ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 26

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

* Trả lời Giang Cấp Sự (Thiếu Minh):

Một đời sống con người là trăm năm có được bao lâu. Ông xây nhà bạch ốc trải qua hết thanh yếu. Đây là người hưởng phước bậc nhất ở thế gian, có thể biết hổ thẹn, hồi tâm hướng đạo, học pháp giải thoát sanh tử xuất thế gian, lại là người bỏ tiện nghi bậc nhất ở thế gian, phải là tay chân gấp vội, da mặt lạnh đi, không được nhận sự sai phái của người khác, tự mình lý giải bổn mạng nguyên thần, dạy chỗ đi rõ ràng, liền là bậc đại trượng phu hiểu việc thế gian và xuất thế gian. Nương vào nhiều ngày và tham thoại đầu chánh đạo, rất tốt, rất tốt! Ông này dừng được việc chạy tìm tâm, được con đường khác nhau là đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, nhìn thấy chân tay của người xưa, không bị phương tiện, văn tự của người xưa giăng bẫy. Sơn Tăng thấy hắn như vậy, cho nên không hề nói một lời với hắn, sợ rằng làm ngớ ngẩn hắn, chỉ chờ tương lai, tự muốn cùng Sơn Tăng nói chuyện, mới cùng nhau hiểu, không chỉ liền dừng như thế, người học đạo, nếu cứ chạy tìm tâm không nghỉ thì dù có cùng nhau lý giải cũng đâu có ích gì, đúng là kẻ cuồng si chạy rong bên ngoài. Người xưa nói rằng: gần gũi người hiền như đi trong sương mốc, tuy không ướt áo nhưng mỗi lúc có thấm nhuần. Nhưng nhiều lần nói chuyện với tham chánh, rất mong mỏi, rất mong mỏi, không thể đem lời chỉ dạy của người xưa mà xuyên tạc bừa bãi. Như Đại Sư Mã Tổ gặp Hòa thượng Nam Nhạc nói pháp rằng: ví như con trâu kéo xe, nếu xe không đi thì đánh xe là đúng hay đánh trâu là đúng. Mã sư nghe xong ngay lời nói liền biết chỗ về. Mấy câu nói này các vị nói pháp rất nhiều cũng như sấm như xét, như mây như mưa, lý giải không được, lầm ở danh ngôn, tùy lời nói mà sanh hiểu, thấy cuối sách của Chu phong có đặt ra chú giải. Sơn Tăng học điều nầy bất giác cười ngặt nghẽo, có thể cùng nói Như lai thiền, Tổ sư thiền, một dáng lãnh qua, một đạo hạnh tiêu trừ, đến bài tụng xem qua cẩn thận, lại hơn hai bài tụng hôm trước, từ đây có thể ngừng, tụng đi tụng lại, có mong hiểu được gì, giống như tham chánh, hắn đâu phải không biết làm kệ tụng, vì sao lại không làm một chữ, mới biết pháp thì sợ, chỗ hở có lẽ lộ ra đầu một sợi lông, tự nhiên gãi vào chỗ ngứa của Sơn Tăng, như ra khỏi núi chúc tụng nhau rằng: khắp nơi gặp người chợt hướng về nói lời lừa dối, có thể cho tòng lâm làm thuốc nhỏ mắt, một ngày khác ông sẽ tự thấy, không cần Sơn Tăng nói ra. Một người nào đó gần đây thấy ông đột nhiên thay đổi làm việc này rất cố gắng, nên soạn sách này, bất giác nối tiếp nhau.

* Trả lời Phú Xu Mật (Quý Thân).

Nêu ra thí dụ: Tao Tuế biết tin hướng về đạo này, tuổi đã xế chiều mà còn bị hiểu biết chướng ngại chưa có một chỗ ngộ nhập, muốn biến ngày đêm thể đạo phương tiện, đã chí thành gánh vác không dám đứng ngoài cuộc, bằng cứ chính là kết án, sắn bìm cho chút ít, chỉ xin ngộ nhập chỗ này liền là tri thức chướng đạo, lại có tri thức gì riêng bị ông làm chướng ngại? Rốt ráo gọi cái gì là tri thức? Tri thức từ đâu đến, bị chướng ngại thì là ai? Chỉ một câu này, điên đảo có ba; tự nói bị tri thức chướng ngại là một, hai là tự nói chưa ngộ cam tâm chờ ngộ. Chỉ ba thứ điên đảo này chính là cội gốc sanh tử, chỉ cần một niệm bất sanh, điên đảo dứt bặt mới biết không có mê để phá, không có ngộ để chờ, không có hiểu biết để chướng ngại, như người uống nước nóng lạnh tự biết, lâu ngày tự nhiên không khởi loại kiến giải này. Nhưng có thể biết xem trong tâm hiểu biết có chướng ngại không, có thể biết trong tâm hiểu biết còn có nhiều thứ không? Từ bậc sĩ có trí tuệ rộng lớn trên còn phải dùng hiểu biết làm bạn bè, dùng sự hiểu biết làm phương tiện, trong hiểu biết, thực hành lòng từ bình đẳng, ở trong sự hiểu biết làm các Phật sự, như rồng gặp nước, như hổ nhờ núi, không hề lấy đây làm phiền não, chỉ vì họ biết được chỗ phát khởi của trí giải, đã biết được chỗ phát khởi thì cái hiểu biết này chính là nơi giải thoát, chính là chỗ thoát khỏi sanh tử. Đã là nơi giải thoát, nơi thoát khỏi sanh tử thì tri, giải đương thể của nó là vắng lặng, tri, giải không thể không vắng lặng, Bồ-đề Niết-bàn, chân như Phật tánh chẳng thể không vắng lặng, lại có vật gì để chướng ngại, còn hướng đến chỗ nào cầu ngộ nhập. Ông già Thích-ca nói rằng: các nghiệp từ tâm sanh, nên nói tâm như huyễn, nếu lìa phân biệt nầy thì diệt được các cõi. Có vị Tăng hỏi Hòa thượng Đại Châu rằng: Thế nào là đại Niết-bàn? Hòa thượng đáp: không tạo nghiệp sanh tử là đại Niết-bàn. Vị Tăng hỏi: thế nào là nghiệp sanh tử? Hòa thượng đáp: cầu đại Niết-bàn là nghiệp sanh tử. Lại người xưa nói rằng: người học đạo một niệm chấp vào sanh tử liền rơi vào đường ma, một niệm khởi các kiến chấp liền rơi vào ngoại đạo. Lại kinh Tịnh Danh chép: chúng ma thì thích sanh tử, Bồ-tát ở trong sanh tử mà không bỏ. Ngoại đạo thì Thích-các kiến chấp, Bồ-tát ở trong các kiến chấp mà bất động. Đây chính là dùng tri giải thực hành lòng từ bi bình đẳng, ở trong tri giải thực hành lòng từ bi bình đẳng, ở trong tri giải làm các Phật sự. Chỉ vì họ rõ biết ba kỳ kiếp không sanh tử Niết-bàn, đều vắng lặng. Chưa được trình độ này thì tất cả không thể để bọn tà sư nói bừa bãi làm loạn đạo dẫn dắt vào trong hang quỷ, khép mi nhắm mắt khởi lên vọng tưởng. Gần đây Tổ đạo suy vi, dòng nầy như cây gai cây vừng, thật là một người mù đẫn đám người mù, kéo nhau vào hầm lửa, thật đáng thuơng xót, xin ông kiên quyết giữ chặt xương cột sống, chớ khởi lên cách nhận thức này, khởi lên cách nhận thức này, tuy tạm lấy được túi da thối liền cho là rốt ráo, mà tâm thức rối loạn, giống như ngựa hoang. Dù cho tâm thức tạm yên như đá đè cỏ, bất chợt lại sanh. Muốn thẳng đến Vô thượng Bồ-đề đến chỗ an vui rốt ráo, cũng không khó hay sao? Tông Cảo cũng từng bị dòng nầy làm mê hoặc, sau này nếu không gặp thiện tri thức thì sẽ bị luống uổng một đời, mỗi mỗi suy lường là không chịu nổi, do đó không tiếc nghiệp lực của miệng cứu kẻ dối trá này. Ngày nay ít có người biết lỗi, nếu muốn cắt đứt con đường lý giải phải được một niệm này như đất nứt ra, mới rõ được sanh tử, mới gọi là ngộ nhập, nhưng dè dặt không được giữ tâm chờ phá. Nếu giữ tâm ở chỗ phá thì nhiều kiếp không có lúc nào phá được. Nhưng đem tâm vọng tưởng điên đảo, tâm suy lường phân biệt, tâm ham sống sợ chết, tâm tri kiến hiểu biết, tâm ưa thanh tịnh chán ồn ào, nhất thời đối chiếu, chỉ là chỗ đối chiếu, khán thoại đầu: Tăng hỏi Triệu Châu con chó có Phật tánh hay không? Châu đáp: không, một chữ Tử này chính là binh khí phá tan rất nhiều ác tri ác giác, không được hiểu là có không, không được khởi lên cái biết đạo lý, không được hướng vào ý căn mà suy lường tính toán, không được hướng vào đống rễ mà nhướng mày chớp mắt, không được đi trên đường mà làm công việc, không được phất nhởn nhơ trong vỏ vô sự, không nói về chỗ nêu lên gánh vác, không được dẫn chứng trong văn tự, chỉ hướng về mười hai thời, bốn oai nghi, thường thức tỉnh, thường giác ngộ. Con chó có Phật tánh hay không? Đáp là không, không lìa nhật dụng, thử theo đây mà công phu xem, ngày mười hằng tháng sẽ tự thấy được, việc quận ngàn dặm đều không trở ngại nhau. Người xưa nói rằng: tôi ở đây là sinh hoạt theo ý của Tổ Sư, đâu có vật gì câu chấp được họ. Nếu lìa nhật dụng mà có thú hướng riêng thì đó là lìa sóng tìm nước, lìa vật trang sức tìm vàng, càng tìm càng xa.

Lại thầm biết, xưa nay dùng việc lớn nhân duyên này làm niệm, tinh tấn mạnh mẽ thuần một không xen lẫn, không xiết vui mừng phấn khởi, có thể trong mười hai thời rõ ràng coi là thời gian, chắc được tương ưng chưa? Hai bên thức và ngủ được như một chưa? Nếu chưa được thì không bao giờ được một bề đắm vào không, hướng về vắng lặng, người xưa gọi là việc làm của lũ quỷ ở dưới Hắc Sơn, tận đời vị lai không mong gì thoát ra được. Hôm qua nhận được lời dạy suy nghĩ về mọi mặt ắt đã đắm đuối vào tam-muội vắng lặng cao siêu, và hỏi thẳng đến Ngài mới biết quả thật đúng như đã dự đoán, hễ là kẻ sĩ liên quan tới đời có thừa, từ lâu bị dính mắc trong trần lao, bỗng nhiên được người chỉ bày hướng về chỗ tĩnh mặc công phu, chợt trong lòng được vô sự, liền được chỗ an vui rốt ráo, nào ngờ giống như đá đè cỏ, chỉ tạm thời giác ngộ dứt tinh tức, ngặt vì cột rễ vẫn còn. Thà có thời kỳ chứng ngộ thấu suốt vắng lặng, nếu được vắng lặng chân chánh hiện tiền, thì phải ở trong sanh diệt lẫy lừng, bất thình lình nhón một cái là nhảy qua, không động một mảy may, liền khuấy sông dài làm tô lạc, biến đất đai thành vàng, nắm lấy thời cơ, tha hồ quyết định, sống chết tự do, lợi tha tự lợi, chẳng bố thí thì không được, bậc Tiên Thánh gọi là Vô tận tạng Đà-la-ni môn, Vô tận tạng thần thông du hý môn, vô tận tạng như ý giải thoát môn. Há chẳng phải là bậc chân đại trượng phu mới làm được hay sao? nhưng cũng không khiến như vậy, đều là phần bình thường của tâm ta, mong những người chung quanh tuyệt vời quyết định kỳ hạn ở đây, rộng lớn thấu suốt đại ngộ, trong lòng trong sáng như trăm ngàn mặt trời mặt trăng, các thế giới mười phương một niệm hiểu rõ, không có một chút mảy may tư tưởng khác mới được tương ưng với đắc lực, trên đường sanh tử mà một ngày khác lại nắm được cán cân thì cho đến vua ở trên Nghiêu Thuấn cũng như ngón tay trong bàn tay.

Nêu thí dụ, người Sơ cơ được chút ít công phu tĩnh tọa cũng tự thoả mãn. Lại nói rằng: không dám dối là tĩnh kiến, ông già mặt vàng nói: ví như có người tự bịt kín lỗ tai mình, lớn tiếng la to mà muốn người không nghe, thật là tự làm chướng nạn cho mình. Nếu tâm sanh tử chưa phá, trong mười hai thời nhật dung, mịt mờ tăm tối y như người chết hồn chưa tan. Lại dùng thời gian rảnh rỗi lý giải tĩnh lý giải ồn ư! Người hàng thịt Quảng Ngạch trong hội Niết-bàn buông dao giết mổ liền thành Phật, há là làm công phu trong vắng lặng ư? Hắn đâu chẳng phải là kẻ Sơ Cơ, người chung quanh đây quyết định cho là không đúng, phải sai bày hắn làm cổ Phật thị hiện. Người đời nay không có năng lực này. Nếu thấy như thế mới không tin sự cao quý của mình cam tâm làm người thấp kém. Trong hôm này của tôi, dù Sơ Cơ học muộn cũng không hỏi tham học lâu ngày hay đạt trước. Nếu muốn vắng lặng chân thật thì phải phá tâm sanh tử, không thực hành công phu, tâm sanh tử phá rồi thì tự vắng lặng, bậc Thánh đã nói vắng lặng phương tiện chính là đây. Bọn tà sư thời mạt pháp không biết lời phương tiện của bậc Thánh trước. Người chung quanh nếu tin lời Sơn Tăng nói thử đến chỗ ồn ào, khán thoại đầu con chó có Phật tánh hay không? Chưa nói ngộ hay không ngộ, chính ngay lúc một tấc vuông rối loạn, lừa dối thức tỉnh giấc ngộ, lại giác tĩnh hay sao? Lại có cảm thấy đắc lực hay chăng? Nếu cảm thấy đắc lực thì không cần buông bỏ, nếu lúc tĩnh tọa, chỉ thắp một nén hương tĩnh tọa, khi ngồi không được hôn trầm, cũng không được trạo cử, bậc Tiên Thánh đã quở trách hôn trầm vào trạo cử. Khi tĩnh tọa vừa giác thì hai thứ bệnh này hiện tiền, nhưng chỉ nêu thoại đầu con chó không có Phật tánh, thì hai thứ bệnh không cần ra sức dứt bỏ, lập tức lâu ngày chày tháng vừa cảm thấy tỉnh lực chính là chỗ đắc lực, cũng không cần công phu trong vắng lặng, đây chính là công phu. Lý Tham Chánh lúc ở Tuyền Nam, lúc đầu gặp nhau thấy Sơn Tăng ra sức bài bác tà thiền lặng chiếu mù mắt người, thì rất bất bình và nghi ngờ, chợt nghe Sơn Tăng tụng thoại đầu cây bách trước sân, bỗng nhiên đập bể thùng sơn, ở trong nụ cười vô cùng đơn giản, mới tin Sơn Tăng mở miệng thấy ruột, không chút lừa dối, cũng chẳng phải tranh giành mình và người, liền sám hối với Sơn Tăng. Ông đây hiện tại kia, xin hỏi thử có đúng không? Thượng tọa Đạo Khiêm đã đến Phước Đường mà không biết đã đến chỗ ấy hay chăng? Ông nầy tham thiền ăn đắng nuốt cay càng nhiều cũng từng nhập vào khô thiền hơn mười năm, mấy năm gần đây mới được chỗ an vui. Khi gặp nhau thử hỏi hắn, thế nào là công phu? Từng làm khách lãng tử thật đáng thương, hẳn là chí thành thổ lộ.

* Trả lời riêng cho Lý Tham Chánh (Hán Lão):

Khi Phú-Xu-Mật Khoảnh ở Tam Cù, có gửi thư đến hỏi đạo, do đó mà thành mối quan hệ ra đời rất nhiều, còn ngăn lấp ở chỗ vắng lặng soi sáng như thế, chắc là bị tà sư dẫn vào hang quỷ không còn nghi ngờ gì nữa. Nay lại được sách, vẫn chấp tĩnh tọa là tốt. Họ bị trện ngại như vậy, làm sao tham được thiền của Kính Sơn. Lần này trả lời cho họ, lại là sắn bìm rối rắm, không tiếc khẩu nghiệp xoá bỏ đi những đau khổ, không chịu quay đầu đổi ý, lại ở trong nhật dụng khán thoại đầu ư? Bậc thiên Thánh nói rằng: thà phá giới như núi Tu-di chớ không chịu bị tà sư huân tập một niệm tà, như nhiều hạt cải ở trong tình thức, như dầu đổ vào bột thì không bao giờ lấy ra được, công này là đúng. Như cùng gặp nhau thử xem mối quan hệ sắn bìm nhất quán trả lời hắn, do đó mà làm phương tiện cứu lấy người này. Trong bốn pháp nhiếp lấy đồng sự nhiếp làm trên hết, mọi người chung quanh nên đại khởi pháp môn này khiến họ tin tưởng, không kiệm được một nửa sức của Sơn Tăng cũng khiến cho hắn tin tưởng chắc chắn, chịu lìa hang cũ.

* Trả lời Trần Thiếu Khanh (Quý Nhâm): Thừa dụ:

Muốn lưu ý đến việc lớn nhân duyên này thì căn tánh rất ám độn. Nếu quả thật như vậy thì phải chúc mừng người chung quanh. Thời nay bậc sĩ Đại Phu phần nhiều đối với việc này liền thoát khỏi một cách đơn giản, chỉ vì căn tánh quá sắc bén, tri kiến quá nhiều, thấy Tông sư vừa mở miệng động lưỡi thì liền biết ngay, do đó ngược lại không bằng kẻ độn căn không có nhiều ác tri ác giác, chợt ở trong một cơ một cảnh, một lời một câu nêu ra liền là Đại sư Đạt-ma lúc đầu dùng hết trăm thứ thần thông, cũng làm gì mà họ không làm được, vì họ không có lý nào để chướng ngại được. Người lợi căn lại bị lợi căn chướng ngại, không thể nhổ xuống đất liền bỏ đi, như đất bị nứt. Nếu đối với sự thông minh hiểu biết mà học được, đối với bổn phận mình mà làm, chuyển sức không nổi. Cho nên, Hòa thượng Nam Tuyền nói rằng: gần đây Thiền sư quá nhiều, tìm một người Si độn cũng không thể được. Hòa thượng Chương Kính nói rằng: chí lý quên lời thì người không biết, quen làm việc khác cho là công năng, không biết tự tánh vốn chẳng phải là trần cảnh mà pháp môn đại giải thoát mầu nhiệm, chỗ có gương giác vô nhiễm, vô ngại, ánh sáng không hề ngừng soi chiếu, từ xưa tới nay vốn không thay đổi, giống như vầng mặt trời soi chiếu xa gần như vậy, tuy đến các sắc khác vẫn không hòa hợp với tất cả, chiếu sáng rực rỡ chẳng cần rèn luyện, vì không hiểu nên lấy ở hình ảnh vật thể, chỉ như nhắm mắt vọng khởi hoa đốm trong hư không, chỉ tự mệt mỏi luống uổng trải qua kiếp số. Nếu phản chiếu lại, không có người thứ hai, nêu ra biện pháp không thiếu thật tướng. Mọi người chung quanh tự nói căn độn, thử phản chiếu như vậy xem để biết người độn còn độn không? Nếu không chiếu soi trở lại, chỉ giữ độn căn lại sanh phiền não, chính là hướng lên huyễn vọng càng Tăng thêm huyễn vọng, trên hoa hư không càng thêm hoa hư không. Chỉ nêu nghe lời nhau thì sẽ biết người căn tánh độn chắc chắn không độn. Tuy không được giữ cái ám độn này nhưng cũng không được bỏ tham cứu, cái ám độn này, lấy bỏ lợi độn trong tâm người không còn, tâm này cùng với Chư Phật ba đời là một thể không hai, nếu có hai thì pháp không bình đẳng, thọ giáo truyền tâm chỉ là luống dối, cầu chân tìm thật càng thấy tham cứu sai, chỉ biết được tâm một thể không hai, chắc chắn không ở giữa một lợi độn lấy bỏ sẽ thấy trăng quên ngón tay lập tức một đao chặt đứt làm hai đoạn. Nếu trước chần chừ suy nghĩ, sau tính toán thì chính là đánh vào hư không sanh thật giải. Trong pháp căn cảnh luống dối bịa đặt kỳ lạ, khi ở trong ấm giới tự vọng chấp không liễu ngộ.

Mấy năm gần đây có một loại tà sư nói thiền mặc chiếu, dạy người trong mười hai thời việc ấy chớ chú ý tới, cứ nghĩ ngồi, đi không được lên tiếng, e rơi vào thời gian nầy, thường sĩ Đại Phu bị cái thông minh lợi căn sai sử, phần nhiều là nhàm chán chỗ ồn ào, chợt bị bọn tà sư dạy cho tĩnh tọa, lại tiết kiệm được sức bèn cho là đúng mà không cầu diệu ngộ, chỉ lấy lặng lẽ làm mẫu mực. Mỗ chẳng khẩu nghiệp, cố gắng cứu người tệ ác này. Ngày nay ít có người biết lỗi, xin công chỉ hướng đến chỗ nghi tình chưa phá mà tham cứu, đi đứng nằm ngồi không được buông bỏ. Vị Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh hay không? Châu đáp: Không. Một chữ tử này chính là con dao chém chết tâm nghi ngờ sanh tử, cái chuôi dao này chỉ nằm trong tay người thường, nhờ người khác xuống tay không được, phải chính mình xuống tay mới được. Nếu bỏ được tánh mạng mới chịu xuống tay. Nếu bỏ tánh mạng không được, chỉ chú ý chỗ nghi không phá, chợt tự chịu bỏ mạng, ngay đó liền liễu ngộ, lúc đó mới tin lúc vắng lặng chính là lúc nói, không cần hỏi ai cũng tự nhiên không bị Tà sư nói càn loạn đạo, rất mong! Rất mong! Xưa, Châu Thế Anh có lần dùng thư hỏi đạo Hòa thượng Châu Tịnh ở am rằng: Phật pháp rất mầu nhiệm thì người ngộ tâm như thật biết tự tâm rốt ráo xưa nay thành Phật, như thật tự tại, như thật an vui, như thật giải thoát, như thật thanh tịnh, mà hằng ngày chỉ dùng tự tâm, tự tâm biến đổi, nắm được tiện dụng, chớ hỏi phải hay trái, tâm tự suy tính so lường thì không đúng, không suy tính thì mỗi mỗi thiên chân mỗi thứ đều là minh diệu, mỗi thứ đều như hoa sen không dính bùn, tâm thanh tịnh vượt đến bờ kia, vì mê tự tâm nên làm chúng sanh, ngộ tự tâm nên thành Phật, nhưng chúng sanh tức là Phật, Phật tức là chúng sanh, vì mê ngộ nên có kia đây. Như người học đạo thời nay phần nhiều không tin tự tông, không ngộ tự tâm, không được thọ dụng sáng suốt của tự tâm, không được tự tâm an vui giải thoát, ngoài tâm vọng có thiền đạo, vọng lập kỳ lạ, vọng sanh lấy bỏ, dù thong thả tu hành, rơi vào cảnh giới đoạn kiến thiền tịch của nhị thừa, ngoại đạo, cái gọi là tu hành e rằng rơi vào hầm hố đoạn thường, đoạn kiến là dứt mất tánh vốn sáng suốt của tự tâm, một bề ngoài tâm mắc kẹt vào thiền tịch không trệ. Thường kiến là chẳng ngộ tất cả pháp không, chấp kẹt vào các pháp hữu vi, thế gian cho là rốt ráo. Bọn tà sư dạy kẻ sĩ Đại Phu nhiếp tâm tĩnh tọa mọi việc chớ quan tâm cứ nghỉ ngơi đi, há chẳng phải là dùng tâm dứt tâm, dùng tâm nghĩ tâm, dùng tâm dụng tâm. Nếu tu hành như vậy thì làm sao không rơi vào cảnh giới thiền tịch đoạn kiến của Nhị thừa, ngoại đạo; Làm sao hiển bày được sự sáng suốt của tự tâm thọ dụng rốt ráo an vui như thật thanh tịnh giải thoát biến hóa mầu nhiệm, phải do đương nhân tự thấy được, tự ngộ được, tự nhiên không bị lời lẽ của người xưa, như thanh tịnh ma ni bảo châu không thể nhiễm ô, vì bản thể tự thanh tịnh nên tân này cũng vậy, chính khi mê bị trần lao mê hoặc, mà tâm này thể vốn không hề mê hoặc cái gọi là như hoa sen không thấm nước. Chợt nếu ngộ được tâm này xưa nay đã thành Phật, rốt ráo tự tại như thật an vui, mỗi thứ diệu dụng cũng không từ ngoài đến vì vốn tự đầy đủ. Ông già Mặt vàng nói rằng: không có pháp nhất định gọi là A-nậuđa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, cũng không có pháp nhất định Như Lai để nói. Nếu xác định bản thể thật có việc như thế thì lại không đúng. Sự việc không buộc mình, vì mê ngộ lấy bỏ, nói đạo lý có bao nhiêu, vì chừa chí diệu, chỉ là phương tiện nói thôi, thật ra bản thể cũng không có bao nhiêu, xin các vị chỉ dụng tâm như thế, trong mười hai thời nhật dụng không được chấp sanh tử Phật đạo là có, không được bác bỏ sanh tử Phật đạo trở về không, nhưng chỉ khán thoại đầu con chó có Phật tánh hay không? Triệu Châu nói: không, chẳng thể hướng vào ngôn ngữ mà khởi việc làm, lại không thể hướng về chỗ mở miệng mà gánh vác, cũng không được đến chỗ xẹt đá lửa và điện chớp sáng mà lãnh hội, con chó có Phật tánh hay không? Không, nhưng chỉ tham cứu như thế, cũng không được đem tâm chờ ngộ, chờ nghỉ ngơi. Nếu đem tâm chờ ngộ, chờ nghỉ ngơi thì càng không liên quan.

Nêu thí dụ. Sau khi tự được sách xưa nay của Sơn Dã, mỗi lần gặp trong ồn náo, chỗ trốn tránh không được thường tự xem xét mà chưa có năng lực công phu, chỉ chỗ né tránh không được này chính là công phu rồi. Nếu lại ra sức xem xét thì lại xa rồi. Xưa, Nguỵ Phủ Lão Hoa Nghiêm nói rằng: Phật pháp ở trong việc làm hằng ngày, chỗ đi đứng nằm ngồi, uống trà, ăn cơm, nói năng qua lại, chỗ tạo chỗ làm, khởi tâm động niệm lại không đúng, chính ngay chỗ né tránh không được, rất kỵ khởi tâm động niệm, khởi tưởng xem xét. Tổ Sư nói rằng: phân biệt không sanh sáng suốt tự soi. Lại Bàng Cư Sĩ nói rằng: việc hằng ngày không phân biệt chỉ tự mình hài hòa, việc việc không lấy bỏ, chỗ chỗ chớ trái ngược, đỏ tím ai làm hiệu, gò núi sạch một chút bụi, thần thông và diệu dụng, chỗ nước và kéo củi. Lại bậc Thánh trước có nói rằng: chỉ có tâm phân biệt tính toán, tự tâm chấp lượng đều là mộng, cẩn thận nhớ lấy, khi né tránh không được thì không được đem tâm đoán định khi tâm không toán định thì tất cả sẵn có, cũng không cần lý giải lanh lợi cũng không cần lý giải ám độn. Tóm lại không dính dáng gì đến việc lợi độn của người khác, cũng không liên can gì đến việc tĩnh loạn của người khác. Chính lúc né tránh không được, chợt đánh mất túi vải, bất chợt vỗ tay cười lớn. Nhớ lấy! Nhớ lấy! Việc này nếu dùng một sợi tóc công phu thủ chứng thì như người dùng tay nắm lấy hư không, chỉ thêm tự nhọc nhằn mà thôi. Khi ứng tiếp chỉ nên ứng tiếp, cần được tĩnh tọa thì chỉ tĩnh tọa. Khi ngồi không được chấp vào chỗ ngồi là rốt ráo, thời nay bọn làm rốt ráo, nghi lầm dòng dõi con cháu. Sơn Dã không sợ kết oán, ra sức mắng họ để báo ân Phật, cứu vớt cái tệ hại thời mạt pháp.

* Trả lời Triệu Đãi Chế (Đạo Phu):

Nêu thí dụ, mỗi thứ đều đầy đủ. Phật dạy: người có tâm đều được thành Phật, tâm này chẳng phải tâm vọng tưởng trần lao ở thế gian, là phát tâm Vô thượng Đại Bồ-đề. Nếu người có tâm ấy thì chẳng thể nào không thành Phật. Sĩ Đại Phu học đạo phần nhiều tự làm chướng nạn, vì không có niềm tin quyết định. Phật lại dạy: niềm tin vốn là mẹ của các công đức, nuôi dưỡng tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, ra khỏi dòng ái, mở bày Niết-bàn Vô thượng đạo. Lại nói: niềm tin có công năng làm cho trí tuệ công đức thêm lớn, niềm tin có công năng quyết chắc được Như lai địa, chỉ bảo kẻ độn căn chưa thể ngộ suốt, hãy trồng hạt giống Phật trong mảnh ruộng tâm. Lời này tuy thấp cạn nhưng cũng sâu xa, chỉ bằng lòng thì không nghi ngờ nhau. Thời nay, kẻ sĩ học đạo thường ở chỗ hưỡn lại gấp, chỗ gấp lại hưỡn. Bàng công nói: một hôm, rắn chui vào trong trôn quần vải, thử hỏi là thời tiết gì của Tông Sư? Việc hôm qua, hôm nay còn có người nhớ không nổi, huống chi là việc cách ấm, há dễ không quên mất ư? quyết định muốn đời này được thấu suốt giáo lý thì không nghi Phật, không nghi Tổ, không nghi sanh, không nghi tử, phải có niềm tin quyết định, có chí quyết định, niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, làm như vậy khi chưa thấu suốt riệt mới có thể nói là độn căn. Nếu ngay khi đó bèn tự nói rằng ta độn căn không thể đời này thấu suốt được, lại trồng hạt giống Phật để kết duyên, chính là không đi mà muốn tới thì không có việc ấy. Tông Cảo vì tin đạo này, dần dần biết được chỗ tiết kiệm sức lực trong mười hai thời nhật dụng, chính là chỗ học Phật đắc lực. Chỗ đắc lực của mình thì người khác không biết được, cũng đưa ra cho người xem không được. Lô Hành Giả bảo Thượng tọa Đạo Minh, rằng: nếu ông phản chiếu mặt mũi xưa nay của mình, mật ý càng công dụng đắc lực, chỗ đắc lực chính là chỗ kiệm sức. Việc trần lao ở thế gian, lấy một bỏ một, vô cùng vô tận, trong bốn oai nghi không hề rời bỏ, vì vô thỉ đến nay kết được duyên sâu với nó, Niết-bàn thì tuệ vô thỉ đến nay kết duyên cạn với nó, chợt nghe bậc tri thức nói đến thì cảm thấy hoàn toàn mơ hồ khó lãnh hội. Nếu từ vô thỉ đến nay kết duyên cạn cợt với trần lao, kết duyên sâu với Niết-bàn thì có chỗ nào khó lãnh hội, nhưng chỗ sâu nói giáo cạn, chỗ cạn nói giáo sâu, chỗ lạ nói giáo quen, chỗ quen nói giáo lạ, khi vừa cảm giác suy nghĩ việc trần lao thì không cần ra sức dứt trừ, chỉ y cứ vào chỗ suy nghĩ nhẹ nhàng xoay chuyển thoại đầu, tiết kiệm sức lực vô hạn, cũng được năng lực vô hạn, chỉ xin như vậy chớ cố tình đợi ngộ, bỗng nhiên tự ngộ. Tham Chính muốn mỗi ngày gặp nhau, ngoài vi kỳ ra, còn muốn cùng nhau nói về việc thông thường này chăng? Nếu chỉ Vi Kỳ, chưa từng nói được việc thường này, chỉ y cứ vào chỗ trắng đen chưa rõ ràng, nhấc mâm lên rãi ra, lại hỏi họ đòi chỗ nào, nếu đòi không được, là kẻ độn căn thật, tạm thời gác qua việc này.

* Trả lời Hứa Tư Lý (Thọ Nguyên):

Ông già Mặt vàng nói: niềm tin là mẹ sanh ra các công đức, nuôi dưỡng tất cả các pháp lành. Lại nói: tin có công năng giúp cho trí công đức thêm lớn, tin sẽ được Như lai địa, muốn đi ngàn dặm thì bắt đầu từ bước đầu tiên. Bồ-tát Thập Địa dứt chướng chứng pháp môn, ban đầu từ Thập Tín mà vào. Sau đó, lên Pháp Vân địa mà thành Chánh giác. Ban đầu, Hoan Hỷ địa vì tin mà sanh vui mừng. Nếu quyết định dựng đứng xương cột sống thì phải làm bậc hảo hán không lường thế gian và xuất thế gian, phải là người có niềm tin vững chắc mới hiểu được, nếu nửa hiểu nửa mù mờ, nửa tin nửa không tin thì chắc chắn, không hiểu nổi. Việc này không có tình người, không thể truyền trao, phải tự mình hăng hái mới có phần thú hướng. Nếu chấp vào việc phân biệt trên cửa miệng người khác thì nhiều kiếp không có lúc nghỉ ngơi, tuyệt đối trong mười hai thời chớ để luống qua, từng ngày khơi dậy chỗ ứng dụng. Viên Đà Đà Địa và Thích-ca Đạt-ma, Vô Thiếu Dị, tự là đương nhân thấy không thấu suốt, không qua, toàn thân nhảy vào thanh sắc, lại hướng vào trong tìm đâu ra mặt càng mất liên quan. Việc này cũng chẳng phải chỗ tham học với bậc tri thức lâu ngày, ở khắp các tòng lâm rồi sau đó hiểu được, mà nay có bao nhiêu người đầu bạc răng long ở tòng lâm hiểu không nổi, lại có một số người mới vào tòng lâm vừa bác bỏ liền chuyển được, hết sức đơn giản. Phát tâm có trước sau, khi ngộ thì không sau trước. Xưa, Đô Úy Lý Văn Hòa tham học với Thạch Môn Từ Chiếu ngay sau một câu đáp ứng liền hết sức đơn giản từng có kệ trình Từ Chiếu rằng: học đạo phải là người đanh thép, khi thực hành công phu thì trong tâm liền phân biệt, chỉ chọn Vô thượng Bồ-đề, tất cả đúng sai đều không chú ý tới, chỉ từ chỗ hiện thời chết liền nghĩ, chớ nghĩ trước nhớ sau cũng đừng sanh phiền não, phiền não thì chướng đạo. Chúc mừng, chúc mừng!

Người chung quanh có đủ chánh tín lập chánh chí, đây chính là nền tảng làm Phật làm thành. Sơn Dã vì sáng suốt gọi đạo hiệu của ông, như nước trong vắt bất động thì sự rỗng rang sáng suốt tự soi không nhọc nhằn tâm lực. Pháp thế gian, xuất thế gian không lìa vắng lặng, không có một chút khéo léo nào để qua lọt, chỉ dùng ấn này, ấn định tất cả chỗ, không đúng hay chẳng phải không đúng, mỗi thứ đều giải thoát, mỗi mỗi đều sáng suốt mầu nhiệm, mỗi mỗi đều chân thật, khi dùng cũng trong sáng, khi không dùng cũng trong sáng. Tổ Sư nói: chỉ có tâm phân biệt tính toán, tự tâm chấp lượng đều là mộng, nếu tâm thức vắng lặng, không một chút động niệm, ấy gọi là Chánh giác, giác đã chánh thì trong mười hai thời nhật dụng thấy sắc nghe tiếng, ngửi hương biết vị, giác xúc biết pháp, đi đứng nằm ngồi, nói nín động tĩnh, đều trong sáng, cũng tự không khởi tưởng điên đảo, có tưởng hay không tưởng đều được thanh tịnh, đã được thanh tịnh thì khi động dụng hiển bày vắng lặng, khi không động thể trở về vắng lặng, thể dụng tuy khác nhưng vắng lặng thì một. Như chẻ Chiên-đàn thành từng mảnh cũng vẫn là chiên-đàn. Thời nay có một hạng người bịa đặt, tự mình không thật vẫn cứ dạy người nhiếp tâm tĩnh tọa, dạy ngồi dứt hơi thở, bọn người này thật đáng thương xót, xin ông chỉ công phu như thế. Sơn Dã tuy chỉ bày ông như vậy cũng thật bất đắc dĩ thôi. Nếu thật có việc công phu ấy tức là ô nhiễm ông, tâm này không có thật thể thì làm sao kiên quyết thâu nhiếp được, đã không có chỗ an trụ thì không thời không tiết, không xưa không nay, không phàm không Thánh, không được không mất, không tĩnh không loạn, không sống không chết, cũng không gọi là vắng lặng, cũng không có tự thể vắng lặng, cũng không có công dụng vắng lặng, cũng không có người nói vắng lặng ấy, cũng không có người nhận thuyết vắng lặng ấy. Nếu thấy được thấu suốt thì Kính Sơn cũng không uổng phí làm hiệu này, người ở chung quanh cũng không uổng công nhận hiệu này. Vì sao? Vì sao?