ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 19

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Phật dạy: Muốn biết cảnh giới Phật nên thanh tịnh ý mình như hư không, lìa bỏ vọng tưởng và chấp trước, khiến chỗ tâm hướng về đều vô ngại. Cảnh giới Phật chẳng phải là cảnh giới có tướng bên ngoài. Cảnh giới Phật chính là tự giác Thánh trí. Quyết định muốn biết cảnh giới này, không nhờ trang nghiêm tu chứng mà được, nên thanh tịnh ý căn, từ vô thỉ đến nay khách trần phiền não nhiễm ô, tâm nên rỗng rang như hư không, lìa bỏ các chấp trước trong ý thức, luống dối, không thật, vọng tưởng cũng như hư không thì tâm mầu nhiệm vô công dụng này tự nhiên không trệ ngại.

Phật lại dạy: Không nên đối với một pháp, một việc, một thân, một cõi nước, một chúng sanh mà nói về Như lai, nên biết khắp tất cả chỗ mà thấy Như lai. Phật nghĩa là giác, nghĩa là đối với tất cả chỗ thường giác khắp. Gọi biến kiến nghĩa là thấy bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật của mình không có một thời, một xứ, một pháp, một sự, một thân, một cõi nước, một chúng sanh trong giới mà không khắp. Chúng sanh mê điều này mà trôi lăn trong ba cõi chịu các thứ khổ. Chư Phật ngộ điều này mà vượt qua các cõi, thọ hưởng diệu lạc cao quý. Nhưng khổ vui đều không có thật thể. Nhưng mê ngộ có khác nhau biệt mà khổ vui khác đường.

Cho nên ngài Uông Thuận nói: Pháp thân trôi lăn trong năm đường nên gọi là chúng sanh, pháp thân hiện thời của chúng sanh không hiển hiện gánh vác một việc lớn nhân duyên này, phải có chí quyết định. Nếu nửa tin nửa ngờ, thì không liên can.

Người xưa nói: Học đạo như dùi lửa, nếu gặp khói thì chớ dừng. Hãy đợi kim tinh hiện, về nhà mới đến cùng muốn biết. Chỗ đến cùng là cảnh giới mình, cảnh giới người như một.

Đã học đạo nầy, trong mười hai thời gặp vật ứng duyên, không được làm cho niệm ác sinh khởi nối nhau. Hoặc soi lại, không khởi một niệm ác, nên mau tinh thái, kéo chuyển đầu lại. Nếu một bề theo chúng đi nối nhau không đứt quãng chẳng phải độc chướng đạo cũng gọi đó là người không có trí tuệ. Ngày xưa, Quy Sơn hỏi Lại An: Trong mười hai thời nên làm việc gì? An nói:

  • Chăn trâu.
  • Ông làm sao chăn?
  • Mỗi lần đi vào cỏ, kéo mũi lại.

Sơn nói: Ông thật là chăn trâu.

Người học đạo chế ngự niệm ác phải như việc chăn trâu của Lãn An thì lâu ngày tự thành thục. Cung người chớ lấy, ngựa người chớ cưỡi, việc người chớ biết. Đây tuy là lời nói bình thường nhưng cũng là hành trang để vào đạo. Nhưng phải tự xem xét, từ sáng đến tối, có rất nhiều việc lợi mình lợi người, hỏi giác thiên khô, phải tự cảnh giác, không thể lơ là. Thiền sư Đạo Lâm ngày xưa ngồi trên cây thông núi Tần Vọng. Người bấy giờ gọi là Hòa thượng Ô Sào. Khi Bạch Cư Dị Thị Lang trấn nhậm ở Tiền Đường, đặc biệt vào núi yết kiến Ngài, bèn hỏi: Thiền sư ngồi ở chỗ thật nguy hiểm.

Sư nói: Thiền Tăng có gì mà nguy hiểm, Thị lãng nguy hiểm rất nhiều.

Cư Dị nói: Đệ tử trấn nhậm ở Giang Sơn đâu có nguy hiểm gì?

Sư nói: Cửa lửa giao nhau, thức tánh không dừng mà chẳng nguy hiểm ư?

Lại hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp?

Sư nói: Chớ làm các điều ác, nên làm các việc lành.

Dị nói: Đứa trẻ ba tuổi cũng biết nói như thế.

Sư nói: Đứa trẻ ba tuổi tuy nói được nhưng người già tám mươi tuổi thực hành không được.

Dị bèn lễ bái lui ra.

Nay muốn tĩnh tâm lực, mặc cho đứa trẻ ba tuổi nói được hay không nói được. Người già tám mươi tuổi thực hành được hay không thực hành được. Nhưng các điều ác chớ làm thì rõ được lời này. Tin hay không tin xin suy nghĩ.

Người đời vô minh hiện hành giả cho là thiện. Thiện tuy chưa đến há không hơn người ít liêm ít thẹn, giả thiện mà làm ác. Trong giáo pháp nói:

– Nhân địa không chân chiêu cảm quả quanh co. Nếu trực tâm trực hạnh trực thủ vô thượng Bồ-đề thì có thể gọi là việc làm của bậc đại trượng phu chân chánh. Việc nhiều kiếp đến nay chỉ như hiện tại, nếu nay hội được thì việc nhiều kiếp đến tức thời như bình vỡ, băng tan.

Như nay không hội lại trải qua nhiều kiếp cũng chỉ như thế. Pháp như thế, xưa nay như vậy, không hề biến đổi một mảy may.

Việc nầy cho người thông minh lanh lợi gánh vác. Nếu để cho người thông minh lanh lợi không có phần gánh vác, thì người thông minh lanh lợi tuy dễ vào, mà khó giữ gìn. Bởi chỗ vào không sâu lắm nhưng vì sức yếu. Người thông minh lanh lợi mới nghe thiện tri thức nói chuyện mắt liền linh động, sớm dùng tâm ý thức giải liễu. Như người này tự làm chướng ngại, nhiều kiếp không lúc nào ngộ, quỷ bên ngoài làm vương lụy có thể trị. Đây chính là nhà thân làm mờ ám không thể cầu khẩn.

Vĩnh Gia nói: Tổn pháp tài diệt công đức, đều do tâm ý thức này, chính là đó. Sĩ nhân xem rộng nhiều sách muốn làm lợi ích tánh thức, mà trở lại nhớ giữ.

Người xưa nói: Uẩn ở trong bụng, làm việc nghiệp giúp bàn chuyện. Thật không biết ý của bậc Thánh lập giáo, gọi là suốt ngày đếm của báu cho người, mà tự mình không phân nửa đồng, xem đọc kinh giáo cũng vậy. Cần phải thấy trăng quên ngón tay, không thể theo lời nói để hiểu.

Người xưa nói: Phật nói tất cả pháp vì độ tất cả tâm, ta không có tất cả tâm đâu cần tất cả pháp. Người có chí đọc sánh xem giáo có thể như thế mới thể hội ý của bậc Thánh phần nào. Xưa, Lý Văn Hòa Đô Uý tham Thiền sư Bạch Môn Từ Chiếu Thông ngộ tông chỉ của Lâm Tế. Có một bài kệ rằng: học đạo phải là người sắt, dùng tâm hay đầu để phán, chứng thẳng Vô thượng bồ-đề tất cả thị phi chẳng quản, mầu nhiệm thay lời này. Có thể làm hạt giống ánh sáng giúp cho phát cơ.

Việc trần lao thế gian như vòng xích tuần hoàn nối nhau không đứt quãng, được chỗ tĩnh thì tĩnh. Vì vô thỉ đến nay tập khi quen rồi. Nếu bất lực với nó thì lâu ngày, không biết không giác nhập được đầu sâu.

Ngày 30 tháng chạp rốt cuộc tay chân không biện biệt, phải được lúc qua đời không điên đảo. Lại từ ngày nay làm việc, chớ dạy điên đảo. Như nay chỗ làm việc điên đảo, muốn khi qua đời không điên đảo thì không có việc đó.

Người xưa có nói: Tìm trâu thì hỏi dấu chân, học đạo thì hỏi vô tâm. Dấu chân trâu còn thì trâu trở về, vô tâm nó dễ tìm. Nên gọi người vô tâm chẳng phải như cây ngói đất đá vô tri, nghĩa là xúc cảnh gặp duyên tâm định bất động, không chấp trước các pháp, tất cả chỗ thản nhiên không chướng ngại, không bị nhiễm ô, cũng không trụ chỗ nhiễm ô, quán thân tâm như mộng huyễn, cũng không trụ trong cảnh hư vô mộng huyễn. Được cảnh giới như thế, mới được gọi là chân vô tâm, như chưa được chân vô tâm, chỉ cứ nói và mặc chiếu tà thiền sao lạ thay.

Phật là thuốc của chúng sanh. Chúng sanh bệnh thuốc trừ cũng không dùng, hoặc bệnh mất thuốc còn. Vào cảnh giới Phật, mà không thể vào cảnh giới ma. Bệnh này và bệnh của chúng sanh chưa trừ. Bệnh nặng khỏi thuốc bỏ, Phật quỷ đều ghét, mới ở đoạn Đại sư nhân duyên này có thiếu phần tương ưng.

Quy Tông chém rắn, Nam Tuyền chém mèo, học theo dòng ngữ phần nhiều gọi là đương cơ diệu dụng, cũng gọi là đại dụng hiện tiền còn khuôn phép.

Thật không biết đều chẳng phải là đạo lý này, đủ mắt vượt qua. Nêu lên liền biết thế nào. Nếu đại pháp không rõ đánh ngói khoan rùa thì lúc nào là xong. Muốn muôn phép không thì trước tịnh tâm minh, tâm minh thanh tịnh, thì các duyên cũng dứt, các duyên đã dứt thể dụng đều luống dối. Thể tức tự tâm, bổn nguyên thanh tịnh, dụng tức tự tâm diêu dụng biến hóa. Vào tịnh vào uế không bị đắm nhiễm, như biển lớn không gió, như hư không mây tan hết, đến được thửa ruộng như thế mới được gọi là người học Phật, chưa được như thế thì đôn đốc tinh thần.

Tòng lâm gần đây dùng diệu ngôn ỷ ngữ hỏi đáp của người xưa làm nhân duyên khác nhau, người học cô Mị, thật không có bổn thật. Chư Phật nói pháp chỉ sợ người không hội. Dù có nói ẩn lời thì lại dẫn thí dụ làm cho chúng sanh ngộ nhập mà thôi.

Như vị Tăng hỏi Mã Tổ thế nào là Phật?

Tổ nói: Tức tâm là Phật.

Ở đây ngộ nhập lại có gì khác nhau? Ở đây không ngộ tức tâm này là Phật lại là nhân duyên khác nhau. Phàm xem kinh giáo và nhân duyên vào đạo của người xưa, tâm chua tỏ rõ biết được mê muội không mùi vị như gặm khối sắt thì phải cố gắng, thứ nhất không được buông bỏ, chính là ý thức không làm, tư tưởng không đến, dứt phân biệt, diệt lý. Bình thường có thể nói được đạo lý phân biệt được chỗ đi đều là diệt bên tình thức. Phần nhiều nhận giặc làm con chẳng thể không biết. Có một hạng người sáng xem kinh, niệm Phật sám hối, chiều khẩu nghiệp tự do mắng chửi người. Hôm sau vẫn như trước lễ Phật sám hối, suốt năm lấy làm thời khoá hàng ngày. Người này thật ngu, thật không biết, Phạm ngữ là sám ma, Hán dịch là sám hối tội lỗi đã làm, nghĩa là dứt tâm nôi nhau, một khi dứt không tiếp tục nữa, hễ sám thì mãi mãi không tạo nữa. Y theo sám hội của Đức Phật, thì người học đạo chẳng thể không biết.

Người học đạo trong hai mươi bốn giờ tâm, ý, thức thường phải vắng lặng, không có việc làm cũng tĩnh tọa để cho tâm không buông lung, thân không chao đảo. Huân tập lâu ngày tự nhiên thân tàn an vui, đối với đạo có phần hướng về. Vắng lặng Ba-la-mật định chúng sanh tán loạn vọng giác. Nếu chấp chỗ vắng lặng là rốt ráo thì bị thuộc về mặc chiếu tà thiền.

Hòa thượng Triệu Châu nói: Lão Tăng trong mười hai thời, trừ hai thời cơm nước là dụng tâm xen lẫn, ngoài ra không có chỗ dụng tâm xen lẫn. Đây là chỗ hành lý chân thật của lão Hòa thượng này, không cần làm Phật pháp thiền đạo hội. Thiện ác đều từ tâm khởi.

Hãy nói: Ngoài việc giở chân cất bước suy nghĩ phân biệt, gọi là tự tâm gì. Tự tâm lại từ đâu khởi?

Nếu biết được chỗ khởi của tự tâm thì vô biên nghiệp chướng cùng lúc được thanh tịnh. Muôn thứ cao quý không cầu mà tự đến.

Sống từ đâu đến, chết đi về đâu? Biết được chỗ đến đi mới gọi là người học Phật. Biết sanh tử là gì? Người chịu sanh tử là ai? Không biết chỗ đến đi là ai, bỗng nhiên biết được chỗ đến đi là ai. Xem lời này mắt nhìn mà lý hội không được trong bụng bảy trên tám dưới. Trong tấc vuông như đối đi một khối lửa, lại là ai. Nếu muốn biết chỉ hướng về chỗ lý hội không được mà biết lấy. Nếu biết được mới biết sanh tử chắc chắn không liên quan.

Người học đạo hằng ngày chỉ dùng xem xét công phu của người để thường xem xét mình. Đạo nghiệp đều được thực hành, hoặc vui hoặc buồn hoặc yên lặng, hoặc ồn náo đều là lúc để xem xét.

Triệu Châu nói con chó không có Phật tánh. Chỗ hỷ nộ, yên lặng ồn náo cũng phải cân nhắc. Thứ nhất không được dùng ý ngộ, nếu dùng ý đợi ngộ thì tự cho mình là mê. Chấp mê đợi ngộ, dầu trải qua nhiều kiếp cũng không thể ngộ được.

Nhưng khi nêu thoại đầu lược xem tinh thần hăng hái là đạo lý gì?

Triệu Châu nói: “Một chữ Phật ta không thích nghe”, chữ Phật còn không thích nghe, tưởng công phu vô nhàn, chỉ nghĩ đến nhàn, theo sóng thời gian xem xét người khác.

Người xưa nắm lấy việc này. Hoặc thành lý, hoặc thành sự, hoặc y thời tiết, hoặc hướng thượng nắm giữ đều không có tiêu chuẩn nhất định. Trong giáo gọi là Phật dùng một âm thanh nói pháp, chúng sanh tùy loài mà hiểu được. Hiến Thần Bạn Đạo ở trong giàu sang, không bị giàu sang làm mê. Biết có một việc lớn nhân duyên này quyết định thấu thoát sanh tử. Ta bị tội đến Hành Dương gặp nhau, vọn vẹn bốn năm, chỉ cùng được một ngày. Thứ Quan Thánh Sự không thể phân biệt, gồm trăm theo khoan rộng, luôn cẩn sâu dày. Không hề nói lỗi xấu của người. Đây thật là việc làm của Phật, Bồ-tát. Cũng vì thuần thành, có năng lực với đạo. Muốn tán thành ngõ hầu y vào công phu nầy, tương lai phát minh việc lớn. Như các đại lão: Dương Đại Niên, Trương Vô Tận làm Bồ-tát hộ trong ngoài nhà ta, ta nói không luống dối.

* Chỉ dạy Cư Sĩ Đông Phong.

Muốn học đạo này nên lý hội dưới gót chân mình, mới động đến một chút tri kiến, tức vượt qua tin tức dưới gót chân. Tin tức dưới gót chân thông rồi, thì muôn thứ tri kiến tất cả đều là việc dưới gót chân.

Cho nên Tổ Sư nói: Khi nói tri kiến, tri kiến tức là tâm, chính tâm là tri kiến. Tri kiến tức như nay. Nếu nay không vượt qua một niệm thì hướng xuống gót chân bỗng mất tri kiến, sẽ cùng Tổ Sư nắm tay nhau đi. Chưa thể như vậy thì dè dặt đối với tri kiến. Sĩ đại phu học đạo, người lợi căn lỗi lầm, người lợi căn khó vào. Khó vào thì tự sanh lui sụt, lỗi lầm thì khởi phỉ báng không nghi ngờ gì. Nếu chỉ lấy chỗ lỗi lầm dời đến chỗ khó vào. Lại lấy điều khó vào dời đến chỗ lỗi lầm thì tự nhiên yên ổn. Không biết làm lỗi lầm khó vào, được như thế rồi lại ở trong đó toàn thân buông bỏ hết. Khi buông bỏ hết, cũng không được đạo lý buông hết. Người xưa nói phóng đãng như người ngu si. Nhà người tự có ưa thích người thông.

Ngài Thanh Lương nói: Phóng khoáng mặc cho đi ở, tỉnh ngộ soi biết cội nguồn, nói chứng thì chẳng thể dạy người, nói lý thì chẳng chứng không thể liễu ngộ. Nhưng người thời nay mới nghe nói như thế, lấy làm việc thật có như thế bèn nói ta chứng, ta ngộ. Lấy ra trình cho người thì không được, một bề nói cao thiền, bảy dọc tám ngang, nói hồ nói loạn, khinh thần đùa quỷ. Cho rằng việc môn hạ của Tổ Sư như thế. Thật không biết, thân chứng thân ngộ, chỉ có người thân chứng thân ngộ. Không nhờ ngôn từ, tự nhiên âm thầm tương khế. Chỗ tương khế cũng không làm ý và hội. Như nước vào nước, như vàng mạ vàng, nêu một rõ ba, cơ mắt hai lạng. Đến mảnh ruộng này, mới có thể gọi là lìa tướng nói năng, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên, chẳng phải gượng làm. Vì pháp như vậy tòng lâm gần đây, tà pháp hoành hành, chúng sanh mắt lòa, không thể thắng số. Nếu không lấy công án của người xưa nêu biết cân nhắc, thì như người mù phóng cây gậy trong tay, một bước đi cũng không được, đem nhân duyên của người xưa nói, mỗi người chia môn loại là: Cơ này là nhân duyên đạo nhãn. Cơ tắc này là nhân duyên thấu một thỉnh sắc. Cơ tắc này là nhân duyên quên tình. Từ đầu vẫn là thứ tự theo. Thì suy lường bói toán, hạ lời bàn luận, dù có người biết được bệnh này cũng gọi là thiền đạo Phật pháp.

Không ở trong ngôn ngữ văn tự tức tất cả bày ra lại hiện thành cơm cháo rồi, ngồi trong hang quỷ Hắc Sơn, gọi là mặc mà thường chiếu. Lại gọi là như người chết. Lại gọi là việc khi cha mẹ chưa sanh. Lại gọi là việc trước kiếp không. Lại gọi là tin tức bờ bên nầy Oai Âm. Ngồi đến ngồi đi, ngồi được xương hông sinh chai, đều không dám nhúc nhích gọi là tướng công phu thuần thục. Lại dùng nhiều lời lẽ rảnh rang từ đầu làm đạo lý bàn luận, truyền trao một lần gọi là tông chỉ, trong tấc vuông vẫn là đen tối. Vốn phải dứt trừ nhân ngã, nhân ngã càng cao, vốn phải diệt vô minh, vô minh càng lớn. Thật không biết việc này, chỉ có thân chứng thân ngộ mới là rốt ráo.

Mới có một lời nửa câu làm đặc biệt giải thích huyền diệu, giải thích bí mật, biết có thể truyền trao. Chính là chẳng phải chánh pháp. Chánh pháp không truyền không trao. Chỉ có ta chứng ông chứng, mắt mắt đối nhau, lấy tâm truyền tâm. Làm cho tuệ mạng của Phật Tổ không đứt quãng. Sau đó tồi phục mình lấy vật làm khuôn phép.

Cho nên Đạt-ma nói: Ta vốn đến đất này, truyền pháp cứu mê tình, một hoa nở năm cánh, kết quả tự nhiên thành. Cho nên gọi là truyền pháp chính là tâm Phật, tâm pháp vô hình. Cho nên việc truyền nói trước đây, ta chứng ông chứng. Nếu hai bên không chứng, hướng về tâm bên ngoài thủ chứng thì có tông chỉ huyền diệu đặc biệt đáng truyền đáng trao. Bèn có ta hội, ông không hội.

Sanh ý nghĩ nhẹ mỏng, thêm lớn ngã kiến, Như lai nói là điều đáng thương. Thiền Diệu Hỷ chẳng có sự khác nhau giữa khó tham dễ tham. Chỉ cần người tham thiền hướng về chỗ trước khi chưa đại tiểu tiện, quét sạch đầu đường sanh tử.

Thẳng đến không nghi Phật, không nghi Tổ, không nghi sống, không nghi chết. Khó tham dễ tham, khác nhau do người, không liên can đến thiền.

Thường thường người thông minh lanh lợi, phần nhiều là cầu mau có hiệu nghiệm, trong miệng có thể được nó, trước mắt có thể cậy nhờ. Thật không biết, người được việc này như sanh sư tử rồi bỏ. Đường nhân hằng ngày trong mười hai thời như thủy ngân rơi xuống đất. Sớm thì đại viên, nhỏ thì tiểu viên, không cần an bài, không làm giả tạo, tự nhiên vui nhộn, thường lộ hiện tiền. Chính lúc như thế, mới được khế hợp,

được một ngũ thức, gọi là không thấy một pháp tức là Như lai mới được gọi là Quán Tự Tại. Nếu chưa được như thế thì hãy tam lấy làm thông minh nói đạo lý này bỏ qua một bên. Lại hướng về chỗ không sờ mó, chỗ không mùi vị, thử sờ mó nhai xem. Mò đi mò lại, nhai đi nhai lại, bỗng nhiên hướng về chỗ không sờ mó nhai được thoại đầu.

Chỗ không sờ mó đánh mất lỗ mũi.

Mới biết Lão Nhân Triệu Châu nói: Chưa xuất gia bị bồ-đề sai, sau khi xuất gia sai được bồ-đề. Có khi dơ cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi dùng thân vàng trượng sáu làm cọng cỏ. Dùng Kiến lập cũng ở ta, quét sạch cũng ở ta, nói đạo lý cũng ở ta, chẳng nói đạo lý cũng ở ta, ta là Pháp Vương, đối với pháp được tự tại. Nói thì có ngần ấy, không nói thì không có ngần ấy. Được như thế tự tại rồi, đi đâu mà không được tự tại.

Tiếng Phạm là Bát-nhã, Hán dịch là Trí tuệ. Chưa rõ Bát-nhã, nêu có người tham dục, sân si. Chưa rõ Bát-nhã nên có chúng sanh độc hại. Làm việc như thế thì trái với Bát-nhã đâu được gọi là trí tuệ.

Diệu Hỷ bình thường nói cho người, mới biết chỗ hằng ngày ứng duyên. Khi tiết kiệm sức lực chính là dỗ đương nhân đắc lực. Chỗ đắc lực tiết kiệm lực vô hạn. Chỗ tiết kiệm lực được lực vô hạn, thường thấy nói được nhiều rồi, lại giống như người ở Tứ Châu thấy bậc Đại Thánh, thật không biết Diệu Hỷ nói như thế chính là chỗ hành lý ngày xưa. Sợ có người tin không kịp, không khỏi bốn lần cân nhắc hành động biết gánh nước gánh bùn, từng làm khách lãng tử đáng thương.

* Chỉ Dạy Cư Sĩ Trí Thông

Các bậc Thánh trước đây, không có ngôn ngữ truyền trao, chỉ nói lấy tâm truyền tâm mà thôi. Thời nay phần nhiều là nương vào thầy mà học hiểu, trái với tâm này, dùng ngôn ngữ truyền trao gọi là Tông Chỉ. Là người làm thầy mắt đã không chánh, mà người học không có chí quyết định, mau muốn hội thiện.

Miệng nói bất không, nhưng hữu có thể nói. Muốn được tâm địa khai thông, đến chỗ rốt ráo an vui, vui chẳng phải là khó ư?

Người xưa nói: Câu có thể chuốt ý, ý có thể chuốt câu, câu ý giao nhau thật đáng kính nể, lại nói: Trong ý không thể dừng câu, trong câu không thể dừng ý. Như Chiêu Khánh hỏi La Sơn rằng: Hòa thượng Nham Đầu nói như thế như thế, không như thế, không như thế, ý chỉ thế nào?

La Sơn bèn gọi Đại Sư

Chiêu Khánh đáp: Dạ.

Sơn nói: Cả hai sáng, cũng cả hai tối.

Khánh bèn lễ bái, lui ra.

Ba ngày sau lại đến hỏi. Ngày trước Hòa thượng ý chỉ thế nào?

Sơn nói: Ta tận tình nói với ông rồi.

Khánh nói: Đại Sư cầm lửa mà đi.

Sơn nói: Nếu như thế, y cứ vào chỗ ông nghi mà hỏi tương lai.

Khánh nói: Thế nào là cả hai sáng, cũng cả hai tối.

Sơn nói: Cùng sống cũng cùng chết.

Khánh lại lễ bái mà lui.

Sau này, Tăng hỏi La Sơn: Đồng sanh đồng tử thì thế nào?

Sơn nói: Như trâu không có sừng.

Lại hỏi cùng sanh cũng cùng tử là thế nào?

Sơn nói: Như hổ mọc sừng.

Muốn hiểu việc xưa nay nên dùng nhân duyên này để nhớ nghĩ.

Nhưng không được đắm ý xuyên tạc, xuyên tạc thì sai lầm.

Chẳng thích kỳ ngôn diệu ngữ của quý vị. Tông sư mỗi người tự chủ trương một thất truyền trao. Loại công an của người xưa, như xen lẫn các chất độc, đưa vào tàng thức. Kiếp kiếp đời đời lấy không ra đầu bờ sanh tử, chẳng phải riêng mình không đắc lực, mà nhật dụng hằng ngày cũng bị chướng ngại này. Mắt đạo không được sáng suốt, người xưa bất đắc dĩ, thấy người học các ông, tri giải khác nhau phần nhiều trái đạo, đắm ngôn ngữ. Cho nên thuốc khác nhau trị bệnh khác nhau của các ông, làm cho tâm địa được an vui, đến cảnh giới không khác nhau. Nay lại dùng ngôn ngữ khác nhau làm đặc biệt chấp thuốc là bệnh, không đáng thương sao? Người xưa nói Phật là thuốc của chúng sanh, chúng sanh bị bệnh thì dùng, chúng sanh không bệnh mà dùng thuốc thì thuốc lại là bệnh.

Rất nhiều người bị bệnh trước đã nói. Tạp độc không thể thâu vào tàng thức, cũng là nghĩ vầy.

Hàng ngày trong trần lạo, muôn việc bất như ý là bệnh của chúng sanh. Một niệm ánh sáng, phản chiếu là thuốc Phật. Nếu có thể đối với Phật, với chúng sanh thẳng xuống không sanh phân biệt thì bệnh khỏi thuốc bỏ, mới khế hợp được, cái gọi là việc hàng ngày không khác, chỉ ta tự hài hòa. Người người chẳng lấy bỏ, chỗ chỗ chớ bày trái lời.

Học đạo này khi chưa được vào chỗ, mà học được thì ngàn khó muôn khó. Nghe Tông Sư nêu giác dụ giác khó hội.

Bởi lấy tâm thử chứng cầu dứt không trừ. Lại bị làm chướng ngại

này, tâm này mới thôi, mới biết chẳng khó chẳng dễ, cũng chẳng phải là sư có khả năng truyền trao. Biết mê không ngộ là lầm lớn. Chấp mê đợingộ lầm càng lớn. Vì sao? Vì bất giác mê, chấp mê đợi ngộ là bất giác trong bất giác.

Trong mê lại mê, quyết muốn phá hai lớp cửa này, xin một lúc buông hết. Nếu không buông, mê mê ngộ ngộ tận đời vị lai lúc nào mới thôi?

Người học đạo hàng ngày cảnh không thì dễ, mà tâm không thì khó. Cảnh không mà tâm chẳng không, tâm bị cảnh hơn, nhưng tâm không là cảnh tự không. Nếu tâm đã không mà khởi lên niệm thứ hai, muốn không cảnh này mà tâm này chưa được không, lại bị cảnh đoạt. Bệnh này không trừ thì sanh tử không nhờ đâu mà thoát khỏi, không thấy Bàng Uẩn trình kệ Mã Tô: Mười phương đồng tụ hội, người người học vô vi, đây là trường chọn Phật, tâm không thi đậu về.

Tâm này đủ không rồi, ngoài tâm đâu có vật gì để không? Hãy suy nghĩ chỉ được gốc, chẳng cần lo ngọn, không lại là tâm này là gốc. Đã được gốc thì muôn thứ ngôn ngữ, muôn thứ trí tuệ, hằng ngày ứng vật tùy duyên, bảy đên tám đảo, hoặc hỷ hoặc nộ, hoặc tốt hoặc xấu, hoặc thuận hoặc nghịch đều là ngọn, chỗ tùy duyên có thể tự biết, thì không thiếu không thừa. Người xưa vào cửa liền đánh, hét. Chỉ sợ người học không có tánh thừa đương, huống gì xót xa lo lắng nói sự nói lý, nói huyền nói diệu, trục xe trong cỏ ư? Mấy năm gần đây, đạo này suy vi, cứ cao tòa là thầy người. Chỉ lấy công án người xưa hoặc khen hoặc chê, hoặc trong thất kín truyền trao là đạo thiền. Hoặc lấy im lặng không nói làm việc trước kiếp Không Oai Âm na bạn để làm thiền đạo. Hoặc lấy mắt thấy lai nghe, nêu lên sự giác ngộ để làm thiền đạo. Hoặc điên cuồng vọng hành đá nháng lửa, ánh chớp, nêu rồi là hội rồi, tất cả dứt trừ sạch không để làm thiền đạo. Như thế đã trái, lại chỗ nào là chỗ thật. Nếu có chỗ thật thì đâu khác với điều này. Người có mắt nêu lên thì biết.

Đạo này không hạn chế, trần lao thế gian cũng không hạn chế. Nhưng xem đương nhân hằng ngày chỗ hướng đến như thế nào. Cho nên kinh Hoa Nghiêm ghi: Đối với các thế gian, tâm như hư không, không bị đắm nhiễm, quán khắp tướng chân thật của các pháp, phát thệ nguyện rộng lớn, diệt khổ chúng sanh, mãi mãi không chán bỏ chí nguyện Đại thừa.

Diệt tất cả kiến chấp, tu các hạnh nguyện bình đẳng của Bồ-tát. Gọi là hạnh nguyện bình đẳng, và cũng không có tâm hạn chế. Nên chỗ hướng về không chướng ngại là vậy.

Học việc thế gian, dụng tâm không đến thì học không thành. Học pháp xuất thế gian không như chỗ dụng tâm. Mới nghĩ dụng tâm suy cầu thì ngàn muôn dặm không có quan hệ. Tuy như thế, nhưng không có chỗ dụng tâm, không có chỗ sờ mó, không có chỗ gắng sức, chính là gắng sức. Chớ thấy nói như vậy, lại ngoài lóng đốt sanh cành. Nói đã không dụng tâm, không sở mó, không gắng sức thì làm sao có chỗ hướng về? Nếu có cái thấy này thì dần dần không quan hệ nữa.

* Chỉ Dạy Cư Sĩ Diệu Chứng

Vô thường nhanh chống, sanh tử là việc lớn. Việc thuận sanh tử trong cõi chúng sanh như gai như góc, bỏ đi một lần lại một lần đến. Nếu không lấy hai chữ sanh tử dán trên lỗ thì mũi làm đối trị, ngày 30 tháng chạp tay chân quờ quạng như chuột lột, mới biết hối hận thì muộn rồi, phải dứt khoát, xin từ nay cắt đứt ngay.

Học pháp thế gian phải lý hội được kết quả. Học pháp xuất thế gian lại toàn phải lý hội không được mới có phần hướng về. Đã lý hội không được thì làm sao hướng về, chỉ suy xét lấy như thế.

Đức Phật là người hiểu rõ mọi việc trong cõi chúng sanh. Chúng sanh là người không rõ việc trong cảnh giới Phật, muốn được như một, Phật và chúng sanh một lúc buông bỏ hết thì chẳng có liễu, bất liễu.

Cho nên người xưa nói: Chỉ thông vô sự trên sự, thấy sắc nghe tiếng chẳng phải điếc.

Tăng hỏi Triệu Châu: Cây bá có Phật tánh không?

  • Có.
  • Bao giờ thành Phật?- Đợi hư không rơi xuống đất – Hư không bao giờ rơi?
  • Đợi cây bá thành Phật.

Khán câu thoại này không được nghĩ rằng, cây bá không thành Phật, hư không chẳng rơi xuống đất, rốt ráo thế nào. Khi hư không rơi xuống đất thì cây bá thành Phật. Khi cây bá thành Phật thì hư không rơi xuống đất. Định cũng nghĩ như vậy.

Phật là người vô sự, trụ thế bốn mươi chín năm, tùy theo căn tánh chúng sanh ứng bênh cho thuốc, quyền thật, đốn tiệm, bán mẫn, thiên viên, nói một Đại tạng giáo điều là pháp vô sự.

Chúng sanh từ vô thỉ đến nay bị tâm ý thức trôi lăn, khi trôi lăn lại không biết. Cho nên trong hội Bát-nhã Phật nói về tướng các pháp, nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp điều không, chỉ có tên gọi mà thôi. Điến chỗ rốt ráo thì tên gọi cũng không, không cũng chẳng thật có. Như người kiếp trước có chủng Thánh gốc lành, chỉ hướng về chỗ không thật có, chết đi tâm, ý, thức. Mới biết Đức Phật nói: Lúc đầu, từ vườn Lộc Uyển, cuối cùng đến sông Bạt-đề. Trong khoảng thời gian đó không hề nói một chữ, là lời chân thật.

Thiền không ở chỗ yên lặng, không ở chỗ ồn náo, không ở chỗ suy nghĩ phân biệt, không ở chỗ hằng ngày ứng duyên. Tuy như thế, nhưng thứ nhất là không được bỏ đi chỗ vắng lặng, chỗ ồn nào, chỗ hằng ngày ứng duyên, chỗ suy nghĩ phân biệt tham, bỗng nhiên mắt sáng đều là việc trong nhà mình.

Đại sĩ phu học đạo ngày nay phần nhiều là nửa tiến nửa lùi. Về việc thế gian không bằng lòng thì vội phải tham thiền. Bỗng nhiên thế sự theo ý thì mới thôi tham, vì không quyết định tín. Thiền là tên khác của Bát-nhã, Hán dịch la trí tuệ, nếu đương nhân không quyết định tin, lại không có trí tuệ, mà muốn ra khỏi sanh tử thì không có việc đó.