ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 14

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Nối pháp trụ trì thiền viện Năng Nhân, ở Kính Sơn là Thiền sư Tuệ Nhật Uẩn Văn kính dâng.

Huỳnh Đức Dụng thỉnh Sư Phổ Thuyết, Sư nói: Có Huỳnh Đoan Phu là cao Sĩ ở Thiệu Vũ, tin về Phật thừa biết có việc nầy, bỏ gia sản dựng am ở một mình, đặt tên là Viên Ngộ Yết, thường có thư gửi đến xin, phân chia một nhánh Phật pháp. Ngài vì chúng sanh làm lợi ích lớn. Ngài Vân Môn không dám chấp nhận dễ dàng. Lại nhờ học sĩ Ngô Nguyên Chiêu, hai ba lần cầu thỉnh, cũng chưa dám chấp nhận, chẳng may Đoan Phu mất, khi nghe những người hầu gần tỏ bày, gọi hai người con, dặn dò đôi ba phen rằng: Nếu vì ta đến Vân Môn, thỉnh một vị ở am một mình, thì chết không hối hận, nói xong thì qua đời. Hai người con không quên lời dạy bảo, đến cầu học sĩ Nguyên Chiêu, soạn sớ sai Chuyên Sử, đi thỉnh Thiền nhân Di Quang làm chủ am. Thấy người chí thành, bèn nhận lời. Nay anh em Đức Dụng, đặc biệt đến ngay am huy Kim Biện vâng lệnh Sơn Tăng phổ thuyết, nêu bày tôn chỉ, để đáp ân đức các bậc Thánh che chở. Hơn nữa, gọi cái gì là tôn chỉ, tôn chỉ làm thế nào để nêu bày, Phật pháp cận đại đáng thương, tà Sư nói pháp, như cát sông Hằng, mỗi người lập môn phong, đều nói kỳ đặc, lại làm nghi lầm cho con cháu đời sau, không thể kể hết. Người tham thiền đã không có mắt pháp quyết trạch, người làm thầy mắt đạo lại không sáng suốt, cho đến như vậy.

Vân Môn ban đầu không biết Nguyên Chiêu, chốc lát thấy ở Giang Tây ông ta đưa ra phẩm Hoa Nghiêm Phạm Hạnh, tự nói trong phẩm Phạm Hạnh có chỗ ngộ nhập, không nghi đầu lưỡi Lão sư trong thiên hạ, lúc đó đã được lãnh ngộ yếu chỉ, liền nói với huynh đệ, người nầy chỉ ngộ được cái vô Phạm hạnh mà thôi, đã bị Tà sư ấn phá ngoài cửa rồi. Nếu Vân Môn thấy, phải ra sức cứu họ, và gặp nhau ở Trường lạc, lại vào thất thăm hỏi, tức thời ông đem chỗ ngộ nhập chỉ có hai câu rằng: “Sở ngộ của ông là cái mà Vĩnh Gia cho rằng hoạt động không, bác nhân quả mênh mông rộng lớn, chuốc tai ương, lại đưa ra chứng cứ chỗ sai lầm trong phẩm Phạm Hạnh cho ông biết. Về thân không có chỗ thủ, về tu không có chỗ chấp, đối với pháp không có chỗ trụ, quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại vắng lặng, không có người tạo nghiệp, không có người thọ báo, đời này không dời đổi, đời kia không thay đổi. Trong đây pháp nào gọi là Phạm hạnh? Phạm hạnh từ chỗ nào đến, là sở hữu của ai, thể là ai, do ai mà làm, là có hay không? Là sắc hay phi sắc, là thọ hay phi thọ? Là tưởng hay phi tưởng? Là hạnh hay phi hạnh, là thức hay phi thức? Quán sát như vậy, pháp Phạm hạnh không thật có. Nếu y nơi đây dẫn chứng gọi là Vô phạm hạnh, là chân Phạm hạnh, thì là chê bai Đại Bát-nhã, vào địa ngục như tên bắn, lại vì ông nói. Mà nay bọn Tà sư các nơi, tự mỗi mỗi người nói được Vô thượng Bồ-đề, đều nói khác nhau, khinh chê xem thường, đem nhân duyên vào đạo của người xưa, vọng sanh xuyên tạc, hoặc là yên lặng không nói năng, vì việc kiếp Không trở về trước, dạy người thôi đi nghỉ đi, lại nghỉ ngơi giống như đất cây ngói đá, bỏ lại sợ người nói ngồi dưới núi Hắc trong hang quỷ, sau đó lại dẫn lời chứng cứ của Tổ sư, vì hiểu rõ thường biết, nói không thể kịp. Nghỉ ngơi được như cỏ cây ngói đá, chẳng phải là cõi âm không biết, gặp phải lo sợ rõ ràng, đi đứng ngồi nằm, thường bị ngăn trệ, chỉ có tu hành như đây, lâu ngày tự khế hợp với bổn tâm, hoặc bỏ đi tình trần không lập khuôn sáo cũ làm cửa nẻo. Người xưa nêu công án, sớm được lãnh hội, hoặc Thiền sư hỏi chẳng phải tâm chẳng phải Phật, không phải vật, ông làm sao lãnh hội.

Lại nói: “Hòa thượng không ngại lo sợ”.

Hoặc nói: “Hòa thượng qua lại chỗ nào?” Hoặc nói: Không thể trên mũi tên lại thêm nhọn.

Hoặc nói: Xem thường người nhiều ít.

Hoặc lại nêu một bài rằng: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật.

Hễ hỏi ông về nhân duyên của người xưa, đều nêu ra chỗ lãnh hội, đánh đá lửa nháng ánh sáng lãnh hội, nêu ra lãnh hội, hễ có chỗ hỏi đều không nhận, gọi là dáng điệu tự tại được vui sướng hoàn toàn, hoặc lấy ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức làm chủ tể, dẫn một loại chỗ tương tợ của người xưa để chứng minh, dùng mắt thấy tai nghe làm chỗ đắc lực. Hễ chỗ có thông nhập, trước khi chưa có không do thấy vật mà ngộ, trước khi chưa có không do nghe tiếng mà ngộ.

Hễ có lập bày, thì bắt chước chỗ tương tợ của người xưa. Có người hỏi: Chỉ quyết định người học có hỏi liền đáp.

Nghĩa là ngay lời nói đó hợp với Vô sanh, giống như Liên Ma người Phước châu, gọi là miên mật không rơi vào tinh trần.

Như có vị Tăng hỏi người xưa: “Làm thế nào thoát khỏi ba cõi”.

Người xưa đáp: Ông đem ba cõi đến là ông ra khỏi, hoặc nói cái gì làm ba cõi, hoặc nói, hiểu được câu hỏi của vị Tăng nầy, ra khỏi ba cõi cũng không khó.

(7) – Như có vị Tăng hỏi ngài Pháp Nhãn: Như thế nào là một giọt nước Tào Nguyên?

  • Đáp: Là một giọt nước Tào Nguyên.
  • Tuệ Siêu thưa Hòa thượng: Thế nào là Phật?
  • Đáp: Ông là Tuệ Siêu.

Dẫn loại làm chứng như đây, chính là hoàn toàn phải, hoàn toàn chẳng phải. Lại nói về trong đêm Dược Sơn chỉ bày chúng rằng: Ta có một câu: Đợi trâu đực sanh con, sẽ đến chỗ ông nói.

Có vị Tăng bước ra trước chúng nói: Trâu đực đã sanh con, tự là Hòa thượng không nói.

Dược Sơn nói: Đốt đèn đem đến. Vị Tăng kia liền trở vào trong chúng. Sau đến chỗ ngài Pháp Đăng nói: Hãy nói sanh là bò đực hay là trâu cái.

Tự nói thay: Song sinh. Khi thương lượng cũng ngay lời nói hợp với hội Vô sanh.

Dược Sơn nói: Ta có một câu, đợi trâu đực sanh con lại nói.

Cho nên vị Tăng nầy lãnh hội được liền bước ra nói trâu đực đã sanh con, tự là Hòa thượng không nói, phải là miên mật không rơi vào mũi nhọn. Ngài Pháp Đăng gạn: hãy nói: Sanh ra là bò cái hay trâu cái.

Lại tự nói thay: Sanh đôi.

Cũng chỉ ngay dưới lời nói được lãnh hội Vô sanh rằng: Ông tự hỏi “bò cái hay trâu cái”, là tự nói thay rằng: “sanh đôi”. Lại không có chút thừa. Mắt Phật nhìn cũng không thấy, đem những lời nói nầy để phá không rơi vào mũi nhọn không tổn khí lực.

Lại như người xưa chỉ một miếng đá hỏi người học rằng: Miếng đá nầy, ở trong tâm hay ở ngoài tâm.

Đáp: Ở trong tâm.

Người xưa nói: Ông phải chết gấp đi, trong tâm chấp một miếng đá.

Trong chúng bàn rằng: Không được đem trong ngoài tâm mà đáp, nếu ông đem trong ngoài tâm mà đáp thì pháp có chút dư thừa.

Nêu ra lời nói rằng: Rất tốt một miếng đá.

  • Hoặc nói: Dạ dạ.
  • Hoặc nói: Ở trước pháp đường.
  • Hoặc nói: Cảm ơn thầy chỉ dạy.
  • Hoặc nói: Hòa thượng lại biết hổ thẹn.
  • Hoặc nói: Chậm chạp giết người.

Hễ đáp những lời như thế, chỉ dùng một câu là bao gồm, gọi đó là “miên mật”, gọi đó là “bất tẩu, người có kiến chấp như thế, thấy rất nhiều trong tòng lâm.

Hoặc nói tất cả ngôn ngữ đều không có việc dính mắc.

Phàm khi hiểu biết, trước phải trộm nhìn con mắt như trẻ con lo sợ giống như trời nhìn thấy quỷ thần, chỉ sơ ở chỗ mắt gắng sức trợn nhìn, lại lầm dần câu nói chứng cứ của người xưa rằng: Đưa ra không để ý, toan suy lường thì kiếp nào ngộ. Khi đưa ra cần phải dùng mắt xem xét, chỉ là đem câu nói của người xưa đưa ra một bài, đổi thành không ở trên câu nói, như loại cây bách, rửa bát, ba cân gai. Nếu qua được một thời, thì người khác bỏ qua cái thẻ, lại không tốn sức.

  • Loại như thế, so với đá lửa nháng, ánh chớp, chỉ thêm được con mắt gắng sức trợn nhìn mà thôi. Cũng mỗi mỗi tự mình cho rằng được lỗ mũi của Tổ sư, đừng chê bai điều tốt của người xưa.

Có vị Tăng hỏi Vân Môn: Như thế nào là hiểu thấu câu pháp thân?

Vân Môn nói: Ẩn thân trong Bắc đẩu, ông làm sao hiểu.

Người học liền trợn mắt nhìn nói: Ẩn thân trong Bắc đẩu, nhà Sư tạm làm ngăn cản người học, lại kêu nối nhau mấy tiếng rằng: “Ẩn thân trong Bắc đẩu, ẩn thân trong Bắc đẩu, cho rằng đắc định được làm chủ, không chịu chuyển đổi, nhà Sư vì sao không xuống, cũng gọi là thật, mới hỏi ý chỉ kia như thế nào, bèn hạ ngữ rằng: Mắt Phật cũng nhìn mà không thấy.

Hoặc nói: Đưa ra ngoài trời xem.

Hoặc nói: Thế nào là ý của Tổ sư từ phương Tây đến?

“Cây bá trước sân”. Liền hạ ngữ rằng: “Một nhánh Nam, một nhánh Bắc”.

Hoặc nói: Có khả năng làm chủ muôn vật, không theo sự suy tàn của bốn mùa. Ở trước đưa hết ra, ở chỗ mắt gắng sức trợn nhìn, rồi sau đó hợp với lời nói, cho là đặc biệt, kẻ ngu si không thể lại có thiền khi mắt gắng sức nhìn. Khi mắt không gắng sức nhìn thì lại không có thiền, khi không thể đưa ra lại có thiền, khi không đưa ra lại không có thiền.

Hoặc thấy Vân Môn nói như thế, lại hiểu lầm rằng: Khi đưa ra cũng vậy, khi không đưa ra cũng vậy, lại không có hai cái giống nhau, giống như thế thì cứu không được. Hoặc đều không lý hội, nói chấp Phật pháp, nói chấp chỗ ngộ, lại phát cuồng, dẫn lầm câu nói của người xưa, vốn không có người mê ngộ, chỉ cần ngày nay liễu ngộ.

Phàm nhân duyên người xưa, gọi đó là lập quyền, cũng gọi đó là kiến lập việc thật, chỉ ở chỗ bàn bạc không tạo ra Phật pháp.

Hễ có hỏi đáp đều y cứ nơi thật đối đáp, bình thường không có việc gì, trời là trời, đất là đất, cây trụ lộ ra là bằng gỗ, kim cương là bằng đất, đói thì lại ăn cơm, buồn ngủ đi ngủ, đâu có việc gì.

Há không thấy, Hòa thượng Chân Tịnh nói: Không đem cái vô sự mà hiểu, tâm người nghèo vô sự, thường thường người gay gắt trong cái vô sự, lại cho lời nầy là trái, hoặc thấy công án của người xưa, không thể dùng lý mà bàn bạc, lại chấp một phen chuyển đổi không quan hệ đến lời nói, một phen đối phó hơn gọi là huyền diệu, cũng gọi là không dính dáng đến nghĩa, cũng gọi là thấu suốt đương cơ.

Như có vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: Muôn pháp quy về một, một quy về chỗ nào?

Triệu Châu đáp: Ta ở Thanh châu may một chiếc áo nặng bảy cân, rất nhiều người lầm bàn rằng: Vị Tăng nầy được câu hỏi đặc biệt, không phải ngài Triệu Châu có con đường xuất thân, lại vì sao không được, nói muôn pháp quy nhất, nhất lại không có chỗ về. Nếu có chỗ về tức thật pháp, cho nên ngài Triệu Châu biết phá được, đương cơ diệu dụng. Một phen đối phó hơn nói: Ta ở Thanh châu may một chiếc áo nặng bảy cân, nhiều ít đặc biệt, hoặc là thương lượng nói: “Muôn pháp quy về nhất, nhất quy về chỗ nào?” Một pháp nếu không có chỗ quy về, tức rơi vào không, cho nên ngài Triệu Châu nói: “Ta ở Thanh châu may chiếc áo vải nặng bảy cân”. Ngài Triệu Châu một phen chuyển lời nầy, rất là đặc biệt, chẳng rơi vào có không, đáp được rất khéo.

Hoặc nói: “Vân Môn nói như thế, chỉ sợ người chấp trước. Nếu không chấp trước, thì lại là tâm Tổ sư, tất yếu chỉ tất yếu được là việc, không chấp tự do tự tại, không lìa chân mà lập xứ, lập xứ tức chân, đâu có việc gì?

Hoặc hỏi ông khi cha mẹ chưa sanh thì thế nào là mặt mũi xưa nay của ông?

(8) Lại nói: Không có thị giả đối đáp với Hòa thượng, đem nghiệp thừa làm bổn mạng đầu tiên. Trào lưu như thế, đều là bọn si cuồng ngoại biên. Lại có một bọn, tự biết mắt đạo không sáng, thiền không chịu tin ở người, không đem khai ngộ cho người học. Tự đến nghe giáo lại không hiểu, hoàn toàn ở chỗ tọa chủ làm điều lỗi lầm, hơn được một lời nửa câu dụ dỗ bọn tai điếc.

Hòa thượng Lâm Tế nói: Có một loại trọc đầu mù lòa, đối với giáo thừa lấy ý bàn bạc, thành ra cú nghĩa, như đem cục phân ngậm vào miệng lại nhổ cho người khác, thì đó là không thể chịu được. Ngài Nguyên Chiêu ban đầu thấy nói như thế, trong tâm tuy nghi, miệng quá cứng, còn đối đáp sơn Tăng cười nhạt, đến chiều vào thất chỉ hỏi Ngài nói con chó không có Phật tánh, lại đi không được mới biết tham thiền yếu ngộ, ở Trường Lạc mười ngày, hai mươi lần đến trong thất, lộ ra hết thủ đoạn ngặt vì không được, mới sanh ra bận rộn. Sơn Tăng nói thật với ông: Không cần nêu ra thủ đoạn, phải khạc nhổ đất, bẻ gãy đoạn mới đối địch được sanh tử, được ra hết thủ đoạn rất có trông mong, ông vẫn đến nói, chẳng phải bận rộn. Đời nay tham không được đời sau tham, tin tưởng nhau rồi lại từ biệt ra đi. Cách khoảng hơn mươi ngày bỗng nhiên gởi thơ đến, và mười bài tụng xưa, đều là sơn Tăng ở trong thất hỏi ông về nhân duyên, trong thơ nói: Ở trên đường Diên bình bỗng nhiên có chỗ ngộ, Lão mỗ không hề dám coi thường, mới tin việc nầy, không theo người mà được. Một bài trong ấy nói: chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, toàn thân là một chuỗi xương vàng.

Ngài Triệu Châu tham kiến lão Nam Tuyền, hiểu đạo ở Trần Châu, đi ra La Bặc. Sơn Tăng rất có nghi chấp. Lúc bấy giờ, Quang Thiền lại hỏi, y cứ bài tụng nầy có hiểu rõ được sanh tử chăng? Vân Môn nói với ông: rõ được hay không, lại xin hỏi Nguyên Chiêu, được hơn thơ của Quang Thiền nói: Học sĩ gặp nhau, đều như Hòa thượng đã nói: “Đại chúng hãy nói đi, nói cái gì, ồ, nghi giết người trong thiên hạ, người có mắt sáng hiện rõ được”.

Người đời nay tham thiền, bất luận rõ được sanh tử hay không, chỉ cầu mau có hiệu quả, lại phải lãnh hội thiền, chẳng có đạo lý nào không nói, như đàn việt ban cấp việc, thấy họ ưa nói đạo lý, bèn đem nhân duyên không có đạo lý cho ông xem.

Vị Tăng hỏi ngài Vân Môn: “Thế nào là Phật?”

Vân Môn nói: “Que chùi phân”. Lại e ông cho là hiểu đạo lý. Trước nói với ông không được, nói đạo ở phân tiểu, đạo ở cỏ kê cỏ đề, đạo ở ngói gạch, ngay nơi sắc rõ tâm, nương vật hiển lý, không được nói giống như khắp nơi là chân, trần trần đều là người xưa nay. Ông khán câu nói nầy, ngặt vì không ngay nơi đó, dùng hết khí lực xem đi, cuối cùng khán không ra, bỗng nhiên có một ngày tỉnh ngộ việc nầy, không thể dùng đạo lý thông hiểu. Lại nói ta có chỗ ngộ, bèn làm liên tục mấy bài tụng để trình bày kiến giải:

“Bát ngát hư không gượng đặt tên

Mặc tình Tăng họa vẽ không thành

Dụng nào tìm nguồn hỏi đầu mối

Đều không có một pháp đương tình”.

Lại nói:

“Đến nhà há lại nói lộ trình

Muôn cây xuân đến lại tốt tươi

Nếu gặp thượng lưu mượn ông hỏi

Phía Đông Phù Tang mặt trời mọc”.

Lại nói:

“Linh ngưu sau đó dứt đuổi tìm

Diệu quyết không truyền ở thiếu lâm

Nhàn rỗi không khảy một khúc đàn

Gió mát trăng sáng lưỡng tri âm”.

Lại nói: “Buông tay vách núi tin không uổng”.

Căn trần liền hết không còn thừa, mới biết Phật pháp không có nhiều, hướng ngoài tìm cầu càng mờ nhạt, sơn Tăng nói với vị Tăng: “Làm được bài tụng cũng tốt, nói được đạo lý cũng hay, nhưng cách đạo càng xa”, vị Tăng không chịu, lại làm bài tụng rằng:

“Rất kỵ bàn nhiệm nói mầu

Thế thì theo tiếng theo sắc

Cùng đây một chổi quét sạch

Mọi người đều không thấy biết”.

Lại có sách nói: Khán câu thoại này liền được con đường ngôn ngữ dứt, chỗ tâm hành diệt, không có lời để nói, không có lý đáng bày, không khởi mảy may tâm tu học, trăm không biết, ngàn không hay, không hợp suy nghĩ, không vào đường lý, ngay đó là an vui. Sơn Tăng lại nói với vị Tăng: “Đây là đạo lý vượt ngoài qui cách, nếu là câu thoại “que chùi phân” khi nói được như vậy thì như lưỡi cưa xẻ làm hai cái vò. “Ba cân gai”, “con chó không Phật tánh” “một hớp uống hết nước Tây Giang”, chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, có câu cú không câu cú như sắn bìm nương cây cối. Tức tâm tức Phật, đều có thể nói như vậy được, đã không thể như vậy thì phải ngộ mới được. Ngộ thì việc đồng một nhà, không ngộ thì muôn ngàn sai khác. Sai một mảy may là lệch đi ngàn dặm, rất phải kỹ càng. Từ dạy đạo cho người Vân Môn đợi đàn việt vô thể, nhưng lòng không phụ người, mặt không có vẻ hổ thẹn”. Vị Tăng thấy Sơn Tăng chí thành bảo anh ta như vậy mới biết Phật pháp đâu không có tình người, bèn tin tưởng, đã tin tưởng chỉ dạy khán “thế nào là Phật? Là que chùi phân, cũng chỉ muốn vị Tăng theo được việc bỏ tiền tài lập am, đem vườn ruộng cúng dường chúng Tăng, cho đến cúng dường cho Sơn Tăng, liền cho là phải, thì gã nghèo khắp mặt đất lại không có phần tham thiền, chẳng những mất đi bậc Thiện tri thức làm mắt sáng cho người, cũng chính là chê anh ta cả trăm kiếp ngàn đời đâu phải việc nhỏ.

Hạ năm nay lại có mấy vị nạp tử không chịu xét lại công phu năng lực của mình, chỉ lo vội vàng nôn nóng đến trình kiến giải, làm bài tụng cũ. Vân Môn tôi nói với họ “Đạo lý chẳng phải thứ này”, liền nói nắm chắc định, anh ta không chịu bỏ lỗi, ta lại hỏi ông, ông lại tự bỏ được lỗi cũng là rốt sau.

Triệu Châu nói: “Các vị khó thấy dễ biết, ta ở trong đây dễ biết khó thấy”. Vân Môn bình thường hỏi người học: “Bảo làm trúc bề thì xúc chạm, không bảo làm trúc bề thì trái, không được hạ ngữ, không được không nói”. Mười người có năm con mắt, dầu có thông minh trình kiến giải, hết sức nói được chữ “lãnh”, hoặc trong tay đoạt được trúc bề, hoặc rủ tay áo liền đi, bao nhiêu giải khác không thể kể xiết, lại không có miếng da có máu. Người xưa nói: “Việc này như ông lão tám mươi vào nhà, chẳng phải chuyện đùa trẻ con”, nếu ghép được thì chép được ngàn muôn vạn rồi, đã không thể ghép vào thì phải ngộ mới được, ngoài ra thì không có lý. Nếu ông thật có chỗ ngộ, Sư gia cố nói không đúng cũng chiêu vời nhân quả không nhỏ. Nay do lễ trai chúc mừng khen ngợi đại chúng, Huỳnh Đoan Phu biết có Vân Môn mới nhân Nguyên Chiêu, Quang Thiền đến ở trong am, cũng nhân Nguyên Chiêu, Đoan Phu hai vị ngày nay lập trai đàn mời, sơn Tăng rộng nói cũng nhân vì Nguyên Chiêu. Vân Môn tạo ra sự rối rắm này cũng vì Nguyên Chiêu, đã như vậy, chớ nói Nguyên Chiêu cuối cùng làm việc gì?” Giây lâu lại nói rằng: “Đợi vị Tăng giữa đông đích thân đến chỗ Vân Môn, lúc ấy mới nói rõ cho các vị biết”, vỗ giường thiền, bước xuống tòa.

Thái phu nhân nước Tần mời giảng chung cho đại chúng. Có vị Tăng hỏi rằng: “Kinh Viên Giác chép: “Ví như châu báu ma-ni trong sạch ánh ra năm mầu, khi mầu chưa hiện hạt châu ở chỗ nào?” Sư đáp: Kinh Viên Giác đâu có nói như thế.

Tấn thưa rằng: chẳng hay hiểu thế nào?

Sư nói: Kinh Viên Giác không hề nói như thế thì hiểu cái gì?

Tấn thưa: Rốt ráo thế nào?

Sư nói: Chỗ vắng Tát bà-ha.

Hỏi rằng: Hồ Trương ba, Hắc Lý bốn, thì bất luận lỗ mũi con voi lớn Gia châu dài bao nhiêu?

Sư nói: Dài hai trăm trượng.

Tấn nói: Kéo lê làm sao?

Sư nói: Ông xuyên Tăng tự phải biết.

Tấn nói: Làm sao bị trâu sắc Thiểm Phủ nuốt.

Sư nói: Ai nói như thế?

Tấn nói: Chỗ cao cao nhìn thì không đủ, chỗ thấp thì bình đó có dư.

Sư nói: Ông thử hướng về chỗ không cao không thấp nói xem.

Tấn nói: Hiểm.

Sư nói: Cái này vẫn là chỗ cao thấp.

Tấn nói: Lúc có ý khí thêm ý khí.

Sư nói: Giặc cỏ đại bại.

Bèn nói: “Hôm nay là Thái phu nhân nước Tần người kế thị, sáng sớm Khánh Diên Chân Pháp kính cẩn bố thí tịnh tài, xa đến núi này tu thiền thanh tịnh cùng các hương trai, vẫn sai sơn dã lên tòa này vì chúng mà nói trai, khen ngợi Bát-nhã, nguyện tiến đạo nghiệp không bị ma chướng, sắc thân an vui. Ý muốn của Thái phu nhân nước Tần là vậy. Bà lão này chỗ hành cước hằng ngày xuyên Tăng đều biết, chỉ Lỗ Tử Tăng chưa biết. Hôm nay nhân trai hội chúc mừng để khen ngợi trước đại chúng, thấy nói Bà lão này lúc khoảng chừng ba mươi tuổi, trước khi Thái sư mất, Huy Du cùng Tướng quân còn nhỏ, lập thân sừng sửng, lẫm liệt không phạm vào sắc, làng Đông xóm Tây trông phong cách mà sợ, hết sức dạy hai vị học tập, việc xử sự có phép tắc, Huy Du cùng Tướng quân hầu hạ hai bên, không bảo thì không dám ngồi, nghiêm nghị như vậy. Tướng quân thường nói: “Ngày nay làm quan đều nhờ sự dạy dỗ của cha mẹ khi xưa, xưa được bao nhiêu bổng lộc, bài chi tiêu ăn uống trong nhà hằng ngày ra, cha mẹ đều đem cúng dường trai Tăng để cầu thọ cho tôi, cha mẹ tôi thường rất ghét người không có công mà hưởng lộc”.

(9) Nghe Tiên sư về đất Thục nhận sự cúng dường của vị Tăng rất nhiều, chỉ là chưa biết tham thiền. Huy Du cùng Tướng quân đích thân nói với Khiêm là cha mẹ tu hành, bốn mươi năm, chỉ một lần nầy thôi.

Công từ lâu hầu hạ Hòa thượng Kính Sơn được học hỏi rất nhiều, còn giữ công kề cận sớm tối làm bạn thuyết thoại, bởi trên phần anh em, mẹ con, rất khó mở miệng. Nghe nói mỗi ngày cùng Khiêm nhóm họp, chỉ một bề kích thích khen ngợi việc này. Một hôm hỏi Khiêm: “Hòa thượng Kính Sơn bình thường dạy người thế nào?” Khiêm nói: “Hòa thượng chỉ dạy người khán câu thoại “Con chó không có Phật tánh” và câu thoại “cây trúc bề” chỉ ở chỗ không được buông lời, không được suy nghĩ, không được ở chỗ đề khởi, mà ngộ. Không được ở chỗ mở miệng mà gánh vác. Con chó có Phật tánh hay không, không chỉ dạy làm sao người khán? Vị Tăng bèn tin chắc, ngày đêm nghiên cứu. Thường ưa xem kinh, lễ Phật, Khiêm nói: “Hòa thượng thường nói: “Muốn xong việc này thì phải dừng việc xem kinh, lễ Phật, tụng chú”. Phải dứt tâm tham cứu, chớ để công phu xen hở, nếu một bề chấp trước xem kinh, lễ Phật, mong cầu công đức thì đó là chướng đạo. Đợi một niệm tương ưng rồi, thì vẫn xem kinh, lễ Phật như cũ, cho đến một nén hương, một cành hoa, một xá, một lạy, tác dụng mỗi pháp đều không luống uổng, đều là diệu dụng của Phật, cũng là nắm cái gốc tu hành, nhưng nghe tin nhau, quyết không lầm nhau”.

Vị Tăng nghe Khiêm nói, ngay đó liền buông bỏ, chỉ chuyên chú ngồi thiền khán câu thoại “Con chó không Phật tánh”. Nghe đâu mùa đông năm ngoái, một đêm nọ chợt tỉnh giấc, thức dậy ngồi thiền nêu thoại, đột nhiên có sự vui mừng. Gần ngày Khiêm về nước Tần, có đích thân viết và làm mấy bài tụng đến trình lên sơn Tăng, có một bài tụng nói rằng:

Hằng ngày xem văn kinh

Như gặp người quen cũ

Chớ nói thường có ngại

Một nêu một lần mới.

Sơn Tăng thường nói với huynh đệ: “Tham thiền rõ rồi thì đọc kinh xem sách giống như đi trong nhà mình, lại cũng như gặp được người quen biết lúc xưa”. Nay bài tụng này ở nước Tần vẫn thầm hợp với con cháu, ông xem anh ta là hạng nữ lưu, dường như có tác phong của trượng phu, có khả năng rõ được việc của đại trượng phu. Khiêm nói việc tu thiền từ trước nay với sơn Tăng, nói rõ một số bịnh thiền, lại cùng nước Tần kết duyên Bát-nhã với đại chúng, sơn Tăng nói với anh ấy: “Thiền có bịnh gì đáng nói, lại từng là bịnh đau đầu, lại không từng là bịnh đau chân, lại không từng là bịnh điếc tai, lại không từng là bịnh mờ mắt, chỉ là người tu thiền, tham bị sai lệch, chứng đắc sai lệch, dụng tâm sai lệch, nương thầy sai lệch, vì sự sai lệch này gọi nó là bịnh chứ chẳng phải thiền có bịnh. Thế nào là Phật? Tức tâm là Phật thì có bịnh gì? Con chó có Phật tánh hay không, không thì có bịnh gì? Bảo làm trúc bề thì xúc chạm, không làm thì trái, đâu có bịnh gì? Thế nào là Phật? Là ba cân gai thì có bịnh gì? Thế nào là Phật? Là que chùi phân, thì có bịnh gì? Ông không thấu suốt, vừa khởi đạo lý thì phải thấu suốt cả ngàn dặm muôn dặm, không giao thiệp cũng nghĩ tâm ghé vào người khác, nghĩ tâm suy lường người khác, từ chỗ nêu khởi hiểu một cách sơ lược, hiểu chỗ đập đá nháng lửa, ngăn cái này mới là bịnh. Thầy thuốc thế gian bó tay, nhưng rốt cuộc không can hệ đến việc thiền.

Ngài Triệu Châu nói: Muốn làm anh em với Không Vương, chớ dạy bịnh tâm rất khó trị. Nhớ ngài Xá-lợi-phất hỏi Nguyệt Thượng Nữ rằng: “Nay cô tu hành thừa nào? Thanh văn, Bích-chi-phật hay Đại thừa?” Nguyệt Thượng Nữ đáp:

-Thưa ngài Xá-lợi-phất! Ngài hỏi tôi tu hành thừa nào, nay tôi hỏi lại Ngài, xin Ngài tùy ý đáp lời tôi: Như pháp Ngài đã chứng là hạnh Thanh văn thừa, Bích-Chi-Phật thừa hay Đại thừa?

Xá-lợi-phất đáp: – Không đúng! Này Nguyệt Thượng Nữ, vì sao? Vì pháp kia không thể phân biệt, cũng không nói năng, chẳng phải riêng, chẳng phải một, cũng chẳng phải nhiều.

-Thưa ngài Xá-lợi-phất! Vì thế cho nên không được phân biệt các pháp là nhất tướng, là dị tướng, hay không riêng dị tướng, vì ở trong các tướng không có chỗ đáng trụ.

Sư nói: Ngài Xá-lợi-phất hỏi thế nào, Nguyệt Thượng Nữ đáp thế nào, hãy nói, cách nhau bao xa với pháp người Thái phu nhân nước Tần đã chứng? Lại có người đoán được chăng? Thử ra đoán xem. Nếu không như vậy thì ở trong rối rắm mà tiến thủ, cho nên nói: “Hễ người tham học thì phải tham câu sống, chớ tham câu chết. Câu sống giới thiệu được thì nhiều kiếp không mất, câu chết giới thiệu được thì tự cứu không xong. Các ông mỗi ngày từ trên xuống dưới, trong phòng ăn cơm uống trà, trên mâm dọn muối dọn mì, trong nhà Tăng làm lợi ích, dưới chỗ rộng lớn bao la chọn rau, trong vườn sau gánh phân, dưới cối xay đẩy cối xay, bất cứ lúc nào mắt Phật cũng thấy, còn ông không thấy. Hãy nói là câu chết hay câu sống, hay là câu không chết không sống? Thử định cho đúng xem, nếu hiểu định cho đúng được cũng chưa khỏi ba câu. Đâu không thấy có vị Tăng hỏi Hòa thượng Nam Tuyền rằng: “Tức tâm là Phật lại không được, chẳng tâm chẳng Phật lại không được, ý thầy thế nào?” Nam Tuyền đáp: “Ông chỉ cần tin “tức tâm là Phật” thì liền rõ, lại nói gì được và không được? Chỉ như Đại đức ăn cơm rồi, hiên Đông xuống hiên Tây, không thể hỏi mọi người được hay không được”.

Trong đây nếu biết được Nam Tuyền mới không bị ba câu sai khiến, lại có thể khiển được ba câu. Đã sai khiến được ba câu mới cùng Nam Tuyền đồng mắt thấy, đồng tai nghe, đồng mũi ngửi, đồng lưỡi nếm, đồng thân xúc chạm, đồng suy nghĩ, không còn khác nhau. Chỉ vì ông chấp thuốc làm bịnh, bịnh xưa chưa hết bịnh mới lại phát, lại bị câu chết câu sống sai sử cho thất điên bát đảo, đem chỗ thẳng tắt của người xưa phút chốc làm cong vẹo. Vả lại, cái ấy là chỗ thẳng tắt của người xưa, ta lại (70) vì ông nêu một hai điều. Chỉ như ngài Nam Tuyền nói: “Dẫn trâu đến thả khe Đông, không khỏi trâu ăn lúa vua nước Đông, dẫn trâu đến thả khe Tây, không khỏi trâu ăn lúa vua nước Tây. Không bằng tùy phần nhận chút ít”. Đều không thấy công án này, có bao nhiêu người lầm đoán. Thế nào là lý nhận chút ít? Liền nói: “Mặc áo ăn cơm có gì khó” ở ở trước lừa sau ngựa làm kế sống. Vả lại chớ chê Nam Tuyền là tốt. Ông đã hiểu lầm, ở đây nhất định lại hiểu lầm.

Hoàng Bá nói: “Các ông đều là những gã bả rượu, làm sao hành khước, chỗ nào có ngày nay? Lại biết nước Đại Đường không có Thiền sư chăng?”

Lúc ấy, có vị Tăng ra hỏi: “Như các vị nuôi lãnh đồ chúng thì làm sao?”

Hoàng Bá nói: “Chẳng nói không thiền, chỉ là không Sư”. Câu thoại đầu này trở thành mầm mống tai họa, chớ nói người chưa ngộ hiểu lầm, ngay cả người ngộ được rõ suốt đầu đuôi mà đại pháp không rõ cũng không nhìn thấy Hoàng Bá. Chỉ như Hoàng Bá nói: “Chẳng nói không thiền, chỉ là không Sư, ông hiểu lý thế nào?” Trong chúng bàn bạc nói: “Trong mỗi người ai cũng là trượng phu, đâu nhờ nương thầy”. Gã bả rượu lại nhai lời lẽ, mà ngôn từ lời lẽ vẫn là cặn bã của người xưa. Vả lại vui vẻ điều đình, muốn không bị chiêu cảm nghiệp Vô gián, thì chớ chê bai chánh pháp của Như lai. Há không nghe Tổ Quy Sơn nêu thoại này hỏi Ngưỡng Sơn rằng: “Ý Hoàng Bá thế nào?”. Ngưỡng Sơn thưa: “Ngỗng đầu đàn chọn lấy sữa, bỏ nước lại, loài vịt chẳng thể làm được”. Quy Sơn nói: “Điều nầy thật khó giải thích”.

Chỉ như chỗ hỏi đáp của Quy sơn thế nào, lại làm sao bàn luận? Đến đây phải là cá nhân mới được, đã không hiểu cái này, lại đem các thoại đầu “Cây bách trước sân”, “Ba cân gai”, “Que chùi phân” “dùng cưa xẻ đôi cái lu” đều làm cặn bã. Đã hiểu lầm cái này chắc chắn lại hiểu lầm nữa.

Ngài Đỗng Sơn hỏi Thủ tọa Thiềm: “Pháp thân chân Phật dụ như hư không, ứng vật hiện hình như trăng đáy nước”. Làm sao nói về đạo lý ứng để?

Thiềm nói: Như lừa dòm giếng.

Đỗng Sơn nói: Nói thì Thái sát nói, chỉ nói được tám thành.

Thiềm nói: “Hòa thượng thì nói thế nào?

Đỗng Sơn nói: Như giếng dòm lừa.

Các vị bàn luận xem “như lừa dòm giếng” là có dấu vết, “như giếng dòm lừa” là không dấu vết. Lại bảo quên tình quét sạch dấu vết, vả lại vui vẻ điều đình là muốn thôi chẳng phải lý này, đã hiểu lầm việc này chắc chắn lại hiểu lầm.

Hòa thượng Nam Nhạc nói: “Thí như trâu kéo xe, nếu xe không đi, đánh xe là đúng hay đánh trâu là đúng?” Mã Tổ nghe rồi bỗng nhiên đại ngộ, mà nay nói đúng theo lý và sự nhà thiền thì trâu dụ cho tâm, xe dụ cho pháp, chỉ rõ nội tâm, pháp tự rõ. Chỉ cần đánh trâu thì xe tự đi. Lại vui vẻ điều đình, nếu thế thì Mã Tổ đến năm con lừa cũng không thể ngộ được. Mã Tổ toan cho là Phật có thể do ngồi mà thành, thiền có thể do ngồi mà ngộ, nên một bề ngồi mãi. Hòa thượng Nam nhạc biết Mã Tổ chẳng phải phàm phu cho nên đem ngói đến trước cửa am của Tổ ngồi mài. Tổ nói: “Hòa thượng mài ngói làm gì?” Nam Nhạc nói: “Mài làm gương”. Tổ nói: “Mài ngói sao thành gương được”. Nam Nhạc nói: “Mài ngói đã không thành gương thì ngồi thiền đâu thành Phật được?” Mã Tổ bị Nam Nhạc thức tỉnh, trong lòng nóng bừng.

Liền hỏi: Thế nào là đúng? Chỉ trong đây kéo đầu lỗ mũi, liền ở trong tay Hòa thượng Nam Nhạc rồi. Cho nên nói: “Muốn biết nghĩa Phật tánh, phải quán thời tiết nhân duyên” Hòa thượng Nam Nhạc thấy thời tiết của người ấy đã đến liền nói với anh ta: “Ông học ngồi thiền hay học ngồi làm Phật? Nếu học ngồi thiền, thì thiền chẳng phải ngồi, nằm. Nếu học ngồi làm Phật, thì Phật chẳng có tướng nhất định, đối với pháp vô trụ không nên thủ xả. Nếu ông ngồi mà làm Phật là giết Phật. Nếu chấp tướng ngồi thì chẳng đạt lý thiền. Một khi nhờ vào mất kế sống của người, trở lại muốn người nhận vật, không lấy gì dạy người mới chịu bỏ mạng tìm chỗ chết, mạng đã bỏ rồi, liền hỏi “Dụng tâm thế nào mới hợp với Tam-muội vô tướng”?

Ngài Nam Nhạc nói: “Ông học pháp môn tâm địa như gieo hạt giống, ta nói pháp yếu dụ như trời mưa thấm nhuần. Duyên ông khế hợp cho nên sẽ thấy đạo”.

Lại hỏi: “Đạo chẳng sắc tướng làm sao thấy?”

Nam Nhạc nói: “Tâm địa pháp nhãn có thể thấy đạo, Tam – muội vô tướng cũng giống như vậy.”

Tổ nói: “Có thành hoại chăng?”

Nam Nhạc đáp: “Nếu cho thành, hoại, hợp, tan là thấy đạo là sai”.

Mã Tổ niềm nghi tan như băng gặp mặt trời đã nói là “không vào hang cọp, không bắt được cọp con”. Ngộ rồi nếu không gặp người thì mười điều bịa đặt hết mười, chắc chắn là người không đắc. Mọi người muốn biết ngộ rồi gặp người ấy hay chăng? Chỉ có Mã Tổ là mẫu người đó. Mã Tổ đã đắc pháp, thẳng đến Giang Tây dựng lập tông chỉ. Một ngày nọ, Hòa thượng Nam Nhạc nói: “Đạo Nhất ở Giang Tây nói pháp, không hề thấy tin tức gì?” Bèn sai một vị Tăng đi thăm, trước lúc đi Nam Nhạc dặn rằng: “Ông đến đó đợi y thượng đường liền hỏi: “Làm cái gì?”, coi y trả lời thế nào, ghi nhớ những lời ấy về nói ta nghe”. Vị Tăng ra đi làm đúng theo lời dặn, đợi Mã Tổ lên tòa nói pháp liền ra hỏi: “Làm cái gì?”

Tổ nói: “Từ loạn Hồ sau ba mươi năm không hề thiếu tương muối”.

Sư bảo đại chúng rằng: Môn hạ Tổ sư xuyên qua đáy lỗ mũi người đều từ một câu này. Các ông hãy nói một câu này từ chỗ nào đến? Từ chỗ đánh trâu hay đánh xe? Nếu các ông hiểu được câu này thì hiểu được Bà lão trên đường Đài Sơn. Có vị Tăng thường hỏi: “Đường Đài Sơn đi hướng nào?” Bà lão nói: “Đi thẳng một mạch”. Vị Tăng vừa đi

Bà lão nói: “Tốt lắm thầy ơi, đi làm gì?”

Triệu Châu nghe được nói: “Đợi ta đi khám phá Bà Tử nầy”.

Triệu Châu đi gặp Bà Tử cũng hỏi như vậy, Bà Tử cũng đáp như vậy, Sư trễ về bảo chúng rằng: “Bà Tử trên đường Đài sơn bị Lão Tăng khám phá rồi”. Mọi người hiểu thế nào? Giữa kinh thành nhà vua ban chiếu chỉ, ngoài biên cương Tướng quân ra lịnh, nhưng làm thế nào cho xong? Sơn Tăng tôi năm xưa không lý giải được, từng thưa hỏi một vị Trưởng lão bị đặt chỉ giải cho rằng: “Vị Tăng này vừa hỏi đường Đài Sơn đi hướng nào?” Liền bị Bà Tử khám phá. Bà Tử nói: “Đi thẳng một mạch”. Vị Tăng liền đi, chính là tùy tiếng theo sắc thì sao lại không bị khám phá. Lại nói: “Vừa mở miệng liền khám phá rồi”. Nay suy nghĩ, thật không thể chịu được. Sơn Tăng vì các ông nói rõ ra, nên hiểu được câu “Bà Tử trên đường Đài Sơn bị Lão Tăng khám phá rồi” của ngài Triệu Châu, liền hiểu câu: “Tốt lắm thầy ơi, đi làm gì?” của Bà Tử nói.

Sơn Tăng thường tụng:

Thiền hòa trong thiên hạ nói khám phá

Đâu biết Triệu Châu đã nói đọa

Dẫn được trẻ con không trượng phu

Mọi người đã nếm qua nằm đất lạnh.

Bài tụng nầy rất rõ ràng dè dặt không được hiểu lầm, đã hiểu lầm bài tụng này chắn chắn lại hiểu lầm điều khác nữa.

Ngài Mục Châu gọi Tăng đại đức, vị Tăng quay đầu lại, Mục Châu nói: “Kẻ vác bản, ta từng có một thoại đầu thiền, đem thoại đầu nầy hỏi Tăng, ông làm sao hiểu?” Vừa thấy vị Tăng mở miệng liền nói: “Đúng là vác ván”. Vả lại, lúc không thích giao thiệp, Tuyết Đậu niêm rằng: Mục Châu chỉ có một mắt, vị Tăng này nghe gọi đã quay đầu, vì vậy trở lại thành kẻ vác bản.

Hối Đường nói: “Tuyết Đậu cũng chỉ có một mắt, vị Tăng này một khi nghe gọi liền quay đầu là chẳng phải vác bản. Hai người này có thể cùng Mục Châu nắm tay cùng đi. Nếu là một người lanh lợi vừa nghe nêu ra, mặt dường như chuông đồng, không hề hướng vào đây mà liếc quanh, đã không hiểu điều này thì chắc chắn lại hiểu lầm thoại đầu ngài Bá Trượng với chồn hoang. Liền nói: “Không mê không lạc cũng vậy”, chỉ là ngay lúc đó đáp thoại đầu này, không cùng mang niềm nghi. Sở dĩ đọa loài chồn vì tánh loài chồn vốn đa nghi. Vả lại, lúc không thích giao thiệp đã lầm hiểu điều này chắc chắn lại hiểu lầm điều khác.

Tổ sư nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động mà tâm nhân giả động”, Sơn Tăng cùng từng thưa hỏi một vị Trưởng lão “ý chỉ thế nào?” Trưởng lão lấy cái áo làm dáng vẻ như gió động và nói: “Là cái gì? Khổ thay! Khổ thay! Xấu hổ sợ sệ giết người, đần độn cũng gây ra giết người”.

Có người nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, nhất định là tâm động”, sơn Tăng bình thường hỏi người học: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, chẳng phải tâm động, là cái gì?” Trong đây không cho liếc mắt, đã hiểu lầm cái này chắc chắn lại hiểu lầm cái khác.

Văn-thù là thầy của bảy Đức Phật, làm sao định chắc không được xuất hiện là con gái, còn Bồ-tát Võng Minh vì sao lại được? Trong chúng bàn luận nói năng, cái chuôi đã ở trong tay con gái. Vả lại lúc không thích giao thiệp đã hiểu lầm điều này chắc chắn lại hiểu lầm điều khác.

Ngài Tuyết Phong nói: “Đình Vọng Châu gặp ông, ở ngọn Ô Thạch gặp ông, trước Tăng đường lại gặp ông”. Như ngày nay các vị bàn luận xem thế nào là “Đình Vọng Châu gặp nhau?” Liền nói:

“Đầu Nam mua hèn, đầu Bắc bán sang. Ý chỉ “ngọn Ô Thạch gặp nhau” là thế nào? Liền nói “Thạch Đầu lớn đáy lớn, nhỏ đáy nhỏ”. “Trước Tăng lúc không thích giao thiệp” là thế nào?” Liền nói: “Về nhà uống trà đi”. Vả lại, lúc không thích giao thiệp, từ bao nhiêu hiểu biết sai lệch không thể kể xiết. Sơn Tăng bình thường cũng hỏi người học: “Đình Vọng Châu gặp ông, ngọn Ô Thạch cũng gặp ông, trước Tăng đường lại gặp ông, thì sao?”, cái này là vòng kim cương chùm gai cây dẻ, ông làm sao nuốt, làm sao thấu suốt, ông muốn biết người có thể nuốt trôi chăng? Đâu không thấy Bảo Phước hỏi Nga Hồ: “Trước Tăng đường thì hãy để đó, còn đình Vọng Châu và ngọn Ô Thạch làm sao gặp nhau? Nga Hồ bước vội về phương trượng, Bảo Phước liền vào Tăng đường, Hòa thượng Phần Dương có bài tụng rằng:

Vọng Châu, Ô Thạch và trước nhà

Thấy nhau biết nhau mấy muôn lần

Chỉ có Nga Hồ và Bảo Phước

Lúc này thấy nhau biết đùn đẩy.

Bài tụng này rõ ràng vì ông mà nói, đã không hiểu điều này thì chắc chắn lại hiểu lầm.

Huyền Sa nói: Các vị đều nói “độ người lợi sanh” nếu như gặp ba loại người bịnh đến thì làm sao độ? Người bịnh mù thì giơ chùy dựng phất, anh ta sẽ không thấy. Người bịnh điếc, thì Tam-muội ngữ ngôn anh ta lại không nghe. Người bịnh câm, dạy y nói lại nói không được. Nếu không độ được những người nầy thì Phật pháp không linh nghiệm”. Sư ngoái nhìn đại chúng nói: “Muốn biết Huyền Sa chăng? Bình sinh tim mật bày hết ra cho người, biết nhau lại như không biết”. Ngay lúc đó, Hòa thượng Địa Tạng ở dưới tòa bước ra nói: “Người nào đó, có miệng không câm, có mắt không mù, có tai không điếc, Hòa thượng làm sao độ?” Sư nói: “Chẳng phải cha ấy thì không sinh ra con này”. Huyền Sa cười ha hả. Sư nói: “Trong tiếng cười có con dao”. Sơn Tăng có lúc nêu lời thoại này hỏi người học, có người giống như vẽ hồ lô cũng nói: “Người nào đó có miệng, có tai, có mắt, Hòa thượng làm sao độ?” Sơn Tăng nói với anh ta: “Cắn người, đái vào cọc, chẳng phải là chó tốt”, lại bỏ đi không được. Đã hiểu lầm điều này thì chắc chắn lại lầm hiểu lầm cái khác.

(72) Hương Nghiêm nói: “Như người ở trên cây, miệng ngậm cành, tay chân đều buông. Ở dưới cây có người hỏi ý Tổ sư từ Tây trúc đến, không đáp thì phụ lòng người kia hỏi, nếu đáp lại thì bị tan thân mất mạng”. Sư đáp: “Được! Chôn chung một hầm với Huyền Sa”. Sơn Tăng xưa từng thưa hỏi một vị Tôn túc, Ngài chưa xét ý chỉ Hương Nghiêm thế nào, bèn lấy phất tử đưa vào miệng ngậm vội nhắm mắt, làm dáng vẻ như ngậm cành cây, thả tay buông chân, để đáp lời Sơn Tăng. Sư bèn búng ngón tay nói: “Như vậy cũng là ngay năm đó, chạy theo tiếng khen, còn làm việc ấy xong đi thì bao nhiêu tác quái khác không ở nơi lời nói. Ông muốn hiểu chăng? Chỉ nói một câu, ta trước vì ông nói, chớ thấy đạo nói một câu, liền ở chỗ nêu thoại mà hiểu. Vả lại, nếu không phải lý này thì là lý gì? Như người trên cây, miệng ngậm cành cây, tay chân đều buông. Dưới cây có người hỏi ý Tổ sư từ Tây Trúc đến, không đáp thì trái lời người ấy hỏi, nếu đáp lại thì bị tan thân mất mạng, thế nào trong lúc này không để tóc?” Ngay lúc ấy, trong hội Hương Nghiêm chỉ có Thượng tọa Hổ Đầu lãnh hội được ý của ngài Hương Nghiêm, liền bước ra nói với ngài Hương Nghiêm rằng: “Trên cây thì bất luận, lúc chưa lên cây thỉnh Hòa thượng nói”. Sư nói: “Dẫu được một bề tươi tốt, thì mất đôi chân”. Hương Nghiêm cười ha hả, Sư nói: “Sắt làm da mặt”, lại nói rằng: “Xoay trời chuyển đất”.

Về sau Tuyết Đậu niêm rằng: “Trên cây nói thì dễ, dưới cây nói mới khó”. Lão Tăng trên cây cũng có thể đem một câu hỏi đến, Tuyết Đậu tuy nói với Thượng tọa Hổ Đầu mà ngặt là phải trải qua Hương Nghiêm. Nay có người lầm nghe Tuyết Đậu nói thế nào liền dẫn lời Đỗng Sơn rằng: “Chỉ có thể chớ xúc chạm đến chỗ kiêng kỵ ngay đây, thì cũng hơn tài cắt lưỡi ngày trước”. Nghĩa là Hương Nghiêm lập câu thoại đầu này dụ như một cục lửa gần như không thể chạm đến được, dẫu là như vậy nhưng cũng không thể bỏ đi ngôn cú. Có người hỏi: “Thế nào là Phật?” Đáp: Ba cân gai.

  • Thế nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến?
  • Cây bách trước sân.

Lại đâu ngại gì, ông không ngại hội được thì tốt. Không thấy Hòa thượng Phần Dương có bài tụng hay sao: “Hương Nghiêm ngậm cây chỉ bày cho nhiều người, muốn dẫn dắt đồng bào hiểu thấu cây thật”. Sư nói rằng: “Y thật thì cung thông, nghĩ bàn lại từ ngay lời nói mà tìm, tan thân mất mạng số như bụi”. Sư nói rằng: “Chẳng phải khổ tâm người không biết, Phần Dương vì ông mở đường cõi trời, mây tan, sắc mới mặt trăng lồ lộ giữa hư không”. Sư nói: “Chưa dùng đến ngôn ngữ, dầu như vậy, nếu ở trong đây nêu được thì việc tham học một đời đã xong. Nếu nêu không được, thì chắc chắn lại hiểu lầm”.

Bá Trượng hỏi Quy Sơn, Ngũ phong, Vân Nghiêm: “Bỏ cả cổ họng, môi thì làm sao nói?” Qui Sơn thưa: “Lại thỉnh Hòa thượng nói”. Bá Trượng nói: “Ta không có lời để nói với ông, sợ sau này mất hết con cháu của ta”. Ngũ Phong nói: “Hòa thượng cũng phải bỏ cả”, Bá Trượng nói: “Không người xử chẻ trán ông” Tuyết Nghiêm nói: “Hòa thượng có như vậy chưa?” Bá Trượng nói: “Mất hết con cháu ta”. Trong chúng bàn luận nói: “Bá Trượng giống như ôm tang vật mà kêu oan, chụp tai tên ăn cắp cái linh”. Ba người kia làm sao đối đáp, mọi người đều chạy vào đám cỏ hoang, lại không thích giao thiệp mà nói với ông, việc này chắc chắn không ở trên lời nói, đã không ở trên lời nói thì ngay lúc đó làm sao hội, ta sớm đã nói rõ với ông rồi, đã lầm điều này chắc chắn lại hiểu lầm điều khác.

Đức Sơn nói: “Đêm nay không đáp thoại, ai hỏi sẽ bị đánh ba mươi gậy”. Lúc ấy, có vị Tăng ra lễ bái, Đức Sơn liền đánh, vị Tăng nói: “Con chưa hỏi thoại vì sao đánh con?” Đức Sơn nói: “Ông người xứ nào?” Tăng đáp: “Người Tân La”, Đức Sơn nói: “Lúc chưa bước xuống thuyền đã đáng đánh ba mươi gậy”. Về sau, Pháp Nhãn nói: “Đức Sơn lớn nhỏ nói làm hai cọc”, Viên Minh nói: “Đức Sơn lớn nhỏ đầu rồng đuôi rắn”. Tuyết Đậu niêm rằng: “Hại vị Lão túc dầu khéo cắt dài nối ngắn, bỏ nặng theo nhẹ mà muốn thấy Đức Sơn cũng chưa thể được”. Vì sao? Vì Đức Sơn giống như nắm uy quyền bên ngoài cổng thành.

(72) Có việc đáng dứt, không dứt, không vờí lấy loạn kiếm kia, muốn biết vị Tăng Tân La chăng? Chỉ là gã mù thấy hạt sương dính gốc cây. Trong chúng bàn luận nói: “Người đó lời thoại cũng chưa hỏi đáng đánh. Đức Sơn không đánh, lại hỏi: “Ông là người ở đâu?”. Trong đây chính là lời thoại làm hai cọc, chỗ đầu rồng đuôi rắn. Lại không thích giao thiệp: “Vị Tăng này nếu là tác gia (Thiền sư) thì vừa nghe người khác hỏi: “Ông là người ở đâu?”, thì liền phải lật ngược giường thiền. Anh ta đã không thể làm liền bị Đức Sơn nói: “Chưa bước xuống thuyền đã đáng bị ba mươi gậy”, trong đây là đáng dứt không dứt, không gây ra loạn kiếm gươm kia, cho nên Tuyết Đậu nói: “Muốn biết Tăng Tân La chăng? Chỉ là gã mù thấy hạt sương dính gốc cây”. Lại không thích giao thiệp, nếu thiền là lúc làm sao hội được, lại là không ngộ, thông minh lanh lợi, ngay một lúc tùy ngộ mà sanh ra hiểu biết, hiểu biết bỏ đi liền liễu ngộ. Ta lại hỏi ông thế nào hiểu biết liền được một lúc buông bỏ, sanh tử đến làm sao sai khiến? Mà nay nói với ông rõ ràng là những lời lẽ thừa thải nhàn rỗi này lại là con đường tắt ra khỏi sanh tử. Ông chớ đi trên đường tắt mà cắt gai góc, đào hầm phân.

Nếu có nạp Tăng hỏi: “Hòa thượng lúc này trong đây dọn gai góc,

đào hầm phân, không như vậy làm sao đối đáp?” Sơn Tăng có chỗ thoái thác. Lại làm sao thoái thác? Hãy nghe một bài kệ:

Trong nữ nhi có Đại trượng phu

Thị hiện thân nữ (giáo) hóa nữ

Dùng giới, định, tuệ, pháp giải thoát

Nhiếp phục tham dục, sân nhuế, si

Tuy ở trong đó làm Phật sự

Như gió hư không chẳng chỗ nương

Quá khứ, vị lai và hiện tại

Chư Phật, Bồ-tát nhiều như bụi

Khác miệng đồng lời nói lời này

“Lành thay! Kỳ lạ, đời ít có”

Nguồn tâm thanh tịnh không mừng lo

Không khởi tưởng, không lo không mừng

Theo duyên đời làm kịch bi, hài

Mà đồi duyên đời không dính mắc

Tháng sáu mây đỏ cháy trời xanh

Bỗng tiếng sấm động cõi Tam thiên.

Tiêu trừ nóng bức được mát mẻ

Là thời tiết sanh trượng phu kia.

Ta nói kệ nầy giúp ánh sáng

Khắp cho người nữ cả pháp giới.

Liền hét một tiếng.