ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ
NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng Chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

QUYỂN THƯỢNG

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG BỔN SỰ THẦN LỰC TỨC CHƯỚNG BÍ YẾU PHẨM THỨ NHẤT

Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn (Vairocana-lokanātha) lại vì người tu Chân Ngôn nói Nhân trừ Chướng. Tất cả Pháp Chướng có vô lượng nhưng thiết yếu đều do từ nơi tâm sanh ra. Lại do Hành Giả đời quá khứ tùy theo Pháp Xan (Tham lẫn) cho nên hiện đời có nhiều các Chướng, nên biết Nhân Duyên đây cũng tùy tâm mà sanh, nên biết Xan Tham là Nhân của các Chướng, nếu hay trừ Nhân Chướng ấy thì các Chướng tự dứt.

Nếu hay đối trị mà trừ tức Tịnh Bồ Đề Tâm vậy.

Nếu niệm Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), tức là hay trừ Nhân của các Chướng.

Lại tất cả các Chướng do tâm phân biệt sanh, Tư Hữu của Tâm tức là Chướng, ấy là nhóm Phiền Não, Tùy Phiền Não trong Tâm. Nếu lìa các phân biệt tức là tịnh Tâm Bồ Đề

Do Chân Ngôn Hành Giả nhớ niệm Tâm này. Tức lìa hết thảy các lỗi, ý thường suy nghĩ Vô Động Thánh Giả (Ārya-acala) liền hay trừ hết thảy chướng như trước đã nói. Vô Động Minh Vương (Acala-vidya-rāja) này là Pháp Thân của Như Lai. Do tự nguyện nên trong tướng Vô Tướng mà hiện tướng đó, hộ hết thảy Chân Ngôn Hành Giả. Nếu hay thường niệm tức lìa hết thảy chướng tức là Vô Động vậy. Đây tức là Tâm Bồ Đề chân tịnh, lấy nghĩa này để biểu thị nên nhân việc mà lập tên gọi. Minh Vương này nhắm một mắt cũng có ý sâu xa. Do Phật soi xét chỉ có một, không có hai, không có ba. Phần dưới của Ấn ấy thì tự nói vậy.

_ Này Bí Mật Chủ! Tất cả gió ác (ác phong) nên tụng niệm chữ A (唒) cũng có ý thâm sâu. Chính là lấy chữ A làm thân, dùng Môn chữ vốn vô sanh này mà làm thân ta, Vô Ngã làm chữ HA (栒), Tâm tụng. Dùng bột hương chấm điểm mặt đất làm bảy chấm tròn,

Gió (phong) này, trước tụng chữ HA, ở trong gia thêm 7 chấm để che chắn tốt, rồi mới y theo Phộc Dữu (Vāyu:gió) dùng cái chén bằng ngói (ngõa oản) che hợp lại. Chén ngói này là nghĩ nhớ (tư niệm) Di Lô (Sumeru: núi Tu Di) của Đại Chúng Sanh, mọi thời trên đó tưởng chữ A và điểm làm Phong Đại Phộc Cơ ấy (cái máy để cột trói Phong Đại), trước kia Phật đã nói là khi tạo lập Đàn nếu có gió lớn gây chướng là do lập ở nơi đất trống, cần phải dừng lại. Nên tưởng chữ A (唒) này tràn khắp bên trong thân phần, chữ này làm màu sắc của Kim Cang Bất Động tức là màu vàng ròng.

Như vậy tưởng xong, lại tâm tụng chữ A, ở Phương Phong (phương Tây Bắc) dùng hương bột (đồ hương) vẽ một vòng tròn nhỏ ở mặt đất với các điểm nhỏ như viên đạn

, đủ số xong, liền dùng chén ngói đậy lên. Trên chén ngói tưởng chữ A, dùng chữ này làm núi Kim Cang mà trấn áp. Các núi Tu Di (Sumeru) của ba ngàn Đại Thiên hợp làm một Thể mà che trên ấy. Lại ngay lúc đó, mọi thời trên vật khí tác tưởng chữ A, chữ A này là nghĩa Kim Cang bất động, thêm một chấm là biến khắp mọi nơi. Nay Kim Cang bất động này biến khắp mọi nơi, tức là nghĩa tăng thêm rộng lớn.

_ Bí Mật Chủ! Thủy Chướng Pháp là: nhớ nghĩ chữ LA (娮-RA) tràn khắp nơi trong thân của mình, làm đám lửa nóng Đại Lực màu đỏ, tức là vòng lửa mạnh, từ bên trong tuôn ra khắp nơi trên thân như tràng hoa (Man) làm hình Đại Lực hung ác đáng sợ, tay cầm Đại Đao Ấn. Làm hình giận dữ xong, vẽ dưới đất làm tượng mây hoặc làm tượng Rồng Rắn, dùng Đao Ấn chặt đứt hình mây ấy tức diệt tan.

Do mây là Nhân nơi y cứ của các Thủy (nước) tùy theo phương khởi chướng mới có thể làm được, như mưa từ Đông đi đến tức làm ở phương Đông. Hoặc làm Kim Cang Quyết (cây cọc Kim Cang) dùng chặn đứng gió này. Cây cọc này lấy cây Khư Đà La làm chày Kim Cang một chia (Độc Cổ Kim Cang Xử) dùng Kim Cang Chân Ngôn gia trì, tưởng đồng hết thảy Kim Cang mà đóng, cũng tùy nơi phương diện. Nên tưởng tự thân đồng với hết thảy Kim Cang, sau đó mới làm. Cây cọc này là Kim Cang ba chia (Tam Cổ Kim Cang) trừ bỏ các chia bên tức thành Kim Cang một chia (Độc Cổ Kim Cang), nhỏ nhất là Kim Cang Châm (cây kim Kim Cang) tức trừ hết thảy chướng nạn.

_ Lại nói Đại Uy Đức Phẫn Nộ Bất Động Đại Lực Chân Ngôn Pháp. Ở trong Bổn Mạn Đồ La làm trụ, người trì tụng ở trong Mạn Đồ La vẽ làm hình tượng kẻ kia, dùng bàn chân trái dẫm đạp trên đỉnh đầu của hình ấy sẽ trừ dứt, chết không có nghi. Sau lại nói phương tiện khác khiến trừ hết thảy chướng, như trước đã nói Bất Động Minh Vương Bản Mạn Đồ La tức là Tam Giác Mạn Đồ La, trong đó là màu đen, người trì tụng tưởng thân mình là tượng của Bất Động Tôn Minh Vương.

Lại ở trong đây tác pháp, có hai ý: Một là tưởng Bất Động Tôn ở trong Đàn tròn dẫm đạp lên trên kẻ kia, hai là tưởng tự thân là Bất Động Tôn. Tức là dùng Bổn Chân Ngôn Ấn mà dẫm đạp lên trên. Trong tam giác vẽ kẻ gây chướng nạn, sau đó vào trong dùng chân trái dẫm đạp trên đảnh đầu kẻ ấy, thêm hình đại phẫn nộ, kẻ kia tức thời thối lui. Nếu kẻ kia vi phạm giáo lệnh này tức tự chặt đứt mạng căn. Cho nên người trì tụng nên sanh tâm Từ Bi mà nghĩ rằng: “Đừng nên đoạt mạng kẻ kia”. Có điều mật ý trong đây thì Bất Động là kẻ gây chướng, tức là từ Tâm sanh ra Pháp của nhóm xan tham, hay gây tất cả chướng nạn cho người tu hành.

Nay Vô Động Minh Vương này tức là Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna), Tâm Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi-citta), nên biết đây tức là sức mạnh vô cùng hay hại hết tất cả lỗi lầm của nhóm Tùy Miên khiến cho nhóm ấy bị chặt đứt hết, tức là nghĩa bị chết

Như trong Hội Du Dà, Đức Phật mới thành Chánh Giác, trong Đại Tập Hội hết thảy Mạn Đồ La, chỗ nhiếp Chúng (Saṃgha) trong ba cõi, có Ma Hê Thủ La (Maheśvara) tức là chủ của ba ngàn Thế Giới, trụ trong ba ngàn cõi, do Tâm ngã mạn nên không nghe lệnh mời (triệu mạng) mà tự nghĩ rằng: “Ta là chủ của Tam Giới, có ai hơn được mà dám triệu Ta vậy?!…” Rồi lại nghĩ rằng “Các vị Trì Minh sợ tất cả uế ác. Nay Ta hóa làm rất cả vật dơ uế vây quanh bốn mặt rồi trụ ở giữa thì các vị Trì Minh có dùng Chú Thuật, cũng chẳng làm gì được”.

Thời Vô động Minh Vương vâng theo Giáo Mạng của Đức Phật, kêu triệu vị Trời ấy. Thấy vị đó làm các việc như vậy, liền hóa làm Thọ Xúc Kim Cang (tức là Bất Tịnh Kim Cang) khiến bắt vị ấy.

Bấy giờ Bất Tịnh Kim Cang trong giây lát ăn nuốt hết thảy các uế không còn dư sót, liền bắt đến vị ấy đến chỗ Phật. Vị ấy nói: “Ngươi là loại Dạ xoa còn Ta là chủ chư Thiên, làm sao có thể nghe lệnh mời của Ngươi”. Liền bỏ chạy trở về, như vậy bảy lần.

Khi ấy Vô Động Minh Vương bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Hữu Tình này cố ý phạm Tam Muội Gia Pháp của chư Phật ba đời, nên làm gì để trị?”

Đức Phật dạy:“Liền nên chặt đứt kẻ ấy”

Thời Bất Động Minh Vương bắt lấy vị ấy (Maheśvara), dùng chân trái đạp lên đảnh đầu trong nửa vành trăng, chân phải đạp lên đầu vợ của vị ấy (Uma) trên nửa vành trăng. Bấy giờ vị Đại Tự Tại Thiên liền mạng chung, ngay trong lúc mê man ấy thì chứng vô lượng Pháp, được thọ ký sanh vào thế giới Hôi Dục, thành Phật hiệu là Nhật Nguyệt Thắng Như Lai

Đây đều là việc bí mật. Ăn hết thảy các đồ dơ ác…là ăn nuốt cặn đục dơ uế của nhóm nghiệp ác, phiền não. Đây tức là vì Pháp mà kết thúc bổn mạng. Là chặt đứt hết tất cả Tâm Pháp của vị ấy nhập vào Vô Sanh Pháp Tánh, ở trong đây được hết thảy Phật thọ ký chứ không phải là giết chết.

_ Bấy giờ chư Thiên nhìn thấy Tam Thiên Giới Thiên Vương do không thuận theo Tam Muội Gia của chư Phật nên tự phải mạng chung. Hết thảy đều kính sợ tự nói rằng: “Thiên Chủ còn như vậy thì Ta làm sao không đến!…” Liền cùng nhau đi đến chỗ Phật, ở trong Đại Mạn Đồ La, mà được pháp lợi.

Thời Vô Động Minh Vương bạch Phật rằng: “Đại Tự Tại Thiên này, nên khiến làm thế nào?”.

Đức Phật dạy: “Ông nên làm cho sống lại”

Thời Vô Động Minh Vương liền nói Pháp Giới Sanh Chân Ngôn. Khi ấy vị Đại Tự Tại liền sống lại, tức rất vui vẻ bạch phật rằng: “Thật là hiếm có! Con đầu tiên được kêu đến đây hướng về Đức phật. Vị Dạ Xoa này là loại nào mà con chẳng thể biết?” .

Đức Phật dạy: “Đây là chủ của chư Phật”

“Con nghĩ rằng chư Phật là đấng Tôn Quý trong hết thảy, làm sao lại dùng vị này làm chủ ? !… Đây là chỗ không hiểu được. Nay mới biết sức của Đại Vương này khiến cho con được thọ ký làm Phật, nên biết thật là Tôn của chư Phật”

Này Bí Mật Chủ! Đại Tự Tại Thiên là chủ của ba ngàn Thế Giới tức là tự tâm của chúng sanh, ấy là Vô Minh Trụ Địa ở trong các Hoặc được tự tại, chỉ trừ Tâm Đại Bồ Đề chứ không ai có thể giáng phục được. Chặt đứt mạng sống kia, tức là tác Chứng ở trong Thế Giới Tịch Nhiên. Sống lại tức là khởi các Tuệ Môn. Chính vì thế cho nên Chân Ngôn Hành Giả nên mỗi mỗi thuận theo Mật Ngữ của chư Phật.

_ Lại có Pháp. Đem hai loại Giới Tử (hạt cải) với các thuốc độc hòa trộn lại làm hình tượng kẻ gây chướng kia,rồi dùng xoa bôi khiến cho thân kẻ kia như bị lửa đốt, mau bị trúng thương cho nên gọi là mau bị dựa dính. Cho đến hàng Đại Phạm gây Chướng còn dính, huống là các loại khác.

Phàm Pháp này đều cần trì tụng Đại Thành Tựu Giải Pháp lâu dài rồi mới có thể làm. Nếu chỉ nghe Pháp liền cầu được dùng như vậy thì không có lý này. Dùng cái cọc (quyết) bằng cây Khư Đà La, nếu không có cây này thì dùng cây Khổ Luyện cho đến dụng tân thiết (Thép Mới ) cũng được. Cần biết việc này vậy”.

Thời Kim Cang Thủ bạch phật rằng: “Như con biết nghĩa của Đức Phật Thế Tôn đã nói. Con cũng biết địa vị trụ trong Mạn Đồ La. Thế Tôn Tôn Chủ hiện oai khiến trụ địa vị ấy. Giáo Sắc của Như Lai như vậy chẳng dám ẩn dấu. Tại sao vậy? Vì Phật Tam Muội Da này là Thầy của hết thảy Chân Ngôn, tức là Tánh trụ”

Kim Cang Thủ bạch Phật rằng: “Đại Vô Động Minh Vương này (tức là Tôn Chủ) hay làm các việc oai mãnh như vậy, hay điều phục việc khó điều. Đây là Sứ truyền Giáo Lệnh của bí mật như vậy.

Như Bổn Tôn là Phật Bộ, tức bên trong Kim Luân, nếu làm như vậy ắt có linh nghiệm. Hiện Oai Đức này tức là lời nói có hiệu nghiệm, khiến cho người tu hành nếu làm như vậy ắt khiến cho có hiệu nghiệm, trong các sanh tử được nghe biết khắp cả, chẳng dám ẩn dấu Chân Ngôn Chủ của điều này. Thế bên bậc Trì Kim Cang rất oai mãnh chẳng dám ẩn dấu. Do nói Tôn này có linh nghiệm cho nên làm các việc thiện đều thành, các loài gây chướng chẳng dám ẩn dấu chỗ mà Như Lai đã giáo sắc. Đây tức là Tam Muội Da của chư Phật ba đời ở mười phương. Chúng con, hết thảy Chấp Kim Cang cũng nên làm Pháp này, chỗ nên làm tùy theo Tam Muội Da này không dám bỏ mất. Tại sao vậy? Đây tức là Tánh của các Chấp Kim Cang, thế nên sẽ trụ ở Pháp này.

Như nhóm bốn Tính mỗi mỗi đều có Gia Pháp. Nếu mất Gia Pháp ắt chẳng gọi là kính thuận sự dạy bảo của Tổ Tiên, cha mẹ…bị người đời gọi là ác tử (Con bất hiếu). Nay Đại Hùng Mãnh này đều điều phục sự khó điều phục, tuyên bố sự dạy bảo (giáo), là Pháp Gia Tính của nhóm Kim Cang Ta, ấy là nhà của Như Lai Chủng Tánh.

Các hàng Bồ Tát tu hành Môn Chân Ngôn của nhóm này, trụ ở trong cội rễ, làm hết thảy sự nghiệp. Đây là lời nói mà Kim Cang Thủ dùng Thân khuyên nhủ siêng năng thực hành. Chỗ nên làm sự nghiệp của chúng con cũng lại như vậy. Nếu đời vị lai, người trì Chân Ngôn cũng nên trụ ở địa vị này, ấy là Gia Pháp của Như Lai, nên dùng vô lượng Môn hàng phục các chướng, khiến cho Pháp của Như Lai không dám ẩn dấu vậy.

Người hành Chân Ngôn này cũng đối với các Tôn, nếu muốn làm Hàng Phục tức nên tự thân làm Vô Động Tôn trụ ở trong vòng lửa (hỏa luân) cũng gọi là Hỏa Sanh Tam Muội”.

_ Này Bí Mật Chủ! Nếu lấy các màu sắc vẽ các Tôn trong Mạn Đồ La. Trước tiên Đức Phật nói Bổn Tôn đều có hình sắc, phần dưới sẽ nói. Như bên trên nói tùy theo Bổn Vị, trụ mà làm sự nghiệp.

Ấy là hết thảy các Tôn ở trong Hội. Nếu thấy vị ấy có màu vàng, tức tương ứng ngồi trong Kim Cang. Màu trắng tức ngồi trong Thủy Luân. Màu đỏ tức ngồi trong Hỏa Luân. Màu đen tức ngồi trong Phong Luân. Tiếp theo bên dưới có chữ có màu sắc là tên gọi riêng của Phạn Âm. Đây là hình tướng. Như vậy, yên lặng tức tu ngồi trong Đàn tròn. Các loại nên mỗi mỗi y theo Giáo mà vẽ. Thế nên chư Phật đã nói: “Đạo ấy huyền đồng chẳng phải là cái Tôi”, cho nên nói muốn khiến cho chúng sanh khởi niềm tin quyết định.

Này Bí Mật Chủ! Đời vị lai sẽ có chúng sanh kém Huệ không tin nghe Pháp này. do trước kia không có Tín Căn cho nên nghe điều này nhưng chẳng tin. Vì nhóm chúng sanh này là hàng độn căn, thiếu Trí, chẳng đủ lòng tin cho nên nghe việc thâm sâu này không thể hiểu rõ, khiến tăng thêm lưới nghi ngờ. Đây tức nói lý do gây ra chướng ngại.

Như vậy, chân thật vẽ hình sắc và trì tụng… mỗi mỗi đều có Ý sâu xa, vẽ việc không thể nghĩ bàn của Như Lai đấy. Như nhóm vẽ hình sắc này đều y theo Pháp chẳng nghi nhờ thì hay thâm nhập Pháp Giới bất tư nghị, chỉ người có niềm tin mới được nhập vào.

Nếu muốn dùng Tâm tính đếm thấp kém để đo lường thì làm sao biết được! Bởi thế há chẳng nghi ngờ sao! Nói chẳng phải là Pháp Chân Không, Vô Tướng của Như Lai, từ đây tự làm hại mình vậy.

Chữ có màu sắc này cũng nói là thông đạt nghĩa chánh đúng đấy. Ấy là phương tiện khác, không có việc chẳng hiểu nghĩa. Do điều ấy, trước tiên ở đây, tất cả nói Phạn Âm hỗ trợ cho nhau”.

_ Văn bên trên đã minh họa chư Phật. Nay câu bên dưới này nói rằng: Phật trước kia đã nói như vậy xong. Ta, người hết thảy đều nói lợi ích cho người mong cầu mà kẻ phàm phu kia chẳng biết. Nói Pháp Tướng trống rỗng (Śūnya: Không), hết thảy các Pháp Tướng nói là Thường nên trụ vào Chân Ngôn Nghiệp làm điều thiện, không có nghi ngờ.

Ý này nói là: Như Lai có đủ Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā) ở trong các Pháp mà được tự tại, do chúng sanh kém Huệ không thể chấp nhận ngay.

Nói Như Lai tự chứng Lực Dụng không thể nghĩ bàn, cho nên phương tiện làm nhóm hình sắc tô vẽ này, khiến các chúng sanh tùy theo chỗ làm, hay mãn điều mong cầu mà được lợi ích. Sở dĩ như thế là do các chúng sanh chưa hiểu Tướng trống rỗng (Không Tướng) của các Pháp. Thế nên trong không có Tướng (vô tướng) mà phương tiện làm có tướng (hữu tướng). Nếu ngươi hiểu được Ý sâu xa của Phật sẽ trụ ở Hạnh Chân Thường, chỗ đã làm của các cõi (chư Hữu) đều nhập vào Lý Thể, đồng ở Tâm của Nhất Thiết Trí Trí. Như vậy không nghi lo, hết thảy Pháp chướng ngại không có dịp thuận tiện quấy nhiễu.

_ Tiếp lại nói Pháp Giới Sanh Chân Ngôn là:

“Nẵng ma tam mạn đa một đà nẫm (1) Đạt ma đà đổ (2) tát-phộc bà phộc cú ngân”

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ DHARMA-DHĀTU SVABHĀVAKA- UHAṂ

_ Bí Mật nói là Bất Động, là Tâm Bồ Đề, nghĩa của Đại Tịch Định. Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn từ Chánh Giác ban đầu, ngồi ở Đạo Tràng Tịch Diệt, dùng Đại Nguyện cho nên chứng biết Chư Phật Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời, đều từ bốn Bí Mật, ba Bồ Đề dấy lên, ứng hiện ba Thân thành Đẳng Chánh Giác

Khi Như Lai thành Đạo thời trước tiên ngồi dưới cây Bồ Đề báu, hàng Ma thành Đạo, tức là Đại Tịch Định, Bất Động, nhân gốc rễ của Bồ Đề, nghĩa của chư Phật ba đời đều huyễn hóa.

Hiện mọi loại thân tức là giáo hóa điều phục các chúng sanh. Nhân vào việc mà lập Hiệu gọi là Bất Động Tôn

_ Lại minh họa nghĩa của Tôn. Tức là Thân Trí sai biệt của Đại Nhật Thế Tôn, dùng Đại Nguyện cho nên ở trong Vô Tướng mà hiện làm Tướng.

_ Nhắm một con mắt có Ý sâu xa, thị hiện thân cực tệ xấu ác. Chỉ Đức Phật Thế Tôn mới có đầy đủ mọi Tướng rộng lớn viên mãn, còn Ta là Thân xấu xí hèn kém, cũng là nghĩa của Bố Ma (khiến cho Ma sợ hãi)

_ Trên đầu có bảy búi tóc biểu thị cho bảy phần Bồ Đề.

_ Bên trái rũ một lọn tóc hướng xuống dưới là nghĩa của rũ lòng Từ Bi, thương nhớ chúng sinh hèn ác rất khổ não.

_ Nói Vô Động Sứ Giả tức là Đại Nhật Như Lai, như vị vua của Thế Gian ra lệnh sai khiến một người gấp rút truy bắt đem người kia đến, bên trên đến vương công bên dưới đến dân thường, không kể giàu nghèo sang hèn… chẳng ai dám trái nghịch đều tùy theo sự sai khiến đi đến chỗ của nhà vua, không kể thiện ác mỗi mỗi đều y theo Giáo Mạng. Nghĩa của Vô Động Sứ cũng lại như vậy, hay khiến cho người hành Chân Ngôn gần gũi thấy Phật, cho nên phát Tâm rộng lớn, trong địa vị Quán Đảnh là con trưởng của Phật, Đức Phật khiến Nguyện thanh tịnh cõi nước của Phật, Thần Thông du hý.

_ Tay phải cầm cây kiếm. Như sự chinh chiến, phòng ngự của Thế Gian cũng đều cầm vũ khí sắc bén thì mới thắng được. Bồ Tát cũng như thế

_ Tay trái cầm sợi dây là nghĩa cột trói. Lại như Thế Gian kín đáo bắt một người. Như có kẻ trái nghịch khó hàng phục, liền dùng sợi dây cột buộc kéo đi. Sợi dây bí mật của chư Phật hàng phục bốn Ma cũng lại như vậy.

_ Ngồi trên bàn đá cũng là nghĩa bất động, Như núi non ở đời cũng dùng đá trấn áp thì mới đứng yên. Lại như biển lớn cũng dùng Núi Tu Di trấn áp thì mới được thường yên, lắng trong viên mãn. Bất Động cũng như thế, do do Tánh của tảng đá lớn hay sanh ra hết thảy vật báu. Vô Động (Acala) ngồi trên bàn đá lớn cũng hay sanh ra báu Công Đức của Phật, cũng là nghĩa hàng phục bốn Ma.

_ Bất Động cũng tự thân mình phát ra ánh sáng nóng rực của lửa, tức là Bổn Tôn tự trụ Hỏa Sanh Tam Muội

Lại nói rõ lửa có bốn nghĩa: hai loại thuộc Thế Gian, hai loại thuộc Xuất Thế Gian.

Lửa Thế Gian. Thứ nhất là Nội Hỏa (lửa bên trong), tên gọi của ba Độc phiền não là lửa, hay thiêu đốt các Công Đức tốt lành của chúng sanh. Thứ hai là Ngoại Hỏa (lửa bên ngoài) hay thành tựu chúng sanh, nuôi dưỡng vạn vật.

Lửa Xuất Thế Gian là lửa Đại Trí vậy.

Như trong 95 Pháp của Ngoại Đạo thì pháp thờ lửa là hơn hết. Như con Rồng lửa to lớn biến làm lửa Xuất Thế thiêu đốt gây tổn hại chúng sanh, cũng hay thiêu đốt mọi vật. Lửa Vô Động Trí trước tiên hay hàng phục Rồng lửa, chế ngự các Đạo khác, bên trên đến Đẳng Giác, bên dưới đến chúng sanh, đều hay thiêu đốt các phiền não cho đến tập khí Đại Trí của Bồ Đề, cũng hay thiêu đốt hết thảy Vô Minh, phiền não, chướng ngại hắc ám của chúng sanh.

Lại chữ câu Chân Ngôn của Bổn Tôn có nghĩa Hỏa Sanh, tức là câu Ma Hạ Lô Sa (Mahā-roṣa:Đại sinh khí, đại phẫn ác). Lửa Trí này trụ tại A Tự Nhất Thiết Trí Môn, lớp lớp thiêu đốt tập khí phiền não rộng lớn của Bồ Tát khiến cho không còn dư sót, cho nên gọi là Hỏa Sanh Tam Muội.

Lại nghĩa của Vô Động là cầm giữ cây kiếm sắc bén hay đoạn hoại nghiệp sanh tử, yêu thích, phiền não. Hàng phục tham, sân, si, ngã mạn, phiền não trong ba đời.

_ Ăn đồ dư thừa là ăn nuốt hết thảy các ác nghiệp, phiền não, chướng nặng nề của chúng sanh khiến cho hết sạch không còn dư sót. Do chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, cho nên hàng phục đời vị lai; chặt đứt Vô Minh, phiền não, tập khí, kiến chướng…

_ Cầm sợi dây Kim Cang dẫn dắt đến đường Đại Bồ Đề, trụ tại cửa Giải Thoát của Phật, nối tiếp phát vượng địa vị mầm giống của Tam Bảo chẳng cho đứt đoạn, cho nên gọi là nghĩ a Hàng Tam Thế.

Thế nên Bổn Tôn trụ tại bốn Mật Môn là lớp lớp của A (A-狣) Lộ (RO-刎) Ham (HĀṂ-戧) Hàm (MĀṂ -赩), là nghĩa Bố Ma (lam cho Ma sợ hãi), cũng là nghĩa của Chủng Tử. Như khu ruộng tốt của Thế Gian có thể gieo xuống mầm giống tốt. Mầm giống Trí của chư Phật cũng lại như vậy, hay thành tựu Đại Bi Mạn Đồ La sanh ra hết thảy Đà La Ni Môn, Tam Ma Địa Môn

_ Cây Câu Để Chi (là cây hòe), cây Điểu Già (là Ốt Bột) cây A Di Thi Lợi Sư (là cây Thủ Cung Hòe), cây Trấn Đầu Ca (không rõ là cây gì), cây Đốc Ca (là cây Lật), cây Bá La Sư (là cây Hồ Đào), cây Dương Tố Khư (cam thảo), cây Cư Lăng Ca (là cây mận,) cây Xá Lợi Bát Na (là tường vi)

_ Lại nữa hoặc có Chân Ngôn mà bên trong có ba chữ Hồng hay thành tựu hết thảy việc. Ấy là việc của nhóm: Hộ Thân, Kết Giới, Triệu Thỉnh, Cúng Dường, Tương Trợ, Quyết Phạt, Giáo Thọ….Nếu người trì hết thảy Chân Ngôn đã lâu mà chẳng thành tựu thì trì Chân Ngôn này sẽ thành tựu Pháp của hết thảy Chân Ngôn.

Tam Hồng Tự Chân Ngôn là:

“Nẵng mồ lạt đát nẵng đát ra dạ da(1) nẵng mãng thất chiến-đồ phộc nhậtra bá noa duệ (2) ma hạ dược khất-xoa, tế na bát đa duệ (3) Úm (4) tô tất địa da, tô tất địa da (5) sa thái dã (6) tô tất địa yết ra (7) hồng hồng hồng (8) phấn tra phấn tra”.

 

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ ŚCAṆḌA VAJRA-PĀṆĀYE – MAHĀ-YAKṢA -SENAPATĀYE

OṂ – SUSIDDHIYA SIDDHIYA-SĀDHAYA, SUSIDDHI KARA – HŪṂ HŪṂ HŪṂ – PHAṬ PHAṬ PHAṬ

_ Liên Hoa Bộ Minh Vương tên là Hạ Dã Yết Rị Bà (Hayagrīva) là Bổ Sắt Trưng Ca Minh Vương Chân Ngôn, cũng gọi là Giáng Tam Thế Minh Vương.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô ra đát-nẵng đát ra dạ da. Nẵng mãng thất chiến đồ phộc nhật ra bá noa duệ, ma ha dược khuất-xoa tế nẵng bát đa duệ. Úm, tố bà nễ tố bà hồng khất lị vĩ noa, khất lị vĩ noa, hồng, khất lị vĩ noa, bá da hồng, a na da hộ, bạc già phạm, vĩ nễ dạ, phộc nhật ra ra xà, hồng phấn tra, nẵng mãng” 巧伕 先寒氛仲伏 巧休 鉠汔 向忝扒他份亙扣 伏朽弛巧扔出份

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ ŚCAṆḌA VAJRA-PĀṆĀYE – MAHĀ-YAKṢA -SENAPATĀYE

OṂ – SUMBHA NISUMBHA HŪṂ – GṚHṆA GṚHṆA HŪṂ – GṚHṆA

APAYA HŪṂ – ĀNAYA HOḤ – BHAGAVAṂ VIDYĀ-RĀJA HŪṂ PHAṬ NAMAḤ

_ Liên Hoa Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, vĩ lộ chỉ ninh, sa phộc ha” 

OṂ_ VILOKINI SVĀHĀ

_ Phật Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, nhạ phộc nhật ra, lộ giả ninh, sa phộc ha”

OṂ_ JAḤ _ VAJRA-LOCANI SVĀHĀ

_ Kim Cang Bộ Minh Vương Tâm:

“Úm, mãn độ lị nễ dị bát đế sa phộc ha”

Niệm tụng xong, lúc muốn nằm ngủ thời tác Quang Trang Nghiêm Ấn lúc trước.

Lại dùng Bộ Mẫu hộ Thân, lại Bị Giáp gia trì chỗ nằm, sau đó lắng sạch Thân Tâm. Tụng Minh là: “Úm, phệ xa nễ hồng”.

OṂ_ VEŚANI HŪṂ

Dùng Gia Trì này khiến không có mộng ác. Nếu có mộng thấy các Tướng ác, liền tụng Minh này là:

“Úm, phộc nhật ra na la ha na ma tha bàn xà ra noa hồng phấn”

OṂ_ VAJRA DARA HANA MATHA PACA RAṆA HŪṂ PHAṬ

Tụng 108 biến, ở chỗ nằm ngủ, như Pháp Tịch Trừ, Kết Giới

_ Nếu muốn biết tướng Thiện Ác, nên dùng ba Bộ Minh Vương Tâm lúc trước gia trì Đàn, nước thơm bảy biến, rồi uống ba bụm kèm rưới vảy trên Thân.

_ Nếu lúc niệm tụng cầu thành tựu thời như bên trên tác Pháp rồi mới nhận lấy tướng tốt lành.

“Hết thảy chúng sanh

Vô Minh che lấp

Chỉ cầu Bồ Đề

Chẳng thể tin nhận

Ta nay vì họ

Chẳng vì Thân mình

Nguyện xin Như Lai

Vào lúc Thành Tựu

Trả lại (Ta) biến số”

Tụng Kệ xong rồi, dùng Bách Tự Minh gia trì

Lại dùng Bộ Mẫu hộ Tôn với Thân của mình

Dùng Tam Muội Da Đại Kết Hộ, chuyển Ấn ấy vòng theo bên trái, dùng câu Văn Xà liền thành Giới vậy

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP _QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

QUYỂN TRUNG

CĂN BẢN CHÂN NGÔN PHẨM THỨ HAI

Trong Kinh Tam Muội Da lược nói: Vô Động Minh Vương Căn Bản Bí Yếu thành tựu hết thảy sự nghiệp vì muốn cho các người tu hành hiển phát Thật Trí của chư Phật. Chư Phật Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời đều do thành tựu Đà La Ni Môn, Tam Ma Địa Môn ở dưới cây Bồ Đề hiện chứng Tối Thắng Tam Giải Thoát Môn đầy đủ hết thảy Trí (nhất thiết Trí)

Thích Sư Tử (Śākya-siṃha) kia do được Vô Tỷ Đại Minh Chú Tạng, cho nên hay tồi phục ma quân lợi lạc hết thảy. Thế nên người có Trí an Tâm trong sự bí mật của Môn này làm Hạnh, cần phải tịnh Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) tu hành Pháp này mau được thành tựu hết thảy Trí

Ta, Bạc Già Phạm Đại Nhật Thế Tôn lại vì hết thảy người tu Chân Ngôn. Vì muốn trừ chướng cho nên trụ ở Hỏa Sanh Tam Muội nói Đại Tồi Chướng Chân Ngôn này. Oai thế của Bí Mật Minh này hay trừ hết thảy mọi loại chướng nạn của hữu tình, cho đến Phật Đạo (Buddha-mārga) dưới cội Bồ Đề, dùng sức của Chân Ngôn này cho nên hết thảy Ma quân không có gì chẳng tan hoại, huống chi là hết thảy các Chướng của Thế Gian.

Lại minh họa Chướng này, lược có hai loại:

1_ Nội Chướng (chướng bên trong) là từ Tâm của mình sanh ra, loại ấy rất nhiều không thể nói hết.

2_ Ngoại Chướng (chướng bên ngoài) từ bên ngoài mà sanh ra, loại ấy cũng rất nhiều, nên dùng lời thiết yếu đều hay trừ Chướng vậy.

Liền nói Đại Tồi Chướng Thánh Giả Bất Động Minh Vương Oai Nộ Minh  là:

“Nẵng ma tam mãn đá phạ nhật ra nẫm(1) đát ra-tra, a mô già chiến nõa (2) ma ha lộ sái ninh (3) sa-phả tra dã, hồng (4) đát ra ma dã, đát ra ma dã (5) hồng, đát ra tra ham hàm (6)”

 

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ TRĀṬ_ AMOGHA-CAṆḌA

MAHĀ- ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRĀMAYA TRĀMAYA HŪṂ TRĀṬ HĀṂ MĀṂ

_ Bí Mật Thích nói rằng:

Nẵng ma tam mãn đá phạ nhật ra nẫm (NAMAḤ SAMANTA-

VAJRĀṆĀṂ): Quy mệnh khắp cả Phẫn Nộ Kim Cang Vương (Krodha-vajra-rāja) Đát ra tra (TRĀṬ): Tàn hại phá Chướng.

A mô già chiến nõa (AMOGHA-CAṆḌA): sự cùng cực trong sự cực ác của Bất Không Oai Nộ, là hình trạng bạo ác không có gì vượt qua được, cho đến các Chướng của hết thảy Thế Gian khiến cho không có dư sót. Là ác trong ác vậy.

Ma ha lộ sái ninh (MAHĀ-ROṢAṆA): Đây là Đại Nộ, rất phẫn nộ bạo ác trong sự cực ác, tức là Đệ Nhất Nghĩa (Chân Lý tối cao) của chư Phật, oai mãnh tàn hại Thế Gian tận sào huyệt Định, nhập vào Pháp Giới (Dharma-dhātu), quy y Kim Cang Giới (Vajra-dhātu) Sa-phả tra dã (SPHAṬYA): Phá hoại

Hồng (HŪṂ): Khủng bố

Đát ra ma dã (TRĀMAYA): kiên cố, bền chắc

Hồng, đát ra tra (HŪṂ TRĀṬ)

Ham hàm (HĀṂ MĀṂ): Chủng Tử

Dùng hai chữ sau làm Chủng Tử (Bīja), trong nghĩa của các câu đều hay thành sự nghiệp.

Đầu tiên, Chiến Nõa (CAṆḌA) nghĩa là chết, vào A Tự Môn (A) tức là nghĩa không có sanh tử

Đồ (ḌA) nghĩa là Chiến (đánh nhau), dùng vua Đại Thế không có sanh tử này cùng với các bốn Ma đánh nhau vậy.

Tiếp đến Ma (MA) nghĩa là Ngã (cái tôi), vào A Tự Môn tức là Vô Ngã (không có cái tôi), cũng là Không Tam Muội (Śūnya-samādhi) vậy

Chữ (RO) có chữ La (RA) là nghĩa của Cấu Chướng làm Thể. Có tiếng (U) là Tam Muội (Samādhi), tức Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ) làm Đại Tam Muội vậy

Ninh (ṆA) nghĩa là Chiến (đánh nhau), vào A Tự Môn tức Đại Không Tam Muội

Tát (SA) nghĩa là cứng bền (kiên)

Phả (PHA) nghĩa là bọt nước, biết Pháp của Thế Gian như đống bọt, cho nên dễ phá hoại. Bên cạnh có điểm của chữ A (PHĀ) tức là Hành

Tra (Ṭ) nghĩa là Chiến (đánh nhau), hay đánh phá Chướng đáng sợ, khiến cho bị phá nát.

(YA) nghĩa là Thừa (Yāna)

Hồng (HŪṂ) là Đại Không Tam Muội

Như bên trên nói Đát (TA) là Như (Tatha), La (RA) là không có dơ, Tra (Ṭ) là tạo làm. Ấy là tất cả Pháp không có tạo làm

Bên trên chữ Ham (HĀṂ) có điểm không, nghĩa là Viên Tịch, cũng gọi là Đại Không Trí (Mahā-śūnya-jñāna)

Vào Ha Tự Môn (HA) nghĩa là Hạnh, lại có tiếng A (HĀ), nên là Bố Ma Chướng Kim Cương Tam Muội Hạnh

(YA) tức là Đại Không, dùng Hạnh Đại Không Bất Động khủng bố tất cả Ma Chướng

Chữ Hàm (MĀṂ) cũng gọi là Đại Không Trí. Vì Ma Tự Môn (MA) nghĩa là Ngã (cái tôi), do vào A Tự Môn nên là Vô Ngã (không có cái tôi). Ay là tất cả Pháp vốn không có sanh diệt. Lại dùng Đại Không Vô Ngã Tam Muội mà khủng bố chúng Ma, do chữ này cũng có tiếng A (A) với (YA) vậy

A (A) (RO) Ham (HĀṂ) Hàm (MĀṂ). Bốn chữ này đều có tiếng A, tức khủng bố Ma lần nữa khiến cho rất sợ hãi. Tức là nghĩa phá hai chướng bên trong bên ngoài.

Kết Tam Muội xong, liền tưởng toàn thân của mình thành chữ Lam (RAṂ). Chữ này tưởng thành giống như màu lửa từ Chữ phát ra lửa nóng bức sáng rực thiêu đốt ba độc Phiền Não với Tùy Phiền Não trong Thân, một thời thiêu đốt hết thì lửa cũng tùy diệt, chỉ còn chữ Lam thành mặt trăng sáng ngay trong trái tim.

Khi tác Quán đấy thì chẳng nên trụ lâu, mau chuyển Huệ Tâm khiến cho điều ấy thành tựu.

 

TẮM GỘI, KẾT HỘ THÂN PHẨM THỨ HAI

1_ Vô Động Kim Cang Cực An Ổn Hộ Thân Ấn Minh.

Trước tiên lấy 2 ngón út xoa nhau bên trong, ló ra nơi hổ khẩu của ngón cái. Kèm dựng 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh giao nhau ở lưng ngón giữa. Đem hai ngón trỏ đều nắm ngón vô danh, dựng 2 ngón cái vịn lóng giữa của ngón giữa.

Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đa bột đà nẫm (1) Úm (2) hạ ra hạ ra (3) ma ha nễ nhĩ đa hồng phán tra (4)”

*) NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ HARA HARA MAHĀ-NIRJITA HŪṂ PHAṬ

Bấy giờ Vô Động Thánh Giả nói Pháp tắm rửa có 2 loại: Một là Nội Tịnh, hai là Ngoại Tịnh.

Một là Nội Tịnh (làm sạch bên trong): đối với các chúng sanh khởi Tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả Tâm thanh tịnh vô ngã.

Hai là Ngoại Tịnh (làm sạch bên trong): dùng nước tắm rửa, hoặc ở trong sông. Trước tiên kết Tam Muội Da Ấn để trên đảnh tụng Minh ba biến, liền dùng Chử Ấn Minh hộ thân rửa các thứ dơ bẩn, rồi mới có thể Kết Giới làm sạch nước với đất, lại dùng Chử ấn Minh.

2_ Vô Động Kim Cang Tẩy Dục Kết Hộ Bát Phương ấn Minh.

Co Thiền Độ (ngón cái trái) vào lòng bàn tay, nắm lại làm quyền. Dựng một mình Tiến Độ (ngón trỏ trái) như ngọn núi Kim Cang, chuyển 3 lần. Chuyển theo bên

phải thành Kết Giới, chuyển theo bên trái thành Giải Giới với Tịch Trừ Minh là:

“Úm, hàm hồng, ma ha hứ ma bạn đà nễ, bàn đà hồng, bàn đà phạ nhật-ra phạ nhật-lê nễ, hồng phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ, MAHĀ-SĪMĀ-BANDHANI BANDHA HŪṂ

BANDHA-VAJRA VAJRIṆĪ HŪṂ PHAṬ

3_ Vô Động Kim Cang Tẩy Dục Tịnh Thủy Ấn Minh.

Co Thiền Trí (2 ngón cái) vào lòng bàn tay của Định Huệ (2 tay) dùng Ấn quấy nước, trừ các Chướng Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra xá (1) đát-ra tra, a mô già chiến đồ (2) ma ha rô sái nõa (3) tát-phả tra da hồng (4) đát-ra bà da đát-ra bà da, hồng đát lộ-tra, hồng đát lộ tra”

 

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ TRĀṬ_ AMOGHA-CAṆḌA

MAHĀ- ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRĀMAYA TRĀMAYA HŪṂ TRĀṬ HŪṂ TRĀṬ

4_ Bất Động Kim Cang Trước Giáp Ấn Minh

Co Giới Phương (2 ngón vô danh) vào lòng bàn tay, cùng dính lưng nhau. Co Tiến Lực (2 ngón trỏ) vào lòng bàn tay cũng lại như vậy. Dựng sáu Độ (6 ngón tay còn lại) hợp Tam Cổ Chử (cái chày ba chia), mở cổ tay, ấn trên thân đảnh, gia trì năm chỗ rồi bung tán trên đảnh. Đấy gọi là Kim Cang Giáp.

Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra tam ma duệ, phạ nhật-ra ca phạ chế hộ, phạ nhật-ra hồng phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ _ VAJRA-SAMAYE VAJRA-KAVĀCE HOḤ _ VAJRA HŪṂ PHAṬ

Dùng Minh Ấn này ấn năm chỗ, liền thành Trước Giáp (mặc áo giáp) tùy ý tắm rửa.

5_ Bất Động Kim Cang Quán Đảnh Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Huệ (2 ngón út) cài chéo nhau bên trong, dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp phụ Tiến Lực (2 ngón trỏ), Trí (ngón cái phải) vịn lưng Phương (ngón vô danh trái), Thiền (ngón cái trái) cũng như thế. Đây là Bản

Tôn Quán Đảnh Ấn Minh là:

“Nẵng ma tất-đa-la dã địa-vĩ nghiệt đa nẫm, tát ra phạ đát tha tô đá nẫm, hột-lị tát ra phạ mẫu đà na tì la ba ba la thấp ma tỳ sái kế, a tỳ săn giả đát mô nỗ đệ bá la phạ để vĩ ra dã lệ, sa-phạ ha”

Người tu Chân Ngôn mặc giáp hộ thân, tắm rửa mặc áo xong Minh là:

“Úm hàm hồng, tắc-phả tra da, tát hề hồng, la ca sa, hàm phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ _SPHAṬYA SAHYA HŪṂ RAKṢA HĀṂ PHAṬ

_ Bất Động Kim Cang Chử Ấn Chân Ngôn, dùng ở hết thảy nơi dơ uế.

Người tu Chân Ngôn muốn đến các nơi dơ uế. Trước tiên dùng Chử Ấn (Ấn cái chày) ấn năm chỗ là hai vai, trái tim, vầng trán, cổ họng, đảnh đầu. Khi dùng ấn thời dùng Minh gia trì, đến trên đảnh đầu thì bung tán Tụng Minh là:

“Úm, a giả la ca nõa, chiến đồ sa đà da, hồng phán tra” 

OṂ _ ACALA-KĀṆA CAṆḌA-SĀDHAYA HŪṂ PHAṬ

 

KẾT HỘ ĐẠO TRÀNG PHẨM THỨ TƯ

1_ Vô Động Kim Cang Tam Muội Da Ấn Minh

Như vậy y theo Pháp tắm rửa xong, liền đi đến Tịnh Xá, dùng Tâm thanh tịnh, như thường chắp tay, dựng thẳng 2 độ Thiền Trí (2 ngón cái) để ở trên đảnh, suy nghĩ chư Phật Bồ Tát như đối trước mặt. Buông thả Thân Tâm ấy, thản nhiên Thiền Duyệt vào Tam Muội Da Minh là:

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa, tát đát-phạ nẫm. Na mạc tô tất địa sa đạt nễ, a nghiệt-lệ ca rô nễ, phạ ra đề đát ra dị, a bà duệ, a để ma lệ, na mãng tốđô đế, ba la ma tất địa đà dã, kế tì dụ, ma ha cật-lị bế tệ, sa phạ ha”

Thiền Trí (2 tay) kèm hợp Liên Hoa Chưởng

Gia trì Bổn Minh an trên trán

Suy nghĩ các Pháp vốn chẳng sanh

2_ Bất Động Oai Nộ Tịch Trừ Chướng Nạn Ấn Minh.

Nguyện (ngón giữa trái) Lực ( ngón trỏ trái) cùng dựng thẳng

Huệ (ngón út trái), Phương (ngón vô danh trái) như thế móc

Trí Độ (ngón cái trái) vịn như vòng

Dùng Nhẫn (ngón giữa phải) Tiến (ngón trỏ phải) như Kiếm

Xỏ vào trong bao Định (tay trái)

Đây tên Vô Động Kiếm

Kết hộ Phương Ngung Giới

Rút đao quay bên trái

Tịch trừ hết thảy Ma

Cầm kiếm xoay bên phải

Ngón dưới Kim Cang Quyết

Trên kết Hư Không Giới

Lại tụng Bí Mật Minh

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra noản, đát-ra tra chiến đồ, ma ha lộ sái nõa, sa-phả tra da, hồng, đát-ra tra, ham hàm”

NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ _ TRĀṬ_ CAṆḌA MAHĀ-ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRĀṬ HĀṂ MĀṂ

Ngầm tụng 3 biến hoặc 7 biến, đem Ấn xoay theo bên phải là Kết Hộ, chuyển theo bên trái là Tịch Trừ cùng với trên dưới. Oai lực của Minh đấy hay ủng hộ lớn cho Đại Giới khắp mười phương cùng với Hộ ThânTịnh Trừ nơi chốn, cho đến ba cõi…. còn hay phòng hộ được, huống chi là Pháp đấy đã làm ở một phương, Thời tùy theo Hành Giả, Tâm niệm Minh Ấn với nơi hướng đến, hay khiến cho mọi mọi loài với quyến thuộc của Võng Lượng khó điều phục…đều nhìn thấy oai nộ của Kim Cang rực rỡ như đống lửa lớn vòng khắp chốn ấy.

Công năng của Ấn này rất lớn, khó nói hết. Nếu người trụ ở đời nói công năng ấy thì cũng chẳng thể hết được. Đây gọi là Vô Động Kim Cang Kiếm, Ấn Minh này cũng dùng thông cho Hộ Thân Kết Giới của 5 Bộ

3_ Vô Động Kim Cang Năng Thành Tựu Nhất Thiết Sự Nghiệp Chử Ấn Minh.

Dựng mở Chỉ (?Quán)Vũ Chưởng (lòng bàn tay phải)

Thiền (ngón cái phải) Tiến (ngón trỏ phải) vịn như vòng

Đều dựng ngọn Kim Cang

Đấy tên Vô Động Chử (chày Vô Động)

Lại tụng Mật Ngôn là:

“Nẵng ma tam mạn đa phạ nhật-ra noản, chiến nõa. Úm, a giả la, ca nõa giả rô, sa đà da, hồng phán tra”

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ CAṆḌA _ OṂ ACALA-KĀṆA CAṆḌA-SĀDHAYA HŪṂ PHAṬ

Chử Minh Ấn này hay thành tựu hết thảy sự nghiệp, cho đến tắm gội, làm đất sạch cùng với Hộ Thân, Kết Giới đều dùng Minh Ấn này.

4_ Vô Động Kim Cang Tường Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) co vào chưởng (lòng bàn tay)

Dựng cạnh Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) với Đàn Huệ (2 ngón út)

Co Thiền (ngón cái phải) vịn vạch dưới của Tiến (ngón trỏ phải) Trí (ngón cái trái) vịn Lực (ngón trỏ trái) cũng như vậy Tụng Minh là:

“Úm, hàm hồng, phạ nhật-ra, mạn đồ lệ, bạn đà bạn đà, hồng phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ, VAJRA-MAṆḌALE BANDHA BANDHA VAJRA HŪṂ PHAṬ

Tụng Minh ba biến, đem Ấn chuyển theo bên trái 3 lần, tùy theo Tâm xa gần, liền thành tựu Tường Giới

5_ Vô Động Kim Cang Võng Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) chéo bên trong

Sáu ngón dựng hợp dựa đầu ngón

Mở cổ tay, trên đảnh chuyển ba vòng (theo bên phải) Liền thành Kim Cang Kiên Cố Võng Tụng Minh là:

“Úm ham hồng, phạ nhật-ra tát-la bộ phạ nễ mộ, hồng phấn tra”

Kết Ấn này xong, tụng Minh 3 lần, ở trên đảnh xoay theo bên phải 3 vòng, liền thành Võng Giới

6_ Vô Động Kim Cang Hỏa Diễm Ấn Minh

Nghiêng hai lưng bàn tay, xoa nhau (cài chéo nhau)

Liền thành Bổn Tôn Tam Muội Hỏa Hết thảy Ma quân đều bỏ chạy Tụng Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra nhập-phạ lệ, hồng phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ, VAJRA-JVALE HŪṂ PHAṬ

Kết Hỏa Diệm Ấn này xong, tụng Minh 3 biến, ở bên ngoài bức tường Kim

Cang xoay theo bên phải ba vòng, liền thành Hỏa Viện

 

CÚNG DƯỜNG PHẨM THỨ NĂM

1_ Vô Động Kim Cang Tọa Ấn Minh

Duỗi ngửa chưởng Định (lòng bàn tay trái) nâng lưng Huệ (bàn tay phải)

Hành Nhân tưởng thành Tòa Kim Cang (Vajrāsana)

Trên Tòa, an Ấn đã sanh ra Hết thảy Thánh Giả đều tùy vui Tụng Minh là:

“Úm hàm hồng, phạ nhật-ra sa nễ phạm, hồng phán tra”

OṂ_ HĀṂ HŪṂ, VAJRA- ĀSANAVAT HŪṂ PHAṬ

Dùng Minh Ấn này gia trì Trú Xứ được thành đất Kim Cang chẳng hoại, liền ở trên đất tưởng có tòa Kim Cang, liền dùng như Lai Sở Sanh Ấn an trí chư Phật Bồ Tát ở trên tòa Kim Cang, rồi vòng Ấn này lại, cúng dường chư Thánh

2_ Nhất Thiết Như Lai Sở Sanh Ấn Minh.

Kim Cang bền chắc, xoa (cài chéo nhau) bên trong

Đàn Huệ (2 ngón út) dựng mở Sở Sanh Ấn

An này tên là Công Đức Mẫu

Phật Pháp Tăng Bảo trụ trong ấy

Thỉnh triệu Minh Vương với Bổn Tôn

Kết Bí Ấn này đều vân tập

Vòng Ấn này lại, hiến các Tôn

Liền thành Át Già (Àrgha) cúng dường phật

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa tát đát phạ nẫm. A ma ra, vĩ ca-ra đa đế nhị nễ, a la thệ, sa-phạ ha”

NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHISATVĀNĀṂ_ AMALA VIKARA TĀT MIDI ĀRTHE SVĀHĀ

Liền dùng Như Lai Sở Sanh Ấn này, tưởng làm Át Già, phụng hiến chư Phật, Bồ Tát chư Tôn, Hiền Thánh. Thường làm Pháp này cúng dường thì mau được thành tựu.

Lại quán Bất Động Thánh Giả trụ Bổn Vị, dùng Quán Đảnh Ấn Minh lúc trước phụng hiến Bổn Tôn, liền tụng Căn Bản Minh một biến, hay khiến cho Thánh Giả hoan hỷ, mau được thành tựu viên mãn.

Lại Hành Giả Trì Minh, tiếp đến kết Tam Muội Da Ấn an trên đảnh (Ấn như lúc trước đã nói). Liền tưởng tự thân như Bổn Tôn ngồi trên hoa sen tám cánh, tay bưng lư hương, tức khiến cho ba Nghiệp yên lặng không có não loạn, đi đến Tịnh Xá, tới cửa Đạo Tràng, ba lần xưng chữ Hồng (HŪṂ) cảnh giác chư Thánh.

Vào Tịnh Xá xong, tiếp theo nên như thường: Lễ Sám, phụng hiến Át Già. Nên tác Niệm này: “Nay Ta nên xả bỏ toàn thân cúng dường mười phương ba đời thường trụ Tam Bảo chúng hội Đạo Tràng. Cúi xin hết thảy chư Phật, Bồ Tát ban cho con làm Đại Gia Trì thành tựu tối thượng, được thành Kim Cang Tát Đỏa Tất Địa. Do cần được nhiệp thọ, cho nên thỉnh cầu gia hộ”

Như vậy thưa bạch 3 lần rồi ngưng (v.v…)

Lại dùng Chử Ấn như lúc trước Kết Giới gia trì tòa Bổn Tôn, dùng Như Lai Sở Sanh Ấn phụng hiến chư Phật Bồ Tát. Mỗi ngày 3 thời như Pháp cúng dường, hoặc có thời quên niệm, thiếu sót Pháp Tắc tức phạm vào Tam Muội Da. Trước tiên tụng Đại Luân Kim Cang Minh với kết Đại Luân Ấn để trừ tội ấy, sám tạ tội lỗi ấy.

3_ Đại Luân Kim Cang Sám Hối Ấn Minh

Như vậy y Pháp Kết Hộ xong

Đều có khuyết phạm Tam Muội Da

Mật trì Tô Ma Kim Cang Minh

Bốn thời sám hối các lỗi lầm

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc bên trong

Sáu ngón dựng hợp Kim Cang Luân

Kết Ấn Minh này an trên đảnh Xoay phải ba vòng, tạ lỗi ấy Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị da,địa vĩ ca nẫm, tát phạ đát tha nga đa nẫm. Úm, vĩ ra nhĩ vĩ ra nhĩ, ma ha chước ca la, phạ nhật-ra, tát đá tát đá, sa la đế sa la đế, đátra duệ, đát-ra duệ, vĩ đà ma nễ, tam bàn nhược nễ, đát-ra ma để, tất đà, a hột-lị duệ, đát-lị lam, sa-phạ ha”.

 

NAMAḤ STRIYA-DHVIKĀNĀṂ TATHĀGATĀNĀṂ – OṂ– VIRAJI VIRAJI, MAHĀ-CAKRA-VAJRA, SATA SATA, SARATE SARATE, TRAYI TRAYI, VIDHAMATI SAṂBHAṂJANI TRAMATI, SIDDHA, AGRIYE, TRAṂ – SVĀHĀ.

Người trì Chân Ngôn Kết Hộ xong, đều có khuyết phạm Tam Muội Da, nên kết Ấn này an trên đảnh, tụng Minh 3 biến hoặc 7 biến, xoay theo bên phải 3 vòng sám tạ các lỗi, sau đó niệm tụng Bổn Tôn Minh

4_ Vô Động Kim Cang Mãn Túc Ấn Minh.

Chắp tay giữa rỗng (Hư Tâm Hợp Chưởng) trụ móng ngón

Đây tên Bổn Tôn Mãn Túc Ấn

Các thứ cúng dường và đồ hương (hương xoa bôi)

Hương đốt, đèn sáng, thức ăn uống Cúng dường thượng diệu, viec cát tường Trì niệm Ấn này đều tròn đủ.

Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Âm vĩ đá lị, ma ha phạ nhật-la, tát đát tát đát, sa ra đế sa ra đế, sa phạ ha”

 

NAMAḤ STRIYA-DHVAGATĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ – OṂ– VIRAJI MAHĀ-VAJRA, SATA SATA, SARATE SARATE– SVĀHĀ.

Lại dùng Ấn Minh này, tưởng châu báu trên bờ dưới nước với vật của nhóm núi báu, báu màu nhiệm trong biển, Ma Ni Hoa Thọ Vương…thảy đều không có chủ đã nhiếp lấy. Dùng sức Phước Đức của ta, sức gia trì của chư Phật, cúng dường hết thảy chư Phật Bồ Tát đầy đủ Thượng Nguyện.

5_ Đồ Hương Cúng Dường Ấn Minh Ấn như lúc trước, tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đa-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A tam ma ngạn độ đát mê, tố ngạn đà phạ để, tát-phả ra mãnh hàm, nga nga nẫm, ma hộ na duệ nê vĩ, tát phạ lật tha, sa đà nễ, sa-phạ ha”

6_ Thiêu Hương Cúng Dường Ấn Minh Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đa-phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Úm, a nghiệt lị, a nghiệt lị, thủy khí thủy khí nam, tát phạ đát độ ma thủy khí, sa-phạ ha”

 

NAMAḤ STRIYA-DVAGATĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ _ OṂ AGRI ŚIKHI ŚIKHI, DUPAṂ-ŚIKHI DUPAṂ-ŚIKHI SVĀHĀ

7_ Hoa Cúng Dường Ấn Minh Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A phạ lộ chỉ-đá, ma ha bố sáp-ba phạ để, sa-phạ ha”

NAMAḤ STRIYA-DHVAGATĀNĀṂ SARVA TATHĀGATĀNĀṂ –

AVALOKITA MAHĀ-PUṢPA VATI SVĀHĀ

8_ Ẩm Thực Cúng Dường Ấn Minh Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. Úm, a ra bà, a ra bà, ca ra ca ra, phạ lị phạ lị, phạ lân phạ lân, na đà tỳ, ma ha phạ lị, sa-phạ ha”

9_ Đăng Cúng Dường Ấn Minh Tụng Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đà phạ nghiệt đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm. A lam đế nễ-phạ lam đế nễ ba nho để, thủy khí, sa-phạ ha”

10_ Phổ Trang Nghiêm Cúng Dường Minh Ấn Tụng Minh là:

“Nẵng ma tát bà mẫu đà, bồ địa tát đỏa phạ nẫm. Tát bà tha, ô-đặc già đế, tắc phá la hứ hàm, già già na kiếm, sa phạ ha”

NAMAḤ SARVA BUDDHA BODHI-SATVĀNĀṂ_ SARVATHĀ

UDGATE SPHARA HĪMAṂ GAGANAKAṂ SVĀHĀ

Sức của Trì Minh này hay sanh ra báu Như Ý cúng dường hết thảy chư Phật Bồ Tát Chúng Hội. Do sức Phước Đức của Tán Thán này khiến cho cúng dường này tràn khắp cả hết thảy chư Phật Bồ Tát Chúng Hội.

Tán Thán Minh là:

“Nẵng ma tát bà mẫu đà bồ địa tát đỏa phạ nẫm (1) tát bà đát lộ tăng câu tát nhĩ đá (2) tỳ chỉ-nhạ la thủy phệ (3) na mô tố đô đế, tát-phạ ha (4)”

Lại tụng Vô Động Minh Vương Căn Bản Minh 3 lần, hay khiến cho Thánh Giả hoan hỷ ban cho Nguyện, mau được viên mãn Bồ Đề.

_ Tiếp theo, liền sám hối các nghiệp lúc trước, hết thảy tội chướng nguyện đều tiêu diệt

Lại Nguyện như vầy: “Nay con có hết thảy tất Thiện Nghiệp đều hồi thí cho chúng sanh trong Pháp Giới. Khiến cho Nguyện này của con mau được thành tựu Vô Thượng Bồ Đề, đủ Nhất Thiết Chủng Trí”

Lại tụng Gia Trì Minh này 8 biến.

Minh là:

“Nẵng ma tát đỏa phạ nẫm. Na mộ tố đô đế ma ha phạ nhật-la tát bà tát đỏa phạ, tứ lộ ca la, để sắt tha, tát bà đát ra lệ phệ, đạt ra ma ma nõa, địa sắc tha da, sa-phạ ha”.

Như trên cúng dường gia trì Bổn Tôn xong, kết Quán Đảnh Ấn lúc trước mà tự quán đảnh.

11_ Vô Động Kim Cang Hư Không Bộ Mẫu Ấn.

Kết Hư Không Minh Ấn này, dùng Hộ Thân với hộ Bổn Tôn, cho nên gọi là Bộ Mẫu, cũng gọi là Hư Không Nhãn.

Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc vào Liên Hoa Chưởng

Tức tên Hư Không Bộ Mẫu Nhãn

Dùng Ấn Hộ Thân với hộ Bổn Tôn

Hai tay chia mở Niệm Châu Ấn Cũng tên Thánh Giả Hư Không Nhãn Minh là:

“Nẵng ma tát-để-lị dã đa-phạ nõa nghiệt đế tệ, tát phạ đát tha nghiệt đế tệ. Úm, nga nga na, lộ giả nễ, nga nga na tam ma, tát phạ đô lỗ nghiệt đá, để sa ra tam bà phệ, nhập-phạ la. Na mô a mô già nẫm, sa-phạ ha”

 

*)NAMAḤ STRIYA-DHVAN-GATEBHYAḤ _ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ _ OṂ GAGANA-LOCANE, GAGANA-SAMA_ SARVATRA UDGATA ABHISĀRA SAMBHAVE JVALA_ NAMO AMOGHĀNĀṂ_ SVĀHĀ

12_ Vô Động Kim Cang Pháp Giới Sanh Ấn Minh

Giới Phương (2 ngón vô danh) Tiến Lực (2 ngón trỏ) xoa (cài chéo nhau) bên trong

Sáu ngón dựng hợp trụ đầu ngón

Hở cổ tay gia trì hai cánh tay

Nâng Ấn dần đến đảnh bung mở

Chân Ngôn Tất Địa từ đây sanh Cho nên tên là Pháp Sanh Ấn Kết Ấn gia trì, tụng Minh là:

“Nẵng ma tát phạ mẫu đà mạo địa tát đát phạ nẫm. A tát la phạ tha, tát la phạ đa ra lộ kế, sa-phạ ha”

NAMO SARVA BUDDHA BODHISATVĀNĀṂ _ AḤ SARVATHĀ SARVA TRALOKE SVĀHĀ

Pháp Sanh Ấn từ Tâm Bồ Đề bất động của hết thảy Như Lai sanh ra, từ Bổn Nguyện Đại Bi sanh ra, từ miệng của Phật sanh ra, từ Pháp hóa sanh, cho nên gọi là Pháp Sanh Ấn.

_ Tiếp đến, tụng Hư Không Bộ Mẫu Nhãn Minh 7 biến, liền quán hết thảy chư Phật Bồ Tát như ở ngay trước mặt, tay cầm sổ châu (tràng hạt) như Pháp niệm tụng Như vậy rộng làm Phật Sự xong, nên kết Bổn Tôn Căn Bản Tam Muội Gia Ấn, trước tiên tụng Kim Cang Bách Tự Minh Chân Ngôn để khiến cho gia trì chẳng nghiêng động.

13_ Niệp Sổ Châu Minh Ấn

Ấn ấy dựa theo Bộ Mẫu Ấn lúc trước, chia mở hai bàn tay, tức là Ấn này vậy.

Tụng Minh là:

“Nẵng ma phạ nhật ra-mục khê tệ, tát phạ đát tha nghiệt đế tì-du, bà già phạm đặc phạ tệ, đát địa dã tha, kiêu lị, kiện đà lị, chiến đồ lị, ma đặng nghĩ, tân nga lị, đát tha già đa phệ-duệ, sử đát ma để hồng, nhập-phạ lị ma đế, thệ y năng ca la diễm câu rô, sa-phạ ha”.

14_ Vô Động Kim Cang Căn Bản Tam Muội Da Ấn Minh (Cũng gọi là Căn

Bản Thân Ấn)

Sáu ngón hòa hợp, xoa (cài chéo nhau) bên trong

Duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ đầu ngón

Co Trí Độ (ngón cái trái) vịn lưng Phương Tiện (Ngón vô danh trái)

Thiền (ngón cái phải) vịn lưng Giới (ngón vô danh phải) cũng như vậy

Nên tụng Kim Cang Bách Tự Minh

Gia trì tự thân, trụ bền chắc

Lại tụng Bổn Minh thành Tất Địa (Siddhi) Chân Ngôn là:

“Úm, a tam ma, a tam ma, tam mạn đá đô na đá đát phạ bí để xá na nể, ha ra ha ra, sa-ma ra nõa, sa-ma ra nõa, vĩ nghiệt đá, mẫu đà, đạt ma đế, tát ra tát ra, tam ma phạ la, hà ra hà ra, phù sa phù sa, đát ra da, đát ra da, già na già na, ma ha phạ ra, ra ca-sa nể, nhập-phạ ra na, nhập-phạ ra na, sa già lệ, sa-phạ ha”. Tụng Bách Tự Minh gia trì.

_ Lại quán hết thảy chư Phật Bồ Tát ở ngay trước mặt Hành Giả, nhiếp thọ mọi thứ cúng dường rộng lớn thành tựu như lúc trước. Ấy là hết thảy Tất Địa đã mong cầu trong đời hiện tại, tên là Tối Thắng Tất Địa, cũng gọi là Kim Cang Tát Đỏa Tất Địa.

_ Lại tác Nguyện này:

“Nguyện đem Công Đức này

Phổ cập (phổ biến truyền bá) cho hết thảy

Chúng con với chúng sanh

Đều cùng thành Phật Đạo”

Mỗi ngày 3 thời niệm tụng, mỗi thời ít nhất là 108 biến, nếu ít hơn thì không thành.

Niệm tụng xong, dùng Hư Không Nhãn Chân Ngôn với Ấn gia trì Bổn Tôn khiến hoan hỷ ban cho Nguyện, cũng khiến bền chắc không tan rã.

Sau đó, tụng Căn Bản Ấn Minh là:

Thủ Ấn ấy dựa theo Căn Bản Tam Muội Da lúc trước. Hai tay từ ngón giữa trở xuống, đều hướng vào bên trong cài chéo nhau, liền làm móc câu, hai ngón trỏ cùng dựa cạnh ngón, hai ngón cái đều vịn móng ngón vô danh, liền thành. Tụng Căn Bản Minh ba biến.

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ

NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN TRUNG (Hết)_

QUYỂN HẠ

1_ Vô Động Kim Cang Bảo Sơn Ấn

Kim Cang bền chắc, xoa (cài chéo nhau) bên trong

Đây gọi Bảo Sơn Thân Mật Ấn

Các thứ cúng dường và hộ thân

Gia trì Bổn Minh, bung trên đảnh

2_ Vô Động Kim Cang Đầu Ấn

Thiền Độ (ngón cái phải) co vào chưởng (lòng bàn tay), nắm quyền

Ấn để trên đảnh gọi Đầu Ấn

Suy nghĩ toàn thân trước Thánh Giả

Tịnh tọa an Tâm mà quán chiếu

3_ Vô Động Kim Cang Kế Ấn

Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Huệ (2 ngón út) xoa (cài chéo nhau) bên trong

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp cứng, Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ

Hai độ Thiền Trí (2 ngón cái) dính lưng nhau

Co vào Giới Phương (2 ngón vô danh) cài chéo trong

Cùng hai vô danh, mặt dính nhau

Đưa Ấn an trong búi tóc trái (tả kế)

Đấy tênVô Động Kim Cang Kế

4_ Vô Động Kim Cang Nhãn Ấn

Dựa theo Kế Ấn lúc trước, nghiêng lật bàn tay rũ xuống đến trước trán, liền gọi là Vô Động Kim Cang Nhãn

5_ Vô Động Kim Cang Khẩu Ấn

Hai Độ Đàn Huệ (2 ngón út) xoa (cài chéo nhau) bên trong

Giới Phương (2 ngón vô danh) cùng đè xoa trong, trên

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp thẳng, Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ

Thiền (ngón cái phải) vịn lưng Giới (ngón vô danh phải), Trí (ngón cái trái) vịn

Phương (ngón vô danh trái)

Đấy tên Thánh Giả Kim Cang Khẩu

6_ Vô Động Kim Cang Tâm Ấn

Giới Phương (2 ngón vô danh) Đàn Huệ (2 ngón út) xoa (cài chéo nhau) bên trong

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) hợp dựng, co Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Thiền Trí (2 ngón cái) kèm vịn vạch Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Đấy tên Vô Động Kim Cang Tâm

7_ Vô Động Kim Cang Sư Tử Phấn Tấn Ấn

Dựa theo Vô Động Kim Cang Giáp

Chỉ sửa Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ đầu ngón

Đứng lên chồm thân như cọp nhảy Nhiễu Đàn hành Đạo, Tịch Trừ Ma Sư Tử Tần Thân Đại Phấn Tấn

Đấy tên Ngũ Cổ Kim Cang Ấn

8_ Vô Động Kim Cang Hỏa Ấn

Thiền (ngón cái phải) vịn lưng ba ngón, nắm Quyền

Duỗi riêng Tiến Độ (ngón trỏ phải) chỉ Định Chưởng (lòng bàn tay trái)

Mở rộng năm ngón như lửa cháy

Đấy tên Vô Động Kim Cang Hỏa

9_ Vô Động Kim Cang Pháp Loa Ấn

Hai tay đều như Vô Động Kiếm

Ràng móc trong chưởng, dạng như vòng

Dựng hợp Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) trụ đầu ngón

Tiến (ngón trỏ phải) phụ dính lưng Nhân (ngón giữa phải)

Lực Độ (ngón trỏ trái), lưng Nguyện (ngón giữa trái) cũng như thế

Đấy tên Vô Động Pháp Loa Ấn

 

10_ Vô Động Kim Cang Sách Ấn

Thiền (ngón cái phải) vịn lưng ba ngón, nắm Quyền

Duỗi thẳng Tiến Độ (ngón trỏ phải), Quán Vũ (? Chỉ Vũ: tay trái) nắm

Lực Độ (ngón trỏ trái) co vịn Trí (ngón cái trái) như vòng

Đấy tên Vô Động Kim Cang Sách

Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra noản. A, ba xá, bán xà na, hồng phán tra”

NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ A PĀŚA BHAṂJANA HŪṂ PHAṬ

_ Vô Động Kim Cang Ấn Minh Hay thành tựu hết thảy sự nghiệp Minh là:

“Úm, a giả la, ca nõa, bột đà chế tra ca, hồng hồng, khư hê khư hê, y năng ngư-lị, hê ma hàm hạ lợi vĩ sa, sách bát-đa, ác hột-lị ha, hồng phán tra, a lị-da giả la, a nghiệt xa, khẩn chí la dạ tư, y năng ca lị la-da cú lỗ da ma, sa-phạ ha”

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRĀṆĀṂ_ OṂ_ ACALA-KĀṆA BUDDHA- CEṬAKA HŪṂ HŪṂ_ KHAHI KHAHI_ IDAṂ GṚHI MĀṂ_ HĀRA-VIṢA

SAPTA-AGREHA HŪṂ PHAṬ_ ĀRYA-ACALA AGACCHA KIṂCIRĀYASI _ IDAṂ KĀRYAṂ KURU YAMA_ SVĀHĀ

Người hành Trì Minh mỗi khi ăn thường lấy ra một phần thức ăn dư mà cúng dường tượng Bổn Tôn, hoan hỉ ủng hộ chỗ mong cầu đều được không sai. Lại tụng Vô Động Kim Cang Căn Bản Minh

11_ Vô Động Kim Cang Giải Giới Minh Ấn

Người hành Trì Minh niệm tụng xong, liền giải Hỏa Giới với Tường Giới đã kết lúc trước xong, dùng Quán Đảnh Ấn là dựng hai ngón út trụ đầu ngón. Nên tụng Đăng Diễm Như Lai Giải Giới Minh, dùng Ấn xoay theo bên trái tức thành Giải GiớiHỏa Viện Giới lúc trước vậy.

Đăng Diễm Như Lai Giải Giới Chân Ngôn là:

“Nẵng ma tất để-lị đà phạ noa nga đá nẫm. Úm, hột-lị” 

NAMAḤ STRIYA-DHVAN-GATĀNĀṂ_ OṂ HRĪḤ

Tụng Mật Ngữ xong, lại dùng hương hoa như Pháp cúng dường, sám hối ba Nghiệp. Liền kết Bộ Mẫu Ấn hộ thân rồi mới có thể đứng dậy đi, chuyển tụng Đại Thừa Phương Quảng Lý Thú, tùy ý tu hành các việc thiện.

_ Người hành Trì Minh mỗi khi ăn thời dùng Sự Nghiệp Kim Cang Chân Ngôn gia trì Chủng Tử trong thân của mình, gia thêm chữ Tông (圳: VAṂ). Lại tụng

Thập Lực Minh tám biến mới ăn.

Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đá, tông”

NAMAḤ SAMANTA VAṂ

_ Thập Lực Minh là:

“Nẵng mô tát phạ mẫu đà mạo địa tát đát-phạ nẫm. Úm, ma lan nại đế nhu, thác lật ninh, sa-phạ ha”.

NAMAṂ SARVA BUDDHA BODHISATVĀNĀṂ _OṂ VALIṂ DĀDE

TEJO MĀLINI SVĀHĀ

Như vậy trước tiên thành tựu Bổn Tôn xong. Phần Xúc Thực còn dư, dùng Thành Biện Chư Sự Tâm Minh cúng dường cho người đáng được ăn, nên dùng Bất Không Oai Nộ Tăng Gia Thánh Giả Bất Động Tôn Minh tụng một biến. Người thọ nhận hoan hỷ, sẽ đi theo Hành Giả để hộ niệm. Mỗi ngày cúng dường như vậy không cho đứt đoạn, sẽ thường được Bổn Tôn hộ niệm, các Ma không thể làm hại.

Thí thực xong, như thường lễ sám, y theo pháp niệm tụng. Khi đến nửa đêm muốn ngủ nghỉ thời kết Trang Nghiêm Ấn lúc trước

12_ Vô Động Kim Cang Quang Trang Nghiêm Ấn Minh

Tay Huệ (tay phải) nghiêng chưởng, cong trên tim

Định Chưởng (lòng bàn tay trái) quay lại hợp trên tim

Gia trì Bản Minh an trên đảnh

Lại mở hai tay, xoa theo thân

Hay trừ chướng nạn được thành tựu Dùng hộ thân nên gọi Trang Nghiêm Quang Trang Nghiêm Minh là:

“Nẵng ma tất-để-lị-dã đa-phạ nõa già đá nẫm, tát phạ đát tha nghiệt đa nẫm. Ma ha tam muội da, già đế già đế, tam mạn đế, tam ma nghiệt la-phạ, ma tha tát ra bà đa-ra lộ kế, đạt ma đà đỏa để đa tăng già đế, sa-phạ ha”.

Làm Pháp trên xong, nên như Đức Phật Nhiên Đăng đời quá khứ, lễ bái Pháp.

Kim Cang Hợp Chưởng duỗi dài hai cánh tay ở trên đảnh, hướng mặt về phương Đông, khiến cho mặt chạm đất. Lại duỗi dài hai bàn chân để trái tim chạm đất.

Như vậy khi lễ bái, quán niệm hết thảy chư Phật Bồ Tát, nguyện xin nhiếp thọ cho chúng con làm tối thượng thành tựu, thương xót con.

Nói như vậy ba lần, tùy ý mà ngủ nghỉ, Tâm niệm Minh Tướng làm Tướng mau thành tựu.

7_ Vô Động Kim Cang Sự Nghiệp Cầu Nguyện.

Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi-buddha) bảo Chấp Kim Cang Bồ Tát (Vaja-dhāra-bodhisatva) rằng: “ Nay Ta vì ngươi nói Vô Lượng Thần Thông Lực Vô Động Kim Cang Pháp, hay lợi ích thành tựu hay hết thảy sự nghiệp. Nếu người tu hành ăn rau, trường trai hoặc trái cây … tụng mãn một vạn biến, vào ngày 08 hoặc 15 của tháng, một ngày một đêm rộng làm cúng dường, ở trước Tượng lấy cây Khổ Luyện hòa với bơ (tô) rồi thiêu đốt. Một lần Chú thì một lần thiêu đốt, cho đủ 1008 biến

Làm Pháp này xong, sau đó hết thảy sự pháp đã làm, đều được thành tựu. Hành Giả nói ra lời khiến cột trói thì liền cột trói, với hỏi mọi việc… hay làm gãy đổ cây cối, làm rớt chim bay, hay khiến cho hết thảy sông suối khô cạn, cũng hay khiến cho người đấu tranh được thắng. Được điều này xong, cũng hay gom gió lại thành một luồng.

_ Lại có Pháp. Vào đêm Nguyệt Thực, lấy phân bò chưa rớt xuống đất xoa tô Mạn Đồ La (Maṇḍala: Đàn Tràng), trên Đàn tán rải các thứ hương hoa, để Kinh Đại Bát Nhã. Trước tiên lấy một lạng bơ của con bò mẹ chỉ có một con thuần một màu, nấu trong chén bằng đồng, lấy cây Khư Đà La làm cây tăm xỉa răng (xỉ mộc) kèm khuấy bơ, Minh không hạn chế biến số, khiến cho mọi loại thành tựu.

_ Lại trên đỉnh núi, nhịn ăn, tụng mãn mười vạn biến, liền được thấy hết thảy Phục Tàng (kho tàng bị che dấu)

_ Lại dùng sữa làm Hỏa Pháp, tụng 1008 biến, đổ vào lửa thiêu đốt, ắt hay trừ tất bệnh dịch. Nếu cùng với mọi người luận nghị, thời khiến cho miệng của người kia bị câm, chẳng bàn luận được.

_ Lại có Pháp. Lấy cỏ Cú Lô hòa với bơ, sữa, Mật gia trì rồi bỏ vô lửa thiêu đốt, tụng mười vạn biến, ắt hay trừ bệnh dịch lớn.

_ Lại lấy hoa sen hòa với bơ, Mật, Lạc (váng sữa đặc) tụng Minh, bỏ vào trong lửa thiêu đốt, tụng Minh mười vạn biến thì Liên Hoa Cát Tường Thiên sẽ ban cho Hành Giả các nguyện.

_ Lại có Pháp. Đi đến gần cửa sông biển, lội xuống nước đến ngực, tụng Minh ba mươi vạn biến, tức được Vĩ Sa Da (Viṣaya: cảnh giới)

_ Lại tụng Minh, lấy hoa ném vào trong lửa thiêu đốt, tùy theo màu sắc của hoa sẽ được quần áo. Thiếu đốt cốc mễ (lúa gạo) sẽ được cốc mễ (lúa gạo).

_ Lại lấy cây Vĩ La Phạ, tụng Minh, thiêu đốt mười vạn biến, liền được La nhạ (Rāja: vua chúa).

_ Lại lấy cây Tất Lị Dưỡng Ngung, tụng Minh thiêu đốt, sẽ hay khiến cho mọi người yêu nhớ. Tụng Minh, thiêu đốt cây Bách, liền được vô lượng bộc tùng (tôi tớ). Tụng Minh thiêu đốt Đại Mạch thì được làm Đại Trưởng Giả

_ Tiếp đến, nói Pháp Vẽ Tượng. Vẽ Vô Động Tôn với thân mặc quần áo màu đất đỏ, búi tóc bên trái xỏa xuống, mắt nhìn nghiêng, tay cầm cây kiếm sợi dây, ngồi trên hoa sen báu, chau mày, mặt giận dữ làm dạng khủng bố ba đời.

Như vậy vẽ xong, ở bên trên dòng nước chảy, bờ sông biển… như Pháp an Tượng. Hành Giả tự thân cũng mặc áo màu đỏ, Tâm không có nhiễm dính, vắng lặng, đi xin ăn (khất thực) để sống. Ở trước Tượng, tụng 50 vạn biến xong rồi, liền ở trong ban đêm dùng cây Đam Bặc thiêu đốt trong lửa, một lần tụng Minh thì một lần ném vào lửa thiêu đốt, mãn một vạn biến liền thấy Vô Động Thánh Giả hiện thân ở trước mặt, được làm Như Lai Sứ Giả (Tathāgata-ceṭaka), được Tam Ma Địa (samādhi), cùng với Bồ Tát đồng địa vị

_ Lại có Pháp. Lấy tấm vải trong rừng Thi Đà (Śma-śāna), vẽ tượng Vô Động Kim Cang, dùng máu loãng của mình làm màu sắc, an trí mặt Tượng hướng về phương Tây. Hành Giả ngồi xoay mặt về hướng Đông niệm tụng. Mỗi Thời thì ba lần tắm rửa, mặc áo ẩm ướt, đối trước Tượng tụng Minh mãn mười vạn biến, rồi cho hết thảy Quỷ Thần ăn.

Lại vào đêm ngày 08 của kỳ Hắc Nguyệt, lấy Ma Nô Sa (thây người chết) rồi ngồi trên đó, tụng Minh một vạn biến xong, thì Ma Nô Sa liền cử động thân, Hành Giả không nên sợ hãi, miệng kẻ kia há lớn nhả ra hoa sen, tức mau cắt lấy, hay khiến cho thân của Hành Giả như Đồng Tử 15 tuổi tóc xoắn tròn, đi khắp Trời Đất được làm Đại Minh Vương

Lại nơi trước Tượng, mỗi ngày hai Thời niệm tụng, tùy sức cúng dường, đốt Trầm Thủy hương, như vậy đủ sáu tháng thì tự thấy được Vĩ Sa Gia Chủ (Chủ của cảnh giới)

_ Lại có Pháp. Lấy cờ phan, tụng Minh một ngàn biến, cầm ở trước mặt quân trận, ắt hay phá trận của người khác.

_ Lại có Pháp. Muốn cấm quân binh nơi khác không được động đậy, ở trên cờ phan vẽ Vô Động Tôn với thân màu thịt vàng, bốn mặt, trên dưới đều lòi răng nanh, bốn cánh tay, làm tướng giận dữ đáng sợ, quanh thân rực lửa nóng, làm thế ăn nuốt quân lính của người khác. Người trì Pháp dùng cây cờ chỉ vào người kia, lại tưởng Thánh Giả dùng sợi dây cột binh chúng ấy, thì binh lính ấy liền không thể cử động được.

Tứ Diện Vô Động Kim Cang Minh là:

“Nẵng ma tam mạn đá phạ nhật-ra noản. Thủy-ma xá nang tất-thể ca bá ra lăng cật-lị đá hộ đát phạ hạ, mỗ nễ nhĩ phạ lộ ra đà-phạ, năng sắt tra-ra, ca ra ra na xả nẵng bộ nhạ nga bả lị phệ sắt trưng đam, xá lợi ra để vinh nại ra nẵng dã nẵng ca hạ hộ mỗ cật-đá tra hạ tam giả đốt mỗ khư vĩ cật-lị. Đát lỗ bả mãng hạ tị sa nõa dã. Đát nễ-dã tha: Úm, vĩ cật-lị đá, vĩ ca tra, vĩ ca la, ma hạ ra-lê đá vĩ sắt tha mỗ đát ra khế trú. Xỉ sắc tra hạ sa ra án đát ra mãng ra đà ra giả đốt mỗ mẫu khư, nhập-phạ ra na tì lộ đà-phạ kế xa, hồng, phạ nhật-ra phạ nhật-lệ, nghiệt-ra, hồng phán tra, sa-phạ ha”.

_ Nếu muốn khiến người khác đánh nhau. Lấy lông chim bồ câu, lông chim cú vọ….. tụng Minh thiêu đốt, tức họ liền đấu tranh.

_ Nếu muốn thiêu chết Thiết Đô Lỗ (Śatrā: Oan Gia), lấy vỏ hạt gạo thiêu đốt. Ngay lúc thiêu đốt thời tưởng Thánh Giả dùng sợi dây cột trói, ắt Xả Đô Lỗ (Śatrū: Oan Gia) kia hướng về phương Nam bị khốn khổ thổ huyết, Tộc loại của nhóm ấy đều chẳng được tồn tại vậy.

_ Lại có Pháp. Muốn khiến cho Thiết Đô Lỗ (oan gia) bị chết. Lấy đất, muối, sáp, lá Khổ Luyện hòa lại, giã quết làm bùn, tạo làm hình dạng kẻ kia, để trên đất rồi chặt đứt thì kẻ kia liền bị chết.

_ Nếu tụng Minh, thiêu đốt lúa đậu, gạo sẽ khiến cho Xả Đô Lỗ kia bị nghèo túng

_ Nếu muốn khiến cho Đại Nhân yêu thích. lấy muối làm hình dạng kẻ kia, chặt từng đoạn, tụng đủ bảy ngày thìa kẻ kia liền yêu thích.

_ Lại lấy hoa Câu Tô Ma, tụng Minh, thiêu đốt mười vạn biến sẽ được nữ Dạ Xoa đi đến, ở trong ba việc mong cầu đều được.

_ Lại tụng Minh, thiêu đốt hoa Mạn Đà La, xưng tên người kia, tức khiến cho họ bị nhiễu loạn.

Tụng Minh, thiêu đốt muối liền được Thiên Nữ đi đến, tùy ý sai khiến.

Tụng Minh, thiêu đốt An Tất hương sẽ được Xà La (? La Xà: vua chúa) hoan hỷ

_ Lại có Pháp vẽ tượng. Trước tiên vẽ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vẽ tượng Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử, vẽ Chấp Kim Cang Bồ Tát với khuôn mặt mỉm cười, tay cầm chày Kim Cang. Ở bên dưới Chấp Kim Cang, vẽ Vô Động Thánh Giả với mọi thứ trang nghiêm. Liền ở trước Tượng ấy, tụng Minh 50 vạn biến, sau đó làm tất cả các việc đều thành tựu vừa ý.

Nếu muốn giáng phục binh nơi khác, liền kết Vô Động Thánh Giả Nhãn An, tác tiếng giận dữ, xưng chữ Hồng (HŪṂ). Dùng Tâm tưởng, khiến cho Võng Lượng bắt trói, thì binh ấy liền hàng phục.

Lấy tro của rừng Thi Đà, gia trì 7 biến rồi đem cho kẻ kia, liền được yêu thích.

_ Lại có Pháp. Lấy Ngưu Hoàng gia trì 7 biến, chấm trên vầng trán của mình, thì hay khiến cho mọi người nhìn thấy đều yêu thích. Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) không thể gây tổn hại, thành tựu lửa nóng sáng rực.

_ Lại có Pháp. Ở trên thân của mình, an bày chữ Phạn của Minh thì chúng La Sát kia lui tan hơn ngoài 100 do tuần.

_ Lại bị rắn độc cắn trải qua nửa năm chưa khỏi, tụng Minh tức khỏi bệnh.

_ Lại ở trên bức vách, vẽ Kiếm Khế, lại vẽ con rắn Cú Luật Ca (Kulika) to lớn quấn trên cây kiếm, chung quanh cây kiếm có lửa rực cháy. Liền gia trì một ngàn biến, dùng chỉ vào bệnh nhân thì người bệnh liền bước xuống nói chuyện. Gia trì 108 biến thì người bệnh thường được Thánh Giả ủng hộ. Mỗi ngày gia trì vào thức ăn dư thừa, để ở nơi sạch sẽ, cúng dường Thánh Giả sẽ thườngđược như Nguyện.

_ Hành Giả giận dữ kết Tâm ấn, xưng chữ Hồng thì tất cả đám mây ác đều lui tan.

_ Lại lấy cây gai làm cây kim, hòa với dầu La Thị Ca, tụng Minh thiêu đốt, ắt hay chận đứng cơn mưa lớn, hay khiến cho Hành Giả thành kết Đại Giới, cũng thành tựu ngàn loại sự nghiệp.

_ Lại nói Pháp vẽ tượng Vô Động Tôn Kim CanG. Thân mặc áo màu đất đỏ, lọn tóc bên trái xõa xuống, mắt nhìn nghiêng, tướng đồng tử, tay cầm chày Kim Cang với cây gậy báu, mắt hơi đỏ, ngồi trên bàn đá, giận dữ, quanh thân rực lửa nóng. Ở trước Tượng, kết tất cả An Khế yêu thích đều được thành tựu.

Y theo Pháp lúc trước, làm Pháp bay trên hư không, ẩn hình với các Pháp ưa thích thì tùy theo ý đều thành tựu. Giả sử không có Tượng vẽ, thì một mình ở nơi Nhàn Tĩnh, hoặc ngay trong chùa, hoặc trong hang núi, xa lìa chốn ồn ào…thời điều đã mong cầu, tất cả đều thành tựu.

Gia trì vào người bị bệnh sốt rét, tức kẻ ấy tự cột trói, bước xuống nói chuyện.

Gia trì vào cái gương cũng được hình tượng hiện ra, hỏi việc đều nói.

Chọn lấy Đồng Tử hoặc Đồng Nữ để trong Đạo Tràng, triệu Thần nhập vào, khiến xuống trong Đàn, hỏi tất cả việc đều được.

_ Tiếp theo, muốn thành tựu Pháp Hệ Ca La. Vào lúc giữa trưa trong ngày mồng một của tháng, rải các thứ hương hoa cúng dường không dứt, tụng Minh 108 biến, niệm hết thảy chư Phật, Bồ Tát trong Đàn. Mỗi ngày niệm tụng, mãn một tháng, như Pháp cúng dường xong, dùng cây Khổ Luyện làm củi đốt lửa, lấy bơ bôi lên cây Át Ca, bạch giới tử …gia trì rồi đốt lửa, từ hoàng hôn đến nữa đêm, cho đến khi mặt trời mọc thì Hệ Ca La liền đi đến, hỏi Hành Giả rằng: “Muốn sai Ta làm việc gì?”

Hành Giả nhiếp thọ xong, sau đó tùy theo Hành Giả sai khiến thảy đều tùy thuận, cho đến khiến lên trời bắt Thiên Nữ thì liền đem đến. Nếu cần dùng ăn uống, tăm xỉa răng, nước… đều được cung cấp hầu hạ.

 

ĐỂ LỊ TAM MUỘI DA BẤT ĐỘNG TÔN THÁNH GIẢ NIỆM TỤNG BÍ MẬT PHÁP

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Lại nữa, như lúc trước dựng lập Mạn Đồ La, nên lấy một ngàn hoa sen, mỗi một hoa thì tụng một lần, an ở Trung Đài, dùng để phụng hiến. Sau đó dẫn Đệ Tử vào, bảo cho biết Tam Muội Da (lời thề vì các Dục thanh tịnh) theo Phẩm Yết Ma Mạn Đồ La

Lại nữa, Pháp thành tựu tượng. Ở trên lụa thanh tịnh, vẽ Quán Tự Tại Bồ Tát đứng trên đỉnh núi Tô Di Lô (Sumeru) có 8 Đức Phật vây quanh. Ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt, ở trước Tượng này…..

Diên Hưởng, năm thứ ba, Bính Dần, mùa Thu tháng bảy. Xem xét lại xong,

Đồng tháng Chạp, thượng tuần, cho điêu khắc thành Phong Sơn Trường Cốc Luân Hạ_ Vô Đẳng ghi.

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm ba quyển vào ngày 20/07/2012