hoặc danh, hoặc nghĩa, tự tánh sai khác giả lập nghĩa của tự tánh sai khác. Sáu nghĩa như thế đều không có?” Giải thích: “1- Danh; 2-Nghĩa; 3- Danh tự tánh; – Nghĩa tự tánh; 5- Danh sai khác; 6- Nghĩa sai khác.

Nói nghĩa sai khác của tự tánh giả lập, nghĩa là giải thích lại nói giả lập tự tánh sai khác. Kế là, giải thích về bốn trí như thật.

Trong giải thích về Trí như thật thứ nhất, Luận sư Cảnh nói: “Nói rằng các Bồ-tát đối với Danh Tầm, Tư, chỉ có sắc thôi, đây là nhắc lại phương tiện trước, tức từ ở danh này đến sự này giả lập, nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật chúng sinh thế gian, rằng danh như thế, gọi là nghĩa như thế, đối với sự giả lập, vì để cho chúng sinh khởi tưởng, khởi kiến, nhân kiến, khởi ngôn thuyết. Biết rõ chúng sinh có ý khởi ngôn thuyết nên xoay vần dạy bảo nhau, vì khiến cho thế gian nhân ngôn khởi tưởng; nhân tưởng khởi kiến, nhân kiến khởi thuyết, nên đối với sự kia giả đặt tên ngôn.

Trên đây là giải thích thuận xong. Từ đây trở xuống, là giải thích ngược lại:

“Cho đến tức không có ngôn thuyết đến nay”, “nếu có thể v.v… ” trở xuống, là kết.

Ở đây biết rõ Chư Phật, Bồ-tát với ý khởi thuyết, há có thể Chư Phật, Bồ-tát vì khiến thế gian, vì khởi chấp tăng ích, nên khởi ngôn thuyết phải biết rằng, Bồ-tát biết rõ như thật chúng sinh thế gian có ý khởi thuyết”.

Luận sư Trắc: nói rằng, danh như thế là nghĩa như thế đối với sự giả lập”, nghĩa là nói về lý do đặt tên y tha kia”.

“Nếu đối với tất cả sắc v.v… ” trở xuống, là giải thích về lỗi không lập. Phải biết rằng, trong đây đã nói về trí như thật với hành tướng của Tầm, Từ trước, giống với hành tướng.

“Duyên” Y tha giả và “duyên” Biến kế không có, chỉ y cứ nhân quả và quyết định, không quyết định, mà chia làm hai môn. Cho nên, Nhiếp Luận nói; “Vào lúc gia hạnh, tìm kiếm được thấy phương tiện giả có, thật sự là không nhân tướng gọi là Tầm tư liễu tướng giả có, thật không có sở đắc, quyết định phương tiện hạnh trí, quả tướng gọi như Phật trí”. Lại, nói rằng: “Tìm kiếm đều, chỉ là giả có, thật không thể được, nói là Tầm, Tư. Nếu ngay khi quả trí này sinh, quyết định biết rõ là gia có, thật sự là không, thì gọi là Trí như thật”.

Thứ hai, trong trí như thật, Luận sư Cảnh nói: “Quán thấy sự đã tưởng tất cả sắc v.v… của y tha, viên thành, với tánh lìa danh, ngôn, nói là không thể bằng”.

Luận sư Trắc nói: “Nghĩa là quán như thật, quán y tha có cảnh ly ngôn, không quán cái thật có của Biến kế sở chấp”.

Thứ ba, trong như thật, Luận sư Cảnh nói: “nói như thật thông suốt cùng cực mà giống với tự tánh hiển hiện của việc kia”, nghĩa là nói về y tha kia cũng như huyễn hóa, chẳng thật “có” mà dường như “có”, cho nên nói rằng: “chẳng phải tự tánh kia mà dường như tự tánh kia, cũng có thể pháp nhân duyên sinh, y tha chẳng phải phàm tình kia chấp tự tánh thật mà giống với tự tánh thật kia, nên nói: “Chẳng phải tự tánh kia dường như tự tánh. Lại, rất dễ hiểu rõ sự y tha kia thể hiện rõ ràng giống như biến hóa v.v…, mà chẳng phải thể của y tha kia. Nghĩa là pháp nhân duyên sinh có như huyễn, hóa, mà không đồng với thể của chấp thật pháp kia.

Nếu ai rất dễ hiểu rõ như thật như thế, về lý nhân duyên, tình nông cạn không so lường, chỉ có Phật, rốt ráo với danh hiệu tối thậm thâm. Cho nên, kinh nói: “Nghiệp lực sâu nhất trong mười lực”.

Luận sư Trắc nói: “Lại, giống như biến hóa v.v… dường như thật mà chẳng phải thật, tức là tám dụ. Như Quyết Trạch nói tức Y tha”.

Luận Nhiếp Đại Thừa nói “Tám dụ làm rõ Y tha, nghĩa là lấy Y tha dụ cho y tha khởi”.

Thứ tư, là Trí như thật, Luận sư Cảnh nói: “lại như một sắc, tức là nghĩa “không hai” chẳng thật có, chẳng thật không, vì trong pháp một sắc này, sắc của Biến kế sở chấp là tánh chẳng thật có. Tổng hai nghĩa chẳng thật có, chẳng thật không này gọi là không hai.

Biến kế sở chấp tùy thuộc vào tánh ngôn thuyết, vì không thành thật, nên chẳng thật có (phi hữu); Tánh ly ngôn thuyết của Y tha khởi, vì that thành lập, nên chẳng phải không.

Đây là y cứ ở tánh phi hữu, tánh phi vô, để nói về không hai.

Kế là, y cứ ở hai Đế để nói về chẳng thật có sắc, chẳng phải không có sắc, nhằm làm rõ không hai. Nghĩa là vì sắc của Biến kế sở chấp này là không, nên y cứ theo Thắng nghĩa đế để nói chẳng thật có sắc, vì pháp nhân duyên của sắc y tha này có, nên y cứ đạo lý Thế đế để nói chẳng phải không có sắc. Sắc của Biến kế sở chấp, y cứ lý thế đế cũng không có tự Thể.

Nay, cách hành văn nương tựa nhau, nên trong Thắng nghĩa đế mới nói “phi hữu”. Sắc của nhân duyên Y tha, dù cho trong Thắng nghĩa đế, cũng không dứt trừ, vì lý, sự đều hiện hành, không trở ngại nhau, cũng do cách hành văn nương tựa lẫn nhau, chỉ y cứ ở Thế đế, để nói về “phi vô”

Chỉ có hai môn trên, so sánh biết được nghĩa “không hai”: Có kiến, không có kiến v.v…. Nghĩa là sắc của Y tha có tự thể làm duyên, có thể có kiến sắc của Biến kế không có tự thể, không thể làm duyên có thể có Kiến, gọi là “chẳng thật có kiến. Cũng có thể nói là văn lược qua. Nếu đầy đủ, thì nên nói là “có kiến”, chẳng thật có kiến, không có kiến; chẳng phải không có kiến. Dựa vào đạo lý của hai tánh để giải thích đoạn văn này, nhằm nói về “không hai”.

Luận sư Trắc nói: “Nói rằng các sự kia chẳng thật có, không có, nghĩa là phát ra cảnh quán giả có, y tha chẳng phải tướng có không”.

Nói: “Có thể tánh ngôn thuyết vì không thành thật, nên chẳng phải có tánh v.v…. Đây là nói về y tha, có thể nói vì tánh của Biến kế sở chấp nên chẳng thật có. Y tha ly ngôn, vì nhân duyên có, nên chẳng phải tánh không.

Như thế, do Thắng nghĩa đế, nên chẳng thật có sắc v.v…, nghĩa là do tánh Viên thật trong Y tha khởi, nên không có sắc của Biến kế, cho nên nói “chẳng thật có sắc”.

Giả nói sắc trong Thế tục đế của y tha, vì là có, nên chẳng phải vô sắc.

Thứ ba, là nói về người ngu vì trí thiếu, nên khởi phân biệt trong trôi lăn mãi không dứt.

Nói rằng: “Do tà phân biệt như thế, khởi các tạp nhiểm, nên trôi lăn trong sinh tử, văn này tức nói tám tà phân biệt chỉ là phương tiện. Từ tám phân biệt của phương tiện này, mới sinh hai chấp Nhân, pháp tạp nhiễm căn bản, và tham, sân si”.

Ngài Tam Tạng giải thích: “Bồ-tát thứ tư vì dựa vào trí phân biệt rõ, nên có thể chứng Đại quả, trong đó có bốn:

  1. Nói về Bồ-tát có thể diệt hý luận, được Đại Niết-bàn.
  2. Nói được các tự tại.
  3. Nói hay được năm lợi, năm nghiệp.
  4. Nói về năm thứ thắng lợi, gồm hết các việc đã làm.

Trước hết, nói rằng: “Bồ-tát dựa vào bốn trí như thật này, cho đến có thể chứng Đại Nhập Niết-bàn của Đại thừa”.

Luận sư Cảnh nói: “trong hiện tại, Bồ-tát dựa vào trí như thật, biết rõ lỗi phân biệt, nên không khởi phân biệt. Vì không khởi phân biệt, nên không huân tập hạt giống sở y duyên, vì cho nên y duyên của đời đương lai bất sinh, y duyên, của đời đương lai bất sinh, nên từ y, duyên ấy, ứng khởi phân biệt, cũng không là đời đương lai.

Như thế, phân biệt là sự y, duyên, vì cả hai đều tắt mất (diệt) nên chứng Đại Niết-bàn.

Luận sư Trắc nói: “Trên đây đã nói về “đoạn đức”. Dưới đây, sẽ nói về trí đức:

“Trong hiện pháp cho đến đạt được tất cả tự tại v.v… v.v… trở xuống là thứ hai, nói do trí Như thật được tự tại.

Văn chia làm ba:

1- Nêu chung 2- Nói riêng. 3- Kết luận vượt hơn.

Theo trong nói riêng, có bốn:

1. Được ghi nhận biến hóa thần thông tự tại.

2. Đạt được khả năng biến hóa tự tại”.

Pháp sư Cảnh nói: “Sự biến hóa là tướng của quả thần thông, từ nhân cũng gọi là thần thông tự tại, đồng với Tiểu thừa, chỉ mười bốn tâm biến, hóa của Tiểu thừa hoàn toàn vô ký, có cả sự trói buộc của hai cõi Dục, và Sắc, chỉ vì việc đã làm giống với cõi Dục, nên cũng gọi là cõi Dục.

Chủ thể biến hóa là thể của thần thông v.v… Luận sư Trắc nói:

“Chỉ văn sau sẽ giải thích về hai tự tại này”.

3. Đối với tất cả cảnh, được trí tự tại.

4. Trụ, xả tự tại đối với mạng sống lâu.

Luận sư Trắc nói: “Đây là nói do trí thanh tịnh, nên được ba tự tại:”

1- Thần thông Tự tại 2- Trí Tự tại . 3- Mạng Tự tại.

Trong mười tự tại lược qua không nói bảy tự tại còn lại.

“Bồ-tát như thế, cho đến đạt được năm thứ thắng lợi v.v… trên hết v.v… ” trở xuống, là thứ ba, nói do được tự tại nên được năm điều lợi, năm thứ nghiệp. Trước là nói về năm điều lợi:

1. Được tâm vắng lặng. Luận sư Trắc nói: “Do được hiện pháp lạc trụ của bốn trí, nên dứt trừ sự thô nặng của thân, tâm mà vì nội định nên không dứt phiền não.

2. Vận dụng trí kiến mầu nhiệm đối với minh xứ

3. Vì cứu với hữu tình bị trói buộc trong sinh tử, không biết mệt mỏi; nhàm chán.

4. Khéo thâm nhập nghĩa ngôn mật ý của Như lai.

5. Được thắng giải Đại thừa, duyên bất chính không lấn át được.

Luận sư Trắc nói:

Ba điều lợi trước là tháng lợi của phần mình; hai điều lợi sau là của đạo Tháng tấn.

Trong hai điều lợi sau:

  1. Nói về sự thắng lợi của việc thông suốt Thánh giáo.
  2. Vói thần thông có thể phá tan thắng lợi của ngoại đạo.

Kế là nói về năm nghiệp: Mỗi nghiệp có hai:

  1. Nói về tướng của nghiệp.
  2. Từ câu: “Phải biết là hạ kết, thuộc về thắng lợi.

Nghiệp thứ tư kia có công năng dứt trừ nghi ngờ mà người khác đã sinh, sao cho họ hiểu được pháp Phật, rồi xoay vần truyền trao, tức là bảo vệ vâng giữ chánh pháp. Nhãn mầu nhiệm của Đức Như lai, để được trụ lâu. Nếu pháp tà gây rối loạn chân, Bồ-tát lập tức có khả năng phân biệt chân, loại bỏ ngụy, cho nên nói: “Với khả năng ẩn mất tượng giáo của đức Như lai giống như chánh pháp, biết được những gì cần được biểu dương sáng tỏ; và những gì phải trừ diệt một cách chính đáng”.

Bồ-tát như thế, v.v… ” trở xuống, là thứ tư, nói về năm điều tháng lợi gồm thâu hết mọi công hạnh đã thực hành. Trước nói về lợi chung, sau là riêng.

Trong phần riêng, có năm trường hợp:

  1. Tự yên vui mà không tạp nhiễm.
  2. Thành tựu pháp Phật.
  3. Thành tựu hữu tình.
  4. Bảo vệ chánh, dẹp trừ tà.
  5. Siêng năng, mạnh mẽ, nguyên chân chánh.

Từ đây trở xuống, là thứ ba, đoạn lớn kết thành ba phẩm. Là y cứ cảnh sở tri có cạn sâu nên kiết năng biết trí, tức thành ba phẩm.

1. Thế gian cực thành chân thật. Với thế gian nhận biết khổ, vui v.v… của bốn đại; năm trần của đoàn quân khu rừng.

2. Đạo lý cực thành chân thật. Tức dùng ba lượng để chứng thành đạo lý, lập chánh, phá tà. Hai cảnh trí này đều là phần vi tâm tán, nên là thấp kém. Vì thế, luận Quyết Trạch chép: “Hai chân thật trước tức thuộc về thuộc về phân biệt danh tướng.

3. Cảnh tịnh trí phiền não chướng. Tức là “Nhân không đã làm rõ chân như.

Cảnh tịnh trí sở tri chướng thứ tư trong chỗ này, tức là “pháp không” đã lộ rõ chân Như. Về mặt lý, vì chuyển tịnh mầu nhiệm, nên là phẩm trên, do đó luận Quyết Trạch chép: “hai chân thật sau, chính là thuộc về chánh trí như Như.

 

 

(Phần Cuối)

BẢN LUẬN QUYỂN 37

PHẨM OAI LỰC

Ở Trước nói về sự chân thật, tức là cảnh chứng. Đã có đối tượng chứng, không thể giả dối, mà điều tối cần là đem lại sự thành thục cho hữu tình, bằng cách thể hiện thần thông biến hóa rộng lớn, sao cho họ sinh lòng tin, để được quả thánh. Nếu các Bồ-tát vì lợi mình, người thì hiện thần thông lớn, tu hành hạnh chân chính, mong cầu sẽ được chứng quả. Nếu các đấng Mâu-ni nói về Phật sự của mình, khởi tâm đại bi, cứu vớt hữu tình, thì thể hiện Oai Lực này, gọi là phẩm oai lực; được nói sau phẩm Chân Thật Nghĩa.

Đại Sư Tuệ Viễn nói: “Vì sao nói sau? Vì nương tựa ở công dụng tự tại mầu nhiệm của nghĩa chân thật, nên nói kế là ba pháp trước trong bảy pháp của năm phẩm đã nói. Kế là, nói về Cựu Địa Trì, bản cựu dịch quyển bốn, chỉ nói là phẩm lực. Trong văn, trước hỏi, sau đáp.

Trong phần đáp có ba:

  1. Phân tích sơ lược về ba thứ.
  2. Nói rộng năm thứ.
  3. Sắp thị hiện xếp vào ba thứ thần thông.

Trong phần đầu có ba. Oai lực bậc Thánh, tức là sáu thần thông. Năm thần thông trước, thì phàm phu, ngoại đạo cũng có, thứ sáu, chỉ bậc Thánh mới có, có thể chứng đắc đủ sáu, gọi là oai lực Thánh. Theo văn của Luận Trí Độ, Bồ-tát dù có tập khí (thói quen) mà chánh sử đã dứt hết, được gọi là lậu tận, tức là tùy phần chứng được Lậu tận thông.

2/ Nói về oai lực của pháp, Luận Địa Trì chỉ nêu danh, không có pháp trong đây, cho đến văn Bát-Nhã v.v… được lưu truyền ở dưới.

3/ Trong phần nói về oai lực “Câu sinh”, Pháp sư Cảnh nói: Nếu thuận với sự hiểu biết của người Tiểu thừa, thì do ở trước tu riêng tư lương phước, đức, nên được niệm tự tánh, sinh rất nhiều công đức như trí v.v…, đều sinh chung với thân, tự có thể nhớ biết chuyện quá khứ v.v…, gọi là lực “Câu sinh” trong năm thứ, nghĩa là tánh hay nhớ nghĩ các việc của bản sinh: “Vì đem lại lợi lạc cho hữu tình, nên đối với nỗi khổ lớn trong suốt thời gian dài, Bồ-tát đều có khả năng chịu đựng”. Lại, Bồ-tát “Sinh” lên cõi trời Đổ-Sử-Đa cho đến khi Đại Niết-bàn, cả mặt đất đều rung chuyển, các vì sao rơi rụng?” Những việc như thế, đầu là oai lực “Câu sinh”, chẳng phải sức thần thông.

Cũng có thể ở trước, Bồ-tát đã nhóm họp tư lương, đã cảm được báo thân, nên mắt thấy được xa, tai nghe được xa, tức là sáu căn thanh tịnh trong Pháp Hoa, cho đến rất dễ hiểu những việc túc trụ v.v…, gọi là “Lực câu sinh”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Chư Phật chỉ thành tựu phương-tiện thiện, không thành tựu sinh đắc thiện, vì sinh-đắc thiện chỉ có hữu lậu. Bồ-tát có cả hai thứ. Nay nói “Oai lực câu sinh”, tức phương tiện thiện. Đời trước đã từng tu tập. Nay, vì sinh chung với thân, nên gọi là “Oai lực câu sinh”, chứ chẳng phải gọi là Sinh-đắc thiện.

Trong phần nói rộng, đầu tiên, là chia ra năm chương; sau, giải thích theo thứ lớp.

Trong phần trước, hoặc Cựu-Luận nói: “Tức có năm thứ trong tám thứ phân biệt của ba oai lực ở trước. Pháp sư Cơ nói: Điều này không đúng! Đối tượng phẩm loại này vì sao gọi là tám thứ phân biệt? Oai lực thần-thông trong đây, 1/ Trước nói về oai-lực của bậc thánh; 2/ Oai-lực của pháp; 3/ Oai-lực “Câu sinh”. Ba thứ này đối với người Nhị thừa kia có “cộng”, “bất cộng”. Lại thành hai thứ, cộng với trước là năm.

Văn trong giải thích chia làm bốn. Vì kết hợp với hai thứ sau, nên đầu tiên, giải thích về oai lực thần thông. Trước, chia ra sáu chương; sau, là gạn hỏi, giải thích riêng.

Sắp giải thích văn, trước dùng bốn môn để nói về nghĩa chung:

1/ Nói về Thể: Nếu y cứ mười trí đối với thể thần thông, là Thiên nhãn, Nhĩ thông. Nếu phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát Địa tiền, Địa thượng mà được thì chỉ có Trí Thế tục. Chư Phật đã được là bảy trí tánh: Pháp, loại trí, khổ, tập, đạo, tận, vô-sinh trí. Hai thần thông này “duyên” sắc, thinh cõi Dục là Pháp-trí. “Duyên” sắc, thinh cõi trên, là loại-trí. Nếu “duyên”sắc, thinh hữu lậu là khổ, tập trí. Nếu “duyên” sắc, thinh vô lậu là Đạo trí. Dứt hết phiền não trong thân, được gọi là Tận-trí. Do nghiệp tập phiền não v.v…, rốt ráo bất sinh vì được trong thân, nên cũng gọi là vô sinh trí, chỉ trừ trí Thế tục Tha Tâm và Diệt trí.

Thần Cảnh Trí thông; Túc Trụ thông, và Tha Tâm thông, phàm phu, Nhị Thừa và Bồ-tát đều được, hoàn toàn là trí thế tục. Bồ-tát Thập Địa đã được thần cảnh Trí-thông là năm trí tánh: trí Thế tục; Pháp trí;

Loại trí; Khổ trí; và Tập trí. Thập địa đã được thần thông biết sai khác Tâm là bảy Trí. Năm trí trước thêm Tha tâm trí và đạo trí. Bồ-tát thập địa đã được Túc trụ thông là sáu trí tánh; biết việc quá khứ của hai cõi dưới là hai trí: Pháp, và loại; vì biết hữu lậu nên về sau là hai trí Khổ, Tập. Lại, trí Thế tục cũng biết chuyện quá khứ, “duyên” theo quá khứ, từng đã hành đạo. Lại, là đạo Trí, nên dưới đây giải thích về Túc Trụ Thông, nói rằng: “Lại do tùy niệm Túc trụ trí, nên nhớ nghĩa bản sinh. Vì các hữu tình, khai thị, các thứ phẩm loại của đời trước. Việc ít có thứ nhất là Bồ-tát đã thực hành khổ hạnh khó làm, sao cho sinh niềm tin thanh tịnh đối với Phật”.

Lại, kinh Pháp Hoa nói: “Công hạnh mà các ông đã thực hành là đạo Bồ-tát”. Phải biết rằng Túc trụ thông cũng “duyên” đạo Đế, nên có Đạo Trí, biết đã từng chứng diệt, cũng có Diệt Trí, chỉ trừ trí Thế tục. Nếu là chư Phật thì đã được đủ tám trí tánh, chỉ trừ trí Thế tục, trừ ba đế trí và Tha tâm trí. Nếu ở trong thân lậu tận mà được, thì gọi là Lậu tận thông tức mười trí tánh. Bồ-tát Thâp địa tùy phần được Lậu tận thông, cũng sáu trí tánh. Chư Phật đã được Lậu tận thông, nếu “duyên” lậu tận là năm trí. Nếu ở thân lậu tận được là chín trí tánh, trừ trí thế tục.

2/ Nói về được tên gọi: Thần Cảnh thông từ Thể của cảnh và nghĩa làm Danh. Tùy niện Túc trụ trí tác chứng thông, từ nghĩa Thể mà đặt tên. Trí thiên nhãn, thiên nhĩ tác chứng thông, tức từ nghĩa của thể sở y mà được tên.

Nay, thiên nhãn thông cũng gọi là Kiến sinh, tử trí thông, tức từ Thể cảnh và nghĩa mà đặt tên. Biết sai khác tâm, trí tác chứng thông, tức từ thể cảnh công năng và nghĩa mà đặt tên. Trí Lậu tận tác chứng thông từ Thể cảnh và nghĩa mà được tên.

3/ Nói chướng sở trị. Năm thông trước có đủ hai chướng tánh, sự. Tánh, nghĩa là phiền não và tùy phiền não chướng ở địa dưới của cõi Dục v.v…, và Thể tánh năm Thông của Địa định trên không được thành tựu, gọi là tánh chướng. Dù dứt trừ tánh chướng, thành tựu năm thông, nhưng vẫn có vô tri trong gốc thông suốt, bế tắc, không thể biểu hiện công dụng, gọi là sự chướng. Sự chướng tức là chướng sở tri. Loại Dị thục sinh trừ tác dụng chung của sự chướng nấy, mới thành Lậu tận thông, chỉ có tánh chướng. Nếu dứt trừ tánh chướng, tức được lậu tận.

Người Nhị thừa dứt cả hai chướng mà khởi thần thông. Phàm phu, ngoại đạo, và Bồ-tát trước Địa, điều phục tánh sự chướng, được khởi năm thâng.

Bồ-tát Thập Địa chỉ điều phục tánh chướng, dứt trừ sự chướng, tức được khởi thần thông. Do sự kia tức thuộc chướng sở tri, tức khởi công dụng của thần thông. Tánh chướng tức là phiền não do tu dứt trừ. “Hoặc” thô của hai phẩm thượng, trung của thất địa trở xuống, dù điếu phục “hoặc” tế, vẫn còn được tạm hiện hành. Hoặc tế của bát địa trở lên, mới điều phục, đến Kim cương mới dứt trừ tức khắc, nên biết được tánh chướng năm thông của Bồ-tát Thập địa chỉ chế phục, không dứt trừ. Sáu thông của Chư Phật nhậm vận khởi công dụng, lại không dứt trừ chướng, vì với tâm Kim cương đã dứt ngay tất cả chướng của sáu thông.

4/ Nói trong ba độ năm thông, nếu y cứ ở Bồ-tát thì dường như không có Độ khác, vì trí tha tâm, cõi Sắc biết tâm của cõi Vô Sắc, chỉ có “căn độ”, “nhân độ”. Do hình tướng chung, con người có căn hơn, kém, vì có trên, dưới. Nhị thừa có đủ ba độ. Như quyển ba mươi ba trên đã nói: “Sự sắc, thanh cho nên có Nhân độ, Căn độ. Căn của địa dưới không biết cảnh giới của người Địa thượng”

Hỏi: “Như Tha tâm thông vô lậu của Tiểu thừa thì phải tạo ra bốn hạnh dưới của đạo, mới rất dễ hiểu tâm vô lậu của người khác.

Nay, theo Tông chỉ của Đại thừa, thì nghĩa ấy thế nào? Ngài Tam Tạng nói: “Tạo ra bốn hạnh dưới của đạo là phương tiện. Về sau, khởi vô lậu, không cần thực hành công hạnh, vẫn rất dễ hiểu được tâm người kia. Khi biết được tâm hữu lậu của người khác, thì trước, cũng tạo ra tám hạnh khổ, Tập, mới biết được. Lại, tâm vô lậu biết được tâm hữu lậu, như thể Tha Tâm thông của Phật là vô lậu, biết chung tất cả tâm hữu lậu, vô lậu.

Theo giải thích riêng, đầu tiên giải thích về Thần trí thông, văn chia làm ba:

1- Chia ra hai chương, gồm có: a) Chủ thể biến. b) Chủ thể hóa.

2- Giải thích riêng.

3- Nói chung hai nghiệp.

Dựa vào chất, chuyển đổi, gọi là là Biến. Trong cái không, bỗng nhiên hiện ra, gọi là Hóa. Trong tông chỉ của người Nhị thừa, phán quyết biến ra thần thông; tâm hóa chẳng phải thần thông, chỉ là quả của thần thông, nay Đại thừa xếp Hóa vào quả của thần thông, cũng thuộc về thần thông. Lại, người Tiểu thừa xếp thần thông thiện, tâm biến hóa là vô ký. Đại thừa thì không như thế. Tâm biến hóa chung cho thiện và vô ký. Nếu vì mục đích lợi người, thì biến hóa là thiện, thông thường khởi biến hóa chỉ là vô ký. Chư Phật biến hóa, tất cả đều là thiện.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Thần cảnh trí thông này là cảnh được biến hóa, sao trong đây nói chủ thể biến thần cảnh trí thông do chủ thể biến hóa tác động nên cảnh này, nên cảnh từ thấy, gọi là “năng biến”. Lại, dù nêu đối tượng biến, vì ý nói về thần thông, nên gọi là chủ thể biến (năng biến); “năng biến” thuộc về Trí.

Nêu “sở biến” để nói lên tác dụng của “năng biến”.

Trong giải thích riêng, trước giải thích về “chủ thể biến”, sau giải thích về “chủ thể hóa” (năng hóa). Trước hết, trong biến, đầu tiên, hỏi, kế là giải thích sau, là kết.

Trong phần giải thích:

  1. Chia ra mười tám biến.
  2. Dựa theo danh để giải thích.

Nói Tổ phụ, như Tỳ-Bà-Sa nói: “Vào thời kỳ đầu tiên kiếp số, tánh tình con người mộc mạc, ngay thẳng, về sau, dần dần bạc bẽo, điêu ngoa, tức là có một người trước hết, sống bằng việc ăn trộm, ban đầu đọa vào cõi quỷ, vì sinh ra trước, nên gọi là Tổ phụ. Kế là, kẻ sinh ra sau, ngay từ lúc đầu được mang tên, đều gọi là Tổ phụ”.

Trong chuyển biến, cho rằng: “Nếu đối với đất kia, khởi thắng giải về nước, thì khiến cho thành nước như thật, chứ chẳng phải thứ gì khác v.v… ” Luận sư Cảnh nói: “Hỏi: Vốn là đất làm sao biến cho thành nước được?”

Đáp: “Nếu theo lý pháp tướng, thì đất kia đều xuất phát từ hạt giống đất của tất cả chúng sinh mà sinh ra. Dù đồng một chỗ, nhưng vì tùy theo hạt giống nên mỗi chúng sinh đều riêng, và đều là hữu lậu, chính ở noi này, chư Phật thấy là đất, đất là vô lậu, tự từ hạt giống vô lậu của chư Phật sinh, vì muốn cho chúng sinh đều được công dụng của nước, nên liền dùng trí, quán kích động trí Viên cảnh, khiến đất không khởi, khiến hạt giống nước sinh ra nước, nước là vô lậu, dùng nước vô lậu này làm “duyên” có thể cho đất của chúng sinh diệt, nước sinh nên gọi là “biến”. Vì thế, Nhiếp Luận nói: “Do quán người tu hành, nhận biết là duyên Tăng thượng thức của người khác biến đổi đất thành nước v.v… ”. Cũng có thể hiện tượng này được y cứ ở môn Lý Duy thức, tất cả pháp chỉ có Thức. Dù rằng về sau, đổi thay các thứ sắc, chẳng phải sắc, mà dường như sắc, chỉ có thức lượng. Do thức đó có thể huận tập chỉ tâm, chứ chẳng phải sắc, chỉ có hạt giống của tâm. Về sau, khi hạt giống thức sinh khởi, thay đổi khởi lên dường như sắc. Bồ-tát biết tường tận về lý này, nên thừa khả năng biến đổi đất thành nước v.v… đều hoàn toàn không có gì trở ngại. Cũng như núi Tu-di, hạt cải, cũng chỉ là Duy thức lượng không có sắc thật riêng, quyết định thật sự to hay nhỏ, Bồ-tát đã thể hiện điều đó. Vì muốn cho chúng sinh sinh lòng tin tưởng, nên hiện núi Tu-di nhét vào trong hạt cải. Nói về lý, không thật có vật thể nhỏ xíu lại chứa đựng vật thể to lớn.”

Hỏi: “Đồng với công hạnh của đất v.v…, Bồ-tát cả hai đều hiện thần thông: một muốn biến đổi đất thành nước, hai là muốn biến đất thành lửa chăng?”

Đáp: Theo thuyết của Quyết Trạch phần dưới đây nói: “Nếu năng lực của hai Bồ-tát ngang nhau, thì đều không được thành, trong đó hoặc một Bồ-tát chuyên chú về tưởng lửa; hoặc nột Bồ-tát chuyên tưởng về nước, mà tư duy riêng về ngã khiến biến đất thành nước, nhằm cứu giúp chúng sinh v.v…. Bấy giờ việc hai người biến lửa, thành nước sẽ không thành. Phải biết rằng, tất cả việc làm, nhất tâm mới thành, tức là kinh nói: “Định tâm một chỗ, không có việc gi không xong”. Lại hỏi:

“Hạt giống nhiễm, sắc ác của pháp sinh, tử trong thân Chư Phật, tất cả đều không có, làm sao có thể biến khởi sắc ác?”

Giải thích “Thân Phật tuy là không có hạt giống nhiễm của ba cõi, nhưng vì muốn cho chúng sinh yêu ghét sắc tốt, xấu, nên biến đổi tốt thành xấu. Việc ấy thế nào? Do tùy theo tâm Bi, nguyện, nên liền có tướng tốt, xấu của ảnh tượng biểu hiện, trông dường như có tốt xấu, nhưng thật ra là vô lậu. Do vô lậu này làm “duyên” khiến cho sắc tốt của chúng sinh kia diệt, ắc xấu sinh”.

Pháp sư Thái nói: “Nói là đối với “câu phi” hữu tình khởi Thắng giải v.v… về sắc tốt xấu, nghĩa là có sắc của một chúng sinh chẳng phải tốt, xấu gọi là “câu phi”. Bồ-tát “duyên” tác động hiểu biết về sắc tốt, xấu kia, tức thì tướng trạng của sắc tốt, xấu như thật hiện ra, hoặc ngược lại. Như Đức Phật khác, dù có thần thông, nhưng không thể chuyển đổi năm trần v.v… để trở thành căn chân thật, có thể nhìn thấy sắc v.v… giống với năm căn kia, chứ chẳng phải năm căn thật. Đất, nước v.v… kia dù là thể của xứ ngoại, nhưng mỗi thứ đều khác nhau, thì làm sao biến nước thành lửa, chỉ có thể chất nước diệt, chất lửa sinh, trong đó, có thể là tác dụng biến đổi. Tác dụng đó do oai lực của Phật nên khiến trong lửa cũng có tánh chất ướt. Tánh ướt tức là thể của lửa. Nếu đổi thay tánh chất, nghĩa là đổi thay vật thể vô tình trở thành hữu tình, tức cõi chúng sinh có thêm vào, mất đi (Có lỗi thêm vào), nên không thể thay đổi tánh. Văn trong đây nói chuyển được năm trần. Luận nói sắc, hương, vị, xúc nên biết cũng thế, cho nên biết chung năm trần là dụng chân thật, dưới đến phần quyết trạch sẽ có giải thích.

Hai biến thứ bảy, thứ tám hợp chung giải thích: “Có thể cuốn lại tất cả núi Tuyết vua v.v… như một cực vi, duỗi ra một cực vi, sao cho ngang đồng như tất cả núi tuyết vua, v.v… gọi là cuốn vào, duỗi ra (trải ra)”.

Luận sư Trắc nói: “Việc này (hiện tượng này) tương đương với việc kinh “Dùng một hạt cải dung nạp núi Tu-di” của Duy Ma.

Các nước phương Tây đưa ra hai giải thích:

1. Rằng: “Giả định cách giải thích của Duy thức đồng với giải thích của Luận sư Cảnh”.

2. Theo đạo lý nhân duyên, các pháp hữu vi lìa ngôn thuyết, chẳng nhất định lớn, nhỏ, lại đối lập nhau, chẳng pải một, chẳng phải khác. Do đạo lý này, nên việc dung nạp lẫn nhau cũng không ngăn ngại! Cho nên Luận Quyết Trạch nói: “Theo sắc pháp, có ba thứ không lìa nhau (nói rộng như luận đó). Tát-bà-đa v.v… chỉ lập hòa hợp không lìa nhau, không thừa nhận hai thứ còn lại, bởi trong Tông chỉ của họ không thừa nhận bốn Đại thiệp nhập lẫn nhau.”

Nay, theo Đại thừa, nói đủ cả ba thứ. Nếu đồng với thuyết không lìa nhau, thì như ở vị trí cực vi của một mắt sẽ có đến bảy vật thể cực vị đồng vị trí, nghĩa là căn mắt, thân, chủ thể tạo ra bốn trần của địa đại lại xen lẫn nhau đồng ở một chỗ, cũng như ánh sáng của nhiều ngọn đèn trong một căn nhà chan hòa lẫn nhau, không trở ngại nhau. Cho nên, dựa vào năng lực thần thông biến hóa, có khả năng khiến vật thể cực vi dung nạp cả ngọn núi Tuyết.

Nay hỏi:

“Văn luận này lựa chọn rút lại cái lớn, như cái nhỏ; kéo rộng ra cái nhỏ bằng cái lớn, trong khi kinh Duy-ma lại nói là hạt cãi dung nạp núi Tu-di” nghĩa là chẳng phải có lại cái lớn, duỗi ra cái nhỏ mà dung nạp nhau. Như vậy, kinh luận dường như trái nhau làm sao hội nhập được?”

Giải thích: “Về ý thì không trái nhau, vì nhỏ có thể chứa đựng lớn, nhỏ cũng như lớn. Cái lớn hội nhập cái nhỏ, thì lớn cũng như nhỏ, cho nên, trong luận này nói là co lại, duỗi ra, chỉ vì hạt cải nhận nạp núi Tudi mà vẩn không mất tướng nhỏ của hạt cải. Núi Tu-di nhét vào hạt cải tí xiú, nhưng không làm hư hoại tướng trạng vĩ đại của Tu-di, chính vì thế, trong kinh Duy-ma không nói co, duỗi nên không trái nhau, nghĩa ấy là một.

Các hình tướng đi vào trong thân, rằng khiến các đại chúng, đều tự biết vào trong thân mình, bảo cho những người khác đều tự biết vào trong thân mình của chư Phật Bồ-tát kia, trong đồng loại hướng đến.

Trời Phạm Quang Ích v.v… Pháp sư Cơ nói: “do ánh sáng của Đại Phạm Thiên nên gọi là trời đại Phạm Quang.

Thế nào gọi là ích? Ở đây nói: “ Ở trước trời đại Phạm mà làm việc lợi ích, nên gọi là trời Phạm Quang Ích, cũng gọi là trời Phạm Tiền Ích”.

Luận sư Trắc nói: “Theo thuyết của kinh Hoa Nghiêm v.v…: “Sơ thiền v.v… đều có bốn trời, vì sao không đồng với luận này?” Vì xứ kia y cứ ở con người có sai khác, nên chia làm bốn trời. Các kinh khác đều nói có ba, vì cứ theo trú xứ là ba, nên không trái nhau.

Trong giải thích về thần thong nói rằng: “Bồ-tát rốt ráo đã quan hệ một đời, hoặc thân sau cùng được thần thông”. Pháp sư Khuy Cơ nói: “nghĩa là ở chỗ trời Đổ sử đa, chỉ có đời sống này, hết một đời này gọi là Nhất sinh bổ xứ hoặc thân sau cùng, nghĩa là đã sinh cõi Dục, ngay thân này thành đạo. Thân này là thân sinh tử, vì đời sau cùng, nên gọi là thân sau cùng lại do Bồ-tát tức giải tọa đạo tràng, nghĩa là ngồi dưới cây Bồ-đề chưa được thành đạo về trước, gọi là đạo tràng”.

Trước kia nói có ba, dưới đây kết vô số và nghĩa giải biến, chủ yếu là dựa vào vật có tự tánh, nhằm chuyển đổi hình chất của vật đó. Nếu do sức định, ở chỗ không có vật, bỗng nhiên hiện ra vật là hóa, chẳng phải biến.

Nếu vậy, phát ra ánh quang sao gọi là Biến? Đây cũng là biến, vì rằng, với tự thân,trước có ánh quang nhỏ, biến đổi để cho lớn đầy khắp cõi nước mười phương ; hoặc thay đổi ánh quang ngắn sao cho xứ hạnh dài, xa.”

Kế là giải thích về chủ thể hóa, văn chia làm ba: Đầu tiên, hỏi; kế là, giải thích; sau là kết. Trong phần giải thích có hai:

1. Giải thích nghĩa hóa.

2. Chia ra ba chương, giải thích, trong đó, trước, hỏi về ba chương; kế là, nhắc lại để giải thích; sau, là kết.

Đầu tiên nói: “Hoặc hóa thành thân và hóa thành cảnh, hoặc hóa thành lời nói. Theo luân Địa Trì, bản cựu dịch nói thoát không có cảnh hóa; giải thích dưới đây mới có. Đến trong phần nhắc lại giải thích, được chia làm hai: 1/ giải thích về cảnh của thân; 2/ hóa lời nói.

Trong phần trước có ba: Trước là nhắc lại, kế là, giải thích; sau, là kết.

Trong giải thích có hai:

  1. Giải thích sơ lược.
  2. Nói lại.

Trong phần trước, trước là giải thích hóa thân: Giống hoặc không giống với thân mình là hai hóa. Giống với thân người khác hoặc không giống là hai Hóa. Bốn thừ hóa này với căn, căn giống nhau, sở y xứ phù căn bốn trần”.

Có giải thích: “Do Tiểu thừa biến đổi ở Địa thượng, vì không thể hiện Hóa, nên có mười bốn Hóa, nay, dựa vào thần thông của Bồ-tát Đại thừa, do tự tại, nên dựa vào bốn định, mỗi định đều có thể tạo ra hóa của năm Địa, nên có hai mươi Hóa, hoặc hiểu rõ luận này, vì trong bốn sắc cũng có hóa tâm, nên quá sồ hai mươi.”

Kế là, nói về cảnh hóa. Ngài Tuệ Viễn nói: “Cảnh hóa có hai:

1. Hóa thành tất cả cảnh giới mình, người.

2. Hóa thành tất cả cảnh giới của Địa khác. Tóm lại, vì giống nhau về việc thường thọ dụng của vật, nên nói “tương tợ”, vì khác với việc thường dùng, nên nói là “dị”.

Trong phần nói lại, trước là giải thích Hoá thân:

Nói: “Nếu thân sở hóa và thân Bồ-tát rất giống nhau, gọi là thân sở hóa đồng với tự tướng, nghĩa là Bồ-tát tự khởi hóa, nên hóa Phật và Bồ-tát rất giống nhau, gọi là lực tương tợ. Không như thế thì chẳng phải giống nhau. Hoặc có Chư Phật, Bồ-tát dù sau diệt độ, do sức trụ trì mà tùy chuyển, như đức Phật Tu Phiến Đa, xuất hiện ở thế gian, thành đạo xong, không bao lâu, liền nhập diệt, mà còn lưu lại một hóa thân, hóa độ loài người trong một kiếp. Lại, như Đức Thích-ca để lại ảnh ở ngôi nhà đá của nước Nguyệt Chi. Hoặc tạm thời làm lợi ích xong, liền thôi dứt. Như đức Phật hóa thành một vị tỳ-kheo đi khất thực, khi việc đã xong, liền nhập diệt v.v… ”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Mà cố tùy chuyển, nghĩa là như Đức Phật Thích ca dù đã diệt độ, nhưng do sức trụ trì, nên giúp chánh pháp đến ngày nay vẫn còn chuyển.

Sự nghiệp hóa độ liền dứt. Như Đức Phật Tu-Phiến-Đa, sau khi thành đạo, liền nhập Niết-bàn, giáo pháp cũng diệt theo. Vì không có sức trụ trì, nên về sau, giáo pháp không truyền bá sâu rộng, cho nên, sự nghiệp hóa độ chấm dứt.

Dưới đây, nói lại cảnh hóa, phần thứ hai, trong giải thích về hoá

ngữ; 1/ Chia ra bảy trường hợp; 2/ Giải thích theo thứ lớp, Pháp sư Viễn nói: “Hóa lời nói, chủ yếu có hai:

  1. Trong, tức hóa ra tiếng nói của hữu tình.
  2. Ngoài, hóa ra tiếng nói của cỏ, cây v.v….

Trong đó lại có bốn:

  1. Hóa giống như tiếng nói của mình.
  2. Hóa không giống.
  3. Hóa ra tiếng nói của người.
  4. Không giống với tiếng nói của người.

Tướng tùy có bảy, tức đồng với bảy trường hợp của luận này.

Không có nương tựa. Luận sư Trắc nói: “Không nói theo tâm danh, lợi.

Từ trên đến đây, giải thích về thần cảnh thông, gồm có hai: 1/ Chia ra hai chương. 2/ Giải thích riêng xong.

Từ đây trở xuống, là thứ ba, nói chung về hai thứ sự nghiệp :

  1. Dẫn nhập Thánh giáo, ban cho lợi ích xuất thế.
  2. Tuệ thí lợi lạc cho thế gian niềm vui.

Kế là, trong giải thích tùy niệm Túc trụ trí thông. 1/ nói về nhớ nghĩ sự cảnh. 2- “Lại, do trí Túc trụ nhơ nghĩ bản sinh, vì các hữu tình” trở xuống, lànói về tác dụng của nghiệp kia.

Trong phần trước có ba:

  1. Nhắc lại câu hỏi.
  2. Giải thích.
  3. Kết.

Trong giải thích. 1/ Nói rông về tùy niệm sự cảnh. 2/ Tóm lại” trở xuống, là nói chung về sở tri trong quá khứ không có trở ngại.

Trong phần trước có ba:

  1. Biết việc lâu xa của nhiều thân trong quá khứ.
  2. Biết việc đã tiêu diệt trước của thân này.
  3. Nhớ nghĩ đến chuyện xa gần trong nhiều kiếp trước.

Trong phần trước lại có ba:

1/ Có hai trường hợp nói về Phật, Bồ-tát dùng trí túc trụ có thể biết được việc đã từng trải qua của mình, người.

2/ Lại, có thể giúp cho người được trí túc trụ rất dễ hiểu được việc đã từng trải qua của mình, người.

3/ “Hữu tình như thế, lại giúp cho người được trí túc trụ” trở xuống, là nói xoay vần bảo nhau, đều được Trí Túc trụ, rất dễ hiểu được mình, người”.

Luận sư Trắc nói: “Trong Tùy niệm túc trụ thông, như phâm hạnh dưới có tám trường hợp ngôn thuyết và tùy theo sáu hạnh phân biệt của trường hợp ngôn thuyết (rộng như đoạn văn dưới sẽ nói).

Địa Kinh phần lớn đồng với luận này.

Hỏi: “Trước kia con người đã không tu định, làm ao có thể giúp cho họ biết được?”

Ngài Tam Tạng giải thích: “Nếu tự lực biết thì phải dựa vào định. Nếu do Phật, Bồ-tát che chở nên biết, thì không dựa vào định, rất dễ hiểu tất cả”.

Pháp sư Thái nói: “Như thế, xoay vần bảo cho mọi người nhớ đến mạng kiếp trước của họ đều đồng trong hiện pháp như chính cá nhân mình, mà nói hai giải thích:

1/ “Đoạn văn trên nói: “Như Bồ-tát khiến người thứ nhất khác nhớ lại việc kiếp trước. Người thứ nhất do năng lực của Bồ-tát, có thể giúp cho người thứ hai nhớ lại việc kiếp trước. Như thế, xoay vần không hạn chế nhiều người nhớ lại phần gốc rõ ràng ở kiếp trước, đều như Bồtát tự mình đã thấy mọi việc rõ ràng trong hiện-pháp”.

Thứ hai, là giải thích: “Như thế, xoay vần giúp cho người khác nhớ túc-trụ đều như Bồ-tát tự mình nhớ lại sự nghiệp kiếp trước”.

“Ở trong hiện pháp v.v… ” trở xuống, là nói về Bồ-tát đối với hiện-pháp, ở trước đã tạo tác mọi việc nhỏ nhiệm, để làm phương tiện, hoặc nhiều, hoặc ít để làm phương tiện, là vô thỉ đều không có lỗi lầm luống dối.

Lại, có thể tùy niệm sát-na không đứt quãng, vì theo thứ lớp, việc làm không có bỏ giở.

Luận sư Cảnh nói: “Đây là từ lúc già, tìm kiếm ngược hướng về trước, hoặc sắc; hoăc Tâm, niệm niệm không xen hở, theo thứ lớp đều biết, cũng là khả năng biết được mỗi niệm sát-na của số kiếp trong quá khứ. Trí nhất niệm của Phật, Bồ-tát này, có khả năng biết được vô lượng sát-na của đời này, đời khác, không đồng với người Nhị Thừa tìm kiếm ngược sát-na của thân này, không biết được đời trước đã qua đời.

Thái, Pháp sư Cơ đều đồng trường hợp với cách giải thích này.

Đoạn văn trong Thiên-Nhãn, nhĩ thông, chia làm ba:

1/ Nói về Thiên nhĩ thông.

2/ Nói về Thiên nhãn thông.

3/ Nói về tác-nghiệp (Nghiệp tạo tác) của hai thông, âm thanh sáu đối tượng nghe được nêu trong Thiên nhĩ thông.

Kế Sau là giải thích theo thứ lớp. Trong nghe tiếng của trời, nếu không tác-ý, (để ý), chỉ nghe tiếng của một cõi Dục, cõi Sắc này; Nếu người kia Tác-ý, tức sẽ biết được nhiều cõi. Đây là y cứ ở địa-vị có công dụng thuộc bảy Địa trở lại, đã tạo nên phần phán quyết này. Nếu nhập Bát Địa trở lên và Phật thì bất cứ lúc nào, không đợi tác-ý, vẫn biết rõ về tất cả âm thanh nhiều cõi.

Đạt-La-Di-đồ các thứ minh chú. Luận sư Cảnh nói trên thềm lục địa phía đông Nam Hải ở Nam Thiên-trúc có một nước Sư-Tử tên là Đạt-La-Di-đồ. Vì không có từ ngữ tương-đương để dịch danh từ này, nên giữ nguyên âm Phạm”.

Pháp sư Thái nói: Ngữ, đây là tên của chú, ở xứ này không có danh từ nào để phiên dịch”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Nói là nước Tăng-Khư-la, chính là nước Sư-tử, có thứ chú tên là Đạt-La-Di-đồ, tức chú lớn trong chú, thường có linh-nghiệm như thần. Nay, đầu tiên, là nêu lên”.

Luận sư Trắc nói: Cựu luận nói: “Ngữ của nước Dà-di, xưa giải thích là nước Quỷ, chúng phát ra thứ ngôn ngữ không thể hiểu rõ”.

Ngài Tam-Tạng nói: Là tiếng nói của người nước Sư-Tử, không có bài văn theo thứ lớp trên, dưới. Họ phát âm ngữ tụng chú, khiến cho người không hiểu nổi”.

Lại giải thích: “Là danh từ mà người tiên đã tạo ra từ xưa ở Nam Thiên-trúc, nay là nước Hiện-Thành, đều từ người tiên đặt tên, tức là trường niên Bà-La-Môn (Bà-la-môn cao tuổi), là người nước đó.

Trong kiến tử sinh trí thông nói rằng: “Thấy biên-tế sau, sinh rồi, tăng trưởng, đến chuyển-biến khác nhau. Có một cách giải thích; “Đời này về sau, thân sau, mới khởi thấy sắc của sự sinh. Lại thấy niệm kế là, về sau, sắc v.v… ngày càng tăng trưởng, nên gọi là bờ mé sau, sinh rồi, tăng trưởng, các căn thành tựu v.v…, cũng có thể do Thiên-nhãn thấy chung sắc sinh tử, hiện-tại của chúng sinh, về sau, nhập ý địa (lĩnh vực ý), biết sắc v.v… tăng trưởng của đời sống ở vị lai, gọi là biết bờ mé sau.

Hỏi: Thiên nhãn có thể thấy được sắc cực-vi hay không? Nếu không thể thấy, thì sao ở đây nói là thấy sắc cực-vi? Nếu có thể thấy, thì sẽ không có lân hư vi tế trong tông của Đại-thừa? Chỉ là giả phân-tích, nói là có các sắc v.v… Cực lược, Cực huýnh, v.v…”

Đáp: Chỉ có rất nhỏ trong sắc có hình, có đoạn, mà Thiên-nhãn có thể nhìn thấy, được gọi là sắc Vi-tế, chứ chẳng phải thấy Cực-vi, gọi là thấy Cực-tế, bởi khi sắc sinh, tùy theo một vật thể lớn, nhỏ của sắc ấy, sinh ngay, chẳng phải nhờ vả ở sự chứa, nhóm”.

Trong biết tâm sai khác chung, trước nói biết sự khác nhau của tâm; sau, nói về tác-nghiệp.

Trong phần trước, tức biết sáu cặp tâm:

1/ Biết tâm có Triền, lìa triền. Hiện khởi phiền não, gọi là triền.

2/ Biết tùy phược, tùy miên, gọi là tâm viễn-ly. Pháp sư Thái nói: Phương Tây có hai cách giải thích:

1/ “Ràng buộc nhau, gọi là “Tùy-phược”, phược thô nặng, gọi là tùy miên.

2/ “Hạt giống của Tùy phiền não, gọi là Tùy-phược. Hạt giống của phiền não Căn bản, gọi là tâm tùy-miên phiền não.

3/ Biết tâm có nhiễm, không nhiễm, tà, chánh nguyện.

4/ Biết tâm của ba cõi thuộc phẩm hơn trong kém.

5/ Biết tâm tương ưng với ba thọ.

6/ Có thể dùng trí tha tâm biết năm cặp tâm của hữu tình.

Nói là sở hữu như thế, là cặp tâm ban đầu. Thể tánh như thế, là cặp thứ hai; Phẩm loại như thế là cặp thứ ba; hành tướng như thế là cặp thứ tư; Ranh giới như thế, là cặp thứ năm. Lại, biết năm cặp tâm trên nhiều hữu tình.

Lại, “Phật, Bồ-tát v.v… ”trở xuống, là thứ hai, nói về tác-nghiệp lợi người.

Nếu theo giải thích của Luận sư Cảnh, thì tác nghiệp này chính là thứ bảy, biết về tánh căn, dục của hữu tình v.v…, đều vì biết bảy cặp tâm ở trước.

Hỏi: Như Luận Duy-Thức nói: “Những người biết tâm người khác là vì biết tâm người khác hay vì biết tâm mình? Nếu biết tâm người khác thì lý Duy-Thức làm sao thành ư? Nếu biết tâm mình thì đâu được gọi là trí Tha tâm ư?”

Đáp: Tất cả người tu hành đều chỉ thấy tâm mình, chỉ có Phật Thế-Tôn mới biết như Phật ”.

Người nước Phương Tây nêu ra hai giải thích:

1/ “Phàm phu, Nhị thừa và các Bồ-tát với trí tha tâm thông lúc “duyên” tâm người khác, ảnh tượng của tướng phần giống với bản chất kia, vì có kiến phân biệt, nên không hiểu rõ, phần nhiều không hợp với bản chất. Trí tha tâm của Đức Phật dù có ảnh tượng, nhưng rất thích hợp với bản chất gọi là hiểu rõ. Vì biết rõ nên gọi là chư Phật có thể biết như thật.”

2/ “Thập địa trở xuống phân biệt chưa hết, do đó, chỉ thấy ảnh tượng, thấy không rõ ràng. Đức Phật lìa phân biệt, vì thấy cảnh ngoài tâm, nên thấy tâm người như thật biết đúng. Như sáu thức kia “duyên” căn trần nọ, chỉ “duyên” ảnh tượng. Lại da tức “duyên” bản chất của căn, trần, lại trong tha tâm thông trí luận nói: “phàm phu rất dễ hiểu được tâm chúng sinh trong tất cả thiên hạ. Các vua Phạm rất dễ hiểu tiểu thiên thế giới. Hàng Thanh văn biết Nhị thiên; Duyên giác biết Tam thiên thế giới. Trong luận này nói: “chư Phật, Bồ-tát biết tâm pháp của hữu tình trong vô lượng, vô biên thế giới, nghĩa là dù đồng vô lượng, nhưng chẳng phải không có nhiều, ít”.

Nói về các thứ giới, hạnh: Ngài Tam-tạng nói: “Giới là Tánh, tức là chủng-tử.

Trong lậu tận thông, trước nói về cảnh của trí; sau, nói về dụng của nghiệp.

Trong phần trước có ba:

1/ Có ba trường hợp biết rõ về bốn đế:

a/ Biết rõ phiền não tận đắc. Luận sư Cảnh nói: Biết đối tượng dứt hết lậu, tức “duyên” khổ, tập.

Pháp sư Khuy Cơ nói: Biết rõ lậu tận đắc, tức vô lậu đắc, được cái được của lậu tận.

b/ Biết lậu tận rồi, được cái chưa được, đây là “duyên” Diệt-đế.

c/ Lại biết phương tiện, là Đạo-đế; chẳng phải phương tiện, là khổ, Tập, tức tám tà.

2/ “Như thật biết rõ về Lậu tận có tăng thượng man, lìa Tăng thượng mạn”.

Luận sư Cảnh nói: Đây là “duyên” người giả, kể cả Bốn đế.

Luận sư Trắc nói: Rằng, ba quả trước của phàm-phu có tăng thượng mạn; quả thứ tư, không có tăng thượng mạn. Đức Phật và Bồ-tát biết rõ có mạn.

3/ “Lại, các Bồ-tát v.v… ” Trở xuống, là nói “duyên” Bốn đế mà vì không tác chứng, nên công hạnh hữu lậu mà không nhiễm.

Trong nói về dụng của nghiệp có hai duyên bốn đế. Duyên này lại tức nói là Lậu tận trí thông, ở khắp mười phương, không chỉ là “duyên” diệt. Như khổ, tập trí “duyên” trí tha tâm được hết lậu, tức “duyên” tha tâm, lậu tận v.v… hết. Đạo trí tức “duyên” phương tiện lậu tận, không là pháp trí; loại trí; trí thế tục; Diệt trí; Tận, vô sinh trí chinh “duyên” pháp lậu tận vô vi”.

Thứ hai, trong giải thích về oai lực của pháp, trước hỏi; kế là, giải thích; sau, là kết.

Trong giải thích:

  1. Nói chung về sáu Độ: Như Thí v.v…, mỗi Độ đều có bốn tướng.
  2. Giải thích riêng về sáu Độ, mỗi Độ được bày ra bốn tướng.

Trong phần trước, trước nêu sáu Độ; thứ hai, là nói về mỗi Độ như Thí v.v…, mỗi độ đều có bốn tướng:

1. Tướng bị đối trị, tức là sáu dục.

2. Tướng Tư lương thành tựu. Tư lương tức là được Bồ-đề thành tựu, chính là sinh của bốn Nhiếp, khiến thu hướng quả Phật.

3. Tướng lợi ích mình, người, nghĩa là được lợi ích gần, hiên tại.

4. Tướng cho quả ở đương lai, nghĩa là tướng xa, cho quả Bồ-đề ở đương lai, tướng gần, được quả người, trời ở đương lai.

Phần thứ hai, trong giải thích riêng, bố thí có bốn tướng. Người ghi chép của luận Địa trì bản cựu dịch lầm lẫn: Ở trong tướng thứ hai, chỉ nói là Tư lương Bồ-đề, tức bố thí Nhiếp kia, để cho người khác thành thục, Duyên nhập trong tướng thứ ba. Cho nên Luận Địa Trì bản cựu dịch kia nói: “Bố thí đối trị với tham lam, keo kiệt.

1. Thành tựu Bồ-đề đầy đủ.

2. Dùng thí nhiếp, lấy dục, thí, tâm thiện, tâm thanh tịnh thí cho, nhằm thành tựu chúng sinh. Thí cho xong, không hối tiếc. Ba thời vui mừng, do lợi ích mình, gọi là “ tự nhiếp”. Đối với mọi tai nạn, sợ hãi mà các chúng sinh kia đã gặp phải, như đói, khát, lạnh, nóng, tật bệnh, đều giúp xa lìa. Do sự lợi ích này, nên gọi là nhiếp tha.”

3. Do nhân duyên này tồn tại, nên ở chỗ sinh, được nhiều của cải, giàu có; được chủng tánh lớn, được quyến thuộc lớn.

Nhân sự lầm lẫn ở trước, nên năm độ sau, đều cũng sai lầm, thời đại ngày nay, đã chỉnh đốn lại.

Trong tướng thứ tư Nhẫn Độ nói: “không có nhiều oán thù, nghĩa là không có oán ghét gặp nhau. Không có nhiều ly cách, nghĩa là không có ái biệt ly. Không có nhiều lo khổ, là không có ân, oán hội ngộ. Chia ly người thân mà sinh nổi khổ lo buồn”.

Luận bản Cựu dịch nói: “Hiện tại không có biệt ly, cũng không có khổ lo buồn, vì nỗi khổ lo buồn chỉ đối với sống mà biệt ly! Hợp thành hai: Kẻ thù oán gặp nhau, người thân phải chia lìa. Nay, chia làm ba, quyết định trong tướng thứ nhất của bốn tướng, rằng: “Năng dứt trừ phiền não, ngôn ngữ, Tầm Từ, âm nhạc, tưởng sắc, đều là tùy phiền não, nghĩa là sơ định, dứt trừ phiền não cõi Dục”.

Tướng thứ hai, lìa Tầm, Từ, ngôn ngữ.

Tướng thứ ba, ly hỷ.

Tướng thứ tư, dứt trừ lạc.

Không xứ, dứt trừ tùy phiền não tưởng sắc v.v….

Trong Bát- Nhã, lầy chung hành, sự trong bốn Nhiếp. Trong Thí nói: “Có thể làm việc bố thí nhiếp, thành tựu trong hữu tình. Dùng đồng sự trong bốn độ để thành tựu hữu tình, tức sáu độ gồm thâu bốn nhiếp.

“Vì sao trong bố thí, không thấy nói khuyên hữu tình thực hành thí cho, tự mình đồng với họ, gọi là đồng sự, cũng gọi là hạnh lợi tha v.v… ?”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nay, vì y cứ ở tùy tăng, nên nói chỉ có ở đây, chứ chẳng phải y cứ vào nghĩa thật. Nghĩa thật kia đâu có ngại gì. Trong mỗi việc được có hạnh lợi tha v.v… !”

Thứ ba, là giải thích về oai lực “câu sinh”. Ngài Tam Tạng nói: “Tùy theo tướng nhỏ, nói là tự tánh, niệm sinh trí và có thể lực đều sinh.

Tám tướng thành đạo cũng do trí này, trong đó, hỏi, giải thích, kết.

Trong giải thích có ba:

  1. Nói về nhớ nghĩ bản sinh.
  2. Nói tám tướng thành đạo.
  3. Nói về sự khác nhau

Trong phần trước có ba:

  1. Nhớ nghĩ đến bản sinh
  2. “Không do v.v… ” trở xuống. Là chịu đựng được nỗi khổ lớn.
  3. “Hân hoan ưa thích v.v… ” trở xuống, là nói về Đại bi.

Trong tám tướng, Pháp sư Cơ nói: “Xưa nói:

  1. Trụ ở cõi trời Đỗ-Sử-Đa.
  2. Thị hiện nhập thai mẹ.
  3. Trụ thai mẹ.
  4. Xuất thai.
  5. Xuất gia.
  6. Thành đạo.
  7. Xoay bánh xe pháp
  8. Nhập Niết-bàn.

Nếu theo luận Địa Trì, bản cựu dịch thì không có tướng xuất gia, Nhập Niết-bàn. Nay, ở đây giải thích theo Cựu luận không có tướng xuất gia, còn lại bảy tướng, dựa theo văn tự lấy. Lại, nếu giải thích dùng thần thông biến hóa là một, tức không có xuất gia, trong đây, nay đủ tám tướng. Nếu do nói riêng tám tướng, nghĩa là “trụ ở cõi trời chẳng phải dự v.v… ” trở xuống thân sinh không lấy, có trong một xứ, tức giáng sinh xuống.

  1. Nhập thai.
  2. Trụ thai.
  3. Xuất thai
  4. Đản Sanh
  5. Xuất gia.
  6. Thành đạo
  7. Xoay bánh xe pháp.
  8. Nhập Niết-bàn

Nay, ở đây không có xuất gia.

Không lấy trụ cõi Dục, cho là trong tám tướng. Luận sư Cảnh nói: “Nếu theo thế văn để nói về bảy tướng thì;

  1. Sinh lên cõi trời đổ sử, sống lâu không có việc chết yểu giữa đường.
  2. Tướng hạ sinh
  3. Tướng nhập trụ xuất thai, không có điên đảo

– Tướng sơ sinh

  1. Tướng thành đạo
  2. Tướng xoay bánh xe pháp.
  3. Tướng nhập Niết-bàn.

Nói có ba sự vượt hơn thọ lượng của một vị trời. Pháp sư Khuy Cơ noí: Rằng tuổi thọ của vị trời kia không dựa theo số lượng, vì có chết yểu giữa đường. Nay nói về Bồ-tát cùng tận thọ lượng của trời, là bốn ngàn tuổi.

Kế luận trên nói: “cùng tận thọ lượng của trời Đổ-sử-Đa mà trụ.”

Có thuyết nói: “Sinh lên các tầng trời kia đều tận cùng thọ lượng bốn ngàn năm, thì không đúng, vì lẽ:

  1. Vì văn trở ngại.
  2. Vì lý trở ngại.

Nói văn trở ngại là luận nói: “Ba việc chiếu sáng hơn các tầng trời kia. Thọ lượng của vị trời thứ nhất, nghĩa là vị trời kia đều tận cùng tuổi thọ, Bồ-tát sẽ không lấn át thọ lượn g của vị trời kia”. Đoạn văn này vì trái nhau nên là văn trở ngại.”

Nói nghĩa trở ngại, nghĩa là kinh noí: “Bồ-tát hạ sinh, vị trời kia đều hạ sinh Thiệm-bộ có chúng sinh hiện nay vừa sinh cõi kia. Nghĩa là khi Bồ-tát hạ sinh, chưa đầy bốn ngàn tuổi, lẽ ra không sinh theo, nếu không sinh theo, thì sẽ trái với kinh ấy nói. Nếu nói là tướng tùy theo hạ sinh, thì tức là có chết yểu giữa chừng. Đây là điều thứ hai, vì lý trở ngại, nên nghĩa không thành.”

Lại, vì sao vị trời kia không chết yểu giữa chừng? Nói chứng Bồđề xong, cho đến đều giác ngộ rõ ràng. Luận sư Cảnh noí: “bốn uẩn sinh, diệt nhỏ nhiệm, mà còn biết rõ, huống chi là sắc pháp.”

Pháp sư Thái nói: “Đức Thế tôn thường quán thọ, tưởng, tầm, tư của bản thân minh hoàn toàn không có niệm khác. Thường quán vô thường, sinh, trụ, dị v.v… đều cùng có với niệm này, nên ma không có dịp làm hại”. Như luận Địa Trì bản cựu dịch “Quán ssinh, trụ dị v.v… của các chúng sinh. Nay, nói quán thân minh, vì quán thân mình, nên ma không có dịp làm hại, há dùng quán người khác mà không có dịp làm hại hay sao? Lại, trong đây cũng là quán các chúng sinh, vì khởi ý niệm xót thương, nên vận dụng tâm rộng rãi, do đó ma không có dịp làm lại.

Khi nhai thức ăn, các hạt cơm đều bị nghiền nát, không có miệng, không tống thức ăn, nghĩa là nói lúc đức Phật ăn, hạt cơm đều nát, không có miệng, không đẩy hết thức ăn.”

Dưới đây nói về sự khác nhau, tức là tự tánh, niệm sinh trí và thế lực của Dị thục, chứ chẳng phải do sức thần thông.

Thứ tư, là giải thích về hai môn cộng bất cộng:

Nói “người Thanh văn chỉ lấy hai ngàn thế giới và thế giới hữu tình làm cảnh thần thông”, cho đến thế nên rất cùng cực chỉ dùng một giới để làm cảnh thần thông. Pháp sư Thái Cảnh, đồng nói lại hai giải thích:

1/ Vì sao hàng Độc giác đều lấy Tam thiên thế giới làm cảnh thần thông? Cho nên, giải thích ở dưới, chỉ vì bản thân mình mà tu chánh hạnh, nên chỉ tam thiên thế giới làm cảnh. Bồ-tát vì lợi tha, nên ba ngàn.

2/ “Vì sao hàng Thanh văn dùng hai ngàn khí thế giới và chúng sinh làm cảnh thần thông; hàng Độc giác chỉ lấy ba ngàn khí thế giới làm thần cảnh? Không nói hữu tình, thế giới? Vì thế, giải thích dưới đây nói: “Hàng Độc giác chỉ vì điều phục một thân, nên chỉ lấy một khí thế giới làm cảnh. Hàng Thanh văn Bồ-tát có nói pháp lợi người. Vì đạo hóa độ người, nên lấy khí thế giới và thế giới chúng sinh làm cảnh thần thông”.

Hỏi: “Nếu trong hàng Thanh văn chỉ biết hai ngàn thế giới thôi thì vì sao kinh Duy-ma nói: “A-Na-luật thấy Tam thiên Đại thiên thế giới, như thấy quả A-ma-lặc trong bàn tay”?

Đáp: “Vì nêu chung về hàng Thanh văn căn cơ yếu kém nên nói: “Như một ngàn thế giới, trong đó, nếu người tu riêng công đức lớn, rất dễ hiểu ba ngàn”.

Ngài Long Mãnh cũng nói: “Đại A-la-hán cũng biết được ba ngàn”

Đoạn lớn thứ ba, đem ba thị hiện nhiếp nhập ba thứ oai lực thần thông:

1. Thần cảnh thuộc về Thần biến, cũng gọi là thần thông thị hiện; cũng gọi là sơ thần thông luân, tức là thân nghiệp.

2. Ký thuyết thuộc về Thần biến, cũng gọi là Tha tâm thị hiện; cũng gọi là ký tâm luân, tức là ý nghiệp.

3. Dạy răn thuộc về Thần biến, cũng gọi là Lậu tận thị hiện, cũng gọi là thuyết Pháp luân, tức là ngữ nghiệp.

Phải biết rằng, ba thứ này, như đối tượng thích ứng, sẽ nhiếp nhập oai lực của ba Thần thông, như văn, rất dễ hiểu.

PHẨM THÀNH THỤC.

Ở trước đã chứng chân thật, hiện có oai lực, đó là sáu thông v.v….

Đã hiện sáu thông dự định làm bất cứ việc gì cũng không ngoài hai ý:

1/ Ý lợi người, thành thục hữu tình.

2/ Ý lợi mình, thành thục pháp Phật.

Dù đức Phật đầy đủ đức lợi mình, lợi người, nhưng vì cõi chúng sinh vô tận, nên phải dùng hai ý này. Vì thế sau phần Oai lực, nói lược về Phẩm thành Thục, tức phẩm thứ tư trong năm phẩm, là pháp thứ năm, thứ sáu trong bảy pháp.

Trong văn có ba:

  1. Chia ra sáu môn.
  2. Dựa vào môn để nói.
  3. Theo vấn nạn, giải thích lại.

Trong phần trước có hai:

1/ Tức pháp nhĩ, hạt giống vô lậu đã huân phát từ lâu, vì có khả năng sinh Sơ địa nên gọi là Tự tánh.

2/ Thành thục người có tự tánh và người không có hạt giống, nên dùng pháp lành của người, trời, ba thừa mà thành thục hữu tình, gọi là đối tượng thành thục.

3/ Trong, sau đối tượng được thành thục, y cứ theo các căn v.v… có sáu thứ khác nhau.

4/ Người hay thành thục, có hai mươi bảy thứ phương tiện lợi mình, lợi người.

5/ Y cứ sáu địa vị Bồ-tát, gọi là chủ thể thành thục.

Trong sáu đối tượng được thành thục, đã tu tập nhiều, có khả năng nhập Thánh ngay, gọi là đã thành thục.

Luận sư Trắc nói: “Một hạng đầu tiên, nếu đối với phương tiện thứ tư, là đối tượng thành thục. Nếu đối với tự thành thục pháp Phật và hai quả lợi người, tức là chủ thể thành thục (năng thành thục) (đến như cuối phẩm sẽ nói).

Lại, vì đối với chủ thể thành thục thứ năm, nên thứ hai gọi là đối tượng thành thục.

Sự khác nhau thứ ba, tức sáu thứ sai khác trên tự tánh thứ nhất.

Phương tiện thứ tư có thể thành thục nhân duyên của tự tánh thứ nhất.

Tóm lại, thứ hai. Đã vì người, thứ sáu, đã vì người, đã thành thục tướng. Bốn loại khác là người năng thành thục.

Đầu tiên là tự tánh, thứ ba là sai khác. Do tự tánh và sai khác này, tất nhiên, cần phương tiện, nên nói phương tiện thành thục.

Vì muốn làm sáng tỏ địa vị, nên nói về người năng thành thục.

Trong phần dựa vào môn để nói có, giải thích thành thục tự tánh.

Nói chung là hạt giống của bốn pháp lành, tức là hạt giống vô lậu pháp nhĩ (tự nhiên) và vì thường tu tập các pháp lành, tức trải qua Địa tiền thuận với các pháp lành: giải thoát, Quyết Trạch phần v.v….

“Đạt được cho đến chánh gia hạnh mãn: Nghĩa là do tu tâp lâu gia hạnh hữu lậu, cảm thân, miệng vượt hơn, tích cực thiện, điều hòa nhu thuận, vì có kham nhận, cho nên dựa vào thân, tâm này có thể nhập Sơ địa, thuận với dứt trừ hai chướng.

An trụ ở đây, cho đến hai chướng đã dứt trừ.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa là trong phần Quyết trạch này, Bồtát do nói vô gián có thể chứng, vì hai chướng đã dứt trừ. Nếu tồn tại về trước, thì không thể như ở đây. Lại, nếu Địa thượng cũng được chánh gia hạnh, tức trí gia hạnh của Bồ-tát Địa thượng, có thể thuận với hai chướng dứt trừ. Nghĩa là như Sơ Địa có thể thuận với chướng của Nhị địa dứt trừ, thanh tịnh thân, tâm tăng thượng, vì sao không được cho nên biết cũng được ở thượng Địa (Lấy giải thích trước, không có trở ngại).

Dưới đây, là nêu ba dụ: Luận sư Cảnh nói:

“1/ Bệnh ung nhọt, lao sái đã chín muồi, dụ cho hai chướng có thể dứt trừ.

2/ Dồ đựng bằng sành được nung chín, dụ cho Đạo có thể tu. Các quả chín, dụ cho Bồ-đề có thể chứng. Dưới đây trong tổng hợp ba dụ đã thành, Luận sư Cảnh nói: “Đầu tiên, người ba thừa, tức hợp với chủng tánh bất định và không có chủng tánh, tức có năm người.”

Luận sư Trắc nói: “Có người dựa vào kinh Niết-bàn chép: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh v.v… ”, lấy văn để chứng, rồi chê bai kinh, luận mói phiên dịch, chẳng phải là thuyết chính đáng.”

Việc này không thể được. Vì sao thế? Vì kinh Thiện Giới bản cựu dịch và Luận Địa Trì đều nói là người không có chủng tánh có thể do người, trời mà thành thục. Lại, luận Đại Trang Nghiêm bản cựu dịch quyển thứ nhất, nói: “Kế là, phân biệt vị không có tánh, bài kệ chép:

“Hoàn toàn làm hạnh ác.

Dứt khắp các bạch pháp.

Không có phần giải thoát.

Thiện ít cũng không nhân.”

Giải thích: “Không có Pháp nhập Niết-bàn, là phần vị vô tánh.

Pháp này đại khái có hai thứ:

  1. Pháp thời Biên nhập Niết-bàn.
  2. Rốt ráo không có Pháp Nhập Niết-bàn.

Pháp thời Biên Nhập Niết-bàn, có bốn hạng người:

1/ Hoàn toàn làm việc ác.

2/ Dứt khắp các pháp lành.

3/ Không có phần giải thoát căn lành.

4/ Điều thiện không đầy đủ.

Rốt ráo không có pháp Niết-bàn. Nghĩa là vì không có nhân, nên người kia không có tánh nhập Niết-bàn. Người này cho rằng: “Chỉ cầu sinh tử, không ưa người Niết-bàn.”

Đoạn văn như đây đều đồng với lLuận này nói là không có chủng tánh, đâu riêng gì chê bai các bình luận mới phiên dịch ư? Nhưng kinh Lăng-già nói Xiển-đề có hai hạng:

1/ Cắt đứt điều thiện.

2/ Bồ-tát dứt trừ thiện Xiển Đề, gặp bực thiện tri thức, liền được thành Phật. Bồ-tát Xiển Đề rốt ráo không chứng vô thượng Bồ-đề.

Phương Tây giải thích: “Muốn chứng tỏ rằng, Bồ-tát rốt ráo không chứng nhập quả Đại Niết-bàn, vì mong cầu tướng trước. Lại, nêu Xiển Đề đoạn thiện là vì ảnh lược mà không nói là không có Niết-bàn.

Trong Bổ-đặc-già-la thành thục sai khác, trước nêu số, nêu danh; sau dựa vào chương, giải thích riêng.

1/ Giải thích các căn thành thục. Đây là y cứ ở chủng tánh đã nương tựa vào thân người, trời có thể sinh các hạnh, nên gọi là thân là căn, cũng có thể nêu riêng căn sáu nhập nội trong thân sở y, nên nói là thọ lượng (số tuổi thọ) của các căn đầy đủ v.v… (Về tám Dị thục, như phẩm Tự lợi, tha lợi trước đã nói rộng).

2/ Giải thích gốc lành thành thục: Tức tánh ở trước tập hai thứ chủng tánh thành thục, sinh ra các hạnh, gọi là căn lành thành thục, tức là dựa vào tín để thành thục tánh thiện căn lìa mọi điều ác.

3/ Giải thích về trí tuệ thành thục, nghĩa là nêu riêng trí tuệ trong gốc lành trước, do dựa vào trí tuệ, giải thoát phiền não.

Nói: “Rất dễ hiểu thuyết thiện, thuyết ác”, nghĩa là văn tuệ kia. Đoạn văn dưới đây sẽ do hai luận sư phối hợp riêng:

Luận sư Cảnh nói: “có khả năng thông hiểu đúng, đó là Tư tuệ. Đều sinh (câu sinh) tuệ mầu nhiệm, là Tu tuệ” Pháp sư Trắc nói: năng thọ năng trì là tư tuệ, có khả năng thông hiểu đúng là tu tuệ, tức tu tuệ này nhậm vận thuần thục, nên gọi là “tuệ câu sinh”. Trong đây, dùng tám thân thù thắng, để lìa quả báo ba đường do có gốc lành xa lìa chướng nghiệp ác, và trí tuệ có thể lìa phiền não.

Sau đây là giải thích ba phẩm thành thục, tức ba thứ ở trước. Y theo phần vị để phân biệt, vì có các phẩm thượng, trung, hạ, nên chia ra làm ba.

Trong thành thục phương tiện, được chia làm ba:

  1. Nêu số lượng, tên gọi.
  2. Dựa vào chương để giải thích riêng.
  3. Đem nhân cặp để giải thích thành phương tiện.

Mười thứ đầu, trong hai mươi bảy phương tiện, là lợi mình kia. Kế là có sáu thứ phương tiện là lợi người. Kế có sáu thứ, là nói lại về lơi mình, năm thứ sau cùng là nói lại lợi người.

Y theo mười phương tiện trước để làm năm cặp: Hai quá hiện đầu là Đôi, giới là quá khứ; “duyên” hiện là hiện tại. Hai tín, lạc kế là Cặp, thu nhập là Tín; nhiếp lạc là sự ưa muốn kia. Hai thứ đầu kế là chẳng phải là đôi đầu. Kế là hai thứ xa, gần là đôi; hai thứ sau từ y khởi hành đông là Đôi. Kế là lợi người tức là ba Đôi. Hai phương tiện đầu thuộc về tài, Pháp. Hai phương tiện kế là Đôi hiện thần thông nói Pháp. Hai phương tiện kế tiếp, nói pháp ẩn, hiển là Đôi. Sáu phương tiện kế là nói về ba phẩm lợi mình. Gia hạnh là ba phương tiện đầu, Ba tuệ là ba phương tiện sau. Năm phương tiện kế là nói sự lợi người.

Hai phương tiện trước là đôi của tướng cứng chắc, mềm mại; ba phương tiện sau là Đôi của tướng mình, người đều chẳng thật có.

Trong phần dựa vào chương để giải thích, nói pháp Tì-Nại-da: Luận sư Cảnh nói: “Tì-nại-da, tức Luật tạng; pháp là hai tạng còn lại, cũng có thể pháp là đạo Đế; Tì-Nại-Da là diệt Đế.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Chỗ mới phát tâm, nghĩa là người mới phát tâm, đối với chỗ người mới phát tâm kia, mà thành thục, gọi là phương tiện thành thục.

Xa, gần v.v…. Luận sư Trắc nói: “Thập tín trở xuống, gọi là xa; gần thì trái với trên.

Gia hạnh. Nghĩa là vì muốn đạt được các lợi thắng nghĩa của Sơđịa trở lên, nên rất sợ đường dữ và tiếng ác. Hai thứ sợ hãi ở Địa tiền, vì chưa lìa nỗi sợ hãi đường ác.

Nói: Nếu không có khả năng giảng nói chánh pháp, được sự giúp đỡ khiến người kia phát sinh chánh hạnh, nghĩa là người kia đã được giáo hóa. Nếu không có khả năng khởi công hạnh chân chánh, thì Bồtát giúp đỡ sẽ đồng thực hành với họ, lại vì họ nói pháp sao cho họ phát khởi công hạnh”.

Thân Giáo-Sư là Xà-lê. Quỷ-Phạm-Sư là Hòa thượng, người hàng phục, thậm chí không khởi lý do hủy phạm cấm giới. Pháp sư Khuy Cơ nói: Ý trong đây là ngăn ngừa sâu về lỗi lầm của mình, mới có thể thấy được khi người khác phạm giới thuộc phẩm hạ, trung, thượng, khởi can ngăn, răn dạy, khởi quở, phạt, khởi xua đuổi. Như thứ lớp đó, ngay chỗ đang thấy người phạm giới hai phẩm hạ, trung, trước hết là thời gian khởi sự can ngăn, răn dạy, quở, phạt. Người được can ngăn, răn dạy v.v…, đến thời gian đó, loại khác, hoặc người đồng học đều được lợi ích yên vui. Do chấm dứt lỗi ấy cho nên là lợi ích, do được nhiếp thọ trở lại, nên là yên vui.

Nếu là một thì xua đuổi, thì hiện đã đuổi hẳn rồi, lại Nhiếp thọ trở lại, làm cho người kia và người khác đều được lợi ích, yên vui, do dứt điều ác, cho nên nhiếp-thọ. Nếu đuổi hẳn rồi, không nhiếp thọ lại, thì chỉ khiến cho người khác thấy người kia gây nên lỗi lầm nên bị đuổi. Về sau, tự ngăn ngừa, giữ gìn, không khởi phạm giới, mà được lợi ích, yên vui.

Nếu kẻ bị đuổi không được lợi ích và yên vui, là ý trong đây, trong phẩm thượng, có nghĩa của người có thể được thu nhận lại, chẳng phải tất cả. Phạm phẩm thượng đều có thể nhiếp thọ, như gây ra năm tội nghịch v.v… không thể nhiếp thọ, cho nên, Bồ-tát vì nghĩa, tất cả đều thu nhận”.

Có Sư giải thích trong phép đuổi có hai:

1/ Nhiếp thọ lại đầy đủ, nghĩa là người bị đuổi.

2/ Không nhiếp thọ lại, nghĩa là diệt tẫn v.v….

Có chỗ giải thích: “Ở đây nói xua đuổi, chỉ cho diệt tẫn, trong đó có nhiếp thọ lại, nghĩa là người học ăn năn; không nhiếp thọ lại, là người không học ăn năn”.

Nay, xét quyển bốn mươi, việc quở trách, trị, phạt, xua đuổi, đều có ba phẩm. Trong việc xua đuổi kia, nếu có lỗi thuộc phẩm hạ, trung, sau khi xua đuổi, nhiếp thọ trở lại; người có lỗi phẩm thượng, đuổi suốt đời, không nhiếp thọ trở lại.

Đây là nói về pháp giới Bồ-tát, đâu có y cứ ở pháp của giới ThinhVăn để giải nghĩa ư?

Tự thành thục, nghĩa là đích thân đi thỉnh người khác đến thành thục, để cho người khác độ.

Đều thành thục, nghĩa là cùng làm người dẫn đường.

Trong người hay thành thục, nói là sáu Địa, tức là địa-vị sư. Gồm

thâu mười hai trụ để làm sáu. (Quyển bốn mươi chín ở dưới, có văn nói). Trong đây, nên tên danh của mười hai trụ ấy không ngoài Địa vị, cho nên, quyển bốn mươi chín nói:

1/ Thắng-giải hạnh địa, tức là bốn mươi tâm ở vị Địa tiền. Nếu tánh chủng-tánh ở Thập tín trở xuống là đối tượng thành thục, không xếp vào địa vị sư.

Tập chủng-tánh, nghĩa là vị Tăng kỳ, với vị giải hạnh, thể ấy là một. Cho nên, Địa tiền chỉ có một.

2/ Tịnh Thắng Ý-lạc địa, ở Sơ địa, mới được trí vô phân biệt, gọi là Thắng ý lạc.

3/ Hành chánh hạnh địa, nghĩa là từ Nhị Địa, cuối cùng đến Thất địa: Hai Địa giữ giới; Tam Địa tu định; Tứ, Ngũ, Lục Địa tu tuệ. Trong Địa thứ bảy tu vô-tướng, hạnh có công dụng. Cho nên, đều gọi là Địa thực hành chánh hạnh.

4/ Rơi vào quyết định Địa, là Địa thứ tám.

5/ Quyết định hành chánh hạnh địa, là địa thứ chín.

6/ Rốt ráo địa, tức địa thứ mười.

Sự sai sót của luận Địa Trì bản cực dịch trong đầu tiên nêu số có sáu Địa và đến nêu danh lại chỉ có năm. Thứ tư, thứ năm đồng gọi là quyết định, do người cầm bút hiểu lầm. Bèn hợp thành một, vì Văn ít. Đại- đức ở thời đại trước thì vì hướng xuống dưới, nên trụ ở người không có chủng tánh, đến đường lành mà thành-thục họ là người đầu tiên, tức nói rằng trong Văn, trước nêu năm người sau, không nêu một người đầu. Nay, sửa lại cách phiên-dịch thành hai quyết định khác nhau, nói đủ là có sáu. Cho nên, biết luận xưa và người đều bị rơi vào chỗ sai lầm”.

“Trụ bổ-đặc-già-la không có chủng-tánh trở xuống, là nói về sự sai khác tới, lui có tánh, không tánh, rất dễ hiểu”.

Pháp sư Khuy Cơ nói “Thắng giải trong đây, như Nhiếp Luận nói, tức Bồ-tát ở Tăng-kỳ thứ nhất, vì dùng lý bốn chân đế để khởi thăng giải quyết định, nên dùng đoạn văn này để chứng quyết-trạch phần thiện là Tăng-kỳ thứ nhất, là giai vị giải hạnh thù-thắng”.

Luận sư Trắc nói “Trụ không có chủng-tánh, có người thường thối lui v.v…. Vì lùi lại đường ác, cho nên an trụ chủng-tánh thì sẽ không thường thối lui.”

Trong đã thành thục tướng người, là nói về người Ba thừa, tức là ba đoạn, đối với hành Thanh văn, Luận sư Cảnh nói: “Ba phẩm đều ở trong Địa phương tiện của Kiến đạo trở xuống. So với nhập Thánh đạo kể cả dứt hết lậu có chậm, mau”.

1/ Người thứ nhất đã tu thiện giải thoát phần, cho đến Noãn v.v…, vẫn chưa được bất sinh ở đường ác, tức ở hiện thân chưa thể nhập Thánh, đắc quả, dứt hết hữu lậu.

2/ Người thứ hai, trụ trong phương tiện, đã tránh khỏi đường ác, hiện được nhập Thánh, được quả Sa-môn, lại còn thọ, sinh, tử, chưa thể dứt hết lậu.

3/ Người thứ ba, trụ trong phương tiện, hiện có thể vào bước lên hàng Thánh, đắc quả, hết lậu, là người hiện bát. Pháp sư Cơ nói: “Theo phẩm trung, hạ vẫn còn rơi vào đường ác, tức nhẫn Trung, Hạ trở xuống. Phẩm trung thì hiện đời được chứng quả, sẽ không rơi vào đường ác, tức là người được nhẫn tăng thượng trở lên. Nếu do người trước không có nghiệp cõi ác thì sẽ không vào đường ác, tức được thông qua ngay nơi hiện thân, cũng gồm thâu trong đây. Trong đây cũng y cứ bảy lần sinh trong loài người để luận, nên nói rằng: “Chẳng phải ở hiện pháp được Nhập Niết-bàn.”

Nếu cứ theo bốn đời tăng thượng, cho đến sáu mươi kiếp là người có tu tập, tức ở hiện thân cũng nhập Niết-bàn, thì sẽ không tạo luận này. Nếu khác với đây là thuộc về người thứ ba. Người thứ ba đều có làm, người khác, nên so sánh mà biết. Người đầu tiên này nếu y theo Bồ-tát phẩm hạ đầu tiên thì hợp với Kiến đạo trở xuống, đều hợp lý. Nay, cứ theo nghĩa văn đều không đúng, vì nói riêng.”

Luận sư Trắc nói: “Người xưa nói rằng: “người phẩm hạ, ở giai vị bốn thiện căn; người phẩm Trung, ở giai vị Hữu học”.

Ngài Tam Tạng cho rằng: “Người phẩm hạ ở đời thứ nhất trong ba đời, gieo trồng điều thiện của giải thoát phần. Sinh trong đời thứ hai, ở hai giai đoạn Noãn, Đảnh, tức địa vị này sẽ rơi vào đường ác, không được thân này, chứng quả Sa-môn, cũng không được Niết-bàn.

Người phẩm trung thứ hai, ở Nhẫn tăng thượng trở lên, cho đến Na-hàm, tức là đời thứ hai. Người này dù hiện thân chứng quả Sa-môn, nhưng vì phải trải qua sự sinh, nên không được Niết-bàn.

Người phẩm thượng thứ ba, là người tu hành, thành chánh quả trong sáu mươi kiếp. Đây là bậc lợi căn Thanh văn Ba-la-mật-đa, chỉ trong một đời, cũng chứng quả Dự lưu, cho đến nhập Niết-bàn, như ngài Xá-lợi tử v.v….

Trong Độc Giác cũng nói như thế: Tam Tạng nói: “Có ba phẩm cũng có người thì tu bốn đời; cũng có người tu hành đến một trăm kiếp mới được giải thoát, cũng như Thanh văn, nên nói: “cũng thế”.

Luận sư Cảnh nói: “trước hết, người phẩm hạ đã tu giải thoát phần v.v… chưa tránh khỏi đường ác. Trong hiện thân, chưa thể nhập thánh, đắc quả, hết lậu. Lại còn phải trải qua nhiều thời gian tu tập, mới vào hàng thánh, ở đời không có Phật, được quả A-la-hán.

Người thứ hai, trụ ở đạo phương tiện, đã được phi trạch diệt trong đường ác, tức ngay hiện đời nhập thánh, đắc quả, chưa thể hết lậu. Nhập thánh rồi làm bảy lần sinh trong cõi người v.v…. Lại thọ sinh, tử. Đến thân sau cùng, ở đời không có Phật, được quả A-la-hán. Hai người trước này là bộ hành kia đồng với Thanh văn.

Tìm kiếm trong văn như thế, trong đồng với Thanh văn, luận Bà sa cũng nói: “Chúng xuất, nghĩa là như Thanh văn.

Phẩm thượng thứ ba là một trăm kiếp; rõ ràng một trăm kiếp đã mãn rồi, đến thân sau cùng, ra đời không có Phật, dựa vào định thứ tư, khởi quán bất tịnh, cho đến hết lậu.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trong Độc Giác kia, tất nhiên lấy quả Na-hàm. Hoặc đã trải qua một trăm kiếp tu tập viên mãn xong, khởi ba mươi sáu tâm, lấy quả Độc giác v.v…. Trong Bồ-tát, văn được chia làm ba:

1. Y cứ theo địa vị, chia làm ba phẩm.

2. Y cứ ở tám nghĩa để giải thích về sự khác nhau giữa ba phẩm.

3. “Nay, ở trong đây v.v… ” trở xuống, là giải thích về nghĩa hừng hực cháy, v.v…. Trong phần trước. Luận sư Cảnh nói: “Trụ giải hạnh địa gọi là phẩm hạ, nghĩa là địa vị bốn mươi tâm là tập chủng tánh, là một thể không khác, với giải hãnh trụ, tánh chủng tức ở Thập tín trở xuống, chứ chẳng phải đã thành thục, vì thế ở đây không nói.

“Địa Tịnh thắng ý lạc, gọi là phẩm Trung”, nghĩa là nêu địa đầu bao gồm địa sau, nên lược qua không nói từ Nhị địa đến Thất địa, là địa thực hành chánh hạnh.” Trụ đoạ quyết định, đến địa rốt ráo, gọi là phẩm thượng; Đây là nêu ban đầu và sau, bao gồm khoảng giữa, nên giản lược qua không nói về chín điạ, quyết định thực hành địa chính hạnh.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Bồ-tát phẩm hạ thật ra đã lìa đường ác, không thọ sinh đường ác. Nhưng vì đem lợi ích cho hữu tình, nên Bồ-tát đến sinh nơi đó. Nhân liền khởi nhiễm, thọ báo của cõi kia, nên vào thời kiếp sơ, có sinh đường ác. Như chim cánh vàng xuống biển để nuốt lấy rồng. Ăn rồng xong, bay lên hư không. Vì tóm lấy rồng, nên dưới chân có bùn. Thật ra, vốn không có ý ở chỗ bắt lấy rồng mà khi lấy rồng là nhân bùn làm nhơ. Bồ-tát cũng thế, vì đem lợi lạc cho hữu tình, nên bị nhiễm trói buộc, cho nên, ngay từ lúc kiếp sơ, có sinh vào đường ác.” Nếu vậy, như kinh đã dẫn: “nếu có người thành thục thế gian thì thêm chánh kién phẩm thượng, với tụng làm sao hiểu?

Nghĩa là kinh ấy y cứ trên trường hợp không lấy chánh kiến làm duyên sinh trong đường ác thì nào ngại gì Địa tiền có khởi nghiệp ác rồi sinh đường ác?

Luận sư Trắc nói: “Sở dỉ trong phẩm hạ không nói đến địa chủng tánh là vì điạ sau bao gồm Địa tiền”.

Kế là, y cứ ở tám nghĩa nhằm phân biệt tướng người.

Tướng, là: 1) Dục, 2) Gia hạnh; 3) đường ác; 4) Tăng-kỳ; 5) Xí nhiên; (cháy rực); 6) bất động; 7) Cùng cực thiện, thanh tịnh; 8) pháp lành của giác.

Tám thứ người này, được chia làm bốn:

  1. Dục và số phẩm gia hạnh, phân biệt.
  2. Một thứ đường ác đã lìa, chưa lìa phân biệt
  3. Một thứ Tăng kỳ đa số ít phân biệt, hừng hực cháy v.v….
  4. Thành không thành phân biệt.

Dưới đây, giải thích về nghĩa hừng hực cháy gồm có bốn:

Bốn nghĩa để giải thích hừng cháy: ba nghĩa giải thích không lay động và một nghĩa giải thích về thanh tịnh.

Từ đây trở xuống, là thứ ba, theo vấn nạn, để giải thích lại, trong đó văn có hai:

1. Giải thích số lượng phẩm phương tiện không đồng.

2. Nói về ý khác nhau của tu tập thành thục.

Số lượng của phẩm trước, nghĩa là trưóc kia nói về phương tiện thành thục có hai mươi bảy thứ trong số đó, năm thứ trước chỉ là phẩm hạ; hai mươi hai thứ còn lại là thô có ba phẩm. Kế chia làm chín phẩm; về sau, đến sai khác có vô lượng phẩm.

Trong phần nói về ý tu thứ hai, gồm có:

1. Vì mục đích thành thục pháp Phật của mình nên tu tập thành thục sáu thứ sai khác.

2. Vì hai người khác được xa lìa, nên tu tập sáu thứ thành thục sai khác.