ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC
THIỀN SƯ NGỮ LỤC &
TÔNG MÔN VŨ KHỐ
ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ NGỮ LỤC
Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.
MỤC LỤC
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 01
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 02
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 03
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 04
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 05
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 06
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 07
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 08
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 09
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 10
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 11
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 12
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 13
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 14
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 15
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 16
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 17
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 18
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 19
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 20
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 21
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 22
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 23
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 24
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 25
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 26
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 27
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 28
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 29
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Ngữ Lục Quyển 30
- Đại Tuệ Phổ Giác Thiền Sư Tông Môn Vũ Khố
LỜI TÂU XIN ĐƯA NGỮ LỤC
Thần Tăng Uẩn Văn thuần cho rằng đạo của Phật Tổ tuy văn tự ngôn ngữ chẳng đạt đến được nhưng muốn mở mang truyền bá đạo của Phật Tổ thì phải có phương tiện để làm sáng tỏ. Ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Ban đầu, tay và trăng không liên can gì đến nhau. Nhưng về sau biết ngón tay là vật để chỉ mặt trăng; mặt trăng mới là nguyên do. Do vậy, thần mới lấy lời dạy trong Đại Tạng làm tiêu chuẩn cho thế gian.
Nay ở chốn sơn dã hèn thấp này, thần được gặp Thánh minh và nhiều lần thấy ánh sáng trong lành mát dịu, bẩm thừa ân chỉ lời Thánh thì cao xa, người phàm chẳng thể hiểu được. Nay thần rất vui mừng vì nhà vua đã đoái hoài đến đạo. Chắc hẳn từ nay đạo được hưng khởi. thần cảm thấy rất vui và thành thật tỏ bày, vì ít khi đón nhận được ân đức bao la như trời bể này.
Thầm nghĩ, các bậc tiên sư của thần trước ở Kính sơn, Thiền sư Đại Tuệ tên Tông Cảo, thông minh trí sáng, hiểu thấu chỗ tinh anh trong kinh điển nên được tiếp nhận vào dòng chánh truyền. Các vị đã khéo dùng phương tiện để khai thị cho hàng hậu học, còn vào ngày thường thì quý ngài đề xướng ngữ yếu. Thần đã ghi chép cẩn thận những lời nói quan trọng ấy và soạn thành bộ Quảng lục ba mươi ba quyển, bộ Ngữ 30 lục mười quyển. Nay xin dâng lên ngài, rất mong ngài xem qua.
Thần được nghe, vào niên hiệu Cảnh Đức, Hoàng đế Chân Tông đã hạ sắc lệnh đưa bộ Truyền Đăng lục của Đạo Nguyên vào tạng. Nay bộ Ngữ lục mười quyển này toàn là toàn bộ những câu nói quan trọng của bậc tiên sư, thần xin dâng lên ngài. Cúi xin Thánh ân y theo thể lệ trước mà ban bố sắc lệnh để đưa bộ Ngữ lục này vào tạng. Vì lời nói của các bậc tiên sư là bất hủ, làm lợi ích cho chúng sinh. Thần vô cùng cảm kích, biết ơn nên mới dâng lên bộ Ngữ lục này.
Ngày 0 tháng 03 niên hiệu Càn Đạo thứ 7. Thiền sư Huệ Nhật, Uẩn Văn trụ trì thiền viện Năng Nhân ở Kính sơn.
Kính trình.
Phước Châu Đông thiền, Báo Ân Quang Hiếu, Thiền tự, Bổn Tự được tri phủ An Vũ Đại Quán Văn Công, Văn Ngự Chuẩn ngự phê và dưa bộ Ngữ lục mười quyển của Thiền sư Đại Tuệ vào Danh Sơn Đại tạng để lưu truyền mãi về sau. Trụ trì là thần Tăng Đức Tiềm xin khắc thành bản kinh. Tính tất cả là ba mươi quyển. Nay đưa vào Tỳ-lô Đại tạng để lưu truyền rộng rãi trong nhân gian.
Thần xin đem công đức này kính chúc hoàng đế Diên Thánh thọ vô cương. Kính mong hoàng đồ bền chắc, phượng lịch trường tân, mặt trời Phật thêm sáng, bánh xe pháp thường chuyển.
Tháng giêng, niên hiệu Càn Đạo thứ tám.
Trụ trì là Tăng Đức Tiềm.