DU GIÀ LUẬN KÝ
Thích Đôn Luân gom góp Biên Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

 (Phần Đầu)

BẢN LUẬN QUYỂN 27

Từ trên đến đây đã giải thích về hai phần đầu trong năm pháp quán dừng tâm xong. Từ đây trở xuống, là phần thứ ba, Duyên Khởi Quán, trong đó, trước hỏi, kế giải thích, sau là kết.

Trong phần hỏi, “Tánh duyên”, là bốn duyên, Duyên khởi, là duyên mười hai chi.

Trong phần giải thích gồm có hai:

1. Nói về dựa theo bốn đạo lý, nhằm tìm kiếm ba hành của ba đời, chỉ có các pháp, không có tác giả, thọ giả.

2. Nói do tư duy nên tâm si thanh tịnh.

Trong phần trước có hai:

Một, là đối với ba đời, chỉ nhận thấy có hành; chỉ pháp; chỉ sự, chỉ nhân, chỉ quả.

Hai, nương tựa bốn đạo lý để tìm kiếm, mong cầu:

Vì quán đối đãi vô minh v.v… nên có hành v.v… Vô minh, hữu chỉ sinh ra tác dụng của hành, cho đến sinh không có tác dụng dã sinh ra già chết.

Có lượng của chí giáo nói là có duyên khởi; có khổ, tập trí hiện lượng, nói là chứng biết.

Biện luận đối địch có tỷ lượng: Có Phật hay không có Phật; vô minh duyên hành v.v… tánh của việc đó là pháp vốn như thế (pháp nhĩ) vì không có người tạo, kẻ thọ lãnh.

Ở đây, chỉ có các pháp như vô minh v.v… các pháp có công năng dẩn phát hành v.v…, tức là duyên khởi. Vô minh v.v… đối với hành v.v… là duyên nhiều ít, tức là tánh duyên.

Phần thứ tư, trong quán sai khác của cõi, đầu tiên là giải thích rộng về tánh tướng khác nhau của sáu cõi:

Hai, “Nếu các hành mạn v.v…” trở xuống, là nói về ngã mạn, nghĩa là đối với sự khác nhau của cõi, tác ý tư duy tâm ngã mạn được tịnh.

Trong phần trước, gồm có hai:

1.  Nêu ra sáu tên gọi là.

2. Giải thích rộng về sáu giới tức là sáu đoạn.

Nếu dựa theo kinh Niết-bàn thì quán mười tám giới, được gọi là giới phân biệt quán. Nay, ở đây nói về sáu giới là sao?

Khuy Cơ Pháp sư nói: “Sáu giới này vì chung cho cả cõi Dục, cõi Sắc có đủ, nên dù địa không đủ, chẳng phải mười tám giới có giới này đủ;

Nói rằng, tánh giới riêng trong thân này, thuộc tánh cứng chắc v.v…, thuộc cứng chắc là đất. Căn thân bên trong thuộc về đất này, có trần là chấp thọ của A-lai-da. Nay giới địa này phần lớn nương tựa gần căn trần chấp thọ kia. Vì địa đại trong đây cũng là chấp thọ của A-lạida, nên nói rằng nương tựa gần chấp thọ như thủy v.v… ở dưới, một phần chỉ ở đây.

Trong giới Địa ngoài, nói rằng, chẳng nương tựa gần, chẳng phải chấp thọ. Nghĩa là nếu giới địa bên trong nương tựa gần, đã dựa gần ở bản thức, thì có thể chấp thọ v.v… Nay, giới đọa bên ngoài chẳng phải là lửa ngoài có thể đốt cháy một phần v.v… các thôn xóm v.v… Luận sư Cảnh nói: “ Hoặc khiến đốt một làng, hoặc đốt một phần làng, cho nên nói rằng:” đốt một phần v.v… thôn xóm. Cho nên nói hoặc từng phần của các thân, nay lại giải thích rằng: Hoặc thiêu đốt xóm làng hoặc giới ngoài xóm làng, nghĩa là trừ chỗ có rác rưỡi, v.v…

Như luật đã nói: “Gió bên hông khi nằm trong giới phong bên trong. Luận sư Cảnh nói:” có người mắc phải chứng bệnh phong, chỉ được nằm ngửa, gọi là Tích ngọa phong (gió dưới xương sống lúc nằm). Hoặc có người mắc chứng bệnh phong. Chứng bệnh của thân như bị nhiều lưỡi dao lớn, nhỏ cắt, cũng như kim châm chích. Hoặc có người khi bị bệnh phong, trên mặt nổi những chấm đen, mỗi chấm đều như hình dáng Tất-Bát-La”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: gió v.v… của hông khi nằm, nghĩa là thứ gió này dứt trong hông mà được nằm v.v… có thứ gió như lưỡi dao to, nhỏ làm hại con người.

Gió Tát-bát-la. Như Luận sư Cảnh giải thích: “lại giải thích về Tát-bát-la, tức con người ăn Tát-bát-la. Gió này cay, gây đau đớn, vì giống như Tất-Bát. Trong gió ngoài, nói rằng gió Tỳ-thấp-Bà, Hán dịch là gió của các thứ Khéo Trang Nghiêm. Như nơi Tỳ-Chấp-Yết-Ma v.v… gọi là xảo thiên. Gió Phệ-Tam-Bà, Hán dịch là toàn Phong (gió xoáy), tức là thứ gió thổi mạnh, gió xoáy vòng trong núi Tô-mê-lô.

Bàn tay Đa-La v.v… Phương Tây có một cây, hình dáng chiếc lá giống như cây móc, cây cọ (tông lô). Cắt bỏ đót lá, chỉ thừa lại thân lá, cũng quạt mát được.

Trong giải thích thức giới, đầu tiên, y cứ ở sáu thức. Sau nói rằng, Tâm, ý, thức. Nghĩa là lấy chung cả tám thức hữu lậu.

Hỏi: “ Như bậc thánh thành tựu thức vô lậu v.v…, có phải cũng được y cứ ở thức Vô lậu đi để lập làm Thánh Nhân không?”

Đáp: “Chỉ có y cứ chung cho năm uẩn vô lậu, có phải cũng được y cứ ở thức vô lậu, người đó được nói là bậc Thánh. Tuy nhiên không được nói là thức vô lậu v.v…, được lập trong sáu giới, vì sáu giới là gốc của sự sinh.

Lìa một hợp tướng, tức chấp làm ngã, thật ra, các giới bị thân chấp làm một hợp ngã. Nay lìa tướng này, tức kinh Bát Nhã nói rằng: “Như Lai nói là một hợp tướng v.v….”

Thứ năm, trong A-na-ba-na niệm quán, trước là hỏi, kế là, giải thích, sau, là kết thành nghĩa kia.

Trong giải thích có hai:

1/- Nêu sơ lược; 2- Giải thích rộng.

Trong phần truớc, trước là giải thích về niệm; sau, giải thích đối tượng duyên (sở duyên):

A na, Hán dịch là Trì lai, tức là hơi thở vào; Ba-na, Hán dịch nói là Trì khứ, tức hơi thở ra.

Pháp sư Thái nói: “Đời Đường gọi là Trì tức lai, trì tức khứ.”

Trong giải thích rộng dưới đây, trước là giải thích vể thể hơi thở của đối tượng duyên (sở duyên); sau phân tích chủ thể tu tập niệm.

Trong phần trước có bảy câu:

  1. Phân tích về thể của hơi thở ra vào, mỗi hơi thở đều có hai phần khác nhau.
  2. Nêu ra nhân duyên.
  3. Phân tích đối tượng nương tựa của hơi thở.
  4. Nói về sự vận hành của hơi thở.
  5. Nói về địa sở y.
  6. Phân tích tên khác.
  7. Người tu quán hơi thở có hai tai hại lỗi lầm.

Thở vào v.v… Luận sư Cảnh giải thích “Thở vào, lúc vào khắp trong thân, cho đến chỗ rún.

Khoảng giữa thở vào. Nghĩa là hơi thở vào diệt rồi, hơi thở ra chưa sinh, ở khoảng giữa tạm thời có hơi thở giống như làn gió thoáng nhẹ. Dưới đây, nói về niệm lúc hơi thở vào ngắn, duyên thở vào của khoảng giữa này.

Hơi thở ra cũng thế v.v…. Nghĩa là phát ra từ rún cho đến miệng, mũi. Hoặc thở ra ngoài mũi, là hơi thở ra dài. Hơi thở ra đã diệt, hơi thở vào chưa sinh. Khoảng giữa từ rún đến mũi, tạm thời có hơi thở ra, giống như làn gió. Dưới đây, sẽ nói về niệm khi hơi thở ra ngắn, “duyên” hơi thở ra của khoảng giữa này.”

Cơ Pháp sư nói: “Khoảng giữa hơi thở ra vào. Nghĩa là khoảng giữa hơi thở vào, ra dù hơi thở chưa ra vào, ở khoảng giữa đó cũng vẫn có hơi thở nhỏ nhiệm chuyển biến, gọi là hơi thở khoảng giữa.”

Xưa, ngài Viễn Công nói: “Hơi thở ra xuất phát từ rún, tam sinh đến ngoài liền diệt. Hơi thở vào bắt đầu từ ngoài thân mà đến vào thân, tức là diệt, tùy tâm thô, tế, xa gần không nhất định.”

Pháp sư Thái, Pháp sư Cơ đồng nói: “Hơi thở kia vì chỉ đến rún, vì phía dưới rún không có con đường của hơi thở, lại không có chỗ thoát ra,

trở lại, tức là cho đến từ miệng thở ra và thở ra từ chóp mũi.” Hơi thở có hai nhân duyên. Luận sư Cảnh nói:

1/ Nghiệp dẫn dắt là nghiệp quá khứ. 2- Con đường của gió đã nương tựa và chỗ nương tựa của các lỗ chân lông. Chỗ nương tựa cũng được gọi là nhân duyên.”

Pháp sư Thái nói: “1/- Do nghiệp dĩ vãng đã dẫn phát gió nghiệp. 2/- Giữa rún có lỗ nhỏ, hoặc phía trên miệng, mũi. Giải thích về đối tượng nương tựa rằng: “Một thân, hai tâm, do phải nương tựa ở chỗ thân, tâm, thì hơi thở ra vào mới vận chuyển như các đối tượng thích hợp với nó. Luận sư Cảnh nói: “Tức là Tỳ-Bà-sa nói: “Nương tựa thân, nương tựa tâm, tu theo điều mà hơi thở cảm thấy thích hợp.”

Tùy theo sự thích hợp của hơi thở. Có thuyết nói: “Lúc trẻ thơ hơi thở ít, lúc trung niên, hơi thở vừa; khi tuổi già, hơi thở nhiều.” Có thuyết nói: “Do bốn việc, nói là tùy theo sự thích hợp:

  1. Nương tựa thân.
  2. Đường gió thông suốt qua.
  3. Lỗ chân lông mở ra.

4. Tâm thô của Địa hơi thở hiện ở trước, nếu chia nương tựa thân, không nương tựa tâm, thì hơi thở kia của hai định vô tâm lẻ ra quay trở về. Lúc bấy giờ, dù có thân là đối tượng nương tựa của hơi thở đi nữa, thì đường gió cũng thông suốt qua lỗ chân lông, cũng mở ra, chỉ không có tâm thô hiện ở trước, nên hơi thở không quay về.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hoặc nương tựa thân, tâm; hoặc nương tựa ở nghiệp; hoặc theo lỗ hỏng, nên nói: “Như đối tượng thích hợp với nó. Chỗ nương tựa được thích hợp, đều nương tựa.

“Nếu chỉ nương tựa ở thân mà hơi thở được vận chuyển” v.v…, trong đây, ý vấn nạn rằng: “chẳng phải chỉ dựa vào thân mà hơi thở được vận chuyển, như khi nhập định vô tâm v.v…, thân ở cõi dưới mà hơi thở của người kia không chuyển vận, cho nên, chẳng phải chỉ nương tựa thân, mà hơi thở được chuyển vận. “Nếu chỉ dựa vào tâm mà hơi thở được vận chuyển v.v… “. Trong đây, ý vấn nạn rằng: “chẳng phải chỉ dựa vào tâm mà hơi thờ được vận chuyển. Nếu không như thế thì khi nhập định Vô Sắc, hơi thở của người kia chuyển vận? “Nếu chỉ nương tựa vào thân, tâm mà hơi thở được vận chuyển”: Trong đây, ý vấn nạn rằng: “Cũng nương tựa lỗ hổng, nghiệp v.v… mà hơi thở được chuyển vận?”, chẳng phải chỉ nương tựa thân, tâm, như bốn phần vị thời gian ở trong bụng mẹ, không có nghĩa hơi thở. Vì thế nên luận nói là phần vị đóng cửa v.v…

Hơi thở có hai lối đi. Nghĩa là hơi thở vào đi trở xuống, là vì từ mũi, miệng, hướng xuống phía dưới chỗ rún. Hơi thở ra đi trở lên, vì từ trên chỗ rún, đi đến miệng, mũi.

Hai Địa. Nghĩa là lấy đường gió, tế là lỗ chân lông. Đối tương nương tựa gọi là Địa trước cứ ở chỗ vì nhân lỗ chân lông, nên hơi thở được ra vào, tức gọi là nhân duyên. Có hai tai họa lỗi lầm: Nếu phương tiện quá chậm, thì biếng nhác hôn trầm, thùy miên. Nếu phương tiện quá gấp thì cả hơi thở đều kết tụ, làm nảy sinh nỗi khổ không đồng đều của thân, tâm.

Từ đây trở xuống, là phần thứ hai, giải thích về chủ thể tu niệm, trong đó, đầu tiên, là chia ra năm môn. Kế là, dựa vào môn để giải thích. Sau, là tổng kết.

Nếu y cứ theo Luận tạng v.v… thì có sáu, nghĩa là thường tùy chỉ quán trở lại tịnh. Nay môn đầu ở đây sẽ là thường tùy chỉ quán kia, môn khác không đồng.

Trong phần giải thích về môn đầu, trước là chia ra bốn câu; sau, giải thích bốn câu, trong đó có bốn:

  1. Giải thích bốn câu.
  2. Nói về toán số thắng tấn.
  3. Nói về lợi độn, khác nhau.
  4. Nhắc lại chung để kết.

Trong phần đầu, nói lấy một làm một toán số: Luận sư Cảnh nói: “Đầu tiên, “duyên” hơi thở vào, vì không quán hơi thở ra, nên nói rằng hơi thở ra dứt ở niệm”.

Pháp sư Thái nói: “Đây chỉ “duyên” hơi thở vào, nhưng niệm từ cảnh mà đặt tên, gọi là hơi thở ra vào dứt ở niệm.

Lấy hai làm một số tính. Nghĩa là hai hơi thở ra vào hợp số thành từ một đến mười thuận theo toán số, tức là hai số trước từ một đến mười gọi là Thuận.

Số tính ngược. Nghĩa là nếu lấy một làm số một, từ số mười đến số một, cái gọi là vào mười, ra chín, vào tám ra bảy, vào sáu ra năm, vào bốn ra ba, vào hai ra một. Nếu dựa theo lấy số hai làm số một, thì đầu tiên, hơi thở ra vào là số mười. Kế là, hơi thở ra vào là thứ chín. Kế là, hơi thở ra vào là thứ tám. Kế là, hơi thở ra vào là thứ bảy, cho đến thứ nhất.”

Hỏi: “ Chỉ lập số thuận là được rồi, đâu cần phải số nghịch?”.

Giải thích: “Vốn vì Chế Trì nhiều tầm từ, nên tạo ra tính số để quán. Nay, lập ra nhiều môn nhằm đếm hơi thở, hoặc một, hoặc nhiều, hoặc thuận, hoặc nghịch, điều phục tầm từ, để cho không được khởi, nên tạo ra quán này,”

Pháp sư Thái nói: “Đếm xuôi đến mười xong, không đếm mười một, đếm ngược lại từ số chín, kế là, nói tám, cho đến hai. Kế là, nói một, nên gọi là đếm ngược. Bà-sa không có cách đếm này.”.

Hỏi: “Niệm này hoàn toàn “duyên” cảnh hiện tại, sao lại từ số một đếm ngược lại số chín, tám, bảy v.v… quá khứ?”.

Ngài Tam Tạng đáp: “ Chỉ giả tưởng quán số mười. Tiếp theo là chín cho đến số một, không “duyên” thể của chín, tám, bảy v.v… trong quá khứ để làm số ngược.

Thứ hai, trong nhân tích về số tính của thắng tấn, nghĩa là nêu y theo lấy một làm một số tính, thì thời nay, hoặc hợp hai hơi thở ra vào làm một số đến mười. Hoặc hợp một vào, hai ra; thứ ba vào làm một số đến mười số, cho đến tăng dần. Tổng hợp năm mươi tám hơi thở vào, năm mươi hơi thở ra, hợp một trăm hơi thở làm một số đến mười. Nếu dựa vào lấy số hai làm một số tính, thì đầu tiên, hợp bốn hơi thở: hai vào, hai ra làm một số đến mười, cho đến tăng đến một trăm vào, một trăm ra, có hai trăm hơi thở, tổng hợp thành một số đến mười.

Như thế, người siêng tu niệm đếm hơi thở, mười mười là một trăm số dùng làm một, cho đến đủ mười, vì sao từ một số đều đến mười? Do đây, lấy mười làm một số tính, khoảng giữa số đó, tâm không tán loạn.

Ngang đây, gọi là người đã tu tập xuyên suốt.”

Khởi Pháp sư nói: “Đầu tiên, lấy một trăm làm số một đến thứ mười, tức là mười trăm, gọi là ngàn. Lại lấy mười mười trăm làm một, nên nói rằng mười mười đếm là một, dần đếm cho đến đủ mười, tức là muôn. Vì mười cái mười trăm, nên nói rằng mười mười.

Lại, đây là người siêng năng tu niệm đếm hơi thở, Nghĩa là từ số một chưa đủ mười, đếm đến khoảng giữa lại lầm lộn, nên bỏ không đếm nữa, lại khởi sự đếm từ một. Hoặc có lúc vì số tính rất quen, cho nên trước khi hơi thở vào, đã có thể lấy chuyển nghĩa là lúc có biết có, hơi thở vào diệt xong, đối với phần vị trống không của hơi thở, có khả năng lấy chuyển, lúc không có, thì biết không có. Kế là, đối với hơi thở ra trở xuống, là đối với hơi thở ra kia biết có, biết không. Như thế, lần lược rót chảy nối tiếp nhau cho đến giúp cho tâm an trụ.

Từ trên đến đây, đã nói rất nhiều quán hạnh lần lượt nối tiếp nhau, cho đến khiến tâm an trụ. Đối với hơi thở ra vào, nên chính đáng thực hành theo, nên xem xét rõ ràng, thấu đáo. Nghĩa là về hơi thở ra vào, đếm riêng; đếm kép; hoặc đếm xuôi; đếm ngược; hoặc không lầm lẫn, nên chính thức thực hành theo. Nếu có sự lầm lộn, nên xem xét, hiểu rõ một cách thông suốt. Về hơi thở ra vào, và hai khoảng giữa, hoặc chuyển tiếp, hoặc trở lại phần vị khác, đều khéo biết rõ. Nếu lúc hơi thở vào ra sanh khởi thì gọi là hoặc chuyển. Khoảng giữa đã diệt, sau lại chưa sinh, gọi là hoặc hoàn. Như thế sự khác nhau của phần vị chuyển vận, trở lại, đều phải khéo hiểu biết rõ ràng. Như thế, gọi là tu tập toán số.

Thứ ba, trong phần nói về lợi, độn. Nghĩa là nếu đối với người căn tánh chậm lụt (độn căn), thì vì họ nói pháp tính số để giúp cho tâm an trụ. Nếu khác với tính số, thì sẽ bị triền hôn trầm v.v… khuấy nhiễu. Nếu đối với người lợi căn, hoặc vì họ nói pháp tính số, cũng có thể nhanh chóng thấu rõ không có ngăn cách, nhưng họ không ưa thích.

Thứ tư, trong nhắc lại chung để kết, nếu theo giải thích của Luận sư Cảnh, thì theo thứ lớp như đã nêu ở trước.

Phần nhiều gia hạnh vì làm nhân duyên, nên được thân, tâm khinh an, chứng một tánh cảnh. Cho nên, biết từ trên đến đây, đa số quán đều là văn, tư và đều có nhân sinh ra tuệ. Tu tập này được định Vị chí, gọi là tánh cảnh. Nói nếu là xứ chuyển”: Là nhắc lại kết trên, về nghĩa của bốn thứ tính, là lấy một làm một v.v….

“Hoặc cho đến chuyển”. Nghĩa là kết tính số thắng tấn ở trên.

“Hoặc như đã chuyển”. Nghĩa là kết “ Sự lầm lộn, nên lùi trở lại, bắt đầu đếm từ một”.

“Hoặc có lúc chuyển vận”. Nghĩa là kết “Hoặc có lúc tính số mất quen thuộc, nên biết có, biết không v.v… nói trên.

“Đối với pháp này do an trụ ở niệm v.v… “ là Kết: “Như thế lần lượt chảy rót nối tiếp nhau” trên, cho đến khiến tâm an trụ v.v….”

Pháp sư Thái nói: “Các chỗ lỗ hổng”, gọi là “nếu là xứ chuyển”. “vào thân cho đến vùng rún” gọi là “cho đến chuyển”. “Như hơi thở ra vào” gọi là “Nếu như đối tượng được chuyển”: Là thời gian hơi thở ra vào dài, ngắn nối nhau” gọi là “Hoặc có lúc mà chuyển”.”

Luận sư Bị nói: “Hoặc hơi thở vào bắt đầu từ chóp mũi, cuối cùng đến vùng rún. Hoặc hơi thở bắt đầu từ chỗ rún đến chóp mũi, gọi là “hoặc là chỗ chuyển”. Hơi thở vào từ mũi, dần dần đến rún, dần dần đến mũi, gọi là “hoặc cho đến chuyển”, tức vị trí lúc hơi thở vào, ra chuyển vận, có thể tùy thuộc vào chỗ mà hai hơi thở ra vào đã vận hành, gọi là “Hoặc cho đến chuyển”. Hai hơi thở ra vào lúc vô tâm định không được mà chuyển. Phần vị chuyển khác này hoặc tùy thuộc vào lúc đi mà chuyển, gọi là “Hoặc có lúc mà chuyển”.

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: Nếu là đối tượng chuyển, nghĩa là nhắc lại các lỗ huyệt trên, tức lỗ thô, lỗ tế v.v…, chính là xứ chuyển ở đây. “Hoặc cho đến chuyển”, tức nêu “Từ lỗ huyệt rún cho đến chỗ rún, tức hơi thở vào thân cho đến chỗ rún chuyển”.”Hoặc như đối tượng chuyển”, nghĩa là nêu lấy một làm một hơi thở ra vào ở trên. Ngoài ra, lúc thở, như đối tượng thuận, nghịch v.v… chuyển. “Hoặc có lúc mà chuyển’, tức là nhắc lại “Hoặc có lúc hành giả lấy một làm một v.v… cho đến mười lần mười làm một. “Thời gian, dài, ngắn, nối tiếp nhau” gọi là có lúc mà chuyển”, tức với ngần ấy thời gian, đếm hơi thở nên chuyển. Về sau, vì đã thành tựu, nên không nêu.

Thứ hai, trong giải thích về ngộ nhập uẩn tu tập, đầu tiên, là nói chung về ngộ nhập.

“Rằng, đối với hai việc đối tượng lấy, chủ thể lấy, tư duy ngộ nhập cac uẩn, nghĩa là tư duy về đối tượng lấy, thể của hơi thở ra vào và thân, đối tượng nương tựa, ngộ nhập sắc uẩn. Tư duy chủ thể lấy niệm hơi thở vào, ra đồng thời với bốn uẩn, tức là ngộ nhập của bốn uẩn còn lại.

“Thế nào là ngộ nhập?” trở xuống, là kế là, nói về riêng ngộ nhập.

Pháp sư Thái nói “Như nhãn thức “duyên” màu xanh, là gọi là chứng lượng, đồng thời có tưởng, tưởng không có công dụng. Khởi tâm tìm cầu màu xanh này chẳng phải màu vàng, trở lại là cộng tướng, vì duyên pháp giả, đó gọi là Tỷ lượng. Nếu nói thể cực vi này là xanh, vì màu xanh là thể, nên là cảnh của chứng lượng, không chung cho các màu xanh, cho nên là tự tướng. Nếu nói đây là màu xanh thì lìa màu xanh, sẽ không có, màu xanh riêng, cho nên là pháp giả, gọi là cảnh của Tỷ lượng. Chẳng phải, chẳng phải là nghĩa màu xanh cùng khắp tất cả màu xanh, nên gọi là công tướng. Lại nữa, màu xanh này lấy màu xanh làm thể. Vì thể không khắp nhau, nên là tự tướng, gọi là cảnh chứng lượng.

Chẳng phải, chẳng phải xanh, thì chẳng có cái không, vì thể khắp tất cả, nên là công tướng. Hiểu rõ cộng tướng này, gọi là “đẳng liễu”.

Tác ý tư duy, ngộ nhập tướng uẩn. Tưởng đồng thời này nhất định có thức, thọ, nhưng vì công dụng yếu kém, cho nên không nói.

Phần thứ ba, trong ngộ nhập duyên khởi, trước chung, sau riêng.

Trong giải thích riêng, đầu tiên, là tìm cầu thể của hơi thở vào, ra, nên nương vào duyên thân, tâm. Kế là tìm kiếm thân, tâm. Nên dựa vào “duyên” mạng căn. Ba thứ này tức là thể của sinh, già chết của mé giữa, đồng thời mạnh yếu để chia ra chủ thể sinh, đối tượng sinh. Lại mong cầu mạng căn hiện tại. Từ các hành mé trước đã sinh, lại tìm kiếm hành này từ vô minh sinh ra. Từ mười nhân của mé trước, đại khái nêu hai vô minh với hành ở đầu.

Từ trên đến đây, là nêu quả để tìm nhân, theo thứ lớp nghịch đã xong. Từ đây trở xuống là thuận với thứ lớp.

Như thế, là biệt rõ vô minh, nương tựa vào “duyên” trước hành, cho đến thân, tâm đều nương vào “duyên” hơi thở kia.

Từ trên đến đây, đối với phần vị khởi tác, ngộ nhập duyên khởi. Lại biết rõ vì vô minh diệt, nên hành diệt v.v… Lại y cứ vào phần vắng lặng, ngộ nhập duyên khởi.

Phần thứ tư, trong ngộ nhập thánh Đế, trước là ngộ nhập bốn lý của khổ Đế, đó là vô thường khổ; không, vô ngã. Nhận biêt rõ nỗi khổ này sinh ra từ tham, ngộ nhập tập Đế. Lại chính ngộ nhâp sinh khổ là do ngộ nhập tham ái, vô dư dứt trừ hẳn. Ngộ nhập diệt đạo.

Phần thứ năm, trong mười sáu thắng hạnh, văn chia là ba:

  1. Nhắc lại trước để nêu chung.
  2. Giải thích.
  3. Kết.

Đầu tiên, vì dứt tu hoặc, nên lại tiến tu mười sáu hạnh thù thắng.

Nói thắng hạnh là có nghĩa gì? Xưa ngài Viễn Công nói: “Vì tám nhân duyên nên gọi là thắng hạnh.”

Pháp sư Bị nói: “Vì tánh trí tuệ không chung với ngoại đạo, nên gọi là thắng hạnh.”

Nay, giải thích: “ Vì vượt hơn kiếm đạo ở trước, nên gọi là thắng hạnh.

Trong giải thích, trước nêu sau giải thích.

Trong phần nêu, y cứ theo luận chánh lý dần kinh nêu ra mười bảy niệm. Trước nói chung, sau, nói riêng. Có mười sáu luận này cũng thế.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ trong đây, trước là “duyên” chung niệm trụ. “ hoặc dài, hoặc ngắn”. Trở xuống, là mới nêu mười sáu. Trong câu hỏi dưới đây sẽ giải thích.

Mười sáu niệm nương tựa bốn Niệm trụ. Xưa nay, bốn với bốn phối hợp:

  1. Quán hơi thở dài.
  2. Quán hơi thở ngắn.
  3. Quán hơi thở khắp thân.
  4. Hơi thở trừ hành của thân. Bốn thứ này là quán thân.
  5. Quán hỷ hơi thở vào, ra trong hỷ.
  6. Quán lạc hơi thở vào, ra trong lạc.
  7. Quán hơi thở ra vào của tâm hành.
  8. Quán hơi thở trừ tâm hành trong hơi thở ra vào. Bốnthứ này là quán thọ.
  9. Quán hơi thở ra vào của tâm.
  10. Quán hơi thở của tâm vui mừng.
  11. Quán hơi thở của tâm chế trừ.
  12. Quán hơi thở của tâm giải thoát.
  13. Quán hơi thở vô thường.
  14. Quán hơi thở đoạn.
  15. Quán hơi thở lìa dục.
  16. Quán hơi thở diệt. bốn thứ này là quán pháp.

Trong phần giải thích, trước là nêu giới hạn của tu. Nghĩa là học kiến tích đã được bốn niệm trụ v.v… ba mươi bảy pháp phần Bồ-đề, đối với đối tượng duyên (sở duyên) của hơi thở, tác ý tiến tu, vì dứt trừ các kiết còn lại, nên nghĩ rằng: “ đối với niệm hơi thở ra vào, nay tôi có thể học.

Giải thích riêng mười sáu. Trong giải thích thân bốn. Ngài Tam Tạng nói: “hà hơi ra, hit hơi vào thì hơi thở dài. Lúc tạm dứt ở khoảng giữa hơi thở vào và khoảng giữa hơi thở ra, gọi là ngắn. Giác biết rõ hơi thở kháp thân, nghĩa là lúc đầu tiên quán hơi thở, chỉ ở chóp mũi. Về sau, khi quán thành, có thể nhận biết được hơi thở kia ra vào khắp thân, nên được gọi là “ Giác”.

Hơi thở trừ thân hành: Thân hành, nghĩa là hơi thở ra vào, khiến hơi thở bỏ thân hành, gọi là hơi thở trừ thân hành.

Trong thọ bốn, lại tức giác biết rõ hỷ như thế, giác biết rõ lạc, là bằng nhau.

Giải thích tâm hành trong đây, hoặc có quên niệm, khởi ngã, ngã sở và mạn, rằng ta sẽ có Vô Sắc v.v….

Cơ pháp giải thích: “ Kiến Đế này được gọi là tạm quên Niệm sinh, chứ chẳng phải “ kiến” trong sáu mươi hai kiến này, nếu y theo kiến trong sáu mươi hai kiến này thì ngã sẽ có là thường kiến, người thấy Đế ở chỗ nào mà khởi thường kiến? Vì không có văn nào nói là tu Đạo khởi thưòng kiến cả. Nay ở chỗ này tức hiện khởi: hoặc” nào? Hơn nữa, đây là ở đọa vị phàm phu khởi, vì chưa kiến Đế, nên không ngại”.

Nếu vậy, thì người thấy Đế ở trước tạo nên mười sáu thắng hạnh này, làm sao được khởi thường kiến v.v… nghĩa là với mười sáu hạnh này, phàm phu cũng tạo ra hay sao?

Nói người thấy Đế ở trước, nghĩa là y cứ vào người thấy Đế để nói, chứ chẳng phải chung cho phàm phu, thật ra là chung cho cả phàm phu. Khởi thường kiến v.v… này tức là chứng. Nay giải thích: “cũng có thể địa vị Thánh tạm thới quên niệm, khởi nhỏ nhiệm đoạn, thường kiến v.v… mà chẳng phải thuộc về sáu mươi hai kiến tức lấy văn này để làm chứng ở trong “tâm”.

Lại, nếu được ba tĩnh lự căn bản trước thì định kia đã được vị chí của cận phần sơ tĩnh lự nương vào định. Dựa vào định này quán sát sinh khởi tâm mười cặp, gọi là giác biết rõ tâm v.v….

Trong pháp bốn nói: “Lại thời gian ở trước, hoặc dựa vào ba tĩnh lự của địa dưới, hoặc dựa vào Vị Chí. Dựa vào định xong, đối với Xama-tha tu hạnh Du-già “. Văn này chính là thừa nhận phương tiện căn bản của ba tĩnh lự dưới đều được tạo ra quán sổ tức, không đồng với luận tiểu thừa chỉ ba cận phần.

Nơi năm địa trung gian của cõi Dục tao ra giới, đoạn, ly, diệt, nghĩa là nếu theo luận Chính Lý, quyển Bảy mươi hai chép: “Ba cõi đoạn v.v…, tức phân biệt thuyết trước nói vô vi gọi là giải thoát dùng làm tự thể. Nhưng thể của ba cõi y cứ ở giả có khác. Nếu y cứ vào thật thì sẽ không có khác nhau.

“Sao gọi là y cứ ở giả có khác? Nghĩa là kìa kiết tham, gọi là lìa giới. Dứt trừ tám kiết, gọi là đoạn giới. Diệt trừ tất cả các kiết như tham v.v…, đối tượng trói buộc thể của sự, gọi là diệt giới.”

Vì sao ba cõi khác nhau như thế? Nghĩa là pháp hữu lậu lược chung có ba:

1/- Chủ thể trói buộc chẳng phải chủ thể nhiễm.

2/- Chủ thể trói buộc cũng là chủ thể nhiễm.

3/- Chẳng phải cả hai thuận với pháp trói buộc ô nhiễm.

Dứt trừ ba pháp này, được chứng vô vi, như thứ lớp gọi là ba cõi như đoạn v.v….

Nay, Đại thừa này không đồng với thuyết kia.

Hỏi “mười sáu hạnh này đến địa vị nào mới được tu tác?”

Pháp sư tuệ Viễn nói “Theo nói chung bắt đầu từ phàm phu đến quả Vô học, đều thực hành quán này. Nếu nói theo tướng riêng thì bốn hạnh đầu, bắt đầu quán ở năm pháp quán dừng tâm, thành tựu ở bốn niệm xứ. Tám hạnh kế là đều ở Vị niệm xứ. Bốn sinh sau từ Noãn đến quả Vô học”.

Từ đây trở xuống, là thứ ba, giải thích đối tượng duyên (sở duyên) của thiện xảo. Trong đó, trước hỏi, kế là, giải thích, sau là kết.

Trong giải thích có ba:

1/- Nêu năm thiện xảo.

2/- Giải thích theo thứ lớp.

3/- Dùng tự tướng, cộng tướng gồm thâu năm.

Nhưng thiện xảo này, hoặc lược, hoặc rộng, chỗ văn không đồng. Nếu theo Tỳ-bà-sa quyển sáu nói thì có bốn pháp thiện, đó là giới, xứ, duyên khởi và xứ, phi xứ. Nếu theo Du-già ở quyển nấy nói thì có năm thiện xảo. Quyển Năm mươi bảy nói sáu thiện xảo, nghĩa là nói năm thiện xảo trên, thêm căn thiện xảo. Luận Hiển Dương, quyển mười bốn nói bảy thiện xảo, lại thêm Đế thiện xảo. Biện Trung Biên quyển hai nói có mườithiện xảo.

1- Uẩn; 2- Giới; 3- Xứ; 4- duyên khởi; 5- Xứ, Phi Xứ; 6- Căn; 7- Thế; 8- Đế; 9- thừa; 10- Hữu vi, vô vi. kinh Bồ-tát Tạng Quyển 17 nói có mười thiện xảo:

1- Pháp;2- Giới; 3- Xứ; 4- Đế; 5- Vô ngại giải; 6- Y thú; 7- bốn y, như y nghĩa, không y văn v.v… 8- Đạo pháp, tức 37 phẩm trợ đạo; 9- Duyên khởi; 10- Tất cả pháp gồm thâu khắp tất cả hữu vi vô vi.

Trong giải thích về uẩn thiện xảo, thế nào là tưởng uẩn?

Có tướng, không tướng v.v…, nghĩa là duyên tưởng của tục Đế, gọi là có tướng. “duyên” tưởng của thắng nghĩa, gọi là không có tướng. Lại “duyên” pháp có thể y tha, viên thành gọi là có tướng. Nếu “duyên” pháp vô thể của biến kế sở chấp, thì gọi là vô tướng. “Duyên” cõi Dục, gọi là tướng nhỏ, “Duyên” cõi Sắc, gọi là rộng lớn; “duyên” “không”; “thức”; xứ, gọi là vô lượng. Không có các xứ sở hữu v.v… là vô sở hữu xứ.

Thức uẩn, nghĩa là tâm, ý, thức. Đây có hai giải thích:

1. “Tức thể của sáu thức có nghĩa tập khởi, gọi là Tâm; có nghĩa tư lương, trù tính, lo nghĩ, gọi là ý; liễu biệt, gọi là Thức.”

2. “Lại-da gọi là Tâm; Mạt na gọi là Ý; Sáu thức gọi là Thức. Thọ, Tưởng, Hành, Uẩn trước và thức uẩn này, đều có quá khứ v.v…. Nghĩa là thể của bốn uẩn như thọ v.v… có ở cả ba đời rất dễ hiểu. Nếu theo “duyên” trần bên ngoài, tùy cảnh, gọi là ngoài; nếu “duyên” trong thân, tùy theo cảnh, gọi là Trong Năm thức tương ưng với bốn uẩn, gọi là thô; ý thức tương ưng với bốn uẩn, gọi là tế. Bốn uẩn có cả ba tánh thiện, gọi là tốt, gồm hai tánh, gọi là xấu. Quá khứ, vị lai, gọi là xa, hiện tại, gọi là gần.

Trong giới thiện xảo, nếu lại ở trong mười tám thứ pháp kia, cho đến gọi là giới thiện xảo, thì thể của mười tám giới chính là lấy chủ thể sinh hạt giống để làm giới. Nhưng trong văn lại nói mười tám pháp như nhãn, sắc, thức, giới v.v…, cũng gọi là giới, là vì “theo nhau” cũng là giới, chẳng phải thể của chính giới. Vì thế, nên văn này lại nói mười tám pháp từ giới riêng riêng, hạt giống riêng riêng sinh khởi, xuất hiện, cho nên biệt mười tám thứ pháp chẳng phải là thể của chính giới. Vì giới và chủng tử, chủng tánh, danh khác, thể đồng. Đồng là hạt giống là thể của mười tám giới.

Nay, đem sự biệt rõ hạt giống của mười tám thứ pháp đều riêng, gọi là giới thiện xảo, tức đồng với nhân duyên trong bốn duyên mà được thiện xảo.

Trong Xứ thiện xảo, nghĩa là hiểu rõ mười hai xứ tạo ra ba duyên sinh ra sáu thức. Thức thứ sáu đồng thời với căn tăng thưọng duyên, tức là Mạt na, nên luận nói rằng: “Mạt na này sinh tác ý là “duyên” tăng thượng. Cũng có thể ý thức đồng thời với tác ý thường làm “duyên” tăng thượng. Nếu theo nghĩa này, tức ý, pháp xứ cả hai làm duyên sinh ra ý thức, nghĩa là duyên Tăng thượng và duyên sở duyên (đối tượng duyên, chủ thể duyên) sẽ không bằng cách giải thích ở trước.

Trong duyên khởi, chỉ có các pháp thấm nhuần các pháp v.v…, thấm nhuần có hai:

1/ Chủ thể thấm nhuần tức ái.

2/ đối tượng thấm nhuần tức “hữu” và “thức” v.v….

Đẳng nhuận cũng có hai: Đối tượng thấm nhuần đồng với trước; chủ thể thấm nhuần tức “Thủ”. Cũng có thể Ái, Thủ, gọi là thấm nhuần, còn các phiền não khác giúp cho nhuận sinh thì gọi là Đẳng nhuận.

Mười nhân gọi là chủ thể dẫn, hai quả, gọi là đối tượng dẫn, nên dưới đây nhắc lại các hành, nói là sinh, già chết, cũng có thể mười hai duyên khởi, đều gọi là các hành. Sinh gần (trực tiếp sinh) gọi là “nhân” giúp làm rõ nghĩa, gọi là “duyên”. Lại, xứ, phi xứ, thiện xảo, phải là sự khác nhau, đồng của duyên khởi thiện xảo.

Xứ, phi Xứ Thiện xảo thứ năm kia vì xuất phát từ môn duyên khởi, sao lại là khác nhau? Sơ tâm ở đây, nói chung là vô minh “duyên” hạnh thiện, bất thiện, được quả sinh, già chết ở vị lai, chứ chẳng phải nhân bất bình đẳng là để nói về xứ. Khác với đây, gọi là “phi xứ”. Về sau, nói riêng về pháp thiện, cảm quả đáng yêu; bất thiện cảm quả chẳng đáng yêu v.v…, gọi là “Thị xứ”, khác với đây gọi là “Phi Xứ”.

Trong gồm thâu năm thành hai, do uẩn thiện xảo làm rõ tự tướng thiện xảo. Nghĩa là trên nói có ba nghĩa trong uẩn thiện xảo:

  1. Các thứ tánh khác nhau.
  2. Chẳng có đa tánh một nhiều.
  3. Ngoại pháp này, không còn có sở đắc (Đối tượng có được), không có đối tượng phân biệt (sở phân biệt).

Vì y cứ ở hai nghĩa trước để nói về thiện xảo, cho nên là tự tướng. Do thiện xảo khác đã làm thiện xảo cộng tướng, nghĩa là do giới có mười tám đồng với nhân duyên mà được thiện xảo. Mười hai xứ đồng với nhân duyên mà được thiện xảo. Mười hai duyên khởi đồng là vô thường v.v… mà được thiện xảo.

Trong xứ, phi xứ, nói chung về nhân quả bình đẳng của Duyên khởi ba đời, gọi là “xứ”, nhân quả bất bình đẳng, gọi là “phi Xứ”, vì thế, nên bốn thiện xảo khác, đều gọi là cộng tướng.

Trong giải thích về sở duyên (đối tượng duyên) của tịnh “hoặc” có hai:

1. Nói về đạo thế tục, quán địc dưới là thô; quán địa trên là tĩnh. Khuất phục vô sở hữu xứ xong, lại tu “hoặc”.

2. Nói duyên bốn Đế, đạo xuất thế dứt các phiền não tất cả tùy miên, chế phục. Dứt trừ dù khác nhau nhưng đều gọi là đạo tịnh “hoặc”.

Tánh thô là sắc uẩn cõi Dục có nhiều phẩm loại, nên biết, nên dứt v.v…. Nghĩa là như trong cõi Dục có căn nam, nữ, sắc, hương, vị v.v…, Sơ định thì không có. Lại trong bốn uẩn cõi Dục có ba thọ, thọ tương ứng với sáu thức. Sơ định thì không như thế. Tưởng, hành, thức tùy theo nghĩa rất dễ hiểu đều là thường thô.

Như thế, ở các địa trên lần lượt so sánh nhau. Tất cả khổ não của địa dưới. Đa số là mạng sống lâu giảm, địa trên thì ít khổ, thọ mạng tăng thượng, là tướng thô tĩnh.

Kế là nói về đối tượng duyên của tịnh “hoặc” trong đạo xuất thế. Nghĩa là trí bốn Đế. Trong đó trước nêu chung. Kế là, giải thích, sau là kết.

Trong giải thích có bốn:

  1. Nêu ra thể của Đế.
  2. Giải thích nghĩa Đế.
  3. Giải thích nghĩa thánh Đế.

– “Lại sinh khổ.” Trở xuống, là giải thích nghĩa loại khác nhau của khổ Đế v.v….

Trong phần đầu trước là pháp, sau là dụ.

Nói: “Như ái”trong tập Đế, câu này là chung “Nếu về sau có ái.”, nghĩa là mong cầu ái trong thân, hai thứ ái dưới là tìm kiếm ái của cảnh ngoài. Đối với cảnh đã được, khởi hỷ, lục, ái kia.

Chủ thể được, chủ thể chứng. Nghĩa là Tập năng được, khổ, Đạo năng chứng Diệt.

Hỏi: “Luận Đối Pháp nói: “trong tám khổ bảy khổ trước là cảnh của trí thế tục; một khổ sau là cảnh của trí xuất thế. Vì sao luận này lại nói tám khổ đều là cảnh của trí xuất thế?”.

Đáp: “ Tục trí có hai:

1/ Trí sáu hạnh.

2/ Trí Thánh hạnh.

Luận Đối Pháp vì y cứ ở trí Thánh hạnh, nên “Duyên” bảy khổ trước, còn Luận này thì y cứ vào trí sáu hạnh, nên “duyên” tĩnh thô. Về nghĩa thì không trái nhau. Hơn nữa, Luận Đối Pháp kia vì y cứ ở phần vượt hơn để lập khổ Đế, nên không lấy khổ khổ và khổ hoại, mà y cứ toàn phần để lập ba Đế. Cho nên nói các “hoặc” “nghiệp” diệt và chủ thể đối trị, gọi là ba Đế. Văn luận này thì y cứ vào toàn phần để lập khổ Đế, phần vượt hơn để lập ba Đế.”

Hỏi: “Tham và ái, danh khác, thể đồng, vì sao nói rằng. Hỷ, Tham đều cùng hành ái? “

Đáp: “Theo luận chánh lý nói rằng: “Do định này biết y cứ chung các “hoặc” để kiến lập tên ái. Khác với đây (trái lại) không nên gọi là tham đi chung.

Nay giải thích: “Văn này nói hỷ và tham đều có tham, tức gọi là ái, chẳng thể cho rằng tham và ái đi chung.

Trong giải thích nghĩa Đế, nói rằng: “Lại nghĩa khổ của Khổ đế, cho đến vì chẳng phải điên đảo để giải thích Đế, tức là để lại giáo thật khổ, không thể làm cho vui v.v….

Lại, tự tướng ấy không có sự lừa dối, (Tức tương đương với Tạp Tâm nói: “Lại, tự tánh không giả dối và nhận thấy người kia vì được giác biết không điên đảo, nên gọi là Đế.”

Nếu theo Bà sa, thì lược có năm nghĩa:

1- Thật; 2- Chân; 3- Như; 4- Không điên đảo; 5- Không giả dối.

Nay, trong văn này cũng có năm nghĩa:

1- Như; 2- Thật; 3- Không có trái ngược; 4- Không giả dối; 5- Thấy người kia được thí chính biệt.

Trong giải thích về nghĩa loại khác nhau, đầu tiên, là giải thích về văn của khổ Đế, chia làm hai:

Trước, nói lược về nghĩa của tám khổ rất dễ hiểu. Sau, giải thích ba khổ, qua đó có ba:

1- Gom tám thành ba, nghĩa là do môn khác như sinh v.v…, chỉ hiểu rõ khổ khổ v.v…. Luận sư Cảnh nói: Do y cứ ở môn khác, nên bảy nổi khổ trước chỉ làm rõ khổ khổ, do nhân sinh v.v… phần nhiều thêm khổ thọ.

Trong nổi khổ của năm thủ uẩn, có đủ ba khổ. Vì sao? Vì như năm thủ uẩn gồm thâu đủ ba thọ, cũng với khổ khổ trước là đồ đựng, cũng tức có đủ hai nỗi khổ Hoại, và khổ Hành. Nếu gồm thâu nghĩa tùy thuộc của môn chung để luận, thì mỗi khổ trong tám khổ đều có đủ ba khổ.

Pháp sư Khuy Cơ nói “Lấy bảy khổ làm khổ khổ, nếu nói theo sự thật, thì chỗ khác chỉ nói năm khổ trước là khổ khổ, vì từ khổ tăng thượng, nên nói là khổ khổ.”

2/ Hỏi đáp để nói về danh: Ý hỏi vì sao hai nỗi khổ còn lại, lấy tiếng “hoại”, tiếng “hành” để nói là khổ? Một khổ đầu lấy tiếng “khổ” để nói là khổ?

Trong phần đáp có bốn:

1. Khổ Hành, khổ hoại chỉ bậc thánh biết, khổ khổ, người ngu cũng biết, nên từ tiếng để nói.

2. Khổ khổ, là tai họa rất đáng nhàm chán.c- Vừa nói khổ khổ, liền dễ dàng lãnh hội. d- Có thể giáo hóa hữu tình nghe nói dễ dàng hội nhập Đế. 3/ Kiến lập ba khổ.(Bảy nỗi khổ trước, thì nói về khổ thọ và bốn uẩn mà thọ đã nương tựa. Tướng năm uẩn từ chung, gọi là khổ khổ trong Kiến lập khổ Hoại. Nghĩa là cách “hữu” là bảy khổ kia trừ sinh khổ, sáu nỗi khổ còn lại là pháp bị đối trị. Lại có “khổ thọ” và Xứ mà khổ thọ đã nương tựa, hoặc căn, hoặc trần, “duyên” các đối tượng đó mà sinh ra phiền não.

Lại có người vì ở trước không bị bệnh v.v… thuận với sinh “lạc thọ”. Và nhân “lạc thọ” mà sinh ra phiền não.

Như thế, nói chung là tánh chất của khổ Hoại.

Do chí giáo này là chí giáo bậc nhất. Xưa nói là Thánh giáo, bản Phạm không có từ ngữ này, chỉ nói rằng Chí giáo, là giáo chí lý. Chí giáo gồm có nhiều hoặc liễu, không liễu. Nay vì dẫn liễu nghĩa, nên nói là bậc nhất.

Phiền não được gọi là Khổ Hoại, không chung với Luận của Tiểu thừa. về nghĩa khổ thì khó nhận thức nên cần phải dẫn chứng.

Do nghĩa này nên y cứ chung Khổ Hoại, chung cho cả ba cõi, chỗ khác chỉ nói “lạc thọ” nên đến định thứ ba trở xuống, là kiến tập Khổ Hành.

Nói rằng: “Nếu tánh của “Khổ Hành” cùng khắp, tánh chất của “Khổ Hành” hiện hành khắp tất cả đồng đẳng trong năm thủ uẩn”. Nghĩa là thủ uẩn vô thường, gọi là Hành. Có tất cả tham lúc “duyên” ba thọ, thì có sự thô nặng, tánh không điều hòa nhu thuận, vì luôn bị theo đuổi. Thể của “hành” kia vì không an ổn, nên gọi là Khổ Hành. Tóm lại, trừ các pháp thuộc về khổ khổ “Khổ Hoại” thì còn lại là không khổ, không vui, lạc cùng đi chung. Nếu pháp trừ Xả thọ sinh ra; hoặc sinh ra Duyên của Xả thọ kia, hoặc “Xả thọ” sinh ra đã nương tựa, dứt ở các uẩn, tương ưng với sinh diệt, đều là thể của hành. Hành này do có bốn thủ, bị sự thô nặng theo đuổi, không được yên ổn, nên gọi là “Khổ Hành”.

Kế là, lại nói rằng: “không thoát khỏi khổ khổ, kể cả Khổ Hoại, không tự tại chuyển”. Nghĩa là nếu dựa vào thể của Xả thọ hành của Lý tùy chuyển, thì ắt sẽ không thoát khỏi hạt giống của khổ khổ, Khổ Hoại, nên gọi là Khổ Hành. Nếu khổ thọ tạo ra từ đầu, cũng không thể lìa hạt giống của hai khổ còn lại. Nếu dựa theo môn chân thật lý, thì Xả thọ Lại Da là thể của hành, vì thường có hạt giống của hai khổ còn lại đã theo đuổi, nên gọi là Khổ Hành. Dưới đây sẽ giải thích về ba Đế sau:

Sở Y Diệt (đối tượng nương tựa diệt).

1/ “Là dị thục diệt”

2/ Chướng “Phiền não lấy Chướng Sở tri làm đối tượng nương tựa.

Vì diệt tri chướng này, nên gọi là Sở Y Diệt. Giải thích về đối tượng duyên (Sở duyên xong).

Từ đây trở xuống, là phần thứ tư, giải thích về môn Giáo thọ, trong đó, trước giải thích về bốn thứ Giáo thọ. sau giải thích ba thứ Giáo thọ:

Pháp sư Thái nói: “Do nhìn thấy thần biến, nên sinh tâm tôn trọng, đối với người kia, chuyên tâm thuộc về tai nghe pháp, tư duy, sinh tâmtôn trọng. Do tha tâm luân, tìm kiếm, mong cầu hành riêng như tham v.v… của tâm người khác. Do lậu tận luân, như căn của ba thừa, như phương tiện của Ba thừa. Như ba Thừa ngộ nhập Thánh Đế, vì họ nói pháp. Hoặc có thể ba phẩm căn hiện hành và ngộ nhập Đế, dùng ba luân này để nhiếp hóa công hạnh người khác, chẳng có gì không làm, nên gọi là gồm thâu tướng viên mãn.

BẢN LUẬN QUYỂN 28

Thứ năm trong giải thích về ba học, đầu tiên, chính là giải thích. Kế y cứ ba học để kiến lập ba căn. Sau, y cứ vào Định học, để thành lập ba môn giải thoát.

Trong phần trước có sáu môn:

1. Phân tích thể của ba học.

2. Giải thích chỉ ba lý do.

3. Nói về thứ lớp trước, sau.

4. Nói về lý do ba Học được gọi là tăng thượng.

5. Nói về thành tựu nhiều, ít.

6. Nói nương tựa ba học này nhập Thánh được quả không đồng. Nhưng dựa vào Tĩnh lự, có thể trước, nhập vào hiện quán của Thánh đế v.v…. Dưới đây, văn Quyết. Trạch cũng nói thế này: “rằng, tri kiến như thật về bốn đế, gọi là người tuệ học tăng thượng”.

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: ở “đây chỉ y cứ tuệ vô lậu để gọi là tuệ học, chứ chẳng phải gọi là hữu lậu. Nếu theo thứ lớp trước giải thích trong định học, thì một lượt giải thích ban đầu, chỉ y cứ vào bốn Tĩnh lự vô lậu để nói về định học. Vì sao biết được? Kế là, văn dưới đây sẽ nói: “Nhưng dựa vào Tĩnh lự, có thể trước, nhập vào hiện quán của Thánh đế, chánh tánh ly sinh, chứ chẳng phải hoàn toàn xa lìa tất cả tĩnh tự mà thành tựu được việc v.v… này.”, đây là giải thích trái lại. Một loạt giải thích trước chỉ dựa vào Tứ thiền, gọi là định học, trong lượt giải thích thứ hai, lại các vô sắc và giải thích tất cả đẳng trì, Đẳng chí khác cũng gọi là định học tức định vô sắc và cõi sắc đẳng chí, đẳng trì hữu lậu khác, đều gọi là định học, tức ở đây có cả lậu, vô lậu, vì sao tuệ học chỉ vô lậu, còn định học có cả hữu lậu. Nghĩa là định kia cũng chỉ có vô lậu. Trướckia đã nói: “Lại định vô sắc la lấy định vô lậu, và đã có Đẳng trì, Đẳng chí khác cũng gọi là Định học, đây là bốn Tĩnh lự có thể dẩn phát định vô lậu chung. Định học chỉ, có nghĩa Tuệ học vô lậu ngang bằng cũng không có ngăn ngại. Lại, Định chung cho cả hữu lậu, vô lậu; Tuệ cũng thế. Đây là y cứ ở sự vượt hơn của vô lậu mà nói, không đồng với tác pháp đủ của định không có trở ngại. Y theo văn dưới nếu có giới định, chưa hẳn là có tuệ, có tuệ thì chắc chắn có giới định, cho nên giải thích ở trước là hơn. Vì chấp tuệ vô lậu là Học, lại đâu ngại gì tuệ học chỉ có giới định vô lậu, có cả hữu lậu, rộng hẹp không bằng nhau chẳng ngại.

Trong giải thích về nghĩa tăng thượng, đầu tiên, chia ra hai môn.

Kế là, giải thích, sau, giải thích lại nghĩa chưa tường tận:

“Có tuệ tăng thượng dẫn tâm tăng thượng, nghĩa là đệ tử bậc Thánh, cho đến bỏ chi giác, có tâm tăng thượng, dẫn phát tuệ như trước”: Đây là nhân trước kia nói là vì thu hướng tuệ tăng thượng mà tu tâm định, vì nghĩa này không tường tận, nên hay nói lại.

Trong giải thích về thành tựu, trước, nói về thành tựu nhiều, ít. Sau khuyên tu.

Có giới tăng thượng, không có hai giới còn lại. Nghĩa là người có giới Biệt giải thoát, chưa được định, đây là vì y cứ ở tu tuệ vô lậu.

Trong nhập Thánh, đắc quả không đồng:

1/ Chưa lìa dục, nghĩa là lúc ở giai đoạn phàm phu, nếu chưa chế phục “hoặc”, hoặc khuất phục năm phẩm “Tu hoặc” của cõi Dục trở lại, đều gọi là chưa lìa dục.

2/ Lìa dục gấp bội. Nghĩa là trước hết, chế phục sáu phẩm, cho đến tám phẩm.

3/ Đã lìa dục. Nghĩa là đã chế phục chín phẩm tu “hoặc” cõi Dục, cho đến hoặc chế phục Vô sở hữu xứ rồi, trở lại “tu hoặc”, gọi là đã lìa dục. Phải biệt rằng, trong đây, đối với tất cả Dục, hoàn toàn chưa lìa, nghĩa là người đã nhập hiện quán Đế, chứng quả Dự lưu, vả lại, vì y cứ ở người hoàn toàn chưa chế phục “Tu hoặc”, nên nói rằng: “Hoàn toàn chưa lìa dục”.

Về mặt đạo lý, người chế phục năm phẩm trở lại, cũng chứng Sơ quả.

Lìa dục gấp bội. Nghĩa là lìa sáu trong chín phẩm, gọi là lìa dục gấp bội.

Trong kiến lập ba căn: Nghĩa là kiến lập trước, sau trong ba vị của mười căn. Nói mười căn, đó là năm căn như tín v.v…, ý căn; ưu hỷ, lạc và xả căn. Mười căn này nếu ở trong bảy phương tiện và lúc ở mười lăm tâm của Kiến đạo, thì gọi là căn “vị tri”, “đương tri”. Nếu lúc ở phương tiện, chưa thể nhận biệt đúng đắn về Đế lý, vì muốn nhận biết đúng nên gọi là “chưa biết sẽ biết”. Nếu khi ở mười lăm tâm, chưa thể biệt lại; sắp muốn biết lại, gọi là “chưa biết” “sẽ biết” (vị tri, đương tri). Đến tâm thứ mười sáu, đã bỏ, thì gọi là Dĩ tri căn. Đã thấy lý cùng tận, không có nghĩa chưa biết, sẽ lại biết, cho đến lìa dục chưa hết trở lại, vẫn có mười căn là “Dĩ tri căn”.

Chín căn như thế trong địa vị Vô học, là Cụ tri căn. Tuy nhiên theo Quyết Trạch nói là ba chuyển, mười hai hạnh pháp luân. Ba chuyển tức nói ba căn này, nghĩa là đức Phật nói khi Bồ-tát đầu tiên biết khổ v.v…, tức nói “Vị tri căn”. Vì được dứt hết lậu còn lại nên lại sẽ biết khổ đã tập v.v…, gọi là “Dĩ tri căn”. Lúc được thành Phật, ta đã biết nỗi khổ rồi, đã dứt tập rồi; đã chứng diệt xong, tu đạo v.v…, gọi là Cu tri căn.

Y cứ trong Định để lập ba giải thoát, nghĩa là đối với cảnh Sở tri có hai: Hữu vi, vô vi. “Duyên” cảnh năm thủ Uẩn, lập vô nguyện; “Duyên” vô vi lập vô tướng; “Duyên” pháp chẳng thật có: “ngã”, hữu tình v.v…, nên lập ra trống không.

Do văn này tức nói là “duyên” “không, vô ngã hạnh”, lập môn “không”. “Duyên” bốn hạnh khổ, vô thường; Tập trở xuống, là để lập vô nguyện; bốn hạnh Diệt trở xuống, để lập vô tướng.

Chẳng có cầu nguyện, nghĩa là phân biệt với vô tướng; chẳng phải không có kỳ nguyện, là phân biệt với vô nguyện. Như chẳng phải có kia, biết là chẳng phải có, lập “không giải thoát”.

Do bốn hạnh như đạo trở xuống, là chẳng phải là ba môn giải thoát. (Phân tích rộng môn khác, gồm thâu nhau như trước).

Thứ sáu, trong giải thích về pháp thuận theo Học, có hai thứ mười pháp: trong mười pháp đầu, trước, nêu chướng bị trị; kế là nêu mười tưởng, chủ thể trị (năng trị), theo thứ lớp đối trị.

Trong mười sở trị;

1/ Các hành sinh khởi ái chấp mắc, thuộc Tát-ca-da. 2/ Nghĩa là đối với các hành có thân, 3/ chấp thường, ái chấp mắc.4/ Lười biếng giải đãi. 5/ Chấp mắc niềm tin, tự an, cho nên biếng nhác. 6/ Đối với các thứ hý luận v.v… của các thế gian. 7/ Nghĩa là vì thân mạng, mà làm nghề nông, mua bán, thờ vua, làm thuốc, chú thuật, lập vườn, dựng đài quan sát, ca hát, cười đùa, làm thơ, ngâm vịnh v.v… 8/ Tất cả đều là hý luận. 9/ Tư duy các pháp. 10/ Tác ý Du-già đã có tai họa lỗi lầm, có mười một thứ:

1. Nghi ngờ.

2. Do thô, nặng, không thể ưa đoạn, ưa tu.

3. Do hôn trầm, thùy miên, nên chậm chạp, khinh lờn đối với phương tiện chỉ quán.

4. Thân mõi mệt, tâm sầu não, che lấp mạnh mẽ tinh tấn.

5. Tinh tấn kém, mỏng, pháp thiện suy thoái.

6. Ham ưa danh, lợi.

7. Điệu cử.

8. Cảm thấy sợ hải đối với Niết-bàn.

9. Về phương tiện ngôn thuyết chẳng phải phận sự của mình, miển cưỡng làm cho tốt, vì muốn thuyết phục người khác, nên xảy ra đấu tranh, kiện tụng.

10. Đối với các cảnh giới, tâm rong ruổi, tâm phân tán.

11. Đối với chỗ không nên tư duy, mà miển cưỡng trầm tư.

Những thứ trên đây đều do tâm u tối, vì tư duy các pháp không hiểu rõ, nen bị tai họa lỗi lầm. Dưới đây lấy tưởng ánh sáng để đối trị. Ánh sáng có hai:

1/ Ánh sáng của pháp. Tức là Văn Tuệ, vì liễu đạt giáo pháp, nên được gọi tên như thế.

2/ Ánh sáng của nghĩa, tức là Tuệ tư duy về nghĩa, vì quyết định rõ ràng, nên gọi như thế về hai nghĩa sau rất dễ hiểu.

Luận sư Cảnh nói rằng: “Trong mười một pháp này, nếu đối với giáo pháp người tối tăm, mê lầm, tức dùng ánh sáng của pháp Văn tuệ để trị. Nếu đối với nghĩa đã được giảng nói, tâm tối tăm khởi chướng, tức lấy ánh sáng của nghĩa Tư tuệ để trị. Cũng có thể trong đây, chỉ lấy ánh sáng của nghĩa pháp Văn, tư để trị các pháp mang tai họa lỗi lầm của tư duy kia. Không lấy ánh sáng của Chỉ, quán để đối trị, vì Chỉ, Quán chính là thể của Học.

Nay, trong môn này chỉ nói về pháp thuận theo Học, không nói thể của Học, nên trừ Chỉ, Quán. Cho nên trong Văn dưới đây, sẽ dẫn bốn hào quang sang sau, tức trừ Thủ.

Nay trong nghĩa này, y lấy chủ thể dứt các pháp tư duy, pháp chướng ngại của Tác ý Du-già. Nghĩa là trước khi chưa được Văn, Tư, tư duy các pháp không thể bị chướng ngại. Nay vì được Văn, Tư, nên có thể dứt trừ”.

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Nay trong nghĩa này, ý lấy chủ thể dứt, tức hiểu rõ chỉ có bốn thứ trong ánh sáng ở trước, với ý lấy hai ánh sáng hào quang nghĩa, pháp, có thể dứt pháp chướng ngại lúc tư duy Du-già.

Trong mười pháp sau, nói về nhân kiếp trước, nghĩa là ở trước đã tập các căn thành thục, do đời trước đã từng tu tập các căn như tín v.v… thành thục, chứa nhóm tăng trưởng.

Thuận theo giáo. Nghĩa là giáo pháp đã nói, không trái ngược mà theo thứ lớp, nghĩa là nghe nói là lúc mới tu hành, trước là tu gia hạnh, kế là, được nhập Thánh, kế là, khởi sự tu đạo, sau, là tiến lên bậc Vô học. Nghe nói như thế, khởi sự tu dần dần, không điên đảo, tâm giáo có thể thuận theo.

Trong Chỉ tức thân tâm thô nặng, có bốn lần “Lại nữa”, hai lần “Lại nữa” trước, nói về sự thô nặng nhân phát khởi trong sự sắc tâm kia, lại y cứ trong sự dễ thoát khỏi chỉ tức.

“Lại nữa” lần thứ ba, tướng thô nặng do hôn trầm, thùy miên đã phát, do Tuệ tác ý lấy tướng mầu nhiệm, tịnh tức là Chỉ.

“Lại nữa” thứ tư, tướng thô nặng thân phiền não có nhân nối tiếp này, tu đạo Chỉ tức.

Văn này nói rõ về tướng thô nặng, không chỉ là phiền não kia, mà ngay như tánh không điều hòa, nhu thuận khác, đối với điều ác kia, làm, không làm, không chuyển biến; đối với việc thiện nọ làm, làm mà không lui sụt, làm sự việc không làm kia, nên nói rằng: “không làm không lui sụt”

Lìa Tăng thượng mạn nghĩa là đối với chỗ mình chưa được, không nghĩ là được, không có tăng thượng mạn. Đối với chân đã được, khởi tưởng được đồng đẳng, nghĩa là nói về giới hạn của thức.

Thứ bảy, là giải thích về hoại Du-già. Rốt ráo Du-già hoại. Nghĩa là không có nhân chủng Niết-bàn. Rốt ráo hoại mất Định, tuệ xuất thế.

Tam thời hoại. Nghĩa là có nhân chủng Niết-bàn, duyên ngoài chưa đủ, chưa được Niết-bàn.

Thối mất sở đắc hoại. Luận sư Cảnh nói “Như đầu tiên, người Dự lưu v.v… chế phục cõi Dục tu được Tĩnh lự trên. Gặp phải duyên lui sụt mất an lạc trụ v.v….”

Pháp sư Thái nói: “Lui mất thiền định hữu lậu, hoặc tri kiến mà phàm phu đã tiếp xúc, đã chứng.”

Pháp sư Khuy Cơ chỉ nói rằng: “Tức thiền định v.v… hữu lậu mà thôi.”

Tà hạnh đã làm hư hoại Du-già. Dù có chủng tánh Niết-bàn, nhưng không như lý tu, và cho tu ba học, nhưng không đồng với lý của ba tạng, đều gọi là làm hư hoại Du-già, tìm Văn, sẽ thấy rõ.

Pháp sư Thái nói “Hoặc có người tu hành, tánh nặng về phiền não, giác tuệ mạnh mẽ, nhạy bén, tánh dễ dàng sinh ra phiền não. Ở tánh thông thái tinh nhuệ, đều cùng sinh giác biết (câu sinh giác tri), tức mất Du-già, hồi chuyển đệ tử.”

Pháp sư Khuy Cơ nói “Vì tùy theo lời thầy dạy, nên gọi là hồi chuyển.”

Thứ tám, là giải thích về hai hành, tướng tính trong Du-già. Luận sư Cảnh nói:

1/ Hành tướng tin thuận, nghĩa là khi nghe nói Đế thật v.v…, tâm sinh tin, thuận.

2/ Tướng thanh tịnh:_nghĩa là tâm không tin, gọi là không thanh tịnh. Nay nói tin, thuận, gọi là hành tướng thanh tịnh. Nay theo Luận Đối Pháp, hành tướng nhẫn khả, hành tướng tin thuận, Hành-tướng thanhtịnh, gọi là Hành tướng thanh-tịnh.

Hai y xứ:

1/ Y xứ quán-sát đạo lý các pháp.

Ví dụ: Như nghe nói về đạo lý bốn-đế, trong đó, quán-sát về nhân, quả nhiễm, tịnh là thật có, không giả dối, rồi y theo đó mà sinh lòng tin, nên gọi là y-xứ.

2/ Y Xứ Tin hiểu Bổ-đặc-già-la thần lực.

Nghĩa là thấy hiện thầm biến, cho nên sinh tín, cũng gọi là y xứ.

Trong dục bốn, vì thuận theo dục Du-già.

Nghĩa là đối với gia hạnh vô gián, ân cần, trân-trọng trong đạo gia hạnh tu tập, phát sinh hy vọng v.v….

Hai thứ gia-hạnh, là tùy-thuận các hạnh. Các hạnh, tức là Du-già. Nay vì hy vọng, mong cầu tùy-thuận hai thứ gia-hạnh Du-già, nên tâm sinh hy vọng, kính mến, hy vọng, kính mến là “dục”.

Phương tiện. Luận sư Cảnh nói rằng:

1/ Giữ gìn thi-la, khéo gìn giữ ý niệm của mình.

2/ Không buông lung.

3/ Nhất tâm nội, tu Xa-ma-tha.

4/ Pháp Tuệ tăng-hượng, tỳ-bát-Xá-na.” Pháp sư Thái và Cơ đồng nói:

1/ Thi-la.

2/ Niệm.

3/ Không có buông lung.

4/ Định, Tuệ.

Pháp sư Thái lại giải thích: hoặc có phương tiện không đồng với ở đây, đem hỏi Pháp sư. Pháp sư nói: “Về nghĩa phương tiện Du-già có rất nhiều, nếu tùy theo một phương tiện là nhất định, là trái với đạo lý. Nếu theo quyển hai mươi chín dưới đây với thuộc tám hành tướng đoạn nói rằng năm pháp phương tiện là thể.” Thứ chín, trong giải thích về Tác-ý có ba:

1/ Nói về hai thứ bốn tác ý.

2/ Nói về tướng đã tư duy của tác ý.

3/ Nói về chín thắng_giải tác Ý “duyên”Cảnh, mà Khởi.

Tác-ý của sức cố gắng vận-chuyển. Nghĩa là người mới tu nghiệp, chưa được tâm định của cõi Sắc, chỉ với tán tâm nghe, tư duy của cõi Dục, bằng sức cố gắng an trí tâm ở bên trong, dứt, an trụ v.v…. Hoặc đối với các pháp, phân biệt không có ngược-ngạo. Cho đến khi chưa được Tác-ý của Địa-định đã tu, cố sức vận-chuyển trong nghe, tư duy. Vận chuyển hữu gián. Nghĩa là từ gia-hạnh nghe, tư duy, đã được Tác Ý trong định Vị-chí đã tu. Từ đây về sau, đối với đạo thế, xuất thế, có thể dần dần tiến vượt hơn, có thể được Tác-ý để tu Tam-ma-địa. Về tướng liễu ở ngay từ ban đầu, cũng vì tư tuệ cõi Dục xen lẫn với tướng sắc ra, vào, không thể hoàn toàn thuần túy tâm định vận chuyển, nên gọi là “Hữu gián”.

Pháp sư Thái v.v… nói “Tác-ý, là nhớ. Nhưng đặt tên cho định, nói định gọi là tác-ý.

Vô gián vận chuyển: Nghĩa là từ Tác-ý về tướng “liễu” ban đầu, tiến vào năm tác-ý sau, thì khả năng nối tiếp nhau sẽ không bị gián đoạn bởi Tư-tuệ. Gia-hạnh kia rốt ráo, đây là ba phẩm Đạo Vô Gián sau khi đã lìa dục.

Vận-chuyển Vô Công Dụng. Nghĩa là tác ý của quả rốt ráo gia hạnh, tức là quả qiải thoát thứ chín của lìa dục.

Đã lìa dục xong, đối với “hoặc” của cõi Dục, không còn có công dụng.

Lại có bốn thứ tác-ý

1/ Tác-ý tùy thuận. Trở lại là tác-ý “liễu” tướng và thuộc về một phần trong lạc. Đối với “duyên” sinh nhàm chán, tức là Đạo gia hạnh lìa dục.

2/ Tác-ý đối-trị. Nghĩa là Đạo vô gián, tức là gồm thâu một phần trong lạc và tác-ý viễn-ly, tác-ý gia-hạnh rốt ráo.

3/ Tác-ý thuận với thanh tịnh:Tức là Tác-ý thắng-giải.

4/ Tác-ý thuận với quán sát: Nghĩa là Tác-ý quán-sát là Đạo tinhtấn, quán sát ngược lại phiền não dứt chưa dứt, cũng có thể thắng-giải liễu tướng và gồm thâu một phần lạc, gọi là Tùy-thuận gia hạnh viễn-ly và gồm thâu một phần lạc gọi là đối trị, gồm thâu một phần lạc, gọi là thuận với thanh tịnh.

Tác-ý quán-sát, gọi là thuận với quán sát, nên, bốn tác-ý gồm thâu sáu tác-ý trước.

Từ đây trở xuống, là nói khi chánh tác-ý bốn tướng đã tư duy; đối với tướng nhân duyên. Luận sư Cảnh : giải thích: Tư-lương, chứa nhóm Tam-ma-địa, nghĩa là tư duy v.v…nhân duyên tư lương của đẳng trì mà sinh dục lạc. Đói với pháp đáng nhàm chán, cảm thấy nhàm chán sâu sắc về tai họa. Nhân tư duy hay che lấp nhân duyên của Đẳng trì mà sinh nhàm chán tai họa, hay xem xét biết khắp loạn, nghĩa là khi chánh tư duy, có thể xem xét biết khắp “ngã”.

Nay, đối với định loạn, bất loạn, dưới đây, sẽ nói về nhân loạn, bất loạn.

Người khác không gây xúc não. Nghĩa là nói về nguyên nhân bất loạn, hoặc người đã tạo, cho đến công dụng tạo ra, biết nhân duyên loạn. Nếu Tỳ-bà-xá-na mà làm thượng thủ, thì bên trong, giản lược rất mạnh mẻ tâm mình, quán đầy đủ về tướng nhân duyên sau: lại tư duy người kia mới tu về quán, cùng với chỉ tâm ở sau là tướng nhân duyên.

Hoặc Xa-ma-tha, cho đến tướng của nhân duyên sau: cũng tư duy người kia mới tu chỉ với quán vượt hơn đã phát sau làm tướng nhân duyên.

Pháp sư Khuy Cơ nói “Hoặc người tạo tác; hoặc phi nhân tạo tác v.v… : Tức biết tướng loạn, đây là nghĩa của Pháp sư. Lại xét trên, dưới đều không đúng. Trong xa lìa dưới đây đều nói là do nhân duyên, cho nên biết được nhân duyên này tức sinh ra nhân duyên tham v.v… cho nên, văn dưới đây đều nói là do nhân duyên.

Hoặc do công dụng tạo ra: Đây là do nhân gia hạnh này sinh rối loạn.

a/ “Nếu Tỳ-bà-xá-na” trở xuống là nói về nhân duyên không tán loạn rất mạnh mẻ, quán đầy đủ về tướng nhân duyên sau: tức là tu tập tư lương.

Về sau, nhân duyên thành tựu viên mãn, sánh trong định dưới sẽ biết.

Tướng trầm trong tướng xa lìa. Nghĩa là chỉ dựa vào chỉ, lúc tư duy về ảnh tượng đồng phần, làm cho tâm thấp kém.

Tướng trạo cử. Nghĩa là đối với tướng nhân duyên, nương tựa riêng vào quán, tư duy ảnh tượng, làm cho tâm tự đề cao, chấp mắc tướng, nghĩa là “duyên” tướng ảnh tượng của đối tượng duyên, hoặc khởi tham ái, không thể nhàm chán tai họa, sinh ra nhiễm chấp mắc sâu đậm.

Tướng rối loạn: là lúc duyên tướng ảnh tượng kia, gây xúc não trong nhân, phi nhân v.v…, tâm rong ruổi bên ngoài.

Các tướng như thế, như trong ba mươi hai tướng của Tam-ma-hý đa địa trước đã nói, tướng nên xa lìa mà Địa Đẳng Dẫn ở trước đã nói rất tỉ mỉ, chín chắn, nên giản lược qua không giải thích.

Dưới là nói về tác ý “Duyên” cảnh, khởi chín thắng giải và ý giải thắng giải của đối tượng duyên nhỏ hẹp: y theo văn kết dưới đây nói: “Vì đối tượng duyên nhỏ hẹp”, đây tức là cõi Dục. Nếu cõi Sắc thì gọi là đối tượng duyên rộng lớn, vô lượng nghĩa là cõi Vô Sắc.

Thứ mười, trong giải thích về sở tác (tác ý) của Du-già: Cảnh Luật Sư giải thích “Sở y (đối tượng nương tựa) diệt và chuyển: do tu tác ý Dugià, khiến cho thân thô nặng trong tự nối tiếp nhau diệt, thân khinh an trở lên, nghĩa là hoặc có đối tượng duyên của biến tri; đối tượng duyên của ái lạc và đối tượng nương tựa diệt, chuyển mà làm Thượng thủ v.v…, nghĩa là do biết khắp đối tượng duyên sự lý và ái lạc, vì quán đối tượng duyên sự lý đó, nên có công năng làm cho thân diệt và chuyển, hoặc có đối tượng duyên của biết khắp, đối tượng duyên của ái, lạc, dùng đối tượng nương dưa thanh tịnh làm vị đứng đầu. Trước đã nói: Do hai đối tượng duyên (sở duyên), khiến thân diệt, chuyển. Đến lúc này, lại do khinh an, đối tượng nương tựa chuyển, nên làm cho sở duyên của biết khắp, sở duyên của ái lạc này khéo được thanh tịnh.”

Pháp sư Thái nói: “Câu trước là nói do hai Du-già sau làm địa vị đứng đầu khởi trước, cho nên giúp cho nghĩa hai chuyển y” được thành. Câu sau, phân tích do “chuyển y” thanh tịnh làm nương tựa hàng đầu, nên khiến cho hai Du-già sau được thanh tịnh.

Khi chuyển y của hai Du-già trước đã thành xong, chuyển y của hai Du-già sau bắt đầu.

Sáu hạnh đạo trong đây được gọi là đối tượng duyên của biến tri. Vì pháp ưa nhàm chán của Biến-tri, cho nên “duyên”.

Đạo xuất thế, gọi là đối tượng duyên của ái lạc, vì chỉ “duyên” pháp xuất thế mới sinh ái lạc.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Khi tác-ý Du-già kia đã thành xong, thì chuyển: là công việc làm đã thành xong, sở y kia thanh tịnh. Vì sở-y thanh tịnh, nên khiến ái lạc đầy khắp thanh-tịnh, cho nên nói lúc thành xong, thì chuyển.

Thứ 11. Giải thích Sư Du-già, có hai lượt giải thích:

Trong lượt giải thích đầu, sơ nghiệp có hai:

1/ Người mới tu nghiệp đối với tác-ý, chưa được bảy thứ tác-ý sở tu, dựa vào văn, tư của cõi Dục, An trụ một “duyên”.

2/ Người mới tu nghiệp tịnh phiền não. Đã được tu tác ý liễu tướng sở tu, đối với các phiền não, muốn tịnh tâm mình thì chính phải siêng năng tu tập tác ý “liễu” tướng.

Trong lượt giải thích thứ hai nói: “Lại nữa, bắt đầu từ khi tu tập pháp thiện như dục v.v…, tức là đầu tiên tu tập năm pháp quán dừng tâm chung, riêng, gọi là mới tu nghiệp. nếu khởi Noãn v.v…, được gọi là hạnh đã tu tập. Nếu đã chứng đắc, nhập chánh tánh ly sinh, được hiện quán đế, thì được gọi là độ tác ý. Người được hiện quán do đã chứng đắc bất hoại tín, nên không bị tà duyên của ác ma, ngoại đạo lôi kéo, cướp đoạt.

Mười hai thứ, giải thích về tu Du-già: trước, chia ra hai chương.

Sau giải thích riêng.

Đầu tiên giải thích về tu tưởng có bốn trường hợp:

1/ Tu tưởng ưa Địa trên, chán Địa dưới của đạo thế gian.

2/ Tu tưởng ba cõi Niết-bàn, Chỗ kiến hoặc hết gọi là Đoạn giới (giới đoạn); chỗ tu hoặc hết, gọi là giới lìa dục; chỗ sự hữu lậu khác hết, gọi là giới diệt. “Duyên” ba cõi này, gọi là tưởng ba cõi.

3/ Tu tưởng phẩm trên, dưới của chỉ.

4/ Tu tưởng trước, sau của phẩm quán.

Hai lối tu sau vì khó hiểu rõ, nên sẽ giải thích riêng.

Tưởng trên dưới: là quán sát thân này, như đối tượng mà nó trụ, như điều mà nó mong muốn v.v… Như đối tượng mà thân kia nguyên cầu, tùy quán trên, dưới, an trụ tâm mình, nên nói rằng: “Như đối tượng mà thân kia trụ, quán địa trên, quán địa dưới.

Trong giải thích về tưởng, trước sau, đầu tiên là chia ra ba môn hệ thuộc về tướng chung của ba môn; sau, giải thích riêng về hệ thuộc tướng riêng của ba môn.

Ba môn là:

  1. Đứng, quán ở chỗ ngồi.
  2. Ngồi, quán ở chỗ nằm.
  3. Ở sau, quán trước.

Quán đã rời khỏi, gọi là trụ. Đối tượng quán vị lai sắp khởi, gọi là ngồi. Đối tượng quán của quá khứ, đã diệt gọi là nằm. Chủ thể quán hiện tại sắp diệt, gọi là ngồi. Về sau, mới khởi quán vô gián diệt xong, khởi các hạnh. Kế là, giải thích về tu pháp phần Bồ-đề, trong đó có bảy:

  1. Hỏi chung.
  2. Đáp chung.
  3. Gạn.
  4. Chia ra đại khái bảy môn.
  5. Nêu tế ba mươi bảy danh.
  6. Nói rộng về nghĩa ba mươi bảy phẩm.
  7. Tổng kết tu Bồ-đề Phần.

Nếu theo Câu-xá, thì thể thật của ba mươi bảy Phẩm, Chỉ có mười, nghĩa là Tuệ, cần, định, tín, niệm, hỷ, xả, khinh an và giới tầm. Nay theo Đại thừa, thể thật chỉ có chín, vì chánh tư duy là thuộc về Tuệ, chẳng phải tư làm thể. Như quyển năm mươi bảy ở dưới nói: “Ba mươi bảy bao gồm năm căn như tín v.v… ; năm căn như tín v.v… không gồm thâu sáu, bốn, nghĩa là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong tám chánh, thêm vào đó hỷ, an, xả, tức gọi là sáu. Nếu kết hợp với giới thành một, cộng với hỷ, an, xả, thì có bốn thứ. Như vậy sáu, bốn thứ chẳng thuộc về tín v.v… “

Giải thích: “Nếu chánh tư duy dùng số tư làm Thể, thì lẽ ra nói năm căn không gồm thâu bảy, năm vì trong năm căn không bao gồm tư. Vì nghĩa này nên biết thể chỉ có chín.

Theo trong phần nêu Tế, bốn chánh đoạn nghĩa là hai thứ trước, siêng tu chân chánh có đối tượng dứt; hai thứ sau, siêng tu chân chính có chủ thể dứt đều gọi là chánh đoạn.

Bốn thần túc, nghĩa là dùng số định trong Biệt. Cảnh làm thể. Định này có thể phát năm thần thông, nên nói Định này được gọi là thần túc. Thần túc này là bốn pháp mong cầu thành tựu, gọi là bốn thần. Bốn pháp tức là Dục, cần, Tâm, Quán. Dục, và Cần là hai thứ trong bảy thiện, tâm là ý thức; Quán là tuệ trong biệt cảnh, đều nói là đoạn hành thành tựu. Đoạn tức là tên khác của Diệt, cũng là vì bỏ đi năm điều lỗi lầm, tu tám diệt tư lương, như trong luận Thành Thật nói: “Dục Tam-ma-địa cho đến quán Tam-ma-địa, đều đem nhân gọi là quả, nên nói năm căn như Dục v.v…, năm lực, nghĩa là năm thứ như tín v.v… có nghĩa năng sinh, gọi là căn, có nghĩa tăng thượng không thể khuất phục, gọi là lực.

Trong bảy giác chi, Pháp sư Cảnh giải thích: “ Đều nói là “đẳng”, nghĩa bình đẳng này, tận Vô Sinh đều bình đẳng, khai giác, gọi là Đẳng giác. Chi nghĩa là phần, nghĩa là nhân. Bảy thứ này có thể cùng với trí Tận Vô Sinh, Đẳng Giác là phần, gọi là chi Đẳng Giác”. Pháp sư nói: “Tức bảy pháp này bình đẳng, chia ra giác, đồng thời giúp nhau, gọi là Chi.”

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “Đều có chữ “Đẳng”, Pháp sư nói: “Đẳng-giác, tức nói là bảy chi Như lai, Vì có thể nhân thành Đẳnggiác, nên đều có chữ “Đẳng”. Nếu vậy, tám chi thánh đạo sau cũng thế. Trong năm vị trước, vấn nạn nghĩa này vì trở ngại. Có nghĩa bảy giác ở Kiến-đạo, tám chánh ở Tu-đạo. Kiến-đạo vô tướng; Tu đạo phân biệt, cho nên có tướng; vì vô tướng, nên bình đẳng mà giác, nên nói đẳng giác. Nghĩa này trên, dưới đều không ngại.”

Dựa theo luận Trung-Biên nói về năm vị kia, nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần-túc ở trong phần giải-thoát của ba phương tiện trước. Năm căn ở Noãn, Đảnh; năm lực ở pháp Nhẫn thứ nhất; bảy giác ở Kiến-đạo, vì mới giác ngộ. Tám chánh ở Tu đạo, vì lìa tu đoạn tám pháp tà, chỉ có Trí Luận nói: “ Vì công dụng của Tu-đạo, nên gọi là giác, vì công dụng của Kiến đạo nên gọi là đạo, nghĩa là vì tùy tướng nói, nên không có ngại.

Trong Du-già này, dẫn bảy báu của Luân-Vương, so sánh với Vua xuất thế có báu bảy giác. Nói rộng trong nghĩa ba mươi bảy có sáu đoạn: Đầu tiên, giải thích Niệm-trụ có bốn:

1/ Nói về thể của niệm trụ.

2/ Giải thích về niệm trụ, trong ngoài không đồng.

3/ Nói về ý kiến lập bốn niệm trụ.

4/ Giải thích chung về nghĩa niệm trụ.

Trong phần trước lại có hai:

1/ Giải thích về thân, tướng niệm trụ.

2/ Giải thích ba niệm trụ còn lại.

Trong phần trước, đầu tiên, là nêu bốn câu hỏi, sau, là đáp theo câu hỏi.

Thế nào là Thân? Nghĩa là nói về thân tướng của đối tượng duyên.

Thế nào là đối với thân trụ, tu thân quán? Là hỏi về Thể “năng quán”.

Thế nào là niệm trụ? Là hỏi về nghĩa không quên mất của thân, đối tượng duyên.

Thế nào là niệm trụ? Nghĩa là hỏi về đối tượng duyên. Nếu vì lo nghĩ, xem xét có thể như thế, không thể như thế v.v… an trụ ở niệm?

Trong đáp câu hỏi đầu, thân tướng có ba mươi lăm: là lược có mười bốn cặp:

  1. Cặp trong, ngoài.
  2. Cặp căn, chẳng phải căn.
  3. Cặp tình, chẳng phải tình.
  4. Cặp thô nặng, khinh an.
  5. Cặp chủ thể, đối tượng tạo.
  6. Cặp danh, sắc thân.
  7. Cặp năm đường.
  8. Cặp có thức không có thức.
  9. Cặp trung biểu.
  10. Cặp biến hóa, không biến hóa.
  11. Cặp thành căn không thành căn.
  12. Cặp người thân kẻ oán.
  13. Cặp diệu trong kém.
  14. Cặp trẻ, già.

Trong đây căn trần, sắc thân của mình, gọi là trong thân. Căn trần của người khác và phi tình bên ngoài, năm căn của mình, người khác, gọi là thân thuộc về căn. Năm trần của mình, người khác và năm trần bên ngoài, gọi là thân mà thuộc về phi căn. Căn trần nội của mình, người khác, được gọi là thân của số hữu tình. Núi, sông, cỏ, cây v.v…, được gọi là thân của số phi hữu tình. Chưa được tĩnh-lự, gọi là thân khinh an đều hiện hành. Đã được Tĩnh-lự, gọi là thân khinh an đều hiện hành. Bốn đại trong, ngoài là thân năng tạo (chủ thể tạo) căn trần khác của mình, gọi là thân được tạo (đối tượng tạo).

Danh thân, sắc thân: là nêu chung danh thân, vì đối nhau. Ý trong đây lấy sắc-thân, không lấy danh thân, là cảnh của ba Niệm trụ còn lại.

Luận sư Bị nói lại lời giải thích của Tam-Tạng: “duyên” là nghĩa trong thân, được chia ra hai thân là danh và sắc. Thân của Tổ, Phụ, Nước, tức là thân quỷ. Vì Tổ phụ đến, đều trông mong ở chỗ Nam, Nữ cúng tế thần, đều có nguyện vọng này, cho đến vì tổ trên, nên nói nước Tổ phụ. Giải thích rộng, như Luận Trí Độ.

Lại, thân có thức: là thân có mạng-căn, thân không có thức, là thân người chết. Thân giữa, thân ngoài, à trung gian trong, gọi là thân giữa. Tướng ngoài thân, gọi là thân biểu. Chết, trải qua thời gian lâu, gọi là thân đổi khác, mới chết và thân chưa chết, gọi là thân không đổi khác.

Thân Bán-trạch-Ca. Pháp sư Cảnh nói: “Phiến-Để-Ca, xưa dịch là Huỳnh-môn. Bán-trạch-ca, xưa dịch là Bát-tra. Lời nói không đúng, nghĩa là không có tướng căn. Chẳng phải thân của bạn thân: là thân kẻ thù, thân Trung-dung, nghĩa là thân của người xử trung.

Thân mầu nhiệm trong kém: là nhiệm mầu trong kém của phần khác tốt, xấu. Hoặc sức có phần mạnh, yếu, mầu nhiệm trong kém. Hoặc y cứ ở phần lớn, nhỏ, mầu nhiệm trong kém?

Trong đáp câu hỏi thứ hai, trụ theo thân quán, lược có ba thứ, tức văn, tư, tu. Do ba tuệ này vì quán sát, tìm cầu các thân trước, nên gọi như thế.

Đáp câu hỏi thứ ba, niệm, là nương tựa thân, thọ lãnh, giữ gìn Chánh pháp, tư duy nghiã pháp. Tâm không có quên mất trong tu tác chứng. Đầu tiên khi tạo ra thân niệm trụ, thì phải dựa vào giáo pháp để tu, nên tư duy nghĩa pháp không quên, gọi là niệm.

Trong đáp câu hỏi thứ tư, có hai phen:

Phen thứ nhất, nếu xét tư duy đối với giáo pháp và nghĩa, xúc chứng trong giải thoát v.v… tư duy có thể như thế, không thể như thế v.v… an trụ trong đối tượng duyên, gọi là Niệm trụ.

Phen thứ hai, “ lại vì giữ gìn chánh niệm” v.v… trở xuống, là giải thích lại Niệm trụ:

  1. Chia ra ba môn.
  2. Giải thích theo thứ lớp.
  3. “Do đây v.v…” trở xuống, là kết gọi là Niệm trụ.

Từ trên đến đây, bốn trường hợp giải thích về thân niệm trụ đã xong. Kế là, giải thích ba niệm trụ còn lại. Nếu soạn văn, đầy đủ thì đều có bốn trường hợp:

  1. Phân biệt thể của thọ, tâm, pháp sở quán.
  2. Giải thích về tu quán thọ, tâm, pháp.
  3. Giải thích Niệm.
  4. Giải thích trụ Niệm.

Nhưng trong văn trường hợp trước, kèm chung giải thích về thể của thọ, tâm, pháp, đối tượng quán. Ba trường hợp sau, chỉ giống với thân niệm trụ ở trước.

Trong giải thích ở trước, trước là nêu về số của thọ, tâm, pháp, sau nhắc lại để giải thích.

Trong phần trước, thọ có hai mươi mốt, hoặc chín thứ, Pháp sư cảnh nói: Về phần vì tế có hai mươi mốt thứ, gộp chung thành chín:

  1. Nói về ba thứ lạc, khổ, xả, đây là chung.
  2. Y cứ năm thức tương ưng với thân, thọ được chia làm ba.
  3. Ý thức tương ưng với tâm thọ, chia làm ba, vì nói ưu là khổ.
  4. Y cứ hữu ái vị, có ba.
  5. Y cứ không có ái vị có ba.
  6. Y cứ dựa vào sự thọ lãnh say mê có ba.
  7. Y cứ dựa vào xuất ly là ba.

Như thế, ba nhân với bảy là hai mươi mốt thọ, hoặc chín thứ thọ. nghĩa là y cứ môn ba thọ trước trong bảy thọ ở trước mà nói, tức gồm thâu ba thọ sau.

  1. Môn ba thọ là chung làm ba.
  2. Y cứ ở thân để phân tích ba thọ, lại có ba.
  3. Y cứ ở tâm, để nói về thọ, lại có ba là riêng chung riêng là chín.

Về mặt đạo lý, y cứ trực tiếp ở môn đầu, ba thọ gồm thâu tất cả thân thọ, tâm thọ; nhiễm thọ; không có nhiễm thọ, tất cả đều hết, như chỗ khác đã nói.

Pháp sư Thái nói: “Ba thọ là ba, bốn là thân thọ; năm là tâm thọ; sáu ái vị Thọ; bảy không là có ái vị thọ; tám là Đam thị thọ; chín là xuất ly thọ”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hai mươi mốt thọ, tức như đã nêu, hoặc chín thứ thọ, Pháp sư nói: “Tức ba giai đoạn đầu, vì mỗi vị đều có ba, nên thành chín”. Chín thọ này gồm thâu hết tất cả thọ, không có chia riêng ra môn khác.

Lại giải thích đồng với Pháp sư Thái: “Tâm có hai mươi thứ, nghĩa là đều thuộc về ý xứ. Pháp hai mươi là để nói về tâm, số so sánh là để nói về pháp, đều thuốc về pháp xứ.

Hoặc tham, tham Tỳ-nại-da v.v… Vì vô tham, có công năng điều phục tham, nên gọi là Tham Tỳ-nại-da. Sân, si cũng thế.

Hoặc giản lược pháp, hoặc phân tán pháp. Nghĩa là trừ giản lược Tâm vương va Thọ, giản lược pháp tương ưng với tâm khác và pháp Bất tương ưng, đều gọi là pháp lược, cho đến pháp giải thoát bất thiện cũng thế.

Như thế, phải biết rằng, kiến lập phẩm hắc; phẩm bạch; phẩm nhiễm tịnh; hai mươi thứ pháp, nghĩa là pháp bất thiện, gọi là hắc, pháp hiện hữu lậu, gọi là bạch; pháp trói buộc ba cõi, gọi là nhiễm, pháp lìa ba cõi, gọi là tịnh. Dựa vào bốn pháp này để lập thành hai mươi thứ. Dưới là nhắc lại để giải thích về tướng của thọ, tâm, pháp tức là ba đoạn. Lại, Lạc thọ nghĩa là thuận với Lạc thọ, xúc làm duyên sinh ra v.v…, nghĩa là y cứ xúc của Lạc, để giải thích về Lạc thọ, vì phải nhân xúc mới sinh ra thọ. Ở đây hoặc tương ưng với năm thức, gọi là Nhân thọ; hoặc tương ưng với ý thức, gọi là tâm thọ, tức nói về Lạc thọ trong ba thọ của thân, Lạc thọ trong ba thọ của tâm. Như xúc thuận với Lạc thọ; xúc thuận với không khổ, không lạc thọ, làm duyên sinh ra thọ bất bình đẳng, thuộc về thọ. Thọ bất bình đẳng tức Khổ Tho. “Câu phỉ” tức là Xả thọ. dưới đây sẽ nói về khổ, xả trong ba thọ của thân tâm rất dễ hiểu.

Các Thọ như thế, nếu thuận với Niết-bàn v.v…, gọi là Thọ không có ái vị: Pháp sư cảnh nói: Thọ vô lậu gọi là không có vị ái, thọ hữu lậu gọi là có ái vị.

Thọ tương ưng với tám thứ định tịnh, có thể vì nhàm chán địa dưới, ưa thích địa trên, chế phục, xa lìa “tu hoặc” của địa dưới gọi là “Xuất ly Y”. nếu trói buộc cõi Dục, không thuận với lìa dục, gọi là thọ dựa vào sự say mê, ham uống ăn.

Pháp sư Thái nói: “Thọ thiện của phần đạo. gọi là không có vị ái. Nhiễm ô vô ký và Thọ thiện của phần phước, chấp mắc ba cõi, gọi là có vị ái.

Thọ thiện của hai cõi trên và văn, tư của cõi Dục, đều thuận theo lìa dục, gọi là xuất ly Y. Thọ của cõi Dục khác, gọi là Đam thị Y (dựa vào sự say mê ăn uống).

Pháp sư Khuy Cơ nói “Nếu thuận theo Niết-bàn v.v… thì nói là các vô vi; thuận theo quyết trạch, nói là tâm pháp vô lậu. Nếu tùy thuộc theo cõi, nghĩa là ba cõi hữu lậu, gọi là ái vị. Nếu pháp hữu lậu hai tánh của cõi trên và người xuất gia nghe, tư duy cõi Dục thì đều dựa vào Thọ xuất ly. Nếu pháp của hai tánh cõi Dục và thể của năm cảnh tham dục, gọi là say mê ăn uống.

Trong giải thích về tướng của tâm, trước nói về sáu tâm; sau nói về mười bốn.

Trong phần đầu, vì dựa vào chủ thể trị, đối tượng trị, nên có sáu lời nói. sáu tâm như thế, phải biết đều là do lúc hiện hành mà khởi v.v…. Luận sư Cảnh nói chẳng phải khi thúc liễm niệm trụ duyên mà khởi cho nên gọi là lúc nương theo hạnh mà khởi. Pháp sư Khuy Cơ nói: “Sáu tâm trước đều khởi lúc động tác, gọi là khi đi. Khi đi đã thế, lúc đứng, so sánh mà biết. Như trước đã nói: “Khi chưa trụ trong định mà khởi, gọi là lúc đi, lúc ở định khởi, gọi là khi trụ”

Kế là nói về mười bốn tâm. Luận sư Cảnh nói: “Nhân khi thu nhiếp tâm dứt ở duyên, rồi khởi, trong đó, đầu tiên có tám tâm, bốn tâm là chủ thể trị dựa vào định Vị Chí, dứt trừ được năm cái. Nghĩa là giản lược tâm, nêu tâm là đạo gia hạnh, tâm không trạo cử đổi là đạo Vô gián. Tâm vắng lặng là đạo giải thoát, còn có bốn tâm khác là chướng; gọi là tâm tán; tâm thấp; tâm trạo cử tâm không vắng lặng.

Tâm thấp, là hôn trầm đều hiện hành. Tâm cử, là tâm chìm, không “duyên” cảnh tịnh, mầu nhiệm, khiến cho tâm cử.

Tâm trạo cử là tâm lông bông, bị triền ràng buộc.

Tâm định trở xuống có sáu tâm, là dựa vào bốn tĩnh lự, bốn Vô

Sắc khởi. Ba tâm là chủ thể trị, trị phiền não của cõi Sắc, Vô Sắc; ba tâm là chướng.

Đầu tiên nói tâm định, nghĩa là được giải thoát các cái: nêu lên định Vị Chí. Lại, người có thể chứng nhập Tĩnh lự căn bản, được nhập bốn Tĩnh lự, tâm lìa phiền não cõi Sắc; tâm của đạo Vô gián gia hạnh.

Tâm bất định: là tâm lỗi chướng của người chưa thể nhập.

Tâm khéo tu: tức là tâm của đạo giải thoát, đã lìa hoặc cõi Sắc. Tâm không giỏi tu, tức là chướng.

Tâm khéo giải thoát, nghĩa là từ tất cả rốt ráo giải thoát, là lìa “hoặc” của bốn không, gia hạnh đạo giải thoát Vô gián.

Tâm không khéo giải thoát: là chướng.

Mười bốm tâm như thế, nhân khi trụ mà khởi.(Nghĩa là nhân khi nhập định, trụ duyên, mà khởi. Văn này nói chung, là dựa vào lúc trụ ở Địa Tịnh Cái mà khởi, có tám thứ tâm v.v…, nghĩa là bốn trong tám là tâm “năng trị”, thuộc về định Vị Chí, lìa được năm Cái, gọi là địc Tịnh Cái.

Dựa vào lúc trụ ở Địa Tịnh phiền não, có khởi sáu thứ tâm v.v…. Nghĩa là ba tâm là chủ thể tri, hay trị được “hoặc” của cõi Sắc, Vô Sắc, đã phân biệt như trước.

Pháp sư Thái nói: “Tám tâm trước trong mười bốn tâm là đạo phương tiện của định, dựa vào Địa thanh tịnh, hàng phục hiện Cái, mà khởi. Sáu tâm sau, là dựa vào dứt phiền não, khởi lúc ở trong Định”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Dựa vào Địa Tịnh Cái v.v… : Nghĩa là trong giải thích về mười bốn tâm lúc ở trong Định, chưa được Định vô gián đạo trong đạo Gia hạnh, gọi là Địa Tịnh Cái, khởi tám thứ tâm. Dựa vào đạo Định Vô gián, dứt phiền não, khởi sáu tâm kia.”

Hỏi: “Vì sao tám tâm trước gọi là Tịnh Cái là Gia hạnh Định, chứ chẳng phải Vô gián? Sáu tâm sau là Tịnh, hoặc một Định, một đạo Vô gián?”

Nghĩa là như tham, sân si là Cái bị trị; vô tham điều phục v.v… là chủ thể trị, thì sáu hợp lấy ba bị trị (ba đối tượng trị), tức ba cái. Đây là lúc đi (thời gian hiện hành), thấp là tám thứ lúc trụ, hoặc giản lược hoặc tán loạn lược là tưởng chỉ, tán là tán loạn”.

Hoặc thấp hoặc cao cử, thấp là hôn trầm, cao cử là tướng trạo cử. Nếu trạo cử lìa trạo cử, tức là trạo cử. Nếu vắng lặng không vắng lặng, ác tác gọi là không vắng lặng thiện tác gọi là vắng lặng. Lại nghi thì không vắng lặng, quyết định, gọi là vắng lặng. Lại, hợp với đạo năng trừ ở trước, gọi là vắng lặng; hợp với đối trị ở trước, gọi là không vắng lặng. Đây đều có đối trị riêng, gọi là Địa tịnh chư Cái, Cái là năm Cái.

Mười tám thứ sau là nói tướng chung, chứ chẳng phải có riêng đối tượng trị. Lúc được sáu tâm sau, thì phải được tịnh cái trước, mới có thể nhập định căn bản.

“Nếu vậy, đối tượng trị, chủ yếu tức là đồng thời, vì sao Cái là Định của đạo Gia hạnh, hay là đạo Vô gián?”

“Như chủ thể trị vắng lặng ở trước, nếu nói các Cái của đạo Gia hạnh chỉ điều phục chứ chẳng phải dứt hẳn. Lại, chủ thể trị ở trước lúc điều phục là đạo gia hạnh, đối tượng trị diệt đạo vô gián đồng thời là đối tượng dứt của đạo Vô gián, vì phải đối tượng trị diệt rồi thì chủ thể trị mới sinh, nên luận chép: “Từ Cái được giải thoát xong, mới chứng nhập Định căn bản. Tâm bất định trong đạo vô gián, tức đối tượng trị, vì tám tâm trước có đối trị riêng, nên đạo Gia hạnh do tâm phân biệt quán. Đạo Vô gián sau, là quán tướng chung, hoặc nói là đạo Vô gián. Lại nữa, chưa hẳng nói về phương tiện. vì đối tượng trị của tám tâm trước của đạo Vô gián đều là Cái có đối tượng trị riêng. Sáu thứ sau chẳng phải trừ cái riêng mà là dứt chung các phiền não.

Phân biệt như thế, đây là thứ lớp của phương tiện, vô gián. Tám tâm chỉ đều phục “hoặc” chẳng phải Vô gián, tại bên trong có cái, dưới đây trong giải thích về tướng pháp, đầu tiên, là biết rõ kiết cái, đối tượng trị, “có”, hay “không”. Kế là, hiểu rõ chủ thể trị, bảy pháp chi, vì đều là cảnh của pháp niệm; chỉ có hỷ giác chi là cảnh của thọ niệm trụ, chứ chẳng phải là cảnh của pháp niệm trụ, vì theo nhau.

Nếu như thật biết khắp như thế về các pháp tạp nhiểm v.v…. là rất dễ hiểu kiết cái “có” hay “không”.

Đối. Trị tai họa lỗi lầm, của tự tánh, nhân duyên, nghĩa là kiết bảy giác chi, chủ thể trị trước kia.

Đây là thể của pháp niệm trụ. Nghĩa là biết trị chướng ở trước là chủ thể của pháp niệm trụ.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ở đây, xét văn trên không có giải thích riêng bốn thứ này, ở đây chỉ có tự tánh và đối trị tai họa lỗi lầm, không có nhân duyên riêng nào khác.

Nếu theo Cái đối tượng trị đã nói trên, thì gọi là tự tánh kế là, ở trước đã nói là biết rõ nhãn xứ có tai họa lỗi lầm của kiết, gọi là tai họa lỗi lầm, cho nên đạo chủ thể trị. Gọi là đối trị. Lại không có giải thích riêng về nhân, duyên, xứ, hoặc nghĩa không có chướng ngại. Nghĩa là ba thất thiện căn trong thời gian sáu hành, gọi là nhân duyên của các “hoặc”, nhân duyên sinh ra các “hoặc”. Lại tức hạt giống của tự tánh, gọi là nhân duyên. Lại nữa, do chỗ nào duyên chỗ nào mà sinh tự tánh, tức gọi là nhân duyên. Lại, dựa vào nhãn, cho đến Tác-ý mà sinh, hoặc các xứ như nhãn v.v… tức gọi là nhân duyên. Như nói so sánh thân niệm-trụ dưới đây để giải thích về quán-trụ, thọ, tâm, pháp. Niệm và trụ cũng thế, rất dễ hiểu.

Từ trên đến đây, là thứ nhất, nói về thể đã xong. Từ đây trở xuống, là thứ hai, giải thích về niệm, trụ trong, ngoài không đồng. Trước là nêu ba câu hỏi. Sau là đáp. Trong phần đáp, đầu tiên, dùng sáu lần “lại nữa” để giải thích về ba quán. Sau, là kết, nói rõ một ít.

“Thế nào là đối với trong v.v… thân trụ quán theo thân v.v… ? Nghĩa là nêu trong thân v.v…, lấy thọ, tâm, pháp bên trong, hai pháp còn lại y theo đây”.

Đáp: Trong sáu lần “Lại nữa”, lần “lại nữa” đầu nói rằng: “Nếu “duyên” hữu tình khác bên ngoài, gọi là trong ngoài, thì vì số hữu tình này, nên gọi là nội, chẳng phải sắc thân của mình, gọi là bên ngoài”.

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “ Bốn duyên trong thân này là duyên chung, không có lựa chọn là chủ-thể tạo, đối-tượng tạo. (năng tạo, sở tạo). Nếu phần thứ tư dưới đây, thì chỉ nói chủ-thể tạo, chẳng phải đối tượng tạo, cho nên khác nhau.” Phen thứ hai, nói rằng: “Nếu “duyên” năm căn của mình, người mà có chấp thọ sắc, thì gọi là “duyên” trong thân. Nếu “duyên” phi căn bên ngoài mà không có chấp-thọ sắc thì gọi là “duyên” ngoài thân. Nếu “duyên” phù căn năm trần của mình, người mà có chấp thọ sắc, thì gọi là “duyên” trong ngoài thân.

Phen thứ ba nếu “duyên” sắc “ khinh an câu hành” của Địa Định bên trong của mình, thì gọi là trụ quán thân trong-thân hành qiả ở cõi Dục do được định, nên lìa tướng thô, nặng. Thân này tức là “Khinh an câu hành” Do “Duyên” sắc này, nên gọi là trụ trong thân, cũng có thể y cứ thân sinh cõi Sắc, gọi là đi chung với “Khinh an câu hành”. Nếu song “duyên” cả sắc v.v… khinh an, thô nặng câu hành của người khác: Duyên sắc khinh an câu hành của người thì gọi là trụ trong, còn “ duyên” sắc “ thô năng câu hành” của người khác, gọi là bên ngoài.

Trong phen thứ tư, nếu “duyên” sắc tạo năm căn trần của bốn đại tạo trong, ngoài, thì gọi là trụ trong ngoài.

Trong phen thứ năm, Luận sư Cảnh giải thích: “Nếu “duyên” có thức thân chưa chết, thì gọi là trụ thân nội. Nếu “duyên” sắc rồi chết, không có duyên thức thân, phần-vị xanh, bầm v.v… của số hữu tình, thì gọi là trụ thân ngoại. Nếu “duyên” thây chết hiện-tại, không có sắc của thức thân, đối với quá khứ của niệm trước, khi chưa chết, có thức tánh, có sắc của thức thân, gọi là trụ bên trong.

Lại, “duyên” chủng loại nối tiếp nhau của thây chết ở hiện tại, vào thời gian vị lai, không có pháp tánh giống với thức-tánh, pháptánh bình đẳng, gọi là bên ngoài. Kết hợp quán cả hai đầu, gọi là trụ thân trong ngoài, bình đẳng với pháp bên ngoài, gọi là pháp-tánh bình đẳng.”

Pháp sư Thái nói: “Nếu “duyên” thây chết hiện-tại không có sắc của thức thân, thì gọi là bên ngoài. Thây chết hiện tại này đã có thức-tánh lúc chưa chết trong quá khứ. Nay dù không có thức, mà là giống với sắc có thức ở trước bình đẳng không khác, tức gọi là nội. Nếu “duyên”sắc có thức thân chưa chết trong hiện tại, thì gọi là nội. Sắc này trong tương lai, sẽ phải chết, không có thức, thì gọi là bên ngoài. So với sắc trước có thể hiểu.”

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Ý trong đây nói, là nhìn thấy thây chết lúc đã từng có thức trong quá khứ. Thây chết hiện tại này, gọi là bên ngoài. Vào lúc sẽ có thức, gọi là nội “duyên” thức thân hiện có, không có thức thân ở vị lai, trong ngoài cũng thế. Do hiện tại có thức, vị lai không có thức, giống với pháp tánh, một tướng của pháp-tánh bình đẳng không khác, cho đến quá khứ cũng thế.

Trong phen thứ sáu, Ngài Tam-Tạng nói: “Văn này nói giống như tướng ngoài của thây chết, gọi là “Thân nội biểu”; “duyên” tướng ngoài của thây chết của người, gọi là “thân ngoại biểu”.

Luận sư Cảnh nói: “Thân nội gọi là thân trong, lại “duyên” trong thân của người khác, gọi là thân trong, đối với người khác, gọi là bên ngoài.”

Pháp sư Thái nói “Nếu “duyên” tướng ngoại biểu sắc thuộc thân nội của mình, thì sẽ có tướng xanh, bầm v.v… thay đổi, không thay đổi và “duyên” tướng thay đổi, không thay đổi của biểu sắc của thân người khác, nên gọi là nội, ngoại.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu “duyên” thân giữa của mình, tức thân nội của mình, thì gọi là trong thân, tức trong thân trong của mình.”

Sáu phen giải thích trong ngoài này, tức tương đương với bảy cặp trong mười bốn cặp ở trước, nghĩa là đầu tiên là cặp trong ngoài.

2/ Cặp căn, phi căn.

3/ Cặp khinh an, thô năng.

4/ Cặp “năng” tạo “sở” tạo.

5/ Cặp “có” thức, “không” thức.

6/ Cặp biểu trung và

7/ Cặp thay đổi, không thay đổi.

Dưới đây là kết, nói rõ một ít. Nghĩa là mười bốn cặp v.v… trước tùy theo đối tượng thích ứng đi đều cũng tạo ra nghĩa của ba quán, nên có nhiều thứ. Nay ở trong đây lại làm rõ sự khác nhau của bảy cặp, nên nói rằng một ít.

Thứ ba là nói ý kiến lập bốn niệm, trụ vì đối-trị bốn trái ngược nên lập bốn niệm-trụ.

Văn có bốn lượt:

Hai lượt đầu, phá chấp, hai lượt sau, là trực tiếp nói về pháp.

Bốn con đường khiếp sợ: Luận sư Cảnh nói: “Con đường khiếp sợ ở của bốn phương.”

Luận sư Bị nói: Tham có bốn thứ:

1/ Tham hiển sắc.

2/ Tham hình sắc.

3/ Tham thừa sự.

4/ Tham sự xúc chạm êm ái.

Đối với bốn thứ tham này, mà thực hành bất tịnh quán, nên quán bất tịnh cũng có bốn đường, tức rừng Thi-đà vắng vẻ không có bóng người, gọi là nẻo đường khiếp sợ. Như thật biết rõ về tự tướng, cộng tướng của các uẩn bị chấp, dứt trừ sự trái ngược của “ngã”. Nhận biết rõ các uẩn chỉ có pháp-tánh, mỗi uẩn đều, khác nhau, đều không có tên “ngã” hiểu rõ về tự tướng; nhận biết rõ các uẩn đồng là vô “ngã” hiểu rõ về cộng tướng, cho nên trừ “ngã” trái ngược.

Nếu nói một cách tinh tế hơn thì bốn thứ như thân v.v… mỗi thứ đều có bốn. Luận Trí Độ nói: “Dù bốn thân đều có bốn thứ: thân nên thường quán bất tịnh; thọ thường quán khổ; Tâm thường quán Vôthường; pháp thường quán Vô Ngã.”

Trong phen thứ hai, do nương vào thân, nên thọ dụng khổ, vui, v.v…. nghĩa là do “ngã” nương vào thân, nên thọ dụng khổ, vui. Lại, chấp ngã bị khổ vui. Lại, do “ngã” mà tâm hay khởi nhiễm, tịnh đối với pháp, phi pháp.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Người thọ khổ, vui. Theo trong giải thích lại nói rằng: “Người ngu chấp ngã ở tâm, ý, thức. Vì ngu sự ngã, nên lập Tâm Niệm Trụ, tức chấp này, cho là “ngã”, trái với tướng thứ nhất trước.

Trong phen thứ ba, nghĩa là nếu nương theo thân này tạo nghiệp; vì thọ này, nên tạo nghiệp; Nếu người tạo nghiệp, hoặc do pháp thiện, bất thiện mà tạo nghiệp. hệ thuộc văn dưới đây, sẽ rất dễ hiểu.

Trong phen thứ tư, cho rằng nếu nương theo thân này, sẽ có nhiễm, tịnh. Nếu vì thọ này, nên khởi nhiễm tịnh; hoặc tâm làm chủ nhiễm, tịnh; hoặc do các pháp, nên thành nhiễm, tịnh, hệ thuộc rất dễ hiểu.

Thứ tư, là giải thích chung về nghĩa Niệm Trụ:

Nếu Trụ ở đây mà niệm, là đối tượng duyên Niệm Trụ, nghĩa là đối với đối tượng duyên Thân, thọ, tâm, pháp này, vì an niệm mà trụ, nên gọi là Niệm Trụ. Do người Trụ niệm cho đến “Là niệm trụ của tự tánh, nghĩa là Tuệ và Niệm này, vì gồm thâu, giữ gìn Định, nên nói rằng do trụ niệm trụ tuệ này nên hai thứ đều là tự tánh (bản chất). Thể của Niệm trụ đồng với Luận Đối Pháp nói: Không đồng với luận Tiểu thừa chỉ nói một số Tuệ là tự tánh Niệm, Trụ. Lại, do Thân, Thọ, Tâm, Pháp tăng thượng mà được sinh v.v….

Từ trên đến đây dù nói về thể của Tuệ và Niệm là tự tánh Niệm trụ, nhưng vẫn chưa biết tuệ là tuệ gì, cho nên, trong đây phát ra chỉ “duyên” thân v.v… mà khởi ba tuệ, hoặc hữu lậu, vô lậu đều là niệm, trụ.

 

 (Phần Cuối)

BẢN LUẬN QUYỂN 29

Từ đây trở xuống là thứ hai, giải thích về chánh đoạn, văn chia làm hai phần:

1/ Kết thúc những điều đã nói ở trước.

2/ Từ Vô gián này trở xuống, là nói về bốn chánh đoạn.

“Trong phần đầu nói: “Loại trừ thô thô, điên đảo, thấu rõ pháp thiện, bất thiện”. Pháp sư Thái giải thích tiếng Phạm là “Đa-trọng, giống như Sát na sát na. Hán dịch là thô thô, về nghĩa cũng như thế”.

Lại, giải thích “Vì bốn đảo (trái ngược) chẳng phải một, nên phải nói lại.”

Lại, giải thích: “Vì thô trái ngược rất sâu nặng, nên nói là thô thô.” Lại Niệm, Trụ ở trước đã hiểu rõ Kiết Cái “có”, hay “không”, nên rõ biết pháp thiện.

Trong văn thứ hai, phần đầu, là giải thích rộng, thứ hai là nói lược về nghĩa.

Trong phần trước là có hai:

1/- Giải thích riêng bốn thứ Chánh đoạn.

2/- Giải thích tên chung.

Trong phần trước, trước là nêu, sau là giải thích.

Từ “Vô gián v.v… cho đến thu nhiếp tâm, gìn giữ tâm”: Nghĩa là nếu theo quyển trước đã nêu đầy đủ về danh:

1. Đối với Pháp ác bất thiện đã sinh, vì khiến cho dứt nên sinh ra sự ham muốn, cố gắng phát tâm siêng năng, tinh tấn, khích lệ tâm, giữ gìn tâm Chánh đoạn.

2. Đối với pháp ác bất thiện, chưa sinh, vì để cho chúng không sinh nên muốn khích lệ v.v….

3. Đối với pháp thiện chưa sinh, vì muốn cho chúng sinh nên sinh tâm khích lệ, v.v…

4. Đối với pháp thiện đã sanh vì muốn cho chúng vẫn được thực hành, không quên mất, khiến cho tu viên mãn, tu tập gấp bội, khiến cho chúng sớm tăng trưởng, rộng lớn, nên phát sinh sự ham muốn cố gắng, khích lệ v.v….

Nay, trong văn này, trước nói về điều ác chưa sinh, pháp bất thiện dứt, nói về đã sinh. Y cứ trong giải thích dưới đây, đầu tiên, là giải thích về thiện ác và sinh, chua sinh. Sau giải thích về dứt ác, tu thiện, sinh ham muốn cố gắng, khích lệ v.v….

Trong phần trước, trước giải thích về pháp ác sinh, chưa sinh, sau giải thích về pháp thiện sinh và chưa sinh.

Và, chủ thể khởi phiền não đã có kia. Nghĩa là phân biệt khởi hoàn toàn và một phần “tu hoặc” phát ra hành động ác.

Trong pháp thiện sinh, chưa sinh, thế nào gọi là tất cả các pháp thiện? Nghĩa là nếu đối trị v.v… kia. Câu đầu này nói là chủ thể đối trị chung. Hai câu dưới là chủ thể đối trị riêng, nói là kia. Pháp sư Khuy Cơ có hai giải thích:

1/ “Tức chủ thể trị riêng kia, nghĩa là Kiết Cái kia.”

2/ “Ở trước đã giải thích về pháp bất thiện, ở đây, là đối trị của pháp bất thiện ở trước.

Hai câu dưới, phát ra chủ thể trị riêng câu đầu là chung. Kế là giải thích về sự sinh ra ham muốn, cố gắng, khích lệ v.v…. văn chia làm hai:

1. Giải thích về sinh ham muốn, cố gắng khích lệ, phát siêng năng, tinh tấn.

2. Giải thích về khích lệ tâm, gìn giữ tâm.

Trong phần trước lại có hai:

1. Giải thích về sự dứt điều ác, sinh ham muốn.

2. Giải thích về sinh điều thiện, sinh ham muốn v.v….

Trong phần trước có hai:

1/- Giải thích về sinh ham muốn.

Thế nào là tất cả, tất cả? Nghĩa là tất cả nghiệp ác và tất cả phiền não, nên nói lặp lại.

Lại giải thích: “Tất cả sinh và tất cả hòa hợp.”

Kế là, giải thích về dốc sức cố gắng phát siêng năng, tinh tấn có bốn phen:

Phen thứ nhất nói về “Duyên” cảnh quá khứ, vị lai, không trông thấy pháp ác, bất thiện ở hiện tại.

Pháp ác kia chưa sinh, muốn cho chúng không sinh. Nếu chúng đã

sinh rối, muốn cho được dứt hẳn. Đây gọi là sự khích lệ.

Phen thứ hai, đối với “Duyên” hiện tại, cảnh hiện trông thấy pháp ác, bất thiện. Nếu chúng chưa sinh, thì không để sinh. Đã sinh rồi, thì phải dứt hẳn, phát siêng năng, tinh tấn.

Phen thứ ba, nói về hai chánh đoạn ở trước: Nếu hành hiện tại không khiến cho phiền não “Duyên” pháp quá khứ vị lai kia sinh khởi. Dù cho ghi nhận nhanh chóng diệt, gọi là pháp siêng năng tinh tấn.

Phen thứ tư, là nói về pháp ác, bất thiện “duyên” quá khứ, vị lai là do năng lực phân biệt, chứ chẳng phải sức cảnh giới. Nếu điều ác chưa sinh, thì không để sinh, đã sinh thì phải dứt, gọi là là dốc sức cố gắng, khích lệ.

Nếu “Duyên” hiện tại, do năng lực phân biệt và năng lực cảnh giới chưa sinh, làm cho bất sinh; sinh rồi thì dứt hẳn, phát siêng năng tinh tấn.”

Pháp sư Khuy Cơ giải thích “Chỉ do năng lực phân biệt sinh, chứ chẳng phải năng lực cảnh giới, vì vào lúc trụ, tư duy quá khứ v.v…, nghĩa là không hiện hành ở cảnh giới, không có cảnh giới để hiện hành. Vì chỉ “duyên” quá khứ, vị lai, nên gọi là trụ.

Cũng do năng lực phân biệt, năng lực của cảnh giới. Tức hiện hành ở cảnh-giới, gọi là hành. Nếu năng lực của cảnh pháp bất thiện lúc sinh, thì sẽ có phân biệt, nên không có câu riêng này. Phân biệt tức tâm mà sinh bất thiện v.v…, ấy là câu riêng ban đầu, tức “duyên” quá khứ, vị lai, câu sinh thứ hai. Cảnh hiện-tại khởi, là giải thích trái với câu thứ nhất ở trước sự cố gắng khích lệ, đồng với tinh tấn. Dưới đây, sẽ giải thích về sinh thiện, sinh dục v.v…. Trong đó lại có hai: đầu tiên, là giải thích về sinh ra dục. Sau, là giải thích về sự cố gắng khích lệ, tinh tấn, đều nêu văn kinh để giải thích.

Trong giải thích về sự cố gắng khích lệ tinh tấn có ba phen giải thích.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, giải thích về khích lệ tâm, gìn giữ tâm. Y cứ chung dứt hai việc ác, sinh hai điều thiện, để giải thích. “Nếu hôn trầm, thì khích lệ; nếu điệu cử thì phải giữ lại; trên đã giải thích riêng rồi.

Về bốn thứ chánh đoạn, sẽ giải thích sau đây: chánh đoạn, danh từ chung, có hai tên:

1/ Chánh-thắng, vì vượt hơn phiền não.

2/ Chánh-đoạn, vì dứt trừ phiền não.

Luật Nghi Đoạn, đoạn, đoạn: Luận sư Cảnh nói: “Chế ngự điều ác, gọi là Luật nghi. Đầu tiên, tu tinh tấn hữu lậu, chế phục pháp ác đã sinh kia, để cho chúng không lôi kéo về sau, gọi là Luật nghi đoạn. Về sau tu tinh tấn vô lậu, dứt điều ác đã sinh, đã huân tập hạt giống, cũng gọi là luật nghi đoạn. Pháp ác chưa sinh kia vốn có nghĩa sẽ sinh, vì dứt trừ “sẽ sinh” hiện hành, nên, vì dứt hạt giống đó, nên nói đoạn. Vì thế nên nói là “Đoạn, đoạn”.

Pháp sư Khuy Cơ nói “Luận nghi đoạn, Luật nghi gọi là ngăn lỗi. Ngăn ngừa việc ác đã sinh, không để nó tăng, khiến không tăng trưởng.”

Giải thích riêng. Do mười nhân duyên, giới thiện thanh tịnh. Nghĩa là quyển hai mươi tám ở trước nói có mười pháp thuận với Học.

  1. Lìa ấp của mẹ.
  2. Lìa yêu đắm.
  3. Lìa biếng nhác.
  4. Lìa ngã kiến.
  5. Lìa vị đoạn thực.
  6. Lìa ngôn luận về ái.
  7. Lìa mười một lỗi.
  8. Lìa vị Định.
  9. Lìa tán loạn.
  10. Nhẫn nhục.

Ngăn ngừa che chở đoạn, tức tinh tấn này tu không buông lung, ngăn ngừa điều hành đã sinh, vì lìa sự lui sụt.

Từ đây trở xuống là thứ hai, nói về nghĩa giản lược. Nghĩa là vì chỉ bày rõ ràng trong sự việc bỏ, lấy hắc, bạch, cho đến bốn thứ chánh đoạn v.v…

Giản lược trên là chỉ thị rõ: Bỏ hai sự hắc, lấy hai sự bạch.

Sinh ra dục, gọi là ý ưa đầy đủ, do sự cố gắng khích lệ phát siêng năng tinh tấn, khích lệ tâm, giữ gìn tâm, gọi là gia hạnh mãn.

Sự tu Du-già chỉ có ngần ấy việc đúng, nên thực hành, cho đến hy vọng mong cầu ưa muốn, lược lại văn trên, vì dứt ba điều ác, vì tu ba việc thiện mà sinh mong muốn. Vì dứt các triền, nên tu chỉ, nêu tướng xả, đây là giản lược văn trên: nếu ở chỗ gìn giữ tâm, vì đoạn ba việc ác, tu ba điều thiện, lúc tâm trầm mất, liền lấy tướng tịnh, nhằm khích lệ tâm giao động quá, liền dừng tâm ở chỉ, để chế ngự giữ gìn tâm. Nếu không trạo cửa thì tâm xả nối tiếp nhau, có thể dứt các triền. Vì dứt các triền và tùy miên, nên lại phải tu tập pháp thiện để đối trị.

Giản lược ở trên vì dứt hai việc ác hiện khởi Triền và Triền tùy miên nên lại phải dùng hai cặp thiện: chưa sinh và đã sinh.

Phen thứ ba, giải thích về bốn thần túc, trong đó có hai:

  1. Giải thích rộng về tướng của bốn thần túc.
  2. Hỏi đáp nhằm phân tích nghĩa của thần túc.

Trong phần trước, trước nêu, sự hệ thuộc, sau, giải thích rộng.

Pháp sư Khuy Cơ giải thích “Thể của bốn thần túc là Định, từ nhân được tên, nên nói là Dục v.v…. Lại, Định là Túc của thần thông. Lại, Đinh gọi là thần, bốn thứ này là tâm túc của Thần. Thần túc ở đây là tâm vương.

Pháp sư nói “Lại hoặc là Định”

“Nếu ở vào lúc này v.v… “ trở xuống, là thứ hai trong giải thích rộng, văn chia làm ba:

1/ Nói về bốn Định hữu lậu chế phục triền.

2/ “Người kia do như thế v.v… “ trở xuống, là nói về bốn Định vô lậu dứt hạt giống.

3/ “Dục” trong đây, nghĩa là ở đây, đó muốn tu hạnh tám đoạn dưới gồm thân bốn Du-già. Trong phần đầu nói: “Nếu vào lúc này, thuần túy sinh ưa muốn, cho đến khởi niệm một cảnh, đối với dục đã sinh tự tánh chướng Tam-ma-địa và chướng nhân duyên, muốn tu đối trụ sự nhàm chán, chuyên cầu ở định, khởi niệm một cảnh. Đối với các pháp thiện, cho đến niệm một cảnh, tư duy, quán sát về tự tánh các thiện của Tam-ma-địa và nhân duyên thiện, với hy vọng, mong cầu tu tập trụ niệm một cảnh, đây là phương tiện, tức do trở xuống, là nhân muốn tu tập được Tam-ma-địa, chỉ lìa hiện triền, chưa hại hạt giống.

Kế là, nói về vô lậu định đoạn. Do sức tu bốn Tam-ma-địa như thế, nên đã lìa xa các triền, cho đến đạo gia hạnh v.v….(Luận sư Cảnh nói: “Dù do bốn định hữu lậu được lìa các Triền, là dứt tùy-miên, lại còn siêng năng tu tập các định vô lậu, lại còn khởi riêng tâm thắng-giải, dục, tinh-tấn; quán bốn nhân tu định vô lậu.

Trong tu bốn nhân này, mỗi nhân có khả năng dứt hai điều ác, sinh hai việc thiện. Như đạo-lý gia hạnh của bốn chánh đoạn.

Nói: “Do hai nhân duyên nên phân biệt biết rõ về tùy-miên, nghĩa là do tư-duy cảnh-giới không thấy và do xả cảnh giới hiện đang thấy.

Trong tám hạnh đoạn, chỉ dựa vào hai hạnh đoạn sau mà biết đoạn tùy-miên, vì trong tất cả thời gian phát ra thân, ngữ, đều thường tu chỉ, quán, nên biết ý tứ không hiện thấy đã lìa Tùy-miên. Do trong cảnh phiền-não của ba đời, tâm không có nhiễm ô, và vì biết đã dứt tùymiên, nên nói rằng: “Và do xả cảnh giới hiện đang trông thấy.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: Kia cho như thế cho đến sai khác mà chuyển, v.v… ở đây nêu là muốn nói lý do tám hạnh đoạn. “Tám Hạnh đoạn xưa gọi là tám lạc; tám tư lương;

Cử trong ý muốn nói, chia ra hai môn:

1/ Vì dứt Tùy-miên. 2/ Vì định Viên-mãn.

Y cứ theo cách giải-thích dưới đây, thì hai thứ có thể đoạn Tùymiên, cho nên, văn sau nói rằng: “Do hai nhân-duyên phân biệt biết rõ, nên đoạn Tùy-miên. Nghĩa là do Tư-duy hiện thấy và do xả không hiện thấy, nên do hai duyên này có thể dứt Tùy-miên.

Theo trong giải thích đầu tiên về sức cố gắng, khích lệ của quyển này, nói: “Nếu “duyên” cảnh sự quá-khứ, vị lai, gọi là “duyên” không hiện thấy. Nếu “duyên” cảnh sự hiện tại thì gọi là “duyên” cảnh hiện đang thấy”. Nghĩa này tức tư-duy đoạn, hiện tại xả chung cho cảnh sự quá khứ, vị lai.

“Nếu vậy thì vì sao trong giải thích về xả lại nói: “ Rằng hành quá khứ, vị, hiện tại ở ba đời thuận theo các điều ác, tánh bình đẳng của tâm, nếu chia ra Tư là một đời thì xả là hai đời”.Thật ra, nghĩa là Tư, Xả, cho đến đã sinh hôn trầm, điệu cử, vì có thể xa lìa, nên tức dứt chung Tư, Xả của ba đời.”

Hai pháp đã gọi là dứt Tùy-miên, sáu pháp còn lại so sánh mà biết Tam-ma-địa Viên-mãn. Lại, văn dưới đây nói: “Nếu tám hạnh đoạn đã nói ở đây là vì dứt hẳn tất cả Tùy-miên, viên mãn thành xong Tamma-địa, tất cả gọi là chung là dục Tam-ma-địa. Xét văn chung này, tức giống với tám thứ đều có hai công-năng. Lại, gồm thâu bốn Du-già, chủ thể dứt tùy-miên.

Lại nữa, tư, chủ thể phát thân, khẩu, sinh ra nghiệp thân, ngữ thiện, dứt thân ngữ ác. Vì thân, ngữ là sắc, nên Tư từ sắc được gọi là Tư hiện thấy. Xả chỉ ở ý, vì chẳng đồng với Tư, nên gọi là xả không hiện thấy; chưa hẳn đồng với văn ban đầu của quyển này.

Tám thứ hạnh đoạn như thế, là hạnh vượt hơn, tức là Du-già vì hại Tùy-miên. Luận sư Cảnh nói: “Du-già, hoặc gọi là phương tiện, hoặc gọi là Tương-ứng v.v…”.

Dưới đây, dùng tám thứ sau, gồm thâu bốn thứ trước. Tám đoạn, tức Tứ Du-già quyển 28 ở trước, nói chủ thể dứt Tùy-miên, tức phươngtiện dục; tinh tấn; tín. Dù đối-pháp có bốn thứ tướng gồm thâu, nhưng hoàn toàn không đồng, không thể hội nhập với Du-già.

Theo thứ lớp của Luận Đối Pháp Kia và tám đoạn này, thật sự không đồng với Tứ Du-già quyển 28 ở trước. Theo thứ lớp tám đoạn này, như văn trước, sau sinh nhau: Quyển trước nói: “Tín trong Tứ Dugià là Đối pháp đầu tiên cũng đồng. Cho nên tín của Văn luận kia là nhân của Dục.”

Cú nghĩa nói: “Khi dục, tinh tấn, không lìa tín. Tín kết hợp ngay từ ban đầu, bởi có tin Phật v.v…, mói khởi Dục v.v….”

Nay vì lý do không lìa tín, nên cố ý nói tín ở sau. Văn của Đối pháp này tự hội nhập bốn Du-già rồi nói là vì sinh thứ lớp, nên Tín là ban đầu.”

Hỏi: “Vì sao gì, lượt hỏi đáp thứ hai dưới đây nói về nghĩa thần túc? Có phải vì từ chỗ kia đến nơi này, nên gọi là thần túc chăng?”

Luận sư Cảnh đáp: “Ở đây nói Định hữu lậu gọi là thần; Dục v.v…gọi là túc. Như thế, dưới đây, phân biệt về định xuất thế gọi là thần, khởi riêng dục ở trên vượt hơn, tiến đến quán tâm và tám hạnh đoạn, gọi là Túc.

Pháp sư Thái nói: “Định hay khởi các pháp thù thắng công đức, vì không so lường được, nên gọi là thần, vì có thể đạt đến công đức không lường, nên gọi là Túc.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Vì từ nơi kia đến nơi này, nên gọi là Thần túc, tức có thể đi qua đi lại v.v…, gọi là Thần túc, là hiệu quả của Định.

Vì Dục v.v… làm nhân hay được thần định này, nên gọi là Thần túc.

Thứ tư, giải thích về căn, lực, trong đó có bốn:

  1. Giải thích tướng của năm căn.
  2. Giải thích tướng của năm lực.
  3. Y cứ chung căn, lực, nói về tương “tức” còn lại.
  4. Y cứ chung căn, lực, biện biệt về bốn thiện căn.

Trong phần đầu, rằng do theo thứ lớp, bốn thần túc định trước tiến tu Du-già tâm học, Tuệ học. Do tinh tấn tu tập Du-già này nên sinh niềm tin thanh tịnh sâu sắc đối với đệ tử Phật. Đức tin này có công năng sinh ra pháp xuất thế gian và khả năng khởi pháp sau, cho đến tuệ căn là tăng thượng v.v… của tín kia.

Tín trong đây có hai tăng thượng:

1/ Có công năng sinh ra pháp xuất thế gian làm tăng thượng.

2/ Vì theo thứ lớp có thể sinh ra pháp sau, làm tăng thượng, nên gọi là căn. Bốn văn trước vì hội đủ cả hai nghĩa. Nên tinh tấn v.v… ở trước cũng là pháp tạo tác. Tuệ kia chỉ có một nghĩa, chỉ hay khởi pháp xuất thế gian mà làm tăng thượng, không có công năng xoay vần sinh nghĩa sau.

Trong giải thích về năm lực, nói: “Nếu lại biết rõ đối tượng chứng trước, sau mà có khác nhau. Biết rõ đầu tiên do tín căn, lúc sau là pháp xuất thế. Kế là, hiểu rõ về tính tấn căn, sau đó, chứng pháp xuất thế, cho đến tuệ căn chỉ chứng pháp xuất thế, nên nói: “Biết rõ sự khác nhau của đối tượng chứng trước sau.”

Y cứ chung căn lực, phân tích về căn trong “ tức” của tướng khác tức năm câu.

Phải quán tín căn, tín lực, cho đến “ vì sao”? Nghĩa là tín lực hữu lậu ở trước kiến đạo, thì làm sao được tín trong bốn chứng tịnh trong kiến đạo? Nên nói: “ vì sao”.

Dưới đây, là giải thích vì do tín lực, nên sinh niềm tin trong chứng tịnh của kiến đạo kia. Vì thuộc về nhân, quả nên nói rằng: “ Tức là” chứ chẳng phải tức thể kia, chẳng phải tức tướng kia.

Phải quán tinh tấn căn lực trong đây, nghĩa là tinh tấn căn, lực trong bốn thiện căn này “tức là” sở hữu tinh tấn trong bốn chánh đoạn của ba phương tiện trước.

Nói: “đây là chánh đoạn gì cho đến chánh đoạn phương tiện: là giải thích chánh đoạn lại do bốn chánh đọan, và tinh tấn lực trong ba phương tiện trước, dẫn dắt sanh giác chi tinh tấn trong Kiến đạo, dứt kiến hoặc.

Nói là ý trong đây nói về duyên cớ đến pháp ác, bất thiện. Ý trong đây nói do tinh tấn Căn, Lực, dẩn dắt sinh giác chi Tinh tấn trong bốn chánh đoạn của Kiến đạo, rốt ráo dứt ác. Cho nên, Nhân, Quả, trước sau, “tức” nhau.

Phải quán Niệm căn, Niệm lực trong đạy, cho đến tất cả điên đảo. Nghĩa là Niệm căn, Niệm lực, “tức là” chánh niệm đã có trong chi giác Niệm v.v… trong bốn niệm của Kiến đạo.

Rằng bốn Niệm trụ, chủ thể đoạn tất cả điên đảo mê khổ đế v.v….

Trên đây, phát ra thể của bốnNiệm trụ là Niệm Tuệ kia, nên nay, Niệm căn, Niệm lực tức bốn Niệm Trụ.

Phải quán Định căn, Định lực trong đây, cho đến chứng quả Bất hoàn. Luận sư Cảnh nói: “Theo thứ lớp chung của Định căn, Định lực vượt hơn con người mà được. Nếu theo thứ lớp Định căn, Định lực của con người thì là định Vị Chí. Nếu vượt qua con người, vì nương tựa chung bốn tĩnh lự, nên nói đã có chánh định trongbốn Tĩnh lự. Nếu vượt hơn con người, nương tựa định Tĩnh lự căn bản, định lực căn bản, nhập kiến đạo, vượt lên chứng quả Bất Hoàn.

Lượt qua không nói dựa vào định Vị Chí, định căn, định lực là phương tiện nhập Kiến đạo, chứng quả Dự lưu, Nhất lai v.v… kia.”

Pháp sư Khuy Cơ nói “Hai quả đầu trong đây, chỉ được vị lai, hướng về thứ lớp trước, đến quả Bất Hoàn, được bốn tĩnh lự, phát sinh thần túc, nên ở đây nói riêng, không nói quả thứ tư, chẳng phải vì thứ lớp. Lại, vì ảnh hiển, lại vì lược, qua không nói. Phát sinh thần túc, Như ý túc trong bốn Tĩnh lự, không nói định khác.

Phải quán tuệ căn, tuệ lực trong đây đến khi được quả Sa-môn. Nghĩa là do tuệ căn, tuệ lực trước đây của Kiến đạo, tức trí trong Kiến đạo; do tuệ căn, tuệ lực ở trước dẫn khởi Thánh trí được quả Sa-môn, cho nên, nhân quả trước, sau “tức” nhau.

Thứ tư, y cứ chung vào Căn, Lực để nói trong bốn thiện căn. Luận sư Cảnh nói “Nếu y cứ ở năm căn thêm mạnh, tức là Noãn Đảnh, vì lấy khởi đầu làm nền tảng, nên địa vị Noản, Đảnh kiến lập năm căn. Nhẫn và Đệ nhất sinh gần kiến đạo, khó điều phục gọi là lực.

Nay, trong văn này nói chung cả hai mặt mạnh và yếu: hoặc căn hoặc lực chung cho bốn thiện căn. Có nghĩa năng sinh tăng thượng, gọi là Căn; có nghĩa không chịu khuất phục, khó điều phục, gọi là lực. Căn lực như thế chính là thể của bốn thiện căn.

Nói: “Tức do căn lực như thế, phần nhiều vì tu tập nên phát khởi bốn thiện căn”, là vì y cứ ở công hạnh để thành lập gia vị, nên nói là phát khởi.”

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Căn lực trong đây, như luận Trung Biên chép: “Căn ở Noản, Đảnh; Lực ở hai địa vị sau.”

Nay, cho đến nói: “Do căn lực này nên phát sinh Quyết Trạch Phần”, nghĩa là Căn, Lực này là riêng; phần Quyết Trạch là chung. Lấy cái riêng để phát sinh cái chung, nên gọi là phát sinh, tức đều cùng lúc, chẳng phải phát sinh trước, sau khác thời gian, đó là lý do gọi là phát khởi.”

Có người nói “Được Kiến đạo trước đó đã có Vô lậu. Nghĩa là như biện luận theo thứ lớp dưới đây: “ Do căn, lực không có gián cách, nên phát sinh thánh pháp vô lậu xuất thế, cho nên biết trước đây là hữu lậu, không thể nói là vô lậu.”

Thứ năm là giải thích về chi giác. Đây là thế nào? Luận sư Cảnh nói: “Trong pháp đạo phẩm đã nói về năm lực, sau năm lực này, lại nói về pháp nào?, cho nên nói thế”

Nay giải thích về thánh pháp vô lậu mà ở chương trước đã nói riêng, phải biết cũng thế, nên nói: “Đây là thế nào?”

“Rằng bảy giác chi cho đến v.v… nên gọi là chi giác.” Văn này tức nói là trạch pháp giác tuệ, vừa giác vừa chi giác, sáu pháp còn lại là chi giác, chứ chẳng phải giác, vì ba phẩm gồm thâu nhau, như văn. Quyển chín mươi tám ở sau, y cứ vào bảy thứ báu của Luân vương để thí dụ, hãy xét xem.

Thứ sáu, là giải thích về chí đạo, đầu tiên nói rằng: “đã thấy dấu ấn của Thánh đế rồi, vỉnh viển đoạn diệt v.v…, nghĩa là sắp nói về tám chi đạo, nên kết trước, sinh sau. Y theo phân biệt được chia làm năm:

  1. Nói thuộc về ba uẩn.
  2. Giải nghĩa chi đạo.
  3. Nói về tưởng của chi đạo.
  4. Nói về lập chung hai thứ.
  5. Nói về giai đoạn của chi đạo.

Chánh niệm, chánh định, thuộc về định uẩn. Vì niệm thuận với định, nên ở đây là định uẩn.

Niẹm trong môn giác chi có ở cả hai phẩm; còn niệm của chi đạo này chỉ thuộc về định, vì sao? Vì ở trước, y cứ vào môn Chỉ, Quán để phân biệt về sự gồm thâu, nên về nghĩa có khác với phần nói về tướng.

Nói rằng: Phải biết trong đây, nếu khi chi giác đến kết hợp thì gọi là chánh kiến”. Ngài Tam Tạng nói “Lúc bảy chi giác ở chân kiến đạo, đã được chân trạch giáo pháp. Nay ở tướng kiến đạo, lấy trí hậu đắc nhằm an lập quán, hạnh, như chân kiến đạo, chân chứng mà giác. Vì thế, nên hai giác này kết hợp lại gọi là chánh giác.

Nay, chánh kiến trong Tu đạo cũng có hai:

1/ Chánh kiến của Trí Vô phân biệt.

2/ Chánh kiến xuất hiện Hậu Trí, chánh kiến, như chân kiến kia an lập mà thấy, hợp lại, gọi là chánh kiến.

Chánh tư duy kia kia, nếu tương ưng với trí vô phân biệt, tức là trí vô phân biệt và tư duy đều lìa tà tư duy, gọi là chánh tư duy, tức dùng phân biệt Tư Tuệ, gọi là chánh tư duy. Nếu tâm thu nhập các đối tượng Tầm, Tư, cho đến tất cả Tư, thì phát ra Thể của chánh tư duy ở trước. Vã lại, vì y cứ vào thể của chánh tư duy trong Hậu trí tâm, nên nói rằng Tầm, Tư với tướng trạng như thế. Nếu tâm thu nhập đối tượng ngôn luận cùng cực, là gọi là chánh ngữ, nghĩa là do năng lực của hai thứ giác, chánh kiến ở trước, về sau, khởi tâm thiện, phát ra các thứ ngữ, đều gọi là chánh ngữ. Dưới đây sẽ nói về chánh nghiệp:

Luận sư Cảnh nói: “Đây là nói về Tán tâm. Trong không có sân, si, đã khởi các thứ thân nghiệp chánh tri, gọi là chánh nghiệp”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu đúng như pháp cầu mong những việc y phục, thức uống, ăn v.v…, thậm chí khi theo đuổi mong cầu được cung cấp cho thân những đồ dùng lặt vặt, đây tức là đối tượng mong cầu lúc đeo đuổi cầu mong.

“Hoặc đi qua, hoặc đi lại” trở xuống, là cho đến hoặc lúc trụ, đây là việc đã làm khi trụ, trái với quyển hai mươi hai nói, hãy nghiêm xét.

Nay tra cứu ở quyển hai mươi hai, đã nói về sự theo đuổi mong cầu phi pháp về phương tiện y phục, ăn uống v.v…, chứng tỏ rằng mình là người có đức v.v…, được gọi là tà mạng. Trái lại là chánh mạng.

Nay, văn này nói lúc như pháp cầu chánh tri mà trụ, gọi là chánh nghiệp. Trái lại là tà nghiệp. Dưới đây nói lúc như pháp cầu, lìa khỏi pháp tà mang, gọi là chánh mang. Nghĩa là tức hai nghiệp thân, ngữ từ vô tham sinh, lìa hết pháp tà mạng, gọi là chánh mạng, trái lại là tà mạng.

Giải thích về chánh tri mà trụ, vì như quyển hai mươi bốn nói, nên không trái nhau.

“Nếu xa lìa gồm thâu chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, cho đến trước đây đã đạt được”, là nói về chánh ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng thuộc về xa lìa tu đạo. Người kia ở kiến đạo lúc chứng được các chi giáo, đã được trước đó.”

Hỏi: Vì sao pháp này gọi là giới được bậc Thánh yêu thích? Đây là nói về chánh ngữ, chánh Nghiệp, chánh Mạng, được gọi là lý do tại sao giới được bậc Thánh yêu chuộng.

Nói “ Bất tác luật nghi. Đây là cộng giới của đạo vô lậu, gọi là Bất luật nghi, tức do sức của giới mà bậc Thánh đã yêu mến, nên sự nghiệp nuôi mạng, thân nghiệp, ngữ nghiệp hữu lậu đã có lúc tu đạo, đều được gọi là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng.

“Do năng lực tăng thượng của bốn Niệm trụ”, cho đến “cùng với chánh định”: Pháp sư Cơ nói: “Ý trong câu này nói: Do bốn niệm trụ là nhân sinh tâm, Định đồng thời với chín thứ Niệm. Chín thứ niệm tức đồng với an trụ niệm v.v…, đồng với chín thứ định, dùng chín thứ định này làm giúp đỡ. Định cũng là chín thứ, vì chánh niệm là chủ thể gồm thâu, giúp đỡ là bị lệ thuộc (đối tượng gồm thâu).

Trong nói về lập hai thứ, nói rằng: “Vô sở tác”, nghĩa là chánh ngữ, Chánh nghiệp, chánh mạng, do y cứ ở ý tứ, chủ thể lìa tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, khiến cho không có tác động, gọi là vô sở tác, lại không có tự thể riêng.

Trụ sở tác nghĩa là năm thứ còn lại có ba, quán này hai là chỉ, nghĩa là có thể, có công năng, gọi là trụ sở tác.

Trong phần nói về địa vị, nói dựa vào giới, để tu chỉ, quán, dứt kiết, được A-la-hán. Tu đạo dứt “hoặc” nối tiếp nhau trong thời gian dài, gọi là tu đạo. Trí Suất nhĩ sinh, tức dứt “hoặc” hẳn, được gọi là kiến đạo. Văn này tứcchứng nhất tâm kiến đạo, là nói rốt ráo, hoặc gọi là kiến đạo.

“ Do Nhân duyên này, đến phương mới kiến lập”. Nghĩa là do một tu đạo có phát ra quán, khởi chánh ngữ v.v… chứng tỏ đã có chánh ngữ v.v… trong quán, cho nên lập chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Kiến đạo không phát ra quán, khởi chánh ngữ v.v… nên không lập. Lại vì tu đạo nối nhau trong thời gian dài, nên phải nương tựa giới để tu ở “phương” chỉ quán, đều tu hoặc, chứng ba quả sau. Cho nên, “ phương” trong tu đạo mới lập giới. Do kiến đạo kia trí “ suất nhĩ” sinh, tức vì dứt kiến hoặc, nên không lập giới.

Dưới đây là tổng kết:

Thứ mười ba, giải thích về tu quả, trong đó có hai:

  1. Nói về tu quả.
  2. “ Lại ở trong đây v.v…” trở xuống, là nói về người tu quả, có phần bạt trần phiền não thêm riêng v.v….

Trong phần trước, đầu tiên hỏi; kế là, giải thích; sau là kết.

Trong giải thích có hai:

  1. Nêu tên bốn quả và phát ra thể của quả.
  2. Hỏi đáp, nói về nhân duyên lập quả.

Trong phần đầu, một người dự lưu do bỏ phàm phu, chứng đế hiện quán, ở dòng họ thánh, nên nói là Dự lưu.

Nhất lai như ở trong loài người, được quả thứ hai, vãng sinh lên cõi trời. Nhất lai được nhập Niết-bàn trong loài người, nên nói rằng Nhất lai.

Đã lìa phiền não cõi Dục, sinh lên cõi trời bất hoàn, nên nói là Bất Hoàn.

A-la-hán, Hán dịch gọi là Ứng Cúng. Trí đoạn đầy đủ, xứng đáng thọ nhận cúng dường, nên nói rằng Ứng Cúng. Hoặc gọi là Sát tặc; hoặc gọi là Bất sinh, như thường phân biệt. Thánh đạo, gọi là Sa-môn, dứt phiền não, gọi là quả, hướng về Thánh đạo, gọi là Sa-môn, Sa-môn, Hán dịch dịch là “Lao quyện”: Siêng năng tu hành, tiêu diệt điều ác, sinh việc thiện nên nói như thế. Tùy dứt phiền não, đã chế phục trạch diệt, gọi là quả. Đây là đối với chân như, tùy “hoặc” dứt được, giả nói là

Trạch diệt, gọi là quả vô vi. Lại, đạo sinh sau, hoặc trung, hoặc thượng, là đạo sinh trước, quả mới được sinh. Nghĩa là đạo giải thoát, hoặc trung hoặc thượng; là do sức của đạo Vô gián trước đã được quả hữu vi, cho nên luận Tiểu thừa nói rằng; “Sức của đạo Vô gián được quả Hữu vi, Vô vi.”

Kế là nói về nhân duyên lập quả. Vì đối trị bốn thứ phiền não, nên kiến lập bốn quả.

Dưới đây sẽ nêu ra bốn thứ phiền não bị đối trị đó là vô sự, cho đến kiến lập quả Dự lưu. Nghĩa là kiến hoặc của ba cõi, Tát-ca-da kiến là đứng đầu. Kiến này chấp ngã hoàn toàn điên đảo: đối với “không” mà chấp “có”, vì trong đối tượng chấp ngã là không, nên gọi là vô sự. Cho nên, kiến hoặc gọi là chung là vô sự. Vô sự phiền não, chủ thể lôi kéo đến đường ác.

Nay, đoạn hoặc này và thường hay tu, khởi đạo đối trị kia, nhằm lập quả dự lưu.

Theo quyển năm mươi tám chép: “Khổ phẩm hạ có mười; ba Đế, mỗi Đế đều có tám; Tu đoạn có sáu. Nếu theo Luận Đối Pháp thì cõi Dục có bốn phẩm hạ, mỗi phẩm có mười “hoặc”, tu đoạn có sáu. Tổng hợp bốn mươi sáu. Cõi Sắc Vô Sắc có năm môn dưới, mỗi môn đều loại trừ sân, đều có bốn mươi mốt. Ba cõi gồm có một trăm hai mươi tám phiền não, trong số đó, mười sáu phiền não là do tu đoạn. Số còn lại có một trăm mười hai là phiền não do kiến đoạn.

“Dự lưu đã dứt phiền não xong, vì sao đức Thế tôn chỉ nói là dứt hẳn ba kiết, lập quả Dự lưu ư? vì chung cho vấn nạn này, nên nói: “mà Đức Bạc-già-Phạm nói v.v… ”, theo cách hành văn rất dễ hiểu.

Quả Dự lưu này, cho đến nhiều đời nối tiếp nhau. Tức nói cùng cực đủ bảy đời, gọi là nhiều đời nối tiếp nhau. Nghĩa là nếu dứt trừ phiền não của lần tái sinh nối tiếp nhau, cho đến lập một quả Nhất lai, thì tu hoặc cõi Dục sẽ được chia làm chín phẩm. Vã lại y cứ ở mười bốn lần sinh để nói, nếu dứt ba pháp trước thì còn dư sáu đời. Nếu dứt thứ năm trong một đời thì phải dứt thứ sáu. Lại tổn hai đời, chứng quả thứ hai, hai đời còn lại, gọi là một lần qua lại được quả trong loài người; một lần vãng sinh lên cõi trời, một lần đến trong loài người được nhập Niếtbàn, gọi là quả Nhất lai. Nếu không dứt hai phẩm năm, và sáu kia, vẫn đối với hữu của trời, hữu của người, đều thọ tái sinh nối tiếp nhau.

Nay dứt hai phẩm phiền não năm, sáu, thì sẽ dứt hẳn cõi trời, cõi người tái sinh nối tiếp nhau mà có phiền não. Nếu đã dứt hẳn, thì có thể dứt “hoặc” lần sinh sau. Phiền não này đến lập quả Bất hoàn, nghĩa là ba phẩm “hoặc” sau, nếu không dứt hẳn thì sẽ sinh lại cõi Dục. Nay đã 16 dứt hẳn, không còn sinh lại nữa, chỉ có thọ sinh ở cõi Sắc, Vô Sắc.

Pháp sư Khuy Cơ lại nói: “Chỉ ở cõi trời sẽ có thể thọ sinh, nghĩa là trong khi một người kia ở trên cõi Trời đã thọ một hữu trong cõi người, thì sẽ không còn sinh lên cõi trời nữa, gọi là Bất hoàn. Trong đây y cứ ở tác pháp trong người; đây là từ quả đặt tên, nhân trởi điểm chưa gọi là Bất hoàn, hoặc đã dứt hẳn “hoặc” cõi Sắc, Vô Sắc, sinh ra phiền não, lập A-la-hán. Dưới đây sẽ dẫn thuyết, để chứng thành, chỉ chứng ba quả sau: về quả đầu, đã dẫn chứng xong, như thuyết trước nói, nghĩa là người Dự lưu đã dứt ba kiết, nay, lại tiến đến dứt tu hoặc. Sáu phẩm trước như tham, sân, si v.v…, trụ ở quả sau, gạn chứng quả Nhất lai, cho nên nói rằng: “dứt hẳn ba kiết mỏng tham, sân, si. Lại, người Dự lưu trước đó đã dứt ba kiết trong năm phần dưới. Người quả Nhất lai lại dứt sáu phẩm trước tham, sân. Bấy giờ lại dứt ba phẩm sau của hai kiết trong tham, sân. Vì nhân quả trước, nên nói rằng: “Dứt năm kiết phần dưới, lập quả Bất Hoàn. Người Bất Hoàn này đã lìa kiến hoặc ba cõi và lìa tu hoặc cõi Dục. Vào lúc này lại còn lìa Tu hoặc của tám địa cõi Sắc, vô Sắc. Do nhân quả trước, nên nói rằng dứt hẳn tất cả phiền não, lập quả thứ tư.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, nói về người tu quả có đẳng phần riêng phiền não thêm riêng. Trong đó chia làm hai:

  1. Nói hạnh riêng của bảy người.
  2. Hỏi đáp, nói lại hành tướng khác nhau của đẳng phần, bạc trần.

Ở trước, chia bảy người làm ba hạng:

  1. Phiền não tăng riêng.
  2. Đẳng phần.
  3. Bạc trần.

“Lại, ở trong đây cho đến người siêng năng tu gia hạnh v.v… ”. Đây là người tu hành thêm riêng tham v.v…, trước, phải nương tựa đối tượng duyên tịnh hạnh kia, nhằm tịnh tu tâm mình, rồi mới an trụ. Nếu người tu hành kia mang nhiều tham vọng, thì phải tự duyên bất tịnh, Sân nhiều thì tự tu thương xót; si mê nhiều, thì tự quán duyên khởi. Ngã mạn thì tư quán sáu giới; Tầm, tư nhiều, thì tự quán hơi thở, cho nên nói: “mổi người đều có đối tượng duyên riêng, siêng tu gia hạnh. (Rộng như luận trên nói).

Nếu người tu hành đẳng phần thì tùy đối tượng cú, lạc, duyên bám cảnh đó, siêng năng tu gia hạnh. Ân cần tu như thế, chỉ để cho tâm dứt, chứ chẳng phải tịnh hóa hạnh của mình. Người tu hành dẳng phần đã khởi phiền não, đều không thêm riêng nên không quán riêng cảnh bất tịnh v.v…. Chỉ tùy theo điều họ ưa thích, chẳng hạn, hoặc quán vô thường khổ, không v.v… với mục đích chỉ sao cho tâm họ được dứt mà thôi, chứ chẳng phải như thêm riêng, tịnh hóa riêng hạnh của họ. Cho nên nói rằng: “chẳng phải tịnh hóa hạnh mình”. Như người ta tu hành đẳng phần, hành giả Bạc phần cũng thế. Tuy nhiên, giữa các hạnh của họ có nhiều điểm khác nhau:

Hành giả tham v.v…, lúc tu, thì phải trải qua thời gian lâu, mới chứng tâm, trụ, Đẳng phần thì không lâu; còn Bạc trần thì rất mau chóng.”

Pháp sư Thái nói: “Trước tu ngũ năm pháp quán dừng tâm để đối trị “hoặc” gia tăng, trước, phải tu tự quán tịnh, nhằm trị “hoặc” của mình, mới mong chứng được tâm định. Nếu là hành giả đẳng phần thì không có “hoặc” riêng để trị, chỉ tùy thuộc vào “hoặc” đã ưa thích, thực hành quán bất tịnh, cho đến quán sáu giới, duyên theo cảnh đó, chỉ để cho tâm dứt. Vì không có “hoặc” tăng thượng để trị, nên chẳng phải tịnh hạnh.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Người tham, sân, si đều có đối trị. Trước đối với năm pháp quán dừng tâm gọi là Định do thế lực khác nhau của đối tượng duyên. Tùy theo hành giả tham, thực hành quán bất tịnh, siêng năng thực hành tu tập tâm, mới an trụ. Với người tu hành đẳng phần thì tất cả có đủ, tùy theo công hạnh đã làm đều được tu hành. Vì thế, nên dưới nói rằng: “Người tu hành đẳng phần đối với năm pháp quán dừng tâm, tâm họ mới được an trụ, chẳng phải tịnh hóa hạnh của họ” Có người nói: “cũng dứt “hoặc” phi.

Xưa nói là quán Sổ tức, trừ hai phẩm giác, quán. Nay, chỉ trừ giác, nên chỉ nói là hạnh Tầm, Tư, chứ chẳng phải trừ Từ.”

Hỏi: Vì sao không trừ Từ?”. Vì Từ, đói với cảnh, xem xét kỹ rồi mới “duyên”, còn Tầm thì tán loạn, nên nói là trừ tầm?

Kế là, hỏi đáp, nói lại sự khác nhau của hành tướng Đẳng phần và bạc trần. Đầu tiên nói về Đẳng phần khác nhau Sau nói về Bạc trần.

Trong phần đầu, đáp về “Đẳng phần hành”, cho đến “chẳng phải trên, chẳng phải vượt hơn”.

Pháp sư Cảnh nói: “Đẳng phần hành”, nghĩa là có đủ các hành tham, sân, si, mạn, tầm, từ v.v…, không đồng với hành thêm riêng, nghĩa là thêm tham v.v…, cho nên nói: “chẳng phải trên, chẳng phải vượt hơn”. Nhưng hành giả đẳng phần này cặp khi gặp duyên tu hạnh bất tịnh, hoặc quán quán từ bi thương xót, cho đến gặp duyên quán về sở tức, với riêng, nghĩa là quán hạnh tương tự”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Người hành tham gặp duyên, liền khởi tham, tức gọi là hành giả tham. Người phần này cũng thế. Tùy theo chỗ gặp duyên, khởi ngay tham v.v… tức gọi là hành giả tham, giống như tham v.v…. Dưới đây, trong phầnt huyết minh về Bạc trần hành, đầu tiên là nêu bảy câu. Kế là, giải thích, sau là kết.

Trong phần giải thích, trước là giải thích về không có chướng nặng, vì không có ba chướng.

Nói nghiệp chướng, cho đến nay che lấp chánh đạo v.v… tức là năm tội nghịch và “ cố tư” khác, tạo nên nghiệp bất thiện nặng nề, chiêu cãm ba đường ác.

Lại thứ tám có nghiệp của thân người nữ, Châu phía Bắc, nghiệp trời Vô Tưởng. Quả Nghiệp kia khởi lên che lấp đạo thánh, không cho sinh khởi.

Chướng Phiền não, tức là phẩm trên mạnh mẽ, nhạy bén thường khởi trong thời gian dài. Tịnh hạnh trong hiện pháp đã duyên quán bất tịnh v.v… không thể làm cho tịnh, gọi là chướng phiền não trong chướng Dị thục.

Luận sư Cảnh nói: “ Rằng hoặc chỗ sinh đến quả Dị thục sinh, tức nghiệp chướng ở trước đã chiêu cãm Dị thục. Vì dựa vào thánh đạo kia không sinh khởi, nên gọi là chướng Dị thục. Phạm vương hoặc ứng, hóa Bồ-tát chẳng phải chướng Dị thục. Nếu người thật sự thọ là chướng Dị thục. Hoặc là có chỗ sinh, cho đến người điếc, lẩn thẩn, ngu đần v.v… như ba thiên hạ được cãm báo người, hoặc mang bệnh điếc, lẩn thẩn v.v… nên không sinh đạo thánh. Do điếc, lẩn thẩn v.v… nên thánh đạo bất sinh.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “hoặc chỗ sinh, nghĩa là tùy theo chỗ sinh. Thánh đạo dựa vào bất sinh kia, tức ba đường ác. Ở chỗ sinh này quả Dị thục sinh, nghĩa là Dị thục ác, sinh ở chỗ này, chẳng phải chỗ thánh đạo dựa vào”

Giải thích đầu tiên được thanh tịnh: Nghĩa là giới tịnh, thiện và người thấy ngay thẳng. Giới là nền tảng đầu tiên của sự lìa lỗi lầm. Chánh kiến, tức là vị nguyên thủ của nhiếp thiện, cho nên nói giới thiện, chánh kiến là đầu tiên của thanh tịnh.

Mười nhân tịnh giới, như quyển hai mươi tám trước đã nói mười pháp thuận học: 1/ lìa ấp của mẹ v.v…. Bốn câu thấy nghe ngay thẳng, giải thích về các Như Lai và đệ tử bậc thánh, cho đến người sinh thắng giải v.v… sâu sắc, nghĩa là đối với chỗ sinh tịnh độ của thần lực khó nghĩ bàn của Phật và đệ tử bậc thánh. Đối với giáo pháp sâu xa Chân như kia là sự không thể nói, sinh thắng giải sâu sắc, không có sợ hãi. Vì xa lìa sự lừa dối, dua nịnh, nên sự thấy ngay thẳng của người kia là loại ngay thẳng, nghĩa là không có ngay thẳng, giống với chánh kiến vô lậu, gọi là loại chánh kiến.

“Như Thánh giáo kia mà tu hành chân chánh”. Nghĩa là tùy theo tu hành nào, tùy chứng cạn sâu như Chân thật kia mà tự hiện chứng, không quá số lượng đó.

Giải thích về tư lương đã đủ giáo pháp, giáo nghĩa: Nghĩa là tà giáo của ngoại đạo gọi là phi pháp, nay được chân giáo gọi là giáo pháp, thuyết mà ngoại nói hoặc có một ít nghĩa hoặc hoàn toàn vô nghĩa, không gọi là giáo nghĩa.

Các căn thành thục: Nghĩa là được năm căn như tín v.v… và bảy sắc căn đều đầy đủ.

Tư lương hiện pháp. Nghĩa là ít muốn, biết đủ.

Kế là giải thích về môn khác của Bổ-đặc-già-la có sáu:

1- Giải thích Sa-môn, văn chia làm năm: a, Nêu danh. b, Tóm tắt thuộc đương. c, Giải thích sơ lược. d, Giải thích lại. đ, Dẫn chứng.

Trong giải thích sơ lược, Pháp sư Thái nói: “Phật gọi là Thiện Thệ, là đạo tối thắng”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Hoạt đạo Sa-môn, nghĩa là lấy đạo để nuôi sống mạng, gọi là Hoạt đạo. Theo Luận Bà-sa, Như lai Độc giác, gọi là Thắng đạo, Thanh văn Vô học, gọi là Thuyết đạo. Tất cả Hữu học gọi là Mạng đạo. Nếu có phàm phu ưa phạm giới cấm, gọi là Hoại đạo.”

Trong giải thích lại, Pháp sư Thái nói: “Các vị Hữu học, Vô học của Ba thừa gọi là chung là Thắng đạo. Hiện đời vì không có Phật, Bồtát, nên các Thanh văn thọ trì giáo ba tạng, gọi là Thuyết đạo. Phàm phu giữ giới vì tuệ mạng tồn tại, nên gọi là hoại đạo. Phàm phu phạm giới, phạm giới căn bản đầu tiên trong ba học, vì khó khắc tuệ mạng, nên gọi là hoại đạo.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nếu không có Như Lai và các Bồ-tát vì được Bồ-đề, cho đến các chúng Thanh văn giữ gìn ba tạng, gọi là Sa môn đạo, thì đây là y cứ ở thời kỳ không có Phật, Bồ-tát, Thanh văn soạn luận. Nếu Phật, Bồ-tát ở chúng Thanh văn, thì gọi là Thắng đạo, Chư Phật, Bồ-tát gọi là đạo Sa-môn.

Nay, ở vào thời kỳ không có Phật, Bồ-tát, Thanh văn được gọi là Thuyết đạo, vì làm cho không dứt hạt giống. Do sự phá hoại kia, trước hết đã có căn bản v.v… của chánh đạo, nghĩa là ý trong đâynói giới là căn bản của chánh đạo.

Nay, vì phá giới, nên gọi là căn bản Đạo.

Trong phần dẫn chứng, y cứ ở luận Bà-sa, dẫn ba Thánh giáo để nói về bốn Sa môn:

1/ Kinh Sư Tử Hống.

2/ Kinh Phổ Hiền.

3/ Kinh Nan-đà.

Nay, kinh được dẫn chứng ở đây là kinh Sư tử Hống.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đức Thế tôn dựa vào kinh kia nói như vậy: “Cho đến giáo của ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn đều là không, chẳng thật có v.v… ”. Nghĩa là trong đây ý nói về bốn hạng Samôn. Đức Thế tôn dựa vào chân giáo có nói lời như thế là nói các giáo của ngoại đạo, Samôn kia là tà giáo. Cho đến Hoại đạo cũng không thật có. Vì phải thọ chân giới mới sinh hư hoại, kia đã là tà giới, dù cho hư hoại, cũng chẳng phải Hoại đạo.”

Thứ hai, trong giải thích về Bà la môn, Pháp sư Thái nói: “Từ Bàla-môn, cha mẹ mà sinh, gọi là chủng tịnh hạnh. Dù từ cha mẹ chủng khác mà sinh, tạo nên tên Tịnh hạnh, gọi là tưởng tịnh hạnh. Tu tập chánh hạnh, gọi là chánh hạnh.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: Gọi là “Tưởng Bà-la-môn, nghĩa là các thế gian v.v…, trong đây có giải thích: “Như cha mẹ Sát-Đế-lợi vì lập giả gọi là Bà-la-môn, thể là Sát-đề-lợi, gọi là chung Bà-la-môn. Lại do tưởng, nghĩa là tưởng danh v.v…, nghĩa là các thế gian v.v… đều đồng với tưởng này gọi là Bà-la-môn. Thứ ba, dưới đây là Bà-la-môn chân thiện:

1/ Thọ pháp bất dâm.

2/ Đạo thế tục, tạm thời đoạn phạm hạnh.

3/ Phạm hạnh rốt ráo dứt Dục, nghĩa là quả Bất Hoàn v.v….

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Vì sao không nói về quả Sơ, Nhị? Lại, vì sao phạm hạnh thứ hai trước không nói về lìa dục của cõi Sắc, Vô Sắc?”

Nghĩa là không nói quả Sơ, Nhị. Vì lấy lìa toàn phần của cõi Dục để nói, đối với tạm thời, phạm hạnh thành. Tạm thời phạm hạnh vì chỉ nói cõi Dục. Lại, vì sao trong thứ hai ở trước không nói là dục của cõi Sắc v.v…, đây là ảnh hiển, so sánh mà biệt. Như A-la-hán và quả Bất

Hoàn, phải biệt rằng đạo thế gian cũng đối chiếu mà nói. Nên nói là lìa Dục của Hữu sắc, vô Sắc. Nghĩa ảnh hiển này không có trái.

Nói rốt ráo, vì đạo vô lậu dứt hạt giống, nên nói là rốt ráo, chứ chẳng phải quả Vô học gọi là rốt ráo.

Thứ tư, trong giải thích về Bí-sô, ở đây có hai giải thích:

  1. Thuận với giáo, xin của cải lìa tà mạng.
  2. Nghĩa là thường xin ăn, khất thực v.v….

Tự xưng: như ngày nay, tăng phá giới, tự xưng ta là Bí-sô, hoặc có thể là người chưa thọ giới Cụ túc, tự xưng ta là Đại tăng.

Luật thập Tụng nói về Tự xưng gọi là “Tặc trụ”.

Người tự cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, gọi là Tưởng Bí-sô khi cạo bỏ râu, tóc, chưa thọ giới, chỉ có danh, tưởng, Bí-sô mà chưa có giới.”

Luận sư Thủ nói: “Danh Tưởng Tỳ-kheo, kinh Niết-bàn nói là Sa di chưa thọ mười giới mà rơi vào số tăng.”

Phá hoại phiền não. Nghĩa là như Luật Từ phần nói là Tỳ-kheo phá kiết, sử.

Thứ năm, trong giải thích về tinh tấn, siêng năng tinh tấn, siêng năng có ba:

  1. Dứt hai nghiệp thân, ngữ bất thiện.
  2. Dứt cảnh giới duyên bám, giữ gìn, che chở căn môn.
  3. Dứt phiền não.

Phải biệt rằng trong đây, đại khái có hai cách dứt bỏ phiền não. Luận sư Cảnh nói “Lược ba thành hai. Nay trong giải thích sự thôi dứt thứ ba, đại khái có chia làm hai:

  1. Dứt Tùy Miên.
  2. Dứt triền hiện tại.

Quyển thứ sáu, giải thích về xuất gia, như văn, quyển mười lăm hợp giải thích có bao nhiêu thứ kiến lập hai môn Nhân duyên. Trong đó có năm:

  1. Nêu chung hai môn.
  2. Nêu riêng về số môn đó.
  3. Lấy nhân duyên để kiến lập tám người.
  4. Kiến lập xong, kết.
  5. Dùng năm câu để phân biệt, hoàn thành nhiều, ít.

Khéo biết Du-già, tức khéo biết phương tiện, nghĩa là do trí hạnh tương ưng với lý, nhân trí hạnh, chủ thể tương ưng chung với quả, nên trí được gọi là phương tiện, tức cũng gọi là tương ưng.

Nếu phần đông có căn Bổ-đặc-già-la chưa thành tựu v.v… cho đến căn thứ hai, dù thành tựu mà chưa khéo giỏi phương tiện thiện xảo hai hạng người này khác nhau thế nào?

Nghĩa là: người trước chưa gieo trồng gốc lành. Người thứ hai, dù có gieo trồng phần ít, nhưng chưa giỏi về phương tiện khéo léo, đó là điểm khác nhau.

Quyển mười sáu hợp giải thích có mấy thứ hai môn của sự ma, trong đó 1/ nêu chung về hai môn khuyên biết, khuyên lìa: kế là, giải thích riêng hai môn. Sau, giải thích xong, tổng kết.

Theo phần giải thích riêng, trước giải thích về sự ma; sau nói về sự ma.

Trong phần trước: 1/ Nêu ra thể tướng. 2/ Phải biết trong đây, Như chỗ đã nương tựa của người chết: Trở xuống phát ra tác dụng của cái chết.

Bốn câu: “ Như chỗ nương tựa của người chết: như thứ lớp bốn ma như uẩn v.v…. Do phiền não nên chiêu cảm đời đời ở đương lai xong, tức là có người chết yểu. Nói chung, do phiền não trong mười nhân quá khứ, hiện tại, chiêu cảm sự sống chết ở mai sau.

Lược qua, không nói về nhân duyên phiền não của quá khứ đã chết, hiện tại đang chết, ở đời trước v.v… các loại hữu tình mạng chết. Nghĩa là lời nói này cũng chung cho tự tánh của đã chết, nay đang chết và sẽ chết.

Khuyên người tu thiện v.v… là giải thích về tác dụng của ma trời.

“Lại ma đối với người kia” trở xuống, là giải thích lại về thời tiết có tác dụng, không có tác dụng của ma trời.

“ Thế nào là sự ma” trở xuống giải thích môn thứ hai. Đại khái nói có tám ma, nói rộng thì vô lượng.

Quyển mười bảy, giải thích về phát thu trống không, không có quả.

Thứ hai, vì giáo thọ không có thuận theo. Như ngài Xá-lợi tử bảo người giặt áo thực hành quán sổ tức: người xâu chuổi khởi quán bất tịnh, do sự truyền trao sai lầm nên không được đạo thánh. Trong ba nhân duyên, đủ hai, thiếu một: có một, không có hai, đều không được hiệu quả.

Cơ vị Luận sư nói: do ba nhân duyên trống không, không có quả, nghĩa là đạo quả vô lậu chẳng phải là quả của thế gian. Vì sao biết được? Dưới đây nói rằng: “ Dù được định không có sự giáo hóa truyền trao, tức chân giáo thọ không theo, không có vô lậu sinh, do đó trống không không có quả.

BẢN LUẬN QUYỂN 30

Thứ ba, Xứ Du-già, văn chia làm hai:

  1. Trước kết, sau sinh.
  2. Mở ra chương giải thích.

Đầu tiên nói rằng: “Đã nói Phẩm Bổ-đặc-già-la, đây là kết môn đầu trong mười chín môn của Du-già quyển hai, “Kiếm tập”, nghĩa là kết môn thứ hai.

Và “sở duyên v.v… ”, kết môn thứ ba v.v…, cho đến “Hướng về người tu có quả, không có quả”: là kết môn thứ mười chín.

“Như nên an lập, nay ta sẽ nói” trở xuống có ba môn, như nên thưa hỏi mà an lập.

Thứ hai, trong mở ra chương, giải thích, trước, là tụng nêu ba môn.

Sau, là văn xuôi giải thích riêng.

Đại ý trong bài tụng có hai:

1. Nói chung về ba môn.

2. Ở môn thứ ba, chia riêng làm năm, kết hợp với bốn câu tụng này có hai mươi chữ: tám chữ trên, nêu chung về ba môn; mười hai chữ dưới, chia riêng thành năm:

Đến chúc mừng, thăm hỏi là một; tìm kiếm mong cầu là thứ hai; mới an lập là thứ ba.

Theo phần an lập, có riêng năm câu:

  1. Che chở nuôi nấng.
  2. Xa lìa.
  3. Một tánh cảnh.
  4. Che lấp tịnh.
  5. Tu tác ý.

Trong văn xuôi ở dưới, thì chia làm ba:

  1. Giải thích đến chúc mừng thăm hỏi.
  2. “Dùng lời lẽ Noãn mềm mỏng dịu dàng như thế”, là giải thích về sự tìm cầu.
  3. Thứ ba đối với bốn xứ, dùng bốn nhân duyên để chính thức tìm cầu.

“Lại đối với năm xứ” trở xuống, là giải thích an lập. Trong giải thích về môn: 1/ Giải thích chữ “vãng”, tức đến thưa hỏi. 2/ “Thỉnh như thế v.v… ” trở xuống, là giải thích về sự chúc mừng, thăm hỏi.

Trong giải thích về đến thỉnh, gồm có:

1/ Vì chứng tỏ lợi mình, muốn đến thưa hỏi, nên trụ ở bốn chỗ.

2/ “Chánh niệm như thế v.v… ” trở xuống, là lúc cầu thỉnh thưa hỏi.

3/ “Sắp thưa hỏi.” Trở xuống, là nói về oai nghi thưa hỏi.

Tiếp theo là giải thích về sự chúc mừng, thưa hỏi.

4/ “Ta đối với v.v… ” trở xuống, là chính thức nói về sự thưa hỏi.

Kế là, giải thích về sự chúc mừng, thăm hỏi, có mười hai câu khen ngợi sức cố gắng, chúc mừng, an ủi.

Thứ hai, trong giải thích về sự tìm cầu môn, trước là dùng bốn pháp để xét hỏi chỗ nên xét hỏi. Kế là, đối với bốn pháp Xứ, dùng bốn nhân duyên thích hợp với chính thức tìm cầu về xứ sở, căn hạnh, chủng tánh của nguyện:

  1. Dùng xét hỏi.
  2. Dùng ngôn luận.
  3. Lấy công việc đã làm
  4. Dùng trí biết tha tâm mà chính thức tìm cầu.

Đầu tiên, là dùng xét hỏi về căn hạnh, chủng tánh của phát nguyện kia. Kế là, “dùng ngôn luận để tìm cầu về ba thứ kia” trở xuống, là dùng nhân duyên ngôn luận thứ hai để tìm cầu về chủng tánh, căn hạnh v.v….

Trong dùng xét hỏi đầu tiên về phát nguyện đó, người kia đã tự biết, như hỏi đáp xong. Về chủng tánh, căn hạnh, người kia không tự biết. Do khó biết, nên vẫn còn phải dựa vào ngôn luận, công việc đã làm, trí biết tha tâm mà tìm cầu xem xét.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nhân duyên tìm cầu bốn xứ là đối với người lợi căn. Tại dựa vào ba nhân duyên dưới để tìm kiếm ba xứ, sở là đối với người độn căn, vì sao biết? Vì dưới đây, phát sinh ba nhân duyên tìm kiếm về lý do tự sinh khởi trong ba nơi chốn. Sự xét nghiệm ấy không nói đến người nghe pháp ba thừa trong chủng loại ba Thừa mà rơi lệ v.v…. Về vấn đề này, nếu y cứ ở người có tánh quyết định, thì trong xét nghiệm hạnh nói rằng: “Nếu có hành tham, thì người kia nghe vì nói ngôn luận mầu nhiệm, thanh tịnh, tức là phát niềm tin yêu, ưa thích v.v… rất thanh tịnh. Ý trong đây nói, do hành giả tham, tham giàu, vui, nghe nói cõi nước Phật được hình thành bằng bảy thứ báu, với ngôn luận màu nhiệm thanh tịnh. Rồi phát niềm tin thanh tịnh cùng cực. Chẳng phải là cảnh dục bên ngoài, gọi là mầu nhiệm thanh tịnh, mà là do không thể phát niềm tin thanh tịnh cùng cực.

Trong giải thích về hành si, nói rằng: “Như nói về căn chậm lụt, hành si cũng thế. Ở trước, nói là người căn chậm lụt dù nghe nói về ngôn luận thô cạn, nhưng với sức cố gắng xét nghĩ về nghĩa pháp, mới mong có thể lãnh thọ, hiểu rõ ràng thông suốt.”

Nay hành si này cũng thế. Nghe nói pháp thô, còn không thể hiểu nổi, huống chi nghe nói Niết-bàn thì làm sao có thể hiểu được một cách nhanh chóng. Cho nên, vì nghe nói thông suốt Niết-bàn, có thể lìa quả báo sinh tử tạp nhiễm, nên sinh tâm sợ hãi. Nếu từ lâu, với sức cố gắng xem xét, tư duy về nghĩa pháp mới có thể lãnh thọ, hiểu rõ ràng thông suốt. Nếu có người thực hành thông thả thì dù có nghe chính hóa, cũng không quy tín ngay. Nếu thực hành tâm, tư, nghe pháp nào mất pháp ấy. Pháp sư Thái nói: “Ở trước, y cứ ở nhập đạo, để nói về hành tham nay y cứ ở tà đạo để nói về hạnh tầm, tư, là vì chỉ muốn nói về hành tướng.

“Thứ ba, trong giải thích về môn an lập, trước, chia ra năm câu. Sau, theo thứ lớp từng tiết để giải thích.

Đầu tiên, giải thích về sự che chở, nuôi dưỡng tư lương định, tư lương tức là hai đạo tư lương của thế gian, xuất thế gian đã nói trong đạo xuất ly của nội Du-già ban đầu, có mười bốn môn.

Từ “Nếu tự viên mãn đến Sa-môn trang nghiêm”, (rộng như luận ấy có giải thích).

Nay, Với tư lương định của sự che chở nuôi dưỡng này, nên lại nêu văn kia, 1/ Nói về Luật nghi giới, từ so sánh mười ba môn; 2/ Giải thích về sự xa lìa. Trước chia ra ba câu. Kế là, giải thích, sau, là kết.

Đạo cán tích v.v…. Cán là nói cọng. Người phương Tây, thu hoạch lúa ngoài đồng ruộng, họ giữ lại rơm chất thành đống. Người thực hành đỗ-đa, hoặc ở chỗ chất chứa.

Giường nằm bờ mé. Nghĩa là giường nằm rất thấp, rất xấu xí, mục nát, vứt vào xó, không ai thèm lấy.

Thứ ba, là giải thích tâm một cảnh tánh của tâm và chướng tịnh, trong đó có ba:

  1. Giải thích tâm một cảnh tánh.
  2. Giải thích chướng tịnh.
  3. Dùng bài tụng gồm thâu chung.

Trong phần trước có ba: 1/ Chính giải thích tâm một cảnh tánh, 2/ nói tâm một cảnh tánh chung cho chỉ quán, 3/ nói về chín thứ gia hành.

Trong phần trước, trước là chung, kế là riêng, sau, là kết.

Trong phần chung có bốn câu:

  1. Thường thường tùy niệm.
  2. Sở duyên đồng phần.
  3. Sự chảy rót tương ưng v.v… với vừa ý, vui vẻ.
  4. Không có tội tương ưng v.v… với vừa ý, vui vẻ.

Dưới đây giải thích riêng về bốn câu này. Lại do niệm người kia rất tương ưng với cảnh không có lỗi đối với cảnh không có sở duyên. Trong đây ý nói vì hay bỏ đi nhiểm, nên được đạo rất yên ổn thành xong. Tự thể của sự vừa ý, vui vẻ mà gồm thâu với tương ưng, gọi là không có tội.

Thứ hai, nói về tâm một cảnh tánh chung cho cả chỉ, quán, trước chia ra hai môn, sau; giải thích hai môn, tong đó có hai:

1/ Giải thích bốn thứ tâm trụ của bốn phẩm.

2/ “Thế nào là bốn thứ Tỳ-bát-xá-na” trở xuống, là giải thích về bốn thứ hạnh, tuệ của Phẩm quán.

Tong phần trước có bốn:

  1. Nêu ra.
  2. Giải thích.
  3. Nói về sáu thứ lực thành chín trụ tâm.
  4. Nói về bốn thừ trụ tâm có bốn tác chung cho Phẩm Chỉ, Quán.

Trong giải thích, Pháp sư Khuy Cơ v.v… nói: “chưa hẳn là tâm trong định trụ một” duyên” tức là đúng, vì tâm v.v… ghi chép trước nhất chưa hẳn là định, nên ở trước nói phẩm loại Xa-ma-tha này đều chẳng phải là Xa-ma-tha.

Pháp sư Thái nói: “Lià chìm, nổi gọi là Đẳng trụ. Xét tra đều quán khắp, gọi là trụ khắp, trước sau không có gián cách, gọi là phướng tiện nối tiếp nhau. Lìa rối loạn, vắng lặng, gọi là lắng sạch. Phá trừ tùy phiền não tầm, từ ác, thất niệm đột nhiên khởi, tầm liền trừ khử ngay, gọi là rất vắng lặng”.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Nghĩa là có các thứ tầm, từ ác: dục, nhuế, hại v.v… các tùy phiền não: cái v.v… tham dục làm cho tâm nhiểu động, ở đây vì nêu lên tai họa lỗi lầm, mới sinh tưởng nhàm chán.”

Nói các tùy phiền não: Tham dục cái…, như Đối pháp quyển bảy chép: “Có phiền não đều là tùy phiền não, “Hoặc” căn bản kia cũng là tùy phiền não, có khi tùy phiền não chẳng phải phiền não, nghĩa là hai mươi thứ đẳng tùy hoặc” chỉ theo cái khác sinh, chẳng phải căn bản. Nay, tham dục v.v… vì cặp khi khởi theo cái khác, nên gọi là tùy phiền não.

Kế là nói về sáu thứ lực thành chín trụ tâm, Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Đầu tiên do hai sức lắng nghe, tư duy, thường nghe, thường tư duy v.v… cho đến đẳng biến, an trụ v.v…, trong đây, nếu trước hết, do hai sức lắng nghe v.v… thì chỉ “nội trụ”: thứ nhất; thứ hai:” đẳng trụ”; thứ ba, thứ tư An trụ, cận trụ do sức nhớ nghĩ, tức sức sơ, nhị gồm thâu hai thứ. Trong văn lại nói rằng: “ Và tức đối với phương tiện lắng sạch, phương tiện nối tiếp nhau này mà an trụ khắp, tức giống như đều lấy an trụ thứ ba. Trước, giải thích về an trụ, nói biết cũng do sức sơ nhị thứ ba, thứ tư ở dưới đồng với sức nhớ nghĩ, làm sao thông suốt ư?

Thuật rằng: “ Thật ra an trụ thứ ba là gồm thâu sức sơ nhị.

Nói an trụ, cận trụ trong sức nhớ nghĩ, ý trong đây nói, do sức nhớ nghĩ trong Cận trụ, chẳng phải tức an trụ hai pháp Cận trụ là sức nhớ nghĩ, tức chỉ cận trụ một thứ là sức nhớ nghĩ.”

Lại giải luận rắng: “ Đầu tiên, do lắng nghe hai sức tư duy, tức, “ nội trụ” là sơ, chỉ một “ nội trụ” đều là Đẳng trụ” là sức sơ, nhị, an trụ kia là sức nhớ nghĩ. Như dưới đây nói: “ điều hòa thuận với vắng lặng là hai thứ định. Nay, nói an trụ Cận trụ là biết rõ gồm thâu hai thứ, chứ chẳng phải an sự hiểu biết trong Cận trụ”.

Nếu vậy, thì vì sao lại nói: “ và, tức đối với lời nói an trụ khắp phương tiện v.v… lắng sạch, nối tiếp nhau này?

Thuật rằng: “ An trụ kia có cả ba lực. Nếu quán chưa thành, thì gồm thâu hai lực sơ, nhị. Nếu quán hạnh thành thì gồm thâu sức nhớ nghĩ. Lại nói đẳng biến an trụ, tức chứng tỏ một thứ đẳng trụ, chứ chẳng phải lấy an trụ. Vì đẳng biến” đối với các pháp v.v… thô động, an trụ là sức nhị. Nay, là tướng văn và tức đối với phương tiện nối tiếp nhau này, an trụ khắp phương tiện lắng sạch, chính là thích đáng với lời giải thích về “Đẳng trụ” ở trước, vì sao văn này lại nói lấy an trụ thứ ba ư? Cho nên, biết sức sơ, nhị chỉ thành “nội trụ”, đồng thời “Đẳng trụ”, là do sức nhớ nghĩ thành cận trụ của an trụ kia.

Thứ tư, nói về chín thứ tâm trụ có bốn tác ý chung cho Phẩm Chỉ, Quán:

  1. Nghe, tư duy.
  2. Tác ý liễu tướng.
  3. Thứ lớp năm tác ý thắng giải.
  4. Tác ý của quả rốt ráo gia hạnh.

Luận sư Bị nói: “Hai tâm trụ trước vì là tiền phương tiện của bảy tác ý, nên gọi là sức cố gắng. Kế là năm trụ tâm là thuộc về tác ý liễu tướng, nên gọi là hũu gián.

Tâm trụ thứ tám có năm tác ý, tâm trụ thứ chín có tác ý quả.”

Hỏi: “Có phải là có bốn quán với bảy tác ý nhiếp nhau chăng?”

Luận sư Bị nói: “Vì Luận đã không nói, nên không nhiếp thuộc lẫn nhau. Nay văn này đã nói là tức do bốn tác ý tu Tỳ-bát-xá-na, nên cũng là phẩm Tỳ-bát-xá-na. Cho nên biết tùy theo sự thích ứng nhiếp thuộc nhau.

Từ đây trở xuống là thứ hai, giải thích phẩm quán, trong đó, thứ nhất, chính giải thích về bốn thứ Tỳ-bát-xá-na. Thứ hai, “Lại, tức Tỳbát-xá-na như thế do sáu sự của ba môn” trở xuống, là giải thích về “sở duyên” khác nhau của Phẩm Quán, trong đó có ba:

1/ Giải thích chung về đối tượng Duyên (sở duyên) khác biết sáu sự của ba môn Tỳ-bát-xá-na.

2/ “Thế nào là siêng năng tu quán bất tịnh ” trở xuống, y cứ môn năm độ quán, nói riêng về đối tượng duyên khác nhau của sáu sự.

3/ “Như thế, dựa vào quán sai khác của sáu sự Tầm, Tư, đói tượng duyên của hạnh chỉ tịnh” trở xuống, là tổng kết, dựa vào sáu sự Tầm, Từ, sở duyên của tịnh hạnh, quán xong, Chỉ, Quán giúp nhau về tịnh thiện xảo kia. Hoặc quán sáu sự chỉ sẽ nói là xứ. Trong phần đầu Luận sư Cảnh nói: “Đạo lý pháp nhĩ đối với các pháp như thật đều thành lập pháp-tánh, do đâu mắt thấy, mà tai v.v… không thấy?

Khó tư duy pháp-tánh, nghĩa là như đất cứng v.v…. An trụ pháptánh, nghĩa là vì sao thế-giới sắp bày… như thế?

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tuệ gồm thâu sáu việc của ba môn. Bốn thứ Tỳ-bát-Xá-Na, nghĩa là tuệ này mỗi việc đều có cả sáu sự của ba môn.

Nói thành lập pháp-tánh; khó tư duy pháp-tánh; an-trụ pháp-tánh v.v…, nghĩa là như vì tánh tạo tác, nên lại thành lập tiếng vô-thường, đây là thành lập tánh pháp. Như nghiệp, cỏ thuốc, chú thuật, là khó tư duy pháp tánh, nghĩa là hạt giống pháp nhĩ, tánh khác nhau của ba thừa, gọi là an-trụ pháp-tánh. Sự thứ hai của tầm, Tư vì tự-tướng trong tướng thứ ba, nên khởi sự giác bờ mé v.v…. Mỗi tự tướng của sắc, thọ v.v… của Tầm, Tư đều được giới hạn của phần pháp khởi sự giác biên v.v…. Cộng tướng trong tướng thứ ba, phẩm thứ tư, thời thứ năm và lý thứ sáu, vì xứng pháp mà biết, nên khởi giáo như thật.

Thứ hai, y cứ Năm Độ Quán, phân biệt riêng đối tượng duyên của sáu sự. Văn tức là năm.

Đầu tiên, phân biệt về quán Bất tịnh. Nghĩa là sự Tầm, Tư, Trong đó nói rằng: “Xấu hôi sinh ra hôi. Pháp-sư Thới nói: Như thức ăn đến chín, gọi là xấu hôi, chưa đến phần-vị chín, gọi là sinh hôi.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “ Vì đổi thay, hư hoại, nên hôi, gọi là xấu hôi, như phân như nhớp v.v…, như rau ung, tỏi v.v….”

Nói về chín thắng-giải trong tự-tướng ngoài Tầm, Tư. Dưới đây y cứ ở ba biến đổi thuộc về chín tướng rất dễ hiểu. Nghĩa là từ cái vạc máu v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “ Dạ dày là vạc máu để chứa đựng nhiều máu nóng.”

Pháp sư Thái nói: “Nếu người tự tử, thì các mạch máu vận-chuyển lưu thông bên trong đã hết. Nếu bị người khác giết, thì màu sẽ chảy hết ra ngoài, ở trên nói màu đã chảy hết, là nói ở đây.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đầu, mình, dạ dày là vạc máu, vì công năng tự máu nóng. Một là lấy giả gọi là tơ năm mầu vẻ thành gỗ, đá, bùn v.v… tạo thành tướng bộ xương. Ngài Tam-Tạng nói “muốn thực hành quán bất tịnh, trước hết, quán xương giả.” Thới Pháp-Sư nói “Hành giả tu quán, muốn quán bất tịnh khi không có xương khác, thì được lấy gỗ, đá v.v… giả làm bộ xương, để tu quán bất tịnh. Vì chẳng phải xương, nên chỉ gọi là bộ xương. Nếu được Xương thật để quán bất tịnh thì mới gọi là quán bộ xương. Do lý này, nên nói về mười tưởng rằng: “ Hoặc Xương, hoặc vòng xích, kể cả bộ xương là đều cùng phẩm đổi thay, hư hoại. Như thế, xương và vòng xích v.v…, bị lửa, nước làm mục nát, gọi là bị cái khác làm hư hoại.”

Cộng tướng Tầm, Tư: bấy giờ, hành giả biết tịnh sắc của tự thân bên trong chưa hư hoại, nhưng đồng với sắc đã đổi thay, hư hoại ngoài thân, đổi thay, hư hoại pháp-tánh giống như bất tịnh, gọi là lá cộng tướng.

Lúc Tầm Tư: là các sắc tướng nội tịnh, sắc bất tịnh bên ngoài đều ở hiện tại. Trong các sự sinh này đã diệt, quá khứ từng là sắc tướng tịnh mà nay đã chết, hiện đang có các thứ bất tịnh nối tiếp nhau mà khởi. Nay, ta hiện có sắc tướng giống như tịnh, ở đời vị lai không tương đương với bất tịnh, như sắc bất tịnh ngoài hiện tại hôm nay thì không có việc đó. Nói rằng như thế trong lý Tầm, Tư, gọi là dựa vào thắng nghĩa của thế tục, kể cả đạo lý của nhân duyên quán đãi Tầm, Tư.

Luận sư Cảnh nói: “Trước nói Vô-ngã, chỉ giả ngôn thuyết nói là tịnh, bất tịnh, là gọi là đạo lý Quán đãi thắng nghĩa. Kế nói là phiền não nghiệp trước của mạng, noãn, thức, tạm giống như tịnh v.v… đó gọi là đạo lý quán đãi nhân duyên của thế tục.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Ở trước đã giải thích về vô ngã bên trong là thắng nghĩa. Lại, như nói: “Cho đến nói là màu xanh, bầm v.v… cho đến bộ xương, đây là thế tục. Nay, kết tùy theo lời nói, tức là chẳng phải dựa vào kết thứ lớp. Lại, dựa vào kết theo thứ lớp, tư duy, so sánh rất dễ hiểu.”

Nay giải-thích về vô ngã trong, ngoài, giả nói là tịnh, bất tịnh, gọi

là đạo lý quán đãi thắng nghĩa. Lại, như nói rằng: “Cho đến bộ xương, gọi là đạo lý quán đãi thế tục.” Nay, nghiệp phiền não trước của thân này của ta đã dẫn phát v.v…, gọi là đạo lý quán đãi nhân duyên. Dưới đây nói: “Ta cũng tự có thể thấy ở thân trong, ngoài, là hiện lượng của nhãn thức, cho đến hay dứt trừ tham dục là hiện tượng của Diệt trí, nghĩa là nghĩ rằng: “Thế nào là hôm nay, tác ý tư duy về pháp hay đối trị, có thể đối với phiền não sẽ sinh của cảnh giới “sở duyên của chủ thể trị”. Pháp sư Khuy Cơ giải thích trong đây với ý rằng: “Cảnh bất tịnh bên ngoài, gọi là chủ thể đối trị, vì trị tham dục, do “duyên”sắc bất tịnh, nên tất nhiên, chủ thể trị phiền não sẽ sinh của cảnh tịnh sở duyên. Nghĩa là lập lượng rằng.

“Lúc “duyên” bất tịnh, thì lẽ ra chủ thể trị dục tham. Vì “duyên” chủ thể trị. Như lúc “duyên” vô tướng, có thể dứt bỏ hữu tướng.

Thứ hai, là nói về quán tu từ, nghĩa là quán sở duyên khác nhau của sáu sự Tầm, Tư, như văn rất dễ hiểu.

BẢN LUẬN QUYỂN 31

Thứ ba, là nói về quán Duyên khởi. Vì các pháp sinh của sáu sự Tầm, Tư, nên sinh v.v… của các pháp kia vì chi sinh trước trước, nên chi sinh sau sau. Vì chi Diệt trước trước, nên chi Diệt sau sau. Trong đây đều không có tác giả tự Tại, cho đến các pháp chuyển biến. Đây là phá chấp trời tự tại của ngoại đạo là chủ thể tác giả, người sống, người chết. Lại, phá Số Luận chấp có “tánh minh”, gọi là tự tánh, chấp có ngã đế, gọi là sĩ phu. Với Hai mươi ba đế khác, gọi là Trung gian, trung gian là đối tượng chuyển biến.

Hoặc trong, hoặc ngoài. Nghĩa là thuộc về căn trong mười hai chi, gọi là trong; thuộc về trần, gọi là ngoài.

Mé trước không có biết; mé sau không có biết: nghĩa là mười nhân quá khứ dẫn dắt đến cái chết trong hiện tại, vả lại, nêu vô minh, nên nói là mé trước không có biết. Mười nhân hiện tại dẫn đến sự sống, chết ở đương lai, vả lại nêu ở vô minh, nên nói là mé sau không biết.

Phân biệt về tánh của hai chi như thế, gọi là tư duy tự tướng.

Đại lý quán đãi đầu tiên trong lý Tầm, tư. Nghĩa là chỉ quả nghiệp quán đãi, rằng vô minh v.v… giã nói là tác giả, thọ đều không có tác giả, thọ giả chân thật.

Lại, trong đây có hai thứ quả và hai thứ nhân, hai thứ quả là:

1/ Quả tự thể: là pháp sáu xứ v.v… của các Dị thục sinh ở đời nay. Sáu căn, sáu trần gọi là quả tự thể.

2/ Quả của Cảnh giới thọ dụng: Nghĩa là tăng thượng của nghiệp ái, phi ái mà khởi v.v… tức là sáu thọ thọ dung sáu trần. Trần là đối tượng thọ dụng; Thọ là chủ thể Thọ dụng.

Hai nhân là:

1/ Nhân dẫn dắt.

2/ Nhân sinh khởi.

Nhân dẫn dắt: là đối với hai quả, cho đến hạt giống Xúc, Thọ. Do mê hai thứ quả nói trước, nên khởi ngu si. Ngu si phát ra hành, Hành năng dẫn phát thức, gọi là chủng. Gọi là chủng lại hay dẫn phát Hạt giống của danh sắc. Hạt giống của danh sắc lại dẫn hạt giống của sáu xứ. Hạt giống của sáu xứ lại dẫn chủng xúc, hạt giống Xúc lại dẫn hạt giống của Chi Thọ.

Bảy chi như thế, lôi kéo trước, dẫn pjhát sau. Ngài Tam Tạng nói: “Nhân lôi kéo, dẫn phát chính là lấy thể của nghiệp thiện, ác. Nay, trong văn này lấy chúng hành nhân vô minh và Hành đã dẫn sinh hạt giống của năm chi, đều gọi là nhân dẫn dắt. Dưới đây sẽ giải thích về ý dẫn dắt nhau.

Vì khiến cho Thức, Sinh sắc, Sáu Xứ; Xúc, Thọ theo thứ lớp sinh. Thuộc về tưởng của chi sinh ở đương lai, nên nay, trước là nhiếp thọ hạt giống của pháp kia. Tất cả như thế, gọi là nhân dẫn dắt.

Bảy chi như thế đối với sinh, già chết sẽ khởi thức v.v…. Tất cả đều là thể của nhân dẫn dắt lôi kéo.

Nói thức thuộc về tưởng: Tưởng gọi là chi sinh, thức thuộc về Danh.

Nhân sinh khởi: Nghĩa là nếu khi lãnh thọ các vô minh, xúc mà sinh ra thọ v.v…, chính là lúc ở hiện tại, lãnh thọ thuộc về Già chết của mé trước, khởi ái cảnh giới, cũng khởi tìm ái của thân sau. Nhân hai ái này làm “duyên” sinh ra Thủ, cho nên nói rằng: “Và chủ thể nhiếp thọ phẩm ái, phẩm si mà có các Thủ. Cho nên bốn thủ lấy ái làm thể, nên nói phẩm ái có các Thủ. Thủ này tương ưng với si, lại nói rằng phẩm si đã có các Thủ. Do ái, thủ này thấm nhuần hạt giống của tám chi làm duyên tăng thượng, khiến dẫn sinh hạt giống Thức v.v… cho quả dị thục, tức nói ái, thủ có ba chi, gọi là nhân sinh khởi.”

Ngài Tam Tạng nói: “Nhân sinh khởi chính là lấy trong văn Ái, Thủ, y cứ ở thọ, để nói về ái đã sinh, gọi là nhân sinh khởi. Do sức tăng. Thượng duyên của hai nhân này, tức là đối tượng theo đuổi của ba khổ chiêu cảm, gom góp tất cả uẩn v.v… thần túy khổ lớn, hai nhân tức nói mười chi trước là thể của hai nhân, nhân thành được ba quả khổ theo đuổi.

Thứ tư, là nói về quán sáu giới: Sáu việc tầm tư, tầm tư đời quá khứ, vị lai và hiện tại, sáu giới làm duyên được vào thai mẹ v.v…. Nghĩa là có sinh quán đãi trong xả, có không, thức của bốn đại, nương giá bất tịnh được vào thai mẹ. Lại do các nghiệp phiền não đời trước và hạt giống, danh ngôn của mình để làm nhân duyên v.v…, đều giải thích về nghĩa quán đãi.

Trong đạo lý pháp nhỉ nói rằng thành lập pháp tánh: Như tánh chấp cứng chắc, ẩm ước, noãn, động của bốn đại, chẳng phải nhân duyên nương tựu, mà là tánh tự thành lập.

Khó tư duy pháp tánh, nghĩa là không nên tư duy vì sao đất cứng mà không là ẩm ướt?

An trụ pháp tánh nghĩa là có Phật, không Phật đất cũng thường cứng chắc v.v….

Thứ năm, là nói dùng sáu việc tầm, tư niệm A-na-ba-na, nghĩa

là nương tựa lời Phật dạy, có thể biết đúng buột tâm nơi cảnh của hơi thở ra vào thhấu rõ không có quên mất, là nghĩa của niệm A-na-ba-na. Lại tư duy trong thân hơi thở kia có thể được, vì hệ thuộc thân, nên gọi là trong, là loại gió ngoài, gọi là thuộc xứ ngoại. Sự khác nhau trong, ngoài, gọi là biết sự.

Lại, tư duy hơi thở vào, hơi thở ra, mỗi hơi thở đều có hai:

1, Hơi thở vào có hai khoảng giữa, hơi thở ra cũng thế. Lại, biết hơi thở ra vào, nghĩa là khoảng giữa biết hơi thở vào, hơi thở ra, khởi nối tiếp trong nhiều giờ là dài.

Như thế là hơi thở ra vào ngắn. Nghĩa là khoảng giữa hơi thở vào, ra, khởi tạm, gọi là ngắn. Như thế dựa vào sự khác nhau của sáu việc Tầm, Tư, đối tượng duyên của tịnh hạnh, quán rồi. Dưới đây, là kết và chỉ:

Kết năm pháp quán dừng tâm ở trước, gọi là đối tượng duyên của tịnh hạnh, cho đến hoặc dựa vào đối tượng duyên khéo léo và sở duyên của tịnh “hoặc”.

“Đối với Xứ của mình, về sau, ta sẽ nói” trở xuống, là nói về nơi chốn duyên tịnh “hoặc” của đối tượng duyên thiện xảo, gọi là xứ của mình.

Từ trên đến đây, phần nhiều văn đều là thứ hai, nói về một tánh cảnh của tâm chung cho cả Chỉ, Quán.

Từ đây trở xuống, là thứ ba, nói về chín gia hạnh, trong đó, đầu tiên, nêu chung về pháp hắc, bạch, mỗi pháp đều có chín. Nêu riêng về chín phẩm bạch, gọi là phân biệt tương đối khác nhau.

Kế là, tùy theo giải thích riêng về chín thứ phẩm bạch. Sau, kết hai phẩm, phân biệt về tổng kết thuận, nghịch kia.

Mười tám trị chướng gọi là một tánh cảnh của tâm, do gia hạnh thuộc về chín thứ phẩm bạch, có thể giúp cho tâm kia nhanh chóng được Định. Đây là y cứ trong tâm nghe, tư duy, tạo ra chín gia hạnh, có thể nhanh chóng được định, giúp cho Tam-ma-địa càng tiến thêm lên: Đây là y cứ ở tâm định, tạo ra chín gia hạnh, giúp cho Đẳng trì càng tiến thêm lên. Lại, vì lý do này, nên đối với Địa được thích hợp và tùy theo chỗ thích ứng được nhanh chóng, có thể không có sự chậm trễ. Muốn khởi thần thông đi qua địa khác và tùy theo điều mong muốn, tu khởi công đức. Do chín thứ gia hạnh này nên sự mong muốn chóng thành.

Tùy theo:

1/ Tưởng trong giải thích riêng, nên gia hạnh là người tham dục tu bất tịnh quán v.v… vì tương ưng với thuốc, bệnh.

2/ Người tập gia hạnh, đối với phẩm chỉ quán, đã từng tu tập nhiều, cho đến phần ít chẳng phải đối với tất cả hạnh quán đều mới tu nghiệp.

“Vì sao” trở xuống, là nêu nghiệp mới tu, để làm rõ đã từng quán tập.

3/ Gia hạnh không chậm rãi, nghĩa là khởi ân cần trân trọng vô gián. Hoặc tu nghiệp hòa kính, nghĩa là sáu hòa kính.

4/ Gia hạnh không trái ngược: Như sư khai ngộ, tức học như thế, lìa tự ngạo mạn v.v….

5/ Gia hạnh hợp thời. Tu Chỉ, nêu Xả, kế là, thích hợp thời gian. Lại rất dễ hiểu rõ Chỉ quán, nêu lên thể tướng và thời gian của bốn pháp xả, thể của Chỉ tức chín tướng trụ tâm. Tướng Chỉ có hai:

1. Tướng sở duyên tức là bản chất sở tri của phẩm Chỉ đồng phần với ảnh tượng là tướng sở duyên của Chỉ.

2. Bản ý của tướng nhân duyên, nghĩa là nương tựa Xa-ma-tha huân tập tu Chỉ, vì e dựa vào tu Chỉ, tâm sẽ chìm mất, nên vì khiến Chỉ tâm, lìa chìm mất, được thanh tịnh, nên tu quán gia hạnh. Tu quán gia hạnh đối cới Chỉ thanh tịnh là tướng nhân duyên.

Thế nào là quán? Nghĩa là quán hạnh sở duyên khác nhau của bốn hạnh; ba môn và sáu sự, tức theo thứ lớp, quyển trước nói: “Bốn thứ Tỳ-bát-xá-na, nghĩa là chủ thể chánh tư duy lựa chọn; Tư duy lựa chọn rất tích cực; Tầm, Tư cùng khắp, Từ sát cùng khắp gọi là bốn hành. Ba Môn là:

  1. Chỉ tùy theo tướng hạnh.
  2. Tùy theo hạnh Tầm, Tư.
  3. Tùy theo hạnh Từ sát.
  4. Sáu Sự tức là Nghĩa, sự, Tướng, Phẩm, Thời và Lý.

Tướng quán có hai:

1. Tướng của sở duyên (đối tượng duyên), Nghĩa là Quán, Phẩm, Sở tri, Bản chất, Sự, Đồng phần; Ảnh tượng, tùy theo tâm quán mà khởi.

2. Tướng Nhân duyên, nghĩa là nương tựa Tỳ-bát-xá-na để huân tập tâm, e rằng dựa vào quán tâm sẽ trôi nổi, giao động thái quá, vì muốn cho tâm quán lìa dao động, được thanh tịnh, nên tu Xa-ma-tha, tất cả gia hạnh làm tướng nhân duyên cho quán vượt hơn sau. Hoặc sợ lúc chìm xuống. Nghĩa là biết tâm lúc yếu kém, e sẽ chìm mất.

Đối với Phẩm chỉ, Quán, Điều hòa, Nhu thuận, ngay thẳng: nghĩa là Chỉ, Quán đồng đều, gọi là điều nhu ngay thẳng.

Tướng Xả, nghĩa là do đối tượng duyên, làm cho tâm Xả ở trên v.v… Luận sư Cảnh nói: “Cực lực Xả hôn trầm, trạo cử, để cho tâm xả ở trên. Nếu tinh tấn thái quá thì tâm sẽ xảy ra sự giao động, nên ở đây không được tinh tấn thái quá.”

Pháp sư Thái nói: “Đối với cảnh sở duyên, cực lực lìa Chỉ, điệu cử, gọi là lúc xả duyên tăng thượng, nghĩa là đối với Phẩm Chỉ quán, lập ra lìa điệu cử là khi tu xả, cũng nên nói là đối với phẩm Chỉ quán đã có tâm chìm mất, lúc đã giải thoát là tu xả.” Thứ sáu là hiểu rõ gia hạnh, nghĩa là đối với các tướng đã nói như thế, khéo lấy, khéo biết rõ về nhập, trụ, xuất tất cả các Định tùy ý đều có thể. Hoặc có lúc ruồng bỏ ảnh tượng của Cảnh Định, tác ý tư duy các cảnh giới, bản chất sở duyên của tâm tán cõi Dục, gọi là hiểu rõ gia hạnh, đây là y cứ ở sự hiểu rõ về ảnh tượng tướng phần của Tâm Định, giống như cảnh của bản tánh sở duyên của tâm tán. Như đây gọi là Xả chất quán của ảnh tượng.”

Ngài Tam Tạng nói: “Bỏ ảnh tượng sở duyên trong Xả Định chính là “Duyên” bản chất của bộ xương trong rừng bản tánh”.

Thứ bảy, tám, rất dễ hiểu. Thứ chín, chính là gia hạnh, văn chia làm hai:

  1. Lược nêu tướng gia hạnh.
  2. “Chánh là dừt bỏ” trở xuống, là giải thích rộng năm môn.

Trong phần đầu, rằng, đối với sở duyên, cho đến các tướng bất tịnh, nghĩa là ban đầu, quán xanh, bầm. Kế là, xả quán sình trướng. Kế là, lại xả quán tướng sình trướng, mục nát v.v…. Do trừ cảnh tướng mà khởi tác-ý, đối với cảnh sở duyên, thường chính dứt trừ biệt cảnh hiện ở trước, gọi là chánh gia-hạnh.

Trong giải thích rộng, đầu tiên, là nêu; kế là, giải thích; sau, là phânbiệt để giải thích.

Trong giải thích, không lấy các tướng không niệm, do “duyên”cảnh của Địa định, vì tư-duy Địa định khác, nên gọi là đối với tác-ý khác, nghĩa là như Sơ tĩnh-lự “duyên” pháp v.v… của Địa trên, tĩnh lự của địa trên duyên với pháp của địa dưới, v.v… gọi là “duyên” cảnh của Địa định khác.

Trong phần phân biệt chính nói chia làm hai:

1/ Nêu chung phân biệt lấy đã nói hai thứ.

2/ Phát ra tướng.

Trong phần trước, dù an lập khắp tất cả sở-duyên, chính là dứt trừ tướng, đều có năm thứ. Nhưng ý nghĩa này là lấy sự thu nhiếp tâm mình bên trong, tác ý không niệm. Nghĩa là thứ chín trong đây, phân biệt chính thức gia-hạnh, chính là vì có khả năng dứt trừ cảnh-tướng sở duyên, nên ý trong đó lấy:

1/ Thu nhiếp tâm bên trong.

2/ Phát ra Tác-ý không nhớ nghĩ tất cả tướng.

3/ Vẫn “duyên”cảnh của địa khác.

4/ Vẫn quán cảnh bất-tịnh v.v….

5/ Vẫn “duyên” Tác-ý tư-duy cõi Vô-tướng.

Cho nên, ba tướng sau, không thuận với dứt trừ chính thức sự gia hạnh.

Thứ hai nêu tướng tác ý không niệm trong sự giải thích ban đầu trong hành tướng của chánh gia hạnh kia.

“Hai, lại hạnh có tướng, có phân biệt” trở xuống, là giải thích thu nhiếp tâm bên trong.

Trong phần trước, nói là người mới tu nghiệp, hoàn toàn không buộc tâm mình đối với cảnh sở-duyên của năm pháp quán dừng tâm chỉ niệm được không phân tán, cho đến lìa các tác dụng vừa ý bên trong, vui vẻ đối với tướng ngoài, không có tư-duy, dứt trừ sở duyên, nhiếp thọ sự vừa ý vui vẻ trong hạnh tu tập.

Thứ hai, trong giải thích về sự thu nhiếp tâm mình, đầu tiên, pháp; kế là, dụ; sau là hợp.

Đầu tiên là nói rằng: “Lại, hạnh có tướng, có phân biệt các cảnh như bất tịnh v.v… Đây là nói do tác-ý không niệm mà lấy cảnh bất tịnh v.v… của tướng ngoài.

“Thế nào mà hành cho đến không lấy, không bỏ” trở xuống, là giải thích về nghĩa không bỏ, không lấy. Do đối với sở duyên, vì hạnh chỉ chuyển biến, nên không gọi là xả, cho đến không thể qua đến, cho đến hiện quán sự cảnh của sở-tri, đây là giải, thích ngược lại. Do thường thắng giải, thường dứt trừ trở xuống là giải thích thuận thí như thế gian trở xuống là thứ hai, nêu dụ để làm rõ.

Thứ hai, là nêu dụ để làm rõ.

“Đạo lý trong đây v.v… ”trở xuống, là thứ ba, hợp dụ, đối với cảnh hẹp mà khởi thắng giải, tức đối với hẹp nhỏ mà chính thức dứt trừ v.v…. Vả, như ban đầu “duyên” màu xanh hẹp, ít, quán khởi thắng giải xong, dứt trừ “duyên” màu xanh rộng lớn. Hoặc vô lượng màu xanh. Kế là, tức loại trừ, phải biết cũng vậy. Đối với màu xanh hẹp, ít, chính thức dứt trừ xong, hoặc đối với sắc vàng hẹp, ít, lại khởi thắng giải; hoặc đối với màu xanh rộng lớn, hoặc vô lượng màu xanh mà khởi thắng-giải.

Đối với màu rộng lớn kia và với vô lượng màu, phải biết cũng vậy. “Duyên” màu xanh rộng xong, kế là, dứt trừ, lại quán màu vàng rộng lớn; hoặc vô lượng màu xanh v.v…. Hẹp, ít cũng vậy.

Nếu các sắc pháp tất cả ảnh tượng của tướng mạo biểu hiện rõ ràng, phải biết là giống với biến hóa thô, nghĩa là nếu duyên ảnh tượng của sắc pháp là thô, giống với biến hóa, thì các pháp không có sắc giả gọi ở trước như đã lãnh thọ, vì sức tăng thượng, nên ảnh tượng hiện rõ. Nghĩa là nếu quán không có sắc thì pháp được lấy khác sẽ không có tướng mạo, vì Tầm được gọi là sức tăng thượng của sự lảnh thọ. Ảnh tượng hiện rõ, như thể tánh của ảnh tương này là gì? Ngài Tam Tạng nói: “Tùy theo duyên” các pháp phi sắc thọ, tưởng v.v… đã khởi ảnh tượng, tức là loại tánh của bản chất, gọi là pháp kia.

Kế là giải thích về tịnh chướng, trong đó có hai:

  1. Giải thích tịnh chướng.
  2. Dùng bốn câu phân biệt về hạnh tịnh chướng.

Trong phần trước, trước là nêu, chung. Kế là, tùy theo giải thích riêng, trong đó có hai lượt:

Trong lượt đầu, chướng yếu kém. Nghĩa là đối với pháp Niết-bàn xuất ly và đối với pháp xa lìa của đạo thế gian, xuất thế gian, lúc siêng năng tu hành. Đối với pháp tạp nhiễm, có kính mến, không ưa hoặc vọng, lo lắng, buồn rầu, nên tâm yếu kém che lấp Tầm, Tư. Nghĩa là Tầm, Tư dục, nhuế, hại v.v…, biết tai họa lỗi lầm của chướng, vì chướng này có, nên đói với bốn thư chướng kia lúc còn ở thân, chưa chứng, không chứng đã được lui sụt mất, cho đến đọa các đường ác, gọi là biết tai họa lỗi lầm của chướng.

Trong tu tập đối trị, đầu tiên là nói về đối trị yếu kém. Sau nói về trị cái che lấp v.v….

Trong phần trước đầu tiên, là nói về trị chung, đều dùng chung tùy niệm để làm đối trị. Do tác ý tùy niệm làm vui lòng mình, nghĩa là cầu xuất ly. Về lý cũng không có khó khăn khiến cho các sự yếu kém đã sinh, dứt trừ chưa sinh, bất sinh.

Kế là nói về đối trị riêng. Tác ý phi lý cái che lấp khác v.v… dùng trái nhau đó, tác ý như lý làm đối trị, nghĩa là có tham cái và tầm dục, tưởng bất tịnh đối trị. Cái hữu nhuế, tầm nhuế, tu từ làm đối trị. Hôn tầm, thùy miên, tư duy tướng Ánh sáng làm đối trị.

Nghi dựa vào các hành của ba đời, chấp, “ ngã” là “ có” là “không” v.v… biết rõ các hành của ba đời, chỉ bà con, cõi nước không chết v.v…. Tầm bà con trạo cử, ác tác, tu chỉ, hành vắng lặng là pháp nhân duyên, đã có, sẽ có, nay làm đối trị.

Trong phen thứ hai, giải thích lại. Như văn rất dễ hiểu.

“Phải biết trong đây “trở xuống, là bốn câu phân biệt về hạnh năng tịnh chướng, câu đầu, nói về: Giáo càng nhiều, thuận với quán càng nhiều. Do quán nhiều nên làm cho chỉ cũng nhiều. Quán lại tùy theo phẩm loại của cảnh cũng nhiều.

“Chính tu hành” trở xuống, là thứ hai, nói do quán tập tăng trưởng rộng lớn, làm cho chỉ cũng thế. Thân, tâm khinh an, với một cảnh của tâm giúp đở lẩn nhau, xoay vần lệ thuộc nhau. Thân, tâm khinh an, lìa thô nặng, gọi là “chuyển y” dựa vào trí hiện lượng của cảnh sở tri sinh ra.

Hỏi: “ Ngang đâu sẽ nói v.v… ” trở xuống, là thứ ba, nói về năm pháp quán dừng tâm, giới hạn đầy đủ của hạnh hay tịnh chướng: Trước là hỏi, sau đáp.

Trong đáp: 1- Nói về giới hàn thành mãn của quán bất tịnh. 2- So sánh giới hạn thành tựu viên mãn của bốn thứ như thương xót, v.v…, nên nói rằng: “ phải biết cũng thế” dưới đây là nói về sự khác nhau: nghĩa là phần nhiều hành tướng của tâm từ được thể hiện rõ, chứ chẳng phải tướng sân nhuế. Đối với pháp xứ thuận theo triền sân nhuế, tâm không thu nhập, cho đến nói rộng, tâm không ưa thích, tâm không tin hiểu, an trụ ở xả, nẩy sinh nhàm trái sâu sắc, bấy giờ, người tu hạnh quán, phải tự biết rõ: Nay, tôi đã được quán thương xót. Nay, mình đã được tu quả. Ngang đây, gọi là quán thương xót đã được rốt ráo v.v….

Nếu người kia nặng về ngu si thì phải quán duyên khởi, hiểu rõ mười hai chi chỉ là hành tướng vô thường, khổ, không, vô ngã biểu hiện rõ ràng, chẳng phải chấp thân thường, lạc đều cùng hiện hành, những lời khác giống như trước.

Chấp ngã mạn v.v… Nghĩa là quán giới phân biết, biết rõ thân này chỉ nhiều tánh giới, thân mượn các thứ tướng khác nhau trong nhóm, tưởng hiện rõ, chẳng phải chấp một tưởng của nhóm thân hiện rõ.

Tầm, Tư nhiều. Nghĩa là thực hành quán sổ tức, tầm tư tịch chỉ, gọi là tưởng vắng lặng bên trong hiện ra, chẳng phải lại được khởi các thứ tưởng tầm, tư hý luận, hiện hành.

Hỏi: “Ngang đâu sẽ nói hai thứ Xa-ma-tha, Tỳ-bát-xá-na đều chuyển” trở xuống, là thứ tư, nói về giới hạn vận chuyển song song chỉ quán?

Đáp: “ Nếu có đạt được, cho đến người tu tuệ tăng thượng, trụ đẳng trì thứ chín trong chín tướng trụ tầm, cũng gọi là Đẳng dẫn trụ. Dùng đẳng trì này là dựa vào tu tuệ tăng thượng trong pháp quán thắng nghĩa đế của thế tục. Bấy giờ, người kia do quán pháp nên trụ đạo nhậm vận chuyển, không có công dụng chuyển không do gia hạnh v.v…. Nghĩa là do thường tu tập, không do công dụng chuyển song song chỉ quán”.

Từ đây trở xuống dùng bài tụng Ốt-Đà-Nam trong gồm thâu chung nói rằng: “ bài Tụng Ốt-Đà-Nam có ba:

1/ Sơ, là lúc nói về pháp, đầu tiên dùng một bài tụng nghĩa là không tụng lại, đều nêu các môn; sau, dựa vào môn để giải thích.

2/ Trung, tức là tụng lại pháp phân biệt chưa rõ, khoảng giữa, nêu tụng để gồm thâu lại nghĩa trước.

3/ Hậu, nghĩa là phân biệt pháp xong, nêu chung tụng lại tụng nghĩa trước.

Nay bốn bài tụng này chỉ là tụng trung, do trong an lập có năm nghĩa. Ngoài ra có môn tu tác ý thứ năm chưa giải thích, tức nêu tụng này gồm thâu lại nghĩa trước nên gọi là Trung.

Nay bốn bài tụng này là tụng hai môn trước. Ba bài tụng đầu, là tụng một tánh cảnh của tâm; một bài tụng sau là tụng về tịnh chướng.

Trong một tánh cảnh của tâm, 1/ Nói về một tánh cảnh của tâm. 2/ Nói về một tánh cảnh của tâm có cả Chỉ, Quán. 3/ Nói về chín thứ gia hạnh chung cho Chỉ, Quán, trong đó, trước nói về Chỉ, sau nói về Quán.

Trong quán, 1- Nói về bốn thứ; 2- Nói về sự của ba môn. Nay một bài tụng đầu trong tụng này, bài tụng về sở duyên khác nhau của sáu sự ba môn. Hai bài tụng kế là, tụng về chín thứ gia hạnh, y cứ trong năm môn an lập.

Từ trên đến đây, ba đoạn nói về bốn môn xong, từ đây trở xuống, là đoạn thứ tư, giải thích môn tu tác ý thứ năm, trong đó có hai:

1. Nói về người mới tu nghiệp, là chứng một tánh cảnh của tâm và dứt hỷ, lạc, tu bốn tác ý.

2. Giáo hóa người mới tu nghiệp, đối với tu tác ý, lấy năm thứ tướng.

Trong phần trước lại có hai:

  1. Nhắc lại phần nêu ở trước.
  2. Giải thích riêng.

Trong phần trước nói rằng: “Người mới tu nghiệp, đối với trong tướng phổ biến đã an lập do tánh cảnh và tịnh các chướng, lìa tà gia hạnh, học chánh gia hạnh, nghĩa là Du-già thứ ba ở trước, đầu tiên có ba môn:

  1. Môn đến chúc mừng.
  2. Tìm kiếm.
  3. Mới an lập.

Trong an lập có năm môn:

  1. Che chở nuôi nấng tư lương định.
  2. Xa lìa.
  3. Một tánh cảnh của tâm.
  4. Tịnh chướng.
  5. Tu tác ý.

Nay, nhắc lại thứ ba một tánh cảnh của tâm trong năm nghĩa đã được an lập, vì duyên phổ biến, nên nói rằng: “Một tánh cảnh của tâm trong chướng, lìa chín thứ tà gia hạnh, học chín thứ chánh gia hạnh v.v…. Đây là nhắc lại trước. “Người kia nên trước cho đến bốn thứ tác ý”: đây là nêu số, kế là, nêu bốn tên gọi.

Trong giải thích riêng, có hai lượt giải thích:

Lượt đầu rất dễ hiểu. Trong phen thứ hai, văn chia làm ba:

1/ Giải thích chỗ đáng nhàm chán tai họa, đại khái có bốn thứ: a) Mình suy tổn. b) Người suy tổn, gặp nhau hiện ở trước. c) Mình hưng thịnh. d) Người hưng thịnh, lìa đổi thay, hư hoại.

2/ Giải thích về chỗ đáng nhàm chán có ba:

a) Tùy niệm Tam bảo, nghĩa là ta và giới cụ túc, đủ đức v.v… cùng làm ban pháp v.v…, ý chỉ lấy giới kia để niệm Tăng Bảo.

b) Tùy niệm Học xứ, thanh tịnh Thi-la. Trong thanh tịnh, lại nói : “Ta được đồng phạm hạnh với người Kia, đồng giới, đồng học và đồng với những gì mà người Kia thấy v.v… với ý niệm thân mình ba tuệ thanh tịnh một với người vượt hơn, làm cho tâm hân hoan vui vẻ.

c) Đối với pháp mà mình đã chứng khác nhau, sinh ra tin, hiểu sâu sắc, không có chỗ yếu kém, khiến tâm hân hoan, ưa thích trong đó có hai:

1. Nghĩ rằng: “ Nay ta có sức, vì có thể được những điều chưa được, nên khiến cho tâm hân hoan, ưa thích, khiến tâm hân hoan ưa thích.

2. Lại do trước, sau mạnh mẽ tinh tấn, đã gánh vác điều đã chứng, hơn nữa, thời gian sau, lại có pháp đã chứng, nên sinh ra tín, hân hoan, vui vẽ là gọi là môn khác. Pháp sư Cảnh giải thích: “Môn khác, nghĩa là mới có đối tượng chứng, tâm vương hân hoan, ưa thích vì khác với chứng cũ, nên gọi là môn khác, cũng có thể khác với lượt giải thích đầu, lượt đầu chỉ nói rằng: “Do tác ý này đối với pháp đáng ưa chuộng, khiến tâm hân hoan ưa thích, là gọi là tác ý giúp thuận, để giải thích sự ưa chuộng.

Nay, y cứ “duyên” ba cảnh”

1/ Nhớ nghĩ Tam Bảo.

2/ Nhớ nghĩ học xứ thi-la thanh tịnh.

3/ Đối với pháp mình đã chứng, sinh tâm kính tin, hân hoan ưa thích, nên khác với trước.

Nay, giải thích: “Ở trước nói rằng: “Nay ta, có sức, cho đến vì có thể được cái chưa được v.v… trong hiện pháp, nên sinh vui mừng”. Nay lại nói rằng: “Do tùy niệm đã được, lại về thời gian sau sẽ được chứng, sinh tánh giải sâu sắc, nên khác với môn trước.”

Từ đây trở xuống, là đoạn thứ ba, nói nương tựa hai xứ, sinh bốn tác ý, nhằm làm rõ công năng, trong đó, trước là pháp, kế là, dụ, sau là hợp.

BẢN LUẬN QUYỂN 32

Từ đây trở xuống, là giáo thứ hai người mới tu nghiệp, đối với tu tác ý lấy năm thứ tướng. Văn chia làm hai:

1. Trước hết, dạy răn người mới tu nghiệp, dựa vào năm pháp quán dừng tâm, nói pháp dạy lấy năm tướng để tu tập.

2. Như thế mới có người tu nghiệp, nhờ chính dạy răn lúc tu chánh hạnh v.v… ” trở xuống, là nói về nghiệp ban đầu, như dạy tu hành được định cõi sắc.

Trong phần trước lại có hai:

  1. Hỏi đáp nêu chung.
  2. Giải thích riêng.

Đầu tiên, là hỏi:

“Thế nào là người mới tu nghiệp, như hành giả tham v.v…, an lập bất tịnh v.v… tùy theo chỗ an lập chính đáng tu hành v.v… làm sao trước hết xúc chứng bất tịnh, tánh cảnh của tâm dứt tham hỷ lạc?

Đáp: “Nghĩa là Sự Du-già khéo léo cho đến lấy năm thứ tướng v.v…. Thiện sư bảo người mới tu dựa vào sự thấy nghe, so sánh, suy lường, dùng năm thứ tướng, khi chính tu hành, xúc chứng bất tịnh, một tánh của tâm, dứt tham hỷ, lạc v.v…. Tướng nhàm lìa; tướng tai họa lỗi lầm và tướng của sự rõ biết trong năm tướng này, chính là tác ý điêu luyện đã nói ở trước. Tướng hân hoan ưa thích tức là tác ý tư nhuận trong phần trước chỉ có tướng ánh sáng chẳng phải tướng đã nói ở trước.

Trong giải thích riêng thứ hai, có hai:

1. Dạy hành giả nặng về tham, phải nương tựa năm tướng để tu quán bất tịnh.

2. So với người tầm, tư nhiều sân, si, mạng, tu quán từ v.v….

Trong phần trước trước là hỏi; sau là đáp:

Trong phần đáp có ba:

1. Nói dựa vào năm tướng, tìm kiếm, mong cầu quán sát.

2. “Như thế, ông do giỏi lấy tưởng nhàm lìa như thế nên ngang đồng v.v… ” trở xuống, là kết quán bất tịnh, thu nhập niệm Xứ.

3. Người mới tu nghiệp, khi bắt đầu tu nghiệp, các sư Du-già dựa vào quán bất tịnh, dạy răn v.v… kết hạnh chánh thức dạy bảo.

Trong phần trước, dù năm tướng mà chia làm bốn đoạn, dùng hai tướng: nhàm chán, và ưa hân hoan hợp thành một đoạn cho nên, đoạn đầu, nói bảo lấy nhàm chán, ưa thích, ưa tu quán bất tịnh, trong đó có ba lời dạy bảo:

1. Nói dạy bảo lấy tướng nhàm lìa.

2. Nói bảo lầy tướng hân hoan ưa thích.

3. Nói do hai tướng nhàm lìa, hân hoan ưa thích, sẽ được thân, tâm khinh an, một tánh cảnh của tâm.

Trong phần trước, đầu tiên, là nói do nghe, thấy, mất mát và vì tự thân chứng sự thối mất, nên sinh ra nhàm chán, tức trên đã nói: “ hoặc thấy; hoặc nghe; hoặc tâm so sánh, suy lường.

Hoặc do ác tác, nghĩa là do cầu tâm dục; tiêu tan, mất mát của vật; hoặc do lửa nhà là chuột.

2) Nói dạy bảo tác ý tâm nhàm chán tai họa, thọ trì.

Bệnh, là pháp tánh bệnh. Pháp sư Thái nói: “Bệnh là chủ thể bệnh, là năm uẩn, đối tượng nương tựa hiện tại, gọi là pháp tánh bệnh.

Theo trong dạy bảo lấy tướng hân hoan ưa thích nói rằng: “Như thế, vả, đối với một thứ Thi La thanh tịnh là sự hân hoan, ưa thích ở trước lại đối với trừ chướng, sẽ nẩy sinh mừng vui.

Nếu ông đạt được phần ít pháp đã chứng trước, sau là khác, nghĩa là nêu lên câu hỏi về sự hân hoan vui vẻ, mừng vui trước sau, đối với Phật, hoặc đệ tử Phật và thời gian từ đây về sau, lại có đối tượng chứng, phát ý mừng vui. Các ý thích hợp, vui vẻ của hành tướng như thế ở trước, gọi là hân hoan vui vẻ. Nay, nói mừng vui, là gọi là chung ý vui vẻ. Kết, là gọi chung, riêng:

“Nếu ông trái với các phẩm hắc như thế” trở xuống, là phần thứ hai, giải thích tướng tai-họa lỗi lầm.

Mười tướng như sắc v.v… Có chỗ giải thích: “Bốn đại xanh, vàng, đỏ, trắng, nam, nữ.”

Ở đây giải thích: “Sắc, thinh, hương, vị, xúc, nam, nữ, sinh, già chết.

Tám Tầm, tư như dục v.v… Nghĩa là dục, nhuế, hại, không chết, bà con, cõi nước vốn đã gặp gỡ, đã được ưa thích. Pháp sư Thái nói tám giác ác: Năm cái như tham v.v… gọi là Tùy phiền não, như Đối-Pháp nói: “Các tướng như thế, có thể làm tâm tác dụng vội vàng, tác dụng của tâm người kia. Đây là nói ba pháp của tướng v.v… Tăng thượng Tai họa lỗi lầm.

Luận sư Bị nói: “Tức ở trước, luận giải thích về sự che lấp tâm Xuất ly, gọi là lo nghĩ, mến mộ; che lấp ý xa lìa, gọi là sự vội vàng, nhiễu loạn.”

Pháp sư Thái nói: “Ba pháp này là thể của khổ-đế chứ chẳng phải thể của bậc Thánh; cho nên nói rằng: “Là khổ chẳng phải Thánh.”

Lại, ông nên nương tựa, cho đến tưởng ưa vắng lặng nghĩa là dạy bảo tu sáu tưởng, đối trị lỗi trước. Đối với sáu tưởng, hai tưởng đầu, là đối trị tai họa lỗi lầm của mười tướng đầu. Trước kia, do dùng mười tướng về sắc v.v…, khiến tâm có tác dụng của việc vội vàng. Nay, quán mười tướng quyết định không có tướng. Tưởng không có tác dụng trong không có tướng, đây là không khởi tác dụng của việc vội vàng.

Kế là, hai đối trị, tám Tầm,Tư, trước là do tám thứ Tầm, Tư phân biệt, sinh ra tư duy, yêu mến. Nay do sự tham nhuế kia v.v… không có tưởng phân biệt, không tác động tư duy kính mến, nhiễu loạn, cho nên, hai tưởng này trị Tầm, Tư. Nhưng vốn đã gặp gỡ, đã được niềm vui, hợp trong tám thành một, nên cũng gọi là bảy Tầm, Tư. Hai thứ sau đối trị Tùy phiền não. Trước kia, do khởi tùy phiền não, làm cho tâm nhiễm ô, thường không vắng lặng, thường bị quấy rối não loạn. Nay, tu tướng vắng lặng, không khởi tùy phiền não, nên lìa quấy rối não loạn.

Thứ ba, là giải thích về tướng ánh sáng. Do tu sáu tưởng, sáu tâm chìm lặng, dạy quán ánh sáng.

Thứ tư, trong giải thích về phân biệt rõ sự tướng, trước là chỉ dạy cách lấy tướng xanh, bầm v.v… trong gò mả, rồi trở lại chỗ ở, buộc niệm ở trước, so với thân cũng thế. Về sau, dạy tư duy gia hạnh bất tịnh, trong đó có ba:

  1. Nói về dạy tư duy gia hạnh phẩm Chỉ.
  2. Nói về dạy tư duy gia hạnh phẩm Quán.
  3. Nói về chỉ dạy chung rõ ràng thường tập tu tưởng ánh sáng trong gia hạnh của hai phẩm.

Trong phần trước, đầu tiên, là pháp; kế là, dụ, sau là so sánh.

Trong pháp, tưởng vô tướng, nghĩa là không thấy mười tướng như sắc v.v… của mình, người.

Không có tưởng phân biệt. Nghĩa là do quán thây chết, lại không phân biệt tám thứ phân biệt: như tham, nhuế, hại v.v….

Tưởng vắng lặng. Nghĩa là do quán thây chết, nên tùy phiền não v.v… bất sinh tạo nên tưởng vắng lặng.

Tưởng không có tác dụng. Nghĩa là do quán thây chết không thấy mười tướng, tạo ra không có tướng của tác dụng việc vội vàng sợ hãi, không có gì kính mến, không có tướng vội vã quấy rối: do quán thây chết, không còn phân biệt, tư duy bà con v.v… tạo nên không có tư duy kính mến, không có vội vã quấy rối mà tách rời mọi sự quấy rối não loạn.

Tưởng vui vắng lặng: do quán thây chết, nên tùy phiền não vắng lặng, tạo nên tưởng lìa phiền não vui vắng lặng.

Lại ở trong đó, cho đến rõ ràng hiện ở trước, đây là khuyên biết rõ cùng khắp loạn, không loạn rõ ràng hiện ở trước. Dưới đây phát ra được biết rõ tưởng rối loạn, không rối loạn: nếu khi chánh quán, các tướng tùy phiền não tầm, tư khởi, nên biết là rối loạn. Nếu khi quán, một tánh cảnh của tâm tùy theo sáu tưởng tu, nên biết rằng không tán loạn.

Lại nữa, ông đối với tướng loạn, bất loạn này cho đến vô tướng, không có phân biệt vắng lặng mà chuyển, là đã hiểu rõ tướng loạn, bất loạn, thì nên an trụ một cảnh sở duyên, để cho tâm dứt sự nối tiếp truyền nhau. Lại, nếu tâm ông cho đến phát siêng năng tinh tấn, nghĩa là khuyên biết lỗi khởi nhỏ nhiệm khó biết, vì cầu biết lỗi, nên siêng năng tinh tấn”.

“ Đức Thế tôn dựa vào đây v.v… ” trở xuống, là phần thứ hai, nêu dụ: Đại v.v… sinh v.v… Ngài Tam Tạng nói: “ Nên nói đại sinh v.v… sinh, tức con của Trưởng giả. Nếu sinh từ đại phu nhân thì gọi là đại sinh; sinh từ phụ nữ nhỏ thì gọi là “ Đẳng sinh”

Pháp sư Thái nói: kiếp sơ, thời kỳ mới lập chế độ vua chúa, mọi người cùng cho là Đại. Người thừa nhận là Đại chẳng phải một, nên gọi là “Đẳng”. Lại, cho là Đại, nên đều nói rằng “Đại Đẳng”. Từ đây về sau, vì có nhân vương từ “Đại Đẳng” sinh, nên gọi là Đại Đẳng sinh. Về sau, nói “đẳng” là hướng về “Đẳng” ở trên.

Lại giải thích: “Đế vương, gọi là “Đại Đẳng”, chư hầu gọi là “sinh đẳng”, lời nói kiêu sa, lời nói úp mở.

“Như thế, Bí-sô v.v… ” trở xuống, là thứ ba, so sánh.

“Là sư Du-già” trở xuống, là thứ hai, dạy tư duy gia hạnh phẩm quán, trong đó chia làm hai:

1/ Kết tu thiện, bất thiện của đạo Chỉ ở trước. Nếu người không khéo tu.

2/ Quán đạo, tác ý tư duy các tướng bất tịnh. Pháp sư Thái nói: “Phát ra tự quán lý, siêng năng cố gắng mới khởi. Phát ra đối với quán lý, dứt ở quán sự”.

Nay giải thích: “Khuyên phát ra cảnh tướng sở duyên của Phẩm Chỉ, dừng lại ở cảnh tướng của phẩm quán. Về sau, chính nói về quán, trong đó có hai:

  1. Nói hai thứ tác ý tu quán bất tịnh.
  2. “Lại kphải tu tập v.v… ” trở xuống, là nói môn quán này chẳng quán sát ngay.

Trong phần trước, trước tạo ra giả tưởng thắng giải. Kế là, phải thu nhập tác ý chân thật.

Hiếp sơn rộng lớn: Pháp sư Thái nói: “Về phía Tây cổng thành Vương Xá, có ngọn núi tên là Tỳ-phú-la, đời Đường dịch là Quảng Đại. Hình dáng núi này trên hẹp, dưới rộng, vì giống như hông người, nên đặt tên là núi Hiếp.

Lại, chẳng phải tu tập, cho đến Tầm, làm cho tâm vắng lặng ở bên trong. Nghĩa là nói chẳng phải quán một thây chết xanh, bầm, mà chính là quán hai thây chết cho đến quán riêng tất cả nối tiếp nhau. Đã không cần quán, pháp quán thế nào? Nghĩa là vừa nên đối với một thi hài xanh bầm, khởi lên Thắng giải. Tầm, lại nhiếp tâm không quán màu xanh, bầm vắng lặng ở bên trong. Kế lại tiến đến quán hai thây chết xanh, bầm trở lại, tức ở nhiếp tâm không quán xanh bầm, cho đến quán tất cả xanh bầm lại tức nhiếp tâm. Vui mừng, đối với cảnh tướng sở duyên này sáng, sạch, không có các phiền não quấy rối, không miễn cưỡng cố hết sức ngang bằng lúc bấy giờ. Lẽ ra đối với thi hài như thế, phát khởi Thắng giải.

Nói: “Nếu vừa ở đây, cho đến nên tu vắng lặng: nếu quán xanh, bầm với sức cố gắng mới khởi thì nên nhiếp tâm dứt sự vắng lặng bên trong, không “duyên” xanh, bầm. Như thế, khiến cho trong tâm vắng lặng xong, cho đến vắng lăng mà chuyển, nghĩa là ngay từ đầu, quán một thây chết, cuối cùng đến vô lượng. Giản lượng bên trong, tâm họ không lấy vô lượng tướng xanh, bầm v.v…. Nhưng tâm phải khởi màu xanh, bầm kia v.v…, nên nói “không hoàn toàn buông bỏ”, mà lại không khởi sự hiểu biết về màu xanh, bầm v.v… cho nên nói: “Cũng không phân biệt”. Bấy giờ, tâm người kia vẫn không có phân biệt về màu xanh, bầm nên nói: “Chỉ tức đối với cảnh tướng sở duyên này an trụ tâm mình không có tướng, không có phân biệt, vắng lặng mà chuyển.”

Pháp sư Thái nói: “Vi trừ vi, vì giản lược cảnh quán bất tịnh, nên không hiện rõ. Nhưng vì quán sắc nhỏ, nên không hoàn toàn bỏ tướng có phân biệt, cũng không có tác ý phân biệt trong sắc nhỏ, ý nói rằng: “Ta quán sắc nhỏ, tức ngay trong cảnh sở duyên sắc nhỏ nấy, an trụ tâm mình, không có nhiều sắc tướng và tác ý phân biệt vắng lặng mà chuyển.”

Từ đây trở xuống, là thứ ba, tu tướng Ánh sáng trong hai đạo gia hạnh.

Thứ hai, là kết quán bất tịnh, thu nhập trong niệm xứ. Trước là kết năm tướng, nói do thu nhập. Sau nói về nương tựa thôn xóm, che chở thân, tâm.

Trong phần trước, “ở bất cứ lúc nào v.v… ” trở xuống, là phân biệt năm tướng.

Nói: “trong bất cứ lúc nào, nội tâm vắng lặng, nghĩa là tu Chỉ. Do tùy theo tướng trong bất cứ thời gian nào, thực hành Tỳ-bát-xá-na, tư duy, lựa chọn các pháp, nghĩa là tu quán.

Đối với thân mình, người trong, ngoài v.v… Nghĩa là đối với bất tịnh trong, ngoài của thân chưa chết của mình, của người và phần vị xanh, bầm khi khiêng đến gò mả, thường khởi thắng giải, lấy tướng bất tịnh. Lại thu nhiếp tâm vắng lặng bên trong. Trong trường hợp này, nếu là thân căn của mình, người khác gọi là nội; phù căn trần, gọi là bên ngoài, cũng có thể lấy bất tịnh trong thân của thân mình, của người gọi là nội; lấy tướng bất tịnh ngoài của mình, người khác, gọi là bên ngoài.

Đối với Phẩm Xa-ma-tha cho đến người tu quán Thọ, Tâm, Pháp, do nghe, tư duy, tâm lấy sáu tưởng kia giản lược bên trong đều vận hành bốn uẩn, gọi là Tu quán Thọ, Tâm, Pháp bên trong (nội tại), nhiếp dừng lại ở sáu tưởng, gọi là nội lược. Vì thể tướng của bốn uẩn phi sắc như Thọ v.v… không xen lẫn, nên gọi là không loạn, cũng có thể vì cảnh định, nên gọi là không loạn.

Đối với phẩm không có tán loạn, nghĩa là ở trước tâm tán của ông đã lấy cảnh quá khứ diệt hết bốn uẩn Vô Sắc. Và nay, lúc thực hành hạnh quán, khoảng giữa, quên lấy tướng bốn uẩn Vô Sắc của cảnh tùy phiền não Tầm, Tư, ông nên lấy tâm nghe, tư duy ở đây, để tư duy đúng như lý về tánh của bốn uẩn này là giả huyễn, “xuất nhĩ” hiện ở trước rất nhiều tai họa lỗi lầm không thể đảm bảo niềm tin. Như thế, gọi là tu quán thọ, Tâm pháp ở ngoài.”

Pháp sư Thái nói: “Tác dụng của tâm niệm trụ bên trong tại vượt hơn trụ bên trong bên ngoài. Không “duyên” năm dục, gọi là không có tán loạn.

Đối với phẩm Tỳ-bát-xá-na, cho đến người tu quán thọ, tâm pháp bên trong. Dùng tướng phân biệt biên, gọi là la thọ tâm, pháp bên ngoài.

Lại “Ông nên gia hạnh ở Niệm trụ” trở xuống, là thứ hai, bảo phải nương tựa thôn xóm, che chở thân, tâm. Nếu đối với các tướng cảnh giới như thế, không nên khích phát các căn v.v…. Pháp sư Cảnh nói: “Nếu đối với cảnh nhiễm, không khích lệ căn, chớ không tạo ra công dụng. Nếu đối với cảnh giới sinh thiện, ông nên khích lệ căn, chính tạo nên công dụng, là đường cách biệt.”

Pháp sư Thái nói: “Lúc đi vào thôn xóm, thấy cảnh giới xấu ác, không khích lệ các căn. Nếu thấy ấp mẹ, thì liền sách tấn các căn để trụ trong chánh niệm “như nói hạnh tham là đối tượng mà quán bất tịnh điều phục” trở xứng, là thứ hai, so với bốn pháp quán dừng tâm còn lại, trước so sánh chung thì đồng. Sau làm rõ sự khác nhau là khác.

Quán Bất tịnh, trong đó chia làm bốn: 1- Giải thích về quán từ. Lại chia làm hai: a- Giải thích về ba phẩm hữu tình tu pháp quán ban vui. b- “lại, người kia không xả..”trở xuống, là nói về công hạnh từ thu nhập niệm trụ.

Trong phần trước, hoặc dục lạc không có tội, nghĩa là dục lạc không có tội ở cõi Dục.

Địa hạnh sơ, nhị có hỷ, lạc không có tội. Định thứ ba là niềm vui lìa hỷ không có tội.

Trpng văn thứ hai nói rằng: “Hữu tình khác cũng đối với người kia, cho đến “như thế, gọi là tu thân ngoài, quán theo thân, nghĩa là hữu tình khác đối với người tu quán kia đồng nói: “Phẩm trong thân, oán của ta cũng là phẩm trung thân, oán của nhà kia. Như ta muốn vui trái với khổ, đối với thân, oán kia cũng muốn vui trái với khổ”. Lúc cảm nghĩ như thế, gọi là tu theo thân ngoài, quán theo thân.

“Như ta đã thế, các hữu tình kia cũng như thế”. Nghĩa là như tự thân của ta, có người trong thân, oán, các hữu tình kia cũng như thế. Có người trong thân, oán, như ta tự mình muốn mong cầu được niềm vui vượt hơn, các hữu tình kia cũng như thế. Nghĩa là như ta dù có người trong thân, oán, nhưng tự mong cầu niềm vui vượt hơn, các hữu tình kia tùy theo có người trong thân, oán cũng với thân mình cầu được niềm vui vượt hơn. Các hữu tình đó với thân mình đều bình đẳng. Đây là nói về thân mình, người đều bình đẳng cho vui.

Trong văn chỉ nói rằng: “Bình đẳng với mình, giống như mình, phải cho người kia niềm vui, đem cái biết bình đẳng cũng cho mình niềm vui, mình người đều cho, gọi là tu quán theo thân trong, ngoài.

Pháp sư Thái nói “Như ta đã muốn vui trái với khổ. Các hữu tình kia cũng muốn vui trái với khổ như thế. Ta phải cho hữu tình kia lợi ích, yên vui, gọi là quán trong ngoài.

Bốn niệm trụ này đều “duyên” các uẩn, gọi là hoại “duyên” Niệm trụ v.v… Đây là nói duyên chung năm uẩn, gọi là lìa duyên pháp niệm trụ. Tu thân niệm trụ sai khác: chỉ lấy các hiển sắc như xanh, v.v… các hình sắc như dài, v.v… thân nghiệp biểu nghiệp, khởi Thắng giãi đối với ba phẩm, nên lập thân niệm trụ. Pháp sư Thái nói “Nếu bốn niệm trụ đã được thành thục, thì “duyên” chung các uẩn, gọi là hoại “duyên” niệm trụ. Nếu khi dùng phương tiện, chỉ lấy tướng sắc, chỉ thân niệm trụ, thì người kia lại nương tựa vào tác ý thắng giải, có thể chính thú nhập tác ý v.v… chân thật”

Từ trên đến đây, nói chung, là đối với tất cả hữu tình, giả tạo thắng giải kiến lập ba phẩm, cho là trong oán thân, nay nói thu nhập thắng giải chân thật, như văn. Pháp sư Thái nói “Ở mé tất cả ba phẩm chân thật trước, thường thông qua giả tưởng mà tạo ra ba phẩm có số lượng, nên không có phần ít tánh trong oán thân. Dưới đây, trong xem xét suy lường. Pháp sư Thái nói: “Quán Từ chân thật, được chia làm trăm phần. So với giả tưởng của phần đều có, giả tưởng thương xót không đến một phần trăm. Lại, phân tích Thật quán, cho là một ngàn phần giả tưởng, không bằng một phần ngàn, cho đến thật quán là phần tính số, giả tưởng không bằng một phần của thật quán. Lại, phân tích nhỏ nhiệm là phần Ổ-Ba giả không bằng một.

Phần Ổ-Ba Ni Sát Đàm, nghĩa là tối đa tối cực trong số, không có tên gọi là nào để phiên dịch.

Giải thích như trước nói. Nghĩa là có giải thích khác, như quán thương xót ở trước. Nay, giải thích môn sai khác rõ ràng này xong môn khác, như thuyết trong quán bất tịnh, so sánh rất dễ hiểu.

Thứ hai, giải thích trong quán duyên khởi, 1/ Quán duyên khởi. 2/ Từ duyên khởi hướng đến trụ niệm.

Người mới tu nghiệp, cho đến cảm được uẩn khổ lớn thuần là ở đương lai. Nghĩa là người mới tu nghiệp, nghe, tư duy đều phân biệt biết rõ, nghĩa là các hữu tình do ngu si, nên hiện thấy vô thường, bất tịnh, khổ và vô ngã, vọng chấp có bốn điên đão: thường lạc, ngã tịnh. Do ngu si, điên đão, phát ra các thứ nghiệp dùng làm nhân, tức ở hiện thọ mà khởi ra ái và về sau, khởi ái của thân hữu sau trong các tự thể của sinh. Do hai ái này đã thấm nhuần nghiệp. Căn bản của sự sinh đã tạo ra ở trước, cảm được khổ lớn thuần ở đương lai. Đây là quán người khác.

Từ đây trở xuống, là tự quán cũng sinh như thế. Nếu đối với tánh duyên các uẩn đến đi của mình, và người, tác ý tư duy duyên khởi, thì gọi là đối với nhân, thọ, tâm, pháp trong, ngoài, dứt tu quán kia, nghĩa là nếu “duyên” các uẩn đã thọ trong quá khứ của mình, và người, thì gọi là trong. Các uẩn chưa thọ ở vị lai, gọi là ngoài.

Thứ ba, trong giải thích về quán sáu giới có hai:

  1. Quán chung các giới trong ngoài.
  2. “Lại có môn khác” trở xuống, là chỉ quán sáu giới của thân trong.

Trong phần trước lại có ba:

1. Quán sáu giới thô.

2. “ Lại đối với bốn Đại chủng như thế v.v… ” trở xuống giả tưởng dùng tế để phân tích thô.

3. Thứ ba, “nếu đối với thân mình v.v… ” trở xuống là nói về thu nhập niệm trụ. Biết rõ trong thân bốn đại như thế, có tự tánh, giới tánh của các hạt giống của tất cả thức, đầy đủ nên nói năm căn, bốn đại và trong sáu thức, có cả hạt giống của sắc, tâm. Nay ở đây nói sơ lược có các hạt giống giới của tất cả thức trong thân bốn đại, là dùng tế để phân tích thô, văn chia làm bốn:

1) Phân tích bốn đại. 2) Phân tích không giới 3) Phân tích thức giới. 4) Phân tích mười cõi sắc.

Như phân tích bốn đại. Pháp sư Thái nói: “Nhờ nhân duyên giúp thân, nên cổ họng nuốt, do cổ họng nuốt này, chỗ cổ họng nuốt, gọi là cổ họng nuốt ở đây.”

Y cứ ở phần thứ hai kia, chỉ quán trong sáu giới của thân trong văn được chia làm hai:

1) Tác động quán thắng giải 2) Tác động quán chân thật Trong phần (1) trước lại có hai:

  1. Nói về quán nước, lửa, đất, gió, không.
  2. Tổng kết, dựa vào gia hạnh bất tịnh, nhập sự khác nhau của giới.

Dứt ở quán tu thân, y cứ theo quán chân thật, nói rằng, do tác ý thắng giải như thế, cho đến tướng hư không giới, nghĩa là nêu lên tác ý thắng giải ở trước: “Ta đã sống chết trôi lăn từ vô thỉ, đã trải qua các cõi vô lượng vô biên, vượt hơn nơi đây. Sống chết từ vô thỉ, đã trải qua các cõi qua nhiều thắng giải này, đã quán sáu giới như đất, v.v….” Dưới đây, là nói về nước, lửa, đất, gió, không, thức, như thứ lớp quán.

Thứ tư, giải thích về niệm A na ba Na, trong văn có ba:

  1. Chánh quán gió hơi thở.
  2. Nói về nhập thân niệm trụ.
  3. Khuyên tu gia hạnh.

Trong phần (1) trước, đầu tiên là nói về phương tiện. Trước hết, đối với nhà cửa, cổng v.v… khéo lấy tướng đó. Pháp sư Thái nói: “ Giả tưởng ở nhóm ngoài, như gió qua lại. Đối với nội tư như hơi gió thở qua lại đối với hai chỉ chính “ duyên” gió hơi thở ra vào bên trong, trong đo, trước lấy gió vận chuyển qua lại, các lỗ thô của vị trí hông, tim. Kế là, lấy dần nhiều gió, cho đến khắp tất cả lỗ chân lông, giód vào theo.

Như thế, có tất cả nhóm gió của phần thân đã theo, vô lượng nhóm gió chứa nhóm ở đây.

Thứ hai, nói về nhập trong ba quán của thân niệm trụ.

Thứ ba nói rằng: “ Nếu về phần mình khi sắp chết, mà khởi thắng giải, cho đến do “ pháp nhĩ” nên gọi là thân ở trong, ngoài, dứt quán tu thân. Nếu, “ duyên” thân mình khi sắp chết, hơi thở vẩn chưa dứt; hoặc “ duyên” gió hơi thở lúc sắp chết đã dứt; gọi là “duyên” ở trong do “pháp nhĩ” nên có lý như thế. Khi chưa chếtgió hơi thở chưa dứt, gọi là “ duyên” ở trong. Đã chết, gió hơi thở đã dứt gọi là “duyên” ở ngoài. Nói chung hai thứ này được gọi là dứt quán tu thân ở trong ngoài.

Khuyến tu gia hạnh nói rằng: “ Khắp trong tất cả chánh gia hạnh cho đến như trước nên biết. Pháp sư Cảnh nói: “ khuyên người mới tu khắp trong chín thứ chánh gia hạnh, nên tu gia hạnh không có trái ngược thuộc về phẩm chỉ của A-na-ba-na như thế. Tám thứ chánh gia hạnh, như trước đã nói. Nay, giải thích sơ lược về nghĩa môn khác nhau của quán hơi thở.

Gia hạnh thuận không có trái ngược, trong chín gia hạnh, về nghĩa môn khác, y theo quán bất tịnh ở trước, nên biết tướng của chúng. Cũng có thể tổng kết bốn quán như từ v.v… với nghĩa môn khác nhau của quán bất tịnh là gia hạnh không trái ngược thuộc phẩm Chỉ. Tất cả môn nghĩa khác, như quán bất tịnh ở trước đã nói, nên so sánh mà biết.

Từ trên đến đây, đã dạy người mới học tu năm thứ quán đã xong. Từ đây trở xuống, là thứ hai, nói về nghiệp ban đầu, nghĩa là như giáo tu hành được định cõi Sắc, văn chia làm bốn:

1) Nói chính khi tu hành, thành ba lợi ích: a) Sáng tỏ. b) Chánh tri, niệm đủ. c) Điều phục tham ưu. Trong đó nêu và giải thích kiết như văn.

2) “Trước hết khi phát chánh gia hạnh như thế” trở xuống, là nói trước năng dẫn sau.

3) “ Như thế, cho đến có tướng trước của người kia” trở xuống, là nói về hạnh tăng dần dứt trừ chướng phiền não, tức có tướng, quán thong thả dần dần, nghĩa là đầu tiên, khởi khinh an, xả diệt dần, nên gọi là thong thả, Pháp sư Thái nói: “ Được trong trước của định, ở trên đỉnh đầu mình dường như có vật. Thể nặng mà khởi dậy. Về sau, tức là khắp thân khinh an”.

Thứ tư, “ từ đây về sau, người mới tu nghiệp, gọi là có tác ý” trở xuống, là nói được định cõi Sắc, trong đó, đầu tiên, là nói được định tác ý. Sau, nói về tướng trạng của người có tác ý.