=

KINH PHẬT MẪU ĐẠI KIM DIỆU KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG

KINH SỐ 982

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thuỵ là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_ Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

BÀI TỰA

Kinh Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương là lời nói thiêng (linh ngôn) của Đại Tiên Mâu Ni (Muṇi), Môn thiết yếu Từ Bi cứu độ của Tổng Trì Chân Cú, kết buộc với Tông huyền diệu (huyền tông) của Tất Địa (Siddhi), chận đứng sóng gió nơi biển khổ. Chúng Thần (Devatā) của 28 Bộ đồng thề nguyện hộ giữ Kinh này. Cấm Quân của La Sát ăn nuốt chất độc, phát Tâm Từ (Maitra-citta) mà bảo vệ. Số Đại Tướng Dược Xoa nhiều đến hàng trăm triệu, lay động đá, nâng núi…do Tán Chi (Saṃjñeya) dẫn đầu, cầm hương hoa, ở Xá Vệ (Śrāvastya) khởi niệm trong sạch nơi rừng Kỳ (Jeṭavaṇe) lễ Mâu Ni (Muṇi) của Minh Hạnh (Vidya-caryā), vui vẻ với Pháp sâu xa đã đàm luận, ưa thích ăn Thiền Duyệt, mong cầu Cam Lộ (Amṛta) tẩy rửa Tâm.

Đức Phật thương xót đời tương lai, mượn Toa Để (Svati: Tỳ Kheo Svati) để diễn dạy, tự trình bày Nhân Địa.vua loài chim (điểu vương) kia bị vướng lưới võng khiến tính mệnh như hạt sương treo, đột nhiên nhớ đến bậc Thánh xưa kia là Vô Thượng Giác Hoàng diễn Đà La Ni (Dhāraṇī) hay vượt qua mọi nỗi khổ, phát ra tiếng ứng niệm thì sự cột trói liền tiêu tan, ưa thích trời xanh, an lành bay lượn tự tại, đến khi thành Phật.

Thưa hỏi đấng Năng Nhân (Śākya) kia, trong rừng Thệ Đa (Jeṭavaṇe) thuật lại Mật Giáo này. Than ôi đời mạt, các loài Hàm Linh lúc nhúc… cách xa bậc Thánh, sinh vào kỳ cuối của thời Tượng Pháp, phần lớn gặp nhiều tai nạn, loại Ma khác lạ sinh ra khiến người tu hành bị Hoặc Tình làm cho mê mờ. Người tại gia bị chúng gây tai vạ, cúng tế dâng thịt cho yêu quái, thường hiện điềm tốt xấu. Nếu chẳng phải là Kinh này thời dùng Uy Thế nào chế phục được! Thế nên Đa Văn Khánh Hỷ (Ānanda) gần gũi vâng theo Thánh Ngôn, kết tập Bối Đa (Pattra:lá cây Đa La, mượn chỉ Kinh Phật) truyền khắp Sa Giới (các cõi nhiều như cát sông Hằng). Nhưng ở Chi Na (Trung Quốc) này số phiên dịch sớm, tuy dân gặp nạn vẫn chưa tuyên bày khắp!…

Nay vì Duyên đến, tuy văn từ của người dịch còn mộc mạc thô thiển, lại thiếu lời màu nhiệm phương tiện của người Nhuận Văn (chỉnh sửa văn tự), dầu chẳng sai trái với Thánh Chỉ (ý chỉ của bậc Thánh) nhưng vẫn mong người đọc để mắt xem xét cho.

Nay người đã dịch tức Tam Tạng Quốc Sư Hòa Thượng Bất Không (Amoghavajra) của nước Trung Thiên Trúc, hiểu rõ ngôn ngữ Phạn Hán, nghiên cứu sự dạy bảo của năm khu vực tại Ấn Độ (ngũ thiên), đi đến nước này (Trung Quốc) nhận Sắc Lệnh ở cung Đại Minh mới dịch Kinh này, khắc thành ba quyển. Tựa đề ghi rằng: Phật Mẫu Đại Kim Diệu Khổng Tước Minh Vương Kinh, không có gì chẳng mở rộng mặt trời của Phật, chiếu sáng nơi mờ tối, giải thích kỹ càng sự chân thật bí mật, lưu truyền khắp nơi đồng được lợi ích. Linh Phù đã hiển thì vạn chướng tự đi, thuốc Pháp ban bố khắp thì tai vạ của Nghiệp đều được diệt hẳn.

Nguyện cho đèn Pháp này thường chiếu sáng, khắp Pháp Giới đều thanh bình an ninh, bậc Thánh sống lâu ngàn năm, giữ gìn cành vàng luôn xum xuê tươi tốt, Trời Rồng răn bảo giúp đỡ, Pháp Hóa luôn tuyên bày, Phật Sắc tuôn chảy sáng tỏ, muôn kiếp chẳng hư hoại.

[Kinh này cần biết Đại Lệ (luật lệ thông dụng) như là bên cạnh Thể chữ tầm thường có gia thêm bộ Khẩu (口) tức nên búng đường lưỡi, chỉ vì phương này không có Chữ cho nên phải mượn lấy Âm vậy, chữ còn lại dựa theo đây có thể y theo Chữ mà nói thẳng ra, chẳng được khinh mạn có thế của tiếng đến khiến Âm gốc tức liền trái ngược với vận của chữ Phạn. Lại khi đọc tụng, Tiếng hợp dài ngắn, Chữ có nặng nhẹ, xem xét bốn âm tiếng mà đọc, cuối cùng cần có Thầy trao truyền mới có thể chính xác được.Lại cần biết thô sơ nghĩa của Chữ thì mới có thể tùy theo Tình.

Nếu đến chỗ của Ta (họ tên là….) đều nên trình bày đầy đủ việc đã mong cầu. Có điều Kinh này có Thần Lực lớn, người cầu đều hiệu nghiệm.

Đất của Ngũ Thiên (năm khu vực ở Ấn Độ), mười Châu ở Nam Hải với hơn 20 nước thuộc nhóm Thổ Hóa La ở phương Bắc…không luận Đạo, Tục (Xuất Gia và Tại Gia), Tiểu Thừa hoặc Đại Thừa…đều cùng nhau tuân kính, đọc tụng, cầu thỉnh mong được Phước Lợi, báo ứng chẳng sai.

Chỉ vì Kinh xưa, dịch văn có thiếu sót nên khiến cho Thần Châu chẳng lưu bày nhiều. Tuy gặp tai nạn nhưng người đọc tụng vẫn còn thưa thớt. Cho nên ngày nay gom tìm bản Phạn của các Bộ, nghiên cứu ngọn nguồn, xem xét rõ ràng, dịch thành ba Quyển kèm với quy thức vẽ tượng, Đàn Trường…lợi ích vô biên, mong truyền cho đời vậy]

Đọc tụng Kinh Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương

_ Pháp Khải Thỉnh trước tiên_

Nam mô mẫu đà dã

Nam mô đạt ma dã

Nam mô tăng già dã

Nam mô bảy đức Phật Chính Biến Tri

Nam mô tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát của hàng Từ Thị Bồ Tát

Nam mô Độc Giác, Thanh Văn, bốn Hướng, bốn Quả

Con đều kính lễ Thánh Chúng của nhóm như vậy

Nay con đọc tụng Kinh Ma Ha Ma Du Lợi Phật Mẫu Minh Vương, xin cho mọi sự mong cầu thỉnh nguyện của con đều được như ý

Hết thảy tất cả chư Thiên, Linh Kỳ hoặc ở trên mặt đất, hoặc ở nơi hư không, hoặc trụ trong nước. Các loài Quỷ Thần khác như là: chư Thiên (Deva), Rồng (Nāga), A Tu La (Asura), Ma Lỗ Đa (Maruta), Nghiệt Lỗ Noa (Garuḍa), Càn Đạt Phộc (Gandharva), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hộ La Nga (Mahoraga), Dược Xoa (Yakṣa), La Sát Sa (Rākṣasa), Tất Lệ Đa (Preta), Tỳ Xá Già (Piśāca), Củ Bạn Noa (Kuṃbhaṇḍa), Bộ Đa (Bhuta), Bố Đan Na (Putana), Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭaputana), Tắc Càn Na (Skanda), Ốt Ma Na (Unmāda), Xa Gia (Chāya), A Bát Sa Ma La (Apasmara), Ổ Sa Đát La Ca (Ostakara)… với hết thảy tất cả Quỷ Thần khác và các hàng Cổ Mỵ, Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya), các ác độc hại, tất cả không lành (bất tường), tất cả bệnh ác, tất cả Quỷ Thần, tất cả Yếm đối…rình tìm cắt đứt mạng của kẻ khác, khởi Tâm độc hại, làm các điều không nhiêu ích…đều đến nghe con đọc tụng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Kinh trừ bỏ bạo ác, đều khởi tâm Từ. Đối với Phật Pháp Tăng sanh niềm tin trong sạch.

Nay con bày hương hoa, thức ăn uống. Nguyện xin vui vẻ đều nghe con nói:

“Đát nễ-dã tha (1) ca lý ca la lý (2) củ bán nị (3) hướng khí ninh (4) ca ma la khất-sử hạ lý để (5) hạ lý kế thất-lý ma để (6) hạ lý băng tỳ nga lê, lãm mê (7) bát-la lãm mê (8) ca la bá thế (9) ca la thú na lý (10) diễm ma nộ để (11) ma hạ la khất-sái tỷ (12) bộ đa nghiệt-la tát ninh (13) bát-la để thế hàm (13) bổ sáp-phún độ phún (15) hiến đạm mạt lân (16) tả na tả nhĩ (17) la khất-sái tha, ma ma (xưng tên….) (18) táp bả lý phộc lãm (19) tát phộc bà dụ bát nại-la phệ tỳ-dược (20) nhĩ phộc đổ miệt-sa sái xả đam (21) bát thiết đô (22) xả ra nam xả đan (23) tất điền đổ (24) mãn đát-la bát na, sa-phộc hạ (25)”

 

Tất cả Thiên Thần của các nhóm như vậy đều đến tập hội, nhận lấy hương hoa, thức ăn uống này, vui phát Tâm lành ủng hộ cho con (họ tên…) cùng các quyến thuộc. Hết thảy ách nạn, tất cả lo buồn, tất cả bệnh tật, tất cả đói khát, ngục tù, cột trói, các nơi sợ hãi… thảy đều giải thoát, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm mùa Thu, thành tựu Minh Lực, đầy đủ mọi điều cầu nguyện.

 

KINH PHẬT MẪU ĐẠI KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG

QUYỂN THƯỢNG

Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Bạc Già Phạm (Bhagavaṃ: Thế Tôn) ngự vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍadasyārāma) trong rừng Thệ Đa (Jeṭavaṇa) tại thành Thất La Phiệt (Śrāvastya).

Thời có một vị Bật Sô (Bhikṣu) tên là Toa Để (Svati) xuất gia chưa lâu, mới thọ nhận ở gần khu vườn, học Giáo Tỳ Nại Gia (Vinaya:Giới Luật) vì Chúng (Saṃgha) phá cây làm chỗ tắm gội. Có con rắn đen lớn từ lỗ hổng của cây khô bò ra, cắn vào ngón chân cái bên phải của vị Bật Sô ấy, khí độc lan khắp thân, choáng váng tế xuống đất, miệng xùi nước bọt, hai mắt trợn ngược.

Bấy giờ Cụ Thọ A Nan Đà (Ānanda) thấy vị Bật Sô ấy bị trúng độc chịu nhiều đau khổ, liền mau chóng đi đến chỗ của Đức Phật, lễ hai bàn chân của Đức Phật xong, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Bật Sô Toa Để bị trúng độc chịu nhiều khổ não…đầy đủ như bên trên nói. Hỡi Đức Như Lai Đại Bi! Làm thế nào để cứu giúp được?”

Nói lời đấy xong. Khi ấy Đức Phật bảo A Nan: “Ta có Ma Da Ma Du Lợi Phật Mẫu Minh Vương Đại Đà La Ni có Uy Lực lớn, hay diệt tất cả tai não đáng sợ của các chất độc. Ông đem Phật Mẫu Minh Vương Đà La Ni này của Ta, vì Bật Sô Toa Để mà làm cứu hộ. Vì kết Địa Giới, kết Phương Ngung Giới khiến cho được an ổn, hết thảy khổ não đều được tiêu trừ.

Nhóm ấy hoặc bị Trời Rồng nắm giữ, A Tu La nắm giữ, Ma Lỗ Đa nắm giữ, Nghiệt Lỗ Noa nắm giữ, Ngạn Đạt Phộc nắm giữ, Khẩn Na La nắm giữ, Ma Hộ La Nga nắm giữ, Dược Xoa nắm giữ, La Sát Sa nắm giữ, Tất Lệ Đa nắm giữ, Tỳ Xá Già mê hoặc, Bộ Đa mê hoặc, Củ Bạn Noa mê hoặc, Bố Đan Na mê hoặc, Yết Tra Bố Đan Na mê hoặc, Tắc Kiến Na mê hoặc, Ốt Ma Na mê hoặc, Xa Gia mê hoặc, A Bát Sa Ma La mê hoặc, Ổ Sa Đá La Ca mê hoặc…Khi bị nhóm như vậy nắm giữ, làm cho mê hoặc thời Phật Mẫu Minh Vương đều hay che chở giúp đỡ khiến cho không có lo sợ, sống lâu trăm tuổi.

Hoặc bị người khác yểm đảo, Chú Thuật, Cổ Mị, loại Pháp ác…Ấy là: Cật Lý Để Ca (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cụ La Na (Kakhordda), Chỉ La Noa (Kiraṇa), Phệ Đá Noa (Vetaḍa, hay Vetala), Chất Giả (Cicca), uống máu tủy kẻ khác, biến hóa người sai khiến, kêu gọi Quỷ Thần…Hoặc làm các nghiệp ác: ăn ác, nôn mửa ác, ảnh ác, nhìn ngó ác, nhảy đạp ác, đột nhiên ác. Hoặc làm Thư Yếm, hoặc mạo phạm trái nghịch ác (ác mạo nghịch)…Làm việc ác như vậy muốn gây não loạn. Phật Mẫu Minh Vương này ủng hộ người ấy kèm các Quyến Thuộc, các ác như vậy chẳng thể gây hại.

_ Lại nữa bị bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc…. phát bệnh một lần. Tất cả bệnh sốt rét, 404 loại bệnh, hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh). Hoặc ba tập bệnh, ăn uống chẳng tiêu, đau buốt đầu, đau buốt nửa đầu, đau mắt, đau tai, đau mũi, đau môi, đau miệng, đau gò má, đau răng nanh, đau buốt răng, đau lưỡi với đau cổ họng, đau ngực, đau hông sường, đau lưng, đau tim, đau dạ dày, đau eo lưng, đau bụng, đau bắp đùi, đau đầu gối, hoặc đau tứ chi, đau nơi ẩn kín, đau buốt khắp thân….Tai vạ như vậy thảy đều trừ diệt.

Nguyện xin hộ giúp cho con kèm các quyến thuộc. Con kết Địa Giới, kết Phương Ngung Giới, đọc tụng Kinh này đều khiến cho an ổn.

_ Liền nói Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) là:

“Khiến con, đêm an ổn

Ban ngày cũng an lành

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

Liền nói Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) y nị (2) vĩ nị (3) chỉ nị (4) hứ nị (5) nhĩ nị (6) ninh nị (7) át nãi (8) già nãi (9) nỗ nga nãi (10) hạ lý nê (11) phộc ngu nị (12) bàng tô bỉ xá chỉ ninh (13) a lô hạ nê (14) ô lô hạ nê (15) ê lệ (16) mê lệ (17) đế lệ (18) để lý, để lý (19) mê lệ, mê lệ (20) để mê, để mê (21) nỗ mê, nỗ mê (22) y trí, nhĩ trí (23) vĩ sắttrá thê (24) tả bả lệ (25) vĩ ma lệ (26) vĩ ma lệ (27) hộ lỗ, hộ lỗ (28) a thấp-phộc mục khí (29) ca lý (30) ma hạ ca lý (31) bát-la chỉ la-noa kế thí (32) củ lỗ, củ lỗ (33) phộc cụ lỗ (34) cú lỗ, cú lỗ (35) hộ lỗ, hộ lỗ (36) phộc phổ lỗ (37) độ sa nỗ (tỳ) phộc (38) nộ nỗ (tỳ) phộc (39) nộ ma nỗ phộc (40) ngộ la dạ (41) bạt la dạ (42) bỉ du, bỉ du (43) hứ lý, hứ lý (44) nhĩ lý, nhĩ lý (45) để lý, để lý (46) tỳ lý, tỳ lý (47) tổ lỗ, tổ lỗ (48) mẫu hộ, mẫu hộ, mẫu hộ, mẫu hộ (49) mẫu hộ, mẫu hộ (50) mẫu lỗ, mẫu lỗ (51) mẫu lỗ, mẫu lỗ, mẫu lỗ (52) hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ (53) phộc phộc phộc phộc phộc phộc phộc phộc phộc phộc (54) la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ, la nhạ (55) na ma, na ma ninh (56) đáp bả, đáp bả ninh (57) nhập-phộc la, nhập-phộc la ninh (58) bát tả, bát tả ninh (59) lãn nỗ (60) bách nhạ ninh (61) miệt la-sái nê (62) táp-phổ tra ninh (63) đá bả ninh (64) bá tả ninh (65) hạ lý nê (66) đà lý nê, ca lý nê (67) kiếm bả ninh (68) mạt na ninh (69) mạn nị để kế (70) ma ca lý (71) thiết ca lý (72) yết ca lý (73) thước ca lý (74) hướng ca lý (75) nhập-phộc la ninh (76) nỗ ma (77) nỗ (tỳ) phộc lý (78) nỗ minh, nỗ minh (79) ngộ la dã (80) bát lý phệ la dã (81) miệt la-sái đổ nỉ phộc tam mãn đế nẵng (82) y lý chỉ tỉ (83) sa-phộc hạ (84)”

(Nếu người đọc tụng khi đến nơi này thời tùy theo điều đã nguyện cầu, đều nên xưng nói việc ấy. Nếu lúc đại hạn (nắng mãi không có mưa) thời nói rằng: “Nguyện xin Trời tuôn mưa”. Nếu lúc ngập úng thời nguyện xin Trời ngưng mưa. Nếu có binh đao giặc cướp, bệnh dịch lưu hành, đói khát, thời ác với các ách nạn thời tùy theo việc mà tỏ bày, một lòng cầu thỉnh, ắt không có gì chẳng tùy theo Ý)

_ Này A Nan Đà! Có tên gọi của các vị Long Vương, nên khởi Tâm Từ (Maitra-citta), xưng niệm tên các vị ấy, nhiếp trừ các chất độc. Ấy là:

Vua Rồng Trì Quốc (Dhṛtarāṣṭra) Ta Từ niệm (Quan tâm yêu thương giúp đỡ) Ái La Phộc Noa (Airavaṇa) thường khởi Từ (Maitra:Yêu thương giúp đỡ) Vĩ Lô Bác Xoa (Virūpakṣa) cũng khởi Từ  Hắc Kiêu Đáp Ma (Kṛṣṇa-gautamaka)Ta Từ niệm Vua Rồng Ma Nê (Maṇi) Ta Từ Mẫn (Lo lắng yêu thương giúp đỡ) Rồng Bà Tô Chỉ (Vasuki) thường khởi Từ  Vua Rồng Trượng Túc (Daṇḍa-pāda) cũng khởi Từ  Vua Rồng Mãn Hiền (Pūrṇa-bhadra)Ta Từ niệm  Vô Nhiệt Não Trì (Anavatapta), Phộc Lỗ Noa (Varuṇa) Mạn Na Lạc Ca (Manjuruka), Đức Xoa Ca (Takṣa) Rồng Nan Đà (Nanda), Ổ Ba Nan Đà (Upananda) Ta hưng ý Từ đến Rồng ấy Vua Rồng Vô Biên (Ananta) Ta Từ niệm  Phộc Tô Mục Khư (Vāsu-mukha) cũng khởi Từ  Rồng Vô Năng Thắng (Aparājita) thường khởi Từ  Vua Rồng Tập Phộc (Chitvāsta)Ta Từ niệm  Đại Ma Na Tư (Mahā-manasvī) Ta Từ niệm Tiểu Ma Na Tư (Upa-manasvī) cũng khởi Từ A Bát La La (Apalāla) Ca Lạc Ca (Kālaka) Hữu Tài (Bhogava), Sa Di (Śravaṇeraka) nhóm Long Vương (Nāga-rāja) Nại Địa Mục Khư (Dadhi-mukha) với Ma Nê (Maṇi) Rồng Bạch Liên Hoa (Puṇḍarīka) với Phương Chủ (Diśaṃ-pati) Yết Cú Tra Ca (Karkkoṭaka) với Lễ Túc (Śaṃkha-pāla) Nhóm Mao Thảm (Kambala), Mã Thắng (Aśvatara) đều Từ  Sa Kê Đắc Ca (Śākeṭaka), Cung Tỳ La (Kumbīra) Châm Mao (Suciroma), Ức Hành (Uraga) nhóm Long Vương Rồng Lý Sử Ca (Ṛṣika)Ta Từ niệm  Mãn Nhĩ (Pūrṇa-karṇa), Xa Diện (Śakaṭa-mukha) cũng khởi Từ  Rồng Cú Lạc Ca (Kolaka)Ta Từ niệm  Bà Thư Bổ Đa (Vatsīputra), Tô Nan Đà (Sunanda) Đại Long Vương Ái La Bát Đa (Erapatra) Lạm Mẫu Lạc Ca (Lamburuka) Ta Từ Mẫn  Vua Rồng Phi Nhân (Amanuṣa) Ta Từ Niệm  Vua Rồng Thượng Nhân (Uttara-manuṣa) lại cũng thế Rồng Miệt Bách La (Mṛgila) thường khởi Từ  Mẫu Tí Lân Na (Mucilinda) Ta Từ Niệm _ Hoặc có Long Vương đi trên đất

Hoặc có Long Vương ngụ trên không

Hoặc luôn nương dựa núi Diệu Cao (Sumeru: Núi Tu Di)

Hoặc ngay trong nước, làm Y Chỉ (nơi nương nhờ)

Long Vương một đầu, Ta Từ Niệm Cùng với hai đầu, lại cũng thế

Như vậy cho đến có nhiều đầu

Nhóm Long Vương này, Ta Từ Niệm

_ Hoặc loại Long Vương không chân

Long Vương hai chân với bốn chân

Hoặc lại các Long Vương nhiều chân

Đều khởi Tâm Từ cùng hộ niệm

_ Nhóm Long Vương này đủ Uy Đức

Sắc đẹp, sức mạnh có danh tiếng

Khi Trời (Deva) chiến đấu với Tu La (Asura)

Có Đại Thần Thông đều dũng mãnh

Đừng khiến không chân (vô túc) khinh khi Ta

Hai chân, bốn chân…đừng xâm hại

Cùng với các Long Vương nhiều chân

Thường đối thân Ta, không não xúc (tiếp chạm gây phiền não)

_ Các Rồng (Nāga) với Thần (Devatā), Ta Từ Niệm

Hoặc ngay trên đất, hoặc trên Không

Thường khiến tất cả các chúng sinh

Đều khởi Tâm Từ cùng hộ niệm

Thường thấy tất cả điềm tốt lành

Đừng nhìn việc tội ác ngược Tình

_ Ta thường phát niệm Đại Từ Bi

Khiến họ (các vị Rồng) diệt trừ các ác độc

Nhiêu ích nhiếp thọ, lìa tai ách

Tùy tại Thời Phương thường ủng hộ

“Nẵng mô tốt-đổ một đà dã. Nẵng mô tốt-đổ mạo đà duệ. Nẵng mô tốt-đổ mục cật-đa dã. Nẵng mô tốt-đổ mục cật-đa duệ. Nẵng mô tốt-đổ phiến đa dã. Nẵng mô tốt-đổ phiến đa duệ. Nẵng mô vĩ mục cật-đá dã. Nẵng mô vĩ mục cật-đá duệ”

 

 

_ Các bậc có Tịnh Hạnh

Hay trừ các nghiệp ác

Kính lễ nhóm như vậy

Thường vệ hộ cho con.

_ Nếu gặp việc đáng sợ

Tất cả thời não loạn

Cùng với thời tai hại

Nhóm bệnh tật, biến quái

Với bị trúng chất độc

Thời chẳng có lợi ích

Giúp con với quyến thuộc

Không bệnh, sống trăm năm

_ Đức Phật bảo A Nan Đà: “Thời xưa kia, ở mặt nam của núi Tuyết có Kim Diệu Khổng Tước Vương trụ ở chỗ ấy. Mỗi buổi sáng sớm thường đọc tụng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni thời cả ngày đều an ổn. Khi chiều tối, đọc tụng thời cả đêm đều an ổn.

Liền nói Đà La Ni là:

“Nẵng mô một đà dã (1) nẵng mô đạt ma dã (2) nẵng mô tăng già dã (3) đát nễ-dã tha (4) hộ hộ hộ hộ hộ (5) nẵng nga lệ lệ (6) nỗ ma lệ lệ (7) hộ dã, hộ dã (8) vĩ nhạ dã, vĩ nhạ dã (9) độ tô, độ tô (10) ngu lỗ, ngu lỗ (11) ê la, mê la (12) để lý, mê la (13) y lý, mật đát-lại (14) để lý, mật đát-lại (15) y lý, để lý, mật đát-lại (16) nỗ mê (17) tô nỗ mê (18) đố tô đế (19) ngộ la phệ la (20) tả bả la (21) vĩ ma la (22) y trí lý (23) tỳ trí lý (24) lý trí lý (25) vĩ trí lý (26) nẵng mô tốt-đổ một đà nam

(27) tức lý, chỉ tỉ (28) ngộ nỗ hứ ca (29) nẵng mô la-hạt đam (30) hộ la na la (31) phộc la-sái đổ nỉ phộc (32) tam mãn đế nẵng (33) nại xả tô nễ xá tô (34) nẵng mô mẫu đà nam (35) sa-phộc hạ (36)”

 

_ Này A Nan Đà! Kim Diệu Khổng Tước Vương (Suvarṇāvabhāsa-mayūrarāja) ấy bất chợt một lúc quên tụng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này, bèn đem Chúng, phần lớn là Khổng Tước Cung Nữ…từ khu rừng này đến khu rừng kia, từ ngọn núi này đến ngọn núi nọ, rồi vì vui chơi tham dục yêu dính nên phóng dật hôn mê đi vào trong hang núi. Kẻ thợ săn oan gia rình tìm dịp thuận tiện liền dùng dây bắt chim cột trói. Khi Khổng Tước Vương bị cột trói thời nhới đến Bản Chính Niệm liền tụng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni như lúc trước thì ở chỗ bị cột trói được tự nhiên giải thoát, quyến thuộc an ổn, đi về chỗ cư trú của mình.

Lại nói Minh Vương Đà La Ni này là:

“Nẵng mô mẫu đà dã (1) nẵng mô đạt ma dã (2) nẵng mô tăng già dã (3) nẵng mô tô vạt la-noa (4) phược bà tát tả (5) ma dữu la, la chỉ-nương (6) nẵng mô ma hạ ma dữu lý-duệ (7) vĩ nễ-dã, la chỉ-nhạ (8) đát nễ-dã tha (9) tất đệ (10) tô tất đệ (11) mô tả ninh (12) mô sát nê (13) mục cật-đế (14) vĩ mục cật-đế (15) a ma lê (16) vĩ ma niêm (17) ninh ma lê (18) măng nga lê (19) hứ lại nương nghiệt bệ (20) la đát-nẵng nghiệt bệ (21) bả nại lệ (22) tô bạt nại lệ (23) tam mãn đa bạt nại-lệ (24) tát phộc la-tha, sa đà ninh (25) bả la mạt tha, sa đà ninh (26) tát phộc la-tha bát-la phộc đà ninh (27) tát phộc măng nga la, sa đà ninh (28) ma nẵng tỉ (29) ma nẵng tỉ (30) ma hạ ma nẵng tỉ (31) hạt bộ đế (32) át át trất nạp-bộ đế (33) át tốt đế (34) a nhạ-lệ (35) vĩ nhạ lệ (36) vĩ ma lê (37) a mật-lý đế (38) a ma lê (39) a ma la nê (40) một-la hám-mê (41) một-la hám-ma sa phộc lệ (42) bố la ninh (43) bố lanoa ma nỗ la thế (44) mật-lý đa, tán nhạ phộc ninh (45) thất-lý bạt nại-lệ, chiến nại-lệ (46) chiến nại-la bát-la bệ (47) tố lý-duệ (48) tố lý-dã kiến đế (49) vị đa bà duệ (50) tô miệt ninh (51) một-la hám-ma cụ sái (52) một-la hám-ma nhũ sắt-tai (53) tát phộc đát-la (54) bát-la để hạ đế (55) sa-phộc hạ (56) na mạc tát phộc một đà nam (57) sa-phộc sa-để, ma ma, nẵng tát tả (58) táp bả lý phộc la khất-sản (59) khuất-vật vãn đổ (60) nhạ phộc đổ (61) miệt la-sái, thiết đan bát phiến đổ (62) thiết la nan, thiết đan (63) hộ tì (64) ngu tì, cụ tì, mẫu tì (65) sa-phộc hạ (66)” 巧伕蒤盍伏袎巧伕叻

_ Đức Phật bảo A Nan Đà: “Kim Diệu Khổng Tước Vương xưa kia, há là ai khác mà chính là thân Ta vậy. Nay Ta lại nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Tâm Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) nhất để, mật để (2) để lý, mật để (3) để lý, nhĩ lý, mật để (4) để lê bỉ (5) nhĩ lý (6) nhĩ lý, để nhĩ (7) để lý, nhĩ lý (8) tô đốn phộc đốn phộc (9) tô phộc tả (10) tức lý, chỉ tỉ dã (11) tẫn na mê nị (12) nẵng mô một đà nam (13) tức yết tỉ bát-lan đa mộ lê (14) nhất để hạ lô (15) lộ hứ đa mộ lê (16) đảm phộc (17) ám phộc (18) câu trí (190 củ nẵng trí (20) để la quân tả nẵng trí (21) a noa phộc đa dã (22) miệt la-sái đổ nỉ vụ (23) nẵng phộc ma sa (24) na xả ma tế để (25) nhất để nhĩ lý (26) chỉ lý, nhĩ lý (27) kế la nhĩ lý (28) kế đổ mẫu lê (29) nỗ nỗ mê, tô nỗ mê nãi (30) na lý mê (31) tán đổ miệt tai (32) mẫu sa miệt tai (33) mẫu tát lệ, mẫu tát lệ (34) ê noa phộc tốt-đa la kế (35) nại ca la (36) nại ca lý mê (37) khư la ma la (38) xí lê nhất để (39) tát nhạ lê (40) đổ phệ (41) đổ đốn mê (42) át nẵng tai (43) bát-la nại tai (44) át noa nại tai (45) phộc la-sái đổ nỉ vụ, nẵng mô na kế nẵng (46) tán đát tai đố (47) tam mãn đế nẵng (48) nẵng la dã nê (49) bá la dã nê (50) hạ lý đa lý (51) quân đá lý (52) y lý, mật tốt-để (53) cát để lý mật tốt-để (54) y mê tất điền đổ (55) nại-la nhĩ noa (56) mạn đát-la lộ na, sa-phộc hạ (57)”

 

_ Này A Nan Đà! Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Tâm Đà La Ni này, nếu lại có người muốn vào thôn xóm thì cần phải nhớ niệm, ở trong chỗ hoang vắng cũng nên nhớ niệm, ngay trong đường đi cũng thường nhớ niệm. Hoặc ngay trong chỗ chẳng phải là đường đi cũng nên nhớ niệm, Khi vào cung vua thời nhớ niệm, khi gặp giặc cướp thời nhớ niệm, khi đấu tranh thời nhớ niệm, khi bị nạn nước lửa thời nhớ niệm, khi gặp gỡ Oán Địch thời nhớ niệm, khi ở trong Đại Chúng thời nhớ niệm. Hoặc khi bị nhóm rắn, bọ cạp…cắn thời nhớ niệm. Khi bị trúng chất độc thời nhớ niệm với khi gặp các việc đáng sợ thời nhớ niệm. Khi bị bệnh trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh) thời nhớ niệm. Hoặc khi bị bệnh Tam Tập thời nhớ niệm. Hoặc 404 bệnh, khi mỗi một bệnh sinh thời nhớ niệm. Nếu khi khổ não đến thời nhớ niệm. Tại sao thế? Nếu lại có người đáng bị tội chết thì dùng đồ vật trừng phạt mà được thoát, tội đáng bị trừng phạt thì dùng cây gậy nhẹ đánh mà được thoát, tội đáng bị cây gậy nhẹ đánh thì bị trách mắng mà được thoát, tội đáng bị trách mắng thì chỉ bị đe dọa cho run sợ mà được thoát, tội đáng bị đe dọa cho run sợ thì tự nhiên giải thoát, tất cả sự lo ấu buồn bực thảy đều giải thoát.

_ Này A Nan Đà! Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn được tất cả Như Lai cùng chung tuyên nói, thường nên thọ trì, tự xưng tên của mình, thỉnh cầu gia hộ.

“Nguyện xin nhiếp thọ con (họ tên là…) trừ được các sự sợ hãi. Khi bị nạn khổ bởi dao, gậy, gông cùm thời nguyện đều giải thoát, thường gặp điều lợi ích, chẳng gặp tai họa nguy hiểm, sống lâu trăm tuổi, được thấy trăm mùa Thu”

_ A Nan Đà! Nếu có hàng Người (Manuṣa), Trời (Deva), Ma (Māra), Phạm

(Brahma), Sa Môn (Śrāmaṇa), Bà La Môn (Brāhmaṇa)…đọc tụng, thọ trì Phật Mẫu

Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này, kết Địa Giới ấy kết Phương Ngung Giới thỉnh cầu gia hộ, một lòng thọ trì. Ta chẳng thấy có Trời, Rồng, Quỷ, Thần nào có thể gây não hại được. Ấy là: Trời, vợ của Trời, con trai của Trời, con gái của Trời với cha mẹ của Trời và các bạn bè, quyến thuộc…Loại của nhóm như vậy không có thể gây hại.

Hoặc Rồng (Nāga), vợ của Rồng, con trai của Rồng, con gái của Rồng với cha mẹ của Rồng và các bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc A Tô La (Asura), vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Ma Lỗ Đa (Muruta) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Nghiệt Lỗ Noa (Garuḍa) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Ngạn Đạt Phộc (Gandharva) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Khẩn Na La (Kimṇara) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Ma Hộ La Nga (Mahoraga) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Dược Xoa (Yakṣa) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc La Sát Sa (Rākṣasa) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Tất Lệ Đa (Preta) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Tỳ Xá Già (Piśāca) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Bộ Đa (Bhuta) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Củ Bạn Noa (Kuṃbhaṇḍa) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Bố Đan Na (Putana) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭaputana) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Tắc Kiến Na (Skanda) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Ốt Ma Na (Unmāda) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Xa Gia (Chāya) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc A Bát Sa Ma La (Apasmara) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hoặc Ổ Sa Đá La Ca (Ostakara) với vợ, con trai, con gái cha mẹ, bạn bè, quyến thuộc…cũng chẳng thể gây hại.

Hàng Trời, Rồng, Dược Xoa với các Quỷ Thần, hết thảy thân quyến, bạn bè, quyến thuộc nhóm như vậy, phát khởi Tâm ác rình rập con người, tìm dịp thuận tiện gây các chướng nạn. Nhóm Trời, Rồng, Quỷ Thần này tuy khởi Tâm ác nhưng chẳng thể gây não loạn cho người trì Kinh này. Tại sao thế? Do thường thọ trì Phật Mẫu Minh Vương Đà La Ni. Nhóm Trời, Rồng, Quỷ Thần gây não hại này nếu quay về chỗ của mình (bản xứ) thì loài ấy chẳng cho vào sống chung

Nếu có loài làm trái ngược với Phật Mẫu Minh Vương Chân Ngôn này, vượt qua Giới Pháp thì cái đầu bị phá vỡ làm bảy phần giống như ngọn cây Lan Hương [Tiếng Phạn là A Nhĩ Ca Mạn Chiết Lý (Arjaka-mañjarī) là đầu ngọn cây Lan Hương vậy. Xưa kia dịch là cành cây A Lê là sai lầm vậy. Phương Tây (Ấn Độ) không có cây A Lê]

_ Lại nữa A Nan Đà! Lại có Minh Vương Đà La Ni, ông nên thọ trì.

Liền nói Minh là:

“Đát nễ-dã tha (1) y lý, nhĩ lý (2) khẩn nậu khế mục cật-đế (3) tô mục cậtđế (4) a noa nẵng noa (5) tô nẵng noa (6) phộc la-sái đổ nỉ vũ (7) bả la ma noa miệt đá diệm (8) a la bá la (9) ngộ nộ hứ ca (10) y lý, nhĩ lý (11) bỉ nhĩ lý ca (12) ốt nỗ ca (13) ốt thấu nỗ ca (14) y lý, nhĩ lý (15) để lý, nhĩ lý (16) tam mãn đát đa cậtlật đát-phộc (17) hộ lỗ, hộ lỗ (18) hứ lý, hứ lý (19) nhĩ lý, nhĩ lý (20) chỉ lý, chỉ lý, thất-lý sái noa (21) một-lý sam (22) mẫu lỗ, mẫu lỗ (23) tả la, tả la (24) tức lý tức lý (25) tổ lỗ, tổ lỗ (26) vĩ trí, vĩ trí (27) thức khí, thức khí (28) nhất trí, vĩ trí (29) thức khí, thức khí (30) hộ tổ, hộ tổ (31) hộ tổ, hộ tổ (32) hộ tổ, hộ tổ (33) hộ tổ, hộ tổ (34) hộ tổ, hộ tổ (35) hạ la, hạ la (36) hạ la nê (37) tảm bệ (38) bát-la tảm bệ (39) tát phộc nột sắt-tra (40) ma nỗ sắt-cửu (41) tảm bệ nhĩ (42) ma ma (43) táp bả lý phộc la tả (44) la khất-sang, ca lỗ nhĩ (45) nhĩ phộc đổ (46) phộc la-sái thiết đan (47) bát xả đổ, thiết la nạm, thiết đan (48) ngu để-dựng, bả lý đát-la (49) nam bả lý ngật-la hám (50) bả lý bá la nam (51) phiến để-dựng (52) sa-phộc sa tha-dã dã nam (53) nan noa bả lý hạ lan (54) vĩ sái nỗ sái nam (55) vĩ sái nẵng xả nan (56) tỉ ma mạn đặng (57) đà la nê, mạn đãng tả, ca lỗ nhĩ (58) tức đát-lệ (59) tức đát-la ma lê (60) hạ lê (61) hạ la ma lê (62) pha lê (63) phả la ma lê (64) củ lỗ, củ lỗ (65) khư la phộc lỗ nê (66) vị lệ (67) ê duệ (68) a lỗ ma lỗ (69) diệt trừ tất cả chất độc

(70) với loài khởi Tâm ác (71) chất độc của rễ, chất động của răng với răng nanh (72) các chất độc trong thức ăn uống (73) Nguyện dùng Uy Quang của Phật (74) diệt trừ sự khổ hại của chất độc (75) tố lỗ, tố lỗ kế (76) phộc la, phộc la kế (77) vạt la kế (78) vĩ lý, hứ lý (79) tất cả chất độc tiêu trừ (80) Nguyện đừng xâm hại nhau (81) bảy Đức Phật, các Thế Tôn (82) Chính Biến Tri Giác Giả (83) cùng với chúng Thanh Văn (84) uy quang diệt các chất độc (85) ê la, mê la (86) nhất lý, mê la (87) để lý, để lý, mê la (88) để hạ nỗ hạ (89) vĩ ma nỗ ma (90) ê tô, nỗ ma (91) tốn ma (92) đốn ma (93) tam ma đốn ma (94) a nãi nẵng nãi (95) củ la củ phộc nẵng nãi (96) phộc la-sái đổ nỉ phộc (97) y lý, chỉ tỉ (98) tam mạn đế nẵng (99) nẵng phộc ma sa (100) na sa ma sa (101) muội đát-lý mê (102) tát phộc tát đát-vi số (103) mẫu tát nãi (104) mẫu na lý nê (105) kế phộc trích kế (106) phộc tra ca mộ lệ (107) y để nhiếp phộc lệ (108) đổ mê, tỳ đổ mê (109) tất-lý dựng, ca lệ (110) a phộc tai (111) bả lý phộc tai na vũ na kế nẵng (112) phộc la-sái đổ nỉ vũ (113) nẵng mô sa nga phộc đố, ấn nại-la (114) ngộ bả tỉ ca dã (115) nhất trí tra dã (116) ngộ nộ hứ ca dã (117) bột-lăng nga lý ca dã (118) a lê đa lê (119) quân đa lê (120) a xả ninh (121) bá xả ninh (122) bá bả ninh củ lê (123) nẵng mô bà nga phộc đá nam (124) tất điền đổ, mãn đát-la bát na, sa-phộc hạ (125)”

_ Tỳ Bát Thi Như Lai (Vipaśyìn-tathāgata) Ngồi dưới cây Vô Ưu (Aśoka)

_ Thi Khí Phật Thế Tôn (Sikhìn-buddha-lokanātha) Nương nơi Bôn Đà Lợi (Puṇḍarī)

_ Tỳ Xá Phù Như Lai (Vi’svabhū-tathāgata)

Trụ tại rừng Sa La (Śāla)

_ Câu Lưu Tôn Như Lai (Krakucchanda-tathāgata) Dưới cây Thi Lợi Sa (Śirīṣa)

_ Đại Sư Yết Nặc Ca (Kanakamunïi)

Cây Ô Đàm Bạt La (Udumbara)

_ Thiện Thệ Ca Diếp Ba (Kaøśyapa)

Dưới cây Ni Câu Đà (Nyagrodha)

_ Thích Ca Mâu Ni Phật (‘Saøkyamunïi-buddha)

Dòng Thánh, Kiều Đáp Ma (Gautāma)

Ngồi ở cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa)

Chứng Vô Thượng Chính Giác (Anuttarā-samyaksaṃbuddha)

_ Các Thế Tôn nhóm đấy

Đều đủ Uy Đức lớn

Chư Thiên rộng cúng dường

Đều sinh Tâm tin kính

Tất cả các Quỷ Thần

Đều sinh niệm vui vẻ

Khiến con thường an ổn

Lìa hẳn ách suy kém

Bảy Đức Phật Thế Tôn đã nói Minh là:

“Đát nễ-dã tha (1) nhất lý, nhĩ lý (2) chỉ lý, vĩ lý (3) kế lý, phộc lý (4) ốt nỗ la (5) tô nỗ mô nỉ (6) mộ tát la (7) hộ hộ (8) ca la thệ (9) ca la nhạ mẫu lệ (10) nhất để xả phộc đá (11) củ đổ lý (12) nẵng la dã nê (13) bả xả ninh (14) bả xả, bả xả ninh (15) kiếp bỉ la phộc tốt-đổ (16) y lý phộc tất điền đổ (17) nại-la nhĩ noa (18) mãn đát-la bả na, sa-phộc hạ (19)”

 

_ Lại nữa A Nan Đà! Có tên gọi của Đại Dược Xoa (Mahā-yakṣa) là điều mà Tác Ha Thế Giới Chủ Phạm Thiên Vương (Sāhaṃpati), Thiên Đế Thích (Śakradevānāṃ-indra), bốn Đại Thiên Vương (Catvāsraḥ mahā-rājikāḥ), 28 Đại Dược Xoa Tướng cùng nhau tuyên nói. Nếu có người thọ trì tên gọi của Đại Dược Xoa như vậy, giả sử có Quỷ Thần phát khởi Tâm ác muốn gây não loạn thì cái đầu bị phá vỡ thành bảy phần giống như đầu ngọn cây Lan Hương.

Liền nói tên gọi của Dược Xoa là:

“Đát nễ-dã tha (1) cát để mộ lệ, ê lỗ mộ lệ (2)tam mãn đa mộ lệ (3) a nãi nẵng nãi (4)củ tát nẵng nãi (5)y đế, nhĩ đế (6)bá lỗ, a lỗ noa cú (9)y lý chỉ tức lý  (10)ngộ nộ hứ ca (11)ốt độn độ ma (12)tẫn na phệ noa (13)”

 

_ Nguyện hai chân (loài có 2 chân) cát tường

Bốn chân (loài có 4 chân) cũng cát tường

Đi trong đường, cát tường

Quay về cũng cát tường

_ Nguyện trong đêm, cát tường

Ban ngày cũng cát tường

Tất cả nơi cát tường

Đừng gặp các tội ác

_ Tất cả Nhật (Āditya: mặt trời) đều Thiện

Tất cả (Nakṣatra: tinh tú) đều Hiền

Chư Phật đều Uy Đức

La Hán (Arhat) đều dứt Lậu (Asrāva:tuôn chảy thấm rỉ, một tên gọi khác của phiền não)

Do lời thành thật này

Nguyện con thường cát tường

Đức Phật bảo A Nan Đà: “Nếu khi đọc tụng Kinh Đại Minh Vương này thời nói lời như vầy: “Đại Khổng Tước Minh Vương là điều mà Đức Phật đã tuyên nói. Nguyện dùng Thần Lực thường ủng hộ con, nhiêu ích nhiếp thọ, làm chỗ Quy y, vắng lặng cát tường, không có các tai vạ. Dao, gậy, thuốc độc không thể xâm tổn. Nay con y theo Pháp, kết Địa Giới ấy, kết Phương Ngung Giới trừ các ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện đi qua trăm mùa Thu”

_ Lại nữa A Nan Đà! Có Đại Dược Xoa Vương với các Dược Xoa Tướng trụ bên biển lớn, hoặc trụ tại núi Diệu Cao (Sumeru: núi Tu Di) với các núi khác, hoặc ở chốn hoang vắng. Hoặc trụ ở các con sông, dòng nước, đầm nước, ao hồ, rừng chứa xác chết, hố vũng, hang hốc, ngõ tắt trong làng, ngã tư đường, vườn, rừng, cây cối. …hoặc ở chỗ khác. Có Đại Dược Xoa trụ ở A Noa Vãn Đa Đại Vương Đô Xứ…Chúng của nhóm như vậy thành Nguyện, dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc sống lâu trăm tuổi.

Liền nói Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lý, hạ lý nê (2) tá lý, tá lý ninh (3) đát-la bả nê (4) mô hạ ninh (5) sa-đảm bà ninh (6) tảm bà ninh (7) sa-phộc diễn bộc (8) sa-phộc hạ (9)”

_ Lại nữa A Nan Đà! Phương Đông có vị Đại Thiên Vương tên là Trì Quốc (Dhṛta-rāṣṭra) là chủ của hàng Ngạn Đạt Phộc (Gandharva), dùng vô lượng trăm ngàn Ngạn Đạt Phộc làm quyến thuộc thủ hộ phương Đông. Vị ấy có con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sứ, nhóm chúng như vậy. Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này ủng hộ cho con (Họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc trừ được ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) thô thô lỗ (2) thô thô lỗ (3) thô thô lỗ (4) thô thô lỗ (5) thô thô lỗ (6) thô lỗ, thô lỗ (7) thô lỗ mê, sa-phộc hạ (8)”

 

_ Lại nữa A Nan Đà! Phương Nam có vị Đại Thiên Vương tên là Tăng Trưởng (Virūḍhaka) là chủ của hàng Củ Bạn Noa (Kuṃbhaṇḍa), dùng vô lượng trăm ngàn Củ Bạn Noa làm quyến thuộc thủ hộ phương Nam. Vị ấy có con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sứ, nhóm chúng như vậy. Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc trừ được ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) phệ lỗ kế, phệ lỗ kế (2) a mật đát-la gia đa ninh (3) phộc lỗ noa phộc để (4) phệ nỗ ma lý ninh (5) phệ lý ninh (6) bổ đát-lý kế (7) tổ tổ tức tổ  (8) sa-phộc hạ (9)”

_ Lại nữa A Nan Đà! Phương Tây này có vị Đại Thiên Vương tên là Quảng Mục (Virūpākṣa) là chủ của hàng Rồng lớn (Mahā-nāga), dùng vô lượng trăm ngàn các vị Rồng làm quyến thuộc thủ hộ phương Tây. Vị ấy có con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sứ, nhóm chúng như vậy. Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc trừ được ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) phệ nỗ lý, phệ nỗ lý (2) ma trí đế, ma trí đế (3) cú chi, cú chi (4) vĩ nễ-dữu ma để (5) hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ (6) hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ, hộ lỗ (7) tổ tổ tổ tổ tổ tổ tổ tổ (8) tả tả tả tả tả tả tả tả, lô, sa-phộc hạ (9)”

 

 

_ Lại nữa A Nan Đà! Phương Bắc có vị Đại Thiên Vương tên là Đa Văn (Vaiśravaṇa) là chủ của hàng Dạ Xoa (Yakṣa), dùng vô lượng trăm ngàn các vị Dạ Xoa làm quyến thuộc thủ hộ phương Bắc. Vị ấy có con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tạp sứ, nhóm chúng như vậy. Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc trừ được ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) tố lý, tố lý (2) thí lý, thí lý (3) ma để hạ lý (4) hạ lý ma để (5) ca lý lý (6) hạ lý lý (7) bế lỗ, bế lỗ (8) băng nga lê (9) tổ lỗ, tổ lỗ (10) độn độ ma để (11) hạ đan vĩ sam (12) độn độ ma để, sa-phộc hạ (13)”

Phương Đông tên Trì Quốc (Dhṛta-rāṣṭra), phương Nam hiệu Tăng Trưởng (Virūḍhaka), phương Tây tên Quảng Mục (Virūpākṣa), phương Bắc tên Đa Văn (Vaiśravaṇa). Bốn vị Đại Thiên Vương này hộ giúp cho đời có danh tiếng, bốn phương thường ủng hộ. Đại Quân đủ Uy Đức, Oán bên ngoài đều chịu hàng phục, quân địc khác chẳng thể xâm phạm, Thần Lực có ánh sáng, thường không có các sự sợ hãi. Khi hàng Trời cùng với A Tu La chiến đấu thời nhóm này cũng tương trợ khiến cho chư Thiên chiến thắng, được an ổn. Đại Chúng của nhóm như vậy cũng dùng Minh Vương này hộ giúp cho con kèm với quyến thuộc không có bệnh tật, sống lâu trăm tuổi.

Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha (1) ế lệ, mê lệ (2) để lý, mê lệ (3) phộc thế nỗ mê nỗ nỗ mê (4) (Nếu lúc cầu mưa thời xưng bốn câu này) phộc la-sái đổ nỉ phộc, tam mãn đế nẵng (5) [Nếu Tức Tai, khi cấu nguyện thời nên nói là: Con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc cầu được mãn ước nguyện] hứ lý, nhĩ lý (6) đốn phệ đổ đốn phệ (7) át tai phộc tai (8) lộ bả la ma nỗ phộc tai (9) phộc la-sái đổ nỉ vụ (10) nga lỗ ngạn đá dã (11) đốn nãi đổ đốn nãi (12) thốc kế mục kế (13) y lý nị (14) nhĩ lý nị (15) hứ lý, hứ lê (16) hộ lỗ, hộ lê (17) hứ lý, nhĩ lý (18) đổ lê, đa lỗ lý, sa-phộc hạ (19)” .

 

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa

Đến lắng nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

 

_ Hết thảy Hữu Tình đến chốn này

Hoặc trên đất bằng, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự mình nương Pháp trụ

 

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, lợi quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, về Viên Tịch

 

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Hoa diệu Bồ Đề trang nghiêm khắp Tùy theo chỗ ở, thường an vui.

 

KINH PHẬT MẪU ĐẠI KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG

_QUYỂN THƯỢNG (Hết)_

QUYỂN TRUNG

Đức Phật bảo A Nan Đà: “Ông nên xưng niệm danh tự của Đại Dược Xoa Vương với các Dược Xoa Đại Tướng. Ấy là:

_ Con trưởng Củ Phệ La (Kuvera, hay Kubera)

Tên là San Thệ Gia (Saṃjaya)

Thường sai khiến con người

Trụ nước Nhĩ Si La (Mithilā)

Dùng Uy Trời thành thật

Chúng đều theo xin Nguyện

Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các Quyến Thuộc trừ được ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Liền nói Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) phộc lê (2) phộc lặc-ca lê (3) ma đặng nghê (4) chiến noa lý (5) bổ lỗ sái nê (6) vĩ tức lý ninh (7) ngộ lý (8) ma đặng nghê (9) chiến noa lý (10) ma lý ninh (11) hứ lý, hứ lý (12) a nghiệt để, nghiệt để (13) ngạn đà lý (14) cú sắt-sỉ (15) ca phộc lý (16) vĩ hạ ninh (17) hứ lý, kiếm mê, sa-phộc hạ (18)”

 

_ Thần Yết Cú Thốn Na (Krakucchanda)

Xứ Ba Tra Lê Tử (Pātari-putra)

_ A Bạt La Nhĩ Đa (Aparājita)

Trụ ấp Tốt Thổ Nô (Sphurā)

_ Đại Dược Hoa Hiền Thiện (Bhadrapura)

Trụ ở thành Thế La (Śola)

_ Đại Thần Ma Na Ba (Maṇāva)

Thường ngụ ở bắc Giới (Uttarā)

_ Đại Thánh Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi)

Cư trú thành Vương Xá (Rājagṛha)

Thường ở núi Thứu Phong (Gṛdhrakūṭa)

Dùng làm nơi nương dựa (y chỉ)

_ Đại Thần Kim Sí Điểu (Garuḍa)

Trụ núi Tỳ Phú La (Vipūla)

_ Chất Đa La Cấp Đa (Citra-gupta)

Trụ Chất Để Mục Khê (Citemukha)

_ Dược Xoa Bạc Câu La (Vakula)

Trụ ở thành Vương Xá (Rājagṛha)

Tùy tùng kèm quyến thuộc

Có sức Uy Thần lớn

_ Dược Xoa Đại Tiểu Hắc (Kālopakālakau)

Trụ thành Kiếp Bỉ La (Kapila)

Thích Tộc Mâu Ni

Nơi sinh của Đại Sư

_ Đại Dược Xoa Ban Túc (Kalmāṣapāda)

Trụ thành Phệ La Gia (Vairāyā)

_ Dược Xoa Ma Ê Thủ (Maheśvara)

Trụ nước Chỉ La Đa (Virāta)

_ Vật Sa Ha Bát Để (Bṛhaspati)

Trụ ở thành Xá Vệ (Śrāvastī)

_ Dược Xoa Sa Lê La (Sāgara)

Trụ xứ Sa Kê Đa (Sāketa)

_ Dược Xoa Kim Cương Trượng (Vajra-yudha)

Trụ nước Tỳ Xá Ly (Vaisālī)

_ Ha Lý Băng Nghiệt La (Haripiṅgala)

Trụ trong thành Lực Sĩ (Malla)

_ Dược Xoa Vương Đại Hắc (Mahā-kāla)

Nước Bà La Noa Tư (Bārānaṣī)

_ Dược Xoa tên Thiện Hiện (Sudarśaṇa)

Trụ ở thành Chiêm Ba (Campā)

_ Dược Xoa Phệ Sử Nô (Viṣṇu)

Trụ tại nước Đọa La (Dhvārakā)

_ Dược Xoa Đà La Nê (Dhāraṇī, ? Varuṇa)

Trụ ở nước Hộ Môn (Dhvārapāli)

_ Dược Xoa Khả Úy Hình (Vibhīgaṇa)

Trụ ở nước Đồng Sắc (Tāmraparṇṇī)

_ Dược Xoa Mạt Đạt Na (Marddana)

Trụ thành Ô Lạc Ca (Uragā)

_ Tướng Ha Tra Bạc Câu (Āṭavaka)

Trụ trong rừng hoang vắng

_ Dược Xoa Kiếp Bỉ La (Kapila)

Trụ ở thành Đa Đạo (Bahudhānyaka)

_ Đại Dược Xoa Hộ Thế (Vasutrāta)

Trụ nước Ốt Thệ Ni (Urjjayanī)

_ Thần Vạt Tô Bộ Để (?Vasubhuti)

Trụ A La Vãn Để (Aravanti)

_ Dược Xoa Thần Thủy Thiên (Bharuka)

Nước Bà Lô Yết Thử (Bharukaccha)

_ Đại Dược Xoa Hoan Hỷ (Nanda)

Trụ ở thành Hoan Hỷ (Nandapura)

_ Dược Xoa Thần Trì Man (Mālya-dhara) ụ tại nước Thắng Thủy (Agrodaka)

_ Dược Xoa A Nan Đà (Ānanda)

Nước Mạt La Bát Tra (Maraparvaṭa)

_ Dược Xoa Bạch Nha Xỉ (Śukra-daṃṣṭra)

Trụ ở thành Thắng Diệu (Suvāstu)

_ Dược Xoa Kiên Cố Danh (Dṛdha-nāma)

Trụ nước Mạt Sa Để (Manasvi)

_ Dược Xoa Vương Đại Sơn (Mahāgiri)

Trụ tại xứ Sơn Thành (Girinagara)

_ Dược Xoa Bà Táp Bà (Vāsava)

Cư trú Phệ Nễ Thế (Vaidiśa)

_ Dược Xoa Yết Để Kê (Kārttikaya)

Trụ nước Lô Hứ Đa (Rohitaka)

_ Dược Xoa Đồng Tử (Kumāra) này

Nổi tiếng ở Đại Thành

_ Đại Dược Xoa Bách Tý (Śatabāhu)

Trụ tại núi Tần Đà

_ Dược Xoa Thần Quảng Xa (Bṛhadratha)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Dược Xoa Năng Chinh Chiến (Duryodhana)

Nước Tốt Lộc Cận Na (Śrughna)

_ Đại Dược Xoa Hùng Mãnh (Arjuna)

Trụ rừng Át Tổ Na (Arjunāvana)

_ Dược Xoa Mạn Noa Ba (Maṇḍapa)

Trụ nước Mạt Đạt Na (Marddana)

_ Dược Xoa Thần Sơn Phong (Girikuṭa)

Trụ ở Ma Lạp Bà (Mārava)

_ Dược Xoa Lỗ Nại La (Rudra, ?Bhadra)

Ấn Lô Hứ Đa Mã (Rohitaka)

_ Dược Xoa Nhất Thiết Thực (Sarvabhadra)

Trụ ở Xa Yết La (Śālaka)

_ Thần Ba Lợi Đắc Ca (Pālitaka)

Trụ Thiểu Trí Lạc Kê (Sautīraka)

_ Thương Chủ (Sārthavāha), Tài Tự Tại (Dhaneśvara)

Trụ tại nước Nan Thắng (Ajitaṃjaya)

_ Phong Nha (Kūṭa-daṃṣṭra) với Thế Hiền (Vasubhadra)

Nước Bạt Sa Để Gia (Vasanti)

_ Dược Xoa Vương Thi Bà (Śiva)

Trụ thành Thực Thi Bà (Śivapura)

_ Dược Xoa Tịch Tĩnh Hiền (Śivabhadra)

Trụ tại nước Khả Úy (Bhīṣaṇa)

_ Dược Xoa Nhân Đà La (Indra)

Trụ nước Nhân Đà La (Indrapura)

_ Dược Xoa Chủ Hoa Tràng (Puṣpa-ketu)

Trụ ở thành Tịch Tĩnh (Silāpura)

_ Dược Xoa Na Lỗ Ca (Dāruka)

Trụ thành Na Lỗ Ca (Dārukapura)

_ Dược Xoa Kiếp Bỉ La (Kapila)

Thường trụ tại Ấp Thành (Valla)

_ Bảo Hiền (Maṇibhadra) với Mãn Hiền (Pūrṇabhadra)

Trụ Phạm Ma Phạt Để (Brahmavatī)

_ Dược Xoa Năng Tồi Tha (Pramardana)

Trụ nước Kiến Đà La (Gandhāra)

_ Đại Dược Xoa Năng Hoại (Prabhañjana)

Trụ Đắc Xoa Thi La (Takṣa-śilā)

_ Dược Xoa Thần Lư Bì (Kharaposta)

Trụ ngay ở Thổ Sơn (Daśa-śaila)

_ Dược Xoa Chủ Tam Mật (Trigupta, ?Triguhya)

Bên sông A Nỗ Ba (Hanumātīra)

_ Dược Xoa Phát Quang Minh (Prabhrkara)

Trụ thành Lô Lộc Ca (Raurka)

_ Dược Xoa Thần Hỷ Trường (Nandivardana)

Trụ nước Hứ Ngung Tồi

_ Dược Xoa Bà Dĩ Lô (Vāpīla)

Trụ ở đất Bà Dĩ (Vāpibhūmi)

_ Dược Xoa Ái Đấu Tranh (Kalahapriya)

Trụ tại thành Lạm Ba (Lampāka)

_ Dược Xoa Nghiệt Đạp Bà (Gardabhaka)

Trụ thành Mạt Độ La (Mathurā)

_ Dược Xoa Vương Bình Phúc (Kalaśodara)

Trụ tại thành Lăng Già (Laṃka)

_ Dược Xoa Nhật Quang Minh (Sūrya-prabhā)

Trụ tại nước Tô Na (Sūna)

_ Dược Xoa Ngột Đầu Sơn (Girimuṇḍa)

Trụ nước Kiêu Tát La (Kośala)

_ Thần Thắng (Vijaya) với Đại Thắng (Vaijayanta)

Trụ tại nước Bán Ni (Paṇḍamāthura)

_ Đại Dược Xoa Viên Mãn (Pūrṇaka)

Trụ nước Mạt La Gia (Malaya)

_ Dược Xoa Khẩn Na La (Kinnara)

Trụ nước Kế La Đa (Kerala)

_ Dược Xoa Vương Hộ Vân (Meghapāli, ?Meghamāli)

Trụ tại nước Bạn Noa (Pauṇḍa)

_ Dược Xoa Kiển Noa Ca (Kaṇḍaka)

Trụ tại nước An Lập (Pratiṣṭhana)

_ Dược Xoa Tăng Ca Ly (Saṃkāri)

Trụ Tất Đăng Bách Lý (Pitaṅgari)

_ Dược Xoa Thần Dẫn Lạc (Sukhāvaha)

Trụ Đát Lăng Bách Để (Taraṅgavatī)

_ Dược Xoa Tôn Đà La (Sundara)

Trụ nước Na Tư Kê (Nāsikya)

_ Dược Xoa A Tăng Già (Asaṅga)

Trụ Bà Lô Yết Xa (Bharukacchaka)

_ Đại Dược Xoa Nan Nễ (Nandika)

Với Tử Nan Nễ Ca (Pitānandīvīra)

Hai Dược Xoa Vương này ụ Yết Ha Tra Ca (Karahātaka)

_ Đại Dược Xoa Thùy Phúc (Lambodara)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Dược Xoa Vương Đại Tý (Mahābhuja)

Trị nước Kiêu Tát La (Kauśalī)

_ Thần Sa Tất Để Ca (Svastika)

Nước Sa Để Yết Tra (Svastikaṭaka)

_ Dược Xoa Ba Lạc Già (Pāraka)

Thường trụ ngay trong rừng

_ Đại Dược Xoa Hiền Nhĩ (Bhadra-karṇa)

Trụ nước Đát Chi Kiên (Taḍiskandha)

_ Dược Xoa Thần Thắng Tài (Dhanāpaha)

Trụ ở nước Lục Mãn

_ Đại Dược Xoa Khí Lực (Bala)

Trụ Tỳ La Mạc Ca (Vairāmaka)

_ Dược Xoa Thần Hỷ Kiến (Priya-darśana)

Trụ nước A Bát Để (Avatī, ?Avantī)

_ Dược Xoa Thi Khiên Đà (Śikhaṇḍī)

Trụ tại nước Ngưu Tồi (Gomardana)

_ Dược Xoa Ái Hợp Chưởng (Añjalipriya)

Trụ ở Phệ Nễ Thế (Vaidiśa)

_ Bệ Sắt Trí Đắc Ca (Veṣṭhitaka)

Trụ tại nước Cái Hình (Chatrākāla)

_ Dược Xoa Điều Ma Kiệt (Makarandaka)

Trụ tại nước Tam Tằng (Tripūri)

_ Dược Xoa Thần Quảng Mục (Viśālākṣa)

Trụ ở nước Nhất Dịch (Erakakṣa)

_ Dược Xoa An Noa Bà (Guḍaka)

Nước Ưu Đàm Bạt La (Udumbara)

_ Dược Xoa Vô Công Dụng (Anāgha)

Trụ nước Kiêu Thiểm Di (Kauśāmbi)

_ Thần Vi Lô Giả Na (Virocana)

Trụ thành Tịch Tĩnh Ý (Śāntivastī)

_ Thần Gia La Để Ca (Caritaka)

Trụ ở nước Xà Cái (Ahiccatra)

_ Dược Xoa Xích Hoàng Sắc (Lohita-kapila)

Trụ nước Kiếm Tất Ly (Kaṃpilī)

_ Dược Xoa Bạc Câu La (Vakkula)

Trụ Ốt Thệ Ha Na (Urjjihānā)

_ Dược Xoa Bố Lạt Noa (Pūrṇaka)

Trụ nước Mạn Noa Bỉ (Maṇḍavī)

_ Thần Ninh Ca Mê Sa (Naigameśa)

Trụ thành Bán Già Ly (Paṃcālī)

_ Đại Dược Xoa Nan Tồi (Prasabha)

Trụ nước Nghiệt Độ Sa (Gajasā)

_ Dược Xoa Thần Kiên Giáp (Dṛdha-dhanu)

Trụ tại nước Thủy Thiên (Varuṇā)

_ Thần Bô Lan Thệ Dã (Puñjaya) ụ ở nước Đấu Chiến (Yudha)

ợc Xoa Đát Lạc Ca (Taraka)

Với Câu Đát Lạc Ca (Kutaraka)

Hai Đại Dược Xoa Vương

Trụ tại đất Câu Lô (Kurukṣetra)

_ Đại Ô Lô Khư La (Maholūkhala)

Cùng với Mê Khư La (Mekhala)

Hai Dược Xoa Vương này

Uy Đức đủ tiếng tăm

Kèm với các quyến thuộc

Cũng trụ đất Câu Lô (Kurukṣetra)

_ Thần Vi Đế Bá Để (Vyatipāta)

Với Nghĩa Thành Tựu (Siddhārtha)

Hai Dược Xoa Vương này

Trụ rừng A Duệ Để (Āyati)

_ Dược Xoa Vãng Thành Tựu (Siddhapātra)

Trụ Tốt Lộc Cận Na (Śrughna)

_ Dược Xoa Tốt Thổ La (Sthūla)

Trụ nước Tốt Thổ La (Sthūla)

_ Hổ Lực Sư Tử Lực (Siṃha-vyaghra-bala)

Đại Sư Tử Lực (Mahā-siṃha-bala)

Đại Tướng Câu Chi Niên (Koṭivarṣa)

Trụ trong Tha Thắng Cung (Parapurañjaya)

_ Dược Xoa Thần Hoa Xỉ (Puṣpa-danta)

Trụ tại thành Chiêm Ba (Caṃpā)

_ Dược Xoa Ma Kiệt Đà (Māgada)

Trụ tại xứ Sơn Hành (Giribhraja)

_ Dược Xoa Bát Bạt Đa (Parvata)

Trụ xứ Cồ Du Già (Goyoga)

_ Dược Xoa Tô Sái Na (Suṣana)

Trụ nước Na Yết La (Nāgara)

_ Đại Dược Xoa Dũng Tý (Vīra-bāhu)

Trụ ấp Sa Kê Đa (Sāketa)

_ Dược Xoa Năng Dẫn Lạc (Sukhāvaha)

Trụ tại Ca Kiền Để (Kākandī) _ Dược Xoa Vô Lao Quyện

Trụ nước Kiêu Thiểm Di (Kauśāmbi)

_ Dược Xoa Thần Hiền Thiện (Bhadrika)

Trụ ở nước Hiền Thiện (Bhadrikā)

_ Dược Xoa Bộ Đa Diện (Bhūta-mukha)

Trụ Ba Tra Ly Tử (Pāṭaliputra)

_ Đại Dược Xoa Vô Ưu (Aśoka)

Trụ tại nước Ca Già (Kāṃli)

_ Thần Yết Trưng Yết Tra (Kaṭaṃkaṭa)

Trụ Am Bà Sắt Xá (Ambaṣṭha)

_ Dược Xoa Thành Tựu Nghĩa (Siddhārtha)

Trụ tại nước Thiên Dịch (Bharukaccha)

_ Dược Xoa Mạn Na Ca (Mandaka) ụ tại nước Nan Thắng (Ajitaṃjaya)

Dược Xoa Thần Giải Phát (Muñja-keśa)

Trụ ở nước Thắng Thủy (Agrodaka)

_ Dược Xoa Thần Bảo Lâm (Maṇi-kānana)

Trụ nước Tiên Đà Bà (Saindhava)

_ Dược Xoa Thường Cẩn Hộ

Trụ nước Kiếp Tỳ La (Kapilavastu)

_ Yết Tra (Kaṭa), Vi Yết Tra (Vikaṭa)

Nước Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu)

_ Dược Xoa Thần Xan Lẫn (Naikṛtika)

Trụ nước Kiền Đà La (Gāndhāra)

_ Dược Xoa Thần Đọa La (Dvāraka)

Trụ tại Nị La Gia (Nilaya)

_ Dược Xoa Thần Xứ Trung (Madhyema)

Hiền Thiện (Bhadreya) trụ Danh Xưng (Mahāyaśa)

_ Dược Xoa Phệ Ly Lưu (Vairaṭaka)

Trụ trong thành Kiên Thật (Sālapura)

_ Dược Xoa Nhiễm Bạc Ca (Jambhaka)

Trụ ở đất Sa Thích (Marubhūmi) _ Đại Dược Xoa Xá Đa (Khyata)

Cùng với Tỳ Yết Tra (Vikaṭa)

Hai Dược Xoa Thần này

Trụ Vật Na Trích Ca (Vṛndakaṭa)

_ Thần Tỳ Ma Ni Ca (Vaimānika)

Trụ Đề Bà Thiết Ma (Devaśarma)

_ Dược Xoa Mạn Đà La (Mandara)

Trụ nước Nại La Na (Darada)

_ Dược Xoa Thần Tác Quang (Prabhaṃkara)

Nước Yết Thấp Di La (Kaṣmīra)

_ Dược Xoa Chiêm Bác Ca (Candaka)

Trụ tại thành Yết Tra (Jaṭāpūra)

_ Dược Xoa Bán Chi Ca (Pāñcika)

Nước Yết Thấp Di La (Kaṣmīra)

Đủ năm trăm người con

Có đại quân đại lực

Con trưởng tên Kiên Mục (Skandākṣa)

Trụ tại nước Chi Na (Cīna-bhūmi)

Các nhóm anh em khác

Trụ nước Kiêu Thi Ca (Kauśika)

_ Dược Xoa Thần Nha Túc (Daṃṣṭrāpāda)

Trụ nước Yết Lăng Ca (Kaliṅga)

_ Dược Xoa Mạn Trà La (Maṇḍala)

Trụ nước Mạn Trà Dược (Maṇḍalāsana)

_ Thần Lăng Già Tự Tại (Laṅkeśvara)

Trụ ở Ca Tất Thí (Kāpiśī)

_ Dược Xoa Ma Lợi Chi (Mārīcī)

Trụ La Ma Cước Sái (Rāmakākṣī)

_ Thần Đạt Ma Ba La (Dharmapāla)

Cư trú ở Sơ Lặc (Khāsa)

ợc Xoa Thần Đại Kiên (Mahābhuja)

Trụ nước Bạc Khư La (Vahlā)

_ Con vua Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa)

Đủ mọi Đức uy nghiêm

Trụ tại Đổ Hỏa La

Có đại quân đại lực

Một câu chi Dược Xoa

Dùng để làm quyến thuộc

_ Dược Xoa Sa Đa Sơn (Sātāgiri)

Cùng với Thần Tuyết Sơn (Haimavata)

Hai Đại Dược Xoa này

Trụ bên sông Tân Đô (Sindhu-sāgara)

_ Dược Xoa Chấp Tam Kích (Triśulapāla)

Trụ tại Điện Tam Tằng (Tripura)

_ Đại Dược Xoa Năng Tồi (Pramardana)

Trụ nước Yết Lăng Già (Kaliṅga)

_ Bán Già La Hiến Noa (Pañcālagaṇḍa)

Trụ nước Đạt Di Noa (Dramida)

_ Dược Xoa Tài Tự Tại (Dhaneśvara)

Trụ tại nước Sư Tử (Siṃhala)

_ Dược Xoa Anh Vũ Khẩu (Sukāmukha)

Trụ ở xứ hoang vắng

_ Dược Xoa Căng Yết Sa (Kiṅkara)

Thường y trụ Địa Hạ (Pātala)

_ Dược Xoa Hữu Quang Minh (Prabhāsvara)

Trụ nước Bạch Liên Hoa (Puṇḍarīka)

_ Dược Xoa Thiết Nhĩ La (Śamila)

Trụ ở trong Đại Thành (Mahāpura)

_ Dược Xoa Năng Phá Tha (Prabhajana)

Trụ nước Nại La Nê (Darada)

_ Dược Xoa Băng Nghiệt La (Piṅgala)

Trụ nước Am Mạt Ly (Ambulima)

_ Dược Xoa Mạt Mạt Noa (Vaccaḍa)

Nước Mạt Mạt Noa Tạng (Vaccaḍādhāna)

_ Dược Xoa Ma Đát Lý (Mātali)

Trụ ở nước Thí Dục (Kāmada)

_ Dược Xoa Thần Cực Giác (Prabuddha)

Nước Bố Để Phộc Tra (Putrīvaṭa)

_ Na Tra Củ Vạt La (Nalakūvala)

Trụ ở Ca Tất Thí (Kamiśi)

_ Thần Bát La Thiết La (Pāraśara)

Trụ nước Bát La Đa (Pārata)

_ Dược Xoa Thương Yết La (Śaṃkara)

Trụ tại xứ Thước Ca (Śakasahāna)

_ Tỳ Ma Chất Đa La (Vimacitra)

Trụ thành Mạc Lý Ca (Vāhlīka)

_ Dược Xoa Băng Yết La (Piṅgala) ụ nước Yết Đắc Ca (Ketaka)

Dược Xoa Thần Mãn Diện (Pūrṇa-mukha)

Bôn Noa Vạt Đạt Na (Puṇḍavarddhana)

_ Dược Xoa Yết La La (Karāḍa)

Trụ tại nước Ô Trường (Uḍuyānaka)

_ Dược Xoa Thần Úng Phúc (Kumbhodana)

Trụ nước Kiêu Tát La (Kośala)

_ Đại Thần Ma Kiệt Tràng (Makara-dhvaja)

Trụ ở xứ Sa Thích (Maru)

_ Chất Đát La Tế Na (Citrasena)

Trụ nước Bộc Ca Na (Vokkāṇa)

_ Dược Xoa La Phộc Noa (Rāvaṇa)

Trụ nước La Ma Đà (Ramatha)

_ Dược Xoa Xích Hoàng Sắc (Piṅgala)

Trụ nước La Thi Na (Rāsīna)

_ Dược Xoa Thần Lạc Kiến (Priya-darśana)

Trụ nước Bát Ni Gia (Patnīya)

_ Dược Xoa Kim Tỳ La (Kumbhīra)

Trụ ở thành Vương Xá (Rājagṛha)

Thường ở Tỳ Phú La (Vipūla)

Có đại quân đại lực

Vạn câu chi Dược Xoa

Dùng để làm quyến thuộc

_ Dược Xoa Cồ Ba La (Gopāla)

Trụ tại nước Xà Cái (Ahicchatra)

_ Dược Xoa Át Lạc Ca (Alaka)

Trụ thành Át Lạc Ca (Alakāpura)

_ Dược Xoa Thần Nan Đề (Nandī)

Trụ tại nước Nan Đề (Nandi-nagara)

_ Đạt Thiên Thần Mạt Lý (Vali)

Trụ ngõ tắt trong làng

_ Tỳ Sa Môn (Vaiśravaṇa) cư trú

Ngôi báu dưới Đức Phật

Thành Át Noa Vãn Đa (Aḍakavatī)

Ức chúng Thần vây quanh

Nhóm Dược Xoa như vậy

Có đại quân đại lực

Giáng phục Oán Địch khác

Không ai có thể thắng

Tiếng vang khắp mười phương

Đầy đủ Uy Đức lớn

Trời với A Tu La

Chiến đấu thời giúp sức

Chư Thần, Đại Dược Xoa Tướng thuộc nhóm Phước Đức này tràn khắp Thiệm Bộ Châu (Jambu-dvīpa) hộ trì Phật Pháp, đều khởi Tâm Từ (Maitra-citta). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này ủng hộ cho con (họ tên…) nhiếp thọ nhiêu ích khiến được an ổn, hết thảy ách nạn thảy đều tiêu trừ.

Hoặc bị đao gậy gây tổn thương, hoặc bị trúng chất độc. Hoặc bị vua chúa, giặc cướp, nước, lửa gây phiền não. Hoặc bị Trời, Rồng, Dược Xoa nắm giữ với các nhóm Quỷ cho đến Tất-Lệ Sách Ca, loài hành bệnh ác…thảy đều xa lìa khỏi con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc

Con kết Địa Giới, kết Phương Ngung Giới, đọc tụng Kinh này trừ các ưu não, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

Liền nói Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) a ca tai (2) vĩ ca tai (3) ha lý nê (4) hạ lý nê (5) đà la nê, đà la nê (6) hộ kế, hộ kế (7) mẫu kế, mẫu kế (8) Hết thảy bệnh khổ của con (họ tên…) hạ nẵng, hạ nẵng (9) hạ nẵng, hạ nẵng (10) hạ nẵng, hạ nẵng (11) hạ nẵng, hạ nẵng (12) hạ nẵng, hạ nẵng (13) Hết thảy sự sợ hãi của con (họ tên…) na hạ, na hạ (14) na hạ, na hạ (15) na hạ, na hạ (16) na hạ, na hạ (17) na hạ, na hạ (18) Hết thảy Oan Gia của con (họ tên…) bả tả, bả tả (19) bả tả, bả tả (20) bả tả, bả tả (21) bả tả, bả tả (22) bả tả, bả tả (23) Hết thảy việc chẳng nhiêu ích của con (họ tên…) độ độ, độ độ, độ độ, độ độ, độ độ (24) Hết thảy các lần con (họ tên…) gặp chất độc, hạ hạ hạ hạ hạ hạ hạ hạ hạ hạ (25) Hết thảy các lần người khác yếm đối con (họ tên…) nhĩ trí nhĩ trí (26) nhĩ trí nhĩ trí (27) nhĩ trí nhĩ trí (28) nhĩ trí nhĩ trí (29) nhĩ trí nhĩ trí (30) Hết thảy Nghiệp Tội của con (họ tên…) Nguyện đều tiêu diệt, tổ lỗ tổ lỗ (31) tổ lỗ tổ lỗ (32) tổ lỗ tổ lỗ (33) tổ lỗ tổ lỗ (34) tổ lỗ tổ lỗ (35) hứ lý hứ lý (36) hứ lý hứ lý (37) hứ lý hứ lý (38) hứ lý hứ lý (39) hứ lý hứ lý (40) nhĩ lý nhĩ lý (41) nhĩ lý nhĩ lý (42) nhĩ lý nhĩ lý (43) nhĩ lý nhĩ lý (44) nhĩ lý nhĩ lý (45) phổ lỗ phổ lỗ (46) phổ lỗ phổ lỗ (47) phổ lỗ phổ lỗ (48) phổ lỗ phổ lỗ (49) phổ lỗ phổ lỗ (50) tức trí tức trí (51) tức trí tức trí (52) tức trí tức trí (53) tức trí tức trí (54) tức trí tức trí (55) hứ kế (56) nhĩ kế (57) tức kế (58) vĩ kế (59) thất-lý (60) bả nại-lệ măng nghiệt lê (61) tam mãn đa, bả nại-lệ (62) tát phộc la-tha, sa đà ninh (63) a ma lệ (64) vĩ ma lệ (65) tán nại-la bát-la bệ (66) tố lý-dã kiến đế (67) nỗ phệ (68) nộ nỗ phệ (69) tất-lý dựng, la lệ (70) sa-phộc hạ (71)”

Nguyện xin chư Thần thường ủng hộ con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu”

_ Đức Phật bảo A Nan Đà: “Lại có Danh Hiệu của 28 vị Dược Xoa Đại Tướng, Ông nên xưng niệm. Nhóm Dược Xoa Đại Tướng này hay ở mười phương Thế Giới che giúp cho tất cả chúng sinh để trừ bỏ việc suy hoạn, ách nạn.

Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở phương Đông, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Đông, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Nễ Già (Dīrgha), Tô Nịnh Đát-La (Sunetra), Bố La Noa Ca (Pūrṇaka), Kiếp Bỉ La (Kapila). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (Nói việc đã mong cầu, đều dựa theo điều này)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở phương Nam, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Nam, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Tăng Hạ (Siṃha), Ổ Ba Tăng Hạ (Upasiṃha), Hướng Xí La (Śañkhara), Nan Na (Nanda, ?Candana ). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (Chỗ này nói việc đã mong cầu)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở phương Tây, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Tây, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Hạ La (Hari), Hạ Lý Kế Thước (Harikeśa), Bát-La Bộc (Prabhū), Kiếp Bỉ La (Kapila, ?Piṅgala). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (nói việc đã mong cầu)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở phương Bắc, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở phương Bắc, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Đà La Noa (Dharaṇa), Đà La Nan Nỗ (Dharananda), Ốt Nễ-dữu Nghiệp Bá Lộ (Udyogapāla), Vĩ Sắt Nỗ (Viṣṇu). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (nói việc đã mong cầu)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng trụ ở bốn phương bàng (Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam), ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở bốn phương bàng, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Bán Chỉ Cước (Pāñcika), Bán Giả La Hiến Noa (Pāñcālagaṇḍa), Sa Đá Nghĩ Lý (Sātāgiri), Ngạn Ma Phộc Đa (Haimavata). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (nói việc đã mong cầu)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng thường ở trên đất, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở trên đất, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Bộ Mạc (Bhūma), Tô Bộ Mạc (Subhūma), Ca La (Kāla), Ổ Ba Ca La (Upakāla). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (nói việc đã mong cầu)

A Nan Đà! Có bốn vị Dược Xoa Đại Tướng thường ở trên hư không, ủng hộ cho hết thảy chúng sinh ở trên hư không, khiến lìa ưu khổ. Các vị ấy tên là: Tố Lý-dã (Sūrya), Tố Mô (Soma), A Nghĩ-Ninh (Agni), Phộc Dữu (Vāyu). Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi (nói việc đã mong cầu)

_ Lại nữa, A Nan Đà! Ông nên xưng niệm Danh Hiệu của anh em, quân tướng của Đa Văn Thiên Vương (Vaiśravaṇa-devarāja). Nhóm này ủng hộ tất cả hữu tình để trừ tai họa, ách nạn, ưu khổ…du hành Thế Gian làm lợi ích lớn. Các vị ấy tên là:

1_ Ấn Nại-La (Indra)

2_ Tố Ma (Soma)

3_ Phộc Lỗ Noa (Varuṇa)

4_ Bát-La Nhạ Bả Để (Prajāpati)

5_ Bà La Nạp Phộc Nhạ (Bharadvāja)

6_ Y Xá Na (Iśaṇa)

7_ Thất-Chiến Na Nặc (Candana)

8_ Ca Mạc (Kāma)

9_ Thất-Lệ Sắt-Xá (Śreṣṭha),

10_Củ Ninh Kiến Xá (Kunikaṇṭha)

11_ Ninh Kiến Xá Ca (Nikaṇṭhaka)

12_Phộc Nị Ma Nê (Vadirmmaṇi)

13_Ma Nê Giả La (Māṇicara)

14_Bát La (Bala)

15_Bát-La Noa Na (Praṇāda)

16_Ổ Bả Bán Chỉ Khứ (Upapañcaka)

17_Sa Đá Nghĩ Lý (Sātāgiri)

18_Ngạn Ma Phộc Đa (Haimavata)

19_Bố La Noa (Pūrṇa)

20_Khư Nễ La (Khadira)

21_Cú Vĩ Nặc (Kovida)

22_Ngộ Bả La Dược Xoa (Gopāla-yakṣa)

23_A Tra Phộc Cú (Āṭavaka)

24_Nẵng La Lá Xà (Nararāja)

25_Nhĩ Nại Khất Sái (Jinārgabha)

26_Bán Gia La Hiến Noa (Pāñcālagaṇḍa)

27_Tô Mẫu Khế (Sumukha)

28_Nễ Già Dược Xoa (Dīrgha-yakṣa)

29_Tát Bả Lý Nhạ Nặc (Saparijana)

30_Tức Đát-La Tế Nẵng (Citrasena)

31_Thấp-Phộc (Śiva)

32_Ngạn Đạt Phộc (Gandharva)

33_Để-Lý Phả Lý (Triphalī)

34_Tát Đát-Lý Kiến Tra Ca (Catrikaṇṭhaka)

35_Nễ Già Thước Để (Dīrgha-śakti)

36_Thất-Tả Ma Đa Lý (Mātali)

Nhóm Dược Xoa này là Đại Quân Chủ thống lĩnh chư Thần, có Uy Lực lớn, đều đầy đủ ánh sáng, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Pháp Huynh Đệ của Đa Văn Thiên Vương đấy thường được Đa Văn Thiên Vương răn bảo (sắc): “Nhóm anh em Dược Xoa này! Nếu các Quỷ Thần xâm nhiễu người kia thời các ngươi hãy vì họ mà ủng hộ, đừng để cho não loạn, khiến được an vui”. Các Dược Xoa nghe xong, y theo lời dạy mà phụng hành.

Nhóm Dược Xoa Đại Tướng này cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Nếu khi có việc đấu tranh khổ não thời hiện ra trước mặt con. Nguyện xin Dược Xoa Đại Tướng thường vệ hộ con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa được sự lo âu khổ não.

Hoặc bị Trời (Deva) Rồng (Nāga) nắm giữ, A Tô La (Asura)nắm giữ, Ma Lỗ Đa (Maruta) nắm giữ, Nga Lỗ Noa (Garuḍa) nắm giữ, Ngạn Đạt Phộc (Gandharva) nắm giữ, Khẩn Na La (Kiṃnara) nắm giữ, Ma Hộ La Nga (Mahoraga) nắm giữ, Dược Xoa (Yakṣa) nắm giữ, La Sát Sa (Rākṣasa) nắm giữ, Tất Lệ Đa (Preta) mê hoặc, Tỳ Xá Già (Piśāca) mê hoặc, Bộ Đa (Bhuta) mê hoặc, Củ Bạn Noa (Kuṃbhaṇḍa) mê hoặc, Bố Đan Na (Putana) mê hoặc, Yết Tra Bố Đan Na (Kaṭaputana) mê hoặc, Tắc Kiến Na (Skanda) mê hoặc, Ốt Ma Na (Unmāda) mê hoặc, Xa Gia (Chāya) mê hoặc, A Bát Sa Ma La (Apasmara) mê hoặc, Ổ Sa Đá La Ca (Ostakara) mê hoặc, Nặc Sát Đát La (Nakṣatra) mê hoặc, Lệ Bả (Ripu) mê hoặc…Khi bị nhóm Quỷ Thần như vậy nắm giữ, làm cho mê hoặc…Nguyện xin Phật Mẫu Minh Vương đều ủng hộ con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc khiến lìa ưu não, sống lâu trăm tuổi.

Lại có các Quỷ: loài ăn tinh khí, loài ăn bào thai, loài ăn máu huyết, loài ăn thịt, loài ăn dầu mỡ, loài ăn tủy, loài ăn sự sống, loài ăn sinh mệnh, loài ăn thức cúng tế, loài ăn hơi thở, loài ăn hương, loài ăn tóc, loài ăn bông hoa, loài ăn quả trái, loài ăn lúa mạ, loài ăn thứ cúng tế trong lửa (hỏa từ), loài ăn mủ, loài ăn thứ do đại tiện, loài ăn thứ do tiểu tiện, loài ăn nước mắt nước dãi, loài ăn nước bọt, loài ăn nước mũi, loài ăn thức ăn dư thừa, loài ăn thứ nôn mửa, loài ăn vật chẳng sạch, loài ăn nước chảy rỉ ra….Khi bị nhóm Quỷ Mỵ như vậy gây não loạn thời nguyện xin Phật Mẫu Minh Vương ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa ưu khổ, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu, thường được an vui.

Nếu lại có người làm các việc yểm đảo, Chú Thuật, Cổ Mị, làm các Pháp ác…Ấy là: Cật Lý Để Ca (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cụ La Na (Kakhordda), Chỉ La Noa (Kiraṇa), Phệ Đá Noa (Vetaḍa, hay Vetala), Hạ Phộc Na

Đa, Đốt Độ Đá Đa, uống máu tủy kẻ khác, biến hóa người sai khiến, kêu gọi Quỷ Thần làm các nghiệp ác: ăn ác, nôn mửa ác, ảnh ác, nhìn ngó ác. Hoặc làm việc Thư Yếm, hoặc nhảy đạp ác, đột nhiên ác. Hoặc mạo phạm trái nghịch ác (ác mạo nghịch)…Khi làm việc ác thời xin đều ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa lo âu khỗ não.

Lại có các sự sợ hãi: Vua chúa làm cho sợ hãi, giặc cướp làm cho sợ hãi, nhóm nước lửa làm cho sợ hãi, hoặc binh lính nước khác làm cho sợ hãi. Nhóm bạn ác, Kiếp Sát, oán địch làm cho sợ hãi, gặp nạn đói khát làm cho sợ hãi, chết yểu làm cho sợ hãi, đất chấn động làm cho sợ hãi, các thú ác làm cho sợ hãi. Hết thảy nhóm sợ hãi như vậy, đều hộ giúp cho con (họ tên..).

_ Lại nữa các bệnh: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, ăn uống chẳng tiêu, đau buốt đầu, đau buốt nửa đầu, đau mắt, đau tai, đau mũi, đau môi, đau miệng, đau gò má, đau răng nanh, đau buốt răng, đau lưỡi với đau cổ họng, đau ngực, đau hông sường, đau lưng, đau tim, đau dạ dày, đau eo lưng, đau bụng, đau bắp đùi, đau đầu gối, hoặc đau tứ chi, đau nơi ẩn kín, bệnh gầy ốm, khô ngứa, đau buốt khắp thân….Nhóm đau nhức như vậy thảy đều trừ diệt.

Hoặc các bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc…. phát bệnh một lần. Hoặc bệnh thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh). Hoặc ba tập bệnh, 404 loại bệnh, tất cả bệnh sốt rét. Nhóm bệnh như vậy đều khiến cho diệt hết.

Nay con kết Địa Giới, kết Phương Ngung Giới, đọc tụng Kinh này đều khiến cho an ổn, Sa-phộc hạ (Svāhā).

_ Liền nói Già Tha (Gāthā: Kệ Tụng) là:

“Khiến con, đêm an ổn

Ban ngày cũng an lành

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

_ Lại nữa A Nan Đà! Có 12 vị Đại Tất Xá Già Nữ cũng nên xưng tên gọi. Quỷ Nữ như vậy khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm Quỷ Nữ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Lãm Ma (Lambā), Vĩ Lãm Ma (Vilambā), Bát-La Lãm Ma (Pralambā), Ổ Lãm Ma (Olambā), Hạ Lý Để

(Hārīti), Hạ Lý Kế Thí (Harikeśi), Hạ Lý Băng Nghiệt La (Haripiṅgala), Ca Lý (Kāli), Ca La Lý (Karalī), Kiếm Mẫu Ngật-Lý Phộc (Kambugrīvā), Ca Chỉ (Kākī),

Ca La Thú Na Lý Giả (Kalaśodakī)

Nhóm Quỷ Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ”.

 

_ Lại nữa A Nan Đà! Có tám vị Đại Nữ Quỷ cũng nên xưng tên gọi. Các Nữ Quỷ đấy, khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm Nữ Quỷ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Mạt Na (Madā), Ma Na Nẵng (Madanā), Ma Nộ Đắc-Ca Tra (Madotkaṭā), Ổ Bả Mạt Na (Upamadā), Tất-Lệ Để (Pretī), Ô Nhạ Hạ Lý (Ojāhārinī), A Xả Ninh (Asanī), Ngật-La Tát Ninh (Girasanī), Chế Để (?dư hai chữ này)

Nhóm Nữ Quỷ có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa để-ca (19) sa-phộc hạ (20)”

_ Này A Nan Đà! Lại có bảy vị Đại Nữ Quỷ cũng nên xưng tên gọi. Các Nữ Quỷ này, khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm Nữ Quỷ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: A Ngu-Lỗ Nễ Ca (Agroṭikā), La Khất-Sử Để Ca (Rakṣitika), Chất Đát-La Tỳ Xá Chỉ Ca (Citripiśācikā), Bố LaNoa Bạt Nại-Lý Ca Pūrṇa-bhadrikā), A Nghĩ-ninh La Khất-Sử Để Ca (Agnirakṣitikā), Mật Đát-La Ca Lý Ca (Mitra-kālikā), Ất-Lật Sử La Khất-Sử Để Ca (Ṛṣirakṣitikā), Chế Để (?dư hai chữ này)

Nhóm Nữ Quỷ thường ăn máu thịt, tiếp xúc gây phiền não cho con người, có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ (20)”

_ Này A Nan Đà! Lại có năm vị Đại Nữ Quỷ cũng nên xưng tên gọi ấy. Các Nữ Quỷ này, khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm Nữ Quỷ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Quân Xá (Kuṇṭhā), Ninh Quân Xá (Nikuṇṭhā), Nan Na (Naṃdā), Vĩ Sử-Nỗ La (Viṣṇulā), Kiếp Bỉ La (Kapilā)

Nhóm Nữ Quỷ có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa để (19) sa-phộc hạ (20)”

 

_ Này A Nan Đà! Lại có tám vị Đại La Sát Nữ khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm La Sát Nữ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Mô Hạ (Mohā), Tô Thí Ma (Susīmā), Củ Xá Khất-Sử (Kuśākṣī), Kế Thỉ Ninh (Keśanī), Kiếm Mạo Nhĩ (Kambojī), Tô Mật Đát-La (Sumītrā), Lộ Hứ Đá

Khất-Sử (Lohitākṣī), Ca Giả La (Kātarā) ngã (mỗ giáp )tinh chư quyến chúc thọ mạng bách niên

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Thường lấy máu thịt của Đồng Nam Đồng Nữ để ăn no. Vào nhà mới có người sinh đẻ với nơi nhà trống, tùy theo ánh áng mà đi, kêu hô tên gọi của con người, hút Tinh Khí của con người…rất là đáng sợ, gây kinh hoàng cho con người, không có Tâm yêu thương. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ (20)”

_ Này A Nan Đà! Lại có mười vị Đại La Sát Nữ khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm La Sát Nữ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Hạ Lý Để La Sát Nữ (Harītī-rākṣasī), Nan Na La Sát Nữ (Nandārākṣasī), Băng Nghiệt La La Sát Nữ (Piṅgalā-rākṣasī), Hướng Khí Ninh La Sát Nữ (Saṃkhinī-rākṣasī), Ca Dĩ Ca La Sát Nữ (Kālikā-rākṣasī), Nỉ Phộc Mật Đát La La Sát Nữ (Devamitrā-rākṣasī), Cấm Bà La Sát Nữ (Kuṃbhaṇḍā-rākṣasī), Quân Na Nha La Sát Nữ (Kunta-daṃṣṭrā-rākṣasī), Lãm Vĩ Ca La Sát Nữ (Lambikā-rākṣasī), A Nẵng La La Sát Nữ (Analā-rākṣasī)

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa để-ca (19) sa-phộc hạ (20)”

 

_ Này A Nan Đà! Lại có mười hai vị Đại La Sát Nữ khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm La Sát Nữ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Vô Chủ La Sát Nữ (Anāsikā-rākṣasī), Đại Hải La Sát Nữ (Samudrā-rākṣasī), Độc Hại La Sát Nữ (Raudrā-rākṣasī), Thí Mệnh La Sát Nữ (Prāṇahāriṇī-rākṣasī), Minh Trí La Sát Nữ (Vidyādharā-rākṣasī), Trì Cung La Sát Nữ (Dhanurdharā-rākṣasī), Trì Thước Để La Sát Nữ (Śaradharā-rākṣasī), Trì Đao La Sát Nữ (Aśidharā-rākṣasī), Trì Lê La Sát Nữ (Haladharā-rākṣasī), Trì Luân La Sát Nữ (Cakradharā-rākṣasī), Luân Đoàn La Sát Nữ (Cakravāḍā-rākṣasī), Khả Úy La Sát Nữ (Vibhīṣaṇā-rākṣasī)

Nhóm La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ (20)”

 

_ Này A Nan Đà! Lại có mười hai vị Thiên Mẫu đối với các hữu tình thường làm cho tiếp chạm phiền não, kinh sợ, lừa dối mê hoặc. Các Thiên Mẫu này khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm Thiên Mẫu này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là: Một-La Hám-Minh (Brāhmī), Lao Nại-Lý (Raudrī), Kiểu Ma Lý (Kaumārī), Phệ Sắt Noa Vi (Vaiṣṇavī), Ái Nại-Lý (Aindrī), Phộc La Hứ (Vārāhī), Kiểu Phệ Lý (Kauverī), Phộc Lỗ Nê (Vāruṇī), Dạ Nhĩ-Dã (Yamyā), Phộc Diệp Vĩ-dã (Vāyuvyā), A Ngật-Ninh Duệ (Āgneyī), Ma Hạ Ca Ly (Māhā-kālī)

Nhóm Thiên Mẫu này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ (20)”

Này A Nan Đà! Lại có một vị Đại Tất Xá Chi Nữ tên là Nhất Kế (Ekajaṭā) cư ngụ bên bờ biển lớn, ngửi hơi thơm của máu, ở trong một đêm đi được tám vạn Du Thiện Na. Khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời La Sát Phụ này thường luôn ủng hộ. Vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hạ lệ (2) khư lệ (3) củ lệ (4) ma lê (5) nhĩ lê (6) mẫu lê (7) ma đế (8) mạn nị để kế (9) hộ lỗ hộ lỗ (10) hộ lỗ hộ lỗ (11) hộ lỗ hộ lỗ (12) hộ lỗ hộ lỗ (13) nhĩ nị nhĩ nị (14) nhĩ nị nhĩ nị (15) sa-phộc sa-để (16) sa-phộc sa-để (17) saphộc sa-để (18) sa-phộc sa-để (19) sa-phộc hạ (20)”

_ Này A Nan Đà! Lại có bảy mươi ba vị Đại La Sát Nữ. Khi Bồ Tát ở trong bào thai, khi mới sinh ra với khi đã sinh ra xong thời nhóm La Sát Nữ này thường luôn ủng hộ. Các vị ấy tên là:

1_ Kiếp Bỉ La La Sát Nữ (Kapilā-rākṣasī)

2_ Bát Nỗ Ma La Sát Nữ (Padumā-rākṣasī)

3_ Ma Hứ Sử La Sát Nữ (Mahiṣī-rākṣasī)

4_ Mô Lý Ca La Sát Nữ (Morikā-rākṣasī)

5_ Na Nị Ca La Sát Nữ (Nāḍikā-rākṣasī)

6_ Chuyên Nhập Phộc La La Sát Nữ (Jvalanī-rākṣasī)

7_Đáp Bả Ninh La Sát Nữ

8_ Yết La Thí La Sát Nữ (Kalasī-rākṣasī)

9_ Vĩ Ma La La Sát Nữ (Vimalā-rākṣasī)

10_Đà La Nê La Sát Nữ (Dharaṇī-rākṣasī)

11_Hạ Lý Thất-Chiến Nại-La La Sát Nữ (Hariścandrā-rākṣasī)

12_Lô Hứ Nê La Sát Nữ (Rohinī-rākṣasī)

13_Ma Lý Chi La Sát Nữ (Mārīcī-rākṣasī)

14_Hộ Đá Xả Ninh La Sát Nữ (Hutāśanī-rākṣasī)

15_Phộc Lỗ Nê La Sát Nữ (Vāruṇī-rākṣasī)

16_Ca Ly La Sát Nữ (Kalī-rākṣasī)

17_Quân Nhạ La Sát Nữ (Kuñjā-rākṣasī)

18_Mạt La La Sát Nữ (Valā-rākṣasī)

19_Bách Tán Ninh La Sát Nữ (Grasanī-rākṣasī)

20_Ca La Ly La Sát Nữ (Karālī-rākṣasī)

21_Ma Đặng Nghĩ La Sát Nữ (Mataṅgī-rākṣasī)

22_Băng Nghiệt La La Sát Nữ (Piṅgalā-rākṣasī)

23_Tần Noa La La Sát Nữ (Vidurā-rākṣasī)

24_Cụ Lý La Sát Nữ (Gaurī-rākṣasī)

25_Hiến Đà Lý La Sát Nữ (Gandhārī-rākṣasī)

26_Củ Bạn Nị La Sát Nữ (Kumbhaṇḍī-rākṣasī)

27_Ca Lãng Nghĩ La Sát Nữ (Kāraṅgī-rākṣasī)

28_Bà La Ninh La Sát Nữ (Rāvaṇī-rākṣasī)

29_Mạt Na Ninh La Sát Nữ (Madanī-rākṣasī)

30_A Xả Ninh La Sát Nữ (Aśanī-rākṣasī)

31_Thực Thai La Sát Nữ (Garbhāhāriṇī-rākṣasī)

32_Thực Huyết La Sát Nữ (Rudhirāhāraṇī-rākṣasī)

33_Bao Xỉ La Sát Nữ (Danturā-rākṣasī)

34_Kinh Bố La Sát Nữ (Uttrāsanī-rākṣasī)

35_Một La Hám Di La Sát Nữ (Brāhmī-rākṣasī)

36_Đát Noa Nghiệp Bá La La Sát Nữ (Taḍāgapālinī-rākṣasī)

37_Trì Kim Cương La Sát Nữ (Vajradharā-rākṣasī)

38_Tắc Kiển Na La Sát Nữ (Skandā-rākṣasī)

39_Đáp Ma La Sát Nữ (Tapanī-rākṣasī)

40_Hành Vũ La Sát Nữ (Varṣaṇī-rākṣasī)

41_Chấn Lôi La Sát Nữ (Garjjanī-rākṣasī)

42_Kích Thanh La Sát Nữ (Sphoṭanī-rākṣasī)

43_ Kích Điện La Sát Nữ (Vidyotanī-rākṣasī)

44_Túc Hành La Sát Nữ (Jaṅgamā-rākṣasī)

45_Cự Khẩu La Sát Nữ (Ulkāmukhī-rākṣasī)

46_Trì Địa La Sát Nữ (Vasudharā-rākṣasī)

47_Hắc Dạ La Sát Nữ (Kālarātrī-rākṣasī)

48_Diệm Ma Sứ La Sát Nữ (Yamadūtī-rākṣasī)

49_Vô Cấu La Sát Nữ (Amalā-rākṣasī)

50_Bất Động La Sát Nữ (Acalā-rākṣasī)

51_Cao Kế La Sát Nữ (Urddhajaṭa-rākṣasī)

52_Bách Đầu La Sát Nữ (Śataśīrṣā-rākṣasī)

53_Bách Tý La Sát Nữ (Śatabāhu-rākṣasī)

54_Bách Mục La Sát Nữ (śatanetrā-rākṣasī)

55_Thường Hại La Sát Nữ (Ghātanī-rākṣasī)

56_Tồi Phá La Sát Nữ (Mardanī-rākṣasī)

57_Miêu Nhi La Sát Nữ (Mārjārī-rākṣasī)

58_Mạt Noa La La Sát Nữ

59_Dạ Hành La Sát Nữ (Niśacarā-rākṣasī)

60_Trú Hành La Sát Nữ (Divaśacarā-rākṣasī)

61_Ái Trang La Sát Nữ (Maṇḍitikā-rākṣasī)

62_Phẫn Nộ La Sát Nữ (Krodhanā-rākṣasī)

63_Lưu Nạn La Sát Nữ (Viheṭhanī-rākṣasī)

64_Trì Đao Bổng La Sát Nữ (Aśimuṣaladharā-rākṣasī)

65_Trì Tam Kích Xoa La Sát Nữ (Triśūlapāṇī-rākṣasī)

66_Nha Xuất La Sát Nữ (Karāla-dantī-rākṣasī)

67_Ý Hỷ La Sát Nữ (Manoramā-rākṣasī)

68_Tịch Tĩnh La Sát Nữ (Somā-rākṣasī)

69_Táo Bạo La Sát Nữ (Caṇḍā-rākṣasī)

70_Nan Đa La Sát Nữ (Vanta-rākṣasī)

71_Hứ Lâm Ma La Sát Nữ (Hitimbā-rākṣasī)

72_Thanh Sắc La Sát Nữ (Nīlā-rākṣasī)

73_Chất Đa La La Sát Nữ (Citrā-rākṣasī)

Nhóm 73 các vị La Sát Nữ này có Thần Lực lớn, đầy đủ ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời cùng với A Tô La đánh nhau thời hiện Uy Lực lớn. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, sống lâu trăm tuổi.

Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hứ lý hứ lý (2) nhĩ lý nhĩ lý (3) đát noa đa phộc nãi (4) phộc kế phộc kế (5) hộ lệ hộ lệ (6) đà la đà la (7) hạ la hạ la (8) tả la tả la (9) tổ lỗ tổ lỗ, sa-phộc hạ (10) Nẵng mạc tát phộc mẫu đà nam (11) sa-phộc hạ (12) bát-la để-duệ ca mẫu đà nam, sa-phộc (+hạ), la-hạt đảm, sa-phộc hạ (13) mỗi đát-lệ dã tả, mạo địa tát đát-phộc tả, sa-phộc hạ (14) tát phộc mạo địa tát đát-phộc nam, saphộc hạ (15) a nẵng nga nhĩ nam, sa-phộc hạ (16) tắc cật-lý na nga nhĩ nam, saphộc hạ (17) tố-lỗ đá bán nẵng nam, sa-phộc hạ (18) tam miểu nghiệt đá nam, saphộc hạ (19) để bán nẵng nam, sa-phộc hạ (20) một-la hám-ma dã, sa-phộc hạ (21) ấn nại-la dã, sa-phộc hạ (22) bát-la nhạ bả đa duệ, sa-phộc hạ (23) Y xá nẵng dã, sa-phộc hạ (24) a ngật-nẵng duệ, sa-phộc hạ (25) Phộc dã phệ, sa-phộc hạ (26) Phộc lỗ noa dã, sa-phộc hạ (27) diễm ma dã, sa-phộc hạ (28) ổ biến nại-la dã, saphộc hạ (29) Phệ thất-la ma noa dã (30) dược khất-sái địa bát đa duệ, sa-phộc hạ (31) địa-lý đa la sắt-tra-la dã (32) ngạn đạt phộc địa bát đa duệ, sa-phộc hạ (33) vĩ lô trà ca dã (34) cấm phán noa địa bát đa duệ, sa-phộc hạ (35) vĩ lỗ bác khất-sái dã (36) nẵng nga địa bát đa duệ, sa-phộc hạ (37) nỉ phộc nam, sa-phộc hạ (38) na nga nam, sa-phộc hạ (39) a tô la nam, sa-phộc hạ (40) ma lỗ đá nam, sa-phộc hạ (41) nga lỗ noa nam, sa-phộc hạ (42) ngạn đạt phộc nam, sa-phộc hạ (43) khẩn na la nam, sa-phộc hạ (44) ma hộ la nga nam, sa-phộc hạ (45) dược khất-sái nam, saphộc hạ (46) la khất-sái sa nam, sa-phộc hạ (47) tất-lệ đá nam, sa-phộc hạ (48) bỉ xá tả nam, sa-phộc hạ (49) bộ đá nam, sa-phộc hạ (50) cấm bạn noa nam, sa-phộc hạ (51) bố đán nẵng nam, sa-phộc hạ (52) yết tra bố đán nẵng nam, sa-phộc hạ (53) tắc kiến na nam, sa-phộc hạ (54) ốt ma na nam, sa-phộc hạ (55) xa gia nam, sa-phộc hạ (56) a bát sa-ma la nam, sa-phộc hạ (57) ổ sa-đá la ca nam, sa-phộc hạ (58) tán nại-la, tố lý-dã dụ, sa-phộc hạ (59) nặc khất-sái đát-la nam, sa-phộc hạ (60) ngật-la hạ nam, sa-phộc hạ (61) nhũ để sam, sa-phộc hạ (62) ất-lật sử nam, sa-phộc hạ (63) tất đà một-la đá nam, sa-phộc hạ (64) tất địa-dã, vĩ nễ-dã nam, saphộc hạ (65) ngộ lý duệ, sa-phộc hạ (66) ngạn đà lý duệ, sa-phộc hạ (67) nẵng ngu lý duệ, sa-phộc hạ (68) a mật-lật đá duệ, sa-phộc hạ (69) tảm bà ninh duệ, sa-phộc hạ (70) tá bế trí duệ, sa-phộc hạ (71) nại-la nhĩ nị duệ, sa-phộc hạ (72) xả phộc lý duệ, sa-phộc hạ (73) a thát phộc xả phộc la duệ, sa-phộc hạ (74) tán noa lý duệ, saphộc hạ (75) ma đặng nghĩ duệ, sa-phộc hạ (76) nẵng nga ngật-lý nãi dạ dã, saphộc hạ (77) nga lỗ noa hột-lý nãi dạ dã, sa-phộc hạ (78) ma nẵng tỉ duệ, sa-phộc hạ (79) ma hạ ma nẵng tỉ duệ, sa-phộc hạ (80) sái noa khất-sái lý duệ, sa-phộc hạ (81) ma nê bạt nại-la dã, sa-phộc hạ (82) tam mãn đa bạt nại-la dã, sa-phộc hạ (83) ma hạ tam mãn đa bạt nại-la dã, sa-phộc hạ (84) ma hạ tam ma dã, sa-phộc hạ (85) ma hạ bát-la để tế la dã, sa-phộc hạ (86) thí đa phộc nẵng dã, sa-phộc hạ (87) ma hạ thí đa phộc nẵng dã, sa-phộc hạ (88) ma hạ nan noa đà la nê duệ, saphộc hạ (89) mẫu tỉ lân na dã, sa-phộc hạ (90) nhạ diễn để duệ, sa-phộc hạ (91) phiến để duệ, sa-phộc hạ (92) a thấp-phộc cật-lý đa dã, sa-phộc hạ (93) ma hạ dữu lý-dã, vĩ nễ-dã, la nhạ dã, sa-phộc hạ (94)”

 

Đại Minh, Đại Chân Ngôn của nhóm như vậy. Đại Kết Giới, Đại Hộ hay trừ diệt tất cả các ác

Nguyện phá tất cả Chú Thuật, nghiệp ác

Nguyện trừ diệt Cổ Mỵ, Yểm Đảo

Nguyện trừ diệt Cụ Lật La, Chỉ La Noa, Phệ Đa Noa, Chất Già, Tất Lệ Sái

Ca

Nguyện trừ diệt Tắc Kiến Na, Ốt Ma Na, Xa Gia, A Bát Sa Ma La

Nguyện trừ diệt bệnh điên cuồng, động kinh, gầy ốm, ghẻ lở, cùi hủi

Nguyện trừ diệt mọi loại Quỷ Mỵ, các loài ăn ác

Nguyện trừ diệt kẻ uống máu tủy người khác, biến người để sai khiến, hô triệu Quỷ Thần gây tạo nghiệp ác

Nguyện trừ diệt các sự sợ hãi: vua chúa làm cho sợ hãi, giặc cướp làm cho sợ hãi, nước lửa làm cho sợ hãi. Nhóm bạn ác, kiếp sát, oán địch làm cho sợ hãi. Binh lính nơi khác, đói khát, chết yểu làm cho sợ hãi. Động đất, thú ác với các sự chết làm cho sợ hãi

Nguyện trừ diệt loài: ăn ác, nôn mửa ác, ảnh ác, nhìn ngó ác, làm Thư Yếm…

Nguyện trừ diệt loài: nhảy đạp ác, đột nhiên ác, mạo phạm trái nghịch ác

Nguyện trừ diệt tất cả bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc…. phát bệnh một lần, hoặc bệnh thường nóng sốt.

Nguyện trừ diệt tất cả: mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh). Hoặc ba tập bệnh, 404 loại bệnh.

Nguyện trừ diệt bệnh: đau buốt đầu, đau buốt nửa đầu, ăn uống chẳng tiêu, đau mắt, đau tai, đau mũi, đau môi, đau miệng, đau gò má

Nguyện trừ diệt bệnh: đau răng nanh, đau buốt răng, đau lưỡi với đau cổ họng, đau ngực, đau hông sường, đau lưng, đau tim, đau dạ dày.

Nguyện trừ diệt bệnh: đau eo lưng, đau bụng, đau bắp đùi, đau đầu gối, với đau tứ chi, đau nơi ẩn kín, với đau buốt khắp thân

Nguyệt trừ diệt chất độc của Rồng, chất độc của Rắn, chất độc của thuốc, chất độc của Chú, chất độc của Cộ Mỵ. Tất cả các chất độc thảy đều diệt hết

Tất cả Quỷ Mỵ, bệnh ác của nhóm như vậy, khi sinh thời đều ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc đều khiến cho giải thoát, sống lâu trăm tuổi.

_ Lại nữa A Nan ! Ông nên xưng niệm danh tự của các vị Long Vương (Nāgarāja). Nếu xưng tên Long Vương có Phước Đức của nhóm này sẽ được lợi ích lớn.

Các vị ấy tên là: Phật Thế Tôn Long Vương (Buddho-bhagavān-nāgarāja), Phạm Thiên Long Vương (Brahmā), Đế Thích Long Vương (Indra), Diễm Ma Long Vương (Yama), Đại Hải Long Vương (Samudra), Hải Tử Long Vương (Samudraputra), Sa Nghiệt La Long Vương (Sāgara), Sa Nghiệt La Tử Long Vương (Sāgaraputra), Ma Kiệt Long Vương (Makara), Nan Đà Long Vương (Nanda), Ổ Ba Nan Đà Long Vương (Upananda), Na La Long Vương (Nala), Tiểu Na La Long Vương (Upanala), Thiện Kiến Long Vương (Sudarśana), Bà Tô Chỉ Long Vương (Vāsuki), Đức Xoa Ca Long Vương (Takṣa), A Lỗ Noa Long Vương (Aruṇa), Bà Lỗ Noa Long Vương (Varuṇa), Sư Tử Long Vương (Siṃha), Hữu Cát Tường Long Vương (Śrīmā), Cát Tường Nhân Long Vương (Śrī-kaṇṭha), Cát Tường Tăng Trưởng Long Vương (Śrīvarddhana), Cát Tường Hiền Long Vương (Śrī-bhadra), Vô Úy Long Vương (Abhayaṃ), Đại Lực Long Vương (Mahā-bala), Thiết Lạp Bà Long Vương (Śalabha), Diệu Tý Long Vương (Sabāhu), Diệu Cao Long Vương (Sumeru), Nhật Quang Long Vương (Sūrya-prabha), Nguyệt Quang Long Vương (Candra-prabha),

Đại Hống Long Vương, Chấn Thanh Long Vương (Gargaja), Lôi Điện Long Vương (Vidyotana), Kích Phát Long Vương (Sphoṭana), Giáng Vũ Long Vương (Varṣana), Vô Cấu Long Vương (Vimala), Vô Cấu Quang Long Vương (Vimala-prabha), Át Lạc Ca Đầu Long Vương (Alaka-śīrṣa), Bạt Lạc Ca Đầu Long Vương (Valaka-śīrṣa), Mã Đầu Long Vương (Aśva-śirṣa), Ngưu Đầu Long Vương (Gavaya-śirṣa), Lộc Đầu Long Vương (Mṛga-śīrṣa), Tượng Đầu Long Vương (Hasti-śīrṣa), Thấp Lực Long

Vương, Hoan Hỷ Long Vương, Kỳ Diệu Long Vương (Citra), Diệu Nhãn Long Vương (Citrākṣa), Diệu Quân Long Vương (Citra-sena), Hộ Lỗ Noa Long Vương, Na Mẫu Chỉ Long Vương (Namuci), Mẫu Chỉ Long Vương (Muci), Mẫu Chỉ Lân Đà Long Vương (Mucilinda), La Sa Noa Long Vương (Rāvaṇa), La Cấp Bà Long Vương (Raghava), Thất Lý Long Vương (Hari), Sơn Cô Long Vương (Girika), Lạm Mẫu Lỗ Long Vương (Lamburu), Hữu Cổ Long Vương (Krimi), Vô Biên Long Vương (Ananta), Yết Nặc Ca Long Vương (Kataka), Tượng Yết Tha Long Vương (Hastikataka), Hoàng Sắc Long Vương (Pīta), Xích Sắc Long Vương (Lohita), Bạch Sắc Long Vương (Śveta), Y La Diệp Long Vương (Elapatra), Thương Khư Long Vương (Śaṃkha), A Bả La Long Vương (Aparāla), Hắc Long Vương (Kāla), Tiểu Hắc Long Vương (Upakāla), Lực Thiên Long Vương (Bala-deva), Na La Diên Long Vương (Nārāyaṇa), Kiếm Ma La Long Vương (Kambala), Thạch Bạc Long Vương (Śaulabāhu), Căng Già Long Vương (Gaṅga), Tín Độ Long Vương (Sindhu), Phộc Sô Long Vương (Vakṣu), Tỷ Đa Long Vương (Śīlā), Cát Khánh Long Vương (Maṃgalya), Vô Nhiệt Não Trì Long Vương (Anavatapta), Thiện Trụ Long Vương (Supratiṣtha), Y La Bạt Noa Long Vương (Airāvaṇa), Trì Địa Long Vương (Dharaṇīndhara), Trì Sơn

Long Vương (Nimindhara), Trì Quang Minh Long Vương (Yutiṃdhara), Hiền Thiện Long Vương (Bhadra), Cực Hiền Thiện Long Vương (Subhadra), Thế Hiền Long Vương (Vasubhadra), Lực Hiền Long Vương (Bala-bhadra), Bảo Châu Long Vương (Maṇi), Châu Yên Long Vương (Maṇi-kaṇṭha), Nhị Hắc Long Vương (Kālaka), Nhị Hoàng Long Vương (Pītaka), Nhị Xích Long Vương (Lohitaka), Nhị Bạch Long Vương (Śvetaka), Hoa Man Long Vương (Māli), Xích Hoa Man Long Vương

(Rakta-māli), Độc Tử Long Vương (Vatsā), Hiền Cú Long Vương (Bhadrapada), Cổ Âm Long Vương (Duṇḍubhi), Tiểu Cổ Âm Long Vương (Upaduṇḍubhi), Am Mạt La Tân Long Vương (Āmratīrthaka), Bảo Tử Long Vương (Maṇisuta), Trì Quốc Long Vương (Dhṛtarāṣṭra), Tăng Trưởng Long Vương (Virūḍhaka), Quảng Mục Long Vương (Virūpakṣa), Đa Văn Long Vương (Vaiśravaṇa), Xa Diện Long Vương (Śakaṭa-mukha), Chiêm Tì Dã Ca Long Vương (Cāmpeyaka), Kiêu Đáp Ma Long Vương (Gautāma), Bán Già La Long Vương (Pañcāla), Ngũ Kế Long Vương (Pañcacuḍa), Quang Minh Long Vương (Pradyunmatama), Tần Độ Long Vương (Vindu), Tiểu Tần Độ Long Vương (Upavindu), A Lực Ca Long Vương (Alika), Yết Lực Ca

Long Vương (Kalika), Bạt Lực Ca Long Vương (Valika), Khoáng Dã Long Vương , Khẩn Chất Ninh Long Vương (Kincanī), Khẩn Chất Ca Long Vương (Kincaḍaka), Tập Đà Ca Long Vương (Kiccaka), Hắc Kiêu Đáp Ma Long Vương (Kṛṣṇagautama), Tô Ma Na Long Vương (Sumānuṣa), Nhân Long Vương (Manuṣa), Căn Nhân Long Vương (Mūla-manuṣa), Thượng Nhân Long Vương (Uttara-manuṣa), Ma Đặng Ca Long Vương (Mataṅga), Mạn Noa Lạc Ca Long Vương, Phi Nhân Long Vương (Amanuṣa), Át Noa Ca Long Vương (Aḍaka), Tối Thắng Long Vương

(Uttama), Nan Thắng Long Vương, Mạt La Ca Long Vương (Valluka), A Lỗ Ca Long Vương (Alluka), Y La Long Vương (Ela), Y La Bát Noa Long Vương (Elavarṇa), A La Bà Lộ Long Vương (Aravāla), Ma La Bà Lộ Long Vương (Maravāla), Ma Na Tư Long Vương (Manasvi), Yết Cú Trích Ca Long Vương (Karkoṭaka), Kiếp Bỉ La Long Vương (Kapīla), Thế Bà Lạc Ca Long Vương (Śaivalaka), Thanh Liên Hoa Long Vương (Utpalaka), Hữu Trảo Long Vương (Nakkhaka), Tăng Trưởng Long Vương (Varddhana), Giải Thoát Long Vương (Mokṣaka), Trí Tuệ Long Vương (Buddhika), Cực Giải Thoát Long Vương (Pramokṣa), hai vị Long Vương Mao Diễm Mã Thắng (Kambara-aśvatara), hai vị Long Vương Y La Mê La (Ela Mela), hai vị Long Vương Nan Đà Bạt Nan Đà (Nandopananda), A Xỉ La Long Vương (akṣila), Đại Thiện Hiện Long Vương (Mahāsudarśana), Biến Hắc Long Vương, Biến Trùng Long Vương, Diệu Diện Long Vương (Sumukha), Kính Diện Long Vương (ādarśana-mukha), Thừa Nghênh Long Vương, Hiến Đà Long Vương (Gaṃdhāra), Sư Tử Châu Long Vương (Siṃhala), Đạt Nhĩ Noa Long Vương (Dramiḍa), Nhị Hắc Long Vương (Kṛṣṇa), Nhị Bạch Long Vương (Śuklaka), Nhị Tiểu Bạch Long Vương (Upaśuklaka).

Các vị Đại Long Vương của nhóm như vậy là bậc thượng Thủ với chủng loại quyến thuộc ở Đại Địa này. Hoặc khi sét đánh tựa như tiếng vang dội lại (chấn hưởng), hoặc phóng ánh sáng, hoặc tuôn mưa ngọt làm cho lúa mạ tươi tốt. Đã từng gặp Đức Như Lai, ba Quy Y kèm thọ nhận Học Xứ, đoạt sự gây sợ hãi của Kim Sí Điểu, lìa cát lửa, miễn sự sợ hãi phục dịch vua chúa, thường giữ gìn Đại Địa, chống giữ cung điện báu to lớn, thọ mệnh lâu dài, có thế lực lớn, giàu có tự tại, vô lượng quyến thuộc đầy đủ Thần Thông, hay nghiền nát oán địch, có ánh sáng lớn, hình sắc viên mãn, danh tiếng vang khắp. Khi hàng Trời chiến đấu với A Tu La thời trợ sức Uy Thần khiến cho hàng Trời được thắng.

Hết thảy con cháu, anh em, quân tướng, đại thần, tôi tớ của các vị Long Vương ấy, đều dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này thủ hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa ưu khổ, thọ mệnh trăm năm

Con với quyến thuộc: hoặc thanh tịnh, hoặc chẳng thanh tịnh, hoặc mê luyến, hoặc phóng dật. Hoặc đi, đứng, ngồi, nằm. Hoặc ngủ, thức, đi, lại…trong tất cả Thời, nguyện đều ủng hộ chúng con

Hoặc bị hàng Trời làm cho sợ hãi, A Tô La làm cho sợ hãi, loài Ma làm cho sợ hãi, Ma Lỗ Đa làm cho sợ hãi, Nga Lỗ Noa làm cho sợ hãi, Ngạn Đạt Phộc làm cho sợ hãi, Khẩn Na La làm cho sợ hãi, Ma Hộ La Nga làm cho sợ hãi, Dược Xoa làm cho sợ hãi, La Sát Sa làm cho sợ hãi, Tất Lệ Đa làm cho sợ hãi, Tỳ Xá Già làm cho sợ hãi, Bộ Đa làm cho sợ hãi, Củ Bạn Noa làm cho sợ hãi, Bố Đan Na làm cho sợ hãi, Yết Tra Bố Đan Na làm cho sợ hãi, Tắc Khiên Na làm cho sợ hãi, Ốt Ma Na làm cho sợ hãi, Xa Gia làm cho sợ hãi, A Bát Sa Ma La làm cho sợ hãi, Ổ Sa Đá La Ca làm cho sợ hãi…thảy đều xa lìa nhóm làm cho sợ hãi như vậy.

Lại có các sự sợ hãi: Vua chúa làm cho sợ hãi, giặc cướp làm cho sợ hãi, nhóm nước lửa làm cho sợ hãi. Nhóm bạn ác, Kiếp Sát, oán địch làm cho sợ hãi, hoặc binh lính nơi khác làm cho sợ hãi, gặp nạn đói khát làm cho sợ hãi, chết yểu làm cho sợ hãi, đất chấn động làm cho sợ hãi, các thú ác làm cho sợ hãi, Hết thảy thấy cả lúc sợ hãi thời khiến cho con (họ tên..) kèm các quyến thuộc thảy đều giải thoát. _ Lại nói Già Tha rằng:

“Khiến con, đêm an ổn

Ban ngày cũng tốt lành

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

“Nam mô tốt-đổ mẫu đà dã. Nam mô tốt-đổ mạo đà duệ. Nam mô tốt-đổ mục cật-ta dã. Nam mô tốt-đổ mục cật đa duệ. Nam mô tốt-đổ phiến đa dã. Nam mô tốt-đổ phiến đa duệ. Nam mô tốt-đổ vĩ mục cật-ta dã. Nam mô tốt-đổ vĩ mục cật đa duệ”.

_ Các Bà La Môn có Tịnh Hạnh

Hay trừ tất cả các nghiệp ác Như vậy chúng con xin quy y Ủng hộ thân con với quyến thuộc.

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa

Đến lắng nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

_ Hết thảy Hữu Tình đến chốn này

Hoặc trên đất bằng, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự mình nương Pháp trụ

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, lợi quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, về Viên Tịch

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Hoa diệu Bồ Đề trang nghiêm khắp Tùy theo chỗ ở, thường an vui.

 

KINH PHẬT MẪU ĐẠI KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG

_QUYỂN TRUNG (Hết)_

QUYỂN HẠ

Đức Phật bảo A Nan Đà: “Bảy Đức Phật Chính Biến Tri đời quá khứ cũng lại tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Minh Vương Chân Ngôn, ông nên thọ trì.

_Đức Vi Bát Thi Như Lai Chính Biến Tri (Vipa’syìn-tathāgatāyasamyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) a la nãi (2) ca la nãi (3) ma nãi (4) ma na nễ miệt đà ninh (5) a phộc lệ (6) xả phộc lệ (7) đổ lệ, đổ lệ (8) mẫu lệ, mẫu lệ (9) xả phộc lệ (10) bát la-noa xả phộc lệ (11) hộ chỉ (12) hộ chỉ (13) hộ chỉ (14) hộ chỉ (15) hộ chỉ (16) saphộc hạ (17)”

_Lại nữa A Nan Đà! Đức Thi Khí Như Lai Chính Biến Tri (Śikhìn tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) nhất tai, nhĩ tai (2) củ lệ (3) vĩ củ lệ (4) hứ lý (5) nhĩ lý (6) kế đổ mẫu lê (7) ám phộc lệ (8) ám phộc lệ phộc để (9) nỗ mê nộ mê (10) hứ lý, hứ lý (11) củ chỉ, củ chỉ (12) mẫu chỉ, mẫu chỉ (13) sa-phộc hạ (14)”

_Lại nữa A Nan Đà! Đức Tỳ Xá Phù Như Lai Chính Biến Tri (Vi’svabhūtathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) mộ lý, mộ lý (2) kế bả tri (3) mãn nị, mãn nị để kế (4) hạ lệ, hạ lệ (5) khư lệ (6) già lệ (7) phả lệ (8) pha lê (9) phả lý ninh nan đế (10) nan để ninh (11) nan để lê (12) xả ca tri, ma ca tri (13) nẵng nãi (14) nẵng nị ninh (15) thí lý, thí lý (16) thí lý, thí lý (17) sa-phộc hạ (18)”

_Lại nữa A Nan Đà! Đức Yết Cú Thốn Na Như Lai Chính Biến Tri (Krakucchanda-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) hứ nị (2) nhĩ nị (3) củ nị, mẫu nị (4) đổ nị (5) át nãi nan đế (6) nan để lê (7) thước ca lý (8) chước ca lý (9) tha nga lý (10) đa nga lý (11) kiến tả ninh (12) kiến tả nẵng phộc để (13) phộc lệ, phộc lệ (14) phộc lệ, phộc lệ (15) nan đế tất địa (16) sa-phộc hạ (17)”

_Lại nữa A Nan Đà! Đức Yết Nặc Ca Mâu Ni Như Lai Chính Biến Tri (Kanakamunïi -tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) nan đa lê (2) đát đa lê (3) đát đa lê (4) đa la đố đa lê (5) vị lệ, vĩ nhạ duệ (6) vĩ nhụ đà lệ (7) a la tề (8) vĩ la tề, vĩ la nhạ, ma tư (9) ma để (10) ma lý (11) ma lý ninh (12) môn nãi, thí la môn nãi (13) nhập-phộc lê (14) nhập-phộc lê (15) nhập-phộc lê (16) bạt nại-la phộc để (17) tất địa, sa-phộc hạ (18)”

_Lại nữa A Nan Đà! Đức Ca Nhiếp Ba Như Lai Chính Biến Tri (Kaøśyapa tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) át noa lệ (2) kiến noa lệ (3) mạn noa lệ (4) khiên noa lệ

(5) tảm mưu (6) tảm mưu nẵng nễ (7) tảm mưu phộc để (8) mãn đế mạn nị để kế

(9) a ma lệ (10) tăng hệ (11) hạ la, hạ la (12) hạ la, hạ la (13) bả du, bả du, bả du

(14) bả du, bả du (15) bát để tất để, sa-phộc hạ (16)”

_ Lại nữa A Nan Đà! Ta, Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Chính Biến Tri (Śākya-muṇi-tathāgatāya-samyaksaṃbuddha) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này vì muốn lợi ích cho các hữu tình.

Chân Ngôn là: “Đát nễ-dã tha (1) hứ lý, nhĩ lý (2) chỉ lý, nhĩ lý (3) y lý lê (4) yết đát lê (5) kế đổ phộc lê (6) a noa ma lý (7) nạp tì, niếp tì (8) một tát la kế (9) một tát tai (10) đát-la khiên nỉ (11) ca ma lý (12) kiếm mẫu nại-lý (13) đát lỗ, đát lỗ (14) phộc la nê (15) bát-la cật-lý để, năng sắt-tai (16) nhĩ lý đa lê (17) y để hạ tế (18) a tả lê (19) đốt đa lê (20) phộc chỉ lê (21) phộc trí, phộc trí để kế (22) tạt tra đảm phệ (nếu khi cầu mưa thời nên nói) phộc la-sái đổ nỉ phộc (nếu Tức Tai, khi cầu nguyện thời nên nói) tất điền đổ mãn đát-la bát na (23) Nẵng mô bà nga phộc đố

(24) y lý nhạ duệ (25) ngộ nộ hứ ca duệ (26) bột-lăng nga lý ca duệ (27) a lỗ chỉ (28) nẵng lỗ chỉ (29) nại tai (30) nại tai phộc nhật-lệ (31) nại tra phộc nhật-lệ (32) ốt na dã nạp tất-lý duệ (33) a la đá lê (34) củ la đa dạ (35) na la dã nê (36) bát xả ninh (37) sa-bát xả ninh (38) tất điền đổ (39) nại-la nhĩ noa (40) mãn đát-la bát na (41) sa-phộc hạ (42)”

A Nan Đà! Ta đã chỉ dạy ông thọ trì Pháp Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương cứu Bật Sô Bà Để (Svati) bị nạn rắn độc, khiến cho vị Bật Sô ấy được an ổn. Cũng khiến cho tất cả hữu tình đọc tụng, thọ trì Kinh đấy được an vui lớn, sống lâu trăm tuổi, việc đã mong cầu được toại nguyện, như lúc trước đã nói.

_Lại nữa A Nan Đà! Bồ Tát Từ Thị (Maitreya) cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) thí lý, thí lý (2) thí lý bạt nại-lệ (3) nhụ để, nhụ để (4) nhụ để bạt nại-lệ (5) hạ lệ, hạ lệ (6) hạ lý nê (7) nan để xả phộc lệ (8) thí phệ (9) thú la bá nê ninh (10) mạo địa, mạo địa (11) mạo địa, mạo địa (12) mạo địa tát đát-phệ (13) mạo địa, bát lý bá tả nê duệ, sa-phộc hạ (14)”

_ Này A Nan Đà! Tác Ha Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) hứ lý, hứ lý (2) nhĩ lý, nhĩ lý (3) ma lý ninh, táng ca lý (4) chỉ lý, chỉ lý (5) chỉ lý, chỉ lý (6) chỉ lý, chỉ lý để (7) một-la hạ-ma duệ (8) củ lan trích kế (9) vĩ noa ha phổ tế (10) đà la, đà la (11) hạ la, hạ la (12) phổ lỗ, phổ lỗ (13) phổ lỗ, phổ lỗ, sa-phộc hạ (14)”

_ A Nan Đà! Chân Ngôn này hay diệt tất cả chất độc ác, hay trừ tất cả loại độc.

Sức của Phật trừ độc

Sức của Bồ Tát Ma Ha Tát trừ độc

Sức của Độc Giác trừ độc

Sức của A La Hán trừ độc

Sức của bậc Thánh ba Quả, bốn Hướng trừ độc

Sức của bậc nói lời chân thật trừ độc

Sức của cây gậy của Phạm Vương (Phạm Vương trượng) trừ độc

Sức của chày Kim Cương của Đế Thích trừ độc

Sức của Phệ Suất Luân trừ độc

Sức thiêu đốt của Hỏa Thiên trừ độc

Sức của sợi dây của Thủy Thiên trừ độc

Sức của A Tô La Huyễn Sĩ trừ độc

Sức của bài Minh của Long Vương trừ độc

Sức của Tam Kích Xoa của Lỗ Nại La trừ độc

Sức của Tắc Kiến Na Thước Để trừ độc

Sức của Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương hay trừ tất cả các chất độc, khiến cho chất độc nhập vào lòng đất, khiến cho con (họ tên…) với các quyến thuộc đều được an ổn.

_ A Nan Đà! Lại có tất cả loại độc, ông nên xưng danh tự của chúng. Ấy là: chất độc Bạt Tha Na Bà, chất độc Ha La Át La, chất độc Ca La Câu Tra, chất độc của răng nanh với răng, chất độc khi bị cắn, chất độc của rễ cây, chất độc của ngọn cây, chất độc lạ, chất độc của con mắt, chất độc của điện, chất độc của mây, chất độc của loài rắn, chất độc của loài Rồng, chất độc của vật độc (Cổ), chất độc của Yêu Ma (mỵ), chất độc của tất cả loài chuột, chất độc của loài nhện, chất độc của loài voi, chất độc của loài cóc nhái, chất độc của loài ruồi với các chất độc của loài ong, chất độc của loài người, chất độc của loài Phi Nhân (Amanuṣa), chất độc của thuốc men, chất độc của Chú (Mantra).

Tất cả chất độc của nhóm như vậy, nguyện đều trừ diệt, khiến cho con (họ tên…) với các quyến thuộc đều trừ bỏ được các chất độc, đạt được sự an ổn, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

_ Này A Nan Đà! Đế Thích Thiên Vương cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) nhã la (2) thiện đổ lê (3) ma la thiện đổ lê (4) tá bế chi (5) thiện đổ lê (6) mạt tha ninh (7) già đa ninh (8) ngật-la tát ninh (9) hạ lý (10) thỉ lý (11) nễ-dữu để thất lý (12) đát lỗ đãn lỗ noa phộc để (13) hạ hạ hạ hạ hạ (14) tăng hệ (15) địa để (16) địa để (17) củ lỗ, củ lỗ (18) vĩ la nhạ (19) đốt tra, đốt tra tỉ (20) miệt tra, miệt tra tỉ (21) tất lý, tất lý (22) kiếp bỉ lê (23) kiếp bỉ la mẫu lê (24) hạ hứ hộ (25) tát phộc nột sắt-tra (26) bát-la nột sắt-tra nam (27) tảm bà năng ca lô nhĩ (28) hạt sa-đa bá năng nga (29) bát-la để-dựng nga (30) ninh nghiệt-la đát ca lô nhĩ (31) sa hạ đát-lý na thế (32) hứ nỉ phệ hứ (33) ốt trưng nghĩ nê (34) tố la bả để miệt để (35) phộc nhật-la, phộc nhật-la (36) phộc nhật-la (37) phộc nhật-la, phộc nhật-la (38) phộc nhật-la bát đa duệ (39) sa-phộc hạ (40)”

_ Này A Nan Đà! Bốn vị Đại Thiên Vương cũng tùy vui tuyên nói Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Chân Ngôn này là:

“Đát nễ-dã tha (1) nhập-phộc la, nhập-phộc la nẵng (2) đáp bả, đáp bả nẵng (3) đà ma, đà ma nẵng (4) tát la, tát la noa (5) củ chi, củ chi (6) mẫu chi, mẫu chi (7) nhĩ chi, nhĩ chi (8) tát la, tát la (9) hạ la, hạ la (10) đát la, đát la (11) na na na na na (12) phộc phộc phộc phộc phộc (13) hạ la, hạ la, hạ la, hạ la, hạ la (14) tất địa, tất địa, tất địa, tất địa, tất địa (15) sa-phộc sa-để, sa-phộc sa-để, sa-phộc sa-để, sa-phộc sa-để, sa-phộc sa-để, sa-phộc hạ (16)”

Khiến cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc đều được xa lìa tất cả Quỷ Thần Sứ Giả, Diệm Ma Sứ Giả, Hắc Dạ Mẫu Thiên, kẻ cầm sợi dây đen với sự trị phạt của Tử Vương (Mṛta-rāja), sự trị phạt của Phạm Thiên (Brahma), sự trị phạt của Đế Thích (Indra), sự trị phạt của Tiên Nhân (Ṛṣī), sự trị phạt của chư Thiên, sự trị phạt của Long Vương, sự trị phạt của A Tô La, sự trị phạt của Ma Lỗ Đa, sự trị phạt của Nga Lỗ Noa, sự trị phạt của Ngạn Đạt Phộc, sự trị phạt của Khẩn Na La, sự trị phạt của Ma Hộ La Nga, sự trị phạt của Dược Xoa, sự trị phạt của La Sát Sa, sự trị phạt của Tất Lệ Đa, sự trị phạt của Tỳ Xá Già, sự trị phạt của Bộ Đa, sự trị phạt của Củ Bạn Noa, sự trị phạt của Bố Đan Na, sự trị phạt của Yết Tra Bố Đan Na, sự trị phạt của Tắc Kiến Na, sự trị phạt của Ốt Ma Na, sự trị phạt của Xa Gia, sự trị phạt của A Bát Sa Ma La, sự trị phạt của Ổ Sa Đa La Ca, sự trị phạt của Phệ Đá Noa, sự trị phạt của vua chúa, sự trị phạt của giặc cướp, sự trị phạt của nước lửa, ở tất cả nơi chốn có sự trị phạt khiển trách với sự trị phạt nhỏ nhẹ… Khiến cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc đều được xa lìa, thường thấy sự ủng hộ, sống lâu trăm tuổi, nguyện thấy trăm mùa Thu.

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm tên gọi của các vị Đại Hà Vương (Mahānadī-rājañī). Các vị ấy tên là: Hằng Hà Hà Vương (Gaṅgā-nadī-rājñī), Tín Độ Hà Vương (Sindhū-nadī-rājñī), Phộc Sô Hà Vương (Vasū-nadī-rājñī), Tỉ Đa Hà Vương

(Śīlā -nadī-rājñī), Thiết Lạp Bộ Hà Vương (Sarabhū-nadī-rājñī), A Nhĩ La Phạt Để Hà Vương (Ajiravatī-nadī-rājñī), Diễm Mẫu Na Hà Vương (Yamunā-nadī-rājñī),

Hạ Hà Vương (Kuhā-nadī-rājñī), Vĩ Đát Sa Đa Hà Vương (Vitastā-nadī-rājñī), Thiết Đa Nột Lỗ Hà Vương (Śatadrū-nadī-rājñī), Vi Bá Xả Hà Vương (Vipāśā-nadī-rājñī), Ái La Phạt Để Hà Vương (Airavatī-nadī-rājñī), Chiến Nại La Bà Nga Hà Vương (Candrabhāgā-nadī-rājñī), Tát La Sa Để Hà Vương (Sarasvatī-nadī-rājñī), Yết Sai Bỉ Ninh Hà Vương (Kacchapī-nadī-rājñī), Bôi Dụ Sử Nê Hà Vương (Payoṣṇī-nadīrājñī), Ca Vĩ Lý Hà Vương (Kāverī-nadī-rājñī), Đam Một La Bát Noa Hà Vương (Tāmraparṇī-nadī-rājñī), Mạt Độ Mạt Để Hà Vương (Madhumatī-nadī-rājñī), Ích Sô Phạt Để Hà Vương (Ikṣumatī-nadī-rājñī), Ngộ Mạt Để Hà Vương (Gomatī-nadīrājñī), Nại Mạt Na Hà Vương (Narmadā-nadī-rājñī), Táo Mật Đát La Hà Vương (Saumitrā-nadī-rājñī), Vĩ Thấp Phộc Mật Đát La Hà Vương (Viśvamitrā-nadīrājñī), A Ma La Hà Vương (Amarā-nadī-rājñī), Đá Ma La Hà Vương (Tāmarā-nadīrājñī), Bán Giả La Hà Vương (Pañcālā-nadī-rājñī), Tốt Bà Tốt Đổ Hà Vương (Suvastū-nadī-rājñī), Bát La Bà Nại Lý Ca Hà Vương (Prabhadrikā-nadī-rājñī), Đáp Bố Đa Hà Vương (Tapodā-nadī-rājñī), Vĩ Ma La Hà Vương (Vimalā-nadīrājñī), Ngộ Na Phộc Lý Hà Vương (Godāvarī-nadī-rājñī), Nê Liên Thiện Na Hà Vương (Nairañjanā-nadī-rājñī), Hứ Lan Nương Phạt Để Hà Vương (Hiraṅyavatīnadī-rājñī).

Các vị Đại Hà Vương của nhóm như vậy y theo Đại Địa này mà trụ. Chỗ của các vị Hà Vương ấy: Hoặc Trời, hoặc Rồng. Hoặc A Tô La, Ma Lỗ Đa, Nga Lỗ Noa, Ngạn Đạt Phộc, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga. Hoặc Dược Xoa, La Sát Sa, Tất Lệ Đa, Tỳ Xá Già. Hoặc Bộ Đa, Củ Bạn Noa, Bố Đan Na, Yết Tra Bố Đan Na, Tắc Kiến Na, Ốt Ma Na, Xa Gia, A Bát Sa Ma La, Ổ Sa Đá La Ca với loài ăn tinh khí, loài ăn bào thai, loài ăn máu huyết, loài ăn thịt, loài ăn dầu mỡ, loài ăn tủy, loài ăn sự sống, loài ăn sinh mệnh, loài ăn thức cúng tế, loài ăn hơi thở, loài ăn hương, loài ăn tóc, loài ăn bông hoa, loài ăn quả trái, loài ăn lúa mạ, loài ăn thứ cúng tế trong lửa (hỏa từ), loài ăn mủ, loài ăn thứ do đại tiện, loài ăn thứ do tiểu tiện, loài ăn nước mắt nước dãi, loài ăn nước bọt, loài ăn nước mũi, loài ăn thức ăn dư thừa, loài ăn thứ nôn mửa, loài ăn vật chẳng sạch, loài ăn nước chảy rỉ ra….Mọi loại hình mạo, mọi loại nhan sắc của nhóm như vậy tùy theo sự ưa thích biến thân, các hàng Quỷ Thần y theo con sống ấy mà trụ. Nhóm ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Ninh Vương này đều ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa ưu khổ, sống lâu trăm tuổi, thường được an vui.

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm tên gọi của các vị Đại Sơn Vương

(Mahā-Parvata-rāja). Các vị ấy tên là:

Diệu Cao Sơn Vương (Sumeru-parvata-rāja), Tuyết Sơn Vương (Himavānparvata-rāja), Hương Túy Sơn Vương (Gandhamādana-parvata-rāja), Bách Phong Sơn Vương (Śataṣṛṅga -parvata-rāja), Khiết Địa Lạc Ca Sơn Vương (Khadiraparvata-rāja), Kim Hiếp Sơn Vương (Svarṇapārśva-parvata-rāja), Trì Quang Sơn Vương (Dyutin-dhara-parvata-rāja), Ninh Mẫn Đạt La Sơn Vương (Nimin-dharaparvata-rāja), Luân Vi Sơn Vương (Cakra-vāḍaparvata-rāja), Đại Luân Vi Sơn Vương (Mahā-cakra-vāḍa-parvata-rāja), Nhân Đà La Thạch Sơn Vương (Indraśaila-parvata-rāja), Phạm Trạch Sơn Vương (Brahmālaya-parvata-rāja), Hữu Cát Tường Sơn Vương (Śrīmanta-parvata-rāja), Thiện Hiện Sơn Vương (Sudarśana-parvata-rāja), Quảng Đại Sơn Vương (Vipula-parvata-rāja), Xuất Bảo Sơn Vương (Ratnākara-parvata-rāja), Đa Trùng Sơn Vương (Krimila-parvata-rāja),

Bảo Đính Sơn Vương (Maṇikūṭa-parvata-rāja), Xuất Kim Cương Sơn Vương (Vajrākara-parvata-rāja), A Tô La Nham Sơn Vương (Asuraprāgbhāra-parvatarāja), Tỳ Ma Chất Đa La Sơn Vương (Vemacitra-parvata-rāja), Điện Quang Sơn Vương (Vidyunprabha-parvata-rāja), Mã Nhũ Sơn Vương (Aśvancha-parvata-rāja), Nguyệt Quang Sơn Vương (Candrakānta-parvata-rāja), Nhật Quang Sơn Vương (Sūryakānta-parvata-rāja), Ma La Gia Sơn Vương (Malaya-parvata-rāja), Tần Đà Sơn Vương (Viṃdhya-parvata-rāja), Hiền Thạch Sơn Vương (Bhadraśaila-parvatarāja), Chất Đát La Củ Tra Sơn Vương (Citrakūṭa-parvata-rāja), Kim Phong Sơn Vương (Svarṇaśṛṅga-parvata-rāja), Bá Lý Gia Đát La Sơn Vương (Parijāta-parvatarāja), Diệu Tý Sơn Vương (Subāhu-parvata-rāja), Hữu Ma Ni Sơn Vương (Maṇimanta-parvata-rāja), Tô Sái Na Sơn Vương (Suṣena-parvata-rāja), Phạm Tuy Sơn Vương (Brahmatuṇḍa-parvata-rāja), Trí Tịnh Sơn Vương (), Ngưu Nhĩ Sơn Vương (Gokarṇa-parvata-rāja), Ma La Chất Đát La Sơn Vương (Mālyacitraparvata-rāja), Kiếm Hình Sơn Vương (Khaṅga-parvata-rāja), Viêm Nhiệt Sơn Vương (Tāpana-parvata-rāja), An Thiện Na Sơn Vương (Añjena-parvata-rāja), Tích Tụ Sơn

Vương (Muñjena-parvata-rāja), Lộc Sắc Sơn Vương (Rurubha-parvata-rāja), Đạt Đạt Sơn Vương (Dardana-parvata-rāja), Kế La Sa Sơn Vương (Kailāsa-parvatarāja), Đại Đế Sơn Vương (Mahendra-parvata-rāja)

Các vị Đại Sơn Vương của nhóm như vậy cư trú tại Đại Địa này. Ở nhóm núi ấy: hết thảy Trời, Rồng, A Tô La, Ma Lỗ Đa, Nga Lỗ Noa, Ngạn Đạt Phộc, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga, Dược Xoa, La Sát Sa, Tất Lệ Đa, Tỳ Xá Già, Bộ Đa, Củ Bạn Noa, Bố Đan Na, Yết Tra Bố Đan Na, Tắc Kiến Na, Ốt Ma Na, Xa Gia, A Bát Sa Ma La, Ổ Sa Đá La Ca, các hàng Quỷ Thần với Trì Minh Đại Tiên kèm với các tùy tùng quyến thuộc trụ tại núi ấy, cũng đều dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Ninh Vương này đều ủng hộ cho con (họ tên…) kèm với các quyến thuộc, khiến lìa sự lo lắng đau khổ. _ Lại nói Già Đà rằng:

“Khiến con, đêm an ổn

Ban ngày cũng tốt lành

Ở trong tất cả Thời

Chư Phật thường hộ niệm”

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm tên gọi của các Tinh Tú Thiên. Tinh Tú Thiên ấy có Uy Lực lớn, thường đi trên hư không , hiện tướng tốt xấu. Các vị ấy tên là:

_ Mão Tinh (Kṛttikā) với Tất Tinh (Rohiṇī)

Tuy Tinh (Mṛgaśirā), Sâm (Ārdra) với Tỉnh (Punarvasu)

Quỷ Tú (Puṣya) hay cát tường

Liễu Tinh (Āśleṣā) là thứ bảy

Nhóm bảy (Nakṣatra) này trụ ở cửa Đông, thủ hộ phương Đông. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường hộ giúp con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

_ Tinh Tú (Maghā) đập nát Oán

Trương (Pūrva-phalgunī), Dực (Uttara-phalgunī) cũng như vậy

Chẩn Tinh (Hastā) với Giác (Citrā), Kháng (Svātī)

Đê Tinh (Viśākhā) ở thứ bảy

Nhóm bảy (Nakṣatra) này trụ ở cửa Nam, thủ hộ phương Nam. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường ủng hộ con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

 

_ Phòng Tú (Anurādhā) uy đức lớn

Tâm (Jyeṣṭhā), (Mūla) cũng như vậy

Cơ Tinh (Pūrvāṣādhā) với Đẩu (Uttarāṣādhā), Ngưu (Śravaṇā)

Nữ Tinh (Abhijit) là thứ bảy

Nhóm bảy (Nakṣatra) này trụ ở cửa Tây, thủ hộ phương Tây. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường ủng hộ con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

 

_ Hư Tinh (Śatabhiṣā) với Nguy Tinh (Dhaniṣṭhā)

Nhóm Thất Tinh (Pūrva-bhādrapadā), Bích Tinh (Uttara-bhādrapadā)

Khuê Tinh (Revatī) với Lâu Tinh (Aśvinī)

Vị Tinh (Bharaṇī) ở sau cùng

Nhóm bảy (Nakṣatra) này trụ ở cửa Bắc, thủ hộ phương Bắc. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường ủng hộ con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

 

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm tên gọi của chín loại Chấp Diệu (Navagrahā). Chấp Diệu Thiên này khi tuần hành 28 Tú (Aṣṭa-viṃśatīnāṃ-nakṣatrānāṃ) thời hay khiến cho ngày đêm, thời phần tăng giảm. Hết thảy sự sung túc, tằn tiện, khổ, vui của Thế Gian đều trước tiên biểu thị cho tướng ấy. Các vị ấy tên là:

Nhật (Sūrya), Nguyệt (Soma) với Huỳnh Hoặc (Aṅgāraka)

Thần (Budha), Tuế Tinh (Vṛhaspati), Thái Bạch (Śukra)

Trấn (Śanaiścara) với La Hầu (Rāhu), Tuệ (Ketu)

Đây gọi là Chấp Diệu (Grahā)

Nhóm Cửu Diệu này có uy lực lớn, hay bày việc tốt xấu. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường hộ giúp con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

 

_ Lại dùng Già Đà khen các Tinh Tú

có hai mươi tám

Bốn phương đều có bảy

Chấp Diệu lại có bảy

Thêm Nhật, Nguyệt thành chín

Tổng thành ba mươi bảy

Dũng mãnh, đại uy thần

Hiện, ẩn chiếu Thế Gian

Bày tướng thiện ác ấy

Khiến ngày đêm tăng giảm

Có Thế, ánh sáng lớn

Đều dùng Tâm thanh tịnh

Nơi Minh này, tùy vui”

Nhóm Tinh Tú Thiên này đều cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường ủng hộ con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi.

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm tên gọi của các vị Đại Tiên Nhân (Mahāṛṣī). Các vị Tiên Nhân này đều trì thành tựu Cấm Giới (Saṃvara), thường tu Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā, hay Tapas) đầu đầy đủ Uy Đức, có ánh sáng lớn. Hoặc trụ ở núi sông, hoặc ở rừng rậm…Muốn làm việc Thiện Ác, chú nguyện tốt xấu thì tùy theo lời nói đều thành tựu, năm Thông tự tại, bay đi trong hư không, tất cả chỗ làm không có chướng ngại.

Ông nên xưng niệm tên các vị ấy là: A Sắt Tra Ca Đại Tiên (Aṣṭamakamahāṛṣī), Phộc Ma Ca Đại Tiên (Vāmaka-mahāṛṣī), Phộc Ma Nỉ Phộc Đại Tiên (Vāmadeva-mahāṛṣī), Ma Lợi Chi Đại Tiên (Mārici-mahāṛṣī), Mạt Kiến Nãi Gia Đại Tiên (Mārkaṇḍeya-mahāṛṣī), Chủng Chủng Hữu Đại Tiên (Viśvāmitramahāṛṣī), Bà Tư Sắt Sá Đại Tiên (Vasiṣṭha-mahāṛṣī), Bạt Lạp Nhĩ Ca Đại Tiên (Vālmīka-mahāṛṣī), Ca Diếp Ba Đại Tiên (Kāśyapa-mahāṛṣī), Lão Ca Diếp Ba Đại Tiên (Vṛddha-kāśyapa-mahāṛṣī), Bột Lăng Ngung Đại Tiên (Bhṛgu-mahāṛṣī), Bột Lý La Sa Đại Tiên (Bhṛṅgirasa-mahāṛṣī), Ương Nghĩ La Đại Tiên (Aṅgirasamahāṛṣī), Bà Nghĩ La Sa Đại Tiên (Bhagiratha-mahāṛṣī), A Đát Lại Gia Đại Tiên (Ātreya-mahāṛṣī), Bổ La Tất Để Gia Đại Tiên (Pulastya-mahāṛṣī), Lộc Đầu Đại Tiên (Mṛga-śirṣai-mahāṛṣī), Diệm Ma Hỏa Đại Tiên (Yamāgni-mahāṛṣī), Châu Tử Đại Tiên (Vaisaṃpāya-mahāṛṣī), Hắc Châu Tử Đại Tiên (Kṛṣṇa-vaisaṃpāya-mahāṛṣī), Hạ Lý Đa Đại Tiên (Hārīta-mahāṛṣī), Hạ Lý Đa Tử Đại Tiên (Hārītāya-mahāṛṣī), Đẳng Thanh Đại Tiên (Samaṅgira-mahāṛṣī), Cao Dũng Đại Tiên (Ungata-mahāṛṣī), Đẳng Cao Dũng Đại Tiên (Samuṅgata-mahāṛṣī), Thuyết Nhẫn Đại Tiên (Kṣāntivādi-mahāṛṣī), Danh Xưng Đại Tiên (Kīrtti-mahāṛṣī), Thiện Danh Xưng Đại Tiên (Sukīrtti-mahāṛṣī), Tôn Trọng Đại Tiên (Guru-mahāṛṣī), Hoàng Đại Tiên (Pītamahāṛṣī), Bổ Đát Lạc Ca Đại Tiên (Potalaka-mahāṛṣī), A Thấp Phộc La Dã Na Đại Tiên (Aśvalāya-mahāṛṣī), Hương Sơn Đại Tiên (Gandhagiri-mahāṛṣī), Tuyết Sơn Đại Tiên (Himavān-mahāṛṣī), Xích Mục Đại Tiên (Lohitākṣa-mahāṛṣī), Nan Trụ Đại Tiên (Durvāsa-mahāṛṣī), Phệ Xiểm Bá Dã Na Đại Tiên (), Phộc Lãm Nhĩ Ca Đại Tiên (), Năng Thí Đại Tiên (Dāna-mahāṛṣī), Nột Ma Sa Đại Tiên (), Thiết Lạp Bà Đại Tiên (), Ma Nỗ Đại Tiên (), Chủ Tể Đại Tiên (), Đế Thích Đại Tiên (Indramahāṛṣī), Tuế Tinh Đại Tiên (Vṛhaspati-mahāṛṣī), Kiều Đại Tiên (), Quang Đại Tiên (Prabha-mahāṛṣī), Anh Vũ Đại Tiên (Sukā-mahāṛṣī), A La Nỉ Di Đại Tiên (Aranemīni-mahāṛṣī), Trấn Tinh Đại Tiên (Śanaiśvara-mahāṛṣī), Thần Tinh Đại Tiên (Budha-mahāṛṣī), Trì Độc Đại Tiên (Jaṅguli-mahāṛṣī), Kiền Đà La Đại Tiên (Gandhāra-mahāṛṣī), Độc Giác Đại Tiên (Ekaśṛṅga-mahāṛṣī), Tiên Giác Đại Tiên (Ṛṣyaśṛṅga-mahāṛṣī), Nghiệt La Đại Tiên (Garga-mahāṛṣī), Đan Noa Dã Na Đại Tiên (), Kiến Xá Dã Na Đại Tiên (), Yên Đỉnh Đại Tiên (), Khả Úy Đại Tiên

(Bhīṣaṇa-mahāṛṣī), Kiếp Bỉ La Đại Tiên (Kapila-mahāṛṣī), Kiều Đáp Ma Đại Tiên (Gotama-mahāṛṣī), Ma Đặng Già Đại Tiên (Mataṅga-mahāṛṣī), Chu Nhãn Đại Tiên (Citrākṣa-mahāṛṣī), Diệu Nhãn Đại Tiên (Sunetra-mahāṛṣī), Na La Diên Đại Tiên (Nārāyaṇa-mahāṛṣī), Sơn Cư Đại Tiên (Parvata-mahāṛṣī), Cật Lý Nhĩ La Đại Tiên (Krimilā-mahāṛṣī)

Các vị Tiên của nhóm như vậy đều là bậc Đại Tiên cổ xưa, làm Tứ Minh Luận, Thiện Nhàn, Chú Thuật, mọi Hạnh chuẩn bị thành, ta người đều lợi ích. Các vị ấy cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thường ủng hộ con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các ưu não.

Lại nói Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) hứ lý, hứ lý (2) hứ lý, khư lý (3) ma lý, hộ lý (4) tố lý, hạ lý (5) hứ lý, hứ lý (6) nhĩ lý, nhĩ lý (7) chiếp phổ, chiếp phổ (8) noa chiếp phổ (9) ngật-la tát ninh (10) mạt tha ninh (11) nặc hạ ninh (12) già đa ninh (13) bả tả ninh (14) bá tả ninh (15) bá đa ninh (16) đá bả ninh (17) hạ nẵng ninh (18) na hạ ninh

(19) na hạ, na hạ, na hạ (20) na la, na la, na la ninh (21) bá tra ninh (22) la hạ ninh

(23) mô hạ ninh (24) bà-đam bà ninh (25) tảm bà ninh, sa-phộc hạ (26)”

_ Này A Nan Đà! Ông nên xưng niệm, trong Đại Địa này có tên gọi của Đại Độc Dược. Tên gọi ấy là:

Át Noa La (Aṇḍarā), Bán Noa La (Paṇḍarā), Ca La La (Karalā), Kế Dữu La

(Keyūra), Bộ Đặng Nga Ma (Bhūtaṅgamā), Bộ Đa Bát Để (Bhūtapati), Mẫn Nỗ Bát

Để (Viṃdupati), Tất Lý Bát Để (Śiripati), Đế Nhạ Bát Để (Tejapati), Đế Tổ Ngật-La Bát Để (Tejograpati), Duệ Thú Bát Để (Yaśopati), Duệ Thú Ngật-La Bát Để (Yaśograpati), A La Noa (Araḍā), Đá La Noa (Taraḍā), A La Noản (?Tarāṇāṃ), ĐátLa Noa (Taraḍā), Nan Đá (Dantā), Nặc Hạ (Dahā), Tế Hạ (Jehā), Tế La (Jelā), Phát La (Phalā), Ngu La (Gula), Chỉ La Nan Đổ La (Cirādantulā), Y Lý Chỉ Chỉ Ca (Irikicikā), Xả Thả Đổ La (Śatanturā), Vĩ Bổ Lý (Vipuli), Nẵng Củ Lý (Nakuli), Chỉ Lý Bỉ (Kirimi), Đát Lang Nga Lý Sắt-Tra (Taraṅgātiṣṭha), Ám Mẫu Ma Để (Āmramati) Tảm Mẫu Ma Để (Jambumati), Ma Ma Ma Để (Madhumati), Ca Ma Lê (Kamale), Vĩ Ma Lê (Vimale), Quân Noa Lê (Kuṇḍale), A Tứ Đổ Hứ (Ahituhi), Phộc Kế (Vakke), Phộc Ca Noa Đế (Vakkadūṭṭe), Phộc Nại Nẵng Bệ (Vastanābhe), Ma Hạ Nga Lê (Mahāgale), Đổ Lãm Mê (Tulambe), Tô Lãm Mê (Surambe) A Nan Đà! Đại Độc Dược này với các Dược Thần cũng dùng Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này thủ hộ cho con (họ tên) kèm với các quyến thuộc sống lâu trăm tuổi, lìa các độc hại.

_ Lại nữa A Nan Đà! Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Giáo này là điều mà bảy Đức Phật Chính Biến Tri Như Lai đã nói. Ấy là : Vi Bát Thi (Vipa’syìn), Thi Khí (Śikhìn), Tỳ Xá Phù (Vi’svabhū), Yết Cú Thốn Na (Krakucchanda), Yết Nặc Ca Mâu Ni (Kanakamunïi), Ca Diếp Ba (Kaøśyapa) với Ta, Thích Ca Mâu Ni

Chính Biến Tri (Śākya-muṇi-samyaksaṃbuddha) đều tùy vui tuyên nói

Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này. Bồ Tát Từ Thị (Maitreya) cũng tùy vui tuyên nói. Tác Ha Thế Giới Chủ Đại Phạm Thiên Vương kèm với Thiên Đế Thích, bốn vị Đại Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương hay là Càn Đạt Bà Chủ, Tăng Trưởng Thiên Vương hay là Câu Bàn Trà Chủ, Quảng Mục Thiên Vương hay là Long Chủ, Đa Văn Thiên Vương hay là Dược Xoa Chủ, kèm với 28 vị Đại Dược Xoa Tướng đều tùy vui tuyên nói.

Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này. Tán Chi Ca Đại Tướng, Ha Lợi Đế Mẫu với 500 người con kèm với các quyến thuộc cũng tùy vui tuyên nói.

A Nan Đà! Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này không có ai dám làm trái ngược.

Hoặc hàng Trời, Rồng, A Tô La, Ma Lỗ Đa, Nga Lỗ Noa, Ngạn Đạt Phộc, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga…cũng không có ai dám làm trái ngược.

Hoặc hàng Dược Xoa, La Sát Sa, Tất Lệ Đa, Tỳ Xá Già, Bộ Đa, Củ Bạn Noa, Bố Đan Na, Yết Tra Bố Đan Na, Tắc Kiến Na, Ốt Ma Na, Xa Gia, A Bát Sa Ma La, Ổ Sa Đá La Ca, các Quỷ Thần…cũng không có ai dám làm trái ngược.

Với tất cả các loài ăn ác: loài ăn tinh khí, loài ăn bào thai, loài ăn máu huyết, loài ăn thịt, loài ăn dầu mỡ, loài ăn tủy, loài ăn sự sống, loài ăn sinh mệnh, loài ăn thức cúng tế, loài ăn hơi thở, loài ăn hương, loài ăn tóc, loài ăn bông hoa, loài ăn quả trái, loài ăn lúa mạ, loài ăn thứ cúng tế trong lửa (hỏa từ), loài ăn mủ, loài ăn thứ do đại tiện, loài ăn thứ do tiểu tiện, loài ăn nước mắt nước dãi, loài ăn nước bọt, loài ăn nước mũi, loài ăn thức ăn dư thừa, loài ăn thứ nôn mửa, loài ăn vật chẳng sạch, loài ăn nước chảy rỉ ra…Các loài ăn ác của nhóm như vậy cũng chẳng dám làm trái ngược Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này.

Lại các Cổ Mỵ, Yểm Đảo, Chú Thuật, các Pháp ác: Cật Lật Để Ca (Krṭyā), Yết Ma Noa (Karmaṇa), Ca Cụ Lật Na (Kakhordda), Chỉ Thứ Noa (Kiraṇa), Phệ Đá Noa (Vetaḍa, hay Vetala), Chất Giả (Cicca), Tất Lệ Sái Ca … cũng chẳng dám làm trái ngược.

Lại có loài uống máu tủy kẻ khác, biến hóa người sai khiến, kêu gọi Quỷ Thần làm các nghiệp ác: ăn ác, nôn mửa ác, ảnh ác, nhìn ngó ác. Hoặc làm việc Thư Yếm, hoặc nhảy đạp ác, đột nhiên ác. Hoặc mạo phạm trái nghịch ác (ác mạo nghịch)… cũng chẳng dám làm trái ngược Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này.

Lại các nhóm vua chúa, giặc cướp, nước, lửa, binh lính nơi khác, đói khát, chết yểu chẳng đúng thời, động đất, thú ác, oán địch, bạn ác… cũng chẳng dám làm trái ngược, thảy đều lìa xa.

Lại các bệnh ác: ghẻ lở, bệnh hủi, mụn nhọt, hắc lào, bệnh trĩ, bệnh lậu, ung thư, da thân khô đen, ăn uống chẳng tiêu, đau buốt đầu, đau buốt nửa đầu, đau mắt, đau tai, đau mũi, đau môi, đau miệng, đau gò má, đau răng nanh, đau buốt răng, đau lưỡi với đau cổ họng, đau ngực, đau hông sường, đau lưng, đau tim, đau dạ dày, đau eo lưng, đau bụng, đau bắp đùi, đau đầu gối, hoặc đau tứ chi, đau nơi ẩn kín, bệnh gầy ốm, khô ngứa, đau buốt khắp thân….Nhóm đau nhức như vậy cũng chẳng dám làm trái ngược, đều được lìa xa.

Lại các bệnh sốt rét: một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến nửa tháng, một tháng, hoặc lại nhiều ngày liên tiếp, hoặc lại phút chốc…. phát bệnh một lần. Hoặc lại thường nóng sốt, bệnh Thiên Tà, bệnh bứu cổ, Quỷ Thần, nóng sốt, trúng gió, vàng da, đàm ẩm (Trong thân thể, nước dịch quá lượng chẳng thâu hóa được, ngưng chảy hoặc chảy rỉ ra ở một bộ phận nào đó gây thành bệnh). Hoặc ba tập bệnh, 404 loại bệnh…đều chẳng dám làm trái ngược Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này. _ Này A Nan Đà! Lại có hàng Quỷ Mỵ, Người, Phi Nhân, các ác độc hại, tất cả sự chẳng lành với các bệnh ác, tất cả Quỷ Thần cùng với Sứ Giả, oán địch, khủng bố, mọi loại các chất độc cùng với Chú Thuật, tất cả Yểm Đảo…đều chẳng dám làm trái ngược Ma Ha Ma Du Lợi Phật Mẫu Minh Vương, thường được xa lìa tất cả nghiệp chẳng lành, được đại cát tường, chúng Thánh gia trì, đầy đủ mọi sự mong cầu.

_ Lại nữa A Nan Đà! Nếu có người vừa mới xưng niệm tên gọi của Ma Ha Ma Du Lợi Phật Mẫu Minh Vương này thì liền hộ thân của mình với hộ thân người khác. Hoặc kết sợi dây đeo giữ trên thân. Như người này đáng bị tội chết thì chỉ dùng vật trị phạt mà được thoát, đáng bị trị phạt thì dùng cây gậy nhẹ mà được thoát, đáng dùng gậy nhẹ phạt thì bị mắng chửi mà được thoát, đáng bị mắng chửi thì tự nhiên được thoát, Tất cả nạn khổ thảy đều tiêu tan.

Người này cũng chẳng bị vua chúa, giặc cước, nước, lửa, chất độc ác, dao, gậy…xâm hại. Người, Trời, Quỷ Thần không dám làm trái ngược, ngủ yên thức yên, lìa các sự khủng bố, Phước Đức tăng trưởng, thọ mệnh kéo dài.

A Nan Đà! Chỉ trừ Định Nghiệp của đời trước đều thọ nhận sự báo ứng, ngoài ra chỉ đọc tụng Kinh này đều được ứng hiệu.

_ Này A Nan Đà! Nếu khi Trời hạn hán với mưa lụt lội thời đọc tụng Kinh ày ắt các vi Rồng vui vẻ. Hoặc mưa dầm liền quang tạnh, hoặc đại hán ắt tuôn mưa…khiến cho người cầu xin tùy theo ý được mãn túc.

A Nan Đà! Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương này. Người vừa mới nhớ niệm, tức hay trừ khủng bố, oán địch, tất cả ách nạn…huống chi là đọc tụng thọ trì đầy đủ, đều được an vui.

A Nan Đà! Ma Ha Ma Du Lợi Phật Mẫu Minh Vương này là bậc hay trừ tai họa, chận đứng oán địch. Vì muốn thủ hộ cho bốn chúng (catasraḥ parṣadaḥ): Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇi), Ô Ba Sách Ca (Upāsaka), Ô Ba Tư Ca (Upāsikā) lìa các sự đáng sợ cho nên lại nói Chân Ngôn là:

“Đát nễ-dã tha (1) dã phộc để (2) đà ninh (3) đà la chỉ (4) củ lỗ, đổ lỗ minh (5) sa-phộc hạ (6)”

_ Tham Dục (Rāga), giận dữ (Dveṣa), Si (moha)

Là ba độc Thế Gian

Chư Phật đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

_ Tham Dục, giận dữ , Si

Là ba độc Thế Gian

Đạt Ma (Dharma) đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

_ Tham Dục, giận dữ , Si

Là ba độc Thế Gian

Tăng Già (Saṃgha) đều chặt đứt

Lời thật, độc tiêu trừ

_ Tất cả các Thế Tôn (Bhagavaṃ)

Có sức Uy Thần lớn

La Hán (Arhat) đủ danh tiếng

Trừ độc khiến an ổn

_ Chúng con và quyến thuộc

Thường được lìa tai ách

Nguyện Phật Mẫu Minh Vương

Khiến tất cả an ổn

Khi ấy Cụ Thọ A Nan Đà nghe Đức Phật nói Kinh đấy xong, thời đỉnh lễ hai bàn chân của Đức Phật, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng theo bên phải, vâng theo Thánh Chỉ của Đức Phật đi đến chỗ của Bật Sô Toa Để (Svati). Liền dùng Pháp Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương vì vị Bật Sô ấy mà làm cứu hộ, kết Địa Giới ấy, kết Phương Ngung Giới, nhiếp thọ nhiêu ích, trừ sự khổ não cho vị ấy.

Thời chất độc gây đau khổ cho vị Bật Sô Toa Để liền tiêu tan, thân được an ổn, từ dưới đất đứng dậy, cùng với Cụ Thọ A Nan Đà đi đến chỗ của Đức Phật, lễ hai bàn chân của Đức Phật xong, liền trụ tại một bên.

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo A Nan Đà: “Do Nhân Duyên này, ông nên báo khắp bốn Chúng: Bật Sô, Bật Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca với quốc vương, đại thần, người trong Thế Gian…khuyên khiến một lòng thọ trì Pháp này. Vì người khác nói, viết chép Kinh Quyển lưu thông tại chỗ ở. Nên khiến cho nghiêm sức, dựng lập Đàn Trường, hương, hoa, thức ăn uống tùy theo phần cúng dường…khiến cho tất cả hữu tình lìa các ưu não, được Phước vô lượng, thường được an vui, sống lâu trăm tuổi”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Kinh đấy xong thời Người, Trời, Dược Xoa với các Quỷ Mỵ vâng phụng Giáo Sắc của Đức Phật chẳng dám làm trái ngược, đều khởi Tâm Từ hộ trì Kinh này.

Khi ấy Cụ Thọ A Nan Đà với các Đại Chúng, Trời, Rồng, Dược Xoa, Ngạn Đạt Phộc, A Tô La, Ma Lỗ Đa, Nghiệt Lỗ Noa, Khẩn Na La, Ma Hộ La Nga, người, Phi Nhân…nghe điều Đức Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

_ Trời, Rồng, A Tu La, Dược xoa

Đến lắng nghe Pháp, nên chí Tâm

Ủng hộ Phật Pháp mãi trường tồn

Mỗi mỗi siêng hành Thế Tôn Giáo

_ Hết thảy Hữu Tình đến chốn này

Hoặc trên đất bằng, hoặc hư không

Thường đối người đời khởi Tâm Từ

Ngày đêm tự mình nương Pháp trụ

_ Nguyện các Thế Giới thường an ổn

Vô biên Phước Trí, lợi quần sinh

Hết thảy nghiệp tội đều tiêu trừ

Xa lìa mọi khổ, về Viên Tịch

_ Luôn dùng hương Giới xoa vóc sáng

Thường khoác áo Định để nghiêm thân Hương thơm Bồ Đề trang nghiêm khắp Tùy theo chỗ ở, thường an vui.

 

KINH PHẬT MẪU ĐẠI KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG

_QUYỂN HẠ (Hết)_

 

Dịch xong một Bộ gồm ba quyển vào ngày 27/10/2012