ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 03

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

Đệ tử nối pháp, Thiền sư Nhất Tuệ, trụ trì thiền viện Năng Nhân ở Kính sơn là Uẩn Văn, kính dâng.

Sư Thượng đường nêu, có vị Tăng hỏi ngài Mục Châu: Một lớp đi một lớp thì không kể, khi chẳng dùng một lớp đi một lớp thì như thế nào? Mục Châu đáp: Hôm qua trồng cây cà, sáng nay trồng cây bí, sư nói: Chỗ cao xem không đủ, chỗ thâp, chỗ bằng cho là có dư. Ngày mai các ngươi ở trong thiền đường được ăn cà chua thoả thích. Còn có ai đến với trái bí đao nói được một câu không? Nếu nói được một câu thì hoặc Tăng, hoặc tục, hỡu tình vô tình, tất cả đều no bụng rồi lăng ra đất ngáy khò khò. Nếu nói không được thì trả lại tiền cơm cho ta. Sư Thượng đường, nói: Pháp là thường pháp. Đạo là thường đạo ép buộc phá cửa mặt chính. Điểm tức là không đến. Sư hét một tiếng.

Sư Thượng đường nêu, có vị Tăng hỏi ngài Mục Châu: Thế nào là giải thích được lời nói?

Mục Châu đáp: Áo quần rách thì xem đó mà vá lại.

Tăng hỏi: Thế nào là giải thích được lời nói?

Ngài Mục Châu đáp: Mong còn được ăn.

Sư đáp: Cổ Phật Mục Châu khéo ứng cơ mà đến. Tuy như vậy nhưng chỉ mới được vào thành. Có người hỏi Kính Sơn, thế nào là một câu nói được giải thích?

  • Tức là nói với ông, hỏi mười đáp một trăm có khó gì.
  • Thế nào là chẳng phải một câu nói được giải thích?

Sư hét một tiếng, bảo: Cái hầm phẩn tiểu.

Nguỵ Thị Lang ở nhờ huyện Thường sơn thuộc Cù châu, chịu tang Nguỵ Cang, chỉ bố thí tịnh tài, vào núi tu tập, nương sống trong chốn núi rừng hoang vắng rồi thăng lên tòa này mở rộng Bát-nhã. Dung công đức này trước hết xem xét lại chính mình, sau xem xét tình thế rồi mới giảng nói Bát-nhã. Sau khi chết, ông vãng sinh về cõi An dưỡng, các ngươi còn nhớ không? Lão cư sĩ này ba đời ở Hòa Châu, tiếp đãi Nguỵ Công 30 chu đáo. Sơn Tăng Đại Quán lần đầu hành cước cũng đến nhà ông ấy. Lúc đó, Thị Lang còn nhỏ. Hôm nay ông đã làm quan và hết lòng vì đất nước. Tất cả đều do âm đức của ông đã vun bồi trong nhiều kiếp chiêu cảm. Ông ấy bình thường dốc chí tu học, thích đọc sách Phật; thường theo lão Nạp đến phương khác dạo chơi, tinh tấn tu phạm hạnh, thường đem Vương Phạm Chí, Thổ Mạn Đầu làm Phật sự; đem lời đạo lý nhắc nhở người dân giúp họ tỉnh ngộ, sống đúng đạo lý và lưu truyền đạo lý trong nhân gian. Ông thường xem xét những vẩn đục của người, nghe những điều chỉ trích về mình thì xem xét, sửa đổi cho tốt đẹp hơn. Có người đến hỏi han thì thâu nhiếp, giáo hóa họ. Lời nói của ngài chẳng phải là lời nói tầm thường ở thế gian. Lúc sắp nhắm mắt xuôi tay ngài vẫn nói cười như thường rồi ngồi kiết già an nhiên thị tịch. Đây là cái ngài Tịnh Danh gọi là có thân thì có khổ, ngài nghĩ đến chúng sinh trong đường ác nên khởi tâm đại Bi: Ta đã được điều phục nên phải điều phục cho tất cả chúng sinh, nhưng chỉ trừ được bệnh cho họ chứ không trừ được tận gốc vô minh. Ngài bèn gọi đại chúng đến dạy: bệnh của Nguỵ Công đã giảm bớt, có thể chịu được nỗi khổ nhọc. Hôm nay sẽ tùy duyên giảng pháp cho những ai đến nghe. Như vậy đủ thấy sự linh nghiệm của việc học Phật của ngài. Hôm nay may mắn, các vị đồng đến hội nghe pháp, đồng chứng minh sự linh nghiệm này nhưng các ngươi còn vướng phải một điều là khi mình mượn lỗ mũi để thở thì phải biết thở theo cách nào. Đó chính là Chân Như Phật tánh, là Bồ-đề Niết-bàn. Phải biết bệnh gì? Chính là vọng tưởng điên đảo, là tham sân tà kiến.

Tuy vậy, nhưng nếu lìa vọng tưởng điên đảo thì không có Chân Như Phật tánh. Nếu lìa tham sân tà kiến thì không có Bồ-đề Niết-bàn. Còn nói giảng giãi phân tích để giữ một phần, bỏ một phần thì bệnh ấy càng nặng thêm. Nếu không giãng giải, phân tích thì lờ mờ về Phật tánh, mù mịt về chân như. Cuối cùng đạo lý gì là trừ bệnh không trừ pháp? Có một người bình thường nghe điều gì đó liền nói: Chính pháp là bệnh, chính bệnh là pháp. Nhưng nếu có ngôn từ thì không có thật nghĩa. Thuận chân như thì tất cả đều là điên đảo vọng tưởng; tham sân tà kiến đều là pháp. Theo điên đảo thì tất cả chân như, Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn đều là bệnh. Kiến giải thế nào mà nói ta khoác nạp y liền làm chủ tòa. Nếu chưa đến đó thì làm sao biết thây chết trên mặt đất nhiều vô số? Rõ ràng là vượt qua được rừng gai gốc là người giỏi. Không nghe người xưa nói: Hễ bày ra một pháp là có lỗi với Niết-bàn hay sao? Lời ta nói cũng như mộng, như huyễn, như thật mà chứng, như thật mà giãi; thật mà tu, như thật mà hành. Vì pháp như thật có thể tự điều phục khiến tâm đại bi phát khởi, thực hành vô số phương tiện lại có khả năng điều phục tất cả chúng sinh mà không có chúng sinh nào được điều phục và cũng không nghĩ mình là người điều phục. Lại không có tư tưởng điên đảo, không có tưởng tham sân tà kiến, cũng không có tưởng chân như tà kiến, Bồ-đề Niết-bàn, không có tư tưởng trừ bệnh, không có tư tưởng trừ pháp; không có tư tưởng giữ một bỏ một, giảng giải phân tích và không giảng giải phân tích. Đã không có những tư tưởng như thế thì một lời nói thanh tịnh, bình đẳng giải thoát này chính là phụng vì Trì Phục Nguỵ Cang mà suy đi nghĩ lại, xem xét tình thế thật kỹ càng rồi mới tuyên giáo. Lại nguyện hiểu rõ Tịnh độ duy tâm, thấy tự tánh Diđà, phương đó, cõi này ở bất cứ chỗ nào cũgn được an vui, sư nhóm họp đại chúng, bảo: Nay các ngươi đã mượn lỗ mũi để thở nhưng Kính Sơn xin cái lỗ mũi để thổi luồng khí đi. Nói rồi sư hét một tiếng.

Ngày giải hạ, sư Thượng đường, hỏi: Công án bắt đầu từ ngày 1 tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 7. Hôm nay trong hôi này có rất nhiều người, ai cũng có lý, khó phân quyết. Trong chúng, ai có từ ngữ nào hình tượng bóng bẩy thì hãy đứng ra giải thích đề tài về tuyết xem. Cho dù có giảng giải, phân tích được thì cũng bới lên cho tan tuyết mới được.

Sư Thượng đường nêu, Vân Môn nói: cho dù thấy không chấp mắc, đạt được danh thân, cú thân. Tất cả các pháp đều không; núi sông, đất đai là danh. Danh cũng không thật có nên gọi là đầy đủ Tam-muội tánh hải. Dường như không có sóng gió bao quanh, đến nỗi quên mất cái biết đối với giác. Giác tức là Phật tánh, gọi là người vô sự lại còn phải biết có then chốt trong việc hướng thượng. Đổ dầu để cứu lửa là việc vô ích. Giống như trên tuyết thêm sương, khiến người buồn não nề.

Sư Thượng đường, nói: Bẻ bỏ bờ dậu phía Đông, sửa sang lại bức tường phía Tây, môn hạ của Kính Sơn hoàn toàn không mẫu mực nên lén nhìn mọi người trong Tăng đường bẻ hương chất vào bếp. Mỏ cú mèo cắn phá nóc điện Phật.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Thúy Vi cúng dường cho vị Lahán; ngài Đan Hà đốt tượng Phật bằng gỗ, không biết trong hai vị tôn túc này, vị nào làm đúng?

Sư hỏi: Người nào không đúng?

Tăng hỏi: Trong khoảng giữa đã gửi gắm cho người nào?

Sư đáp: Hãy cố gắng bắt chước làm theo.

Tăng hỏi: Vì sao trên đầu gậy ngang đến thẳng đi.

Sư đáp: Hoa mắt thì sao?

Tăng hỏi: Phải nơi chốn của Hòa thượng không?

Sư đáp: Phải.

Đan Hà đốt tượng gỗ là không thuận theo nhân tình, Thúy Vi cúng dường La-hán là tuy phương Tỳ-ni. Nếu là môn hạ của Kính Sơn thì tất cả dùng không dính mắc, hãy nói môn hạ của Kính Sơn dùng cái gì? Nước sông mùa thu trong xanh nhưng chẳng được bao lâu thì mây trắng đã hòa khói đen. Lành thay! Toàn thân ngài Quán Thế Âm đẫ đứng giữa đồng hoang cỏ dại.

Sư Thượng đường, sơn Tăng chưa ra khỏi quê nhà, trước đó tám mươi ngày, sư đã nói với đại chúng rằng: Hôm nay việc đã hoàn tất. Ngày nay làm xong việc gì? sư hét một tiếng, xuống tòa.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Ngàn Thánh cũng không đến nơi này, muôn pháp dùng không thiếu hụt, thế nào là cơ phong của Kính Sơn?

Sư đáp: Nằm ngửa kiểng chân đúng là loài rồng, chẳng lẽ giấu mình trong nước ao tù hay sao?

Tăng hỏi: Mênh mông mà toàn thể pháp giới rõ ràng.

Rõ ràng mà cơ phong của Tổ sư riêng sáng?

Sư bảo: Trời xoay bên trái, đất chuyển bên phải.

Vị Tăng hỏi: Toàn thể đi đâu? Toàn thể về đâu?

Sư đáp: Giết Xà-lê đi.

Chân tâm vô trụ, chân chiếu độc tôn; chân tánh dứt phan duyên, chân kiến chẳng từ cảnh; chân trí vô ngại, chân như vô biên. Trên hợp với bổn nguyên chư Phật, dưới khế hợp với tâm địa chúng sinh, cho nên nói: Nơi nơi đều là chân như, trần trần đều là người xưa nay. Lời nói chân thật thì nghe mà không hiện, chánh thể đường đường không còn thân. Sư quay sang nhìn đại chúng, hỏi: Thế nào là chánh thể? Đến bờ xem mé mắt, mặt đất đều là sầu.

Sư Thượng đường, bảo: Không hiểu đến nơi đến chốn thì rất kỵ chấp đạo, chấp đạo này trên đầu mọc sừng. Sư đưa phất trần lên bảo: trên đầu mọc sừng cũng là lừa, là ngựa. Có hiểu được gì không? Nếu hiểu được thì cứ ở trong loài khác mà làm, còn nếu không hiểu được thì nhiều kiếp đắm chìm.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi Đầu Tử: Lúc trăng chưa tròn thì thế nào?

Đầu tử đáp: Thì nuốt ba bốn cái.

Tăng hỏi: Khi trăng tròn thì thế nào?

Đầu Tử đáp: Thì nhổ ra bảy tám cái.

Sư bảo: Ba cái và bốn cái; bảy cái và tám cái, số mục rất rõ ràng, chẳng có người nào đếm hơn được.

Im lặng hồi lâu, sư nói: Đạo sĩ mặc áo một mảnh màu trắng còn chẳng phải là chân thố đại.

Sư Thượng đường, Tăng lễ bái rồi đứng dậy hét một tiếng. Sư cũng hét.

Tăng trở về trong chúng, sư bảo: Giống như lần thứ nhất ở đây. Một tiếng hét phân biệt được chủ khách, chiếu dụng nhất thời hành. Phải hiểu ý trong đây, giữa trưa đánh trống canh ba, hãy nói tiếng hét mới đây của vị Tăng này và tiếng hét của sơn Tăng, người nào là khách? Người nào là chủ? Chỗ nào là chiếu? Chỗ nào là dụng? Nếu ở đây phân biệt được thì cho phép ông đi khắp thế giới đại thiên. Còn nếu chưa giải thích được thì trong bình bát trống rỗng chỉ có muỗng đũa. Sư lại hét một tiếng.

Ngày mồng một tết, đánh trống, sư Thượng đường, bảo: Năm mới đánh trống mới để ban bố pháp mầu mới đến khắp mọi nơi, tất cả muôn vật đều được tươi tốt, mới mẻ, mỗi thứ đều đến với khuôn phép, Đại sĩ Phổ Hiền vui vẻ, do đó mở cửa nhà thả trăm voi đầu đàn chạy khắp mọi nơi, không biết chỗ nào tìm kiếm.

Sư đưa gậy lên, bảo: Chỉ có cây gậy này là chẳng thuộc mới cũ, khi rảnh rỗi thì nuốt tất cả vào miệng, chỉ còn pháp thân.

Sư ném gậy, hỏi: Là cái gì? Trong hạt hạch đào ngàn năm vốn là lòng nhân khi xưa.

Sư Thượng đường nêu, có vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: Đệ tử mới vào tòng lâm, xin sư chỉ dạy.

Triệu Châu hỏi: Ông ăn cháo xong chưa?

Tăng hỏi: Ăn cháo xong rồi.

Triệu châu bảo: Rửa bát đi.

– Vị Tăng bỗng nhiên đại ngộ.

Sư hỏi: Có thật vậy không?

Vân Môn nói: Hãy nói là có chỉ dạy hay là không có chỉ dạy? Nếu nói có thì anh ta nói cái gì? Nếu nói không thì vị Tăng này đã ngộ rồi.

Sư lại nói: Triệu Châu và vị Tăng này, nếu không có Vân Môn thì cả đời chịu khuất phục. Nay ở các nơi có một người mù thường rửa bát nói là hiểu rồi.

Sư Thượng đường, nói: Hôm nay là ngày trăng tròn, có một công án cũ, hãy đốt đèn, đánh trống để mời tất cả mọi người đến khán, khán thì chẳng thể không thấy nhưng bỗng nhiên đèn tắt, dầu hết thì đừng có

đánh trống mà khua vào cột.

Sư Thượng đường, nói: Tâm của Đại tiên Trúc Thổ, khắp nơi thường gửi gắm, thế nào là thầm gửi gắm? Thế nào là tâm của tướng gửi gắm? Sư hét một tiếng, vỗ vào giường thiền, hỏi: Nói gì?

Trương Chú Nhị Trạng Nguyên Chí thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi ngài Vân Môn: Thế nào là gia phong của Hòa thượng?

Vân Môn đáp: Có người đọc sách đến báo.

Sư bảo: Người đọc sách đã ở trong đây, làm sao gặp y? sư bèn quay sang nhìn đại chúng một lượt rồi bảo: Chẳng phải là kẻ thù thì không cùng ở một nơi.

Sư Thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi ngài Đầu Tử: Thế nào là mười thân của bậc Điều Ngự?

  • Đầu tử xuống gường dây đứng.

Vị Tăng hỏi: Phàm Thánh cùng đi nhiều hay ít?

  • Đầu Tử cũng xuống gường dây đứng.

Sư bảo: Đầu Tử xuống gường dây nên sáng nay được tuyên dương, lừa trước, ngựa sau nên phải phòng ngừa loạn lạc.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Người tu hành chân chánh có rơi vào nhân quả hay không? Trước kia Bách Trượng đã nói là không rơi vào nhân quả thì làm sao đoạ làm thân chồn hoang?

Sư đáp: Gặp người nhưng phải nói chuyện gì?

Tăng hỏi: Như vậy, sau khi Bách Trượng nói là không rơi vào nhân quả thì làm sao thoát được thân chồn hoang?

Sư đáp: Gặp người thì phải nói chuyện gì?

Tăng hỏi: Có người hỏi Kính Sơn: Bậc tu hành chân chánh còn rơi vào luật nhân quả hay không? Không biết Hòa thượng đến nói gì với ông ta.

Sư đáp: Đến nói với ông ta là gặp người phải biết nói chuyện gì.

người tu hành chân chính rơi vào nhân quả, sư cầm phất trần gõ vào giường thiền, bảo:

  • Cũng không lìa cái tin tức này. Rơi và không rơi đều là một câu nói, còn nói gì là nhân quả. Sư lại gõ xuống giường thiền, bảo:
  • Tin tức của năm trăm năm về trướcở tại đây, không cần phải để tâm tìm cầu.

Sư Thượng đường nói: Tổ sư dạy: Nếu mắt không ngủ thì các mộng đều tiêu trừ, nếu tâm không khác thì muôn pháp như một, đó là không ngủ nghỉ. Đó là tâm không khác. Hoa ở núi nở tợ gấm, nước suối trong xanh như da trời xanh.

Sư Thượng đường, bảo: Cội nguồn gốc rễ của hữu tình là y theo biển trí để tìm vế nguồn. Tất cả đều hợp với tâm thức. Lấy pháp thân để làm thể. Nếu hiểu được cội nguồn này thì ngàn nguồn muôn nguồn cũng chỉ là một nguồn. Nếu hiểu được thể này thì ngàn thể muôn thể cũng chỉ là một thể. Cho nên nói: vô biên cảnh giới, ta người không xa cách dẫu bằng đâù sợi lông. Xưa nay mười đời, trước sau không lìa niệm này. tuy như thế nhưng bậc trượng phu tự có chí thấu trời xanh, thôi hướng về thực hành chỗ hành của Như Lai.

Sư Thượng đường, bảo: Pháp không có tướng nhất định, do con người tạo nên.

Sư dộng gậy, bảo: Pháp ấy chẳng phải tư duy, so sánh, phân biệt mà hiểu được. Hãy nói, không phân biệt, không suy nghĩ, so sánh thì thế nào?

Sư dộng gậy, hét một tiếng, bảo: Hai vị thủ tọa Bổn và Nhan lập Tăng thượng đường, bảo:

  • Con trâu cày trên mảnh ruộng đoạt mất thức ăn của người đang đói đổ vào biển cả, làm khuynh đảo Tu-di-lô, bắt sống cọp, tê giác, độc long (rồng dữ) dường như chưa phải là bổn phận sự của nạp Tăng. Thế nào là bổn phần sự của nạp Tăng?
  • Hỏi hai vị tọa trong thiền đường.

Sư Thượng đường dộng gậy, bảo: Quán âm Diệu Trí có khả năng cứu khổ thế gian. Trăm hoa đua nở màu sắc rực rỡ nhưng mới nhìn qua lại không thấy gì. Sư ném gậy, bảo: Sáng nay là ngày mùng tháng 3.

Sư Thượng đường, bảo: Tâm ấy chính là Phật, không còn Phật nào khác. Phật ấy chính là tâm, không còn tâm nào khác. Giống như bàn tay nắm (quyền) mở ra thành bàn tay mở (chưởng), giống như nước thành sóng. Sóng chính là nước, chưởng tức là quyền. Tâm ấy không thuộc về bên trong, không thuộc về bên ngoài, cũng không ở khoảng giữa. Phật ấy không thụoc về quá khứ, không thuộc về hiện tại hay vị lai. Tâm ấy, Phật ấy đều là giả danh. Đã là giả danh thì tất cả đại tạng giáo điển há là chân thật hay sao? Nếu đã không chân thật thì chẳng thể nói Đức Thích-ca, Lão Tử không mở miệng nói mà lè lưỡi dài ba tấc. Cuối cùng thì thé nào? Còn nếu biết làm những việc hay thì đừng hỏi khuôn phép trước.

Sư Thượng đường nêu, Ngài Lâm Tế lần nọ làm thị giả ngài Đức Sơn, Đức Sơn quay lại hỏi Lâm Tế:

  • Hôm nay lão Tăng có nhọc mệt lắm không?

Lâm Tế bảo: Lão già nói mớ gì vậy?

  • Đức sơn cầm gậy đưa lên, Lâm Tế liền lật đổ cái gường dây.

Vân Phong bảo: Hai tác gia này, một người ép buộc, một người kiềm chế để hiển lộ phong cách và khuôn phép, rất giống như ngọn núi cao trên bàn tay. Tuy như vậy nhưng cũng bị mọi người cười cho.

Sư hỏi: Lão già Vân Phong phê bình cái gì? Rất giống người Phổ Châu. Nếu như Kính Sơn thấy được thì đã cột lại quăng xuống sông rồi. Chẳng lẽ không thấy trai và cò giằng co nhau đều rơi vào tay ngư ông hay sao?

Ngày tắm Phật, sư Thượng đường bảo: Các ông hãy lấy nước rửa sạch bụi trên tượng của Đức Như Lai. Bụi hết thì phiền não trong tâm chúng sinh đều được tiêu trừ, chồn cáo liền rống tiếng rống của sư tử.

Sư Thượng đường nêu, Vân Môn hỏi Tào Sơn rằng: Thế nào là việc làm của sa-môn?

Tào Sơn đáp: Ăn lúa gạo của thường trụ.

Vân Môn hỏi: Lúc bỏ thì thế nào?

Tào Sơn hỏi: Ông nuôi được chăng?

Vân Môn đáp: Đệ tử nuôi được.

Tào Sơn hỏi: Nuôi bằng cách nào?

Vân Môn đáp: Cho mặc áo, ăn cơm đâu có gì là khó?

Tào Sơn hỏi: Sao không nói là mang lông đội sừng?

Vân Môn đáp: Lúc bóng tối đến thì thế nào?

Sư bảo: Ngựa hoang dẫm đạp phá bụi gai.

Tăng hỏi: Ngày mai trai giới trong viện Đại bi còn làm gì nữa?

Sư đáp: Tuyết Phong nói rồi.

Sư tiếp: Sáng đến thì đánh bên sáng, nếu mở mắt thấy tối đến thì đánh bên tối. Nếu nhắm mắt lại mà bốn hướng tám mặt đến thì xoay vần đánh cả hư không. Bày vẽ không ít, hư không nếu đến thì đánh cả hư không. Xem còn dính mắc chỗ nào. Nói chung không có gì đến cả. Nếu ngày mai trong viện Đại Bi không có trai giới thì một phen buồn rầu.

Sư tiếp: Người xưa nói gì? Người nay nêu lên vấn đề gì? Ở trong tông thừa thành tựu việc gì? Sư hét một tiếng.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Tâm quá khứ không thật có, tâm hiện tại không thật có, tâm vị lai không thật có thì thế nào?

Sư đáp: Chính miệng ngươi nói ra.

Tăng hỏi: Không biết làm sao thọ trì?

Sư đáp: Thọ trì thế nào, chắc chắn không cùng nhau kiếm tiền. Vị Tăng lễ bái, sư bảo:

– Các Như Lai và đệ tử của Như Lai đời quá khứ đã thành tựu. Đời hiện tại, các Bồ-tát đã thành tựu, nay các vị đều nhập vào sự tròn sáng. Người học đời vị lai y theo pháp này. đã y theo pháp này thì chỉ như tâm quá khứ không thật có, tâm hiện tại không thật có, tâm vị lai không thật có. Ba đời đã không thật có thì y cứ vào đâu? Nếu hướng về trong đây biết quay về thì thở ra không vướng vạn duyên, thở vào không ở âm giới. Thường chuyển kinh như thế trăm ngàn muôn ức quyển. Chỉ như ngày hôm nay Đàn-việt xin Kính Sơn thỉnh một ngàn bảy trăm quyển. Cái được chuyển còn ở trong trăm ngàn muôn ức quyển hay không? Nếu ở trong đá thì theo Pháp tướng. Nếu không ở trong đó thì theo phi pháp tướng, cho nên kinh nói: Nếu theo Pháp tướng thì mắc kẹt vào ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Vậy khi nào định đoạt được? Nếu định đoạt không được thì ngày mai đến nói với ông.

Sư Thượng đường nêu, có vị Tăng hỏi ngài Phong Huyệt: Khúc gỗ không có âm vận làm sao hòa âm được?

Phong Huyệt đáp: Gà gỗ gáy ban đêm, chó rơm sủa buổi sáng.

Sư bảo: Hoàng Diện, Triết tử này đáp câu nào cũng là con cháu Lâm Tế, không hiểu được pháp thiền. Hôm nay có người hỏi Kính Sơn: Khúc nhạc xưa không có âm vận làm sao phối âm được? Chỉ đến nói với ông ta: Gà gỗ gáy ban đêm, chó cỏ sủa trời sáng.

Sư Thượng đường nêu, Tuệ Siêu hỏi Pháp Nhãn: Thế nào là Phật?

Pháp Nhãn đáp: Ông là Tuệ Siêu.

Tuyết Đậu bảo: Gió xuân khởi không gợn sóng nước, Chim cô nằm hót giữa nhụy hoa.

Cá vượt sóng cao ba lớp thì sẽ hóa rồng

Như người ngu ban đêm tát nước sông Tiền đường.

Sư ông Bạch Vân bảo: Một câu văn giá trị bằng một quan tiền lớn, mua được một chiếc bánh dầu, ăn vào rồi thì không còn đói nữa. Hai vị tôn túc, một vị cho nghe tiếng chim cô hót, một vị cho mua bánh trét dầu để ăn. Nếu là Tuệ Châu thì Phật bảo chưa hiểu.

Sư Thượng đường nghe âm thanh liền tỏ ngộ, thấy sắc tâm liền sáng tỏ, bỗng sư đưa gậy lên, bảo:

  • Đây là sắc. Rồi sư dộng gậy, bảo:
  • Đây là thanh, tất cả mọi người đều nghe thấy cả. Đó là tâm sáng. Đó là ngộ đạo. Sư hét một tiếng, bảo: Tham lúa gạo thì phải mất hết nửa năm trồng trọt, sư dộng gậy.

Sư Thượng đường nêu, có vị Tăng hỏi ngài Lâm Tế: Thế nào là

cõi nước Tam nhãn?

Lâm Tế đáp: Ta và ông cùng vào trong cõi nước Tịnh Diệu mặc y thanh tịnh nói pháp thân Phật. rồi vào trong cõi nước Vô sai biệt, mặc áo Vô sai biệt, nói Báo thân Phật, vào trong cõi nước Giải thoát, mặc áo Quang minh, nói Hóa thân Phật. Sư quay sang nhìn dại chúng, bảo:

  • Các ông có thấy lão Lâm tế hay không? Nếu không thấy thì Kính Sơn chỉ cho. Pháp thân, Báo thân, Hóa thân, chao ôi! Yêu quái! Yêu tinh! Tam Nhãn trong đất nước Phùng trước, cười giết vô vị chân nhân.

Sư Thượng đường nêu, Trấn Phủ Đại vương hỏi Hòa thượng Triệu Châu:

  • Năm nay Hòa thượng còn bao nhiêu cái răng?

Triệu Châu đáp: Còn một cái.

Vua hỏi: Còn một cái làm sao nhai thức ăn được?

Triệu Châu đáp:

Tuy còn một cái nhưng thức ăn đều đưa vào bao tử và tiêu hóa hết. Sư hét một tiếng, bảo: Ít khoe khoang.

Sư Thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi Ngài Triệu Châu: Thế nào là không lầm đường?

Ngài Triệu Châu đáp: Biết tâm thấy tánh thì không lầm đường.

Sư bảo: Gậy đánh vào đầu tượng đá thì mau bàn luận sự thật. Không dùng làm thiền hội, không dùng làm đạo hội. Nếu muốn không lầm đường thì phải ảo tâm thấy tánh mới được, đó gọi là biết được tâm, thấy được tánh. Nếu cá nghe được điều gì thì liền nói trăng soi dưới nước, không có núi thì không có mây phủ quanh. Có kiến giải gì chính là Triệu Châu ra khỏi Tào Môn.

Sư Thượng đường nêu, có một vị Tăng hỏi ngài Nam Tuyền:

– Lúc trâu chưa gặp Mã Tổ thì vì sao trăm chim gắp hoa đến dâng cúng?

Ngài Nam Tuyền đáp: Bước vững vàng trên từng cấp bậc của Phật.

Tăng hỏi: Nghe lão sư Nhất Tuyến, Vân Môn nói Nam Tuyền chỉ giải từng bước từ thấp lên cao, từ trên trời rơi xuống đất.

Sư bảo: Tuy trị khỏi bệnh mù mắt nhưng tai vẫn chưa nghe được, từng bước, từng bước lên cao; từ trên trời thả xuống đất thì chỗ nào được tin tứcn này?

Có một vị Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là từng bước, từng bước lên cao?

Vân Môn đáp: Lấp hang hốc, rãnh mương.

Sư bảo: Cứu được một nửa.

Sư Thượng đường nêu, Vân Môn hỏi Trực Tuế: Hôm nay làm gì?

Trực Tuế đáp: Đi cắt cỏ tranh.

Vân Môn hỏi: Cắt được bao nhiêu vị Tổ sư?

Trực Tuế đáp: Ba trăm vị.

Vân Môn hỏi: Sáng đánh ba ngàn roi, chiều đánh tám trăm roi.

Nhà phía Đông cán gậy dài, nhà phía Tây cán gậy ngắn là thế nào?

Trực Tuế không đáp được.

Vân Môn liền cầm gậy đánh.

Sư bảo: Trực Tuế không đáp được nhưng đã có ba trăm vị Tổ sư chứng minh. Vân Môn nói tuy đi nhưng vẫn còn đầu gậy không mắt.

Sư Thượng đường nêu, Vân Môn nói: Thích-ca, Lão Tử và trời Đế Thích ở trên thiên đình cùng tranh cãi vấn đề Phật pháp rất ồn náo.

Sư bảo: Lão già này hay lắm, đánh cho ba mươi hèo. Còn hỏi có lỗi gì. người vu khống thì chồng thêm tội.

Sư Thượng đường nêu, Tam Thánh hỏi Tuyết Phong: Xuyên qua lớp lưới vàng thì lấy gì làm thức ăn?

Tuyết Phong đáp: Đợi ông ra khỏi lưới rồi đến thăm ông.

Tam Thánh hỏi: Một ngàn năm trăm vị Thiện tri thức không biết thoại đầu.

Tuyết Phong đáp: Liên quan đến việc trụ trì của Lão Tăng.

Sư bảo: Hai vị tôn túc, một vị thì thô như gò núi, một vị tế như mạt cám. Tuy thô tế không giống nhau nhưng gọi đến khinh ttrọng thì rất tốt. Hôm nay Kính Sơn chân thật nói với các ông phải đề phòng soi rùa làm vỡ ngói.

Sư Thượng đường nêu: Một hôm Đức Thế Tôn và A-nan đi du hóa, gặp một ngôi tháp, Đức Thế Tôn đảnh lễ, A-nan hỏi: Đây là tháp thờ ai?

Đức Thế Tôn đáp: Là tháp của chư Phật thời quá khứ.

A-nan hỏi: Là đệ tử của ai?

Đức Thế Tôn đáp: Đệ tử của ta.

A-nan thưa: Phải nên như thế.

Sư bảo: A-nan cũng phải nên như thế, biết làm thế nào khi ở giữa còn thiếu một chỗ! Nếu muốn lời nói suôn sẻ mạch lạc, muốn Đức Thế Tôn nói mình là đệ tử của Ngài thì lập tức hướng về Ngài. Còn phải lễ mỗ giáp ba lânh mới được. Nếu Đức Thế Tôn hỏi vì sao dạy ta đảnh lễ, ông còn hướng về nói, phải nên như vậy?

Sư Thượng đường nói: Sắc, Tâm không hai; ta người chẳng khác.

Bỗng sư đưa gậy lên, bảo: Nếu nói cái này là cây gậy thì nặn mắt thấy hoa; nếu không nói là cây gậy thì tan nhà nát cửa. Cuối cùng là gì?

Sư ném gậy xuống, bảo:

Xưa nay núi xanh chỉ gỡ được gai; nước chảy đâu từng tẩy rửa được phải quấy, đúng sai.

Sư Thượng đường nêu, có lần Niệm Pháp Hoa và Chân Viên Đầu đứng cạnh Phong Huyệt.

Huyệt hỏi Chân rằng: Như vậy, Đức Thế Tôn chẳng có gì không nói, Ca-diếp chẳng có gì không nghe.

Chân đáp: Chim bồ câu và chim gáy hót trên cây. Nghĩa là đang ở trong lùm gai.

Huyệt bảo: Ông là người ngu si, có phước gì? Sao không thể cứu ngôn cú. Lại hỏi Niệm rằng: Ông làm gì?

Niệm thưa: Nhíu mày nhớ đường xưa.

Không rơi cơ tầm thường.

Huyệt nói: Sao ông không trình bày kiến giải của mình cho Niệm Pháp Hoa.

Sư hỏi: Nếu lúc ấy sơn Tăng thấy hai lão già nay thì nói gì?

– Đào một cái hố thật sâu, chôn tất cả, dẫn trâu giẫm lên, rồi thả Chân Công ra mới được. sơn Tăng nói gì? Trừ quân cường bạo, giúp kẻ yếu đuối cũng chẳng phải là bịa đặt nào khác. nếu ông biết được chim bồ câu và chim gáy hót trong bụi gai thì biết được: “Nhíu mày nhơ đường xưa, không rơi cơ tầm thường.” Lời chuyển ngữ của hai vị này rốt ráo là một hay là hai? Nếu nói là một thì vì sao Phong Huyệt chỉ chấp nhận Niệm Pháp Hoa mà không chấp nhận Chân Viên Đầu? Nếu nói là hai thì vì sao tham vấn:

Cò trắng và ráng đỏ cùng bay

Nước sông thu và trời xanh cùng một màu.

Sư Thượng đường nêu: Ngài Triệu Châu dạy chúng rằng: Không được để thời gian luống qua vô ích, phải thường nhớ nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng. Thế nào là người học tự niệm?

Ngài Triệu châu hỏi: Người niệm là ai?

Tăng đáp: Không có bạn.

Ngài Triệu Châu cười, bảo: Con lừa này.

Sư bảo: Tuy vị Tăng này không có bạn nhưng tạo thành nhóm, thành đội la lối ồn ào nhiễu loạn chết người. Tuy ngài Triệu Châu thích một con lừa nhưng chỉ vì lừa không biết ăn cỏ.

Đến ngày kỵ sư ông Ngũ Tổ, sư Thượng đường, bảo: Trước núi có một mảnh đất trống, vốn đã được ghi dấu ở đây. Sư chắp tay nghiêm trang thưa sư ông Ngũ Tổ: chỉ vì không khế hợp, đã bao lần mua, nay lại bán, chẳng lẽ là người Nha Bảo thương tùng trúc mà thổi ngọn gió mát này. Sư hét một tiếng, bảo: Đứa trẻ ăn mày thấy cái lợi nhỏ.

Sư Thượng đường nêu, ngài Kim Phong dạy chúng rằng: Hai mươi năm trước lão Tăng có tấm lòng nhân từ, hai mươi năm sau lão Tăng không có tấm lòng nhân từ.

Lúc đó, có một vị Tăng đứng dậy, bước ra thưa: Thế nào là hai mươi năm trước có lòng nhân từ?

Ngài Kim Phong đáp: Hỏi phàm đáp phàm, hỏi Thánh đáp Thánh.

Tăng hỏi: Thế nào là hai mươi năm sau không có lòng nhân từ?

Ngài Kim Phong đáp: Hỏi phàm đáp phàm, hỏi Thánh đáp Thánh.

Sư bảo: Lúc đó nếu Kinh Sơn thấy thì sẽ dẫn ông ta đến trả lời với sư ông Ngũ tổ, liền bóp miệng làm tiếng gáy của chim bồ câu, chim gáy, chim gõ v. v…

Sư Thượng đường bảo, ngay nơi niệm mà lìa niệm, giác và phi giác, hữu tâm và vô tâm, hoặc thiện hoặc ác đều kết thành một khối, sắp sai thì liền sai, sư đưa phất trần lên, bảo:

– Trên đầu cái phất trần này đã xâu lại một chùm rồi còn bỏ đi đâu? Nghiệp thức mang mang không có cội nguồn để y cứ. Hãy nói nghiệp thức mang mang và Thích-ca, Lão Tử cách nhau nhiều ít?

Sư hét một tiếng, bảo: Quanh quẩn trong thung lũng nhỏ hẹp, sai lầm.

Sư Thượng đường nêu, ngài Huyền Sa dạy chúng rằng: Các vị Tôn túc ở các nơi đều nói: Hóa độ chúng sinh, lợi ích hữu tình. Nếu có người gặp ba người bệnh tới thì làm sao tiếp xúc? Người mù cầm cái kiền chùy dựng trước mắt họ, họ cũng không thấy; người bị điếc cho dù nói lời Tam-muội họ cũng không nghe; người bị câm cho dù có dạy họ nói, họ cũng không nói được, như vậy thì làm sao tiếp xúc? Nếu tiếp xúc với những người ấy không được thì Phật pháp không có linh nghiệm.

Có một vị Tăng thưa hỏi Vân Môn, Vân Môn bảo: Ông hãy lễ bái.

Tăng lễ bái rồi đứng dậy. Vân Môn đưa gậy lên, Tăng lùi ra sau.

Vân Môn bảo: Ông chẳng phải là người mù. Rồi sư bảo bước tới gần. Tăng liền bước đến.

Vân Môn bảo: Ông chẳng phải là người điếc. Nói rồi, sư bèn đưa gậy lên, hỏi: Có hiểu không?

Vị Tăng đáp: Không hiểu.

Vân Môn nói: Ông chẳng phải là người câm.

Vị Tăng ngay lúc đó liền tỏ ngộ.

Sư bảo: Vị Tăng này tuy ngộ nhưng chỉ ngộ được thiền của Vân Môn. Nếu là thiền của Huyền Sa thì phải đổi lấy đôi giày cỏ mới được.

Sư Thượng đường nêu, có lần Ngụy Sơn đi chung với Ngưỡng Sơn. Ngụy Sơn chỉ một thửa ruộng hỏi Ngưỡng Sơn rằng: Thửa ruộng này đầu nào cao, đầu nào thấp?

Ngưỡng Sơn đáp: Đầu này cao, đầu kia thấp.

Ngưỡng Sơn bảo: Nếu sư không tin thì hãy đến giữa thửa ruộng ấy đứng xem hai đầu.

Ngưỡng Sơn nói: Không cần phải đứng ở giữa, cũng chẳng cần đứng ở hai đầu.

Ngụy Sơn hỏi: Nếu như lội sông xem sông thì sông có thể là một vật bằng phẳng.

Ngưỡng Sơn đáp: Sông cũng không cố định, nhưng chỗ cao thì gọi là cao bình, chỗ thấp thì gọi là thấp bình.

Ngụy Sơn im lặng.

Sư bảo: Hiển bày các nhân tạng, các dụng khích lệ muôn vật mà không cùng bậc Thánh đồng lo. Đức sâu nghiệp lớn đến như vậy ư! Sư hét một tiếng.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi:

Thích-ca đóng cửa thất ở Ma-kiệt; Tịnh Danh im lặng ở Tỳ-da; Bàn tính chưa thành lại còn đầy đủ mánh khóe.

Sư bảo: Bản tính chưa thành lại còn có đầy đủ mánh khóe.

Tăng hỏi: Có hỏi có đáp tất cả chỗ phong lưu, không hỏi không đáp thì có Phật pháp chăng?

Sư đáp: Nói gì vậy?

Vị Tăng hỏi: Chưa biết đi về đâu?

Sư đáp: Đi về chỗ không có Phật pháp.

Sư tiếp: Có hỏi có đáp, có thả có thu, có chủ có khách, có giết chết, có tha cho sống. Lúc sống là lúc không giết chết, chính là đạo lý. Lúc giết chết là lúc không sống, chính là đạo lý. Nhà khách thì chẳng phải nhà chủ chính là đạo lý, nhà chủ chẳng phải nhà khách, chính là đạo lý. Nhà chủ chẳng phải nhà khách, chính là đạo lý. Đã là khách thì trước sau gì vẫn là khách. Đã là chủ thì trước sau vẫn là chủ. Khách chủ giao xen, đương môn tiếp kiếm, há không thấy thiền khách vừa hỏi: Thích-ca đóng cửa ở Ma-kiệt; Tịnh Danh im lặng ở Tỳ-da. Tính toán chưa thành mà còn có đủ mánh khóe.

Sơn Tăng đáp: Ông ta bảo tính toán chưa thành lại còn có đủ mánh khóe. Các ông có hiểu không? Nếu hiểu được thì tất cả khách đều là chủ, chủ chính là khách. Tất cả thu là thả, toàn bộ thả là thu toàn bộ giết chết là cho sống, toàn bộ cho sống là giết chết, rồi sư hét một tiếng, hỏi:

Việc này ở chỗ nào mà nói lời này? Tự bảo: Có một con đường ở trên cao người ta có thể đi bộ được.