ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT NHÃN TU HÀNH NGHI QUỸ
KINH SỐ 981
Hán dịch: Sa Môn NHẤT HẠNH thuật ký.
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Bấy giờ Bất Động Minh Vương (Acala- vidya-rāja) cầm cây Tuệ Đao, tướng uy mãnh phẫn nộ. Phía mặt nơi Ngài đến vẽ làm Rồng mây, dùng Đại Tuệ Đao Ấn để đoạn hoại thì Chướng (Āvaraṇa) ấy tức thời tiêu tan. Bởi thế nên người đời ở đất lộ thiên vẽ làm Mạn Trà La (Maṇḍala)), nếu gặp lúc Rồng ác tuôn mưa, tức liền hủy hoại được. Hành Giả ở trong đất Tâm vẽ làm Đại Bi Mạn Trà La (Mahā-kāruṇamaṇḍala) cũng lại như vậy.
Nếu bị Rồng ác Tam Độc ác tuôn cơn mưa dữ dội, tuôn nước chảy gấp rút, khiến cho khói nhiễm màu sắc chẳng thể nghĩ bàn, diệt lằn sóng khói (Yên luân), thì dùng Thân Trí không dơ bẩn (Vô Cấu Trí thân) làm Bất Động Minh Vương uy mãnh đại thế, dùng Tuệ Đao An chặt đứt hủy hoại đám mây chồng chất (uẩn vân), tùy theo phương đã hướng đến, không có gì chẳng rỗng rang trong sáng.
Chiêu La Kiếm là cây cọc Kim Cương (Kim Cương Quyết), đầu như Nhất Cổ Kim Cương, nhưng Thể bên dưới nhọn sắc giống như hình cây cọc. Nếu thay đổi nhỏ bé thì gọi là cây kim Kim Cương (Kim Cương Châm:Vajra-sūci), tướng ấy đều khác nhau.
Khi A Xà Lê (Ācārye: Quỹ Phạm Sư) dựng lập Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) thời mạnh mẽ dựng Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), y theo cây cọc Kim Cương
(Vajra-kili), phương tiện dùng chận đứng gió mưa. Nên dùng cây Khư Đà La (Khadira), nếu không có thì nên dùng cây Khổ Luyện cho đến thép đã được tôi luyện mà làm, dùng thành biện các việc.
Kim Cương Tát Đỏa gia trì: Quán thân của mình liền đồng với tất cả Kim Cương, dùng đóng chận Chướng dấy lên phương diện, liền khiến cho phần đất của Đạo Trường, tất cả đều đồng với Kim Cương, chính vì thế cho nên các Chướng không thể gây nhiễu hại.
Liền kết Khế: Định Tuệ (2 bàn tay) tác Kim Cương Hợp Chưởng, co hai ngón trỏ rồi đưa đầu ngón chỉ xuống bên dưới, hai ngón cái đều vịn hai bên cạnh ngón trỏ, đem An để tại trái tim, tụng Chân Ngôn ba biến rồi bung tán trên đỉnh đầu.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam_ Kiếm”
_ Tiếp theo nên quán Uy Mãnh Đại Thế Bất Động Minh Vương trụ trong Bản Mạn Trà La Vị, tức là Mạn Trà La hình tam giác, chung quanh rực lửa, bên trong đó là màu đen. Đây có hai loại: Hoặc quán Thánh Bất Động Tôn (Ārya-acala-nātha) trụ trong Bản Vị, dùng bàn chân Tam Muội (bàn chân trái) dẫm đạp trên đỉnh đầu kẻ kia. Hoặc quán thân của mình tức là Bất Động Tôn trụ trong Bản Vị, dùng bàn chân Tam Muội (bàn chân trái) gia trên đỉnh đầu kẻ kia. Soi xét dùng Uy phẫn nộ, tùy theo các loài gây chướng kia, liền sẽ lui tan.
Nếu cố chấp, chẳng theo Giáo Mệnh, chẳng mau chóng đi, ắt sẽ tự dứt mạng ấy.
Người trì Chân Ngôn nên sinh Tâm Từ (Maitra-citta) đừng khiến cho mệnh căn ấy bị chặt đứt. Tại sao thế? Vì Tịnh Bồ Đề Tâm Bất Động Minh Vương như vậy khi giết hại Nghiệp phiền não thọ mệnh của các chúng sinh, liền nên sinh mạng chân thường của Pháp Tính (Dharmatā) ấy.
Nếu chư Phật khiến người tu hành quyết định rơi vào tro tàn, chặt đứt Niết Bàn (Nirvàna) liền có giết tội của chúng sinh, cho nên chẳng ứng như văn chấp chặt mà đánh mất Mật Ý của Như Lai vậy
_ Tiếp theo Hành Giả nên nhập vào Giáng Tam Thế Minh Vương quán để tịnh trừ nơi sinh chướng của tự ngã. Hai tay giao cánh tay, nắm Kim Cương Quyền, Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, dựng thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ), là Khế Pháp ấy.
Hành Giả liền tưởng thân phát ra lửa uy mãnh, có tám cánh tay, bốn mặt, dựng răng nanh bén, gầm rống chữ Hồng (HŪṂ) như tiếng sấm, xoay vòng theo bên phải trên đỉnh đầu, thành kết Giới Chân Ngôn là:
“Án, tốn bà, nễ tốn bà, hồng (1) cật-lý nghiệt nỏa, cật-lý nghiệt-nõa, hồng (2) cật-lý nghiệt-nõa (3) bá gia, hồng (4) a nan gia, hộc (5) bạc già phạm, phộc nhật-la, hồng, phát tra”
Liền nhập vào Kim Cương Phẫn Nộ Uy Quang Xí Thịnh Tam Thế Thắng Tam Ma Địa. Bồ Tát có bốn mặt đều phẫn nộ, tám cánh tay đều cầm khí trượng, bàn chân trái đạp lên Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), bàn chân phải đạp lên Ô Ma Phi (Ūma) như thế đứng của chữ Đinh (丁), toàn thân bốc lửa sáng rực như lửa của kiếp Tai
Đây tức là Tam Thế Thắng Thánh Giả Tam Ma Địa quán. Người tu hành nên trụ phát Tâm Bồ Đề, khởi Tâm thương xót, diệt trừ các Chướng của hàng người,
Trời, bên trong, bên ngoài
Liền đem Ấn chuyển theo bên trái ba vòng, tịch trừ chướng ngại.
Liền chuyển theo bên phải ba vòng, tùy theo Ý lớn nhỏ kết làm Phương Ngung Giới
Liền ấn lên trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu…mỗi chỗ tụng một biến rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, trụ Phẫn Nộ Tam Ma Địa này thì hết thảy nghiệp chướng thuộc nhóm phiền não của thân tâm, dùng lửa Tuệ mạnh bén của Kim Cương thiêu đốt sạch hết.
_ Tiếp theo kết Quân Đồ Lợi Minh Vương Hộ Thân Khế. Hai tay cùng cài chéo ngón út ở trong lòng bàn tay, co hai hai ngón vô danh vịn trên chỗ cài chéo nhau của hai ngón út, hợp cổ tay, dựng hai ngón giữa cùng trụ đầu ngón, hơi co cong hai ngón trỏ trụ ở phía sau lóng trên của lưng ngón giữa sao cho không chạm nhau.
Chân Ngôn là:
“Án (1) hộ lỗ, hộ lỗ (2) để sắt-xá, để sắt-xá (3) bàn đà, bàn đà (4) ha na, ha na (5) a mật-lý đế (6) hồng (7) phát (8)”
Tụng Chân Ngôn bảy biến xong.
Nếu có người thường muốn thọ trì Pháp Kim Cương thì mỗi ngày, sáng sớm rửa tay rửa mặt xong, liền dùng bàn tay phải bụm nước sạch, Chú vào bảy biến xong, hướng về phương Đông rải tán ba lần. Sau đó liền vào bên trong Phòng làm phép Hộ Thân.
Pháp Hộ Thân ấy là: Kết Ấn chẳng giải, miệng tụng Chân Ngôn, ấn đỉnh đầu, tiếp theo ấn vai phải, tiếp theo ấn vai trái, tiếp theo ấn trước trái tim, tiếp theo ấn ấn cái cổ, tiếp theo ấn Tam Tinh, tiếp theo ấn chân tóc, tiếp theo ấn trên đỉnh đầu, ấn sau đỉnh đầu xong, là Khế Pháp ấy vậy.
_ Tiếp đến Lục Túc Tôn Minh Vương Ấn: Hai tay tác Kim Cương Nội Phộc, dựng thẳng hai ngón giữa cùng hợp đầu ngón, duỗi hai ngón trỏ co phần đầu như Tam Cổ, gia trì năm nơi, là Ấn Tướng ấy vậy. Năm nơi là: vầng trán, hai vai, trái tim, cổ họng. Hai ngón cái đều đem bên phải đè bên trái, cài chéo nhau nhập vào trong Nguyệt (lòng bàn tay)
Chân Ngôn là:
“Án, chỉ-lý sắt-đát-lý (1) tỳ-chỉ đa na nẵng (2) hồng. Tát phộc giả đô-lỗ (3) na xả dã, tát-đàm bà dã, tát-đàm bà dã (4) tô-bà tra, tô-bà tra, hồng, phát tra, saphộc hạ”
Kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, tức là Vô Thủy Vô Minh ở trong tất cả sinh tử mà được tự tại, chỉ là Bồ Đề Tâm Minh Vương hay chế phục, cho đến giết thân Vô Thường của kẻ ấy, khiến cho được Thường Mệnh. Ngoài ra dùng sự tương đồng có thể hiểu được vậy
_ Tiếp theo kết Kim Cương Dược Xoa Minh Vương Ấn: Định Tuệ (2 bàn tay) tác Kim Cương Nội Phộc, hai đầu ngón trỏ cùng trụ nhau, khoảng giữa như con mắt, đem hai ngón cái đều vịn bên cạnh hai ngón trỏ, đừng cho dính nhau, đều co lóng đầu như răng nanh, đều duỗi hai ngón út hơi cong lóng đầu như hai răng nanh hướng vào nhau.
Tụng Chân Ngôn gia trì: vầng trán, hai vai, trái tim, cổ họng. Lại liền mở năm con mắt, ấy là dùng An lau chùi lông mày phải, lông mày trái, con mắt phải, con mắt trái, tam tinh. Đem Ấn bung tán trên đỉnh đầu.
Chân Ngôn là:
“Án (1) ma ha dược khất-xoa (2) phộc nhật-la tát đỏa-phộc (3) nhạ, hồng, tông, hộc (4) bà la phệ giả gia (5) hồng (6) phát tra (7)”
Kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, nên làm hình kẻ gây chướng ngại, dùng các thuốc độc hướng đến hình tượng ấy rồi dùng xoa bôi. Do trị như vậy, cho nên sáu tình căn của kẻ ấy giống như lửa thiêu đốt, tức thời lui tan.
_ Tiếp theo kết Mã Đầu Minh Vương Ấn: Chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ, hai ngón vô danh vào lòng bàn tay, đều cùng chung lưng. Kèm song song hai ngón cái, hơi co lại đừng dính vào ngón trỏ.
Liền tụng Chân Ngôn, chuyển theo bên trái ba vòng làm Tịch Trừ Chướng, chuyển theo bên phải ba vòng thành Kết Giới.
Chân Ngôn là:
“Án, a mật lý đố nạp-bà phộc, hồng, phát tra, sa-phộc hạ”
Kết Ấn này với tụng Chân Ngôn thì thuốc của chất độc mới tức là nhóm Vô Thường (Anitya), Khổ (Duḥkha), Không (Śūnya), Vô Ngã (Anatman, hay Niratman)….đối trị với sự đau đớn buồn thương. Ví như bệnh khí vào sâu trong tim gây ra phản ứng choáng đầu hoa mắt, cho nên mới có thể tới cùng tận nguồn cội ấy….cho đến hàng Đế Thích (Indra), Phạm Vương (Brahma-rāja) tự tại an vui làm bậc tôn quý của Thế Giới. Đức Như Lai (Tathāgata) dùng Pháp này đối trị, liền ngộ Tâm Thân rực sáng như lửa hại, chán sợ sinh tử, chính thuận Niết Bàn…huống chi là Hữu Tình khác ư!
_ Tiếp theo kết Vô Năng Thắng Minh Vương Căn Bản Bí Mật Ấn: Hai tay chắp lại giữa rỗng không (hư tâm hợp chưởng), khiến cho mười đầu ngón tay hợp kín với nhau, là Ấn Tướng ấy vậy.
Chân Ngôn (tại chỗ riêng biệt, do rất bí mật nên tạm chẳng ghi chú)
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn cho nên các Chướng ngưng dứt hết, khiến cho mọi loại Giáo Sắc, Chính Tam Muội Gia của Như Lai….tất cả không thể che dấu.
Tiếp lại, ngửa lòng bàn tay trái, che trên lòng bàn tay phải, đem ngón cái phải đè trên móng ngón cái trái, dùng ngón trỏ phải búng ngón tay ba lần.
Tiếp theo hai tay co nắm bốn ngón tay từ ngón trỏ trở xuống, dựng đứng ngón cái. Dùng Thủ Ấn bên trên, xoay theo bên trái ba vòng làm Tịch Trừ, xoay theo bên phải ba vòng làm Kết Giới.
Tiếp theo dùng đồng Ấn, chỉ ở bốn phương, bốn góc, phương trên, phương dưới. Liền ấn năm chỗ trên thân, mỗi nơi đều tụng Chân Ngôn chữ Hồng gia trì
_ Tiếp theo kết Nhất Tự Phật Đỉnh Minh Vương Ấn: Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm quyền, dựng hai ngón giữa co lóng trên như hình cây kiếm, kèm đứng hai ngón cái, co hai ngón trỏ vịn lóng trên của hai ngón cái, tức thành Ấn. Đem Ấn gia trì năm chỗ.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Bộ-lỗ-án”
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn cho nên tất cả Quỷ Thần đều chẳng dám đến gần Chú Sư này. Nơi bảo vệ cho thân của mình, nơi bảo vệ cho người khác, nơi kêu gọi Quỷ Thần, nơi sai khiến Quỷ Thần, chỗ mong cầu sự nghiệp….đều dùng Chú này.
Nếu trì tụng Chú không có thần nghiệm thì tụng Chú này 108 biến, liền được thành tựu cảnh giới sở đắc. Nếu không có hiệu nghiệm thì vị Thần ấy liền bị tiêu diệt.
_ Tiếp theo kết Phật Nhãn Minh Phi Ấn: Chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ đều trụ tại lưng ngón giữa, kèm co hai ngón cái vào trong lòng bàn tay. Dùng Ấn Chân Ngôn gia trì năm nơi.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Án, lỗ lỗ, tát-phổ lỗ, nhập-phộc la, để sắt-xá, tất đà, lô giả ninh, tát phộc lại-tha, sa đạt ni, sa-phộc hạ”
Do kết Phật Nhãn Ấn này với tụng Chân Ngôn, nên khiến cho sự vật mà Bí Mật Chủ (Guhyādhipati) tiếp chạm được xác định rồi lớn lên tràn khắp ở trong tất cả Pháp, do đó gọi là Nhược Tri Tam Muội (Jāti-samādhi: Sinh Tam Muội) vậy. Liền dẫn Đức Phật làm chứng. Tại sao thế? Vì Đức Thế Tôn tức là tất cả các Chân Ngôn Tam Muội Gia, ấy là trụ ở ngay Chủng Tính của mình. Ví như Chuyển Luân Thánh Vương nếu trụ ở trong Chủng Tính của mình, tuân tu Pháp Thượng Đại Chuyển Luân Trị Thế không có chỗ tăng giảm, tức bê trong Tứ Vực (bốn cõi) tự nhiên cung thuận Mệnh ấy. Đức Thế Tôn cũng như thế, do thường an trụ trong Chủng Tính của Như Lai không có chỗ trái vượt, cho nên tất cả các Chân Ngôn Vương (Mantra-rāja) không có Pháp nào mà chẳng thực hành, dùng làm Giới bình đẳng của Tính, nên chẳng dám phạm.
Lại nữa, như bốn Tính Sát Lợi (Kṣatriya), Bà La Môn (Brāhmaṇa)…nếu trụ ở ngay trong Chủng Tính của mình, phụng Pháp ấy, tức là người đời nêu lên, việc có thành công.
Nay bản Mạn Trà La này cũng như thế. Bình đẳng không có lay động là Tính của đất Kim Cương (Vajra-bhūmi) tức tính không có sinh. Vắng lặng tròn đầy là Tính của nước Đại Bi (Mahā-kāruṇa-udaka) tức tính lìa ngôn thuyết. Bén nhọn chiếu sáng là tính của Lửa Tuệ (Prajna-agni) tức tính lìa bụi dơ. Cuốn duỗi thành hoại là tính gió của Tự Tính (Svabhāva) tức tính lìa nhân duyên. Tượng của không có tướng là bản tính trống rỗng của Không Đại (Ākāśa-dhātu) chẳng thể trôi đi. Bản Tính như vậy, chư Phật ba đời làm còn chẳng thể làm được, huống chi là loài gây chướng có thể che lấp được ư!…
Chính vì thế cho nên các Bồ Tát tu Hạnh Bồ Tát trong Chân Ngôn Môn cũng nên nối tiếp Chủng Tính của Như Lai, noi theo các Tôn trụ Bản Mạn Trà La Vị làm các sự nghiệp vậy.
Nếu muốn làm sự nghiệp Tịch Tai (Śāntika) liền nên tự làm thân Bản Tôn mà trụ tại Mạn Trà La hình tròn
Nếu làm sự nghiệp Tăng Ích (Puṣṭika) liền trụ tại Mạn Trà La hình vuông
Nếu làm sự nghiệp Giáng Phục (Abhicāruka) liền trụ tại Mạn Trà La hình Tam Giác
Nếu làm sự nghiệp Nhiếp Triệu (Ākarṣaṇi) liền trụ tại Mạn Trà La hình nửa vành trăng (bán nguyệt)
Nếu muốn sinh ra mọi loại trang nghiêm, liền trụ Mạn Trà La tạp sắc, hay khiến cho Hành Giả thành nghiệm, liền đồng với Bản Tôn, tất cả loài gây chướng không thể cướp đoạt được ánh sáng rực rỡ vậy
_ Tiếp theo quán Mạn Trà La trên đài hoa sen tám cánh. Quán đến mọi loại Mạn Trà La trang nghiêm, trên Mạn Trà La có thể quán Hải Hội của ba Bộ.
Tác quán đó xong, liền tác Kim Cương Hợp Chưởng, tụng rằng:
“Dùng sức Công Đức Ta
Sức Như Lai gia trì
Cùng với sức Pháp Giới
Cúng dường khắp các Tôn
Nguyện sinh nước An Lạc (Sukha-vatī)
Cúng dường khắp mà trụ”
_ Tiếp theo kết Đại Luân Đàn Ấn: Úp bàn tay trái xuống, đặt nằm ngang ở trước ngực. Ngửa bàn tay phải chồng lên trên bàn tay trái, tám ngón tay đều cài chéo nhau thì thành Ấn.
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, chước yết la, nhạ hồng tông hộc”
Kết An này với tụng Chân Ngôn, để trước trái tim, tụng Chân Ngôn ba biến. Liền hướng mặt xuống dưới, án mặt đất. Tiếp theo ấn Mạn Trà La, tiếp theo ấn phương bên trên, tiếp theo ấn vầng trán, tiếp theo ấn cổ họng. Khi đến cái miệng thời một lần tiếp Ấn thì như thế đưa vào cái miệng rồi bung tán.
_ Tiếp theo kết Giới Đạo. Trước tiên kết Ngũ Cổ Ấn: chắp hai tay lại, hai Thủy (2 ngón vô danh) hai Phong (2 ngón trỏ) đều cài chéo nhau bên ngoài. Hai Địa (2 ngón út) hai Không (2 ngón cái) đều dựng thẳng đừng để dính nhau. Dựng thẳng hai ngón giữa như cây kim, là Ấn Tướng ấy vậy.
Để Ấn ngang trái tim, nên quán Mạn Trà La: Nội Viện có giới đạo năm màu rồi giáp vòng trang nghiêm
Tác Quán này xong, nên quán chữ La (LA) màu trắng, liền tụng chữ La một biến, dùng Ấn từ góc Đông Bắc nhiểu quanh theo bên phải một vòng.
Tiếp theo tụng chữ Lam ( RAṂ) màu đỏ, một lần tụng, nhiễu quanh một vòng như bên trên
Tiếp theo quán chữ Ca (KA) màu vàng, một lần tụng, nhiễu quanh một vòng như bên trên
Tiếp theo quán chữ Ma (MA) màu xanh, một lần tụng, nhiễu quanh một vòng như bên trên
Tiếp theo quán chữ Ha ( HA) màu đen, một lần tụng, nhiễu quanh một vòng như bên trên
Liền tụng Ngũ Tự Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. La lam ca ma ha”
_ Tiếp theo kết Triệu Thỉnh Ấn: Hai tay tác Nội Phộc, duỗi ngón trỏ phải hơi co như móc câu, tụng Chân Ngôn bảy biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Tông”
_ Tiếp theo hiến Át Già (Argha): Chắp hai tay lại, hai Phong (2 ngón trỏ) hai Không (2 ngón cái) cùng trụ đầu ngón, mở tán các ngón còn lại mà hơi co lại.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Nga nga nẵng, tam ma tam ma, saphộc hạ”
_ Tiếp theo kết Hoa Tòa Ấn: Như Át Già Khế lúc trước. Liền tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. A”
Do kết An này với tụng Chân Ngôn, cho nên đặc được đầy đủ mười Địa.
_ Tiếp theo kết Đồ Hương Ấn: Tay phải dựng thẳng năm ngón tay, đưa lòng bàn tay hướng ra bên ngoài. Đem tay trái nắm cổ tay phải, tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Đãng nghi”
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cho nên đắc được đầy đủ năm phần Pháp Thân Vô Lậu của Như Lai.
_ Tiếp theo kết Hoa Ấn: Hai tay cùng cài chéo tám ngón tay bên trong rồi nắm quyền, mở lòng bàn tay ngửa lên trên, đem hai ngón trỏ cùng trụ cạnh nhau, tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Nễ nễ”
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cho nên đắc được đầy đủ Trí Vô Ngại của Như Lai.
_ Tiếp theo kết Thiêu Hương Ấn: Hai tay ngửa lòng bàn tay, duỗi đứng địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) Hỏa (ngón giữa) khiến cho lưng ngón cùng phụ nhau.Hai phong (2 ngón trỏ) cùng trụ đầu ngón, đem hai Không (2 ngón cái) đều phụ bên cạnh ngón Phong (ngón trỏ), tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Nga nhĩ”
Do kết An này với tụng Chân Ngôn, cho nên mau được Thân có 32 tướng 80 hạt giống của Như Lai.
_ Tiếp theo kết Ẩm Thực Ấn: Hai tay duỗi lòng bàn tay, ngửa lòng bàn tay phải úp bên trên lòng bàn tay trái, tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Bổ nhi-duệ”
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cho nên đắc được thức ăn Thiền Duyệt của Pháp Hỷ.
_ Tiếp theo kết Đăng Minh Ấn: Tay trái nắm quyền để ở eo lưng, tay phải cũng nắm quyền, duỗi thẳng đứng ngón giữa, tụng Chân Ngôn ba biến.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Ngật-lý”
Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, cho nên mau được năm loại mắt trong sạch của Như Lai.
_ Tiếp theo tác Kim Cương Hợp Chưởng tụng tán Phổ Hiền Hạnh Nguyện tán dương nơi Bản Tôn với kết Phật Nhãn Ấn lúc trước, tụng Minh rồi gia trì năm nơi.
_ Tiếp theo kết Gia Trì Niệm Châu Ấn: Đưa tràng hạt vào trong hai lòng bàn tay, gia trì bảy biến
Chân Ngôn là:
“Án, vĩ lô xá na, ma la, sa-phộc hạ”
_ Tiếp theo dùng tay phải nắm tràng hạt, để trong lòng bàn tay trái, liền để vào trong Hợp Chưởng, tụng Thiên Chuyển Chân Ngôn gia trì bảy biến.
Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la, ngục tứ-gia, nhạ bả, tam ma duệ, hồng”
_ Người tu hành nhập vào Tam Ma Địa Quán, nhắm mắt vận Tâm chuyên chú một Duyên, quán nơi Bản Tôn, chẳng xa chẳng gần, treo niệm chí thành tụng Bản Minh chẳng gấp chẳng chập, chẳng cao chẳng thấp. Câu chữ của Chân Ngôn khiến cho mỗi mỗi phải rõ ràng.
Hoặc ba thời, hoặc bốn thời, hoặc 108 biến, hoặc 10080 biến làm hạn số. Xong biến số thì làm Pháp cúng dường, sau đó phụng tống Bản Tôn, các Tôn về Cung của nình (bản cung).
Đây tức là Pháp sâu kín tốt thượng, đừng hư vọng trao truyền.
Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam. Mục, bà-phộc hạ”
Phần bên trên là điều mà Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) đã nói
Phần bên dưới là Đức Thế Tôn ấn khả nói: “Như vậy Bí Mật Chủ! Như ông đã nói. Lại nữa Bí Mật Chủ! Nếu nói Mạn Trà La Vị của các Thánh Tôn, hình tướng của các Tôn. Nên biết cũng như thế”
Quy tắc đó, Đức Phật trước đã nói. Lúc sau có Đức Phật lại chọn lựa làm rộng nghĩa ấy, như trước đây đã nói.
Các Tôn. Nếu nói là màu vàng thì đây là sắc thân của Kim Cương, nên ở ngay trong Nhân Đà La Phương Luân (Đàn hình vuông)
Nếu màu trắng. Đấy là màu Từ Bi trong sạch của Tính, nên ở ngay trong cái Đàn tròn
Nếu màu đỏ. Đây là màu uy mãnh trừ chướng, nên ở ngay trong hình tam giác
Nếu màu đen. Đây là màu gió lớn của Kiếp Tai, nên ở ngay trong hình nửa vành trăng
Nếu màu xanh. Đây là màu chẳng thể hoại, chẳng thể giáng phục của hư không, nên là hàng Phẫn Nộ Trì Minh Vương, hoặc ở tại hình tam giác, hoặc ở ngay trong hình nửa vành trăng.
_ Như màu sắc. Còn Mạn Trà La (Maṇḍala) nên biết hình tướng cũng như thế.
Nếu màu vàng, nên làm dáng dấp của Pháp Hỷ thắng tiến
Nếu màu trắng, nên làm dáng dấp Từ Bi Tịch Định
Nếu màu đỏ, nên làm dáng dấp uy mãnh tinh tiến Nếu màu đen, nên làm dáng dấp Đại Lực phấn tấn
Nếu màu xanh, nên làm dáng dấp chẳng thể tự hoại.
Nếu màu trắng vàng, là dáng dấp kèm chung tăng ích, uy mãnh.
Như vậy dùng loại chọn lựa, cho đến mọi loại trộn lẫn với nhau chỉ nên tùy theo việc biện minh, biết tính phần ấy, cho đến chư Phật ba đời ở mười phương, tất cả trong Tạng bí mật đặt bày chẳng nói, cũng nên thông dụng Ý này để dấy lên sự nghiệp tương ứng. Cho nên dẫn Đức Phật trước để chứng minh, Pháp Nhĩ thông dụng đồng, chẳng phải là Ta hiện ra ở đời, một mình tạo ra Thuyết như vậy.
_ Người tu Du Già (Yoga) thích hợp biết ý hành Đạo. Nếu niệm tụng xong, liền Hộ Thân ra khỏi nhà, ấn Phật ấn Tháp kèm với Minh (Vidya), Bản Tôn Du Già… sau đó tùy ý mà Kinh Hành.
ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT NHÃN TU HÀNH NGHI QUỸ
_Hết_
03/05/2012