ĐÔ BỘ ĐÀ LA NI MỤC

KINH SỐ 903

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

_ Bản Kinh Du Già đều có 10 vạn bài Kệ gồm 18 Hội. Hội Kinh đầu tên là Nhất thiết Như Lai chân thật nhiếp. Kinh ấy nói 5 Bộ

  1. Phật Bộ (Buddha-kulāya): Tỳ Lô Giá Na Phật là Bộ Chủ
  2. Kim Cương Bộ (Vajra-kulāya): A Súc Phật là Bộ Chủ
  3. Bảo Bộ (Ratna-kulāya): Bảo Sinh Phật là Bộ Chủ
  4. Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya): A Di Đà Phật là Bộ Chủ
  5. Yết Ma Bộ (Karma-kulāya): Bất Không Thành Tựu Phật là Bộ Chủ

5 Bộ ấy, mỗi mỗi đều có 4 vị Bồ Tát dùng làm quyến thuộc được an bày phía trước, bên phải, bên trái, phía sau.

4 vị Nội Cúng Dường đều thuộc 4 Bộ, thứ tự nên biết 4 vị Ngoại Cúng Dường cũng thuộc 4 Bộ 4 cửa có 4 vị Câu, Sách, Tỏa, Linh 4 Bộ thứ tự nên biết

Lại bên ngoài có 5 loại Thiên, mỗi một loại có 4 Thiên, tổng cộng có 20 Thiên với Phi Hậu

Lại có 5 loại thành 20. Năm loại là: a) 4 Thiên trên Thượng Giới

  1. 4 Thiên trụ Hư Không
  2. 4 Thiên dạo Hư Không
  3. 4 Thiên thuộc Địa Cư (ở trên mặt đất)
  4. 4 Thiên thuộc Địa Cư Để (ở dưới đáy hàng Địa Cư)

_ Du Già Bộ Mạn Trà La có 4

  1. Kim Cương Giới
  2. Giáng Tam Thế
  3. Biến Điều Phục
  4.  Nhất thiết Nghĩa Thành Tựu

4 Mạn Trà La này biểu thị cho 4 Trí Bồ Tát (Jñāna-bodhisatva) bên trong của Tỳ Lô Giá Na Phật là: Kim Cương, Quán Đỉnh, Liên Hoa, Yết Ma được xem là 4 Trí.

Lại 4 Trí là: Đại Viên Kính Trí, Bình Đẳng Tính Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí cũng được gọi là 4 Trí

Lại mỗi một Mạn Trà La xây dựng 6 Mạn trà La là: Đại Mạn Trà La, Tam Muội Gia Mạn Trà La, Pháp Mạn Trà La, Yết Ma Mạn Trà La, Tứ Ấn Mạn Trà La, Nhất Ấn Mạn Trà La. Riêng Giáng Tam Thế Mạn Trà La có đủ 10 Mạn Trà La, ngoài ra đều có 6 Mạn Trà La

_ Tất cả Ấn Khế, tất cả Pháp Yếu dùng 4 Trí Ấn nhiếp hết

Đại Trí Ấn dùng 5 Tướng thành Bản Tôn Du Già

Tam Muội Gia Trí Ấn (dùng 2 tay hòa hợp Kim Cương Phộc phát sinh thành Ấn)

Pháp Trí Ấn (tên là Bản Tôn Chủng Tử Pháp Thân Tam Ma Địa, là Văn Nghĩa của tất cả Khế Minh)

Yết Ma Trí Ấn (dùng 2 tay nắm Kim Cương Quyền như cầm giữ vật khí tiêu xí, như hình uy nghi của thân)

_ Lại trong Du Già có 4 loại mắt Pháp Nhãn (Kính Ái) Xí Thịnh Nhãn (Câu Triệu)

Phẫn Nộ Nhãn (Giáng phục Tâm, giết độc phiền não)

Từ Bi Nhãn (Trừ độc, ngưng oán địch)

_Lại trong Nhất Thiết Như Lai Giáo Tập Du Già có 125 loại Hộ Ma y theo 25 loại lò. Ở trong lò Hộ Ma thì Khế Ấn, Tiêu Xí đều khác nhau. Sở cầu mau chóng thành biện, thành tựu quả báo Thế Gian Xuất Thế Gian

Các Hội linh động lan tỏa Văn Nghĩa hơi nhiều, vì sợ văn luộm thuộm nên lược chỉ phương góc

_ Y theo Kinh Tỳ Lô Giá Na Thành Đạo thì Đại Bản có 10 vạn bài Kệ, có thể có 300 quyển Kinh. Lược Bản đã dịch ở Đời Đường có 7 Quyển, trong Kinh này nói: 160 Tâm, 10 câu Duyên Sinh với 5 Luân là Địa Luân, Thủy Luân, Hỏa Luân, Phong Luân, Không Luân.

Trong Kinh này có 2 loại Tu Hành

1. Tâm Bồ Đề làm Nhân, Đại Bi dùng làm Căn Bản (gốc rễ), Phương Tiện làm Cứu Cánh

2. Y theo Thắng Đế, Thế Tục Đế

*) Nếu y theo Thắng Nghĩa tu hành thì xây dựng Pháp Thân Mạn Trà La. Vì thế trong Kinh này nói: “Trước tiên xưng Mạn Trà La trong Hư Không. Vì thế nên quán Pháp Thân của Bản Tôn xa lìa hình sắc giống như Hư Không, trụ Tam Ma Địa như vậy”

*) Nếu y theo Thế Tục Đế tu hành thì y theo 4 Luân dùng làm Mạn Trà La Bản Tôn

  • Nếu Thánh Giả màu vàng thì trụ ở Địa Luân Mạn Trà La (Đàn hình vuông gọi là Kim Luân)
  • Nếu Thánh Giả màu trắng thì trụ ở Thủy Luân Mạn Trà La (Đàn hình tròn gọi là Thủy Luân)
  • Nếu Thánh Giả màu đỏ thì trụ ở Hỏa Luân Mạn Trà La (Đàn hình Tam Giác)
  • Nếu Thánh Giả màu xanh hoặc màu đen thì trụ ở Phong Luân Mạn Trà La (Đàn hình Bán Nguyệt)

Đại Mạn Trà La đặt ở giữa Đài hoa sen 8 cánh. Ở trong Đài, Cánh đặt 5 vị

Phật, 4 vị Bồ Tát. Bên ngoài Mạn Trà La lại có 3 loại Mạn Trà La

  1. Nhất Thiết Như Lai Mạn Trà La
  2. Thích Ca Mâu Ni Mạn Trà La
  3. Văn Thù Sư Lợi Mạn Trà La

Mạn Trà La này có tên là Đại Bi Thai Tạng Mạn Trà La. Đệ Tử thọ Pháp Quán Đỉnh. Vì Tiểu Mạn Trà La rất vi diệu ủy khúc nên Bộ Sở khác chẳng thể thay thế. Trong đây tu hành kiên giữ 2 loại Pháp là Sự và Lý

Trong Kinh này, Hộ Ma Hỏa Thiên có 40 loại, tựu trung có 12 loại lửa là tối thắng. Hình lò với cây: loại có nhựa, loại có quả, Khổ Luyện thì chỗ dùng chẳng giống nhau. Đông, Tây, Nam, Bắc cầu nguyện đều khác. Hộ Ma trong ngoài cũng y theo 5 Luân. Cầu 4 loại việc mau chóng thành tựu: Tức Tai, Tăng Ích, Giáng Phục, Kính Ái. Việc thỉnh Hỏa Thiên mỗi mỗi chẳng giống nhau, cần biết thứ tự: Tịch tĩnh, hy di (vui vẻ), phẫn nộ, hỷ nộ

_ Như trong Giáo của Kinh Tô Tất Địa thì y theo 3 Bộ là :

Phật Bộ (nhóm 5 Phật Đỉnh)

Liên Hoa Bộ: có rất nhiều chủng loại

Kim Cương Bộ: Nhóm Kim Cương Tát Đỏa biến hóa vô lượng

-Có 3 loại Tam Muội Gia là: Phật Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cương Bộ

-Có Tâm Chân Ngôn của 3 Bộ

  1. Nhĩ na nhĩ ca (JINA JIK )
  2. A lô lực ca (AROLIK)
  3. Phộc nhật-la địa lực (VAJRA-DHṚK)

-Bộ Chủ có 3 loại:

  1. Phật Bộ Chủ là Kim Luân Phật Đỉnh
  2. Liên Hoa Bộ Chủ là Mã Đầu Quán Tự Tại
  3. Kim Cương Bộ Chủ là Tam Thế Thắng Kim Cương

-3 loại Bộ Mẫu

  1.  Phật Bộ dùng Phật Nhãn làm Bộ Mẫu
  2. Liên Hoa Bộ dùng Bạch Y Quán Tự Tại làm Bộ Mẫu
  3. Kim Cương Bộ dùng Mang Ma Kê Bồ Tát làm Bộ Mẫu

-3 loại Minh Phi:

  1. Phật Bộ dùng Vô Năng Thắng Bồ Tát làm Minh Phi
  2. Liên Hoa Bộ dùng Đa La Bồ Tát làm Minh Phi
  3. Kim Cương Bộ dùng Tốn Na Lợi Bồ Tát làm Minh Phi

-3 loại Phẫn Nộ:

  1. Bất Động Tôn là Phẫn Nộ của Phật Bộ
  2. Phẫn Nộ Câu là Phẫn Nộ của Liên Hoa Bộ
  3. Quân Trà Lợi là Phẫn Nộ của Kim Cương Bộ

 

-Có 4 loại Giới:

  1. Kim Cương Quyết Địa Giới
  2. Kim Cương Tường Bát Phương Giới
  3. Kim Cương Võng Thượng Phương Giới
  4. Mật Phùng A Tam Mãng Nghi Nễ Giới

Lại có 4 loại Giới Kết Hộ Mạn Trà La :

  1. Kim Cương Sách: hộ phương Đông
  2. Kim Cương Tràng: hộ phương Tây
  3. Kim Cương Ca Lợi: hộ phương Nam
  4. Kim Cương Phong: hộ phương Bắc

Lại có Đại Giới tên là Thương Yết La (Śaṅkara) ví như để nhóm Phật Đỉnh Luân Vương lân cận thì chẳng bị chướng ngại.

Trong Kinh này, người Tu Hành thành tựu Tất Địa Thế Gian thì y theo Thời, y theo Xứ

  1. Thời là 3 thời
  2. Xứ là ở trước Tượng Bản Tôn

 

-5 loại Cúng Dường ngoại trừ Ứ Già là:

  1. Đồ Hương (hương xoa bôi, dầu thơm)
  2. Hoa Man (vòng hoa)
  3. Thiêu Hương (hương đốt)
  4. Ẩm Thực (thức ăn uống)
  5. Đăng Minh (đèn sáng)

_ Màu trắng (phương Bắc), màu vàng (phương Đông), màu đen (phương Nam), màu đỏ (phương Tây) tùy theo Tức Tai, Tăng Ích, Giáng Phục, Kính Ái … cần phải biết điều mong cầu.

_ Sự thành tựu có 18 loại vật tùy thân, rộng như Kinh nói

_ 3 Thời tắm gội, 3 Thời thay áo

_ Một tháng chia làm 4 Thời

  1. Từ ngày 1 đến ngày 8 nên làm Tức Tai
  2. Từ ngày 9 đến ngày 15 nên làm Tăng Ích
  3. Từ ngày 16 đến ngày 23 nên làm Giáng Phục
  4. Từ ngày 24 đến ngày cuối cùng của tháng nên làm Pháp Kính Ái

_ Kinh Ngục Tứ Gia (Guhya-sūtra: Bí Mật Kinh) cũng đồng với Tô Tất Địa (Susiddhi-kara) nói, phân bày Mạn Trà La với Pháp Tĩnh Địa. Trong Kinh này rất vi tế nên chẳng thể chép đủ.

_ Lại có 8 Phương Hộ Trì Đế Vương Doanh Tòng Binh Pháp. 5 nước ở Thiên Trúc tin kính Phật Pháp thâm sâu nên đối với Đế Vương có thể truyền Kinh Tô Bà Hô Đồng Tử (Subāhu paripṛcchā sūtra: Diệu Tý Sở Vấn Kinh)

Trong Kinh này nói Người biện cầu thành tựu, Hộ Ma , Chày… vô lượng loại chẳng đồng. Chày có : Ngũ Cổ, Tam Cổ, Nhất Cổ…dài 16 ngón tay là Bậc Thượng, 12 ngón tay là Bậc Trung, 8 ngón tay là Bậc Hạ. Kinh này nói: “Chẳng cầm Chày

Kim Cương thì người Niệm Tụng không nương vào đâu để thành tựu”

Kim Cương Linh (cái chuông Kim Cương) là nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chày Kim Cương là nghĩa của Tâm Bồ Đề hay hoại Nhị Biên, Đoạn, Thường để khế hợp với Trung Đạo.

Có 16 vị Bồ Tát cũng biểu thị cho 16 Không, làm Trung Đạo

Hai bên đều có Ngũ Cổ là nghĩa của 5 Phật, 5 Trí cũng biểu thị cho 10 Ba La Mật hay nghiền nát 10 loại phiền não, thành 10 loại Chân Như, liền chứng 10 Địa, chứng Kim Cương Tam Ma Địa, được Trí Kim Cương, ngồi Tòa Kim Cương cũng là Nhất Thiết Trí Trí, cũng gọi là Như Lai Tự Giác Thánh Trí. Nếu chẳng tu Tam Ma Địa này mà được thành Phật thì không có điều ấy.Vì sợ văn phiền phức nên không thể nói rộng hơn. Nếu giải thích rộng thì hết kiếp cũng chẳng nói hết được.

_ Kinh Đát Lị Tam Muội đồng với Tỳ Lô Giá Na Tập Hội. Hết thảy Thánh Chúng tu hành Giáo Pháp này thành tựu Tự Tính

Trong Giáo này, người Tu Hành chỉ trụ Tâm Bồ Đề, phát chí nguyện Đại Bi, chẳng bỏ Giới Chúng Sinh vô tận, việc chẳng nên làm thì chẳng làm, việc chẳng nên tạo thì chẳng tạo, việc chẳng nên ăn thì chẳng ăn. Nếu lỡ làm thì phạm Tam Ma Gia (Samaya: Bản Thệ).

Kinh này nói tụng Đại Luân Kim Cương Chân Ngôn thì chẳng nhiễm các tội lỗi…Dùng làm phương tiện thì đời này mau chóng thành tựu tất cả Chân Ngôn.

Trong Kinh này, nhóm Bất Động Tôn có 42 vị Đồng Bộc Sứ Giả của Như Lai. “Nếu Bồ Tát tu Hạnh Chân Ngôn giữ gìn vững chắc Tâm Bồ Đề thì chúng tôi thừa sự cúng dường ủng hộ, ăn thức ăn dư thừa của người tu hành cho đến khi người ấy đến Vô Thượng Bồ Đề. Các loài gây chướng, Tỳ Na Dạ Ca chẳng được dịp thuận tiện hãm hại và người ấy mau chứng Vô Thượng Bồ Đề”

 

ĐÔ BỘ ĐÀ LA NI MỤC _MỘT QUYỂN (Hết)_